Tập San Tân Ðại Việt Số 4B/2020
Mục lục
Trần Nguyên: Đại Dịch Virus Corona (COVID-19) Thêm một cơ hội hiếm có cho VN “thoát Trung”?
Hoàng Kim: Hậu Đại Dịch Corona Virus ảnh hưởng VN như thế nào?
Lê Đình Thông: Tiết Thanh Minh
Nguyễn Bá Lộc: Đại họa kinh tế do đại dịch Coronavirus
Giang hồ khách: Thơ Người về
Mai Thanh Truyết: Cúm Wuhan –Toàn Cầu Hóa Thực Tế hay Ảo Tưởng?
Bùi Phạm Thành: Trong Cơn Đại Dịch COVID-19 Nhận Mặt Kẻ Thù
Van Ha Quach: Hình-Ảnh Phiêu Bồng Của Người Em Không Ðợi
Nguyệt Phan: Bài học đừng quá tử tế và mất cảnh giác với kẻ tiểu nhân
Vương Trùng Dương: Thuyết Âm Mưu: Mèo Nào Cắn Mỉu Nào
Yi-Zheng Lian: Tại Sao Dịch Coronavirus lại khởi đầu ở China? Nhân Tố văn hóa của một trận dịch
Trương Thái Hòa: Khổ Nhục Kế, Hay Cú Lừa Thế Kỷ
Phạm Cao Phong: Khi kẻ đểu Trung Hoa cười nhạo thế giới
Sưu tầm trên mạng: thơ Rửa tay bằng cồn
Giacomino Nicolazzo: Nguyên nhân thảm họa Italia
Minh Thanh: Bệnh nhân số 0 nhiễm virus Vũ Hán của Ý là giáo sư ‘chủ nghĩa Marx-Lenin’ từ Vũ Hán
Đỗ Minh Châu: Màu sắc địa chính trị trong trợ giúp y tế của Trung Quốc cho Ý
Tôn Vận: Vì đâu TGĐ WHO Tedros Adhanom cung phụng ĐCSTQ?
Vương Trùng Dương: “Chết Dưới Tay Trung Quốc”, quá khứ & thực tại
Trương Lâm: Trận ôn dịch đã biến ĐCSTQ trở thành kẻ thù chung của nhân loại
Trần Nguyên: Đại Họa Dịch Virus Corona Trung Cộng: Báo Chí Quốc Tế Kêu Gọi Lật Đỗ Tập Cận Bình?
www.viendongdayly.com: Cách chỉ dẫn rất hay của BS David Price về cách ngừa Covid 19
Nguyễn Thị Cỏ May:
– Tổng Giám đốc Y tế Thế giới là ai?
– Những người quyền lực tuyệt đối vẫn mắc dịch
Nguyễn Liệu: Bỏ quên
Đại Dịch Virus Corona (COVID-19): Thêm một cơ hội hiếm có cho VN “thoát Trung”? – Trần Nguyên
Vừa qua nhà độc tài Tập Cận Bình cuối cùng phải thú nhận Đại Dịch Virus Corona (COVID-19) là một khủng hoảng y tế khủng khiếp nhứt đối với lịch sử dài 70 năm vừa qua của chế độ cộng sản Trung Hoa. Những cao ngạo có tính cách “nổ” tuyên truyền trước đây phải nhường bước cho sự thực phủ phàng khi Tập Cận Bình phải bắt buộc cùng 7 ủy viên thường trực Bộ Chính Trị xuất hiện một cách hiếm có trong lịch sử Trung Cộng trong dịp họp báo khẩn cấp.
Về phần VN chúng ta thì đã quá rõ vì có nhiều kinh nghiệm đối với đế quốc Trung Hoa. Rõ ràng nhứt luôn luôn xảy ra khi Trung Hoa mạnh thì họ tính chuyện xâm lăng hòng đô hộ VN. Vì vậy tính ra đã 18 lần Trung Hoa mang quân qua đánh và xâm lược trong dòng lịch sử VN. Bất cứ triều đại nào Trung Hoa cũng tìm cách mang quân đánh và xâm lược VN chúng ta . Kể cả khi Trung Cộng và CSVN có cùng chung tình đồng chí cộng sản cũng không tránh nổi chiến tranh tàn khốc.
Lý do rất đơn giản & thực tế cho thấy giới lãnh đạo & tinh hoa Trung Hoa được rèn luyện hun đúc từ hồi nhỏ với tư tưởng lúc nào cũng có giấc mộng “bình thiên hạ” trong quan niệm “tu thân tề gia trị nước bình thiên hạ” . Cho nên khi họ nắm quyền phải đi xâm lăng láng giềng để mở mang bờ cỏi. Chính vì thế các láng giềng của Hán tộc lần lượt lọt vào tay Đế quốc Trung Hoa. Chỉ còn VN chúng ta sau bao nhiêu lần bị đô hộ mà vẫn quật cường thoát khỏi nạn Hán hoá diệt chủng.
Cuộc chiến tranh năm 1979 là một bài học và kinh nghiệm lớn để dân tộc VN chúng ta trước mưu đồ xâm lăng của Trung Cộng và dân tộc VN phải tìm ra phương thức hữu hiệu để tránh được Đại Hoạ Mất Nước.
Chính vì thế không gì vui mừng hơn khi Trung Cộng đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh khủng Đại Dịch Virus Corona (COVID-19) mà rất có thể sẽ làm họ suy yếu rất nhiều và dẫn tới tranh chấp quyền lực trong nội bộ như đã thường xảy ra trong các chế độ độc tài đảng trị để đưa đến sụp đỗ.
Đây quả là cơ hội hiếm có trời đã cho VN để có thể “thoát Trung” và là một lý do vững chắc để dân tộc VN phá được vòng kềm kẹp của Trung Cộng & đám tay sai bán nước.
Bên cạnh đó ai cũng thấy rõ từ 3 năm qua siêu cường Mỹ đã xoay đổi hoàn toàn chánh sách đối phó với Trung Cộng. Thay vì nhu nhược chỉ muốn làm ăn đối tác kinh tế với Trung Cộng để giúp cho quốc gia này trỗi dậy trong 24 năm qua trở thành siêu cường đe dọa thế giới – trong đó có VN chúng ta -, nay Mỹ coi Trung Cộng như một kẻ thù thực sự và có chánh sách đối phó hữu hiệu để ngăn chận quốc gia này muốn thành bá chủ hoàn cầu.
Trong đó chánh phủ Mỹ thực thi những mưu kế sau khiến cho Trung Cộng càng lấn sâu vào khủng hoảng:
a) Khiêu khích gây ra tranh chấp toàn diện trên mọi lãnh vực – trong đó nổi bật với cuộc chiến thương mại – đưa tới kết quả thị trường chứng khoán Trung Cộng “tụt dốc” không ngoi lên nổi và giá trị chỉ còn khoảng 50 % so với lúc cao điểm.
b) Mỹ quyết tâm bảo vệ Đài Loan với bằng chứng rõ rệt là cho chiến hạm tuần tiểu rất thường xuyên & khác thường qua eo biển Đài Loan. Song song đó họ bán cho quốc gia này số lượng khổng lồ về võ khí cực kỳ tối tân và giúp nhân sự có trình độ kỹ thuật đến giúp để tự sản xuất võ khí cấp cao.
c) Công khai ủng hộ Nữ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn & Đảng Dân Tiến với chủ trương chống Trung Cộng làm cho thắng cử lớn và tiến hành kế hoạch cho Đài Loan từng bước một được chính thức độc lập
d) Mỹ ra luật về dân chủ và nhân quyền nhằm bảo vệ Phong trào Hồng Kông đòi hỏi dân chủ được tồn tại và được dân chúng ủng hộ tranh đấu chống Trung Cộng .
e) Tương tự Mỹ cũng dùng lá bài Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông và Mãn Châu để ra những đạo luật ngăn cản Trung Cộng đàn áp làn sóng bất mãn tại đó. Một thành công lớn là các tài liệu mật đầy chi tiết về đàn áp giam giữ hàng triệu người tại Tân Cương và hoạt động tình báo tại Hồng Kông & Đài Loan bị tiết lộ từ ngay nội bộ lãnh đạo Trung Cộng.
f) Có lẽ quan trọng hơn nữa là thành lập được liên minh vững chắc với quốc gia Ấn Độ qua chuyến công du hôm qua của Tổng Thống Mỹ. Từ nay Hoa Kỳ đã có đồng minh khổng lồ ở sát bên cạnh Trung Cộng và hoạt động mạnh mẽ tại vùng Ấn Dộ Thái Bình Dương để có thể thường trực chia đôi phân tán sức mạnh của Trung Cộng.
Kết luận
Như vậy có thể nói chưa bao giờ tình thế lại thuận lợi như vậy cho viễn ảnh VN chúng ta có thể “thoát Trung” được. Quan trọng nhứt là lực lượng ái quốc VN biết hành động thực tế và hữu hiệu cho mục tiêu “thoát Trung” mà có thể cụ thể như sau:
a) Năm 2020 đánh dấu kỷ niệm 30 năm tập đoàn lãnh đạo CSVN ký kết Thoả Ước bí mật bán nước cho Trung Cộng tại Thành Đô vào năm 1990. Tính chất bán nước này đã được chính Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch và Phó Ngoại trưởng Trần Quang Cơ xác nhận & tố cáo qua lời tuyên bố và qua hồi ký được phổ biến. Nhân dịp kỷ niệm này tất cả phải cùng nhau tích cực hâm nóng nhắc nhở cho toàn dân rõ Đại Hoạ Mất Nước sẽ tới nếu còn tiếp tục cho Trung Cộng vào thao túng.
b) Năm 2020 là năm bầu cử Tổng Thống và Quốc Hội Mỹ . Thực tế ai cũng biết chỉ có siêu cường Mỹ mới đủ can đảm và khả năng chống lại được thế lực cầm đầu cộng sản. Điều này đã chứng minh rõ ràng khi TT Reagan & PTT Bush thay đổi chánh sách quay ra tích cực “đánh & diệt” Liên Sô thì đưa đến kết quả cả vùng Đông Âu cuối cùng thoát ách cộng sản. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã sáng suốt nhận định & ủng hộ và hợp tác làm việc chung với chánh phủ TT Reagan & PTT Bush. Nhờ vậy Gs Huy đã nhận được sự giúp đỡ tận tình để thành lập được Uỷ Ban Quốc Tế Yểm Trợ VN Tự Do hùng mạnh với rất nhiều thành viên nổi tiếng trên các quốc gia Tây Phương. Cho nên đến khi qua đời, Gs Huy là người VN duy nhất được một Tổng Thống Mỹ đương nhiệm chia buồn và vinh danh Giáo sư Huy “ là một nhân vật tận tụy phụng sự cho dân tộc Việt và dân tộc Mỹ với tấm gương sáng ngời cho thế hệ mai sau “.
Đây là bài học quý giá cho thấy cử tri gốc VN phải sáng suốt chọn lựa bỏ phiếu cho chính đảng có chánh sách “trị” được Trung Cộng và song song đó các đoàn thể tranh đấu làm công tác vận động để cử tri gốc VN thấu rõ tầm quan trọng của lá phiếu bầu đúng ứng cử viên có khuynh hướng mang lợi cho sự sinh tồn dân tộc VN.
c) Năm 2020 còn đánh dấu một khủng hoảng sinh tử cho Trung Cộng với quốc nạn đại dịch Virus Corona (COVID-19). Đến nay một phần lớn dư luận đều nhìn thấy rất có thể chế độ cộng sản Trung Hoa sẽ suy yếu nhiều hoặc sẽ sụp đỗ vì tê liệt gần như toàn diện bởi tai họa này. Hậu quả trực tiếp là cả thế giới nhìn thấy rõ những xấu xa & nhược điểm mà Trung Cộng cho tới nay che dấu lường gạt dư luận và chúng ta phải góp tay vạch rõ thêm cho dư luận quen biết hiểu được bề trái tội ác của Trung Cộng trong đại nạn này.
Như vậy tất cả những yếu tố bao quanh Thiên Thời, Địa Lợi và Nhân Hoà đó cho thấy năm 2020 đánh dấu khúc quanh lịch sử có thể “thoát Trung” cho dân tộc VN.
Trần Nguyên – 25.02/2020
Vui cười
Đứa con suýt xoa:
-Cái áo mới đẹp quá! Bộ ba mua tặng má ngày sinh nhật hả?
Bà mẹ nguýt:
-Ở đó mà ba mày mua. Cứ nằm đó mà đợi ổng thì ngay cả mày cũng còn chưa có, huống gì là mua áo.
Hậu Đại Dịch Corona Virus ảnh hưởng VN như thế nào? – Hoàng Kim
Đại Dịch Corona Virus (Covid-19)-còn gọi là Virus Vũ Hán được xác định đầu tiên vào ngày 31 tháng 1 năm 2019 ở Vũ Hán (Trung Quốc), nhưng có thể xảy ra vài tuần trước ngày này khiến cho đến ngày hôm nay (16 tháng 4 năm 2020) ở Mỹ đã có 639,664 ca nhiễm bịnh, 30,985 người tử vong và 52,738 đã bình phục (theo Global update).Theo BS Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ trong cuộc họp báo ngày 6 tháng 4 năm 2020 cho biết: “Chánh quyền Trung cộng đã cố tình đánh lừa thế giới từ nhiều tháng trước ngày 31 tháng 1 năm 2019 khi họ nói rằng Virus này chỉ lây truyền từ động vật sang người, nhưng thực sự đây là loại Virus rất nguy hiểm, không những chỉ lây truyền từ người sang người một cách dễ dàng mà còn lây lan trên diện tích rộng.”Chánh quyền Trung cộng đã có tham vọng lãnh đạo thế giới nhân cơ hội đại dịch Corona Virus chuyển từ Vũ Hán ra khắp thế giới, chính quyền Trung cộng đã thay đổi chiến lược.Từ những mưu mô bưng bít thông tin, giờ đây Bắc Kinh rảnh tay với ít ca nhiễm mới, nên tranh thủ thời điểm toàn thế giới bận rộn chống dịch Covid-19 để thực hiện âm mưu xâm chiếm Biển Đông. Hành động mới nhất là Trung cộng vừa khánh thành hai trạm nghiên cứu trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá SuBi (Subi Reef) thuộc quần đảo Trường Sa.Và tiếp theo ngày 2 tháng 4 năm 2020, tàu hải cảnh Trung cộng đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Sau đó Trung cộng còn ngược ngạo tuyên bố tàu ngư dân Việt Nam cố tình tấn công tàu hải cảnh Trung cộng!
Hoa kỳ đã lên án mạnh mẽ hành vi xâm lược của Trung cộng và rất quan ngại vấn đề này.
Ngay cả lần này Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte có khuynh hướng thân Bắc Kinh cũng lên tiếng ủng hộ Việt Nam và còn nhắc lại ngư dân Việt Nam đã cứu vớt ngư dân Phi Luật Tân trong vụ đắm tàu tương tự hồi năm ngoái.
Tiếp theo Phi Luật Tân đã gởi hai công hàm đến Liên Hiệp Quốc, mà trong công hàm số 1 lần đầu tiên quốc gia này sử dụng phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế trong vụ kiện Biển Đông giữa quốc gia này và Trung cộng vào năm 2016 làm cơ sở pháp lý để phản đối lại Trung cộng.
Nhớ lại trước đó vào tháng 12 năm 2019, Malaysia đã gởi đơn yêu cầu Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf-CLCS) xem xét về thềm lục địa mở rộng của Malaysia tại biển Đông nhưng lập tức bị chánh quyền Trung cộng cực lực phản bác và lập lại các yêu sách ngoan cố của mình, yêu cầu CLCS không tiến hành cứu xét đơn của Malaysia.
Tiếp theo phái đoàn Việt Nam đã gởi công hàm lên Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres ngày 30 tháng 3 năm 2020 nhằm bác bỏ yêu sách của Trung cộng ở Biển Đông.
Trong công hàm Việt Nam lập lại chủ quyền của mình ở Biển Đông, còn khẳng định cơ sở pháp lý duy nhất là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, trực tiếp loại bỏ quyền lịch sử sở hữu của Trung cộng tại khu vực này.
Những sự kiện trên cho thấy một diễn biến tích cực trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.
Nhờ đó ba nước ASEAN gồm Malaysia, Phi Luật Tân và Việt Nam đồng lòng chống lại Trung cộng.
Điều này còn nói lên sự đoàn kết của các nước ASEAN đối với Trung cộng.
Hy vọng một vụ kiện trước Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế chống lại Trung cộng tương tự như vụ kiện Phi Luật Tân chống Trung cộng trước đây sẽ diễn ra nay mai.
Chúng ta hãy xem ý kiến của các nhà nhận định thời cuộc.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt, GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị VN khẳng định Trung cộng đã “chiến thắng” về Corona Virus, không chỉ đã ngăn chặn thành công Covid-19 mà còn có khả năng yểm trợ về mặt lãnh đạo và cung cấp thiết bị y tế cho nhiều quốc gia kể các nước Âu châu và Hoa Kỳ. Đây là chánh sách “Ngoại giao Corona Virus”, một chánh sách tham vọng lãnh đạo thế giới của Tập Cận Bình.
Chánh sách này nói lên vai trò lãnh đạo toàn cầu và chính họ là quốc gia đầu tiên ngăn chặn được Covid-19 được thế giới công nhận.
Còn ảnh hưởng của đại dịch Corona Virus có làm cho Viêt Nam xích lại gần hơn với Mỹ?- Theo nhận định của GS Carl Thayer:
“ Khi nào Hoa Kỳ còn bận tâm ngăn chặn Corona Virus lây lan thì quan hệ kinh tế Việt Nam với Hoa Kỳ sẽ không thay đổi.”
Hiện giờ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang ủng hộ và cũng quan ngại về tàu hải cảnh Trung cộng đâm tàu đánh cá ngư dân Việt Nam.
Hoa Kỳ luôn coi Việt Nam là đối tác với Hoa Kỳ và vuốt ve để Việt Nam ngả về phía HK.
Bấy lâu nay Việt Nam được hưởng lợi đu dây giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, được bảo đảm tự do hàng hải và có cơ hội phát triển kinh tế trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Một số lãnh đạo VN cũng muốn chống lại Trung cộng, nhưng chưa hoàn toàn tin tưởng Hoa Kỳ, và hơn nữa không đủ khả năng đối đầu trực diện với Trung cộng:
1) Về Quân sự: Tương quan lực lượng nghiêng hẳn về Trung cộng, ví dụ Việt Nam có khoảng 482,000 quân nhân, trong khi Trung cộng có 2 hay 3 triệu quân…
2) Về Kinh tế: Việt Nam cũng phải tính đến Trung cộng là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Hiện Trung cộng là nước đầu tư lớn thứ 5 vào Việt Nam với số tiền 2.5 tỉ đô la trong năm 2018.
3) Về Pháp lý: Chỉ có vấn đề Pháp lý có thể thực hiện, nhưng Việt Nam không thể làm được vì những lý do sau đây:
– a) Chế độ cộng sản tạo ra ý thức hệ giữa đàn anh và đàn em.
– b) Căn cứ vào pháp lý thì Việt Nam thất lợi với công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng vc Phạm văn Đồng gởi cho Thủ tướng Trung cộng Chu Ân Lai.
Như vậy Việt Nam không thể trực diện đối đầu với Trung cộng thì Việt Nam có thể làm gì để Trung cộng bớt thao túng?
– Theo nhà nghiên cứu chiến lược người Pháp Laurent Gedeon, giảng viên trường Sư phạm Lyon tại Pháp: “Việt Nam phải thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo để bảo vệ chủ quyền.
Viêt Nam phải vận động hành lang, phát triển quan hệ về mặt quân sự với Đối tác Chiến lược như Nhật, Úc…với Đối tác Toàn diện như Hoa Kỳ…
Ngoài ra Viêt Nam cũng nên xét lại chính sách ”BỐN KHÔNG”(Họ mới thêm cái KHÔNG thứ tư năm rồi):
– Không tham gia các Liên Minh Quân sự.
– Không là đồng minh quân sự với bất kỳ nước nào.
– Không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.
– Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Chánh sách này không bắt buộc cứng nhắc, phải tùy theo “xu hướng biến cải” mà uyển chuyển, ví dụ tùy theo góc độ “đối tác”… mà liên minh quân sự…
Nhân nói về Dịch Corona Virus, đến một lúc nào cũng phải chấm dứt.
Sau khi tình hình thế giới đã ổn định thì sự sắp xếp toàn cầu cũng thay đổi theo.
Lúc bấy giờ thế giới sẽ nhìn rõ chân tướng của Trung cộng.
Mong rằng các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ trong tương lai đừng quá chủ quan và
“Đừng quá tin vào những gì cs nói mà hãy nhìn những gì cs làm”.
Những bài học rút ra từ các nhân vật trong “Thủy Hử”, “Tây Du Ký”,“Tam Quốc Chí’, “Đông Châu Liệt Quốc”… là những bài học quý giá và nhiều kinh nghiệm,
mong “Quý Vị” đừng bỏ qua.
Riêng về tình hình nội bộ Việt Nam, do đại dịch Corona Virus nên việc tổ chức Đại hội 13 của Đảng csvn đang gặp trở ngại và sẽ đình trệ.
Hồi nào đến giờ Đại hội của Đảng csvn đều bị đảng cs Trung cộng khống chế và đại dịch Corona Virus đã làm xáo trộn các văn kiện của Đại hội, nhưng Viêt Nam không muốn sửa vì các văn kiện đã soạn theo chỉ thị cùa Trung cộng, nhất là về kinh tế và nhân sự.
Đại dịch đã làm lộ chân tướng các lãnh đạo cao cấp của csvn: ai thân Trung cộng, ai tham nhũng, ai giỏi, ai dở, ai chia ghế đều lộ rõ.
Đặc biệt Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Thị Kim Ngân không thấy xuất hiện và trong nội bộ đang có nhiều tranh chấp, đấu đá nhau …
Trong Đảng đang có khuynh hướng muốn nâng cấp quan hệ với Mỹ, từ quan hệ toàn diện lên quan hệ chiến lược. Trung cộng biết điều này nên đã răn đe và cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Viêt Nam…
Trần Quốc Vượng đang dẫn đầu trong chức vụ Tổng Bí Thư với sự hậu thuẫn của Nguyễn Phú Trọng, nhưng sức khỏe của Nguyễn Phú Trong rất yếu, có thể chết nay mai.
Nếu Nguyễn Phú Trọng chết thì Nguyễn Xuân Phúc sẽ là Tổng Bí Thư và Trần Quốc Vượng bị loại. Phạm Minh Chính đã bị loại từ lâu.
Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ không có vai trò gì trong Đại hội 13.
Nguyễn Thiện Nhân đang dẫn đầu chức Chủ Tịch nước
Trương Thị Mai đang dẫn đầu chức Chủ Tịch Quốc hội.
Cũng có tiên đoán bất ổn xã hội có cơ hội xảy ra.
Xin Hồn Thiêng Sông Núi phù hộ cho Dân Tộc Việt Nam.
Ngày 16 tháng 4 năm 2020
Tiết Thanh Minh
短笛聲聲明月中
(Ðoản địch thanh thanh minh nguyệt trung)
Nguyễn Du
Trăng vàng vẳng tiếng sáo diều
Thanh minh nuối tiếc, tiêu điều tháng tư
Lê Đình Thông
Ngày mồng bốn tháng tư âm lịch
Tiết Thanh Minh dịch tễ giao mùa
Ngoài kia phố vắng người thưa
Bệnh dịch Vũ Hán có chừa ai đâu ?
Ngày đầu tháng u sầu chất ngất
Ngày 30 nước mất nhà tan
Thanh minh đổ nát điêu tàn
Còn đâu mộ chí mà than khóc người.
Khắp rừng núi mây trời giăng mắc
Chốn thâm sâu Việt Bắc thôi đành
Xanh rì mộ chí vô danh
Chôn vùi thân xác cỏ tranh rì rào.
Ngoài biển cả anh hào vô số
Vùi tấm thân tứ cố vô thân
Nhấp ngô ngọn sóng ngút ngàn
Thay cho mộ chí ngập tràn biển khơi.
Rồi nạn dịch tả tơi Vũ Hán
Khiến số người vong mạng hằng hà
‘‘Thanh minh trong tiết tháng ba’’ (Nguyễn Du)
Cộng sản Tàu – Việt quỷ ma hại người.
Lê Đình Thông
Đại họa kinh tế do đại dịch Coronavirus – Nguyễn Bá Lộc
Đại dịch coronavirus là một tai họa lớn cho nhân loại. Nạn dịch nầy xẩy ra từ tháng 12-2019 tại Vũ Hán, Trung quốc. Trong khoảng hai tháng sau, nó lan mạnh ra tới nhiều quốc gia. Cho tới ngày 12 tháng tư -2020 trên thế giới đã có 184 nước chịu tai nạn khủng khiếp nầy với gần 2 triệu người bị nhiễm bịnh và hơn 120,000 người chết. Tai họa nầy còn tiếp diễn và là mối lo sợ to lớn của nhiều nước, vì nó tiến quá nhanh mà lại chưa có thuốc trị. Hầu hết người dân phải cách ly phải xa nơi đông người, nên tạo ra bế tắc và sụp đỗ lớn về kinh tế, tai hại hơn cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hồi năm 2008.
Không kể đại dịch nầy tiêu diệt nhiều sinh mạng, nó còn làm thiệt hại kinh tế toàn cầu toàn diện và khó phục hồi . Mỗi quốc gia có mức độ thiệt hại kinh tế khác nhau. Chiến trận với coronavirus mới có hơn ba tháng, và chưa chấm dứt. Điều rõ ràng là trận chiến càng kéo dài thì kinh tế bị thiệt hại càng lớn và sự phục hồi càng khó khăn.
Nhiều quốc gia đã bị đặt trong tình trạng khẩn cấp và lo sợ. ngoài việc chống đở trên mặt trận y tế, còn phải lo liệu trên mặt kinh tế và đời sống của dân. Về kinh tế, các chánh quyền đã có một số biện pháp cứu nguy.
Trên bình diện quốc tế, có sự xáo trộn mậu dịch và đầu tư. Và một số vấn đề đặt ra và tương lai có một số điều chỉnh
Dưới đây, tôi xin tóm lược cách sơ khởi trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế to lớn và nhanh chóng nầy trên cả thế giới, và một số quốc gia quan trọng như Hoa kỳ, Trung quốc và Việt nam.
1.Thiệt hại kinh tế thế giới do đại dịch
Kinh tế thế giới bị sụp đổ gần toàn diện. Dưới đây là các điểm chánh:
a/ Thiệt hại sơ khởi kinh tế thế giới .
Nền kinh tế toàn cầu có mối liên hệ chặc chẻ với nhau trên nhiều mặt nhiều lảnh lảnh vực. Cho nên sự thiệt hại lớn của những quốc gia mạnh về mậu dịch và đầu tư ngoại quốc thì ảnh hưởng. Đàng nầy đai dịch xẩy ra hơn phân nữa thế giới. Do đó lần nầy kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng và trên mọi mặt, từ sãn xuất , đến tiêu thụ, vận chuyển, và tài chánh.
Theo Chủ tịch Ngân hàng thế giới (World Bank, WB) David Malpass : “Ngoài tai họa về sức khỏe và sinh mạng con người, chúng ta đang phải đón nhận cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu”.
Theo cơ quan OECD và của một số trung tâm nghiên cứu thì năm 2020, tỷ suất phát triển kinh tế thế giới chỉ còn độ 1.5%, tỷ suất nầy là 2.9% năm 2019 . Theo World Economic Forum thì kinh tế thế giới có thể bị mất $2.3 ngàn tỷ .
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) khủng khoảng kỳ nầy nặng hơn các lần klhủng hoảng tài chánh trước kia (2008-2009).
Các ngành quan trong bị ảnh hưởng nặng như:
Tài chánh, chứng khoán xuống thê thảm (cả ngàn điểm) và không ổn định của các thị trướng Trung quốc, Hoa kỳ Anh và Nhựt.
Xuất nhập cảng cũng giảm mạnh, nhứt là ngành không cần thiết lắm và hệ thống tiếp liệu dây chuyền (supply chain).
Chuyển vận, và du lịch. Hàng không bị nặng nhứt. Riêng hàng không và cruises thiệt hai 30 tỷ, (theo ước lượng của ABC News). Hàng không thế giới có thể mất $113 tỷ trong năm 2020
Giá dầu sụt 18% ngay trong tháng đầu có đại dịch (Theo Trung tâm nghiện cứu BESA). Các quốc gia sản xuất đầu lửa (OPEC) cắt giảm 25%.
Ngành ngân hàng và các định chế tài chánh khác.
Tai họa ác nghiệt hơn cho các nước nghèo về mặt kinh tế lẫn xã hội.
b/Biện pháp trợ giúp cấp thời của quốc tế và của các chánh quyền
Ngân khoản trợ cấp sơ khởi của các cơ quan quốc tế:
Ngân hàng thế giới (WB): Gói trợ cấp $160 tỷ cho các quốc gia trong 15 tháng tới. Gồm 14 tỷ cứu trợ khẩn cấp nhứt là cho dụng cụ và thiết bị y tế. $2 tỷ cho xây cất ngay cở sở y tế khẩn cấp. $2 tỷ cho mậu, trong đó có chuỗi cung ứng “supply chain”. $2 tỷ cho vốn hoạt động của Tiểu thương. Và $2 tỷ cho vận chuyển tiếp tế.
Qũy tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund, IMF) bỏ ra $50 tỷ cho cứu cấp những quốc gia bị nặng nhứt và yếu kém.
Ngoài ra WB và IMF cho các nước nghèo hoãn trả nợ ít nhứt một năm.
Các quốc gia có đại dịch đều có đưa ra trợ cấp nhứt thời chống đở tăng cường hệ thống y tế và phục hồi kinh tế, nhiều hay ít tùy sức lực kinh tế và sự tàn phá lớn hay nhỏ.
Ví dụ một số nước:
Hầu hết các quốc gia cũng bỏ ra số tiền lớn để giải quyết đại dịch và phục hồi kinh tế. Hoa kỳ (US) đã có một package lớn là $2.2 ngàn tỷ và sẽ còn nữa. Trung quốc (TQ) khoảng 600 tỷ qua Ngân hàng trung ương đưa xuống các ngành thương mại và kỹ nghệ giúp cho các hoạt động sản xuất thương mại. Dức bỏ ra khoảng 600 tỷ gói hổ trợ. Pháp cũng có kế hoạch cứu kinh tế với khoảng 500 tỷ, Canada bỏ ra 52 tỷ. Nhựt ngoài gói trợ cấp còn bỏ ra 2 tỷ mỹ kim giúp cho các công ty nào ở TQ trở về Nhựt. VN cũng có chương trình cứu nguy nhưng tời giờ còn quá nhỏ.
2.Một số vấn đề kinh tế thế giới qua đại dịch cần điều chỉnh
Qua đại nạn một số vấn đề quốc tế nổi lên, từ tổ chức quốc tế đến mậu dịch có trục trặc và có thể phải điều chỉnh. Qua đại dịch kỳ nầy, nền kinh tế thế giới có khá nhiều vấn nạn. Ở đây xin nêu ra hai vấn đề: Sách lược Toàn cầu hóa, thứ hai là sự lũng đoạn thị trường thế giới của TQ.
a/Về Toàn cầu hóa (TCH, Globalization) và mậu dịch tự do.
Nhìn chung, Toàn cầu hóa có kết quả tốt. Nhờ nó kinh tế thế giới ổn định hơn. Các nước nghèo được khá hơn. Sự hợp tác giữa các quốc gia tốt hơn, chẳng những về mặt kinh tế mà cả về mặt xã hội và nhân quyền. Các công ty đa quốc ào ạt tìm nơi đầu tư có nhiều thuận lợi hơn. Cũng từ khi TQ tham gia mạnh mẽ vào thị trường thế giới từ khoảng năm 2000 và rồi dần trở thành nước đứng đầu về chế tạo và xuất cảng toàn cầu thì mô hình và hoạt động TCH bị lệch lạc và bị TQ lợi dụng cho âm mưu bá quyền của cái gọi là “Giấc mộng Trung hoa”. Các nước tư bản vốn chủ trương mậu dịch tự do chịu nhiều thiệt hại.
TQ lợi dụng nhiều thứ trong sách lược TCH. Chẳng hạn lợi dụng “qui chế nước đang phát triển” (status of developing country) của WTO để được tự bảo vệ kỹ nghệ, để trợ giá, phá giá, để lủng đoạn tiền tệ. TQ dùng tiền mua chuộc lảnh tụ một số quốc gia nghèo và tham nhũng để tạo thế mạnh trên toàn cầu.
Trong giai đoạn đại dịch vừa qua có những trục trặc lớn về mậu dịch toàn cầu, đặc biệt là hệ thống chuổi cung ứng toàn cầu “Global supplies chain” mà TQ nắm đầu mối và thực hiện sự lủng đoạn kinh tế thế giới.
Một nhà nghiên cứu kinh tế quốc tế có nêu ra một số ý kiến nay cần phải xem lại nguyên tắc và mô hình TCH. Có một số suy nghĩ của một số nhà nghiên cứu:
Mậu dịch tự do hoàn toàn hay có hạn chế và điều nầy gần như một dạng “Bảo hộ mậu dịch”(Protectionism). Nói khác đi để đối phó trò ma giáo của TQ, các nước cần xem lại sự an toàn và an ninh kinh tế quốc gia. Cần có sự nhập cảng chọn lọc và có tính chiến lược hơn, trong khi đó vẫn giữ nguyên tắc mậu dịch tự do.
Thứ hai là sự hợp tác và đầu tư ồ ạt của một số ngành kỹ nghệ mang đến TQ chẳng những làm giàu cho một nước gian ác muốn thống lảnh toàn cầu, mà còn làm kinh tế nước nhà có nhiều khó khăn không dễ giải quyết như hàng chục năm qua, nhứt là khi có đại nạn. Ý niệm nầy có thể đi tới một loại “Chủ nghia quốc gia”( Nationalism) dưới một dạng nào đó một mức độ nào đó, và điều nầy đi ngược lại chủ trương nền kinh tế tự do trong hơn nửa thế kỹ nay.
Các ý kiến trên còn đang tranh cải.
b/Trung quốc và chuổi cung ứng toàn cầu về y cụ và dược liệu
Dụng cụ y khoa và dược phẩm (Health care and Medical products) là phần quan trong nhứt trong việc chống đở đại dịch. Trong ba tháng qua, hầu hết các nước bị virus corona nhiều ở trong tình trạng thiếu hụt các sản phẩm trên. Thứ hai là các hàng hóa trên bị TQ lũng đoạn để vừa tạo lợi ích kinh tế vừa về mặt chánh trị quốc tế.
Đây là phần quan trọng nguy hiểm của “Global supplies chain” do TQ nắm đa số và đang sử dụng như một công cụ chánh trị. Theo World market tháng 3/2020 :
Tỷ phần Global supplies chain của TQ tăng rất nhanh từ 4% (2002) lên 20% (2019).
Trong bài nầy tôi chỉ nêu ra hàng hóa liên hệ y tế, vì có rất nhiều hàng hóa khác như đồ parts xe hơi,điện tử, kim loại cũng dưới đầu mối TQ nắm. Hoa kỳ và Tây Âu đang kẹt nhiều nhứt.
Hoa kỳ lệ thuộc sản phẩm y tế của TQ, nhập từ TQ năm 2019 như sau (Theo tài liệu của Congrestional Research Service , CRS, April/6/2020) :
Dược liệu (Pharmaceutical products): $1,560,469,274 – 80% nhu cầu.
Thuốc trụ sinh (Anti biotics) : $307,137,836 – 90% nhu cầu
Dung cụ y tế (Medical instruments, Appliances, and parts): $1,700,501,270
Y cụ chửa bịnh (Mechano-Therapy and Respiration Apparatus): $1,386,955,875
Và còn nhiều thứ nữa cho chăm sóc sức khỏe.
Tổng cọng trong năm 2019, Hoa kỳ nhập các loại Medical supplies từ TQ là :
$224,573,271,721 (nguồn: CRS)
Trong quá khứ sự lệ thuộc sản phẩm y tế quá lớn như trên. Nay bị đại dịch , các công ty sản xuất từ trước tại Hoa kỳ không nhiều lại có một số công ty chuyển qua TQ. Nên Hoa kỳ Tây Âu nay bị lúng túng nhiều.
Cho tới nay có một số dấu hiệu cho thấy TQ đã có kế hoạch đầu cơ Medical supplies nhân vụ đại dịch. Một số điều ghi nhận :
Tháng 2/2020, chánh quyền TQ đưa sản phẩm y tế trước kia thuộc bộ Information Industry and Technology quản lý sang qua cơ quan kiểm soát sản phẩm chiến lược kiểm soát chặc chẻ từ sản xuất tới xuất cảng. TQ còn đạt sản phẩm y tế nằm trong danh sách hàng hóa quan trong mà TQ phải thự hiện trong kế hoạch “Made in China 2025”. Điều nầy TQ đúng vì trên giới hầu hết các nước đã kỹ nghệ hóa không hoặc sản xuất rất ít hàng nầy. Và thực tế, TQ nắm ưu thế.
Cũng trong tháng 2, TQ ra lịnh cấm các công ty kể cả công ty ngoại quốc, xuất cảng sản phẩm y tế các loại lấy lý do để dùng trong nứơc. Nhiều yêu cầu nhập cảng từ bên ngoài bị hũy bỏ. Trong lúc nhu cầu về sản phẩm y tế tăng lên mạnh tại nhiều nước.
Trong các công ty bị cấm xuất cảng có công ty 3M, một công rất lớn của Mỹ ở TQ, không thể đưa hàng về Hoa kỳ khi Hoa kỳ đang thiếu hụt nhiều. Điều nầy sai luật của WTO, theo luật nầy thi một quốc gia thành viên chỉ “không xuất cảng vì an ninh quốc gia”. Sau đó, một quyết định cúa G20 đưa ra ngày 30/March/20 yêu cầu các nước phải mở cho xuất cảng sản phẩm y tế.
Đồng thời Chánh quyền TQ ra lịnh sản xuất thật nhiều dụng cụ y tế phòng chống coronavirus.
Và trong khỏng thời gian nầy TQ đi nhập cảng rất nhiều sản phẩm y tế từ nhiều nước. Hàng trong nứơc với hàng nhập được tồn trử thật nhiều. TQ nhập 1.2 tỷ mask , máy trợ tim, áo quần bảo hộ y tế từ cưới tháng giêng đến cuối tháng hai (Theo Reddit).
Sau đó qua giai đoạn thế giới bị đại dịch tràn lan, TQ tung hàng ra trên nhiều nước. Một phần nhỏ là tặng cứu trợ , phần lớn bán với rất cao.
Trong tháng ba, khi có nhiều nước bị đại dịch nặng: Ý, Tây Ban Nha, Pháp , Hoa kỳ thì TQ tung loại hàng nầy tới. Truyền thông TQ rêu rao TQ là nước duy nhứt làm từ thiện lớn. TQ tự coi như ân nhân của nhân loại. Hàng y tế TQ rất nhiều nhưng giá cao và thứ dõm. Hoặc gạ trao dổi có điều kiện như khi thương thảo với Pháp yêu cầu Pháp cho công ty Huawei thiết lập ở Pháp thì sẽ có đầy đủ. Mặt khác, TQ xuất cảng lẫn hàng giả không đạt tiêu chuẩn , như khẩu trang , máy trợ tim giả giao cho Hòa Lan và Tây ban nha, và Tiệp khác và bị các nước nầy tố cáo.
TQ ép FDA của Mỹ giảm tiêu chuẩn sản phẩm y tế sản xuất ở TQ để đưa vào Mỹ.
Do tình trạng trên, một số quốc gia có phản ứng . Hoa kỳ ra lịnh một số công ty trong nước sản xuất sản phẩm y tế nhanh cho nhu cầu, qua xử dụng quyền trong thời chiến (luật Defense Production Act). Pháp , Anh cũng có quyết phát triển công ty nội địa sản xuất trong nước.
Tuy nhiên còn rất nhiều nước không tự túc được sản phẩm y tế, phải nhập của TQ. Cho tới cuối tháng ba, có 58 nước đã ký hợp đồng và 71 nước đang sửa soạn ký để mua sản phẩm y tế TQ cho đại dịch.
Trên đây là một kinh nghiêm đau thương về “Global supplies chain” mà Tàu nắm gần hết. Khi trong nước có nhu cầu, sản xuất nội địa gần như bị bế tắt, và nhập thi bị TQ làm khó khăn hay bị đặt điều kiện. Vấn đề nầy cần phải được điều chỉnh lại.
3.Thiệt hại kinh tế Hoa kỳ do đại dịch
Với nền kinh tế hàng đầu thế giới và số người bị bịnh đứng đầu thế giới . Cho tới ngày 12 tháng tư Hoa kỳ có hơn 560,000 người mắc và có hơn 37.000 người chết. Các biện pháp ngăn ngừa toàn nước cùng sự sợ hải của người dân làm nền kinh tế phải bị bể nát nhiều lảnh vực từ sản xuất , chuyển vận, dịch vụ , đến tiêu thụ. Nền kinh tế Hoa ky bị suy sụp nặng thì kinh tế thế giới bị ảnh hưởng theo.
a/Kinh tế trong nước.
Chỉ có hơn một tháng bị đại họa, kinh tế trong nước bị suy sụp quá nặng nề
Sản xuất bị giảm mạnh. Hầu hết các cơ sở sản xuất bị giảm hay bị ngừng, nhứt là lảnh vực tiểu doanh nghiệp.
Thất nghiệp tăng từ 3.3 triệu lên 6.6 triệu trong vòng 2 tuần tháng ba, và đến giữa tháng tư con số nầy lên tới trên 16 triệu.
Hàng quán và mọi dịch vụ, trung tâm giải trí, thể thao.. đóng cửa vì người dân không ra ngoài.
Cho tới ngày 9 tháng 4, có tới 96% hành khách máy bay bị mất.
Thị trường chứng khoán bị giao động mạnh nhứt kể từ 2008. Mấy ngày nay tăng lại phần nào do có gói trợ cấp kinh tế.
b/ Kinh tế đối ngoại
Ngoại thương cũng bị suy thoái theo. Vì nhu cầu hàng hóa thông thường bị giảm nhu cầu, vì công nhân ngại đi làm, vì chuổi cung ứng nguyên liệu của TQ bị sụt giảm.
