Tập San Tân Đại Việt – Số 4/2018 – Tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30/04

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Đại Việt – Số 4/2018 – Tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30/04

Mục Lục

Lê Minh Nguyên: Vòng Xoáy Suy Vong Của CSVN

Ngư Sĩ: Thơ

– Tháng Tư Quốc Hận

– Sầu có quốc

Phan Văn Song:

– 43 tháng Tư Đen, từ uất hận đến nhục nhã: Mất Nước, Mất Nhơn quyền, Mất Nhơn Phẩm

– Sợ dân hay sợ tàu

Vi Anh: Quốc Hận Thứ 43

Ngô Minh Hằng:Bài thơ viết riêng cho ngày quốc hận

Thiện Ý: Chế độ VNCH ở Nam Việt Nam đã bị bức tử như thế nào

CTSQ Nguyễn Anh Dũng và CTSQ Lâm A Sáng: Trận chiến đấu bi hùng của trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu tháng 4 1975

Nguyễn Cao Quyền: Trại cải tạo của CSVB sau năm 1975

Mai Thanh Truyết: Nghĩ Về 30/4

Đỗ Ngọc Uyển: Những ngộ nhận lịch sử – Viết cho Tháng Tư

Đào Văn Bình: Nhật Ký Biển Đông: HKMH Carl Vinson Ghé Đà Nẵng Rồi Sao? 

Trọng Đạt: Từ Hòa bình trong tầm tay đến ngày ký kết Hiệp định Paris

Quốc Phùng: CSVN Đang Dần Chuyển Giao Quyền Lực

Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi: Hàn Phi Tử Phần II Chương 2 : Tác Phẩm

Nguyễn thị Cỏ May: Đằng Sau Chuyến Viếng Thăm Paris của Nguyễn Phú Trọng

Từ Thức: Bên bờ vực

Tiểu Tử: Tô cháo huyết

 

Vòng Xoáy Suy Vong Của CSVN – Lê Minh Nguyên

Vấn đề của Việt Nam hiện nay là vấn đề thay đổi hệ thống chính trị, nó không phải là vấn đề hoài cổ hay nhằm vào việc trả thù. Dân tộc Việt Nam cần đoàn kết để giữ gìn độc lập và bảo vệ chủ quyền đất nước. 

Để làm được điều này thì cái môi trường xúc tác cho sự đoàn kết để tạo nội lực cần phải sẵn sàng, tức là một hệ thống chính trị đương đại thích hợp, dung thứ được những bất đồng để cùng nhau bảo vệ sự sinh tồn của quốc gia dân tộc.

Trong tất cả các hệ thống chính trị đã lưu hành thì hệ thống dân chủ pháp trị đã chứng tỏ được khả năng đoàn kết dân tộc, xây dựng nội lực và tạo ổn định chính trị thực sự.

Một chính quyền sợ dân thì không phải là một chính quyền ổn định, chính quyền là bạn dân mới mà chính quyền ổn định. Chính quyền do dân chọn ra và nếu người dân không thích thì người dân có khả năng thay đổi được mới là chính quyền ổn định.

Dân chủ như người biết bơi, độc tài như người đứng trên bờ và sợ nước. Nếu đứng mãi trên bờ thì không bao giờ bơi được và cứ cho rằng xuống nước sẽ bị sặc nước, bị chết chìm, dân chủ chỉ gây hổn loạn và sụp đổ chính trị thì chỉ có được độc tài.

Thực tế là khi tập bơi, ban đầu người ta có thể bị sặc nước, tức có vài bất ổn nhỏ vì thiếu kinh nghiệm và chưa quen, nhưng đó chỉ là chướng ngại giai đoạn và dễ vượt qua được, như Đài Loan, Nam Hàn, Nam Dương… đã kinh qua. Nhưng khi đã biết bơi rồi thì như kình ngư trên biển cả, vừa ổn định chính trị với chính quyền là bạn dân, vừa mạnh mẽ phát triển được đất nước.

CSVN biết rõ đại vấn nạn của họ là hệ thống chính trị lỗi thời, đầy lỗi hệ thống, do kiến trúc ban đầu chủ ý sao cho thật là cứng ngắc, không cho phép sửa đổi để nhằm bảo vệ cái gene độc tài độc đảng, cho nên họ thật sự lúng túng khi môi trường sống của nhân loại đã đổi thay, hệ thống lỗi thời này chỉ có thể tiếp tục ù lì để chờ ngày sụp đổ, không thể biến cải qua dân chủ được.

Hệ thống sai, tức vấn đề của mọi vấn đề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân thì lãnh đạo CSVN không dám đụng đến, coi đó là taboo/cấm kỵ. Để tránh né việc đương đầu với lỗi hệ thống, họ phùng xoè bằng việc chống tham nhũng mà thực chất là thanh toán phe phái và ngăn chận hiện tượng tự diễn biến tự chuyển hoá từ bên trong và từ bên trên của các đảng viên.

Vấn đề hệ thống là vấn đề nền tảng của độc tài hay dân chủ, nhưng lại là vấn đề ít được quan tâm. Do bản năng xã hội của luật sinh tồn dẫn dắt, nguời ta thường quan tâm đến quan hệ con người và sự giao thiệp người-người bên trong hệ thống mà ít khi để ý đến cái tai hại của một hệ thống sai lầm đang nhốt họ bên trong. Người ta dễ nhìn ra ông Nguyễn Tấn Dũng tham nhũng nhưng khó nhìn ra hệ thống độc tài độc đảng là sai. Khi hệ thống đã sai thì người tốt muốn tồn tại phải hành xử như người xấu để thích ứng với hệ thống (ở bầu thì tròn, ở ống thì dài), cho nên nếu không ông Dũng thì ông Phúc, ông Bình, ông Quang… cũng tham nhũng thế thôi!

Ca dao Việt Nam có câu:

Tiếc công vun quén cây tùng

Săm soi trên ngọn, gốc sùng không hay

Câu ca dao này phản ảnh nổ lực “đốt lò” của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, dù cái lò “đã nóng lên rồi” cũi tươi cũng phải cháy như ông đã nói, nhưng khi ông càng đốt thì đảng CSVN càng rã rời, ai cũng lo là không biết khi nào đến phiên mình, vì mối dây đoàn kết bây giờ thuần tuý là quyền lợi và quyền lực, chứ không phải hệ thống giá trị, lý tuởng hay chất keo Mác-Lê gì sấc, cho nên nó tạm thời và hay thay đổi, mai mốt nếu phe mình yếu thì tới phiên mình bị làm củi đốt ra tro. Tham nhũng thì uỷ viên nào cũng đều tham nhũng, nên thực chất thì ai cũng đều là củi, hệ thống có đầu vào là người và đầu ra là củi. Hệ thống vận hành theo luật rừng xanh, củi mạnh đẩy củi yếu vào lò. Cái gốc của hệ thống đã bị sùng ăn nhưng ông Trọng thì lo săm soi trên ngọn.

Ngày 10/4/18, ông Trọng chủ trì cuộc họp của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng. Ông nói dư luận trong Đảng đang dấy lên

mối lo ngại rằng chống tham nhũng nếu “không cẩn thận sẽ làm nhụt chí (đảng viên), không ai muốn làm nữa”, và ông nói rằng “tư tưởng đó sai… nếu ai thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”, có nghĩa là ông tiếp tục đốt lò để loại các đối thủ của ông trong Đảng. Nhưng ngay sau đó ông bày tỏ sự bất lực, than thở về tình trạng “trên nóng dưới lạnh” trên bảo dưới không nghe. Rõ ràng là trong Đảng đang có sự âm thầm liên minh và ngầm chống đối.

Rồi ông Trọng tự thú nhận rằng chống tham nhũng chỉ là cái cớ để nguỵ trang cho cái mối lo sợ thực sự của ông là hiện tượng tự diễn biến trên thượng tầng kiến trúc của Đảng. Ông nói rằng nội hàm tự diễn biến, tự chuyển hóa về tư tưởng chính trị CHƯA ĐƯỢC CHÚ Ý, mà mới nặng về đạo đức lối sống, xử lý các sai phạm kinh tế (tức chống tham nhũng); cái SÂU XA là trung thành tuyệt đối với Đảng, kiên định với chế độ (http://bit.ly/2veMZvp). Điều này có nghĩa là ông Trọng thú nhận đảng viên không còn trung thành với Đảng, không còn kiên định với chế độ, tất cả chỉ là vì nồi cơm, nếu thay đổi hệ thống mà nồi cơm vẫn giữ được thì họ sẵn sàng bỏ chiếc thuyền chìm để nhảy qua thuyền nổi.

Mối ưu tư thực sự của ông Trọng là sự sụp đổ của Đảng, nó xảy ra khi đầu não lãnh đạo rã rời, như con trai ông Lê Duẫn là TS Lê Kiến Thành đã báo động cách nay hơn hai tháng (http://bit.ly/2nkhvgZ). Ông Trọng biết rõ thượng tầng lãnh đạo đang bị chia rẽ trầm trọng và bị cuốn vào vòng xoáy suy vong. Theo một nguồn tin khả tín từ Hà Nội, chị cho biết ông Trọng lo lắng hiện tượng tự diễn biến đe doạ sụp đổ chế độ hơn cả hiện tượng diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, vì ông dễ bắt dễ nhốt họ hơn các đồng chí tự diễn biến của ông. Những Trần Huỳnh Duy Thức, Hội Anh Em Dân Chủ, Mẹ Nấm, Trần Thị Nga… ông bắt và kết án trên 10 năm dễ hơn là bắt và kết án tương tự với các uỷ viên Bộ Chính Trị, Trung Ương Đảng, hay các cựu quan chức cao cấp, vì bứt dây động rừng dẫn đến sụp đổ.

Việc “đốt lò” của ông đang nhắm vào hai thành phố lớn là Đà Nẵng và Saigon. Ở Đà Nẵng ông dùng đầu dây Vũ Nhôm (Phan Văn Anh Vũ) để triệt hạ Trần Đại Quang, Tô Lâm và khoảng 12 tướng trong Bộ Công An. Quang bị ung thư máu, đầu Tháng 4/2018 lại đi Nhật trị bệnh, đó là một hình thức rút lui vì lý do sức khoẻ.

Tô Lâm sẽ bị thay thế bởi Bùi Văn Nam, một tướng thứ trưởng công an bảo thủ đáng gờm, trung thành với ông Trọng và có thể trở thành uỷ viên Bộ Chính Trị trong năm nay.

Ngày 18/4, nhà riêng hai cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Trần Văn Minh và ông Văn Hữu Chiến bị khám xét, hai ông này đã bị khởi tố hôm 17/4. Cùng ngày, nguyên Phó Tổng cục trưởng TC5 Bộ Công an đã nghỉ hưu, trung tuớng Phan Hữu Tuấn và cán bộ công an Nguyễn Hữu Bách bị bắt tạm giam. Các ông Nguyễn Điểu, Trần Văn Toán, nguyên Giám đốc và Phó giám đốc Sở Tài nguyên môi trường TP Đà Nẵng, và ông Lê Cảnh Dương, Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư TP Đà Nẵng đã bị truy tố (http://bit.ly/2Jd6uXw).

Ngoài ra trung tướng công an Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát, và thiếu tuớng công an Nguyễn Thanh Hoá, nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao C50 bị bắt vào tháng 3 vì liên quan đến một đường giây đánh bạc.

Ở Saigon, ông Trọng đang triệt hạ phe cánh của cựu bí thư Lê Thanh Hải, phe cánh này trong khoảng 15 năm qua đã cấu kết với bà Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát, liên hệ kinh tài với tình báo Hoa Nam) thao túng bất động sản vùng Saigon. Ông Hải đã từng đẩy hàng trăm gia đình ở Quận 2 thành dân oan, thực hiện qua bàn tay của ông Tất Thành Cang. Em ông Hải là Lê Tấn Hùng, Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Saigon đã bị kỹ luật. Con ông là Lê Trương Hải Hiếu, Chủ Tịch UBND Quận 12 cũng vừa bị kỹ luật hôm 17/4 với lý do lãng xẹt là đã có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung, nhưng chậm báo cáo (http://bit.ly/2vzRUHg).

Trong hai ngày 11-12/4, Bộ Chính Trị CSVN có cuộc họp lấy ý kiến về những đề án sẽ trình lên Hội Nghị Trung Ương 7 (HNTƯ7) diễn ra trong tháng 5 (thay vì tháng 4 như dự trù vì ông Trọng chưa sắp xếp được nhân sự), ba nội dung chính là tập trung xây dựng lực lượng cán bộ các cấp, cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, và cải cách chính sách tiền lương (http://bit.ly/2Jbgu38). Trong hội nghị này, chỉ dấu là ông Đinh Thế Huynh sẽ chính thức bị loại khỏi BCT, ông Trần Đại Quang không tham dự. Theo tin Hà Nội, ông Huynh bị ông Trọng bí mật thu băng cuộc nói chuyện với Đinh La Thăng mà nội dung là ông Thăng hối lộ ông Huynh 500 ngàn đôla để giúp Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, ông Thăng nói với ông Huynh rằng: chuyện này anh Quang (Trần Đại Quang) đã đồng ý rồi và chỉ còn có anh nữa thôi!

Sau HNTƯ7 đa phần ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ thay ông Quang nắm chức Chủ Tịch Nước. Ông Nhân ba phải, không có xương sống để thách thức uy quyền ông Trọng cho nên ông Trọng an toàn trong việc ‘de facto’ nhất thể hoá quyền lực Đảng và quyền lực Nhà Nước vào tay ông. Bí Thư Saigon sẽ là một trong hai người: Võ Văn Thưởng và Trương Hoà Bình. Ông Bình không mặn mà trong vị trí này vì nó làm ông thấp hơn vị trí hiện tại là Phó Thủ Tướng Thường Trực và dễ bị tai tiếng hơn, trong khi ông ăn đã no, trừ khi ông bị ông Trọng ép phải nhận. Cho nên đa phần là ông Võ Văn Thưởng sẽ là bí thư Saigon.

Vụ ông Út Trọc (Thuợng Tá Đinh Ngọc Hệ) Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Sơn, Phó tổng giám đốc đối ngoại của tổng công ty Thái Sơn thuộc Bộ Quốc phòng bị khởi tố là do ông Trọng muốn triệt Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Thượng Tướng, “Anh Năm” Nguyễn Chí Vịnh, một đồng minh của ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Trọng ưu ái Bộ Quốc Phòng vì đa số trong bộ này đang là đồng minh của ông ta, nên bộ QP không bị xáo trộn như Bộ Công An. Đánh Út Trọc để lể cái gai “Anh Năm” Nguyễn Chí Vịnh, chứ Vincom của đại tá Tổng Cục 2 Bộ QP Phạm Nhật Vượng vẫn mua đất với giá ưu đãi do được ông Trọng chống lưng. Bộ QP không thể vô can trong vụ đất quân đội ở Căn Cứ 26 Phan Văn Trị, Gò Vấp mà bộ ưu ái chuyển cho các đại gia. Ông Trọng muốn ôm súng lớn để khống chế súng nhỏ của công an (http://bit.ly/2Jal9SZ).

Bên trong cái hệ thống đầy lỗi của độc tài độc đảng là một sự chằng chịt các gọng kềm kiểm soát chống lật đổ, ví dụ như các tư lệnh quân khu muốn điều binh phải có từ 5 đến 7 chữ ký, tuỳ theo bên trong hay bên ngoài quân khu. Bộ Công An bị nghi ngờ, ông Trọng ngồi vào đảng uỷ để vô hiệu hoá quyền lực của bộ trưởng Tô Lâm, dùng vụ án Vũ Nhôm để loại đối thủ, cải tổ tuớc bớt quyền hành và đưa người của ông ta lên để nắm bộ này. Dù vậy, khi lòng trung thành của đảng viên không còn nữa thì những sự kiểm soát chống lật đổ sẽ chẳng có giá trị gì.

Trong tiến trình đàn áp hiện tuợng tự diễn biến trong Đảng qua chiêu bài chống tham nhũng, ông Trọng đã tạo ra quá nhiều kẻ thù. Những kẻ thù này đang âm thầm liên kết lại và sẵn sàng nổ tung cho vỡ đảng để thoát cảnh củi lửa đốt lò. Ông càng đốt lò thì vòng xoáy suy vong càng tăng tốc.

Sự sụp đổ của một chế độ đã già cỗi và đang suy tàn đến từ hai yếu tố: lòng dân muốn thoát ra khỏi hệ thống kềm kẹp sưu cao thuế nặng như hiện nay, và thượng tầng lãnh đạo bị chia rẽ không thể nào hàn gắn được như các phe phái trong Đảng đang đốt lò làm thịt lẫn nhau.

Những người đang tranh đấu cho dân chủ tự do, dù bị CSVN dã man đàn áp, nhưng niềm tin và hy vọng cho một tương lai sáng lạng cho dân tộc đang dang tay chào đón họ trong khúc hát khải hoàn.

20/4/2018

 

Thơ – Ngư Sĩ

Tháng Tư Quốc Hận

Tháng Tư Quốc Hận bốn ba năm

Bảo lửa hận thù nửa nước Nam

Pháo kích đốt làng xưng “Giải Phóng”

Gông cùm tù ngục phủ tối tăm

Bần cùng cả nước thành vô sản

Lột sạch toàn dân lũ ác tham

Miệng thế muôn đời tên Thái Thú

Cúi đầu cõng rắn rước ngoại xâm

Ngư Sĩ

 

Sầu cố quốc

Ngõ trước vườn sau dưới nguyệt tà

Bâng khuâng thổn thức mộng hồn hoa

Một cơn gió lốc đau lòng nước 

Ngàn nỗi phong ba cám cảnh nhà

Áo não ly hương sầu cố quốc

Vơi đầy nhớ nước hận ly gia

Biền biệt chân trời mây xám phủ

Giữa trời non nước dậm nghìn xa.

Ngư Sĩ

43 tháng Tư Đen, từ uất hận đến nhục nhã: Mất Nước, Mất Nhơn quyền, Mất Nhơn Phẩm – Phan Văn Song

I/ Nhơn Quyền, một quan niệm còn xa lạ ở Việt Nam ?

I.1 – Nhơn Quyền, quyền tự nhiên, quyền cổ điển ở Phương Tây?

Quyền Tư Tưởng, Quyền Đi Lại, Quyền Thông Tin, Quyền Ngôn Luận, … và nhiều nữa, tất cả những « quyền xưa » ấy, « quyền cổ điển » ấy, « quyền ai cũng biết rồi, khổ lắm nói mãi » ấy, ngày nay, do ở sống ở Âu Mỹ Úc … chúng ta, không nói đến, không nghĩ đến. Chúng ta sử dụng các « quyền »  ấy một cách tự nhiên, chúng ta thản nhiên sống với những « quyền » ấy. Trong những sanh hoạt hằng ngày, trong cả những cử chỉ hằng ngày, chúng ta chỉ cảm nhận được, biết được, và chỉ phẫn nộ, hay đấu tranh đòi hỏi, khi một ai đó dám « xâm phạm ».

Ngày nay quần chúng sống ở Pháp, ở Âu châu, ở Mỹ châu, ở Úc châu lại đấu tranh, tranh luận cho các quyền …  của các thành phần « thiểu số » trong xã hội. Xã hội Âu Mỹ hay Úc nay, được phân thành nhiều thành phần đa dạng, với nhiều đòi hỏi đặc biệt, với các đặc quyền đặc lợi. Theo chẵng những hàng dọc, trên dưới, giai cấp, giàu nghèo, bằng cấp, « cổ trắng » hay « cổ xanh », nhưng còn theo hàng ngang, theo cộng đồng, tùy  mầu da, tùy chủng tộc, tùy thời gian tỵ nạn, tùy hội nhập, cư ngụ, tùy vùng … và còn chia theo Tôn giáo, chia theo tập quán, tình dục (đồng tình luyến ái), chia theo cả mập ốm, béo gầy … Ngày nay, người Âu Mỹ rất sợ «  kỳ thị », đủ mọi thứ … từ gốc gác, tên tuổi, già trẻ,… đến , nhơn danh sức khỏe, cấm hút thuốc, cấm ăn mỡ, cấm uống rượu …  Những quyền đặc biệt các thành phần « thiểu số » ấy phải được phát biểu, ít ra phải được đem ra tranh luận, biểu quyết, thậm chí biến thành là những đề tài đấu tranh, tranh luận để tranh cử, bầu cử…

Thử  thí  dụ  về  « quyền  Đàn Bà » (dưới cái đề tài chung chung  « Đàn bà », nhiểu  tiết mục khác nhau cho nhiều quyền khác nhau, và đấu tranh khác nhau). Khi thì « Nam nữ bình quyền » đơn thuần : Nam nữ bình quyền trong  – nghể nghiệp –  lương bổng — chức vụ…Nhưng có khi là những quyền lợi bảo vệ  đặc biệt cho cái « đặc biệt » của  người Đàn bà : sanh đẻ, nuôi con, quyền thụ thai như ý muốn – lúc nào, thời gian nào – cả quyền phá thai nữa – cả quyền thụ thai có con nhưng không có đàn ông (Thụ thai Nhơn tạo, từ ngữ dịch sai, thụ thai lúc nào cũng Nhơn Tạo, hổng có Nhơn làm sao có thai ? ). Và đặc biệt từ năm 2017, một ngọn bão « chống Ép tình » đang nổi lên khắp nơi. Thoạt đầu riêng các ngành điện ảnh,  truyền hình do vì tuyển nữ nhơn viên bằng ngoại hình, sắc đẹp … Chiến dịch «  Hãy tố cáo các con lợn các bạn biết – Dénonce ton porc » báo hại những tay Vua tuyển minh tinh, người đẹp, những tay Vua « tạo minh tinh màn ảnh, TV », chiến dịch tràn lan lây luôn qua cả các nhà chánh trị … đã một thời  lợi dụng nghề nghiệp, thừa gió bẻ măng « non », « ép duyên » các nữ thí sanh, … Báo hại các cha nội « làm lớn » có bàn tay méo mó nham nhở, ham rờ, ham mó, ôm, hun, hít bậy, cở Bác Hồ nhà ta, vốn « độc thân chánh trị – nục, chất dờn dồn não » khoái ôm hun ẩu, rờ bậy, các nữ thiếu nhi khăn đỏ … đều thân bại danh liệt…trừ Bác !!

I.2 – Nhưng xa lạ với Phương Đông:

Còn đối với các quốc gia chậm tiến, trong ấy có cả Việt Nam chúng ta, có những cuộc đấu tranh nhằm nào cho những « bảo vệ nhơn phẩm người phụ nữ » không ? Nào chống lại những tập tục hủ lậu như: cưởng hôn, tảo hôn, ấu hôn ? Hay mua trinh, giá trị của màn trinh, cắt đầu âm hộ, may âm hộ, … ? Hay mua bán phụ nữ… ? Có cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ vai trò người đàn bà trong gia đình không ? Nào bịt mặt, bịt đầu, không được ra đường một mình ( kiểu Hồi Giáo) hay « tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử » kiểu Khổng giáo hủ Nho…. Ngày nay, nếu Quyền « làm lễ hôn phối giữa người đồng tính » tạo xì căng đan cho mọi xã hội, thì Quyền phải « có nhà ở » cho mọi công dân, Quyền một người ngoại quốc « di trú»  được bầu cử, Quyền được « lánh nạn »… là những « đáng để chúng ta suy nghĩ » !  Thế giới phương Tây ngày nay đưa nhiều ý kiến, nhiều quan điểm đấu tranh về Nhơn quyền.

Nhiều đến một anh bạn người Syrie, tỵ nạn chánh trị không hiểu được, anh than với tôi rằng : « làm sao dân Syrie chúng tôi đang làm cách mạng Dân chủ, đòi hỏi tôn trọng Nhơn quyền được ? Khi các anh, (nói chuyện với người viết)  bảo trong Nhơn quyền có cả quyền cho cô vợ cái quyền ngồi ngang với ông chồng, dám bàn cải với chồng, dám không nghe lời chồng. Và khi các anh cho phép các thằng « đồng tình luyến ái » được quyền sống tự do ? cái mà Chúa cấm ( Chúa của Hồi giáo), nay lại đòi làm lễ hôn phối nữa ! « . Khi chúng tôi, người viết trả lời rằng, đàn bà là 50%, có khi 60% của nhơn loại, và những người đồng tình luyến ái cũng là con người, cũng là Con Chúa, cũng là anh em chúng ta, và nếu họ cần yêu người đồng tính, họ chỉ tìm hạnh phúc với người đồng giới tính, là biết đâu, đó là do ý Chúa. Nếu thật sự các anh là những người ngoan đạo, thi các anh phải thương yêu tất cả…như tình yêu Thiên Chúa thương yêu tất cả nhơn loại. Anh bạn người Syrie đến nay vẫn không hiểu chúng tôi nói gì !

Dân chủ việc đầu tiên là nghe ý kiến người khác, và nếu mình không đồng  ý vẫn tôn trọng ý kiến người khác, Dân chủ là những dị biệt, những bất đồng sống cạnh nhau, không bắt buộc phải hòa hợp với nhau ? trao đổi, thông cảm, tương kính, và phục vụ cho một cộng đồng chung,  vì đó là trật tự xã hội.

Người viết xin kể với quý độc giả câu chuyện trên để chứng mình rằng quan niệm Dân chủ còn rất xa vời với nhiều dân tộc, nhiều văn hóa khác nhau. Người bạn Syrie của tôi là một anh chiến sĩ Dân chủ đáng khen, đáng nể phục, chống độc tài Bachar al-Assad, anh thường kể cho tôi biết những giấc mơ Dân chủ của anh, anh có những giấc mơ dân tộc Syrie được những Quyền con người, Quyền công dân,… Nhưng anh vẫn lay hoay, vẫn không hiểu tại sao Nhơn quyền lại đi chấp nhận quyền đàn bà, và quyền người đồng tình luyến ái ! Và ngày nay, tỵ nạn ở Pháp, từ hơn cả năm nay,  trong một gia đình người Pháp tiến bộ, …anh vẫn tiếp tục  trình bày say sưa những mâu thuẫn ấy, mặc dù anh có kiến thức đại học, mặc dù  anh là một chiến sĩ Dân chủ,  mặc dù ở  Syrie, chống độc tài, vào sanh ra tử … và mất một chân. Tỵ nạn dưởng thương ở một gia đình người Pháp ủng hộ phong trào kháng chiến Syrie quen với chúng tôi, nên thường đến thăm, vì cùng họ đạo, và do đó biết anh bạn người Syrie nầy.

Qua kiến thức anh người Syrie, tôi đo lường được các khoảng cách khổng lồ giữa ý thức chánh trị và quan niệm Dân chủ của thế giới thứ ba chậm tiến và các quốc gia tiên tiến Âu Mỹ. Chúng  tôi tự hỏi :  « những đấu tranh chống độc tài, những cách mạng màu các quốc gia cựu Sô Viết, những cách mạng hoa lài, những nổi dậy A rập, những mùa xuân A rập có phải thật sự là những đấu tranh đòi Dân chủ, đòi Nhơn quyền, đòi quyền Tự quyết cho người dân ? Hay chỉ là những bạo động cướp chánh quyền của nhóm nầy chống nhóm nọ, của phe nầy chống phe kia, giành giựt quyền lợi. Dân chủ, Nhơn quyền chỉ là hảo danh, chỉ hư danh ? Tự do, Độc lập chỉ là những bánh vẽ, những chiêu bài rỗng tuếch bán cho người dân, những nạn nhơn muôn thuở của muôn cuộc Cách mạng, của muôn cuộc Chiến ? ». Hỏi để mong quý vị trả lời giùm.

Chúng tôi, người viết không dùng từ ngữ « tự do », đặt sau từ ngữ « quyền »  vì đối với cái suy nghĩ của những công dân các quốc gia tiên tiến, dùng từ « tự do » với từ « quyền » biến thành điệp ngữ « pléonasme », đúng hơn là điệp ý « redondance » !

Đòi Quyền, là đủ rồi… Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhơn Quyền đã nói chữ quyền là đủ rồi. Quyền là cái điều tự nhiên của Con Người. Tại sao phải thêm chữ Tự do, chỉ vì anh cấm cái quyền tự nhiên của tôi. Quyền Ngôn Luận, Quyền Tư tưởng, Quyền Đi lại, Quyền Phản biện, Quyền Tranh cãi, và …Quyền Suy nghĩ !

Tóm lại Quyền một Con người, Quyền một Công dân của một Xã hội,  của một Quốc gia!

II/ Lịch sử Nhơn Quyền:

II.1 – Tôn Giáo: 

Hôm nay, ta ôn cố để nói rằng những cái « quyền mà ta cho là xưa » là cổ điển ấy, cũng không tự nhiên mà có. Nó là cả một gia tài trong một gia phả đấu tranh, một lịch sử dài phát xuất từ gốc judéo-chrétien – do thái cơ đốc giáo, và đặc biệt do các cuộc đấu tranh của các phái Cơ đốc Tin lành.

Những người đầu tiên đòi nhơn quyền, đòi quyền tư tưởng cho những người ngoài Thiên Chúa giáo là những nhà truyền giáo người Tây Ba Nha Giòng Tên – Jésuites, Thiên Chúa giáo La mã, trong thời kỳ xâm chiếm các thuộc địa ở Nam Mỹ : Anton de Montesinos, Francisco de Vittoria và đặc biệt Bartolomé de Las Casas, ba vị ấy lập ra nhóm « Trường phái Salamanque ». Chính ba nhà truyền giáo ấy đã đứng ra bảo vệ những thổ dân Nam Mỹ ( Indios – Việt Ngữ dịch sai là Mọi Da đỏ) không để các nhóm di dân gốc Âu châu khai thác họ và biến họ thành những người nô lệ. Những Quyền mà F. de Vittoria bảo vệ và đòi hỏi cho thổ dân Nam Mỹ là Quyền được (tự do) đi lại, Quyền tư hữu, Quyền có thể tậu nhà, tậu gia sản, đất đai, Quyền bình đẳng như một công dân khác và Quyền không được một ai đuổi họ ra khỏi nơi họ cư ngụ, nhà vườn, tài sản ( thử so sánh : việc Đoàn Văn Vươn hay việc các công dân khiếu kiến đất đai  ở Việt Nam Công sản và ở Trung Hoa Cộng sản ngày nay).

Những tư tưởng của F. de Vittoria đã giúp linh mục Giòng Tên – Jésuite Francisco Suarez (1548-1617), một nhà hiền triết, một nhà thần học, một luật gia, được người đời  thường so sánh với Saint Thomas d’Aquin (1225-1274). Francisco Suarez với Luận án Tractatus de Legisbus ac de Deo legislatoreLuân về Luật và Chúa, Người làm Luật, Ngài được xem là cha đẻ của Luật Quốc tế, Ngài cũng tuyên bố rằng các lãnh thổ của dân bản địa Indio từ nay là đất bất khả xâm phạm, không một vương quyền nào kể cả Vua Y Pha Nho, kể cả ông Giáo Hoàng, không một di dân gốc Âu châu nào có quyền xâm phạm, người bản địa Indio sanh đẻ trên đất nước mình có mọi Quyền như một di dân Âu châu Thiên chúa giáo.

II.2 – Anh Quốc, Mỹ Quốc, Pháp Quốc: 

John Locke (1632 -1704), một nhà triết học, hưởng tinh thần và giáo huấn của cha mẹ, một gia đình Tin lành ngoan đạo, ủng hộ phe ông hoàng Tin Lành Anh Giáo Guillaume d’Orange-Nassau (1650-1702) trong cuộc tranh chấp Ngai Vua Anh Quốc từ 1660 đến 1689. Khi lên được ngôi năm 1689 Ngài lấy tên là Vua Guillaume III. Trước đó Ngai  Vua Anh quốc do Charles II (1660-1685) và Jacques II (1665-1688),  gốc Thiên Chúa Giáo La mã.

John Locke phục vụ cho Vua mới, đặt những viên đá đầu tiên cho một « Nhà Nước Pháp Quyền» : « mỗi người đều được hưởng những quyền do xã hôi do Nhà Vua (Nhà Nước)  tạo lập, tôn trọng và khởi xướng ». Tư tưởng của John Locke đã giúp đở tạo thành Bản Tuyên Ngôn Nhơn Quyền đầu tiên của lịch sử nhơn loại, năm 1689 : the Bill of Rights.

Bill of Rights nhìn nhận một số quyền cho người công dân và người thường trú trong một nền quân chủ lập hiến và quan trọng hơn cả, ngăn chận một phần các quyền hạn của Nhà Vua để trao trả cho người dân qua nhóm đại diện là Quốc hội.

Nếu chúng ta có dịp đọc kỹ bản văn Bill of Rights nầy, chúng ta sẽ thấy sự ảnh hưởng sâu xa của cuộc nội chiến Tôn giáo đã xâu xé lịch sử Anh Quốc suốt thế kỷ thứ 17. Thật vậy đây là một bản văn do phe thắng trận viết. Cũng vì  phe thắng trận là phe Tin Lành, nên người Tin Lành nhấn mạnh rằng từ nay, sẽ không chấp nhận những đàn áp Tôn giáo do Triều đình ( bất cứ  Tiều đình nào, thuộc bất cứ Tôn giáo nào) đàn áp người Tin Lành hay người Thiên Chúa La mã ( Tự do Tôn Giáo, Tự do Thờ phượng). John Locke  rất chú ý,  và nhấn mạnh nhiều lần những điểm nầy.

Bản văn Bill of Rights nầy làm nền tảng

cho Tuyên Ngôn Virginia tháng 6 năm 1776, 

cho Tuyên Ngôn Độc Lập Huê kỳ ngày 4 tháng 7  năm 1776, do Thomas Jefferson thảo

Tuyên Ngôn Quyền Con người và Quyền Công dân  Pháp  tháng 8 năm 1789.

Những Tuyên Ngôn Huê kỳ đều do hậu duệ hay chính những thuyền nhơn của chiếc thuyền  Mayflower cặp  đất Mỹ Tự do, tỵ nạn năm 1620, gồm toàn là những Giáo dân Tin lành người Anh. Những dân tỵ nạn người Anh nầy đấu tranh để được độc lập đối với Mẫu quốc Anh. Họ đòi Vương triều Anh phải tôn trọng họ, trao cho họ Quyền Ngôn luận, Quyền Tôn giáo và Tâm linh. Bản kêu gọi lòng bao dung Tôn giáo và sự đãi ngộ ôn hòa đối Tôn giáo trong văn phong, trong lời lẽ của bản  kêu gọi phản ảnh sự lo lắng của nhóm Tin lành đối với thái độ gây hấn và đàn áp người Tin Lành của Vương Triều Anh lúc xưa. Làm như Nhơn quyền và những Quyền Con người chỉ được nói đến trong một không khí đàn áp đầy sợ hãi ! Làm như chỉ phải nói đến, chỉ phải đấu tranh, phải bảo vệ Nhơn quyền,  chỉ  khi nào Nhơn quyền bị xâm phạm.

Ngày hôm nay, Nhơn quyền được nói đến nhiều. Nhiều Hiệp hôi quốc tế được ra đời để bảo vệ Nhơn quyền, để quan sát xem ở đâu Nhơn quyền bị xâm phạm. Và cũng như thành ngữ « Quét nhà ra rác ». Càng quan sát, càng bảo vệ Nhơn Quyền, càng nhận thấy. Nhơn quyền bị đàn áp mỗi ngày một nhiều, và ở những nơi chúng ta không tưởng tượng được.

II.3 – Nhưng lại bị Giáo hôi Vatican chống:

Năm 1776, khi các Tuyên Ngôn Huê kỳ được công bố, Tòa Thánh Roma. Roma phản ứng chống ngay, cho đấy là Tà giáo. Roma cho đấy là kết quả của Tin Lành, chống lại Nhà Thờ La mã. Cũng vì lý do đó mà Tòa Thánh Roma kết án ngay  bản Tuyên Ngôn Pháp ngày 12 tháng 7 năm 1790.  Chính cái điều số 10 là cái điều nguy hiểm nhứt đối với Giáo hội La mã : Điều 10 : Tuyên Ngôn Quyền Con Người và Công dân Pháp cho phép công dân Pháp có quyền Tôn giáo và Tín ngưởng không bị ràng buộc bởi Nhà Nước.

Giáo hôi Thiên Chúa Giáo La mã chỉ chấp nhận Quyền Tín ngưởng nầy sau Công đồng Vatican II ngày 7 tháng 12 năm 1965.

III/  Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa?:

Là một nước Cộng sản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, Việt Nam không biết Nhơn quyền là gì cả ! Cả người công dân Việt Nam cũng không biết « quyền công dân » của họ có những gì, gồm những gì.

Chế độ độc tài, đặt Đảng trên cả Luật lệ, Hiến Pháp, Quốc hội, Nhà Nước… thì là sao biết quyền công dân, quyền con người là gì.

Chế độ Xin/Cho. Mỗi mỗi chuyện, mỗi phải làm đơn Xin. Khi Xin thì được Phép, tức là Cho Phép. Nếu không Xin được thì Mua, mua bằng đút lót, mua bằng bao thư, mua bằng chạy chọt, mua bằng thương thuyết … tất cả đều có giá cả,  nói tóm lại tham nhũng.

700 tờ báo, 700 cách để  có thể phát biểu ý kiến, nhưng không một tờ báo tư nhơn nào, tất cả chỉ có MỘT ý kiến, MỘT quan điểm do Đảng chỉ đạo, vi tất cả do Đảng Cộng sản kiểm soát. Kiểm soát Ngôn luận, kiểm soát Thông tin chưa đủ, kiểm soát cả Tư tưởng. Thư riêng, blog là những phát biểu ý kiến riêng không có tầm vóc thông tin cũng bị kiểm duyệt, đi tù. Trung Cộng và Việt cộng là hai Nhà cầm quyền đàn áp các người sử dụng mạng thông tin tin học. Đàn áp quyền ngôn luận, đàn áp quyền tư tưởng, đàn áp cả quyền tín ngưởng. Những Nhà thờ Tin lành miền Thượng du Nam Việt, các Linh mục, các Mục sư, các tu sĩ Hòa Hảo, các tu sĩ Phật giáo đều bị kiểm soát, kiểm duyệt, sai trái có thể đi tù… Kiểm soát các Chùa , kiểm soát các Nhà Thờ, các Nhà Nguyện … buộc phải tu hành một kiểu, cúng kiến một kiểu… Thậm chí Trung Cộng đánh Ta, như thế, hạ nhục Nhà Nước Việt cộng như thế, mà người Việt Nam tử tế vẫn không có quyền bàn tán, có thái độ, tỏ thái độ, phát biểu thái độ, bất mãn. Biểu tình phản đối chống Tàu là bị « dùi cui »,  là đi tù, là lãnh án. .

Nói tóm lại từ ngày 30 tháng tư 1975, dưới chế độ cầm quyền của Cộng sản, tất cả những quyền con người vắng bóng hoàn toàn trên dãi đất Việt Nam. Người dân chi có những bổn phận đối với Nhà nước Cộng sản,  chỉ biết làm ăn, để sanh tồn, để sanh sống. Kiếm ăn, kiếm sống, sanh tồn qua bửa, qua ngày chả khác chi một loài thú vật. Công dân một đất nước không có quyền Trung thành với đất nước, với Tổ quốc, mà chỉ Trung thành với Đảng. Vậy thì quyền công dân ở đâu ?

Tình hình kinh tế, vật giá đang leo thang, lạm phát phi mã, dân càng ngày càng nghèo, càng đói.. Bất mãn, chống đối càng ngày càng nhiều, nhưng phong trào đấu tranh cho Nhơn quyền vẫn chưa rầm rộ, trái lại phong trào yêu nước càng ngày càng dâng cao, Trung Cộng càng làm nhục ta, lòng dân càng bất mãn. Bất mãn Tàu chưa đủ, phải bất mãn cả với Việt Cộng đã quá hèn kém, không bảo vệ được đất nước, không bảo vệ được dân, để dân ta bị nhục.

Và để Thay lời Kết:

Mong rằng nỗi nhục sẽ  là ngọn lửa đấu tranh đòi Nhơn quyền, đòi Dân chủ đòi Tự do, đốt cháy và lật đổ Cộng quyền.

Hồi Nhơn Sơn, viết cho tháng tư đau nhục 2014 ( lần thứ 39)

Hiệu đính tháng tư 2018 (lần thứ 43).

 

SỢ Dân hay SỢ Tàu?

“Parler de ses peines, c’est déjà se consoler –  

Than khóc kể lể  là đã tự an ủi rồi” 

(Albert Camus 1913 -1960)

Tuần qua, ngày 5 tháng 04 năm 2018, sáu thành viên “Hội Anh Em Dân Chủ” đã bị “Tòa án nhơn dân’’ của Đảng Cộng sản Hà nội đương quyền tuyên án từ 7 đến 15 năm tù giam kèm theo nhiều năm tù quản chế.*

Sáng sớm ngày 6 tháng Tư năm 2018, một bài báo của anh Nguyên Hoàng Bảo Việt, nhà thơ và nhà báo Việt Nam độc lập, đại diện Ủy Ban Nhà Văn bị Cầm Tù và Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đước đăng trên trang nhứt Ấn bản Thời Sự Quốc Tế  của Tập san Văn Chương ACTUALITÉ (tòa soạn ở Paris), mang tựa đề “Parodie de justice au Vietnam pour six dissidents sacrifiés’’ (Buổi kịch tòa án dỏm của ngành Luật Việt Nam xử sáu nhà con chiên bất đồng chánh kiến)… tố cáo cùng công luận quốc tế những vi phạm nhơn quyền của Đảng Cộng Sản Hà nội đương quyền tại Việt Nam ngày nay nầy.

Bài báo cũng đã được nhiều người đọc và phổ biến rộng rãi trên các mạng xã hội toàn cầu.

Trung Tâm Văn Bút Pháp và nhiều văn hữu Văn Bút Quốc Tế cũng đã mau chóng chuyển tiếp.

Đây là vụ án đầu tiên năm 2018 và cũng là lần đầu tiên Nhà cầm quyền Hà nội-Việt Nam xử tội “Hội Anh Em Dân Chủ – Les frères et Soeurs de la Démocratie”! ( chắc chắn rằng sẽ còn những vụ án khác nữa, dài dài, liên quan đến Hội Anh Em Dân Chủ nữa, chưa hết đâu!)

Đây, cũng là một hành động để giằn mặt công luận quốc tế và dư luận người Việt trong và ngoài nước và cũng để thanh minh với Giáo chủ chủ nghĩa và Chủ tịch của chế độ Đỏ toàn cầu là Tân Hoàng đế Xi Pinjing tại Beijing. Và cũng do đó, Đảng Cộng Sản Hà Nội đã tuyên phạt nặng nề 6 anh chị em Chiến sĩ Dân chủ, tổng cộng 66 năm tù giam và 17 năm tù quản chế!

Năm người trong số sáu người bị kết án đã từng là những tù nhân ngôn luận và lương tâm nổi tiếng. Nạn nhân thứ sáu là bà Lê Thu Hà, bị phạt tù giam lần đầu tiên.

Xin trích lời bài báo:

Tất cả sáu thành viên Hội Anh Em Dân chủ đã bị trừng trị nặng nề bởi một tòa án thiếu công minh, đằng sau những cánh cửa đóng kín, không có bằng chứng thuyết phục, cũng không có các thẩm phán độc lập và vô tư. “Những Trọng Tội’’  đối với bạo quyền Cộng Sản là :

– cổ xúy cho dân chủ;

– tố cáo tham nhũng và bất công xã hội;

– chỉ trích lạm dụng quyền thế và bảo vệ những người bị tước đoạt tiếng nói và không được tự vệ. Họ đã bị kết án tù cực kỳ nặng nề chỉ vì “các hoạt động nhằm lật đổ chánh quyền nhơn dân”, tuy với lời buộc tội ban đầu chỉ là “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa” thôi!

Báo chí thế giới và các nhà ngoại giao quốc tế không được phép dự khán trực tiếp, cho dù là Đảng Cộng Sản Hà nội gọi là “phiên xử công khai”.” **

Cùng với tác giả, chúng tôi kêu gọi và mong dư luận người Việt trong và ngoài nước cùng công luận thế giới nhớ đến những người dũng cảm nầy:

1) Luật sư Nguyễn Văn Đài (49 tuổi), luật sư nhơn quyền, hội viên bị Hội Luật sư Hà Nội khai trừ (sau khi bị bắt lần đầu năm 2007), nhà phiên dịch, tác giả nhựt ký điện tử, đồng chủ nhiệm và chủ bút tập san Tự Do Ngôn Luận, đồng sáng lập Ủy ban Nhơn Quyền Việt Nam và Hội Anh Em Dân Chủ. Từng trải qua 4 năm tù giam 2007-2011. Bị bắt lại từ ngày 16 tháng Mười Hai năm 2015 và bị kết án 15 năm tù giam và 5 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018. Trong một bản Nhận Định ​​được thông qua ngày 25 tháng Tư năm 2017, Nhóm Công tác Liên Hiệp Quốc về sự Giam cầm độc đoán kết luận rằng việc giam cầm ông Nguyễn Văn Đài là tùy tiện và thúc giục nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội trả tự do cho ông ngay lập tức và vô điều kiện.

2) Nhà báo Trương Minh Đức (58 tuổi), nhà báo độc lập, tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhơn quyền, hoạt động chống tham nhũng, đồng sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ. Từng trải qua 5 năm tù giam 2007-2012. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.

3) Mục sư Nguyễn Trung Tôn (47 tuổi), tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhơn quyền, đồng sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ. Từng trải qua 2 năm tù giam 2011-2013. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.

4) Nhà Luật học Nguyễn Bắc Truyển (50 tuổi), nhà luật học, tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhơn quyền, đồng sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ, một thành viên hoạt động của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Từng trải qua 3 năm 6 tháng tù giam 2006-2010. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 11 năm tù giam và 3 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.

5) Nhà giáo Lê Thu Hà (35 tuổi), nhà giáo, nhà phiên dịch, hội viên và phụ tá điều hành Hội Anh Em Dân Chủ. Bị bắt từ ngày 16 tháng Mười Hai năm 2015 và bị kết án 9 năm tù giam và 2 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.

6) Nhà văn Phạm Văn Trội (46 tuổi), nhà văn bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhơn quyền, đồng sáng lập Ủy ban Nhân Quyền Việt Nam và Hội Anh Em Dân chủ. Từng trải qua 4 năm tù giam 2008-2012. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 7 năm tù giam và 1 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.

“Các nạn nhân bị cáo buộc và kết tội theo luật an ninh quốc gia mơ hồ được quy định trong

– bộ luật Hình sự, như điều 79 ( các hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân),

– 87 ( làm suy yếu chính sách đoàn kết dân tộc),

– 88 (tuyên truyền chống lại nhà nước), 245 (gây rối trật tự công cộng) và

– 258 (lợi dụng quyền tự do và dân chủ để làm suy yếu lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân). Họ cũng bị bắt giữ tùy tiện, giam nhốt quá lâu trước khi xét xử không chính đáng. Họ bị hạn chế tiếp xúc với luật sư trong các vụ án không công minh.”

Cũng qua bản văn nói trên, thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt chẳng những đã cực lực tố cáo trước công luận thế giới sự kiện Công Lý tiếp tục bị Cộng sản Hà Nội biến thành trò hề để nhạo báng ở Việt Nam, mà còn tố cáo thêm tình trạng đối xử kém văn minh, vô nhơn đạo đối với các tù nhơn.

“Những án tù nặng nề và bất công đều đã được đảng Cộng sản phán quyết trước. Trong các trại lao động cưỡng bức, họ bị đối xử độc ác, vô nhân đạo hoặc sỉ nhục. Như bị nhốt trong các buồng quá đông tù nhân, vệ sinh tồi tệ, thiếu dinh dưỡng trầm trọng và còn bị biệt giam. Những tù nhân bị bệnh không có điều kiện để được chăm sóc y tế. Rất hiếm có chuyện tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm rời khỏi trại giam trước khi mãn hạn tù. Chưa hết, họ còn bị kềm kẹp trong thời gian quản chế rất lâu, kéo dài nhiều năm. Không quên những trường hợp tù nhân bị buộc phải lưu vong ở ngoại quốc hoặc đày ải xa, rất xa gia đình của họ (hàng ngàn cây số). Sau khi được phóng thích, họ luôn luôn bị sách nhiễu về thể chất lẫn tinh thần. Chẳng hạn như bị bắt giữ lại và thẩm vấn nhiều lần, cấm du hành ngoại quốc hoặc tịch thâu sổ thông hành và bị canh chừng nghiêm ngặt trong tình trạng quản thúc tại gia.”

Bài báo được viết tại Genève ngày 6 tháng Tư năm 2018 nhơn danh Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ-Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse-Vietnamese League for Human Rights in Switzerland”

1/ SỢ dân?:

Ông Đàn Anh, anh bạn già nhà báo Vi Anh, ngụ xa thằng tui, tận bên Nam Cali xứ Mỹ, tuốt bên kia nửa vòng trái đất, hôm tuần qua, khởi bài viết tưởng niệm Tháng tư Đen thứ 43, tưởng niệm Quốc Hận thứ 43 của anh, bằng một đoạn văn mở đầu bài viết, quả thiệt là “xanh dờn”, nhưng cái câu đắc tâm của thằng tui, làm tui “đã nhứt, mết nhứt” là câu: “Quốc Hận là sự kiện lịch sử Ông Trời cũng không đổi được”. Xin được phép ông Đàn Anh trích cả đoạn văn khởi đầu bài:

Đã bắt đầu vào tháng Tư, năm 2018. Thế là bắt đầu thêm một Quốc Hận, Quốc Hận thứ 43, kể từ 30 tháng 4 năm 1975. Quốc Hận là Quốc Hận, là sự kiện lịch sử Ông Trời cũng không đổi được. Lịch sử sẽ vô ích nếu Con Người không vận dụng, nếu Con Người không nhớ để rút kinh nghiệm, để ôn cố tri tân. Để chống lại kẻ gian ác, để kẻ gian ác không thể tái diễn tai họa cho quốc gia dân tộc nữa. Nhớ và tưởng niệm Quốc Hận vì thế là bổn phận của cá nhân và nghĩa vụ của xã hội trong dòng lịch sử, trên phương diện nhân sinh quan và vũ trụ quan

Do đó, vì cái tháng Quốc Hận đã bắt đầu, tạo cái lo ngại của Nhà cầm quyền Cộng Sản, tuy coi dzậy – mà hổng phải dzậy, mới ngó qua thì ổn định đấy, “trị dân” ngon lành đấy, “độc tài” dữ dội hùng hổ đấy, công an, dùi cui, đàn áp xem dữ dằn, phùng mang trợn mắt đó… thế nhưng kẹt mánh đủ mọi phía. Cũng bởi cái tội “ham tiền”, nếu không nói là tham nhũng! Cũng bởi cái chế độ mà cái gì cũng có giá, cũng có ăn chịu, mua chuộc, từ một chức vụ, đến chổ đứng đường của anh cảnh sát để thu thuế người đi đường qua lại, một loại trạm thu thuế lưu thông, một BOT lưu động… Cho nên, nếu có luât có lệ, thì luật lệ sẽ hết linh, vi luật lệ bị mua bán, bị trả giá, … mà cũng chẳng có luật lệ cái khỉ khô gì nữa, vì tất cả đất nước Việt Nam ngày nay quản trị bởi tiền bạc, mua bán, tất cả đều có giá cả, từ cái văn bằng, qua đến các chức vụ, từ cái mua bán trao đổi dịch vụ thương mãi đã đành đến đấu thầu công tác công trường… tất cả đều quản trị bởi luật rừng, đều là luật tiền, luật mua bán… Cái chế độ mà người Việt tỵ nạn ở hải ngoại chống cộng bêu xấu chê bai gọi là chế độ “Xin Cho” thực sự mà nói, rằng là “không có Xin Cho” mà chỉ là “Chế độ Mua Bán”. Chế độ Việt Nam ngày nay là “chế độ Mua Bán luật lệ; là Mua quan Bán chức”.

Do đó, để thằng dân phải nể nang, phải biết ai là người làm chủ thực sự của đất nước! Nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội phải cần tung ra những cái “dấu hiệu rõ ràng”, chứng minh cho công luận quốc tế, và cho dư luận người Việt trong và ngoài nước thấy rõ “ai là nhà cầm quyền”, …

Phải chứng minh là Đảng Cộng Sản Hà nội thực sự là có quyền, và LÀ có quyền thực sự !

Cái hành động gratuit-không tốn xu nhỏ nào hết là phải wánh thẳng tay những thằng phản động nào dám chỉ trích đó thôi! Do đó mới có việc phiên Tòa xử nhanh, xử lẹ, thẳng tay wánh nặng 6 anh chị em Chiến sĩ Dân chủ vào thời điểm nầy!

Ai tưởng đấy là ngon lành chứ thực sự, chủ đích là vì SỢ Dân thôi!

Và cũng để “vá víu, đính chánh, lấy phong độ trở lại” cứu gỡ những hành động “bị chê” là “yếu thế, hết thời,…” như những vụ trục xuất vừa qua các cựu bất đồng chánh kiến, các chiến sĩ Dân chủ như Việt Khang chẳng hạn…

Hay SỢ Tàu ?:

Mà Sợ Tàu cũng phải! Vì chỉ từ đầu năm 2018 nầy thôi !

– Nào dám cho phép hàng Không Mẫu Hạm Vinson Mỹ vào cảng Đà Nẳng.

– Nào dám đi thăm Ấn Độ, kẻ thù truyền thống vớ Tàu, là kẻ kình địch, là đối thủ số một ở Đông Nam Á Châu.

– Nào dám, chẳng những, hết để Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc viếng thăm thế giới tư bản, vì là đứng đầu chánh phủ là chuyện ngoại giao bình thường!

– Lại dám đằng nầy, cho Nguyễn Phú Trọng, chỉ là một Tổng Thư Ký một Đảng phái, dù rằng một Đảng cầm quyền đi nữa, đi thăm các lãnh tụ các quốc gia tây phương tư bản thật quả là quá đà! Không tôn trọng truyền thống, hệ thống quân giai, một nước Cộng Sản chư hầu gì cả! Trước khi khai mạc một cuộc công du nào cũng phải khai mào bằng qua Beijing “khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca” ( Kiều) xin cái chiếu khán-visa cho phép !

Đàng này không làm! Thật là láo, là hỗn !

Do đó,  (phải) “wánh”, phạt tù 6 vị chiến sĩ Dân chủ nầy, cũng là, gratuitement – một cách rẻ tiền, chạy tội, chứng minh lòng thành với chủ nghĩa, với Bắc Triều! Lòng thành với  Giáo chủ Tàu Tập Cậnbình – Xi Jinping!

Thế thôi! That’s it!

Để kết luận

Như Tây thường nói:

On ne peut pas toujours et avoir du beurre, et l’argent du beurre, et en même temps la beurrière – Không thề đòi cùng một lúc có bơ để ăn, có cả tiền mua bơ và cả cô bán bơ nữa!

Vừa vừa thôi đi chứ! Đánh du mãi, Mỹ Mỹ, Tàu Tàu… ù ơ dzí dzầu… Coi chừng có ngày đứt giây!

Việt Cộng đi đêm mãi, cũng có ngày gặp ma!

Tháng Quốc hận, nói chuyện Ma Quỷ cũng đã 43 năm rồi. Chán quá!

Mong năm tới gặp nhau ở Chợ Bến Thành Sài gòn, vắng bóng Ma Quỷ.

Hồi Nhơn Sơn, Tuần thứ hai, Tháng Tư Đen thứ 43

Ghi Chú:

Thành thật cám ơn anh Nguyên Hoàng Bảo Việt với bài báo tố cáo “Màn kịch toà án nhân dân dỏm xử 6  Chiến sĩ Dân chủ” đăng trên mạng toàn cầu.

 

Vui cười

 Trời mưa. Một cặp vợ chồng đi ngoài phố. Người chồng cầm ô che mưa một mình, người vợ bực tức gắt.

– Anh chỉ biết có mình! Em bị ướt hết cả rồi mà anh không đau khổ sao?

– Em yêu! Em bị ướt anh rất đau khổ, còn nếu anh bị thì em lại đau khổ!… Vậy hãy để anh gánh chịu đau khổ một mình.

 

Một chàng trai đi chơi với người yêu:

 – Có lạnh không em?

 Vì được người yêu quan tâm, nàng thẹn thùng nói:

– Em không lạnh lắm đâu anh!

 Chàng:

 – May quá! Cho anh mượn cái áo khoác, anh lạnh quá!

 

Quốc Hận Thứ 43 – Vi Anh

Đã bắt đầu vào tháng Tư, năm 2018. Thế là bắt đầu thêm một Quốc Hận, Quốc Hận thứ 43, kể từ 30 tháng 4 năm 1975. Quốc Hận là Quốc Hận là sự kiện lịch sử Ông Trời cũng không đổi được. Lịch sử sẽ vô ích nếu Con Người không vận dụng, nếu Con Người không nhớ để rút kinh nghiệm, để ôn cố tri tân. Để chống lại kẻ gian ác, để kẻ gian ác không thể tái diễn tai họa cho quốc gia dân tộc nữa. Nhớ  và tưởng niệm Quốc Hận vì thế là bổn phận của cá nhân và nghĩa vụ của xã hội trong dòng lịch sử, trên phương diện nhân sinh quan và vũ trụ quan.

Nên mạnh dạn dẹp qua một bên những lời khuyên giả đạo đức, thực dụng và lợi dụng, bảo “ để quá khứ ra phía sau, hướng về tương lai phía trước”,  của những đám tàn dư Phản Chiến Mỹ, những chánh trị gia kẻ thiên Tả, người thân Cộng thập thò đi đêm với CSVN. Những người CSVN mà Thượng nghị sĩ  McCain có lần đi Hà nội đã nói đó là “bọn ác đã thắng” và đang thống trị Việt Nam. Những người CSVN đã từng  tuyên truyền dối gạt, dụ dổ nữ tài tử Jane Fonda ngồi lên và khen cây súng và các “ chiến sĩ” của CS Bắc Việt đã bắn phi cơ Mỹ ở Hà nội để chụp hình tuyên truyền chống Mỹ, nhưng sau này hối hận, khóc trước những cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại VN.

