Tập San Tân Đại Việt – Số 12/2020 – Tất niên
Mục lục
Lê Minh Nguyên : Những Điều Trông Thấy Trong Năm 2020
Nguyễn Bá Lộc : Chiến tranh mậu địch Mỹ Trung và hệ quả đến Việt Nam
Hoàng Đình Khuê : Đại chiến lược của Trung Quốc (tt)
Duy Anh : thơ
– Giấc Mơ Đại Bàng
– Giấc Mơ Hồi Hương
Phân ưu đ/c Nguyễn Văn Phán
danlambaovn.blogspot.com : Ó Biển đã bay xa
Tường Thúy : Thơ Vì Anh Là Lính
Phan Văn Song: Bài 2 Mạnh Dạn Đòi Quyền Người Dân để Lật Đổ Bạo Quyền
Quốc Phương : Hội nghị TƯ14: Vẫn còn chờ “trường hợp đặc biệt”?
www.bbc.com: Đại hội Đảng 13 và ‘Cuộc đua Tam Mã’ vào ghế tổng bí thư
Phan Huy : Thơ Những Mùa Nô-ên Đen
Kim Thanh Nguyễn Kim Quý : Đêm Giáng Sinh trong trại tù Long Giao
Phạm Đình Lân F.A.B.I : Nói chuyện cây thông vào mùa Giáng Sinh
Thanh Hà : Chuyện dài ngày lễ Giáng Sinh
Thanh Phương : Một vòng thế giới ngày lễ Noel
Ngư Sĩ : thơ – Giáng Sinh cứu rỗi
– Mừng Giáng Sinh
Nguyên Thủy & Mai Thanh Truyết : Làm thế nào để xây dựng một thế giới an toàn hơn?
Mai Thanh Truyết : Trật Tự Thế Giới Sẽ Đi Về Đâu?
Ngư Sĩ : Tôi biết về một nước Mỹ
Thanh Thủy : Tham luận 160
Gordon Chang : Henry Kissinger hăm dọa Hoa Kỳ: ‘Cộng tác với TQ nếu không muốn chiến tranh thế giới III’
Nguyễn Xuân Tùng : Tối Cao Pháp Viện và Cuộc Chiến Pháp Lý Bầu Cử gian lận 2020!
Nguyễn Thị Cỏ May :
– Chờ ngày vào Nhà trắng?
– Tại sao báo chí Huê Kỳ hè nhau công kích Pháp?
Những Điều Trông Thấy Trong Năm 2020 – Lê Minh Nguyên
Đúng 100 năm sau đại dịch Spanish Flu 1918-1920 (có tên như thế vì báo chí Tây Ban Nha lúc đó được tự do đăng tải chứ không phải phát xuất từ TBN) thì thế giới lâm vào đại dịch Covid-19 mà mức độ tàn phá hết sức nặng nề và vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Covid đã nhiễm trên 80 triệu người và giết trên 1.7 triệu người trên thế giới mà trong đó Hoa Kỳ chiếm đến gần 1/4. Nó gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế thế giới mà việc khôi phục lại phải mất nhiều năm. Thế giới đang trãi qua một mùa đông đen tối, trong khi ánh sáng cuối đường hầm là vaccines với kỹ thuật tân kỳ mRNA của Pfizer và Moderna được phát minh trong thời gian kỷ lục chưa đầy một năm.Brexit sau 4.5 năm thương thảo, cuối cùng Anh và Liên Âu đạt được thoả thuận hôm 24/12/20, chỉ 7 ngày trước khi chấm dứt giai đoạn chuyển tiếp. Từ ngày 1/1/2021 về sau thì công nhân, hàng hoá, dữ liệu, vốn, dịch vụ tài chính… không còn tự do lưu thông mà phải dưới sự kiểm soát của luật pháp và thuế quan hai bên. Anh cần thị trường Liên Âu hơn Liên Âu cần thị trường Anh vì Anh bán vào Liên Âu đến 50% trong khi Liên Âu bán vào Anh chỉ 8%. Anh không còn là đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn như xưa, bây giờ ra khỏi Liên Âu rất dễ sa vào vòng tay của Trung Quốc và TQ đang khai thác lợi thế này.
Biển Đông, Đài Loan, Hồng Kông, Tân Cương là những điểm nóng của năm 2020.
Ở Biển Đông tàu Mỹ tuần tra đông hơn và thường xuyên hơn, nhưng TQ thì đem mồi COC hứa hẹn thông qua bộ quy tắc ứng xử trong vòng 3 năm tới với 10 quốc gia Đông Nam Á, cùng những khoảng cho vay dễ dãi để thực hiện Vành Đai Con Đường.
Ở Đài Loan thì sự tái đắc cử của bà tổng thống Thái Anh Văn cùng sự mở rộng bang giao và bán vũ khí của Mỹ đã củng cố thêm vị thế độc lập
của nước này, trước sự gia tăng đe doạ của TQ ở eo biển Đài Loan như thường xuyên tập trận và bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.
Ở Hồng Kông những người trẻ đã dũng cảm biểu tình chống luật an ninh mà TQ áp đặt để kết liễu dân chủ HKong và xoá nền tảng một quốc gia hai chế độ sớm hơn 50 năm mà TQ cam kết với Anh. TQ đã thành công nhờ vào sự dững dưng của thế giới – một thất bại đáng buồn của dân chủ.
Tân Cương, hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ bị lùa vào trại tập trung, bị cưỡng bách lao động, bị tẩy não, áp dụng chính sách diệt chủng cho khoảng 21 triệu dân nơi này. Sự phản ứng yếu ớt của thế giới và Thổ Nhĩ Kỳ không thay đổi được TQ, tương lai của dân tộc này có thể bị diệt vong. TQ cần lấy nơi đây làm hạ tầng cho Vành Đai Con Đường để tiến tây.
Úc và California bị cháy rừng chưa từng thấy trước đây. Vùng cháy ở Úc to đến 27.2 triệu mẫu và giết trên một tỷ động vật. Các vụ cháy này, bão lụt miền Trung Việt Nam và đông-nam HK, băng tan ở Bắc và Nam Cực cho thấy vấn đề biến đổi khí hậu càng ngày càng gây ra nhiều thiên tai làm thiệt hại môi trường sống và kinh tế toàn cầu.
Ở Beirut, Lebanon, vụ nổ kho phân bón ở cảng hồi đầu tháng 8 đã giết 204 người, làm 6,500 người bị thương và 300,000 người mất nơi cư trú. Nó là một vụ nổ chưa từng thấy mà không do chiến tranh gây ra.
Ở Thái Lan, khi vua cha băng hà, quân đội lộng quyền, vua con nhu nhược và sống ở Đức nhiều hơn ở Thái. Thái theo chế độ quân chủ lập hiến, tức dân chủ giống như Anh hay Nhật. Nhưng vua cha luôn can thiệp vào chính quyền không cho quốc hội được độc lập, nếu vua cha không hài lòng thủ tướng thì hay dùng quân đội hoặc toà bảo hiến để lật đổ. Từ khi lập ra chế độ năm 1932 đến nay Thái Lan kinh qua 20 cuộc đảo chánh và 22 hiến pháp. Vua cha là phù thuỷ, quân đội là âm binh, phù thủy cao tay ấn trị được âm binh. Nhưng vua con là dân chơi bời nên bây giờ âm binh giật phù thủy, vua con nằm trong sự điều khiển của quân đội. Các cuộc biểu tình rầm rộ đầy khí thế ở Thái trong năm nay là nhằm cải tổ vương quyền cho giống như Anh, Ấn, đem quân đội trở về barracks, cho dân chủ được thực sự vận hành.
Ở Mỹ, nổi cợm là vụ sát hại George Floyd làm nổ ra những cuộc biểu tình rầm rộ ở nhiều tiểu bang do phong trào Black Lives Matter khởi xuớng để đòi công lý, chống cảnh sát bạo hành và chống kỳ thị có hệ thống. Kế đó là cuộc bầu cử tổng thống mà ông cựu phó tổng thống Joe Biden thắng hơn 7 triệu phiếu phổ thông (81 triệu vs 74 triệu) và 74 phiếu cử tri đoàn (306 vs 232). TT Trump không chấp nhận thua nhưng các định chế Mỹ thì cứ vận hành theo Hiến Pháp quy định.
Ở Việt Nam, nổi cợm là CSVN được thế ngư ông đắc lợi trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung khi TQ dùng đường VN, dán nhãn VN để đưa hàng sang Mỹ, và các công ty di dời sợi dây chuyền sản xuất của họ từ TQ qua VN. Chính quyền Mỹ vừa cho biết sẽ đánh thuế quan để trừng phạt VN, Nguyễn Xuân Phúc vội vã gọi phone cho TT Trump, nhưng cho tới hôm nay vẫn chưa nghe là Mỹ sẽ thay đổi. Trong năm qua CSVN đã bắt Phạm Đoan Trang và rất nhiều Facebookers. Họ thảm sát Đồng Tâm, kết án oan Hồ Duy Hải. Ông Trọng đốt lò hầu hết đàn em của Nguyễn Tấn Dũng còn sót lại trong hệ thống. Các phe trong Đảng tìm cách cơ cấu người của mình cho Đại Hội XXIII từ 25/1 đến 2/2/2021.
Nhìn chung, năm 2020 là một năm đen lịch sử, nó sẽ được ghi là năm của đại dịch Covid-19. Đại dịch và thiên tai của năm 2020 sẽ định hình cho những năm sau đó. Năm 2020 đang bước qua, nó mang đi những điều xui rũi và mở ra hy vọng cho năm tới hoàn toàn tươi đẹp hơn.
Kính chúc Giáng Sinh và Năm Mới
Chiến tranh mậu địch Mỹ Trung và hệ quả đến Việt Nam (Cập nhựt và bổ sung lần ba) – Nguyễn Bá Lộc
Chiến tranh mậu dịch giữa Hoa kỳ và Trung quốc đã manh nha từ năm 2017, và khởi đầu từ 2018. Trên danh nghĩa là cuộc chiến thương mại giữa hai siêu cường kinh tế. Thực sự là một sự x ung đột trên nhiều mặt, kinh tế, khoa học kỹt huật, và ý thức hệ. Ngoài ra, và sâu xa hơn, đó là do âm mưu đại bá của Tung cộng từ lâu.
Bởi do tính chất và qui mô, chiến tranh mậu dịch nầy có ảnh hưởng và hậu quả to lớn chẳng những cho hai quốc gia tham chiến, mà còn cho hầu hết mọi quốc gia trênthế giới. Sau ba năm, giờ cuộc chiến chưa chấm dứt, mặc dù có tạm đình chiến của giai đoạn I, hai bên vẫn còn một số bất đồng lớn, một số xung đột còn lan rộng ra trên một số lảnh vực khác.
Để hiểu thêm về một xáo trộn lớn của thế giới, trong hai năm 2018 và 2019, tôi có bài khảo luận về Chiến tranh mậu dịch Mỹ Trung, nay tôi xin cập nhựt lần thứ ba nầy.
I.Tóm Lược Chiến Tranh Mậu Dịch Mỹ -Trung
I.1. Nguyên do
Trong lịch sử chiến tranh kinh tế thế giới, đây là một trong những cuộc chiến lớn. Dù khởi đầu là chiến tranh mậu dịch, nhưng thực sự nó là cuộc chiến trên nhiều mặt. Hoa kỳ coi đây là cuộc chiến chẳng đặng đừng, trể còn hơn không.
CònTrung quốc thì phải chống đở bằng mọi giá, vì đó có liên hệ tương lai chế độ, tương lai mô hình và chiến lược kinh tế, và muc tiêu toàncầu hóa.
Thâm thủng mậu dịch: Chánh yếu là sự thâm thủng mậu dịch quá lớn của Hoa kỳ đối với Trung quốc, trên$375.2 tỷ (2017 càng ngày càng lớn, Hoa kỳ nhập siêu 420 tỷ (2018).TTTrump yêu cầu TC giảm ngay thâm thủng bớt $100 tỷ mỗi năm. Sự mất mát lớn đó của Mỹ chánh yếu là do TQ chơi nhiều đòn bất chính và do Mỹ lầm lẫn TC. Hoa kỳ yêu cầu TC phải có chánh sách mậu dịch đàng hoàng (fair trade).
Về đầu tư, hàng trăm công ty Mỹ qua kinh doanh ở TQ, làm cho thất nghiệp trong nước Mỹ gia tăng cao. Điều nguy hiểm khác là TC cho các công ty lớn nhứt là công lớn nhứt là ngành công nghệ thông tin đầu tư ngay tại Mỹ. Cơ hội TC ăn cắp khoa học kỹ thuật cao của Mỹ tăng cao hơn. Trong nước, nhiều công ty Mỹ bị phá sản, thất nghiệp tăng cao.
Trên bình diện quốc tế Mỹ bị thua thiệt dần cả trên mặt ngoại thương lẫn đầu tư ngoại quốc. Một thí dụ rõ ràng là trong thờ iđại dịch Covid 19, TC đẩu cơ và tung sản phẩm y tế khắp mọi nơi, trong lúc Hoa kỳ và Âu châu thiếu hụt trầm trọng. Về phía TC, thì sau thành công vượt bực về kinh tế, TQ nuôi dưỡng mộng bá quyền toàn cầu. Khi Tập cận Bình lên nắm quyền, thì ý đồ TC càng mạnh và rõ ràng. TC bành trướng thế lực mình trong nhiều lảnh vực, kể cả tạo ảnh hưởng và nắm giữ một số cơ quan quốctế.
Đó là lý do thứ hai tại sao Hoa kỳ phải ngăn chận và đánh TC.
I.2.Thế và Lực của hai bên lâm chiến
Thế và lực của Mỹ so với TC. Cho tới nay, Mỹ vẫn được coi như có thế và lực mạnh nhứt thế giới về các lảnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự và tư tưởng chánh trị văn hóa. Nhưng cái thế và lực đó đã, đang và sẽ còn đi xuống nếu nữa nếu Hoa kỳ không có nhừng biện pháp thích ứng kịp thời.
Về kinh tế mặc dù bị TC qua mặt xuất cảng, bị nhập siêu quá lớn hàng TC. Nhưng GDP của TC chỉ bằng 2/3 của Mỹ. Lợi tức đầu người của Mỹ cao gấp hơn sáu lần TC.
Về khoa học kỹ thuật thì Mỹ có thế cao hơn nhiều vì có nghiên cứu và phát minh liên tục, còn TC thì phần lớn sao chép hay đánh cắp kỹ thuật từ bên ngoài. Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, TC đã đẩu tư nhiều cho khoa học kỹ thuật. Cái lợi của TC là những phát minh dùng được cho cả kinh tế và quân sự.
Về quân sự Mỹ có tiềm năng cách xa TC mặc dù trong những năm gần đây TC sản xuất nhiều sản phẩm quân sự mới. Trong khi đó thì những năm trước kia Mỹ đầu tư ít cho quân sự.
Về toàn cầu hóa, Từ sau đệ nhị thế chiến Mỹ dẫn đầu phong trào toàn cầu hóa. Các công ty đa quốc Mỹ phát rất nhanh. Cái ưu thế thứ hai của Mỹ là TCH dựa trên nguyên tắc kinh tế tụ do, và được hầu hết các quốc gia và các Tổ chức quốc tế đi theo mà không bị cản trở gì nhiều.
Sau nầy với chủ trương mới, TC có thế cao hơn Mỹ ở phần viện trợ quốc tế, và sự hợp tác với các nước đang phát triển, đồng thời vận động thâm nhập vào các cơ quan quốc tế. Cách hợp tác quốc tế, TC không đòi hỏi Dân chủ hay nhân quyển, nên thu hút được nhiều quốc gia nghèo hơn Mỹ.TC gặp khó khăn là khi kinh tế lệ thuộc quá nhiều ngoại thương, và kinh tế nước ngoài. khi bị khủng hoảng nó dễ bị suy sụp nhanh hơn.
Trong 30 năm qua, TQ tung hàng hóa ra khắp thế giới với giá rẽ, từ 257 tỷ (2000 lên 2.400 tỷ (2016) (theoMcKensey& Company Global Institute,www.mckensey.com). Và TC qua mặt Mỹ chiếm hạng nhì thế giới về xuất cảng.
Đầu tư ngoại quốc: Nhờ thị trường nội địa rất lớn và nhân công rẽ, TQ đã thu hút đầu tư ngoại quốc mạnh nhứt thế giới. FDI tại TC vừa cung ứng cho thị trường nội địa vừa chủ yếu cho xuất cảng, 50% xuất cảng là do FDI. (Theo Mac Kensey Global Institute)
TC ăn cắp kỹ thuật cao phần lớn là từ Hoa kỳ (sản phẩm trí tuệ, (intellectual property), đem áp dụng trong nước và đã phát triển đến mức quan trọng. Những loại kỹ thuật cao đó xử dụng trong công nghiệp và kỹ nghệ quốc phòng.Về đường dài những tiến bộ kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng.
Thái độ của TC là lặng lẽ tiến công Mỹ và Tây phương qua các kế hoạch và chủ trương lớn như tự do thương mại hoàn toàn, gia tăng viện trợ và đầu tư tại các nước nghèo đang phát triển qua Kế hoạch Belt & Road, và đặc biệt mở rộng đầu tư của TC tại Mỹ và Âu châu với công ty rất lớn và kỹ thuật cao, TC còn vận động nắm một số cơ quan quốc tế.
Trước tình trạng TC vừa đạt mức phát triển kinh tế cao, chiếm giữ phần lớn kinh tế toàn cầu. Mặt khác, là TC muốn soán ngôi thứ nhứt của Hoa kỳ để lảnh đạo thế giới. Đây là một biến chuyển thế giới rất lớn, có thể thay đổi trật tự thế giới trong tương lai.
Trong cuộc chiến mậu dịch TC coi như bị tấn công. Nhưng TC nhiều lần tuyên bố sẽ đánh trả bất cứ giá nào. Mặt khác, bề ngoài thì TC tuyên bố cần hợp tác để MỸ và TQ cùng có lợi hơn là đánh nhau hai bên sẽ bị thiệ thại.
Về mô hình chánh trị, mặc dù TC là nước độc tài CS, không tự do, dân chủ,nhân quyền, nhưng TC xử dụng công cụ tiền cách tối đa để dụ dỗ các nước nghèo, và tạo được thế quốc tế mạnh cho TC.
Trong nước, các sắc tộc luôn bất ổn vì sự chênh lệch giàu nghèo quá cao, nạn tham nhũng quá khủng khiếp, Chánh quyền TC phải luôn cứng rắn,đàn áp kể cả nội bộ đảng.
Tóm lại, mỗi bên tham chiến có những cái mạnh và yếu khác nhau, võ công khác nhau. Nhưng chắc chắn mâu thuẩn không dê dàng giải quyết nhanh chóng.
I.3.Tóm tắt các trận chiến
Tóm tắt các trận đánh:
Mặt trận ngoại thương
Trận thứ nhứt, 22-tháng giêng -2018, Mỹ đánht huế 25% lên tấm solar (vớitrịgiá 8.5 tỷ) và máy giặt (1.8 tỷ).Đánh trả lại, TC tăng thuế
Tháng 4-17-2018 TC đánh thuế phá giá bo bo nhập từ Mỹ thuế 178.6%
Tháng-2018, TC chấm dứt đánh thuế bo bo, vì đang thương thảo Mỹ TC để ngưng chiến.
Tháng 8- 14-2018, TC kiện Mỹ ra WTO.
Trận đánh thứ 2,Mỹ đánh thuế nhôm và thép 25% của tổng số nhập 48 tỷ, nhưng thực sự phần lớn nhôm thép Mỹ nhập từ Canada, Âuchâu, Mexico..
Tháng 7-24-2018, Mỹ kiện ra WTO về các nước Canada Âu châu tăng thuế nhập từ Mỹ, vì Mỷ tăng thuế nhôm và thép là áp dụng “luật bảovệ an ninh quốc gia”.
Tháng 7-24-2018, Mỹ ký sắc lịnh trợ cấp nông sản 12 tỷ do TQ không nhập.
Trận chiến thứ 3, ngày 18 tháng 8-2017, Mỹ phản đối TC vi phạm quyền sản phẩm trí tuệ và sản phẩm kỹ thuật cao khác.
Ngày 3-tháng 4-2018, Mỹ dự trù đánh nhiều món hàng từ TC trị giá $50 tỷ với thuế 25%
Ngàu 3 tháng 4-2018, TC đánh thuế lại cũng 25% lên xe hơi, máy bay và nông sản trị giá 50 tỷ.
Ngày 5 tháng 4-2018, Mỹ đưa thêm danh sách 100 tỷ hàng TC với 25% thuế.
Các trận đánh tạm ngưng từ tháng 5-20-2018 vì hai bên thương thảo lại.
Ngày10 tháng 7-2018, Mỹ đưa ra danh sách 200 tỷ, hàng hóa TC sẽ bị đánh thuế 25%, vì cuộc thương thảo không thành. TT Trump nói sẽ đánh thuế cao cho tất cả hàng TC vào Mỹ. Đó phần lớn là hàng tiêu dùng cá nhân.
Ngày 24- tháng 9-2018, TT Trump tuyên bố sẽ đánh thuế 25% của danh sách 200 tỷ (đang bị thuế 10%). Để đánh trả, TC sẽ cho đánh thuế tăng 25% của gói hàng trị giá 60 tỷ.
Ngày 2/12/2018 hai bên ngưng chiến để thương thảo.
Đến tháng 5-2019, thương thảo không thành, Mỹ cho biết sẽ đánh thuế 25% lên số hàng 250 tỷ. Chia ra hai lần. Lần 1 vào tháng10-2019 và lần 2 vào tháng 12-2019 Và sau đó còn có thể có danh sách khác với 300 tỷ nữa. TC cũng sẽ đánh trả 75 tỷ với 25% thuế.
Ngày 26/Tháng 6/2019, ở buổi họp G20 tại Nhựt, hai bến đồng ý ngưng đánh, để thương lượng.
Hai bên thỏa thuận được. Mỹ không đáng thuế 25% của danh sách 250 tỷ nầy vào tháng 12/2019. Đáp lại TC hứa nhập 200 tỷ hàng nông sản và hàng công nghiệp Mỹ trong hai năm 2020 -2021. Thỏa hiệp ký ngày 15-12-2019. Và sẽ thi hành từ 15 tháng giêng -2020. Rồi đại dịch bùng nỗ gây khó khăn trong việc thực hiện. Thảo luận cho giai đoạn hai cũng không thực hiện.
Bên cạnh mặt trận thuế quan, Mỹ có hai cú đánh nhỏ là Hoa kỳ đưa TC ra WTO cho là TC lợi dụng qui chế “developing status” để hưởng lợi nhiều trên thị trường quốc tế. Trận đánh nữa là Mỹ tố cáo TC định giá thấp đồng yuan để hàng xuất cảng có giá quá rẽ.
Nguồn: Peterson Institute for International Economics, www.www.piie.com, 28/9/2020
Thỏa hiệp giai đoạn I chỉ nói đến mậu dịch. Còn các vấn nạn khác mà Mỹ đưa ra tạm hoản lại cho giai đoạn II (chưa biết bao giờ). Đó là: TC trợ cấp sai trái cho quốc doanh để cạnh tranh bất chánh, việc TC buộc các FDI ngoại quốc chuyển giao kỹ thuật; vấn đề bảo vệ sản phẩm trí tuệ; vấn đề FDI của TC tại Mỹ, vấn đề đánh cắp kỹ thuật; vấn đề tình báo kinh tế; vấn đề lủng đoạn tiền tệ. Đó là những vấn đề lớn và khó khăn giải quyết nhanh.
Mặt trận đầu tư và kỹ thuật.
Có hai vấn đề: Hoa kỳ yêu cầu TC cải sửa luật buộc nhà đầu tư ngoại quốc tại TC. Mỹ không được đánh cắp kỹ thuật hay cộng tác ở các trung tâm chuyển kỹ thuật cách bất hợp phápvề TC. Dĩ nhiên TC chối vấn đề nầy. Nhưng tình báo Mỹ đã tìm ra một số vụ. Các nhà khoa học TQ bị đuổi về nước hay bị tù. Tháng 12-2017 Mỹ cấm cá ccông ty Mỹ làm ăn với một số công ty lớn kỹ thuật cao củaTC. Các công ty nầy có thể xử dụng cho kỹ nghệ quân sự.
Ngày 23/8/2019, TT Trump ra lịnh cho công ty Mỹ rút khỏi TQ đến một nước khác hay về lại HK. (Theo cơ quan Politico)
Mặt trận tình báo. TC gài tình báo khắp nơi, và trên hầu hết các lảnh vực. Các mật trận quân sự kinh tế và kỹ thuật
Mặt trận văn hóa truyền thông. Vì TC dùng chiến thuật văn hóa và truyền thông để tấn công Mỹ và bành trướng trên toàn cầu, Mỹ đánh trên mặt trận nầy. Mỹ cho phổ biến nhừng tin tức và nhận định tệ hại của chế độ độc tài CSTC mà TC ngụy trang dưới hình thức văn hóa và chủ nghĩa dân tộc.
Song một trong nhược điểm của Hoa kỳ cũng như Tây Âu là chế độ Tự do Dân chủ nên phải trình bày cho dân các chương trình kế hoạch rõ ràng. Do đó TC đã biết được một số điều vế đối phương. Trận chiến trở nên khó khăn hơn.
I.4..Trung cộng phản công
TC bị đánh trước. TC dùng chiến thuật trên 4 mặt:
Thương mại/ quan thuế, vừa đánh trả vừa thương lượng. Một mặt tìm thị trường mới thêm ở nhiều nước, nhứt là Âu châu.
Về đầu tư, sử luật đầu tư cho nhà đầu tư ngoại quốc có thuận lợi hơn nữa. cải tổ quốc doanh cho lành mạnh. Chấn chỉnh các công ty ở ngoại quốc, sau khi bị Mỹ trừng phạt hay cấm.
Gia tăng viện trợ và đầu tư đến nhiều nước ĐNÁ và Phi châu theo kế hoạch Belt &Road. Gia tăng phát triển kỹ thuật trong nước cho dự án “Made in China 2025”.
Phá giá thêm đồng “yuan” để tăng xuất cảng.
Về quốc tế vận, TC gia tăng tuyên truyền,nhứt là trong thời kỳ có đại dịch để tiếp tục tạo hình ảnh một Trung quốc mới tốt và nhân đạo đối với mọi nước. Chia rẽ đồng minh của Mỹ. Kết hợp đồng minh mới (Hiệp ước kinh tế RCEP).
TC mạnh mẻ hơn đánh Hoa kỳ và đồng minh Mỹ trên nhiều mặt trận.
Trong nước, TC cũng cố nội bộ đảng và trấn an dân, thúc đẩy tự hào dân tộc. Quyết tâm tiến lên đánh nhào Tư bản và chiếm vị trí số một toàn cầu.
I.5. Kết Quả và Hậu QuảTạm Thời
Tới nay (12/2020), chiến tranh mậu dịch Mỹ Trung đã xẩy ra gần ba năm. Như trên đã nói cuộc chiến không phải chỉ giới hạn trong thương mại và đầu tư, mà còn lan rộng tới nhiều lảnh vực. Một số xung dột vẫn tiếp diễn. Cuộc chiến chưa biết sẽ chấm dứt lúc nào và sẽ ra sao.
Dưới đây là tóm tắt một số kết quả và hệ quả tạm thời (tới cuối 2020).
1.5.1.Hệ quả về phía Hoa kỳ
Về thương mại thì hai bên đánh và đàm nhiều lần.Thương thảo cho giai đoạn I, được hai bên thực hiện là vào tháng giêng năm 2020. Coi như tạm huề. Nhưng rồi bị đại dịch. Thỏa ước không được thực hiện đúng như cam kết. Trung quốc mua nông sản Mỹ ít hơn lời hứa. Hàng TC vào Mỹ bị giảm.Thuế đánh vào hàng TC cao lên thì giá bán lẽ cao ảnh hưởng người tiêu thụ và một số công ty sản xuất Mỹ.
Về đầu tư, một số công ty Mỹ ở TQ dời đi qua một số nước khác, như Google, Apple, Nike..Mặt khác TC đang sửa luật đầu tư theo yêu cầu của Mỹ. Về phần công ty TC ở Mỹ thì một số bị cấm hay bị phạt. Như công ty công nghệ thông tin lớn TZE và Huawei. Hoa kỳ còn cấm các công ty Mỹ không được giao dịch với công ty do quân đội TC làm chủ. Các công ty TC không được lên thị trường chứng khoán Mỹ nếu không được Mỹ kiểm soát tài chánh.Tuy nhiên,sự cấm đoán bán cho TC các sản phẩm bán dẫn (semiconductors,software) làm một số công ty Mỹ bị thiệt hại. Một món hàng lớn khác là 900 chiếc máy bay Boeing (trị giá 1,000 tỷ) mà TC hứa mua trước Thương chiến, nay bị hoản lại.
Đối với nông dân Hoa kỳ, thương chiến có ảnh hưởng lớn vì TC nhập một số lượng lớn đậu nành, thịt heo, gà của Mỹ. NếuThỏa hiệp sau cùng (tháng giêng /2020) bị trục trặc, TC không giữ lời hứa mua 55 tỷ nông sản Mỹ thì đó là thiệt hại cho nông dân.
Một số nhà khoa học TC làm việc tại Mỹ bị bắt vì là tình báo cho TC.
Tâm lý chiếnvà vận động đồng minh. Chánh quyền Mỹ kêu gọi và trình bày cho dân trong nước thấy thiệt hại của Mỹ về nhập siêu từ TQ quá lớn từ nhiều năm.Tình trạng thất nghiệp ở Mỹ do công ty Mỹ sang làm ăn ở TQ trong mấy chục năm qua. Chánh quyền kêu gọi người tiêu thụ mua hàng Mỹ (Buy American), công ty Mỹ trở về cố hương với sự giúp đở về thuế và tín dụng.
Chánh quyền và một số truyền thông Mỹ cũng cho dân chúng thấy TC là nước CS, họ dùng những mánh khoé gian dối. TC không có đủ điều kiện và giá trị cẩn thiết cho một lảnh đạo thế giới. Mỹ và một số đại học đóng cửa các Viện Không Tử, một nơi truyền bá văn hóa lỗi thời và là nơi ẩn dấu cho tình báo TC.
Do đó, gần đây người Mỹ hiểu rõ hơn TC và đa số họ coi TC là kẻ thù cần cảnh giác.
Đối với đồng minh, Hoa kỳ có thay đổi. Lúc đầu TT Trump với chủ trương“America First” làm cho một số đồng minh, nhứt là Âu châu xa Mỹ. Trong đối phó đại dịch, một số nước hiểu TC hơn, và có sự hợp tác trên một số mặt với Hoa kỳ. Về bang giao quốc tế, Mỹ lôi kéo được các nước mạnh như Nhựt,Ấn, Úc thành liên minh “Chuổi kim cương ” ở Ấn độ-Thái bình dương. Hoa kỳ đi gần hơn với VN và các nước ASEAN để đối phó sự xâm lăng củaTC ở Biển đông. Hoa kỳ gặp ba khó khăn cùng lúc, là sự suy giảm do chiến tranh mậu dịch, do đại dịch rất nặng nề, và do cuộc bầu cử Tổng thống 2020.
Nhưng kinh tế phục hồi từ tháng 10 năm nay. Thị trường chứng khoáng lên cao. Về kinh tế tài chánh, Hoa kỳ còn khó khăn lớn khác là nợ công quá cao do ngân khoản cứu trợ đại dịch. Vào những ngày cuối năm thì dịch covid bùng phát trở la6i. Có cái may là thuốc chủng dịch covid 19 được bắt dầu xử dụng. Kinh tế chưa có dấu hiệu lạc quan.
I.5.2.Hệ quả về phíaTrung Cộng
Kinh tế TQ chậm lại và mức phát triển suy giảm, một phần do thương chiến, một phần do đại dịch. Theo cơ quan nghiên cứu Terence Tai-Leung Chong & Xiao Yang Li ước lượng thiệt hại do thương chiến làm GDP TC giảm 1% và thất nghiệp tăng 1.1%. (Research Gate).Cộng với sự suy giảm do đại dịch, theo ước tính của Ngân hàng thế giớ năm nay, suất số phát triển của TC chỉ còn 2.9%. Được như vậy là may rồi. Dù sao kinh tế TC vẫn còn mạnh, vẫn còn là đối thủ đáng ngại của Hoa kỳ.
Xuất cảng : tháng giêng và hai /2020 giảm 17% so với cùng thời kỳ 2019. Trong đó xuất qua Mỹ giãm 28%. (Theo Peterson Institute for International Economics,)
Đầu tư ngoại quốc : Đầu tư của TC tại Mỹ giảm từ 46.5 tỷ (2016) xuống còn 5.4 tỷ (2018) (Theo trung tâm nghiên cứu kinh tế Rodium Group).
Khoa học kỹ thuật, TC dù có nhiều cố gắng trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn lệ thuộc nhiều ở Mỹ. Như công ty TZE và Huawei phải nhập một chip quan trọng từ Mỹ.
Công nợ và ngân hàng. Nợ công rất cao nay phải cho quốc doanh vay thêm, nhưng tình trạng bị lỗ..Đó là một mối nguy hiểm lớn. Tiền trả nợ cho các nước vay trong kế hoạch BRI bị gián đoạn hay hoản nợ vì phần lớn các dự án không có lời hay bị đội vốn. Nợ xấu do đó tăng cao.
Chuyển tài sản ra ngoại quốc. Vì tình trạng kinh tế khó khăn, nhiều nhà giàu tìm cách chuồn tiền ra ngoại quốc. Và tham nhũng gia tăng.
Trên bình diện quốc tế, dân chúng và chánh quyền nhiều nước có cảm nghĩ xấu với TC vì phần lớn thấy được mặt thật của “chế độ CS biến thể”
I.5.3. Hệ quả cho thế giới
Tồng quát xuất cảng trên thế giới giảm khoảng3%, GDP thế giới bị giảm 1.7%, trong năm 2020 do chiến tranh mậu dịch, (theo World Bank và Research Gate ghi lại).
Theo ước tính của viện nghiên cứu Peterson Institute Global Economics thì cho tới năm 2030 kinh tế thế giới bị giảm mất 301 tỷ, chỉ do chiến tranh mậu dịch Mỹ-Trung.
Giá cả hàng hóa nói chung sẽ tăng khắp mọi nơi.
Đầu tư ngoại quốc bị giảm. Một số công ty bị ngưng hoạt động. Hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi. TC sẽ không còn nắm các chuổi cung ứng nhiều thứ hàng hóa quan yếu như trong hàng chục năm qua. Mỹ và Âu châu sẽ tự sản xuất cho thị trường nội địa các loại hàng quan trọng cho kinh tế quốc nội, y tế và quân sự. Mặt khác môt số chuổi cung ứng bị chẻ nhỏ ra và được sản xuất một số nướ Á châu như VN, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh, Mexico, Chi lê..
Hệ thống tài chánh quốc tế bị ảnh hưởng xấu đi.Thị trường chứng khoáng dễ giao động hơn.
Mô hình toàn cầu hóa theo kiểu tự do hoàn toàn kéo dài trên 50 năm nay, bị thay đổi ít hay nhiều. Vì chủ trương bảo hộ mậu dịch một phần của một số nước. Và các lưởn tài chánh trên thế giới có những thay đổi, kể cà cá định chế tài chánh lớn. Toàn cầu hó sẽ được tái định hình, tùy diển tiến chiến tranh mậu dịch trong tương lai
Tuy nhiên trước mắt cũng có một số quốc gia có lợi trong cuộc thương chiến nầy, vì sự di dời của các công ty ngoại quốc ra khỏi TC và vì nhờ được xuất cảng tăng thêm do hàng hóa TC bị sụt giảm trên thị trường quốc tế. Trong số đó có Việt Nam.
II. Hệ quả thương chiến Mỹ-Trung đến Việt Nam
Chiến tranh mậu dịch Mỹ -Trung cho tới nay đem tới những hậu quả lớn chẳng những cho hai nước đương đầu mà còn cho nhiều nước trong đó có VN.
Trong nhứt thời, nhiều người cho rằng đây là cơ hội mà VN hy vọng được nhiều thắng lợi nhứt. Song, về phương diện kinh tế, Hoa kỳ và TC là hai đối tác quan trọng nhứt của VN, và vì chiến tranh mậu dịch nầy nhiều phức tạp, nên hệ quả cho VN vừa tích cực vừa tiêu cực.
Trong Chương nầy, xin tóm tắt qua hai vấn đề: Mối liên hệ kinh tế VN với Hoa kỳ và Trung quốc và Hệ quả chiến tranh mậu dịch Mỹ- Trung đến với VN.
II.1. Tóm lược Tiến Trình Việt Nam Hội Nhập Toàn Cầu
II.1.1. Tiến trình Hội nhập toàn cầu của VN
Sau khi đổi mới kinh tế (1986), VNCS theo đuổi nền kinh tế pha trọng giữa kinh tế tự do và nền kinh tế độc quyền XHCN. VN chấp nhận nhiều thành phần kinh tế: quốc doanh, tư doanh, tư doanh ngoại quốc, Hợp tác xã và cá thể. Khu vực kinh tế quốc nội quá yếu, nhứt là quốc doanh chiếm khoảng 60% tài sản và
phương tiện kinh tế nhưng 65% bị lỗ triền miên. Tư doanh trong nước còn quá yếu. Cho nên VN phải đầy mạnh kinh tế đối ngoại từ khoảng năm 2000. Từ đó đến nay, VN đạt một số kết quả khá tốt về xuất cảng và đầu tư ngoại quốc (FDI).
Chúng tôi xin tóm tắt một số điểm quan trọng quá trình mở cửa và đi mạnh vào thị trường thế giới của VN trong 20 năm qua.
Về mậu dịch, từ khi vào WTO cho tới nay VN đã ký 17 Hiệp định (HĐ) mậu dịch song phương cũng như đa phương. Song phương VN ký với các nước: Hoa kỳ, Nhựt bản, Trung quốc, Đại hàn, Đài loan, Hồng kong, Singapore. Về đa phương VB ký với nhiều nước trong các HĐ : ASEAN với các nước, với HĐ RCEPT do TC cầm đầu, CPTPP với 11 nước Xuyên Thái Bình Dương (Hoa kỳ rút ra), và EVFTA, VN với Cộng đồng Âu châu. Hai HĐ sau cùng nầy là HĐ thuộc thế hệ mới và toàn diện.
Trong 10 năm qua, xuất cảng tăng trung bình 12-15%/năm.
Tổng cộng FDI cho tới năm 2016 là $293 tỷ. FDI chiếm 25% tong số đầu tư, và chiếm 70% tổng số hàng hóa xuất cảng (theo IMF).
10.1.2. HĐ mậu dịch CPTPP và EVFTA
HĐ CPTPP chính thức thi hành từ tháng giêng 2019. HĐ EVFTA bắt đầu thi hành từ tháng 8- 2020. Hai HĐ nầy gần như giống nhau. Ở đây xin nói một số điểm chánh của hai HĐ nầy.
Đặc điểm:
Hợp tác toàn diện, vừa đẩy mạnh phát triển mậu dịch và đầu tư, vừa gián tiếp cải thiện các định chế, hệ thống pháp lý và lành mạnh hóa xã hội; dặc tính thứ hai là HĐ dựa trên nguyên tắc kinh tế tự do hay kinh tế thị trường.
Ngoài các qui định về kỹ thuật của mậu dịch và FDI, hai HĐ nầy còn qui định bắt buộc mà các HĐ trước kia không có: sự minh bạch, công bằng trong kinh doanh, sự tham gia của công chúng, tôn trọng tự do và nhân quyền.
Tầm quan trọng và lợi ích:
Khi Hoa kỳ rút ra hồi 2017, CPTPP yếu hơn TPP có Hoa kỳ. Vì Hoa kỳ chiếm tỷ trọng 58% của CPTPP. Nếu có Hoa kỳ (tương lai có thể Hoa kỳ trở lại) thì 12 nước thì GDP chiếm 40% GDP thế giới, và 37.5 % lượng hàng hóa giao dịch của thế giới. CPTPP nay chỉ có tỷ trọng 13% GDP và 17% của thế giới. Hiện nay, EVFTA lớn nhứt của VN, và CPTPP hàng thứ tư, sau Hoa kỳ và TC ( VN xuất siêu qua Hoa kỳ khoảng $40 tỷ/ trong năm vừa qua, còn với TC thì VN phải nhập siêu trên $30 tỷ/ năm).
Theo ước tính của các chuyên gia thì tới 2030, EVFTA sẽ giúp VN tăng xuất cảng 12% năm và GDP tăng 2,4%. (Theo Report World Bank tại VN, tháng 5/2020).
Hai HĐ mới còn giúp gia tăng năng suất công nhân, tạo thêm việc làm, cải tiến phẩm chất hàng hóa, và giúp cải thiện vấn đế tài chánh, tín dụng theo chiều hướng tiêu chuẩn quốc tế.
Các khó khăn nghiêm trong:
Mặc dù tương đối thành công trong Hội nhập, mặc dầu hai HĐ mới có tầm mức quan trọng và là hy vọng nhiều cho VN, nhưng con dường đi tới của Hội nhập toàn cầu của VN còn rất nhiều khó khăn và thử thách. Nếu VN như các quốc gia có Tự do Dân chủ và Nhân quyền thì khó khăn ít hơn và dễ cải thiện hơn nhiều. Mà những khó khăn lớn lại nằm trong các lảnh vực ngoài tính chuyên môn trong mậu dịch và đầu tư. Nhưng nó gián tiếp và quan trọng, vì nếu VN không thi hành đúng sẽ bị chế tài, nghĩa là không được hưởng những ưu đãi của hai HĐ.
Các khó khăn chánh yếu là: Phải tôn trọng nguyên tắc kinh tế thị trường thực sự. Phải có công đoàn độc lập và bảo vệ quyền công nhân theo luật quốc tế. Phải bảo vệ môi trường. Phải điều hành kinh tế cách minh bạch và công bằng. Phải cải sửa và giảm quốc doanh. Phải giảm tham nhũng và có công bằng xã hội.
Đó là những thử thách, những khó khăn tồn tại từ rất lâu và nguyên do là từ bản chất chế độ và sự vận hành nhiều sai trái của chánh quyền.
Chúng tôi sẽ trình bày sau đây ở Chương 11, một số thử thách tốt lõi và sự cải đổi cần thiết trong Hội nhập toàn cầu của VN, trong đó có sự thích ứng với Hệ quả của chiến tranh mậu dịch Mỹ Trung.
II.1.2. Mối liên hệ kinh tế VN với Hoa kỳ và Trung cộng
Lịch sử cho biết VN từ lâu ở trong thế kẹt trong tranh chấp Hoa kỳ và Trung quốc, từ sau đệ nhị thế chiến cho tới ngày nay.
Sự mâu thuẩn và tranh chấp lớn của hai siêu cường quốc Hoa kỳ và TC có liên hệ đến VN từ chiến tranh với Pháp, rồi qua cuộc đụng độ giữ hai khối Tự do và CS, đến chiến thắng của CS tại VN, đến nay là sự tranh giành “độc bá thiên hạ” của hai siêu cường nầy.
Hệ quả đó với VN trên nhiều mặt, từ chánh trị, quân sự, kinh tế và xã hội. Có những hệ quả nhứt thời, nhưng cũng có những hậu quả trong lâu dài.
Để hiểu về Hệ quả của Chiến tranh Mậu dịch Mỹ-Trung cho VN, chúng tôi xin tóm tắt mối tương quan giữa VN và Trung quốc, giữa VN và Hoa kỳ trên mặt thương mại và đầu tư.
Trên con đường phát triển hội nhập toàn cầu, TC và Hoa kỳ là hai đối tác quan trọng nhứt nhì cho VN. Sự gắn chặc kinh tế VN với hai đại cường Hoa kỳ và TC có tính chiến lược.
II.1.2.1. Tương quan kinh tế VN -Trung quốc:
Sự lệ thuộc kinh tế TC quá lớn và khó thoát ra có nguồn gốc từ mối tương quan chánh trị giữa hai nước. VN ở thế yếu vì các lý do: Thứ nhứt là hai chế độ CS độc tài chuyên chính giống nhau. Sau khi Sô Viết sụp đổ thì hai nước càng sát nhau hơn để bảo vệ nhau sự sống còn, nhứt là về an ninh chánh trị, đảng CS VN hay các lảnh tụ đảng luôn coi đảng CSTC là sự bảo đảm tốt nhứt; thứ hai là vì địa lý, VN nằm cạnh một nước khổng lồ có sức mạnh lớn hơn nhiều lần và với truyền thống tham vọng bá quyền; thứ ba là VN là nước nghèo cần phát triển kinh tế, mà TC là một nước đàn anh giúp đở đầu tư, vay mượn dễ dãi, và sự cấu kết tham nhũng cũng dễ dàng hơn. Về mặt kinh tế, VN là thị trường lớn nhứt của TC ở Đông nam Á, và ngược lại thị trường TC cho hàng hóa VN khá lớn, đứng hàng thư tư. Sự lệ thuộc TC được xác lập qua sự kiện quan trọng là hai lảnh đạo Trung quốc, Giang Trạch Dân và lảnh đạo VN, Ngyễn văn Linh, ký Hiệp đinh bình thường hóa vào ngày 7 tháng 11 năm 1991. Tiếp theo từ đó có nhiều Hiệp định toàn diện và theo đó CSVN dâng cho TC nhiều điều nhiều thứ kể cả kinh tế có lợi cho TQ và quá nhiều thiệt hại cho VN.
Tóm tắt mối tương quan kinh tế VN- TC
Cam kết mạnh mẽ và rõ ràng giữa hai đảng và hai chánh phủ bắt đầu từ 1991. Năm 2007, Thành lập Ủy ban Hợp tác kinh tế Thương mại. Mới nhứt là Thỏa ước hợp tác kinh tế toàn diện ký hồi tháng 11/2017 giữa Trần đại Quang và Tập cận Bình.Hai bên trao đổi qua các hiệp ước song phương và đa phương.
Sự trao đổi giữa hai lảnh đạo thường dễ dàng vì có chủ thuyết và mô hình kinh tế của hai nước giống nhau.
Trên quan điểm và sự cấu kết, hai nước Việt Trung cụ thể hóa các Thỏa ước, đã có nhiều phái đoàn chánh phủ cũng như doanh nhân hai bên trao đổi kế hoạch đầu tư và mậu dịch cụ thể.
Về Đầu tư trực tiếp và thầu công trình lớn
TQ là một trong 4 nước có đầu tư ngoại quốc cao nhứt tại VN. TQ đầu tư gia tăng : 2 tỷ mỹ kim (năm 2012) lên $10.5 tỷ mk (2016) từ hạng 13 lên hạng 8. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, thì chỉ riêng tháng giêng 2017, TQ đã đầu tư trực tiếp $340 triệu mk (chiếm 22% tổng số đầu tư ngoại quốc tại VN), và đứng hạng ba sau Singapore và Nam Hàn. Từ khi Hiệp định TTP được ký hồi đầu năm 2016, TQ đẩy rất mạnh đầu tư ở VN. Chỉ trong 10 tháng năm 2017, TQ đầu tư 214 dự án với tổng số vốn $1,6 tỷ mk (theo Vietnam Business News, tháng giêng 2018). Các FDI của TC có ba mục đíc: cạnh tranh với công nghiệp và tiểu thương VN để chiếm thị trường VN, mục tiêu thứ hai là khai thác dầu khí, khoáng sản cho kinh tế TQ, loại thứ ba là các ngành né tránh các HĐ da phương như tơ sợi, phân bón hay ngành có thể dùng chứng chỉ xuất xứ VN để bán qua mỹ tránh né thuế quan cao như nhôm thép, đồ gỗ, và thứ tư là các dự án trong kế hoạch “Belt and Road” trong chiến lược bao vây toàn cầu như hải cảng, đường xe lửa, sân bay…
TQ thầu thực hiện các dự án đầu tư công lớn, trên 100 triệu mỹ kim. Tổng quát từ 5 năm nay, 80% các dự án xây dựng hạ tầng, điện nước hầm mõ, chánh quyền VN giao cho TQ thực hiện.
Khai thác quặng nhôm ở Lâm đồng và Gia lai, năm 2008 với kinh phí hai dự án lên 950 triệu mỹ kim. Công trình bị kéo dài đến 2014 mới bắt đầu sản xuất. Nhôm sơ chế bán hết qua TC và bị ép giá. Hai dự án nầy bị lỗ $200 triệu/năm.
TQ thầu được nhiều dự án lớn : nhà máy điện Bình tuy, Vĩnh bình.. tổng cộng trên 2 tỷ mỹ kim,
Dự án Đường xe lửa Cát Linh- Hà đông (2008) với chi phí đầu tư lúc đầu $552.89 triệu, trong đó tiền vay TQ $419 triệu. Đến 2016 tổng chi phí được điều chỉnh lên $868.04 triệu.Tới năm 2020 chưa xong,dù thời gian thực hiện kéo dài gấp ba. Mỗi năm theo tính toán lúc đầu, VN phải trả nợ cho TQ $28.8 triệu. Nay công trình kéo dài nợ phải trả nhiều hơn.
Về xuất nhập khẩu : Trung bình từ năm 2010 -2016 hàng nhập từ TQ tăng 18%/năm, năm 2017 ước lượng tăng 15.3%. Theo Vietnam Business Forum, tháng giêng 2018, tổng trị giá xuất nhập năm 2016 là $73 và 11 tháng năm 2017 lên tới 82 tỷ. Xuất siêu với Hoa kỳ gần bằng nhập siêu từ TC.
Hoa kỳ nhập siêu tăng từ US$9 tỷ (2007), lên $17.3 tỷ lên $28.9 tỷ (2015), 39 tỷ (2017). VN đứng hàng thứ 7 trong các nước Hoa kỳ nhập siêu, ý là chưa có TPP.
, đường xe lửa, nhà máy điện…Về đầu tư Hoa kỳ vào VN (FDI): Cũng tăng nhanh.Từ $2000 tỷđô(2010)lên $10.5 tỷ (2016). Từ hạng 19 (2010) lên hạng 9 (2016). Và tiếp tục tăng, nhứt là vì Chiến tranh Mậu dịch, một số công ty lớn của Mỹ chuyển qua VN. Nhìn chung qui mô FDI của Mỹ khác với TC. Mỹ chủ yếu đầu tư các ngành quan trong mà VN rất thiếu khả năng như dầu khí, nhiệt điện, sửa chửa máy bay, điện tử…
Còn TC đầu tư đủ thứ, một loại có tánh cách xâm nhập thị trường và canh tranh thị trường VN như : địa ốc, khu giãi trí, casino, bán lẽ..
Càng tăng giao thương tăng VN càng lỗ vì nhập siêu của VN với TC rất, trung bình US$ 30 tỷ, gần bằng số xuất siêu của VN với Hoa kỳ. Như trên, trong vòng 16 năm mà mậu dịch hai bên gia tăng gấp hơn 23 lần. VN trở thành thị trường lớn nhứt của TC trong khối ASEAN. Còn TC là thị trường lớn thứ ba của VN. Chưa kể hàng hóa qua lậu giữa hai nước ước lượng US$20 tỷ/ năm.
VN mua của TC đủ mọi thứ hàng tiêu dùng vì giá rẽ, một phần số lớn hàng qua lậu ở biên giới. Còn TC mua của VN hầu hết dầu thô, nông sản, khoáng sản.
Đầu tư tại VN, TC tràn ngập đầu tư dưới nhiều loại từ điện lực, cầu cống, phi trường, nhà đất tới cơ sở mua bán nhỏ trải dài từ Bắc vô Nam. Trong 10 tháng 2017, TC nhận được các gói thầu và dự án đầu tư tại VN trị giá US$11.9 tỷ (theo WTO văn phòng VN).Ngoài ra, kỹ nghệ VN bị lệ thuộc nguyên liệu của TC. Như ngành may mặc, giầy dép có nguyên liệu nhập 80% từ TC.
Viện trợ. TC cho VN vay rất lớn, họ giữ bí mật con số tổng quát. Nhưng qua một số dự án lớn, đang thực hiện, như ba công trình nhiệt địện ở Phan thiết, Bình Tân và Vĩnh Bình lên tới 6 tỷ mỹ kim, dự án đường xe lử Cát linh – Đông hà với kinh phí lúc đầu $385 tỷ sau 4 năm thi công tăng đội vốn lên $850 tỷ, nay sau 8 năm vẫn chưa hoàn tất. Thường TC cho vay 80% chi phí dự án. Các dự án lớn hầu hết nằm trong đại kế hoạch Belt& Road Initiative (BRI). Nội phần trả lãi cũng là gánh nặng cho người dân.Riêng về mặt kinh tế TC-VN có tầm mức rất quan trọng. Đầu tư TC tại VN (2017) đã lên hàng thứ tám trong các nước.
Theo thỏa hiệp ký vào năm 2011 về dự án thăm dò dầu và lợi ích khác dưới biển trong đó có phần chánh là lảnh hải TC chiếm của VN. Một “hợp tác” khai thác dầu khí trị giá một tỷ mỹ kim. Dự án nầy do công ty quốc doanh dầu lửa CNOOC của TC (theo báo The Gardian ngày 15-5-2014). Từ đây đưa tới hậu quả là TC cứ tự nhiên kéo giàn khoan thăm dò dầu khí từ vùng nầy đến vùng kia của VN. Và TC còn ra lịnh cấm và đuổi các các nước khác hợp tác VN khai thác như công ty Rapsol của Tây ban Nha, công ty Exon của Mỹ..
Năm 2013 VN- TC lại ký Thỏa ước hợp tác về mậu dịch, hạ tầng cơ sở, an ninh biển, kể cả khai thác dầu khí.
Năm 2017 khi Tập cận Bình (TCB) đến VN dự Hiệp định APEC, hai bên có ký mộ Bản ghi nhớ cho Thỏa hiệp 5 năm hợp tác vế mậu dịch và kinh tế giữa VN-TC. Trong đó nói về các mục: mậu dịch, đường xe lửa Vân nam Hà nội-Hải phòng, hai bên còn cam kết sẽ kiểm soát và quản lý tốt về quyền lợi lảnh hải (theo báo Shanghai Daily ngày 4 tháng 11 2017). Tiếp sau chuyến thăm của TCB, VN-TC ký một loạt 83 Hiệp định thưng mại trị giá US$1,94 tỷ (theo Reuter 8-11-2017).
Sau đó các HĐ được chi tiết hóa bởi nhiều Bộ hay cơ quan liên hệ của hai bên. Ví dụ một phái đoàn 60 đại diện của 30 công ty do Bộ Thương mại TC qua VN làm việc bới Bộ Công thương VN để thực hiện cụ thể.Sự hợp tác kinh tế VN-TC được đẩy mạnh với bề ngoại TC đưa ra hình thức tốt đẹp, như lời ông Zhi Luxun, trưởng phái đoàn phát biểu “China is ready to join hands with VN in upholding the Silk Road spirit of peace and cooperation, openness and exclusiveness, mutual learning and mutual benefit” (theo China Daily 9-11-2017) – “TC sẵng sàng hợp tác với VN trong tinh thần dự án Silk Road là hợp tác hòa bình, cởi mở và đặc biệt, hai bên hiểu biết nhau và cùng nhau có lợi”. Đó là chánh sách chung của TC khi hợp tác kinh tế với nước khác, một thể hiện êm ái lúc đầu và hiểm độc về sau của “Thực dân kiểu TC”.
Vấn nạn tồn tại giữa VN – TC trong hợp tác kinh tế :
Tinh thần hợp tác toàn diện của TC là sự kềm kẹp toàn diện. Kinh tế đi song song với chánh trị và an ninh.
Thái độ TC luôn trịch thượng kẻ cả đối với VN, nhứt là khi đảng CSVN chưa thoát khỏi đảng CSTQ. Nhứt là thái độ các lảnh đạo VN “thà mất nước hơn mất đảng”.
Sự áp đảo chiếm đoạt VN có tánh cách chiến lược và lâu dài, vì địa lý, tài nguyên dầu khí, vì văn hóa, vì việc phát triển lực lương Hoa kiều hải ngoại, và vì thế quân bình quốc tế khi Hoa kỳ và Âu châu chuyển trục qua Á châu.
Sự hợp tác kinh doanh hay viện trợ còn là sự “hợp tác tham nhũng” và hũy hoại tài sản VN
Về mặt chiến lược, TQ coi VN là một quốc gia ưu tiên số một cần nắm chặc về phương diện an ninh và kinh tế. CSVN ở thế yếu, cần chỗ dựa chắc, nên thường không cưởng lại ý đồ của TQ.
