Tập San Tân Ðại Việt Số 2 – Số Đặc Biệt Xuân Ất Mùi

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt Số 2 – Số Đặc Biệt Xuân Ất Mùi

Địa chỉ liên lạc: tapsantandaiviet@gmail.com

Trang web: http://www.tandaiviet.org

Mục Lục

Thư Chúc Tết của Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt  

Chánh trị, Kinh tế

Nhữ Đình Hùng: 2015 một năm đầy thách đố 

Biến cố ngoại giao năm 2014

Phạm Đức Duy: Hoàng đế Quang Trung và Chiến thắng xuân Kỷ Dậu

Lê Văn: Nga ngã, Hoa nâng

Nguyễn Quý Đại: Tưởng nhớ Hoàng Sa

Tài liệu tham khảo

GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn quyển 1 chương 2 

Toan Ánh: Tết Nguyên Đán..

Mấy tục lệ đêm giao thừa

Song Bích: Lễ cúng ngày Tết

Văn, Thơ

Trần Tế Xương: Tết dán câu đoi, Xuân nhật ngẫu hứng   

Đằng Phương: Xuân cảm

Trần Văn Lương Cố quận hàn lư

Phan Văn Song: Năm con dê nói chuyện ghen; Chúng ta là Charlie; Ba cuộc hành trình

Nguyễn Thị Cỏ May: Những người đông dương trên đất Pháp; Tàu, Gián Điệp là một nghề vinh quang

Trần Ngọc Thạch: Mưa Xuân  

Sưu tầm trên net:

Nguyễn Quý Đại: Năm Mùi kể chuyện dê

Trần Văn Giang: Máu dê

Trần Mộng Tú: Vàng mã…

Tin Tức

Nhữ Đình Hùng: Vua Abdallah từ tran; Liên Âu phải mua hơi đốt

Đọc báo lề phải          

Mừng Xuân Ất Mùi, Thay Đổi thể chế chánh trị là ước vọng của toàn dân – Bác sĩ Mã Xái

Kính Thưa Đồng bào,

Năm cũ ra đi, để lại một hành trang nặng trĩu những trăn trở, lo âu cho vận nước, và trao lại cho năm Ất Mùi niềm ước vọng mỏi mòn của mọi người dân mong một có một cuộc đời tốt đẹp, một gia đình hạnh phúc, một xã hội thạnh vượng, an bình, tự do, dân chủ, một đất nước độc lập, một quốc gia hùng mạnh bảo vệ được non sông. Hơn 70 năm qua kể từ mùa thu 1945, rồi đến 30-4-75, Đảng CSVN nhơn danh “độc lập, tự do, hạnh phúc” đã áp đặt chủ nghĩa ngoại lai Mac-Lê lên đất nước, cưỡng chiếm và thống trị cả nước với một chế độ toàn trị, độc tài, độc đảng, chủ trương quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hậu quả của sự chọn lựa sai lầm trong định hướng xây dựng đất nước, ngược lại con đường dân tộc, ngược lại xu thế thời đại, toàn cầu hóa, đảng CSVN đã đưa Việt Nam vào thế tụt hậu về mọi mặt, mà dân chúng thì vẫn sống trong cảnh đọa đày, quyền làm chủ bị tước đoạt và nguy hại thay, mối nguy báo hiệu cho thấy đất nước dần dần bị Hán hóa.

Đại bộ phận dân tộc trong nước cũng như hải ngoại quá bất mãn với chế độ, đã nhiều lần đứng lên đấu tranh đòi sự Thay Đổi để giải quyết những vấn đề bế tắc của đất nước; trong khi các phe nhóm tập của đoàn lãnh đạo CSVN cũng mở lại cuộc đấu tranh quyết liệt trong nội bộ để bám lấy quyền lãnh đạo đất nước. Nhiều hoạt cảnh chánh trị sôi sụt gây nên mối quan tâm của quần chúng. Người dân muốn biết liệu Hội nghi Trung Ương 10 có cơ may Thay Đổi thể chế hay lại chỉ là kịch bản múa rối về Đổi Mới- canh tân trong khung sườn xã hội chủ nghĩa.

Kính thưa Đồng bào,

Bế mạc Hội Nghị Trung ương 10, TBT Nguyễn Phú Trọng không làm mọi người ngạc nhiên khi thẳng thừng tuyên bố “ Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chánh trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta…”; rõ  ràng ông muốn duy trì chế độ độc tài, độc đảng bằng mọi giá và vẫn giữ cái gọi là kinh tế  thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà một viên chức Bộ Kế hoạch đã không ngần ngại nói toẹt ra “làm gì có định hướng xã hội mà tìm, đi mà không biết đi đâu, bằng cách nào thì không biết bao giờ đến…” trong khi ông TBT cũng không dấu diếm “dẫu cho hết thế kỷ nầy không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không”! Ông muốn nói là sau bốn mươi năm xâm chiếm Miền Nam (1975-2015) là thời gian chưa đủ để Đảng CSVN tiếp tục gây thêm hận thù, gây thêm tội ác, triệt hạ trấn áp những người chống chế độ CS, những người tranh đấu ôn hoà cho dân chủ, cho nhơn quyền cho tự do tôn giáo, dù nhà nước CS đã ký kết đủ mọi điều tôn trọng quyền căn bản của con người… Đồng tình với ông Trọng, Chủ tich nhà nước Trương tấn Sang ngày 30-12-2014 phát biểu tai Hội Nghị Công An Toàn Quốc: “Đây là thời điểm (chuẩn bị cho Đại Hội đảng CSVN toàn quốc thứ 12) mà các thế lực thù địch ráo riết thực hiện “diễn biến hoà bình”, “cách mạng màu”, bạo loạn lật đổ, tập trung chống phá Đại Hội Đảng các cấp, thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hoá trong nội bộ ta… nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở nước ta”. Thực tế là các chóp bu lãnh đạo đánh đá lẫn nhau quyết liệt, lại cứ lo thế lực thù địch lợi dụng chống phá. Cuộc đánh đá gây cấn đó diễn ra trước ngưỡng cửa Hội nghị Trung Ương 10 đặt trọng tâm cho cuộc tuyển chọn tập đoàn lãnh đạo đất nước qua đại hội đảng CSVN 12 dự trù vào đầu năm 2016.

Trong khung cảnh vận động tiền hội nghị, một blog truyền thông ngoài luồng “Chân Dung Quyền Lực” nhập cuộc, đưa một số thông tin mà đa số cho là có thể tin được, đặc biệt hướng về một số các viên chức cao cấp nhất định đang chạy đua vào cơ quan quyền lực của đảng, chủ yếu dựa vào kết quả của “Lấy phiếu Tín nhiệm”. Thật vậy, truyền thông Chân Dung Quyền Lực (CDQL) mô tả khá đầy đủ nội tình bất ổn chưa từng thấy của đảng cầm quyền CS trên đà suy thoái đạo đức, trước tình hình kinh tế xã hội găp nhiều khó khăn mà nạn tham nhũng mọi nơi khó bề chửa trị vì “liệng chuột e sợ bể bình”. CDQL còn cho biết ông Trưởng Ban nội chính đang tìm phương cách trị bịnh tham nhũng lại ngã lăn ra bịnh nặng mà tin loan ra lại do một đối thủ đầu độc nhơn chuyến ông thăm Trung Quốc! Lại thêm một bất ngờ không kém cho thấy Ban chấp hành trung ương Đảng với 197 thành viên đã tín nhiệm Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng với số phiếu áp đảo và phe nhóm ông cũng đã vươt trội tổ hợp thân Bắc Kinh của TBT Nguyễn Phú Trọng dù Tập Cận Bình đã ủy nhiệm ông Du Chí Thanh chủ tich Uỷ Ban Hiệp chính sang Hà Nội nhắc nhở các đồng chí lãnh đạo Viêt Nam đi “đúng hướng” trong cuộc tuyển chọn nhân sự cho đại hội đảng 12; một lần nữa đồng chí X lại thắng TBT Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tranh chấp quyền lực. Cuộc lấy phiếu tín nhiệm cho thấy cán cân quyền lực đang nghiêng về phe TT Nguyễn Tấn Dũng mà các nhà phân tích chánh trị cho là phe “cấp tiến” có chính kiến tiến bộ, ủng hộ lý tưởng dân chủ và có có quan hệ tốt với Hoa Thạnh Đốn, ông lại có lập trường “thoát Trung”, mạnh dạn không hợp tác hữu nghị viễn vông trước thái độ xâm lược biển đảo của Trung Cộng. Đồng bào chắc còn nhớ ông Dũng trong thông điệp đầu năm 2014  đã cổ vỏ dân chủ hoá đất nước, rồi ở hội nghị thượng đỉnh Âu-Á (10/2014) ở Ý, ông nói với báo chí rằng dân chủ nhân quyền là xu thế thời đại không thể đảo ngược, Việt Nam cũng phải xuôi theo dòng tiến hoá của lịch sử. Tuy ông có thành tích khống chế internet, nhưng gần đây, trong mùa vận động lại tuyên bố internet cần thiết cho nhơn dân, không thể cấm đoán mạng xã hôi; lại có tin ông thủ tướng gần như đã nắm được các cấp điều hành hai cột trụ chống đỡ chế độ là quân đội và công an bằng cách cô lập hai bộ trưởng quân đội và công an là hai nhơn vật thân TC. Ngược lại “Lấy phiếu tín nhiệm” cho thấy phe giáo điều bảo thủ Nguyễn Phú Trọng, chủ trương kiên định với ý thức hệ Mác-Lênin, xã hội chủ nghĩa ảo tưởng, trung thành với “16 chữ vàng bốn tốt” đang trên đà thua đậm, dù phe ông Trọng được Trung Nam Hải yểm trợ. Quần chúng, các cơ quan truyền thông, các nhà phân tích thời cuộc, các nhà đấu tranh nhập cuộc cũng rất sôi nổi, trước nhũng tin tạo nên kỳ vọng vào những thay đổi đưa đất nước phát triển theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.     

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu nổi tiếng về Việt Nam còn đi xa hơn, ông tiên đoán một đội hình lý tưởng cho bốn vị trí hàng đầu của tập đoàn điều hành đất nước sau Đại Hội XII, trong đó ông tin TT Dũng nếu được đai hội đảng chọn sẽ là một TBT mạnh, có lẽ mạnh hơn là Việt Nam muốn có, và sẽ nổi tiếng trên vũ đài quốc tế (Nguồn: Đài BBC phỏng vấn 01/17/2015). Trong nước, một nhà hoạt động XHDS ở Hà nội phát biểu: ”giả dụ ông Nguyễn Tấn Dũng nắm được quyền lực cao nhứt chẳng hạn, tôi nghĩ với một tư chất của một chính trị gia thì ông ấy có thể khởi xướng một cuộc đổi mới rất mạnh mẽ và nếu ông ấy khởi xướng một cuộc chuyển đổi dân chủ ở Việt Nam hoặc ít ra có một lộ trình rất rõ ràng thì tôi nghĩ rằng ông sẽ được lịch sử ghi nhận cho nhiều đời sau”… (Trích đoạn phát biểu của TS Nguyễn Quang A trên RFA ngày 16-01-2015). Nếu phải chọn con đường tấn thối trong môi trường chánh trị bất ổn hiện nay, ông Dũng chắc cũng đã tính toán chọn lấy con đường an toàn nhứt cho ông và phe ông. TT Dũng được cho là vị TT năng động, cấp tiến khiến một số nhơn sĩ XHCN trong nước tin ông có thể tạo ra đột phá chánh trị. Nhưng nhiều người nghi ngờ về chữ tín của vị thủ tướng bất nhất trong tri hành, trong chủ trương và hành động. Nhưng cả hai phe, dù là giáo điều của TBT Nguyễn Phú Trọng hay phe “cấp tiến”của TT Nguyễng Tấn Dũng, họ đều là CS cả. Không ai tin là CS có thể sửa đổi.  Trong chánh trường Việt Nam hiện nay, có thể nói TT Dũng là nhơn vật quyền lực nhứt, biết đâu thời thế đến, đến bất ngờ, ông dám làm một đột phá chánh trị, làm lung lay, rạn nứt, bể đảng CS? Sức mạnh truyền thông lề trái, ngoài luồng với blog, facebook, twitter, internet, cell phone, báo chui trong tay các lực lượng dân chủ  góp phần hữu hiệu có thể đẩy nhanh tiến trình phân hóa đảng CS đưa đến sự sụp đổ chế độ như cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập, cách mạng Cây Dù ở Hương Cảng. Trang blog CDQL đã thu hút trong thời gian ngắn trên 13 triệu người truy cập (tin đế ngày 14/01/15), và tạo nên nhiễu loạn trong nội tình đảng CSVN, tạo xôn xao, bất ổn trong chánh trường. Thủ Tướng Dũng đã phải chấp nhận không còn ngăn chận nổi mạng xã hội.

Kính thưa đồng bào,

Từ nay tới đại hội đảng toàn quốc thứ XII còn không quá 12 tháng, công cuộc vận động chiếc ghế Tổng bí thư còn có thể tạo nhiều sóng gió trong nội bộ đảng, hay xảy những đột biến chánh trị bất ngờ; chưa kể ảnh hưởng của tình hình chánh trị, an ninh, kinh tế, môi trường trong một thế giới đầy bất ổn hiện nay báo hiệu nhiều nguy cơ cho nhơn loại trên toàn thế giới; quan trọng hơn nữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai cường quốc đóng vai trò quan trọng trong bàn cờ chánh trị ở Á Châu, trong đó có Việt Nam. Hiện Đảng CSVN vẫn chưa dám làm phật lòng Trung Nam Hải để ngả luôn về Hoa Thạnh Đốn vốn đang là nơi cầu cạnh nhờ che chở trên hồ sơ tranh chấp Biển Đông, trong lúc Obama vẫn ve-vãn Hà Nội như một đối tác tiềm năng trong sách lược chuyển trục về Châu Á, một sách lược mà họ Tập cho là Hoa Kỳ kềm chế khí thế đang lên cho giấc mộng Trung Hoa!

Mừng Xuân Ất Mùi, không ai còn hão huyền hy vọng vào việc đảng CSVN viết lại cương lĩnh mới ở đại hôi đảng 12, hay họ tự buông dao đầu Phật, để tự nguyện chuyển hoá Thay Đổi sang một thực thể chánh trị khác. Thay đổi chế độ chỉ đến với đấu tranh, từ ý chí của toàn dân. Tới hôm nay phong trào dân chủ phát triển vẫn khó khăn, dưới mạng lưới trấn áp tinh vi của nhà cầm quyền CSVN, chưa có một lực lương đối lực nào đủ mạnh dù các tổ chức Xã Hội Dân Sự (XHDS) độc lâp thực sự đang phát triển đều đặn nâng cao ý thức quyền con người bị nhà nước CS tước đoạt và đẩy mạnh phong trào đấu tranh cho nhơn quyền, dân chủ, cho dân oan khiếu kiện. Sự kết hợp các tổ chức XHDS cũng gặp rất nhiều khó khăn trong một chế độ toàn trị, độc tài độc đảng.

Đồng bào tị nạn CS ở hải ngoại là lực lượng hậu phương vững mạnh, yểm trợ, phối hợp với phong trào dân chủ, các tổ chức XHDS đấu tranh cho dân chủ, nhơn quyền trong nước; lực lượng nhơn dân quốc nội là chủ yếu trong đấu tranh dân chủ hóa đất nước. Sau Hội nghị 10 cho thấy rõ Đảng CSVN vẫn tiếp quay lưng trước ý nguyện của toàn dân đang đòi một cuộc Thay Đổi toàn diện. Lối thoát duy nhứt cho Việt Nam là dân chủ hoá đất nước, muốn có dân chủ thì chế độ CS phải ra đi, hoặc bằng con đường diễn biến hoà bình, hoặc bằng con đường cách mạng do toàn dân can đảm, vượt mọi sự sợ hãi, đứng lên đấu tranh chọn lấy tự do, mà mục tiêu tối hậu là giải thể chế độ công sản. Cộng đồng hải ngoại nhứt định không hòa giải với chế độ CS gian trá giả dối, và luôn yểm trợ đồng bào trong nước xây dựng cho bằng được một Việt Nam thịnh vượng, tự do, một thể chế dân chủ, pháp trị và sự toàn vẹn lãnh thổ. Một chế độ độc tài nào rồi cũng sụp đổ, Liên Xô tan rã sau 70 năm; chế độ tàn bạo, gian trá CSVN đã hơn bảy mươi năm làm đất nước đi vào bế tắc sẽ rồi phải sụp đổ.

Một lần nữa, cùng đồng bào hải ngoại, Đảng Tân Đại Việt kính chúc Quý Đồng bào một Mùa Xuân dân tộc, Xuân Ất Mùi tràn ngập niềm vui trong giờ phút Giao thừa truyền thống bên mái ấm gia đình, quý anh chị tù nhơn lương tâm sớm ra khỏi ngục tù CS, những nhà đấu tranh dân chủ, một Năm Mới đạt thêm nhiều thắng lợi cùng toàn thể đồng bào hướng về một ngày Thay Đổi không xa.

Chánh nghĩa tất thắng.

2015, một năm đầy thách đố – Nhữ Đình Hùng

Xét về mặt địa-chánh-trị, năm 2014 là một năm tương-đối xấu với các tranh-chấp gay go và còn có thể kéo dài sang năm 2015 hoặc nhiều năm nữa…

Trong các tranh-chấp đó, người ta có thể kể cuộc khủng-hoảng ở Ukraine, cuộc tranh-chấp Do-Thái và Palestine, cuộc tranh-chấp ở biển đông giữa Trung-Hoa và các nước lân-bang như Nhật-Bản, Việt-Nam, Phi-luật-tân…, vấn-đề Syrie và sự hình-thành của Nhà Nước Hồi-Giáo mà thực-chất là một tổ-chức khủng-bố… Việc giải-quyết những vấn-đề này quả là một thách-đố, đó là chưa kể có thể có những ‘bất ngờ chiến-lược’ xảy ra!

1)      Vấn-đề Ukraine.

Cuộc khủng-hoảng nội-bộ của Ukraine, giữa chánh-quyền Kiev và phe nổi dậy thân Nga ở Donbass, cộng thêm vào đó cuộc đọ sức giữa tây-phương và Nga đã tạo thành một điểm nóng ở Âu-Châu. Chưa kể việc Crimée sát nhập vào nước Nga – dù tự-ý hay bị Nga đơn-phương sát-nhập – đã không được tây-phương chấp-nhận. Tình-hình chẳng khác gì tình-hình ‘chiến tranh lạnh’ trước đây, tuy có căng thẳng nhưng các bên vẫn giữ bang-giao với nhau. Giữa chánh-quyền Kiev và quân nổi dậy không phải chỉ là việc đe dọa dùng vũ-lực mà việc dùng vũ-lực đã trở thành một thực-tế, vấn-đề làm thế nào để tránh việc mở rộng ra có thể dẫn đến sự can-thiệp từ bên ngoài. Ghi nhận là Ukraine là quốc gia ‘trái độn’ vì vừa tiếp cận với Âu-Châu (và như thế tiếp-cận với OTAN) và vừa tiếp-cận với Nga. Những ‘biến-sự’ gần đây đã thường ra giữa Nga và OTAN, tuy không ‘rất nghiêm-trọng’ nhưng đùa với lửa thì có thể bị phỏng. Điều này đòi hỏi giữa các nước tây-phương và Otan cũng như Nga phải tự chế, tây-phương và OTAN không dồn Nga vào chân tường và Nga cũng ngưng việc tìm một giải-pháp bằng bạo-lực. Nga không hẳn đã bị cô-lập đối với các nước thuộc liên-bang sô-viết cũ, ngược lại, Nga vẫn có hậu thuẫn của Hung, Tiệp, Tchétchénie…

2)      Tranh-chấp Do-Thái/ Palestine.

Cuộc tranh-chấp Do-Thái/Palestine trong năm 2014 chẳng những không dịu đi mà còn trở nên gay cấn hơn, điển-hình là cuộc chiến ở Gaza nổ ra vào ngày 08.07.2014 dưới cớ để phá huỷ các đường hầm của Palestine đã gây ra các tổn hại nặng cho người thường dân (80% thương vong là thường dân Palestine). Do-Thái đã dùng các cuộc thương thuyết với và về Palestine như là một cách để câu giờ và để giữ một phần lãnh-thổ của Palestine càng rộng càng tốt và càng lâu càng hay. Nếu như Do-Thái rõ ràng đã thắng về mặt quân-sự trong năm 2014, lý do ‘bài Do-Thái’ do chánh-quyền viện dẫn đã không còn sức thuyết-phục. Tuy rằng các nước tây-phương và nhất là Hoa-Kỳ chưa bỏ rơi Do-Thái, nhiều nước đã dành cho Palestine một cảm tình tốt đẹp bằng cách thừa nhận thẩm-quyền Palestine như một quốc-gia.

3)      Nhà Nước Hồi-Giáo (EI hay Daech) và mối đe dọa ở Irak, Syrie.

Sự hình-thành Nhà Nước Hồi-Giáo đã là một quan-tâm lớn cho các chánh-quyền tây-phương nhưng đây là cái giá phải trả cho cuộc chiến ở Irak vào năm 2003 và cuộc nội-chiến ở Syrie. Ảnh-hưởng của Nhà Nước Hồi-Giáo vẫn còn giới hạn trong vùng. Vào năm 2013, các ‘djihadistes’ của Nhà Nước Hồi Giáo ở Irak và Phương Đông (EIIL) chiếm được Falloujah với phần lớn vũ-khí và trang-bị của quân chánh-phủ Irak cũng như ngân-khố với một số ngoại-tệ quan-trọng. Sáu tháng sau đó, EIIL chiếm thêm được Mossoul, đổi tên thành Nhà Nước Hồi-Giáo (EI) và tuyên bố thành-lập một ‘califat’ trên vùng đất nằm giữa Syrie và Irak. Giữa EI và Front al-Nosra (theo Al Qaïda) có sự tranh-chấp ảnh-hưởng ở Liban.

Trước sự bành-trướng của EI, các quốc-gia tây-phương và Hoa-Kỳ đã thành-lập một liên-minh để ngăn chặn EI bằng cách oanh-tạc vào các căn-cứ của EI bằng không-quân. Trên đất liền, việc chống trả lại EI hiện do người Kurdes lãnh trách-nhiệm. Tuy rằng ảnh-hưởng của EI hãy còn giới hạn trong vùng, một vài tổ-chức khủng-bố ở Algérie, Egypte và Libye đã xin ‘thần-phục’ EI. Cuộc chiến chống EI như thế sẽ có triển-vọng kéo dài, có lẽ chỉ giải-quyết cùng với vấn-đề Syrie!

Tình-hình Libye cũng khá phức-tạp với hai chánh-quyền, hai quốc-hội. Có sự xung-đột giữa hai lực lượng này và cả hai có xung đột với các nhóm djihadistes, những nhóm này có căn cứ trong vùng sahel-sahara và không có gì ngăn cản họ có liên-lạc với Nhà Nước Hồi-Giáo (Daesh). Cuộc nổi dậy ‘muà xuân ả-rập’ đã đưa nước Libye, sống dưới chế-độ độc-tài Khadafi nhưng được hoà-bình và ổn-định, sang một tình-trạng hỗn-loạn và chiến-tranh, với nguy-cơ có thể bị quân khủng-bố chiếm chánh-quyền.

4) Tình-hình một số nước Phi-Châu.

Một số nước ở Phi-Châu bị quân djihadistes đe dọa như Mali, Somalie, Nigéria… Nhóm dihadistes chánh ở đây là Boko Haram, vừa qua cũng đã tuyên-cáo thành lập một ‘califat’ trong vùng dưới quyền kiểm soát của họ gồm một phần thuộc bắc Cameroun và bắc Niger. Quân đội của nước Nigeria và của Cameroun đã không thành-công trong việc tiêu diệt lực lượng Boko Haram. Pháp đã đề nghị giúp điều hành việc phối trí các nỗ lực quân-sự để chống lại Boko Haram nhưng nếu không có sự hiện-diện của lực lượng Pháp tại chỗ, e rằng các lực lượng của Cameroun và Nigeria chỉ có khả năng chống trả Nhưng với việc tiết-giảm ngân-sách quốc-phòng hiện nay của Pháp, việc can-thiệp quân-sự ở nước ngoài là điều ngoài sức!

Tại Mali, tình hình cũng tương tự. Với sự hiện diện của lực lượng Pháp trong chiến-dịch Serval, quân khủng-bố bị đẩy lùi, các căn cứ của bọn họ bị phá huỷ, nhiều vũ khí bị tịch thu. Nhưng khi lực lượng Pháp bàn giao cho lực-lượng LHQ, MINUSMA, quân khủng-bố đã trở lại. Có nguy cơ là những nhóm khủng-bố vũ trang này có liên-lạc với Boko Haram cũng như nhóm al-Mourabitoune.

Nhóm khủng-bố ‘shebab’ ở Somalie, có liên-hệ với al-Qaïda, đã chịu những tổn thất đáng kể, thủ lãnh của nhóm này, Ahmed Abdi Godae, đã bị chết trong một cuộc oanh-kích của không-quân Mỹ. Tuy vậy, nhóm này vẫn có thể mở các cuộc tấn công ở Kenya và ngay cả ở Mogadiscio, có thể nhóm có các ‘trạm’ ngay trong chánh-quyền Somalie!

5) Tình hình Afghanistan.

Nhiệm kỳ của Lực lượng quốc tế hỗ-trợ an-ninh (ISAF) đã chấm dứt. Một lực-lượng khác của OTAN được thành-lập để tiếp nối nhưng với một quân-số ít hơn, với nhiệm-vụ hỗ-trợ an-ninh và nếu cần có thể có hoạt-động chống khủng-bố. Quân taliban vẫn hiện-diện nhưng khó có thể hoạt động mạnh; quân chánh-quyền Kaboul giữ vững các thành-phố lớn và các vùng phụ-cận.

6) Tranh-chấp lãnh-thổ trong vùng Á-châu Thái-Bình-Dương.

Không kể những tranh-chấp có từ lâu như ở Cachemir (Ấn-đô/Pakistan) hay ở vùng Himalaya giữa Ấn-Độ và Trung-Hoa, tranh-chấp ‘nóng’ nhất là giữa Trung-Hoa, Đài-Loan với Nhật Bản về các đảo Senkaku (Điếu Ngư) và tranh chấp giữa Trung-hoa với các nước Việt-Nam, Phi-luật-tân và Mã Lai về các quần-đảo Spratleys và Paracel. Việt-Nam đã theo gương Phi-luật-tân đưa nội vụ ra tòa án quốc-tế nhưng người ta e ràng đây chỉ là cách để giữ thể-diện. Trung-Hoa đã có những phúc-đáp với Phi-luật-tân nhưng không đả động gì đến Việt-Nam. Giữa Trung-Hoa và Nhật-Bản xem chừng có giảm bớt căng-thẳng sau cuộc gặp gỡ bên lề hội-nghị thượng-đỉnh APEC giữa chủ-tịch nước Trung-Hoa Xi Jinping và thủ tướng Nhật Abe.

* * * * *

Bên cạnh những thách-thức của năm 2015, cũng có những triển-vọng tốt. Trước hết là việc lập lại bang-giao giữa Mỹ và Cuba, chấm dứt một thời kỳ thù nghịch kéo dài trên nửa thế kỷ. Một tin đáng lưu ý khác là việc Tunisie đã bầu ra một tổng thống mới, một cuộc bầu cử hoàn-toàn có tính cách dân chủ… Ngoài ra, còn có việc có thể giải quyết vấn-đề nguyên-tử của Iran. Như thế, năm 2015 cũng có thể là năm mang lại sự ổn-định và phát-triển!

Nguồn: tổng-hợp các báo Pháp

 

Vui cười 

“Gió đưa cành trúc la đà 

Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương” 

Một anh hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với ông khách người Mỹ câu ca dao trên, dịch “canh gà” tức là … súp gà (chicken soup), Thọ Xương là mắc xương, Thiên Mụ là mụ trời! Ông Mỹ về viết lại một quyển hồi ký dịch nguyên câu này ra tiếng Anh. Một dịch giả Việt Nam khác đọc được cuốn sách Mỹ, bèn “mắc dịch” như vầy: 

“Mụ Trời đánh mấy hồi chuông 

Cháo gà húp vội, mắc xương mấy lần” (!!!)

Hoàng Đế Quang Trung và Chiến thắng Xuân Kỷ Dậu – Phạm Đức Duy

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó ngựa xe tan tác

Đánh cho nó mảnh giáp không còn

Đánh cho nó biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ” (1)

Đó là những lời trong chiếu dụ xuất quân của Hoàng Đế Quang Trung tại Phú Xuân (Huế) trước lúc xuất quân ra Bắc vào những ngày cuối năm Mậu Thân (1788) để đánh đuổi hơn mấy chục vạn quân Thanh xâm lược do Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị, Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống, Đề đốc Quảng Tây Hứa Thế Hanh cùng thừa lệnh vua Càn Long đang chiếm đóng Thăng Long (Hà Nội) với danh nghĩa “phù Lê Chiêu Thống”.

Tục truyền ngay trong ngày lễ đăng quang tế trời đất, vua Quang Trung sai lập đàn, bày hương án, khói hương nghi ngút, mang đến một cái mâm phủ vải điều, trên để 200 đồng tiền, rồi truyền với tướng sĩ ba quân hãy cùng Ngài chứng kiến khi hất tung xuống đất nếu tất cả đồng tiền đều sấp thì đó là điềm Trời cho biết quân Đại Việt ta sẽ đại thắng, nếu chỉ cần một đồng ngửa thì đại sự có điều trắc trở. Sau đó, Đức Vua chắp tay cung kính khấn vái, rồi hất tung mâm tiền xuống sân… tất cả các đồng tiền đều nằm sấp. Tướng sĩ trên dưới mừng rỡ hò reo vang rền, đồng lòng tin tưởng vào chiến thắng quân xâm lược. Thực ra, “điềm trời” đó là “mưu kế” của vua Quang Trung đã bí mật sai đúc riêng những đồng tiền này đều có hai mặt sấp để động viên tinh thần, tạo niềm tin tất thắng cho ba quân.(2)

Cuối tháng 11 năm Mậu Thân (cuối tháng 12, 1788), Hoàng Đế Quang Trung xuất quân bắc tiến. Khoảng 4 ngày sau, đoàn quân Đại Việt đến Nghệ An và nghỉ ngơi khoảng 10 ngày để tuyển mộ thêm quân sĩ lên tới khoảng 10 vạn, Vua chia quân thành 5 đạo và đội tượng binh với 200 voi thiện chiến. Sau lễ duyệt binh phô trương thanh thế và để khích lệ ý chí quyết chiến của tướng sĩ, vua Quang Trung tiếp tục dẫn quân lên đường.

Khoảng 10 ngày sau, 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15.01.1789), đại quân của vua Quang Trung đã ra đến Tam Điệp, phía nam của Ninh Bình, gần vùng Hoa Lư, chỉ cách Thăng Long trên 100 km. Sau khi dò xét tình hình, Vua hẹn cùng ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân xâm lược và ăn Tết ở Thăng Long, rồi ra lệnh 5 đạo quân lên đường tấn công các đồn địch lân cận và thành Thăng Long. Một đạo do Đô đốc Nguyễn Tăng Long chỉ huy tập kích đồn Khương Thượng và phía tây Thăng Long. Đạo quân của Đô đốc Đặng Xuân Bảo tiến đánh các đồn phía nam thành Thăng Long. Trung quân do đích thân Hoàng Đế chỉ huy, phối hợp với Đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía nam Thăng Long. Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết và Đô đốc Nguyễn Văn Lộc lãnh hai đạo quân theo đường thủy hướng Bắc, chặn đường lui của quân Mãn Thanh ở phía bắc sông Hồng.(3)

Đêm trừ tịch, quân Đại Việt diệt đồn Gián Khẩu của quân Lê Chiêu Thống trên đường từ Vân Sàng -thuộc Ninh Bình bây giờ- về kinh thành. Vua Quang Trung sau đó lần lượt hạ đồn Nguyệt Quyết ở vùng Thanh Liêm Hà Nam, rồi đồn Nhật Tảo thuộc vùng Duy Tiên Hà Nam. Quân địch tại đồn Hạ Hồi, chỉ cách kinh thành Thăng Long 20 km về phía nam, bị vua Quang Trung vây chặt, ra lệnh quân lính reo hò vang trời. Quân Thanh lầm tưởng quân Đại Việt rất lớn nên mất nhuệ khí và xin đầu hàng. Vua Quang Trung chiếm được Hạ Hồi với toàn bộ lương thực, khí giới của quân Thanh vào ngày mùng 3 Tết Kỷ Dậu (28.01.1789).

Hôm sau, mùng 4 Tết (29.01), vua Quang Trung tiến đến trước trại quân lớn nhất của Mãn Thanh tại Ngọc Hồi do Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long chỉ huy, và được tăng cường lên đến trên 30 chục vạn quân tinh nhuệ, hỏa lực mạnh, ngoài lũy đất còn có hàng rào chông sắt, địa lôi. Ngọc Hồi là tiền đồn kiên cố, then chốt của giặc để phòng thủ bảo vệ kinh thành Thăng Long về phía nam.

Vua liền chia quân thành hai cánh: cánh chính do chính Ngài chỉ huy, tập trung ở cánh đồng Cung, cánh phối hợp do đô đốc Bảo chỉ huy ở Đại Áng, bố trí mai phục tại cánh đồng gần Đầm Mực (vùng Thanh Trì, Hà Nội).

Vua Quang Trung ban đầu chỉ hư trương thanh thế, dùng các đội quân nhỏ đánh khiêu khích bên ngoài đồn Ngọc Hồi uy hiếp tinh thần, gây căng thẳng và rối trí cho quân Thanh với chủ ý tạo bất ngờ cho cánh quân của đô đốc Long đánh đồn Khương Thượng. Tôn Sĩ Nghị và các tướng quân Thanh chú tâm vào diễn biến tại Ngọc Hồi mà không nhận ra nguy cơ từ cánh quân của đô đốc Long.

Trong khi đó, Đô đốc Long âm thầm đem quân tiến về phía Sơn Tây, nơi có đạo quân của Đề đốc Mãn Thanh Ô Đại Kinh, thì bất thần rẽ sang phía Nhân Chính và nửa đêm bất ngờ công kích đồn Khương Thượng của Thái thú Sầm Nghi Đống. Các đội tượng binh của Đại Việt dùng súng lớn trên lưng voi bắn vào đồn giặc. Quân Thanh bị tấn công bất ngờ trong đêm tối, chết vô số và đạp lên nhau bỏ thành trốn chạy. Sầm Nghi Đống [6] thấy không thể giữ được đồn, tự sát trên đài chỉ huy ở Loa Sơn (vùng phố chùa Bộc ở Hà Nội ngày nay)

Quân Thanh chết quá nhiều ở quanh đồn Khương Thượng, sau xác chất thành mười mấy gò cao, sử gọi là Gò Đống Đa. Trận diệt giặc đồn Khương Thượng cũng còn được gọi là chiến thắng Đống Đa.

Hạ xong đồn Khương Thượng, ngay trong đêm mùng 4 Tết, Đô đốc Long tức tốc kéo quân tấn công đồn Nam Đồng phía tây kinh thành Thăng Long. Khi Tôn Sĩ Nghị nhận được tin Khương Thượng thất thủ thì quân ta đã diệt xong đồn Nam Đồng và đang tiến vào bản doanh của Nghị ở Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị quá hoảng sợ, vội vàng bỏ mặc tướng sĩ cùng vài võ quan, chui ống đồng tháo chạy sang Gia Lâm. Quân giặc tại kinh thành hoàn toàn hỗn loạn. “Tôn Sĩ Nghị đóng trên bãi cát, được tin bại trận vội vàng cưỡi ngựa một mình chạy về bắc. Tướng sĩ thấy vậy tranh nhau qua cầu mà chạy, cầu đứt, lăn cả xuống sông, chết đến vài vạn người, làm cho nước sông không chảy được.” [4]

Biết Đô đốc Long đã tiến vào Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị đã trốn chạy, lúc này vua Quang Trung mới hạ lệnh công đồn Ngọc Hồi. Mờ sáng mùng 5 Tết (30.01.1789), quân Đại Việt bắt đầu tấn công từ phía nam. Mở đầu, đội tượng binh với trên 100 voi thiện chiến đánh tan hàng phòng thủ của kỵ binh giặc. Tiếp theo, 20 đội bộ binh, mỗi đội 30 cảm tử quân, quấn rơm ướt che mình, ván chắn bằng gỗ, cầm đoản đao, tiến hàng ngang áp sát chiến lũy giặc, để tạo điều kiện cho đại quân tiến lên giáp chiến. Vua Quang Trung dẫn quân tiến vào đồn hỗn chiến. Quân Thanh chống không nổi, chạy tản ra tứ phía, lại giẫm phải địa lôi do chính chúng đặt từ trước nên chết và bị thương quá nửa. Đồn Ngọc Hồi bị quân Tây Sơn thiêu cháy [5]. Đề đốc Hứa Thế Hanh [6], Tả dực Thượng Duy Thăng [6], và Tổng binh Trương Triều Long [6] đều bị giết.

Tàn quân Thanh từ đồn Ngọc Hồi trốn chạy đều gặp quân ta phục dọc đường, và đánh tới từ Đại Áng, rồi tiêu diệt toàn bộ ở đầm Mực. Đạo quân giặc của Đề đốc Ô Đại Kinh đóng tại Sơn Tây, nghe tin chiến trận, chưa giao chiến trận nào, đã mất hồn, gấp rút lui quân.

Phần Tôn Sĩ Nghị [6] cùng Lê Chiêu Thống trên đường đào tẩu cũng bị hai đạo quân của Đô đốc Tuyết và Đô đốc Lộc chặn đánh tơi tả nhiều lần, bỏ lại cả ấn tướng, kỳ bài, sắc thư, đói khát 7 ngày đêm, trước khi thoát khỏi biên giới với vỏn vẹn khoảng 50 quân sĩ. Quân Đại Việt đuổi theo và rao rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Dân chúng nhà Mãn Thanh ở biên giới nghe vậy dắt nhau chạy, suốt vài chục dặm không một bóng người.

Chiều ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (30.01.1789), đô đốc Long ra đón, Hoàng đế Quang Trung -áo bào sạm màu khói súng- tiến vào kinh thành Thăng Long cùng đô đốc Bảo và đại quân trong sự chào đón mừng vui vô hạn của thần dân.

Nhà thơ Ngô Ngọc Du thời đó đã mô tả không khí ở kinh thành Thăng Long bấy giờ:

“… Đầy thành già trẻ mặt như hoa,

Chen vai thích cánh cùng nhau nói:

Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta” [7]

Từ lúc hạ đồn đầu tiên ở Giản Khẩu vào đêm Trừ tịch đến khi ca khúc khải hoàn tại Thăng Long hôm mùng 5 Tết chỉ trọn 6 ngày! Chiến thắng Xuân Kỷ Dậu 1789 với những trận đánh thần tốc, Hoàng Đế Quang Trung đã phá tan giấc mộng thôn tính Đại Việt của quân xâm lược nhà Thanh từ phương bắc, duy trì sự sinh tồn của dân tộc và nền tự chủ của nước nhà, mở ra một triều đại Tây Sơn hưng thịnh.

Ngày nay, ĐCSVN còn tệ hơn một “Lê Chiêu Thống”, đã, đang, và sẽ tiếp tục cam tâm là một nô bọc cho Trung Nam Hải để độc quyền cai trị đất nước. Chính trường nội bộ Đảng chia rẽ quyền lực, lợi ích trầm trọng hơn thời Hậu Lê với Trịnh – Nguyễn phân tranh. Nền tự chủ và sự sinh tồn của Việt Nam đang bị đe dọa.

Năm 2015, đón Xuân Ất Mùi, cầu mong các lực lượng đấu tranh dân chủ, xã hội dân sự trong nước, những tổ chức, cộng đồng người Việt tại hải ngoại, con dân giòng giống Đại Việt khắp nơi, noi gương bậc tiền nhân Anh Hùng Áo Vải Tây Sơn, tạo được sức mạnh tranh đấu cho cá nhân, đoàn thể mình, biến cải để thích ứng và gây dựng được ưu thế trong công cuộc đấu tranh, và biết cách đoàn kết để tạo nên sức mạnh chung của dân tộc ngõ hầu xây dựng một chế độ dân chủ pháp trị, đem lại tự do bình đẳng cho dân chúng và đưa đất nước thoát khỏi họa Hán hóa. Hãy cùng nhau vận dụng chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn!

Cung Chúc Tân Xuân!

Cuối tháng 1, 2015

Ghi chú:

[1]: Nguyên văn:

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản (một cái bánh xe cũng không thể trở về)

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn (một mảnh giáp cũng không toàn vẹn)

Đánh cho sử trí Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ”

[2]: Theo “Kỳ mưu của Quang Trung” http://www.baobinhdinh.com.vn/datnuoc-connguoi/2006/7/29625/

[3]: Tây Sơn Thất Hổ tướng là danh hiệu của bảy tướng lĩnh, thủ lĩnh quân sự của nhà Tây Sơn ở thời kỳ đầu, gồm có Võ Văn Dũng, Võ Ðình Tú‎, Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Tuyết, Lê Văn Hưng, Lý Văn Bưu và Nguyễn Văn Lộc.

[4]: Theo Đại Nam chính biên liệt truyện.

An Nam Nhất Thống Chí (Hoàng Lê nhất thống chí) viết: “Nghị lên ngựa không kịp đóng yên, quân sĩ các doanh nghe tin đều hoảng hốt tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô nhau rơi xuống nước mà chết… Lát sau cầu lại đứt, quân lính bị rơi xuống nước, sông Nhị Hà bị tắc không chảy được…”.

Thánh vũ ký của Ngụy Nguyên nhà Thanh cũng viết: “Sĩ Nghị chạy trốn qua được bờ bắc sông Phú Lương (Tức sông Hồng) liền cắt đứt cầu phao khiến các đạo quân của Hứa Thế Hanh và Trương Triều Long bị bỏ lại ở bờ nam. Do đó hơn một vạn người vừa tướng vừa quân xô nhau nhảy xuống sông để bơi sang bờ bắc và đều bị chết đuối cả”

[5]: Theo Đại Nam chính biên liệt truyện

[6]: Đoàn quân xâm lược của Tôn Sĩ Nghị gồm các danh thần, công tướng của Mãn Thanh đều đại bại dưới tài điều binh khiển tướng của Hoàng đế Quang Trung. Trích theo wikipedia:

Tôn Sĩ Nghị (1720-1796), tự Trí Dã, tự khác là Bổ Sơn, người tỉnh Chiết Giang, là một đại thần của Mãn Thanh. Nguyên là quan văn, đỗ tiến sĩ đời Càn Long. Trải qua các chức vụ như nội các trung thư, thị độc, biên tu, thái thường thiếu khanh. Sau đó tới Sơn Đông làm bố chính sứ rồi đổi sang làm tuần phủ Quảng Tây. Hai lần làm tổng đốc Lưỡng Quảng. Năm 1787, chỉ huy việc phòng ngự tại Triều Châu đề phòng quân khởi nghĩa của Lâm Sảng Văn tại Đài Loan tiến vào Quảng Đông. Chiến dịch đem quân sang Đại Việt của Tôn Sĩ Nghị là một trong mười chiến dịch hành quân lớn (thập toàn võ công) trong đời hoàng đế Càn Long, được ghi lại trong Thập toàn ký (1792) của vị hoàng đế này. Cũng vì thế mà Càn Long tự xưng là Thập toàn lão nhân. Mặc dù thất bại dưới tay quân Tây Sơn, nhưng sau đó Nghị vẫn được phong là nhất đẳng mưu dũng công, là quân cơ đại thần và đảm nhận chức vụ Binh bộ thượng thư. Năm 1791, đổi sang làm tổng đốc Tứ Xuyên, cung ứng quân nhu cho đội quân của Phúc Khang An trong chiến dịch trừng phạt quân đội của người Gurkha tại khu vực ngày nay là Gorkha thuộc Nepal (sử sách Trung Hoa gọi là Khuếch Nhĩ Khách chi loạn). Thời gian sau đó còn dẫn quân trấn áp việc khởi nghĩa của người Miêu và Bạch Liên giáo. Năm Gia Khánh thứ nhất (1796) chết tại trung quân.