Tai họa từ “chuổi cung ứng “ quốc tế mà Hoa kỳ kỳ nầy thấy rõ ràng nhứt. Hoa kỳ và nhiều nước thấy được sự tai hại của sự lệ thuộc kinh tế bá đạo kiểu TQ. (Chi tiết nầy tôi trình bày ở phần 2).
Sự thỏa thuận phần 1 của chiến tranh mậu dịch Hoa kỳ -TQ ký hồi 15 tháng giệng và có hiệu lực 15 tháng hai/2020 bị ảnh hưởng phần nào của đại dịch. Chiến tranh mậu dịch các giai đoạn tới của hai nước sẽ thảo luận sau đại dịch.
Mặc dù hàng hóa sản xuất tại Hoa kỳ phần lớn tiêu thụ trong nước. Nhưng sự đình trệ các công ty máy bay , xe hơi, hàng điện tử kỹ thuật cao, máy móc xuất cảng của Hoa kỳ có ảnh hưởng kinh tế Hoa kỳ và mậu dịch thế giới.
c/Sự can thiệp của chánh quyền
Chánh quyền Hoa kỳ đang chiến đấu trên hai mặt trận. thứ nhứt là chống coronavirus, thứ hai là phục hồi kinh tế.
Về phương diện kinh tế , chánh phủ đang thi hành luật CARE với ngân khoản rất lớn là $2,2 00 tỷ. Số tiền trợ giúp trên mọi mặt. Trước hết là ngành y tế , kế là giúp người tiêu thu, tiền cho không và tiền thất nghiệp, thứ ba là Doanh nghiệp nhỏ, và phần rất lớn trợ cấp cho một số ngành đặc biệt bị tổn thất nặng, như hàng không chẳng hạn.
Chánh quyền Mỹ muốn kinh tế phục hồi sớm. Tổng Thống định mở lại kinh tế từ ngày tháng 5 nầy. Nhưng đang có những ý kiến trái ngược nhau. Vì không dễ dàng khi dại dịch chưa giảm mạnh. Lo sợ của quần chúng còn cao. Nhưng, nếu trì trệ kinh tế càng lâu thì thiệt hại càng lớn.
Trong dài hạn, chắc Hoa kỳ phải có một số điều chỉ với TQ trong thương mại và đầu tư. Mà Thỏa ước vừa ký chỉ có một phần của bước đầu của hai cường quốc kinh tế. Trong đó có sự điều chỉnh “chuổi cung ứng toàn cầu” tôi trình bày ở phần trên; cũng như vấn đề an ninh kinh tế với TQ phải xem trọng trong an ninh quốc gia.
4. Kinh tế Trung Quốc do hậu quả đại dịch.
TQ là nước xuất phát đại dịch từ tháng 12/2019. Về số người bị bịnh và người chết không cao bằng Hoa kỳ, mà nhiều người nghi là TQ dấu bớt rất nhiều chỉ có hơn 3000 người chết và 81,000 người bi bịnh. Nhưng thực tế kinh tế TQ bị thiệt hại rất nặng nề, trong nước cũng như giao thương quốc tế. TQ đang mở lại hoạt động kinh tế và muốn chứng tỏ với thế giới là kinh tế sớm bình phục. Xuất nhập cảng và đầu tư ngoại quốc là phần chánh yếu, TQ muốn các nước vẫn tiếp tục giao dịch bình thường. Theo một số nhà nghiên cứu thì hiện nay và về lâu dài kinh tế TQ có sứt mẽ to lớn trong nội địa cũng như trong kinh tế đối ngoại. Trong phản ứng của một số dân chúng, sự bất đồng ý kiền trong nội bộ đảng CSTQ, cũng như những chỉ trích bất lợi của nhiều nước với TQ trong sự xuất phát coronavirus, sự hợp tác kinh tế và chánh trị cách gian dối trên nhiều mặt trong đại nạn nầy.
a/Kinh tế trong nước
Tổng quát: Tỷ suất phát triển dự tính trước đại dịch 5.5% , sau đại nạn nầy sụt xuống còn 2.9- 3% /2020 (Theo ngân hàng Goldman Sachs). Như vậy kinh tế TQ có thể bị giảm gần 50% so với 2019. Theo Ngân hàng thế giới ước tính thì năm nay TQ chỉ đạt 2.3%.
Về sản xuất: Gồm các hảng xưởng đóng cửa . Ngành chế biến sản xuất giảm 20% trong tháng 2/2020. Đầu tư nội địa giảm 30.2% (theo World Market ngầy 27/3/20)
Chỉ trong nửa tháng ba, đã có tới 10 triệu người thất nghiệp mới.Con số nầy chắc phải cao lắm.
Tiêu thụ giảm 20.5% (Theo World market)
Cuối tháng rồi chánh quyền ra lịnh giải tỏa, cho nhà máy và cơ sở thương mại mở cửa lại. Nhưng có 1/3 hảng xưởng cho rằng họ gặp khó khăn là nguyên liệu thiếu và thị trường bị thu hẹp. Các tiệm bán lẽ giảm 20% trong hai tháng giêng và tháng hai.
Ngành xe hơi số bán ra trong tháng hai/2020 giảm 80% so với năm rồi. (Theo OECD)
Ngành nhà đất bị dao động mạnh.
Tiêu thụ: TQ thiếu hụt lương thực phải nhập.
TQ có nợ công rất lớn (300% GDP) nay phải tung ra món tiền rất lớn để cứu kinh tế thì lạm phát sẽ tăng cao.
Mặt khác thị trường chứng khoáng giảm sụt mạnh .
Các hảng hàng không bị giảm khách tới 90%. (Theo National Interest)
b/Kinh tế đối ngoại
Kinh tế TQ mạnh chính yếu nhờ xuất cảng. Hai năm trước kinh tế TQ đã bị suy yếu rồi. Nay bị hậu quả đại dịch, tình trạng càng xấu thêm.
Về xuất cảng trong hai tháng giêng và hai/2020, giảm sụt 17%, nhập cảng giẩm 4% (Theo Reutrs ngày 6 tháng 3). Nhập siêu là 709 tỷ (trước kia TQ luôn xuất siêu). Xuất siêu với Mỹ hai tháng qua là 25.37 tỷ, năm trước cùng thời kỳ là 42.16 tỷ.
TQ lợi dụng tình hình gia tăng xuất khẩu rất lớn các loại sản phẩm y tế như máy trợ tim, mask, quần áo chống vi khuẩn cho hơn một trăm quốc gia đã ký hợp đồng mua của TQ.
Một số công ty ngoại quốc như công ty Fiat-Chrysler tạm ngừng sản xuất đồ parts xe cho Serbia, công ty Huyandai cũng tạm ngừng sản xuất cho hảng chánh ở Korea. Công ty viễn thông Apple tạm ngưng.
c/Sự can thiệp và chỉ đạo của chánh quyền TQ
Là nước độc tài toàn trị, CSTQ trọn quyền chỉ đạo và yểm trợ kinh tế trong mọi lảnh vực.
Cho tới nay chỉ thấy Ngân hàng trung ương cho ra một gói lớn hổ trợ kinh tế là 570 tỷ mỹ kim để hổ trợ cho thương mại và sản xuất.
Ngân hàng trung ương cũng bỏ ra 394 tỷ để phân phát cho các địa phương chi cho ngành y tế
Chánh quyền cho giảm thuế và hoãn thuế. Ngân hàng cắt giảm lãi suất.
Tuy chánh quyền tuyên bố hết coronasvirus, cho mở lại mọi sinh hoạt. Nhưng dân chúng còn hải hùng vì có một số bịnh nhân mới. Nội bộ đảng có xào xáo và có thể đấu đá mạnh. Trên thế giới thì càng ngày càng nổi lên sự thù ghét TQ cho rằng đảng CSTQ nhúng tay trong việc bành trướng đại dịch ra thế giới.
5. Kinh tế Việt Nam trong đại nạn coronavirus
Theo báo cáo của chánh quyền VN thì cho tới nay bịnh dịch corona coi như quá nhỏ. Chỉ có trên 280 người bị bịnh và không có người chết. Nhưng sự thật chắc không phải vậy. Vì một nước có hàng triệu du khách TQ , có hệ thống y tế rất kém, có khả năng tài chánh rất yếu, một chế độ độc tài, dân chúng phức tạp.Vấn nạn
Nhưng hãy nhìn thực tế trên đường phố trong làng xóm, trong bịnh viện, cách phong tỏa của chánh quyền và qua người dân, hệ quả tai hại kinh tế của VN cũng khá lớn và sự phục hồi không dễ dàng.
a/Sự bể vở kinh tế và hậu quả
Theo tin tức ghi nhận được thì sự khó khăn lớn cho mọi người dân. Từ các nhà máy, các hàng quán, dịch vụ chuyên chở, tới nông nghiệp.
Sự sụp đổ kinh tế kỳ nầy là toàn diện. Từ sản xuất đến thương mại đến nông nghiệp, xuất nhập cảng, tài chánh công và ngân hàng.
Mức tăng trưởng năm nay chỉ còn độ 4.9% ( World Bank ước tính) , chỉ tiêu VN đặt là 6.8-7% .
Lạm phát tăng do chánh phủ phải in thêm tiền cho đại nạn. Giá cả gia tăng . Người nghèo thêm khỗ. Nợ công tăng, công chi xáo trộn.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất hay thương mại sẽ bị giảm tới 70% (Theo WB)
Xuất cảng và đầu tư ngoại quốc giảm . Đây là trụ cột chánh của kinh tế VN, nên ảnh hưởng lớn.
Về xuất cảng bị ảnh vì các thị trường ngoại quốc đều co cụm lại. Về đầu tư ngoại quốc có thể vừa bị thiệt trong đoản kỳ, nhưng trung hạn và dài hạn rất có thể có lợi cho VN vì một số nhà đầu tư ngoại quốc có ý định chuyển ra khỏi TQ nhiều hơn trước. Theo WB đầu tư ngoại quốc tại VN sẽ bị giảm 50%.trong năm nay.
Riêng việc mất tiền thuế ước tính độ 27000 tỷ đồng (1.16 tỷ US). Đây là sự mất mát đáng kể vì VN luôn có thiếu hụt ngân sách.
Chánh quyền đang dự trù bỏ ra một gói cứu trợ lớn là 7,7 tỷ mỹ kim và chờ Quốc hội thông qua. Nhiều người cho rằng chánh quyền CS sẽ lợi dụng việc dùng tiền dân lớn như vậy để tham nhũng. Một phần tiền sẽ vào khu quốc doanh hay chánh quyền các cấp.
Nhiều ngành lệ thuộc nguyên liệu ở ngoại quốc nay bị giảm sản xuất như may dệt, giày, linh kiện điện tử.
Thất nghiệt cao, tiền cho trợ cấp thất thệp là gánh nặng to lớn.
Những người nghèo chiếm đa số gồm nông dân, người buôn gánh bán bưng, người chạy xe ôm.. giờ không còn tiền đâu để sống.
Một lảnh vực quan trọng VN có số thu ngoại tệ lớn là du lịch. Du khách phần lớn là từ TQ , Nam Hàn, Nhựt và và Âu Mỹ. Hiện nay các nước nầy bị đại dịch và chánh quyền phong tỏa không đi ngoại quốc trong đó có VN. Ngành du lịch có thể mất 5-6 tỷ Mỹ kim.
c/Sự phục hồi khó khăn và nhiều đau thương
Dù đại dịch nhẹ theo như chánh quyền CS nói. Có nghĩa là kinh tế bị đỗ vỡ ít. Nhưng sự phục hồi kinh tế của VN rất khó khăn. Vì các lý do:
Sự mâu thuẩn giữa hai nguyên tắc kinh tế vừa tự do vừa XHCN. Chánh quyển nắm gần hết của cải kinh tế kể cả đi vay mượn hay in thêm tiền.
Nền kinh tế không bền vững và có tiềm năng yếu kém. Mà sự phục hồi đòi hỏi sự cố gắng vươn lên cách đồng bộ. Quốc doanh bị lỗ nặng. Tư doanh dù đông nhưng qui mô quá nhỏ, thiếu vốn thiếu kỹ thuật, trừ một số ít của tư bản đỏ. Khu nông nghiệp càng thiếu khả năng phục hồi và thị trường bấp bênh. Khu vực kinh tế đối ngoại dù rất khá trong mấy năm qua, nhưng phải lệ thuộc nguyên liệu và nhà đầu tư ngoại quốc và thị trường ngoại quốc có bình ổn trở lại không.
Về tài chánh tiền tệ càng không vững vàng. Ngân sách luôn thiếu hụt. Nợ công gồm vay trong nước (in tiền) và vay ngoại quốc quá cao, trên 120% GDP, VN trả tiền nợ quá cao thấm nhiều trong nền kinh tế vốn yếu đuối.
Sự bất quân bình bất ổn trong cơ cấu kinh tế. Khu vực quốc doanh 70% bị lỗ nhưng được cứu trợ ưu tiên. Khu vực nghèo nhứt và đông nhứt bị tai họa lớn nhứt là người mua bán rất nhỏ, công nhân , nông dân không được chánh phủ bỏ ra số tiền kích thích kinh tế nào.
Ngoài công cuộc ngăn chận và điều trị bịnh, chánh quyền VN cũng cố gắng giúp đở các ngành kinh doanh bớt thiệt hại. Còn kế hoạch trợ giúp để phục hồi chưa có.
Chánh quyền VN có một số biện pháp cứu trợ cấp thời gồm:
Hoản đóng thuế doanh nghiệp, thuế đất.
Chánh phủ bỏ ra số tiền rất nhỏ 180,000 tỷ đồng (gần 100 triệu đô ) để giúp cho các cơ sở kinh doanh vay.
Chưa thấy biện pháp toàn diện cho sự phục hồi. Ngay cả cho sự ổn định phần nào đời sống quá khó khăn của dân hiện nay. Mới đây chánh phủ đưa qua Quốc hội một gói lớn cho trợ cấp kinh tế xã hội là 7,7 tỷ mỹ kim.
Ngoài ra, sự cản trở cho sự bình phục kinh tế còn do bộ máy Hành chánh công quyền của nhà nước và của đảng quá to quá tham nhũng và thiếu khả năng. Tiền của bỏ ra kể cả tiền vay của các định chế quốc tế sẽ bị lọt rất nhiều vào túi đảng viên và viên chức.
Trong chế độ độc tài thì không có niềm tin của dân với chánh quyền, nên mọi kế hoạch nhà nước đưa ra không có kết quả tốt.
Trên đây là tóm tắt sơ khởi về đại họa kinh tế do đại dịch coronavius gây ra trên toàn thế giới trong ba tháng qua. Sự thiệt hại quá lớn, toàn diện và toàn thế giới. Nỗi sợ hải và niềm đau quá lớn cho nhân loại nói chung còn đó. Sự phục hồi cho tới giờ còn quá nhiều khó khăn.
Cali ngày 14 tháng 4 năm 2020
Người về
Thu đi để lại lá vàng
Nhung đi để lại cả làng cách ly
Người đâu gặp gỡ làm chi
Người về một cái cách ly cả phường
Bóng tà như giục cơn buồn
Khách đà lên ngựa, người còn cách ly
Đôi phen gió tựa, hoa kề
Khi đi sang chảnh, khi về cách ly
Những là nương náu qua thì
Má hồng mang cả cô Vy về nhà
Rõ màu trong ngọc trắng ngà
Mà sao đầu óc thật là ngu si
Thôi thì thôi biết nói gì
Cả làng toang hết cũng vì tại ngươi
Bây giờ một vực một trời
Đếm sao cho hết những người cách ly
Đoạn trường thay lúc phân kỳ
Vó câu khấp khểnh, cách ly em vào
Người lên ngựa kẻ chia bào
Thủ đô giờ đã nhuốm màu cô Na
Thanh minh trong tiết tháng 3
Trước là tảo mộ, sau là cách ly….
Cre: Giang hồ khách
Cúm Wuhan –Toàn Cầu Hóa Thực Tế hay Ảo Tưởng?
Vào năm 2000, Hội Đồng Hàn Lâm Viện Liên Quốc (Inter- Academy Council – HĐ HLV LQ) đã được LHQ thành lập với như một kho dữ kiện nhằm mục đích cung cấp những kiến thức độc đáo và cố vấn cho Ngân hàng Thế giới cùng các tổ chức quốc tế khác. Hội đồng nầy có nhiệm vụ khuyến khích và thúc đẩy các quốc gia cần phải khai triển thêm chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của mỗi nước.
Khái niệm về toàn cầu hóa đã được manh nha từ hội nghị Thượng Đĩnh Rio de Janeiro 1992 tại Ba Tây và việc hình thành của HĐ HLV LQ là kết quả của cuộc vận động lâu dài. Ngày 7 tháng 12,2001 nhân lễ kỷ niệm 100 năm thành lập giải Nobel, vị đại diện100 khôi nguyên của giải nầy đã kết luận trong một bài phát biểu như sau:” Để có thể sống còn trong thế giới chúng ta đã biến dạng, chúng ta cần phải học tập để nghĩ đến một hướng đi mới. Hơn bao giờ hết, tương lai của mỗi quốc gia tùy thuộc vào những điều phát kiến tích cực của cả nhân loại”.
Do đó, vấn đề toàn cầu hóa không còn là một vấn đề cần phải bàn cải nữa, mà là mục tiêu của tất cả quốc gia trên thế giới phải nhắm tới. Thế giới cần phải đẩy mạnh tất cả những tiến bộ khoa học như trong lãnh vực giáo dục, viễn thông, ngân hàng, y khoa, công nghệ, và môi sinh trong tinh thần hổ tương cộng tác và tương tác (inter-dependence).
Vào đầu tháng 2,2004, Ông Kofi Annan, Tổng Thư Ký LHQ đã chủ tọa một buổi tường trình của Hội đồng Hàn Lâm Viện Liên Quốc (HLVLQ) sau gần 4 năm thành lập. Chủ đề của báo cáo là:” Chiến lược toàn cầu xây dựng kỷ năng khoa học và công nghệ”. Trong đó, báo cáo kêu gọi cần phải có một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các khả năng khoa học liên quốc và chia xẻ các thành quả thu lượm được đến tất cả cộng đồng khoa học trên thế giới. Đặc biệt, đối với các quốc gia đang phát triển, ngân sách dự trù cho việc nghiên cứu khoa học và công nghệ ít nhất phải từ 1,0 đến 1,5% tổng sản lượng quốc gia để hy vọng các nước nầy có thể theo kịp sức cạnh tranh và phát triển giữa các quốc gia toàn cầu.
Với mục tiêu trên, Hội đồng hy vọng sẽ thu ngắn được khoảng cách giữa các quốc gia “giàu” và “nghèo”. Đây cũng chính là một vòng lẫn quẩn đối với các quốc gia đang phát triển. Lý do khách quan chính là các quốc gia nầy không có đủ ngân sách để nghiên cứu và đào tạo, cho nên khoảng cách ngày càng xa hơn so với các quốc gia đã phát triển. Do đó cần phải đẩy mạnh nhu cầu nầy cho các nước đang phát triển.
Kết luận của báo cáo nhấn mạnh:”Các quốc gia đang phát triển phải tận dụng mọi cố gắng toàn dân cùng với sự giúp đỡ của các quốc gia bạn. Đối với sự thay đổi về tiến bộ nhanh chóng trong hiện tại, sẽ không còn đủ thời gian cho các nước nầy phí phạm thêm nữa nếu muốn hội nhập và thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo.”
Rõ ràng, đây là khái niệm rất cao thượng của LHQ. Nhưng đứng về mặt thực tế, các quốc gia trên thế giới đã tiếp nhận và thẩm thấu khái niệm trên từ 20 năm qua như thế nào?
Và hiện tại 3/2020, dịch Cúm Wuhan hay China Coronavirus đang hoành hành hầu như khắp thế giới, làm đảo lộn hoàn toàn sinh hoạt xã hội trên hầu hết các quốc gia trong mấy tháng vừa qua.
Nghĩ cũng cần đặt lại vấn đề, có phải hiện tại thảm cảnh dịch bịnh trên thế giới phải chăng chính là hệ lụy của tiến trình toàn cầu hóa?
Căn nguyên của toàn cầu hóa và hệ lụy 20 năm sau
Câu trả lời gồm cả hai phần: tích cực và tiêu cực.
Có rất nhiều chỉ dấu đậm nét nói lên tính cách tiêu cực hết sức rõ ràng của vấn đề là:
Trong hiện tại khoảng cách giữa các quốc gia Bắc Bán cầu và Nam Bán cầu (gìàu – nghèo) dường như dài thêm ra. Các nước kỹ nghệ hóa tiếp tục làm chủ thế giới nắm bắt hầu hết tất cả phát minh, sáng kiến ngay cả những sáng kiến đến từ các quốc gia đang phát triển.
Về nhân sự, vẫn còn tình trạng xuất cảng chất xám của các quốc gia nghèo đến những quốc gia đã phát triển;
Về tài nguyên và nhân công, các quốc gia nghèo vẫn còn là nơi sản xuất rẻ tiền để phục vụ cho những nước giàu;
Chính sách “bế quan tỏa cảng” trong lãnh vực khoa học vẫn được một số quốc gia giàu áp dụng thay vì chia xẻ kiến thức với cộng đồng thế giới;
Hiện tại, về phương diện khảo cứu khoa học, Hoa Kỳ vẫn hành xử giống như thời chiến tranh lạnh Mỹ – Nga trước kia. Văn phòng Kiểm soát Tài sản Ngoại quốc vẫn cấm cảng việc in ấn các báo cáo khoa học của các quốc gia như Iran, Sudan, và Cuba vào các tạp chí khoa học Hoa kỳ;
Và quan trong hơn cả là các quốc gia giàu vẫn tiếp tục vi phạm quy định về xuất cảng phế thải độc hại trong đó có phế thải hạch nhân qua các quốc gia nghèo, trái với những điều mà họ đã ký kết trong Thượng Đỉnh toàn cầu hóa tại Rio De Janeiro năm 1992 ở Ba Tây. (Một thí dụ là HK đã xuất cảng máy điện toán và truyền hình đã phế thải qua Việt Nam, Trung Cộng, và Pakistan hàng năm có thể lên đến trên 50 triệu máy).
May mắn thay, bên cạnh những tiêu cực vừa kể trên, chúng ta vẫn còn thấy nhiều hình ảnh tích cực, và chính những hình ảnh nầy đã mang lại niềm hy vọng cho tương lai cho sự toàn cầu hóa.
Trước hết, cần phải kể đến Eugene Garfield Foundation, tổ chức đã mang đến sự thành lập HĐ HLV LQ. Và Hội Đồng nầy có mục đích kết hợp với 14 quốc gia khác và các Hàn lâm viện của các quốc gia đệ tam, trong đó TS Goverdhan Mehta, đại diện Ấn Độ và TS Bruce Alberts, đại diện Hoa Kỳ làm đồng Chủ tịch Hội đồng.
Thứ đến là ở kỳ Thượng đỉnh 1992, các quốc gia hậu kỹ nghệ đã đồng ý xóa nợ cho các nước đang phát triển là 0,7% tổng sản lượng của các nước đang mắc nợ hàng năm. Năm 1995 các nước giàu chỉ thực thi xóa nợ đến 0,27% và năm 2002, có nhiều quốc gia đã đạt được 0,7% đúng theo yêu cầu.
Từ hai thành quả tích cực vừa kể trên, trong nhiệm kỳ 1999 – 2004, Hội đồng HLVLQ đã cố gắng hoàn tất điều tra căn bản về khả năng khoa học và phát triển của các nước trên thế giới cũng như trình bày những nhận định và đề nghị đến LHQ và Ngân hàng Thế giới, để hai cơ quan nầy có thêm dữ kiện để giải quyết các vấn nạn của những quốc gia nghèo. Năm 2000, HĐ tiếp nhận sự yểm trợ của chính phủ Hoà Lan, Alfred Sloan Foundation, Rockfeller Foundation, Carnegie Group.
Và sau cùng cần phải kể đến Bill Gates, vị hoàng tử của toàn cầu hóa. Bill Gates và Bill & Melinda Gates Foundation đã đóng góp hàng tỷ Mỹ kim cho các quốc gia cần giúp đỡ trên thế giới từ giáo dục đến y tế cùng vệ sinh phòng dịch và môi trường.
Từ những hiện tượng tiêu cực và tích cực trong việc toàn cầu hóa thế giới, hiện tại chúng ta đang đứng giữa hai quan niệm suy tư đối nghịch:
Đây là một thực tế cần phải chấp nhận hay chỉ là ảo tưởng trong khái niệm về toàn cầu hóa?
Sẽ khó có câu trả lời rốt ráo cho câu hỏi trên. Tuy nhiên, chúng ta cần thấy rõ và chắc chắn là các quốc gia Bắc Bán cầu không thể nào tiếp tục khai thác và kéo dài khoảng cách giàu – nghèo so với các quốc gia Nam Bán cầu.
Sẽ có một ngày sau cùng cho tình trạng nầy, để từ đó thế giới sẽ bình an hơn. Nếu không, cơn đại hồng thủy “nhân tạo” có thể xảy ra và hiện tượng hâm nóng toàn cầu sẽ là một trong những nguyên nhân đầu tiên xóa tan cuộc sống trên hành tinh của chúng ta.
Hy vọng trong tương lai sẽ còn nhiều mạnh thường quân trên cương vị quốc gia để có thể từ đó biến một thế giới không cân đối, không bình an đến chiều hướng phát triển hài hòa hơn. Từ đó chúng ta có thể tạo dựng lại đúng vị trí trong sáng vai trò của khoa học là Bảo vệ Di sản Thiên nhiên cho Toàn cầu.
Sau cùng, toàn cầu hoá có thể được hiểu như là một hướng phải đi của thế giới hơn là một điểm đến cần phải đạt được.
Có được suy nghĩ như thế, chúng ta mới hy vọng đat được ý nghĩa cao cả nhất của danh từ toàn cầu hoá trong chiều hướng phát triển chung cho toàn thế giới
Và sự an bình của thế giới trong tương lai sẽ tuỳ thuộc vào quyết định của tất cả các quốc gia chứ không tập trung vào quyết định của một cường quốc nào cả.
Kể từ ngày Trung Cộng gia nhập WTO năm 2001
Là từ đó “trong tôi bừng nắng hạ”. “Tôi” đây là Hoa Kỳ, Tây Âu, Đại Hàn, Nhựt, thậm chí Đài loan cũng nhảy vào …đầu tư. Ngân hàng Thế giới – World Bank, Quỹ Tiền tệ Thế giới – World Monetary Fund ồ ạt cho vay không tính tiền lời không kể một số cho vay không hoàn lại (như cho không vậy!).
Tất cả chỉ vì một mãnh đất chưa được khai thác đúng mức, nhân công rẻ mạt, cũng như hy vọng Trung Cộng một khi hội nhập vào toàn cầu sẽ chuyển mình phát triên theo chiều hướng tư bản chủ nghĩa. Và từ đó, TC lần lần xóa tan cơ chế doanh nghiệp nhà nước và cho người dân và nhà nước cùng chia nhau đầu tư và cạnh tranh tự do.
Trong suốt ba đời Tổng thống Hoa Kỳ từ Bill Clinton, Bush, và Barack Obama, gồm tất cả 24 năm dài, thời gian nầy đã giúp cho TC phát triển. Có thể nói không sai là Hoa Kỳ đã giúp TC làm giàu, tạo phương tiện kỹ thuật, nhân sự, và thậm chí cung cấp nguyên liệu “cao cấp” cho TC phát triển kinh tế trong một thời gian dài…
Hy vọng sau cùng, các quốc gia và các cơ chế quốc tế là sẽ thấy Trung Cộng trở thành một quốc gia dân chủ, trọng nhân quyền và nhà nước “trị dân” bằng chính sách tam quyền phân lập: hành pháp, lập pháp, và tư pháp nhằm đặt nguyên tắc “check and balance” làm căn bản.
Nhưng tất cả đều lầm!
Sau 19 năm, Trung Cộng trở thành một cường quốc kinh tế chỉ đứng sau Hoa Kỳ mà thôi, cũng như có thể nói hầu hết sản phảm tiêu dùng cho con người trên thế giới đều có xuất xứ từ …Tàu. Dưới đây xin được liệt kê những “thành quả” mà TC. đạt được sau 19 năm triền với sự trợ giúp của thế giới tự do(!).
Người viết chỉ muốn đưa ra một thí dụ về đôi hia …”7 dặm” của TC trong suốt thời gian nầy. Đó là kỹ nghệ hóa chất và dược phẩm.
Sự Thách thức của Ngành Hóa chất và Dược phẩm Trung Cộng
Nói về hóa chất và dược phẩm sản xuất tại TC, nếu thế giới có sự hiện diện của bất cứ món hàng nào, chắc chắn món hàng đó sẽ hay đã được sản xuất tại TC và sản xuất với một số lượng lớn. Dĩ nhiên về phẩm chất, chúng ta cần phải xét lại. Hàng nhái, hàng dỏm không thiếu. Thuốc giả thuốc thiệt sản xuất “à la Chinoise” tràn ngập khắp nơi…
Trung Cộng (TC) đang trên đà phát triển vượt bực, nhứt là trong những năm gần đây. Thị trường dược phẩm TC hiện đang là thị trường dược phẩm lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ và trong năm 2014 là giá trị 105 tỷ Mỹ kim. Thị trường nầy được dự báo sẽ tăng mạnh đến 200 tỷ USD vào năm 2020 và khả năng thống lãnh hầu hết thị trường ở châu Á thậm chí lan rộng qua Âu và Mỹ châu.
Trong hiện tại, các phương pháp điều trị đang đẩy mạnh thị trường dược phẩm sinh học ở TC. Sự phát triển nầy liên quan đến những bằng sáng chế trên thế giới đã hết hạn, và khả năng tài trợ của chính phủ. Các xu hướng mới xuất hiện trong thị trường trọng điểm như việc sản xuất thuốc hàng loạt sau khi hết hạn độc quyền (generic), thuốc trị ung thư, tiểu đường và các loại chủng ngừa (vaccin).
Hiện tại, TC là quốc gia có sản lượng kinh tế chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Nhưng TC lại dẫn đầu về thành phẩm sản xuất cho nhu cầu của con người trên thế giới. Hàng hoá TC tràn ngập khắp nơi. Đã vậy, chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, kỹ nghệ hóa chất và dược phẩm TC có những bước nhảy vọt, từ đó nảy sinh ra một số lo ngại về phẩm chất (quality), vì quốc gia nầy thể hiện nhiều cung cách “làm ăn” đôi khi vượt qua tiêu chuẩn cho phép của các định chế quốc tế áp dụng cho ngành hoá chất, sinh hóa, dược phẩm mà chỉ lo chú trọng vào lượng (quantity) mà thôi.
Các loại thuốc generic khác có thành phần chính được sản xuất tại TC bao gồm các loại thuốc điều trị huyết áp, Alzheimer, Parkinson, động kinh và trầm cảm. Nhà máy penicillin cuối cùng ở Hoa Kỳ đã đóng cửa năm 2004. Trong số 3.000 dược phẩm – không bao gồm các loại thuốc truyền thống – được sản xuất tại TC từ những năm 1950, 99% là bản sao của các sản
phẩm nước ngoài, gần như 90% các sản phẩm công nghệ sinh học của TC.
Hiện tại, gần 8 trong 10 toa thuốc cho bịnh nhân ở Mỹ đều thuộc loại chung loại (generic). FDA yêu cầu các loại thuốc generic phải có cùng thành phần hoạt chất, tác dụng mạnh giống như thuốc chính hiệu (brand name). Nhà sản xuất thuốc generic phải chứng minh thuốc của mình có cùng tương đương sinh học (bioequivalent) với thuốc chính hiệu. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm – FDA ước tính rằng ít nhất 80% các hoạt chất được tìm thấy trong tất cả các loại thuốc của Hoa Kỳ đến từ TC. Nói một cách tổng quát rằng các sản phẩm từ TC tốt hay xấu, an toàn hay nguy hiểm đều không có nghĩa gì hết. Đổ lỗi cho TC một mình vì chất lượng kém của các sản phẩm xuất khẩu của họ là đơn giản và có tích cách sai lệch. Gần như mọi sản phẩm được bán ở Hoa Kỳ đến từ TC đều có đối tác tiếp tay ở Hoa Kỳ.
Có một thời, nhiều thập kỷ trước, penicillin, vitamin C, và nhiều sản phẩm kê đơn và không kê đơn khác được sản xuất tại Hoa Kỳ. Nhưng bây giờ, thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngừa thai, thuốc huyết áp, thuốc trị ung thư, và nhiều loại khác sản xuất tại TC được bán ở Hoa Kỳ.
Mặc dù có những hàng hóa có phẩm chất thấp đến từ TC, nhưng cũng có những thương hiệu nổi tiếng như Apple, Coach và Armani sản xuất những sản phẩm có phẩm chất tốt và có giá cao, nhưng giờ đây, TC với hàng sản xuất tại Tàu đã thay đổi “giá cả” đáng kể theo thời gian.
Trong khi Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ mua một lượng nhỏ dược phẩm thành phẩm từ TC, nhưng có khoảng 80% các thành phần dược phẩm hoạt tính (active pharmaceutical ingredients-API) được xử dụng để điều chế thuốc ở Hoa Kỳ được cho là đến từ TC và Ấn Độ.
Trên thực tế, nếu TC đóng cửa không xuất cảng thuốc và các thành phần chính cùng nguyên liệu thô của họ, các bệnh viện và bệnh viện quân đội Mỹ sẽ ngừng hoạt động trong vòng vài tháng! (phát biểu của Bà Rosemary Gibson qua quyển sách China Rx).
Bà tiếp:”TC có khả năng vũ khí hóa các loại thuốc bàn cho HK. Họ có thể bán mà không chứa bất kỳ loại hóa chất hay hoạt chất nào trong đó. Họ có thể bán các loại thuốc có chất gây ô nhiễm, gây chết người (lethal contaminants)”. Thí dụ như các loại thuốc generic khác có thành phần chính được sản xuất tại TC bao gồm các loại thuốc điều trị huyết áp, Alzheimer, Parkinson, động kinh – epilepsy và trầm cảm.
Đây cũng là mối lưu tâm hàng đầu của Hoa Kỳ trước sự kiểm soát của TC lên hệ thống thuốc men trong lãnh vực y tế của Mỹ, hậu quả của “cái gọi là” toàn cầu hóa.
May mắn thay, “vì” hay “nhờ” dịch China virus, Hoa Kỳ “ngộ” ra được mối nguy cơ của nền an ninh quốc gia trước sự thống trị ngày càng gia tăng của TC trên thị trường sản xuất của TC qua “thành phần dược phẩm hoạt tính – API”. Và hiện tại, Hội đồng An ninh Quốc gia Ở tòa Bạch Ốc đang cố gắng xác định các loại thuốc có nguy cơ cao nhất nếu TC quyết định xử dụng thuốc cung cấp làm vũ khí.
Trung Cộng “xuất cảng China Coronavirus” qua Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Âu bằng con đường nào?
4.1- New York: Vào tháng 11/2017, Thống đốc tiểu bang New York, ông Andrew Cuomo đã nhận được “Giải thưởng Đám mây xanh” – The Blue Cloud Awards, một giải thưởng thúc đẩy văn hóa Trung Hoa – Mỹ. Phó thống đốc Kathy Hochul đã thay mặt ông lên nhận giải thưởng và phát biểu rằng, một trong những ưu tiên trong chương trình làm việc hằng ngày của ông Cuomo là phát triển mối quan hệ giữa New York và Trung Cộng. Từ năm 2011, Tân Hoa Xã đã phát video quảng cáo ở Quảng trường Thời đại suốt 24/24, và cùng với Nhân dân Nhật báo đã thành lập văn phòng tại Manhattan.
Trong vòng hai năm trở lại đây, hiệp hội Quan hệ đối tác cho thành phố New York – Partnership for New York City đã làm việc với các quan chức thành phố và tiểu bang để đặt nền móng cho vai trò mới nổi của New York, là Trung tâm lợi ích thương mại của TC ở Hoa Kỳ (the U.S. center of Chinese commercial interests).
Một trọng tâm của nỗ lực nầy là thiết lập một Trung tâm TC – China Center do một thành viên quan trọng của Trung tâm Thương mại Thế giới – World Trade Center kết nối. Trung tâm TC là một cơ sở kinh doanh và văn hóa đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp năng động của TC nhằm tác động như một trung tâm cho các đại công ty TC đặt văn phòng tại New York giao dịch với các công ty quốc tế và Hoa Kỳ. Từ đó, các ngành công nghiệp tập trung nhất vào nền kinh tế New York, các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, dịch vụ chuyên nghiệp, truyền thông, du lịch ngày càng phát triển, và khoa học cùng công nghệ thông tin, ngày càng hướng tới TC.
Đó là lý do tại sao China Virus bùng phát nhanh và mạnh tại New York!
4.2- Washington State: Trong quá khứ, chúng ta đã thấy qua bốn đời Đại hội đảng CS Tàu, sau mỗi lần có Chủ tịch đảng mới…đều qua viếng thăm Hoa Kỳ, mà điểm đến đầu tiên là Seattle nhằm đến thăm hai đại công ty Boeing, Microsoft. Từ đó, sự hợp tác giữa hai bên qua phát triển và thương mại tạo ra một “chân rít lớn” cho TC đi vào tận cùng các ngõ ngách trong nước Mỹ.
Và bây giờ chúng ta không ngạc nhiên khi thấy “con” China virus viếng thăm khắp hầu hết các tiểu bang Hoa Kỳ, đặc biệt là hai nơi vừa kể trên!
Còn các quốc gia khác thì sao?
4.3- Ý quốc: Suốt 10 năm qua, số vốn Ý tiếp nhận từ TC tổng cộng lên tới 33 tỷ Euro. Ý là đối tác thương mại lớn nhất của TC tại châu Âu qua con đường Nhất Đái, Nhất Lộ – One Belt, One Road. Thành phố Prato của Ý là một thị trấn quan trọng đối với người nhập cư từ Ôn Châu – Wenzhou, người Tàu chiếm 1/4 dân số ở đây. Hầu hết các nhãn hiệu thời trang sang trọng của Ý đều được người di dân từ Ôn Châu gia công.
Dịch China virus hiện tại là hệ lụy của trên 30 tỷ Euro của TC đầu tư vào các tỉnh phía Bắc nước nầy!
4.4- Pháp Quốc: Nước Pháp hiện đang phải rút một bài học cay đắng và họ đã tự biến mình thành tù nhân do chính sách lệ thuộc vào kinh tế công xưởng sản xuất thế giới TC. Ngày 28-3 vừa qua, trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran nói thẳng là: “Các thiết bị TC bán cho châu Âu không đủ độ tin cậy”, hàm ý tố cáo hành vi khi “kẻ đếm tiền, người đếm xác”. Sự hiện diện của Thủ tướng Édouard Philippe bên cạnh, chăm chú nghe, và còn có cử chĩ lộ vẻ tán đồng, không cắt gọt cho câu nói của Tổng trưởng Y tế Olivier Véran đồng nghĩa như tuyên bố của phát ngôn viên chính phủ, thậm chí còn gay gắt hơn.
Vì vậy, đại dịch này là bài học đắt giá để đời cho cộng đồng châu Âu không cho phép quay lại với thế giới cũ, đặt dấu hỏi lớn về vai trò của TC trong tư cách thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ.
Và sau cùng, chính Tổng thống Emanuel Macron đã nhấn mạnh rất rõ ràng, rành mạch:”Mục tiêu hàng đầu của chúng ta hôm nay là cho ra những sản phẩm tại Pháp. Từ giờ cho đến cuối năm chúng ta sẽ sản xuất ra những sản phẩm 100% có phẩm chất của Pháp, và đặt trên đất Pháp. Chúng ta phải hoàn toàn tự chủ toàn phần, trọn vẹn… Ngày mai sẽ không còn là ngày hôm qua. Phải rút ra bài học từ những hậu quả này”.
Vì đâu nên nỗi?
Chính nhờ việc gia nhập vào WTO từ năm 2001, TC mới chính thức mở cửa cho nhà đầu tư ngoại quốc và thu hút thêm nhiều khoa học gia, nghiên cứu gia tiếp cận thị trường dược phẩm, trong đó có thể nói có mức tiêu thụ lớn nhất thế giới.
Chính nhờ những con đường tơ lụa tân thời chuyển vận bằng mọi phương tiện thủy – bộ – hàng không. Dĩ nhiên là phát xuất từ TC qua:
* Con đường tơ lụa nguyên thủy từ lục địa TC qua Nội Mông, Tân Cương (East Turquistan), Pakistan, Afghanistan, các quốc gia Đông Âu, rồi Tây Âu;
* Con đường thứ hai đi thẳng qua Liên bang Nga rồi đổ hàng vào Tây Âu;
* Con đường thứ ba qua Miến Điện (Myanmar) rồi xuống Đông Nam Á, xuyên qua Ấn Độ dương để qua Nam Phi châu. Từ đó, ngược miền Bắc lên Tây Phi châu để rồi xuyên Đại Tây dương lên các quốc gia Caribbe. Sau cùng diểm đến vẫn là Hoa Kỳ và Canada;
* Và một con đường mới mở sau nầy, là đường chuyển vận từ Liên bang Nga qua các nước Trung Mỹ và tiến vào Hoa Kỳ.
Tổng kết lại, Hoa Kỳ chính là quốc gia tiêu thụ nhiều hơn tất cả những mặt hàng nhái, hàng dỡm, các loại thuốc men, hay hóa chất dùng trong kỹ nghệ qua hai lỗ hỏng trong luật lệ Hoa Kỳ là:
Không cần niêm yết các nguyên liệu có xuất xứ từ nguyên gốc trong sản xuất trên các nhãn ghi thành phần hóa chất;
Cũng như một “lỗ hổng” lớn của Mỹ là mọi thành phẩm dùng 50% nguyên liệu từ Hoa Kỳ có thể để nhãn hiệu là “Made in USA”…do đó gian thương TC có thể đánh lận con đen với người tiêu thụ tại quốc gia nầy.
Nói về tỉnh Hà Bắc trong đó có thủ phủ Vũ Hán – Wuhan, có thể nói, TC sản xuất thuốc kháng sinh chiếm khoảng 90% trên thị trường thế giới và xử dụng những quy trình không thân thiện với môi trường. Do đó, TC là một trung tâm gây ô nhiễm kháng sinh toàn cầu. Và tệ hại hơn nữa, mặc dù là nhà sản xuất lớn nhất thế giới của các loại thuốc kháng sinh, TC không có tiêu chuẩn môi trường để điều chỉnh ô nhiễm do sản xuất kháng sinh tạo ra. Và Hà Bắc là một trung tâm sản xuất thuốc kháng sinh, sản xuất 30% thuốc kháng sinh để xuất cảng trên thế giới. Một nhóm bảo vệ môi trường Chinadialogue nói rằng trong khi lái xe qua Khu công nghiệp Thạch Gia Trang Luancheng – Shijiazhuang Luancheng Industrial Zone trong tháng 10 năm 2015, họ phải thở một mùi thuốc thật khó chịu mặc dù cửa xe đã đóng kín.