Về thầu xây cất các công trình lớn. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, trong chánh sách bung mạnh ra thế giới, TQ yểm trợ cho nhiều nước đang phát triển, trong đó có VN, xây dựng nhiều công trình hạ tầng cơ sở bằng sự phối hợp cho viện trợ khoảng 80% kinh phí, nước nhận viện trợ giao cho TQ thầu, mà không có đấu giá cách bình thường, TQ bán máy móc trang thiết bị, và đem chuyển viên và công nhân qua thi công. Trong vòng 10 năm nay, VN giao cho TQ 80% công thêm và phẩm chất công trình rất yếu kém.
Một nguy hại về mặt xã hội là VN đang xây dựng nhiều casino ở các khu kinh tế Vân dồn, Vân phong và Phú quốc. Dân TC qua VN rất đông sống bừa bãi và gây ra nhiều loại tội phạm.
Dự án công trình lớn song phương và đa phương VN – TQ: Hành lang kinh tế Việt Trung, đại dự án” Vành đai con đường” qua nhiều quốc gia.
Một số công trình lớn của TC tại VN có liên hệ đến an ninh quốc phòng. Như Dư án Hành lang Trung-Việt với chi phí trên 4 tỷ US$ từ năm 2012, (Ngân phát triển Á châu cho vay 2 tỷ.) trong đó phương án xây dựng các xa lộ từ TC qua 6 tỉnh miền Bắc, và phương án đường xe lửa từ Vân Nam qua Hà nội đến Hải phòng. Dọc bờ biển và các đảo bị TC chiếm trái luật và tự tiện khai thác dầu khi, và đặt căn cứ quân sự. Các điểm trọng yếu thì VN xây các Đặc khu kinh tế cho TQ. Trên cao nguyên TC khai thác dự án quặng nhôm. Phía Tây nam thì TC có căn cứ lớn ở Cambodia. Còn ngã nào để thoát khỏi TC.
II.1.2.2. Tương quan kinh tế VN – Hoa kỳ
Hoa kỳ và VN thiết lập bang giao năm 1995. Trong hoàn cảnh mới hai nước tiến lại gần nhau nhanh chóng. Nhứt là từ khi bá quyềnTC muốn chiếm đoạt Biển đông.. Ngày nay sự hơp tác Hoa kỳ – VN nâng lên mức toàn diện. Riêng về lảnh vực kinh tế, Hoa kỳ trở thành đối tác số một của VN, chẳng những về thương mại mà còn nhờ có ảnh hưởng Hoa kỳ với các định chế quốc tế và với một số nước tư bản tự do, và an ninh vùng Biển đông.
Nay với chiến tranh mậu dịch Mỹ -Trung, tác động cho hai bên My- Việt chắc có ít nhiều thay đổi trong tương lai mà cả hai bên hy vọng theo chiều hướng tốt.
Hoa kỳ – VN Ký Hiệp định kinh tế song phương ngày 13-tháng 7 năm- 2000, có hiệu lực từ tháng 12/2001. Đó là HĐ thương mại kiểu cũ, không kèm theo điều kiện Dân chủ và Nhân quyền như các HĐ sau nầy. Trong đó có các điều khoản quan trong: Hoa kỳ cho VN “qui chế tối huệ quốc” (đ.1,Ch.I). Hàng hóa VN xuất qua Mỹ với thuế quan giảm từ 40% còn 5%. Về bảo vệ và chế tài sản phẩm trí tuệ. Về đầu tư, nếu có tranh chấp sẽ xử dụng trong tài Liện Hiệp Quốc (UNCITRAL).
Hai bên hứa tạo thuận lợi về mậu dịch và đầu tư (Ch.V). Cái hy vọng lớn cho hai bên, nhứt là phía VN là HĐ đa phương mang tính cách lịch sử và đặc điểm mới của Tòan cầu hóa. Đó là HĐ TPP (Trans Pacific Partnership) hồi 2016 gồm 12 nước trong đó Hoa kỳ và VN. HĐ nầy toàn diện hơn đầy đủ hơn trước, ngoài qui định về mậu dịch và đầu tư còn qui định về sự tham gia của người dân, về nhân quyền… Nhưng năm 2017, TT Trump rút ra khỏi TPP. 11 nước còn lại tiếp tục với tên mới CPTPP. Không có Hoa kỳ là thiệt thòi lớn cho VN, vì Hoa kỳ là đối tác lớn nhứt.
Thấy tầm mức quan trọng của Hoa kỳ, VN nổ lực vận động Hoa kỳ qua nhiều công tác như: Hoa kỳ bãi bỏ luật Valik Jackson, (cấm vận với nước CS), sau nầy Hoa kỳ bỏ luật cấm bán vũ khí sát thương tập thể. VN vận động gia nhập Hiệp hội ASEAN, và Hiệp ước mậu dịch tự do APEC.
Về mậu dịch hai bên, tăng nhanh. Dù Hoa kỳ không có là thành viên CPTPP. Trong vòng 20 năm, từ 2001 đến 2011, tăng 1200%, từ US$1.500 lên US$20 tỷ (Theo Wikipedia). Và tiếp tục lên US$77.600 năm 2019. Trong giao thương nầy, VN có lợi nhiều. VN xuất siêu từ US$592 (2001) lên US$39 tỷ (2019)
Về Đầu tư ( FDI) của Hoa kỳ tại VN: Có lẽ các công ty của Mỹ với qui mô lớn, trong những năm trước TC mở cửa FDI Mỹ qua TC, nên qua VN ít hơn. Từ 2000- 2018, tổng số FDI của Mỹ ở VN trị giá US$54,5 tỷ với 886 dự án (Theo US Department of Trade). Trong đó các công ty Microsoft, Cisco, Fedex, Coca Cola, Visa, Inte, bank of America, City Bank… Dù không chiếm vị trí cao, nhưng FDI của Mỹ ở VN trong quá khứ có gia tăng. Hai nước càng ngày càng gần hơn, về mặt đầu tư sẽ tăng hơn và VN cần nhập hàng Mỹ nhiều hơn.
Trong chiến tranh mậu dịch, có một số công ty Mỹ chuyển qua VN. Mặt khác, Hoa kỳ và VN đang gia tăng đầu tư về năng lượng. Như hồi tháng 10 vừa qua, Công ty Mỹ ký hơp đồng khí hóa lỏng trị gia $2.8, hợp đồng đầu tư $3 tỷ nhà máy nhiệt điện Bình sơn, bình Thuận, và một vài dự án lớn nữa trong chiều hướng có vẽ thuận lợi cho hai bên.
Vấn nạn tồn tại giữa Hoa kỳ-VN trong lãnh vực kinh tế:
Bang giao hai nước ngày nay tới mức toàn diện, nghĩa là ngoài kinh tế còn an ninh vủng. Nhưng riêng về mặt kinh tế, hãy còn một số tồn tại như:
Hoa kỳ không tin CSVN thật lòng hợp tác, mà muốn lợi dụng Hoa kỳ về kinh tế, vì VN nằm trong thòng lọng ác nghiệt của TC, và sự thiếu thành thật của trong quản lý kinh tế.
Hoa kỳ không công nhận VN có nền kinh tế thị trường thực sự (Non Market Economy, NME). Theo luật về thương mại quốc tế của Hoa kỳ thì nếu một quốc gia dược cho là có phải nền kinh tế không thị trưòng thì bị áp đặt một số biện pháp khác có hại cho đối tác đó. (Theo luật US19-USC 1677 về NME “ any foreign country that the administering authority determine do not operate on the market principles of cost or pricing structures so that sale of merchandise in such country do not reflect the fair values of merchandise”- Một nền kinh tế không phải thị trường là bất kỳ một quốc gia bên ngoài khi cơ quan thẩm quyền xác nhận không điều hành theo nguyên tắc thị trường về giá thành hay cách định giá bán một món hàng của quốc gia nầy không phản ánh trị giá đúng của món hàng ). Nhiều lần VN yêu cầu Mỹ công nhận cho VN được qui chế nền kinh tế thị trường. Tới nay Hoa kỳ chưa chánh thức xác nhận.
VN phải gia tăng nhập hàng Mỹ để giảm bới nhập siêu của Hoa kỳ nay lên tới gần US$ 40 tỷ/năm. VN đã hứa nhập thêm hàng các món hàng như máy bay,
sản phẩm cho quốc phòng, máy móc kỹ thuật cao, một số nông sản với hàng nhiều tỷ.
Hồi tháng 10 vừa qua, Bộ trương Thương Mại nêu vấn đề VN đang lũng đoạn tiển tệ để gia tăng xuất cảng. Đó là vấn đề rắc rối có thể xem như sự sai trái trong thanh toán ngoại thương. VN bị Mỹ coi như không minh bạch và công bằng trong điều hành kinh tế tài chánh trong nước. VN không công khai và minh bạch ngân sách, viện trợ, và trong các vụ thầu cho chánh quyền mà VN giao 80% các dự án lớn cho TC. Tin mới nhứt là Hoa kỳ chánh thức trừng phạt VN về sự lũng đoạn tài chánh, tức là hạ tỷ suất đồng bạc VN so với mỹ kim. Trừng phạt nầy khá nặng và Mỹ tuyên bố vào ngày gần Giáng sinh, chắc chắn có ảnh hưởng xấu với ngoại thương VN.
Hệ thống luật lệ trong kinh tế, VN không đúng tiêu chuẩn quốc tế. Chẳng hạn về Quyền công nhân, luật biểu tình, luật Hình sự, cũng như nhiều vụ gian lận như việc dán nhãn “Make in VN” cho hàng sản xuất TC. Tóm lại bang giao kinh tế hai bên Mỹ-Việt tiến bộ tốt. Nhưng còn nhiều mâu thuẩn tồn tại phải giải quyết, trong đó có sự lệ thuộc của VN với TC.
II.2. Hệ quả Chiến tranh Mậu dịch Mỹ Trung đến VN
Trong phần trên, chúng ta thấy mối tương quan kinh tế VN- TC và VN-Hoa kỳ càng ngày càng gia tăng và có vị thế rất lớn đối với kinh tế VN. Vì vậy khi hai quốc gia số một và số hai đánh nhau thì VN là một trong các nước chị ảnh hưởng quan trọng. Nhưng cuộc chiến chỉ mới còn ởi giai đoạn khởi dầu cho nên hậu quả cho hai bên cũng như cho VN chưa có nhiều. Ảnh hưởng sẽ nhiều hay ít lâu hay mau tùy cường độ cuộc chiến, và tùy sự chấn chỉnh của VN.
Chiến tranh mậu dịch Mỹ -TC là một trong những biến động thế giới. Có thể đây là khởi đầu cho sự thay đổi lớn về Toàn cầu hóa, và sự tái định hình trật tự thế giới. Với vị thế đặc biệt VN phải dính líu những biến động quốc tế trong ngắn hạn và dài hạn. Muốn được nhiều lợi ích hay tránh bớt hậu quả tai hại, VN cả chánh quyền và dân chúng, cần cứu xét kỹ lưỡng lợi và hại trong sách lược Hội nhập toàn cầu của chính mình.
Trong gần hai năm qua, nhiều người nói nhiều đến VN được lợi nhiều nhứt. Nhưng ít người nói đến thử thách cho VN trong ngắn hạn và trong lâu dài.
II.2.1. Hệ quả tích cực
Hậu quả cuộc chiến mậu dịch làm cho một số nước có lợi và một số nước có thêm khó khăn. Về mặt kinh tế, thì nhiều nhà nghiên cứu cho rằng VN là một trong các nước có lợi nhiều nhứt. Vì VN có nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh ngoại quốc.
Các yếu có đem lại thuận lợi và tích cực cho VN trong kinh tế quốc ngoại:
Lực lượng lao động đông đảo và trẻ. Lương công nhân rất thấp, thấp nhứt trong vùng.
Sách lược kinh tế và và Hội nhập được coi là mở rộng, hợp tác với mọi quốc gia.
Địa lý thuận tiện cho việc đầu tư xuất cảng. Có thể trở thành trung tâm chế khá lớn cho toàn cầu, kể cả chuổi cung ứng trong mô hình Toàn cầu hóa.
Một số thành công và kinh nghiệm trong quá khứ. Trong quá khứ VN tương đối thành công trong mậu dịch và đầu tư quốc tế.
Văn hóa VN tương đối cởi mở, và đã du nhập và hòa hợp được với hai nguồn văn hóa Đông phương và Tây phương.
Trên thực tế, vì chiến tranh mậu dịch, đã và sẽ có một số công ty Mỹ, Nhựt, Đại hàn, chuyển cơ sở qua VN.
Nếu có nhiều công ty chuyển từ TC qua là cơ hội tốt cho VN ổn định thêm kinh tế nội địa quá yếu. Giúp giải quyết thất nghiệp, và tạo thế mạnh hơn trong Hội nhập kinh tế toàn cầu.
II.2.2. Hệ quả tiêu cực
VN cũng gặp nhiều khó khăn và thử thách làm cho thuận lợi bị giảm đi. Cá yếu tố tiêu cực hay không thuận lợi có thể là:
Mô hình “kinh tế thị trường định hướng XHCN” là hai nền kinh tế mâu thuẩn, đối nghịch. VN không có kinh tế thị trường thực sự. Thực tế, kinh tế XHCN hướng dẫn kinh tế thị trường. Cho nên khu vực tư doanh kể cả tư doanh ngoại quốc bị đối xử không công bằng, bị nhiều thiệt thòi.
Môi trường chánh trị dù “ổn định”, nhưng không có Dân chủ Tự do và Nhân quyền mà luật lệ các nước đối tác yêu cầu và bắt buộc.
Công nhân rẽ nhưng thiếu chuyên môn, các công ty ngày nay xử dụng kỹ thuật nhiều không mướn được. Một số công nhân có thái dộ không tốt do chịu ảnh hưởng nền giáo dục XHCN.
Hạ tầng cơ sở còn rất kém. Trong đó có tình trạng các hải cảng lớn, đường xá cầu cống, điện nước, môi trường ô nhiểm.
Bộ máy Hành chánh công quyền rất tệ hại. Luật lệ rắc rối, đo khi mâu thuẩn giữa luật đảng và luật chánh quyền, một số không theo tiêu chuẩn quốc tế. Bộ máy có hai hệ thống rất to lớn và rất tốn kém. Nhận sự kém khả năng vì nạn con ông cháu cha người có tài không dược xử dụng đúng., Kém hiệu năng chuyên môn và kém Đạo đức Hành chánh, không minh bạch
Giáo dục yếu kém, không đi sát với bước phát triển kinh tế.Tệ trang xã hội : Tham nhũng, bất công xã hội dầy dẩy và khủng khiếp. Đây là một trong những ngại ngùng của doanh nhân ngoại quốc.
Phong các và tinh thần làm việc của nhiều người, nhứt là ở khu vực chánh quyền là thiếu minh bạch, ngĩa là dấu diếm, gian lận, không thật tình. Chẳng hạn hàng giả, hàng TC dán nhản “made in VN” để xuất cảng qua Mỹ, đã bị bắt gặp, và bị phạt nặng. Sao chép và bàn các loại sản phẩm trí tuệ.
Chánh quyền VN thường chối cải và dấu các vi phạm nhân quyền diều mà luật các đối tác qui định. Các đối tác ngoại quốc rất lo ngại vì chính luật nước họ cũng buộc cho.
Cán cân mậu dịch là điều quan trọng cho hợp tác quốc tế. Nếu VN có xuất siêu qua cao là vấn đề. Trong đó vấn đề lủng đoạn tiền tệ mà Hoa kỳ mới nêu ra cho VN.
Về sách lược và mô hình phát triển. VN phải cải đổi nhanh việc thực thi đúng đắn nền kinh tế thị trường. Chánh quyền phải sửa đổi nhiều luật lệ theo tiêu chuẩn quốc tế. VN phải tôn trọng nhân quyền và Tự do Dân chủ. Trong đó có vần đề cần phải thực hiện ngay là Công đoàn dộc lập. Nó chứng tỏ sự quan trọng về hai điều, thực thi đúng luật pháp quốc tế mà VN hứa nhiều lấn, thứ hai là nó có tác dụng tốt cho việc phát triền về hợp tác kinh tế.
Trên đây là tóm tắt thuận lợi và khó khăn của VN trong thời buổi chiến tranh mậu dịch và có thể cho tình trạng thay đổi mạnh mẽ Toàn cầu hóa. VN cần xem kỹ lại mình. Toàn cầu hóa là phải cạnh tranh và là sự hợp tác công bằng không mưu sĩ của nhiều quốc gia. Thứ hai là trên mặt thu hút dầu tư ngoại quốc, VN phải cạnh tranh với Thái lan, Indonesia, Malaysia,Ấn độ, và mọt số nước ở những khu vực khác.
II,2.3.Thử thách lớn cho VN còn tồn tại
II.3. Xung đột Mỹ Trung Trong và Trật tự thế giới Trong Tương lai
II.3.1.Tương lai cuộc chiến Mỹ Trung
Cách tổng quát tình hình xung đột Mỹ Trung cho tới cuối năm 2020 nầy còn nhiều ẩn số và còn nhiều điều chưa giải quyết.Dù thương chiến còn tạm đình chiến, dù các đụng d956 trên các mặt trận khác còn đang tiếp diễn và phải tiếp tục trong tương lai. Nói chung vấn cự kỳ khó khăn, có lẽ khó hơn thời kỳ chiến tranh lạnh. Dù Mỹ có Tổng thống mới từ năm tới, vì tích tụ từ quá lâu và chằn chịt trong nhiều lảnh vực. Đặc biệt là là do sự tranh bá để chiếm đoạt địa vị lãnh đạo số một thế giới. Có nhiều người nghiên cứu về cuộc chiến không đổ máu nầy, nhưng những kết luận chỉ là suy diễn. Đó là các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai.
Có một điều có thể thấy được là cuộc đụng độ Mỹ Trung làm thay đổi trật tự thế giới. Sự tái định hình như thế nào cỏn tùy các chiến trận trong tương lai giữa hai siêu cường, tùy quan điểm mới về Toàn cầu hóa, và tùy Mỹ và Trung cộng xây dựng được đồng minh như thế nào, hay nói khác tùy mức độ quốc tế hóa cuộc chiến nầy.
Dù thế nào ở tương lai, thì hiện nay Trung quốc và Hoa kỳ đang có những thử thách rất lớn.
Về phía TC, nếu nhìn bề ngoài thì nước CS nầy chưa bị sứt mẽ bao nhiêu. Thậm chí có một số nhà nghiên cứu cho rằng Mỹ bị thua thiệt nhiều hơn TC. Và cũng theo tin tức của một số nhà nghiên cứu sâu bên trong thì TC bị khó khăn lớn về nhiều mặt.
Về kinh tế, mức phát triển 2020 chỉ còn độ 2.9% (World bank). Xuất cảng giảm. Dầu tư ngoại quốc giảm. Kinh tế trong nước giảm mạnh vì thất nghiệp tăn cao. Mãi lực giảm, mặc dù hai năm qua TC Bình muốn chuyển chánh sách kinh tế cho trong nước nhiều hơn Quốc doanh bị khó khăn hơn, trong đó đặc biệt các ngân hàng vị nợ xấu tăng cao do nhiều công ty phá sản và do một số nước mắc nợ trong kế hoạch Belt& Road bị thua lỗ không tiền trả nợ.
Xã hội và chánh trị TC bị khó khăn vì cùng lúc xẩy ra các vụ chống đối mạnh ở Hồng kong, Tân cương, và Đài loan.
Trên bình diện quốc tế, có nhiều nước, nhiều dân chúng hiểu rõ và chống TC nhiều hơn về mô hình chánh trị XHCN, về thủ đoạn trên thương mại và về văn hóa truyền thông. Nói tóm lại TC đang phải đối diện nhiều thử thách khó giải quyết trong tương lai gần.
Về phía Hoa kỳ cũng đang gặp nhiều khó khăn lớn. Mục tiêu thương chiến không có kết quả bao nhiêu. Vẫn nhập siêu lớn. Đầu tư mới trong nước giảm một phần vì đại dịch. Nợ công tăng, ngân sách thiếu hụt thêm. Người tiêu thụ có khó khăn vì giá cả tăng.
Qua hơn hai năm, cuộc thương chiến chưa có kết quả rõ ràng, nên tương lai cũng chỉ suy đoán.
Có thể có ba kịch bản xẩy ra trong tương lai:
1/Trung quốc kiệt sức trước. Có thể TC suy sụp và chống đở khó khăn. Lý do là tham vọng quá lớn. Thực hiện quá nhanh và quá rộng. Kinh tế dựa vào xuất cảng quá nhiều, khi kinh tế toàn cầu thay đổi TC bị ảnh hưởng mạnh nhứt. Nội bộ chia rẽ và nhiều chóng đối. Trên thế giới TC bị phản ứng xấu và sức mạnh kinh tế bị hạn chế. Trong trường hợp nầy TC phải thay đổi sách lược kinh tế. Dù trong khó khăn nào thì sức mạnh kinh tế TQ không dễ dàng vị sụp đỗ nhanh chóng.
2/Hoa kỳ thất bại. Trường hơp thứ hai là Mỹ bị suy yếu, bị hụt hơi. Vì kinh tế không phục hồi nhanh và mạnh. Chánh trị trong nước bị xáo trộn ơn, chia rẽ làm sức mạnh Mỹ yếu từ trong nước lẫn quốc tế. Hoa kỳ đi vào giai đoạn khó khăn nhứt từ sau thế chiến thứ II. Do đó thế số một thế giới bị thách thức. Mặc dù chánh nghĩa Dân chủ Tự do, Nhân quyền còn đó. Nhưng những giá trị nào cũng phải xây dựng cách thực tế dựa trên sức mạnh kinh tế.
3/Hai bên giải hòa. Vì cả Hoa kỳ và TC đều nhận ra rằng khó có thể một bên chết và một bên chiến thắng. Ngày nay cả hai siêu cường cần hợp tác, mặc dù có nhiều xung khắc, nhiều mâu thuẩn. Tức là hai nước giải quyết trên quyền lợi thực tế, hai bên cùng có lợi. Điều mà TQ đã nêu ra từ lâu. Nhưng không phải là điều mà TC thực lòng theo đuổi. Từ thời Tổng thống Nixon thiết lập bang giao với TC nay đã gần 60 năm, Hoa kỳ và Âu châu đã hiểu sai về TC quá lâu và quá nhiều. Liệu tương lai ra sao, có rút được nhiều kinh nghiệm đau thương không.
Hợp tác quốc tế trên căn bản Hòa bình và thịnh vương luôn là nguyên tắc đúng. Nhưng lợi dụng danh nghĩa đó cho mưu đồ đen tối là không chấp nhận được.
II.3.2. Vấn đề trật tự thế giới mới
Nhiều người nghĩ là là báo hiệu sự cáo chung của Toàn cầu hóa (TCH) theo căn bản tự do hoàn tòan, nghĩa là không có hạn chế và cản ngăn trong trong ngoại thương trong đầu tư ngoại quốc và giao lưu tiền tệ. Mặc dù qua hơn năm thập niên của mô hình TCH đó đem lại nhiều lợi cho kinh tế thế giới. Nhưng nó đã bị TC lạm dụng và lợi dụng để phát triển sức mạnh toàn diện của mô hình XHCN kiểu mới. Nều tiếp tục như vậy trong tương lai không xa, TC sẽ chiếm vị trí lảnh đạo thứ giới.
Như vậy có thể thế giới trở lại “ lưởng cực” như thời chiến tranh lạnh của hai khối Tự do và Cộng sản. Sauk hi Liên sô và Đông Âu sụp đổ (1991), Khổi CS bị bể. TC lúc đó không đủ sức mạnh để đương đầu và đương đầu với Mỹ và Âu châu. TC thay đổi quan trọng trong mô hình XHCN với sắc thái Trung quốc để đánh lừa khối tự do, Khối thế giới thứ ba gồm các nước đang phát triển, và TC còn đánh lừa cả quần chúng TQ, để tìm một con đường mới. “Giấc mộng TQ” mà Tập cận Bình theo đuổi các quyết liệt là trong tương lai gần TQ có vị trí siêu cường ngang hàng với Hoa kỳ. Lúc đó thế giới có trật tự lưởng cực, nhưng rất khác với lưởng cực trước 1991. Bây giờ TQ nguy hiểm hơn Liên sô nhiều. Cực thứ ba là Âu châu, sau nhiều năm thụt lùi, giờ muốn vùng lên. Nhưng thế và lực của Âu châu chưa đủ mạnh. Nhu cầu tốt nhứt để chận TC lên “độc bá quyền” là Hoa kỳ và Au châu trở lại tình đồng minh tốt hơn hiện nay. Một “liên minh lõng lẽo” chưa đủ mạnh nhưng cũng có thế và lực nào đó không nhỏ và có lập trường chống TC là Liên minh Kim cương Mỹ, Nhựt, Úc và Ấn độ. Thế giới còn là rất nhiều nước, phần lớn nghèo và “cuốn theo chiều gió”.
Người ta nghĩ tương lai trật tự thế giới sẽ có thay đổi nhiều, nhưng chưa ai có thể biết rõ nó như thế nào vì thế giới còn nhiều biến động, trong đó hận thù và mặc cảm quá khứ, về chủng tộc vẫn cò đè nặng trong tâm tư con người. Còn biến động quốc tế thì Việt Nam còn bị lôi cuốn vào nhiều khó khăn lớn gần như một định mạng.
Cali, cuối năm 2020
Happy New year
Đại chiến lược của Trung Quốc khuynh hướng, hành trình và cạnh tranh dài hạn
Kế hoạch “Made in China 2025” (Tt)
Chương 4B: Tái cấu trúc Khoa học & Kỹ thuật.
Kinh tế Tương lai:
Phần này phân tích kinh tế tương lai ngắn hạn (5 năm tới), trung hạn (đến 2030), và dài hạn (đến 2050) và tiềm năng đạt được các mục tiêu kinh tế của Trung cộng. Nó thảo luận về tương lai tiềm năng kinh tế của CHNDTH mà không ảnh hưởng bất kỳ biến động kinh tế nào. Tuy nhiên điều này rất khó xảy ra. Kể từ Thế chiến thứ II, nền kinh tế toàn cầu đã trải qua bốn cuộc suy thoái, hoặc cứ sau 18 năm một lần. Nền kinh tế Trung cộng có thể cảm nhận được tác động của ít nhất một cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2050. Trong thời kỳ suy thoái một số điều sau đây có thể xảy ra: Nhu cầu xuất khẩu có thể sụp đổ – làm ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập. Điều này sẽ đe dọa sự phát triển của các nhà sản xuất công nghiệp cao của Trung cộng, hoàn thành kế hoạch “Made in China 2025” và phát triển thành công “Một vành đai, một con đường”. Nếu một cuộc suy thoái trong nước xảy ra, tiêu thụ có thể sụp đổ, đe dọa đến nỗ lực tái cân bằng. Như đã thấy trong thời kỳ suy thoái vừa qua, Trung cộng đã sử dụng đầu tư và cho vay nặng lãi từ các ngân hàng nhà nước để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, gây ra một số mất cân đối đã được đề cập trong phần trên. Mặc dù Trung cộng có các công cụ đối phó những sự kiện như vậy, nhưng các biện pháp này có thể đảo ngược sự tiến bộ trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Trung cộng. Do đó cách các nhà cầm quyền Trung cộng phản ứng với các cuộc khủng hoảng trong tương lai có thể quan trọng hơn đối với việc đạt được các mục tiêu dài hạn của Trung cộng hơn bất kỳ kế hoạch nào được mô tả ở đây. Một cuộc khủng hoảng xuất hiện vào giữa năm 2018 là Hoa Kỳ đã khởi xướng một cuộc chiến thương mại – hoặc ít nhất là những cuộc cạnh tranh mở đầu của một cuộc xung đột kinh tế với Trung cộng. Các nhà lãnh đạo Trung cộng vẫn lo lắng và không chắc chắn về phương pháp tiến hành.
Ngắn hạn (5 năm tới):
Nhìn chung nền kinh tế Trung cộng có thể sẽ tiếp tục con đường hiện tại và đạt được các mục tiêu tăng trưởng được nêu trong “Kế hoạch 5 năm”gần đây nhất.
Tuy nhiên Trung cộng khó có thể thay đổi đáng kể mô hình phát triển trong giai đoạn này. Trung cộng có thể sẽ tiếp tục trên quỹ đạo tăng trưởng của mình trong 5 năm tới và có thể đạt được nhiều mục tiêu cốt lõi là phát triển một nền kinh tế “thịnh vượng khiêm tốn”, như là một biện pháp tăng trưởng GDP. Tăng trưởng mục tiêu trong giai đoạn này trung bình hàng năm 6.5% và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự trù GDP trung bình hàng năm là 8.2% cho đến năm 2020. Tuy nhiên tăng trưởng có thể thấp ở mức 5% đến 6% nếu Trung cộng phải đối mặt với khủng hoảng tài chánh trong nước. Mô hình tăng trưởng của Trung cộng cũng sẽ không thay đổi nhiều và tiến bộ sẽ vẫn tăng lên, phần lớn là do thiếu cải cách thị trường. Nhiều cải cách được lên kế hoạch gần đây của Tập Cận Bình rất tham vọng nhưng vẫn khộng đạt được kỳ vọng vì các kế hoạch tập trung và quản lý vi mô cao.
Sự hiện diện của chính phủ trong nền kinh tế vẫn lan rộng và các nhà quản lý can thiệp nhanh chóng khi khủng hoảng bùng nổ như thị trường chứng khoán giảm vào năm 2015. Những cải cách tài chánh mà một số nhà quan sát hy vọng sẽ bao gồm tự do hóa lãi suất và tự do di chuyển vốn qua biên giới, đã giảm rất nhiều so với những kỳ vọng cao cả. Trong khi một loạt các thay đổi khác cũng đã được ban hành, hầu hết là phản ứng của Cộng hòa đối với các cuộc khủng hoảng hiện ra, thay vì các cải cách chủ động nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung cộng, như đưa ra chính sách Một trẻ em vì lo ngại về sự thiếu hụt trong tương lai của công dân trong độ tuổi lao động. Những thay đổi chậm chạp này có thể sẽ hạn chế tiềm năng tăng trưởng cơ bản của nền kinh tế Trung cộng. Người tiêu thụ Trung cộng sẽ tăng chỉ tiêu đến năm 2020, chủ yếu nhờ tăng GDP bình quân đầu người, tăng từ $959 đô la năm 2000 lên $8,123 đô la trong năm 2016. Tuy nhiên tổng mức tiêu thụ GDP có thể sẽ tiếp tục tăng chậm vì tăng trưởng có thể tiếp tục tập trung đầu tư và xuất khẩu. Tăng trưởng dịch vụ cũng sẽ tiếp tục phát triển dựa trên sức mạnh trong lĩnh vực này và sẽ tiếp tục hoàn thành mục tiêu dịch vụ chiếm 60% GDP vào năm 2025.
Xuất khẩu như là một phần của GDP sẽ tiếp tục giảm mặc dù chậm, chủ yếu là do vai trò ngày càng mở rộng của tiêu thụ và dịch vụ trong nền kinh tế. “Một vành đai, một con đường” không có khả năng phát triển bất kỳ nhu cầu xuất khẩu đáng kể nào vì các dự án cơ sở hạ tầng “Một vành đai, một con đường” có thể giữ cho công ty xây dựng chính của Trung cộng làm việc và vốn của Trung cộng chảy vào các quốc gia trong “Một vành đai, một con đường”. Trong khi quan hệ chính trị sẽ được tăng cường, lợi ích kinh tế vẫn có thể bị hạn chế.
Trong ngắn hạn việc sản xuất Tài sản trí tuệ (IP) của CHNDTH sẽ tiếp tục làm lu mờ các nhà lãnh đạo toàn cầu khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ và Nhật Bản, và Trung cộng có khả năng sẽ đạt được mục tiêu tự xác định về sản xuất bằng sáng chế.
CHNDTH sẽ vẫn là nước đứng đầu về Tài sản Trí tuệ (IP), nhưng không phải là Tài sản trí tuệ kinh tế.
Nhà cầm quyền Trung cộng đã khuyến khích các công ty Trung cộng trong giai đoạn tiếp theo chuyển đổi kiến thức sang thực tiễn kinh doanh.
Các nhà lãnh đạo Trung cộng đã trực tiếp giải quyết vấn đề “Thung lũng chết” của quốc gia – đề cập đến vùng chết giữa các phòng thí nghiệm Trung cộng và các ngành công nghiệp Trung cộng mà Tài sản trí tuệ (IP) Trung cộng thường thất bại khi vượt qua.
Không chắc những vấn đề này sẽ được giải quyết hoàn toàn trong vòng 5 năm tới. Việc kết hợp kỹ thuật chậm vào công nghiệp sẽ hạn chế xuất khẩu kỹ thuật cao và làm chậm tăng trưởng thu nhập, làm chậm tăng trưởng tiêu thụ.
Điều này làm trì hoãn sự chuyển đổi của mô hình tăng trưởng của Trung cộng.
Tuy nhiên các công ty Trung cộng sẽ tiếp tục thực hiện các cải tiến về giá cả và tốc độ tiếp thị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu ngày càng cao hơn. Các ví dụ trước đây bao gồm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời. Mặc dù các công ty Trung cộng không phải là các chuyên viên kỹ thuật trong lĩnh vực này, họ đã có thể tận dụng chánh sách ưu đãi và tài trợ của nhà nước để chiếm thị trường lớn trên toàn cầu. Những nỗ lực tương tự của Trung cộng trong các ngành nêu trong kế hoạch “Made in China 2025”, đặc biệt là công nghệ thông tin và các phương tiện năng lượng mới, nơi Trung cộng đã có các công ty đa quốc gia lớn như Huawei (về viễn thông) và Geely (ô tô) hy vọng sẽ cạnh tranh trên trường quốc tế.
Trung hạn (đến 2030):
Tăng trưởng kinh tế chung của Trung cộng có thể sẽ tiếp tục chậm lại đến năm 2030. Sự chậm lại là do khả năng suy giảm của nền kinh tế Trung cộng tiếp tục hấp thụ một lượng lớn đầu tư. Với quỹ đạo tăng trưởng hiện tại của Trung cộng, tăng trưởng GDP trung bình hàng năm có thể sẽ chậm lại trong giai đoạn 2020-2030. Trung cộng có thể củng cố nền kinh tế thịnh vượng khiêm nhường của họ bằng cách tăng cường phát triển trên toàn khu vực nông thôn.
Trong trung hạn, Trung cộng sẽ tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng của mình, mặc dù hơi chậm. Trung cộng có thể đạt được mục tiêu với dịch vụ chiếm 60% GDP vào năm 2025. Tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng khi GDP bình quân đầu người tăng, cùng với tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng chậm và do những thay đổi chính sách lớn, tiêu thụ khó có thể vượt qua được 50% GDP như kinh tế ở các nước lớn khác, bao gồm Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Khi tiêu thụ và dịch vụ tăng, xuát khẩu sẽ trở nên ít quan trọng hơn đối với tăng trưởng. Trung cộng có thể sẽ tạo ra thành công trong một danh sách các ngành công nghiệp chống lại các đối thủ xuất khẩu tiên tiến khác như Nhật Bản và Hàn quốc, vì mở rộng khả năng sáng tạo và hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên Trung cộng cũng sẽ phải đối mặt với sự canh tranh mạnh mẽ hơn từ các nhà xuất khẩu kém tiến bộ ở Đông Nam Á vì giá nhân công trong nước tăng. Như các công ty Trung cộng đã từng làm, các công ty ở các quốc gia Đông Nam Á cũng có thể đổi mới về giá cả và tốc độ để tiếp thị và tận dụng tăng lương ở Trung cộng. Điều này sẽ khiến các nhà lãnh đạo thị trường chuyển đổi sản xuất giá trị thấp hơn sang các nước đang phát triển khác, chẳng hạn như Malaysia, Việt Nam và Bangladesh.
Để duy trì tốc độ tăng trưởng tổng thể tương đối nhanh này, Trung cộng sẽ phải bắt đầu đạt được những tiến bộ đáng kể với những cải cách theo định hướng thị trường. Những cải cách này có thể thách thức bản chất chủ nghĩa vụ lợi của hệ thống kinh tế Trung cộng. Một cải cách kinh tế lớn khác cho phép các lực lượng thị trường xác định giá cả cung cấp dữ kiện sản xuất. Hiện tại, các mặt hàng chính bao gồm dầu, khí đốt tự nhiên, điện và nước, phải chịu sự kiểm soát giá cả của chính phủ. Kế hoạnh 5 năm lần thứ 13 đặt ra các mục tiêu để nâng cao hoặc cải thiện các biện pháp kiểm soát giá cả vào năm 2020; tuy nhiên việc loại bỏ các biện pháp kiểm soát này là điều đáng nghi ngờ. Các biện pháp kiểm soát giá cả có thể sẽ vẫn tồn tại vào những năm 2020, nhưng việc nới lỏng hoặc loại bỏ hơn nữa sẽ giúp quản lý tăng trưởng kinh tế và ngăn chặn suy thoái môi trường. Việc bãi bỏ quy định tài chánh có thể là cuộc cải cách thị trường đầy thách thức và rủi ro nhất mà Trung cộng tiếp tục giải quyết. Điều này liên quan đến nhiều cải cách nhỏ hơn, nhưng tự do hóa lãi suất và cho phép đồng Nhân dân tệ thả nổi so với những đồng tiền khác là cốt lõi của nỗ lực này. Tự do hóa lãi suất sẽ cho phép phân phối vốn hiệu quả hơn; tuy nhiên điều đó cũng sẽ hạn chế việc cho vay đối với các công ty ít hoạt động, trong số đó có cả các doanh nghiệp nhà nước. Việc cho phép thị trường xác định lãi xuất cũng sẽ tạo điều kiện cho việc phân phối tín dụng tiêu thụ hiệu quả, điều này rất quan trọng đối với việc gia tăng tiêu thụ. Thực hiện điều này sẽ phức tạp, nhưng các nhà lãnh đạo Trung cộng đã thể hiện sự sáng tạo trong việc kết hợp các phương pháp do thị trường và nhà nước kiểm soát trong quá khứ. Trong khi sự lãnh đạo dưới thời Tập Cận Bình đã thực hiện những bước tiên khởi để bắt đầu bãi bỏ qui định lãi suất, vẫn còn đạt được những tiến bộ đáng kể. Việc thả nổi hoàn toàn và áp dụng rộng rãi đồng Nhân dân tệ là mục tiêu của Trung cộng và khó có thể xảy ra vào năm 2030. Với những cải cách gần đây đối với tiền tệ Trung cộng, sự nới lỏng dần dần của hệ thống cố định trong đó đồng Nhân dân tệ được trao đổi nhiều khả năng nhất. Mặc dù tăng trưởng nhanh chóng và được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá như một loại tiền tệ dự trữ chiến lược, việc sử dụng Nhân dân tệ thực tế để tạo thuận lợi cho giao dịch tài chánh và thương mại quốc tế vẫn còn tương đối ít, chỉ chiếm 8.7% giao dịch toàn cầu trong năm 2013. Chặn các sự kiện không lường trước ảnh hưởng đến sự ổn định và niềm tin vào đồng đô la Mỹ, hầu hết các giao dịch đồng Nhân dân tệ có thể bị giới hạn trong giao dịch tài chính và giao dịch với các thực thể Trung cộng. “Một vành đai, một con đường” có thể bắt đầu đạt được một số các mục tiêu đã nói trong phần Trung hạn. Nếu một số quốc gia hội viên có thu nhập cao bắt đầu thấy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn, kết hợp với hiệu quả kinh tế tích cực từ cải thiện cơ sở hạ tầng, nhu cầu đủ có thể được tạo ra cho xuất khẩu của Trung cộng. Một vấn đề quan trọng sẽ cho phép thị trường Trung cộng tiếp cận hàng hóa được sản xuất tại các quốc gia trong “Một vành đai, một con đường”, một lĩnh vực mà các cơ quan quản lý Trung cộng có truyền thống bảo vệ. Bất kể thành công chung của “Made in China 2025”, sự đổi mới của Trung cộng sẽ tiến bộ. Trong khi Trung cộng sản xuất một số lượng lớn Tài sản trí tuệ, hầu hết sự đổi mới trong nền kinh tế Trung cộng rất khó đo lường và thường tập trung vào những cải tiến gia tăng về tốc độ đối với thị trường hoặc giá cả. Các công ty Trung cộng ngày càng có thể chuyển từ những đổi mới gia tăng sang đột phá hơn. Mục tiêu Made in China 2025 của các doanh nghiệp cở nhỏ và vừa (SMEs-small- and medium- sized enterprise), kỹ thuật cao vô địch vô hình sẽ có thể đạt được, nhưng không phải là những nỗ lực liên quan đến kế hoạch này. Trong lịch sử hầu hết sự đổi mới của Trung cộng xảy ra bên ngoài chương trình của chánh phủ, điển hình trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa này. Trong khi Trung cộng có thành tích vững vàng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cung cấp sự đổi mới nhanh chóng trong một số lãnh vực bao gồm cả thiết kế mạch tích hợp, các công ty này có thể đối mặt với áp lực thu hút các nguốn lực quan trọng và hỗ trợ của nhà nước, vốn trước đây đã là mục tiêu của các doanh nghiệp nhà nước.
Dài hạn (đến năm 2050):
Việc tiên liệu tăng trưởng dài hạn của bất kỳ nền kinh tế nào đều là khó đoán, nhưng một vài yếu tố chính có thể cho thấy nền kinh tế Trung cộng sẽ tiến triển trong năm 2050. Với xu hướng gần đây dịch vụ và tiêu thụ sẽ chiếm phần lớn GDP, và Trung cộng có thể đạt được tiến bộ đáng kể trong việc tái cân bằng. Với mức tiêu thụ nhiều hơn, nhập khẩu cao hơn, có khả năng làm giảm thặng dư thương mại của Trung cộng với các quốc gia khác. Vấn đề đầu tư của nền kinh tế cũng sẽ giảm trong giai đoạn này vì mức đầu tư được quan sát trong những năm gần đây là không thể duy trì trong một thới gian dài như vậy. Trung cộng có thể sẽ đạt được một nền kinh tế thịnh vượng vừa phải vào năm 2030, nhưng liệu có thể đạt được một nền kinh tế thịnh vượng vào năm 2050 không? Mặc dù không có mục tiêu ấn định rõ ràng nào liên quan đến vấn đề này, nhưng việc xem xét quỹ đạo tăng trưởng GDP bình quân đầu người giữa các quốc gia Châu Á khác có thể giúp cho việc đánh giá điều này. Phần lớn sự tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Nhật Bản diễn ra trong khoảng thời gian 10 năm từ 1985 đến 1995, tăng gần gấp 4 lần từ $11,599 USD năm 1985 lên $43,440 USD năm 1995. GDP bình quân đầu người của Nhật Bản vẫn không ổn định nhưng tăng trưởng chậm kể từ đó. Trong thập niên phát triển nhanh nhất của Trung cộng từ năm 2005 đến 2015, GDP bình quân đầu người tăng từ $1,793 USD lên $8,069.93 USD.
GDP bình quân đầu người hiện tại vẫn thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển như Nhật Bản và Hàn Quốc ($27,538 USD vào năm 2016) và tăng trưởng bình quân đầu người của Trung cộng bắt đầu chậm lại vào năm 2016. Với dân số đông và tăng trưởng kinh tế của Trung cộng chậm lại, nếu GDP bình quân đầu người tăng nhanh hơn nữa có thể gặp khó khăn.
Mặc dù có nhiều công dân thành thị Trung cộng có mức thu nhập bằng hoặc cao hơn người dân của các quốc gia láng giềng, nhưng muốn đạt được mức thịnh vượng tương tự cho tất cả người dân Trung cộng khác sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Tuy nhiên để đạt được mức này, nền kinh tế Trung cộng sẽ phải trải qua những cải cách đáng kể theo định hướng thị trường, phù hợp chặt chẽ với việc tăng trưởng tiêu thụ dài hạn. Những thay đổi chánh sách lớn khi trao quyền lực cho người tiêu thụ bao gồm gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng và mạng lưới an ninh xã hội phải mạnh mẽ hơn. Tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của người tiêu thụ dựa trên việc thành lập pháp quyền để xóa bỏ khả năng thanh toán nợ và lãi suất do thị trường xác định là cần thiết để phân phối tín dụng hiệu quả. Sự tham gia của chánh quyền Trung cộng vào nền kinh tế vẫn sẽ duy trì, nhưng phải tinh vi hơn khi các nhà quản lý Trung cộng kết hợp các lực lượng thị trường với sự hướng dẫn của chính phủ. Việc nới lỏng các qui định gần đây cho thấy các ví dụ về điều này: mở rộng giao dịch cho phép áp dụng các loại tiền tệ, thiết lập các công cụ ngắt mạch điện tử, điều đó làm đóng băng thị trường chứng khoán khi chứng khoán sụt giảm và đặt giá bán tối đa cho một số mặt hàng nhất định. Các công ty Trung cộng cũng đang phát triển quyền sở hữu và liên kết với chính phủ.
Nhiều công ty tư nhân bề ngoài có liên kết với Nhà nước-Đảng hoặc Quân đội và có thể được mô tả là các công ty được nhà nước hậu thuẫn.
Các doanh nghiệp nhà nước cũng đang trở nên định hướng thị trường hơn.
Cơ quan quản lý Trung cộng giám sát các doanh nghiệp nhà nước của Trung cộng đang áp dụng mô hình sở hữu hỗn hợp cho một số ít doanh nghiệp nhà nước ở cấp địa phương bao gồm cả việc bán cổ phiếu giao dịch công khai. Những bước tiến nhỏ này dưới thời Tập Cận Bình gợi ý hướng đi tương lai của nhiều công ty: như công ty Nhà nước-Tư nhân hỗn hợp.
Đánh giá chiến lược kinh tế của Trung cộng:
Các kế hoạch tăng trưởng kinh tế dài hạn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm cả xu hướng nhân khẩu học: số lượng nhân dân Trung cộng trong độ tuổi lao động sẽ giảm, năng lượng kinh tế giảm và tốc độ tăng trưởng giảm. Thị trường lao động với ít công nhân thường xảy ra các đợt giảm giá và tiền lương giảm khi số lượng người tiêu thụ mua hàng hóa giảm. Các nhà lãnh đạo CHNDTH có ý thức về các cuộc đấu tranh nhân khẩu học của Nhật Bản để đáp ứng nhu cầu lao động trong ngành. Cũng có mối quan tâm là các vấn đề phúc lợi quan trọng vì số người trong độ tuổi lao động sẽ phải hỗ trợ cho số người già nhanh chóng.
Nhìn về phía trước, tỷ lệ dân số Trung cộng ở độ tuổi lao động sẽ giảm gần 10% từ năm 2015 đến năm 2050. Trung cộng có thể không tránh khỏi sự sụt giảm nhân khẩu học mạnh mẽ mà phải mất hàng thập niên để vạch ra. Số lượng thống kê ban đầu sau khi hủy bỏ chánh sách Một con và thực thi chánh sách Hai con cho thấy Trung cộng vẫn không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng dân số vài triệu người mỗi năm. Trung cộng cũng phải đối mặt với một loạt các vấn đề môi trường nghiêm trọng như không khí ô nhiễm; nạn phá rừng; thiếu nước; và thách thức lâu dài sự hâm nóng toàn cầu, chưa kể khi mực nước biển dâng cao. Hơn nữa người dân Trung cộng rất không tin tưởng vào thực phẩm sản xuất trong nước vì các vụ bê bối nhiễm độc và ô nhiễm trong những năm gần đây. Một trong những điều gây sốc nhất liên quan đến sữa bột trẻ em. Kết quả là nhiều người tiêu thụ ở Trung cộng tìm mua các nhãn hiệu nước ngoài đặc biệt là sữa bột. Trong thời gian còn lại của chính quyền, ông Tập Cận Bình có một loạt các ưu tiên đơn giản:
Đầu tiên ông đặt mục tiêu bảo đảm sự ổn định kinh tế và có thể sẽ sử dụng các công cụ chánh sách quen thuộc; kiểm soát thị trường vốn và bất động sản cùng với việc gia tăng sự tham gia của nhà nước vào nền kinh tế bình thường. Nếu sự ổn định này được duy trì, Tập sẽ bắt đầu thực hiện các hành động gia tăng đối với vai trò tăng trưởng của thị trường, nhưng luôn luôn có nhà nước Đảng hướng dẫn Trong những thập niên tới, “Một vành đai, một con đường” có thể hoặc không đạt được mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn với các quốc gia hội viên và phát triển thị trường xuất khẩu nước ngoài cho hàng hóa Trung cộng. Nhập khẩu từ các quốc gia trong “Một vành đai, một con đường” cũng có thể tăng lên nhờ sự tiếp cận của nền kinh tế Trung cộng với người tiêu thụ. Đến năm 2050 nhiều khả năng Trung cộng sẽ phối hợp kỹ thuật vào nhiều lãnh vực chủ chốt của mình và thậm chí có thể đứng đầu thế giới trong một số lĩnh vực kỹ thuật nhất định. Ngành công nghiệp Trung cộng có thể chuyển từ cải tiến đột phá sang đổi mới đột phá và phát triển các lĩnh vực sản xuất có giá trị gia tăng cao có thể thách thức các nhà lãnh đạo xuất khẩu thế giới truyền thống, như Đức và Nhật Bản. Các ngành công nghiệp cụ thể mà Trung cộng được coi là dẫn đầu bao gồm “gen” (genomic), siêu máy tính và thậm chí là các công nghệ tiên tiến chẳng hạn như điện toán lượng tử. Đây là tất cả lĩnh vực mà Trung cộng đã cho thấy những tiến bộ gần đây hoặc các kỹ thuật hàng đầu thế giới. Trung cộng cũng đặt ra các mục tiêu quốc gia đầy tham vọng trong Khoa học & Kỹ thuật, đây là chủ đề của phần tiếp theo.
Tái cấu trúc Khoa học & Kỹ thuật (S &T):
Củng cố thành công cạnh tranh cả về kinh tế và quân sự. Trong vài thập niên qua, Trung cộng đã gia tăng đáng kể đầu tư vào Khoa học & Kỹ thuật và Trung cộng có kế hoạch tiếp tục đầu tư cơ sở Khoa học & Kỹ thuật trong những thập niên tới. Những khoản đầu tư đó sẽ tiếp tục nâng cao năng lực Khoa học & Kỹ thuật của Trung cộng. Tuy nhiên những hạn chế vẫn nằm ở chất lượng, hiệu quả và tính sáng tạo của năng lực Khoa học & Kỹ thuật đó. Việc đạt được các mục tiêu Khoa học & Kỹ thuật của Trung cộng phụ thuộc vào ba trụ cột căn bản: lực lượng lao động được đào tạo tốt- cơ sở công nghiệp hỗ trợ và các chuyên gia đổi mới.
Lực lượng lao động được huấn luyện tốt:
Những nỗ lực Khoa học & Kỹ thuật của lực lượng lao động được đào tạo tốt chỉ có thể mở rộng quy mô với lực lượng lao động đã có sẵn, cả về số lượng và chất lượng. Một phần đáng kể của lực lượng lao động Khoa học & Kỹ thuật đòi hỏi phải học thêm sau Đại học, nghĩa là 5 đến 7 năm sau Trung học. Ngay cả các kỹ thuật viên không có bằng tốt nghiệp đòi hỏi phải có 3 đến 5 năm kinh nghiệm để thành thạo trong ngành học của họ. Có thể ít nhất từ 5 đến 10 năm để hình thành đội ngũ công nhân ban đầu trong một lĩnh vực Khoa học & Kỹ thuật mới; sẽ mất từ 10 đến 20 năm nữa để phát triển một lực lượng lao động với đầy đủ kinh nghiệm quản lý và kiến thức kỹ thuật.
Cơ sở công nghiệp hỗ trợ:
Khoa học & Kỹ thuật tiến bộ cần có sự hỗ trợ của cơ sở công nghiệp. Ít nhất người ta cần có siêu hệ thống thích hợp, thành phần cũng như khả năng sản xuất trên lĩnh vực Khoa học & Kỹ thuật mà họ phụ thuộc vào. Những cơ sở hạ tầng thử nghiệm cũng như những thí nghiệm đáng kể, chẳng hạn như: siêu máy tính, đường hầm gió, phạm vi thử nghiệm, máy gia tốc hạt v…v có thể được chia sẻ bởi cộng đồng Khoa học & Kỹ thuật. Cơ sở hạ tầng này thường được chánh phủ trợ cấp nhưng có thể được điều hành bởi chánh phủ, bởi các tổ chức tư nhân hoặc tập đoàn. Nếu không có các cơ sở chung như vậy, người ta không thể đạt được hiệu quả quy mô để cạnh tranh toàn cầu. Hiệu quả lớn nhất đạt được khi cơ sở công nghiệp trở nên cạnh tranh toàn cầu trong lĩnh vực Khoa học & Kỹ thuật. Các nguồn hỗ trợ cơ sở công nghiệp sau đó có thể được thực hiện từ cả hai hoạt động của chính phủ và thương mại
Sự hỗ trợ đổi mới:
Các vấn đề xã hội rộng lớn hơn cũng tác động đến khả năng cạnh tranh của Khoa học & Kỹ thuật. Luật Tài sản trí tuệ, các tổ chức và mạng lưới Khoa học & Kỹ thuật, các quyền tự do học thuật đều đóng vai trò quan trọng. Nếu không có hiến pháp bảo vệ quyền Tài sản trí tuệ, các nhà cải cách có khuynh hướng không chia sẻ tiến bộ Khoa học & Kỹ thuật của họ hoặc cộng tác làm việc. Các tổ chức Khoa học & Kỹ thuật cho dù là trường đại học, phòng thí nghiệm của chánh phủ hay ngành công nghiệp, thường được kết nối với nhau thông qua các tổ chức nghề nghiệp hoặc mạng lưới cá nhân để tạo ra hiệu quả hoặc đổi mới. Cuối cùng nghiên cứu tiên tiến ban đầu thường không được cơ sở đánh giá đầy đủ; quyền tự do học thuật thường rất cần thiết cho phép phát triển Khoa học & Kỹ thuật đột phá, ngay cả khi tỷ lệ thất bại cao.
Các mục tiêu ngắn hạn (5 năm tới) trong tương lai:
Cam kết của Trung cộng trong việc xây dựng cơ sở Khoa học & Kỹ thuật rất rõ ràng. Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 đề cập đến sự đổi mới là “động lực chính để phát triển”và kêu gọi đổi mới được đặt ở trọng tâm của sự phát triển và tiến bộ của Trung cộng trong mọi lĩnh vực, từ lý thuyết đến thể chế, khoa học , công nghệ và văn hóa. Đổi mới phải thấm nhuần công việc của Đảng và Nhà nước và trở thành một bộ phận cơ hữu của xã hội. Nó bao gồm các chương về bảo đảm đổi mới trong khoa học và công nghệ hàng đầu. Phát triển nguồn nhân lực, và phát triển các ngành công nghiệp chiến lược mới “để hướng dẫn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục và công nghiệp. Thậm chí còn liên kết tăng trưởng Khoa học & Kỹ thuật của Trung cộng với việc phát triển quốc phòng, nêu rõ mục tiêu Trung cộng là phát triển các khả năng chiến đấu mới, tăng cường phát triển Khoa học & Kỹ thuật liên quan đến quốc phòng, thiết bị và hậu cần hiện đại, thực hiện huấn luyện chiến đấu và tăng cường khả năng chiến đấu chung dựa trên hệ thống thông tin mạng của quân đội. Trung cộng đã nhanh chóng phát triển hệ thống Đại học của mình, có các kế hoạch phát triển công nghiệp do chánh phủ ban hành tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao và đã cam kết nguồn lực quân sự đáng kể cho các ưu tiên Khoa học & Kỹ thuật. Một mặt những sáng kiến này được chánh phủ Trung cộng lên kế hoạch tập trung và có nguồn lực tốt; mặt khác số lượng không bao hàm chất lượng.
Đầu tư vào Nghiên cứu & Phát triển tính theo tỷ lệ phần trăm GDP đã tăng gấp ba lần trong 20 năm, điều này thậm chí còn ấn tượng hơn nếu xét đến tốc độ tăng trưởng GDP của Trung cộng trong những năm đó.
Trung cộng vẫn đứng sau Hoa Kỳ và các nước phát triển khác về đầu tư trong Nghiên cứu & Phát triển. Tuy nhiên vì nền kinh tế của Trung cộng lớn hơn tất cả-chỉ thua Hoa Kỳ, cho nên tổng số tiêu thụ của Trung cộng trong việc Nghiên cứu & Phát triển rất đáng kể.
Chuyển sang cơ sở công nghiệp vào năm 2010 và 2012, Quốc Vụ Viện CHNDTH đã ban hành hai văn kiện chính về các ngành “Công nghiệp chiến lược nổi bật” (SEI- Strategic Emerging Industries). Quyết định đẩy nhanh việc trồng và phát triển các ngành công nghiệp chiến lược của Kế hoạch 5 năm lần thứ 12.