Sầm Nghi Đống, người ở Điền châu, là một tướng giỏi của Mãn Thanh. Trước khi sang Việt Nam, làm thái thú Điền Châu ở Vân Nam, hàm ngũ phẩm. Mùa Đông năm 1788, Sầm Nghi Đống dẫn quân Điền Châu của mình tạo thành một mũi quân qua ngã Cao Bằng tiến vào Việt Nam. Vua Quang Trung sau này đã cho mang xác Sầm Nghi Đống trả cho nhà Thanh chôn cất và còn cho phép xây đền thờ ở khu vực phố Đào Duy Từ.

Hứa Thế Hanh là người dân tộc Hồi ở Tân Đô (Thành Đô, Tứ Xuyên), từng thi đỗ cử nhân võ, và giành nhiều công trạng với nhà Thanh trong chiến đấu ở Tây Tạng và Đài Loan. Năm 1776, được triều đình phong làm tổng binh trấn Đằng Việt, tỉnh Vân Nam. Năm 1784, làm tổng binh trấn Uy Ninh, tỉnh Quý Châu. Trong chiến tranh tại Đài Loan năm 1787, có công đánh và bắt được thủ lĩnh lực lượng nổi dậy tại đây là Lâm Sảng Văn, bắt và giết một số chỉ huy khác của quân nổi dậy. Được phong danh hiệu Kiên Dũng Ba Đồ Lỗ, được vẽ tranh treo tại Tử Quang Các. Năm 1788, được phong làm Đề đốc Chiết Giang rồi Đề đốc Quảng Tây. Sau khi tử trận tại Ngọc Hồi, vua Càn Long nhà Thanh truy phong tam đẳng Tráng Liệt Bá, đưa vào thờ trong Chiêu Trung Từ.

Thượng Duy Thăng, người Tương Lam kỳ Hán quân, nguyên quán Hồng Động, Sơn Tây, là tướng nhà Thanh.  Thăng là cháu 4 đời của Bình Nam vương Thượng Khả Hỷ, từ Quan học sanh được thụ Loan nghi vệ Chỉnh nghi úy, trải qua 5 lần thăng tiến, làm đến Quảng Tây Hữu Giang trấn Tổng binh.

Trương Triều Long là người Đại Đồng, Sơn Tây, xuất thân là một kỵ binh trong quân đội Mãn Thanh. Từng chinh chiến tại Miến Điện, Tây Tạng và Đài Loan, anh dũng chiến đấu, lập nhiều công trạng, và từng ba lần bị thương tại các chiến trường nói trên. Long là công thần thứ 31 trong các tướng nhà Thanh lập công tại Đài Loan và được vẽ tranh treo tại Tử Quang Các. Nhờ công trạng tại Đài Loan, được nhà Thanh phong làm Tổng binh tại trấn Nam Áo (Phúc Kiến).

[7]: Nguyên văn toàn bài:

“Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng

Quân vua một giận oai bốn phương

Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,

Như trên trời xuống dám ai đương

Một trận rồng lửa giặc tan tành,

Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh

Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,

Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh

Mây tạnh mù tan trời lại sáng

Đầy thành già trẻ mặt như hoa,

Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:

“Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta”

*Những chi tiết lịch sử của các trận đánh được tổng hợp theo các nguồn trên internet.

 

Thơ Xuân

Tết dán câu đối –  Trần Tế Xương

Nhập thế cục bất khả vô văn tự
Chẳng hay ho cũng húng hắng một vài bài
Huống thân danh đã đỗ tú tài
Ngày Tết đến cũng phải một vài câu đối
Đối rằng:
Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt
Viết vào giấy dán ngay lên cột
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay?
Rằng hay thì thực là hay
Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài!
Xưa nay em vẫn chịu ngài…

http://www.thivien.net/

Câu đối Tết:

Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa
Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà

Năm Mùi kể chuyện dê – Nguyễn Quý Ðại sưu tầm

Nguồn gốc của Dê

Theo tài liệu trong Bildschromik der Welt Geschichte của nhà xuất bản Coventgarden dẫn chứng loài Dê Bezoarziegen có cách dây 50 000 năm.  Thời đồ đá loài người săn bắn dê làm thực phẩm.  Dê sống trên đồi núi hoang giả tại: Á Châu, Âu Châu và Phi Châu.

Ðược người ta đêm về nuôi thuần hóa, sử dụng thành gia súc, sáu con vật nuôi thông dụng: dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu.

Dê là một trong ba thứ lễ vật đặc biệt để cầu cúng, tế dâng thần thánh như heo và bò.  Dê có tên khoa học Capra sp., thuộc loại động vật có vú (Mammalia), bộ móng chân (Artiodactyla), loại nhai lại (Ruminantia) có sừng rổng (Bovidae). Dê có 8 răng cửa hàm dưới và răng hàm, không có răng cửa hàm trên.  Dê nuôi gốc giống Capra Prisca. Các loại Steinbock/sơn dương Gaemse/ Linh dương. Schneeziege sinh sống ở Rocky Mountains trên cao 4000m ở Hoa Kỳ;  Iberissche Steinbocke vùng Bán đảo Tây Ban Nha; schraubenziege dê rùng ở Pakistan và Himalaya…

Tập tính

Hiện nay người ta cho rằng dê có nguồn gốc từ các loài dê rừng: nhóm dê châu Âu, châu Á và dê châu Phi.  Dê rừng sừng dài cong cả mét, so với dê nuôi sừng nhỏ và yếu hơn, hoặc không có sừng, tai dài hay ngắn hơn tùy giống.  Riêng màu sắc và lông dài ngắn thay đổi tùy theo từng vùng, có loại lông dài mịn như lông cừu.  Loại dê Angoraziege lông dài biến chế len ở Thổ Nhỉ Kỳ (Turkey). Thủ đô Ankara tên cổ Angora.  Nên có tên len Angora (phát xuất từ Angora gốc ở Thổ). Vùng Kaschmir, độc lập năm 1947, có dê Kaschmirziege sống biên giới India và Parkistan có lông tốt, chế biến len vải (cashmere) phẩm chất cao

Dê ăn cỏ cây, các chồi non đủ loại, không kén ăn nhưng thích thay đổi nón ăn, lá dâu có lẽ hấp dẫn với dê hơn.  Ngày xưa các Cung phi hay dùng lá dâu, lá so đũa để mời gọi xe dê của Vua vào phòng.

Dê trong Sở thú thích thức ăn bán trong máy tự động và cả kẹo bánh.  Các loại dê đều thích leo trèo.  Có thể nhảy từ mỏm đá này sang chỗ khác cao xa hơn.  Dê có thể nhịn nước lâu ngày trong sa mạc, có sức chịu đựng mưa nắng, tuyết phủ…

Dê đực có sức mạnh về sinh lý, thừa sức sống phục vụ cho một đàn dê cái, 100 dê cái chỉ cần 4 dê đực.  Mỗi ngày một con đực làm “nhiệm vụ” trên 5 lần, nhưng vẫn khỏe chạy nhảy! Con dê đực có mùi hôi để quyến rũ phái tính? Có người cho rằng mùi hôi phát ra từ dưới sừng, và có thể từ mồ hôi?

Dê trong sinh hoạt xã hội

Trong Thập Nhị Ðịa Chi 12 con Giáp, dê đứng hàng thứ 8. Tính theo tháng (tháng giêng tính từ Dần), tháng Sáu thuộc tháng Mùi và trong ngày giờ Mùi từ 13 –15 giờ. Con người thuần dưỡng dê và nó trở thành con vật nuôi trong nhà, cung cấp thịt sửa vv… Trong đời sống, chuyện về dê nhiều ýnghĩa khá đa dạng, sinh động, hấp dẫn và đầy ngụ ý. Từ xưa người ta hay dùng dê để tế lễ.

Theo Ðại Nam thực lục Chính Biên, Triều đại vua Minh Mạng (1791-1840), mùa Ðông năm Minh Mạng (1836) thứ 17, nhà vua sai mua 220  dê đực và 100 dê cái, chọn 20 con dê đực giao Tể sinh làm lễ vật tế lễ Nam Giao, đặt tại đàn Thượng có thịt dê ướp dương hải.  Minh Mạng (1840) thứ 21, cho dân chúng miền Trung các dê giống để nuôi, ai nuôi nhiều thì có thưởng, vv.

Thần thoại Hy lạp, La mã ghi lại Zeus- Jupiter chúa tể các vị thần, lúc sinh ra bú sữa dê pha với mật ong.  Khi tế thần người ta phải dâng dê, bò thui đốt. Tế thần Hecmet cũng phải có mật ong, bánh ngọt, heo và dê con.

Theo sách Tấn thư, Tấn Vũ Đế (thời Chiến quốc) sống xa hoa, có rất nhiều cung tần mỹ nữ.  Đêm đêm nhà vua thường dùng xe có dê kéo trong hậu cung, cho dê kéo đi đâu thì đi. Các phi tần biết vậy, thường lấy lá dâu rắc trước cửa phòng mình. Dê thích ăn lá dâu sẽ ngừng xe lại và người cung phi ấy sẽ may mắn được gặp gỡ với “mặt rồng” và được Tấn Vũ Đế ân sủng.

Chúng ta thường nghe nói dê là dương. Ðàn ông nhiều vợ hoặc hay tán tỉnh thì bị gọi là có “thói dê”? hay “dê cụ”.  Ai có chòm râu cằm rậm hơi cong thì gọi là “râu dê”  Nghệ sĩ  Thanh Việt hài hước trên sân khấu có giọng “cười dê” hay tánh “be he” nói chuyện không thật, trên trời dưới biển. Trong y học có từ “Satyriasis” chỉ thể lực về sinh lý.  Nếu xét con dê có đời sống hiền lành như các gia súc khác, nhưng cái gì xấu thì bị gán ghép cho dê thật là tội nghiệp.

“Máu dê” thể hiện khả năng sinh dục mạnh mẽ; các cô nói anh ấy “dê quá”.  Người Mỹ cũng nói: Let go you randy old goat!  To get someboy’s goat.

“Bán bò tậu ruộng mua dê về cày” Mỉa mai sinh hoạt hằng ngày, không biết tính.

“Cà kê dê ngỗng” ám chỉ người ăn không ngồi rồi, kể lễ tản mạn, dài dòng, huyên thuyên những chuyện lặt vặt, vớ vẩn.

“Giàu nuôi chó, khó nuôi dê, không nghề nuôi ngỗng” Chứng tỏ nuôi dê không tốn kém, không cần chuồng trại, các vùng núi chỉ cần thả dê sống trên núi đồi không tốn thực phẩm.

“Máu bò cũng như tiết dê” Dù hai thứ tiết khác nhau người ta ăn tiết canh dê không ai ăn tiết canh bò.  Câu trên ám chỉ con người không rõ ràng trong các vần đề.

“Treo đầu dê bán thịt chó“ chỉ người nói một nơi, làm một nẻo, ba xạo, nói và làm không ăn khớp nhau.

“Dương chất hổ bì” Chất là chất dê, da là da cọp. Dùng bề ngoài loè loẹt, giả dối để lừa bịp che đậy thực chất xấu xa bên trong.

“Bịt mắt bắt dê” Trò chơi dân gian trong đó có một người bịt mắt, đuổi theo một con dê, hoặc đuổi bắt một hay nhiều người giả làm dê kêu be be. Nghĩa bóng là làm một việc khó có thể đạt được kết qủa.

Dê trong ca dao, văn học linh động, hấp dẫn mà thâm thúy.

Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi

Em đây luống những ngậm ngùi tuổi Thân!!

Trẻ em nhà quê khi chơi trò dung dăng dung dẻ thường thuộc lòng bài đồng dao vui nhộn:

Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

Cho Cháu về quê

Cho dê đi học

Cho cóc ở nhà

Cho gà bới bếp

Ngồi xệp xuống đây

Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm, sinh cuối đời hậu Lê không rõ năm sinh.  Sau khi Tổng Cóc từ trần, nữ sĩ lập quán bán nước để mưu sinh và giao thiệp với các bạn văn nhân thi sĩ. Một hôm bọn trẻ dẫn nhau đến yêu cầu Xuân Hương cho tựa bài thơ, bà đọc bốn câu thơ:

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ

Lại đây cho chị dạy làm thơ

Ong non ngựa nọc châm hoa rữa

Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.

Trong điển cố văn học đã có từ “ dương xa” là xe dê các đời vua chúa dùng đi lại trong cung phi mỹ nữ, trong việc đưa đón ái ân. Trong tập Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều (1741-1789) cũng có câu:

Phải duyên hương lửa cùng nhau

Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào

Nguyễn Ðình Chiểu (1822-1888) nhà thơ yêu nước chống thực dân Tây. Trong bài Văn Tế Nghiã sĩ Cần Giuộc, đã gởi phần tâm sự và lời chê trách người cộng tác với thực dân, làm tay sai dày xéo dân tộc khổ đau vì nô lệ:

Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.

Mùi tinh chiên vấy đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Theo sử sách ghi chép, dưới thời nữ Hoàng Ðế Cixi (1835-1908) gọi là Từ Hi Thái Hậu/Tz’u-hsi, ngay từ rằm tháng 2 Kỷ Hợi (1873), mỗi tỉnh của Trung Hoa tiến cử 10 đầu bếp giỏi nhất của mình về kinh thành soạn thảo thực đơn.  Sau gần hai tháng chuẩn bị, các đầu bếp thống nhất một thực đơn gồm 140 món. Trong đó có 7 món đặc biệt “Sơn dương trùng” là một trong bảy món ăn đặc sản độc đáo… giới bình dân thì làm lẩu hay Carry dê..

Theo Ðông Y, sữa dê có vị ngọt tính âm tác dụng bổ hư, bồi dưỡng cơ thể.  Người ta vắt sữa dê vào lúc trời sáng, khi dê con chưa ngủ dậy, bế dê con sang chỗ khác vắt sữa dê mẹ.

Người nước Lỗ khi xưa phải mổ thịt dê đực làm lễ “Cốc sóc”.  Về sau lễ ấy được bỏ đi nhưng người ta vẫn theo lệ mà nộp dê.  Tử Cống (học trò Khổng Tử tên là Ðoan Mộc Tứ nhỏ hơn Khổng Tử 30 tuổi) muốn bỏ hẳn lệ ấy đi, nhưng Khổng Tử (Kong Qui sinh năm 551-479 trước CN) bảo: “Ngươi tiếc con dê còn ta thì tiếc cái lễ”.  Ý muốn nói, triều vua bây giờ đã suy, bỏ mất lễ “Cốc sóc” nhưng vẫn giữ tục nộp dê thì người ta vẫn nhớ đến lễ ấy và lễ cốc sóc không mất hẳn.  Câu chuyện này chứng tỏ dê có một vai trò quan trọng như thế nào trong văn hóa Trung Quốc.

Thi sĩ Bùi Giáng (1926-1998) cảm nỗi lòng Tô Vũ, và chính ông cũng một thời chán đời về mua dê và chăn dê ở quê nhà, núi đồi Quế Sơn tỉnh Quảng Nam, trong khoảng từ (1945 đến 1952)

Ðồi tăm tắp chạy về ôm chân núi

San sát đồi phủ phục quần núi xanh

Chiều xuống rồi tơ lòng rộn ràng rối

Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh

Thôi từ nay tha hồ em mặc sức

Nhảy múa tung sườn núi vút dòng khe

Thôi từ nay tha hồ em mặc sức

Vang vang lên đồi núi giọng be be….

Ngẩng đầu lên! dê ơi anh thong thả

Ðeo vòng vào em nghển cổ cong xinh

Ngẩng đầu lên! đây lòng anh vàng đá

Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên…

Ông Tô Vũ, sứ giả nhà Hán thời (Hán Vũ Đế vua thứ 6 nhà Hán 140-87 tr. CN). Tô Vũ đi sứ sang Hung Nô. Triều đình Hung Nô có lời dụ hàng, Nhưng Tô Vũ giữ thể diện nhà Hán, giận dữ quát mắng, chúa Hung Nô là Thuyền Vũ sai quân áp tải ông đến giam vào hang sâu, với ý giết chết sứ thần nhà Hán. Nhưng Tô Vũ không chết trong hang. Thuyền Vũ liền truyền lệnh đầy ông lên phương bắc, vắng như sa mạc, tuyết phủ quanh năm. Ông phải chăn một đàn dê đực, với sắc chỉ của chúa Hung Nô: “Bao giờ trong đàn dê, dê đực đẻ con, sứ thần Tô Vũ được trở về đất Hán”.

Hán Vũ Đế và cung đình nhà Hán biết tin sứ thần Tô Vũ bị hại, đã nêu tấm gương trung nghĩa với đất nước và bị giam trong hang cho đến chết, nên vô cùng thương xót, luôn nêu cao công trạng và gương trung nghĩa cho đời. (Thời gian trôi qua Hán và Hung Nô giảng hoà, Tô Vũ được tự do về nước).

Những dược thảo mang tên Dê/Dương

*Cà Dái dê còn gọi cà tím tên khoa học / Solanum melongena họ cà Solanaceae chứa chất violanin.

*Dương Ðề / Rumex wallichii họ rau Polygonaceae. Rễ và lá chứa anthraglucosid.

*Dâm Dương Hoắc/ Herba epimedii, thuộc họ Hoàng liên gai Berberidaceae.

*Cây Sừng Dê/Semen Strophanthididivaricati còn gọi là dương giác nữu, đương giác ảo chứa các chất Glucosid.

*Dương Ðề Thảo/ Emilia Sonchifolra họ cúc Compositae

*Dương San Hô/ Euphorbia tithymaloides họ thầu dầu Euphorbiaceae

*Dương Xuân Sa/ Amomun Villosum họ gừng Gingberaceae chứa saponin.

*Dương Ðào/ Averrhoacarambola.

Các năm Mùi trong lịch sử

Quý Mùi (503): Ngày 12/9/503 là ngày sinh của Lý Bôn (? – 548), tức Lý Bí, quê ở Long Hưng. Tháng 1- 542, Lý Bí kêu gọi dân chúng khởi nghĩa chồng công quân Lương. Thứ sử Tiên Tư khiếp sợ bỏ chạy về nước. Tháng 2-544, Lý Bí xưng Lý Nam Đế. Niên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Triều Tiền Lý khới nghiệp từ đấy.

Tân Mùi (791): Năm 766, Phùng Hưng (761-802) quê Sơn Tây cùng anh em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh phất cờ khởi nghĩa chống lại nhà Đường. Cuộc chiến đấu kéo dài 20 năm (766-789). Đến năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng cùng các tướng chiếm được thành Tống Bình (Hà Tây), được tôn hiệu là Bố Cái Đại Vương.

Kỷ Mùi (1019): Năm sinh của Lý Thường Kiệt (1019-1105). Năm 1061, ông được cử vào trấn giữ vùng núi Thanh Nghệ hiểm trở. Năm 1077, quân Tống đem 10 vạn quân, 1 vạn ngựa chiến, cùng 20 vạn dân phu sang xâm lược nước ta. Quân giặc bị quân dân ta đánh chặn ngay từ cửa Ải Lạng Sơn. Ngày 18/1/1077, quân Tống tiến đến bờ Bắc sông Cầu và bị chặn lại hơn 2 tháng. Đến đúng lúc giặc Tống bị dồn vào tính thế khốn quẫn tại sông Như Nguyệt (Bắc Ninh), Lý Thường Kiệt ra lệnh quân dân Ðại việt tấn công, giặc Tống thua rút quân về nước.

Đinh Mùi (1427): quân ta chém tướng Liễu Thăng ở núi Mã Yên và hơn 1 vạn quân giặc. Tướng Vương Thông hết hy vọng vào viện binh đã xin đầu hàng. Ngày 10/12/1927, Lê Lợi (1385-1433) và Nguyễn Trãi (1380-1442) cho Vương Thông đến “Hội thề Đồng Quan” chúng xin hứa không bao giờ xâm lược Đại Việt nữa.

Năm Ất Mùi (1595): Sau khi đánh bại quân nhà Mạc, Trịnh Tùng (?- 1623) khôi phục cố đô Thăng Long vào năm 1592. Năm Ất Mùi (1595), Trịnh Tùng bắt đầu tổ chức bộ mày cai trị theo quy mô của bậc đế Vương. Từ đấy bắt đầu thời kỳ vua Lê – chúa Trịnh.

Kỷ Mùi (1859): Pháp đánh chiếm Gia Định, Trương Định (1820-1864) tổ chức khởi nghĩa chống giặc ở Gò Công, Tân An, đựơc triều đình Huế giao chức lãnh binh.

Đinh Mùi (1907): Thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại phố Hàng Đào, do việc vận động của Phan Chu Trinh (1872-1926) với các nhà Nho tiến bộ. Ông Lương Văn Can (1854-1927) làm Hiệu trưởng, giám học là ông Nguyễn Quyền và một số nhà trí thức; học giả nổi tiếng

Ất Mùi (1955): Theo Hiệp định Geneve ký ngày 20/7/1954, quy định ngày 24/4/1955, quân đội Pháp rút khỏi Quảng Ninh, ngày 13/5/1955 rút khỏi Hải Phòng cho đến ngày 16/5/1955.

Và các năm Ðinh Mùi (1967); Tân Mùi (1991) và Quý Mùi (2003)…

Lịch sử đổi thay qua các năm Mùi, con người tiến bộ theo văn minh khoa học. Có các sự tích, giai thoại và văn học viết về dê, tùy theo nhận xét của mỗi người.  Nhưng dê vẫn một đời nguyên thủy của nó.  Dù mùa xuân đến rồi qua nhanh!!

Tài Liệu Tham Khảo: Wildes Afrika (Bayerischer Rundfunk), Tiere (Dorling Kinderley), Universal Lexikon (Bassermann), Welt Geschichte Convertgarten

Các tài liệu Việt ngữ

http://www.advite.com/NLMB/QGNLM/Goat/De-nqd.htm

 

Nga ngã – Hoa nâng? – Lê Văn 1/1/2015

Việc giá dầu giảm mạnh và đồng rúp rớt giá nhanh, Nga đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất kể từ đầu thế kỷ này. Sau khi giá trị của nó bị rơi trong hai ngày liên tiếp, đồng rúp đã mất giá đến 50 phần trăm so với đô la Mỹ trong năm vừa qua để trở thành đồng tiền toàn cầu tồi tệ nhất.

Hiện nay có vẻ như không có cách nào để giải cứu và những gì sẽ xảy ra đối với nền kinh tế Nga thật là khó đoán (1) và cùng lúc đó các biện pháp trừng phạt Nga áp đặt bởi Mỹ và đồng minh Âu châu sau khi Nga chiếm đóng Crimea và ủng hộ phiến quân đòi tự trị ở miền Ðông Ukraine đã bắt đầu hoành hành công phá đang đẩy cho nền kinh tế Nga rơi nhanh vào thế nguy cơ vỡ nợ.

Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đã báo cáo rằng một số công ty Trung Quốc đang tham gia thực hiện cơ sở hạ tầng và các dự án khác ở các bộ phận khác nhau của Nga đã thất bại trong việc nhận tiền từ các đối tác Nga của họ. Trong một số trường hợp, các công ty Nga sẽ chỉ đồng ý trả bằng tiền rúp mà không bằng đô la Mỹ như đã được quy định trong hợp đồng. (2)

Nga có thể chịu được cuộc khủng hoảng bao lâu?

Trong khi người ta nhắc đến lời chê bai nhẹ nhàng của Tổng thống Obama về sự điều hành yếu kém của ông Putin đang đưa nền kinh tế Nga rơi vào cơn khủng hoảng rất tệ hại thì Bắc kinh cũng đã gởi đi một tín hiệu tương tự đến cho ông Putin rằng “nền kinh tế Nga vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu dầu và thiếu sự đa dạng về cấu trúc”. Hơn nữa, “Nga nên học hỏi từ Canada và Australia có cách quản lý để chuyển đổi trữ lượng rất lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào cơ hội”. Tuy nhiên, với dân số lớn 140 triệu người, sự hiện đại (về võ khí – tác giả ghi thêm) và đồng nội tệ mạnh có thể không hoàn toàn được hỗ trợ bởi dầu, khí đốt và gỗ. (4). Sự khốn đốn mà Nga phải hứng chịu hiện nay phần lớn vì sự lệ thuộc quá nhiều vào nó và ông Putin đã không thấy hết các nhược điểm này.

Nếu ông Putin dự đoán các hệ quả mà ông phải hứng chịu khi quyết định hành động tại Crimea và Ukraina có thể ít nghiêm trọng và không phải lớn lao như hôm nay và những gì mà ông có được lúc đó so với khả năng đối phó với những cơn sóng thần đang ập xuống hiện nay là rất giới hạn thì khả năng để đối phó với sự sụp đổ kinh tế đang chập chờn ló dạng đã không còn đủ nữa và ông Putin đang thực sự bó tay.

Không giống như hình ảnh mà nhiều người đang nghĩ về Nga, nó không phải là một cường quốc trong đó bao hàm khả năng đối đầu với Cơ quan An ninh Quốc gia – NSA – của Mỹ qua vụ Edward Snowden và sáp nhập Crimea, và cũng vừa không phải là một quốc gia yếu ớt qua việc đồng tiền rúp rớt nhanh giảm mạnh. Sự thật của tình hình của Nga là không rõ ràng so với nhiều người, cả ở phương Tây và Trung Quốc.(4)

Triều đại của Vladimir Putin không dể bị lật đổ đơn giản bởi lạm phát tiền tệ. Nga đã trải qua nhiều thăng trầm và nó có sự kiên trì để chịu đựng rủi ro và nguy hiểm.

So với 23 năm trước đây, năng lực sản xuất của Nga và sản lượng nông nghiệp đã không được cải thiện nhiều, và nó giảm nhiều sức mạnh đã không còn nhiều năng động. Nhưng ngược lại xã hội Nga đoàn kết và thống nhất hơn thời Xô viết. Putin vẫn giữ được tỷ lệ ủng hộ cao trong công chúng Nga, người đã học được bài học nặng nề sau khi Liên xô sụp đổ và không nuôi dưỡng ảo tưởng về phía Tây phương.

Dự trữ ngoại hối của Nga khoảng $400 tỷ đô la, có nghĩa là, không như sau sự tan rã của Liên Xô, các phúc lợi của nhân dân Nga sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong ngắn hạn.

Tờ Hoàn cầu thời báo số ra ngày 17/12/2014 đã nhắc khéo Nga là “khi mà kinh tế và các loại viện trợ “nên chỉ được cung cấp khi có yêu cầu của Moscow”, và rằng [trợ giúp] như thế phải được xử lý theo với các phương pháp thông thường của sự hợp tác giữa các quốc giạ” (1) và không chắc rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ bảo lãnh một gói viện trợ khổng lồ để giúp Moscow vượt qua mùa đông khó khăn này.

“Trung Quốc rất tôn trọng và Nga [cam kết] bảo vệ quyền cai trị của ông Putin trong xã hội Nga”, tờ báo nói thêm. “Chúng ta nên tránh những hiểu lầm rằng phía Nga có thể nuôi dưỡng đối với ý định của chúng tôi” (1) và xác định lập trường của Trung Quốc là không muốn Nga sẽ sụp đổ.

Họ Tập cứu nổi đồng minh Nga?

Ngụ ngôn Việt Nam có câu “chị ngã – em nâng” câu này có áp dụng cho quan hệ giữa Nga – Hoa hiện nay?

Trước nguy cơ vỡ nợ của nền kinh tế Nga sắp xảy ra – và có thể sụp đổ luôn – nó đã không chỉ gây cho chính quyền Bắc Kinh những bất ngờ nhưng cũng dấy lên nhiều hoài nghi về chính sách ngoại giao “Nga đầu tiên” của ông Tập Cận Bình mới vừa tròn hai tuổi.

Mặc dù thực tế rằng một trong các chiến lược ngoại giao đầu tiên của họ Tập là tập trung nhắm tới “đối tác chiến lược toàn diện trong mọi thời tiết” với người đồng nhiệm Vladimir Putin vào đầu năm 2013, Bắc Kinh đang không thể đóng ở vị trí để giải cứu nền kinh tế Nga đang chập chờn nguy cấp.(2)

Giúp đỡ của Trung Quốc sẽ không làm cho Nga hoàn toàn thoát ra khỏi khủng hoảng hiện nay, Trung Quốc có khả năng cung cấp đủ vốn, công nghệ và thị trường cho Nga, nhưng những nỗ lực này chỉ có hiệu lực hạn chế nếu nền kinh tế Nga vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu dầu và thiếu sự đa dạng về cấu trúc.

Trung Quốc hy vọng Nga có thể lấy lại sức mạnh kinh tế của mình càng sớm càng tốt. Nhưng bất cứ điều gì Trung Quốc có thể làm để giúp đỡ sẽ hạn chế so với những gì Nga yêu cầu.

Cách giúp đỡ của Bắc Kinh cho Nga hình như được nói khéo là “bao nhiêu cũng không đủ” tuy Nga là đối tác chiến lược Trung Quốc phải giúp nhưng “chỉ giúp có chừng mực” vì nền kinh tế Nga thiếu sự đa dạng để có đủ khả năng chịu đựng được một cuộc khủng hoảng khi một khu vực trong nền kinh tế sụp đổ (như việc giá dầu rớt mạnh)

Biện pháp trừng phạt của phương Tây không thể đánh gục Nga. Thủ thuật cũ này đã được chứng minh là có hiệu quả ít hơn nhiều, ngay cả khi được áp dụng ở các nước nhỏ hơn như Cuba và Iran. Đó là lý do tại sao sự sáp nhập của Crimea của Nga làm cho Mỹ và châu Âu bất lực vào đầu năm nay.

Cuộc khủng hoảng đang diễn ra đang nhấn chìm Nga qua sự giảm mạnh giá dầu và đồng rúp mất giá nặng có lẽ không phải những gì Mỹ đã lên kế hoạch. Đối với Washington, những gì đang xảy ra ở Nga nhiều hay ít mang tính bất ngờ là chuyện khó đoán trước được.(4)

Nhưng khác với họ Tập, ông Putin nghĩ rằng Mỹ cùng với Ả rập Saudi bí mật lên kế hoạch cùng làm xập giá dầu để lật đổ Nga, trùm gián điệp  Mikhail Fradkov, người đứng đầu Cơ quan tình báo nước ngoài (SVR) đã cảnh báo rằng Moscow biết được ý đồ của Mỹ nhằm lật đổ Putin. “Mong muốn đó đã được biết, đó là một bí mật nhỏ”. Fradkov khẳng định (5) và kể cả Bolivia cũng cả quyết Mỹ đứng đằng sau sự sụt giảm giá dầu hiện nay nhằm làm suy yếu nền kinh tế của các nhà sản xuất dầu mỏ lớn như Nga và Venezuela, Tổng thống Bolivia Evo Morales nói (6).

Theo tờ New York Times, nhà bình luận Thomas L Friedman nói rằng Mỹ và Saudi Arabia, cho dù do tai nạn hay có kế hoạch, giá dầu giảm mạnh có thể đẩy Nga và Iran đến bờ vực của sự sụp đổ kinh tế. (New York Times columnist Thomas L Friedman, who says the US and Saudi Arabia, whether by accident or design, could be pumping Russia and Iran to brink of economic collapse.)

Một cái phao khác có thể cứu ông Putin là Ngân hàng Phát triển BRICS và quỹ dự trữ ngoại tệ trị giá trên 100 tỉ $US của hiệp hội năm nền kinh tế của quốc gia mới mới nổi gồm Ba Tây, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, nhưng vào ngày 11 tháng 10 năm 2013, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov của Nga nói rằng một quyết định về việc tạo ra một quỹ 100 tỉ $US sẽ được thực hiện vào đầu năm 2014, Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega cho biết quỹ sẽ được tạo ra vào tháng năm 2014.Tuy nhiên, vào tháng tư năm 2014, các quỹ dự trữ tiền tệ và ngân hàng phát triển vẫn chưa được thành lập, và ngày đã được dời lại đến năm 2015.(3)

Các viễn ảnh khó đoán

Khả năng đang được nhắc đến là trước nguy cơ sụp đổ về kinh tế sẽ kéo theo sự nghiệp chính trị, Tổng Thống Putin có thể buộc phải áp dụng một chiến lược phòng thủ nhưng mặt khác cũng trở nên hung hăng hơn thậm chí gây chiến trước khi chấp nhận sụp đổ.

Nhưng giá dầu thô giảm mạnh đã thực sự chặt tay ông Putin cho dù ông muốn dùng hơi đốt để làm vũ khí đánh trả lại Mỹ nhứt là Âu châu phải cần hơi đốt Nga để sưởi ấm khi đang vào mùa đông, nhưng thực tiễn đã chỉ rõ là giá dầu rớt không thôi đã làm cho ông Putin không còn đủ tiền để cứu nền kinh tế đang trượt té không phanh qua giá trị đồng Rúp mất giá gần 50% và Ngân hàng Trung Ương Nga phải gấp rút tăng lãi xuất lập tức lên thêm 6 điểm là 17% để cứu đồng Rúp khỏi phải đối diện với đợt mất giá mới đang gây thêm làn sóng xáo trộn hoang mang sâu xắc trong nền kinh tế huống chi nói đến khả năng bị  mất thêm nguồn tiền lớn lao khác từ nguồn thu qua hơi đốt và như vậy ông Putin còn đủ khả năng để gây ra cuộc chiến tranh với Mỹ và Âu châu?

Mặt khác hợp tác Hoa – Nga không còn dựa trên hệ tư tưởng (CS) mà là do lợi ích chung. Mặc dù có khả năng để cung cấp trợ giúp cho Nga vào những thời điểm quan trọng nhưng Trung Quốc không phải hành động một cách tích cực chủ động.(1) và bất kỳ viện trợ phải được đưa ra với các yêu cầu của Moscow thông qua các kênh thông thường của sự trao đổi giữa hai nước.

Cuộc khủng hoảng này có thể sẽ thúc giục Putin xác định lại các chiến lược của mình nhưng nó không có nghĩa là Nga sẽ phải kết hợp chặt chẽ hơn với Trung Quốc để đối phó với khủng hoảng này. Trước bối cảnh rất phức tạp bất ổn, Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức về các hậu quả hổ tương xảy ra do cách xử lý mối quan hệ với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng này. Do đó Trung Quốc phải hành động như một trung gian hòa giải tích cực giữa Nga và Mỹ, hoặc nó sẽ phải đối mặt với những rủi ro địa chính trị không thể tránh khỏi nếu xung đột đi theo đường xoắn ốc vượt ra khỏi tầm kiểm soát. (4)

Trong khi đó Âu châu đang gởi tín hiệu cho ông Putin rằng họ muốn chấm dứt cuộc đối đầu mà trong đó thiệt hại nặng nề đang nghiêng về Nga hơn là EU?

Cũng vào lúc mà chính quyền Nga dự báo kinh tế suy thoái rơi xuống điểm âm thì lãnh đạo Belarus và Kazakhstan kẻ trước người sau bay sang Kiev trong những ngày trước Giáng Sinh 2014 để gặp tổng thống Ukraina, ông Petro Porochenko.

Từ khi Nga xáp nhập Crimea và can thiệp vào miền đông Ukraina, Belarus và Kazakhstan đều giữ lập trường cách biệt với Moscow (7). Ngay khi về lại Minks, tổng thống Belarus đã lập tức cách chức thủ tướng. Theo AFP, ông Lukachenko, người được xem là nhà độc tài cuối cùng tại châu Âu, muốn nhờ Ukraina giúp đỡ để cải thiện quan hệ với Tây phương. Tại Kiev, tổng thống Nazarbaiev cũng kêu gọi tôn trọng «toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina», một lời chỉ trích gần như trực tiếp lên án Nga xâm lược.

Theo nhà phân tích Taras Berezovets, hai nhà độc tài Lukachenko (Belarus) và Nazarbaiev (Kazakhstan) là những người có trực giác sinh tồn rất mạnh. Họ đến Kiev để từ thủ đô Ukraina, gửi thông điệp bất bình đến Putin. Hai nhân vật này có lẽ thấy rõ tổng thống Nga là biểu tượng của quá khứ còn Tây phương mới là giải pháp cho tương lai nên Balarus và Kazakhstan cần phải nhanh chóng điều chỉnh chính sách. (7)

Sự suy giảm đáng kể ảnh hưởng của Nga hiện nay đang cho Trung Quốc có cơ hội chưa từng có để thúc đẩy ảnh hưởng của mình tại các nước Trung Á rất giàu dầu, khí đốt và khoáng sản đã từng là khách hàng củ của Liên Xô, điều nầy dễ làm cho người ta có cảm giác rằng Trung Quốc đang trên đường đi lên hàng cường quốc.

Bắc Kinh không muốn Nga sụp đổ vì sẽ mất một đối trọng đối phó với Mỹ & khối Tây phương nhưng lại không muốn gồng lưng ra giúp cho dù luôn khẳng định Nga là “đối tác chiến lược toàn diện trong mọi thời tiết”.

Qua cuộc khủng hoảng tại Nga, một biểu hiện rõ nét là qua phản ứng từ các chư hầu của Nga , tổng thống Nga Putin là biểu tượng của quá khứ còn Tây phương mới là giải pháp của tương lai (7). Ðối với Nga, Bắc Kinh chỉ có thể làm là “chị ngã – em nương” vì Trung Quốc còn có khó khăn riêng và còn nhiều quyền lợi khác.

Còn trong quan hệ giữa Trung Quốc và các chư hầu hiện nay ra sao?

Tại sao Miến Ðiện có thể nói không với Trung Quốc và dám làm những việc chọc vào mắt họ như bắt tay với lực lượng chánh trị đối lập Liên Ðoàn Quốc Gia vì Dân chủ của Bà Suu Kyi để tiến hành Dân chủ hóa đất nước.

Ấn độ sẵn sàng đánh trả khi Bắc Kinh xâm phạm biên giới hay Nhựt Bản liên minh với Mỹ để bảo vệ chủ quyền.

Riêng với Việt Nam quan hệ đó được dưa trên khẩu hiệu “16 chữ vàng” và “4 tốt” nhưng trong thực tế Bắc Kinh đã hành động rất trái ngược mà mọi người từ trong cho đến ngoài nước đều biết rõ.

Quá khứ lịch sử ngàn năm đã chứng minh Trung Quốc không bao giờ là láng giềng tốt, họ là biểu tượng của quá khứ chứ không phải của tương lai

(1) China ne eds clear strategy to help Russia http://www.globaltimes.cn/content/897151.shtml

(2) Despite his goal of ‘de-Americanized world’, Xi unlikely to bail out key ally Russia http://eastasiaintel.com/

(3) BRICS http://en.wikipedia.org/wiki/BRICS

(4) How long can Russia withstand the crisis? http://www.globaltimes.cn/content/897993.shtml

(5)  West behind falling ruble, oil prices – Russian spy chief. http://rt.com/news/211599-ruble-oil-sanctions-russia/

(6) The US is behind the current drop in oil prices – Bolivia’s president http://rt.com/news/216083-oil-us-morales-bolivia/

(7) Kinh tế Nga suy sụp, toàn vùng Liên Xô cũ bị vạ lây http://vi.rfi.fr/quoc-te/20141231-kinh-te-nga-suy-sup-lam-toan-vung-lien-xo-cu-bi-va-lay/

Tưởng Nhớ Hoàng Sa – Nguyễn Quý Đại                 

Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của VNCH và đặt đài khí tượng trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng. Được bảo vệ bởi quân đội VNCH là một trung đội Điạ Phương Quân từ tỉnh Quảng Nam ra giữ đảo là chủ quyền của VN.

Hơn 50 năm trước chúng tôi được các món quà đặc sản cá khô, rong biển và vỏ ốc trắng xinh đẹp từ Hoàng Sa của một quân nhân gần nhà ra công tác ngoài đảo 3 tháng. Ngoài ấy buồn vì không có dân sinh sống nhưng không khí trong lành của biển cả mênh mông, thật bình an xa hẳn cảnh chiến tranh trong đất liền, lúc rảnh rỗi những người lính đi quanh đảo bắt cá, vớt rong biển về phơi khô cũng như bắt ốc lấy vỏ về làm qùa lưu niệm. Hành trang trở về đất liền là những bao quà đặc sản của Hoàng Sa. Bây giờ dù có nhiều tiền cũng không thể mua được những thứ đặc sản đó vì Trung Cộng đã chiếm đảo. Theo tài liệu lịch sử địa lý từ triều đại nhà Nguyễn chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, và các trận hải chiến với Trung Cộng của Hải quân Việt Nam đã được phổ biến về bài viết cũng như hình ảnh sâu rộng trên Internet.

Tưởng niệm về Hoàng Sa tôi trích dẫn ngắn về bối cảnh lịch sử cũng như các trận hải chiến của quân đội Việt Nam. Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Cộng và Hải quân Việt Nam Cộng Hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong. Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo. Nhóm đảo mà Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết, Lưỡi Liềm (Crescent Group).

Biển Đông bắt đầu có những cơn sóng ngầm, từ khi Hoa Kỳ bắt tay với Trung Cộng và ký thông cáo chung Thượng Hải ngày 28-2-1972, Hoa Kỳ quyết định rút hết quân khỏi Việt Nam và cắt giảm viện trợ cho VNCH. Từ đó quân đội VNCH thiếu đạn dược, xăng dầu… (Nixon thăm Bắc Kinh, giải quyết chiến tranh VN)

Ngược lại Bắc Việt được Nga và Trung Cộng viện trợ vũ khí, xe tăng tối tân quyết đánh chiếm miền Nam. Sau hiệp định Paris ký ngày 27-1-1973. Quần đảo Hoàng Sa trong những năm tháng yên bình, trở nên dậy sóng. Ngày 19 tháng giêng năm 1974 Hải quân Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa của VNCH. Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) và Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ10) tiến vào lòng chảo Hoàng Sa để yểm trợ cho khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ4) và Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ5) đổ quân lên đảo Quang Hòa thì đụng độ với 3 chiến hạm Trung Cộng.

Sau trận hải chiến, 2 chiến hạm Trung Cộng bị chìm, 2 chiến hạm khác bị thiệt hại và nhiều binh sĩ thiệt mạng. Hải quân VNCH thì 75 người đã anh dũng hy sinh trong cuộc hải chiến với Trung Cộng để bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa. (có tài liệu viết 74 người đã hy sinh, Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trả lời phỏng vấn nói 58 người). Hộ tống hạm Nhựt Tảo (HQ10) thì bị chìm xuống lòng đại dương mang theo Thiếu tá Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và 55 người khác. (chú thích: nhiều người đã đánh dấu hỏi tại sao chỉ huy trưởng Hải đội đặc nhiệm cố đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh HQ 10 hành quân trực chỉ quần đảo Hoàng Sa, trong lúc chỉ còn một động cơ chính hoạt động không thể chạy nhanh và hệ thống hải hành bị hư hỏng, chưa sửa chữa đó cũng là lý do HQ 10 bị đánh chìm?). HQ-4 có 3 người chết, HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương, HQ-16 có 2 người và lực lượng người nhái có 4 người đã hy, và 48 người bị bắt làm tù binh. Hải quân VNCH phải rút lui, Trung Cộng tăng quân đổ bộ lên chiếm các đảo vào ngày 20.01.1974 kiểm soát toàn bộ quần đảo này. Bộ ngoại giao Mỹ tiếp tục bán đứng đồng minh VNCH tuyên bố đó là vấn đề nội bộ của hai nước, và khẳng định Mỹ không ủng hộ tuyên bố chủ quyền của VNCH với Hoàng Sa. Mỹ không can thiệp đồng thời đề nghị Bắc Kinh thả nhân viên người Mỹ Gerald Emil Kosh là nhân viên của phòng tùy viên Quốc phòng Mỹ tại Việt Nam (DAO) bị bắt giữ trong trận chiến trên đảo.

