Tập San Tân Đại Việt – Số 3/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Đại Việt – Số 3/2019

Mục Lục

Nhữ Đình Hùng: Từ Algérie nghĩ về Việt Nam

Trần Nguyên: Biên khảo thời cuộc Bất ngờ: Đằng sau Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ & Bắc Hàn tại VN

Thanh Thủy: Tham luận 131: Chuyện Những Bức Trường Thành và Chuyện Của Người Việt Chúng Ta

Phan Văn Song: – Khát Vọng Dân Chủ: Từ Chế Độ Dân Chủ Không Người Dân Đến Chế  Độ Dân Chủ Với Người Dân

– Nhơn Quyền, Dân Chủ để giữ Việt Tộc Diệt Cộng Thoát Trung

Ngụy Kinh Sinh: Kỷ niệm 60 năm cuộc đấu tranh của người Tây Tạng chống bạo quyền

Nguyễn Nhơn: Lịch sử tưởng chừng như giấc mơ

Mai Thanh Truyết: Toàn cầu hóa ngôn ngữ

Lê Bình: Ngày này tháng tư năm 1975: Nhìn lại cuộc chiến thầm lặng của sinh viên Ban A 17 đối đầu với thành đoàn cộng sản

Đào Văn Bình: Nhật  Ký Biển Đông – Thượng Đỉnh II Trump-Kim, Kết Quả Thật Ngỡ Ngàng

– Phi Luật Tân Theo Chính Sách Trung Lập?

Nguyễn thị Cỏ May: – Trung quốc ngày nay qua cái nhìn của một người tàu

– Tộc Kinh Ở Paris và Hoa Kiều Vận Ở Úc: Hai Trường Hợp, Một Chánh Sách

Tran Hung: Trung cộng lại đẩy cuộc chiến thương mại lê nấc thanh mới sau sự cố Boeing 737 Max 8

GS Michal T. Klare: Hoa Kỳ đang tìm cách đi đến chiến tranh với Trung cộng ở biển Đông

Đằng Phương: Thơ Lẽ Sống

Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi: Hàn Phi Tử: Kết

Tiểu Tử: Thằng dân (phiếm luận) trang 46

Nguyễn thị Cỏ May: Nước mắm còn, Việt nam còn

Phạm Thành Châu: Lời Tỏ Tình

 

Từ Algérie nghĩ về Việt Nam – Nhữ Đình Hùng

Cuối cùng, nhân-dân nước Algérie xem chừng đã thành-công. Những cuộc xuống đường liên tiếp kể từ 22 tháng 02.2019 đã buộc vị tổng-thống già nua và bệnh hoạn Bouteflika của nước Algérie phải từ bỏ tham vọng ra ứng cử tổng thống lần thứ 5, dự trù vào ngày 18 tháng tư. Nhưng , thắng lợi của nhân-dân Algérie mới chỉ là thắng lợi sơ khởi, có tính cách nửa vời. Bởi vì, con cáo già chánh-trị Bouteflika chịu lùi bước không ra tranh cử lần thứ năm, nhưng không chịu từ bỏ quyền-hành bằng cách đưa ra một giai-đọan chuyển quyền, ít nhất cho đến khi kết thúc công việc của hội-nghị quốc-gia vào cuối năm 2019 và sau đó  có thể là cuộc tuyển cử tổng thống. Nói khác đi, trong thời gian đó, ông Bouteflika tiếp tục là tổng thống!

Nhằm để chứng tỏ ‘thành tâm thiện chĩ của mình, ông Bouteflika  đã có một cuộc cải tổ nội các, thay thủ tướng đương nhiệm Ouyahia bằng Nouredine Bedoui (nguyên tổng trưởng nội vụ). Nhưng điều này không nói lên được tính cách thay đổi của chế-độ và người dân nước Algérie không dễ dàng bị lường gạt vì sự ma mãnh này. Nhật báo El Watan đã đưa ra một bình luận độc đáo ‘ông ta đã hủy bỏ cuộc bầu cử tổng thống nhưng tiếp tục nắm chánh-quyền’ và ‘…không có điều gì làm mà không có tôi, càng ít có những điều làm chống lại tôi’. El Watan cũng nói đến việc huỷ bỏ cuộc bầu cử tổng thống mà nhiệm kỳ sẽ được chấm dứt vào ngày 26.04 sắp tới là một việc làm vi-hiến.

 Tình hình Algérie chừng như đang có những chuyển biến mới khi quân-đội nhập cuộc. Trước đây, tướng Gaîd Salah, tổng tham mưu trưởng quân đội kiêm thứ trưởng quốc-phòng từ năm 2013, đã coi cuộc biểu tình ngày 22.02 sẽ đưa dân tộc Algérie đến chỗ bất trắc với nguy cơ nội chiến, nhắc rằng quân đội là bảo-đảm cho sự ổn-định và an-ninh và cam kết bảo đảm an-toàn cho chế độ tổng-thống. Nhưng vào năm 2018, khi ý kiến kéo dài nhiệm kỳ 4 của tổng-thống để tránh khủng-hoảng chánh-trị, ông ta đã không đồng ý Ngày 10 tháng 03, tướng Gaïd Salah đã phát biểu đại ý quân đội chia xẻ với nhân-dân các giá-trị và nguyên-tắc cũng như căn-cước của quốc-gia…Đằng sau ngôn ngữ ôn hoà này, tướng Saïd Salah toan-tính gì?

Đến ngày 26 tháng 03, tướng Ahmed Gaïd Salah đã kêu gọi áp dụng điều 102 của Hiến Pháp để tuyên bố có một khoảng trống về quyền-lực  ‘phải phê chuẩn một giải pháp nhằm bảo đảm sự thoả mãn của mọi yêu sách chánh-đáng của nhân-dân nước Algérie và tôn-trọng các dự trù của Hiến Pháp và sự liên-tục chủ quyền của Nhà Nước, một giải-pháp có bản-chất được mọi bên chấp nhận. Đó là giải-pháp được Hiến Pháp dự trù trong điều 102′.

Điều 102 dự trù gì? Đó là trong trường hợp Tổng Thống Công Hoà  vì bệnh nặng và kéo dài, ở trong tình trạng không thể hành xử chức vụ, Hội Đồng Hiến Định sẽ nhóm họp toàn quyền và sau khi kiểm chứng điều ngăn trở bằng các phương tiện thích đáng, sẽ đề quốc-hội đồng thanh tuyên bố tình trạng ngăn trở.

Trong trường hợp này, hoặc tổng thống Bouteflika thoả hiệp để ra đi trong danh dự bằng cách từ chức, nếu không, chủ tịch quốc hội sẽ phải làm công việc xác nhận tình trạng ngăn trở. Nếu cả hai đều không có quyết định, e rằng quân-đội sẽ phải đứng mũi chịi sào!

                                                                                                          *****

Kể ra ông Bouteflika đã là một vị tổng thống lâu năm. Ông đã ở bốn nhiệm kỳ, tổng cộng hai mươi năm. Trước nhiệm kỳ thứ tư, ông đã bị tai biến mạch máu não nên đã gặp khó khăn trong việc phát biểu. Từ đó, ít xuất hiện trước công chúng. Cách đây vài tuần, ông đã phải đi ngoại-quốc trị bệnh. Do đó, việc tuyên bố ông không có khả năng để hành xử chánh quyền là điều có thể thực hiện; Nhưng nếu để quân-đội phải đứng dậy, điều này sẽ tạo ra tiền lệ xấu.

Ngoài việc bị bệnh nặng không còn khả năng hành xử chánh quyền, một chủ tịch, tổng thống cũng có thể bị truất phế vì phạm tộị (trường hợp Nixon ông này đã phải xin từ chức) hoặc vì lý do phản quốc.

Trong trường hợp Việt Nam hiện nay, nếu như hiệp ước Thành Đô theo như các tin tức trên net là điều có thực, các lãnh đạo cộng sản Việt Nam sẽ không tránh khỏi tội phản quốc. Trước một Quốc Hội ‘đảng cử dân bầu’, điều có thể làm được là quân đội thực hiện một cuộc đảo chánh để giữ lấy căn cước Việt, bản sắc Việt, nòi giống Việt. Quân đội mang tiếng là nhân dân, tại sao lại để đất nước trở thành một tỉnh, quận của nước ngoài, tại sao lại để nhân dân làm tôi tôi cho người khác giống. Đâu lò lòng yêu nước, đâu là hãnh diện của nòi giống  Lạc Hồng, của con cháu Rồng Tiên, hậu duệ của các nữ kiệt Trưng, Triệu, hậu duệ của các anh hùng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Quang… Liệu rằng quân đội nhân dân trong nước có đúng là quân đội anh hùng, chiến đấu vì nhân dân và tổ quốc? Chẳng lẽ trong quân-đội ấy không có được một người yêu nước.

 

Mùa Xuân Độc Lập (KỶ HỢI – 939)

Biên khảo thời cuộc Bất ngờ: Đằng sau Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ & Bắc Hàn tại VNTrần Nguyên / Người Xứ Bưởi

 I/Kết quả thực bất ngờ?

1)Đúng vậy, kết quả của Hội Nghị Thượng Đỉnh kỳ 2 quá bất ngờ. Nhứt là giới truyền thông báo chí thiên tả quốc tế đã tiên đoán là TT Trump bất cứ giá nào cũng phải ký một thỏa ước với Bắc Hàn. Lý do chính mà họ đưa ra là TT Trump vội vã muốn có được một thỏa ước với Bắc Hàn càng sớm càng tốt để mang lại một tiếng vang là đã chấm dứt được sự hăm dọa về vấn đề võ khí nguyên tử với Bắc Hàn. TT Trump phải vội vã là bởi vì muốn có thành quả nầy để đối phó với những vấn đề khó khăn đang gặp phải ở quốc nội.

 2) Ngay phía bên Nam Hàn có ông Moon Chung – In, cố vấn An Ninh Quốc Gia của Tổng thống Ðại Hàn, Moon Jae-in, trong một bài viết về một thỏa ước có thể được ký kết giửa Trump & Kim đã cho rằng như vậy có lợi cho Bắc Hàn và không có gì tốt đẹp cho Hoa Kỳ  – nguyên văn là “The bad deal for the United States” – (xem Nguồn 1 phía dưới).

 3) Kết quả không ký một thoả ước nào cả đã cho thấy mọi tiên đoán của giới truyền thông báo chí thiên tả quốc tế hoàn toàn sai và ít bao giờ nhận định khách quan trung thực về chánh sách của chánh phủ TT Trump

II/ Một phân tích chính xác?

 Về phía chúng tôi trong bài biên khảo đăng ngay trên trang web TĐV trước đây 4 ngày với tựa đề “Hi hữu: Trước Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ & Bắc Hàn kỳ 2 tại VN” thực sự không tin chánh phủ TT Trump phải “vội vã muốn có được một thỏa ước với Bắc Hàn càng sớm càng tốt” như giới truyền thông báo chí thiên tả quốc tế đã xuyên tạc & tiên đoán, nên đã đưa ra phân tích sau:

 “Lý do TT Trump không cần phải vội vã là vì Mỹ đã thắng trong Hội Nghị Thượng Đỉnh lần thứ nhứt tại Singapor. Họ đã đạt được 3 điều rất quan trọng:

– Bắc Hàn không dám thử hỏa tiền và thử bom nguyên tử nữa. Mà không thử hỏa tiển nhiều lần nữa thì loại tầm xa liên lục địa bắn tới Mỹ khó chính xác và không mang đầu đạn nguyên tử gây nguy hiểm thực sự cho Mỹ. Nếu như vậy thì Bắc Hàn không thể dám gây chiến trước bắn hỏa tiển qua Mỹ, họ vì sợ không trúng thì bị trả đủa có hậu quả Bắc Hàn tan tành trước hỏa tiển mang đầu đạn nguyên tử của Mỹ.

– Đằng khác biện pháp cấm vận bao gồm cả xăng nhớt kéo dài càng lâu thì Bắc Hàn càng chết. Bức thư Bắc Hàn gửi cho Liên Hiệp Quốc báo động nạn đói cho thấy mưu kế “độc” của Mỹ.”

– Ngoài ra Mỹ chưa cần gấp gáp giải quyết rốt ráo xong vấn đề Bắc Hàn vì Nhựt, Nam Hàn (và có thể kể cả Trung Cộng) đều sợ Bắc Hàn có hỏa tiền tầm trung mang đầu đạn nguyên tử có thể bắn tới 2 quốc gia này. Thành ra cả Nhựt & Nam Hàn bắt buộc phải mua võ khí tối tân của Mỹ trong thời gian qua và sắp tới lên cả hàng trăm tỷ Mỹ kim. Cuối cùng nhờ vậy, Mỹ càng có lý do đóng quân và lập căn cứ quân sự tại Nam Hàn và Nhựt để kiềm chế được Trung Cộng.” (xem Nguồn 2 phía dưới)

 Chuyện này quả xảy ra đúng như chúng tôi đã phân tích đưa ra.

III/ Những dấu hiệu đáng chú ý?

 1) Phái đoàn TT Trump không thèm họp buổi trưa hôm nay như dự định và rời khỏi VN sớm hơn gần 2 tiếng đồng hồ. Điều này cho thấy họ chả cần gì phải hấp tấp và năn nỉ Bắc Hàn, bởi vì họ biết rõ 100 % là Bắc Hàn phải cần Mỹ để giải tỏa lịnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc khiến dân chúng đang lâm nạn chết đói. 

 2) TT Trump tuyên bố lơ lững về thời hạn chừng nào về cuộc Hội Nghị Thượng Đỉnh kỳ 3 tới. Điều này cho thấy Mỹ chả cần vội vàng gì cả vì họ ở thế thuợng phong như qua 2 lần hồi nghị vừa qua cho thấy luôn luôn Bắc Hàn phải năn nỉ có một hội nghị mới.

 3) Khác với quá khứ hoàn toàn giử bí mật, lần này cơ quan truyền thông báo chí Bắc Hàn đã sớm đưa tin tức về chuyến đi của phái đoàn CT Kim Chánh Ân  và nhiều lần cho xem trực tiếp về diễn tiến chung quanh Hội Nghị Thượng Đỉnh kỳ 2 tại VN. Phải chăng chính quyền Bắc Hàn bắt đầu “lột xác” để tạo cảm tình với dư luận thế giới về khả năng có thể thay đổi chánh sách của mình?

IV/ Phản ứng phía dân chúng Việt Nam ra sao?

1)     Qua hình ảnh và truyền thông loan đi từ trong

nước cho thấy  phái đoàn TT Trump được đón tiếp nồng hậu thực sự chớ không phải “đóng kịch”. Có bà mẹ còn bồng con tràn ra ngoài lề đường. Sự thù hận do tuyên truyền trước đây không còn chút dấu tích nào.

Chính vì vậy từ cuộc biểu tình Nam Cali, Linh Mục Nguyên Thanh cũng đã nhìn thấy và đưa ra nhận xét:

“Tôi có mặt ở đây hôm nay để đồng hành với người dân trong nước, đặc biệt là người dân Hà Nội. Theo như tình hình ở Hà Nội thì tôi được biết toàn dân Hà Nội đã đổ xuống đường đón TT Trump, tinh thần họ rất phấn khởi giống như họ tỏ ra một khát vọng tự do và họ đón TT Trump như đón một chàng rể đến để họ mong tự do, dân chủ và nhân quyền được tôn trọng tại Việt Nam.”

 2) Còn ở ngoài nước đặc biệt lần đầu tiên trong lịch sử đã có biểu tình nhiều nơi như Little Saigon, Florida, Úc, Pháp, Đức … với chân dung của TT Trump bên cạnh cờ vàng.Riêng tại Little Saigon lần đầu tiên có một cuộc biểu tình tuần hành khoảng 800 người (mặc dù không phải cuối tuần) có nhiều đoàn thể cùng lúc tham dự, gồm các thành phần xã hội, các vị dân cử, đại diện các tôn giáo, cùng 34 hội đoàn dân sự, các cộng đồng, đảng phái, cùng các đài phát thanh, đài truyền hình Việt, Mỹ, cùng các nhật báo lớn Việt, Mỹ tại Orange County.

 Phải chăng thái độ dân chúng trong và ngoài nước cho thấy họ hy vọng chánh phủ Mỹ dưới quyền TT Trump có thể thực hiện được ước vọng thầm kín mà nhiều Tổng Thống Mỹ trước đây không làm được. Đó là dám “đánh” và “trị” được Trung Cộng để VN khỏi mất Biển Đông và nếu Trung Cộng yếu đi thì VN có cơ hội “thoát Trung” để có tự do & độc lập thật sự.

Điều này có thể giải thích được, bởi vì trong cuộc thăm dò cử tri của tổ chức có nhiệm vụ xúc tiến quyền bầu cử cho người Mỹ gốc Á và Đảo Quốc Thái Bình Dương- APIAVote, và Viện Nghiên Cứu Người Mỹ Gốc Á và Đảo Quốc Thái Bình Dương- AAPIData- thực hiện từ ngày 23 tháng 8 đến ngày 4 tháng 10 năm 2018 (xem Nguồn 3 + 4). Kết quả thăm dò đã khiến cho tổ chức này rất ngạc nhiên vì cử tri gốc VN ủng hộ TT Trump nhiều nhứt đến 64%. Đây là sắc dân duy nhứt tại Á Châu đã có đại đa số tuyệt đối với thái độ chính trị dứt khoát này.

 V/ Kết luận 

Mặc dù Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ & Bắc Hàn kỳ 2 tại VN không đạt được một bản thoả ước nào, nhưng tình hình đã cho thấy không còn căng thẳng đến mức có thể bùng nổ chiến tranh nguyên tử bất cứ lúc nào như từng có trước đây. Nhứt là theo tiết lộ của TT Trump thì CT Kim Chánh Ân đã cam kết ngưng thử hỏa tiền và thử bom nguyên tử.

Nhìn vào tình trạng bị cấm vận quá “dộc” đối với Bắc Hàn không sớm thì muộn sẽ phải có một Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ & Bắc Hàn kỳ 3.

1) Rất có thể rất sớm nếu Bắc Hàn bị khủng hoảng lương thực dẫn tới nạn chết đói gây bất mãn dân chúng.

2) hoặc TT Trump sẽ cố ý trì hoãn cho đến ngày gần bầu cử Tổng Thống vào gần cuối năm 2020 để tạo cơ hội hữu hiệu “kiếm phiếu” & thu phục nhân tâm.

Nên nhớ giữa Mỹ và Trung Cộng trước đây đã cần 8 năm để bình thường hóa được bang giao (1971 – 1979). Tương tự, tục ngữ Tây Phương cũng từng nói “Thành phố La Mã không thể xây xong trong một ngày”.

Như vậy chuyện Mỹ & Bắc Hàn không dễ gì sớm giải quyết ngay!

Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi

28 Tháng 02, 201

 

Vui cười

Khi anh thất nghiệp, em đã ở bên anh.

Khi nhà anh cháy, em cũng đã ở bên cạnh anh. Khi anh bị đụng xe, cũng có em đã ở bên cạnh. Bây giờ anh đang bệnh, em cũng ở cạnh anh.

Em có biết anh nghĩ gì không? …

Ở gần em thật là xui hết chỗ nói.  

Tham luận 131: Chuyện Những Bức Trường Thành và Chuyện Của Người Việt Chúng Ta – Thanh Thủy

A.- Những bức tường tiêu biểu

1.- Vạn Lý Trường Thành:

Vạn Lý Trường Thành ở cực bắc nước Tàu là một bức tường vĩ đại mà các triều đại vua chúa thời đó đã tốn biết bao nhiêu công sức để xây dựng mà ngày nay chưa chắc có quốc gia nào làm nổi. Bức trường thành nầy có chiều dài vạn lý, chiều ngang độ khoảng trên 4 thước, chiều cao không thay đổi bao nhiêu , ngoằn ngoèo uốn khúc tử những thung lũng lên trên những đĩnh đồi, những đĩnh núi, trông như con rồng đang cong mình bò trường tới.

Đầu tiên, thành được xây từng đoạn rời qua mỗi triều đại để ngăn giặc từ phương bắc, đến đời nhà Tần (221 – 207 trước Công Nguyên), vua Tần Thủy Hoàng ra lịnh nối liền tất cả các đoạn rời lại với nhau và hoàn thành bức tường Vạn Lý Trường Thành như ngày nay. Ông vua nầy cực kỳ tàn bạo, đốt sách, chôn sống học trò, bắt dân đi lao động khổ sai xây dựng bức trường thành nầy mà theo ước tính của nhiều người có thể nói mỗi viên gạnh, mỗi viên đá là một xác người nằm xuống. Một công trình vĩ đại với sự hy sinh nhân lực ghê gớm như vậy, nhưng Tần Thủy Hoàng và các triều đại trước đã phải chấp nhận không ngoài lý do là giữ gìn an bờ cõi và ngăn chận dòng người từ phương bắc tràn sang xâm lăng đất nước của họ.

2.- Bức Tường Bá Linh:

Bức tường nầy được xây từ sau Đệ Nhị Thế Chiến (1945) mà người ta thường gọi là Bức Tường Ô Nhục vì nó ngăn chia nước Đức ra làm hai lãnh thổ: Đông Đức (Cộng Sản) và Tây Đức (Tự Do). Danh từ Bức Tường Ô Nhục có lẽ ám chỉ sự ô nhục về phía Đông Đức vì nếu không có bức tường nầy thì dân Đông Đức hầu hết sẽ rũ nhau đào thoát chạy sang Tây Đức để xin tỵ nạn chánh trị. Quả đúng như vậy, lịch sử đã cho thấy là sau khi bức tường Bá Linh bị sụp đổ, người dân Đông Đức đã ùa sang Tây Đức như nước vỡ bờ, trong khi không có người dân Tây Đức nào chạy sang Đông Đức. Xét về mặt thực tế, đối với Tây Đức thì bức tường là hàng rào chắn để ngăn chận việc Đông Đức một ngày nào đó bất chợt lùa quân sang xâm lăng với sự yễm trợ của Nga Tàu và cả khối Cộng sản Đông Âu sau lưng, còn đối với Đông Đức là một sự ô nhục vì họ biết chắc rằng dân của họ sẽ vượt biên sang Tây Đức để trốn khỏi ngục tù khắc nghiệt mà họ dựng lên để cai trị dân theo chế độ Cộng Sản.

3.- Hàng rào và bức tường Bàn Môn Điếm:

Tương tựa như bức tường Bá Linh nhưng đơn giản hơn, đa phần xây dựng bằng hàng rào kẽm gai với bãi mìn dọc theo hàng rào tại Bàn Môn Điếm ngăn chia Bắc Hàn và Nam Hàn. Từ ngày thành lập cho đến nay, người ta chỉ được biết là chỉ có người Bắc Hàn tìm cách vượt rào vào Nam Hàn để xin tỵ nạn chánh trị, số chạy thoát được phía Nam Hàn tiếp nhận, đa số còn lại hoặc bị chết vì mìn hoặc bị lính canh Bắc Hàn bắn chết. Hàng rào nầy tuy đơn giản nhưng rất khắc nghiệt vì chuyệt vượt rào không phải là chuyện dễ dàng, phần công dụng của nó cũng không khác gì bức tường ô nhục Bá Linh của Đức Quốc.

4.- Sông Gianh:

Việt Nam thời Trịnh Nguyễn phân tranh, lấy sông Gianh làm ranh giới, hai bên đều xây tường đấp lũy để phòng thủ, nước sông Gianh làm tường ngăn chia, một loại tường mềm, không có hình dạng nổi lên nhưng rất hữu dụng cho cả đôi bên vì dễ quan sát, bất cứ một sự động binh nào của đôi bên cũng đều trông thấy được dễ dàng.

5.- Sông Bến Hải:

Sau Hiệp Định Genève năm 1954, nước Việt Nam bị chia đôi, lấy sông Bến Hải tại vĩ tuyến 17 làm ranh giới, Miền Nam theo chế độ Dân Chủ Tự Do, Miền Bắc theo chế độ Cộng Sản. Chánh quyền Miền Bắc lập tức thiết lập một bức tường vô hình tại khu phi quân sự, mang hỗn danh là Bức Màn Sắt, tuy vô hình nhưng không có thứ gì có thể qua lọt được dưới sự kiểm soát gắt gao và vô cùng tàn bạo của bộ đội và công an của chánh quyền Cộng sản Miền Bắc. Được biết sau đó một thời gian ngắn, có một số người ở Miền Bắc và một số cán bộ Việt cộng trong Nam tập kết ra Bắc đã nhận chân được chân tướng tàn bạo của chánh quyền Miền Bắc nên tìm cách vượt sông Bến Hải để mong vượt biên vào Nam tìm tự do, nhưng khó thoát hoặc không thoát được và bị bộ đội Miền Bắc bắn chết tại bờ sông, trong số đó có nhà thơ nổi tiếng Vũ Anh Khanh, tác giả bài thơ Tha La Xóm Đạo, là một cán bộ Cộng sản trong Nam tập kết ra Bắc, ông lội sông Bến Hải vào Nam, nhưng khi vừa đến bờ sông Miền Nam thì bị bộ đội Miền Bắc bắn theo và ông đã bị trúng đạn, tử nạn ngay khi vừa bám được miền đất tự do của Miền Nam. Tuyệt nhiên, không một người dân Miền Nam nào vượt biên sang Miền Bắc.

Bức tường nầy tuy vô hình nhưng tuyệt đối nội bất xuất, ngoại bất nhập, không có bất cứ tin tức và con người nào của Miền Bắc có thể lọt ra ngoài được. Tuy được gọi là Bức Màn Sắt vì nó tuy vô hình, nhưng sự

kiểm soát vô cùng gắt gao, ví như một loại màn làm bằng sắt, thép, không ai có thể vượt qua được, chẳng khác nào một Bức Tường Sắt như tên gọi, dùng  để ngăn chận hữu hiệu tất cả những gì mà chánh quyền Miền Bắc đang áp dụng chủ nghĩa Cộng Sản để cai trị nhân dân lọt đưọc ra ngoài, điển hình nhứt là họ đang thực hiện phong trào Cải Cách Ruộng Đất, một chánh sách khủng bố vô cùng tàn bạo và bất nhân, có tánh cách diệt chũng mà trong một thời gian ngắn sau năm 1954 đã có hàng trăm ngàn người bị giết oan.

 6.- Sự hữu dụng của một bức tường

Một vài thí dụ nêu lên để chứng minh cho thấy sự hữu hiệu như thế nào của những bức tường biên giới mà nếu không có nó thì nhân sự bao nhiêu mới có thể cán đáng nổi, giả thử chánh quyền nào đó đem vài sư đoàn bộ chiến đến trải mõng suốt đường biên giới thì dù cho có cán đáng nổi nhưng được bao lâu?  Chi phí cho mỗi sư đoàn như vậy là bao nhiêu? Vua chúa ngày xưa với quyền hành tập trung trong tay để tập hợp dân của họ cho nhu cầu mà còn không làm được nên dù khó khăn đến đâu họ cũng phải bắt buộc xây tường để thay thế sức người, thì ngày nay, không thể có một quốc gia Tây phương nào dù cho giàu có đến đâu, kễ cả Mỹ, có thể dùng sức người một cách vô tận để làm hàng rào biên giới được cả.

Vậy, trường hợp ông Tt Donald Trump của Mỹ cần dùng một ngân khoản để xây dựng một bức tường biên giới Mỹ – Mễ để ngăn cản làn sóng người Caravan xâm nhập vào Mỹ có cần thiết hay không, Có vô nhân đạo hay không như một số người chỉ trích? Có lẽ hỏi là trả lời.

B.- Lòng nhân đạo và mối từ tâm

Sau năm 1975, Cộng sản Miền Bắc vi phạm Hiệp Định Ba-Lê năm 1972, họ xua toàn lực lượng xâm chiếm Miền Nam Tự Do, chúng ta bị mất nước, hàng triệu người liều chết để tìm đường tháo chạy để tránh hiễm họa Cộng Sản, đi tìm tự do. Những cảnh di tãn, tháo chạy vô cùng đau thương nầy đã làm động lòng trắc ẩn, chấn động mối từ tâm của thế giới Tây Phương nên họ đã giang rộng cánh tay nhân đạo ra đón nhận. Họ vận động để thiết lập những trại tỵ nạn tại Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Hồng Kông, v.v…để làm nơi tạm cư đồng thời vận động khắp nơi để quyên góp tiền của, vật chất và phương tiện để cứu vớt và nuôi dưỡng tạm thời Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản chúng ta trong các trại tỵ nạn nầy trong khi chờ đợi để được cứu xét đi định cư ở những quốc gia nào đón nhận họ.

Thời gian đó, Italia là quốc gia chưa hề tiếp nhận người tỵ nạn nào, cũng động lòng trắc ẩn, cử ba chiến hạm lớn Vittorio Veneto, Adrea Doria và Strompoli trang bị vũ khí và lương thực đầy đủ sang tận hải phận quốc tế Biển Đông để cứu vớt Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản. Sau một tháng lênh đênh ngoài khơi, họ đã vớt được gần 1000 thuyền nhân Việt Nam và chở thẳng suốt 20 ngày về tới Ý để cưu mang. Điều đó cho chúng ta thấy được lòng hào hiệp và nhân đạo của các nước Tây Phương bao la đến cở nào.

Nhưng số thuyền nhân tăng nhanh chóng và vô tận đến độ các trại tạm cư ở những quốc gia Đông Nam Á và Hồng Kông không còn chổ chứa và sự đóng góp, tiếp nhận người Việt tỵ nạn Cộng sản  của các quốc gia Tây Phương vượt quá sức chịu đựng thì lòng nhân đạo của của họ cũng bắt buộc giãm xuống, không thể kéo dài vô tận được, vì vậy, Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cạn tiền trợ cấp cho các trại tỵ nạn, các quốc gia đang có trại tỵ nạn không thể cưu mang nổi nên họ lần lượt thi nhau đóng cửa các trại và xua đuổi người Việt tỵ nạn Cộng sản một cách tàn bạo bằng cách dùng bạo lực để cưỡng bức hồi hương trước sự bất lực và ngoãnh mặt, lạnh lùng của thế giới Tây phương, kễ cả Mỹ, trong khi đó thì ngoài biển họ tìm cách nhận chìm ghe tàu vượt biên và cướp bóc, giết hại trắng trợn người Việt tỵ nạn nào muốn xin vào nước họ.

C.- Lịch sử tỵ nạn được lặp lại

Mấy năm nay, những làn sóng người di cư (có tổ chức) rất rần rộ từ những xứ có đời sóng nghèo khổ, hoặc chiến tranh như Libia, Syria ,v.v…tìm đường sang những nước giàu có để tìm việc làm với hy vọng đời sống tương lai của họ được ổn định hơn. Họ kéo nhau đi bộ, xuyên qua nhiều quốc gia để mong được đặt chân đến Đức, Anh hay Pháp. Tiếp nhận đoàn người đông dảo nầy, thì sẽ có những đoàn người khác đông đảo hơn đến tiếp theo và sẽ kéo dài liên tục xem như bất tận thì không có quốc gia nào dù giàu đến đâu cũng không thể chịu đựng nổi, và dân của họ cũng không chịu nổi, tạo nên những cuộc biểu tình dữ dội chống đối, khiến chánh quyền khó được yên.

Trên biển Địa Trung Hải cũng vậy, rất nhiều đoàn tàu chạy tỵ nạn phát xuất từ Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và những nước Phi Châu hàng ngày cập vào các hải đảo và miền Nam nước Italia, nhiều ngày Ý phải giang tay cứu vớt, tiếp nhận trên 500 người và cho họ tạm cư tại chổ với sự lên tiếng hổ trợ của các nước Tây Phương. Dần dà những nơi nầy không còn chổ chứa và người dân địa phương nghẹt thở nên bắt đầu chống đối, các nước bạn lên tiếng hổ trợ, nhưng họ cũng có những khó khăn nội bộ, cho nên chỉ hứa bằng miệng, khiến cho nước Ý vốn không được giàu bị lâm vào thế cùng đường, buộc phải khai thông cho họ bằng 2 cách:

1.- Xã trại, cho những người tỵ nạn nầy muốn đi đâu thì đi. Vì nước Ý không có việc làm và không có tiền để nuôi họ, cho nên họ rũ nhau chạy sang Áo, Thụy Sĩ và Pháp. Ý mở cửa biên giới cho họ đi. Biên giớiThụy Sĩ thì khó qua, chỉ có Áo và Pháp, hai nước nầy thất kinh, đem quân đội đến đóng cửa biên giới sau khi đã có nhiều đoàn người vượt qua được và từ đó hai nước nầy sanh ra bất hòa với Ý như tình trạng hiện nay.

 2.- Dưới biển, hải quân Ý kiểm soát gắt gao, ngăn chận, xua đuổi, không cho bất cứ tàu tỵ nạn nào cập vào Ý nữa bất chấp sự chỉ trích từ các nơi, buộc họ phải đi xa hơn, sang tận Tây Ban Nha và quốc gia nầy đồng ý tiếp nhận. Tân Ban Nha cũng không giàu có gì hơn Ý, nên giờ thì đã đuối sức, ngất ngư về vấn đề tỵ nạn, chưa biết còn có thể chịu đựng được bao lâu trong khi đoàn tàu tỵ nạn vẫn còn nối tiếp.

 D.- Làn sóng tỵ nạn Caravan và Giải pháp của Tt.Donald Trump

Tình trạng nước Mỹ hiện nay cũng vậy, một khi sự chịu đựng đã vượt quá giới hạn thì chánh quyền bắt buộc phải có biện pháp ngăn chận. Viễn ảnh đoàn người Caravan di cư từ các xứ Nam Mỹ đang đổ dồn về Messico, đến sát biên giới Mễ và Mỹ để tìm cách xâm nhập lậu vào Mỹ đã khiến cho Tt Mỹ Donald Trump phải tìm giải pháp, tránh những khó khăn khôn lường mà các nước Âu Châu hiện đang phải  gánh chịu.

Đường biên giới của Mỹ và Messico rất dài, chẳng lẻ phải đem vài sư đoàn bộ binh đến trải mõng dọc theo biên giới, điều đó bất khả thi vì không phải là nhiệm vụ của quân đội, hơn nữa những sư đoàn nầy đóng quân đến bao giờ? Và chi phí cho sự đóng quân nầy sẽ vô tận, không thể chấp nhận được. Kế hoạch xây tường biên giới Mỹ Messico của Tt Donald Trump là một giải pháp hữu hiệu nhứt, ít tốn kém nhứt để ngăn chận thảm trạng của làn sóng di cư nầy đồng thời cũng làm nãn lòng những ai muốn nhập cư lậu vào nước Mỹ.

Tất cả những bức tường như đã kễ trên, từ đông sang tây như Vạn Lý Trường Thành của Tàu, như bức tường ô nhục Bá Linh của Đức Quốc, như Bàn Môn Điếm của Nam Bắc Hàn, như sông Bến Hải của Việt Nam đều là những bức tường ngăn chận mọi sự xâm nhập rất hữu hiệu là những minh chứng cho những kinh nghiệm về sự an toàn lãnh thổ tại những vùng biên giới.

Donald Trump là Tổng thống Mỹ, ông yêu nước Mỹ và mọi việc ông làm đều là mưu tìm lợi ích cho công dân Mỹ, cho nên vấn đề an toàn lãnh thổ, yên ổn biên cương là điều ưu tiên số một cho nước Mỹ hiện nay vì biên cương có yên ổn, lãnh thổ có an toàn thì đời sống của người dân mới được bảo đảm và an tâm  lo làm ăn, gia đình hạnh phúc, xã hội thăng tiến và phát triễn ngày một văn minh, giàu mạnh hơn, sau đó nếu cần thì  mới cứu xét đến trường hợp “Phú quý sanh Lễ nghĩa”.

Xét cho cùng, việc TT.Donald Trump quyết định xây bức tường dài dọc theo biên giới Mỹ-Messico là điều tất yếu mà người yêu nước nào cũng phải nghĩ tới.

E.- Từ chuyện người mà suy ngẫm đến ta

Lấy trường hợp người Việt chúng ta, nếu cai trị đất nước thì chúng ta cũng vậy, cũng phải xem việc an toàn lãnh thổ và yên ổn biên cương  là điều trọng đại cần phải ra sức để gìn giữ, dầu có nhân từ đến đâu, có lẽ chúng ta cũng không thể để cho những người nước khác như Miên, Lào và người Tàu chẳng hạn  xâm nhập lậu nào nước ta để tỵ nạn một cách ồ ạt như hiện trạng mà nước Mỹ đang ra sức đối phó.

Việt Nam Cộng Hòa bị khó khăn cho đến khi mất nước cũng vì biên cương Việt – Miên, biên cương Việt – Lào và biên cương vĩ tuyến 17 đều luôn bất ổn nên đời sống của người dân không bao giờ được anh toàn trước làn sóng xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt nên cuối cùng cũng phải bị sụp đổ một cách đau thương.

Bọn bạo quyền Việt cộng vì bản chất bán nước nên cứ để cho người Tàu tự do vào Việt Nam như hiện nay mà không dám có biện pháp gì ngăn chận thì chắc chắn ngày chánh thức mất nước vào tay Tàu Cộng sớm hay muộn chỉ là sự tất  yếu của thời gian.

1.- Nhìn lại chính mình trước sự xoay chuyễn của thời cuộc

Một vị lãnh đạo quốc gia chân chánh nào cũng đều muốn làm việc cho lợi ích quốc gia của họ trên hết, các vị Tổng thống Mỹ đều làm việc vì quyền lợi của dân tộc Mỹ chớ không vì quyền lợi cho nước khác, bởi vậy, như chúng ta thấy trong sự bang giao quốc tế giữa các nước với nhau đều chỉ vì quyền lợi, cho nên họ thường nói một câu để đời là trong vấn đề chánh trị, không có kẻ thù muôn thuở và cũng không có tình bạn muôn đời, vấn đề lý tưởng, nhân quyền, nhân đạo chỉ là thứ yếu, có tánh cách màu mè nhiều hơn giữa con người với nhau. Bởi vậy, điều quan trọng của những cấp lãnh đạo những nước nhược tiểu là  phải biết nương theo những chánh sách của những nước đại cường để xoay chuyễn chánh sách của mình sao cho nước mình cũng được hưởng lợi, giống như Đại Hàn hay Nhựt Bổn trước kia, nếu không sẽ bị bán đứng lúc nào không hay giống như VNCH trước năm 1975.

Ông TT Trump hiện nay đang chống Tàu Cộng một cách quyết liệt, và đang cổ động xóa sổ những nước theo chủ nghĩa Cộng sản khắp nơi trên thế giới…, những điều nầy không phải ông làm cho ai  mà tất cả chỉ vì quyền lợi cho nước Mỹ, và hiện chỉ có Mỹ mới dám làm và làm được, đối với người Việt Quốc Gia chúng ta thì đây là một dịp may hiếm có mà từ bấy lâu nay chúng ta hằng mong đợi, nên cần phải cùng nhau họp sức để nắm lấy thời cơ, tạo thuận lợi chung cho công cuộc tranh đấu của mình. Xin được một lần lặp lại là dịp

may chưa chắc gì có được hai lần, như người xưa thường nói một câu để đời là: ” Phước bất trùng lai, Họa vô đơn chí”.

Có thể nói, đây là thời điểm hiếm hoi, có lợi vô cùng cho công cuộc tranh đấu của chúng ta để chống lại bọn bạo quyền Việt cộng, hầu đưa đất nước chúng ta thoát khỏi đại họa xâm lăng của bọn người Đại Hán. Không phải riêng ông Tt.Donald Trump của đảng Cộng Hòa mà bất cứ vị Tổng thống Hoa Kỳ của bất cứ đảng phái nào mà có chánh sách nầy, thì vì lợi ích của công cuộc đấu tranh mà chúng ta đã theo đuổi từ hơn 40 năm qua, và vì đất nước Việt Nam thì chúng ta đều cần phải cổ võ. Không nên vì một cái nhìn riêng tư nào đó, hay vì nghe theo một lập luận chống đối vì quyền lợi cá nhân của một bè nhóm nào đó mà  ngoãnh mặt, xoay lưng với cái chánh sách có một không hai nầy của ông Tt Donald Trump. Thật là đáng tiếc nếu điều đó xãy ra!

Bởi vậy có thể nói, giờ đây là thời điểm mà chúng ta nên gác bỏ mọi nổi niềm riêng tư để nổ lực vào công việc chung cho công cuộc tranh đấu để giải phóng đất nước thoát khỏi gông cùm của bè lũ bạo quyền Việt cộng  đã trùm lên đầu, lên cổ dân tộc Việt Nam từ gần một thế kỷ nay.

2.- Những quan niệm sai lầm

Một số đông người tuy rằng trốn chạy Cộng sản sang Mỹ và những quốc gia Tây phương để tìm tự do và đã được những quốc gia nầy tiếp nhận với tư cách là tỵ nạn chánh trị, nhưng vì muốn được an thân cho nên có thái độ rất thầm lặng chánh trị, gởi tiền về nước và tệ hơn nữa khi còn tuyên bố là không làm chách trị, làm việc từ thiện phi chánh trị. Những người nầy không biết rằng đó là những hành động chánh trị mà họ vô tình hoặc cố ý không hay biết, nên đã tạo ra những ảnh hưởng bất lợi không nhỏ cho công cuộc tranh đấu chung của chúng ta.

Thái độ nầy của một số đông những người thầm lặng hải ngoại song song với sự phá hoại của những tên Việt cộng nằm vùng, những tên “Ăn cơm quốc gia , Thờ ma Cộng sản” đã làm cho rất nhiều đoàn thể đấu tranh và nhiều Cộng đồng tỵ nạn bị phân hóa trầm trọng, bị chia năm xẻ bảy, giúp cho bạo quyền Việt cộng lợi dụng để tuyên truyền với quốc tế là sự cai trị của họ đúng, có chánh nghĩa cho nên rất ít người chống đối, những cuộc biểu tình chống họ ở hải ngoại chỉ là thiểu số.

Chính vì thế mà Hậu Phương Hải Ngoại mà nhân dân trong nước trông cậy đã không đủ mạnh và những nổ lực tranh đấu chống Cộng và vận động nhân quyền của những Người Việt Quốc Gia chân chánh từ bấy lâu nay chỉ đạt được kết quả rất giới hạn, nếu không muốn nói là nhận được nhiều sự thờ ơ lãnh đạm cố tình của một số quốc gia có quyền lợi giao thương với bạo quyền Việt cộng. Bởi vậy, không lạ gì khi mà công cuộc tranh đấu chung của chúng ta từ hơn bốn chục năm nay vẫn chưa đạt được sự thành công nào đáng kễ.

F.- Kết luận

Chánh trị là một hành động bao gồm tất cả mọi sinh hoạt trong cuộc sống con người, định chế chánh trị của một chánh quyền luôn luôn bao trùm tất cả cuộc sống của tất cả mọi công dân trong nước, không chừa bất cứ một ai.

Vậy thái độ cầu an, vô cảm và thụ động rõ ràng mặc nhiên làm lợi cho sự cai trị của một chánh quyền, áp đặt  định chế của họ chi phối lên trên tất cả mọi người, kễ cả chính mình, thì nếu không gọi đó là thái độ chánh trị thì còn gọi là gì? Rất mong mọi người chúng ta được sáng suốt hơn để thẩm định vị trí của mình trong lòng dân tộc, một dân tộc anh hùng và bất khuất.

Đất nước Việt Nam là của chung của tất cả mọi người Việt Nam chớ không phải chỉ dành riêng cho một giới người nào cả, cho nên già trẻ, bé lớn, mỗi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc như nhau, sự phân biệt giới già, giới trẻ là một hình thức phân biệt không cần thiết về lòng yêu nước của tất cả mọi người, cho nên những hình thức cầu an, vô cảm chính là hình thức của sự trốn lánh trách nhiệm của một số người trong thời buổi hiện nay là: ”Quốc gia hưng vong, Thất phu hửu trách”

Thanh Thủy (28/02/2019)

                                                

Khát Vọng Dân Chủ: Từ Chế Độ Dân Chủ Không Người Dân Đến Chế  Độ Dân Chủ Với Người Dân (De la démocratie sans le peuple à la démocratie avec le peuple) – Phan Văn Song

« Vox Populi, Vox Dei – Tiếng nói của Dân Tiếng nói của Chúa » thành ngữ dân gian. “La démocratie est un mauvais système, mais elle est le moins mauvais de tous les systèmes – Dân chủ là một chế độ không tốt đẹp, nhưng đó cũng là một chế độ ít xấu nhứt của tất cả mọi chế độ”    Winston Churchill 1874-1965.

Liên tục từ mấy tháng nay, thế giới các quốc gia tiến triển hay chậm tiến đều có những cuộc người dân  xuống đường đòi các Nhà Nước, các Chánh Quyền hoặc phải chia quyền quản trị đất nước với người dân, hoặc phải trao quyền lại cho người dân.  Ủa sao lạ vậy ? Đã nói là Chế độ Dân Chủ thì  quyền lực phải Do Người Dân, Vì Người Dân, Cho Người Dân – Du Peuple, Par le Peuple et Pour le Peuple, như một chánh trị gia người Mỹ đã nói năm xưa. Dân quyền phải là chức năng của.Dân Chủ. Thế nhưng, Dân Chủ, ngày nay đang bị trục trặc kỹ thuật. Dân Chủ ngày nay đang bị một nhóm người nhơn danh Dân Chủ sung công, chiếm đoạt.

– Trường hợp thứ nhứt, với nước Pháp, phong trào Áo Vàng (Gilets Jaunes), với những người dân thấp cổ bé miệng, bình thường, cư dân ngoại ô, ven biên các đại đô thị, đầy quyền lực kinh tế, chánh trị ngaọi giao, cư dân các vùng quê hẻo lánh, bị bỏ quên, thiếu tiện nghi… đòi quyền được ăn được nói, được biểu quyết, được « trung ương ngó tới », được « tham gia » vào quyền quản trị đất nước. Nếu cứ tưởng Dân Chủ là bầu người đại diện, thay người dân tham gia quản trị đất nước và cai trị xứ sở, là đủ ! Lầm to ! Ngày nay chưa đủ. Cần thiết nhưng không đủ – Nécessaire mais pas suffisant ! Vì đó là Dân chủ Không có mặt Người Dân tham dự

Dân chủ (theo số đông người Pháp ngày nay) là người dân PHẢI được tham dự vào quản trị. Dân Chủ ngày nay không còn Dân chủ đại diện nữa – Démocratie représentative, mà phải là Dân chủ Tham dự – Démocratie Participative. Vì đây là Dân Chủ VỚI sự có mặt Người Dân.

Nhưng Dân Chủ Tham dự rất khó khăn, trăm người trăm ý. Do đó Tổng Thống Macron ra ý kiến tổ chức một cuộc Đại Tham Luận – Grand Débat. Và ông chịu khó hàng giờ, ngồi nói chuyện với dân… Tham luận, tham khảo, lấy ý kiến, xong rồi sàn lọc, lựa chọn thứ tự ưu tiên…để từ từ giải quyết… Đó là nước Pháp ngày nay, có rối, có rắm đó, có mất lắm thì giờ đó… như cuối cùng, một sự thiệt nào đó, một vài chi tiết nào đó sẽ được giải quyết. Dân Chủ rồi đây sẽ trở về, với rất nhiều khó khăn, rất với nhiều tổn thất, nhưng nước Pháp sẽ ổn định, hình ảnh sẽ thế nào ? Chaư biết, nhưng rồi sẽ ổn định… Tuy vẫn biết như vậy, tuy vẫn chưa vẹn toàn, tuy vẫn chưa hẳn đã ổn định!

Ba tháng rồi, mà mỗi thứ bảy vẫn có người dân xuống đường biểu tình, đòi hỏi… và người dân tham gia nhóm Áo Vàng, vì quá sợ cái biểu tượng « đại diện » nên ngày nay vẫn không có một nhơn vật nào « dám » ra đại diện cả. Vì Anh, hay Chị đại diện ai ? Anh hay Chị nhơn danh ai ? Mà « Nhơn danh » chỉ là nhơn danh một nhóm ý kiến, một thiểu số đó thôi! Do đó biểu tưởng « đại diện » cũng sẽ phải đặt lại ! Biểu tượng « dân biểu », cũng sẽ đặt lại ! Đó là quan niệm Dân chủ và quyền Dân chủ tại một quốc gia tiên tiến, phát triển, tất cả là thiểu số, tất cả là dị biệt, đó là đa nguyên !… Và trong cái hỗn loạn đó mới tạo ra snág tạo để thotá, để thông ! Có biến mới có thông !… Các giai cấp, thống trị, giàu có, trung lưu, bần hàn, biết đâu lại có dịp gặp nhau, nói chuyện với nhau, trao đổi và đi đến thông cảm, hiểu nhau …nhường nhịn nhau. Ngoại giao là sự gặp gỡ giữa các thông cảm, « thương thuyết – du di » với nhau. La diplômatie est la rencontre des compromis. Nhưng un compromis n’est pas une compromission – Thông cảm, du di, thương thuyết, không thể là nhượng bộ !

– Trường hợp thứ hai là Vénézuela, một quốc gia độc tài thuộc loại Cộng sản. Cũng như mọi quốc gia có môt tình trạng phát triển chậm tiến với môt nền dân trí lạc hâu do phong kiến, thuôc địa…nên dễ  dàng bị tư tưởng và ý thức hệ Cộng Sản quốc tế tiêm nhiểm. Thoạt đầu Đảng tạo một loại anh hùng dân tộc để cướp chánh quyền – Lénine, Mao Zedong, Hồ Chí Minh, Fidel Castro … Đây Hugo Chavez, tất cả được Komintern đào tạo và huấn luyện, cùng đồng bọn tạo và khí cụ tạo thành một băng đảng với một chủ nghĩa Cộng Sản được địa phương hóa. Đây Chavisme ( chủ nghĩa của Chavez) khai thác đất nước và người dân Vénézuela qua một hệ thống Đảng trị. Tạo giai cấp thống trị cùa Đảng, và đảng viên bằng tham nhũng và độc tài – chẳng chốc đã biến Vénézuela từ một quốc gia giàu có với một gia tài dầu mỏ khổng lồ thành một quoôc gia nghèo nàn không nuôi nổi một người dân.