Và nhớ Ba Mươi Tháng Tư là  Ngày Quốc Hận là cơ hội tưởng niệm, là bổn phận của người đi sau nhứt là thế hệ trẻ sanh sau Chiến tranh VN nhớ những người đi trước, nhớ những biến cố đau thương đã qua để rút kinh nghiệm. Ở Âu Châu, nhơn cơ hội kỷ niệm 60 năm ngày được giải thoát ra khỏi gông cùm Hitler và Đức Quốc Xã, lớp trẻ nhớ 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc Xã diệt cũng bằng lò thiêu và bằng nhiều hình thức khủng bố đen, trắng, xám trong Đệ Nhị Thế Chiến. Thảm kịch trần gian ấy được các nước Âu Châu kể cả Đức Quốc chánh thức ghi và đem vào  chương trình môn lịch sử bó buộc học ở các trường trung tiểu học – gọi là Holocaust hay Shoah.

Ở Mỹ cũng thế, người Mỹ đem vào chương trình học sử  của  trung tiểu học để  thường xuyên nhắc nhở  cuộc Nội Chiến vì lý do nô lệ Da Đen thời Hoa kỳ còn non trẻ, Con Đường Nước Mắt chánh quyền Mỹ cưỡng bức dời cư  Thổ dân thời Viễn Tây, lập khu tập trung cấm cố người Nhựt thời Thế Chiến 2. Để tuổi trẻ đừng quên –  lớp trẻ  có bổn phận nhớ vì đó là môn thi ờ trường lớp, đó cung là bài học để chống sai lầm của nhân cầm quyền diệt chũng, gây tội ác chống Nhân Loai.

Ở Âu châu chẳng những giáo dục ở trường lớp mà còn tổ chức du khảo, cho sinh viên học sinh thăm Trại Tập Trung Auschwitz ở Ba Lan, để tận mắt thấy những lò thiêu, thấy những hành động dã man, tàn ác và dối trá  mà những người Đức Quốc Xã đối với người Do Thái. Nhiều học sinh, sinh viên nam nữ, đứng chết trân hoặc hét lên kêu Thượng Đế khi thấy hình ảnh hàng ngàn người mẹ Do Thái mình không quần áo, tay bồng con, đứng chờ đi vào chỗ chết mà tưởng đi tắm vì  nghe “quản giáo“ bảo xếp hàng để đi tắm.

Làm như thế người Âu Châu lẫn người Mỹ chánh yếu muốn thảm cảnh trần gian diệt chủng đừng tái diễn trong hiện tại và tương lai nữa.  Làm thế là để giúp cho đàn hậu tấn có những thông tin, những dữ kiện đầy đủ để biết rõ một lãnh tụ độc tài bịnh hoạn như Hitler, một ý thức hệ phi nhân như Đức Quốc xã đã giết người hàng loạt, giết hàng triệu lương dân chết oan uổng. Để từ đó đàn hậu tấn thấy có nhiệm vụ ngăn chận thảm cảnh trần gian, tránh sai lầm của chế độ.

Thì tại sao thế hệ trẻ Việt ở Hải ngoại, nhất là ở Mỹ  không có quyền nhớ, thế hệ lớn tuổi không có quyền nói. Rằng phụ huynh  mình, gần 300.000 quân dân cán chánh VN Cộng Hòa, do Ủy Ban Quân Quản của CS Hà Nội gọi trình diện “ học tập cải tạo” trong vòng một tháng để bị đày đi tù biệt xứ và lao động khổ sai  hàng chục năm mà không có xét xử.

Rằng  Ô. Hồ Chí Minh và Đảng CSVN đã gây vô vàn đau thương, tang tóc, máu đổ thịt rơi, mồ hôi nước mắt cho hàng triệu đồng bào Việt suốt nửa thế kỷ. Theo cuốn “ Hắc Thư về Cộng sản” của nhà sử học Stephane Courtois, tội ác giết người của Cộng sản Đệ Tam tính ra hàng trăm triệu. Và Ô. Hồ chí Minh trong thành tích diệt chủng Việt, tính ra còn cao hơn Pol Pot, Mao Trạch Đông và Staline nữa cộng lại nữa. 1 triệu người Việt Miền Bắc phải di cư  tỵ nạn CS vào Nam năm 1954. Gần 4 triệu tỵ nạn CS ra khỏi nước, trong đó  1 triệu dùng thuyền nan vượt đại dương đến bến bờ và nửa triệu làm mồi cho cá.

Cả thế giới bàng hoàng, lương tâm Nhân Loai chấn động, Con Người chánh trục rụng rời tay chân.Toàn dân Việt rúng động. Thảm kịch này chưa xảy ra lần nào trong lịch sử nước nhà VN. Chưa xảy ra suốt ba lần Bắc Thuộc, một lần Pháp Thuộc. Và cũng chưa thấy lần nào trong lịch sử thế giới với qui mô lớn như vậy. CS Nga, Tàu, Đông Âu, Cuba, không có nước nào  làm cho dân phải vượt biên tỵ nạn CS đông như vậy.

Lớp trẻ có bổn phận nhớ nếu không có những thân nhân là quân dân cán chính VNCH dẫn theo trên đường tỵ nạn CS và định cư ở Mỹ, thì dù đậu tiến sĩ đôi ba bằng nếu không có gia đình là quân dân cán chính VN Công hoà, không phải là con cháu HO, con cháu thuyển nhân cũng không thể được ở lại Mỹ, được hưởng nhiều cơ hội tiến thân trăm lần hơn những bạn đồng trang lứa còn kẹt sống trong chế dộ CSVN.

Thế mà gần đây CS Hà Nội và một số nhà chánh trị thiên tả, thực dụng và lợi dụng và một số tài phiệt siêu quốc gia ở Mỹ, lớn tiếng kêu gọi bỏ quá khứ ra phía sau và hướng về tương lai phía trước. Những người đó vì quyền lợi riêng tư, phe đảng đã tung hỏa mù . Một mặt để  thế hệ trẻ Mỹ Việt xem thảm cảnh diệt chủng của CS ở VN suốt nửa thế kỷ như không có. Mặt khác khác chụp mủ “quá khích” cho những người nhớ bài học lịch sử đau thương nhứt của người Việt với nhãn hiệu “ nặng quá khứ nên quá khích” với CSVN.

Âu Châu là căn cứ địa lâu đời của văn minh Tây Phương. Lịch sử Âu châu dài cả trăm lần hơn lịch sử Mỹ. Người Âu Châu vì thế có nhiều kinh nghiệm đau thương với độc tài dưới mọi hình thức và với ý thức hệ phi nhân hơn người Mỹ. Giáo quyền độc tôn trên thế quyền thời Trung Cổ Đen Tối; Đức Quốc Xã; Cộng sản chủ nghĩa thời cách mạng kỹ nghệ đều xuất phát từ Âu Châu. Nên người Âu Châu  chú trọng bài học lịch sử hơn. Người đi trước cảm thấy có nhiệm vụ truyền đạt kinh nghiệm đau thương cho lớp trẻ. Còn lớp trẻ cũng nhận thấy có “ bổn phận phải nhớ” ( devoir de memoire ) để ngăn chận lịch sử đen tối đừng tái diễn.

Người Việt Nam ở  sát nước Tàu không lồ coi mình là Thiên Tử Con Trời, coi các nước xung quanh là nhược tiểu, man di, hể có dịp là xâm lăng, thôn tính, người Việt có kinh nghiệm lịch sử đau khổ còn hơn người Âu Châu nữa. Nên ngươi Việt coi ôn cố tri tân là bổn phận. Kinh nghiệm đau thương nhứt và gần đây nhứt là kinh nghiệm CS độc tài, đảng trị toàn diện, đoạ đày nhân dân, suy sụp đất nước.

Do vậy nhiều người lớn tuổi cảm thấy rất ấm lòng khi dầm mưa dải nắng, chịu nóng, chịu lạnh, tham dự các cuộc biểu tình chống CS. Ngày Quốc Hận người Việt không tiếc thì giờ và tiền bạc, chuẩn bị cả tháng trước trong việc  tổ chức cả một chuỗi sinh hoạt công đồng, đoàn thể, tôn giáo tưởng nhớ Quốc Hận 30 tháng Tư. Không phải mới làm đây, mà làm suốt 40 mấy năm rồi, làm liên tục và còn làm nữa vì đó là tình liên đới của các thế hệ, bài học ôn cố tri tân của Con Người trong dòng lịch sử./. ( VA)

https://vietbao.com/p123a279604/quoc-han-thu-43

 

Bài thơ viết riêng cho ngày quốc hận – Ngô Minh Hằng 

(Thương mến về Quê Hương và Đồng Bào Việt Nam, riêng tặng tuổi trẻ trong và ngoài nước để ghi nhớ thời điểm một nhóm người manh tâm thay đổi sự thật của lịch sử, lấy ngày Quốc Hận 30/4 làm Ngày Diễn Hành Tự Do, VIETNAM FREEDOM MARCH.)

Ba Mươi Tháng Tư : Độc tài cướp nước

Ba Mươi Tháng Tư : Dân tộc đau buồn

Ba Mươi Tháng Tư : Máu đỏ quê hương

Mà ai bảo “Ngày Tự Do” ? Lạ nhỉ !!!

Ngày Tự Do ư ??? Hỡi đâu, công lý ???

Ngày Tự Do ư ??? Tráo trở ngôn từ !!!

Ngày Tự Do sao bốn cõi âm u ?

Sao rúng động bàng hoàng người thế giới?

Ngày Tự Do sao có bày lang sói

Đêm đến nhà gõ cửa bắt dân đi ?

Sao có giết người ác độc tinh vi

Như học tập, như khoan hồng, cải tạo ???

Ngày Tự Do sao dối lừa, gian xảo

Súng đã buông, người vẫn trả thù người ?

Cũi sắt thê lương lạnh tiếng ma cười

Bao cái chết trong oan khiên, sầu muộn !!

Ngày Tự Do sao đất, nhà, vườn, ruộng

Của dân đen, ai cướp rất vô tình !

Sao triệu con người đẵn gỗ, đào kinh

Không khác cảnh xa xưa: thời nô lệ !?

Ngày Tự Do sao phải lìa quê mẹ

Tan tác anh em, chia biệt vợ chồng ?

Bất chấp sóng cuồng, hải tặc, biển Đông

Để tìm nghĩa nhân quyền vùng đất lạ !

Ngày Tư Do sao tình đời nghiệt ngã

Người nhìn người e ngại, dối lừa nhau !

Bức vách có tai, điên đảo, cơ cầu

Tên tuổi sổ đen, chuyên hồng, báo cáo ?

Ngày Tự Do sao độc tài chỉ đạo

Dân chẳng có quyền cay đắng, than van ?

Nuốt lệ căm hờn, mộng vỡ, mơ tan

Thương xã hội đang tận cùng băng hoại !!!

Ngày Tự Do sao muôn lòng tê tái ?

Đắng miệng khoai sùng, gạo mốc, bo bo

Sách giáo khoa sao rèn luyện học trò

Những thù hận, những dối gian lịch sử !?

Biển Việt Nam xanh tóc dài thiếu nữ

Bản Giốc, Nam Quan, sao cắt dâng Tàu ???

Mặt cúi, lưng cong, ai, kiếp chư hầu

Mà lừa mị: Đây, tự do, tự chủ !?

Ba mươi năm với tham tàn dã thú

Ai thành tên tư bản đỏ sang giàu ???

Ai muốn tiền tài, ngôi vị dài lâu

Dùng nghị quyết làm đấu tranh suy nhược ?

Ba Mươi Tháng Tư : Tự Do đất nước

Sao triền miên dân tù ngục tội tình ???

Ra điêu ngoa, miệng lưỡi giống hồ tinh !

Không, ngày đó với ta: NGÀY QUỐC HẬN !!

Tuổi trẻ Việt Nam, hỡi dòng bất khuất !

Nào, đứng lên, vì dân tộc, sơn hà !!

Độc ác phải tàn, chính nghĩa khai hoa

Mau xin dựng một MÙA XUÂN HUYỀN DIỆU !

 

Chế độ VNCH ở Nam Việt Nam đã bị bức tử như thế nào –  Thiện Ý

43 năm trước đây (1975-2018), vì không nắm được ý đồ chiến lược của Mỹ, CS Hà Nội đã hăm hở bước vào giai đọan cuối cùng của cuộc  chiến tranh Quốc-Cộng tại Việt Nam. Trong giai đọan này, nếu chỉ nhìn qua hiện tượng, người ta thấy như có sự ăn ý giữa Hoa Kỳ và CSBV, kẻ tung, người hứng để cùng cưỡng tử chế độ VNCH một cách ngọan mục.

I.- Khởi đi từ sự kiện Phước Long bị cộng quân đánh chiếm

Ngày 7-1-1975, bộ đội CSBV đã mở cuộc tiến công và đã chiếm đóng được tỉnh lỵ Phước Long như một thử nghiệm đầu tiên ý chí của Hoa Kỳ, thăm dò xem phản ứng đến mức độ nào. Hoa Kỳ đã lập tức lên tiếng tố cáo mạnh mẽ  hành động vi phạm trắng trợn Hiệp Ðịnh Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình tại Việt Nam ngày 27-1-1973 của CSBV, kèm theo lời đe dọa sẽ trừng phạt nghiêm khắc nếu CS không ngưng ngay những hành động lấn chiếm tương tự.

Sau sự  lên án tố cáo có tính chiếu lệ với kẻ thù, Mỹ đã không có hành động nào khác hơn thể hiện ý chí và quyết tâm giúp “bạn” bảo vệ chế độ VNCH. Không những thế, dường như ai đó đã vô tình hay cố ý giúp thực hiện đúng ý định của Hoa Kỳ, khi khuyên T.T. Thiệu không nên đánh chiếm lại Phước Long làm gì cho hao binh tổn tướng, mà hãy dùng sự kiện Phước Long như là bằng chứng tố cáo trước công luận thế giới về hành động phá hoại Hiệp Ðịnh Paris của CSBV. Bởi vì giải pháp cho Việt Nam bây giờ là giải pháp chính trị chứ không phải quân sự. Có lẽ vì nghe theo lời “cố vấn” này, nên T.T. Thiệu đã không tìm cách lấy lại Phước Long mà chỉ ra lệnh đẩy mạnh tuyên truyền, tố cáo CSBV vi phạm Hiệp Ðịnh, đẩy mạnh chiến dịch vẽ cờ, lấn đất giành dân, chuẩn bị chiếm ưu thế về lãnh thổ trong một giải pháp chính trị tương lai? Mặc dầu “đầu tháng Giêng 1975, T.T. Thiệu đã ra lệnh tập trung lực lượng không quân gồm 116 oanh tạc cơ, 160 phi cơ trực thăng, dội bom và đánh phá trọn một tuần lễ xuống Phước Long, nhưng vẫn không đẩy lùi nổi 3 sư đòan chính quy Bắc Việt đang chiếm lấy thị trấn này…” (17)

Trong khi đó, từ sự kiện Phước Long, dư luận lúc đó ở Sàigòn lan truyền khắp Miền Nam, nói nhiều đến một chính phủ liên hiệp ba thành phần, nói nhiều đến giải pháp trung lập. Dường như trong tâm lý quần chúng cũng như quân đội VNCH lúc ấy đều bị hoang mang giao động, tinh thần chủ hòa đang có chiều hướng lấn ép chủ chiến. Tình cảnh này đã có ảnh hưởng rất lớn vào tinh thần chiến đấu của binh sĩ quân lực VNCH. Quân dân Miền Nam như cùng hướng lòng về một giải pháp chính trị, với tâm trạng chờ đợi, mất cảnh giác chiến đấu và suy giảm nghiêm trọng ý chí chống cộng.

Trong khi đó, Mỹ đã không có hành động trừng phạt cương quyết nào với đối phương, mà lại gia tăng áp lực đối với chính phủ VNCH, thúc đẩy và nuôi dưỡng tình hình bất ổn, xáo trộn nội bộ, đẩy chế độ vào thế tam, tứ  đầu thọ địch. Áp  lực mạnh nhất đánh vào cân não quân đội và dân chúng VNCH là quyết định cắt giảm quan trọng viện trợ kinh tế, quân sự cho VNCH giữa lúc chế độ đang trong điều kiện thử thách sống còn. Như vậy là Mỹ đã không giữ lời cam kết khi “Việt Nam hóa chiến tranh” (Tăng cường viện trợ quân sự để trang bị đầy đủ cho QLVNCH đủ sức làm công việc tự bảo vệ); không giữ những lời hứa công khai cũng như riêng tư với Tổng thống Thiệu của T.T. Hoa Kỳ Nixon (viện trợ kinh tế, quân sự dồi dào cho VNCH để giúp thành tựu Hiệp Ðịnh Paris theo ý muốn của Mỹ. ). Hậu quả tất nhiên của đòn cân não này là tinh thần chiến đấu của tướng sĩ QLVNCH suy yếu và tiềm năng chống cộng của cả chế độ VNCH phải sút giảm nghiêm trọng. Chúng ta hãy nghe sau này ông Thiệu kể lại:

“… vào năm 1975, tiềm lực chiến đấu của chúng tôi giảm 60%, trong khi đó tiềm lực chiến tranh của Hà Nội gia tăng ghê gớm. Tôi có thể nói trong hai năm sau khi ký kết Hiệp Ðịnh Paris, chiến tranh đã dữ dội hơn trước. Tuần nào tôi cũng cử phái viên tới Washington để giải thích. Tôi đã gửi thư cho Tổng Thống Mỹ, tôi phân bầy nỗi nguy hiểm với Ðại sứ Mỹ ở Sàigòn, song không có chuyển biến gì cả…” (18)

Chuyển biến gì được nữa, khi ý định của Mỹ lúc này là đang muốn trói chặt VNCH về chính trị, kinh tế, quân sự, để chờ cho CSBV đến ban cho một phát súng ân huệ. Mỹ đã trói chặt VNCH về chính trị trong một giải pháp liên hiệp với CS, với chiêu bài “hòa giải, hòa hợp dân tộc” để ru ngủ và làm tê liệt ý chí chống cộng của quân dân MNVN. Mỹ đã trói chặt về kinh tế khi cắt giảm tối đa về mọi mặt, là cắt nguồn máu nuôi sống chế độ. Mỹ đã chặt tay chặt chân về quân sự, khi không thực hiện trang bị, cung cấp vũ khí đạn dược đủ để cho trụ cột chủ yếu chống cộng đủ sức làm công việc tự bảo vệ. Việc  Quốc hội Hoa Kỳ chỉ thông qua một ngân khỏan viện trợ hàng trăm triệu (700 triệu) so với nhu cầu thực tế hàng tỉ, trong lúc tình hình chiến sự nguy ngập, thử hỏi QLVNCH còn đâu tinh thần và sức mạnh chiến đấu để mà làm công việc tự bảo vệ?

Mặt khác, đúng lúc này, không biết ai xui khiến cho T.T. Thiệu ra lệnh giải giới các lực lượng bán quân sự như Nhân Dân Tự Vệ và các giáo phái có trang bị vũ khí, gọi là để tập trung lực lượng và sức mạnh chiến đấu của QLVNCH. Ðiển hình là vụ giải giới lực lượng bán quân sự của Phật Giáo Hòa Hảo khỏang 10.000 người, bắt giam ông Hai Tập, Tổng Chỉ Huy Lực lượng Bảo An Hòa Hảo.

“. . . Cuối tháng Giêng 1975, ông Hai Tập, ông Lương Trọng Tường thành lập một sư đòan Bảo An Hòa Hảo với mục đích tiếp tục chiến đấu kháng cộng, nếu VNCH sụp đổ. Ông Thiệu lập tức giải tán và bắt giam ông Hai Tập vì sợ lực lượng Hòa Hảo lật đổ ông…” (19)

Việc làm này của ông Thiệu như  là hành động tự chặt tay mình về mặt quân sự. Ai đã cố vấn cho ông Thiệu làm việc này, hay do sáng kiến cá nhân, điều này chỉ có ông biết. Người bàng quang chỉ có thể suy đóan, có thể là sáng kiến cá nhân vì mối lo sợ riêng, song cũng có thể là sự gợi ý của các “Cố vấn” là người Mỹ, hoặc là người của Việt cộng “nằm vùng” bên cạnh Ông. Vì rằng vào thời điểm này, tuy khác ý đồ, nhưng Mỹ và Việt cộng dường như đã gặp nhau ở mục tiêu chung: Triệt tiêu chế độ VNCH càng sớm càng tốt.

Thế nhưng cho đến lúc này dường như người lãnh đạo cao nhất của chế độ VNCH vẫn chưa nắm bắt được ý định thực sự của “ người bạn đồng minh Hoa Kỳ”. Vẫn như còn cố tin vào những lời cam kết, hứa hẹn bí mật hay công khai trên giấy trắng mực đen của chính phủ cũng như cá nhân Tổng thống Hoa Kỳ R. Nixon. Như vậy, quả thực tập đòan lãnh đạo chế độ công cụ ngoại bang ở Hà Nội đã tài giỏi hơn nhiều so với chế độ ở Sài gòn. Tổng thống Thiệu vẫn ngây thơ tin rằng những hành động đích thân của ngài Ðại sứ Martin bay từ Sàigòn về Washington như là để bênh vực cho lập trường của mình. Sau khi cộng quân lấn chiếm Phước Long, ông Thiệu vẫn tin tưởng và chờ đợi Hoa Kỳ thực hiện những lời hứa và cam kết trong những bức thư trao đổi riêng tư với T.T. Nixon. Trong khi đó, các lãnh tụ cáo già CSBV thì tỏ ra hết sức chú tâm và nương theo ý đồ của Mỹ để đạt ý đồ của mình. Sau khi đánh chiếm được Phước Long, cộng quân như tạm ngưng các cuộc tiến  công lớn để thăm dò phản ứng của Mỹ.

Nhớ lại phản ứng của Mỹ lúc ấy là ngoài những lời lên án, tố cáo, đe dọa “Sẽ trả đũa”, Mỹ chỉ tăng cường các chuyến bay do thám, mà theo nhận xét của ông Thiệu “Việc ấy chẳng khác gì dùng bồ câu thay thế B-52…”. Ðồng thời, T.T. Gerald Ford, người kế vị T.T. Nixon bị mất chức giữa nhiệm kỳ vì vụ Watergate, cũng cố làm ra vẻ hết lòng xin  Quốc hội Mỹ viện trợ bổ sung 300 triệu Mỹ kim cho VNCH.

Thế nhưng theo lời Ðại sứ Martin “… Nam Việt Nam không nhận được viện trợ bổ sung mà còn không nhận được chút viện trợ nào trong năm tài chánh sắp tới, bắt đầu từ Tháng 6-75… Nói khác đi, nội trong 3 tháng nữa ông Thiệu sẽ đứng trước sự kiện bị cúp viện trợ…” (20). Ông Martin kết luận: “Cố gắng bơm thêm sức mạnh cho ai đó bằng những bảo đảm mà chính mình không tin thì sẽ chẳng đi đến đâu hết…” (21)

Ðến đây, trước phản ứng yếu ớt của Mỹ với thù (CSBV), sự gia tăng áp lực chính trị, kinh tế của Mỹ với bạn (VNCH), các lãnh tụ CS ở Hà Nội càng tin tưởng chắc chắn Mỹ sẽ không can thiệp trực tiếp trở lại, dù họ có gia tăng áp lực quân sự đến đâu. Họ bắt đầu lên kế họach thôn tính MNVN với dự liệu ít nhất 2 năm nữa mới “giải phóng” được MN. Hà nội vẫn thực sự chưa biết ý đồ này của Mỹ: Không phải chỉ không can thiệp trở lại mà còn muốn khai tử chế độ VNCH càng sớm càng tốt. Nghĩa là Mỹ đã có ý định xóa bàn cờ cũ chơi bàn cờ mới. Trong khi đó ông Thiệu và tập đòan lãnh đạo VNCH thì vẫn nghĩ Mỹ sẽ không bao giờ “dám” bỏ rơi MN, mọi áp lực chẳng qua chỉ để buộc cá nhân ông Thiệu và phe cánh của ông phải từ bỏ quyền hành, trao lại cho ê-kíp khác, nên nội bộ đã rơi vào sự xâu xé tranh giành quyền lợi cá nhân, phe đảng, quên cả mục tiêu sống còn là ngăn chặn CSBV xâm lăng. Một cách vô tình “phe quốc gia” đã như tự đào hố chôn mình. Mặc dầu ai cũng đồng ý với nhận định của ông Thiệu lúc ấy “Chế độ VNCH còn là còn tất cả, nếu mất vào tay CS là mất tất cả”. Nhưng tất cả trên thực tế đã có những hành động góp phần làm tiêu vong chế độ.

Sau này chính ông Thiệu kể: “… Mỹ để lại 300.000 quân tại Châu Âu sau khi Thế Chiến II đã chấm dứt 30 năm; để lại 50.000 quân ở Nam Hàn sau khi chấm dứt 20 năm. Lúc chúng tôi để Mỹ rút quân, chúng tôi chỉ yêu cầu được giúp đỡ để tiếp tục chiến đấu, không còn phải duy trì nửa triệu quân ở Việt  Nam, Mỹ chỉ phải chi tiêu 1 phần 20 so với trước kia. Vậy họ còn đòi hỏi gì hơn ở chúng tôi?…” (22)

Nhận định này của ông Thiệu chứng tỏ quan điểm lãnh đạo lỗi thời do không nhìn thấy đã có sự đổi thay chiến lược của Mỹ. Theo đó, Mỹ không phải chỉ muốn cá nhân ông Thiệu mà muốn cả cái chế độ mà ông cầm đầu bấy lâu nay phải biến đi càng nhanh càng tốt. Bởi vì đã qua rồi những cơ hội tốt để tồn tại vững vàng như Nam Hàn, để không bị hủy diệt vào những lúc Hoa Kỳ có nhu cầu phải thay đổi chiến lược như thế này.

II/- Đến sự kiện Buônmêthuột thất thủ – Thử thách cuối cùng cho trụ cột cuối cùng của chế đô VNCH

Ðến đây các bước người ta chuẩn bị cho một chế độ sụp đổ như đã hòan bị. Tình hình nội bộ chế độ VNCH hoàn toàn rối ren, tê liệt. Quân lực VNCH, cây trụ cột cuối cùng chống đỡ cho sự tồn tại thêm thời gian của chế độ thì ra sao?

Theo tài liệu đọc được sau này thì, sau Hiệp Ðịnh Paris năm 1973 về VN, Quân lực VNCH thực sự chỉ còn sáu đến bẩy trăm ngàn quân chiến đấu. Về trang bị đạn dược và các phương tiện chiến tranh hiện còn có thể giúp QLVNCH tiếp tục chiến đấu ít nhất 2 năm. Tương quan lực lượng giữa quân lực VNCH và bộ đội CSBV theo tỉ lệ 4-1. Ðến tháng 1-1975 tỉ lệ này chỉ còn 2-1. Bởi vì sau 2 năm ngưng ném bom, một phần đường mòn HCM đã được CSBV sửa chữa và đặt ống dẫn dầu dọc theo đường mòn này. Trong một thời gian ngắn, 150.000 quân CSBV đã xâm nhập thêm vào chiến trường MNVN. Sau khi chiếm được Phước Long, Hà Nội đã có thể chuẩn bị cho một lực lượng 300.000 quân bám sát đường mòn HCM tiến vào MN. Tất cả những họat động này, người Mỹ biết rất rõ, song đã không có hành động gì. Vì sao?

Chúng ta hãy nghe một chuyên viên phân tích tình báo Mỹ kể lại: “Khởi đầu cuộc tấn công cuối cùng của CS… lúc đó chúng tôi đã biết rằng CSBV đưa vào MNVN một lực lượng to lớn hơn nhiều so với lực lượng chúng tôi biết đang có ở đây. Họ đã tập trung số quân này phía Tây Cao Nguyên. Bấy giờ Buônmêthuột xét về mặt lịch sử, luôn luôn là điểm tựa phòng thủ của chính quyền trên cao nguyên. Buônmêthuột mất thì sự phòng thủ có thể bị đánh ngang sườn. CSBV rất khôn ngoan, họ chuyển quân mà không sử dụng  liên lạc vô tuyến điện. Họ đưa vào vùng Buônmêthuột ba sư đòan mà chúng tôi không hề hay biết…” (23).

Có thực là người Mỹ không hay biết hay là họ biết mà đã cố tình không cho chính quyền VNCH biết, lại còn tìm cách đánh lạc hướng dùm cho đối phương? Vì chẳng lẽ tình báo Hoa Kỳ chỉ dựa trên sự theo dõi liên lạc vô tuyến của VC để nắm bắt tình hình? Vậy thì chỉ có thể do bị che mắt của “Bạn” và thế nghi binh của “Thù”, mà các nhà quân sự VNCH đã đoán sai ý đồ của VC. Đoán sai nên đã cho rằng cộng quân có thể lập lại cuộc tấn công Mùa Hè Ðỏ Lửa năm 1972, vượt qua khu phi quân sự. Vì vậy họ đã tập trung quân ở phía Bắc Ðà Nẵng để đối phó? Trong khi đó, Buônmêthuột vốn là một vị trí chiến lược trọng yếu thì quân đội Sàigòn đã không chuẩn bị phòng thủ tương xứng, chỉ triển khai 40.000 quân ở đó. Họ đâu ngờ rằng lúc ấy, 300.000 quân CSBV đã ẩn nấp bao vây, chờ giờ hành động. Ðể đánh lạc hướng, bộ đội CSBV đã cho truyền đi các bức điện giả làm như mục tiêu tiến công của họ là Pleiku, nơi đặt bản doanh của Quân Ðòan II quân lực VNCH.

Quân cộng sản đã thành công trong ý đồ này, vì các nhà quân sự VNCH bao lâu nay quen dựa vào chiến lược, chiến thuật đánh CS do người Mỹ họach định sẵn, nên đã có thói quen ỷ lại, lười “động não” để sáng tạo nên đã dễ dàng bị đánh lừa của cả bạn lẫn thù. Sự thể là đúng 2 giờ sáng ngày 10-3-1975, bộ đội CSBV đã mở cuộc tấn công Buônmêthuột. Vì quá bất ngờ, không kịp tăng viện và không có quân yểm trợ nên sau 30 giờ bị vây hãm, phản công yếu ớt, Buôn-mê-thuột đã thất thủ. Rồi cũng như Phước Long, Buôn-mê-thuột thất thủ, Mỹ vẫn không có hành động gì để trừng phạt, ngăn chặn bước xâm lăng của CSBV.

Dư luận thắc mắc, phải chăng ai đó lại “Cố vấn” cho T.T. Thiệu với cùng luận điệu, rằng không nên đánh chiếm lại Buôn-mê-thuột làm gì cho hao binh tổn tướng, lại vẫn nên dùng sự kiện BMT để đẩy mạnh tuyên truyền tố cáo CSBV trắng trợn vi phạm Hiệp Ðịnh Paris trước thế giới. Rằng lý do không cần đánh chiếm lại đất  đai còn là vì giải pháp cho vấn đề Việt Nambây giờ là giải pháp chính trị chứ không phải quân sự. Vậy thì chỉ nên “co cụm lại” để tập trung lực lượng bảo vệ các thành phố chiến lược quan trọng, để chờ giải pháp chính trị… Sau này tài liệu cho biết, một trong những cố vấn đã ảnh hưởng đến  quyết định “rút lui chiến thuật”của T.T. Thiệu là Vũ Ngọc Nhạ, tình báo chiến lược của CSBV, như đã trích dẫn ở phần trên.

Nhưng tựu chung, có lẽ vì nghe theo mọi lời khuyên xem ra có vẻ hợp lý, mà ngày 15-3-1975, tức bốn ngày sau Buôn-mê-thuột thất thủ, T.T. Thiệu đã vội triệu tập các Tướng lãnh cao cấp trong một phiên họp ở căn cứ Cam Ranh, để đi đến quyết định vô tiền khóang hậu trong quân sử QLVNCH cũng như quân sử thế giới: Rằng cao nguyên và miền Trung phải bị bỏ rơi! Nghĩa là ông Thiệu đã quyết định bỏ luôn Quân Ðòan I và Quân Ðòan II. Quyết định này đã gây bàng hoàng, choáng váng cho nhiều người. Vì như thế là chỉ qua một đêm, ông Thiệu đã nhượng cho đối phương một nửa lãnh thổ VNCH!

Sau này ông Thiệu đã biện bạch rằng: “Chúng tôi phải rút quân về bảo vệ các vùng quan trọng, vì chúng tôi đánh giá là Mỹ sẽ không giúp nữa. Nếu họ giúp thì đã giúp rồi. Chúng tôi không thể chờ đợi đến khi quá chậm. Phải chấp nhận nỗi hiểm nghèo có tính tóan. Biết rằng rút lui mà không có khả năng cơ động và hỏa lực mạnh thì sẽ nguy hiểm. Nhưng chúng tôi vẫn phải làm.” (25)

Tại sao ông Thiệu dám chọn giải pháp này dù biết rằng nguy hiểm như vậy? Vì ông ta muốn tạo áp lực để phút chót thấy tình hình nguy ngập Mỹ có thể can thiệp chăng? Vì một lời khuyên trực tiếp hay chỉ là sự gợi ý gián tiếp song có hiệu quả của quan chức Mỹ ở Saigon? Có thể cả hai. Vì ngài Ðại sứ Martin quả đã có sự gợi ý này: “Chỉ còn một con đường khôn ngoan duy nhất là cắt bớt các tuyến quân sự và chỉ giữ lại một phần đất mạnh về kinh tế là vùng châu thổ phía Nam”(26). Như vậy là sự gợi ý của ngài Ðại sứ Mỹ cuối cùng ở Sàigòn cộng với lời khuyên của các “cố vấn” đã được ông Thiệu cảm nhận và thực hiện như một sáng kiến táo bạo. Có điều kết quả thu lượm được thuộc về phía Hoa Kỳ và Việt Cộng, còn hậu quả được dành cho nhân dân Miền Nam yêu chuộng tự do, những người đã nằm xuống trong cuộc chiến và những kẻ sống sót sau cuộc chiến!

Thực vậy, giải pháp trên đã được thực hiện bằng một cuộc “di tản chiến thuật” mà thực tế đã biến thành một cuộc “tháo chậy tán lọan” vô tiền khóang hậu trong lịch sử các cuộc hiến tranh cục bộ. Các chiến lược gia đã phải gọi đó la “Một cuộc rút lui được vạch ra tồi nhất và thi hành tệ hại nhất trong lịch sử quân sự”. Một cuộc di tản chiến thuật gọi là co cụm lại để bảo toàn lực lượng và để đủ sức bảo vệ các vùng chiến thuật trọng yếu, rốt cuộc đã chẳng bảo vệ được gì khác hơn là góp phần làm cho quá trình sụp đổ của một chế độ nhanh chóng hơn. Vì cuộc rút quân tàn tệ này nó đã phá hủy mau chóng quân phong quân kỷ và tinh thần chiến đấu của quân sĩ Quân Lực VNCH. Một quân đội mà trước đó đã bị hoang mang giao động bởi những đòn cân não của cả bạn lẫn thù. Hậu quả tất nhiên là quân sĩ sẽ không còn muốn chiến đấu mà chỉ muốn tháo chậy sao cho an tòan bản thân và lo cho  gia đình, để có cơ may tồn tại trong một giải pháp chính trị tương lai đã được định đoạt. Hầu như binh lính VNCH đều có tâm trạng không muốn là người phải hy sinh cuối cùng của cuộc chiến.

*Ghi chú: Trích “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quôc Tế Mới” của Thiện Ý, ấn hánh lần đầu Tháng 4 năm 1995 và tái bản Tháng 4 năm 2005 tại Houston, Texas, Hoa Kỳ.

– (17, (19), (24):Gián  Điệp Nhị Trùng, Trần Trung Quân, nhà xuất bản Nam Á, Paris 1990 (trang 335, 337, 338)

– (18), (20) đến (23, (25) đến (33 bis):  Michael Maclear, nhà báo Mỹ được giải thưởng Pulitzer nhờ những bài viết về chiến tranh Việt Nam.

–  Xin vào: luatkhoavietnam.com , mục “Diễn Đàn”, tiểu mục “Tác giả & Tác phẩm” để đọc thêm trong tài liệu nghiên cứu lý luận “Việt Nam Trong Thế Chiến Lược Quốc Tế Mới”, tiểu mục “Phỏng vấn & Hội luận” để nghe Đài VOA phỏng vấn tác giả Thiện Ý năm 1995 về tác phẩm này.

https://sites.google.com/site/datutieuvuparis/van-hoc-mien-nam/trang-tai-lieu-lich-su/che-dho-vnch-dha-bi-buc-tu-nhu-the-nao

 

Trận chiến đấu bi hùng của trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu tháng 4 1975 – CTSQ Nguyễn Anh Dũng và CTSQ Lâm A Sáng

Từ bên kia bờ sông Bến Hải, vết xích chiến xa T-54 và các sư đoàn Bắc Việt đã xoá nát văn kiện Hiệp Ðịnh Ba Lê 1973 tiến dần về Nam. Như là một định mệnh oan nghiệt, cả nước bị ém chặt và bức tử theo ván bài chiến lược quốc tế được quyết định từ ngoài cương thổ Việt Nam. Hoa Kỳ làm ngơ, thế giới cúi mặt trong lúc lãnh thổ miền Nam lần lượt lọt vào tay quân đội chính quy Bắc Việt. Quảng Trị mất, kế đến là Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Cao Nguyên, Nha Trang, Phan Thiết… Và rồi đầu tháng Tư 1975, mặc dầu bị Sư Đoàn 18 Bộ Binh của tướng Lê Minh Đảo cầm chân quyết liệt tại Long Khánh suốt 12 ngày đêm, Bắc quân lại tiếp tục tràn về ven biên ngoại ô Sài Gòn.

Quân ta cứ rút, cứ rút. Vũng Tàu, những ngày cuối tháng tư năm 1975, một trong những phần thân thể còn lại của Tổ Quốc, cũng đang lên cơn sốt hốt hoảng và náo động. Dòng người di tản, cả lính lẫn dân, đổ về Vũng Tàu từ cả hai mặt, đường bộ cũng như đường biển. Vũng Tàu chênh vênh bên bờ nước, tuyệt vọng, cùng đường. Ngày 26 tháng 4, quân đội miền Bắc tấn chiếm Biên Hoà, Bà Rịa, sau đó, cầu Cỏ May nối liền Bà Rịa và Vũng Tàu bị giật sập. Vũng Tàu co ro trong thế cô lập, chờ chết.

Trường Thiếu Sinh Quân, mặc dù toạ lạc ngay cửa ngõ của thị trấn, nhưng bị ngăn cách bởi những vách tường đá kiên cố bao quanh, những giao động âu lo, tuyệt vọng từ một Vũng Tàu hỗn loạn đã không lọt được vào trường. Các Thiếu Sinh Quân vẫn sinh hoạt đều đặn như mọi ngày. Thiếu Sinh Quân liên lớp 12 (lớp người viết), đang trong thời gian học thi tốt nghiệp, vẫn cắm cúi miệt mài với bài vở. Trong thời gian này, phần lớn các Thiếu Sinh Quân lớp nhỏ cư ngụ ở các vùng Sài Gòn, các tỉnh vùng 3 và vùng 4 đã được nhà trường cho về với gia đình. Các Thiếu Sinh Quân ở vùng 1 và vùng 2 phải ở lại trường do tình hình chiến sự rối ren hay đã mất vào tay Bắc quân. Không khí nhà trường vì thế càng tăng vẻ yên tĩnh, nặng nề. Cái nặng nề và yên tĩnh đó trở nên ngột ngạt và căng thẳng dần khi chúng tôi nhận ra những nét lo âu, bức xúc trên gương mặt của các cán bộ, nhân viên cơ hữu của trường.

Ngày 28 tháng 4, chúng tôi được lệnh tập họp sau bữa ăn chiều. Trung Tá Ngô Văn Dzoanh, Chỉ huy trưởng, thông báo tình hình khẩn cấp, ban hành lệnh giới nghiêm và tuyên bố:

– Các em không có gì phải rối loạn, lo âu. Nhà trường đã có kế hoạch di tản!

Mặc dù còn trẻ, nhưng chúng tôi đã cảm thức cái nguy cơ, cái bất thường, tuyệt vọng của tình hình đất nước trong những ngày qua, nên dù đã được chỉ huy trưởng trấn an, chúng tôi cũng đã phải trải qua một đêm mất ngủ. Tổ quốc, tương lai, gia đình, bè bạn và ngôi trường thân yêu này ngày mai sẽ ra sao? Chúng tôi trằn trọc đến sáng, khi mặt trời lên, trên gương mặt của đám Thiếu Sinh Quân chúng tôi, ai cũng hiện lên những nét lo âu, sợ sệt của đám gà con đang bối rối chui rúc dưới lông cánh gà mẹ trong lúc diều hâu đang lờ lững lượn trên vòm trời .

Khung trời rộng dường như nhỏ dần lại trên khoảng không gian trường Thiếu Sinh Quân sáng ngày 29 tháng Tư, cùng lúc những lo âu của anh em lại trương lớn dần và căng thẳng thêm. Bỗng chợt âm thanh của đạn trọng pháo từ đâu xé gió rít qua không gian… và Ầm! Ầm! Tiếng nổ ù tai của những viên đạn rớt vào chân núi đài viba ngay đằng sau lưng trường.

Đại Úy Lê Viết Đắc, cán bộ tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn Hùng Vương, liên lớp 12, rút súng ra khỏi vỏ, chạy ngược xuôi ra lệnh cho các Thiếu Sinh Quân nằm sát xuống đất để tránh miểng đạn. Trong bối cảnh của tiếng những mảnh đất đá rơi xào xạc trộn lẫn âm thanh vang dội của đạn trọng pháo, ông như một con gà mẹ đang dáo dác bảo vệ đàn con. Không biết mục tiêu của những viên trọng pháo đó là ai, là trường Thiếu Sinh Quân hay là đơn vị đồn trú tại đài viba gần trường, nhưng âm thanh của tiếng đạn nổ và cảnh núp đạn lần đầu tiên kể từ ngày vào trường đã gieo cho những đầu óc còn non nớt chỉ biết ăn, học và chơi của chúng tôi cái cảm giác kỳ lạ, hoang mang, lo sợ về sự sống và sự chết.

Chúng tôi vẫn nằm yên. Địch pháo thêm vài đợt, đạn rơi bên ngoài trường, sau đó rồi im. Tình hình yên tĩnh trở lại.

Khoảng 11 giờ trưa, trong cái cảm giác hụt hẫng, hoang mang, toàn trường như bất động lắng nghe tiếng Đại Úy Hoàng, cán bộ liên đoàn trưởng, thông báo qua loa phóng thanh:

– Toàn trường chuẩn bị di tản! Các thiếu sinh quân cấp trưởng trang bị vũ khí và nhận nhiệm vụ hướng dẫn và bảo vệ đoàn quân. Tập họp kiểm điểm quân số! Chuẩn bị lên đường khi có lệnh.

Thế là hết ! Cơn bão lịch sử sắp tràn qua ngôi trường thân yêu đầy những kỷ niệm của tuổi thơ. Lệnh ra được tuân theo răm rắp. Khoảng xế một giờ trưa, toàn thể Thiếu Sinh Quân bắt đầu di chuyển khỏi nhà trường cùng với tất cả cán bộ, nhân viên. Đoàn di tản bắt đầu rời trường theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Là Thiếu Sinh Quân tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn Hùng Vương, liên lớp 12, tôi đi hàng đầu cùng các em nhỏ. Đội ngũ Thiếu Sinh Quân lặng lẽ di chuyển dưới ánh nắng Vũng Tàu chói chang. Đa số anh em là những đứa trẻ mất cha, mất mẹ trong chiến tranh, ngôi trường Mẹ Thiếu Sinh Quân trở thành tổ ấm đầu đời và tương lai, nay phải đoạn lìa, phải ra đi, những trái tim non đã bước đi những bước bùi ngùi, vương vấn. Đi về đâu? Với ai?

Thông báo toàn trường sẽ được di tản bằng tàu không là câu trả lời trọn nghĩa cho những ý nghĩ mênh mang trong đầu những đứa trẻ chưa thành người lính. Đi được nửa đường thì đột nhiên chúng tôi bị một số binh sĩ Thuỷ Quân Lục Chiến chặn lại. Trung tá Dzoanh đến tiếp chuyện với người chỉ huy toán lính. Chúng tôi không rõ nội dung cuộc nói chuyện, song thấy không khí và sắc mặt của cả hai bên đều lộ vẻ căng thẳng. Qua tiếng được, tiếng mất, chúng tôi đoán Thuỷ Quân Lục Chiến đã chiếm giữ bến cảng để họ di tản. Họ buộc chúng tôi phải quay trở lại trường. Cuối cùng, lệnh quay về trường được ban xuống.

Trên đường về, tâm hồn của tất cả mọi người đều trĩu nặng. Bắc quân càng lúc càng sát nách, đường thoát bị tắt nghẽn, sinh lộ càng lúc càng hẹp dần. Không ai bảo ai, tất cả mọi người đều thấy cái cơ may được di tản thật là mong manh.

Về đến trường, chúng tôi được tập trung ở sân banh. Chỉ huy trưởng thông báo là kế hoạch di tản được thay đổi. Theo kế hoạch này, chúng tôi sẽ được bốc tại trường bằng trực thăng để đưa ra Hạm Đôi 7 ở ngoài khơi Vũng Tàu. Thời gian như chậm lại trong giây phút chờ đợi nặng nề. Cả đám chúng tôi cùng bật dậy như những chiếc lò so khi thấy một chiếc trực thăng đáp xuống sân trường. Niềm hy vọng lại nhen nhúm bốc lên cùng đám bụi mù tung cao theo cánh quạt. Hành khách của chuyến không vận đầu tiên này gồm một cố vấn Mỹ mặc thường phục, Trung Sĩ 1 Ngộ, cán bộ trường, và 7 em Thiếu Sinh Quân thuộc Tiểu Ðoàn Quang Trung, là liên lớp nhỏ nhất của trường.

Chuyến bay cất cánh rời khỏi vận động trường. Chúng tôi thẫn thờ tìm chỗ ngồi chờ đợi. Thời gian ngóng đợi kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ mà chúng tôi có cảm tưởng như là một thế kỷ. Anh em nhìn lên bầu trời xanh chờ bóng dáng của chiếc trực thăng, chờ âm thanh của những cánh quạt. Chiếc trực thăng cứu tinh ngày càng biền biệt tăm hơi khi buổi chiều càng lúc càng ngả bóng dần trên sân trường. Nhìn lên cột cờ, lá cờ vàng ba sọc đỏ của Tổ Quốc vẫn còn tung bay. Nhìn xuống sân trường, đoạn trường, ngao ngán.

Khoảng 6 giờ chiều, chúng tôi sững sờ nhìn chiếc xe chở Trung tá Chỉ huy trưởng lăn bánh vội vàng rời khỏi cổng trường. Trái tim nghẹn đắng một nỗi uất ức kèm theo một nỗi chới với hoảng hốt của một đứa bé lạc mẹ giữa buổi chợ đông nghẹt những người. Loa phóng thanh một lần nữa xác định một thực tế phũ phàng:

– Kể từ giờ phút này, chúng tôi không còn trách nhiệm với các em nữa, các em hãy tự lo lấy bản thân!

Thế là quá rõ. Chúng tôi đã bị bỏ rơi. Ngôi trường này là nhà. Các cán bộ là người thân. Giờ đây chúng tôi biết phải làm gì, biết đi về đâu. Thế là như một bầy ong vỡ tổ, chúng tôi tung ra tản mát chạy khỏi trường. Chạy đi đâu? Chẳng biết ! Tại sao chạy? Chẳng hiểu! Thấy bạn bè chạy thì mình cũng chạy. Thế thôi!

Tôi và Nguyễn Lương Thịnh, biệt hiệu Thịnh nhóc (hiện ở tại Việt Nam), cùng chạy chung. Tay cầm súng, tay gạt các nhánh sậy che phủ con đường mòn sau núi, chúng tôi chạy hộc tốc như bị cọp đuổi sau lưng. Chúng tôi ra tới Bãi Trước và nhận ra tình trạng náo loạn ngoài đường phố, tiếng đạn nổ tứ tung, dân chúng ai cũng đóng chặt cửa, trốn trong nhà. Thật không khác một đám loạn kiêu binh

Tôi thấy ở phía trước mặt, cách chỗ tôi đứng khoảng 200 thước, một Thiếu Sinh Quân cũng cầm súng như tôi bị một người lính, không biết là ta hay địch giả dạng, hành hung và giật lấy khẩu súng của em. Tôi không hiểu vì sao. Hoảng hốt tôi và Thịnh vội vàng vất súng và quay ngược chạy trở về trường. Trong phút giây này, có lẽ chỉ có trường tạm thời còn là tổ ấm dung thân. Mệt và khô cổ đến đắng họng. Chẳng hiểu sao chúng tôi lại có thể chạy liên tục từ trường ra bãi trước và từ bãi trước trở về trường như vậy.

Về đến gần trường, tôi chợt nhớ ra gia đình người bạn cùng liên lớp là Tô Trích Long Vân. Cha của Vân là Thiếu Úy Tô Trích Mầu, một cán bộ của trường. Gia đình của Vần nằm trong khu gia binh gần trường. Thế là chúng tôi chạy đến gõ cửa xin tạm náu. Bố mẹ Vần dọn cơm cho chúng tôi ăn. Mẹ Vần nhìn Thịnh và tôi đang ngấu nghiến ngồi ăn với ánh mắt xót thương, trìu mến. Tôi không bao giờ quên được ánh mắt của bà. Có lẽ bà đang nghĩ tội nghiệp cho hai đứa chúng tôi.

Là những bạn học cùng lớp, Vần còn có gia đình ruột thịt ở bên cạnh, hai đứa chúng tôi thì tứ cố vô thân, không biết sẽ trôi dạt về đâu trong cơn biến loạn. Xong bữa cơm, nhìn ra ngoài trờI, đêm đen đã trùm kín không gian tự lúc nào. Căn nhà như thu mình trong nỗI lo âu. Mọi người cứ ngồi nhìn nhau chẳng ai nói một lời.

Trong lúc mọi người đang chìm đắm trong những suy tư riêng, tôi bỗng nghe tiếng loa phóng thanh từ trong trường vọng lại:

– Các anh Thiếu Sinh Quân lớp lớn xin trở về trường! Chúng em cần các anh lắm.

Tiếng gọi của em nhỏ Thiếu Sinh Quân vang vọng trong màn đêm, thúc bách não nuột như tiếng kêu chim chíp của gà con mất mẹ, làm cho tôi vô cùng xốn xang, bức xúc. Các em chẳng có nơi nào dung thân, chỉ còn biết trông cậy vào các anh lớn đùm bọc. Là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn lớp lớn nhất, tôi nhận ra trách nhiệm của mình. Tôi không thể ngồi yên khi nghĩ đến bạn bè và đàn em đang ở trong trường. Có thể lúc này Bắc quân đã có mặt đâu đó gần Vũng Tàu hay quanh trường, nhưng tiếng gọi loa đã khiến tôi phải đứng lên và cương quyết trở lại trường với các em. Bố Mẹ Vần lo lắng khuyên chúng tôi đổi ý. Tôi cám ơn Bố Mẹ Vần và nói trước khi cùng Thịnh phóng vào đêm tối:

– Tụi con không thể bỏ các em được!

Về đến trường, các bạn cùng liên lớp với tôi như Lâm A Sáng, Phạm Ngọc Trình, Nguyễn Văn Minh cũng đã có mặt. Tôi nhận thấy các bạn đã phá cửa kho vũ khí của trường và đang hì hục khuân vác súng đạn ra các ổ canh gác. Một toán các Thiếu Sinh Quan khác thì đang xả thịt một con bò, lui cui nấu cơm và luộc thịt. Thế là tôi vớ lấy một cái nón sắt, chụp một khẩu carbine cùng với Thịnh, cũng trang bị y hệt, lúc nào cũng kè kè bên cạnh. Hai đứa chúng tôi tự xem trách nhiệm tổ chức canh gác như nhiệm vụ được anh em giao phó.

Nhìn lên bầu trời đen thẳm với nỗi cô đơn chợt đến, chợt đi, tôi suy nghĩ lan man với một bài toán không đáp số. Vì trách nhiệm của anh lớn bảo bọc đàn em, chúng tôi sẵn sàng cho một cuộc chiến. Cuộc chiến này sẽ đi về đâu ? Chúng tôi không biết. Tương quan lực lượng nghiêng lệch ra sao? Chúng tôi chẳng cần bàn. Không ai trong chúng tôi tin là mình sẽ chiến thắng, nhưng chúng tôi vẫn sẽ chiến đấu, ít nhất chúng tôi cũng phải đánh trả đích đáng những ai muốn chiếm lấy ngôi trường này, nơi dung thân cuối cùng của chúng tôi.

Tôi và Thịnh vác súng đi một vòng toàn trường. Thăm các chốt và các chòi canh. Các chốt canh gác các hướng xâm nhập chủ yếu đều được trang bị vũ khí cộng đồng với xạ thủ, phụ tá xạ thủ và nhân viên tiếp đạn. Nhìn những Thiếu Sinh Quân đàn em chững chạc, tự tin bên những ổ súng, thành thạo nạp những băng đạn vào súng, sẵn sàng khai hoả, tôi bỗng thấy các em chợt lớn lên như những anh hùng Phù Đổng. Tôi đặt mật khẩu dặn các chốt canh phải học thuộc, nếu thấy bóng người thì lên tiếng hỏi. Trả lời không đúng mật khẩu là “quạng” liền lập tức. Toàn trường đặt trong tình trạng báo động và sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào.

Sau khi dạo vài lần, nhận thấy các chốt canh đã được chuẩn bị đạn dược chu đáo, mật khẩu thông thuộc, tất cả mọi người đều được phân phát khẩu phần đầy đủ. ( Nhìn càng bạn “chén” bữa cơm nửa khê, nửa sống một cách ngon lành, tôi có cảm giác bữa cơm hôm nay có lẽ là bữa cơm ngon nhất kể từ ngày nhập trường của các bạn.)

Tôi và Thịnh quay lên phòng làm việc của chỉ huy trưởng nghỉ dưỡng sức. Lúc này Thịnh quá mệt, chẳng còn tha thiết gì nữa. Cậu ta chui ngay vào một góc và chỉ vài phút sau là đã bắt đầu “kéo đờn cò.” Ngoài trời đêm đen thật thanh vắng, tôi ra ngoài đứng trên ban công nhìn qua trại gia binh bên cạnh, tự hỏi không biết gia đình Vần đang làm gì và nghĩ đến ánh mắt yêu thương của Mẹ Vân nhìn hai đứa tôi khi ăn cơm với linh cảm mình sẽ không bao giờ có lại được bữa cơm đó.

Nhìn qua lầu 2 phòng quân số, tất cả đều yên tĩnh. Tôi biết một số quá mệt, chắc cũng đã “hồn bướm mơ tiên,” tuy nhiên hẳn cũng đã phân công thay phiên nhau ngủ. Những con gà con rối loạn chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ nay đã trở thành những con mãnh hổ đang nằm phục sẵn. Không ai có thể ngờ được sức mạnh của những con mãnh hổ này lợi hại đến nhường nào.

Tôi quay lại phòng chỉ huy trưởng, và ngủ thiếp đi tự lúc nào không hay. Trong giấc mơ, tôi thấy mình đang ở nhà quây quần cùng với cha mẹ và anh em. Hai đứa em gái của tôi, bấy giờ mới được 7 và 8 tuổi, đòi tôi dẫn đi chợ. Hằng năm, mỗi lần được về phép thăm nhà, anh em chúng tôi, như đã thành thông lệ, thường được cha mẹ cho tiền. Hai cô em gái của tôi thì rất thích ăn yaourt. Ở chợ gần nhà có quán của bà Ba, yaourt của bà làm thật là ngon tuyệt. Thế là ba anh em chúng tôi lại đến vòi mẹ xin tiền rồi mỗi đứa một bên, tôi dắt hai em đi chợ. Đi gần đến chợ thì… một em Thiếu Sinh Quân lay tôi dậy. Tôi mở mắt thấy trời hừng sáng. Em nói:

– Anh Dũng ! Có lính đông lắm, đang đi về phía mình!

Tôi bật dậy, nhảy ngay ra ban công nhìn về hướng đại lộ độc đạo dẫn vào cổng trường. Trời đang mưa lâm râm, còn mờ mờ tối, cảnh vật rất yên tĩnh. Tôi chẳng nhìn thấy gì và nghĩ cậu bé lay mình dậy chắc vì hoảng sợ nên tưởng tượng, trông gà hoá cuốc. Sắp sửa quay lưng trở về chỗ nằm thì tôi chợt nghe tiếng oang oang của Hạ Sĩ Hoành, các anh em đặt biệt hiệu vui là Hoành heo. Anh Hoành là hạ sĩ quan cán bộ hỏa đầu vụ. Tôi ngạc nhiên với sự hiện diện của Hạ Sĩ Hoành, chẳng biết Anh nhập cuộc từ bao giờ. Hạ sĩ Hoành bảo chúng tôi:

– Tụi bay ở đó đi! Chắc là lính mình đó ! Để tao ra coi thử!

Cùng đi với hạ sĩ Hoành là Nguyễn Văn Thành liên lớp 12 và một Thiếu Sinh Quân nữa tôi không biết tên. Đến lúc đó tôi mới phát hiện có môt nhóm người lố nhố ở tít đằng xa đang tiến dần về phía chúng tôi. Tôi đứng trên lầu căng mắt theo dõi và dặn anh em chuẩn bị sẵn sàng cho mọi bất trắc. Đột nhiên, tất cả chúng tôi đều nghe tiếng hạ sĩ Hoành la lớn:

– Việệt Cộộộng!

Tiếng hô vừa dứt thì lập tức tất cả hỏa lực đặt sẵn ở lầu 1 phòng quân số, phòng chỉ huy, các khu vực tháp canh nhất tề khai hoả yểm trợ cho đồng đội chạy trở vào trường. Bắc quân chắc không thể nào ngờ họ lại được đón tiếp một cách “nồng hậu” như vậy. Suốt khoảng thời gian gần 15 phút, hoả lực từ trong trường dập ra thật dữ dội. Bắc quân bị tấn công bất ngờ, chui rúc tìm chỗ tránh đạn, chỉ nghe rời rạc vài tiếng AK bắn trả. Có lẽ họ nghĩ trường Thiếu Sinh Quân đã di tản và bỏ trống. Những phút giây khai hoả dữ dội ở cổng trường đã làm cho tất cả lực lượng chiến đấu còn lại của trường tỉnh táo và sẵn sàng ở vị trí ứng phó 5/5.