Quân dân VNCH rất phẩn nộ trước hành động xâm lăng của Trung Cộng, các thành phố của miền Nam hàng trăm ngàn người, sinh viên, học sinh xuống đường rầm rộ biểu tình chống Tàu. Quân dân miền Nam luôn thể hiện lòng yêu nước và để thế giới biết chủ quyền biển đảo của VNCH bị Trung Cộng dùng vũ lực xâm lăng. Hải quân VNCH chưa đủ lực lượng để tái chiếm các quần đảo Hoàng Sa, thì xảy ra biến cố lịch sử 30.4.1975! (Quân dân Việt Nam biểu tình chống Trung Cộng năm 1974)

Hơn 40 năm qua người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại luôn tố chức tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa, nhắc nhở con cháu biết, các quần đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, không lấy lại đời này thì hy vọng vào những đời sau. Dù Bắc Kinh không ngừng các hoạt động lấn áp dành chủ quyền biển đảo của VN bất chấp luật lệ quốc tế vẽ đường “lưỡi bò” bất hợp pháp, tự nhận chủ quyền 80% biển Đông, đơn phương thành lập vùng “nhận dạng phòng không”, xây các đảo nổi và phi trường, cản trở tự do hàng hải, đe doạ an ninh, hòa bình và thịnh vượng của toàn thể khu vực Đông Nam Á. Chính quyền Philippines kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế, nhà cầm quyền CSVN nhu nhược không dám kiện để đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa! Ngày 19-11-2014, thủ tướng CSVN chỉ tuyên bố “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” và CSVN thẳng tay đàn áp những cuộc biểu tình, những bloggers, facebooker chống Trung Cộng. Đó là hành động “hèn với giặc ác với dân“. Ngư dân Việt Nam bị tàu Hải giám Trung Cộng bắt, đánh đập tịch thu tài sản, không thấy Cảnh sát biển hay Hải quân Việt Nam can thiệp?

Dân tộc Việt Nam phải thật sự có tự do, dân chủ đoàn kết để chống ngoại xâm, vận động sự hợp tác quốc tế bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ lãnh hải của Việt Nam. Hy vọng một ngày Việt Nam sẽ vươn lên và tự hào dân tộc Việt Nam không còn yếu hèn như dưới thời kỳ của CSVN. Nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới 1979 và Trường Sa năm 1988 để dân tộc Việt Nam phân biệt giưã bạn và thù.

Trận hải chiến ngày 19.01.1974, Hải quân VNCH anh dũng hy sinh giữ chủ quyền biển đảo của Việt Nam mà muôn đời nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên. Ước mong rằng việc tưởng nhớ, việc tri ân và tôn vinh các chiến sĩ Hải quân Việt Nam là việc làm cần quảng bá rộng rãi, nhằm khích lệ tinh thần người dân Việt Nam thêm yêu nước. Chúng tôi vô cùng xúc động một số thanh niên thuộc nhóm No U không sợ hải, ngày 19.1.2015 đã mang vòng hoa tưởng niệm Hải quân VNCH hy sinh tại Hoàng Sa trước tượng đài Lý Thái Tổ Hà Nội dù bị mật vụ đàn áp xé băng rôn dẹp vòng hoa, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, giáo xứ Nghi Lộc, Diễn Châu, Nghệ An hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Hải quân VNCH đã hy sinh vì chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Khắp nơi trên thế giới Cộng Đồng người Việt đều làm lể tưởng niệm ngày 19.1.1974. Riêng tại Munich nhóm thanh niên trẻ sinh vào khoảng sau thời gian năm 1974. Tổ chức đêm văn nghệ “Việt Nam Tiếng Vọng Ngàn Đời“ mời ca sĩ từ Mỹ sang hát cho chương trình “Nhịp Cầu Hoàng Sa” và “Con Đường Việt Nam” với chủ trương đấu tranh bất bạo động cho TỰ DO, DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN cho Việt Nam. Chúng tôi đốt nén nhang lòng tưởng nhớ chiến hữu Hải quân VNCH đã hy sinh tại Hoàng Sa, máu của họ đổ ra tô đỏ cho trang sử oai hùng chống giặc Tàu.

Nguyễn Quý Đại

Nhạc phẩm: Hoàng Sa, Trường sa là của Việt Nam

http://bit.ly/1ymi1KQ

http://bit.ly/1sW3JAd

Trích thêm trận hải chiến Trường Sa với Trung Cộng ngày 14 tháng 3 năm 1988. Hải quân Trung Cộng đưa quân chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam mất ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Nhà cầm quyền CSVN không dám chống đối kẻ thù là Trung Cộng nói là “nước ngoài“ tàu lạ, người lạ…! (Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, dọn đường cho cuộc chiến tranh biên giới phiá Bắc năm 1979)

https://www.youtube.com/watch?v=fVQOqJeDIcY

https://www.youtube.com/watch?v=ZEmirnjLef4

Biến-cố ngoại-giao năm 2014: Tái lập bang giao giữa Hoa Kỳ và Cuba – Nhữ Đình Hùng

Việc lập-lại bang-giao giữa Hoa-Kỳ và Cuba đã là biến-cố chánh-trị lớn nhất vào cuối năm 2014. Sau hơn 50 năm gián-đoạn bang giao với Cuba và phong-toả kinh-tế nước này, Mỹ và Cuba đã đồng-ý lập lại bang-giao!

Vào ngày thứ tư 17 tháng 12 năm 2014, cùng lúc, tổng-thống Mỹ Barack Obama tại Washington và chủ-tịch Cuba, Raul Castro La Havane, đã đọc một diễn-văn gởi cho nhân-dân nước mình.Cùng lúc, tổng thống Barack Obama và chủ-tịch Raul Castro đã loan-báo việc hai nước sẽ tái-lập lại quan-hệ ngoại-giao; việc bang-giao giữa hai nước đã gián-đoạn từ 53 năm qua. Việc loan-báo này đã được đưa ra sau khi điệp-viên Mỹ Alan Gross được Cuba phóng-thích, ông này đã bị bắt giữ  tại Cuba từ 2009 vì đã lén nhập vào Cuba với các  trang-bị vệ-tinh.

Đổi lại, Mỹ đã cho phóng-thích ba điệp-viên của Cuba, những người này đã trở về Cuba trong buổi sáng thứ tư.

Về phiá ông Obama, ông đã nói đến sự đảo lộn quan trọng trong chánh-sách của Hoa-Kỳ từ hơn 50 năm qua: ‘ngày hôm nay, Hoa-Kỳ thay đổi quan-hệ của nó với dân-chúng Cuba, một trong những đảo lộn quan-trọng nhất trong chính-sách của chúng ta trong vòng năm mươi năm qua, chúng ta sẽ chấm dứt một khảo-hướng đã thất bại trong việc làm tăng tiến lợi ích của chúng-ta’

Tổng-thống Mỹ đã nói đến việc mở ra ‘một chương mới’ trong quan-hệ ngoại-giao với Cuba, cho biết sẵn sàng xem xét với Quốc-Hội việc bãi bỏ phong-toả đối với đảo (Cuba) được áp-đặt từ 1962.

Về phiá ông Raul Castro, ông này nói đến việc khả-dĩ tìm ra những giải -pháp cho nhiều vấn-đề:’ Những tiến-bộ thực-hiện được trong những traa đổi của chúng ta (với Hoa-kỳ) chứng-tỏ có thể tìm ra những giải-pháp cho một số vấn đề’.

Việc hai nước cùng lúc loan-báo việc tái-lập bang-giao vào ngày thứ tư 17.12 đã là điều đạt tới sau cuộc nói chuyện bằng điện-thoại kéo dài khoảng từ 45 phút đến một tiếng giữa ông Raul Castro và ông Barack Obama vào ngày thứ ba 16.12. Và cuộc điện-thoại này là chặng cuối của một cuộc  thảo-luận mật giữa đôi bên sau ‘cái bắt tay lịch-sử’ giữa Barack Obama và Raul Castro trong đám tang của Nelson Mandela, một cuộc thảo-luận kéo dài cả một năm ở Canada dưới sự bảo-trợ của nước chủ nhà với sự tiếp tay của Tòa Thánh! Ông Raul Castro cũng nói rằng cuộc nói chuyện bằng điện-thoại này nhằm bình-thường hoá các liên-lạc song-phương và các đènghị hoàn-toàn phù-hợp với công-pháp quốc-tế, nhân-quyền và hiến-chương Liên-hiệp-quốc.

Việc loan-báo tái lập bang-giao giữa Mỹ và Cuba đã gây ra ngạc nhiên vì một ngày trước đó, một công-ty Đức đã bị truy-tố về việc không tôn-trọng lệnh phong-toả kinh-tế đối với Cuba cũng như cách đây vài tháng, ngân-hàng BNP của Pháp cũng đã bị truy tố về việc này Ngoài ra, một luật còn hiệu-lực được biểu quyết năm 1996 qui định không thảo-luận với Cuba nếu nước này còn dưới quyền của Fidel và Raul Castro!

Ngày thứ tư, trong một diễn-văn ‘lịch-sử’ đọc từ toà Bạch Ốc, ông Obama đã nói ‘việc cô-lập Cuba đã không hoạt-động’, ám-chỉ việc phong-toả nước này từ 1962 và cho biết sẽ xem xét cùng Quốc Hội việc bỏ lệnh phong-tỏa, điều bị nhiều nước tố-cáo. Như vậy, ông Obama đã mở ra một trang lịch sử mới bằng cách nối lại bang giao với nước láng-giềng, một mối bang-giao đã bị gián-đoạn từ 53 năm qua, kể từ khi Fidel Castro thành công trong việc chiếm chính-quyền tại Cuba bằng cách đánh đuổi chế độ độc-tài thân Mỹ của Batista.

Về phiá Cuba, ông Raul Castro đã nói một cách rõ ràng là cùng với người đồng-sự Mỹ, đôi bên đã ‘đồng ý về việc tái-lập quan-hệ ngoại-giao giữa hai nước’, nhưng không quên nhấn mạnh ‘điều này không có nghĩa là vấn đề chánh, phong-toả kinh-tế, đã được giải-quyết’. Ông Raul Castro nhấn mạnh sự việc là những khác biệt giữa Cuba và Hoa-Kỳ sẽ phải được giải-quyết bằng ‘thương-thuyết’ và Cuba sẽ luôn luôn trung-thành với những nguyên-tắc của mình: ‘Chúng tôi đã thoả-thuận nối lại liên-lạc ngoại-giao ngay khi điều này không có nghĩa là vấn-đề chính là phong-toả kinh-tế, thương-mại và tài-chánh, điều đã gây ra những tổn-hại lớn và phải chấm dứt, đã được giải-quyết’. Nhà lãnh-đạo Cuba đã kêu gọi việc chấm-dứt phong-toả kinh-tế, tài-chánh và kinh-tế do Hoa-thịnh-đốn áp-đặt kể từ 1962 để chống lại Cuba sau khi liên lạc ngoại-giao giữa hai nước bị cắt đứt, sau việc Cuba quốc-hữu-hoá tài sản của kiều dân Mỹ tại Cuba. Nếu như ông Raul Castro nói đến việc cộng-tác với Hoa-Kỳ trong các định-chế quốc-tế, ông này cũng kêu gọi ông Obama lấy đi các chướng-ngại ngăn cản việc liên lạc bình thường giữa hai nước, ông Raul Castro cũng yêu-cầu ông Obama thừa nhận có những dị biệt giữa hai nươc trên bình-diên ‘ý-niệm về dân-chủ, nhân-quyền và chánh-quyền’.

Việc loan-báo cùng lúc của hai nhà lãnh-đạo, Hoa-Kỳ với Barack Obama và Cuba với Raul Castro, như thế đã chánh-thức đánh dấu việc chấm dứt thời kỳ chiến-tranh lạnh kéo dài hơn nửa thế-kỷ giữa Hoa-Kỳ và Cuba. Trên thực tế, bang-giao giữa hai nước đã có một số cải-thiện ngầm từ nhiều năm qua. Các kiều-dân Cuba đã được phép về thăm Cuba, các trao đổi thương mãi đã có thể thực-hiện qua các ‘nước trung gian’ ở nam Mỹ hay Canada, các hình-thức du-lịch ‘kỹ-nghệ’ cũng đã được cho phép ở Cuba để đưa ngoại-tệ đô la vào Cuba; Cái bắt tay của Obama đối với Raul Castro ở đám tang của Nelson Mandela được coi là ‘xúc-tác” cho việc cải-thiện bang-giao giữa hai nước!

Đối với Mỹ, vấn-đề hiện nay là chuẩn bị việc mở lại toà đại sứ ở Cuba, việc rút Cuba ra khỏi danh-sách những nước ‘hỗ-trợ khủng-bố’; Kế đó là việc giảm-thiểu các điều-kiện cho phép du-lịch sang Cuba, việc cho phép thương-mãi với các xí-nghiệp Cuba trong một số ngành (xây cất, trang-bị kỹ-nghệ và nông-nghiệp cho những cơ-sở khai-thác nhỏ), thảôluận về vấn-đề di dân, chống buôn bán ma-tuý… nhưng việc giải-toả lệnh phong-toả sẽ do Quốc-Hội biểu-quyết. Tạm thời, các ngân-hàng Mỹ có thể mở các trương-mục đại-lý (compte de correspondant) để giúp việc chuyển- ngân được dễ dàng; các hãng viễn-thông có thể cung cấp các dịch-vụ về điện-thoại và internet cho Cuba.

*****

25 sau khi bức tường Berlin sụp đổ, đến lượt bức tường vô hình ngăn cách Cuba và Hoa-Kỳ bằng eo biển Floride cũng mất đi. Đã có nhuưng bình-luận cho rằng Cuba đã khốn đốn đến độ phải đi với Mỹ để cứu nguy cho kinh tế Cuba.Thưc sự mà nói, việc phong-toả không có hiệu-quả như mong muốn, bằng cách luốn lách, qua các cơ sở ‘thầu lại’ (sous-traitant) ở Canada và Nam Mỹ, vẫn có sự giao-dịch giữa Hoa-Kỳ và Cuba. Và cũng như trường hợp Việt Nam, lượng tiền do người Cuba hải-ngoại gởi về nước cũng đáng kể! Chưa kể là từ khoảng hai thập niên vừa qua, Cuba đã mở ngõ cho việc du-lịch, việc này cũng mang lại cho Cuba một ngân-khoản khá lớn Không có những việc này, Cuba khó có thể sống còn sau khi liên-sô sụp đổ. Vả chăng, việc lập lại liên-lạc ngoại-giao không có nghĩa là việc phong-toả kinh-tế đã chấm dứt. Obama sẽ có những nỗ-lực để làm điều này vì ông muốn sẽ đến thăm Cuba trước khi nhiệm-kỳ của ông chấm dứt. Nhưng Quốc-Hội lưỡng viện với đa-số thuộc đảng Cộng-Hoà có thể làm việc giải-toả toàn bộ lệnh phong-toả gặp khó khăn! Ngay chính Raul Castro cũng nói là vấn đề phong-toả kinh-tế chưa được giải-quyết!

Việc cải-thiện bang-giao giữa hai nước Mỹ và Cuba đã được đặt trên tính-cách nhân-đạo: đó là việc Cuba phóng thích Alan Gross, một điệp-viên CIA đã bị giam từ 20 năm qua và việc Mỹ phóng-thích ba điệp-viên Cuba bị bắt từ 2001.

Cùng với việc cải-thiện bang-giao này, Barack Obama đã làm được việc ‘đình đám’ nhất trong lịch-sử bang-giao Hoa-Kỳ từ 50 năm qua, và Raul Castro cũng đánh dấu thời kỳ ông lãnh-đạo Cuba, từ nay Castro không phải chỉ gợi ra hình ảnh Fidel mà còn gợi ra cả hình ảnh Raul. Từ đây, tình trạng chiến-tranh lạnh giữa Mỹ và Cuba đã chấm dứt và thay vào đó là thời-kỳ chung sống hoà-bình trong tinh-thần tôn-trọng các dị-biệt giữa hai nước.

Nhữ Đình Hùng/06.01.2015

Tham khảo:

http://www.leparisien.fr/international/prisonnier-us-libere-normalisation-en-vue-entre-cuba-et-les-etats-unis-17-12-2014-4381589.php

http://www.lemonde.fr/ameriques/article/2014/12/17/les-etats-unis-et-cuba-prets-a-normaliser-leurs-relations-diplomatiques_4542184_3222.html

http://tempsreel.nouvelobs.com/monde/20141217.OBS8126/reprise-des-relations-cuba-usa-une-decision-absolument-spectaculaire.html

Xuân Cảm – Đằng Phương

Vừa mới ngày nào nhắp chén xuân

Hàn huyên với các bạn xa gần,

Mà nay chợt thoáng nhìn ra cửa

Đã thấy mai vàng nở rợp sân.

 

Ngày nối theo ngày kíp ruổi dong,

Mau hơn gió ký lướt qua song.

Tháng năm chất nặng trên vai yếu,

Vẫn trả chưa rồi nợ núi sông.

 

Lúc bước chơn vào nẻo đấu tranh,

Trên đầu mái tóc hãy còn xanh.

Nửa đời nếm đủ mùi cay đắng,

Giấc mộng ngày xưa vẫn chửa thành.

 

Việc nước ngày thêm một rối bời,

Hiền nhơn quân tử bặt tăm hơi.

Chánh trường đầy dẫy phường tham bạo

Dùng mạng dân lành mở cuộc chơi.

 

Nặng nợ dâu, tằm phải nhả tơ,

Vấn vương trong kén tự bao giờ.

Tâm hồn cằn cổi trong cô độc,

Đã hết lâu rồi mộng với thơ.

 

Giờ chỉ còn mong bạn thiếu niên

Nhiều trang anh tuấn tiến mau lên

Thay mình tranh đấu cho dân tộc

Và giữ lâu bền ngọn lửa thiêng.

 

Xuân Nhật Ngẫu Hứng – Trần Tế Xương

Xuân từ trong ấy mới ban ra
Xuân chẳng riêng ai khắp mọi nhà
Ðì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Ðỏ lòm trên vách bức tranh gà
Chí cha, chí chát khua giày dép
Ðen thủi, đen thui cũng lượt là
Dám hỏi những ai lòng cố quốc
Rằng: xuân, xuân mãi thế ru mà.

http://poem.tkaraoke.com/12115/Xuan_Nhat_Ngau_Hung.html

 

Tin tức Âu Châu: Vua Abdallah từ trần, hoàng thân Salmane lên kế-vị, liệu sẽ có thay đổi chánh-sách? – Nhữ Đình Hùng/28.01.2015

Abdallah, vua của nước Arabie Saoudite, đã từ trần vào lúc 01giờ sáng thứ sáu (giờ địa phương, so với Pháp là 23 giờ ngày thứ năm 22.01). Tin này đã được vương quốc Arabie Saoudite loan báo qua một thông-cáo. Việc chôn cất được cử hành ngay trong buổi chiều thứ sáu.

Được biết vua Abdallah đã phải nằm bệnh-viện từ cuối tháng Mười hai vì sưng phổi. Nhà vua thọ khoảng 90 hay 81 tuổi (năm sinh không được xác định).

Vua Abdallah đã lân ngôi vua vào năm 2005 khi vua tiền-nhiệm, cũng là anh ông ta, từ trần. Nhưng trên thực tế, ông ta đã nắm quyền từ năm 1995.

Hoàng-thân Salmane, 79 tuổi, em khác mẹ của nhà vua, được chỉ định làm hoàng-tử thừa kế vào năm 2012, đã lên ngôi vua ngay và đã chỉ định hoàng thân Moqren, 70 tuổi, làm hoàng-tử thừa kế. Vua Salmane và hoàng-thân Moqren đều là em cùng cha khác mẹ với vua quá cố Abdallah, là con của Abdelaziz Al Saoud, vị vua sáng lập ra nước Arabie Saoudite.   Moqren, sinh năm 1945; là người trẻ nhất trong các con của vua sáng lập Arabie Saoudite!

Trong những năm qua, vua Abdallah ít thấy xuất hiện trước công chúng và thường ủy quyền cho hoàng thân Salman Ben Abdel Aziz đại diện, như trong lần họp Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (CGS= Conseil de coopération du Golf) tại Qatar vào đầu tháng mười hai vừa qua.

Tân vương Salmane ben Abdel Aziz cũng chỉ định hoàng thân Mohammed ben Nayef làm hoàng tử thừa kế tương lai, chỉ định con mình là Mohammed ben Salmane làm tổng-trưởng quốc phòng.

Hoàng thân Ben Nayef vẫn giữ chức tổng-trưởng nội vụ, (tuổi, đã từng bị al Qaïda tổ chức ám sát vào năm 2009, vì thế, rất chống đối lại al Qaïda. Thân phụ của Ben Neyef cũng đã giữ chức tổng trưởng nội vụ 37 năm và qua đời vào năm 2012? Hoàng thân Ben Nayef đã nối chức  của cha. Việc chỉ định Ben Nayef, cháu nội của vua sáng lập Abdel Aziz, vào chức hoàng tử thừa kế tương lai đánh dấu việc đưa thế hệ hàng thứ hai vào việc nối nghiệp. Mahommed ben Salmane, ngoài chức tổng-trưởng quốc phòng còn điều khiển cả triều đình như đã từng điều khiển văn phòng của cha ông ta khi còn là hoàng-tử thừa kế.

Vấn đề thừa kế ở Arabie Saoudite khá đặc biệt. Thay vì cha truyền con nối như thường thấy ở nhiều nơi, ở Arabie Saoudite lại là truyền giữa anh em trai, giữa anh em ruột hay cùng cha khác mẹ. Vị vua sáng lập Abdel Aziz al Saoud khi chết vào năm 1953 đã để lại 50 con trai. Sáu người con đã thay nhau trị vì Arabie Saoudite, đó là Saoud, Fayçal; Khaled, Fahd, Abdallah và mới nhất là Salmane. Người được chỉ địng để thừa kế Salmane là Moqren, người con trẻ tuổi nhất của vị vua sáng lập. Moqren là người được chỉ định từ thời Abdallah để thừa kế tiếp theo Salmane, và vua Salmane đã chỉ định Mohammed ben Nayef làm hoàng tử thừa kế tương lai hay là hoàng tử thừa kế bực hai.

Tuy có nguyên tắc truyền ngôi giữa các anh em; nhưng mỗi khi có thừa kế là có tranh dành kịch liệt và hoàng tử nào có thế lực mạnh nhất sẽ được lên ngôi. Năm 1992, vua Fahd đã lập ra nguyên-tắc là ngôi vua truyền cho những người con và cháu có khả năng nhứt của vua Abdel Aziz. Trong lần truyền ngôi cho vua Salmane, nhà vua đã chỉ định một người cháu nội của vua Abdel Aziz làm hoàng tử thừa kế bậc hai, có thể coi như dự bị thừa kế!

Mặc dù việc chuyển quyền được diễn tiến trong trật tự, người ta vẫn lo ngại sẽ có những biến-chuyển, mặc dù tân vương, Salmane đã đảm- nhiệm quốc-sự từ nhiều năm qua trong chức-vụ tổng-trưởng quốc-phòng và còn thường-xuyên đại-diện cho vua Abdallah trong các cuộc họp quốc-tế. Nhưng có nguồn tin nói vị tân vương bắt đầu mắc bệnh lẫn, một triệu chứng của Alzheimer.

Nước đặc biệt quan ngại là Hoa Kỳ vì Arabie Saoudite là “đồng minh chiến lược” của Hoa Kỳ ở Trung và Cận Đông.

Tuy là một nước  có dân-số không đông (30 triệu dân trong số có 20 triệu người gốc Saoud), Arabie Saoudite là nước đứng hàng đầu về xuất-cảng dầu hoả (7 triệu baril dầu mỗi ngày). Vị-thế của nước này trong khối hồi-giáo cũng rất quan-trọng vì có đến hai thánh-địa La Mecque và Médine, do đó, các thay đổi về chánh-trị ở Arabie Saoudite sẽ có ảnh-hưởng đến Trung và Cận-Đông. Trước mắt, tân vương Salmane cho biết sẽ tiếp tục duy-trì đường lối của vua quá cố Abdallah, nhưng các giới phân-tích chánh-trị nói vua Abdallah là một người ‘phóng khoáng’ trong khi vua Salmane là một người ‘bảo-thủ’.

Điều cần biết là gia-tộc Saoud đã thành-công trong việc dựng ra nước Arabie Saoudite nhờ việc đã liên-kết được với thủ-lãnh Mohammed ben Abd el-Wahhâb của giáo phái Wahhabisme, được coi là một giáo-phái lạc-hậu của hồi-giáo. Liên-minh giữa vương triều Saoud và giáo phái Wahhabisme là một liên-minh vững chắc .Như vậy, việc thay đổi chánh-sách sẽ không tức khắc và tùy theo hoàn cảnh. Trong diễn văn nhận chức, Salmane tuyên-bố rằng ông sẽ theo đuổi cùng một chánh-sách của vương-quốc sau việc từ-trần của ông Abdallah. ‘Nhờ nơi sức Thượng Đế, chúng ta sẽ ởtrên con đường ngay chính mà Quốc-Gia này đã theo đuổi từ khi dựng nước với vua Abdel Aziz Ben Saoud và sau đó bởi các con ông ta…Thượng-Đế đã muốn rằng tôi lãnh trọng-trách này…Thế-giới ả-rập hồi-giáo đã cần-thiết, vào lúc này hơn bao giờ hết, sự thống-nhất và sự liên-đới’..

Về việc bang-giao với Hoa-Kỳ, vua Salmane được coi là ‘thân Mỹ’. Nhưng Arabie Saoudite và Hoa-Kỳ đã có những gắn bó với nhau gần 70 năm qua. Tuy rằng quan-hệ có lúc tốt lúc không, nhưng chưa bao giờ bị coi là xấu. Từ năm 1945, kể từ lúc Hoa-Kỳ dưới thời tổng thống Roosevelt ký kết một liên-minh với Arabie Saoudite trên chiến-hạm Quincy, liên-minh này chưa bao giờ có vấn-đề.

Liên-minh này trù liệu việc Hoa Kỳ có được dầu hoả của Arabie Saoudite và đổi lại phải bảo vệ nước này trong sáu mươi năm; vào năm 2005, liên-minh này được gia-hạn 60 năm nữa!

Dưới thời vua Abdallah, giữa Hoa Kỳ và Arabie Saoudite có một vài căng-thẳng như trong việc khủng-bố tấn công Tháp Đôi ở Hoa Kỳ, trong số 17 quân khủng bố có 15 người gốc Arabie Saoudite, đó là chưa kể ông trùm của al Qaïda, Ben Laden, cũng là dân Arabie Saoudite! Tuy vậy, trong nước Arabie, việc đàn áp khủng-bố rất mãnh-liệt; hoàng thân Moqren từng là đích am-sát của al Qaïda cho nên không thấy làm lạ nếu ông này mở một cuộc chiến toàn-diện chống khủng bố.

Ngoài ra còn có dị biệt về vấn-đề Syrie và Iran giữa Mỹ và Arabie Saoudite vì Syrie chủ-trương lật đổ al-Bassad thì Mỹ lại có thái-độ lững lờ, và Mỹ muốn thương thuyết với Iran về vấn-đề nguyên-tử của Iran thì Arabie Saoudite đã chống lại Iran, vấn đề nằm ở chỗ muốn trở thành lãnh-đạo khối hồi-giáo!

Với vua Salmane, tình hình có lẽ sẽ được cải thiện. Việc bổ nhiệm hoàng thân Mohammed ben Nayef làm hoàng tử thừa kế tương lai có lẽ nhằm trấn an Hoa Kỳ vì ông này đã từng du học tại Mỹ và đã được Washington tiếp đón trước đây một cách long trọng trong khi ông này chưa có chức vụ chánh-thức nào cả, ông chỉ được cử làm tổng trưởng nội vụ vào năm 2012! Với Salmane, vấn đề Syrie và Iran có thể đi trong cùng chiều hướng với Mỹ vì Arabie đã đứng vào liên-minh chống Daesh, như thế, nước này có thể chấp nhận việc thương-thuyết với Bachar al Assad, nhất là khi ông này ở thế yếu; và thương-thuyết với Iran đang chịu áp-lực của Mỹ hơn là nhìn thấy Iran giải-hoà với Mỹ!

Về vấn-đề dầu hoả, việc giá dầu giảm cốt để buộc Hoa-Kỳ vào cam kết bảo vệ Arabie Saoudite. Nếu việc khai thác dầu đá phiến ở Hoa Kỳ tiếp tục phát triển, nước này sẽ không còn cần đến dầu của Arabie Saoudite, việc bảo vệ Arabie sẽ trở nên tốn kém cho Hoa Kỳ mà không có lợi ích nào cả. Do đó, việc giảm dầu đến  mức độ như hiện nay khiến các công ty khai thác dầu đá phiến bị thiệt hại có thể đi đến phá sản vì giá khai thác trở nên quá cao so với giá thị trường quốc-tế, trong trường-hợp này Hoa Kỳ buộc phải cần dùng đến dầu Arabie Saoudite và như thế phải tôn trọng cam kết bảo-vệ nước này (Trước đây, Hoa-Kỳ đã tấn công Irak nhằm bảo-vệ Arabie Saoudite, Irak thời Saddam Hussein có những tranh-chấp với Arabie Saoudite) Việc giảm giá dầu không phải là không gây thiệt hại cho các nước sản xuất dầu nhưng các nước này có một khối dự trữ lớn bằng Mỹ Kim giúp họ chiụ đưng được trong nhiều năm; có thể đến cả mười năm như Arabie Saoudite có dự trữ lên đến 800 tỉ đô la.

Ngoài ra, việc giảm giá dầu cũng có ảnh hưởng đến các lực lượng djihad, các lực lượng này đã khai thác các mỏ dầu trong vùng chúng chiếm được, bán dầu thô để có ngân sách hoặc đổi dầu thô để lấy lương thực, các phương-tiện vũ trang và y dược. Việc giảm giá dầu khiến các cung cấp cũng như ngân sách của các nhóm djihad bị giảm thiểu quan trọng!

Vấn-đề khác mà Arabie Saoudite phải đối-phó là việc cải-cách hệ-thống truyền ngôi. Việc truyền ngôi hàng ngang giữa các anh em luôn luôn có tranh chấp vì sau việc chỉ đinh hoàng tử thừa kế còn có việc chỉ định hoàng tử thừa kế tương lai, điều này tạo ra các trung tâm quyền lực không trong cùng một hệ thống Việc kế-thừa theo hàng dọc cha truyền con nối cần phải nghĩ đến vì người thừa kế tương đối trẻ, sẽ ở ngôi nhiều năm, tạo một sự ổn định lâu dài và có những quyết-định nhanh chóng về chánh-trị. Nhưng đó cũng là một nguồn tranh chấp vì có ông hoàng nào không muốn làm vua?

Tham khảo:

http://www.elmoudjahid.com/fr/actualites/72452

http://www.courrierinternational.com/article/2015/01/23/mort-du-roi-abdallah-le-prince-salman-lui-succede

http://www.lepoint.fr/monde/pourquoi-l-arabie-saoudite-est-elle-une-gerontocratie-23-01-2015-1899026_24.php

http://www.lepoint.fr/monde/l-arabie-saoudite-royaume-malade-19-01-2015-1897629_24.php

Liên Âu sẽ phải mua hơi đốt của Nga qua ngõ Thổ-nhĩ-kỳ – Nhữ Đình Hùng/19.01.2015

Ngày thứ tư 14.01.2015, phó chủ-tịch ủy-ban Âu Châu đặc trách về năng-lượng, Maros Sefcovic, cho biết hơi đốt của Nga cung cấp cho Âu Châu sẽ đi qua ngõ Thổ-nhĩ-kỳ thay vì ngõ Ukraine.Ông Sefkovic đã đến Nga để nghiên-cứu việc khả dĩ cung cấp hơi đốt cho Đông-Nam Âu-Châu sau khi dự-án hệ-thống dẫn South Stream bị bỏ. Ông Sefkovic cho biết hệ-thống dẫn hơi đốt Nga-Thổ Turkish Stream do Nga quyết-định làm là ‘lộ-trình duy-nhất để giao 63 tỉ thước khối hơi đốt của Nga hiện nay đang được chuyển qua ngõ Ukraine. Ông Sefkovic cho biết rất ngạc-nhiên về quyết-định này!Vào ngày 01 tháng 12 năm 2014, trong chuyến công-du Thổ-nhĩ-kỳ, tổng-thống Nga Poutine đã cho biết Nga  từ bỏ dự án Southe Stream vì thái-độ thiếu xây-dựng của Liên-Âu do việc Sofia (Bảo) đã không cho phép đặt ống dẫn trong khu-vực kinh-tế đặc quyền của nước này. Và vẫn theo Poutine, Nga sẽ đặt ống dẫn hơi nối liền Nga và Thổ dọc theo đáy biển Hắc Hải đến một bồn chứa hơi ở cạnh biên-thùy Thổ và Hi-Lạp. Và theo lời TGĐ của Gazprom, Alexeï Miller ‘sắp tới, Gazprom sẽ ngưng mọi vận chuyển hơi đốt dành cho Liên Âu qua ngõ Ukraine, để tập-trung lại ở Thổ… Trong trường-hợp Liên Âu từ chối làm việc theo các thực-trạng mới, khối lượng hơi đốt dành cho Liên Âu sẽ được cung cấp cho các thị trường khác’

Quyết-định của Poutine không làm cho người ta ngạc-nhiên, ông ta chỉ làm công việc ‘đặt dấu chấm trên chữ i’. Các nhà lãnh-đạo của Liên Âu đã có những nỗ-lực nhằm tách Ukraine ra khỏi Nga và đã có những ‘trừng phạt kinh-tế’ với Nga vì Nga đã hỗ-trợ cho quân nổi dậy. Việc phải đến, đã đến. Nga ngưng việc dẫn hơi đốt qua Ukraine, điều này cũng có nghĩa là Ukraine sẽ không còn nhận được  các tài khoản có được do việc vận chuyển hơi đốt ngang qua nước này Ngược lại, Thổ sẽ tăng cường ảnh-hưởng trong khu-vực Trước đây, Thổ đã không tham-dự vào việc ‘trừng phạt’ Nga, điều này cũng dễ hiểu vì Nga là đối-tác thương-mãi hàng thứ nhì của Thổ, nay, với việc Nga chuyển vận hơi đốt sang Đông Nam Âu Châu qua ngõ Thổ, một triển-vọng phát-triển kinh-tế mở ra cho Thổ, trước mắt là việc Gazprom hợp tác với xí nghiệp vận chuyển nhiên-liệu Botas trong việc xây dựng hệ-thống dẫn hơi đốt xuyên Hắc Hải! Trong việc hợp-tác với Nga, Thổ-nhĩ-kỳ đã cho thấy vai trò địa-lý chiến-lược của nước này do việc Thổ-nhĩ-kỳ là cửa ngõ để đi vào cả hai lục-địa Âu-Châu và Á-Châu, là gạch nối giữa Hắc-Hải và Địa-Trung-Hải. Trước đây, Thổ-nhĩ-kỳ mong muốn được vào Liên Âu nhưng nhiều nước Âu-Châu không đồng-ý, e ngại Thổ sẽ là đầu cầu cho việc xâm-nhập của người hồi-giáo vào Âu Châu, hiện nay, Thổ-nhĩ-kỳ được coi là bàn đạp của quân djihad, Thổ dã ủng-hộ quân nổi dậy hồi-giáo ở Syrie mà phần lớn là quân hồi-giáo theo các phong-trào khủng-bố al-Nosra và EI. Ngày nay, với sự hợp-tác với Nga, Thổ có thể ngưng ủng hộ al Nosra và EI, từ đó, một triển-vọng giải-quyết vấn-đề Syrie, vả chăng, Thổ cũng muốn người Kurdes ở Syrie tiếp tục nằm dưới quyền kiểm-soát của Syrie và như thế không có việc thành-lập lãnh-thổ Kurdistan trong đó có bao gồm một phần lãnh-thổ của Thổ-nhĩ-kỳ! Vai trò địa-lý chiến-lược của Thổ và của Hắc-Hải có lẽ sẽ phải được xét lại trong tầm nhìn chiến-lược của Hoa-Kỳ và OTAN.

Người ta nói nhiều về việc giá dầu hoả giảm sẽ là một đòn giáng mạnh vào nền kinh-tế Nga. Nhưng không nên quên điều này cũng giáng mạnh lên nền kinh-tế Hoa-Kỳ đặc biệt trong lãnh vực khai thác dầu hoả từ đá phiến. Đồng đô la bắt đầu lên giá vì kinh-tế Hoa-Kỳ đã khá hơn trong năm 2014 nhưng điều này ảnh-hưởng mạnh đến các nước giao-dịch thương-mãi dựa trên mỹ-kim; Nga, Trung Hoa và các nước trong khối BRIC đã giảm thiểu sự lệ-thuộc này nhờ việc xử dụng đồng roupe và đồng yuan trong các giao-dịch thương-mãi trong khối.

Người ta không biết các quốc gia trong khối OPEP sẽ tiếp tục cho sụt giá dầu hay giữ giá hiện nay (trong khoảng trên dưới 50 đô la một thùng dầu) trong bao lâu nữa nhưng việc sụt giá không phải là điều có lợi cho họ vì lợi tức sút giảm. Nhưng chắc chắn việc giảm giá dầu là một đòn nặng giáng vào quân khủng-bố và đặc biệt là EI vì những lực lượng này đã dùng dầu ở những nơi chiếm đóng để tài trợ cho những hoạt động của họ!

Tham khảo tài liệu trên các site RIA-Novosti, La Voix de la Russie.

Cố Quận Hàn Lư – Trần Văn Lương

Dạo:

Mẹ già thiên cổ đăng trình,

Nhà tranh trống vắng một mình ngóng Xuân.

Cóc cuối tuần:

(Kính dâng hương linh Má, đánh dấu cái Tết đầu tiên Má không còn còm cõi một mình ở quê nhà để mòn mỏi nhớ thương đợi chờ thằng con bất hiếu của Má)

故 郡 寒 廬

日 短 風 淒 黑 夜 長,

寒 廬 慈 母 待 春 香.

家 亡 國 破 心 如 火,

子 散 孫 離 髮 若 霜.

異 獸 狂 奔 吞 越 土,

癡 狐 怯 伏 獻 南 疆.

冬 遲 老 母 歸 西 路,

春 夜 空 廬 獨 望 暘.

陳 文 良

Âm Hán Việt:

Cố Quận Hàn Lư

Nhật đoản, phong thê, hắc dạ trường,

Hàn lư, từ mẫu đãi xuân hương.

Gia vong, quốc phá, tâm như hỏa,

Tử tán, tôn ly, phát nhược sương.

Dị thú cuồng bôn, thôn Việt thổ,

Si hồ khiếp phục, hiến Nam cương.

Đông trì, lão mẫu quy Tây lộ,

Xuân dạ không lư độc vọng dương.

Phỏng dịch thơ:

Nhà Tranh Chốn Cũ

Đêm lấn chân ngày, gió khóc than,

Nhà tranh, mẹ gắng đợi Đông tàn.

Cháu con lạc lõng, sương dầm tóc,

Làng xóm tan hoang, lửa đốt gan.

Thú lạ cuồng điên vày đất nước,

Chồn ngu khiếp nhược hiến giang san.

Xuân chưa tới, mẹ về thiên cổ,

Trống vắng nhà tranh vọng nắng ngàn.

Cali, Xuân Nhâm Thìn, 1/2012

 

Dân Tộc Sinh Tồn

Quyển 1

Chương 2

Lý Thuyết Dân Chủ

I- Những mầm mống của tư tưởng dân chủ trong xã hội cổ thời

Trong xã-hội cổ-thời, tư-tưởng chánh-trị đặt nền tảng trên lý-thuyết thần-quyền. Theo lý-thuyết này, võ trụ do Thượng-Đế là một đứng toàn thiện, toàn năng tạo nên. Người do Thượng-Đế sanh ra, lại được Thượng-Đế ban cho một linh-hồn tinh túy nên đứng đầu vạn-vật. Nhưng được hưởng đặc-ân, tất phải có nhiệm-vụ. Muốn xứng đáng với địa-vị tôn-quí của mình, người phải luôn luôn sống theo lề luật Thượng-Đế.

Lề luật này khác nhau vô-cùng theo các dân-tộc, nhưng lòng tin tưởng của họ có một điểm chung là những kẻ không chịu khép mình vào những qui-tắc mà Thượng-Đế nêu ra cho người không sao tránh khỏi sự trừng-phạt. Mà trong sự trừng-phạt, Thượng-Đế không phải chỉ nhắm vào kẻ phạm tội mà thôi. Nhiều khi, cả xã-hội trong đó kẻ phạm tội sống cũng phải chịu vạ lây. Với một quan-niệm như thế, người cổ-thời tất nhiên có một thái-độ khắc-nghiệt, cố-chấp không những đối với những vấn-đề công-cộng mà còn đối với những hành-động hoàn-toàn cá-nhơn nữa.

Một mặt khác, những người cầm-quyền thường được cho là những kẻ đại-diện Thượng-Đế ở trần gian. Đối với người, Thượng-Đế có oai-quyền tuyệt-đối như thế nào thì những kẻ đại-diện Ngài để thi-hành mạng lịnh Ngài cũng phải có oai-quyền tuyệt-đối như thế ấy đối với dân-chúng.

Vì những lý lẽ trên này, xã-hội cổ-thời thường có tánh-cách chuyên-chế. Nếu các phần tử khác nhau trong quốc-gia có hưởng được một phần tự-do nào thì đó chỉ là vì nhà cầm-quyền bên trên không đủ phương tiện chế-ngự họ như ý muốn mà thôi. Bởi đó, xã-hội ngày trước có xu-hướng tiến về hình-thể độc-tài.

Những chế-độ quân-chủ tuyển-cử mà người Trung-Hoa gọi một cách văn vẻ là chế-độ truyền-hiền lần lần biến thành những chế-độ quân-chủ truyền-tử, những chế-độ phong-kiến thì trở nên chế-độ quân-chủ tập-trung. Có nhiều nước khi mới được thành-lập thì theo chế-độ cộng-hòa mà về sau lại hóa ra đế-quốc.

Do đó, chế-độ chánh-trị thạnh-hành nhứt trong xã-hội cổ-thời là chế-độ quân-chủ chuyên-chánh. Trong chế-độ này, tất cả quyền-chánh trong một nước đều nằm trong tay một nhà vua – quốc-vương hay hoàng-đế – vâng mạng Trời mà cai-trị dân. Nhà vua đã nhận được thiên-mạng rồi thì trọn quyền điều- khiển việc nước theo ý mình. Oai-quyền của vua có thể bảo là vô-hạn vậy.

Nhưng muốn nắm giữ được quyền-chánh, nhà vua phải có lực-lượng trong tay. Lực-lượng này do đâu mà ra? Trước hết, nó dựa vào những bộ-hạ của nhà vua, tức là đám quan-lại và quân-sĩ trung-thành với cá-nhơn, với dòng họ nhà vua.

Tuy thế, thiếu sự ủng-hộ của dân-chúng, không chánh-quyền nào có thể đứng vững được lâu dài, nhứt là khi có sự xâm-lược từ ngoài đưa đến. Ngay bên trong nước, nếu dân-chúng cùng đứng lên chống lại nhà vua, nhà vua củng khó lòng đàn-áp. Vua Kiệt nhà Hạ cho rằng mình là mặt trời cần cho sự sống của muôn dân. Nhưng ông bạo-ngược quá, khiến cho dân hết sức cơ-cực. Họ thán oán, hát lên rằng: “Mặt trời kia, bao giờ thì mày tắt, để chúng tao cùng chết với mày?”.  Dân đã thù hằn đến mực đó thì không còn oai-lực nào trên thế-giới có thể giữ được ngai vàng cho nhà vua nữa.

Bởi đó, các chánh-khách sáng suốt đời xưa đều nhận rằng sự ủng-hộ của dân-chúng rất cần. Và muốn cho chánh-quyền mình vững chắc, nhà vua phải thỏa-mãn dân-chúng một phần nào, hay ít nhứt cũng không xử tệ-ngược với họ đến nỗi họ bất-bình mà chống chọi lại mình. Ngoài sự khôn ngoan chánh-trị trên này, lại còn một xu-hướng đạo-đức thêm vào khiến cho các chánh-khách nêu ra nhiều ý-tưởng binh-vực dân-chúng và chủ-trương bảo-vệ quyền-lợi những kẻ bị bạc-đãi, xem mọi người như nhau.

Người Do-thái ngày xưa rất tin tưởng nơi sức mạnh của dư-luận, và cho rằng dư-luận có thể ảnh-hưởng đến nền quân-chủ. Những tư-tưởng gia của họ không ngần ngại mà công-kích những nhà cầm-quyền. Các nhà tiên tri của họ thường nhiệt-liệt bài-xích các hành-vi bạo-ngược của vua họ.

Ở đô-thị Nhã-điển (Athènes) thuộc đất Hy-lạp, ban đầu quyền chánh-trị nằm trọn trong tay những nhà quí-tộc. Đến thế-kỷ thứ 7 trước công-nguyên, hai bên quí-tộc và thường-dân xung-đột lẫn nhau, ông Solon phải cải-lương chế-độ chánh-trị, cho phép những người dân có tiền của tham-dự việc công. Chế-độ này lần lần mở rộng ra cho tất cả dân đô-thị, khi Thượng và Hạ Nghị-viện được chánh-thức thiết- lập. Đến thế-kỷ thứ 5 trước công-nguyên thì chế-độ dân-chủ Nhã-điển đã phát-triển đến mực cao nhứt của nó.