Dân Vénézuela, ai có dịp đều trốn chạy, vượt biên, tỵ nạn, ai kẹt thì ở lại, và nay xuống đường đấu tranh. Ngày 5 tháng giêng 2019, nhà đối lập, Juan Guáido, được bầu làm Chủ tịch Quốc Hội, ngày 23 Ông tự tuyên bố Tổng Thống vì tên đệ tử của Hugo Chavez, Nicolas Maduro, với đảng Cộng Sản tiếp tục cầm quyền và đàn áp nhơn dân Vénézuela. Vénézuela đang đói, cần cứu viện. Nhưng những đoàn xe cứu trợ đều bị chận ở biên giới không cho vào. Thế giới đều ủng hộ Guáido nhưng muốn Vénézuela được giài quyết trong ôn hòa… Wait & See… Trông và Chờ ! Dân Chủ en panne, nằm đường

 – Và trường hợp thứ ba, là Algérie. Cũng lại một loại độc tài đảng trị với một chủ nghĩa xã hội kiểu Cộng sản nữa. Cũng một anh hùng kháng chiến, thừa kế anh hùng Boumédienne, Tống Thống đương nhiệm,  Abdelaziz Bouteflika, đã 82 tuổi rổi, đã bệnh từ mấy năm nay, đang ngồi xe lăn, vẫn tiếp tục muốn ra ứng cử Tổng Thống lần thứ năm. Dân chúng xuống đường, từ chối, 20 năm cầm quyền đủ rồi…Lại Trông và Chờ…Dân Chủ xa vời…

Còn Việt Nam ta, 44 năm Đảng Cộng Sản cầm quyền, chưa đủ sao ? Dân chúng Việt Nam Công Hoà Xã hội Chủ Nghĩa là một tổng hợp của những sự chịu đựng của dân chúng Vénézuela và  Algérie… Dân chúng Việt Nam lại còn bị thêm  cái nạn sắp sửa bị diệt chủng.

Và dân Việt Nam ta, cũng sẽ được ví như dân Do Thái 2000 năm trước, dưới thế giới của Đế quốc La mã, phải đi lang thang cầu thực cùng khắp âu châu, thì ngày mai nầy, dân Việt tộc ta, dưới thời của Đế quốc Trung hoa, cũng sẽ phải đi lang thang cầu thực, ở đâu, chùm gởi, cùng khắp thế giới vậy!

Với cái hy vọng là : Cũng như dân Do Thái trong cái khốn cùn của sự lang thang cầu thực, sẽ tạo ra những con người với những tài năng phi thường, với những cố gắng vượt bực, với những tâm hồn vĩ đại, đóng góp vào văn hóa nhơn loại, tạo thành những nhơn danh thế giới.

Với những người gốc Do thái, dĩ nhiên ai ai cũng biết đến nhà bác học gốc Do thái Albert Einstein cả. Albert Einstein, người gốc Do thái sanh ở Ulm – Đức, với quốc tịch đầu Đức, sau đó, phải di cư tỵ nạn, biến thành người vô tổ quốc- apatride (như mọi người người Việt tỵ nạn chúng ta thuở ban đầu), đoạn quốc tịch Thụy sĩ và cuối cùng song tịch Thụy sĩ-Huê kỳ. Nhưng các bạn có biết trong con số những người trúng tuyển giải Nobel, toàn thế giới, từ xưa đến nay, có bao nhiêu người gốc Do thái không ? Tất cả có 49 Nobel Y khoa, 45 Nobel Vật lý, 29 Nobel Hóa học, 12 Nobel Văn chương và 8 Nobel Hòa bình. Giới thiệu với các bạn, vài người gốc Do thái nổi tiếng : nhà đạo diễn Steven Spielberg, nhà văn Elie Wiesel, Mark Zuckenberg, người tạo ra Facebook, Ben Bernanke, Chủ tịch Ngân hàng Huêkỳ, Bob Dylan, nhạc sĩ … và nhiều nữa…

Chừng nào tới phiên người gốc Việt ta !   Mong lắm !

Do đó Dân Chủ là gốc là lõi. Dân Do Thái, xưa kia, di cư để đi tìm Dân Chủ. Người Việt ta sẽ di cư để đi tìm Dân Chủ. Nói là đi tìm Tự Do, nhưng cốt lõi là Dân Chủ. Không Dân Chủ không có Tự Do. Và hôm nay, chúng ta thử nhìn lại vấn đề Dân chủ. Cái gì làm người dân các quốc gia  nói trên khao khát Dân Chủ như vậy ?

Thà chết, nhưng PHẢI đòi cho được Dân Chủ ? Dân Chủ  là gì? Có phải là một khái niệm giữa Tự Do và Bình Đẳng không ?

Năm 2005, tại Pháp và toàn thế giới, là năm kỷ niệm 200 trăm ngày sanh của Alexis de Tocqueville (2005-2059). Đó cũng là dịp để thiên hạ nhắc nhở và ca tụng tác phẩm và công trình của vị  lý thuyết gia  về dân chủ.

Ngày nay, quý bạn thử đi vào mạng Internet, và đánh tên Tocqueville, quý bạn sẽ thấy trên mười trang dẫn dắt để tham khảo về A. de Tocqueville,  mặc dù đã sanh vào năm 1805, nhưng ông vẫn rất thời sự. Phần đông bằng Anh ngữ, và được cập nhựt đều đặn. Từ dưới năm năm nay, tác phẩm « Về nền Dân chủ ở Huê kỳ »  (De la Démocratie en Amérique) đã  được tái bản 8 lần.

Alexis de Tocqueville: nhà học luật và văn minh đất Mỹ :

Sanh trưởng tại Tocqueville (vùng Normandie – miền trung Bắc Pháp) trong một gia đình giới quý tộc điền chủ nhỏ. Học luật để đi vào nghề thẩm phán. Sau khi tốt nghiệp Trường Luật Paris, ông về tập sự thẩm phán  tại Tòa án Versailles. Nhờ bạn bè, ông được giao phó, theo dõi và soạn thảo một vài hồ sơ điều tra hành chánh quan trọng của Bộ Tư pháp, nên cũng khá nổi tiếng trong giới Luật gia. Năm 1830,  ông đặt nhiều hy vọng vào cuộc chỉnh lý của thể chế quân chủ và chế độ Quân Chủ của tháng Bảy (la Monarchie de Juillet). Nhưng ông thất vọng ngay : thế giới của dân làm ăn, áp – phe, tham nhũng vẫn tiếp tục điều khiển như xưa. Và ông xin từ nhiệm, và cùng với một người bạn ông xin xuất ngoại, đi (tự túc) thăm nước Mỹ. Viện cớ là đi nghiên cứu chế độ nhà lao Huê kỳ, thật sự khi ông trở về Pháp ông đem về  hàng ngàn ghi chú về những khám phá và những so sánh với cái mà ông gọi là «  lục địa cũ ». Những ghi chú ấy giúp cho ông viết « Về nền Dân chủ ở Huê kỳ » năm 1835. Thành công rực rở ngay. Ông được bầu vào Hàn Lâm Viện Pháp (Académie française) năm 1838. Dân biểu nhiều nhiệm kỳ đến lúc ông mất năm 1859. Ông mất lúc ông đang soạn dang dở tác phẩm thứ hai  « Chế độ Cũ và  cuộc Cách Mạng » (l’Ancien régime et la Révolution)  tuy được cho in năm 1856, nhưng không hoàn tất vì ông đã bị lao phổi nặng rồi.

1/ Lộ trình dẫn đến  Dân chủ là tất yếu:

Ngày hôm nay, chúng ta ai ai cũng biết thế nào là dân chủ. Hay chúng ta cảm rằng chúng ta biết được. Nhưng  lúc bấy giờ, dân chủ chỉ vẫn là một khái niệm mù mờ.

Benjamin Constant có nói tới, nhưng chỉ là một so sánh giữa cái « dân chủ của người xưa, thời Hy lạp », quan niệm luật lệ  và quản lý do đa số quyết định và  «  dân chủ của ngày nay »  dân chủ để bảo vệ nhóm thiểu số.  Nhưng sự thật, lúc bấy giờ, chế độ dân chủ là một sự không tưởng.

Tác phẩm của Alexis de Tocqueville là một sự khám phá cho quần chúng đọc giả Pháp : chế độ dân chủ là một hiện thực, có thật, và lúc bấy giờ đã được thực hiện bên kia bờ Đai –  Tây – Dương. Chẳng những đang được thực hiện, mà còn đang được thực hiện một cách tốt đẹp. Chế độ dân chủ nầy chẳng những thực hiện đẹp,  mà còn được thực hiện một cách bền vững. Tocqueville có hẳn một quan niệm về dân chủ, và giải thích tại sao Huê kỳ luôn luôn có một ý thức dân chủ đi trước những nước Âu châu luôn luôn bị  các thể chế chuyên chế áp đặt :

-Xã hội Huê kỳ là một xã hội  có một nền văn hóa Anh, với một quan niệm  Pháp lý ảnh hưởng văn hóa Anh quốc – do Tôn giáo Tin Lành.

-Xã hội Huê kỳ được đặt trên một nền tảng thực tiển và bao dung về tín ngưỡng và tôn giáo.

– Xã hội Huê kỳ là một xã hội mới, với những vùng đất mênh mông,  với những người tỵ nạn đã chối bỏ và chạy trốn khỏi một quá khứ chánh trị chuyên chế nặng nề của Âu châu.

Được so sánh như vậy, “lục địa cũ » đối với Tocqueville, là một tàn dư của bộ Luật La mã và bộ Luật Napoléon, trói buộc dân chúng trong độc tài chuyên chế của một trong nhóm quý tộc, là những thừa hưởng của  những cuộc thánh chiến (thời kỳ cao độ của sự hẹp hòi bảo thủ) và của thời kỳ Thế kỷ  Khai sáng (siècle de Lumière), thời kỳ cực đoan chống tín ngưỡng. 

2/ Dân chủ : một sự thách đố. Làm sao hòa hợp được Tự do và Bình đẳng?:

Tocqueville, mặc dù ngưỡng mộ Dân chủ nhưng vẫn nhìn thấy cái nguy hiểm của dân chủ. Cái khó là phải giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa tự do và bình đẳng.

Dân chủ phải tạo bình đẳng giai cấp. Ngược lại, phân chia giai cấp, là tạo một giai cấp quý tộc cầm quyền và thể chế chánh trị nầy tạo cơ hội cho một nhóm người có thế lực, có đất,  có ruộng, có của, có cải, tạo quyền, tạo thế, và tạo luôn cả luật lệ và một hệ thống luật lệ để bảo vệ giai cấp họ .Nhờ hệ thống luật lệ, họ kiểm soát chánh quyền, làm giàu bằng bóc lột giai cấp dưới, tạo bất mãn vì bất bình đẳng, vì tệ nạn xã hội tham nhũng và cuối cùng cách mạng sẽ bùng nổ để lật đổ họ.

Vì vậy, những cách mạng ở Pháp đều không thành công, A. de Tocqueville nhận xét  tiếp, vì mỗi cuộc cách mạng đều tạo ra một giai cấp quý tộc mới xây dựng trên cái đổ vỡ của  giai cấp trước (Có khi giai cấp trước được biến thể để sống sót lại ở giai cấp sau). Tocqueville vì những lý do trên nên rất thất vọng cuộc chỉnh lý 1830. (ref: Việt Nam Cộng Sản – giai cấp đảng viên và giai cấp không Cộng Sản, không đảng viên)

 Người Mỹ thoát khỏi những hình ảnh ấy. Họ hưởng được  bình đẳng, vì họ được bình đẳng trước luật pháp, và vì họ bình đẳng trước luật pháp, họ bình đẳng trong địa vị và điều kiện sống của họ. Đối với Tocqueville, luật pháp và điều kiện sống là một (Đối  với K. Marx là hai: luật pháp và kinh tế) vì theo Tocqueville nếu người có tất cả những quyền lực do luật pháp ấn định, họ sẽ tự tạo những điều kiện sống dễ dãi.

Như vậy, nếu Dân chủ tạo ra Bình đẳng thì Tự do sẽ giúp cho có Dân chủ.

Nhưng, cái thăng bằng giữa Bình đẳng và Tự do rất mong manh.Thói thường các dân tộc sau khi làm cách mạng lật đổ xong một chế độ độc tài, là tạo ngay một độc tài mới, một chuyên chế mới để cai trị, đó là chuyên chế của đa số. Dỉ nhiên nó dễ chấp nhận hơn sự độc tài của một người hay một nhóm nhỏ. Nhưng vẫn là sự đàn áp, của một nhóm người nầy đối với một nhóm người khác. Và Tocqueville rất ngại cho tương lai của Dân chủ khi những người làm luật nhân danh sự bình đẳng.

3/ Hiến Pháp để bảo vê Tự do:

Có hai phương pháp để bảo vệ sự thử thách  của Dân chủ mà người Huê kỳ đã thực hành được: Phương pháp thứ nhứt là một Hiến pháp bảo vệ tất cả những quyền cá nhơn con người, nhưng phải được đi đôi với  một tinh thần tự tôn luật pháp. Người Huê kỳ có Hiến pháp năm 1787, nước Pháp lúc ấy chỉ có Cách Mạng và Đế quốc Napoléon. Luật gia Tocqueville phân tách tỉ mỉ, và nhận định rằng Hiến pháp Mỹ với Tòa Án Tối cao là cơ quan bảo vệ tất cả những quyền tự do bất khả nhượng của con người  do một Hiến Pháp nhìn nhận. Ngày nay, chúng ta gọi là Nhà nước Pháp trị (État de Droit) : một tổ quốc, một đất nước có một chế độ mà không một công dân nào kể cả những người cầm quyền không thể không đứng dưới luật pháp.Tocqueville còn nhìn xa hơn nữa, ông nhìn thấy sư liên đới bổ túc và trách nhiệm trong một cơ chế liên bang. Quyền lực của Trung ương chia bớt cho các cơ quan địa phương sẽ giảm đi phần chuyên chế, và giúp cho người dân (Người Mỹ) giữ một vai trò cao của quyền công dân.

4/ Không có Dân chủ thật sự nếu không có  những xã hội dân sự:

 Đó  là phương pháp thứ hai. Alexis de Tocqueville mê văn minh nước Mỹ vì người Mỹ tổ chức một đời sống của người dân  thành những cộng đồng chặt chẽ, tương trợ lẫn nhau, liên đới bổ túc nhau. Cùng hưởng, cùng chia. Ảnh hưởng tổ chức các giáo dân Tin lành. Khi có một vấn đề, một sự lựa chọn, người Mỹ không ngần ngại chấp nhận đứng ra tổ chức lãnh trách nhiệm ngay trong vị thế địa phương của họ, chứ không chờ đợi cơ quan chánh quyền cấp trên hoặc trung ương giải quyết, như tập tục bên Pháp lúc bấy giờ.

Những cộng đồng ấy, những đoàn thể, tổ chức địa phương ấy được ông gọi là « xã hội dân sự » (Sociétés civiles). Ngày nay, 2019, trên  toàn khắp thế giới vai trò các xã hội dân sự càng quan trọng : từ Hội Hồng Thập Tự, đến các O.N.G. hay N.G.O. như Phóng Viên không Biên giới, Ý sĩ không biên giới, vân vân …  có tính cách quốc tế đến các Hiệp hội hay đoàn thể có tính cách quốc gia hay địa phương, phong trào các xã hội dân sự nở rộ và giúp đỡ các nhà nước, các chánh quyền quốc gia, các Tổ chức quốc tế điều hành giải quyết những tệ nạn xã hội, những giúp đỡ những thiên tai, những cứu trợ do chiến tranh gây ra.. Nhiều nước độc tài nhiều xã hội chậm tiến rất sợ sự có mặt của các xã hội dân sự quốc tế vì đó là những tấm gương dân chủ sẽ gây những vết dầu loan tuyên truyền dân chủ cho người bản xứ.

Người Mỹ không trông chờ một Nhà Nước – bảo hộ (État Providence), một Nhà nước – Cha mẹ, một Nhà Nước lo cho tất cả. Người dân và các tổ chức dân sự tự lo liệu tất cả : khi làm như vậy, thuế má cũng rẻ, những luật lệ cũng dễ dãi hơn nhẹ nhàng hơn hợp với  tùy hoàn cảnh và ứng dụng đúng với địa phương. Khác hẳn cách nhìn trung ương hóa, vừa nặng nề vừa khó khăn vừa không đáp ứng với từng hoàn cảnh hay tùy tập tục địa phương. Dân chúng cũng được bảo vệ hữu hiệu hơn vì thoát khỏi cái máy móc của hành chánh trung ương, và sự chi phối của những tổ chức chánh trị trung ương.

Nói một cách khác muốn có một sự độc lập Chánh trị, hay một suy nghĩ dộc lập đối với các cơ quan chánh trị, người dân phải biết lấy trách nhiệm trong những quyết định thuộc quyền công dân của họ và phải biết cách tổ chức để hòa hợp chung sống với nhau. Không có Dân chủ nếu không có những tập quán dân chủ.

5/ Cá nhơn và tập thể cộng đồng :

Cá nhơn tánh đối với Tocqueville là một cá tánh xấu : một khuyết điểm như tánh ích kỷ sẽ phá hoại đời sống cộng đồng vì người ích kỷ không chú ý đến ý kiến của kẻ khác. Ngược lại cộng đồng cũng là một khuôn khổ sanh hoạt chật hẹp, gò bó : xóa bỏ mọi cá thể, cá tánh, xâm phạm đến phạm vi tư nhơn cần thiết cho mỗi chúng ta. Theo Tocqueville, xã hội dân sư là nơi lý tưởng để phát huy cái hài hòa giữa cá nhơn với sanh hoạt cộng đồng. Không một ai bị xóa bỏ lý lịch cá nhơn, nhưng cũng  không ai độc tài độc diễn được. Không có cách nào khác cả : nếu chúng ta không chấp nhận xã hội dân sự, chúng ta phải chấp nhận vũ lực của những biện pháp chế tài của các cơ quan công lực. Dân chủ sẽ bị xóa đi và độc tài chuyên chế sẽ ngự trị.

 Thay lời Kết : Tocqueville và ngày nay :

Ngày nay Alexis de Tocqueville vẫn còn rất thời sự.

Cay đắng thật, đã trên 200 năm rồi, mà thế giới ngày nay vẫn còn phải giáp mặt hằng ngày với vấn đề Dân chủ. Một số đông các nước trên thế giới đang cố làm cuộc hành trình tiến về Dân chủ, trong các quốc gia ấy,  than ôi có cả Việt Nam.

Các quốc gia ấy (thật tội nghiệp cho dân tộc Việt nam bị một số lãnh đạo vẫn tiếp tục theo đuổi dân chủ xã hội chủ nghĩa như đã công bố trong cuốn Bạch thư vừa qua, mà dân chủ XHCN không phải là dân chủ thiệt !) đã và đang sống nhiều năm dưới những chế độ độc tài. (Chỉ có vài nước vừa may mắn thoát ra khỏi được). Mẫu số chung của các nước ấy  là không có xã hội dân sự.  Các nhà độc tài không muốn có một trung gian giữa nhà cầm quyền và dân bị trị. Vì không có tập quán dân chủ, vì không có suy nghĩ hay một tập quán  tổ chức xã hội dân sư, nên sau khi  phá vỡ hệ thống độc tài,  và trên những sự đổ nát của những chế độ vừa thoát khỏi độc tài ấy, xây dựng dân chủ là một thử thách khó khăn. Và đọc Tocqueville sẽ giúp đỡ chúng ta rất nhiều.

– Hãy tạo cho mỗi người những cái may mắn để tiến triển, hãy loại bỏ những đặc quyền và những giai cấp thống trị (nomenklatura) mà các nhà cầm quyền đang dựa lên để cai trị.

– Hãy cố tránh các chế độ quản lý trung ương, hãy tôn trọng những đặc tánh và dị biệt đia phương. Hãy có một tư tưởng liên bang hóa cho một  thể chế quản lý  và hành chánh quốc gia.

-Hãy cố gắng thuyết phục mọi người  rằng dân chủ là bổn phận của mỗi người dân, chứ không phải của  riêng của các người cầm quyền.

-Vì vậy, phải thừa nhận và bảo vệ nhơn quyền và bình đẳng. Áp dụng «  Nhà nước Pháp trị » trong thể chế quản trị

Đây là một cuộc cách mạng tư tưởng. Nhưng theo thiển ý của chúng tôi, đó là lộ trình duy nhứt để đi đến dân chủ.

Đừng  nghĩ rằng dân chủ là một biệt tánh,  dành riêng cho một vài quốc gia tiến triển hay văn minh  trên thế giới thôi.  Nghĩ như thế chúng ta sẽ tự loại những suy nghĩ chính chắn để giúp đỡ những nước nào đang đi đến  dân chủ.

Giúp đỡ phát triển dân chủ là giúp đỡ phát triển một mạng lưới Y tế và Giáo dục. Vì những người thất học và kém sức khỏe không thể làm những công dân năng hoạt và hữu hiệu cho xã hội. Chúng ta, mọi công dân trên thế giới phải cố gắng liên lạc và bắt liên lạc với công dân các nước đang phát triển đang đi vào dân chủ ấy, cố gắng đòi hỏi sự đi lại tự do của công dân ấy, giao thương tự do hàng hóa và tư sản.

Và sau cùng Văn minh là một chỉ số chung của nhơn loại. Xã hội dân sự không phải là của riêng của các xã hội có nền văn minh âu mỹ. Xã hội dân sự là bạn của môt ông quan công minh và là lương tâm của một ông quan độc tài. Và «Những  nguyên tắc một sự quản lý tốt (Principes de bon gouvernement) là những  nguyên tắc có tánh cách phổ biến toàn cầu.

Hồi Nhơn Sơn, Cuối Hè 2005.

Hiệu đính tháng ba 2019

Phan Văn Song 

Ghi chú :

  Alexis de Tocqueville: De la Démocratie en Amérique  Toàn văn được đăng trên site www.uqac.ca (Đại học Québec Canada)

  Agnès Antoine: L’Impensé de la Démocratie Fayard 2003

  Eric Kesslassy: Le libéralisme de Tocqueville à l’épreuvre du paupérisme, Harmattan 2000

(muốn chứng minh rằng Tocqueville là một người mác xít mà không biết mình là mác xít vì sanh trước K.Marx)

 Cũng nên đọc  tài liệu của Raymond Boudon, vừa được đăng trên Tập san của Académie des sciences morales et politiques. Paris 2005

 

Nhơn Quyền, Dân Chủ để giữ Việt Tộc Diệt Cộng Thoát Trung

“Ðánh cho để dài tóc,

Đánh cho để đen răng,… Vua Quang Trung (1753-1792)

Tuần qua, chúng ta đã đi một vòng kiểm điểm những điểm đen, những bế tắc của một thế giới đầy biến động. Ngoài những khủng hoảng, rất đời sống hằng ngày do tình hình kinh tế, thương mại, chứng khoán …và … do nhóm truyền thông báo chí tư bản rao truyền rầm rộ, còn riêng những khủng hoảng thật sự của đời sống thật sự của người dân bình thường, …thì không được một ai đoái hoài đến. Một cách vô tình, thế giới ngày nay, tạo một khoản cách giai cấp càng ngày càng to lớn giữa giai cấp giàu có và giai cấp nghèo khó. Những quốc gia tiến triển là những quốc gia có nhiều từng lớp giai cấp trung lưu. Càng tiến triển, giai cấp trung lưu lại càng có nhiều thành phần, có từng lớp, từng lớp một – par couche… Trái lại, các quốc gia càng kém phát triển, thành phần trung lưu càng có ít từng lớp, và có nơi hầu như không có. Cái lạ lùng là những quốc gia càng tự phong chế độ mình là dân chủ, là của nhân dân, là xã hội chủ nghĩa, lại là những quốc gia chỉ gồm có hai giai cấp rất rõ ràng, giai cấp thống trị gồm thành phần thống trị – nomenklatura – và các phần tử vệ tinh… gia nhơn, đảng viên, đệ tử, với một hệ thống quân đội cảnh sát công an bảo vệ… sống bám chung quanh, hưởng hơi hám, cơm thừa canh cặn của gia cấp thống trị… và giai cấp bị trị, người dân…Tại những quốc gia nói trên, cũng một cách lạ lùng, những từ ngữ như Dân Chủ Nhơn Quyền đều được cổ vũ liên tục, được nói lên như những khẩu hiệu. Nhưng những từ ấy chỉ nói riêng, dùng riêng cho những đệ tử của họ. Như thuở xưa, thời Đế quốc Lamã người Lamã có từ ngữ citoyen – citizen đặt cho người « công dân » Lamã. Dịch « citoyen » thành « công dân » là một cái dịch gượng ép. Citoyen, nghĩa là người « ở cité Roma – cư dân Lamã » thôi. Nhưng thời bấy giờ, chỉ có người Lamã, sanh ở Lamã, con của cha mẹ Lamã mới là citoyen Lamã. Còn tất cả không được gọi là citoyen, là một giai cấp thứ dân, nói tóm lại chỉ có citoyen Lamã và đầy tớ ! Cũng như ngày nay ở Việt Nam chỉ có đảng viên cùng đồng bọn và nhơn dân ô sin đầy tớ! Nói như vậy nếu, ngày nay chúng ta thử lấy điển hình một quốc gia như Việt Nam, như Bắc Hàn, như Algérie, như Vénézuela, hay ngay cả Liên Bang Nga, hay Tàu Công ngay nay… Ai là citoyen, ai là không citoyen… thì rất rõ ràng. Con cháu đảng viên – citoyen Việt Nam ra vào Việt Nam như đi chợ. Mỗi cuối tuần đi Bangkok nhảy đầm, đi Singapore đánh bạc… Thậm chí đi ra ngoại quốc chửa bệnh,… còn người dân Việt bình thường, thứ dân ?… Do đó, định nghĩa Dân chủ đã là một cái khó rồi. Thế nào là Dân Chủ ? Áp dụng lại càng khó hơn ! Để dẫn chứng, cá nhơn chúng tôi xin kể chuyện một người kháng chiến syrien -hình như tôi đã kể rồi ! Anh người Syrien nầy, một chiến sĩ Dân Chủ (xin phép viết hoa) đấu tranh chống nhà độc tài Assad, mất một chơn, được một NGO pháp giúp đở đem qua Pháp chửa bệnh và tỵ nạn, trọ tại nhà một giáo hữu tin lành chúng tôi. Tôi đến thăm, ủy lạo. Anh ta sau một thời gian làm quen với cá nhơn chúng tôi, mạnh miệng hỏi : « Xin phép anh vì anh không phải người Pháp, nhờ anh trả lời cho chúng tôi hiểu quan niệm Dân Chủ ở Pháp. Dân Chủ gì mà ở nhà trọ nấy, bà vợ của ông chủ nhà, ngồi ăn chung bàn với ông chồng và nói leo… Dân chủ gì mà người Pháp cho người đồng tình luyến ái lấy nhau ? » Chúng tôi không làm phiền quý thân hữu cái trả lời của chúng tôi. Chúng tôi chỉ muốn dẫn chứng qua câu chuyện nầy những cái thắc mắc – thật tình của anh người Syrien nói trên. Như vậy, quan niệm Dân Chủ còn tùy vào văn hóa nữa. Bao nhiêu bạn bè người Việt chúng tôi, ngày ra đường đấu tranh Dân Chủ cùng chúng tôi cho Việt nam, tối về nhà lại rất chồng chúa vợ tôi, ngồi rung đùi, uống ladze, đọc báo, chờ vợ nấu cơm, buộc con im mồm … Khi tôi có ý kiến, hay giải bày hơn thiệt, thường được trả lời đấy là văn hóa Khổng Mạnh, là Lễ Nghĩa ông bà Việt Nam. Tôi không dám ý kiến bàn luận, chỉ xin phép được trình bày với quý vị thôi. Quý thân hữu tùy suy luận, cùng ý kiến, chúng tôi nhờ, không cùng ý kiến, chúng tôi đành chịu vậy… nhưng ta phải thông cảm tại sao ngày nay tại Việt Nam vẫn có những trường hợp chậm tiến,  chướng tai gai mắt như vậy đó…

Tin giờ chót: Đêm ngày thứ hai 11 tháng ba, được tin Bouteflika đã bỏ ý định ứng cử lần thứ năm (Nhưng vẫn không từ nhiệm Tổng Thống đương nhiệm). Tìếng nói của Nhơn Dân Algérie – Nhơn quyền và Tiếng nói của Nhơn Dân Algérie Dân Chủ đã hạ Độc tài, Đảng trị 1-0. Hãy chờ hiệp 2 : Bouteflika từ nhiệm, mở bầu cử tự do với các ứng cử tất cả các đảng phải kể cả đối lập !

 1 – Nhơn Quyền trên thế giới ngày nay:

 « Xưa thật là xưa, nhớ mấy cho vừa… »… vào cuối tháng 6 năm 1993, nhằm cải thiện hiệu năng hoạt động của Liên hiệp Quốc về việc vận động và bảo vệ Nhơn Quyền trên thế giới, và cũng để kỷ niệm 50 năm bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhơn Quyền, một Hội nghị Nhơn Quyền thế giới kỳ ll được tổ chức tại Vienna (Áo quốc). Hội nghị thảo luận về những tiến bộ đạt được về mặt thực hiện từ năm 1948 và kiểm điểm những khó khăn, trở ngại gặp phải, đồng thời đưa ra những khuyến cáo nhằm tăng cường sự hợp tác quốc tế đúng theo Hiến chương  và những văn kiện quốc tế về Nhơn quyền.

Từ đó đến nay, hai mươi hai năm qua, những vi phạm Nhơn Quyền nghiêm trọng vẫn thường xuyên xãy ra khắp nơi trên thế giới, nói thì nhiều nhưng ghi nhận chẳng bao nhiêu. Vài thành quả được ghi nhận với lắm ồn ào « dao to búa lớn » với vài vụ điển hình, như truy tố Pinochet, truy tố Khờ-me đỏ, Kosovo (với sự can thiệp của NATO), điều tra và truy tố các can phạm sự sát hại người dân Hutus ở Rwanda … Những sự kiện này đã làm thay đổi một phần nào mối quan hệ giữa những giá trị con người với chủ quyền quốc gia. Nhưng vẫn còn bao nhiêu vụ vẫn – vô tình hay cố ý – bị bỏ quên… vài bất công, như trong cuộc chiến Việt Nam ta, la làng truy tố Trung Úy Calley và Mỹ Lai, nhưng lại bỏ quên thàm sát Mậu Thân Huế là một ví dụ … Xây dựng công phu một Toà Án Nuremberg xử bọn Đức Quốc Xã ? Nhưng bỏ quên những nạn nhơn các Goulag Sô-Viết hay các Laogay Trung Cộng…

Và Việt Nam:

Trong lúc đó, ở Việt Nam, Nhơn Quyền vẫn bị vi phạm, vì hệ thống do chế độ cộng sản vẫn rập khuôn theo quan niệm Nhơn Quyền của người Mác-Lê. Tình trạng này sẽ còn kéo dài khi mà quyền «dân tộc tự quyết  »  vẫn chưa thực hiện được ở Việt Nam để mỗi công dân được quyền hành sử những quyền làm con người căn bản của mình (quyền tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do thương doanh, tự do thờ tự, tôn giáo …)

Đây là những quyền sở hữu của con người. Nhà nước không thể tước đoạt mà không thể ban phát cho con người. Cũng như TỰ  DO : Nhà nước không tạo ra Tự Do cho dân chúng, mà Nhà nước chỉ nhìn nhận nó, và nhìn nhận bằng cách  chính Nhà nước tự giới hạn mình.

Ngày nay cổ vũ Nhơn Quyền cho Việt Nam có phải là cách tranh đấu hữu hiệu không? và tranh đấu đem lại Nhơn Quyền cho Việt Nam có đi ngược lại những đặc thù văn hóa  địa phương không ?

 2 – Nhơn Quyền là những quyền tự nhiên :

a – Nhơn Quyền không Phải hàng nhập cảng, Nhơn Quyền đã có trong trong Văn hóa Việt Nam:

Trong ngôn ngữ chánh trị Việt Nam trước đây không có từ ngữ Nhơn Quyền, Dân chủ. Mãi đến thế kỷ XIX, những từ ngữ ấy, từ Tây phương du nhập qua Nhựt bổn để rồi sang Việt Nam. Nói như thế, không có nghĩa rằng ở Việt Nam vào những thời kỳ ấy,  người dân Việt Nam không được sống xứng đáng với địa vị con người  và những quyền lợi mình không được chánh quyền tôn trọng. Xã hội chánh trị Việt Nam dưới thời quân chủ được thiết lập trên ý niệm nền tảng là Nhà Vua ngự trị trên cao, còn thường dân là thứ dân ở nấc thang thấp kém nhứt, mỗi người phải có bổn phận chu toàn trong vị thứ của mình.

Vậy thì, khi nhà vua làm tròn bổn phận của mình thì tự nhiên  toàn dân hưởng được phúc lợi, đại khái phù hợp với những quyền mà ngày nay chúng ta gọi là Nhơn Quyền. Như vậy, người dân Việt Nam ngày xưa tuy không biết ý niệm về Nhơn Quyền như những thứ quyền bất khả thời tiêu của con người, vẫn có thể hưởng được ít hay nhiều do có làm tròn bổn phận hay không?  Khổng tử xưa đã định nghĩa thế nào là một vị Anh Quân, đó là một người biết “Tiên thiên hạ chi ưu; Hâu thiên hạ chi lạc “. Nhà vua biết lo lắng cho dân được ấm no hạnh phúc và chỉ biết vui sau khi dân mình được hưởng cái vui cái sướng, đó là quan niệm Nhơn Quyền của người dân Việt Nam nói riêng và của Văn hóa Á  đông nói chung vậy.

Quan niệm Á đông về bổn phận Nhà Vua gọi là Thiên mệnh. Đối lại dân chúng là nền tảng quốc gia là Dân bản. Khi nền tảng vững chắc thì quốc gia yên ổn, bền vững, xã hội an vui, người người hạnh phúc.

Trong quan hệ giữa thiên mệnh và dân bản, nhà vua có bổn phận phải hết lòng chăm lo  đời sống cho dân chúng. Vì nhận lãnh thiên mệnh nên nhà Vua bị Trời kiểm soát việc làm của mình qua thành quả đời sống của dân chúng của mình như sung sướng hay cơ cực. Ý dân là ý Trời. Nếu nhà Vua không làm chu tròn bổn phận mình đối với dân, nghĩa là không chu toàn  thiên mệnh, trái lại nhà Vua còn tàn bạo đối với dân chúng thì Trời cũng thể theo ý dân mà thu hồi thiên mệnh. Thực tế, dân chúng sẽ nổi dậy truất phế nhà Vua để thiết lập triều đại khác cho hợp với lòng dân. Trong suốt dòng lịch sử Việt Nam, phần lớn các vị Vua đều cố gắng làm tròn bổn phận đối với thần dân.

Những người dân của những triều đại ấy hưởng được những quyền mà chúng ta tạm gọi là quyền tự nhiên của con người.

 b – Nhơn quyền theo quan niệm người Việt Cộng Sản:

 Thế nhưng, vì Việt Nam ngày nay bị cai trị bởi một chế độ cộng sản, Hồ Chí Minh và những người cộng sản hành sử rập khuôn theo ý thức hệ Mác-Lê. Nền tảng của chủ thuyết Mác-Lê là vật chất và duy vật biện chứng.

Do đó, theo  quan niệm duy vật họ chối bỏ mọi giá trị tinh thần, như luân lý, đạo đức. Biện chứng, người cộng sản không chấp nhận có những giá trị vĩnh cữu, thường tại … Với quan niệm căn bản ấy, người cộng sản  Mác-lê từ khước những quyền tự nhiên bất khả nhượng của con người, như quyền sống, quyền tự do, quyền an ninh thân thể, quyền tự do tinh thần, quyền tư hữu …  Theo người cộng sản :”Nhơn quyền chỉ là phản ảnh của những quyền lợi về kinh tế, đó là quyền lực của giai cấp thống trị ” (Jean Touchard, L’histoire des idées politiques , Paris 1975)

Từ quan niệm này, người cộng sản phê bình bản Tuyên Ngôn Nhơn Quyền 1789 của Pháp, cho đó là: “thành quả của thắng lợi của giai cấp tư sản đối với giai cấp quý tộc, vũ khí để bảo vệ quyền lợi và củng cố uy quyền của họ mà thôi. Nhơn quyền chỉ dành cho những người có của, có tiền. Đối với những người nghèo khổ, Nhơn quyền không có lợi ích gì hết!”.  Đi xa  hơn nữa trong lý luận, người cộng sản cho rằng : ”  những quyền tự do cũng chỉ là thứ ” tự do hình thức ”  hoàn toàn  không chứa đựng một  “nội dung thực tế “, ” cụ thể” (Jean Rivero, Les droits de l’homme, Paris 1978). Đối với người cộng sản, Nhơn quyền chỉ có ý nghĩa  thực tế trong một xã hội không giai cấp và không có chiếm hữu  trong những phương tiện không sản xuất. Nên chỉ có chế độ cộng sản mới đem lại cho mọi người tự do thật sự, nghĩa là tự do có nội dung cụ thể, chớ không phải thứ tự do hình thức. (Jean Rivero,  nt)

Muốn rõ hơn, ta thử đọc lại lời Các Mác viết về Nhơn Quyền ” Chúng ta hãy xem những thứ cho là Nhơn Quyền trong nguyên trạng, của những người đã khám phá ra, đó là nhừng người Bắc Mỹ và Pháp. Chúng ta sẽ nhận thấy ngay Nhơn Quyền, ngược lại với Dân Quyền, không gì khác hơn là thành phần thuộc xã hội tư sản, nghĩa là của con người ích kỷ, của con người tách rời  khỏi con người của quần chúng. Quyền Tự do của con người không được thiết lập  trên mối quan hệ  giữa người với người, mà trái lại, trên sự tách rời giữa người với người. Đúng hơn đó là quyền chia cách giữa con người với nhau.” (Morange, Droits de l’homme et philosophie, Paris 1983).

Đối với  người cộng sản, ta không thể nói chuyện về Nhơn Quyền với họ được. Bởi vì họ cho Nhơn Quyền  chỉ là thứ quyền “cho là”, “gọi là” chớ không có thật. Thế mà người cộng sản khi tranh đấu trong một chế độ dân chủ, chẳng những lại được thụ hưởng, được bảo vệ bởi những quyền ấy, họ thậm chí, lại nhơn danh những quyền ấy để phát động các cuộc tranh đấu, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là quyền lợi của chuyên chế vô sản, và, cộng sản chủ nghĩa

3 – Nhơn Quyền, điều kiện tiên quyết để Phát triển và Dân chủ:

Trong xã hội ngày nay, mọi cá nhơn đều hưởng được những quyền lợi và những quyền lợi này được luật pháp bảo vệ. Nếu luật pháp không bảo vệ thì những thứ quyền lợi ấy sẽ không tồn tại.

Trong truyền thống Văn hóa Việt Nam lại có một loại quyền gọi là quyền tự nhiên, những quyền này thuộc về mỗi cá nhơn con người; có là những quyền căn bản. Nếu thiếu thì xã hội con người không thể vận hành được.

Nguyên tắc Dân chủ chỉ có giá trị trong những giới hạn của những quyền tự nhiên của con người .Những quyền tự nhiên để được hoàn hảo, PHẢI được bảo đảm, PHẢI được đặt trong mối quan hệ với xã hội chánh trị, như sự tôn trọng luật pháp do xã hội chánh trị đặt ra. Dỉ nhiên mục đích là nhằm bảo đảm và bảo vệ những quyền tự nhiên.

Thế là mối quan hệ ấy mặc nhiên trở thành một khế ước giữa dân chúng và Nhà Nước. 

Đã nói đến Khế ước là nói đến vấn đề hổ tương, lưởng lợi (synallagmatique -Win Win), đôi bên đều có những quyền lợi, nhưng đôi bên đều phải có những bổn phận, tương quan với nhau. Những cá nhơn bị bắt buộc phải tuân hành mệnh lệnh của chánh quyền nhưng lại được chánh quyền bảo vệ đời sống, bảo vệ sự tự do, quyền sở hữu…còn chánh quyền khi ban hành luật lệ để bảo đảm an ninh và bảo vệ những quyền tự nhiên, chánh quyền chỉ làm một bổn phận giữ trật tự cho một sự hài hòa ổn định chánh trị.

Nếu một bên nào không thi hành nghiêm chỉnh bổn phận của mình thì sự hài hòa sẽ mất cân bằng Sự mất ổn định sẽ bị tạo ra.

Nếu chánh quyền trở thành hung bạo, độc đóan thì dân chúng sẽ không còn nghĩa vụ phải tuân phục chánh quyền nữa, khế ước hai bên sẽ bị huỷ bỏ.

Chỉ có khế ước và sự tôn trọng khế ước ấy mới đem lại cho chánh quyền sự chánh thống,  hay chánh nghĩa.

Nói như vậy, khi một Nhà Nước đã xóa bỏ bổn phận của mình, không làm đúng bổn phận của mình, thậm chí còn dùng bạo quyền để tước đoạt những quyền tự nhiên của dân chúng của mình, thì dân chúng có quyền dùng quyền lực  nổi dậy (Thuyết của Jean de Salisbury, một triết gia, được Guy Haarscher trích dẫn trong La philosophie des droits de l’homme, Bruxelles 1993) 

Phản ứng về phía dân chúng đối với bạo quyền là chánh đáng. Phản ứng này đưa vào hệ thống chánh thống hóa quyền lực để trở thành một thứ quyền bất khả nhượng.

Đó là quyền chống lại áp bức.

Kết luận:

Nhà đương quyền Cộng sản Việt Nam Hà nội lúc nào cũng vẫn viện dẫn sự ổn định chánh trị để  phát triển, bởi Việt Nam là một nước đang phát triển, mà trù dập mọi đòi hỏi thực thi Nhơn Quyền.

Ngày nay, thuyết  “dân chúng an ninh do quốc gia ổn định ” không còn giá trị nữa, mà trái lại, sự an ninh quốc gia phải được xoáy theo sự an ninh cùa toàn dân.

Chính sự an ninh của toàn dân mới mới là điểm quy chiếu. Quan niệm này đã làm thay đổi mọi tiêu chuẩn chánh trị của thế giới bởi nó không còn chấp nhận chủ quyền quốc gia như là cột trụ của bang giao quốc tế  (Nhựt báo Le Monde, 22/5/1999, Lời tuyên bố của ông Ngoại trưởng Gia-Nã-Đại, Ông Lloyd Aworthy).

Sự đề cao và bảo vệ an ninh con người trước chánh quyền dẫn đến chấp thuận nguyên tắc sử dụng những biện pháp cưỡng bách, kể cả việc can thiệp quân sự như ở Nam Tư, Kosovo … Liên Hiệp Quốc đã có mặt ở mọi nơi khi tình hình  an ninh quần chúng ở nơi ấy bị de dọa: Libéria, Rwanda, Cam-bốt-đia…

 Tại sao những vùng có dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện đang bị đàn áp và mất an ninh không được bảo vệ bởi một thể chế quốc tế “phi quân sự”? Nghĩa là không có mặt của quân đội hay công an Nhà nước Việt Nam, đàn áp như hiện nay?  Cho dân chúng những vùng ấy một tư cách tự quản lý và do một cơ chế quốc tế giám định? ( Liên Hiệp Quốc, hay các đại diện thường dân, y tế, xã hội, hay quân sự của quốc tế, hay của vùng Đông-Nam-Á)  để chờ một giải pháp chánh trị ôn hòa vừa có công bằng cho dân tộc thiểu số ấy vừa giử được chủ quyền  cho đất nước, vừa giữ tránh nhà cầm quyền sỡ tại những hành động có tính cách xâm phạm Nhơn Quyền?

Tranh đấu cho Nhơn Quyền là thiết lập điểm quy chiếu có tính cách bắt buộc cho chánh quyền trong các hoạt động pháp chế trong nước hoặc ngoài nước, đối nội như đối ngoại (Dominique Rousseau, Le Monde 16/7/1999)

Tranh đấu cho Nhơn Quyền là đặt lại nền tảng  quyền quan hệ: tự do tư hữu, tự do cư trú, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, tự do phản kháng, dư luận, lập hội…đó là những quyền căn bản ràng buộc thân ái hài hòa chánh trị những con người trong xã hội với nhau.

Tranh đấu cho Nhơn Quyền có mặt ở Việt Nam chỉ là tranh đấu cho sự trở về với Văn hóa Dân tộc Việt Nam, trở về với những tập quán chánh trị của ông cha chúng ta, trở về với cái hài hòa nhân ái của nếp sống chánh trị của tiền nhơn.

Nhà vua thì ” Tiên thiên hạ chi ưu, hậu thiên hạ chi lạc”.

Thứ dân thì ” Quân Sư Phụ”.

Trên thuận dưới hòa. Khế ước ” thiên mệnh” và “dân bản” hài hòa trong sự hòa hợp cân bằng những cái quyền tự nhiên và căn bản của mỗi cá nhơn con người, và bổn phận mỗi con người chúng ta đối với tập thể cộng đồng đại diện bởi nhà nước. Và ngược lại nghĩa vụ và bổn phận của nhà cầm quyền là bảo vệ và bảo đảm những quyền căn bản và tự nhiên của mỗi cá nhơn trong trật tự, an ninh của cộng đồng.

Nhơn Quyền Dân chủ là những giá trị toàn cầu, vượt trên những quyền lợi quốc gia.

Chánh trị Dân chủ phải được xây trên Nhơn Quyền.

Nhơn Quyền là điều kiện tiên quyết để Xây dựng, Phát triển và Dân chủ

Hồi Nhơn Sơn, tháng sáu 2015

Hiệu đính tháng ba 2019

Để Đóng Góp Đòi Hỏi Dân Chủ Nhơn Quyền cho Việt Nam

Phan Văn Song

 

Vui cười

Anh phải công nhận một điều, em chính là người dẫn dắt anh đến với tôn giáo. Anh chưa bao giờ tin là có địa ngục cho đến khi gặp em.

 

Trước khi gặp em, anh thấy cuộc đời mình thật tẻ nhạt. Khi gặp em rồi, anh mới biết đó chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất đời anh. 

Trong bóng tối dày đặc, trông em y như một thiên thần vậy.

 

Kỷ niệm 60 năm cuộc đấu tranh của người Tây Tạng chống bạo quyền  –  Ngụy Kinh Sinh /Lê Minh Nguyên dịch

Sáu mươi năm trước, người dân Tây Tạng không thể chịu đựng được sự áp bức bạo tàn của chế độ Cộng sản Trung Quốc nên họ đã đứng lên đấu tranh chống bạo quyền CSTQ. Chế độ Cộng sản ở TQ đã sử dụng hơn một triệu lực lượng vũ trang để đàn áp Tây Tạng, nơi có dân số dưới hai triệu người vào thời điểm đó. Họ đã giết rất nhiều người Tây Tạng đến mức nhiều nơi bị biến thành “vùng đất không người”. Giờ đây nhiều người trên khắp thế giới tưởng niệm những anh hùng, nạn nhân đã ngã xuống khi đó.

Chúng ta nên ôn lại lịch sử khốc liệt và bi thảm này. Nhiều người, thậm chí cả các học giả TQ đại lục, đã bị giáo dục tẩy não của Đảng CSTQ trong nhiều năm. Họ vẫn gọi lịch sử cuộc đấu tranh khốc liệt và bi thảm của người Tây Tạng chống lại bạo lực của ĐCSTQ là “(ĐCSTQ) dập tắt cuộc nổi loạn và phản bội của Tây Tạng”. Vì vậy, trước tiên, chúng ta hãy nói ai là những người đã phản bội.

Vị thế của chính quyền Tây Tạng trong triều đại nhà Thanh, nó là một phần của liên minh đế chế. Phật giáo Tây Tạng là tôn giáo quốc gia của nhà Thanh, và nhà Thanh có vai trò bảo vệ quân sự và ngoại giao cho một Tây Tạng yếu hơn. Cấu trúc này khác với lịch sử của phương Tây và cái gọi là luật pháp quốc tế, và cũng khác với mối quan hệ chư hầu phổ biến cổ xưa hay mối quan hệ thuộc địa. Do đó, nhiều học giả không bao giờ có thể hiểu được vấn đề Tây Tạng.

Cách thức của mối quan hệ này tương tự như một liên minh hoặc liên hiệp có lợi cho cả hai bên, nhưng không phải là chủ quyền lãnh thổ. Trước khi chế độ CSTQ chiếm Tây Tạng, chính phủ của Đạt Lai Lạc Ma hoàn toàn có chủ quyền. Điều này giống như Hoa Kỳ đóng quân tại nhiều quốc gia và điều phối các chính sách đối ngoại, nhưng điều đó không có nghĩa là những quốc gia đó trở thành lãnh thổ của Hoa Kỳ. Về điểm quan trọng này, các sử gia của ĐCSTQ và của vương triều cho thấy là họ đã nói dối.

Vào đầu thế kỷ trước, người Anh đã xâm chiếm Tây Tạng nhiều lần để buộc Tây Tạng phải huỷ bỏ mối quan hệ với TQ, thậm chí chiếm Lhasa và buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma phải chạy trốn đến Qamdo. Ngay cả khi đó, Tây Tạng vẫn không thay đổi mối quan hệ đặc biệt với TQ. Vậy thì tại sao lại có cái gọi là “cuộc nổi loạn của Tây Tạng” sau này?

Đó là bởi vì theo quyết định của Đặng Tiểu Bình, quân đội CSTQ đã xâm chiếm Tây Tạng và bắt giữ bộ trưởng Ngapoi Nwang Jinmei khi đó. Tại Bắc Kinh, Ngapoi Nwang Jinmei đã bị buộc phải ký một thỏa thuận dưới áp lực, cái được gọi là Thỏa Thuận 17 Điểm. Tôi đã từng trực diện hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông nói rằng chính phủ Tây Tạng chưa bao giờ ký một thỏa thuận như vậy, do đó thỏa thuận này chỉ là một thỏa thuận chưa ký nên không có ý nghĩa pháp lý, chứ chưa nói đến nó là một hiệp ước. Do đó, trên bình diện pháp lý Tây Tạng không hề mất chủ quyền.

