Tập San Tân Ðại Việt – Số 11/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt – Số 11/2019

Mục Lục

Lê Minh Nguyên: Âm vang của Luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông
Đằng Phương:
Thơ Ngọn đuốc Việt
Nguyễn Bá Lộc:
Áp dụng luật Magnitsky toàn cầu bảo vệ nhân quyền và chống tham nhũng
Hoàng Đình Khuê:
Phong Trào Dân Chủ Hồng Kông
Trí Đạt:
Sĩ quan cảnh sát Hồng Kông ra lệnh bắn súng vào đầu người biểu tình
Bao Mai:
Đàm phán mật về Hong Kong và nỗi buồn của bà Thatcher
Trần Nguyên:
– Hôm nay bầu cử Hội Đồng Quận: Một khúc quanh lịch sử cho Hồng Kông
– Bầu cử Hồng Kông: Phe chống Trung Cộng thắng lớn vượt quá sức tưởng tượng
– Kỷ niệm 30 năm ngày Bức Tường Berlin “sụp đỗ
“: Một biến cố “đặc biệt” nhứt trong lịch sử?
Nguyễn thị Cỏ May:
– Bá Linh tổ chức kỷ niệm năm thứ 30 Bức Tường sụp đổ
– 30 năm sau
Phan Văn Song:
– Những Cánh Cửa Gió (kỳ 3) Quốc Nội: Bãi Tư Chính … Chống Tàu? hay Phò Tàu?
– Những Cánh Cửa Gió (kỳ 4 và hết) Mỹ Đang Thay Ngựa Giữa Dòng? Mỹ (và Việt Cộng) Đang Tạo Một Thế Lực Ly Khai Mới Đại Diện Đấu Tranh Hải Ngoại Chống Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam?
Thanh Thủy:
Tham luận 141: Vài Suy Tư Về Giải Pháp Biển Đông
Phan Văn Song:
Những Thiếu Thốn của Nền Dân Chủ Đại Diện (Bài 1)
Thanh Thủy:
Tham luận 142: Suy Nghĩ Về Giải Pháp Trao Quyền Cho Giới Trẻ
Mai Thanh Truyết:
– Thượng đỉnh COP21 Những lời hứa và khả năng thực hiện
– Sự Hoài Nghi Về Biến Đổi Khí Hậu
Từ Thức:
– Trí thức và sát nhân
– Ni Hao
Trương An Ninh:
Nhớ về Vàm Láng, Gò Công

 

 

Âm vang của Luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông – Lê Minh Nguyên

Hôm Thứ Ba 19/11 Thượng Viện Mỹ đã đồng thuận thông qua Luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông (Hong Kong Human Rights and Democracy Act) và Luật Bảo vệ Hồng Kông (Protect Hong Kong Act). Hạ Viện đã thông qua hai phiên bản dự luật của họ vào tháng trước (10/2019).

Luật DCNQ được giới thiệu hồi tháng 6/2019, do nghị sĩ Marco Rubio (CH) của Florida bảo trợ.

Luật này đòi hỏi Ngoại trưởng Mỹ phải báo cáo QH ít nhất mỗi năm một lần rằng Hồng Kông có đủ quyền tự trị để Mỹ cho giao dịch đặc biệt ở vị thế là một trung tâm tài chính thế giới.  Luật cũng cung cấp các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông. Giá trị của luật này là Mỹ sẽ dùng các hành động ngoại giao và các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với chính quyền Hồng Kông.

Còn Luật Bảo vệ Hồng Kông được bảo trợ bởi nghị sĩ Jeff Merkley (DC) của Oregon. Luật này cấm các công ty Mỹ bán các khí cụ không sát thương dùng để kiểm soát đám đông cho chính quyền Hồng Kông.

Các luật này nhằm đối phó với việc Trung Quốc tuyên bố chính sách thắt chặt kiểm soát chính trị ở Hồng Kông.

Hai luật của Thượng Viện sẽ được chuyển qua một uỷ ban của lưỡng viện để hòa nhập (reconcile) cùng hai luật tương tự đã được Hạ Viện thông qua trước đây để trở thành luật thống nhất. Hai dự luật thống nhất này sẽ được gởi trở lại cho từng viện để thông qua lần cuối và sau đó gởi qua Hành Pháp. 

TT Trump sẽ có 10 ngày để ký hai dự luật này thành luật hoặc phủ quyết. Nếu phủ quyết nó sẽ được gởi trả về Quốc Hội. Nếu QH vẫn muốn nó thành luật thì phải có 2/3 bỏ phiếu thông qua. Xét việc thông qua ở Thượng Viện là đồng thuận, nên TT Trump khó mà từ chối ký, vì QH sẽ dễ dàng cho nó thông qua dù TT phủ quyết.

Vì dân chủ và nhân quyền là chủ đề chính yếu trong cương lĩnh của Đảng Dân Chủ, cho nên các luật này hoàn toàn được sự ủng hộ của Đảng Dân Chủ. Nay với sự ủng hộ rộng rãi trong Đảng Cộng Hoà thì cơ hội để TT ký là khá cao.

Nhưng hiện nay, trong nội các và những người thân cận chung quanh TT Trump có hai khuynh hướng đối nghịch nhau về Trung Quốc.

Khi luật được đưa lên tổng thống, có lẽ sẽ có một cuộc tranh luận gay gắt giữa các giới chức chung quanh TT Trump, phe ôm gấu trúc lo lắng rằng nó có thể làm cho suy yếu các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc, và phe hiệp sĩ giết rồng cho rằng đã đến lúc phải có

lập trường cứng rắn chống lại Trung Quốc về nhân quyền và tình trạng Hồng Kông.

Phe hiệp sĩ giết rồng vừa mất đi một kiện tướng, đó là ông John Bolton đã  từ chức. Phe này trước đây khá mạnh nhưng hiện nay suy yếu hơn phe ôm gấu trúc. Ông hiệp sĩ giết rồng Peter Navarro (tác giả sách Chết Dưới Tay Trung Quốc) hiện là Giám Đốc Chính Sách Thương Mãi và Chế Xuất (Director of Trade and Manufacturing Policy) thì không có trọng lượng bằng ông ôm gấu trúc Larry Kudlow, Giám Đốc Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia (Director of the National Economic Council). 

Có thể nói người cầm cờ đầu trong phe hiệp sĩ giết rồng hiện nay là ông ngoại trưởng Mike Pompeo, nhưng ảnh hưởng của ông này lại yếu hơn công chúa ôm gấu trúc Ivanka Trump. Phó hiệp sĩ giết rồng là ông Đại Diện Thương Mại Robert Lighthizer, nhưng ông bị án ngữ bởi Bộ Trưởng Tài Chánh ôm gấu trúc Steven Mnuchin. Đó là chưa nói một người ôm gấu trúc nặng ký khác là ông Bộ Trưởng Ngoại Thương Wilbur Ross.

Ở Quốc Hội thì hiệp sĩ giết rồng là Uỷ Ban Ứng Phó TQ của Quốc Hội (The Congressional Executive Commission on China) thì lại không mạnh bằng lực ôm gấu trúc của Nhóm Làm Việc Mỹ-Trung (The US-China Working Group).

GS James Feinerman, giáo sư nghiên cứu về pháp lý châu Á tại Trung tâm Luật của Đại học Georgetown, cho rằng: Nếu TT Trump tin rằng ông đã thực hiện được bước đầu thuận lợi với Trung Quốc, thì ông sẽ phủ quyết các dự luật này.

Các trợ lý của Thượng viện cho biết là họ dự kiến ​​rằng luật này cuối cùng sẽ được đưa vào như là một bổ túc (làm cho nó có răng) vào một dự luật quốc phòng khổng lồ có tên Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia (National Defense Authorization Act), dự kiến ​​sẽ thông qua Quốc hội vào cuối năm nay (2019).

Dân chúng Hồng Kông đã dứt khoát và cương quyết không tương nhượng nếp sống dân chủ của mình và họ chỉ còn 28 năm để chiến đấu. Họ không muốn giống như dân Tân Cương đang bị Đảng CSTQ cho vào các trại tập trung.

Đây là chiến tranh và là cuộc chiến tranh trên đường phố, các hành động tự vệ chính đáng trước bạo lực chẳng những người dân Hồng Kông được quyền mà mục đích tối hậu còn là phải hy sinh can đảm chiến đấu để bảo tồn được lối sống dân chủ. Hiện nay họ là nạn nhân và không nên đổ lỗi cho nạn nhân nếu bạo lực xảy ra.

Nếu bà La Sát Trung Quốc nuốt Tôn Hành Giả Hồng Kông thì Tôn Hành Giả Hồng Kông múa thiết bảng dân chủ trong bụng bà La Sát Trung Quốc là chuyện đương nhiên. TQ chỉ có hai chọn lựa, hoặc nhả Hồng Kông ra, bảo đảm cho Hồng Kông được vĩnh viễn dân chủ, hoặc TQ tự thân thay đổi qua dân chủ để hội nhập được Hồng Kông.

Do nguời dân Hồng Kông có can trường hy sinh chiến đấu nên mới động được lòng trắc ẩn của thế giới để tạo hậu thuẩn dư luận và sự thuận lợi môi trường, thành hay bại phải do chính người dân Hồng Kông hết lòng khiêng gánh nặng. Tổng Thống George W Bush trong Phòng Bầu Dục có lần nhìn thẳng vào mặt người viết mà nói rằng nếu người dân Việt Nam muốn có dân chủ thì phải tự đứng lên tranh đấu và Mỹ sẽ giúp đỡ, còn làm dân chủ giùm cho Việt Nam thì Mỹ không làm.

Trong hơn 4,000 người bị bắt ở Hồng Kông thì 40% là các sinh viên trẻ, họ tranh đấu vì đó là tương lai của họ.

Tuổi trẻ Việt Nam, qua hình ảnh Hồng Kông nên nhận thức về tương lai còn rất dài của mình và tự vác lấy gánh nặng trước khi muốn nhờ ai đó phụ vai.

19/11/2019

 

Thơ Đằng Phương: Ngọn đuốc Việt Nam

Ngọn đuốc ấy tự bốn nghìn năm trước

Đã được người thuỷ tổ giống Rồng Tiên

Đốt lên bằng một ánh lửa thiêng liêng;

Ánh lửa dũng nung lòng dân tộc Việt.

Từ đó, lúc âm thầm, khi mãnh liệt,

Ngọn đuốc thần luôn sáng mãi không ngưng,

Trải bao cơn mưa bão nổi tưng bừng,

Đuốc vẫn cháy phừng phừng không lúc tắt.

Sức đè nén nặng nề như khối sắt

Của bọn người dị tộc đến xâm lăng

Cũng không làm cho đuốc Việt tiêu tan;

Chỉ âm ỉ lu mờ trong một lúc

Rồi đuốc Việt lại tưng bừng đỏ rực

Bốc cao vời, chiếu rạng cả non sông.

Ánh sáng tươi của ngọn đuốc kiêu hùng

Đã bao lượt khiến trời Đông chói lọi.

Ngọn đuốc cháy muôn đời không biết mỏi

Như tấm lòng dũng cảm giống Rồng Tiên,

Như cả dòng nhựa sống cùng dâng lên

Trong huyết quản của người dân nước Việt.

Ngọn đuốc cháy hiên ngang và quả quyết

Như tinh thần quật khởi của dân ta,

Như tinh thần tha thiết nước non nhà

Bồng bột mãi chẳng bao giờ nguội lạnh.

Là nguồn sáng tỏ rạng ngời muôn ánh

Là tượng trưng đời sống mạnh vinh quang

Của non sông,ngọn đuốc Việt huy hoàng

Quyết cháy sáng tưng bừng muôn vạn thuở.

Áp dụng luật Magnitsky toàn cầu bảo vệ nhân quyền và chống tham nhũng – Nguyễn Bá Lộc

Sự vi phạm nhân quyền do tham nhũng là một vấn nạn, một đại họa của nhiều quốc gia trên thế giới trong nhiều chục năm qua và tình trạng càng ngày càng xấu hơn. Mặc dù có nhiều cơ quan quốc tế và nhiều quốc gia tiến hành nhiều biện pháp giải quyết. Trong đó Luật Global Magnitsky của Hoa kỳ là một công cụ tốt cho công cuộc bài trừ tham nhũng và bảo vệ nhân quyền.

I.Tổng lược Luật Magnitsky toàn cầu   

1.Nguồn gốc Luật Toàn cầu Magnitsky

Luật Magnitsky toàn cầu  (Global Magnitsky Human

Rights Accountability Act, gọi tắt là Global Magnitsky Act, GMA) được Quốc hội Hoa kỳ chuẩn thuận và Tổng thống Obama ban hành hồi  9 tháng Giêng năm 2017. Đây là bước tiến mở rộng Luật Magnitsky cũa Hoa kỳ ban hành 2012.

Luât Magnisky 2012 theo đó Hoa kỳ chế tài thẳng một số viên chức Nga đã vi phạm nhân quyền do vụ

tham nhũng $230 triệu, mà người tố cáo vụ nầy là luật sư Magnitsky, một người Mỹ gốc Nga và là đại diện cho công ty Hermitage Capital Management tại Nga. Vì sự tố cáo nầy, ông Magnitsky bị chánh quyền Nga bắt và bị kết tội là giả mạo giấy chứng cớ.  Ông bị giam và chết trong tù tại Nga năm 2009.

Với sự vận động tích cực của Chủ tịch công ty Hermitage Capital. Đồng thời lúc đó Nga cũng vừa

được vào WTO. Quốc hội Hoa kỳ đã biểu quyết chấp thuận luật Magnitsky năm 2012 để phản đối và cảnh cáo Nga về vi phạm trầm trọng nhân quyền. Và đây là lần đầu tiên sự trừng phát nhắm vào cá nhân, viên chức trực tiếp hay gián triếp đưa tới sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Hoa kỳ đã trừng phạt 39 viên chức Nga đã trực tiếp hay gián tiếp làm chết Luật sư Magnitsky, người can đảm tố cáo vụ tham nhũng.

Trước khi có luật Magnitsky, Hoa kỳ chỉ trừng phạt chánh quyền có vi phạm nhân quyền.

Vi phạm nhân quyền do tham nhũng là một tai họa lớn cho con người tại nhiều quốc gia. Nên 4 năm sau Quốc hội Hoa kỳ đưa ra Luật Magnitsky mở rộng, có tên là Global Magnitsky Act. Luật GMA được TT Obama ký ban hành ngày 17 tháng giêng 2017.

Và ngày 20 tháng chạp, 2017 TT Trump ký Sắc lịnh (Executive Order) chi tiết hóa GMA, Sắc lịnh 1381. Trong nhập đề Sắc linh nầy có nói: Đây là công cụ tốt, Hoa kỳ cần phải bảo vệ nhân quyền và chống lại tham nhũng, Không thể để Hoa kỳ là nơi an lành cho sự trốn chạy tài sản, cho cư trú của những tội phạm lớn đối với loài người.

Có ba Bộ liên hệ thi hành GMA. Bộ Ngân khố phụ trách phần chế tài. Bộ Ngoại giao phụ trách phần thu thập tài liệu, và Bộ Tư pháp tư vấn về mặt Luật pháp.

Đối tượng những công dân không phải người Hoa kỳ vi phạm luật nầy trong các hoạt động:

-Giết người, đánh dập tàn nhẫn, hay hành động khác mà luật quốc tế nhân quyền ngăn cấm,

-Có hành động vi phạm do viên chức chánh quyến,

-Viên chức chánh quyền trực tiếp hay gián tiếp vi phạm nhân quyền hay có tham nhũng lớn, cướp đoạt tài sản công và tư.

Luật mới nầy được áp dụng cho mọi quốc gia. Và chánh quyền Hoa kỳ trừng phát thẳng viên chức nước ngoài trực tiếp hay gián tiếp vi phạm nhân quyền trầm trọng và tham nhũng to lớn (“significant corruption”). Đây là một công cụ quan trọng về bảo vệ nhân quyền và quan hệ chánh trị.

2.Qui định chế tài của GMA

Nếu có đủ bằng cớ rõ ràng, viên chức vi phạm sẽ bị hai loại chế tài.

-Phong tỏa tài sản viên chức vi pham nhân quyền. Các tài sản gồm chủ chương mục ngân hàng, bất động sản, chứng khoáng hay cổ phần công ty. Các tài sản nầy có liên hệ cơ sở, định chế của Hoa kỳ tại Hoa kỳ hay tại một quốc gia khác.

-Chế tài thứ hai là Hoa kỳ không cấp Visa mọi loại cho người vi phạm, kể cả Visa công vụ.

Có mấy điểm cần lưu ý thêm là hai chế tài trên còn được áp dụng cho người chỉ huy trực tiếp ra lịnh cho viên chức vi phạm. Thứ hai là tài sản của thân nhân ruột thịt (vợ, con) viên chức vi phạm cũng bị chế tài. Thứ ba là những cá nhân (kể cả người Hoa kỳ) hay cơ sở giúp đở cho viên chức vi phạm để tẩu tán tài sản, rữa tiền.. cũng bị chế tài.

Phạm vi của luật: Áp dụng cho mọi quốc gia. Điều nầy hợp lý vì tham nhũng vi phạm nhân quyền xẩy ra tại nhiều nước. Một số nước Âu châu đã đi theo luật Magnitsky như Anh, Canada,

Chế tài chống tham nhũng là theo đúng đường hướng chống tham nhũng của Liên hiệp quốc.

3.Thể thức và thủ tục thi hành

Tới giờ sau gần hai năm, Hành pháp Hoa kỳ đã thực hiện một số trường hợp vi phạm luật GMA.

Hồ sơ đưa ra cho TT Hoa kỳ ký biện pháp chế tài, theo luật nầy có thể một trong hai ngã: con đường từ Quốc hội, hoặc con đường từ Hành pháp (qua Bộ ngoại giao). Hồ sơ do chính cơ quan Hoa kỳ lập hay bắt đầu từ sự tố cáo của các tổ chức.

4.Kết quả Hoa kỳ áp dụng luật GMA cho tới nay  

Cho tới nay Bộ ngân khố đã lập danh sách 61 trường hợp ( gồm 24 viên chức cá nhân và 37 cơ sởa lên Tổng thống chế tài. Các trường hợ nầy liên hệ đến các quốc gia:Russia, Gambia cựu Tổng thống Yahya Jammed về tội tham nhũng, South Sudan, Nicaragua, China, Pakistan, Congo, Dominica, Uzbekistan,Ukraina, Tướng Miến điện đã ra lịnh giết nhiều người của sắc dân thiểu số Rohigya Iran. Trong đó 9 viên chức cao cấp của Iran vừa bị chế tài ngày 4 tháng 11- 19.

Hồi 2012 Hoa kỳ chế tài  qua hai biện pháp : Không cấp visa cho 39 viên chức. Và phong tỏa tài sản có tại Mỹ của các viên chức nầy.

Các định chế tài chánh ngoại quốc ở Hoa kỳ có liên hệ tới các vụ chế tài cũng bị trừng phạt, như ngân hàng Đức Commerce Bank AG bị phạt  $ 640 triệu vì không thi hành lịnh trừng phạt Iran. Bộ trưởng hầm mỏ của Congo bị phong tỏa ngân hàng $3 tỷ.

Các viên chức cao cấp bị chế tài trong hai năm qua như nói ở trên đều bị cấm không dược cấp visa vào Mỹ.

II. Vận dụng Luật Global Magnitsky đối với Việt Nam

1.VN là đối tượng của Luật Global Magnitsky

Tại VNCS, dưới chế độ độc tài toàn trị, tham nhũng chẳng những không giảm mà còn gia tăng mặc dù trong quá khứ có những cuộc đấu tranh của rất nhiều người, nhiều tổ chức. Luật Magnitsky là công cụ là phương cách mới bổ sung có hy vọng giúp cho nhũng vụ tham nhũng lớn vi phạm nhân quyền có kết quả hơn.

Tổng quát, tham nhũng ở VN làm hao mất từ 20-30% tài sản quốc gia. Mỗi năm đảng viên cướp đoạt từ 8-10 tỷ đô, chỉ trong lảnh vực kinh tế. Đó là một tai họa rất lớn cho một quốc gia có GDP chưa đầy 200 tỷ.

Nếu được thi hành tốt, luật Magnitsky có thể là một công cụ tốt cho sự chế tài những đảng viên CS. Theo những nguồn tin đáng tin cậy, đảng viên CS cao trung cấp đã chuyển tiền tham nhũng, dưới nhiều hình thức, ra ngoại quốc gồm Hoa kỳ, Canada, Úc, …

GMA  nhắm trừng phạt các viên chức vi phạm nặng nề về nhân quyền và về tham nhũng như tóm tắt ở trên. Đây là hai vấn đề rất trầm trọng xảy ra từ lâu. Càng ngày càng phát triển hơn. Nó vừa là cản trở cho phát triển vừa làm sụp đổ mọi giá trị của xã hội. Chế độ CS đã tạo ra những viên chức như vậy. Nhiều cơ quan quốc tế cũng như LHQ đã từng cảnh cáo VN.

Trong nhiều năm nay có nhiều viên chức, cán bộ CSVN đã giết hại, cướp giựt tài sản của dân, cướp đoạt tài sản công dưới nhiều hình thức chia chác với tư sản đỏ. Nhiều vụ đánh dập tra tấn, giết dân vô tội xảy ra dưới chế độ độc tài CS. Và qua tin tức quốc tế, có hàng chục tỷ mỹ kim đã chuyển lậu hay rửa tiền, hay đầu tư kinh doanh giả, mua nhà đất… để hợp thức hóa sự chuyển to lớn. Đó là tội ác theo luật quốc tế và luật GMA. VN là một trong các quốc gia có nhiều tội phạm nầy. Các tội phạm nầy cần phải được trừng trị.

Trong tình trạng bi đát của VN, đáng lẽ Hoa kỳ đã phải chế tài một số viên chức lớn của CSVN. Nhưng cho tới nay thì chưa có. Có lẽ vì mối tương quan khá đặc biệt của HK và VN trong hoàn cảnh chánh trị ở Đông nam Á và việc HK chốngTQ, mà TT Trump chưa có quyết định cụ thể.

Tuy nhiên chắc các viên chức Hoa kỳ và một số Tổ chức người Việt đã xúc tiến và đã có hồ sơ nhiều vụ vi phạm luật GMA rất to lớn, rất kinh khủng, của một số nước tôn trọng Dân chủ Tự do và Nhân quyền và của nhiều cơ quan quốc tế.

Đó là trách nhiệm của người Việt trong và ngoài nước, của một số cơ quan quốc tế tôn trọng Tự do, và Nhân quyền.

Ở VN chắc chắn có rất nhiều viên chức cao cấp vi phạm luật GMA. Tuy nhiên sự thiết lập một hồ sơ dầy đủ và có thể dược chánh quyền Hoa kỳ xúc tiến cho có kết quả đòi hỏi phải thực hiện đúng cách theo chỉ dẫn của Hoa kỳ.

Cá diểm chánh trong hồ sơ tố cáo: Vụ vi phạm là cá nhân hay là cơ quan.

Cá nhân phải có tên họ, ngày tháng năm sanh, nơi sanh, quốc tịch,

Còn cơ quan phải có tên cơ quan, địa chỉ

Tóm tắt sự vi phạm, tầm quan trọng, hệ quả.

Sự việc chỉ trong vòng 5 năm trở lại

Nguồn tin tức, tên người cung cấp tin tức không cần thiết. Nhưng chứng minh sự chính xác, khả tín là cần. Tài liệu được bảo mật. Có thêm hình ảnh càng tốt.