Và sự kiện China virus hiện tại được nhà báo Pháp Alain Frachon, trong bài bình luận mang tựa đề ‘‘Vấn đề địa chính trị của dịch Covid-19’’, nhận xét: ”cuộc chiến chống Covid-19 phản ánh bản đồ địa chính trị của thế giới hiện tại, với việc TC đang không ngừng trở nên mạnh hơn và Hoa Kỳ tiếp tục co cụm lại. Giữa hai đại cường hàng đầu thế giới, vốn đã trong tình trạng chiến tranh kinh tế, sự xuất hiện của virus corona là một chủ đề xung đột tiếp theo…”.
Chúng ta, những người yêu chuộng tự do và dân chủ phải làm gì đây?
Trước hết, việc thay thế vị trí Thành viên Thường trực trong Hội đồng Bảo An LHQ có quyền phủ quyết từ Trung hoa Dân Quốc (Đài Loan) qua Trung Cộng là căn nguyên lớn nhứt để cho TC lộng hành ngày hôm nay.
Thứ đến, chấp nhận TC là thành viên của Tổ chức Thương mại Toàn cầu – WTO vào năm 2001 với tất cả mọi “châm chước” trong quy định như:
Cho phép giải tán quốc doanh từ từ để thành tư doanh hóa trong 10 năm (TC có 70 Cty quốc doanh trong thời điểm nầy);
Mọi ưu đãi trong việc vai mượn vốn đầu tư của IMF, WB vừa không hoàn trả hay tiền lời thấp, và có thời hạn trả trên 20 năm;
Mọi “thả lỏng” trong các hiệp ước về bảo vệ môi trường toàn cầu và TC vẫn được xem là quốc gia “đang phát triển” cho nên không áp dụng các quy luật về phát thải khí nhà kính, thay đồi khí hậu v.v.. để từ đó TC tha hồ phát triển vô tội vạ không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường trong gần 20 năm qua.
Và sau cùng, với sức mạnh kinh tế qua lừa lọc, gian manh…TC lần lượt khuynh đảo các định chế quốc tế như LHQ, Hội đồng Bảo An LHQ, UNICEF, UNHCR, WFP, và nhứt là WHO qua sự việc China Coronavirus.
Qua đại dịch China virus, đây là một cơ hội ngàn năm một thuở để thế giới xét lại tiến trình toàn cầu hoá hiện nay.
Vấn đề là toàn cầu hoá trong suốt 20 năm qua, đã đưa thế giới đi đến chỗ bế tắt, bắt đầu từ khái niệm tích cực cho toàn cầu nhưng kết quả là một hệ lụy đau buồn ngày hôm nay qua dịch cúm Wuhan.
Vấn đề là cần phải tái phối trí lại cơ cấu toàn cầu hóa hay khai mở một chính sách mới áp dụng cho toàn cầu qua kinh nghiệm đau thương của dịch Tàu?
Vấn đề là WHO hiện nay là một định chế không có đủ ‘’quyền lực và phương tiện’’ để đưa ra các lộ trình phản ứng trước các khủng hoảng y tế và đang bị Bắc Kinh khuynh đảo!
Vấn đề cụ thể là WHO đã không có khả năng buộc Bắc Kinh phải thừa nhận và ngăn chặn dịch sớm hơn.
Biết được các nguyên nhân tạo ra sự xáo trộn thế giới hiện tại, chúng ta đã định vị được chánh – tà, thiện – ác, và nhứt là xác định được “kẻ thù của nhân loại” chính là TC, từ đó, việc tái phối trí lại cơ cấu toàn cầu rất cần thiết trong lúc nầy.
Một khi sự hiện hữu của cơ chế độc tài chuyên chính của Trung Cộng còn tồn tại, thế giới còn phải trải qua nhiều vấn nạn trong tương lai sẽ tồi tệ hơn China Covid hiện tại.
Qua kinh nghiệm sống trong việc phòng chống China Virus trong những ngày “tự nguyện cô lập”, người viết thấy rất rõ là Nước Mỹ Vĩ Đại, vĩ đại không phải vì có một chánh quyền mạnh, tài nguyên dồi dào, thiên nhiên ưu đãi…mà chính vì dân trí người dân Hoa Kỳ với tâm lành, lương thiện, biết đoàn kết và chấp nhận hy sinh trước một vấn nạn chung của Đất và Nước.
Từ hình ảnh những túi thực phẩm hiện diện khắp các nẽo đường do bà con tự nguyện đóng góp và phân phối.
Từ những khẩu trang may vá đơn sơ được hàng trăm hàng ngàn bàn tay của người lao động hảo tâm may cắt nhằm hỗ trợ cho Bác sĩ, Y tá ngày đêm chiến đấu với cơn dịch không quản ngại tấm thân.
Làm sao mà quên được tinh thần tương trợ của người dân Hoa Kỳ trong sự đoàn kết chống China virus.
Tất cả những sự vĩ đại đó nằm trong tâm hồn của hơn 325 triệu dân gồm đủ mọi sắc tộc đến từ khắp nơi trên quả địa cầu hình thành ra một Hiệp Chủng Quốc và cùng hội tụ trên mãnh đất màu mỡ của đất nước Hoa Kỳ nầy.
Chì có ở Hoa Kỳ, và chỉ có ở Hoa Kỳ chúng ta mới thấy được những hình ảnh thân thương và cảm động trên!
Đó mới thực sự là VĨ ĐẠI.
Xin cám ơn Đất, Nước, và người dân Mỹ đã cưu mang những người con Việt trên bước đường tha hương vì quốc nạn CSBV.
Mai Thanh Truyết
Houston – 01-04-2020
Trong Cơn Đại Dịch COVID-19: Nhận Mặt Kẻ Thù – Bùi Phạm Thành (Đặc San Lâm Viên)
Thập niên 1960, phong trào phản chiến được nhồi vào đầu óc của giới trẻ ở Việt Nam bằng những bài hát được phổ biến và ca hát vang lừng trong khuôn viên trường học, từ trung học đến đại học, thoạt nghe thì cũng có vẻ hữu lý. Một trong những bài hát đó là bài “Tâm Ca số 7 – Kẻ Thù Ta” của Phạm Duy, mở đầu bằng những câu:
Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai ?
Kẻ thù ta tên nó là gian ác
Kẻ thù ta tên nó là vô lương
Và những bài hát như thế cùng với một loạt “Da Vàng Ca Khúc” của Trịnh Công Sơn đã ru thanh niên Việt Nam vào một giấc mơ Hoà Bình, an lành và đầy ắp tình người, cho đến Tết Mậu Thân thì tan như bọt nước. Thanh niên Việt Nam giật mình thức tỉnh, nhưng đã quá trễ. Để rồi chưa đầy mười năm sau cộng sản bắc Việt, đem thanh niên miền Bắc vào Nam đánh cho Nga cho Tàu, đã chiếm nửa phần đất tự do còn lại, hoàn toàn nhuộm đỏ Việt Nam.
“Kẻ thù ta đâu có phải là người, Giết người đi thì ta ở với ai ? ” Đúng vậy, kẻ thù của con người không phải là con người, không thể nói kiểu “vơ đũa cả nắm” như vậy, mà kẻ thù của ta luôn luôn có hình dạng và tên tuổi đi kèm để được gọi cho đích danh, điểm cho đúng mặt. Như tên của kẻ thù của người Việt tự do đã được dùng để thay thế tên Sài Gòn trên giấy tờ, trên bảng tên đường, nhưng không thể xoá mờ, chứ nói chi là thay thế, hai chữ Sài Gòn trong tâm hồn người Việt yêu chuộng tự do, ở khắp nơi trên thế giới.
“Kẻ thù ta tên nó là gian ác. Kẻ thù ta tên nó là vô lương.” Và rồi “Kẻ thù ta mang áo mầu chủ nghĩa.” Cái chủ nghĩa cộng sản thì cũng đồng nghĩa với gian ác và vô lương. Thế nhưng gian ác, vô lương hay khoác áo chủ nghĩa thì cũng chỉ là những từ ngữ bao quát, so sánh một quan niệm trừu tượng này với một quan niệm trừu tượng khác, không đầy đủ ý nghĩa. Bởi một lẽ rất giản dị là:
Gian ác, vô lương hay chủ nghĩa nếu không có con người đem ra áp dụng thì cũng chỉ là những hàng chữ vô hồn trên các trang sách ố vàng, trong kệ sách đầy mạng nhện giăng kín.
Đúng vậy, cái yếu tố “người” là yếu tố, hay điều kiện, mà khoa học gọi là “điều kiện ắt có và đủ” để hoàn tất ý nghĩa của những chữ trong các quyển sách “Đạo Đức” hay “Công Dân Giáo Dục” vẫn còn nằm trên kệ sách.
Chỉ có con người mới làm chuyện gian ác. Chỉ có con người làm chuyện vô lương. Và cũng chỉ có con người mới đem chủ nghĩa ra để cai trị hay điều hành quốc gia.
Lịch sử nhân loại, từ thời khai thiên lập địa cho đến ngày nay, con người đã nhân danh đủ thứ, từ nòi giống, nguồn gốc, dân số, màu da, tôn giáo, chủ nghĩa … để cai trị dân chúng trong nước và xâm lăng những quốc gia khác. Nếu cho rằng đây chẳng qua là những điều “tham, sân, si” thì quả thực là đã đánh giá sự nguy hiểm của “con người” một cách quá thấp, và kết quả thường là những đại hoạ cho nhân loại. Hai trận Thế chiến vừa qua đủ chứng minh những sai lầm về sự đánh giá con người quá thấp, quá đơn giản.
Đó là chuyện xưa, chuyện trong lịch sử mà chúng ta đều đã học hoặc nghe qua. Nhưng học thì “chữ thày, ra khỏi cửa là trả lại cho thày” hay nghe thì “vào tai bên này, chạy ra tai bên kia”, để rồi sự việc vẫn lập lại, lịch sử vẫn tái diễn, và những trang sách ố vàng trên kệ sách lại được phủi bụi để đem ra trưng bày, giải thích một lần nữa. Và sau khi quyển sách được đóng lại để xếp vào kệ tủ thì mọi chuyện cũng qua đi, như người Mỹ vẫn nói “business as usual – mọi việc lại như thường lệ.” Đại dịch, đại chiến hay đại hoạ thì cũng như chuyện được chép thêm vào trong quyển sách lịch sử, hay trong tập truyện cổ tích.
Chuyện nay là chuyện Đại dịch Toàn cầu do vi khuẩn coronavirus (COVID-19) gây nên và lan truyền gần khắp thế giới. Theo Liên Hiệp Quốc thì trên thế giới có 193 quốc gia, và thống kê trong đầu tháng Tư năm 2020 thì đã có 185 quốc gia trên thế giới đang bị con virus độc hại nói trên xâm lăng, tàn phá kinh tế và giết hại con người.
Chuyện gì thì cũng có nguyên nhân, nguồn gốc. Cơn đại dịch này, thì trên thế giới đều biết rõ nguồn gốc, vì ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) cũng đã công nhận là xuất phát từ thành phố Wuhan (Vũ Hán) thuộc tỉnh Hubei (Hồ Bắc) bên Tàu. Đích xác là ở chỗ nào thì vẫn
còn là nghi vấn. Có thể là từ phòng thí nghiệm sinh học, từ con dơi, hay từ thịt thú vật hoang dã được bày bán trong các chợ ở Vũ Hán…
Một nghi vấn khiến cả thế giới phải run sợ: Đây là một “vũ khí vi trùng” do Tàu cộng chế tạo rồi gài vào dân Tàu và khách du lịch để phát tán ra khắp thế giới gây hoảng loạn, theo chủ trương của Tàu cộng: “Thế giới bất ổn, nước Tàu hưởng lợi.”
Cái lợi trước mắt của Tàu cộng là làm thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế của thế giới tự do. Trong thế giới tự do thì ngoài các quốc gia kỹ nghệ lớn như Hoa Kỳ, Đức, Anh và Pháp thì các quốc gia khác khó có thể đứng vững khi nền kinh tế bị đình trệ, nhất là trong tình trạng hiện nay, rất nhiều quốc bị khủng hoảng vì thế giới đóng cửa biên giới, sự giao thương, mua bán vật dụng, thực phẩm trở nên khó khăn, gây nên tình trạng thiếu kém, hãng xưởng đóng cửa, gây nạn thất nghiệp, tạo mầm mống của hỗn loạn trong quần chúng. Trong khi đó, Tàu cộng là quốc gia toàn trị, tất cả kỹ nghệ, hàng hoá và thực phẩm đều do nhà cầm quyền kiểm soát, nên không có trường hợp hãng xưởng đóng cửa và thất nghiệp, do đó dân chúng không hoang mang, gây rối loạn. Mà cho dù có hỗn loạn thì cũng sẽ bị đàn áp, dẹp tan bằng vũ lực.
Nhà cầm quyền Tàu cộng nhân dịp các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia Châu âu và Đông âu, đang bị khủng hoảng về kinh tế, sẽ đưa ra những chương trình viện trợ kinh tế để đổi lấy thị trường, kỹ nghệ, và tài nguyên của các quốc gia này. Trong tình trạng khẩn cấp nhất thời thì rất dễ cho Tàu cộng nhận được những giao kèo kinh tế và kỹ nghệ rất có lợi cho năm hay mười năm sau, khi tình trạng dịch bệnh đã chấm dứt, và khi đó Châu âu và Đông âu sẽ trở thành hai khu chợ Tàu lớn nhất thế giới.
Nhận Diện Kẻ Thù: “Kẻ Thù Ta Tên Nó Là Gian Ác. Kẻ Thù Ta Tên Nó Là Vô Lương.”
Ấn Độ: Một bài viết trên trang báo Wall Street Journal cho biết trên mạng lưới xã hội và truyền hình, dân chúng Ấn Độ tỏ thái độ giận dữ với Tàu cộng và Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) về việc Tàu cộng che dấu coronavirus, và WHO toa rập với Tàu để thông báo trễ về đại dịch. Tấm hình hí hoạ (bên trái) được truyền đi trên khắp mạng lưới xã hội cho thấy người đứng đầu WHO là ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bị Tàu cộng che mắt về coronavirus.
Ấn độ hiện đang áp dụng 3 tuần “đóng cửa ở trong nhà” trên toàn quốc để phòng ngừa lây lan. Trong khi đó khuynh hướng chống Tàu (anti-China) đang bùng lên dữ dội. Chính phủ Ấn đang tìm cách để làm dịu bớt hầu tránh tình trạng căng thẳng chính trị với Tàu cộng, bởi vì Ấn hiện đang thắt chặt tình hữu nghị với Đài Loan.
Hoa Kỳ: Trong buổi họp báo ngày 7 tháng 4 năm 2020 vừa qua tại Toà Bạch Ốc (White House) của lực lượng đặc nhiệm chống coronavirus của Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump cũng lên tiếng về việc WHO thiên vị Tàu cộng để che dấu đại dịch COVID-19, đồng thời tuyên bố sẽ xem xét lại vấn đề tiền Hoa Kỳ tài trợ cho WHO, khoảng trên 60% ngân sách điều hành. “Kẻ thù ta tên nó là vô lương”.
Anh: Sự gian ác và vô lương của Tàu cộng lại lộ rõ khi một bài viết trên trang báo Newsweek cho biết hàng triệu bộ dụng cụ thử nghiệm coronavirus nhập cảng từ Tàu đưa ra kết quả không đáng tin cậy, và Anh đang tìm cách đòi tiền lại. “Kẻ thù ta tên nó là gian ác. Kẻ thù ta tên nó là vô lương.”
Canada: Lợi dụng tình thế về sự thiếu hụt các dụng cụ bảo vệ nhân viên y tế như áo khoác, khẩu trang, găng tay, … Hãng chế tạo dụng cụ truyền tin điện tử Huawei âm thầm gửi tặng Canada 30,000 kính bảo vệ mắt, 50,000 đôi găng tay cùng với hơn một triệu khẩu trang, với một lời nhắn rất nhỏ với chính phủ Canada là để Huawei gắn hệ thống truyền tin 5G cho điện thoại di động và thả bà Meng Wanzhou, giám đốc tài chánh của Huawei, đã bị bắt giam ở Vancouver từ năm 2018. Huawei cũng tặng hàng triệu khẩu trang cho các quốc gia Châu âu như Czech Republic, Ireland, Italy, Netherlands, Poland và Spain với lời nhắn tương tự về hệ thống 5G. Nếu thành công, hãng Huawei và nhà cầm quyền Tàu cộng sẽ nắm trọn trong tay hệ thống thông tin qua mạng lưới điện thoại di động của Châu âu. Khi đó thì thế giới sẽ chẳng còn có thể giữ bí mật điều gì với Tàu cộng. “Kẻ thù ta tên nó là gian ác”.
Brazil: Thủ tướng Brazil, trong một cuộc phỏng vấn đã cho biết: “Khi dịch do siêu vi khuẩn coronavirus bùng phát tại Wuhan, nhà cầm quyền Tàu cộng đã giấu kín mọi tin tức và nhanh chóng chế tạo máy hô hấp nhân tạo và các vật dụng y tế, sau đó đem bán cho khắp các quốc gia trên thế giới để kiếm lời.” Việc làm gian ác này của Tàu cộng đã khiến thiệt mạng hơn 500 dân Brazil. “Kẻ thù ta tên nó là gian ác”.
Nigeria: Tuần qua, Bộ trưởng Y tế của Nigeria, bác sĩ Osagie Ehanire, tuyên bố rằng chính phủ của ông đã mời một nhóm bác sĩ chuyên môn của Tàu để giúp Nigeria chống lại COVID-19 đang bùng phát. Thế nhưng chỉ một ngày đó, Liên hiệp các Nhà báo của Nigeria (Nigerian Union of Journalists – NUJ) đăng bài tuyên bố của ông chủ tịch của NUJ, Chris Isiguzo, cho biết việc mời bác sĩ Tàu đến Nigeria là một việc làm phản tác dụng, vì đã mở đường cho bác sĩ Tàu dùng dân Nigeria làm vật thí nghiệm (experimental guinea pigs.) Đây là một chuyện hết sức vô lương tâm. Bởi vì bác sĩ là người phải tuyên
thệ cứu giúp nạn nhân, bất kể trong trường hợp nào. Thế mà bác sĩ Tàu lại muốn dùng người bệnh ở Nigeria để làm vật thí nghiệm. Đây là lần thứ nhì thế giới nghe chuyện như thế này. Lần đầu là chuyện bác sĩ Đức quốc xã dùng dân Do Thái làm vật thí nghiệm hồi thế chiến thứ hai, lần này là bác sĩ Tàu cộng dùng dân Nigeria làm vật thí nghiệm. “Kẻ thù ta tên nó là gian ác. Kẻ thù ta tên nó là vô lương.”
Thượng Hải: Trang web Yicai ở Thượng Hải (Sanghai) hôm 6 tháng 4 cho biết kể từ ngày 1 tháng 3 đến 6 tháng 4, Tàu cộng đã xuất cảng vật dụng y khoa trị giá 1.43 tỉ đô-la (USD). Gồm có 3.86 tỉ khẩu trang, 37.52 triệu áo choàng khử trùng, 2.41 triệu nhiệt kế, cùng với máy hô hấp nhân tạo, bộ thử nghiệm, và kính bảo vệ mắt.
Không hiểu có ai thắc mắc rằng tại sao Tàu cộng biết trước thế giới sẽ cần những vật dụng y khoa này để có thể thu mua, đầu cơ tích trữ, và chế tạo nhanh chóng một số lượng lớn như thế để rồi nhân dịp này bán ra cho thế giới? “Kẻ thù ta tên nó là gian ác. Kẻ thù ta tên nó là vô lương.”
Hoa Kỳ: Một số nhân viên ngành y tế cấp cứu kiện nhà cầm quyền Tàu cộng với những lý do:
Gian dối trong việc công bố dịch COVID-19
Đầu cơ, tích trữ dụng cụ y tế để trục lợi
Đơn kiện nhà cầm quyền Tàu cộng được nộp lên toà án liên bang Hoa Kỳ ở tiểu bang Florida với những tội danh:
Ngăn chặn xuất cảng găng tay, kính bảo vệ và các dụng cụ y tế dùng trong nhà thương và phòng cấp cứu để bán với giá cao, trong khi thế giới đang cần những dụng cụ này để cấp cứu những bệnh nhân đang bị bệnh và chết bởi COVID-19.
Tàu cộng phải chịu trách nhiệm về sự bùng phát của COVID-19, vì họ đã gian dối về sự nguy hiểm của nó, và nhăn chặn các bác sĩ trong việc tuyên bố về sự nguy hiểm của coronavirus mới này.
Trì hoãn, ngăn chặn không cho tin tức từ Wuhan (Vũ Hán) được tiết lộ ra bên ngoài.
Ông Jeremy Atlers, phát ngôn viên của Tổ hợp Luật pháp Berman Law Group ở Boca Raton cho biết “Việc làm của Tàu cộng gần giống như một giàn cảnh của phim xi-nê (movie): Hãy để cho thế giới bị nhiễm virus độc hại rồi kiếm được nhiều tiền trong dịp này.”
Ở đây, chúng ta có thể thêm vào lời hát để trở thành:
Kẻ thù ta tên nó là gian ác
Kẻ thù ta tên nó là vô lương
Kẻ thù ta tên nó là Tàu cộng.
Anh: Song song với Hoa Kỳ, Anh quốc cũng dự tính kiện Tàu cộng đòi bồi thường thiệt hại 6.5 ngàn tỉ đô-la (6.5 trillion) vì việc gian dối về COVID-19 trong 10 lãnh vực luật pháp, bao gồm Quy Định Về Sức Khoẻ Quốc Tế (International Health Regulations).
Đồng thời, một bài trên trang web PJMedia đề nghị rằng các quốc gia trong G7 nên kiện Tàu cộng để đòi bồi thường thiệt hại 4 ngàn tỉ đô-la (4 trillion USD) về việc Tàu cộng phát tán COVID-19. G7 gồm có các quốc gia: Canada, Pháp, Germany, Italy, Japan, Britain, và Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ – Việt Nam và Biển Đông: Trong khi thế giới đang bận rộn trong việc phòng chống COVID-19 do Tàu cộng gây ra, thì Tàu cộng vẫn tiếp tục phô trương lực lượng, xâm chiếm Biển Đông. Tuần qua, chính phủ Hoa Kỳ vừa lên tiếng phản kháng việc hải quân Tàu cộng ủi chìm một tàu đánh cá của Việt Nam ở khu vực đảo Hoàng Sa và bắt giữ ngư dân. Trong khi đó, chính quyền Tàu cộng tuyên bố rằng chiếc tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ủi vào tàu tuần dương của Tàu cộng và bị chìm và khuyên nhà cầm quyền Việt Nam nên cộng tác với Tàu để chống COVID-19, chứ không vì những “tai nạn rủi do” như thế mà mất tình hữu nghị. Xét ra thì “Kẻ thù ta tên nó là Tàu cộng. Kẻ thù ta tên nó là Việt cộng.”
Nhìn chung, khuynh hướng chống Tàu cộng (anti-China) ngày càng lan rộng trên khắp thế giới không kém gì đại dịch COVID-19. Tàu cộng đang tung tiền mua chuộc các “bồi bút” thế giới để “tung hoả mù” với những giả thuyết trái nghịch nhau, khiến việc truy nguyên và luận tội kẻ phát tán COVID-19 trở thành việc rắc rối vì có vẻ như bị ràng buộc với chính trị và phân biệt chủng tộc. Dù sao đi nữa thì thế giới tự do sẽ nhìn Tàu cộng với một con mắt khác, không còn thiện cảm như xưa nữa, bởi vì kẻ thù của nhân loại đã được chỉ mặt và điểm danh: “Kẻ thù ta tên nó là Tàu cộng.”
Vấn đề kiện Tàu cộng, ngay cả trước toà án quốc tế, thì cũng chẳng giải quyết được gì, vì Tàu cộng không bao giờ tuân theo những phán quyết của toà, như trường hợp Phi Luật Tân kiện Tàu cộng về việc xâm chiếm đảo ở Biển Đông. Tuy nhiên, nếu thắng kiện thì đây là một lý do chính đáng để đưa đến một giải pháp hữu hiệu nhất, đó là sự trừng phạt kinh tế, hay đúng ra là một cuộc “Chiến Tranh Lạnh thứ nhì” giữa thế giới tự do và Tàu cộng. Như thế sẽ ngăn cản được sự gian ác và vô lương của Tàu cộng, đồng thời có thể đánh đổ được chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.
Tham Khảo:
Delhi Isn’t Buying Beijing’s Coronavirus Hero Act
https://www.wsj.com/articles/delhi-isnt-buying-beijings-coronavirus-hero-act-11585846214
U.K. SAYS MILLIONS OF CORONAVIRUS TEST KITS BOUGHT FROM CHINA ARE UNRELIABLE FOR MOST PATIENTS
https://www.newsweek.com/uk-says-millions-coronavirus-test-kits-bought-china-unreliable-most-patients-1496506
Huawei sending millions of masks to Canada as supplies grow short
https://www.theglobeandmail.com/world/article-huawei-sending-millions-of-masks-to-canada-as-supplies-grow-short/
Brazilian Minister Says China Has Been Profiting From Pandemic
https://news.yahoo.com/brazilian-minister-says-china-profiting-233237600.html
Why Are so Many Nigerian Doctors and Journalists Upset About a Chinese Medical Team Coming to Advise on COVID-19?
https://chinaafricaproject.com/analysis/why-nigerian-doctors-journalists-are-so-upset-about-a-chinese-medical-team-coming-to-advise-on-covid-19/
China Has Exported 3.86 Billion Face Masks Worldwide
https://www.yicaiglobal.com/news/china-has-exported-386-billion-face-masks-worldwide
US medical workers sue China for ‘hoarding’ PPE during coronavirus pandemic
https://nypost.com/2020/04/08/healthcare-workers-suing-china-for-hoarding-ppe/
UK Think-Tank Seeks Global Solidarity to Sue China for $6.5 Trillion for ‘Covering up Coronavirus’
https://www.news18.com/news/world/uk-think-tank-seeks-global-solidarity-to-sue-china-for-6-5-trillion-for-covering-up-coronavirus-2565637.html
G7 Nations Should Sue Communist China for $4 Trillion Over Coronavirus Malfeasance, Report Says
https://pjmedia.com/trending/g7-nations-should-sue-communist-china-for-4-trillion-over-coronavirus-malfeasance-report-says/
US blasts China for ‘unlawful claims’ in South China Sea during pandemic
https://nypost.com/2020/04/08/us-blasts-china-for-unlawful-claims-in-south-china-sea/
http://www.dslamvien.com/2020/04/trong-con-dai-dich-covid-19-nhan-mat-ke.html
Hình-Ảnh Phiêu Bồng Của Người Em Không Ðợi – vanhaquach (20/4/2020)
Ta không biết từ thuở nào hẹn ước,
Ðến ngày nay, em lần bước lãng-du,
Xuống nhân-gian từ muôn vạn tinh-cầu
Cho xao-xuyến, cho rụng-rời nhân-thế
Trong thầm-lặng, em nhẹ-nhàng, tha-thướt
Dáng kiêu-sa, em cất bước dịu-dàng
Bước em đi lặng-lẽ tựa trăng ngàn
Hương-sắc rợn như phiêu-bồng, như gió thoảng.
Làn tóc biếc như lụa mềm, như tơ mõng
Tóc em bay trông thấp-thoáng sợi tơ vương.
Khu phố nhà ai, sóng mắt em lướt điệu yêu-thương
Thì bổng chốc ngập-tràn giông bảo-tố.
Kiều-diễm quá! Em ơi, em kiều-diễm quá!
Làm phôi-pha những ngọc đá của trời ban.
Sắc hương em phong kín mặt nhân-gian,
Làm khỏa lấp những Hằng-Nga nơi trần-thế.
Dù là ai, khi gặp em, liền xiêu-hồn, lạc phách,
Lịm mê-man cho mất lối đi về
Trọn vòng tay, em âu-yếm cho đê-mê
Cho tan-tác hình-hài trên cỏi thế.
Nầy em hởi! Em là ai từ muôn kiếp trước?
Luyện phép mầu nào để hóa kiếp thân em ?
Viếng nơi đâu đều để lại vạn thành sầu
Cho dậy sóng trên đất bằng, trên lá hoa, trên ngọn cỏ!
Tên em đó, chính nàng Corona Vũ Hán
Nhưng tự bao giờ có ai mong đợi em đâu ?
Dẫu dáng em như hoa bướm đẹp vạn màu
Nhưng thôi nhé! Em ơi, đành lỗi hẹn!
Em đừng đến cho đời ta luôn êm-ả,
Sống thông-dông theo ngày tháng rộng mênh-mông
Còn bên em tuy mê-đắm giấc cay-nồng
Nhưng lãng-phí cuộc đời nhiều hoa-gấm.
Em hãy đi đi và đừng trách ta sao tệ-bạc,
Ðể cho ta còn gánh-vác nợ non sông,
Ðể cho ta còn bước đi cho thỏa chí tang-bồng,
Còn thấy được núi sông ta ngày mai trời rạng-rỡ.
Bài học đừng quá tử tế và mất cảnh giác với kẻ tiểu nhân – Nguyệt Phan
Trong trận chiến chống dịch Covid 19 ở Mỹ hiện nay, các bệnh viện đang thiếu Khẩu trang (KT), găng tay, nuớc rửa tay khô (sanitizer) cho Y tá, Bác sĩ.
Đội ngũ Y tá, Bác sĩ là các chiến sĩ tuyến đầu trong cuộc chiến giành giật sự sống của bệnh nhân từ tay Tử thần. Ai cũng biết virus Covid lây lan nhanh chóng thế nào và các BS đang thiếu thiết bị để bảo vệ chính họ và nguời chung quanh. Xã hội sẽ ra sao khi chính họ bị ngã xuống. Vì đâu nên nỗi ?
Ở Mỹ, mặt hàng khẩu trang, găng tay, nuớc rửa tay … bình thuờng có đầy trên kệ hàng, trong kho, và đuợc sản xuất có hạn vì ít nhu cầu tiêu thụ, chỉ có các bệnh viện, cơ sở y tế mới mua hàng. Dân chúng Mỹ không cần khẩu trang khi ra khỏi nhà vì không gian sống rộng rãi, thoáng đãng, không bị ô nhiễm, đa số đều ngồi trong xe hơi khi ra đuờng, trong sở làm đều có thiết bị khử độc, vệ sinh. Chỉ có một số ít nguời làm công việc xây dựng ở công truờng bụi bặm mới dùng KT bảo vệ.
Đột nhiên cách đây vài tháng xảy ra dịch cúm Vũ Hán, kiều dân Tàu, Việt, Phi, Hàn, Ấn… nói chung là dân châu Á đổ xô nhau gom hết luợng KT ở mọi nơi để gởi về nuớc họ, hoặc mua tích trữ trong nhà. Cung không đủ cầu trong một thời gian rất ngắn, các bệnh viện chỉ dự trữ đủ dùng giờ cần mua thì không còn.
Vào tháng 1-2020, Trung Quốc đã nhập 56 triệu mặt nạ và khẩu trang để tích trữ. Ngày 30-1-2020, chỉ trong vòng 24 tiếng, Trung Quốc nhập 20 triệu mặt nạ và khẩu trang y tế. Không phải tự nhiên mà thế giới bỗng khan hiếm khẩu trang đến mức bây giờ thế giới lại cần Trung Quốc giúp viện trợ khẩu trang.
Vào thời điểm đó công ty Honeywell của Mỹ tặng nửa triệu mặt nạ phòng chống độc N95; công ty 3M cũng tặng số mặt nạ-khẩu trang tương tự. Bristol Myers Squibb tặng 220.000 mặt nạ N95 cho bác sĩ-y tá Vũ Hán. Tổng cộng, hai tổ chức phi chính phủ của Mỹ – MAP International và MedShare – đã tặng Trung Quốc hơn hai triệu mặt nạ, 11.000 trang phục bảo hộ và 280.000 găng tay.
Đến tháng 2-2020, Mỹ đã gửi đến Vũ Hán 17 tấn hàng viện trợ. Đó là chưa kể số hàng trị giá 1,4 triệu USD mà Hiệp hội bóng rổ quốc gia Hoa Kỳ (NBA) tặng tỉnh Hồ Bắc cùng một số thiết bị y tế hiện đại trị giá 285.000 USD dùng cho Bệnh viện thứ tư Vũ Hán (Vũ Hán thị đệ tứ y viện).
Đó là chưa kể các tập đoàn khổng lồ của Mỹ như Microsoft, Dell, Boeing và L’Oreal cũng tặng tổ chức Hồng Thập Tự Trung Quốc và tỉnh Hồ Bắc 1,4 triệu USD bằng hiện vật lẫn hiện kim…
Sự hào phóng của Mỹ cộng với sự gom góp tích trữ của dân châu Á ở Mỹ đã có hậu quả nhãn tiền là tình trạng thiếu hụt KT, găng tay ở bịnh viện hiện nay.
Nay TQ tuyên bố hết dịch (không ai kiểm chứng đuợc) liền quay ngoắt đổ lỗi Mỹ gieo rắc Virus (kế: gắp lửa bỏ tay nguời), còn lập chiến dịch tuyên truyền biến TQ từ ” thủ phạm” thành “nạn nhân” và ” lên mặt” giúp các nuớc châu Phi và Trung Đông, Đông Âu (dĩ nhiên TQ không bao giờ cho không).
TQ còn xua lực luợng “dư luận viên” trong và ngoài nuớc lên diễn đàn mạng XH cuời cợt rằng 1 nuớc như Mỹ mà không sản xuất đuợc KT và phải cần TQ hổ trợ các thiết bị y tế căn bản.
Lợi dụng cơ hội Mỹ và các nuớc phuơng Tây đang bấn loạn đối phó với nạn dịch, TQ tuyên truyền hạ gục Mỹ và Tây phuơng, lơ đi những gì các nuớc đã viện trợ, giúp đỡ TQ vì lý do nhân đạo, kẻ tiểu nhân TQ đã cho thế giới thấy bộ mặt thật xấu xa, ích kỷ, vô ơn, tàn ác của mình. Đó là chưa kể có giả thuyết cho rằng TQ cho nguời đi gieo rắc Virus covid trên thế giới. Đây cũng là kinh nghiệm cho Mỹ và các nuớc phuơng Tây : “không thể quá hào phóng và mất cảnh giác với kẻ thù tiểu nhân TQ” , “đi với ma phải mặc áo giấy” , ” Duỡng hổ di họa ” (giúp đỡ nuôi duỡng kẻ có tiềm lực, thực lực, nhưng bản tính hung tàn, độc ác thì sẽ là mối họa tuơng lai).
Đồng thời cũng xin quý vị đồng huơng VN đang sống ở Mỹ xin đừng vô tình tiếp tay với bọn dư luận viên TQ bằng việc lan truyền, share, hoặc gọi cho nhau biết các bài viết bôi bác, sai sự thật, chế nhạo các bệnh viện, bác sĩ, hoặc chính phủ Mỹ, làm mất niềm tin và hoảng loạn trong dân chúng, làm tình hình càng xấu thêm.
Nuớc Mỹ đang gồng mình chống lại nạn dịch để bảo vệ nguời dân một cách tốt nhất, trong đó có quý vị và gia đinh quý vị. Nếu không làm gì đuợc để giúp đỡ , xin làm ơn ngồi yên trong nhà và cầu nguyện. Thử nghĩ, nếu một ngày nào đó xã hội Mỹ, kinh tế Mỹ, chính phủ Mỹ sụp đổ; vợ, con quý vị có còn đuợc đi làm để có luơng trả nợ tiền nhà, nợ bill các thứ… cho quý vị không ? Và gia đình quý vị có an ổn trong thế giới rối ren, hổn loạn ấy không?
Mọi sai sót đều có thể sửa chửa, các cơ quan chức năng đã thấy đuợc vấn đề và đang điều chỉnh. Tiềm năng và nhân lực nuớc Mỹ đang đuợc vận dụng để bảo vệ nguời dân, bảo vệ giá trị nhân văn, nhân ái của một xã hội coi trọng con nguời.
Hãy tin tuởng và cầu nguyện cho họ và cũng là cho chính mình.
https://www.facebook.com/N10tv/posts/1533139880195138
Thuyết Âm Mưu: Mèo Nào Cắn Mỉu Nào – Vương Trùng Dương
Thành ngữ ta có câu “Mèo nào cắn mỉu nào”. Mỉu là biến thể ngữ âm của miu hoặc miêu. Thành ngữ nầy được hiểu nôm na chưa biết ai dập phang dộng thụi khệnh ai. Đầu năm con chuột lại xảy ra nạn dịch quái ác từ Trung Cộng nơi lũ mèo đàng chó điếm nầy gieo rắc tai họa cho nhân loại!
Trước đây với thuyết âm mưu, Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Không cần biết mèo trắng hay mèo đen, chỉ cần bắt được chuột đều là mèo tốt”. Với “thuyết con mèo” của Đặng Tiểu Bình trong phiên họp của đại hội Đảng CSTQ lần thứ 11 năm 1985, trong hoàn cảnh đương thời, khi nền kinh tế Trung Quốc đang lâm vào kinh tế lụn bại, khó khăn, khủng hoảng trầm trọng. Muốn xoay xở, thoát khỏi vũng lầy chỉ còn cách “cải tổ kinh tế” rập khuôn như tư bản mà ông tổ của họ Karl Marx (1818–1883) và Friedrich Engels (1820–1895) trong cuốn Tư Bản Luận cho rằng tư bản sẽ giãy chết “Chủ nghĩa tư bản trong cơn giãy chết sẽ tự đào mồ chôn chính nó”.
Trong thuyết âm mưu của Tập Cận Bình muốn thống trị thế giới nên vạch ra chủ trương “Một vành đai, một con đường” vào năm 2013. Mục đích của nó là biến khu vực Á-Âu thành khu vực kinh tế nhắm đối đầu với khu vực xuyên Đại Tây Dương dưới ảnh hưởng của Mỹ. Thực chất đó là “Một con đường, một cái bẫy”, những thành phố, bến cảng trên con đường đó trong quỷ đạo “con đường tơ lụa” do Trung Cộng bày ra cho vay, tài trợ… mua chuộc, hối lộ cho giới chức từ trung ương đến địa phương để ký kết. Tuy không biến thành đặc khu kinh tế như Vân Đồn, Bắc Vân Phong & Phú Quốc như ở Việt Nam nhưng ở các lãnh địa đó bị cái bẫy nợ nần của Trung Cộng khó thoát ra được, trở thành hiểm họa!
Ở Biển Đông, Trung Cộng tác oai tác quái lập ra đường lưỡi bò chiếm diện tích khoảng 3 triệu km2 trong tổng số diện tích Biển Đông hơn 3,5 triệu km2, xâm chiếm lãnh hải quốc tế và bao gồm lãnh hải Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Campuchia, Bruney, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan… Tham vọng của Trung Cộng với túi tham không đáy từ không phận đến hải phận, bất chấp luật lệ, bất chấp vai trò của Liên Hiệp Quốc cho ý đồ đen tối thâm độc.
Nhìn vào bản đồ Con Đường Tơ Lụa (The Silk Road) cả đường bộ và đường thủy thấy rõ tham vọng bá quyền của Trung Cộng muốn ngự trị khắp nơi trên hành tinh.
Tiếng Hoa “Yi Dai Yi Lu” (Nhất Đới Nhất Lộ) Một Vành Đai, Một Con Đường, One Belt one Road của Trung Cộng trích dẫn qua bài viết của Hàn Diệu My vào tháng 6/2019:
“BRF (Belt and Road Forum) viết tắt của “Diễn Đàn Vành Đai & Con Đường” diễn ra từ 26-27/4 ở Bắc Kinh, do đích thân Tập Cận Bình phát động từ năm 2013). Tuy nhiên, “tên khai sinh” của BRI lại là OBOR (One Belt One Road), hay còn có danh xưng khác, “Con Đường Tơ Lụa Mới Trên Đất Liền” (NSR), là đại chiến lược kinh tế – chính trị gồm hai phần: Một Vành Đai (One Belt) và Một Con Đường (One Road).
Một vành đai đó là “Vành đai tơ lụa kinh tế”, tức Con đường tơ lụa mới trên đất liền (NSR) bắt nguồn từ Tây An (Xi’an) băng qua các thành phố lớn gồm Almaty, Bishkek, Samarkand, Tehran, Istanbul, Moscow và Rotterdam trước khi kết thúc ở Venice (Ghi chú thêm: Venice trong ngôn ngữ Ý gọi là Venezia, thành phố thơ mộng nằm về phía Đông Bắc nước Ý, một phần nằm bên trong đất liền, phần khác bao gồm nhiều đảo nằm san sát nhau trên một hồ nước mặn Veneta rộng lớn gần 600 cây số vuông và hồ này tuôn chảy vào biển Adriatic). Kế hoạch là xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt và hệ thống ống dẫn dầu khí đốt xuyên Trung Á đến Châu Âu.
Một con đường chỉ “Con đường tơ lụa hàng hải thế kỷ 21” (MSR), bắt nguồn từ Phúc Châu (Fuzhou), kết nối các thành phố ven biển bao gồm Hà Nội, Jakarta, Kuala Lumpur, Kolkata, Nairobi, trước khi kết nối với “Vành đai tơ lụa kinh tế” ở Venice. Để chuẩn bị cho việc hình thành “Con đường tơ lụa hàng hải thế kỷ 21” (MSR), kế hoạch là xây dựng các hải cảng và cơ sở hậu cần đường thủy từ Thái Bình Dương sang biển Baltic.
Ở Việt Nam, đó sẽ là việc xây dựng hệ thống đường cao tốc nối các tỉnh phía Nam của Trung Quốc với Hà Nội và các hải cảng phía Bắc, đồng thời nâng cấp hoặc xây mới các hải cảng ở vùng này. Quy mô của BRI được dự đoán liên quan trực tiếp đến 65 nước và 4,4 tỷ người, nối kết một khu vực địa lý tạo ra 55% tổng sản lượng toàn thế giới, đại diện cho 70% dân số toàn cầu và chiếm xấp xỉ 75% tổng lượng năng lượng dự trữ đã biết. Dự án dự tính cần khoảng 30 đến 35 năm để hoàn thành.