Vì trên thực tế Tây Tạng bị quân đội CSTQ chiếm đóng, và cũng vì những lời hứa ngọt ngào của Mao Trạch Đông, hơn nữa do không muốn thấy người Tây Tạng tiếp tục bị rơi vào sự hy sinh không cần thiết, chính phủ Tây Tạng đã chấp nhận thực tế này và hy vọng rằng chế độ CSTQ sẽ tuân theo lời hứa rằng sẽ để Tây Tạng không thay đổi trong 50 năm. Tây Tạng đã cố gắng tiếp tục cải cách toàn diện về chính trị, kinh tế và xã hội mà họ đã bắt đầu trước khi Cộng sản chiếm đóng.

Tuy nhiên, chưa đầy mười năm sau, trong một cuộc họp nội bộ của Đảng CSTQ do Đặng Tiểu Bình chủ trì đã quyết định thực hiện việc cộng sản hoá bằng cải cách ruộng đất và cải cách chính trị ở tất cả các khu vực Tây Tạng bao gồm Thanh Hải và Tứ Xuyên, và tập thể hoá (communize) tất cả các khu vực Tây Tạng trong một thời gian ngắn. Điều này đã vi phạm quyền và lợi ích của giới quý tộc Tây Tạng, và thậm chí còn vi phạm quyền và lợi ích của phần lớn nông nô và người Tây Tạng tự do. Nó giống như cải cách các doanh nghiệp nhà nước của chế độ CSTQ trong những năm 1980s và 1990s, dẫn đến những khó khăn cho một số lớn cán bộ và công nhân TQ để thích nghi, vì nó cần có thời gian để cải tổ dần dần.

Chính vì sự trí trá trong hành động này của ĐCSTQ đã làm dấy lên cuộc nổi loạn trong tuyệt vọng của tất cả người dân Tây Tạng. Vào thời điểm đó, ĐCSTQ đã thoát khỏi gánh nặng của cuộc Chiến tranh Triều Tiên và hoàn toàn có khả năng để giải quyết vấn đề Tây Tạng. Do đó, ĐCSTQ đã sử dụng hơn một triệu quân đội TQ với vũ khí tối tân để thực hiện một cuộc tàn sát toàn diện và bạo tàn để đàn áp người Tây Tạng chống lại bạo lực của họ. ĐCSTQ cũng thực hiện sự tuyên truyền tẩy não bằng cách làm sai lệch sự thật, dẫn đến lòng thù hằn giữa người Tây Tạng và người Hán, do đó nó tạo nền móng cho những vấn nạn sâu xa cho tương lai.

Tóm lại, chính sự phản bội và giết chóc bạo tàn của ĐCSTQ đã dẫn đến thảm kịch khủng khiếp kéo dài cho đến ngày nay. Sự phản kháng của người dân Tây Tạng đối với sự chuyên chế và mong muốn độc lập của họ không những có ý nghĩa mà còn hợp lý. Hơn nữa, sự độc lập và có chủ quyền của chính quyền Tây Tạng trên bình diện pháp lý đã không thay đổi mặc dù có sự chiếm đóng của chế độ CSTQ. Do đó, chính phủ Tây Tạng lưu vong dưới sự lãnh đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận được sự thông cảm và giúp đỡ từ hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Liệu Tây Tạng sẽ tách khỏi Trung Quốc trong tương lai? Trước hết, người ta phải tôn trọng cái thực tế là Tây Tạng vẫn độc lập trên mặt pháp lý. Thứ hai, người dân Tây Tạng đắng cay và căm ghét chế độ Cộng sản sẽ không bao giờ hợp tác với Đảng CSTQ độc tài, vì vậy không cần phải nói về việc có tách biệt hay không. Khi tương lai của TQ có dân chủ tự do, tương lai của Tây Tạng, cũng như chủ quyền của Tây Tạng, nên được quyết định bởi chính người dân Tây Tạng và nguời ngoài không cần phải lo lắng.

http://bit.ly/2W57Bi6

 

Vui cười

Em yêu, có biết vì sao khi hôn em anh lại nhắm mắt không? Vì Anh không dám nhìn thẳng vào sự thật phủ phàng… 

Anh luôn mong có được một người phụ nữ để thương yêu, chăm sóc; và sau khi gặp em, anh đã đổi ý. 

Anh say sưa, anh nghiện cờ bạc, anh xử tệ với em, thậm chí anh còn ngoại tình nữa, nhưng em vẫn không bỏ đi.

Em quả thật là… một người phụ nữ lì lợm, làm đủ cách vẫn không đuổi đi được!

 

Trên bàn làm việc, anh luôn đặt một tấm ảnh của em.

 Để mỗi khi nhìn vào đó anh lại có thêm động lực làm việc…” vấn đề nan giải như thế này mình còn giải quyết được huống chi là việc khác.” 

 

Có lẽ từ lâu rồi, kể từ khi gặp em, thời gian của anh không được tính bằng Xuân Hạ Thu Đông nữa… mà chỉ là hai mùa “mưa, nắng” thất thường thôi…

 

Ba công nhân vừa bước vào nhà tù, hỏi nhau vì sao bị tù. Người thứ nhất: “Ngày nào tôi cũng đi muộn 10 phút, họ bảo tôi phạm tội phá hoại”. Người thứ hai:“Ngày nào tôi cũng tới sớm 10 phút, họ bảo tôi là gián điệp”. Người thứ ba: “Ngày nào tôi cũng đến đúng giờ, họ bảo tôi có đồng hồ ngoại”. 

 

Lịch sử tưởng chừng như giấc mơ

Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà về những biến cố gần đây ở Tây Tạng

Chủ nhật này thế giới tưởng niệm 60 năm cuộc nổi dậy thất bại của nhân dân Tây Tạng chống lại ách đô hộ của Trung Quốc.

… Việt Nam Cộng Hòa cũng là một trong những nước chính thức lên án Trung Cộng xâm lăng và đô hộ Tây Tạng.

Sài Gòn, 16 tháng Tư, 1959

Theo sau bi kịch ở Hungary vào năm 1956, cuộc xâm lăng vũ trang Tây Tạng của Cộng sản Trung Quốc tiếp tục gây ra sự phẫn nộ trong giới chính quyền và trong dân chúng ở tất cả các quốc gia, nhưng cuộc xâm lăng này đồng thời cũng phủ nhận rõ ràng chính sách cùng tồn tại hòa bình mà Trung Cộng đã tuyên bố chính thức lần đầu tiên về Tây Tạng trong hiệp ước Trung Cộng ký với Ấn Độ vào ngày 29 tháng Tư, 1954.

Những thủ đoạn ngoại giao mở đường cho cho việc Trung Cộng thôn tính Tây Tạng hiện nay mà bắt đầu từ sự công nhận Tây Tạng là một phần của khu vực cộng sản Trung Quốc và kết thúc bằng sự công nhận Tây Tạng là phần không thể tách rời của Trung Cộng mà không có sự đồng ý của nhân dân Tây Tạng, thể hiện qua một loạt hành động trái với lịch sử và quyền tự quyết của các dân tộc. Chúng phơi bày chủ nghĩa đế quốc mới mà chính Hội nghị Bandung đã tố cáo.

Chúng tôi nhớ lại rằng ở hội nghị này, ông Chu Ân Lai, trường đoàn đại biểu Trung Quốc thời đó, để tránh bị lên án, đã cam kết chính thức rằng chính phủ Bác Kinh sẽ không tìm cách áp đặt bất kỳ chế độ chính trị nào lên Tây Tạng và lặp lại chính lời của ông, ” phải mất năm mươi hay đúng hơn cả trăm năm Tây Tạng mới biến thành cộng sản”.

Tất cả các nhân dân Châu Á hiện nay đang đối diện với cuộc xâm lăng và khủng bố đẫm máu gây ra cho nhân dân Tây Tạng đều biết đánh giá lời cam kết như thế.

Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và nhân dân Việt Nam ủng hộ Tây Tạng trong cuộc đấu tranh anh hùng mà Tây Tạng đang tiến hành nhằm bảo vệ nền độc lập của quốc gia và gìn giữ linh hồn của dân tộc tự do; và hy vọng rằng những quốc gia yêu chuộng hòa bình và công lý khác cũng sẽ dành sự ủng hộ như thế cho sự nghiệp của nhân dân Tây Tạng.

Về phần mình, họ đang sẵn sàng cưu mang những người tỵ nạn Tây Tạng như họ đã từng giúp đỡ những nạn nhân trong cuộc đàn áp của Liên Xô ở Hungary, và hoàn toàn ý thức về sự cần thiết đối với những quốc gia bị đế quốc cộng sản đe dọa phải đoàn kết sức mạnh tinh thần và vật chất để đương đầu với mối nguy cơ chung.

https://www.vietnam.ttu.edu/reports/images.php?img=/images/232/2321620004.pdf

Trần Quốc Việt

Đọc bản Tuyên cáo của Chánh phủ VNCH cách nay 60 năm mà tưởng chừng như mới ngày hôm qua.

Hởi ơi! Giật mình tỉnh giấc thì mới bàng quàng thảng thốt nhận rằng, có lẽ nào bản tuyên cáo nầy lại giành để cho Dân Việt – Nước Viêt, khi tới hạn kỳ Mật ước Thành Đô 2020!?

Chừng Nào Tới Phiên Việt Nam?

— Mãn Châu đã mất Ngôn ngữ và Chữ viết

— Tây Tạng hiện đang mất dần tiếng nói, chữ viết

— Tân Cương đang thành bãi thử nghiệm hạt nhân và cấy ghép nội tạng

— Chừng nào tới phiên nước Việt khốn khổ của tôi?!

Mãn Châu đã mất Ngôn ngữ và Chữ viết

Tiếng Mãn Châu hay Tiếng Mãn, thuộc họ ngôn ngữ Tungus, là tiếng mẹ đẻ của người Mãn Châu ở vùng Đông Bắc Trung Quốc và từng là một trong những ngôn ngữ chính thức của triều đại nhà Thanh(1636-1911).

Tiếng Mãn Châu đang có nguy cơ mất đi. Hiện nay, hầu hết người Mãn Châu nói tiếng Quan Thoại. Chỉ có chưa đến 70 người dùng tiếng Mãn Châu như tiếng mẹ đẻ hoặc pha trộn trong tổng số gần 10 triệu người Mãn Châu. Mặc dù tiếng Tích Bá, có 40.000 người sử dụng, được xem là giống với tiếng Mãn Châu, nhưng người nói tiếng Tích Bá lại sống ở miền viễn tây Tân Cương và là dân tộc khác với người Mãn Châu.( Wikipedia )

Tây Tạng hiện đang mất dần tiếng nói, chữ viết

Sau 10 năm ‘kiềm kẹp’ của Bắc Kinh, người Tây Tạng mất dần ngôn ngữ

Bị Trung Cộng xâm lược vào năm 1950, người Tây Tạng đã trải qua vài lần nổi dậy nhưng bất thành. Đã 10 năm kể từ cuộc nổi dậy gần đây nhất, khu vực này dường như đã ổn định trở lại nhưng người dân tại vùng đất được coi là Thánh địa Phật giáo này đã mất đi nhiều điều quý giá.

Mất dần ngôn ngữ riêng

Khi được hỏi người dân Tây Tạng nghĩ gì về lệnh cấm, người phụ nữ hạ giọng nói “Chúng ta hãy nói về chủ đề đó sau”. Đi ra xa ngôi đền, đến nơi có rất ít người xung quanh, người phụ nữ mới sẵn sàng trả lời câu hỏi. “Tôi kính trọng Đạt Lai Lạt Ma, nhưng chúng tôi không thể trưng bày ảnh của ông ấy vì những lý do chính trị”, cô cho biết. “Vì chính phủ sẽ không cho phép điều đó, chúng tôi không thể làm điều gì cả”, cô bổ sung và có chút xúc động.

Người phụ nữ kiếm sống bằng cách làm hướng dẫn viên cho các khách du lịch người Hán từ Trung Cộng. Cô cho biết có thể nói giọng Trung Hoa chuẩn, nhưng tiếng Tây Tạng không nhiều, và thậm chí không thể đọc.

Hầu hết những người sống gần ngôi đền đã mất ngôn ngữ Tây Tạng, một người đàn ông sống tại một phần khác của tỉnh Thanh Hải cho biết “Chúng tôi phân biệt họ (người Tây Tạng) bằng cách gọi họ là “Người Tây Tạng của đền Taer” ( the Tibetans of the Taer Temple).

Người đàn ông nói thêm rằng đứa con trai của ông đã mất đi giọng Tây Tạng đúng gốc trong khi theo học tại một trường tiểu học ngôn ngữ tiếng Trung.

“Thật buồn khi mất truyền thống, nhưng tôi không có lựa chọn khác ngoài việc để cho con tôi có được nền giáo dục ngôn ngữ Trung Hoa cho tương lai của chính nó”. – ( kynguyenxanh.xyz › Thời Sự › Quốc tế)

Tân Cương đang thành bãi thử nghiệm hạt nhân và cấy ghép nội tạng

Cựu bác sĩ Tân Cương Enver Tohti tiết lộ chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường xuyên thử nghiệm vũ khí hạt nhân ở Tân Cương và có liên quan tội ác “ mổ cướp nội tạng”. Ông cho biết Tân Cương đã trở thành nơi thử vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh hóa, thử nghiệm cấy ghép nội tạng.

Gần đây, cựu bác sĩ Tân Cương Enver Tohti tiết lộ với Epoch Times bức màn đen ĐCSTQ thử nghiệm vũ khí hạt nhân và quan chức Trung Quốc tham gia vào tội ác “mổ cướp nội tạng” ở Tân Cương, ông lên án quan chức ĐCSTQ không xem người Tân Cương là người, Tân Cương đã trở thành bãi rác, nơi thử nghiệm vũ khí hạt nhân và sinh hóa, những người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) biến thành đối tượng lấy nội tạng.

…. Theo tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản đưa tin ngày 30/4/2009, trong luận văn “ĐCSTQ và tình trạng khủng bố hạt nhân trên con đường tơ lụa”, giáo sư Jun Takada về phòng hộ hạt nhân thuộc Đại học Y khoa Sapporo Nhật Bản đã kết luận, có khoảng 190.000 người dân Tân Cương bị ảnh hưởng, nguy cơ đe dọa tính mạng vì thử nghiệm hạt nhân, số người bị ảnh hưởng bức xạ cấp tính lên đến 1,29 triệu người.

ĐCSTQ bí mật xây dựng kho nội tạng ở Tân Cương

Enver Tohti còn tiết lộ, năm ngoái ĐCSTQ cho mở cái gọi là “Công trình vì sức khỏe người dân” ở Tân Cương, chuyên thử máu của người Duy Ngô Nhĩ. Ông nghi ngờ đây là vì ĐCSTQ mở rộng quy mô cấy ghép tạng nên cho xây dựng nơi này làm kho dữ liệu nhóm máu phù hợp nội tạng phục vụ cho cấy ghép.

Theo điều tra năm nay của nhà báo người Mỹ là Ethan Gutmann, đến nay đã có 99,7% người Uyghur hoàn thành kiểm tra nhóm máu.

Ông Enver Tohti kêu gọi, nếu ai có ý định đi Trung Quốc thay tạng thì hãy suy nghĩ lại, nếu không có thể thành hung thủ gián tiếp, “vì kéo dài mạng sống của mình mà làm người khác thiệt mạng là không thể chấp nhận, làm người phải tuân thủ giới hạn luân lý!” – (https://trithucvn.net/…/cuu-bac-si-tan-cuong-chia-se-ve-noi-thu-ng…)

Trông người lại ngẫm đến ta, Nước Việt khốn khổ hiện nay nằm ở giai đoạn nào dưới sự lệ thuộc chệt khựa của hán ngụy việt cọng?

Tuy chưa danh chánh ngôn thuận về danh xưng ”Khu Tự Trị An Nam” theo mật ước Thành Đô, song thực tế đời sống người dân Việt về nhiều mặt na ná như sống dưới sự cai trị của thái thú chệt ở Tây Tạng, Tân Cương.

Trắc nghiệm thân phận ngôi sao thứ 6 chầu đại hán

Đã 2 lần hán ngụy vc cho trưng bày công khai cờ chệt cọng 6 ngôi sao, hàm ý An nam cọng là ngôi sao thứ 6 chầu chệt hán như Mông, Hồi, Mãn, Tạng:

* Mùa hè 2011, khi 11 cuộc biểu tình chống tàu xâm lăng gay go cao độ, ngụy quyền cho trưng bày cờ tàu cọng 6 sao ngay trên phong TV khi xướng ngôn viên đọc bản tin về các cuộc ” biểu tình phản động ” chống thiên triều nhằm tỏ lòng trung thành và trấn an thiên triều chệt khựa.

* Cuối năm 2012, khi phó vương chệt tập tuần du phương nam, hán ngụy lập tức xua thiếu nhi Hà Nội phất ờ 6 sao chào d0o1n bác tập thập thành, được điếm chệt thưởng cho 300 triệu đô để bọn cáo Ba Đình chia nhau liếm láp.

Thân phận ”tiền An nam Đô hộ phủ” kiểu mới

– Mưu toan xóa bỏ Lịch sử Dân tộc

Mùa thu 2015, bộ giáo dục và học đại hán ngụy lăm le xóa bỏ mộn học sử Việt:

”Bộ GD&ĐT đang công khai Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông đến các trường phổ thông trên toàn quốc nhằm lấy ý kiến và góp ý. Nhiều người cho rằng Dự thảo này sẽ từng bước “khai tử” môn Lịch sử trong các môn học phổ thông cũng như đi đến việc “nói không” với nó trong các kỳ thi quốc gia tốt nghiệp và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.”

Trong số công luận phản đối có một vị chỉ thẳng vào mục tiêu của âm mưu bãi bỏ môn học sử của hán ngụy:

” GS Trần Đức Cường sau nhiều năm phụ trách Viện Sử học và với cương vị Phó chủ tịch viện KHXHVN cho biết ý kiến của ông:

-Rất tán thành với ông về cái điều này. Tức là chung chung phải giáo dục truyền thống yêu nước cho mỗi người dân Việt Nam. Bởi vì chúng ta biết rằng từ xưa tới nay rất nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc cũng như nhà cầm quyền Trung Quốc những giai đoạn sau đã tiến hành nhiều hành động xâm lược đối với Việt Nam. Tôi nghĩ đây là điểu mà mỗi một người Việt Nam phải thấy rõ là bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên vùng biển đảo thì nó gắn với việc giáo dục tinh thần yêu nước cho mỗi người công dân của mình và tôi cho rằng đây là điều hết sức quan trọng cho nên đúng như ông nói tôi tán thành là trong lúc này thì việc coi trọng môn lịch sử lại là đòi hỏi cấp thiết đối với đất nước.” – (RFA– Tại sao phải bỏ môn lịch sử?)

Trước sự phản đối ồ ạt của công luận, Cuốc huội vẹm phải ra quyết nghị hoãn lại đề án nầy.(https://tuoitre.vn/quoc-hoi-khong-cho-phep-bo-mon-lich-su-10106…)

– Phá hoại Ngôn ngữ – Chữ viết

Cuối năm 2017, záo sư Bùi Hiền bất ngờ tung ra đề án kải kách chữ viết thiệt là ” hoành tráng!”

Báo Lao động bình luận: Dự án cải cách chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền: khó đồng tình, không khả thi.

Đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia về ngôn ngữ, văn hóa, các nhà văn, nhà giáo… lên tiếng về “dự án” cải cách chữ viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền và cơ bản thống nhất ở quan điểm không đồng tình, phủ nhận khả năng đi vào thực tế của nó.

Bên cạnh những khiếm khuyết về mặt khoa học, ví dụ xóa nhòa ranh giới giữa các âm “ch/tr, x/s, r/d” một cách thiếu căn cứ, làm nghèo tiếng Việt, sự “đánh đồng” 3 âm c/k/qu, trong khi thực tế phát âm không hoàn toàn giống nhau…; điểm yếu “chết người” trong “dự án” của PGS.TS Bùi Hiền là quan niệm chữ viết tiếng Việt thuần túy chỉ là phương tiện ghi âm.

… Một khi đã đi vào chiều sâu văn hóa, trở thành tình cảm, quan niệm thẩm mỹ của cộng đồng thì chữ viết tiếng Việt sẽ mãi đồng hành, trường tồn cùng dân tộc.

Đây là nguyên lý mà giới ngôn ngữ học đã “thuộc nằm lòng” nên đã từ lâu, không có ai trong giới chuyên môn mất công đưa ra các ý tưởng, “đề án” hay “dự án” cải cách chữ viết tiếng Việt.

Về phương diện pháp lý, tiếng Việt (gồm tiếng nói và chữ viết) đã được Hiến pháp nước ta công nhận là ngôn ngữ quốc gia. Pháp luật hiện hành không có quy định điều chỉnh, sửa đổi chữ viết tiếng Việt.

Do đó, “dự án” của PSG.TS Bùi Hiền, dù đã được ấp ủ 20 năm hay bao nhiêu năm chăng nữa, cũng chỉ là sản phẩm nằm trên giấy!”

Nói một cách bình dị và thẳng thừng thì giống như câu bình của một thính giả trên đài RFA:

” an garandeau: Thế hệ nầy không hiểu chữ Việt lai Tàu cũng chẳng sao,CSVN và TQ chỉ cần thế hệ sau hiểu là được vì họ sẽ biến con dân VN thành Tàu chánh cống … ha!Ha! Ha!… Đây còn gọi là âm mưu Đồng hóa của tình

báo Hoa Nam. Có hiểu chưa? Nếu hiểu thì đừng bao giờ xử dụng chữ Việt lai Tàu nầy vu chỉ 1 lần, vì tự mình chôn sống chữ quốc ngữ của minh. Bọn Tàu sẽ làm ngư ông đắc lơi.

Nguy cơ về hiểm họa Hạt Nhân

Hà Nội ‘lãnh đủ’ nếu nhà máy hạt nhân Trung Quốc rò rỉ phóng xạ

Hà Nội là một trong số các tỉnh miền Bắc Việt Nam sẽ chịu “ảnh hưởng nghiêm trọng” nếu 1 trong 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc bị rò rỉ phóng xạ, theo đánh giá của một đề án vừa được chính quyền thủ đô phê duyệt.

Truyền thông trong nước hôm 24/5 cho hay mối nguy từ nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc được xem là 1 trong 10 rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố Hà Nội, ngoài các rủi ro khác như vỡ đê sông Hồng, ô nhiễm nguồn nước, cháy nổ, đổ sụp công trình …

Cả 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đều nằm ở vị trí rất sát với Việt Nam. Nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành ở Quảng Tây chỉ cách thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, khoảng 50km. Nhà máy điện hạt nhân Xương Giang trên đảo Hải Nam cách đảo Bạch Long Vĩ của Hải Phòng hơn 100km và nhà máy điện hạt nhân Trường Giang ở Quảng Đông cách biên giới Việt Nam khoảng 200km.

Ngay từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2016, 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đã khiến nhiều chuyên gia về năng lượng lên tiếng bày tỏ quan ngại và đòi hỏi phải có hệ thống mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ sớm vì nguy cơ môi trường Việt Nam bị “đầu độc” bởi các nhà máy này.

Theo đề án vừa được phê duyệt, nếu 1 trong 3 nhà máy xảy ra rò rỉ phóng xạ, thì bụi phóng xạ có thể phát tán và làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước của Hà Nội. ( VOA Tiếng Việt )

Nguồn cung cấp Nội tạng Cho chệt

Tin tức về việc bắt cóc hoặc dụ dỗ bán người qua chệt mổ lấy nội tạng loan truyền từ Bắc chí Nam, từ Lào Cay tới Tây Ninh.

Sau đây là một vụ có thông cáo chính thức của công an Lào Cay:

Công an điều tra thông tin bắt cóc trẻ em, người già bán nội tạng qua Trung Quốc

” Mới đây, trên các trang mạng xã hội lan truyền thông tin về hiện tượng bắt cóc trẻ em mổ lấy nội tạng, khiến dư luận bàn tán xôn xao. Vào chiều ngày 10/8, trên một số trang mạng xã hội xuất hiện một thông báo của Công an huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai cảnh báo hiện tượng trẻ em, người già đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng giáp ranh biên giới bị kẻ xấu bắt cóc, mổ lấy nội tạng.

Trên trang thông báo này có số 487/TB-CAH và đóng dấu đỏ của Công an huyện Si Ma Cai do thượng tá Trịnh Minh Phú ký ngày 2/8/2016 nêu rõ: “Ngày 27/7/2016, Công an huyện Si Ma Cai nhận được Công văn số 1177/CAT-PV11 của Công an tỉnh Lào Cai về việc, tại địa phận giáp danh Việt Nam – Trung Quốc, tỉnh Hà Giang trong 6 tháng đầu năm 2016 đã xảy ra 16 vụ với 16 nạn nhân bị bắt cóc, mổ lấy nội tạng (gan, thận, tim, mắt…).

Qua xác minh nắm được các đối tượng là người Trung Quốc tổ chức thành từng nhóm từ 3 đến 5 người, chúng sử dụng xe ô tô (không có biển kiểm soát), đối tượng tập trung vào những gia đình có người già, trẻ em ở, học sinh các trường tổ chức đi học ngoại khóa, trẻ em đi chăn thả gia súc, làm nương rẫy một mình… các đối tượng bắt cóc đưa lên ô tô đến khu vực vắng người mổ lấy nội tạng.

Để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này, Lãnh đạo Công an huyện yêu cầu Công an các xã, các trường học trên địa bàn huyện thông báo đến toàn thể nhân dân và học sinh các phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này.

Tuyên truyền cho mọi người khi đi gần khu vực biên giới không nên đi một mình mà đi theo nhóm từ 3 đến 5 người để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Khi phát hiện đối tượng nghi vấn có các hoạt động, hành vi như đã nêu ở trên, báo cáo kịp thời về Công an huyện để phối hợp bắt giữ đối tượng. (https://baomoi.com›Pháp luật› An ninh – Trật tự)

Đôi Lời kết

Việt Nam xã nghĩa mới ở giai đoạn ” thực hiện các bước tiến hành cần thiết để hội nhập dại gia đình các dân tộc ” chệt xã nghĩa ” mà đã lãnh đủ các mùi vị của cái gọi là ” các khu Tự trị ” của đế quốc tàu cọng.

Mai nầy khi chánh thức kéo cờ 6 ngôi sao lên Ba Đình thì chắc là cái xác khô của thằng cha già dân tộc sẽ dẹp bỏ. Lăng vệ sinh chính thức thành lò mổ lấy nội tạng gởi về mẫu quốc chệt.

Chữ viết kải kách buồi hiền trở thành bắt buộc cho tới khi đọc miết thành giọng chệt rặt ròng.

Cụ Phạm Quỳnh nhà ta nói: ” Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”

Sắp tới, tiếng Việt đọc lơ lớ theo kiểu việt gian buồi. Cuối cùng xổ tẹt, học tiêng chệt là xong.

Nếu tất cả thò ơ, vô cảm, mất nước – diệt tộc là không tránh khỏi!

Nguyễn Nhơn

Viết lại nhân ngày Kỷ niệm tàu cọng xâm chiếm Tây Tạng

16/3/2019

 

Vui cười

Moskva những năm 1970. Mùa đông giá rét. Có tin đồn là ngày hôm sau cửa hàng bán thịt số 1 sẽ có thịt.

Ngay hôm đó trước cửa hàng đã có hàng chục ngàn người với áo khoác ấm, giày cao cổ, rượu và bàn cờ đứng thành hành dài.

Lúc 3 giờ chiều một người bán thịt đi ra và nói: “Thưa các đồng chí, Ban chấp hành trung ương vừa gọi xuống, thông báo rằng không đủ thịt bán cho tất cả mọi người vì vậy mà dân Do Thái nên về nhà”.

Dân Do Thái nhẫn nhục bước ra khỏi hàng. Những người khác tiếp tục đợi.

Lúc 7 giờ tối người bán thịt lại bước ra và nói: “Thưa các đồng chí, Ban chấp hành trung ương vừa gọi xuống, thông báo rằng hóa ra là không có thịt vì vậy mọi người nên về nhà”.

Đám đông tản ra, vừa đi họ vừa lầm bầm: “Bọn Do Thái khốn nạn lúc nào cũng gặp may!”.

 

Sĩ quan KGB vào công viên và trông thấy một ông già đang cầm cuốn sách.

Người sĩ quan hỏi: “Ông già đang đọc gì đấy”.

Ông già đáp: “Tôi đang tự học tiếng Ivrit (tiếng Do Thái)”.

“Ông học tiếng Ivrit làm gì? Thị thực đi Israel phải chờ mấy năm lận. Ông sẽ chết trước khi làm xong giấy tờ”.

“Tôi học tiếng Ivrit để khi lên Thiên đàng tôi có thể nói chuyện với Abraham và Moise. Trên Thiên đàng chỉ nói bằng tiếng Ivrit thôi”.

“Thế nếu ông xuống địa ngục thì sao?” – Người sĩ quan hỏi.

“Tiếng Nga thì tôi biết rồi” – ông già trả lời.

 

Anh: Em cho anh biết từ “Can” được sử dụng khi nào ?

Em: Từ “can” được sử dụng khi … gặp hai người đang đánh nhau ạ !

 

Toàn Cầu Hóa Ngôn NgữMai Thanh Truyết

Danh từ toàn cầu hóa đã trở thành một từ quen thuộc trong ngôn ngữ của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nói đến toàn cầu hóa, đa số đều liên tưởng đến sự toàn cầu hóa về kinh tế, chính trị, kỹ thuật, phát triển và môi sinh… Nhưng còn một yếu tố thiết nghĩ cần phải nhấn mạnh thêm trong lãnh vực văn hóa là vấn đề ngôn ngữ. Do đó, nội dung của bài viết nầy nói lên một vài mối quan tâm về sự toàn cầu hóa ngôn ngữ, hay đặc biệt hơn nữa, Anh ngữ trong hiện tại là một sinh ngữ quốc tế có khả năng áp đặt và ảnh hưởng lên văn hóa của các quốc gia trên toàn thế giới.

Việc xử dụng Anh ngữ trên thế giới

Trên thế giới, hiện có khoảng trên dưới 500 triệu người đang sử dụng tiếng Anh như là một quốc ngữ, và khoảng phân nửa dân số dùng Anh ngữ như là một ngôn ngữ thứ hai. Hiện tại, số lượng người đang học tiếng Anh tại các quốc gia tăng dần và theo dự báo sẽ có phân nửa nhân loại sẽ thông thạo tiếng Anh vào năm 2050. Sự áp dụng tiếng Anh vào chương trình giáo dục của các quốc gia đã trở thành một nhu cầu cần thiết trước tiến trình toàn cầu hoá ngày hôm nay.

Dù phải chấp nhận hay phủ nhận, Anh ngữ hoàn toàn đã được xem như một “linga franca” (ngôn ngữ giao tiếp) cho truyền thông toàn cầu. Câu “Anh ngữ là một sinh ngữ quốc tế” đã được Brian Paltridge phát biểu đầu tiên trong kỳ hội nghị về ngôn ngữ tại Đông Tây Học viện thuộc đại học Hawai năm 1978. Từ đó, có rất nhiều thảo luận đã được khơi mào về tính chất phức tạp trong việc xử dụng Anh ngữ như là một ngôn ngữ của thế giới.

Tính phức tạp nầy thể hiện trong cả hai phần lý thuyết và thực hành. Và cũng bắt nguồn từ đó, có rất nhiều bài viết trong các đại học lưu ý và cảnh báo về tính áp đặt của Anh ngữ. Dư luận quần chúng khắp nơi cũng bắt đầu lưu tâm đến vấn nạn nầy vì quan niệm rằng sự dung nạp Anh ngữ vào chính quốc có thể làm sói mòn các giá trị văn hoá của dân tộc bản địa.

Nói cho rốt ráo, việc sử dụng Anh ngữ đã tăng trưởng và dự phần trong hầu hết các lãnh vực như hội nghị, thương mãi, giáo dục, nghiên cứu, điện ảnh, âm nhạc, du lịch, và ngay cả trong các ngành đặc biệt như hàng không, hàng hải, tin học và truyền thông. Hiện tượng nầy đã xảy ra khắp toàn cầu từ các thành phố văn minh ở Âu châu cho tới các vùng thôn dã của các quốc gia ở Phi châu hay Á châu. Cho dù ở bất cứ nơi nào, cho dù có nhiều dị biệt về văn hóa, phong tục và tôn giáo, Anh ngữ cũng đã được sử dụng nhuần nhuyễn dưới hai dạng nói và viết để thông đạt đến các mục tiêu truyền thông. Tuy nhiên, nếu nhìn dưới một góc độ khác, nhiều người đã bắt đầu nghi ngờ sự tiện dụng của Anh ngữ sẽ trở thành một nhân tố tiêu cực trong tiến trình toàn cầu hóa của sinh ngữ nầy.

 Kể từ các thế kỷ trước, và tương tự như các sinh ngữ thực dân như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh ngữ cũng được sử dụng như một sinh ngữ chính ở các xứ thuộc địa. Học sinh ở những quốc gia không nói tiếng Anh, đã được cổ súy và khuyến khích học Anh ngữ song hành với các ngoại ngữ khác để được tiếp cận với văn minh và văn hóa Tây phương.

 Việt Nam: 

Trong trường hợp Việt Nam, ảnh hưởng của văn hóa và ngôn ngữ Pháp rất quan trọng kể từ cuối thế kỷ 19. Vào giữa thế kỷ 20 có thể nói rằng hầu hết trí thức từ Bắc chí Nam đều xử dụng Pháp ngữ một cách rành rọt. Trong chương trình giáo dục trung học và đại học Việt Nam thời đó, Pháp ngữ là một ngôn ngữ chính dùng cho việc giảng dạy. Nhưng cho đến niên học năm 2000, trong kỳ thi tốt nghiệp trung học trên toàn quốc với tổng số 528.380 học sinh, chỉ còn 18.006 thí sinh chọn Pháp ngữ, trong khi đó có 471.585 thí sinh chọn Anh ngữ (và chỉ trên dưới 10 ngàn chọn Nga ngữ làm sinh ngữ chính). Nói tóm lại, Anh ngữ đã chiếm lĩnh toàn cầu trong hầu hết mọi lãnh vực trên hành tinh nầy.

Đối với Việt Nam, tâm lý chuộng Anh ngữ đã xâm nhập lên mọi sinh hoạt của người dân, đặc biệt nhất là ở các thành phố lớn. Hơn bao giờ hết, xã hội Việt Nam đã cho chúng ta thấy một hình ảnh rạch ròi nhất trong tinh thần chuộng Anh ngữ ngày hôm nay. Muốn đạt đến đỉnh cao địa vị kinh tế-chính trị-xã hội, ngoài tính “hồng hơn chuyên” người dân cần phải “thông thạo” Anh ngữ.

 Hầu hết những cửa ngõ cho tương lai đều phải bắt đầu bằng Anh ngữ. Từ đó một số bản sắc dân tộc có thể lần lần biến mất do sự du nhập vào xã hội những “văn minh” Tây phương không phù hợp với tinh thần Việt Nam.

 Thay lời kết

 Để kết luận, dù chiếc huy chương nào cũng có hai mặt, nhưng thiết nghĩ cũng cần phải cân nhắc để có thể giữ thế thăng bằng cho xã hội. Nếu nhìn trên bình diện tích cực, hiện tượng toàn cầu hóa Anh ngữ đã giải quyết một phần nào vấn nạn nghèo đói ở một số quốc gia đang phát triển, làm cho đời sống của người dân ở các quốc gia nầy từng bước được nâng cao hơn về nhiều mặt.

 Nhưng nếu nhìn về một khía cạnh khác, nếu chính quyền bản xứ không sáng suốt, tâm lý và dân trí người dân không được chuẩn bị và cân nhắc kỹ lưỡng thì việc tòan cầu hóa ngôn ngữ sẽ làm đão lộn cả hệ thống văn hóa-xã hội- kinh tế-chính trị của những quốc gia đang phát triển.

Việt Nam đã có truyền thống văn hóa lâu đời và bền vững. Nhưng lịch sử cũng đã chứng minh rằng, trong thời Pháp thuộc và trong chiến tranh gần đây xã hội-phong hóa Việt Nam đã bị ô nhiễm, đã có nhiều rạn nứt và xáo trộn không những vì hệ lụy của chiến tranh mà cũng vì tinh thần “vọng ngoại” trong đó Pháp ngữ ngày xưa và Anh ngữ ngày nay là một trong những thước đo giá trị trong nấc thang xã hội Việt Nam.

 Sự xâm lăng của tiếng Anh đối với Việt Nam là một cơ hội và cũng là một nguy cơ có thể lấy mất bản chất dân tộc Việt. Tiếng Anh đồng nghĩa với sự tiến bộ, phát triển và tiếng Việt bị hiểu là lạc hậu, không thức thời theo suy nghĩ của một số không nhỏ người Việt ở hải ngoại cũng như ở quốc nội. Việc du nhập tiếng Anh vào Việt Nam là một con dao hai lưỡi. Biết sử dụng thì sẽ giúp cho đất nước tiến bộ rất nhiều, còn không sẽ mất bản sắc dân tộc như Phi Luật Tân. Qua quá trình hội nhập tiếng Anh trong vài thập niên gần đây, thiết nghĩ Việt Nam có nguy cơ trở thành Phi hơn là Nhật Bản. Một khi dân tộc bị đánh mất bản sắc của mình thì chỉ còn là con rối, chờ cho ngưới ta dựt giây mà thôi.

 Ngôn ngữ quốc gia là hồn nước và phải cần được bảo vệ để tránh các áp đặt hay trấn áp như một số nhà ngôn ngữ học cảnh báo do sự toàn cầu hóa ngôn ngữ gây ra. Khái niệm về sự kiện nầy đã là một thực tế đang diển tiến trên toàn cầu. Do đó, muốn tránh khỏi sự cuốn hút của sức mạnh toàn cầu hóa trên, các quốc gia đang phát triển cần phải có một tầm nhìn dân tộc và nhân bản mới hy vọng bảo tồn được hồn nước cho dân tộc.

 Nên nhờ rằng, dù Anh ngữ là một ngôn ngữ toàn cầu nhằm mục đích thông tin, trao đổi và đối thoại giữa các quốc gia đối tác trên thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải hội nhập và áp đặt hoàn toàn Anh ngữ trong giao dịch mà quên đi ngôn ngữ của chính quốc. Bỡi lẽ, ngôn ngữ chính quốc mới thực sự thể hiện được hồn nước và văn hoá dân tộc. Đó mới đích thực thể hiện tính đặc thù của từng quốc gia.

 Đừng vì lợi nhuận trước mắt, đừng vì nhu cầu phát triển kinh tế cấp bách, và cũng đừng vì phải bảo vệ chiếc ghế quyền lực mà bỏ quên hồn nước thiêng liêng của dân tộc.

Mai Thanh Truyết

Trích từ sách “TÔI” sẽ xuất bàn vào múa Vu Lan 2919

 

Vui cười

Trong một túp lều ở thảo nguyên có một ông lão đang hấp hối. Có tiếng gõ cửa dồn dập.

– Ai đấy? – ông lão hỏi.

– Thần chết, – có tiếng đáp.

– Lậy chúa tôi! – ông già nói – Cứ tưởng là KGB.

 

Báo Sự Thật nói rằng tất cả thư từ gửi tới tòa soạn đều được tiếp nhận một cách trọng thị. Người gửi cần ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình và của những người thân nhất trong gia đình.

 

Tại sao bao giờ KGB cũng đi thành nhóm 3 người? Trả lời: một người biết đọc, một người biết viết, người thứ ba có nhiệm vụ theo dõi hai tay có học đó.

 

Tại sao các cựu sĩ quan Stasi lại là những người lái taxi thông thạo nhất ở Berlin? Vì anh chỉ cần nói tên là họ đã biết anh sống ở đâu rồi.

 

Ngày này tháng tư năm 1975 : nhìn lại cuộc chiến thầm lặng của sinh viên Ban A 17 đối đầu với thành đoàn cộng sảnLê Bình

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, thường gọi là 30 tháng Tư, ngày nước Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ. Từ đó 30/4 được gọi là Ngày Quốc Hận và Tháng Tư Đen trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản tại hải ngoại. Ngày này là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam cận đại. Ngày dẫn đến tang thương và hoạ mất nước về tay Tàu cộng phương Bắc. Hàng năm cứ đến ngày này, đại đa số người Việt Nam đều tưởng niệm, và mong một ngày trở về đất tổ xây dựng lại quê hương.

Trong niềm tưởng nhớ những người đã vị quốc vong thân, những anh hùng tử sĩ, trong đó có dân quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta ta cũng không thể quên những người còn sống, những người đóng góp công sức, chiến đấu âm thầm trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc. Trong số những người tham dự cuộc chiến vệ quốc đó còn có những sinh viên, học sinh âm thầm trong một mặt trận khác. Chúng tôi muốn nhắc đến sinh viên của các trường Đại Học.

Năm 2015, sau 40 năm mất nước, những người chiến đấu âm thầm đó có người đã ra đi, có người vẫn còn sống, đang sống âm thầm trong cộng đồng của chúng ta. Đề nhắc nhớ lại một thời tranh đấu. Chúng tôi xin đơn cử một số việc làm của những sinh nầy qua bài viết dưới đây của Bạch Diện Thư Sinh Trần Vinh. Cách riêng, xin cảm ơn các anh những người (tôi biết) đã ra đi khi mộng ước chưa thành như: Cao Sơn Nguyễn Văn Tấn (San Jose), Ngô Vương Toại (Virginia), Lê Khắc Sinh Nhật Chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Luật Khoa Đại Học Sài Gòn niên khóa 1970 -71, phó chủ tịch Tổng Hội SVSG 1970-71…v.v

Và những người còn sống tại Bắc Cali: Trần Lam Giang (Sacramento), Phạm Tài Tấn (San Jose) Phạm Bằng Tường (San Jose), Bửu Uy Chủ tịch Tổng Hội SVSG niên khoá 1972-73 (Oregan) chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Văn Khoa Đại Học Sài Gòn niên khóa 1972-73, Nguyễn Hữu Tâm (San Jose) Chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Văn Khoa Đại Học Sài Gòn niên khoá 1973-74, Phan Nhật Tân (San Jose) Chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Văn Khoa Đại Học Sài Gòn niên khóa 1974-75…và còn nhiều nữa.

Chúng tôi muốn giới thiệu đến cộng đồng người Việt tại San Jose về một tổ chức trong sinh viên trước năm 1975. Ban A 17. [LB]

Ban A 17 là một ban công tác mới mẻ thuộc Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa, thành lập vào cuối năm 1971, với nhiệm vụ chính là đánh bại Thành Đoàn Cộng Sản, giải tỏa áp lực của tổ chức Cộng Sản này tại các trường học, nhất là tại Đại Học Sài Gòn.

I/ Nguyên do thành lập Ban A 17:

Từ năm 1966, Thành Đoàn Cộng Sản tăng cường cài thêm nhiều cán bộ vào Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn và một số phân khoa lớn thuộc Đại Học Sài Gòn. Sau khi nắm được Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn và ban đại diện sinh viên các phân khoa lớn, họ ngang nhiên và liên tục phát động tranh đấu dưới nhiều hình thức, quậy phá trong trường học, bạo loạn ngoài đường phố.

Tình hình rối loạn đến nỗi ông giáo sư “ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản” Lý Chánh Trung đã “hồ hởi phấn khởi” mô tả một cách mỉa mai trong cuốn “Những Ngày Buồn Nôn” của ông như sau: “Suốt tuần qua, trung tâm thành phố Saigon đã biến thành một bãi chiến trường để cho mấy ông Triệu tử Long nho nhỏ mặc sức tung hoành…Kết quả thực là ngoạn mục: Khói lựu đạn cay mịt mù trước Dinh Độc Lập, hàng rào kẽm gai chằng chịt trên các nẻo đường như những tràng hoa tang tóc nền dân chủ” (Lý Chánh Trung. Những Ngày Buồn Nôn. Bài 6. Khóc Đi Con. Trang 40)”.

Trước tình hình ấy, nhà trường thì lúng túng, tập thể sinh viên hoang mang, đang khi lực lượng Cảnh Sát phải hết sức vất vả hành quân giải tỏa những cuộc biểu tình gây rối loạn và truy lùng những tên cán bộ cốt cán thuộc Thành Đoàn Cộng Sản.

Với nỗ lực vượt bực, Cảnh lực cũng đã tóm được một số những tên cán bộ cầm đầu và chuẩn bị truy tố bọn họ ra trước pháp luật.

Trớ trêu thay, ngay lập tức có một số ông to bà lớn, cả đạo lẫn đời, hùa theo những thành phần phản chiến, thiên tả, trong và ngoài nước, lên tiếng phản kháng chính quyền và bênh vực cho bọn cán bộ Thành Đoàn Cộng Sản. Việc làm này, vô hình trung, như choàng thêm vòng hoa chiến thắng lên cổ bọn cán bộ Thành Đoàn Cộng Sản đội lốt sinh viên, đồng thời cổ võ họ tiếp tục hoạt động chống phá chính quyền VNCH.

Sang năm 1971, Cộng Sản ra lệnh cho Biệt Động Thành thi hành 2 vụ ám sát nhằm vào 2 đối tượng thuộc đại học, khiến cho tình hình an ninh Đại Học Sài Gòn càng ngột ngạt, căng thẳng hơn: Vụ thứ  nhất xẩy ra ngày 28-6-1971, 2 tên Việt Cộng thuộc Biệt Động Thành T4 (Ban An Ninh Đặc Khu Sài Gòn – Gia Định) bắn chết sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật, chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Luật Khoa, ngay tại hành lang trước cửa phòng ban đại diện sinh viên. Vụ thứ hai xẩy ra ngày 10-11-1971, 2 cán bộ Biệt Động Thành Cộng Sản liệng bom vào gầm xe và giết chết GS. Nguyễn Văn Bông, viện trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, khi xe chở Giáo Sư đang chờ đèn đỏ ngay tại ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản.

Vụ ám sát Giáo Sư Nguyễn Văn Bông và sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật xẩy ra giữa thanh thiên bạch nhật ngay trung tâm Thủ Đô Sài Gòn, đã giáng những đòn choáng váng vào các cơ quan an ninh và các viên chức có trách nhiệm.

Để đối phó với tình hình này, Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình, tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia kiêm đặc ủy trưởng Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, đã gọi Ông Nguyễn Thành Long, biệt cục trưởng Campuchia, đang công tác tại Nam Vang về và giao cho ông chức vụ phụ tá đặc ủy trưởng đặc trách công tác Ban A 17, đối đầu trực diện với Thành Đoàn Cộng Sản.

II/ Đối thủ của Ban A 17:

Đối thủ của Ban A 17 là Thành Đoàn Cộng Sản. Thành Đoàn thuộc Đoàn Thanh Niên Lao Động Hồ Chí Minh, nay là Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ vận động thanh niên nội thành Sài Gòn – Gia Định; trong bài này, gọi tắt là Thành Đoàn Cộng Sản.

1. Tổ chức:

Chỉ huy

Cấp chỉ huy cao nhất của Thành Đoàn Cộng Sản vào thời điểm thành lập Ban A 17 là Trần Bạch Đằng. Lúc đó, Trần Bạch Đằng nắm chức Bí Thư Đặc Khu Ủy Sài Gòn Gia Định. Từ năm 1965, ông ta đã được giao cho nhiều chức vụ quan trọng, như: Tuyên huấn, trí vận, Hoa vận và thanh vận (tức thanh niên, sinh viên, học sinh vận), đồng thời phụ trách Ban Cán Sự Nội Thành là tiền thân của Thành Ủy Sài Gòn – Gia Định. Thành Đoàn Cộng Sản là mũi nhọn của công tác thanh vận phối hợp với trí vận.

Hệ thống chìm

Hệ thống chìm nằm trong vòng bí mật, chia thành các chi bộ, mỗi chi bộ có bí thư chi bộ phụ trách một hay vài ba phân khoa đại học. Hệ thống chìm chỉ huy hệ thống nổi.

Vào khoảng năm 1971, hệ thống chìm bao gồm:

Ban Chấp Hành Thành Đoàn: Bí thư: Phan Chánh Tâm (Năm Pha, Ba Vạn). Phó bí thư: Phạm Chánh Trực và Lê Mỹ Lệ (Năm Trang).

Thường vụ: Trương Mỹ Lệ (Tư Liêm, Mười Trương), Nguyễn Văn Chí (Bảy Điền, Sáu Chí), Nguyễn Ngọc Phương (Ba Triết), Trang Văn Học (Năm Tranh).

Đoàn ủy sinh viên: Nguyễn Ngọc Phương, Trầm Khiêm (Hai Lâm), Dương Văn Đầy (Bảy Không, Ba Niên), Nguyễn Văn Sự, Lê Công Giàu và Trần Thị Ngọc Hảo (Tư Tín).

Hệ thống nổi

Hệ thống nổi gồm các cán bộ đội lốt sinh viên thuần túy, hoạt động công khai, hợp pháp. Họ là các Đảng viên, Đoàn viên, Hội viên (Đảng viên Đảng Cộng Sản VN, Đoàn viên Đoàn Thanh Niên Nhân Dân Cách Mạng, Hội viên Hội Liên Hiệp Thanh Niên VN, bao gồm Hội Liên Hiệp Sinh Viên Giải Phóng và Hội Liên Hiệp Học Sinh Giải Phóng  Miền Nam VN). Các sinh viên Việt Cộng này được lệnh tìm mọi cách để nắm lấy Ban Chấp Hành Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, Đại Học Xá Minh Mạng, Đại Học Vạn Hạnh, Đoàn Sinh Viên Phật Tử và ban đại diện sinh viên các Phân Khoa Đại Học Sài Gòn, nhất là các phân khoa lớn như Văn Khoa, Luật Khoa, Khoa Học, Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (Nông Lâm Súc), Y Khoa, Dược Khoa…

Phải nhìn nhận số cán bộ Thành Đoàn Cộng Sản hoạt động trong đại học không đáng kể, song họ được tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ, được học tập kĩ lưỡng và hoạt động với nhiệt tình cách mạnh khá cao cho nên họ đã lần lượt khống chế được một số tổ chức sinh viên công khai, hợp pháp, trong khoảng 5 năm liên tục.