Các tài liệu này ưu tiên 7 ngành:
* công nghiêp sinh học * năng lượng mới * sản xuấtt thiết bị tiên tiến .
* vật liệu mới * tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
* phương tiện năng lượng mới * công nghệ thông tin thế hệ tiếp theo.
Trong khi Trung cộng đã đầu tư và đạt được tiến bộ đáng kể trong các ngành này, nhưng vẫn chưa được coi là có tính cạnh tranh toàn cầu trong các lĩnh vực này. Một vài trường hợp ngoại lệ có thể là cổ phần đáng kể trong thị trường của bảng năng lượng mặt trời toàn cầu và các nền tảng Internet đang cạnh tranh ở Trung cộng.
(ND: Một số sơ đồ không copy được)
Các mục tiêu trung hạn (đến năm 2030):
Một bảng đánh giá gần đây về các kế hoạch và siêu dự án Khoa học & Kỹ thuật của Trung cộng đã xác định được hơn một trăm dự án. Các kế hoạch này được xây dựng dựa trên các tài liệu Công nghiệp chiến lược nổi bật (SEI – Strategic Emerging Industries) và các kế hoạch Made in China 2025 gần đây hơn.
Kế hoạch Made in China 2025 xác định 10 lĩnh vực:
* công nghệ thông tin thế hệ tiếp theo * máy công cụ và Robot điều khiển số bằng máy tính cao cấp.(CNC- Computer Numerical Control)
* thiết bị hàng không và vũ trụ * thiết bị kỹ thuật hàng hải và tàu kỹ thuật cao.
* thiết bị vận tải đường sắt tiên tiến
* phương tiện tiết kiệm năng lượng và năng lượng mới.
* thiết bị điện sản xuất
* máy móc và thiết bị nông nghiệp.
* vật liệu tiên tiến * thiết bị y sinh và y tế hiệu suất cao.
Cuối cùng những kế hoạch gần đây nhất là sự sàng lọc của những kế hoạch trong quá khứ. So sánh các kế hoạch Made in China 2025 với các ưu tiên của Công nghiệp chiến lược nổi bật (SEI) cho thấy sự chồng chéo đáng kể. Mặc dù Trung cộng có những mục tiêu rất tham vọng và đã đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng việc đạt được năng lực cạnh tranh toàn cầu vẫn chưa đạt được trong tất cả, ngoại trừ một số lĩnh vực công nghiệp
Các mục tiêu dài hạn (đến năm 2050):
Học viện khoa học Trung cộng đã phát triển một lộ trình Khoa học & Kỹ thuật cho năm 2050. Nó mô tả 8 chủ đề bao quát và 22 sáng kiến cụ thể mà phần lớn là phép ngoại suy tính tuyến đường của các chủ đề được mô tả ở trên. Tám chủ đề là:
* năng lượng và tài nguyên bền vững * hệ thống xanh bằng vật liệu tiên tiến và sản xuất thông minh.
* mạng thông tin phổ biến * công nghiệp sinh thái và nông nghiệp có giá trị cao.
* hệ thống bảo đảm sức khỏe áp dụng chung. * hệ thống phát triển bảo tồn sinh thái và môi trường.
* mở rộng hệ thống khám phá không gian và đại dương.
* an ninh quốc gia và công cộng.
Đầu tư của Trung cộng vào Khoa học & Kỹ thuật đang tăng nhanh nhưng tốc độ không duy trì được. Đồng thời số lượng Khoa học & Kỹ thuật tăng lên nhưng chất lượng vẫn chưa đủ sức cạnh tranh trên toàn cầu. Trung cộng đã mở rộng hệ thống Đại học và tăng cường đào tạo các chuyên gia về khoa học kỹ thuật. Chính phủ Trung cộng tiếp tục đầu tư vào Nghiên cứu & Phát triển phù hợp với nhiều kế hoạch phát triển công nghiệp chiến lược. Tuy nhiên lợi tức đầu tư vẫn còn kém, một phần là kết quả của hệ thống Khoa học & Kỹ thuật mở rộng quá nhanh chóng. Tuy nhiên đó cũng là do những rào cản tổ chức còn lại đã được đề cập. Để cải thiện hơn nữa chất lượng đó,đòi hỏi phải có pháp quyền đối với Tài sản trí tuệ,
quyền tự do học thuật và thị trường tự do, những thứ có thể không thích hợp với hệ thống cộng sản của Trung cộng.
Đánh giá chiến lược Khoa học & Kỹ thuật của Trung cộng:
Trung cộng có khả năng sẽ trở nên cạnh tranh toàn cầu trong một số lĩnh vực Khoa học & Kỹ thuật do tập trung đầu tư nguồn lực đáng kể và nỗ lực sáng tạo để xây dựng quan hệ hợp tác và hệ thống đổi mới. Tuy nhiên nếu không có những thay đổi như quyền Tài sản trí tuệ và quyền tự do học thuật hiệu quả, hệ thống có khả năng vẫn kém hiệu quả so với hệ thống Khoa học & Kỹ thuật của Hoa Kỳ và các đồng minh.Trung cộng có thể sẽ tiếp tục bị giới hạn trong “túi của sự xuất sắc”: trong phần lớn các lĩnh vực Khoa học & Kỹ thuật, CHNDTH sẽ không đứng đầu trên toàn cầu. So sánh nhanh các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho thấy sự tương đồng rộng rãi. Công nghiệp chiến lược nổi bật (SEI) ngắn hạn của “ngành công nghiệp thông tin mới” được theo sau bởi kế hoạch Made in China 2025 với kỹ thuật thông tin thế hệ tiếp theo, dẫn đến hệ thống lộ trình kỹ thuật năm 2050 là “mạng thông tin phổ biến”. Các chủ đề này bao gồm phần cứng mạng, vừa cố định và di động, điện toán đám mây, siêu máy tính, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Đơn giản là Trung cộng không có bề dày về tài năng hay môi trường năng động, tự do về trí tuệ để trở thành những người đứng đầu thế giới trong tất cả các lĩnh vực này. Tuy nhiên Trung cộng có các nguồn lực để phát triển các khả năng thích hợp, chẳng hạn như truyến thông lượng tử và điểm tín dụng xã hội. Cả hai ứng dụng kỹ thuật cung cấp thông tin liên lạc bí mật và giám sát công cộng đều có ý nghĩa đối với việc kiểm soát chính trị và ổn định xã hội, đã được thảo luận trong Chương 3. Ngoài ra hãy xem xét các kỹ thuật hàng không vũ trụ – từ SEI ngắn hạn “sản xuất thiết bị cao cấp”, bao gồm hàng không, cho đến giữa giai đoạn Made in China 2025, “sản xuất hàng không và vũ trụ” cho mục tiêu dài hạn là “Hệ thống mở rộng khả năng thám hiểm không gian và đại dương” của năm 2050. Các “kỹ thuật đẩy” chẳng hạn như động cơ tên lửa rắn chủ yếu được sử dụng cho các ứng dụng quân sự, tên lửa hóa chất lỏng để phóng và thăm dò trong không gian, và động cơ máy bay với độ tin cậy và hiệu quả cao, phần lớn dựa trên các lĩnh vực kỹ thuật giống nhau.
Đơn giản là Trung cộng không có đủ nguồn nhân lực để đứng đầu hoặc so sánh ngang hàng với thế giới trong tất cả các lĩnh vực này. Vì các yếu tố quân sự và uy tín, từ trước đến nay Trung cộng ưu tiên sở hữu động cơ tên lửa rắn cho tên lửa đạn đạo và động cơ tên lửa để phóng vào vũ trụ trong khi vẫn tiếp tục mua động cơ nước ngoài cho máy bay thương mại và quân sự. Với những hạn chế đã được mô tả ở trên, mô hình này có thể sẽ lặp lại một lần nữa và một lần nữa cho đến năm 2050.
Bất cứ nơi nào CHNDTH cam kết nguồn lực của chính phủ, trực tiếp thông qua các chương trình đầu tư của chính phủ hoặc quân đội hoặc thông qua các Doanh nghiệp nhà nước được hỗ trợ bởi các ngân hàng nhà nước và các phương tiện đầu tư. Trung cộng có thể đạt được năng lực Khoa học & Kỹ thuật đẳng cấp thế giới. Tuy nhiên tiến bộ tổng thể sẽ vẫn bị hạn chế bởi nguồn nhân lực sẵn có, mất từ 10 đến 20 năm để phát triển trong bất kỳ lĩnh vực cụ thể nào và do thiếu các yếu tố hỗ trợ đổi mới, chẳng hạn như kiểm soát Tài sản trí tuệ.
Mặc dù Trung cộng duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu với một khu vực Khoa học & Kỹ thuật năng động, các quốc gia khác đặc biệt là Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản, rất có thể sẽ tiếp tục là các nhà lãnh đạo đổi mới kỹ thuật.
Kết luận:
Trung cộng đang trong giai đoạn nỗ lực bền vững và đầy tham vọng nhằm tái cân bằng ngoại giao và kinh tế cũng như tái cơ cấu lĩnh vực Khoa học & Kỹ thuật của mình, khác xa với chánh sách ngoại giao cô lập, kế hoạch hóa kinh tế tập trung và chủ nghĩa chống trí thức của thời Mao trong vài thập niên qua. Trung cộng đã đạt được những tiến bộ đáng kinh ngạc trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với thế giới, phát triển kinh tế chưa từng có, và xây dựng khu liên hợp Khoa học & Kỹ thuật do nhà nước quản lý và học tập để có quy mô phù hợp với Trung cộng.
Tuy nhiên dù có tiến bộ cũng không bắt kịp thế giới trong những lĩnh vực này mà thay vào đó là học cách đứng đầu về mặt ngoại giao, kinh tế và kỹ thuật. Trong mỗi lĩnh vực, Trung cộng đều gặp những rào cản và hạn chế bên trong để đạt được vị trí lãnh đạo như vậy, và việc giải quyết những rào cản và hạn chế đó thường mâu thuẫn với các ưu tiên về ổn định xã hội và kiểm soát chính trị.
Về mặt ngoại giao, Bắc Kinh đang nỗ lực cải thiện vị trí địa chiến lược của mình so với Hoa Ký, các cường quốc khác, các nước láng giềng của Trung cộng và các nước trong thế giới đang phát triển. Trung cộng trên thực tế là một cường quốc ngoại giao toàn cầu và đang tìm cách áp dụng một chiến lược cân bằng sẽ cho phép hoạt động hiệu quả hơn trên nhiều lĩnh vực và khu vực. Điều này bao gồm có sự khéo léo hơn tại Hội nghị thượng đỉnh và thúc đẩy hiệu quả hơn lợi ích của Trung cộng trong các môi trường đa phương. Mặc dù Trung cộng đã tung ra nhiều quả bóng ngoại giao cùng một lúc một cách ấn tượng, nhưng căng thẳng và căng thẳng càng thể hiện rõ. Thật vậy các mục tiêu ngoại giao đầy tham vọng của Trung cộng có thể bị kìm hãm bởi trên thực tế Bộ Ngoại giao chỉ là một cơ quan chính trị nhẹ ở Bắc Kinh so với các tổ chức quan liêu khác chẳng hạn như QĐGPND (PLA) và Bộ Thương mại. Do đó các giới hạn về ảnh hưởng, nguồn lực và kinh phí sẽ hạn chế hiệu quả của các nhà ngoại giao CHNDTH. Hơn nữa hợp tác liên ngành ở Trung cộng là một thách thức lớn vì tình trạng quan liêu bao cấp rất trầm trọng.
Những thách thức như vậy đặt ra câu hỏi về mức độ hiệu quả của Trung cộng trong việc thực hiện các dự án có tham vọng cao, chẳng hạn như “Một vành đai, một con đường”. Trung cộng cũng đã khởi xướng các nỗ lực tái cân bằng nền kinh tế trong nước, tái cơ cấu lại các cơ chế quan liêu và quản lý các nỗ lực đẩu tư và thương mại ở nước ngoài của Trung cộng. Trong nước Trung cộng đang chuyển từ tăng trưởng dựa vào đầu tư sang tiêu thụ và chuyển từ nền kinh tế thời đại công nghiệp sang nền kinh tế thời đại thông tin. Hơn nữa Trung cộng đang tìm cách biến mình thành một trung tâm vận tải và hậu cần trong khu vực và toàn cầu. Mục đích là tạo ra sự phụ thuộc kinh tế khu vực và kích thích tăng trưởng kinh tế Trung cộng. Các nhà quy hoạch của CHNDTH tập trung vào các sáng kiến quy mô lớn, bao gồm cả quy hoạch đô thị. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung cộng đã giảm nhưng vẫn tiếp trục duy trì trên mức trung bình toàn cầu. Những kế hoạch đầy tham vọng này đối mặt với những thách thức đáng kể, bao gồm thay đổi nhân khẩu học và một loạt các vấn đề môi trường. Nền kinh tế Trung cộng cũng dễ bị ảnh hưởng bởi sự hỗn loạn của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên Trung cộng dự kiến sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào khoảng sau năm 2030. Chiến lược Khoa học & Kỹ thuật bao trùm của Trung cộng là tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự đổi mới. Những nỗ lực gần đây đã tập trung vào việc giải quyết những hạn chế, chẳng hạn như chất lượng của lực lượng lao động Khoa học & Kỹ thuật, bằng cách cải thiện hệ thống giáo dục Đại học và tái cơ cấu bộ máy Nghiên cứu & Phát triển để nâng cao hiệu quả của tổ chức. Đặc thù của kỹ thuật quốc phòng là nỗ lực kết hợp dân sự – quân sự nhằm tìm kiếm sức mạnh tổng hợp giữa Khoa học & Kỹ thuật, thương mại và quốc phòng. Trong trung hạn, Trung cộng có nhiều kế hoạch phát triển công nghiệp và kỹ thuật xác định các lĩnh vực chính để chính phủ đầu tư, từ hàng không, năng lượng đến công nghệ sinh học. Dựa trên các kế hoạch đó, các bộ ngành khác nhau của chính phủ sẽ hoạch định chính sách và phân phối các nguồn lực để khuyến khích các Doanh nghiệp nhà nước đầu tư.
Về lâu dài, sự chú ý tập trung vào nỗ lực đột phá kỹ thuật trong các lĩnh vực như tin sinh học, điện toán lượng tử, phân cách và dung hợp nguyên tử. Chiến lược Khoa học & Kỹ thuật đầy tham vọng này phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Ngay cả các nguồn lực Khoa học & Kỹ thuật của Trung cộng cũng không phải là vô hạn và cạnh tranh toàn cầu đang khốc liệt hơn bao giờ hết. CHNDTH sẽ phải lựa chọn khía cạnh Khoa học & Kỹ thuật nào mà mình sẽ cạnh tranh. Ngoài ra văn hóa, chính trị và tổ chức của Trung cộng tạo ra các rào cản đối với việc phát triển các yếu tố hỗ trợ đổi mới, chẳng hạn như cải thiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và nuôi dưỡng một môi trường tự do trí tuệ thật sự.
(Hết Chương 4).
(Xem tiếp Chương 5: Tái cấu trúc Quốc phòng)
Hoàng Đình Khuê
Ngày 4 /10/2020
Thơ
Giấc Mơ Đại Bàng
Ta buồn nốc cạn men say
Uống xem con Tạo lá lay, xoay tròn
Giang sơn đổi chủ, hãy còn
Trông vời cố quốc mỏi mòn biệt xa
Hạc già cánh yếu, thiệt là…
Đời mình như bóng xế tà đìu hiu
Quê hương mãi mãi dấu yêu
Sài Gòn tên đổi, hận khêu tấc lòng
Ta mơ cưỡi ngọn thần phong
Đại bàng vương móng đợi đông, săn lùng…
Giấc Mơ Hồi Hương
Men say túy lúy mộng còn vương
Phất phới cờ bay lửa chiến trường
Đất khách mơ nhìn vầng sáng nguyệt
Xứ người tưởng thấy ánh quang dương
Đã nghe ấm lại hồn vong quốc
Mà cảm bùng lên nắng ngập đường
Ba sọc đỏ tươi nhân bản quá
Một nền vàng thắm rạng quê hương
Duy Anh
http://www.saimonthidan.com/index.php?c=article&p=18767
Chào vĩnh biệt
đồng chí Cựu Trung tá Thủy Quân Lục Chiến (TQLC)
Nguyễn Văn Phán
Pháp danh: Thiện Phúc
Sinh ngày: 01 tháng 12 năm 1940, Tại: Thừa Thiên – Huế, Việt Nam
Tạ thế: ngày 01 tháng 12 năm 2020, Tại: Houston Texas, Hoa Kỳ
Hưởng thọ: 80 tuổi
Trong chiến tranh Việt Nam, Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến là hai binh chủng mà Việt Cộng cố tránh đối đầu càng nhiều càng tốt. Một trong những yếu tố khiến hai binh chủng này làm quân đội miền Bắc khiếp đảm là vì họ có cấp chỉ huy giỏi.
Mỗi tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến đều mang một tên riêng, trong đó có Tiểu đoàn 2 Trâu Điên và Tiểu Đoàn 8 Ó Biển.
Cựu Trung Tá Nguyễn Văn Phán, Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 8 Ó Biển, một người con của Huế, đã từ trần ngày 1 tháng 12 vừa qua tại Houston, tiểu bang Texas, thọ 80 tuổi.
Như một lời tiễn biệt Ó Biển giữa lúc đại dịch Covid, chúng tôi xin mời bạn đọc DLB xem lại tường thuật của Trung tá Phán về trận đánh tái chiếm Kỳ Đài ở Huế trong đợt Tết Mậu Thân 1968. Lúc đó, ông còn là Đại úy Đại đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 1 Quái Điểu.
Kế tiếp là một bài thơ của ông trong một ngày buồn ở Mỹ sau năm 1975.
Huế, Tôi và Mậu Thân – Tác giả: Mũ Xanh Nguyễn Văn Phán
Từ Cai Lậy về thủ đô Sài Gòn, nhập ngay vào đánh giải tỏa trại Cổ Loa của Thiết Giáp và Xóm Mới Gia Ðịnh xong xuôi, Quái Ðiểu Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến về nằm dọc đường Ngô Tùng Châu, Gia Định.
Mười hai giờ khuya họp Tiểu Đoàn, 2 giờ sáng có mặt tại Tân Sơn Nhất, 4 giờ sáng lên máy bay đi, đi đâu không biết.
Ðồ khô và tái trang bị không lãnh kịp. Cứ lên phi trường rồi hay. Ðó đây những loạt pháo kích, những loạt đại liên rời rạc, những đốm hỏa châu lũng lẳng trên bầu trời.
Tôi để lại đằng sau một Sài Gòn mang nặng bộ mặt chiến tranh. Những chiếc máy bay C.13O khổng lồ nuốt gọn 8OO Quái Ðiểu và đưa chúng tôi lên cao trong đêm tối mịt mùng.
– Ði đâu bây?
– Nha Trang, tao nghe Nha Trang đang có đánh nặng.
Lượm, Ðại Đội Trưởng Ðại Đội 1, dân Nha Trang, trả lời. Tôn, Ðại Đội Trưởng Ðại Đội 2 là dân Ðà Lạt, cãi: – Ðà Lạt.
Phán Phu Nhơn nói:
– Ði đâu cũng được, đổi vùng là khoái rồi.
(Khi vào quân trường, Phán trình diện: Tui chánh quán làng Phú Nhơn, ở gần hồ Tịnh Tâm, quận Thành Nội, Huế. Thế là sau đấy, giữa lửa đạn và thịt đổ xương rơi, qua tiếng thét trong máy truyền tin, cái tên ngụy trang “Phu Nhơn” ra đời, nghe thật lạ tai!)
– Máy bay chi bay mãi ri bây?
Thời tiết thật xấu, và rồi bánh phi cơ cũng chạm đất, những cặp mắt đổ dồn ra khung cửa sổ máy bay. Phú Bài!
Cơn gió cắt da, bãi cát trắng trải dài, mưa nặng hột. Thiếu áo lạnh, tất cả đều quấn Poncho đứng nhìn đoàn người gánh gồng xuôi ngược, hấp tấp và lo sợ, một số về Truồi, một số lên Giạ Lê, An Cựu.
Phú Bài đó, Tịnh Tâm đó, Cầu Kho đó, Mạ, dì, chị và em mình đó mà không liên lạc được. Tình hình không biết sao, ruột như lửa đốt. Trách nhiệm nặng nề, tôi nằm trằn trọc suy nghĩ thật nhiều để chờ sáng mai. Kỷ niệm thời đi học kéo về trong trí tôi, đẹp quá, nhẹ nhàng quá, vụng dại quá.
Mười giờ sáng, đoàn GMC đưa chúng tôi về Huế. Qua Giạ Lê, đồng bào hỗn loạn, nét lo âu hiện rõ trên mặt. Tới An Cựu, dân chúng thưa thớt, nhà hai bên đường đóng kín cửa. Dọc quốc lộ 1 từ Huế về Phú Bài, binh sĩ Nhảy Dù từng toán dìu nhau âm thầm đếm bước. Những cái nhìn như nhắn gửi, như lo sợ giùm chúng tôi. Mạnh, Ðại Úy Nhảy Dù, cùng khóa cho tôi biết:
– Huế tang thương và điêu tàn lắm Phán ơi. Thừa (cùng khóa) chết, Phạm Như Ðà Lạt bị thương…
Mạnh khắp người băng bó đang được hai đệ tử dìu đi bộ về phi trường Phú Bài. Mạnh tiếp:
– Phán, mày cẩn thận. Không yểm trợ, không thực phẩm, không tiếp liệu, thời tiết quá xấu. Tụi nó chiếm hết thành phố, Ðại Nội, Gia Hội. Tụi nó chốt rất kỹ, chỉ còn cái lõm nhỏ ở Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 tại Mang Cá*.
(*Sau này tôi được nghe nói: Vì nghe tin Tướng Ngô Quang Trưởng kẹt nặng nên Đại Bàng Lê Quang Lưỡng, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn Nhảy Dù đã xua quân đi bộ từ cây số 17 về Huế để cứu Tướng Trưởng. Tôi xin Tướng Lưỡng cho tôi được nghiêng mình chào Ông một cách đầy kính phục cho cái tình nghĩa huynh đệ không bút nào tả nổi này. Ðể đáp trọn tình nghĩa, Lữ Đoàn của Đại Bàng Lưỡng cũng hao hụt nặng nề).
Ðoàn xe dừng lại bên hông đại học Văn Khoa, cách con đường là trường Kiểu Mẫu mới xây, đối diện là đài phát thanh Huế, và trước mặt là cầu Trường Tiền, chiếc cầu tượng trưng cho xứ Huế, chiếc cầu đã hàng ngàn, hàng vạn lần qua lại, đầy ắp kỷ niệm.
Nhìn qua chợ Ðông Ba và phố Trần Hưng Ðạo mà lòng quặn thắt. Một mái chợ đã sập, những cột khói ngút trời cách khoảng. Từ đầu đường đến cuối đường Trần Hưng Ðạo không một bóng người. Nhìn bên phải là cầu Gia Hội vắng tanh, những cột khói khác vươn lên… Cả thành phố đã chết, Huế tôi tang thương đến thế sao! Một nhịp cầu đã sập, tôi nghĩ vành khăn tang đã cuốn lấy Huế.
Xuống tàu tại chân cầu Trường Tiền, xuôi dòng Hương xanh biếc ngang Gia Hội, quẹo trái sông Hang Bè, cầu Ðông Ba đó, có tiệm La Ngu ngày xưa chúng tôi thường mua dụng cụ học trò. Tiếp tục xuống ngang tiệm gạo Mụ Ðội, có người con gái đẹp não nùng tên Xuân mà con trai Huế lứa tuổi tôi đều hơn một lần đi qua đó để nhìn người con gái trời cho đẹp. Qua trường Bình Minh, nơi tôi học năm Đệ Tam, nhiều kỷ niệm đẹp. Ðến Bao Vinh, dân chúng nhốn nháo khi thấy một đơn vị lớn đang đổ bộ tại bến đò.
Tôi hướng dẫn đơn vị vào Mang Cá Nhỏ để tới bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Ðịch chào đón bằng hàng loạt hỏa tiễn 107 và 122. Tất cả nằm sát bờ tường để tránh pháo và tìm chổ phòng thủ. Tôi cho lệnh Sự, Trung Úy Ðại Đội Phó, kiểm soát con cái và chuẩn bị cơm chiều. Trung Úy Sự là sĩ quan trẻ, có tài và đầy nhiệt huyết, xuất thân Khóa 19 Võ Bị Ðà Lạt, thủ môn đội tuyển Nha Trang, đúng là đa năng đa hiệu.
Tôi dự buổi họp Tiểu Đoàn khẩn cấp và quan trọng. Tiểu Đoàn Trưởng ra lệnh:
– Phu Nhơn rành địa thế dẫn đầu, 8 giờ sáng mai xuất phát. Kế tiếp là Tôn, Ðại Đội 1, Lượm Ðại Đội 2, tiếp theo là Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn cùng Ðại Đội Chỉ Huy, sau cùng là Tòng Ðại Đội 4. Mục tiêu Phu Nhân phải chiếm là trường tiểu học Trần Cao Vân. Trước trường có thành Quân Cụ, vào khoảng một đại đội ta đóng ở đó, không biết còn hay mất.
Phán hỏi:
– Còn phi trường Thành Nội thì sao? Tình hình trong Ðại Nội, Thiếu Tá có nắm vững không?
– Không rõ, tụi nó chiếm hết, chốt rất kỹ. Tất cả các cửa Thành Nội tụi nó đều kiền và chốt rất chặt. Cửa Hữu, cửa Chánh Tây, cửa Sập, cửa An Hòa, cửa Ðông Ba, Kỳ Đài Phú Vân Lâu v.v.. tụi nó đều chiếm hết.
Trong óc tôi, một bản đồ chi tiết hiện ra rất rõ cho một cuộc hành quân mà tình hình tôi nắm không được vững. Tôi cố tìm một con đường ngắn và an toàn nhất cho đơn vị để tới mục tiêu. Có rất nhiều đường đưa tới trường Trần Cao Vân, nơi từ 9 tuổi đến 19 tuổi tôi đã bao nhiêu lần đi lại. Con đường nào cũng đầy hoa và mộng, nay tôi đang tìm một con đường không có máu để cho anh em chúng tôi đi.
Tám giờ sáng, tất cả gọn gàng, sẵn sàng di chuyển. Ba trăm thước đường từ Mang Cá đến nhà tôi sao quá dài. Bồn chồn, nóng ruột vì nơi đó Mạ tôi, dì tôi, chị tôi và em trai út của tôi đang trông ngóng. Không biết có bị gì không?
Thiếu Uý Duật, Trung Đội Trưởng Trung Đội 2 dẫn đầu. Duật xuất thân Khóa 21 Ðà Lạt, hăng say, gan, thích xóc đĩa và gái đẹp, uống rượu rất ít, chỉ phá mồi. Phán và Ban Chỉ Huy Đại Đội kế tiếp. Thiếu Uý Nghênh, Trung Đội Trưởng Trung Đội 1 tiếp theo. Nghênh xuất thân từ “Commando Du Nord”, kinh nghiệm, gan lỳ, thích đánh phé nhưng đánh nhỏ, rượu rất ít và không thích gái. Kế đến là Thượng Sĩ Nhất Mã Khện, Trung Đội Trưởng Trung Đội 3, xuất thân Commando trong Nam, rất gan lỳ, ít nói, mê rượu, không mê gái. Sau cùng là Thượng Sĩ Nhất Hải, Trung Đội Trưởng Trung Đội súng nặng. Hải xuất thân “Commando Du Nord”, người Nùng, lỳ lợm già dặn chiến trường, không rượu, không gái và không thuốc lá.
Hai bên đường dân chúng đứng chen chúc, vẻ mặt hớn hở, thật tội nghiệp cho họ. Lần lần những khuôn mặt quen thuộc hiện ra, những cánh tay vẫy chào, nào mụ Ðội Dậu, mụ Ba, ông Sung, ông Dung, anh Thiên chủ bàn Ping Pong… Những tiếng nói đó đây:
– Anh Phán đó tề! Anh Phán! Anh Phán…
Tiếng gọi lớn dần và lan dài suốt con đường tôi đi.
Con hẻm sát hồ Tịnh Tâm là đường vào nhà tôi. Mạ tôi đó, dì, chị và em tôi đó, xao xuyến quá! Tôi đi nhanh đến ôm Mạ tôi, dì và chị tôi khóc như mưa. Thằng em luống cuống chạy quanh, bị Mạ tôi nạt:
– Mi chạy mau vô nhà lấy khúc cá kho khô và đòn bánh tét gói lại đem ra đây bới cho anh mi.
Mạ tôi dụi vào tay tôi chai dầu Nhị thiên đường:
– Con xức cho khỏi gió.
Lính đi ngang hỏi nhau:
– Mạ Ðại Úy sao đầu trọc lóc vậy bây?.
– Bà ấy đi tu để phước cho con, tụi mình cũng được hưởng ké đấy.
Phán và âm thoại viên vẫn còn dừng lại:
– Nhà mình có răng không Mạ? Bà con thân thuộc có ai bị chi không?
– Nhà ông Quế chủ quán Chiêu bị trúng hai trái nhưng người thì không răng. Nhà mình bị ngói đổ một góc, cây đào bị gãy ngọn. Còn thằng Chỉ không biết đi mô.
Chỉ là bạn tôi xuất thân Khóa 17 Võ Bị Ðà Lạt. Tôi xót xa đắng miệng:
– Thôi con đi, Mạ và gia đình đừng lo cho con.
Mạ tôi khóc òa, tôi thật não lòng. Những tiếng gọi anh Phán, anh Phán tiếp tục vang lên cho đến giữa hồ Tịnh Tâm.
Tiếng gọi, giọt nước mắt và những cánh tay chào vẫy, phải chăng nhắc nhở trách nhiệm của tôi. Bây giờ là lúc đền đáp ơn sâu nghĩa nặng. Vinh dự này thật khổ. Máu nóng sôi trong người, tôi và hai âm thoại viên vượt lên đi với trung đội đầu.
Cuối hồ Tịnh Tâm là đường Tịnh Tâm, tôi cho lệnh quẹo tay mặt theo đường lên nhà ông Ngự Ðạt. Như vậy bên hông mặt của con cái tôi lúc nào cũng có bức thành và cái hồ che chở. Cuối đường Tịnh Tâm quẹo trái là trường tiểu học Ðoàn Thị Ðiểm, nhưng tôi không đi con đường này. Tiếp tục đi thẳng qua một con hẻm nhỏ, con đường đã bao lần đi lại, nào ăn cắp me, nào trộm sấu, nào hái xoài, nào đào sen, nào học thi, nào thăm người yêu… Con đường nào cũng nhắc tôi bao kỷ niệm yêu dấu khôn quên.
Ðến Canh Nông, chưa thấy phản ứng nào của địch, gần sân bay Thành Nội dân chúng thưa thớt và kinh hãi. Tôi cho dừng quân bên này đường, một ông già mách:
– Con đường ni bị bắn rất rát, từ trong cửa Hòa Bình ở Ðại Nội bắn ra.
– Còn sân bay Thành Nội ra sao ôn, có ai khôn?
– Ðánh nhau mấy ngày ni dữ lắm, mà tui không biết răng, không biết mình hơn hay thua nữa.
Tôi chỉ con đường và hướng dẫn Duật: Băng qua khỏi con đường này, đến một xóm nhà, qua một cái cống thì bên trái là thành Quân cụ. Nghênh và Mã Khện yểm trợ hông mặt cho Duật, và sau đó băng qua đường theo tôi. Con đường chỉ có 5 thước mà hơn một giờ mới vượt qua với 6 thằng em rớt rụng trên mặt đất. Lần mò theo mép đường tới sát ống cống, tôi cho dừng lại, phi trường vắng tanh. Tôi bảo Duật:
– Mày cho một thằng con nhỏ qua trước làm đầu cầu bên kia cống, sau đó cho tất cả con cái mày qua rờ vào thành Quân Cụ, chờ tau lên.
Thành Quân Cụ cao khỏi đầu người, không liên lạc được với bên trong. Tất cả con cái nằm sát thành để tôi và đám cận vệ bò tới cổng chính. Loáng oáng thấy nón sắt, Field -Jacket, giây ba chạc, không phải tụi nó đâu, chắc chắn là bạn rồi. Thằng đệ tử tôi gọi lớn:
-Ê! Thủy Quân Lục Chiến đây.
Một loạt đạn bay qua khỏi đầu một cách rùng rợn. Bò lết vào tới trong đồn, ông trưởng đồn nói tiếng Huế đặc sệt, ông là Trung Uý Cát, thủ môn nổi tiếng của Huế:
– Ðại Úy ơi, 7 ngày không ra vào nổi, nó bao hết. Trường Trần Cao Vân, Ðại Nội, xóm nhà trước mặt và bao quanh đồn tụi nó chốt hết. Nhà bảo sanh sau lưng trường cách một cái hồ tụi nó cũng chiếm luôn. Dân chúng chạy hết rồi, không còn ai cả. Tụi nó pháo liên miên, không cho ngóc đầu được, đủ loại: 61, 82 hỏa tiễn 107, 122. Tôi ráng cố thủ đây được ngày mô hay ngày nấy, còn ngoài nớ tôi không liên lạc được nên không biết tình hình các nơi khác ra răng.
Tôi trở ra báo cáo về Tiểu Đoàn, lệnh của Tiểu Đoàn Trưởng:
– Phu Nhơn chiếm cho bằng được trường Trần Cao Vân, dọn sạch chung quanh. Tiểu Đoàn Trưởng và Bộ Chỉ Huy sẽ lên ở trại Quân Cụ. Quan sát địa thế thêm một lần nữa, trước mặt trường là cái am lên đồng, bên cạnh là quán hớt tóc lợp tranh chỉ có một ghế ngồi. Sát đó là ngã ba đường, một đường chạy lên cửa Sập, một chạy về trường Ðào Duy Từ và một chạy đến trường Trần Cao Vân. Có bốn năm cái đầu lố nhố bên trong trường. Duật phải chiếm am trước, trong trường bắn ra mãnh liệt, có cả B.40. Tôi ra lệnh Nghênh và Mã Khện cầm chân hỏa lực trong trường học. Duật chiếm xong am không một tổn thất. Tôi gọi Thượng Sĩ Hải đem hai đại liên và một 57 không giật lên tăng cường cho Duật để Duật yểm trợ cho Mã Khện vào trường. Sau 45 phút dùng mưu kế cùng với hỏa lực và sự gan dạ, kinh nghiệm, Mã Khện đã chiếm được một lớp của trường. Nghênh tràn vào cùng với Mã Khện lục soát và làm sạch sẽ. Hỏa lực từ góc Thành Nội đổ dồn về phía trường học, không sao, có thành của các lớp học che chở.
Tôi kêu Sự :
– Pháo binh có chưa? Kêu về đại bàng Thanh Hoá cứ bắn vào góc thành cho tau.
Ðến chiều vẫn không có một trái pháo bắn, anh em tôi có 7 đã lót đường cho mục tiêu đầu và 3 bị thương nặng. Tôi lên sát Duật và bảo đem cây 57 đến:
– Nhắm ngay vào góc thành, tụi nó bắn rát quá cứ “phơ” cho tau, trật trúng gì không cần, chỉ cần tiếng nổ.
Qua một vạt đất trống, trong một ngôi nhà gạch có bóng người lấp ló. Duật quay 57 nhắm thẳng:
– Nhột quá, cho em bung cái nhà này đi.
Tôi bỗng thấy có bóng đàn bà, tôi la lớn:
– Khoan bắn, nhà thầy Tiềm.
Rồi tôi băng qua đám đất trống đến nhà gặp cô và các cháu. Không thấy thầy, tôi chào cô và giới thiệu tôi học Sử Địa với thầy ở trường Bồ Ðề và khuyên cô về dưới phố. Tôi trở lại vị trí mà lòng nao nao buồn. Giờ này vẫn chưa có pháo, làm sao khóa góc thành đó lại. Duật bảo con cái đào hầm hố thật kỹ, tôi dặn:
– Mày cố thủ tại đây cho Tiểu Đoàn lên.
Tôi cùng đám đệ tử lúp xúp chạy đến tiệm hớt tóc để quan sát ngã ba đường và góc Thành Nội. Tôi chợt nghe tiếng đàn bà rên la quằn quại, sau cùng chỉ còn tiếng rên nho nhỏ. Nơi góc quán tối tăm, một người đàn bà máu me khắp nửa phần thân thể, vừa bị thương nặng lại vừa sanh ra một bào thai lờ mờ tượng hình đứa bé, trông giống như con rắn mối. Xót xa, chịu không nổi, tôi ra lệnh đem chôn đứa bé ngay và chuyển người mẹ về đồn Quân Cụ cho bác sĩ Tựu cứu giúp.
Ðến lúc ấy đại đội tôi đã có 13 chết, 3 bị thương nặng để trải thảm cho đơn vị.
Tối đó, Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đến trại Quân Cụ. Sáng hôm sau, Tiểu Đoàn Trưởng cho Ðại Đội 2 của Tôn và Ðại Đội 1 của Lượm dưới sự chỉ huy của đại ca Ðã, Tiểu Đoàn Phó, chiếm nhà bảo sanh. Ðoạn đường có 30 thước, cách một hồ nhỏ mà phải trả bằng 50 đứa con thân yêu. Sau 8 tiếng đồng hồ mới chiếm được nhà bảo sanh, Tôn bị thương ngay từ phút đầu, Lộc Ðại Đội Phó lên thay.
Mười ngày tiếp theo, nhìn nhau qua một con đường rộng vừa đủ cho xe chạy mà hai bên đều khựng. Mưa vẫn rơi ray rức lê thê, thỉnh thoảng cơn gió thật lạnh thổi qua. Có những trận tấn công chớp nhoáng của địch vào Ðại Đội của Lượm và Lộc đều bị đánh bật lui. Ngược lại ta cũng nhiều lần cố tràn qua bên kia nhưng không chiếm được thêm một tấc đất. Hai bên tải thương đều thấy nhau rất rõ. Lượm bị hao hụt nặng, Phu Nhân lên thay. Tôi và con cái bò lên từng toán một, địch và ta đã sát nhau, ngóc đầu lên là đạn bắn xuyên mũ sắt ngay. Hơn nửa ngày mới trám hết vị trí của Lượm. Lượm và Tòng về phòng thủ cho Tiểu Đoàn. Tối đến pháo địch đủ loại nổ vang trời. Xác chết của anh em nằm trên mặt đường, sình lớn mà không lấy được. Phía bên kia bốn năm xác địch vẫn để yên, tụi nó cũng không dám ra lấy về. Cố giữ đất, giữ vị trí và làm vài cuộc tấn công nhỏ vẫn không qua đường được.
Từ căn nhà hai tầng cuối đường nhìn xéo từ nhà bảo sanh, một thượng liên và và trung liên nồi của tụi nó kiểm soát con đường rất kỹ, dưới sự chỉ huy của một đứa con gái mặc áo choàng màu xám, tóc xỏa dài nhưng không thấy rõ mặt. Tay đứa con gái chỉ tới đâu thì đạn nổ dồn về hướng đó. Tôi nhắm bắn hai phát M16 nhưng hụt, nó trốn nhanh vào sau cửa và mất luôn.
Hai mươi ngày nằm chịu pháo và bị bắn sẻ, tối nào hai bên cũng rà máy chửi nhau. Theo dõi máy, đột nhiên tôi bắt được một câu báo cáo của tụi nó:
– Bồ câu hết thóc!
Tôi nghĩ ngay tụi nó đang thiếu đạn, nếu cứ nằm như thế này, một lúc nào đó tụi nó tập trung tấn công, mình cũng sẽ bị mất vị trí ngay, chỉ vì áp lực quá nặng nề, tổn thất nhiều, tinh thần anh em quá mệt mỏi. Tôi đi đến kết luận riêng: “Nếu mình không đánh nó, chắc chắn nó sẽ tấn công mình”. Tôi trình với Tiểu Đoàn Trưởng:
– Thiếu Tá cho tôi luôn thằng 2 để tôi tấn công tụi nó. Tôi thấy tinh thần anh em xuống quá và sức khỏe ngày càng hao hụt.
Tiểu đoàn trưởng không cho, bắt ráng giữ vị trí. Phu Nhơn năn nỉ:
– Nếu không thì cho tôi đột kích, tôi cùng vài toán nhỏ tràn qua đường đánh đột kích rồi rút về. Mình phải chứng minh cho tụi nó thấy mình còn đủ sức chơi tụi nó, thời tụi nó không dám tấn công mình.
Tiểu đoàn trưởng nói:
– Làm kế hoạch xong cho tôi hay.
Tại hầm của tôi anh em đang chờ, họ gồm: Lộc Ðại đội 2, Sự Ðại đội phó của tôi, Duật, Nghênh và Mã Khện. Tôi nói:
– Nằm chờ lâu tau chán quá, chỉ muốn qua đột kích tụi nó rồi rút về.
Tất cả im lặng, tôi tiếp:
– 4 giờ sáng mai mình đột kích, nếu giữ được vị trí thời tau cho tràn luôn. Bây giờ tau chọn 4 toán:
Toán 1: Phán, Ðiểu, Việt, Can, Dư và Phúc mang máy.
Toán 2: Duật và 3 người thật nhanh và gan dạ.
Toán 3: Nghênh và 3 người.
Toán 4: Thượng Sĩ Nhất Hải và 3 người.
Tất cả trang bị thật nhẹ: mỗi người 20 quả lựu đạn và hai băng đạn cong ráp ngược cho M16.
Sự và Lộc dẫn con cái ra sát bờ đường, khi thấy khói xanh thì lùa tất cả tràn qua. Nếu thấy khói màu vàng, yểm trợ tối đa cho tụi tau dọt về. Sự và Lộc hãy về lo cho con cái, đúng 4 giờ sáng sẵn sàng tại vị trí.
Duật, Nghênh và Hải ở lại, tôi nhìn anh em thật lâu rồi cho biết:
– Tau theo dõi tụi nó báo cáo qua máy, hình như tụi nó thiếu đạn. Do đó tau quyết định cuộc đột kích hôm nay.
Tôi nghiêm mặt và lạnh lùng nói:
– Hai ông Duật và Nghênh tôi chỉ định phải đi với tôi. Riêng ông Hải, tôi cho ông suy nghĩ lần nữa. Lần này đi khó trở về, ông con cái đông, muốn ở lại vị trí tôi cho phép và tôi hứa rằng tôi không nghĩ là ông thiếu can đảm.
Suy nghĩ một lát, Thượng sĩ Hải trả lời:
– Ðại úy cho tôi ở lại vị trí.
Tôi vui vẻ bằng lòng và gọi Mã Khện đến, Mã Khện đồng ý đi và xin đem theo Hạ Sĩ Nhất Mười. Tôi tiếp:
– Bây giờ các ông về chọn người xong lên gặp tôi.
Tôi ngồi suy nghĩ miên man, liều, phải liều mới cứu được đơn vị. Chiều hôm đó, lúc 4 giờ, các toán trưởng lên gặp tôi, có thêm Trung Úy Sự. Tôi hỏi lần chót:
– Có ai xin ở lại cho tôi hay.
Không ai trả lời. Tôi căn dặn Sự nhắc Lộc khi thấy khói xanh thì sao và khói vàng thì sao, phải nhớ kỹ. Tôi đưa ba toán trưởng bò đến hầm trú ẩn của nhóm tiền đồn ở sát ngã tư đường. Tôi chỉ từng căn nhà bên kia đường:
– Cái thứ nhất gần ngã tư là mục tiêu của tau, cái thứ hai kế tiếp có hàng rào là của Nghênh, căn thứ ba cũng có hàng rào và cây nhãn cao là của Mã Khện, căn thứ tư có mấy bụi chuối lớn là của Duật. Tất cả hãy quan sát cho kỹ và cố chọn một con đường tiến quân thích hợp, không cần báo cáo miễn sao thích hợp thôi.
Tôi tiếp tục quan sát mục tiêu của tôi. Căn nhà bằng gạch có nhà trên và nhà dưới, kế đó là cầu tiêu xây bằng đá lợp tôn, sát đường là cái giếng xi măng. Trước sân có hai cây vú sữa cao và sai trái. Tôi biết phải làm gì để chiếm căn nhà đó. Tôi quay lại nói:
– Lần chót tôi hỏi các ông có ý kiến gì không? Ðúng 4 giờ sáng mai tôi sẽ chiếm trước, sau đó tùy các ông bằng mọi cách phải hốt cho bằng được các mục tiêu tôi ấn định.
Trở lại vị trí, tôi dặn dò Ðiểu, Việt, Can, Dư và Phúc mang máy:
– Tối nay miễn gác, 3 giờ sáng mai gặp tau ở đây.
Sau đó tôi đi gặp Tiểu đoàn trưởng để trình bày kế hoạch. Ông nói:
– Nguy hiểm quá, không được, chết cả lũ!
Tôi nói:
– Nếu Thiếu Tá không làm bây giờ, một vài ngày nữa tụi nó chỉ cần ho là lính mình chạy hết.
Cuối cùng ông chấp thuận:
– Nhớ là có gì thì trở về liền, càng sớm càng tốt.
Tôi dạ nhưng trong đầu tôi nghĩ khác. Trước mắt tôi bây giờ không có gì ngoài đoạn đường từ tiền đồn qua cái giếng, lên cầu tiêu, tới nhà dưới rồi chiếm nhà trên. Tôi nằm suy nghĩ triền miên cho đến 3 giờ sáng.
Trước khi bò ra tuyến xuất phát, tôi nhắc Sự và Lộc một lần nữa cho chắc ăn. Bốn giờ kém mười sáng, toán tôi có mặt tại tiền đồn.
Trời vẫn mưa, mưa xứ Huế có dư âm cái lạnh của ngày Tết. Trời tối không thấy gì, tôi ngại bắn lầm nhau. Gắng chờ một chút nữa, đến 5 giờ sáng mưa vẫn không tạnh, trời vẫn tối mù. Năm giờ rưỡi, cái giếng đã nhìn thấy được. Chuẩn bị! Tôi cảm thấy hồi hộp, chỉ cần bốn cái nhảy vọt là qua bên kia đường nhưng khó như đi lên trời vì con đường này là con đường tử thần làm ranh giới bên ta và địch, là hai mươi ngày trời không nuốt nổi 5 thước đất. Rách nát bao nhiêu cũng vẫn không qua được. Bây giờ mình cắt băng khánh thành, phải làm để cứu đơn vị, phải hy sinh để cứu đồng đội.
Vừa suy nghĩ xong, tôi phóng vụt qua ôm bờ giếng. Kế tiếp là Ðiểu, Việt, Can, Dư băng theo. Tất cả ngồi ôm thành giếng, mồ hôi ra như tắm mặc dù trời lạnh như cắt. Ðiểu và Can chiếm cầu tiêu. Bỗng một loạt đạn thật giòn và thật gần, tôi quay nhìn ra đường. Phúc và cái máy nát mình nằm trên mặt đường nhựa, dưới làn đạn mịt mùng của địch. Tôi hét lớn:
– Dư, Việt chiếm nhà bếp.
Tôi theo sát lên cầu tiêu bên cạnh Ðiểu và Can. Súng và pháo nổ dồn dập, một B.40 nổ ngay trên đầu mái tôn cong, cả ba thầy trò đều bị miểng nhỏ đâm đầy mặt, tóc râu và lông mày đều bị cháy. Cầu tiêu nhỏ quá nên tôi cùng Ðiểu và Can lên nhà bếp. Tôi ra lệnh:
– Ðiểu và Dư chiếm nhà trên, lục soát thật kỹ. Ðể Việt ở lại, tôi và Can cũng lên nhà trên. Ðiểu và Can giữ cửa chính nhìn ra sân, tôi và Dư giữ cửa sổ nhìn ra vườn có nhiều luống khoai lang.
Trời sáng hẳn, tôi lắng tai chẳng nghe nhà bên cạnh có gì cả bèn bò trở ra bờ giếng và thấy Duật, Nghênh, Mã Khện vẫn còn bên kia đường. Tôi toát mồ hôi. Tôi nhìn thẳng vào mấy ổng rất nghiêm và lấy ngón tay ngoắc. Tôi không dám gọi lớn tiếng, mấy ông kia gật đầu. Tôi bò trở lên nhà trên. Lựu đạn, súng nhỏ, súng lớn nổ khắp nơi và nhất là bên phía tay mặt tôi. Tôi biết rằng tụi tôi đã băng được qua đường. Tôi hỏi khẽ:
– Thấy gì không Dư?
Dư lắc đầu, tôi nghe tiếng thì thào sát vách tường phía ngoài. Tôi đoán khoảng 7-8 người đang ở trong một cái hầm, tôi dùng ngón tay đẩy nhẹ cửa sổ. Một loạt đạn từ phía nhà đối diện xuyên ào ào vào cửa sổ. Bỗng Dư chỉ tay về phía các luống khoai, tôi đếm đủ 11 người đang bò qua, kaki Nam Ðịnh, súng AK và B.40, cách vách tường khoảng 20 thước, 15 thước rồi 10 thước. Tôi đưa súng lên lên định bóp cò thì Dư kéo lại và ra dấu dùng lựu đạn. Tôi dựng cây súng xuống thật nhẹ, hai tay rút hai trái lựu đạn miệng cắn chốt. Dư cũng thế, bốn lựu đạn ném ra cùng lúc, tiếng nổ xé trời, rồi bốn trái tiếp theo. Bên ngoài tường, tiếng hét lớn rồi tiếng rên và sau đó im lặng, tụi còn lại bò sát vào chân tường. Nhìn ra cửa, 5 xác nằm vắt trên luống khoai. Một loạt đạn nổ và tôi nghe:
– Chết em, Ðại uý!
Tôi sững sờ nhìn Dư, tay trái ôm ngón út của bàn tay mặt đầy máu, ruột của Dư đổ ra lòng thòng. Dư ngã vật ra chết tại chỗ, nơi Dư đứng có một lỗ hổng nhỏ ở vách tường. Vì mãi nhìn qua cửa sổ mà không để ý ở phía dưới: nguyên một họng AK thọc qua lỗ tường để sát bụng Dư mà nhả đạn. Tôi bắn một loạt M16 ra cửa sổ, và cứ thế hết quả này qua quả khác tôi ném tất cả lựu đạn của tôi ra ngoài bờ tường.
Hai thằng em đã hy sinh, còn bốn thầy trò phải giữ vững vị trí. Phía bên tay phải của tôi, súng vẫn nổ dữ dội. Ðến 10 giờ 30 sáng tôi cho Ðiểu liên lạc với Nghênh, Duật và Mã Khện. Ðiểu băng người ra đi, bốn căn nhà cách hau mười phút đi bộ mà hơn một tiếng đồng hồ sau Ðiểu mới về báo cáo là tất cả đã chiếm được mục tiêu. Có đoạn đường nào xa và xấu hơn đoạn đường tôi đang đi!
Toán Duật: một chết một bị thương.
Toán Mã Khện: hai chết.
Toán Nghênh: một chết một bị thương.
Tất cả là 6 chết 2 bị thương, chúng tôi còn lại 11 người tại tuyến.
Ðiểu bò ra giếng cố đem qua cho tôi một cái máy. Cột máy vào một đầu dây và quăng đầu dây kia qua cho Ðiểu kéo. Can mờ máy liên lạc với Tiểu đoàn:
– Trình đại bàng, tôi sẽ cho tràn ngập vị trí với thằng 2 của Lộc và thằng 3 của tôi.
Ðại bàng hỏi:
– Tại sao từ sáng đến giờ không chịu liên lạc với tôi? Tôi ra lệnh rút về ngay.
Phán nài nỉ:
– Ðây là dịp may, tinh thần anh em đang lên, tôi xin đại bàng cho làm luôn.
Ðại bàng Thanh Hóa nói bằng bạch văn không ngụy trang:
– Nếu anh không rút về, tôi sẽ đưa anh ra tòa án quân sự.
Khí giận bừng bừng, tôi tắt máy không trả lời, trên tay vẫn cầm trái khói xanh. Suy nghĩ thật kỹ. Suy nghĩ thật kỹ. Hơn mấy giờ để đánh mục tiêu, bốn căn nhà và một con đường ngập máu. Mưa vẫn lạnh như cắt da và mồ hôi vẫn ra như tắm.
Cuối cùng tôi đành bảo Ðiểu chuyển lệnh cho các toán:
– Rút về ngay, mạnh toán nào rút toán nấy, không chờ đợi. Mang thương binh theo, xác chết bỏ lại.
Năm thước đường đi đã khó, về còn khó hơn. Mỗi bóng người nhúc nhích là đạn nổ hàng loạt, liên hồi, đạn bắn chéo bao phía, đan lưới thật dày trên mặt đường và khắp vị trí. Làm sao trở về đây? Con cái bên kia đường đưa mắt theo dõi. Toán tôi bò ra giếng, bỗng mấy bóng đen vụt qua đường như sao xẹt, nhào vào bờ lề và được anh em kéo ra sau. Ðạn nổ dòn tan cày nát mặt đường. Ðây là mấy đứa bị thương nặng, tưởng là di chuyển không nổi, nhưng khi nghe lệnh rút chúng thu hết tàn lực vùng chạy về, chớp mắt không kịp thấy.
Hỏa lực 3 phía nổ vùi vào vị trí chúng tôi. Các toán đột kích không còn liên lạc với nhau. Ðiểu và Can vẫn giữ căn nhà. Ðịch kiểm soát con đường bằng mấy cây thượng liên và trung liên, chúng bắn liên miên. Bên kia đường, Sự và Lộc đáp lễ bằng hỏa lực cơ hữu của Khăn Tím và của 2. Tôi lấy chân đạp vào thành giếng phóng người băng qua đường, lăn mình, nhảy, chạy và té ào vô bờ lề. Anh em kéo vội tôi ra sau, tôi dừng lại bảo Lộc và Sự bắn từng loạt một để tụi nó dọt về.
Nhìn thấy Việt ngồi thành giếng trố mắt ngó về mà tội nghiệp. Sống và chết cách nhau có một con đường. Tôi hồi hộp xót xa cho mấy thằng em. Tôi vừa quay mặt hét:
– Bắn kềm mấy cây thượng liên.
Những bóng người bay vọt qua đường. Tim tôi thắt lại, đạn nổ mịt mù. Lần lượt tôi gặp Nghênh, Duật, Mã Khện và tất cả anh em. Tôi ôm ghì từng đứa, tụi nó còn sống cả. Can và Việt nhào đến ôm tôi một cách dữ dội mà đậm đà trìu mến. Lính với tay sờ người, nắm nhẹ áo tôi:
-Ðại Úy, tóc và râu Ðại Úy cháy hết rồi, mặt bị dăm nhiều chỗ.
Cả Ðại đội bất chấp đạn địch, đứng dậy nhìn nhau hãnh diện và sung sướng. Tôi báo cáo Tiểu đoàn:
– Tất cả đã về vị trí.
Bỗng tôi thấy thiếu một cái gì, tôi nhìn Can và Việt hỏi:
– Thằng Ðiểu đâu?
Tụi nó nói:
– Lần cuối cùng em thấy nó vừa khóc vừa chạy lung tung tìm Ðại Úy ở bên ấy.
– Thôi chết tau rồi, tau phải cứu nó, hai thằng bây theo tau.
Tôi, Can và Việt bò trở ra đường. Bỗng nhiên một bóng người nhảy qua khỏi hàng rào, nhảy qua khỏi miệng giếng, phóng nhanh qua đường, nhào lăn vào vị trí và la lớn:
– Ê, tụi bay thấy anh Hai đâu không?
Ðiểu đứng dậy nước mắt đầm đìa, tôi lao đến ôm Ðiểu:
– Tau định qua kiếm mày đây.
– Trời anh Hai, tụi nó nói anh Hai chết rồi. Em đi lục hết căn nhà mấy chục lần, chỉ không dám ra ngoài hè mà không thấy xác anh Hai đâu. Hôm trước Mạ có dặn nhỏ với em, phải sát bên cạnh anh Hai, nếu có gì cũng phải nhớ đem anh Hai về cho Mạ.
Tóc tai mặt mày râu ria Ðiểu cháy nám, áo quần rách bươm, nó khóc mùi mẫn vì thấy tôi còn sống. Rồi nó lại bẻn lẻn cúi đầu hai hàng nước mắt lã chã giọt xuống đất. Trong một cuộc chiến bạc bẽo lại có chút tình nghĩa trao nhau qua mấy giọt nước mắt nóng hổi. Sáu giờ chiều, xuống trình diện Tiểu Đoàn Trưởng, ông nói ngay:
– Ông làm chuyện nguy hiểm quá, lỡ kẹt bên đó thì nói làm sao với Lữ Đoàn?