Tổng hợp từ nhiều nguồn, OBOR có 6 mục tiêu chính. Trước hết, đây là một chiến lược nhằm đối phó với các nỗ lực của Hoa Kỳ, EU và các đối tác trong việc hình thành nên các hiệp định thương mại nhằm gạt Trung Quốc ra khỏi các mạng lưới liên kết đối tác.
Cả hai hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hiệp định Thương Mại Tự Do Xuyên Đại Tây Dương (TTIP) nếu được thông qua thì hàng hóa có giá trị thấp của các nước Châu Á sẽ thay thế hàng Trung Quốc, trong khi hàng hóa công nghệ cao của Nhật và các nước Châu Âu sẽ cạnh tranh hơn hẳn hàng hóa chất lượng cao của Trung Quốc. Trung Quốc do đó sẽ bị cô lập về kinh tế. Chiến lược OBOR, bằng cách thắt chặt nền kinh tế Trung Quốc với nền kinh tế các quốc gia trong mạng lưới OBOR, sẽ khiến các quốc gia khác cùng chia sẻ một vận mệnh kinh tế với mình.
Thứ hai, BRI hay OBOR của Trung Quốc là một cố gắng nhằm kéo các nước Châu Á tích hợp và phụ thuộc vào Trung Quốc, nhằm tạo ra một hệ thống quyền lực mới ở Châu Á đặt trọng tâm tại Bắc Kinh như là một cách để đối đầu với “Chiến lược xoay trục” về Châu Á của Hoa Kỳ. Hiển nhiên, đây là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm gửi ra một thông điệp rằng Châu Á là của mình.
Mục tiêu thứ ba của BRI là dùng các tiếp cận kinh tế từ hỗ trợ, đầu tư trực tiếp, cho đến xuất khẩu các chính sách phát triển quốc gia đến các nước Châu Á trong khu vực như là một phương thức nhằm giải tỏa các tranh chấp biên giới và hàng hải. Bằng cách đưa “củ cà rốt” về lợi ích kinh tế tới các đối tác tranh chấp, Trung Quốc muốn các nước liên quan “thần phục” các yêu sách về chủ quyền của mình.
Mục tiêu thứ tư của BRI là bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng, tận dụng các hiệp định sẵn có và gỡ bỏ các rào cản thuế quan, cho phép nền kinh tế Trung Quốc tích hợp sâu hơn vào các nền kinh tế năng động khác. Nhờ đó giúp cho nền kinh tế Trung Quốc tăng xuất khẩu, giải quyết được khả năng sản xuất vốn đã bị dư thừa.
Ở mục tiêu thứ năm, “đại chiến lược” là một phương thức nhằm cải thiện hố ngăn cách về xã hội và kinh tế giữa các tỉnh duyên hải với các tỉnh nội địa của Trung Quốc. Các kết nối hạ tầng của chiến lược giúp kết nối các tỉnh nội địa trung tâm và phía Tây, nơi vốn có mức lương thấp. Bên cạnh đó, theo mô hình “đàn sếu bay” có thể thúc đẩy các kết nối kinh tế mạnh mẽ hơn giữa duyên hải với nội địa, tạo đà cho các sự phát triển các sản phẩm có giá trị cao hơn ở các tỉnh duyên hải.
Với mục tiêu thứ sáu, BRI đóng vai trò như một cách để giải quyết các thách thức về an ninh ở biên giới phía Tây và các vấn đề về an ninh năng lượng. Việc tích hợp về kinh tế của các tỉnh phía Tây Trung Quốc với hệ thống các chuỗi giá trị của thế giới thông qua các liên kết thương mại với các đối tác láng giềng giúp tăng cường khả năng chống khủng bố, ly khai và cực đoan tôn giáo trong khu vực.
Để đạt được ba mục tiêu trên, “đại chiến lược” OBOR dựa trên ba trụ cột chính. Trước tiên, OBOR thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển các kênh giao dịch thương mại mới.
Thứ hai, chiến lược nhằm tạo ra một sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Trung Quốc, các quốc gia và vùng miền khác thông qua các mạng lưới đối tác toàn cầu, mà một trong các phương thức đó là thúc đẩy nhiều hơn các thanh toán trực tiếp bằng đồng Nhân dân tệ, tạo ra các liên kết hợp tác thông qua các tổ chức đa phương mà Trung Quốc nắm quyền chi phối như Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank – AIIB), Ngân Hàng Đầu Tư Mới (New Development Bank), Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organisation), và ASEAN+1.
Và thứ ba, chiến lược tập trung vào Châu Á như một phần của chính sách ngoại giao láng giềng mới. Bằng cách xây dựng lại mối quan hệ chặt chẽ hơn về kinh tế với các vùng miền dọc theo Con Đường Tơ Lụa Mới, Bắc Kinh đang cố gắng thắt chặt sự thịnh vượng của khu vực vào mối quan hệ với Trung Quốc nhằm giúp hình thành nên một đế chế kinh tế có trung tâm đặt tại Trung Quốc.
Để thực hiện các dự án này, Trung Quốc dựa phần lớn vào vai trò của các tập đoàn nhà nước (quốc doanh). Các dự án có sự hỗ trợ nguồn lực tài chính thông qua ba tổ chức chính là quỹ Silk Road Fund với 40 tỷ USD, Ngân hàng AIIB với 100 tỷ USD và New Development Bank với 50 tỷ USD…
Tại cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai về “Một Vành Đai, Một Con Đường” (OBOR) nói trên có ít nhất 37 nguyên thủ nhà nước và lãnh đạo chính phủ tham dự… Trong khi đó, không có đại diện cấp cao nào của Hoa Kỳ, quốc gia chỉ trích ngày càng mạnh mẽ dự án của Bắc Kinh, tham dự hội nghị…
Diễn đàn lần thứ hai này kéo dài ba ngày, đã kết thúc hôm 27/4/2019 bằng buổi họp báo của đích thân Chủ Tịch Tập Cận Bình. Theo công bố từ Trung Quốc, tổng cộng 57 tỷ Euro hợp đồng được ký kết giữa nước chủ nhà với các quốc gia tham dự BRF…
Các nước cáo buộc chiến lược này là “bẫy nợ” và là “công cụ địa – chính trị” cho tham vọng siêu cường toàn cầu của Bắc Kinh. Trung Quốc công bố kể từ năm 2013 đã đầu tư 90 tỷ USD vào các dự án. Các ngân hàng của nước này cũng đã cung cấp các khoản vay lên tới 300 tỷ USD phục vụ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở các nước tham gia BRI”.
(Hàn Diệu My)
Trước khi tham dự hội nghị, Thủ Tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố, “Ý tham gia vào Con Đường Tơ Lụa Mới là một cơ hội, là một lựa chọn chiến lược đối với đất nước”. Sau đó, Ý trở thành nước thứ 68 tham gia sáng kiến “Một Vành Đai, Một Con Đường”, là quốc gia đầu tiên thuộc khối G7 tham gia dự án của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến sự thống nhất của Liên Hiệp Châu Âu trước những tham vọng của Bắc Kinh. Hiện nay BRI bao trùm hơn 70 quốc gia khắp châu Á, châu Âu, châu Phi, Mỹ Latinh và châu Đại Dương.
Khi Bộ Ngoại Giao Mỹ chỉ trích BRI là cái bẫy và kêu gọi các quốc gia thận trọng với sáng kiến “Vành Đai, Con Đường” của Bắc Kinh. Đồng thời tuyên bố rằng Washington cung cấp một lựa chọn tốt hơn thông qua những thỏa thuận thương mại “minh bạch, tự do và công bằng” thì Bắc Kinh nuôi mối hận.
Khi mèo nhị thể đỏ vàng gieo thóc lúa nằm chờ lũ chuột bu vào cái bẫy thì mèo tam tam thể xanh trắng đỏ lại kêu báo động, không tức lồng lộng sao được. Giới hữu trách Trung Cộng la toáng lên thuyết âm mưu (đề cập phần sau) của Mỹ dựng lên để phá bỉnh, chia rẻ các nước, gây tổn hại cho Bắc Kinh.
Trong bài “Chết Dưới Tay Trung Quốc, quá khứ & hiện tại” vừa qua của tôi có đoạn “Phải chăng Trung Quốc chơi trò cấy “sinh tử phù” vũ khí sinh học coronavirus ra khắp nơi cho thế giới lâm vào cảnh đảo điên, khốn cùng? Trò cấy “sinh tử phù” nầy qua các tác phẩm của Kim Dung cho thấy rất gian ác, khi đầu độc đã có sẵn thuốc giải nên nạn nhân phải quy hàng cầu cứu”.
Giới trẻ có vẻ xa lạ với chữ “sinh tử phù” mà trước đây có nhiều bài viết đã đề cập nên nhân đây nhắc lại gốc gác của nó. Trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam, hầu hết đấng mày râu khoái tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung qua trang báo, sách và nghe kể, nghệ thuật hư cấu, ẩn dụ tài tình rất hấp dẫn làm say mê nên bối cảnh, nhân vật và đòn trả đũa như gậy ông đập lưng ông của Cô Tô Mộ Dung trở thành quen thuộc. Và, thủ đoạn đầu độc như cấy sinh tử phù vào nhân vật võ lâm là cái bẫy để trở thành thuộc hạ, công cụ nhằm điểu khiển, chấp hành mệnh lệnh giao phó.
Trong bộ truyện Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung đề cập đến môn phái quái dị ác độc của phái Tiêu Dao, tên nghe thì thoát tục nhưng bá đạo.
Môn phái Tiêu Dao có ba đệ tử là Thiên Sơn Đồng Lão (sư tỷ), Vô Nhai Tử (sư đệ) và Lý Thu Thủy (sư muội). Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thủy võ công lẫy lừng, nhan sắc tuyệt vời, cả hai cùng yêu Vô Nhai Tử nhưng Lý Thu Thủy phổng tay trên, nổi cơn ghen, hiềm khích nhau.
Thiên Sơn Đồng Lão được sư phụ truyền cho Bát Hoang Lục Hợp Duy Ngã Độc Tôn công lúc 6 tuổi. Năm 26 tuổi bà luyện môn võ công quái dị nầy, vừa cải lão hoàn đồng, làm cho cơ thể trẻ lại vừa tăng cường nội công, 30 năm phải tiến hành cải lão một lần, mỗi lần lại mất thêm 30 ngày. Trong thời gian đó cơ thể sẽ tạm thời mất hết võ công, mỗi ngày đều phải uống máu tươi để điều hòa kinh mạch. Khi bà đang tu luyện bị Lý Thu Thủy phá ngang, khiến tẩu hỏa nhập ma, cơ thể không phát triển được nữa, suốt đời trông như đứa trẻ nên gọi là Đồng Lão. Thiên Sơn Đồng Lão nổi giận, dùng dao rạch vào mặt Lý Thu Thủy nhiều nhát, mang nhiều vết sẹo, tỷ muội đồng môn trở thành thù hận thâm sâu.
Thiên Sơn Đồng Lão đến Phiêu Miễu phong thuộc núi Thiên Sơn và lập ra Linh Thứu cung, gồm toàn nữ nhân. Thiên Sơn Đồng Lão luyện môn võ công vô cùng hiểm ác là Sinh Tử Phù. Loại võ công tà độc không dùng độc dược mà với ám khí, dùng nội lực hóa thủy thành băng rồi phong ấn vào cơ thể đối thủ, xâm phập các huyệt đạo. Khi bị trúng sinh tử phù cơ thể đau đớn vô cùng, ngứa ngáy đến không thể chịu nổi, lăn lộn quay cuồng. Nếu không dùng thuốc giải đặc chế của Linh Thứu cung thì sẽ vật vã khổ sở, muốn sống không được, chết cũng không xong. Tuy nhiên thuốc giải cũng chỉ là tạm thời. Để hóa giải sinh tử phù phải cầu cứu Thiên Sơn Đồng Lão dùng nội lực của Thiên Sơn Lục Dương chưởng hóa giải.
Thiên Sơn Đồng Lão khi cấy sinh tử phù này đã chi phối 36 động, 72 đảo với hàng chục ngàn người. Mỗi năm người của cung Linh Thứu sẽ đi phát thuốc giải một lần, nạn nhân phải thi hành mệnh lệnh. Ngày 3 tháng 3, nạn nhân bị cấy sinh tử phải đến Linh Thứu cung để nộp cống và nhận lệnh, tất cả phải bịt mặt nên không biết dung nhan Thiên Sơn Đồng Lão. Bọn người của 36 động, 72 đảo tuy căm phẫn vì bị ức hiếp nhưng vẫn không dám phản kháng vì như thế vẫn tốt hơn là bị sinh tử phù hành hạ.
Khi tiểu tăng Hư Trúc gặp cô bé đang lâm nạn được Hư Trúc cứu giúp, lúc đó Thiên Sơn Đồng Lão đã 96 tuổi… Để trả ơn, bà truyền các môn võ công cho Hư Trúc. Trận chiến cuối cùng của Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thủy cùng chết bên nhau. Hư Trúc nhận lời thề làm chương môn phái Tiêu Dao, cứu chữa nạn nhân thoát khỏi sinh tử phù.
Trước đây GS Nguyễn Ngọc Huy (1924-1990), luận án tiến sĩ ở đại học Paris về tư tưởng chính trị cổ đại Trung Hoa, giảng dạy các môn Luật Hiến Pháp, Học Thuyết Chính Trị, Bang Giao Quốc Tế tại các trường đại học Sài Gòn, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ trong khoảng thời gian 1964-1975. (Khóa chúng tôi được thụ giáo 2 năm 1967, 1968 môn Chính Trị Học của giáo sư thời Sinh Viên Sĩ Quan ở quân trường Đà Lạt).
Tác phẩm Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung của giáo sư giữa thập niên 80 ở hải ngoại được nghiên cứu công phu, độc đáo. Nội phần Mục Lục đã ghi đầy đủ chi tiết từ trang 287 đến trang 298. Điều thú vị nhất là giáo sư dẫn chứng sự tôn sùng cá nhân giáo chủ tà giáo đi đâu cũng tiền hô hậu ủng ví von với nhân vật lãnh đạo Trung Cộng, trở thành trò hề. Một số nhân vật, môn phái hư cấu huyễn hoặc của Kim Dung dẫn chứng tượng trung đối chiếu nhân vật, phe nhóm trong sự tranh đoạt bá quyền ở Trung Cộng cũng đầy bá đạo như Kim Dung mô tả.
Trong thế giới võ lâm huyễn hoặc với chính giáo và tà giáo, xảy ra nhan nhản tranh quyền đoạt lợi, ngôi vị độc tôn võ lâm nên ám toán, tàn sát lẫn nhau. Để chiếm hữu bí kíp võ công, kiếm báu, các môn phái, cao thủ bất chấp thủ đoạn săn lùng tận gốc. Dùng “thuyết âm mưu” phao tin để sát hại lẫn nhau. Có khi nắm trong tay bí kíp như Nhạc Bất Quần lại phao tin cho đệ tử Lệnh Hồ Xung. Người đẹp sắc nước hương trời trong phái Nga My như Chu Chỉ Nhược đã lập mưu chiếm được Đồ Long đao cùng Ỷ Thiên kiếm, ra tay hạ sát Ân Ly, bỏ trôi và đổ tội cho Triệu Mẫn…Với kiến tức uyên bác, GS Nguyễn Ngọc Huy dựa vào cái hư đó để nói về thuyết âm mưu hiện hữu, nhất là dưới chế độ Cộng Sản. (Xin dừng ở đây vì ngại lan man nhiều sẽ lạc vào mê hồn chưởng).
Trong thời gian qua trên chính trường quốc tế lại tranh cãi lời qua tiếng lại với Thuyết Âm Mưu (Conspiracy Theory). Đó là thuyết ngờ vực nêu ra âm mưu bí mật của các thế lực ngầm đứng đằng sau. Nêu ra giả thuyết âm mưu để cáo buộc tội cá nhân, tổ chức, chính quyền… có dụng ý gây tổn thương ẩn chứa nội dung đứng đằng sau sự kiện, hiện tượng xảy ra trên các lãnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Thuyết âm mưu thoạt nghe rất hấp dẫn, ly kỳ nên được nhiều người tin theo, bàn hươu tán vượn, suy diễn nhiều mặt, thực hư khó biết. Dụng ý của thuyết nầy cũng na ná như báo lá cải. Hơn một trăm năm qua tờ báo Le Canard Enchaîné (Con Vịt Bị Trói) của Michel Gaillard ở Pháp ra đời năm 1915 vẫn còn lưu hành đến nay với nửa riệu ấn bản. Trước đây báo lá cải, tiếng Pháp gọi feuille de chou, tiếng Anh là tabloid journalism, chỉ loại báo rẻ tiền, tung tin đồn nhảm, tin vịt gây thị hiếu tò mò của độc giả. Những tờ báo lá cải đạt số phát hành lớn, nổi tiếng thế giới là: Daily Star, Daily Mirror, The Sun của Anh; Bild của Đức; Star, Sun, The Globe của Mỹ’. Tập đoàn báo chí American Media với các tờ báo lá cải như National Enquirer, Star, Globe… hằng năm chi hơn 30 triệu USD để nuôi đội ngũ luật sư của họ và trả tiền bồi thường… Trước đây báo lá cải xử dụng những tay săn ảnh paparazzi để tạo scandal trong giới điện ảnh, ca nhạc, chính khách gây cơn bão cho nạn nhân; nay thì chuyển sang lãnh vực chính trị. Theo Viện Công Nghệ Massachusetts (MIT), tin đồn và tin vịt trên mạng Twitter đi nhanh hơn tin thật, người dùng đăng tải lại (re-tweet) nhiều hơn, lôi cuốn hơn.
Trước năm 1975 ở Sài Gòn, mục “Ao Thả Vịt” của Kha Trấn Ác (Chu Tử) rất ăn khách. Tin vịt, tin giả, tin xe cán chó… thực hư thế nào không biết nhưng cũng mớm “không có khói sao có lửa” để loan tải trước công luận.
Hiện nay, nhiều cơ quan truyền thông chơi trò giống như Fake News, như báo lá cải. Đáp ứng nhu cầu tò mò, hiếu kỳ, dựa vào các trang mạng xã hội, phổ thông nhất điển hình như dùng Twitter để tweet, dựa vào đó phân tích qua thuyết âm mưu… Vấn đề kiểm chứng. giải thích thực hư sẽ hạ hồi phân giải.
Trở lại thuyết âm mưu mới nhất của Trung Cộng khi xảy ra nạn dịch cronavirus tại Vũ Hán. Bắc Kinh và Washington lao vào cuộc chiến thông tin về nguồn gốc của dịch bệnh nguy hiểm lây lan khắp thế giới.
Trung tuần tháng 11/2019 virus corona xuất hiện ở Vũ Hán nhưng mãi đến ngày 23/1/2020, chính quyền thành phố mới ban hành lệnh phong tỏa.
Ngày 11/2, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization – WHO) đặt tên Covid-19, trước nguy cơ dịch bệnh gây tác hại trầm trọng đến mạng sống con người, Trung Cộng sợ lãnh đòn nên bày ra thuyết âm mưu nhẳm đổ lỗi do Mỹ.
Ngày 12/3, Triệu Lập Kiên (Zhao Li Jian), phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tweet trên Twitter, ngầm ám chỉ quân đội Mỹ đã đưa con virus vào Vũ Hán, nơi xuất phát dịch bệnh nhân cuộc Đại Hội Thể Thao Quân Đội Thế Giới vào tháng 10 năm 2019.
Ngày 17/3, Tổng Thống Trump dùng thuật ngữ Chinese Virus khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh tức tối. Trung Cộng liền trả đũa. Ngày 23/3, loạt tin nhắn trên Twitter, Đai Sứ Quán Trung Quốc tại Pháp đã công khai gợi ý là con virus corona đang tàn phá thế giới thực ra đã xuất xứ Hoa Kỳ, chứ không phải là từ Vũ Hán (Trung Quốc) như mọi người lầm tưởng.
Trong thời gian qua nhiều nguồn tin phổ biến nguồn gốc phát tán đại dịch gây nguy hiểm trên khắp lục địa gây kinh hoàng chết chóc, hổn loạn cho đời sống… Với thuyết âm mưu nêu ra đang còn tìm hiểu, điều tra của các cơ quan tình báo quốc tế và giới hữu trách…
Nhiều nước trên thế giới đều thiết lập cơ sở thí nghiệm vi trùng sinh học để cứu người vì trong quá khứ đã xảy ra nhiều đại dịch. Thế nhưng, Trung Cộng lại tương kế tựu kế thay vì cứu người lại dụng ý dã tâm như vũ khí sinh học giết người!
Phòng Thí nghiệm vi trùng học Vũ Hán được thành lập từ năm 1956, năm 1978 trở thành Viện Virus Học Vũ Hán (WIV – Wuhan Institute of Virology) cách trung tâm thành phố khoảng 30km. Năm 2003, triển khai Phòng Thí Nghiệm với chi phí 44 triệu USD. Mỹ hỗ trợ 4.5 triệu USD. Năm 2015, phòng thí nghiệm này chính thức đi vào hoạt động, an toàn sinh học cấp độ 4 (BSL-4 Biosafety Level 4) nơi lưu giữ hơn 1.500 chủng virus nguy hại sinh bệnh tật quy mô nhất ở Trung Quốc.
Liên quan đến thuyết âm mưu của Trung Cộng với Mỹ, tài liệu được công bố trên tạp chí “Các vấn đề chiến lược”, Ấn Độ, 15/4/2009 đăng tải bài phát biểu của Tướng Trì Hạo Điền, nguyên Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng TC tại Hội Nghị Các Tướng Lĩnh bàn về chiến lược chiến tranh tương lai tổ chức năm 2005.
“Chỉ có thể sử dụng loại vũ khí không huỷ diệt, nhưng có khả năng giết nhiều người chúng ta mới có thể giành lấy nước Mỹ cho chúng ta. Công nghệ sinh học hiện đại đang phát triển nhanh chóng, và các loại vũ khí sinh học mới được phát minh nối tiếp nhau. Tất nhiên là chúng ta không để lãng phí thời gian; trong những năm qua chúng ta đã nắm được khả năng trở thành chủ nhân của các loại vũ khí này. Chúng ta có khả năng đạt được mục tiêu “quét sạch nước Mỹ” một cách hoàn toàn bất ngờ. Khi đồng chí Đặng Tiểu Bình còn sống, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng đã sáng suốt đưa ra quyết định đúng đắn là không phát triển các nhóm tàu sân bay và thay vào đó, tập trung phát triển các loại vũ khí có thể thủ tiêu hàng loạt dân chúng của nước thù địch.
Xét về mặt nhân đạo, chúng ta cần phải cảnh báo cho dân chúng Mỹ và thuyết phục họ rời khỏi nước Mỹ và để lại vùng đất họ từng sinh sống trên đó cho người Trung Quốc. Hoặc là ít nhất họ phải rời khỏi một nửa nước Mỹ để nhường phần đất đó cho người Trung Quốc, bởi phát hiện ra nước Mỹ lần đầu tiên chính là người Trung Quốc…”.
Nếu xảy ra chiến tranh giữa Trung Cộng và Mỹ, vũ khí TC không được tối tân Mỹ, khi đối đầu Mỹ sẽ làm chủ trên không và đại dương. Quân lính TC không có kinh nghiệm trên chiến trường như Mỹ… Với những yếu tố đó, TC sẽ nhận lấy thảm họa khó lường.
Về nội tình, muốn trấn áp thế lực đối kháng nổi dậy trong nước, TC không dám tái diễn dùng vũ lực xe tăng đàn áp dã man như ở Thiên An Môn vào tháng 6/1989, sát hại hàng nghìn người. Cuộc biểu tình Hoa Dù nổi dậy ở Hồng Kông với hàng trăm nghìn người tham dự, TC không dám mang xe tăng sang, dùng vũ lực tàn sát. Và cả người Duy Ngô Nghĩ đang bị giam trong các trại tù, không thể giết hàng loạt… chỉ có cách dùng vũ khí sinh học mới ám hại một cách tinh vi vì đó là thành phần chống đảng cầm quyền thống trị! Ngay cả Đài Loan cũng vậy, xảy ra cuộc chiến dùng vũ lực chưa biết mèo nào cắn mỉu nào? Cho điệp viên xâm nhập gây tai họa với vũ khí sinh học dễ dàng hơn vì đất hẹp người đông. Bắc Hàn đã dụng ý manh tâm vũ khí sinh học với Nam Hàn.
Trong hai năm qua, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã gây thiệt hại kinh tế cả đôi bên nhưng Trung Cộng gánh chịu nhiều thiệt hại hơn. Lúc đánh lúc đàm nhưng bản chất gian manh, hiếu thắng của Tập Cận Bình không thể chấp nhận ở thế hạ phong. Với thuyết âm mưu, phải làm cho Mỹ điêu đứng, nội tình xáo trộn, Mỹ suy yếu thì đồng minh của Mỹ với theo quỹ đạo trong Con Đường Tơ Lụa của TC.
Theo con số thống kê đại dịch Covid-19 (17/4/2020), ước tính các nước trên thế giới có khoảng 2,250.000 người bị nhiễm bệnh, được phục hồi khoảng 570,800 người, con số tử vong khoảng 154,2500. Riêng nước Mỹ, xét nghiệm 3,500,000 người có khoảng 710,000 người bị nhiễm, phục hồi hơn 60,000 người và tử vong khoảng 37,200 người. Mỹ đã trang bị cho các bệnh viện nhiều thiết bị y tế; ngoài ra vật dụng bảo hộ y tế không còn thiếu hụt nên hy vọng ngăn chận được sự lây lan. Tuy con số nhiễm bệnh và tử vong tăng nhưng không nguy cơ như thượng tuần tháng Tư, các nhà khoa học và y học sớm tìm ra vaccine để chữa trị.
Theo nguồn tin loan tải, Ngoại Trưởng Mike Pompeo vừa cho biết chính phủ Mỹ đang điều tra về nguồn gốc của vi khuẩn Vũ Hán, đặc biệt về tin có thể vi khuẩn đã ‘thoát ra’ từ trung tâm nghiên cứu vi khuẩn của Trung Cộng tại Vũ Hán.
Ông cho biết các chuyên gia về quân sự, y khoa và tình báo đang lo chuyện này, và kết quả sẽ được công bố. Ông cũng cho biết ông đang làm việc với ngoại trưởng của vài quốc gia khác để trao đổi và phối hợp tin tức.
Một ngày nào đó, mọi người năm châu thoát khỏi đại dịch Covid-19, không còn bị cấm cố và tháo face mask để sống không khí trong lành. Với thuyết âm mưu của Đảng CS Trung Cộng, của Tập Cận Bình che mặt dấu tên gây tai họa, đến lúc lột mặt nạ cho nhân loại thở phào nhẹ nhõm.
Bài đồng dao thuở nhỏ còn đi học:
“Con mèo mà trèo cây cau,
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.
Chú chuột đi chợ đường xa.
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo”.
Mèo có thương gì chuột đâu mà trèo lên cây cau để hỏi thăm, dụng ý thâm hiểu nhưng bày trò giả dối, giả nhân giả nghĩa. Chuột cũng láu lĩnh trả đũa, có thương hại gì mà mua mắm muối để giỗ, có chết mới cúng.
Con mèo Tập Cân Bình có yêu thương gì đàn chuột với con đường tơ lụa, khi chân tướng lộ diện, móng vuốt rả ra cũng là thời điểm đàn chuột quay lại tấn công cho chết, phanh thây tế sống. Ác lai ác báo.
Little Saigon April 17/2020
https://vietbao.com/a302922/thuyet-am-muu-meo-nao-can-miu-nao
Vui cười
Chuyện kể rằng: Có một hồ nước thiêng ở Canada. Ai muốn ước gì cứ nói lời ước của mình rồi nhảy xuống hồ tắm là được toại nguyện. Thế là mọi người từ khắp nơi trên thế giới kéo nhau đến rất đông. Người thì ước thành gấu trắng, người thì muốn thành đại bàng và có người còn ước thành hoa anh đào nữa. Có một anh đến bên hồ, hấp tấp thế nào lại trượt chân, vội thốt lên “Oh,SHIT!” và … rơi tõm xuống hồ.
Tại Sao Dịch Coronavirus lại khởi đầu ở China? Nhân Tố văn hóa của một trận dịch – Yi-Zheng Lian
Bệnh dịch do chủng mới của coronavirus bây giờ đã có tên là COVID-19. Bộ di thể của con virus này đã được định hình ngay sau hai tuần phát hiện, nhưng rất lâu sau đó chúng ta đã không biết nên đặt tên cho nó và căn bệnh nó gây ra là gì.
Đã có lúc, ở một vài khu vực, người ta gọi căn bệnh này là “Bệnh Sưng Phổi Vũ Hán” dựa vào tên của cái thành phố nơi bệnh mới xuất hiện. Nhưng sau đó, tuân theo bản hướng dẫn của Tổ Chức Y Tế quốc tế (WHO) người ta đã chính thức đặt tên nó là COVID-19. Theo tổ chức này, không nên đặt tên cho một căn bệnh mới dựa trên địa danh của một quốc gia để tránh “những hệ lụy tiêu cực vô tình có thể gây ra cho một cộng đồng”
Hệ lụy tiêu cực! Quả là như vậy, ngày 29 tháng Giêng, một tờ báo lá cải (tabloid) ở Úc đã cho in ngay trên trang nhất hình một mẫu khẩu trang đỏ choét đóng con dấu “Chinese Virus Pandamonium” (Hỗn loạn gây ra bởi Chinese Virus). Pandamonium là chữ cố tình viết sai của Pandemonium và Panda là tên của Gấu Trúc, một biểu hiệu của nước Tầu. Một sinh viên Tầu du học ở Úc đã phản biện: “This virus is not Chinese” Con Virus này không phải là người Tầu.
Dĩ nhiên là con virus này không phải là người Tầu, cho dù nguồn gốc của nó được truy ngược về một hang động ở bên Tầu; và căn bệnh nó gây ra cũng vậy, không phải là người Tầu. Con người có vẻ vô tội khi bệnh dịch xẩy ra.
Mặt khác những trận dịch thường có nguyên nhân xã hội và chính trị, ý là có bàn tay của con người nhúng vào; tỷ như hạn hán là thiên tai nhưng nạn đói lại là do tổ chức xã hội gây ra.
Bây giờ Covid-19 đã phát tác và lan tràn khắp nơi. Câu hỏi đặt ra là sự kiện đã bắt đầu như thế nào và vai trò của con người là thế nào để xẩy ra chuyện tồi tệ này.
Bài này sẽ thảo luận hai nhân tố văn hóa của nước Tầu có thể được dùng để giải thích tại sao một sự kiên rất nhỏ và thông thường của sinh vật trong thiên nhiên — chỉ là một con virus nhiễm vào nhưng không gây bệnh cho một động vật có vú mà lại có thể dắt dây đến một cuộc đại khủng hoảng y tế toàn cầu.
Một lần nữa, con virus này không phải là người Tầu, nhưng cả hai nhân tố văn hóa dắt đường cho nó bộc phát lại rất ư là Tầu.
Nhân tố thứ nhất là: Trừng phạt người báo động.
Lối hành xử này đã có từ lâu lắm rồi trong lịch sử chính trị Trung Hoa.
Một bác sĩ trẻ, ngay khi nhận ra được những dấu hiệu đáng sợ của một căn bệnh mới đã chia sẻ với các bạn của mình trên trang mạng riêng của nhóm. Chỉ vài ngày sau anh ta và vài người nữa bị công an Vũ Hán triệu tập để khiển trách và cấm không được nói gì về những điều trông thấy trong bệnh viện. Cái giá phải trả là cái chết của chính anh, gây ra bởi chính căn bệnh mà anh đã bị cấm không được nhắc đến.
Tương tự, trận dich SARS năm 2002 gây ra bởi một coronavirus khác ở miền nam nước Tầu đã bị chính quyền dấu diếm hơn một tháng. Và vị bác sĩ giải phẫu, người đầu tiên lên tiếng báo động đã bị giam trong nhà tù quân đội 45 ngày.
Năm 2008 xẩy ra vụ sữa bột trẻ em bị nhiễm độc do các hãng làm sữa thêm hóa chất melamine vào công thức. Sáu embị chết, 54 ngàn phải nhập viện. Bốn năm sau, không rõ các đại gia sữa đã bị phạt và phải bồi thường thế nào, chỉ biết là người thổi còi báo động vụ này đã bị ám sát chết bằng dao.
Đó là những thí dụ gần đây đều xẩy ra dưới thời cai trị của Cộng Sản, nhưng không phải chỉ có CS mới làm chuyện này. Cái lối trả thù và trừng phạt kẻ nào dám nói toạc sự thật đang bị dấu diếm thực ra đã có từ cả ngàn năm trước, chí ít là từ thời Khổng Tử, thế kỷ thứ sáu trước công nguyên.
Khổng Tử đã rút ra được một minh triết sống trong Kinh Thi, “The classic of poetry” còn có tên là Kinh Nhạc “The book of Songs”, là tuyển tập của những bài thơ và bài hát lưu hành trong dân gian từ thế kỷ thứ 10 trước công nguyên. Đó là Minh Triết Bảo Thân: “Muốn sống đạo, trước hết giữ thân cho lành lặn”. Thoạt nghe rất là ba phải, chỉ cho đến khi biết chuyện của Tử Lộ, tự là Trọng Do, một đệ tử ruột của Khổng Tử, đã bị giết rồi cơ thể bị nghiền nát chỉ vì đã dám chỉ trích hành động bất chính của một bạo chúa (nghe rằng vì cái chết này mà Khổng Tử cả đời không dám ăn thịt xay).
Ở thế kỷ thứ ba, người ta đọc được chân lý này trong một tiểu luận của triết gia Lý Khang:” Cây nào cao hơn rừng sẽ bị cuồng phong quật ngã” (Mộc Tú Y Lâm, Phong Tất Thôi Chi). Và gần đây hơn có câu này tương tự “viên đạn bắn trúng con chim nào thò đầu ra ngoài” (Thương Đả Xuất Đầu Điểu).
Cần ghi nhận, đôi khi cũng có một vài ông vua thành thực (?) muốn nghe ý kiến của đám bề tôi nhưng các chủ đề thường bị giới hạn và thời gian góp ý rất ngắn. Mao Trạch Đông, cuối 1956 đầu 1957, trong chiến dịch “Trăm Hoa Đua Nở, Trăm Nhà Lên Tiếng” đã kêu gọi tự do phát biểu phê bình nhưng chỉ vài tháng sau đó đã xử dụng phong trào “chống bọn cực hữu” để bỏ tù, hành hạ, đầy ải cả trăm ngàn trí thức và gia đình đã dại dột nghe lời xui dại của bạo chúa.
Trừng phạt những kẻ dám nói lên sự thật đã là mẫu mực cai trị của đám vua quan Tầu trong suốt mấy ngàn năm và được coi là một phương pháp hữu hiệu để ổn định xã hội. Đảng CS Tầu đã thừa hưởng và đã tối ưu hóa lối cai trị này. Hậu quả của chính sách này, bịt miệng người biết chuyện, đã khiến cho Covid-19 có đủ thời gian để bộc phát là lan truyên khắp nơi. Tính đến ngày hôm nay 12/04/2020 trên toàn thế giới đã có 113 ngàn tử vong trong số hơn 1,8 triệu bị nhiễm.
Nhân tố văn hóa thứ hai nằm sau đại dịch là cái lối người Tầu tin tưởng vào khả năng mầu nhiệm của một số thực phẩm, đã tạo ra những tập quán nguy hiểm.
Một mảng lớn của triết ly ẩm thực đó có tên là “Tấn Bổ” (jinbu) hiểu đơn giản là “lấp đầy chỗ trống” (to fill the void) được truyền khẩu trong dân gian và có tính thần bí. Đối với đa số thường dân mặc dù không thực hành nhưng cũng bị thuyết phục mạnh mẽ bởi những điều thần bí này.
Chữa bệnh bằng đồ ăn tốt hơn là uống thuốc, lý thuyết Toàn Triệt (Holistic Theory) đã phán quyết như vậy. Sở dĩ con người bị bệnh là do cơ thể bị thiếu máu huyết và sinh lực—máu huyết và sinh lực đây không phải là những thứ được dậy trong sinh-học mà là một trạng thái thần bí của hai thứ này.
Đối với đàn ông, điều quan trọng nhất là sinh lực lúc nào cũng phải dồi dào bởi vì sinh lực là gốc của cường dương và xung mãn tình dục; đối với đàn bà thì máu huyết là quan trọng vì tôn vinh nhan sắc và khả năng sinh sản.
Một số cây cỏ và động vật quý hiếm trong thiên nhiên hoang dã được truyền tụng là có thể thỏa mãn được nhu cầu sinh lực và máu huyết này, nhất là nếu được ăn tươi sống.
Mùa Đông được coi là lúc cơ thể đặc biệt cần nhiều sinh lực và máu huyết hơn so với các mùa khác, do đó lượng động vật hoang dã đã được tiêu thụ nhiều lần hơn. Điều này góp ý giải thích tại sao cả hai trận dịch SARS 2003 và COVID-19 đều xẩy ra vào mùa đông.
Người thường một khi đã tin vào thuyết Jinbu này thì bao giờ cũng tin thêm một thuyết nữa là “Dĩ hình bổ hình” dịch nôm là “ăn hình nào bổ hình đó”. Chữ “hình” ở đây đôi khi được ám chỉ đến hình thể và chức năng của một bộ phận con người. Dựa trên “hình”, có một danh sách dài tên những động vật hoang dã được chọn lựa để làm đồ ăn mà cách làm thịt các con vật này đã quá ghê rợn và tàn nhẫn để kể lại.
Rắn, dương vật của bò và ngựa—tốt cho đàn ông, lý thuyết nói như vậy—được chào mời ở các nhà hàng phương nam. Dơi, đầu mối của hai trận dịch coronavirus, đươc coi là tốt cho mắt; đặc biệt là phân dơi có hinh hạt nhỏ được xưng tụng là “dạ minh cát” cát sáng ban đêm. Túi mật và mật lấy từ gấu nuôi rất tốt để chữa bệnh vàng da; xương cọp là thần dược cho cường dương.
Một món hấp dẫn khác là món chồn hương (palm civet), một động vật nhỏ bốn chân, bị nghi ngờ là đã lây coronavirus cho người. Món chồn hương hầm thịt rắn chữa bệnh mất ngủ. Dân ít tiền thay chồn hương bằng thịt chó. Để sửa soạn cho một món jinbu hoàn hảo, chó bị dồn đuổi chạy quanh cho sinh lực thấm vào thịt da máu huyết rồi mới bị làm thịt.
Cũng lối suy nghĩ đó, món ăn càng có nhiều jinbu nếu con vật bị làm thịt ngay trước khi ăn. Khi mua về con vật phải còn sống, Chợ ướt (wet market) là nơi tập trung những thú hoang còn sống đã làm cho sự lây nhiễm virus từ thú sang người trở nên dễ dàng.
Ăn các thực phẩm làm từ động vật hoang dã từ lâu đã được đánh giá cao và nâng tầm lên mức huyền thoại. Những điều này đã được “Hoàng Đé Nội Kinh”là một công trình y học có từ hơn hai ngàn năm trước đề cập đên, và cho đến nay vẫn được rất nhiều người Hoa có học, có ý thức cao về sức khỏe coi trọng.Niềm tin vào giá trị của các thực phẩm này — đã được thảo luận nhiều trên báo chí vả internet cũng như đã được dạy tai các trường Y – đã thấm nhập vào đời sống để trở thành một nếp văn hóa.
Sẽ rất đúng nếu nói rằng ẩm thực Jinbu đã không được phổ biến khắp mọi nơi trên toàn quốc, cũng như nước Tầu không phải là nước duy nhất có kiểu ăn uống này; rất nhiều dân tộc khác cũng có kiểu ăn uống tương tự. Điều đáng nói về người Tầu là: niềm tin vào giá trị mầu nhiệm của những thực phẩm đặc biệt này đã được chấp nhận và hơn thế nữa được cho là đúng, nó đã ăn sâu bắt rễ vào ý thức tập thể của quảng đại quần chúng.
Những thảo luận trên đây đưa đến một kết luận: chính hai nhân tố văn hóa của người Tầu đã là nguyên nhân của trận dịch COVID-19. Điều này có thể rất khó nghe, và đối với một số người có thể là đã rất là xúc phạm.
Nhưng vẫn phải nói cho rõ là đối với một trận đại dịch khủng khiếp như COVID-19 tất cả các nguyên nhân xa gần đều phải được tra cứu đến nơi đến chốn — nếu không, chúng ta sẽ phải sửa soạn để đối phó với những trận đại dịch kế tiếp.
Yi-Zheng Lian, a commentator on Hong Kong and Asian Affair, is a professor of economics at Yamanashi Gakuin University in Japan and a contributing Opinion writer.
Trần Thế Kiệt dịch.
Los Angeles 14/04/2020
https://www.nguoi-viet.com/dien-dan/tai-sao-dich-covid-19-lai-khoi-dau-o-trung-quoc/
Khổ Nhục Kế, Hay Cú Lừa Thế Kỷ – Trương Thái Hòa
Cả thế giới đang đối phó với cơn đại dịch Vũ Hán, số người chết không nhiều như trận đại dịch Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ 20, nhưng thiệt hại về kinh tế toàn thế giới thật là khủng khiếp, những quốc gia cường quốc kinh tế thì vượt qua cơn đại dịch nầy, còn những quốc gia nhược tiểu coi như bị phá sản trong đó có Việt Nam.
Cuối tháng 11 năm 2019 bệnh viện Vũ Hán đã phát hiện ca nhiễm virus corona, và làm báo cáo lên chính quyền tỉnh để tìm cách ngăn chặn, nhưng bị chính quyền tỉnh Hố Bắc, bắt tất cả 8 ông bác sĩ giam giữ, phải làm tờ kiểm điểm và nhận tội vì tiết lộ thông tin sai trái, trong đó có bác sĩ Lý Văn Lượng. Đến khi dịch corona Vũ Hán lây lan mạnh có nhiều người chết và nhiều người dân ở tỉnh Hồ Bắc di tản ra khỏi tỉnh trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực, công thêm những người gốc Trung Hoa ở hải ngoại họ về TQ ăn tết, khi quay trở về các quốc gia họ cư ngụ, cùng với số người nuớc ngoài đến Vũ Hán làm ăn khi trở về nước sở tại họ đem theo con virus Vũ Hán về nước họ, thì mục tiêu của CSTQ đã đạt. Vì vũ khí sinh học của CSTQ không thể đem qua Hoa Kỳ rãi, mà chính quyền CSTQ họ dùng chiêu thức nêu trên, đảng CSTQ họ gieo tai ương cho người dân trong nước trước, rồi lây lan ra toàn thế giới, một trăm người TQ thiệt mạng để đổi lấy một người nước ngoài thiệt mạng coi như CSTQ thành công, đây là chiêu thức khổ nhục kế.