Đô-thị La-mã trước kia cũng phải trải qua những cuộc xung-đột nhau giữa quí-tộc và thường-dân. Đầu thế-kỷ thứ 3 trước công-nguyên, thường-dân được quyền giữ mọi chức-vụ trong nước y như quí-tộc. Điều này đưa La-mã đến một thể-chế cộng-hòa trong đó, theo một câu ngạn-ngữ, “tiếng dân được xem là tiếng của Trời”.

Người Trung-Hoa vốn đã có tư-tưởng dân-bản từ lâu. Đời thượng-cổ đã phát-sanh thuyết cho rằng nhà vua cai-trị dân là do mạng Trời, song nếu nhà vua làm quấy thì mạng Trời ấy có thể mất đi được. Thêm nữa, Nho-giáo dạy rằng Trời với người đồng một thể cho nên hễ dân muốn thế nào thì Trời cũng muốn thế ấy. Thiên Thái-thệ trong kinh Thư có chép rằng: “Trời thương dân, dân muốn điều gì, Trời cũng theo” (Thiên căng vu dân, dân chi sở dục, thiên tất tùng chi), lại chép: “Trời trông thấy do dân ta trông thấy, Trời nghe thấy do dân ta nghe thấy” (Thiên thị tự ngã dân thị, thiên thính tự ngã dân thính).

Nhưng có lẽ đến đời Chiến-quốc, tư-tưởng dân-chủ Trung-Hoa mới nãy nở một cách mạnh mẽ. Thầy Mạnh tử đã táo-bạo nêu ra nguyên-tắc: “Dân là quí, xã tắc kế đó, vua là khinh” (Dân vi quí xã tắc thứ chi, quân vi khinh). Và gạt bỏ chủ-trương tôn Châu của Khổng-tử, thầy dạy rằng trong thiên-hạ, ai có đức thì có thể nhận thiên-mạng mà làm vua; trái lại, nhà vua hôn bạo thì mất mạng Trời, ai cũng có quyền chống lại. Quan-niệm cho rằng vua Võ nhà Châu giết một tên thất phu tên là Trụ chớ không phải giết vua Trụ đã bày tỏ một cách rõ ràng chánh-sách tôn-trọng dân ý của thầy.

Những xã-hội Âu-châu đời Trung-cổ cũng có nhiều chế-độ bảo-vệ sự tự-do của dân-chúng một phần nào. Các pháp-viện, các Nghị-hội, các Quốc-dân đạI-hội, các đặc-quyền mà một số đô-thị được hưởng là những thành lũy của tư-tưởng dân-chủ trong những xã-hội chuyên-chế. Về phương-diện tôn-giáo, Giê-su đã dạy rằng mọi người đều là con Thượng-Đế và được xem bằng nhau trước mặt Thượng-Đế.

Ở nước Việt-Nam ta, trước kia tư-tưởng dân-chủ được biểu-thị trong chế-độ tuyển-cử những vị hương- chức lập nên ban hộI-tề. Câu tục-ngữ: “Phép vua thua lệ làng” lại chỉ tỏ rằng xã-thôn có một quyền tự-trị rất lớn đối với chánh-quyền trung-ương.

Những gương trên này cho phép chúng ta quả-quyết rằng trong những xã-hội chuyên-chế cổ-thời, đã có những mầm mống của tư-tưởng dân-chủ. Tuy vậy, những tư-tưởng dân-chủ trên đây thường có tính- cách đạo-đức hơn là có tánh-cách luật-pháp. Một số những tư-tưởng tốt đẹp này đã được dùng để giáo- hóa những nhà vua, những ông hoàng, những người có địa-vị tôn-quí trong xã-hội. Nếu họ biết nghe theo và thi-hành được những nguyên-tắc đó thì dân-chúng được sung sướng. Trái lại, gặp những nhà vua, những ông hoàng hôn-ám, không biết sống một cuộc đời đạo-lý – trường-hợp này lại thường xảy ra hơn –  thì dân-chúng phải chịu khổ-sở lầm-than. Những chế-độ đặt ra để hạn-chế quyền tuyệt-đối của nhà vua thường không đủ hiệu-lực để binh-vực dân-chúng và cứ luôn luôn hao mòn khi quyền-chánh nhà vua lớn lên.

Thêm nữa, những ý-niệm về dân-chủ, về bình-đẳng, về tự-do của người xưa không phải giống những ý-niệm tương-ứng của chúng ta hiện giờ. Ngay đến những xã-hội gọi là cộng-hòa ngày trước cũng không đạt được lý-tưởng bình-đẳng và tự-do mà chúng ta nói đến ngày nay. Trong những xã-hội cộng-hòa ấy, có một số rất đông nô-lệ bị xem như là súc-vật và cố-nhiên chẳng có chút quyền gì. Đàn bà thời ấy cũng ờ vào một địa-vị rất ti-tiện. Việc tham-dự chánh-sự chỉ dành riêng cho một số người được gọi là công-dân mà thôi.

Nhưng công-dân cũng chưa phải được tự-do như ta tưởng. Mỗi ý-kiến, mỗi tư-tưởng của họ đều phải phù hợp với ý-thức-hệ lưu-hành; một câu nói phạm vào thần-thánh hay vào chế-độ đương-hữu, một chủ-trương chánh-trị không hợp với xu-hướng của số đông có thể đưa người công-dân đến cái chết hay sự lưu-đày.

Như vậy, ý-niệm về nhơn quyền, về giá-trị của con người với tư-cách là người chưa xuất hiện trong xã-hội cổ và lý-thuyết dân-chủ với những nguyên-tắc căn-bản hiện-thời của nó chỉ mới phát-sanh ở Âu-châu vào thế-kỷ 17 và 18 mà thôi.

II- Xã hội Âu Châu cận kim và sự phôi thai ra những lý thuyết dân chủ hiện lưu hành

A- So Sánh Xã-hội Quân-chủ Trung-Hoa Và

Xã-hội Quân-chủ Âu-Châu.

1- Xã-hội Trung-Hoa

Trong tất cả những chủ-trương quân-chủ ngày xưa, chỉ có chủ-trương Nho-giáo là có tánh-cách trọng dân hơn cả. Nhà vua, theo Nho-giáo, vẫn được xem là bực thay mạng Trời mà trị dân. Nhưng ông ta phải hoàn-toàn chịu trách-nhiệm đối với dân. Dân phải nhận chịu quyền vua cai-trị, nhưng bù lại, họ có quyền bắt vua làm điều lành. Khi vua tàn-bạo, dân-chúng có thể lấy cớ vua không còn xứng đáng thay mạng Trời mà trị vì nữa, và có quyền đánh đổ vua, đem người khác lên thay. Vậy, cái quyền khởi loạn chỉ được nói đến ở Âu-châu sau thời Trung-cổ đã được nhà Nho công-nhận mấy thế-kỷ trước công-nguyên rồi.

Từ đời Hán trở về sau, Nho-giáo chiếm được địa-vị độc tôn trong xã-hội Trung-Hoa, và các nhà chánh-khách không ít thì nhiều đều là môn-đồ của nó. Lẽ cố-nhiên là họ cố gắng thực-hiện lý-tưởng nó nêu ra. Nhưng họ không thể hoàn-toàn thành-công trong dự-định họ. Xã-hội Trung-Hoa cũng như hầu hết mọi xã-hội thời-cổ, là một xã-hội chuyên-chế. Những nhà vua có đức-hạnh, cũng như những viên quan mẫn-cán thanh-liêm chỉ là số ít, còn số vua hôn-ám bạo-ngược và số quan-lại tham lam nhũng-nhiễu là số đông.

Tuy thế, ảnh-hưởng Nho-giáo không phải là không có kết-quả tốt. Từ đời Hán trở đi, xã-hội Trung-Hoa lần lần đi xa chế-độ phong-kiến. Ngoài vua ra, không còn chức-vụ nào thế-tập nữa. Con cháu những người được phong tước-vị chỉ có thể tập-ấm những chức nhỏ hơn, và sau vài đời, nếu không lập nên công trạng gì đặc-biệt nữa, họ lãi trở thành bạch-đinh. Ngay đến những nhơn-viên hoàng-tộc cũng có thể lọt vào trong đám dân-chúng tầm-thường khi thế-phổ đã xa nhà vua đang tại vị. Các quan trong triều phần lớn đều xuất-thân trong đám dân-chúng, nhờ những cuộc thi cử hay những công-trạng đặc-biệt đối với quốc-gia.

Người trong xã-hội tuy chia ra làm bốn hạng sĩ, nông, công, thương, nhưng sự phân-biệt này không phải có tánh-cách đẳng-cấp như ở trong xã-hội phong-kiến. Người nào cũng có quyền đổi nghề theo ý muốn, và những kẻ sĩ có thể nhờ sự học-hành mà tham-dự quyền-chánh được. Lịch-sử Trung-Hoa ngày xưa đầy dẫy gương những người nghèo hèn chỉ nhờ cố công đèn sách hay gắng sức luyện-tập võ-nghệ mà ngày sau chiếm được những địa-vị rất cao quí trên nấc thang xã-hội. Như vậy, đại-khái, ai cũng có hy-vọng nhờ nơi tài-lực, đức-tánh cá-nhơn mà cải-thiện đời sống của mình.

Bộ máy chánh-quyền tự-nhiên là hết sức khắc-nghiệt như mọi bộ máy chánh-quyền chuyên-chế khác. Nhưng các vua quan Trung-Hoa ngày trước chỉ để ý trừng-phạt những kẻ mà họ nghi là có ý khuynh-đảo triều-đình. Nếu sự kiểm-soát có khi lan rộng đến thái-độ con người đối với gia-đình mình thì đó là vì theo Nho-giáo, chỉ những người con hiếu mới có thể làm người tôi trung đối với triều-đình.

Về những phương-diện khác, nhà cầm-quyền Trung-Hoa ngày xưa thường tỏ ra rất khoan-dung. Người dân được đi lại thong thả khắp nơi trong nước và có thể tôn thờ một mối đạo theo ý thích của mình. Nho-giáo được trọng-vọng hơn cả, nhưng những tôn-giáo khác vẫn còn được dung-nạp dầu nó trái với chủ-trương của Nho-giáo cũng vậy. Lẽ cố-nhiên là trong hàng-ngũ những môn-đồ của Khổng tử, vẫn có những người nhiệt-liệt bài-xích đạo Phật hay đạo Lão, nhưng sự bài-xích này chưa bao giờ đưa đến sự cấm-đoán bạo-tàn, những cuộc giết hại đẫm máu.

Vậy, cứ công-bằng mà nói, xã-hội Trung-Hoa ngày trước có tánh-cách bình-đẳng và tự-do hơn xã-hội Âu-châu đồng-thời.

2- Xã-hội Âu-Châu

Sau khi đế-quốc La mã sụp đổ, xã-hội Âu-châu lọt vào trong sự hỗn-loan. Đời Trung-cổ, vua Charlemagne đã cố gắng tạo nên một đế-quốc theo đạo Thiên-chúa. Nhưng đế-quốc này không đứng vững được lâu dài, và khi nó tan rã, đất Tây-Âu chia ra thành nhiều lãnh-vực. Các quốc-gia bắt đầu thành-lập khi những nhà vua mở rộng được quyền-hành mình và chế-ngự được các nhà quí-tộc phong-kiến.

Đến thế-kỷ thứ 15, 16 sau công-nguyên, phần lớn các quốc-gia Âu-châu đã có những nền tảng vững chắc rồi. Trừ ra một số đô-thị ở đất Ý mà chánh-thể cứ thay đổi mãi, những tiểu-bang Thụy sĩ được hưởng một chế-độ tự-do đặc-biệt, nước Ba lan tổ-chức theo lối quân-chủ tuyển-cử, và những đất trực thuộc Giáo-hoàng, những nước lớn ở Âu-châu lúc bấy giờ đều tổ-chức theo chế-độ quân-chủ chuyên-chánh.

Về phương-diện lý-thuyết, những nhà giáo-sĩ của đạo Thiên chúa đã nhiều lần nêu lên ý-kiến rằng nền tảng quân-quyền phải dựa vào quyền-lợi công-cộng, và khi một nhà vua làm sai nhiệm-vụ, hoặc vượt ra khỏi giới-hạn chỉ-định cho mình, dân-chúng có thể xem ông ta như là đã mất hết đặc-quyền và đứng lên chống lại. Tuy vậy, những ý-tưởng này không được phổ-cập ra trong dân-chúng bằng những lý-thuyết binh-vực quyền tuyệt-đối của vua. Theo những lý-thuyết đó, nhà vua là người trực-tiếp nhận mạng Trời mà cai-trị dân, và chỉ phải chịu trách-nhiệm về những hành-vi của mình đối với Trời mà thôi. Để có thể thi-hành nhiệm-vụ mình, nhà vua phải nắm cả chủ-quyền của quốc-gia trong tay, và đứng trên cả Giáo-hội. Câu “Quốc-gia là ta, ta là quốc-gia” mà người ta bảo là của vua Louis thứ 14 nước Pháp thật ra có thể xem là lý-tưởng thầm kín của tất cả các nhà vua Âu-châu thời bấy giờ.

Ngoài nhà vua ra, trong nước lại còn có một giai-cấp quí-tộc thế tập. Những nhà quí-tộc này hoặc là tước chủ của những thái-ấp rộng minh mông, hoặc lãnh những chức-vụ tôn quí ở triều đình, trong quân đội, hay trong ngạch tư-pháp. Họ nắm giữ phần lớn nguồn tài lợi trong nước và chiếm hầu hết các địa-vị trọng-yếu trong bộ máy cai-trị.

Kế bên giai-cấp quí-tộc là giai-cấp tăng-lữ gồm những tử-đệ nhà quí-tộc không được kế tước. Giáo-hội vốn có nhiều đất đai, lại được hưởng nhiều đặc-quyền về thuế-vụ nên giai-cấp tăng-lữ cũng rất giàu sang.

Phần dân-chúng còn lại gồm những nông-nô, thợ thuyền và một thiểu-số trưởng-giả.

Nông-nô là những người làm ruộng rẫy. Họ thuộc quyền sở_hữu của vị quí-tộc địa-chủ và phải trọn đời phục-vụ vị địa-chủ này. Ngoài ra, họ còn phải nộp các thứ sưu-thuế cho nhà vua và thuế thập-phân cho giáo-hội. Vì đó, họ hết sức cơ-cực. Và trừ ra một số rất ít người nhờ dua nịnh, bợ đỡ vị quí-tộc địa-chủ mà được no ấm, đại-đa-số nông nô sống một cuộc đời tối tăm, không có cách nào để tiến thân.

Những người thợ thuyền sống ở các đô-thị thì họp lại thành phường, họ không được đổi nghề, mà muốn lên chức trùm phường thì phải trải qua nhiều cuộc thi khó khăn và tốn kém. Vì đó, hầu hết đều phải giữ một địa-vị ti-tiện đời này sang đời khác.

Thiểu-số trưởng-giả thì sung sướng hơn hai hạng nông-nô và thợ thuyền đôi chút, vì họ nhờ những cuộc kinh-dinh về thương mại và kỹ-nghệ mà thâu góp được ít nhiều tư-sản. Hơn nữa, một vài người nhờ học rộng hoặc có tài cao mà được nhà vua giao cho trọng-trách ở triều-đình. Tuy thế, phần lớn vẫn bị gạt ra ngoài chánh-quyền, và thường bị hai giai-cấp tăng-lữ và quí-tộc khinh-thị và tìm cách bóc lột.

Thời ấy, nhơn-dân toàn quốc phải theo quốc-giáo là tôn-giáo của nhà vua. Những kẻ thờ chủ-nghĩa vô-thần hay theo một tôn-giáo khác thì bị đàn-áp giết hại một cách tàn-bạo.

B- Những Khởi-Điểm Của Lý-thuyết Dân-chủ Hiện Lưu-hành

1. Các Hội-Nghị Và Đặc-Quyền Đô-Th

Trong cái xã-hội chuyên-chế hoàn-toàn bất bình-đẳng và thiếu tự-do ấy, tuy thế, hãy còn một ít cơ-sở làm gốc cho những tư-tưởng dân-chủ về sau.

Ở nước Anh, từ thế-kỷ thứ 13, các nhà quí-tộc đã họp nhau yêu cầu nhà vua ban cho một Đại Hiến-chương bảo-đảm một số đặc-quyền cho họ. Cuối thế-kỷ 13, nước ấy lại có được một Nghị-hội.

Ban đầu, nhơn-viên Nghị-hội này chỉ gồm những đại-biểu của hạng quí-tộc và tăng-lữ cao-cấp. Nhưng sau đó, nhiều đại-biểu của hạng quí-tộc và tăng-lữ cấp dưới được nhà vua mời đến tham-dự những buổi hội. Và đến thế-kỷ thứ 14, dân-chúng những thị-trấn quan-trọng được quyền cử người vào Nghị-hội ấy.Về sau, những đại-biểu tăng-lữ cấp dưới tách ra khỏi Nghị-hội luôn; những nghị-viên còn lại thì chia ra làm hai phần: những đại-biểu của hạng quí-tộc và tăng-lữ cao-cấp họp lại làm Quí-tộc nghị-viện, những đại-biểu quí-tộc cấp dưới cùng đại-biểu thị-trấn họp lại làm Thứ dân nghị-viện.

Hai nghị-viện này nhóm họp riêng ra, nhưng cũng có quyền như nhau.

Quyền quan-trọng hơn hết của Nghị-hội Anh là quyền quyết-định về thuế-vụ: nhà vua bình-thường chỉ có một ngân-sách rất nhỏ, mỗi khi muốn thi-hành một chương-trình gì cần nhiều tiền và do đó mà phải đánh những món thuế mới, nhà vua phải triệu-tập Nghị-hội để yêu cầu Nghị-hội chấp-thuận những món thuế ấy. Lẽ cố-nhiên là Nghị-hội Anh đã không ngần-ngại lợi-dụng đặc-quyền mình để bắt bí nhà vua. Trước khi chấp-nhận một đạo luật về thuế-vụ, Nghị-hội thường hay yêu cầu nhà vua ban-bố một đạo luật mở rộng quyền-hành mình hoặc bảo-vệ một quyền-lợi của dân-chúng.

Như thế, với quyền quyết-định về thuế-vụ, Nghị-hội Anh đã làm trở ngại cho quân-quyền nước Anh không ít. Do đó, nhiều nhà vua đã tìm cách thoát-ly thế-lực Nghị-hội, hoặc bằng cách bổ sung ngân-quỹ với những món tiền khác hơn là tiền thuế để khỏi phải triệu-tập Nghị-hội, hoặc bằng cách đánh thuế dân-chúng mà không hỏi đến ý-kiến Nghị-hội.

Nhưng sự phát-triển của quốc-gia làm cho nhà vua càng ngày càng cần dùng một ngân-sách lớn hơn và không thể không đánh thuế dân-chúng được. Một mặt khác, quyền quyết-định về thuế của Nghị-hội Anh lần lần trở thành một tập-tục được mọi người chấp-nhận, cho nên mỗi khi nhà vua qua mặt Nghị-hội thì dân-chúng phản-ứng lại rất mạnh mẽ, và nhà vua gặp rất nhiều khó khăn trong việc thâu thuế. Vì đó, quân-quyền Anh không đánh đổ được Nghị-hội và thế-lực Nghị-hội, mặc dầu còn yếu hơn quân-quyền Anh nhiều, cứ càng ngày càng bành trướng mãi ra. Điều này đã giúp nước Anh đi đến chế-độ Đại-nghị và chế-độ dân-chủ sau này.

Ở Pháp, từ thời-đại phong-kiến, bên nhà vua cũng có những Pháp-viện trước gồm những viên thẩm-phán lo việc xử kiện, nhưng về sau được phép bàn về quốc-sự và đăng-lục những pháp-lịnh của nhà vua. Nhơn nhiệm-vụ sau chót đó, Pháp-viện Pháp tự cho mình có quyền “gián-nghị” tức là quyền bày tỏ cho nhà vua biết những khuyết-điểm của một pháp-lịnh đưa đi đăng-lục.

Thêm vào những Pháp-viện này, nước Pháp ngày xưa có chế-độ đặc-quyền của thị-trấn. Đặc-quyền này do nhơn-dân các thị-trấn mua được của nhà vua hay những nhà quí-tộc khi họ túng tiền; nó giúp dân-chúng các thị-trấn ấy thoát khỏi sự cai-trị chuyên-chế của những nhà quí-tộc hay của quan-lại nhà vua.

2. Những Phong-Trào Tư-tưởng

Ngoài những chế-độ kể trên này làm nền móng cho lý-tưởng dân-chủ, ỡ Âu-châu còn có những phong-trào tư-tưởng phụ giúp vào việc đánh đổ chế-độ chuyên-chế được thi-hành.

Thời Trung-cổ, đời sống tinh-thần người Âu-châu bị khép chặt trong khuôn khổ của Giáo-hội La-mã. Tư-tưởng họ bị phái kinh-viện uốn nắn theo nguyên-tắc quyền-oai. Thánh Augustin, thánh Thomas và Aristote là những thánh-sư mà họ phải cúi đầu tôn sùng không được cãi lại.

Nhưng đến cuối thế-kỷ thứ 15 và nhứt là đầu thế-kỷ và nhứt là đầu thế-kỷ thứ 16, sự thành-lập những quốc-gia tập-trung chấm dứt những cuộc chiến-tranh giữa các chúa phong-kiến. Xã-hội được thái-bình và bắt đầu thạnh-vượng. Những nhà học-giả có điều-kiện học hỏi liền nghĩ đến việc mở mang trí-thức mình bằng cách nghiên-cứu những kinh sách cùng công-trình nghệ-thuật cổ của người Hy-lạp và La-mã. Sự phát-minh máy in và nghệ-thuật khắc hình làm cho những tác-phẩm cổ-điển ấy được phổ-biến ra.

Sự nghiên-cứu về những nền văn-hóa cổ này làm phát khởi một phong-trào gọi là Phong-trào Phục-hưng Văn-Nghệ. Nó bắt đầu cho sự phóng-túng nhơn-dục và tự-do tư-tưởng. Nhiều tác-phẩm văn-chương nghệ-thuật có giá-trị được sản-xuất trong thời-kỳ này và nền văn-hóa Âu-châu đột-nhiên sáng lên rực rỡ. Phần lớn những nhà vua, những nhà quí-tộc, những tăng-lữ cao-cấp và ngay đến các vị Giáo-hoàng đều hưởng ứng theo phong-trào và tranh nhau khuyến-khích, bảo-vệ các văn-sĩ, nghệ-sĩ. Lý-tưởng khổ-hạnh thời trung-cổ bị gạt qua một bên và hạng ưu-tú của xã-hội đua nhau chạy theo cái xa-hoa hào nhoáng.

Sự thay đổi phong-tục do Phong-trào Phục-hưng Văn-Nghệ gây ra, tự-nhiên đưa đến một phản-ứng mạnh mẽ. Một số nhà đạo-đức chống chọi lại sự sa ngã theo vật-chất và sự lãng quên những đức-tánh mà Giê-su đã dạy người nên có là đức khiêm-tốn, sự thanh-bần, sự giản-dị trong cách cư-xử và sự xa lánh cuộc đời trần-tục. Họ càng uất ức khi thấy một số nhà tăng-lữ cao-cấp của Giáo-hội La-mã dùng những phương-pháp không chánh-đáng như là bán giấy “xá-tội” cho người giàu để lấy tiền cung-phụng cho đời sống xa-hoa của mình. Do đó, họ gây ra phong-trào Cải-lương Thiên-chúa-giáo.

Phong-trào này khởi lên từ đầu thế-kỷ thứ 16 và được một số quốc-vương cùng lãnh-chúa hưởng-ứng để thoát-ly sự chi-phối của Giáo-hội La-mã. Do đó, nó tách một phần khá quan-trọng tín-đồ Thiên-chúa-giáo ra khỏi Giáo-hội La-mã, nhứt là ở các nước miền Trung và Bắc-Âu.

Phát khởi một phần nào với mục-đích chống chọi lại sự phóng-túng nhơn-dục và sự tự-do tư-tưởng của Phong-trào Phục-hưng Văn-nghệ, Phong-trào Cải-lương Thiên-chúa-giáo cuối cùng lại phụ giúp vào việc bành-trướng tư-tưởng tự-do, vì nó đánh đổ quyền-thế Giáo-hội La-mã là một chế-độ đã được xây dựng từ lâu và rất có thế-lực đối với tư-tưởng người Âu-châu thời bấy giờ.

Những tín-đồ và nhứt là những giáo-sĩ trung-thành với Giáo-hội La-mã tự-nhiên không thể công-nhận được Phong-trào CảI-lương này. Do đó, hai bên Tân và Cựu-giáo tranh-đấu nhau một cách hết sức mãnh-liệt. Những nhà vua trung-thành với Giáo-hội La-mã thì đàn-áp, sát-hại các tín-đồ Thiên-chúa-giáo Cải-lương trong khi những nhà vua theo Thiên-chúa-giáo Cải-lương đàn-áp, sát-hại những tín-đồ trung-thành với Giáo-hội La-mã.

Những cuộc chiến-tranh tôn-giáo đẫm máu này gây những xúc -ộng mạnh mẽ trong quần-chúng mỗi quốc-gia. Và ngoài những xu-hướng thiên hẳn về bên này hay bên kia, lại có một xu-hướng thứ ba chủ-trương nên có một thái-độ khoan-dung rộng rãi dựa vào sự tự-do tín-ngưỡng của tất cả mọi người.

Như vậy, thế-kỷ thứ 16 đã tạo cho xã-hội Âu-châu những điều-kiện chánh-trị hết sức đặc-biệt làm khởi-điểm cho những lý-thuyết dân-chủ sau này. Tuy thế, những lý-thuyết ấy chỉ phát-sanh ở hai nước Anh và Pháp, nhờ một số những nhà văn cấp-tiến trong đó quan-trọng nhứt là John Locke, Montesquieu và Jean-Jacques Rousseau.

 

Vui cười

Sau buổi lễ, cha xứ hỏi các con chiên phái nam: “Những ai trong số các con thường bị vợ thượng cẳng chân, hạ cẳng tay thì đứng dậy”. Tất cả đàn ông đều đứng dậy, chỉ một người vẫn ngồi yên tại chỗ.

Cha đạo lại gần anh ta thân mật nói:

Chúa dạy các con phải yêu thương nhau. Vợ chồng phải thuận hòa và nhường nhịn nhau. Con thật đáng khen. Tiếc là trên đời người như con rất ít. Con chính là người đầu tiên ta gặp.

Người đàn ông nọ bùi ngùi: “Thưa cha, con không dám nhận lời khen của cha”.

“Sao vậy? Con của ta”, vị cha xứ hỏi.

“Số là con bị vợ đánh què, không thể đứng dậy được”, người đàn ông ngập ngừng.

Sưu tầm về Lễ Tết Việt Nam: Tết Nguyên Đán ở Việt Nam – Toan Ánh

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Cả, là lễ hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất, từ Nam Quan đến Cà Mau và cả vùng hải đảo, tưng bừng và nhộn nhịp nhất của dân tộc. Từ những thế kỷ xa xưa thời Lý, Trần, Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.

Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, mà phần “lễ” cũng như phần “hội” đều rất phong phú cả nội dung cũng như hình thức, mang một giá trị nhân văn sâu sắc và đậm đà.

Việc ông cha ta xác định Tết Cả đúng vào thời điểm kết thúc một năm cũ, mở đầu một năm mới theo âm lịch, là một chu kỳ vận hành vũ trụ, đã phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người với thiên nhiên (Đất-Trời-Sinh vật), chữ NGUYÊN có nghĩa là bắt đầu, chữ ĐÁN có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới. Đồng thời, Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ tri ơn ông bà, tổ tiên.

Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết – do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông – có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính. Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời… người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên Đán, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trước hết đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả những người xa xứ cách hàng ngàn kilômét, vẫn mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà, nơi mà gót chân một thời bé dại đã tung tăng và được sống lại với bao kỷ niệm đầy ắp yêu thương ở nơi mình cất tiếng chào đời. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về nơi cội nguồn, mảnh đất chôn nhau cắt rốn.

Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình gia đình, tình thấy trò, con bệnh với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri, con nợ và chủ nợ…

Tết cũng là dịp “tính sổ” mọi hoạt động của một năm qua, liên hoan vui mừng chào đón một năm với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng. Nhưng rõ nét nhất là không khí chuẩn bị Tết của từng gia đình. Bước vào bất cứ nhà nào trong thời điểm này, cũng có thể nhận thấy ngay không khí chuẩn bị Tết nhộn nhịp và khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về… Đối với các gia đình lớn, họ hàng đông, có quan hệ xã hội rộng, đông con cháu, dâu rể, thì công việc chuẩn bị càng phức tạp hơn.

Theo tập tục, đến ngày 23 tháng chạp là ngày đưa tiễn ông Táo về trời để tâu việc trần gian, thì không khí Tết bắt đầu rõ nét. Ngày xưa dưới thời phong kiến, từ triều đình đến quan chức hàng tỉnh, hàng huyện đều nghĩ việc sau lễ “Phất thức” (tức lễ rửa ấn, rửa triện). Ở cấp triều đình, trong lễ nầy có sự hiện diện của nhà vua, các quan đều mặc phẩm phục uy nghiêm. Xem thế đủ biết rằng ngày tết được coi trọng như thế nào.

Sau đó, các quan cất vào tủ, niêm phong cẩn thận. Không một văn bản nào được kiềm ấn, mọi pháp đình đều đóng cửa. Con nợ không thể bị sai áp, các tội tiểu hình không bị trừng phạt, tội nặng thì giam chờ đến ngày mồng 7 tháng giêng (lễ khai hạ) mới tiến hành giải quyết. Như vậy, Tết Cả kéo dài từ ngày 23 tháng chạp (một tuần trước giao thừa) đến mồng 7 tháng giêng (một tuần sau giao thừa).

Không biết Tết cổ truyền của dân tộc xuất hiện từ bao giờ, nhưng đã trở nên thiêng liêng, gắn bó trong tâm hồn, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam. Những tục lệ trò vui trong dịp Tết, chiếc bánh chưng xanh, mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên, cành đào, chậu quất khoe sắc trong mỗi gia đình đã trở thành một phần hình ảnh của quê hương để mỗi người Việt Nam dù sống ở nơi đâu mỗi độ xuân về lại bồi hồi nhớ về đất nước với bao tình cảm nhớ nhung tha thiết. Làm sao quên được thuở ấu thơ cùng đám trẻ con ngồi vây quanh nồi bánh chưng sôi sùng sục chờ giờ vớt bánh! Làm sao có thể quên được những phiên chợ Tết rợp trời hoa!

Ngày Tết chính thức bắt đầu từ giao thừa. Đây là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm, thời điểm giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, thời điểm con người giao hòa với thiên nhiên, Tổ tiên trở về sum họp với con cháu. Cúng giao thừa xong cả nhà quây quần quanh mâm cỗ đã chuẩn bị sẵn, uống chén rượu đầu tiên của năm mới, con cái chúc thọ ông bà cha mẹ, người lớn cho trẻ em tiền quà mừng tuổi đựng trong những bao giấy đỏ.

Sau lễ giao thừa còn có tục đi đến đền chùa làm lễ sau đó hái về một nhánh cây đem về gọi là hái Lộc, hoặc đốt một nén hương rồi đem về cắm trên bàn thờ gia tiên gọi là Hương Lộc. Họ tin rằng xin được Lộc của trời đất thần Phật ban cho thì sẽ làm ăn phát đạt quanh năm. Sau giao thừa người nào từ ngoài đường bước vào nhà đầu tiên là người “xông nhà”, là người “tốt vía” thì cả nhà sẽ ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn, vì vậy người xông nhà thường được chọn trong số những người bạn thân.

Tết là dịp để con người trở về cội nguồn. Ai dù có đi đâu xa vào ngày này, cũng cố trở về quê hương để được sum họp với người thân dưới mái ấm gia đình, thăm phần mộ tổ tiên, gặp lại họ hàng, làng xóm. Ngày Tết cũng làm cho con người trở nên vui vẻ hơn, độ lượng hơn. Nếu ai có gì đó không vừa lòng nhau thì dịp này cũng bỏ qua hết để mong năm mới sẽ ăn ở với nhau tốt đẹp hơn, hoà thuận hơn. Có lẽ đó là ý nghĩa nhân bản của Tết Việt Nam.

 

Mấy Tục Lệ Trong Ðêm Giao Thừa – Toan Ánh

Trong Ðêm Giao Thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong, có những tục lễ riêng mà cho tới ngày nay từ thôn quê đến thành thị vẫn còn nhiều người theo giữ.

Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Và nhân dịp người ta thường xin quẻ đầu năm.

Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và kén hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp sự may mắn quanh năm. Ngày nay, người ta đi lễ nhưng ít người kén giờ và kén hướng.

Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của Trời đất Phật Thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xòa, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ với tin tưởng lộc hái về trong Ðêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn. Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc có nhiều người không đi trong Ðêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tố trong mấy ngày đầu năm và Ði đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một năm hoàn toàn may mắn.

Hương lộc: Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm. Trong lúc mang nấm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nấm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.

Xông nhà: Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta kén một người dễ vía ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Ði xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người tốt, vía khác đến xông nhà cho mình. Nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta phải nhờ một người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem lại sự dễ dãi may mắn lại.

Trích “Tín Ngưỡng Việt Nam”

 

Lễ cúng ngày Tết (Bắt đầu từ 23 tháng Chạp) – Song Bích 

Từ 23 tháng Chạp trở đi, là giai đoạn chuẩn bị Tết của các gia đình. Dọn dẹp, sơn phết nhà cửa, giặt giũ rèm cửa, đánh bóng lư đồng, sắm sửa đồ dùng mới… tất cả được làm trong khoảng thời gian này.

Ở Sài Gòn, có thể thấy nhịp Tết bắt đầu khi các chợ bày bán cá chép sống vào ngày 23 tháng Chạp.

Theo tục lệ cổ truyền, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới.

Ngay từ buổi sáng ngày 23 tháng Chạp, hoặc tối trước đó 1 ngày, các bà nội trợ trong nhà phải lau chùi sạch sẽ bếp nấu, lau sạch bàn bếp, quét mạng nhện… Xưa các gia đình phải dọn tro bếp củi, bếp than, còn hiện nay hầu hết các gia đình mua nước rửa kim loại, nước rửa kính về chùi bếp gas sạch bóng.

Cúng ông Táo làm to nhỏ, chay mặn tùy khả năng mỗi gia đình. Mâm lễ mặn (có thể là xôi gà, chân giò luộc, thịt ba rọi luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trái cây, chè, xôi, bánh…) để tiễn Táo Quân. Ngoài ra, đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc, loại gà cồ ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

Trước đây lễ vật cúng Táo Quân thường phải có 3 chiếc mũ giấy, gồm hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng (đốt) đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống. Nhưng hiện nay, theo quan điểm mới hạn chế đốt vàng mã, ở nhà chung cư cũng khó có điều kiện thả cá chép, nên các gia đình chỉ bày mâm cỗ và thắp nhang vào buổi trưa ngày 23 tháng Chạp để bày tỏ lòng thành kính.

Chuẩn bị Tết

Từ 23 Tháng Chạp trở đi, là giai đoạn chuẩn bị Tết của các gia đình. Dọn dẹp, sơn phết nhà cửa, giặt giũ rèm cửa, đánh bóng lư đồng, sắm sửa đồ dùng mới… tất cả được làm trong khoảng thời gian này.

Ngày tết, bàn thờ là tâm điểm của các hoạt động tâm linh, là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình, vì thế việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc phải được chú ý kỹ lưỡng nhất cũng như thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ.

Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, và rất hạn chế sự chung đụng. Nước lau bàn thờ thường được dùng từ nguồn nước sạch sẽ. Không gian thờ tự là không gian thiêng liêng trong gia đình, là nơi lưu giữ nhiều ẩn ức tình cảm giữa các thế hệ, chính vì thế việc giữ gìn bàn thờ luôn sạch sẽ, mát mẻ không chỉ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên mà còn là sự chăm sóc đến cái tôi tâm linh ở mỗi con người. Do vậy những việc tưởng chừng nhỏ nhặt như đánh sáng lại bộ tư đồng, lau chùi khung ảnh, thay cát bát nhang… thể hiện tình cảm và lòng thành kính của con cháu với ông bà, cha mẹ, tổ tiên…

Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát nhang (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ), hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải. Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có lúc sám hối… người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.

Để suốt những ngày tết, trên bàn thờ là mâm ngũ quả, 3 chén nước, bình hoa lớn (có thể là hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa mai, hoa đào)…, bình (hoặc chai rượu ngon). Để bàn thờ thêm đẹp mắt, tùy theo phong tục từng miền, có thể chưng bày thêm bánh in, bánh tổ, bánh tét, bánh chưng, mứt, cặp dưa hấu… Việc thắp sáng cho bàn thờ ngày Tết cũng được bắt đầu từ ngày 30, với loại nhang vòng, hay nhang que loại lớn, cháy liên tục trong nhiều ngày với nhiều ý nghĩa biểu trưng như các vì tinh tú đang tỏa sáng, sự chăm lo ân cần của con cháu… Hương khói còn tạo nên một không khí ấm cúng nơi gian thờ, gắn kết tình cảm và ước nguyện hạnh phúc của mọi người trong một gia đình. Nhang dùng cho những ngày Tết cũng thường là các loại có mùi thơm đặc biệt ví dụ như nhang trầm…

Đón ông bà về ăn Tết

Việc đón ông bà về ăn Tết cùng con cháu được bắt đầu từ trưa ngày 30 tết. Tuy nhiên, nhiều gia đình bận rộn có thể đón vào chiều 30, hoặc đêm giao thừa. Thức cúng là mâm cơm với các sản vật ngày Tết, thường có con gà và mâm ngũ quả, ngoài ra có thể dùng các món như thịt kho, canh khổ qua, canh măng.

Các ngày tiếp theo, mỗi ngày đều có cúng cơm và đèn nhang phải giữ thắp suốt mấy ngày Tết cho đến hết Tết, đến khi làm lễ tiễn ông bà (lễ hóa vàng) thì việc thờ cúng gia tiên trong ngày Tết mới coi là đã hoàn tất. Trong mấy ngày này, nhang đèn luôn thắp sáng trên bàn thờ để thể hiện lòng tôn kính của con cháu với tổ tiên. Vì vậy để giữ hương khói không bị ngắt quãng, có thể dùng nhang vòng.

Ở đây, cùng với nghi thức đón ông bà, cũng là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên, nên còn gọi là cúng tất niên.

Vào đêm 30 (hoặc đêm 29), để đón ông bà, cũng như ghi nhận thời khắc năm mới, trong gia đình thường có 2 mâm cúng: 1 mâm trên bàn thờ đón gia tiên, một mâm để ngoài sân cúng trời đất. Mâm cúng đêm 30, một số gia đình chỉ dùng đơn giản là dĩa trái cây, chén chè, dĩa xôi, bình hoa tươi và 3 nén nhang. Lễ cúng đêm giao thừa, còn gọi là lễ trừ tịch.

Ngày 30, cũng là thời điểm cuối cùng để hoàn tất việc dọn dẹp, bỏ qua những điều không may của năm cũ đển chuẩn bị đón năm mới. Buổi tiệc tất niên, cũng như lễ cúng giao thừa, mọi chuyện buồn phiền, xích mích giữa các thành viên gia đình, hàng xóm láng giềng đều được cho qua.

Tiễn ông bà

Trước kia, lễ tiễn ông bà, hay còn gọi là hoá vàng kết thúc Tết Nguyên đán có thể diễn ra vào mùng 5, mùng 7 hay mùng 10 là tùy thuộc vào thời gian ăn tết ngắn hay dài của các gia đình.

Hiện nay, theo quy định công chức phải đi làm từ mùng 4 tết, hầu hết ở các khu đô thị, lễ tiễn ông bà thường diễn ra vào mùng 3 tết, tại nhà. Nhà nhiều anh em có chia nhau thờ cúng thì người ta có thể đưa ông bà từ ngày mùng hai Tết. Và sắp xếp để người anh lớn nhất hoặc người có cha mẹ ở chung thì làm lễ đưa ông bà ngày cuối. Đây cũng là cách làm hay để mọi người tronggia đình luân phiên đến nhà nhau. Trong lễ này, dù giàu hay nghèo, gia đình nào cũng cố gắng sắm sửa một mâm cơm có đủ các món ăn truyền thống như gà luộc, bánh chưng, thịt kho… để thắp hương dâng lên tổ tiên, những người thân đã khuất bóng để cầu xin tổ tiên phù hộ cho một năm mới an lành, nhiều may mắn.

Con gà cúng ngày mùng 3 phải chọn thật no tròn, chắc nịch, có cặp chân đẹp, bày biện thật long trọng. Mâm cơm phải có canh rau, đồ xào, các loại nước chấm, trà rượu để ông bà mát ruột, hài lòng. Chân gà giữ lại để treo đằng cửa cùng với hình ông cọp, bộ tiền vàng mã cũng phải chuẩn bị thật chu đáo.

Tết cổ truyền của người VN được khai hội từ ngày 23 tháng Chạp kéo dài đến ngày tiễn ông bà là xem như mãn tiệc. Với những người bận rộn, chỉ cần du xuân và thực hiện những tập tục của ngày Tết đến hết mùng 3 là mãn nguyện, đủ đầy. Trong khi đó, giới phật tử, người về hưu, những ai không phải lo cơm áo gạo tiền thường tiễn xuân, chào Tết đến tận rằm tháng Giêng, đi cho đủ 10 ngôi tự (đi 10 kiểng chùa) để cầu an.

http://www.tuviglobal.com/baiviet/detail/454.html

 

Ta Thầy Tây, Tây Thầy Ta – Năm Con Dê, Nói Chuyện Ghen – Phan Văn Song

«Jalousie, tiếng Tây ta nói, đấy là Ghen…» (Lời Việt do dân chơi Sài gòn năm xưa phỏng dịch «tự do» …)

Năm Con Dê, năm Ông Thầy của Tình Yêu, và Những Tình Yêu. Năm mới, với những hứa hẹn mới, kính gởi đến quý độc giả tất cả những lời chúc an lành: Tình Tiền Tiếng Tăm Thân Thể Thân Thuộc.

Để chuyện Dê và TìnhYêu thêm phần hấp đẫn, hãy cùng nghe bài hát Jalousie với nhịp tango đầy quyến rũ. Khi nói đến Tình Yêu, ta nghĩ đến say đắm, ta nghĩ ngay đến quyến rũ, nhưng ta cũng phải nghĩ đến Ghen, Ghen vì quá Yêu, Ghen vì «em là tất cả», »vì em là tất cả của riêng tôi», Ghen để Xâm chiếm, Sở hữu.

Hay Ghen vì.. «Phải Ghen» thôi!

Nhớ mãi! Bản Jalousie, tango nhịp nhàng, với những bước nhún nhẩy-les pas chaloupés 1 chậm, 2, 3, 4 nhanh… bước chưn kéo dài đúng điệu tango á-căn-đình-tango argentin, 1 chậm dài… 2, 3, 4 nhanh quay xuống bộ – 1… 234 – (khác với tango tàu-tango chinois, bước ngắn do dân chơi Sàigòn những năm 50/60 chế – cùng với valse chinoise để không quay chóng mặt như valse viennoise!).

Làm sao quên được bản Jalousie của tuổi trẻ! Bản nhạc Tsigane bất hủ, văn vẳng, réo rắt, nhức nhối, tiếng các phong cầm lớn hay nhỏ  (accordéon hay bandoléon) kéo dài dưới những ngón tay điêu luyện của những tay đàn các vũ trường Sàigòn Chợlớn ngày nào: Kim Sơn, Baccara, Ma Cabane, TựDo, Mỹ Phụng… như đưa chúng tôi trở về quá khứ của tuổi trẻ chúng ta, với những bước tango nhún nhẩy trên những sàn khiêu vũ của thành phố thân yêu những năm 60 hay 70  một thời đã qua ấy.