Tôi dạ dạ vâng vâng cho qua rồi nghiêm mặt đề nghị:
– Thưa Thiếu Tá, ngày mai cho tôi tấn công, tôi tin chắc sẽ tràn ngập vị trí tụi nó. Cho tôi thêm thằng 2 của Lộc, để thằng 1 của Lượm đi sau thu dọn chiến lợi phẩm. Chỉ xin Thiếu Tá cho tôi hai chiếc tank kèm hai bên hông của tôi.
Ông hỏi:
– Có chắc ăn không Phán?
Tôi cương quyết:
– Chắc, và nếu tràn được vị trí Thiếu Tá cho phép tôi đánh thẳng lên Kỳ Ðài nếu kịp thời gian.
Tôi theo Tiểu Đoàn Trưởng lên trình ông Già Hự, Ðại Tá Yên Tư Lệnh Phó. Ông già chấp thuận.
Tôi trở về họp các trung đội trưởng:
– Ngày mai, 8 giờ sáng, Ðại Đội 3 Khăn Tím bên trái, Ðại Đội 2 của Lộc bên phải, dàn hàng ngang lấy con đường lên cửa Sập làm chuẩn tiến song song. Sau khi hai chiếc tank yểm trợ bằng hỏa lực xong, cả hai đại đội xung phong tràn ngập vượt qua mỗi chốt thật nhanh, không cần thâu chiến lợi phẩm, để Ðại Đội 1 đi sau làm chuyện đó. Tất cả ba lô và đồ ăn để lại, trang bị thật nhẹ, Khi tới xóm nhà sát cửa thành thì dừng lại chờ tôi.
Ðúng 8 giờ sáng ngày hôm sau, dàn quân, hai chiếc tank Ontos hạng nặng tiến lên, mỗi chiếc trang bị 6 cây đại bác 106 ly. Tôi chỉ vị trí tác xạ cho hai trưởng xa người Mỹ rồi ra lệnh khai hỏa. Hy vọng 12 cây 106 ly này sẽ san bằng mục tiêu trước mặt cho con cái tôi được dễ dàng đôi chút. Nhưng mỗi chiếc tăng chỉ bắn một phát đạn duy nhất rồi chạy lùi biến mất, không biết chạy về đâu. Tôi hết hồn, quân đã dàn xong, bắt buộc tôi phải ra lệnh xung phong. Tôi hét thật lớn, hét khản cả cổ:
-XUNG PHONG!
Cả một đoàn quân dàn hàng ngang, không một ai nhúc nhích.
Con đường trước mặt, con đường của 21 ngày máu và nước mắt, con đường tráng nhựa đẹp đẽ nhưng băng qua là đi vào cõi chết. Tôi tức giận chửi thề lung tung rồi chụp cây đại liên M.60 của người lính bên cạnh bắn một loạt dài rồi một mình tôi vừa bắn vừa băng qua đường cùng với toán cận vệ: Can, Việt, Ðiểu và hai thằng mang máy. Qua khỏi đường xông tới trước, tiếng đại liên của tôi nổ dòn. Ðúng lúc ấy cả đoàn quân đồng thanh hô xung phong và ào qua đường. Sau đó, đoàn người vượt nhanh qua mặt tôi và lướt tới trước. Súng nổ vang rền, đoàn quân tiến đều, M16 bắn vãi vào chốt, lựu đạn ném vào chốt, đạp chốt, bang chốt, lướt qua, cố giữ đội hình. Tiếng nổ inh tai liên tục, đàn áp thật mãnh liệt và chạy tới trước. Ðến 3 giờ chiều, chúng tôi đến xóm nhà sát cửa Sập.
Lính vỗ vai nhau cười làm tôi bắt cười lớn vì xóm nhà này rất quen thuộc với họ. Lính thường hay đến xóm này rồi về kể nhau nghe con này đẹp, con kia chân dài, con nọ… Nào khăn, nào thau vứt bừa bãi khắp nơi. Lính vui vẻ kể chuyện tục cho nhau nghe và hồn nhiên đùa nghịch. Những tiếng cười đầy ham muốn và thèm thuồng, hơn 40 ngày, từ vùng 4 về giải tỏa Sài Gòn rồi ra đây, không thấy mặt một người đàn bà, chỉ thấy toàn máu và mồ hôi. Tôi ra lệnh:
– Lộc và Sự mỗi ông cho 1 toán 10 người băng nhanh đến sát mặt thành rồi ngồi xuống. Toán kế tiếp chạy đến leo lên vai toán thứ nhất để toán này đồn đồn lên thành. Khi bám được mặt thành thì tác xạ tối đa và bằng mọi cách giữ vị trí để làm đầu cầu.
Con cái tôi hành động đẹp còn hơn tài tử xi nê. Tiếng đạn lớn nhỏ nổ rền, hai toán lên thành chiếm xong vị trí. Tôi cho tất cả con cái đem bàn ghế ra chất sát tường và leo lên ngay. Tiếng đạn và pháo địch vẫn mãnh liệt trên nóc thành.
Một chặng đường xương máu đã vượt qua, bây giờ mục tiêu chính, mục tiêu của niềm hãnh diện, mục tiêu của ơn sâu và nghĩa nặng: Kỳ Ðài Huế.
Ðây là nơi tượng trưng cho linh thiêng của dân tộc nói chung và cho Huế nói riêng. Duật và 20 người tiến chiếm 6 cây súng thần công to lớn, từ đó Duật dùng hỏa lực kềm địch ở cửa Ngọ Môn, yểm trợ cho Nghênh và Mã Khện chiếm Kỳ Ðài.
Ðịch bắn trả. Con cái tôi dùng hỏa lực tối đa và thần tốc tiến vào Kỳ Ðài. Phản ứng của địch bắt đầu yếu, 5 giờ 12 phút chiều, màu áo rằn ri Thủy Quân Lục Chiến đã làm chủ Kỳ Ðài. Lá cờ xanh đỏ sao vàng đầy hận thù còn ở trên không. Một thằng em rút đâu trong người ra một lá cờ vàng ba sọc đỏ thật lớn. Tôi gọi về Tiểu đoàn:
– Tất cả đã sạch sẽ, xin Thiếu Tá cho tôi treo cờ.
Tôi nhớ rõ lệnh của Trung tướng Lê Nguyên Khang:
– Một người lính Thủy Quân Lục Chiến duy nhất còn sống sót cũng phải dựng lại cho được ngọn cờ vàng tại Phú Vân Lâu.
Trong niềm vui cùng tột, Hạ Sĩ Hạnh hét lớn: “Thủy Quân Lục Chiến”, xong lấy trái hỏa châu đập mạnh định bắn pháo bông lên trời ăn mừng. Trong cơn say chiến thắng, Hạnh xoay ngược hỏa châu vào mình, hỏa châu nổ xuyên bụng. Hạnh cười tươi:
– Em không sao Ðại Úy.
Phán nghĩ thằng em này tỉnh táo quá, chắc nó chết, và nó chết thật.
Tiểu Đoàn Trưởng bảo Phu Nhân giữ đầu máy chờ.
(Sau này tôi được nghe: Khi báo cáo về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1, Chuẩn Tướng Trưởng xin Thủy Quân Lục Chiến dành vinh dự treo cờ cho Sư Đoàn 1. Sáng hôm sau ngày 24/2 Phạm Văn Ðính dẫn một đơn vị của Sư Đoàn 1 từ cửa Thượng Tứ lên làm lễ thượng kỳ.)
Nhìn lá cờ vàng phất phới trên nền trời màu xám của Huế, tôi hãnh diện thật sự vì một thằng con của Huế đã góp phần dựng lại ngọn cờ này.
Trung úy Sự trình tôi:
– Thằng Hạnh chết, mình còn 67 người.
Ðại đội ra đi hơn 17O người, sau 24 ngày và sau bao nhiêu lần bổ sung quân số, chỉ có 3 mục tiêu: con đường, cửa Sập và Kỳ Ðài mà bây giờ tôi chỉ còn lại 67 người.
Sáng hôm sau tôi về phối trí đóng quân lục soát ở khu vực cửa Ðông Ba, Nhà Thương Nhỏ, chợ Xép, ngã tư Anh Danh. Ban chỉ huy của tôi đóng tại một tiệm cầm đồ, tiệm này có Tôn và Lưu cùng học một lớp với tôi hồi nhỏ. Trong nhà không còn ai cả.
Chiều hôm đó tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ. Tình hình chưa được an ninh hoàn toàn nhưng đóng ở đây chúng tôi nhẩn nha hơn trước nhiều. Tôi đi kiểm soát các vị trí và cho lệnh lục soát tàn quân địch. Lính canh bắt giải tới một người đàn ông lớn tuổi, gầy ốm ăn mặc lếch thếch, áo vét nhàu rách, tóc tai rối bù và dơ bẩn, miệng nói lí nhí.
– “Lệnh giới nghiêm, đã 11 giờ đêm sao ông này còn lang thang trên hè phố, em nghi quá,” Người lính nói.
Tôi sững sờ nhìn người đàn ông. Thầy Cao Hữu Triêm!
– Trời ơi Thầy!
Tôi gọi mấy tiếng lớn mà thầy cũng không nghe, thầy tiếp tục lẩm bẩm rất nhỏ. Tôi cầm tay mời thầy ngồi:
– Con là học trò cũ của thầy đây.
Một ánh mắt lạc lỏng xa vời:
– Ờ, ờ sao con khỏe không? Thầy mấy ngày ni chưa ăn chi cả.
Lính tôi kiếm cơm trắng và một đĩa gà luộc về mời thầy xơi. Tụi nó còn kiếm được một bình trà nóng mời thầy. Sau một hồi thầy tỉnh táo, và cho biết: cô và sắp nhỏ vào Ðà Nẵng, thằng con lớn bị chết rồi, thầy không muốn về nhà nữa. Rồi thầy khóc, giọt nước mắt lăn dài trên đôi má nhăn nheo. Tôi nói:
– Thôi thầy ở đây với con cho yên. Lính của tôi thay nhau hầu hạ thầy ân cần, đến ngày thứ tư thầy đòi đi, tôi thu xếp để thầy vô Ðà Nẵng. Từ đó, tôi mất tin tức của thầy. Cầu mong thầy được bằng an.
Ðược sinh ra và lớn lên ở Huế, tôi cố trả một phần nào chữ Hiếu cho nơi chôn nhau cắt rún. Máu của tôi, của anh em tôi, của đồng bào tôi đã tạo thành một cơn sóng thần cuốn đi tất cả kẻ thù để dựng lại ngọn cờ trên Kỳ Ðài tượng trưng cho Huế. Hai mươi năm sau, hồi tưởng lại, máu và xương kia đã theo dòng Hương Giang cuốn tôi và bằng hữu ra biển bắt làm người biệt xứ!
Lạy trời, một ngày nào đó, cũng Cố Ðô đó, cũng Kỳ Ðài đó, cho tôi được góp phần dựng lại ngọn cờ một lần nữa để đền đáp ơn sâu và nghĩa nặng, nơi tôi đã sinh ra, nuôi tôi lớn lên và cho tôi làm người.
Khi tôi chết đừng đưa tôi ra biển
Mũ Xanh Nguyễn Văn Phán
Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Đưa tôi về Lao Bảo, Khe Sanh
Để đêm nghe vang dội khúc quân hành
Ôi! Lính chiến một thời kiêu hãnh quá.
Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Đưa tôi về Ben Het, Dakto
Nơi bạn bè tôi, xây mộng sông hồ
Nguyện trấn giữ dãy Trường Sơn yêu quý.
Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Đưa tôi về Bình Giả, Chiến Khu D
Cho hồn tôi siêu thoát với lời thề
Thân chiến sĩ, nguyện xin đền nợ nước.
Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Đưa tôi về Cái Nước, Đầm Dơi
Đêm U Minh, nghe tiếng thét vang trời
Mừng chiến thắng để dâng về tổ quốc.
Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Trả tôi về với dân tộc Việt Nam
Gói thân tôi ba sọc đỏ nền vàng
Xin liệm kín với hồn thiêng sông núi.
https://danlambaovn.blogspot.com/2020/12/o-bien-bay-xa.html
Vì Anh Là Lính
Người trai trẻ khoác áo xanh rừng núi
Anh mang danh người lính chiến Cộng Hòa
Yêu quê hương anh chẳng ngại xông pha
Nơi chiến tuyến đối đầu ngăn bước giặc
Người lính đó, dù gió mưa cũng mặc
Quyết giữ yên bình cho xứ sở quê hương
Chiến thắng lẫy lừng vang dội bốn phương
Nào Tống Lê Chân, Hạ Lào, Đức Huệ
Nào Cổ Thành, nào Bình Giả, Đức Cơ
Nơi anh đi mầu khói súng phủ mờ
Những người lính của bốn vùng chiến thuật…
Tường Thúy
Đừng Để Ánh Sáng Ảo Của « Đèn Cù » Che Quyền Người Dân Lật Đổ Bạo Quyền? :
Bài 2 :B/ Mạnh Dạn Đòi Quyền Người Dân để Lật Đổ Bạo Quyền
Phan Văn Song
Tuần trước, chúng tôi mượn sách Đèn Cù của Trần Đĩnh để nói đến cái hiện tượng đấu tranh chống Cộng, chống Bạo quyền bằng gởi gắm, xin cho (xin cho qua những kiến nghị, kêu gọi, thư gởi…cho nhà cầm quyền, cho Đảng cầm quyền) và đau thương hơn nữa là hiện tượng bán cái…Bán cái cho các Tôn giáo, các vị lãnh đạo tinh thần, bán cái cho dư luận Mỹ, công luận Mỹ đòi Quốc hội Mỹ trừng phạt Việt Nam, ghi Việt Nam vào bảng phong thần các nước bê bối thiếu tự do …Bán cái cho Quốc tế trừng phạt. Nói tóm dân ta không dám tự cởi trói, tự giải phóng ,tự làm một mình, chỉ đi nhờ cậy…Và nay, qau Trần Đĩnh, các nhà bình luận sách ồn ào « phấn khởi, hồ hởi »- đành phải xài từCộng sản vậy !- kẻ khen hay quá hay nói toàn sự thật, và người nói theo Bùi Tín trên đài BBC, bảo đậy là quả bom ! Tầm bậy ! Bom cho ai ? Chỉ cho các Bùi Tín, cho các Trần Đĩnh và cho các đảng viên Cộng sản, chứ với chúng tôi người việt nạn nhơn Cộng sản ở Hải ngoại hay ở quốc nội đều biết rõ Sự Thật ! Với 20 năm cha chú chúng tôi đánh nhau với Cộng sản với Việt Cộng vì đã biết Sự Thật rồi, với 1 triệu người di cư vào Nam năm 1954 cũng vi họ đã biết Sự Thật rồi. Ngày nay các con cháu, các hậu duệ của những người đã đánh Cộng, đã thoát Cộng, đã trốn Cộng, kẻ thoát được (gần 3 triệu người) người nạn nhơn tù đày, chết trên rừng núi, chết ngoài biển cả (trại tù, vượt ngục, vượt biên, vượt biển), kẻ tiếp tục tù Cộng, tù lớn tù nhỏ, người nô lệ Cộng, trai bán sức, gái bán trôn cho ngoại nhơn… Chúng tôi đám con cháu, chúng tôi đã biết cả chẳng những Sự Thật mà còn cả Mặt Thật của Công sản.
Vì vậy chúng tôi hôm nay xin bày tỏ chia sẻ cùng tất cả bà con rằng chỉ có nổi dậy lật đổ Bạo quyền là con đường duy nhứt là chánh nghĩa vì đó cũng là một Nhơn quyền.
I / Nhơn quyền trong tiến trình văn minh nhơn loại:
Ngày nay ai cũng biết nhơn quyền là điểm hẹn của văn minh nhơn loại vào đầu thế kỷ XXI. Nhưng nhơn quyền là gì? lại thường thường không được định nghĩa rõ rệt để có thể tránh những ngộ nhận hoặc những lạm dụng cho hậu ý chánh trị bất chánh. Nhà cầm quyền cộng sản Hà nội luôn luôn đưa ra luận điệu theo đó nhơn quyền là một khái niệm của tây phương, đặc biệt là của giai cấp tư sản, chớ không phải của Việt Nam. Sự thực, ngày nay, nhơn quyền là một ý niệm chung của người tiến bộ. Theo ý niệm nầy, nhơn quyền là những đặc quyền của con người được pháp luật qui định và do pháp luật chi phối, nhằm bảo vệ con người trong đời sống xã hội, giữa con người với con người và trong mối quan hệ giữa người dân với nhà cầm quyền. Nhơn quyền là nguồn gốc thực tế của sự tự do của con người. Sự tự do này đã được thể hiện thành nhiều quyền tự do cụ thể, có tiêu chuẩn rõ rệt được pháp luật bảo vệ. Trong số những quyền tự do ấy, có những thứ phải coi đó là cơ bản, không thể bị tiêu diệt, không thể chuyển nhượng, không ai, kể cả nhà câm quyền có thể xâm phạm tước đoạt. Tưởng cũng nên nói rõ, những đặc quyền ấy là những quyền tối thiểu của con người, không thể thiếu, bởi nếu không còn những quyền nầy thì con người sẽ mất hết phẩm gía, bị hạ xuống hàng súc vật.
Ở tây phương, cố hương của nhơn quyền phải nói là Hi-lạp và La-mã. Tuổi thọ của nhơn quyền có lẽ đã đến 2000 năm hơn. Nhờ bởi nền dân chủ La-Hi mà nhơn quyền, qua thời gian, đã có được những bước tiến mạnh mẽ, bắt đầu bằng sự khẳng định “quyền làm con người” ( le droit d’être un homme) bao gồm những quyền tự nhiên không thể chuyển nhượng , không thể tiêu diệt. Sau đó đế quốc la mã sụp đỗ, mãi đến thế kỷ thứ XIII nhơn quyền ở tây phương chợt như bừng tỉnh, sau một giấc ngủ dài trong bóng đêm trung cỗ, nhờ sự ra đời của bản Đại Hiến Chương nhằm giới hạn bớt quyền hành của nhà vua Anh. Từ đắy, nhơn quyền bước được những bước dài vững chắc qua bản Thỉnh Nguyện Thư Dân Quyền 1628, Luật Bảo Thân ( Habéas Corpus) 1679, Điều lệ Dân Quyền 1689 của nước Anh, Tuyên Ngôn Độc Lập Huê Kỳ 1776, rồi Tuyên Ngôn Nhơn Quyền và Công Dân Quyền 1789 của Pháp..
Hai cuộc cách mạng Mỹ và Pháp bùng nổ vào thế kỷ XVlll đã phục hồi địa vị con người cho chính con người và đối với những kẻ cầm quyền của các chế độ chuyên chế. Từ đây, nhơn quyền đã định hình với những chìu kích rõ nét. Qua hậu bán thế kỷ qua thì nhơn quyền đạt được những bước nhảy vọt chưa từng thấy ở thời gian trước kia.
Về bản chất, vào thuở ban sơ, nhơn quyền tuy được hiểu là quyền tự nhiên của con người nhưng vẵn còn bị qui chiếu vào thần quyền, theo sự suy diển chủ quan của triết gia tây phương. Nhưng đến cuối thế kỷ XX thì những giá trị này đã được định chế hoá nên đã trở thành những giá trị khách quan, để không còn ai có thể ngang nhiên xâm phạm được nữa. Nhơn quyền đã trở thành những giá trị phổ quát, không giành riêng để phục vụ một lớp người nào ở một địa phương nào nữa.
Về mặt thực tế nhơn quyền từ nửa thế kỷ qua đã được áp dụng chặc chẻ hơn để con nguời trên khắp thế giới không còn phân biệt đối xữ, bị ngược đãi làm tổn thương đến mạng sống và nhơn phẩm. Các định chế quốc gia và quốc tế đã hợp lực bảo vệ nhơn quyền, đồng thời còn thăng tiến đến mức hoàn chỉnh hơn. Thật vậy, Hiến chương Liên Hiệp Quốc 1945, Tuyên ngôn Quốc tế Nhơn Quyền 1948, hai Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chánh trị, kinh tế xã hội, văn hóa 1966 đã thật sự đưa từ ngữ Nhơn Quyền từ thế giới ngôn ngữ, tư tưởng qua thực tế áp dụng cụ thể vào đời sống hằng ngày của con người trên hoàn vũ. Song song với áp dụng những biện pháp chế tài để trừng trị những vi phạm thô bạo nhơn quyền đã được tổ chức và thực thi mà những cơ quan tư pháp hình sự quốc tế có thẩm quyền rộng lớn ra đời trong thập niên 90 vừa qua.
Trong những năm cuối thế kỷ, nhơn quyền khoác lên mình thêm một đặc tính mới để thích ứng với sự chuyển biến của thế giới. Nhơn quyền trở thành những cưởng chế được thực thi để nhân đạo hóa đời sống xã hội ở khắp nơi, kể cả việc can thiệp trực tiếp vào chiến tranh, can thiệp trực tiếp vào đời sống các quốc gia có đầy đủ chủ quyền nếu phải nhằm mục tiêu bảo vệ quyền làm người ở đó. Ngày nay nhơn quyền đã làm thay đổi hoàn toàn về quan niệm chủ quyền quốc gia và mối bang giao quốc tế. Giá trị con người được thừa nhận là tối hậu và cao hơn mọi giá trị khác.
Phải chăng những bước tiến nhơn quyền đã thật sự khép lại vĩnh viển một giai đoạn lịch sử dài mà suốt qua đó những chánh sách bạo tàn của các vua chúa, của các chế độ phi nhơn quyền như phát-xít, cộng sản đã giết hại hằng trăm triệu nhơn mạng? Và một thời đại văn hoá nhơn quyền sẽ thật sự bắt đầu từ nay?
Thật tình, chúng ta có thể giữ cái nhìn lạc quan ấy nếu Tàu, Bắc Hàn, Việt Nam và một số nước Hồi giáo cực đoan sẽ lần lượt sớm chuyển hoá theo chánh trị dân chủ tự do.
II / Nhơn quyền ở Việt nam cho đến khi người cộng sản tới:
Việt Nam chắc chắn cũng phải có một lịch sử nhơn quyền lâu đời. Nhưng không giống phương tây. Trong ngôn ngữ chánh trị Việt Nam trứơc đây không có những từ ngữ như Nhơn Quyền, Dân Chủ. Mãi đến thế kỷ thứ XIV nhũng từ ngữ này từ tây phương du nhập qua Nhựt bổn rồi vào Việt Nam. Nói như thế không có nghĩa là vào thời ấy ở Việt Nam người dân không được sống xứng đáng với địa vị con người và những quyền lợi của mình đã không được chánh quyền tôn trọng. Xã hội Việt Nam dưới thời quân chủ đã được tổ chức theo cơ cấu nhà vua ngự trị trên cao, còn thứ dân chiếm địa vị thấp nhứt. Mỗi người có riêng bổn phận phải chu toàn. Vậy khi nhà vua làm tròn bổn phận của nhà vua thì tự nhiên toàn dân hưởng được những phúc lợi, đại để phù hợp với những điều mà ngày nay chúng ta gọi là nhơn quyền.
Bổn phận của nhà vua còn được gọi là thiên mệnh. Còn dân chúng là nền tảng xã hội, hay dân bản. Khi nền tảng vững chắc thì quốc gia yên ổn, vững bền. Trong việc thi hành trách nhiệm của thiên mệnh nhà vua bị Trời kiểm soát qua đời sống của dân chúng. Bởi ý Dân là ý Trời. Nếu nhà vua không làm tròn bổn phận của mình đối với dân, mà còn tàn bạo đối với dân chúng thì lập tức, Trời sẽ theo ý dân mà thu hồi Thiên mênh. Trong suốt dòng lịch sử Việt Nam, phần lớn các vua đêù cố gắng làm tròn bổn phận đối với thần dân. Dưới những triều đại ấy, dân chúng hưởng được những phúc lợi mà ngày nay ta gọi là nhơn quyền.
Nhơn quyền dưới thời quân chủ cực thịnh ở Việt Nam còn được nới rộng đến quyền chánh trị. Người dân nhờ tài đức đêù có thể tham gia chánh quyền qua các cuộc thi tuyển thường được tổ chức rất công bình. Chỉ có ngôi vua mới truyền lại trong phạm vi hoàng tộc mà thôi.
Từ thời nhà Lý, vào thế kỷ thứ XI, Việt Nam đã mở ra những khoa thi để chọn người tài ra giúp nước. Ngoài ra các chế độ quân chủ ở Việt Nam thời xưa, chẳng những cho phép, mà còn khuyến khích mọi người hãy bày tỏ quan điểm chánh trị của mình. Quan chức và dân chúng có quyền dâng sớ phê phán triều đình hoặc bày tỏ nguyện vọng của mình. Cho đến gần đây, vua Minh Mạng nhiều lần nói với các quan rằng việc nước quá nhiều mà sự hiểu biết của một người thì quá giới hạn. Bởi vậy, chúng ta cần biết ý kiến của nhiều người để có cái nhìn đúng và có giải pháp thích nghi.
Đối với tù binh, các vua Lê Thái Tổ và Quang Trung cung cấp lương thực , phương tiện và cho phép chúng trở về Tàu an toàn. Vua Quang Trung còn cho lập đàn trai giải oan cho quân Thanh tử trận.
Về mặt luật pháp, các chế độ quân chủ ở Việt Nam thời xưa đêù quan tâm đến việc bảo đảm cho dân chúng có một xã hội công bằng, lấy đạo đức làm nền tảng. Hai bộ luật còn được xử dụng cho đến thập niên 70, với những cải tiến, đó là “Quốc Triều Hình Luật” và “Hoàng Việt luật lệ” Hai bộ luật này phạt rất nặng, có khi tử hình, những tội phạm quan chức sách nhiễu, tham nhũng, hối mại quyền thế qua trung gian vợ con, người thân trong họ hoặc gia nhơn. Án tử hình thường phải do nhà vua quyết định cuối cùng. Hai bộ luật nầy đêù rất tôn trọng nữ quyền. Hình phạt dành cho phụ nữ luôn luôn nhẹ hơn. Trong gia đình, về quyền lợi, người phụ nữ có đầy đủ quyền lợi như người đàn ông. Quốc Triều Hiònh Luật qui định rõ thời hạn các vụ án phải được kết thúc nhanh để tránh mất thì giờ của đôi bên. Điều này được xem là rất tiến bộ so với một số quốc gia phương tây ngày nay.
Về kinh tế xã hội, chế độ quân chủ Việt Nam quan tâm bảo đảm cho mỗi người dân có được một đời sống tối thiểu bằng cách cấp phát cho mỗi người một phần đất để tự mưu sanh. Từ thời nhà Lê, vua Lê Thái Tổ đã thực hiện chánh sách cải cách ruộng đất, trưng thu ruộng đất của các triều đại trước, của những quan chức làm giàu bất chánh, của những người không có thừa kế để cấp phát đồng đêù cho dân chúng canh tác. Việc cấp phát này được xét lại mỗi bốn năm. Về sau, việc xét lại theo mười năm một lần.
Qua thời nhà Nguyễn, nhờ mở mang trong Nam, nên việc cấp phát ruộng đất được rộng rải hơn, và giao cho địa phương đảm trách. Nhà Nguyễn còn nghiên cứu trưng tập các tư điền của nhà giàu lớn, lấy 3/10 diện tích để xung vào công điền cấp phát cho cô nhi quả phụ thương phế binh. Dưới thời quân chủ cực thịnh ở Việt Nam, người dân tương đối đêù được hưởng khá đày đủ các quyền lợi mà ngày nay chúng ta gọi là Nhơn Quyền.
III / Nhơn quyền theo người mác-xít:
Nền tảng chủ nghĩa mác-lê là vật chất và biện chứng. Theo quan niệm duy vật, người mác-xít chối bỏ mọi giá trị tinh thần như luân lý, đạo đức. Theo biện chứng, người cộng sản không cho có những giá trị vĩnh viển. Theo quan niệm căn bản ấy người cộng sản mác-lê từ khước những quyền tự nhiên bất khả nhượng của con người như quyền sống, quyền tư hữu, quyền tự do. Theo người cộng sản, nhơn quyền chỉ là phản ánh những quyền lợi về kinh tế. Đó là những quyền lực của giai cấp thống trị.
Từ quan niệm này, người cộng sản phê bình bản Tuyên ngôn nhơn quyền và dân quyền 1789 của Pháp cho đó là thành quả thắng lợi của giai cấp tư sản đối với giai cấp quí tộc, là vũ khí để bảo vệ quyền lợi và uy quyền của họ mà thôi. Nhơn quyền theo đó chỉ dành cho những người có của, có tiền.
Đối với những người nghèo khó, nhơn quyền không có lợi gì hết. Đi xa hơn nữa trong lý luận, người cộng sản cho rằng những quyền tự do cũng chỉ là thứ tự do hình thức, hoàn toàn không chứa đựng một “nội dung thực tế, cụ thể”
Đối với người cộng sản, nhơn quyền có ý nghĩa thực tế chỉ trong một xã hội không giai cấp và không có chiếm hữu những phương tiện sản xuất. Nên chỉ có chế độ cộng sản mới đem lại cho mọi người sự tự do thật sự, nghĩa là sự tự do có nội dung cụ thể, chứ không phải thứ tự do hình thức.
Rõ hơn, chúng ta hãy đọc lại lời của Các Mác viết về nhơn quyền : « Chúng ta hãy xem những thứ cho là nhơn quyền, trong nguyên trạng, của những người đã khám phá ra nó; đó là những người Bắc Mỹ và Pháp. Chúng ta sẽ nhận thấy ngay nhơn quyền, ngược lại với dân quyền, không gì khác hơn là những quyền của một thành phần thuộc xã hội tư sản nghĩa là của con người ích kỷ, của con người tách rời khỏi quần chúng. Quyền tự do của con người không được thiết lập trên mối quan hệ giữa người với người, mà trái lại, trên sự tách rời giữa người với người. Đúng hơn nhơn quyền như vậy chỉ là quyền chia cách giữa con người với nhau. »
Người cộng sản gọi nhơn quyền, những giá trị phổ quát như chúng ta quan niệm, chỉ là những thứ quyền được ” cho là” “gọi là”, chứ không phải là những thứ quyền có thật, được định chế hóa bằng luật pháp. Nên nói chuyện về nhơn quyền vối người cộng sản không thể được. Thế mà người cộng sản khi tranh đấu nhằm cướp chánh quyền, trong một chế độ tự do, dân chủ, lại hành sử những thứ quyền mà họ cho là không tưởng, không có thực ấy.
IV / Nhơn quyền và quyền nổi dậy lật đổ bạo quyền
Ngày nay, mọi cá nhơn trong xã hội đêù được hưởng những quyền lợi và những quyền lợi này được luật pháp bảo vệ. Nếu luật pháp không bảo vệ thì những quyền này sẽ không thể tồn tại. Nhưng trong truyền thống văn hóa, lại có những quyền mà phàm con người là được hưởng thụ như chính sở hữu của mình. Đó là những quyền tự nhiên . Những quyền này, là những quyền căn bản , nếu thiếu thì xã hội con người không thể vận hành được. Thể chế dân chủ chỉ có giá trị trong những giới hạn của quyền tự nhiên của con người.
Nhưng để quyền tự nhiên được bảo đảm cao, phải cần mối quan hệ với xã hội chánh trị, như sự tôn trọng luật pháp do xã hội chánh trị đặt ra. Thế là mối quan hệ ấy, mặc nhiên trở thành một thứ “Khế ước” giữa người dân và chánh quyền.
Từ đây, mỗi bên tự giác chấp nhận nhường một phần tự do tuyệt đối của mình vốn có từ trước, nhưng lại được bảo đảm là những quyền tự nhiên được thừa nhận và sự bảo đảm này không căn cứ trên quan hệ mạnh yếu. Khế ước quy định cho đôi bên những quyền lợi và những bổn phận tương quan với nhau. Những cá nhơn bị bắt buộc phải tuân hành mệnh lệnh của chánh quyền, nhưng lại được chánh quyền bảo vệ trong đời sống, bảo vệ sự tự do, quyền tư hữu.. Còn chánh quyền, trong quan hệ hai chiều này, bắt buộc chỉ hành động nhằm bảo đảm những quyền tự nhiên. Và khi hành động như vậy, chánh quyền được dân chúng tôn trọng và bảo vệ. Sự tương quan hài hòa này là nền tảng ổn định xã hội. Nếu một bên không thi hành nghiêm túc bổn phận của mình thì bên kia có quyền từ khước việc thi hành bổn phận của họ. Nếu chánh quyền trở thành hung bạo, độc đoán, thì người dân sẽ không còn nghĩa vụ phải tuân phục chánh quyền nữa. Khế ước của hai bên vì thế sẽ lập tức bị hủy bỏ. Dân chúng, trong trường hợp này, dĩ nhiên sẽ đùng trong thế đề kháng chống lại chánh quyền để tự bảo vệ mình. Chánh quyền không còn tư cách chánh quyền nữa. Sự chánh thống đã bị mất. Từ xưa nay, không có chánh quyền nào là chánh quyền tự nhiên, mà chánh quyền đêù do khế ước, tức là mối tương quan hai chiều ấy, mà thành hình. Dân chủ là vậy !
Locke khẳng định rằng một khi chánh quyền không thi hành bổn phận của mình thì người dân có đầy đủ quyền hạn để từ khước thi hành bổn phận của họ đối với chánh quyền ấy. Một dân tộc chịu áp bức, bạo ngược của nhà cầm quyền có quyền nổi dậy chống lại, lật đổ chế độ.
Quyền nỗi dậy, chống lại áp bức của Nhà nước cho phép người dân cả quyền sát hại những người cầm quyền.
Locke còn nhấn mạnh rằng không nên hỏi người dân có quyền nổi dậy chống lại bạo quyền hay không, bởi vì chính bạo quyền đã vi phạm tinh thần khế ước mà hai bên đã chấp thuận tuân thủ. Phản ứng của người dân đối với bạo quyền như vậy là hoàn toàn chánh đáng. Phản ứng này đã đưa vào hệ thống hóa quyền lực để trở thành một thứ quyền bất khả nhượng, đó là quyền chống lại áp bức của nhà cầm quyền.
Việt Nam vì bị cai trị bởi một chế độ độc tài toàn trị nên người dân khó có cơ hội hành sử quyền nổi dậy chống áp bức. Tuy nhiên, ngày nay, ở Việt Nam đang xuất hiện những cá nhơn, đoàn thể, và cả những người cộng sản vì phản tỉnh về thân phận của mình và quyền lợi tối thượng của đất nước, dân tộc, công khai lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền Hà nội phải thực thi ngay dân chủ và tôn trọng nhơn quyền. Không ít người đã bị cầm tù với những bản án nặng nề mà tội danh vẫn là ” âm mưu chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa ” . Thật hoàn toàn vô lý!
Bao nhiêu người khác đã chết oan ức trong tù, trong các trại giam? Trước thực trạng bi thảm như vậy, khó có thể im lặng để chế độ Cộng sản Hà nội tiếp tục kéo dài sự sống còn trên những quyền tự nhiên của con người bị thường xuyên vi phạm một cách thô bạo.
Trước giờ, Hà nội vẫn viện dẫn sự ổn định chánh trị là cần thiết để phát triển kinh tế, như lý do chánh đáng để trù dập những người đòi hỏi nhơn quyền một cách ôn hòa. Ngày nay, chủ thuyết “dân chúng an ninh do quốc gia ổn định” hoàn toàn không còn giá trị nữa. Trái lại, sự an ninh quốc gia phải được thiết lập trên sự an ninh của toàn dân. Chính sự an ninh của toàn dân mới là điểm qui chiếu. Quan điểm mới này đã làm thay đổi tiêu chuẩn chánh trị đối ngoại của thế giới ngày nay, bởi nó không còn chấp nhận chủ quyền quốc gia như là chuẩn mực của bang giao quốc tế.
Sự đề cao và bảo vệ an ninh người dân trước Nhà nước đem đến sự chấp nhận nguyên tắc sử dụng những biện pháp cưởng bách, kể cả việc can thiệp bằng quân sự. Bởi bảo đảm an ninh cho dân chúng chính là nhằm tăng cường sự ổn định và nền an ninh quốc gia. Từ đó, sự an ninh của con người dần dần trở thành một thứ quyền cho các dân tộc tự quyết định vận mệnh của mình. (cf Quốc tế bảo vệ nhơn dân Irak chống Saddam Hussein, nhơn Lybie chống độc tài Khaddafi hay Syrie chống Bachar El Assad…)
Sự chuyển mình của thế giới trong quan hệ nhơn quyền của người dân và chủ quyền của Nhà nước đang đem lại một bối cảnh rất thuận lợi cho công cuộc tranh đấu dân chủ và nhơn quyền ở Việt Nam.
Phong trào tranh đãu nhơn quyền ở Việt nam bắt đầu bằng các tôn giáo. Hai tôn giáo ái quốc ở miền nam là Cao đài và Phật giáo Hòa Hảo bị nhà cầm quyền Hà nội đàn áp ngay những ngày đầu mới vào tới miền nam. Họ có chánh sách phải tiêu diệt triệt để hai tôn giáo này trong một thời hạn nhứt định. Nhưng họ không thành công theo ý muốn. Sau cùng họ đã phâ nhân nhượng ” tha làm phúc”. Chánh sách dập tắc mọi chống đối, mọi đòi hỏi nhơn quyền chẳng những không giảm mà còn gia tăng. Sự gia tăng dần dần làm bộc phát thêm nhiều cá nhân từ nhiều nguồn gốc khác nhau xuất hiện. Phía tôn giáo, có Phật giáo, Công giáo, Tin lành nhập cuộc…..Ở Hà nội, Huế, Đà lạt lần lượt xuất hiện những nhà trí thức được đào tạo từ nhà trường xã hội chủ nghĩa. Họ can đảm đứng lên thách thức với chế độ để đòi hỏi dân chủ và nhơn quyền. Họ thoạt đầu còn là những cá nhơn đơn lẻ. Trong gần đây đã thấy có một số người công khai tuyên bố thành lập tổ chức tranh đấu cho dân chủ.
Với cộng sản, khi phản kháng, tranh đấu thành đoàn thể sẽ bị đàn áp, tiêu diệt ngay. Nếu không thể bắt giam hết tất cả những người tranh đấu hiện nay ở khắp nơi thì tốt hơn hết là chánh quyền cộng sản nên chọn thái độ khôn ngoan: thả ra về những người đang bị giam giữ từ trước đến nay và thừa nhận nơi họ tư cách đối thoại. Những thành phần nầy sẽ thành hình một giải pháp dân chủ. Họ sẽ là những lực lưọng đối lập trong một tinh thần hiến định, trong một thể chế phảp trị, đồng thời họ cũng sẽ là những lực lượng đối thoại để một chánh quyền tương lai cùng với họ giữ ổn định xã hội, cải thiện tình trạng tồi tệ của đất nước hiện nay. Dân chủ sẽ trở lại, nhơn quyền sẽ được tôn trọng, xã hội sẽ được ổn định, kinh tế và tổ chức xã hội sẽ được phát triển.
Kết luận:
Dân Chủ và Nhơn quyền hoàn toàn không ngăn cách, cô lập con người với nhau như người mac-xít lên án, mà trái lại, những quyền này ràng buộc thân ái con người với con người.
Trên ý nghĩa ấy, nhơn quyền thiết lập cho người dân một mô hình chánh trị rất đặc thù mà trọng tâm không nhằm Nhà nước, mà chính là “không gian con người”.
Nhơn quyền kết hợp mọi người lại với nhau, tạo ra một “không gian gặp gỡ, trao đổi, thảo luận” để từ đó, xác định những qui luật sống chung và cũng từ đó, thành hình “tính chánh thống quốc gia” . Tuy nhiên không phải vì thế mà Nhà nước bị “phủ định”, mà Nhà nước trở về đúng với vị trí của mình là người đại diện nhơn dân thi hành luật pháp trong tinh thần thượng tôn luật pháp. Nhà nước phải được hiểu chỉ là một bộ phận của xã hội nên Nhà nước không thể tự cho mình là một toàn thể duy nhứt hay tuyệt đối.
Thời kỳ mà mối quan hệ chánh trị được thiết lập trên sự đồng hóa công dân với nhà nước không còn nữa. Ngày nay, nhơn quyền, dân chủ trở thành những giá trị toàn cầu, vượt trên những quyền lợi quốc gia. Cho nên chánh trị dân chủ phải được xây dựng trên nhơn quyền làm nền tảng; Thật vậy, bức thông điệp nhơn quyền 1789 khẳng định ” Không có nhơn quyền thì một Nhà nước, dù là Nhà nước pháp trị (État de droit) đi nữa, có thể tồn tại, nhưng không thể có một chánh sách dân chủ và một xã hội dân chủ”
Phải chăng vì thế mà Vùng lên lật đổ bạo quyền để thiết lập cho đất nước một chế dân chủ là quyền tối thượng của nhơn dân?
Hồi Nhơn Sơn, tháng 5 2009, Viết cho ngày Nhơn quyền 11 / 5 /2009, Hiệu đính 27 tháng 9 2014
Hội nghị TƯ14: Vẫn còn chờ “trường hợp đặc biệt”? – Quốc Phương
Hội nghị lần Trung ương 14 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII vừa khai mạc tại Hà Nội hôm 14/12/2020 với một nội dung quan trọng là giới thiệu nhân sự cao cấp ứng cử vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư của đảng này tại Đại hội 13 dự kiến nhóm vào đầu năm sau.
Từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Iseas Yusof-Ishak tại Singapore, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam, đưa ra một số bình luận và quan sát của mình với BBC News Tiếng Việt về thực chất của Hội nghị này.
“Theo quy trình, Hội nghị Trung ương 14 này sẽ bàn về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề chủ chốt là nhân sự cho Bộ Chính trị và Ban Bí thư nhiệm kỳ tới.
“Đây là một bước quan trọng để bước thiếp theo là xác định trường hợp đặc biệt, có bao nhiêu trường hợp và những trường hợp nào, và qua đó có thể xác định được các ứng cử viên cho bốn vị trí trong “tứ trụ”, nên kết quả Hội nghị 14 lần này sẽ có tính chất quan trọng đối với công tác nhân sự của Đại hội đảng CSVN trong nhiệm kỳ tới.”
Đại hội 13: Ý thức hệ của Đảng Cộng sản và căn bệnh thời đại
LS Trần Quốc Thuận: Vài điều muốn nói trước Đại hội đảng
Đại hội Đảng 13: “Nhân sự khó vì cố tìm theo lối cũ”
Đại hội Đảng 13 và ‘Cuộc đua Tam Mã’ vào ghế tổng bí thư
Đại hội 13: Môi trường, ngoại lực quan trọng thế nào?
Về ác phương án nhân sự cấp cao liên quan điều mà một số ý kiến trong dư luận và giới quan sát thời sự, chính trị Việt Nam gọi là những cuộc đua “song mã”, “tam mã” hay “tứ mã”, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nhắc tới việc xét các trường hợp “đặc biệt”:
“Cái này chúng ta cũng phải chờ xem, bởi vì theo quy trình người ta sẽ phải xét hết cả các ứng viên, trước tiên là các ứng viên còn ở trong độ tuổi đủ tiểu chuẩn, sau đó mới xét tới các trường hợp đặc biệt.
“Và lúc xét tới trường hợp đặc biệt, cũng sẽ phải cân nhắc là sẽ có bao nhiêu trường hợp được cho là đặc biệt và sau đấy xác định đó là những ứng viên cụ thể nào, do hiện tại Hội nghị chưa kết thúc nên chúng ta chưa thể biết được, nhưng có thể nói đây là những quyết định rất quan trọng và nó sẽ định hình dàn lãnh đạo cấp cao tiếp theo của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.”
Trường hợp đặc biệt và những phương án?
Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp cho hay ông được biết trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn nhiều tranh luận và các ý kiến về các phương án nhân sự cấp cao khác nhau và do đó ông cho rằng thông tin từ Hội nghị Trung ương này sẽ giúp “giải tỏa” thêm phần nào các câu hỏi đặt ra từ đó, đặc biệt liên quan các “trường hợp đặc biệt.”
“Hiện còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ trong suốt thời gian vừa qua mà tôi được biết và rõ ràng nhất chúng ta biết là bây giờ sẽ có trường hợp đặc biệt.
“Nhưng theo tôi hiểu sẽ vẫn có nhiều phương án khác nhau và bây giờ câu hỏi quan trọng là xác định trước tiến có bao nhiêu trường hợp đặc biệt
“Theo và về nguyên tắc, đáng lẽ ra trường hợp đặc biệt chỉ dành cho vị trí Tổng Bí thư như chúng ta đã thấy, như trong nhiệm kỳ Đại hội 12 vừa rồi, ông Nguyễn Phú Trọng được xác định là trường hợp đặc biệt và không có trường hợp đặc biệt nào khác ngoài ông Trọng.
“Tuy nhiên, ở kỳ lần này lại có nhiều ý kiến khác nhau tại vì vị trí Tổng Bí thư được cho là dành cho ông Trần Quốc Vượng, tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng có thể có những ứng cử viên khác mà có thể có sự cạnh tranh cho vị trí này.
“Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng có thể là người đang cần thiết cho dàn lãnh đạo của Việt Nam trong nhiệm kỳ tới và ở vị trí Tổng Bí thư có thể ông Trọng không thể ở lại, tại vì ông đã làm hai nhiệm kỳ liên tiếp.
“Nhưng ông giữ chức Chủ tịch nước là nhiệm kỳ đầu tiên, vậy nên về mặt nguyên tắc ông vẫn đủ điều kiện về mặt số lượng nhiệm kỳ để có thể giữ tiếp chức Chủ tịch nước và trong trường hợp ông Trọng được coi là trường hợp ngoại lệ về mặt độ tuổi, thì ông vẫn có thể nắm giữ tiếp vị trí này.”
Theo Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, tiếp sau hai trường hợp được nhắc tới ở trên là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, đương kim Thủ tướng Chính phủ Việt Nam được cho là trường hợp thứ ba có thể xem xét như “ngoại lệ” và “đặc biệt”:
“Trường hợp thứ ba là ông Nguyễn Xuân Phúc, cũng có ý kiến cho rằng ông Nguyễn Xuân Phúc năm nay mới 66 tuổi và cũng mới nắm vị trí Thủ tướng một nhiệm kỳ, do đó ông cũng đủ điều kiện để xem xét là trường hợp đặc biệt, bởi vì ông vẫn còn sung sức và ông đã thể hiện khá tốt vừa rồi trong cương vị Thủ tướng ở nhiệm kỳ hiện nay.
“Vậy có hai trường hợp là nếu ông không được xem xét vị trí Tổng Bí thư, thì ông có thể được xem xét cho vị trí Chủ tịch nước hoặc ông có thể ở lại thêm một nhiệm kỳ trong cương vị là Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, do đã quá 65 tuổi, nếu ông muốn được đề cử vào những vị trí ấy, ông phải được xem xét là trường hợp đặc biệt.
“Vì vậy có thể thấy là trong các trường hợp có thể xem xét là “trường hợp đặc biệt”, thì có tới ba trường hợp như vậy, tuy nhiên cũng có nhiều cho rằng nếu như thế thì không có sự đổi mới về lãnh đạo, cũng như là ý nghĩa của trường hợp đặc biệt sẽ không còn như trước nữa.
“Bởi vì nếu nhiều trường hợp đặc biệt quá, bản thân trường hợp ấy sẽ không còn được gọi là “đặc biệt” nữa, do đó mà vẫn còn những tranh luận, những đề xuất khác nhau và chúng ta cũng cần xem xét xem kết quả cuối cùng như thế nào.
“Nhưng tôi hy vọng là sau Hội nghị TƯ14 này, bức tranh cũng như hình dung về dàn nhân sự lãnh đạo cấp cao của Việt Nam về tứ trụ trong nhiệm kỳ mới sẽ trở nên rõ ràng hơn.”
Những gương mặt mới và ứng viên cho tứ trụ?
Khi được hỏi về những gương mặt mới có thể xuất hiện hay được bổ sung trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư của đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiệm kỳ tới đây tại Đại hội 13 của đảng này, nhà phân tích chính trị Việt Nam, đồng thời là chuyên gia về bang giao quốc tế từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á từ Singapore nói:
“Tới thời điểm này, tôi được biết có khoảng hơn hai chục, chính xác hơn là hơn 25, 26 hoặc là 30 ứng cử viên cho Bộ Chính trị cũng như là Ban Bí thư, do đó họ sẽ phải cân nhắc xem gương mặt nào xứng đáng nhất.
“Hiện vẫn còn nhiều thông tin khác nhau, tuy nhiên như chúng ta đã biết, theo thông lệ, các Bí thư, thành viên Ban Bí thư mà chưa phải là Ủy viên Bộ Chính trị sẽ là những ứng cử viên hàng đầu cho Bộ Chính trị nhiệm kỳ tới và chúng ta đã biết trong diện này có khoảng 6-7 người như thế.
“Ngoài ra cũng có những vị trí khác trong Chính phủ, trong các cơ quan đảng, các bộ, ngành hay là các lãnh đạo địa phương mà vẫn có sự tín nhiệm để có thể được đề cử vào Bộ Chính trị, cũng như là Ban Bí thư nhiệm kỳ mới, tuy nhiên tôi cũng chưa có thông tin cuối cùng nên chưa thể bình luận về các ứng viên cụ thể đó.”
Theo Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, tại Đại hội 13 tới đây các ứng viên cấp cao nhất sẽ được chọn ra và điền đầy cơ cấu quyền lực lãnh đạo vẫn được gọi là “tứ trụ” và ông đưa ra các bình luận mang tính dự đoán tiếp theo về ứng viên cho bốn ghế lãnh đạo quyền lực này”
“Theo tôi, kịch bản về “tứ trụ” là rõ ràng và nhiều khả năng nhất, và hiện tại hầu như không ai nói tới kịch bản về “tam trụ” cả.
“Còn về cụ thể ai sẽ được giao cho vị trí nào, như trên đã nói vấn đề cốt lõi bây giờ phải xác định được có bao nhiêu trường hợp đặc biệt và những trường hợp đó là ai và hai vấn đề này hiện chưa được làm rõ.
“Còn về vấn đề được hỏi về nếu có một hay hơn một trường hợp đặc biệt, thì thời gian lưu lại là bao lâu, một phần hay toàn nhiệm kỳ, thì như tôi đã phân tích, nếu ông Nguyễn Phú Trọng ở lại, khả năng sẽ là ông có thể ở lại tiếp vị trí Chủ tịch nước.
“Còn vị trí Tổng Bí thư, tôi tin rằng ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư sẽ là ứng cử viên khả dĩ nhất.
“Còn ông Nguyễn Xuân Phúc, như tôi đã đề cập là có ba khả năng. Một là ông sẽ lên làm Chủ tịch nước, hai là ông sẽ giữ tiếp vị trí Thủ tướng Chính phủ và thứ ba, trong trường hợp ông không được xem xét làm trường hợp đặc biệt, thì ông sẽ phải về hưu. Thì đó là ba kịch bản cho ông Phúc.”
Không nhắc tới trường hợp của Ủy viên Bộ Chính trị, đương kim Chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nhưng khi được hỏi ai có thể là ứng viên sáng giá và khả dĩ nhất đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội Việt Nam trong nhiệm kỳ tới đây ở Đại hội 13, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nói:
“Về Quốc hội, theo tôi khả năng bà Trương Thị Mai sẽ là ứng cử viên khả dĩ nhất cho vị trị này.”
Có gì mới trong cách làm nhân sự và đường lối?
Ở phần cuối cuộc trao đổi hôm thứ Hai 14/2 với BBC News Tiếng Việt, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp `nêu nhận xét từ quan điểm riêng của ông về cách làm nhân sự và đường lối của đảng CSVN tới nay chuẩn bị cho Đại hội 13 của đảng này và bình luận xem liệu có gì đổi mới hay không, ông nói:
“Theo tôi, quy trình về làm nhân sự đã được đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định qua các nhiệm kỳ khác nhau bằng việc đưa ra các tiêu chuẩn cho các chức danh, các vị trí.
“Rồi quy trình cũng đã được làm khá chặt chẽ, từng bước, theo lớp lang để có thể chọn ra được những ứng cử viên phù hợp nhất, có năng lực nhất, đầy đủ phẩm chất để đảm nhiệm được những công việc, các trọng trách được giao.
“Theo tôi, về mặt quy trình đã có sự chuẩn hóa, tuy nhiên vẫn có thể có những cái mà các quy định không thể bao quát hết tới như là những trường hợp đặc biệt mà bây giờ chúng ta vẫn còn phải chờ xem các trường hợp ấy sẽ được lựa chọn, được xác định cụ thể như thế nào.
“Tôi thấy rằng năm nay và kỳ này hơi khác biệt với các năm trước, đó là các ứng cử viên không có sự thực sự áp đảo so với ủy viên còn lại và các “trường hợp đặc biệt” có thể nhiều hơn một trường hợp.
“Do đó có sự phức tạp riêng mà chúng ta cần phải tiếp tục theo dõi thêm để xem lần này ban lãnh đạo của ĐCSVN, đặc biệt là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ xử lý các vấn đề này rao sao và liệu có thể sẽ tạo ra một tiền lệ nào cho các lần đại hội sau hay không.
“Còn về đường lối của đảng, về cách làm, tôi cho rằng người ta vẫn làm như lâu nay thôi, tức là xác định đường lối, chủ trương, chính sách, chiến lược thông qua quy trình về biên soạn các văn kiện đại hội đảng, rồi đưa ra cho nhân dân, cán bộ, đảng viên góp ý, do vậy về cơ bản, cách làm vẫn như các nhiệm kỳ trước thôi,” Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nói với BBC từ Singapore.
Báo chí, truyền thông Việt Nam và nước ngoài nói gì?
Hôm 14/12, đưa tin về Hội nghị Trung ương 14, khóa XII của đảng Cộng sản Việt Nam, báo Nhân dân của đảng này cho hay Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị dự kiến diễn ra trong bảy ngày và thay mặt Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc điều hành phiên khai mạc.
“Trung ương sẽ thảo luận, tiếp thu ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự thảo các văn kiện trình Đại hội 13 của Đảng; giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII; thảo luận cho ý kiến về tổ chức Đại hội 13, gồm thời gian, chương trình, nội dung Đại hội; về Dự thảo Quy chế bầu cử, Quy chế làm việc tại Đại hội 13,” tờ báo là cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam cho hay về một số nội dung chính của Hội nghị.
Về nội dung liên quan đến chuẩn bị nhân sự cấp cao cho Đại hội 13, báo Nhân dân cho hay thêm:
“Tại Hội nghị lần này, Bộ Chính trị báo cáo Trung ương về kết quả việc chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 13 (về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng, quy trình phát hiện, giới thiệu và cách làm). Trung ương sẽ thảo luận và bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 13.
“Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 13 là công việc kế thừa, tiếp nối của công tác quy hoạch cán bộ, rất hệ trọng và liên quan đến thành công của Đại hội 13 của Đảng và sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới,” báo Nhân dân đưa tin.
Còn hãng tin Reuters từ Hà Nội trong một bài viết đưa tin về Hội nghị 14 cùng ngày 14/12, với tác giả James Pearson viết:
“Vào lúc đảng Cộng sản cầm quyền của Việt Nam bắt đầu cuộc họp kéo dài một tuần vào thứ Hai, các cuộc thảo luận đã được tăng cường về lãnh đạo cao nhất sẽ xuất hiện và thiết lập quan điểm cho năm năm tới ở quốc gia Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng này.
“Một tuyên bố của chính phủ cho biết hội nghị toàn thể mới nhất sẽ bao gồm thảo luận về “các văn kiện nhân sự” – một cách nói uyển ngữ để quyết định ai nắm giữ các chức vụ quan trọng nhất, sẽ chính thức được chỉ định tại Đại hội Đảng Cộng sản vào tháng Giêng.
“Đại hội sẽ định hình chính sách sau 5 năm kể từ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một người theo tư tưởng ý hệ đảng, nổi lên dẫn đầu chiến dịch chống tham nhũng sau khi loại bỏ một cựu lãnh đạo có quan hệ chặt chẽ hơn với doanh nghiệp.”
Tác giả James Pearson còn vắn lược một danh sách những chính trị gia được coi là “các ứng viên khả dĩ” cho các vị trí đỉnh cao, trong đó có các tên tuổi: Nguyễn Phú Trọng (76 tuổi), Nguyễn Xuân Phúc (66), Nguyễn Thị Kim Ngân (66), Trần Quốc Vượng (67), Tô Lâm (63), Ngô Xuân Lịch (66), Phạm Minh Chính (62), Trương Hòa Bình (65), Phạm Bình Minh (61) và Vương Đình Huệ (63).