Bước thứ hai CSTQ áp lực tổ chức y tế thế giới gọi tắc WHO, người đứng đầu tổ chức nầy là Tiến sĩ Tedros Adhanom phải đổi tên virus corona Vũ Hán thành tên mới Covid19 nhằm xóa đi nơi xuất xứ. Trước khi dịch bùng phát mạnh trong nước, CSTQ họ tính rất kỷ, dự trữ dụng cụ y khoa, thuốc men đầy kho, đến khi dịch bùng phát mạnh thủ tướng TQ Lý Khắc Cường kêu gọi thế giới ra tay trợ giúp vật liệu y tế cho TQ, cả thế vì lòng nhơn đạo lại vét kho y tế của mình để trợ giúp cho TQ trong đó có Hoa Kỳ. Khi dịch corona Vũ Hán bùng phát ra khắp thế giới thì CSTQ họ tung kho dự trữ đem hợp đồng mua bán với các nước, một số thì viện trợ, coi như thế giới phải mang ơn CSTQ, dùng dụng y khoa làm áp lực ngoại giao với Hoa Kỳ coi như đem lại kết quả cho CSTQ, như TT Trump hợp báo trước đây ông dùng từ ngữ con Virus china, bị áp lực từ TQ nên TT Trump phải bỏ từ nầy. Bước kế tiếp CSTQ ra văn thư cho mặt trận truyền thông trong nước và bộ ngoại giao ra sức đánh tráo khái niệm, con virus Vũ Hán là do quân đội Mỹ đem đến TQ, vì bị phản ứng dữ dội từ bộ ngoại gia Hoa Kỳ, nên TQ chuyễn hướng con virus Vũ Hán phát xuất từ nước Ý. Đây coi như cú lừa vĩ đại nhứt của Trung cộng về mặt ngoại giao, nhưng khó thành công.
Rồi mai đây CSTQ sẽ bị các nước thưa TQ vì giấu diếm sự thật, để buột TQ bồi thường nhơn mạng và thiệt hại về kinh tế, ông Tập cận Bình dù có mưu ma chước quỷ đi nữa cũng không tránh khỏi bị buột tội diệt chủng, sẽ bị thế giới lên án, có thể ông Tập sẽ bị lật đổ trước khi bị thế gìới đâm đơn kiện, vì thể diện quốc gia không thể để vị lãnh tụ của TQ đem ra xét xử, còn ông tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom sự nghiệp của ông ta coi như chung thuyền với Tập Cận Bình, hay có thể bị Hoa Kỳ ra lệnh truy nã.
Canh bạc nhứt chín nhì bù.
Đảng CSTQ họ biết chiến tranh thượng mại với Hoa Kỳ trước sau gì kimh tế TQ sẽ bị suy thoái đưa đến sụp đổ, khi nền kinh tế suy yếu thì thế lực tư bản đỏ sẽ hợp tác với quân đội lật đổ họ, người bên ngoài thì dùng từ ngữ “ nội bộ đấu đá “, còn dân chúng vì không có công ăn việc làm nạn đói tràn lan khắp đất nước, dân chúng vì bao tử trống rỗng không có thức ăn, họ sẽ nổi dậy lật đổ chế độ CSTQ, mỗi khi nạn đói, dịch bệnh, hạn hán thì triều đại đương thời sẽ tiêu vong, lịch sử của Trung Hoa đã chứng minh điều nầy. CSTQ biết dùng chiến tranh qui ước với Hoa Kỳ thì không nắm phần thắng, mà đem đến đại họa và mất luôn chế độ, suy đi nghĩ lại chỉ dùng vũ khí sinh học là thượng sách.
Trước khi đại dịch nầy xảy ra, Hoa Kỳ khó thuyết phục các nước Liên Hiệp Âu Châu hợp sức với Hoa Kỳ chống lại TQ, vì quyền lợi nên các quôc gia Âu Châu nên bất hợp tác với Hoa Kỳ, như trường hợp Hoa Kỳ làm áp Lực các quốc gia Âu Châu về 5G của công ty viễn thông TQ Huawei. Nay thì tình thế lại khác, nhứt là tam quốc, Ý, Đức và Pháp, họ thấy nguy hiểm tiềm tàng khi làm ăn với TQ, như trường hợp lệ thuộc quá nhiều về dụng cụ y khoa với TQ, khi có chuyện thì bị chínhTQ gây áp lực. Họ tự suy nghĩ lại toàn cầu hóa là cứu cánh hay tai họa tiềm ẩn, hay nước Mỹ trên hết của TT Trump là đúng, có nghĩa là lo cho nước mình là chính. Như tôi đã từng viết bài “ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn và Nước Mỹ Trên Hết của TT Hoa Kỳ Donald Trump “.
Tình thế của TT Trump hiện nay là ngậm đắng nuốt cay, ưu tiên hàng đầu của ông là lo chận đứng cơn đại dịch corona Vũ hán, sau đó phục hồi lại nền kinh tế và vận động tái tranh cử, cuộc bỏ phiếu diễn ra vào ngày 3 tháng 11 năm 2020, khi kinh tế ổn định, nếu TT Trump tái đắc cử nhiệm kỳ 2 thì chuyện gì sẽ xảy ra. Theo nhận định riêng cá nhơn tôi Từ đầu năm 2021, Trung Cộng sẽ bị tứ bề thọ địch từ rối loạn trong nước cho đến hải ngoại, các tổ chức dân sự các nước sẽ đồng loạt kiện chính quyền CSTQ, hiện nay nền kinh tế TQ đang suy sụp, Đài Loan sẽ được Hoa Kỳ công nhận quốc gia độc lập, dân Hồng Kông tiếp tục đòi độc lập tách ra khỏi TQ, dân trong nước TQ đã nổi loạn nhiều nơi tại tỉnh Hồ Bắc, người dân tỉnh Giang Tây không tin Vũ Hán đã hết dịch, nên ngăn cấm người Hồ Bắc tràn qua tỉnh họ, cơn dịch sẽ tái bùng phát đợt 2. Để tránh bị TQ áp lực, Hoa Kỳ dùng đạo luật an ninh quốc gia bắt buột các hãng sản xuất dụng cụ y khoa v..v trở lại Hoa Kỳ sản xuất, diễn biến trở nên tốt đẹp, tới lúc đó TT Trump sẽ ra tay đối với TQ, từ đây đến năm 2022 nếu đảng cộng sản Trung Quốc không sụp đổ thì chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ bùng nổ, các quốc gia âu Châu đến lúc đó phải hợp tác với Hoa Kỳ để diệt con quỷ đỏ ĐCSTQ, đó là nhận định riêng cá nhơn của tôi. Canh bạc nhứt chín nhì bù, lật bài ra thì CSTQ “ bù “, canh bạc CSTQ thua cháy túi. ý thức hệ cộng sản pha trộn với chủ nghĩa dân tộc cực đoan, coi như cuộc hôn nhân bắt buộc phải chia tay, vì cô gái dân tộc cực đoạn đã nhận ra anh chàng cộng sản gian ác và lừa dối, vì lớp trẻ ngu muội tin vào giấc mộng Trung Quốc, ước mơ của Tập Cận Bình, TQ sẽ lãnh đạo thế giới tan thành mây khói, chế độ CSTQ tàn ác với dân, lấy nội tạng người theo môn phái Pháp Luân Công, người Ngô Duy Nhĩ, đàn áp người dân trong nước, cấm các sanh viên không được phản biện. Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong.
Vui cười
Một anh chàng cặp bồ với một phụ nữ đã có chồng, lúc 2 người đang ở trong nhà tâm sự thì bất ngờ người chồng về.
Anh chàng cuống quit:
– Chết rồi, làm sao bây giờ hả em?
– Bình tĩnh em đã có cách…
Cô liền đi vào bếp xách cái thùng rác to tướng ra… mở cửa và nói:
– Anh đổ rác giùm em nhé?
Người chồng lập tức tuân lệnh vợ, xách thùng rác xuống tận tầng trệt để đổ rác. Nhân cơ hội đó anh chàng bồ mới thoát ra được, vừa đi về nhà vừa tấm tắc khen:
– Cô ta thông minh thật, hơn đứt vợ mình.
Về đến nhà anh bấm chuông… Một lúc rất lâu sau vợ anh ra mở cửa, trên tay cô là một cái thùng rác to tướng và mỉm cười nói:
– Anh yêu ơi, anh đổ rác giúp em nhé.
Thầy giáo nói với học sinh:
– Em hãy mời ông của em đến gặp tôi!
– Dạ, ý thầy muốn mời “ông bố” củaem?
– Không, mời ông của em. Tôi muốn chỉ cho ông ấyxem con trai ông ấy đã phạm những lỗi gì trong vở bài tập về nhàcủa em.
Khi kẻ đểu Trung Hoa cười nhạo thế giới – Phạm Cao Phong (Paris, Pháp)
Ngày 30-3, chương trình thời sự của các kênh chính đài truyền hình nhà nước Pháp như France 2, France Info, CNews Direct đều đồng loạt tố cáo hành vi Trung Quốc dấu nhẹm có chủ ý về con số tử vong giai đoạn dịch bệnh coronavirus tại quốc gia này. Phóng viên Pháp Arnaul Miguel thường trú tại Vũ Hán đã cho thấy hình ảnh người nhà những gia đình xấu số xếp hàng chầu chực nhiều giờ để nhận lọ tro người thân tại các nhà hỏa thiêu. Trong một bức ảnh chụp dãy hộp khổng lồ xếp như những công sự của đội quân chết, người xem dễ dàng nhẩm tính có tới 1.800 bình tro. Đấy mới là tiền sảnh của một trong bảy nhà hỏa thiêu tại Vũ Hán.
Phóng viên Pháp nói thẳng tuột, Trung Quốc đã giảm thiểu đến 20 lần con số thực.
Sự tương phản trong cách làm thống kê, sự bạch hóa giữa hai thể thức chính trị châu Âu và Trung Quốc có thể đo bằng khoảng cách giữa Trái đất và sao Hỏa.
Phía Pháp cập nhật con số tổn thất hàng ngày. Hôm nay (31-3) vượt ngưỡng 3.000 ca tử vong, song nói rõ “đây mới chỉ là những ca tử vong tại bệnh viện, sự thật có thể cao hơn rất nhiều”. Họ thông báo 15 người già trong cùng Viện Ehpad vừa mất chưa xếp trong trường hợp tử vong do nguyên nhân gì.
Khi trình diện tử thần, công dân Pháp được cấp passeport cái chết ‘rành mạch’, không đi chui được. Ai là tử sĩ, ai chết dịch đều rõ ràng. Cái chết được phong thánh, có đền, khắc tượng hay bị nguyền rủa đều có lý lịch. Kẻ lỏi tì khó xoay được cho cái chết “tử vì nước” hoặc kẻ khùng đua xế hộp hôn cột đèn thành “thương phế binh” gặp nạn trong khi “thi hành công vụ” để ăn trợ cấp thương tật.
Tôi đã cắt một chiếc khẩu trang FFP2 ra xem các lớp cấu tạo để hiểu tại sao trên mạng rao bán tới 29,9 euro. Loại này chúng tôi được phát khi đi làm việc, gồm có năm lớp, sau ba tiếng phải thay chiếc mới.
Nước Pháp hiện đang thiếu khẩu trang tốt và nhiều loại khẩu trang chuyên dụng, đang khởi động để sản xuất nhiều loại khác. Hôm 29-3, nhóm bác sĩ Pháp tranh luận trên truyền hình thừa nhận họ đã không đánh giá đúng độ ác hiểm của coronavirus, các chỉ số về độ tuổi nạn nhân cũng trật khấc. Hiện có sáu bác sĩ Pháp đã chết vì Covid-19.
Do quá lệ thuộc Trung Quốc, từ cái khẩu trang đến máy trợ thở, quạt thông không khí, nên mới hai tuần đầu “các bệnh viện Pháp đã trong tình trạng chết đuối”, gần chạm điểm gãy đổ vì không còn sức chứa, giường bệnh, thiết bị hồi sức thiếu.
Pháp đang cải tạo các toa tàu cao tốc thành tàu bệnh viện, một việc chưa từng có tiền lệ trên thế giới.
Các bác sĩ Pháp kêu cứu, thịt xương họ không phải để cúng cho súng ‘đại bác corona’ vì thiếu áo choàng, khẩu trang mua từ “nước lạ”, là vô dụng, thậm chí gây mẩn ngứa chỉ như chiếc dây rắc bột, chiếc rá vớt mỳ trước các tấn công ào ạt của Coronavirus.
Nước Pháp đã phải tổng động viên để đối phó với làn sóng dịch bệnh sắp đổ ập xuống. Người nhà tiễn người thân vào bệnh viện không biết đấy có phải lần cuối. Nhiều người mới vào đã chết ngay sau hai ngày mắc bệnh. Có cả ca tử vong ở trẻ em.
Khi dịch bùng lên ở Vũ Hán, Trung Quốc thông qua các con buôn nằm vùng tỏa đi vét sạch khẩu trang y tế tại thị trường châu Âu, găm cắm. Bây giờ họ bung ra bán lại với giá cắt cổ. Một chiếc FFP 2 bán chợ đen tới 15,99 euro.
Khi Trung Quốc lâm nạn, Pháp gửi viện trợ không nhỏ sang giúp vô tư, không vụ lợi. Hiện tại cả thế giới bó cứng chân tay, kinh tế án binh bất động, Trung Quốc một mình một chợ, lấy con bài khẩu trang để áp các nước thành viên EU phải thay đổi chủ trương về Huawei (Hoa Vi).
Trong bối cảnh các nước phải nhập vật tư y tế từ Trung Quốc để chống dịch, một vụ tai tiếng vừa bùng lên: bộ xét nghiệm mà Tây Ban Nha nhập từ Trung Quốc thiếu chính xác đến mức Madrid phải quyết định tạm ngưng sử dụng. Tây Ban Nha đặt lô hàng 640.000 kit xét nghiệm nhanh của Công ty Shenzen Easy Biotechnology (SEN), trụ sở ở Thâm Quyến. Sau khi đưa 8.000 kit vào thử nghiệm, Madrid ngã ngửa ra rằng các bộ xét nghiệm SEN dối trá như Tàu. Bệnh nhân dương tính Covid-19, qua kit xét nghiệm báo kết quả âm tính!
Một nạn nhân bị dính hàng kém chất lượng nữa từ Trung Quốc sau Tây Ban Nha là Hà Lan. Nước này trả tiền thật, nhận hàng “dỏm”. Hàng trăm nghìn khẩu trang KN95 mà Hà Lan nhận được hôm 21-03, phân phát đến các bệnh viện đều không đạt đủ tiêu chuẩn cần thiết. Ngày 28-03, chính phủ Hà Lan ra thông báo thu hồi 600.000 chiếc, chiếm một nửa lô hàng 1,3 triệu khẩu trang FFP2, do những khẩu trang này không đủ độ kín, phần lọc bị ăn bớt không thể cản virus thâm nhập. Trung Quốc biện minh “nhầm” trong khâu giao hàng.
Nước Pháp đang phải rút bài học, rằng họ đã tự biến thành tù nhân do chính sách lệ thuộc vào kinh tế công xưởng sản xuất thế giới Trung Quốc ra sao.
Ngày 28-3, trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế, Bộ trưởng Y tế Pháp nói thẳng là các thiết bị Trung Quốc bán cho châu Âu không đủ độ tin cậy, hàm ý tố cáo hành vi khi “kẻ đếm tiền, người đếm xác”. Sự hiện diện của Thủ tướng Édouard Philippe bên cạnh, chăm chú nghe, không cắt gọt cho câu nói của Tổng trưởng Y tế Olivier Véran đồng nghĩa như tuyên bố của phát ngôn viên chính phủ, thậm chí còn gay gắt hơn.
Nhà báo Christian Stenzen tóm lược cái nhìn khác từ Đức:
Thành công lớn nhất mà Trung Quốc đạt được là đồ sứ, giấy và dối lừa.
500 năm trước Thiên Chúa Giáng sinh, danh tướng Trung Hoa Tôn Tử đã viết trong cuốn Binh Pháp của ông rằng, nghi binh và lừa dối giỏi là đảm bảo của thành công.
Từ đó đến nay thế giới vẫn không thông minh hơn trong trò chơi với Tàu. Ngược lại là khác.
Sự bùng nổ dịch bệnh corona cho chúng ta một nhận thức đau lòng tột cùng. Mảnh đất của những nụ cười đang lừa gạt chúng ta, đang cười nhạo vào mặt thế giới. Hết lần này đến lần khác. Trong hai tuần, các nhà lãnh đạo nhà nước và đảng ở Bắc Kinh muốn giữ sự bùng phát của dịch corona ở Vũ Hán cho chính họ và che đậy bằng mọi cách.
Bây giờ Bắc Kinh tuyên bố rằng Corona không đến từ Trung Quốc, mà đến từ nước ngoài.
Trung Quốc vẫn sống theo cách đó và dối trá…
Điều cay đắng là: Trong nhiều tuần, Đức chẳng làm gì khi thấy Trung Quốc ngụy trang con coronavirus của họ, không có biện pháp cản trở người dân Trung Quốc vui vẻ du lịch đến đất nước chúng ta. Thậm chí vỗ tay khen thời gian xây dựng kỷ lục một trong những bệnh viện dã chiến.
Một số là những người bị lừa. Và có những người khác là những người thích bị lừa. Dễ chịu hoặc có tiền. Hoặc cả hai.
Bởi vì Volkswagen bán hàng triệu xe hơi mỗi năm tại Trung Quốc, ông chủ Volkswagen không muốn biết về các trại cải tạo mà Trung Quốc giam người Duy Ngô Nhĩ và những kẻ được cho là thọc gậy bánh xe.
Trong khi hàng ngàn người mỗi ngày trong các trại cải tạo bị tra tấn thì đa số người bên ngoài vẫn tin giọng lưỡi chính thức dối trá rằng, đó là các cơ sở giáo dục.
Vì nước Đức thất bại trong việc phát triển các công nghệ của riêng mình, Huawei được phép xây dựng công nghệ 5G ở đây. Bất chấp tất cả cảnh báo từ các cơ quan tình báo, chính phủ Đức vẫn tin vào lời hứa của Trung Quốc rằng Đức chắc chắn sẽ không bị theo dõi.
Hứa danh dự !
Đại dịch này là bài học đắt giá để cộng đồng châu Âu không cho phép quay lại với thế giới cũ, đặt dấu hỏi về vai trò của Trung Quốc trong tư cách thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ.
Ngày 31-3, phát biểu ngay trong chuyến đi thăm nhà máy sản xuất khẩu trang tại Saint-Barthélemy-d’Anjou (Maine-et-Loire), Tổng thống Emanuel Macron đã nhấn mạnh rất rõ ràng, rành mạch:
“Mục tiêu hàng đầu của chúng ta hôm nay là cho ra những sản phẩm tại Pháp. Từ giờ cho đến cuối năm chúng ta sẽ sản xuất ra những sản phẩm 100% chất lượng của Pháp, trên đất Pháp. Chúng ta phải hoàn toàn tự chủ toàn phần, trọn vẹn… Ngày mai sẽ không còn là ngày hôm qua. Phải rút ra bài học từ những hậu quả này”.
Xong, chấm xuống dòng, chàng đểu Trung Hoa, hãy hốc những miếng cuối cùng nước Pháp, của châu Âu đi, ngày mai chú đi chỗ khác kiếm ăn.
Đúng, chỉ có một điều có thể tin vào Trung Quốc: trên đường vươn tới siêu cường, lời nói dối của họ không phải là sự lừa dối cuối cùng trên thế giới. Điều này tùy thuộc vào cách chúng ta đối phó với gian dối của họ.
(Bài viết của nhà báo Caophong Pham, Paris, Pháp .)
Rửa tay bằng cồn
…..Hôm nay gió nhẹ nâng hồn
Bố ngồi rảnh rỗi lấy cồn xịt tay
Mẹ thì làm việc suốt ngày
Làm xong mẹ lại xịt tay bằng cồn
Thằng con trông thế mà khôn
Chẳng làm gì cũng lấy cồn xịt tay
Bà nội ăn khô gà cay
Ăn xong bà cũng xịt tay bằng cồn
Ông nội thấy thế bồn chồn
Thế là lập tức lấy cồn xịt tay
Thơ này thì cũng chả hay
Viết xong cũng phải xịt tay bằng cồn
Phòng ngừa vi rus cô rôn
Em vừa mua được lọ cồn xịt tay…
Quảng cáo cồn phải mua ngay
Mua xong là phải đưa tay xịt cồn
Xịt xong họng lại muốn nôn
Cho nên lại phải xịt cồn vào tay
Con em nhìn thấy bảo may
Cho em một tí xịt ngay lọ cồn
Chồng nhìn vợ bảo ôn tồn
Đưa anh một tí tẹo cồn xịt tay
Hàng xóm bắt chước mua ngay
Mỗi nhà vài lọ xịt tay bằng cồn
Xã hội nghe thấy hết hồn
Ngày mai lập tức mua cồn xịt tay
Hiệu thuốc giơ biển báo ngay
Hiện nay hết lọ xịt tay bằng cồn!!!
Corona đến dập dồn
Cho nên cứ phải xoa cồn vào tay
Sáng ra, đêm đến cả ngày
Chốc chốc lại nhớ cho tay vô cồn
Đến đâu cũng thấy dân đồn
Sợ quá ta lại xoa cồn vào tay
Nghỉ làm ngồi xó cả ngày
Yên tâm thì cứ xoa tay vô cồn
Đi đâu cũng chớ làm ồn
Đi đâu thì cứ xoa cồn vào tay
Corona cũng biết bay
Bạn bè gặp mặt bắt tay xoa cồn
Mặc cho thiên hạ ồn ồn
Đi đâu cứ thấy có cồn là xoa
Tán gái thì chớ bỏ qua
Tìm nơi kín đáo xoa xoa tý … Cồn !!!
(Sưu tầm trên mạng)
Nguyên nhân thảm họa Italia – Giacomino Nicolazzo
Montecalvo, Lombardy, Ý.
Tôi ngồi đây trong khi bị cô lập ngoài ý muốn , một báo cáo đêm qua đã có 743 người chết và 5.249 trường hợp nhiễm bệnh mới được ghi nhận. Điều này đưa tổng số trường hợp nhiễm bệnh lên 69.176 và số lượng tử vong lên tới 6820. Chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng 8.326 người đã hồi phục cho đến nay (con số vào ngày 24/3, lúc 8:30 tối tại Ý.)
Hầu hết các thị trấn ở Ý, từ thượng nguồn của dãy Alps đến bờ biển Sicilia và Sardenia cổ xưa, trong khi không hề bị bỏ hoang, nhưng lại gần giống như các thị trấn ma hơn là các trung tâm du lịch, kinh doanh và cuộc sống hàng ngày mà họ mới sầm uất chỉ cách đây vài tuần .
Các cửa hàng và thương mại đã bị đóng cửa. Nhà hàng và quán cà phê không còn phục vụ khách hàng. Các trường học, trường đại học, đấu trường thể thao, thậm chí cả nhà bảo tàng và hí viện của chúng tôi đều đóng cửa.. Ngay cả Vatican cũng đã đóng cổng và tuần tra vũ trang giám sát sau những bức tường cao hơn 6 mét bảo vệ nó!
Phố xá bây giờ trống rỗng. Thông thường, nơi đây đầy dẫy những tài xế người Ý điên cuồng trong những chiếc xe hơi nhỏ và xe gắn máy (những thứ nghe giống như côn trùng quỷ) phóng bạt mạng đó đây, đạt đến mức tối đa của lực ly tâm trên các đường vòng của chúng tôi. Trong các thị trấn và thành phố, giờ đây thật ra có nhiều bồ câu hơn người. Nhiều người trong chúng ta biết ai đó đã bị nhiễm bệnh và đã hồi phục. Một số người trong chúng ta biết ai đó đã không phục hồi được bây giờ họ đã chết. Nhưng mọi người đều biết ai đó đã bị ảnh hưởng bởi con quái vật siêu nhỏ này bằng cách này hay cách khác.
Sáu mươi triệu người trong chúng tôi đang bị cách ly, nó giống như một khu vực chiến tranh ở đây. Chúng tôi đang bị giam giữ trong nhà của chính mình bởi một kẻ thù vô hình đã lén lút trong hầu hết chúng ta. Như bạn sẽ thấy chỉ sau vài phút nữa, đã có những người biết điều gì đó như thế này sắp xảy ra hoặc sẽ phải xảy ra.
Vậy lỗi này tại ai? Với tất cả sự điên rồ này xoáy như xoáy nước dưới chân chúng tôi, tôi chỉ tìm được câu trả lời đáng trách. Và vì vậy tôi đã dành thời gian rảnh rỗi (cái này tôi có rất nhiều trong những ngày qua) đề đào sâu và nghiên cứu thêm. Tôi thực sự bị sốc khi khám phá ra điều này đã xảy ra như thế nào.
Tôi sẽ không làm bạn nhàm chán khi nói về Bệnh nhân #0, người đã truyền bá nó cho Bệnh nhân# 1 và cách toán học giải thích hiệu quả sự lây lan nhanh chóng của nhiễm trùng qua bệnh nhân số #….. Tôi chỉ nói cho bạn biết làm thế nào (như tôi thấy) con virus này đã xâm nhập vào Ý.
Cùng lúc Renzi đang dẫn dắt Ý vào quên lãng, những điều kỳ lạ đã xảy ra trong nền kinh tế Ý. Các ngân hàng đã thất bại nhưng không đóng cửa. Tuổi nghỉ hưu đã được kéo dài vì một số lý do khiến quỹ hưu trí bị thu hẹp hoặc biến mất. Thuế bán hàng quốc gia mà chúng tôi gọi là IVA (Thuế giá trị gia tăng) tăng từ 18% lên 20%, sau đó lên 21% và một lần nữa lên 22%.
Và ở giữa tất cả các công việc tài chính này, người Trung Quốc bắt đầu mua dữ dội bất động sản và doanh nghiệp Ý ở miền Bắc.
Bây giờ lý do tôi đề cập đến Renzi và người Trung Quốc toa rập với nhau là những điều kỳ lạ cũng đang diễn ra giữa chính phủ Ý và Trung Quốc. Chính Phủ Ý đã để mặc những người Trung Quốc tự do mua các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, viễn thông, công nghiệp và thời trang của nền kinh tế Ý, tất cả đều diễn ra ở Milano.
Nói ngắn gọn, Trung Quốc đã luồn lách các giao dịch thu mua và né tránh vi phạm luật pháp của Ý và các Hiệp định thương mại EU với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh và không ai ở một trong hai quốc gia đó (không phải Obama ở Mỹ hoặc Cameron ở Anh) đề cập đến một điều trong quốc phòng của họ.. Như một vấn đề thực tế, phần lớn trong số đó đã bị che giấu khỏi công chúng ở cả ba quốc gia.
Năm 2014, Trung Quốc đã truyền cho nền kinh tế Ý 5 tỷ euro thông qua việc mua các công ty trị giá dưới 100 triệu euro mỗi lần Vào thời điểm Renzi rời văn phòng (trong sự ô nhục) vào năm 2016, các thương vụ mua lại của Trung Quốc đã vượt quá 52 tỷ euro. Khi bụi đã lắng xuống, Trung Quốc sở hữu hơn 300 công ty, đại diện cho 27% các tập đoàn lớn của Ý.
Ngân hàng Trung Quốc hiện đang sở hữu năm ngân hàng lớn ở Ý, tất cả trong số đó đã được Renzi bí mật (và bất hợp pháp) hỗ trợ bằng cách xử dụng các quỹ hưu trí bị ăn cắp! Ngay sau đó, sàn giao dịch vốn Trung Quốc Milano đã được khai trương và phần lớn tài sản của Ý đã được đưa trở lại lục địa Trung Quốc.
Các cơ quan nhà nước Trung Quốc sở hữu tập đoàn viễn thông lớn của Ý cũng như các chi nhánh chính của nó (ENI và ENEL). Khi gia nhập thị trường viễn thông, Huawei đã thành lập một cơ sở tại Segrate, ngoại ô thành phố Milano. Nó đã ra mắt trung tâm nghiên cứu đầu tiên ở đó và nghiên cứu về vi sóng, kết quả là công nghệ nguy hiểm mà chúng ta gọi là 5G..
Trung Quốc hiện cũng sở hữu quyền kiểm soát đối với Fiat-Chrysler, Prysmian và Terna. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng khi bạn đặt một bộ bánh vỏ xe Pirelli trên xe của bạn, lợi nhuận sẽ được chuyển đến Trung Quốc.
ChemChina, một công nghiệp hóa chất khổng lồ Trung Quốc, cũng đã mua công ty đó!
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là Ferretti yachts, nhà xây dựng du thuyền uy tín nhất châu Âu. Thật đáng kinh ngạc, nó không còn thuộc sở hữu của gia đình Ferretti.
Nhưng lĩnh vực mà các công ty Trung Quốc đầu tư nhiều nhất là ngành công nghiệp thời trang có lợi nhuận của Ý. Các thương hiệu Pinco Pallino, Miss Sixty, Sergio Tacchini, Roberta di Camerino và Mariella Burani đã bị Trung Quốc mua đứt 100%.
Nhà thiết kế Salvatore Ferragamo bán 16% và Caruso bán 35%. Trường hợp nổi tiếng nhất là Krizia, được mua vào năm 2014 bởi Công ty thời trang Thâm Quyến Marisfrolg, một trong những nhà lãnh đạo của thời trang cao cấp, quần áo may sẵn ở châu Á.
Trong suốt tất cả các giao dịch mua và thủ đắc này, chính phủ Renzi đã cho phép Trung Quốc tiếp cận không giới hạn và không bị cản trở đến Ý và thị trường tài chính của nước này, nhiều người đã xuất nhập cảnh mà không cần kiểm tra hải quan.
Theo đúng nghĩa đen, hàng chục ngàn người Trung Quốc đã đến Ý thông qua Milano (bất hợp pháp) và quay trở lại mang theo tiền, công nghệ và bí mật của công ty.
Hàng ngàn người khác được phép xâm nhập và biến mất trong bóng tối của Milano và các thành phố sản xuất khác của Lombardy, chỉ xuất hiện ở các cửa hàng may bất hợp pháp, sản xuất quần áo hàng hiệu và dán lên nhãn hiệu “Made In Italy:. Tất cả với sự chấp thuận ngầm của chính phủ Renzi.
Mãi cho đến khi có một sự thay đổi trong đảng cầm quyền ở Ý, những chiếc áo len và sự ra vào bất hợp pháp của các công dân Trung Quốc đã bị dừng lại. Matteo Salvini, đại diện cho đảng Lega Nord, đã đóng cửa các cảng của Ý đối với những người nhập cư và bắt đầu tháo gỡ một cách có hệ thống những chiếc áo len và trục xuất những người ở Ý bất hợp pháp.
Vào tháng 12 năm ngoái, những dấu hiệu đầu tiên của một loại coronavirus đã được chú ý ở vùng Lombardy trong các khu phố của Trung Quốc. Không có nghi ngờ gì giữa các quan chức y tế cấp cao rằng virus được mang đến từ Trung Quốc!
Đến cuối tháng 1 năm 2020 các trường hợp đã được báo cáo. Đến giữa tháng hai, virus đã bắt đầu làm quá tải nghiêm trọng các bệnh viện và phòng khám y tế ở Lombardy. Bây giờ họ đang trong tình trạng suy sụp.
Các chính trị gia cực tả đã hoàn toàn phản bội người dân Ý bằng các chính sách biên giới mở cửa và các chương trình công bằng xã hội.
Một trong những lý do khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe sụp đổ nhanh chóng là vì chính phủ Renzi (và hiện tiếp tục thuộc chính phủ Conte) đã chuyển hướng các quỹ nhằm duy trì hệ thống y tế, để trả cho hàng chục ngàn người nhập cư đến Ý chống lại ý chí của người Ý.
Nếu bạn nhớ trận động đất kinh hoàng tàn phá các ngôi làng xung quanh Amatricia, ở vùng núi phía đông Rome năm 2015, bạn cũng sẽ nhớ thế giới đã phản ứng thế nào bằng cách gửi hàng triệu đô la để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng.
Nhưng có một luật ở Ý ngăn chặn sự đóng góp tư nhân cho các tổ chức từ thiện của Ý. Tất cả tiền và các khoản đóng góp nhận được phải được chuyển cho một cơ quan chính phủ, để qua họ sẽ phân phối phù hợp với các khoản tiền khi cần thiết. Nhưng cơ quan đó là ổ tham nhũng giống như tất cả những nơi khác.
Hầu hết số tiền không bao giờ đến tay một nạn nhân trên núi. Chính phủ Renzi đã chuyển hướng phần lớn số tiền đó để trả cho chi phí nhập cư và tị nạn ngày càng tăng.
Khi nền kinh tế trở nên tồi tệ dưới gánh nặng của nhập cư bất hợp pháp, cộng với chi tiêu và sự bất tài của chính phủ, thất nghiệp tăng nhanh chóng, đặc biệt là trong giới trẻ. Tỷ lệ thất nghiệp của nam và nữ dưới 35 tuổi là gần 40%. Vì vậy, nhiều tiền hơn đã được chuyển từ hệ thống chăm sóc sức khỏe và được xử dụng để trả những gì được gọi là thu nhập được đảm bảo ở đây. Cho dù bạn làm việc hay không bạn đều được trả tiền ở đây, đặc biệt nếu bạn thuộc về trợ cấp tàn phế (Permanent Disability)! Chính phủ chỉ đơn giản là tăng thuế đối với những người làm việc.
Hãy để tôi cho bạn một ví dụ nhanh về sự điên rồ mà thuế Ý đã tăng lên…. Nếu bạn sống trong một tòa nhà có ban công hoặc nhiều ban công thì bất kỳ ban công nào cũng đổ bóng xuống đất, bạn phải trả thuế “bóng tối công cộng”! Tôi sẽ nói không ngoa đâu!
Điểm tôi đang cố gắng đưa ra ở đây là người Trung Quốc không chỉ mang virus đến Ý (và phần còn lại của thế giới) mà chính chính trị cực tả và chính sách đã tạo điều kiện thuận lợi cho nó.
Điều này hy vọng sẽ là một lời cảnh báo cho người Mỹ rằng trong khi họ nỗ lực để loại bỏ Virus Trung Quốc, họ cũng nên nỗ lực hết sức để loại bỏ bất kỳ chính trị gia nào muốn phá vỡ Hiến pháp và coi thường luật pháp quốc gia. Giản dị và đơn giản.
Giacomino Nicolazzo
Tác giả Giacomino Nicolazzo; một trong những nhà văn Ý được yêu thích nhất. Sinh ra và lớn lên ở miền Trung Pennsylvania Hoa Kỳ, ông sống trong một ngôi làng nhỏ ở vùng Lombardy (Tây Bắc Ý) nơi ông viết sách.
Nguyễn Thế Thang lược dịch
https://bacaytruc.com/index.php/6718-nguyen-nhan-th-m-h-a-italia-tac-gi-giacomino-nicolazzo
Bệnh nhân số 0 nhiễm virus Vũ Hán của Ý là giáo sư ‘chủ nghĩa Marx-Lenin’ từ Vũ Hán – Minh Thanh
Gần đây, trên mạng internet xuất hiện một video cho thấy cảnh xuất viện của cặp vợ chồng viện trưởng viện văn học, Đại học Sư Phạm Hoa Trung đến từ Vũ Hán, cũng là trường hợp đầu tiên được xác nhận nhiễm virus Corona Vũ Hán tại Ý. Điều này đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích Trung Quốc “gieo rắc virus độc tới ngàn dặm”.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu tình hình dịch bệnh khiến virus Corona Vũ Hán bùng phát khắp toàn cầu. Tuy nhiên, để trốn tránh trách nhiệm, ban đầu họ đã cố đổ lỗi cho Mỹ và sau đó chuyển sang Ý.
Ngày 23/3, Phoenix Video đã đăng lại một video từ kênh truyền thông đại lục cho thấy vào ngày 19/3, bệnh nhân số 0 nhiễm virus Corona ở Ý là cựu Viện trưởng Đại học Sư Phạm Hoa Trung ở Vũ Hán, bà Hồ Á Mẫn (sinh tháng 4 năm 1954). Bà rời bệnh viện bệnh truyền nhiễm sau 49 ngày nằm viện và chuyển vào bệnh viện đa khoa để tiếp tục theo dõi.
Trong video, bà Hồ Á Mẫn nói với các nhân viên y tế đã điều trị cho bà rằng: “Tôi yêu các bạn. Các bạn đã cứu sống chúng tôi, chúng tôi yêu bệnh viện này và nước Ý”.
Ca số 0 nhiễm virus Corona ở Ý
Phơi bày ca số 0 nhiễm virus Corona Vũ Hán ở Ý, đó là vợ chồng cựu viện trưởng thuộc Đại học Sư phạm Vũ Hán Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video)
Được biết, ngày 22/1, bà Hồ Á Mẫn rời Vũ Hán đến châu Âu để đi du lịch. Vài ngày sau khi đến Ý, bà bị bệnh và được nhận vào khoa cấp cứu. Ngày 30/1, trong một cuộc họp báo, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố rằng hai khách du lịch từ Trung Quốc đã được xác nhận nhiễm virus Corona Vũ Hán, đó là một cặp vợ chồng ở độ tuổi 66 và 67. Họ đã được cách ly điều trị, tuy nhiên danh tính của họ không được tiết lộ.
Theo kênh truyền thông Il Messaggero của Ý, cặp vợ chồng người Trung Quốc bị nhiễm dịch trên đã đến Milan vào ngày 23/1 và sau đó họ đã đến ở một khách sạn tại Rome. Trong chuyến đi, họ từng bắt xe buýt đến cassino để tham quan. Đêm ngày 29/1, hai vợ chồng cảm thấy khó chịu nên đã được kiểm tra sức khỏe và có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Corona Vũ Hán. Điều này có nghĩa là hai người đã đi du lịch 6 ngày ở Ý trước khi được chẩn đoán nhiễm dịch. Bài báo cho biết cặp vợ chồng này cũng là trường hợp viêm phổi Vũ Hán đầu tiên được xác nhận ở nước Ý.
Gần đây, phim chụp X-quang và chụp cắt lớp phổi của hai người đã được đăng trên các trang web nước ngoài, cho thấy tình trạng phổi của họ đã xấu đi nhanh chóng, và phế nang của họ giống như thủy tinh thể. Bác sĩ cho biết điều này nói lên rằng phổi của hai người đã bị triệu chứng viêm phổi kẽ không hồi phục.
Thông tin công khai cho thấy bà Hồ Á Mẫn là đảng viên ĐCSTQ, và định hướng nghiên cứu của bà là học thuyết chủ nghĩa Marx. Bà từng là Phó hội trưởng hội nghiên cứu học thuyết Marx-Lenin, chuyên gia hàng đầu về “hình thái Trung Quốc trong văn học phê bình chủ nghĩa Marx-Lenin”. Bà có không dưới 10 cuốn sách viết về Marx-Lenin và Mao Trạch Đông.
nhà nghiên cứu Marx Lenin của Trung Quốc
Sau khi tin tức này xuất hiện trên Weibo đại lục, nó đã gây ra những tranh luận:
Người dùng mạng unlim bình luận: “Một ngày trước khi thành phố bị phong tỏa đã ‘đầu độc cả ngàn dặm’ ”.
Cư dân mạng st hoa đào nói: “Thành thật mà nói, ngày 22/1 rời Vũ Hán đi du lịch mà không biết tự bảo vệ, cùng là đồng bào mà tôi cảm thấy thật xấu hổ”.
Một nick khác là Hoàng Hào lại bình luận: “Gieo rắc dịch bệnh tới cả vạn dặm, giỏi nhất đấy!”.
Nick ‘bị ái’ nói: “Ngày 22/1 là chỉ trước khi Vũ Hán đóng cửa một ngày, chẳng phải trong lòng có chút tính toán sao? Lại còn là Viện trưởng Viện văn học, có đáng xấu hổ không?”
Nick Tây Bắc bình luận: “Các quan chức luôn là người chạy trốn nhanh nhất”.
Nick lib nói: “Đêm trước khi thành phố đóng cửa thì chạy trốn sang Ý, mang cả virus sang tới xa nghìn dặm, đúng là nhanh nhất, ích kỷ! !! !!”
Ngày 12/3, sau khi Triệu Lập Kiên – phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã liên tiếp đăng trên Twitter với nội dung đẩy trách nhiệm về nguồn gốc virus Corona Vũ Hán sang cho Hoa Kỳ, điều này đã gặp phải làn sóng phản đối mạnh. Chính phủ Hoa Kỳ kịch liệt đáp trả và bắt đầu sử dụng đích danh từ “virus Trung Quốc” để gọi dịch viêm phổi Vũ Hán.
Vào ngày 21/3, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ Global Times và CCTV cũng trích dẫn cái gọi là lời của các chuyên gia y tế Ý, nói rằng họ đã gặp các trường hợp viêm phổi nặng vào tháng 11 và tháng 12 năm ngoái; từ đó “suy đoán” ra rằng “virus Trung Quốc” xuất hiện ở Ý sớm hơn ở Vũ Hán. Một số nhà bình luận đã mô tả cách tiếp cận này như là trò “phủi tay đẩy trách nhiệm” hàng loạt, đầu tiên là đẩy cho Hoa Kỳ, và bây giờ là cho nước Ý.
Sau khi những tin tức mới nhất về bệnh nhân số 0 ở Ý được tiết lộ, cư dân mạng Weibo Xiaike đã bình luận: “Rõ ràng là virus ở Ý và Châu Âu đến từ Vũ Hán”.
Nick Đại dương bí ẩn trên Twitter cho hay: “Bệnh nhân số 0 ở Úc là một người đàn ông ngoài 50 tuổi đã trở về Melbourne từ Vũ Hán”.
Cư dân mạng amyma131 nói: “Bệnh nhân số 0 của Seattle cũng đến từ Vũ Hán, được chữa khỏi rồi nhưng lại lây nhiễm cho người khác”.