Tài liệu gởi cho Bộ ngoại giao theo địa chỉ <globalmagnitsky@state.gov>

2.Phối hợp vận động thực hiện GMA cho VN

Như chúng ta biết Hoa kỳ đã áp dụng luật GMA và đã có một số kết quả. Đây là việc làm chẳng những có tính cách nhân đạo mà còn mang tính cách chánh trị và kinh tế nữa.

Cho nên đối với VN là lúc nào và với viên chức nào mà thôi.

Nhiệm vụ của chúng ta, nhười Việt trong và ngoài nước, ngay từ những lúc nầy cần vận dụng mọi yếu tố quốc tế, để bảo vệ đồng bào và đất nước mình.

Vì đây là loại hồ sơ khó. Nên sự phối hợp và kỹ lưỡng là cần thiết.

Có thể có nhiều mức, nhiều cấp phối hợp.

Trước hết là người Việt trong nước. Tới người Việt/ Hội đoàn hải ngoại. Nhứt là các cá nhân hay tổ chức có đường dây và sự liên kết bí mật. Dĩ nhiên là cần độ bảo mật cao.

Tiếp theo là chánh quyền Hoa kỳ, kể cả viên chức dân cử. Trong hai năm qua, Hoa kỳ đã nỗ lực kêu gọi sự hợp tác của các nước như Anh, Canada, Nhựt Úc, Nam Hàn. Và đã có sự hợp tác của 70 tổ chức NGO trên thế giới.  Mức thứ ba là các Tổ chức quốc tế. Các Tổ chức Nhân quyền VN cần sự liên kết với các tổ chức nầy trong mục tiêu chung.

Khi thời thế thuận tiện Hoa kỳ hay Anh hay Canada hay một quốc gia nào khác sẽ đưa nhiều trưởng hợp VN vi phạm luật Magnitsky.

Đó là việc làm cụ thể, có tác dụng cải đổi VN. Vì rằng với sự mở rộng hội nhập toàn cầu, VNxử lý một số trường hợp vi phạm quan trọng coi như lúc đó đánh bồi tiếp sự cấm vận kinh tế cho cả VN, hay để hoặc cải thiện mậu dịch và đầu tư ở VN. Hay xa hơn là lúc VNCS có thái độ nghiên qua TQ nhiều hơn nữa là mất cân bằng lớn hơn ở ĐNÁ mà Hoa kỳ và các nước tư bản thấy có nhiều tai hại.

Những nước cực kỳ tham nhũng và có tồi tệ nhân quyền như Trung quốc, Nga, Việt Nam..là đối tượng tranh đấu của nhiều nước trong đó có Hoa kỳ.

Trong vị thế và sức mạnh kinh tế của Hoa kỳ và VN, mọi người nghĩ và hy vọng đến phương cách chống tham nhũng với thêm luật Magnitsky toàn cầu, sẽ có kết quả tốt hơn. Quyết tâm của Hoa kỳ nhận thấy qua lời phát biểu của Thương nghị sĩ Jeanne Shapeer lúc biểu quyết luật Magnitsky hối tháng 12 – 2016 “Chúng ta hảy đứng lên cho những người dám tố cáo tham nhũng. Đạo luật nầy cũng áp dụng cho mọi quốc gia”.  Nếu chế tài được một số vi phạm lớn sẽ có thể ngăn chận bớt các vụ khác.

Theo tôi các việc cần làm có thể tóm tắt:

Khảo sát và ghi nhận các trường hợp tham nhũng quan trọng

Các viên chức tham nhũng lớn mà chúng ta có nghe biết được số tiền khá lớn đến Hoa kỳ, Canada, Úc và nhiều nước khác. Tiền của tài sản đó phần lớn do thân nhân đứng tên.

Phối hợp và báo cáo cho các cơ quan trách nhiệm

Dựng lại trường hợp cụ thể với đầy đủ bằng chứng, và gởi đến Bộ Ngoại giao hay Quốc hội.

Tổng thống chiếu đề nghị sẽ có quyết định chế tài hay không.

Sau đây là các cơ quan bảo vệ Nhân quyền có tầm mức quan trọng và cần liên hệ và phối hợp:

Human Rights Council của Liên Hiệp quốc, Human Rights Watch, Freedom House, Amnesty International, Human Rights Campaign, Lawyers Committee for Human Rights, các Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, Úc, Canada, Âu châu, Quốc hội Hoa kỳ, và Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam.

Mạng lưới nhân quyền Việt Nam (MLNQVM) sẽ có kế hoạch đóng góp cho “ Luật Nhân quyền Magnitsky toàn cầu”. Và sẽ trình bày thêm chi tiết cụ thể sau nầy.

Cali,  10 tháng 11 năm 2019

Vui cười

Khi Nông Đức Mạnh đắc cử chức Tổng Bí Thư lần thứ nhất năm 2001, ông nói: “năm 2010, tất cả mọi người dân Việt Nam đều có nhà ở”. Nhưng ông đã quên không nói rõ rằng năm 2010 tính từ khi chúa Jesus ra đời hay từ khi trúng cử Tổng bí thư.

 

Trai có bồ như hoa có chậu

Em nào thâm hậu, đập chậu cướp hoa.

 

 

Phong Trào Dân Chủ Hồng Kông –  Hoàng Đình Khuê

Như Quý vị đã biết, cuộc biểu tình của Phong Trào Dân Chủ Hồng Kông (PTDCHK) 2019 đã kéo dài qua tháng thứ 6 và có thể biến thành cuộc cách mạng Màu như ở Trung Đông, Bắc Phi, Đông Âu. Lúc đầu ai cũng nghĩ cuộc biểu tình sẽ giống như cuộc cách mạng Dù năm 2014, chỉ kéo dài không quá 100 ngày, nhưng thực sự đang gây ngạc nhiên cả thế giới.

Nguyên nhân cuộc biểu tình bắt đầu từ Dự luật Dẫn Độ sang Hoa Lục, xuất phát từ một vụ giết người xảy ra vào tháng 2 năm 2018 do một thanh niên người Hồng Kông tên Chan Tong Kai giết bạn gái đang có thai khi đi du lịch ở Đài Loan. Cảnh sát Đài Loan có bằng chứng kết tội Chan Tong Kai nhưng không thể dẫn độ sang Đài Loan xét xử vì Trung Cộng (trong đó HK trở thành  Đặc khu của TC) không công nhận tư pháp Đài Loan và không chấp nhận bất kỳ dẫn độ nào.

Cuộc biểu tình sở dĩ kéo dài đến ngày hôm nay là do rút kinh nghiệm của cách mạng Dù 2014-“Thất bại là Mẹ thành công”:

– Năm 2014 cuộc biểu tình mang tên “ Cách mạng Dù” nên chánh quyền Đặc khu Hành chánh
HK đàn áp cho đó là hành động lật đổ chánh quyền.

– Lúc bấy giờ đảng Dân chủ của Tổng thống Obama nhu nhược bị tài phiệt Mỹ thao túng vì họ muốn làm ăn với TC nên chánh quyền Obama đã im lặng không can thiệp vào HK.

– Và bấy giờ Chánh phủ Đài Loan là Tổng thống Mã Anh Cữu của Trung Hoa Quốc Dân Đảng chủ trương thân Bắc Kinh nên không dám ủng hộ Phong trào phản kháng.

Cuộc biểu tình 2019 có nhiều thuận lợi hơn:

* Phong trào Dân chủ HK biều tình ôn hòa, biết biến cải nhịp nhàng, có khi xuất hiện 200,000 người, nhưng khi bị Cảnh sát giải tán đã biết phân tán nhiều nơi nhưng xuất phát cùng thời điểm.
* Chánh quyền của Tổng thống Trump công khai chống TC trên nhiều lãnh  vực, nhất là trong Chiến tranh Thương mại nên Bắc Kinh không dám đàn áp PTDCHK.

* Về phía Đài Loan Tổng thống Thái Anh Văn của đảng cầm quyền Dân Tiến chủ trương chống TC nên ủng hộ PTDCHK, coi Đài Loan là hậu cần của PT biểu tình và sẵn sàng cho các lãnh đạo  biểu tình ẩn trú khi thất bại.

Từ chỗ đó PTDCHK mạnh dạn phản kháng không những đòi hỏi môt yêu sách bãi bỏ Dự luật Dẫn Độ mà còn yêu cầu tới 5 yêu sách:

1) Thu hồi Dự luật Dẫn Độ.

2) Điều tra độc lập hành động đàn áp người biểu tình của cành sát.

3) Trả tự do cho những người biểu tình bị bắt.

4) Không được gọi các cuộc biểu tình là Nổi loạn.

5) Quyền bầu cử tự do các chức vụ lãnh đạo HK, không Đảng cử Dân bầu.

Diễn tiến cuộc biểu tình:

– Theo nhận định của các nhà quan sát, cuộc biểu tình của PTDCHK sẽ đạt thắng lợi vì trong cuộc nói chuyện giữa bà Đăc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga và các doanh nhân đã bị thâu âm lén, cho thấy nổi lo sợ của bà Đăc khu trưởng khiến bà này không dám ra khỏi nhà.

– Chánh quyền TC có khuynh hướng nhương bộ, chấp thuận đề nghị thu hồi Dự luật Dẫn Độ . Như vậy công cuộc phản kháng của PTDCHK sẽ trở thành hợp pháp và cảnh sát khó lòng đàn áp

Và lần này diễn tiến cuộc biểu tình biến chuyển cực kỳ nhanh chóng.

Khi cuộc biểu tình kéo dài đến tháng thứ 4, tờ South China Morning Post cho biết nhà cầm quyền HK đã chính thức thu hồi Dự luật Dẫn Độ ngày 23/10/2019.

Đây có lẻ là một thắng lợi quan trọng vì từ xưa đến nay nhà cầm quyền TC chưa hề nhượng bộ trước một thế lưc nào.

Có thể đây là một khúc quanh lịch sử cho HK và điều này làm gia tăng sức mạnh cho PTDCHK
vì họ thấy chánh quyền TC không phải là không thất bại như trước đây; từ đó PTDCHK so sánh cuộc biểu tình này giống như lực lượng biểu tình ở Đông Đức vào mùa Thu năm 1989 khi chánh quyền Đông Đức chịu nhượng bộ để dân chúng được tự do qua lại Tây Đức.

Chính nhượng bộ đó đã làm cho bức tường Bá Linh sụp đổ vào ngày 9/11/1989 kéo theo thắng lợi khác đòi hỏi thưc thi dân chủ pháp trị và cuối cùng đưa đến thống nhất nước Đức ngày 30/10/1990.

Tạo khí thế đoàn kết trong Dân chúng:

Kinh nghiệm lịch sử và diễn tiến cách mạng cho thấy các chánh quyền độc tài chỉ tồn tại khi dân chúng còn sợ hãi không dám phản kháng. PTDCHK đã sáng suốt và kinh nghiệm không gọi cuộc biểu tình là Cách mạng như 2014 để tránh bị chụp mũ là nổi loạn lật đổ chánh phủ.

Các nhà lãnh đạo đã có sáng kiến tuyệt vời khi kêu gọi mọi người chung sức hoàn thành bản nhạc đặc biệt có tên là “ Vinh Quang cho Hồng Kông” (Glory to Hong Kong).

Điều hi hữu là tất cả thành viên cả triệu người đều mặc quần áo màu đen, đội nón bảo hộ, đeo mặt nạ chống lựu đạn cay và hát bài ca đoàn kết được mọi người trên thế giới ủng hộ.

Về phía chánh quyền TC, chỉ có tờ Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chánh thức của chánh phủ TC
gọi cuộc biểu tình là cuộc “Cách mạng Màu” và cảnh cáo Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ.

Tân Hoa Xã cảnh báo người biểu tình không được vượt qua 3 lằn ranh giới hạn:

– Không được làm hại chủ quyền và an ninh Trung Quốc.

– Không được thách thức quyền lực của Chánh quyền Bắc kinh và luật cơ bản của Đặc Khu

Hành chánh HK.

– Không được xâm nhập và phá hoại Trung Hoa Đại Lục.

Tuy nhiên bạo lực vẫn tiếp diễn ngày càng cao. Ngày 1/9/2019, người biểu tình phong tỏa sân bay lần thứ ba trong một tháng nhưng không vào được sân bay. Người biểu tình tập trung, gây hỗn loạn bên ngoài và phóng hỏa bên ngoài sân bay.

Rời sân bay người biểu tình chuyển sang tấn công tàu điện. Cảnh sát dùng hơi cay giải tán biểu tình, người biểu tình ném gạch đá, bom xăng vào cảnh sát. Hơn 60 người biểu tình bị bắt trong ngày. Ngày CN 22/9/2019, người biểu tình tấn công các công ty thương mại thân TC, tâp trung tại trung tâm thương mại Sha Điền, tạo ra các chướng ngại vật cản đường cảnh sát và đốt cờ TC, ném vào thùng rác.

Khẩu hiệu “Giải Phóng Hồng Kông, Cách Mạng của Thời Đại chúng ta”

Đặc biệt ở mọi nơi PTDCHK đều dương cao các khẩu hiệu này. Người biểu tình cho phổ biến phát âm, phun sơn trên tường các khẩu hiệu nói trên.

Khẩu hiệu này tạo tức giận cho chánh quyền tay sai HK và Bắc Kinh. Khẩu hiệu này đã trở thành trọng tâm của sự đánh phá chính thức trong những tháng gần đây.

“Giải Phóng Hồng Kông, Cách mạng là Thời Đại của chúng ta” bắt nguồn từ trí tuệ của Trung Hoa Dân Quốc qua cuộc Cách mạng Trung Hoa năm 1911, còn gọi là Cách mạng Tân Hợi.

Tôn Dật Tiên, vị Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc sau khi lật đổ Triều đại Mãn Thanh, được vinh danh “Cha Già Dân Tộc”. Ông đã ở Hồng Kông từ năm 1884, ông đã lập Chi nhánh cách mạng đầu tiên và tờ báo China Daily đầu tiên ở Hồng Kông năm 1900. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi PTDCHK muốn gợi lại hình ảnh đó với khẩu hiễu “Giải Phóng Hồng Kông”.

Vận Động Quốc Tế:

Để cuộc phản kháng thành công, Joshua Wong (Hoàng Chí Phong), nhà lãnh đạo 22 tuổi đã đi vận động quốc tế để xin yểm trợ cho công cuộc tranh đấu của người dân Hồng Kông.

Hoàng Chí Phong đã đi Đài Loan gặp Bà Thái Anh Văn và hoàn toàn được ủng hộ. Bà Tổng thống Đài Loan hứa hẹn sẽ yểm trợ và coi đây là căn cứ hậu cần cho các nhà lãnh đạo của PTDCHK.

Sau đó Hoàng Chí Phong còn đi Đức và được Ngoại trưởng Heiko Mass tiếp đón nhiệt tình vì nhà lãnh đạo Đức rất thích sinh hoạt chính tri ở Hồng Kông và thông cảm cho tự do của một nước đang bị độc tài đàn áp.

Sau đó Wong vận động nước Mỹ, tại đây Wong được hai viện Quốc hộị ủng hộ 100% mặc dù lúc này hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa đang đánh phá nhau kịch liệt. Trước đó khoảng một tuần, Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật “Dân chủ Nhân quyền Hồng Kông” với tỷ số biểu quyết 100%. Nhân dịp này, phó Tổng thống Mike Pence công khai tuyên bố: “Mỹ ủng hộ người biểu tình HK” và tố cáo cách hành xử hung hăng của TC, ngày càng gây mất ổn định cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Sau 6 tháng, PTDCHK đã đạt được thành quả rất khả quan và một nền tảng vững chắc trong niềm tin tưởng của người dân HK.

Ngày 2 tháng 11, bất chấp lệnh cấm của Cảnh sát không được đeo mặt nạ đen biểu tình, hàng ngàn người đã tuần hành vào trung tâm thương mại HK và lần đầu tiên tấn công vào văn phòng của Tân Hoa Xã tại HK, đập vỡ các cửa sổ và cửa ra vào. Theo hãng tin Mỹ AP có đám cháy ở văn phòng và không biết có người bị thương hay không?

Cũng theo hãng tin Mỹ AP, đám đông bắt đầu tấn công các ngân hàng và các doanh nghiệp có liên hệ

với Hoa Lục. Cảnh sát đã dùng lựu đạn cay và xe vòi rồng tấn công đám biểu tình và người biểu tình lập hàng rào cản trên đường phố và phóng hỏa một số trạm metro.

Theo hãng tin Reuters cuộc bạo động ngày hôm nay được coi là dữ dội nhất trong thời gian gần đây. Một trong những chiến lược then chốt mà PTDCHK đạt được là Vận động Quốc tế Yểm trợ cho Hồng

Kông, nhất là họ đã sáng suốt nhận định chỉ có Mỹ duy nhất là đối thủ trừng phạt TC.

Đây là việc làm khôn ngoan của một nước nghèo yếu so với một nước mạnh gấp trăm lần và Hồng Kông là trường hợp điển hình …

GS Nguyễn Ngọc Huy lúc còn sinh tiền đã có viễn kiến rất đúng khi thấy việc sáp nhập Hồng Kông vào TC giống như chuyện bà La Sát nuốt Tôn Hành Giả vào bụng. Ông mất ngày 27 tháng 8 năm 1990 trước khi Chánh quyền Anh trao trả Hồng Kông vào năm 1997, nhưng Ông đã tiên đoán khi Hồng Kông đã nằm trong bụng TC thì TC sẽ khó yên với Hồng Kông/Tôn Hành Giả.

Xin Chúc cho PTDCHK được thành công trong việc tranh đấu “Giải Phóng Hồng Kông, Cách mạng của Thời Đại Chúng Ta”để tạo cảm hứng cho VN cũng như gây hiệu ứng domino đến Quảng Đông, Thượng Hải và cho tới Bắc Kinh.

ngày 03/11/2019

Sĩ quan cảnh sát Hồng Kông ra lệnh bắn súng vào đầu người biểu tình – Trí Đạt

Ra lệnh nhắm súng vào đầu người biểu tình, xịt hơi cay và đè một phụ nữ mang thai xuống đất, điên cuồng sử dụng đạn hơi cay, đạn cao su, xua đuổi và bắt bớ nhiều người là những gì cảnh sát Hồng Kông đã làm trong chiến dịch “tấn công” ngày hôm qua.

Chỉ huy cảnh sát ra lệnh bắn súng vào đầu

Hôm qua (12/11), người dân Hồng Kông tiếp tục các hoạt động kháng nghị. Đài Phát thanh Thành phố của Đại học Thành phố Hồng Kông chia sẻ trên Facebook cho biết, khoảng 7:30, cảnh sát trấn áp bạo động đã bắn nhiều lựu đạn hơi cay về phía Đại học Thành phố và tiến vào khuôn viên trường, khu giảng đường và khi ký túc xá đều bị ảnh hưởng. Khoảng 10:45, cảnh sát tiếp tục bắn nhiều đạn hơi cay về phía ký túc xá, sau 11:00 mới tạm thời rút lui.

Bên ngoài Đại học Thành phố, cảnh sát sử dụng súng ống xua đuổi người biểu tình, một sĩ quan chỉ huy ra lệnh tay cầm súng phải nhắm vào đầu của người biểu tình.

Cảnh sát điên cuồng bắn đạn hơi cay và đạn cao su

Cảnh sát Hồng Kông tiếp tục leo thang bạo lực, cử gần 500 người “tấn công” Đại học Trung văn, liên tiếp sử dụng đạn hơi cay và đạn cao su trong 4 tiếng đồng hồ. Ít nhất 60 sinh viên bị thương, có sinh viên bị thương ở đầu, mắt và sau gáy. Theo Cục Quản lý Y tế Hồng Kông cho biết, trong hoạt động quy mô lớn ngày hôm qua, từ 7:30 ngày 12 đến 00:00 ngày 13, tổng cộng có 40 nam và 11 nữ đã được đưa đến bệnh viện, bao gồm cả trẻ con lẫn người cao tuổi. Trong đó có một người nam bị thương nghiêm trọng đang được điều trị tại Bệnh viện Prince of Wales, 31 người còn lại đều ổn định, 3 người chưa gặp được bác sĩ nên chưa rõ tình hình, 16 người đã xuất viện.

 Đại học Trung Văn Hồng Kông hôm 12/11

>>Cảnh sát Hồng Kông tấn công Đại học Trung văn

Có cư dân mạng phát hiện, cảnh sát Hồng Kông không chỉ đóng giả làm nhân viên cứu hỏa, mà còn cải trang thành người biểu tình ở khu vực đường Tai Po để vào trong Đại học Trung văn. Đến sáng ngày hôm nay (13/11) vẫn còn nhiều sinh viên ở lại tuyến phòng thủ.

Trong ngày 12/11, Chủ tịch mạng truyền hình Hồng Kông Vương Duy Cơ (Ricky Wong Wai-kay) đăng bài viết trên Facebook cá nhân kêu gọi: “Người Đại học Trung văn, trở về Đại học Trung văn, bảo vệ Đại học Trung văn, chống lại cảnh sát bạo lực”. Ông Vương Duy Cơ tốt nghiệp Đại học Trung văn Hồng Kông, mấy tháng gần đây thỉnh thoảng ông lại phát biểu về vấn đề thời sự, bao gồm việc Chính phủ Hồng Kông tuyên bố viện dẫn Luật Khẩn cấp để chế định Luật Cấm che mặt. Ông từng đăng bài viết trên Facebook cá nhân rằng “Người Hồng Kông đứng dậy, không nhượng bộ rút lui”.

Tối ngày 12/11, trên Twitter, Thượng nghị sĩ Mỹ Hawley cũng lên tiếng về việc cảnh sát Hồng Kông tấn công vào Đại học Trung văn:  “Nếu đây không phải thành phố cảnh sát, thì đó là gì?”

Josh Hawley

✔@HawleyMO

If this isn’t a police state, I don’t know what is #StandwithHK #HongKongProtests https://twitter.com/JeromeTaylor/status/1193677514767388672 …

Jerome Taylor

✔@JeromeTaylor

Breaking: Hong Kong police shoot protester in chest: live broadcast — @AFP

21,2 N

01:14 – 11 thg 11, 2019

Thông tin và quyền riêng tư Quảng cáo Twitter

22,4 N người đang nói chuyện về điều này

Có cư dân mạng để lại bình luận nói: “Lực lượng chấp pháp tại Hồng Kông không phải là hắc cảnh! Là Bộ đội tác chiến! Bộ đội tác chiến! Bộ đội tác chiến!”.

>> Nghị sĩ Mỹ: Hồng Kông là “Quảng trường Thiên An Môn phiên bản 2.0”

Nguyên nhân cảnh sát muốn kiểm soát Đại học Trung văn

Sau sự việc cảnh sát “tấn công” Đại học Trung văn, trên mạng xuất hiện thông tin “người nắm được tình hình tiết lộ nguyên nhân thực sự việc Đảng Cộng sản Trung Quốc công chiếm Đại học Trung văn: Kiểm soát Trung tâm trao đổi mạng internet quốc tế của Hồng Kông, 99% dữ liệu mạng quốc tế của Hồng Kông đi qua hệ thống máy tính nằm tại tòa nhà Bích Thu (Pi Ch’iu Building) của Đại học Trung Văn.” Người đăng tải thông tin này còn bày tỏ lo lắng “sau khi Hồng Kông hoàn toàn bị phong tỏa mạng internet, thì đại thảm sát có thể sẽ đến”.