Bên ngoài trường, hẳn là đồng bào đã choàng thức và ngạc nhiên, lo âu, nhìn về hướng trường Thiếu Sinh Quân. Một buổi sáng họ không bao giờ quên. Trong trường, anh em di chuyển nhộn nhịp hẳn lên. Tôi nhìn thấy Lâm A Sáng (hiện đang định cư tại Seatle, Washington ) và Phạm Ngọc Trình (đã chết ở Việt Nam) chạy lúp xúp sang ban quân số, đứa vác súng, đứa vác đạn. Đến ban quân số, tầng trên đã chật ních những xạ thủ, Sáng và Trình phải nằm thủ ở bậc cầu thang. Thoắt một cái khẩu trung liên Bar của Sáng và Trình đã sẵn sàng tham gia cuộc chiến. Súng vẫn còn nổ giòn giã thì Hoàng Văn Mạ đang thủ khẩu đại liên trên lầu gào lớn:

– Ê, tụi bay! Bắn cho chính xác và vừa thôi, coi chừng hết đạn nghe!

Tiếng gào của Mạ, như thể một mệnh lệnh, khiến cho tất cả các khẩu súng đều ngừng khạc lửa. Khói súng mịt mù. Mùi thuốc súng nồng nặc. Tai tôi lùng bùng vì tiếng đạn tưởng rách màng nhĩ. Xa xa ngoài cổng trường, các bóng Bắc quân biến đi đâu mất. Bên trong sân trường và các ổ chiến đấu thì hết sức tĩnh mịch, cái yên tĩnh rùng rợn của một hứa hẹn đổ máu thật dễ sợ mà lần đầu tiên trong đời tôi mới cảm thấy. Tôi đoán Bắc quân thế nào cũng sẽ tấn công để chiếm trường. Tôi cũng biết quyết tâm của những tay súng Thiếu Sinh Quân liều lĩnh. Chúng tôi lúc này như đã ở vào thế cận chân tường, chiến đấu trong tâm trạng “điếc không sợ súng” và ý nghĩ “không còn gì để mất!”

Bên ngoài, trời đã bắt đầu rạng sáng. Trấn tĩnh đội hình, Bắc quân bắt đầu tấn công chiếm trường. Họ cho một toán quân tiến qua khách sạn đối diện trường ở bên kia đường và chiếm giữ các vị trí trên các tầng lầu nhằm giảm lợi thế của chúng tôi khai hoả từ trên cao. Một mặt, họ đưa hỏa lực mạnh như súng cối, súng phóng lựu, B-40 để công phá chúng tôi từ mặt đất, vì với vị trí phòng thủ kiên cố, hoả lực nhẹ của họ không có tác dụng uy hiếp được chúng tôi.

Cuộc chạm súng đợt hai khởi diễn với quả đạn pháo của Bắc quân rớt vào giữa sân banh sau lưng chúng tôi. Lần đầu tiên bị pháo giữa sân trường, lẽ ra phải nằm xuống tránh miểng đạn, một số các em hoảng sợ chạy tán loạn tìm chỗ che lưng, cũng may là không ai bị trúng thương. Tiếp theo là một phát B-40 thổi tung cổng trường, một em Thiếu Sinh Quân, có lẽ thuộc liên lớp 9 hoặc 10, chạy ra kéo cửa đóng lại. Vừa đóng xong, em chạy qua nấp bên bức tường đá phía phòng chỉ huy. Tất cả sự việc xảy ra trong vòng không đầy một phút, em vừa kịp lách mình vào thành đá là một quả B-40 thứ hai nốI tiếp một lần nữa mở toang cổng trường. Giỡn mặt với tử thần như vậy cũng tạm đủ. Từ giờ phút đó chẳng ai “thèm” chạy ra đóng cửa nữa. Nhìn rõ mặt, đánh nhau mới “sướng!”

Mặc dầu có những lỗi lầm ngu ngơ của lần đầu tiên trong đời đối mặt với kẻ thù như vừa kể, cuộc chạm súng đợt hai đã diễn ra thật dữ dội. Đối phó với địch quân trên tầng lầu khách sạn, Phú Văn Đại cầm khẩu M-79 bắn trực xạ vào các ô cửa phòng khách sạn. Chẳng hiểu hắn luyện tập khi nào mà xử dụng vũ khí rất chuyên nghiệp. Bắc quân bị khốn đốn rất nhiều với anh chàng này. Đối phó với toán quân trên bình địa là các khẩu đại liên phối hợp với các khẩu trung liên, tiểu liên thay phiên bọc lót cho nhau. Những tràng đạn giòn tan đủ âm độ được tô điểm bởi những phát nổ cầm chừng của các khẩu garant nhịp nhàng ăn ý, lâu lâu lại có tiếng dậm đậm đà của cây phóng lựu M2. Tất cả các âm thanh quyện lại như một giàn nhạc giao hưởng điêu luyện và biến thành một lướI đạn chằng chịt phủ xuống đầu đốI phương.

Với quân số hơn một tiểu đoàn chính quy Bắc Việt, đối phương dồn hoả lực cố gắng tạo kẽ hở để vượt lên tiến đến gần chúng tôi. Nhưng với vị trí thuận lợi và những tay súng gan lì không hề nao núng trước làn đạn kẻ thù, các em nhỏ Thiếu Sinh Quân đã buộc Bắc quân phải bó tay, dậm chân tại chỗ suốt hơn một giờ chiến đấu.

Đến khoảng 7 giờ sáng, từ bên phòng chỉ huy trưởng, tôi chạy băng qua phòng quân số để theo dõi việc tiếp đạn cho các khẩu đại liên đặt tại đó. Qua hai cánh cổng mở toang, tôi thấy một bộ đội cộng sản đang đặt khẩu phóng lựu trên vai nhắm thẳng ngay tôi. Tôi bật ngay khẩu carbine trên tay hướng về hắn bóp cò. Cùng lúc, viên đạn từ nòng súng của hắn cũng xẹt ánh sáng xanh bay về phía tôi. Chệch qua mặt tôi khoảng hai gang tay, viên đạn trúng đài biểu tượng Nhân Trí Dũng phá tan một mảnh đá lớn.

Ngay lúc đó, tôi cảm thấy hoa mắt, chân và vai tê rần. Khuỵu xuống vớI chân phải bị trúng thương, tôi liếc nhìn xuống chiếc áo sơ mi đang mặc loang lổ đầy máu tươi. Một thoáng tích tắc ngạc nhiên không hiểu tại sao áo mình đầy những máu mà không cảm thấy một chút đau đớn gì thì tôi ngã ra ngất xỉu. Trong lúc đó Lâm A Sáng cũng bị một phát đạn vào chân. Lê Văn Tánh (còn ở tại Việt Nam) chạy lại băng bó cho Sáng, một lúc sau cũng lãnh một viên đạn vào đùi.

Thế là Phạm Ngọc Trình cõng Lâm A Sáng, Nguyễn Văn Minh cõng tôi chạy qua khu Văn hoá. Nghe kể lại, hai Thiếu Sinh Quân đã dùng tấm drape giường làm võng khiêng tôi đang mê man ra đến bệnh viện Vũng Tàu cách trường vài cây số.

Các anh em Thiếu Sinh Quân ở lại vẫn tiếp tục chiến đấu mãi cho đến gần 10 giờ sáng. Khi ấy đạn dược đã gần cạn, các bạn mới quyết định gọi loa điều đình ngừng bắn và treo cờ trắng đầu hàng. Một sự đầu hàng trong danh dự vì các em vẫn đường hoàng làm lễ hạ Quốc kỳ và thay vào đó bằng tấm drape trắng dong lên cho phép Bắc quân đặt chân vào ngưỡng cửa ngôi trường yêu dấu. Bắc quân hẳn phải bàng hoàng khi thấy những đối thủ kiêu hùng của họ chỉ là các em Thiếu Sinh Quân tuổi trung bình 15, 16 mà thôi. Họ uất ức, nhưng chắc hẳn cũng phải thán phục các tác giả của 6 xác bộ đội đang nằm phơi nắng ngoài cổng trường.

Theo lời thuật lại của Lâm A Sáng, thì trong hơn 100 Thiếu Sinh Quân tham gia trận đánh, đa số đã leo rào sau trường trốn thoát trước khi Bắc quân xông vào cổng trường, chỉ còn vài chục em nhỏ ở lại với các anh lớn bị thương không thể đào thoát. Tất cả bị bắt giữ đem nhốt qua trại gia binh Cô Giang bên cạnh trường. TrạI Gia Binh Cô Giang vốn là ngõ ngách quen thuộc của các Thiếu Sinh Quân. Kết quả là tất cả đã chui rào biến mất, khiêng luôn cả Lê Văn Tánh bị thương nặng ở đùi theo. Nhốt Thiếu Sinh Quân ở Trại Cô Giang chẳng khác nào thả hổ về rừng.

Trở lại phần tôi, tỉnh dậy trong bệnh viện Vũng Tàu thì trời đã tối. Chân và vai đau đớn vì miểng đạn, mặt thì sưng vù không há miệng được do vết thương ở bên má. Cho đến bây giờ, hơn 27 năm sau, ngồi viết đến đoạn này tôi vẫn không ngăn được niềm xúc động và tự hào cho tình yêu thương lẫn nhau hiếm có của những con người Thiếu Sinh Quân.

Bệnh viện đầy ngập những người bị thương. Nhân viên y tế không đủ để chăm sóc. Tôi bị bỏ nằm trên nền đất lạnh cả đêm chẳng có y tá nào ngó ngàng tới. Chỉ có một em Thiếu Sinh Quân lớp 9 mà mãi đến 27 năm sau, tình cờ do một duyên may tôi mới được biết tên, là Nguyễn Kim Hùng (hiện cư ngụ tại Oklahoma), đã ở lại chăm sóc cho tôi. Em thức suốt đêm cạy miệng đổ sữa cho tôi cầm sức và quanh quẩn bên tôi để giúp đỡ. Đến sáng hôm sau thì một đám bạn cùng lớp gồm Thịnh nhóc, Thành râu (hiện định cư tại Minnesota), Thiện huế và vài anh em nữa tôi không nhớ tên đến bệnh viện đón tôi đi. Các bạn rất vất vả thay phiên nhau cõng tôi đi mãi đến khi trời chập choạng tối thì chúng tôi mới về đến Bà Rịa. Nghỉ ở Bà Rịa một đêm, sáng hôm sau, chúng tôi lại dìu dắt nhau tìm phương tiện để trở về thành phố.

Lịch sử đã sang trang. Hơn một phần tư thế kỷ đã trôi qua. Trường Thiếu Sinh Quân ngày nay đã trở thành trụ sở của một công ty dầu khí ở Vũng Tàu. Tuy nhiên, trong lòng những người dân xứ biển, hình ảnh hào hùng của các Thiếu Sinh Quân trong trận đánh giữ trường lịch sử mãi mãi sẽ không bao giờ phai nhạt. Tổ quốc sẽ ghi danh trong quân sử những người con Thiếu Sinh Quân vũ dũng kiêu hùng đã viết nên thiên anh hùng ca bất khuất cho quân đội.

Colorado, ngày 24 tháng 10 năm 2002

(Edited by Bắc Phong Sài Gòn/ K23 Thủ đức)

https://ongvove.wordpress.com/2009/04/24/tr%E1%BA%ADn-chi%E1%BA%BFn-%C3%B0%E1%BA%A5u-bi-hung-c%E1%BB%A7a-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-thi%E1%BA%BFu-sinh-quan-vung-tau-thang-4-1975/

 

Trại cải tạo của CSVB sau năm 1975 – Nguyễn Cao Quyền

LTS: Ông Nguyễn Cao Quyền từng là một viên chức cao cấp trong chính quyền VNCH. Tốt nghiệp khóa 1 Trừ Bị Nam Định và khoá 51-53 trường Saint Cyr (Pháp), đỗ cử nhân luật và cao học tiến sĩ kinh tế Đại học Luật khoa Sài Gòn (1963), thẩm phán Tòa Án Quân Sự, Đại tá Chánh thẩm Tòa Án Đặc Biệt (1966-1968), Cố vấn ngoại giao tại Paris (1968-1974), Nha Thông Tin Báo Chí Bộ Ngoại Giao (1974-1975), Sau năm 1975, ông bị đưa đi tù cải tạo (1975-1985), rồi sau đó sang định cư tại Maryland, Hoa Kỳ từ năm 1990. Ông từng là Chủ tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị vùng Hoa Thịnh Đốn, nguyên Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, nguyên Chủ Tịch Cộng Đồng VN vùng Hoa Thịnh Đốn (1996-1998). Ông còn viết nhiều bài khảo luận về kinh tế, chính trị được phổ biến rộng rãi. Ban biên tập nhật báo Cali Today hân hạnh giới thiệu bài viết này đến qúy độc gỉa.

Những đoạn viết sau đây sẽ trình bày một số sự kiện chính trị đưa dẫn đến việc những quân nhân VNCH bị Hà Nội tập trung cải tạo, mô tả chính sách cải tạo của CSVN sau năm 1975 và sau cùng đề cập đến thiện chí của Hoa Kỳ trong việc giải thoát tù cải tạo và cho họ cùng gia đình sang sinh sống tại Hoa Kỳ và tại những nước dân chủ trên thế giới.

I – Giai đoạn lịch sử chung của Hoa Kỳ và Việt Nam

Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam kể từ thập niên 1940 nhưng sự can thiệp này chỉ trở thành tích cực bắt đầu từ thập nhiên 1950. Sau khi Thế Chiến 2 chấm dứt và cục diện chính trị thế giới đã hình thành rõ rệt với hai khối Tự Do và Cộng Sản kình chống nhau trong một mô thức được goi là Chiến Tranh Lạnh thì tại Hoa Kỳ tổng thống D. Eisenhower tuyên bố rằng chiến tranh Đông Dương không còn là chiến tranh thuộc địa mà là cuộc chiến giữa Cộng Sản và Thế Giới Tự Do. Từ đó Hoa Kỳ viện trơ cho Đông Dương càng ngày càng nhiều để đánh trả lại Việt Minh hầu ngăn chặn sự bành trướng của phe cộng sản do Liên Xô và Trung Cộng lãnh đạo.

Sau Hiệp Định Genève 1954 ( chia cắt Việt Nam thành 2 miền Nam, Bắc,) Hoa Kỳ biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng. Tình nghĩa đồng minh mặc dù thắm thiết nhưng tới lúc cần tự mình đảm nhiệm cuộc chiến, Hoa Kỳ đã không do dự loại bỏ tổng thống Ngô Đình Diệm để được rảnh tay mang quân vào Việt Nam và Mỹ hóa chiến tranh. Ngày 8-3-1965 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên Đà Nẵng mà không hề thỏa hiệp trước với chính phủ Saigon. Số quân Mỹ tham chiến ở Việt Nam lớn dần theo thời gian và có lúc đã lên tới nửa triệu người.

Đến khi Hoa Kỳ cần oanh tạc Bắc Việt thì họ lại tạo ra sự kiện tàu Maddox. Tuy nhiên với những trận mưa bom trên đất Bắc và những chiến dịch lùng diệt rất quy mô tại miền Nam, Hoa Kỳ vẫn không đạt được mục tiêu và bị sa lầy. Số binh sĩ Mỹ tử trận tại miền Nam càng ngày càng gia tăng và số phi cơ bị bắn hạ tại miền Bắc cũng lên cao ( 1621 chiếc từ 1961 đến 1966 ).

Cuối năm 1967 nước Mỹ chìm trong xáo trộn và phân hóa vì chiến tranh Việt Nam.Tổng thống Johnson quyết định ‘’Việt Nam Hóa ‘’ cuộc chiến . Được tăng cường, quân lực Việt Nam Cộng Hòa ( VNCH )lần lượt thay thế quân lực Hoa Kỳ trong những trách vụ hành quân quan trọng.

Chiến tích lẫy lừng nhất của quân lực anh hùng này là chiến thắng Tết Mậu Thân ( 1968 ) Chiến thắng này bẻ gẫy kế hoạch tổng tấn công/tổng nổi dậy của tướng c.s Võ Nguyên Giáp và phá tan huyền thoại ‘’bách chiến bách thắng’’ của quân đội cộng sản Bắc Việt. Gần 60.000 quận cộng sản tung vào trận địa đã bị tiêu diệt hết phần nửa chỉ trong một tháng giao tranh. Phần còn lại bị thanh toán gần hết khi cuộc chiến chấm dứt. Trong cuộc chiến khốc liệt ấy, người ta ghi nhận bên phía VNCH chỉ có 4954 chiến sĩ hy sinh.

Sau chiến thắng Tết Mậu Thân, quân lực VNCH tự đảm nhiệm trọng trách tác chiến để quân Mỹ có thể rút về nước. Cuộc hành quân thần tốc vào Campuchia để truy lùng Việt Cộng và tiếp cứu Lon Nol, chiến dịch Lam Sơn 719 cắt đứt đường tiếp liệu của cộng sản, cuộc tử thủ An Lộc được ví như trận Verdun của Pháp, cuộc tái chiếm cổ thành Quảng Trị tranh nhau với binh sĩ cộng sản từng thước đất, đã chúng minh một cách hung hốn khả năng tác chiến và tinh thần dũng cảm của quân lực anh hùng ấy.

Song song với những chiến tích lẫy lừng của quân đội, công cuộc ‘’Bình Định và Phát Triển Nông Thôn ‘’cũng ở trên đà thành công tốt đẹp. Vào những năm đầu của thập kỷ 1970, theo cuộc thăm dò của Hamlet Evaluation Survey (HES) do các cố vấn Hoa Kỳ thực hiện khắp miền Nam Việt Nam thì trong 1333 xã ấp cuối cùng do chiến dịch Accelerated Pacification Campaign (APC) đảm trách, 1035 xả ấp đã có an ninh và 80% dân số miền Nam đã được sống trong vùng chính phủ kiểm soát.

Chương trình Viẽt Nam Hóa Chiến Tranh đang đi vào giai đọan thành công thì trên thế giới xảy ra một biến cố làm cho chương trình này đứt dọan và cuộc chiến thắng của VNCH bị bỏ lỡ. Năm 1969, trên sông USSURI , dọc theo biên giới Đông Bắc Trung Hoa, Liên Xô và Trung Cộng đã động binh giáp chiến. Sự kiện này chứng minh cho Hoa Kỳ thấy rằng sự nứt rạn, từ năm 1953, giữa hai đảng cộng sản anh em là có thật và Hoa Kỳ đã không bỏ lỡ cơ hội tìm cách ly gián để làm suy nhược hang ngũ đối phương.

Chiến lược toàn cầu của Mỹ thay đổi từ giờ phút đó. Những cuộc vận động ngoại giao và chính trị dồn dập xảy ra nhằm hỗ trợ mục tiêu chiến lược vừa nói :

-Ngày 9-7-1971 Kissinger có mặt ở Bắc Kinh và được Chu Ân Lai tiếp kiến.

-Ngày 25-10-1971 tại Đại Hội Đồng thứ 26 của Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ bỏ rơi Đài Loan để bắt tay với Trung Cộng.

-Ngày 21-2-1972 tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon thăm viếng Trung Quốc trong 7 ngày.

-Ngày 28-2-1972 Thông Cáo Chung Thượng Hải ra đời. Tổng thống Nixon tuyên bố đây là ‘’một tuần lễ’’sẽ làm thay đổi thế giới ‘’.

Sự thay đổi thế giới khởi sự bằng tiến trình rút quân Hoa Kỳ khỏi Việt Nam.Bill Sullivan, phụ tá của Henri Kissinger tại hòa đàm Paris tuyên bố rằng :’’…người Trung Hoa đã khai thông với chúng ta. Làm cho người Trung Hoa tách rời khỏi Liên Xô và nghiêng về phiá chúng ta quan trọng hơn nhiều việc chiến thắng ở Việt Nam. ‘’

Điều không may cho miền Nam Việt Nam.là đúng vào lúc chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh đang thành công tốt đẹp thì, trên bàn cờ chính trị thế giới, Hoa Kỳ thay đổi chiến lược toàn cầu, còn trong nước thì làn sóng chống chiến tranh dâng lên như nuớc thủy triều. Cả một thế hệ xuống đường vào năm 1968, gồm toàn những thành phần trẻ mới vào đời, chiụ ảnh hưởng tiểu thuyết hiện sinh của Hemingway và Fitzerald. Họ sợ hãi. Một loại sơ hãi đặc biệt chỉ tìm thấy trong các xã hội giàu có. Đó là thứ sợ hãi trách nhiệm vì ham hưởng thụ và không chịu ràng buộc vào bất cứ vấn đề gì. Hoa Kỳ thay dổi chiến lược toàn cầu một phần vì muốn lợi dụng sự phân hóa trong khối cộng sản quốc tế nhưng phần khàc cũng tại áp lực của phong trào phản chiến trong nội địa.

Về phía miền Nam Việt Nam thì mặc dầu chiến đấu oanh liệt và thắng lợi như vậy, rốt cuộc quân lực VNCH đã phải tủi hờn rã ngũ để nhìn Việt Cộng chiếm trọn quê hương. Họ đã là thành phần phải trả giá đắt nhất cho một sự phản bội. Họ không thua vì hèn kém mà thua vì lộ đồ bại trận đã được đồng minh Hoa Kỳ vạch sẵn từ lâu.

Vào giờ phút hấp hối của VNCH, khi nghe Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, 5 vị tướng tài ba và đảm lược nhất của quân đội đã tuẫn tiết theo truyền thống hào hùng của ông cha. Đó là các tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn 4, Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn 4, Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đòan 5, Trần Văn Hai, tư lệnh Sư Đoàn 7 và Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân Đoàn 2.Trong hàng sĩ binh sĩ cấp dưới cũng không ít những tấm gương hiên ngang và khí phách tương tự. Điểm son này cần ghi lại cho các thế hệ mai sau vì là một trong những nét kiêu hùng của nòi giống.

II – Tiến trình cải tạo

a/ thủ đoạn lừa dối thâm độc của CSVN

Khi đồng minh Hoa Kỳ tháo chạy trước đà tiến quân của cộng sản Bắc Việt, họ đã để lại đằng sau 980.000 người lính của quân lực VNCH, những quân nhân đã từng sát cánh với binh sĩ Hoa Kỳ bảo vệ biên cương của thế giới Tự Do.

Vào giờ VNCH hấp hối thảm cảnh ‘’sống chết mặc bay ‘’diễn ra vô cùng chua sót. Người ta dẫm lên nhau chạy trốn cộng sản không kể gì đến sinh mạng và tài sản vì Hoa Kỳ không có một chương trình di tản nào tương xứng với tình nghĩa đồng minh. Khởi thủy Mỹ chỉ muốn di tản 50.000 người. Vào phút chót số nhân mạng được may mắn cứu vớt mới nhích lên được con số 130.000. Họ muốn moị chuyện diễn ra nhanh chóng cho xong việc. Người ta đoán được tâm trạng này qua lời nguyền rủa rất tàn nhẫn của Henri Kissinger :’’ Sao chúng không chết phứt cho rồi’’( Why don’t these people die fast ? ). Như vậy,chỉ cần làm một con tính nhỏ người ta có thể thấy ngay là hơn 800.000 binh sĩ của quân lực VNCH đã là nạn nhân của chế độ cải tạo của cộng sản Việt Nam.

Chỉ vài ngày sau khi chiềm trọn miền Nam, những người cộng sản đã lùa quân nhân, công chức và thành viên đảng phái quốc gia vào tù bằng một thủ đoạn vô cùng hèn hạ. Trong một buổi ra mắt mừng chiến thắng, tướng cộng sản Trần Văn Trà, chủ tịch Ủy Ban Quân Quản thành phố Hồ Chí Minh ( Saigon ) với dụng ý hiểm độc đã tuyên bố trước báo chí một câu mà những người bị cải tạo không thể nào quên ‘’ Đối với người Việt Nam không có ai là kẻ chiến thắng hay chiến bại. Chỉ có đế quốc Mỹ là bị đánh bại mà thôi.’’ Vì lời tuyên bố đường mật này mà các quân nhân, công chức và thành viên đảng phái quốc gia đã tự nguyện đi học tập cải tạo với số lương thực tự túc là 10 ngày hay 1 tháng tùy theo cấp bậc, chức vụ.

Thế rồi một tháng trôi qua, không ai được tha. Khi giải thích sự việc này, bọn cai tù cộng sản, dương dương tự đắc nói rằng :’’Đó là nghệ thuật của Cách Mạng bắt các anh vào tù chứ làm gì có chuyện trả tự do, sau 1 tháng giam giữ, cho các con người có nợ máu với nhân dân như các anh. Các anh còn phải cải tạo dài dài.’’. Biết mình bị lừa nhiều người đã tự tử. Môt số người khác tìm cách trốn trại để rồi cũng bị bắt lại và đánh chết thảm thương như những con vật.

Sau một năm áp dụng lao động khổ sai cho chế dộ cải tạo, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam, trước khi bị Hà Nội giải tán, công bố chính sách 12 điểm quy định thời gian cải tạo là 3 năm. Sự công bố này lại mang hy vọng cho những người đã mất hết tin tưởng vào viễn ảnh của một ngày về đoàn tụ với gia đình.

Đến cuối năm 1978 thì cái hy vọng mong manh nói trên lại tan tành ra mây khói.Thời gian cải tạo 3 năm như lời cộng sản hứa đã chấm dứt, song chẳng thấy ai được tha về.Trái lại, trong thời gian này, đa số đã bị lưu đầy lên những vùng rừng núi Bắc Việt ma thiêng nước độc với thân tàn ma dại và tinh thần sa xút đến cùng cực. Một làn sóng tự tử thứ hai lại xảy ra, nhưng lần này bên cạnh những xác chết vì thất vọng còn có thêm nhiều xác chết khác vì đói khát và bệnh tật.

Vợ con của những người bị bắt đi cải tạo cũng trở thành nạn nhân của các biện pháp kỳ thị và ngược đãi. Họ bị đuổi khỏi nơi cư trú và phải đi vùng kinh tế mới giữa những rừng núi hoang vu không có một chút tiện nghi tối thiểu cần thiết cho đời sống. Con cái họ bị kỳ thị gắt gao khi thi cử và không được phép vào đại học. Nhà cửa của họ bị cán bộ cộng sản chia nhau chiếm đoạt, tiền bạc của họ ở ngân hàng cũng không được phép lấy ra. Trong cơn túng quẫn những phụ nữ trẻ đẹp đã bị dồn vào thế làm lẽ mọn cho cán bộ cộng sản để có phương tiện nuôi thân và nuôi con còn nhỏ dại. Những người khác, rủ nhau chạy ùa ra biển, đem sinh mạng của chính mình và của con cái mình để đổi lấy tự do. Phong trào ‘’thuyền nhân tị nạn cộng sản ‘’ đã đánh động lương tâm nhân loại vì trong số hàng triệu ngưòi liều chết ra đi, gần một phần nửa đã nằm trong bụng cá hoặc làm mồi cho hải tặc.

b/Những chặng đường cải tạo (kinh nghiệm bản thân)

– Những ngày đầu giam lỏng : Sau khi trình diện để được ‘’học tập cải tạo’’chúng tôi được chở bằng xe bus đến Long Thành. Nằm trên đường Saigon-Vũng Tầu, không cách xa thị xã Biên Hòa là bao nhiêu, trại giam Long Thành là một cô nhi viện cũ bị cộng sản trưng dụng làm nhà tù.

Trong những ngày đầu, chúng tôi tương đối được tự do, ăn uống không thiếu thốn vì ngoài lương thực mang theo 1 tháng chúng tôi còn có thể mua thực phẩm tại căng tin của trại. Chúng tôi cũng chưa phải lao động mả chỉ phải học tập 10 bài chính trị và viết tự kiểm. Các bài học chính trị là những tài liệu đơn giản kể tội Mỹ-Ngụy, tuyên truyền lý thuyết cộng sản và phổ biến chính sách khoan hống nhân đạo của chính phủ cách mạng. Những buổi học tập này nhằm gieo vào đầu óc chung tôi mặc cảm tội lỗi để chúng tôi nhận tội và an tâm cải tạo lâu dài. Thỉnh thoảng cũng có cán bộ cao cấp từ trung ương về thuyết trình những đề tài chính trị và quân sự có tính cách vừa khoe khoang vừa đe dọa.

Cái mà những người cộng sản muốn đạt được không phải là vấn đề cải tạo chúng tôi thành những người ủng hộ chế độ mà chủ yếu là khai thác chúng tôi qua những bản tự kiểm để biết thêm tin tức về các mặt tình báo và tài nguyên của miền Nam. Trong thời gian làm tự kiểm cán bộ cộng sản đối xử với chúng tôi rất hòa nhã và tử tế. Họ khuyến khích khai thành thật với bằng chứng cụ thể và tố cáo thật nhiều để đái công chuộc tội với cách mạng. Phải nhìn nhận rằng về mặt khai thác này những người công an cộng sản rất lành nghề và làm việc có hiệu quả cao.

Sau một tháng cải tạo không ai được tha . Đợt tha đầu tiên, gồm một số ít người có gia đình biết chạy chọt tiền bạc, chỉ xảy ra vào đầu năm 1976 trước khi chúng tôi bị lưu đầy ra Bắc. Chiến dịch lưu đầy này được cộng sản chuẩn bị chu đáo vì họ có thời gian một năm để xắp xếp và thực hiện. Các trại tù miền Bắc được xây cất thêm hoặc dồn lại để có chỗ tiếp nhận chúng tôi.Phương tiện chuyên chở thì gồm vừa hàng không vừa hàng hải. Chuyến máy bay duy nhất chở tù chính trị ra Bắc nhằm mục đích quảng cáo cho chế dộ và đánh lừa dư luận để người ta không để ý tới những chuyến hải hành khủng khiếp tiếp theo.

Sau khi những quân nhân và công chức cao cấp của VNCH đuợc chở bằng máy bay đi rồi chúng tôi được di chuyển từ Long Thành lên trại giam Thủ Đức. Cảnh tù đầy đầu tiên đến với chúng tôi tại trại giam này.Chúng tôi bị lùa vào những phòng giam chật chội thiếu vệ sinh, có cửa sắt khóa chặt dưới con mắt kiểm soát cú vọ của những người công an cộng sản với nét mặt căm thù và hống hách. Hai tháng không học tập, không lao động, chỉ ngồi ăn làm cho số lương thực dự trữ cuả chúng tôi dần dần khô cạn. Viễn tượng đói khát bắt đầu xâm chiếm tâm hồn nhưng mỗi người trong chúng tôi cứ phải thúc thủ với ý nghĩ riêng của mình mà không dám chia sẻ với ai vì sợ bị gán cho tội nói xấu chế độ. Chúng tôi ý thức rằng cuộc đời phiêu lưu gian khổ sẽ bắt đầu từ đây.

– Chuyến hải hành khủng khiếp :Thế rồi việc gì phải đến đã đến. Tại trại giam Thủ Đức, một đêm, chúng tôi bị đánh thức dậy, nhận lệnh sắp xếp quân áo để chuyển trại, bị còng tay và chở bằng xe hơi lên bến Tân Cảng Saigon. Tại đây một chiếc tàu thủy to lớn đã chờ sẵn. Chúng tôi bị lùa vào những hầm tâu dành cho súc vật, nằm chờ tàu nhổ neo để bắt đầu chuyến hành trình ra Bắc.Bóng tối của hầm tàu che dấu những giọt nước mắt tuôn ra vì lo sợ, đau buồn và tủi nhục.

Trong suốt ba bốn ngày đêm lênh đênh trên mặt biển chúng tôi phải thu hết can đảm và nghị lực để chịu đựng sự tanh tưỏi và hôi hám của hầm tàu. Ban đêm hầm tối đen như mực. Ánh sáng chỉ lọt qua những kẽ hở khi mặt trời ló rạng. Khi tàu chuyển máy ra khơi, phần đông anh em tù nhân bị say sóng và nằm mê man bất tỉnh. Cao điểm của cảnh khổ cực này xảy ra chỉ một ngày sau khi chuyến hải hành khởi sự. Ví say sóng, nôn mửa và bài tiét nhiều nên lượng bài tiết lớn hơn những thùng chứa đựng khiến phân và nước tiểu cứ tự do đào thoát ra ngoài và len lỏi vào chỗ nằm của các tù nhân mỗi khi tàu chao đảo.

Khi tàu cập bến Hải Phòng, mở nắp hầm ra, những người cai tù sa sẩm mặt mày vì mùi hôi thối sông lên nồng nặc. Họ tức tốc đóng cửa hầm lại, đi lấy khẩu tranh đeo vào mũi miệng rồi mới tiếp tục công việc chuyển tù lên đất. Riêng đối với tù nhân thì khi bước ra khỏi hầm tầu ai cũng có cảm giác như vừa từ địa ngục được bước lên thiên đàng, một cảm giác chết đi sống lại.

Thoát được cảnh hầm tàu hôi hám chúng tôi liền bị còng tay và nhồi nhét vào những chiếc xe hơi bịt bùng không cho nhìn thấy cảnh vật bên ngoài. Xe chạy rất lâu trong đêm tối. Mãi gần sáng chúng tôi mới được lệnh ra khỏi xe và nhập trại. Những người công an canh gác cho chúng tôi tắm rửa ngay ở miệng một giếng nước, giặt rũ qua loa rồi hối thúc chúng tôi vào những phòng giam kiên cố cuả nhà tù. Sau khi cửa sắt đóng lại và khóa chặt, họ nói vọng vào từ bên ngoài : ‘’Các anh đến đây an toàn rồi, bây giờ chỉ còn việc an tâm cải tạo để chờ ngày được chính phủ khoan hồng’’. Nói xong họ bỏ đi chỉ còn lại hai người công an trẻ cầm sung gác.

Hói thăm hai người công an trẻ chúng tôi được biết trai này là trại Quảng Ninh, nằm trên rừng núi cao và nhìn ra vịnh Bắc Việt. Trại này hoàn toàn cách ly khỏi xã hội bên ngoài vì đường giao thông rất khó khăn. Xã hội thu hẹp của chúng tôi bây giờ chỉ gồm có ba thành phần :nhóm tù cải tạo chúng tôi mới đến, những người tù hình sự bị giam giữ từ lâu và những người cai tù có nhiệm vụ canh giữ.

Ngày đầu tiên đến trại Quảng Ninh, chúng tôi có cảm tưởng hình như thời gian trôi nhanh hơn thường lệ.Mới sáng đấy mà đã tối ngay. Khí lạnh của độ cao rừng núi thấm vào phòng giam và vào cơ thể con người. Khi màn đêm đổ xuống, trong phòng chì còn lại một ngọn đèn dầu leo lắt và những tiếng thở dài não nuột trong im lặng buồn tanh và ghê rợn.

– Tiến trình diệt chủng bắt dầu : Sáng hôm sau chúng tôi bị phân chia thành đội để bắt đầu làm quen với lao động. Mỗi đội, 30 người, do một đội trưởng là tù nhân và một quản giáo là cán bộ công an phụ trách.Khi đội đi lao động , công an vác súng đi kèm.

Trong những ngày đầu chúng tôi chỉ phải lao động nhẹ chẳng hạn như trồng rau hoặc cuốc sắn gần khu trại giam. Dần dần chúng tôi phải đi xa và phải lao động nặng nhọc hơn chẳng hạn như vào rừng lấy gỗ làm nhà. Sau nhiều ngày làm quen với khung cảnh sinh hoạt trong trại chúng tôi thấy rằng mỗi trại tù cộng sản là một đơn vị kinh tế độc lập. Tù nhân phải lao động để nuôi cán bộ canh giữ mình, để xây trại giam hãm mình và để cung cấp tiện nghi cho khu gia đình là khu vợ con cán bộ ở. Nhà nước không cần chi phí gì nhiều cho trại tù nên nếu nói rằng dưới các chế độ cộng sản nhà tù nhiền hơn trường học thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Bị lưu đầy ra Bắc chúng tôi mất hết liên lạc với gia đình, cho nên mọi nguồn tiếp tế lương thực đều bị cắt đứt. Lao động cả ngày mệt nhọc, chúng tôi chỉ được trại cho ăn 2 bữa, với mỗi bữa hai chén cơm đầy sạn thóc và một ít rau muống luộc.Ngoài hai bữa cơm ra chúng tôi không có thứ gì khác để nuôi sống cơ thể. Mỗi ngày anh em tù nhân nhìn nhau chỉ còn biết thở dài.Ai cũng gầy ốm đi trông thấy.

Ở trại Quảng Ninh chừng hơn một tháng, tôi và một số tù nhân khác bị chuyển đi trại Thanh Cẩm. Trại này nằm trong vùng Bái Thượng, trên thượng nguồn sông Mã, sau những giẫy núi Lam xanh biếc.Từ trại sang biên giới Lào ước lượng chỉ vài cây số. Đến đây chúng tôi bị giam chung với khoảng 700 anh em tù chính trị khác và trong trại cũng có cả một số tù hình sự. Tôi bị giam ở trại này liên tục cho đến ngày được tha về.

Tại trại Thanh Cẩm, chế độ lao động còn khắt khe và nặng nhọc hơn ở trại Quảng Ninh. Dưới mũi súng canh gác của công an gốc dân tộc Mường, chúng tôi phải đi rất xa để lấy cát làm nhà. Mỗi chuyến vừa đi vừa về vào khoảng 3 cây số. Mỗi ngày phải đi ba chuyến mà chỉ đươc ăn có 4 chén cơm với vài cọng rau muống luộc thì sức nào chiụ nổi.Nếu đội nào không đi xe cát thì phải xe đá hoặc vào rừng đẵn luồng vác về cho cán bộ làm nhà. Những người lao động ở trại cưa, trại mộc cũng không sung sướng gì hơn. Cả ngày quần nhau với những cây gỗ lớn, cưa sẻ liên hồi hoặc đục đẽo luôn tay thi lấy năng lượng đâu mà bù đắp. Cuốc đất trồng khoai ngô mới là mệt vì đất núi bạt ngàn mà nhân công thì thưa thớt. Ấy là chưa kể nhũng vụ gánh phân đi bón nặng gẫy sương sườn và chốc lở sương vai.

Sức người có hạn còn nhu cầu của trại thì mỗi ngày môt tăng thêm. Bên cạnh những cái chết vì tại nạn lao động như bị đá núi đè, lợp nhà té xuống đất hay bị cây luồng đâm thủng bụng, dần dần người ta thấy xuất hiện những cái chết vì đói, vì thiểu lực.Sau hơn ba năm bị lưu đầy ra Bắc anh em tù nhân chôn nhau, vì chết đói, đã chật cả một phần đồi sắn. Có một thời gian, trong tâm tư và trước mắt mọi người cái chết đã trở thành quen thuộc, không gây sợ hãi và cũng không gây súc động. Tù nhân chờ đợi Thần Chết đến thăm như chờ đợi một sự giải thoát.

Chính sách bắt lao động khổ sai kết hợp với bỏ đói là phương cách giết người tinh vi và thâm độc của những người cộng sản. Đó là sự nhẫn tâm và tàn ác nhất mà con người có thể đối xử với con người.

– Một vài cảnh đói ngoài tưởng tượng : Xin kể ra đây vài cảnh đói mà người bình thường sống ngoài xã hội, cho dù óc tưởng tượng có xúc tích đến đâu, cũng không thể nào nghĩ tới :

Một hôm nhân lúc đội tù đang lợp nhà, thình lình anh em tù nhân phát giác một ổ rắn dưới tấm lá tranh. Tức thì một anh hô to ‘’Rắn, Rắn’’. Tiếng hô vừa rứt, đám tù nhân nhanh như cắt đã vây quanh ổ rắn và chỉ trong nháy mắt, bằng tay không, các anh đã bắt hết những con rắn độc, bẻ cổ vứt đi và nhét phần còn lại vào túi áo. Trong giờ giải lao, được phép của cán bộ canh giữ, các anh đã nổi lửa rồi đem rắn ra nướng và ăn ngon như chưa bao giờ ngon thế. Không phải chỉ có rắn mà cả rết, cả chuột, cả cóc nhái, sên ốc…nghĩa là tất cả những con gì cử động mà để cho các anh trông thấy thì đều chịu chung một số phận.

Một hôm khác, nhân ngày Chủ Nhật, không phải lao động, các tù nhân ôm bụng đói đang thiu thiu ngủ thì một anh nghe tiếng chuột con kêu trên mái nhà. Không bỏ lỡ cơ hội, anh liền chồm giậy, gọi thêm 2 người khác rồi cả ba, khiêng bàn, công kênh nhau lên bắt chuột. Họ bắt được một ổ chuột con hãy còn đỏ hỏn, chia nhau ăn sống như nhai những củ sâm.Mặc cho máu mê trào ra ngoài miệng trông như ác qủy, các anh thản nhiên nhai ngấu nghiến như không màng gì tới hoạt cảnh ghê rợn tạo nên.

Một buổi chiều sau khi đi lao dộng về, chúng tôi thấy một anh bạn tù nhân sắp chết đói đang ngồi bên một dòng nước tiểu chảy ta từ phía những thùng phân nổi trong cầu tiêu. Nhìn kỹ thấy anh đang bắt mấy con kiến, tha những mảnh ngô chưa tiêu kịp, di chuyẻn từ cầu tiêu về tổ. Anh lượm những mảnh ngô đó bỏ vào mồm rồi tha cho những con kiến để chúng tiếp tục làm công việc vận tải mà anh thèm muốn. Chương trình cướp ngô của kiến anh chỉ thực hiện được có một ngày. Ngày hôm sau anh trút hơi thở cuối cùng vì quá đói.

Bằng chính sách bỏ đói kết hợp với lao động khố sai những người cộng sản đã giết tù cải tạo mà không cần đem ra trường bắn, không cần nhốt vào lò hỏa thiêu như người Đức Quốc Xã đã làm. Họ cũng chẳng cần tạo ra những cảnh ‘’tắm máu’’ làm gì.

– Một chuyện tù vượt ngục : Trại cải tạo Thanh Cẩm có một khu kiên giam dành cho những thành phần được cộng sản coi là đặc biệt nguy hiểm. Những người bị giam trên khu này không phải lao động nhưng bị cùm chân ban đêm khi đi ngủ. Có một thời gian, tôi cũng là một tù nhân của khu vực kiên giam này. Nhờ không phải lao động nên tôi mới sống sót đến ngày nay. Tại đây tôi còn giữ lại một kỷ niệm hãi hùng mà suốt đời không bao giờ quên được, kỷ niệm liên quan đến một chuyện tù vược ngục.

Là những tù nhân không có ngày về và bị bỏ đói triền miên hết ngày này qua tháng khác, chúng tôi cam tâm kéo dài cuộc sống bị đầy ải và hoàn toàn tuyệt vọng giữa rừng núi hoang vu của biên giới Lào-Việt. Khi màn đêm đổ xuống, khu kiên giam lạnh lẽo và tĩnh mịch, nặng nề như một nhà quàn chất chứa những xác người chưa chết. Ban ngày, chúng tôi đau đớn nhìn nhau như nhìn những bộ xương khô biết cử động.Viễn tượng của ngày xum họp với gia đình, từ lâu, đã hoàn toàn tan biến. Tương lai duy nhất còn lại là sự chờ đợi ngày về với tổ tiên.

Thế rồi, một biến cố kinh hoàng đã xảy ra. Đêm ấy là đêm 1 tháng 5 năm 1979, đêm liên hoan của cộng sản nhân dịp lễ Lao Động. Bọn công an trẻ thuờng chểnh mảng trong nhiệm vụ canh gác mỗi khi có liên hoan. Bỗng nhiên trong bầu không khí tĩnh mịch của đêm khuya, chúng tôi nghe phát ra từ phòng giam bên cạnh, một âm thanh đào tường đều đều như máy chạy. Thỉnh thoảng lại có tiếng người rầm rì động viên nhau như hối giục.

Chúng tôi hiểu ngay đó là một kế hoạch trốn trại đang được tiến hành. Trong cơn tuyệt vọng, các anh mới đến từ trại Quyết Tiến, đang chọn đi vào chỗ chết để tìm đường sống. Mọi người trong phòng giam bên này đều nhắm mắt cầu nguyện cho các bạn đó thành công.

Đêm càng khuya chúng tôi càng hồi hộp. Âm thanh đào tường nghe mồi lúc môt yếu dần. Gà bắt đầu gáy sáng mà âm thanh vẫn còn tiếp tục.Khi âm thanh chấm dứt thì ánh nắng đã luồn qua khung cửa sắt chật hẹp của phòng giam.

Đang lo lắng cho số phận của mấy anh em trốn trại, chúng tôi giật mình vì những tiếng súng báo động nổ rến. Rồi tiếng chân người xô chạy về thượng nguồn song Mã xen lẫn với những tiếng la hét vọng lại từ xa. Trong phòng lúc đó không biết ai đã thở dài và thốt ra hai tiếng ‘’thất bại’’. Chúng tôi đau đớn chia sẻ sự thất bại đó và lo sợ đến tột cùng khi nghĩ tới những biện pháp trả thù của bọn công an cộng sản trong cơn tức giận.

Khi trời sáng hẳn, phòng giam của những người trốn trại bị công an lục soát rất kỹ. Một tên công an thản nhiên nói với đồng bọn :’’Thằng Tiếp chết rồi ‘’. Anh Đặng văn Tiếp là một cựu trung tá của không lực VNCH và dân biểu quốc hội trước khi miền Nam sụp đổ. Nghe hung tín đó chúng tôi đau đớn lặng người. Những giọt nước mắt từ từ lăn trên gò má như một lời vĩnh biệt. Tất cả các anh khác bị bắt lại hết và bị đánh đập tàn nhẫn. Hai ngày sau, anh Lâm Thành Văn chết theo anh Tiếp. Riêng cha Nguyễn Hữu Lễ may mắn sống sót dù bị đả thương rất nặng. Sau 13 năm cải tạo, linh mục Lễ hiện đang phụ trách một họ đạo ở Tân Tây Lan.

Bài học của Bắc Kinh : Vào khoảng đầu năm 1979, tại trại Thanh Cẩm, anh em tú cải tạo chết đói khá nhiều. Trong khi ai cũng cam tâm chờ chết thì một đêm chúng tôi nghe thấy những bài bình luận lạ tai phát ra từ những loa tuyên truyền ngoài cổng trại. Sau nhiều ngày theo dõi tin tức chúng tôi được biết giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang có sự xích mích nặng nề.

Bắc Kinh đang chuẩn bị cho Việt Nam một bài học. Một quân đoàn Trung Cộng, trải dài trên 600 cây số tại biên giới phía Bắc sẽ xâm lăng Việt Nam và sẽ tiến vào Hà Nội trong vài ngày. Không khí chiến tranh bao chùm cả nước. Lệnh tổng động viên được ban hành và bộ đội đang di chuyển cấp tốc từ Campuchia về biên giới Việt-Trung. Các trại cải tạo nằm sát biên giới như Quyết Tiến, Phong Quang…được di tản sâu vào nội địa. Trại Thanh Cẩm phải nhận thêm một số tù nhân đến từ trại Quyết Tiến.

Chiến tranh đã thật sự xảy ra nhưng quân Trung Cộng, sau khi làm cỏ, mấy tỉnh miền biên giới, chỉ tiến đến Việt Trì rồi rút về nước. Hà Nội không bị bao vây và công hãm.

Bài học của Bắc Kinh đã cứu sống rất nhiều tù cải tạo, đó là điều mà ít người biết tới.Vì có bài học này nên chính sách cải tạo khắc nghiệt của Hà Nội có đôi phần nới lỏng. Sau 4 năm bị cắt đứt mọi liên lạc với gia đình, chúng tôi được viết thư và nhận đồ tiếp tế trở lại. Không những thế, gia đình còn được phép đến trại thăm gặp và trong vài trường hợp đặc biệt tù nhân cải tạo còn được phép ở lại suốt đêm ngoài nhà khàch để sinh hoạt với gia đình.

Một chuyện khác mà không ai ngờ tới là những gói qùa tiếp tế không những đã cứu sống chúng tôi khói chết đói mà cón cho chúng tôi cơ hội cải tạo những bộ óc chậm tiến của những người tự cho có nhiệm vụ cải tạo chúng tôi.

Mỗi đợt khám quà của tù nhân là một dịp để các cán bộ làm quen với thế giới bên ngoài qua những đồ tiếp tế. Lần đầu tiên khám qùa một anh cán bộ trẻ thấy một gói lạp xưởng đòi tịch thu.Chúng tôi hỏi tại sao thì được trả lời :’’Tịch thu, vì các anh không được phép mang nến ( đèn cày) vào trong trại’’. Tội nghiệp, từ bé tới lớn anh chưa được ăn lạp xưởng bao giờ nên tưởng lạp xưởng là đền cày.

Những thứ lạ mắt như những cuốn giấy vệ sinh trắng muốt, những chai sà bông nước, những lon cà phê-sữa bột, những viên thuốc Tây xanh đỏ đựng trong những lọ có nắp khó mở….đều là những thứ mà trại thấy cần phải giữ lại để nghiên cứu. Sau này khi biết những thứ đó không có gì nguy hiểm và thỉnh thoảng lại được chúng tôi ‘’kỷ niệm’’(nghĩa là cho theo ngôn từ cộng sản) các công an trẻ dần dần làm thân và thường muốn nghe chúng tôi kể những chuyện của thế giới bên ngoài, trong giờ lao động. Kỷ luật trại giữa cán bộ và tù nhân cũng không còn gay gắt như trước nữa.

Ngày một số anh em chúng tôi được trả lại tự do ( 1985 ) những người công an trẻ đến chia tay bằng một câu nói cảm động :’’Thôi các anh về mạnh khoẻ rồi đi ngoại quốc. Chúng tôi thì còn ở đây chưa biết đến bao giờ.’’. Ngay lúc đó chúng tôi chưa nắm bắt được thông điệp ‘’rồi đi ngoại quốc ‘’ nhưng chúng tôi hiểu ngay rằng những thanh niên cộng sản đó đã bắt đầu tỉnh ngộ sau thời gian mấy năm được chúng tôi cải tạo.

III – Chiến dịch giải thoát tù cải tạo

Có một thời gian, công an trại thường chỉ mặt chúng tôi và hăm dọa nhiều lần :’’ Nếu bọn Mỹ không chịu bồi thường 3 tỷ 2 thì các anh sẽ còn cải tạo mút mùa.’’. Câu hăm dọa này không làm chúng tôi lo sợ mà, trái lại, làm chúng tôi mừng thầm vì đoán rằng có thể ở bên ngoài xã hội đang diễn ra một cuộc thương lượng giũa Hoa Kỳ và Việt Cộng để giải thoát chúng tôi khỏi cảnh tù đầy. Cho dù đây chỉ là một hy vọng rất mong manh nhưng chúng tôi cứ bám viú lấy nó như người sắp chết đuối vớ được cọc, để có lý do và can đảm tiếp tục cuộc sống.

Thế rồi, không bao lâu sau, sự ước đoán của chúng tôi được thân nhân vào thăm xác nhận là đúng. Từ đó, trong lòng chúng tôi, ngày nào cũng như mở hội. Hy vọng được về xum họp với gia đình có nhiều triển vọng trở thành sự thật.

Tôi được trả tự do vào cuối năm 1985, sau 10 năm 4 tháng 10 ngày bị cộng sản bỏ tù. Hội nhập lại vào xã hội bên ngoài, tôi được biết vào năm 1976, Kissinger đã tuyên bố :’’Hoa Kỳ đang chuẩn bị bình thường hóa bang giao với Việt Nam ‘’. Việc bình thường hóa bang giao không thành vì trong cuộc đàm phán ở Paris vào đầu năm 1977 Hà Nội khăng khăng đòi Hoa Kỳ phải trả 3250 triệu Mỹ Kim để bồi thường chiến tranh. Lẽ cố nhiên là Hoa Kỳ bác bỏ đòi hỏi vô lý đó vì Hà Nội đã không tôn trọng hiệp định Paris năm 1973.

Nền kinh tế của Việt Nam mỗi ngày một sa sút. Sự vô hiệu của kinh tế hoạch định và tình trạng sa lầy trong chiến tranh Campuchia khiến chế độ Hà Nội đứng trên bờ vực thẳm. Trung Cộng đã trở thành thù nghịch còn Liên sô thì cũng đang gặp khó khăn nên không biết nương tựa vào ai. Hoa Kỳ là sinh lộ duy nhất còn lại. Làm găng không được, Hà Nội bắt đầu đấu dịu.

Đầu thập niên 1980, cả Phạm văn Đồng lẫn Nguyễn Cơ Thạch đều bắn tiếng là sẽ thả tù cải tạo nếu Hoa Kỳ tiếp nhận. Hà Nội dùng tù cải tạo như phương tiện mặc cả để xin viện trợ của Hoa kỳ. Hoa Thịnh Đốn đáp ứng và diễn tiến của chiến dịch giải thoát tù cải tạo được ghi nhận như sau.

Ngày 11-9-1984 ngoại trưởng George Schultz chính thức yêu cầu Hà Nội trả tự do và cho phép các tù nhân chính trị được định cư tại Hoa Kỳ. Ba tuần sau tổng thống Reagan gủi văn thư chính thức đến các bộ ngoại giao, an sinh và tư pháp về việc thâu nhận những người tù cải tạo Việt Nam.

Hoa kỳ đồng ý gặp đại sứ Võ Đông Giang của Hà Nội tại Nữu Ước. Cuộc đàm phán tiến hành trong bí mật.

Tháng 7 năm 1988 phái đoàn Robert Funseth, phụ tá thứ trưởng ngoại gao Hoa kỳ, đi Hà Nội họp với phụ tá bộ trưởng ngoại giao Việt Cộng Trần Quang Cơ để bàn về việc trả tự do cho tù chính trị và đưa họ đi định cư tại ngoại quốc.

Ngày 30-7-1989, ông Robert Funseth và Vũ Khoan, thứ trưởng ngoại giao Việt Cộng ký kết tại Hà Nội văn kiện về việc định cư tù cải tạo.

Qua thỏa hiệp này 3000 tù cải tạo và gia đình đã đến Hoa Kỳ trong những tháng đầu tiên của năm 1990. Chương trình định cư này trù liệu đưa ra nước ngoài 400.000 người thì 20% đã đến bến tự do năm 1990, 30% năm 1991, 30% năm 1992, 10% năm 1993 và 10% còn lại vào những năm kế tiếp.

Dựa theo các tài liệu đáng tin cậy người ta cũng được biết là trong số quân nhân VNCH được sang Mỹ định cư sau thời gian cải tạo thì 61% là cấp úy, 35% là cấp tá và tướng và 4% là viên chức chính phủ.

Con số những người chết trong các trại cải tạo chưa được xác định là bao nhiêu. Tài liệu của Khu Hội Tù Nhân Chính Trị Hawaii, thiết lập ngày 20-4-1993 đưa ra một con số rất thiếu sót là 587 người. Đây chỉ là một phần nhỏ của số ‘’tử vong vì cải tạo’’ trong thực tế.

Cũng theo một tài liệu khác chưa dầy đủ thì số trại cải tạo CSVN thiết lập trên toàn quốc sau năm 1975 là 80 trại ( bao gồm cả 2 trại ở các đảo Côn Sơn và Phú Quốc ).

Quyết định của Cộng Sản Việt Nam đưa quân cán chính VNCH đi cải tạo lâu dài sau năm 1975 là một sai lầm trầm trọng. Sau khi chiếm miền Nam, đáng lý ra Hà Nội phải biết lợi dụng thời kỳ vàng son này để hòa hợp hòa giải dân tộc và xây dựng tương lai phồn thịnh cho đất nưốc.

Giữa tháng 5-1975, bộ trưởng ngoại giao 5 nước ASEAN họp thường niên tại Kuala Lumpur đã bày tỏ ý muốn thiết lập bang giao với các nước Đông Dương. Trong thông cáo chung ngày 24-7-1975 Phi Luật Tân và Thái Lan minh định rõ là các căn cứ quân sự của nước ngoài trong khu vực chỉ là tam thời và khối SEATO sẽ giải tán.

Vào thời gian đó Nhật cũng trù liệu một ngân khoản 1600 triệu Mỹ Kim để giúp 5 nước ASEAN và 3 nước ĐÔNG DƯƠNG xây dựng khu thịnh vượng chung Đông Nam Á. Tiếp theo, tháng 8 năm 1977, Nhật lại kêu gọi sự hợp tác thân hữu giữa các nước trong vùng kể cả Miến Điện, và hứa viện trợ 5 tỷ Mỹ Kim cho kế hoạch phát triển Đông Nam Á tành một khu vực phồn vinh.

Sau khi gia nhập Liên Hiệp Quốc, Việt Nam còn được gia nhập Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế với một khoản vay mượn đầu tiên là 35 triệu Mỹ Kim. Ngân Hàng Thế Giới cũng xúc tiến kế hoạch giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế thời hậu chiến. Thừa kế chỗ trống của VNCH, Hà Nội còn là hội viên của ngân hàng phát triển Á Châu.

Trong bối cảnh đó nếu không có chính sách cải tạo sai lầm thì nhân dân hai miền Nam Bắc đã cùng dồn nỗ lực vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh, thực hiện việc hoà hợp hòa giải dân tộc để nhanh chóng đưa đất nước đến cảnh phú cường.

Bị Hoa Kỳ giăng bẫy CSVN đã xé bỏ hiệp định Paris và xâm chiếm miền Nam để rồi liền sau đó lại bị Trung Cộng giăng bẫy nhử sang Campuchia và bị sa lầy ở đó. Hậu qủa của những quyết định mù quáng này là một nước Việt Nam kiệt quệ và tụt hậu, cam tâm làm chư hầu một lúc cho hai thế lực thù địch. Cắt đất dângTrung Quốc để duy trì mạng sống chính trị và qùy gối ôm chân Hoa kỳ để kiếm miếng ăn. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc lại có một thòi kỳ nhục nhã như hiện nay.