Về nhà lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng, bài viết trên hãng tin Anh bình luận:
“Riêng bản thân ông Trọng, một trong những chính trị gia quyền lực nhất Việt Nam trong nhiều thập kỷ, có thể vẫn giữ một vai trò quan trọng, nhưng các câu hỏi đã được đặt ra về sức khỏe của nhân vật 76 tuổi này khi ông tỏ ra yếu ớt tại các sự kiện trong những tháng gần đây…
“Một số nhân vật nổi tiếng nhất từng được tuyên bố trong cuộc trấn áp chống tham nhũng của Trọng là đồng minh của cựu thủ tướng [khóa trước]. Hầu hết các nhà phân tích dự đoán cuộc đàn áp sẽ tiếp tục sau đại hội.”
Về thủ tướng đương kim của Việt, tác giả James Pearson trên Reuters viết:
“Một câu hỏi khác xoay quanh số phận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người có thể đấu tranh cho nhiệm kỳ thứ hai hay tìm cách thăng tiến trong hàng ngũ của Đảng.
“Người đàn ông 66 tuổi này đã đại diện cho Hà Nội trên trường thế giới với tư cách là gương mặt đại diện cho nhiều thỏa thuận thương mại của Việt Nam và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương trong khu vực với tư cách là chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm nay.
“Là một người thân thiện với doanh nghiệp, ông Phúc đã nâng cao uy tín kinh tế của mình bằng cách giữ cho Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng GDP 2% -3% trong năm nay, bất chấp những tác động thảm khốc của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu.
” Ông Phúc đã được đề nghị là một ứng cử viên tiềm năng cho chức vụ lãnh đạo đảng, nhưng các ứng cử viên khác có quan hệ chặt chẽ hơn với ông Trọng và bộ an ninh và quân đội quyền lực của Việt Nam cũng sẽ vận động hành lang cho vị trí này,” hãng tin Anh bình luận thêm hôm thứ 14/12.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55303384
Đại hội Đảng 13 và ‘Cuộc đua Tam Mã’ vào ghế tổng bí thư
David Hutt, nhà quan sát chính trị Việt Nam, đưa ra một số nhận định trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat ra ngày 14/09.
Bài viết nói Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam được lên lịch sẽ diễn ra vào tháng 1 là điều gần như không thể trì hoãn bất kể đại dịch Covid-19 có diễn biến thế nào.
Ủy ban Trung ương Đảng mới gồm 180 ủy viên sẽ được 1.600 đại biểu toàn quốc bỏ phiếu bầu chọn và và các cơ quan chính trị quan trọng nhất sẽ có thay đổi nhân sự.
Tác giả mô tả về những đồn đoán hợp nhất vai trò chủ tịch nước và tổng bí thư, điều đã từng xảy ra khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu giữ chức chủ tịch nước sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời.
“Một số nhà quan sát cho rằng việc hợp nhất hai ghế vào lúc đó trước hết là một động thái của ông Trọng nhằm nắm giữ quyền lực tối đa. Những người khác cho rằng đây là việc làm “tiện lợi”, xảy ra vào lúc giữa nhiệm kỳ khi xáo trộn sẽ gây bất ổn cho Bộ Chính trị, vốn đã bị mất người.
“Nhưng việc sáp nhập [hai chức vụ] có ý nghĩa nhất định đối với lợi ích lâu dài của Hà Nội. Rõ ràng Việt Nam đang điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của mình chặt chẽ hơn với các đối tác phương Tây và nước dân chủ, và Hà Nội đã cải thiện đáng kể quan hệ với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc trong thập kỷ qua và đã phê chuẩn một hiệp định thương mại tự do quan trọng với Liên minh châu Âu trong năm nay.
“Tuy nhiên, vấn đề là các chính phủ dân chủ không chắc chắn về cách tiếp xúc với người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân vật quyền lực nhất đất nước,” ông David Hutt nhận xét.
Về mặt ngoại giao chặt chẽ, theo tác giả, người đứng đầu Đảng không đại diện cho nhà nước hay chính phủ. Vì vậy, việc các chính phủ phương Tây chào đón người đứng đầu Đảng Cộng sản trong chuyến thăm cấp nhà nước sẽ thể hiện sự chấp nhận ngầm đối với hệ thống độc đảng toàn trị của Việt Nam – một tình huống mà chính phủ Hoa Kỳ phải đối mặt khi ông Trọng đến thăm Washington vào năm 2015, chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của một Tổng Bí thư Đảng.
Thế nhưng để lãnh đạo đảng cũng nắm ghế chủ tịch nước giải quyết vấn đề này, tương tự như Lào và Trung Quốc đã làm cách đây nhiều năm, tức là tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công tác kiểm soát chính sách đối ngoại và đối thoại với chính phủ các nước phương Tây, tác giả giải thích.
Tổng Bí thư Trọng không muốn ‘chọn nhầm người’
VN: Hoãn đại hội Đảng từ cấp cơ sở, chống tham nhũng tiếp thế nào?
Đại hội 13 Đảng CSVN và đường lên đỉnh cao quyền lực
‘Cuộc đua tam mã’
Tác giả đưa ra nhận định về cơ hội của từng ứng viên như sau:
“Trần Quốc Vượng, cánh tay phải của ông Trọng và là Thường trực Ban bí thư Ban chấp hành Trung ương, là người dẫn đầu nếu ông Trọng thôi chức sau hai nhiệm kỳ trong những tháng tới. Thế nhưng thủ tướng đương nhiệm, Nguyễn Xuân Phúc, được nhiều nhà quan sát cho là ứng viên sáng giá để có ghế tổng bí thư.
“Ông Phúc đã cải thiện đáng kể năng lực của Việt Nam trong bốn năm qua và đã giành được nhiều lời khen vì đã xử lý được đại dịch COVID-19, trong đó Việt Nam đã không ghi nhận trường hợp tử vong nào cho đến cuối tháng 7.
“Một ứng cử viên khác cho ghế tổng bí thư là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ chính trị lớn trong lịch sử gần đây của Việt Nam.
“Là Chủ tịch Quốc hội từ năm 2016, bà Ngân nằm trong cái gọi là “tứ trụ” mặc dù ghế này thường được coi là ít quyền lực và có ý nghĩa nhất trong bốn chức vụ.
“Mặc dù bà Ngân được cho là đang tham gia cuộc đua nhưng có ý kiến cho rằng Đảng chưa sẵn sàng cho một nữ Tổng Bí thư. Thật vậy, về vấn đề này, Việt Nam tụt hậu 6 năm so với nước láng giềng cộng sản Lào, nơi bà Pany Yathotou được bổ nhiệm làm Chủ tịch Quốc hội Lào vào năm 2010, trở thành người phụ nữ đầu tiên đạt được một vị trí quyền lực ở Viêng Chăn,” tác giả viết.
“Tuy nhiên, không nên xóa bỏ khả năng Đảng sẽ có lãnh đạo là nữ. Về mặt kỹ thuật, bà Ngân đứng thứ hai trong Bộ Chính trị, sau ông Trọng, và bà là một trong số ít thành viên đã ngồi trong cơ quan chính trị chóp bu này trong hai nhiệm kỳ, nói chung là điều kiện tiên quyết cho ghế lãnh đạo Đảng”.
Tác giả lập luận rằng chính ông Trọng cũng từng là Chủ tịch Quốc hội trước khi ông ngồi ghế tổng bí thư vào năm 2011, tức là đã có tiền lệ cho con đường thăng tiến này.
Tuy nhiên ông David Hutt mô tả có điều gì đó có thể có lợi cho bà Ngân (nhưng có thể không) là vì bà ấy hơi thiếu điều ông gọi là “hấp lực chính trị”.
“Không rõ là bà ngồi ở đâu trong cỗ máy của Đảng. Bà có phải là một nhà kỹ trị như ông Phúc, với mục tiêu là nâng cao năng lực của chính phủ? Hay bà thuộc phe nặng về tư tưởng của ông Trọng, vốn bị ám ảnh bởi việc tái khẳng định giá trị “đạo đức” và nền tảng tư tưởng của Đảng?
“Liệu bà có phải là một người theo chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc, người muốn thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn nữa với Washington để bảo vệ lợi ích lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông khỏi âm mưu bành trướng của Bắc Kinh? Hay là bà ngả về phe thực dụng trong cuộc tranh luận khi muốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đảng với Bắc Kinh và đi dây giữa các siêu cường?
“Nhưng vì bà không được coi là ngả về phe nào trong bối cảnh Đảng có khuynh hướng khác nhau, nên bà có thể sẽ trở thành một ứng cử viên lý tưởng nếu người ta coi cân bằng lợi ích là là cách tốt nhất,” tác giả viết.
Ông David Hutt cho rằng ở tuổi 66, nay bà Ngân có thể tiếp tục mặc dù quá tuổi nghỉ hưu dự kiến (65) vì đã có những thay đổi về việc qui định hạn chế độ theo đó không áp dụng cho chức vụ tổng bí thư trong nhiệm kỳ tới.
“Điều đó có nghĩa là ông Phúc và bà Ngân, cùng 66 tuổi và ông Vượng, 67 tuổi, cánh tay phải của Trọng, đều đủ điều kiện để ngồi ghế tổng bí thư.
“Tuy nhiên, có những gợi ý rằng giới hạn độ tuổi cũng có thể được dỡ bỏ đối với các chức vụ khác. Có vẻ như khó xảy ra, nhưng ông Phúc và bà Ngân có thể được phép tiếp tục ở chức vụ hiện tại, vì họ mới chỉ nắm một nhiệm kỳ và nằm trong Bộ Chính trị và nếu gạt bỏ các qui định hẳn thì bà Ngân có khả năng nắm ghế chủ tịch nước”.
David Hutt: ”Trần Quốc Vượng, cánh tay phải của ông Trọng và là Thường trực Ban bí thư Ban chấp hành Trung ương, là người dẫn đầu cuộc đua vào ghế tổng bí thư”.
Tuy nhiên, theo tác giả, hầu hết các nhà quan phân tích đều cho là điều đó khó xảy ra và rằng bà Ngân vẫn xếp hàng sau ông Phúc và ông Vượng.
“Vấn đề không hẳn ở chỗ bà là nữ (mặc dù đối với một số người thì có là vấn đề), mà là vì bà thiếu kinh nghiệm hành chính và chính sách đối ngoại của ông Phúc cũng như sự hậu thuẫn từ người thầy đầy quyền uy dành cho ông Vượng. Việc bà là người miền Nam và chức vụ Tổng Bí thư hầu như luôn thuộc về người miền Bắc (như ông Vượng), cũng là điểm bất lợi cho bà.
“Ông Phúc, người gốc miền Trung, ít gây tranh cãi hơn. Dự đoán của riêng tôi (và đó chỉ là phỏng đoán theo thông tin) là ông Vượng sẽ ngồi ghế lãnh đạo Đảng nếu hệ thống “tứ trụ” tái diễn, nhưng ông Phúc sẽ được chấp nhận nếu có sự hợp nhất vĩnh viễn giữa người đứng đầu đảng và người đứng đầu nhà nước, một phần bởi vì ông có nhiều kinh nghiệm hơn ông Vượng trên chính trường thế giới. Tuy nhiên, bà Ngân có khả năng chen vào nếu ông Phúc và ông Vượng bị coi là quá chia rẽ.
Nếu bà Ngân không nhận được chức tổng bí thư, tác giả cho rằng bà sẽ được dự kiến sẽ rời Bộ Chính trị vào năm tới.
“Thật ra trong số ba ứng viên chính, hai người không được chọn có khả năng sẽ nghỉ hưu. Và nếu bà Ngân đi tiếp, thì câu hỏi đặt ra là ai sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch Quốc hội.
“Một số chuyên gia cho rằng bà sẽ được thay thế bởi một phụ nữ khác để thực hiện cam kết rõ ràng của Đảng về sự bình đẳng hơn. Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện ISEAS – Yusof Ishak, đã viết vào tháng Năm rằng người kế nhiệm của bà có thể sẽ là bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, hoặc ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
“Ông Hiệp nói thêm rằng nếu Đảng muốn duy trì một đại diện nữ ở vị trí tứ trụ, bà Mai sẽ nắm ghế này. Nếu kinh nghiệm được đặt trên giới tính, ông Chính có cơ hội tốt hơn,” tác giả trích dẫn.
Đánh giá của ông Zachary Abuza
Hồi tháng Sáu, nhà quan sát lâu năm về Việt Nam, Tiến sĩ Zachary Abuza, nói với BBC:
“Tôi không nghĩ ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục làm nữa, vì ông vừa rồi đã có thời gian ốm, và lại đã một lần được miễn tuổi.”
Ông Zachary Abuza nhận xét do Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải mới đây bị cảnh cáo, nên có lẽ ông Hải sẽ khó tái cử.
Ngoài ra, Bộ Chính trị hiện có 7 người đang từ 66 tuổi tới 76 tuổi và có lẽ đa số của nhóm này sẽ nghỉ hưu.
Như thế, ông Zachary Abuza dự đoán Bộ Chính trị khóa 13 có thể chỉ còn khoảng 7 người ở lại, mở đường cho các gương mặt mới.
“Nhưng số người mới bầu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản không bao giờ nhiều hơn số thành viên cũ.”
“Vì vậy, rất có thể, một hoặc nhiều hơn nữa trong số thành viên Bộ Chính trị quá 65 tuổi sẽ được cho ở lại, trong đó có ông Trần Quốc Vượng, hiện 67 tuổi,” ông Abuza nhận định.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54152092
Những Mùa Nô-ên Đen
Sau mùa xuân “đại thắng”
Để độc quyền chiếm danh
Quỉ vương liền xuống lệnh
Cấm lễ hội diễn hành
Tôn giáo là thuốc phiện
Như tổ quốc gia đình
Mùa giáng sinh từ đó
U buồn như đám tang
Ngôi giáo đường câm nín
Cây Nô en hoang tàn
Hang Bê lem lạnh lẽo
Không sao trắng nhạc vàng
Đàn con chiên cầu nguyện
Trong đêm tối u minh
Bầy chó Hồ soi mói
Ông ba mươi rập rình
Chúa Hài Đồng thương xót
Cho dân tộc tội tình
Những mùa Nô En đen
Nhục nhằn và u uất
Vết hằn sâu ký ức
Sao đã vội lãng quên
Ôi dân tộc yếu hèn
Tủi đau hồn đất nước!
Đêm Giáng Sinh trong trại tù Long Giao – Kim Thanh Nguyễn Kim Quý
Tháng 12 năm 1975. Chúng tôi ở trại Long Giao, do quân đội quản lý, đã hơn sáu tháng. Long Giao thuộc tỉnh Long Khánh, là một căn cứ cũ của Sư đoàn 18, mà trước kia tôi chưa hề đặt chân đến, nói chi bây giờ bị giam cầm lại càng thấy mịt mờ hơn. Tổ tù của tôi gồm tám người, đa số thuộc ngành Y ít nhiều quen biết nhau ngoài đời, trong số có người bạn đồng đơn vị, bác sĩ Đặng Phùng Hậu, trưởng bệnh xá Trường Đại Học CTCT Đà Lạt, và bạn của anh, bác sĩ Trần Đại Quốc mà nghe anh nói là bà con với nhà “bác học” cách mạng Trần Đại Nghĩa –con cưng của Hồ Chí Minh. Ngoài ra, có bác sĩ Nguyễn Xuân Thanh, người Huế, nha sĩ Mai Văn Thắng và dược sĩ Nguyễn Lương Ngọc. Ba người ngoài ngành Y Dược gồm anh tổ trưởng, một đại úy cựu đại đội trưởng Địa phương quân, một trung úy Pháo binh, và tôi. Đó là một nhóm thân hữu dễ thương, chia cho nhau từng mẩu bánh mì biscotte, từng lát thịt bò ướp khô những lần ai được “thăm nuôi”, tin tưởng nhau, phát biểu, bình luận thời cuộc một cách vung vít mà không sợ bị báo cáo. Trong tổ, chỉ một mình tôi là Công giáo.
Mấy ngày trước Noël, Nguyễn Xuân Thanh gọi tôi ra sân, vừa cùng đi bách bộ vừa nói nhỏ:
– Đêm Noël một số anh em sẽ tổ chức mừng lễ. Mọi thứ đã được chuẩn bị. Bây giờ nhờ toa viết lời bài Đêm Thánh Vô Cùng ra tiếng Pháp, hoặc Latin. Tiếng Anh thì có người lo rồi, bản tiếng Việt thì moa thuộc, vì trước kia moa học trường đạo.
Silent night, holy night,
All is calm, all is bright.
Round yon virgin mother and child,
Holy infant, so tender and mild.
Sleep in heavenly peace,
Sleep in heavenly peace …
Nghe Thanh nói, tôi phấn khởi lắm, nhưng không hỏi thêm chi tiết. Và nhận viết lời Pháp. Còn Latin, tôi không biết nguyên văn, nhưng dựa theo tiếng Pháp mà dịch đại ra, và bây giờ chỉ còn nhớ câu đầu: Tranquilla nox, sancta nox… Sau đó, từng nhóm nhỏ tập dượt, bằng cách đi trong sân, khuất những cặp mắt ăng-ten, và hát thuộc lòng âm ư trong miệng. Chỗ nào vắng vẻ, an toàn, thì lên giọng to hơn. Tôi hướng dẫn phát âm lời Pháp và Latin.
Douce nuit, sainte nuit !
Dans les cieux ! L’astre luit.
Le mystère annoncé s’accomplit
Cet enfant sur la paille endormi,
C’est l’amour infini,
C’est l’amour infini …
Đúng đêm 24. Đêm Chúa sinh ra đời. Mới bảy giờ, trời đã tối. Từ trại, nhìn ra không gian chung quanh, tôi thấy có những ánh đèn leo lét, trong một xóm nhà về hướng Tây, tức hướng Sài Gòn, và, cao hơn, một ngôi sao khổng lồ thắp sáng trên nóc một nhà thờ. Các bạn bảo tôi, “đó là xóm đạo Long Giao”, nhưng không ai biết họ đạo ấy tên chính xác là gì. Một lúc sau, từ nhà thờ vọng lại, liên hồi, tiếng chuông Noël giục giã, quen thuộc. Quen thuộc, vì thời gian trước đó, không bao giờ tôi vắng nó, vào những đêm giáng sinh, xa gia đình êm ấm, lúc chiến tranh trở nên ác liệt, hay những đêm hành quân ngủ bờ ngủ bụi.
Tự dưng thấy lòng bồi hồi, xúc động. Nước mắt lưng tròng. Chợt nhớ một đoạn văn, trong quyển Souvenirs de la maison des morts, đã đọc thời trung học, của văn hào Nga, Dostoïevski, bị lưu đày ở Sibérie, cũng kể rằng đêm Noël ông nghe từ một xóm đạo xa xa tiếng chuông nhà thờ vẳng lại. Vừa lúc ấy, Dostoïevski viết, tình cờ người cai ngục mở cửa, và ông có cảm tưởng Thiên Chúa đã hiện ra với ông. Đối với một người tù biệt giam, tất cả là một ân sủng, niềm an ủi và mừng vui vô biên Chúa gửi đến.
Bao nhiêu năm qua rồi, những đêm Giáng Sinh cứ tiếp nối trên xứ sở tự do, sung sướng, mà sao tôi vẫn không tìm lại được cảm xúc vô giá từ một đoạn văn cũ ấy –cái cảm xúc kỳ lạ, lâng lâng, bình an trong hồn những tù nhân cô đơn, tuyệt vọng.
Tám giờ. Trên sân phía hông đội chúng tôi, một bó lửa được thắp lên, và các anh em từ những nhà khác nhanh chóng kéo tới tập họp làm thành vòng tròn lớn, nắm tay nhau hát to bài “Đêm Thánh Vô Cùng” bằng bốn thứ tiếng, do bác sĩ Nguyễn Xuân Thanh, hay một ai khác, điều khiển và bắt giọng. Những thanh củi được thảy vô thêm, và ánh lửa vươn cao, bập bùng, như trong đêm lửa trại của hướng đạo sinh. Không có cây sapin, không có hoa đèn rực rỡ, không có cả một linh mục nào chủ lễ, xướng kinh. Chỉ có tấm lòng và đức tin bền vững của tù nhân dành cho Thượng Đế trước những bất hạnh, tủi nhục, đọa đày. Những cải tạo viên không tham gia cũng đứng chung quanh, tò mò nhìn, trong số, dĩ nhiên, có vài ăng-ten mà ai cũng biết tên.
Khoảng mười phút sau, hát xong, anh em đứng im lặng, trầm tư, có người lâm râm cầu nguyện, thì bỗng nghe tiếng chân bộ đội rầm rập chạy về phía chúng tôi, súng lên đạn kêu răng rắc. Ngay tức khắc, tất cả tự động giải tán, ai về phòng nấy, biến mất như những bóng ma, cũng nhanh chóng như khi tập họp. Còn lại một đống lửa gần tàn và vài người trong đám hiếu kỳ và tên ăng-ten L. nổi danh, cựu phi công trực thăng, đứng chỉ chỏ, báo cáo, lập công. Bọn lính và quản giáo luôn mồm hỏi: “Anh nào cầm đầu tổ chức phản động? Anh nào?”. Không ai biết, kể cả tên ăng-ten. Mà biết cũng không ai nói. Sáng hôm sau, các đội trưởng tù, còn gọi là nhà trưởng, và một số “nghi can” bị dẫn đi làm việc. Rất may, không ai bị kỷ luật, an toàn trở về đội.
Chuyện này, cán bộ trại không nhắc đến nữa. Riêng tôi vẫn nhớ mãi, kể từ đêm ấy đến nay đã 36 năm. Rồi một số được thả về, phần đông là giới Y Dược, trong đó có năm chàng của tổ tôi. Còn lại, rất đông, bị “biên chế” phân tán đi các đội khác, để vài tháng sau được tàu Sông Hương chở ra Bắc giao cho Công An, bắt đầu một cuộc hành trình mới gian nan hơn, khắc nghiệt hơn, dành cho những tù nhân chính trị chánh hiệu.
Một buổi chiều, cách đây bảy năm, tiếng điện thoại vang lên. Bác sĩ Nguyễn Xuân Thanh bất ngờ gọi tôi từ Oakland, CA. Mừng rỡ. Ôn lại biết bao kỷ niệm. Nhất là về cái đêm Giáng Sinh 1975 tại Long Giao. Sau đó, thỉnh thoảng tôi gọi Thanh. Tháng 12 năm nay, máy nhắn trong điện thoại của anh trả lời no longer in service. Về đâu rồi, hỡi bạn Nguyễn Xuân Thanh, một trong những người hùng đêm Noël 75? Bác sĩ Đặng Phùng Hậu hiện mở phòng mạch tại Texas, đã đến Portland cùng với bà xã, tham dự lễ hôn phối của vợ chồng tôi. Tôi đọc trên báo thấy tên nha sĩ Mai Văn Thắng tái hành nghề tại San José, nhưng chưa gặp lại bao giờ. Những bạn khác thì bặt vô âm tín.
Xin tất cả, nếu đọc được mẩu kỷ niệm ngắn này, hãy liên lạc với buijulien@yahoo.com để cùng nhau ôn chuyện cũ, bắt chước Thúy Kiều “đốt lò hương ấy so tơ phím này”, hoặc thêm, bớt chi tiết về đêm anh em nổi lửa hát mừng Chúa ra đời cứu chuộc nhân loài, tại trại tù Long Giao, 24/12/1975.
Kim Thanh Nguyễn Kim Quý
Vui cười
Bà chủ quán nói với cô giúp việc:
– Ông nhà tôi lại tằng tịu với cô thư ký rồi!
– Thưa bà, tôi không tin! Chắc bà nói thế để tôi ghen chứ gì?
Một chàng vừa lấy vợ không lâu kể với đám bạn độc thân: “Vợ tớ cứ luôn dùng nước xả vải khi giặt. Tớ chả bao giờ biết được thứ nước đó có tác dụng gì cho tới một ngày…”
Đám bạn nhao nhao: – Đến ngày nào?
– Đến một hôm tớ đi siêu thị, tớ thấy một cô gái lại gần tớ, ngửi ngửi rồi nói: “Có vợ rồi”. Hóa ra các bà vợ dùng nước xả vải để đánh dấu lãnh thổ các cậu ạ!
Một bệnh nhân đến bác sỉ khai bệnh: – Thưa bác sỉ , tôi bị mắc chứng ngủ ngày, còn đêm lai. thức
Bác sỉ khám xong, đưa toa thuốc , trong đó ghi: “Chuyển sang làm ca đêm!”
Nói chuyện cây thông vào mùa Giáng Sinh – Phạm Đình Lân F.A.B.I
Cây thông ở Bắc Bán Cầu
Cây thông là một loại cây hình nón to lớn ở miền khí hậu ôn đới, bán hàn đới và hàn đới. Ở vùng khí hậu bán nhiệt đới cây thông được tìm thấy trên cao độ 1,000 m. Ở Việt Nam cây thông được tìm thấy ở miền Bắc, Trung và trên cao nguyên Nam Trung Bộ. Nó vắng bóng hoàn toàn ở Nam Bộ.
Cây thông cao từ 25- 35 m; lá nhọn và nhuyễn tựa như cây kim. Trái cứng và có vẩy. Lá thông xanh quanh năm ngay cả vào mùa đông đầy tuyết trắng. Cây thông thuộc dòng Pinus và gia đình Pinaceae. Thực tế có nhiều dòng cây thông khác với dòng Pinus và gia đình Pinaceae như thông Bunya thuộc dòng Araucaria và gia đình Araucariaceae hay thông đen Matai dòng Prumnopitys taxifolia thuộc gia đình Prumnopityaceae v.v.
Ở Âu- Mỹ có nhiều rừng thông mọc tự nhiên trên các dãy núi cao như Alps, Pyrénées, Urals, Allegheny v.v. Gỗ cây thông rất thông dụng ở các quốc gia ôn đới. Gỗ dùng để làm nhà, cửa, sàn nhà, đóng bàn, ghế, tủ, làm bột giấy. Nhựa thông dùng để làm dầu sơn. Dầu lấy từ lá thông được dùng trong y khoa. Hột cây thông Pinus sabiniana được dùng làm thức ăn.
Cây thông lá xám (gray leaf pine) mang tên khoa học Pinus sabiniana. Nó còn được gọi là cây thông triền (foothill pine) vì thường mọc trên các triền núi. Loại thông này được tìm thấy nhiều ở California. Trái màu vàng cam dài giống như trái cà tím nhưng có nhiều vẩy cứng.
Cây thông trắng Pinus strobus và Pinus monticola được xem là loại thông có giá trị cao. Loại thông trắng này mọc trên đất cát ở những vùng tương đối ẩm. Thỏ rất thích ăn vỏ cây thông trắng này. Gỗ thông trắng mềm và có nhiều công dụng trong ngành xẻ gỗ và ngành mộc. Thông trắng có nhiều ở Đông Bộ Bắc Mỹ (Canada và Hoa Kỳ). Cây cao từ 50- 70 m nên cho rất nhiều gỗ. Nguồn sinh tố C trong cây thông trắng Pinus strobus cao gấp 05 lần nguồn sinh tố C của chanh. Phần vỏ trắng (phia trong) là nguồn resveratrol C14 H12 O3 kháng ung thư và kháng viêm rất mạnh. Ngày xưa thổ dân địa phương (người Da Đỏ) dùng vỏ cây thông trắng làm thực phẩm và trị ho. Vì vậy ho gọi cây thông trắng là CÂY HÒA BÌNH.
Cây thông đỏ Pinus resinosa ở Bắc Mỹ có nhiều liên hệ thân thuộc với cây thông Na Uy. Khi còn trẻ cây thông đỏ có hình nón. Khi lớn cây có hình tròn. Gọi là thông đỏ vì lớp vỏ trong màu đỏ- vàng. Cây thông đỏ có thể sống dễ dàng trong điều kiện thổ nhưỡng nghèo nàn. Gỗ cây thông đỏ chắc và đẹp nên cây thông đỏ có giá trị thương mại lớn. Gỗ được dùng trong ngành kiến trúc, làm cột buồm, đóng thùng, đóng hộp, làm bột giấy v.v.
Cây thông Oregon (Douglas fir) mang tên khoa học Pseudotsuga menziesii thuộc gia đình Pinaceae. Cây thông Oregon chỉ cao không bằng cây sequoia mà thôi. Cây cao nhất cao 100.30 m; đường kính gốc cây đến 5 m. Loại thông này sống đến 1,000 tuổi. Thông Oregon được dùng làm cây Giáng Sinh, làm nhà, cầu cây, cột cờ. Năm 1915, khi Panama tổ chức triển lãm, một cột cờ cao 91.10 m được làm bằng cây thông Oregon được dựng lên vào ngày khai mạc buổi lễ.
Cây thông mật (sugar pine) Pinus lambertiana có nhiều ở Bắc Mỹ và Mễ Tây Cơ. Cây cao từ 60- 80 m nên cung cấp một nguồn gỗ quan trọng. Nhựa cây thông này ngọt như đường. Thông mật có liên hệ đến cây thông trắng Pinus strobus đề cập ở phần trên. Tuổi thọ của cây thông mật có thể lên đến 800 tuổi.
Cây thông vỏ trắng (whitebark pine) Pinus albicaulis mọc trên núi từ cao độ 1,500 m trở lên. Loai thông này có vỏ trắng nhưng khác với cây thông trắng Pinus strobus. Nó không có hình nón như những loại thông khác. Cây thông vỏ trắng tăng trưởng rất chậm. Cây thông này chỉ cho nhiều gỗ khi được 200 tuổi!
Cây thông lông gà hay thông tre Podocarpus neriifolius thuộc gia đình Podocarpaceae. Đây là loại cây thông vùng khí hậu bán nhiệt đới. Nó được tìm thấy ở Hoa Nam, Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Cambodia, Lào, Mã Lai, Taiwan (Đài Loan), quần đảo Ryu Kyu (Lưu Cầu- Nhật Bản), hải đảo Thái Bình Dương. Gọi là thông tre vì có người cho rằng lá của nó giống lá tre. Có người gọi là thông lông gà vì thấy lá của nó giống cái lông gà. Cây thông tre cao từ 20- 40 m; vỏ xám, có nhiều sợi. Trái to (karpus: trái- Hy Lạp ngữ) có hình chân (podos: chân) màu đỏ khi chín; hột rất cứng. Gỗ cây thông lông gà rất cứng nên được dùng để đóng tàu, xây dựng nhà cửa, làm dụng cụ âm nhạc. Người Anh gọi là brown pine (thông hung đỏ- do màu của gỗ mà ra).
Cây thông rừng mà người Anh gọi là Larch và Pháp gọi là Meleze có nhiều ở Bắc Âu, Trung Âu, Đông Âu, Bắc Mỹ, Tân Tây Lan. Tên khoa học là Larix decidua thuộc gia đình Pinaceae. Cây có thể cao đến 50 m. Gỗ dùng để đóng du thuyền. Dầu thông được lấy từ cây thông rừng này. Vỏ và nhựa cây thông rừng Larix decidua được dùng để trị bịnh về đường hô hấp, viêm đường tiểu, tiêu chảy, kiết lỵ, trùng lãi, kinh nguyệt bất thông. Người bị bịnh thận không được dùng. Ở Bắc Mỹ có cây thông rừng Larix laricinacao cao tối đa 20 m. Gỗ cây thông này được dùng làm giày đi tuyết, dụng cụ âm nhạc, cây cảnh bonsai, cột đèn điện, làm củi đốt. Ngày xưa thổ dân dùng vỏ cây thông Larix laricina (tamarack larch) để trị đau khớp xương, hoàng đản.
Cây thông vùng khí hậu lục địa và hàn đới được người Anh gọi là spruce âm từ tiếng Ba Lan Zpruss ám chỉ Prussia (nước Phổ trong nước Đức ngày xưa). Người Nhật gọi là shin- kaya mà gỗ được dùng làm bàn cờ. Cây thông vùng khí hậu lục địa và hàn đới có lá xanh quanh năm, nhiều nhánh lia chia và có hình nón được tìm thấy khắp các lục địa Á, Âu, Bắc Mỹ có khí hậu lục địa và hàn đới. Đại để thông hàn đới gồm có:
– Thông Picea glauca tức thông trắng ở Canada và Alaska
– Thông Picea purpurea tức thông tím ở Tây Bộ Trung Hoa
– Thông Picea abies ở Na Uy được dùng như thông cảnh, cây thông Giáng Sinh
– Thông Picea mariana là cây thông đen ở Bắc Mỹ
Cây thông khí hậu lục địa và hàn đới có thể cao đến 60 m; lá nhuyễn, trái dài và có nhiều mắt tựa như trái thơm. Thông hàn đới có công dụng đa dạng: trong kiến trúc, kỹ nghệ làm bột giấy, dụng cụ âm nhạc. Khung chiếc phi cơ đầu tiên do anh em Wright thí nghiệm được làm bằng gỗ cây thông hàn đới. Lá và nhựa thông hàn đới được dùng làm si- rô hay rượu bia. Người Anh gọi là Spruce Beer. Nhựa còn được dùng để làm chewing gum. Lá có nhiều sinh tố C. Người ta dùng lá để nấu nước uống ngừa chứng scorbutus hay scurvy do thiếu sinh tố C. Các nhà hàng hải Anh ngày xưa dùng phương pháp này để ngừa bịnh scorbutus cho thủy thủ trên tàu trong các cuộc hải hành xa xôi.
Cây thông Tây Bá Lợi Á Pinus sibirica thuộc gia đình Pinaceae được tìm thấy ở Bắc Hàn, Mãn Châu, Mông Cổ, Kazakhstan v.v. Loai thông này có trái to có vẩy màu đen mốc giống như trái thơm. Hột dùng để khai thác dầu để ăn, dùng trong kỹ nghệ mỹ phẩm hay kỹ nghệ dược phẩm. Tuổi thọ cây thông Tây Bá Lợi Á xê dịch từ 350 đến 550 năm. Cây già nhất lên đến 850 tuổi! Dầu thông Tây Bá Lợi Á dùng để trị béo phì (obesity), ngừa loét dạ dày, chống xơ động mạch, làm mịn da, nhuận trường, trị suyển, viêm phế quản, tăng cường hệ thống miễn nhiễm. Sự hiện diện của pinoleic acid C18 H30 O2 giải thích tính năng trị liệu chứng béo phì của dầu thông Tây Bá Lợi Á ở Nga, Trung Quốc và Bắc Hàn.
Cây thông ở Nam Bán Cầu
Cây thông Bunya gốc ở Chile mang tên khoa học Araucaria bidwillii và thuộc gia đình Araucariaceae. Cây thông này được nhà thực vật học John Carne Bidwill (1815- 1853) nghiên cứu. Do đó trong tên khoa học có tên Bidwill của ông. Gọi là cây thông Bunya vì loại thông này được tìm thấy nhiều trong dãy núi Bunya (Úc Đại Lợi). Thổ dân tôn kính cây thông này. Nhờ vậy loài thảo mộc này được gìn giữ trọn vẹn.
Cây thông Bunya cao từ 30- 45 m; lá xanh quanh năm nhưng cây không có hình nón mà có đỉnh tròn. Trái thông Bunya to và có nhiều hột. Thổ dân ở Úc xay hột trái thông Bunya rồi để cho lên men để làm một loại bánh mì ngon. Người ta giữ hột bằng cách đặt hột dưới suối rồi dùng hột trái thông lên men để làm thức ăn. Gỗ cây thông Bunya được dùng để làm nhà, làm đàn để có âm thanh ấm. Cây thông Bunya được trồng quanh vùng Sacramento, thủ phủ của tiểu bang California, các nước Nam Mỹ và Âu Châu. Trái cây thông Bunya cũng là nguồn thức ăn quan trọng đối với chim to lớn vì trái thông Bunya to, đường kính lối 35 cm, mỏ chim nhỏ không sao mổ nổi. Hột trái thông Bunya dài từ 3 dến 4 cm. Tuổi thọ của cây thông này có thể lên đến 500 tuổi.
Cây thông Chile được gọi là cây đuôi khỉ (hầu vĩ mộc)(Monkey tail tree) mang tên khoa học Araucaria araucana thuộc gia đình Araucariaceae. Cây cao đến 40 m; lá sần sùi như mặt lá có vây. Thân và nhánh cây cũng sần sùi. Cây không có hình nón mà có hình tròn. Cây thông Chile sống rất thọ nhưng gỗ không thông dụng như các loại cây thông khác. Cây không có nhánh ở phia dưới; thân sần sùi nên khỉ không leo lên được. Người Pháp gọi cây thông Chile này là desespoir des singes (nỗi thất vọng của loài khỉ). Người Anh gọi đơn giản là Chile pine. Đó là quốc mộc của xứ Chile. Thực tế ngày nay cây thông Chile được tìm thấy ở Úc Đại Lợi, Hoa Kỳ, Na Uy, Canada.
Cây thông đen gốc ở Tân Tây Lan mang tên khoa học Prumnopitys taxifolia thuộc gia đình Prumnopityaceae và được thổ dân trên đảo gọi là Matai. Đó là một cây thông có vỏ màu hung đỏ và gỗ màu hung đỏ ngã đen. Cây cao từ 25- 40 m. Chữ taxifolia trong tên khoa học của cây thông đen cho thấy lá của cây thông đen thuộc lá thủy tùng (yew), màu vàng- xanh nhạt. Trái có nhiều cơm. Phải mất từ 12 đến 18 tháng trái mới già.
Nhựa cây thông đen dùng làm rượu bia Matai (Matai Beer). Gỗ cây thông đen cứng nên được dùng trong việc xây cất nhà cửa, đóng bàn, ghế, tủ.
Cây thông Kauri được tìm thấy ở Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan. Cây Kauri cao đến 55 m. Cây tăng trưởng rất chậm. Cây 30 tuổi chỉ cao lối 10 m. Nhưng tuổi thọ của cây Kauri xê dịch từ 600 đến 2000 tuổi! Lá cây Kauri không giống lá hình mũi kim của cây thông nhưng trái Kauri giống như trái thông. Trái già màu vàng cam. Dầu Kauri được dùng như dầu copal trong kỹ nghệ ở Tân Tây Lan. Nhựa cây Kauri dùng để sản xuất vẹt- ni.
Cây Giáng Sinh
Nói đến Giáng Sinh thi chúng ta liên tưởng ngay đến cây Giáng Sinh. Mùa Giáng Sinh rơi vào mùa đông giá buốt. Chỉ có các loại cây thông, tùng bách còn xanh tươi mà thôi nên người ta chặt cây thông và trang trí bằng ngôi sao nhỏ lấp lánh, hình tượng các Thiên Thần, trái cây, bóng đèn màu để mừng ngày Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế. Một ngôi sao lớn và sáng được gắn trên đỉnh của cây Giáng Sinh. Ở Việt Nam cây thông rất hiếm nên vào mùa Giáng Sinh người làm hang đá bằng giấy màu và làm những ngôi sao bằng tre với nhiều màu sắc rực rỡ để chào mừng Chúa Giáng Sinh ‘trong máng cỏ, trong hang lừa’.
Cây Giáng Sinh xuất hiện trước tiên vào thời Phục Hưng (Renaissance) (?). Ngày nay người ta cho rằng nó xuất phát từ Đức vào thế kỷ XVI và lan sang các quốc gia Bắc Âu trước khi thâm nhập trên toàn lục địa Âu Châu và Mỹ Châu. Martin Luther (1483- 1546), người lãnh đạo Giáo Hội Cải Cách (Tin Lành), đã thắp đèn cầy trên đỉnh cây Giáng Sinh đầu tiên. Ở Hoa Kỳ mãi đến thập niên 90 của thế kỷ XIX cây Giáng Sinh mới được quảng bá rộng rãi. Mãi đến năm 1923 tổng thống Calvin Coolidge mới tạo ra truyền thống đặt cây Giáng Sinh trong tòa Bạch Ốc.
Thoạt tiên người ta vào rừng thông tìm một nhánh cây thông đẹp đem về nhà trang trí theo ý muốn của chủ nhà. Ngày nay ở Hoa Kỳ có 22,000 đồn điền trồng cây Giáng Sinh để bán hàng năm. Đó là những cây thông có tối thiểu từ 3 đến 4 tuổi. Những cây thông từ 5 đến 7 tuổi được bán với giá cao hơn. Vật trang trí cây Giáng Sinh có bán đầy đủ tùy theo sự lựa chọn, sở thích và túi tiền của người mua. Các tiểu bang California, Oregon, Michigan, Washington State, Wisconsin, Pennsylvania, North Carolina là những tiểu bang nổi tiếng về việc trồng cây thông Giáng Sinh. Có lối 1,500,000 acres đất được dùng để trồng cây thông Giáng Sinh (acre: 4,070 m2: 40.7% của hectare) và thu hút lối 100,000 nhân công vào việc trồng trọt và chăm sóc cây Giáng Sinh. Thông thường các cây Giáng Sinh bán chạy ngoài thị trường là:
– cây thông Scots Pine; tên khoa học: Pinus sylvestris
– cây thông Douglas Fir tức cây thông Oregon; tên khoa học: Pseudotsuga menziesii
– cây thông Fraser Fir ( Basalm Fir); tên khoa học: Abies fraseri
– cây thông trắng (white pine); tên khoa học: Pinus strotus
Ở Hoa Kỳ có hai loại cây Giáng Sinh:
a. cây Giáng Sinh tươi được liệng vào thùng rác sau ngày 25-12.
b. cây Giáng Sinh nhân tạo được bỏ vào bao để tránh bụi hầu trưng bày trong nhà vào những ngày Giáng Sinh sau.
****
Tôi chân thành cám ơn nữ thi sĩ Đặng Ngọc Lệ Khánh gợi ý về đề tài này khiến tôi nhớ đến:
– Nguyễn Công Trứ khi viết:
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
– ca dao Việt Nam đề cập đến những loại thảo mộc hình nón có lá xanh quanh năm như thông, tùng, bách:
Ông Tiên ngồi dựa gốc tùng,
Phất phơ râu bạc lạnh lùng ông Tiên.
*
Có gió lung mới biết tùng, bách cứng,
Có ngọn lửa lừng mới rõ thức vàng cao.
*
Tuế hàn tri tùng bách chi tâm.
– nhà cách mạng Nguyễn An Ninh (1899- 1943), người dùng bút hiệu Thông Reo khi viết những bài bình luận chánh trị. Tôi xin cúi đầu ngưỡng mộ một trí thức Tây học xuất thân từ một gia đình giàu có ở Hóc Môn, Gia Định, đã từ bỏ cuộc đời nhung lụa để đấu tranh cho độc lập xứ sở và hạnh phúc của dân tộc và chấp nhận cái chết âm thầm ngoài Côn Đảo. Chuông Tự Do đã bể (Ông chủ trương tờ La Cloche Fêlée- Chuông Nứt). Dưới tuyền đài không biết hồn ông đã mãn nguyện hay vẫn còn ray rứt triền miên. Ông vẫn còn sống và sống mãi mãi vì ‘anh hùng tử nhưng danh bất tử’ và người chết vẫn còn sống nếu vẫn có người sống nhắc đến tên minh. Xin ông nằm yên giấc trong giấc ngủ thiên thu giữa tiếng gầm thét của đại dương và tiếng gió rú kinh hoàng của đại phong.
– quí linh mục Thuấn (Phạm), Thuấn (Đinh), Thiều (Vũ), Trân (Đinh), Dương (Nguyễn), Sơn (Nguyễn), Tiên (Nguyễn), Thanh (Phạm), Thành (Phùng) vào những ngày Giáng Sinh nửa thế kỷ trước. Năm nào đến dịp Giáng Sinh và Tết Nguyên Đán tôi đều được quí cha tặng rượu lễ. Là người ngoại đạo, gia đình tôi vẫn tổ chức ăn Giáng Sinh hàng năm bằng gà tây như người Mỹ cử hành lễ Thanksgiving vậy. Ở Việt Nam phần lớn những người nuôi thỏ và gà tây đều là tín đồ Thiên Chúa Giáo. Để có gà tây ăn Giáng Sinh tôi nhờ cha Trân, dòng Đa Minh (Dominicain), chỉ cho mua. Cha chỉ tới một tu viện gần hồ tắm Thủy Tiên Thủ Đức. Tôi đến đó và gặp một tu sĩ người ngoại quốc. Sau buổi nói chuyện tôi được biết ông là người Đức. Tôi nói tôi muốn mua một con gà tây để ăn réveillon. Vị tu sĩ hỏi lại tôi bằng tiếng Việt: “Ông muốn mua gà tây đàn ông hay đàn bà?” Nhờ đi mua gà tây mà tôi học được gà đàn ông và gà đàn bà. Lời nói đơn giản và thân thương nay còn đâu nữa! Tôi muốn nghe lại nhưng không biết nghe ở đâu?
Tôi xin mượn những dòng chữ vô hương, vô sắc và vô vị này để gởi lời chúc Giáng Sinh và Tân Niên 2015 đến quí cha và các thân hữu. Mong rằng lời chúc này như nguồn nước mát không màu sắc, không hương vị nhưng ai cũng cần và ai cũng dùng trong suốt quá trình sống của mình.
Giáng Sinh Vui Vẻ
Tân Niên Vạn Phúc
Hòa Bình Trong Tâm
Hòa Bình Trên Trái Đất
Chuyện dài ngày lễ Giáng Sinh – Thanh Hà
Máng cỏ tại Luceram, miền nam nước Pháp.
Ảnh ngày 18/12/2017. Yann COATSALIOU / AFP
Tại sao Ông Già Noel mặc áo đỏ ? Truyền thống Giáng Sinh có tự bao giờ ? Kể từ khi nào ngày 25 tháng 12 chính thức được xem là ngày Chúa chào đời ? Đây luôn là những câu hỏi trở lại theo đúng chu kỳ 12 tháng một lần và từng là đề tài thu hút không ít các nhà sử học và hay triết gia.
Năm 2016 cuốn Noel, une si longue histoire … – Chuyện dài về Noel của hai nhà sử học Alain Cabantous và François Walter (Nhà xuất bản Payot) kể lại, thực ra không ai biết gì nhiều và một cách chính xác về lịch sử truyền thống Giáng Sinh. Dường như mãi đến quãng 353 năm sau Công Nguyên, nhân loại mới bắt đầu mừng ngày Chúa giáng trần. Giải thích khá đơn giản là ở vào thời kỳ xa xưa, chẳng mấy ai quan tâm đến ngày sinh. Thậm chí đến thế kỷ thứ ba, khi người Công Giáo muốn chính thức kỷ niệm ngày sinh của Chúa, thì chính giáo phụ Origen đã phản đối bởi ông cho rằng đấy là một “truyền thống dị giáo”.
Mãi đến thế kỷ thứ tư, giới nghiên cứu mới tìm thấy một tài liệu chứng minh rằng, ngày 25 tháng 12 năm 353, Nhà Thờ mới mừng Chúa chào đời. Nhưng phải đợi thêm đúng một chục năm sau, sách vở mới nói đến buổi “thánh lễ” được cử hành mừng đón Giáng Sinh.
Ánh sáng dẫn đường cho nhân loại
Về câu hỏi tại sao ngày 25 tháng 12 đã được chọn, hai đồng tác giả Walter và Cabantous cho rằng sự chọn lựa ấy trước hết mang tính biểu tượng. Đấy đơn giản là vì lễ Giáng Sinh trùng hợp với tiết đông chí ở bắc bán cầu, tức là thời gian ngày ngắn nhất trong năm. Các bậc thánh hiền ngày xưa quan niệm rằng, ngày đông chí thực sự là điểm khởi đầu, đem lại ánh sáng. Chúa là ánh sáng, là Mặt Trời soi sáng cho nhân loại.
Máng cỏ nơi chúa sinh ra, một truyền thống Noel quan trọng khác mà chúng ta còn giữ lại cho đến ngày hôm nay, thực ra chỉ xuất hiện tại châu Âu vào quãng thế kỷ 16 -17. Giáo dân lui tới một nhà thờ của dòng Tên tại thủ đô Praha, năm 1562 đã ngạc nhiên khi thấy máng cỏ với Chúa Hài Đồng, mẹ Maria và thánh Giuse một con lừa và một con bò. Riêng trên đất Pháp mãi đến thế kỷ 18, máng cỏ đêm đông mới trở nên quen thuộc với người Công Giáo vào mỗi mùa Giáng Sinh.
Bước vào thời kỳ hậu cách mạng công nghiệp, thế kỷ 19, cây thông xanh, quà Noel và ông Già Áo Đỏ đã phần nào làm lu mờ ý nghĩa tôn giáo của ngày lễ trọng đại này.
Một điểm thú vị trong cuốn Chuyện Dài về Noel đó là Giáng Sinh thường mang nặng màu sắc chính trị. Dưới thời đại La Mã, Noel là một công cụ để củng cố đạo Thiên Chúa trên vương quốc. Thời Trung Cổ các đời vua chúa dựa vào tôn giáo để củng cố ngai vàng, nhận mình là những vì Thiên Tử. Chẳng vậy mà vua Charlemagne năm 800 cử hành lễ Đăng Quang đúng ngày lễ Giáng Sinh.
Gần với thời đại của chúng ta hơn, chế độ Đức Quốc Xã từng tìm cách bào mỏng khía cạnh tôn giáo của ngày Noel.
Ba năm sau ngày hai đồng tác giả Cabantous và Walter cho ra mắt sách, đến lượt ông Tập Cận Bình muốn “viết lại kinh Thánh theo đường lối của Đảng Cộng Sản” Trung Quốc !
Dị đoan ngày Noel
Người Pháp rất dị đoan, đặc biệt là vào dịp Giáng Sinh. Thời Trung Cổ tại nhiều vùng, dân cư có thói quen tìm người giữ nhà trong lúc cả gia đình đi dự lễ nửa đêm. Người xưa không sợ trộm cắp, nhưng cần có người canh lò sưởi. Đêm 24 tháng 12, củi lửa trong bếp và lò sưởi lúc nào cũng phải rừng rực hồng để xua đuổi tà ma. Chưa hết, cũng đêm tối trời ấy, trong nhà có bao nhiêu người thì trong lò sưởi phải có bấy nhiêu khúc củi.
Lại cũng có vùng tin rằng, nếu trời trở gió lớn vào đêm Giáng Sinh, đó là điềm gở, báo trước cái chết của nhiều nhân vật quan trọng trong vùng. Còn nếu như trước giờ Chúa chào đời, trời quang mây tạnh thì đó là dấu hiệu Ơn trên ban phúc lành cho dân gian : thóc sẽ đầy sân, ngũ cốc đầy bồ. Trăng non vào dịp lễ Giáng Sinh cũng là điềm lành, báo trước mùa màng thuận lợi.
Nông dân vùng Normandie miền bắc nước Pháp tin rằng, giữ được mẩu bánh mì đã được làm phép Thánh ở trong nhà giúp xua đuổi được tà ma, ngôi nhà không sợ bị sét đánh, gia chủ không sợ bị chó dại cắn càn. Dân vùng Bretagne có thói quen đeo vào mỗi thân cây một chiếc thắt lưng bằng cói, để xua đuổi ma quỷ lai vãng.
Bữa tiệc kết thúc một năm cực nhọc
Nhưng bất luận nơi nào, Noel trước hết là một bữa cơm thịnh soạn hơn hẳn ngày thường, là dịp để cả gia đình cùng quây quần, là thời khắc người già truyền lại kinh nghiệm sống và làm ăn, trẻ nhỏ thì nhộn nhịp cười nói … Nông dân Pháp có thói quen mổ lợn, xẻ trâu giết bò vào dịp lễ cuối năm, nhưng từ thế kỷ 18, vua Henri 8 lại thích ăn thịt gà tây giống như người Anh và từ đó bắt đầu có trào lưu ăn thịt gà tây nhồi hạt dẻ đêm Giáng Sinh.
Ở miền nam, những ai đã đọc qua tiểu thuyết của văn hào Marcel Pagnol thì không thể quên 13 món tráng miệng ông từng kể lại trong cuối La Gloire de Mon Père – Vinh Quang của Cha : nào là kẹo sữa nu-ga trắng, nu-ga đen, nào là bánh xốp làm bằng bột mì gọi là “Fougasse” thoảng hương thơm của dầu ô liu và mùi hoa cam, nào là quả khô mà dân bản xứ gọi “Les Quatre Mendiants”. “Bốn gã ăn mày” ấy thực ra là các quả sung và nho khô, là hạt hạnh nhân và hạt dẻ khô. Nhờ Marcel Pagnol mà ta biết được rằng, ở những vùng đất trù phú ấy, thông thường người ta có đến 7 loại rượu khác nhau được cất kỹ chỉ để dành riêng cho bữa tiệc Noel.
New York và truyền thống cây Noel chọc trời
Nhìn đến truyền thống cây Noel, tới nay, hiếm có thành phố nào dám đọ sức với New York. Đây là nơi từ năm 1951 trên quảng trường Rockefeller Plaza, một cây thông lộng lẫy, cao hơn 20 mét được thắp sáng. Cứ đều đặn từ cuối tháng 11, một cây thông xanh ngự tọa trên quảng trường giữa tòa nhà cao ốc mang tên ông vua dầu hỏa Rockefeller và sân trượt băng của thành phố. Cây thông được chọn luôn thuộc dòng Epicea của ba vùng Connecticut, Vermond hay Ohio. Cây phải có chiều cao tối thiểu 23 mét. Một nhà nghiên cứu tò mò tìm ra được rằng, để thắp sáng cây thông ngoại hạng đó, thành phố New York cần 7.500 bóng đèn, dây điện có độ dài hơn 8 cây số.
Chỉ riêng ngôi sao trên đỉnh cao của cây thông này có kích cỡ ba thước, nặng 250 cân ! Cây thông ở quảng trường Rockefeller là biểu tượng của tinh thần Giáng Sinh, Christmas Spirit, bởi năm 1951 là thời điểm Mỹ tham chiến ở Triều Tiên. Ngôi sao chót vót trên đỉnh cao sáng ngời như thể thôi thúc những người lính xa nhà chóng hoàn thành nhiệm vụ và bình an yên trở về.
Một vòng thế giới ngày lễ Noel – Thanh Phương
Pierbattista Pizzaballa, quyền Thượng phụ Latinh thành Jerusalem trên đường đến Bethléem ngày 24/12/2018. REUTERS/Amir Cohen
Trong mục Theo dòng thời sự hôm nay, trước hết chúng tôi xin mời quý vị đến với giải đất Gaza, nơi mà rất nhiều giáo dân Palestine không được sang Bethléem để đón Noel, do lệnh cấm của Israel, trong khi khách hành hương từ khắp thế giới hôm nay kéo đến đây để dự thánh lễ trong nhà thờ Giáng Sinh, được xây dựng trên hang đá mà theo Kinh Thánh là nơi mà Chúa Giêsu đã sinh ra.
Noel ảm đạm ở Gaza
Giải Gaza vẫn là vùng đất xảy ra nhiều xung đột đẩm máu dọc theo lằn ranh phân chia lãnh thổ này với Israel. Ít nhất 4 người Palestine đã thiệt mạng hôm thứ sáu vừa qua sau khi trúng đạn của quân đội Israel trong cuộc tuần hành đòi quyền được trở lại Thánh Địa.
Chính trong bối cảnh này mà cộng đồng Công Giáo nhỏ bé của vùng Gaza chuẩn bị đón Noel với tâm trạng không mấy hào hứng. Cũng như mọi năm, chính phủ Israel cấp rất ít giấy phép cho giáo dân Palestine sang mừng lễ Giáng Sinh tại Bethléem, nơi Chúa Hài Đồng ra đời trong máng cỏ hang lừa cách đây hơn 2000 năm. Từ giải Gaza, thông tín viên Marine Vlahovic gởi về bài phóng sự :
« Trong nhà thờ Công giáo ở Gaza, một số trẻ em đóng cảnh Chúa giáng sinh trước các giáo dân. Ai cũng hy vọng sẽ được đến Bethléem trong dịp lễ Noel, theo lời George Anton, một giáo dân tại đây :
« Cũng như mọi năm, chúng tôi làm đơn xin giấy phép, có lúc thì gặp may, có lúc thì không ». Nhưng chỉ có khoảng 600 người nhận được tờ giấy quý giá này, tức là 1 phần 3 cộng đồng Thiên Chúa Giáo nhỏ bé của Gaza. Những người khác, như Jessica Mattas, thì không mấy hào hứng chuẩn bị đón đêm Giáng Sinh tại chổ : « Chúng tôi sẽ ăn một bữa réveillon trước khi dự thánh lễ nữa đêm. Chỉ có thế thôi, trong khi ở những nơi khác thì có rất nhiều lễ hội. Thật là bực bội khi phải ở lại đây, giống như là chẳng có Noel gì cả ! »
Vẫn là một mùa Noel trong vùng đất bị phong tỏa. Tổng giám mục Pierbattista Pizzabella nhắc lại là Israel vẫn áp dụng lệnh cấm lưu thông đối với hơn 2 triệu người Palestine : « Người Công giáo cũng gặp hoàn cảnh như những người dân khác ở Gaza. Vấn đề không phải là giấy phép, mà tình hình ở Gaza là không thể chấp nhận được và cần phải thay đổi. »
Chính vì lý do này mà nhiều giáo dân đã phải bỏ xứ ra đi. Cách đây 15 năm ở Gaza có đến 3.500 tín hữu. Nay theo các thẩm định, cộng đồng Công giáo ở đây chỉ còn khoảng 1.000 người. ».