Cảnh sát xịt hơi cay và khống chế phụ nữ mang thai

Cư dân mạng đăng thông tin trên Facebook cho biết, cảnh sát Hồng Kông cản trở người dân đi làm ở trên cầu vượt Hung Hom, dẫn đến đôi bên cự cãi, người dân yêu cầu cảnh sát rút người lại. Một người phụ nữ mang thai muốn đi qua, cảnh sát cũng đảm bảo không tấn công người phụ nữ này. Nhưng sau đó, cảnh sát không chỉ tùy ý xịt hơi cay, mà nhiều người cùng khống chế đè cô xuống đất không màng đến an nguy của đứa bé trong bụng cô.

Cảnh sát Hồng Kông đè một phụ nữ mang thai xuống đất (Ảnh: cắt từ video)

Cảnh sát trấn áp và bắt giữ nhiều người ở khu vực Đảo Hồng Kông, Trung Hoàn

Trong video bên dưới có thể thấy, ở Trung Hoàn, có người phát động “Ăn trưa cùng bạn”, thời gian nghỉ trưa tiếp tục có rất nhiều người biểu tình ra chặn đường và đốt một số đồ đạc. Ước tính có đến cả nghìn cảnh sát chiếm cứ đường Pedder, đường Connaught, cảnh sát phòng chống bạo động từng đến hiện trường và giơ cờ đen và cờ màu cam cảnh báo sử dụng súng và hơi cay. Buổi chiều cảnh sát tiến hành dọn dẹp hiện trường, xua đuổi người biểu tình, trong thời gian này, đã bắn nhiều đạn hơi cay để xua đuổi người biểu tình cũng như bắt giữ nhiều người.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga ủng hộ cảnh sát

Đối mặt với ngọn lửa giận dữ của người Hồng Kông, Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong buổi họp báo chiều ngày 11/11 tiếp tục lên giọng ủng hộ cảnh sát nổ súng, thậm chí bà còn biểu thị thái độ cứng rắn bằng cách gọi người dân Hồng Kông là “bạo đồ”. Bà Lâm nói: “Tại đây, tôi nói một cách nghiêm nghị tới xã hội, bao gồm cả những bạo đồ tùy ý phá hoại Hồng Kông, rằng hành vi của các người sẽ không đạt được như ý, hành vi làm càn, gây tổn thương đến một số thị dân vô tội của các người, chắc chắn sẽ không thể nào đòi được cái mà các người gọi là yêu cầu chính trị.”

Về việc này, phe Trại dân chủ cũng lên tiếng chỉ trích bà Lâm dốc hết binh lực đi đàn áp dân ý, đã không xứng là Trưởng Đặc khu Hồng Kông, dựa vào cảnh sát bạo lực để duy trì sự sinh tồn tạm thời, sẽ khiến cho xã hội rơi vào trạng thái rạn nứt lâu dài. Tuyên bố nhấn mạnh, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga một lần nữa đem trách nhiệm làm rối loạn Hồng Kông đổ lên đầu những người gọi là “bạo đồ”, nhưng chữ “bạo” dưới sự chứng kiến của đông đảo quần chúng thực ra chính là cảnh sát và chính phủ.

https://trithucvn.net/trung-quoc/si-quan-canh-sat-hong-kong-ra-lenh-ban-sung-vao-dau-nguoi-bieu-tinh.html

Đàm phán mật về Hong Kong và nỗi buồn của bà Thatcher – Bao Mai 

Tại cuộc gặp 24/09/1982 ở Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình nói với thủ tướng Anh Margaret Thatcher là quân Trung cộng “có thể bước sang Hong Kong ngay tối nay”

Ngay từ năm 1958 Bắc Kinh đã phản đối một số nỗ lực từ phía Anh muốn tăng quyền và đổi quy chế cho Hong Kong và nhất quyết đòi lại chủ quyền.

Nhưng đàm phán mật của thủ tướng Anh Margaret Thatcher với Trung cộng thời lãnh tụ Đặng Tiểu Bình trong các năm 1982-84 đã quyết định số phận vùng lãnh thổ mà không có tham vấn dân.

1_ Tất cả chỉ vì lãnh thổ mở rộng ở Tân Giới

Về nguyên tắc, quan hệ Anh với Hong Kong được xác định qua ba hiệp ước với nhà Thanh.

Năm 1862, Thanh triều nhượng lại hoàn toàn đảo Hong Kong (Hương Cảng) cho Anh.

Năm 1860, Anh nhận thêm bán đảo Cửu Long, nhỏ hơn nhiều so với Hong Kong nhưng có ưu điểm là gắn liền với Quảng Đông.

Sang năm 1898, Anh ký với nhà Thanh, thuê vùng Tân Giới (San-gaai) từ Cửu Long về phía Bắc, vào sâu lãnh thổ Trung Hoa, đến tận bờ nam của sông Thâm Quyến, cộng thêm trên 200 đảo xung quanh Hong Kong.

Khác với hai điều ước trước, điều ước ‘Mở rộng địa giới’, đem lại cho Anh thêm 952 km2 đất đai, lại chỉ là thuê đất, tới 1997.

Quan quân nhà Thanh lên tàu The Arrow giật cờ của Anh Quốc trong Chiến tranh Nha phiến lần hai. Nhưng các giao tranh chỉ đem lại thất bại cho Trung Hoa, đem lại các hiệp ước bất bình đẳng về lãnh thổ

Bắc Kinh sau này yêu cầu đàm phán trước hạn 1997 để xem xét số phận của cả Tân Giới, Hong Kong và Cửu Long.

Về mặt lý thuyết, Anh có thể giữ đảo Hong Kong và bán đảo Cửu Long, chỉ trả lại Tân Giới.

Nhưng về mặt thực tế thì điều này là không tưởng vì quá nửa công dân Hong Kong sống, làm việc tại Tân Giới, và vùng đất này trở thành phần không thể tách ra về kinh tế, xã hội, nguồn nước…cho toàn bộ thuộc địa Anh.

Sau khi Đế quốc Anh tan rã, các thuộc địa Singapore, Malaysia và Ấn Độ đều độc lập, Anh không còn quân đóng ở Đông Á nên số phận Hong Kong chỉ là vấn đề thời gian.

2_ Ba lần Trung cộng đe dọa

Ngay từ ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949), dù không có quan hệ ngoại giao với London, Bắc Kinh vẫn có các tiếp xúc với Anh vì vấn đề Hong Kong.

Năm 1958, Anh có kế hoạch biến Hong Kong thành lãnh thổ phụ thuộc (dominion) như Singapore và một số đảo thuộc địa.

‘Dominion’ có quyền tự trị rộng rãi hơn thuộc địa (colony), và tương lai có thể trở thành độc lập.

Nhưng Thủ tướng Trung cộng, ông Chu Ân Lai đã ngay lập tức phản đối, rằng mọi “hành động thay đổi quy chế của Hong Kong” là “thù địch”.

Anh Quốc không đạt được mục tiêu này nên tìm cách tăng quyền dân chủ nội bộ cho người Hong Kong, và cũng gặp phản ứng mạnh từ Trung cộng.

Năm 1960, Trung cộng đe dọa “tấn công đánh chiếm” (potential invasion) nếu Anh tiếp tục với sáng kiến tăng dân chủ cho Hong Kong.

Trong đàm phán 1982-84, theo lời kể lại của cựu Thủ tướng Thatcher, ông Đặng Tiểu Bình đã đe dọa lần nữa là quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa “bước sang Hong Kong” nếu Anh không trao trả.

3_Cuộc đàm phán bí mật về Hong Kong

Ngay sau khi lên làm Thủ tướng Anh (1979), bà Margaret Thatcher đã phải giải quyết vấn đề tương lai Hong Kong trước hạn 1997.

Anh Quốc tính rằng họ có thể trao trả chủ quyền của Hong Kong cho Trung cộng và chỉ giữ các quyền kiểm soát khác.

Nhưng ngay từ tháng 9/1979, Đại sứ Anh tại Trung cộng, Sir Percy Cradock thông báo về rằng chính quyền Trung cộng bác bỏ hoàn toàn hướng đi này.

Bà Thatcher được Thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu khuyên là không nên nhượng bộ Bắc Kinh, nhưng chính giới London thấy “thật là sai lầm” nếu nghĩ Trung cộng không dám làm mạnh.

Phía Trung cộng, qua lời đại sứ của họ tại London nói với bà Thatcher, không muốn nhượng bộ một chút nào về hai vấn đề: xóa bỏ các hiệp ước Anh ký với nhà Mãn Thanh, và chuyển nhượng chủ quyền.

Tuy thế, Anh Quốc vẫn cố gắng giành lại một chút gì đó.

Quan điểm Anh từ 1979 là đảm bảo ‘tự trị’ cho Hong Kong, và biến hợp đồng thuê đất ở Tân Giới sau hạn 1997 thành ‘thuê vĩnh viễn’.

Anh có thể trả chủ quyền Hong Kong cho Trung cộng nhưng giữ các quyền quản trị để đảm bảo ổn định cho nhà đầu tư và nền kinh tế Hong Kong.

Tháng 2/1982, cựu thủ tướng Anh Edward Heath thăm Trung cộng và được nghe từ chính lời Đặng Tiểu Bình rằng Trung cộng chấp nhận để Hong Kong có quy chế “đặc khu hành chính” nhưng Bắc Kinh phải nắm chủ quyền.

Có vẻ như điểm gặp nhau của hai bên là sự tồn tại của nền kinh tế đặc thù đem lại thịnh vượng cho Hong Kong theo hình chức quản trị Anh Quốc.

Cuộc đàm phán mật từ đó đến 1984 xoay quanh ba khái niệm: chủ quyền (sovereignty), ổn định (stability), và thịnh vượng (prosperity).

Các giá trị như dân chủ, nhân quyền cho người Hong Kong không hề được nêu ra.

Tháng 9/1982, Margaret Thatcher trở thành thủ tướng Anh đầu tiên thăm nước Trung cộng cộng sản và hai bên thảo luận, mà chưa quyết định về Hong Kong.

Nhưng điều bà cảm nhận lại là thái độ cứng rắn của lãnh đạo Trung cộng.

Bà Thatcher cùng quan chức lo về nhà cửa ở Hong Kong thăm một khu dân cư tại thuộc địa Anh năm 1984. Cùng năm, Anh và Trung cộng ký tuyên bố chung về việc trao trả Hong Kong năm 1997

Ngày 23/09, ông Triệu Tử Dương tiếp bà Thatcher ở Đại lễ đường Nhân dân và cho biết Bắc Kinh đặt chủ quyền lên trên thịnh vượng và ổn định của Hong Kong.

Ngày hôm sau, lãnh tụ Đặng Tiểu Bình tiếp bà Thatcher và nói mạnh hơn, cho Anh 1-2 năm để suy nghĩ.

Trung cộng nói muộn hơn hạn đó, họ sẽ công bố biện pháp “thu hồi” (recover) lại Hong Kong.

Không chỉ có vậy, như Lady Thatcher tiết lộ trong hồi ký ‘The Downing Street Years’ (1993), Đặng đã đe dọa trực tiếp bằng câu nói:

“Chúng tôi có thể đưa quân bước sang Hong Kong ngay tối hôm nay (walk in and take Hong Kong back later today) nếu muốn”.

Bà Đầm Thép kể lại rằng bà điềm tĩnh trả lời, “Nếu đó là ý định của ngài thì tôi cũng không làm gì được, nhưng đấy cũng là sự sụp đổ của Hong Kong”.

Bà Thatcher nói thêm:

“Thế giới sẽ thấy việc chuyển từ quyền lãnh đạo của Anh sang Trung cộng là thế nào.” (The world would then see what followed a change from British to Chinese rule’)

4_ Vai trò gì cho người Hong Kong?

Trên thực tế, Anh Quốc đã phải chấp nhận mô thức ‘một quốc gia, hai chế độ’ cho Đặng Tiểu Bình đưa ra.

Nhưng người Hong Kong, ngay từ khi Anh-Trung ra Tuyên bố chung về Hong Kong năm 1984, đã lên tiếng nói họ bị bỏ ra ngoài.

Dù thống đốc Chris Patten sau này có các nỗ lực cải thiện cơ chế dân chủ nội bộ, như bầu Viện Lập pháp, dân Hong Kong không được tham gia các cuộc đàm phán của London với Bắc Kinh.

Bà Emily Lau, cựu chủ tịch đảng Dân chủ ở Hong Kong đã chua chát ví số phận người Hong Kong không bằng đàn cừu ở đảo Falklands (Malvinas).

Anh cho Falklands (1800 dân và nhiều cừu) có đại diện khi đàm phán với Argentina sau cuộc chiến ở Nam Đại Tây Dương, còn dân Hong Kong thì không, theo bà Emily Lau.

Tuy thế, công bằng mà nói, Anh Quốc đã nỗ lực bổ sung các quyền cho người Hong Kong qua hiến pháp mini – Luật Cơ bản (Basic Law) sau 1997.

Tuy chỉ giới hạn ở Hong Kong, các quyền dân chủ, tự do báo chí, truyền thông, và quan trọng hơn cả là luật Anh trong mọi lĩnh vực xử bằng tòa án kiểu Anh đã tạo cho Hong Kong vị thế đặc biệt cho tới nay.

5_ Nỗi buồn cuối đời của Margaret Thatcher

Năm 2007, nhân kỷ niệm 10 năm trao trả Hong Kong, cựu thủ tướng Thatcher lần đầu tiên nói thật lòng rằng bà “rất buồn” khi phải chấm dứt 145 năm quyền làm chủ của Anh ở Hong Kong.

Bà nhắc lại vào ngày lễ trao trả, ở Hong Kong “trời mưa xối xả” và than rằng “nước Anh đã quá đủ mưa mà sao lại còn có mưa ở Hong Kong”.

Đặc biệt, bà Thatcher nói bà không tin tưởng gì ở công thức “Một quốc gia, hai chế độ” của Đặng Tiểu Bình.

“Một quốc gia, hai chế độ là thứ được nghĩ ra vài năm trước nữa nhằm áp dụng cho Đài Loan. Nó đến nay cũng chẳng tỏ ra là phù hợp như lúc trước, và cũng không phải là cách cho tương lai Hong Kong.”

Giới trẻ ngày nay như Frances Hui tự đứng lên đấu tranh cho tương lai của Hong Kong

Điều bà Thatcher thực sự muốn là tiếp tục quyền hành chính của Anh ở Hong Kong nhưng đó là “thứ bất khả”.

Kể từ sau khi dự lễ trao trả Hong Kong năm 1997, bà Thatcher đã không bao giờ quay lại đó.

Qua đời năm 2013, điều bà không dự báo được là giới trẻ Hong Kong ngày nay tự đứng lên đấu tranh cho tương lai của Hong Kong, chứ không trông đợi vào Anh.

https://baomai.blogspot.com/2019/07/am-phan-mat-ve-hong-kong-va-noi-buon.html

 

 

Vui cười

Một phóng viên ngoại quốc đến thăm Saigon, hỏi một đồng nghiệp người VN:

– Anh nghĩ thế nào về đồng chí Tổng bí thư của anh?

Ký giả VC ngó trước ngó sau, kéo xệch nhà báo ngoại quốc vào nhà tắm, đóng cửa lại cẩn thận, rồi mới thì thầm vào tai:

– Thú thật với bạn, tôi rất có cảm tình với đồng chí bí thư.

– Thế tại sao anh phải nói một cách lén lút như vậỵ Tôi tưởng chỉ nói xấu lãnh đạo mới phải kín đáo chứ?

– Tại anh không biết đấy. Ở nước tôi, nếu nói xấu lãnh đạo thì bị bỏ tù, nếu khen ra mặt thì bị người chung quanh đánh

 

 

Điểm Nóng Hồng Kông: Hôm nay bầu cử Hội Đồng Quận: Một khúc quanh lịch sử cho Hồng Kông? – Trần Nguyên

I / Một cuộc bầu cử “đặc biệt” cho Hồng Kông ?

Đúng vậy .Mặc dù cuộc bầu cử đang diễn tiến chưa chấm dứt và chưa có kết quả .  Tuy nhiên đã có dấu hiệu rất đặc biệt về cuộc bầu cử này.

Tại sao dư luận thế giới đều rất chú ý đến cuộc bầu cử chỉ cho cấp quận này ?

Rất dễ hiểu : Đây là cuộc bầu cử toàn thành phố có tánh cách dân chủ tự do duy nhất cho Hồng Kông .

Nên nhớ rằng Trung Cộng rất ma giáo không cho bầu cử dân chủ tự do cho cấp trung ương và họ cố tình chỉ cho bầu cử dân chủ tự do cho cấp địa phương quận thôi để “an ủi” dân chúng. Cho nên trong cuộc bầu cử vào 4 năm trước hầu như phe chống Trung Cộng không để ý đến cuộc bầu cử cấp địa phương này đưa tới tình trạng phe thân Trung Cộng đã thắng lớn. Nhưng nay tình hình đã thay đổi hoàn toàn với cuộc phản kháng dài kỷ lục gần 6 tháng đã tạo cho phe chống Trung Cộng tự tin hơn và nhứt là có sự ủng hộ tích cực của Mỹ với chánh phủ TT Trump nên họ dám liều lĩnh hơn số với cuộc phản kháng năm 2014 dưới thời TT Obama hèn yếu với Đảng Dân Chủ thiên tả Mỹ có chiêu bài thân Trung Cộng.

II / Bầu cử đạt kỷ lục ?

Tin tức mới nhứt cho biết cuộc bầu cử 452 ghế bắt đầu lúc 7:30 sáng.  Tin chính thức đã có 720.455 cử tri đi bầu vào lúc 10:30 sáng, tương đương với tỷ lệ bỏ phiếu là 17,43%. Con số này cao hơn gấp đôi nhiều so với tỷ lệ bỏ phiếu 6,79% được thấy trong cùng thời gian tại cuộc bầu cử Hội đồng quận hồi năm 2015.

Điển hình là tại vùng City One ở Sha Tin, một khu vực của giới trung lưu, tỷ lệ bỏ phiếu là 25,39% vào lúc 10:30 sáng – cao hơn nhiều so với mức trung bình của toàn thành phố.

Trước các nơi bỏ phiếu hình ảnh đã cho thấy vô số cử tri đứng xếp hàng rất kỷ luật để chờ 90 phút mới được bỏ phiếu khi cuộc bầu cử Hội đồng quận vào Chủ nhật hôm nay đã chứng kiến ​​tỷ lệ bỏ phiếu cao chưa từng có.

Tại sao lại quá đông đảo khác thường như vậy ?

Bởi lẽ cuộc bầu cử này đang được coi là một cuộc trưng cầu dân ý giữa phe chống Trung Cộng và phe ủng hộ Bắc Kinh, với hơn bốn triệu cử tri đủ điều kiện để bỏ phiếu sau gần 6 tháng biểu tình quy mô lớn chống Trung Cộng.

III / Phe chống Trung Cộng kêu gọi dân chúng tích cực đi bầu

Nhà tranh đấu Hoàng Chi Phong / Joshua Wong, tổng thư ký của Đảng dân chủ Demosisto, là người duy nhất trong số hơn 1.000 ứng cử viên bị chính phủ truất quyền điều hành. Tuy nhiên, ứng cử viên

thay thế là Kelvin Lam đang chạy đua với sự hỗ trợ của nhà tranh đấu trẻ tuổi gần lỳ này  chống lại ủy viên hội đồng quận South Horizon đương nhiệm Judy Chan, của phe thân Trung Cộng Đảng.

Mặc dù bị gạt ra không cho ứng cử , nhà tranh đấu Hoàng Chi Phong / Joshua Ương vẫn y’ thức cao độ về cuộc bầu cử này nên đã kêu gọi tất cả cử tri phải đi bầu và cho rằng đây là một trận chiến để thể hiện dư luận của chúng ta chống lại Đặc Khu Trưởng HK  Carrie Lam và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình

IV Kết luận: Những hình ảnh đầy phấn khởi và ngoạn mục

VN chúng ta phần đông ai cũng rõ là đất nước thân yêu đang bị Trung Cộng đe dọa biến thành thuộc địa tương tự như Tây Tạng Tân Cương Mãn Châu Nội Mông . Cho nên bất cứ thế lực nào làm cho Trung Cộng suy yếu lâm vào khủng hoảng đều được VN chúng ta trân quý ủng hộ .

Đó chính là :

a/ cuộc đấu tranh đầy can đảm hiếm có chống Trung Cộng cho thế giới thấy rõ bộ mặt thực đầy đạo Đức giả của Bắc Kinh.

b/ chánh sách “đánh và trị” Trung Cộng của chánh phủ TT Trump & PTT Pence khởi đầu từ năm 2017 đã khiến các đồng minh Tây Phương mới dám đoàn kết lại chống tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông và trên thế giới

Liệu cuộc bầu cử này có đàng hoàng trong sạch để mang lại chiến thắng cho phe chống Trung Cộng hay không .

Chúng ta chờ xem trong những ngày sắp tới với niềm hy vọng qua những hình ảnh đầy phấn khởi và ngoạn mục tích cực đi bầu cử ở phía dưới :

 

Phụ đính:

Dân Hồng Kông sẽ tham gia đông đảo cuộc bầu cử địa phương

Thanh Phương

Ngày mai, 24/11/2019, một con số kỷ lục cử tri Hồng Kông sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hội đồng quận. Theo hãng tin Reuters, lần này tổng cộng có đến 4,1 triệu người trên tổng dân số 7,4 triệu đăng ký danh sách cử tri. Số ứng cử viên cũng đạt mức kỷ lục : 1.104 người tranh nhau 452 ghế hội đồng quận.

Các nhà hoạt động dân chủ trẻ ra tranh ghế nghị viên tại những đơn vị bầu cử mà cho tới nay các ứng cử viên thân Bắc Kinh vẫn được bầu chọn.

Từ Hồng Kông, đặc phái viên Stéphane Lagarde gởi về bài tường tình :

« Cô bán rau cố chặn các hành khách đang hối hả rời khỏi bến xe sau một ngày làm việc. Đây là một địa điểm mang tính chiến lược để phát truyền đơn tranh cử. Khoảng từ 17 ngàn đến 25 ngàn cử tri sẽ đi bỏ phiếu Chủ nhật để bầu nghị viên hội đồng quận Đồn Môn, thuộc khu vực Tân Giới của Hồng Kông.

Mặc quần jean, áo sơ mi trắng, đeo đôi kiếng mỏng, 41 tuổi, Leo Chan ra tái tranh cử vào chức nghị viên quận. Ông ghi nhận là năm nay có những thay đổi trong cuộc bầu cử : « Bình thường cử tri chỉ quan tâm đến các vấn đề như giao thông, điều kiện sống. Nhưng do có phong trào biểu tình, cuộc bầu cử hội đồng quận năm nay mang tính chính trị hơn. Cử tri muốn biết là anh theo phe dân chủ hay thân chính quyền. »

Những người chống đối thì khẳng định Leo Chan là ứng cử viên thân chính quyền, thậm chí là thân Bắc Kinh, vì cách đây 20 năm ông có du học ở thủ đô Trung Quốc. Quận Đồn Môn là trạm cuối cùng trước khi đến Hoa lục. Leo Chan cho là không nên quá sợ Trung Quốc, thậm chí theo ông, Trung Quốc là cơ hội thứ hai đối với giới trẻ Hồng Kông, nhất là cơ hội về việc làm.

Nhưng một bộ phận thanh niên ở quận này không nghĩ như vậy. Họ đã vẽ trên chiếc cầu vượt bắc ngang bến xe những khẩu hiệu chống chính quyền Bắc Kinh.

Xã hội Hồng Kông bị chia rẽ nặng nề sau 5 tháng biểu tình. Một số cử tri ngại đi bỏ phiếu, như lời một người dân : « Trong những tháng qua, chúng tôi đã thấy những người biểu tình tấn công các cửa hiệu, tấn công người đi đường. Cho nên ai cũng tự hỏi không biết là khi mình đi bầu thì an ninh có được bảo đảm không?»