Đối với Hoa Kỳ, bỏ rỏi miền Nam Việt Nam trong trận đồ quốc tế để thắng Liên Xô và làm tan rã khối cộng sản là một vấn đề chiến lược. Tiến hành chiến dịch giải thoát tù cải tạo Việt Nam để họ được sang sinh sống và đoàn tụ tại Hoa Kỳ là một vấn đề của lương tâm. Đứng về phương diện quyền lơi cuả Hiệp Chủng Quốc mà xét thì trong cả hai việc làm này Hoa Kỳ đều khôn ngoan và thắng lợi.

https://ongvove.wordpress.com/2010/05/09/tr%E1%BA%A1i-c%E1%BA%A3i-t%E1%BA%A1o-c%E1%BB%A7a-csvn-sau-nam-1975/

Giới thiệu sách mới Đã phát hành tại Hải ngoại Từ Hiệp định  Genève 1954 đến Hiệp định Paris 1973”,  tác giả Trọng Đạt,

Người Việt Dallas xuất bản năm 2018, 250 trang, 18 Mỹ kim

Lời nói đầu

        Cuộc chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất từ 1946 đến 1954 được kết thúc bằng Hiệp định đình chiến chia đôi đất nước do Pháp và Việt Minh ký kết ngày 20-7-1954 tại Genève. Người dân hai miền cũng như trên thế giới tưởng là đã hết loạn lạc có hòa bình nhưng chỉ mấy năm sau đất nước lại bị nhận chìm trong cảnh binh đao khói lửa ngút trời.

       Cuộc chiến Việt Nam lần thứ hai vô cùng tàn khốc và kéo dài như vô tận, hai miền Nam, Bắc đâu đâu cũng toàn là cảnh hoang tàn đổ nát.

       Sau hai mươi năm đất nước bị tàn phá tan nát vì bom đạn, một Hiệp định hòa bình khác lại được ký kết giữa Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa và Cộng Sản Hà Nội vào ngày 27-1-1973 tại Paris. Lần này nó mang tên Hiệp định chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, cũng thường gọi là Hiệp định Paris, Hiệp định ngưng bắn.

       Cách đây hai mươi năm người Pháp ghê sợ cuộc chiến tám năm khói lửa đã phải ký Hiệp định đình chiến để rút bỏ Đông Dương. Năm 1973 người Mỹ cũng quá hãi hùng với cuộc chiến dài như vô tận đã ký Hiệp định ngưng bắn để rút ra khỏi cuộc chiến mà họ coi là cơn ác mộng.

       Khi Hiệp định thành hình và có hiệu lực, người dân miền Nam hân hoan sung sướng, họ cũng tưởng là đất nước nay đã im tiếng súng hết chiến tranh. Chua chát thay chỉ hai năm sau quân đội Bắc Việt mở cuộc tổng tấn công vũ bão chiếm trọn miền Nam trong khoảng thời gian chưa đầy hai tháng.

       Sau ngày 30-4-1975, miền nam Việt Nam hết loạn lạc, chiến tranh khói lửa, nhưng đó không phải là nền hòa bình tự do hạnh phúc như người dân đã hằng mơ ước mà chỉ là nền hòa bình trong nô lệ.

Tháng Tư đen năm 2018

Trọng Đạt

 

Nghĩ Về 30/4 – Mai Thanh Truyết

Mài gươm mãi đến bao giờ nhỉ

Bao giờ chém chết nỗi đau thương

Nỗi đau vẫn đó ngày Quốc Hận

30 tháng 4 sông núi ngẫn ngơ!

Thơ Huỳnh Công Ánh

Không biết tự lúc nào sau ngày 30 tháng tư năm 1975, mỗi năm vào dịp nầy lòng tôi dường như chùng xuống. Trước khi về hưu vào năm 2012, công việc hàng ngày vẫn chu toàn 8 giờ để trả nợ áo cơm, một vài giờ cho dịch vụ tư vấn về môi trường của tôi, cũng như thì giờ cho các buổi phỏng vấn hay ngồi suy tư và viết bài hoặc đi đó đi đây…tôi đã cảm nhận được một nỗi niềm u uẩn nào đó trong tôi. Nhưng bây giờ, mặc dù đã giã từ nợ cơm áo, nhưng niềm u uẩn trên vẫn tiếp tục còn trong tôi ngày càng…dai dẳng hơn thêm, càng cô đọng hơn nữa đến nỗi nhiều khi tôi chỉ muốn nói… một mình!

Tại sao lại có hiện tượng như vậy trong tôi?

Có lẽ, vì tuổi đời ngày càng cao, và niềm hy vọng về một ngày mùa xuân nở hoa trên quê hương còn xa vời vợi…cho nên nỗi buồn của tôi càng thêm ray rứt và điểm thêm đôi nét tuyệt vọng trong tâm tư?

Mà cũng có lẽ, theo lời của một người bạn xưa, Ngộ Không nhận xét về tôi trong bài “Thằng… chào cờ” là:”Thêm một lần với biệt hữu thiên địa phi nhân gian, và ông hiểu là gã làm như đang sửa soạn cho một chuyến đi xa…Lại thêm một lần sau ánh mắt xa vắng như vắt ngang dòng sông Bến Hải đang lặng lờ với nước chẩy đôi dòng. Dòng sông vẫn tiếp tục trôi đi, ở giữa dòng có một giải phân cách ý thức hệ tích tụ đã bao năm. Cùng một cảm hoài, ông cảm thấy thanh thản ở cái tuổi cổ lai hy nên hiểu được cuộc đời là dòng sông đã gần đến cửa biển. Mà biển là tàng thức chứa chấp mọi nhân sinh. Thời gian trên những dòng sông chính là những mảnh đời. Qua ánh mắt thằng Nam Kỳ quốc dường như đã mệt mỏi. Ông nhìn thấy ánh mắt ấy vắt qua một khoảng không gian nào đó mà gã đã từng hoài bão, kể cả những hoài vọng thầm kín như giấc mơ của một đời người với … mơ gì ấp Tiết thiêu văn tự, giầy cỏ, gươm cùn ta đi đây. (Nguyễn Bính)”.

Bỏ qua những ngày tháng nghiệt ngã còn lại ở Việt Nam trước khi vượt biên sau 30/4/1975, phải thành thật mà nói, lúc đó tôi không có thì giờ để “buồn” như hôm nay, vì miếng cơm manh áo và mãi lo “tìm đường ra đi” (cứu nước?) cho một gánh nặng với 4 đứa con dại…

Bỏ qua những năm đầu tiên sống đời tị nạn, tôi cũng chưa thực sự quan tâm gì mấy cũng như không có thì giờ để buồn…như nỗi buồn hôm nay vì một đời sống tạm dung nơi xứ người.

Nhưng chỉ trong vòng 30 năm trở lại đây, khi gia đình tương đối ổn định và sau khi bắt đầu bước vào con đường tranh đấu cho Việt Nam qua ngã môi trường, tôi mới thực sự cảm thấy buồn. Và mỗi năm nỗi buồn đó càng se sắc hơn, ngậm ngùi hơn, vì nghiệm thấy con đường mình đang đi vẫn còn quá xa…mà ước mơ một ngày Việt Nam ơi! Quê hương réo gọi – Những người con Việt hẹn nhau về – Chung vai vá lại dư đồ rách – Cùng nhau xây đắp mảnh Tình Quê …vẫn còn quá xa…

Buồn để mà buồn một mình!

Không thể nào nói tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn được. Mà tôi hiểu và hiểu rất rõ nỗi buồn thực sự của tôi vì hai lý do:

Đất Nước còn điêu linh,

Và Bà con mình vẫn còn chìm đắm trong nỗi nhục nhằn làm công dân hạng hai cho một chế độ phản dân tộc chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam.

Nhìn lại những ngày bắt đầu từ giữa tháng tư năm 75, có thể nói cả thành phố Sài Gòn đang lên cơn sốt. Nào là chạy đôn chạy đáo thăm dò tình hình…mặc dù biết rằng miền Nam đang trong cơn hấp hối, nhưng cũng mong tìm và hy vọng một phép lạ. Nào là, đối với những người có chút tiền, lo chạy đi đổi đô la, làm…áp phe, hay do là tin tức tìm đường ra đi. Tin tức đồn đãi nhiều khi trái ngược nhau, tin vui lẫn với tin buồn.

Nhưng nỗi buồn của tôi thực sự buồn khi rời trụ sở USAID ở đường Lê Văn Duyệt sau khi làm “thủ tục”…ra đi. Cầm tấm thẻ vô tri có hình của một “ông giáo trẻ” đầy nhiệt huyết, mà khi về lại Việt Nam năm 1973, nguyện sẽ làm một cái gì cho thanh niên Việt Nam. Tôi không thiết ăn cơm chiều hôm đó. Nếu tôi nhớ không lầm, đó là ngày thứ tư 09/4/1975.

Tới thứ hai tuần sau đó, vào khoảng tuần lễ thứ hai của tháng tư, lên Đại học Cao Đài Tây Ninh, tôi gặp mấy anh chàng “CIA” trẻ đóng trên đài phát tuyến ở đỉnh Núi Bà vừa xuống chợ Tây Ninh, cho tôi biết rằng ngày mai, họ sẽ rút về Mỹ và khuyên tôi nên rời bỏ quê hương qua một giọng Bắc rất rành rọt. Suốt các buổi lên lớp sau đó, tôi nói như người mất hồn, một tâm trạng mà chính giờ phút viết lên dòng chữ nầy, tôi lại thêm một lần “phiêu diêu” nữa.

Đi?  hay Ở?

Hai chữ nầy ám ảnh mãi nơi tôi trong suốt thời gian còn lại cho đến ngày 30/4 năm đó.

Hình ảnh Ba tôi lẩn quẩn trong đầu. Hình ảnh một ông giáo già đã về hưu từ lâu, căm cụi viết thư cho con mình đi du học mỗi buổi sáng thứ năm trong tuần, để rồi, sang sáng thứ bảy đem thư ra Bưu diện gửi đi cho kịp chuyến máy bay Air France bay về Pháp, để  con mình nhận được thư đúng ngày thứ hai. Việc nầy xảy ra đúng như in, không hề sai sót suốt hơn hai năm trời sau khi tôi du học bên Pháp cho đến khi Ba tôi mất. Ba tôi mất ngày chủ nhựt và thứ hai sau đó tôi vẫn nhận được thư ba viết trước khi nhận được điện tín của anh tôi.

Còn Má tôi. Một người mẹ già gặp lại và sống với con chưa đầy hai năm…sau khi tôi về nước. Mà cũng chính trong thời gian nầy, tôi luôn bận bịu với những “đam mê” cho cuộc sống, mãi mê chuẩn bị cho con đường “công danh” của mình… thì làm sao tôi có thì giờ chăm sóc hay hỏi han đến mẹ già. Và mỗi khi nhìn lại mình, chính tôi cũng phải tự thú rằng mình cũng không có thì giờ để nghĩ đến mẹ mình nữa trong thời gian nầy. Tôi thật có lỗi với má tôi nhiều và nỗi ân hận vẫn còn ray rứt mãi trong tôi. Và giờ đây, khi viết những dòng chữ nầy, tôi chỉ còn biết mỗi đêm nhìn ảnh mẹ để sám hối.

Trở lại thời gian giữa tháng 4 năm xưa. Tâm trí tôi luôn bị ray rứt với tâm trang nửa Ở nửa Đi.

Đi không đành cũng vì mẹ già đơn côi.

Đi không đành cũng vì bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ níu kéo lại để làm một “cái gì” cho quê hương.

Và đi cũng không đành vì một suy nghĩ non dại (mà chắc cũng có nhiểu người suy nghĩ như tôi), đó là “Mình có thể đối thoại với người cộng sản, vì trước khi họ là cộng sản, họ cũng là người Việt Nam với đầy đủ dân tộc tính; vì vậy mình có thể hợp tác được”.

Một khi đã biết sai lầm thì đã muộn, tôi phải trả cái giá gần 8 năm trong nhà tù lớn Việt Nam dưới chế độ nầy. Biết là sai lầm trong giai đoạn đó, nhưng tôi không bao giờ hối hận vì quyết định trên. Vì sao? Vì chính cái sai lầm oan nghiệt nầy đã làm cho tôi hiểu được người cộng sản Bắc Kỳ như thế nào…và chính điều sau nầy làm cho tôi dứt khoát hơn là chúng ta, những người con Việt hiền hòa không thể nào sống chung với những người luôn mang não trạng chuyên chính vô sản và không có tình người.

Cái sai lầm nầy cũng giống như cái sai lầm của người thầy giáo Tạ Ký dạy Văn chương của mái trường thân yêu của người miền Nam; đó là Trường Petrus Trương Vĩnh Ký, mà thời tôi đi học có tên là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký – LPK. Anh Ký  khi đi “tù” về cùng ngồi uống rượu với Gs Tôn Thất Trung Nghĩa bên Trường Luật  và tôi tại Chợ Đuổi nằm tại góc đường Lê Văn Duyệt và Trần Quý Cáp năm 1981 như sau:“Hai mươi năm mới biết chuyện xưa lầm. Thì tuổi trẻ đã biến thành uất hận!”

Chiều thứ hai 28/4, khi một tên phi công (tôi không muốn nhắc tới tên nầy lên đây, vì làm sao tôi quên được tên những kẻ phản bội quê hương) dội bom dinh Độc Lập, và từ đó lịnh giới nghiêm 24/24 được ban hành. Tôi liền chạy lên nhà một người bạn vong niên trên cư xá giáo chức ở đường Tự Đức. Đó là GS Nguyễn Văn Trường, vừa qua đời ngày 3/1/2018 tại Houston.

Ngay từ những ngày đầu còn chập chững bước vào ngưỡng của trường ĐH Sư Phạm Sài Gòn với tâm thức đầy tự tin, Anh đã từng khuyên tôi:”Cuộc sống vốn bất toàn. Vì thế mà con người cầu toàn. Vì cầu, và muốn cho bằng được, cho nên mới có thất vọng. Cuộc sống vốn vô thường, không ngừng biến đổi. Nhưng ta lại muốn ngưng giòng đời, gói nó trong những ước vọng của ta, cho nên mới có khổ đau. Vọng tâm là duyên tạo thành, và biến đổi tùy duyên, ta lại đồng nhất mình với nó, cho nó là chân lý, căn cứ vào nó để phê phán thiệt hơn, đúng sai, phải trái. Thế thì làm sao ta không nhìn sai lệch, không sống trong giả tưởng của vọng. Cho nên, nhà Phật dạy vô trụ. Ðừng trụ vào bất cứ một niệm nào, Ðừng trụ vào Phật Tánh, Chân Tâm, Thiên Ðàng, Ðịa Ngục. Ðừng trụ ngay cả vào cái ý niệm vô trụ”.

Tôi đã chứng kiến được gì và đã học được gì?

Xin ghi lại vài dòng để chiêm nghiệm nỗi đau thương, nhục nhằn của những người con Việt trước cảnh quốc phá gia vong trong những ngày cuối cùng của Miền Nam. Đó là:

Hình ảnh một Trung tá TQLC chạy từ Đà Nẵng về nhà người anh cũng ở cùng cư xá, hình ảnh giọt nước mắt lưng tròng khi anh cổi chiếc áo trận và cắt từng nút áo cũng như hai bông mai bạc trên cầu vai. Anh nói với người anh qua giọt nước mắt và trong từng tiếng nấc “Anh xem như em đã chết ngày hôm nay”;

Hình ảnh từng đoàn trực thăng Mỹ chiếu đèn sáng rọi vào mặt chúng tôi trên sân thượng của cư xá trong lúc tháo chạy và chở người di tản đi ra hạm đội;

Hình ảnh những người lính tôi không còn nhớ Dù tiếp tục chiến đấu ở cầu Phan Thanh Giản trên con đường đi ra Ngã tư Hàng Xanh. Tiếng súng bắt đầu ngay sau khi tướng Minh tuyên bố đầu hàng lúc 10 giờ 37 phút sáng 30/4. Và tiếng súng chỉ im lặng lúc xế trưa, có nghĩa là tất cả anh em binh sĩ đã chiến đấu cho đến quả lựu đạn cuối cùng.

Chuyện ĐI và Ở đã được tôi quyết định ở khúc quành định mệnh nầy, không khác chi khúc quành của nhân vật Thiệu “phải” rời bỏ khúc quành của con sông Đuống đầy kỷ niệm tuổi thơ với Yến, người bạn thời trẻ thơ mà sau nầy trở thành…người tình muôn thuở cho đến cuối đời, để di cư vào Nam tìm tự do. (trong quyển tiểu thuyết “Dòng sông định mệnh” của nhà văn Doãn Quốc Sĩ).

Những ngày sau đó

Qua ngày thứ năm 1/5, lệnh trên radio yêu cầu (bắt buộc thì đúng hơn) mọi công chức phải đến trình diện tại trụ sở làm việc của mình. Sáng đó, tại cư xá có mặt Ông Khoa trưởng, Ông Phó Khoa trưởng và một số giáo sư, tôi và một giảng nghiệm viên tình nguyện vào Trường Sư phạm xem tình hình.

Mọi sự có vẻ êm xuôi vì “họ” chưa có người vào tiếp quản, ngoài một số “cơ sở” địa phương thôi. Nhưng một hình ảnh khác làm bẽ bàng và làm đão lộn những suy nghĩ tốt đẹp trong tôi khi nhìn thấy một số đồng nghiệp của mình mới chỉ vừa cách đây một ngày, nay đã mang “băng đỏ cách mạng” từ cung cách hướng dẫn chỗ để xe, cho tới thái độ trong lúc nói chuyện. Đáng phỉ nhổ nhứt là những người nầy ngày nào thưa anh, xưng em với tôi, mà nay trở mặt dương dương tự đắc tự xưng tôi, tôi, anh, anh một cách trơ trẻn. Có những chị giáo sư thước tha, dịu hiền trong khi lên lớp mà nay ngoài băng đỏ, thậm chí còn để lá cờ vàng ba sọc đỏ dưới chân bàn đạp ga xe nữa. Thế mà, rốt cuộc, họ cũng phải liều thân vượt thoát và hiện đang sống rải rác tại Canada, Hoa Kỳ, Pháp, và Úc châu. Thật là nẽ bang cho chính họ!

Và hơn nữa, có giáo sư trong suốt thời gian chưa đầy hai năm ngắn ngủi của tôi, đã xem tôi như “thần tượng” mặc dù biết rằng tôi đã lập gia đình rồi, thường xuyên đi ăn uống chung. Tết đên, cô cũng không quên hái vài trái xoài trước nhà để biếu tôi, thậm chí đã dám cùng tôi “nhậu thịt chó” nữa…Người đó bây giờ là một “công thần” của chế độ. Chính là Tôn Nữ Thị Ninh.

Làm sao tôi quên được lần đổi tiền đợt I ngày 22/9/1975, đổi 1Đ tiền “chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam” tức tiền “ngân hàng Việt Nam” lấy 500Đ tiền Việt Nam Cộng Hòa hay “tiền Ngân hàng Quốc gia Việt Nam”. Người dân chỉ đổi được mỗi gia đình 100.000Đ mà thôi.

Làm sao tôi quên được lần đổi tiền đợt II ngày 3/5/1978, đổi 1Đ “tiền thống nhứt XHCN” tức tiền “ngân hàng nhà nước” lấy 1Đ tiền “ngân hàng Việt Nam” và mỗi gia đình chỉ được đổi 100Đ mà thôi.

Làm sao tôi quên được lần đổi tiền đợt III ngày 14/9/1985, đổi 1Đ tiền ngân hàng nhà nước cũ lấy 1Đ tiền ngân hàng nhà nước mới (tiền thống nhứt Bắc Nam).

Làm sao tôi quên đượt lần đánh tư sản đợt I ngày 11/9/1975, cướp của và tịch thu nhà những người được cho là tư sản cùng bắt đi vùng kinh tế mới. Chiến địch nầy gọi là X1;

Làm sao tôi quên được lần đánh tư sản đợt II, tức chiến dịch X2, từ tháng 3/1978 tới cuối năm 1990 nhắm vào tư sản tiểu thương, những nhà tiểu thủ công nghệ, ước tính trên 14.000 gia đình tại Sài Gòn;

Làm sao tôi quên được lần đánh tư sản đợt III tức chiến dịch X3, song hành với chiến dịch X2 tại Sài Gòn nhằm mục đích trục xuất người củ ra khỏi nời ở và điền khuyết vào bằng gia đình cán bộ ngoài Bắc vào. Đây là một âm mưu thâm độc nhằm “Bắc kỳ hóa” thành phố Sài Gòn. Tính đến tháng 9/1989, ước tính có đến 950.000 người bị đuổi khỏi Sài Gòn, và có khoảng 150.000 gia đình cán bộ Bắc kỳ được điền khuyết vào;

Làm sao tôi quên được những đợt bị bắt buột đi “học tập cải tạo”, đáng kể nhứt là đợt cuối cùng vào tháng 6/1975, kêu gọi công quân cán chính tập trung mang theo lương thực cho một tháng…để rồi tất cả bị lường gạt và phải chịu lao động khổ sai từ một hai năm cho đến hơn 17 năm đối với những cán bộ hành chánh và quân đội cao cấp của Việt Nam Cộng hòa….

Những ngày hôm nay và sắp tới

Một người bạn trong nước vừa viết những nhận định của anh về CSBV như sau:

Cuộc Cách mạng Môi trường hiện tại chưa phải là “ý chí của cả dân tộc”, đứng dậy, dứt khoát và trực diện “đối đầu” với một đảng độc tài đang đi dần đến sự tự hủy! Vì vẫn còn nhiều chữ “nếu” “nếu toàn dân đã ý thức được vận mệnh đất nước, tương lai của mình mà nổi dậy, biểu tình lớn thì …”

Thế trận hiện tại trong nước: Thành phần trong Đảng CSBV chống đối với nhau tới cùng …” chứ không hẳn phải “thành phần thứ ba luôn “quyết tử” với đảng …”

Đảng viên: niềm tin lý tưởng đảng Cộng sản hiện nay không phải là mối liên kết hay trở lực lớn, vấn đề chính chi phối mọi người là quyền lực và quyền lợi. Lý tưởng đảng hiện nay đã trở nên vật trang trí rẻ tiền cho toan tính quyền lợi…”

Lớp cầm quyền: Lớp lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, Lớp doanh nhân ăn theo, Lớp hy vọng hưởng lợi, Lớp công lực: công an, quân đội;

Tầng lớp muốn thay đổi: cuộc sống bế tắc, ủng hộ thay đổi;

Người Việt trong nước: Đây là một trở lực lớn khi mà người dân trong nước sau bao nhiêu năm sống trong môi trường thiếu tin tức, đã bị nhiễm độc âm mưu tuyên truyền của Cộng Sản, xem những thành phần chiến đấu cho dân chủ tại Hải Ngoại là hoạt động chống phá nhà nước, rước ngoại bang để chịu hàng phục làm nô lệ! Tuy nhiên, ngoài lực cản như trình bày thì lực lượng trí thức của người Việt nước ngoài đông đảo mang nguồn tư tưởng dân chủ tiến bộ là một nguồn lực vô cùng quí giá sẵn sàng cổ vũ sự thay đổi, xây dựng lại đất nước sau ách toàn trị.

Quốc nội: Số ít chưa nhận ra đại họa Tàu Cộng. Trong số Dân đã nhận thức được đại họa của Quốc Dân, thì đa số Dân quá ù lì thụ động, kể cả hàng ngũ Chức Sắc các Tôn giáo, Nhân sĩ, Trí thức, chỉ thở dài thất vọng hoặc khóc, mà không biết nên làm gì (?)

Cái khó là nhìn thấy hướng đúng, hướng phù hợp với từng người! Cái khó vạn nan kế tiếp là hăng hái bước lên đi vào hành động.

Qua sự nhận xét của một người con Việt trong nước cùng với những lời biện bạch trên, người viết xin diễn lại bức tranh vân cẩu chập chùng những ý nghĩ lộn xộn trong những ngày quốc phá gia vong và suy nghĩ miên man sau 43 năm trong cuộc hành trình chưa thấy …Điểm đến!

Xin chia xẻ cùng bà con.

Đây không phải là lời tự thú hay than thở, hay nói về mình.

Nơi đây tôi chỉ muốn nói lên vài điều suy nghĩ của một người con Việt mà thôi.

Đó là:

Đừng bao giờ mơ tưởng những người Việt cộng sản Bắc kỳ là người Việt Nam.

Và để thoát khỏi ý nghĩ tiêu cực trong những ngày đau thương của Đất và Nước, tôi tự điều hướng cho chính mình cần phải hành xử trong tương lai như:

Đứng trước quá khứ, hãy ngả mũ. Đứng trước tương lai, hãy XẮN TAY ÁO (H.L.Mencken) và chúng ta phải tiếp tục giữ lửa Quê Hương trong lòng mãi mãi.

Lời ca của cố nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang đã kéo tôi về với thực tại, bài “Không phải là lúc”, bắt đầu bằng “Không phải là lúc ta ngồi đặt vấn đề”, để rồi kết thúc bằng một quyết tâm dứt khoát “…Làm việc đi không lo khen chê, làm việc đi hãy say và mê, cứ bắt tay gan lỳ, chúng ta giải quyết. Mình chậm chân đi sau người ta, mà ngồi đây nghĩ lo viễn vông, thắc mắc ngại ngùng biết khi nào mới làm xong!”

Và cũng chính vì mang quyết tâm trên mà tôi vẫn “Không đặt vấn đề với anh em, nhưng chắc chắn đứa con Việt nầy dứt khoát đặt vấn đề những người đang tàn phá Ðất và Nước của Ông Cha để lại.

Và tôi ”đặt vấn đề” với người Cộng sản Bắc Kỳ, đã và đang chấp nhận và tiếp tục đóng vai trò “thái thú biết nói tiếng Việt” cho Trung Cộng thực thi “Ðại Họa Mất Nước” để hoàn tất công cuộc Bắc thuộc lần thứ V.

Nhưng tôi cũng không quên dứt khoát đặt vấn đề với những kẻ cuối đời vẫn còn bon chendanh lợi, bất kể cố ý hay vô tình, bị rơi vào cái bẫy lợi danh của Cộng sản, cái bẫy của “cây gậy và củ cà rốt” với cây gậy đập trên đầu mà củ cà rốt vẫn không cho ăn, cái bẫy của Cộng sản muốn mượn tay người Quốc gia “bôi đen” người Quốc gia chống Cộng, cái bẫy “gây rối cộng đồng”  do những tay ăn bã của cộng sản; những kẻ dễ đánh mất thân phận làm “người” của mình, bất kể đó là loại “người” gì; lắm khi đó là những con “ếch” muốn làm con “bò”, cho dầu “ếch” hay “bò”, “nhỏ” hay “lớn”, vẫn không phải là… “người”.

Xin ghi lại và góp phần vào những Ngày Buồn Tháng Tư của những người con Việt.

Mùa Quốc hận tại Ottawa ngày 30/4/2018

 

Những ngộ nhận lịch sử – Viết cho Tháng Tư –  Đỗ Ngọc Uyển

Kể từ sau biến cố lịch sử 30-4-1975, một số sử gia

nhà nghiên cứu, nhà văn… đã đưa ra một số nhận định về các sự kiện chính của cuộc chiến tại Việt Nam như sau:

Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc nội chiến hoặc một cuộc chiến uỷ nhiệm.

Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã bại trận và Quân Đội Cộng Sản đã thắng trận.

Cuộc chiến Việt Nam đã vĩnh viễn chấm dứt kể từ ngày 30-4-1975.

Khi đưa ra những nhận định trên đây, người ta đã chỉ nhìn thấy hiện tượng của các sự kiện mà không nhìn thấy bản chất của chúng. Những nhận định hời hợt này đã đưa đến những ngộ nhận tai hại về một giai đoạn quan trọng của lịch sử đất nước. Trình bày trung thực những sự kiện chính của một giai đoạn lịch sử là trách nhiệm của các thế hệ đã tham gia vào, đã là chứng nhân trong giai đoạn lịch sử đó và cũng là để trả một món nợ đối với các thế hệ tương lai bởi vì hậu thế có quyền đòi hỏi, có quyền biết những sự thật lịch sử trong quá khứ, những gì mà các thế hệ đi trước đã làm. Để trả lại sự thật cho lịch sử, phải tìm hiểu chính xác bản chất của các sự kiện nói trên. Đây cũng là công việc chính danh, đặt tên cho đúng.

I – Cuộc Chiến Việt Nam là Một Cuộc Nội Chiến hoặc Một Cuộc Chiến Uỷ Nhiệm

1 – Khi nhận định cuộc chiến Việt Nam là một cuộc nội chiến, người ta đã dẫn chứng rằng những người lính ở hai bên chiến tuyến cùng là người Việt Nam. Đây chỉ là hiện tượng và như vậy không thể vội vã kết luận cuộc chiến này là một cuộc nội chiến. Muốn biết bản chất của cuộc chiến này, hãy tìm hiểu những người lính VNCH và những người lính CSVN đã suy nghĩ những gì trong đầu họ khi cầm súng trực diện đối đầu nhau ngoài mặt trận. Việc này không khó.

Trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam Cộng Hoà kéo dài 20 năm do Cộng Sản Miền Bắc phát động theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế, mỗi lần cầm súng ra trận, những người lính Việt Nam Cộng Hòa đều mang trên vai TỔ QUỐC -DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM đối với Tổ Quốc cùng với niềm tin họ đi chiến đấu để bảo vệ thể chế dân chủ tự do của quê hương Miền Nam: Việt Nam Cộng Hòa, để chống lại quân xâm lược Cộng Sản Miền Bắc nhằm thôn tính và áp đặt một chế độ cộng sản độc tài toàn trị lên Miền Nam. Đây cũng chính là đi chiến đấu để bảo vệ những giá trị truyền thống của lý tưởng quốc gia dân tộc mà tổ tiên đã dày công xây dựng, vun đắp và bảo vệ trong suốt dòng lịch sử của dân tộc.

Trong suốt những năm dài trong quân ngũ, những người lính CSVN đã phải thường xuyên học tập về chủ nghĩa cộng sản. Họ bắt buộc phải trung thành với Đảng Cộng Sản Việt Nam, phải phục vụ và hy sinh cho lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Những người lính này, khi cầm súng ra trận, đều có một niềm tin mù quáng sắt đá rằng họ đi “làm nhiệm vụ quốc tế vô sản” ngay trên đất nước Việt Nam và toàn cõi Đông Dương để xây dựng một thế giới đại đồng không còn giai cấp bóc lột, không còn tôn giáo, không còn tổ quốc, không còn biên giới quốc gia… theo đúng lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản mà Hồ Chí Minh đã lén lút du nhập vào Việt Nam.

Những phân tích trên đủ để chứng minh cuộc chiến tại Việt Nam không phải là một cuộc nội chiến vì những nguyên nhân tranh chấp, chia rẽ trong nội bộ quốc gia mà chính danh là Cuộc Chiến Quốc Cộng. Đó là cuộc chiến giữa hai phe mang hai ý hệ Quốc Gia và Cộng Sản chống đối nhau quyết liệt, một mất một còn như bốn câu thơ sau đây được viết trong một trại tù cộng sản tại Hoàng Liên Sơn:

Nó sống thì mình thác

Mình còn nó phải tiêu

Lối đi chỉ một chiều

Chẳng còn đường nào khác.

Cung Trầm Tưởng

Hoàng Liên Sơn, 1977

Trong Cuộc Chiến Quốc Cộng, Việt Cộng luôn luôn đặt một câu hỏi thách thức có tính khẳng định: “Ai thắng ai?” Câu hỏi này đang được lịch sử trả lời.

Đối với Việt Cộng, Pháp hay Mỹ… chỉ là những kẻ thù giai đoạn và có thể trở thành “bạn đối tác chiến lược” như Hoa Kỳ ngày nay. Trái lại, thực tế 80 năm nay đã chứng minh rằng người Việt quốc gia, tức toàn dân Việt Nam, mới là kẻ thù không thể đội trời chung về ý thức hệ mà Việt Cộng phải tiêu diệt trước khi chúng có thể xây dựng được “chế độ xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam.

Có người đã so sánh Cuộc Chiến Quốc Cộng tại Việt Nam với Cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ – một cuộc chiến có nguyên nhân chia rẽ nội bộ là vấn đề nô lệ – và trách móc Việt Cộng đã không đối xử với những chiến binh QLVNCH như phe thắng trận đã đối xử một cách mã thượng đối với phe thua trận trong Cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ. So sánh như vậy là lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, là bao che cho tội làm tay sai cho ngoại bang của Việt Cộng; cũng như trách móc cộng sản đã đối xử tàn ác với những chiến binh QLVNCH bị sa cơ sau ngày 30-4-1975 là không hiểu gì về bản chất của cộng sản, một lũ vô nhân tính, với chủ trương “đấu tranh tiêu diệt giai cấp”, làm sao chúng có nhân ái và lương tri để cư xử giống như con người được!

2 – Khi nhìn thấy người lính Việt Nam Cộng Hoà chiến đấu bằng vũ khí do Hoa Kỳ viện trợ và người lính Cộng Sản Việt Nam chiến đấu bằng vũ khí do Liên Xô và Trung Cộng cung cấp, người ta đã vội kết luận đây là cuộc chiến do các thế lực quốc tế uỷ nhiệm. Nhận định này chỉ đúng một nửa. Vũ khí trong tay người lính chỉ là một phương tiện vô tri không nói lên được ý nghĩa và bản chất của cuộc chiến. Chính mục đích mà hai phe theo đưổi trong cuộc chiến – như đã trình bày ở trên – mới nói lên ý nghĩa và bản chất của cuộc chiến.

Nhìn kỹ lại lịch sử Việt Nam cận đại sẽ thấy Cuộc Chiến Quốc Cộng còn đang tiếp diễn tại Việt Nam ngày hôm nay đã bắt đầu từ cuối năm 1924 khi Hồ Chí Minh theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế đến hoạt động tại Quảng Châu, Trung Hoa, để đánh phá các đảng phái cách mạng của người quốc gia đang hoạt động tại Hoa Nam. Hồ Chí Minh đã bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp để lấy 100,000$ tiền Đông Dương; đã xâm nhập và chiếm đoạt Tâm Tâm Xã của Phạm Hồng Thái; đã xâm nhập và tiếm danh Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Minh) của Cụ Hồ Học Lãm; đã xâm nhập, phá hoại, lũng đoạn và leo tới chức uỷ viên trung ương của Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội của Cụ Nguyễn Hải Thần…Tất cả những việc làm trên đây đều được Hồ Chí Minh báo cáo từng chi tiết cho Đệ Tam Quốc Tế để lãnh lương và xin phụ cấp.

Hồ Chí Minh đã gây ra cuộc chiến tranh với Pháp trong tám năm và lợi dụng thời gian chiến tranh này để tàn sát đẫm máu các thành viên của các đảng phái quốc gia. Sau khi chiếm đuợc chính quyền tại Miền Bắc vào năm 1954, Hồ Chí Minh tiếp tục truy lùng và tiêu diệt hết các đảng phái quốc gia. Cuộc Chiến Quốc Cộng do Hồ Chí Minh phát động và kéo dài cho tới ngày nay là cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử và đã cướp đi sinh mạng của ít nhất là năm triệu người Việt. Đây là tội ác lịch sử của Hồ Chí Minh và Băng Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Sau khi chiếm được một nửa đất nước vào năm 1954, Hồ Chí Minh đã tuyên bố:

“Nhận chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế để giải quyết vấn đề cách mạng (vô sản) tại Việt Nam, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”.

Những lời thú nhận trên đủ để chứng minh chính Hồ Chí Minh đã phát động Cuộc Chiến Quốc Cộng theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế. Người Việt quốc gia, tức dân tộc Việt Nam, đã và còn đang tiếp tục chiến đấu diệt cộng không phải do một thế lực quốc tế nào uỷ nhiệm mà vì trách nhiệm đối với quê hương. Người Mỹ chỉ tham gia, viện trợ và cam kết giúp người Việt quốc gia trong Cuộc Chiến Quốc Cộng kể từ năm 1954, khi họ nhận thấy hiểm hoạ bành trướng của Trung Cộng xuống vùng Đông Nam Á – một vùng có lợi ích kinh tế và chính trị lâu dài của Hoa Kỳ – thông qua bọn tay sai Việt Cộng. Tuy nhiên, sau khi đạt được thoả thuận với Trung Cộng và thấy “không còn nguy cơ bành trướng của Trung Cộng xuống vùng Đông Nam Á nữa”, người Mỹ rút lui và chấm dứt mọi viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH vào năm 1973. Đó là tinh thần thực dụng và duy lợi của những người làm chính sách của Hoa Kỳ bất kể đạo đức chính trị và những lời cam kết long trọng của năm vị tổng thống Hoa Kỳ trong quyết tâm giúp VNCH chống lại cuộc xâm lăng của Cộng sản Miền Bắc. Người Mỹ đã rút khỏi cưộc chiến nhưng người Việt quốc gia, tức toàn dân Việt Nam, vẫn tiếp tục Cuộc Chiến Quốc Cộng cho tới khi nào thanh toán xong Băng Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây là nhiệm vụ lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Cuộc chiến xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa nằm trong chủ trương bành trướng của Đệ Tam Quốc Tế xuống vùng Đông Nam Á được uỷ nhiệm cho Đảng CSVN. Năm 1976, trong một cuộc họp nội bộ, Lê Duẩn, Tổng Bí Thư của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tuyên bố:

 “Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc và chúng ta đã thành công trong việc cắm lá cờ quốc tế Mác Lê trên toàn cõi Việt Nam”.

Ngoài ra, tờ “Sài Gòn Giải Phóng”, một tiếng nói chính thức của đảng CSVN, đã tự khai lời của Lê Duẩn như sau:

“Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí mà còn là người thầy tín cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có được ngày hôm nay thì chủ quyền Hoàng Sa thuộc Trung Quốc hay thuộc ta cũng vậy thôi”.

Những lời tự thú trên của Lê Duẩn và của tờ “Sài Gòn Giải Phóng” là những bằng chứng hùng hồn, hiển nhiên, không thể chối cãi rằng chính danh của “bộ đội Cụ Hồ” là lính đánh thuê cho Đệ Tam Quốc Tế, cho Trung Cộng và Liên Xô. Với bản chất là lính đánh thuê chuyên nghiệp cho ngoại bang, “bộ đội Cụ Hồ” chưa bao giờ chiến đấu vì tổ quốc Việt Nam. Những người “bộ đội” này không có chỗ đứng trong dòng lịch sử chính thống của dân tộc; chỗ đứng của họ là ở trong lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam, một chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế.

Những phân tích trên đây đã chứng minh rằng trong Cuộc Chiến Quốc Cộng, người lính Việt Nam Cộng Hòa cầm súng đi chiến đấu để bảo vệ quê hương Miền Nam, chống lại cuộc xâm lăng của Đệ Tam Quốc Tế được uỷ nhiệm cho Chi Bộ Cộng Sản Việt Nam. Và, người “bộ đội Cụ Hồ” cầm súng đi đánh thuê cho Đệ Tam Quốc Tế dưới chiêu bài đi làm nhiệm vụ quốc tế vô sản để thực hiện lý tưởng đại đồng của chủ nghĩa cộng sản như Hồ Chí Minh đã xuất khẩu mấy câu thơ một cách ngông cuồng, hỗn xược khi một lần y đi ngang qua đền thờ Đức Thánh Trần tại Vạn Kiếp: “…Bác đưa một nước qua nô lệ. Tôi dẫn năm châu tới đại đồng…”

II – Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Đã Bại Trận và Quân Đội Cộng Sản Đã Thắng Trận

Trong Binh Thư Yếu Lược của Đức Thánh Trần có đoạn ghi rõ: “Từ xưa các trường hợp nhờ quân ta rối loạn mà địch được thắng lợi đếm không xuể. Quân ta rối loạn đem lại thắng lợi cho địch có nghĩa là quân ta tự tan vỡ, chớ không phải địch đánh thắng ta. Nếu sĩ tốt tự rối loạn, dẫu là tướng tài cũng phải chịu nguy hại, như thế không còn nghi ngờ gì nữa”.

Nếu theo sát những biến chuyển quân sự trong 50 ngày trước ngày 30-4-1975, người ta rất dễ nhận thấy đã có những cuộc hoảng loạn (panic) được tạo ra bằng nhiều cách để làm tan rã hàng ngũ phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Trong suốt thời gian này, hai đài phát thanh quốc tế BBC và VOA đã liên tiếp hai buổi mỗi ngày, sáng và tối, loan truyền những tin tức gây chấn động kinh hoàng làm hoảng loạn tinh thần quân dân VNCH, góp phần làm tan rã nhanh chóng hàng ngũ QLVNCH để mang lại thắng lợi cho quân CS. Tại nhiều nơi, hàng ngũ phòng thủ của QLVNCH đã bị tan rã trước khi quân CS tới chiếm. Sau này, chính Việt Cộng đã thú nhận chúng cũng không tin chúng có thể đoạt được thắng lợi trong ngày 30-4-1975. Chúng đã ước tính ít nhất phải đến năm 1977, chúng mới có thể chiếm được Miền Nam với điều kiện là Hoa Kỳ cắt đứt mọi viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH và chúng vẫn tiếp tục nhận được đầy đủ tiếp viện và yểm trợ của khối cộng sản.

Về địa hình quân sự, lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa hẹp chiều ngang. Do đó, rất dễ lập những tuyến phòng thủ hàng ngang vững chắc, kế tiếp nhau chạy dài từ bắc vào nam để chặn đứng những cuộc tấn công quy ước vào lãnh thổ VNCH từ hướng Bắc. Muốn tấn công một tuyến phòng thủ như vậy, địch quân phải có một hoả lực vượt trội và một quân số đông hơn ít nhất gấp ba lần quân phòng thủ. Điều này được thấy rõ trong trận đánh duy nhất và cuối cùng trong tháng 4-1975 tại Mặt Trận Xuân Lộc. Sư Đoàn 18 Bộ Binh của QLVNCH cùng với những đơn vị tăng phái đã chặn đứng mũi tấn công của Quân Đoàn 4 Bắc Việt gồm ba Sư Đoàn 6, 7, 341 cộng thêm Sư Đoàn 7 của Việt Cộng tại Miền Nam cùng với một số đơn vị pháo binh và thiết giáp tăng phái đang tiến về hướng Sài Gòn. Trong thời gian 12 ngày đêm, từ ngày 8 đến 20-4-1975, bốn sư đoàn chính quy cộng sản cùng với quân tăng phái đã liên tiếp mở những đợt tấn công biển người ác liệt, đẫm máu với chiến thuật “tiền pháo hậu xung” nhưng chúng không thể chọc thủng được tuyến phòng thủ của Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Chúng đã phải thay thế ngay tại mặt trận Tướng Tư Lệnh Hoàng Cầm bằng tướng VC Trần Văn Trà. Cuối cùng, chúng vẫn phải đoạn chiến với SĐ 18 BB. Chúng để Sư Đoàn 7 VC ở lại cầm chân SĐ18 BB và tìm cách đi vòng áp sát vào Thủ Đô Sài Gòn.

Với Trận Xuân Lộc, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo và Sư Đoàn 18 Bộ Binh cùng các đơn vị tăng phái đã chứng minh cho thế giới thấy tướng lãnh, sĩ quan QLVNCH là những cấp chỉ huy dày dạn kinh nghiệm chiến trường và những người lính QLVNCH là những chiến binh có tinh thần chiến đấu cao và rất thiện chiến trong những trận đánh quy ước. Nếu không có những cuộc hoảng loạn được tạo ra để làm tan rã hàng ngũ QLVNCH, những tuyến phòng thủ vững chắc của QLVNCH kế tiếp nhau suốt theo chiều dài của lãnh thổ từ bắc vào nam đã dễ dàng chặn đứng và đánh bại những cuộc tấn công quy ước của quân xâm lăng Cộng Sản Miền Bắc trong tháng 4/1975. Và có thể quả quyết Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà không thể bị đánh bại trong 50 ngày.

Tác giả Phillip B. Davidson – trong bài viết có tựa đề “Xuan Loc Battle” – đã đánh giá Trận Xuân Lộc là một trong những trận đánh có tầm vóc hùng sử ca trong hai cuộc chiến Đông Dương. “The Battle for Xuan Loc produced one of the epic battlesof any of the Indochinese wars.”

Những sự kiện trên đây đã chứng minh: chính là vì Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bị làm cho tan rã để mang lại thắng lợi cho Quân Đội Cộng Sản Miền Bắc chứ không phải Quân Đội Cộng Sản Miền Bắc đã đánh thắng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà trong ngày 30-4-1975.

 Ngoài ra, theo binh thư, khi một đoàn quân xâm lược chỉ chiếm được đất, chiếm được thành mà không chiếm được lòng dân, đoàn quân đó không phải là đoàn quân chíến thắng mà chính danh là một đoàn quân cướp của giết người, một đoàn cộng phỉ. Trong 50 ngày trước ngày 30/4/1975, khi quân cộng sản tiến tới đâu, người dân Miền Nam kéo nhau bỏ chạy tới đó suốt từ Bắc vào Nam và bị chúng đưổi theo bắn giết rất dã man. Chỉ riêng trên Tỉnh Lộ 7B từ Pleiku tới Tuy Hoà, trong chín ngày đêm, quân Việt Cộng đã đuổi theo, pháo kích giết chết hơn 160,000 đồng bào gồm người già, đàn bà và trẻ nhỏ. Khi chúng chiếm được cả Miền Nam, người dân không còn đất để chạy nữa, họ kéo nhau lao ra biển bất chấp nguy hiểm đến tính mạng. Các hãng thông tấn quốc tế thời đó đã gọi những cuộc chạy giặc này là những cuộc “bỏ phiếu bằng chân”.

Thực tế đã chứng minh suốt bao nhiêu năm nay và sẽ không bao giờ Việt Cộng có thể chiếm được lòng người dân Miền Nam dù rằng chúng luôn luôn kêu gọi “hoà hợp hoà giải”. Đối với người dân Miền Nam, đoàn quân xâm lăng Cộng Sản Miền Bắc chỉ là một bọn giặc:

“Giặc từ Miền Bắc vô Nam; bàn tay nhuốm máu đồng bào”.

Do đó, xét về bất cứ phương diện nào, đoàn quân Cộng Sản Miền Bắc cũng không phải là đoàn quân chiến thắng trong ngày 30-4-1975 như chúng reo hò và được bọn phản bội và phản chiến phụ hoạ suốt bao nhiêu năm qua để lừa bịp lịch sử. Chúng chỉ là một bọn lính đánh thuê cho Đệ Tam Quốc Tế, cho Liên Xô và Trung Cộng, một bọn “giặc cờ đỏ” đi cướp của giết người và là công cụ của một băng đảng chuyên nghề đi cướp chính quyền bằng “bạo lực cách mạng vô sản”, tức bằng khủng bố. Cái mà chúng hô hoán là “Đại Thắng Mùa Xuân” trong ngày 30-4-1975, thực chất, chỉ là chuyện “chó ngáp được ruồi”.

III – Cuộc Chiến Việt Nam Đã Vĩnh Viễn Chấm Dứt Kể Từ Ngày 30-4-1975

Khi thấy quân xâm lăng Cộng Sản Miền Bắc đã chiếm được lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa nhưng không chiếm được lòng người dân Miền Nam và QLVNCH bị làm cho tan rã, người ta đã vội tin rằng Cuộc Chiến Quốc Cộng đã vĩnh viễn chấm dứt vào ngày 30-4-1975, đã “đi vào tiền kiếp”… Đây là cách nhìn cuộc chiến tại Việt Nam trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh toàn cầu và sau khi người Mỹ đã rút đi và chấm dứt mọi viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH. Nhưng nếu nhìn kỹ Cuộc Chiến Quốc Cộng trong bối cảnh vận động của dòng lịch sử chính thống của Việt Nam trong giai đoạn cận đại, người ta sẽ thấy:

Cuộc Chiến Quốc Cộng tại Việt Nam chưa bao giờ chấm dứt mà vẫn còn đang tiếp diễn dưới nhiều hình thái phù hợp với thế và lực của người Việt quốc gia, tức toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước, trong giai đoạn mới của cuộc chiến.

Lịch sử là một dòng vận động liên tục không đứt đoạn và có tính tiếp nối. Ngày 30-4-1975 chỉ là một dấu mốc của lịch sử. Nó đánh dấu điểm bắt đầu của một giai đoạn mới trong Cuộc Chiến Quốc Cộng. Cuộc chiến này chỉ chấm dứt khi toàn dân Việt Nam thanh toán xong Băng Đảng Cộng sản Việt Nam; và đất nước Việt Nam thật sự có một nền hoà bình công chính trong đó mọi công dân được hưởng đầy đủ những quyền căn bản của con người về dân quyền và nhân quyền trong một chính thể dân chủ tự do như dưới Chế Độ Việt Nam Cộng Hoà mà toàn dân Miền Nam đã dày công xây đắp trong suốt 20 năm bất kể sự phá hoại triền miên từng giây, từng phút, từng giờ trong chiến tranh du kích phá hoại do Hồ Chí Minh phát động theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế để “giải phóng Miền Nam” dù phải “đốt cháy dãy Trường Sơn”.

Kể từ ngày 26-10-1955, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, Miền Nam Việt Nam, về căn bản, đã xây dựng được một chính thể Dân Chủ hiện đại với ba nghành Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp độc lập với quyền lực cân bằng và kiểm soát lẫn nhau.

Đây là một sự kiện lịch sử mà 34 năm sau, năm 1989, Tiến Sĩ Francis Fukuyama – trong một bài tiểu luận nổi tiếng có tựa đề “The End of History” được viết sau khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ và hệ thống cộng sản bắt đầu tan rã – đã nhận định rằng:

 “Cái mà chúng ta đang chứng kiến có thể không chỉ là sự kết thúc của Cuộc Chiến Tranh Lạnh hay của một giai đoạn đặc biệt của lịch sử hậu chiến, mà là sự cáo chung của lịch sử theo nghĩa: là điểm chấm dứt của sự tiến hoá về ý hệ của nhân loại và sự phổ cập hoá nền dân chủ phóng khoáng Tây Âu như là hình thức chính quyền sau cùng của nhân loại”.

“What we may be witnessing is not just the end of the Cold War or the passing of a particular period of postwar history, but the end of history as such: that is, the end point of mankind’s ideological evolution and the universalization of Western liberal democracy as the final form of human government…”

Xét theo nhận định trên đây của Tiến Sĩ Francis Fukuyama, chính thể Cộng Hoà mà Miền Nam Việt Nam đã lựa chọn, chính là cái đích cuối cùng mà nhân loại văn minh ngày nay đang đi tới.

Ngoài ra, cũng trong một tiểu luận nổi tiếng liên quan đến tiến trình dân chủ của nhân loại có tựa đề “Democracy’s Third Wave” viết năm 1991, Tiến Sĩ Samuel P. Huntington đã chia tiến trình dân chủ hoá của nhân loại thành ba làn sóng: Làn sóng thứ nhất bắt đầu từ thập niên 1820 đến năm 1926, kéo dài gần một thế kỷ; làn sóng thứ hai bắt đầu từ khi chấm dứt Thế Chiến II cho đến đỉnh cao nhất vào năm 1962; làn sóng thứ ba bắt đầu từ giữa thập niên 1970 đến nay và còn đang tiếp diễn.

Căn cứ vào sự phân chia này, tiến trình dân chủ hoá của Việt Nam Cộng Hòa – bắt đầu từ ngày 26-10-1955 – thuộc làn sóng thứ hai. Trong khi đó, các quốc gia như Đài Loan, Đại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Nam Dương… chỉ bắt đầu dân chủ hoá kể từ giữa thập niên 1970 trở đi, tức thuộc làn sóng thứ ba. Điều này chứng tỏ rằng, mặc dù đất nước ở trong tình trạng chiến tranh, VNCH đã thiết lập được chính thể dân chủ tự do trước các quốc gia trong vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á trên, dưới 20 năm.

Trong Chế Độ Việt Nam Cộng Hoà, tất cả các quyền căn bản về nhân quyền và dân quyền được luật pháp bảo vệ. Người dân có tất cả các quyền tự do về kinh tế, chính trị đối lập, sinh hoạt đảng phái, bầu cử, ứng cử, thông tin, ngôn luận, báo chí, tôn giáo, cư trú, di chuyển… và đặc biệt là quyền tự do tư tưởng. Các trường đại học ở Miền Nam có quyền tự trị đại học như các đại học Âu Mỹ. Các giáo sư đại học được tự do giảng dạy tất cả các học thuyết kể cả học thuyết cộng sản. Đại học ở Miền Nam là một thế giới hàn lâm không ai được quyền can thiệp. Nền dân chủ non trẻ của Việt Nam Cộng Hoà còn nhiều khiếm khuyết, nhưng căn bản là một thể chế chính trị đặt trên những nền tảng tiến bộ nhất trong lịch sử văn minh của nhân loại.

Băng Đảng Việt Cộng đã phạm tội đối với lịch sử khi chúng tiêu diệt thể chế chính trị dân chủ này sau ngày 30-4-1975.

Ngày hôm nay, chỉ những kẻ đồng loã với tội ác lịch sử của Đảng CSVN mới nguỵ biện rằng vì dân trí người Việt còn thấp nên chưa thể thực thi được dân chủ tại Việt Nam. Theo tổ chức Freedom House, hiện nay đã có 123 trong số 194 quốc gia trên thế giới theo chính thể dân chủ và con số này đang tiếp tục tăng lên cùng với hai nước Tunisie và Ai Cập mới đây…Cũng theo tổ chức Freedom House, Việt Nam bị xếp vào loại quốc gia độc tài, lạc hậu, người dân không có quyền chính trị và không có dân quyền. Băng Đảng CSVN đã và đang kéo dân tộc lùi lại cả thế kỷ. Chính chúng cũng phải thú nhận: “đất nước còn đang tụt hậu”. Đây là một tội đại hình đối với lịch sử. Tội này (của Cộng sản Việt Nam) không tha thứ được.

Không một chính thể cộng hoà nào khi mới thành lập mà được hoàn chỉnh ngay. Sau Cuộc Cách Mạng 1779, Cộng Hoà Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ được thành lập với Bản Hiến Pháp năm 1787. Để hoàn chỉnh thể chế chính trị dân chủ này, Quốc Hội Hoa Kỳ đã liên tiếp thông qua 27 bản tu chính hiến pháp. Sau Cuộc Cách Mạng 1789, nước Pháp đã trải qua 5 nền Cộng Hoà mới được như ngày nay. Đây là hai chính thể Cộng Hoà dân chủ đầu tiên, tiêu biểu nhất của nhân loại đã phải mất hơn hai trăm năm để hoàn chỉnh mới phát huy được những giá trị của dân chủ và tự do như ngày nay.

Chế Độ Việt Nam Cộng Hoà chỉ mới xây dựng và phát huy những giá trị của dân chủ và tự do được 20 năm và còn đang trên tiến trình hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nhà văn Dương Thu Hương, sau ngày 30-4-1975, khi là một đảng viên cộng sản, đã được chứng kiến tận mắt những sinh hoạt dân chủ tự do và nền kinh tế phồn thịnh của VNCH, đặc biệt là tại Thủ Đô Sài Gòn, đã phải ngồi xuống vỉa hè giữa thành phố, ôm mặt khóc “như cha chết” mà than:

“Bọn man rợ đã thắng người văn minh.”

Trong lịch sử nhân loại, những bọn man rợ đã nhiều lần thắng người văn minh nhưng cuối cùng, người văn minh đã thắng lại như trường hợp của Hy Lạp mà thi hào Horace đã viết:

 “La Grèce vaincue vainquit son farouche vainqueur.”

(Hy Lạp thua trận đã chiến thắng quân thắng trận hung rợ.)

Cứ nhìn kỹ những gì đã và đang diễn tiến tại Việt Nam sẽ thấy: Cuộc Chiến Quốc Cộng còn đang tiếp diễn.

Bất chấp bị cấm đoán, đàn áp, bắt bớ và tù đày, công nhân các xí nghiệp trong khắp nước thường xuyên biểu tình hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn người kiên trì đòi tăng lương, đòi cải tiến điều kiện làm việc và thành lập các nghiệp đoàn tự do để bảo vệ quyền lợi của công nhân.

Bất chấp bị đàn áp và khủng bố dã man, những đoàn nông dân hàng nhiều trăm người trong khắp nước thường xuyên đi biểu tình kiên trì trong nhiều năm nay để tố cáo tham nhũng, đòi đất nông nghiệp và thổ cư đã bị bọn phỉ quyền cướp đoạt đem bán.

Tại rất nhiều địa phương từ Nam ra Bắc, đã có những cuộc nổi dậy của hàng ngàn thậm chí hàng chục ngàn nông dân như cuộc nổi dậy của nông dân trong toàn tỉnh Thái Bình đã dài kéo dài trong ba tháng, từ tháng 4 đến tháng 7-1997. Cuộc nổi dậy này đã bị CS đàn áp dã man và bưng bít rất kỹ, không một tin tức nào lọt được ra ngoài. Sau này, người ta đã điều tra và được biết cuộc nổi dậy này đã được tổ chức rất quy mô và đã bị đàn áp đẫm máu như một tiểu Thiên An Môn. Đây là những cuộc nổi dậy chống thuế, chống cường quyền, chống cướp đất… Trong những cuộc nổi dậy này, nông dân đã bao vây, chiếm giữ các trụ sở của nguỵ quyền Việt cộng, bắt giam các quan chức tham nhũng, ác ôn côn đồ để hỏi tội và đòi hỏi công lý.

Bất kể bị đàn áp điên cuồng và khủng bố dã man, các tôn giáo – công giáo, tin lành, phật giáo, cao đài, hoà hảo – trong khắp nước đã và đang đồng loạt đứng lên đòi hỏi tự do tôn giáo, tự do hành đạo và kiên trì đòi trả lại các bất động sản đã bị chiếm đoạt.

Bất chấp bị đàn áp dã man, thanh niên, sinh viên, học sinh đã tổ chức những cuộc biểu tình chống nguỵ quyền Việt Cộng đã dâng đất, biển và đảo cho Trung Cộng.

Các nhà hoạt động dân chủ, những nhà trí thức, các giáo sư, các luật gia, các nhà văn, những người cộng sản ly khai, những người cộng sản đã tỉnh ngộ và các bloggers… đã đồng loạt lên tiếng công khai đòi hỏi những điều cấm kỵ nhất đối với Việt Cộng như tổ chức bầu cử tự do; tự do ngôn luận; tự do lập hội, lập đảng; xoá bỏ chủ nghĩa cộng sản; xoá bỏ hiến pháp; xoá bỏ chế độ độc tài toàn trị và thay thế bằng một thể chế dân chủ tự do, đa nguyên, đa đảng…

Hàng triệu người lên mạng Internet hàng ngày để theo rõi, phát biểu, đòi hỏi, tranh đấu… cho dân chủ, tự do và nhân quyền cho Việt Nam.