Thử nhớ lại những lời ca bằng tiếng Pháp của Điệp khúc-Refrain bài Jalousie:

«Mon est cœur est jaloux malgré moi – Tôi ghen vì tim không tự chủ  được…

Jaloux d’un regard vers un autre – Ghen vì em nhìn ai đó

D’un mot qui soudain fait trembler ta voix – Ghen vì giọng em bỗng xúc động

Jaloux d’un frisson qui glisse entre les doigts – Ghen vì tay em bổng run động

… Quý bạn nếu thích vào You Tube thưởng thức để nhớ một thời bay bướm.

Năm con Dê, năm Ông Thầy, năm Số Đề 35, năm của Tình Yêu hay của Những Tình Yêu, chúng tôi xin đôi lời  cùng quý vị  về Ghen, Máu Ghen và… đánh Ghen.

1/ Ghen, Máu Ghen:

Tánh Ghen, hay Máu Ghen  thường được người đời  gán thành  cái  tật của phái nữ (cũng có vài thằng đàn ông bắc chước dở hơi, ghen theo, nhưng đàn ông ghen phần đông không phải vì yêu, mà vì tự ái, vì sợ bị mất của, hay bị làm hỗn, bị xem thường mất mặt bầu cua…Cũng có kẻ xem Máu Ghenmột đức tánh, hãnh diện giới thiệu, «Vợ tôi nó ghen lắm!», để khỏi nói «Vợ tôi nó yêu tôi lắm!» quá mắc cở. Và còn chơi độc hơn, ca tụng  thành cái đức tánh, là «cái phải có của một đàn bà biết yêu chồng»: yêu chồng phải «ghen để  giữ chồng» làm như đấy một «lẽ phải- le nécessaire»! Vậy thì:

«Yêu phải Ghen», là một sine que non, như câu kết trong bài thơ Ghen của nhà thơ Nguyễn Bính:

«Chỉ vì Ghen quá đấy mà thôi,

Chỉ vì em là tất cả

Em là tất cả của riêng tôi»

Nhìn nhận như là một đặc tánh của đàn bà «Ớt nào mà ớt chẳng cay» vậy!

Cụ Nguyễn Du nhà đại văn hào Ta đã tả cái ghen của Hoạn Thư, làm điển hình của cái máu ghen của phái nữ Á đông:

Làm cho nhìn chẳng được nhau

Làm cho đày đọa cất đầu chẳng lên

Làm cho trông thấy nhãn tiền

Cho người thăm ván bán thuyền biết tay!

Thuê Thúy Kiều để làm người hầu rượu hai vợ chồng, để thăm dò phản ứng chồng quả là là hết ý, miễn bàn:

Vợ chồng chén tạc, chén thù,

Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi.

Bắt khoan, bắt nhặt đến lời,

Bắt quì tận mặt, bắt mời tận tay.

Đấy là Máu Ghen trong «Văn chương Việt Nam». Còn riêng về nhạc nếu bản Ghen Tây Phương Jalousie nổi tiếng vì nhịp Tango nhức nhối thì Ta cũng có một bản Tango tả cái Ghen cũng nổi tiếng một dạo ở các sàn nhày Sài gòn Chợ lớn. Áy là bản Lạnh lùng lời của Đinh Việt Lang. Mở đầu bằng hai câu trách hỏi:

Em nỡ lạnh lùng đến thế sao?

Tim anh tan nát tự hôm nào”……

Sau đó đến tả cảnh:

Em giết tình anh nữa phải không?

Em đem băng tuyết lấp lửa hồng

Em đem hờ hửng vào thưong nhớ

Em giết lòng anh trong lạnh lùng!…”

2/ Đánh Ghen:

Cái Ghen ở xứ Ta là thế đây, tuy nghe thì rùng rợn, nhưng vẫn còn đầy văn chương dễ thương chữ nghĩa.

Cái Ghen, Máu Ghen là chuyện “hình như thường tình” trà dư tửu hậu bàn luận nói dóc, nhạo báng bạn bè, thường thường cùng “phe ăn vụng” với nhau, thằng chưa bị “đòn” thường chê thằng bị đòn.

Đánh ghen thương được phân làm hai loại.

Loại thứ nhứt, xin tạm đặt tên là “Công đồn”, nghĩa là wánh thẳng vào địch thủ. Đến nhà con nhỏ “wánh một trận”, “lột quấn làm xấu nó” – dân Việt Nam ta thích “lột quần” địch thủ lắm.

Lâu lâu cũng có vài cảnh “tạt át-xít”  địch thủ: Nhớ  lại hồi những năm 60, ở Sàigòn, vụ cô vũ nữ Cẩm Nhung, bị vợ người tình đánh ghen, tạt át xít hủy hoại nhan sắc. Về sau có những lúc trên đường Lê Lợi đông người ta gặp một người đàn bà nhan sắc bị hủy hoại, đi ăn xin bằng cách biểu diễn những bước tango trên vỉa hè đầy người qua lại: đấy là cô Cẩm Nhung, khuôn mặt bị tàn phá, nhưng thân thể vẫn còn mảnh mai, những bước nhảy vẫn còn đầy nghề nghiệp, biểu diễn tuyệt điệu, vì nghề của nàng là vũ nữ, chỉ vì lầm lỡ yêu mà phải tan nát đời hoa. Bà vợ kia, quá ghen, đã quá tay, có hối hận không? Nay đã giựt lại anh chồng cà chớn bay bướm, có tí nào động lòng day dứt đã phá hoại đời một người con gái không? Và anh đàn ông kia? cũng lắm tội chớ! Và hai vợ chồng có nghĩ cách giúp đỡ cô Cẩm Nhung không? Đúng lý ra, chàng đi ăn vụng cũng phải bị phạt, vì lỗi của chàng hào hoa “dê” cô vũ nữ. Người đời thường trách Thúy Kiều, có mấy ai trách chàng Thục Sinh?

Thời nay, có cái “mốt” mới, các cậu đi ăn vụng thường bị “cắt” thằng nhỏ, các bà vợ ngày nay lý luận: hổng ghét “con nhỏ” cũng hổng thèm ghét “thằng chả” bảo rằng chung quy cũng tại “mày” mà ra, “cắt mẹ mày đi” cả nhà nhịn hết là yên chiện! Báo chí Việt Nam thời nay lâu lâu đăng chuyện ấy. May lắm có nàng dễ thương, còn tí ti yêu chồng, vứt thùng rác! Thật hết ý, của quý mà đưa vô thùng rác? Hay có bà tuy ghen nhưng vẫn còn “yêu hay tiếc cú đời chút chút” nên “vứt “đâu đó”, cho hàng xóm lượm được đem nhà thương vá lại. Nghe nói bây giờ y học thượng thừa, cắt ra, nối lại hoạt động như thường. Nhưng cũng có nàng hoặc quá tàn nhẫn, hoặc quá lo xa, sợ rằng vá lại, sau khi tân trang máy chạy tốt hơn, nên, nếu ở quê mình thì liệng vô chuồng heo cho heo ăn, hay vứt xuống ao cho cá rỉa, còn ở Mỹ thì sẵn có bồn rửa chén, có cái máy xay rác, vụt “thằng nhỏ cưng” vào máy xay, bấm nút, xã nước. Xong đời anh chồng lạng wạnh, từ nay biến thành, theo quan niệm xưa là “woạn wuan” hay nói theo kiểu nhà binh phe ta là “thiếu wuý muôn năm”. Nói theo phe ta Nam kỳ là “thiếu úy” hay “thiếu quý” gì cũng “thiếu wúy” cả ! Nghe nói ngành khoa học Nhựt bổn tiên tiến sắp ra một thằng nhỏ giả “rô bốt”, xài mệt nghỉ, làm việc 24 trên 24. Thời tuổi trẻ, đêm bảy ngày ba, ngày nay rô bốt sẽ không cần rượu thuốc Minh Mạng nữa liếp ba ga. Nhưng cái cảnh này là cách đánh của nhóm Đả Viện sắp sửa trình bày tiếp theo.

Ghen thuộc loại thứ 2, loại “Đả Viện” (viện đây là viện lý, viện cớ…) vì cái toán nhảy dù đi ăn vụng này ưa viện đủ chuyện để “đi ăn vụng”, nào là “trực đêm” nếu là công chức, nào là ,”cấm trại”, trước 75 dân kaki Sài gòn tỷ số cấm trại rất cao.  Hễ VC pháo kích, là phải cấm trại, càng pháo, càng cấm trại. Tư chức thì viện cớ công tác, họp khuya, kẹt thiết quân luật, ngủ lại sở.

Đả Viện là wánh ngay của quý – bảo vật của gia đình, tây gọi là bijou de famille, của thằng già dịch, ba mấy đứa. Mặc cho “Nhà tôi có cây đa che chở mái ấm gia đình” Nhưng lạng wạng, tui “chặt cây đa”.

3 / Tây Thầy Ta:

Nói về cái ghen Ta, cũng nên nói đến cái Ghen của phụ nữ Tây phương. Ngày nay, chuyện Ghen, và cũng chuyện thời sự của xứ Pháp, nơi chúng tôi ngụ, phải nói đến bà Valérie Trierweiler.

Bà thuộc về loại 2, loại Đả Viện, bà Valérie Trierweiler, cựu «bạn gái» của Tổng Thống Pháp đương thời François Hollande. Sau khi cướp được chánh quyền, hốt người tình của bà Ségolène Royal, người tình cũ và sau 7 năm chung sống, và nhứt là sau khi ông Hollande đắc cử Tổng Thống, bà dựa hơi ông Tổng Thống, cho mình đệ nhứt phu nhơn. Bà tưởng bà ngon, thời cơ đã đến rồi, nên bả ồn ào xí xọn, kiếm chuyện, sai bảo, ra lệnh ra lạc các quan lớn của Triều đình và của Đảng của ông Tổng Thống đã đành! Bả còn đặc biệt kiếm chuyện, hết kênh xì po, đến ghen tương (ngược) với bà tình cũ của Tổng Hollande, dù Bà này, tuy dung đã phai, tình đã cũ, nhưng cũng đã có 29 năm gắn bó, sống chung chia sẻ, 29 năm tình chiến hữu, 29 năm tình đồng chí, 29 năm chung lưng đối cật trầy vi tróc vẩy lăn lộn trong chánh trường với nhau, và nhứt là bà là mẹ của “mấy đứa”, mẹ của bốn người con của Tổng Thống. Ông Hollande là một nhơn vật chánh trị, tướng mạo có vẽ lù khù, nhịn nhục, nhưng thật sự là một anh rất cứng đầu, ù lì, giỏi chịu đựng. Cũng là một tay chịu chơi và rất tân thời, ông theo phái “không lấy vợ”- nghĩa là không làm đám cưới.

chỉ xin keo, nghéo tay sống chung, đến ngày nào, nếu «đã quyết không mong sum họp mãi, bận lòng chi nữa lúc chia phôi» (Thế Lữ).

Và anh chàng Tổng Thống tương lai chịu chơi này đã sống cặp với cô bạn đồng môn đồng khóa trường ENA – École Nationale d’Administration – Quốc Gia Hành Chánh Pháp, Ségolène Royal, cặp từ ngày hai đứa mới ra trường đến gần 30 năm nay, có 4 mặt con với nhau – khen chàng nhưng cũng phải khen nàng. Sau khi ra trường,  hai người cùng tham gia chánh trường, bà Royal đã có lúc làm Tổng Trưởng, Chủ tịch Hội Đồng Vùng, và năm 2007 ứng cử Tông Thống tranh tài với Nicolas Sarkozy; còn ông, ông tà tà giữ Đảng Xã hội, ôm chức vụ Tổng Thư ký Đảng Xã Hội Pháp trong vòng 9 năm.

Trở về chuyện bà Valérie Trierwieller, bà dan díu với ông Hollande trong vòng 7 năm. 7 năm bà làm khổ bà Royal, 7 năm bà làm nhức đầu các bạn bè, đệ tử, cán bộ Đảng Xã hội! Khi ông Hollande đắc cử Tổng Thống, bả tưởng rằng cờ đã tới tay rồi, bà làm tới. Hollande, vì yêu, hay vì «cả nể» yếu gối, nuông chiều bả, dắt bả đi tham dự những du hành ngoại giao, trong khi bà chẳng có chức vụ gì, (ngoài chức người tình Tổng Thống,…) Được voi bả đòi tiên, bả làm tới, bà đòi phải có môt văn phòng, bà đòi phải có hầu cận, thư ký riêng, bả xía vào chuyện công, bà xía vào chuyện chánh trị quốc gia, và bả tấn công Bà Royal. Khổ cho bà, trong Luật lệ ngoại giao Pháp, trong Hiến Pháp của Pháp, không có chức vụ Đệ Nhứt Phu Nhơn, người vợ ông Tổng Thống chỉ là Vợ ông Tổng Thống thôi! Khi ông Tổng Thống tiếp tân ai, bà chỉ là người phụ chồng thôi. (Người Việt Nam mình cũng vậy ưa lầm lẫn chức vụ bằng cấp chồng với người vợ. Lúc trẻ chúng tôi người viết, có một thời gian làm việc cho một Ngân hàng tư nhơn Việt Nam. Một hôm, có một nhơn viên gọi tôi; «Ông Giám đốc! có Bà Tổng (Chồng bả vừa là Tổng Giám Đốc, vừa là ông chủ, vì cổ đông nhiều, của hảng chúng tôi) biểu ông Giám đốc làm…». Tôi bèn trả lời ngay với cô nhơn viên rằng: «Cô hãy hỏi dùm bà Vợ ông Tổng, có phải đó là lệnh của ông Tổng, thì tôi làm!». Người đời thường gọi vợ Bác sĩ, vợ Luật sư là bà Bác sĩ bà Luật sư là sai. Thật sự các bà ấy chỉ là vợ Bác sĩ, vợ Luật sư, không chuyên nghiệp chuyên nghề gì cả! Hỏi thuốc, hỏi luật các bà ấy thì chỉ từ chết đến bị thương thôi!)

Bà Trierwieller, khôn nhưng không ngoan! Sau 7 năm khoái lạc, bà tưởng bà trị vì mãi mãi, bả có ngờ đâu ông Hollande lại vui duyên mới. Bà quên rằng ngày xưa, ông đã bỏ bà Royal mẹ các đứa nhỏ để theo bà, chỉ vì bả trẻ hơn. Người tình mới của Tổng Thống, cô đào tài tử cinê Julie Gayet, trẻ tuổi (42 tuổi sanh năm 1972) hơn bà (sanh năm 65), cũng như bà trẻ hơn bà Royal (sanh năm 1953). Dê già Hollande (sanh năm 1954) thích gặm cỏ non. Âu đó cũng là thói thường của đám nam nhi mình.

Bà quên so sánh, 7 năm về trước bả cũng 42 tuổi, cùng tuổi với cô Gayet ngày nay. Chúng ta phải nhìn nhận ít ra lão Hollande không thay đổi ý kiến, thay đổi gu-goût.

Thế là bà nổi quạu, thế là bà đòi tự tử, «tố phé» ông Tổng Thống. Bị dồn quá, Ông Tổng Thống cho bà «de, ô-rờ-lui, về vườn». Cái hay của cái «không cưới nhau» là «ô-rờ-lui gọn gàng», không ra toà ly dị, chia gia tài, nhức đầu, tốn của, tử tế thì ta chia gia tài, ta cho của, có con, thì ta phụ nuôi, ta phụ nấng, cùng nhau phụ dưởng, cùng nhau phụ dục; không tử tế thì

«Em đường em, tui đường tui,

 Tình nghĩa đôi ta nó túi thui!…» (Thế Lữ).

Dĩ nhiên, thiển nghĩ, chắc Ngài Tổng Thổng cũng có tí ti bồi thường thiệt hại. Thế nhưng, nàng âm thầm trả miếng. Vì một tục ngữ tây phương đã dạy «Trả thù như cơm nguội, ăn nguội mới ngon – La vengeance est un plat qui se mange froid –Revenge is a dish best savoured cold.» nên bà im tiếng một thời gian, Sau đó bả bất ngờ, ra một cuốn sách, tựa đề «Cám Ơn thời hạnh phúc ấy – Merci pour ce bon moment» kể «câu chuyện thất tình» và «wánh ông Tổng Thống người yêu cũ», nàng kể chuyện tình ái giữa bà và ông Tông Thống, luôn tiện bả «tố cáo» tất cả tánh xấu ổng, có hay hổng có, và bả nói xấu ổng tuốt. Trước để trả thù, wánh cú «xí mứn» ổng Tổng Thống «xập tiệm», giúp vui thiên hạ, sau tiện thể làm ăn kiếm «tí tiền huê hồng» may ra phát tài, giàu có.

Tại Pháp cuốn sách nầy bà bán rất chạy, nhờ số độc giả lắm tánh hiếu kỳ, mua đâu cũng dzậy, mua đây em nhờ, mua sách Cung oán Ngâm Khúc tân thời, xem bà

«Trải vách quế gió vàng hiu hắt,

 Mãnh vũ y lạnh ngắt như đồng…» (Ôn Như Hầu)

Và cứ thế, nhứt cử lưỡng tiện, trước mua vui «(cũng được) một vài trồng canh», tò mò xem chuyện tình chàng Tổng Thống, chăn gối ra sao? thâm cung bí sử, và sau đó làm nghĩa, giúp cho nàng tí tiền huê hồng nuôi con. Bởi vì «đờ bui-depuis, Tổng Thống bạt tia-partir, nàng phải «la nui-la nuit trằn trọc lơ li-le lit một mình»!

Độc giả mua, nếu là đàn bà, âu cùng phái nữ ủng hộ nhau, chia sẻ giới tánh; người  ghét nàng thì xem thử xem con mẹ «cướp chồng người nay bị tình phụ» than oán ra sao? kẻ thương nàng, thì nếu đồng cảnh ngộ, thì chia sẻ đau thương, nếu không đồng cảnh ngộ, thì tò mò xem cái «bị tình phụ» thật tình đau ra sao? Còn nếu độc giả là là đàn ông thì mua đọc để lấy kinh nghiệm «đau thương», xem cái «dê xồm gặp nạn» của  ông Tổng Thống có khác gì thứ dân không?

Và cuối cùng để kết luận, bài học nhớ đời: với đàn bà, đàn ông ta là phái yếu, thò tay ký giao kèo, bút sa gà chết, cưới cũng chết, không ký giao kèo, thì cũng chết nhăn răng! Bài học phải nhớ là «hãy bỏ cái nghề ăn vụng đi!». Từ nay thời đại mới, nam nữ bình quyền, đám cưới ký tên, «thề non hẹn biển, yêu em suốt đời», bút sa gà chết, thua thiệt đã đành. Đằng nầy, hổng đám cưới, hổng ký tên, chỉ đem về nhà, cho ở chung, nuôi cơm ăn, may áo mặc. Thế mà  khi cơm không còn lành, canh không còn ngọt nữa, giải quyết lạng quạng cũng bỏ mạng tại sa trường, làm nhỏ chết nhỏ, làm lớn chết lớn, có khi làm phế nhơn!

Bài học của ông Tổng Thống Hollande từ đây nhớ đời!…

Sách bán rất chạy! Riêng ở Pháp thôi, chỉ với một cuốn thôi, mới ba tháng đầu, mà bán sơ sơ đã 600.000 cuốn rồi – và bả sắp có khoảng 1 triệu € tiền huê hồng (Thử so sánh với Trần Đĩnh, cũng viết sách «thất tình Hồ Chí Minh» viết đến 2 tập «Đèn Cù», dài thòng thọt, kể bao nhiêu chuyện, cũng thâm cung cũng bí sử, nhưng chỉ in và hy vọng ráng lắm, bán được 4000 cuốn thôi. Dân số xứ Pháp chỉ có 60 triệu người, bằng 3/4 tổng số dân Việt ta! Như vậy cứ 100 người Pháp mới có một người mua sách đọc! còn ta? Nghĩ tội cho người mình và thương thay cho 4 ngàn năm văn hóa!) Đấy là chưa kể từ nay, sách bà Trierweller sẽ được dịch ra đủ thứ tiếng trong ấy có cả tiếng Việt ta nữa! Nàng Valérie Trerwieller chỉ (bỏ vốn) tốn 7 năm bị người tình hành lạc vất vả, cộng với vài tháng đau thương-thất tình, nay biến thành triệu phú, thật tốt  số! Đúng luật giang hồ nàng phải cám ơn ông Tổng Thống đã tặng nàng phương tiện ấy!…

Nhưng Ngài Tổng Thống vẫn không tởn, Ngài đang từ từ chánh thức hóa mối tình với nàng tài tử cinê Julie Gayet. Tuần qua nàng được phép tuyên bố với báo chí: «Tôi nay là hôn thê của Tồng Thống – je suis la fiancée du Président».

Bái phục ông Tổng Thống! Năm xưa, chúng tôi đã ngán càn ông Tổng Thống trước Nicolas Sarkozy! Nhưng Sarkozy, coi dzậy mà còn yếu bóng vía. Ông đúng là «dzua» làm đám cưới! Sau khi ông bị bà vợ Cécilia bỏ ông, phụ ông, chê chức Đệ Nhứt Phu Nhơn, đi lấy người khác, ông mới bèn đi tìm cô tài tử Carla, và cưới cô ấy. Đằng nầy Ngài Hollande, ngon hơn, không cưới ai cả. Chỉ đem về ở chung thôi! Giống như các Vua Nhà Nguyễn của ta khi xưa vậy! không có Hoàng Hậu! Tây bắt chước ta đấy!  Vua Bảo Đại bị Tây thuộc địa ăn hiếp mới lập Nam Phương Hoàng Hậu. Thật là Ta thầy Tây !

4 / Ta thầy Tây:

Công đồn: Lột quần

Nhớ năm xưa nơi quê nhà, người Việt ta có lắm tài. Chúng tôi có một anh đồng nghiệp BGI. Chức vụ là Chánh sở Nhơn Viên cho Nha Thương Mãi, nói tóm lại anh phụ tá tôi về nhơn viên. Anh có cái biệt tài anh có tất cả là 6 bà vợ, thứ hai, đến thứ sáu anh ngủ nhà các bà «nhỏ». Cuối tuần anh về Tổng hành Dinh, nhà bà «lớn». Chúng tôi thuộc hàng xếp lớn, nên được anh mời ăn cơm và giới thiệu gia đình, nhà bà lớn. Các xếp Tây trong hảng cũng vậy, nên các xếp Tây không ai biết chuyến đấy hết. Chuyện anh xếp nhơn viên thương mãi có  6 bà chỉ có nhơn viên người địa phương: việt, chàm, ấn độ, tàu, pakistanais, yémenite  và Tây sanh đẻ ở Việt Nam, biết thôi – vì BGI ở Sài gòn Chợ lớn là một hãng rất quốc tế của như  Sài gòn Việt Nam lúc bấy giờ, và ngôn ngữ làm việc là tiếng Pháp. Một hôm không biết anh nổi hứng sao, anh xin nhà do hãng cung cấp trong cư xá. Với chức vụ trưởng sở, anh có quyền có nhà ở cư xá. Trường hợp không thích, thì có phụ cấp nhà cửa. Anh vào cư xá, thì mất tiền phụ cấp thế thôi! Tôi bác đơn xin của anh, vì trường hợp hiện nay tuy anh không có nhà, nhưng suốt tuần, các bà nhỏ thay nhau lo cho anh. Chỉ có cuối tuần anh về bà lớn. Bây giờ anh vào cư xá, vậy anh ở với ai? Anh lạng quạnh ở một mình ở cư xá, giao du bậy bạ, cư xá sẽ náo lên, tôi trách nhiệm. Anh không bằng lòng cách giải quyết của tôi nói, anh bèn lên gặp xếp lớn, ông Phó Tổng Giám đốc. Xếp Tây thật thà, kêu tôi lên, quạt tôi, mặc tôi trình bày, ra lệnh tôi phải phát nhà cho ông Xếp nhơn viên của tôi. Đầu năm 74, các nhơn viên xa xứ gốc Pháp bớt nhiều, nên hoàn cảnh nhà cửa khá thoải mái. Anh chánh sở Nhơn viên có nhà, vào cư xá ở. Một chiều thứ bảy, chúng tôi đang cùng ông Phó Tổng Giám đốc đang nhậu trên lầu thượng nhà ổng, đường Thi Sách. Tôi đang cùng ông tì lan can ngó về hướng đường Thái Lập Thành và đấu láo. Chiều thứ bảy trời bắt đầu mát, bỗng tôi thấy bà cả của ông Xếp Nhơn viên cùng với bốn người con tuổi cỡ 14/ 15, nam nữ, tay cầm gậy, vượt qua đường Hai Bà Trưng. Cư xá nhơn viên nằm góc Thái Lập Thành/Thi Sách, trước mặt các kho đông lạnh. Ông Phó Tổng khều tôi và chỉ về hướng các cửa kho nằm sau Bộ Tư lệnh Hải quân. Có hai bà nhỏ cũng với hai bầy con cũng đang tiến về cư xá. Và bên kia đường Thi Sách cũng phục sẳn một bà nữa với hai đứa con nhỏ cỡ 9/10 tuổi. Ông phó hỏi tôi: «Toa có biết mặt các vợ nhỏ của Xếp Nhơn viên không?» Tôi trả lời không, và tôi hỏi lại «Hóa ra ông biết gia cảnh của lão này» Jean, ông Phó nay là bạn thân với tôi, nhưng lúc ấy tụi này đã tutoyer-mày tao với nhau rồi, bèn trả lời: «Toa nên nhớ là tao là dân Hà nội, lớn lên ở Hà nội» – Jean là dân Albert Sarrault Hà nội – «tao thuộc bài dân Việt như mày, tao nghe được thợ thuyền nhơn viên nói chuyện với nhau». Thật vậy, Jean nói được tiếng Việt đọc được chữ Hán. Trong lúc ấy, bốn toán quân đang tiến dần vào cư xá. Từ cao tôi nhìn thấy Xếp nhơn viên đèo một cô nữ sau xe Vespa và phóng ra cửa Thái Lập Thành. Cư xá chỉ có một cửa, tuy rộng nhưng, bị giàn quân bà lớn cản cửa. Chàng đành thắng xe dựng xe, và nạp cô nàng cho binh đoàn số 1, số 2 nhào tới, rồi số 3, số 4. Trên vỉa hè Thái lập Thành, nhơn viên, vợ con nhơn viên đứng vòng xa quay quanh xem bốn bà «lột truồng cô bé». Cô bé đầu tóc rối bù, ngồi thu nhỏ, bó gối, che ngực, nhưng mông lưng để hở lõa lồ nghe bốn bà đanh nghiến chưởi rủa. Còn Xếp nhơn viên, hổng thấy, biệt tích, cao bay xa chạy. Ông Phó vơ vội cái khăn lông lớn lót cái ghế nằm phơi nắng, giao cho tôi. Tôi chạy vội xuống lầu, tiến lên, vượt vòng vây, trùm cái khăn che thân thể và giải tán các người xem. Can gián bốn bà xong, tôi khuyên mọi người về và xin bà con nào làm phước, tặng cho cô em một cái áo, một cái quần để về nhà. Về sau điều tra ra, cô bé ấy là nhơn viênhãng làm sở Tôm đông lạnh. Để tránh lão già dịch, tôi đổi cô qua làm kho la-ve bên Bến Vân đồn. Xếp nhơn viên từ nay trở về chương trình cũ, sáu ngày bà nhỏ, cuối tuần bà lớn. Căn nhà cư xá để cho cậu con trai lớn cùng cô gái lớn ở để đi học gần trường.

Chuyện thứ hai, xin kể để hầu vui quý vị để nói đến cái tài tình của các bà vợ Việt Nam, thính tai thính mũi. Chuyện rằng, cuối năm 1973, tôi còn Trưởng sở Sở Nước Đá hãng  BGI, mở cửa mỗi hừng sáng sau tan giờ thiết quân luật cỡ 5 giờ. Thay đổi  mỗi ngày một hảng, tôi có mặt mở cửa ngày chẵn hãng Hai bà Trưng, ngày lẻ hãng  Chợ Quán. Hôm ấy, một sáng Chủ Nhựt, tôi ở Chợ quán, mở cửa xong tôi làm việc ở đó chừng độ hai tiếng, xong ghé một quán hủ tiếu uống cà phê ăn sáng, trước khi qua hãng kia. Văn phòng tôi ở Hai Bà Trưng. Hãng nước Đá đóng cửa cở 2 giờ chiều. Cỡ 4 giờ tôi cũng về. Hãng nước Đá làm không có ngày nghỉ 365 ngày hãng mở cửa đủ 365 ngày. Nhơn viên thay phiên nghỉ tuần, nghỉ năm nghỉ tháng. Tết ta, Nô ên, Tết tây gì cũng làm ráo. Hôm ấy, đang cà phê hủ tiếu bổng gặp một anh Thiếu tá Cảnh sát bạn, tôi mời anh ăn sáng, nói dóc. Xong chia tay. Ghé Hai Bà Trưng, xem xét sơ tí công việc khoảng 10 giờ tôi về nhà rước vợ tôi và đưa về chợ An đông chở ông cụ bà đi lễ Nhà Thờ. –ông bà cụ thích đi Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng. Nếu có dịp, tôi chiều hai ông bà, vợ chồng tôi đưa ông bà đi lễ ở Kỳ Đồng. Bình thường Ông cụ bà Cụ và các em tôi đi lễ Nhà thờ Ngã Sáu với Cha Nho, còn chúng tôi đạo Tin lành chúng tôi đi Nhà thờ Tin lành đường Mạc Đĩnh Chi nằm bên hông Tòa Đại sứ Mỹ. Hôm chúa Nhựt ấy, chúng tôi, cả đại gia đình đi lễ Nhà Thờ Kỳ Đồng. Sau buổi lễ tôi tình cờ gặp gia đình anh bạn Thiếu tá Cảnh sát vừa cùng anh ăn sáng hồi sáng. Không thấy anh cùng đi lễ với vợ con, sau khi chào thăm hỏi, tôi buộc miệng nói «Hôm nay có duyên quá, cũng vừa gặp anh đi tuần sáng nay ở gần hãng  nước Đá Chợ quán đây, hai đứa mới ăn sáng chung. Giờ gặp cả gia đình quý hóa quá, cám ơn Chúa!». Chỉ có thế thôi! Hai tuần sau, anh bạn Thiếu tá đến thăm tôi ở Văn Phòng Hai Bà Trưng và giận dữ rầy tôi. «Toa nói gì với bà xã mỏa mà bà vô Chợ Quán, vào đúng nhà con nhỏ, wánh và «lột quần nó». Tôi bèn đính chánh, kể lại chỉ nói gặp anh ở Chợ Quán hai thằng cà phê hủ tiếu với nhau thôi. Vả lại moa đâu biết, tưởng toa thật sự «đi hành quân» ở Chợ Quán! Phải chi toa signal, nói thật moa sẽ im miệng đằng nầy moa tưởng toa đi «hành quân thật». Đáng phục các bà! Sherlock Holmes không bằng.

Đả Viện: Cũng Lột Quần

Đã nói Lột quần là cái nghề của các bà phe ta. Nếu Valérie Treirweller viết để hạ bệ Tổng Thống Hollande thân bại danh liệt, thì Việt Nam ta cũng có một «bà chị», nay kể lại, chúng ta phải giở mũ chào bà chị mới được! Chỉ đánh một cú, ông chồng Đại tá, chẳng những thân bại danh liệt mà còn Đại tá muôn năm luôn. «Ai lên tướng mặc ai, ta Đại tá muôn năm». Chuyện kể rằng. Ở Sài gòn dạo nọ. Một vị Đại Tá đàn anh trong một binh chủng oai hùng. Đại tá máy bay, đánh giặc giỏi, nhảy đầm hay, hát hay, nói giỏi, dân Hà nội thứ thiệt, tương lai xán lạn. Đang làm to, có tên sắp lên hàng Tướng Lãnh. Thời ấy, còn khó lắm. Đại tá đếm đầu ngón tay, Tướng lãnh càng hiếm nữa. Đại tá hào hoa, dĩ nhiên là lắm đào. Và phu nhơn dĩ nhiên là phải Ghen thôi. Vì Ghen là Yêu chàng! Ghen là cái phải có thôi. Một hôm sáng Thứ hai, thuở ấy có cú chào cờ. Giữa cột cờ, đến giờ sắp sửa Chào cờ. Bổng nhiên phu nhơn Đại Tá hiện ra, trời trong mây tạnh nhưng nàng mặc một cái áo mưa. Đến ngay chơn cột cờ, nàng lột áo mưa ra, trần truồng như nhộng. Nàng vừa ưỡn người ra, vừa vỗ bèm bẹm vào dưới bụng, hỏi to: «này các anh em, này các binh sĩ, nhìn xem mình bà, nhìn cái l… của bà có bằng cái l… của con đ… kia không? Này ông Đại Tá của tui … ơi! ông xem lại cái l… của tôi, xem cái l… con đ… kia có hơn tôi không?». Chuyện về sau khỏi kể. Vị Đại Tá ấy không biết có lãnh củ nào không? nhưng cái lon muôn năm đến ngày phe ta tan hàng.

Câu chuyện Năm Dê đến đây tạm ngưng. Chuyện Tây chuyện Ta đầy đủ.

Kính chúc quý vị một năm an lành.

Mừng Năm Con Dê.

 

Máu Dê –  Trần Văn Giang

“Mặc dù bạn xấu xí thế nào đi nữa, vẫn luôn luôn có người yêu bạn, muốn kết hôn với bạn.”

(No matter how ugly you are, there is always someone falls in love with you; someone wants to marry you). – David Letterman – CBSs “Late Night Talk Show” host

Ai cũng biết rồi. “Dê” là một động vật mà con đực rất mạnh giỏi trong công việc “giao lưu” với Dê cái… Thường thường, một chuồng nuôi Dê có 10 Dê cái chỉ cần một anh Dê đực là đủ phục vụ ngày đêm rất tươm tất; không có Dê cái nào than van thiếu thốn, hay đòi hỏi thêm gì cả. Dê chẳng cần dùng đến “Minh Mạng hoàng đế thang”; phải nấu sắc củi lửa rất lỉnh kỉnh. Dê (đực), qua thành tích luôn luôn vượt chỉ tiêu và được công nhận khắp nơi như vậy, trở thành biểu tượng của tình dục. Có lẽ vì thế mà hai chữ “Máu Dê” phát xuất từ đó.

Tính “Dê” (không phài con Dê) không hẳn là chuyện xấu. Dê là bản năng tự nhiên của con người. Không có gì lạ. Nếu không Dê, không đề xướng được, không chuyển đạt được một sự ưa chuộng, ham muốn, tình cảm, lưu luyến của mình đến một người khác giới tính với mình thì sống cũng như chết mà biết thở thôi: không có hôn nhân, không có sinh sản, nhân loại có lẽ đi đến tuyệt chủng cũng chẳng mấy chốc.

Các nhà tâm lý học còn cho là Dê là nền tảng của văn minh nhân loại mà chúng ta đang sống. Họ lý luận rằng con người vì có bộ óc lớn (so với trong lượng cơ thể) cho nên sự thông minh, và khả năng linh động uyển chuyển của ngôn ngữ qua mặt tất cả muôn thú vể phương diện “Dê gái (?)” Con công mặc dù có sẵn cái đuôi đẹp, đầy mầu sắc lộng lẫy thì cũng chỉ biết xòe cho rộng ra rồi kêu “ục ục” vài tiếng nghe rất nản; rồi đi qua đi lại lờn vờn trước mặt con công cái là hết chiêu! Đứng trước mặt gái đẹp mà chỉ biết dương cờ ra rồi kêu “ục ục” thì dễ bị phạng guốc bể trán.

Dê không hẳn là xấu nếu biết cách Dê theo “quy trình:” Dê vào lúc nào, Dê ai và Dê trong hoàn cảnh nào! Các anh thường chỉ thả Dê theo bản năng: nói (lạng quạng) và hành động (quờ quạng) chỉ làm mất lòng thay vì được lòng người đẹp mình chiếu cố; đôi khi Dê còn ăn nhằm cỏ độc xùi bọt mép… Không phải vì các anh này đần độn hay ngớ ngẩn, chỉ vì quá lệ thuộc vào bản năng, có nghĩa là mỗi khi nhìn người đẹp là thấy có bóng dáng cái giường ở phía sau lưng cô nàng. Đôi khi, nhiều anh chàng còn có thói quen rơi vào hoàn cảnh hiểu nhầm rất đáng tiếc: người đẹp chỉ có ý thân thiện chứ không (chưa) phải là đã có dấu hiệu yêu mến hay thương yêu gì mình cả. Những anh chàng loại thiếu bản lĩnh này làm cho “Dê” trở thành một động từ có nghĩa xấu; cử chỉ và ngôn ngữ ngờ nghệch làm cho đối tượng gài số de ngay từ phút đầu; làm mất cả các cơ hội để Dê thiệt tình trong các lần gặp sắp tới… Phải nên biết về vấn đề nhận định hoàn cảnh giao tế xã hội, ngoại trừ vài con nhạn cái là đà còn mơ ngủ, phần lớn phụ nữ tinh tường và mạch lạc hơn đàn ông. Họ chỉ quan sát cử chỉ của các anh là có thể có thể đọc ra ngay các ý định gian ác của các anh… Đừng tưởng bở!

Hủ tục “Tảo hôn” chỉ còn đọc thấy trong sách sử. Ngày nay, “Dê” còn là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn người phối ngẫu. Dê để có ý định xây dựng lâu dài khác với Dê cho vui qua ngày qua tháng. Thành ra có vấn đề phải lựa chọn đối tượng để Dê chứ không bạ đâu Dê đó có ngày mang đầu máu, tiền mất tật mang…

Muốn Dê cho có kết quả, ngọai trừ vài trường hợp ngoại lệ – không cần phải ra sức Dê nhiều mà vưỡn có bồ đẹp / vợ đẹp, giỏi dang – người viết đề nghị phe ta nên chú ý hai việc cơ bản:

– Đối tương đại khái phải ở cùng tần số với mình

Tôn tử đã nói “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” cũng không qua cái quy luật số 1 này… Chưa học hết lớp ba trường làng, đến tuổi cần lấy vợ rồi mà vẫn còn làm lương tối thiểu thì không thể mơ lấy được vợ tốt nghiệp Bác sĩ, đoạt giải Hoa hậu áo dài áo cụt, làm Người mẫu đồ lót… Cứ nhắm cái đám đông phụ nữ cũng làm lương tối thiểu mà Dê thì ăn chắc. Nên biết, có nhiều cô dù làm lương tối thiểu nhưng vẫn có nhan sắc mặn mà, tài quán xuyến gia đình như thường… Ngoài ra, phụ nữ vẫn thường muốn người phối ngẫu dáng dấp cao ráo, học giỏi thông minh, ăn nói hoạt bát hơn mình, thành ra Dê những đối tượng ở tần số thấp hơn mình dù gì cũng “làm việc” đỡ vất vả hơn.

– Không tiếp tục Dê nếu đối tượng (có ý) tỏ ra không màng gì đến mình

Tục ngữ dân gian nói là “Nhất lì, nhì đẹp trai.” Thời buổi này, cái gì cũng phải làm cho mau lẹ mới ăn tiền: Drive through, Fast foods, Fast Cars, Fash Check-out, Fast Check-in, Fast lane… bởi vì thời giờ là tiền bạc. Ngoại trừ xấu trai mà có thật nhiều tiền, còn lại, đại đa số lá bài “Lì” chỉ làm phí thời giờ vô ích chẳng đi đến đâu cả. Thấy đối tượng không quan tâm một vài nghĩa cử đẹp của mình thì tốt nhất tìm xem có cái cửa “exit” ở gần đó để rút êm. Muốn nán lại chút đỉnh để cầu may thì phải thay thế “Lì” bằng “Tự tin” và “có duyên” thì may ra thay được thế cờ. “Tự tin” thì có thể rèn luyện được chứ “có duyên” phải nhờ vào bản chất tự nhiên của mình; không học hay mua món này ở đâu được. Cũng nên để ý là dò thấy đối tượng ở cùng tần số rồi mà không thấy đối tượng tỏ sự thân mật, thì phải xem lại mấy cái “điều kiện ắt có và đủ” mà đương sự đã chính thức hay bán chính liệt kê đâu đó để thi hành, thử lại.

Dê không phải là tự khoe khoang những cái hay cái tốt mình đang có để gây sự chú ý. Mình phải kín đáo làm thế nào để những cái tốt của mình được đối tượng biết đến một cách gián tiếp; từ cô bạn của đối tượng chẳng hạn. Khi giáp mặt đối tượng, có hai vấn đề gây sự chú ý mau chóng là “Lời nói” và “vóc dáng cử chỉ” – Tôi tạm gọi “vóc dáng cử chỉ” là “phong cách” – “Lời nói” phát ra từ miệng; còn “phong cách” biểu hiện từ thân thể. Các nhà tâm lý cho biết khi hai người gặp nhau lần đầu tiên, phái nữ bị lôi cuốn bởi phong cách đến 55%; chỉ có 38% là từ cách nói chuyện; sau cùng chỉ có 7% để ý đến các trự đang nói cái gì… Nói cách khác, ở giây phút gặp gỡ đầu tiên phái nữ để ý đến phong cách nhiều hơn là lời nói.

Để Dê cho hữu hiệu, không thể bỏ qua một yếu tố quan trọng khác nằm trong “tiểu mục” phong cách (Non-verbal / Body language) là con mắt, là cách nhìn. Ánh mắt chất chứa tình cảm và sự diễn đạt. Một cái nhìn đắm đuối (không nên dài hơn một phút đồng hồ) tỏ một tình cảm sâu xa. Có nhiều con dế mèn lạnh cẳng tránh nhìn thẳng vào mắt đối tượng của mình mà chỉ tìm cách nhìn len lén. Uh! “Nhìn” là con dao hai lưỡi bởi vì nhìn lâu hơn hai phút thì lại có vẻ “đầy đe dọa?!” Làm đối tượng sợ! Nếu đối tượng bị Dê tránh cái nhìn của mình – nhìn đi chỗ khác chẳng hạn – thì tạm thời xem đó như dấu hiệu của sự từ chối. Tôi nói “tạm thời” bởi vì có thể đối tượng lúc đầu còn giữ vẻ e dè, thẹn thùng. Mình có thể thử (nhìn) lại trong một cơ hội khác cho rõ hiện trường hơn.

Oái oăm ở chỗ lần đầu lấy được cảm tình của đối tượng phần lớn nhờ phong cách (còn nhớ 55%?) nhưng muốn cho chuyện Dê hoàn toàn thành công trên đường dài (long run) phải nhờ đến lời nói (good conversation). Ăn nói trôi chảy, mạch lạc và duyên dáng thì ăn chắc như bắp. Người thông minh, có kiến thức, thành công trên trường đời thường không có trở ngại gì trong việc ăn nói. Nếu đối tượng đáp lại lời nói của mình bằng những câu dài, chứ không trả lời cộc lốc nhát gừng, thì mình hiểu là Dê đã có kết quả sơ khởi!

Với nhiều thành kiến có ý châm biếm, “Máu Dê” còn được dùng để gán cho hình tượng cho sự dâm đãng và thô tục; để chỉ những người đàn ông hay gạ gẫm, lường gạt phụ nữ nhẹ dạ loại con nai vàng ngơ ngác; để chỉ những người không kìm hãm được được sự ham muốn chinh phục người khác giới. Các tên gọi trong dân gian như Dê cụ, Dê xồm là những biểu tượng xấu từ con Dê. Kẻ dâm đãng thấy đàn bà là ngồi không yên, nói be be; hay quờ quạng, nắm níu không xin phép trước; Máu Dê loại này còn được dân gian gọi là “Máu 35” (vì số 35 trong số đề sổ số mang hình con Dê). Chữ “Ba mươi lăm” (“35”) là một đặc trù văn hóa thuần túy Việt Nam. Chỉ Việt Nam mới có và dung con số độc đáo này trong ngôn ngữ giao tế.

Về phần mấy anh chàng “35” thì họ lại nói ngược lại:

“Dê” (máu xấu) cũng một phần do chị em phụ nữ khiêu khích chứ bộ! Bây giờ phụ nữ ăn mặc táo bạo, khiêu gợi quá: Những chỗ “nóng” đều phô ra để khoe hàng cho bằng được.