Vì lý do an ninh, phòng phiếu của quận Đồn Môn được dời đi xa hơn, từ một trường đại học đến một trường mẫu giáo. Điều này gây bất lợi cho ứng cử viên thân chính quyền vì rất nhiều cử tri của ông là người lớn tuổi. »

Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, tại khuôn viên Đại học Bách khoa Hồng Kông hôm nay cảnh tượng vắng lặng sau hơn một tuần bị cảnh sát bao vây. Một số người biểu tình tuyệt vọng tìm đường thoát, những người khác thì vẫn thề sẽ không đầu hàng, và cho biết nếu cảnh sát ập vào họ sẽ có nhiều nơi để lẩn trốn.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20191123-dan-hong-kong-se-tham-gia-dong-dao-cuoc-bau-cu-dia-phuong

 

 

Bầu cử Hồng Kông: Phe chống Trung Cộng thắng lớn vượt quá sức tưởng tượng?

I/  Một cuộc bầu cử “đặc biệt” cho Hồng Kông?

Đúng vậy.

Tình hình Hồng Kông từ gần 6 tháng biểu tình phản kháng liên tiếp đã cho thấy có nhiều dấu hiệu rất đặc biệt về cuộc bầu cử này.

Chẳng hạn: Tại sao dư luận thế giới đều rất chú ý đến cuộc bầu cử chỉ cho địa phương cấp quận này ?

Rất dễ hiểu: Đây là cuộc bầu cử toàn thành phố có tánh cách dân chủ tự do duy nhất cho Hồng Kông.

Nên nhớ rằng Trung Cộng rất ma giáo không cho bầu cử dân chủ tự do cho cấp trung ương và họ cố tình chỉ cho bầu cử dân chủ tự do cho cấp địa phương quận mà thôi để “an ủi” dân chúng. Cho nên trong cuộc bầu cử vào 4 năm trước đây hầu như phe chống Trung Cộng không để ý đến cuộc bầu cử địa phương cấp quận này đưa tới tình trạng phe thân Trung Cộng đã toàn thắng gần 100%.

Nhưng nay tình hình đã thay đổi hoàn toàn với cuộc phản kháng kéo dài kỷ lục gần 6 tháng đã tạo cho phe chống Trung Cộng có tinh thần đầy tự tin hơn và nhứt là có sự ủng hộ của Mỹ qua sự thay đổi chánh sách xoay qua chống Trung Cộng của chánh phủ Hoa Kỳ nên họ mới dám liều lĩnh hơn rất nhiều vì được ủng hộ & bảo vệ và nếu so với cuộc phản kháng hồi năm 2014 thì họ rất cô đơn dưới thời TT Obama vì chỉ muốn lo làm ăn với Bắc Kinh.

II / Diễn tiến bầu cử Hồng Kông

1/ Cuộc bầu cử bắt đầu từ lúc 7:30 sáng chúa nhặt 24.11.2019 và chỉ cần 3 tiếng đồng hồ sau đã thấy dấu hiệu thật phấn khởi là đã có 720.455 cử tri đi bầu vào lúc 10:30 sáng, tương đương với tỷ lệ bỏ phiếu là 17,43%. Con số này cao hơn gấp đôi nhiều so với tỷ lệ bỏ phiếu 6,79% được thấy trong cùng thời gian tại cuộc bầu cử Hội đồng quận hồi năm 2015.

Tỷ lệ bỏ phiếu quả thực cao chưa từng có. Điển hình là tại vùng City One ở Sha Tin, một khu vực của giới trung lưu, tỷ lệ bỏ phiếu là 25,39% vào lúc 10:30 sáng – cao hơn nhiều so với lần bầu cử kỳ trước –

Trước các nơi bỏ phiếu đã cho thấy vô số cử tri đứng xếp hàng rất kỷ luật để chờ tới 90 phút mới được tới phiên bỏ phiếu với tỷ lệ bỏ phiếu cao chưa từng có.

2/ Tại sao lại quá đông đảo khác thường như vậy ?

a) Bởi lẽ cuộc bầu cử này đang được coi là một cuộc trưng cầu dân ý giữa phe chống Trung Cộng và phe ủng hộ Bắc Kinh, với hơn bốn triệu cử tri đủ điều kiện để bỏ phiếu sau gần 6 tháng biểu tình quy mô lớn chống Trung Cộng.

b) Bên cạnh đó nhà tranh đấu trẻ Hoàng Chi Phong / Joshua Wong, tổng thư ký của Đảng dân chủ Demosisto, là người duy nhất trong số hơn 1.000 ứng cử viên bị chính phủ truất quyền điều hành. Tuy nhiên, ứng cử viên thay thế là Kelvin Lam đang chạy đua với sự hỗ trợ của nhà tranh đấu trẻ tuổi gan lỳ này  chống lại ủy viên hội đồng quận South Horizon đương nhiệm Judy Chan, của phe thân Trung Cộng.

Mặc dù bị gạt ra ngoài lề không cho ứng cử, nhà tranh đấu Hoàng Chi Phong / Joshua Wong vẫn ý thức cao độ về cuộc bầu cử này nên đã thiết tha kêu gọi tất cả cử tri phải đi bầu và cho rằng đây là một trận chiến để thể hiện dư luận của chúng ta chống lại Đặc Khu Trưởng Hồng Kông Carrie Lam và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình.

III / Những kết quả sơ khởi cho cuộc bầu cử

1/ Có thể nói là toàn thể dân Hồng Kông hồi hộp chờ đợi kết quả kiểm phiếu đầu tiên trong đêm khuya chúa nhựt 24.11.2019.

Sau 2 tiếng đồng hồ kiểm phiếu sơ khởi đã cho ra một kết quả thắng lớn. Đó là phe chống Trung Cộng đã thắng cử đoạt được 90 trong số 100 ghế đầu tiên (trong tổng số 452 ghế).

Trong số những người đắc cử có ứng cử viên Ronald Tse Man-chak đã đánh bại đối thủ thân Trung Cộng – ông Wong Wai-kit – hơn 2 nghìn phiếu bầu.

Đáng chú ý là ông Stanley Ho Wai-hong, người từng đã bị bốn tên du đảng tấn công đánh trọng thương vào hồi tháng 9, đã thắng cử lớn tại đơn vị Pak Sha Wan.

Trong khi đó nhân vật nổi tiếng làm tay sai Trung Cộng là cựu nghị sĩ Junius Ho Kwan-yiu bị thua cử nhục nhã với hơn một nghìn phiếu bầu.

2/ Tiếp theo đó sau 6 tiếng đồng hồ kiểm phiếu lúc 6 giờ sáng ngày thứ hai ở Hồng Kông có kết quả sơ khởi cho biết phe chống Trung Cộng đã thắng lớn vì đạt được 201 trong số 241 ghế qua công bố kế tiếp. Riêng tờ báo thân Trung Cộng “South China Morning Post“ cho biết phe thân Trung Cộng chỉ đạt được có 28 ghế.

Tin phấn khởi này loan truyền khắp nơi tại Hồng Kông khiến đa số dân chúng thấy đã chắc chắn thắng nên họ đã ăn mừng rầm rộ về thành công tuyệt vời này sau gần 6 tháng liên tiếp biểu tình tranh đấu đầy khó khăn vô cùng gian khổ.

3/  Tới ngày thứ hai lúc 1 giờ trưa  Hồng Kông (tức là ngày chúa nhựt 9 giờ tối Cali) kết quả không những thắng cử rất lớn mà còn vượt quá sức tưởng tượng.

Tại sao vậy ?

Bởi vì phe chống Trung Cộng thắng “khiếp đảm” có thể lên tới 85%. Họ đạt được đến 385 ghế nghị viên trong tổng số 452 ghế. Phe “tay sai” Trung Cộng chỉ đạt được có 58 ghế “mong manh” mà thôi.

Đặc biệt ngay thời điểm đó , đài BBC đã liền đưa ra nhận định:

“Vì vậy, một chiến thắng của phe ủng hộ dân chủ cũng có thể có tác động lớn quyết định ai sẽ trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của thành phố này”

Kết quả này rất có thể có viễn tượng sẽ  “chôn vùi” uy tín và uy quyền của Đặc Khu Trưởng Carrie Lam (tay sai của Trung Cộng) . Song song đó làm “mất mặt” nhà độc tài Tập Cận Bình và Đảng Cộng Sản Trung Hoa .

IV / Kết quả chính thức cho cuộc bầu cử Hồng Kông

Đến nay kết quả chính thức đã được công bố cho thấy:

1/ Phe chống Trung Cộng đắc thắng chiếm đoạt được 388 ghế (khoảng 86%)

2/ Phe thân Trung Công thua nặng chỉ còn “mong manh 62 ghế (khoảng 14%)

3/ Có 2 ghế lọt vào tay 2 ứng cử viên độc lập

Xem: https://en.m.wikipedia.org/wiki/2019_Hong_Kong_local_elections

Vâng, thực sự nhìn kỷ thì thấy đây quả là một kết quả vượt quá sức mong muốn. Phe chống Trung Cộng kiểm soát trong tay toàn diện 17 quận và chỉ thua có 1 quận duy nhứt tại vì trong vùng xa xôi hoang dã. Giả sử trước khi bầu cử ai tiến đoán mức cao của kết quả này chắc khó có người nào dám tin. Thực sự không ai tưởng tượng được có một sự xoá sổ gần như toàn diện như vậy trong cuộc bầu cử “đặc biệt, tại Hồng Kông kỳ này.

Xem: https://en.m.wikipedia.org/wiki/2019_Hong_Kong_local_elections

V / Tầm quan trọng ghê gớm khó lường nổi của cuộc thắng cử  này

Tại sao vậy?

Bởi lẽ trước đây trên 30 năm đã xảy ra hiện tượng tương tự . Đó là phe chống Cộng của nhà tranh đấu Ba Lan Walesa cũng thắng rất lớn vượt quá sức tưởng tượng trong cuộc bầu cử tự do dân chủ lần đầu tiên cho quốc hội vào ngày 4.6.1989 với tỷ số “khiếp đảm” 99% .

Sau này chính các lãnh tụ Cộng sản Ba Lan đã thú nhận rằng quả thực với kết quả kinh khủng đó đã bẻ gảy toàn bộ tinh thần và ý chí tự tin của phe Cộng sản Ba Lan vì cho thấy lòng dân đã chán ghét chủ nghĩa Cộng sản tột độ . Cho nên một số cấp lãnh đạo đã “trở cờ” – trong đó quan trọng nhứt cos có Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Ba Lan Wojciech Jaruzelski – vì biết ngày tàn của chế độ sẽ đến và họ quay ra đối xử rất ôn hòa với phong trào tranh đấu chống Cộng . Đó cũng chính là khúc quanh lịch sử khiến cho toàn thể Đông Âu và Liên Xô nhờ đó làm được cuộc cách mạng “vô tiền khoáng hậu” là giải phóng thoát được gông cùm Cộng sản .

VI / Kết luận

1/ Nhìn vào diễn biến tại Đông Âu với kết quả toàn thắng 99% trong cuộc bầu cử tự do dân chủ đầu tiên vào ngày 4.6.1989 tại Ba Lan thì có ngay sự so sánh với cuộc bầu cử ngoạn mục tương tự tại Hồng Kông. Phải chăng lịch sử có thể tái diễn lại tương tự với kết quả “phe chống Trung Cộng thắng cử rất lớn vượt quá sức tưởng tượng” tại Hồng Kông ?

2/ Dù muốn dù không đều công nhận rằng đây quả là ngày vui lớn cho tất cả những ai ôm ấp lý tưởng tranh đấu cho tự do dân chủ chống lại độc tài Cộng sãn. Nhứt là đó cũng là một ngày vui cho VN chúng ta thấy kẻ thù Trung Cộng lăm lẽ muốn “nuốt” Biển Đông và đất nước ta đang bị “thua cuộc” lớn tại Hồng Kông để sa lầy vào khủng hoảng có thể bị tan vỡ từng mảnh như Liên Xô trước đây.

2/ VN chúng ta phần đông ai cũng rõ là đất nước thân yêu đang bị Trung Cộng đe dọa biến thành thuộc địa tương tự như Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu, Nội Mông. Cho nên bất cứ thế lực nào làm cho Trung Cộng suy yếu lâm vào khủng hoảng đều được VN chúng ta trân quý ủng hộ .

3/ Nói tóm lại, kết quả của cuộc bầu cử Hồng Kông quả là là một “cơn sóng thần” vĩ đại và có thể báo hiệu một biến chuyển quan trọng nhất trong lịch sử Hồng Kông.

25.11.2019

Kỷ niệm 30 năm ngày Bức Tường Berlin “sụp đỗ“: Một biến cố “đặc biệt” nhứt trong lịch sử? – Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi

Cách nay đúng 30 năm, Bức Tường Berlin “sụp đỗ” vào ngày thứ năm mùng 9 tháng 11 năm 1989. Biến cố này đã được nhiều nhân vật lãnh đạo Tây Phương – chẳng hạn như Cố Thủ Tướng Đức Kohl, Cựu Tổng Thống Ba Lan Walesa, Cựu Ngoại Trưởng Mỹ Clinton…. – đánh giá xem như biến cố quan trọng nhứt trong thế kỷ 20.

Nhưng thực sự nếu xét kỷ thì sẽ thấy biến cố này với những hậu quả tiếp nối bao gồm nhiều điểm “đặc biệt” có một không hai trong lịch sử nhân loại.

I/  Bức Tường Berlin với công trình xây cất quá “đặc biệt

Trong lịch sử nhân loại chỉ có 2 bức tường được xây cất quá “đặc biệt” và nổi tiếng ai cũng biết. Đó là:

1/ Bức tường vạn dặm (Vạn Lý Trường Thành) của Trung Hoa được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu  với chiều dài kỷ lục 21.196 cây số.

2/  Bức Tường Berlin (tiếng Đức: Berliner Mauer) được xây dựng bằng bê tông cốt sắt vào ngày 13 tháng 8 năm 1961 với chiều dài 155 cây số bao bọc chung quanh thành phố Tây Berlin. Chỉ trong thời gian kỷ lục chưa đầy một tuần lễ thì Bức Tường Berlin đã được xây xong. Bức tường này được chánh quyền Đông Đức gọi là “Bức tường bảo vệ chống phát xít” (tiếng Đức: Antifaschistischer Schutzwall) và được phía Thế giới Tự do mệnh danh là “Bức tường ô nhục“.

II/  Bức Tường Berlin “sụp đỗ” tạo cuộc cách mạng ôn hoà “đặc biệt” nhứt

Đây là điểm đặc biệt nhứt của biến cố này là đã tạo ra một cuộc cách mạng có tầm quan trọng  nhứt lịch sữ mà không cần giết chóc đẫm máu như trong quá khứ. Thực vậy ngay cuộc cách mạng Pháp vào năm 1789 thường được ca tụng nhất thì nhìn lại biết bao nhiêu người đã bị giết chết chặt đầu một cách tàn nhẫn.

Đây cũng là một cuộc cách mạng vĩ đại nhứt vì lật đỗ cả một khuynh hướng chính trị độc tài kiểm soát trên 60 % dân số và đất đai trên thế giới mà trong lịch sử chưa hề thấy.

Một cuộc nổi dậy không có bạo lực được mệnh danh là một cuộc cách mạng hòa bình (tiếng Đức: friedliche Revolution). Ở Đông Âu và Đông Đức, dân chúng đã xuống đường liên tục hàng triệu người và phản đối chánh quyền. Họ muốn tự do ngôn luận, tự do ứng cử & bầu cử và tự do xuất ngoại du lịch đến các quốc gia Tây Phương. Cuộc cách mạng hòa bình đã thành công, bởi vì có Bức tường Berlin “sụp đỗ” vào ngày mùng 9 tháng 11 năm 1989.

III/  Những chuyện ly kỳ & bí ẩn “đặc biệt” về Bức tường Berlin “sụp đỗ”

Thực ra có rất nhiều chuyện ly kỳ & bí ẩn bao trùm chung quanh về chuyện Bức tường Berlin “sụp đỗ“. Chẳng hạn:

1/ Thực sự Bức tường Berlin có “sụp đỗ”  vào ngày 09.11.1989 hay không?

Tin tức ngày hôm đó không hề nói là “bức tường sụp đỗ” (tiếng Đức: Mauerfall) mà là “mở cửa biên giới” (tiếng Đức: Grenzoeffnung). Bởi vì thực sự Bức Tường Berlin trong ngày đó không bị bị bạo lực phá sụp đỗ. Lính biên phòng Đông Đức được lịnh cho mở cửa bức tường để dân chúng từ Đông Berlin tràn túa qua Tây Berlin đi chơi cho thỏa lòng tò mò và sau đó đều trở về lại. Đây là một đặc điểm ly kỳ đặc biệt của cuộc cách mạnh hi hữu này: rất ôn hòa (không đỗ một giọt máu nào). Vì vậy lúc đó phía Tây Đức cũng đã kêu gọi dân chúng Đông Đức tuyệt đối không nên hành động khiêu khích, để tránh chính quyền Đông Đức muợn cớ dùng quân đội và xe tăng đàn áp, như tương tự đã xảy ra vào năm 1953 tại Đông Bá Linh, năm 1956 tại Hung Gia Lợi , năm 1968 tại Tiệp Khắc và năm 1989 tại Thiên An Môn. Thực ra mãi sau này, Đông Đức có một chính phủ dân chủ qua cuộc bầu cử dân chủ vào ngày 18.3.1990, Bức Tường Bá Linh mới thực sự bị phá sụp đỗ.

2/ Nước Đức được tái thống nhứt ngay sau đó?

Dư luận nói chung không rành về diễn tiến thời cuộc đã lầm lẫn cho rằng Bức Tường Berlin sụp đỗ có nghĩa là nước Đức được thống nhứt ngay sau đó. Thực ra mãi gần một năm sau, nước Đức qua nhiều lần đàm phán gay go giữa Tứ Cường (bao gồm Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô) và Tây & Đông Đức mới đạt được thỏa thuận tái thống nhứt. Hai bên Tây Đức và Đông Đức nghĩ ra một giải pháp tuyệt vời tránh mọi khó khăn khi phải thành lập một quốc gia mới. Đó là tất cả các tiểu bang ở Đông Đức xin gia nhập vào Công Hòa Liên Bang Đức (Tây Đức). Ngày tái thống nhứt là ngày 3.10.1990.

3/ Tại sao nước Đức không chọn ngày 9 tháng 11 làm ngày tái thống nhứt & làm ngày Quốc Khánh?

Nếu bình thường thì chắc chắn ngày Bức Tường Berlin sụp đỗ vào mùng 9 tháng 11 phải chọn làm thời điểm tái thống nhứt và trở nên ngày Quốc Khánh của nước Đức. Nhưng khổ nỗi đúng ngày này vào năm 1938 (9.11.1938) xảy ra một tội ác làm cho dân tộc Đức phải xấu hổ. Đó là ngày mà chế độ độc tài Đức Quốc Xã của Hitler ban đêm đồng loạt ra tay càn quét đập phá toàn thể các giáo đường và các cơ sở thương mại Do Thái trên toàn quốc. Biến cố lịch sử đó được gọi thi vị là “đêm thủy tinh” (ngụ ý là các cửa kính thủy tinh bị đập vỡ, tiếng Đức: Kristallnacht) . Nước Đức bị mặc cảm tội lỗi giết hàng triệu dân Do Thái dưới thời Đức Quốc Xã, nên họ tránh không chọn ngày này tái thống nhứt và làm ngày quốc khánh. Vì vậy ngày 9 tháng 11 không phải là ngày nghỉ lễ của nước Đức.

IV /   Lý do nào khiến Bức tường Berlin bị “sụp đỗ“?

Vào ngày 19.01.1989 trước quan khách tại Đông Berlin, lãnh tụ Đông Đức Erich Honecker đã tin tưởng khẳng định rằng Bức Tường Berlin và Đông Đưc sẽ còn tồn tại cả 100 năm nữa. Thực tế cho thấy chỉ gần 10 tháng sau đó Bức tường Berlin bị “sụp đỗ“.

Giống như bao nhiêu biến cố lịch sử trong quá khứ luôn luôn có nguyên nhân chính & phụ và đồng thời có “ngòi nổ” đã khiến phải xảy ra.

1/ Nguyên nhân chính & phụ

Thông thường một nước bị mất thì luôn luôn có nguyên do chính từ khả năng lãnh đạo của 2 phía đối đầu nhau.

a/ Cấp lãnh đạo Liên Sô dưới quyền lãnh tụ Gorbachev đã hành động sai lầm

– Lý do then chốt này được tiết lộ qua Cựu Thủ Tướng Tây Đức Helmut Kohl vào năm 2014 cho biết không phải những cuộc biểu tình phản kháng rầm rộ với hàng triệu người đã gây ra biến cố quan trọng này. Yếu tố then chốt nhứt: chính là đường lối & chính sách của nhà lãnh đạo Liên Xô Gorbachev. Ông này đã từ chối trước yêu cầu của một số nhà độc tài Đông Âu: không cho xe tăng ra đàn áp các cuộc biểu tình phản kháng. Nên nhớ rằng trong quá khứ đã có nhiều cuộc nổi dậy của dân chúng, điển hình nhứt tại Đông Đức (1953), tại Hung Gia Lợi (1956), tại Tiệp Khắc (1968) tại Thiên An Môn Bắc Kinh (1989) với cả hàng triệu người tham dự, nhưng khi chính quyền dùng xe tăng đàn áp dã man thì dân chúng với tay không đành phải chịu thua.

Chính quyết định không cho xe tăng ra đàn áp khiến không gây đỗ máu. Cuối cùng các lực lượng cs phản tỉnh thắng thế nắm quyền lãnh đạo tại Đông Âu và cho thực hiện bầu cử tự do để khởi đầu thiết lập chế độ dân chủ thực sự.

– Bên cạnh đó bà Raisa Gorbachev là một Đệ Nhất Phu Nhân đặc biệt của Liên Xô, bởi vì khác hẳn với những người tiền nhiệm. Bà là một người đầu tiên tốt nghiệp cấp đại học, có nhân sinh quan phóng khoáng và thường theo chồng đi khắp nơi, vì vậy chắc chắn có ảnh hưởng đến quyết định chính trị của ông Gorbachev.

Vào năm 1983 vợ chồng ông Gorbachev qua Canada gặp Thủ Tướng Trudeau và vào năm sau qua London gặp Nữ Thủ Tướng Thatcher. Bà này là lảnh tụ Tây Phương đầu tiên đã nhận thấy sự phóng khoáng khác thường của ông bà Gorbachev, nên đã khuyên Tổng Thống Reagan đừng quá thành kiến nghi ngờ ông này (nguyên văn: “I like Mr. Gorbachev. We can do business together“) .

Xem: https://www.margaretthatcher.org/document/105592

Riêng bà Gorbachev qua những chuyến du hành ở các xứ Âu Mỹ thấy đời sống dân chúng ở đó quá sung túc so với quê nhà nên có lẽ đã thúc đẩy chồng cải cách Liên Xô để được như vậy.