Trước đây, hiệu ứng của các Cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Tunisia và Ai Cập đã lan tới Việt Nam. Khối 8406 của Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã chính thức và công khai đưa ra lời kêu gọi toàn dân xuống đường biểu tình để lật đổ chế độ cộng sản. Qua mạng Internet, thanh niên, sinh viên học sinh trong toàn quốc đã kêu gọi đồng bào chuẩn bị xuống đường biểu tình đồng loạt trong cùng một thời điểm tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Thanh Hoá, Hà Nội, Hải Phòng … để lật đổ nguỵ quyền Việt Cộng.

Trên đây là những đám lửa đã và đang bùng cháy trong khắp nước báo hiệu một trận bão lửa sẽ nổ ra khi người dân bị dồn đến bước đường cùng. Với lợi thế về chính trị và ngoại giao trên chính trường quốc tế, ba triệu người Việt tại hải ngoại đã và đang tiếp tay tích cực yểm trợ về tinh thần và vật chất cho cuộc chiến đấu vì dân chủ và tự do của đồng bào trong nước.

Khi chúng tôi viết những dòng này, Cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Libya đang bị đàn áp đẫm máu gây chấn động thế giới. Ngày 26-2-2011, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã thông qua, với số phiếu thuận 15-0, một nghị quyết trao cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế để điều tra và truy tố Đại Tá Gadhafi về tội ác chống nhân loại. Ngày 3-3-2011, Công Tố Viên Luis Moreno-Ocampo của Toà Án Hình Sự Quốc Tế đã tuyên bố: “Nhà lãnh đạo Libya Gadhafi cùng các con trai và một số nhân vật thân cận sẽ bị điều tra vi phạm tội ác chiến tranh chống lại loài người”. Ông nhấn mạnh: “Không ai được phép tấn công và tàn sát thường dân… khi họ biểu tình ôn hoà”. Đây là một cảnh báo nghiêm khắc cho những tên đầu sỏ Việt Cộng nếu chúng đàn áp gây đổ máu trong Cuộc Cách Mạng Hoa Mai của đồng bào chúng ta tại Việt Nam trong tương lai.

Đứng trước Cuộc Chiến Quốc Cộng trong giai đoạn một mất một còn hiện nay, Băng Đảng Việt Cộng đang tung ra những đòn khủng bố khốc liệt đối với những nhà hoạt động dân chủ trong nước bằng cách theo dõi, thẩm vấn, bao vây, truy bức, bắt giam, bỏ tù, tạo ra những tai nạn giết người… Nhưng thực tế cho thấy chúng càng điên cuồng khủng bố dã man bao nhiêu, phong trào tranh đấu cho dân chủ, tự do trong nước càng phát triển vững mạnh bấy nhiêu theo đúng quy luật: “ở đâu có đàn áp, ở đó có đấu tranh”.

Ngày 30-4-1975 là ngày mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đoạt được thắng lợi ở điểm cao nhất. Nhưng cũng kể từ ngày này, uy tín của chúng đã tuột dốc một cách thê thảm, không còn cách gì có thể gượng lại được nữa bởi vì cái mặt nạ che đậy cái bản chất Việt gian bán nước của chúng đã rớt xuống. Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày hôm nay chỉ còn là cái xác không hồn, đã mất hết niềm tin của toàn dân Việt Nam kể cả đa số đảng viên cộng sản như chúng đã thú nhận. Ngày hôm nay, Băng Đảng CSVN không còn khả năng cai trị đất nước bằng luật pháp mà chúng chỉ khủng bố người dân bằng công an và nhà tù. Đây là kiểu thống trị của quân man rợ. Chúng đã phải thú nhận rằng hàng ngũ của chúng từ bên trên và từ bên trong đang tự diễn biến, tự chuyển hoá để tự huỷ diệt. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố không thể thay đổi được, chúng sẽ còn tiếp tục hô to khẩu hiệu: “Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh Bách Chiến Bách Thắng Muôn Năm” cho tới 15 phút cuối cùng trước khi bị toàn dân Việt Nam mang ra xử tội như người dân Romania đã xử tử vợ chồng Nicolea Ceausescu, chủ tịch đảng Cộng Sản Romania, đã bị bắt lại sau khi tìm cách chạy trốn bằng trực thăng. Đây là số phận tương lai dành những tên đầu sỏ Việt Cộng còn tiếp tục ngoan cố!

Từ những phân tích trên đây, chúng ta có quyền tin tưởng một cách logic rằng Cuộc Chiến Quốc Cộng đang đi vào giai đoạn kết thúc. Số phận của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chế độ Việt Cộng đã được quyết định, vấn đề còn lại chỉ là khi nào và bằng cách nào. Toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước sẽ thắng trận quyết định cuối cùng. Dân tộc Việt Nam sẽ được hưởng một nền hoà bình công chính với đầy đủ nhân quyền và dân quyền. Và để tiếp nối tính liên tục không gián đoạn của dòng lịch sử chính thống của dân tộc, nền Đệ Tam Việt Nam Cộng Hoà sẽ được toàn dân Việt Nam lựa chọn phù hợp với chiều hướng vận động của dòng lịch sử của dân tộc và với xu thế dân chủ tự do của nhân loại văn minh.

Viết cho Tháng Tư

Đỗ Ngọc Uyển

(Khoá 4 Thủ Đức/ Binh Chủng TT)

https://www.dongocuyen.net/single-post/2011/03/31/Nh%E1%BB%AFng-Ng%E1%BB%99-Nh%E1%BA%ADn-L%E1%BB%8Bch-S%E1%BB%AD-Vi%E1%BA%BFt-cho-Th%C3%A1ng-T%C6%B0-%C4%90%E1%BB%97-Ng%E1%BB%8Dc-Uy%E1%BB%83n

 

Vui cười

Huấn luyện viên cưỡi ngựa hỏi:

– Trước đây, anh đã từng cưỡi lên lưng ngựa chưa?

– Chưa bao giờ ạ!

– Vậy thì anh sẽ tập với con ngựa chưa ai cưỡi lần nào. Khả năng hai bên sẽ ngang bằng nhau.

 

Buổi đầu tiên của chú thợ học việc sửa ống nước, bác thợ cả truyền đạt kinh nghiệm:

– Làm nghề này hay bắt gặp phụ nữ trần truồng trong phòng tắm lắm. Họ rú lên thì rất phiền phức. Mỗi lần như thế, trước khi cô nàng kịp gào lên, hãy lịch sự nói: “Xin lỗi quý ông!”. Cô ta sẽ im bặt vì tưởng rằng mình chưa kịp nhìn thấy gì cả.

 Buổi chiều, chú thợ học việc trở về xưởng, mặt mũi bầm tím:

– Cháu đến sửa vòi nước ở khách sạn Du Commerce, khi mở cửa thì thấy một đôi đang nằm với nhau. Cháu bèn nói: “Xin lỗi hai quý ông!”. Thế là…

 

Người khách ngồi ghế sau taxi vỗ vai tài xế định hỏi vài câu, nhưng hành động này làm anh lái xe giật mình, suýt đâm lên vỉa hè. Hoàn hồn, anh tài nói với khách:

– Ông làm tôi sợ đứng tim.

– Xin lỗi, tôi không ngờ đã làm anh hoảng sợ đến như vậy.

– Thực ra không phải tại ông đâu. Trước đây, tôi chỉ lái xe chở quan tài, hôm nay là ngày đầu tiên tôi lái xe taxi nên khi ông vỗ vai tôi, tôi cứ tưởng ông là xác chết sống lại.

 

Nhật Ký Biển Đông: HKMH Carl Vinson Ghé Đà Nẵng. Rồi Sao? –  Đào Văn Bình

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Ba ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình Hoa Kỳ:

-AP ngày 3/3/2018: “Tổng Thống Donald Trump nói rằng thật là điều tốt đẹp khi chủ tịch của Trung Quốc giữ chức vụ chủ tịch suốt đời và trầm ngâm rồi nói, có thể Hoa Kỳ cũng sẽ như vậy (tức có tổng thống mãn đời). Lời nhận xét của Ô. Trump được đưa ra trong buổi ăn trưa của các mạnh thường quân của Đảng Cộng Hòa tại dinh thự của ông tại Nam Florida. CNN nói rằng họ có được băng ghi âm của lời nói này.”

-AP ngày 6/3/2018: “Một em bé trai 8 tuổi ở Ashland , Ohio, nạp đạn vào khẩu súng trường, liên tiếp bắn vào người em gái 4 tuổi rồi báo cho mẹ biết. Người mẹ rời chỗ làm về nhà coi vết thương của bé gái rồi lau chùi vết máu trên khăn trải giường, không đưa cháu gái đi nhà thương, rồi tiếp tục đi làm để hai đứa nhỏ ở nhà không ai coi sóc. Người mẹ bị truy tố về tội đẩy trẻ nhỏ vào tình trạng hiểm nguy.”

Thật lạ lùng! Tại sao mới có 8 tuổi đã biết nạp đạn vào khẩu súng trường rồi nhắm bắn em gái mình mới 4 tuổi? Súng ở đâu ra và mua súng để làm gì? Chúng ta còn nhớ cách đây vài năm, một bé gái 5 tuổi, thò tay vào túi xách của mẹ nghịch như thế nào đó mà bóp cò súng khiến giết chết mẹ mình lái xe ngồi bên cạnh. Đúng là chuyện khó tin nhưng có thật! Có lẽ trẻ con Mỹ là trẻ con biết dùng súng giỏi nhất trên thế giới. Ở Mỹ này súng ống giống như đồ chơi. Từ người già tới con nít ai cũng biết bắn súng và coi chuyện dùng súng giết người như trò chơi “games” vậy! Ô hô, văn minh điện tử, iPhone, iPad hạnh phúc đây không thấy mà chỉ thấy con người trở nên hung bạo hơn và ích kỷ hơn và trẻ nhỏ cũng đã biết chơi trò “Bang! Bang! “

-Yahoo News ngày 10/3/2018: “Tối thiểu 125 người trong đó có vài chục học sinh trung học tại Milwaukee, Wisconsin  mắc bệnh HIV/AIDS/Liệt Kháng và giang mai hoặc cả hai – là một trong đợt bùng phát lớn nhất được báo cáo từ trước đến giờ. Theo báo Milwaukee’s Journal Sentinel, đợt bùng phát này được coi như một cụm (cluster) vì một số đông mắc bệnh vào cùng thời kỳ và cùng nơi chốn.”

-Tổng Hợp ngày 13/3/2018: Tổng Thống Donald Trump đã sa thải Ô. Tillerson khỏi giữ chức vụ bộ trưởng ngoại giao trong lúc ông còn đang công tác ở Phi Châu và được thay thế bởi Ô. Mike Pompeo- Giám Đốc CIA. Bà Gina Hasper –Phụ Tá Giám Đốc CIA sẽ thay thế Ô. Pompeo- một phụ nữ đầu tiên lãnh đạo cơ quan tình báo Hoa Kỳ. Theo BBC Anh Ngữ thì những tay chuyên môn đi cửa hậu (lobbyist) có liên hệ tới Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) đã vận động truất phế Ô. Tillerson vì ông này “yếu” vì đã không hỗ trợ UAE phong tỏa Qatar.

Ô hô! Thủ đoạn chính trị Xuân Thu Chiến Quốc tái hiện ở đây. Ngày xưa, muốn giết một tể tướng có tài mà mình ghét dễ lắm. Chỉ cần đem vài ngàn lạng vàng cộng thêm cô gái đẹp biếu cho một kẻ nào đó mà nhà vua thích nghe lời, rồi dèm pha vị tể tướng. Nếu ông vua là kẻ đa nghi, bất tài, không quyết đoán thì ông tể tướng đó sẽ mất đầu. Ô. Tillerson không “chết” vì lưỡng đảng hay vì người dân Hoa Kỳ mà thân bại danh liệt vì số tiền khổng lồ đi cửa hậu của Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất!

Như thế là bao nhân vật sống chết với ông Trump trong suốt thời gian tranh cử căng thẳng kịch liệt và cả những người mà ông hết lòng vận động Thượng Viện chuẩn y sự bổ nhiệm của ông đều đã ra đi. Ngoài chuyện vận động cửa hậu của UAE, chưa biết còn nguyên do nào nữa không? Sau này qua hồi ký chúng ta sẽ biết. Theo tôi, trong thời gian qua, dù Hoa Kỳ đã có Ô. Tillerson là bộ trưởng ngoại giao, nhưng lại còn có “siêu bộ trưởng ngoại giao” nữa đó là “phò mã” Kushner- con rể của ông.  Và “công chúa” Ivanka Trump – con gái cưng của ông cũng là một “siêu bộ trưởng ngoại giao” và đôi khi ngôi vị còn cao hơn cả phó tổng thống Mike Pence trong các buổi lễ hoặc hội họp quốc tế. Không biết rồi Ô. Pompeo sẽ chịu đựng được bao lâu?

Tình hình thế giới:

-The Hill ngày 1/3/2018: “Hoa Lục bác bỏ một nghị quyết được Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua yêu cầu gia tăng liên hệ giữa Hoa Thịnh Đốn và Đài Loan và gọi đây là sự vi phạm chính sách “Một Nước Trung Hoa” giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh trong nhiều thập niên. Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại Giao Hoa Lục nói rằng Hoa Lục hoàn toàn không hài lòng và sẽ mạnh mẽ chống lại.”

Thực ra “Một Nước Trung Hoa” hay “Hai Nước Trung Hoa” chỉ là chính sách giai đoạn, không vĩnh viễn. Cho tới ngày 25/10/1971 Đài Loan vẫn là đại diện chính thống của Trung Hoa, tức chính sách vẫn là “Một Nước Trung Hoa”. Thế rồi, Hoa Lục mỗi lúc mỗi mạnh lên và can dự vào chính trường quốc tế, sức mạnh không thể phủ nhận khiến phải công nhận Hoa Lục và mời Ô. Tưởng Giới Thạch đi chỗ khác chơi và đưa Ô. Mao Trạch Đông ngồi vào ghế đại diện tại Liên Hiệp Quốc và chính sách vẫn là “Một Nước Trung Hoa”.

Trên thực tế và quốc tế công pháp, Đài Loan chỉ là một tỉnh ly khai của nước Trung Hoa. Hoa Lục có quyền dùng sức mạnh quân sự để thống nhất đất nước. Dĩ nhiên giải pháp này đi ngược lại với nguyện vọng của dân Đài Loan. Thế nhưng nguyên do chính vẫn là Đài Loan là vị trí chiến lược để bảo vệ an ninh cho Hoa Kỳ và Nhật Bản cho nên không thể để Đài Loan trở lại thành một tỉnh của Trung Hoa. Do đó, bằng mọi giá Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ không để Đài Loan lọt vào tay Hoa Lục, nhưng công khai tuyên bố Đài Loan là một quốc gia độc lập thì lại là vấn đề vô cùng nguy hiểm. Tôi cho rằng, với tình hình hiện tại, nếu Hoa Lục tiến hành một cuộc tấn công Đài Loan, chưa chắc Mỹ đã dám can thiệp, ngoại trừ dùng bom nguyên tử. Dĩ nhiên đây là cuộc chiến đẫm máu vì sức mạnh quân sự của Đài Loan rất lớn, nhưng Đài Loan sẽ thua nếu không có sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ.

-The Hill ngày 1/3/2018: “Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chính thức chấp thuận bán hỏa tiễn chống chiến xa Javelin và những thiết bị liên hệ trị giá 47 triệu Mỹ Kim cho Ukraina. Hành động này là sự gia tăng đáng kể trong việc trợ giúp vũ khí sát thương cho Ukraina để đối đầu với Nga. Theo Tổng Thống Poroshenko thì lô vũ khí này sẽ tới tay Ukraina trong vòng vài tuần lễ.”

-CNS News ngày 1/3/2018: “Không có gì ngạc nhiên, Nghị Viện Nam Phi hiện đang bị khống chế  bởi Marxist African National Congress (ANC) đã biểu quyết chấp thuận việc tịch thu đất của người Da Trắng mà không bồi hoàn. Dự luật được chấp thuận bởi đa số 214/83 do Julius Malena là người Mác-xít cấp tiến đứng đầu Đảng Chiến Sĩ Kinh Tế Tự Do (Economic Freedom Fighters). Đạo luật này sẽ thay đổi bản hiến pháp và cho phép tịch thu đất của người Da Trắng mà không bồi hoàn. Đảng ANC Cộng Sản Nam Phi hoàn toàn hỗ trợ dự luật này và nói rằng thời kỳ hòa giải đã qua, đây là lúc lấy lại đất đã bị người Da Trắng tước đoạt. Người Da Trắng làm chủ khoảng 72% đất đai ở Nam Phi.”

Thế nhưng ngày hôm nay ở Nam Phi, khoảng 450,000 người Da Trắng sống dưới mức nghèo đói (nghèo mạt rệp, sống lây lất ở các công viên, ngửa tay xin từng ổ bánh mì) vì chính sách kỳ thị việc làm của chính phủ người Da Đen. Nay lại tịch thu đất đai của tầng lớp đang “sống kha khá” thì không biết tương lai của họ ra sao? Người Da Trắng kỳ thị người Da Đen thì bị Hoa Kỳ và Âu Châu cấm vận, cô lập và lên án cho đến khi phải từ bỏ chính sách kỳ thị, giao lại chính quyền cho người Da Đen. Còn người Da Đen kỳ thị người Da Trằng thì sao? Tại sao Bà thủ tướng Đức Merkel lại không nhận những người này tỵ nạn mà lại nhận cả triệu người Hồi Giáo ở Trung Đông cho thêm rắc rối? Nói cho cùng, mọi chuyện “rắc rối” trên hành tinh này đều do người Da Trắng gây ra mà thôi. Còn dân Á-Phi, Châu Mỹ La Tinh (ngoại trừ Nhật Bản) đều là dân yếu hèn, không có sức mạnh quân sự và kinh tế thì làm sao gây rắc rối?

-AP ngày 1//3/2018:  “Nga vừa thử một loạt các loại vũ khí nguyên tử chiến lược không thể đánh chặn và  tấn công bất cứ vị trí nào trên thế giới. Vào ngày 1//3/2018, Tổng Thống Putin cho biết Nga đã đạt được kỹ thuật cho phép gia tăng đáng kể sức mạnh quân sự của họ, làm mạnh thêm vị trí toàn cầu và  gia tăng lo ngại của Tây Phương về cuộc chạy đua vũ trang mới trong Thế Kỳ XXI. Theo Reuters cùng ngày, Tổng Thống Putin còn tuyên bố rằng Nga coi việc tấn công nguyên tử vào đồng minh của Nga như tấn công vào chính nước Nga và sẽ trả đũa tức thì.” (President Vladimir Putin said on Thursday that Moscow would regard a nuclear attack on its allies as a nuclear attack on Russia itself and would immediately respond.)”

Thế nhưng Nga không nói rõ quốc gia nào là đồng minh, có thể là Hoa Lục, Ba Tư, Bắc Hàn, Cuba, Syria, Belarus chăng? Còn theo AFP, trước sự “khoe khoang” của Nga, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ trấn an dư luận và nói rằng họ đã chuẩn bị sẵn sàng cả rồi, tức sẵn sàng nghênh địch. Chưa bao giờ giữa hai siêu cường Nga-Mỹ lại có những đối đáp “mạnh” tới như vậy.

Thế nhưng, dù thù hận nhau thế nào đi nữa, cũng xin các “ông kẹ” nhớ cho, nhà bác học Einstein nói rằng, “Sau Đệ III Thế Chiến nhân loại sẽ dùng gạch đá để đánh nhau”. Trong cuộc chiến nguyên tử tới đây, Mỹ, Nga, Hoa Lục, Âu Châu, Ba Tư, Do Thái, Nhật Bản có khi cả Úc Châu, Gia Nã Đại… đều chết hết. Tại Đông Nam Á- một nước có thể sẽ bị hủy diệt vì có căn cứ hải quân của Mỹ, đó là Tân Gia Ba. Việt Nam nếu dính líu với Hoa Lục hay Mỹ cũng sẽ bị hủy diệt luôn.

-AFP ngày 2/3/2018: “Bangladesh yêu cầu Miến Điện rút ngay binh sĩ và súng nặng ra khỏi khu vực  Tombru sau khi binh sĩ Miến Điện tăng cường quân sự gần một trại là nơi tạm trú của dân tỵ nạn Rohingya khiến gây căng thẳng ở biên giới.”

-Reuters ngày 2/3/2018: “Nam Dương công khai đánh roi hai người Thiên Chúa Giáo trong một trường hợp hiếm hoi, bị phạt vì người vi phạm giáo luật không phải người Hồi Giáo. Hai người Thiên Chúa Giáo Dahlan Silitonga 61 tuổi và Tjia Nyuk Hwa 45 tuổi- người bị đánh sáu roi, người bị đánh bảy roi bởi một người mang mặt nạ và mặc áo choàng, trong lúc một đám đông 300 người chế riễu và chụp hình ở bên ngoài một thánh đường ở Tỉnh Banda Aceh. Hình phạt khắt khe trừng phạt đàn ông, đàn bà Thiên Chúa Giáo được ban hành trên đất nước mà đa số là Hồi Giáo có khuynh hướng cấp tiến và chính trị hóa việc diễn dịch Hồi Giáo. Hai người này bị cáo buộc là đã đánh bạc.”

Đi du lịch những nơi này nguy hiểm quá. Có lẽ cần phải hỏi Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trước những gì bị cấm, chẳng hạn như  đánh bạc, hút thuốc lá, đàn bà uống rượu, ăn thịt lợn, phải mặc áo choàng v.v… nếu không thì ăn roi…tuổi già sức yếu chết như chơi. Thôi thì đừng tới là hơn.

– Reuters (Bắc Kinh) ngày 5/3/2018: “Hoa Lục công bố gia tăng chi phí quốc phòng trong ba năm, với mục tiêu tăng 8.1% cho ngân sách năm nay để đẩy mạnh tham vọng hiện đại hóa quân đội và làm cho các nước láng giềng bồn chồn lo lắng. Phiên họp đầu tiên của Quốc Hội đã đưa ra bản báo cáo với ngân sách quốc phòng năm 2018 là 1.11 ngàn tỉ nguyên (175 tỉ Mỹ Kim), so với Hoa Kỳ là 674 tỉ Mỹ Kim.”

-Tổng Hợp ngày 6/3/2018: Lần đầu tiên Ô. Kim Jong Un đã gặp cố vấn an ninh của tổng thống Nam Triều Tiên và hứa hẹn một cuộc gặp mặt thượng đỉnh. Hình ảnh cho thấy Ô. Kim Jong Un rất thân thiện và cởi mở chứ không “gớm ghiếc” như sự mô tả của truyền thông Tây Phương. Công bằng mà nói, Nam Triều Tiên rất khôn khéo và nhẫn nại với “người anh em Miền Bắc”. Giả sử bây giờ nổ ra chiến tranh, ai là người bị thiệt? Xin thưa đó là toàn dân Triều Tiên và có khi Mỹ chẳng rụng một sợi lông chân. Tôi đánh giá cao và cảm phục tinh thần tạm gọi là “hòa giải” hay “hòa hoãn” và nhẫn nại của Tổng Thống Nam Triều Tiên  Moon Jae-in. Dùng chiến tranh để thống nhất Nam-Bắc Triều Tiên ư? Sẽ là biển máu cho cả hai bên. Nam Triều Tiên với lợi thế về kinh tế có thể là “đòn bẩy” giúp đỡ người anh em Miền Bắc từ từ khá hơn rồi bớt hung hăng đi. Còn thống nhất thì từ từ tính sau, đừng nóng vội. Ngoài ra theo Good Morning America ngày 8/3/2018, Tổng Thống Donald Trump cũng đã đồng ý gặp Ô. Kim Jong Un và Tháng 5- một cuộc gặp gỡ có thể gây nhiều rủi ro cho Ô.Trump. Cố vấn an ninh của tổng thống Nam Triều Tiên đã chuyển lời mời của Ô. Kim Jong Un tới Ô. Trump. Tôi cho rằng vấn đề mấu chốt ở chỗ Bắc Triều Tiên luôn luôn lo ngại Mỹ lật đổ họ. Nếu bảo đảm được điều này thì Bắc Triều Tiên có thể hủy bỏ chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử. Chưa biết tương lai ra sao nhưng đây là những tin vui, rất vui cho Á Châu và cả thế giới.

Tuy nhiên, nếu Ô. Trump bằng lòng gặp Ô. Kim Jong Un thì nơi nào sẽ là địa điểm thuận tiện nhất? Dĩ nhiên phải là một nước trung lập và an toàn cho cả hai bên. Chắc chắn không phải là Bắc Kinh, Hán Thành, Tokyo hoặc Mạc Tư Khoa. Các nhà bình luận đã nghĩ tới Bàn Môn Điếm, Hà Nội, Nha Trang hoặc Đà Nẵng là nơi tổ chức APEC vừa rồi là nơi an toàn và thuận tiện nhất để Ô. Trump và Kim Jong Un gặp nhau. Thụy Sĩ, Thụy Điển…không phải là nơi Ô. Kim Jong Un ưa thích vì các quốc gia này thường có quan điểm chống  Bắc Triều Tiên và thường nổ ra các cuộc biểu tình chống Ô. Trump lẫn Ô. Kim Jong Un.

-Washington Post ngày 7/3/2018: “Viện Bảo Tàng Tưởng Niệm Thảm Sát Hoa Kỳ (U.S. Holocaust Memorial Museum) loan báo hủy bỏ giải thưởng cao quý Elie Wiesel trao tặng cho Bà San Suu Kyi năm 2012 và cũng là người đoạt Giải Thưởng Nobel với lý do đã không nói gì đến tội lỗi của quân đội Miến Điện đối với người Hồi Giáo Rohingya thiểu số.” Theo Reuters ngày 9/3/2018, “Viên chức cao cấp của LHQ đặc trách nhân quyền kêu gọi điều có thể là diệt chủng đối với sắc tộc Hồi Giáo Rohingya cần phải được đưa ra Tòa Án Hình Sự Quốc Tế để truy tố. Cao Ủy đặc trách Nhân Quyền của LHQ Zeid Ra’ad al-Hussein thúc giục chính quyền Miến Điện cho nhóm quan sát tới miền bắc Tiểu Bang Rakhine để điều tra về điều mà ông gọi là hành vi diệt chủng đối với nhóm thiểu số Hồi Giáo.” (Ô. Zeid Ra’ad al-Hussein là người Jordani theo Hồi Giáo)

Nói cho cùng ra, giải thưởng trên thế gian này cũng chẳng có giá trị gì. Tự con người mình làm cho mình có giá trị, chẳng cần ai cấp cho tờ giấy ban khen, chứng nhận. Ô. Obama làm gì cho nền hòa bình thế giới khi mới lên làm tổng thống hai ba tháng đã được giải Nobel Hòa Bình? Trong khi ông nói rằng lỗi lầm lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông là đem quân lật đổ và giết chết Ô. Gadaffi? Còn Phó Tổng Thống Al Gore làm gì để bảo vệ bầu khí quyển mà cũng được Giải Thưởng Nobel về khí hậu ? Nhiều khi giải thưởng chỉ là một công cụ chính trị. Bà San Suu Kyi phải sống với dân tộc của bà và không thể sống với Giải Nobel. Đó là thực tế chính trị. Thực tế chính trị thường đi ngược với lý tưởng. Cho dù thánh nhân xuất thế cũng không thể cùng lúc vừa đạt được lý tưởng vừa giải quyết được thực tế. Bà San Suu Kyi đang ở vào tình thế vô cùng khó khăn.

-Bloomberg News ngày 11/3/2018: “Quốc gia 11 triệu dân Cuba đang bỏ phiếu trong cuộc bầu cử độc đảng để tuyển chọn trước những ứng cử viên cho hơn 600 dân biểu quốc hội. Theo đó, các nghị sĩ quốc hội sẽ chọn người thay thế Chủ Tịch Raul Castro 86 tuổi sẽ về hưu vào 19 Tháng 4 năm nay. Tất cả những dấu hiệu cho thấy họ sẽ chọn Miguel Diaz Canel là một kỹ sư 57 tuổi hiện đương là phó chủ tịch nước. Theo Ted Piccone là nhân vật lão thành của Brookings Institution tại Hoa Thịnh Đốn,  đây là biểu tượng quan trọng chuyển giao quyền chỉ huy từ những nhân vật lịch sử như anh em Castro cho thế hệ tiếp nối.”

Theo sự phỏng đoán của riêng tôi, với sự chuyển giao quyền hành cho thế hệ mới, Cuba sẽ bắt chước đường lối ngoại giao và phát triển kinh tế của Việt Nam. Cuba là một nước nhỏ nằm sát siêu cường Mỹ không thể nào cứ mãi căng thẳng với Mỹ, mà cần hòa dịu với Mỹ và mở bung ra khắp thế giới để phát triển đất nước. Và Hoa Kỳ cũng không nên áp đặt một thể chế chính trị giống hệt như mình lên Cuba. Mỗi quốc gia có một lịch sử khác nhau và trải qua những đau đớn khác nhau.Nên để dân tộc họ tự quyết.

-Reuters (Luân Đôn) ngày 14/3/2018: “Nhà vật lý lừng danh và được mọi người yêu mến Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76. Ông bị bệnh tê liệt não, phải ngồi xe lăn suốt 50 năm, nói chuyện với mọi người qua một máy trợ giúp khi ông mấp máy ở môi nhưng không thể ngăn ông tiếp tục cống hiến những kiến thức về vũ trụ cho nhân loại. ” Theo Newsweek, Stephen Hawking tự nhận mình là người Vô Thần (Atheist) và ông cho rằng ý niệm Thượng Đế không cần thiết để giải thích sự khởi đầu của vũ trụ khi mà những định luật vật lý đã đủ để chứng minh.” (the idea of God was “not necessary” to explain the origin of the universe as the laws of physics offer enough of an explanation.) Cũng theo Stephen Hawking “vũ trụ không có bắt đầu vì nó không có ranh giới ban đầu trong thời gian hoặc không gian.” Tức là không có chuyện trước khi vũ trụ hình thành nó không có gì hết,  rồi vào một thời điểm nào đó do hóa phép hay do định luật vật lý mà nó mới hình thành. Phám phá này phù hợp với quan điểm “Vô thủy vô chung của Phật Giáo”.

Tình hình Trung Đông:

-RT International ngày 1/3/2018: “Thư  Ký của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Nga Alexander Venediktov cho biết việc Hoa Kỳ chuyển giao vũ khí tối tân và khích lệ lực lực lượng người Kurd đã khiêu khích Thổ Nhĩ Kỳ phải thực hiện cuộc tiến công vào khu vực Afrin phía đông của Syria.”

-UPI ngày 2/3/2018: “Theo tin quân sự, 8 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tử thương tại bắc Syria trong cuộc Hành Quân Cành Ô-liu tại Afrin và 13 binh sĩ khác bị thương. Theo AP, không quân Thổ cũng oanh kích hai vị trí của nhóm quân ủng hộ chính phủ Syria và gây thương vong cho một số của lực lượng này khiến tình hình khu vực Afrin căng thẳng thêm. Cuộc Hành Quân Ô-liu được tiến hành vào ngày 20/1/208.”

-AFP ngày 3/3/2018: “Quân chính phủ Syria tiến vào trong khu phía đông của Ghouta trong lúc cường độ giao tranh gia tăng để tái chiếm khu vực đã tan nát hiện do phiến quân kiểm soát. Dưới sự trợ giúp của Nga, quân chính phủ đã tung ra 18 đợt tấn công vào khu vực bị bao vây và tiến hành những cuộc không kích làm chết 630 thường dân. Nghị quyết yêu cầu ngưng bắn do Hội Đồng Bảo An LHQ đưa ra bị Nga phủ quyết.”

Dường như mỗi lần phiến quân sắp bị tiêu diệt, Anh, Pháp, Hoa Kỳ thường kêu gọi một cuộc ngưng bắn với lý do bảo vệ thường dân để cứu nguy cho lực lượng này và đều bị Nga bác bỏ. Tin cập nhật ngày 10/3/2018 cho biết một số chiến binh của lực lượng ly khai đã cùng gia đình di tản ra khỏi đông Ghouta để về Tỉnh Idlib.

-CNN ngày 4/3/2018: “Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ loan báo cho công dân của mình biết là sẽ đóng cửa từ ngày Thứ Hai vì an ninh bị đe dọa và khuyên họ đừng xuất hiện nhiều. Tòa đại sứ tọa lạc tại Quận Lavaklidere của Thủ Đô Ankara nói rằng sẽ mở cửa lại khi nào tái tục công việc. Nội dung của đe dọa an ninh không được tiết lộ. Thổ đã là nạn nhân của những cuộc khủng bố những năm gần đây và chính quyền nghi ngờ các nhóm Nhà Nước Hồi Giáo,  nhóm người Kurd cực đoan và các nhóm cực hữu.”

-AFP ngày 6/3/2018: Liên quân do Hoa Kỳ hỗ trợ loan báo họ sẽ rút 1700 quân hiện đang đối đầu với Nhà Nước Hồi Giáo để tái phối trí lực lượng tại khu vực đang bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công. Tổng Thống Erdogan của Thổ kêu gọi Hoa Kỳ ngăn chặn cuộc tái phối trí này.” Tin mới nhất cho biết quân Thổ đã bao vây khu vực Afrin. 700,000 dân đang kẹt trong khu vực này. Rõ ràng cuộc chiến đã chuyển hướng, từ tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo, phe phiến quân do Hoa Kỳ nuôi dưỡng chuyển qua đối đầu với quân chính phủ và quân Thổ.

-The Daily Beast ngày 13/3/2018: “Nga thề sẽ đánh trả bất cứ cuộc oanh kích nào của Mỹ vào Syria- lời tuyên bố làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và Tây Phương (Hoa Kỳ và NATO). Bà Nikki Haley- Đại Sứ Hoa Kỳ tại LHQ mới đây nói rằng Hoa Kỳ chuẩn bị hành động quân sự nếu LHQ không tiến hành được cuộc ngưng bắn tại vùng Ghouta đang  bị bao vây. Vào ngày hôm nay 13/3/2018, Tổng Tham Mưu Trưởng Nga tuyên bố sẽ đáp trả bất cứ cuộc oanh kích nào của Mỹ vào Syria để bảo vệ binh sĩ Nga.”

Tại sao không tiến hành một cuộc ngưng bắn tại Ghouta  lại là lý do khiến Hoa Kỳ phải ném bom hay oanh kích vào quân chính phủ Syria? Bà Nikki Haley nổi tiếng “nổ sảng” hay thật sự Hoa Kỳ muốn nhân cơ hội này mở một cuộc chiến trực diện với Syria trong lúc Nga hiện diện quân sự tràn đầy ở đây? Chúng ta chờ xem. Nếu ít ngày nữa mà Hoa Kỳ không làm gì hết thì Bà Nikki Haley là một đại sứ nguy hiểm cho Hoa Kỳ trên diễn đàn quốc tế. Trước đây Bà Nikki đã chỉ mặt và ghi tên trên 100 quốc gia đã biểu quyết chống lại quyết định của Ô. Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái và đe dọa sẽ có biện pháp trừng phạt và cắt bỏ phần đóng góp tài chính cho Liên Hiệp Quốc, nhưng cuối cùng Hoa Kỳ chỉ đe dọa và không làm gì hết.

Nếu không đóng góp cho LHQ nữa thì Hoa Kỳ mất vai trò quyết định và sẽ phải đơn phương hành động trên quy mô toàn cầu mà không có mạng lệnh của LHQ. Ngoài ra khi nghỉ chơi với LHQ cũng có nghĩa là “chơi luật rừng”. Hoa Kỳ dư sức “chơi luật rừng” như Đức Quốc Xã, Quân Phiệt Nhật hay Phát-xít Ý ngày xưa, nhưng hậu quả ra sao thì chưa ai biết được.

Tình hình Biển Đông:

-Tổng Hợp ngày 3/3/2018: Trong chiến lược ngoại giao đa phương, dùng Nga, Ấn Độ, Úc Châu, Nhật Bản, Hoa Kỳ làm điểm tựa về kinh tế và quân sự, Ô. Trần Đại Quang- Chủ Tịch nước Việt Nam đã thực hiện chuyến công du, gặp gỡ và tiếp xúc với tổng thống và thủ tướng Ấn Độ. Trong cuộc hội đàm với Thủ Tướng Modi, hai bên đã đồng ý đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỉ Mỹ Kim vào năm 2020. Sự tiếp đón trọng thể dành cho Ô. Trần Đại Quang cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong “Hành Động Hướng Đông” và mở rộng tầm ảnh hưởng của Ấn Độ tại khu vực Đông Nam Á. Hiện nay Ấn Độ đang giúp Việt Nam đào tạo phi công lái máy bay tiêm kích, thủy thủ tàu ngầm, cấp tín dụng (cho vay) ưu đãi, học bổng về kỹ thuật và có thể bán hỏa tiễn siêu âm Brahmos cho Việt Nam. Cộng thêm với sự kiện HKMH Carl Vinson vào Đà Nẵng, có lẽ Bắc Kinh, ngoài mặt thì tỏ vẻ thân thiện, nhưng bên trong chắc chắn không ưa gì chiến lược ngoại giao “đu dây” của Việt Nam.

-Aljazeera (Hải Dương) ngày 8/3/2018: “Việt Nam hy vọng sẽ là một trong  những quốc gia đạt thắng lợi lớn nhất với sự tu chính lại Thỏa Hiệp Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP) đã được ký kết vào ngày hôm nay tại Chí Lợi. Thỏa hiệp này có lúc tưởng đã đổ vỡ sau khi Hoa Kỳ tuyên bố rút lui vào năm ngoái.”

Như thế mọi chuyện đã trở nên quá trễ cho Ô. Trump muốn quay trở lại với thỏa hiệp này. Chúng ta chờ xem thái độ của Hoa Kỳ như thế nào.

-Reuters ngày 13/3/2018: “Ngoại Trưởng Úc Đại Lợi Julie Bishop sẽ ca ngợi vai trò của luật pháp quốc tế trong việc giải quyết những tranh chấp tại khu vực Biển Đông – lời bình luận nhằm thúc đẩy nỗ lực của Úc nhắm thành lập một liên minh chống lại sự khăng khăng của Hoa Lục. Bà Bishop trong bài diễn văn trước cuộc họp của ASEAN tại Sydney, dù không nêu tên Trung Quốc nhưng lập luận rằng công pháp quốc tế sẽ đem lại ổn định cho khu vực đang căng thẳng bởi các bên tranh chấp ở Biển Đông và nó sẽ giới hạn ở một mức độ nào đó mà các quốc gia dùng sức mạnh kinh tế hay quân sự để áp đặt những điều bất công lên các quốc gia yếu hơn. Những điều phát biểu này đã lộ ra từ bài diễn văn mà bà Bishop sẽ đọc trong Hội Nghị ASEAN.”

Trong chuyến công du Úc Châu, ngày 15/3/2018, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ Tướng Malcolm Turnbull đã ký Thỏa Hiệp Hợp Tác Chiến Lược giữa hai bên. Điều này cho thấy Úc rất lo lắng về sự lớn mạnh quân sự của Hoa Lục tại Biển Đông.

-The National Interest ngày 14/3/2018: “Nga dường như đang làm việc để thực thi một giao kèo cung cấp cho Nam Dương phi cơ chiến đấu Su-35 tối tân nhất của Nga. Tuy nhiên chưa có chi tiết cho biết lúc nào thì phi cơ được giao.”

Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Đông không dám mua vũ khí của Mỹ là vì -bất thần một chuyện gì xảy ra, Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành lệnh trừng phạt thì những vũ khí đã mua, đặc biệt máy bay sẽ trở thành đống sắt chất trong kho vì không có phụ tùng/cơ phận thay thế. Chính vì thế mà họ thích mua vũ khí từ Nga, một số mua vũ khí của Hoa Lục. Tháng Năm, 2016 Ô. Obama tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, thiên hạ bàn tán xôn xao là Việt Nam sẽ mua vũ khí của Mỹ nhưng hai năm đã qua, Việt Nam chẳng mua gì cả cũng chỉ vì mối lo sợ nói trên. Hiện nay Việt Nam đã mua của Nga hệ thống hỏa tiễn chống hỏa tiễn S-300,  sáu tàu ngầm Hố Đen, bốn tuần dương hạm tàng hình Gepard và tiêm kích Su-30MK2, hệ thống ra-đa tối tân của Do Thái. Rồi với sự hỗ trợ từ Nga và Hà Lan đã tự đóng lấy các pháo hạm Molniya và Sigma. Như vậy sức mạnh tự vệ cũng khá đủ, thiết nghĩ chẳng cần mua vũ khí của Mỹ để làm gì. Nếu có mua thì chỉ mua phi cơ Orion P.3 để tuần thám Biển Đông. Thế nhưng phi cơ tuần thám Mỹ bay từng ngày, từng giờ ở Biển Đông thì Việt Nam bay lên đó để làm gì? Đụng chạm nhau mất công. Và Trung Quốc có thể lấy cớ Việt Nam vi phạm không phận để bắn hạ. Thôi thì để ông Mỹ làm chuyện đó và chỉ cần ký kết thỏa ước “Khi nào ông thấy cái gì trên Biển Đông thì báo cho chúng tôi biết”. Thế là xong, vừa an toàn, vừa tiện lợi. Xin nhớ, mua vũ khí của ai, mua cái gì là cả một chiến lược quốc phòng chứ không phải mua chiếc xe đạp, mua cái nồi cơm điện, mua cặp kính mát đeo chơi.

Nhận Định:

Ngày 5/3/2018: HKMH Carl Vinson của Hoa Kỳ đã ghé Cảng Đà Nẵng đánh dấu một bước tiến mới trong liên hệ quốc phòng Việt-Mỹ. Đã có rất nhiều bình luận liên quan đến biến cố lịch sử này.

-Trong thời kỳ chiến tranh, đã có ít nhất 22 HKMH Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Các HKMH này đậu tại Vịnh Bắc Việt và dọc theo bờ biển Miền Trung, tung ra những cuộc oanh kích vào Miền Bắc, Đường Mòn HCM và yểm trợ cho chiến trường Miền Nam. Nổi tiếng nhất có các HKMH Midway, Coral Sea, Kitty Hawk,  Constellation và Enterprise. Chiếc Enterprise được triển khai từ 1965-1972 và trở lại ở ngoài khơi Vũng Tàu để thực hiện chiến dịch rút lui cuối cùng của người Mỹ cho đến ngày 1/5/1975. Ngoài B-52 phát xuất từ Okinawa (Nhật Bản), U-tapao (Thái Lan), Subic và Clark (Phi Luật Tân)…những máy bay cất cánh từ những KHMH này đã gieo kinh hoàng cho dân chúng và bộ đội Miền Bắc. Thế mà nay HKMH Mỹ lại ung dung ghé thăm Việt Nam trong 5 ngày, được tiếp đón trọng thể với các chương trình hòa nhạc, thể thao, thăm viếng, ăn uống và vui chơi giải trí…Như vậy Việt Nam toan tính gì đây?

-Theo tôi, Việt Nam đã đi một nước cờ liều lĩnh khi cho HKMH Carl Vinson vào Cảng Đà Nẵng. Đối với Mỹ, dĩ nhiên là rất có lợi, nhưng đối với Hoa Lục, đây có thể là một hành động khiêu khích, trong lúc Việt Nam cố cân bằng ảnh hưởng và tránh gây căng thẳng với Hoa Lục.

-Cân bằng ảnh hưởng giữa các siêu cường là chiến lược của Việt Nam. Thế nhưng thực hiện điều này rất khó. Hiện nay Hoa Lục đã quân sự hóa các đảo nhân tạo, hiện diện quân sự thường trực trên Biển Đông và với sức mạnh quân sự mỗi lúc mỗi gia tăng…thì Việt Nam phải làm gì? Theo tôi nghĩ, không còn cách nào hơn là “welcome” Mỹ và quốc tế hiện diện tại Biển Đông và hợp tác quân sự với Mỹ theo từng nấc thang và tùy tình hình. Nói một cách thẳng thừng, ngoài Hoa Kỳ ra thì không một siêu cường nào có thể cân bằng lực lượng với Hoa Lục và giữ yên Biển Đông.

-Tôi cũng phỏng đoán rằng rồi đây HKMH tối tân của Anh cũng có thể sẽ ghé thăm Việt Nam khi từ Úc Châu thực hiện chuyến du hành “Tự Do Hàng Hải” qua Biển Đông. Và tàu chiến tối tân của Nga cũng sẽ ghé thăm Việt Nam và sẽ ghé Cam Ranh chứ không phải Đà Nẵng.

-Chiến lược khôn ngoan của Mỹ ngày hôm nay không phải là đổ 600,000 quân vào Việt Nam, tiêu phí 1000 tỉ Mỹ Kim và hy sinh khoảng 58,000 binh sĩ để ngăn chặn Trung Quốc…mà làm cho Việt Nam mạnh lên – đúng như lời của Ô.  Daniel J. Kritenbrink- Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói trong buổi tiếp đón thủy thủ đoàn của HKMH Carl Vinson ghé Cảng Tiên Sa. Đó là chiến lược ít tốn kém nhất (không phải viện trợ tiền và vũ khí), hữu hiệu nhất (quân đội Việt Nam hiện nay mạnh nhất Đông Nam Á)  và rảnh tay nhất (không phải lo đánh phụ, cõng Việt Nam trên lưng). Một Việt Nam mạnh lên về cả kinh tế lẫn quốc phòng sẽ là lực cản tự nhiên đối với tham vọng bành trướng của Hoa Lục tại Biển Đông. Đó là toan tính của các chiến lược gia Hoa Kỳ ngày hôm nay. Còn ngày mai ra sao thì chưa ai biết được. Chẳng hạn, nếu Mỹ đạt được một thỏa hiệp “Cùng chia nhau Biển Đông, cùng hưởng Thái Bình Dương” với Bắc Kinh thì lúc đó Mỹ chẳng cần Việt Nam nữa và cũng chẳng cần khiêm tốn, ngọt ngào, “nối vòng tay lớn”. Trong bối cảnh thế giới ngày hôm nay, Mỹ hăng hái nhảy vào Việt Nam cũng là để bảo vệ sự tồn vong của Mỹ. Việt Nam dù biết thế, nhưng vì rất cần Mỹ cho nên mới có “Hợp Tác Toàn Diện” và HKMH Carl Vinson ghé Đà Nẵng. Trên đời này, một cặp tình nhân yêu nhau thắm thiết thì cứ làm đám cưới đi, nhưng nếu khôn ngoan thì cũng phải chuẩn bị cho ngày có thể đưa nhau ra tòa.

-Tình hình Biển Đông hiện nay diễn biến khôn lường, căng thẳng mỗi lúc mỗi gia tăng cho nên khó tiên đoán lập trường của Việt Nam “dứt khoát” hoặc tiến xa hơn như thế nào cho nên mọi khẳng định đều quá sớm. Kinh nghiệm Gạc-Ma 1988 cho Việt Nam một bài học là phải cảnh giác ngày đêm với ông bạn đồng chí có “Bốn Tốt và 16 Chữ Vàng”. Bảo vệ đất đai của Tổ Quốc là tối thượng nhưng một sự hợp tác sâu rộng về quân sự với Mỹ sẽ làm tổn thương cho sự hợp tác có tính cách truyền thống và chiến lược với Nga. Chơi với bạn bè mà tự lập, không nhờ vả bạn bè vẫn tốt hơn là lệ thuộc vào bạn. Theo tôi, yếu tố quyết định vẫn là sức mạnh quân sự riêng của Việt Nam. Nếu sức mạnh đó đủ sức răn đe thì Trung Quốc sẽ không dám tấn công hoặc chiếm thêm đảo của Việt Nam – một cuộc chiến lập tức gây khủng hoảng toàn cầu và vô cùng bất lợi cho Bắc Kinh.

Đào Văn Bình

(California ngày 15/3/2018)

 

Từ Hòa bình trong tầm tay đến ngày ký kết Hiệp định Paris – Trọng Đạt

Đây là phần cuối cùng mà tác giả Kissinger đề cập tới cuộc đàm phán của Hiệp định trong White House Years. Tác giả hồi tưởng lại những ngày thương thuyết từ năm 1969 đến đầu năm 1973, suốt nhiệm kỳ thứ nhất của TT Nixon được kể lại rất dài dòng văn tự. Tổng cộng giai đoạn  này trong cuốn hồi ký kể trên tương đương với một cuốn sách ba trăm trang, riêng phần này tác giả đã dành 81 trang khổ lớn để ghi chép lại.

Hồi ký của người trong cuộc Kissinger tuy dài, tường tận nhưng có nhiều sự kiện ít được nhắc tới so với các nhà sử gia viết về giai đoạn này. Trận oanh tạc B-52 cuối năm 1972 chì được kể lại sơ sài, tác giả triết lý dông dài về cảm nghĩ, xúc động của ông khi mang lại hòa bình mà quên nhiều dữ kiện. Trước hết tôi xin lược thuật lời kể của Kissinger, sau đó sẽ đề cập thêm nhận định của các nhà nghiên cứu về giai đoạn này.

Kissinger về Mỹ ngày 23-10 sau khi không được phía Việt Nam Cộng Hòa chấp thuận bản Dự thảo Hiệp định.  Nixon tham vọng thắng lớn trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 7-11, ông dặn Kissinger im tiếng, ông cũng muốn cả hai miền Nam, Bắc VN yên lặng, ông  cũng muốn sớm chấm dứt chiến tranh. Kissinger đã đi Paris, về Washington, sang Paris trở lại, đi Sài Gòn rồi Nam Vang bây giờ lại về Mỹ, từ hy vọng, tức giận đến thất vọng. Hà Nội bác bỏ điện tín ngày 23-10 của Kissinger, chỉ trích phía Mỹ không nghiêm chỉnh, kéo dài chiến tranh, chậm trễ ký Hiệp định. BV nói họ rất nghiêm chỉnh và lên án Mỹ phải chịu trách nhiệm. Ngày 25-10, Kissinger gửi thư cho phía Nga, Trung Cộng nói sẽ vượt mọi trở ngại để ký vào cuối tháng 1.

Ngày 26-10, lúc 5 giờ 30 sáng, đài phát thanh Hà Nội đọc bản tin tiếng Việt, sau tiếng Pháp, Anh. Họ nói cuộc thảo luận tháng trước (tháng 9) và cho biết những điểm chính của Dự thảo. Họ nói Mỹ-Hà Nội đã thỏa thuận ký Hiệp định giữa tháng 10. Hà Nội đề nghị ký trước cuộc bầu cử Tổng thống (7-11) và Mỹ đã chấp thuận. Ngày 20, 23 Tổng thống Nixon đã nói Hiệp định hoàn tất thỏa mãn với nhượng bộ của Hà Nội. Mỹ đã lấy nhiều lý do không giữ đúng thời khóa biếu, Hà Nội tố cáo  Chính phủ Nixon thiếu thiện chí,  nghiêm túc và đòi ký ngày 31-10 (strongly denounces the Nixon Administration’s lack of good will anh seriousness”… trang1397)

Sáng ngày 26-10, báo New York Times cũng nói Mỹ đã thỏa thuận với BV bản Dự thảo Hiệp định ngưng bắn, hy vọng Sài Gòn chấp thuận sớm, tin này do bị tiết lộ từ Paris. Tại Sài Gòn chuyện này đã bị tiết lộ cả tuần và và ông Thiệu không chấp thuận.

Hà Nội đã công bố nên Mỹ cũng phải chấp nhận trường hợp này và phải họp báo xác nhận.  TT Nixon đồng ý cho Kissinger trả lời đài Hà Nội. Kissinger có mục đích bảo đảm với Bắc Việt vẫn giữ những cơ bản của Dự Thảo và đề nghị những thay đổi của Sài Gòn. Ông ta nói khó tránh sự chỉ trích của Sài Gòn và tại Mỹ. Nixon vẫn nhắc Kissinger là Dự thảo tốt hơn chủ trương của McGovern (Ứng cử viên Dân chủ)

Lần đầu tiên Kissinger lên Truyền hình ở cuối nhiệm ký của Nixon, xin sơ lược lời ông ta.

“Chiến tranh đã kéo dài trên 10 năm và đang chấm dứt…

Hòa bình đã ở trong tầm tay (Peace is at hand), một Hiệp định đã trông thấy tuy có khó khăn để tới chỗ ký kết, nhưng ta đã đi được một đoạn đường rất xa”

Kissinger cho biết đã bảo vệ quyền của người miền Nam, họ đã chịu khổ nhiều, lập trường chính phủ VNCH đáng kính phục.

TT Nixon quan tâm chấm dứt chiến tranh bằng thương thuyết nhưng theo nguyên tác Hiệp định sẽ là một hành động hàn gắn chứ không phải chia rẽ.

Kissinger cảnh báo cả Hà Nội và Sài Gòn

“Chúng tôi sẽ không dẫm chân lại lên Hiệp định khi những điều khoản đã đúng. Chúng tôi sẽ không sửa chữa Hiệp định khi nó đã đúng. Với thái độ này, với sự hợp tác của bên kia, chúng ta sẽ tái lập hòa bình, thống nhất với nước Mỹ mau chóng”

Ngày 26-10 gây nhiều xúc động, nếu chiến tranh còn tiếp tục, trong nước Mỹ còn chia rẽ, Kissinger không biết phái đoàn CS có trở lại bàn hội nghị, một dấu hiệu cho BV thấy Mỹ sẽ không sai lời hứa, và cho VNCH biết họ không thể gây trở ngại cho Mỹ. Cuộc thảo luận trở lại bắt đầu ngày 20-11, Hà Nội trễ bốn tuần, khai thông ngày 9-1-1973, ký Tắt Hiệp định (Kissinger và Lê Đức Thọ) ngày 23-1, người ta có thể chỉ trích tại sao đã nói Hòa bình trong tầm tay mà tới sáu tuần mới đàm phán. Vấn đề là một cuộc chiến khốc liệt dài 10 năm, chết vô số kể, được giải quyết trong nhiều tuần là đúng (lời Kissinger)

Điều then chốt là kéo BV trở lại bàn Hội nghị, trước khi họp báo ngày 26-10, Kissinger đã nói (bằng điện tín) với Đại sứ Bunker bảo đảm là ông Thiệu không phản đối tất cả Dự Thảo. BV gửi thư nói Mỹ muốn chấm dứt chiến tranh VN phải nghiêm chỉnh đàm phán. BV66 sẽ đàm phán thiện chí, đứng đắn để sớm chấm dứt chiên tranh đúng nguyện vọng của người VN, người Mỹ và cả nhân dân thế giới, sẽ tạo điều kiện thiết lập bình đẳng  quyền lợi chung Mỹ và VNDCCH. Hôm sau ngày 27-10, xướng ngôn viên BV Nguyễn Thanh Lê  rút lại, họ nói nếu ký Hiệp định tháng 10 thì Lê Đức Thọ, Xuân Thủy sẽ họp với Kissinger. Lê hứa hẹn Hòa bình ở cuối cây bút (Peace is at the end of a pen). Kissinger trả lời họ sau khi họp lần cuối sẽ ngưng ném bom 48 tiếng sau khi ký Hiệp Định

Nga trách Mỹ không họp đúng hẹn có thể do VNCH không đồng ý kiến. Kissinger trả lời thư nhân danh TT Nixon nói chúng tôi giữ cơ bản đề nghị và nhờ Nga giúp đàm phán, Nixon thư cho Nga (do Kissinger soạn) nói mục đích của hòa bình trong tầm tay. Kissinger chỉ thị Sullivan (Thứ trưởng ngoại giao) chuẩn bị thủ tục để sửa đổi các điều khoản do VNCH muốn rồi bảo Tướng Haig gửi thư cho Ngũ giác đài tiếp tục chương trình viện trợ Enhance plus (bị đình chỉ vì ông Thiệu chống bản Dư thảo). Ngày 30-10 Hà Nội nói thời hạn dự trù ngày (ký kết) 30-10 đã qua, họ bị mất mặt, Kissinger nhờ Haldeman nói với Tổng thống: Hà Nội có thể bỏ ký kết, bỏ đàm phán hôm sau 31-10. Trung Cộng phàn nàn về VNCH và đề nghị Mỹ phải ngăn chận VNCH, Kissinger trả lời họ (nhân danh TT)

“Qui vị phía Trung Hoa phải hiểu nguyên tắc chính, chúng tôi không thể coi chính phủ Sài Gòn như bù nhìn, phía VNDCCH (BV) thường cho là Mỹ là ông chủ của đồng minh VNCH, nhận định này là nguyên nhân đưa tới bế tắc. Chính phủ Mỹ xin nhắc quí vị là nhiều cuộc đối thoại giữa Kissinger và Thủ tướng (Chu Ân Lai) khiên chúng tôi kính trọng quí vị đã ân cần với ông Hoàng Sihanouk, chúng tôi nhận định là vấn đề đối với đồng minh (VNCH) không dễ, nguyên tắc không thay đổi.”

Nói chung người Mỹ đa số tỏ ra thoải mái sau khi có tiết lộ ngày 26 việc lập lại hòa bình trong danh dự, đây là một xỉ nhục đối với nhóm những kẻ chống đối, họ chống hai cách: họ nói cuộc họp báo để giúp Nixon đắc cử và có một số phản chiến đạo đức giả lặp lại lời ông Thiệu chỉ trích Hiệp định bất bình đẳng để BV ở lại. Họ thúc dục Mỹ phải đơn phương rút hết (bỏ Đông Dương). Từ lâu họ không đếm xỉa gì tới ngưng bắn, BV rút khỏi Miên, Lào, cấm xâm nhập. Về việc tiếp tục viện trợ cho Sài Gòn, họ chỉ trích những khoản này gây khó khăn cho đàm phán nhưng nay nhiều khoản đã được giải quyết, họ không thừa nhận Chính phủ của họ (tức Nixon) đã không vô đạo đức, ngu xuẩn như vậy.