Mà thiệt! Chẳng riêng gì ca sởi, người mẫu mới khoe háng (typo?) Mà cả các cô gái choai choai mới lớn hàng họ còn rất khiêm nhường cũng ráng khoe. Rồi đến mấy bà đã có gia đình, thậm chí đứng tuổi xồn xồn sắp đủ điều kiện vào viện dưỡng lão cũng bon chen bày hàng họ ra khoe tứ tung thiên địa. Hàng bé thì đi bơm, thổi, độn, chích to to lên. Hàng “quá đát” thì nâng cấp lại cho mướt hơn. Cứ miễn sao hàng họ đập vào mắt thiên hạ cho thật sexy. Đàn ông có sẵn “Máu Dê” nhìn chịu sao thấu? Mà lỡ có giả vờ không nhìn thì bị nói móc là “có mắt như mù?” hay bị chê là “gay,” “cù lần bỏ mẹ !” mới chết. Miễn được mấy anh “Máu Dê” nhìn thấy sexy, thèm chảy nước miếng là ăn tiền.

Máu Dê sàm sỡ chút đỉnh còn có thể được bỏ qua; chớ “Dê quá tải” thì có thể bị phụ nữ bạt tai; tệ hơn là vô phước bị anh kép hay anh chồng nóng tính lụi sảng một vài dao thì có đường húp cháo cũng phải vài tuần… Tôi có một anh bạn đồng nghiệp người Mễ về thăm nhà bên đất Mễ. Anh ta đi dự một “party” nhẩy đầm. Vì có ít đô la trong túi, anh ta được một em Mễ nóng bỏng ôm sát, nhẩy rất tình tứ. Anh ta không để ý là em muchacha này có anh chồng loại băng đảng cũng tham gia buổi tiệc nhẩy đầm này. Anh bạn bị anh chồng ghen phập cho vài dao trên lưng, cổ phải vào nằm nhà thương trên đất Mễ hết vài tuần lễ. Khi trở lại Mỹ suýt mất việc vì vắng mặt lâu quá.

Phải cẩn thận. Một khi anh nào đó lỡ bị gắn cho cái nhãn “35” thì kể như con đường tình ái bị chết dí trong ngõ hẹp. Nghe tới tên chàng “35” là phụ nữ chạy dạt như gián bò thục mạng trong bếp tối khi bị bật đèn sáng bất thình lình… Làm sao còn có cơ hội để thả Dê nữa nè trời!

Tóm lại, dù có nói tới nói lui, phải công nhận Dê là cả một nghệ thuật và người có máu Dê phải là một “nghệ sởi ưu tú.” Đã bỏ công ra Dê thì phải Dê gái đẹp; chứ Dê gái xấu (“đẹp xấu còn tùy người đối diện?) mần chi cho uổng đạn… Đàn ông không có máu Dê bị coi là đàn ông bất bình thường; Không có “Máu Dê” thì không có “đêm tân hôn.” Nhưng mà “Dê xồm” thì lại hỏng hết mọi chuyện: không bị đánh bể mặt thì cũng có ngày vô ấp nằm bóc vài cuốn lịch.

“Khôn cũng chết. Dại thì chết là chuyện dễ hiểu. Chỉ có Biết là sống.”

 

Những người Đông dương trên đất Pháp – Hồn ở đâu bây giờ? – Nguyễn thị Cỏ May

Cụ Nguyễn văn Thành, Cỏ May có nhắc trong bài trước, là một trong 20 000 người bị nhà cầm quyền thực dân Pháp ở Việt Nam cưỡng bức vội vàng qua Pháp để lao động không lương phục vụ cho Nhà nước Pháp.

Những người này bị Nhà nước Pháp liên tục từ trước Đệ II Thế chiến tới nay quên lãng một cách vô cùng tự nhiện. Trong gần đây có nhà văn, nhà báo, nhà làm phim, sinh viên làm Tiểu luận Cao học và Luận án Tiến sĩ, lần lược nhắc lại và đặt vấn đề trách nhiệm với Nhà nước Pháp. Nhiều buổi hội thảo, thuyết trình được tổ chức tại những địa điểm nơi những người Đông dương này đã ở qua, làm việc trước kia, để vực dậy trí nhớ của những người trách nhiệm. Và đồng thời cũng nhằm giúp những thế hệ sau này có những thông tin về thân nhân của họ.

“Công Binh, đêm dông dương dài” (Công Binh, la longue nuit indochinoise) là một cuốn phim do Lâm Lê thực hiện để nhắc lại những người lính thợ đông dương trong đó có nguời cha của tác giả và một số ít hiện diện như những nhơn chứng trong phim hãy còn sống sót ở Việt Nam và ở Pháp ngày nay.

Trước khi Đệ II Thế chiến khai diễn, Nhà nước thực dân Pháp ban hành lệnh cưỡng bách trưng dụng người dân xứ thuộc địa đưa về chánh quốc làm việc như công nhân không chuyên môn (ONS = Ouvrier Non Spécialisé) và không lương tại các xưởng kỹ nghệ chiến tranh. Việt Nam bị nhà cầm quyền thực dân bắt 20 000 thanh niên đưa khẩn cấp qua Pháp để thay thế lính pháp phải đi đánh giặc.

Sau khi Pháp thất trận, những người Việt Nam này bị nhận lầm là lính nên bị quân Đức và những người Pháp hợp tác với Đức sử dụng. Họ phải sống lưu đày cơ cực dưới thời Đức chiếm đóng. Một số người này là những người đầu tiên trồng lúa theo kiểu Việt Nam ở Camargue.

Ở Pháp, họ bị nhà cầm quyền pháp bắt làm nô lệ. Về xứ, họ bị Hà Nội kết tội là những người phản quốc.

45 ngày tới Pháp

Nhắc lại chính xác ngày 29 tháng 8 năm 1939, Công Báo Đông Dương phổ biến một Nghị định theo đó nhà cầm quyền thực dân pháp tuyển dụng cưỡng bách 20 000 thanh niên Việt Nam đưa qua Pháp, không phải đi lính, mà làm những công việc không chuyên môn.

Mỗi gia đình nào trong làng có 2 con trai tuổi từ 18 tới 45, phải nạp một người nhưng tránh cho con trai trưởng để ở nhà lo việc thờ cúng gia tiên. Nếu nhà nào có con mà không đưa con đi thì người cha phải chịu ở tù. Chánh quyền thuộc địa được lệnh phải kết thúc chiến dịch tuyển người trong vòng 6 tháng. Có nhiều người bị bắt đi không kịp từ giã vợ con.

Nói là 20 000, nhưng con số tới Pháp là 19 550 người trong đó có 6900 người ở Bắc, 10 850 người ở Trung, tức xứ Annam, và 1800 người ở xứ Nam kỳ thuộc địa.

Họ xuống tàu ở Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn. Và cuộc hải hành của họ thường phải mất 45 ngày. Dĩ nhiên họ bị nhốt trong hầm chở hàng hóa, bị cấm lên boong vì nơi đây có người pháp và sĩ quan. Họ ngủ cứ 5/6 người trên một sạp gỗ, không nệm, chiều dài 1,50m. Vì hầm tàu là nơi chở hàng nên không được trang bị các điều kiện vệ sinh nên mùi hôi bốc lên nồng nặc. Ăn uống, cứ 10 người nhận 1 cái thau thức ăn chia nhau.

Tới Marseille, 75 Đội được đưa tới Baumettes thuộc Quận IX của Marseille ngày nay ở tạm chờ phân phối đi các nơi làm việc. Lúc đó chỗ ở Baumettes vừa mới xây xong, sau này là khám đường của Marseille còn tồn tại tới ngày nay. Ở nhiều trại, công nhân ăn không đủ no vì bị tham nhũng ở khâu cung cấp lương thực. Mỗi người phải tự xoay sở lấy giải quyết cái đói. Mèo, chó lúc đó quí giá vô cùng, ngon hơn thỏ và cừu, cho nên trong phạm vi vài cây số chung quanh, người ta không còn nghe được tiếng mèo ngao, tiếng chó sủa ma nữa.

Nhà nước bảo hộ hay nhà tù?

Tháng 6/1940, Pháp thua trận. Vài ngàn trong số công nhân này được hồi hương. Nhưng từ năm 1941, đường biển Âu châu và Viễn đông bị cắt bởi Hải quân Anh, 14 000 công nhân này bị kẹt lại ở Pháp. Bộ Lao động Chánh phủ quyết định đem bán những công nhân này cho các xí nghiệp tư như xưởng dệt, nhà máy luyện thép, xưởng cưa, nông trường, hay cho chánh quyền địa phương để đào cống rãnh, lấp đầm lầy, đốn cây,… với giá nhân công rẻ mạt.

Khi mướn công nhân, người chủ chỉ làm giao kèo với Bộ Lao động, đúng hơn, với Sở nhân công bản xứ (M.O.I = Service de la Main d’Oeuvre Indigène), trả tiền làm việc thẳng cho M.O.I, tức Cai thầu. Suốt nhiều năm dài, Cai thầu thực dân thu tiền bán nhân công nhưng lại không trả lại cho công nhân một đồng xu lớn, đồng xu nhỏ nào hết. Họ làm việc không lương, chỉ nhận được một số tiền phụ cấp bằng 1/10 lương của công nhân Pháp lúc đó. Họ còn bị bữa đói, bữa no, ngược đãi, chỗ ở tồi tệ, không nước nóng, không sưởi vào mùa lạnh, không được đi lại tự do.

Những công nhân ở lại, không về xứ được do chiến tranh, tập trung ở Miền nam Pháp, trong những Trại lớn ở rải rác từ Marseille qua Bordeaux.

Nước Pháp được Đồng minh giải phóng khỏi sự đô hộ của Đức quốc xã nhưng tình trạng của những công nhân lao động cưỡng bách Việt Nam lại không thay đổi.

Những đợt hồi hương đầu tiên chỉ được tổ chức vào năm 1948. Và những công nhân sau cùng về xứ năm 1952, sau 12 năm bị cưỡng bách biệt xứ. Có khoảng một ngàn người lấy quyết định ở lại Pháp sanh sống.

Từ đó, 20 000 công nhân Việt Nam bị cưỡng bách tới Pháp trước Thế chiến để giúp làm chiến tranh giài phóng Nhà nước Bảo hộ tại bổn quốc hoàn toàn bị lịch sử Pháp bỏ quên. Như những người này chưa bao giờ hiện hữu trên đất Pháp. Cũng may, năm 1986, một nữ sinh viên ở Đại học Nanterre làm một Tiểu luận Cao học về thân phận của những người bị bỏ quên này. Qua năm 1996, Ông Lê Hữu Thọ, nguyên Giám thị-Thông ngôn (Surveillant-Interprète) của Đội 35 cho Nhà L’Harmattan, Paris V, ấn hành những kỷ niệm của ông dưới nhan đề “Lộ trình của một quan lại nhỏ ” (Itinéraire d’un petit mandarin).

Tiếp theo, nhà báo Pierre Daum, như bị thu hút mãnh liệt bởi hoàn cảnh nghiệt ngã của những người nghèo khổ ở tận Đông dương bị Nhà nước Pháp bỏ quên, bèn lao mình vào cuộc tìm tòi thông tin, nhân chứng suốt bốn năm liền. Sau cùng, ông cho ra đời được “Những người di cư bị cưỡng bách, những người lao động Đông Dương trên đất Pháp (1939-1952)“, do nhà Actes-Sud xuất bản. Tác phẩm của ông đưa ra ánh sáng trang sử thuộc địa đen tối của Pháp.

Với sự khuyến khích thêm của Ông Lê Hữu Thọ, Ông Pierre Daum vận động Thị trưởng Thành phô Arles tổ chức triển lãm và nói chuyện về những người phục vụ nước Pháp bị Chánh phủ Pháp bỏ quên suốt 70 năm dài.

Chọn Thành phố Arles để khơi dậy ký ức của nước Pháp vì chính nơi đây, 70 năm trước, có 1500 ngưòi Việt Nam được gởi tới làm ruộng muồi và ruộng lúa. Họ đã thành công ngoài sự hi vọng với cách làm ruộng như ở Việt Nam. Bởi họ vốn gốc nông dân bỗng bị bốc khỏi đồng ruộng đem qua đây. Ruộng lúa Camargue do họ khởi công cày cấy từ những năm 1941- 1945 đã đem lại cho vùng này sự phồn thịnh. Ngày nay, không riêng người dân Camargue ăn gạo cấy gặt từ đây, mà trên thị trường xứ Pháp, gạo Camargue cũng được bày bán rộng rãi. Với nhiều thứ như gạo lứt, gạo trắng, gạo hột tròn, gạo hột dài, gạo thơm, gạo đỏ, gạo đen,… Cỏ May từ lâu nay ăn gạo Camargue, gạo lứt, gạo đỏ, thay thế gạo trắng Thái Lan.

Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Lần đầu tiên, Thành phố Arles, nhờ sự vận động của nhà báo Pierre Daum, hồi tháng 12 năm 2009, tổ chức lễ tưởng nhớ công ơn những người Việt Nam đã khó nhọc giai đọan đầu cày cấy ruộng lúa Camargue nhờ đó mà ngày nay có gạo Camargue. Mà đó lại là điều mọi người không ai biết tới chớ đừng nói nhắc tới.

Trong buổi lễ, trước sự hiện diện đông đảo của dân chúng địa phương và, đặc biệt hơn hết, của mươi tác nhân và chứng nhân, tức trong số 20 000 người trước kia nay còn sống sót được, ông Thị trưởng đã chánh thức thừa nhận nước Cộng Hòa Pháp đã có trang sử đen tối đó trong thời làm thực dân.

Gạo Camargue

Trước chiến tranh, năm 1938, Pháp nhập cảng mỗi năm 600 000 tấn gạo từ Á châu mà hết 80% của Việt Nam. Pháp thất trận, Đế quốc thực dân cũng bị sụp đổ theo luôn. Chánh phủ Vichy, năm 1941, có sáng kiến sử dụng nhân công Việt Nam những người gốc nông dân chuyên nghiệp để thử trồng lúa ở vùng ngập nước Camargue không khác những điều kiện nước, đất như ở Việt Nam. Thế là 225 công nhân không chuyên môn Việt Nam gốc nông dân được gởi tới Camargue. Lúa giống, mua ở Ý.

Những người Việt Nam này bắt tay làm ruộng theo cách thức đã từng làm ở Việt Nam từ bao nhiêu đời. Năm 1942, vụ gặt đầu tiên trúng mùa: 182 tấn lúa thu hoạch trên 50 mẫu đất canh tác. Qua năm sau, thu được 600 tấn lúa trên 230 mẫu đất. Năm 1944, 2200 tấn lúa thu được trên 800 mẫu đất.

Đà sản xuất này kéo dài tới năm 1960. Lúc bấy giờ, người ta làm được 3 mùa. Gạo đạt phẩm chất tuyệt hảo.

Người dân Camargue còn nhớ dưới thời bị Đức chiếm đóng, gạo là vàng. 1kg gạo đổi được 50kg xi-măng nên có nhiều người dân Camargue đã trở thành điền chủ giàu nhờ vài mẫu ruộng.

Và một sự khám phá kỳ thú về gạo Camargue do nông dân Việt Nam, những người bị lưu đày biệt xứ, khai sanh ra tại đây. Một hôm, nhà báo Pierre Daum vào xem nhà máy chà gạo Lustucru ở Arles nhìn thấy những bức hình nông dân Việt Nam, ông bèn tìm hiểu tới và đã khám phá ra lịch sử gạo Camargue ngày nay đang lưu hành trên thị trường.

Trong buổi lễ tưởng niệm và tri ơn những công nhân Việt Nam tới đây trước thế chiến và ở lại đây, đem lại cho Camargue, một vùng ruộng lúa phí nhiêu ngày nay, ông Thị trưởng Arles tuyên bố sẽ làm bia tưởng niệm những người bạn cao quí Việt Nam và đặt tấm bia ấy tại một địa điểm xứng đáng trong Thành phố.

Những bài luận văn… của học sinh trong nước 

Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: “…Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt “ngầu”: “vai năm tấc”, “thân mười thước”- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: “Râu hùm, hàm én, mày ngài”. Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá!” 

Chúng Ta Là Charlie: Cuộc Chiến Khủng Bố Tây Phương? hay Thánh Chiến Djihah Trả Thù? Nguồn Gốc do Thập Tự Chinh I, do Giải Phóng Jêrusalem (1099)? – Phan Văn Song

Đôi lời chia sẻ đầu năm:

Đầu năm đáng lý phải viết một bài lạc quan đầy hứng khởi mừng Xuân mới hầu quý vị độc giả và bạn bè. Đằng nầy chúng tôi lại phải viết một bài viết đầy thời sự tánh và trong một bối cảnh rất đặc biệt. Nước Pháp và cũng có thể thế giới, kể từ ngày 7 tháng giêng năm nay phải bước vào một thời kỳ mới, một vận hội mới. Từ nay thế giới sẽ chia ra thành hai thế giới Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo. Thế nhưng làn ranh không rõ ràng, phải có một bức màn sắt, hay một vĩ tuyến, một bức tường như thời chiến tranh lạnh Quốc Cộng. Dĩ nhiên khi có chiến tranh thì nạn nhơn sẽ là có ở cả nơi hai khối. Nhưng với loại chiến nầy biên giới làn ranh thuộc loại tâm linh, trừu tượng, từ triết lý có thể biến thành mê tín, quá khích, có khi cuồng tín, đi đến tử vì Đạo. Cả hai Tôn Giáo đều hứa hẹn Thiên Đường cho các Tử Đạo và còn phong Thánh, kẻ sống cạnh Chúa người được sung túc no lưng ấm cật 72 trinh nữ hầu hạ, mật ngọt, nước trong.

(Đúng là diễn tả hai giấc mơ của hai xã hội giàu nghèo: Bên anh Thiên Chúa giàu có no đủ ở dương gian, nhưng làm việc bá thở, nên khi chết mong ngồi bên Chúa hưởng hơi Chúa sống phè, ăn uống sao cũng được, còn nếu gặp lại người tình cũ cũng chả sao, sách Thánh cón tả Eden Thiên Đàng sống ở truồng không biết thẹn. Còn bên anh Hồi Giáo, sống ở sa mạc khô cằn thiếu nước ăn cực, nên mơ khi chết, có nước trong, có mật ngọt, ngồi phè cánh nhạn để cho  72 cô hầu như phải nguyên si cáu cạnh thực sự đồ mới! Tại sao 72 có phải mỗi cô gặp 5 lần một năm- năm 360 ngày theo lịch mặt trăng Hồi Giáo? Nhưng còn 5 ngày lẽ và năm nhuận? Nhưng cũng chả sao, vì chỉ là lời hứa, chỉ có hiệu lực với người cả tin)

Từ nay, những khủng hoảng kinh tế, tài chánh, kể cả chánh trị chỉ phải là những mối lo âu hạng thứ, mối lo âu hàng đầu của thế giới sẽ phải là vấn đề an ninh. Phải ! Thế giới phải leo thang, phải nhìn nhận là đang đi vào một thời kỳ chiến tranh toàn diện với khủng bố – để không phải nói  hay không dám nói đến chống Hồi Giáo Quá Khích (thoạt đầu) hay cả Hồi Giáo như xưa! Phải! Đây là một cuộc chiến tranh mới toàn diện cho cả thế giới, một cuộc chiến tranh chập chững – une guerre assymétrique. Assymétrique, như một người đi cà thọt, gập gềnh, bên nhiều, bên ít, bên cao bên thấp. Những ai đã từng xem những loại phim chống khủng bố thường quen với những hình cảnh nầy. Nhưng hai ngày qua, những hoạt cảnh tưởng như cinê nầy  là cảnh thật, những cảnh sát đặc nhiệm mặc quần áo đen, súng ống đầy mình như trong ciné là thiệt, và các tên khủng bố cũng không kém, cũng quần áo đen, cũng áo giáp, nhưng với khẩu AK đáng ghét, và cũng lựu đạn, và có cả ống phóng lựu giết người ghê rợn B40 – rất đáng ghét cúa người Viêt quốc gia ta nữa – cũng thiệt luôn. Đây là một cuộc chiến không luật lệ, không không gian, không ranh giới- với những hình ảnh, với không khí chiến tranh khủng bố giữa thành phố rất quen thuộc với người Việt quốc gia tỵ nạn hải ngoại chúng ta!

Lúc trước năm 1975, tại quê nhà, chúng ta, người công dân Việt Nam Cộng Hòa đã gặp phải và sống cuộc chiến như thế nầy, và kết quả ra sao chúng ta đã thấy rõ, khi chúng ta không cương quyết, không quan tâm, không đặt rõ vấn đề để giải quyết. Quân khủng bố chỉ cần một hai tên có thể làm thiệt hại phía công quyền. Chui vào thành phố bắn phá, tung lựu đạn, bắt dân lành làm con tin. Lỗi ấy do chánh sách và thái độ cùng tâm lý người Mỹ, nhưng có phần nào ở người Việt chúng ta nữa. Nói không phải để chỉ trích nhưng nói để sửa, xem như một bài học.   

Khủng bố là nghề của Việt Cộng ngày xưa ở Việt Nam, nay là nghề của quân khủng bố Hồi gíáo. Tối hôm qua, chúng tôi nói với một người bạn Pháp rằng: «Tên khủng bố ở cửa ô Vincennes còn quá nhơn đạo, hắn có thế, đáng lý bắn nhau chống cảnh sát khi cảnh sát nhập vào, núp sau các con tin, và bắn vào con tin, (Việt Cộng ở Việt Nam tụi tao lúc xưa làm như vậy!) Vì khi bắn vào các con tin, và lấy con tin làm bia đỡ đạn, thế nào cảnh sát cũng lùi bước, tên khủng bố nầy còn quá tài tử, phải học nghề bọn Việt Cộng tụi tao, khủng bố nghề hơn mấy thằng a ma tơ nầy! Việt Cộng ở Việt Nam tụi tao, khi rút khỏi Huế đem theo 5 ngàn con tin để quân đồng minh Mỹ-Việt tụi tao không dám rượt theo truy nã. Cuối cùng Việt Cộng khi thoát được, giết tất cả 5 ngàn con tin diệt khẩu trừ hậu hoạn. Tụi báo chí da trắng tụi bây, báo chí gọi là «của xứ Tự do» la ầm mạ lỵ một ông Tướng cảnh sát tụi tao khi ông bắn xử tên Việt Cộng ngay tại chiến trường, vì tên khủng bổ đã giết hại mấy gia đình thường dân vô tội  chỉ vì họ là con cái thân nhơn của quân nhơn Việt Nam Cộng hòa ngụ trong một trại gia binh.  Ông bắn là để chận không để bọn khủng bố sát hại nữa, ông bắn để làm gương «Œil pour œil, dent pour dent» mà như trong Cựu Ước đã dạy. Thế nhưng tụi bây không hiểu, tụi bây chẳng những «không mạ lỵ tên khủng bố đã bắn người vô tội, tụi bây không mạ lỵ Võ Nguyên Giáp hay Hồ Chí Minh là những người ra lệnh giết 5 ngàn thường dân vô tội ở Huế!» Tụi bây lại đi mạ lỵ ông cảnh sát trưởng làm nhiệm vụ, tại chiến trường! Ngày hôm nay thế giới tụi bây mở mắt ra  hiểu thế nào là khủng bố! Bom, lựu đạn, ngay cả máy bay đâm vào Trade Center cũng không khủng khiếp, dữ tợn, ấn tượng bằnh hình ảnh tay khủng bố lạnh lùng bắn vào đầu anh cảnh sát. (Tên khủng bố tên Saïd, anh cảnh sát tên Admed, hai người đều gốc ả rập, an-gê-riêng, hồi giáo  – cả một biểu tượng. Tay khủng bố da đen bắn giết cô cảnh sát cũng gốc da đen.) Đánh bom, quăng ựu đạn, cử chỉ lạnh lùng, vô danh, còn bắn vào đầu sau khi đã nói chuyện đã nhìn vào mắt nhau, thật là hết tình hết nghĩa…».

Người Việt Nam Hải ngoại tỵ nạn chúng ta, nếu có thể nên đi gặp bạn bè người bản xứ đế chia sẻ kinh nghiệm nạn nhơn khủng bố, sống với khủng bố và chống khủng bố. Đây là một dịp để đả thông tư tưởng về cuộc chiến chống khủng bố Cộng sản năm xưa của toàn dân Việt Nam Cộng Hòa và cho biết bọn cầm quyền ở Việt Nam Cộng sản ngày nay là cũng con đẻ của khủng bố.

Kể từ nay, thôi hết rồi những thời kỳ vàng son, đi du lịch lung tung thoải mái. Một ba-lô đeo lưng, lang bạt la cà nơi xứ người, du lịch viếng những vùng xa lạ là những tập tục của tuổi trẻ của vợ chồng chúng tôi, con cái chúng tôi và tụi trẻ phương tây: từ đường lụa, sa mạc Bắc Phi, Phi châu đen đến các lầu đài đô thị các nước tiến tiến Âu Mỹ… Truyền thống du lịch của gia đình chúng tôi là không đi du lịch với những tổ chức, chúng tôi không thích đi cruse, không thích đi những du lịch tổ chức, băng đoàn, hội họp… Đi hai gia đình đã là quá đông rồi, huống chi là đi bầy. Chúng tôi thích tự mình tổ chức, nghiên cứu, tự vẽ những con đường ăn uống với người bản xứ, tự tìm nhưng nơi ít người du lịch để đi ngắm cảnh tìm tỏi học hỏi. Hai vợ chồng đã tập tành các con du lịch tự túc. Âu Châu chúng tôi thường dùng  xe nhà  tự lái. Sau nầy các con dùng phương tiện công cộng. Sống với người dân, tìm hiểu phong tục người dân xứ người là cách du lịch lý tưởng đối với chúng tôi.

Nhưng kể từ nay không còn nữa, nền an ninh trên thế giới nay đã mất. Năm qua hai cháu, thằng em đi chơi Mông Cổ (qua Mông Cổ cùng một người bạn, một đứa một con ngựa và một ngựa thồ đi chơi trên đồi cỏ-steppes), du lịch chụp hình quê hương Gengis Khan, thằng anh cũng dong dủi cùng thằng bạn, đi thăm Oubêkhistan quê hương Tamerlan. Hai vợ chồng cha mẹ lần đầu biết lo lắng. Đây là lần đầu tiên chúng tôi mất lòng tin vào con người. Dĩ nhiên vấn đề Hồi giáo và khủng bố Hồi giáo cũng đã có từ cả hơn chục năm nay rồi. Nhưng chúng tôi vẫn nghĩ đấy là vấn đề  của dân phương Tây, kỳ thị giữa nhóm người bị trị da mầu và người da trắng hậu duệ đại diện của tư bản bóc lột đế quốc hay thuộc địa, hay chuyện tranh chấp Do thái giáo và Hồi giáo. Nhưng nay có thể có những lẽ khác rồi… Nhưng tại sao?

Tranh chấp đấu tranh giải phóng đất nước giữa người dân nô lệ và ngoại nhơn điền chủ thuộc địa, hay đấu tranh giai cấp giữa chủ nhơn ông tư bản chủ nghĩa và giới công nhơn, hay đấu tranh tôn giáo và văn hóa tôn giáo giữa những xứ nghèo lạc hậu tối tăm với một xã hội tổ chức còn thời trung cổ sơ khai với một tôn giáo và văn hóa dựa trên một nền tảng tôn giáo của các nước tiên tiến khai phóng đầy ánh sánh khoa học, kỹ thuật hàng đầu, công bằng cởi mở và đặc biệt xem trọng quyền phụ nữ, nhưng vì quá tôn trọng các quyền tự do, kể cả quyền tư do tranh cãi chỉ trích mỉa mai chế ngạo. Có thể là cộng chung họp lại tất cả những lý lẽ ấy! Vì,

Cuối tuần nay, sau khi số báo lịch sử với 5 triệu ấn bản «Charlie Hebdo của những người sống sót» ra đời bán sạch, thi một hiện tượng mới bắt đầu. Dân chúng nhiều quốc gia có đa số dân Hồi Giáo trên thế giới xuống đường biểu tình đốt cờ Pháp, phản đối Pháp cho «phép xuất bản tờ báo chế ngạo với hình vẽ Tiên tri Mahomet». Mà hình vẽ gì mà ghê gớm vậy? Hình chỉ vẽ Tiên tri đang khóc và tha tội cho mọi người. Nhưng dân Hồi nhứt định chống vì dám vẽ hình Mahomet? Mà kinh Coran có cấm vẽ hình đâu? Coran chỉ cấm thờ những ngẩu tượng, những hình tượng– les idoles, những hình vẽ, hay những tượng hình có tánh cách thờ phượng (Cơ đốc-Đạo Tin lành cũng vậy. Cũng như Hồi Giáo, người Tin lành Giáo chỉ viết những câu của thánh kinh trên tường các nhà thờ để kính – không phải thờ – Sola Scrpita). Nhưng hoàn toàn không đúng, vì người ta tìm thấy một bức tranh tên «Phép mầu nhiệm của bầy ong-Le Miracle des abeilles», trình bày Ali người con rể và Tiên tri đang thuyết pháp (Constantinople, vào những năm 1594-1595, tranh do ông sultan Mourad đệ tam sở hữu). Tại Viện Bảo tàng Edimburgh Tô Cách Lan, cũng có một cuốn sách viết bằng tay, do nhà sử Al-Biruni viết và họa kể những chuyên trong thời kỳ khai đạo Hồi, các đấng tiên tri cùng Tiên tri Mahomet được họa, những chân dung các vị ấy, có đầy trên những tài liệu. Ngày nay, nhóm sunni wahhabi, từ thế kỷ thứ 18 đã gom tất cả các hệ phái suy nghĩ về một mối và tạo thành một nhóm sunni độc tôn, độc quyền cấm tất cả. Đã đến lúc các nhà trí thức và hiểu biết Hồi Giáo phải lên tiếng không thì các tăng lữ, các độc tài sẽ dùng Tôn giáo dùng thuyết ngu dân để cai trị dân. Giấc mơ nhuộm thế giới trong một mầu xanh, hay đen của một Hồi giáo quá khích ngu dân, cũng như những đầu thế kỷ 20 đã có những người muốn nhuộm đỏ cả hoàn cầu

Và Hãy Coi Chừng: từ tuần nay trở đi, cuộc chiến chống quân Khủng bố Hồi giáo Quá khích có thể biến thành cuộc chiến Tôn Giáo. Những lằn ranh đang được sáp nhập với những biên giới địa dư.

Thánh Chiến hay Trả Thù Đế Quốc?

1095-1096Đáp lời gọi của Giáo Hoàng Urbain II, hàng chục ngàn người, hàng trăm vạn người tiến về hướng Đông, vượt vào đất  vùng Tiểu Á để giành lại những đất Thánh vùng Palestine đã mất trong tay người Hồi GiáoĐó là cuộc viễn chinh lần thứ nhứt của Thập Tự Quân.  Một cuộc hành trình ngoạn mục nhờ sức mạnh của Lòng Tin.

Năm 2001, sự kiện Nhà Cao Ốc Đôi Thương mại-Twin Tower ở New York bị đánh sập ngày 11 tháng 9, mở màn cuộc Thánh Chiến Djihah của quân dân Hồi giáo quá khích chống Thế Giới Cơ Đốc Giáo. Trước đó, dĩ nhiên đã có những va chạm lớn  truyền thống giữa hai thế giới văn hóa tôn giáo Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo rồi. Do hoàn cảnh lịch sử, sự đụng chạm lớn giữa hai khối Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo đã khởi đầu ngay 4 thế kỷ sau khi Hồi giáo ra đời.

Thế kỷ XI, Thập Tự Quân Âu Châu Tây phương tổ chức một cuộc Viễn Chinh Đông tiến, viện cớ để giải phóng Jêruralem và ngôi mộ của Jêsus.

Vài thế kỷ sau đó, lại đến tranh chấp ảnh hưởng và đất đai giữa hai đại đế quốc Hung-Áo và Ottoman-Thổ Nhỉ Kỳ, vào những thế kỷ 18/19.

Và cuối cùng, khủng hoảng trầm trọng hơn, nặng tánh kỳ thị chủng tộc hơn, khi phe đồng minh thắng trận Thế chiến 2 và quân Nazie, Anh Mỹ và Tây Âu giải quyết vấn đề Do Thái bằng thành lập quốc gia Israël trên đất Palestine-thuộc địa Anh mà không hỏi ý kiến ngưới bản xứ (số đông Hồi Giáo).

Cuộc xung đột giữa dân Palestine- khối Ả Rập Hồi Giáo với dân Israël Do Thái bắt đầu, dai dẳng từ năm 1948 đến nay chẳng những chưa thấy tương lai chấm dứt. Trái lại biến thành thành Thánh Chiến với người Hồi Giáo và dân Palestine, và cũng biến thành Thánh Chiến của dân tộc Do Thái Giáo và cuộc Chiến sống còn của đất nước Israël.

Ngày hôm nay, đầu năm 2015, mọi tiền tuyền ranh giới đều bị xáo trộn. Thánh Chiến biến thành khủng bố quá khích Hồi Giáo đến tận Sydney, xứ Úc Châu hiền hòa. Thánh chiến cũng chuyển sang Thánh chiến giữa các hệ phái Hồi giáo. Người dân Thiên Chúa Giáo biến thành nạn nhơn, người dân Do Thái Giáo biến thành nạn nhơn, người dân Hồi Giáo cũng biến thành nạn nhơn.

Hôm nay, trong những ngày đầu năm 2015, kính mời quý vị đi trở về nguồn gốc của cuộc chiến tranh dai dẳng, dằn co lớn nhứt của nhơn loại giữa ba Tôn giáo sanh cùng một nguồn, phát từ một gốc, cùng sanh trưởng và lớn ở cùng một vùng Trung Đông và cùng thờ Một Vị Thần cùng gốc gác : Do Thái, Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo. Phát xuất cùng một Ông Tồ Abraham, phát xuất cùng vùng đất Palestine, và có các ông thánh cùng tên từ Jêsus được xem như tiên tri với Do Thái Giáo và Hồi Giáo hay như sứ giả Gabriel chẳng hạn.

Bối Cảnh Lịch sử, Địa lý, Xã hội:

Bắt đầu từ thế kỷ thứ IX, hậu đuệ của đế quốc Cơ đốc miền Đông do Hoàng đế La mã Constantin thành lập, Đế quốc Byzance (tên cũ của thành phố Constantinople -Istanbul Thổ nhĩ Kỳ ngày nay)  thoạt nhìn như đã đạt đến cái tuyệt đỉnh về mặt chánh trị rồi, nhưng sự thực là rất yếu kém. Byzance nếu còn giữ được những ảnh hưởng lớn, chẳng qua  nhờ những Nhà thờ đang trên đà bành trướng với các giáo sĩ truyền giáo và các thương gia không ngớt hoạt động và tạo ảnh hưởng với những dân tộc của những vùng gốc slaves (nguồn gốc của Cơ Đốc Chánh Thống Giáo và chữ viết cyrillique nga ngữ ngày nay). Về mặt chánh trị, trái lại Byzance đang có nhiều rạn nứt. Phía Hồi giáo cũng vậy, từng loạt các califat (đơn vị tương đương một quốc gia, một xứ, một vương quốc do một vị calif đứng đầu) cũng đang bị khủng hoảng. Tại Tây Ba Nha, Califat Cordoue (70% đất Tây Ba Nha ngày nay) đang bị chia thành 23 xứ từ năm 1031. Còn Califat Bagdad cũng bị chia thành các tiểu vương émirats (do một émir cầm quyền) độc lập và đang tranh chấp, gây chiến với nhau.

Trái lại ở  Âu Tây, phát triển đang trên đà trở lại. Dân số tăng dần. Thương mại khá giả. Đây là giờ phút phải phục hận (đối với bành trướng Hồi Giáo). Về mặt giao thương hàng hải, Venise, Gênes và Pise – Ý Đại Lợi – đang biến thành những trung tâm thương mại lớn. Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La mả đang thời kỳ chỉnh đốn với những cải cách canh tân của Giáo Hoàng Grégoire VII. Ngài đang chỉnh đốn Lành Mạnh Hóa, Đạo Đức Hóa Giáo Hội: các linh mục từ nay không được lấy vợ và lập gia đình, chống việc mua bán các chức vụ quan trọng của tổ chức Giáo Hội như: trưởng tràng, trưởng hạt, trưởng một Nhà Thờ… Năm 1070, Giáo Hoàng Grégoire VII tố cáo Nhà Vua Pháp Philippe Đệ Nhứt về tội mua quan bán chức  Giáo Hội Cơ Đốc của Pháp trong Triều đình  của Pháp (la simonie). Giáo Hoàng dùng một vũ khí rất lợi hại: ngài «rút phép thông công»-excommunion– chết đi thẳng xuống Địa Ngục. Giáo Hoàng cũng buộc các Hiệp Sĩ từ nay cũng phải có đạo đức trong chiến tranh. Không được gây chiến vì tư lợi. Ngài tạo ra hai trường hợp, để chận đứng những cuộc giết chóc: một là Hòa Bình của Thiên Chúa (La Paix de Dieu) để bảo vệ những người không thể kháng cự – phụ nữ, trẻ em, giáo sĩ… – và hai, là Ngưng Chiến của Thiên Chúa (La Trêve de Dieu) – cấm giao chiến trong những dịp lễ đạo, như Mùa Chay-Carême 40 ngày trước Phục Sanh, hay Mùa Vọng, 4 tuần lễ trước Giáng Sanh và từ ngày thứ tư chiều đến sáng thứ hai.Công đồng- Concile Narbonne năm 1054 đi xa hơn nữa, chỉ cho phép những giao chiến vì tư lợi 90 ngàymột năm vì: «Người của Thiên Chúa không giết người của Thiên Chúa vì như vậy khi đã làm đổ máu con cái Chúa là đổ máu Chúa». Phong trào nầy được các Giáo Sĩ dòng Cluny ủng hộ và truyền bá.

La Reconquista: Tái Chiếm Phục Quốc:

Tại Tây Ba Nha, một cuộc chiến  tái chinh phục lại (những vùng do Hồi giáo chiếm giữ) đã bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ X bởi các tiểu quốc Cơ Đốc Giáo miền Bắc. Những cuộc giao chiến đều được cả hai phe (Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo) xem như là những thánh chiến. Các Giáo Sĩ dòng Cluny, có mặt tại Tây Ba Nha  khuyến khích các Hiệp Sĩ ÂuTây qua Tây Ba Nha, đấu tranh chiến đấu, để tái chiếm lại  vừa những đất đai, vừa tái lập những danh dự của họ  bằng giao chiến với kẻ -ngoại đạo (Thiên Chúa)-infidèles. Các Hiệp Sĩ các xứ Bourgogne, Gascogne, Normandie của Pháp, hay Ý Đại Lợi, hay của Đức… bị cấm đoán bởi các luật lệ gò bó của Giáo Hội Cơ Đốc ở quê hương mình, nay có dịp nhào qua Tây Ba Nha để giết giặc ngoại đạo, kéo theo những người nghèo khổ theo «đóm ăn tàn» di cư – đi theo để chiếm đất trồng trọt canh tác đất đai mới. Công cuộc tái chiếm đi dần dần từng đợt. Năm 1085 thành phố Tolède được giải phóng. Thành phố Valence được chiếm lại năm 1094 do tài nghệ của một Hiệp Sĩ người Tây Ba Nha, Rodrigo Diaz de Viva được biết dưới tên El Cid. (Năm 1961, phim El Cid do đại diễn Anthony Man với tài tử gạo cội Huê kỳ Charlton Heston trong vai El Cid và người đẹp Ý Sophia Loren trong vai người tình. Và anh em dân trường Pháp chắc không quên bài thơ của vỡ kịch «Oh rage, oh désespoir, oh vieillesse ennemie… – Ôi đau khổ, ôi uất hận, ôi tuổi già khốn nạn…  của vỡ kịch Le Cid của tác giả Corneille – thế kỷ thứ 17. Và chắc cũng không quên câu hỏi «Rodrigue as-tu du cœur?- Nầy Rodrigue, con có cái tâm – tâm là tim là con cơ – không? câu trả lời được nhại chơi chữ thành câu «Non je n’ai que du trèfle, et si tu me piques, je t’étends sur le carreau – không tôi chỉ có chuồn nhưng nếu anh đâm động từ piquer là chích là đâm là con bích –  tôi sẽ cho anh đo ván carreau là gạch lót nhà , carreau là con rô của lá bài » – đúng là cơ, rô, chuồn, bích của bộ bài).   

Những cuộc hành hương:

Thời điểm ấy, có tục lệ đi hành hương. Đàn ông, đàn bà, cả con trẻ đều thích đi hành hương. Thành phố Saint Jacques de Compostelle, Galicia, Tây Ba Nha là một trong những mục đích chánh. (Ngày nay vẫn còn thạnh hành). Và vài thành phố thánh địa Jêrusalem, đất nước Palestine, ngày nay thuộc Israël, Do Thái. Mặc dù là thánh địa Jêrusalem, thánh địa của Cơ Đốc Giáo, vì nơi ấy có mộ phần Jésus, nhưng nơi ấy đã bị chiếm bởi quân Hồi Giáo từ năm 638 rồi. Tuy nhiên thành phố ấy vẫn được các cơ chế – Hồi Giáo – cầm quyền dễ dãi mở cửa cho dân Cơ Đốc Giáo đến hành hương, nhứt là từ khi có con đường đi từ sông Danube tổ chức, cũng từ thế kỷ thứ XI.  Trái lại, từ khi Jêrusalem bị quân đội Thổ nhĩ Kỳ Seldjoukides (năm 1070) chiếm đóng thì luật lệ khác biệt hẳn khắc khe hơn. Từ nay thành phố đóng cửa hẳn  cấm không cho người Cơ Đốc Giáo viếng thăm.

Công đồng – Concile de Clermont:

Ngày 18 tháng 11 năm 1095, 13 Đại Giám Mục và 225 Giám Mục, họp cùng với Giáo Hoàng Urbain II, gốc dân vùng Champagne Pháp, một cựu giáo sĩ Cluny, cùng ra tuyên cáo khẳng định lần nữa Ngưng Chiến của Chúa- La Trêve de Dieu, tuy đã được tuyến bố vào những công đồng trước rồi. Giáo Hoàng nhắc lại lần nữa,  phạt rút phép thông công Vua Pháp Philippe Đệ Nhứt, vì ông nầy lấy lại vợ sau. Qua ngày 27 tháng 11, Ngài kêu gọi thành lập một cuộc Viễn Chinh của Thập Tự Quân. Ngài tổ chức Thập Tự Quân và cuộc Viễn Chinh như một biểu tượng hành động cụ thể đoàn kết thống nhứt toàn bộ các giáo hội Thiên Chúa Giáo Tây phương dưới trướng của Giáo Hoàng.

Việc đầu tiên là phải lập lại quyền hành hương trên các thánh địa bị xâm chiếm. Trong thế giới phong kiến lúc bấy giờ, những tương quan thế lực được biểu hiên bằng sức mạnh (tiếng nói ngoại giao hình như không có). Thánh chiến là một phương tiện để các hiệp sĩ phương Tây bị gò bó bởi luật đạo ở đất Tây nhà mình  ra đi tung hoành tài nghệ giết người trên đất người.

Để khuyến khích mọi người tham gia, Giáo hoàng Urbain II ban phước lành, làm lễ Tha tội cho mọi giáo dân đi hành hương. Gia tài, gia đình kẻ đi hành hương được Giáo hội che chở, và Thiên đàng được hứa hẹn cho những ai chẳng may hy sanh vì đại cuộc (Có khác ngày nay, khi Hồi Giáo hứa Thiên Đàng và 72 trinh nữ cho các tử đạo vì đại nghĩa). Trong khi Giáo Hoàng đang diễn thuyết, một giáo sĩ, Giám Mục thành phố Puy, quỳ trước ngài và tình nguyên ra đi, Giáo Hoàng tặng ngay ông cây Thánh giá. Dân chúng bèn hưởng ứng la ó lên «Đó là Ý Chúa!-Dieu le veut!». Và để tượng trưng cây thánh giá, một thập tự bằng vải đỏ từ nay được may trên những áo choàng dân hành hương hay sơn lên trên những áo giáp các hiệp sĩ. Và từ đó mang tên Thập Tự Quân – les Croisés- the Crusaders. Vì vậy cuộc Viễn Chinh Thánh chiến được gọi là – la Croisade- the Crusade.