Một số tweet cũng cho biết: “Bệnh nhân số 0 ở tất cả các quốc gia đều do ĐCSTQ ‘chuyển tới’. Vậy mà vẫn không biết xấu hổ còn đi đổ lỗi khắp nơi? !!”
Minh Thanh
https://www.ntdvn.com/the-gioi/benh-nhan-so-0-nhiem-virus-vu-han-o-y-23659.html
Cô Nà cô Vít
Nà nà, Vít vít….
Mới ngày nào bưng bít ở Chai na…
Vài con trăng thấm thóat có bao lâu mà ?
Bổng phút chốc nó phình ra như thổi !
Từ Vũ Hán nó chu du thế giới…
Âu, Mỹ, Á, Úc, Phi chẳng từ chối một ai .
Em lẳng lơ thuộc loại chân dài….
Mới mười chín lại si mê những ngài cao tuổi .
Điều đặc biệt Em là loài “lưỡng giới” ?
Nam hay Nữ Em đều tới kết thân.
Tình cuồng si chỉ Nóng, Sốt đôi ba tuần,
Rồi TIỄN BIỆT tình nhân vào miẻn viễn !
Em CÔ VÍT ơi ! Ai lỡ hẹn thì xin Em đừng đến,
Xin chuồn thôi, chẳng ai mến Em đâu,
Đoạn trường chẳng thích qua cầu !
MƯỠU HẬU :
Ngày xưa anh thích rong chơi,
Bảy giờ cố thủ chẳng rời đi đâu ;
Vì đi lỡ phải đụng đầu,
Với Em CÔ VÍT ( chắc phảỉ ) lên Tàu Hoàng Hôn !
Hàn Sĩ
Dòng Đời
Cuộc đời nước cuốn mây trôi
Đong đầy nước mắt chia phôi ngược dòng
Dòng sông khúc khuỷu uốn cong
Từ nay thôi hết trông mong xum vầy.
Cuộc đời chiếc lá đổi thay
Cuốn theo chiều gió đông tây ngút ngàn
Thu phong rụng hết lá vàng
Sương thu mù mịt lệ tràn thương đau.
Cuộc đời vở kịch sầu đau
Tương phùng ly biệt xa nhau còn gì
Màn nhung che dấu tình si
Từng hồi nói tiếp vô vi vãn tuồng
Cuộc đời là những vần thơ
Viết đi viết lại ngẩn ngơ nối vần
Vần bằng vần trắc ngổn ngang
Sau này mai một tình tang giã từ.
Lê Đình Thông
Màu sắc địa chính trị trong trợ giúp y tế của Trung Quốc cho Ý – Biên dịch: Đỗ Minh Châu
Ở Ý, Trung Quốc không còn được xem như là quốc gia khởi nguồn của dịch COVID-19, mà là một người bạn trong thời điểm hoạn nạn.
Ý đã luôn à một phần thưởng địa chính trị hậu hĩnh trong mọithời đại bởi vị trí chiến lược của nó giữa Địa Trung Hải cũng như sự thịnh vượng và các kỹ năng hữu dụng của người dân nơi đây. Và bây giờ, đã đến lượt của một cường quốc đang trỗi dậy – Trung Quốc- để tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình tại đây.
Năm ngoái, Ý đã ký một Bản ghi nhớ với Trung Quốc về việc tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường. Ý là quốc gia G-7 đầu tiên và cho đến nay là duy nhất tham gia. Sau nhiều năm trì trệ, Ý hy vọng sẽ mang lại một động lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế qua việc hợp tác với Trung Quốc. Động thái này đã bị các đồng minh của Ý ở phương Tây chế nhạo và gây tranh cãi trong nước, với một thành viên trong chính phủ liên minh hiện nay (Đảng cánh hữu Lega của nguyên phó thủ tướng Matteo Salvini) chống lại nó. Tuy nhiên sau tất cả, việc ký Bản ghi nhớ đã không mang lại cho Ý nhiều hợp đồng từ Trung Quốc hơn so với những quốc gia không làm vậy – ví dụ như Pháp.
Tới tháng 3 năm 2020, Ý đang lâm vào cuộc khủng hoảng virus Corona. Tính đến ngày 20 tháng 3, căn bệnh này đã giết chết hơn 3.400 người Ý – nhiều hơn số người chết ghi nhận tại Trung Quốc, nơi đại dịch bắt đầu vào cuối năm 2019. Vào đầu tháng 3, Ý đã yêu cầu sự giúp đỡ từ các đối tác Liên minh châu Âu qua Cơ chế bảo vệ Dân sự EU. Không có quốc gia thành viên EU nào trả lời. Ngoài ra, Pháp và Đức còn áp dụng lệnh cấm xuất khẩu khẩu trang. Nhiều người Ý cảm thấy bị lừa dối bởi các đối tác châu Âu của họ.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phản hồi song phương và kịp thời vận chuyển 30 tấn vật tư, thiết bị y tế đến Rome. Bộ trưởng Ngoại giao Ý Luigi Di Maio đã đăng một video về sự xuất hiện của chuyến máy bay chở hàng hạ cánh trên trang Facebook của mình. Đó là một chiến thắng ngoại giao của Trung Quốc về ngoại giao công chúng và thông tin – khi Ý cần sự giúp đỡ, Châu Âu đã thờ ơ trong khi Trung Quốc được miêu tả là vị cứu tinh của nước Ý. Đức sau đó đã cam kết cung cấp khẩu trang cho Ý, nhưng lúc đó đã quá muộn. Dòng diễn ngôn đơn giản đã được hình thành trên các phương tiện truyền thông đại chúng: Liên minh châu Âu bỏ bê Ý và chính Trung Quốc đã cứu họ. Di Maio đã nhận công cho sự giúp đỡ từ Trung Quốc bằng cách gắn nó với chính sách Trung Quốc của ông cũng như cuộc gọi điện của ông với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào ngày 10 tháng 3, hai ngày trước khi chuyến hàng từ Trung Quốc tới.
Trên thực tế, nguồn cung cấp hỗ trợ đã được gửi theo thỏa thuận giữa Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc và Ý. Theo thông lệ giữa các chi nhánh Hội Chữ thập đỏ ở các quốc gia khác nhau, Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc đã đáp lại sự giúp đỡ nhận được từ Hội Chữ thập đỏ Ý vì chỉ một tháng trước đó, Ý đã gửi 18 tấn hàng tiếp tế cho Vũ Hán. Cuộc gọi giữa Ngoại trưởng Ý Di Maio và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị không liên quan đến sự quyên góp của Hội Chữ thập đỏ, mà liên quan đến việc Ý mua một lượng máy thở rất cần thiết (thiết bị hô hấp nhân tạo) cho các phòng chăm sóc đặc biệt. Một số quốc gia châu Âu đang cạnh tranh nhau để được nhận thiết bị này trước nên ông Di Maio đã bày tỏ mong muốn với ông Vương Nghị để đưa Ý lên đầu danh sách. Đến nay Ý vẫn chưa nhận được các máy thở này.
Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này và đăng tải những video người Ý biết ơn ca ngợi Trung Quốc vì sự hào phóng của họ. Một video thậm chí còn cho thấy người Ý hát quốc ca Trung Quốc từ ban công của họ (tuy nhiên, đó là một video giả). Những video này có phụ đề tiếng Trung và có lẽ được thực hiện hướng tới nhóm đối tượng người xem là người Trung Quốc. Có thông tin rằng người dân Vũ Hán đã từ chối bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vì đã xử lý khủng hoảng thành công; bây giờ ít nhất các nhà chức trách có thể thể hiện rằng họ đã làm tốt công tác ngoại giao và người nước ngoài rất biết ơn họ.
Ngoài lô hàng thiết bị y tế đầu tiên hạ cánh tại Rome vào ngày 12 tháng 3, Trung Quốc cũng đã gửi một chuyến hàng thứ hai đến Milan vào ngày 18 tháng 3. Lô hàng này được gửi bởi các tỉnh của Trung Quốc bao gồm Chiết Giang, nơi có một cộng đồng di dân lớn sinh sống ở Ý. Các khoản đóng góp khác của các công ty Trung Quốc đã được gửi đến các khu vực và thị trấn của Ý, nơi ở của các đối tác người Ý của họ.
Một trong những công ty như vậy là ZTE, công ty này đã tặng 2.000 mặt nạ cho thành phố L’Aquila ở miền trung Italy, nơi ZTE điều hành một trung tâm công nghệ và đổi mới 5G chung với trường đại học địa phương. Ngoài ra, Huawei đề nghị thiết lập một mạng lưới điện toán đám mây để kết nối các bệnh viện Ý với nhau và với các bệnh viện ở Vũ Hán – điều đặt ra những vấn đề nghiêm trọng đối với việc kiểm soát cơ sở hạ tầng quan trọng cũng như bảo vệ dữ liệu.
Nhờ sự chủ động này, ở Ý, Trung Quốc không còn bị nhìn nhận như nguồn gốc của đại dịch hay bị đổ lỗi về việc quản lý lỏng lẻo những chợ bán đồ tươi sống hay kiểm duyệt thông tin – những điều nếu không xảy ra đã có thể giúp ngăn chặn đại dịch này ở giai đoạn sớm hơn. Bộ máy tuyên truyền trên mạng của Trung Quốc đã làm việc không ngừng để tách biệt virus Corona mới khỏi Vũ Hán, nơi nó xuất hiện đầu tiên, cũng như khỏi Trung Quốc. Nỗ lực này đã đem lại thành công ở Ý. Trong mắt người Ý, Trung Quốc giờ được coi là quốc gia mang lại sự trợ giúp thực tế khi cần, trong khi các đối tác gần gũi hơn về mặt địa lý lại cư xử một cách ích kỷ, bất chấp những lời hoa mỹ về tình đoàn kết châu Âu, và không cung cấp bất kỳ trợ giúp nào.
Trong một cuộc điện đàm gần đây với Thủ tướng Ý Giuseppe Conte, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nắm bắt thời cơ này và đề xuất ra mắt một “con đường tơ lụa y tế” mới, đi cùng với Sáng kiến Vành đai và Con đường hiện có. Theo sáng kiến này, Trung Quốc sẽ sử dụng những bài học kinh nghiệm trong cuộc chiến chống lại virus thành công của họ và chia sẻ chúng với các đối tác trên khắp thế giới. Vì đại dịch có thể sẽ kéo dài thêm vài tháng nữa trên toàn thế giới và để phòng ngừa một đại dịch tương tự xảy ra lần nữa, nhiều quốc gia sẽ quan tâm đến sáng kiến này.
Quan điểm của phần lớn người Ý là Trung Quốc đã thành công trong việc chinh phục virus trong một thời gian ngắn nhờ các biện pháp nghiêm ngặt và quyết đoán mà họ áp dụng. Về mặt này, Ý vẫn kém Trung Quốc. Một cách gián tiếp, tổ chức quản lý nhà nước ở Trung Quốc được coi là hiệu quả hơn bởi nó giúp cứu sống nhiều người và giảm tổn thất kinh tế trong trường hợp khẩn cấp.
Trung Quốc vẫn còn có các ý đồ khác về Ý: họ đang quan tâm đến các cảng và cơ sở hạ tầng của Ý liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường; về các loại thực phẩm chất lượng, ngành thiết kế và tiềm năng du lịch; cũng như các trung tâm công nghệ cao như L’Aquila; và sự phát triển mạng lưới 5G của nước này. Đây cũng là một nơi mà Trung Quốc có thể đánh vào để làm suy yếu sự thống nhất của phương Tây và ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Sự giúp đỡ được cung cấp trong bối cảnh đại dịch Corona sẽ giúp củng cố mối quan hệ Trung – Ý và mở đường cho một lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào tháng 11 tới.
Theresa Fallon là nhà sáng lập và giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Á – Âu – Nga (CREAS) tại Brussels và là thành viên cao cấp không thường trú của Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu. Năm 2015-2016, bà là thành viên của Nhóm cố vấn cao cấp cho Tư lệnh đồng minh tối cao NATO ở châu Âu (SACEUR).
Nguồn: Theresa Fallon, “China, Italy, and Coronavirus: Geopolitics and Propaganda”, The Diplomat, 20/03/2020.
Vì đâu TGĐ WHO Tedros Adhanom cung phụng ĐCSTQ?
Như Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho biết, hàng năm Mỹ đóng góp cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 400-500 triệu USD (đô la Mỹ), vượt xa so với 40 triệu USD của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vậy thì vì sao ông Tedros Adhanom lại cung phụng ĐCSTQ?
Lý do chính là ĐCSTQ đã giúp ông Tedros Adhanom có thể ngồi ở vị trí này. Với tư cách là Tổng giám đốc của WHO, vừa có danh vừa có lợi, ngoài mức lương hàng năm là 240.000 USD còn có thể được bay khắp thế giới mà không phải bỏ tiền túi, gặp gỡ nguyên thủ các nước và tận hưởng đãi ngộ của một quốc khách. Theo AP, riêng chi phí đi lại của ông Tedros Adhanom trong năm 2018 đã lên tới gần 210.000 USD.
Tác gia Rebecca Myers của Thời báo Chủ nhật (The Sunday Times) tại Anh đã từng viết, một số nhà ngoại giao kể với bà rằng khi ông Tedros Adhanom ra tranh cử Tổng Giám đốc WHO năm 2017, Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tận lực hỗ trợ ông ta, không chỉ tận dụng sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh mà còn sử dụng một số quỹ đen để giành được nhiều phiếu ủng hộ của các nước đang phát triển giúp Tedros Adhanom trúng cử.
ĐCSTQ nổi tiếng về việc vung tiền trong quan hệ quốc tế, điều này đặc biệt nổi bật trong thời ông Tập Cận Bình khi ngân sách ngoại giao hàng năm đã tăng từ 30 tỷ nhân dân tệ lên 60 tỷ nhân dân tệ. Ngoài ra, với sự phát triển của ngoại thương, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại và nhà đầu tư lớn nhất của ngày càng nhiều nước đang phát triển, có ảnh hưởng lớn đến các nước đang phát triển tại châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh và các nước vành đai Thái Bình Dương.
Đây là lý do giải thích trong bầu cử vị trí quan trọng của nhiều tổ chức quốc tế, ĐCSTQ phát huy được vai trò lớn. Năm 2017, lần đầu tiên việc bầu cử Tổng giám đốc WHO đã được mở cho tất cả các nước thành viên. Ông Tedros Adhanom đã giành được phiếu bầu áp đảo với số phiếu 133 trong tổng số 185 phiếu, vai trò mang tính quyết định phía sau là ĐCSTQ.
Đến nay Trung Quốc đã giành được vị trí lãnh đạo cao nhất của 4 cơ quan trong số 17 tổ chức và cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đó là Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu, cựu Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc), Tổng thư ký Tổ chức Hàng không Quốc tế Lưu Phương (Liu Fang, cựu quan chức Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc), Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế Triệu Hậu Lân (Zhao Houlin, cựu kỹ sư của Viện Thiết kế Bộ Bưu chính Viễn thông Trung Quốc), và Tổng Giám đốc Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc Lý Dũng (Li Yong, cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc).
Nếu cựu thứ trưởng của Bộ Công an Trung Quốc Mạnh Hồng Vĩ (Meng Hongwei) không bị thanh trừng trong cuộc đấu tranh quyền lực của ĐCSTQ thì đến nay ông này vẫn là Chủ tịch của Interpol (Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế). Interpol không thuộc về Liên Hiệp Quốc, nhưng đây là tổ chức quốc tế lớn nhất ngoài Liên Hiệp Quốc. Có thể thấy tầm ảnh hưởng của ĐCSTQ trong các tổ chức quốc tế hiện nay là thế nào.
Hiển nhiên ông Tedros Adhanom hiểu được điều này, không có gì ngạc nhiên khi ngay sau ngày trúng cử, ông ta đã gặp Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Y tế và Gia đình Trung Quốc vào thời điểm đó là ông Lý Bân (Li Bin) và thể hiện quan điểm ủng hộ một Trung Quốc, sẽ xử lý thỏa đáng vấn đề Đài Loan dựa trên cơ sở nghị quyết liên quan.
Sau khi ông Tedros Adhanom nhậm chức ngày 1/7/2017, đến ngày 18/8 đã dẫn đầu một phái đoàn đến Bắc Kinh tham gia “Hội thảo cấp cao về Hợp tác Sức khỏe Vành đai Con đường và Con đường tơ lụa sức khỏe”. Phía Bắc Kinh cũng đặc biệt tán dương sự hỗ trợ của ông Tedros Adhanom, ngoài được Thủ tướng Lý Khắc Cường tiếp đón còn nhận được khoản tiền 20 triệu USD. Thông cáo báo chí của WHO khi đó đã viết: “Chủ nhiệm Lý Bân đã gặp Tổng giám đốc Tedros Adhanom, đã thay mặt cho Trung Quốc và WHO ký một biên bản ghi nhớ cùng khoản đóng góp thêm tự nguyện trị giá 20 triệu USD dùng để hỗ trợ WHO triển khai công việc trên toàn cầu.”
Cái bóng của ĐCSTQ
Từ năm 2005 đến 2012, ông Tedros Adhanom từng là Bộ trưởng Bộ Y tế của Ethiopia; từ năm 2012 đến 2016, lại nhậm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ethiopia. Về đảng phái, ông Tedros Adhanom thuộc Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray, tổ chức này đã từng chi rất nhiều tiền cho bầu cử Tổng Giám đốc WHO, lãnh đạo của tổ chức này chính là Mặt trận Dân chủ Cách mạng Nhân dân Ethiopia (EPRDF), là đảng cầm quyền ở Ethiopia. Mặc dù sau khi Liên Xô sụp đổ thì đảng này đã đề xuất phát triển “nền kinh tế thị trường tự do”, nhưng nhà lãnh đạo và cựu thủ tướng của Ethiopia vẫn tuyên bố rằng “không đi chệch khỏi chủ nghĩa Mác – Lênin”.
Hệ tư tưởng nào thì hành vi cũng tương tự như vậy. Ngay khi ông Tedros Adhanom đang tranh cử chức Tổng giám đốc WHO thì đã bị đối thủ tố cáo trong thời gian là Bộ trưởng Bộ Y tế Ethiopia đã ba lần che đậy dịch bệnh tả. Năm 2016, khi Ethiopia bắt giữ 16 phóng viên, ông Tedros Adhanom đã lên tiếng rằng họ bị bắt không phải vì phát ngôn mà vì họ đã vi phạm luật pháp của Ethiopia. Sau khi đắc cử, ông Tedros Adhanom cũng đã gây làn sóng chỉ trích khi bổ nhiệm nhà độc tài khét tiếng thân ĐCSTQ là Tổng thống Mugabe của Zimbabwe làm đại sứ thiện chí của WHO, vì vậy đã buộc phải rút lại ý định sau đó 4 ngày. Dư luận cho rằng đây là hành động trả ơn với ông Mugabe, bởi vì khi ông Mugabe là lãnh đạo của Liên minh châu Phi đã giúp ông Tedros Adhanom loại trừ hai đối thủ cạnh tranh và thành công hỗ trợ ông Tedros Adhanom thành ứng cử viên châu Phi của WHO.
Ông Tedros Adhanom và ĐCSTQ không chỉ chung ý thức hệ, ĐCSTQ còn là đối tác thương mại lớn nhất, nhà đầu tư lớn nhất và nhà thầu lớn nhất của Ethiopia, và hiện đang hỗ trợ xây dựng trụ sở Trung tâm Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi ở Ethiopia. Dưới sự chống lưng của ĐCSTQ, cộng với việc ông Tedros Adhanom cũng đã trải nghiệm sức mạnh của ĐCSTQ khi ông là Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Ngoại giao, nên hiển nhiên ông biết sức nặng của mối quan hệ tốt đẹp với ĐCSTQ.
Thực tế, ông Tedros Adhanom chỉ thuần túy là một chính trị gia, trong số các Tổng giám đốc của WHO, ông là người duy nhất chưa bao giờ làm bác sĩ.
Tổ chức Y tế Thế giới đã bị Trung Quốc thao túng như thế nào?
Tại sao ĐCSTQ phải kiểm soát WHO
Tất nhiên, việc ĐCSTQ không tiếc nỗ lực gây ảnh hưởng trong các tổ chức quốc tế là xuất phát từ lợi ích riêng của họ, điều này có thể thấy rõ trong vấn đề đàn áp Đài Loan.
Đài Loan trong thời ông Mã Anh Cửu nắm quyền vẫn còn có vai trò là quan sát viên của WHO và có thể tham dự một số cuộc họp. Đến thời bà Thái Anh Văn chống ĐCSTQ thì Đài Loan đã mất vai trò này. Rõ ràng, không có sự đồng ý của ĐCSTQ thì Đài Loan không thể tham gia các cuộc họp của WHO, thậm chí chỉ là cuộc họp mang tính kỹ thuật. Vì theo quy tắc hiện hành, sự tham gia của Đài Loan trong cuộc họp của WHO phải thông qua phê duyệt hàng năm của ĐCSTQ. Qua đây có thể thấy rõ sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với WHO.
Sau khi trúng cử Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom đã thực hiện cam kết riêng tư về “xử lý vấn đề Đài Loan”, chỉ nêu ra hai ví dụ:
Vào cuối năm 2017, Nhật Bản đã mời Đài Loan tham gia “Diễn đàn sức khỏe quốc gia” tổ chức tại Tokyo, nhưng vì phản đối sự tham gia của Đài Loan nên WHO đe dọa không đồng tổ chức sự kiện này.
Năm 2018, Ban thư ký WHO yêu cầu các tổ chức phi chính phủ như Liên đoàn sinh viên y tế quốc tế (IFMSA) và Hiệp hội y tế thế giới (WMA) phải đổi tên Đài Loan thành “Đài Loan Trung Quốc”.
Không chỉ có vấn đề Đài Loan, trong vấn đề dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán hiện nay thì ĐCSTQ đã bị cả thế giới lên án vì ban đầu không có hành động kịp thời để dịch bệnh lây lan khắp thế giới, nhưng trong vai trò phụ trách tổ chức y tế quốc tế lớn nhất và có thẩm quyền nhất thế giới là WHO, ông Tedros Adhanom lại hết lời ca ngợi ĐCSTQ trong xử lý dịch bệnh, phản đối lệnh cấm vận của Mỹ và các nước khác đối với Trung Quốc, không khác gì trở thành người quản lý khủng hoảng quan hệ công chúng xuất sắc của ĐCSTQ. Dĩ nhiên ĐCSTQ đã không bỏ lỡ cơ hội để quảng bá lời khen ngợi của WHO dành cho họ để tự biến hình thành vị cứu tinh của thế giới trong công tác phòng chống dịch bệnh. Như vậy, khoản đầu tư của ĐCSTQ vào ông Tedros Adhanom trong WHO đã nhận được báo đáp tuyệt vời.
Cựu quan chức Mỹ: Nên đề cử chuyên gia Đài Loan làm Tổng giám đốc WHO
Tedros Adhanom sẽ về đâu?
Tính đến trưa ngày 15/4, hơn 950.000 người đã ký tên trên Change.org để kêu gọi ông Tedros Adhanom từ chức, dự kiến số người tham gia sẽ sớm vượt quá một triệu người. Nhưng loại kháng cáo này chỉ là dư luận xã hội, cú đánh mạnh nhất với ông Tedros Adhanom là việc ông Trump đã ngừng hỗ trợ tài chính cho WHO và mở cuộc điều tra về bệnh viêm phổi Vũ Hán, điều này có thể hình dung như cú đánh phủ đầu. Nếu không hợp tác với cuộc điều tra và mất nguồn tài chính lớn thì WHO sẽ khó duy trì hoạt động bình thường; còn hợp tác điều tra (cung cấp tất cả các hồ sơ liên lạc với ĐCSTQ…) chắc chắn những trò gian lận với ĐCSTQ sẽ bị đưa ra ánh sáng.
Trong bối cảnh ở vào thế lưỡng nan này, không khó để tưởng tượng Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom đã tới bước đường cùng. Hy vọng rằng kết cục này sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai vẫn còn mơ tưởng xây dựng mối quan hệ hữu hảo với ĐCSTQ.
Tôn Vận (Bài viết được đăng trên Epoch Times)
https://trithucvn.net/the-gioi/ton-van-vi-dau-tgd-who-tedros-adhanom-cung-phung-dcstq.html
“Chết Dưới Tay Trung Quốc”, quá khứ & thực tại – Vương Trùng Dương
Tác phẩm Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action của đồng tác giả Peter Navarro and Greg Autry ra mắt tại Hoa Kỳ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Gọi ngắn gọn Death by China (Chết Dưới Tay Trung Quốc)
TS Peter Navarro, giáo sư kinh tế tại UCI (University of California, Irvine), tác giả hai quyển sách tác phẩm Crouching Tiger: What China’s Militarism Means for the World (Ngọa Hổ: Chủ Nghĩa Quân Phiệt Trung Quốc Có Ý Nghĩa Ra Sao Đối Với Thế Giới), The Coming China Wars (Chiến Tranh Sắp Đến Với Trung Quốc)
TS Grey Autry phục vụ trong NASA, nhà bình luận về các chủ đề khoa học kỹ thuật không gian trên các báo San Francisco Chronicle, LA Times, Washington Times, Wall Street Journal và SpaceNews…
Qua tài liệu sưu tầm, nghiên cứu, công trình biên soạn Chết Dưới Tay Trung Quốc minh chứng thủ đoạn của Bắc Kinh trên nhiều lãnh vực trong mưu đồ thống trị thế giới.
Chết Dưới Tay Trung Quốc lẽ ra là sách “gối đầu giường” cho các nhà lãnh đạo, chính trị gia trên thế giới nhưng bóng ma vòi bạch tuộc của Trung Quốc quá lớn, bao trùm lãnh thổ khắp mọi nơi… Dù có một trăm quyển sách như vậy cũng khó phá tan đám mây đen vần vũ đe dọa trên hành tinh con người. Hơn thế nữa, Trung Quốc trở thành miếng mồi ngon cho giới kinh doanh đầu cơ trục lợi, giới chính khách bị mua chuộc và lợi dụng cơ hội để xâm nhập, khuynh loát vào nội tình của các quốc gia nhằm dụ dỗ, tuyên truyền và phân hóa nội tình của mỗi nước.
Với các nước nhược tiểu, Trung Quốc dùng thủ thuật “cây gậy và củ cà rốt (carrot and stick) trong chính sách đó “cây gậy” tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt, “củ cà rốt” tượng trưng cho quyền lợi, phần thưởng.
Với các siêu cường, Trung Quốc xử dụng chính sách ve vãn (flirtation policy). Trò xảo quyệt, thủ đoạn chính trị nầy đã có từ thời kỳ mô tả trong Đông Châu Liệt Quốc, giai đoạn Xuân Thu, Chiến Quốc trước công nguyên trải qua năm trăm năm ở Trung Hoa.
Kéo dài các thời kỳ từ Đặng Tiểu Bình, Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đến Tập Cận Bình biến dạng con hổ giấy trở thành chúa sơn lâm đầy móng vuốt từ trong nước ra khắp nơi.
Cái nhục của thiên triều, dất nước rộng lớn, dân đông bị sắc dân cho rằng “man di mọi rợ’ thống trị qua bao thế kỷ là nỗi nhục lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa. Nam giới Trung Hoa chịu nhục vì buộc phải tuân theo quy định để kiểu tóc gọt nửa đầu, sau gáy tết đuôi sam như người Mãn tộc. Nhà văn Lỗ Tấn ghi nhận: “Chính phủ Thanh triều vào thời điểm bắt người có thể dùng tóc đuôi sam của nạn nhân để thay cho dây thừng. Hơn nữa nếu bắt được nhiều tội phạm, chỉ cần nối đuôi sam của họ là có thể dễ dàng áp giải một hàng dài”. (Trong quyển Vó Ngựa Viễn Chinh & Nỗi Nhục Thiên Triều của tôi mô tả theo truyện dã sử)
Cái nhục thứ hai “thế kỷ bị sỉ nhục” (bách niên quốc sỉ) của lịch sử Trung Hoa khi Năm 1900, liên quân 8 nước tiến vào Hoa Lục năm 1900, Anh Quốc cai trị Thượng Hải, trong công viên Hoàng Phố treo tấm biển “No Dogs or Chinese Allowed” (Cấm chó và người Hoa) là vết nhơ khó rữa sạch.
Đặng Tiểu Bình đã đưa “thế kỷ quốc sỉ” vào các sách giáo khoa và biến nó thành động lực của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc.
Khi quân phiệt Nhật chiếm Cáp Nhĩ Tân, dưới quyền Tư Lệnh Ishii Shiro của Cục Phòng Chống Dịch Bệnh & Xử Lý Nước Quân Đội Quan Đông, thực chất là Đơn Vị 731. Đây cơ quan đầu não trong việc nghiên cứu vũ khí sinh học, hóa sinh phối hợp với các Đơn Vị 516, 543, 773,100, 1855, 8604, 200… cho đến khi Nhật bại trận, Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt. Sau nầy Trung Quốc thiết lập những đơn vị đó thành bảo tàng lịch sử cho sự ác độc của vũ khí sinh học, cho vào sách giáo khoa để gieo đầu óc hận thù cho giới trẻ. Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình vừa kích động tác hại nguy hiểm khó lường của loại vũ khí nầy trong quá khứ và bí mật xây dựng cơ sở vũ khí sinh học. Trò láu cá, thâm ý của Trung Cộng, vừa đánh trống vừa la làng rồi thâm ý thiết lập. Trung Cộng đã dùng người tù Ngô Duy Nhĩ (Uyghur) trong các phòng giam đặc biệt để thử nghiệm, không còn gì dã man, độc ác với hành động lấy mạng người thay cho súc vật cho mục đích đen tối.
Trở lại với Chết Dưới Tay Trung Quốc của tác giả Peter Navarro & Greg Autry. Sách dày 320 trang gồm 16 chương.
Chương 1: Đó là sự thật, không phải là sự chỉ trích Trung Quốc.
Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất, kinh tế mạnh nhất và nhanh chóng trở thành một sát thủ lợi hại nhất.
Hiểm nguy rất thực đã xảy ra mà giờ đây tất cả chúng ta phải đối mặt khi quốc gia đông dân nhất và nền kinh tế sẽ sớm trở thành lớn nhất thế giới nầy đang nhanh chóng biến thành sát thủ tàn độc nhất hành tinh.
Chương 2: Chết vì chất độc Trung Quốc
Thế giới chết vì chất độc của Trung Quốc: melamine va heparin, arsen, chì… trong trà, nước táo, sữa, thủy sản, đậu xanh và trong tất cả mọi thứ.
Chương 3: Chết bởi đống Đồng Nát Trung Quốc
Trung Quốc nhập đồng nát (phế liệu) rồi hàng hóa rác rưởi của Trung Quốc đi khắp thế giới. Thành tích kinh hãi của Trung Quốc về an toàn sản xuất: “Nhập cảng từ Trung Quốc. Tiết kiệm tiền. Mất mạng sống!
Chương 4: Cái chết đối với Cơ Sở Sản Xuất & Chế Tạo Mỹ
Cái chết của nền sản xuất Hoa Kỳ: Khi Trung Quốc mở nhà máy, nhân công rẻ mạt. Mỹ mất việc làm.
Chương 5: Cái chết đến từ Thao Túng Tiền Tệ
Bom tài chánh của Trung Quốc có sức công phá và hủy diệt như bom nguyên tử để phá hoại kinh tế của Hồng Kông.
Chương 6: Chết bởi quay lưng của chính các Công Ty Mỹ Chết bởi những doanh nhân phản bội: khi màu xanh đô la che phủ màu cờ Mỹ. Doanh nhân lo lợi nhuận mà quên đi tác hại của nó với đất nước mình.
Chương 7: Con Rồng “Thuộc Địa Hóa” gây ra cái chết của thế giới
Thâu tóm tài nguyên, thao túng thị trường thế giới. Con đại bàng Mỹ đã thành con bồ câu lớn nhất thế giới.
Chương 8: Chết dưới tay Hải Quân Xanh
Biển người và sự gia tăng quân sự đáng kể của Trung Quốc. TQ dùng táu đánh cá ngụy trang cho lực lượng trên biển.
Chương 9: Chết dưới tay Gián Điệp TQ
Điệp viên Trung Quốc xâm nhập vào khắp nơi dễ dàng mua chuộc, thu thập tất cả những tin tức, đôi khi nghĩ là vô giá trị. (Ghi chú thêm: Trước năm 1975, tác giả Z 28 – Người Thứ Tám ấn hành ở Sài Gòn các tác phẩm về gián điệp, tình báo cho rằng cơ quan tình báo MSS của Trung Quốc hoạt động lừng lẫy, hữu hiệu hơn CIA của Mỹ, MI6 của Anh, BND của Đức, DGSE của Pháp, Mossad của Israel và cả SVR của Nga… Hoạt động trong MSS khi bị kết tội phản quốc, không chỉ cá nhân mà cả gia đình gánh chịu nên tuyệt đối tuân thủ).
Chương 10: Cái chết từ Tin Tặc Mũ Đỏ
Tin tặc của Trung Quốc xâm nhập vào các máy điện toán, coi chừng những con chip Mãn Châu. Mạng lưới tin tặc tư nhân nhưng là tổ chức của Quân Đội, Công An trá hình.
Chương 11: Chết bởi Darth Liu
Darth Liu la nhân vật chính trong phim Star Wars. Chạy đua vào không gian và gây nên hiểm họa.
Chương 12: Án tử cho hành tinh lớn
Nạn ô nhiễm: Trung Quốc tự đưa mình và cả thế giới vào chỗ chết. Xâm nhập, thẩm thấu rồi lây lan.
Chương 13: Thảm sát người Trung Quốc
Bóp nghẹt tự do, tàn sát tất cả: chuyện Thiên An Môn.
Chương 14: Chết vì tàn sát kiểu Trung Quốc
Tiêu diệt tôn giáo và diệt chủng: Nội Mông, Tây Tạng và Tân Cương rồi sẽ biến mất.
Chương 15: Chết bởi kẻ Ủng hộ Trung Quốc
Chúng ta chết bởi những kẻ ủng hộ Trung Quốc: Truyền thông và chính giới Hoa Kỳ cũng như các nước trên thế giới. TQ dùng tiền bạc chiếm giữ trong ngành truyền thông, phân hóa nội tình như Mỹ.
Chương 16: Sống với China
Làm thế nào để tồn tại và thịnh vượng khi sống với Trung Quốc?
Lời Kết
Trích Lời Kết trong quyển sách:
“Trở lại năm 1984, tôi có nhiệm vụ viết diễn văn cho Ronald Reagan trong chuyến viếng thăm Trung Quốc. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ kể từ khi Richard Nixon bắt đầu quan hệ với những người cộng sản năm 1972, sự kiện này xảy ra trong trong thời kỳ của những hứa hẹn lớn và tiến triển quan trọng của chính trị Trung Quốc.
Thời điểm đó, người đứng đầu Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình có vẻ thể hiện mong muốn chân thành chuyển từ đất nước nhà tù biệt lập của Mao sang cộng đồng những quốc gia hiện đại, dân chủ và tránh xung đột với phương Tây. Đáp lại, các công ty Mỹ như Coca Cola, KFC và Proctor and Gamble bắt đầu đặt nền móng ở Trung Quốc và xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ tăng dần – ở mức độ chưa có lý do gì để báo động.
Một khi quá trình tự do hóa kinh tế và dân chủ ở Trung Quốc vẫn tiếp tục, Mỹ đã đúng khi tiếp tục tham gia sâu hơn nữa. Tuy nhiên, như bạn đã đọc trong cuốn sách này, quá trình tự do hóa đã kết thúc đột ngột vào tháng 6 năm 1989 với một cuộc diễu hành của xe tăng và cái kết đẫm máu ở quảng trường Thiên An Môn.
Từ sau vụ Thiên An Môn, đảng Cộng Sản Trung Quốc phản động và tàn nhẫn dùng bất cứ phương tiện cần thiết nào để giữ vững quyền lực. Ngày nay, ẩn sau vẻ ngoài của “sự trỗi dậy hòa bình”, nước Mỹ quá tin người đã đi quá sâu vào một mối quan hệ thương mại bất thường với Trung Quốc, phá hủy nền tảng sản xuất của mình và nhanh chóng làm giảm khả năng tự vệ đối với mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc.
Trái ngược với mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc, trong bối cảnh được sự hỗ trợ đặt nhầm chỗ của cả hai đảng, các tổng thống Mỹ từ Bush I và Clinton đến Bush II và Obama đều tiếp tục theo đuổi tăng cường quan hệ với Bắc Kinh như thể mối quan hệ là khá bình thường. Đó là sai lầm cơ bản trong mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ: Những nhà chính trị của chúng ta tiếp tục đối xử với các nhà lãnh đạo Trung Quốc như là những người bạn dân chủ đến từ các quốc gia châu Âu hay Nhật Bản, trong khi thực tế đây là một chế độ xã hội đen giết người không khác gì Iran dưới sự cai trị của Ahmadinejad hay Libya dưới thời Gadhafi và tàn bạo giống hệt như nước Nga thời Stalin.
Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng nếu Ronald Reagan là tổng thống hiện nay, ông sẽ dũng cảm đương đầu với các nhà độc tài ở Bắc Kinh như ông đã từng làm với Liên Xô. Sẽ không có tình trạng “đãi ngộ tối huệ quốc” và không có sự phụ thuộc tê liệt vào Trung Quốc để hỗ trợ cho ngân sách chính phủ của chúng ta. Sẽ nhanh chóng có công lý cho gián điệp Trung Quốc, lệnh trừng phạt mạnh mẽ chống lại tin tặc mạng Trung Quốc, và không có khoan nhượng cho những hành vi con buôn như thao túng tiền tệ. Cũng sẽ có những phản ứng ngoại giao mạnh mẽ và liên tục với sự lạm dụng thương mại thô bỉ của Trung Quốc đối với quyền phủ quyết của Liên Hợp Quốc để chiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên trọng yếu từ các quốc gia nhỏ bé. Và cũng giống như Ronald Reagan yêu cầu Gorbachev “lật đổ bức tường”, ông cũng sẽ khẳng định với người Trung Quốc, “Chúng tôi đang ở bên bạn, không phải là bên của kẻ áp bức của bạn”. Và ông sẽ đảm bảo với những người lao động Mỹ rằng “Chúng tôi sẽ không vận chuyển công việc của bạn đến Quảng Châu cho các sản phẩm sản xuất với giá rẻ hơn nhờ lao động nô lệ, trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp, vi phạm bản quyền trắng trợn, và đồng Nhân Dân tệ bị định giá thấp”.
Trong thực tế, lịch sử đã dạy chúng ta bài học căy đắng nhất về những gì có thể xảy ra khi chúng ta ở trong cộng đồng các quốc gia dân chủ để cho mình bị quyến rũ bởi “phép lạ kinh tế” của một quyền lực độc tài đang lên.
Thật vậy, trong cuộc khủng hoảng những năm 1930, nhiều giám đốc điều hành doanh nghiệp Mỹ bị dụ tới Đức bởi sự pha trộn quyến rũ của công nghệ tiên tiến, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, và chủ nghĩa tư bản nhà nước tương tự một cách kỳ lạ với những gì đang tồn tại ở Trung Quốc ngày nay.
Trong phiên bản trước đó của nước Đức “trỗi dậy hòa bình”, những doanh nhân xuất sắc nhưng bảo thủ ngây thơ như Henry Ford đã đầu tư khoản tiền khổng lồ xây dựng các nhà máy lớn ở Đức Quốc Xã. Tất nhiên, đầu tiên chính phủ Đức tước đi sự kiểm soát của Ford thông qua tất cả mọi biện pháp, từ yêu cầu về nội địa hóa linh kiện cho đến thanh lọc sắc tộc quản lý. Cuối cùng, công ty được đổi tên thành Ford-Werke, đặt dưới sự kiểm soát hoàn toàn của chính phủ, và được sử dụng hầu hết trong việc chuyên chở công cụ chiến tranh của Đức trong các cuộc chiến chớp nhoáng với các nước láng giềng khác nhau từ Ba Lan, Đan Mạch và Na Uy đến Hà Lan, Pháp, và Hy Lạp.
Cùng khoảng thời gian này, những người theo chủ nghĩa tự do được “giác ngộ” đổ xô đến Liên Bang Xô Viết mới, và nhà báo Lincoln Steffens chuyên moi tin nổi tiếng đã trở về nước Mỹ cùng tuyên bố “Tôi đã nhìn thấy tương lai, và nó hoạt động!”. Trong sự phấn khích, Henry Ford lao đến xây dựng một nhà máy ô tô tại Gorky để tham gia vào thị trường mới dũng cảm này. Tất nhiên, đây cũng là một nơi độc tài toàn trị, và Ford đã bị gạt một lần nữa.
Dưới ánh sáng của lịch sử và bức chân dung đậm nét của Trung Quốc ngày nay được minh họa một cách chính xác trong cuốn sách này, tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế từ Detroit và Washington tới Paris, London, và Tokyo nên có một cảm nhận nghiêm túc về những gì đang xảy ra ngày nay. Vì
vậy, khi bạn đọc xong cuốn sách này và chuẩn bị hành động để đáp lại lời kêu gọi khẩn cấp của cuốn sách, xin nhớ hai điều: Đầu tiên, mỗi ngày, hàng chục triệu cá nhân thành công của Trung Quốc từ San Francisco và Toronto đến Singapore và Đài Loan chứng minh rằng người dân Trung Quốc và văn hóa Trung Quốc có thể phát triển mạnh trong xã hội tự do. Khi mọi người bị đánh đập, tra tấn, hoặc bị giết để duy trì quyền lực hoặc khi các nhà đầu tư nước ngoài và các đối tác kinh doanh bị lừa dối và các bí mật thương mại và công nghệ của họ bị vi phạm bản quyền, đó không phải là do “người Trung Quốc”. Điều này hoàn toàn không đúng.
Thứ hai, mỗi người chúng ta nên nghĩ kỹ để cẩn thận xem xét những ngụ ý trong cuộc trao đổi sau đây giữa Thủ Tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và Ngoại Trưởng Mỹ Henry Kissinger ở một cuộc họp năm 1973 trong giai đoạn hình thành mối quan hệ bình thường với Trung Cộng:
Chu Ân Lai: Có lẽ đó là tính cách quốc gia của người Mỹ dễ bị lừa gạt bởi những người có vẻ tử tế và ôn hòa.
Kissinger: Đúng vậy.