Dân Phiippines chuẩn bị Noel từ mấy tháng trước
Philippines là quốc gia Công Giáo lớn nhất châu Á, với hơn 80% dân số là giáo dân. Tại nước này, Noel là thời điểm quan trọng nhất trong năm, thường được chuẩn bị từ cách đó ba tháng. Có thể nói, Philippines có lễ Noel dài nhất thế giới. Từ Manila, thông tín viên Marianne Dardard gởi về bài phóng sự :
« Tại sân bay Manila, đứng chờ giống như nhiều người khác ở cửa đến, Jhona Fulgencio, đến từ tỉnh, sốt ruột nói : « Chúng tôi đi từ nhà tối qua và chúng tôi đã chờ 7 tiếng đồng hồ rồi. Tôi rất phấn khích vì sắp gặp lại chị em bà con của tôi ». Toàn bộ gia đình 13 người đã đi đón cô gái hiện là người làm ở Hàn Quốc.
Tại Philippines, có đến hơn 90% dân số ra nước ngoài làm việc. Đối với hàng ngàn người lao động di dân, Noel đồng nghĩa với hồi hương, theo lời Jhona Fulgencio : « Ở nước Philippines chúng tôi, Noel là một thời điểm vô cùng đặc biệt. Ngay từ tháng 9, chúng tôi đã bắt đầu trang hoàng, thậm chí đã dựng cả cây thông Noel ! Và chúng tôi phải để dành rất nhiều tiền cho ngày lễ Noel. Một ví dụ khác cho thấy không khí hào hứng trên cả nước : ngày từ tháng 9, trong các siêu thị, trên các đài phát thanh, người ta đã phát đi phát lại các bản nhạc Giáng Sinh. »
Clifford Sorita, nhà xã hội học và cũng là nhà báo đài phát thanh Radio Veritas giải thích : « Người dân Philippines rất coi trọng ngày lễ Noel, vì cứ mỗi tháng 12, các gia đình lại đoàn tụ. Philippines là quốc gia có lễ Noel dài nhất, bởi vì dân Philippines chúng tôi có một đồng hồ sinh học riêng, chúng tôi rất thích đếm ngược thời gian đến sự kiện này. Nếu để ý, bạn sẽ thấy ngày 1/9 là đúng 100 ngày trước Noel.
Trong suốt tháng 12, người dân Philipines không bỏ lỡ dịp nào để mừng lễ mỗi ngày, và đây cũng là lúc mà các nhà thờ hoạt động 24 giờ/24, theo lời cha Patrick Calimlim : « Vào mùa này, các linh mục chúng tôi vô cùng bận rộn. ».
Kế thừa của Tây Ban Nha, Giáo hội Công Giáo Philippines vẫn giữ các truyền thống Noel, với một loạt thánh lễ chuẩn bị cho ngày Giáng Sinh, như giải thích của cha Patrick Calilim : « Chúng tôi gọi đó là « misa de gallo », dịch sát nghĩa là « thánh lễ con gà ». Nguyên thủy đó là thánh lễ dành cho giới nông gia và ngư dân. « Simbang gabi » là thánh lễ tối, dành cho những người lao động không thể đi lễ ban ngày. Ở đây thánh lễ tối được cử hành lúc 20 giờ 30, lễ sáng lúc 4 giờ. »
Dân Venezuela thiếu jambon để ăn Noel
Còn tại Venezuela, món « pernil » ( jambon có xương ) là món truyền thống của bữa ăn. Trước kỳ bầu cử địa phương ngày 09/12 vừa qua, chính quyền đã hứa là mỗi gia đình sẽ có ít nhất một pernil để mừng lễ Giáng Sinh. Nhưng họ đã không giữ lời hứa và việc phân phát pernil đã diễn ra một cách vô cùng hỗn loạn. Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Dellile gởi về bài tường trình :
« Sáng nay, tại khu phố La Vega của Caracas, điện bị cúp, điện thoại cũng bị cắt. Nhưng đó không phải là điều làm người dân bực bội. Ai cũng bàn đến chuyện phân phối món pernil trong những ngày trước Noel. Maria, một cư dân của khu phố cho biết : « Việc phân phối hoàn toàn thiếu tổ chức. Họ phân phối vào buổi tối, giờ chót mới thông báo cho chúng tôi biết, mà lại không nói rõ là phải trả bằng tiền mặt. Nhiều người không có tiền, phải cố vay mượn, thật là hỗn loạn. »
Có nhiều lý do giải thích tình trạng này : trước hết là do khan hiếm, những cũng là do tham nhũng. Các băng đảng thân với chính quyền đã chia chác với nhau trước khi tiến hành phân phối. Thêm vào đó còn có trách nhiệm của chính quyền, vì họ đã dùng món pernil để mua phiếu cử tri, theo giải thích của linh mục khu phố Alfredo Infante :
« Về mặt văn hóa, món pernil ở Venezuela cũng tương tự như món gà tây trong ngày Lễ Tạ Ơn ở Mỹ. Chính phủ đã dùng món này làm vật trao đổi trong cuộc bầu cử hội đồng thành phố ngày 09/12, khi nói rằng : nếu đi bỏ phiếu quý vị sẽ ăn Noel vui vẻ, vì sẽ được cấp một pernil. »
Cuối cùng, sẽ chỉ có rất ít người dân Venezuela có được món pernil cho bửa ăn tối 24/12. Mặt khác, những người được phát pernil đã ăn sạch hết rồi, vì họ chỉ có món ấy để ăn ! »
https://www.rfi.fr/vi/quoc-te/20181224-mot-vong-the-gioi-ngay-le-noel
hơ Ngư Sĩ
Giáng Sinh cứu rỗi
Giáng Sinh Chúa ngự đến nhân gian
Cứu khổ ban ơn kẻ lâm nàn
Phúc Chúa tiêu trừ tan bệnh tật
Ơn Trên hóa giải xóa lầm than
Lời Kinh Cứu Rỗi người lầm lỡ
Nhạc Thánh ban ơn kẻ lạc đàn
Ơn Chúa Ba Ngôi xin tỏa sáng
Năm châu bốn bể được Bình An…..
Mừng Giáng Sinh
Bình an dưới thế đến muôn người
Nhạc Thánh vang lừng vọng khắp nơi
Khổ nạn tiêu trừ xin Phúc Chúa
Tai ương thoát khỏi tạ Ơn Trời
Hòa Bình nối kết tình nhân loại
Hạnh Phước tin yêu thắm cuộc đời
Đêm Thánh vô cùng sao tỏa sáng
Giáng Sinh hồng phúc Chúa Ba ngôi…
Làm thế nào để xây dựng một thế giới an toàn hơn?
Nguyên Thủy & Mai Thanh Truyết
Thưa Bà Con,
Câu chuyện bầu cử ở Mỹ năm 2020 đã làm cộng đồng người Việt khắp nơi trở nên bất hòa, đôi khi gay gắt làm xáo trộn không ít sinh hoạt cộng đồng chung. Thiết nghĩ, chuyện Ông Trump hay Biden là chuyện của nước Mỹ, xin đừng vì “theo phe” mà làm xáo trộn thêm nữa.
Câu chuyện Việt Nam vẫn còn đó.
Cộng sản Bắc Việt vẫn còn đó.
Ách cai trị vẫn còn đè nặng lên 98 triệu bà con trong nước.
Đó chính là vấn đề của chúng ta, mỗi người con Việt ở hải ngoại.
Thân mời Bà Con đọc một vài suy nghĩ của kỳ giả Zakaria về…một thế giới an toàn cần được xây dựng!
***
Ngọn lửa từ LNU Lightning Complex bùng cháy dọc theo Xa lộ Liên tiểu bang 80 ở Vacaville, California, vào ngày 19 tháng 8 năm 2020. Đường cao tốc đã bị đóng cả hai hướng ngay sau đó. Noah Berger — AP
Zakaria là người dẫn chương trình các vấn đề quốc tế hàng đầu của CNN, Fareed Zakaria GPS, đồng thời là người phụ trách chuyên mục hàng tuần cho Washington Post. Cuốn sách mới của ông Mười bài học cho một thế giới sau đại dịch đã được xuất bản vào ngày 6 tháng 10 năm 2020.
Chúng ta hãy hình dung Massachusetts bốc cháy, theo nghĩa đen, toàn bộ tiểu bang chìm trong biển lửa. Đó là diện tích đất đã bị tàn phá – ít nhất là 5 triệu mẫu Anh – trong các trận cháy rừng ở California, Washington và Oregon. Nói một cách khác, chỉ trong vài tuần những đám cháy này đã thiêu rụi nhiều diện tích đất như bị tàn phá bởi một thập kỷ sử dụng bom napalm và chất độc da cam trong Chiến tranh Việt Nam.
Với nhiệt độ trên 100°F, không khí độc hại hiện đang bao trùm hàng chục triệu người, mất điện đã ảnh hưởng đến các khu vực rộng lớn và hàng chục người đã chết vì hỏa hoạn. Chất lượng không khí ở các thành phố phía Tây được xếp vào hàng tồi tệ nhất thế giới, với không khí ở Portland có mức độ gây hại gần như gấp ba lần so với các thành phố nổi tiếng ô nhiễm như New Delhi. Những cảnh bầu trời đỏ ở phía Tây nước Mỹ có chất lượng không thực đối với họ, như thể chúng đến từ một hành tinh khác. Theo một nghĩa nào đó, họ làm/ họ là những người mở đường cho tương lai.
1-Nguyên do của sự cháy rừng
Có nhiều lý do gần gũi cho những vụ cháy rừng này – pháo bông, lửa trại, một tia lửa văng ra … nhưng có một nguyên nhân lớn rõ ràng là: hành động của con người đã dẫn đến biến đổi khí hậu. Nói một cách đơn giản, thế giới đang trở nên nóng hơn, và điều đó có nghĩa là rừng trở nên khô hơn. Hạn hán kéo dài một năm, kết thúc vào năm 2017, đã giết chết 163 triệu cây ở California — và những gỗ chết đó chứng tỏ là yếu tố gây tàn phá năm nay. Một nghiên cứu khoa học do Stanford dẫn đầu, được công bố vào tháng 4, đã phát hiện ra rằng 5 vụ cháy rừng tồi tệ nhất của California – cho dù được đo bằng số người chết, mức độ tàn phá hay quy mô – đều xảy ra trong năm 2017 và 2018. Và chúng ta có thể chắc chắn một điều: nó sẽ trở nên tồi tệ hơn. Nhiệt độ tiếp tục tăng, tình trạng hạn hán ngày càng tồi tệ và tác động tổng hợp của tất cả các vấn nạn nầy sẽ nhân lên để tạo ra các cuộc khủng hoảng liên tục trong những năm tới.
Qua nhiều tầng lớp khác nhau, các tia lửa nhỏ gây ra đám cháy lớn, đang xảy ra xung quanh chúng ta. Hãy nghĩ về COVID-19, bắt đầu với một đốm virus có khả năng trú ngụ trong một con dơi ở đâu đó ở Trung Cộng (nhận định nầy không đung, nhưng muốn giữ nguyên ý của tác giả) và hiện đang là một đại dịch toàn cầu đang hoành hành. Mặc dù vi rút đã tồn tại mãi mãi, nhưng chúng bắt nguồn từ động vật và khi chúng chuyển sang người, phần lớn vẫn ở địa phương (cũng cần xem lại quy kết nầy). Nhưng trong vài thập kỷ qua, nhiều loại vi rút đã lan ra toàn cầu, gây ra dịch bệnh lan rộng — SARS, MERS, Ebola, Zika và bây giờ là Coronavirus mới. Trong một bài luận gần đây trên tạp chí khoa học Cell, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của đất nước, Anthony Fauci, và một trong những đồng nghiệp của ông, David Morens, cảnh báo rằng chúng ta “đã đạt đến một thời điểm có thể dự báo được khả năng gia tăng dịch bệnh nhanh chóng.” Nói cách khác, hãy sẵn sàng cho nhiều đại dịch hơn. Họ lập luận rằng lý do cơ bản đằng sau sự tăng tốc này là do hành động của con người – phạm vi và tốc độ phát triển ngày càng tăng.
2-Chúng ta hủy hoại môi trường như thế nào?
Chúng tôi đã tạo ra một thế giới vượt trội. Con người đang sống lâu hơn, sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn, sống trong không gian rộng hơn, tiêu thụ nhiều năng lượng hơn và tạo ra nhiều chất thải và khí thải nhà kính hơn. Tốc độ đã tăng lên đáng kể trong vài thập kỷ qua. Chỉ một ví dụ: một báo cáo của Liên Hiệp Quốc năm 2019, được tổng hợp bởi 145 chuyên gia từ 50 quốc gia, kết luận rằng “thiên nhiên đang suy thoái trên toàn cầu với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người”.
Lưu ý rằng 75% diện tích đất liền đã bị “thay đổi nghiêm trọng” bởi hành động của con người, cũng như 66% môi trường biển trên thế giới. Các hệ sinh thái đang sụp đổ, và đa dạng sinh học đang biến mất. Khoảng 1 triệu loài động thực vật (trong tổng số 8 triệu loài) đang bị đe dọa tuyệt chủng, một số loài trong vòng vài thập kỷ. Tất cả những biến dạng và sự mất cân bằng này tạo ra nguy hiểm – một số có thể thấy trước, và một số khác thì không.
Từ đó, đại dịch có thể được coi là sự trả thù của tự nhiên.
Cách chúng ta đang sống thực tế là một lời mời cho các vi rút động vật lây nhiễm sang người.
Tại sao các dịch bệnh dường như đang chuyển từ động vật sang người với tốc độ nhanh hơn trong những thập kỷ gần đây?
Khi các thành phố mở rộng, chúng đưa con người đến gần hơn với môi trường sống của các loài động vật hoang dã, khiến cho vi rút ở dơi có thể được truyền sang lợn hoặc tê tê và sau đó là sang người. Các nước đang phát triển đang hiện đại hóa nhanh chóng đến mức họ có thể tồn tại nhiều thế kỷ cùng một lúc. Ở Vũ Hán và các thành phố khác, Trung Cộng đã xây dựng một nền kinh tế tiên tiến, công nghệ phức tạp – nhưng trong bóng tối của những tòa nhà chọc trời là những chợ động vật hoang dã đầy động vật kỳ lạ, một cái vạc hoàn hảo để truyền virus từ động vật sang người. Và những người sống ở những nơi này di động hơn bao giờ hết, nhanh chóng truyền bá thông tin, hàng hóa, dịch vụ – và dịch bệnh.
Việc chúng ta phá hủy môi trường sống tự nhiên cũng có thể là nguyên nhân. Một số nhà khoa học tin rằng khi con người mở rộng nền văn minh vào tự nhiên – xây dựng đường xá, khai khẩn đất đai, xây dựng nhà máy, khai quật mỏ… chúng ta đang gia tăng khả năng động vật sẽ truyền bệnh cho chúng ta. COVID-19 dường như có nguồn gốc từ dơi, là vật chủ của nhiều loại virus khác, bao gồm bệnh dại và Ebola. Dơi từng sống xa con người hơn. Nhưng khi chúng ta xâm phạm môi trường sống của chúng, bệnh của chúng ngày càng trở thành bệnh của chúng ta. Peter Daszak, một nhà sinh thái học về dịch bệnh nổi tiếng cho biết: “Chúng tôi đang làm những việc mỗi ngày để làm cho đại dịch có khả năng xảy ra cao hơn. “Chúng ta cần hiểu; đây không chỉ là bản chất. Đó là những gì chúng tôi đang làm với thiên nhiên”.
Khi nền kinh tế phát triển nhanh hơn và tiếp cận nhiều người hơn, chúng ta đang chấp nhận những rủi ro lớn hơn bao giờ hết mà thậm chí không hề nhận ra. Suy nghĩ về việc tiêu thụ thịt. Khi mọi người trở nên giàu có hơn, họ ăn nhiều thịt hơn. Khi điều này xảy ra trên toàn cầu, hậu quả rất đáng kinh ngạc: họ giết mổ khoảng 80 tỷ động vật để lấy thịt mỗi năm trên khắp thế giới. (Và con số đó thậm chí còn không tính đến cá.) Nhưng việc cung cấp nhu cầu khổng lồ này đi kèm với chi phí đáng kể đối với môi trường và sức khỏe của chúng ta. Các sản phẩm động vật chỉ cung cấp 18% calo trên toàn thế giới, nhưng chiếm 80% diện tích đất nông nghiệp trên trái đất. Trong khi đó, thịt hiện được sản xuất trên quy mô rộng lớn của các loài động vật được đóng gói với nhau trong những điều kiện khủng khiếp. Hầu hết vật nuôi — ước tính 99% ở Mỹ, 74% trên khắp thế giới đến từ các trang trại của nhà máy. (Thịt được nuôi theo phương pháp hữu cơ, được nuôi bằng cỏ là một sản phẩm xa xỉ.) Những hoạt động quy mô lớn này đóng vai trò như dĩa petri (dĩa thí nghiệm dung để cấy tế bào) cho các loại virus mạnh. Nhà báo Sigal Samuel của Vox giải thích: “Việc lựa chọn các gen cụ thể ở động vật nuôi (đối với các đặc điểm mong muốn như ức gà lớn) đã làm cho những động vật này gần như giống hệt nhau về mặt di truyền. “Điều đó có nghĩa là vi rút có thể dễ dàng lây lan từ động vật này sang động vật khác mà không gặp phải bất kỳ biến thể di truyền nào có thể ngăn chặn nó theo dõi. Khi nó xé nát một đàn hoặc bầy đàn, vi rút có thể phát triển độc hại hơn nữa”. Việc thiếu đa dạng di truyền sẽ loại bỏ “các đợt bùng phát miễn dịch học”.
Người Mỹ nên biết rõ hơn. Đất nước này đã trải qua một số thảm họa sinh thái, đáng chú ý nhất là Thảm họa “Lốc bụi” – Dust Bowl ở những năm 1930. Sự kiện này đã thấm nhuần trí tưởng tượng của người Mỹ. Câu chuyện cay đắng về những người di cư trong Dust Bowl tuyệt vọng đã truyền cảm hứng cho John Steinbeck viết quyển “Grapes of Wrath” mô tả hoàn cảnh của những người có thể được gọi là những người tị nạn khí hậu đầu tiên (first climate refugees) của nước Mỹ. Và đó là câu chuyện về những hành động của con người gây ra phản ứng tự nhiên.
Các đồng bằng lớn là những nơi bán sơn địa – semiarid ở phía đông của dãy núi Rocky và phía tây của sông Mississippi. Gió thổi nhanh trên những vùng đất này, đôi khi thật đáng sợ. Qua nhiều thế kỷ, có thể là hàng thiên niên kỷ, giải pháp của tự nhiên là trồng cỏ giữ lớp đất mặt tơi xốp tại chỗ. Nhưng đến cuối thế kỷ 19, khi những người tiên phong đi về phía tây, bị thu hút bởi những hứa hẹn về đất canh tác màu mỡ, họ đã cày xới các thảo nguyên, biến đồng bằng cỏ thành những cánh đồng lúa mì. Những người nông dân đã chặt những cây chắn gió, và lật đất nhiều lần cho đến khi không còn cỏ và lớp đất mặt chỉ còn lại lớp đất cứng bên dưới.
Sau đó đến thời tiết xấu. Bắt đầu từ năm 1930, khu vực này đã phải hứng chịu bốn đợt hạn hán. Cùng với hạn hán kéo theo những cơn gió – những thiên hà (ferocious gales) hung dữ thổi bay toàn bộ lớp đất mặt với một lực mà ít con người từng thấy trước đây và tạo ra những cơn bão bụi làm đen cả bầu trời. Đến năm 1934, lớp đất mặt bao phủ 100 triệu mẫu đất đã bị thổi bay. Nắng nóng càng làm gia tăng sự thiệt hại — năm 1934 là năm nóng nhất được ghi nhận trên toàn quốc cho đến năm 1998. Hàng nghìn người chết và hàng triệu người bỏ trốn. Những người nông dân bị bỏ lại đã rơi vào cảnh đói nghèo hàng chục năm.
Chúng ta đang cám dỗ số phận tương tự mỗi ngày. Hiện nay chúng ta đang theo dõi những tác động của biến đổi khí hậu đối với hầu hết các phần của môi trường tự nhiên. Nó đang mang lại một khí hậu ấm hơn cho nhiều nơi trên thế giới, do đó tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho dịch bệnh. Nó cũng đang biến nhiều đất hơn thành sa mạc – 23 hecta mỗi phút, theo ước tính của Liên Hợp Quốc. Năm 2010, Luc Gnacadja, người đứng đầu nỗ lực chống sa mạc hóa của tổ chức, gọi đây là “thách thức môi trường lớn nhất trong thời đại chúng ta”, cảnh báo rằng “20 cm đất trên cùng là tất cả những gì ngăn cản chúng ta và sự tuyệt chủng”.
Ba mươi tám phần trăm bề mặt trái đất có nguy cơ bị sa mạc hóa. Một số nguyên nhân ít do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra hơn là do một thứ dễ ngăn ngừa hơn: khai thác quá mức nước từ lòng đất. Một trong những nguồn nước quan trọng nhất của thế giới là Ogallala Aquifer, chảy qua Great Plains và cung cấp khoảng một phần ba lượng nước ngầm được sử dụng để tưới tiêu cho các trang trại của Mỹ. Cái giếng tưởng như không đáy này trên thực tế đang bị cạn kiệt bởi hoạt động kinh doanh nông nghiệp nhanh đến mức nó đang trên đà thu hẹp 70% trong vòng chưa đầy 50 năm. Nếu tầng chứa nước cạn kiệt, sẽ mất 6.000 năm lượng mưa để lấp đầy nó.
3-Chúng ta tiếp tục hủy hoại môi trường qua “khoa học kỹ thuật”
Bạn có thể nói rằng điều này không phải là mới. Con người đã và đang thay đổi các quá trình tự nhiên kể từ khi họ học cách tạo ra lửa. Những thay đổi đã gia tăng tốc độ khi phát minh ra bánh xe, máy cày và đặc biệt nhất là động cơ hơi nước. Nhưng chúng gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là trong thế kỷ 20 và trong vài thập kỷ qua. Số người trên hành tinh đã tăng gấp 5 lần kể từ năm 1900, trong khi tuổi thọ trung bình tăng gấp đôi. Joshua Lederberg, nhà sinh vật học đoạt giải Nobel năm 33 tuổi, giải thích “vượt ra ngoài phạm vi của những gì đã từng được định hình bởi chọn lọc tự nhiên”. Trong một bài phát biểu rực rỡ, đầy ám ảnh vào năm 1989 tại một hội nghị về virus học ở Washington, D.C., Lederberg lập luận rằng chúng ta đã thay đổi quỹ đạo sinh học của mình đến mức “con người đương đại là một loài nhân tạo”.
4-Chúng ta sẽ còn gì?
Lederberg gọi sự tiến bộ kinh tế và khoa học liên tục của con người là “mối đe dọa lớn nhất đối với mọi loài động thực vật khác, khi chúng ta dồn chúng vào cuộc tìm kiếm môi trường sống – lebensraum – habitat của chính mình”. “Bỏ qua một vài loài sâu bọ,” ông nói thêm, “Homo sapiens có quyền thống trị không thể tranh cãi.” Nhưng anh ấy chỉ ra rằng chúng ta có một đối thủ cạnh tranh thực sự – virus – và cuối cùng, nó có thể chiến thắng. “Nhiều người cảm thấy khó thích nghi với thực tế rằng thiên nhiên khác xa với sự lành tính – benign; ít nhất nó không có tình cảm đặc biệt đối với phúc lợi của con người so với các loài khác – the welfare of the human vs. other species”. Lederberg nhắc lại số phận đã xảy ra với những con thỏ ở Úc vào những năm 1950, khi virus myxoma được phát tán trên chúng như một biện pháp kiểm soát quần thể. Cuối cùng, thỏ đã đạt được miễn dịch theo bầy đàn, nhưng chỉ sau khi vi rút đã giết chết hơn 99% những con bị nhiễm bệnh trong đợt bùng phát đầu tiên. Ông kết thúc bài phát biểu của mình với một hình ảnh đầy u ám: “Tôi sẽ… đặt câu hỏi liệu xã hội loài người có thể tồn tại được trên bãi biển chỉ với một vài phần trăm người sống sót hay không?. Chúng ta (trong điều kiện chỉ còn có vài phầm trăm sống sót) có thể hoạt động ở bất kỳ cấp độ nuôi nào cao hơn thỏ không? Và nếu giảm xuống như vậy, liệu chúng ta có cạnh tranh rất tốt với chuột túi – kangaroos không?
5-Một hướng nhìn nhân bản và lạc quan
Đây là một bản tóm tắt đầy u ám về các mối đe dọa. Và với tính chất không ổn định của hệ thống quốc tế của chúng ta, có vẻ như thế giới của chúng ta rất mong manh. Không phải vậy. Một cách khác để đọc lịch sử loài người là nhận ra chúng ta khó khăn như thế nào.
•Chúng ta đã trải qua sự thay đổi phi thường với tốc độ ngoạn mục.
•Chúng ta đã chứng kiến thiên kỷ băng hà và bệnh dịch, chiến tranh thế giới và các cuộc cách mạng, nhưng chúng ta vẫn tồn tại và phát triển.
Trong các bài viết của mình, Joshua Lederberg thừa nhận rằng thiên nhiên thường tìm kiếm một trạng thái cân bằng hỗ trợ sự tồn tại lẫn nhau của virus và vật chủ – sau cùng, nếu con người chết, thì ký sinh trùng cũng vậy.
Con người và xã hội của chúng ta luôn đổi mới và tháo vát một cách đáng kinh ngạc. Hành tinh này có khả năng phục hồi đáng kinh ngạc. Nhưng chúng ta phải nhận ra những rủi ro lớn hơn bao giờ hết mà chúng ta đang chấp nhận và hành động để giảm thiểu chúng. Sự phát triển của con người hiện đại đã diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng có tiền lệ.
Hệ thống toàn cầu mà chúng ta đang sống mở và năng động, có nghĩa là nó có ít vùng đệm. Điều đó tạo ra những lợi ích đáng kể nhưng cũng có những lỗ hổng. Chúng ta phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế bất ổn ngày càng gia tăng ngay bây giờ.
Chúng ta không cam chịu và chấp nhận.
Mục đích của báo động là kêu gọi mọi người hành động.
Câu hỏi là, loại hành động nào?
Có những người, ở bên phải và bên trái, muốn ngăn các quốc gia khác phát triển kinh tế và đóng cửa thế giới mở của chúng ta. Nhưng chúng ta có nên nói với hàng tỷ người nghèo nhất trên thế giới rằng họ không thể thoát nghèo?
Liệu chúng ta có nên khép mình với thế giới bên ngoài và tìm kiếm sự ổn định trong các pháo đài quốc gia?
•Chúng ta có nên cố gắng làm chậm lại công nghệ hay sự dịch chuyển toàn cầu của hàng hóa và dịch vụ không?
•Ngay cả khi chúng ta muốn làm bất cứ điều gì trong số này, chúng tai không thể bắt giữ những thế lực hùng mạnh này.
•Chúng ta không thể thuyết phục hàng tỷ người ngừng cố gắng nâng cao mức sống của họ.
•Chúng ta không thể ngăn cản con người kết nối với nhau.
•Chúng ta không thể ngừng đổi mới công nghệ.
Những gì chúng ta có thể làm là ý thức hơn về những rủi ro mà chúng ta phải đối mặt, chuẩn bị cho những nguy hiểm và trang bị cho xã hội của chúng ta khả năng phục hồi. Những người nghèo khó trên thế giới nầy không chỉ phải chịu được những cú sốc và phản ứng dữ dội mà còn phải học hỏi từ đó. Nassim Nicholas Taleb gợi ý rằng chúng ta nên tạo ra những hệ thống “chống dễ vỡ”, thậm chí còn tốt hơn những hệ thống có khả năng phục hồi. Họ thực sự có được sức mạnh thông qua sự hỗn loạn và khủng hoảng.
Chúng ta biết phải làm gì. Sau cơn Lốc Bụi (Dust Bowl), các nhà khoa học nhanh chóng hiểu chuyện gì đã xảy ra. Ban Cố vấn của TT Franklin D. Roosevelt đã sản xuất một bộ phim ngắn để giải thích điều đó cho đất nước, The Plow That Broke the Plains. Các cơ quan chính phủ đã dạy nông dân cách chống xói mòn đất. Chính quyền cung cấp viện trợ lớn cho nông dân, thành lập Cơ quan Bảo tồn Đất – Soil Conservation Service và đặt 140 triệu mẫu đồng cỏ liên bang dưới sự bảo vệ. Trong 3/4 thế kỷ qua, chưa có cơn Lốc Bụi (Dust Bowl) thứ hai, bất chấp thời tiết khắc nghiệt.
Larry Brilliant, bác sĩ người Mỹ, người đã giúp tiêu diệt bệnh đậu mùa 45 năm trước cho biết: “Các đợt bùng phát là không thể tránh khỏi, nhưng đại dịch là tùy chọn. Ý của ông ấy là ngay từ đầu chúng ta có thể không thể thay đổi những điều kiện tự nhiên sinh ra bệnh tật, nhưng thông qua sự chuẩn bị, hành động sớm và phản ứng thông minh, chúng ta có thể nhanh chóng san bằng sự lan truyền của dịch. Trên thực tế, việc diệt trừ bệnh đậu mùa là một câu chuyện chỉ nói một phần về khoa học và phần lớn là về sự hợp tác phi thường giữa các siêu cường đang đối đầu với nhau và cách thực hiện hiệp nhứt trên toàn cầu.
6-Hướng giải quyết sự hâm nóng toàn cầu
Tương tự như vậy, biến đổi khí hậu đang diễn ra, và chúng ta không thể ngăn chặn nó hoàn toàn. Nhưng chúng ta có thể giảm thiểu quy mô của sự thay đổi và ngăn chặn những tác động có hại nhất của nó thông qua các chính sách thông minh và tích cực. Chúng ta phải trả một giá rất đắt! Để giải quyết vấn đề này một cách nghiêm chỉnh, chúng ta cần bắt đầu bằng việc ban hành thuế carbon, điều này sẽ gửi cho thị trường tín hiệu giá phù hợp và tăng doanh thu cần thiết để tài trợ cho các công nghệ mới và đồng thời thích ứng với hành tinh vốn đã thay đổi.
Đối với phát triển kinh tế, có hàng trăm cách chúng ta có thể tiếp cận quá trình này theo cách khác nhau, giữ nguyên các thành phần truyền thống như tăng trưởng, cởi mở và đổi mới trong khi nhấn mạnh mới vào những yếu tố khác như an ninh, khả năng phục hồi và khắc phục mong manh – anti-fragility. Chúng ta có thể thực hiện các đổi chác – trade khác nhau, từ bỏ một số hiệu quả và tính năng động trong một số lĩnh vực, và chi nhiều tiền hơn để chuẩn bị cho xã hội của chúng ta. Chi phí cho việc phòng ngừa và chuẩn bị sẽ rất nhỏ so với thiệt hại kinh tế do phản ứng không hiệu quả với khủng hoảng. Đứng về phương diện căn bản hơn, xây dựng trong khả năng phục hồi tạo ra sự ổn định quan trọng nhất, đó là sự ổn định về cảm xúc. Con người sẽ không thể chấp nhận sự cởi mở và thay đổi lâu dài nếu họ liên tục lo sợ rằng họ sẽ bị xóa sổ trong một thảm họa tiếp theo.
Và việc ngăn chặn đại dịch tiếp theo thì sao?
Một lần nữa, chúng ta cần cân bằng tính năng động với sự an toàn. Nhiều sự chú ý đã tập trung vào các chợ ẩm ướt, nơi động vật sống được giết mổ và bán, nhưng những chợ này không thể đơn giản bị đóng cửa (như trường hợp ở Wuhan). Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á, họ cung cấp thực phẩm tươi sống cho những người không có tủ lạnh. (Ở Trung Cộng, chúng chiếm 73% tổng số rau tươi và thịt được bán). Đó là việc buôn bán kỳ lạ phải được đặt ra ngoài vòng pháp luật.
•Tương tự, việc khiến thế giới ngừng ăn thịt có thể là điều không thể, nhưng thúc đẩy chế độ ăn lành mạnh hơn – với ít thịt hơn – sẽ tốt cho con người và trái đất.
•Và việc canh tác trong nhà máy (factory farming) có thể được thiết kế lại để an toàn hơn và ít tàn nhẫn hơn với động vật.
•Cấp bách nhất, các quốc gia cần có hệ thống y tế công cộng mạnh, và những hệ thống đó cần giao tiếp, học hỏi và hợp tác với nhau. Bạn không thể đánh bại một căn bệnh toàn cầu bằng các phản ứng địa phương.
Vì vậy, California cũng không thể ngăn chặn biến đổi khí hậu hoặc cháy rừng một mình. Tuy nhiên, giống như nước Mỹ sau cơn Lốc Bụi, nước này có thể học hỏi từ những sai lầm trong chính sách của mình, sử dụng đốt có kiểm soát để dọn sạch bụi bẩn và thực hành xây dựng bền vững. Thật không may, vào đầu tháng này, nó đã có một bước đi sai hướng khi các nhà lập pháp loại bỏ một dự luật cải cách cho phép phát triển nhà ở dày đặc hơn. Nếu không có hành động mới, những ngôi nhà dành cho một gia đình sẽ tiếp tục tràn ra ngoài rừng, mở rộng dấu chân của con người và khiến những đám cháy hủy diệt trong tương lai không thể tránh khỏi. Thay vì trợ cấp cho các khu định cư ven biển, trong rừng và sa mạc, các chính phủ nên khuyến khích nhà ở ở những khu vực an toàn và bền vững hơn. Chúng ta phải nhận ra rằng cách chúng ta đang sống, ăn uống và tiêu thụ năng lượng đều đang ảnh hưởng đến trái đất – và phản ứng của chính trái đất sẽ tác hại nhiều hơn lên chúng ta!
Loài người đã và đang phát triển xã hội của họ với một tốc độ phi thường, mở rộng trong mọi lĩnh vực với tốc độ chưa từng có. Nó giống như thể chúng ta đã chế tạo một chiếc xe đua nhanh nhất từng được tưởng tượng và đang lái nó qua những địa hình không xác định, không được đánh dấu.
•Nhưng chúng ta không bao giờ trang bị túi khí an toàn cho xe.
•Chúng ta không nhận được bảo hiểm.
•Chúng ta thậm chí còn chưa thắt dây an toàn.
•Động cơ chạy nóng. Các bộ phận quá nóng và đôi khi thậm chí bắt lửa. Đã có một số tai nạn, mỗi tai nạn ngày càng tồi tệ hơn một chút so với lần trước.
Vì vậy, chúng ta khi xử dụng xe, điều chỉnh hệ thống treo, sửa chữa thân xe và quyết tâm làm tốt hơn. Nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục đua, và chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ ngày càng đi nhanh hơn, vào những địa hình mới hơn và gồ ghề hơn. Nó đang trở nên nguy hiểm ở ngoài đó. Đã đến lúc phải gắn các túi khí an toàn đó và mua bảo hiểm. Và trên hết, đã đến lúc thắt dây an toàn.
Bài viết nầy được trích từ 10 BÀI HỌC CHO MỘT THẾ GIỚI SAU ĐẠI DỊCH – TEN LESSONS FOR A POST-PANDEMIC WORLD. Bản quyền (c) 2020 bởi Fareed Zakaria. Được xuất bản bởi W. W. Norton & Company, Inc.
7-Góp ý của người chuyển dịch
Đi tìm một phương hướng khác để giải quyết vấn đề “nhân tai” hiện nay nhằm mưu cầu xây dựng một trái đất an tòan hơn, đáng sống hơn…quả là một nan đề cho bất cứ nhà khoa học nào có lương tâm và có một tầm nhìn đúng đắn về dự phóng tương lai cho nhân loại. Từ ngàn xưa Phật Thích Ca đã gợi ý là dùng thiên nhiên để giải quyết và điều chỉnh những vấn nạn của thiên nhiên (do con người gây ra!) trong khi rao giảng đạo Từ Bi của Ngài. Ngài đã nhắc nhở rằng mọi sinh vật kể cả cây cỏ đều có một đời sống riêng góp phần vào sự hài hòa của thiên nhiên.
Nếu chúng ta hủy diệt một mầm sinh vật nào đó, có thể làm đảo lộn sự hài hòa ấy. Do đó nguyên lý dùng thiên nhiên để thanh lọc các vấn nạn của thiên nhiên là một suy nghiệm căn bản cho mọi phương pháp giải quyết những vấn nạn môi trường trên trái đất trong hiện tại và tương lai.
Thiết nghĩ, sở dĩ có cuộc đại diệt chúng sinh (nói chung cho tất cả mầm mống sinh thực-động vật) hiện có trên thế giới tập trung vào ba tính xấu của con người: Kiêu ngạo – Thiển cận – Tham lam vô độ.
Tất cả chỉ do cái NGÃ của con người, muốn làm chủ thiên nhiên!
Vì vậy, giải pháp duy nhất làm cho trái đất trở về trạng thái an toàn hơn, an lành hơn là: “Tái hòa giải với thiên nhiên”.
Con người đã ảo tưởng là có thể sống không cần đến thiên nhiên, trong khi bản thân sự tồn tại của cơ thể con người đã là hiện thân cho sự đa dạng sinh học, với bao nhiêu tế bào, vi khuẩn tồn tại cộng sinh. Đó là lời của Cựu Giám đốc Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Tự nhiên Pháp. Ông nhấn mạnh thêm là: “Loài người không thể phá hủy được sự sống, bởi các biểu hiện của sự sống sẽ vẫn tồn tại, cho dù loài người có không còn nữa. Nhưng rất có thể là, với đà diệt chủng hiện nay, con người sẽ biến mất cùng với các loài động vật có xương sống, với các loài thực vật quen thuộc trong vườn nhà trái đất của chúng ta”.
Để kết luận, Ông đưa ra ‘Giải pháp duy nhứt’, theo ông, đó là «tái hòa giải nền kinh tế mới, được cân nhắc một cách kỹ lưỡng, với thiên nhiên». Tình hình hiện nay là ‘đã quá trễ để có thể bi quan’.
Không ai biết được thời điểm nào thảm họa sẽ là «không thể đảo ngược».
Chỉ có một cách duy nhất là hành động khẩn cấp.
Trong chiều hướng đó các nhà khoa học đã tìm về thiên nhiên để suy nghiệm và giải lý từ các chu kỳ tuần hoàn của cây cỏ để đưa ra các phương pháp thích nghi cho việc xử lý ô nhiễm môi trường. Nguyên lý SINH – DIỆT của Phật giáo có thể được đem ra áp dụng ở trường hợp này để mang lại sự cân bằng cho hai nhu cầu phát triển và cải thiện môi sinh. Vì vậy, trong thiên niên kỷ thứ ba này, nhiệm vụ chính yếu của các nhà khoa học trên thế giới là:
• Phải tập trung trí tuệ để bảo vệ và tái tạo sự tuần hoàn nguyên thủy của thiên nhiên;
• Nghiên cứu những công nghệ sạch để thay thế các nguồn năng lượng đang sử dụng hiện tại.
• Truy tìm các giải pháp thiên nhiên để giải quyết vấn nạn môi trường ô nhiễm trên thế giới.
Để kết luận, tiến trình làm sạch thiên nhiên và trả lại thiên nhiên những nguồn nước trong lành, bầu khí quyển tươi mát, bảo vệ những cánh rừng nơi trú ngụ của các thú vật sắp bị tiệt chủng, bớt phí phạm những nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới nhất là nguồn nước sạch …. là bổn phận và trách nhiệm của mọi người trên hành tinh nầy. Đã tự nhận là một sinh vật thượng đẳng, con người không thể từ chối bổn phận trên được.
Mỗi người trong chúng ta, nếu ý thức được điều đó, cần phải biết gìn giữ và bảo vệ môi trường sống chung quanh mình. Đó là một phương cách an toàn và nhân bản nhất trong thiên niên kỷ thứ ba. Và hơn nữa, có làm được như thế, chúng ta đã trả lại một phần nào món nợ mà chúng ta đã vai mượn trước của các thế hệ sau do việc làm suy thoái môi trường và phí phạm tài nguyên trong quá trình phát triển kỹ nghệ để phục vụ con người.
Và suy nghĩ rốt ráo kể trên chính là một hành động khẩn cấp mang lại cho trái đất an toàn và an lành hơn trong những ngày sắp tới.
Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam – VEPS
Mùa Lễ Các Thánh 11-2020
Trật Tự Thế Giới Sẽ Đi Về Đâu?
Suốt hơn một thế kỷ qua, thế giới đã thay đổi bắt đầu từ một trật tự lưỡng cực giữa Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (United States of America, USA) và Xã Hội Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết (Union of Soviet Socialist Republics, USSR).
Tuy nhiên từ ngày Liên Bang Sô Viết tan rã vào năm 1991 để trở thành Liên Sô (Russia, The Russian Federation), thế giới đã bước qua một trật tự mới. Một thế giới đa cực gồm có Hoa Kỳ, Trung Cộng, và Thế Giới Thứ Ba tập trung bao gồm các quốc gia đang phát triển. Năm 1972, Hoa Kỳ và thế giới Tây Phương bắt đầu mở cửa cho TC được tiếp cận và hội nhập vào cộng đồng thế giới, và hơn nữa đã dễ dãi chấp nhận cho TC gia nhập vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization, WTO) năm 2001. Thế giới đã dần trở về một trật tự “lưỡng cực” mới do sự “hấp thụ” khối các quốc gia thứ ba của TC nhằm xâm thực toàn cầu qua chính sách Một Vành Đai Một Con Đường (One Belt One Road, OBOR).
Cho dù dưới bất cứ một trật tự nào cho đến nay, thế giới vẫn còn những bất trật tự do từ những xáo trộn, xung đột xảy ra giữa các quốc gia, xuyên qua các cuộc chiến đối đầu với nhau vì: kinh tế, sắc tộc, hoặc giữa các khối quốc gia dưới danh nghĩa tôn giáo cực đoan v.v…
Mặc khác, các chính sách đề ra do Liên Hiệp Quốc và các Tổ chức quốc tế nhằm tao dựng một thế giới hòa bình trong sự phát triến chung trong môi trường hài hòa, đều không đưa đến một giải pháp tốt đẹp, nhưng trái lại, càng làm cho trật tự thế giới ngày càng phức tạp thêm hơn.
Vì vậy,
Cần phải động não hầu truy tìm một trật tự mới cho thế giới hiện tại ngõ hầu nảy ra một sinh lộ mới cho thế giới sự ổn định và an bình hơn trong những ngày sắp tới…
Có thể kết luận:
Hai chính sách và các định chế của Liên HIệp Quốc cho thế giới nhằm tái lập cuộc sống chung trật tự cho thế giới trong 30 năm qua đã có thể cho là đã thất bại. Đó là:
•Hướng giải quyết hiện tượng hâm nóng toàn cầu (the global warming) và gần đây được thay tên là sự thay đổi khí hậu (the climate change) đã bị thất bại hoàn toàn.
Kể từ khi 172 nguyên thủ quốc gia trên thế giới ký kết tại Thượng đỉnh Rio de Janerio, Brasil năm 1992. Mọi người đã cùng nhau ký kết một minh ước cam kết sẽ phát triển kinh tế trong điều kiện bảo vệ môi trường và các tài nguyên không tái tạo trên trái đất tại thành phố Rio de Janeiro, quốc gia Brazil. Hội nghị này đã được diễn ra trong những ngày từ mùng 3 đến ngày 14 năm 1992.
Tuy nhiên đến nay, sự biến đổi khí hậu trên địa cầu đang diễn ra ở khắp nơi và được ghi nhận không mang lại hiệu quả tốt mà đang tạo ra thêm các phản ứng ngược, làm ảnh hưởng đến các hiện tượng thay đổi trên trái đất khá bận tâm như:
•Nhiệt độ trung bình trên trái đất gia tăng (khoảng 1°C cho mỗi 10 năm, hay khoảng 2°F kể từ năm 1980 theo GISS),
•Băng đá tan chảy nhanh hơn,
•Bão tố mạnh mẽ hơn, và xảy ra thường xuyên hơn,
•Cháy dữ dội hơn,
•Hạn hán nhiều hơn và khắc nghiệt hơn,
•Các động vật thuộc loại hiếm sẽ bị tuyệt chủng, và biến đi mất nhiều hơn.
Một khi các hiệu ứng tích lũy trở thành bất kiểm soát, việc chỉnh sửa trái đất sẽ không còn ý nghĩa gì khác!
Một khi các hiện tượng dự phần vào việc thay đổi khí hậu tăng trưởng theo theo thời gian, điều đó có nghĩa là những biện pháp đề ra của Liên hiệp quốc đã thất bại.
Nhưng nếu để mọi người nhận ra khả năng những điều trên xảy ra trong một khoảng thời gian sắp tới, hoặc hơn nữa, những điều tệ hại hơn nữa sẽ xảy ra trong 20 hoặc 30 năm tới cho trái đất, có lẽ lúc đó đã muộn rồi.
Vì vậy, ngày hôm nay, và bắt đầu ngay từ bây giờ, kinh nghiệm qua trường hợp đại dịch Coronavirus, cần phải:
a-Tiên liệu cuộc khủng hoảng khí hậu;
b-Hành động nhanh chóng và quyết liệt để giảm thiểu thiệt hại hơn nữa trước khi “các đại nạn” trong tương lai sẽ áp đảo chúng ta.
•Hiện tượng toàn cầu hóa xuất hiện từ sự phát triển của các quốc gia thứ ba và nhứt là Trung Cộng đã làm cho thế giới trở nên phức tạp hơn qua những tranh chấp về kinh tế. Vào đầu tháng 2,2004, Ông Kofi Annan, Tổng Thư Ký LHQ đã chủ tọa một buổi tường trình của Hội đồng Hàn Lâm Viện Liên Quốc (HLVLQ) sau gần 4 năm thành lập.
Chủ đề của báo cáo là:” Chiến lược toàn cầu xây dựng kỹ năng khoa học và công nghệ”. Trong đó, báo cáo kêu gọi cần phải có một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các khả năng khoa học liên quốc và chia xẻ các thành quả thu lượm được đến tất cả cộng đồng khoa học trên thế giới. Đặc biệt, đối với các quốc gia đang phát triển, ngân sách dự trù cho việc nghiên cứu khoa học và công nghệ ít nhất phải từ 1,0 đến 1,5% tổng sản lượng quốc gia để hy vọng các nước này có thể theo kịp sức cạnh tranh và phát triển giữa các quốc gia toàn cầu. Với mục tiêu trên, Hội đồng khoa học hy vọng sẽ thu ngắn được khoảng cách Giàu và nghèo giữa các quốc gia. Đây cũng chính là một vòng lẫn quẩn đối với các quốc gia đang phát triển. Lý do khách quan chính là các quốc gia nầy không có đủ ngân sách để nghiên cứu và đào tạo, cho nên khoảng cách ngày càng xa hơn so với các quốc gia đã phát triển.
Kết luận của báo cáo nhấn mạnh:” Các quốc gia đang phát triển phải tận dụng mọi cố gắng của toàn dân cùng với sự giúp đỡ của các quốc gia bạn. Đối với sự thay đổi về tiến bộ nhanh chóng trong hiện tại, sẽ không còn đủ thời gian cho các nước nầy phí phạm thêm nữa nếu muốn hội nhập và thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo.”
Rõ ràng, đây là khái niệm rất cao thượng của LHQ. Nhưng đứng về mặt thực tế, các quốc gia trên thế giới đã tiếp nhận và thẩm thấu khái niệm trên trong 20 năm qua như thế nào? Câu trả lời cho thấy có rất nhiều chỉ dấu đậm nét nói lên tính cách tiêu cực hết sức tách bạch của vấn đề là:
a-Trong hiện tại, khoảng cách “giàu-nghèo” giữa các quốc gia Bắc Bán cầu và Nam Bán cầu (giàu – nghèo) dường như đang dài thêm ra. Các nước kỹ nghệ hóa tiếp tục làm chủ thế giới, nắm bắt hầu hết tất cả phát minh, sáng kiến ngay cả những sáng kiến đến từ các quốc gia đã/đang phát triển;
b-Về nhân sự, vẫn còn tình trạng xuất cảng chất xám của các quốc gia nghèo đến những quốc gia đã phát triển;
c-Về tài nguyên và nhân công, các quốc gia nghèo vẫn còn là nơi sản xuất rẻ tiền để phục vụ cho những nước giàu;
d-Chính sách “bế quan tỏa cảng” trong lãnh vực khoa học vẫn được một số quốc gia giàu áp dụng thay vì chia xẻ kiến thức với cộng đồng thế giới;
e-Hiện tại, về phương diện khảo cứu khoa học, Hoa Kỳ vẫn hành xử giống như thời chiến tranh lạnh Mỹ – Nga trước kia. Văn phòng Kiểm soát Tài sản Ngoại quốc vẫn cấm cản việc in ấn các báo cáo khoa học của các quốc gia như Iran, Sudan, và Cuba vào các tạp chí khoa học Hoa Kỳ;
f-Và quan trọng hơn cả là các quốc gia giàu vẫn tiếp tục vi phạm quy định về xuất cảng phế thải độc hại trong đó có phế thải hạt nhân qua các quốc gia nghèo, trái với những điều mà họ đã ký kết trong Thượng Đỉnh toàn cầu hóa tại Rio de Janeiro năm 1992 ở Brasil.
•Luật Bảo vệ Nhân quyền của LHQ
Xin trích hai lời mở đầu của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 nêu bật lên một yếu tố rất cao thượng là nêu lên nhân phẩm của tất cả mọi người trên thế gian nầy như:
a-“Xét rằng việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình thế giới.
b-Xét rằng các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc để phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do căn bản.”
Từ đó, LHQ qua Bản Tuyên ngôn khuyến cáo các quốc gia…”bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lãnh thổ bị giám hộ”. Xin trích:
“Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.
Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ tình trạng cá nhân nào khác.”
Nhưng vì LHQ không có biện pháp chế tài cho nên dù đã ra đời trên 70 năm qua, vẫn còn rất nhiều quốc gia tiếp tục vi phạm quyền con người nêu trên, và người dân trong các quốc gia đó vẫn còn chịu sự áp bức đôi khi còn khắc nghiệt hơn so với thời phong kiến và quân chủ nữa, nhứt là các quốc gia nằm trong chế độ độc tài toàn trị.
•Tuyên ngôn về Quyền của các Dân tộc Bản địa năm 2007
Lời nói đầu tiên trong bản tuyên ngôn dưới đây nói lên quyền của người bản địa (thiểu số) được ghi rõ là:
a-“Khẳng quyết rằng các dân dộc bản địa bình đẳng với tất cả các dân tộc khác, đồng thời công nhận quyền của tất cả các dân tộc được khác biệt, được xem dân tộc mình là khác biệt, và được tôn trọng với sự khác biệt đó.
b-Khẳng quyết rằng tất cả các dân tộc đóng góp vào sự đa dạng và giàu có của những nền văn minh và văn hóa, tạo nên di sản chung của loài người.
c-Khẳng quyết hơn nữa rằng mọi định chế, chính sách và các hoạt động dựa trên hay cổ vũ cho sự phân biệt giữa các dân tộc hoặc cá nhân trên cơ sở những khác biệt về nguồn gốc quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc hay văn hóa là phân biệt chủng tộc, sai lầm về khoa học, không được chấp nhận về pháp lý, sai trái về đạo đức và bất công về xã hội.
d-Khẳng quyết lại rằng các dân tộc bản địa, khi thực hành các quyền của họ, phải được tự do vượt trên sự phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào.”
Để rồi đi đến kết luận:” Ghi nhớ rằng không một điều nào trong Tuyên ngôn này được xử dụng để từ chối quyền tự quyết của bất cứ dân tộc nào, tuân thủ theo công pháp quốc tế”.
Nhưng sau hơn 13 năm thực thi, các dân tộc bản địa vẫn bị liên tục tước đi các phương thức tồn tại đề ra của LHQ và bị phủ nhận quyền được đền bù một cách công bằng và xứng đáng của họ một khi bị di dời hay bị chiếm đất!
Tất cả lề luật trên của LHQ đều không được các quốc gia tuân thủ cho đến hôm nay vì một nguyên do duy nhứt là LHQ không có biện pháp chế tài thích đáng đối với những quốc gia vi phạm các quyền trên…
•Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ
Ngày 4/7/1776, bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ được quốc hội công bố. Đây là văn bản chính trị tuyên bố 13 thuộc địa Bắc Mỹ chính thức ly khai khỏi Anh Quốc, hình thành quốc gia độc lập.
Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ do TT Thomas Jefferson soạn thảo, ghi dấu ảnh hưởng của triết học Khai sáng và cả kết quả của Cách mạng Anh năm 1688. Nội dung chính của bản tuyên ngôn được dựa trên tư tưởng của một triết gia người Anh ở thế kỷ 16, John Locke.
Bản tuyên ngôn bắt đầu bằng:” Trong tiến trình phát triển của nhân loại, khi một dân tộc nào đó cần thiết phải xóa bỏ những mối liên kết chính trị giữa họ với một dân tộc khác và khẳng định trước các lực lượng trên toàn trái đất vị thế độc lập và bình đẳng mà các quy luật của tự nhiên và thượng đế đã ban cho họ, thì sự tôn trọng đầy đủ đối với các quan điểm của nhân loại đòi hỏi họ phải tuyên bố những nguyên do dẫn họ đến sự ly khai đó.
Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Rằng để đảm bảo cho những quyền lợi này, các chính phủ được lập ra trong dân chúng và có được quyền lực chính đáng trên cơ sở sự đồng ý của dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì người dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an toàn và hạnh phúc của họ”.
Để rồi chấm dứt Bản tuyên ngôn bằng… “Vững tin vào sự bảo hộ thiêng liêng của thượng đế, chúng ta nguyện cùng hiến dâng tính mạng, tài sản và danh dự thiêng liêng của mình để bảo đảm cho bản tuyên ngôn này”.
Thật rõ ràng và dứt khoát. Vì vậy, Hoa Kỳ với ba quyền phân lập hành pháp – lập pháp – tư pháp và đã đứng vững từ sau ngày 4 tháng 7 năm 1776 cho đến nay với nguyên tắc hành động “check and balance”.
***
Trở về hiện tại, qua suốt hơn một thế kỷ và nhứt là sau 20 năm điều chỉnh những kế hoạch để tái lập một trật tự điều chỉnh cho toàn đầu của LHQ bất thành, vì vậy cần phải động não để truy tìm một trật tự mới nhằm giải quyết những khuyết điểm thế giới đã vấp phải trong thế kỷ qua.
Tóm lại có ba vấn đề cốt lõi cần được giải quyết nhằm tái lập một trật tự mới cho thế giới sống chung trong sự hài hòa là kinh tế, tôn giáo và văn hóa:
•Thực tế cho thấy Kinh tế thị trường của Tư bàn chủ nghĩa và kinh tế chỉ huy XHCN đã thất bại trầm trọng, chỉ làm cho thế giới xáo trộn thêm ra và làm tăng khoảng cách giàu-nghèo giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Nền kinh tế thị trường không còn là một mô hình phát triển hoàn hảo như dự kiến trong buổi bình minh của chính sách kinh tế và di hại là tạo ra nạn di dân kinh tế, xã hội bất bình đẳng, dân chúng phản kháng khắp nơi làm đảo lộn nền dân chủ tự do. Còn nền kinh tế chỉ huy bùng nổ ở Trung Cộng đang uy hiếp toàn thế giới qua các kế hoạch Một Vành đai – Một Con đường.
•Hiện nay, vấn đề dị biệt tôn giáo đã dấy lên các cuộc nổi loạn của các nhóm tôn giáo cực đoan đang dần tiến đến điểm tới hạn (threshold limit) ở một số quốc gia Âu Châu, Á Rập và Á Châu có thể đưa đến khủng hoảng kinh tế vùng. Trong tình thế bất ổn nầy mọi chính sách đối đầu và tiêu diệt có thể giải quyết được tình trạng trên trong ngắn hạn; nhưng trong dài hạn cuốc chiến tranh tôn giáo sẽ kéo dài vô tận. Kinh nghiệm giữa xung đột Muslim – Thiên Chúa giáo Tây phương hoàn toàn đi đến bế tắc! Cũng như Trung Cộng dùng Khổng giáo để chinh phục thế giới đã bị tẩy chay và bị cô lập.