Tóm lại, trong dòng lịch sử đã cho thấy vợ con gia đình rất ảnh hưởng đến quyết định của các lãnh tụ. Rất nhiều khúc quanh lịch sử nhân loại xảy ra do bóng dáng của giai nhân, thì biến cố Bức Tường Bá Linh sụp đỗ dẫn tới tan vỡ Liên Bang Xô Viết biết đâu bà Raisa Gorbachev cũng can dự phần nào đó.

b/ Cấp lãnh đạo Hoa Kỳ dưới quyền TT Reagan có khả năng giỏi hơn

Việt Nam chúng ta có một nhân tài là Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy – một bình luận gia am tường mọi biến chuyển quốc tế, nổi tiếng với bài nhận định thời cuộc đăng tải trên nhiều tờ báo tại Âu Mỹ – đã tiên đoán trình bày trong tác phẩm “Perestroika” (viết bằng Anh ngữ , dày 402 trang với trên 200 dẩn chứng tài liệu) cho rằng ông Gorbachev phải cởi mở thay đổi chính sách cai trị để đủ sức đối đầu với Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Reagan đang leo thang võ trang quân sự, điển hình là kế hoạch phòng thủ chống hỏa tiển SDI (Strategic Defense Initiative).

Chỉ trong lúc đi thuyết trình cho đồng bào Việt Nam, Giáo sư Huy mới đưa một cái nhìn độc đáo rằng dân Nga có truyền thống chơi cờ vua (Chess) nên có thói quen suy nghĩ đa nghi nhiều, còn dân Mỹ thích chơi bài phé (Poker) nên thường phải “tháu cáy” với cây bài xấu nhưng vẫn có thể “tố” cho địch thủ bỏ chạy.

Theo Giáo sư Huy thì Tổng Thống Hoa Kỳ Reagan đã dùng kế hoạch SDI để “hù” Tổng Bí Thư Liên Xô Gorbachev đa nghi bắt phải cải tổ nền tảng để có đủ thực lực đương đầu lại. Quả nhiên ông Gorbachev xúc tiến cải tổ, trước hết về kinh tế (Perestroika) , sau đó về chính trị (Glasnost ).

Nhưng chính vì cải tổ chính trị khiến làn sóng đòi hỏi tự do dân chủ dâng cao kiểm soát không nổi và vuột ra khỏi tầm tay. Bức Tường Bá Linh sụp đỗ, Đông Âu thoát khỏi sự chi phối của Mạc Tư Khoa và Liên Xô tan rả vào ngày 25.12.1991 là hậu quả tất nhiên đó. Chính vì vậy, ông Gorbachev ở hải ngoại được vinh danh là nhân vật có công với cuộc cách mạng dân chủ hóa Đông Âu, nhưng ở trong nước thì trái lại không có chút uy tín gì, vì bị chỉ trích là không có khả năng lảnh đạo làm Liên Xô tan vỡ và nước Nga không còn sức mạnh gì trên bàn cờ thế giới.

Cái nhìn độc đáo của Giáo sư Huy được chứng thực là kế hoạch SDI của Mỹ sau đó được âm thầm hủy bỏ khi mục tiêu đã gạt được Liên Xô.

Xem: http://www.dslamvien.com/2019/07/giao-su-nguyen-ngoc-huy-mot-cuoc-doi.html

2/ “ Ngòi nổ” đã khiến cuộc cách mạng phải xảy ra.

Được tiết lộ qua lảnh tụ Đông Đức – ông Honecker – trong cuộc phỏng vấn báo chí đã tố cáo đích danh Hoàng Thân Otto von Habsburg là người khởi đầu gây làn sóng tị nạn khiến chế độ Đông Đức phải sụp đổ.

Câu chuyện xảy ra ly kỳ như sau:

Hoàng Thân Otto von Habsburg – một dân biểu quốc hội Âu Châu thuộc đảng Thiên Chúa Giáo Xã Hội CSU – thấy chính quyền Hung Gia Lợi (Hungary) vào ngày 27.06.1989 quyết định mở cửa biên giới cho dân chúng tự do đi lại với nước Áo nên đã có sáng kiến tổ chức một buổi picnic lớn tại biên giới Áo & Hung Gia Lợi vào ngày 19.8.1989 .

Xem: https://en.wikipedia.org/wiki/Pan-European_Picnic

Trước đó ban tổ chức đã cho tung truyền đơn đến dân chúng Đông Đức đang nghỉ hè tại Hung Gia Lợi về cơ hội hiếm có “vượt biên” . Kết quả có 661 người dân Đông Đức đến và bỏ chạy qua biên giới xin tị nạn chính trị. Sự kiện này gây rúng động trong dư luận dân Đông Đức ở trong nước cũng như đang nghỉ hè tại Đông Âu và họ ồ ạt kéo qua Hung Gia Lợi để vượt qua biên giới Áo & Hung Gia Lợi đến Tây Đức. Thành ra dân Đông Đức thấy chuyện “vượt biên” đi tìm tự do quá dễ dàng nên họ ào ạt kéo nhau ra đi và khiến Bức tường Berlin trở thành vô hiệu quả và vô giá trị nên cuối cùng cấp lãnh đạo Đông Đức phải ra quyết định “mở cửa biên giới” cho dân chúng tự do xuất ngoại du lịch qua các quốc gia Tây Phương.

Điều đáng nói, Hoàng Thân Otto von Habsburg là một nhân vật có tấm lòng với VN chúng ta vì đã tình nguyện gia nhập làm Ủy Viên Danh Dự của Ủy Ban Quốc Yểm Trợ VN Tự Do (được Giáo sư Huy thành lập vào năm 1986).

V / Kết luận

Kỷ niệm 30 năm ngày Bức Tường Berlin “sụp đỗ” kỳ này khiến dư luận liên tưởng đến những cuộc biểu tình hàng triệu người đòi hỏi tự do dân chủ tại Hồng Kông.

Tại sao vậy?

Bởi lẽ cả hai nơi đều có những điểm căn bản giống nhau:

1) Thành phố Berlin tự do với khoảng 4 triệu dân nằm giữa xứ Đông Đức đã trở thành tử huyệt của Đế quốc Liên sô. Quả thực vậy cách đây đúng 30 năm vào ngày 9/11/1989 Bức Tường Ô Nhục Berlin “sụp đỗ” kéo theo sự tan rã của Liên Sô và khiến cả vùng Đông Âu được tự do.

2) Hồng Kông với khoảng 7 triệu dân được quy định sống tự do ngay trong Đế quốc Trung Cộng nên có thể giống như Berlin sẽ trở thành tử huyệt của Trung Cộng trong tương lai.

Điều này chính Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy từng xác định trên loạt bài bình luận nổi tiếng “Tình Hình Thế Giới Trong Tháng Vừa Qua“ trên báo chí VN tại hải ngoại như nguyệt san Tự Do Dân Bản vào năm 1984 với ví dụ cụ thể cho rằng Trung Cộng lấy Hồng Kông giống như trong tác phẩm Tây Du Ký có chuyện Bà Là Sát nuốt Tôn Ngộ Không vào bụng nên bị “quậy” quá trời khiến cuối cùng phải chịu thua.

Khi Giáo sư Huy qua đời năm 1990 thì chúng tôi đã tiếp tục góp sức viết bài “ Tình Hình Thế Giới Trong Tháng Vừa Qua “ cho nguyệt san Tự Do Dân Bản khoảng 5 năm nên có chút kiến thức về thời cuộc và nhận thấy có lẽ cuộc phản kháng Hồng Kông kỳ này có thể làm Trung Cộng điêu đứng vì có nhiều điểm tương đồng với thành phố Berlin. Nhứt là được chánh phủ và quốc hội Mỹ đã lên tiếng công khai “bảo vệ” để khỏi bị đàn áp như thường xảy ra trong Trung Hoa lục địa.

Quả vậy cho đến nay đã kéo dài đúng 5 tháng mà Trung Cộng không làm gì được Phong Trào Dân Chủ Hồng Kông. Trái lại chính sự phản kháng này đã làm “mất mặt” Trung Cộng và cho thế giới thấy rõ bộ mặt thực độc tài & tàn ác của Bắc Kinh.

Biết đâu Trung Cộng quá tàn ác mất lòng Trời và lòng Dân như Liên Sô nên lịch sử thế giới có thể tái diễn lại và Hồng Kông chính là “ngòi nổ” làm sụp đỗ Đế Quốc Trung Cộng.

 

Bá Linh tổ chức kỷ niệm năm thứ 30 Bức Tường sụp đổ – Nguyễn thị Cỏ May

– Để làm lễ kỷ niệm, xí nghiệp TimeRide đã nghĩ ra cách tổ chức cuộc lễ phải rất đặc biệt với chương trình hoạt náo ba chiều (3D), 600 tòa nhà và 2000 chiếc xe của Bá Linh 1989, tức xe Trabant, được tái tạo. Tham dự lễ chỉ cần leo lên một chiếc xe Bus ảo và cặp kiến 3D để ngược dòng thời gian, đi dạo đường phố Đông Bá Linh trước khi Bức Tường sụp đổ. Du khách sẽ tham quan một thành phố trong thực tế không còn nữa.

Chương trình du lịch ảo sẽ trải dài trên lộ trình 2,38 km bắt đầu ở Checkpoint Charlie. Đây là một địa điểm lịch sử dành cho du khách ngoại quốc với những cửa hàng bày bán kỷ vật như mảnh vụn của Bức Tường, hình cảnh sát Đông Đức, trang phục quân đội thời cộng sản, tiệm cà phê và nhất là tấm bảng ghi “Bạn rời khỏi khu vực Mỹ”.

Nhưng thực tế, hiện đang có cả triệu người chờ dự lễ kỷ niệm 30 năm Bức Tường sụp đổ vào thứ bảy 9 tháng 11 này. Có hơn 200 chương trình với màn nhạc kịch qui mô lớn tại cổng Brandebourg vào tối 9/11 tưởng niệm đêm lịch sử. Để đánh dấu tầm quan trọng lễ kỷ niệm 30 năm, cửa hàng lớn bực nhất Bá Linh, KaDeWe (Kaufhaus der Westens, 60000m2, 7 tầng), đại diện bộ mặt Bá Linh sang trọng, đã có một ý kiến rất đơn giản nhưng rất hay. Ban Giám đốc đặt cho nhân viên mỗi người 1 câu hỏi “Anh, chị làm gì hôm 9/11/1989?”.

Câu trả lời dán lên mặt cửa kiếng với hình ảnh ngày 9 lịch sử để thay thế cho trang trí Noel năm nay.

Trong những ngày đầu sau khi Bức Tường sụp đổ, dân Đông-Bá Linh đua nhau tới cửa hàng KaDeWe. Họ không mua gì hết. Chỉ muốn nhìn xem, ngửi, cảm nhận, trầm trồ… Không ai dám rờ tới một món nào cả. Những thứ mà trước giờ họ chỉ thỉnh thoảng nhìn thấy trên TV Tây Đức.

Hôm nay, ngày kỷ niệm, dân chúng đi dạo trên đường phố, dừng lại trước cửa hàng, đọc những lời ghi lại của nhân viên KaDeWe vừa hồi tưởng như mới ngày nào, vừa trao đổi kỷ niệm với nhau đầy thân tình.

Để kỷ niệm 30 năm ngày Bức Tường sụp đổ có ý nghĩa hơn, nhà KaDeWe lấy một quyết định thật đẹp: đổi tên gọi KaDeWe trở thành KaDeBe – Kaufhaus Der Berliner.

Cộng đồng người Việt Âu châu kêu gọi nhau từ mấy hôm nay cùng tới Bá Linh tham dự biểu tình kỷ niệm 30 năm ngày Bức Tường sụp đổ.

 Ngày này 30 năm trước

Sau thế chiến, nước Đức thất trận và đổ nát. Nước Đức bị các nước thắng trận chia cắt. Phần bị Nga chiếm lập tức đặt dưới gọng kèm búa liềm. Hình ảnh lãnh tụ Staline được treo lên khắp nơi. Những cuộc diễn hành tôn sùng lãnh tụ bắt đầu. Trong lúc đó, phía bên Tây Đức và Tây Bá Linh đường phố tráng lệ, dân chúng sinh sống sung túc và tự do.

Lúc đầu, dân chúng 2 bên Đông và Tây còn qua lại được. Ai ở bên Đông muốn di chuyển qua phía Tây sinh sống cứ mua vé xe cho một chuyến đi không trở lại. Tinh hình dễ chịu này chỉ kéo dài đến ngày 13-8-1961 thì bức tường được dựng lên chia đôi Bá Linh để ngăn cản làn sóng người phía bên Đông không chạy được qua phía Tây nữa vì đến lúc phía Đông gần như không còn người có khả năng làm việc. Các bác sĩ, y tá, kỹ sư, thợ chuyên môn, tài xế… lần lược ra đi. Bộ Công an đã phải điều động nhân viên an ninh đi làm tài xế xe bus, xe điện.

Bức tường Bá Linh chia đôi Bá Linh, mà còn mang ý nghĩa chia đôi thế giới.

Dân chúng Bá Linh bàng hoàng. Người ta lấy drap nối lại bám vào tuột xuống từ cửa sổ trên lầu cao. Kẻ leo qua đầu tường vượt thoát. Có nhóm sinh viên đào đường hầm xuyên qua Đông Bá Linh để giải cứu thân nhân. Những cách vượt thoát đơn giản này chỉ tồn tại được ít lâu vì hệ thống kiểm soát của cộng sảng ngày càng tinh vi và chặc chẽ. Cửa sổ trên lầu cao đều bị bít kín bằng tường gạch.

Cảnh vô cùng cảm động là một ông già đứng xơ rơ một mình nhìn qua bên kia bức tường, nơi con cháu vừa thoát được, nhưng không làm sao thấy được người thân, ông bèn lấy cái nón nỉ của ông đang đội, máng lên đầu cây gậy đưa lên thật cao để mong con cháu mình ở bên kia có thể trông thấy cái nón mà biết ông đang đứng ở đây sung sướng.

Cách nay 30 năm, ngày 9-11-1989, bức tường lịch sử Bá Linh sụp đổ. Biến cố này đối với nhiều người có ý nghĩa kết thúc thế kỷ XX. Trước đó chừng một tháng, Đông Đức vẫn còn là một tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa vững chắc, ông Honecker là con người quyết tâm bảo vệ chế độ đến cùng. Cũng biến cố này, với một số người khác, lại mang ý nghĩa “Lịch sử chấm dứt”. Thực tế địa lý chính trị thế giới thay đổi. Thảm họa chiến tranh sẽ không còn nữa vì chế độ cộng sản Đông Âu và Liên Xô không còn.

Trong suốt 70 năm, cộng sản đã đưa một phần thế giới đi theo một hướng với những dấu ấn đẫm máu và nước mắt đau thương mà lại không mở ra được một tương lai cho thế giới xã hội chủ nghĩa. Nó phải tự đào thải theo qui luật lịch sử.

Bức tường từ khi dựng lên đến khi sụp đổ tiêu biểu cho một Âu châu chia hai, và một thế giới chia hai, mở ra cuộc xung đột giửa hai khối, thảm cảnh của nước Đức bại trận. Mà Bá Linh lại nhắc nhở cho thế giới hai nền độc tài thay phiên ngự trị Âu châu: độc tài quốc xã và độc tài cộng sản!

Cảnh bức tường Bá Linh sụp đổ quả thật là cảnh tưng bừng của một ngày Hội lớn của dân tộc Đức.

Các cô gái hỏi người cảnh sát Đông Đức đứng gát ở cổng vừa được mở ra: “Các anh có vui mừng không? Chắc vui mừng lắm, mặc dầu các anh không để lộ vẻ vui mừng?”.

Trông cảnh sát Đông Đức lúc bấy giờ chỉ là người làm phận sự, không thấy vẻ mặt đằng đằng sát khí như công an phải có. Phải chăng vì họ có học nên có văn hóa, tuy cũng là cộng sản? Mà chính thái độ này đã tránh cho người dân Đức những xung đột thù hằn khi đất nước thống nhất trong một thời gian quá ngắn.

Giống hiếm cần bảo vệ

Nay nhìn lại 30 năm trước, nhiều người nhận xét năm 1989 quả thật là một năm tan rả. Tháng 2, quân nga rút khỏi A-Phú-Hản báo hiệu một sự thoái trào toàn diện của Đế quốc Sô Viết.

Tại Ba Lan, Tướng Jaruzelski thả ông Lech Walesa và bải bỏ tình trạng thiết quân lực, cho phép tổ chức một Bàn Tròn Đại Đoàn kết dân tộc thật sự gồm có Đại diện Chánh phủ, Giáo hội và đối lập. Bàn Tròn dẫn đến sự thỏa thuận tổ chức bầu cử Quốc Hội đa nguyên mà kết quả là nhà trí thức Công giáo Tdeusz Mazoviecki làm Thủ tướng. Chính phủ mới chỉ có 3 đảng viên cộng sản. Cuối năm, ông Lech Walesa đắc cử Tổng thống Ba Lan. Từ nay, không còn cộng sản trên đất nước này. Ba Lan ra khỏi khối Warsovie và Comecon, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của chính đảng. Phải nói Ba Lan là vệ tinh đầu tiên của Liên Sô vứt bỏ sự giám hộ của Mạc Tư Khoa để thật sự trở thành quốc gia độc lập.

Trong đêm 9 rạng 10 tháng 11/1989, khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ, tại Mạc Tư Khoa có một cuộc họp khẩn quan trọng. Cánh quân nhân yêu cầu can thiệp bằng võ lực để tái lập an ninh trật tự cho Đông Đức. Điều này có thể làm được và thành công bởi ở Đông Đức có 400000 quân Nga đồn trú. Nhưng ông Gorbatchev từ chối.

Đến đây, Mạc Tư Khoa đã mất Đông Đức, Ba Lan, Hung Gia Lợi. Tiếp theo là Tiệp, Lổ Ma Ni và 3 nước Lituanie, l’ Estonie, Lettonie tuyên bố độc lập. Đế quốc của Staline dùng bạo lực thiết lập từ sau Thế chiến bắt đầu sụp đổ. Qua năm 1991, Bungary và Nam Tư phân tán.

Làm Perestroika, ông Gorbatchev nghĩ có thể áp dụng lý thuyết “xã hội chủ nghĩa dân chủ và nhân bản” để chinh phục Tây Âu bằng cách xây dựng cho Âu châu một Ngôi Nhà Chung trong đó sẽ sống chung hài hòa những người “cộng sản cải tiến với những người xã hội dân chủ”. Nhưng khi Ủy ban Trung ương đảng biểu quyết chấm dứt vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản và Sô Viết đưa ra dự án luật cho tổ chức bầu cử Tổng bí thư bằng phổ thông đầu phiếu thì giấc mơ hiền hòa của ông Gorbatchev đã không còn thì giờ để thực hiện. Ông Boris Eltsine lên nắm quyền, nhân danh nước Nga, Biélorussie và Ukraine, ban hành một văn kiện có giá trị với luật pháp quốc tế và thực tế địa lý chính trị để khai tử vĩnh viễn Liên-sô.

Ngày 25 tháng 12, ông Gorbatchev từ nhiệm. Ông nhìn nhận lúc ông nắm chính quyền, Liên Sô suy yếu. Tại đây, mọi thứ đều có và phong phú: đất đai, khoáng sản, và cả trí tuệ dân tộc thiên phú. Tuy nhiên, dân chúng sống cơ cực hơn các nước mở mang, chậm tiến hơn, chỉ vì xã hội ngột ngạc do sự quản lý theo ý thức hệ xã hội chủ nghĩa “hồng hơn chuyên” và gánh nặng quân sự. Phải thay đổi tận gốc.

Rất tiếc Ngôi Nhà Âu châu chung của ông Gorbatchev không ra đời nhưng Bức tường Bá Linh sụp đổ đã mở rộng Âu châu từ 12 nước ngày nay trở thành 27 nước.

Ngay sau khi cộng sản Liên Sô và Đông Âu lần lượt sụp đổ trọn vẹn, báo chí Pháp phỏng vấn cựu nữ tài tử điện ảnh nguyên tử của Pháp, bà Brigitte Bardot, nay làm Chủ tịch Hội Bảo vệ súc vật:

– Bà nghĩ sao về biến cố cộng sản sụp đổ?

– Ngày nay, còn sót lại vài đảng cộng sản lẻ loi. Chúng ta phải thấy đó là giống quí hiếm đang trên đà bị diệt chủng nên cần phải bảo vệ cẩn thận.

Câu nói của Bà Brigitte Bardot đã đi vào kinh điển của cộng sản.

Vài nuối tiếc

Ngày nay, ở Đông Đức, Đông Bá Linh, ở Crocavie, Warsovie của Ba Lan thỉnh thoảng người ta thấy xuất hiện đây đó vài người, với dáng điệu như hoài niệm về thời xã hội chủ nghĩa. Họ hút thuốc lá phe xã hội chủ nghĩa cũ, tìm mua bàn ghế thời Staline, tổ chức bảo tàng viện hay khách sạn để nhắc nhở lại thời Honecker hoặc Brejnev. Những người này muốn sống lại cái thời của trước khi bức tường Bá Linh

sụp đổ. Họ tổ chức những cuộc du lịch vào những bộ lạc những người mồ côi của Staline, tức những khu phố hẻo lánh còn ít nhiều người còn mơ về thời bao cấp mà họ có tiêu chuẩn để hưởng thụ, khỏi phải lao động.

Khi nói về những người mang nặng não trạng hoài niệm này, người ta thường nhắc lại một nhân vật như điển hình. Ngày nay, tại Bảo tàng viện Checkpoint Charlie dành trưng bày hình ảnh về bức tường và những người hy sinh vì đi tìm tự do lúc ấy có trưng hình ảnh anh công an Đông Đức tên Konrad Schumann. Anh ta đã đi vào lịch sử.

Năm 1961, đúng vào lúc bức tường dựng lên chia đôi Bá Linh, Konrad nhảy qua rào kẻm gai, đầu đội mủ nga, tới được phía Tây Bá Linh. Suốt 15 ngày liền, người ta công kênh anh lên như một anh hùng của tự do. Sau đó, người ta quên mất anh. Konrad không thể hội nhập xã hội tự do với nghề làm công an cộng sản. Tây Bá Linh giàu có nhưng không phải là thành phố dành đãi ngộ Konrad.

Chỉ ít lâu sau, Konrad say rượu, sống lây lất đầu đường xó chợ. Anh tiếc đã sai lầm vội chạy theo những người anh em bên Tây Bá Linh mà nay họ là những con người thờ ơ lảnh đạm. Konrad là mẫu người điển hình đầu tiên của Đông Đức hoài niệm về thời xã hội chủ nghĩa.

Ngày nay, tại Checkpoint Charlie là một trong ba điểm qua lại Đông-Tây lúc bấy giờ, người ta hằng ngày đang chơi lại trò chơi chiến tranh lạnh. Vẫn còn ít người dân Đông Đức bất mãn vì thất bại trong đời sống tự do. Họ tỏ ra rất cuồng tín về cộng sản như một thái độ phục hận.

Thành tích của chủ nghĩa xã hội hiện thực

Cách nay hơn nửa thế kỷ, khi Liên Sô phóng lên quỷ đạo phi thuyền Spounik, Đông Đức đồng thời loan báo cho thế giới biết phát minh mới của chủ nghĩa xã hội hiện thực: chiếc xe du lịch Trabant!

Trong những tuần lễ kỷ niệm 30 năm Bức tường Bá Linh sụp đổ, nhiều Salons sẽ tổ chức trưng bày chiếc Trabant. Ngày nay Âu châu có tới 150 Câu lạc bộ những nhà sưu tập của hiếm quí, xe Trabant của Đông Đức cũ, mà riêng Đức có tới 120 Salons. Những văn phòng du lịch giới thiệu nhiều chương trình du ngoạn trong thành phố Bá Linh, Dresde, Leipzig của Đông Đức cũ bằng xe Trabant.