Giáo Hoàng ra lệnh ngày xuất quân là ngày 15 tháng 8 năm 1098 dưới sự hướng dẫn tinh thần của Adhémar de Monteil, Giám Mục thành phố Puy. Thật sự có một lượt đến hai đoàn quân Viễn Chinh Croisades. Đoàn thứ nhứt:

Đoàn Thập Tự Quân 1 chỉ với các thường dân và giáo dân:

Không chần chờ ai cho phép, quan lớn hay giáo hôi, linh mục hay hiệp sĩ, một tu sĩ Pierre l’Ermite (ẩn sĩ) ngay sau khi nghe Giáo Hoàng thuyết giảng, đã bắt đầu đi rao giảng tuyên truyền kêu gọi các người tình nguyện. Phát xuất từ trung tâm nước Pháp, ông đi qua các vùng Berry, Champagne hay Lorraine, thuộc  hướng Đông nước Pháp, sau đó ông vượt biên giới đi dọc theo thung lũng sông Moselle đế đến Kohn, Đức năm 1096. Đến đấy đoàn người lên đến con số 15 000, và tiếp tục cuộc hành trình. Cái gì thúc dục họ ra đi? Đây là một cuộc di cư khổng lồ. Họ đi tìm «đất hứa».Âu châu, Pháp, đất bắt đầu quá chật, không nuôi đủ dân. Ra đi là kiếm sống, là đi tìm đất canh tác mới. Vô kỷ luật, vô tổ chức, thiếu sửa soạn, đoàn người đi đến dâu cướp bóc đến đấy để kiếm ăn. Trên đường họ sát hại và cướp bóc các người Do Thái, vốn mang tiếng dư tiền, lắm của – như cuộc tàn sát Do Thái ở Praha – Tiệp Khắc. Ngày 1 tháng 8 năm 1096, Pierre và 25 000 người đến Constantinople – Istambul – Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.  Hoàng Đế Alexis Đệ Nhứt của Triều đình  Cơ đốc phương Đông Byzance, khi nhìn thấy đám quân ô hợp nầy đâm ra lo ngại. Ông bèn mở cổng đưa toàn bộ sang bờ Á châu, vào vùng Tiểu Á – Asie Mineure,  và bảo họ hãy ở lại, đóng quân chờ đoàn Thập Tự Quân của các hiệp sĩ và dân quý phái đến để cùng đi tiếp xuôi Nam. Lời bàn vô hiệu quả. Tháng 10, đụng độ với quân Thổ Nhĩ Kỳ, tại thành phố Nicée, đám quân vì ô hợp, thiếu tổ chức nên bị thiệt hại nặng. Đa số bị sát hại trước khi thấy được đất thánh. Chỉ còn Pierre và  chưa đầy được 3000 người sống sót chạy ngược về trú ngụ tại Vương quốc Byzance.

Đoàn Thập Tự Quân 2: gồm các Hiệp Sĩ và Dân Quý Phái:

Trong khi ấy, trong bầu không khí từ nay thoải mái, đầy hứa hẹn – thả theo thú tính – của đám Hiệp Sĩ, thích đánh nhau, giết nhau – được Giáo Hội ban phước lành, và cho lên Thiên Đàng, các Hiệp Sĩ hội họp lại tổ chức thành đoàn dưới trướng các nhà quyền thế giàu có. Đoàn miền Nam dưới trướng của quận công Raymond IV của thành phố Toulouse.  Đoàn miền Bắc, dưới quyền của Godefroid de Bouillon. Dân Normand họp với dân miền Bắc Ý đại Lợi lại do Bohémond Đệ Nhứt  và người cháu Tancrède của thành phố Talente điều khiển. Nhóm Thập Tự Quân nầy được sừa soạn như một đạo quân – Ra Đi Thánh Chiến – đánh nhau với quân Thổ Nhỉ Kỳ đang chiếm đóng Jêrusalem.

Ngày 23 tháng 12 năm 1096, đoàn quân của Godefroid de Bouillon đến Constantinople, sau đó đến quân của Bohémond. Quân của RaymondIV đến sau chót vào tháng 4 năm 1097. Tất cả qua đất Tiểu Á –Asie Mineure, nhập với đám thường dân sống sót của tu sĩ Pierre.  Nicée được chiếm lại ngày 19 tháng 6, giao lại cho Vương quốc Byzance cai quản. Hoàng đế Alexis Đệ Nhứt được hứa từ nay, sẽ nhận lại tất cả những đất tái chiếm. Đất chiếm lại sẽ được sự trao cho triều đình Byzance để đổi lại sự giúp đở trong sự tiếp vận,  viện trợ phương tiện, cho Thập Tự Quân trên đường viễn chinh. Tháng 7 năm 1097, Thập Tự Quân đại thắng quân Thổ trong trân chiến vùng Dorylée, nhưng sau đó bị thiệt hại nặng nề vì đói và khát khi phải vượt sa mạc Anatolie.

Nhưng chẳng bao lâu các hiệp sĩ và tướng lãnh quên hẳn mục tiêu cuộc viễn chinh. Họ bắt đầu đi tìm đất đai, của cải, châu báu làm của riêng. Baudouin của thành phố Boulogne (Bắc Pháp), em của Godefroid de Bouillon, sau khi hạ được thành Edesse, từ chối không giao cho Vương quốc Byzance nữa. Đây là quốc gia đầu tiên của Thập Tự Quân: xứ của quận công – le comté – d’Edesse. Ngày 21 tháng 10, Bohémond đến thành Antioche, thành phố đất cũ của Byzance bị Hồi giáo chiếm từ 12 năm nay. Bohémond tố chức vây thành, vì thành rất kiên cố. Sau 7 tháng, thành rơi vào tay Thập Tự Quân, ngày 3 tháng 6 1098. Nhưng quân Thổ lại trở lại vây thành. Cuối cùng, ngày 28 /06/1098, Bohémond mở cửa thành xuất quân và thắng quân Thổ. Viện cớ, suốt mấy tháng đánh nhau, không nhận được viện trợ của Vương quốc Byzance,  Bohémond thành lập tiểu quốc Antioche. Từ nay, Thập Tự Quân không còn dính líu gì với Vương triều Byzance nữa. Đoàn Thập Tự Quân, không Baudouin, chẳng Bohémond, tiếp tục cuộc hành trình đến thánh địa Jérusalem.

Cuộc tiến cũng dễ dàng hơn vì ngày nay phe Hồi giáo bắt đầu có xào xáo. Quân Hồi giáo Ai Cập Fatimides cướp Jérusalem của quân Hồi Giáo Thồ Seldjoukides  của Xứ Califat Bagdad ngày 28 tháng 8 năm 1098.

Và cuối cùng Jêruralem được giải phóng:

Ngày thứ ba mồng 7 tháng 6 năm 1099, các hiệp sĩ với 10 ngàn quân đứng trước cửa thành Jêrusalem. Những ngày tiếp theo, những dân trong thành nhìn thấy những chuyện rất lạ. Từng toán lính, đi vòng quanh thành sau lưng một giáo sĩ, đọc kinh cầu nguyện, xong xông vào cướp thành không dùng thang. Thành vẫn không nhúc nhích. Jêrusalem không phải như Jéricho (Theo truyền thuyết trong Kinh Thánh-Bible, Jéricho bị sập sao khi bị đi chung quanh bảy vòng, và thổi kèn).

Nhưng về sau nhờ các chiến thuyền của dân Gêne nhập cuộc, Thập tự Quân xây hai pháo đài cao, và một lô thang dài cao để công thành. Qua ngày thứ sáu 15 tháng 7, sau hai ngày chiến đấu gay go. Jésuralem mở cửa thành đầu hàng.

Và đây là bắt đầu một sự kiện làm hoen ố tất cả không khí của chiến thắng. Đây cũng là dịp người Hồi giáo nói đến sự tàn ác của quân Thập Tự và Thiên Chúa Giáo (Và có lẽ bắt đầu của Hận Thù truyền kiếp).  Thập Tự Quân đã dã man giết sạch, cùng cướp của, vàng bạc châu báu cư dân thành Jêrusalem, quân sự, thường dân đàn bà trẻ con. Đây nguồn gốc của tất cả những thù hận ngàn đời khó hàn gắn được giữa Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo?

Hai tướng lãnh: Raymond IV và Godefroid de Bouillon giành nhau chức cai quản thành phố. Cuối cùng Godefroid de Bouillon được đề cử. Jérusalem biến thành một tiểu quốc, tháng 8 năm 1099. Thập Tự Quân toàn thắng quân Fatimides Ai Cập.

Giáo Hoàng Urbain II mất ngày 29 tháng 7 năm 1099. Ngài không biết tin Jérusalem đã được chiếm lại. Các tiểu quốc do Thập Tự Quân giữ, chỉ được vài thành phố, rất rời rạc nhau. Ở Âu Tây, khi nghe Jérusalem giải phóng, các cuôc hành hương và Thập Tự Quân rầm rộ lần lượt được tổ chức để lên đường. Hiệp sĩ, người dân, nghèo giàu gì ai ai cũng muốn đến Jêrusalem. Nhưng vì thiếu tổ chức, một số đông bị thất bại, không đi khỏi sa mạc Anatolie, hoặc bị giết bởi quân Hồi giáo, hoạc chết khát và đói ở ngay sa mạc. Đường tiếp vận an toàn nhứt sau nầy là ở các thuyền của hai thành phố Gêne và Venise.

Ngày nay, khủng hoảng, tranh chấp, chiến tranh vẩn tiếp tục ở Trung Đông, trên vùng đất Tiểu Á. Thánh chiến? Califat? Bagdad? Thập Tự Quân? Croisade? Toàn những từ ngữ quen thuộc, những địa thế quen thuộc.

Quân Tây Phương ngày nay ở Irak, có phải Thập Tự Quân tân thời không? Ngày xưa châu báu, đất đai, ngày nay dầu hỏa? Những khủng bố quân Hồi giáo ngày nay bắt người làm con tin, bắn, đánh bom… năm xưa ở New York? Hôm qua ở Sydney, sáng kia ở Pakistan? Và hôm nay ở Paris? Thánh chiến Hồi Giáo, chống ai? Tây phương? Do Thái?

Hồi Nhơn Sơn, viết ngày 11/01/2015

Hiệu đính ngày 17/01/2015

Trân trọng cầu nguyện

Cho tất cả nạn nhơn bị giết hại ở Paris

Cho hai nạn nhơn khủng bố ở Sydney Úc Châu,

Cho trên 100 học sanh nạn nhơn Djihad ở Peshawar- Pakistan

Và Syrie, Irak, Nigéria, Lybie và tất cả,… tất cả…

Je suis Charlie, Nous sommes Charlie…

Tous, Un peu, Beaucoup…Complètement.

 

Vui cười

Tại một trường đại học, người ta yêu cầu sinh viên viết một câu chuyện cực ngắn nhưng vẫn phải bao gồm đầy đủ 4 nội dung: Tôn giáo, Phong kiến, Tình dục và Huyền bí. 
Bài được giải cao nhất thế này:

“ Lạy Chúa”- Nữ Hoàng tự nhủ. “Ta có thai rồi. Không hiểu là gã nào nhỉ?

 

Một trùm mafia trong lúc hấp hối gọi đứa cháu đích tôn lại và nói: – Cháu yêu quý, ta muốn cháu hãy giữ khẩu súng nạm vàng này. Nó là bạn chiến đấu trung thành của ta. Hãy giữ gìn nó. 

Đứa cháu nói: – Nhưng ông ơi, cháu không thích súng.

Hay ông hãy để cháu giữ cái đồng hồ Rolex của ông? 

– Nghe đây cháu yêu, rồi một ngày nào đó, cháu sẽ có một sự nghiệp lớn, một cô vợ đẹp, rất nhiều tiền, một căn nhà lớn và vài chiếc xe xịn. 

Một ngày cháu trở về nhà và nhìn thấy vợ đang ở cùng tình nhân của nó. Cháu sẽ làm gì nào? 

Chỉ vào đồng hồ và nói: “Ê, hết giờ rồi!” chắc?

 

Một học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết về nhận vật Thúy Kiều như sau: 

“Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng.”

Tàu: Gián điệp là một nghề vinh quang – Nguyễn thị Cỏ May

Trong tuần qua, nhiều mạng thông tin đều có đề cập tới vụ Tàu cộng đặt hệ thống điện tử trên nóc nhà Chi nhánh Tòa Đại sứ Bắc kinh ở ngoại ô Paris để nghe lén tin tức từ Trung đông, Phi châu và Âu châu. Chính Tuần báo Le Nouvel Observateur số 4/12/2014 đã khám phá hoạt động gián điệp này do 2 ký giả Vincent Jauvert và Bruno Coutier tường thuật.

Thật ra, tại Paris, cũng có các quốc gia khác đặt máy nghe lén. Trên nóc Tòa Đại sứ Mỹ từ lâu nay cũng có ăng-ten. Do thái cũng làm tương tợ. Nhưng chỉ nhằm quan trọng là hợp tác ngăn chận khủng bố, không nhằm tập trung ăn cắp những thông tin về kỷ thuật và thương mải như Tàu.

Khi bị phát hiện, hôm 14/11, Bắc kinh cho nhân viên kỷ thuật tới số 148, đường Lieutenant-Petit-Leroy của Thành phố Chevilly-Larue, 94 550 Tỉnh Val de Marne, phía Đông-Nam, cách Paris chừng 9km, tháo gở 1 cái ăng-ten chảo to tướng.

Chuyện quan trọng như vậy mà tại sao một tuần báo khám phá, không phải một cơ quan an ninh của chánh phủ?

Muốn hiểu chút ít về hoạt động gián điệp của Bắc kinh, bạn đọc nên đọc qua quyển sách quan trọng và giá trị «Mật vụ tàu từ Mao tới ngày nay» (Services secrets chinois de Mao à nos jours, Le Nouveau Monde sẽ tái bản 2015, Paris) của Ông Roger Faligot, một chuyên viên về gián điệp á châu. Khi được hỏi, ông trả lời là không ngạc nhiên khi vụ việc xảy ra vì ông biết nước Pháp vẫn là mục tiêu đặc biệt thuận lợi cho hoạt động tình báo của Tàu.

Khi 3 ăng-ten nghe lén của tình báo tàu bị phát hiện, dân chúng pháp vội nhớ lại vụ 2 tên tàu, 45 và 35 tuổi, người tỉnh Shandong, gốc là nhânviên làm việc cho một xí nghiệp ở đây có liên kết với Pháp, được gởi qua Pháp làm thực tập ở nhà máy Converteam, tỉnh Lorraine, Đông-Bắc Pháp, bị bắt và tống giam vì đã lén chụp hình một mẫu máy mới của xí nghiệp. Cơ sở Converteam thuộc loại kỷ thuật cao được General Electric mua lại. Vụ này xảy ra làm cho nhiều xí nghiệp quan trọng của pháp lo ngại việc bảo mật kỷ thuật không phải là điều dễ dàng nữa. Hằng năm, Pháp nhận nhiều công nhân tàu tới thực tập, tu nghiệp.

Hai tên tàu này bị giam, điều tra và bị cấm ra khỏi nước Pháp. Trước vụ này, Công ty Safran về Không gian và Quốc phòng của Pháp bị tin tặc từ bên Tàu tấn công.

Cơ sở chi nhánh của Tòa Đại sứ Bắc kinh đặt tại số 148, đường Lieutenant-Petit-Leroy, thành phố Chevilly-Larue, Tỉnh Val-de-Marne, là một chung cư HLM, loại nhà ở rẻ tiền hay còn gọi là nhà xã hội (hlm=habitation à loyer modéré, trước kia là hbm=habitation à bon marché) dành cho nhândân lao động với mức lương thấp. Ai cũng hiểu chọn ở nhà HLM không phải chánh quyền Bắc kinh nghèo hay hà tiện, mà đó chỉ là một cách ngụy trang mà thôi.

Số 148 là nơi bất khả xâm phạm, chiếm 1 diện tích hơn 1 mẫu tây. Theo qui ước quốc tế, cảnh sát pháp không có quyền vào. Trước cổng không có bản hiệu. Chỉ có caméra canh chừng. Nếu lấy niên gìám tìm số điện thoại, có gọi thì không bao giờ có người trả lời. Bên trong có 1 sân quần vợt, 1 parking lớn và 2 chung cư HLM 3 từng. Trên nóc 1 chung cư chong lên 3 ăng-ten chảo đồ xộ: 1 hướng về Phi châu phía Tây và Nam Mỹ, cái thứ 2 hướng về Phi châu phía Đông và Trung đông. Cái thứ ba mới, cao 5m, thu lượm tất cả thông tin chuyển xuống cơ quan để xử lý trước khi chuyển về Trung ương ở Bắc kinh.

Cơ sở này có từ lâu. Ông Phó Thị trưởng và dân chúng láng giềng, không ai biết sinh hoạt bên trong có gì. Từ những năm 1970 và 1980, nơi đây dành cho   nhânviến Tòa Đại sứ đặc trách về thương mại ở. Từ ba bốn năm nay, người ta thấy ăng-ten mọc lên.  Nhânviên an ninh pháp canh chừng và biết 3 ăng-ten này không phải dùng để tiếp thu TV từ bên Tàu.

Theo Bà Li, tùy viên báo chí của Tòa Đại sứ Bắc kinh, thì 2 chung cư này là sở tiếp liệu của Sứ quán, ăng-ten dung để truyền tin. Nhưng theo an ninh pháp thì nơi này, từ ít lâu nay, là trung tâm nghe lén qua vệ tinh thuộc APL – 3 (Armée Populaire de Libération – 3 có thể hiểu là Phòng 3 của Quân đội Nhơn dân Giải phóng), tương đương với NSA của Mỹ, trụ sở nằm ở ngoại ô Bắc kinh và đon vị tình báo 61046 đặc trách Âu châu trực tiếp chỉ huy. Phòng 3 này hiện đang xử dụng 130 000 nhơn viên tình báo. Riêng Trung tâm ở Chevilly-Larue có thể cần chừng ba mười nhơn viên ăn ở và làm việc tại chỗ.

Phòng 3 hay APL-3, theo báo cáo của Viện nghiên cứu Mỹ chuyên về Project 2049, đang phát triển với cấp số nhơn. Bắc kinh đầu tư không hạn chế vào hệ thống nghe lén vì xem đây là phương tìện lớn để đưa Trung quốc tiến chiếm địa vị trọng yếu trên thế địa chánh. Theo nhà nghiên cứu về gián điệp á châu, Ông Roger Faligot, thì các Chủ tịch Deng Xioping, Jiang Zemin đã khuyến khích chính quyền Bắc kinh hảy thành lập những trung tâm tình báo điện tử thiết mạnh, chỉ tạm thời đứng sau Mỹ mà thôi . Bắc kinh bắt đầu ở Hải nam. Sau đó, lan rộng ra nước ngoài như Miền điện, Lào, từ 1999, qua Cuba để nghe lén Mỹ, đặt ỏ Việt nam, Sri Lanka,…

Theo luật ngoại giao, những ăng-ten loại này phải được phép của chánh quyền Pháp. Bà Li xác nhận “được phép”.

Tuần báo Le Nouvel Observateur hỏi Bộ Ngoại giao và cả Bộ Nội vụ Pháp nhiều lần tại sao cho phép Tàu làm chuyện này? Có trao đổi gì có lợi cho phía Pháp không? Đều không được trả lời.

Theo một nhân viên cao cấp của Bộ Nội vụ, năm 2010, Bắc kinh có xin phép Chánh phủ Pháp đặt ăng-ten nhưng để truyền tin, chớ không nhận tin, tức nghe lén như hiện nay.

Chánh phủ Pháp «lờ» đi vì lý do «đang thương lượng những hợp đồng béo bở». Từ hồi nhặm chức, Ông Laurent Fabius đi qua Tàu gần cả mươi lần!

Tăng cường nghe lén để trở thành cường quốc thế giới

Theo Ông Roger Faligot, chuyên viên về gián điệp á châu, Tàu tung hoành tại Paris như chổ không người nhưng sẽ không gặp khó khăn trong qưan hệ ngoại giáo với Pháp. Tăng cường những trung tâm nghe lén điện tử hìện nay là mục tiêu ưu tìên bực nhứt trong chiến lược khống chế thông tin toàn cầu của họ. Họ đang chạy đua theo Mỹ.

Dụng cụ nghe lén đặt tại Paris, dĩ nhìên họ phải nghe lén những bí mật về kỷ thuật, ngoại giao, quân sự của Pháp. Đối với Tàu, Pháp vẫn là một quốc gia tiên tiến về nhiều mặt cần phải biết. Mà hoạt động tình báo khai thác Pháp không phải là điều khó.

Ở Pháp, một phần lớn giới ưu tú trước đây từng say mê Mao. Họ là những mao-ít – nói theo Trần Đĩnh là « mao-nhều » – tranh đấu chống Pháp hữu phái mà lúc bấy giờ là De Gaulle, chống Mỹ, tôn thờ văn hóa và văn minh trung hoa . Họ muốn Paris và Bắc kinh phải liên kết nhau chặt chẻ để ngăn chận ảnh hưởng Mỹ và chia nhau những hợp đồng lớn. Ngoài ra, ở Pháp, còn có khối kiều dân tàu đông nhứt Âu châu là môi trường vô cùng thuận lợi cho hoạt động tình báo.

Trong hoạt động tình báo ở Pháp, trước đây, nhân viên Nga khi bị phát hiện đều bị trục xuất về nước trong lúc đó không có một tên ba tàu nào bị trục xuất. Có bị bắt, cũng bị tội nhẹ.

Các cơ quan tình báo hải ngoại của Tàu có đủ điều kiện tuyển dụng cộng tác viên. Họ nhắm giới chức Đại học, trí thức, ký giả, khoa học gia,…

Với người tàu, nghề gián điệp không có gì đáng cho là xấu . Trái lại, đó là một nghề rất vinh quang vì nó có lịch sử cả ngàn năm trong văn hóa trung hoa. Họ tới nơi công tác dưới nhiều hình thức khác nhau để làm sao bám được mục tiêu.

Trong gần đây thôi, tên Đệ nhị Bí thư Sứ quán Bắc kinh ở Paris, trở lại Paris dưới tên mới và chức vụ tài xế Sứ quán.

Sở tình báo Pháp biết vài trường hợp chánh khách Pháp «bị mua» dưới hình thức họ là chủ một thương hiệu hay văn phòng Tư vấn do tình báo tàu dựng lên ở Hồng–kông hoặc Thượng hải để họ nhận thù lao một cách kín đáo. Sở tình báo Pháp báo cáo nhưng «ở trên» bảo hảy bỏ qua đi!

Về Đơn vị 61046

Đơn vị tình báo này đặc trách Âu châu. Cơ quan nằm trong vùng cao nguyên Heishantou có biệt danh là « Hắc Sơn Đầu » được ngụy  trang bằng mươi dảy nhà ở . Phía sau dảy nhà ở bình thường của dân chúng ở phía tây-bắc Bắc kinh là cả một thánh phố. Đó là trụ sở của APL – 3, tức Phòng 3 Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Giải phóng trung quốc. Cách đó 2 km, trong ngôi làng Xibeiwang là Đơn vị 61046 với năm mươi ăng-ten chảo vĩ đại để bắt những thông tin của Âu châu.

Phòng 3 Tổng Tham mưu được biết tới do báo cáo của «Xí nghìệp bảo vệ tin học» phổ biến năm 2013 và nhứt là vụ chánh quyền Mỹ, tháng 5 năm 2014, truy tố 5 nhân viên viên tinh báo của Phòng 3 (APL-3) về tội gián điệp kỷ nghệ. Đây là một vụ lớn, tình báo trung cộng bị bể. Tiếp theo, nhiều báo Mỹ khui ra những đại gia đảng viên cộng sản Bắc kinh. Báo Mỹ cũng công bố những tin tặc Bắc kinh hoàn toàn không phải là những tư nhân, những cá nhân độc lập như người ta tưởng, mà đều là nhân viện của Phờng 3 Tổng Tham mưu (APL-3), thuộc Đơn vị 61398 đặc trách Mỹ và các quốc gia nói tiếng anh.

Ở Pháp, Đơn vị 61046 có thể đặt đường giây bắt tới Bộ Tài chánh, Bộ Ngoại giao, cả tới Tổng thống Phủ trong Điện Elysée.

Tình báo Pháp biết ở Paris có lối năm mươi sĩ quan tình báo của Bắc kinh hoạt động tích cực nhưng chưa có ai bị trục xuất. Theo một nhân viên tình báo Pháp thì không ai dám xin phép ở trên nữa… Ngoài ra, tình báo Pháp cũng biết sinh viên tàu ở Pháp có nhiệm vụ thâu thập tin tức. Sinh viên nhận được bảng ghi những câu hỏi để học tập và công tác. Nên trước kia, dưới thời TT Sarkozy, cơ quan an ninh yêu cầu Chánh phủ giới hạn số sinh viên tàu tới Pháp một năm không quá 50 000 người. Tới thời TT Hollande, số sinh viên tới Pháp tăng lên 80 000 người / năm.

Tình báo Pháp cảm thấy bị tràn ngập trong những năm sau này. Tinh báo tàu ở khắp nơi trong lúc tình báo Pháp không biết gì nhiều về họ.

Trung quốc ngày nay đang thực thi quyền lực của nước lớn để kiểm soát thế giới và mở rộng bờ cõi trên những nước nhỏ và nhu nhược hay cùng phe xã hội chủ nghĩa.

Ở nhiều nơi, họ chỉ cần áp dụng lý thuyết của văn hóa tàu từ ngàn xưa là đánh giá cụ thể cái túi áo của người ta đều «mở miệng túi ra phía trên».

Người tàu nào cũng chỉ sợ khi miệng túi áo «mở ra phía dưới» thì họ không nhét được cái gì vào hết! Họ sẽ đầu hàng mà thôi!

Tản Mạn Đầu Xuân: Ba Cuộc Hành Trình, Ba Giấc Mơ, Ba Thực Hiện – Phan Văn Song

Tản Mạn Đầu Xuân: Ba Cuộc Hành Trình, Ba Giấc Mơ, Ba Thực Hiện: 2014, Rosetta, 1492, Critofo Colombo và 1405, Zheng He.

Năm 2014 đã ra đi, với bao thiên tai bão lụt hỏa hoạn như hằng năm, với tang tóc tai nạn xe cộ thuyền bè như hằng năm, nhưng 2014 đặc biệt ba tai nạn máy bay đều quy vào một quốc gia. Giặc Hồi giáo cực đoan các năm trước cũng đã đặc biệt gây xáo trộn mất an ninh cho cả một vùng rồi, nhưng năm 2014 lại bùng dậy dữ dội hơn với Nhà Nước Hồi Giáo ISIS tự xưng chiếm đóng cả một lãnh thổ. Trong khi khủng hoảng kinh tế tài chánh dai dẳng từ 2008 vẫn chưa dứt nọc ở Âu Châu, thì Vua độc tài xứ Nga Putin trả thù dân tộc, một mặt bành trướng bá quyền tìm đất mới, một mặt ra đòn chiến tranh dân tộc, hầu che dấu nền kinh tế quốc gia mình đang đi vào khủng hoảng. Con bệnh nan y quốc tế Aids, tuy chưa hẳn xóa sạch, nhưng nay cũng vừa được thế giới tìm ra giải pháp ngăn ngừa, thì bệnh dịch tả Ebola bùng phát ở Phi Châu giết hại hằng ngàn người và thế giới y học chưa tìm ra thuốc ngăn trị… Bảng tổng kết của 2014 thoáng nhìn thật tình rất đen tối!

Nhưng con người và thế giới loài người thật toàn sự mầu nhiệm. Sụp đổ, tàn phá, thiên tai, thiệt hại, chiến tranh, giết chóc, có đấy nhưng song song bên cạnh để sanh tồn và tiếp tục cuộc sống hằng ngày,  con người lại sản xuất trăm vạn của cải hơn, chế biến trăm vạn kỹ thuật tiên tiến hơn. Máy bay càng ngày càng đi nhanh hơn, ít tiêu thgụ nhiên liệu hơn, chuyên chiở đông hơn, thông dụng hơn, kỹ thuật kỹ nghệ, kỹ thuật vi tính tinh xảo hơn … Đời sống sung túc hơn, cái nghèo, cái đói trên thế giới từ từ giảm bớt…

Và nếu cho phép chúng tôi lựa chọn trong tất cả cái hay cái đẹp của 2014. Chúng tôi lựa chọn chiếc tàu không gian Rosetta, với cuộc hành trình 20 năm để đến đáp trên một con sao chổi.       

Hôm nay chúng ta đón Xuân 2015 trong một thế giới mới.

Trong cái hân hoan đón mùa Xuân mới, chúng tôi kính mời quý độc giả cùng chúng tôi đáp những những tàu đi tìm đất mới. Lịch sử loài người là một cuộc hành trình liên tục. Homo Sapiens-Con Người Hiểu Biết sanh ra từ -200 ngàn đến -100 ngàn năm trước Thiên Chúa, tại Phi Châu, vùng các Biển Hồ -les Grands Lacs. Bắt đầu những năm -50 ngàn trở đi, vì sanh tồn, vì dân quá đông mà  đất đai quá chật hẹp đành phải bỏ nơi “chôn nhao cắt rốn”  ra đi cầu thực. Tóc quăn tít để bớt mất nước dưới ánh mặt trời Phi Châu, da đen tuyền để bớt bị cháy, một nhóm từ những năm -50 ngàn, đến -12 ngàn, đi tới Âu Châu rồi tận Bắc Âu, mặt trời bớt gay gắt, bớt nóng, nên mầu tóc lạt dần, hết quăn, da trắng dần để hấp thụ ánh mặt trời…Một nhóm khác đi về phía Đông, về Á Châu len lỏi, lên Bắc xuống Nam, có nhóm vượt eo Bêring qua Châu Mỹ, có nhóm các eo vựợt Malacca , vượt đảo Timor, qua Úc Châu tất cả cũng trong suốt những năm từ -40 ngàn đến -8 000 trước Thiên Chúa. Nói tóm lại loài người đã chiếm toàn thể đất đai trên quả đất từ cả từ 50 ngàn đến 10 ngàn năm trước Thiên Chúa. Vóc dáng, hình dáng, da tóc mắt mủi cũng theo thời gian biến thể để hạp với thiên nhiên. Những cuộc hành trình tạo nên đất nước, con người, sắc tộc, dân tộc, văn hóa… Lịch sử cận đại của Việt Nam ta, với 3 ngàn năm sau cùng là lịch sử của 3 ngàn năm vừa giử nhà giử đất vừa hành trình  Nam Tiến tìm đất mới xây nhà mới để sống.

1492, Cristofo Colombo tìm ra Châu Mỹ, mở một thế giới mới cho người Âu Châu đang sống khó khăn trên giải đất chật hẹp của Âu Châu. Mỹ Châu ngày nay vẫn còn tiếp tục làm Miền Đất Hứa cho mọi người dân trên thế giới.

Công đồng người Việt Hải ngoại chúng thành hình cũng do du hành. Cuộc hành trình người việt chúng ta năm 1975 là do một cuộc bắt buộc. Nhưng mỗi cuộc hành trình, “bỏ nơi chôn nhao cắt rún” để đi tìm đất mới tha hương cầu thực đều do “bắt buộc”, do nhu cầu kiếm sống cả. Và nơi đất mới, con người sẽ từ hình dáng, đến cơ thể, trí tuệ đều biến dạng phù hợp với thủy thổ đất đai nơi vùng đất mới. Người việt hải ngoại ngày nay, khác hẳn người việt trong nước là một đều tất yếu. Nhưng hãy xem đấy là một sự đóng góp giàu có cho lịch sử Việt Nam.

Bắt buộc bởi thời sự, người dân Việt Nam chúng ta không thể sống được dưới chế độ Cộng sản đã cưởng chiếm đất nước chúng ta sau ngảy 30 tháng tư năm 1975, nên chúng ta đành phải bỏ nước ra đi. Đã hai lần nạn nhơn nạn Cộng sản Bắc Việt, nhưng khác với năm 1954, lúc ấy, những người tỵ nạn trốn Cộng sản được thế giới bạn bè ngoại quốc giúp đở ra đi vào đất miền Nam của mình nhờ bà con mình giúp đở. Nhưng lần này chúng ta phải tự túc tổ chúc trốn chạy, tự túc ra đi Vượt Biên.

Biên giới Việt Nam là Biển Đông và như vậy chúng ta biến thành những thuyền nhơn. Vô hình chung, chúng ta những tỵ nạn Cộng sản hãnh diện được hưởng cái tên thuyền nhơn. Khi gặp người ngoại quốc, khỏi cần giới thiệu lòng thòng, chỉ cần dùng từ giới thiệu “boat people” là đủ cả một quá trình: “tôi là người gốc Việt Nam Quốc gia, nạn nhơn và tỵ nạn Cộng sản sống trên quê hương quý bạn”. Mặc dù, có kẻ đi vượt biên đường bộ, có người HO hay sum họp gia đình…nhưng từ “thuyền nhơn” hôi nghĩa đủ cả.“Thuyền nhơn” là căn cước của chúng ta, đồng biểu tượng với “cờ vàng quốc gia của Việt Nam Tự do”, và “quốc ca tự do Công dân Hành khúc”. Phải! Thuyền nhơn! Với một con thuyền, một cá nhơn con người dùng để đi tìm một thế gìới mới, một vũ trụ mới, một nhơn sanh quan mới. Dùng con thuyền để Vượt Biển, Vượt Trùng Dương, để đi tìm phiêu lưu, mạo hiểm, tìm đất mới, tìm con đường mới, tìm của cải mới, lương thực mới, nhơn sanh quan mới, một vũ trụ mới…

1492 Cristofo Colombo tìm đường đi Ấn độ qua ngõ Đại Tây Dương tìm ra Châu Mỹ. Và khiêm nhường hơn, năm1770, với James Cook đổ tàu vào Botany Bay vùng đất mang tên Tân Hòa Lan-New Holland. Ngày nay New Holland là Úc Châu-Australia.

Hành trình vượt biên giới quốc gia, vượt biển quốc gia đi tìm đất mới, nhưng hành trình cũng vượt biên giới của địa cầu, của trái đất để đi tìm vũ trụ mới. Tương lai, hội vận mới? đi đâu?  đi về đâu? tương lai nhưng quá khứ cũng hỏi ta, con người từ đâu đến? do đâu mà có, tại sao con người? Tìm Quá khứ với Rosetta:

1/ Rosetta và cuộc hành trình dài 6 tỷ cây số để đi tìm nguồn gốc sự sống:

Chúng ta kết thúc năm 2014 với một thành công khoa học lớn, loài người trên con đường đi tìm nguồn gốc của sự sống,  với những mẫu bụi nguồn gốc, nguyên thủy của cái thời Big Bang Khai Thiên Lập Địa của 13,7 Tỷ Năm trước, của cái thởi Nguyên Thủy trước Con người, trước cả Trái Đất, cái thời Mặt Trời tập tành Tạo Nên Trời Đất. Những mãnh bụi ấy sẽ tìm được trên sao chổi Tchouri ( tên gọi văn tắt và thân mật của sao chổi Tchourioumov-Guerassimenko, do tên của hai người quan sát vũ trụ đã phát hiện được sao này lập thành) mong rằng giải thích được một phần nào những vết tích của sự sống trên địa cầu và nguồn gốc con người. Riêng cuộc hành trình của phi thuyền Rosetta đã là phi thường rồi: 6 Tỷ cây số. Trong  10 năm trời du hành, phi thuyền tự động với sức nặng 3 tấn Rosetta đã nhiều  lần quay đi quay về quanh những quỷ đạo của Trái Đất, của Sao Hỏa để “mượn sức – mượn trớn” để  bay đến quỷ đạo Sao chổi Tchouri (để so sánh:  Sao chổi – Trái Đất  cách nhau 500 Triệu cây số và con đường du hành 6 Tỷ cây số ) và phóng rô-bô Philêa-100 kilô đáp xuống Sao chổi, bám vào đấy, và dùng những dụng cụ đo lường, phân tích để gởi những tài liệu về Trái Đất. Philéa là một thuyền nhơn gởi những dử kiện khao học về Trái Đất để loài người học thêm được những hiểu biết mới.

Vì vậy, với chúng tôi, năm 2014 là năm của Rosetta. Loài người chúng ta đã đi vào Vận hội mới.

Cũng như vào thế kỷ thứ 15, để đi tìm đất mới, để phát triển thương mãi, Châu Âu, Y Pha Nho, Bồ Đào Nha đi tìm tương lai với:

2/ Thuyền Santa Maria, Cristofo Colombo và Châu Mỹ:

Nói đến Rosetta chinh phục vũ trụ, chúng ta chớ quên chiếc thuyền Santa Maris của Cristofo Colombo đã chinh phục Đại Tây Dương và tìm được Châu Mỹ. Người Âu châu gặp Châu Mỹ, thế giới có lương thực mới, giảm đói, nhờ bắp ngô, khoai tây, cà chua, gà tây,… cùng những thuốc lá, cao su, quinquina… tạo những kỹ nghệ nông nghiệp mới.

Năm 1492, ngày 12 tháng 10, chiếc Thuyền Đô Đốc của Hạm Trưởng Cristofo Colombo đã cặp đảo Guarahani của quần đảo San Salvador, vùng biển Caraïbean. Đó là Mỹ Châu – America do tên của nhà hàng hải Ý Amerigo Vespucci tạo thành.

Đó là nói chuyện phương Tây. Phương Đông cũng có nhiều cơ hội. Dân tộc Trung Hoa có nhiều sáng kiến, la bàn, bánh lái gắn giửa đuôi thuyền, thân thuyền có khoang ngăn cách và kín nước… dân tộc Tàu có đủ kỹ thuật để có một kỹ nghệ hàng hải lớn. Nhưng tại sao không có một văn hóa hàng hải, một kỹ thuật hàng hải lớn?

3/ Hạm Đội Trịnh Huề – Zheng He

Trung Hoa, 11 tháng 7 năm 1405, một hạm đội khổng lồ rời cảng Changzhu, ngay cửa sông Yang-Tsé – Dương Tử và thẳng tiến ra Thái Bình Dường để trực chỉ qua Ấn độ Dương. Chưa bao giờ trong lịch sử Tàu có một hạm đội to lớn như vậy! Hạm đội, lực lượng hải quân ấy, với tên là Hạm đội  Báu Vật (La Flotte aux Trésors) là giấc mơ của Yong Lo, Hoàng đế thứ ba của Triều đại Nhà Minh. Yang Lo muốn cả thế giới biết đến hào quang và sức mạnh của «Thiên Tử» Tàu, và sẽ dùng Hạm đội Báu Vật để biểu dương lực lượng mình. Và đây là một cuộc phiêu lưu chưa từng có đã được diển ra vào đầu thế kỷ thứ 15, trước cả cuộc phiêu lưu của Cristofo Colombo tìm ra Châu Mỹ.

Ngày 11 tháng 7 năm 1405,  ba trăm chiến thuyến đang tiến ra cửa biển, trong tiếng tụng kinh của các nhà thiên văn học, các nhà sư, các nhà địa lý, hoà cùng tiếng trống, tiếng phèn trong không khí ngột ngạt của trầm hương, nhang đèn để tiển đưa cuộc ra quân của Hạm đội Báu Vật. 27 ngàn người, gồm thủy thủ, bác học, thiên văn, địa lý, y sĩ, luật gia, thông ngôn biết nhiều ngoại ngữ khác nhau, có cả các nhà văn, các nhà thơ để đối chiếu văn chương và thi tài cùng các văn nhơn các thế giới sẽ phải gặp. Vì Hoàng đế Yong Lo muốn đây là một cuộc hành trình ôn hòa, đi tìm trao đổi văn hóa thế giới, để biểu dương sức mạnh văn hóa Trung hoa, văn minh Hán. Và có thể hơn nữa. Để biểu dương hào quang ánh sáng của văn minh Hán, của Nhà Minh, đem theo nhiều của cải, báu vật để làm tặng vật, biếu không, rộng lượng, vừa biểu diển, vừa khoe của, nghĩ rằng tiền của, ca-đô sẽ mua chuộc  được các bá quan vua chúa các quốc gia thế giới.

Thật là dưới ánh mặt trời chả có gì xa lạ: phương thức Viện trợ Mỹ, USAID, phương Tàu chiến ghé cảng, Tàu Nhà thương ghé cảng chửa bệnhhay các NGO các cơ quan xã hội các nước tiên tiến đến làm từ thiện các quốc gia nghèo.

Dẫn đầu Hạm đội, Chiến-Thuyền Đô-Đốc  của Hạm Trưởng (le Vaisseau Amiral) Trịnh Huề – Zheng He, hai mạn thuyền chạm trổ hoa hòe rực rở, một đầu rồng sơn son thếp vàng với cặp mắt mở rộng trước mủi tàu, để đuổi tà ma chướng khí cản đường. Thân thuyền dài 140 mét (thước tây), mình rộng 58 mét – 5 đến 6 lần lớn hơn chiếc Santa Maria, chiến thuyền đô đốc của hạm trường Cristofo Colombo, sức nặng trên nước 1500 thùng (jauge 1500 tonneaux) – để so sánh chiếc Santa Maria chỉ có 100 thùng thôi.

Chiếc thuyền này là chiếc thuyên lớn nhứt đóng bằng gỗ, duy nhứt trong lịch sử đóng thuyền thế giới.

Chưa bao giờ từng có trong lịch sử thế giới, cả Âu lẫn Á. Thuyền có 9 cột buồm, một khoảng ánh mặt trời bị che lấp, khi giương tất cả các cánh buổm mầu đỏ.

Đứng sựng sửng trên sàn tàu, một một anh chàng khổng lồ, thân thề hộ pháp, người cao trên 2 mét, có sách viết “2 mét 38”, ra lệnh với một tiếng nói lanh lãnh, tợ tiếng chuông đồng: Zheng He, người Việt ta dịch là Trịnh Huề. Được phong là  «Tây Hải Đại Đô Đốc – Amiral des Mers de l’Ouest», Zheng He được lệnh Hoàng đế Yong Lo đi thám hiểm «tất cả những vùng đất ngoài chơn trời của Đế quốc Trung Hoa».

Zheng He, một nhơn vật khác thường, với một tiểu sử khác thường. Sanh năm 1371, gốc người Hui, dân tộc Tàu Hồi giáo vùng Vân Nam – YunNan. Zheng He 10 tuổi, khi xứ Vân Nam, quê hương chàng bị quân Hán xâm chiếm. Chàng bị bắt và bị hoạn (một tục lệ dã man để tránh hậu hoạn lúc bấy giờ). Được tuyển vào làm hoạn quan ở triều đình. Nhờ tánh tình ôn hòa, hiêm nhượng, hữu hiệu, khôn ngoan, chàng từ từ thăng tiến trên hoạn lộ, cuối cùng trèo lên bực cao nhứt của các hoạn quan và được phục vụ vị công tử Yong Lo khi ấy chỉ là Thái tử. Chàng hầu Thái tử trong những cuộc chinh phạt quân Mông cổ và tỏ ra có những biệt tài quân sự không ngờ đến.

1402, sau những cuộc nội chiến tranh giành ngôi thứ Yong Lo lật đổ Hoàng đế đương thời và cướp ngôi Thiên tử. Zheng He dỉ nhiên có một vai trò đắc lực. Từ đấy, Zheng He là người phụ tá, người quân sư cạnh Nhà Vua. Khi Hoàng đế Yong Lo mưu tiến về phía Nam, củng cố Đế quốc Hán trên toàn Đông Nam Á châu, ngài mơ đi xa hơn nữa, xa hơn những chơn trời hiểu biết thời bấy giờ. Và Yong Lo nghĩ ngay phải sử dụng Zheng He.

Năm 1403, Nhà Vua ra lệnh đóng một Hạm đội đủ sức để Ra Biển Lớn, vượt Đại Dương. Yong Lo đặt tên là Hạm đội Báu Vật và Zheng He được phong chức Tây Hải Đại Đô Đốc.

32 tuổi, chưa bao giờ biết biển, chưa bao giờ đi biển. Chưa biết thế nào là một chiến thuyền, thế mà, suốt trong hai năm liền, Zheng He điều khiển, dàn dựng Hạm đội, từ kiểm soát thợ đóng thuyền đến điều khiển sửa soạn cuộc hành trinh, ngụ trong một căn nhà nhỏ gần thành phố Nam Kinh, trên bờ sông Dương Tử, trên nguồn cảng Changzhu.  Trên 20 ngàn người từ thợ chánh, thợ rèn, thợ mộc, đến thợ may buồm, thợ kết giây, thợ rèn neo, trét nhựa… tất cả phục vụ đóng thuyền, tàu lớn, tàu nhỏ của Hạm đội. 50 triệu cây rừng bị hạ, một nửa cánh rừng miền Nam nước Tàu bị đốn sạch.

Hè năm 1405, hoàn thành Hạm đội. Vỏn vẹn chỉ có có hai năm là hoàn thành. Hàng chục thuyền khổng lồ, 300 chiến thuyền tất cả. Hàng ngàn người hướng về Changzhu để lên tàu ra khơi, với hàng vạn tấn hàng hóa, lương thực sẳn sàng nhập tàu.