McGovern chiếm hàng đầu, ngày 29-10 ông ta nói họp báo về Hiệp định Paris ở giai đoạn tranh cử phút cuối, ông có biết là Hà Nội đã nói chuyện ấy trên đài Phát thanh hay không? Ngày 5-11 ông ta nói Kissinger đánh lừa dân, nói dối, cả hai Kissinger và Nixon đánh lừa dân mục đích kiếm phiếu. Hòa bình chẳng thấy đâu cả. Báo Washington Post chỉ trích Kissinger, Nixon đòi hỏi nhiều quá về các điều khoản (asking for too much). Tuần đầu tháng 11 câu “Hòa bình trong tầm tay” bị người ta hỏi sao đàm phán lâu thế để có hòa bình, vấn đề là BV không chịu đàm phán. Ngày 6-11 báo New York Times nói nó là cái vỏ để che đậy leo thang, Washington Post nói Nixon từ chối ký ngày 31-10 vì không muốn có Hiệp định trước bầu cử, ông ta đánh lừa dân

Người dân không tin tưởng hòa bình, ngày 4-11 Hà Nội đồng ý đàm phán họp ngày 14-11 hoặc một ngày nào do Mỹ lựa chọn, ngày 7-11 Kissinger trả lời hẹn ngày 15-11 mục đích có thời giờ cử Tướng Haig tới Sài Gòn khuyên ông Thiệu. Ngày 8-11 Hà Nội trả lời hoãn lại tới 20-11 vì Lê Đức Thọ bị bệnh, họ muốn trả lời sớm, phía Mỹ đồng ý.

Khoảng trống do bầu cử

Giai đoạn kỳ lạ nhất của nhiệm kỳ Nixon là thắng cử áp đảo ngày 7-11-1972, ông đã hoàn thành một lô công trạng tuyệt diệu năm 1971 và 1972: như Thỏa ước Bá Linh, Thượng đỉnh Bắc Kinh, Thượng đỉnh Mạc Tư Khoa và Thỏa ước tài giảm binh bị, chấm dứt chiến tranh VN gần kề… có lẽ đây là lần thắng cử lớn nhất trong lịch sử (lời Kissinger).

Mười một giờ sáng ngày 8-11 (sau ngày bầu cử) tại phòng Roosevelt Tòa Bạch Ốc, Nixon họp cám ơn rồi ra cửa giao lại cho Haldeman (Đổng lý văn phòng) xử lý, ông này bảo mọi người thuộc Ban tham mưu tòa Bạch ốc làm đơn từ chức ngay. TT Nixon sẽ bổ nhiệm các viên chức mới trong một tháng, buổi sáng sau ngày thắng cử, họ bị đuổi, ai nấy đều bối rối. Một giờ rưỡi sau, Nội các cũng phải làm y như vậy. Chẳng hiểu sao ông Tổng thống mới đắc cử lại đuổi các cộng sự viên thân cận nhất mà không giải thích bao giờ. Kissinger cho biết Nixon cảm thấy như bị gạt vì năm 1968 đắc cử với tỷ lệ thấp và áp lực chiến tranh VN đã khiến ông không quét dọn Chính phủ, Nội các, ông ta không tin tưởng những người này vì họ như là phường Dân chủ. Ông không giải thích sự gấp rút này, người ta bị hạ nhục.

Sau phiên họp, Kissinger được Haldeman cho biết thư từ chức của ông chỉ là hình thức, ông (Kissinger) được giữ lại. Chiều 8-11 Kissinger cùng Nixon, Haldeman và Ehrlichman (Cố vân) bay tới Key Biscayne. Sau đó Nixon và Haldeman, Ehrlichman tới Cap David để lập kế hoạch Chính phủ mới. Chín ngày sau, Kissinger chỉ gặp ông có hai lần và ngày 17-11 Kissinger gặp ông chút xíu trước khi đi Paris, rất khó gặp ông ấy, nhà lãnh đạo thắng 61% phiếu phổ thông đã cắt đứt liên hệ với những người cộng sự cũ của ông ta.

Từ khi đi Bắc Kinh về liên hệ giữa Kissinger và Nixon phức tạp, lúc ấy Kissinger thấy mình như một cố vấn vô danh. Nixon cho là cơ cấu cũ có âm mưu đối với ông nên truyền thông chú ý mà Ban tham mưu của ông thiếu khả năng. Ông ta không tin Bộ ngoại giao nên đã giao quyền đàm phán cho Kissinger. Trong giai đoạn đàm phán về Việt Nam hai người không khác nhau về lập trường, khác nhau ở chỗ trước ngày bầu cử (7-11), ông không muốn có quyết định rõ ràng (ông không muốn ký). Kissinger có cảm tưởng thấy có sự ghen tị tài năng, chút xíu nữa đã bay chức cố vấn Tổng thống. Số là có lần nữ ký giả Ý Fallaci phỏng vấn Kissinger, một cuộc nói chuyện tai hại nhất mà ông chỉ gặp cô ta một lúc ngày 2 và 4-11 tại văn phòng của ông. Cô này phỏng vấn nhiều nhân vật lãnh đạo thế giới, Kissinger than thở đã trả giá cho sự ngây thơ của mình, Fallaci gán cho ông câu: “Người Mỹ giống như anh cao bồi…   một mình một ngựa vào thành phố.. và chẳng có ai.. Cái cá tính này giống như Kissinger, ông ta phủ nhận không nói thế. Câu nói ám chỉ ông là vai chính, nó  xúc phạm tới bất cứ ông Tổng thống nào, đặc biệt tổn thương tới Nixon, cho là Kissinger khoe công để hạ thấp Tổng thống. Hậu quả chưa tới ngay, Nixon chưa tỏ dấu hiệu gì phật lòng, khi Kissinger chuẩn bị đi đàm phán với Lê Đức Thọ ngày 20-11, Nixon gặp Kissinger ngày 18-11, Nixon chỉ nói điện thoại với ông

Tướng Haig lại sang Sài Gòn

Ông Thiệu muốn giữ lực lượng Mỹ lại trong cuộc chiến chừng nào ông sẽ không phải lo sợ chiến đấu một mình. Ngày 11-11 Xuân Thủy trả lời báo chí Pháp xác nhận Hội đồng hòa giải dân tộc không phải là chính phủ Liên hiệp trá hình. Để được VNCH ủng hộ, Mỹ phải cử Tướng Haig sang Sài Gòn mang thư TT Nixon đề ngày 8-11, trong thư than phiền ông Thiệu đã công bố cho dân biết bản Dự thảo Hiệp định, Kissinger, Nixon hứa sẽ sửa đổi. Hội đồng hòa giải hai bên sẽ có số người bằng nhau, củng cố vấn đề Khu phi quân sự, cố gắng đòi BV rút một ít, cố gắng tối đa, TT Nixon muốn ông Thiệu trả lời rõ ràng.

TT Thiệu gặp Tướng Haig ngày 10-11, nghe đọc thư Nixon và hứa sẽ suy nghĩ đêm nay. Ngày 11-11, ông Thiệu và toàn Hội đồng an ninh QG chống đối Haig cùng Bunker, đòi BV phải rút quân và đem theo những vũ khí, gửi thư cho Nixon nhắc lại những đòi hỏi và đòi thay đổi trong Ủy ban quốc tế kiểm soát.

Kissinger điện tín cho Haig nói: Thượng viện Mỹ sẽ cắt viện trợ nếu ta không tiến về chiều hướng này (ký kết). Tướng Haig qua Nam Vang thăm viện mồ côi và thăm Lon Lol , ngày 14-11

TT Nixon trả lời ông Thiệu (do Kissinger soạn) giải thích việc BV rút quân, chúng tôi cố gắng tối đa nhưng ông Thiệu mong muốn những cái không thực tế. Nixon cam kết:

“Vấn đề quan trọng nếu địch gây hấn, xin cam kết với ông nếu chúng vi phạm Hiệp định , tôi sẽ trả đũa ngay”

Đây là một bức thư nữa do viên chức VNCH năm 1975 đã công bố ra (tại Mỹ) để hy vọng được viện trợ, đáng tiếc việc này đã khiến Quốc hội có cớ bỏ VNCH chứ không phải để cứu (họ kết án Nixon đã cam kết với VNCH mà không đưa ra Quốc hội)

Kissinger nói chúng tôi không chủ tâm ký một Hiệp định đầu hàng, chúng tôi tin đó là một Hiệp định có được do 45,000 người lính Mỹ (chết tại mặt trận, KIA, chưa kể hơn 10 ngàn chết vì những lý do khác), nó được ký kết không phải để cho BV coi thường. Sau này TT Nixon nói khi gặp ông Thiệu ngày 3-4-1973: Chúng tôi có quyền cưỡng bức thi hành Hiệp định do Hà Nội ký và xác nhận tại một Hội nghị quốc tế gồm 12 nước vào tháng 3-1973. Bộ trưởng quốc phòng Richardson nói với báo chí và chứng nhận trước Quốc hội, Kissinger xác nhận trước cuộc họp báo. Sáu tháng sau, dưới ảnh hưởng của Watergate, họ ra luật cấm Hành pháp không được thực hiện những việc do luật quốc tế nhìn nhận đẻ cưỡng bức thi hành Hiệp định. Như thế họ hủy bỏ những rủi ro của Hiệp định và mỉa mai những hy sinh của quân đội Mỹ.

Ngày 17-11 Kissinger gửi Đại Sứ Bunker một bản tóm tắt những thay đổi để đưa cho ông Thiệu, nhưng thay vì đưa những sửa đổi ưu tiên, Sài Gòn lại đưa ra 69 điều khoản đề nghị sửa đổi (quá nhiều). Gần 4 tuần khiến cho Sài Gòn và Washington bị xa cách, ông Thiệu muốn phía Mỹ phải áp lực mạnh Hà Nội

Ngày 13-11, Kissinger sẽ gặp Lê Đức Thọ, ông ta ăn tiệc với Thứ trưởng ngoại giao Trung Cộng tại New York, ông này hướng dẫn phái đoàn Trung Cộng tới Liên Hiệp Quốc đã nói với Kissinger như sau:

“Không thể để mất cả thế giới để được lòng VNCH”

(One should not lose the whole world just to gain South Vietnam)

Lại họp với Lê Đức Thọ

Ngày 27-11 Laird (Bộ trưởng QP) nói: không thể để mọi việc tiến hành như thế này. Ông nhận xét như vậy vì đã họp với các Thượng nghĩ sĩ, Dân biểu tuần trước. Ông nhắc lại kết luận mà TT Nixon đã họp với Tham mưu trưởng liên quân, TT cho biết nếu Quốc hội họp trở lại (3-1-1973) có thể cắt viện trợ. Phía Mỹ đang đối diện với ác mộng về đàm phán trước khi Quốc hội nhóm họp (đầu năm) mà Hà Nội không chịu hợp tác .

Đám ký giả đông như kiến vây quanh căn biệt thự đàm phán, Kissinger tặng Xuân Thủy, Lê Đức Thọ món quà để bầu không khí êm dịu hơn, khi ông đưa ra 69 điểm đòi thay đổi (của miền Nam) sẽ khiến BV gây khó dễ khiến trở ngại tìm hòa bình  trước phiên họp của Quốc Hội. Sở dĩ Kissinger đưa ra để tránh tai tiếng không quan tâm tới Sài Gòn và để lấy lòng ông Thiệu. Thọ phản đối nói nếu Mỹ đưa ra những khoản thay đổi này tức là muốn chiến tranh kéo dài thêm bốn năm nữa, Thọ đòi coi lại những đề nghị này đêm nay, thế là xong một ngày đàm phán không tiến bộ, thời hạn nay trở nên rất nguy hiểm.

Thọ bác bỏ những đề nghị sửa đổi này, còn đòi sửa lại những khoản họ nhượng bộ trước đây, đòi thả tù Mỹ trong khi VNCH phải thả tù VC. Thọ không còn là con người dễ chịu gần đây (tháng 10) mưốn ký kết sớm Hiệp định, lần này ông ta muốn kéo dài đàm phán vô thời hạn. Mỹ bị lôi cuốn vào cuộc chiến Nam-Bắc VN một thập niên và phải đối diện với sự xâu xé tại Mỹ. Thọ chơi trò mèo vờn chuột, vấn đề thay thế vũ khí bị Thọ làm khó khăn hơn, ông ta đòi thả tù VC tại Sài Gòn cùng với tù Mỹ, các nhân viên dân sự phải theo quân đội về Mỹ.

Tại Washington, liên hệ giữa Kissinger và Nixon căng thẳng, TT cho rằng buổi họp báo ngày 26-10 của Kissinger làm yếu thế đàm phán của Mỹ, ông cấm cung tại Camp David, chỉ có các chuyên viên đối ngoại., đưa ra một chỉ thị với nội dung (tóm lược)

“TT rất nản lòng vì cuộc đàm phán với Thọ vừa qua, ít ra họ cũng phải có thiện chí như ta. Tôi lệnh cho ông (Kissinger) chấm dứt đàm phán để có biện pháp mạnh về quân sự cho tới khi bên kia muốn đàm phán sẵn sàng . Họ muốn ta phải chấp nhận điều khoản của họ. Ông hãy cho họ biết là chúng ta sẽ có cách khác, Tổng thống Mỹ đã có hành động mạnh trước cuộc họp Thượng

đỉnh (Moscow tháng 5-1972) và trước cuộc bầu cử. Nay bầu cử đã qua, ông TT sẽ có hành động cần thiết để bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ”

Haldeman (Đổng lý văn phòng Bạch Cung) còn nhắn Kissinger khi đứng bênThọ không được cười thân thiện (TT không thích). Cuộc họp ngày 23-11 kéo dài sáu giờ, Kissingger chú trọng Khu phi quân sự để ngăn xâm nhập, Thọ nhượng bộ một nửa và gây khó khăn những khoản khác như tù binh Mỹ. Thọ nói sẽ rút một số lực lượng ở gần vĩ tuyến 17 để đổi lấy trao trả tù VC, ông ta không cho biết rút bao nhiêu quân. Kissinger đề nghị rút 100,000 người, Thọ bác bỏ. Kissinger cho là những điều khoản này cho thấy Hiệp định này còn thua Dự thảo tháng 10.

Ngày Thanksgiving, BV đãi bò, gà… Kissinger điện tín cho Nixon nói Thọ nhượng bộ một tí nhưng lại lấy bớt những khoản khác, Hiệp định tệ hơn Dự thảo tháng 10, tùy Tổng thống lựa chọn:

-Bỏ đàm phán, oanh tạc Bắc vĩ tuyến 20 hoặc

-Cải thiện Khu phi quân sự và vấn đề thay vũ khí (cho VNCH), đổi một số điều khoản cho Sài Gòn vui lòng, phần còn lại vẫn như Dự thảo tháng 10. Kissinger không biết Hà Nội có đồng ý chăng, chắc VNCH sẽ từ chối, ông ta không dám khuyên Nixon về hai sự lựa chọn vừa rồi và nghĩ “BV muốn ký sớm trước bầu cử 7-11, nay bầu cử đã qua, họ không cần nữa”

Tổng thống trả lời:

“Ngày 8-10 (BV nhượng bộ) có lợi cho ta, ta phải nhận thức là cố gắng ký Hiệp định như nguyên tắc ngày 8-10”

Nay Nixon lại muốn đốc thúc Sài Gòn hơn Hà Nội:

“Ông phải nói cho Sài Gòn biết nếu không ký Hiệp định được, Quốc hội sẽ cắt hết viện trợ quân sự, kinh tế, lúc đó không thể được Quốc hội ủng hộ nữa”

Sáng hôm sau Nixon lại đổi ý, ông gửi một điện tín khác nói ngưng đàm phán, lấy cớ coi lại những nguyên tắc chính, sẽ có thể ông sẽ oanh tạc BV dữ dội. Kissinger không muốn vậy mà chỉ muốn oanh tạc Bắc vĩ tuyến 20 nếu Hòa đàm tan vỡ mà ta không đạt được.  Nixon nói:

“Mục đích của chúng ta chấm dứt chiến tranh trong danh dự… nay bầu cử đã qua”

Ông muốn tùy Kissinger quyết định, ngày 23-11 được biết ông Thiệu cử ông Nguyễn Phú Đức (Phụ tá ngoại giao) đi Paris để giúp phái đoàn VNCH, Thọ chưa có chỉ thị (Hà Nội) và chưa thấy gì của Sài Gòn. Kissinger đề nghị với Thọ, Kissinger và Tướng Haig sẽ gặp họp với Thọ và Xuân Thủy, họ họp một giờ rưỡi ngày 24-11, Kissinger nói TT Nixon muốn làm mạnh xử dụng oanh tạc, nghĩa là ông từ chối những thay đổi khi Hiệp định yếu hơn trước.

Kissinger hy vọng NP Đức tới có thay đổi, chờ ông tới để quyết định nhưng ông chẳng mang được gì mới lạ, Nixon điện tín nói cho Đức biết thái độ của Quốc hội nhưng ông ta không thay đổi được chỉ thị (của ô Thiệu). Hai bên họp ngày 25-11, sau đó hẹn gặp lại 4-12. Thọ vẫn kiên trì, cứng rắn, có lẽ họ muốn Mỹ ép Sài Gòn chấp nhận Dự Thảo tháng 10 làm Sài Gòn mất tinh thần hoặc Quốc hội có thể ra luật chấm dứt cuộc chiến. Nixon lại đổi ý, ông biết là đàm phán tự nó không thể có kết quả tốt mà chỉ một sáng kiến, trừng phạt là có thể tiến bộ, cần bác bỏ đòi hỏi của VC đòi thả tù VC và dân sự Mỹ (phải về nước theo quân đội). Một điều rõ ràng là hai phía VN không thúc đẩy đàm phán lúc này, Mỹ cần tránh bế tắc và sẽ bị áp lực nào không

Những dấu hiệu cho thấy đàm phán tháng 11 không tiến triển, nhượng bộ của Hà Nội rất giới hạn, họ chỉ làm ra vẻ muốn ký kết. Thọ miễn cưỡng bàn về thủ tục, thời khóa biểu ký kết, Ủy ban kiểm soát đình chiến, Ủy ban Quốc tế… Thọ tránh né những vấn đề này và  kéo dài đàm phán.

Kissinger về Mỹ, báo chí nhắc lại câu “Hòa bình trong tầm tay”. Đàm phán khủng hoảng có nguy cơ tan rã, Mỹ chấp nhận đề nghị của chính phủ Sài Gòn cử ông N P Đức sang Mỹ 29-11, ông này mang bức thư dài của Nguyễn Văn Thiệu gửi Nixon. Nếu Mỹ chấp nhận đề nghị của VNCH sẽ sụp đổ hết sự ủng hộ tại Mỹ, thế giới lại  ép buộc Mỹ ngày một mạnh nhưng không ép buộc Hà Nội

NP Đức muốn hợp tác, không chống đối nhưng không có quyền đi quá lập trường ông Thiệu, ông ta không nhượng bộ Kissinger. Nixon nói với NP Đức nếu không có Hiệp định sẽ không có viện trợ, ông nói sẽ gặp Thiệu để xác định ông sẽ tiếp tục ủng hộ sau khi ký Hiệp định, phải hợp tác với nhau để có viện trợ kinh tế, quân sự, bảo đảm cưỡng bức thi hành Hiệp định. Nixon nói với NP Đức nếu thất bại không ký được Hiệp định, Quốc hội có thể cắt viện trợ giữa tháng giêng.

Sáng 30-11 Nixon nói đã gặp Bộ trưởng quốc phòng Laird và TMT liên quân, Laird cho là Quốc hội sẽ cắt tất cả các viện trợ.

Kissinger gửi văn thư cho Hà Nội ngày 27-11 nói ngày 4-12 sẽ cố gắng giảm oanh tạc BV, TT Nixon theo lời khuyên của  Kissinger đã giảm 25% các phi vụ, có lẽ đó là một sai lầm, BV đáp ứng rất yếu, họ chỉ trích trắc trở là do Mỹ ngụy, phía Mỹ trả lời:

“Việc ký kết nhanh hay kéo dài sẽ có hiệu quả không ngờ, Mỹ cố gắng tối đa nhưng cần có sự cố gắng của VNDCCH”

Quốc hội Mỹ bắt đầu tức giận với hai phía VN.

Hội nghị tháng 12, Hòa đàm tan vỡ

Kissinger điện tín cho Lê Đức Thọ đề nghị mật đàm, Hà Nội đồng ý. Thọ kết án Mỹ liên kết với bù nhìn VNCH, chỉ trích không thả tù VC đã thỏa thuận từ tháng 10, Thọ nói BV không sợ áp lực quân sự

Kissinger nói : “Các ông đã đề nghị ngày 8-10, tôi đã nói sẽ đi Sài Gòn thảo luận và sẽ gặp lại hai, ba tuần sau đó, chúng ta đã thảo luận ba năm, chậm vài tháng có gì đâu, ông kết án chúng tôi không đáng tin cậy là xúc phạm. Chúng ta đã làm xong gần hết, không có gì bàn lại, tuần này sẽ ký, nếu không sẽ không bao giờ hoàn tất được. Chúng ta chỉ có hai cách một là hòa bình, hai là chiến tranh, chúng tôi muốn hòa bình

Kế hoạch của Kissinger là giải quyết những vấn đề trong hai ngày nghĩa là tới chiều 5-12, buổi sáng khi Kissinger và Thọ kết thúc ký kết, Phó TT Agnew và Tướng Haig sẽ đi Sài Gòn để thuyết trình ông Thiệu, trong 48 tiếng Mỹ sẽ ngưng oanh tạc BV, sẽ ký Hiệp định hạn chót là 22-12

Thọ nói tràng giang đại hải, không thay đổi lập trường, ông ta kêu gọi Kissinger cố gắng nhiều mà Thọ thì chẳng cố gắng tí nào, sau đó Thọ lại bác bỏ hết những nhượng bộ, rút lại tất cả những nhượng bộ từ tháng 11, đòi đổi tất cả những khoản đã thỏa thuận từ tháng 10.

Kissinger báo cáo Tổng thống

“Hắn bác bỏ những đề nghị thay đổi của Mỹ, đòi thay đổi vấn đề tù dân sự (VC), đòi chuyên viên Mỹ phải rút hết khỏi VN (Không quân VN sẽ không bảo trì được), hắn rút lại những nhượng bộ vài tuần trước. Hiệp định còn tồi tệ hơn lúc bắt đầu. Hắn đòi trở lại Dự thảo tháng 10, nghĩa là hai bên không thay đổi gì cả”

Kissinger cho là BV muốn phá Hòa đàm và nói với TT Nixon:

“BV cho là ta bất lực, Mỹ bất hòa với VNCH, bị trong nước chống đối, nếu họ chịu ký tôi sẽ thỏa thuận những điều kiện chấp nhận được”

Trong khi ấy Nixon sẵn sàng xử dụng B-52 oanh tạc Hà Nội, Hải Phòng trước cuộc đàm phán 6-12, Kissinger gửi điện tín cho TT nói hiện còn sớm để dùng sức mạnh. Ngày 6-12, Kissinger điện tín cho Haldeman nói nếu 48 tiếng đồng hồ sau không có thỏa thuận, như vậy đàm phán không có kết quả, ta có thể nhượng bộ hay vận động dân ủng hộ. Nga khuyên Mỹ kiên nhẫn, BV sẵn sàng ký trong 48 giờ nữa trong khuôn khổ tháng 10, ngày 6-12 đàm phán không có gì thay đổi, hai bên coi lại lập trường của mình, Thọ không muốn thỏa thuận. Hôm sau 7-12 coi như thất bại, bên nào cũng chờ bên kia nhượng bộ, Kissinger báo cáo Nixon cho biết có thể hòa đàm tan vỡ, có lẽ cần phải can thiệp (quân sự). Tướng Haig cho biết Phó TT Agnew sẽ đi Sài Gòn nếu hôm sau có khai thông

Kissinger muốn tạm ngưng đàm phán về Mỹ để hỏi ý kiến Nixon, Hà Nội  vờ vĩnh đàm phán, họ muốn dồn Mỹ vào góc tường, Thọ từ chối không cho các chuyên gia bàn thủ tục ký Hiệp định, đó là cách không kết thúc đàm phán thỏa thuận, họ cho là Hà Nội trên cơ Mỹ.

Thọ làm ra vẻ như sắp thỏa thuận để tránh không bị Mỹ dùng võ lực. Nixon nói ám chỉ câu Hòa bình trong tầm tay (Peace is at hand) của Kissinger và trách vì câu này khiến người dân không ủng hộ ta nữa.

Ngày 10-12, Nixon gọi cho Đại sứ Nga và nói giúp đưa Hà Nội trở lại lập trường Khu phi quân sự tháng 11, sau lại nói Agnew đi Sài Gòn và giửi chỉ thị cho Kissinger nói: “Giữ vững lập trường về Khu phi quân sự. Ngày 11-12, Thọ không muốn ký kết ít ra là vòng này, hắn từ chối ký thủ tục ký kết, không muốn bàn về thủ tục rõ ràng, không muốn ký Hiệp định hôm nay, hay ngày mai

Kissinger báo cáo TT Nixon:

“Ngày mai không ký được, Hà Nội cho là ta không tiếp tục chiến tranh vì bị dân chống đối trong nước và trên thế giới mong đợi hòa bình, chúng chỉ hy vọng Mỹ-VNCH tan rã. Giáng sinh khiến ta không oanh tạc BV được, không hy vọng gì có Hiệp định, Tông thống phải hiểu là Hiệp định dưới tình thế này sẽ đưa tới sụp đổ miền Nam VN”

Tổng thống khuyên Kissinger ráng kiên nhẫn chờ ký thỏa thuận và cho báo chí biết nếu Tổng thống quyết định ném bom địch, trước khi Kissinger gặp Thọ, VNCH bác bỏ những điều khoản Dự thảo. Kissinger phục Nixon bị áp lực  hàng nghìn kẻ thù và bị đồng minh duy nhất (Sài Gòn) ép buộc, ông Thiệu chứng tỏ là người QG chân chính không phải bù nhìn. Nixon gửi cho Kissinger một điện tín để đọc cho Thọ nghe: Mỹ sẽ không bao giờ nhượng bộ thêm. Sullivan và Nguyễn Cơ Thạch gặp nhau buổi sáng, BV từ chối làm sơ thảo thủ tục và giữ quyền vượt Khu phi quân sự, Thọ đồng ý gặp một lần nữa hôm sau.

Ngày 12-12 Kissinger báo cáo: BV mỗi ngày một tỏ ra không muốn ký kết, để ta không có cớ dùng áp lực quân sự, chúng giả vờ kéo dài, có lẽ ta cần áp lực mạnh (oanh tạc)

Ngày 13, ngày cuối, cuộc đàm phán dài nhất đã qua, mỗi ngày thấy thỏa thuận một xa vời kể từ 4-12 tới nay (13-12), BV không cho Hiệp định thành hình kết thúc, chúng cù cưa, kéo dài…

Hà Nội cho là quan hệ Mỹ-VNCH tan vỡ, Quốc hội họp trở lại (đầu tháng 1-73) là điều đáng sợ cho Hành pháp hơn Quốc hội cũ

Kissinger đánh điện chót từ Paris

“Hà Nội coi thường ta, cho là ta không còn cơ hội áp lực quân sự, Sài Gòn thiển cận phá Hiệp định, nếu không ký kết được khi trong nước đang áp lực ta khó có Hiệp định và lấy tù binh về, ta sẽ không giữ được miền nam VN”

Ta phải áp lực mạnh, oanh tạc mạnh, phong tỏa hải cảng, oanh tạc nhà máy điện hai ngày, xử dụng B-52, áp lực Sài Gòn để họ không chống ta, không nhượng bộ họ. Sau đó hẹn gặp Thọ đầu tháng 1-1973, có thể Thọ có chỉ thị mới, nếu gặp trở ngại sẽ phải áp lực Hà Nội, ta sẽ chỉ trích hai miền Nam, Bắc VN nhưng chủ yếu là BV

Sau đó đề nghị rút, kết thúc oanh tạc, đổi tù binh sau đó tới phiên VNCH nếu thất bại sẽ ký riêng với BV.

Trận oanh tạc Giáng sinh

Người ta thường cho là oanh tạc Giáng sinh là trận tàn phá dữ dội, độc ác, không mục đích. Sự thật tháng 12, Hà Nội cố tình kéo dài chiến tranh nên Nixon phải trở lại biện pháp quân sự. Tháng 12 1972 là một bi kịch, từ đầu đến cuối cuộc chiến đều có chia rẽ, nếu ta không quyết định thì Nam, Bắc VN sẽ đi xa hơn.

Cuộc đàm phán tháng 12 đã được Kissinger đề nghị với TT Nixon áp lực quân sự nếu muốn chấm dứt chiến tranh, Kissinger khuyên TT nên giải thích cho dân Mỹ biết nguyên do bế tắc và xử dụng vũ lực sau đó, nếu BV đã chấp nhận về Khu phi quân sự thì có lẽ Nixon đã đồng ý ký, ông chưa muốn oanh tạc và mở rộng chiến tranh

Hà Nội tham lam quá, họ biết Mỹ và VNCH bất hòa, tin là Quốc hội sẽ ra luật (chấm dứt chiến tranh)  đầu tháng 1-1973, họ sai lầm khi dồn Nixon vào chân tường (The North Vietnamese committed a cardinal error in dealing with Nixon: They cornered him trang1447). TT Nixon trở nên nguy hiểm khi ông không còn đường lựa chọn, ông không muốn nhiệm kỳ hai cũng bị thương tổn như trước. Haig cũng có quan điểm cho rằng BV đã gây trở ngại cần áp lực quân sự mạnh, khi Kissinger về Mỹ ngày 13-12, Tướng Haig nói cần oanh tạc bằng B-52 cho mạnh.

Nixon, Kissinger, Haig họp sáng 14-12, không có lý do gì chờ BV đàm phán thuận lợi khi họp vào tháng 1-73, BV sẽ khinh rẻ Mỹ, nếu Sài Gòn không nhượng bộ, Quốc hội sẽ cắt hết các ngân khoản. Kissinger cho biết trong chính phủ không ai đồng ý xử dụng quân sự vì Quốc hội, truyền thông sẽ la lớn, Bộ trưởng QP Laird chống biện pháp quân sự. Tại cuộc họp ở phòng bầu dục ngày 14-12, mọi ngưởi đồng ý biện pháp quân sự, Kissinger muốn dùng máy bay chiến thuật tại các khu đông dân cư, Haig muốn oanh tạc B-52 vì phải đánh thật  mạnh địch mới sợ và chịu trở lại bàn Hội nghị.

Nixon chọn kế hoạch cho oanh tạc ồ ạt bằng B-52, pháo đài bay không phụ thuộc vào thời tiết, Kissinger cảm phục Nixon nhưng buồn vì ông không lên TV, ông ra lệnh cho gài mìn ngày 17-12 và oanh tạc ngày 18. Trận oanh tạc này gây kinh hoàng cho BV, nó là canh bạc cuối cùng của TT Nixon cũng như trận Tổng tấn công tháng 3-72 của Hà Nội là ván bài chót của địch (The B-52 bombing was in these sense his last roll of the dice, as the March offensive had been Hanoi’s, trang 1449). Nixon muốn áp dụng biện pháp quân sự thật mạnh nhưng đàm phán thật nhẹ nhàng, ngược lại Kissnger thì muốn đàm phán cứng rắn và quân sự mềm dẻo, chỉ có lần này ông ta đồng ý với Tổng thống

Báo chí chỉ trích Nixon oanh tạc BV tàn bạo, đó là một điều xấu hổ trên trái đất, ném bom dã man dưới danh nghĩa vì hòa bình. Quốc hội chỉ trích tuy thầm nhẹ nhưng mạnh hơn. Họ cho là Nixon không cón lý trí, chiến thuật đồ đá, người dân bị lừa, chiến tranh dữ dội hơn. Âu châu lên án mạnh, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Bỉ…chống đối dữ dội. Các nước Âu châu, NATO không ai ủng hộ Mỹ. Nga, Tầu lên án chống Mỹ. Thái Lan, Đại Hàn ủng hộ Mỹ.  Nam Dương, Mã Lai không chống Mỹ, Sài Gòn dĩ nhiên vui thích

Một nhà sử gia nói.

“BV nói khoảng từ 1,300 tới 1,600 người bị giết mặc dù đã di tản nhiều, cuộc oanh tạc Đức, Nhật hồi Thế chiến Thứ hai giết  hàng chục ngàn. Đông Đức ước lượng có 35,000 người chết trong cuộc oanh tạc DresDen tháng 2-1945, ngày 9-10, oanh tạc Tokyo làm cháy nhà ngày 9, ngày 10-2-1945 khoảng 83,793 chết và 40,918 bị thương. Báo Kinh tế Luân đôn nói sổ tử thương của Hà Nội rất nhỏ so với số bị BV pháo kích tại An Lộc hoặc số đồng bào chạy loạn trên đường Quảng Trị tháng 5-1972, ngoài ra một phần do 1,000 hỏa tiễn BV bắn lên rớt xuống giết nhiều người”

New York Times nói BV phóng đại. Giữa Nixon và Kissinger có sự rạn nứt, TT cho người theo dõi những cuộc điện thoại của Kissinger, nếu đàm phán thất bại, Kissinger sẽ từ chức ngay, nếu thành công sẽ từ chức cuối 1973.

Đàm phán trở lại

Sáng 18-12, Mỹ gửi văn thư cho Hà Nội kết án họ gây trở ngại đàm phán và đề nghị họp ngày 23-12, Mỹ cũng sẵn sáng họp ngày 26 là ngày tấn công B-52 dữ dội nhất. BV nói ngưng oanh tạc sẽ đối thoại và nói Thọ không thể họp trước ngày 8-1-1973 vì bị bệnh, họ nói rất lễ phép muốn ký Hiệp định. Nixon muốn họp trước ngày Quốc hội họp trở lại (3-1-1973), hôm sau BV nói sẵn sàng họp trở lại nếu ngưng oanh tạc, Kissinger đề nghị Nixon ngày 2-1-1973 sẽ họp kỹ thuật (thủ tục ký kết), Thọ và Kissinger sẽ đàm phán ngày 8-1 nhưng TT muốn họp (ngày 2) trước khi Quốc hội họp trở lại ngày 3-1, Mỹ đề nghị ngưng oanh tạc trong 36 tiếng.

Ngày 29-12 Kissinger gửi điện tín cho Hà Nội nói ngưng oanh tạc lúc 7 giờ tối, ngày 30 Mỹ tuyên bố ngưng oanh tạc. Kissinger tuyên bố Mỹ đã thắng ván cờ và sẽ thành công phiên họp tiếp theo sau (I was positive we had won our gamble and that the next roud of negotiations would succeed…trang 1459)

Lại đến VNCH, TT Nixon không đồng ý với ông Thiệu, Kissinger soạn văn thư cho Tướng Haig đi Sài Gòn. Nixon cho biết không muốn Thiệu hiểu lầm cuộc oanh tạc này là biểu hiện Mỹ muốn tiếp tục chiến tranh với BV, trong đoạn chót bức thư Nixon nói:

“Tôi cử Tướng Haig sang Sài Gòn để hỏi sự đồng ý của ông, ta cùng hợp tác ký kết hoặc chúng tôi sẽ ký riêng. Xin nói cho ông biết, Haig sang Sài Gòn không phải để thương lượng với ông. Giờ là lúc chúng ta cùng hợp tác đàm phán với kẻ địch. Ông phải quyết định hoặc muốn cùng hợp tác hay muốn chúng tôi ký với Hà Nội vì quyền lợi riêng của Mỹ

Ngày 19-12, Tướng Haig tới Sài Gòn gặp ông Thiệu, ông chỉ muốn gặp riêng Thiệu, không gặp HĐANQG, ông Thiệu biết đây là tối hậu thư và sẽ trả lời hôm sau. Haig đồng thời đi thăm Lon Lol. Hôm sau 20-12, ông Thiệu trả lời Tướng Haig, ông này điện tín cho Kissinger nói Sài Gòn rút những chống đối các khoản chính trị nhưng không chấp nhận BV còn ở lại. Tướng Haig, Kissinger khuyên Nixon ký riêng với BV nếu VNCH không hợp tác, Mỹ sẽ ký riêng để lấy tù binh.

Vòng đàm phán tháng Giêng

Ngày 2-1-1973 Hạ viện Dân chủ bầu nội bộ với tỷ lệ 154/75 để cắt hết các khoản viện trợ cho các hành động quân sự tại Đông Dương (của chính phủ) để quân Mỹ rút an toàn, lấy tù binh, Quốc hội dọa bỏ Việt, Mên, Lào. Ngày 4-1, Thượng viện Dân chủ bầu nội bộ tỷ lệ 36/12. Hà Nội không thể chờ Quốc hội cắt viện trợ nên vội đàm phán.

Hai bên đàm phán kỹ thuật, thủ tục ký kết ngày 2-1, đại diện Mỹ Sullivan, đại diện BV Nguyễn cơ Thạch. Sullivan cho biết cái trò kéo dài trong tháng 12 không chấp nhận được. Khi mới họp BV kết án ném bom, sau đó không nhắc lại, phía Mỹ cho biết đại diện BV nhớn nhác, nhục nhã. Hôm sau Thạch và Sullivan họp với nhau.

Ngày 4-1 TT Nixon họp Roger, Kissinger, Moorer, Laird. Ông nói về truyền thông đạo đức giả. Ngày 5-1, TT Thiệu và TT Nixon thư từ với nhau:

“Tôi chỉ xin nhắc lại là VNCH chỉ tồn tại nếu có sự thống nhất hai nước (Mỹ-VNCH), sẽ bị tổn hại nếu ông tiếp tục con đường (chống Hiệp định) như vậy. Quốc hội mới bầu trở lại họp khóa đầu đã cảnh báo ta những chuyện đã làm. Tôi tin là ông quyết định hợp tác với chúng tôi, tôi xin hứa bảo đảm giúp đỡ sau khi ký Hiệp định và sẽ trả đũa tối đa nếu địch vi phạm một lần nữa, xin ông hợp tác chúng tôi”.

Ông Thiệu trả lời mơ hồ, ngày 7-1 ông không nói ủng hộ Mỹ nhưng không nói chống ký như trước. Ngày 6-1 TT Nixon và Kissinger họp tại Camp David để xét lại chiến lược và thúc dục Kissinger ký điều khoản nào cũng được, ký những điều khoản tháng 10 cũng được. Thọ tới Paris tuyên bố cố gắng ký sớm và không thay đổi Dự thảo tháng 10. Vì thế ngày 8-1 Kissinger gặp Thọ, cả hai bên đều nói đây là vòng cuối đàm phán. Ngày đầu kéo dài 4 giờ rưỡi, Kissinger báo cáo Nixon: có thể họ sẽ gây khó khăn như tháng 12, sáng mai sẽ gặp nhau, hy vọng sáng sủa hơn. Phiên hôm sau 9-1 có khai thông, Thọ đề nghị Nguyễn Cơ Thạch làm việc toàn ngày về mặt thủ tục, không can dự đàm phán, Kissinger đồng ý.

Thọ nói: “Để chứng tỏ chúng tôi có thiện chí, tìm giả pháp….dĩ nhiên hai bên cần nhượng bộ, nếu bên nào cũng khăng khăng sẽ không ký được, ông đồng ý không?”

Kissinger báo cáo Nixon: Chúng ta đã tiến bộ trong việc ký kết nhưng nói chung đàm phán tiến tới (Dự thảo) tháng 10. Nhờ Nixon cứng rắn và BV thấy ông không bị áp lực của Quốc hội và người dân nên đã được như vậy”

Nixon nói “Cám ơn quà sinh nhật (đúng ngày sinh nhật Nixon 9-1) và báo cáo, nếu họ giữ thỏa thuận và không bỏ dịp ngày mai, cái ông làm hôm nay là quà sinh nhật tốt đẹp nhất từ 60 năm qua của tôi”.

BV và VC ký trong một trang, trang kia Mỹ và VNCH, đàm phán khởi đầu 1968 với tranh cãi về cái bàn, kết thúc 1973 với tranh cãi cùng một vấn đề. Thọ đồng ý ngưng bắn bên Lào mười lăm ngày sau ngưng bắn tại VN, chỉ riêng nước Miên cam kết nói miệng không ghi trong Hiệp định.

Thọ nói về khó khăn của BV đối với Khmer đỏ: Tôi đã nói nhiều lần chúng tôi muốn hòa bình ở VN, Lào và Miên nhưng khi bàn thảo với Miên khó hơn với Lào. Tôi xin cam kết tái lập hòa bình ở VN, Lào sẽ tạo điều kiện ở Miên, khi VN, Lào đã hòa bình, chúng tôi không muốn chiến tranh ở nơi khác (như Miên)

Đàm phán tháng 12 Mỹ bị cả hai miền Nam, Bắc VN thù ghét, Kissinger biết là Mỹ sẽ phải đương đầu với VNCH phía trước mặt. Ông ta và các đồng nghiệp Sullivan, Winston Lord, John Negroponte, Engel, Rodman.. làm việc 15 giờ một ngày, họ làm  tới cùng. Bốn mươi tám tiếng sau sẽ ngưng oanh tạc toàn diện, khoảng 18-1 sẽ thông báo Kissinger trở lại Paris để ký tắt Hiệp định. Ngày 13-1 bản Dự thảo hoàn thành, hai bên Mỹ và VN cùng ăn trên một bàn. Cuộc thảo luận từ 20-11 có thay đổi một số điều khoản, chính phủ VNCH mãi tới 20-1 mới chịu đồng thuận với Mỹ (không chống ký kết). Hội Đồng hòa giải không được ghi trong Dự thảo, nhiệm vụ của HĐ bị giảm quyền. Một điều khoản ghi thêm là các bên không được dùng Miên để xâm lấn các nước khác. Bộ máy Quốc tế kiểm soát đình chiến lên tới 1,160 người sẵn sàng hoạt động khi vừa ký xong Hiệp định, những thủ tục cơ bản để bổ sung Hiệp định đã ký xong.

Phải mất ba tháng, thay đổi khoảng 20 điều khoản và dọa cắt viện trợ để ông Thiệu không chống Hiệp định để đồng thuận với Mỹ. Hòa bình, Mỹ rút về là một vết thương cho miền nam VN. Bi kịch tháng 12 (oanh tạc) trách nhiệm và lỗi về Hà Nội. Ký kết gần xong thì Hà Nội đã quyết định ngưng đàm phán, cho tới nay Kissinger nói vẫn không hiểu rõ nguyên do (trang 1468)

Ông Thiệu dịu giọng

Kissinger về Mỹ ngày 13-1-1973 và báo cáo TT từ nửa đêm cho tới 2 giờ 30 sáng. Kiểm điểm lại đàm phán, mặc dù ông không vui vẻ với vài hành động của TT Nixon dành cho mình, tới nay ông đã cảm thấy chút tình cảm. Hai người nói chuyện thân thiện. Ngày 14-1 Haig đi Sài Gòn với tối hậu thư của Mỹ có thể ký riêng với BV mà không cần VNCH. Ngày 15-1 Tòa Bạch Ốc sẽ loan báo chấm dứt oanh tạc, ngày 18-1 sẽ thông báo Kissinger trở lại Paris ngày 23-1-1973 để hoàn tất Hiệp định (ký tắt). Chiều hôm ấy TT Nixon sẽ nói cho toàn quốc biết các nhà ngoại giao sẽ ký chính thức ngày 27-1 tại Paris. Cái mà ta đã phấn đấu, cầu nguyện, hy vọng và có lẽ cả thù ghét- đó là chấm dứt sự can thiệp, lấy lại hòa bình –nó sắp được tổ chức, cử hành.

Nhưng phía Mỹ chưa được Sài Gòn đồng thuận, TT Nixon quyết định cử Tướng Haig ngày 16-1 đưa thư của TT Nixon cho ông Thiệu, thư liệt kê những cái lợi của Hiệp định và kê khai những thay đổi đã được thương lượng từ tháng 11, 12 (sơ lược)

“Tôi quyết định cho ký tắt ngày 23-1 và ký chính thức ngày 27-1 tại Paris, nếu cần đơn phương. Trong trường hợp này tôi sẽ tuyên bố chính phủ của ông cản trở hòa bình, kết quả không thể tránh được là nước Mỹ sẽ cắt hết viện trợ kinh tế, quân sự cho VNCH. Tôi hy vọng sau cùng hai nước chúng ta đã cùng chia xẻ trong cuộc chiến, sẽ cùng gìn giữ và an hưởng thái bình”

Tướng Haig được lệnh đòi Thiệu phải trả lời chiều 17-1, ông ta chưa nhượng bộ, vẫn than phiền Hiệp định còn thiếu cân bằng, BV vẫn còn ở lại nên ông có bổn phận phải chống đối (Haig nghĩ vậy). Hôm 17-1 ông Thiệu đưa thư cho Tướng Haig nhờ nói TT Nixon sửa chữa một số khoản về nghi thức ngoại giao. Vô ích, ông Thiệu phải biết rõ, Dự thảo đã đông cứng rồi, không có đàm phán nào nữa, TT Nixon trả lời ngay trong ngày. Bức thư cũng giống như thư cũ và đe dọa như trước: đòi trả lời sáng 20-1 – ngày nhậm chức – khi Haig trở lại Sài Gòn sau khi đi Miên, Lào. Nếu ông không trả lời coi như từ chối ký, Chính phủ Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm về hậu quả của nó (The responsibilitiy for the consequences rests with the Government of Vietnam, trang 1470).

Ngày 18-1, TNS John Stennis, Goldwater cảnh cáo Hành pháp nếu Sài Gòn cản trở Hiệp định sẽ tai hại cho tình hình Mỹ-Việt. Hôm 20-1 ông Thiệu cử Bổ trưởng Trần Văn Lắm đi Paris để tham gia đàm phán cuối cùng, nghĩa là ông ta thuận ký, ông Thiệu vẫn đòi sửa đổi một chút. TT Nixon phải bác bỏ và muốn ông Thiệu phải đồng ý trưa hôm sau nếu không ông sẽ nói cho các vị lãnh đạo Lập pháp biết là ông ta không thuận ký.

Ngày 21-1, ông Thiệu nhượng bộ chỉ đòi sự xác nhận song phương Mỹ-VNCH rằng Mỹ chỉ nhìn nhận VNCH là chính phủ hợp pháp của miền nam VN và BV không có lý do đóng quân ở đấy. Kissinger tin tưởng  Sài Gòn đủ sức đương đầu với du kích và vi phạm nhỏ, đe dọa can thiệp của Mỹ sẽ khiến BV không dám vi phạm lớn, theo lời Kissinger, Chính phủ Mỹ muốn một nền hòa bình lâu dài, nếu không có Watergate, họ đã giúp được VNCH.

Sau cùng là hòa bình, Peace at last, Kissinger dự lễ nhậm chức của Nixon nhiệm kỳ hai vào ngày 21-1, hôm sau 22 đi Paris để ký tất với Thọ, Sullivan và Nguyễn Cơ Thạch đã duyệt lại bản văn mấy ngày liền. Khi ông ta tới Paris được tin cựu TT Johnson chết hôm 23, cuộc họp bắt đầu 9 giờ 35 sáng thứ ba 23-1, Thọ nhắc Mỹ viện trợ tái thiết, Hiệp định đã ký không bàn gì thêm được vả lại còn tùy Quốc hội chấp nhận

Lê Đức Thọ nói (tóm tắt):

“Thưa ông Cố vấn, chúng ta đã thương thuyết gần 5 năm, tôi có thể nói đây là không khí mới của chúng ta, đây là viên đá đầu tiên cho mối liên hệ hai nước mặc dù ngày ký chính thức trong vài ngày nữa. Tái lập hòa bình là ước vọng của nhân dân Việt-Mỹ và của cả thế giới.

Nay chúng ta xong nhiệm vụ, tôi xin nói với chính phủ ông qua ông và ông nói với chính phủ tôi qua tôi, chúng ta không thể quên cái ngày lịch sử này, vì cả một quãng đường dài và khó khăn mà chúng ta đã vượt qua. Đây là một điều khiến tôi và ông mãn nguyện và Hiệp định sẽ được chính thức ký kết vài ngày sau. Chúng ta sẽ xúc tiến Hiệp định, tôi nghĩ chúng ta cũng làm như nhau để hòa bình tồn tại ở VN và Đông Nam Á”

Kissinger đáp

“Thưa ông Cố vấn đặc biệt, hai dân tộc chúng ta đã chịu nhiều  đau khổ, tàn phá, tôi và ông đã được hân hạnh chấm dứt cuộc chiến. nhưng nhiệm vụ của chúng ta chưa chấm dứt trừ khi chúng ta đem lại hòa bình lâu dài cho các dân tộc Đông Dương và hòa giải giữa nhân dân VNDCCH và nhân dân Mỹ. Tôi xin hứa sẽ xúc tiến thi hành Hiệp định, hơn thế chúng ta cần cải thiện liên hệ hai nước, tôi nghĩ chúng ta sẽ có bổn phận về phương diện này. Tôi hy vọng nó đánh dấu tình hữu nghị giữa hai dân tộc

Sau đó Thọ và Kissinger ra ngoài đường bắt tay, Kissinger ăn trưa với Trần Văn lắm, ông Lắm can đảm, uy tín không nhắc chuyện cũ. Cuộc chiến VN của Mỹ chấm dứt.

Bản nhạc kết thúc

Ngày 23-1 Kissinger về lại Mỹ lúc 6 giờ 30 chiều, TT Nixon tuyên bố ngưng bắn và ký Hiệp định Paris, TT tường trình các Chủ tịch Ủy ban Quốc hội tại Cabinet room, phòng Nội các. Hơn hai triệu người Mỹ đã tham dự tại phần đất xa xôi, mấy trăm ngàn người đã bị thương, 45,000 người đã bỏ mình tại đây (chưa kể hơn 10,000 đã chết vì những lý do khác). Gia đình họ có chút hãnh diện vì nó không phải vô ích. Những người chống đối cuộc chiến nay đã toại nguyện, các dân tộc Việt-Miên-Lào có lẽ sẽ được hưởng sự yên lặng, an toàn, tiến bộ, một tương lai xứng đáng với sự hy sinh.

…Mỹ đã làm dịu căng thẳng với các nước thù nghịch, Hành pháp Mỹ nay quyết thực hiện năm 1973 là năm của châu Âu và Nhật. lúc một giờ chiều, TT Nixon nói ông đã cống hiến cho cựu TT Lyndon Johnson, người đã ước mong cái ngày này và xin dân Mỹ hãy thực hiện niềm hòa bình lâu dài mà ta được hưởng

Mỹ, VNCH, VNDCCH, VC ký chính thức Hiệp định ngày 27-1-1973

Nhận xét

Xin sơ lược từ đầu: Ngày 18-10-1972 Kissinger sang Sài Gòn để thuyết phục chính phủ VNCH chấp thuận bản Dự thảo Hiệp định tháng 10 nhưng đã bị chống đối dữ dội. Ngày 23-10, Kissinger về Mỹ, ba ngày sau 26-10 ông họp báo tuyên bố “Hòa bình trong tầm tay” mục đích tiết lộ sự thật về Dự thảo vì Hà nội đã công bố trước. Sau đó cuộc thương thuyết ngày một bế tắc, Hà Nội muốn ký Hiệp định cuối tháng 10, trước ngày bầu cử Tổng thống, nay  bất thành nên họ phá hòa đàm tháng 11, 12 bằng cách kéo dài thương thuyết. Họ tin là TT Nixon không dám làm mạnh, nhưng đã tính sai nước cờ khi cho rằng phá hòa đàm để hy vọng Quốc hội mới bầu họp đầu năm (3-1-1971) sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh. Hà Nội tưởng khi ấy bất chiến tự nhiên thành, Hành pháp Mỹ sẽ bị buộc phải rút quân về nước, miền nam VN  sẽ tan rã vì các khoản viện trợ quân sự bị cắt bỏ hết.

Mẹo vặt của Hà Nội đưa tới cơn thịnh nộ của Nixon được thể hiện qua trận oanh tạc long trời lở đất cuối năm 1972, nó đã buộc BV phải trở lại bàn Hội nghị, nghiêm chỉnh đàm phán. Giải quyết xong trở ngại từ miền Băc, nay TT Mỹ lại phải đương đầu với sự phản đối của miền nam VN, ông Thiệu đòi Hà Nội phải rút hết quân hết về Bắc. Ông ta gan lỳ chống đối cho tới giờ thứ 25 mới chịu nhượng bộ.

Mặc dù ông Thiệu chống đối gây khó khăn cho TT Nixon nhưng dù ghét cay đắng VNCH, ông cũng có chút hài lòng vì nó cho thế giới thấy miền nam VN không phải bù nhìn như người ta thường kết án Mỹ. Sau khi Nixon nhậm chức nhiệm kỳ hai (21-1) sáu ngày thì Hiệp định Paris mới được ký kết (27-1). Khi tranh cử ông hứa sẽ mang lại hòa bình trong nhiệm kỳ của mình nên phải gấp rút ký cho xong, ngoài ra Quốc hội và người dân đốc thúc Hành Pháp phải sớm tìm hòa bình.

Nhận xét về Hiệp định có nhiều cách nhìn khác nhau, có người khen Nixon can đảm chịu đựng chống đối của mọi phía trong nước và cả ở ngoại quốc, cũng có nhận định cho là ông và Kissinger đã nhượng bộ Hà Nội nhiều

Tác giả Marvin Kalb và Bernard Kalb nhận xét trong cuốn Kissinger: mỗi bên được một phần, không bên nào đòi được hết: Nixon lấy được tù binh về, Lê Đức Thọ đòi được Mỹ rút, Nguyễn Văn Thiệu vẫn làm Tổng thống (không bị ép từ chức), Chính phủ Cách mạng lâm thời (VC) có tư cách chính trị chính thức. (1). Cũng trong cuốn này, trang 421Tác giả Kalb chỉ trích Hiệp định không hơn gì bản Dự thảo tháng 10 trước đây ba tháng mà hai bên định ký vào cuối tháng 10

Negroponte phụ tá của Kissinger chỉ trích bằng giọng mỉa mai     cho rằng người Mỹ oanh tạc BV để bắt họ phải chấp nhận  nhượng bộ của ta” (We bombed the North Vietnamese into accepting our concessions) (2). Nhiều người trong Ban Tham mưu của Kissinger, Nixon cho rằng trận oanh tạc dữ dội bằng 20,000 tấn bom cuối cùng không ký được một Hiệp định tốt đẹp hơn, không đuổi được CSBV về phía trên Khu phi quân sự.

TT Nixon giải thích trong hồi ký (3), xin tóm lược như sau: Sự tồn tại của VNCH không phụ thuộc vào việc Cộng quân còn đóng tại một số vùng mà phụ thuộc vào việc Mỹ có cưỡng bách thi hành Hiệp định hay không (enforce the agreement), Mỹ có tiếp tục viện trợ hay không. Nếu ta không giải quyết cuộc chiến nhanh có thể Quốc hội sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh vì cho là miền nam VN cản trở hòa bình. Nixon tin tưởng Quốc hội sẽ thuận cho Hành pháp được cưỡng bức thi hành Hiệp định, có nghĩa là dùng áp lực quân sự để trừng phạt địch nếu họ vi phạm lớn, nhất là xử dụng pháo đài bay.

Ông Nguyễn Phú Đức, Phụ tá ngoại vụ TT Thiệu đã hỏi Sullivan, Đại sứ Lào (1964-69) về việc Cộng quân vi phạm thỏa ước Lào, ông ta trả lời: Hiệp định chỉ là mảnh giấy, mực trên tờ giấy không quan trọng bằng sắt thép và hỏa lực của B-52 Mỹ (4). TT Nixon cũng có quan niệm như vậy, ông cho là giấy mực của Hiệp định Paris không là gì cả, chỉ có bom đạn của B-52 mới đáng kể. Dù BV còn đóng quân tại một số vùng gần biên giới, nếu ông được Quốc hội ủng hộ cho phép cưỡng bức thi hành Hiệp định thì BV dành bó tay thúc thủ.

Ông Thiệu quá sợ hãi khi biết địch vẫn còn đóng quân tại gần Khu phi quân sự nhưng không phải là vấn đề to lớn, Hiệp định  không quan trọng mà vấn đề là ta có được Quốc hội có ủng hộ hay không. Sự thực ta thấy miền nam VN sụp đổ không phải do Hiệp định mà vì bị Quốc hội bức tử. Ông Thiệu rất lỳ, can đảm nhưng không thể đương đầu với ý chí sắt đá của người Mỹ, họ quá chán chiến tranh VN muốn lập lại hòa bình ngay. Theo tác giả Mark Clodfelter Quốc hội Mỹ phẫn nộ vì trận oanh tạc Giáng Sinh 1972, nếu TT Thiệu bác bỏ ký kết Hiệp định thì việc cắt viện trợ bức tử VNCH chắc sẽ sẩy ra, ông Thiệu thừa biết như vậy nên đã đồng thuận vào giờ thứ 25 (5)

TT Nixon và Kissinger đổ lỗi cho Watergate đã khiến Hành pháp không cứu được Đông Dương, nhưng thực ra khó mà biết Nixon có thể cưỡng bức thi hành Hiệp định Paris hay không cho dù ông còn tại chức. Sáu tháng sau ngày ký Hiệp định, Quốc hội ra Tu chính án cắt hết các ngân khoản dùng oanh tạc tại Đông Dương: Từ nay không còn ngân khoản nào dành cho các hoạt động quân sự (của Chính phủ) Mỹ tại Miên, Lào, Nam, Băc VN. Luật được Tổng thống ký ngày 30-6-1973, được áp dụng từ 15-8-1973, TT Nixon nói ông không còn quyền hành đề cưỡng bưc thi hành Hiệp định (6)

Về giai đoạn này xin sơ lược: Giữa tháng 10-1972  Mỹ và Hà Nội thỏa thuận ký Hiệp định vào cuối tháng, phía CS nhượng bộ hầu hết các đòi hỏi trước đây để có hòa bình trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ (7-11). Sở dĩ BV muốn ký sớm trước bầu cử vì tin là Nixon sẽ thắng cử, sau đó ông ta sẽ có nhiều quyền hơn. Hiệp định bất thành vì bị phía VNCH chống đối. Sang tháng 11, 12 Hà Nội phá hòa đàm, kéo dài thương thuyết để chờ phiên họp đầu năm (3-1-1973) của Quốc hội mới được bầu. Họ hy vọng Quốc hội sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh để đổi tù binh, rút quân, cắt viện trợ miền Nam VN… khi ấy bất chiến tự nhiên thành, chả phải ký kết gì cả.