Chiếc Trabant ngày nay trở thành của quí hiếm cần được bảo vệ kỹ mà có lẻ chính những người phát minh ra nó trước kia chưa kịp mơ màng tới.

Ở Pháp hiện có 400 người còn giữ 430 chiếc Trabant được chăm sóc kỹ lưỡng như những nữ trang quí giá.

Trabant thuộc loại xe 2 thì, 500 cc, khi chạy nhả khói xanh, ăn 5,5l xăng /100km. Tốc lực tối đa là 90km/giờ.

Vì sắt thép ưu tiên dành cho kỹ nghệ vũ khí để trang bị cho các nước xã hội chủ nghĩa “giữ hòa bình thế giới”, sườn xe Trabant làm bằng một thứ hổn hợp gổ và nhựa, nhưng vẫn gây ô nhiễm khi tiêu hủy.

Việc tu bổ rất đơn giản, chỉ cần thường xuyên rà lại đinh óc kẻo nó sút ra không biết vì máy nổ làm nó bị long.

Đừng quên Trabant vẫn là giấc mơ vĩ đại của nhân dân thợ thuyền xã hội chủ nghĩa. Sau khi có hồ sơ tốt, tức đầy đủ và hợp lệ, nộp đăng ký xin mua thì phải đợi ít nhất 12 năm. Giá chiếc Trabant bằng 2 năm lương trung bình của một công nhân thợ thuyền.

Trong lúc đó, giấc mơ của người thợ hảng xe hơi Tây Đức là cuối đời, tức lúc hưu trí, có được cái nhà và chiếc Mercedes, loại 500, để đi chơi vì còn đủ sức khỏe.

Giấc mơ này thường trở thành hiện thực.

Trong ngày Lễ kỷ niệm 20 năm Bức tường Bá Linh sụp đổ, trên đường phố, nhiều người có dịp nghe người dân Đông Đức của 3 thế hệ nói về nước Đức hôm qua và ngày nay. Một bà hơn 70 tuổi nhớ lại “Tôi không sợ Stasi (Mật vụ Đông Đức) vì tôi không nói chuyện chính trị. Được tiêu chuẩn mua sắm Noel, tôi thường phải sắp hàng hẳng giờ để mua được vài trái cam tươi. Chuối rất hiếm vì là sản phẩm ngoại. Bà cười: ngày nay, tôi ăn mỗi ngày một trái chuối. Để trả thù!”.

Một bà khác lối 50 tuổi: “Không có gì phải lo ngại công an khi người ta không cần có chính kiến khác hơn đường lối đảng. Mọi người đều được tự do. Tự do đi du lịch qua các nước Liên Sô, Nam Tư. Chỉ không được phép qua Tây Âu mà thôi. Tôi là giáo sư đại học dạy sinh ngữ Serbe-Croate. Việc học và chọn môn học phải được hướng dẫn. Đậu được Tú Tài và vào Đại Học, phải là Đoàn viên. Làm giáo sư, dĩ nhiên phải là đảng viên”. Con gái của bà đang là sinh viên nghe mẹ kể chuyện nước Đức trước đây 20 năm, lắc đầu cười: “Không thể tưởng tượng được. Chuyện như vậy mà có thể có thật!”.

Tại thành phố Leipzig, Mục sư Tin lành Martin Weskott, sau ngày 9/11/89, trông thấy sách vỡ của chế độ cũ bị vứt tung tóe ra đường, lấy làm đau lòng cho chữ nghĩa nên ông bèn nhờ người lấy đem về chất đầy ga-ra, rồi đầy cả trong nhà. Cả triệu cuốn, đủ loại. Ngày nay, ông nổi tiếng là người sưu tầm sách

Đông Đức. Nhiều người muốn tìm những thông tin về Đông Đức cũ phải tới ông tìm mua. Tiền bán được, ông đem cho nhà thờ.

Nước Đức thống nhất được 30 năm, nhưng ngày nay, đây đó vẫn còn một bức tường khác, vô hình ngăn cách Đông-Tây ở người dân bình thường. Nhiều gia đình dời chỗ ở vì người láng giềng mới quá xa lạ, không quan hệ được. Hoặc vì giá nhà tăng vọt cao và nhanh. Người Tây Đức đổ lỗi cho đồng bào gốc Đông Đức không chịu làm việc, không chịu thích nghi. Người Đông Đức cũ thì cho rằng người Tây Đức ích kỷ, đóng kín và kiêu ngạo.

Dư luận chung cho rằng Đông Đức cũ không phát triển, không có tương lai. Nhưng thực tế, Chính phủ Liên Bang Đức đã bỏ ra 1300 tỉ Euros để nâng xã hội Đông Đức lên. Hố ngăn cách giửa Đông và Tây đang nhỏ dần. Các viện nghiên cứu quả quyết đến năm 2019, Đông Đức sẽ phát triển mạnh về các nghành kỹ thuật cao khi hạ tầng cơ sở hiện đang xây dựng xong.

Bức tường Bá Linh sụp đổ xảy ra như một bất ngờ quá lớn đối với mọi người vì trước đó chỉ ít ngày, cả thế giới không ai nghĩ tới. Chủ tịch Đông Đức Honecker, lúc dân chúng biểu tình, ồ ạt kéo qua Tây Đức, vẫn không nghĩ chế độ của ông sẽ sụp đổ, ông không phản ứng mà chờ phản ứng của Liên Xô như trước đây. Đến lúc tình hình quá khẩn trương, ông ra lệnh cho liên lạc cầu cứu Liên Xô thì mới được biết Liên Xô không can thiệp đưa xe tăng qua giải tán biểu tình nữa.

Thế là không còn Đông Đức! Ông Honecker bị công lý dân chủ xét xử về những tội chống nhân loại.

Lý thuyết cho rằng một khi cộng sản dùng bạo lực và dối trá cướp chính quyền và giữ chính quyền (lý thuyết của Lênin) thì chế độ cộng sản sẽ đời đời bền vững vì không bao giờ có thể bị sụp đổ. Lý thuyết này ngày nay không còn giá trị nữa.

Ngày khai diễn Lễ kỷ niệm 20 năm Bức Tường sụp đổ, dân chúng Đức và nhiều nước Âu châu có mặt tại chỗ đều hân hoan, trong lúc ấy có lối ngàn người Đức biểu tình phản đối Lễ, với khẩu hiệu “Lịch sử không chấm dứt” hoặc “Cực lực chống lại những chiêu bài tự do”, “Đả đảo thứ tự do giả hiệu”. Cảnh sát giữ trật tự để cho những người cực tả này biểu tình. Không biết năm nay, họ có biểu tình nữa không?

Ngày thứ hai 9/11, các mạng điện tử của Đức, của các Hội thân hữu Đức-Tàu, truyền đi chương trình buổi lễ kỷ niệm 20 năm Bức tường Bá Linh sụp đổ bị Bắc Kinh ngăn chặn không cho phổ biến trong nước Tàu. Dân chúng Tàu không thể theo dõi. Những người làm các mạng điện tử ấy phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Riêng Việt nam, không biết lúc đó Hà Nội, qua Tòa Đại sứ tại Bá Linh, có theo dõi, và để dân chúng cùng theo dõi lễ kỷ niệm 20 năm Bức tường Bá Linh sụp đổ cùng với cả thế giới hay không? Nếu không, Hà Nội đã để lỡ mất cơ hội quí báu mà không biết chia sẻ cái vui mừng chân thật của cộng đồng thế giới.

Năm nay, Bắc Kinh và Hà Nội cũng lại đóng cửa ngăn cấm hình ảnh buổi lễ kỷ niệm 30 năm Bức Tường sụp đổ nữa hay sẽ cho phổ biến?

Họ lo sợ vì họ đang bị ám ảnh sự sụp đổ. Vì bất ngờ không thể lo liệu trước được.

08.11.2019

 

 

30 năm sau…

Thu là mùa riêng của thi nhơn hay còn của Cách mạng? Mùa Thu 1989, nhơn dân Cộng Hòa Dân chủ Đức đứng lên viết lịch sử dân tộc. Không nhờ bên ngoài. Bằng cách nhơn dân Đức biểu tình ở Bá linh, ở Leipzig, ở Dresde giựt sập Nhà nước-đảng của đảng xã hội thống nhứt, kéo theo công an chánh trị, truyền thông của đảng.

Trong những ngày đầu sau khi bức tường sụp đổ, đại bộ phận dân chúng từng chống chế độ độc tài đều mong muốn, không phải nước Đức thống nhứt, mà một nước Đức Cộng hòa Dân chủ (RDA) thật sự Dân chủ. Thật vậy, kết quả điều tra của tờ báo lớn Spiegel ngày 17/12/1989, cho thấy có 71% dân chúng Đông Đức trả lời. Riêng một mục sư tham dự cuộc biểu tình vĩ đại ở công trường Alexander, Bá linh, ngày 4/11/1989, phát biểu “Chúng tôi cùng người Đức, chúng tôi có một trách nhiệm trước lịch sử, đó là chỉ ra một chủ nghĩa xã hội thật sự có thể có”. Lời phát biểu của ông diển tả khá trung thực tâm trạng của đa số dân chúng Đông Đức lúc bấy giờ.

Tháng mười năm sau, 2 nước Đức thống nhứt. Cộng hòa Dân chủ Đức thống nhứt vào Cộng hòa Liên bang Đức. Thực tế đất liền đất, Bá linh là Thủ đô của nước Đức thống nhứt. Chung một nền kinh tế thị trường. Nhưng lòng người lại không là một.

Không riêng gì Đông Đức củ, mà nhiều nước khác trong khối COMECON, sau ngày cộng sản sụp đổ, liền gia nhập khối Âu châu (Liên hiệp-UE), ngày nay muốn tách ra, trở về lại với chính mình. Một hiện tượng hiển nhiên sau khi bức tường không còn chia đôi Bá linh, chia đôi thế giới.

Trước lễ đài kỷ niệm trong nhà thờ Hòa giải, nơi đây trước kia bị cộng sản Đông Đức phá hủy, Bà Thủ tướng Merkel kêu gọi Âu châu hảy cùng nhau bảo vệ những giá trị nền tảng như “dân chủ và tự do”, chống lại những chống đối ngày càng gia tăng. Đó là những giá trị nền tảng làm nên Âu châu, như tự do, dân chủ, bình đẳng, Nhà nước pháp trị và bảo vệ nhơn quyền. Phải luôn luôn bảo vệ vì không phải tự nhiên những giá trị ấy tồn tại và được tôn trọng.

Bà nói thêm “Trong tương lai, phải cùng nhau dấn thân bảo vệ những giá trị của Âu châu, trong lúc mô hình dân chủ tự do ngày càng bị xét lại, ở khắp nơi trên thế giới, và cũng bị xét lại ngay cả ở Âu châu này nữa. Một số nước Âu châu như Hung-gary hoặc Ba-lan, tuy trong những năm 1980, đứng đầu chống cộng sản, ngày nay bị Âu châu lên án là không tôn trọng nghiêm chỉnh những qui tắc của chế độ Nhà nước pháp trị.

Ở khắp nơi, người ta ghi nhận chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang manh nha và dân chủ tự do bị chống đối và phê phán. Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeir, trong bài diển văn kỷ niệm 30 năm Bức Tường sụp đổ, không quên lời ghi ơn các nước Ba-lan, Hung-gary, Tiệp và Slovaquie, trước Tổng thống của bốn nước trên khán đài, đó là 4 nước trước kia trước kia đã tiên phong chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho bức tường sụp đổ, và tất cả những người đã góp sức cùng xô ngã Bức Tường hôm 9 tháng 11/1989.

Ông nhắc lại những người cách mạng ôn hòa Đông Đức, cũng như vị cụu lãnh đạo liên-xô củ Mikhail Gorbatchev đã can đảm từng bước tiến hành chánh sách hòa hoản để sau cùng kết thúc chế độ cộng sản độc tài.

Ông cũng mô tả vai trò của Huê kỳ lúc bấy giờ là cánh tay đắc lực của Tây Đức đã đóng góp làm cho nền tảng Bức Tường suy yếu.

Người dân Đức chúng tôi nợ rất nhiều ở nước Mỹ. Tôi mong rằng trong tương lai, hai nước Mỹ và Đức là đối tác cùng tương kính, cùng tôn trọng dân chủ và tự do, cùng chống lại sự ích kỷ quốc gia.

Cộng sản thanh toán cộng sản

Lịch sử ghi rỏ Bức Tường Bá linh sụp đổ ngày 9 tháng 11 năm 1989 nhưng thật ra, từ mùa xuân, Hung-gary đã mở cửa biên giới qua Áo. Vài hôm sau, có những chuyến xe lửa đặc biệt chạy thẳng qua Tây Đức. Như vậy, ngay từ mùa xuân đã không còn Bức Tường chia hai Bá linh, chia hai nước Đức và thế giới. Khi Đông Đức làm lễ kỷ niệm 40 năm Cộng hòa Dân chủ Đức, hàng trăm ngàn người dân xuống đường biểu tình, thách thức Chủ tịch nước Nonecker, kêu gọi Gorbatchev giúp họ giải phóng Đông Đức. Trong lúc đó, tại Diển đàn Comecon, Tổng Bí thư cuối cùng của đảng cộng sàn Ba lan kề tai hỏi nhỏ ông Gorbatchev rằng ông có thấy thế là “hết” rồi hay không?

Ông Gorbatchev, hơn ai hết, đã biết từ lúc Hung-gary mở cửa. Ông đã không có ý nghĩ phải cúu cộng sản vì ông biết rỏ cộng sản đã chết từ lâu rồi, nhưng ông muốn cúu nước Nga để không bị chết chùm theo cộng sản và khối liên-xô.

Từ tháng 11 năm 1985, ông Gorbatchev đã lên tiếng cảnh cáo các nhà lãnh đạo “chế độ dân chủ nhơn dân” là không thể trông cậy vào Liên-xô nữa để tiếp tục nắm quyền mà phải mở cửa, đối thơại, cải tổ, làm theo những đìều mà ông đang làm ở Mạc-tư–khoa.

Tiếp thu được thông điệp của Gorbatchev nên Ba-lan, Hung-gary và Tiệp-khắc đứng lên làm cách mạng dẹp bỏ cộng sản trước, tiếp theo là Đông Đức. Chỉ có hai người là Honecker, Chủ tịch Đông Đức và Ceausescu, Chủ tịch Roumanie, ngoan cố không hưởng ứng mà còn mong đợi ông Gơrbatchhev sẽ bị hạ bệ nên kẻ sống luu đài, người bị cách mạng dân chủ xử tử vì tội, tới giờ chót, ra lệnh quân đội dùng bạo lực đẹp cách mạng.

Hình ảnh ngày 9 tháng 11 năm 1989, dân chúng biểu tình, vui mừng là sức mạnh đã mai táng bảy thập niên cộng sản ngự trị nhưng thật ra chính cộng sản tự tiêu diệt đúng hơn vì cộng sản không thể sống được như lịch sử đã nói.

Nói cách khác cộng sản chỉ là một dấu ngoặc (parenthèse) thảm hại và chỉ cần đóng dấu ngoặc lại thì đời sống xã hội trở lại bình thường trong một Âu châu không biên giới và một Tây Âu không xung đột.

30 năm sau…

Sau chiến tranh, thế giới sống trong cảnh đối mặt nhau giữa Đông và Tây theo cái lô-gíc nhị phân. Bên này chống bên kia. Dân chủ tự do chống độc tài toàn trị. Tây phương chống cộng sản. Sau khi Bức Tường sụp đổ và Liên-xô tan rả, Tây phương nghĩ rằng thế giới từ nay chỉ có một với nền văn minh phổ quát theo mô hình nền văn minh Tây phương.

Nga và các nước trong khối liên-xô củ được mời khám phá cái hay, cái đẹp của nên dân chủ tự do, đồng thời áp dụng chủ thuyết kinh tế tự do, gia nhập Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (Otan) mà trước kia, Tây Âu cam kết với Gorbatchev là không mở rộng Hiệp ước này qua phía Đông. Lợi dụng khối cộng sản sụp đổ, Tây Âu có ý muốn bao vây luôn Nga, áp lực Nga và các nước anh em xhcn củ áp dụng chủ thuyết kinh tế của bà Thatcher là giảm chi tiêu công cộng, tư hũu hóa toàn bộ, thả nội giá cả, cải tổ luật xã hội theo chuẩn mực Anh. Thế là các chức sắc củ cộng sản ở khắp nơi đua nhau chụp giựt cơ hội trở thành những nhà tài phiệt mới.

Nhiều nước Âu châu phản ứng, dưới nhiều hình thức mà giới cầm quyền ở một số nước gọi đó là “chủ nghĩa dân tộc cực đoan”, là “chủ nghĩa dân túy”,..Poutine năm quyền chủ trương phục hồi địa vị cường quốc nước Nga, còn thêm tham vọng muốn dựng lại khối liên-xô, ve vảng thời vang bóng của Staline tuy ông nói “Ngáy nay, lập lại cộng sản là người không có cái đầu, nhưng quên hẳn cộng sản là người không có con tim”.

Năm 2014, Viktor Orban của Hung-gary tố cáo tham vọng của phía Tây Âu, lên án giáo điều và ý hệ của Tây Âu, mà quay lại với mô hình toàn trị theo kiểu Singapour, Tàu hay Nga.

Hưởng ứng hiện tượng này không chỉ riêng có các nước cộng sản củ, mà cả nước dân chủ tự do như Ý và nhiều phong trào hay chánh đảng chiềm được số phiếu cao trong các cuộc bầu cử như ở Hòa lan, Áo, Pháp, Đức, …

Vậy Bức Tường Bá linh sụp đổ, 70 năm cộng sản cai trị tiêu vong, ngày nay, đó có phải là thất bại của cách mạng Dân chủ Tự do trước làn sóng dân tộc cực đoan, dân túy chiếm chánh quyền ở nhiều nước Âu châu và cả Á châu hay không?

Theo nhà bình luận Sylvie Kauffmann trên nhựt báo Le Monde thì không phải. Cuộc cách mạng mùa Thu năm 1989 không phải là một thất bại, mà cũng không phải là lịch sử kết thúc như học giả Francis Fukuyama viết.

Đó phải chăng là một khởi đầu mới của lịch sử?

Việt nam cũng có “cách mạng mùa Thu”, cũng có cướp chánh quyền, cũng có tuyên ngôn độc lập nhưng hoàn toàn không đưa đất nước đến Dân chủ Tự do. Trái lại, đó là khởi đầu cho mười triệu người Việt nam tử vong trong 2 cuộc chiến tàn khóc do Hồ Chí Minh khởi xướng vì tham vọng cá nhơn để ngày nay dân chúng bị nô lệ dưới chế độ cộng sản cai trị, Việt nam bị đảng và Nhà nước cộng sản Hà nội bán đáu giá cho Tàu.

Ở Nga và Đông Âu, cộng sản giết cộng sản, chớ không vì một sức mạnh nào từ bên ngoài tới can thiệp. Vậy Việt nam cũng sẽ là trường hợp thứ hai? Hay ở Việt nam, chính dân chúng phải tự mình đứng lên làm lịch sử dân tộc?

 

 

Vui cười

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, tờ báo Nhân Dân đưa tin:

“Hồ Chủ Tịch tắm ở đầu nguồn sông Hồng, người dân cuối nguồn sông Hồng uống nước còn thấy ngọt.”

CIA phân tích bài báo rồi report lên tổng thống Mẽo:

“Báo chí Việt Nam thông tin chủ tịch Hồ Chí Minh bị bệnh đái đường nặng.”

 

 

Những Cánh Cửa Gió (kỳ 3)

Quốc Nội: Bãi Tư Chính … Chống Tàu? hay Phò Tàu? –  Phan Văn Song

Mở:

Kính thưa quý bà con, cô bác bạn hữu,

Tuần qua, bài viết vừa post cho quý bà con xong, thằng tui, người viết, nhận lá thơ trả lời nầy, xin chia sẻ cùng quý vị:

Thật quá quý hóa! Anh bạn thân nầy, sống xa tôi cả trên 6/700 cây số, nhưng hai thằng vẫn thỉnh thoảng gọi đấu láo nhau có khi cả giờ đồng hồ! Bạn ở tuốt trên phương trời xa lắc phía Bắc Âu Châu, quê hương tỵ nạn của bạn, cũng y chang như quê hương xứ sở bạn, thuở xưa của xứ Đồng Tháp, của xứ của kinh đào và đất thấp, và bây giờ, bạn lại ở đây, nơi xứ người, cũng là quê hương của kinh đào và đất  thấp… Đó là xứ Hòa Lan (Hòa Lan, chớ không phải là Hà Lan nhé ! Hòa Lan là tên phiên âm của người Việt ta, từ tên Hollande của người Pháp – thường được dùng (sai lỗi do người Pháp) để chỉ vừa một quốc gia, vừa cả người dân và cả ngôn ngữ của Vương Quốc nầy.

Hollande, thật sự chỉ là một vùng đất thuộc Vương Quốc Nederland. Koninkrijk der Nederlanden – The Netherland – Le Pays-Bas – Vương Quốc của ĐấtThấp.

Hollande nghĩa là  Vùng Đất Trủng. Tên Hollande, thật sự chỉ là một vùng chia làm hai tỉnh (tỉnh Hollande Bắc và tỉnh Hollande Nam) nơi của những thành phố lớn Ansterdam, Den Hag, Rotterdam. Và cả tiếng nói, Hollandais, cũng chỉ là một địa phương ngữ của vùng nầy. Thế nhưng ngưòi Pháp vẫn gọi người Hòa Lan là Hollandais, ngôn ngữ vẫn hollandais … chứ đúng ra phải là néerlandais…

Thật tình sung sướng và vinh dự khi người viết nhận được những phản hồi, hồi đáp của độc giả. Xin nhắc lại lần nữa, rằng cá nhơn thằng tôi, không phải là một nhà văn và rất dốt việt ngữ, do đó đừng gây tôi sai chánh tả, hay tại sao viết theo giông Nam kỳ , tôi nghiệp thằng tui ! Tất cả do hoàn cảnh lúc nhỏ – ba tôi, vì đi lính, khi ra Trường Võ Bị, lãnh công tác trên vùng thượng, nên gởi anh em tôi vào Trường Thiếu Sanh Quân Pháp ở Dalat, nằm « ơ Cité des Pics, cạnh Sân Cù – cơ ốc sau nầy là Trường Đại Học Dalat. Do đó, sau khi Tây về nước, chúng tôi được tuyển, chuyển qua Lycée Yersin học, với chương trình Pháp, nên việt ngữ rất kém.  Sở dĩ viết bài, chia sẻ, thôi thúc, quảng bá tinh thần Chống Tàu, Diệt Việt Cộng cũng chỉ vì quá sốt ruột trước tình hình đất nước! Chỉ thế thôi ! Tôi tánh tình bộc trực, thích nói thẳng ra những gì, ai cũng thấy, nhưng thiên hạ, hổng thèm, làm lơ không nói, hay làm biếng, hay hổng thèm nói, vì biết rằng nói cũng vô ích. Việt Cộng đầu có sạn, nói cũng chẳng làm thay đổi tý gì! Con cái nó phè phởn, ngỏng ngỏng, đi cà nhổng, vẫn phởn phơ mà vẫn giàu có sang trọng, ăn nhậu suốt ngày. Và cái gương xấu đấy, tuy phè cánh nhạn nhưng kết quả vẫn giàu, thì làm sao một nhà mô phạm nói chuyện đạo đức được… ?

Sau đây là xin chia sẻ lá thư của anh bạn cư dân xứ Đất Thấp.