Ngày 11 tháng 7 năm 1405, đoàn tàu khởi hành, tự cổ chí kim, chưa có hạm đội nào to lớn cho bằng, kể cả các hải quân các cường quốc châu Âu. Những kỹ thuật như: la bàn, bánh lái nằm giữa đuôi thuyền (gouvernail d’étambot), thân thuyên chia thành khoang độc lập và kín (coques en compartiments étanches), nghiên cứu theo kiến trúc các mắt thân cây tre, thuyền với nhiều cột buồm,… người Tàu lúc ấy đã biết, đã sáng tạo và đã có kinh nghiệm sử dụng từ lâu rồi. Nhờ những những kinh nghiệm và những kỹ thuật ấy nên, tuy Zheng He không có kinh nghiệm ra Đại Dương, cuộc phiêu lưu của Hạm đội Báu Vật đã khá thành công.

Năm 1405 là bước đầu. Tất cả có 7 lần ra khơi. Trong vòng 3 thập kỷ những cuốc hành trình khác nhau đã dẫn dắt anh chàng khổng lồ này đi đến thăm Vịnh Ba Tư- Le Golfe Persique và ven bờ biển Đông Phi Châu. Chuyến đầu tiên kết thúc năm 1406. Hành trình đưa chàng đến miền Nam Ấn Độ và Đảo Ceylan. Ở đây, Zheng He tạo được một phái đoàn ngoại giao và trao đổi hàng hóa với chánh quyền địa phương. Chuyến du hành thứ 2, từ 1407 đến 1409 cũng cố thêm tình hữu nghị với các vùng nói trên. Vừa về đến nhà, Nhà Vua lại phái chàng đi lại, lần này Hạm đội vào Vịnh Xiêm và thăm Xiêm la (Thái Lan), sau đó Malacca và Ceylan lần nữa. Chuyến thứ tư, giữa năm 1403 đến 1415, đoàn thuyền đi xa hơn chút nữa đến viếng Vịnh Persique, vùng Zanzibar, Đông Phi Châu. Trên đường đi, vài chiến thuyền tách rời đoàn để phiêu lưu đi tim vài mãnh đất «bỏ quên»: Inđônêxia và (biết đâu) Úc Châu? Hai cuộc hành trình sau, cũng cố những thành quả các kỳ đi trước, bán đảo Á rập, ven bờ Đông Phi châu, Somali, giữa hai chuyến của những năm 1417-1419 và 1421-1422.

Do đó từ đây, Zheng He -Trịnh Huề nổi tiếng là nhà hàng hải lớn bực nhứt của phương Đông, cho đến cả ngày nay.

Phương thức sử dụng của Zheng He rất ngoạn mục. Trong mọi cuộc hành trình, thuờng thường các dân chúng các cảng hay chánh quyền các địa phương sẽ nhìn thấy một hạm đội khổng lồ, với những cánh buồm to lớn, đỏ chói hiện ra che lấp một góc chơn trời. Khi đến, dân chúng, chánh quyền sở tại lại được nào vàng bạc châu báu, vãi lụa, sơn mài, hủ lọ, men sứ biếu tặng hay bán rẽ. Đấy là những bửu vật, thời bấy giờ những hàng ấy đặc biệt là nghề của chàng, của anh Tàu và anh giữ kín bí mật nghề nghiệp sản xuất. Nhờ buôn bán trao đổi qua đường tơ lụa đất liền, từ dân chúng đến các vua chúa, quan lại các vùng xa xôi phương Tây đã biết đến các báu vật bửu bối ấy của xứ Tàu rồi, nay được biếu không, nay được nhìn thấy thêm lực lượng hải quân khổng lồ, chẳng chốc nhiều lãnh đạo các tiểu vương quốc phương Tây, và Cận Đông sẳn sàng làm chư hầu cho Tàu. (Ngày nay giấc mơ của Tập Cận Bình – Xi Pinjing có khác chi Yong Lo, chỉ cò ngày nay không có hay chưa có Zheng He thôi!!)

Từ đó, lúc bấy giờ, Yong Lo Hoàng đế Trung Hoa ngự trị trên các tiểu vương quốc xa xôi ấy, có thể dựng Vua, phế Vua trên các lãnh thổ ấy. Ai cấm, ai ngăn ai chận?

Nhưng, mưu sự tại nhơn, thành sự tại thiên. Hai năm sau, 1424, sau cuộc hành trình thứ 6, Yong Lo băng hà. Mất điểm tựa, bị ganh tỵ, chỉ trích, Zheng He mất quyền chỉ huy Hải quân. Thái tử, con Yong Lo lên ngôi thay cha trị vì nước Tàu, dẹp Hạm đội. Thế nhưng, 9 tháng sau, Vua con cũng chết theo Vua cha. Hoàng đế tiếp theo, lấy lại giấc mơ tiền nhơn,  tổ chức lại những cuộc hải hành để cũng cố những ảnh hưởng do Yong Lo đã tạo được, đặc biệt vùng Đông Nam Á.

Năm 1433, Zheng He, 62 tuổi được trưng dụng trở lại, mặc dù sức khỏe nay đã yếu kém. Cuộc hành trình lần thứ bảy này đưa Zheng He đến Calicut, Ấn độ và Djeddah cảng của Mecca, quê hương Giáo chủ Hồi Giáo Mohamet, nơi hành hương của Hồi Giáo.

Nhưng chàng không thấy lại quê hương, vì trên đường về Zheng He trút hơi thở cuối cùng. Cái chết của Zheng He chấm dứt mộng hải hồ Trung Hoa. Vua Tàu trở về với thuyết Khổng Tử ngàn đời, quyết định đóng cửa dạy dân. Hạm đội bị bỏ quên, các chiến thuyền tan rã.  Năm 1500, một Quyết Định Hoàng Đế xử trảm, cấm không ai được đóng thuyền hai cột buồm. Cũng khoảng thời gian ấy, Tây phương bắt đầu vương ra Biển cả, nào Bartolomeu Dias, nào Cristofo Colombo, nào Vasco de Gama, nào  Magellan,… và nhiều nữa… đang mở rộng chơn trời và thâu nhỏ lại quả địa cầu.

Với Zheng He, Trung Hoa có một dịp có mặt trong lịch sử thế giới rất sớm. Trung Hoa đã bỏ dịp ấy. Ngày nay, hãy nhìn xem, phương thức của Zheng He vẫn còn được áp dụng. Những chiền thuyền vẫn những là sứ giả, ngoại giao văn hóa. Nào là các Hàng Không Mẫu hạm Huê kỳ, Anh Pháp…, nào các Tàu Chiến Huê kỳ Đức Úc…, tiếp tục làm nhiệm vụ cũa Zheng He.  Khi ghé thăm, tặng hàng hóa, lúc Tàu Bệnh viện ghé săn sóc dân chúng, chửa bệnh, nuôi dưởng… Biểu diển, phùng mang, trợn mắt, tập trận chung, tập trân riêng, phát bánh kẹo, nuôi dưởng, tặng thuốc men… tất cả là ngoại giao?? tất cả là bành trướng??

Đầu Xuân mời quý bạn đọc ôn cố tri tân. Kể chuyện Cristofo Colombo, kể chuyện Trịnh Huề, để trân trọng chuyện Người Việt ta Vượt Biên. Hay để so sánh. Cộng đồng thuyền nhơn Việt Nam là chiếc Santa Maria, là Hạm đội Báu Vật ngày nay, chúng ta là những Cristofo Colombo, những Trịnh Huề ngày nay. Ra đi tìm đất mới, tìm tương lai cho hậu duệ và mong thay xây dựng một ngày mai xán lạn cho xứ sở.

Mai này, may mắn thay, có một nước Việt Nam tân tiến, và các con cháu các thuyền nhơn ta sẽ đó góp phần xây dựng đất nước.

Còn chẳng may, như Hoàng đế nhà Minh lúc xưa cấm đóng tàu hai cột buồm, cấm phát triển. Cũng như ngày nay ở Việt Nam, Nhà Nước Cộng sản, cấm sáng tạo, để hai cha con đem kỹ thuật làm xe bọc thép, làm trực thăng, qua phục vụ quân đội Xứ Chùa Tháp láng giềng. Vừa “quê” vừa “uổn”!

Dưới ánh Mặt Trời không gì là mới cả. Ngày xưa, tàu May Flower đưa dân Ái Nhĩ Lan vào đất Mỹ lập nghiệp. Ngày nay Rosetta đưa chơn trời đi vào Vũ trụ. Ngày mai loài người sẽ lập nghiệp ở hành tinh khác.

Nay có Cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại, mai cũng sẽ có Cộng đồng Việt Nam ngoài Vũ trụ, sống… ở Hỏa Tinh. Cũng sẽ có Mắm tôm, Nước mắm, Thịt Chó bán ở Hỏa tinh (tại sao không? nhưng cái chắc chắn là sẽ có Phở và Hủ Tiếu Mỹ Tho!)… Cũng Tổ Tôm,  Tứ Sắc, Xập Xám…  sẽ được họp, được binh… ở Little Saigon Hỏa Tinh, cờ Vàng mãi mãi phất phới bay và mãi mãi bài ca “Này Công dân ơi,  đứng lên đáp lời sông núi”… mãi mãi… mãi mãi người Việt, muôn thuở người Việt, muôn năm Việt Nam!

Thật là đầu Xuân đấu láo cho vui. Xin phép được chia sẻ cùng quý độc giả.

Đầu Xuân xin có quyền mơ, có quyền tưởng tượng, đấu láo, nói dóc!

Hồi Nhơn Sơn, mừng Xuân 2015.

 

Vui cười

Chiều nay, bầu trời Sài Gòn đang nắng bỗng mây đen từ đâu kéo tới rồi mưa như trút nước xuống Sài Gòn
Bé Việt hôm nay đi học về không được vui. Mẹ thấy thế hỏi bé bị cô la rầy hay bạn bè trêu chọc gì không. Bé trả lời:

– Con nộp bài cô giáo trả lại. Bắt phải về làm lại. Nếu không, sẽ không được điểm.

– Thế con viết gì nào hở bé con của mẹ?

– Thì con viết thế này này. Bà mẹ cầm tờ giấy đọc: Chiều nay, bầu trời Sài Gòn đang nắng bỗng mây đen từ đâu kéo tới rồi mưa như trút nước xuống Sài Gòn. Người Sài Gòn hối hả tìm chỗ trú mưa dưới những mái hiên nhà dọc hai bên đường… – Có gì sai hở con?

– Ngay cả mẹ không biết sai gì ư? – Sai gì nào?

-Thì đấy … Cô bảo con phải thay thế tất cả các từ Sài Gòn là Hồ Chí Minh. 

– Mẹ tưởng gì. Chỉ đơn giản vậy thôi à. Thì con cứ sửa lại cho đúng. 

Đứa bé mặt mày tiu nghỉu ngồi viết bài lại… Sáng hôm sau, bé hớn hở, hân hoan chạy vào lớp. Khoe cô giáo bài viết đã được sửa. Cô giáo cầm đọc. Càng đọc, sắc mặt cô càng tím tái …..

Chiều nay, bầu trời Hồ Chí Minh đang nắng bỗng mây đen từ đâu kéo tới rồi mưa như trút nước xuống Hồ Chí Minh. Người Hồ Chí Minh hối hả tìm chỗ trú mưa dưới những mái hiên nhà dọc hai bên đường…

Chẳng bao lâu sau, Hồ Chí Minh bị ngập nước. Bộ mặt Hồ Chí Minh bây giờ trông thật thảm. Nước càng lúc càng nhiều, dâng cao, kéo theo nào là rác rưởi phủ đầy ngõ ngách Hồ Chí Minh. Du khách nhìn Hồ Chí Minh ngao ngán. Em ngồi nhìn Hồ Chí Minh mưa mà thấy chán. Vì cơn mưa có lẽ kéo dài đến tối. Không phải như mọi người thường nói ”Sau cơn mưa trời lại sáng” Với Hồ Chí Minh, sau cơn mưa thường cúp điện. Cho nên Hồ Chí Minh tối thui tối thủi. Và vậy là sẽ không được đi dạo chơi Hồ Chi Minh đêm nay, đêm cuối tuần. Tội nghiệp du khách đến chơi Hồ Chí Minh vào mùa mưa thì coi như bó chân không đi đâu được. Nhưng người ta vẫn đến vì tò mò, vì Hồ Chí Minh có đủ các món ăn chơi của ba miền gộp lại. Em không thích Hồ Chí Minh nhưng em phải sống với Hồ Chí Minh vì mẹ em đã sống với Hồ Chí Minh mấy mươi năm nay. Mẹ bảo không thể bỏ đi vì Hồ Chí Minh là nơi chôn nhau cắt rún gì gì đó của mẹ. Chiều nay, Hồ Chí Minh mưa to, em vẫn ngồi nhìn Hồ Chí Minh chẳng biết chơi gì ngoài hy vọng Hồ Chí Minh đừng mưa nữa. Em tức mình thầm mắng: “Hồ Chí Minh cà chớn”.

Vàng Mã Cuối Năm – Trần Mộng Tú

Cha tôi thuộc gia đình theo đạo Tổ Tiên, thờ cúng ông bà, nhưng hồi trẻ vào những ngày Tết, cha tôi có theo ông bà nội đi lễ vái đầu năm ở những ngôi chùa.

Mẹ tôi là người theo Thiên Chúa Giáo từ nhỏ và cha tôi kết hôn với mẹ tôi người cũng theo vào đạo công giáo cho tới khi qua đời.

Người anh ruột của cha tôi mất lúc còn khá trẻ, lại ở tận miền Bắc xa xôi, nên cha tôi vào Nam lên thay thế chức trưởng tộc. Mẹ tôi tuy theo công giáo, nhưng vẫn giữ bổn phận dâu con. Mỗi năm vào ngày Tết và ngày giỗ cha mẹ chồng, anh, em chồng, mẹ tôi luôn luôn có mâm cơm cúng và bày bàn thờ với hương, hoa, vàng mã cho cha tôi khấn vái. Mẹ tôi nói: Chồng mình lấy mình, theo đạo của mình là đủ rồi, mình không nên bắt cả gia đình bên chồng phải theo mình.

Anh chị em chúng tôi lớn lên học trường Công Giáo, đi nhà thờ, đọc kinh mỗi ngày. Nhưng đến ngày giỗ bên nội, ngày Tết chúng tôi cũng được hòa mình vào mùi nhang, hoa trái trên bàn thờ, được ngắm những chồng vàng mã cao ngất ngưởng, được nhìn mâm cơm cúng có đủ các món nấu, món xào và con gà luộc cả đầu bày trước hình ông bà nội, hình bác, chú, họ Trần.

Mỗi lần nhìn cha tôi thay quần áo chỉnh tề đứng nghiêm trang khấn vái lòng tôi lúc nào cũng rưng rưng xúc động. Nhất là khi cha tôi hóa vàng: Nào vàng thoi, tiền giấy, quần áo, có khi mẹ tôi còn mua cả một cái nhà ba gian, một chiếc xe kéo và anh xe, chị bếp nữa. Cha tôi trịnh trọng lấy một chiếc chậu nhôm to, cho dần dần từng thứ vào rồi châm lửa, chúng tôi đứng chung quanh xem. Thỉnh thoảng nghe mẹ nói bên cạnh cha:

Năm nay chúng con gửi cả anh xe và chị bếp mới xuống cho các cụ.

Tôi không biết mẹ tôi có hoàn toàn tin thật như thế không? Vì mẹ tôi là người Kitô giáo. Nhưng trong giọng nói của mẹ tôi, tôi nghe được cả tấm lòng thành.

Hóa vàng mã xong, cha tôi cầm mấy chung rượu nhỏ trên bàn thờ, rót lên đám tàn tro đó.

Cái xúc động đó mỗi ngày một tăng theo tuổi của tôi chứ không giảm đi. Nhất là khi sống bên ngoài nước Việt. Hình ảnh cha tôi đã già yếu, tóc bạc lơ thơ (vì cha tôi hói) chắp tay đứng trước bàn thờ, và ngày giỗ ông bà nội, ngày Tết, trong một ngôi nhà ở Mỹ sao mà cô đơn thế. Tôi chắc cha tôi tủi thân lắm mà không nói ra vì người vốn hay giấu những cảm xúc trong lòng. Vàng mã ở đâu mà hóa, dù có, chắc cũng chẳng dám hóa ở nhà con rể, khác văn hóa, khác quốc tịch.

Cha tôi qua Mỹ theo con được 10 năm thì mất, mẹ tôi mất sau cha tôi 5 năm. Cả hai cụ đều mất ở tuổi 81.Ở thế hệ của cha mẹ tôi, như vậy là sống thọ, nhưng đối với tôi mấy chục năm nay, khi nghĩ mình không còn cha mẹ nữa, tôi vẫn tủi thân như một đứa trẻ mồ côi.

Chúng tôi làm giỗ cho cha mẹ mỗi năm, bằng nghi thức xin lễ ở nhà thờ, con, cháu, chắt, tụ lại đọc kinh, ăn uống. Trên bàn thờ có ảnh cha mẹ, nến, hoa và đĩa trái cây. Con cháu đến đông đủ thì thắp ba nén nhang, như gửi lòng thành bay lên theo khói và hương thơm.

Tôi không hề đốt vàng mã cho cha mẹ tôi từ ngày cha mẹ tôi mất đi. Vì ở nước Mỹ này mà nhóm lửa như thế ở ngoài mộ hay ở trong nhà đều rất phức tạp.Tôi cũng không tin cha mẹ tôi sẽ nhận đầy đủ số tiền tôi đốt, dù một xu.

Nhưng chị tôi thì không? Thỉnh thoảng vào ngày giỗ hay rằm tháng tám, chị vẫn âm thầm đi mua xấp vàng mã mỏng, âm thầm khấn vái một mình. Nếu em có bắt gặp thì chị ngập ngừng nói: Cứ làm cho yên lòng, nhỡ bố cần tiền không có thì sao?

Tôi có hơi cằn nhằn chị lẩn thẩn, nhưng lần sau thấy, tôi chỉ cười, có khi cùng đi mua theo chị. Cứ để chị an tâm còn hơn chị lo lắng. Vàng mã làm yên lòng người sống hơn người chết.

Tôi chỉ nghĩ hóa vàng là một phong tục tượng trưng đẹp nếu không bị người ta thương mại hóa đưa tới chỗ phí phạm quá đáng.

Một người bạn gửi cho một bài về “Tiền âm phủ trong nước”. Tiền vàng không phải là một tờ giấy dó quét kim nhũ lên nữa, mà họ in thành tiền đô la và euro mới là điều lạ lùng.

Và để mua 1 đồng tiền âm phủ người ta phải mua giá chợ đen, trả tới 100 đồng tiền dương thế của chính phủ.

Chắc chắn không ai mua 1 đồng bao giờ. Để hóa, bao giờ tiền cũng phải mua từng xấp. Con cháu càng giầu có thì tiền mang đốt xuống âm phủ phải càng nhiều. Trước tiên họ cần ba loại tiền khác nhau:

Đó là tiền bạch đinh, hoàng đinh và tiền hoa in hình đồng xu tròn. Giấy bạch đinh tượng trưng cho dương khí, hoàng đinh tượng trưng cho âm khí và đồng in hình xu tròn tượng trưng cho sự phối ngẫu cả hai loại tiền này, âm dương gắn kết, hài hòa. Một khi đốt cúng cho ông bà, người Việt Nam thường đốt kết hợp ba loại bạch đinh, hoàng đinh và tiền hoa để ông bà tùy nghi sử dụng.

Tục vàng mã này xuất phát từ Trung Hoa, sau 1000 năm đô hộ, nước Việt thấm nhuần cả phong tục, xấu và tốt của họ. Từ thời xa thật là xa (Nhà Chu, 1.122 trước Tây lịch) chỉ có vua quan khi chết có quyền chôn theo tất cả cái gì thuộc về mình, như: châu báu, vàng bạc, bề tôi trung (còn sống) thê, thiếp (còn sống). Sau thấy chôn người sống dã man quá, họ thay bằng người bện bằng cỏ, gọi là Sơ linh. Các vật dụng hàng ngày bằng đồ gốm, đá quý cũng được chôn theo. Mãi khi khám phá ra cây dó, làm giấy được thì vàng mã được thay vào.

Đây là một thị trường càng ngày càng phát triển theo đầu óc mê tín của người dân. Nên những con buôn nghĩ ra đủ mọi mặt hàng để kiếm tiền.

Vàng mã thịnh hành nhất ở miền Bắc nước Việt. Ngay từ thời còn nhỏ tôi đã nghe nhưng câu hát về vàng mã như:

Đồng tiền Vạn Lịch/Thích bốn chữ vàng/Anh tiếc công anh gian díu với nàng đạ lâu/Bây giờ nàng lấy chồng đâu/ Để anh mua tặng trăm cau ngàn vàng/Năm trăm anh đốt cho nàng/Còn năm trăm nữa giải oan lời thề.

Chia tay cho một mối tình mà cũng phải mua vàng mã về đốt để giải lời thề, thì văn hóa này chỉ có ở miền Bắc nước Việt mà thôi.

Những làng chuyên nghề như làng Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) Mỗi năm đến gần Tết và vào rằm tháng bảy, cả làng từ người già đến con trẻ, bận tối mặt về làm hàng mã.

Khi về thăm Hà Nội vào dịp cuối năm, tôi thích nhất đi vào phố hàng Mã để nhìn màu đỏ nhuộm đỏ không gian, nhuộm đỏ trái tim người đi qua phố. Họ sản xuất không thiếu một thứ nào người sống có, mà   người chết không có.Từ những trang phục cổ như: áo the, khăn xếp, ô đen cầm tay, xe kéo, xe đạp, con chó, con mèo, v.v…tới IPod, IPad, xe hơi, nhà lầu hạng sang nhất là chuyện thường, họ còn hóa cả hình nhân của các ca sĩ đang ăn khách xuống âm phủ cho những cậu quý tử ăn chơi chết trẻ. Ca sĩ càng nổi tiếng, giá càng cao. Giá cao tới đâu vẫn có người mua mang về hóa.

Nhưng trong đám vàng mã đó nếu muốn tìm một bộ quân phục, mũ tai bèo, nón cối, dép râu, cũng có ngay.

Nhìn hình ảnh bà mẹ già trong một đất nước đã thanh bình, không còn súng đạn nữa, ngồi hóa vàng cho con với những bộ quần áo, mũ, dép của người lính như thế trong những ngày vào xuân ai không mủi lòng.

Tôi biết đức tin công giáo của chị tôi rất mạnh, nhưng lòng thương cha khiến chị để trí tưởng tượng của mình đến một thế giới cần tiền âm phủ. Cái thế giới đó có ông bà, cha mẹ mình đang ở.

Cái thế giới đó có thật hay không? Nếu có thật thì vẫn có kẻ giầu, người nghèo như thế giới tôi đang sống. Rồi những người giầu sẽ nhận được xe hơi, nhà lầu, tiền đô la, tiền euro, ngay cả ca sĩ giúp vui. Và người nghèo vẫn chỉ có trong tay những đồng bạc vụn. Người lính Bắc Việt vẫn phải mặc hoài áo lính, nón cối, dép râu.

Ai muốn tin vào chuyện hóa vàng, muốn thi vị hóa đời sống cõi âm, muốn giữ một phong tục lâu năm bằng cách này hay cách khác. Đúng hay sai, khó mà nói được.

Chỉ tội một điều những người nghèo quá, Tết chưa chắc có tiền may một tấm áo mới cho đứa con đang tuổi lớn, làm sao có tiền đốt một cái áo giấy, một xấp bạc giả cho một vong hồn người đã chết bao năm, mà giá đắt gấp mấy mươi lần.

Ước chi có một cuộc hóa vàng của những người đã qua đời, đốt cho những người trên trần thế, để chúng ta nhận được tình thương yêu, đạo đức của tổ tiên mình.

Tháng chạp Giáp Ngọ

Nguồn: Internet

 

Vui Cười

Một học sinh lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: “… Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công “Vương Thúy Kiều” hay còn gọi là “Đoạn Trường Thất Thanh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm “thất điên bác đảo” cả giới “hậu bối” chúng ta …”

Bài làm của một học sinh lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: “Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi…”

 

Spring Rain – Sara Teasdale

I thought I had forgotten,

But it all came back again

To-night with the first spring thunder

In a rush of rain.

 

I remembered a darkened doorway

Where we stood while the storm swept by,

Thunder gripping the earth

And lightning scrawled on the sky.

 

The passing motor busses swayed,

For the street was a river of rain,

Lashed into little golden waves

In the lamp light’s stain.

 

With the wild spring rain and thunder

My heart was wild and gay;

Your eyes said more to me that night

Than your lips would ever say. . . .

 

I thought I had forgotten,

But it all came back again

To-night with the first spring thunder

In a rush of rain.

 

Mưa Xuân – Bác sĩ Trương Ngọc Thạch 01/18/2015

Em tưởng rằng đã quên,

Nhưng kỷ niệm dấy lên

Đêm nay mưa vội vã

Trong sấm xuân vang rền.

 

Em nhớ dưới hiên tối

Mình đứng lúc bão rơi,

Sấm gầm rung mặt đất

Chớp ngoằn ngoèo bàu trời

 

Chiếc xe qua lúc lắc,

Nơi con phố ngập mưa,

Dập dềnh trong sóng nhỏ

Nhuốm ánh đèn vàng mờ.

 

Trong mưa xuân sấm rền

Tim em cuồng vui lên;

Ánh mắt anh đêm đó

Nói nhiều hơn môi êm….

 

Em tưởng rằng đã quên,

Nhưng kỷ niệm dấy lên

Đêm nay mưa vội vã

Trong sấm xuân vang rền.

Đọc báo lề phải:


KẺ PHẢN QUỐC ĐÒI HỎI “VINH DANH”

Đến hẹn lại lên, sắp đến ngày kỷ niệm Hải chiến Hoàng Sa 19/01/1974 các cá nhân, tổ chức và các đài phát thanh chống cộng như BBC, RFA, RFI, VOA lại lu loa cái luận điệu củ rích đòi Nhà nước ta “vinh danh”, “phong anh hùng dân tộc” cho 74 binh lính, sĩ quan VNCH trong trận chiến này.

Trước khi ghi nhận hay không ghi nhận cái chết trận của 74 binh lính, sĩ quan hải quân VNCH trong trận chiến 19/1/1974 ở Hoàng Sa, phải giải quyết được những câu hỏi sau:

1. Đến tận lúc tử vong, 74 người này có trung thành với chính quyền VNCH của họ hay không?

Nếu họ trung thành, tức là họ đồng lõa dâng cả miền nam Việt Nam – trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa – cho đế quốc Mỹ giày xéo và tàn phá, chống lại sự nghiệp chống giặc Mỹ xâm lược, sự nghiệp thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đất nước, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc của nhân dân ta, để nhận lương bổng và chức tước. Họ là những tên lính, sĩ quan tay sai bán nước, phản quốc.

2. Họ có đồng lõa với chính quyền VNCH xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân hai miền Nam – Bắc, thống nhất đất nước – là cuộc “xâm lược” của miền bắc (người Việt Nam xâm lược nước Việt Nam) hay không?

3. Họ đã bắn vào Quân Giải phóng, Du kích và Nhân dân yêu nước hay chưa, và nếu còn sống, họ có bắn không? Có lẽ 99% câu trả lời cho tất cả 3 câu hỏi trên là: Có!

Vậy thì 74 binh lính, sĩ quan hải quân VNCH trên kia là những tên đứng trong hàng ngũ tay sai phản quốc! Chúng là 74 tên tay sai phản quốc!

Chúng bảo vệ Hoàng Sa như bảo vệ cái doanh trại của chúng.

Chúng không hề bảo vệ Hoàng Sa như bảo vệ Tổ quốc, vì một nửa Tổ quốc chúng còn dâng cho giặc Mỹ xâm lược!

Chúng bảo vệ doanh trại Hoàng Sa như chúng bảo vệ các doanh trại của chúng trên đất liền – trước sự “xâm lược” của Quân Giải phóng, Du kích và nhân dân miền nam.

Dưới ánh sáng đường lối nhân đạo, vị tha của Đảng, đại đa số bà con cô bác Việt Kiều đã hưởng ứng xóa bỏ hận thù, hòa hợp dân tộc, chỉ còn một nhúm bọn tàn quân tay sai phản quốc VNCH ngoan cố chống phá điên cuồng.

Vậy thì việc sử dụng cái chết của 74 tên phản quốc kia làm công cụ thu phục nốt những tên chống Cộng ngoan cố còn lại, là không cần thiết, và hơn nữa, buộc phải trả một cái giá quá đắt, đó là buộc phải xuyên tạc lịch sử.

Hãy quên 74 tên Ngụy phản quốc kia đi.

Với lòng nhân đạo, hãy tha thứ cho tội ác hoặc tội lỗi của chúng, cầu cho chúng ăn năn hối lỗi để được siêu thoát.

Hãy quan tâm đến gia đình 74 tên phản quốc này, giúp đỡ nếu họ khó khăn, vì thân nhân 74 tên phản quốc này vô tội, họ là nạn nhân của VNCH, và họ là đồng bào ruột thịt của chúng ta, họ đang lao động lương thiện góp phần xây dựng đất nước chung với chúng ta. Vì tình nghĩa ruột thịt dòng máu Lạc Hồng chứ không vì 74 tên tội ác hoặc tội lỗi kia.

Tóm lại: 74 binh lính, sĩ quan hải quân Ngụy này giữ “Doanh trại Hoàng Sa” của quân đội VNCH, chứ không phải giữ nước. May mà chết cả 74, chứ còn sống, thì nhiều chiến sĩ Tàu không số – Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển còn bị chúng giết hại!

Vậy, chúng – những kẻ phản quốc lấy lý do gì để được “vinh danh”!!

Hải Trang

http://danlamthan2012.blogspot.fr/2015/01/hai-chien-hoang-sa-19-1.html#.VKkPRCuG-OM

Lời bàn: Để những ai còn mơ hòa giải với việt cộng….

 

CHUYỆN VỀ TỬ TÙ HỒ DUY HẢI: HÃY NẮM RÕ LUẬT PHÁP TRƯỚC KHI A DUA NHAU!!!

03.01.2015 – Mẹ Đốp

Ngày 4/12/2014, trong công văn gửi Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao, Văn phòng Chủ tịch nước truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước đề nghị chỉ đạo cho tạm dừng thi hành hình phạt tử hình đối với Hồ Duy Hải. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã yêu cầu các cơ quan liên quan phải làm rõ bị cáo này có bị kết án oan sai hay không và báo cáo kết quả lên Chủ tịch nước trước ngày 4/1/2015.

Hồ Duy Hải nhận án tử hình vì tội giết người, cướp tài sản trong vụ sát hại 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) vào đêm 13/1/2008, theo bản án phúc thẩm của TAND Tối cao tại TP. Hồ Chí Minh ngày 28/4/2009.

Ở đây, Hồ Duy Hải có bị án oan sai hay không, hiện giờ vẫn chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng. Những vụ án oan sai không chỉ xảy ra tại VN, mà trên thế giới vẫn còn tồn tại việc xử án và kết tội oan mặc dù luật pháp nghiêm minh và chặt chẽ đến đâu. Một chủ quán rượu người Australia bị treo cổ năm 1922 rồi được minh oan sau 87 năm; Năm 1984, một người Mỹ, gốc Phi đến từ Winston – Salem, Bắc Carolina bị kết án chung thân vì tội cưỡng hiếp và giết một phụ nữ da trắng. Sau 19 năm, Hunt mới được trả tự do khi một người đàn ông tên là Willard Brown thú nhận phạm tội trên; Hay như vụ án của Thomas, ông bị kết tội vì 2 vụ án mạng mà ông không hề gây ra. Thomas được trả tự do sau hơn 30 năm ngồi tù…

Nêu ra một số vụ án oan sai trên thế giới không phải là để cổ súy cho các vụ án oan sai tại VN mà là để độc giả biết, các vụ án oan sai không chỉ tồn tại tại VN mà còn các nước khác, ngay tại nước Mỹ mà các “rận chủ” rêu rao cho là đệ nhất dân chủ. Không ai là hoàn hảo và làm việc chính xác 100% các công việc được, cái gì cũng có sai số của nó. Điều đáng nói ở đây, là sự khắc phục những gì sai sót đã diễn ra và phương thức khắc phục nó như thế nào.

Bài viết này, không đi vào việc tử tù Hồ Duy Hải có bị án oan hay không mà trọng tâm đi vào việc những thân nhân của Hồ Duy Hải. Gần đây, hình ảnh người mẹ của tử tù Hồ Duy Hải – bà Nguyễn Thị Loan khỏa thân la ó trước cổng Trại giam tỉnh Long An khi cán bộ Trại giam không cho phép gặp mặt tử tù ngày 30/12/2014 vừa qua đã bị các trang mạng phản động bóp méo, đưa tin sai sự thật. Vậy, bài viết này xin cung cấp những thông tin xác thực nhất về vấn đề trên đã diễn ra như thế nào để có định hướng dư luận tốt nhất.

Theo báo Tuổi trẻ, giám thị Trại giam CA tỉnh Long An – ông Hồ Văn Phước cho biết: “Ngày 30/12 đúng là ngày thăm nuôi tù nhân như thường lệ. Nhưng riêng trường hợp của Hồ Duy Hải là ngoại lệ, vì tử tù này đang trong quá trình xem xét lại vụ án nên trại giam chỉ đồng ý nhận chuyển đồ tiếp tế thăm nuôi của người thân đến với Hải chứ không thể sắp xếp cho gặp mặt được”. Giám thị trại tạm giam đã giải thích cụ thể rằng, tử tù Hồ Duy Hải đang bận làm việc với các Đoàn giám sát nên trại không thể bố trí cho gặp gia đình như thường lệ hàng tháng trước đây.

Biết rằng, ai cũng lo lắng, đặc biệt là những người thân của tử tù, nhưng đã có chỉ đạo của Chủ tịch nước tạm dừng thi hành án và điều tra lại. Liệu cán bộ nào dám không làm khi đã có sự vào cuộc quyết liệt từ Chủ tịch nước? Tại sao người nhà tử tù lại bị kích động và càng làm tới như vậy? Trong khi tới ngày 4/1/2015 mới có kết luận cuối cùng.

Nực cười cái cách mà người nhà Tử tù Hồ Duy Hải phản ứng…

Người thân gia đình tử tù Hồ Duy Hải dường như thường xuyên cập nhật các thông tin lên các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Vì thế, các nhà “dân chủ” luôn vì “công lý”, những kẻ đục nước béo cò, “thương vay khóc mướn” kích động, xúi giục và cho những lời hứa hão nên người nhà tử tù ngày càng làm quá.

Đây là thông tin mà nhà báo Nguyễn Phương Yên (Facebook Phuong yen Nguyen) – Trưởng ban Bạn đọc báo Lao Động – người đi cùng Đoàn giám sát từ Hà Nội vào Long An cho biết: “Chiều nay, hai người dì của HDH vừa gọi điện cho tôi về sự kiện sáng hôm qua (30/12/2014 – TG), khi gia đình vừa đến cổng trại giam thì có mấy người đứng ở cổng nói vừa đủ cho gia đình nghe, cháu bà đâu còn mà vào thăm, không tin vô xem có được thăm nhà không. Quả thật vừa vào gặp bộ phận trực ban thì nhận được trả lời là không được thăm. Gia đình thấy lời nói ban đầu ở cổng có cơ sở nên hoang mang cực độ nên mới có hành động như vậy. Tin là HDH đã bị xử. Mãi sau có chị cán bộ dân vận huyện đến, giám thị trại giam khẳng định là HDH vẫn sống, đang ở trại, gia đình yên tâm đi về. Thông tin vậy để mọi người hiểu nguyên do. Các ý kiến bày tỏ quan điểm cá nhân là quyền của mọi người, nhưng tôi nghĩ là chúng ta không nên đẩy vấn đề sang hướng khác, muốn vượt được sóng thì phải lựa theo chiều sóng….”

Những nhà “dân chủ” nào “nóng ruột” quá mà lên tiếng chửi bới, bọn “cười mướn, khóc thuê”, kích động gia đình Hải hay gia đình anh Chưởng xúi họ đi biểu tình, lột quần áo thì hãy nên đi học luật trước khi đi xúi giục, tạo hiệu ứng bầy đàn mù quáng cho những người dân vô tội. Cha ông ta từ xưa đã có câu“Biết thì nói, không biết thì dựa cột mà nghe”, nếu không biết gì thì xin mời ngồi salon mà chơi. Mình là người ngoài cuộc, tỉnh táo rồi hẵng chỉ đường đi nước bước cho gia đình họ, không biết gì thì “im lặng là vàng”. Đó mới là trách nhiệm thật sự, tấm lòng và sự quan tâm thật sự. Chứ không phải hành động tiểu nhân, ngồi một chỗ mà xúi giục, kích động người nhà tử tù có những hành động hơi quá để “ngư ông đắc lợi” cho những tư tưởng thoái trào, phản động rõ mười mươi của các nhà “dân chủ”.

http://molang0205.blogspot.fr/2015/01/chuyen-ve-tu-tu-ho-duy-hai-hay-nam-ro.html#more

Lời bàn: Đã bảo “…Chủ tịch nước tạm dừng thi hành án và điều tra lại…” mà lại không tin, chỉ tin bọn phản động!!!!!!!!!!

 

“Bút phê” – Không giá trị pháp lý nhưng… thừa quyền lực

ANTĐ – Chuyện cấp trên “bút phê” vào văn bản chuyển cho cấp dưới vốn không phải là chuyện lạ. Dù những dòng “bút phê” này không có giá trị pháp lý, song đối với cấp dưới nó chẳng khác nào mệnh lệnh bắt buộc phải thi hành.

Vừa qua, câu chuyện về một Thứ trưởng “bút phê” vào đơn của một đơn vị xin tham gia thực hiện các gói thầu được đưa ra công khai khiến dư luận rất quan tâm. Ngay sau đó, lãnh đạo Bộ này đã khẳng định “bút phê” không phải là căn cứ ưu tiên trong việc chỉ định thầu, xét thầu, lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư… Trong các cơ quan Nhà nước hiện nay, việc “bút phê” diễn ra khá phổ biến, trong đó phần lớn là “bút phê” trên các văn bản hành chính, văn bản đề nghị xin ý kiến hoặc báo cáo của cấp dưới. Sau khi nhận và xem xét các văn bản này, cấp trên nêu rõ quan điểm chỉ đạo của bản thân, cách xử lý. Nếu thấy văn bản không thuộc thẩm quyền của mình, lãnh đạo sẽ phê chuyển đến phòng, ban khác. Bên cạnh đó còn có “bút phê” trên các loại giấy tờ được coi là “nhạy cảm”. Đó là “bút phê” kèm chữ ký của lãnh đạo trên đơn xin dự thầu công trình, đơn xin việc, đơn xin chuyển công tác, đơn xin học cho con… Dù không có tính pháp lý nhưng giá trị của loại “bút phê” này rất lớn.

Chị Nguyễn Thanh Nga, nhân viên ngân hàng chia sẻ, 2 năm trước, khi cậu con trai lớn của chị vào lớp 1, do muốn xin cho con vào trường điểm trái tuyến nên chị Nga phải tìm kiếm mọi mối quan hệ. Sau khi phát hiện ông anh rể có quen biết với một lãnh đạo quận mà trường này trực thuộc, chị Nga đã được “hướng dẫn” làm đơn, sau đó nhờ cậy ông anh “xin” bằng được “bút phê” của vị lãnh đạo trên vào lá đơn. Nhờ vậy mà con chị Nga đã được vào học tại ngôi trường mơ ước.

Thông thường, ở những loại giấy tờ trên, người có chức vụ, quyền hạn dù chỉ “bút phê” chung chung, kiểu như “nhà trường xem xét”, “phòng/ban A lưu ý”…, nhưng đằng sau nó mang đầy tính chất mệnh lệnh quyền lực. Do vậy, hầu hết những người dưới quyền khi thấy “bút phê” đều mặc định đó là ý chí của cấp trên và tuyệt đối tuân thủ. Nguyên Hiệu trưởng một trường công lập tại Hà Nội (xin được giấu tên) chia sẻ, do phụ trách trường điểm nên trong thời gian công tác, đầu năm học nào bà cũng nhận được hàng chục “thư tay”,  đơn xin học có “bút phê” của lãnh đạo cấp trên. Hầu hết các trường hợp này đều là học sinh trái tuyến nhưng lại muốn vào lớp chất lượng cao nên đã gây áp lực rất lớn cho Ban Giám hiệu. “Bút phê chỉ được ghi theo kiểu “chuyển đồng chí Hiệu trưởng xem xét, giải quyết” nhưng chúng tôi phải coi đó là mệnh lệnh buộc phải thực hiện. Thú thực, mỗi khi nhận được các bút phê kiểu này, tôi vô cùng mệt mỏi, từ chối thì không thể mà giải quyết hết thì rất khó. Đây cũng là nguyên nhân phát sinh nhiều khiếu nại, khiếu kiện của phụ huynh học sinh vào đầu năm học” – vị này tâm sự.

Không có giá trị pháp lý

Do “bút phê” vô cùng lợi hại nên tình trạng “chạy bút phê” ngày càng phổ biến. Để có được “bút phê” của lãnh đạo, người ta không ngần ngại bỏ ra một số tiền lớn, huy động mọi mối quan hệ, thậm chí còn làm giả “bút phê” và chữ ký của người có chức, có quyền. Cách đây không lâu, tại Đà Nẵng đã phát hiện một số đối tượng giả “bút phê” và chữ ký của 1 lãnh đạo thành phố để gây áp lực với các BQL dự án nhằm mục đích trục lợi, từ nộp tiền đến nhận đất tái định cư. Tại Hà Nội, TAND TP cũng từng  mở phiên tòa xét xử bị cáo Triệu Tài Lâm (trú tại đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) về hành vi giả mạo chữ ký của 1 lãnh đạo TP và một số lãnh đạo các bộ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại phiên tòa, Lâm khai nhận đã làm quen với ông T.Q.H, giám đốc một doanh nghiệp. Biết ông H có khả năng huy động vốn đầu tư vào các dự án, Lâm đã gặp ông H và đề cập khả năng xin được dự án đầu tư khu du lịch. Sau khi ông H có “Đơn xin đầu tư” gửi bị cáo, Lâm đã mạo danh một lãnh đạo TP Hà Nội “bút phê” và ký tên vào góc đơn với nội dung: “Đồng ý theo đề nghị của Công ty”… Với hành vi phạm tội của mình, Nguyễn Tài Lâm đã bị HĐXX tuyên phạt 7 năm tù giam. Liên quan đến giá trị pháp lý của “bút phê”, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Công ty Luật S&B phân tích, “bút phê” của lãnh đạo là hướng xử lý văn bản đó, có thể là nêu cách giải quyết, đơn vị cấp dưới có trách nhiệm thực hiện. Điều này cũng có nghĩa là họ đã đọc, xem văn bản đó. “Bút phê” không có mẫu chung thống nhất, cũng không có giá trị pháp lý, chỉ mang tính nội bộ. Việc giải quyết công việc liên quan của các đơn vị này phải căn cứ vào quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, luật hiện hành cũng chưa có quy định về “bút phê”.

Tuy vậy, để hạn chế tình trạng “bút phê” tràn lan, bừa bãi như hiện nay, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, trên cơ sở thượng tôn pháp luật, các cơ quan cấp trên cần quy định rõ chức năng, quyền hạn của đơn vị cấp dưới, người đứng đầu đơn vị đó và nên chăng mỗi đơn vị bằng nội quy, quy chế của mình phải làm rõ “bút phê” có giá trị đến đâu, trong trường hợp nào thì được “bút phê”… Điều quan trọng nhất là cấp dưới được giao nhiệm vụ không nên căn cứ, phụ thuộc quá nhiều vào “bút phê” mà phải tham mưu cho lãnh đạo, giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về ý kiến, quyết định của mình.

http://www.anninhthudo.vn/thoi-su/but-phe-khong-gia-tri-phap-ly-nhung-thua-quyen-luc/593445.antd

Lời bàn: csvn ưu việt đến mức qui định việc bút phê và giá trị của bút phê… nếu không… thì cấp thừa hành cứ thấy bút phê là… thi hành.

Bút sa tiền vào túi: ưu việt, ưu việt!!!