TT Nixon sợ Quốc hội ra luật kết thúc chiến tranh (đầu tháng 1-1973) nên đã vội mở trận oanh tạc BV dữ dội để kéo chúng trở lại bàn Hội nghị hòng cứu miền Nam, các nhà học giả nghiên cứu về Cuộc chiến VN cũng đều nhận định như thế (7). Nhưng Kissinger lại nói ông không hiểu sao BV đổi ý không ký Hiệp định và phá vỡ đàm phán (tháng 11, 12-1972), sự thật đã rõ như vậy, ngay cả người ngoài cuộc như các nhà sử gia đều đã biết mà riêng ông lại không biết!

Ông Thiệu cứng rắn cho tới giờ thứ 25 mới chịu chấp nhận Hiệp định, nhiều người cho là Nixon đã bắt ép miền Nam phải ký một Hiệp định bất bình đẳng. Tác giả Mark Clodfelter cho rằng Quốc hội Mỹ giận dữ vì Nixon oanh tạc BV, nếu TT Thiệu gây trở ngại cho hòa binh thì chắc chắn họ sẽ cắt viện trợ bức tử VNCH ngay từ đó (8)  Ông Thiệu biết rõ việc này hơn ai hết nhưng không nói ra. Cho dù có hay không có vụ Watergate, Quốc hội Mỹ (đa số Dân chủ) đã chủ tâm rút bỏ Đông Dương từ trước và sau khi Hiệp định đã thành hình, họ nói cuộc chiến đã gây phân hóa trầm trọng cho nước Mỹ.

Cuộc hòa đàm kéo dài từ năm cuối trong nhiệm kỳ TT Johnson tới nguyên một nhiệm kỳ đầu của TT Nixon. Trên thế giới chưa cuộc đàm phán nào kéo dài đầy mưu mô ma mãnh như thế. Hồi ấy báo Sài Gòn nhận định rằng người Mỹ sợ Cộng Sản da vàng hơn CS da trắng.

Nhiều người cho là Hiệp định hòa bình năm 1973 là án tử cho miền nam VN, sự thực dù ký hay không, Quốc hội Mỹ cũng chủ trương rút bỏ Đông Dương bằng cách này hay cách khác, họ cho là cuộc chiến VN đã là nguyên nhân gây chia rẽ tan nát cho nội tình nước Mỹ.

Trọng Đạt

(1)Trong Kissinger, trang 421

(2) Walter Isaacson,  Kissinger A Biography, trang 483

(3) No more Vietnams trang 155

(4) Larry Berman, No Peace No Honor… trang 197

(5) The Limits of Air Power trang 200, 201

(6) No More Vietnams trang 180, This defeat stripped me of the authority to enforce the peace agreement in Vietnams

(7) George Donelson Moss: Vietnam, An American Ordeal trang 366; Phillip B. Davidson: Vietnam At War The History 1946-1975 trang 726;  Mark Clodfelter: The Limits of Air Power trang 197

(8) The Limits of Air Power trang 200, 201

 

 

CSVN Đang Dần Chuyển Giao Quyền Lực – Quốc Phùng

CSVN đang dần dần chuyển giao quyền lực. Chuyển giao cho ai? Sao lại có chuyện ly kỳ hấp dẫn như vậy? Xin nói nhanh kẻo quí bạn đọc (và cả quí vị thức giả) sốt ruột. Có hai sự kiện hoàn toàn thực tế và có thể minh chứng được (facts).

Thứ nhất, CSVN đang chuyển giao quyền lực cho Trung Cộng qua những gì CSVN đang làm từ trước đến nay trên toàn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, dù có hay không có hội nghị Thành Đô 1990.

Thứ hai, các hành động đàn áp cực kỳ thô bạo và bần cùng hóa nhân dân đang chỉ ra rằng CSVN đang chuyển giao quyền lực cho toàn dân qua một cuộc Cách Mạng Dân Chủ đang hình thành và đang nhanh chóng xãy ra.

1. Trước tiên chúng ta bàn về cuộc chuyển giao quyền lực và chủ quyền quốc gia Việt Nam cho Trung Cộng:

Năm 1990, TBT Nguyễn Văn Linh, TT Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang phó hội tại Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Phía Trung Cộng có TBT Giang Trạch Dân và Thủ Tướng Lý Bằng. Tài liệu có rất nhiều trên internet. Xin quí bạn đọc tự tham khảo và tìm hiểu thêm.

Trong hội nghị này, ngoài những điều khoản về việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước (CSVN chưa bao giờ tiết lộ chi tiết hiệp định này), thông tin về “Mật ước Thành Đô” do Tân Hoa Xã và tờ Hoàn Cầu Thời Báo chính thức phổ biến. Bắc Kinh tung ra tin tức hoàn toàn bất lợi cho CSVN trong lúc họ đang đưa giàn khoan dầu HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam và vùng đặc quyền kinh tế từ ngày 2/5/2014. Phía Việt Nam cũng râm ran về hồi ký của thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ và cựu Đại sứ Việt Nam Nguyễn Trọng Vĩnh tại Trung Quốc: “Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…

 Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc…”.

CSVN quả quyết “mật ước” không hề có các điều khoản bán nước này nhưng nhân dân chưa bao giờ thấy đảng CSVN công khai hoá các văn kiện liên quan đến hội nghị Thành Đô!

Tuy nhiên, dù có hay không sự cam kết sáp nhập môi răng này, những hành động như tạo điều kiện cho Trung Cộng đưa dân quân tràn vào lãnh thổ Việt Nam không cần visa, được lái xe qua lại biên giới thoải mái, được quyền thiết lập những đặc khu nghiêm cấm người Việt lai vãng… Đó là những gì nhân dân thấy được và chịu đựng hàng ngày. Quyền lực Trung Cộng hiển hiện qua những cuộc thanh trừng, những sắp xếp lãnh đạo đảng CSVN. Rõ ràng Tập Cận Bình không thích thú gì Nguyễn Tấn Dũng và bộ sậu. Cái chết của Nguyễn Bá Thanh và các nhân vật cộm cán khác có bàn tay của cục tình báo Hoa Nam hay không? Nhiều tiết lộ cho biết trên thượng tầng của các đơn vị quân đội và tình báo Việt Nam trà trộn rất nhiều thế lực Trung Cộng đến độ các tư lệnh, các tổng cục trưởng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ cho tính mạng của mình. Người Tàu cũng tham gia lực lượng dân phòng đàn áp đánh đập người Việt Nam biểu tình chống Formosa…

Ngoài lãnh hải, tình huống lại càng tồi tệ hơn nữa. Tàu hải cảnh Trung Cộng áp sát bờ biển, bên trong khu vực đặc quyền kinh tế Việt Nam. Chúng bắt bớ, đánh đập, giết chóc ngư dân, dâm chìm tàu đánh cá Việt Nam hàng ngày. Các lực lượng cảnh sát biển và hải quân Việt Nam được lệnh không can thiệp giúp dân và phải tránh đụng độ với tàu hải cảnh cùng tàu chiến Trung Cộng. Đáng nói hơn cả là Trung Cộng bất chấp phán quyết của toà trọng tài PCA về đường lưỡi bò phi pháp 9 đoạn, áp lực Việt Nam ngưng thăm dò và khai thác dầu khí ở các khu vực Cá Rồng Đỏ, Cá Voi Xanh trong thềm lục địa Việt Nam…

Một khi chủ quyền quốc gia từ lãnh thổ cho đến lãnh hãi bị xâm phạm trắng trợn như vậy thì rõ ràng CSVN đã dần chuyển giao quyền lực cho ngoại bang Tàu Cộng, dù có hay không có mật ước Thành Đô!…

2. Chuyển giao quyền lực quốc gia cho toàn dân qua một cuộc Cách Mạng Dân Chủ.

Đây là vấn đề cực kỳ hệ trọng và sinh tử của đảng CSVN. Mười mấy nhân vật trong Bộ Chính Trị đang vật vã tìm phương cách chống đở khi càng ngày các tù nhân vì đấu tranh dân chủ bị giam cầm càng thuộc

thế hệ trẻ hơn, đông hơn và năng động hơn. Các phong trào livestream khai mở dân trí qua mạng toàn cầu Facebook, Youtube… đang vượt mặt hơn 850 cơ quan báo chí và truyền thông CSVN.

Tại Việt Nam ngày nay, từ đầu đường đến xó chợ, từ thành thị đến nông thôn, nhân dân công khai nguyền rủa chế độ không còn sợ sệt như trước đây. Cán bộ ngày càng tha hoá, bán đất công, bán rừng, bán biển. Cán bộ cao cấp tổ chức bia ôm, đỉ điếm, tướng công an tổ chức cờ bạc, buôn lậu… Nhân dân đã thấu hiểu và chán ngấy những luận điệu “tự sướng” như Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố: “dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ hơn”. Người dân đã biết so sánh xã hội mạt rệp của cộng sản Bắc Hàn và tìm mọi cách sang đi học, đi làm trong xã hội sung túc thịnh vượng nhờ có tự do dân chủ tại Nam Hàn. Họ cũng biết rằng Tổng Thống Nam Hàn vừa bị bắt giam vì lạm quyền và tham nhũng. Và dĩ nhiên người dân ngày càng thấy rõ chính nghĩa dân chủ tự do của chính thể Việt Nam Cộng Hòa và chế độ chuyên chế độc tài của đảng CSVN từ trước đến nay đang đưa đất nước đến tận cùng bế tắc, mất chủ quyền, đói nghèo và lạc hậu so với lân bang.

Các tầng lớp dân chúng ngày càng ý thức rõ hơn về nhu cầu cần phải dẹp bỏ chế độ Cộng Sản lạc hậu và tham tàn.

Người công nhân bắt đầu biết đoàn kết nhau tạo thành sức mạnh chống bất công bốc lột trong các hảng xưởng do nước ngoài làm chủ. Đây là nơi nuôi béo đám cán bộ công đoàn để dể bề trấn áp công nhân. Gần đây với nhận thức trưởng thành của lực lượng lao động, công nhân đã đạt được một số thành công buộc các công đoàn quốc doanh ăn hại này phải đứng về phiá công nhân. Đảng CSVN đang ngày càng ở thế đối lập với quyền lợi công nhân và lực lượng công nhân khổng lồ này sẽ là mũi xung kích lật đổ chế độ CSVN.

Nông dân chiếm số đông trong các thành phần dân tộc, nhưng đời sống họ cực kỳ nghèo đói cùng kiệt do hệ thống ngân hàng, cho vay nặng lãi, thương lái thu mua dìm giá và nhất là chính sách quy hoạch, tức là cướp trắng ruộng đất của người nông dân. Khi khối dân tộc này đứng lên, CSVN tức thì sụp đổ.

Thành phần trí thức, lực lượng lãnh đạo toàn dân phần đông ù lì và sống vị kỷ. Một số lớn lo ăn chơi hưởng thụ, an nhàn bản thân và gia đình, tìm cách chui vào các cơ quan chính quyền, cam tâm làm công cụ đàn áp lại nhân dân, trong đó có chính thân nhân gia đình của họ. Đáng kể nhất là lực lượng 20 ngàn Dư Luận Viên, những người trẻ có học, có khả năng vi tính cao hoặc các thanh niên khoẻ mạnh nhưng không nghề nghiệp, lêu lỏng, giữ vai trò lèo lái dư luận, trấn áp biểu tình theo chỉ thị của đảng. Chỉ một số nhỏ ý thức được vận mạng mong manh của dân tộc trước chủ trương Hán hóa và đang ra sức đêm ngày đấu tranh, một số bị đàn áp, cô lập, bị đánh đập tù đày. Nhưng như mọi người đều biết, lực lượng Dân Chủ ngày càng đông đảo hơn và trẻ trung hơn trong lứa tuổi 20 và 30. Đây là những chỉ dấu đáng mừng cho tương lai dân tộc.

Thành phần quân đội và các lực lượng vũ trang. Đây là lực lượng bảo vệ tổ quốc khi đất nước bị xâm lăng. Bất hạnh thay, quân đội Việt Nam hiện nay đang bị đảng CSVN kềm chế sát sao và cấp chỉ huy bị giám sát chặt chẽ. Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc được chỉ đạo méo mó bằng lý tưởng bảo vệ Đảng. Trung Cộng đã cày cắm người dày đặc vào lực lượng này để sớm phát hiện và kềm chế, tránh mọi cuộc phản loạn chống Đảng có thể xãy ra. Những anh em chiến sĩ chân chính còn tinh thân dân tộc và yêu quê hương đất nước nên chờ đợi thời cơ cùng đồng loạt đứng dậy cùng nhân dân để viết nên trang sử vẻ vang oai hùng cho dân tộc.

CSVN Và Những Sách Lược Trọng Điểm:

Sau đây là những sách lược lớn CSVN đang theo đuổi để mong cứu vãn tình thế, cứu Đảng, khi ý thức người dân càng cao, tinh thần càng vững và mục tiêu được xác lập rõ ràng: Triệt tiêu đảng CSVN.

– Xoa dịu lòng dân trước chủ trương Hán hoá:

CSVN biết rằng nếu tiếp tục chính sách đồng hóa tiệm tiến như hiện nay, có lẽ một thế hệ nữa mới mong hoàn thành “đại cuộc”. Thôi thì để con em “hạt giống đỏ” hoàn tất sự nghiệp sau này. Do đó, những sách lược về văn hóa, du lịch, gởi cán bộ trẻ sang Trung Cộng đào tạo… được ráo riết thực hiện. Kinh tế, năng lượng, hầm mỏ hầu hết nằm trong tay TC. Tuy nhiên, CSVN thừa biết lòng dân chưa chấp nhận Việt Nam bị Hán hóa dể dàng. Dòng sinh mệnh dân tộc vẫn còn luân lưu trong cơ thể mẹ Việt Nam. Nếu coi thường dân, công khai “rước voi về giầy mả tổ” thì “đại cuộc” chưa thành thì chính đàng CSVN sẽ phải tiêu ma. Do đó mới có chính sách tạm thời đu dây giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng để chứng minh rằng ta đây vẫn vì…tiền đồ dân tộc!

–  Chủ trương “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng, rập khuôn chính sách “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình:

Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong việc loại bỏ các đồng chí có khuynh hướng không thiện cảm với bạn vàng Trung Quốc, muốn chạy theo Mỹ qua chiêu bài “đốt lò” diệt tham nhũng. Nhưng chủ trương này chứng tỏ đang thất bại vì chỉ đốt củi khô mà không đốt nổi củi tươi nên cây tham nhũng vẫn mặc sức lan tràn và được bảo kê vững vàng hơn trước. Thí dụ “phe ta” như Võ Kim Cự, người bảo trợ Formosa tàn phá đất nước và môi trường vẫn “bình chân như vại”. Trong khi đó ngài Tổng lại cử tướng công an sang tận Đức quốc, bất chất luật pháp quốc tế và VN có thể bị trừng phạt kinh tế thiệt hại hàng chục tỷ USD, chỉ để… bắt thằng nhỏ Trịnh Xuân Thanh về trị tội dám hổn láo với ngài Tổng. Dân chúng rất thờ ơ với những thành quả thuộc về “quốc sách đốt lò” này. Họ đang tập trung chống các trạm thu phí BOT và các nhũng lạm của tham quan chưa được phơi khô làm củi đốt lò.

–  Chính sách đu dây tạo thế cân bằng giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ:

Trong năm đầu của chính quyền TT Donald Trump, chính sách Hoa Kỳ đối với Việt Nam chưa định hình rõ nét. Tuy nhiên, để bảo vệ mậu dịch công bình khi giao thương với Trung Cộng, TT Trump buộc phải khơi mào cuộc chiến mậu dịch với TC và chính sách một vành đai, một con đường của Tập Cận Bình, bồi đắp pháo đài cát tại Biển Đông, chính sách nhu nhược của TT Obama đang bị xét lại. Đó là lý do hàng không mẫu hạm Carl Vinson đến Đà Nẳng và tuần dương hạm Hoa Kỳ đang ráo riết dòm ngó chuổi đảo nhân tạo của Bắc Kinh.

Việt Nam được gì? Để lo củng cố chế độ trước đã, VN rất cần ngoại tệ và chính sách xuất siêu (thặng dư mậu dịch) đối với Mỹ để bù vào thất thoát do nhập siêu (khiếm ngạch mậu dịch) đối với người anh em môi hở răng lạnh lúc nào cũng lợi dụng mình. Cần bọc xuôi theo tâm lý “Bài Trung, Thân Mỹ” của nhân dân VN. Với chính sách này, Mỹ cũng thích mà dân VN cũng thích. Ngu sao không làm? Tuy nhiên, giả dụ chiến tranh Mỹ Trung xãy ra thật, tức thời ta sẽ thấy thái độ của bè lũ phản dân hại nước hô hào: “Đả đảo đế quốc Mỹ”!

–  Chính sách ngoại giao ăn mày:

Gần đây, hết Nguyễn Xuân Phúc Mỹ-du rồi đến Nguyễn Phú Trọng Tây-du và các chức sắc cao cấp khác đi các nơi xin tiền (cho văn vẻ ta nên gọi là vận động ngoại giao). Sao lại xin tiền? Vì với thặng dư mâu dịch mấy chục tỷ USD với Mỹ nếu ông Trump “chiếu tướng” một phát chỉ có nước đi ăn mày. Mất tiền mất đảng như chơi. Còn bác Trọng đi Tây chi vậy? Vì trót chọc giận bà TT Đức Merkel, sợ bị cấm cửa vào FTA (Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Vietnam), nơi cũng bán hàng được khấm khá vài chục tỷ USD. Bác Trọng gặp gỡ TT Pháp Macron để nhắn lời với bà Merkel như sau: “Thưa bà tôi biết hành động của tôi ra lệnh đàn em xâm nhập quí quốc bắt thằng Trịnh Xuân Thanh về trị tội là xúc phạm quí quốc, nay tôi đích thân sang đây nhờ ông Macron,  lối xóm của bà chuyển lời thành thật xin lỗi, hứa không tái phạm. Xin bà đừng cấm cửa Việt Nam tôi gia nhập FTA, nếu không cái ghế Tổng Bí Thư của tôi chắc có thằng cưa mất!…”. Dân Việt Nam được các cộng đồng người Việt quốc gia tại Pháp, Mỹ và khắp nơi trên thế giới chuyển hình ảnh về nước cảnh bác Trọng và chú Phúc lủi thủi nhục nhã gõ cửa nhà giàu và được đón tiếp quá lạnh nhạt, lại bị biểu tình phản đối khắp nơi, vậy mà về trong nước chỉ thị cho đàn em 4T (TTTT) thổi ống đu đủ rằng thì là được đón tiếp long trọng! Dân mình bây giờ khôn hơn các bác nghĩ nhiều, người dân sắp đủ sức đứng lên làm cuộc cách mạng Dân Chủ toàn dân rồi các bác ơi!

–  Tuyên những bản án nặng nề nhất đối với những nhà đấu tranh dân chủ để răn đe:

Các bản án gần đây giáng xuống các nhà hoạt động Dân Chủ như Mẹ Nấm, Trần Thị Nga, Lê Thu Hà, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức… chứng tỏ rằng CSVN đang thật sự run sợ, và càng run sợ lại càng làm thêm điều càn dở. Các bản án càng nặng, tinh thần đoàn kết càng cao và ý chí đấu tranh càng mãnh liệt. Cứ nghe lời phát biểu khẳng khái đầy quả cảm của những nhà đấu tranh Dân Chủ, sau khi bản án được tuyên ra, khác xa thái độ hèn mạt khóc lóc xin tha của nguyên ủy viên Bộ Chính Trị đảng CSVN Đinh La Thăng và thuộc hạ Trịnh Xuân Thanh.

Luật sư Nguyễn Văn Đài nói: “Khoan dung cho những người bất đồng chính kiến chính là khoan dung với chính mình ngày mai.”

Ông Trương Minh Đức thì nói: “Tôi không có gì hối tiếc cả. Hôm nay các vị xét xử tôi nhưng ngày mai có thể là các vị. Bất công nó xoay vòng không chừa một ai.”

Ông Nguyễn Bắc Truyển“Tôi sẽ luôn đấu tranh và nếu phải ngồi tù thì những người khác ngoài kia vẫn sẽ tiếp tục đấu tranh cho tôi mà sẽ không bao giờ họ dừng lại.”

Bác Trọng năm nay đã 74 tuổi. Nhiều nhà phân tích quả quyết là ngày tàn của đảng CSVN đang đến gần. Trước khi bác Trọng đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê Nin, và cả cụ Hồ (Quang) nữa, bác Nguyễn Phú Trọng phải dự một phiên tòa xét xử tội BÁN NƯỚC do chính LS Nguyễn Văn Đài làm công tố viên.

Lời khuyên cuối cùng:

Cán bộ các cấp “thức thời” của đảng CSVN, những người đang tẩu tán tài sản, chuyển gia đình vợ con sang sinh sống tại các quốc gia dân chủ tự do để chuẩn bị cho một cuộc tháo chạy vĩ đại đang đến gần nên chú ý:

Gần đây Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật Magnitsky (Magnitsky Act), có hiệu lực trên toàn thế giới, trong đó quy định chế tài với các cá nhân mà Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền trên phạm vi toàn thế giới. Theo đó, các cá nhân, quan chức ở các nước, kể cả Việt Nam, nếu bị liệt vào dạng vi phạm nhân quyền, sẽ có thể bị Hoa Kỳ hạn chế nhập cảnh, trục xuất hoặc đóng băng tài sản.

Magnitsky Act cũng áp dụng cho các cá nhân bị kết tội tham nhũng, biển thủ và một số tội danh khác.

(742018)

 

Vui cười

Một cặp vợ chồng già đã trên 80 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, họ ăn uống theo chế độ và tập thể dục thường xuyên. Không may hai cụ qua đời do một tai nạn xe buýt, họ lên thiên đàng và được Thánh Pierre đón tiếp nồng hậu. Thánh Pierre đưa hai người đi tham quan nhà bếp khổng lồ, hồ bơi, phòng tắm hơi, sân chơi golf… Lóa mắt vì sự sang trọng của ngôi nhà, cụ ông hỏi Thánh Pierre:

– Chúng tôi có phải trả tiền các dịch vụ không?

– Tất cả đều miễn phí, đây là thiên đàng mà. – Thánh Pierre trả lời.

Đến giờ ăn, Thánh Pierre đưa hai cụ đến bàn bày thức ăn linh đình. Cụ ông hỏi:

– Tất cả các món ăn này đều miễn phí à?

– Tất nhiên. – Thánh Pierre trả lời.

– Chúng tôi có thể ăn tùy thích, không phải lo ngại dư mỡ, đường, cholesterol à?

– Không, tôi đã bảo là cụ đang ở trên thiên đàng mà. Cụ có thể ăn uống no say tùy thích mà không sợ bị béo phì, đái đường hay nhồi máu cơ tim…

Bỗng nhiên mặt cụ ông trở nên đỏ gay, quay sang bà vợ quát to:

– Tất cả do lỗi của bà! Nếu bà không ép tôi phải ăn uống kiêng cữ và tập thể dục, thì tôi đã lên đây sớm hơn 10 năm!

 

Một chàng tóc tai bù xù, áo quần xốc xếch đến bắt chuyện làm quen với một cô gái:

— Xin lỗi, chủ nhật vừa rồi hình như anh thấy em đi chơi sở thú phải không?

— Phải. Ông ở chuồng nào vậy?

 

Hàn Phi Tử – Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi

Phần II Chương 2 : Tác Phẩm

1. Các bản từ trước tới nay.

Theo niên biểu ở chương trên thì Hàn Phi bắt đầu viết sách vào khoảng năm thứ 8 đời Tần Thủy Hoàng và theo Sử ký thì năm, sáu năm sau khi Hàn Phi đi sứ Tần, cả Lý Tư và Tần Thủy Hoàng đều đã được đọc một phần tác phẩm của Hàn. Thời đó người làm sách và kẻ sao lại đều phải khắc chữ lên thẻ tre hoặc dùng que nhúng vào sơn rồi viết lên lụa. Vậy mà chỉ trong có mấy năm, tác phẩm của Hàn Phi đã vượt biên giới Hàn và qua Tần, đủ biết nó nổi danh và phổ biến rất mau.

Sau khi Hàn Phi mất, Lý Tư và Tần Nhị thế Hoàng đế đều có dẫn lời trong sách của Hàn (coi thiên Truyện Lý Tư trong Sử ký).

Hơn một trăm năm sau Tư Mã Thiên bảo tác phẩm của Hàn Phi gồm trên một vạn chữ và có những thiên Cô phẫn, Ngũ đố, Nội, ngoại trừ, Thuyết Lâm, Thuế nan, mà không cho biết trọn bộ có bao nhiêu thiên. Tới khoảng đầu kỉ nguyên tây lịch, Lưu Hướng là con của Lưu Hâm mới thu thập lại được 55 thiên, nhưng không chia thành quyển. Bản ngày nay chúng ta dùng có lẽ là bản đời Hán hay đời Lương đó.

Gần đây, nghe nói ở Trung Quốc, người ta khai quật được một bản trong ngôi mộ đời Hán, không rõ bản này có khác nhiều không.

Tứ đời Hán đến đời Tống, các bản sao hay khắc lại đều mang nhan đề là Hàn Tử. Bắt đầu từ đời Tống, mới có nhà gọi là Hàn Phi tử để phân biệt với bộ Hàn tử ghi chép tư tưởng của Hàn Dũ, được Nho gia tôn trọng gần ngang với Mạnh tử.

Tuy nhiên đời Tống và đời Minh vẫn có nhà dùng nhan đề cũ, qua đời Thanh, nhan đề Hàn Phi tử mới thật thông dụng.

Theo Trần Khải Thiên trong Hàn Phi tử hiệu thích (Trung Hoa tùng thư – 1958) thì từ thời Bắc Ngụy tới nay có ít nhất là 30 tác phẩm hiệu đính và chú thích Hàn Phi tử; mỗi thời tiến bộ hơn một chút, nhưng hiện nay vẫn còn ít chỗ sai hoặc thiếu.

Họ Trần khen bản Hàn Phi tử tập giải của Vương Tiên Thận (đời Thanh) là tập đại thành những bản hiệu thích của người trước, nhưng có chỗ còn sai sót.

Ông cũng có nhắc tới bản Hàn Phi tử bổ tiên của Cao Hanh, nhà này cũng có tiếng, cải chính được nhiều chỗ, phát minh được nghĩa mới, giúp cho ông nhiều, nhưng ông chỉ được đọc trên tạp chí Văn Triết quí san, quyển II, số 3 và 4 (1933) của trường Đại học Vũ Hán, không biết tới nay đã xuất bản chưa.

Ngoài ra hai bản:

– Hàn Phi tập giải các (giác) chứng của Vương Thúc Mãn (Dân)

– Hàn Phi tử tập giải bổ chính của Long Vũ Thuần cũng có chỗ dùng được, nhưng cả hai cũng chỉ mới đăng trên tạp chí.

Chúng tôi chỉ kiếm được 3 bản chữ Hán:

– Hàn Phi tử tập giải của họ Vương: bản này khắc từ năm Quang Tự thứ 22 (1896), không chấm câu, chú thích sơ sài, rất khó đọc.

– Hàn Phi tử bạch thoại chú giải của Diệp Ngọc Lân (Hoa Liên xuất bản xã – không đề in năm nào), chỉ tuyển 33 trong số 55 thiên. Chú thích sơ sài, chỉ được cái lợi là dịch ra bạch thoại, nhưng có nhiều chỗ dịch không chắc đã đúng.

– Hàn Phi tử hiệu thích của Trần Khải Thiên. Bản này quí nhất. Họ Trần đã bỏ ra hàng chục năm nghiên cứu Hàn Phi tử, thu thập được nhiều bản cũ, tham khảo nhiều nhà, hiệu đính và chú thích lại rất kỹ, đưa ý kiến về vấn đề chân, ngụy của mỗi thiên, cuối bộ lại có phần tiểu sử Hàn Phi, tổng hợp tư tưởng Hàn Phi, sau cùng chép thêm cả những lời phê bình Hàn Phi từ đời Hán tới nay. Toàn bộ gồm trên một ngàn trang khổ lớn. Thật là một tác phẩm rất công phu (tuy hơi rườm) đã giúp chúng tôi được nhiều. Không nhờ một ông bạn – ông Tạ Trọng Hiệp – kiếm giùm cho bộ đó thì chưa chắc chúng tôi đã quyết tâm viết về Hàn Phi.

– Và một bản Việt dịch của Nguyễn Ngọc Huy (Lửa thiêng xuất bản – 1974) gồm hai cuốn. Bản dịch này khá công phu, dùng được 1¬, căn cứ vào bản Vương Tiên Thận và có lẽ một phần vào bản Trần Khải Thiên nữa. Ông Nguyễn chú thích kỹ, gồm các chú thích vào cuối mỗi cuốn và cuối bộ lại thêm một bản Mục lục các nhân danh và địa danh, với một bản Mục các đề tài.

Ngoài ra chúng tôi tham khảo thêm ba bộ dưới đây:

– La Formation du Légisme của Léon Vandermeersch (Ecole Française d’Extrême Orient – Paris 1965);

– Trung Quốc chính trị tư tưởng sử của Tiêu Công Quyền – (Trung Hoa Văn hóa xuất bản xã – Đài Bắc 1961);

– Trung Quốc cổ đại chính trị gia của Tần Cảnh Dương (Hoa Quốc xuất bản xã Hương Cảng – 1950)

– Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc của Lã Thiên Vũ – bản Việt dịch của Trần Văn Tân, xuất bản năm 1963 ở Hà Nội, không biết do nhà nào vì mất bìa

2. Nội dung tác phẩm:

Các bản Hàn Phi tử ngày nay đều theo đúng cách trình bày của người xưa, chia ra làm 20 quyển, 55 thiên. Sự xắp đặt các thiên khá tạp loạn, không hợp lý, không theo một qui tắc nào cả. Trần Khải Thiên có sáng kiến sắp đặt lại, chia thành mười quyển theo qui tắc này: những thiên nào quan trọng nhất như Hiển học, Ngũ đố, Nạn thế… đưa lên trên, những thiên kém quan trọng hoặc còn nghi là không phải của Hàn Phi viết thì đưa xuống dưới.

Ngay trong từng thiên, đôi khi nội dung cũng không được nhất trí, chẳng hạn thiên 42 Vấn Điền gồm hai đoạn không liên quan gì với nhau: đoạn trên bàn về lẽ nên đề cử các quan văn cũng như võ từ chức thấp lần lần lên chức cao; đoạn dưới là lời Hán Phi đáp Đường Khê công, đại ý rằng mình đặt ra pháp luật độ số để làm lợi cho dân, dù có bị hôn quân hãm hại cũng can tâm. Thiên 18 Nam diện cũng vậy: phần đầu nói về thuật dùng bề tôi, phần cuối bàn về lẽ không ngại sửa đổi pháp chế thời cổ.

Về nhan đề của mỗi thiên, đa số tóm tắt được nội dung của thiên, như Cô phẫn, Thuế nan, Nhị bính, Bát gian, Bát kinh, Giải lão, Dụ lão, Hiển học, Ngũ đố… , nhưng cũng có nhiều thiên chỉ dùng hai chữ trong câu đầu làm nhan đề, như thiên Vấn Điền đã ghi ở trên. Thiên 52 Nhân chủ cũng vậy: đoạn trên nói về thế, ý nghĩa giống thiên Nhị bính, đoạn dưới nói về sự thù ghét nhau giữa các kẻ sĩ giỏi pháp thuật và bọn quí tộc cầm quyền, ý nghĩa giống thiên Cô phẫn. Nhưng nhan đề là Nhân chủ tức hai chữ ở đầu thiên không liên quan một chút gì với nội dung cả. Những nhan đề như vậy có thể do người sau đặt, chứ không phải của Hàn.

Khuyết điểm thứ nhì là trong một thiên, sự trình bày có khi lỏng lẻo: trên hô mà dưới không ứng như thế là thiếu, hoặc trên không hô mà dưới lại ứng, như vậy là thừa. Chẳng hạn trong thiên 33 Ngoại trừ thuyết tả hạ, có cố sự nêu ra trong phần Kinh mà không thấy giải thích trong phần Truyện; ngược lại trong phần Truyện có những cố sự không liên quan gì tới phần Kinh.

Khuyết điểm thứ ba: có nhiều ý lập đi lập lại một cách vô ích, chứng tỏ rằng Hàn Phi khi viết không bố cục trước, cứ thuận tay nghĩ tới đâu viết tới đó, hoặc có thể do nhiều người chứ không phải một mình Hàn Phi viết. Như thiên 52 Nhân chủ lập lại những ý trong hai thiên 7 Nhị bính và 11 Cô phẫn nên bị nghi ngờ là của người đời sau ngụy tác. Hai thiên 12 Thuế nan và 3 Nan ngôn đều diễn tả nỗi khó khăn, nguy hiểm của bọn biện sĩ muốn thuyết phục các vua chúa. Cách dùng người và nhất là cách thưởng phạt được nhắc đi nhắc lại trong cả chục thiên;

Khuyết điểm thứ tư là tư tưởng có nhiều chỗ mâu thuẫn: chẳng hạn các thiên 49 Ngũ đố, 46 Lục phản, 47 Bát thuyết, 30 Nội, trừ thuyết thượng chê nhân nghĩa; mà thiên 27 Dụng nhân lại có câu đề cao liêm sỉ, nhân nghĩa; thiên 51 Trung hiếu chê Nghiêu Thuấn không biết lễ vua tôi, mà thiên 25 An nguy, 26 Thủ đạo lại đề cao Nghiêu Thuấn; thiên 3 Nan ngôn, thiên 10 Thập quá khen Quan Long Phùng là người hiền, mà thiên 44 Thuyết nghi lại chê Quan là can gián mạnh bạo, muốn thắng vua, hăm chúa, chết là đáng; Ngũ Tử Tư cũng vậy, thiên 3 Nan ngôn, thiên 25 An nguy, thiên 26 Thủ đạo khen, mà thiên 44 Thuyết nghi lại chê.

Do bốn lẽ kể trên: nội dung tạp loạn trình bày không kỹ, cách đặt nhan đề không nhất trí, nhiều ý lập lại, một số tư tưởng mâu thuẫn; và cũng do lẽ lời văn có thiên già dặn như Thuế nan, Cô phẫn, có thiên rất tầm thường như thiên Nhân chủ; đa số hoàn toàn là văn xuôi, một số ít lại dùng văn vần, số chữ mỗi vế cân nhau (thiên Chủ đạo và thiên Dương giác) nên học giả nào cũng nhận rằng Hàn Phi tử không phải hoàn toàn của Hàn Phi, mà có nhiều thiên do người sau ngụy tác thêm vào. Vì vậy trước khi nghiên cứu tư tưởng Hàn Phi, chúng ta cần xét thiên nào là chân, thiên nào là ngụy đã.

Công việc này rất khó. Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của Trần Khải Thiên và Léon Vandermeersch và theo qui tắc, thiên nào nội dung trái với thuyết Hàn Phi thì có thể tin là ngụy mà gạt bỏ đi, thiên nào mà mọi nhà đều bảo là của Hàn Phi thì giữ lại; có những thiên nào tư tưởng hoặc giọng văn còn có điều đáng ngờ thì tồn nghi.

Chúng ta đã có một bản dịch đầy đủ rồi – bản của ông Nguyễn Ngọc Huy – nên trong cuốn này, chúng ta chỉ dịch tất cả những thiên chắc chắn của Hàn và một số thiên nữa, tuy khả nghi nhưng chúng tôi cho là quan trọng thôi.

Để cho những độc giả nào không có bản dịch của ông Nguyễn Ngọc Huy cũng có được một khái niệm về nội dung toàn bộ, chúng tôi tóm tắt trong bản dưới đây ý chính của mỗi thiên và đưa thêm ít nhận xét về sự chân ngụy của từng thiên. Về số thứ tự các thiên, chúng tôi vẫn theo các bản cũ để độc giả dễ kiếm trong các bản chữ Hán.

(Chú thích của người hiệu đính: chỗ này Nguyễn Hiến Lê làm thành 1 bảng kê cứu, mỗi hàng là một thiên, có 4 cột là: Số, Nhan đề, Nội dung, Nhận xét. Vì diễn đàn vnthuquan không hiển thị dạng bảng này được, nên chúng tôi phải chép lại thành hàng dọc. Vậy người đọc cứ nhớ, mỗi thiên như vậy có 4 phần, mỗi phần là 1 lần cách hàng.)

Số: 1

Nhan đề: Sơ kiến Tần

Nội dung: Bài biểu Hàn Phi dâng vua Tần bảo có thể thôn tính thiên hạ, phá thế hợp tung của lục quốc (trong số đó có Hàn) mà thành bá, vì lục quốc kho lẫm rỗng mà quân lính sợ chết.

Tần đã mấy lần mất cơ hội làm bá vì thiếu bề tôi trung. Hàn Phi nguyện làm tôi trung của vua Tần.

Nhận xét: Chắc chắn không phải của Hàn Phi vì nội dung trái với thiên 2. Dung Triệu Tổ và Trần Khải Thiên bảo là của Thái Trạch. Chiến Quốc sách chép là của Phạm Tuy (Tần 1.5)

2

Tồn Hàn

Bài biểu Hàn Phi dâng Tần Thủy Hoàng khi vâng lệnh vua Hàn qua thuyết phục vua Tần đừng đánh chiếm nước Hàn

Có phần chắc chắn là của Hàn Phi, mặc dầu có người ngờ là của người sau chép.

3

Nan ngôn

Bài biểu của Hàn Phi dâng một ông vua (có người bảo là vua Hàn, có người bảo là vua Tần) vạch ra 12 lý do tại sao thuyết phục vua chúa là việc đã khó lại nguy hiểm, và dẫn chứng trong sử đã có hơn 10 người bị cái họa vì nói thẳng.

Chắc chắn của Hàn Phi vì nội dung hợp với thiên Thuế nan mà ai cũng nhận là của Hàn.

4

Ái thần

Cái nguy của vua là bề tôi giàu quá, chư hầu lớn quá. Muốn chế ngự họ, vua phải nhất thiết theo đúng pháp luật, phòng bị trước mà giữ cho họ ngay thẳng.

Tư tưởng rất hợp với Hàn Phi, nhưng lời văn hơi khác cho nên còn ngờ.

5

Chủ đạo

Dùng thuyết vô vi của Lão, thuyết hình danh của Danh và thuyết thưởng phạt của Pháp. Vua phải hư tỉnh, giữ cho hình và danh hợp nhau, thưởng phạt cho đúng

Không phải của Hàn Phi, mà có lẽ của một Đạo gia. Văn có vần, giống văn Hoài Nam tử (theo Lương Khải Siêu)

6

Hữu độ

Đại ý là vua phải dùng phép nước, chứ đừng theo ý mình. Dùng phép thì bề tôi không lấn mình được.

Trong thiên có đoạn nhì và đoạn cuối hơn giống Quản tử mà Quản tử do người đời Chiến Quốc viết, đầu thời Hán thêm thắt. Nên chưa quyết được là của Hàn hay không mặc dầu tư tưởng đều hợp với Hàn Phi.

7

Nhị bính

Nhị bính là hai quyền bính của vua, tức thưởng và phạt. Thưởng phạt thì danh phải hợp với hình, vua phải bỏ ham, ghét đi, đừng có tự ý.

Vì lời văn có chỗ khác với thiên chắc chắn của Hàn, nên còn phải tồn nghi, mặc dầu tư tưởng hợp với Hàn.

8

Dương giác (nhiều bản chép là Dương quyền, hai chữ quyền giác hơi giống nhau)

Dương giác có nghĩa là đưa ra những cốt yếu (của việc trị nước). Đại ý như thiên Chủ đạo. Bàn về thuật vua chế ngự bề tôi. Cũng theo Lão (vô vi), theo Danh (hình danh), theo Pháp (thưởng phạt). Đặc biệt có một đoạn về sự mâu thuẫn quyền lợi giữa vua tôi.

Văn cũng có vần, cứ bốn chữ là một vế như thiên Chủ đạo, nên chắc chắn không phải của Hàn Phi.

9

Bát gian

Xét tám lẽ bề tôi hoá gian; muốn đề phòng thì vua phải dùng thuật nào.

Có lẽ của Hàn Phi, chỉ hơi ngờ ngợ có đoạn nói về việc tiến cử kẻ hiền tài, không hợp với tư tưởng của Hàn Phi.

10

Thập quá

Dùng cố sự để chứng minh mười cái lỗi của vua. Những cố sự đó cũng thấy chép trong nhiều khác như Quốc sách, Hoài Nam tử, Lữ giám… Tư tưởng có vẻ hợp với Hàn Phi.

Bút pháp kém, lời rườm, nên rất đáng ngờ.

11

Cô phẫn

Kẻ sĩ giỏi pháp thuật và bọn quý tộc cầm quyền không thể cùng sống với nhau được. Tranh nhau với bọn quý tộc thì kẻ sĩ sẽ chết. Bọn quý tộc chuyên quyền che lấp nhà vua mà nước sẽ nguy. Cái lợi của chúng với của vua trái ngược nhau.

Chắc chắn của Hàn Phi, viết hồi không được trọng dụng ở Hàn.

12

Thuế nan

Du thuyết là việc khó và nguy hiểm. Những trường hợp nguy vào thân. Chứng cớ trong lịch sử. Cần nhất là phải biết vua chúa thích cái gì, ghét cái gì mà đừng làm cho họ giận.

Chắc chắn của Hàn.

13

Hoà thị

Nội dung giống thiên Cô phẫn. Bọn sĩ đề cao pháp thuật cũng không được mà còn nguy vào thân như người họ Hoà có ngọc bích dâng vua mà bị chặt chân, vì không ai biết là ngọc quí. Dẫn chứng Ngô Khởi và Thương Ưởng bị giết

Chắc của Hàn

14

Gian kiếp thí thần

Bọn gian thần dùng thuật nào để lừa vua? Muốn ngừa họ thì phải giữ “quyền thế” và làm sáng tỏ pháp luật. Phải dùng nghiêm hình, đừng dùng nhân nghĩa.

Tư tưởng hợp với Hàn Phi. Nhưng có một đoạn ở giữa nói về Xuân Thân Quân, Thương Ưởng, Ngô Khởi không có chút liên lạc gì với đoạn trên và đoạn dưới, nên ngờ là của thiên Hoà thị đặt lầm vô đây.

15

Vong trưng

Kể 47 điềm suy vong. Nhưng nếu biết dùng thuật và pháp thì vẫn có thể cứu được.

Tư tưởng hợp với Hàn, trừ điều 43, nói đến cái hiếu của vua chúa với cái hiếu của kẻ thất phu, thì giọng lại không phải của Hàn, nên còn tồn nghi.

16

Tam thủ

Vua phải giữ ba điều: đừng tiết lậu, đừng nghe lời khen chê kẻ khác, đừng giao quyền cho ai, để bề tôi khỏi cướp mất cái danh, công việc và quyền hình phạt của mình.

Không chắc của Hàn nhưng cũng không có xác chứng rằng không phải của Hàn.

17

Bị nội

Bậc vua chúa mà tin người thì sẽ bị áp chế. Ngay vợ con cũng không nên tin. Đừng tin bề tôi mà cho họ có quyền thế.

Có phần tin được là của Hàn.

18

Nam diện

Thuật chế ngự bề tôi: làm rõ pháp luật và xét xem lời nói của bề tôi có đúng với việc làm không.

Đoạn cuối không liên lạc với hai đoạn trên, vì xét về lẽ có thể thay đổi phép cổ.

Có phần tin được của Hàn.

19

Sức tà

Giữ pháp thì mạnh; đừng tin dị đoan cứ thưởng phạt cho đúng, khuyến khích bề tôi bỏ tư tâm mà lo cho nghĩa công.

Đáng ngờ vì có đoạn khen tiên vương, không hợp với tư tưởng Hàn Phi; lại thêm đoạn nói về Tư Mã Tử Phản y hệt một đoạn ở thiên Thập quá. Không phải của Hàn Phi.

20

Giải Lão

Trích một số đoạn Đạo Đức kinh rồi giải thích. Tư tưởng hợp với Lão, trái hẳn với pháp.

Không phải của Hàn.

21

Dụ Lão

Lấy việc cũ để dẫn dụ cho dễ hiểu học thuyết Lão Tử. Xét chung thì tư tưởng hợp với Lão Tử, trừ một vài chỗ hơi hợp với Pháp gia.

Cũng không phải của Hàn.

22

Thuyết lâm thượng

Hàn Phi đọc nhiều sách, gồm trong thiên này và thiên sau một số cố sự cho biết thuật của người xưa; nhiều cố sự chép trong Chiến Quốc sách.

Lương Khải Siêu bảo “hai thiên Thuyết Lâm” cơ hồ như là tài liệu Hàn Phi dự bị để viết các thiên Nội ngoại trừ thuyết ở sau.

Chắc chắn của Hàn

23

Thuyết Lâm hạ

(như trên)

24

Quan hành

Thiên này diễn hai ý: bậc vua chúa phải dùng đạo mà sửa thân mình cho ngay; nhân cái thế mình có được mà tìm cái đạo dễ thi hành, như vậy ít tốn sức mà nhiều kết quả.

Tư tưởng của Đạo gia, không phải của Hàn Phi.

25

An nguy

Có bảy thuật làm cho nước yên ổn và sáu con đường khiến cho nước nguy. Phải nghe can gián của bề tôi trung mặc dầu nó chối tai; phải sửa mình như vua Nghiêu.

Đề cao Nghiêu, Thuấn, trái với tư tưởng Hàn Phi. Không phải của Hàn.

26

Thủ đạo

Phép giữ nước là thường cho hậu và phạt cho thật nghiêm.

Hợp với tư tưởng Hàn Phi, nhưng có câu khen vua Nghiêu sáng suốt, không để lọt kẻ gian, nên chắc của người sau bắt chước Hàn, không phải của Hàn.

27

Dụng nhân

Đại ý: phép dùng người phải theo trời, thuận người và làm rõ việc thưởng phạt. Phải khuyến khích sự liêm sỉ, vời bậc nhân nghĩa tới giúp. Đừng đặt ra việc khó làm, thưởng kẻ dở, phạt kẻ không đáng phạt.

Đề cao liêm sỉ, nhân nghĩa, không phải tư tưởng của Hàn.

28

Công danh

Xét về đạo lập công và thành danh; phải theo thiên thời, nhân tâm, dùng tài năng, dùng quyền thế, địa vị.

Thuyết theo thiên thời và nhân tâm (như thiên trên) không hợp với Pháp gia mà hợp với Đạo gia. Không phải của Hàn.

29

Đại thể

Nhân mệnh trời mà nắm cốt yếu của việc trị nước, khiến cho dân không mắc cái tội rồi (không theo) pháp luật, như cá mắc cái hoạ rời khỏi nước.

Mệnh trời đây là lẽ tự nhiên. Chủ trương theo tự nhiên này của Đạo gia, trái hẳn chủ trương của Pháp gia. Không phải của Hàn.

30

Nội trừ thuyết thượng

Thiên này và năm thiên sau đều gom góp các qui tắc, các cố sự về việc trị nước, để cho vua chúa dùng. Cả sáu thiên cùng theo một lối trình bày: mới đầu đưa ra cái cương yếu làm quy tắc, gọi là phần kinh, sau dẫn những cố sự để giải thích phần kinh, gọi là phần truyện. Thiên này đưa ra bảy thuật về việc xem xét cho đủ, thưởng phạt cho nghiêm và minh, nghe hết lời bề tôi trình bày giả vờ ra lệnh, tập hợp các nguồn tin, đổi lời, tráo việc để biết tình gian của bề tôi.

Có học giả cho phần kinh là của Hàn, phần truyện là của người sau; nhưng cũng có học giả cho rằng cả hai phần kinh và truyện đều của Hàn, chỉ những chỗ: “nhất viết”: (có thuyết khác bảo) mới là của người sau. Vậy

ta có thể coi 6 thiên đại khái là của Hàn. Thiên nào cũng kết cấu chặt chẽ, có giá trị về luận thuyết, trừ vài chỗ chép thiếu có trong truyện mà không có trong Kinh hoặc ngược lại.

31

Nội trừ thuyết hạ

Nhận định chung như trên. Thiên này nói về sáu điều bậc vua chúa phải dò xét: quyền giao cho kẻ dưới, lợi của vua tôi khác nhau, kẻ dưới dựa vào sự dối trá, lợi hại đều có bề trái, địa vị không rõ ngoại quốc can thiệp vào việc nước mình.

Nhận định chung như trên.

32

Ngoại trừ thuyết tả, thượng

Đưa ra 6 thuật trị nước dùng người; xét xem hành động của bề tôi có hợp với lời nói hay không, xem lời có thực dụng không, đừng khen tiên vương, không tự làm thì dân không tin, đừng dùng kẻ sĩ bàn suông, phải giữ chữ tín, rồi mới hành pháp.

nt

33

Ngoại trừ thuyết tả, hạ

Lại đưa ra 6 thuật nữa: thưởng phạt cho đúng, trông cậy vào thế và thuật của mình, cứ theo khả năng mà dùng người, đừng cho bề tôi quá xa xỉ hoặc quá biển lặn…

nt

34

Ngoại trừ thuyết hữu thượng

Lại đưa ra 3 thuật nữa: bề tôi nào không cải hoá được thì giết đi, đừng để lộ sự thích và ghét của mình, người thân cũng theo pháp mà trị.

nt

35

Ngoại trừ thuyết hữu hạ

Lại đưa ra 5 thuật nữa: về sự thưởng phạt, đừng tin bọn biện sĩ, trị quan lại chứ không trị dân, tuỳ theo việc mà làm

nt

36

Nạn nhất

Thiên này và ba thiên sau đều chỉ trích hành động của một số nhà cầm quyền và học giả thời xưa, như Khổng Tử, Quản Trọng, Tề Hoàn công, Án tử, Tử Sản.v.v. Để làm rõ chủ trương của Pháp gia.

Chẳng hạn thiên này chủ trương: ra trận thì cần phải gian trá, trị dân thì cứ giữ cái “thế” mà ra lệnh, không cần phải cải hoá dân, không công thì không nên thưởng, vua phải giữ đạo vua, bề tôi phải giữ đạo bề tôi, có tội thì phải trị không tha.

Chắc chắn của Hàn Phi.

37

Nạn nhị

Nhận định chung như thiên trên. Đại ý: hình phạt mà xứng với tội thì không ngại nhiều, không xứng đáng với tội thì mới là nhiều; đừng nên nhân từ, phải dùng hình danh thống nhất, sự đo lường để làm tiêu chuẩn; thu được nhiều hoá vật vị tất đã là tốt.

Duy có đoạn 3 có câu “theo đạo thì nên vô vi, đừng cho thấy” cơ hồ hợp với đạo gia hơn là pháp gia.

38

Nạn tam

Nhận định chung như thiên 36. Đại ý: phải phạt kẻ giấu cái ác, thưởng kẻ tố cáo bọn gian tà, đừng nghe lời giả dối của bề tôi, đừng cho bề tôi lấn vua, phi tần lấn Hoàng hậu, con thứ lấn con cả, pháp phải ban bố rõ ràng, thuật thì đừng nên cho người ta biết…

Chắc chắn của Hàn Phi.

39

Nạn tứ

Nhận định chung như thiên 36. Đại ý: vua giữa phận vua, bề tôi giữ phận bề tôi; vua nên nghiêm khắc mà sáng suốt; giận và ghét phải đúng lúc…

nt

40

Nạn thế

Phê bình và bổ túc thuyết giữ “thế” (tức chủ quyền) của Thận Đáo.

nt

41

Vấn biện

Thiên này dùng để vấn đáp, khác hẳn các thiên trên. Hàn Phi ghét không khí tranh biện thời Chiến Quốc. Hàn tìm cách ngăn sự tranh biện: vua cứ coi hành vi của bề tôi xem có công dụng không, ngôn hành phải có ích mới được; hễ bàn bạc mà không hợp với pháp lệnh thì trị tội.

Chắc chắn của Hàn Phi.

42

Vấn Điền

Thiên này gồm hai đoạn không liên lạc gì với nhau. Đoạn trên diễn ý: dùng người thì đừng đề cử ngay lên một chức cao, để cho người đó tiến lần lần từng cấp. – Đoạn dưới bảo Hàn Phi định pháp thuật để làm lợi cho dân, dù có bị tội cũng không ân hận.

Đoạn dưới nhất định không phải của Hàn Phi, mà do người sau viết. Do đó đoạn trên cũng đáng ngờ.

43

Định pháp

Hàn Phi phê bình Thân Bất Hại về “thuật” và Thương Ưởng về “pháp”, bảo phải dùng cả hai thuyết đó, thiếu một không được.

Có phần chắc chắn là của Hàn Phi.

44

Thuyết nghĩ

Xét về thuật dùng bề tôi. Phải cấm bề tôi có lòng gian, có lời gian, có hành vi gian. Năm hạng người không dùng được.

Nên cấm 5 cái gian, phá 4 cái tương tự như nhau so sánh với nhau, chống đối nhau (con vợ lẽ với con đích, thiếp với thê, bề tôi với tướng quốc, bề tôi được vua yêu với vua), đừng để sinh loạn.

Thế văn có vẻ như luận thuyết lại có vẻ như một bài biểu, nên còn tồn nghi.

45

Ngụy sử

Ba đạo trị nước là lợi, uy và danh. Vậy mà người đương thời lại trọng những kẻ trái với đạo trị nước như cao, hiền, trung, liệt, dũng mà khinh hạng người làm lợi cho nước.

Cho nên cách thưởng phạt cũng ngược đời hết. Nguyên tắc là phải đặt ra pháp lệnh, để bỏ cái riêng tư.

Chắc chắn của Hàn Phi.

46

Lục phản

Sáu hạng người đáng phạt mà dân lại khen (là môn đồ Lão, Nho, Âm dương gia, Danh, Mặc…) ngược lại sáu hạng người đáng thưởng thì bị chê. Ai cũng tham lợi, cha con cũng chỉ nghĩ tới tư lợi. Cho nên phải dùng hình pháp cho nghiêm, phải xét hành vi và lời nói phù hợp nhau không.

Chắc chắn của Hàn Phi.

47

Bát thuyết

Tám hạng người không nên dùng. Dùng người phải có thuật nghe bề tôi tố cáo lẫn nhau. Lập pháp phải theo thời theo việc. Thời đó không dùng nhân ái được. Đừng cho sủng thần ra lệnh.

Cũng có phần chắc là của Hàn Phi., nhưng nội dung thiên này hỗn tạp.

48

Bát kinh

Tám thuật trị nước: thưởng phạt, nghe ý của mọi người, phòng gian, cách xét bề tôi, phải bí mật…

Nội dung hợp với thuyết của Hàn Phi, nhưng hình như nguyên văn thiếu sót người sau thêm vào, nên khó hiểu.

49

Ngũ đố

Năm hạng mọt dân: nho gia, biện sĩ, hiệp sĩ, bọn thị thần, bọn công và thương. Quan trọng nhất là lịch sử quan của Hàn Phi: thời dị tắc sự dị, sự dị tắc biến, và chủ trương: đĩ pháp vi giáo, dĩ lại vi sư.

Chắc chắn của Hàn Phi. Lý Tư từng dùng ý trong thiên này.

50

Hiển học

Đả đảo các thuyết nổi danh, có thế lực đương thời: Khổng và Mặc, Nho và hiệp sĩ (Mặc gia) không cày ruộng, không đánh giặc, vô dụng. Đạo Nho vu khoát, không cần dùng nhân nghĩa, chỉ cần sức mạnh.

nt

51

Trung hiếu

Ý chính là trọng pháp chứ không trọng hiền. Đả Nghiêu, Thuấn, Thang, Vũ là bất trung bất hiếu (trung, hiếu theo quan niệm Pháp gia).

Nội dung tạp: đoạn cuối đả bọn Tung hoành gia, không liên lạc với các đoạn trên. Chắc chắn là của Hàn.

52

Nhân chủ

Ý như hai thiên Nhị bính và Cô phẫn: bề tôi mà có thế mạnh hơn vua thì nguy cho vua; bọn sĩ đề cao pháp luật là kẻ thù của bọn quý tộc cầm quyền thời đó.

Lời văn kém. Chắc là người sau viết thêm.

53

Sức lệnh (Chỉnh lý hiệu lệnh cho nghiêm chỉnh)

Cũng lại xét về cách thưởng phạt: hình phải nghiêm, thưởng nên ít; có chiến công mới cho quan tước.

Ý và lời nhiều chỗ giống Thương quân thư (tương truyền của Thương Ưởng nhưng không chắc Thương Ưởng viết); vì vậy còn ngờ, không biết của ai, sách nào chép của sách nào.

54

Tâm độ

Tâm đây là lòng dân. Lòng dân thích loạn; ghét khó nhọc nên thưởng phải sáng suốt, hình phải nghiêm. Vua phải ngăn kẻ địch bên ngoài, chặn tư tâm tư ý của bề tôi bên trong, chỉ trông cậy nơi mình thôi.

Ý thì giống Hàn Phi mà lời thì khác. Nên còn tồn nghi.

55

Chế phân

Bàn về pháp chế định thưởng phạt, và phân biệt công với tội. Hình, thưởng nên nặng và phân minh. Bắt dân phải cáo gian, liên đới chịu trách nhiệm. Không được bỏ pháp luật mà dùng trí tuệ.

——————————–

(1)

Chúng tôi có nhiều điểm không đồng ý với ông Nguyễn, nhưng ngay các nhà hiệu chú Trung Hoa tới nay vẫn chưa có ai hoàn toàn đồng ý với ai thì bản dịch của ông và của chúng tôi sẽ phải có những điểm khác nhau, không thể tránh được.

 

Vui cười

Anh A hỏi người bạn:

– Cô gái mày quen làm gì mà ăn mặc đúng mốt thời trang vậy?

Người bạn: – Con gái chủ tiệm vàng đó. Nhưng tính tình lạ lắm mày.

Anh A: – Lạ là như thế nào?

Ngưới bạn: – Tính tình như giá vàng. Sáng khác, chìêu khác.

 

Cuối năm, chồng hỏi vợ:

– Em thích quà tặng gì nhân dịp năm mới?

– Đơn giản thôi, thứ gì mà tự anh làm ra được, ví dụ như tiền chẳng hạn.

 

Không cần rào đón

– Anh! Anh có yêu em không nào?