Họ đã nắm được Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn 4 nhiệm kì liên tiếp: 1966-67:   Hồ Hữu Nhựt, 1967-68:  Nguyễn Đăng Trừng, 1968-69:  Nguyễn Văn Qùy, 1969-70: Huỳnh Tấn Mẫm.

HHH ọ cũng nắm được Đại Học Xá Minh Mạng với chủ tịch ban đại diện là Huỳnh Tấn Mẫm (1969-70), Nguyễn Xuân Thượng (1970-71), Lê Thống (1971-72). Với vị thế này, bọn họ dùng đại học xá để chứa chấp đồng chí, đồng bọn, rồi biến nơi đây làm bộ chỉ huy và điểm xuất phát nhiều cuộc đấu tranh, xuống đường.

Cũng vào khoảng 1970, Thành Đoàn Cộng Sản nắm được ban đại diện sinh viên tại Đại Học Vạn Hạnh và các phân khoa lớn như Khoa Học, Văn Khoa, Luật Khoa, Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp, Đoàn Sinh Viên Phật Tử.

2. Hoạt động của Thành Đoàn Cộng Sản

Vì nắm được ban đại diện sinh viên, họ có thể gây áp lực lên cả khoa trưởng và các giáo sư, nhất là sau mấy vụ đặc công Cộng Sản ám sát Giáo Sư Y Khoa Lê Minh Trí, bộ trưởng Bộ Giáo Dục, Giáo Sư Trần Anh, khoa trưởng Y Khoa và Giáo Sư Nguyễn Văn Bông, viện trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh.

Cũng vì nắm được những tổ chức công khai, hợp pháp kể trên, Thành Đoàn Cộng Sản đã phát động nhiều cuộc đấu tranh, chống đủ thứ, đòi đủ thứ…bằng nhiều hình thức từ ôn hòa, hợp pháp tới bạo động:  bãi thi, bãi khóa, diễn thuyết, hội thảo, tuyên cáo, kiến nghị, triển lãm tội ác chiến tranh, văn nghệ, dựng tượng Nhất Chi Mai rất lớn ngay tại hành lang Giảng Đường 4 Văn Khoa. Chúng liên tục tổ chức các cuộc xuống đường, đốt phá, phá, cản trở giao thông, gây rối trị an ngay trên các đường phố Sài Gòn; thậm chí còn tổ chức những vụ giết sinh viên, ám sát giáo sư.

III/ Ban A 17

1. Vài lời trần tình

     Tất cả quân nhân các cấp cũng như tất cả viên chức chính quyền lớn nhỏ của nước Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đều có quyền hãnh diện vì đã phục vụ chính nghĩa chiến đấu tự vệ, bảo vệ Miền Nam tự do, chống lại Cộng Sản Bắc Việt muốn nhuộm đỏ Miền Nam. Cho tới nay, hầu như tất cả mọi ban ngành, mọi binh chủng, mọi hoạt động, mọi thành tích của các thành phần quân, cán, chính, đều đã được phổ biến công khai trước dư luận, trước lịch sử.

Riêng ngành an ninh, tình báo mang tính bí mật đặc thù tự bản chất, phải tuân thủ những nguyên tắc bảo mật nghiêm ngặt. Khốn thay, “ngày sập Trời” 30-4-1975 đã xẩy ra, CSBV vi phạm Hiệp Định Paris 1973 bằng cách dùng bạo lực quân sự để cưỡng chiếm VNCH, cuốn theo chiều gió hệ thống tổ chức của một quốc gia trong chớp mắt, nhưng tất cả cơ sở, nhân sự hầu như còn nguyên vẹn, nhiều tài liệu mật chưa kịp tiêu hủy! Kẻ thắng trận xử dụng cơ sở, khai thác tài liệu và đầy ải nhân sự VNCH trong các trại tập trung cải tạo khổ sai hàng chục năm. Trong chốn lao tù nghiệt ngã đằng đẵng ấy, làm sao có thể bảo tồn được tất cả mọi nguyên tắc, giữ mãi được tất cả mọi bí mật?

Tuy không có thể giữ được tất cả mọi nguyên tắc, bảo toàn được mọi bí mật, nhưng chúng tôi biết chắc chắn Ban A 17 vẫn còn giữ được một số bí mật nhân sự và bí mật chiến thuật công tác. Những bí mật ấy sẽ mãi mãi “sống để bụng, chết mang theo”.

Vì lẽ đó, về Ban A 17, chúng tôi tự chế sẽ chỉ nói những gì xét thấy bất cứ ai quan tâm cũng đều có thể biết được mà thôi.

2. Mục tiêu công tác 

     Như đã trình bày, mục tiêu của Ban A 17 là đánh bại Thành Đoàn Cộng Sản, giải tỏa áp lực của tổ chức Cộng Sản này tại các trường học, nhất là tại Đại Học Sài Gòn. Thắng lợi của Ban A 17 sẽ giúp tái lập kỉ cương trường ốc, mang lại yên bình thuận lợi cho việc học hành và các sinh hoạt học đường lành mạnh của sinh viên học sinh.

3. Nhân sự

     Vì là công tác thuộc môi trường đại học cho nên tất cả nhân viên Ban A 17, cán bộ cũng như nhân viên khế ước, đều là những sinh viên đã tốt nghiệp hoặc sắp tốt nghiệp đại học, thuộc đủ mọi phân khoa.

            Đến nay, mái tóc của tất cả nhân sự Ban A 17 thuở xưa đều đã điểm sương, đã bạc màu. Tất cả đã rút chân ra khỏi giang hồ và muốn được sống những năm tháng còn lại thật bình yên. Hãy để cho “Những chiến mã một thời chinh chiến, một thời phiêu lãng”.

4. Tình hình

       Ban A 17 “ra quân” chiến đấu trong Mặt Trận Đại Học trước một tình hình không mấy thuận lợi vì chẳng những phải đối phó với một đối thủ lợi hại là Thành Đoàn Cộng Sản mà còn phải vượt qua một số trở ngại nội tại.

Phải thượng tôn pháp luật

Chế độ tự do, nền tự trị đại học và tinh thần thượng tôn pháp luật vốn là ưu điểm của các xã hội Âu Mĩ có truyền thống dân chủ đã ăn sâu trong xương thịt. Thế nhưng, ở nước ta, giữa cuộc chiến ác liệt chống kẻ thù hung hiểm Cộng Sản, ông đồng minh thì “đồng sàng dị mộng”, coi như VNCH tứ bề thọ địch, thì những thứ tự do tốt đẹp, những nguyên tắc pháp luật nghiêm túc đó sẽ bó tay bó chân các cơ quan an ninh và trở thành tấm khiên che chở, thành chỗ núp an toàn cho bọn cán bộ Thành Đoàn Cộng Sản và bọn sinh viên Việt Cộng.

Hàng ngũ các giáo sư

Một số giáo sư có tinh thần Quốc Gia rõ rệt, đã tích cực yểm trợ công tác Ban A 17.  Một số ít không thiên Cộng, nhưng lại đối lập hoặc chống chính quyền VNCH. Một số rất ít khác thì thiên tả hoặc thiên Cộng. Còn một số khá đông lại chọn làm kẻ đứng bên lề, mong được yên thân!

Tình hình sinh viên

Khá nhiều sinh viên thuần túy có thái độ dửng dưng, không ưa Cộng Sản, nhưng cũng không làm gì để chống lại chúng. Thậm chí có một số ít sinh viên bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng cấp tiến, xu hướng cách mạng và có mặc cảm “gia nô” nếu tỏ thái độ hoặc hành động ủng hộ chính quyền. Những sinh viên này rất dễ có khuynh hướng bỏ phiếu bầu cho liên danh gồm các sinh viên là cán bộ Thành Đoàn Cộng Sản. Tệ hơn cả, có một số nhỏ sinh viên nhẹ dạ, hoặc hiếu động đã a dua theo bọn sinh viên Việt Cộng.

5. Hoạt động của Ban A 17:

Phá vỡ hệ thống nhân sự chìm và nổi của đối phương

Công tác này cần thực hiện 2 bước: Một là phát hiện các đối tượng một cách chính xác và kịp thời. Các cán bộ Ban A 17 là sinh viên, trường ốc, thầy cô và bạn bè sinh viên không xa lạ gì đối với họ. Vì thế, qua học tập, tiếp xúc, quan sát trực tiếp, hằng ngày, họ dễ dàng phát hiện các đối tượng là cán bộ Thành Đoàn Cộng Sản.

 Việc phát hiện còn được thực hiện một cách chính xác bằng hoạt vụ xâm nhập vào hàng ngũ đối phương.

Khi đã thâu thập được tin tức cần thiết, các cơ quan có trách nhiệm phải thực hiện bước công tác kế tiếp là vô hiệu hóa các đối tượng.

Kết quả: Chỉ sau khoảng một năm hoạt động, các lực lượng an ninh đã bắt giữ được khá đông các cán bộ cốt cán của Thành Đoàn Cộng Sản, một số khác phải đào thoát ra các căn cứ Thành Đoàn ngoài bưng biền, số còn lại phải “lặn thật sâu”. Từ nay, không còn có cảnh những cán bộ Thành Đoàn Cộng Sản ngang nhiên, tự tung tự tác trong học đường, hay là ngay giữa Thủ Đô Sài Gòn như trước nữa.

Giành quyền kiểm soát các tổ chức sinh viên công khai, hợp pháp

Sau khi phá vỡ hệ thống tổ chức của Thành Đoàn Cộng Sản, Lực Lượng Sinh Viên Quốc Gia cần giành lại các tổ chức sinh viên hợp pháp càng sớm càng tốt. Đây là điều kiện quan trọng thứ hai để có thể đạt được mục tiêu xóa bỏ tận gốc sự khống chế của Thành Đoàn Cộng Sản trong môi trường đại học.

Nhận thấy Thành Đoàn Cộng Sản dồn nỗ lực chính để giành quyền kiểm soát Đại Học Xá Minh Mạng, ban chấp hành Tổng Hội SVSG, ban đại diện sinh viên các phân khoa lớn: Luật Khoa (29716 sinh viên trong niên khóa 1973-74), Văn Khoa (20405 sinh viên trong niên khóa 1973-74) và Khoa Học (10738 sinh viên trong niên khóa 1973-74); do đó, để đối phó với Thành Đoàn Cộng Sản, Ban A 17 cũng thành lập các tổ công tác hoạt vụ bề thế hơn tại các trọng điểm kể trên.

Dù thế nào, nỗ lực chính yếu vẫn thuộc về Lực Lượng Sinh Viên Quốc Gia. Chính các sinh viên Quốc Gia bắt tay vào việc thành lập các liên danh ra tranh cử ban đại diện sinh viên tại các phân khoa và Tổng Hội SVSG.

Yêu cầu đặt ra là các liên danh của Lực Lượng Sinh Viên Quốc Gia phải thắng cử, cho nên Ban A 17 tìm phương cách san bằng mọi trở ngại để bảo đảm thắng lợi cho các liên danh mình ủng hộ. 

Chẳng hạn như nếu gặp trường hợp một vị khoa trưởng, một giáo sư hoặc một viên tổng thư kí văn phòng nhà trường lừng khừng, không tích cực hợp tác, Ban A 17 phải làm cho họ hợp tác hay ít ra là không làm gì cản trở sự thành công của liên danh tranh cử thuộc Lực Lượng Sinh Viên Quốc Gia.

Một khi đã ủng hộ một liên danh, Ban A 17 sẽ không muốn ủng hộ bất cứ liên danh ứng cử nào khác, dù đó là liên danh do một đảng phái đỡ đầu, thậm chí đó là liên danh gồm những sinh viên “gà nhà” của vị lãnh đạo số hai hay số ba nào đó.

Để tăng cường cho công tác của Ban A 17, bên Cảnh Sát Đặc Biệt đã điều về cho mỗi phân khoa một số thiếu úy Cảnh Sát vừa mới tốt nghiệp Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia. Các thiếu úy này còn rất trẻ, đã tốt nghiệp trung học, cho nên họ đều ghi danh để trở thành sinh viên tại các phân khoa đại học. Đây là sự phối hợp cần thiết và hữu hiệu. Thực ra, nếu Tướng Nguyễn Khắc Bình không kiêm nhiệm cả hai cơ quan to lớn này thì việc phối hợp hoạt động nêu trên không dễ mà có thể thực hiện được.

Ngoài các trọng điểm nêu trên, Ban A 17 cũng điều cán bộ tới Đại Học Vạn Hạnh, Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (tên cũ là Nông, Lâm, Súc), Dược Khoa…Trước đó ít lâu, 3 trường này từng bị các cán bộ Thành Đoàn Cộng Sản khống chế, chúng đã biến những trường này thành cứ điểm xuất phát nhiều cuộc tranh đấu, xuống đường và tổ chức các buổi văn nghệ phản chiến, các cuộc họp báo…

6. Kết quả 

Sau một thời gian tương đối ngắn, các sinh viên khuynh hướng Quốc Gia đã giành lại được quyền kiểm soát những tổ chức sinh viên quan trọng, như:

Sinh viên Lý Bửu Lâm: Chủ tịch Tổng Hội SVSG niên khoá 1970-71, trưởng tràng Sinh Viên Kiến Trúc Đại Học Sài Gòn niên khoá 1969-1972,

Sinh viên Bửu Uy: Chủ tịch Tổng Hội SVSG niên khoá 1972-73, chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Văn Khoa Đại Học Sài Gòn niên khóa 1972-73,

Sinh viên Phạm Minh Cảnh: Chủ tịch Tổng Hội SVSG niên khoá 1973-4/1975, chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Khoa Học Đại Học Sài Gòn niên khoá 1973-74,

Sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật: Chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Luật Khoa Đại Học Sài Gòn niên khóa 1970 -71, phó chủ tịch Tổng Hội SVSG 1970-71,

Sinh viên Trương Văn Banh: Chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Luật Khoa Đại Học Sài Gòn niên khoá 1973-74,

Sinh viên Nguyễn Hữu Tâm: Chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Văn Khoa Đại Học Sài Gòn niên khoá 1973-74,

Sinh viên Phan Nhật Tân: Chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Văn Khoa Đại Học Sài Gòn niên khóa 1974-75,

Sinh viên Khiếu Hữu Đồng: Chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Khoa Học Đại Học Sài Gòn niên khóa 1974-75…

Đại Học Xá Minh Mạng cũng có ban đại diện mới. Tất cả đều thuộc thành phần Quốc Gia.

Các cán bộ Thành Đoàn Cộng Sản cũng không dễ dàng lèo lái được Ban Đại Diện Sinh Viên Đại Học Vạn Hạnh và Đoàn Sinh Viên Phật Tử như trước nữa.

Nhờ những thành quả trên mà an ninh, trật tự tại các phân khoa Đại Học Sài Gòn được vãn hồi. Từ nay, đại học không còn là một mặt trận mà là môi trường an bình, thuận lợi cho việc học tập. Và cũng từ nay, các ban đại diện sinh viên có điều kiện phát huy các sinh hoạt học đường: Văn nghệ, báo chí, thể thao, du ngoạn, công tác xã hội, thăm viếng các chiến sĩ tiền đồn, các chiến sĩ trấn giữ hải đảo biên cương, lên án nghiêm khắc việc Việt Cộng pháo kích bừa bãi vào Trường Tiểu Học Cai Lậy, Tỉnh Định Tường và Trường Tiểu Học Song Phú, Quận Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long, giết hại hàng chục học sinh thơ ngây, vô tội… Đặc biệt, khi Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa vào đầu năm 1974, Tổng Hội SVSG và ban đại diện sinh viên các phân khoa thuộc Đại Học Sài Gòn đã đồng loạt ra Tuyên Cáo phản kháng mạnh mẽ hành động xâm lược của Trung Cộng trước công luận trong và ngoài nước, đồng thời tố cáo sự im lặng hèn hạ của Cộng Sản Hà Nội.

Đại học yên ổn thì phố xá cũng được tấp nập, an vui.

Đây là thắng lợi chung, chẳng những của Lực Lượng Sinh Viên Quốc Gia mà còn là của Ban A 17 và của Cảnh Sát Đô Thành. Thắng lợi tại Mặt Trận Đại Học là thắng lợi lớn, dứt điểm. Tình hình đại học yên tĩnh cho tới “ngày sập trời” 30-4-1975. Chính những cán bộ Thành Đoàn Cộng Sản cũng phải công nhận họ đã thất bại trong Mặt Trận Đại Học. Hàng Chức Nguyên viết: “…từ năm 1972, địch đã ra tay khủng bố, càn quét, hòng đè bẹp các phong trào đấu tranh. Hầu hết những trụ sở tập họp công khai của thanh niên, sinh viên, học sinh đều bị chúng phá hủy hoặc chiếm đóng…Tình hình im ắng, căng thẳng, không một cuộc đấu tranh công khai lớn nhỏ nào nổ ra được” (Hàng Chức Nguyên. Trui Rèn Trong Lửa Đỏ. NXB. Trẻ, 2005. Trang 186).

IV. Vài nhận xét

Về đối thủ

Trước khi Ban A 17 nhập cuộc, bọn sinh viên Việt Cộng hung hăng trong nhà trường, tác oai tác quái ngoài đường phố, vì biết có nhiều viên chức “tai to mặt lớn” hưởng bổng lộc VNCH và nhiều thành phần khác nữa trong xã hội, sẽ nhân danh các quyền Hiến định, mau mắn đứng ra bênh vực, chống lưng cho chúng. Nhưng từ khi Ban A 17 lâm trận, nhiều tên sinh viên Việt Cộng bị “hốt” với đầy đủ bằng chứng có giá trị pháp lí xác minh chúng là cán bộ Cộng Sản, cho nên không “ô dù” nào có thể che chở cho chúng được nữa, chúng đành phải nhũn như con chi chi. Có một số sẵn sàng hợp tác. Những tay ngoan cố, chỉ đếm được vài ba.

Về công tác Ban A 17:

Từ cuối năm 1971, Ban A 17 xuất hiện với một lực lượng có trình độ đại học và trên đại học, rất thích hợp cho Mặt Trận Đại Học. Tất cả hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ông Nguyễn Thành Long, một cấp chỉ huy kiệt xuất. Phải nhìn nhận đây là quyết định sáng suốt và đúng đắn của Tướng Nguyễn Khắc Bình. Ban A 17 nhắm đánh tận gốc phong trào sinh viên tranh đấu do Thành Đoàn Cộng Sản lèo lái. Khi phá vỡ được hệ thống tổ chức của Thành Đoàn Cộng sản và giành lại được các ban đại diện sinh viên tức là đã nhổ được cái gốc của phong trào tranh đấu thì tự khắc tình hình đại học trở lại yên tĩnh.

Ban A 17 phải “ra quân” trong tình hình không thuận lợi: Phải đối phó với một đối phương sừng sỏ, lại gặp phải thái độ cam chịu của nhiều giáo sư và sinh viên. Song nhờ tất cả cán bộ Ban A 17 đều có trình độ học vấn thích hợp, cộng với sự hi sinh, tinh thần kỉ luật, Ban A 17 đã vượt qua được các trở ngại, khó khăn và đã gặt hái thành công khá tốt đẹp.

Thắng lợi trong Mặt Trận Đại Học đưa tới kết luận: Cộng Sản không quá ghê gớm. Người xưa nói “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”; ở đây, Ban A 17 chẳng những có khả năng biết rõ đối phương, lại còn biết cách đánh thắng đối phương, cho nên đã thắng nhanh và thắng triệt để.

Cảm tưởng khi nhìn lại:

Ban A 17 tự hào vì đã sát cánh cùng quân dân cán chánh VNCH chiến đấu bảo vệ miền Nam tự do. VNCH có chính nghĩa vì đã buộc phải chiến đấu để tự vệ. VNCH chưa phải là toàn bích vì là một nước non trẻ, lại phải vừa xây dựng vừa phải chiến đấu sống còn với Cộng Sản Hà Nội, nhưng không có thể phủ nhận VNCH đã xây dựng được nền móng căn bản cho một quốc gia tự do, dân chủ, nhân bản, khai phóng. 

Bọn sinh viên theo Việt Cộng khoe khoang làm “cách mạng đánh cho Mĩ cút, dánh cho Ngụy nhào”. Thực ra, người Mĩ tham chiến nhiều lần nhiều nơi trên thế giới, xong việc của họ rồi thì họ ra đi, không lấy một tấc đất. Trường hợp chiến tranh ở Việt Nam, người Mĩ vừa ra đi, Cộng Sản Hà Nội vội rước Tầu Cộng vào. Hậu quả nhãn tiền là Cộng Sản Hà Nội vừa phải cắt đất cắt biển dâng cho Tầu để “trả nợ” cho chúng và để được chúng bảo vệ lợi quyền, vừa phải làm ngơ cho chúng tràn vào làm ăn sinh sống và chắc chắn không bào giờ chúng ra đi nữa. Đang khi đó, “Ngụy nhào” rồi thì tất cả những cái gì tốt đẹp VNCH đã xây dựng được trong 20 năm đều bị xóa bỏ, tất cả những cái xấu xa về mọi mặt phát sinh ở mức độ khủng khiếp. 

Nếu cách mạng là đánh đổ một chế độ, một chính quyền không tốt để xây dựng một chế độ, một chính quyền tốt hơn thì Việt Cộng không làm cách mạng bởi vì chúng đã đánh đổ một chế độ, một chính quyền tốt hơn để dựng lên một chế độ, một chính quyền cực kì tệ hại. Những gì xẩy ra trên đất nước từ 30-4-1975 cho tới nay chứng minh Việt Cộng là phản động, là phá hoại, là bán nước hại dân. Thế mà ngày xưa, bọn sinh viên Việt Cộng lại hoạt động chống phá VNCH để tiếp tay cho Cộng Sản Hà Nội độc tài, toàn trị chiếm đoạt miền Nam tự do. Tội đó không phải là nhỏ.

Giải thích như thế để chứng minh cuộc chiến đấu chống bọn sinh viên Việt Cộng là chính nghĩa, là bổn phận, là vinh dự của Ban A 17. Ban A 17 không hại thầy phản bạn, Ban A 17 chỉ hoạt động quét sạch bọn sinh viên Việt Cộng ra khỏi học đường.

Ban A 17 đã nhập trận, đã so găng bằng những đòn cân não gay go, nhưng không kém phần gian nan, nguy hiểm và đã chiến thắng. Tuy kết cục Miền Nam đã mất vào tay Cộng Sản Bắc Việt, bởi vì chúng ta thua ở những mặt trận quan trọng khác, nhưng Ban A 17 vẫn cảm thấy một chút an lòng vì đã tích cực góp phần đánh thắng Mặt Trận Đại Học, đã làm tròn nhiệm vụ mà Quốc Gia giao phó.

Tháng 6-2013

(Trích từ cuốn sách MẶT TRẬN ĐẠI HỌC THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA của Bạch Diện Thư Sinh. Tủ sách Hoàng Sa, 2014)

http://nangtheky21.blogspot.com/2015/04/ngay-nay-thang-tu-nam-75-nhin-lai-cuoc.html

Vui cười

Một giám mục tây đi kinh lý, ban đêm phải ngủ tại khách sạn. Ông chủ là người ngoan đạo nên dặn tên bồi phòng ngày mai phải lên gọi Đức Cha dậy cho Ngài đi làm lễ. Ông nói:”Ngày mai khi lên đến phòng, con gõ cửa, khi Đức Cha nói: Qui est là (ai đó) con phải trả lời : C’est le garcon, Mon seigneur.

Sáng hôm sau thằng bé lên phòng rón rén gõ cửa. Từ trong Đức

Cha hỏi: – Qui est là?

Cậu bé bồi phòng sợ quá trả lời :

– C’est le Seigneur mon garcon

 

Nhật  Ký Biển Đông – Đào Văn Bình

Thượng Đỉnh II Trump-Kim, Kết Quả Thật Ngỡ Ngàng

Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Hai ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình Hoa Kỳ:

-Yahoo News ngày 21/2/2019: “Quyết định của Cơ Quan Quản Trị Hàng Không cho phép máy bay dân sự Việt Nam mở đường bay thẳng tới Hoa Kỳ có thể khiến số lượng bán hàng của Boeing gia tăng, trong đó có loại máy bay mới 777X. Quyết định ban cấp Xếp Hạng Loại 1 về an toàn là cần thiết cho Hàng Không Việt Nam để có thể mở đường bay thẳng tới Hoa Kỳ sẽ tạo lợi nhuận khổng lồ cho Boeing.”

-AOL.com ngày 26/2/2019: “Một người đàn bà ở South Carolina đã chết sau khi bị hai con chó của bà ta cắn khi đang chơi với chúng ở sân trước cửa nhà. Bà hàng xóm nói rằng hai con chó dường như muốn ăn thịt sống bà Nancy Cherryl. Chúng nó ngoạn đứt hai cánh tay của bà này và kéo lê xác đi quanh sân.”

Thảm họa chó dữ cắn chết người ta, cắn chết mình, cắn chết con mình…xảy ra như cơm bữa tại Hoa Kỳ nhưng vẫn còn rất nhiều, rất nhiều người nuôi loại thú dữ như thế này…không biết để làm gì. Thế mới hay trên đời này có rất nhiều người điên khùng, chuộng những thú vui quái lạ, dù thú vui đó đem lại thảm họa cho chính mình hay cho người khác.

Tình hình thế giới:

-The Telegraph ngày 26/2/2019: “Ngày hôm nay, phi cơ chiến đấu Ấn Độ đã dội bom bên trong lãnh thổ Hồi Quốc giữa lúc căng thẳng quân sự giữa hai đối thủ thủ đắc vũ khí nguyên tử leo thang sau cuộc tấn công tự sát giết 42 binh sĩ Ấn Độ tại Kashmir tuần qua. Ấn Độ nói rằng máy bay của họ lần đầu tiên đã phá hủy một trại huấn luyện khủng bố nơi mà những người quá khích đang huấn luyện để tiến hành những cuộc tấn công chớp nhoáng kể từ năm 1971. Thế nhưng Hồi Quốc nói rằng cuộc oanh tạc không gây thiệt hại gì sau khi bị lực lượng phòng vệ đẩy lui. Tại Ấn Độ người dân xuống đường “ăn mừng” vì cuộc oanh kích này.” Thế nhưng vào ngày 27/2/2019, căng thẳng giữa Ấn Độ và Hồi Quốc bỗng leo thang khi mà hai bên đều tuyên bố bắn hạ máy bay của nhau. Hồi Quốc công bố hình ảnh máy bay Ấn Độ bị bắn rơi và bắt giữ hai phi công.

-Reuters ngày 27/2/2019: “Phó Tổng Thống Venezuela, Bà Delcy Rodriguez sẽ hội thảo với Ngoại Trưởng Nga Lavrov tại Mạc Tư Khoa vào ngày 1/3/2019 và đây là chuyển động mới nhất giữa những đợt ngoại giao dồn dập tới Nga của đồng minh then chốt Venezuela. Cuộc gặp gỡ này nhằm ngăn ngừa một cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh Colombia vào Venezuela để lật đổ Ô. Maduro.” (Theo kiểu lật đổ rồi giết Ô. Gaddafi của Libya) Trong khi đó Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence họp với tổng thống tự phong Juan Guaido và thúc giục các quốc gia ủng hộ Ô. Maduro hãy bỏ rơi ông này.

Chiến Tranh Lạnh Mới:

-Yahoo News ngày 18/2/2019: “Nhà sáng lập công ty viễn thông khổng lồ Huawei nói rằng họ không cần Hoa Kỳ để tồn tại. Ô. Ren Zhengfei nói với BBC trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi Bà Mạnh Vãn Chu- con gái của ông bị bắt tại Gia Nã Đại. Hiện nay công ty Huawei đang chịu áp lực rất lớn từ Hoa Kỳ đã và đang thúc giục đồng minh như Úc Đại Lợi, Anh và Tân Tây Lan không dùng những thiết bị 5G (thế hệ thứ 5) của Huawei vì lý do an ninh. Ô. Zhengfei nói rằng thế giới cần chúng tôi vì kỹ thuật tân tiến hơn của chúng tôi.

Cho dù Hoa Kỳ có thuyết phục nhiều quốc gia tạm thời không dùng điện thoại của Huawei, chúng tôi vẫn coi nhẹ chuyện đó.”

-Reuters ngày 21/2/2019: “Ô. Putin nói rằng, Mạc Tư Khoa sẽ đi cùng nhịp với mọi hành động của Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ dự tính triển khai hỏa tiễn nguyên tử sát Nga ở Âu Châu bằng cách sẽ nhanh chóng triển khai hỏa tiễn sát vào biên giới của Hoa Kỳ hoặc triển khai những hỏa tiễn nhanh hơn hoặc cả hai. Và rằng Nga không muốn đối đầu và không muốn đi bước đầu tiên để triển khai vũ khí nguyên tử để đáp trả lại quyết định của Mỹ rút khỏi thỏa hiệp hạn chế vũ khí nguyên tử thời Chiến Tranh Lạnh. Thế nhưng trong lời lẽ mạnh mẽ về cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử mới, Ô. Putin nói rằng phản ứng của Nga về bất cứ cuộc triển khai vũ khí mới nào của Mỹ sẽ thật kiên quyết và ông cáo buộc một số nhà hoạch định chiến lược của Mỹ bị ám ảnh bởi chủ nghĩa cho rằng Hoa Kỳ là biệt lệ/ngoại lệ (exceptionalism) và cần phải suy tính tới những hiểm nguy trước khi quyết định.  Ô. Putin còn nói rằng quân đội Nga đã sẵn sàng cho một cuộc Khủng Hoảng Hỏa Tiễn kiểu Cuba  năm 1962 nếu Hoa Kỳ điên khùng tới mức muốn như vậy và Nga có lợi thế khi Nga tấn công trước. Nga có thể triển khai hỏa tiễn nguyên tử siêu thanh trên các chiến hạm và tàu ngầm và nó có thể ẩn núp ở hải phận quốc tế, bên ngoài hải phận của Hoa Kỳ.”

Lời tuyên bố này kinh khủng quá ! Hiện nay chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ do Ô. John Bolton điều khiển. Ông này là “siêu diều hâu” chủ trương dùng sức mạnh tiêu diệt kẻ thù mà không có thương thảo. Nếu có thương thảo thì đối thủ phải quỳ gối, tức phải chấp nhận mọi điều kiện do Hoa Kỳ đưa ra. Thế nhưng tình hình thế giới đã đổi thay. Một cuộc chiến tranh nguyên tử nào do Mỹ phát động thì Hoa Kỳ phải tiêu diệt hai kẻ thù Nga và Trung Hoa cùng lúc . Điều đó có nghĩa là, không thể để Nga-Mỹ bị tàn phá còn Hoa Lục thì bình yên. Và cũng không thể để Hoa-Mỹ bị tàn phá còn Nga thì bình yên. Nói tóm lại cả Nga-Hoa-Mỹ đều phải chết.

Trong bài viết “Chiến Tranh Nguyên Tử Gần Kề” đề này 31/10/2018, tôi đã nói rằng,  “Bối cảnh chiến tranh nguyên tử ngày hôm nay không giống như năm 1945 khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki và Hiroshima mà Nhật Bản không có vũ khí nguyên tử để đánh trả. Ngày nay, Nga có 8000 đầu đạn hạt nhân, Hoa Kỳ có 7000 và Hoa Lục có 270. Chiến tranh nguyên tử xảy ra sẽ là thảm họa toàn cầu vì Mỹ có cả trăm căn cứ quân sự rải rác khắp thế giới mà những nơi này có thể tàng trữ vũ khí nguyên tử như Anh, Pháp, Đức và Ý. Ô. Putin tuyên bố rằng nếu Âu Châu cho Mỹ triển khai vũ khí nguyên tử thì Nga phải hướng các mũi nhọn nguyên tử vào đây.

Năm 1914 Thế Chiến I kết thúc với 11 triệu binh sĩ chết, 8 triện dân thường mạng vong. Ba mươi năm sau 1945 Thế Chiến II bùng nổ, 55 triệu người chết. Thế Chiến III  chắc số chết có thể lên tới 1 tỷ người. Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa, Hoa Thịnh Đốn, Ba Lê, Luân Đôn, Rome, Bá Linh, Brussels (trụ sở của NATO), Tokyo, Nam Bắc Triều Tiên, Úc Châu, Gia Nã Đại, Tân Tây Lan… có thể sẽ san thành bình địa. Trước thảm họa đó, Đại Hội Đồng LHQ ngày 27/10/2017 đã ban hành nghị quyết cấm vũ khí nguyên tử và lần hồi đi đến hủy bỏ hoàn toàn. Thế nhưng LHQ chỉ “hù dọa” được các nước nhược tiểu. Còn đối với Hoa Kỳ, Nga, Trung Hoa, Anh, Pháp, Đức, Do Thái…thì những nghị quyết này chỉ là mớ giấy lộn và LHQ chỉ là “chỗ vui chơi” như có lần Ô. Trump nói thế. Chiến tranh nguyên tử bây giờ không phải chỉ là máy bay ném bom hay hỏa tiễn liên lục địa mà cả xe tăng trang bị đại bác nguyên tử, thủy lôi nguyên tử khổng lồ có thể hủy diệt một hải cảng lớn như Nữu Ước. Đây sẽ là ngày tận thế và sau đó không biết trái đất sẽ ra sao? Một trật tự mới nào cho hành tinh chết (dead planet) này?”

Sau tuyên bố của Ô. Putin, đài truyền hình của chính phủ Nga đã liệt kê một số mục tiêu mà Mạc Tư Khoa sẽ tấn công trong trường hợp có chiến tranh nguyên tử và nói rằng hỏa tiễn siêu âm mà Nga đang phát triển có thể bay đến những mục tiêu này dưới năm phút nếu phóng đi từ tàu ngầm. Những mục tiêu gồm có Ngũ Giác Đài và trại nghỉ mát Camp Davis của tổng thống Mỹ tại Maryland.

-USA Today ngày 26/2/2019: “Tổng Thống Donald Trump viết trên Twitter rằng ông sẽ chậm lại việc gia tăng thuế nhập cảng đánh vào hàng hóa Trung Quốc và dự định gặp Chủ Tịch Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago để kết thúc thỏa hiệp thương mại.”

Sự kiện cho thấy Hoa Kỳ chưa thể “giết” Hoa Lục mà vẫn theo đuổi chính sách cùng làm ăn buôn bán nhưng cảnh giác và kiềm chế.

Tình hình Trung Đông:

-Reuters ngày 19/2/2019: “Thái Tử Mohammed bin Salman ra lệnh thả khoảng 2,100  tù nhân Hồi Quốc nhân chuyến viếng thăm Islamabad. Theo Bộ Thông Tin Ả Rập Sê-út, Thái Tử Salman đã tới Hồi Quốc vào ngày 17/2/2019 khởi đầu chuyến công du Á Châu trong đó có Trung Hoa, Ấn Độ như một nỗ lực để lấy lại uy tín sau chuyện sát hại nhà báo Jamal Khashoggi. Ả Rập Sê-út sẽ đầu tư 20 tỷ Mỹ kim vào Hồi Quốc và 100 tỷ Mỹ Kim vào Ấn Độ. Số phận của vài ngàn công nhân xuất khẩu Pakistan bị giam giữ trong các trại tù khắp Trung Đông là vấn đề nhạy cảm với Hồi Quốc mà hầu hết các tù nhân ngày đều là công nhân nghèo phải ra nước ngoài để làm thuê, làm mướn và không có bảo trợ pháp lý.”

Công nhân nghèo phải ra nước ngoài làm thuê, ở đợ để kiếm sống, nhiều khi biến thành “nô lệ tình dục” là sự kiện đau lòng của các quốc gia nghèo đói như Việt Nam, Phi Luật Tân và Hồi Quốc. Nay ông thái tử này, vì lý do chính trị thả họ, nghĩ cũng là điều tốt. Hồi Quốc là quốc gia có vũ khí nguyên tử nhưng đất nước vẫn nghèo. Như vậy, thủ đắc vũ khí nguyên tử chưa phải là quốc gia hùng cường. Hãy lo cho dân cho nước giàu mạnh cái đã và nếu là nước nhỏ đừng bao giờ nghĩ tới việc chế tạo vũ khí nguyên tử. Chính sách ngoại giao khôn  khéo cũng là một thứ “vũ khí lợi hại”. Ngoài ra ông Ả Rập Sê-út đang ngồi trên túi dầu lửa khổng lồ, ngồi trên núi vàng và núi đô-la. Thế nhưng một ngày không xa, giếng dầu hỏa cạn kiệt thì núi đô-la cũng xụp đổ và cả đất nước sẽ lang thang khắp vùng Trung Đông để ăn mày hoặc chăn lạc đà, chăn dê, chăn cừu. Do đó họ đã thấy xa, bung ra khắp thế giới để đầu tư để lo chuyện mai sau. Một thứ đầu tư thu lợi khổng lồ của thế giới ngày hôm nay là đầu tư kỹ thuật. Mà muốn có siêu kỹ thuật thì phải có chất xám. Muốn có chất xám phải có các đại học và dân trí thông minh, hiếu học. Dân tộc Việt Nam là dân tộc rất thông minh và hiếu học. Thế nhưng người Việt Nam cần bỏ bớt tình thần ich kỷ, chỉ nghĩ tới gia đình con cháu mình mà coi thường việc nhà, việc nước. Muốn quốc gia cường thịnh thì phải đặt ích nước trước lợi nhà.

-AP ngày 24/2/2019: “Lần đầu tiên trong một cuộc tập trận hằng năm tại Eo Biển Hormuz, Ba Tư đã phóng thành công một hỏa tiễn hành trình từ một tàu ngầm. Hãng thông tấn bán công bán tư Fars đã trình chiếu đoạn băng thu hình một tàu ngầm màu xanh lục (màu tiêu biểu của Ba Tư)  nửa chìm trên mặt biển, phóng một hỏa tiễn màu cam, lao dưới nước như một thủy lôi rồi bay vút lên trời. Ba Tư nói rằng các tàu ngầm khác cũng có khả năng tương tự nhưng không cho biết tầm bắn của hỏa tiễn là bao xa.”

Tình hình Biển Đông:

Tin trong nước ngày 16/2/2019: Trả lời câu hỏi về việc tàu chiến Mỹ đi ngang Quần Đảo Trường Sa, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói rằng, “Với tư cách là quốc gia thành viên Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và là quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông của các quốc gia, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.”

Như vậy với tuyên bố này, Việt Nam không phản đối sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ hoặc Úc Châu, Ấn Độ, Anh Quốc, Nhật Bản…tại Biển Đông nếu họ đến đây để bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển, trên không đã được quốc tế công pháp công nhận.

Nhận Định:

Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ- Bắc Triều Tiên đã thu hút sự chú ý của thế giới. Khoảng 2000 ký giả, phóng viên quốc tế đã đổ xô tới Hà Nội trước vài ngày để săn tin. Sau nhiều ngày đồn đoán, Ô. Kim Chính Ân đã tới Việt Nam bằng xe lửa, ghé Ga Đồng Đăng, Lạng Sơn sáng ngày 26/2/2019 (giờ Việt Nam) sau đó lên xe Limousin vượt 170 cây số về Hà Nội. Việc Ô. Kim Chính Ân “thích du hành bằng xe lửa” đã gây phức tạp cho nước chủ nhà về mặt an ninh. Còn Ô. Trump đã đến Phi Trường Quốc Tế Nội Bài tối ngày 26/2/2019. Cũng giống như Ô. Obama, Ô. Trump và Ô. Kim được dân chúng đứng hai bên lề đường vẫy cờ chào đón.  An ninh dày đặc bao trùm lên Thủ Đô Hà Nội để bảo đảm cho cuộc họp thượng đỉnh.

Hai ông Kim và Trump giả  đến từ Hương Cảng và Úc Đại Lợi có lúc gây náo nhiệt ở Hà Nội, cuối cùng đã bị trục xuất để trả lại sự trang nghiêm cho cuộc họp thượng đỉnh. Không thể có chuyện hai nguyên thủ quốc gia đang bàn về an ninh của thế giới mà hai “ông giả” lại đùa cợt, làm trò hề trên đường phố.

Ô. Kim Chính Ân ngụ tại Khách Sạn Melia, còn Ô. Trump ngụ tại Khách Sạn Marriott. Tân Gia Ba cho biết nội vấn đề an ninh cho hai Ô. Trump-Kim  trong Thượng Đỉnh I không thôi đã tốn hết 12 triệu Mỹ Kim. Việt Nam đã làm hết sức mình với tham vọng trở thành một quốc gia tổ chức những hội nghị về hòa bình cho thế giới qua khẩu hiệu, “Hợp Tác Vì Hòa Bình Thế Giới”. Ô. Nguyễn Xuân Phúc đã hai lần xuống đường để giám sát kế hoạch an ninh và chỉ đạo việc trang hoàng đường phố cho thấy Việt Nam rất “lo lắng” về vấn đề an ninh và bộ mặt của Thủ Đô Hà Nội- mà đường phố chật hẹp xây từ thời Pháp thuộc và dân số quá đông.

Vào lúc 11 giờ trưa ngày 27/2/2019, Tổng Thống Donald Trump đã tới thăm Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng. Hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận mua 100 máy bay 737 MAX trị giá 12.7 tỷ Mỹ Kim giữa Tổng Giám Đốc VietJet và Chủ Tịch kiêm Giám Đốc Điều Hành của Boeing.

Cũng trưa hôm đó, Tổng Thống Donald Trump cũng đã đến thăm Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và hai bên tiến hành cuộc họp song phương. Nhân dịp này Ô. Phúc đã đãi Ô. Trump và phái đoàn một bữa ăn trưa mà theo CNN gồm tám món trong đó có chả giò tôm cua, chả cá Lã Vọng, su su xào tỏi, xôi bọc lá sen và tráng miệng bằng chè hạt sen, long nhãn, nấm tuyết.

Vào 6:30 chiều cùng ngày 27/2/2019, hai Ô. Trump và Kim đã gặp nhau tại Khách Sạn Metropole, Hà Nội. Ô. Trump gọi Ô. Kim là “lãnh tụ lớn”, đất nước có tiềm năng kinh tế lớn không thể tin nổi và không giới hạn. Còn Ô. Kim ca ngợi Ô. Trump đã có quyết định can đảm để có cuộc họp thượng đỉnh lần hai như thế này và tin chắc rằng kết quả thật tuyệt vời như mọi người mong đợi và ông sẽ làm những gì tốt nhất cho điều đó.

Cuộc gặp gỡ và trình diện trước báo chí kéo dài 20 phút. Sau đó, hai nhà lãnh đạo dùng bữa tối cùng các cố vấn như Ngoại Trưởng Mike Pompeo, quyền Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc Mick Mulvaney  và các nhà ngoại giao hàng đầu  của Bắc Triều Tiên như Đặc Sứ Kim Yong Choi và Ngoại Trưởng Ri Yong Ho. Theo The Telegraph, trước khi hai người bước vào dạ tiệc, Ô. Trump đã thúc giục “người bạn Kim” hãy nhìn Việt Nam như bản thiết kế/khuôn mẫu (blueprint)  phát triển kinh tế mà Bắc Triều Tiên có thể đạt được nếu từ bỏ vũ khí nguyên tử. Còn theo Sputnik News, trên Twitter Ô. Trump nói rằng Nga, Trung Hoa, Nhật Bản và Nam Triều Tiên rất hữu ích trong việc phi hạt nhân hóa và biến Bắc Triều Tiên thành sức mạnh kinh tế. Như vậy Ô. Trump bật đèn xanh lục cho bốn quốc gia này đầu tư vào Bắc Triều Tiên khi đạt được một thỏa hiệp như vậy.

Vào sáng 28/2/2019, cuộc họp giữa hai nguyên thủ quốc gia đã được tổ chức tại Khách Sạn Metropole. Thế nhưng theo Reuters, hội nghị chấm dứt đột ngột và không thông qua được bất cứ thỏa hiệp nào và không có tuyên bố chung. Trong cuộc họp báo sau đó, Ô. Trump mô tả đây là thời gian hết sức xây dựng. Tuy nhiên ông cảm thấy không phải là điều tốt để ký kết thỏa hiệp. Sự thất bại nằm ở chỗ bất đồng về việc Hoa Kỳ cấm vận Bắc Triều Tiên. Ô. Trump nói rằng, “Chỉ vì cấm vận. Chính yếu là họ muốn gỡ bỏ hoàn toàn cấm vận và chúng tôi không thể làm thế. Họ sẵn sàng hủy bỏ một phần lớn những lãnh vực nguyên tử mà chúng tôi mong muốn nhưng chúng tôi không thể bỏ tất cả cấm vận.” Ô. Trump sau đó nói thêm, “Ô. Kim Jong Un chỉ muốn hủy bỏ những lãnh vực kém quan trọng chứ không phải những lãnh vực mà chúng tôi mong muốn.”  Ô. Trump cho biết chưa dự trù cho một thượng đỉnh thứ ba và bày

tỏ lạc quan cuối cùng một thỏa hiệp rồi cũng sẽ đạt được. Ông cũng ca ngợi mối liên hệ với Ộ. Kim Jong Un là “rất thân thiện” cho dù có chấm dứt sớm cuộc họp.”

Sau cuộc họp thượng đỉnh, cả ông Trump lẫn ông Kim đều rời khỏi Khách Sạn Metropole mà không tham dự bữa ăn trưa như dự định. Để cứu vãn sự thất vọng và thoa dịu dư luận, Ngoại Trưởng Mike Pompeo nói rằng Mỹ và Bắc Triều Tiên cần có thời gian để tổ chức lại. Ông hy vọng, đặc phái viên Mỹ Biegun và phái đoàn Bắc Triều Tiên sẽ sớm gặp lại nhau.

Sau bao tốn kém, chờ mong, sau bao lời tuyên bố hoa mỹ và hồi hộp. Cuối cùng tình hình Bắc Triều Tiên vẫn dậm chân tại chỗ. Cấm vận nghiệt ngã vẫn còn đó. Căng thẳng vẫn còn đó. Chưa có cuộc họp thượng đỉnh nào kỳ lạ đến như vậy. Có thể cả thế giới sẽ chán nản và không còn háo hức theo dõi nữa cho dù có một thượng đỉnh thứ ba. Biết trách ai đây? Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao không nới lỏng cấm vận từng phần? Bắc Triều Tiên hủy bỏ chương trình hạt nhân tới đâu, Hoa Kỳ bỏ cấm vận tới đó cho tới khi Bắc Triều Tiên hủy bỏ hoàn toàn và Hoa Kỳ tháo bỏ cấm vận hoàn toàn? Nếu hai bên chưa đồng ý với nhau, dự thảo văn kiện để ký kết chưa thống nhất – thì tổ chức họp thượng đỉnh để làm gì? Hai nhà trai gái chưa đồng ý với nhau thì đem sính lễ tới nhà gái để làm gì?

Có lẽ nước chủ nhà Việt Nam rất buồn. Bao nhiêu tốn kém, bao nhiêu mong đợi. Nhưng người buồn nhất có lẽ là Nam Triều Tiên, bối rối không biết phải làm sao đây khi “ông chủ Hoa Kỳ” chưa bật đèn xanh lục cho một nền hòa bình ở Bán Đảo Triều Tiên. Tình hình Bắc Triều Tiên nhức đầu và chông gai quá! Chúng ta không còn cách nào khác hơn là…chờ  xem hồi sau sẽ rõ.

(California ngày 28/2/2019)

https://vietbao.com/p112a291331/nhat-ky-bien-dong-thuong-dinh-ii-trump-kim-ket-qua-that-ngo-ngang

 

Phi Luật Tân Theo Chính Sách Trung Lập?

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Ba ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

 Tình hình Hoa Kỳ:

-ABC News ngày 6/3/2019: “Cảnh Sát Pinellas County, Florida nói rằng, hai chị em gái bị cáo buộc giết người cha 85 tuổi trong một âm mưu hoàn hảo lạnh người, chỉ bị khám phá bốn năm sau, nhờ một người đàn ông ngủ cả với hai chị em  khai ra. Linda Roberts 61 tuổi và Mary Beth Tomaselli 63 bị bắt và buộc tội sát nhân vì giết cha mình là Anthony Tomaselli năm 2015.”

Thật lạ kỳ. Người ta thường nói rằng “Con gái thường hay thương cha. Còn con trai thì hay thương mẹ.” Nhưng cả hai chị em này lại âm mưu giết cha mình. Thế mới hay trong chuyện kỳ quái lại có chuyện kỳ quái. Phải chăng đây là “tiền oan nghiệp chướng” hay bị quỷ ám, giết cha mình để sớm hưởng gia tài? Thật tình không sao hiểu nổi. 

-Yahoo News ngày 12/3/2019: “Một cảnh sát viên Florida 12 năm trong nghề đã bị ngưng chức sau khi bị cáo buộc đã dùng những dữ kiện mật của sở cảnh sát để dùng làm “bửu bối” hò hẹn với 150 phụ nữ. Bà Melanie Bevan – trưởng ty cảnh sát Bradenton đã tổ chức cuộc họp báo để thảo luận về trường hợp của Trung Sĩ Leonel Marines mà bà cho rằng đã phủ lên lực lượng thi hành luật pháp quốc gia một màu đen tối. Cuộc điều tra viên trung sĩ cảnh sát này tiến hành từ Tháng Sáu 2018 khi ty cảnh sát nhận được đơn thưa của một phụ nữ đã trưởng thành cùng phụ huynh của cô này.”

 Tình hình thế giới:

-AP ngày 1/3/2019: “Trong cuộc họp báo chung với Bà Rodriguez vào ngày hôm nay, Ngoại Trưởng Nga Lavrov cam kết duy trì hỗ trợ cho Tổng Thống Maduro của Venezuela đang bị tấn công tứ phía trong đó có viện trợ nhân đạo và đồ tiếp tế. Trong cuộc hội kiến với Bà Phó Tổng Thống Delcy Rodriguez tại Mạc Tư Khoa, Ngoại Trưởng Lavrov nói rằng Tổng Thống Putin bày tỏ sự hỗ trợ và đoàn kết với người bạn đồng minh Maduro trong cuộc đối đầu với lãnh tụ đối lập. Nga tiếp tục hỗ trợ cho chính quyền Venezuela giải quyết những khó khăn về xã hội và kinh tế qua việc cung cấp trợ giúp nhân đạo hợp pháp.” Theo ABC News, Nga đã cung cấp số lượng lúa mì khổng lồ cho Venezuela để đối phó với nạn khan hiếm thực phẩm.”