Chu Ân Lai: Thực vậy…Nhưng thế giới không đơn giản như thế…”
(Trích trong AIT)
*
Có 3 bản dịch quyển sách Death by China:
– TS Trần Diệu Chân dịch tác phẩm này với tựa đề “Chết bởi Trung Quốc – Ðương đầu với con Rồng – Lời kêu gọi Hành Ðộng Toàn Cầu”. Tác phẩm lần đầu ra mắt ngày 11 tháng 11 năm 2012 tại Little Saigon, California. Thứ Bảy ngày 15 tháng 12, ra mắt tại trụ sở Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Houston, Texas với nhiều đồng hương tham dự.
– TS Lê Minh Thịnh, ấn hành và ra mắt tại Montréal và Ottawa, Canada, tháng 7 năm 2013. Nhật báo Người Việt ấn hành ở Nam California.
– Nhóm dịch thuật cựu học sinh AIT (Asian Institute of Technology – Viện Công Nghệ Châu Á). AIT được thành lập vào năm 1959 nằm trong trường đại học Chulalongkorn ở Thái Lan. Hiện nay AIT có chi nhánh ở 20 nước, trong đó có VN. Cuốn sách “Chết Dưới Tay Trung Quốc!” bản dịch của nhóm dịch thuật cựu sinh viên AIT, bản dịch Việt ngữ được hiệu đính cùng với việc xử dụng thận trọng những từ ngữ, thuật ngữ diễn tả trung thực ý tưởng và văn phong của các tác giả. Hai phụ lục được thêm vào: Anh, phiên âm Hoa – Việt, và Việt, phiên âm Hoa – Anh.
Kể từ khi virus corona xuất hiện ở Vũ Hán ngày 17/11/2019 cho nhưng mãi đến ngày 23/1/2020, chính quyền thành phố mới ban hành lệnh phong tỏa. Lúc này, khoảng 5 triệu trong tổng số 11 triệu dân Vũ Hán đã rời thành phố, tới khắp nơi để du lịch, thăm thân dịp Tết âm lịch. Ngày 11/2, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization – WHO) đặt tên Covid-19, Trung Cộng vẫn ém nhẹm trong khi dịch bệnh đã lây lan nhiều nước trên thế giới.
Như đã đề cập, Trung Quốc dụng ý đem vũ khí sinh học giảng dạy vừa khích động, vửa làm bức bình phong cho hành động đen tối.
Nhiều tài liệu của các chuyên gia, cơ quan tình báo được công bố nghi rằng dịch Covid-19, dịch Virus Vũ Hán, dịch Virus Trung Cộng… không phải từ loài dơi ở chợ Vũ Hán mà từ lò vũ khí sinh học ở Vũ Hán. Mọi việc còn đang tiếp diễn và trong vòng bí mật nên chỉ đặt vấn đề.
Có điều gì đó thật khó hiểu với 5 triệu người chỉ trong thời gian 2 tháng mà số lượng người tuồn ra khắp thế giới trong dịp Tết Nguyên Đán trên quê hương. Khi dịch bệnh hoành hành, nhiều thành phố, tiểu bang các nước bị phong tỏa, đóng cửa trong khi đó nhiều thành phố đông dân như Thượng Hải, Trùng Khánh, Thánh Đô, Thẩm Quyến, Thiên Tân… không bị lây lan nặng nề, không bị phong tỏa.
Thủ đô Bắc Kinh là cơ quan trọng yếu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sinh sống mà không ngăn ngừa, phong tỏa.
Trung tuần tháng Tư, cập nhật cho thấy dịch bệnh lây nhiễm trên thế giới: (A: bệnh nhân dương tính): 1,942,360, (B: hồi phục) 461,819, (C: tử vong): 123,348. Trong đó ở Mỹ ghi nhận A: 588,300 – B: 44,308 – C: 23,65452. Tây Ban Nha ghi nhận A: 172,655 – B: 67,504 – C: 18,150. Ý ghi nhận A: 162,448 – B: 37,130 – C: 21,067. Đức ghi nhận A: 131,121 – B: 58,112 – C: 3,2363. Pháp: ghi nhận A: 98,076 – B: 27,717 – C: 14986 Vương Quốc Anh ghi nhận A: 93873 và C: 12107, số người hồi phục rất ít, trường hợp đặc biệt với Thủ Tướng Boris Johnson.
Trong khi đó TQ là nới phát xuất dịch bệnh lâu nhất mà chỉ có 83,224 ca nhiễm, hồi phục đến 78,039, tử vong 3,343 (dựa theo con số tổng quát sáng 14/4/2020 con số ghi nhận thay đổi hằng ngày). Theo
nguồn tin của các chuyên gia, chính giới và giới chức tình báo thì số người nhiễm Covid-19 ở TQ lên hàng triệu người và số tử vong cả trăm nghìn nên khó phán đoán. Đối chiếu thông tin của TQ thì sự sai lạc rất lớn, không thể lường được hậu quả xảy ra.
Trung Quốc coi truyền thông là sách lược lẫn chiến thuật với đường lối chủ trương: tuyên truyền, bưng bít và đả kích, phỉ báng. Với lãnh đạo Bắc Kinh thì truyền thông khách quan, trung thục là tự sát “lạy ông tôi ở bụi nầy”. Phát ngôn viện Bộ Ngoại Giao của TQ luôn luôn đánh lạc hướng dư luận quốc tế, ngay cả thời điểm nầy thế giới lo cho mạng sống con người trước nạn dịch thì cơ hội TQ xâm chiếm Biển Đông
Thế giới đang lâm nguy, đang đối diện với nạn dịch nguy hiểm nầy mà trong quá khứ đã nhiều lần xảy ra nhưng lần nầy trong cơn khủng hoảng và bế tắc ngay các quốc gia văn minh, y học tân tiến không kịp xoay xở, thiếu nguyên liệu thuốc, thiết bị, dụng cụ y tế… để đối phó, chữa trị! Phải chăng đó là lúc Death by Chinese Virus?. Giới chức Mỹ và đồng minh đang điều tra nguồn gốc dịch bệnh.
Trong khi các nước tân tiến trên thế giới ra sức tìm vaccine điều trị trước sự lây nhiễm trầm trọng và số người tử vong ngày càng cao thì Trung Quốc đã có thuốc chữa trị thế nào mới dứt điểm và Vũ Hán đã phục hồi sinh hoạt. Trước nỗi đau chết chóc trăm ngàn người trên thế giới mà Bắc Kinh dửng dưng, phớt lờ, thiếu nhân tính… không hỗ trợ cho nhau, điều đó nói lên sự ác độc dã man! Ngay chuyện thâu tóm thiết bị y tế, khẩu trang… nhận hỗ trợ rối bán đổ dỏm, nâng giá cho thấy cái manh tâm độc địa của Bắc Kinh. Không có quan chức quan trọng nào của Trung Quốc bị lây nhiễm Covid-19, trong khi đó các nhà lãnh đạo của Anh, Canada, Úc… mắc phải.
Phải chăng Trung Quốc chơi trò cấy “sinh tử phù” vũ khí sinh học coronavirus ra khắp nơi cho thế giới lâm vào cảnh đảo điên, khốn cùng? Trò cấy “sinh tử phù” nầy qua các tác phẩm của Kim Dung cho thấy rất gian ác, khi đầu độc đã có sẵn thuốc giải nên nạn nhân phải quy hàng cầu cứu.
Với nội tình nước Mỹ, ngày 12/12/2016, Tổng Thống đắc cử Donald Trump mời GS Peter Navarro trong Ủy Ban Cố Vấn Kinh Tế, dĩ nhiên quyển sách Death by China vào trong Tòa Bạch Ốc. Trong hai năm qua giữa Mỹ và Trung Quốc nêu ra vấn đề bất cân đối về xuất và nhập cảng nên xảy ra cuộc chiến thương mại. Tập Cận Bình thấy đối thủ lợi hại lấp ló ngưỡng cửa mà tổ tiên của ông đã dạy “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Với mối nguy đó nên TQ tìm mọi thủ đoạn, gian manh đã gài kẻ nằm vùng lợi dụng cơ hôi nội ứng bên trong để gây sóng gió, và nếu gặp lúc tình thế lâm nguy “thù trong giặc ngoài” chỉ khinh xuất, Bắc Kinh nắm thời cơ nhằm “tiên hạ thủ vi cường”.
Tai họa kinh hoàng dịch bệnh đã và đang xảy ra trên thế giới từ Trung Quốc và do Trung Quốc là bài học xương máu cho các nước trên thế giới mà suốt vài thập niên qua thỏa hiệp, chung tay góp sức khi xảy ra sự tình dối trá, bất trắc, bị thấm đòn mới sáng mắt.
“Gieo gió gặt bão”, “Ác giả ác báo”. Ngày trước, chỉ 8 nước, chưa có Mỹ, xé nát triều đại độc tài ở Trung Hoa, nay có thêm nhiều nước liên quân cùng với vài nước cận kề ở Châu Á, nếu đồng tình quyết chí dẹp bỏ chế độ độc tài, đảng trị, loại trừ nọc độc cho thế giới yên bình. Giành lại chủ quyền cho Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông… trong nền độc lập, tự chủ.
Năm 1990, Liên Xô & các nước Cộng Sản Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc ở trong thời kỳ lạc hậu và nghèo nàn. Ba thập niên qua, Trung Quốc trở thành siêu cường kinh tế thứ hai trên thế giới, dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để thống trị thế giới.
Liệu bài học lịch sử trong cuộc chiến tranh nha phiến vào đời nhà Thanh ở Trung Hoa tái diễn “gậy ông đập lưng ông” trong ý đồ đen tối của Trung Quốc trên chính trường quốc tế.
Mong rằng qua cơn thập tử nhất sinh, đáp ứng “Lời Kêu Gọi Hành Ðộng Toàn Cầu” của đồng tác giả Death by China trở thành hiện thực khi nạn dịch Covid-19 chấm dứt.
Là con dân đất Việt ngậm ngùi, uất hận bởi nghìn năm nô lệ giặc Tàu. Trang sử Việt còn lưu truyền hình ảnh bất khuất của các bậc tiền nhân:
Triệu Nữ Vương lúc 19 tuổi đã quyết chí chống giặc xâm lược: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”
Lý Thường Kiệt trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Trần Bình Trọng khẳng khái trước quân thù: “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc”
Hưng Đạo Vương trong Hịch Tướng Sỹ: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”.
Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo:
“Núi Lam sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống”
Quang Trung Nguyễn Huệ trong Chiếu Xuất Quân: “Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
Để thoát khỏi Chết Dưới Tay Trung Quốc hiện tại phải thức tỉnh để nối gót tiền nhân. Mong lắm thay.
Little Saigon, April 14/2020
https://vietbao.com/a302872/chet-duoi-tay-trung-quoc-qua-khu-thuc-tai
Vui cười
Sau khi thi trượt vì bị điểm F, anh sinh viên Luật Khoa tìm gặp Giáo Sư để chất vấn:
– Em muốn hỏi thầy một câu. Nếu thầy trả lời chính xác, em sẽ chấp nhận điểm F của mình. Nếu thầy không biết câu trả lời, em muốn thầy cho em điểm A.
– Câu hỏi là gì?
– Cái gì hợp pháp nhưng không hợp lý, hợp lý nhưng lại không hợp pháp, và cái gì chẳng hợp lý cũng như hợp pháp?
Suy đi nghĩ lại mà giáo sư vẫn không tìm được câu trả lời, vì thế phải đổi điểm A cho sinh viên như đã thỏa thuận.
Sau đó, Giáo Sư đưa câu hỏi đó ra trước các sinh viên của mình, tưởng đâu là ai cũng không biết, nào dè cả lớp đều giơ tay xin trả lời.Ngạc nhiên quá, giáo sư liền gọi cậu sinh viên lên. Không ngập ngừng chút nào cậu ta đáp:
– Thưa thầy! Thầy đã 63 tuổi rồi và cưới một người phụ nữ 19 tuổi, điều này hợp pháp nhưng không hợp lý. Vợ thầy có một người tình mới 25 tuổi, điều này hợp lý nhưng không hợp pháp. Sự thực là thầy vừa cho bồ của vợ thầy điểm A, mặc dù lẽ ra anh này phải bị đánh trượt vì bị điểm F, như vậy là chẳng hợp pháp cũng chẳng hợp lý gì cả.
Đứa con suýt xoa:-Cái áo mới đẹp quá! Bộ ba mua tặng má ngày sinh nhật hả?
Bà mẹ nguýt: -Ở đó mà ba mày mua. Cứ nằm đó mà đợi ổng thì ngay cả mày cũng còn chưa có, huống gì là mua áo.
Trận ôn dịch đã biến ĐCSTQ trở thành kẻ thù chung của nhân loại – Trương Lâm
Khi viêm phổi Vũ Hán mới chỉ bùng phát ở Trung Quốc, cộng đồng quốc tế đã quá thờ ơ với việc truy tìm nguồn gốc của virus. Nhưng giờ đây, nó đã gây ra một thảm họa nghiêm trọng đối với nhân loại, các quốc gia không thể lại bàng quan với nó được nữa.
Vào ngày 4/4, Cựu bộ trưởng tư pháp Hoa Kỳ đã kêu gọi Quốc hội điều tra tội ác tạo ra virus Vũ Hán của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đây là tiếng nói mới nhất từ các giới ở Hoa Kỳ yêu cầu trừng phạt ĐCSTQ.
Trên thực tế, Cơ quan tình báo Hoa Kỳ (CIA) đang nỗ lực để thu thập bằng chứng cho thấy ĐCSTQ đã phát triển vũ khí sinh hóa và phát động một cuộc chiến tranh virus chống lại loài người.
Cựu bộ trưởng tư pháp chỉ ra rằng, không cần thiết phải căn cứ vào bằng chứng quá nhiều, mà nên dựa vào phán đoán lý tính. Các nhân viên điều tra của Hoa Kỳ rất khó có được bằng chứng từ ĐCSTQ, bởi chính quyền này kiểm soát các cơ quan quốc gia nên có thể dễ dàng tiêu hủy chứng cứ phạm tội.
Giống như rất nhiều tội ác của Liên Xô cũ, chỉ sau khi Liên Xô sụp đổ mới được nhân loại chứng thực. Ví dụ, Cơ quan mật vụ KGB của Nga đã tàn sát hàng chục ngàn tinh anh quân sự và chính trị Ba Lan trong Rừng Katyn. Cộng đồng quốc tế không thể có được bằng chứng xác thực trong nhiều thập niên. Chỉ sau khi Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ, một lượng lớn tài liệu chứng minh mới được cho ra mắt.
ĐCSTQ giảo hoạt hơn nhiều so với ĐCS Liên Xô. ĐCS Liên Xô mặc dù tà ác, nhưng mỗi hành vi tội ác đều có trách nhiệm rõ ràng. Các tài liệu được ký bởi các nhà lãnh đạo các cấp và sẽ được lưu giữ trong một thời gian dài, thậm chí có thể xác định chi tiết rõ ràng tội ác của Lenin và Stalin.
ĐCSTQ hoàn toàn khác, bởi vì các nhà lãnh đạo ở tất cả các cấp không ký và lưu giữ hồ sơ, hoặc họ thường tiêu hủy dấu vết tội ác. Những chứng cứ thực tế cũng sẽ bị ĐCSTQ phá hủy.
Cho nên, đối với trường hợp virus ĐCSTQ (viêm phổi Vũ Hán), nhân loại chỉ có thể xác định đây là loại virus nhân tạo. Dựa trên phân tích nghiên cứu có tính khoa học về chủng coronavirus mới này cùng với các bài báo cáo trước đây của các nhà nghiên cứu tại Sở nghiên cứu Virus Vũ Hán, thì có thể nhận định đây là vũ khí chiến tranh sinh hóa của ĐCSTQ .
Gần đây, các phương tiện truyền thông Thụy Điển đã công kích ĐCSTQ, nói rằng thật ngu dốt và điên khùng khi dám phát triển một loại virus tổng hợp nguy hiểm như vậy. Nó chỉ muốn thống trị thế giới và không mảy may cân nhắc đến sự an toàn của nhân loại, có thể nói là phát điên mất trí rồi.
Nhiều nhà bình luận chính trị tin rằng, cuộc chiến virus này là cuộc chiến tranh thế giới thứ ba do ĐCSTQ phát động chống lại loài người. Sự khác biệt so với hai cuộc chiến tranh thế giới trước đó là ĐCSTQ đã phát động chiến tranh mà không cần tuyên bố, tương tự như cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng hoặc cuộc tấn công khủng bố vào New York của Hồi giáo Al Qaeda.
Từ góc độ kinh tế mà nói, cuộc chiến virus ĐCSTQ đã gây thiệt hại 140 nghìn tỷ đô la cho nhân loại, khiến hơn ba tỷ người bị vây khốn ở nhà và không dám ra ngoài, khiến cả thế giới sụp đổ. Mọi người cũng không biết ngày mai chuyện gì sẽ đến với mình.
Ngoài việc thiệt hại về tính mệnh không thể bồi thường giống như Thế chiến I và Thế chiến II, thì thiệt hại cho nhân loại ở các khía cạnh khác đã vượt xa Thế chiến I và Thế chiến II. Một nghị sĩ Úc đã nói rất rõ: “Thế giới sẽ không bao giờ tha thứ cho những đau khổ do ĐCSTQ gây ra”.
Sau Thế chiến II, xã hội loài người đã truy cứu tội ác của Đức Quốc xã trong mấy chục năm. Cho đến những năm trước, vẫn còn những phiên tòa xét xử tội ác của Đức Quốc xã. Tội ác của ĐCSTQ đã vượt xa Đức quốc xã, và chắc chắn tương lai nó sẽ bị nhân loại truy cứu và xét xử trong thời gian dài.
Một điều khác gây chú ý vào ngày 4/4 đó là Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng, ông sẽ điều tra kỹ lưỡng thủ phạm của bệnh dịch. Putin, xuất thân là một điệp viên KGB, thoạt nhìn ông đã biết rõ viêm phổi Vũ Hán là vũ khí sinh hóa, vì vậy ông đã ngay lập tức phong tỏa biên giới giữa Nga và Trung Quốc, đồng thời trục xuất người Trung Quốc về nước.
Bây giờ Putin lại ám chỉ phải truy cứu thủ phạm của trận ôn dịch này, đây chắc hẳn là ông đang hăm dọa ĐCSTQ.
Tất nhiên, không loại trừ rằng Putin đã nhìn thấy rõ xu hướng chung, rốt cuộc Nga cũng là một nạn nhân. Giống như sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9, Nga quyết định đứng về phía Hoa Kỳ. Đối với cuộc chiến virus do ĐCSTQ phát động lần này, Nga cũng có khả năng đứng về phía Hoa Kỳ. Cả thế giới sẽ tiêu diệt ĐCSTQ và sẽ sớm được đưa vào chương trình nghị sự.
Minh Huy (Theo NTDTV) (Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của BBT TinhHoa.Net)
https://tinhhoa.net/tran-on-dich-da-bien-dcstq-tro-thanh-ke-thu-chung-cua-nhan-loai.html
Đại Họa Dịch Virus Corona Trung Cộng: Báo Chí Quốc Tế Kêu Gọi Lật Đỗ Tập Cận Bình? – Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi
I/ Nạn dịch Virus Corona Trung Cộng là một đại họa cho nhân loại ?
Vâng, đây là một sự thực hiển nhiên không thể chối cải được. Toàn thể nhân loại không phân biệt bất cứ biên giới nào đều nơm nớp lo sợ bị lây nhiễm để phải chết thể thảm như kiểu “chết đuối” vì không thể thở được. Chưa bao giờ nhân loại phải sống giới hạn tự do di chuyển, phải sống “đề phòng” tiếp xúc ngay cả những người thân thuộc nhứt . Hàng trăm ngàn và có thể lên đến hàng triệu người bị mất mạng và bị tổn thương cơ thể trầm trọng. Chưa kể đến cả hàng tỷ người sống lao đao lo âu tài chánh vì bị nạn thất nghiệp đe dọa.
Có những so sánh cho rằng nạn dịch này còn tại hại hơn cả trận thế chiến thế giới, bởi vì tàn phá nặng nề trên mọi cấu trúc truyền thống của nhân loại. Chẳng hạn chắc chắn từ nay chả ai còn dám tỏ “thiện chí thân mật” qua cử chỉ bắt tay hoặc ôm nhau hôn như trước đây thường xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày từ cả ngàn năm qua.
II/ Phải chăng vì vậy báo chí quốc tế tấn công & kêu gọi lật đỗ Tập Cận Bình ?
Bất cứ một đại họa nào cho nhân loại đều có thủ phạm !. Trong quá khứ gần đây đã xảy ra nhiều nạn dịch trầm trọng đều xuất phát từ Trung Hoa Lục Địa. Đây không phải là ngẩu nhiên mà có thủ phạm rõ ràng chính là Đảng Cộng Sản Trung Hoa đang cầm quyền cai trị độc tài ghê gớm đã gây ra thảm họa đó cho dân tộc Trung Hoa và cho cả thế giới. Hiện nay nhà độc tài Tập Cận Bình lãnh đạo nên phải chịu trách toàn bộ cho đại họa này. Chính vì nhận định như vậy cho nên gần đây đã xảy ra sự kiện báo chí quốc tế tấn công & kêu gọi lật đỗ Tập Cận Bình một cách công khai không còn sợ hải như thường xảy ra trong quá khứ.
Có vô số dư luận báo chí tham dự làn sóng tố cáo này tại hầu hết các quốc gia trên thế giới . Điển hình và nổi tiếng nhứt là 2 bức thư được viết ra bởi 2 tờ báo nổi tiếng ở Đức và Úc:
1/ Nhật báo BILD ở Đức công bố bức thư trả lời đến nhà độc tài Tập Cận Bình
a) Tại sao có bức thư trả lời này ?
Qua nội dung bức thư trả lời này (xem Phụ đính 1 phía dưới) do chính tay ông Julian Reichelt (Tổng biên tập báo Bild) cho thấy lý do tại sao xảy ra sự kiện xôn sao chấn động này:
“Thưa ông Chủ tịch Tập Cận Bình!
Đại sứ quán của ông tại Berlin đã gửi cho tôi một bức thư ngỏ vì tờ báo BILD của chúng tôi đã đặt vấn đề rằng Trung Quốc có phải bồi thường thiệt hại kinh tế khổng lồ do virus corona hiện đang gây ra trên toàn thế giới hay không.
Đại sứ quán của ông gọi đó là “bỉ ổi” và buộc tội tôi là “kích động chủ nghĩa dân tộc“. Hãy để tôi nói một vài điều về việc đó.“
Tổng biên tập báo BILD đã tận dụng cơ hội hiếm hoi này điểm vào “tử huyệt” để vạch ra các điểm cực kỳ xấu xa “chết người” của chế độ đàn áp Trung Cộng dưới quyền lãnh đạo của nhà độc tài Tập Cận Bình. Cuối cùng đã đánh một đòn “trời giáng” như sau:
“ Ở đất nước của ông, mọi người đang thì thầm về ông. Quyền lực của ông đang dần sụp đổ. Ông đã tạo ra một Trung Quốc mập mờ, không minh bạch, từ một quốc gia giám sát và kiểm soát một cách vô nhân đạo và bây giờ là nước làm lây lan dịch bệnh chết người. Đây chính là di sản chính trị của ông …. Tôi không tin rằng qua đó quyền lực cá nhân của ông còn có thể cứu vãn được. Tôi tin rằng sớm hay muộn Corona sẽ kết thúc sự nghiệp chính trị của ông. ”
Lý luận này có mục tiêu rõ ràng: chính là lời kêu gọi & khuyến khích mọi thế lực trong và ngoài Đảng Cộng Sản Trung Hoa tìm cách lật đỗ nhà độc tài Tập Cận Bình.
b) Sức mạnh của nhật báo BILD ra sao ?
Nếu Trung Cộng hiểu rõ tầm ảnh hưởng của tập đoàn truyền thông đứng điều khiển nhật báo BILD thì chắc chắn không dám “dại dột” nhục mạ như đã nêu trên (xem Phụ đính 2).
Bởi lẽ:
– Nhật báo BILD có khối lượng độc giả đông đảo nhứt tại Đức với con số độc giả lên tới 8,63 triệu người và như vậy chiếm tới gần 20% số phiếu cử tri đi bầu cử ở Đức.
– Con số trên thực sự còn phải nhân lên gấp bội lần vì quan trọng hơn nữa là Nhật báo BILD lại là công ty con trực thuộc của Tập Đoàn Truyền Thông Axel Springer , mà nổi tiếng đứng đầu Âu Châu với
16.350 nhân viên, điều khiển khoảng 67 công ty con bao gồm các lãnh vực truyền thông, báo chí, đài truyền hình, nhà xuất bản … tại 40 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là tập đoàn này trong thời “Chiến tranh lạnh” đã dám khiêu khích Đông Đức & Liên Sô bằng cách xây tổng hành dinh bằng một cao ốc trọc trời ngay sát Bức Tường Ô Nhục Berlin vào năm 1966.
Xem: https://en.wikipedia.org/wiki/Axel_Springer_SE
Chính vì vậy có thể nói việc làm của nhật báo BILD chỉ là bước tiên phong lót đường cho Tập Đoàn Truyền Thông Axel Springer khởi động những làn sóng chống Trung Cộng và Tập Cận Bình trên dư luận thế giới với các công ty truyền thông con khác và các đồng minh truyền thông lâu năm sẳn có.
2/ Tờ báo Daily Telegraph đăng tải trả lời thư của Sứ quán Trung Cộng tại Úc
Trước đó tờ báo Daily Telegraph dùng lối văn trào phúng đầy cay độc trong lá thư trả lời của Sứ quán Trung Cộng tại Úc. Cuộc bút chiến này xảy ra khi Sứ quán này chỉ trích tờ báo Daily Telegraph là “ngạo mạn” đã đăng tải cá tin tức về nạn dịch Virus Corona liên quan đến Trung Cộng.
Những câu trả lời “chan chát” đánh vào nhược điểm của Trung Cộng khiến cho hầu hết độc giả rất thú vị & phì cười khi thưởng thức (xem Phụ đính 3). Chẳng hạn những đoạn đối đáp sau:
“ Sứ quán Trung Cộng nói:
Gần đây, tờ Daily Telegraph đã xuất bản một số báo cáo và ý kiến về phản ứng của Trung Quốc trong dịch COVID-19, các bài viết thật ngu dốt, định kiến và ngạo mạn.
Tờ báo Daily Telegraph trả lời:
Nếu một tờ báo nhà nước tại Trung Quốc nhận được điều phàn nàn tương tự, những ngày sau đó, phóng viên của họ có thể sẽ tỉnh dậy trong tù và phát hiện ra nội tạng của mình đã bị thu hoạch. (*)
(*) Ám chỉ về tội ác thu hoạch tạng từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc.
Sứ quán Trung Cộng nói:
Thay vì chấp nhận và đối diện với sự thật, các bài viết của tờ báo đã ngang ngạnh tấn công và bôi nhọ Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền Trung Quốc bằng ngôn ngữ xấu xa.
Tờ báo Daily Telegraph trả lời:
Ấy vậy mà chúng tôi vẫn chưa bị bắt hay bị bắn! Công lý ở đâu?“
III/ Kết luận
Khách quan mà nói thì hiện nay dư luận báo chí và chính trị thế giới không còn sợ hãi thế lực của Trung Cộng như trước đây. Họ dám lên tiếng “chửi” một cách công khai và thậm chí còn dám kêu gọi & khuyến khích mọi thế lực trong và ngoài Đảng Cộng Sản Trung Hoa tìm cách lật đỗ nhà độc tài Tập Cận Bình.
Trước nay khoảng gần 3 tháng khi nạn dịch Virus Corona này bắt đầu được thông tin cho thế giới , chúng tôi đã viết bài phân tích cho biết sự kiện này có thể gây thêm khủng hoảng cho Trung Cộng và khiến cho nhà độc tài Tập Cận Bình dễ bị lật đỗ hơn trước.
Xem: https://vietbao.com/a301954/dich-virus-corona-them-1-khung-hoang-khien-tap-can-binh-de-bi-lat-do-
Như phần trình bày trên cho thấy nạn dịch Virus Corona đã khiến cho ”gió đã đổi chiều” nên thế giới có cái nhìn hoàn toàn ác cảm đối với Trung Cộng và nhà độc tài Tập Cận Bình, bởi lẽ nay hiểm họa này đã liên quan trực tiếp đến mạng sống quý báu của mỗi cá nhân. Biết đâu vì thế rất có thể sẽ có những biến chuyển bất ngờ quan trọng như sự kiện Bức Tường Berlin sụp đỗ thình lình không hề báo trước vào ngày 9.11/1989 đã mang lại tự do thực sự cho cả toàn vùng Đông Âu.
Mong được vậy cho sự sinh tồn dân tộc VN trước giấc mộng bá chủ hoàn cầu hung hăng của Trung Cộng !
19.04/2020
Cách chỉ dẫn rất hay của BS David Price về cách ngừa Covid 19
(Bác Sĩ David Price hiện đang làm trong ICU của bệnh viện Weill Cornell Medical Center tại thành phố New York, và đây là chia sẻ của ông trong một video được phổ biến cho những người thân quen vào ngày 22 tháng 3, 2020 và rồi được truyền thông Hoa Kỳ loan tải trong mấy ngày qua. Ông Price có trách nhiệm chuyên điều trị toàn bệnh nhân Covid 19 trong những tuần qua.)
Tôi là bác sĩ trong phòng ICU (khoa cấp cứu đặc biệt) ở bệnh viện ở New York. Bệnh viện chúng tôi có 1,200 giường bệnh. Trước đây bệnh viện có điều trị và mổ nhiều căn bệnh khác nhau nhưng nay chỉ điều trị 100% là bệnh nhân nhiễm Covid. Hiện bệnh viện đang lãnh 20% của số bệnh nhân Covid tại New York.
Bổn phận của tôi là chăm sóc những ca bệnh nặng đã được đưa vào ICU. Tôi là người quyết định bệnh nhân nào được dùng máy thở và nằm với máy thở bao lâu. Vì vậy tôi nghĩ tôi có thẩm quyền để nói về những gì đang xảy ra.
“Trong ba tháng vừa rồi chúng tôi đã học hỏi thêm được rất nhiều về con virus này. Hiện giờ bạn nghe giọng tôi hơi nghẹn ngào không phải vì tôi sợ mà lần đầu tiên trong rất lâu, TÔI THẤY HẾT SỢ!! Tôi muốn chia sẻ với quý vị để làm quý vị bớt hoang mang và biết cách bảo vệ bản thân và gia đình.
Triệu chứng nhiễm Covid
– Nóng
– Sốt
– Đau cổ
Virus vào người sẽ đi khắp nơi nhưng ảnh hưởng nhiều nhất là phổi. 80% bệnh nhân chỉ nói là họ “Không cảm thấy khỏe trong người… ho nhẹ… nhức đầu.” Bệnh thường kéo dài 5, 7 đến 14 ngày. Bị nhẹ thì bắt đầu ngày thứ 5 sẽ thấy khỏe lại.
Bệnh nặng hơn trong 3 tới 5 ngày sẽ thấy khó thở (bạn chỉ nên vào nhà thương khi thấy khó thở chứ nóng sốt thì không cần đến bệnh viện). Tới ngày thứ 7 sẽ bắt đầu thấy khỏe lại.
Covid nhiễm cách nào
1/ Covid nhiễm qua “SUSTAINED CONTACT” (đụng chạm lâu) với một người bệnh hoặc với người sắp phát triệu chứng bệnh trong một, hai ngày sắp tới.
“Sustained contact”- “đụng chạm lâu” có nghĩa là đứng gần (dưới 6 feet) và tiếp xúc từ 15 đến 30 phút ở một nơi bít bùng, đóng kín, và không có đồ bảo vệ, chẳng hạn như khi không đeo khẩu trang. Nên các bạn khỏi phải sợ là con virus còn nằm trong không khí rồi mình vô tình đi qua rồi bị lây.
Gần như CÁCH DUY NHẤT để lây bệnh là khi virus dính vào tay mình rồi mình đưa tay lên sờ mặt. Như vậy virus có thể vào mắt, mũi, hoặc miệng mình.
Xin tóm lại một cách đơn giản là phần đông những người bị nhiễm là do họ chạm tay vào một người bệnh rồi đưa tay lên sờ vào mặt mình. Khi hiểu được nguyên lý này thì mấy hôm nay tôi bắt đầu cười lại được vì tôi biết tôi sẽ không bị nhiễm. Tôi muốn nhắc nhở các bạn những điều quan trọng sau đây:
1) Covid hiện đang ở trong cộng đồng của quý vị dù quý vị ở đâu.
2) Rửa tay thường xuyên. Để ý tay mình vừa chạm vào đâu, đụng vào cái gì và nhớ lúc nào cũng tẩy bằng hand sanitizer hoặc rửa tay cho sạch. Bản thân tôi đi đâu cũng cầm theo lọ Purell (nước tẩy tay). Ví dụ tôi đi từ nhà trọ ra thang máy tôi vẫn có thể bấm nút thang nhưng sau đó liền đổ một vài giọt Purell vào tay. Ra đến cửa cũng vậy có thể dùng tay mở cửa nhưng sau đó lại Purell. Nếu GIỮ TAY SẠCH SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM COVID.
3) Đây không phải là căn bệnh mà một người bệnh chạm vào thứ gì rồi cả cộng đồng lây theo khi đụng vào thứ đó. Chúng ta chỉ lây khi gặp và đụng chạm nhau lâu “sustained contact.” Muốn kỹ hơn thì rửa hoặc tẩy trùng tay sau khi chạm vào bất cứ vật gì.
4) Bạn cần phải để ý và sửa cái tật ưa chạm vào mặt (dụi mắt, ngoáy mũi, cậy mụn, v.v). TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHẠM TAY VÀO MẶT. Bạn đi ăn tiệc. Bắt tay một người bệnh, rồi đưa tay lên sờ vào mặt mình. Đó là cách lây Covid. Đơn giản chỉ có vậy.
5) Tôi khuyên mọi người nên đeo mask khẩu trang không phải vì nó sẽ bảo vệ hay ngăn ngừa được Covid nhưng nó sẽ tập cho bạn thói quen tốt là không sờ vào mặt. CHỈ CẦN TAY SẠCH VÀ KHÔNG SỜ VÀO MẶT LÀ 99% CHÚNG TA SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM.
6). Bạn không cần “medical mask” như loại N95. Ngay cả tôi trong nhà thương gặp toàn bệnh nhân Covid cũng chỉ đeo N95 trong những trường hợp đặc biệt.
7) Đứng xa mọi người giữ khoảng cách 6ft, rửa tay, thì các bạn không phải lo gì cả.
http://viendongdaily.com/cach-chi-dan-rat-hay-cua-bs-david-price-ve-cach-ngua-covid-19-wKetSAYS.html
Tổng Giám đốc Y tế Thế giới là ai? – Nguyễn thị Cỏ May
Tổng thống Donald Trump hăm doạ sẽ cắt bỏ phần đóng góp của Mỹ cho Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO/WHO) vì cách tổ chức này giải quyết đại dịch Vũ Hán không minh bạch và có ẩn ý, đã gây ra thảm hại khủng khiếp cho cả thế giới. Ngay sau đó, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), liền phản ứng mạnh bằng cách khuyến cáo lãnh đạo các quốc gia là “đừng chính trị hoá đại dịch Covid-19 nếu không muốn có nhiều túi đựng xác chết hơn nữa”.
Trước ông Trump, Thượng nghị sĩ Martha Mc Sally (Cộng Hòa ở Arizona), đã kêu gọi Tổng Giám đốc WHO hãy từ chức. Bà Sally cáo buộc Tedros đã giúp đảng cộng sản Trung Quốc giấu đi số trường hợp nhiễm bệnh thật sự Covid-19. Giới chức y tế Trung Quốc thú nhận là trước đó họ đã không tính những bệnh nhân không có triệu chứng. Trái lại những tài liệu nội bộ mà báo Epoch Times có được và nêu lên là đảng cộng sản Trung Quốc đã che giấu với thế giới số tử vong và số người bị nhiễm.
Ông Tedros chẳng những không làm đúng nhiệm vụ của Tổng Giám đốc WHO là ít nhất thông tin đúng sự thật về sự tác hại của dịch corona, lại còn nhiều lần ca ngợi “Đảng cộng sản Trung Quốc đáng được chúng ta mang ơn và kính trọng vì đã khắc phục được dịch bệnh một cách tài tình! Họ chỉ cho áp dụng cách ly trước 6 ngày, điều này, thật sự chúng ta cũng không thể làm gì hơn. Trong thời gian ngắn kỷ lục, họ đã nhận diện được mầm bệnh và lập tức thông báo”.
Nhiều tổ chức và nhiều người đã thấy cách làm việc của ông Tedros có gì mờ ám, không thể chấp nhận được, nên đã kêu gọi ký thỉnh nguyện thư yêu cầu LHQ can thiệp và đòi ông Tedros phải từ nhiệm. Tới nay đã có hơn 754 000 chữ ký.
Nhưng ông Tedros Adhanom Ghegreyesus, Tổng Giám đốc WHO, là ai mà tận tình bênh vực đảng cộng sản Trung Quốc như vậy?
Tổng Giám đốc WHO là con chốt của Tập?
Virus Corona chính thức xuất hiện tại Vũ Hán ngày 8 tháng 12 năm 2019 nhưng thật ra nó đã xuất hiện ngày 7 tháng 11, tức trước đó một tháng. Ông Tedros luôn luôn muốn trấn an mọi người, để làm hài lòng Bắc Kinh, ông tuyên bố “ở bên ngoài Trung Quốc, trong 15 quốc gia, chỉ có 68 trường hợp nhiễm dịch, bằng 1% tổng số, và không có người chết”. Nhưng trước đó năm ngày, đã có 3 trường hợp bệnh ở Pháp được báo cáo.
Ông François Godement, Cố vấn về Á châu của Viện Montaigne ở Paris, nhận xét “Ông Tổng Giám đốc WHO tỏ ra luôn luôn phò trợ Bắc Kinh trong dịch Vũ Hán. Trái hẳn với nhiều nước hội viên khác, chưa bao giờ thấy ông có lời phê bình Bắc Kinh. Mà cũng chẳng thấy ông đặt vấn đề về những con số nhiễm bệnh và tử vong do Bắc Kinh đưa ra. Cũng như có nhiều tuyên bố rõ ràng là rất khó chấp nhận được”.
Cho tới ngày 14 tháng 1/ 2020, ông Tedros vẫn nói lấy đươc theo đảng cộng sản Trung Quốc là không có bằng chứng dịch coronavirus lây nhiễm từ người qua người mặc dầu lúc đó dịch bệnh đã tràn lan khá rộng rồi. Phải chờ tới 11 tháng 3, ông mới chịu tuyên bố dịch Vũ Hán là đại dịch toàn cầu. Trước đó, khi dịch bắt đầu lan rộng, nhiều nước đóng cửa biên giới, WHO lên tiếng không chấp nhận đóng cửa biên giới. Tổng thống Mỹ ra lệnh đóng cửa biên giới với những người đến từ Trung Quốc, Tập Cận Bình phản đối.
Một nhà ngoại giao Tây phương nói rõ là “Trung Quốc muốn ông Tedros không đưa ra lời tuyên bố nào đi ngược lại với quyền lợi của họ. Trong lúc đó nhiều nhân viên chuyên môn của WHO đã từng báo động tình trạng thực tế hoàn toàn khác hẳn”.
Ông François Godement phàn nàn cũng vì những tuyên bố sai lệch của WHO mà nhiều nước dựa theo đó, như Pháp hay Anh… đã ban hành trễ những biện pháp đề phòng, gây tai hại vô cùng nặng nề cho họ.
Nhưng thật sự dịch coronavirus làm bao nhiêu người chết và bao nhiêu người bị nhiễm bệnh ở Trung Quốc? Có đúng như ông Tedros tuyên bố “có 3400 người chết và 82 000 người bị nhiễm bệnh hay không?”.
Ai cũng biết thông tin của Trung Quốc hoàn toàn bị đảng cộng sản Tàu phong tỏa để ngăn chận những điều không có lợi cho đảng, mặc dầu điều đó có làm hại dân chúng đi nữa, nên về con số tử vong và lây nhiễm, người ta chỉ được biết theo thông báo chính thức mà thôi.
Thật tội nghiệp cho ông Tổng Giám đốc WHO cả tin nên ông đã lập lại đúng theo con số của dảng cộng sản đưa ra. Và thế giới cũng tin nên báo chí cũng lập lại không khác hơn. Thế là đảng cộng sản Trung Quốc đã thành công áp đặt chế độ nói dối cấp Nhà nước của họ lên toàn thế giới!
Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO, là ai?
Thấy Tổng Giám đốc WHO luôn luôn ủng hộ và không hết lời ca ngợi Trung Quốc trong lúc rõ ràng là du khách tới Trung Quốc về hoặc người từ Trung Quốc tới đã mang theo mầm bệnh và lây lan ra khắp thế giới, TNS Martha Mc Sally đã phải nói ra “Không bao giờ tôi tin người cộng sản”. Bà nói rõ thêm “Tổ chức Y tế Thế giới hãy ngưng bao che những lời nói dối. Tôi nghĩ ông Tedros nên rút lui khỏi WHO là phải. Chúng ta phải có biện pháp giải quyết vấn đề này. Thật đúng là người không biết trách nhiệm. Không thể chấp nhận được điều họ làm ở đây trong lúc chúng ta có bao nhiêu người chết trên khắp thế giới”.
Đồng thời, TNS Rick Scott, Cộng hòa Florida, yêu cầu Quốc hội điều tra để coi WHO có thật sự giúp đảng cộng sản Trung Quốc che giấu tầm tác hại nghiêm trọng của dịch Vũ Hán hay không?
Trong một thông cáo, TNS Rick Scott đặt thẳng vấn đề “Hoa Kỳ đóng góp cho quỹ của WHO là 14,67%. Vậy, hơn ai hết, Hoa Kỳ phải liên đới chịu trách nhiệm về sự nói dối của đảng cộng sản Trung Quốc nhằm che giấu đại dịch.
“Chúng ta biết rằng Trung Quốc cộng sản nói dối về con số người chết và nhiễm bệnh, nói dối điều mà họ đã biết, và từ lúc nào họ đã biết. Vậy mà ông Tedros đã không mở cuộc điều tra nghiêm túc. Việc ông Tedros không hành động đúng nhiệm vụ của mình đã gây ra cái chết cho biết bao nhiêu người”.