•Về sự khác biệt văn hóa, đây có thể xem như là một vấn nạn chung giữa các chủng tộc. Chính sự khác biệt nầy đã từng tạo ra những cuốc chiến tranh đẩm máu, không khác gì chiến tranh tôn giáo. Nếu mỗi công dân của thế giới nắm bắt được trách nhiệm trong xã hội, biết khoan dung, và có một nền tảng vững chắc cho đức tính hiếu hoà, biết tiết chế lòng ham muốn, áp dụng tinh thần bất bạo động trong mọi tình huống và biết tôn trọng tha nhân. Tất cả những điều trên là nhắm tới một lý tưởng hoà bình, và bảo vệ môi sinh trong môt thế giới an lành.
Qua các phân tích trên, có thể kết luận như sau:
•Giải pháp Kinh tế: Giải pháp cho các chính sách kinh tế quốc gia tùy thuộc vào việc cải cách các định chế chính trị của từng nước và tạo ra một cung cách uyển chuyển thích hợp cho từng quốc gia và từng chủng tộc. Tôn trọng mỗi định hướng phát triển quốc gia nhằm ứng hợp với việc bảo vệ môi trường chung thế giới trong điều kiện cá biệt của từng nước một chính là giải pháp tối ưu cho toàn cầu, tránh được việc gây ảnh hưởng hay xâm nhập vào nội bộ của nước khác. Điều nầy là một điều kiện tiên quyết trong việc tôn trọng hỗ tương với nhau dù có là nước lớn hay nước nhỏ. Sống chung bình đẳng và an bình là một trật tự cần thiết cho toàn cầu.
•Giải pháp Chính trị: Sau khi TC đàn áp bạo lực các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trên Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, TT Bush (cha) vừa mới nhậm chức (20/1/1989) đã ban hành ngay một số biện pháp chống lại sự vi phạm nhân quyền của TC. Mỹ đình chỉ trao đổi chính thức cấp quốc gia với CHND Trung Hoa, và áp đặt một số biện pháp trừng phạt kinh tế. Tuy nhiên, Bush đã phản ứng một cách ôn hòa khi cố gắng tránh một sự đổ vỡ lớn vì có ý định dùng TC làm nhân tố chủ chốt để chống lại Liên Sô. Do đó, một số trừng phạt kinh tế đã được hủy bỏ nhưng TC vẫn nằm trong chính sách cấm vận của Hoa kỳ. Sau đó Liên Sô sụp đổ năm 1991.
Nhưng khi sang đến thời TT Clinton, mọi sự đổi khác, và đã chấm dứt lịnh cấm vận vào tháng 1, 2001. Chỉ vài tháng sau đó chấp nhận cho TC gia nhập vào WTO với suy nghĩ là:”một khi TC tiếp cận kinh tế thị trường sẽ lần lần chuyển hóa và xóa bỏ kinh tế chỉ huy”. Đây chính là một sai lầm lớn của Hoa Kỳ và Tây phương, để rồi vô hình chung khi vừa thay thế một thế giới lưỡng cực với Liên Sô năm 1992, trở thành một thế giới lưỡng cực mới với TC, và người anh em thù hận (enemy brother) Nga!
Và chính sai lầm chính trị nầy làm cho thế giới đang đứng trước cơn xáo trộn trật tự toàn cầu tệ hại hơn, và đại dịch covid Wuhan hiện nay đã làm tang sự xáo trộn lên đến cực điểm. Trách nhiệm của TT Clinton cùng với sự tiếp tay của TT Obama làm cho tình thế ngày càng trầm trọng thêm và có thể nói, TC đã áp đặt ảnh hưởng chính trị lên hầu hết các quốc gia đang phát triển qua sức mạnh kinh tế của họ là do chính sách ngoại giao-chính trị sai lầm của cả hai đời Tổng thống Hoa Kỳ, tức 16 năm dài, biến TC thành cường quốc kinh tế thứ hai sau Mỹ mà thôi.
Vì vậy, việc đánh gục kinh tế của TC, xé tan “lục địa Trung Hoa” để trở về các quốc gia ban đầu như Mông – Hồi – Mãn – Tạng – Hán sẽ là một việc tối cần thiết cho Hoa Kỳ và Tây phương vực dậy trật tự mới cho thế giới. Không còn giải pháp nào khác cả!
•Giải pháp Tôn giáo – Văn hóa: Muốn ổn định thế giới, vấn đề tôn giáo và văn hóa cần phải được cảm thông một cách thoáng đạt hơn:
a-Tôn trọng đức tin của từng chủng tộc nhằm tránh xung đột do tính cực đoan của tôn giáo; từ đó, thế giới mới thực sự ổn định. Trên thực tế, mỗi quốc gia cần nên tự chế, không đem sự dị biệt về tôn giáo, không mang tính cực đoan trong tôn giáo vào trong các tranh chấp quốc gia như kinh tế-chính trị-quân sự để cuối cùng giải quyết với nhau bằng sức mạnh. Nên nhớ, trong chiều dài lịch sử, một cuộc chiến tranh tôn giáo có thể kéo dài hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm mà vẫn tiếp tục âm ỉ khó có thể hàn gắn được! Chủ nghĩa dân tộc cực đoan có thể nảy sinh từ quan niệm chỉ có tôn giáo “mình” là “hoàn mỹ” còn tất cả mọi tôn giáo khác đều là…ngoại đaọ! Chính suy nghĩ sau cùng nầy làm cho thế giới luôn xáo trộn hàng thế kỷ qua!
b-Nói đến văn hóa, cần phải có một chính sách giáo dục nhằm hướng dẫn mọi công dân trong một quốc gia có tinh thần yêu quê hương, bảo vệ môi trường, và nhứt là biết yêu thương với nhau dù có những dị biệt về chủng tộc, tôn giáo, hay quan điểm chính trị. Vì chính chính sách văn hóa nầy làm cho con người toàn cầu không còn cực đoan nữa và trở về với bản lai diện mục của chính mình, vì vậy sẽ trờ nên nhân bản hơn trong mọi giao tiếp hỗ tương trong đại gia đình chủng tộc trên thế giới. Nhờ vậy, mọi tranh chấp sẽ dưa trên căn bản đối thoại và đưa đến “win-win situation” cho cả đôi bên hay cho nhiều phía với nhau. Bình đẳng trong đối thoại, tôn trọng trong tranh chấp trong văn hóa chính là kim chỉ nam cho một trật tự thế giới mới ngõ hầu xóa được hình ảnh phân cực giữa các quốc gia chỉ biết đối đầu nhưng không đối thoại trong hiện tại, và kết quả chỉ đưa đến sự hủy diệt lẫn nhau mà thôi.
Có được như vậy, hy vọng trong tương lai không xa, thế giới sẽ có một trật tự mới trong đó tất cả người dân khắp nơi đều sống trong …AN LẠC, BÌNH ĐẲNG, và HẠNH PHÚC.
Đây không hẳn là một ước mơ của người viết, mà là những suy nghĩ và trăn trở được ghi ra sau những năm tháng miệt mài qua những biến chuyển lịch sử ở các quốc gia trên thế giới trong một thời gian dài…
Mong rằng những lời trên đây sẽ là một phác thảo cho Bản Tuyên ngôn Thế giới Mới hay một “Manifesto”, hoặc một “Tuyên ngôn cho Toàn cầu”. Mong được ghi nhận sự góp ý tích cực nhằm xây dựng một trật tự mới cho tương lai của toàn cầu.
Phổ Lập Mai Thanh Truyết
Mùa Giáng Sinh 2020
Tôi biết về một nước Mỹ – Ngư Sĩ
Thoát khỏi chế độ Cộng Sản độc tài sắc máu, tôi–cũng như bao gia đình chiến sĩ VNCH– được định cư tại Mỹ. Sau bao nhiêu năm sống đời tỵ nạn, những gì tôi biết về một nước Mỹ thật là một hình tượng đẹp đẽ, cao vời vợi.
–Không đẹp thì làm sao hầu hết các dân tộc trên thế giới đều muốn đến nước Mỹ sinh sống bất kể họ ở Âu Châu, Á Châu, Úc Châu, Phi Châu…..
–Không đẹp thì làm sao hàng hàng lớp lớp người từ các lục địa chịu xếp hàng dài vô tận để được Sở Di trú Hoa Kỳ cứu xét cho nhập cư vào nước Mỹ?
–Không đẹp thì làm sao hàng hàng lớp lớp người từ phía nam biên giới Trung Mỹ và Nam Mỹ rồng rắn chen chúc được đạp chân vào phần đất nước Mỹ ?
Mỹ Quốc đẹp không phải bỡi những building tòa nhà cao ngất trời, hệ thống cầu cống xa lộ đường xá được xây dựng tuyệt vời chằng chịt như mạng nhện, những khu giải trí bên bờ biển xanh thơ mộng, những hộp đêm mờ ảo, nơi giải trí vui chơi Walt Disney, hay địa điểm trường quay Hollywood kỹ nghệ điện ảnh………….
Vậy, Mỹ Quốc đẹp như thế nào ?
–Vì có một hệ thống “chính trị Lưỡng Đảng” ôn hòa và hợp tác trong suốt 244 năm thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
–Sự thay đổi chính quyền dựa theo ý nguyện của đa số người dân qua một cuộc bầu cử công bằng, trong sạch là lành mạnh. Tuyệt đối không có chuyện âm mưu lật đổ, chiếm đoạt chính quyền bằng những âm mưu gian lận, chiếm đoạt phiếu bầu, tự tiện sửa đổi luật kiểm phiếu hay mua phiếu, tráo đổi phiếu bầu, sửa đổi phiếu bầu, hũy bỏ phiếu bầu, không có chuyện người chết vì quá thương Biden mà đội mồ sống lại đi bầu, người ở tiểu bang này nhưng lại chịu khó vượt đường xa qua tiểu bang khác đi bỏ phiếu…….Nói ngắn gọn lại là không có chuyện mưu ma chước quỹ cấu kết gian lận, ăn cướp lá phiếu một cách qui mô công khai, trắng trợn bao trùm bỡi cả một tập đoàn tài phiệt+đảng DC+Big Tech+Big Media+các quan tòa…..
–Tinh thần mã thượng khi kết quả bầu cử được tuyên bố, người thua đánh điện chúc mừng kẻ thắng. Phe thất cử sẵn sàng bắt tay vỗ vai nhau hợp tác với bên thắng cử để cùng xây dựng đất nước. Một hình ảnh mã thượng anh hùng giống như sau cuộc nội chiến chiến Nam bắc(1861-1865), đoàn quân Bắc chiến thắng của Tướng Ulysses S. Grant đứng nghiêm dơ tay chào đoàn quân Nam thất trận của Tướng Lee giải giới, tuyệt đối không có chuyện trả thù.
–Vì thế, nền chính trị Mỹ trước đây rất sinh động và ổn định với sự hợp tác của các bên. Thể chế “Tam Quyền phân lập”, ba ngành HÀNH PHÁP-LẬP PHÁP-TƯ PHÁP kềm chế và kiểm soát lẫn nhau tạo sự cân bằng quyền lực.
Với một nền chính trị có ưu thế nỗi trội bậc nhất thế giới nên đất nước Hoa Mỳ hùng mạnh được coi là mẫu mực cho thế giới noi theo. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã gởi các nhà nghiên cứu, sinh viên đến nghiên cứu và học hỏi tại Mỹ để tiếp thu một nền giáo dục Tự Do và Khai Phóng. Tất cả mọi cá nhân đều bình đằng, mọi dân tộc đều được tôn trọng ngang nhau.
Cho đến tối ngày 8 tháng 1 năm 2016, khi nhà tỷ phú địa ốc Donald Trump được tuyên đắc cử Tổng Thống thì những ngày tháng sau đó hình tượng đẹp đẽ của nước Mỹ bỗng nhiên bị che mờ, bị phủ lấp bỡi những đám mây đen rồi dần dần biến dạng thành những quái thú kinh dị qua 4 năm nhiệm kỳ ông Tổng Thống Donald Trump. Mới tuyên thệ nhậm chức có 1 ngày, TT Trump đã bị dân biểu Dân Chủ Maxine Waters phát tiếng pháo lệnh đòi truy tố và bãi nhiệm(impeach).
Tiếp theo là hàng loạt cuộc xuống đường “không chấp nhận kết quả bầu cử”, Trump không là Tổng Thống của chúng tôi (He’s not President). Biểu tình “Me#too” của 500,000 phụ nữ, của AntiFa, “Black Lives Matters”, của “Day without Females”, “Day without work” của cô thầy giáo xuống đường không dạy học, của “Day without Immigrants”….v.v..
Còn nhớ ! Trong cuộc tranh luận, Hillary Clinton cười nhạo và diễn thuyết cho ông Trump một bài học về tôn trọng giá trị nền dân chủ: “. . . Chúng ta đã trải qua 240 năm. Chúng ta đã có bầu cử tự do và công bằng. Chúng ta chấp nhận kết quả bầu cử ngay cả khi ta không thích và đó là điều cần trông đợi bất kỳ ai trên diền đàn tranh luận trong cuộc bầu cử.”.
Nói nghe hay lắm ! Đúng là tay chính trị nhà nghề. Thực tế thì Phe thua cuộc đã làm gì trong 4 năm qua? Họ có thực sự chấp nhận kết quả bầu cử hay là hết kiện thưa đến tố cáo trăm thứ tội từ kỳ thị chủng tộc, kỳ thị phụ nữ, tên độc tài Hitler, thông đồng với Nga, cản trở công lý, trao đổi có qua có lại Quid Pro Quo, Hối lộ Bribery, Lạm dụng quyền lực, cản trở Quốc Hội…..Mục đích cuối cùng để lộ trước công chúng là bằng bất cứ giá nào để bứng ông Tổng Thống đắc cử hợp lệ, hợp pháp và hợp Hiến ra khỏi Tòa Bạch Ốc. Họ liên tục chống phá, bôi nhọ, chê bai không để cho ông tân Tổng Thống Trump được một ngày yên ổn. Ông Trump có nợ gì từ tiền kiếp với họ để đến nỗi họ thâm thù dệt hận đến như vậy ?
Thế Lực Cánh Tả và các nhóm lợi ích chỉ nhắm mục tiêu cuối cùng là chiếm cho được chiếc ghế Quyền Lực bất chấp thủ đoạn nào. Có Quyền Lực là có tất cả kể cả tư gia hàng chục triệu đô la. Lợi Ích mới là quan trọng, có Quyền Lực mới có Lợi ích và có tất cả. Bản sao y chang bài bản của Cộng Sản. Những mỹ từ cao đẹp được xử dụng như một lớp son phấn bao bên ngoài để ru ngủ quần chúng như đấu tranh cho người nghèo, cho sự bình đẳng, cho công lý (justice), quyền lợi đồng đều (Fair share)…….Cái lối rao giảng đạo đức theo kiểu Chính Trị Phải Đạo (Political Correctness) này riêng người Việt tỵ nạn chúng ta đã từng nghe đến nỗi hoãng sợ XHCN, bỏ của chạy lấy người, chạy đến nỗi tuột quần phơi áo mình trần thân trụi……
Bao nhiêu mưu ma kế bẩn, bao nhiêu đòn phép tung ra nhằm làm đòn bẩy xô ngã chiếc ghế Tổng Thống của Donald Trump đều gặt hái thất bại thảm hại. Từ thông đồng đến cản trở công lý, vụ ăn bánh trả tiền cô đào Stormy Daniels, Quid Pro Quo, Hối lộ Bribery, lạm dụng quyền lực, cản trở Quốc Hội……..tất cả đều nằm trong sự tính toán mưu kế hại người, dàn dựng không có thật chỉ làm trò cười trước bàng dân thiên hạ.
Còn nhớ rõ như in những ngày tháng trong ngục tù Cộng Sản. Trong lúc bao tử đói meo hành hạ xĩu lên xĩu xuống mà buộc phải ngồi nghe tên cán bộ chính trị thuyết giảng, ca bài ca con cá với giọng trầm bỗng:
–“Đảng lo cho nhân dân từng miếng ăn giấc ngủ, từng hạnh phúc của mỗi cá nhân, lo cho từng tình cảm nhỏ nhặt của mỗi con người…..”
Đám tù hình sự trẻ ngồi bên dưới cảm động quẹt nước mắt khóc mùi mẫn : Ôi thôi Đảng cao cả quá, Đảng tình người quá, Đảng là Bồ Tát là Thánh nhân độ thế…..!
Bây giờ, nghe giọng nói của chính trị gia nhà nghề Hillary thuyết giảng: “Chúng ta chấp nhận kết quả bầu cử ngay cả khi ta không thích” mà nỗi da gà….ôi miệng lưỡi nghe sao giống nhau như cùng đúc 1 khuôn !
Trên mặt pháp lý, mọi người được xem là vô tội cho đến khi có phán quyết của Tòa phán người đó có tội (Presumption of innocence). Ủy Ban Tình Báo và Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã tự chế ra tội trạng của Tổng Thống mà không trưng được chứng cớ và nhân chứng. Việc luận tội Tổng Thống ở 2 Ủy Ban Hạ Viện thể hiện “Tính Đảng Phái” trắng trợn vì không có 1 phiếu nào tán thành luận tội từ phía Đảng Cộng Hòa. Đây, ta hãy nghe cũng chính Jerrold Nadler trong phiên xử cựu Tổng Thống Bill Clinton tháng 12 năm 1998 tại Hạ Viện đã tranh biện:
“Không thể nào chấp nhận được một đàn hặc với một bên ủng hộ mạnh và một bên chống đối mạnh. Đàn hặc như vậy sẽ không chính danh, chỉ tạo phân hóa và cay đắng trong chính trị”.
Tại sao bây giờ Nadler lại uốn lưỡi nói khác?
Và cũng chính Nancy Pelopsi đã trả lời vào tháng 3/2019 khi được hỏi về việc đàn hặc luận tội Tổng Thống:
“I don’t think we should go down that path, because it divides the country. And he’s just not worth it.”(Tôi không nghĩ là chúng ta chủ trương đàn hặc và luận tội vì việc này chỉ gây chia rẽ đất nước. Ông ta không đáng phải bị luận tội).
Bằng chứng về sự tráo trở, lật lộng, nói trắng thành đen của các chính trị gia nhà nghề có quá nhiều. Chuyện xây bức tường biên giới, các gương mặt nổi cộm của Đảng DC từ Obama, Hillary, Bill Clinton, Nancy Pelosi, Chuck Schumer, Dianne Feinstein… đều chủ trương cần xây tường biên giới để bảo vệ cho an ninh nước Mỹ. Nhưng khi TT Trump chủ trương xây tường thì toàn bộ Đảng Dân Chủ lại chống đối, tố cáo TT Trump xây tường là tàn ác, vô nhân đạo, là kỳ thị chủng tộc? Điều giả dối là họ chủ trương mở toang cửa biên giới nhưng tư gia của họ thì kín cổng cao tường có hệ thống an ninh báo động chặt chẽ. Họ chủ trương nước Mỹ là Bà Mẹ Nuôi (Nanny State) sẵn sàng nuôi hết dân cả thế giới nhưng không tự bỏ tiền túi ra mà lấy từ đồng tiền thuế của người lao động Mỹ phải nai lưng ra gánh vác. Có giả dối không?
Nêu lên chỉ một vài nét chấm phá để thấy bức tranh toàn cảnh của nền chính trị Mỹ ngày nay đã không còn là hình tượng đẹp đẽ như trong mơ tưởng của người dân khắp nơi trên thế giới. Hình tượng đẹp đẽ đã rơi rụng từng lớp để lộ bộ mặt trần trụi của một nền chính trị âm mưu gian đảng. Chính trị ngày nay là nền chính trị của phe đảng, của thù hận chỉ vì lợi ích, của âm mưu lật đổ, của đe dọa khủng bố thủ tiêu. Chỉ cần một bước ngắn thôi là tới Thiên Đường Xã Hội Chủ Nghĩa. Ai nói có sự khác nhau ? Mô hình Dân Chủ Xã Hội “Socialist Democracy” của một số nước nhỏ ở Âu Châu như Hòa Lan, Đan Mạch,
Na Uy không có kiểu chính trị lật đổ, tung tiền mua chuộc giới truyền thông, cấu kết thông đồng với ngoại bang để làm cuộc lật đổ một chính quyền hợp pháp, hợp Hiến. Có đúng không ?
Nói thế, cá nhân người viết và gia đình vẫn luôn mang trong lòng sự biết ơn đất nước Mỹ, người dân Mỹ đã từng đưa bàn tay tế độ cưu mang những con người khốn khổ rách nát như đồng bào Việt chúng tôi trong những năm tháng tỵ nạn đã qua để làm lại cuộc đời.
Ơn đền oán trả là điều thường tình của thế gian./.
Tham luận 160 – Bối Cảnh Lịch Sử Và Những Điều Đáng Nhớ – Thanh Thủy
1.- Nguyên nhân xãy ra những cuộc đời lưu lạc:
Theo những bảng thống kê năm 2010, số người Việt tỵ nạn ước lượng khoảng 4 triệu người hiện đang sinh sống trong hơn 100 quốc gia trên khắp thế giới, trong đó có khoảng 1,8 triệu người đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Nguyên nhân nào mà chúng ta có được con số người Việt này đã may mắn được sống ngoài vòng kềm tỏa của bạo quyền Việt cộng?
Chúng ta còn nhớ, trước năm 1975, khi Mỹ rút quân và cắt hết tất cả mọi thứ viện trợ, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không còn đạn dược, không còn nhiên liệu và không còn tất cả mọi thứ quân trang, quân dụng để chiến đấu trước sức tấn công vũ bảo của đoàn quân xâm lăng Cộng sản Bắc Việt nên đành phải chịu buông súng, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, chúng ta bị mất nước.Một số người có phương tiện, may mắn chạy thoát được ra ngoài và đã trở thành những kẻ sống lưu vong cho đến ngày nay.
Qua bao nhiêu giai đoạn vận động khó khăn được sự trợ giúp của những người hảo tâm và những quốc gia giang rộng vòng tay chào đón nên chúng ta đã may mắn có được con số Người Việt sống lưu vong được ghi trong những bảng thống kê như đã kễ trên.
2.- Lẽ ra chúng ta không bị mất nước:
Sau khi Tổng thống Richard Nixon bị từ chức vì vụ án Watergate thì ông Gerald Ford lên thay ngồi ghế Tổng thống. Lúc đó vì áp lực của những thành phần phản chiến do John Kerry lãnh đạo và do áp lực của đảng Dân Chủ lúc đó đang chiếm đa số trong Quốc Hội mà hầu như tất cả đảng viên của họ trong đó có ông Joe Biden là một trong những người có tiếng nói mạnh mẽ nhứt, đều oán hận Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã trì hoản tham dự Hội Đàm Ba Lê khiến cho đảng Dân Chủ không khai thác được Hội Đàm nầy trong việc bầu cử Tổng thống Mỹ, khiến cho liên danh đảng Dân Chủ của ông Hubert Humphrey đã bị liên danh đảng Cộng Hòa cuả ông Richard Nixon đánh bại.
Hai thế lực nầy cấu kết với nhau buộc Hoa Kỳ phải chấm dứt chiến tranh Việt Nam, cắt hết viện trợ, bỏ rơi đồng minh Việt Nam và rút hết quân về nước.
Để thể hiện cho việc bỏ rơi đồng minh như đã nói trên , Quốc Hội Hoa Kỳ khi đó đã ban hành 2 đạo luật:
a.- Ngày 15/8/1973, biểu quyết ban hành đạo luật chấm dứt việc dội bom vào các lực lương Cộng sản trên đất Cam Bu Chia.
b.- Ngày 07/11/1973, biểu quyết ban hành đạo luật về Quyền Chiến Tranh, cấm Tổng thống Mỹ đưa lực lượng quân sự Mỹ vào một tình thế “thù địch” trong hơn 60 ngày, nếu không có sự chấp thuận của Quốc Hội.
Với đạo luật về Quyền Chiến Tranh nầy, với tình hình chiến tranh Việt Nam năm 1975, Tổng thống Gerald Ford vẫn có toàn quyền can thiệp quân sự trong vòng 60 ngày mà không cần phải được sự chấp thuận của Quốc Hội, thời gian nầy cũng quá đủ để ông dùng B52 dội bom tiêu diệt hết đoàn quân xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt lúc đó đang tập trung toàn lực để tấn công vào Thù đô Sài Gòn.
Nhưng vì Tổng thống Gerald Ford là người không được cử tri Mỹ trực tiếp bầu lên, nên nhu nhược, không dám khinh suất ban lịnh thi hành một chiến dịch lộng hiễm, cho nên việc dùng máy bay B52 dội bom để cứu Miền Nam Việt Nam đã không xãy ra (Tham khảo tài liệu thuyết trình của Gs. Nguyễn Ngọc Huy).
Hai đạo luật nầy mang ý nghĩa rất quan trọng là quyết định hoàn toàn chấm dứt vai tuồng quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Dương, ảnh hưởng tang thương nhứt là Cam Bu Chia bị rơi vào tay tập đoàn Cộng sản Pol Pot với nạn diệt chũng vô cùng tàn bạo và Việt Nam Cộng Hòa bị rơi vào tay
của tập đoàn Cộng sản Bắc Việt với thủ đoạn giết hại đồng bào và toàn thể Quân, Cán, Chính Miền Nam Việt Nam một cách khủng khiếp sau ngày 30/4/1975.
3.- Những người vô nhân đạo chỉ vì thù hận cá nhân:
Nếu chỉ vì thù hận việc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trì huỡn, chậm trễ việc tham dự Hội đàm Ba-Lê đã tạo điều kiện thuận lợi cho liên danh ông Richard Nixon đảng Cộng Hòa đánh bại liên danh của đảng Dân Chủ để được đắc cử làm Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ vào năm 1969, thì việc đó đã trôi qua 6 năm rồi và ông Nixon cũng đã từ chức, nếu phải oán trách thì ông Joe Biden chỉ nên oán trách riêng ông Thiệu chớ đâu phải vô nhân đạo và hèn hạ đến mức trù dập đến bức tử một quốc gia, trói buộc người Miền Nam Việt Nam không còn đường thoát và phải ở lại Việt Nam để nhận chịu sự trả thù tàn bạo của những kẻ “thắng cuộc” là tập đoàn Cộng sản Bắc Việt vì trong thời gian đó, ông Thượng Nghị sĩ Joe Biden là một trong những người quyết liệt không nhận bất cứ người Việt nào được nhập cư vào Mỹ để tỵ nạn hầu tránh sự trả thù tàn bạo của bọn Cộng sản Bắc Việt sau khi cuộc chiến đã hoàn toàn chấm dứt vào tháng 4 năm 1975.
Hành động vô nhân nầy thật chẳng khác nào những bạo chúa thời xưa có thú tiêu khiển là ngồi trên cao vỗ tay thích thú nhìn những tội nhân bị thả xuống dưới sân rồi mở cửa chuồng cho những con cọp và sư tử đói nhãy ra vồ tới phanh thây. Không có sự tàn nhẫn nào bằng sự tàn nhẫn nầy trong xã hội loài người.
Nói chung, sau ngày 30/4/1975, chúng ta bị mất nước và chịu sống kiếp lưu vong từ ngày đó cho đến nay, trong đó có sự nhúng tay mạnh bạo của John Kerry và Joe Biden, kẻ hiện đang tranh chức Tổng Thống với Donald Trump trong cuộc bầu cử ngày 03/11/2020.
4.- Nguyên nhân biến lòng thù hận cá nhân thành bản chất:
Sau khi nhúng tay vào tội ác đã giết hại bao nhiêu triệu người tại Cam Bu Chia và Miền Nam Việt Nam, những kẻ như John Kerry và Joe Biden lần lược được thăng tiến nhanh vào sự nghiệp chánh trị và trở nên giàu có, địa vị cao trong xã hội Mỹ cho nên điều chắc chắn là họ không bao giờ tỏ ra hối hận về những điều mà họ đã làm trước kia, trái lại, vì tham lam quyền lợi và sự nghiệp chánh trị cá nhân đã biến con người của họ có thể do hành động tàn bạo vì thù hận nhứt thời trở thành bản chất cố hữu mà suốt đời khó có thể thay đổi được.
5.- Một điều kinh sợ nếu xãy ra:
a.- Nếu trước những ngày 30/4/1975, ông Tổng thống Gerald Ford chịu nghe theo lời ông Joe Biden hoàn toàn không nhận bất cứ người Việt Nam nào được nhập cư vào Mỹ để tỵ nạn, hoặc là lúc đó ông Joe Biden là Tổng thống thứ 38 của Mỹ thì chắc chắn là ngày nay không có mấy triệu người chúng ta được tỵ nạn và định cư trên đất Mỹ, Canada hay Âu Châu, Úc Châu, v.v…Vì nếu Mỹ không nhận người Việt Nam tỵ nạn vào Mỹ thì cả thế giới tự do sẽ không có nước nào dám nhận vì lúc đó họ đã nhanh chóng thiết lập bang giao với bạo quyền Việt cộng để mua bán, làm ăn kễ cả những nước Tây Âu và Úc Đại Lợi.
Chúng ta còn nhớ thời gian sau ngày 30/4/1975 không lâu, chính tên Thủ tướng Việt cộng Phạm Văn Đồng đã sang Pháp vận động ngoại giao, đã tuyên bố một cách trắng trợn, đại khái là những kẻ vượt biên, trốn chạy khỏi Việt Nam là những thành phần phản động, bao gồm những kẻ bất hảo, xì ke, ma túy, lười biếng lao động, muốn ngồi mát ăn bát vàng…Mục đích của hắn ta là muốn tạo cho thế giới Tây Phương một cái nhìn xấu xa về người tỵ nạn chúng ta để tạo ra phong trào kỳ thị và xua đuổi, không nhận thêm người tỵ nạn vì lúc đó đã hiện có vài trăm ngàn người đã vượt thoát khỏi được bàn tay đẫm máu của họ.
Cho nên, có thể nói mà không sợ nhầm lẫn là nếu lúc đó những sự vận động của họ được thành công thì chúng ta, tất cả những người ngồi đây, đều không có mặt ngày hôm nay vì tất cả đều đã chết hết rồi, chết cùng chung số phận với những Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa và gia đình cùng với con cháu của họ,
b.- Và hậu quả sẽ không tránh khỏi là:
– Chắc chắc sẽ không có chuyện Boat People,
– Chắc chắn sẽ không có sự vận động nào cho chương trình HO,
– Chắc chắn sẽ không có Chương Trình Đoàn Tụ Gia Đình nhân đạo mà mọi người chúng ta ngày nay được hưởng,
– Và dĩ nhiên, chắc chắn cũng sẽ không có những Khoa học gia, những kỹ thuật gia, những Tướng lãnh ưu tú người Mỹ gốc Việt, và cũng sẽ không có tất cả mọi giới trong số người Việt tỵ nạn đã đóng góp nhiều trong sự thăng hoa của Mỹ, đóng góp nhiều vào sự phồn thịnh của Úc, của Âu Châu, con cháu và hậu duệ của chúng ta cũng sẽ không có ai được định cư trên thế giới Tây Phương để thành công trên nhiều lãnh vực khác nhau một cách vẻ vang mà ai ai cũng phải kinh ngạc.
– Và điều cực ký quan trọng không thể không nói đến là khó tránh khỏi tình trạng đất nước Việt Nam có thể đã bị xóa sổ để trở thành một tỉnh lỵ của Tàu, của Nga mà số người Việt Nam còn sót lại sẽ trở thành một dân tộc thiểu số, ít ỏi giống như các dân tộc Mãn Châu, Hồi Giáo Tân Cương, Mông Cổ, Tây Tạng…và sẽ không bao giờ có thể cất đầu dậy nổi.
Đó là điều mà chúng ta cần phải khắc cốt ghi tâm để nhúm ngọn lửa đấu tranh trao chuyền lại cho thế hệ trẻ.
6.- Phân biệt lòng thù hận:
Nói lên những biến cố mục đích của chúng ta không phải khơi lên niềm thù hận cá nhân vì thù hận cá nhân sẽ không mang lợi ích gì cho ai, nên chúng ta phải cố quên đi, nhưng ngược lại cũng có những thù hận mà con người dù cố muốn quên nhưng sẽ không bao giờ quên được. Đó là mối thù vong quốc, nợ nhà. Vì có nuôi dưỡng được thù nước với nợ nhà, lịch sử chúng ta mới có cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng sau hơn 100 năm bị người Tàu đô hộ, mới có ông Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán sau hơn 1000 năm bị đô hộ và mới có người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới trở về lập quốc sau 1000 năm bị mất nước phải lưu lạc khắp bốn phương trời.
Bởi vậy, thù nhà, nợ nước chính là hai thứ hành trang quan trọng mà con người nhờ đó để nuôi chí phục quốc để cứu nước, để chiếm lại Giang san, khi Tổ Quốc đang bị chìm đắm trong đại họa xâm lăng?
Chúng ta sẽ không hận thù gì về cá nhân ông Biden và những việc làm trước đây của ông ta đối với Việt Nam, nhưng qua những sự kiện lịch sử cho thấy, chúng ta không thể nào có thể tiếp tay để ủng hộ một con người như ông ta được, một kẻ đã không biết nhục, thiếu tư cách và hèn hạ quỳ gối trước cái chết của những thành phần bất hảo để kiếm phiếu cho cuộc tranh cử Tổng thống vừa qua. Những con người có bản chất như vậy thì việc hèn hạ nào mà họ không làm được.
7.- Nếu ông Biden lên làm Tổng thống thứ 46 kỳ nầy, người Việt chúng ta hiện đang sinh sống tại Mỹ sẽ không còn được sống yên ổn như hiện nay vì sự kỳ thị và ác ý của ông ta đối với người Việt Nam đã ăn sâu trong dòng máu của ông ta từ lâu rồi, có từ trước năm 1975 lận, nhưng hoàn cảnh lúc đó ông ta chưa làm được nên đã mang mối hận trong lòng và bây giờ, nếu được cầm quyền, chính là lúc để ông và cả bọn phản chiến ngày xưa ra tay phục hận.
Chắc chắn ông ta sẽ bang giao trở lại với Trung Cộng như những lời mà ông ta đã từng tuyên bố. Biển Đông sẽ nhanh chóng trở thành ao nhà của Trung Cộng, những căn cứ quân sự trá hình sẽ mọc đầy dẫy trên lãnh thổ Việt Nam và người Tàu sẽ tràn lan sang đất nước chúng ta như chổ không người, vung tiền chiếm lĩnh tất cả những vùng đất quan trọng suốt từ Nam chí Bắc, viễn cảnh mất
nước sẽ diễn tiến nhanh chóng ít nhứt là trong suốt nhiệm kỳ 4 năm của ông ta. Kinh nghiệm lịch sử, Tập Cận Bình với tham vọng vô biến, sẽ ra tay sắt máu, không để cho người Việt Nam có cơ hội để vươn mình trổi dậy như trước đây được nữa. Điều nầy sẽ khó tránh khỏi.
8.- Những mẫu người thích ứng cho những hoàn cảnh xã hội:
Trời sanh ra con người không có ai hoàn hảo, kẻ mạnh, người yếu, kẻ khôn, người dại, kẻ thông minh, người u tối, nên nếu cứ đem ra phê bình, chỉ trích những thói hư tật xấu của người ta thì thật ra chính mình cũng không khá gì hơn họ và sẽ cứ lẫn quẫn không bao giờ tìm ra được một mẫu người lý tưởng. Bởi vậy, điều quan trọng nhứt thiết là làm sao chọn lựa đúng mẫu người thích ứng cho hoàn cảnh xã hội đương thời thì mới dễ đạt được thành công. Lấy trường hợp lịch sử nước ta để chứng minh, có thể dẫn chứng về ba mẫu người tiêu biểu nhứt:
a.- Mẫu người thứ nhứt là ông Trần Thủ Độ (1194_1264), một con người rất là mưu sĩ và vô đạo, có những việc làm đảo lộn cả luân thường, đạo lý, nhưng lại có công rất lớn trong việc lập nên Nhà Trần và tạo ra những bậc đại anh hùng, ba lần đánh bại đoàn quân Mông Cổ sang xâm lấn nước ta
b.- Mẫu người thứ nhì là ông Chu Văn An (1292-1370), một nhà Nho cuối đời Nhà Trần được xem là một nhà đạo đức được lịch sử và người từ đương thời cho đến dân gian ngày nay đều hết lời ca tụng ông là một bậc hiền sĩ yêu nước tiêu biểu nhứt trong giới nho sĩ, trí thức của đất nước Việt Nam.
Ông Chu Văn An nhận thấy nhà vua lúc đó nghe lời các ninh thần nên chỉ lo ăn chơi trác táng mà xao lãng việc triều chánh khiến cho triều đình mục nát, nhân dân đói khổ, lầm than, không ai can gián được, nên để cứu nước, ông đã can đảm dâng sớ lên nhà vua đòi xử trãm 7 tên quan nịnh thần vốn được nhà vua sủng ái. Nhưng vì nhà vua không chấp nhận nên ông treo ấn từ quan, lui về Chí Linh quy ẩn, hậu quả là sau đó đất nước bị nhà Minh xâm chiếm.
c.- Mẫu người thứ ba là đức Trần Hưng Đạo, một vị đại tướng đại tài, có tinh thần yêu nước tuyệt đối nên chịu hy sinh, gác bỏ thù nhà, một lòng với vua Nhà Trần, ba lần thống lãnh toàn quân đánh tan đoàn quân xâm lăng Mông Cổ, cứu được nước thoát khỏi vòng nô lệ ngoại bang.
9.-Một vài lạm bàn để thay cho lời kết
a.- Có thể nói ở vào thời điểm cuối đời Nhà Lý chuyễn sang Nhà Trần, nếu không có ông Trần Thủ Độ mà thay vào đó là ông Chu Văn An thì việc chuyễn giao quyền lực chưa chắc gì có thể xãy ra và nếu có xãy ra thì cũng chưa chắc gì được êm thấm vì can ngăn sự chuyễn quyền không được ông sẽ lui về quy ẩn. Sau đó nước ta sẽ không có được những danh tướng lẫy lừng như Trần Hưng Đạo thì việc chống giặc Tàu xâm lăng chắc khó có thể thành công ngay từ lần thứ nhứt.
b.- Vào thời điểm cuối đời Nhà Trần, nếu có ông Trần Thủ Độ thay thế vào vị trí của ông Chu Văn An thì hoàn cảnh đất nước lúc đó sẽ khác đi, triều đình sẽ được củng cố vững mạnh, chưa chắc gì Nhà Minh của Tàu có thể xâm lăng được đất nước ta.
c.- Nếu vào thời điểm mà đất nước đang thái bình thịnh trị, mọi người dân đang được sống trong
cảnh ấm no, hạnh phúc thì vai trò của ông Trần Thủ Độ không thể nào thích ứng bằng được với vai trò của ông Chu Văn An.
Bởi vậy hoàn cảnh nào thì phải đặt đúng vị trí cho người có khả năng đó thì mới có thể thích ứng để xây dựng được nền hòa bình và phồn thịnh cho đất nước. Nếu vì cảm tính mà sai lầm, đặt người không đúng chổ thì đất nước sẽ bị lâm nguy.
Năm 1975, nếu Mỹ không có đảng Dân Chủ thù ghét Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, không có những thành phần phản chiến Mỹ, không có vụ Watergate, không có những nhân vật bất nhân như John Kerry, như Joe Biden thì Mỹ sẽ không bỏ đồng minh Việt Nam để tháo chạy thì chắc chắn bộ đội Việt cộng Bắc Việt sẽ bị đánh tan tại các tỉnh xung quanh thủ đô Sài Gòn và Việt Nam Cộng Hòa sẽ thống nhứt đất nước như mọi người dân từ Nam chí Bắc vẫn hằng mong đợi.
Hoàn cảnh nước Mỹ hiện nay cũng vậy, nếu người dân Mỹ sai lầm một lần nữa, trao quyền lãnh đạo đất nước cho những kẻ bất tài, bất nhân thì thãm họa sẽ xãy ra, không những riêng cho nước Mỹ mà còn gây họa hại chung cho cả thế giới.
Bởi vậy, có thể nói, nếu ông Donald Trump là vị Tổng thống thứ 43, 44 của Hiệp Chũng Quốc Mỹ trong 8 năm vừa qua thì nước Mỹ sẽ khác đi, sẽ không có cảnh tượng đầm lầy nào ở Washington DC được phép xuất hiện để gây ra bao nhiêu sự phiền hà cho xã hội như hiện nay.
Người Việt tỵ nạn tại Mỹ có lẽ cần phải suy nghĩ sao cho thích hợp về thái độ của mình trước thời cuộc hiện nay tại Mỹ để tránh những điều đáng tiếc và đặc biệt không phải bị hối hận về sau.
(21/12/2020)
Henry Kissinger hăm dọa Hoa Kỳ: ‘Cộng tác với TQ nếu không muốn chiến tranh thế giới III’ – Gordon Chang
“Làm saođể thấy được quan điểm đối ngoại của Kissinger ối với cộng sản Trung quốc là sai lầm tệ hại? Đó là khi chúng ta nhìn thấy Bắc Kinh tìm đủ cách để quan điểm của Kissinger được chấp nhận rộng rãi và thực hiện. Một khi kẻ thù tìm đủ cách để chúng ta thực hiện một điều gì đó, điều đó có nghĩa là điều mà chúng ta thực hiện sẽ gây tổn hại nặng nề đến cho chính mình. ”
“Bản chấtdối lừa không hợp tác của cộng sản Trung quốc đẩy Hoa Kỳ chúng ta đi đến chổ không còn lựa chọn nào khác ngoại trừ răn đe”
Đứng trước một nội bộ lãnh đạo hiếu chiến của đảng cộng sản Trung Quốc, giờ đây có thể nói là không có cách nào để có thể tránh khỏi chiến tranh với chế độ cộng sản quân phiệt Trung Quốc.
Gordon Chang.
*********
“Tôi nghĩ trước hết chúng ta cần phải cố gắng đối thoại hợp tác với giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, mà trong tiến trình đối thoại đó, chúng ta cần bày tỏ nỗ lực thiện chí hợp tác, bày tỏ ý nguyện muốn ngăn chặn xung đột để rồi từ đó, tạo ra cơ sở để lãnh đạo hai quốc gia, trong đó có lãnh đạo cộng sản Trung quốc, có thể đi đến đồng ý rằng, bất cứ xung đột nào cũng là bất lợi cho đôi bên“, Henry Kissinger trả lời như vậy trong cuộc phỏng vấn với Tổng Ban Biên-tập của hãng thông tấn Bloomberg, John Micklethwait, vào ngày 16 tháng 11 tại Diễn đàn Kinh tế Thời đại Mới do Bloomberg tổ chức. Kissinger nói tiếp: “Nếu chúng ta không nỗ lực hợp tác với cộng sản Trung quốc, thế giới sẽ lại rơi vào tình huống dẫn đến thảm họa xung đột như thời đệ Nhất Thế chiến.”
Tất nhiên chẳng ai muốn chiến tranh dưới bất kỳ hình thức nào với cộng sản Trung Quốc cả, nhưng trong hơn 14 phút phỏng vấn ngắn ngủi, chúng ta thấy Kissinger đã hiểu sai hoàn toàn về quan niệm lịch sử của cộng sản Trung Quốc, để rồi đi đến ủng hộ mục tiêu chính sách đối ngoại hung hãn bành trướng quyền lực then chốt của Bắc Kinh, và đưa ra những lời khuyên góp ý sai lầm tệ hại cho Joe Biden. Kissinger rõ ràng không học hiểu được gì cả sau nhiều năm cộng sản Trung quốc cứ ngày một hiếu chiến, mà một phần họ có thể làm được như vậy, là hoàn toàn nhờ vào các hoạch định chính sách ngoại giao hoà hoãn hợp tác nhu nhược do chính ông đề nghị và thực hiện. (1)
Chúng ta bắt đầu phân tích về quan niệm lịch sử của Kissinger, bởi vì Kissinger đã từng là một nhà sử học tài ba, và những ý kiếnkhông đúng của ông về cộng sản Trung Quốc ngày nay dường như xuất phát từ quan điểm không hề có cơ sở nào cả về quá khứ Trung Quốc. Ông ấy cho rằng người Mỹ chúng ta không thể hiểu được sự tâm lý bất an của Bắc Kinh.
“Hoa Kỳ chúng ta đã có một lịch sử phát triển vinh quang chưa từng bị chịu nhục,” Kissinger nhấn mạnh, “Trung Quốc thì ngược lại, đã có một lịch sử bị thôn tín rất dài lặp đi lặp lại. Hoa Kỳ chúng ta đã có may mắn là không gặp phải họa ngoại xâm. Trung Quốc thì khác, thường xuyên phải đối phó với các quốc gia lúc nào cũng muốn thôn tính chia cắt đất nước của họ.”
Ngay cả khi lập luận ngụy biện của Henry Kisinger là đúng, ngày nay không có quốc gia nào muốn đe dọa xâm lược Trung Quốc cả. Trên thực tế, Trung Quốc đã không phải đối mặt với bất kỳ mối đe dọa xâm lược ghê gớm nào từ bên ngoài đối với sự độc lập thống nhất của họ trong hơn bảy thập kỷ qua. Cộng sản Trung quốc ngụy biện dựa vào lịch sử, chẳng hạn bảo là “Trung Hoa thoát qua một Thế kỷ sỉ nhục“, vốn là chủ đề trong bài phát biểu nhân ngày Quốc khánh của Tập Cận Bình vào tháng 10 năm ngoái, bởi vì sự ngụy biện lịch sử này sẽ giúp đảng cộng sản Trung quốc có thể duy trì an ninh chính trị của mình trong tình hình hiện nay.
Tóm lại, quá khứ sỉ nhục của Trung Quốc chỉ là một cái cớ. Thử suy nghĩ đi, điều gì trong lịch sử Trung quốc có thể lấy ra để bào chữa biện minh cho hành động gây hấn của cộng sản Trung Quốc ngày nay đối với Ấn Độ, Bhutan và Nepal?! Hay bào chữa biện minh cho những nhà tù trại tập trung trái phép của họ trên lãnh thổ Tajikistan?! Hay bào chữa biện minh cho căn cứ quân sự xây trái phép trên các quần đảo của Philippines và Malaysia?!
Hơn nữa, quá khứ lịch sử nào sẽ biện minh cho việc Cộng sản Trung quốc tuyên bố “Chiến tranh Nhân dân” đối với (Hoa Kỳ) chúng ta vào tháng Năm năm 2019?!
Trung Quốc trở nên hiếu chiến và quân phiệt vào lúc này là vì đây là bản chất của chế độ cộng sản đang cầm quyền, vốn đang nhanh chóng đẩy quốc gia này vào con đường độc tài và toàn trị. Tập Cận Bình, người có quyền uy tối thượng duy nhất, hiện đang áp đặt khái niệm “tất cả dưới thiên đường” (天下), trong đó cho rằng tất cả các quốc gia lân bang đều phải đi theo đường lối kinh tế tài chánh quốc phòng của Bắc Kinh. Cũng vì từ quan niệm “tất cả dưới thiên đường“, hợp tác đối thoại được giới lãnh đạo bắc Kinh coi là dấu hiệu của nhu nhược, thất bại.
Kinh nghiệm cho thấy ở mọi trường hợp đã từng xảy ra, quan niệm đối thoại trong đối ngoại (của Kissinger) đối với cộng sản Trung quốc lúc nào cũng lầm lẫn cho rằng cộng sản Trung quốc sẽ hợp tác đàng hoàng. Lợi dụng quan niệm sai lầm này, Bắc Kinh đã gia tăng đòi hỏi chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông – và nêu lên nhiều yêu sách phi lý khác, đặc biệt là đối với chuỗi Ryukyu của Nhật Bản.
Bản chất dối lừa không hợp tác của cộng sản Trung quốc đẩy Hoa Kỳ chúng ta đi đến chổ không còn lựa chọn nào khác ngoại trừ răn đe.
Kissinger, thường được coi là một chuyên gia dùng biện pháp răn đe trong lãnh vực đối ngoại, giờ lại lo sợ Hoa Kỳ thi hành biện pháp răn đe này một cách kỳ lạ. Khi Tổng Biên tập Micklethwait hỏi liệu Kissinger có ủng hộ quan điểm các cố vấn của Biden kiến nghị rằng, các quốc gia dân chủ trên toàn cầu nên đoàn kết thành một liên minh chống cộng sản Trung quốc hay không, ngài Kissinger, nay đã 97 tuổi, mà theo như lời ngợi ca của tạp chí nổi tiếng Financial Times, “là người cố vấn lỗi lạc của nền Ngoại giao Hoa Kỳ“, lại trả lời một cách hết là ngờ nghệt. Kissinger trả lời rằng: “Tôi nghĩ các quốc gia dân chủ nên đoàn kết để hợp tác (với cộng sản Trung quốc) trong khuôn khổ quyền lợi mà các các quốc gia này đòi hỏi. ” Theo cách mà Kissinger trả lời, ngài Kissinger kêu gọi thế giới “KHÔNG” hợp tác liên minh để chống Bắc Kinh vì quyền lợi an ninh chung .
Đứng trước một nội bộ lãnh đạo hiếu chiến của đảng cộng sản Trung Quốc, giờ đây có thể nói là không có cách nào để có thể tránh khỏi chiến tranh với chế độ cộng sản quân phiệt Trung Quốc. Tuy nhiên, dù hòa bình có thể thực hiện được hay không, thì Kissinger cần phải hiểu rõ rằng, đường lối ngoại giao mà ông ủng hộ, thúc đẩy thực hiện, và đã được mọi Tổng thống Hoa Kỳ thực thi (2) kể từ khi Tổng thống Nixon sang Trung Quốc năm 1972, đóng góp công lao nhiều nhất trong việc kiến tạo nên sự hung hăng của cộng sản Trung quốc mà ta thấy ngày nay. Chính (ngài) Henry Kissinger chứ không ai khác, bằng cách thúc giục, cố đẩy Hoa Kỳ vào con đường quy lụy hòa giải cho bằng được với cộng sản Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh đã cho thấy rõ ràng là họ không hề muốn nhượng bộ hợp tác, đã khiến thế giới chịu đựng tình hình đe dọa nghiêm trọng (từ cộng sản Trung quốc) như chúng ta thấy ngày nay. (3)
Chúng ta hãy nhớ rằng Kissinger luôn bị các chế độ cộng sản uy hiếp làm cho hoảng sợ. Ông chống đối đầu răn đe cộng sản vào đầu những năm 1970 khi cho rằng Hoa Kỳ không thể có được ưu thế hay thắng Liên Xô bằng cách này. Reagan, với thái độ răn đe cứng rắn, đã chứng minh quan điểm đối ngoại của Kissinger đã hoàn toàn sai lầm.
Trước đã sai lầm, bây giờ Kissinger cũng sai lầm. “Cách thức ngoại giao của Trump chỉ biết húc càn hơn là để ra một đối sách ngoại gíao hợp tác hoàn chỉnh có thể đeo đuổi lâu dài” Kissinger nói nói như vậy với Micklethwait, nhưng dường như muốn nhắn nhủ dến Joe Biden. Nguyên Đai úy Hải quân và cũng là chiến lược gia về các vấn đề Trung quốc, James Fanell, làm việc tại viện nghiên cứu Gatestone ở Thụy Sĩ , khẳng định “ Đây là lời tuyên bố rõ ràng nhất về chủ nghĩa cầu hòa chủ bại của Tiến sĩ Kissinger.” (3)
Fanell, từng là Trưởng phòng Tình báo của Hạm đội Bảy ở Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, khẳng định, Kissinger tin rằng Hoa Kỳ “không thể nào chiến thắng khi đối đầu với cộng sản Trung quốc.”
Tuy nhiên, Hoa Kỳ hùng mạnh hơn nhiều so với chế độ cộng sản Trung Quốc, và có đồng minh đầy rẫy, trong khi cộng sản Trung Quốc, chỉ có mổi cộng sản Bắc Hàn mà thôi. Hơn thế nữa, bộ tứ đồng minh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đan chéo với nhau một cách chặt chẽ- Úc, Ấn, Nhật, vây hãm cộng sản Trung quốc ở mọi ngã ngách. Cộng sản Trung quốc không thể nào thắng nổi bộ Tứ, nên dường như đang tìm cách chia rẽ liên minh.
Làm sao để thấy được quan điểm đối ngoại của Kissinger đối với cộng sản Trung quốc là sai lầm tệ hại? Đó là khi chúng ta nhìn thấy Bắc Kinh tìm đủ cách để quan điểm của Kissinger được chấp nhận rộng rãi và thực hiện. Một khi kẻ thù tìm đủ cách để chúng ta thực hiện một điều gì đó, điều đó có nghĩa là điều mà chúng ta thực hiện sẽ gây tổn hại nặng nề đến cho chính mình.
Kissinger cứ liên tục hù dọa về mặt tâm lý của Hoa Kỳ trong các cuộc phỏng vấn gần đây trên truyền thông, cho biết sự lựa chọn đối với Hoa Kỳ trước cộng sản Trung quốc chỉ có hai con đường, một là hợp tác, hai là chiến tranh. Tuy bề ngoài Kísinger đưa ra hai lựa chọn nhưng thực tế là thúc ép chỉ một đường hợp tác quy lụy chủ bại sai lầm để Hoa Kỳ lao vào. Lịch sử cho thấy, các quốc gia Tây Âu đã vẫn có thể, giữa hai thái cực này, lựa chọn đối đầu và răn đe để né tránh chiến tranh. Ví dụ như, chính vì Anh và Pháp đã chọn con đường quy lụy không đối đầu răn đe Đức Quốc Xã vào năm 1936 trong nỗ lực tái thiết sự kiểm soát vùng đất Rhineland theo Hiệp định Versailles – thì Đức Quốc Xã sẽ không có cách gì có thể tiếp tục lớn mạnh để rồi chiếm cả Âu châu. (4)
Micklethwait bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng cách hỏi về Hội Nghị ở Vienna, mà Tiến sĩ Kissinger sẽ thuyết trình về để tài do ông viết, có tựa đề: “Cứu vãn nền Hòa Bình Âu Châu: Metternich , Castlereagh và các vấn đề khó khăn về ngoại giao để kiến tạo nền hòa bình 1812-22 (5). “Bất cứ nền hòa bình nào- được thiết lập một cách miễn cưỡng để cố gắng né tránh chiến tranh – đều là phương tiện những kẻ hiếu chiến lợi dụng, và sự ổn định giả tạo bằng quy lụy đó kéo dài bao lâu lệ thuộc hoàn toàn vào tốc độ hiếu chiến gia tăng nhanh hay chậm.” Ông còn viết thêm: “Một khi các nguyên tắc căn bản cho sự hợp tác trên trường quốc tế bị xem nhẹ hay xóa bỏ hoàn toàn chẳng còn được tôn trọng chỉ để né tránh xung đột, thì nền hòa bình đó chỉ kéo dài trong chốc lát!“
Kissinger đã né tránh câu hỏi vể đề tài này một cách tối đa đáng ngờ và rồi giờ đây, ông đang tìm cách đẩy Hoa Kỳ lệ thuộc vào lòng thương xót của chế độ cộng sản tàn nhẫn nhất còn sót lại thế giới. (6)
Bản Anh ngữ tại đây
Tác giả: Gordon Chang – Nguyễn Trọng Dân lược dịch
*************************
Chú Thích:
1. Có phải Tiến sĩ Henry Kisinger không biết hay thật sự ông ấy biết quá rõ là nhờ có ông mà cộng sản Trung quốc mới có thể hùng mạnh được như ngày nay. Và nếu Tiến sĩ Henry Kísinger biết rõ như vậy THÌ TẠI SAO ông ấy vẫn tiếp tục giúp cộng sản Trung quốc hùng mạnh không ngừng nghĩ hơn mấy chục năm qua dù nay đã 97 tuổi?
2. Xin lưu ý là tất cả các Tổng thổng Hoa Kỳ sau thời Tổng thống Tổng thống Bush Cha, đều nằm trong mạng lưới quyền lực của Henry Kissinger, thường được gọi tắt là “Kissinger Network”.
3. Giới chiến lược gia trẻ (so với Kissinger) của Hoa Kỳ, trong đó có luật sư Gordon Chang, James Fanell, đang tìm cách phân tích vận động công luận để giúp nền Ngoại giao Hoa Kỳ thoát khỏi ảnh hưởng của Kissinger.
4. Sau Đệ Nhất thế chiến, vùng đất công nghiệp Rhineland của Đức bị Đồng Minh Anh Pháp chiếm đóng nhằm đảm bảo Đức không có khả năng sản xuất quốc phòng hùng mạnh như trước. Đức Quốc Xã hùng hổ xé hiệp định Versailles đưa quân vào chiếm lại. Liên Minh Anh Pháp thay vì ra tay trừng phạt Đức Quốc Xã ngay lập tức thì lại nghĩ đến chết chóc thảm cảnh của Đệ nhất thế chiến nên chẳng ai muốn ra tay, nghĩ rằng Đức Quốc Xã sau khi lấy lại biên cương lãnh thổ thì hài lòng sống chung với lân bang. Thế là sự liều lĩnh quá ngu ngốc của Hitler lại tự nhiên thành công, khiến ông ta tự tin liều lĩnh tiếp, lấn qua đất Tiệp, qua đất Ba Lan để mở màn Đệ nhị thế chiến đẫm máu.