Số phận của Ô. Maduro ngày hôm nay cũng giống như số phận của Ô. Assad của Syria. Không có sự hỗ trợ của Nga thì Ô. Assad đã chết từ năm 2014 rồi. Lịch sử chứng tỏ rằng nước nhỏ muốn tồn tại cũng phải có một “đại ca” đỡ đầu. Không có một “ông kẹ” đỡ đầu thì “ông kẹ” khác sẽ bóp mũi chết. Tuy nhiên “thượng sách”vẫn là chơi với tất cả các “ông kẹ”. Ông kẹ nào mình cũng mời tới nhà và cung kính nhưng trong bụng lúc nào cũng phải cảnh giác. Chẳng có “ông kẹ” nào nhân đức cả. Con sư tử đến nhà con bò chơi sẽ ăn thịt con bò. Nhưng nếu có con cọp cùng đến thì hai con sẽ cắn nhau để tranh mồi. Lúc đó may ra con bò mới thoát hiểm. Các chiến lược gia cho rằng Nga quyết tâm bảo vệ Ô. Maduro cũng giống như bảo vệ Ô. Assad để duy trì một đầu cầu chiến lược vào Nam Mỹ hầu có “con bài tẩy” để “nói chuyện” với Hoa Kỳ đang muốn triển khai vũ khí nguyên tử tại Âu Châu. Ô. Juan Guaido- một con người xa lạ đối với Hoa Kỳ, làm sao Hoa Kỳ có thể “thương” được? Thế nhưng Hoa Kỳ “thương” Ô. Guaido nhằm trục xuất Nga và Trung Quốc ra khỏi quốc gia này. Ô. Juan Guaido đang là “con bài cưng” của Mỹ. Nếu Mỹ xử dụng lá bài quân sự thì Venezuela sẽ biến thành một Syria thứ hai. Máy bay, tàu chiến và hệ thống hỏa tiễn S-300 của Nga sẽ đổ vào Venezuela giống như Syria.

Theo Reuters ngày 3/3/2019, Nga tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ về vấn đề Venezuela. Như thế cuộc chiến Venezuela không còn là cuộc chiến giữa hai Ô. Maduro và Guaido mà là cuộc chiến giữa Mạc Tư Khoa và Hoa Thịnh Đốn. Vào ngày 6/3/2019, chính quyền Venezuela đã yêu cầu đại sứ Đức rời khỏi đất nước này sau khi ông đại sứ bày tỏ sự hỗ trợ cho nhà đối kháng Juan Guaido khiến leo thang căng thẳng với nhóm 50 quốc gia công nhận Ô. Guaido là tổng thống lâm thời của Venezuela.  Theo Bloomberg News ngày 11/3/2019, “Bộ Tài Chính Hoa Kỳ ban hành lệnh trừng phạt một ngân hàng có trụ sở tại Mạc Tư Khoa có cổ phần chung giữa Nga và Venezuela đã lẩn tránh những trừng phạt của Hoa Kỳ đang tạo áp lực nặng nề lên chính quyền của Tổng Thống Maduro.”

-The Telegraph ngày 73/2019: “Tòa án hiến pháp Thái Lan (Tối Cao Pháp Viện) đã ra lệnh giải tán đảng đối lập chính của đất nước này như một cuộc đàn áp chống lại phong trào dân chủ đang chạy đua trong cuộc bầu cử ngày 24/3/2019. Án lệnh giải tán Đảng Thai Raksa Chart có nghĩa là các viên chức điều hành của đảng này bị cấm trong vòng 10 năm và 251 ứng cử viên của họ sẽ bị loại bỏ trong chiến dịch tranh cử sắp tới. Chín thẩm phán đã biểu quyết chấp thuận việc giải tán Đảng Thai Raksa Chart, nhưng chỉ có sáu thẩm phán đồng ý, còn ba thẩm phán không đồng ý về phán quyết cấm thành viên của đảng này ra tranh cử.”

Đây là hành vi phản dân chủ một cách tệ hại nhằm mục đích loại tất cả các đối thủ để Ô. Prayuth Chan-o-Cha “độc diễn”. Việc đề cử Công Chúa Ubolratana Rajakanya không phải là yếu tố pháp lý để giải tán Đàng Thai Raksa Chart. Chính quyền chỉ có thể giải tán một đảng khi đảng đó chủ trương kỳ thị, chia rẽ dân tộc, cấu kết với ngoại bang, bạo động và lật đổ. Thái Lan đang chơi Luật Rừng.

 -AFP ngày 9/3/2019: “Ân Độ vừa ký thỏa thuận trị giá 3 tỉ Mỹ Kim để “thuê”  một tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử thứ ba trong vòng 10 năm, khiến New Delhi gia tăng sức mạnh tại Ấn Độ Dương để đối phó với hai đối thủ truyền kiếp là Hồi Quốc và Hoa Lục. Tháng Tám năm rồi, Tổng Thống Putin và Thủ Tướng Modi đã ký thỏa thuận mua hệ thống hỏa tiễn chống hỏa tiễn S-400 trị giá 5.2 tỷ Mỹ Kim. Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhất định mua loại hỏa tiễn này khiến gây căng thẳng ngoại giao với Hoa Kỳ.”

Sân khấu chính trị thế giới ngày nay đẻ ra một “mánh lới” mới “cho thuê” vũ khí. Nó không phải cho cũng không phải mua mà là cho thuê. Nói khác đi đây là cách để che mắt thế gian và giảm nhẹ tầm mức quan trọng của việc mua bán vũ khí. Rồi thậm chí lại có chuyện chuyển giao vũ khí “đã qua sử dụng”. Tất cả chỉ là “Lấy vải thưa che mắt thánh”.

 -Reuters ngày 10/3/2019: “Cố vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn trên truyền hình ABC News nói rằng Tổng Thống Donald Trump bỏ ngỏ việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh thứ ba với Ô. Kim Jong Un nhưng cũng phải có một thời gian (tức không phải tức thì) để cho một hội nghị như vậy có thể hình thành. Ô. John Bolton nói rằng Hoa Kỳ không ảo tưởng về sức mạnh của Bắc Triều Tiên nhưng Tổng Thống Donald Trump tin tưởng vào tình bạn với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên.”

Ngay sau hội nghị, Ô. John Bolton phang một câu nghe lạnh tóc gáy, “Hoa Kỳ sẽ gia tăng cấm vận nếu Bắc Triều Tiên không vĩnh viễn từ bỏ vũ khí nguyên tử.” Rồi sau đó có tin Bắc Triều Tiên cho dựng lại các giàn phóng hỏa tiễn liên lục địa, giống như một canh xì -phé hai bên lùa tiền ra để “tố” nhau. Nay lại có tin Ô. Trump “bỏ ngỏ” một kỳ họp thượng đình thứ ba, tức có thể có, có thể không. Theo dõi những tin tức như vậy nhức đầu quá. Thôi thì hãy cứ chờ xem hai bên có muốn gặp nhau không và gặp nhau ở đâu? Tân Gia Ba, Bàn Môn Điếm hay trở lại Việt Nam một lẫn nữa? Căng thẳng, tốn kém, an ninh xiết chặt gây phiền hà cho cuộc sống của người dân…cuối cùng nước chủ nhà cũng chẳng được gì cả. Thôi thì nếu đã tin nhau thì tổ chức tại Bình Nhưỡng, Bàn Môn Điếm hay Hoa Thịnh Đốn cho tiện lợi cả hai bên. Vào ngày 4/3/2019 AP đưa tin, “Nam Triều Tiên đề nghị đàm phán bán chính thức ba bên giữa Hoa Kỳ, Nam-Bắc Triều Tiên giữa lúc khó khăn để đẩy nỗ ngoại giao đi đúng hướng hầu giải quyết vấn đề nguyên tử của Bắc Triều Tiên sau khi thượng đỉnh Trump-Kim tan vỡ.”

 Đề nghị này sẽ chẳng đi tới đâu. Trong những cuộc đàm phán để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền lợi và an ninh, Hoa Kỳ luôn luôn chủ động làm một mình và có khi cũng chẳng cần lắng nghe tiếng nói của đồng minh. Một hội nghị tay ba như thế này khiến tiếng nói của Hoa Kỳ yếu đi cho nên chẳng bao giờ Hoa Kỳ chấp nhận.

-Reuters ngày 11/3/2019: “Cơ quan điều hành hàng không Trung Hoa đã ra lệnh cho gần 100 Boeing 737 MAX- tức hơn ¼ số lượng toàn cầu, không được phép bay sau khi chiếc phi cơ này rớt tại Ethiopia  khiến 157 hành khách thiệt mạng, trong đó có 19 nhân viên Liên Hiệp Quốc. Vào Tháng 10, 2018, một chiếc Boeing 737 MAX của Nam Dương cũng đã rớt sau 13 phút cất cánh khiến 189 hành khách trên tàu bỏ mạng. Loại Boeing 737 MAX được đưa vào sử dụng từ năm 2017.”

Một số quốc gia khác cũng đã cấm loại máy bay này bay vào nước họ để phòng ngừa tai nạn. Còn Nam Triều Tiên, Nam Dương, Tân Gia Ba, Úc Đại Lợi đã ra lệnh cấm bay đối với Boeing 737 MAX. Nhưng Bộ Giáo Thông Vận Tải Hoa Kỳ nói rằng Boeing cần chỉnh lại thiết kế nhưng không nhất thiết bị cấm bay. Một số cho rằng máy móc quá tinh xảo và rắc rối lại là điều không tốt, cũng như người quá thông minh có khi trở thành khùng khùng, điên điên. Cuối cùng, theo Reuters ngày 13/2/2019, Hoa Kỳ đã cùng Âu Châu và Trung Quốc cấm không cho loại Boeing 737 MAX cất cánh.

-Tổng Hợp ngày 10/3/2019: Sau hai năm bị giam giữ để điều tra, cô Siti Aisyah- công dân Nam Dương – một trong hai “sát thủ” đã dùng hóa chất bị Liên Hiệp Quốc cấm giết Ô. Kim Jong Nam- cùng cha khác mẹ với Ô. Kim Jong Un tại Phi Cảng Kuala Lumpur -được tòa án phóng thích. Đây là kết quả của những cuộc vận động liên tục của Nam Dương. Tổng Thống Joko Widodo đã hai lần gặp thủ tướng Mã Lai để xin cho cô Siti Aisyah vì Ô. Joko Widodo đang vận động tái tranh cử. Còn cô Đoàn Thị Hương thì sao? Việc thả tự do cho cô Siti Aisyah khiến luật sư biện hộ cho cô Hương có nhiều lý lẽ để chứng minh cô Hương và cô Siti chỉ “ngây thơ” tham gia vào trò giỡn chơi để quay phim mà thôi. Và điểu này cũng cho thấy tòa án không phải luôn luôn là cơ quan nghiêm minh thi hành luật pháp mà rất nhiều trường hợp nó là công cụ của chính trị. Còn cô Siti, dù được thả tự do nhưng phải sống ẩn dật, hoặc vào tu viện, tránh tiếp xúc với báo chí để phòng ngừa điệp viên Bắc Triều Tiên có thể thủ tiêu để phi tang. Đời sống của cô này vô cùng khó khăn, ai mà dám tiếp xúc, thuê mướn, làm ăn với một cô gái đã từng tham gia vào một vụ giết người ghê gớm như vậy?

Ngày nay do sự bùng nổ của kỹ nghệ du lịch, các quốc gia thường miễn nhập cảnh/chiếu khán (visa) cho du khách cho nên một cô gái ở làng quê nghèo khổ có thể tới Đài Loan, Bangkok, Nam Triều Tiên, Kuala Lumpur, Jakarta, Nam Vang…để “du lịch” sau đó lén ở lại để tìm việc, thường là các nghề liên hệ tới “xác thịt” và từ đó sa ngã. Đó là thảm cảnh của thời đại. Tin tức mới nhất cho biết Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh đã gọi điện thoại cho ngoại trưởng Mã Lai đề nghị trả tự do cho cô Đoàn Thị Hương. Thế nhưng trong phiên tòa ngày 13/3/2019, công tố viên đã bác bỏ thỉnh cầu của luật sư xin thả tự do cho cô Đoàn Thị Hương.

-ABC News ngày 15/3/2019: “Một cuộc tấn công khủng bố bằng súng đã xảy ra cùng lúc tại hai nhà thờ Hồi Giáo của Thành Phố Christchurch- nam Tân Tây Lan khiến 49 người chết, 48 bị thương. Trong một cuộc họp báo, Bà Thủ Tướng Jacinda Ardern nói rằng nạn nhân đều là những người di cư hoặc những người tỵ nạn. Và đây là một ngày đen tối nhất của Tân Tây Lan. Bốn nghi can trong đó có một phụ nữ đã bị bắt và họ thuộc nhóm khủng bố Da Trắng quá khích. Một tay súng đã trực tiếp đưa hình ảnh (live-stream) cuộc nổ súng lên Facebook suốt 17 phút. ” Theo Yahoo News UK, nghi can này nói rằng anh ta đã được gợi hứng bởi chủ nghĩa cực-đoan cực-hữu hiện đang thấy tại Hoa Kỳ. (The man, who identified himself in a livestream of the massacre as Brenton Tarrant, said he was motivated by far-right extremism he saw in the United States to carry out the attack at Al Noor Mosque.)

Nhà thờ Ky-tô Giáo ở Ai Cập, Hồi Quốc bị đánh bom. Nhà thờ Hồi Giáo lần đầu tiên bị tàn sát ở Tân Tây Lan. Tư tưởng, hành động của các chính trị gia, của các giáo sĩ và nhất là báo chí đã ảnh hưởng rất lớn những tư tưởng thù ghét, kỳ thị và hành động khủng bố. Quan niệm Da Trắng Là Ưu Việt (White Supremacy) có từ thời Đức Quốc Xã đang là thảm họa trong các quốc gia mà Da Trắng là đa số. Thật là quái đản nếu cho rằng chủng tộc Da Trắng là ưu việt, là hơn hẳn các chủng tộc khác. Thế nhưng một số đông người Da Trắng vẫn còn tin và khẳng quyết như vậy. Họ quên mất, những nhân vật vĩ đại của nhân loại phần lớn lại không phải là những người Da Trắng – chẳng hạn như Đức Phật, Khổng Tử, Lão Tử, Phật Hoàng Trần Nhân Tông một vị vua mà dám vứt ngai vàng khoác áo cà-sa, Thánh Gandhi, thi hào Tagore, Đức Đạt Lai Lạt Ma…

Quan niệm mọi chủng tộc đều bình đẳng là quan niệm đúng đắn nhất. Còn anh thông minh hơn người ta nhưng chưa chắc anh đã là người đạo đức hay tốt lành.

 Chiến Tranh Lạnh Mới:

-Reuters ngày 4/3/2019: “Hôm nay Hoa Lục cáo buộc công dân Gia Nã Đại Michael Kovrig đang bị giam giữ là đã đánh cắp những bí mật quốc gia do một người bị giam giữ khác – Michael Spavor cũng là công dân Gia Nã Đại chuyển giao- chắc chắn làm gia tăng căng thẳng giữa Ottawa và Bắc Kinh. Nhà kinh doanh Spavor làm việc với Bắc Triều Tiên và cựu nhân viên ngoại giao Kovrig đã bị bắt vào đầu Tháng 12, 2018 ngay sau khi Bà Mạnh Vãn Chu- giám đốc tài chính công ty viễn thông Huawei đối diện với việc trục xuất về Hoa Kỳ. Trung Quốc lập đi lập lại yêu cầu thả Bà Mạnh Vãn Chu và phản ứng dữ dội tuần rồi khi Gia Nã Đại chấp thuận tiến hành thủ tục xem xét trước tòa về việc trục xuất Bà Mạnh Vãn Chu.”

-Reuters ngày 4/3/2019: “Hoa Lục vừa hủy bỏ việc chuyển vận dầu ăn thực vật canola tới Trung Hoa của công ty nông nghiệp Richardson International và đây là sự căng thẳng mới nhất giữa Ottawa và Bắc Kinh. Người ta không rõ lý do tại sao việc xuất cảng của Công Ty Richards sang Hoa Lục – là nước nhập cảng lớn nhất thế giới lại bị đình chỉ.”

Sau cuộc chiến bắt giữ con tin, nay tới cuộc chiến đánh vào “túi tiền”. Để rồi chúng ta xem tình đồng minh Gia Nã Đại-Mỹ thắng hay “cơm áo gạo tiền” thắng?

-Reuters ngày 5/3/2019: “Theo thông báo về ngân sách đưa ra trong trong phiên họp đầu tiên hằng năm của quốc hội, chi tiêu quốc phòng năm 2019 của Hoa Lục tăng 7.5%, nhỏ hơn năm ngoái nhưng vượt quá chỉ tiêu phát triển kinh tế. Ngân sách quốc phòng lên tới con số 177.49 tỷ Mỹ Kim được thế giới chặt chẽ theo dõi vì đây là chỉ dấu cho thấy mục tiêu chiến lược của Hoa Lục khi phát triển khả năng quân sự mới như phi cơ chiến đấu tàng hình, hàng không mẫu hạm và hỏa tiễn diệt vệ tinh.” (Ngân sách quốc phòng Mỹ khoảng 700 tỷ Mỹ Kim)

 Tình hình Trung Đông:

-AP ngày 10/3/2019: “Tổng thống Ba Tư đang thực hiện một cuộc viếng thăm chính thức Iraq có tính lịch sử vào tuần này trong lúc ông đang phải đối phó với áp lực gia tăng từ những người bảo thủ tại quê nhà khi mà Hoa Kỳ hủy bỏ thỏa hiệp hạt nhân. Chuyến đi của Ô. Rouhani được bộ trưởng ngoại giao của ông gọi là “lịch sử và cao thượng” nhằm tăng cường đoàn kết giữa hai hệ phái Shiite đang nắm quyền tại Ba Tư và Iraq- một đồng minh của Ba Tư và cũng nhằm đáp trả chuyến viếng thăm Iraq không báo trước của Tổng Thống Donald  Trump và lời tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ là lính Mỹ sẽ ở lại Iraq để canh chừng Ba Tư là nước vốn có chung 1400 cây số biên giới với Ba Tư.”

 Tình hình Biển Đông:

-Reuters ngày 9/3/2019: “Việt Nam đang xác minh xem tại sao một tàu cá bị chìm tuần này tại khu vực tranh chấp tại Biển Đông sau khi một hãng tin địa phương nói rằng tàu Hoa Lục đã đâm chìm tàu cá này.” Cuối cùng, theo phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, năm ngư dân của tàu QNg. 90819-TS gặp nạn đã được tàu Việt Nam cứu hộ an toàn, chứ không phải tàu của Trung Quốc như Trung Quốc loan báo.

-Tin Tổng Hợp ngày 14/3/2019: Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã nhận lời mời của Tổng Thống Donald Trump nhân dịp Ô. Trump họp với Ô. Kim Jong Un tại Hà Nội hai ngày 27 và 28 Tháng Hai, 2019. Ô. Trọng sẽ thăm Hoa Kỳ vào thời điểm thích hợp trong năm nay. Bang giao Việt-Mỹ hiện đang tiến triển tốt đẹp cho nên không biết mục đích của chuyến đi này là gì? Ô. Trọng sẽ mua vũ khí của Mỹ và Ô. Trump OK? Hoặc Việt Nam sẽ liên kết mạnh hơn nữa về quân sự với Hoa Kỳ? Nhưng liên kết như thế nào? Chúng ta chờ xem và chắc chắn sẽ có những điều rất lạ kỳ.

 Nhận Định:

Theo tờ Washington Examiner ngày 2/3/2019,  “Trong cuộc họp báo chung với Ngoại Trưởng Phi Luật Tân Teodoro Locsin Jr. , Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Phi Luật Tân trong trường hợp có cuộc tấn công vào lực lượng quân sự hay lợi ích của Phi Luật Tân tại khu vực tranh chấp Biển Đông theo đúng cam kết của Hoa Kỳ ở Thỏa Hiệp Phòng Thủ Hỗ Tương 1951 (Mutual Defense Treaty) giữa hai quốc gia. Vì Biển Đông là một phần của Thái Bình Dương, bất cứ cuộc tấn công nào vào quân đội, không quân hay tàu của chính phủ Phi Luật Tân tại Biển Đông sẽ đưa tới nghĩa vụ bảo vệ hỗ tương theo Điều 4 của thỏa hiệp nói trên.”

Khác với Tổng Thống Obama tuyên bố Hoa Kỳ chỉ có nghĩa vụ bảo vệ khi nào lãnh thổ của Phi Luật Tân bị tấn công và Hoa Kỳ không có trách nhiệm khi biển đảo bị xâm phạm, tàu chiến, máy bay của Phi Luật Tân bị tấn công. Lời tuyên bố mạnh mẽ này nhằm lôi kéo Phi Luật Tân trở lại giữa lúc Manila đang muốn nương tựa vào Bắc Kinh để phát triển kinh tế.

Thế nhưng theo Sputnik News ngày 5/3/2019, “ Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, hôm nay cho biết Bộ Quốc Phòng nước này đang kiểm chứng lại tin tàu Trung Quốc ngăn chặn người dân Phi Luật Tân tiến vào Đảo Thị Tứ, theo báo Japantimes. Dù Việt Nam có đủ bằng chứng để tuyên bố chủ quyền đầy đủ với đào này, nhưng thời gian qua, nơi đây do Phi Luật Tân chiếm đóng trái phép. Ngư dân Phi Luật Tân nói rằng họ đang bị Trung Quốc đuổi khỏi ngư trường truyền thống của họ. Hành động phi pháp này của Trung Quốc diễn ra chỉ vài ngày sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Mỹ cam kết đảm bảo Biển Đông vẫn mở cho tất cả tàu bè được tự do lưu thông và Trung Quốc không thể tạo ra mối đe dọa. “

Rồi vào ngày 5/3/2019, theo New York Times, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phi Luật Tân Delfin Lorenzana nói rằng chính phủ Phi cần phải duyệt lại thỏa ước phòng thủ chung với Hoa Kỳ- một đồng minh chí cốt có từ năm 1951 (68 năm) để tránh nổ ra một cuộc chiến tiềm tàng với Hoa Lục ở Biển Đông. Theo Ô. Delfin Lorenza, tình hình ở khu vực đã trở nên phức tạp hơn. Và rằng Phi Luật Tân không muốn xung đột với bất cứ ai và sẽ không gây chiến với bất cứ ai trong tương lai.”

Lời tuyên bố này gây nhức đầu cho Ngoại Trưởng Mike Pompeo. Dù chưa được bộ trưởng ngoại giao Phi Luật Tân nói ra, nhưng lời tuyên bố của ông bộ trưởng quốc phòng cho thấy Phi Luật Tân đang ngả theo khuynh hướng trung lập để tránh một cuộc chiến lớn trong tương lai giữa Mỹ và Trung Hoa. Thế nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là Phi Luật Tân làm thế nào để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc bành trướng lãnh thổ và xâm lấn biển đảo của Phi Luật Tân? Liệu có một thỏa thuận phân chia quyền lợi tại những vùng đang tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila không?

Rõ ràng như ban ngày. Đông Nam Á cần làm ăn buôn bán và đầu tư từ Bắc Kinh để phát triển kinh tế. Thế nhưng họ cũng cần sự hiện diện của Mỹ để cân bằng ảnh hưởng với Hoa Lục, nhưng lại không muốn liên kết với Mỹ để tránh thảm họa chiến tranh. Thế lúng túng và khó khăn của Đông Nam Á là ở chỗ đó.

Ngày xưa Clark là phi trường xuất phát B-52 oanh tạc Bắc Việt và yểm trợ cho chiến trường Miền Nam. Còn Subic Bay là nơi neo đậu, tiếp liệu và sửa chữa tàu chiến và HKMH của Hoa Kỳ tại đây. Mỹ đánh Việt Nam thì dễ vì Việt Nam là nước nhỏ. Nhưng nếu ngày nay, Subic và Clark trở thành căn cứ quân sự của Mỹ để chống lại Hoa Lục thì chắc chắn nó phải hứng chịu hỏa tiễn Đông Phong phóng đi từ Đảo Hải Nam. Chính vì thế mà các chiến lược gia Phi Luật Tân lo ngại, không muốn liên kết quân sự với Mỹ để tránh cảnh “Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”. Thế nhưng ngả theo chính sách trung lập lại muôn vàn khó khăn chứ không phải chuyện chơi, nhất là Phi đang nằm trong trọng điểm chiến lược của Hoa Kỳ. Theo Mỹ thì “ăn đạn” của Bắc Kinh và đất nước vẫn nghèo đói như Ô. Duterte có lần nói thế. Không theo Mỹ thì có thể bị cấm vận, lật đổ.

Vào ngày 7/3/2019, tin tức cho biết Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh đã chính thức mời Tổng Thống Duterte thăm Việt Nam vào năm nay hay sang năm, trong một chuyển động ngoại giao của Việt Nam nhằm liên kết với Phi Luật Tân, chống lại Bắc Kinh. Tiếp theo đó, vào ngày 11/3/2019, bộ trưởng quốc phòng của Phi Luật Tân Delfin Lorenzana đã thăm Việt Nam. Các nhà bình luận cho rằng, nếu Ô. Duterte thăm Việt Nam thì vị thế của Phi Luật Tân được nâng cao. Còn nếu ông không đi thì Phi Luật Tân sẽ ở vào thế cô lập. Tôi dự đoán Ô. Duterte sẽ đi vì liên kết với Việt Nam chỉ có lợi cho Phi Luật Tân. 

Đào Văn Bình

(California ngày 15/3/2019)

https://vietbao.com/p112a291899/nhat-ky-bien-dong-phi-luat-tan-theo-chinh-sach-trung-lap-

Vui cười

Một chính khách đang trên đường đi vận động tranh cử thì bất chợt bắt gặp một lũ trẻ đang vây quanh một con chó, cãi nhau chí chóe. Ông liền dừng xe, lại gần hỏi chuyện.

Một cậu bé nói: – Chúng cháu nhặt được con chó này, ai cũng muốn mang về nuôi nên chúng cháu quyết định là đứa nào nói dối giỏi nhất sẽ được nuôi con chó.

– Các cháu không được thi nói dối vì đó là điều tội lỗi. – Nhà chính khách khuyên nhủ. – Khi ta ở tuổi các cháu, ta không bao giờ nói dối và bây giờ cũng vậy…

Bọn trẻ con im lặng một phút rồi cậu bé thở dài:

– Đưa con chó cho ông ấy đi!

 

 

Trung quốc ngày nay qua cái nhìn của một người tàu  –  Nguyễn thị Cỏ May

 Thật may mắn – thật tình phải nói như vậy – còn không ít người Việt nam nơm nớp lo sợ nước Việt nam rồi đây sẽ mất để trở thành một nước Tàu. Thế giới đang lo đối phó nạn bành trướng hết tốc lực và toàn diện của Tàu nhằm làm chủ thế giới.  Vụ bắt bà Meng Wanzhou, Giám đốc tài chánh của Công ty Huawei, đúng là một cú đá giò lái quá nặng của Mỹ đối với Tàu trong chánh sách chạy đua thực hiện bá quyền của Tàu.

Tựa quyển sách của 2 nhà nghiên cúu người pháp chuyên về chánh trị tàu, Sophie Boisseau du Rocher và Emmanuel Dubois de Prisque (Odile Jacob, Paris, 2019) được tác giả trình bày dưới dạng chơi chữ “Tàu v(L)à thế giới” (La Chine e(S)t le monde – La Chine ET=VÀ nhưng có thêm S, đọc nguyên chữ EST=LÀ, động từ).

Nếu có người việt nam muốn viết một cuốn sách về đất nước của mình sẽ mất trọn cho Tàu do ý chí của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản, tưởng cuốn sách đó cũng nên có cái tựa viết giống như vậy, cùng cách chơi chữ, là “Việt nam v(L)à Tàu” để báo động cho những người chưa thấy, chưa biết quốc nạn, có không đọc sách mà chỉ thấy cái tựa thì cũng đủ hiểu chuyện. Hiểu số phận Việt nam đã được Nguyễn Phứ Trọng và cả đảng cộng sản đang kín đáo từng bước thực hiện.

Tàu dưới con mắt thế giới

Huawei không chỉ là nhà sản xuất thứ hai trên thế giới về trang thiết bị viển thông và spartphone mà đó thật sự là võ khí hàng đầu của chiến lược bá quyền của tàu. Huawei nuôi tham vọng sẽ thay thế công nghệ mỹ và, với tất cà phương tiện, sẽ nắm giử vai trò chủ đạo của ngành này. Và đang tập trung vào 5G, không chỉ chiếm thị trường, mà nhằm chủ động và kiểm soát được thông tin về kỷ nghệ, về hoạt động của chánh phủ các nước, các thành phố, giao thông, các dịch vụ, ngân hàng,… Và nhứt là vũ khí. Tóm lại, kẻ thắng sẻ làm chủ thế giới. Giửa Mỹ và Huawei là cuộc chiến sanh tử. Nhưng với Bắc kinh không chỉ có 5G phải đạt cho được mà là quyết tâm làm chủ trọn vẹn thế giới.

Sách lược tấn công thế giới của Tàu thật sự đã bắt đầu từ mươi năm qua. Trước đây, Bắc kinh còn giử lời dạy của Đặng Tiểu-bình «Từ từ và giừ thế khiêm tốn» nhưng cuôc khủng hơảng kinh tế năm 2008 đã làm cho Tây phương chao đảo, Bắc kinh vội nắm ngay thời cơ, leo lên ngôi vị bá chủ.

Năm 2012, Xi Jinping nắm quyền, thay đổi chiến lược. Xi muốn kết hợp 2 nền độc tài – ngàn năm quân chủ và triều đại cộng sản – tiến lên tuyên bố nay là thời điểm «phục hưng nước tàu», một chánh sách xâm chiếm không giới hạn : chiếm biển đông, bắc cực, kiểm soát mươi hải cảng có khả năng đón tiếp hải quân tàu, tạo mươi quốc gia chư hầu do ràng  buộc về thương mải như thời đế quốc tàu.

Trên mặt trận ngoại giao và đối với những cơ chế quốc tế, Tàu đã thoát khỏi cách ứng sử củ, sai khiến những chánh phủ chịu ảnh hưởng của mình để lủng đoạn những nguyên tắc nền tảng của Liên Hiệp quốc, xâm nhập vào khối Liên Âu, mua chuộc một số quốc gia nhỏ bị kinh tế khủng hoảng để phá thế đoàn kết của Liên Âu, bảo vệ quyền lợi của Tàu, chống lại những tấn công nhơn quyền, …

Để thực hiện kỷ niệm 100 năm ngày lập đảng cộng sản và 100 năm ngày khai sanh nước Công hòa Nhơn dân trung hoa, Bắc kinh bắt đầu bằng cách tỏ ra mình là một cường quốc hào phóng, có một hệ thống quyền lực vượt trội hơn những chế độ dân chủ tây phương, có khả năng đem lại sự tăng trưởng và sự ổn định. Tàu sẳn sàng mời những nhà lãnh đạo chánh trị các nước tới tu nghiệp, đều được hậu đải, thanh niên uu tú, ký giả, tới làm việc, tu nghiệp, được thù lao rộng rải. Đồng thời, họ còn tài trợ cho hàng ngàn trung tâm nghiên cúu (think tank) trên thế giới. Hiện tại, Tàu có 350 000 sinh viên học ở Huê kỳ và 35 000 ở Pháp, số tiền sinh viên đóng cho các Đại học sẽ có khả năng làm cho các Đại học ấy phải bỏ những môn mà Xi Jinping không hài lòng.

Một người tàu nhìn Trung quốc

 Dưới cái nhìn của thế giới, Tàu không còn là một thách thức mà là mối nguy đang thật sự hăm dọa an ninh thế giới, nhứt là đối với Tây Âu và những giá trị của nó. Thế mà trong lúc đó, Tàu khoe khoang sự phát triển của họ hoàn toàn hòa bình và nhứt là trong ADN của họ không có chứa mầm chiến tranh. Nhưng ngân sách quốc phòng của tàu tăng trưởng mau hơn sản lượng nội địa (PIB).

«Một người tàu» nhìn Trung quốc, như nói trên đây, là nhà văn Dai Sijie hiện ở bên Tàu để vận động tài chánh thực hiện bộ phim của ông, đồng thời ông cũng cho ấn hành ở Paris quyển truyện nói về cuộc đời của Ông Nội của ông.

Trong cách mạng văn hóa, ông là cậu bé mươi tuổi và đã bị mọi người ghét, coi ông là người tội hình sự vì có ông nội là mục sư tin lành. Năm 1949, khi cộng sản chiếm trọn nước tàu, ông nội của ông làm mục sư đang điều hành một cô nhi viện. Đó là trọng tội.

Sau năm 2011, Dai biến mất khỏi Pháp. Ông trở về Tàu nơi ông mô tả như một nước dễ thương một cách trung bình. Nhận xét nổi bật của ông là ở Tàu có lối «1% những người sống không sống chỉ vì tiền. Ngáy nay, tiền trở thành cái đạo của người tàu. Ông thấy một tỷ người tàu thay đổi : trước kia, mọi người đều là cách mạng và ông đã sống trong xấu hổ vì ông thuộc gia đình một mục sư trong lúc những người khác thuộc gia đình thợ thuyền, nông dân, binh sĩ, …Nhưng ngày nay, nếu ai không kiếm được  tiền mới là người đáng lấy làm xấu hổ».Thật ra đây là giá trị qui chiếu chung của các chế độ cộng sản.

Ở Tàu, Dai có thể chạy ra tiền để làm phim nhưng ông không thể xin được giấy phép để in và phổ biến những tác phẩm của ông ở đó. Từ nhỏ đã mang đức tin thiên chúa giáo, ông cứ nghị tới đời sống của Christ và ông nội của ông, người giúp đở rất nhiều cho người nghèo khổ và bản thân cũng bị đau khổ nhiều. Vậy phải chăng cái đau khổ là hai điều song song với nhau ở hai người ? Ông nhớ lại cảnh bị đấu tố, người trong gia đình tố nhau với Hồng Vệ binh, …Ông nhớ lại cha mẹ của ông, nguyên là y sĩ, bị cách mạng giam ở một nơi khác. Cảnh tịch thâu nhà cửa, của cải, khám xét, vô cùng khủng khiếp.

Một hôm vừa đi học về, Dai nghe những tiếng hò hét lớn, sỉ vả ông nội của ông là một tên nô lệ Tây phương, tên phản quốc, một tên gián điệp. Ông còn nhớ ông nội của ông quì trên một bục cao, rồi có một Hồng Vệ binh đá ông nội của ông té nhào xuống đất. Ông ngất liệm đi như chết. Mọi người chỉ đứng nhìn, không ai tới giúp đở. Rồi bỏ đi.

Cơn ác mộng hết sau khi Mao chết. Ngày nay, ở Tàu, Dai nhận thấy một điều lạ, không biết có phải là sự nghiệp của Mao để lại hay không, đó là ở Tàu có cả 100 triệu người thiên chúa giáo. Không phải như ở Pháp, mà đó là những giáo dân thuần thành, thật sự hành đạo, sống đời sống đạo nghiêm túc.

Trước kia, dưới thời Mao, ông nội của Dai câu nguyện, đọc kinh, phải núp trong bớng tối vì không dám đốt đèn. Ngày nay, tín đồ đi nhà thờ, nhà nguyện. Nhưng vẫn còn điều bị chế độ, tuy không còn Mao, cấm kỵ, đó là không được phép truyền đạo.

Dai không xin được phép in sách của ông ở Tàu vì sách viết bằng tiếng tàu và trong sách, nhắc lại ông nội là một mục sư. Như vậy là phạm tội tuyên truyên tôn giáo.

Truyện của Dai đem thực hiện phim. Nhờ nhiều bạn bè làm điện ảnh, tài tử nổi tiếng vận động xin phép. Việc xin phép có thể được chấp thuận nhưng với điều kiện nhơn vật là mục sư phải thay đổi, như làm giáo viên, cán bộ, đảng viên…

Ngày nay, nước tàu phát triển, là cường quốc thừ nhì của thế giới. Dân tàu đông đảo đi ra nước ngoài. Nhưng những thứ cộng sản đặc sệt vẫn còn nguyên và ở khắp nơi. Đó là tổ chức và quyền lực. Người ta thât sự không ai nói tới «độc tài» nhưng mọi thứ quyền lực đều nằm trong tay của một đảng duy nhứt đang cầm quyền.

Mọi người ai cũng đều có thể làm giàu nhưng, với điều kiện phải được đảng cộng sản ok. Mọi người đều có thể làm chuyện mình muốn, nhưng trước hết phải chờ đảng quyết định. Trong những xí nghiệp tư, phải có những đơn vị đảng dòm ngó dùm.

Tàu là nước tư bản nhưng đảng cộng sản mạnh hơn, nó kiểm soát tất cả, cả tư tưởng, cả mọi phản ứng tâm lý của dân.

Tuy nhiên có những chuyện mà cái đảng cực mạnh đó không thể kiểm soát được, không can thiệp được, nó chịu bất lực, đó là bịnh hoạn, chết. Những người lãnh đạo đảng như Xi, như Lý, như …bịnh, chết, đảng cộng sản toàn quyền, triệt để, toàn diện, cũng chịu thua thôi.

 

Tộc Kinh Ở Paris và Hoa Kiều Vận Ở Úc: Hai Trường Hợp, Một Chánh Sách

 Từ mùa xuân năm rồi tới nay, Paris hãy còn sôi nổi vụ Tộc kinh ở Bussy Saint Georges, thành phố ngoại ô phía Đông, cách Paris lối 45 km. Một nhóm người Việt nam cùng với vài người Tàu gốc Chợ lớn, Miên và Lèo, tất cả đều bỏ chạy bán mạng tìm đường qua Pháp xin tỵ nạn cộng sản sau khi 3 xứ Đông dương cũ bị cộng sản cưỡng chiếm, nay họ rước một nhóm Tàu qua Pháp, giới thiệu mua đất vừa kinh doanh, vừa tổ chức hoạt động văn hóa chánh trị phục chỉ nhằm vụ quyền lợi của Tàu.

Nay nhắc lại những điểm quan trọng của chương trình buổi lễ giới thiệu dự án Tộc kinh tại Phòng họp Thị xã Bussy Saint Georges hôm 21/05/2018 dưới sự chủ tọa của ông Thị trưởng và 3 vị Hội đồng thị xã, tất cả đều mang quốc kỳ chủ lễ, nghĩa là buổi lễ thật sự nghiêm trọng, để thấy ý đồ Tàu hóa của Bắc kinh.

Và, cũng để thấy vụ Tộc kinh ở Paris không phải là duy nhứt, Cỏ May tôi sẽ lược thuật vụ một doanh nhơn Tàu tên Hoàng Tương-mạc ở Sydney làm Hoa kiều vận cho Bắc kinh. Hai vụ việc, về cách hành động, khác nhau nhưng cùng qui về mục tiêu chung là nhằm phục vụ chánh sách thống nhứt về với hán tộc của Bắc kinh.

Dự án tộc kinh ở Pháp

Ông Thao Chấn, người Lèo gốc Nghệ Tĩnh, con của ông Lê B., Việt kiều ở Lèo theo Hà nội. Ông Chấn là người có công lớn trong nhóm vận động Tàu, nên trong buổi họp đầu tiên ngày 21/O5/2018, được ông Thị trưởng giới thiệu – với lời nhấn mạnh nếu không có ông thì không có dự án Tộc kinh – để ông trình bày nội dung và tầm quan trọng của dự án. Mở đầu, ông Chấn lưu ý mọi người hôm nay là ngày 21/5 là ngày linh thiêng trong 50 năm qua, nó sẽ cho chúng ta ánh sáng và sự khôn ngoan để thành tựu dự án này. Ông phác họa, trong giai đoạn đầu, sẽ dùng 350 000 m2 xây dựng một số cơ sở như “Công viên Hòa bình Thế giới cho các dân tộc và các quốc gia, trường học quốc tế từ Mẫu giáo tới Đại học dạy bằng tiếng tàu, Trung tâm nghiên cứu khoa học, Trung tâm võ thuật, Trung tâm thương mại, kỹ nghệ cao để phát triển kinh tế cho Bussy Saint Georges hợp tác với Tàu. Về đất đai, chúng ta còn nhiều nữa, 850000 m2,… và còn nữa.

Tiếp theo là lễ tặng 7 lá cờ cho 7 vị Hội viên của Hội đồng thành phố. Ông Chấn nói về ý nghĩa và tầm quan trọng của là cờ để cho người trao cờ và người nhận cờ đều nhận thấy mình có vai trò tối hệ trọng trong việc thực hiện dự án như “hiện thân của dân tộc Kinh”, “ấn tín, những quyền lực tối cao trung quốc tại Pháp và trên thế giới được nhìn nhận qua lá cờ, … ”, “lá cờ đến từ Tam đảo của Tàu hàm ý dưới thẩm quyền tối cao của Tàu”,…

Một người Tàu, Dân biểu đại diện tỉnh Quảng Đông đến từ Quảng Đông, đọc 1 bài ngắn viết sẵn, nói rất rõ mối quan hệ Tộc kinh với dân tộc Việt nam bao gồm luôn 4 triệu người Việt nam Hải ngoại: “Tộc Kinh là 1 tộc trong 56 dân tộc của Trung Hoa. Dân tộc Kinh của chúng tôi trước nay vẫn ở vùng Quảng Tây. Chúng tôi vốn là một dân tộc thuộc dòng quí tộc được dân tộc Mãn Châu nhà Thanh cho trở thành Vương quốc An Nam độc lập vào năm 1884-1885, tức là nước Việt Nam ngày nay.

Dân tộc Kinh lưu vong vẫn muốn nhận tổ nhận tông và qui thuận về tổ tiên. Đây cũng là tâm tình của người Kinh thế kỷ 21 muốn trở về trong vòng tay của mẹ, cùng với 56 dân tộc anh em của Trung Quốc vun đắp và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho nền hòa bình nhân loại.

Dưới sự chứng kiến của mọi người trong việc thành lập Trung tâm người Kinh nơi đây, tại thành phố Bussy Saint Georges, tổ tiên dân tộc Trung hoa của chúng tôi có một ước nguyện: thành kính tổ tiên, động viên giòng dõi, phát huy cá nhân, chú trọng đạo đức, lấy giới trẻ làm gốc, ngũ văn ngũ thường”.

Phía người Việt nam gốc Sài gòn định cư ở Pháp theo diện tỵ nạn tham gia dự án Tộc kinh, với vai trò nồng cốt, gồm có các ông Đỗ Đăng Di, cựu Trung tá Quân lực VNVH, Thái Quan du học Nhựt bổn qua Pháp tỵ nạn (có đính chánh là không phải Tổng Thư ký Chương trình dự án, chỉ tham dự thôi), Nguyễn Thế Tâm, du học, Trần Nghĩa Hiệp du học, ông bà Ôn văn Thanh, tỵ nạn, và 2 phụ nữ là bà 6 Đào và bà Mỹ Vân, người Tàu Chợ lớn, công dân VNCH, nay tự xưng là Công chúa Chen Wei Wei, tuy lúc bán vải tại hành lang của thương xá Paris 13 thì chưa nghe nói về lý lịch hoàng tộc thiểu số tàu của chị ta. Cả 2 phụ nữ này khá «nổi tiếng» trong giới người Tàu và Việt nam ở khu chợ Paris 13.

«Nhóm Minh bạch» (Collectif Transparence), được thành lập liền sau khi trình chiếu tại Paris 13 hôm 28/10/2018 cuốn video ghi diễn tiến buổi họp tại Thị xã Bussy Saint Georges hôm 21/05/2018, gồm đại đa số thanh niên đầy nhiệt huyết, học giỏi ở trường Pháp mà, hơn nữa, còn xuất sắc về tiếng Việt cả viết lẫn nói, có suy nghĩ thông minh, chính chắn, vừa đi làm việc vừa lợi dụng thì giờ rảnh đi điều tra những hoạt động của nhóm Tộc kinh này ở Pháp để phơi bày cho Cộng đồng Người Việt Hải ngoại biết rỏ, nhứt là vai trò của những người Việt nam liên hệ như ông Đỗ Đăng Di, ông bà Ôn văn Thanh, ông Thao Chấn, bà Mỹ Vân trong dự án. Họ đều đứng tên những công ty dịch vụ tài chánh cho Tàu ở quốc nội, đều đặt địa chỉ chung quanh ngoại ô Paris. Khi Công ty này đóng cửa thì có Công ty khác mọc lên thay thế. Tiền dự tính đầu tư ỏ Pháp qua  các Công ty lên tới bạc triệu tuy Công ty khai báo thành lập chỉ nộp có 1000€.

Về phìa chánh quyền, ông Thị trưởng trong buổi hợp Hội đồng Thị xã hôm 06/11/2018/, trả lời bà Chantal Brunel, thành viên Hội đồng, rằng ông không có ký một văn kiện nào về việc cho mướn hay bán đất, cũng không có chuyện xây dựng một Trung tâm Tộc kinh qui tụ người Việt nam ở đây. Tức không có gì hết. Nhưng ông chỉ tuyên bố như vậy tuy chánh thức vì vẫn chưa có một văn bản cụ thể nên người Việt nam chưa dám tin. Những ngày sau đó, Cộng đồng người Viêt nam tổ chức nhiều buổi vận động dư luận dân địa phương bằng chương trình phát truyền đơn, gởi truyền đơn tới tận từng nhà, dán biểu ngữ, giải thích sự việc với người đi đường,… kêu gọi mọi người góp tiếng nói cùng phản đối dự án Tộc kinh ở thành phố.

Nay «Nhóm Minh bạch» công bố 1 Pétition kêu gọi bà con người Việt nam ở khắp nơi, hải ngoại và quốc nội, ký tên để ủng hộ công cuộc tranh đấu của bà con ở Bussy Saint Georges đòi hỏi ông Thị trưởng Yann Dubosc đưa ra một văn kiện xác nhận lời tuyên bố của ông hôm 06/11/2018 là không bán hay cho người Tàu mướn đất ở Bussy Saint Georges để thực hiện dự án Tộc kinh như đã trình bày hôm 21/05/2018.

Hiệu quả của Pétition là ở số người hưởng ứng ký tên. Càng có đông người ký thì giá trị của Pétition càng mạnh. Nhưng điều đáng tiếc là bà con mình vẫn còn e ngại ký tên do tâm lý nghi kỵ cố hũu có từ hoàn cảnh đất nước bị trị hết thực dân rồi tới cộng sản. Mong rằng bà con khi thấy được tầm quan trọng của sự việc, nó gắn liền vận mệnh dân tộc với hiện tượng dân tộc bị tru diệt bởi giặc Tàu cộng với sự thỏa hiệp của đảng cộng sản ở Việt nam và nhóm việt cộng hải ngoại mà mạnh dạng ký tên và truyền nhau cùng ký cho thật đông đảo.

Xin mời bà con liên lạc Nhóm Minh Bạch qua địa chỉ dưới đây :

Collectif Transparence (Nhóm Minh Bạch)

Trang FB của nhóm Collectif-Transparence  https://www.facebook.com/collectiftransparence/

Liên lạc: tranparence.transparency@gmail.com

Hoàng Tương-mạc và hoa kiều vận ở Úc

Ở Úc có vụ Hoàng Tương-mạc, doanh nhơn người Tàu, đang bị chánh quyền Úc bác hồ sơ xin quốc tịch Úc và vừa thu hồi visa của ông vào Úc trong lúc ông đang ở Hồng kông. Lý do, theo Bộ Nội vụ Úc, là ông Tương-mạc can thiệp mạnh vào nội tình chánh quyền Úc nhằm phục vụ quyền lợi của ông và nước Tàu của ông.

Khi biết tin tai nạn khủng khiếp này xảy ra, ông vội vận động dư luận người Úc gốc Tàu và đồng thời nhờ 2 tờ báo của người Tàu ở Úc, tờ Sing Tao Daily và Australian Chinese Daily cùng lên tiếng làm áp lực chánh quyền Úc để họ thu hồi các quyết định không cho ông trở lại nước Úc nữa, nơi ông có một ngôi biệt thự lộng lẫy trị giá 12, 8 triệu đô-la úc mua năm 2012 ở thành phố Mosman.

Về thành tích cá nhơn, theo hãng tin Fairfax Media, ông Tương-mạc trước đây, trong làm ăn, có liên hệ với chánh quyền thành phố Yết Dương của Quảng châu mang tiếng tham nhũng. Khi nghe tin Tập Cận-bình ban hành chánh sách «Đả hổ, đập ruồi», Tương-mạc hoảng sợ bèn tìm đường trốn qua Úc thoát thân. Ở Úc tạm yên, ông bèn dùng tiền mua chuộc vài người trong chánh quyền Úc để xin nhập quốc tịch úc. Đồng thời, ông cũng bỏ ra 3 triệu đô-la úc ủng hộ các chánh đảng úc. Mặt khác, ông cũng hoạt động với cộng đồng người Tàu buôn bán làm ăn ở Úc, lôi kéo họ luôn luôn cùng hướng về quốc nội.

Tin báo chí về việc ông Hoàng Tương-mạc bỏ xứ chạy qua Úc sanh sống là như vậy nhưng liệu có chắc như vậy không? Hay vụ dính liếu với tham nhủng chỉ là cái cớ để ông ta có lý do tới Úc ở, làm ăn và hoạt động nhằm phục vụ đảng cộng sản tàu ? Nên nhớ triết lý sống muôn đời của người Tàu là lượm bạc cắc. Nhưng cũng đừng quên họ là người biết xài tiếng một cách vô cùng khôn ngoan. Họ thường nói họ có thể sống bất cứ nơi nào, dưới bất kỳ chánh quyền nào, miển nơi đó cái túi áo, miệng túi mở ra phía trên!

Vậy khi Tương-mạc bỏ ra 3 triệu đô-la ủng hộ các chánh đảng úc, ai dám chắc ông ta không dự sẵn ý đồ sẽ lủng đoạn chánh trị úc có lợi cho nước Tàu? Rất may, chánh phủ Úc đã kịp thấy và chận đứng ngay kế hoạch phá nước Úc của Bắc kinh.