Kính anh Phan Văn Song,

Sao anh không cho thêm vài câu về các cửa gió:

– giải túc cầu,

– tuyển hoa hậu,

– ca nhạc tài tử Miền Tây,

– tuyển ca sĩ,

– lễ Phật Đảng (quốc danh)

Anh moi ra kinh tế thị trường”…nhưng với câu thòng là « định hướng xã hội chủ nghĩa»! Thật sự, là do Đảng kiểm soát chi thu.” sao anh không moi luôn ra tụi lái buôn Tàu khuynh đảo thị trường tiêu thụ nông sản, ngư sản làm cho nông dân, ngư dân Việt nam cong lưng ra mà làm, vẫn trả không hết nợ. Thí dụ: Bọn lái buôn tàu đến tại chỗ thu mua vài ba mùa, rồi đột nhiên họ không đến nữa, thế là cả chục tấn khoai mở (loại khoai ngọt trắng) đành đổ bỏ ngoài đồng. Cái “định hướng xã hội chũ nghĩa” ở đâu mà để cho kinh tế lụn bại như thế.

Về việc Việt cộng đem trình chiếu bộ phim Hai Phượng tai hải ngoại, tôi đồng ý với anh. Họ muốn bọn hải ngoại thấy rằng công an ta cũng lo cho nước, cho dân chớ bộ. Đất nước ta được pháp trị dàn hoàng. Nhưng cái dụng ý lớn hơn còn ở phía sau. Cái bọn “Việt kiểu” sẽ lo cải nhau về nội dụng ý của phim mà quên đi nhiều chuyện khác, trong lúc nầy là chuyện mất Bãi Tư Chính. Đối với bọn công sản cầm quyển Việt nam, thì đây là chuyện ”không thể nghĩ bàn”: chống Tàu cũng không xong, mà không chống cũng không xong. Tốt hơn hết là đừng có ai nói tới.

Phần ”chống cái ác” và ”tù nhơn lương tâm” anh lý luận rất sắc bén, rạch ròi, có hơi cự đoan. Nhưng cái cực đoan đó cần thiết. Người kéo đoàn người dừng lại, bao giờ cũng phải dùng lực nhiều hơn người ta tự dừng lại.

Kết luận của anh rất chân thật và rất cảm động đượm một chút bi ai.

….

(Ngưng trích)

Cám ơn anh bạn già.

Bãi Tư Chính: Cánh Cửa Gió giúp người Việt ta chống Tàu?

– Hải đảo Việt Nam chúng ta đã mất từ lâu. Từ 1974 đã về tay Tàu Cộng lận. Năm 1974, lợi dụng Miền Nam Việt Nam đang bị đồng minh Mỹ bỏ rơi,  Tàu đánh Việt Nam Cộng Hoà, xâm chiếm Quần đảo Hoàng Sa –  dưới sự đồng lỏa của Bắc Việt và dưới con mắt thờ ơ – hay với một nghéo tay hứa hẹn gì giữa Kissinger và Chu Ân Lai? – của đồng minh Mỹ. Quên làm sao được khi một thằng con của đất nước Việt Nam – Đảng Cộng Sản Hà nội, lúc bấy giờ – đã vuốt mặt, không ngần ngại tuyên bố «Thà để Tàu xâm chiếm còn hơn!»… Dĩ nhiên, vì nợ Tàu quá nhiều, nên phải trả thế thôi … Và sau đó, tiếp tục trả nợ: Hết đường 9 đoạn – Lưỡi Bò – Chữ U – xâm chiếm 3/4 hải phận, xong đến các đảo quan trọng của quần đảo Trường Sa! Rồi … rồi … các « tàu lạ » bắt đầu đâm, đụng, đánh chìm, các tàu cá Việt Nam… Rồi … rồi … những hành động bá quyền trên biển… của Tàu càng ngày càng lộ rõ … Các quốc gia khác, trong vùng Biển Đông, từ Nam Dương, Mã lai đến, Phi Luật Tân … đều có tỏ thái độ phản kháng, ngay cả kiện tụng ra Toà Án quốc tế… Riêng Việt Nam im thinh thích, ngậm miệng ăn tiền … Không la, không phản đối, dĩ nhiên, không kiện tụng … Trái lại, còn đàn áp người dân mình, khi  dân mình tỏ thái độ bất mãn với Tàu bằng những biểu tình phản đối chống Tàu…!

– Người dân đâu có chống chánh phủ nhà nước Việt Nam đâu? Chỉ chống Tàu! Tại sao Đảng Cộng Sản Hà nội đương quyền Nhà Nước Việt Nam lại đàn áp công dân Việt Nam mình, đang tỏ thái độ phản đối một quốc gia dù là láng giềng, dù là đã gắn bó bằng khẩu hiệu, tình hữu nghị 16  chữ vàng, 4 chữ tốt, nhưng vẫn không ngần ngại, hằng ngày, xâm phạm lãnh hải quốc gia Việt Nam, và rõ ràng đang tỏ một thái độ bất hảo, bất lương, bất thiện với ngư dân mình, đồng bào mình ? Đây thật là một thái độ khó hiểu! Thái độ càng khó hiểu nầy, phải chăng đã chứng minh rõ ràng rằng Nhà Nước và Đảng Cộng Sản Việt Nam đã mất hẳn chủ quyền nên phải đàn áp dân mình để thỏa lòng ÔNG CHỦ mình, Đảng Cộng Sản Tàu?

– Thế nhưng tại sao lần nầy, khi Tàu đem giàn khoan xâm nhập vùng Bãi Tư Chính, Hà nội bổng nhiên lại phản đối? Phản đối chánh thức, bằng ngoại giao.  Nhưng vẫn không cho phép dân chúng Việt Nam mình biểu tình Chống Tàu! Lạ thật!

– Đáng lý là phải nhờ vào, phải tạo một phong trào dư luận bằng «dân biểu tình» để tạo dư luận, tạo cảm tình quốc tế chứ! Cớ sao lại không lợi dụng dư luận quốc tế? Một dư luận quốc tế hiện nay đang mất thiện cảm với Tàu! Qua những dữ kiện mới nhứt như nào đàn áp Hong Kong, như nào cuộc thương chiến Mỹ-Tàu, qua những thái độ tự hào dân tộc « đặt sai chổ » hoặc hiếu chiến, hoặc cường điệu, hoặc khinh người của người Hoa – như thái độ đối đãi của người Hoa đối với dân tộc Duy Ngô Nhĩ-Ouigours ; hay với chánh sách chánh trị bành trướng đối nội, hay đối ngoại của Tập Xù Xì, hay với thái độ kỳ thị khinh người, khoái phô trương, «đầy dân tộc tánh» của các thương gia Tàu đang đầu tư hay kinh thương ở ngoại quốc – không xài công nhơn sở tại, tất cả đều mang từ Tàu qua, kể cả lương thực … Tất cả những hiện tượng nầy, đã chuyển ngược dư luận người Pháp (chỉ nói riêng ở Pháp) từ thái độ thân thiện của người Pháp qua thái độ ngờ vực, nghi kỵ và ngày nay bài bác hẳn… Đó là chỉ nói riêng dư luận người Pháp đối với người Tàu ngày nay thôi, tại các quốc gia âu mỹ khác cá nhơn người viết không dám nói đến vì không có dịp trao đổi hay quan sát. Ở Pháp, ngày nay, từ ngữ Pháp «chinois – tàu» «chinoiseries – đồ tàu», biến thành những từ ngữ đầy đầy nghĩa xấu, mĩa mai … với một ý nghĩa bất hảo – hàng hóa dỏm, mánh mun… hàng nhái – hàng dỏm … Do đó, người Việt chúng ta ở Pháp, với diện mạo đông nam á, chúng ta cũng khá bị «lây», «kẹt» với cái phong trào chê Tàu ngày nay.

Vì những lý do đó, chúng ta phải bằng mọi giá, phải tố cáo những hành động xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam. Lợi dụng bằng mọi giá, phong trào Hong Kong, hay những tin tức, hay hình ảnh về sự đối xử của Nhà cầm quyền Tàu với dân chúng sở tại vùng Tân Cương, để kéo cảm tình và báo động dư luận người Pháp và quốc tế về tương lai Việt Nam (rất gần) cũng sẽ bị xâm phạm như Hong Kong, như Tân Cương.

– Hong Kong nay là một cánh cửa gió rất lớn đầy hy vọng cho Việt Nam chúng ta! Trung cộng đang dùng dùi cui TRỊ dân Hong Kong, Trung Cộng đang xịt vòi rồng chống dân biểu tình Hong Kong.

– Nhưng đồng thời Trung Cộng đang một cách «thản nhiên – bình thường» «vô tội vạ» Đàn áp, và NHỐT «cải tạo» một Triệu dân Duy Ngô Nhĩ – Ouigours! Và Trung Cộng đang «thản nhiên, bình thường» xâm chiếm đất đai «thuộc địa hoá» rất nhiều quốc gia Phi Châu!

Bãi Tư Chính Cánh cửa Gió giúp Tập Trị Dân Tàu?

– Một mặt khác, du khách Trung Cộng đang « bình thản – bình thường» nhởn nhơ du lịch, mua hàng hóa các của hàng to lớn, sang trọng của các thủ đô quan trọng thế giới: Paris, New York, London… Cảm tình, tình người, khác với thương nghiệp, thương vụ… Con tim không có ngón tay đếm tiền! Mặc dủ «Tình» và «Tiền» đều bắt đầu bằng chữ T!

– Nhưng, mặc dù có du khách đem ngoại tệ đến với ngành du lịch, cái tỷ lệ cảm tình đối với Tàu của dư luận quốc tế ngày nay cũng tiếp tục tuột dốc trên đà đi xuống, cộng với cái khủng hoảng của thị trường nội địa Tàu, Đảng Cộng Sản Tàu đang cần những «thù địch», những «địch thủ» để tạo một làn sóng Tự Hào Dân Tộc Tàu. Do đó, Đảng Cộng Sản đương quyền Tàu cần Việt Nam đóng một vai trò «thù địch»? Hay vai trò một «địch thủ». Một địch thủ có ích – un adversaire utile. Mieux un ennemi utile! Ngon hơn, Một kẻ thù có ích!

Việt Nam phản đối Bãi Tư Chính chẳng qua là đóng vai trò đó. Vai trò KẺ THÙ CÓ ÍCH! Các bạn sẽ phản đối thằng tui, nói rằng PVS, luận láo ! Ngụy biện ! Nầy nhé : Tập Cận Bình – Xi Jinping chưa bao giờ bơ vơ như lúc nầy. Cầm tất cả quyền hành trong tay, đáng lý phải mạnh chứ ! Thế nhưng, một nhà độc tài mạnh chỉ khi nào biết chia quyền với các đồng tâm, đồng sàn, đồng chí, đồng lứa… Khi anh độc quyền thì anh không còn đồng sàn, đồng lứa nữa .. Anh đã loại cả.

Cậu công tử đỏ họ Tập, đã loại, đã diệt tất cả các công tử đỏ khác rồi… những công tử chúa  các vùng Tứ Xuyên, Thượng Hải nay đã bị loại… Chung quang Xi nay, chỉ là những đệ tử, tôn sùng Xi như một vị Thánh… Mà đệ tử, nghĩa là chỉ là người thi hành… vô tài… còn nếu có tài cũng phải dấu đi… Vì có tài là có thể thay thế Chủ Soái nên Chủ Soái phải diệt. Do đó, Xi sống rất cô độc.

Ngay nay, với kỹ thuật thông minh – Intelligence Artificielle – AI. Xi đã cho tạo hệ thống kiểm soát qua dung nhan – Contrôle facial…để kiểm soát dân chúng ! Để tạo an ninh, tạo yên lành cho quần chúng. Dẹp mọi tệ nạn xã hội để tạo an lành cho quần chúng, ai mà không thích ? Nhưng nếu mỗi mỗi hành động chúng ta hằng ngày đều có bộ máy theo dõi báo động ? Mỗi  mỗi người dân đều có một số điểm, theo dõi hạnh kiểm xã hội… Người công dân tốt 1000 điểm ; Người công dân xấu 500 điểm … Với một bảng thưởng phạt… Công Dân tốt đi xe công cộng nửa giá…. Công dân tốt được mua xe hơi nửa giá… vân vân… Tốt là sao? Chấp hành tốt,…? Nhớ thời Việt Cộng mới vào Sài gòn : Lúc cũng nghe nó thốt lên từ Tốt ??? Các bạn còn nhớ không ? Rùng rợn, hãi hùng…Chữ Tốt nầy! Cá nhơn tôi Ớn tới già! Cũng như ngày nay tôi Ớn Rau Muống! Khoai Lang vậy!

– Phải Trung Cộng – Tập Cận Bình CẦN Việt Nam phản đối Bãi Tư Chính. Do đó người dân Trung Cộng có lý do THÙ Việt Nam. Thù dân Việt Nam, khỏi thù dân Hong Kong, khỏi thù dân Đài Loan… Một quốc gia hai chính sách khó cắt nghĩa cho dân mình.

Và còn khó cắt nghĩa hơn nữa là: Tại sao ngày nay, với chánh thể Trung Hoa Cộng Sản thành công như vậy? Với những Hàng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh … ngon lành như vậy …với Trung Cộng Đệ nhứt quốc gia thương nghiệp thế giới như vậy… mà vẫn có hai thằng cứng đầu (Hong Kong và Đài Loan) không theo chánh thể của mình? Hong Kong và Đài Loan là một cái khó hiểu cho thằng dân Tàu…

Để phá cái suy nghĩ thắc mắc trên, cần một thằng « đàn em » phản bội… Thằng Việt Nam. Thằng mà toàn dân Tàu đã hy sanh giúp đở nó lớn lên mà, ngày nay nó bội phản… Nhầm nhò gì cái Bãi Tư Chính? Thế mà nó nhỏ nhoi! Phản đối! Tập Cân Bình cần chuyển cái giận dữ của dân tộc Tàu vào nhà cầm quyền Việt Nam.

Và Việt Nam, và Đảng Cộng Sản Hà nội để tránh, SỢ không kiểm soát nổi, sợ «trật đường rầy» nếu để dân chúng Việt Nam ta biểu tình rủi, cái phong trào biểu tình Chống Tàu nó thành thiệt, nó chạy tuốt luốt – déraper – trợt vỏ chuối, bỏ mạng sa trường – nên Đảng Cộng Sản cấm dân chúng Việt Nam ta biểu tình.

– Cái ấy chứng tỏ rằng ngày nay, cái miệng nói ngon như vậy chứ Đảng Cộng Sản Việt Nam lúc nầy thât sự SỢ dân Việt Nam ta, không còn kiểm soát như xưa nữa rồi!

– Bãi Tư Chính, chỉ là cánh cửa gió để giúp Tập CậnBình cũng cố Ngai Vàng đó thôi!

– Và ngày mai, TỰ NHIÊN, các bà con sẽ thấy Tàu Cộng một cách anh hùng mã thượng, đàn anh mời Việt Nam CÙNG với Tàu CÙNG khai thác dầu mỏ khí đấu Bãi Tư Chính! Tôi chắc chắn như vậy. Hai anh em sẽ hòa nhau … Nhơn danh Tình Hữu nghị 16 chữ vàng 4 chữ Tốt (lại Tốt nữa!)

Xin lỗi bà con cho phép tui chưởi thề một cái! Tổ Cha chúng nó!

Nhà mình có cây cam ngọt ngon, thằng hàng xóm vào nói là của nó, vì cây sung quá có nhánh tràn sang sân nhà nó… La ó đã, sau đó, nó «CHO PHÉP» mình cùng «hái cùng ăn cùng hưởng huê lợi Cây Cam Của Mình» – mà mình CÒN phải cám ơn nó!

Thay lời Kết cho bài kỳ nầy:

Chúng ta, người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở Hải Ngoại phải làm gì đây?

Không còn thì giờ nữa. Chỉ còn hai tháng nữa là 2020. Chúng tôi không bi quan, tuy cảm thấy bất lực trước sự thờ ơ bất động của quốc nội.

Trong lúc người dân cả thế giới đang sôi động, đòi tham dự vào quản trị quốc gia. Dân chủ tham dự ngày nay bùng nổ. Một cô bé có thể lên tiếng trước Liên Hiệp Quốc đòi các nhà lãnh đạo quốc tế tìm một giải pháp để cứu Môi Sanh, Môi Trường… Các phong trào dân chúng xuống đường hiện xảy ra mọi nơi từ Hong Kong, Venezuela, Liban và nay ở Chili để phàn đối một chánh sách kinh tế, chánh trị không dân chủ, chẳng những phản đối mà còn đòi đuổi những lãnh đạo cầm quyền bất tài…

Còn toàn thể người Việt Nam, cả trong nước lẫn Hải Ngoại, chúng ta tiếp tục thụ động, chờ, và đợi ! Và vẫn tiếp tục thái độ van, xin, cầu viện truyền thống muôn thuở !…

– Nếu người trong nước, chuyên nghề Xin Cho Đề nghị Nghị quyết … cùng nhà cầm quyền Cộng Sản !

– Thì Hải Ngoại, lại chuyên nghề xin chữ ký cầu khẩn, xin xỏ, các lãnh đạo quốc tế cứu xét, xét lại… nào một Hiệp Định cũ rích đã bị tất cả những bên ký kết phản bội ngay từ giờ phút đầu… nào xin được « ăn có » nhờ một vị Tổng Thống đang đánh một trận đánh chỉ có lợi cho chính bản thân Ông, cho chính Đảng của Ông và có thể quốc gia của Ông …

Nhưng cũng coi chừng,mãi mãi đi tìm dư luận, mãi mãi đi tìm đồng minh, có khi cũng là con dao hai lưỡi. Kinh nghiệm xương máu xưa kia, của chúng ta, cựu công dân Việt Nam Cộng Hòa với đồng mình Huê kỳ, và tấm gương ngày nay của nhơn dân Kurdes, cũng đang bị đồng minh Huê Kỳ bỏ rơi như Huê kỳ đã bỏ rơi chúng ta năm xưa vậy, luôn luôn sẽ cho chúng ta bài học ràng không ai bạn muôn đời, không ai thù muôn kiếp …

Do đó, chỉ có Tin vào dân Ta thôi ! Mong lắm!

Tuần tới kỳ 4

Hồi Nhơn Sơn 25 tháng 10 2019

 

 

Những Cánh Cửa Gió (kỳ 4 và hết)

Mỹ Đang Thay Ngựa Giữa Dòng? Mỹ (và Việt Cộng) Đang Tạo Một Thế Lực Ly Khai Mới Đại Diện Đấu Tranh Hải Ngoại Chống Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam?

Tuần  qua một bài viết của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đăng trên VOA Tiếng Việt ngày 21/10/2019 đề nghị Bộ Chánh Trị Đảng Cộng Sản Hà nội: «Hãy từ bỏ chính sách ‘Ba Không’ để liên minh quân sự với Mỹ.

Bãi Tư Chính, trong nước; Chống Ác Không Chống Cộng ; Tù Nhơn Lương Tâm ; và nay bài viết nầy của Thái tử Đỏ Việt Cộng Cù Huy Hà Vũ… mở một Cánh Cửa Gió mới rằng sẽ có thay đổi ở Việt Nam.

– Từ ngày Đảng Cộng Sản với Tổng Thống Trump cầm quyền, với chánh sách American First, tạo Tự Hào dân tộc cho người Mỹ, và quan trọng hơn cuộc thương chiến với Tàu, tạo cho phe ta một tinh thần phấn khởi là khi Mỹ đánh Tàu, thì thằng Việt Nam thế nào cĩng theo Mỹ, và phải theo Mỹ thôi… Phe Quốc gia người Việt tỵ nạn Cộng Sản nông nóng đã đành. Nay nghe thêm ý kiến của anh Công Tử Đỏ của phe cựu Cộng Sản ly khai, nhóm Cộng Sản Hiền để chống lại Nhóm Cộng Sản đương quyền là nhóm Cộng Sản Ác!

– Và phe ta, phe người Việt Quốc gia Việt Nam Tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam khi nghe Mỹ có mòi trở lại ; Thì ôi thôi sướng bấn cả người lên! Trong bụng nghĩ rằng: «Chết Cha cái thằng Cộng Sản Việt Nam rồi, phen nầy, các ông về đây! Và Việt Nam Cộng Hòa thời Ông Thiệu ông Diệm sẽ trở về … Do đó hơn lúc nào hết, ta truy điệu Cụ Diệm, ta truy điệu Ông Thiêu … Ta phải có mặt trong cuộc chạy đua cuối cùng không ngồi bàn giỗ được thì cũng hưởng một phần hương khói nhang đèn!».

Bởi thế mới có cái chuyện các nhơn chứng gia, các chỉ trích gia vô duyên kia của phe ta có « giấc mơ hồi hương phục hồi giấc mộng quan to chức lớn », hỏi giấy chế độ gia đình trị ông Diệm ôngNhu, hỏi giấy chế độ ông Thiệu ông Khiêm vân vân…và vân vân….

Các bạn già ơi ! Thức giậy đi … «nồi kê đã chín». Đừng làm chuyện vô duyên con cháu nó cười … thuối đầu, ốt dột lắm!

Mỹ đang tìm tài tử mới:

Một hiện tượng mới: Dĩ nhiên, đây cũng không phải là cái gì mới cả, mà cũng không phải chuyện của một sớm một chiều đâu. Đã từ nhiều năm, từ thời Tổng Thống Obama lận, đã là một chiều hướng, lộ rõ rồi. Trong phạm vi ngắn ở đây, chúng tôi chỉ chú trọng vào một sự việc rất rõ ràng nhứt:

– Đó là việc năm xưa, Tổng Thống Obama cho phép hai  tài tử mới của phong trào đấu tranh trong nước vừa được gởi ra, đến định cư tại Mỹ, kẻ trước người sau cách nhau chỉ một năm.

Hai người nầy được Mỹ tạo dựng lên, biến thành hai nhà ly khai «  chánh thức » mới, đã được Nhà Nước Việt Cộng « xuất khẩu » gởi qua Mỹ.

Chúng tôi chả phải tài thánh gì, cũng như các bạn, tất cả chúng ta ai cũng đang nhìn rõ : Mỹ muốn trở lại Việt Nam. Vì Việt Nam có cái may hay cái rủi, là có Biển Đông. Do đó, Biển Đông của Việt Nam là Vùng Chiến Lược, là Con Đường Sanh Tử để nuôi sống xứ Tàu. Là Con Đường Tiếp Liệu Sống Còn chẳng những của riêng cho Tàu,  mà cũng của các quốc gia Đông Bắc Á : Đài Loan, Nhựt, Đại Hàn, của hàng tỷ dân nếu cộng tất cả những dân số các quốc gia ấy.  Việt Nam có thể, nếu là một cường quốc, có thể kiểm soát thu vé và thu chi phí tiền «quá giang»! Nhưng hởi ôi! Tiềm lực của tài nguyên đất nước thì ngon lành, nhưng thế nước thì yếu xìu, thêm lãnh đạo lại cà chớn nữa, nên ngày nay, hết đi làm đầy tớ Tàu, lại đang xin làm «ở đợ – ô sin» Mỹ!