Sai lầm chiến lược như trên đang được tái diễn tai Đông Nam Á. Khi mà Cộng sản Trung quốc tấn công Việt Nam Cộng Hòa tại Hoàng Sa năm 1974, thay vì Hoa Kỳ ủng hộ Tổng thống Thiệu giự vững Hoàng Sa thì lùi ra mặc kệ số phận Đồng minh. Khi kiểm soát được Hoàng Sa không ai phản đối rồi, Cộng sản từng bước lấn xuống Trường Sa ngó đến lãnh hải của Phi Luật Tân, của Úc cũng như uy hiếp Ấn Độ Dương, và uy hiếp quần đảo Hawaii của Mỹ như mọi người thấy trong cục diện ngày nay.
Hoa Kỳ rút lui không trợ chiến Việt Nam Cộng Hòa tại Hoàng Sa cũng vì làm theo sách lược của Henry Kissinger vào năm 1974, muốn hòa hoãn hợp tác với cộng sản Trung quốc. Ý của Luật sư Chang là chính chính sách đối ngoại của Kissinger làm cho Hoa Kỳ ngày nay khốn đốn lo âu trên biển Đông trước sự hiếu chiến của cộng sản.
5. Klemens von Metternich là Hoàng-thân và từng là Ngoại trưởng của Đế quốc Áo. Ông cùng với Quận công Castlereagh là Ngoại trưởng của Đế quốc Anh tìm đủ cách thiết lập một liên minh hùng mạnh sáu Đế quốc phong kiến để loại bỏ Napoleon ra khỏi quyền lực cho bằng được nhằm đảm bảo nên phong kiến của Âu Châu được đứng vững.
Mặc dù Metternich đã từng tìm cách để Napoleon cưới gả Công Nương Áo quốc Marie Louise nhằm cầu hòa nhưng sau đó ông thấy được Âu Châu sẽ không có hòa bình yên ổn nếu Napoleon còn tồn tại trên quyền lực. Ông cùng với Quận công Anh quốc Castlereagh thiết lập liên minh và đưa ra khái niệm hội đồng liên minh nhăm giám sát đảm báo Âu châu không có xung đột hiếu chiến sau khi đánh bại Napoleeon , hội đồng này có trụ sở thủ đô Vienna, và thường được gọi lóng là “Hội đồng Metternich”, giúp Âu Châu ởn định hòa bình được trên 10 năm sau đó.
Có thể nói hai người, Hoàng Thân Metternich và Quận công Castlereagh, là cha đẻ của khái niệm hội đồng giám sát quốc tế mà sau này được Tổng thống Woodrow Wilson và sau nữa là Tổng thống Franklin Delano Roosevelt của Hoa Kỳ cùng với Thủ tướng Anh Winston Churchill mở rộng thành các tổ chức quốc ết như Liên Hiệp quốc chuyên giám sát Nhân quyền và lãnh thổ, World Bank chuyên giám sát tài chánh thế giới, v..v
6. Luật sư Chang ngầm ý chỉ trích Kissinger là tại sao hiểu quá rõ không thể có hòa bình dài lâu với kẻ hiếu chiến mà ông lại ngu xuẩn đi quy lụy tìm kiếm hòa bình trước cộng sản Trung quốc tàn bạo hiếu chiến .
Tuy nhiên, nhiều người vẫn tin rằng Kissinger không hề ngu xuẩn mà ông ấy có sứ mệnh phải thực hiện như vậy hoặc cố tình thực hiện như vậy . Ai ở đằng sau có quyền lực đến nổi buộc Kissinger phục vụ tận tụy giúp cộng sản Trung quốc cho đến già nua gần chết như vậy; hay tại sao Kissinger phải làm như vậy để hại Hoa Kỳ, vẫn còn là điều bí mật.
Vui cười
Ký giả:
– Thành phố ta đang chi vài chục tỉ để xây nghĩa trang cách mạng, chỉ dành chôn các cán bộ, đảng viên, cụ nghĩ sao?
Cụ già: – Chôn sống thì tui hoan nghênh hết mình….?
Một chiếc máy bay công vụ chở đầy lãnh đạo các cấp gặp nạn, đâm xuống đất, các lãnh đạo trên máy bay đó hy sinh toàn bộ. Ký giả đến nơi, phỏng vấn 1 cụ đang làm ruộng ở gần đó, cụ có tham gia tìm kiếm xác đem chôn:
– Bộ lúc đó không còn 1 ai sống sót hay sao?
Cụ già: – Thì cũng có đứa nói vậy…
Ký giả: – Sao không thấy đưa tin?
Cụ già : – Lúc ấy có 1 đứa nó ôm chân tui, nói rằng hắn chưa chết. Nhưng, mấy ông biết đó, đám lãnh đạo thì có khi nào nói sự thật bao giờ đâu? Nên dù có nghe nói thế, tui đâu dám tin, nên cũng đem chôn luôn!
Tối Cao Pháp Viện và Cuộc Chiến Pháp Lý Bầu Cử gian lận 2020!
Nguyễn Xuân Tùng
Tổng Tuyển Cử Bầu Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2020 đã diễn biến bất thường, không giống những cuộc bầu cử tổng thống theo truyền thống. Trong đó sau khi các Phòng Bầu Phiếu trên toàn quốc đã đóng cửa và đêm kiểm phiếu bắt đầu cho tới khoảng hai giờ sáng ngày hôm sau (giờ Los Angeles, Miền Tây Nam California Hoa Kỳ) thì đã có kết quả thắng thua, được Ủy Ban Bầu Cử Toàn Quốc chính thức công bố. Và theo truyền thống thượng võ tốt đẹp của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, người thua sẽ lập tức lên tiếng chúc mừng người thắng ngay lúc thấy mình không thể thắng mặc dù đếm phiếu chưa xong, và truyền thông báo chí cũng chưa kịp loan báo liên danh nào thắng cử.
Theo Hiến Pháp Hoa Kỳ tiên khởi thì bầu cử tổng thống và Phó Tổng Thống là đơn danh gián tiếp, có nghĩa là kết quả bầu cử phổ thông ngày 3/11 vừa qua chỉ là lần thứ nhất cử tri toàn quốc đi bầu chọn Đại Cử Tri Đoàn của mỗi tiểu bang trong tổng số 50 tiểu bang hiện có. Phải chờ tới ngày 14 tháng 12 theo hiến pháp quy định, các Đại Cử Tri của mỗi tiểu bang mới đi bầu tổng thống lần thứ hai, căn cứ theo kết quả bầu cử phổ thông bầu phiếu của tiểu bang mình ngày 3/11, các Đại Cử Tri Đoàn của mỗi tiểu bang đã thất cử sẽ không có quyền đi bầu phiếu lần thứ hai theo nguyên tắc “được ăn cả ngã về không”.
Thế nhưng muốn có ngày 14 tháng 12 thì ngày 8 tháng 12 các Đại Cử Tri Đoàn của 50 tiểu bang đều phải hoàn tất việc đếm phiếu, không còn tranh chấp kiện tụng gì nữa thì mới có ngày 14 tháng 12.
Vì thế chỉ còn vài ngày nữa là đã tới ngày 8 tháng 12 mà 8 tiểu bang còn lại là: Nevada, Wisconsin, Michigan, Alaska, Pennsylvania, North Carolina, Georgia và Arizona vẫn chưa giải quyết ổn thỏa tranh chấp thì có lẽ Chính Phủ Liên Bang sẽ phải gửi đơn lên Tòa Liên Bang xin giải quyết trường hợp đó và dĩ nhiên Toàn Liên Bang sẽ phải trình lên Tối Cao Pháp Viện xin giải quyết ngày 14 tháng 12 năm 2020 là ngày đã được quy định trong hiến pháp: “Các Đại Cử Tri tổng thống được bầu lên theo thể thức phổ thông đầu phiếu vào ngày được gọi theo truyền thống là “ngày bầu cử”. Thực tế, đây mới chính là những người sẽ bầu trực tiếp ra Tổng thống và Phó Tổng thống chứ không phải là cử tri. Các Đại Cử Tri tổng thống họp tại các tòa nhà quốc hội tiểu bang của mình (hay tại Đặc Khu Columbia) vào ngày thứ hai đầu tiên sau ngày thứ tư lần thứ hai trong tháng 12 và vì thế không phải là một cuộc họp toàn quốc” (Tu Chính Hiến Pháp số 23 năm 1961). Ngày “thứ hai đầu tiên sau ngày thứ tư lần thứ hai trong tháng 12” năm 2020 là ngày 14 tháng 12. Vì thế diễn tiến Tổng Truyển Cử Bầu Tổng Thống Hoa Kỳ 2020 sẽ là:
-Ngày 3 tháng 11: Cử tri trên toàn liên bang đi phổ thông bầu phiếu chọn Đại Cử Tri Đoàn trong từng Tiểu Bang.
-Ngày 8 tháng 12: Các Đại Cử Tri Đoàn của 50 Tiểu Bang bầu chọn xong Đại Cử Tri Đoàn và không còn những tranh chấp khiếu kiện gì nữa. Hôm nay 4 tháng 12, chỉ còn 4 ngày nữa là tới ngày 8/12 mà vẫn còn 6 bang chưa đếm xong phiếu nên rất có thể sẽ không có ngày 14 tháng 12 vì thế có lẽ Tối Cao Pháp Viện sẽ phải có quyết định nào đó về ngày 14 tháng 12! Thí dụ di dời nó như đã trình bày ở trên. Chúng ta hãy chờ xem Tối Cao Pháp Viện sẽ giải quyết vấn đề đó như thế nào!
-Ngày 14 tháng 12: Các Đại Cử Tri đi bầu phiếu lần thứ hai để bầu chọn Tổng Thống và Phó Tổng Thống. Các Đại Cử Tri là những người có uy tín, ân nhân của đảng thắng cử nhưng không phải là những viên chức chính quyền đang lãnh lương, được đảng thắng cử tuyển chọn; trước khi đi bầu họ phải viết “Giấy cam kết” sẽ bầu cho Liên Danh thắng cử của đảng họ. Vì thế những Đại Cử Tri bất trung, nổ sảng vì thích được truyền thông loan tin chứ trên thực tế họ không thay đổi được gì vì “Giấy Cam Kết” của họ có giá trị trước tòa hơn tuyên bố bất tín của họ.
Người viết dự đoán rất có thể Tối Cao Pháp Viện sẽ cho di dời ngày 14 tháng 12 tới một ngày khác khi các Tiểu Bang hoàn tất đếm phiếu và không còn tranh chấp thưa kiện như hiện tại nữa! Điều này chưa bao giờ xảy ra trong hiến pháp nhưng khi xảy ra thì 9 Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện có quyền thẩm định di dời ngày 14/12 đó!
-Ngày 23 tháng 12: Đại Cử Tri Đoàn Liên Bang tổng kết Phiếu Đại Cử Tri của 50 Tiểu Bang + 3 Đại Cử Tri của Đặc Khu Washington D.C., và trình kết quả lên Chính Phủ Liên Bang và Thượng Viện Liên Bang.
-Ngày 3 tháng 1 năm 2021: Thượng Viện, có mặt Hạ Viện mới đắc cử (Họp khóa đầu tiên) tuyên bố Liên Danh đắc cử Tổng Thống 2020. Nhưng trên thực tế thì đó chỉ mới là tổng thống tương lai của nước Mỹ, chưa có thực quyền, vẫn chỉ là công dân được bảo vệ an ninh tối đa như Tổng Thống đương nhiệm và được quyền truy cập vào mạng lưới “an ninh tối mật quốc gia” như tổng thống, như các viên chức cao cấp, các dân biểu nghị sỹ chủ tịch và phó chủ tịch các ủy ban an ninh, quốc phòng thượng hạ viện vv… đó cũng là giải đáp thắc mắc cho những ai không hiểu tại sao Kamala Harris, thành viên Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện được quyền truy cập vào mạng lưới an ninh quốc gia mà “tổng thống tự phong Joe Biden” chưa được phép “sờ mó tới”. Cũng trong mục này Tu Chính Hiến Pháp XX Khoản 2 quy định:
“Quốc hội sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần và kỳ họp sẽ bắt đầu vào giữa trưa ngày 3 tháng giêng, trừ trường hợp họ có thể căn cứ vào luật để xác định một ngày khác”.
[Xin lưu ý: Khoản 1: “nhiệm kỳ của các nghị sĩ và Dân Biểu Liên Bang sẽ kết thúc vào đúng trưa của ngày 3 tháng giêng” có nghĩa là 1/3 cựu nghị sỹ mãn nhiệm và 435 Dân Biểu Liên Bang được bầu năm 2018 đã mãn nhiệm. Chỉ còn Thượng Viện với 2/3 số nghị sỹ hiện hữu là còn có thực quyền lúc đó. 435 Dân Biểu mới đắc cử chưa có thực quyền nếu chưa dược Thượng Viện mở khóa họp khai mạc chuẩn thuận. Vậy: “trừ trường hợp họ có thể căn cứ vào luật để xác định một ngày khác” tức là Thượng Viện do Cộng Hòa đang nắm đa số “có thể căn cứ vào luật để xác định một ngày khác” thí dụ họ có thể căn cứ vào hiện tình đất nước còn có từ 6 tới 8 Tiểu Bang chưa xác nhận kết quả bầu cử như hiện nay, nên Nghị Sỹ Dân Biểu Liên Bang trong 8 bang đó còn chưa có mặt nên hoãn lại một ngày khác… là chuyện có thể xảy ra theo quyền hạn Tu Chính Hiến Pháp XX Khoản 2 dành cho họ].
-Ngày 20 tháng 1 năm 2021: Tổng Thống đắc cử tuyên thệ nhậm chức đúng lúc 12 trưa. Và ngay sau khi Tổng Thống đắc cử tuyên thệ xong thì Tổng Thống đương nhiệm lập tức mãn nhiệm và trở thành thường dân, trở thành Cựu Tổng Thống. Nước Mỹ không thể một phút, một giây không có Tổng Thống, vì thế tuy hiến pháp không nói rõ chi tiết nhưng phải hiểu là bao lâu Tổng Thống đắc cử chưa tuyên thệ nhậm chức xong thì Tổng Thống đương nhiệm chưa mãn nhiệm. Vì thế, ngay sau lời tuyên thệ của Tổng Thống đắc cử chấm dứt, Tổng Thống đắc cử mới có thực quyền Tổng Thống và Tổng Thống đương nhiệm sẽ lập tức mất hết quyền lực tổng thống và trở thành công dân, thành cựu Tổng Thống (Hiến pháp không quy định lễ bàn giao giữa người cũ với người mới!).
Vậy người viết xin phép lạm bàn “phỏng đoán”, chỉ phỏng đoán thôi, xem Ngành Tư Pháp Hoa Kỳ sẽ nghị án cuộc chiến pháp lý mà Tổng Thống Donald Trump đã chính thức khởi kiện ngày thứ hai 9 tháng 11 năm 2020 sẽ được nghị án và xét xử như thế nào?
Trước hết Tổng Thống Donald Trump qua các luật sư sẽ phải khởi kiện từ các Tòa Án cấp Quận Hạt, Tiểu Bang mà Tổng Thống nghi là có gian lận bầu cử. Các tòa án này tùy theo chánh án là bảo thủ (bảo hiến) hay cấp tiến sẽ phán quyết vụ kiện là thua hay thắng. Nhưng điều đó không quan trọng vì bên thua sẽ có quyền kháng án lên tòa cấp cao hơn và cứ như thế cho tới khi vụ án lên tới Tối Cao Pháp Viện thì bên thua mới thúc thủ, không còn chỗ kháng án nữa!
Tối Cao Pháp Viện sẽ phán quyết theo hiến pháp:
1-Tám (8) Tiểu Bang: Nevada, Wisconsin, Michigan, Alaska, Pennsylvania, North Carolina, Georgia và Arizona cho ngưng đếm phiếu giữa chừng là vi hiến vì đã không áp dụng đúng luật lệ bầu cử của Liên Bang là phải đếm xong phiếu và phải tuyên bố kết quả bầu cử như 42 Tiểu Bang khác đã làm trong bầu cử 2020.
2-Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang Wisconsin đã tự ý cho phép ngành hành pháp Tiểu bang gia hạn tuyên bố kết quả bầu cử sau 3 ngày; và tương tự như thế Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang Pennsylvania đã cho phép hoãn 6 ngày là vi hiến! Vì Tối Cao Pháp Viện đã dành quyền cho Quốc Hội Liên Bang và Chính Phủ Liên Bang quán xuyến ban hành luật lệ bầu cử chứ không trao quyền đó cho các Tiểu Bang. Vì thế Tối Cao Pháp Viện các Tiểu Bang không có quyền nới rộng “luật lệ bầu cử của Liên Bang”. Nới rộng là vi hiến!
3-Theo Luật Lệ Bầu Cử Liên Bang hàng năm vẫn cho phép những ai muốn bầu phiếu gián tiếp bằng thư phải xin được quyền bầu phiếu vắng mặt. Và trong bì thư gửi phiếu bầu khiếm diện cho người nhận có ghi các chi tiết hướng dẫn rõ ràng từng mục, có chữ ký tuyên thệ dưới mẫu phiếu bầu. Và chữ ký, địa chỉ trên bì thư gửi bưu điện, cùng ngày trễ nhất phải gửi.
Năm nay (2020) đảng Dân Chủ vin vào giãn cách xã hội do cúm Vũ Hán gây ra nên muốn cho người dân trong các tiểu bang thống thuộc của họ bầu phiếu bằng thư thì lẽ ra Chủ Tịch hạ Viện Nancy Pelosi phải biểu quyết Dự Thảo Luật Bầu Phiếu Bằng Thư rồi trình lên Thượng Viện biểu quyết, rồi chuyển tới văn phòng Tổng Thống ký thành luật mới hợp hiến!
Đàng này đảng Dân Chủ tự biên tự diễn: In phiếu, phát phiếu khiếm diện tràn làn; có cử tri nhận được hàng chục lá phiếu, đi bầu nhiều lần; hơn 21 ngàn người chết tại Pennsylvania cũng nhận được phiếu bầu và đã phải đội mồ chỗi dậy đi bầu cho Joe Biden; chó mèo trong Quận Hạt Bầu Cử cũng có địa chỉ, có phiếu bầu cho Joe Biden-Kamala Harris; Có quận hạt bầu cử đang đếm phiếu thì vỡ ống nước, mọi nhân viên bị đuổi về nhà, còn lại 9 nhân viên Dân Chủ nòng cốt ở lại làm trò gian lận tráo đổi phiếu bầu bằng hệ thống Dominion đếm phiếu, scan phiếu gian lận phi pháp tới sáng hôm sau thì phiếu bầu của Trump đang vượt trội hơn Joe Biden mấy trăm ngàn phiếu bỗng nhiên đã đảo ngược thành Joe Biden hơn Donald Trump mấy chục ngàn phiếu và đã thắng cử, bể ống nước ngoài sân vườn thì có liên quan gì tới đếm phiếu trong phòng phiếu?! Quan sát viên đối lập, trung lập và cả Dân Chủ lương thiện phải đứng xa 20 feet thì quan sát thấy gì khi so sánh chữ ký trên tờ phiếu? Cửa kiếng phòng đếm phiếu bị nhân viên Dân Chủ trắng trợn lấy tấm bìa cứng giấy trắng bọc kín lại như ổ điếm, không cho quan sát viên nhìn vào; dùng các hệ thống máy đếm phiếu, scan phiếu Dominion gian lận, tráo đổi phiếu tinh vi đến mức nếu không phải là chuyên viên cũng khó phát hiện vv…
Liên Bang có 50 Tiểu Bang thì đã có 42 Tiểu Bang đếm phiếu xong, kể cả Tiểu Bang California Dân Chủ có hơn 37 triệu dân và Tiểu Bang Texas Cộng Hòa có hơn 25 triệu dân mà họ cũng đã đếm phiếu xong và có kết quả đếm phiếu. Tại sao 8 Tiểu Bang còn lại là Nevada, Wisconsin, Michigan, Alaska, Pennsylvania, North Carolina, Georgia và Arizona chỉ có số dân cao nhất là 12 triệu, rồi tới 9 triệu, 5 triệu, 2 triệu, thậm chí Tiểu Bang Alaska chỉ có 683 ngàn 478 người dân trong một quận hạt bầu cử mà vẫn chưa đếm xong phiếu vì lý do gì?! Xin xem sơ đồ dẫn chứng dưới đây:
Tiểu Bang | Phiếu Đại Cử Tri | Dân Số | Dân Số Mỗi Hạt Bầu Cử | Ghi chú |
California (DC) | 55 | 37,253,956 | 677,345 | Đếm xong phiếu |
Texas (CH) | 38 | 25,145,561 | 661,725 | Đếm xong phiếu |
8 Tiểu Bang | Chưa đếm | Xong phiếu: | ||
1-Nevada | 6 | 2,700,551 | 675,137 | Chưa đếm xong |
2-Wisconsin | 5,686,986 | 568,699 | Chưa đếm xong | |
3-Michigan | 16 | 9,883,640 | 617,728 | Chưa đếm xong |
4-Alaska | 1 | 683.478 | Chưa đếm xong | |
5-Pennsylvania | 20 | 12,702,379 | 635,119 | Chưa đếm xong |
6-North Carolina | 15 | 9,535,483 | 635,699 | Chưa đếm xong |
7-Georgia | 16 | 9,687,653 | 605,478 | Chưa đếm xong |
8-Arizona | 11 | 6,392,017 | 581,092 | Chưa đếm xong |
85 |
85 = 16 nghĩ sỹ + 69 Dân Biểu Liên Bang
Trong khi 8 Tiểu bang đó Liên Danh Ứng Cử Cộng Hòa Donald Trump-Mike Pence đã hơn Liên Danh Ứng Cử Dân Chủ Joe Biden-Kamala Harris hàng mấy trăm ngàn phiếu và vẫn còn đang màu hồng có lợi cho Cộng Hòa, nếu lương thiện thì những bộ phận đếm phiếu của đảng Dân Chủ thiên tả đó đã phải công bố Liên Danh Ứng Cử Cộng Hòa Donald Trump-Mike Pence đã thắng 270 Phiếu Đại Cử Tri! Và nếu đếm tiếp thì sẽ thấy số Phiếu Đại Cử Tri của Donald Trump lên tới 290 hoặc hơn 300 nữa! Vì thế, nếu không vì gian lận có hệ thống thì tại sao cùng một lúc cả 8 Tiểu Bang đều ngưng đếm phiếu? Giống như cả 8 Tiểu Bang cùng bị tắt điện cùng một một lúc nên các hệ thống máy đếm phiếu Dominion mới ngưng cùng lúc như vậy!
Ngày 29 tháng 11: Tổng Thống Brazil Bolsonaro vẫn chưa nhìn nhận ông Joe Biden là Tổng Thống đắc cử theo hiến pháp và luật lệ bầu cử Hoa Kỳ và còn tuyên bố theo ông nhận định thì hệ thống Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2020 có rất nhiều gian lận cần phải được làm sáng tỏ.
Ngày 30 tháng 11 và những ngày kế tiếp, Đoàn luật sư của Tổng Thống Donald Trump gồm hàng trăm luật sư thượng thặng đứng đầu là Rudy Giuliani, Jenna Ellis, Gay Sekulow và Nhóm luật sư độc lập “We The People” gồm các luật sư danh tiếng Sidney Powell, Lin Wood, Michael Flynn đã mở các cuộc thuyết trình tại các Tiểu Bang đang có tranh chấp và đã nêu ra rất nhiều nhân chứng có tuyên thệ hết sức quý giá chứng minh bầu cử gian lận làm chấn động nước Mỹ và cả thế giới nhưng giới truyền thông thiên tả thổ tả vẫn cố tình làm ngơ, không hề loan báo tin tức cho dân chúng Mỹ và thế giới biết.
Một nhân chứng đã quay phim được cảnh Dân Chủ thiên tả lấy 4 vali chứa phiếu bất hợp pháp dấu dưới gầm bàn có phủ khăn bàn màu đen trùm kín trong phòng đếm phiếu đem ra đếm phiếu cho Joe Biden. Một nhà toán học gốc Ấn có nhiều bằng tiến sỹ giải thích khi ông dùng những con số toán học do hệ thống máy Dominion đếm phiếu thì ông thấy có những con số thập phân ½ phiếu, 2/3 phiếu thay vì nó phải là con số nguyên 1, 2, 3, 4 phiếu giống như con người thì phải là số nguyên 1, 2, 3, 4 người chứ không thể là 1/3 người hay 2/3 người được. Từ đó ông theo dõi và chứng minh được rằng: cứ một tờ phiếu có tên Donald Trump cho vào máy Dominion thì Donald Trump chỉ được 2/3 phiếu chứ không được tính chẵn là 1 phiếu. Ngược lại nếu là phiếu bầu có tên Joe Biden thì máy Dominion tính cho Joe Biden 1 phiếu + 1/3 phiếu nữa. Như vậy có nghĩa nếu 100 phiếu bầu cho Donald Trump thì máy đếm phiếu Dominion chỉ tính cho Donald Trump có 66,66 phiếu trong khi nếu 100 phiếu bầu có tên Joe Biden thì máy Dominion sẽ tính cho Joe Biden là 100 phiếu và cộng thêm cho Joe Biden 33,33 phiếu nữa!
Như vậy nếu nhân con số 100 phiếu này với 80 triệu phiếu bầu gian lận cho Joe Biden thì Joe Biden thắng cử là cái chắc! Nhưng thắng vì cái dàn máy Dominion thiên tả thổ tả gian lận, tráo đổi phiếu bất lương quỷ quái này đã được điều khiển từ máy chủ (máy mẹ) bởi những con người thiên tả thổ tả “bất lương không còn tính người” ở tận Frankfurt nước Đức -bên ngoài nước Mỹ- mà Rudy Giuliani và Sidney Powell tuyên bố là “đã tóm được nó”! Những ai nghi ngờ không tin thì hãy tự hỏi tại sao nước Đức cho tới bây giờ vẫn không lên tiếng phủ nhận tin đó!
Tổng Thống Donald Trump trong bài diễn văn dài 46 phút mà ông cho là quan trọng nhất trong các diễn văn từ trước tới nay đã tóm tắt và vạch trần hết những mưu mô mánh khóe gian lận bầu cử của các lãnh đạo chóp bu đảng Dân Chủ và khẳng quyết ông sẽ chiến đấu với cuộc chiến pháp lý gian lận bầu cử tới cùng để bảo vệ hiến pháp, đảm bảo bầu cử công bằng chân thật!
Nói tới chân thật, người viết nhớ lại thánh kinh, Đức Giê-su đã nói với quan trấn thủ La Mã Philatô: “Tôi đến thế gian là để làm chứng cho chân lý, ai yêu mến chân lý thì nghe tiếng tôi”. Như thế có nghĩa những ai không yêu mến chân lý thì không thể nghe tiếng chân lý của Ngài được! Đức Chúa Giêsu còn nói với các môn đồ: “Sự thật sẽ giải phóng các con”. Và chúng ta cùng hy vọng “sự thật” sẽ giải phóng nước Mỹ khỏi cuộc chiến pháp lý bầu cử gian lận 2020 làm ô nhục nước Mỹ tại Tối Cao Pháp Viện!
Hiến Pháp quy định: “Chính Quyền mà Hiến pháp thành lập là một Chính Phủ Liên Bang. Những quyền được nêu ra và được trao cho Chính Phủ Liên Bang, còn các quyền không nêu ra được giữ lại cho các bang và người dân của các bang đó”. Điều này được ghi rõ trong Tu chính Hiến Pháp thứ 10.Chính vì thế mà Hiến Pháp Hoa Kỳ đã trao cho Chính Phủ Liên Bang và Quốc Hội Liên Bang quyền ban hành luật lệ bầu cử. Vì thế những gì hiến pháp đã minh thị ban quyền cho Chính Phủ Liên Bang thì luật lệ các Tiểu Bang không được xâm phạm tới! Xâm phạm tới là vi hiến, trong trường hợp này chính quyền 2 Tiểu Bang Wisconsin và Pennsylvania có thể vô tội vì họ làm theo hiến pháp của họ nhưng 6 chính quyền còn lại đã tự ý ngưng đếm phiếu, có thể sẽ bị truy cứu hình sự, bị tù tội./-
Nguyễn Xuân Tùng – Diễn Đàn Kitô-hữu – 20-12-04
Chờ ngày vào Nhà trắng? – Nguyễn Thị Cỏ May
Hôm nay 24/11/20, theo tin AFP, ông TT.Trump bật đèn xanh cho ông Joe Biden đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu cử hôm 3/11 tiếp cận chương trình chuyển giao quyền lực tuy ông Trump vẫn chưa thừa nhận sự thắng cử của ông Biden. Cả những người ủng hộ ông cũng nhứt định chưa chiu thua. Như họ thấy có gì không ổn trong suy nghĩ của họ vậy.
Nếu không có gì trở ngại lớn bất ngờ vào giờ chót, ngày cử tri đoàn tuyên bố ai thắng cử, thì ông Biden ung dung bước vào Nhà trắng bằng cổng trước và ký hợp đồng thuê 4 năm. Sau đó có thể tái ký.
Thế là Huê kỳ sẽ có ông Tổng thống mới. Tình trạng tranh chấp, xung đột, gay cấn về ông này, ông kia mới xứng đáng làm ông Tổng thống cũng sẽ lắng dịu. Nhiều gia đình, nhiều bè bạn, vì chọn ông này, bỏ ông kia mà giận nhau, nghe nói có cả vợ chồng xách gói ra ở riêng. Nay tất cả sẽ hòa giải nhưng chắc vẫn còn kẻ buồn người vui!
Pháp chào mừng
Ngay hôm mùng 7/11, ông Biden tuyên bố thắng cử, ông Tổng thống Macron liền có lời chúc mừng trong lúc nhiều nước khác chờ cho tới ngày chánh thức mới chúc mừng.
Không biết ông Macron có tình ý hay mối quan hệ riêng gì với ông Biden hay không, chớ riêng ông Gérard Araud, cựu Đại sứ Pháp tại LHQ và tại Washington, thì vô cùng hân hoan với tin ông Biden thắng cử. Ông Araud có thời gian dài làm việc và sống ở Mỹ nên có cảm tình sâu đậm với nước Mỹ. Ông liền kể lại một giai thoại về ông Biden với ông Hubert Védrine, cụu Tổng trưởng Ngoại giao của Pháp, nhơn lúc tham dự tang lễ cố Tổng thống G.Bush ở Washington năm 2018. Giai thoại này, theo ông Araud, sẽ làm rạng rỡ con người ông Biden về đặc tánh thu hút người khác mãnh liệt. Ông kể lại câu chuyện:
«Hôm đó, tôi (ông Araud, Đại sứ Pháp tại Washington) ngồi ngay bên cạnh ông Védrine trong nhà thờ Washington. Ông Joe Biden trở lại chổ ngồi. Ông Biden bổng ngoéo tay và bá cổ ông Védrine, nói chuyện với ông Védrine về nước Pháp, vừa cười và hỏi ông Védrine có biết ông còn có cái tên (middle name) Robinette là tên Tây nữa không ?
Ông Araud nhận xét, ngay lúc đó, ông Védrine đã bị ông Biden chinh phục cảm tình nhưng ông Araud lại nói thêm một cách quả quyết là ông Biden hoàn toàn không biết, không có một ý niệm gì về người mà ông đã vổ vai, bá cổ !».
Chuyện hơi lạ là trước đó, ông Biden là Chủ tịch Ủy Ban Ngoại giao của Thượng viện và Phó Tổng thống mà lại không biết ông Araud là Đại sứ Paris tại Washington và hơn nữa, ông Hubert Védrine là Tổng trưởng Ngoại giao của Pháp. Thế mà ông vẫn thản nhiên thân thiện như người quen thân lâu ngày nay tình cờ gặp lại. Chẳng lẽ ông đã lẩm cẩm từ đó?
Chỉ vì cái thái độ thân thiện này mà ông Araud so sánh ông Biden với ông Chirac thì không đúng. Cái thân thiện của ông Chirac không ở cử chỉ mà ở từ trong con người của ông toát ra. Ông vào café ở Paris, lúc ông làm Thị trưởng Paris, tiến tới Bar, bắt tay những người đang có mặt ở Bar, vẫy tay chào những người đứng xa, kêu ly rượu. Nói chuyện với người đứng Bar, với mọi người. Vui vẻ tự nhiên như dân đồng điệu đứng Bar gặp nhau. Chủ Bar đem ra đĩa thịt nguội, Chirac bóc 1 miếng bỏ ngay vào miệng. Như mọi người.
Cái nhìn của ông mới thu hút và gây niềm tin ở người bắt gặp cái nhìn đó.
Ông Chirac làm Tổng thống 2 nhiệm kỳ 12 năm (nhiệm kỳ 2 ông đề nghị rút lại còn 5 năm) tuy không có thành tích gì rực rỡ nhưng ông được đông đảo dân Pháp thương như người bạn đáng tin cậy.
Còn điểm này ở ông Chirac, không biết ông Biden có giống không? Trong những chuyến công du hay ở tại Paris, nhờ đàn em thu xếp, nhơn lúc thảnh thơi, ông có những quan hệ «ái ân» kín đáo bên ngoài.
Chuyện xảy ra, cả tắm, mà ông chỉ cần 5 phút ! Báo chí đùa khi nói lén về ông, gọi ông là «Monsieur 5 minutes, y compris la douche!».
Vậy chắc khó nói ông Biden giống ông Chirac như báo tây đang viết Biden là «Chirac américain !»
Ông Biden giống ông Hollande?
Tuần rồi, Cỏ May tôi có so sánh ông Joe Biden với ông François Hollande về mặt chánh sách kinh tế. Và 2 người đều chủ trương lấy thuế làm đòn bẩy để tăng trưởng và cải tiến xã hội. Ông Biden chưa làm Tổng thống nên chưa biết thành quả sẽ như thế nào, đây chỉ nhìn chương trình của ông đưa ra mà so sánh thôi. Riêng ông Hollande tới năm thứ năm, còn 6 tháng nữa mới mãn nhiệm, đã vội tuyên bố sẽ không ra tranh cử kỳ 2 tuy ông mới có 62 tuổi, cái tuổi chín mùi để làm việc lớn. Có lẽ ông nhìn thấy thành tích của ông mà chính ông cũng phải lắc đầu, không dám lạc quan!
Dĩ nhiên nhiều người, không riêng gì phải là dân Mỹ 100%, không ai mong muốn ông Joe Biden là ông Hollande trong 4 năm nữa. Nhưng thực tế vẫn là thực tế!
Ngoài ra ông Hollande có một tài riêng mà chắc chắn ông Joe Biden sẽ không thể giống được hay bắt chước theo được.
Ông Hollande từ lúc làm cán bộ đảng xã hội, lên làm Tổng Bí thư đảng, rồi làm ông Tổng thống, lúc nào ông cũng có bồ, cả bồ nhí, nhưng ông tuyên bố rõ là ông không làm đám cưới với ai hết cả. Ông chỉ làm đám cưới cho người khác. Và ông đã ban hành luật «cưới cho mọi người». Thành tích lớn của ông về mặt xã hội. Các vị tiền nhiệm không làm được vì kẹt với Vatican. Ông là người xã hội chủ nghĩa nên làm cách mạng.
Cái tài của ông là lúc đang làm ông Tổng thống và ở trong Điện Elysée với một bà bồ, đang đêm, ông trùm áo mưa, đội nón bảo hiểm che kín mặt, cưỡi moto, lẻn đi ngủ với bà bồ nhí vừa mới chộp được do con trai cả giới thiệu để ông xa bà bồ đang theo ông. Hôm sau, ông ra về Điện Elysée trước khi trời sáng. Thê mới là ông Tổng thống xhcn của Pháp!
Sau cùng, nay Pháp đang hân hoan chào mừng ông Antony Blinken là một người bạn quí của Pháp sẽ làm Bộ trưởng Ngoại giao của Mỹ. Cũng theo ông cựu Đại sứ Pháp ở Mỹ, Gérard Araud, ông Biden đã đề cử ông Blinken vào chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao. Ông là người nói tiếng Pháp giỏi như người Pháp, mà còn là người thân thiện với Pháp nữa do lúc nhỏ ông học trong một trường tư song ngữ tôn giáo ở Paris XV. Ông hiểu rõ tâm tình người Pháp. Mẹ của ông lấy người chồng thứ hai là luật sư quốc tế Samuel Pasi, người pháp, nên bà ở Paris thời gian dài. Ông Araud khoe là ông quen biết ông Blinken rất nhiều.
Nhờ đó quan hệ Pháp-Mỹ sẽ mở ra một trang sử mới tốt đẹp hơn ?
Thành tích riêng của ông Joe Biden
Bà Hélène Vissière, đặc phái viên của tuần báo Le Point tại Washington (số báo ngày 31/10/20) phổ biến một bài điều tra về ông Joe Biden lúc chuẩn bị tranh cử Tổng thống với cái tít khá gay cấn «Gia đình rất cồng kềnh của Joe Biden» (La très encombrante famille de Joe Biden).
Bà nói rõ hơn, đó là một cái xưởng chế tạo tai tiếng (l’usine à scandales), do cậu con trai Hunter và anh em của nhà Dân chủ gây ra rùm beng.
Chỉ vài tháng sau khi ông Biden đắc cử Thượng viện năm 1972, James, người em út, quyết định cùng với một người bạn hùn nhau mở một hộp đêm lấy tên là «Seasons Change» tại thành phố Delaware. James được nhiều ngân hàng cho mượn tiền tuy James mới có 23 tuổi và chưa có một chút kinh nghiệm nào về nghề nghiệp và vốn khởi đầu chỉ có 10 000 usd trong túi. Chẳng may, hộp đêm không khá nên James không trả được nợ ngân hàng.
Ông Biden đang trong Ủy ban Đặc trách về Ngân hàng của Thượng viện biết chuyện ngân hàng lằng nhằng với cậu em của mình nên nổi nóng: «Điều mà tôi muốn biết, đó là làm thế nào mà kẻ trách nhiệm cho vay lại để cho chuyện xảy ra quá đáng như vậy?» Ông Biden kêu ông giám đốc ngân hàng ra khiển trách. Mặc dầu nợ không trả được, James và người bạn vẫn mượn được thêm lần nữa 500 000 usd ở một ngân hàng khác. Hai năm sau, James dẹp tiệm và nợ không thể trả được. Chuyện phải gây tai tiếng ồn ào tuy không ai nói rõ là ông TNs Biden đã dùng ảnh hưởng của mình giúp em làm ăn.
Không chỉ có James gây tai tiếng ồn ào. Từ năm mươi năm nay, gia đình Biden có tiếng là mang nhiều tai tiếng. Joe Biden vào Thượng viện năm 29 tuổi. Trong các cuộc vận động tranh cử, anh chị em nhà ông họp nhau thành lập ban vận động. Nhờ những mối quan hệ đó, sau bầu cử, mọi người đều có việc làm tốt, nhiều bổng lộc. Theo một báo cáo của «Citizens for Responsibility and Ethics», Joe Biden là một trong 5 TNs dùng ngân sách trả lương nhiều nhứt cho người trong gia đình từ năm 2001 và 2006.
Chuyện này cũng bình thường. Ở Pháp đã xảy ra khá phổ biến. Riêng vụ của ông Fillon, cựu Thủ tướng thời Sarkozy, tới nay còn ra Tòa. Lúc ông làm Dân biểu dùng «kết» riêng của Dân biểu chi phí Văn phòng của mình như trả lương mướn thư ký. Ông Fillon đã lạm dụng qui định này, mướn con gái dịp hè và vợ làm nhơn viên văn phòng của ông. Thực tế chỉ có con gái làm, vợ không làm vẫn lảnh lương. Kết quả là ông mang tai tiếng không ra tranh cử Tổng thống được, mà cả gia đình còn ra hầu Tòa, tuy khoản tiền đó Dân biểu có quyền xài mà không cần báo cáo. Hoàn toàn hợp pháp. Cùng trường hợp có hơn 50 Dân biểu đảng xã hội vẫn không bị truy tố. Báo chí cũng lờ không nói tới. Vì lúc đó, ông Hollande, đảng trưởng xã hội, làm Tổng thống và sửa soạn bầu cử Tổng thống!
Cái tên «Biden là chiếc chìa khóa thần»
Theo Bà Vissìère, những vụ mờ ám, tai tiếng của gia đình ông Biden tới năm 2010 khép lại Nhưng James lại nổi lên. Anh ta được một công ty Xây cất Nhà cửa và Đường xá (BTP) mướn mặc dầu James không biết gì về nghề này.
Nhưng nhờ có James là nhơn viên cao cấp, mà chỉ vài tháng sau, công ty giành được hợp đồng 1, 5 tỷ usd để xây 100 000 căn nhà ở Irak. Trong lúc đó, James đặc trách chánh sách về Irak ở trong Nhà Trắng và anh Joe làm ông Phó Tổng thống.
Cùng lúc đó, Frank, một người em khác, làm lobby với chánh quyền địa phương Florida để «Mavericks in Education» được phép mở trường học tư. Trong 5 năm, Frank bỏ túi được hằng trăm ngàn đô-la. Vụ này bị điều tra về tội quản lý gian lận.
Cái tên Joe Biden trở thành một thứ «bí quyết thần tình». Trong một cuộc phỏng vấn, Frank nói «Người ta nhận tôi một cách tự động hoặc, ít ra, người ta lắng nghe điều tôi nói».
Nhưng Hunter mới đúng là con «cừu đen» của gia đình. Năm 1996, vùa học xong, liền được tổ hợp tài chánh MBNA nhận vào làm luật sư, mà công ty này là người tài trợ cho Joe Biden. Sau đó, cậu ta làm việc cho văn phòng môi giới (lobbyistes) nhưng vẫn tiếp tục lảnh lương của MBNA. Lúc đó, ông Biden đang ủng hộ dự luật gây tranh cải vì có lợi cho giới chủ nợ, tức nhờ đó công ty MBNA tránh bị phá sản sớm. Và Hunter vẫn được nhận lương của MBNA cho tới năm 2005 khi dự luật ấy được biểu quyết.
Qua năm 2009, khi ông Biden làm Phó Tổng thống, Hunter mở một công ty tham vấn và hùn với Jonathan Li, chủ vốn đầu tư của Trung cộng. Năm 2013, Hunter tháp tùng theo cha công du qua Tàu và giới thiệu Li với ông. Hunter có cơ hội tốt làm ăn với Tàu.
Như vậy ông Biden có nên bị buộc tội là hối mại quyền thế, hay nói theo Hà nội xhcn là «nhứt thân, nhì thế» hay không?
Nếu mai này ông Biden làm Tổng thống thì liệu ông sẽ xử lý thế nào với cậu quí tử Hunter của ông để bảo vệ chiếc áo tổng thống của ông sạch sẽ? Ông dựng lên bức tường thép bao bọc ông?
Nhưng chắc ông sẽ giữ được mình sạch trơn như ông đã từng giữ thành tích 44 năm làm Thượng Nghị sĩ và làm Phó Tổng thống của ông như tờ giấy trắng vậy!
Tại sao báo chí Huê Kỳ hè nhau công kích Pháp?
Qua bài tuần rồi “Báo chí Huê Kỳ có nói dối và xuyên tạc không?”, Cỏ May tôicó bị vài độc giả phê phán cho rằng Cỏ May tôi “cuồng Trump”, mượn cớ để công kích ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Huê Kỳ. Xin thật lòng trân trọng ý kiến của quí bạn đọc!
Nay Cỏ May tôi nói tiếp không phải chỉ có nhựt báo NYT xuyên tạc một sự thật đau lòng là Thầy Giáo Samuel Pati bị Hồi Giáo cắt đầu có chủ trương, chớ không vì bất mãn, hôm 16/10/2020 tại thành phố Conflans – Sainte- Honorine vì đã dùng bức hí họa Mohamed làm tài liệu dạy học trò về Quyền Tự do diễn đạt, mà nhiều báo khác của Huê Kỳ đang hè nhau công kích thẳng nước Pháp và chánh sách của Tổng thống Macron về các vấn đề thế tục (laicité), Hồi Giáo (musulman, không nói đó là islamisme), di dân.
Nó chắc phải có lý do của nó. Vậy phải chăng có một chủ trương lớn hơn?
Dư luận báo Huê Kỳ
Báo chí Huê Kỳ cho rằng nay họ không còn nhận ra được ông Emmanuel Macron là nhà cải cách tự do như ông đã hứa lúc tranh cử Tổng thống năm 2017 và lo ngại ông đang ngã hẳn qua hữu phái, mà lại còn có xu hướng độc quyền. Về an ninh, cách quản lý dịch Vũ Hán, vấn đề Hồi Giáo, …cho tới ngoại giao vốn là điểm mạnh của ông, nay hình ảnh một ông Tổng thống của ông đã bị mờ nhạt?
Tờ Atlantic ở Washington nhắc lại chuyện Thầy Giáo Samuel Paty bị một thanh niên cắt đầu đã thúc đẩy ông Emmanuel Macron xác định lại lời hứa của ông hôm xảy ra thảm nạn: “Nước Pháp sẽ không bao giờ ngưng bênh vực quyền tự do diễn đạt”. Khi Atlantic viết một thanh niên, người đọc ở ngoài nước Pháp chắc chắn sẽ hiểu đó chỉ là một thanh niên bình thường, như du đảng hoặc xì ke trong cơn ghiền giết người, chớ không thấy cài nội dung của nó là thánh chiến (djihadisme), một chủ trương tiêu diệt triệt để cái quyền tự do diễn đạt hay các quyền căn bản khác của nên văn minh pháp, và Âu Châu mà thanh niên kia là một chiến sĩ thánh chiến. Nói rõ hơn, Hồi Giáo (islamisme) ở Pháp hiện nay, khi nói hội nhập theo chánh sách văn hóa xã hội của Pháp, là Pháp hội nhập theo văn hóa Hồi Giáo tuy họ là di dân tới Pháp. Pháp chủ trương “thế tục” (la laicité – nội dung dựa trên 3 nguyên tắc: tự do lương tâm, tách biệc Nhà nước với tôn giáo, mọi người bình đẳng trước luật pháp mặc dầu tín ngưởng khác nhau), Hồi Giáo thực hiện bằng cách đòi hỏi căn-tin không được có món ăn thịt heo, dành một ngày hay một hồ tắm riêng cho phụ nữ Hồi Giáo, các ngày lễ tôn giáo ghi trong lịch từ mấy thế kỷ nay như lễ các thánh (toussaint) phải gọi là lễ mùa Thu, lễ Noël là lễ mùa Đông, lễ Pâques là lễ mùa Xuân. Riêng trong dịp lễ Noël, Pháp không được phép trang trí cây thông, máng cỏ,… nơi công cộng như cửa vào trường học, văn phòng các cônng sở,… Họ còn đòi pharmacie gở bỏ chữ thâp xanh, … Trường học ở khu di dân Hồi Giáo đông, cha mẹ không cho con em đi học vì chữ Pháp không phải chữ của họ, lịch sử xa lạ, … Trẻ con đi học vì muốn hưởng trợ cấp an sinh xã hội thì ở lớp, chúng không học, chỉ phá. Sau nhiều năm vẫn không đọc và viết được. Khi lớn lên, thât nghiệp, du đảng, biểu tình chống phá an ninh. Những khu phố này trở thành những hang ổ của đủ thứ tôi phạm. Cảnh sát có can thiệp thì xảy ra xung đột. Bị thương hay chết thì tội phạm là cảnh sát. Báo chí hơn 80% khuynh tả bênh vực đám này. Mấy hôm nay, đám này tham gia biểu tình, đập phá, đốt xe,… ở Paris do phe Tả (cộng sản và vô chánh phủ) tổ chức chống luật an ninh của chánh phủ vì cho rằng luật này làm mất quyền tự do. Và báo Huê Kỳ loan tin này với luận điệu có lợi cho đám biểu tình.
Công kích Macron, Financial Times viết “Macron là kẻ canh tân gây hổn loạn ngày càng giống đại diện cho cánh hữu truyền thống của Pháp”.
“Macron bị công kích vì càng ngày ông dồn thì giờ và nổ lực cho nước Pháp càng nhiều nên đôi khi cách ứng xử và lời nói của ông trở thành khó chịu”.
Cũng theo xu hướng này, CNN phê bình ông Macron “Không phải đây là một phong trào mới mẻ gì. Khi ngã sang hũu phái, Macron chỉ dấn thân theo các vị tiền nhiệm”
Trong cuộc vận động tranh cử năm 2016, Trump dồn dặp khiêu khích giới truyền thông thì Chủ biên Média của NYT, ông Jim Rutenberg, viết một bài báo kêu gọi giới truyền thông hãy tự hỏi cách thông tin trung thực thời sự của mình có thật sự hữu hiệu không? Ông nói ngay Trump đang rất nguy hiểm cho chúng ta. Như vậy nếu chúng ta cứ giữ cách tiếp cận khách quan cố hữu thì sẽ vô cùng bất lợi. Từ đó trang Quan điểm và tin tức nhập chung lại. Bà Karen Attiah, Trưởng Ban biên tập của Washington Post, đã dám viết “Pháp có dự án đánh số những học trò Hồi Giáo”.
Ý muốn nói Pháp muốn làm như Hitler hồi Thế chiến đối với Do Thái trong các trại tập trung hay VC trong các trại tù lao động khổ sai giam giữ quân nhơn, công chức VNCH sau 75.
Đây là một dự tâm nói dối hoàn toàn. Một cách xuyên tạc thô bạo của một nhà báo tả khuynh theo cách tuyên huấn cộng sản!
Khác hơn Huê Kỳ, và còn xa lạ hơn với Huê Kỳ, Pháp có luật cấm chánh quyền ghi nguồn gốc màu da, chủng tộc cho dân của địa phương. Tới một Thị xã, muốn biết dân số với thành phần rõ ràng, không được. Vì không có chi tiết này. Do luật cấm. Thì chuyện Pháp có dự án đánh số học sinh Hồi Giáo chỉ là một sản phẩm đồ sộ của trí tưởng tượng từ một bộ ốc không bình thường.
Đó là chưa nói ngày nay, nhiều học giả, nhà văn, nhà báo, đang lên tiếng báo động chánh quyền là lãnh thổ Pháp đang bị Hồi Giáo chinh phục. Hiện tượng thấy rõ chánh quyền, nhứt là phe xã hội, từng bước nhường di dân Hồi Giáo cho nhiều đòi hỏi. Chỉ vì lá phiếu!
Ông Henri Gaino, đảng viên “Những Người Cộng Hòa” (cánh Hũu), công chức cao cấp, vừa bất mãn, đã than: “Chúng ta có quá nhiều người làm chánh trị (les politiciens – chánh trị xôi thịt), mà quá ít chánh khách (les Hommes d’État – tạm hiểu là chánh khách – như De Gaulle). Người làm chánh trị (politicien) chỉ nhìn thấy lá phiếu là trên hết nên họ dễ ứng xử cho mục tiêu duy nhứt là nắm chánh quyền. Như một ứng cử viên có thể dễ dàng quì gối công khai trình diễn để xin phiếu!
Báo khác, như Newsweek, cũng dành cho Pháp cùng quan điểm khi phê phán Pháp đàn áp dân thiểu số (di dân) “TT Emmanuel Macron và chánh phủ của ông phản ứng lại cái chết của Samuel Paty bằng cách tuyên bố ủng hộ quyền tự do diễn đạt. Nhưng cùng lúc họ lại coi nhẹ người Hồi Giáo quốc tịch Pháp thì có khác gì hơn chính họ tấn công quyền tự do diễn đạt”.
Những người công kích Pháp là ai?
Phải nói rõ nước Mỹ hay người dân Mỹ bình thường, cả chánh phủ, không có vấn đề gì với nước Pháp hay ông Macron. Chỉ có truyền thông Mỹ từ năm 2016 “có chuyện” đối với Pháp ngày càng nghiêm trọng. Họ lo ngại Pháp đàn áp dân da đen và Hồi Giáo “Pháp đã trở thành một nơi chiến lược trong cuộc chiến quốc tế xác định bản sắc dân tộc vì chính Emmanuel Macron đã nói rõ không muốn cái mô hình đa văn hóa theo kiểu Huê Kỳ”. Nhưng những người này là ai? Theo kết quả điều tra của Pew research Center thì có ba phần tư nhà báo của NYT là da trắng, trẻ và xuất thân từ những trường danh tiếng như Harvard, Yale, Princeton. Họ thay thế lớp nhà báo kỳ cụu trước kia. Họ là những người trẻ thuộc gia đình khá giả và cấp tiến. Mà cấp tiến là phải tả phái, tức phải xã hội chủ nghĩa nếu không cộng sản.
Bà Edith Cresson, nhờ bồ nhí của cựu Tổng thống xã hội Mitterrand, làm Thủ tướng (5/91 -4/92) từng tuyên bố “… xã hội chủ nghĩa là cấp tiến. Chúng tôi theo cấp tiến nên mới là đảng viên xã hội”!
Theo ông Darrell West, Phó Chủ tịch Trung tâm đào tạo “Governance Studies” của phòng thí nghiệm Tư tưởng Brookings và tác giả quyển “Divided Politics, Divided Nation. Hyperconfllct in the Trump Era” (Brookings Institution Press, 2020), thì ông Biden vốn là người chừng mực, thực tế, nhưng ông lại hứa một khi đắc cử ông sẽ cấp tiến hơn ông Obama”. Cũng theo ông Darrell Vest, thì không có chọn lựa nào khác hơn vì một phần lớn dân chúng nước Huê Kỳ đã khuynh tả ngay trước khi dịch Vũ Hán xuất hiện. Mặc dầu ông Bernie Sanders và bà Elizabeth Warren đã nỗ lực vận động đưa đảng viên Dân Chủ ngã theo Tả phái. Theo ông Larry Sabato, Giám đốc Trung tâm Khoa học chánh trị của Đại học Virginia: “Biden sẽ phải cấp tiến hơn cả Obama”. Nghĩa là sẽ Tả hơn Tả nữa. Tức cực Tả?
Theo ngôn ngữ chánh trị Pháp, cực tả không gì khác hơn là Cộng Sản Đệ tam, tức đúng là thứ Léniniste – Staliniste-Maoisme (Có thể thêm Hochiminhiste). Nhưng ở Mỹ xưa nay, đường lối này khó được dân chúng chấp nhận tuy vẫn có đảng Cộng Sản. Nếu đúng như vậy thì ông Joe Biden khi lèo lái nước Huê Kỳ sẽ quẹo trái hết ga? Để chờ coi.
Nay chưa biết chánh quyền mới (nếu có) của ông Biden sẽ khuynh tả tới đâu hay chỉ tả kiểu Dân chủ xã hội như ở các nước Bắc Âu? Nhưng có phải vì vậy, tức tả khuynh mà truyền thông Huê Kỳ đã tỏ lập trường của họ cực lực chống Pháp và chống thẳng ông Macron là Hũu khuynh?
Giới nhà báo trẻ Huê Kỳ vốn thuộc thành phần uu tú của xã hội nên họ có mặc cảm tội lỗi tổ tông, trước kia tổ tiên của họ đã bắt dân da đen làm nô lệ. Nay họ bổng cảm thấy ở họ như có sự bừng tỉnh về một bất công lớn “woke”. Họ muốn làm điều gì đó để kịp chuộc tội tổ tông. Tỏ ra thương người, can thiệp giúp đở người da đen, người di dân, … Ai không đồng quan điểm là khơi dậy mặc cảm tội lỗi ở họ, làm cho họ khó chịu nên họ phải phản ứng mạnh.
Dân Pháp bị mang nặng mặc cảm từng làm thực dân. Ngày nay chánh phủ thât sự vất vả với vấn đề da đen Phi Châu, dân Bắc phi như Algérie, Maroc ở Pháp,… nhưng không dám có biện pháp đúng mức. Ngoài sức nặng của lá phiếu dĩ nhiên. Đây là miếng mồi béo bở cho phe tả lợi dụng chống đối chánh phủ liên tục, phá tan nát nước Pháp.
Trong lúc đó, dân chúng khi được hỏi kín đáo “đối với dân đen, Phi Châu thế nào”, có hơn 75% trả lời “không ưa, không chịu nổi”.
Khuynh tả, đứng về phía di dân, da đen, thiểu số, … ở Huê Kỳ hay Pháp là cách chuộc tội tổ tông? Nhưng đâu là quyền lợi đích thực của đất nước, của dân tộc?
https://vietluan.com.au/41527/tai-sao-bao-chi-hue-ky-he-nhau-cong-kich-phap