Thực tế, Tương-mạc trong lúc nghĩ chắc ở yên ở Úc, và sắp trở thành công dân Úc, bèn tích cực tham gia các tổ chức người Tàu thân cộng, làm Chủ tịch Hội Vận động Thống nhứt Trung quốc trong Hòa bình (Australian Council for the Promotion of Peaceful Reunification of China – ACPPRC), kêu gọi người tàu ở Úc phản đối nỗ lực độc lập của các nước Đài-loan, Tân-cương, Tây-tạng.

Khi Tập Cận-bình tới Úc lần đầu tiên năm 2014, Tương-mạc đón tiếp như tư cách ông ta là Đại diện Cộng đồng người Tàu công dân Úc vậy.

Bỏ tiền ra mua quốc tịch Úc không thành, Tương-mạc bèn phê phán Úc không phải là nước có công bình, có đạo lý như ông ta tưởng và, dĩ nhiên phản ứng theo đúng truyền thống doanh thương tàu, ông đòi lại 3 triệu đã đầu tư ở các chánh đảng úc, nói để làm từ thiện (Việt Luận 22/02/2019).

Cộng đồng người tàu ở Úc cũng chia làm 2 phe. Những người tới Úc sau biến cố 30/04/75 phần lớn đều chống đối Bắc kinh. Còn những người tới Úc sau này đều đi từ Tàu cộng theo diện di dân lập nghiệp. Họ chỉ biết làm ăn kiếm tiền và có dự tính đem tiền về làm ăn thêm ở quê hương. Họ chỉ biết có chánh phủ Bắc kinh.

Năm 2016, có lẽ do nhà cầm quyền Bắc kinh chỉ thị, những người tàu này tổ chức văn nghệ vinh danh Mao Trạch-đông liền bị những người tàu kia phản đối cho rằng Mao Trạch-đông là tên tội phạm chống nhơn loại và chánh quyền bắc kinh vi phạm nhơn quyền. Họ vẫn chưa quên Mao đã giết  trên 70 triệu dân tàu. Và vụ Thiên An môn, Đặng Tiểu-bình cho xe tăng tới giải táng sinh viên biểu tình đòi dân chủ, cán chết hàng ngàn sinh viên.

Ở Pháp và Úc, hai trường hợp, về tính cách có khác nhau, nhưng mục tiêu vẫn là một, nhằm phục vụ cho chánh sách bành trướng ảnh hưởng của Bắc kinh, thôn tính các nước nhỏ và gần trước, từng bước đi tới thực hiện giấc mộng tàu làm chủ thế giới.

Trong lúc đó, người Việt nam vẫn tự hào dân tộc có hơn 4 ngàn năm văn hiến, có lịch sử hào hùng mấy lược đánh Tàu thất điên bát đảo. Phải chăng vì vậy mà chưa vội lo sợ thực tế đảng cộng sản đang đem đất nước sáp nhập vào nước tàu?

 

Vui cười

Một thanh niên rất đạo đức nhưng lại thất nghiệp đến nhà thăm cha mẹ cô bạn gái. Người cha thân mật nói chuyện và hỏi anh về tương lai. – Thế sau này cậu lấy tiền đâu ra mà lập gia đình? – Thưa bác, có Chúa lo ạ. – Thế tiền đâu mà lo cho vợ, cho con? – Thưa bác, có Chúa lo ạ. – Thế tiền đâu mà cho con cái ăn học? – Thưa bác, có Chúa lo ạ.

Sau khi chàng trai về, vợ ông ta hỏi: – Sao? Bố mầy thấy cậu ấy có khá không? – Con người rất lịch sự và đạo đức. Chỉ có một điều tôi hơi thắc mắc…

– Điều gì thế?

– Bu mày biết không? Anh chàng cứ nghĩ rằng tôi là Chúa

Trung cộng lại đẩy cuộc chiến thương mại lên nấc thang mới sau sự cố Boeing 737 Max 8

Ngày 10/3/2019, chuyến bay 302 của hãng hàng không Ethiopian Airlines đã gặp nạn chỉ sau 6 phút cất cánh khiến 157 hành khách và phi hành đoàn chết sạch. 

Sau 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, vụ tai nạn thảm khốc, cơ quan hàng không dân sự của Trung cộng đã đưa ra một tuyên bố đáng chú ý “Tất cả các hãng hàng không Trung cộng sẽ đình chỉ bay 737 Max 8 – dòng máy bay bán chạy nhất của nhà sản xuất Boeing có trụ sở ở Chicago, Mỹ với giá 120 triệu USD/chiếc”.

Sau tuyên bố của Trung cộng thì hàng loạt quốc gia cũng tuyên bố cấm bay với loại máy bay này trong đó có cả nước Mỹ. Điều lạ lùng  ở chỗ là chỉ trong vòng có 5 tháng đã xảy ra 02 vụ tai nạn liên tiếp của dòng máy bay này, lần đầu tiên là chuyến bay 610 của Lion Air của Indonesia và tiếp theo là chuyến bay Ethiopian Airlines. 

Điều mà các chuyên gia hàng không quan tâm đó là cả 02 vụ tai nạn xảy ra đối với dòng máy bay trên đều có một số điểm rất tương đồng và càng ngạc nhiên hơn khi Trung cộng đã tiên phong cấm bay với dòng Boeing 737 Max 8 mà không đợi chỉ thị kết luận về khả năng không vận của nó và các chuyên gia nói rằng “đây là điều chưa từng có tiền lệ”

Chắc chắn phía Mỹ sẽ khẩn trương vào cuộc điều tra

để tìm ra nguyên nhân gây ra tai nạn cho dòng máy bay hiện đại bậc nhứt của Boeing 737 Max 8 để xác định xem đây là lỗi kỹ thuật chủ quan hay là một âm mưu phá hoại, một dạng khủng bố mới rất nguy hiểm đó là khủng bố bằng vũ khí công nghệ. 

Hiện nay, các nhà khoa học hàng không vũ trụ đang thiên về dự đoán 02 vụ tai nạn liên tiếp xảy ra chỉ trong vòng 5 tháng đối với dòng sản phẩm được cho là hiện đại bậc nhứt đó là loại máy bay Boeing 737 Max 8 này xuất phát từ một dạng khủng bố mới rất nguy hiểm đó là khủng bố bằng vũ khí công nghệ và họ đang hướng sự NGHI NGỜ nhắm về phí Trung cộng. 

Với giới chiến lược gia chánh trị thì họ cũng đang hướng sự NGHI NGỜ nhắm về phía Trung cộng, bởi vì:

1.Ông quyền bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hiện nay là ông Patrick Shanahan, một tài năng trưởng thành từ Tập đoàn Boeing, đã có một danh sách dài các thành tích khi làm quản lý tập đoàn này. Ông phụ trách lĩnh vực hàng không quân sự, không gian và thương mại kể từ năm 1986 và sớm giành được chỗ đứng trong hàng ngũ quản lý cấp cao của tập đoàn này.

Quan điểm chủ đạo của ông Shanahan là:

– Vận hành Chiến lược phòng thủ Quốc gia, thúc đẩy sự thay đổi một cách có hệ thống, tái sắp xếp tổ chức để gia tăng hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vũ khí sát thương, liên minh và cải cách.

– Ông đã từng khẳng định “Chúng ta thường quá tập trung vào tiến trình hoặc ngân sách hoặc mức độ nỗ lực. Bộ Quốc phòng nên tập trung vào kết quả và đầu ra – thành tích của chúng ta. Điều này sẽ giúp chúng ta sản xuất được những loại vũ khí sát thương vô đối trên thị trường, thực hiện các kế hoạch hiện đại hóa của chúng ta và đạt được điều này một cách hợp lý”.

– Ông Shanahan ủng hộ chiến lược phòng thủ quốc gia mà Bộ Quốc phòng Mỹ thông qua vào năm 2017, trong đó tập trung phần lớn vào việc chuẩn bị về quân sự cho một cuộc chiến chống lại các đối thủ cạnh tranh như Nga và Trung cộng.

2. Tháng 12/2018, trong một thông báo gửi Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, tổng thống Trump đã viết:

“Phù hợp với luật pháp Mỹ, tui ra lệnh thành lập Bộ tư lệnh Vũ trụ. Tổ chức này sẽ hoạt động như một cơ quan chỉ huy tác chiến thống nhất của quân đội”.

Phát biểu tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida, phó Tổng thống Mike Pence cho biết Bộ tư lệnh Vũ trụ mới sẽ kiểm soát tất cả hoạt động trong không gian của các quân chủng thuộc quân đội Mỹ “Bộ tư lệnh Vũ trụ sẽ phát triển học thuyết về vũ trụ, chiến thuật, kỹ thuật và quy trình cho phép binh sĩ bảo vệ Mỹ trong kỷ nguyên mới”.

Đảm trách công việc trên chắc chắn sẽ là Tập đoàn Boeing dưới sự chỉ đạo trực tiếp của quyền bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan. 

3. Lương duyên giữa Boeing với Bắc Kinh:

Bắc Kinh là “bạn hàng ruột” của Boeing suốt hàng thập niên qua. Ngày 06/9/2017 Tập đoàn Boeing ra dự báo rằng “các hãng hàng không Trung cộng sẽ mua thêm 7.240 máy bay thương mại, trị giá 1,1 ngàn tỉ USD, trong thời gian từ nay đến năm 2036”.

Vậy tại sao mọi NGHI NGỜ đều hướng về phía Trung cộng sau khi nước này tiên phong cấm bay dòng Boeing 737 Max 8 chỉ 24 giờ sau tai nạn thảm khốc ở Ethiopian với niềm tin cho rằng “thủ phạm chính là Trung cộng” ? Rất dễ hiểu bởi vì:

1. Đánh phá Boeing là gián tiếp đánh vào ông quyền bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan;

2. Đánh phá Boeing là gián tiếp đánh vào Bộ tư lệnh Vũ trụ mà Boeing là hạt nhân của Quân chủng thứ 6 này;

3. Trong khi nền kinh tế của Trung cộng đang bị ông Trump và cộng sự của ông đánh cho tan tành thì tương lai để mua thêm 7.240 máy bay thương mại, trị giá 1,1 ngàn tỉ USD, trong thời gian từ nay đến năm 2036 là bất khả thi.

Thôi thì “không ăn được quậy cho hôi”, đánh cho Boeing nghiêng ngã để có lý do từ chối mua hàng của nó, quay sang mua hàng của đối thủ với Boeing là Airbus S.A.S. của Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đức để lôi kéo cả EU về phía mình nhằm đối phó với Mỹ một cách “trường kỳ”.

4. Khi cổ phiếu của Boeing bốc hơi mạnh do “sự cố 737 Max 8” thì tham vọng “thống lãnh vũ trụ” của Donald Trump sẽ gặp khó như vụ xây bức tường biên giới bởi Boeing mất khả năng tự chủ tài chánh, ứng trước tiền để phát triển Bộ tư lệnh Vũ trụ với sứ mạng mà Phó tổng thống Mike Pence đã tuyên bố là “Bộ tư lệnh Vũ trụ sẽ phát triển học thuyết về vũ trụ, chiến thuật, kỹ thuật và quy trình cho phép binh sĩ bảo vệ Mỹ trong kỷ nguyên mới”.

Trình độ nham hiểm của Trung cộng được cho là vô địch thiên hạ nhưng MA không bao giờ vượt qua ĐẠO. Ông Trump đang chỉ thị dốc toàn lực CIA kể cả FBI vào cuộc để tróc nã kẻ gian, lôi chúng ra ánh sáng. Nếu kẻ phá hoại nhắm vào Boeing lần này là Trung cộng thì sẽ không còn nghi ngờ gì nữa việc nó đã đạo diễn vụ khủng bố nước Mỹ vào ngày 11/9/2001 để lấy lòng ông Bush đặt cách cho nó được vào WTO sau sự nhanh nhảu “chia xớt thương đau” với nước Mỹ của Giang Trạch Dân./.

Tran Hung

http://www.thesaigonposts.com/2019/03/trung-cong-lai-ay-cuoc-chien-thuong-mai.html

Vui cười

Nhà tuyển dụng nói với nhân viên mới tuyển: – Trong công việc này, chúng tôi rất cần những người có tinh thần trách nhiệm.- Tôi chính là người các ông cần tìm. Ở chỗ làm trước đây, khi nào có điều gì sai sót, họ đều nói là trách nhiệm của tôi.

 

Một phụ nữ bế đứa trẻ vào phòng khám bệnh. Bác sĩ thay thằng bé bị suy dinh dưỡng, liền hỏi: – Cháu bú mẹ hay sữa bình? – Sữa mẹ. – Vậy chị cởi áo để tôi khám. Một lúc sau…

– Hèn gì thằng bé suy dinh dưỡng. Chị chẳng có chút sữa nào cả!- Tôi biết! Tôi là bà ngoại nó mà!

Hoa Kỳ đang tìm cách đi đến chiến tranh với Trung cộng ở biển Đông  –  GS Michal T. Klare/Nguyễn Trọng Dân lược dịch

Lời người lược dịch: Xin trình bày bài lược dịch này để mọi người có thể hiểu rõ hơn về cách nhìn của giới chiến lược gia Hoa Kỳ là chiến tranh Mỹ- Trung có xảy ra hay không. Thông qua bài viết này, chúng ta có thể bắt đầu thấy vấn đề cân bằng mậu dịch không hề ảnh hưởng đến quyết tâm đối đầu quân sự của Hoa Kỳ trước Trung cộng tại biển Đông. Liên minh quân sự hùng mạnh đã hình thành và một liên minh quân sự tốn công gầy dựng không thể bị thắng giật ngược lại vì vấn đề cân bằng mậu dịch nhỏ nhoi trước mắt.

 “Thay đổi tên gọi bộ tư lệnh lực lượng châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ không phải chỉ là một hành động mang tính hình thức- mà đây chính là hành động mang tính đe dọa.” – giáo sư Michael T. Klare

 Vào ngày 30 tháng Năm 2018, Bộ trưởng Quốc phòng (QP), tướng James Mattis đã công bố một sự thay đổi bất ngờ trong chính sách chiến lược toàn cầu của Mỹ. Từ giờ trở đi, theo lệnh của ông, Bộ Tư lệnh quân sự Châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (PACOM), giám sát tất cả các lực lượng quân sự Hoa Kỳ ở Châu Á, sẽ được gọi là Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương (INDOPACOM). Sự thay đổi tên này, theo lời tướng Mattis giải thích là cần thiết vì tầm quan trọng của sự kết nối ngày càng tăng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, sự thay đổi tên này sẽ khẳng định quyết tâm của Hoa Thịnh Đốn trong việc duy trì vị thế lãnh đạo tuyệt đối của mình cho cả hai vùng biển này.

 Chuyện đổi tên thì có gì đâu mà phải ầm ỹ, có phải như vậy không? Người Mỹ chúng ta có thể không  đúng không? Và ngay cả bây giờ, khi quý vị đã biết đến tin này, có lẽ quý vị cũng không lấy gì làm bận tâm lắm phải không? Ối chà lầm chết, sự thay đổi tên như vậy nghe qua tưởng có vẻ chẳng có gì ghê gớm, nhưng rồi sẽ có ngày khi nhìn lại sự việc này, quý vị sẽ nhận ra hành động đổi tên bộ Tư lệnh này vô cùng hung hiểm. Đây chính là tín hiệu cho thấy quân đội Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho một cuộc đối đầu quân sự cuối cùng với Trung cộng.

 Nếu cho đến bây giờ, quý vị thấy quyết định của tướng Mattis đổi tên bộ Tư Lệnh không hề được loan báo ở bất cứ hãng thông tấn lớn nào, tôi không ngạc nhiên vì các phương tiện truyền thông hầu như đã không nhận ra tầm quan trọng để chú ý đến việc này, chắc chắn tin này sẽ không “nóng”, được nhiều chú ý như những dòng tweet tầm phào mà Tổng thống Donald Trump đã từng gửi. Giới truyền thông nhận thấy việc đổi tên bộ Tư lệnh chỉ là một cử chỉ mang tính hình thức nhằm giúp Ngũ Giác Đài khuyến khích Ấn Độ gia nhập liên minh Nhật Bản, Úc và các đồng minh khác của Hoa Kỳ trong hệ thống liên minh Mỹ – Châu Á Thái Bình Dương. Chỉ có mỗi hãng thông tấn Reuters là chịu khó loan ra tin này với hàng tít ngờ nghệch ” Để đề cao vai trò của Ấn Độ, Bộ Tư Lệnh châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ thay đổi tên gọi”.

 Việc các nhà phân tích quân sự của giới truyền thông không nhận thấy bất cứ điều gì quan trọng ẩn sâu trong việc thành lập bộ Tư Lệnh Ấn Độ Thái Bình Dương gọi tắt là PACOM là không có gì đáng ngạc nhiên, vì tất cả những chú ý của các chuyên viên của các hãng thông tấn truyền thông điều đổ dồn cho các sự kiện nóng sau hội nghị thất cường G7 ở Canada, hay những căng thẳng đang gây lo lắng từ phía Iran. Thêm vào đó, giới chuyên gia của các hãng truyền thông ngây ngô và thiếu hiểu biết về quan niệm chiến lược của giới tướng lãnh Hoa Kỳ. Riêng về bản thân tướng Mattis, thì bản thân ông ấy không hề che giấu tầm quan trọng chiến lược của việc liên kết Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trong kế hoạch khi ra lệnh đổi tên bộ Tư lệnh. Trên thực tế, sự thay đổi tên bộ Tư lệnh này cho thấy cho một sự thay đổi quan trọng trong sách lược quân sự của Hoa Kỳ với nhiều dự tính vô cùng quan trọng.

 Hãy xem xét bối cảnh của quyết định thay đổi tên bộ Tư lệnh: trong những tháng gần đây, Hoa Kỳ đã tăng cường tuần tra hàng hải ở vùng biển giáp với các đảo do Trung cộng chiếm đóng trái phép ở Biển Đông, không ngần ngại đối diện với khả năng rất cao là có thể sẽ đụng độ giữa các tàu chiến của hai quốc gia. Thái độ đối mặt của Hải quân Hoa Kỳ lại đi kèm với nhiều lời lẽ hâm dọa thẳng thừng từ Ngũ Giác Đài, cho thấy Hoa Kỳ muốn cho Trung cộng biết hậu quả sẽ như thế nào nếu cứ tiếp tục quan sự hóa các đảo mình chiếm tại biển Đông. “Trung cộng đã gây gió (ở biển Đông) thì phải gặt bão”- tướng Mattis tuyên bố như thế tại Diễn đàn Đối thoại Chiến lược Shangri La ở Singapore vào ngày 2 tháng Sáu.

 Để cho thấy Trung cộng sẽ phải “gặt bão” như thế nào, tướng Mattis đã nhanh chóng loại bỏ Trung Cộng khỏi cuộc tập trận Hải quân đa quốc gia RIMPAC lớn nhất thế giới, được tiến hành hàng năm dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ. “Tuy nhiên, đây chỉ là cảnh cáo,” Mattis nhấn mạnh với vẻ đầy sát khí khi phát biểu tiếp, “và tôi tin rằng sẽ có những hậu quả lớn hơn nhiều (dành cho Trung cộng) trong tương lai”. Cũng với thái độ hăm dọa đó, tướng Mattis đã tuyên bố luôn rằng Ngũ Giác Đài đang lên kế hoạch tiến hành tuần tra hàng hải thường xuyên liên tục đều đặn như người gõ trống ở vùng biển tiếp giáp các đảo do Trung cộng chiếm đóng, mà điều này nếu xảy ra, sẽ chỉ làm sự chạm mặt đối đầu giữa hai quốc gia thêm gay cấn căng thẳng và tạo điều kiện dẫn đến sự cố giao tranh tai hại do hiểu lầm đối phương.

 Ngoài việc thúc đẩy đối đầu chạm trán căng thẳng giữa các tàu Hải quân tại các vùng biển gần các đảo Trung cộng chiếm đóng, Ngũ Giác Đài đã nỗ lực tăng cường quan hệ quân sự với các quốc gia thân thiện với Hoa Kỳ trong vùng, bao bọc xung quanh Trung cộng; rõ ràng đây là kế sách chiến lược, một nỗ lực quân sự lâu dài theo mô hình thời Chiến tranh Lạnh, nhằm bao vây kiềm tỏa Trung cộng ở mọi hướng. Thí dụ, vào ngày 8 tháng 6, Bộ QP đã thực hiện một cuộc tập trận hải quân chung ở Thái Bình Dương (Malabar 2018), có sự tham gia của các lực lượng từ Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Việc tìm cách hợp nhất Ấn Độ, vốn từng đứng trung lập, vào liên minh của Hoa Kỳ để chống Trung cộng, trên thực tế, đã trở thành một sách lược từ lâu trong thế kỷ 21 của Hoa Kỳ, tạo ra sự đe dọa vô cùng hung hiểm đối với Trung cộng.

 Trong nhiều thập kỷ, mục tiêu chính của chiến lược Hoa Kỳ ở châu Á là tăng cường hợp tác và hỗ trợ sức mạnh cho các đồng minh chủ chốt của mình tại Thái Bình Dương bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines để kìm hãm sức mạnh của Trung cộng ở Đông Bắc Á và biển Đông. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Trung cộng đã tìm cách lan rộng tầm ảnh hưởng của mình sang Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương, mà nổi bật là tham vọng đáng kinh ngạc trong kế hoạch phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng mang tên “Một vành đai, một con đường” cho lục địa Á-Âu vươn đến cả Phi châu. Dự án kinh tế rộng lớn này rõ ràng là cách hợp tác kinh tế rất thâm hiểm để khống chế nhiều khu vực Á-Âu vào quỹ đạo kinh tế chính trị của Trung cộng. Để đối phó với tham vọng này, các chiến lược gia Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều quyết định vô cùng quyết liệt trong khu vực. Một phần trong quyết tâm đó, các chiến lược gia quân sự Hoa Kỳ bất ngờ chuyển hướng lôi kéo liên kết hai vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương lại với nhau, bao vây Trung cộng với hệ thống liên minh của mình đã có trước đó. Việc đổi tên vào ngày 30 tháng 5 là một sự thừa nhận chính thức về một chiến lược bao vây mà càng về lâu dài, sự hung hiểm dành cho Trung cộng càng tăng.

 CÔ LẬP TRUNG CỘNG ĐỂ GÂY CHIẾN TRANH

 Để hiểu rõ hơn bản chất hung hiểm của việc đổi tên bộ Tư lệnh, chúng ta cần phải biết quá khứ hình thành của bộ Tư Lệnh châu Á Thái Bình Dương PACOM trước đây. Ban đầu bộ Tư Lệnh này có tên gọi là Bộ Tư Lệnh Viễn Đông, vào năm 1947 PACOM được thành lập và có trụ sở tại các căn cứ của Hoa Kỳ gần thành phố Honolulu, Hawaii. Nay, sau khi đổi tên, INDOPACOM có trách nhiệm trấn ngữ quân sự một khu vực vô cùng rộng lớn bao gồm cả biển Đông, Đông Nam Á, cũng như Úc, New Zealand và vùng biển của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, diện tích của vùng chiến thuật này chiếm khoảng 50% bề mặt Trái đất và kết hợp hơn một nửa dân số toàn cầu. Mặc dù Lầu Năm Góc chia toàn bộ hành tinh thành từng vùng chiến thuật, nhưng không một vùng chiến thuật nào trong số các vùng chiến thuật lại lớn hơn vùng chiến thuật Ấn Độ-Thái Bình Dương vừa mới được thành lập, với quân số và chuyên viên dân sự lên đến 375 ngàn người.

 Trước khi Ấn Độ Dương được hợp nhất vào vùng chiến thuật một cách chính thức như bây giờ, PACOM chủ yếu tập trung vào việc duy trì quyền kiểm soát quân sự phía tây Thái Bình Dương, đặc biệt là ở vùng biển xung quanh một số quốc đảo và bán đảo thân thiện như Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines. Cấu trúc lực lượng của PACOM phần lớn bao gồm các phi đội Không quân và Hải quân, cùng với sự hiện diện của Thủy quân Lục chiến trên đảo Okinawa của Nhật Bản. Đơn vị chiến đấu mạnh nhất của PACOM là Liên Hạm đội Thái Bình Dương hùng mạnh nhất thế giới phù hợp với khu vực mà PACOM chịu trách nhiệm kiểm soát. Liên Hạm đội này bao gồm Hạm đội III và Hạm đội VII, với khoảng 200 chiến hạm và tàu ngầm, gần 1200 chiến đấu cơ và quân số và chuyên viên dân sự lên đến 130 ngàn người tính luôn cả thủy thủ, phi công, thủy quân lục chiến.

 Trước khi được hợp nhất, mối bận tâm chủ yếu của bộ Tư Lệnh PACOM là đối phó với mối đe dọa hạch tâm của Bắc Hàn. Từ cuối mùa thu năm 2017 và mùa đông năm 2018, PACOM đã thúc đẩy loạt các cuộc tập trận nhằm kiểm tra khả tiêu diệt các dàn hỏa tiển hạch tâm của Bắc Hàn. Có thể nói, đây cũng là những lời cảnh cáo thẳng thừng cho Kim Jong-un về những hậu quả mà Kim sẽ phải gánh chịu nếu tiếp tục con đường thử nghiệm hỏa tiển hạch tâm để khiêu khích. Có vẻ như, ít nhất trong thời điểm gần đây, Tổng thống Trump đã đình chỉ các cuộc tập trận như vậy do kết quả hòa đàm của cuộc gặp thượng đỉnh với ông Kim.

 Bên cạnh việc lo đối phó Triều Tiên, PACOM từ lâu đã tìm cách đối phó sức mạnh quân sự đang lên của Trung cộng. Điều này thể hiện rõ tại buổi lễ ngày 30 tháng 5 tại Hawaii, Bộ Trưởng QP Mattis tuyên bố việc thay đổi tên bộ Tư Lệnh và chủ trì buổi lễ nhậm chức bộ Tư lệnh INDOPACOM của Đô đốc Phil Davidson thay thế Đô đốc Harry Harris Jr. (Như vậy Đô đốc Hải quân có toàn quyền điều binh khiển tướng trong vùng.)

 Trong khi tránh bất kỳ đề cập trực tiếp về Trung cộng trong bài phát biểu của mình, tướng Mattis không hề do dự khẳng định chắc chắn rằng bộ Tư lệnh mới có trácgh nhiệm huy động toàn lực đối phó với kế hoạch của Trung cộng. “Các quốc gia trong vùng hoan nghênh sự hiện diện của Hoa Kỳ”, ông nhấn mạnh, “vì các nước trong vùng mong đợi môi trường kinh tế buôn bán tự do, công bằng và không muốn bị khống chế bởi độc nhất từ bất cứ một nền kinh tế có tính xâm thực nào, Ấn Độ-Thái Bình Dương là một vùng kinh tế có nhiều vành đai và nhiều con đường. Không quốc gia nào có thể có quyền độc tôn.”

 Người rời khỏi chức vụ Tư lệnh là Đô đốc Harris thì không thèm phát biểu né tránh gì cả. “Mặc dù Triều Tiên vẫn là mối đe dọa trực tiếp nhất của chúng ta”, ông tuyên bố, “Trung cộng vẫn là mối đe dọa thách thức lâu dài và nguy hiểm nhất cho chúng ta (Hoa Kỳ).” Rồi Đô đốc Harris còn khẳng định là nếu Hoa Kỳ và các nước đồng minh không quyết tâm đối mặt với Trung cộng, “Trung cộng sẽ thực hiện thành công giấc mơ bá quyền của mình ở châu Á”. “Có”, Đô đốc Harris thừa nhận là vẫn còn có thể đối thoại với Trung cộng trong mọi vấn đề, “nhưng chúng ta cần phải sẵn sàng đối đầu với Trung cộng khi cần thiết”. (Vào 18 tháng Năm, Đô đốc Harris lại được Tổng thống Trump bổ nhiệm làm đại sứ tương lai của Hoa Kỳ tại Nam Hàn, một cựu quân nhân đi làm Đại sứ tại Seoul, chắc chắn là để bảo đảm sự phản ứng quân sự của Hoa Kỳ trong vùng được nhanh chính xác trước mọi tình huống.)

 Người kế nhiệm Đô đốc Harris là Đô đốc Davidson, còn quyết tâm hơn so với người tiền nhiệm trong việc thúc đẩy các biện pháp đối đầu quân sự thẳng thừng với Trung cộng thành mục tiêu chiến lược hàng đầu. Trong phiên điều trần trước Ủy ban Quốc Phòng Thượng viện vào ngày 17 tháng 4, Đô đốc Davidson liên tục nhấn mạnh mối đe dọa quân sự của Trung cộng ở Biển Đông là vô cùng nguy hiểm và hứa, cũng như cố thuyết phục cho thấy là cần phải đối đấu quân sự với Trung cộng. “Khi tất cả các đảo Biển Đông bị Trung cộng chiếm đóng, quốc gia này sẽ có thể khống chế và mở rộng phạm vi khống chế của mình ra hàng ngàn dặm về phía nam, dòm ngó sâu vào Châu Úc”, ông cảnh báo. “PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) sẽ có thể sử dụng lợi thế địa dư của đảo chiếm đóng bị biến thành các căn cứ hải quân để thách thức sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực; và bất kỳ chiến hạm nào được triển khai tới các đảo căn cứ quân sự này cũng sẽ dễ dàng bị lực lượng Hải quân đông đảo tại các đảo này áp đảo, đe dọa và đuổi đi. Nói tóm lại, Trung cộng hiện có khả năng kiểm soát chặt Biển Đông trong mọi tình huống nếu xẩy ra xung đột với Hoa Kỳ.”

 Nếu nói như vậy thì chẳng khác nào là Đô đốc Davidson muốn báo cho mọi người biết chúng ta (Hoa Kỳ) sẽ đánh Trung cộng trong tương lai ở vùng biển đó?! Lời tuyên bố của ông cho thấy rõ rằng mục tiêu trách nhiệm chính của ông, với tư cách là người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương, sẽ không gì khác hơn là huấn luyện và trang bị cho các lực lượng dưới quyền của mình để sẵn sàng cho một cuộc chiến sẽ xẩy ra tương lai trong lúc tiếp tục mời gọi sự gia nhập càng nhiều càng tốt nhiều quốc gia tham chiến theo kế hoạch của bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. “Để ngăn chặn tình trạng Trung cộng có nhiều khả năng chiến thắng ở một cuộc xung đột nhỏ trong vùng”, Đô đốc tiếp tục khẳng định chiến lược của bộ Quốc phòng , “chúng ta cần phải trang bị các loại vũ khí tối tân ngay từ đầu cho các nước đồng minh một cách nhanh nhất, sẵn sàng ra mặt can thiệp bảo vệ các đồng minh và đối tác của chúng ta, cũng như tiếp tục tuyển dụng và đào tạo thêm quân nhân nhằm duy trì một đội ngũ Hải quân, Không quân, Thủy quân Lục chiến hùng mạnh và thiện chiến nhất thế giới”.

 Ưu tiên hàng đầu của Đô đốc trang bị vũ khí tối tân và tạo điều kiện cho các cấp chỉ huy quen dần với những loại vũ khí tối tân này, đảm bảo quân đội Hoa Kỳ có lợi thế kỹ thuật quân sự một cách tuyệt đối so với Trung cộng trong bất kỳ tình huống đối đầu xung đột nào trong tương lai. Giống như những người tiền nhiệm của mình, Đô đốc cũng coi việc tìm cách củng cố mối quan hệ quân sự của Hoa Kỳ với các quốc gia khác trong vùng đang bị Trung cộng khống chế là rất quan trọng. Đây là lý do tại sao Ấn Độ được mời vào liên minh bộ Tư Lệnh. Giống như Hoa Kỳ, lãnh đạo của Ấn rất lo lắng đến sự hiện diện bành trướng của Trung cộng tại khu vực Ấn Độ Dương, bao gồm việc mở một cảng/căn cứ Hải quân trong tương lai ở Gwadar thuộc Pakistan và một có khả năng thêm một căn cứ khác trên đảo Sri Lanka, cũng ở Ấn Độ Dương. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các cuộc đụng độ xảy ra thường xuyên giữa các lực lượng Trung cộng và Ấn Độ dọc theo biên giới chung của dãy núi Himalaya, và việc triển khai thường trực các tàu chiến Trung cộng ở Ấn Độ Dương, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang nôn nóng muốn cùng Hoa Thịnh Đốn ký kết những thỏa thuận hợp tác quân sự nhằm chống đỡ sự lấn hiếp của Trung cộng. “Một mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với Ấn Độ phù hợp với những mục tiêu chiến lược quân sự của chúng ta tại Ấn Độ-Thái Bình Dương”, Đô đốc Davidson Davidson cho biết như thế khi tường trình trước Quốc Hội gần đây. Sau khi trở thành Tư lệnh vùng này, ông tiếp tục khẳng định như trước, “tôi sẽ duy trì nỗ lực để thắt chặt mối quan hệ đối tác quân sự chiến lược đang phát triển giữa hai quốc gia (Mỹ – Ấn)”. Mục tiêu chiến lược cụ thể sẽ là tăng cường hợp tác quân sự nhằm đảm bảo an ninh hàng hải.

 Và vì vậy, bộ Tư lệnh Ấn Độ- châu Á Thái Bình Dương được hình thành báo hiệu một tương lai chiến tranh thảm khốc giữa siêu cường.

 QUAN ĐIỂM CỦA BẮC KINH

 Cách thay đổi tên bộ Tư lệnh PACOM được loan tin tại Hoa Kỳ sẽ khiến quý vị nghĩ theo kiểu người Mỹ chúng ta, suy cho cùng, cũng chỉ phản ánh ý định liên kết các nền kinh tế lớn giữa các khu vực Ấn Độ và Thái Bình Dương, và hành động đổi tên có lẽ, cũng chỉ cho thấy mối quan hệ kinh tế Mỹ-Ấn đang ngày một sâu rộng. Không có hãng thông tấn nào phân tích để cho chúng ta thấy ẩn đằng sau sự đổi tên bộ Tư lệnh là một chiến lược quân sự mới đe dọa mạnh hơn đối vớiTrung cộng, và cũng từ đó, chúng ta đi đến ý nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ không cảm thấy run sợ hay nguy hiểm gì cả sau việc đổi tên bộ Tư lệnh. Nhưng ngược lại, Trung cộng xem những động thái như vậy, bao gồm luôn các hoạt động Hải quân nhằm đe dọa gần đây của chúng ta ở quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp, là những hiểm họa đáng kể cho họ.

 Vào cuối tháng Năm (năm 2018), Ngũ Giác Đài phái hai tàu chiến, tàu khu trục USS Higgins, và tàu tuần dương USS Antietam, tiến vào vùng biển gần một trong những hòn đảo mới được Trung cộng củng cố tại biển Đông, Trung cộng đã đáp trả bằng cách gửi đông đảo tàu chiến của họ ra ngăn cản và đưa ra tuyên bố lên án các cuộc tuần tra của hải quân Mỹ đầy khiêu khích. “Hành động của Hoa Kỳ”, theo một phát ngôn viên của quân đội Trung Quốc, “đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc [và] làm suy yếu lòng tin chiến lược lẫn nhau”. Điều mà Trung cộng chỉ trích được Hoa Kỳ gọi là ” Tư do Hàng hải” và các cuộc tuần tiểu sẽ tiếp tục gia tăng theo lệnh của tướng Mattis.

 Tất nhiên, Trung cộng cũng biết có lỗi cho sự căng thẳng leo thang trong khu vực. Họ đã tiếp tục quân sự hóa các đảo Biển Đông mà họ cưỡng chiếm khi còn đang tranh chấp, bất chấp lời hứa mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra cho Tổng thống Obama vào năm 2015 sẽ không làm như vậy. Không riêng gì Trung cộng, một số đảo trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng được Việt Nam, Philippines và các quốc gia khác trong khu vực tuyên bố chủ quyền củng cố đảo thành tiền đồn giống như Bắc Kinh và là nguyên nhân của sự gia tăng bất đồng chỉ trích giữa các nước trong vùng về chủ quyền lãnh hải từ lâu. Khác với những quốc gia trong vùng, Bắc Kinh chỉ đơn giản tuyên bố chủ quyền toàn bộ vùng biển Đông và từ chối thỏa hiệp thương thỏa về vấn đề này. Do Bắc Kinh lo củng cố quân sự hóa các đảo này (như những nước khác trong vùng) mà giới chỉ huy quân sự Hoa Kỳ xem như là một mối đe dọa quân sự tiềm ẩn cho các lực lượng của Hoa Kỳ trong khu vực, để rồi người Mỹ lấy cớ phản ứng gay gắt đe dọa mình, mà trong suy nghĩ của Bắc Kinh, rõ ràng đây là vùng kề cận Trung cộng, nhưng lại cách xa Hoa Kỳ hàng ngàn dặm.

 Từ đó mà Bắc Kinh, khi nhìn về chiến lược được đưa ra bởi Bộ trưởng Mattis, cũng như Đô đốc Harris và Davidson, họ cảm thấy rõ ràng không cần phải tranh cãi gì nữa, đây chính là kế hoạch bao vây đe dọa mình, hạn chế và ngăn chặn mình có vai trò lãnh đạo trong khu vực phù hợp với vị thế sức mạnh kinh tế chính trị quân sự của mình. Đối với lãnh đạo Trung cộng, việc đổi tên bộ Tư lệnh PACOM thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương là thêm một bằng chứng cho thấy quyết tâm không đổi của Hoa Thịnh Đốn, dùng việc mở rộng sự hiện diện quân sự chưa từng có của họ về phía tây từ Thái Bình Dương quanh Đông Nam Á vào Ấn Độ Dương để tiếp tục siết chặt kiềm chế sự lớn mạnh của quốc gia mình, mà nhẽ ra, theo ý của Bắc Kinh, Hoa Thịnh Đốn cần phải chấp nhận sự lớn mạnh của này Trung Quốc và cần phải hợp tác thay vì đối đầu.

 Chưa biết giới lãnh đạo Trung cộng sẽ có đối sách như thế nào trước tình hình mới, nhưng chắc chắn, họ sẽ không đối phó với thái độ thờ ơ xem thường. Ngược lại, như chúng ta thấy thông qua các cuộc đối đầu giữa các siêu cường, Bắc Kinh sẽ chống trả sức ép khống chế của Hoa Kỳ bằng mọi giá. Sự chống trả này lúc đầu có thể chưa cần dùng đến sức mạnh quân sự, tuy nhiên về lâu về dài, sức mạnh quân sự sẽ được Bắc Kinh sử dụng nhiều hơn và mãnh liệt hơn. Bắc Kinh cũng sẽ tìm đủ cách phá vỡ các mối liên minh mà Hoa Kỳ thiết lập, như chúng ta thấy qua việc Bắc Kinh lôi kéo dụ dỗ Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines, và cũng trong nỗ lực này, Bắc Kinh sẽ dùng căn cứ quân sự ở Pakistan and Sri Lanka làm tiền đồn. Hành động đối phó của Bắc Kinh sẽ lại như đổ thêm dầu vào lửa trong mối quan hệ Trung- Mỹ. Khi mà nhiều tàu chiến của đôi bên cứ tiếp tục thường xuyên qua lại khu vực này để chạm trán thách thức khiêu khích đối đầu, thì việc khai hỏa do hiểu lầm hay do điên tiết sẽ phải xẩy ra, xung đột quân sự là điều không thể tránh khỏi được nữa trong tương lai.

 Khi xác xuất xung đột với cộng sản Bắc Hàn giảm dần sau hội nghị thượng đỉnh Singapore diễn ra gần đây, thì một điều chắc chắn là Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương mới thành lập sẽ dồn toàn lực chỉ để chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự với Trung cộng. Các chỉ huy của bộ Tư Lệnh cố khẳng định rằng họ không tìm cách gây hấn để xẩy ra chiến tranh, mà họ chỉ tin rằng sự chuẩn bị cho chiến tranh sẽ chứng minh sức mạnh của Hoa Kỳ để Trung cộng thấy rõ mà từ bỏ đi ý định thách thức quyền lãnh đạo tuyệt đối của Hoa Kỳ trong vùng. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một ảo tưởng. Trên thực tế, chiến lược khiêu khích dồn dập của các hoạt động hải quân Hoa Kỳ nhằm phô trương sức mạnh của mình để răn đe dồn ép Trung cộng ở biền Đông chỉ khiến xác xuất xung đột xẩy ra ngoài ý muốn thêm nhiều hơn, thay vì là để tránh xung đột đối đầu như dự tính.

 Giờ phút này, chiến tranh Mỹ Trung có vẻ như là một cuốn tiểu thuyết nửa thật nửa hư. Nhưng đời không đơn giản như vậy, với quyết tâm đối đầu quân sự mà hai quốc gia đang lao vào, chỉ trong tương lai rất gần, những gì tưởng như là tiểu thuyết sẽ trở thành một hiện thực đầy máu lửa.

 Giáo sư Michael T. Klare

 Nguyễn Trọng Dân lược dịch

 Nguồn: Thenation.com

 Michael T. Klare là chuyên gia về quốc phòng của Tuần Báo Nation lâu đời nhất Hoa Kỳ, vốn thành lập từ năm 1865; ông cũng là giáo sư chuyên nghiên cứu Đối Ngoại Quốc tế tại Đại học Hampshire và là thành viên kỳ cựu của Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí (ACA) ở Washington, DC. Hiệp hội này được thành lập vào năm 1971 và hiện là một tổ chức bao gồm nhiều chiến lược gia gạo cội về quân sự quốc phòng và ngoại giao và có nhiều ảnh hưởng đến giới chính trị gia tại Thủ đô Hoa Kỳ. Ông có giọng văn mộc mạc bình dân nhưng sự phân tích chi ly cặn kẽ của ông sẽ khiến đọc giả hiểu rõ thêm nhiều vấn đề mà bài viết của ông không đề cập đến.

 

Thơ Đằng Phương  – Lẽ song

Có những lòng trai sóng rạt rào,

Dòng đời cuồn cuộn mạnh dâng cao.

Bao nhiêu sinh lực trong cơ thể

Náo nức gieo vang giữa máu đào.

Hăng hái xông ra giữa trận đời,

Họ theo những mộng ảo xa xôi

Để tìm một cảnh đời sinh sống

Trong sáng, tươi, vui, hợp đạo người.

Nhưng giữa mênh mông chẳng bến bờ,

Một mình đi lạc lỏng, bơ vơ.

Bao người không biết đường lui tới

Đã chịu vô tình phí tuổi thơ.

Rồi mãi đi sâu giữa lỗi lầm,

Hay là quên cả tiếng lương tâm,

Họ sinh chán nản đành quay lại

Kiếp sống ươn hèn giữa tối tăm.

Hỡi kẻ băn khoăn mãi lạc loài

Đi tìm Lẽ Sống giữa trần ai,

Đi tìm những cảnh trời cao rộng

Hợp chí tung hoành của tuổi trai!

Lẽ Sống đời ta chẳng phải là

Ở trong kiếp sống của riêng ta,

Ai đành tự vạch riêng đường sống

Giữa lúc chung quanh máu lệ hoà?

Lẽ Sống đời ta quyết cũng không

Phải là tàn hại cả non sông,

Bắt toàn dân tộc đi theo những

Lý thuyết mơ hồ quá viễn vông.

Tranh đấu cho dân tộc sống còn

Liều mình để phụng sự giang sơn.

Đó là Lẽ Sống người trai Việt.

Muôn thuở không sờn dạ sắt son.

Nguồn: Hồn Việt, NXB Đuốc Việt, Sài Gòn, 1950

 

Hàn Phi Tử: Kết  – Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi

Ái quốc, ưu thời mẫn thế, có óc thực tế, được sinh vào cuối thời Chiến Quốc, được biết tất cả các giải pháp cứu thế của người trước, Hàn Phi đã có công suy nghĩ, so sánh, cắt chỗ này, lấy chỗ kia, rút kinh nghiệm để lập một học thuyết gần như là một tổng kết các tư tưởng chính trị thời Tiên Tần.

Ông đả Nho mạnh nhất vì Nho là một “hiển học” đương thời, cho chính sách giáo hoá bằng nhân nghĩa, chủ trương “hữu trị nhân vô trị pháp”, người hiền còn sống thì chính sự còn, người hiền mất thì chính sự bỏ” 1 của họ, là không hợp thời, làm loạn nước; nhưng sự “tôn quân” của Nho gia thì ông chẳng những vẫn giữ mà còn cho là rất quan trọng, căn bản nữa. Riêng đối với Tuân Tử, ông không trực tiếp chê, nhưng cũng không khen, mặc dầu ông mượn thuyết tính ác, chủ trương cấm tranh biện, “pháp hậu vương” của Tuân.

Ông rất ghét bọn hiệp sĩ làm loạn pháp và bọn ngụy biện trong phái Mặc gia thời ông, nhưng theo thuyết trọng “công dụng” và công lợi của Mặc Địch, mặc dù không cùng một quan niệm về lợi; lợi theo ông là lợi cho quốc gia, còn lợi theo Mặc Địch là lợi cho mọi người, cho khắp thiên hạ.

Đối với danh gia, ông mượn thuyết “hình danh” (danh thực của họ) và áp dụng nó trong thuật dùng người, nhưng phản đối thói ngụy biện của họ.

Ông cho thái độ ẩn dật, “li chúng độc hành” (tách khỏi quần chúng mà đi một mình), “độc thiện kỳ thân” (giữ riêng tư cách, đạo đức của mình) của Đạo gia (và của Mạnh Tử nữa) là có hại cho nước; nhưng ông mượn chủ trương “tuyệt thánh khí trí” (không dùng bậc thánh hiền, bỏ trí xảo) để thuyết minh chính sách “nhiệm pháp nhi bất nhiệm hiền”, “nhiệm pháp nhi bất nhiệm trí” (dùng pháp luật chứ không dùng người hiền, dùng pháp luật chứ không dùng trí tuệ) của ông, hậu quả là chủ trương vô vi của ông hoá ra cực hữu vi, trái ngược hẳn với bản ý của Lão, Trang.

Còn Âm dương gia và Tung hoành gia thì bị ông khinh rẻ.

Rốt cuộc chỉ còn có Pháp gia – đặc biệt là Thận Đáo, Thân Bất Hại và Thương Ưởng – là được ông gần như hoàn toàn tán đồng. Ông tập đại thành học thuyết của họ và của Tuân Tử, điều chỉnh, bổ túc, khai triển, dựng được một lịch sử quan tiến bộ, một xã hội quan thiên lệch nhưng độc đáo, nhất là đưa ra một chính sách trị dân lập trên ba chân vạc: thế, pháp, thuật, làm cho lí thuyết về pháp luật được hoàn chỉnh và phương pháp dùng người được hữu hiệu. Đó là những cống hiến đáng kể trong học thuyết của ông thời Chiến Quốc.

Để cứu vãn một xã hội loạn lạc, chia rẽ, suy nhược, học thuyết của Hàn có lợi hiển nhiên; nhưng khi xã hội đã bình trị rồi, thì nó không cần thiết nữa mà còn có hại vì có nhiều khuyết điểm; dùng uy quá nhiều, không hợp tình, coi con người như loài vật; quá trọng nông nghiệp và võ bị, ghìm công và thương, mà không một nước nào chỉ trông cậy vào nông nghiệp, võ bị mà giàu có, văn minh được; nhất là bỏ cả đạo đức, lễ nhạc, giáo dục, chỉ cho dân học luật pháp. Phải trọng sự thực khách quan và trong thời loạn thì pháp luật phải nghiêm (chỗ này chắc sắp chữ bị sót); thực tiễn có thể là cực chân lí nhưng chỉ nghĩ đến cái lợi ngắn hạn, mà quên cái lợi dài hạn thì chưa chắc đã phải là thực tiễn.

Chúng tôi không biết Lí Tư và Tần Thuỷ Hoàng đã áp dụng học thuyết của Hàn Phi tới mức nào trong việc thống nhất Trung Quốc, cũng không biết Hàn Phi chịu trách nhiệm tới mức nào trong sự suy sụp quá mau của nhà Tần; nhưng cả Lục Giả lẫn Giả Nghị ở đầu đời Hán đều cho rằng Tần mất thiên hạ vì quá trọng hình pháp, quá bạo ngược với dân, không biết rằng không thể dùng chính sách lấy thiên hạ để trị thiên hạ được. Đời sau – Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh – khôn hơn, đã dung hoà nhân trị của Khổng và pháp trị của Hàn, dùng chính sách chuyên chế, cực tôn quân của Hàn mà cũng dùng Tứ thư và Ngũ kinh để dạy dân, một mặt bắt dân phải tận trung với vua nhưng một mặt cũng nhận rằng vua phải được lòng dân theo ý dân, yêu dân.

Người đầu tiên chê Hàn Phi có lẽ là Lưu An (Hoài Nam vương). Lưu bảo Hàn không biết trọng cái gốc của việc trị nước, tức nhân nghĩa mà chỉ vụ cái ngọn, tức hình pháp.

Các nhà Nho thời sau phần nhiều đều theo luận điệu đó, như: “giáo hoá không đủ mà dùng hình pháp thì dư” (Tô Thức); “Tần, Hàn được yên một thời mà cái hại thì lâu dài” (Tô Triệt)…; nhưng cũng có nhà công bình hơn, vừa khen vừa chê.

Tư Mã Thiên bảo: “Hàn Tử… chú trọng tới thực tế (thiết sự tình) phân biệt rõ phải trái, nhưng lòng quá cứng như đá (uy nhiều mà ít ân)”.

Đường Tử Tây cho rằng Khổng Minh khuyên Hậu chủ (con Lưu Bị) đọc Hàn Phi là phải vì Hậu chủ quá khoan hậu, thiếu quyền lực, mưu trí.

Chu Hi chỉ khen thuật du thuyết của Hàn (thiên Thuế nan) là cực tinh vi.

Phùng Hữu Lan kín đáo bảo Hàn “cũng là một kẻ sĩ tích cực cứu thế” (diệc tích cực cứu thế chi sĩ dã). Lời đó gọn mà hàm súc.