– Thôi em! Hãy nói thẳng xem, em cần mua thứ gì?

Đằng Sau Chuyến Viếng Thăm Paris của Nguyễn Phú Trọng – Nguyễn thị Cỏ May

Ở Việt nam ai cũng biết Nguyễn Phú Trọng là con người quyền lực mạnh tột đỉnh. Tự cho phép vượt qua mọi chi phối, từ luật Pháp  chánh thức của chế độ tới nội qui điều lệ của đảng cộng sản mà ông ta là đảng viên.

Vậy mà hôm tuần rồi tới Paris, Nguyễn Phú Trọng lại được chánh phủ Pháp  đón tiếp với nghi lễ  ngoại giao quá thấp. Phải chăng vì trong quan hệ cấp quốc gia, Trọng chỉ là một công dân của nước chxhcn/vn mà thôi. Còn cái chức danh “đảng trưởng” của Trọng, nếu dựa vào đó thì có lẽ Trọng đáng bị giữ lại chờ đưa ra Tòa Hình sự Quốc tế hoặc Tòa án Pháp lý Quốc tế để xét sử về tội chống nhơn loại từ thời Hồ Chí Minh mà Trọng ngày nay, với tư cách “đảng trưởng”, là kẻ thừa kế chính danh và hợp Pháp.

Về danh dự, đảng cộng sản liên-xô và đông âu sụp đổ chỉ vì bị nhân dân tẩy chay. Cái đảng của Nguyễn Phú Trọng ở Hà nội chỉ là thứ “băng đảng thổ phỉ nhơn danh đảng cách mạng”(*) (Nguyễn Bình Phương, Xe lên, xe xuống, Diễn Đàn Thế kỷ, Huê kỳ. Có lần Trùm phỉ Chu Chồ Sền bảo Tướng Quân Đội Nhân dân Chu Văn Tấn : (*)”Chúng mày vì nghèo khổ mà đi làm cách mạng. Chúng tao vì nghèo khổ mà đi ăn cướp. Thế là giống nhau”) thì đảng trưởng của nó chắc chắn không có một nước văn minh nào có can đảm đón tiếp như quốc khách. Tuy nhiên, theo một tin hành lang của Điện Elysée, thì “cái đằng sau” chuyến đi của Trọng mới là quan trọng vì đó mới là mục đích chánh. Vấn đề thể diện của Trọng, đối với chính Trọng, trong lúc này không phải thật sự quan trọng. Vậy “cái đằng sau” đó là cái gì mà ghê gớm thế?

Khi Trọng tới

Hôm Chủ nhựt 25/03 Trọng tới Paris, ở Paris có cuộc biểu tình tuần hành của thợ thuyền do các nghiệp đoàn tổ chức. Mà nghiệp đoàn Pháp  gốc khuynh tả. CGT trước đây là một bộ phận của đảng cộng sản Pháp  nay đã tách ra, chuyển mình làm một nghiệp đoàn công nhơn “thuần túy” nhưng vẫn còn nặng tinh thần “đấu tranh giai cấp”. Vẫn phô trương biểu ngữ “Soviet Suprême” khi biểu tình hoặc khi Tổng Bí thư Martinez nói chuyện. Biểu tình hôm đó, như những cuộc biểu tình khác, tập hợp ở Công Trường Cộng Hòa (Paris X), tuần hành tới Công trường Bastille (Parìs XI). Thường có biểu tình là có bạo động, đập phá, cướp giựt hàng hóa của các cửa hàng, đốt xe đắc tiền, hành hung cảnh sát giử trật tự, …

Biểu tình hôm ấy khá đặc biệt. Bổng người ta trông thấy có năm bảy thanh niên người Việt nam chen nhau trong hàng ngủ công nhơn Pháp, cầm cờ đỏ sao vàng của nước chxhcn.vn, phất cao để làm cho hai bên đường dễ trông thấy sự có mặt của họ.

Tới Bastille, họ bắt chước bạo động cho có vẻ hào hùng chăng? Cảnh sát đứng giàn ngang trên đường tuần hành của đoàn biểu tình để kịp ngăn chặn bạo động. Tới đây, họ xông vào, xịt hơi cay, dùi cui đập túi bụi làm cho một tên lổ đầu, chảy máu, quăng cờ đỏ sao vàng, nằm dài trên đường, ôm đầu máu. Mấy tên còn lại vội vứt cờ trên lề đường, cao giò chạy thoát thân.

Năm bảy tên này hôm ấy biểu tình chắc phải do Đại sứ quán hà nội tổ chức vì muốn lợi dụng cuộc biểu tình đông đảo của công nhơn, trương cờ lên, nghĩ chắc sẽ có người tới hỏi cho biết họ là ai, đi biểu tình nhằm mục đích gì? Họ sẽ nói đi biểu tình để chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm viếng nước Pháp theo lời mời của Tổng thống Macron? Và sẽ là cơ hội cho báo chí ở Hà nội viết bài ca ngợi, bốc thơm thành tích của Đại sứ quán Hà nội ở Paris và đồng thời cũng để “đáp lễ” cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt ở Paris hôm ấy trước Sứ quán Hà nội, đả đảo Nguyễn Phú Trọng, tên tội phạm nhơn quyền ở Việt nam, ngay trên đường di chuyển của Trọng.

Nhưng kết quả thảm hại, nào có ai ngờ trước được!  Không thấy báo chí hà nội tường thuật. Cả báo Nhân Dân cũng không!

Người Việt với chứng minh nhân dân ở Đức

Người Việt từ Việt nam tới các nước Singapour, Nhựt, Anh, … thưòng bị nhiều tiếng xấu vì những hành vi phạm pháp như ăn cắp, làm những nghề bị luật pháp cấm, trong quan hệ xã hội, thiếu lễ độ tối thiểu, … Singapour đã đuổi nhiều người trờ về khi nhập cảnh. Nhựt mướn máy bay chở những thanh niên bị bắt vì tội ăn cắp trả về Việt nam. Tuy đó cũng là những tội hình sự nhưng không nghiêm trọng bằng trong gần đây, Đức đã bắt người Việt nam công dân chxhcn/vn ở tại Đức về tội buôn bán xì-ke, mang trên người võ khí sát thương như súng lục loại nhỏ, và cả súng ám sát, loại đặc biệt của giới tình báo, dưới dạng cây viết chì với cả một khối đạn. Không riêng dư luận Đức kinh ngạc khi đọc tin tức trên báo chí Đức, mà cả cộng đồng người Việt ở Đức (Tây Đức) cũng lo lắng vì an ninh trong đời sống hằng ngày ngày càng xấu thêm do chính khối người Việt nam ở phiá Đông Đức củ gây ra (với chứng minh nhân dân chxhcn/vn).

Chuyện xảy ra hôm 23/02/2018 tại xa lộ A52, gần thành phố Mưnchengladbach.

Phản ứng về tin trên, bà Hồng, một phụ nữ Việt nam đang giảng dạy tại một trường Đại học ở Tây Đức, bày tò sự lo lắng: Tôi thấy lo lắng lắm, giờ đến những chỗ tụ tập đông người Việt phải cẩn thận, vì có thể những tên tội phạm nguy hiểm đó sẽ trà trộn và dễ dàng đến gần ám sát bất cứ ai chúng muốn.

Một người hoạt động trong cộng đồng người Việt nhiều năm ở Berlin tâm sự thêm: “Vụ bắt giữ người sở hữu vũ khí đặc biệt nguy hiểm này làm tôi nghĩ tới thủ đoạn ám sát tinh vi như trường hợp cựu điệp viên Nga Litvinenko thiệt mạng vào năm 2006 sau khi uống trà xanh có tẩm phóng xạ polonium-210 tại  London hay vụ cô Đoàn Thị Hương mang thông hành chxhcn/vn đã ám sát ông Kim Jong Nam, anh của lãnh tụ Bắc hàn, bằng chất VX ở Mã-lai.

Bà Liên, Chủ tịch một hội đoàn người Việt tại Tây Berlin, cũng tỏ ra lo lắng và chia sẻ ´´ Từ nay, người Việt sống ở Đức chống nhà cầm quyền hà nội vi phạm nhơn quyền rất có thể gặp nguy hiểm từ những loại vũ khí chuyên dùng để ám sát này”.

Tại Cộng Hòa Séc, một doanh nhơn người Việt điện thoại qua Berlin, hỏi về thân nhân của nghi phạm vừa bị bắt giữ, bộc bạnh sự lo sợ của mình. Tôi đã sống ở đây hàng chục năm mà chưa từng thấy loại súng được ngụy trang như cây bút viết đó, nó thực sự nguy hiểm và có lẽ được dành để trang bị cho hoạt động của mật vụ Việt Nam, cả với 192 viên đạn. Tại Séc cũng không thể đơn giản mua được vũ khí như vậy. Nguồn súng ngắn và đạn thường được tuồn lậu sang đây từ Nga hoặc Ukraine.Vị doanh nhơn nói thêm Tôi nghi ngờ người Việt Nam bị bắt hôm 23.2 vừa qua có lẽ đã hoạt động ở chợ Sapa, nơi tập trung nhiều người Việt.

Theo Thời Báo (thoibao.de) ở Đức, vào tháng 2/2018, cũng tại khu chợ Sapa, đã có cuộc khám xét của cảnh sát đặc biệt Séc để bắt giữ và dẫn độ ông Nguyễn Hải Long, chủ một cửa hàng chuyển tiền ở đây sang Đức vì bị nghi ngờ hoạt động gián điệp trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

Khẩu súng mà cảnh sát thu giữ được của thanh niên Việt Nam có hiệu Astra, là loại súng ngắn bán tự động rất tốt và hiệu quả cao cho việc tiêu diệt mục tiêu ở cự ly gần. Súng có đánh dấu số sê-ri (113XXX), được sản xuất hàng loạt trong khoảng thời gian từ 1960 đến 1968, băng đạn 6 viên nạp nhanh. Súng có giá bán khoảng 500 Euro trên thị trường ´´chợ đen´´ ở châu Âu.

Người am hiểu súng cho biết thêm về súng viết chỉ Hệ thống cò nằm ở giữa thân cây viết. Khi phát hỏa, đạn súng có thể tạo nên một vùng sát thương lớn. Súng bắn đạn chì hoặc đạn 6 ly. Nếu bắn ở cự ly dưới 5 m, khả năng sát thương của súng này không thua gì súng quân đội”.

Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã làm căng thẳng chưa từng có quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam. Nhưng ngay sau đó, xuất hiện vài người Việt tại thành phố Munchen nhắn tin hăm dọa công khai nhà báo Đức với lời mời ´´ăn tiết canh ngan´´ – tiếng lóng ám chỉ sẽ bị giết hại bất cứ lúc nào. Còn nhóm ở Berlin cũng công khai kêu gọi đánh bom bẩn hội nghị của Đức.

Bắt cóc, đe dọa chưa đủ, phải chăng những loại vũ khí trên đang được âm thầm đưa vào Đức để cán bộ vc thực hiện những hành động ám sát tiếp theo?

Với chỉ thị của ai?

Cơ sở truyền thông Đức Suddeutsche Zeitung (theo Thời báo ở Đức) cho bìết người chỉ huy trực tiếp vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là Phó Giám đốc tình báo Đường Minh Hưng. Ông này có mặt tại Berlin 5, 6 ngày vào thời điểm Thanh bị bắt cóc. Công tố viện Đức đang xúc tiến hồ sơ truy tố tên Hưng.

Hà nội chẳng những không trả lời yêu cầu ôn hòa của chánh phủ Đức, Nguyễn Phú Trọng còn tuyên bố “Thanh tự nguyện trình diện để nhận tội”. Khi tình hình bang giao giửa hai nước trở nên gay gắt, ông Trọng vẫn điềm nhiên “ Ta cứ lo giải quyết nội tình của ta là ưu tiên”.

Với tư cách Tổng Bí thư đảng cộng sản, mà đảng cộng sản là cơ quan lãnh đạo toàn diện Việt nam thì vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ ăn cắp, buôn bán phạm Pháp, vũ khí lậu, bạo loạn, bắt người, giết người mang chứng minh nhân dân chxhcn/vn ở ngoại quốc, …Trọng đều trách nhiệm.

Tháng 12/2010, Tòa thượng thẩm Paris xét sử 14 viên chức cao cấp của chế độ Pinochet, buộc tội những người này “đàn áp, tra tấn, thủ tiêu những người chống đối ôn hòa chế độ độc tài Pinochet”. Dư luận cho đây là một vụ án tội phạm quốc tế lịch sử. Vụ án cho thấy người bị truy tố không phải chỉ là những viên chức của chế độ, mà còn là bản thân chế độ độc tài. Nạn nhơn là 4 người chí-lợi (Chili). Nhưng có vụ án lịch sử vì có thân nhơn của nạn nhơn và các hội nhơn quyền hợp nhau thưa thủ phạm.

Việt nam khó làm việc này vì thứ “văn hóa chín bỏ làm mười”. Chuyện không phải hảy quên đi, chờ ngày mai sẽ tươi sang! Và điều quan trọng trước mắt là còn về Vìệt nam thăm bà con, gia đình, và du hí!

Thế mới biết vc đại gìan, đại ác mà vẫn mạnh giỏi.

Đằng sau chuyến vìếng thăm Paris?

May cho Trọng là một vụ “Pinochet thứ II” không xảy ra mà Trọng khó tránh khỏi làm đối tượng vì sau đó, đạo luật do Bỉ đưa ra không còn hiệu lực và Espagne cũng không còn tự dành cho mình “khả năng hình sự” (compétence pénale) nữa. Nếu Paris lúc đó, và thân nhơn của nạn nhơn của Trọng can đảm như thân nhơn các nạn nhơn dân chí-lợi quốc tịch Pháp  thì Trọng có lẽ đã bị thưa và Trọng đã bị cum để chờ đưa ra Tòa án Pháp lý Quốc tế. Rồi những hồ sơ nạn nhơn cải cách ruộng đất, nhơn văn giai phẩm, cải tạo công thương nghiệp (Đỗ Mười còn sống), Tết Mậu thân, nạn nhơn học tập cải tạo, bán gái làm nô lệ tinh dục, những người phản kháng ôn hòa ngày nay bị bắt, giam và chết trong phòng giam vì “tự tử”, … và tất cả những trường hợp “ mất tích” từ thời Hồ Chí Minh, nay đảng cộng sản lãnh trách nhiệm, tức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong.

Nghe nói nay Trọng qua Paris, xin yết kiến ông Macron để nhờ ông Macron can thiệp với Đức tìm một giải Pháp giúp Việt nam sớm thoát ra khỏi mạng lưới cô lập của Đức ngày có xu thế xiết mạnh hơn.

Ông Macron hiện nay là người có thể nói chuyện với Bà Merkel “vui vẻ” và với cả ông Trump nữa. Bà Merkel đang ở thế rât tế nhị sau cuộc bầu cử ở Đức vừa rồi và Pháp có ý muốn nắm vai trò lãnh đạo Âu châu.

Cộng sản lúc nào cũng tính qua mặt người khác, giữ quyền lợi của đảng là trên hết, không cần biết ứng xử lương thiện làm căn bản cho chế độ.

Nếu tin hành lang trên có cơ sở, giờ đây thử chờ “nhơn định” có “thắng thiên” hay không?

https://vietbao.com/a279526/dang-sau-chuyen-vieng-tham-paris-cua-nguyen-phu-trong

 

Vui cười

Vị giáo sư nọ đang đi trong ngõ gặp một người cao to, ưỡn ngực:

 – Tao không bao giờ nhường đường cho kẻ ngu.

 Vị giáo sư mỉm cười, nép vào bậc thềm:

 – Còn tôi thì luôn làm như vậy.

 

Bên bờ vực – Từ Thức

Hai người lên tới đỉnh núi lúc trời vừa nhá nhem tối. Gã thanh niên vạm vỡ đứng ôm bụng thở dốc, mồ hôi chẩy  trên mặt như giọt mưa. Người đồng hành, một ông già râu tóc bạc phơ, y phục, phong thái  đạo sĩ, đứng ung dung ngắm cảnh, nhàn hạ như vừa xong một tuần trà.

Gã thanh niên nhìn vách núi dựng đứng, chân núi  thăm thẳm, mất hút trong mây mù, nói, hổn hển :

-Con sợ thầy thực. Leo núi suốt từ sáng mà không biết mệt. Không biết bao giờ con mới tập luyện được như vậy.

Lão trượng vuốt râu, cả cười :

-Cần nhất là đừng sốt ruột. Phải tập luyện mỗi ngày, nhưng không tìm cách đốt giai đoạn. Một ông tướng nổi danh  nói với binh sỉ : hãy đi từ từ, chúng ta gấp lắm đẩy.

Trăng lên, sáng vằng vặc. Sâu hút dưới chân vực là một con sông uốn éo như rắn, chan hoà ánh trăng. Một hai chiếc thuyền neo bên bờ sông, nhỏ bé xinh xắn như những chiếc thuyền giấy của trẻ con. Gã thanh niên  cất tiếng ngâm :

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay

Lão trượng đang nửa tỉnh, nửa thức, ngạc nhiên,  hỏi:

-Con biết tiếng Việt ?

-Thầy quên con là một chuyên viên  về cổ ngữ ?

Ông già cả cười :

-Quả thực, nhiều lúc thầy quên con đã trưởng thành, đã là một học giả có tên tuổi. Ngày nay, ít ai còn biết tiếng Việt

Thời gian đi vùn vụt.Trong đầu ông già, gã học trò vẫn còn là một chú nhỏ chạy lăng quăng trong sân nhà, hay ngủ gà ngủ gật giữa những buổi học kéo dài trong cái nóng nực của trưa hè. Mới như hôm qua, cái buổi sáng người ta trao cho ông một hài nhi còn đỏ hỏn ai đem bỏ trước cổng nhà  từ lúc đất trời choạng vạng.

Một lần trong một thư viện lớn, ông thấy một nhóm sinh viên chúi đầu nghiên cứu, trên  bàn cả một đống sách dầy cộm mang tên tác giả là người học trò thân yêu của mình. Ông vừa kiêu hãnh, vừa xúc động, vừa bàng hoàng, ý thức rằng đứa học trò nhỏ ngày nay đã  dần dần vuột khỏi tay mình, đã thành một học giả có uy tín.

Ông già nói :

-Câu thơ đẹp quá, nhất là trong cái đêm trăng như đêm nay.

Bắt chước học trò, ông lên tiếng ngâm, giọng sang sảng :

Sao anh không về chơi thôn Vỹ

Nhìn nắng hoàng hôn nắng mới lên

Vườn ai mượt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Gió lên lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay…

Và tiếp :

-Hồi nhỏ, có lần thầy ghé thăm cái thành phố ngày xưa tên là Huế, thăm thôn Vỹ nhưng Huế không còn là Huế, thôn Vỹ không còn là thôn Vỹ của Hàn Mặc Tử. Vườn ai mượt quá xanh như ngọc đã trở thành những cao ốc kệch cỡm, những cơ sở sản xuất giầy dép, siêu thị của người Tàu. Những cô thiếu nữ trong chiếc áo dài lả lướt ngày xưa  đã trở thành những bà vợ Tàu, vợ Đai Hàn buồn bã. Huế bây giờ mang một cái tên Tàu, giống như những thành phố khác của cái nước ngày xưa gọi là Việt nam. Những lâu đài, cung điện biến thành những khách sạn, những tiệm ăn Tầu. Nơi mình đang đứng, có lẽ ít ai nhớ ngày xưa gọi là đèo Ải Vân

Trong đầu ông già, hình ảnh một thành phố ảm đạm. Nước sông Hương lờ đờ, nhớ những câu hò đối đáp. Cầu Trường Tiền lở lói, vắng những tà áo trắng, những tiếng chuyện trò ríu rít của đám nữ sinh.

Ông già nhiều lần nhức nhối đứng trước những tiệm, những cơ sở mậu dịch làm môi giới tuyển đàn bà cho người Tầu. Những thiếu nữ nghèo, đôi khi còn ở tuổi ô mai, đáng lẽ đang ép hoa, bắt bướm, đứng xếp hang chờ tới lượt cởi quần áo cho khách Tàu sờ mó, nắn bóp, coi soát từ trong ra ngoài trước khi mua. Những tấm bảng quảng cáo chữ Tầu bảo đảm hang hóa nếu không ưng ý có thể đổi hay trả lại. Người ta xuất cảng phụ nữ để lấy ngoại tệ, như người Ái Nhĩ Lan xuất cảng thịt cừu, người Argentine xuất cảng thịt bò. Một cái tát vào mặt mà khó dân tộc nào chấp nhận, nếu còn đôi chút tự trọng. Những người cầm quyền đồng lõa làm chuyện bán đàn bà, đồng bào, chị em, con cái của mình để kiếm tiền, sẽ ngần ngại gì khi bán đảo, bán đất, bán rừng, bán nước, nếu lợi nhuận lớn hơn, mặc dù đã tham ô đầy túi.

Ông già nghĩ tới một tài liệu về người abrorigènes ở Úc Châu. Người da trắng đã tập trung hàng trăm ngàn đàn bà aborigènes, chở đi khắp xứ, cho lập gia đình, hay nô lệ tình dục, với người da trắng. Những đứa con đẻ ra là con lai, không biết gì về dân tộc mình, trở thành xa lạ với nguồn gốc của mình đẻ trở thành công dân hạng nhì trên đất nước của tổ tiên. Người Tầu, vì chính sách hạn chế sinh đẻ, chỉ quý và đôi khi chỉ giữ con trai, thiếu hàng trăm triệu dàn bà. Họ nhập cảng đàn bà Việt, bắt cóc hay lấy phụ nữ Việt tại chỗ. Cả một thế hệ con lai  không biết gì về văn hoá Việt, sẽ gia tăng đội ngũ người Tầu vốn đã đông đảo trên đất Việt

Gã thanh niên lục trong cái túi cồng kềnh y vẫn đeo sau lưng ra một cái lều vải, lúi húi dựng lều. Ông già không cần lều ; vẫn  ngủ ngoài trời, lấy cỏ làm nệm, phiến đá làm gối. Sương, gió, nóng lạnh, ngoại vật  không ảnh hưởng gì tới ông

Gã thanh niên đốt lửa, sửa soạn bữa ăn tối, đúng ra là để pha trà, vì bữa cơm rất đơn giản : cả hai đều ăn chay trường, đã gói sẵn trong túi vải.

Một con nai ngơ ngác từ trong bụi cây bước ra, dương đôi mắt to, đen láy,  nhìn ngọn lửa, nhìn ông già, nhìn gã thanh niên, dò dẫm, rồi đi lại,nằm dưới chân lão trượng.

Ông già vẫn nói con vật, ngay cả những con dữ tợn nhất, nếu nó cảm thấy mình vô hại, cảm thấy cái từ tâm của kẻ đối diện, nó trở thành thân thiện. Và cái từ tâm, nếu  chân thực, nó toát ra tự nhiên như một hương thơm, như một hơi thở, ngay cả thú vật cây cỏ cũng cảm nhận được. Cây cỏ  không biết, nhưng gã thanh niên đã thấy, nhiều lần,những con cọp, báo, gấu nằm cạnh ông già, ngoan ngoãn  như những con mèo con.

Sau bữa cơm thanh đạm, gã thanh niên đưng dậy, vươn vai, đi vài đường quyền. Ông già nhìn, hài lòng, thấy đường võ của học trò đã điêu luyện, đã uyển chuyển, không còn cái cứng rắn, cái cố gắng phô diễn sức mạnh của tuổi trẻ. Gã thanh niên đã biết  quên cái bản năng háo thắng, cái bản năng  chinh phục, muốn đè bẹp đối phương. Y đã quên thân thể mình. Quên cái tôi. Ông vẫn nói đường võ phải đi nhẹ nhàng, như không muốn xô đẩy  không gian chung quanh.  Phải biết kính trọng cái quân bình ở trong ta cũng như trong vạn vật.

Trăng lên đỉnh đầu. Ông già trầm ngâm :

-Hồi trẻ, thầy mất hàng chục năm học vẽ, mơ thành hoạ sĩ ; nhưng thấy mình bất lực, không diễn tả nổi cái đẹp của thiên nhiên, cái nhiệm màu  của đời sống, thầy bỏ vẽ. Mỗi lần đứng trước cảnh đẹp như thế này, vẫn thấy đôi chút ngậm ngùi.

Gã thanh niên  cảm động trước lời tâm sự của ông già; bình thường  là một người lạc quan, yêu đời, biết thưởng thức từng giây phút của đời sống. Tưới một bông hoa, tỉa một cành lan, ngắm mấy con cá vàng tung tăng trong bể cá, đọc một trang sách, đón nắng hanh vàng đầu hè hay se se người trước cơn gió lành lạnh cuối thu, mỗi hành động nhỏ bé, tầm thường,  đối với ông là một nguồn hạnh phúc.

Ông vẫn nói với học trò đừng chạy đuổi, tìm kiếm hạnh phúc ; nó ở trong ta, nó ở trước mặt, trong mỗi cử chỉ, trong từng hơi thở, trong giây phút đang sống. Càng chạy càng mệt, càng đuổi theo càng mất.

Gã thanh ni ên trở lại câu chuyện thơ phú :

-Trước  Hàn Mặc Tử  hàng trăm năm, hàng ngàn năm, đã có những người nông dân Việt  làm những câu ca dao tuyệt đẹp : Hỡi cô tát nước bên đàng. Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ?

Ông già mỉm cười :

– Có người nói câu ấy, nguyên văn ‘’ Hỡi cô bán nước bên đàng, sao cô lại múc trăng vàng đổ đi ? ‘’ là thơ Bàng Bá Lân, nhưng của ai, nó cũng nói lên cái tâm hồn Việt. Có những thi sĩ như vậy, làm thơ như ca dao. Người nông dân bất cứ nưóc nào, làm ruộng chỉ mong cho được viêc, cho chóng xong. Cái anh nông dân Việt nam, cực khổ trăm chiều, không được ngày hai bát cơm,  anh ta vẫn không quên mình là thi sĩ. Cái thắc mắc của anh ta chắc chắn không có một anh nông dân nào khác trên thế giới bận tâm : sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

Con nghiên cứu đã nhiều, không thấy người nông dân nước nào có cái tâm hồn ấy. Ngoài ca dao, người dân Việt còn một hình thức diễn tả rất tài tình là tục ngữ

-Nươc nào chẳng có tục ngữ. Đó là cái túi khôn của người dân, những quan sát, những nhận xét về đời sống ghi lại từ đời này qua đời kia.

-Tuc ngữ Việt có hai điểm đặc biệt không đâu có : nó đầy hình ảnh và bao giờ cũng đầy khôi hài tính. Bao giờ cũng là những nhận xét về xã hội hết sức tinh tế, diễn tả bằng những hình ảnh ngộ nghĩnh : như đỉa phải vôi, theo voi ăn bã mía, nằm chờ sung rụng, ăn cơm nhà vác ngà voi,  cá nằm trên thớt, gái ngồi phải cọc, lệnh ông không bằng cồng bà, nắm thằng có tóc ai nắm thằng trọc đầu…Những tác phẩm lớn thường có hai đặc điểm : đầy hình ảnh và khôi hài tính. Ngoài tư tưởng, cố nhiên. Không có văn chương Anh nếu không có cái khôi hài đen. Trong văn chương Pháp, ngay cả ở Proust, nhà văn khó nhai vì rất tỉ mỉ dài dòng, vẫn có cái khôi hài kín đáo khiến Proust là Proust.Những bài hát của Jacques Brel, bên cạnh cái xúc động, bao giờ cũng có cái gì tếu tếu. Thơ không có hình ảnh là vè, văn không có hình ảnh là những bản báo cáo hành chánh, những biên bản của thừa phát lại

Ông già gật gù :

-Người Pháp nói : lời nói bay đi, hình ảnh lưu lại. Les paroles passent, les images restent.

-Vâng, đúng vậy. Những người làm nghề quảng cáo thương mại, làm marketing đều biết : một cái spot  thành công phải có hai điều kiện : hình ảnh đập vào mắt, bám vào óc và một nét khôi hài khiến người ta mỉm cười. Và tất cả, trong một spot dài 30 giây. Những người nông dân Việt nam  đã hiểu điều đó trước mọi người. Không có gì gợi hình và tếu hơn cái cảnh một anh đi vác ngà cho  con voi để nói đến một người làm chuyện vô bổ, lo chuyện cho thiên hạ, hay cái cảnh một anh nằm dưới gốc sung chờ sung rụng để nói về một người lười biếng. Tất cả tục ngữ Việt nam đều như thế. Và trong bất cứ hoàn cảnh nào, người ta cũng kiếm được một câu nói lên cái cảnh ngộ của mình, những nhận xét, phê phán về  người, về vật : cá mè một lứa, cá lớn nuốt cá bé, nó lú chú nó khôn, trứng đòi khôn hơn vit, theo đóm ăn tàn, ăn cỗ đi trước lội nước đi sau, đánh võ  miệng, ếch ngồi đáy giếng, cha ăn mặn con khát nước, con nhà lính tính nhà quan, vẽ đường cho hươu chạy. Chỉ trong vài chữ, cả một nhân sinh quan trong một cuốn phim hoạt họa linh động,têu tếu.

– Ít lời nhiều ý là một đặc tính của Á Đông.Thơ haiku  của Nhật…

Gã thanh niên cãi, ngạc nhiên thấy mình cãi lại ông thầy :

-Thơ haiku xúc tích, ít lời nhiều ý, nhưng nghe không có chất khôi hài, không có nét châm biếm. Người Nhật nghiêm trang, ít cười cợt. Cái khôi hài,cái đầu óc đầy hình ảnh của người bình dân Việt nam thật hóm hỉnh, thât bất ngờ, thật lý thú. Và thật hữu hiệu. Không có gì hữu hiệu hơn  khả năng khôi hài. Những người có tiếng là đào hoa đều đồng ý : một người đàn bà mỉm cười là một người đàn bà đã bị chinh phục một nửa. Tục ngữ Tây phương thỉnh thoảng cũng có câu gợi hình, nhưng rất hiếm, như khi họ nói ‘đổ nước tắm, đừng đổ cả đứa nhỏ trong chậu’. Hay người Phi Châu nói ‘một người già chết đi là một thư viện vừa cháy’, ‘con cừu có bốn chân nhưng vẫn không thể chạy trên hai ngả đường’. Gợi hình, nhưng vẫn thiếu cái têu tếu.

Ông già lợi dụng cơ hội đề cập một đề tài vẫn lẩn quẩn trong đầu từ nhiều năm nay:

-Nói tới đàn bà, thầy vẫn tự hỏi : bao giờ con nghĩ đến chuyện gia thất. Phải nhớ là thời gian qua nhanh

Gã thanh niên hơi lúng túng :

-Con chưa kiếm ra người hợp ý. Có lẽ con không có cái khiếu làm cho phái đẹp mỉm cười.

Chợt nhận ra vẻ ưu tư của ông già, y trấn an :

-Thầy đừng lo, chuyện phải đến thế nào cũng đến.Thầy vừa khuyên hãy đi từ từ.

Ông già không ngờ cái thuyết đi từ từ  quay về ngực mình  như một cái boomerang, bèn trở lại đề tài bỏ dở, thoải mái  hơn là chuyện đàn bà mà chính ông cũng lơ mơ :

-Tai sao một dân tộc như vậy lại biến mất trên bản đồ thế giới ?

-Theo con nghĩ, vận mệnh của một dân tộc, cũng như vận mệnh của một cá nhân, không bao giờ là chuyện ngẫu nhiên. Cái may rủi đối với một cá nhân, cái tình cờ của lịch sử đối với một dân tộc  là một dữ kiện quan trọng, nhưng không bao giờ là một dữ kiện quyết định. Cái hưng vong của một quốc gia là do dân tộc ấy  tạo ra. Không  có chuyện tình cờ. Nói theo đức Phật, có cái nhân và cái quả.

Ông già không phải là một học giả, lại ít  tìm hiểu về đề tài đang bàn, nhưng ông vẫn nghe nói người Việt nam có nhiều đức tính : hiếu học, cần mẫn,chịu khó, tháo vát, và, như gã hoc trò ông vừa nói, dân tộc ấy nhìn đời với nụ cười thường trực trên môi, nụ cười khiến họ chịu đựng nổi trăm ngàn khó khăn, thử thách, như một bùa hộ mệnh. Nụ cười ấy chứng tỏ một nhân sinh quan rất quân bình, ít dân tộc nào đạt đươc.

Ông cũng nghe nói đến cái hy sinh vô bờ bến của người mẹ, người vợ Việt nam, cái chịu đựng gian khổ không giới hạn của người dân Việt…Tại sao dân tộc ấy không có một đời sống mà họ đáng được hưởng ? Tại sao dân tộc ấy đi đến chỗ giải thể ?

Sương bắt đầu xuống lạnh hai bờ vai. Gã thanh niên  chất thêm củi, nướng một trái bắp non ; mùi bắp thơm thoang thoảng trong cái thanh tịnh của  đêm trăng. Con nai đã ngủ vùi, đầu gối trên đùi ông già.

Ông già nói, độ lượng :

-Dân tộc nào cũng có cái tốt, cái xấu. Cái tốt cái xấu trộn lẫn nhau, tạo ra cá tính của một  cá nhân, một cộng đồng. Phải là thánh nhân mới không có thói xấu.Và không có gì buồn tẻ hơn là những ông thánh

-Có những tính xấu vô hại, có tính xấu đưa đến nạn diệt vong. Cái tính xấu ghê rợn của người Việt là cái thói chia rẽ, đố kị nhau. Mỗi người Viêt  như tìm thấy cái vui  trong cái thất bại của người đồng hương, cảm thấy cái thú trong viêc phá phách công cuộc chung. Không có hội đoàn nào tồn tại quá ba bẩy hai mươi mốt ngày.. Không có tổ chức nào không chia hai, chia bốn. Một hội chơi lan, đá dế cũng đánh nhau bể đầu. Trong y học, người ta nói đến trường hợp những người có khuynh hướng tự huỷ, autodestruction,  chỉ tìm thấy lẽ sống trong việc tự huỷ hoại mình. Không lẽ có một dân tộc có khuynh hướng tự huỷ ? Một nhu cầu tự sát tập thể ? Như một đàn cá voi rủ nhau tự sát trên bãi biển ?. Cái quốc tính lạ kỳ ấy  ăn sâu  vào mỗi người Việt, ngay cả ở tầng lớp trí thức, nhất là ở tầng lớp trí thức. Cũng lạ, với người Việt, học vấn không có ảnh hưởng gì đến tư cách của họ, như nước đổ đầu vịt ( gã thanh niên mỉm cười : ‘’nước đổ đầu vịt ‘’ là một câu tục ngữ Việt ).Một quốc gia làm sao tồn tại được với một giới trí thức bệnh hoạn như vậy.

– Không phải chỉ có người Việt có cái thói phá nhau. Chẳng có người Pháp nào đồng ý với người Pháp nào về một vấn đề gì.Ngay cả người Do thái, chính họ tự nhận  : cứ có hai người Do thái ngồi với nhau lá có ba ý  kiến …

-Bất đồng ý kiến không phải là điều xấu.Tranh luận đưa tới tiến  bộ. Người Việt ngồi với nhau không phải để tranh luận, nhưng để phá nhau. Không một hội đoàn Việt nam nào tồn tại vài tháng. Không có một nhóm người Việt nào làm ăn với nhau được vài năm. Ngay cả những người có cùng một lý tưởng, thiện chí cùng mình, những người cơm nhà ngà voi, ngồi với nhau ba bẩy 21 ngày là cái bản năng tự huỷ ấy đùng đùng kéo đến. Abdel Nasser nói : tôi rất buồn  khi thấy một người Ả rạp nói xấu một người Ả Rạp khác. Nếu ông ta là người Việt nam, Nasser sẽ phiền muộn dài dài. Đập phá nhau là một môn thể thao quốc gia của người Việt, toàn dân tích cực tham dự và hăng say tập luyện ; như basket ball với người Mỹ, football với ngưới Ba tây, sumo với người Nhật, taekwondo với người Cao ly.

Ông già chống chế :

-Nhiều sách báo nói đến tính bao dung của người Việt nam, ngay cả với kẻ thù.

Gã thanh niên gậm trái bắp nướng, ăn ngon lành.Y không mời ông già,  biết ông già chỉ ăn một ngày hai lần : giữa trưa và tám giờ tối. Và cứ ba ngày là một ngày không ăn một hạt cơm, để cho thân thể nghỉ ngơi.

-Thầy nói đúng. Đó là một dân tộc rất đại lượng, rất bao dung đối với người ngoại chủng, ngay cả đối với kẻ thù. Nươc Việt một ngàn năm nô lệ giặc Tầu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, nhưng khi một ông tướng Tầu chết, họ quên thù oán, lập đền thờ (nghĩa tử là nghĩa tận). Khi chiến tranh Việt Pháp chấm dứt, họ hết lòng thân thiện với người Pháp, tiếp đón kẻ thù hôm trước như anh em. Không thấy ai đi lùng giết những lính lê dương muốn ở lại. Không thấy có người Việt nào hươi đao chém cổ một người lính Mỹ trước máy truyền hình. Không thấy có người Việt nào ngồi hạch tội người Nhật về những tội ác chiến tranh như bên Tàu.  Ông tổng thống nước Mỹ, đi tới nước nào cũng bị la ó, phản đối rầm rộ, không dám thò đầu ra ngoài đường, đến Việt nam dân chúng hồ hởi đổ ra đường chào đón như đi trảy hội. Cả dân miền Bắc, những người đã lãnh hàng triệu trái bom Mỹ trên đầu, lẫn dân miền Nam, những người đã bị  Hoa kỳ bỏ rơi không thương tiếc.

Ông già mỉm cười, lạc quan :

-Đó là dấu hiệu một triết lý sống rất cao. Vứt bỏ oán thù, Chúa hay Phật cũng không dạy gì khác

-Phiền một nỗi là là những người đại lương  như vậy với người ngoại quốc lại đối xử với  nhau một cách cực kỳ tàn tệ, cưc kỳ  dã man. Cạn tầu ráo máng. ( Lại một câu tục ngữ Việt, gã thanh niên lẩm bẩm ). Kẻ thắng hành hạ kẻ bại như những con vật.Tôi nhốt anh để anh khỏi lộn xộn, nhưng  tôi hành hạ, nhục mạ anh, không phải vì anh là kẻ cựu thù, mà vì anh có cái tội là đồng bào, anh em ruột thịt.

Ngọn lửa lách tách nổ, thơm mùi gỗ thông cháy. Gã thanh niên pha một tách trà, đưa mời ông già. Ông già nhấp một ngụm, hơi chau mày, nói :

-Nhớ bọc gói trà cho kỹ. Cái giống trà ngon nó khó tính lắm. Hơi một giọt mưa, hơi một ngọn  gió là nó giở chứng ngay

Gã thanh niên không quên câu truyện đang bàn, như đã lâu lắm y mới có dịp đề cập một đề  tài vẫn luẩn quẩn trong đầu y :

-Con suy nghĩ hoài, không tìm đươc nguyên nhân cái mâu thuẫn lạ kỳ ấy.Tại sao một dân tôc đại lượng như vậy  lại thù ghét nhau đến như thế ? Tại sao những con cá voi rủ sau tự sát trên bãi biển ?

Về những con cá voi, ông già đành ngọng, nhưng về cái dân tộc kỳ quặc nọ, ông liều một  cách giải thích :

-Có lẽ đó là  hậu quả của những cuộc chiến tranh triền miên. Chiến tranh huỷ hoại tất cả, huỷ hoại cả tình người. Lại thêm chính sách chia để trị của kẻ thống trị. Phải nghi kỵ để khỏi mất mạng. Biết bao nhiêu dân tộc, dưới những thử thách một trăm lần ít cay nghiêt hơn, đã biến mất trên bản đồ thế giới. Người Tầu, trong một ngàn năm đô hộ, đã tìm mọi cách chia để trị. Người Pháp khuyến khích dân Việt hút thuốc phiện, rượu chè ; chia nươc Việt ra thành ba, bày ra một trăm thứ ngạch trật, phẩm hàm trong một xã hội vốn đã cực kỳ nhiêu khê,  biến mỗi người Việt thành một ông quan, sẵn sàng căm hờn nhau, sẵn sàng giết nhau vì một cái danh hão, một miếng thịt chia không đều.  Bỏ được một tệ trạng đâu phải dễ. Hãy nhìn những nước hồi giáo với những hủ tục  truyên lại từ 14 thế kỷ

Gã thanh niên ngần ngừ : y ít có thói quen cãi lý với ông thầy mà y kính trọng.

-Nhưng, y nói, người Việt nam là những người có khả năng thích ứng rất nhanh, những tục lệ cũ, nhuộm răng đen, tục đa thê vv.. chỉ vài mươi năm đã biến mất. Nhóm Tự Lực Văn Đoàn đả kích các tệ trạng xã hội An nam, cũng chỉ ít năm sau vấn đề họ nêu ra không còn là thời sự nữa.Thầy có nhớ cái bài thơ của Nguyễn Bính : Hôm qua em đi tỉnh về. Đợi em ở mãi con đê đầu làng..

Cái gì chứ thơ thì không ai địch nổi ông già. Ông có trí nhớ của một thiếu niên 18 tuổi. Ông đọc vanh vách :

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo dài khuy bấm em làm khổ tôi

Nào đâu cái yếm lụa sồi

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân

Nào đâu cái áo tứ thân

Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen ?

Gã thanh niên ngắt lời, trong khi ông già còn cao hứng :

-Con cháu ông Nguyễn Bính, chắc đã rất bỡ ngỡ trước cái thời trang lạ kỳ của những người chỉ cách họ môt thế hệ. Và nếu con cháu nhà thơ có bồ khăn nhung quần lĩnh rộn ràng, chắc họ cũng khổ tâm lắm, nhưng không phải khổ tâm vì  cô bạn quá tân thời mà vì quá quê mùa, cổ hủ. Những người Việt di tản ra nước ngoài chỉ vài năm đã hội nhập với  đời sống mới. Họ biết cải tiến rất nhanh, nhưng nhất quyết giữ lại cái quốc tính  kia. Cái thói thù ghét nhau, cái thói vọng ngoại đã có từ rất lâu. Đọc sử Việt nam, không biết bao nhiêu những cuôc huynh đệ tương tàn, mỗi lần chiến trận ngã ngũ, thế nào ở trang sau cũng có cái màn cả bên thua lẫn bên thắng  chạy ra nước ngoài cầu cống. Cái anh phó thường dân Việt nam, không ai hỏi ý kiến anh ta.

Ông già :

-Dù sao dân tộc ấy đã đương đầu với ngoại xâm hàng ngàn năm, tại sao bị giải thể  đầu thế kỷ 21 ?

-Nươc Tầu ngày xưa là một cường quốc thực dân, nhưng trong nước cũng chia năm xẻ bẩy, thập loạn sứ quân, khó giữ vĩnh viễn một thuộc địa. Sang thế kỷ 21, Trung Hoa trở thành một trong hai nước mạnh nhất thế giới, cả về kinh tế lẫn chính trị. Một đại cường thống nhất, vươn lên như vũ bão. Hàng hoá Tàu tràn ngập thị trường, họ làm chủ về mặt kinh tế.Về văn hoá,sách vở Tàu tràn ngập, trên truyền hình quốc gia chỉ có phim ảnh Tầu. Đàn bà, con gái Việt bị gả bán cho người Tàu để tìm đường sống, để lấy tiền đong gạo, để nuôi gia đình. Nhân công Việt nam, nổi tiếng là chịu khó và không đòi hỏi gì, đi tha phương cầu thực, làm nô lệ ở những nước phát triển hơn. Trungquốc cần dầu lửa, cần thị trường, cần nhiên liệu, ngang nhiên chiếm một vài hòn đảo. Không ai phản ứng gì, hay phản ứng đại khái, họ lấn thêm vài cây số biên giới. Dần dần, họ chiếm trọn Việt nam  nhẹ nhàng như trở bàn tay.

-Thế giới không phản ứng gì ?

-Khi Trung Quốc còn là một nước nghèo đói, không ai  ho he gì khi họ chiếm

Tây tạng; ai dám lên tiếng khi họ đã trở thành một đại cường ?

-Còn người Việt ?

-Họ còn mải chơi môn thể thao quốc gia. Vả lại, đó là một nước đã vong thân trước khi mất lãnh thổ. Khi sách báo, tuyền thanh, truyền hình tràn đầy những sách báo, phim ảnh Tầu, Hàn, dân tộc đó đã đánh mất mình, chỉ còn là một cái xác không hồn. Mất đảo, mất rừng, có hy vọng chiếm lại, nhưng vong thân…

– Văn hóa phải vươn ra, phải tiếp nhận, nếu không sẽ cằn cỗi.

-Thưa đúng vậy. Người ta nói văn hoá như một cái cây, phải bám chặt rễ để vươn ra thở hít thở khí trời. Nhưng khi cái rễ lung lay, hay tệ hơn, khi không còn rễ, càng vươn ra càng mau đổ. Xâm lăng bằng văn hoá, xã hội, cái mà người ta gọi là “ soft power ”, nó ghê rợn hơn cả xâm lăng bằng vũ lực.

Ông già vươn vai, ngả đầu trên phiến đá,nói với gã học trò, ôn tồn  như một lời an ủi :

-Khuya rồi. Ráng ngủ một giấc.  Mai phải đi sớm.Thiên hạ chờ mình đúng ngọ.

Ông già nói xong, nhắm mắt ngủ, dễ dàng, ngon lành như một hài nhi.Gã thanh niên biết là sáng hôm sau ông sẽ thức dậy đúng sáu giờ.Muốn dậy giờ nào,ông già không cần báo thức.Ong chí lẩm nhẩm vài lần trong đầu là sáng hôm sau nhỏm dậy đúng giờ,như một cái máy.

Gã thanh niên nằm thao thức.Trăng sáng, chan hoà, phí phạm, lai láng ngập đất trời. Y không khỏi nghĩ đến cái anh nông dân thi sĩ. Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ? Đẹp quá. Một  tâm hồn đẹp như vậy không thể tàn rụi. Cái anh nông dân ấy, từ bốn ngàn năm nay anh ta vẫn sống chết bám lấy  đất nước. Bao nhiêu người đã phản bội, anh ta vẫn kiên trì bám giữ ruộng đồng. Y muốn  tin rằng cái anh nông dân ấy  không biến mất, anh ta vẫn lẩn quẩn đâu đó dưới kia. Y chợp mắt, mơ màng, tưởng như nghe thấy, lẫn với tiếng dế kêu, tiếng gió xào xạc trên ngọn cây, tiếng bước chân  ai từ dưới thung lũng vọng lên, rậm rịch lên đường.

 

Vui cười

Một người đàn ông kể với bạn

Vợ tôi thật kinh khủng anh  ạ. Tôi không còn biết làm thế nào bây giờ. Này nhé, nếu đi công tác về mà tôi không có quà, cô ấy khóc lóc bảo rằng tôi không yêu cô ấy nữa. Còn nếu tôi đem về một món quà đẹp, cô ấy cũng khóc lóc bảo rằng đúng là tôi có chuyện léng phéng gì nên mới mang quà ra để lấp liếm…

Tô cháo huyết – Tiểu Tử

Xe cháo huyết của bà xẩm đó nằm trên vỉa hè phía đối diện với rạp hát Casino Đakao, gần trụ đèn xanh đèn đỏ. Thành ra khi đi về hướng Gia Định, gặp đèn đỏ, ngừng xe lại là thấy nó ngay ở bên tay mặt.

Hồi mới “giải phóng”, còn chút đỉnh tiền, chiều đi làm về tôi hay tấp vô đó “làm” một tô cháo huyết có kèm theo một dĩa giò-cháo-quẩy cắt khoanh. Không biết có phải tại vì buổi trưa ăn không đủ no thành ra chiều nghe đói sớm hay sao, mà lúc nào tôi cũng thấy cháo huyết của bà xẩm đó thật là ngon ! Cháo nấu nhừ, huyết cắt vuông thành từng miếng vừa vặn nhỏ để được nằm gọn trong lòng cái muỗng sành. Múc một muỗng vừa có cháo vừa có huyết đưa lên môi thổi cho bớt nóng trước khi cho vào miệng, mà nghe thơm phức làm chảy nước miếng. Còn giò-cháo-quẩy cho vào cháo, dù đã được cắt khoanh, nhưng vẫn giử nguyên cái giòn của nó. Cái “béo” của giò-cháo-quẩy làm cho cái “bùi” của cháo càng thêm đậm đà, và cái “giòn” của giò-cháo-quẩy thì thật “ăn rơ” với cái mềm mềm cứng cứng của huyết. Ngon không chê được !

Bà xẩm gọi tôi bằng “thầy Hai”. Sau “giải phóng”, từ ngữ cũng đã được đổi thay – cho nó hạp với… tác phong cách mạng – không còn gọi “ông A, bà B” gì nữa. Không còn xưng hô “thầy X, cô Y” gì nữa. Mọi giai tầng xã hội đều được xóa bỏ, mọi chênh lệch tuổi tác hầu như được sang bằng. Trong… “xã giao thường thức”, để gọi nhau, người ta chỉ còn dùng có hai từ “anh” và “chị”, vừa ngắn gọn lại vừa… bình đẳng nữa ! Thành ra thấy được xử dụng rất thoải mái và… xả láng ! (Một hôm, một thằng bé cỡ tuổi cháu tôi đã gọi tôi bằng “anh”… ngon lành ! Có lẽ trong lòng nó cũng khoái được trịch thượng như vậy. Bởi vì nó biết “thằng chả không làm gì mình được” ! Đổi đời… sướng ở chỗ đó !).

Vậy mà bà xẩm vẫn gọi tôi bằng “thầy Hai”, thản nhiên không ngượng nghịu gì hết ! Có lẽ tại thói quen. Cũng như tôi vẫn gọi bả bằng “thím xẩm” chớ không là… “chị xẩm” với tiếng “chị” rất… thời trang từ ngữ !

Mặc dù bây giờ người ta hay nghi ngờ, dè dặt, bà xẩm, đối với tôi, vẫn nói chuyện một cách thật tình cởi mở:

– Tôi nhớ hồi trước thím đâu có cái xe cháo huyết này.

– Thầy Hai nói đúng đó. Hồi trước là cái tiệm. Nó nằm sau lưng tôi nè. Hồi đó buôn bán khá lắm, thầy Hai à. Tiệm có bốn năm cái bàn lận.

– Tôi biết mà. Hồi đó, lâu lâu tôi có chở vợ con lại đây ăn. Tôi ở bên Gia Định, gần xịt hè.

– Ủa ! Mà hồi đó thầy làm việc ở đâu vậy ?

– Tôi làm trong ngân hàng ở Chợ Cũ. Lái xe đi về trên đường này nên mới biết tiệm của thím đó chớ.

– Giải phóng rồi thầy cũng còn làm việc ở sở cũ hả ?

– Đâu có ! Mấy ổng đổi tôi xuống làm việc ở nhà máy ve chai Khánh Hội.

– Cha… Xa quá há ! Đạp xe chắc mệt hả thầy Hai ? Bây giờ ai cũng đi xe đạp hết trọi.

– Rồi cũng quen hà. Ủa ? Mà tại sao thím dẹp tiệm đi?

– Thời buổi khó khăn mà thầy Hai. Giữ chi cái tiệm cho họ để ý. Làm ăn nhỏ nhỏ thôi. Như thiên hạ vậy mà.

– Rồi mấy đứa con thím đâu ? Tôi nhớ hồi đó trong tiệm có mấy đứa…

– Đi hết rồi. Đi trước giải phóng.

– Sao thím không đi ?

– Thầy Hai nghĩ coi. Tôi già rồi. Không biết tiếng, không biết chữ.Đi đâu ? Còn mồ mả chồng tôi, mồ mả ông già bà già ở đây mà đi đâu ? Còn thầy ? Sao thầy không đi ?

– Tôi kẹt !

Lâu lâu ăn cháo huyết của bà xẩm được một thời gian thì Nhà Nước đổi tiền. Tôi… trở tay không kịp. Vậy là kẹt cứng. Có khi cả tháng không dư được một đồng. Lấy gì ăn cháo huyết ?

Để tránh… thấy hàng cháo huyết, mới đầu tôi thay đổi lộ trình. Tôi đi ngã cầu sắt, vòng qua chợ Bà Chiểu, xa hơn, hôi hơn (vì đi ngang chợ) và mệt hơn. Được mấy tuần, tôi bỗng nảy ra một sáng kiến (Nhà Nước đã chẳng dạy: “Ta phải luôn luôn phát huy sáng kiến” à ?). Đó là vẫn đạp xe theo lộ trình cũ. Nhưng khi đến cách đèn xanh đèn đỏ độ vài chục thước, tôi rà thắng, mắt nhìn đèn ở đằng xa. Nếu là đèn đỏ, tôi bóp thắng ngừng ngay, đợi. Nếu là đèn xanh, tôi cắm đầu phóng nhanh đi tuốt. Thật là… thích thú. Tôi phục… tôi quá chừng !

Chiều hôm đó, đi làm về, mặc dù bụng đói meo, tôi vẫn áp dụng sáng kiến “canh đèn để vọt” kể trên. Nhưng không hiểu sao đèn đang xang bỗng bật đỏ ngang không qua đèn vàng, khi tôi chỉ còn cách nó có vài thước. Nếu tôi… nhắm mắt chạy luôn, chắc cũng không sao. Đằng này, “bản năng” của một người công dân tốt trong tôi… bóp thắng. Xe đạp lết bánh một khúc rồi ngừng ngay trước xe cháo huyết !

Tôi chống chân chờ, mắt nhìn đèn đâm đâm. Bỗng tôi nghe tiếng bà xẩm, giọng niềm nỡ :

– Thầy Hai ! Thầy Hai à ! Trời ơi sao đâu mất vậy ? Vô ăn cháo đi !

Tôi làm bộ giật mình rồi nhìn về phía bả, mỉm cười cho… lấy có: – Thím mạnh hả ?

Giọng của bà xẩm trở nên ân cần:

– Vô ăn cháo đi thầy Hai. Lâu quá mà…

– Tôi không có tiền ! (Tôi đã nói như vậy – dám nói như vậy – một cách thẳng thừng và không chút ngượng nghịu !).

– Không có sao ! Vô ăn đi ! Chừng nào trả cũng được. Mình quen mà… Thầy Hai !

Tôi lại nhìn đèn đỏ. Sao nó không xanh cho rồi, để tôi có cớ mà hối hả đạp đi, tránh được cái mùi thơm hấp dẫn của cháo huyết và tránh được lời mời rất thân tình của bà xẩm. Đèn vẫn đỏ ! Như… cố tình đỏ lâu để tôi có thời gian “đấu tranh tư tưởng”: một bên là “cái đói”, kéo thêm “cái thèm”, còn một bên là “cái xấu hổ” của một người chưa quen ăn chịu.

Tiếng bà xẩm vang lên: – Thầy Hai đừng ngại mà… Vô ăn đi rồi mai mốt trả. Không có sao !

Lần này, “cái đói” cộng thêm “cái thèm” đã thắng. Tôi nuốt nước miếng bước xuống xe đạp thì đèn bật xanh. Nhưng trễ rồi. Thằng người hạ cấp trong tôi không còn đếm xỉa gì đến đèn xanh đèn đỏ. Nó chỉ còn thấy có tô cháo huyết ! Nó dẫn xe đạp lên lề khóa xe cẩn thận rồi nó bước lại ngồi lên ghế đẩu trước mặt bà xẩm. Nó còn mỉm cười chào bả một cách rất tự nhiên, không có vẻ gì của một người sắp sửa ăn chịu. Bà xẩm hỏi: – Sao lâu quá không thấy thầy Hai vậy ?

Nó trả lời… gọn ơ: – Tôi mắc về dưới tỉnh.

– Bà con ở dưới cũng mạnh hết hả ? – Dạ, mạnh.

Bà xẩm múc cháo, rắc tiêu, rồi đẩy tô cháo đến trước mặt nó: – Thầy Hai cứ ăn đi. Chừng nào có tiền trả cũng được, đừng lo !

Nó nuốt nước miếng, cầm muỗng múc cháo lên đổ cháo xuống cho mau nguội mà mắt sáng rỡ, mũi hít từng hơi mùi thơm mời mọc.

Giọng bà xẩm ôn tồn: – Thời buổi bây giờ, đâu phải ai cũng còn tiền đâu thầy Hai. Hồi trước, làm ăn dễ, có đồng ra đồng vô. Bây giờ, càng ngày càng khó khăn, ai cũng chăm bẵm hết.

Ngừng một chút rồi tiếp:

– Chỗ quen biết, tôi nói thiệt. Thầy Hai cứ tới ăn tự nhiên, đừng ngại. Chừng nào thầy Hai trả cũng được hết. Mình với nhau mà… Phải thông cảm với nhau chớ ! Thầy Hai hiểu tôi không ?

Đến đây, bỗng thằng người hạ cấp trong tôi biến đâu mất ! Để lại tôi ngượng nghịu cúi đầu nhìn tô cháo, chỉ nói lí-nhí được có mấy tiếng “Cám ơn thím. Dạ…”, rồi nín thinh. Tô cháo trước mắt tôi bỗng như to hơn, đầy hơn, đậm đà hơn… Bởi vì tôi thấy nó phải như vậy mới tương xứng với lòng tốt của bà xẩm. Và lần này, tôi có cảm tưởng như tôi ăn tô cháo đó chẳng bao giờ cho hết !

Tôi cúi đầu húp được vài muỗng thì bà xẩm đẩy tới một dĩa giò-cháo-quẩy. Tôi vội xua tay: – Không ! Không ! Tôi không ăn giò-cháo-quẩy đâu thím !

– Không phải đâu. Đây là tôi cho thầy Hai mà ! Không tính tiền !

Tôi ngước lên nhìn bà xẩm, dò xét. Bả nhìn tôi, hiền hòa, gật đầu nhè nhẹ như để nói “Thiệt mà ! Ăn đi !”. Miếng cháo tôi đang nuốt bỗng nghe như bị nghẹn ngang ở cổ họng, làm tôi ứa nước mắt… Tôi không dám nhìn bà xẩm nữa. Tôi nhìn tôi đang cúi đầu húp từng muỗng cháo, trịnh trọng như trong đời tôi lần đầu tiên tôi được ăn món này, món cháo huyết đậm tình người của bà xẩm Đakao.