Tổng thống Mỹ và Thượng Nghị sĩ Cộng hòa đều lên án WHO đã coi nhẹ tầm quan trọng của dịch bệnh, tự biến mình đồng lõa với đảng cộng sản Trung Quốc trong kế hoạch che giấu dịch Coroanvirus, lại còn chỉ trích Mỹ đóng cửa biên giới. Người ta ngạc nhiên vì nhận thấy ông Tedros luôn luôn lập lại không sai luận điệu của đảng cộng sản Trung Quốc.
Khi hiểu rõ chính sáxh đối ngoại của Tàu ngày nay, người ta sẽ thấy, ngoài làm áp lực lên WHO qua ông Tedros, Tàu còn đầu tư mạnh vào LHQ và sử dụng rất được việc các nước Phi châu cho quyền lợi của Tàu.
Thật vậy, từ năm 2010, ảnh hưởng đối ngoại của Trung Quốc chỉ có lớn mạnh ra. Nhân lúc kinh tế phát triển, Trung Quốc tìm cách chiếm vị trí trên chính trường quốc tế và cho người của đảng cộng sản chiếm giữ vai trò quan trọng trong các tổ chức của LHQ. Như TQ đã cấy được Tedros vào WHO. Trung Quốc âm thầm từ Hội đồng An ninh đưa người của mình vào các cơ quan nắm lấy chức vụ chiến lược. Như Tổ chức Lương Nông (FAO), Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế (ICAO), Liên kết Viễn thông Quốc tế (UIT), Tổ chức LHQ về Phát triển kỹ nghệ, Interpol… Họ còn tham gia vào đội mủ xanh làm nhiệm vụ duy trì hòa bình ở Sudan trong lúc đó họ xâm lăng lãnh thổ và lãnh hải của các nước láng giềng, diệt chủng dân Tây Tạng, Hồi giáo Tân Cương, cả người Tàu theo Pháp Luân Công, đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc…
Theo một nhà ngoại giao Pháp (Le Figaro, 9/4/2020), Trung Quốc đã và đang nỗ lực nắm lấy LHQ. Họ đã bắt tay chặc chẽ với một khối Phi Châu để sẵn sàng biểu quyết những đề nghị do họ đưa ra ở LHQ. Họ vận dụng những tổ chức của LHQ để mở rộng ảnh hưởng, áp đặt một “trật tự hậu Tây phương”. Hiện nay, đảng cộng sản Trung Quốc đang tìm cách đưa vào LHQ ngôn ngữ thuần Trung Quốc, không có những từ ngữ “Nhân quyền, Tự do, Dân chủ” vì theo họ, đó là những giá trị riêng của Tây phương đã đem tới áp đặt cho họ.
Khối Phi châu bị Trung Quốc ảnh hưởng nay cùng với Trung Quốc bắt tay nhau làm thành một “Liên minh chống nhân quyền và chống Tây phương” (Le Figaro, nt) trong đó riêng Éthiopie giữ một quan hệ đặc biệt hơn hết mà Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO, là người tận tình phục vụ cho đảng cộng sản Trung Quốc. Ông được đắc cử vào WHO nhờ hậu thuẫn mạnh của Bắc Kinh, điều đó ai cũng biết. Nhưng Trung Quốc chọn ông để làm con tốt còn do một yếu tố quan trọng hơn: Tedros Adhanom Ghebreyesus nguyên là đảng viên cấp lãnh đạo của đảng cộng sản cách mạng Éthiopie, tức thứ cộng sản cực kỳ ác ôn do ảnh hưởng Mao.
Vì vậy Tedros mới chống Hoa Kỳ, nhất là chống Trump. Tổ chức Y tế Thế giới từng bước bám sát những lời tuyên bố của Tập Cận Bình, lập lại nguyên văn như con két. Đó là lý do tại sao WHO không hành xử đúng vai trò của mình, mà lại tận tụy làm những điều Bắc Kinh muốn. Đó cũng là lý do WHO từ chối cho Đài Loan giữ vai trò quan sát tại WHO. Cả khi Đài Loan muốn tham gia Ban nghiên cúu về Coronavirus.
Tedros Adhanom Ghebreyesus đúng là cộng sản
Cũng nói về Tổng Giám đốc WHO nhưng rõ hơn, trong bài “The Crimes of Tedros Adhanom”, viết trong thời gian ông ở Éthiopie, ông John Martin cho biết ông Tedros Adhanom là cựu thành viên của Mặt Trận Nhân dân Giải phóng Tigray (TPLF). Đó là đảng cộng sản cách mạng Éthiopie tàn bạo bị chính phủ Mỹ xếp vào loại tổ chức khủng bố trong những năm 90. Tedros Adhanom là nhân vật hàng thứ ba của Ủy Ban Thường vụ Bộ Chính trị Mặt trận.
Bộ Y tế dưới thời Tedros Adhanom làm Bộ trưởng luôn luôn phân biệt đối xử theo quan điểm chính trị và chủ trương vi phạm nhân quyền và theo cách phân chia ta/địch. Tedros Adhanom được đắc cử Tổng Giám đốc WHO nhờ Tàu ủng hộ vì ông có thành tích giữ kín dịch bệnh ở xứ Éthiopie có nguồn gốc từ Ai Cập. Các Tổ chức quốc tế ở Éthiopie bị áp lực cũng không nhìn nhận đó là Choléra và đồng thời công bố số người bị nhiễm và số tử vong cũng dưới sự thật.
Năm 2012, khi làm Bộ trưởng Ngoại giao, Tedros Adhanom ra lệnh đàn áp và trục xuất qua Yémen tất cả những người ly khai và nhà báo ngoại quốc đang ở Éthiopie.
Ông John Martin viết tiếp “Vì vậy Tedros Aghanom tìm mọi cơ hội để đề cao Trung Quốc, cả về mặt nhân quyền. Ở Éthiopie, cũng có những trung tâm truyền thông (cơ quan tuyên truyền của đảng cs), áp dụng thẻ “Tín dụng xã hội” (Crédit social) để kiểm soát dân chúng, nghĩa là xứ Éthiopie không khác gì một phó bản của Trung Quốc nhưng thô sơ hơn. Ngoài ra nó cũng được cai trị bởi một đảng duy nhứ, với chủ trương rõ ràng là “quyền lợi trên các giá trị nhân quyền”.
Mọi người sẽ không ngạc nhiên khi hiểu tại sao WHO chỉ phóng đại những thông tin về dịch Vũ Hán của đảng cộng sản Trung Quốc đưa ra và cũng nhiều lần WHO ngăn cản các nước đóng cửa biên giới, nhất là chỉ trích mạnh Mỹ đóng cửa biên giới đối với Trung Quốc, để coronavirus kịp phát táng mạnh.
Ông John Martin kết thúc bài báo của ông “Trong một thế giới pháp trị, Tedros Adhanom Ghebreyesus chắc chắn sẽ không còn ở đó làm Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, mà phải bị truy tố ra trước Tòa án quốc tế, cùng với phe cánh của ông, về tội ác chống nhân loại” (John Martin, Jade, Aude Digital).
Thảm họa nhân loại do dịch bệnh này rồi cũng sẽ qua! Ai cũng nói thế giới ngày mai này sẽ không còn như trước đây, trước khi xảy ra dịch Coronavirus. Thế giới sẽ đổi mới tốt đẹp hơn, an toàn hơn. Hay thế giới lại cũng vì tiền bạc trên hết sẽ khép mình theo cái trật tự của Tàu “Tư bản toàn trị”, một mô hình hiện nay có nhiều nước đang mơ ước?
Riêng đảng cộng sản Hà Nội, khỏi nói, vẫn cương quyết chạy theo Tàu chết bỏ!
17.04.2020
Những người quyền lực tuyệt đối vẫn mắc dịch
Một con vật cực nhỏ, mắt thuờng không thể thấy, có tên là Corona 19, đang làm đảo lộn cả thế giới siêu văn minh . Nhưng thật sự nó có phải là một con vật, tức một sinh vật, có đời sống, hay không ? Nó có hoạt động vì nó làm cho cả thế giới đảo điên, làm cho vài tỷ người bị cô lập, hằng trăm ngàn người bịnh, hằng chục ngàn người mất mạng . Vậy nó sống thật !Nó sống nên nó đặt ra qui luật quyết định sanh tử cho loài người mà sức mạnh của siêu khoa học chưa ngăn chặn được, chưa phá vở được hệ thống quyền lực của nó . Cả chưa ai vi phạm . Răm rắp tuân hành !
Sức mạnh của Corona
Sau khi đảo lộn thế giới, chắc chắn nó sẽ giúp xếp đặt lại thế giới theo một trật tự mới . Như thế nào ? Chưa ai biết !
Nhưng trước mắt, những điều mà các cường quốc tây phương đã mất nhiều thì giờ mà chưa đạt được, như sự giàn xếp những vụ xung đột ở Syrie, Libie, Yémen, …thì nay các bên đã ngưng bắn, gát súng tại chổ .
Cụ thể như chuyện ở xứ Tây . Áo Vàng xuống đường kéo dài cả năm, phá gần nát Paris, làm cho bao nhiêu người buôn bán không làm ăn được, chỉ đòi hỏi lúc đầu hạ giá xăng dầu, …vẫn không được thỏa mản thì nay giá nhiên liệu, nhở luật mới cúa Corona, đã hạ, dưới mức Áo Vàng đòi hỏi . Nhiều người vội đổ đầy bình nhưng xe nắm ụ vì lệnh cô lập, mọi người ở nhà . Đường phố Paris, cả như Công trường La Concorde, nơi du khách thường tấp nập, nay cũng vắng lặng, không khác nghĩa địa chiều thu .
Bầu cử Hội đồng xã hôm 15/03, nhiều người yêu cầu dời lại nhưng chánh phủ Pháp gồng mình từ chối . Còn dự bị cho bầu cử luôn vòng nhì vào 22/03 nhưng sau đó đã phải khuất phục luật Corona, dời lại vô hạn định .
Điều hệ trọng hàng đầu vì sức khỏe nhơn loại, vì môi trường mà nhiều hội hè, tổ chức chánh trị có mặt ở khắp nơi, trong Chánh phủ, trong Quốc hội nhiều nước, cả Quốc hội Âu châu, suốt trong nhiều năm trời đã không làm được, là giảm khí thải Nay Corona, chỉ một sớm một chiều, đã làm giảm độ ô nhiểm xuống 10% . Như ở Tàu là nơi ô nhiểm nặng nhứt thế giới, nay mấy anh tàu, chị sẩm bắt đầu thấy mình được hít thở thoải mái đôi chút .
Từ thập niên 80 tới nay, thế giới phát triển theo hệ thống toàn cầu . Ai cũng hồ hởi vì làm ăn được, kinh tế phát triển . Nước Tàu trở thành xưởng sản xuất cho thế giới . Từ cây đinh, con ốc, giấy vệ sinh, khăn chùi mủi, …đến thuốc chửa bịnh . Người có tiền cứ tiêu thụ . Trong gần đây, ở một số nước phát triển, giới trung luu và nhứt là công nhơn, bị khó khăn do ảnh hưởng nền kinh tế toàn cầu hóa . Khi nạn dịch bùng phát, các nước trong hệ thống toàn cầu, mọi nghành sản xuất bị ngưng, xí nghiệp đóng cửa, buôn bán đình đốn . Va chạm thực tế, nhiều người nghĩ hệ thống toàn cầu sẽ phải được xét lại . Các nước trở vể với thuyết quốc gia, với biên giới, hàng rào thuế quan ? Hay có một cách nào khác tốt đẹp hơn ?
Riêng Liên Âu theo thỏa ước Maastricht chắc sẽ bể . Cho tới nay, Liên Âu vẫn chưa có được một sự can thiệp hay giúp đở nào cho một quốc gia Hội viên chống lại nạn dịch viêm phổi . Một Tổ chức từng nuôi dưởng giấc mơ trở thành một thứ Đế quốc Âu châu nay mai chắc sẽ sụp đổ hay cải thiện thành một tập họp khác ?
Bình thường, xưa nay, một số không nhỏ dân Tây phải sống đời sống không kịp nhìn thấy mặt Trời vì phải theo qui luật xã hội tư bản : «métro, boulot, dodo» ( sáng ra lật đật chui xuống xe điện hầm-métro, làm việc-boulot, chiều về lo ngủ-dodo) thì nay luật mới Corona, không ngiệp đoàn nào đòi hỏi, chưa được ở đâu thông qua hết, lại cho phép, còn có tính cưởng bách, mọi người đi làm việc, từ giới chức lãnh đạo tới công nhơn lao động, đều được nghỉ ở nhà . Và phải ở nhà . Là cơ hội chưa từng có . Mọi người tự nhiên trở về với chính mình . Cha mẹ, con cái sống với nhau thật sự, đầy đủ, suốt ngày bên nhau . Điều này chưa bao giờ có từ sau cách mạng 1789 !
Nhờ đó nhiều người, trước đây do công việc sống bên ngoài nhiều hơn ở nhà, nay có quá nhiều thì giờ ở nhà, đến nổi không biết làm gì cho hết . Để giết thì giờ, họ bèn bày ra đánh cờ theo Hồ Xuân Hương:
Chàng với thiếp cả ngày (đêm khuya) trằn trọc,
Bèn rủ nhau (Ðốt đèn lên) đánh cuộc cờ người.
….
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà nảy lửa.….
(Hồ Xuân Hương)
Cơn đại dịch này gây tổn thất nhơn mạng với số ngàn, thật ra tính về số lượng thì không lấy gì làm quan trọng cho lắm nếu so với số tử vong do nhiều lý do khác . Năm 2003, chỉ một tuần lễ trời nóng tới 35°c đã làm cho hơn 15 ngàn người già tử vong hàng loạt . Do Tây không biết xài máy lạnh . Phòng ốc nhà cửa chật hẹp . Ở nhà già, người săn sóc không kịp nhớ cho người già uống đủ nước .
Mất mát luôn luôn được đền bù . Và thường có lời .Về số tử vong, như đã nói, không quan trọng . Mà sẽ đúng vậy vì hảy chờ coi ngày mai này, khi cơn dịch chấm dứt, số sanh sẽ vượt qua số tử này rất nhiều . Nhờ mọi người không ra khỏi nhà ! Mà đó cũng là luật bù trừ tự nhiên sau một biến cố lớn
Nhưng tầm nghiêm trọng của nó không ở con só tử vong mà sự đảo lộn mọi thứ trên thế giới . Trước mắt, kinh tế suy thoái, đời sống sẽ khác đi .
Cũng lạ chỉ một vài ngày mà điều gì được coi là chắc chắn, là giá trị trước đây thì nay trở thành dỏm, sức mạnh trở thành bất lực, quyền lực trở thành khuất phục hay thỏa thuận .
Lê-nin mắc dịch chết
Về mặt xã hội, trước Corona, mọi người đều bình đẳng . Hoàng tử Charles, Thủ tướng Boris Johnson và Tổng trưởng Y tế của Anh, dân lao động, di dân lậu, …đều không bị phân biệc đối xử .Tiếp xúc với nó thì ai cũng như ai . Tứ xa xưa, trước cả tây lịch, dịch đã từng làm bậc gốc lớp vua chúa quyền uy và xô ngã nhiều triều đại .
Năm 431 trước tây lịch, dịch đã tới phát tán trong nội thành Athènes, quật ngã trước hết nhà hùng biện nổi tiếng Périclès . Dịch có thể là sốt ban trái, sốt thương hàn, hay bất kỳ thứ gì khác như thiên thời dịch tả . Tiếp theo, nó tới Hội trường Agora nơi dân chúng đang hội họp để thảo luận về chiến tranh, nó đánh ngã gần hết người tham dự . Nền Dân chủ Athènes, nền Dân chủ sớm nhứt nhơn loại và cũng tiêu biểu hơn hết, đã không thể ngăn chận sự hủy hoại tàn khóc của dịch .
Sau đó, những cuộc viển chinh đem dịch tới nhiều nước khác .
Mùa hè năm 328 trước tây lịch, vua Alexandre le Grand là người đầu tiên đi chinh phục các nước . Ông xuất phát từ Âu châu, kéo đoàn hải quân mạo hiểm đi qua Ấn độ tuy chưa từng biết vùng đất xa xôi này . Ông là một chiến tướng chưa từng bị bại trận nên khi ông di qua vùng đất nào thì vua chúa nơi đó đều khuất phục . Ông chiếm Pendjab nhưng ông không tới sông Gange được vì quân của ông suy sụp, không vì địch mạnh, mà vì kiệt sức, đói và bịnh dịch . Tháng bảy năm 325, ông quay trở về .
Sau 3 năm vắng mật, nay ông nắm lại Đế quốc của mình . Ông bắt đầu chỉnh đốn lại bộ máy cầm quyền, thanh toán sạch những phần tử phản trắc, tàn sát những cánh quân làm loạn ở Babylone .
Dẹp xong nội loạn, Alexandre le Grand tự xưng Thần và truyền lịnh dân chúng phải thờ ông như một vị Thần . Tức ông vừa làm vua vừa làm Thần . Thần sống . Qua nhiều năm viển chinh, ông có mệt mỏi nhưng sức khỏe của ông vẫn tốt . Tháng 6 năm 323, tại Babylone, giữa lúc dân chúng đang làm lễ Thấn Dionysos, ông bị dịch đánh ngã . Ông bèn gắng gượng uống nước thánh để mong trừ được dịch . Nhờ sức mạnh phi thường của một chiến sĩ đánh giặc suốt nhiều năm không biết mệt, ông cầm cự với bịnh dịch, mải qua năm sau, ông mới chết . Ông được 33 tuổi . Theo cách nói đông phương, ông chết nhằm năm tuổi xấu : 31 chưa qua, 33 đã tới . Nên phải đi thôi !
Sau này, điều người ta lấy làm tiếc là không biết hài cốt của ông chôn ở đâu để nghiên cúu coi ông chết vì thứ dịch gì .
Dịch vẫn tiếp tục tàn phá đế chế la-mã và cả thành La-mã. Năm 79 tây lịch, chiến tướng Titus theo con đường của Alexandre, kéo quân đánh phá thành Jérusalem và lên ngôi Hoàng đế sau khi vua cha chết . Thành phố La-mã bị hỏa hoạn tàn phá năm 80 . Qua năm sau, dân chúng vừa xây dựng lại thành phố thì trân dịch tràn tới . Hoàng đế, người chiến thắng Jérusalem, bị dịch hạch vùa tới quật ngã . Dịch tàn phá thành La-mã và trở thành ác mộng của La-mã . Sở dĩ La-mã thướng bị dịch vì La-mã là Thủ đô quân sự . Những đoàn quân viển chinh, mỗi lần đi đánh giặc xa trở về, quân lính đem về mầm bịnh lạ truyền nhiểm ra cả thành phố .
Năm 1918 vừa chiến tranh thế giới vừa bịnh dịch hoành hành . Nhiều danh nhơn của pháp, nhà văn, danh họa, chánh trị gia, chết vì dịch .
Tháng 10 năm 1017, Lê-nin cướp chánh quyền lâm thời của Aleksandre Kerenski, sau khi cách mạng thật sự đã xong, đã kết thúc chế độ Nga hoàng, đã có chánh quyền dân chủ, trong lúc ông đang mang bịnh giang mai vì bịnh này là thứ dịch lúc bấy giờ . Giới khá giả và tiếng tâm, như chánh trị gia, nhà văn, họa sĩ mắc bịnh vì có phong trào thành phần này tranh nhau lui tới những thanh lâu nên mắc bịnh rồi từ đây lây lan rộng ra nên trở thành một thứ dịch . Nhưng dường như không phải bịnh giang mai,
cũng không phải phát súng bắn ông để ám sát năm 1922 mà làm cho ông bị tai biến mạch máu nảo và chết năm 1924 .
Và cũng vào lúc này, trận dịch espagnole tàn phá Âu châu, cướp đi 50 triệu sanh mạng dân Âu châu .
Ngày nay đọc lại lịch sử, người ta có thể có vài ý nghĩ về tình hình dịch bịnh đang hoành hành thế giới . Vua chúa ngày xưa xua quân đi chinh phục các nước khác, lúc trở về, thắng trận, lên ngôi bá chủ . Nhưng chỉ it lâu thì đều mắc dịch mà chết . Mà lịch sử luôn luôn lập lại, với người mới, cảnh mới .
Ngày nay, Tập Cận-bình, đang thực hiện tham vọng làm Hoàng đế nước Tàu, ôm ấp thêm giấc mơ làm bá chủ thế giới, không bằng quân viển chinh như vua chúa thời xưa mà bằng chiến thuật đưa dân của mình xuất ngoại viển du mang theo mầm dịch để truyền nhiểm khắp thế giới, làm cho thế giới suy sụp đồng loạt . Theo qui luật lịch sử, liệu hắn sẽ mắc dịch cách nào đó hay không ?
Cả những tên ác ôn ở Hà nội nữa!
Nguyễn thị Cỏ May
Vui cười
Một anh chàng cặp bồ với một phụ nữ đã có chồng, lúc 2 người đang ở trong nhà tâm sự thì bất ngờ người chồng về.
Anh chàng cuống quit: – Chết rồi, làm sao bây giờ hả em?
– Bình tĩnh em đã có cách…
Cô liền đi vào bếp xách cái thùng rác to tướng ra… mở cửa và nói: – Anh đổ rác giùm em nhé?
Người chồng lập tức tuân lệnh vợ, xách thùng rác xuống tận tầng trệt để đổ rác. Nhân cơ hội đó anh chàng bồ mới thoát ra được, vừa đi về nhà vừa tấm tắc khen:
– Cô ta thông minh thật, hơn đứt vợ mình.
Về đến nhà anh bấm chuông… Một lúc rất lâu sau vợ anh ra mở cửa, trên tay cô là một cái thùng rác to tướng và mỉm cười nói:
– Anh yêu ơi, anh đổ rác giúp em nhé.
Trong lúc xưng tội, cô gái nghiêng sát vào tấm lưới và nói:
– Xin cha hãy tha cho con tội tự đắc, vì hằng ngày con đều soi gương và tự nhủ rằng mình thật quá xinh đẹp.
Vị Linh Mục nghiêng mình về phía tấm lưới để quan sát kỹ cô gái, rồi nói:
– Cha cho con biết một tin vui: Đây không phải là hành vi phạm tội, mà chỉ là một sự nhầm lẫn.
Bỏ quên – Nguyễn Liệu
Nghe tiếng phone reng, Hoàng bực mình cho là phone quảng cáo, nhưng vẫn dở phone lên gắt gỏng :
– Alo ! cái gì mà gọi hoài vậy.
– Dạ cho chúng tôi gặp ông Lợi, chúng tôi gọi hai ngày nay không ai bắt phone.
– Ông Lợi không có nhà.- Chúng tôi rất cần gặp ông Lợi
– Ông Lợi đi làm hai giờ chiều mới về, có gì nói với tôi được không, tôi là người nhà ông Lợi,
– Xin bà làm ơn nói với ông Lợi đến nhà dưỡng lão CampBell đưa ông cụ về nhà vì dịch corona nhà dưỡng lão được lệnh phải giải tán.
Hoàng hoảng hốt nghĩ cái hoạ sắp tấp vào nhà, liền xuống giọng năn nỉ :
– Thưa bà, xin bà có cách gì tạm để ông già trên đó không, tốn mấy chúng tôi xin chịu, nhờ bà làm ơn giúp cho chúng tôi, chúng tôi sẽ hậu tạ riêng bà.
– Không được cô, tôi là nhân viên đâu có quyền hành gì, 19 người già trong viện xét nghiệm có 4 người dương tính, bị nhiễm virus, hiện cho nằm bịnh viện, số còn lại kết quả âm nên cấp tốc trả về nhà cách ly 14 ngày.
Đó là lệnh của ban phòng chống dịch. Hiện người ta về nhà hết, trừ ông cụ, bởi vậy cô phải báo cho ông Lợi biết, cấp tốc đến đưa ông cụ về. Thôi, cảm ơn cô.
Bỏ phone xuống Hoàng sững sờ : Làm sao bây giờ.
Lợi có một bà chị và một đứa em. Gọi phone bà chị, nhờ bà chị nhận ông già về tạm mấy ngày dịch hoành hành rồi sẽ tính sau :
– Chị nên đưa cha về một thời gian ngắn rồi sẽ tính, chị lo cho cha, bọn em chịu tất cả phí tổn cho chị
– Không được, nhà tui có một phòng, lớn nhỏ năm người ở, đưa cha về ở chỗ nào. Nhưng mà cậu mợ nghĩ sao, ba năm nay ổng đã ở yên rồi, thì để ổng ở tiếp cho hết đời, đem về làm gì.
– Bây giờ người ta không cho ở nữa, tất cả viện dưỡng lão đều bị đóng cửa. Thôi để em thuyết phục chú út thử.
Chú út viện lý do hai vợ chồng chú cả ngày đi làm , vì làm y tá ở bịnh viện nên dù mọi người đều phải ở nhà, hãng xưởng đều đóng cửa, nhưng hai vợ chồng chú không được ở nhà, thì làm sao có thì giờ chăm sóc ông già.
Trước lý do đó chị không thể năn nỉ câu thứ hai. Không còn cách gì nữa, năn nỉ ai cũng không được, chị liền nghĩ đến cách cuối cùng là im lặng xem như không được tin tức gì hết, và có thể cảnh sát xem như ông già không có thân nhân, và họ sẽ giải quyết theo hướng đó, hướng không có thân nhân.
Chị mỉm cười khen mình người sáng ý, thông minh. Chị biết rất rõ anh bạn của chồng chị, cách nay ba năm, có bà mẹ già ở Pháp sang thăm, bà bị bịnh, anh gấp rút đưa vào bịnh viện, độ vài tuần sau bà cụ qua đời. Bịnh viện liên lạc thân nhân mới hay, là số phone giả, địa chỉ giả.
Chiều hôm đó Lợi về hơi sớm. Đường vắng quá, một vài người lớn tuổi đi bộ có vẻ ké né trên lề đường, đeo khẩu trang, ra dáng thận trọng nghiêm nghị khác những ngày thường.
Quang cảnh khác hẳn, hơi rờn rợn, hình như ma quái núp trong cỏ cây, nơi nào đâu xa lạ hoang vu, chứ không phải nơi anh thường đi ngày hai bận, đi cắt cỏ cho một trường học gần nhà.
Anh vừa bước vào nhà, nghe phone reng, trong phòng bên cạnh chị chạy ra nhưng không kịp.
– Alo ! dạ..dạ .. dạ vâng …dạ..dạ tôi đến ngay.
Vừa đặt phone xuống, anh nói ngay :
– Bọn nó đuổi ông già về, bây giờ anh phải đi đón về.
Chị cố bình tỉnh, tuy giọng hơi run run :
– Thì anh ăn cơm rồi sẽ tính sau.
-Tính cái con mẹ gì, nó bảo trước đây hai ngày, họ về hết rồi, nếu chiều nay không ai đón về, nó báo cho cảnh sát biết và xem như xong nhiệm vụ.
– Hay là anh để cho cảnh sát nó giải quyết xem sao.
– Làm thế cha anh sẽ chết lạnh dọc đường cái trong đêm nay.
Bực mình anh vẫn giữ nguyên bộ quần áo cắt cỏ ra xe. Anh nghĩ cũng tại anh, năm đó ông già không chịu đi, lấy lý do già rồi đi làm gì, tiếng Anh không nói được không biết lái xe, hơn nữa, mẹ anh mới mất chưa giáp năm, bỏ đi thấy tội nghiệp quá.
Nhưng anh bảo cha anh nên đi, tuổi già ở Mỹ có đũ thuốc men, có bác sĩ giỏi, có binh viện tốt, nhất là tránh được cái nạn dùng thuốc giả, thuốc độc, của Trung quốc.
Bà chị cả của anh, người em trai út và nhất là vợ anh, liên tục lén anh, viết thơ về khuyên ông già nên ở lại Việt nam lo mồ mã cho mẹ mới mất, rồi sẽ gửi tiền, gửi thuốc Tây về cho ông.
Bởi vậy ông quyết định xoá bỏ hồ sơ H.O. Khi được tin xoá bỏ hồ sơ, anh phải cấp tốc về quê khuyên bảo ép buộc ông làm lại hồ sơ. Thế mà phải chờ đến trên mười năm, hổ sơ mới được tái xét, mới được ra đi.
Freeway 17 vắng quá, anh chạy hơi quá tốc độ nên chưa đến một giờ đã ra exit Campbell.
Theo con đường nhỏ đi sâu vào rừng rậm. Tuy chưa đến 4 giờ chiểu nhưng như sắp tối, vắng một cách kinh hoàng.
Anh nghĩ làm nhà dưỡng lão ở nơi này có khác gì một nhà tù nhốt mấy ông già gần đất xa trời.
Đậu xe phía trước, anh chạy vòng vào sân sau, không có một bóng người nào, phía trong hành lang xa, một ông già nhỏ thó ngồi bất động trên cái ghế dài bên cái xách vải .
“ Trời ơi ! cha tôi đây Trời !” Anh nhào tới ôm cha anh, ông già mỉm cười, nước mắt dầm dề :
– Thấy con cha mừng quá. Hai hôm nay cha ở đây một mình. Nếu tối nay con không đến, cha mò lần ra đường cái. Trời còn thuong cha.
– Cha ngồi đây lâu chưa ?”
– Hồi sáng giờ. Bà y tá bảo cha dọn đồ ra ngồi chờ người nhà lên, họ đóng cửa.
Lợi xách túi vải nói :
– Con cõng cha ra xe, đường đi nhiều rễ cây dễ bị vấp ngã.
Ông giả lẩm nhẩm :
– Cha ở đây đúng ba năm 4 tháng 18 ngày.
Lợi mừng thầm, ông già mình tuy ốm yếu nhưng trí óc còn khá sáng suốt mới nhớ được số ngày tháng năm ở khu rừng này.
– Bọn con đều khoẻ mạnh hết.?
– Dạ, vì bịnh dịch đang lan tràn nên ai ở nhà nấy không dám ra đường, nên mình con đi đón cha..
– Hai đứa cháu nội của cha lớn lắm hả, có đứa nào có vợ chưa.
– Chưa cha, bọn nó còn nhỏ, còn đi học mà.
Lợi lái xe chạy chậm vì đoạn đường xấu, sợ xe xóc làm mệt cha già. Nghe tiếng thở đều đều ông già ngoẽo đầu qua một bên thiu thiu ngủ.
Lợi định tạm để cha già ở cách ly tại garage xe. và anh định nghỉ cắt cỏ ít nhất 2 tuần để chăm sóc cha.
Anh nguyện lần này chính anh, chinh bàn tay anh, sẽ làm mọi thứ, từ nấu ăn, giặt dũ đến tắm rửa, đổ bô, lau cầu, không để ai nhúng vào, nhất là vợ anh.
Nhắc đến vợ, anh lo lắng rồi đây anh phải cố gắng chịu đựng, cố gắng nhịn nhục tối đa, để tránh những cuộc đổ vỡ cãi vã to tiếng. Nhất là không để cho ông già nghe được những lời cãi vã.
Anh chắc chắn phải làm được vì ông già sống ở garage biệt lập.
Bữa cơm tối hôm đó tuy rất đói nhưng anh ăn không ngon vì hình ảnh cha anh khi chiều làm anh rất xúc động, anh cảm thấy tội lỗi, một ông già gầy ốm một mình ngồi cheo leo ở bìa rừng vắng vẻ tiêu điều, vào một buổi chiều sắp tắt.
Tại sao một ông già phải bị đày đoạ như thế. Mâm ăn có 4 người, hai con anh ngồi một bên, vợ anh với anh một bên.
Hai đứa nhỏ và vợ anh mỗi người chăm chú vào chiếc Iphone, không để ý gì đến việc ăn uống.
Bỗng chị hỏi :
-Cha ăn uống gỉ chưa ?
– Cha mệt đang ngủ ngoài garage, anh đang nấu cháo cho cha
– Chắc anh gặp cha đang lang thang ngoài đường cái chứ gì?
Anh giả vờ không hiểu câu nói móc của chị, vì khi ra xe đi đón ông già, anh bảo nếu không lên đêm nay, ông già có thể chết lạnh trên đường cái.
Anh bình thảng trả lời :
– Không, ông già ngồi cheo leo một mình ở hè nhà dưỡng lão.
Hai đứa nhỏ thôi ăn đứng dậy, mỗi đứa rót một ly nước, lên lầu
Chị cũng thôi ăn, đứng dậy, anh liền bảo :
– Em ngồi lại anh có vài điều muốn bàn với em.
Chị ngồi xuống nhìn thẳng vào anh.
Anh đem cha vể đây ở tạm một thời gian, có thể nửa năm, một năm để ổng ổn định sức khoẻ, anh sẽ dẫn ổng về lại Việt Nam ở với bà cô ruột anh cũng đang sống một mình với đứa cháu trong họ.
Anh sẽ làm hết mọi việc từ đi chợ, nâu ăn, rửa chén, dọn dẹp trong nhà, lau chùi cầu tiêu nhà cửa, v..v..anh chỉ tha thiết xin em một điều ..một điều.. là cố gắng vui vẻ với ông già trong lúc ổng còn ở nhà này với chúng ta.
Nghĩa là em sẽ không làm gì hết, cố nhiên việc chăm sóc ông già là việc của anh, nếu em …thấy không thể được thì cũng nên cho anh biết.
Không khí nặng nề im lặng. Chị đứng dậy, chậm chậm đi lên lầu. Khi chị đi rồi anh bực mình tại sao lại đặt vấn đề với chị một cách thẳng thừng thô bạo như vậy, vô tình đẩy chị vào thế chống đối, anh cảm thấy mình kém cõi quá, làm vấn đề đáng lẽ đơn giản, hoá ra khó khăn phức tạp hơn.
Nhà anh có 4 phòng, trên lầu 3 phòng ngủ, 2 phòng tắm. Hai con hai phòng anh chị một phòng.
Tầng trệt 1 phòng ngủ 1 phòng tắm. Khi ông già chưa đến nhà dưỡng lão, ở phòng dưới này. Để ông già nằm một mình ở garage anh không yên tâm, đêm hôm có việc gì ông già kêu không ai nghe, anh đặt môt giường nhỏ anh nằm cạnh ông già.
Lấy lý do vì dịch corona, cách ly xã hội, nên anh yên tâm để ông già ở Garage cho đến khi hết dịch.
Cũng vì lý do đó anh giải thích với ông vợ anh và hai con anh chưa dám ra garage.
Thật sự ông già hiểu hết sự việc, nhất là suốt hơn ba năm nay, ba chục người bị “lưu đày” ( chữ của các cụ ở nhà dưỡng lão Campbell ) ở chung với nhau . Hầu như họ chung một tâm trạng bị con, tống họ ra khỏi nhà, vì tốn kém thì ít, vì người nào cũng có tiền già, tiền chánh phủ cấp cho tạm đũ sống, có lẽ vì người càng già càng làm cuộc sống của chúng mất tươi trẻ, mất hạnh phúc, và cũng chính người già bị gán cho là cái ổ vi trùng, ổ bịnh tật.
Người già đồng nghĩa với dơ dáy. v..v.. Tất cả họ, những người Việt nam ở trại Campbell, đều là cựu sĩ quan miền Nam Việt Nam sau ngày mất nước tháng Tư năm 75 (1975), trung bình mỗi người chịu gần 10 năn tù cộng sản.
Vì cùng chung một tâm trạng, một ngôn ngữ họ thông cảm với nhau họ không quá chán nản quá cô đơn như ở các nhà dưỡng lão khác nói tiếng Anh là chính, nên người nào không nói được, chịu rất nhièu thiệt thòi, có khi bị đánh đập vì bị xem như bất tuân các mệnh lệnh của y tá y công.
Vì chia xẽ vì thông cảm vì cùng cảnh ngộ họ tránh được những cãi vã, những xô xác với nhau, nhưng họ mỗi ngày mỗi chuốt thêm những oái oăm, những nỗi buồn vì bất hạnh với gia đình, với con cháu.
Mỗi ngày họ phết thêm vào bức tranh tập thể đó, một nét buồn thảm ảm đạm. Thế cho nên họ thiếu hẳn niềm vui, người nào cũng mang một bộ mặt âu sầu buồn thảm.
Thậm chí có người than rằng ở tù tuy mất tự do, tuy nhục nhã, nhưng ít nhất một tháng, hoặc 6 tháng, có gia đình đến thăm nuôi, và gia đình còn thương xót, còn tôn trọng, còn kính nể người đang ở tù, và còn hi vọng người tù còn có ngày về để cùng xây dựng lại cuộc sống, tạo lại hạnh phúc.
Trái lại vào trại dưỡng lão không mất tự do, nhưng gần như không cần tự do nữa, như bước vào giai đoạn cuối cuộc đời .
Họ thật sự bi bỏ quên. Có người suốt năm không có người đến thăm.
Theo ông khi vào trại, tổng số là 30 nguòi, và gần 4 năm sau chỉ còn 19 người. Mười một người lìa trần vì buồn bã quá, vì chán nản đến cùng cực, vì tủi thân, vì bị bỏ quên, chứ không phải vì những bịnh nan y.
Có những người không chịu uống thuốc, có người phản đối đi bịnh viện.
Từ ngày đưa cha về nhà anh thay thế vợ làm mọi việc trong nhà, anh mới biết rằng tuy công việc nhẹ, nhưng bực mình quá.
Quần quật từ sáng đến tối, không hết việc. Anh dọn cho cha anh và chính anh ăn ngoài garage, sợ cha buồn anh giải thích vì trong thời kỳ cách ly nên phải như thế. Vợ con anh ăn trong nhà.
Tuy ông hiểu điều giải thích của anh là đúng trong thời kỳ cách ly này, nhưng ông vẫn buồn buồn tủi thân. Ông mỉm cười tự thấy mình càng già càng khó tính, càng cô đơn càng khó tính.
Ông nghĩ đáng lẽ ở tuổi mình tuổi gần 80 phải dễ dãi , phải cởi mở, sao cũng xong cũng tốt. Ông nhớ lại cái đề tài này, trong nhà dưỡng lão, thường đem ra bàn luận với nhau trong nhóm anh em, và lúc nào ông cũng ở phe chỉ trích những người khó tính, và quả quyết vì tính xấu đó, mà con cháu nó không muốn sống gần với mấy người già, dù đó là ông bà nội ngoại.
Mấy người bạn của ông không đồng ý và cho rằng vì hai nền văn hoá Đông phương Tây phương đối lập nhau, nên mới có những bi kịch như vậy.
Rồi họ dẫn chứng ở Việt Nam chẳng hạn( trừ cộng sản) đứa bé lên ba đã được cha mẹ dạy dỗ lễ độ chào hỏi, trong khi ở Mỹ trẻ con lên đại học chưa có thói quen chào hỏi.
Vấn đề này với ông, chưa ngã ngũ, chưa tìm ra câu giải đáp thoả mãn.
Từ ngày ra khỏi nhà dưỡng lão Campbell. ông sống một mình ở garage ông hay nghĩ đến người vợ quá cố của ông.
Nếu bà còn sống, thì có lẽ đời ông không như thế này, không có chuyện ở nhà “ lưu đày Campbell”.
Càng nhớ đến bà, ông càng thấy ở bà có phẩm cách cao quí, một người vợ tuyệt vời, một người đàn bà suốt đời biết hi sinh cho chồng cho con, một người kính trọng cha mẹ ông hơn cả ông kính trọng.
Có hôm trong giấc chiêm bao ông thấy bà ngồi cạnh giường ông, ông mừng quá ngồi dậy thì bà lặng lẽ đúng dậy ra đi im lặng không nói một lời.
Rồi những đêm tiếp theo, ông mong được gặp bà nhưng không thấy. Ông tính sẽ nói với anh lập bàn thờ thờ mẹ để đêm đêm có chỗ ông thắp cây nhang, tội nghiệp. Nhưng ý nghĩ này bị dập tắt ngay, vì ông, và bạn bè ông đều biết, có bao giờ bọn chúng chấp nhận bàn thờ.
Anh vui vẻ hỏi cha :
– Hôm nay con đi chợ, cha muốn mua thứ gì, muốn ăn uống gì, con mua cho cha.
– Không, không, khỏi mua gì con, cha ăn gì cũng được, nhà có gì ăn nấy.
Anh vừa ra xe, thì chị và hai đứa nhỏ đến cửa trong nhà xuống garage, chị nói lớn trong nước mắt :
– Hai cháu và con chào cha. Nhờ cha nói với ổng có cái thư để trong tủ lạnh. Ổng không cần vợ, không cần con, nên bọn con ra đi. Nói xong chị và hai đứa nhỏ lui vào nhà. Ông bối rối không kịp nói gì. Mệt quá ông nằm đừ lên giường cảm thấy khó thở. Ông mê mang vào giấc ngủ hồi nào không biết.
Anh đặt mâm cơm lên bàn mới hay cha anh đang ngủ. Anh ngạc nhiên sao giờ này cha anh còn ngủ :
– Cha, cha, dây ăn cơm rồi hãy ngủ cha.
Ông già ngồi dậy bần thần không biết ở đâu. Anh nói lớn:
– Hình như cha bị cảm phải không.
– Không, hơi mệt thôi, không sao đâu.
Ông ngồi dậy cố nuốt miếng cơm, nước mắt dầm dề :
– Vợ con với hai đứa nhỏ bỏ nhà đi rồi
– Cha nói cái gì vậy cha ?
Ông lặp lại :
– Vợ con bỏ nhà đi rồi. Nó có ra chào cha và dặn cho con biết có thư trong tủ lạnh.
Anh vội vàng chạy vào nhà. Thư viết : “ Ông xem mẹ con tui không ra gì nên chúng tôi phải ra đi”. Viết vội vã chữ nguệch ngoạc, chỉ một câu thôi, không ký tên không đề ngày.
Tức qúa anh xé nát tờ thư, ngồi thừ xuống ghế nước mắt tuông chảy, anh khóc. Anh ngồi như thế đến 1 giờ sáng, giật mình nghĩ đến ông già, anh vội bước ra garage cố điềm tỉnh dấu cha anh.
Cha anh nằm im lặng hình như chưa ngủ, vì ông già cựa mình và thỉnh thoảng ho. Anh nghĩ phải cố gắng bình thảng trước cha anh. Mong hết cơn dịch anh sẽ đưa cha anh về Việt nam rồi anh sẽ đi tìm vợ con anh. Nhất định không để đổ vỡ gia đình. Anh nghĩ, lỗi do mình, mình bất tài quá nên mới ra nông nỗi này.
San Jose ngày 15 tháng 4 năm 2020
Ngày cao điểm của trận dịch corona
https://nghiathuc.com/2020/04/15/bo-quen-truyen-nguyen-lieu/