Muốn tích cực cứu thế thì phải cực đoan; thời càng loạn thì sức phản động phải càng mạnh, phải dùng độc để trị độc, phải mổ nhọt như Hàn đã nói. Cho nên ba nền văn minh lớn của nhân loại: Ấn, Hoa, Âu tới một thời loạn nào đó, đều sản xuất những chính trị gia trọng pháp luật.

Ở Ấn, khoảng một thế kỉ trước Hàn Phi, sau cuộc xâm lăng của vua Hi Lạp, Alexandre dưới triều Chandragupta, có Kautilya, tác giả cuốn Arthasastra; ở Châu Âu, cuối thế kỷ XV, nước Ý bị chia rẽ cũng như Trung Hoa thời Chiến Quốc, có Machiavel, tác giả cuốn Le prince.

Đại khái Kautilya cũng coi thường đạo đức, dùng nhiều thuật như Hàn Phi, đối nội thì tổ chức ban mật vụ, đối ngoại thì dùng mưu mô lừa gạt, nhưng ông hơn Hàn ở chỗ còn xét cả về phong tục, về cách tổ chức các cơ quan hành chánh.

Machiavel có nhiều điểm giống Hàn hơn nữa: cũng phản cổ, cho rằng tính dân vốn ác: tham lợi, sợ nguy, bạc bẽo; trị dân thì cần làm cho dân sợ uy của mình, mọi việc phải quyết định lấy, phải quỉ quyệt, bất chấp luân lý, trọng võ bị, nhưng ông ta khác Hàn ở điểm trọng thương mại (nước Ý thời đó giàu nhờ thương mại) và biết mua chuộc lòng dân.

Cả ba nhà đó đều tách rời chính trị ra khỏi luân lí, nêu ra một số vấn đề cho hậu thế suy nghĩ: làm chính trị có nên dùng “thuật” không, giáo dục có cải hóa được con người không hay phải dùng hình phạt nghiêm khắc; nhà cầm quyền là một hiền triết như Khổng Tử chẳng hạn có lợi cho quốc gia bằng một chính trị gia có óc thực tế như Hàn Phi không? Khó đáp một cách dứt khoát là “không” hay “có” được. Chúng ta có thể nói rằng cho tới nay không có một nhà nào cầm quyền được lâu mà không phải trọng ý dân, dù chỉ là trọng ngoài miệng. Và bất kì thời nào, bất kì ở đâu, người ta tuỳ theo lời khuyên của những chính trị gia như Hàn Phi nhưng vẫn trọng những triết gia như Khổng Tử hơn. Hàn chỉ được coi là một kẻ “sĩ” như Phùng Hữu Lan gọi chứ không phải là một bậc hiền. Điều đó cũng dễ hiểu: cần lập một chế độ hợp thời, hữu hiệu, nhưng phải có con người tốt để thực hiện mà chính những nhà như Khổng Tử mới có công đào tạo những con người ấy.

1 Lời Khổng tử đáp Lỗ Ai Công: “Chính sự vua Văn, vua Vũ chép trong sách, người còn sống thì chính còn, người mất thì chính bỏ (Trung Dung, chương 20).

 

Vui cười

Một lão nhà giàu vừa buôn bán vừa cho vay nặng lãi, bóp nặn từng xu, nhưng lại cứ làm ra vẻ ta đây không thích giàu sang. Một hôm lão ngồi than thở với bạn: – Nhiều của cũng chẳng làm gì! Của càng nhiều càng khổ thân mà thôi.

Người bạn mới bảo: – Tôi chỉ thấy thiên hạ có của, ít thì mong đựơc nhiều, nhiều lại mong nhiều hơn, chứ chưa thấy ai phàn nàn như ông bao giờ! Hay là nếu ông thấy khổ quá thì chia bớt cho tôi?

Lão vội từ chối: – Ấy chết! Đâu dám! Tôi có của đã lấy làm khổ rồi, đâu dám làm khổ lây đến ông!

 

Hai sinh viên gặp nhau tại khuôn viên trường đại học, một người đi bộ, còn người kia cưỡi một chiếc xe đạp mới tinh rất đẹp. Sinh viên thứ nhất: – Ê! Xe đẹp đấy! Kiếm đâu ra thế?

Sinh viên kia đáp: – Hôm nọ tớ đang trên đường tới lớp thì cô bạn cùng lớp đạp chiếc xe này đuổi kịp tớ. Cô ấy dừng xe bên bãi cỏ, nhảy xuống, cởi hết xống áo ra và bảo tớ: “Anh hãy xài bất cứ thứ gì anh thích!”.

– Lựa chọn hay đấy! – Sinh viên kia gật gù. – Vì đằng nào thì quần áo của cô ta cũng chẳng vừa với cậu

Thằng dân (phiếm luận)Tiểu Tử

Trong chuyện phiếm này, tôi gọi “thời chú Sam” để chỉ miền Nam trước tháng 4 năm 1975 và “thời bác Hồ” để chỉ miền Nam dài dài sau đó. Cho thấy miền Nam trước có chú, rồi sau có bác thay thế nhau chăm sóc tận tình. Thật là…đại phước!

Ở xứ nào không biết, chớ ở Việt Nam xưa nay người dân vẫn được coi như không có… kí lô nào hết, mặc dù họ đông như kiến!

Hồi thời Pháp thuộc (Phải lấy thời này để làm cái mốc cho thời chú Sam và thời bác Hồ. Bởi vì không có Pháp thuộc thì làm gì có bác Hồ, làm gì có chú Sam?), có “ông Tây bà Đầm” ăn trên ngồi trốc. Người dân sanh ra vốn… thấp cổ bé miệng, không ngóc đầu lên được. Văn chương hồi đó hay viết “dân ngu khu đen” nghe thật miệt thị nhưng lại diễn tả rất rõ nét vị-trí… sát đất của người dân (chỉ có ngồi lê dưới đất nên khu mới đen như vậy!) và xác nhận với chính sách ngu dân thời ấy, người dân ngu là cái chắc.

Câu “dân ngu khu đen” cũng từ từ biến thể cho hợp thời trang ngôn ngữ, và trở thành “dân đen” cộc lốc. Không… sáng sủa hơn bao nhiêu, nhưng bớt được tiếng “ngu” cũng đã là một… tiến bộ. Không phải nhờ vậy mà người dân khôn ra, lẽ dĩ nhiên. Nhưng hai tiếng “dân đen” nói lên rõ rệt sự khác biệt giữa dân bản xứ da vàng và nhà cầm quyền hồi đó, toàn là dân da trắng!

Người dân hồi đó được thực dân gọi một cách miệt thị: cu-li, nhà quê. Dù anh có ăn học, dù anh có nghề nghiệp, người da trắng vẫn coi anh là cu-li là nhà quê tuốt.

Nhớ lại một hôm, anh tôi và tôi đạp xe đi dạo bến tàu Sạc-ne (sau này gọi là bến Chương Dương và sau này nữa tên là… Tôn Đức Thắng!). Thấy hai tên lính lê-dương (légionnaire) Pháp, to như cái tủ đứng, ngồi chồng lên nhau trên một chiếc xích-lô đạp, làm chổng bánh sau lên. Anh phu xích-lô, ốm tong ốm teo, không biết làm sao để giải thích rằng ảnh không thể nào chở được hai người, vì ảnh nhẹ quá. Ảnh bèn cầu cứu chúng tôi. Có lẽ ảnh thấy chúng tôi có vẻ học sinh sinh viên chắc biết ít nhiều tiếng Pháp nên nhờ thông-ngôn. Anh tôi “ra tay nghĩa hiệp” can thiệp. Một tên lê-dương túm ngực anh tôi, sừng sộ bằng tiếng Pháp: “Đi chỗ khác! Đồ cu li khốn nạn!”. Dĩ nhiên chúng tôi không đợi nói thêm một tiếng, vội vã phóng lên xe, đạp đi. Một đỗi xa nhìn lại thấy một thằng lê-dương đạp xích-lô chở một thằng lê-dương, chạy vù vù, cười hắc hắc! Còn anh phu xích-lô thì hổn hển chạy bộ phía sau, chẳng nói chẳng rằng… Những hình ảnh đó bây giờ nhớ lại, đã sáu chục năm qua mà sao lòng vẫn còn nghe căm phẫn!

Sau hiệp định Genève, Pháp… phú-lơ-căng (Âm tiếng Pháp “Foutre le camp” = dông mất – rất thông dụng thời đó) Việt Nam bị chia làm đôi, lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Người dân miền Bắc sống với cái-gọi-là tự do của miền Bắc. Người dân miền Nam cũng có cái tự do riêng của miền Nam. Cũng là “tự do” cả nhưng trong hình thức có rất nhiều dị-biệt. Bắc Nam bỗng trở thành hai xứ như là lạ hoắc! Tuy nhiên, dù đất nước bị chia hai, cái “khối” người dân không có gì thay đổi, nghĩa là vẫn còn nguyên là những con cờ… Rồi miền Nam có ông vua Bảo Đại – chuyên sống ở Pháp – vì thương dân nên gởi ông Diệm về Việt Nam tham chánh. (Ông vua này thì người dân biết từ lâu. Ít ra cũng biết… tên!). Rồi có ông Diệm, vì thương dân nên… lật ông Bảo Đại rồi lên làm tổng thống. (Ông này thì người dân chỉ mới biết khi ổng trèo lên ghế tổng thống. Cứ nghe ra rả hằng ngày “Toàn dân nhớ ơn Ngô tổng thống ”, không biết rồi cũng phải biết!) Rồi có chú Sam, vì thương dân Việt Nam, ra tay giúp đỡ ông Diệm hết mình. Người dân bắt đầu biết đến chú Sam với lá cờ nhiều sao và hình vẽ hai bàn tay nắm lấy nhau được dán lên nhiều món hàng ngoại quốc nhập cảng. Nhìn cái nhãn, người ta hiểu đơn giản là bàn tay chú Sam nắm bàn tay người bạn mà chú giúp đỡ. Chẳng nghe ai thắc mắc: “Chú Sam muốn nói chú giúp mình hay chú muốn nói tao bắt mày phải đi theo tao?” Người dân miền Nam vốn… thiệt thà!

Bây giờ, người dân hết là dân đen. Không phải được… đổi màu như người dân miền Bắc, mà là được tẩy sạch trong từ ngữ miền Nam. Tuy nhiên tùy hoàn cảnh, tùy trường hợp, tùy tâm trạng mà người ta cũng có gọi người dân bằng “thằng dân”, nghe hơi nặng một chút. Nhưng riết rồi “người dân” hay “thằng dân” đều nghe cũng… xêm xêm (Âm tiếng Mỹ “Same same” = như nhau). Bởi vì, nặng nhẹ gì thì người dân cũng đã quen được coi như không có kí lô nào hết xưa nay!

Lâu lâu người dân cũng nghe các chánh trị gia gọi mình là “khối quảng đại quần chúng” nghe thật… rổn-rảng khó hiểu nhưng lại khoái lỗ tai, hoặc gọi là “toàn thể nhân dân” rất nho-nhã nhẹ nhàng, và lắm khi gọi “đồng bào thân mến” nghe thật là… âu yếm!

Thật tình, người dân vào thời này bắt đầu thấy rằng mình coi vậy mà cũng “có giá”. Hết còn nghe gọi người “dân” cộc lốc, mà lại được ghép vào với tiếng “công” oai vệ để trở thành “công dân”. Không có gì, nhưng mang thêm chữ “công” vẫn thấy quan trọng như “công chức”, “công sở”, “công khố “, “công an” … những thứ “công” làm toát ra sự “chẳng có thằng nào dám đụng tới”. Sướng chớ! Mà thật vậy, có ai dám gọi “thằng công dân” đâu? Thường thì gọi “người công dân” hay ít lắm cũng gọi “anh công dân“. (Chưa nghe ai gọi “ông công dân”. Có lẽ tại vì gọi như vậy, người ta sẽ nghĩ là có “ẩn ý nhạo báng”!)

Từ ngày mang “chức” công dân, người dân được nhà nước chiếu cố… “đậm”. Ngày nào cũng kêu gọi “Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng…”. Rồi gần đến ngày bầu cử tổng thống, dân biểu v.v… luôn luôn được nhắc nhở “đi làm bổn phận công dân”.

Nhân nói đến vụ bầu cử, phải thấy lúc đó người dân được… trọng vọng đến mức nào. Các ứng cử viên hay các liên danh ứng cử, trong thời gian vận động bầu cử, đều hết lời “o bế” người dân. Hằng ngày, trên truyền thanh truyền hình, trên báo chí bích chương… họ cúi xuống nâng người dân lên như nâng trứng mỏng, nói ngon nói ngọt để người dân bầu cho họ. Còn khuyên “nên chọn mặt gởi vàng”, làm cho người dân thấy tự nhiên mình… giàu ngang xương! Cái lá phiếu trong tay người dân – bằng giấy – coi vậy… mà nặng kí!

Sau bầu cử, người dân được trả về cương vị bình thường của người dân, cộng thêm những người bị thất cử. Những người này, không cần hỏi ý kiến ai, cứ “đánh trống thổi kèn” tuyên bố rân lên rằng “Chúng tôi đứng về phe người dân để đối lập với chánh quyền!” Làm như hễ là dân thì phải đối lập với chánh quyền vậy! Cũng chẳng thấy có người dân nào đứng lên phản đối. Đã nói: người dân miền Nam vốn… thiệt thà!

Bỗng một hôm, “người ta” đảo chánh ông Diệm. Người dân ngơ ngác bởi vì, trái với những lần bầu bán, lần này người dân không được ai “hỏi thăm” hết, thậm chí chẳng nghe ai tuyên bố theo… truyền thống rằng “đảo chánh vì dân”! Thì ra, “người ta” toàn là tướng tá, binh chủng này binh chủng nọ. Họ không phải…dân!

“Họ” đảo rồi, lại đảo nữa. Cuối cùng cũng lật được ông Diệm. Lần này, người dân thấy có vẻ an toàn nên cũng xuống đường hoan hô. Thật ra, trong thời đệ nhứt cộng hoà, người dân đâu có bị chèn ép đè đầu cỡi cổ bốc lột tơi bời như thời Pháp thuộc. Người dân chỉ “ngứa con mắt” ở cái lối trịch thượng ăn trên ngồi trốc quá lố lăng của gia đình ông Diệm, cộng thêm hành động kỳ thị tôn giáo quá lộ liễu. Vì vậy, khi ông Diệm và gia đình bị lật xuống, người dân thấy như được… nhổ cái gai trong con mắt, cho nên họ cũng vỗ tay hoan hỉ!

Tiếp theo là mấy ông tướng, ông tá đảo chánh nhau, đảo qua đảo lại. Người dân vẫn bị cho ra rìa, nên đứng ở bên ngoài xem như xem tuồng hài hước trên sân khấu. Vở tuồng đang diễn bỗng bị chú Sam núp ở đâu đó giựt giây hạ màn! Người dân ngẩn ngơ, rồi cũng… xách đít “đi chỗ khác chơi” để “người ta” làm chánh trị.

Thật ra, vào thời điểm đó, miền Nam còn được cái may là có một người trong giới lãnh đạo “biết” nghĩ đến dân: đó là ông tướng tầu bay Nguyễn Cao Kỳ. Khi nắm chánh quyền, ông tuyên bố và cho kẻ khẩu hiệu đầy đường: “Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ là chính phủ của dân nghèo”. Thật là ngạc nhiên đến… ngỡ ngàng! Người dân nào đã lỡ giàu bỗng thấy mình thuộc vào loại… vô chánh phủ nên cứ phập phồng lo sợ, còn người dân nghèo thì lại bâng khuâng không dám hoan hô vì không biết mình có thuộc vào cái… “típ” nghèo mà ông tướng đã tuyên bố? Bởi vì có hạng nghèo xơ nghèo xác, có hạng nghèo rớt mồng tơi, có hạng nghèo mạc rệp, có hạng nghèo kiết v.v… Thành ra, lời tuyên bố rất “nổ” của ông tướng giống như cục đá nhỏ rơi xuống mặt nước hồ, nghe cái chũm rồi… hết! Tuy nhiên, lần đầu tiên người dân thấy mình được đứng chung với chánh quyền – dù chỉ là trên khẩu hiệu – cũng thấy có chút gì an ủi!

Rồi chú Sam ồ ạt đổ quân và đồ “PX” lên miền Nam mà chẳng thấy có “trưng cầu dân ý”.

Người xưa nói “ý dân là ý trời”. Người nay cầm quyền, đã không cần đến ý dân thì đâu có ông nào nói với chú Sam: “Thưa chú, ông bà tôi nói như vầy…như vầy…”. Cho dù có ai nói cho chú Sam thì cũng chỉ làm cho chú cười văng… sơ-quynh-gum, bởi vì chú đâu có tin. Chú đã từng bay lên trời, bay lên cung trăng, bay lên bay xuống như ăn hamburger hằng bữa… chú đã gặp ông trời đâu mà tin! Vã lại xưa nay chú Sam chỉ thấy ý của chú là “năm bờ oan” thì chú đâu cần hỏi ý kiến của ai khác. Vì vậy, chú cứ… nhắm mắt đưa quân vào miền Nam như đi… vào chỗ không người. Chẳng có một người dân nào đứng lên phản đối. “Họ” – người dân – nói:” Mấy ổng (ám chỉ nhà cầm quyền) đã ô-kê Salem với chú Sam rồi, mình có la nô-gút nô-gút (no good! no good!) chỉ có… chó nó nghe!”  

Trong “thời chú Sam”, mặc dù đang đánh giặc với Bắc Việt, người dân vẫn đi lại thong thả, miễn là đừng… lội sông Bến Hải để ra ngoài Bắc. Năm khi mười hoạ mới bị hỏi căn cước. Trong trường hợp vào ra ở các “lãnh địa” của chú Sam thì lúc nào người dân cũng bị chú lính của chú Sam hỏi giấy bằng tiếng Việt bỏ sai dấu: “Cán cuốc! Cán cuốc!” (căn cước). Chẳng thấy người dân nào… cười!

Ngoài ra thì đời sống của người dân rất tự do thoải mái. Tự do buôn bán. Đồ PX (dân gọi là pi-éc – là các mặt hàng nhập vào Việt Nam bán riêng cho quân đội chú Sam, không có thuế nên giá rẻ – lính chú Sam mua ra bán lại cho dân) tràn ngập các chợ trời. Còn hàng hoá sản xuất trong xứ cũng bán đầy các chợ các phố. Tự do ngôn luận, in sách, ra báo. Thật tình, ở đây có… lạm phát: báo đủ loại – báo ngày, báo tuần, báo tháng… khoảng chừng trên 30 tờ! Người dân đọc… mờ con mắt luôn!

Cuộc sống tương đối dễ chịu, dễ…thở. Đùng một cái, Việt Cộng tổng tấn công ngay trong ngày tết Mậu Thân. Chúng tin tưởng rằng “toàn dân miền Nam sẽ nổi dậy lật đổ chánh quyền!”. Té ra, người dân, vì sợ, nên chỉ lo bồng bế nhau chạy! Lần đó, Việt Cộng thất bại nặng. Lần đó, người dân thật sự thấy tận mắt Việt Cộng là ai, để sau đó biến sợ hãi thành căm thù. Chỉ cần một ngòi nổ là nó bùng lên để “quạt” cho Việt Cộng một đòn “chí tử”. Vậy mà không thấy chú Sam… nhúc nhích một ngón tay! Chú không đánh trả, đã đành. Chú còn ngăn không cho quân đội quốc gia đánh trả. Chú đi một nước cờ mà không ai hiểu gì hết! Và lần đó người dân nhìn chú Sam bằng một con mắt khác. Họ nói: “Không biết cái thằng cha chú Sam này muốn cái gì? Thiệt là ngược đời! Kẻ thù thì mình biết rõ, còn thằng bạn đồng minh nhai sơ-huynh-gum này thì mình…mù tịt!”.

Từ chỗ nhận định nói trên, người dân bắt đầu nghi ngờ cái ý nghĩa của hai bàn tay nắm lấy nhau dưới lá cờ nhiều sao làm nền cho loại nhãn dán trên các đồ viện trợ. Ai cũng nghĩ rằng cái nhãn đó có…hai mặt. Giống như chú Sam, chú cứ phải nhai sơ-huynh-gum liền tù tì để không ai “bắt gân mặt” mà đoán chú đang nghĩ gì, bởi vì chú muốn giấu “cái mặt bên kia” của chú, không phải giấu với địch mà giấu với thằng bạn đồng minh! Thế mới đau!

Rồi vì không còn tin tưởng nữa, người dân lo… thủ. Ai cũng dự trữ đồ ăn! Có tiền thì trữ nhiều, không tiền thì chạy nợ để trữ chút chút. Cho nó “ăn chắc”, bởi vì thằng cha chú Sam này coi vậy mà không phải vậy!

Tình trạng nhập nhằng này kéo dài tới hiệp định gì gì đó ở Paris. Tiếp theo là lính chú Sam “gô hôm” từ từ, trước sự dửng dưng của người dân, bởi vì họ đã lật tẩy “cái mặt bên kia” của chú. Cái nhãn “hai bàn tay nắm lấy nhau” không bị mưa mà nó cũng tróc, giống như đồ thợ mã!  Rồi thì “cơm không lành canh không ngọt” giữa chú Sam và ông Thiệu (tổng thống đệ nhị cộng hoà – xin nhắc lại cho những ai không… muốn nhớ!) Đùng một cái, ông Thiệu ra lịnh bỏ Pleiku/Kontum rút hết quân về vùng Duyên Hải. Quân đội và dân chúng ngạc nhiên đến bàng hoàng, bởi vì đã bị Việt cộng tấn công đâu mà phải rút? Còn phía Việt cộng thì… giật mình vội vã “nâng cao cảnh giác”, nín thở bất động, bởi vì không biết “thằng ngụy ác ôn này định dở trò gì đây?”. Người ta đồn (Hồi này, tin đồn đi nhanh hơn hỏa tiễn và người dân miền Nam chỉ sống bằng… tin đồn!) rằng ông Thiệu giận lẫy thằng bạn đồng minh “xỏ lá” nên chơi một cú cho nó xanh mặt! Không biết chú Sam có xanh mặt hay không chớ thằng dân thì xanh mặt dài dài… Bởi vì không biết không hiểu gì hết. Cứ thấy quân đội tự nhiên rút chạy là cắm đầu chạy! Mà có hỏi quân đội thì – than ôi! – quân đội cũng bù trất! Vậy là kinh hoàng, là hỗn loạn! Vậy là cứ… nhắm mắt chạy. Càng chạy càng sợ! Càng sợ càng chạy! Người dân giống như những con cờ bị người chơi cờ hất trọn bàn cờ xuống đất, văng tung toé khắp nơi, rơi vào hốc vào kẹt, rơi vào lỗ cống đường mương… Ai biết? Ai thèm biết? Nghĩ mà thương cho người dân miền Nam “sanh chẳng gặp thời”…

Từ miền Trung dài vô Sàigòn, chỗ nào cũng thấy chạy. Dân chạy trước. Phía sau dân là quân đội. Phía sau quân đội, xa thật xa, là Việt cộng. Họ đã mất thời gian “điều nghiên tình hình” để nhận thấy hiện tượng “ngụy quân” rút đi là có thật. Thế là “ta” xua quân chạy theo “toé phở” nhưng vẫn láo phét rằng “quân ta đuổi chúng nó chạy… toé khói”! Tình trạng hỗn loạn này được tiếp nối bằng sự ồ ạt di tản ra… biển Đông. Cũng là chạy nhưng chạy ra khỏi xứ!

“Thời chú Sam” được hạ màn vào cuối tháng tư năm 1975. Màn không được hạ từ từ theo đúng “điệu nghệ sân khấu” với giàn kèn đồng thổi bản “ò e rô be đánh đu”! Màn bị hạ… cái rẹt như bị đứt giây, bởi vì anh hạ màn… bỏ mẹ nó xuống cho rồi để còn vắt giò lên cổ chạy cho kịp nhảy lên chiếc trực thăng di tản cuối cùng!

Chú Sam “gô hom” để lại miền Nam vô số sơ-huynh-gum đã… nhai rồi và một lô con lai, có trắng có đen… gọi là kỷ niệm!

Đây nói về người dân vào “thời bác Hồ”…

“Thời bác Hồ” được… kéo màn khai diễn bằng một hình ảnh lẽ ra phải hào hùng, nhưng mấy anh Bắc Việt đã dàn cảnh vụng về cho nên đã trở thành ra lố bịch.

Số là… Ngày 30 tháng tư năm 1975, cổng vào dinh Độc Lập đã được mở rộng để “đón tiếp các anh em Giải Phóng”, sau lời tuyên bố đầu hàng của ông Dương văn Minh. Thay vì cứ đường hoàng oai vệ tiến thẳng vào dinh – vì là người thắng trận – mấy ông Bắc Việt đã dàng cảnh bằng cách đóng cổng lại để cho một xe tăng mang cờ Giải Phóng ủi sập rồi ngất ngưỡng… bò vào bên trong như một thằng say. Báo chí, truyền hình chụp ảnh quay phim liền tù tì, cho thế giới thấy rằng “chính quân đội và nhân dân ta đã tiến công ủi sập chính quyền miền Nam”. Trong màn diễn xuất đó, họ quên mất người dân nên chỉ thấy có lèo tèo mấy anh Giải Phóng! Trong lúc đó, dân chúng – khá đông – đứng xa xa nhìn một cách bàng quan, không hiểu “tại sao không chạy thẳng cha nó vô cho rồi, chớ đóng cổng làm chi để rồi phải ủi sập mới vô được, thiệt… làm chuyện ruồi bu!”

Tiếp theo là lá cờ Giải Phóng Miền Nam lớn bằng tấm chiếu phe phẩy trên nóc dinh giống như người chạy việt dã vừa về tới đích. Và tiếp theo là hai câu đối thoại đáng “đi vào lịch sử”: Khi được ông Dương Văn Minh – vị tổng thống… phù du nhứt lịch sử – nói: “Mời các ông ngồi vào bàn để chúng tôi bàn giao”, một ông… nón cối Bắc Việt “phang” cho một câu “Bàn giao cái gì? Các anh thua trận, đầu hàng vô điều kiện mà còn cái gì để bàn giao?”. Không biết những người miền Nam có mặt lúc đó – tổng thống, tổng bộ trưởng v.v…– có nghe “đau như hoạn”?

Vậy là…giải phóng! Người dân cũng có vỗ tay. Hết chạy loạn là… vui rồi. Hết giặc, con cái hết đi lính… là vui rồi. Một phóng viên miền Bắc phỏng vấn một bà già miền Nam: “Thế… bà má có vui không nào?”. Trả lời: “Ờ… vui chớ! Nhờ có mấy ông giải phóng về kịp nên mới yên! Chớ không, tụi Việt Cộng nó pháo kích riết chắc chết quá!”. Ở một nơi khác, phỏng vấn một anh xích lô, anh ta trả lời: “Vui chớ sao không vui! Đạp xích lô lúc nào cũng bị tụi nó nghi là Việt Cộng”. Rồi anh chỉ vào mặt mình: “Anh coi! Mặt tui vầy mà là Việt cộng à?”

Mà vui thật! Ở Sàigòn đông lắm. Thiên hạ đi đầy đường. Xe hơi, xe gắn máy, xe đạp… nối đuôi nhau nhích nhích. Vậy mà chẳng thấy ai gây gổ với ai, cũng chẳng nghe ai nóng nảy tin tin một tiếng kèn! Đó là lần đầu tiên người dân tự động “xuống đường”, không phải để đấu tranh mà là để đi coi… bộ đội! Cũng giống như đi coi chợ phiên sở thú. Vui lắm!

Gánh hát mới khai diễn chưa kịp đánh trống thổi kèn quảng cáo mời mọc mà đã được khán giả bốn phương kéo tới xem thật đông như vậy thì thật là… “thành công, thành công, đại thành công!” Người dân cũng thấy khoái bởi vì toàn là đào kép mới – cái gì lạ cũng hấp dẫn – và bởi vì được đi coi…thả giàn.

Sau mấy lớp hài hước mở màn như chuyện mấy anh bộ đội nói dóc nói phét “Hà Nội cái gì cũng có”, chuyện “nhà ỉa nhà đái… trong xô” v.v… sân khấu bỗng chuyển sang bi hài kịch mà trong đó người dân được kịch tác gia cách mạng đẩy lên đóng vai chánh! Người dân ngạc nhiên dở khóc dở cười… Vai chánh đó có cái tên nghe lạ hoắc: “nhân dân làm chủ”!

Từ một tay ngang bước lên sân khấu, dĩ nhiên là cần được các đạo diễn chăm sóc dạy dỗ tận tình để người dân được… lột xác biến thành kịch sĩ. 

Đầu tiên, người dân được mang một cái tên khác cho đúng với điệu nghệ kịch trường: tên “Nhân Dân” (Xưa nay, trong giới cải lương kịch nghệ có… truyền thống là khi đã “đi hát” thì người ta thường lấy một cái tên khác đẹp hơn kêu hơn là cái tên cúng cơm. Vậy mới là nghệ sĩ!) Rồi “cái” nhân dân đó được dạy hô khẩu hiệu – đó là những bài bản… gốc của cách mạng mà ai ai cũng phải biết hát, cũng như trong giới cải lương kép độc hay hề gì cũng phải rành “sáu câu”… Đại khái, chỉ có mấy khẩu hiệu như “vĩ đại, vĩ đại, vĩ đại”, như “muôn năm, muôn năm, muôn năm”, như “sống mãi, sống mãi, sống mãi”. Vậy mà không phải dễ! Phải hô cùng một lúc và hô cho đúng nhịp. Hô lỏn chỏn là “có vấn đề đấy nhá!”. Tiếp theo là tập vỗ tay. “À… vỗ tay cũng phải tập chứ! Có phải như thời Mỹ Ngụy đâu mà các anh các chị muốn vỗ thế nào là vỗ. Muốn làm chủ, nhân dân phải tập cả vỗ tay nữa cơ!” Thế là học vỗ tay: mọi người trong hội trường cùng vỗ một lúc, không cần khoái tỷ hay thích thú gì ráo, chỉ cần thấy anh cán bộ đang nói bỗng ngừng lại vỗ tay là ta vỗ tay thôi!

Tiếp theo là đi học tập ba hôm về đường lối chủ trương của cách mạng. Thượng vàng hạ cám gì cũng phải học tập ráo. Cùng ngồi chung với nhau – thường thì ngồi dưới đất vì không có đủ băng đủ ghế, và vì không đủ chỗ nên ngồi cả ra hàng ba, ra sân – cùng nghe chung những gì mấy cán bộ nói. Và vì mấy cha cán bộ nói dài quá, lại thay nhau nói cùng một đề tài bằng những lời lẽ y chang như nhau nên người “nhân dân”, kẻ trước người sau, cùng chung nhau… ngáp! Suy cho cùng, ngáp cũng là một cách… phát biểu. Nó nói lên sự mệt mỏi chán chường. Về sau, khi đã… “quen nước quen cái” với những buổi hội họp học tập, với cái gọi là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý”… cách “phát biểu” độc đáo đó đã được người dân “khai triển” rất thoải mái, không phải giơ tay xin phép ai hết và cũng không sợ bị quy tội “bôi bác không khí nghiêm túc của hội trường”. Để thấy “Trong chế độ ta, nhân dân vẫn làm chủ… cái ngáp của mình đấy chứ!”.

Tiếp theo (trong “thời bác Hồ”, lúc nào cũng có một sự “tiếp theo” nghĩa là chẳng bao giờ thấy một sự ngưng nghỉ, cứ “học tập tiếp theo học tập”, cứ “đấu tranh tiếp theo đấu tranh”, cứ “khai báo tiếp theo khai báo”…) nhân dân học tập khai lý lịch, học tập báo công báo tội, học tập làm sổ hộ khẩu sổ gạo… Hết học tập ở tổ dân phố thì kéo nhau ra học tập ở phường – cũng như vậy thôi nhưng đông hơn nên… vui hơn – rồi học tập ở quận… Rồi đi mết-tinh, đi đón tiếp phái đoàn này, đi chào mừng phái đoàn nọ, đi làm lễ đón nhận lẵng hoa của bác Tôn (ông già này thay thế bác Hồ, nhân dân đoán như vậy). Ôi thôi! Rộn rịp, vui lắm!

Khác hẳn với “thời chú Sam”, người nhân dân bây giờ đi đến đâu cũng thấy cái sự làm chủ của mình nó… lòi ra cả đống. Bằng cớ là cái gì cũng thuộc về nhân dân ráo, cái gì cũng thấy dán nhãn “nhân dân” mà chẳng cần phải “cầu chứng tại toà”. Sướng như vậy! Này nhá: Ủy Ban Nhân Dân này, Toà Án Nhân Dân này, Quân Đội Nhân Dân này, Công An Nhân Dân này… đến tờ báo to nhất nước – của Đảng – cũng phải mang tên “Nhân Dân” đấy! Làm chủ, sướng nhá!

Thế nhưng, có hai cơ quan mà nhân dân không được làm chủ: đó là tổng cục kế hoạch và ngân hàng. Chỉ có hai cơ quan này là đặc biệt mang nhãn “Nhà Nước” nên được gọi là “Tổng cục kế hoạch Nhà Nước” và “Ngân Hàng Nhà Nước”. Nhà Nước nắm cái tổng cục để độc quyền lên kế hoạch… hốt bạc đổ vào ngân hàng của Nhà Nước, vậy là an toàn nhứt rồi! Người ta nói: “Đồng tiền là huyết mạch, Nhà Nước nắm cái huyết mạch đó là nhân dân… nhăn răng!” Nói như vậy là có ý bôi bác chế độ. “Hãy nhớ rằng, trong chế độ ta có sự phân công rõ rệt: Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân Dân làm chủ. Muốn quản lý, Nhà Nước phải nắm cái… hầu bao chứ. Không có cái đó thì quản lý cái đếch gì được. Rõ như thế đấy!”. Lý luận chắc nịch như đinh đóng cột, nhân dân chỉ còn nước đi chỗ khác chơi.

Dù sao đi nữa, được lên đóng vai chủ trong vở trường kịch của “thời bác Hồ” vẫn thấy khoái hơn ở “thời chú Sam”. Thời đó, người dân chỉ là người dân quèn với bộ mặt thật của nó, chưa từng biết thế nào là “vẽ lọ bôi hề”. Còn bây giờ, trên sân khấu cách mạng, người dân được tô son trét phấn để có bộ mặt khác – một bộ mặt không giống ai – vui chớ!

Qua “thời bác Hồ”, cái gì cũng thay đổi hết. Đặc biệt là người dân. Ngoài chuyện “nhân dân làm chủ”, người dân bây giờ nhìn lại mình cũng thấy không còn là mình nữa! Cả cái thân hình trước đây, chỉ còn lại có… cái miệng. Mỗi một người dân được xem như là một “nhân khẩu” – một cái “miệng người” – Tờ khai gia đình thời trước bây giờ được thay bằng “sổ hộ khẩu” trong đó kê khai có bao nhiêu…cái cửa miệng! Nghĩ cho cùng, Nhà Nước cách mạng có lý, bởi vì trong công tác “quản lý”, chuyện đầu tiên phải lo là “nuôi ăn”. Vậy, phải biết rõ “ta” có bao nhiêu cái miệng. Thế… Ngoài ra, nếu thấy cái miệng nào đã có ăn mà còn đòi cả quyền “nói” thì “ta” chận ngay không cho nó ăn. Có nói, đến chừng đói rã ruột ra thì cũng phải câm lại thôi. Đỉnh cao trí tuệ là ở chỗ này đấy!

Sau khi đã học tập tốt, nghĩa là người nhân dân đã rành bài bản để đóng vai “nhân dân làm chủ”, người nhân dân phải biết “đi thưa về trình”. Nói cho văn vẻ chớ thật ra là đi đâu phải xin giấy di chuyển của chánh quyền nơi cư ngụ và về phải trình lại giấy di chuyển có đóng dấu nơi mình đã đến. Nhân dân làm chủ khi dọn nhà qua ở chỗ khác phải làm thủ tục giấy tờ dời địa chỉ – gọi là chuyển hộ – có sự chấp thuận của chánh quyền hai nơi – nơi ở củ và nơi ở mới – Nhân dân làm chủ phải đi lao động xã hội chủ nghĩa (Thời trước gọi là “đi làm…chùa”). Nhân dân làm chủ “phải” triệt để thực thi quyền làm chủ của mình nghĩa là “phải” làm thế này, “phải” làm thế nọ… toàn là những thứ “phải” mà ở “thời chú Sam” tìm đỏ con mắt không có, ví dụ như phải đổi tiền, phải bị đánh tư sản, phải đi kinh tế mới, phải đi tập trung cải tạo… Chánh quyền mới gọi là “một cuộc đổi đời”. Họ nói đúng! Có điều là cuộc đổi đời đó xoay đến 180 độ, làm cho người dân thấy… ngất ngư!

Sau khi miền Nam được giải phóng, mấy cha Giải Phóng Miền Nam còn đang “cờ phất trống khua” trên sân khấu cách mạng bỗng bị… cúp điện hạ màn, đuổi vào hậu trường lảnh “lương cà phê” (Tiếng nhà nghề nói gánh hát không trình diễn, nghệ sĩ chỉ lảnh chút tiền để uống cà phê thôi) Họ bị giải tán một cách êm ru và dễ ợt như người ta liệng một miếng giẻ rách vào đống rác, trước sự ngạc nhiên của người nhân dân làm chủ. Bởi vì chuyện “đại sự quốc gia” như vậy mà chẳng thấy “lũ đầy tớ” nó hỏi qua ý kiến một lần! Rồi đến vụ thống nhất đất nước, những “công bộc của nhân dân“ cũng cứ quyết định một mình ên!

Thật ra, lấy công tâm mà nói, nếu có được hỏi thì cái “nhân dân làm chủ” cũng chỉ gật đầu nhất trí. Cứ xem nhân dân miền Bắc, tính đến năm 1975, họ “làm chủ” đã hai mươi năm, có thấy họ không nhất trí bao giờ? Người dân chắc nghĩ rằng mình làm chủ nhưng còn thằng khác nó làm chủ cái bao tử và sinh mạng của mình nữa, vậy, cứ luôn mồm nhất trí là…chắc ăn nhứt! (Một nhà văn lớn thời tiền chiến vào Nam thăm bạn bè sau 1975 đã nói nhỏ: “Tôi còn sống đây là nhờ tôi biết sợ“. Một câu để đời!) Cái ưu việt của chế độ là ở chỗ này đấy!

Tiếp theo là người dân học tập – lại học tập! – đi bầu. Hồi thời trước, người dân cầm lá phiếu thấy mình… oai ghê lắm. Họ tự do chọn lựa ứng cử viên, họ nhìn ảnh của từng người và còn phê bình “líp ba ga”: ông này dễ thương, giống kép Hùng Cường, ông này…cha! coi bậm trợn quá, à! còn bà này giống Túy Hoa ghê, coi đặng à v.v… Bây giờ thì khác: Đảng chọn, dân bầu. Sợ nhân dân mất thời giờ và mất công nên Đảng chọn dùm cho dân. Nhân dân chỉ còn có… nhắm mắt bầu. Sướng gần chết còn muốn gì nữa? Có điều là bầu bán bây giờ không còn rầm rộ trống kèn như thời trước nên chẳng thấy có gì hấp dẫn hết.

Sau giải phóng, người dân miền Bắc đua nhau vào Nam để “cứu trợ đồng bào ruột thịt miền Nam sống trong sự kềm kẹp của bè lũ ác ôn Mỹ Ngụy, đói khổ thiếu thốn vô cùng“. Còn người dân miền Nam, ít lâu sau, cũng lục tục kéo nhau ra miền Bắc, không phải để “tham quan” mà để… thăm nuôi thân nhân bị đưa đi tập trung cải tạo ngoài đó. Kẻ vô người ra như vậy thật là một sự… giao lưu đáng đồng tiền bát gạo, bởi vì nó “mở mắt” người dân của cả hai miền. Để thấy rằng dù “ở” với bác Hồ hay “ở” với chú Sam, người dân vẫn là những con cờ, không hơn không kém!

Bây giờ, gần bốn chục năm sau giải phóng, cuộc sống miền Nam cũng đã ổn định, nghĩa là người dân vẫn… sống nhăn, không phải nhờ khẩu hiệu “dân giàu nước mạnh…” mà nhờ biết xoay sở để sinh tồn. Cũng có hàng hoá đầy chợ. Cũng có quán xá đầy đường. Cũng có vài tờ báo của đảng / đoàn / cơ quan để đọc – vài tờ cũng đủ… chán, đâu cần phải ba mươi tờ như “thời chú Sam” – Cũng có tiểu thuyết lai rai của Hội Nhà Văn – cái hội mà chế độ đẻ ra để “gò” các nhà văn đi cho ngay cho đúng “đường lối chủ trương” – Cũng có nhạc vàng lả lướt đã thông qua sự kiểm tra của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn, một loại “cục” lúc nào cũng thấy… nằm chình ình trên các DVD và băng nhạc dưới dạng con tem, trên đó có ghi rõ tên chương trình, hãng sản xuất, số giấy phép, mã số và hàng chữ đỏ “Nghiêm cấm in sao dưới mọi hình thức“.

Đảng vẫn lãnh đạo, Nhà Nước vẫn quản lý và Nhân Dân vẫn… làm chủ, lẽ dĩ nhiên!

Tính ra, “thời chú Sam” chỉ dài có hai mươi năm. Cái “số” như vậy thầy bói gọi là… yểu tử! Trong lúc “thời bác Hồ” vẫn còn tiếp diễn dài dài, gần bốn mươi năm mà chưa thấy hạ màn! Đó là cái “lô-gích” của thời đại bởi vì bác Hồ lúc nào mà chẳng “sống mãi! sống mãi! sống mãi!”?

Chỉ tội cho người dân, với bộ mặt “không giống ai” vì bị tô son trét phấn, có nhăn nhó vì đau quặn ruột người ta cũng vẫn thấy như đang…cười! Và người ta kết luận: “Tốt đấy chứ!”. Ở đây, phải hiểu “người ta” là Đảng và Nhà Nước.

 

Nước mắm còn, Việt nam còn  –  Nguyễn thị Cỏ May

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn “. Đó là câu nói thời danh của cụ Phạm Quỳnh khi đánh giá ” Truyện Kiều ” của cụ Nguyễn Du.

Cụ Phạm Quỳnh  đã coi truyện Kiều là cái hồn của non sông đất nước bởi vì nó đại diện cho vẻ đẹp trong sáng của tiếng Việt – tiếng mẹ  đẻ của người Việt nam. Điều đáng buồn là tiếng Việt ngày nay đang lâm vào tình trạng xô bồ bát nháo trong cách nói, cách viết của một số người Việt trên các  bảng  hiệu, bảng quảng  cáo, trên báo chí in và nói, cả trong tác phẩm văn chương. Người ta nói ngôn ngữ của một nước thể hiện chủ quyền quốc gia của  nước đó. Mình  phải  nói đúng, viết đúng tiếng nước mình. Ngôn ngữ có trường tồn thì nền độc lập tự chủ mới trường tồn. Tiếng Việt còn hay mất là tùy thuộc vào lòng yêu quí tiếng Việt, yêu nước Việt của toàn dân. «Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời..., tiếng nước tôi tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi…. » (Phạm Duy).

Học theo cách nói của tiền bối Phạm Quỳnh, Cỏ May tôi nay xin thưa «Nước mắm còn, Việt nam còn, người Việt nam còn».

Nước mắm có lịch sử lâu dài găn liền với người Việt nam. Nó không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt nam.

Ít lắm trong văn hóa ẩm thực của người việt nam. Không ai có thể hình dung một bửa cơm của người việt nam lại có thể thiếu chén nước mắm. Bởi nó vừa là thứ nêm nếm làm cho món ăn vừa miệng, vừa đem lại chất dinh dưởng cho nguoòi ăn. Cứ nhìn bửa ăn của người nhà quê việt nam chỉ có chén nước mắm với dỉa rau luộc. Thế mà họ mạnh khỏe làm việc đồng áng cả ngày. Người đánh cá, khi lưới vướn mắc ở độ sâu rất sâu, cả vào mùa lạnh,  bèn ướng một ly nhỏ nước mắm nguyên chất rồi  nhảy xuống biển lặn  gở lưới. Xong trồi lên, người vẫn mạnh khỏe bình thướng.

Đem hỏi một vị Giáo sư Sinh Hóa ở Đại học Khoa học Sài gòn (Luận án của ông về Nước Mắm ở Đại học Marseille cuối thập niên, 50 – ông gốc Phan thiết), được ông cắt nghĩa «1 phần  nước mắm của người nhà quê bằng 1 con cá, tức bằng phần cá của bửa ăn».

Vậy mà trong vừa qua, doanh nhơn người việt nam  cấu kết với gian thương tàu chệt và nhà cầm quyền cộng sản ở Việt nam dám làm nước mắm giả, không  cần có đủ cá, thay thế bằng  hóa chất độc hại, để bán giá rẻ, chiếm thị trướng, làm giàu mau lẹ, giết chết nước mắm việt nam thứ thiệt và cả người tiêu dùng.

Vậy phải chăng đây đúng là hiện tượng « Nước Mắm không còn » ? Còn «Tiếng việt nam» có còn nguyên vẹn không ? Hay cũng đã bị biến thể ? Hậu quả đã dẩn đến mất chủ quyền, rồi mất nước !

Nước mắm trong văn hóa và lịch sử việt nam

Những nhà làm bếp lớn nói «nước mắm chính là linh hồn của ẩm thực việt nam» vì món ăn việt nam, dù có đủ các thứ thịt cá, rau cải, dầu mở, muối đường, gia vị, …mà chỉ thiếu nước mắm thì món ăn đó chắc chắn sẽ không có ai bảo đó là món việt nam. Trái lại, món tây, món tàu mà nêm nước mắm vào thì sẽ có ngay hương vị (gu – gout) việt nam.

Một nhà bếp trẻ việt nam, học làm bếp ở Mỹ, giựt được giải thưởng cao quí sau cùng trong một cuộc thi ở NY, với 3 người cùng vào chung  kết, cùng làm 3 món giống nhau. Báo chí hỏi bí quyết của anh chiếm giải thưởng ? Anh cười trả lời « Không có bí quyết gì cả. Chỉ có thêm vài giọt nước mắm ! ».

Nói về khẫu vị ăn nước mắm thì phải bái phục người Miền Trung. Họ ăn cực kỳ mặn  tuy nước mắm của Miền Trung vốn có độ mặn đã cao mà họ ăn nguyên chất chớ ít khi chịu pha chế như dân Nam kỳ. Phải chăng nhờ vậy mà dân Miền Trung có tiếng gan lì, chịu khó, làm việc gì là làm tới cùng, ít khi chịu bỏ cuộc ? Không như dân Nam kỳ, gặp khó, thì phủi tay. Chỉ thích lè phè. Nên khi chống giặc cộng sản, cũng lại theo chủ trương nam kỳ quốc «cà nhỏng chống xâm lăng»!

Giá trị của nước mắm vì thế trở nên độc đáo trong nghệ thuất nấu ăn và còn là một yếu tố làm cho văn hóa dân tộc trường tồn  mạnh mẻ.

Nhưng nước mắm được chánh thức đưa vào lịch sử việt nam từ bao giờ?

Theo Bộ Nông nghiệp cho biết hiện cả nước có khoảng hơn 2 900 cơ sở sản xuất nước mắm cung cấp cho thị trường mỗi năm 215 triệu lít trong số đó, xuất cảng từ 3 -5%, đem về cho Việt nam được 15 triệu mỹ kim / năm.

Riêng Miền Nam chiếm 46% cơ sở sản xuất trên cả nước và 39% sản lượng nước mắm ngon nhứt vì biển trong Nam.ấm nên cá cho nhiều protéines hơn (nước mắm ở Trung có 3 – 4% protéines, nước mắm Phú quốc có từ 11 – 16% protéines).

Hương vị của nước mắm là thứ mê hoặc, không riêng cả nước Việt nam, mà còn không ít người ngoại quốc khi đã quen mùi nó. Và địa vị lịch sử của nó cũng có bề dày khá quan trọng. Rất đáng cho dân ăn nước mắm trân trọng và gìn giử.

Theo nhà sử học Trần Đức Anh Sơn, người vừa bị đảng cộng sản khai trừ khỏi đảng vì viết sử đúng lịch sử mà không đúng chủ trương của đảng thì Đại Việt sử ký toàn thư, khắc in vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) có ghi chép: “Đinh Dậu, Ứng Thiên năm thứ 4 (997)… Mùa hạ, tháng 4, nhà Tống phong vua làm Nam Bình Vương. Vua sai sứ sang nước Tống đáp lễ. Vua Tống ban chiếu thư khen ngợi. Trước kia sứ Tống sang thường mượn cớ đòi cống nước mắm, nhân thế bắt đóng góp». Đoạn sử liệu này cho thấy muộn lắm là vào trước năm 997, người Việt đã biết làm và ăn nước mắm. Hơn nữa, nước mắm chắc  phải ngon  hơn xì dầu  nên vua tàu, tuy ở xa vạn dặm, cũng vẫn “ngửi thấy” mùi thơm của nước mắm bắt thèm, mới đòi triều đình Đại Việt  triều cống.

Trong Phủ biên tạp lục (của Lê Quý Đôn, ấn hành vào cuối thế kỷ XVIII), Lịch triều hiến chương loại chí (của Phan Huy Chú, đầu thế kỷ XIX), Gia Định thành thông chí (của Trịnh Hoài Đức, đầu thế kỷ XIX) và trong các bộ sử của triều Nguyễn như Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ và Đại Nam nhất thống chí, nước mắm được xem là thổ sản của nhiều địa phương ở Đàng Trong.

Phủ biên tạp lục ghi nhận nước mắm là đặc sản của xứ Thuận Quảng, là thứ mà các chúa Nguyễn bắt phải nộp thuế biệt nạp, thay thế cho thuế đinh, nghĩa là thay vì phải nộp thuế thân, thì các nhà làm nghề nước mắm, hàng năm phải nộp về cho triều đình một lượng nước mắm nhứt định.

Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, trong phần Quốc dụng chí, năm Thuận Thiên thứ 5 (1013), đời Lý Thái Tổ, triều đình quy định nước mắm là một trong 6 loại thổ sản phải đóng thuế biệt nạp. Đến thời Lê, vào năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743), triều đình ban hành hạn mức số lượng nước mắm mà các phường nghề phải nộp. Cụ thể, ở xứ Thuận Quảng, ai có phương tiện đánh bắt cá để làm nước mắm thì mỗi năm phải nạp 3 chĩnh nước mắm, người làm thuê mỗi năm nạp 1 chĩnh. Năm 1769, số nước mắm do nhà nước thu qua hình thức thuế biệt nạp này lên đến 3.000 chĩnh.

Nghệ An cũng là một địa phương sản xuất nước mắm có tiếng thời Tự Đức (1848 – 1883), nhưng nước mắm xứ Nghệ thì nặng mùi đến độ Cụ Cao Bá Quát đã phải :

« Ngán thay cái mũi vô duyên.

Câu thơ Thi xã, con thuyền Nghệ An”.

Về mặt chữ nghĩa, nước mắm trong các tư liệu trên được ghi bằng Hán tự là thủy hàm (水鹹) hay hàm thủy (鹹水), nghĩa là “nước mặn”. Cái tên, đọc lên, nghe chữ nghĩa bác học lắm nhưng hoàn toàn không có mùi. Mà nước mắm không có mùi thì không phải là nước mắm!

Trong cuốn “Đông phương phong tục văn hóa từ điển” do các nhà nghiên cứu Trung Quốc biên soạn, khi nêu đặc trưng văn hóa ẩm thực của người việt, họ liệt kê 4 món ẩm thực tiêu biểu của người việt, xếp theo thứ tự là: nước mắm, thuốc lào, bánh chưngtrầu cau. Chữ “nước mắm” trong sách này được viết là Việt Nam ngư lộ (越南魚露). Ngư là “cá”, lộ là “giọt sương móc”. Ngư lộ là “giọt sương tiết ra từ cá”. Cách gọi này diển tả phần nào từ đâu có nước mắm, nhưng vẫn chưa đủ gợi lên mùi vị gì cả, mà nước mắm được thiên hạ biết đến, nhớ và ghiền, là nhờ cái mùi có một không hai của nó. Vì thế, có lẽ nên giữ cái tên vốn có của nó là nước mắm. Và khi dịch sang ngôn ngữ khác thì cũng nên giữ nguyên tên của nó là nước mắm. Mới đúng.

Nước mắm còn được người phương Tây đưa vào sử sách của họ.. Cristophoro Borri, một giáo sĩ người Ý đã từng sống ở Đàng Trong vào đầu thế kỷ XVII, đã viết trong cuốn hồi ký Xứ Đàng Trong năm 1621 của ông như sau: “Người Đàng Trong ăn cá nhiều hơn ăn thịt. Họ chuyên chú đánh cá chủ yếu là vì họ rất ham thứ nước ‘sốt’ gọi là ‘balaciam’ làm bằng cá ướp muối cho mềm và làm nhão ra trong nước. Đây là một thứ nước cốt cay cay tựa như mù tạt (moutarde) của ta, nhà nào cũng dự trữ một lượng lớn đựng đầy trong chum vại như tại nhiều nơi ở châu Âu người ta dự trữ rượu».

Hơn 170 năm sau, phái bộ người Anh do bá tước George Macartney dẫn đầu, có ghé thăm cảng Đà Nẵng vào năm 1793. Viên quan trấn thủ cửa Hàn đã làm bữa tiệc chiêu đãi khách với “những đĩa thịt bò xắt miếng vuông, chấm thứ «nước rất ngon” khiến các thành viên trong phái bộ cứ tấm tắc khen, còn George Macartney phải ghi nhớ thứ nước chấm độc đáo ấy – nước mắm – vào trong nhật ký hành trình của mình (Trần Đức Anh Sơn, Nước mắm trong văn hóa và lịch sử Việt nam, Văn hóa Nghệ An, 6/2016)

Nguồn gốc nước mắm không phải ở Việt nam

Người không biết ăn nước mắm, dứt khoát người đó không phải là người Việt nam thứ thiệt. Nhưng nước mắm, thứ quốc hồn quốc túy đó, lại có nguồn gốc không phải ở Việt nam, mà cũng không ở Á châu, tuy có luận thuyết cho rằng nước mắm gốc chàm. Cũng như mắm, áo dài,…

Người pháp ở vùng Bretagne cũng biết làm và sử dụng “nước mắm” từ 2.000 năm trước. Theo Ts. Françoise Coulon, quản thủ ở Bảo tàng Mỹ thuật Rennes,  thì từ đầu Công nguyên, dân Bretagne đã biết cách ướp cá biển với muối để chiết ra một thứ nước cốt mà họ gọi là garum và dùng nó như một thứ thực phẩm. Những sử liệu đang lưu giữ tại thư viện của Bảo tàng Mỹ thuật Rennes ghi lại cách làm garum của người Bretagne xưa kia. Và khi khai quật các phế tích trong vùng Bretagne, các nhà khảo cổ học Pháp đã phát hiện những công cụ bằng gốm dùng để sản xuất và để đựng  “nước mắm” này. Nhưng ngày nay, người pháp và cả riêng người bretagne không ăn nước mắm và cũng không còn làm nước mắm nữa.Một câu hỏi lớn, không lời đáp!

Người thụy điển cũng có một thứ “nước mắm” riêng của họ, gọi là surstromming. Thứ “nước mắm” này được làm từ cá  harreng cho vào thùng gỗ lớn, cho muối vào để ướp. Sau 48 giờ, khi cá bắt đầu mềm thì người ta ngắt đầu cá và vứt bỏ phần ruột, cho thêm muối vào và ướp tiếp. Thùng cá ướp đó được để  ngoài trời từ 8 đến 12 tuần, dưới nhiệt độ từ 40 đến 60 độ F, cho đến khi thân cá nát ra và trở thành một loại mắm có mùi hôi kinh khiếp, chính người thụy điển cũng chịu không nổi nhưng đó lại là một món đặc sản ngon của họ. Thư tịch cổ thụy điển còn cho biết, vào thời Trung cổ, chính quyền chỉ cho phép bán surstromming vào các ngày thứ Năm của tháng Tám mà thôi. Và mỗi phiên chợ surstromming là những ngày hội ẩm thực đáng nhớ của người thụy điển. Nhưng họ thích ăn surstromming như một loại mắm hơn là thứ nước mắm.

Theo sử sách ghi lại, nước mắm có nguồn gốc từ thời Đế quốc La Mã (từ năm thứ 27 trước CN), có tên gọi là garum, được chưng cất bằng cách ướp cá với muối rồi ủ cho lên men, giống hệt với cách làm nước mắm ở Việt nam. Nhưng người la-mã dùng ít muối hơn nên garum chứa nhiều dưỡng chất hơn và đậm đà hương vị hơn.

Nước garum cũng có nhiều loại khác nhau và nhiều đẳng cấp khác nhau. Loại dành cho nô lệ thì rất rẻ, ai cũng mua được, trong khi đó giá của một chai garum thượng hảo hạng dành cho giới quý tộc rất mắt.có thể lên đến một số tiền tương đương với 500 đô (hơn ngày nay. Khi Đế quốc La Mã sụp đổ cùng với sự tràn ngập của bọn cướp biển, sẵn sàng chém giết, đốt phá, công thức chế biến garum cũng từ đó mà biến mất. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, có lẽ là thông qua việc giao dịch và trao đổi hàng hóa với người Trung Hoa trên Con Đường Tơ Lụa từ trước đó, nước mắm đã du nhập vào phương Đông, đầu tiên là tại Trung Hoa, sau đó lan dần đến Hàn Quốc, Nhật Bản, rồi đến khu vực Đông Nam Á trong vòng 1.000 năm sau đó.

Ở các nước Á châu có nước mắm, mỗi nơi có tên gọi nước mắm khác nhau:

Miến điện gọi nga–pya-ye ;Tàu gọi yuolu ; Đại hàn gọi ack-jeot ; Nam-dương gọi bakassabg, trassi ; Nhựt bổn gọi shotturu ; Mã-lai gợi badu ; Phi-luật-tân gọi patis ; Thái –lan gọi nam pla ; Miên gọi teuk trey ; Án-độ gọi loma ilish.

Dù không phải được người Việt phát minh ra đi nữa nhưng từ thế kỷ X đến nay (có nơi nói từ thề kỷ VI), nước mắm đã trở thành món ăn gắn liền với mảnh đất và tâm hồn người Việt. Có đi đâu xa, người ta vẫn luôn nhớ và thèm đến thứ gia vị nồng ấm này và mong ngóng đến ngày trở về quê hương. Nhưng ở Việt nam ngày nay, dưới chế độ cộng sản cai trị, quốc ngữ đã bị nhà nước chủ trương sửa đổi cho không còn tiếng việt nam nữa, nước mắm bị gian thương kết hợp với nhà nước làm giả để triệt tiêu thứ nước mắm truyền thống, không chỉ vì lợi nhuận mà còn nhằm bứng góc dân tộc.

Nếu bảo đó là chánh sách phá sản, tiêu diệt dân tộc và đất nước của cộng sản, không biết có nói thái quá không?

 

Vui cười

Hai vợ chồng đi du lịch bằng tàu hỏa trên một toa có 3 giường nằm. Người chồng để vợ nằm tầng trên cùng, anh ta nằm tầng giữa, còn dưới cùng là một ông khách khác. Nửa đêm, nghe có tiếng động khác lạ ở tầng trên, ông chồng quát to:

– Ai làm gì trên ấy đấy?

– Tôi đây mà! – Ông khách đáp – Tôi vừa trở mình một cái, thế là rơi ngay lên đây.

 

Có 5 người, Mỹ, Mễ, Pháp, Ý & Đức đang đi du lịch trên một chuyến tầu. Người Ý ăn đĩa Spaghetti dở dang thì ném luôn cả đĩa xuống biển, ông Mỹ thấy vậy hỏi:

–Sao ông phí vậy, ông chưa ăn hết mà?

Ông Ý trả lời:

–Không sao, cái đó nước tui có nhiều lắm

Rồi ông Pháp khui 1 chai champagne, uống 1 ly rồi quang cả chai và ly xuống biển, ông Mỹ cũng lại và hỏi the same question, và ông Pháp cũng trả lời:

–Không sao, cái đó nước tui có nhiều lắm

Rồi ông Đức cũng ra oai, khui ra lon beer, uống 1 hớp rồi ném luôn lon beer xuống biển, ông Mỹ lại đến hỏi the same question, và ông Đức cũng nói:

–Không sao, cái đó nước tui có nhiều lắm

Rồi thì ông Mỹ lại phía ông Mễ đang đứng ăn taco, và nhấc ổng lên và ném ổng xuống biển, 3 ông kia hết hồn, cùng nhau hỏi:

–Sao ông lại ném ổng xuống biển???

Ông Mỹ trả lời 1 cách tỉnh bơ:

–Không sao, cái đó nước tui có nhiều lắm

Lời Tỏ TìnhPhạm Thành Châu

Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Việt Nam Cộng Hoà, hiện là cư dân Virginia. Nhà văn Phạm Thành Châu đã cộng tác với các báo Van, Thế Kỷ 21 và có ba tập truyện ngắn đã xuất bản. Nhân vật trong truyện của anh thật tuyệt vời! Họ chung tình quá sức. Nhà văn, nhà biên khảo Võ Phiến khi đọc truyện của Pham Thành Châu đã nhận xét như trên. Sau đây là một truyện ngắn mới của ông.

***

Sau khi chiếm được nam Việt Nam, năm 1975, Cộng Sản miền Bắc lùa số lớn  công chức, quân nhân, đảng viên các đảng phái quốc gia, các nhà tu hành của các tôn giáo miền Nam, ra Bắc “khổ sai biệt xứ”. Liên Xô có Xi-bê-ri thì Việt Nam có vùng núi non Tây Bắc khắc nghiệt, tuy không lạnh bằng Xi-bê-ri nhưng cũng đủ cho tù chết dần. Chết vì lạnh, vì đói, vì lao động kiệt sức và vì bịnh mà không có thuốc chữa.

Thông thường, tù phải tự đốn cây, cắt tranh làm lán cho mình ở, phải phá rừng, làm rẫy trồng trọt khoai củ nuôi thân. Nhà nước Cộng Sản không phải tốn phí nuôi tù cải tạo. Ban ngày tù vào rừng lao động, chiều về, vào lán, cán bộ coi tù khóa cửa lại, sáng hôm sau, mở cửa cho tù đi lao động tiếp.

Mấy năm đầu, tù chết quá nhiều nên chính quyền Cộng Sản Việt Nam cho thân nhân tù được gửi thuốc, áo quần (giới hạn) bằng đường bưu điện, về sau được thăm nuôi, nghĩa là được gặp mặt tù và tiếp tế lương thực, mùng mền, thuốc men…giúp tù chịu đựng, tiếp tục khai phá núi rừng và chết chậm hơn.

Trong chuyện nầy, tôi không kể về những sinh hoạt trong nhà tù mà kể về một anh bạn tù nằm cạnh tôi.

 Anh Hùng, (nằm cạnh tôi) là người ít nói nhưng thường quan tâm đến người khác. Buổi tối, vào lán, thấy ai có vẻ trầm tư, suy nghĩ, là anh sà đến, nói huyên thiên những chuyện trên trời dưới đất, chuyện nào cũng khiến người nghe bật cười. Thế là người bạn đó bớt buồn. Khi quay về, anh bảo tôi

 – Khá rồi! Lo buồn làm mình suy sụp nhanh nhất. Nhanh hơn cả bịnh hoạn. Chỉ cần mất ngủ vài ba đêm là không đủ sức gượng dậy.

 Ai cũng biết điều đó, nhưng rất khó vượt qua, nhất là những người không được thăm nuôi, thậm chí không nhận được thư của thân nhân gửi vào. Họ được gọi là “con bà xơ” (nữ tu), ý nói là con hoang trong trại mồ côi do các bà xơ (soeurs) nuôi dưỡng. Các tù nhân con bà xơ nầy, mỗi khi  thấy người nào ra thăm thân nhân, đem đồ tiếp tế vào là họ tránh chỗ khác, tìm những người cùng hoàn cảnh (không có thăm nuôi) mà chuyện trò, ăn mấy củ khoai, củ sắn với nhau. Được tặng thức ăn (thăm nuôi) họ có thể nhận một lần, lần sau thì từ chối.

 – Xin cám ơn anh, tôi nhận thì không có gì tặng lại. Anh thông cảm cho tôi. Xin giữ lấy.

 Trong tù, chỉ nghĩ đến miếng thịt, cây kẹo cũng đủ chảy nước miếng, vì cơ thể quá cần, nhưng nhận chút thực phẩm của bạn cho, lấy gì trả lại?

 Tôi với anh Hùng, may mắn, được vợ thăm nuôi, dù cả năm chỉ được một lần và chỉ được một xách nhỏ. Một gói đường tán đen, gói cá khô, ít đậu và gạo, ít thuốc men, chỉ vậy thôi, vì tiền xe cộ đi hàng nghìn cây số (từ miền Nam ra núi rừng tây bắc), ăn uống dọc đường…hết cả! Chúng tôi nghèo quá, nhưng vợ chồng gặp mặt nhau là may rồi. Tôi mừng, nhưng anh Hùng lại mừng hơn. Lần thăm nuôi nào anh cũng bảo.

 – Đây là lần chót!

 Thế nên, mỗi khi được gọi tên ra gặp thân nhân thì anh ngạc nhiên.

 – Ai thăm tôi? Bà cụ thì quá yếu, không đi nổi!

 Tôi cười bảo.

 – Không phải vợ thì ai vào đây?

 Theo vợ tôi kể, trong một lá thư gửi cho tôi, chỉ một lần vợ tôi cùng đi thăm nuôi với vợ anh Hùng mà hai người thành bạn thân. Cả hai đều ở trong một con hẻm vùng Đa Kao lại có chồng là bạn nằm cạnh nhau trong tù, cùng hoàn cảnh nên hai người đàn bà thương nhau, thường giúp đỡ nhau trong việc buôn bán mưu sinh.

 Vì thấy anh vui hơi quá đáng mỗi khi được thăm nuôi nên tôi tò mò, cố tìm hiểu vì sao? Đúng ra, trong tù không nên biết chuyện gia đình người khác, nếu người đó không tự ý kể ra. Tôi không nhớ mình đã gợi ý cách nào khiến cho anh Hùng kể chuyện vợ con của anh.

 Sau đây là câu chuyện theo lời Anh kể.

 – Tôi là con trai độc nhất của bà cụ tôi. Đúng hơn, tôi là độc đinh của cả giòng họ nhà tôi. Nếu mẹ tôi không sinh ra tôi thì coi như họ Hoàng Đắc của tôi tuyệt tự. Mẹ tôi săn sóc, chăm lo cho tôi, vì tình thương mà cũng vì trách nhiệm bên nhà chồng giao phó, là phải có người thừa tự, lo nhang khói, cúng giỗ để vong linh ông bà, tổ tiên khỏi bơ vơ, thành ma đói, ma khát, vất vưỡng trong cõi u minh. Thế nên, khi tôi vừa xong tú tài là mẹ tôi lo tìm vợ cho tôi, vì bà sợ tôi vào quân đội, không biết chết lúc nào, sẽ không kịp có con trai để nối dõi tông đường. Tôi thì không để ý đến chuyện đó. Ngay trong thời đi học, bạn bè yêu cô nầy, cô kia, tôi chỉ biết bài vở và các môn thể thao như đá banh, học võ…

Đến khi thi xong tú tài một, tôi tình nguyện đi sĩ quan Thủ Đức. Mẹ tôi, thời trẻ là đảng viên một đảng phái Quốc Gia, thông hiểu tình hình đất nước, bà cụ bảo tôi “Khi tổ quốc lâm nguy, làm con dân phải có bổn phận cùng với mọi người bảo vệ đất nước, bảo vệ đồng bào. Những tên trốn lính, sống chui, sống nhủi chỉ thêm nhục. Nhưng con phải lấy vợ, sinh con trai để sau nầy lo nhang khói cho ông bà, tổ tiên”. Mẹ tôi hỏi tôi có để ý cô nào chưa?  Tôi thưa rằng “Mẹ xem cô nào vừa ý mẹ thì cưới cho con chứ con không có người yêu”. Mẹ tôi đến nhà các bà bạn, ngắm nghía cô nầy, dọ hỏi cô kia, cuối cùng bà chọn được một cô. Mẹ tôi nhờ người mai mối, gia đình cô ta đồng ý ngay. Để tôi được gặp cô gái, mẹ tôi mua một ít trái cây, sai tôi đem đến biếu gia đình cô ta. Hình như cô gái không biết có sự xếp đặt giữa hai gia đình nên cô ta tiếp tôi rất hồn nhiên, vô tư như với bạn bè. Tôi thấy cô cũng xinh, hiền lành, vui vẻ nên về thưa với mẹ tôi rằng “Mẹ thấy vừa ý thì con xin vâng lời”. Quả thật, cô gái hoàn toàn không biết gì về việc cô sẽ là vợ tôi. Trước ngày tôi vào quân trường, hai gia đình muốn tổ chức lễ hỏi, cưới luôn một lần. Lúc đó, cô gái mới được thông báo. Cô ta phản đối quyết liệt. Hóa ra cô đã có người yêu.

 Sau nầy tôi mới biết, người cô yêu là một nhà thơ. Anh chàng có dị tật ở chân nên anh ta khỏi phải đi lính. Nhờ thế anh ta yên tâm vui chơi và ăn bám gia đình. Hết làm thơ đăng báo tán tỉnh cô nầy, cô kia thì la cà các quán cà phê, quán nhậu. Con gái mới lớn, cô nào cũng mơ mộng. Anh chàng thi sĩ nầy làm thơ ca tụng, tỏ tình với cô vợ tương lai của tôi thì chẳng khác gì bỏ bùa cô ta. Cô ta yêu mê mệt chàng thi sĩ, quyết cùng chàng “Một túp lều tranh hai quả tim vàng”. Bất  ngờ cô bị ép phải lấy tôi làm chồng. Cô tuyên bố thẳng thừng với cha mẹ rằng cô ta sẽ trốn đi với chàng thi sĩ, nếu không trốn được mà bị ép duyên, cô ta sẽ uống thuốc rầy tự tử. Gia đình cô ta hình như có xích mích gì đó với gia đình “nhà thơ” nên không muốn làm sui gia với họ. Thế nên bà mẹ mới bảo với con gái rằng “Mầy muốn trốn theo trai thì cứ trốn đi, nhưng không được theo thằng chó chết của nhà đó. Nếu mầy theo nó, thì nhớ ba ngày sau quay về dự đám ma tao. Còn mầy muốn tự tử thì tao mua cho mầy chai thuốc rầy, nhưng uống nửa chai thôi, để một nửa cho tao. Nuôi mầy khôn lớn để mầy làm nhục cha mẹ…” Lời tuyên bố đó khiến cô gái không còn lựa chọn nào khác. Thế nên, trước ngày cưới, cô ta hẹn tôi ra một quán nước.

 Sáng đó, chúng tôi gặp nhau. Tôi ngồi đối diện. Quán vắng người nên cô ta chẳng cần giữ lời, tấn công tôi ngay “Tôi và anh không hề quen biết nhau, không thù oán nhau, tại sao anh cố tình phá vỡ tình yêu của chúng tôi? Anh có biết, vợ chồng không có tình yêu mà sống với nhau là sống trong địa ngục không?”

 Tôi trả lời “Đây là chuyện hai gia đình với nhau. Cô không bằng lòng lấy tôi thì cứ nói thẳng với ba mẹ cô hoặc nói với mẹ tôi. Tôi không có ý kiến. Tôi không cần vợ, nhưng mẹ tôi cần có cháu nội trai để nối dõi tông đường. Tôi sẽ vào quân đội. Chiến tranh rất ác liệt. Đời lính chiến, hành quân liên miên, cưới cô về, được bao nhiêu lần chúng ta gặp nhau? Để có con, còn khó hơn. Và có thể một ngày, một tuần, một tháng sau đó, tôi tử trận. Cô sẽ thành quả phụ. Nhanh lắm. Tôi nói sự thật để cô đủ lý do từ chối việc cầu hôn của tôi” Cô yên lặng lắng nghe. Tôi cũng suy nghĩ, lựa lời một lúc mới nói tiếp “Nếu bị ép duyên, và nếu không còn con đường nào khác để làm vui lòng cha mẹ cô, cô nên lấy tôi. Vì sau khi ra trường sĩ quan, tôi sẽ chọn binh chủng tác chiến, tôi sẽ leo lên bàn thờ nhanh lắm. Khi tôi chết rồi, gia đình cô không còn quyền cấm cô về sống với người cô yêu. Mà dù tôi chưa tử trận, khó khăn của tôi vẫn là phải có con trai cho mẹ tôi an tâm. Tôi đề nghị thế nầy. Sau khi là vợ tôi, dĩ nhiên là tôi đi hành quân, đâu có về nhà thường xuyên được… Cô cứ hẹn hò với người yêu, miễn sao đừng cho thiên hạ biết, khi nào có bầu, cô ra đơn vị tìm tôi rồi quay về nhà. Mục đích để hợp thức hóa đứa bé trong bụng cô. Tôi sẽ không ghen tương gì mà mẹ tôi lại mừng vì đã làm tròn bổn phận đối với gia tộc tôi…” Chưa nghe hết câu, cô chồm qua bàn, thẳng tay tát tôi một tát tai, nảy đom đóm mắt “Tôi cấm anh không được nhục mạ tôi theo lối nói vô học đó. Anh xem tôi là hạng người gì?..” Rồi cô ôm mặt, gục xuống bàn khóc nức nở. Cô khóc to, như rống lên rồi lấy khăn bịt miệng mình lại để tự kềm chế. Tôi kinh hoàng, vội qua ngồi cạnh cô, lắp bắp “Tôi xin lỗi! Tôi xin lỗi! Cô tha thứ cho tôi” Tôi định choàng tay qua vai cô để vỗ về thì cô xô mạnh tôi ra, khiến tôi suýt ngã ngữa. Cô cứ cúi đầu thút thít mãi. Tôi chán nản, nghĩ rằng, tốt nhất về thưa với mẹ tôi rút lui vụ cưới hỏi nầy để khỏi rắc rối, có khi gây oán thù với cô ta và cả người tình của cô nữa.

 Tôi đứng lên, đến quày trả tiền. Cô chủ quán hỏi tôi “Có chuyện gì vậy?” Tôi lắc đầu, quay lại bàn nước, ngồi cạnh cô để tránh tia mắt cô đang nhìn đăm đăm phía trước như người xuất hồn. Tôi nói “Tôi đã hiểu cô, đã biết mối tình của cô. Xin cô yên tâm. Tôi sẽ báo cho mẹ tôi hủy bỏ vụ  nầy. Cô được tự do”. Tôi định đứng lên thì cô ra dấu tôi ngồi xuống. Cô nói mà không nhìn tôi “Anh chẳng có lỗi gì trong chuyện nầy. Gia đình tôi nhất quyết gả tôi cho người khác. Ai cũng được, ngoại trừ người tôi yêu” Rồi cô quay nhìn tôi, mắt long lên, môi mím lại “Tôi đồng ý lấy anh. Nhưng tôi cho anh biết. Anh chiếm đoạt được trinh tiết  của tôi, chiếm đoạt được thân xác tôi nhưng không thể chiếm đoạt được trái tim tôi. Đừng hi vọng tôi sẽ thương yêu anh. Tôi không thù anh, nhưng tôi không thể yêu thương ai ngoài người tôi yêu. Tôi cũng cho anh biết trước rằng, về làm vợ anh, dù  đến mãn đời, tôi thề sẽ không bao giờ nói tiếng yêu thương với anh, không bao giờ hôn anh. Mong anh cũng làm như thế” Tôi giận sôi gan, nhưng cố bình tĩnh “Tôi sẽ giữ lời. Tôi thề sẽ không nói thương yêu với cô, không hôn cô, vì tôi biết chúng ta chẳng hề yêu thương nhau. Tôi cũng yêu cầu cô nhớ lời thề đó. Sau nầy, nếu tôi tử trận, xin cô đừng giả vờ khóc, vì tôi biết đó là ngày vui của cô, ngày cô được giải thoát để về với người cô yêu. Không cưới cô thì mẹ tôi cũng tìm một cô khác cho tôi. Từ hôm nay cho đến tuần sau, cô có thể báo cho mẹ tôi biết quyết định của cô. Mà dù đã là vợ tôi, cô vẫn tự do. Cô có thể gặp người yêu của cô bất cứ lúc nào, chỉ mong cô cố gắng cho mẹ tôi một đứa cháu trai. Xin cô giúp tôi”

 Kể đến đấy anh Hùng  hỏi tôi “Nếu vào trường hợp tôi, anh sẽ nghĩ sao? Chúng tôi có ba mặt con với nhau, nhưng không bao giờ tôi nghĩ rằng cô ta còn lưu lại trong gia đình tôi cho đến ngày tôi vô tù như hôm nay” Anh quay ra sau, lục trong xách nhỏ, lấy ra mấy tấm hình, trao cho tôi “Anh nhìn xem, mấy đứa nhỏ nầy giống ai?” Tôi nhìn và nói ngay “Giống anh chứ giống ai? Con anh phải không? Hai thằng nhỏ nầy là anh em sinh đôi?” Anh trầm tư “Để tôi dài dòng một chút. Trước khi vào quân trường, tôi cưới vợ. Khi còn đang thụ huấn trong Thủ Đức, được tin vợ sinh, tôi về phép, vào nhà bảo sanh. Vợ tôi sinh con gái. Tôi ôm đứa bé vào lòng. Lúc đó, tôi không thắc mắc, ai là tác giả của sinh vật bé bỏng đó, nhưng không hiểu sao, tôi thương nó quá. Tôi ngắm nghía nó, hôn nó, thì thầm với nó mà quên cả chung quanh. Lúc đặt con xuống bên cạnh vợ, cô ta nắm lấy bàn tay tôi, nhìn tôi, nước mắt ứa ra. Cô ta khóc. Tôi hiểu ý nên nói “Xin lỗi! Nhưng tôi thương nó. Lần sau, cố giúp tôi một thằng con trai…”

 Tôi ngắt lời anh “Bộ hai người xưng tôi chứ không anh em gì cả sao?” “Cô thì xưng em với tôi, còn tôi, khi chán nản hoặc chỉ có hai người, tôi xưng “tôi” và nói trống không. Khi có người thứ ba thì tôi “anh, em” như vợ chồng bình thường… Sau đó, cô sinh đôi, hai thằng con trai. Khi tôi đi tù thì hai thằng con được gần hai tuổi.

 – Hai anh chị thề thốt với nhau rằng sẽ không hôn, không nói tiếng yêu thương với nhau, rồi có giữ lời không?

 – Tôi có vợ mà tâm lý không giống những ông khác. Tôi chỉ làm bổn phận. Tôi đâu cần tình yêu mới làm chuyện vợ chồng được. Khi cô ta vừa sinh hai thằng con trai, tôi dự định, hễ hai đứa nhỏ cứng cáp thì tôi sẽ nói với cô rằng muốn li dị thì tôi ký tên ngay để cô được tự do, nhưng tôi chưa kịp nói thì đi tù. Thế nên, mỗi khi tôi được gọi ra thăm nuôi, anh thường nghe tôi tự hỏi “Ai thăm nuôi mình?” vì tôi cứ đinh ninh là cô ta đã bỏ tôi để về với người tình, để khỏi nuôi mấy đứa nhỏ, khỏi nuôi mẹ tôi, khỏi thăm nuôi tôi.

 – Anh có thể nói thật tình cảm của anh đối với vợ anh cho tôi nghe được không? Anh có thương vợ không?

 Anh trầm ngâm.

 – Chỉ sau nầy, khi tôi vào tù, cô ta không bỏ chúng tôi, lại phải vất vả, bương chải để nuôi sống bao nhiêu người trong gia đình tôi, tôi mới nghĩ rằng cô là vợ tôi. Nếu chúng tôi có yêu nhau trước đó thì sự hi sinh của cô ta còn có chút ý nghĩa. Đằng nầy…Không ai có thể bắt cô phải cưu mang chúng tôi. Đó là sự bất công. Trước kia, tôi không màng đến ý nghĩ, tình cảm của vợ tôi. Chúng tôi ít nói chuyện với nhau. Đúng ra là không có dịp. Tôi hành quân liên miên, vài ba tháng về phép một lần. Hai mươi bốn giờ phép mà gần tối mới về đến nhà, sáng sớm lại phải ra đơn vị. Vả lại, tôi thương các con tôi lắm. Vừa bước vô nhà, chào mẹ tôi xong là tôi quấn quít với con, hôn hít đứa nầy, bồng ẵm đứa kia, đưa chúng ra đường mua quà, kẹo bánh. Lần nào về phép tôi cũng ôm con  mà cứ nghĩ rằng, đây là lần cuối mình được gần các con. Ra trận, đạn như vãi trấu, bạn bè, đồng đội tôi ngã xuống ngay bên cạnh. Trước sau gì cũng đến lượt mình. Còn vợ tôi, tôi cảm tưởng như giữa hai đứa có một bức tường vô hình ngăn cách, và cô ta, sinh con xong, bồng nó, đưa qua bức tường vô hình đó, trao cho tôi. Chúng là con tôi. Vì ám ảnh đó mà mọi sự săn sóc, lo lắng của cô dành cho tôi, tôi tưởng như của một cô bạn gái cùng lớp giúp bạn trong một buổi đi chơi chung ngoài trời, vậy thôi. Mỗi khi tôi về phép, thấy tôi bước vào nhà là cô vội lo nước nôi, khăn tắm, áo quần để sẵn đó rồi chạy ra chợ mua thức ăn, chạy về, chui vào bếp, nấu nướng, dọn lên. Ăn xong, lại dọn rửa, rồi giặt giũ áo quần cho tôi, phơi phóng, sắp xếp, chuẩn bị mọi thứ trong xách để sáng sớm là tôi chỉ việc đeo lên vai, về đơn vị. Cô xoay tròn  như chong chóng. Tôi thì tắm con, đút cơm cho chúng, rồi chơi đùa, kể chuyện cho chúng nghe, ru chúng ngủ, không màng đến vợ, không nhìn đến mẹ. Người ngoài nhìn vô, đó là một gia đình bình thường. Mẹ tôi thì vui lắm, cứ khen con dâu ngoan hiền. Bà cụ không biết dĩ vãng của cô, cũng không thấy những đợt sóng ngầm đang kiên trì, thì thầm gọi cô thoát ly.

 Bây giờ, ở tù kiểu nầy thì chỉ có chết hoặc mục xương trong tù vì chẳng ai biết ngày về. Cái chết đối với thằng lính chiến như tôi thì sá gì, nhưng tôi thương các con quá, chỉ mong được về để lo cho chúng và săn sóc vợ tôi để đền đáp bao khổ nhọc mà cô ta đã phải chịu đựng.

 Từ khi nghe anh Hùng kể chuyện gia đình, tôi cũng đâm ra hồi hộp mỗi khi nghe tên anh ta được gọi ra thăm nuôi. Tôi tưởng tượng mẹ anh Hùng hoặc bà cụ nhờ một người nào đó gặp anh và báo tin rằng vợ anh đã bỏ đi lấy chồng rồi. Nhưng lần nào cũng là chị ta. Lần đầu được giới thiệu là vợ anh Hùng, tôi thấy chị ta, tuy đen và ốm, xác xơ vì sinh kế nhưng còn phảng phất những nét thanh tú và quí phái. Chị ta, thời trẻ, ắt đã làm bao trái tim bọn con trai xao xuyến.

 Mỗi lần ra thăm nuôi, anh Hùng, tôi và vài người tù ngồi một bên chiếc bàn dài, đối diện (bên kia bàn) là thân nhân của tù. Đầu bàn có một công an ngồi theo dõi, lắng nghe tù và thân nhân chuyện trò. Tù chỉ có mười lăm phút gặp người thân nên ai cũng cố nói thật nhiều, hỏi thật nhiều những điều cần thiết. Tôi cũng gấp rút chuyện trò với vợ nhưng cũng để ý xem vợ chồng anh Hùng có gì khác thường không? Hình như anh Hùng không nhìn vợ mà hơi cúi xuống vẻ đắn đo, suy nghĩ. Trái lại chị vợ ngồi nhìn chồng đăm đăm  như thôi miên anh ta.

 Thông thường, trong lúc gặp gỡ, người vợ để bàn tay bên hông của giỏ quà thăm nuôi, phía khuất tia nhìn của công an, người chồng biết ý sẽ để bàn tay mình lên bàn tay vợ, bóp nhẹ. Bao nhiêu năm xa cách, chỉ cần chạm nhẹ hai bàn tay với nhau cũng đủ cho vợ chồng ngây ngất, rung động cả thể xác và tâm hồn. Giây phút đó quí giá hơn bao nhiêu lần ôm ấp nhau mà vợ chồng đã trải qua. Vợ anh Hùng cũng để tay bên giỏ thăm nuôi. Anh Hùng chỉ đụng rất nhẹ vào tay vợ, như vô tình rồi rút tay về. Chị ta vẫn để yên bàn tay và chờ đợi. Anh Hùng lại đụng nhẹ tay vợ lần nữa, rồi lại rút về. Cả hai yên lặng. Rồi hình như anh nói nho nhỏ gì đó với vợ.

 Thời gian thăm gặp qua rất nhanh. Lúc chia tay, anh Hùng xách gói quà thăm nuôi đi thẳng mà không ngoái nhìn người thân như các tù nhân khác.

 Chúng tôi ở tù trên mười năm nhưng chỉ ở chung lán trại hơn ba năm, sau đó bị phân tán đi các trại tù khác. Dù vậy, tình bạn giữa chúng tôi đã như ruột thịt. Bảy năm sau, chúng tôi mới gặp lại nhau ở trại tù Z 30, Xuân Lộc. Sau đó, chúng tôi cùng ra tù một lần, vào năm 1986.

 Chúng tôi, hai thằng tù trung niên mà trông đã hom hem. Tóc đã có sợi bạc, chân tay như những khúc xương khô. Vợ tôi và vợ anh Hùng, sau mười năm vất vả, cũng đã là hai chị nạ dòng đen thui, đầu tóc, áo quần tả tơi vì suốt ngày lê lết đầu đường xó chợ. Hai người mua đi bán lại từng đôi giày cũ, áo quần cũ, răng vàng bạc vụn, đồng hồ hư, radio hư…Nghĩa là ai bán gì cũng mua, ai mua gì cũng có.

 Thời bấy giờ, tù về xã hội chỉ làm được các nghề chân tay như đạp xích lô, bán vé số, vá xe đạp…Tôi và anh Hùng, mỗi người một chiếc bàn con, mỗi cạnh hai gang tay, đặt bên lề đường, ngồi bán vé số, kiếm tiền phụ với vợ mua gạo. Lúc đó vợ tôi và vợ anh Hùng mới lấy lại chút bình tĩnh, không còn lo thất sắc mỗi ngày vì lũ con đói.

 Đầu thập niên 1990, có chương trình tù cải tạo được đi Mỹ. Gia đình tôi và gia đình anh Hùng đến cùng tiểu bang Virginia nhưng khác thành phố, cách nhau hơn hai giờ lái xe. Bước chân đến xứ người với hai bàn tay trắng, chúng tôi phải làm gấp đôi người khác, vì lao động chân tay, lương hướng chẳng bao nhiêu. Sáng sớm đã ra khỏi nhà, khuya mới về. Chúng tôi chỉ gọi điện thoại trò chuyện, hỏi han nhau mà thôi. Tôi không còn để ý đến chuyện xưa của vợ chồng anh Hùng, cũng không bao giờ kể cho vợ tôi nghe. Đàn bà bép xép, một chuyện kỳ lạ như thế thì không bà nào để yên trong bụng được.

 Hơn bảy năm ở xứ Mỹ, vài đứa con của gia đình tôi và gia đình anh Hùng đã tốt nghiệp đại học, có việc làm, phụ với cha mẹ lo cho các em nên chúng tôi đã bớt giờ làm việc, có dịp thăm viếng nhau. Bao nhiêu năm mới gặp lại, thấy anh Hùng khỏe mạnh, hồng hào hơn trước, chị vợ cũng mập tròn, mặt mũi tươi rói, gặp lại vợ tôi như gặp cố nhân, hai người tíu tít hỏi han, chuyện trò vui vẻ. Nơi xứ người bơ vơ nên chúng tôi coi nhau như anh em một nhà.

 Đột nhiên, một buổi tối, khoảng mười giờ, điện thoại reo, vợ tôi bắt máy rồi la lên.

 – Sao? Chị nói sao? Anh Hùng bị gì mà đưa vô bịnh viện cấp cứu? Chị nói chuyện với ông xã em. Em run quá!

 Vợ tôi đưa điện thoại cho tôi.

 – A lô! Anh Hùng bị gì vậy chị?

 Bên kia đầu giây, giọng vợ anh Hùng hốt hoảng.

 – Không hiểu sao. Ăn tối xong ảnh ngồi xem TV. Thình lình, ảnh kêu “Đau đầu quá!” rồi gục xuống bất tỉnh. Em gọi xe cứu thương đến đưa vô bịnh viện. Hiện em đang ở phòng cấp cứu. Ảnh chưa tỉnh. Em rối trí quá! Không biết mình phải làm gì đây?

 – Chị báo cho sắp nhỏ biết chưa?

 – Dạ rồi. Nhưng đứa gần nhất cũng phải năm giờ lái xe, đứa ở xa, sáng mai mới đi máy bay về.

 – Ảnh không sao đâu. Chị bình tỉnh. Đưa vô bịnh viện là yên tâm.Tụi tôi sẽ đến ngay bây giờ. Lên xe, chúng tôi sẽ nói chuyện sau. Nhớ là phải bình tỉnh. Hai giờ nữa chúng tôi sẽ đến bịnh viện.

 Ban đêm, xa lộ 95 không đến nỗi kẹt xe. Từ Richmond hướng về thành phố Falls Church, phía bắc tiểu bang, gần hai giờ, chúng tôi đã có mặt tại bịnh viện. Bịnh viện về đêm thật yên tĩnh. Theo sự hướng dẫn của nhân viên trực, chúng tôi đi rất nhẹ dọc hành lang để tìm phòng hồi sức.

 Anh Hùng nằm trên giường với đủ thứ dây nhợ, ống trợ thở nối với dàn máy sát tường. Một cái máy điện tâm đồ với lằn sóng xanh chạy đều đều, yếu ớt. Chị Hùng quì bên cạnh, nắm tay chồng, thì thầm.

 – Anh cố gắng nghe em nói. Em chỉ nói một câu thôi.  Em không nói được cho anh nghe thì em đau khổ suốt đời, ân hận suốt đời. Anh có thương em không? Thương em thì nghe em nói. Nghe anh! Tội nghiệp em mà anh…

 Chúng tôi đứng bên cạnh mà chị vẫn không hay biết. Vợ tôi cúi xuống vỗ nhẹ vai chị, chị quay lại, đứng lên, ôm vợ tôi, nước mắt trào ra.

– Ảnh không nghe em nói! Ảnh không biết gì nữa. Sao em ngu quá? Không nói khi ảnh còn khỏe mạnh. Mà thình lình, ảnh bị như vầy…

 Chị nói lảm nhảm như người mất trí. Vợ tôi không hiểu gì cả nhưng vẫn vỗ về, nhỏ nhẹ.

 – Ảnh không sao đâu. Em biết, nhiều người bị như vậy, sẽ tỉnh lại. Chị đừng lo. Bác sĩ nói sao?

 – Bác sĩ nói ảnh bị xuất huyết não, đang chuẩn bị, sẽ mổ ngay. Em sợ, người ta mổ rồi ảnh đi luôn. Em mà không nói được cho ảnh nghe, chắc em chết theo để linh hồn em được gặp ảnh, nói mấy lời…

 Vợ tôi lại nhìn tôi, không hiểu chuyện gì quan trọng, khẩn cấp đến độ phải nói ra cho người sắp chết nghe. Đáng ra, chính người bịnh mới cần trăn trối trước khi từ giả cõi đời. Vợ tôi, biết rằng chuyện gia đình người ta, không nên tò mò, chỉ trấn an.

 – Sáng mai, mổ xong là ảnh tỉnh dậy, sẽ nghe chị nói. Chị yên tâm. Bình tỉnh mà chuẩn bị tinh thần, cầu xin Trời Phật phù hộ ảnh tai qua nạn khỏi

 Nhưng chị ta như không nghe, cứ lảm nhảm.

 – Bao yêu thương, săn sóc ảnh giành cho em, em hiểu, em đón nhận, nhưng sao em ngu quá, không nói cho ảnh biết em yêu thương ảnh…

 Vợ tôi ngớ ra, tưởng chị điên thật rồi. Vợ chồng yêu thương nhau, đâu cần phải nói ra mới hiểu? Chỉ mình tôi biết điều đó. Tôi nói với chị ta.

 – Xin chị bình tỉnh. Tôi sẽ cố giúp chị xem sao. Tôi với anh Hùng thân thiết còn hơn ruột thịt. Hi vọng, tôi nói ảnh sẽ nghe.

 Nhìn điện tâm đồ, thấy những gợn sóng rất yếu ớt, tôi biết, có mổ cũng rất ít hi vọng, nhưng tôi tin, sự sống trong anh ta vẫn còn. Tôi ra dấu cho chị Hùng đến bên cạnh rồi cúi sát tai anh, nói chậm rãi.

 – Tôi là Nguyễn văn Chánh, bạn anh đây. Chúng ta ở tù chung, khi còn ở bên Việt Nam, anh còn nhớ không? Anh cố gắng nghe tôi nói, một điều rất quan trọng, sẽ giúp anh yên tâm… Nếu anh nghe được, anh chấp nhận, xin anh chuyển động mi mắt hoặc con ngươi của mắt anh. Vợ anh đang đứng bên anh đây. Vợ anh nói rằng, chị chỉ yêu thương một người duy nhất trong đời là anh mà thôi. Anh có nghe không, có chấp nhận không?

 Mọi người im lặng, chăm chú nhìn đôi mắt đang nhắm nghiền của anh Hùng. Đột nhiên, đôi mi của anh Hùng chuyển động như muốn mở ra rồi nhắm lại. Tuy rất nhẹ nhưng mọi người đều thấy rõ. Chị Hùng ôm chồng khóc òa lên. Tin rằng anh Hùng có nghe tiếng khóc của vợ nên một lúc sau tôi mới ra dấu cho chị yên lặng, rồi nói vào tai anh Hùng.

 – Bây giờ, vợ anh, chị Hùng sẽ nói cho anh nghe. Chị  yêu thương anh từ lúc nào. Anh cố gắng nghe vợ anh nói.

 Tôi bước lùi cho chị Hùng quì xuống, cúi sát tai chồng và nói, từng tiếng một.

 – Anh Hùng. Anh là chồng em. Em yêu thương chỉ một mình anh. Em yêu thương anh suốt đời. Em yêu thương anh từ ngày đầu, từ đêm đầu, từ giây phút đầu em trở thành vợ anh… Em lạy anh. Đừng giận em nghe anh! Xin anh thương em. Em là vợ anh. Tội nghiệp em. Nghe anh!

 Nói đến đó thì nghẹn lời, chị đứng lên lùi lại, hai tay để lên ngực, như sợ chồng điều gì nhưng mắt vẫn không rời đôi mắt chồng. Mọi người nín thở chờ đợi. Rồi đôi con ngươi dưới hai mi mắt nhắm nghiền của anh Hùng chuyển động nhẹ, hướng về phía chị Hùng và dừng lại. Tôi nói với chị.

 – Anh Hùng đã hiểu chị, đã chấp nhận lời yêu thương của chị.

 Bỗng chị Hùng lảo đảo, níu tay vợ tôi rồi ngã quị xuống, bất tỉnh. Vợ tôi đỡ lấy chị, ngồi bệt xuống sàn, ôm chị vào lòng. Tôi bảo

 -Không sao đâu. Bị xúc động mạnh. Để anh đi gọi y tá…

 Thật ra, là chị ấy đã trăn trối với chồng.

 

Vui cười

Một nhà văn vốn rất hay huênh hoang về thành tích văn chương của mình, nói:

– Khi tôi hai mươi tuổi mọi người cấm tôi hút huốc vì sợ thuốc lá làm giảm khả năng trí tuệ của tôi.

Một người hỏi:- Thế tại sao anh không nghe lời?

 

Một chuyên gia lập trình mệt mỏi vì công việc. Anh ta đi dạo trong công viên, không khí thật trong lành, chim hót bướm bay… Anh ta ngồi ghế đá ngắm nhìn trời xanh mây trắng rồi thốt lên:

– Ôi! Lại Windows XP, không thoát được

 

A chở B trên chiếc xe Honda cũ mèm dông về phía xa lộ Biên Hòạ. A là một môn sinh của tốc độ nên xe ra tới xa lộ, anh chàng xả hết tốc lực phóng như bay lên tới cả trăm cây số một giờ.

Xe đương phóng vèo vèo thì thình lình A quay lại hỏi B:

– Hình như A nghe thấy xe có tiếng kêu là lạ! Hay là tiếng kêu của xú-bắp thì phải ?

B mặt xanh lè, run lập cập đáp:

– Không phải của xú-bắp đâu Oki! Hình như là tiếng kêu của hai hàm răng của tao đập vào nhau đó

Dì ba hàng xóm có em bé mới sanh, rủi cho cu Tý không có hai vành taị. Gia đình ba Lém rất thân với dì ba phải qua thăm. Biết tánh con trai hay nói chuyện không ý tứ, trước khi sang thăng cu Tý, bố mẹ ba Lém dặn:

– Em bé bị thiếu cái tai, đây là chuyện không vui của dì ba, con phải hứa không được nói gì về cái tai em bé.

Ba Lém thề hứa tứ tung rồi theo ba má qua thăm cu Tý. Ba Lém đứng bên nôi nhìn chú bé thật kỹ. Dì Ba lại gần:

– Thế nào, ba Lém thấy cu Tý có xinh không ?

Ba Lém nhớ lời bố dặn nên giữ ý tứ, khen đủ thứ, không nói gì tới cái taị

Suy nghĩ một lát nó hỏi: – Thị giác của cu Tý ra sao dì ba?

– Có sao đâu ? Nhưng ba Lém hỏi chi vậy ?

Ba Lém: – Nhất định cu Tý phải có đôi mắt hoàn hảo vì nó sẽ không cần đeo kính.\

 

Một ông quan thích thơ nôm, có thầy đề khéo tán. Hể làm được bài thơ nào, quan lại gọi thầy vào đọc cho nghe. Một hôm, quan gọi vào, bảo: – Tôi mới làm một cái chuồng chim sau tư thất, nhân thể, có làm một bài thơ tứ tuyệt, đọc thầy nghe, có được không?

   – Dạ, xin quan cứ đọc!

Quan vừa gật gù, vừa ngâm:

Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời,

Đứa thì bay bổng đứa bay khơi,

Ngày sau nó đẻ ra con cháu,

Nướng chả băm viên đánh chén chơi!

   Thầy đề nức nở khen: – Hay lắm! Xin quan đọc lại từng câu cho tôi được thưởng thứ hết cái hay của bài thơ!

Quan đọc lại:

Bốn cột chênh vênh đúng giữa trời,

   Thầy tán: – Hay! Tôi nghiệm như câu này, có lẽ quan sẽ làm đến chức tứ trụ, chứ không phải vừa. Khẩu khí lộ ra đấy.

Quan đọc tiếp: Đứa thì bay bổng đứa bay khơi,

   Thầy tán: – Như thế thì việc thăng quan tiến chức của ngày thật không lường được!

   Quan lại đọc: Ngày sai nó đẻ ra con cháu,

Thầy tán:

– Hay tuyệt! Ngày sẽ con đàn cháu đống. Bài thơ có hậu.

Quan đọc tiếp:

Nướng chả băm viên đánh chén chơi!

Thầy ngập ngừng một chút rồi khen:

– Hay quá! Về sau, ngày tha hồ phong lưu phú quý, lại được hưởng cảnh an nhà, tự do tự tại.

Quan nở mũi, đắc chí, rung đùi, sai lính dọn rượu mời thầy đề cùng uống để thưởng thức tài làm thơ của mình.