Chống Cộng là lỗi thời:

Phải sáng suốt nhận xét rằng: Cộng đồng Người Việt Quốc Gia, cựu công dân Việt Nam Cộng Hòa, Chống Cộng chúng ta ngày nay, là một con cờ «hết thời» của Mỹ rồi. Và tất cả những biểu tượng của chúng ta, như đã nhìn thấy, là Cờ Vàng đã được hay bị Vệ bình Nhựt dùng làm quân kỳ… Đây là một cách bình thường hóa một biểu tượng… Bọn Cộng Sản trong nước quá ngu, quá SỢ biểu tượng cờ vàng, chứ chúng nó cho phép lấy cờ vằng làm một cờ huy hiệu một Hội đánh banh… thi phe ta chỉ có nước chưởi thề và ngậm miệng thôi! Do đó, cũng đừng lo lắng gì về vận mạng và sứ mạng của Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ thân yêu của chúng ta! Lá Cờ Vàng sẽ mãi mãi phất phới ở đất Mỹ. Như ng Lá Cờ Vàng, mãi mãi chỉ sẽ là  biểu tượng «Lá Cờ của  Cộng Đồng Thiểu Số Người Mỹ gốc Việt Chống Cộng Sản» thôi! Và SẼ mãi mãi, vẫn sẽ giữ đúng vị trí của Lá Cờ Vàng của Cộng Đồng Thiểu số Người Mỹ gốc Việt Chống Cộng Sản thôi, không thay đổi. Người Mỹ nhìn nhận rõ thế đứng của Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt Chống Cộng Sản không hơn không kém!

Thế hệ hậu duệ người Việt tỵ nạn Cộng Sản sẽ thoải mái nhận rõ vị trí của mình trong cộng đồng chung của Hiệp Chủng Quốc Huê Kỳ. Họ là những công dân Mỹ xứng đáng, góp mặt trong tất cả những dòng chánh (main stream) chánh trị và xã hội Huê Kỳ. Con cháu hậu duệ chúng ta sẽ là những hãnh diện cho Cộng đồng gốc Việt chúng ta. Nhưng đó là những thành tựu của những thành viên của một thiểu số sắc dân xứ Huê Kỳ hiệp chủng, sáng giá, thông minh, tài đức đã được phát huy nở rộ trong một môi trường trong sáng của một chế độ ưu việt dân chủ đầy sáng tạo.  Nhưng những hậu duệ con cái chúng ta cũng chỉ sẽ đem lại những sự giúp đở nào cho đất nước của cha mẹ Việt Nam chúng, chỉ khi nào những người dân Việt Nam thật sự trong nước cần và mong muốn, và khi nào mọi trường thuận tiện để phát triển, nghĩa là trong một chế độ Dân Chủ, Trong Sáng, Công Bằng, Phóng Khoáng, Nhơn Bản.

Việt Nam, nay chỉ là một quốc gia chậm tiến của đệ tam thế giới cũng như bao quốc gia chậm tiến khác của đệ tam thế giới, đang cần sự hổ trợ và giúp đở của các nước tiên tiến. That’s it! Không hơn không kém! Hâu duệ con cháu chúng ta, muốn đến giúp đở, sẽ (phải) đến với Việt Nam như một chuyên gia đến giúp một nước nghèo, như mọi nước nghèo. Và bổn phận các hậu duệ chúng ta dừng ở đó. Chớ mong gì, và đòi hỏi gì hơn. Đòi hỏi thêm.Tội nghiệp cho con cháu chúng ta, và tội nghiệp cho người dân Việt Nam. Các thất bại sẽ làm nãn lòng các thiện chí!

Và chúng ta cũng phải sáng suốt nhận rõ vai trò ấy!

– Từ trên 40 năm qua, mục tiêu thật sự của cuộc đấu tranh của người Việt Quốc Gia chúng ta chỉ là để giải thể Đảng Cộng sản cầm quyền trong nước. Nhưng đối với quốc tế, đối với Mỹ, cuộc đấu tranh ấy được hiểu, và chúng ta cũng thoải mái, tự dối lòng, dối với bạn,  trình bày với quốc tế như vậy. Rằng cuộc đấu tranh ấy được đặt dưới danh nghĩa là đấu tranh cho Tự do, Dân Chủ, Nhơn Quyền. Bất cứ một cơ chế cầm quyền nào trong nước ngày mai, hành sử, cầm quyền với những chiêu thức Dân Chủ, tạo Tự Do, trọng Nhơn Quyền, có Pháp trị, Hiến định  đều được chánh quyền Mỹ và dư luận quốc tế ủng hộ,  chấp nhận và nhìn nhận, bất kể cái tên, cái họ.

Bằng chứng ngày nay Cuba! Và tương lai e rằng sẽ là Việt Nam Cộng Sản!

Nhóm Ly Khai (mới) ở Hải ngoại: một đối trọng (mới) để đối thoại với quyền lực trong nước :

Vì vậy, Mỹ cần phải có một thế lực ly khai đấu tranh chống Nhà Nước và Đảng Cộng Sản cầm quyền ở Việt Nam.

Bằng một trò «úm ba la». Mỹ cùng với «ai đó» trong giới cầm quyền Cộng Sản Việt Nam tạo một «Ly khai đấu tranh chống Nhà Nước Việt Nam ở Hải Ngoại» ở bên cạnh Mỹ để sẽ «nói chuyện với Nhà Nước Việt Nam».

Ông Cù Huy Hà Vũ, một Thái tử đỏ, (một loại Tập Cận Bình), ông Điếu Cày, đại diện tiếng nói bloggers, nhưng phát xuất từ giai cấp nông dân, binh sĩ – giai cấp người có công trong cuộc chống Mỹ cứu nước, Tạ Phong Tần cũng trong giai cấp ấy và qua Mỹ để làm đại diện phái nữ. Nguyễn Văn Đài đại diện phe Âu Châu – trục xuất qua Đức!

Mỹ vì «phải» trở lại Việt Nam, nên «phải» tạo «Ly khai đấu tranh chống Nhà Nước Cộng Sản đòi Dân Chủ và Nhơn Quyền cho Việt Nam». Thế thôi!

Vai Trò Và Thái Độ Của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản:

Tuồng hát Lá Cờ Vàng đối trọng với Việt Cộng đến đây là giản hát. Nhưng chánh trị Huê Kỳ rất rõ ràng trong ngoài, trước sau.

Đối nội (tại Mỹ), Cộng đồng người Việt gốc Quốc gia Tỵ nạn Cộng Sản luôn luôn được các đời Tổng Thống Mỹ tuy khác phe phái, trước sau, chiều chuộng chăm sóc. Vốn là một cộng đồng sáng giá, có một tỷ lệ hội nhập cao, cộng đồng Người Việt Quốc gia đóng góp lớn vào dòng chánh Huê Kỳ chánh trị, kinh tế hay xã hội, và chứng minh với người công dân Mỹ lâu đời, rằng tuy mới di cư đến từ dưới 50 năm nay nhưng đã đạt khá nhiều thành tựu.

Thế nhưng về mặt đối ngoại, Mỹ cần đồng minh ở Châu Á, ở bên bờ Thái Binh Dương phía Tây, ở Biển Đông.

– Việt Nam, tuy là cựu thù, tuy là Cộng Sản nhưng là một thành phần hiện hữu, hiện nay đang cầm quyền. Chỉ cần vài trả lời tý tý cho những đòi hỏi «rào cản» vướng víu thuộc loại «political correctness – chánh trị đàng hoàng» như Nhơn quyền, như Tự Do, như Dân Chủ… là OKê Salem ngay! Việt Nam là xứ Ngố, tý tý Dân Chủ, ty tý Nhơn Quyền để thỏa mãn các Đài Truyền Hình, các phóng viên, vài NGO… đấu tranh Nhơn Quyền, Dân Chủ Môi Trường… là OKê Salem mọi đàng! Lấy một chú Ngố, mặc bộ Vét Tây, mang cái Cà Vạt, đi đôi giầy đánh Xi bóng nhoáng… (quần lĩnh, áo the, giầy Gia định bóng của Cụ Tú Xương ngày xưa vậy!) Đem ra «chưng hình» là xong cả. Dân Chủ ngày nay, biểu tượng Way of Life kiểu Mỹ, là Mac Do, là Jean Levi’s, là Coca…Và biết phát ngôn những câu nói «ra hồn, con cá, bài bản Nhơn Quyền, Dân Chủ, Tự Do»!  Chỉ cần một diễn viên, sở dỉ, khả thi!

Việt Nam, các Vua của triều đại Cộng Sản đương thời do Tàu dựng, hay của ngày mai do Mỹ dựng cũng «xêm xêm» thế thôi! Cái quan trọng đối với quốc tế và Âu Mỹ cần được đòi hỏi là làm sao trả lời những câu hỏi Nhơn Quyền, Dân Chủ … và CHỈ thế thôi! Và …và … phải làm sao hợp với «thời thế». Và gặp thời thế thế thời phải thế! Có thế thôi! Tiếng Việt ta tuyệt diệu thật! Người Việt ta cũng kỳ diệu. Cha ông ta, tổ tiên ta vẫn dạy: ăn ở hạp thời, làm ăn hạp thế, thế yếu phải nương, thế mạnh thì ép,… Ngày nay,  Việt Nam ở giữa hai quốc nạn:

– Quốc nạn Hán hóa:  Tàu Cộng càng ngày càng xâm chiếm lộ liễu các biền đảo quốc gia, thu hẹp khu vực kinh tế và khai thác của lãnh hải nước nhà– ngư dân Việt Nam từ nay không được quyền ra khơi khỏi 40 cây số bờ biển để đánh cá nữa, nếu không tàu thuyền ngư dân sẽ bị đâm, bị đụng chìm bởi những «tàu lạ Tàu có vũ khí hay không», có khi bị bắt bị phạt tiền, dụng cụ sanh hoạt bị tước đoạt vì đã «xâm phạm hải phận xưa của mình, nay của người ta»! – Thật đáng thương thay, thân phận của người dân một chế độ ươn hèn!

Đó là biển hải và biên giới! Còn ngay trong nước trong đất liền, từ mảng lớn địa phận to đang nằm trong tay tài phiệt Tàu, từng mảng lớn cơ sở, cơ xưởng to, nhà máy lớn đều trong tay các công ty Tàu, và nguy hiểm hơn những công ty của quân đội Tàu, với những quân nhơn Tàu trá hình, đội lốt công nhơn : Vũng Áng, Nhân Cơ…Ấy là chưa kể những người di dân Tàu cư ngụ tại Việt Nam Tất cả họp thành một đội ngũ của Đạo quân thứ Năm sẽ nếu khi cần, sẽ từ trong nội đánh ra ngoài. Một lần nữa đó là những con ngựa thành Troie đầy nguy hiểm!

May thay, Quốc Nạn Hán Hóa cũng cùng là Hiểm Họa của Chủ Nghĩa Bành Trướng Hán Tàu thành ra Quốc Tế Nạn nên Thế giới và Mỹ quan tâm. Vì quan tâm nên «Ra tay cứu bồ»! Nhờ Quốc Nạn mà hưởng được Quới Nhơn!

– Quốc nạn Cộng hóa: Chế độ do một Đảng Cộng Sản Việt Nam cầm quyền, tự cho rằng của dân, do dân, vì dân, nhưng thật sự ngày nay càng ngày càng lộ rõ chỉ là chư hầu, bàn tay nối dài của «địch ngoại bang» Đảng Cộng Sản Tàu!

Toàn thể Đảng viên chỉ «ngậm miệng ăn tiền, giữ thân, giữ phận, giữ chức, giữ đảng» để củng cố vai trò ngự trị trên đất nước và dân chúng Việt Nam.

Đảng Cộng Sản Việt Nam thật sự đã bán đứng Việt Nam cho Tàu, cho ngoại bang từ cả 70 năm nay. Toàn bộ từ địa thế địa lý chánh trị đến tài nguyên địa dư và vai trò kinh tế cho Tàu Cộng!

Quản trị kém đất nước, trong nước tạo một nỗi bất công xã hội, với một hố sâu ngăn cách hai giai cấp: phe đảng và gia đình Đảng và phe thường dân.

Không có Độc lập và Quyền Tự quyết, tại vùng Đông Nam Á, nên Việt Nam đã tạo một sự mất thăng bằng, do làm tay sai của một cường lực đang bành trướng bá quyền đối với các quốc gia Đông Nam Á. Và đồng thời đối với quốc tế cũng tạo một hành lang bành trướng tiếp tay với chế độ vừa tân thuộc địa vừa tân đế quốc của Tàu Cộng.

Câu hỏi và cũng là bài toán nan giải với người Việt Nam ngày nay là người dân Việt Nam có thật sự muốn thay đổi chế độ không?

–  Vì nói chống Tàu mà không bỏ chế độ Cộng Sản là chuyện phi lý. Vì Chế độ Cộng Sản Việt Nam là Con đẻ của chế độ Tàu Cộng.

Ngày nay, với hướng ngoại giao mới, Mỹ sẽ thân thiện giao lưu với Việt Cộng! Nếu ngày mai có một lãnh đạo Việt Cộng mới kiểu Raul Castro, thân thiện với Mỹ (để cản sức bành trướng Tàu), đáp được một vài đòi hỏi của cộng đồng quốc tế về mặt Nhơn Quyền, Dân Chủ… Vậy thì:

Thái độ Cộng đồng Người Quốc Gia Hải ngoại chúng ta sẽ thế nào? 

Chúng ta, chắc chắn vẫn phải cảnh giác, vẫn giữ đúng vai trò công dân Mỹ gia nhập trong đại gia đình công dân Mỹ có quyền đóng góp, nhưng chỉ theo dõi, và chỉ trích thế thôi! Checking YES but NO Balancing!

Và để kết luận:

Nhưng xin tất cả chúng ta hãy cẩn thận, chớ vội « bán cái » cho chánh trị người Mỹ. Xưa Mỹ bỏ Việt Nam Cộng Hòa không thương tiếc; thì nay Mỹ bỏ Lá cờ Vàng cũng dễ dàng! Vì vậy chúng ta phải cương quyết bảo vệ Lá Cờ Vàng! Ta cũng đừng vội vã «vuốt đuôi – ủng hộ ai đó, là Minh Chủ, là Gorbatchev, là Eltsine, là…» Không khéo lại trớt quớt, quê lắm! Không thì phải gặp cảnh:

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh

Giật mình, mình lại, thương mình xót xa

(Nguyễn Du Kim Văn Kiều)

– Chúng ta phải cương quyết trở lại vai trò của một cộng đồng thiểu số, tiếp tục đấu tranh đòi Nhơn Quyền, một Nhơn Quyền thật sự, chứ không phải ù ơ, hay lựa chọn, đấu tranh đòi Dân Chủ, một Dân Chủ thật sự, với quyền Công dân ứng cử, quyền lập Đảng, quyền thành lập Hội đoàn, thành lập những Nghiệp đoàn Công Nhơn vân vân …cho đất nước Việt Nam.

Chúng ta cẩn thận theo dõi những kịch bản khác nhau, những diễn viên khác nhau:

A) Thay lãnh đạo, nhưng vẫn Đảng Cộng Sản cầm quyền, vẫn như cũ, chỉ khác là chơi với Mỹ (Cảng Cam Ranh, chấp nhận viện trợ quân nhu, quân cụ, chiến cụ Mỹ … để cản sức bành trướng Tàu?) nhưng không đuổi Tàu không dứt bỏ quan hệ 16 chữ vàng với Tàu.

B) Thay lãnh đạo, nhưng vẫn Đảng Cộng Sản cầm quyền. Nhưng thay hướng ngoại giao, đồng minh quân sự với Mỹ hẳn, và trục xuất toàn bộ Tàu.

C) Thay cả, lãnh đạo, tuyên bố giải tán Đảng Cộng Sản, giải tán Quốc Hội, bầu cử lại thay dân cử, đa đảng, đa nguyên vân…vân (lý tưởng đấy nhưng có không tưởng không?)

Và lúc ấy tùy theo kịch bản chúng ta sẽ có thái độ tương ứng.

Ngày nay tất cả đều là quá sớm. Nhẫn nại, bám trụ, tiếp tục đấu tranh cho Dân Chủ Tự Do Nhơn Quyền sớm trở về với Việt Nam. Cuộc đấu tranh đã gay go nay sẽ lắm gay go, nhưng, vận Nước còn hên, lòng dân ngày nay đã tỉnh ngộ, từ nay, phải vững tin vào dân. Nếu dân muốn thì quyền Tự quyết sẽ về với dân.

Và hãy vững tin ngày mai xán lạn sắp đến rồi.

Hẹn năm tới ở Sài gòn

Xin mựợn kết luận của Cụ Nguyễn Du:

Ngẫm hay muôn sự tại Trời,

Trời kia đã bắt làm người cô thân,

Bắt phong trần, phải phong trần,

Cho thanh cao mới được phần thanh cao./.

Hồi Nhơn Sơn, 01 tháng 11 2019

 Lễ Các Anh hùngTử sĩ Quốc gia Việt Nam

 

 

Tham luận 141: Vài Suy Tư Về Giải Pháp Biển Đông – Thanh Thủy

I.- Giải pháp Khác Biệt Giữa Hai Thể Chế

1.- Việt Nam Cộng Hòa: Đầu năm 1974, khi được báo cáo của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lịnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, là có một số tàu đánh cá Trung Cộng xâm nhập vào hải phận thuộc quần đảo Hoàng sa của Việt Nam và không tuân lịnh của chiến hạm Việt Nam yêu cầu họ rời khỏi hải phận , đồng thời cũng xuất hiện 2 tàu chở quân của Trung Cộng đến gần đảo và trên bờ đảo có cấm nhiều cờ Trung Cộng, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu liền ra nghiêm lịnh trước sự hiện diện của Trung tướng Lê Nguyên Khang, Tổng tham mưu phó, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lịnh Quân Đoàn I, Chuẫn tướng Trần Đình Thọ, Trưởng phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu:

a.- Tìm đủ mọi cách ôn hòa  mời các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh hải Việt Nam Cộng Hòa

b.- Nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm nầy.

c.- Và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền xử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.

Ngay sau đó, Tổng thống Thiệu yêu cầu Thủ tướng Chánh phủ họp Hội Đồng Nội Các, dùng mọi phương tiện để phản đối với quốc tế về sự xâm phạm lãnh hải Việt Nam của Trung Cộng và yêu cầu Thủ tướng chỉ thị cho các Đại sứ Việt Nam tại các quốc gia trên thế giới  phải lên tiếng và trình bày rõ ràng về chủ quyền trên các hải đảo Hoàng sa là thuộc quyển sở hữu của Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Tuân lịnh Tổng Thống, vị Tướng Tư Lịnh Vùng I Duyên Hải đưa một hải đội gồm 4 chiến hạm do Đại tá Hà Văn Ngạc trực tiếp chỉ huy, gồm Hộ Tống hạm Nhựt Tảo HQ10, Khu Trục hạm Trần Khánh Dư HQ4, Tuần Dương hạm Trần Bình Trọng HQ5 và Tuần Dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16 ra khơi.

Khi hải đội ra tới Hoàng sa thì chạm trán ngay với ít nhứt là 4 chiến hạm của Trung Cộng. Chiến hạm Việt Nam ra dấu hiệu mời các chiến hạm Trung Cộng ra ngoài lãnh hải thì trên các chiến hạm của Trung Cộng cũng ra dấu hiệu yêu cầu chiến hạm Việt Nam phải ra xa các đảo.

Tình hình hai bên như vậy nên mỗi lúc một căng thẳng thêm, các chiến hạm Trung Cộng còn chạy sát vào các chiến hạm Việt Nam để khiêu khích, và hai bên đều chĩa súng vào nhau.

Khi các chiến hạm hai bên áp sát vào và xen kẽ lẫn nhau trong tình thế quá căng thẳng và không còn làm gì khác hơn được, để tránh thiệt hại tối đa cho hải đội của mình, Đại tá Hà Văn Ngạc ra tay trước, hạ lịnh cho 4 chiến hạm Việt Nam đồng loạt nổ súng trực diện vào các chiến hạm của Trung Cộng và cuộc chiến diễn ra như vũ bảo, tuy ngắn ngủi nhưng cả hai bên cũng đều bị thiệt hại nặng nề như tất cả mọi người chúng ta đều đã biết, chúng ta rút hạm đội về Đà Nẳng, hạm đội Trung Cộng tuy hùng hổ nhưng cũng phải khiếp sợ nên không dám đuổi theo. (Tất cả những diễn tiến nói trên đều viết phỏng theo tài liệu trong quyễn Can Trường Trong Chiến Bại của tác giả Hồ Văn Kỳ Thoại).

Việt Nam Cộng Hòa trong thời gian đó đang lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn, tứ bề thọ địch vì chiến tranh  đang hồi khốc liệt trên khắp bốn Quân Khu, Mỹ đã rút quân, không còn tham chiến nữa và đang soạn thảo chương trình cắt đứt quân viện, trong nước thì Thành Phần Thứ Ba và bè lũ Cộng sản nằm vùng liên kết nhau khuấy phá, nay xuống đường, mai xuống đường để chống phá Việt Nam Cộng Hòa, làm lợi hoàn toàn cho Cộng sản Bắc Việt.

Tuy lâm vào hoàn cảnh nghiệt ngã như vậy, nhưng trước hiễm họa xâm lăng của Trung Cộng, tuy vẫn biết mình yếu thế, nhưng Việt Nam Cộng Hòa vẫn hiên ngang chống cự một cách oanh liệt.

Sau trận hải chiến, tuy bị mất hải đảo Hoàng sa, nhưng Tổng thống Thiệu đã mấy lần hạ lịnh cho không quân bay ra oanh kích vào lực lượng xâm lăng Bắc Kinh đang chiếm đống để thu hồi lại vùng hải đảo đã bị cướp, nhưng mấy lần không đoàn bay đi nửa chừng rồi lại phải quay về vì bị Mỹ cản trở.

Vì nhu cầu cuộc chiến nội địa lúc đó rất khẩn cấp, tất cả các loại súng ống, đạn dược, xăng dầu đều rất hạn chế,  không đủ điều kiện cần thiết để yễm trợ, đáp ứng cho một lúc với hai cuộc chiến đang hồi khốc liệt nên đành phải dành ưu tiên dành cho chiến trường nội địa, vì vậy, toàn thể chánh phủ và nhân dân Miền Nam đành phải ôm hận vì để mất Hoàng sa, cho đến ngày mất nước 30/4/1975, chúng ta không còn có dịp nào để tái chiếm lại hải đảo nầy, một khúc ruột máu xương mà ông bà chúng ta từ ngàn xưa để lại.

 2.- Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức là Bạo quyền Việt Cộng: Giống như trường hợp Hoàng sa bị Trung Cộng xâm chiếm vào đầu năm 1974, ngày 14/3/1988 Trung Cộng lại xua quân chiếm đảo Trường sa, trong khi đó Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng lúc bấy giờ là Đại tướng Lê Đức Anh lại ra lịnh cho bộ đội tại đây không được nổ súng chống lại nên 64 bộ đội của họ đều bị giặc Tàu thảm sát. Tổng Bí Thư Việt cộng lúc đó là Nguyễn Văn Linh và tập thể Bộ Chính Trị, Thủ tướng, Quốc Hội, tất cả đều chẳng những lặng thinh mà

còn nghiêm cấm không cho bất cứ ai làm lễ tưởng niệm và cũng không cho bất cứ ai được quyền nhắc tới chuyện nầy.

3.- So sánh hai thái độ

a.- Thái độ của Việt Nam Cộng Hòa trong trận chiến với Trung Cộng tại đảo Hoàng sa đã biểu lộ lòng yêu nước cao độ và anh hùng, dũng cảm tuyệt vời của Chánh phủ và quân dân Miền Nam, nguyện thề theo gương người xưa, một lòng hy sinh thân mình để bảo vệ Tổ Quốc trước họa xâm lăng của giặc Tàu Phương Bắc.

b.- Thái độ của Bạo quyền Việt cộng là rất nhu nhược, yếu hèn để bị đánh mất hải đảo Trường sa đã biểu lộ rõ ràng họ chỉ là một tập đoàn tay sai, bán nước, hèn với giặc, ác với dân và ác với ngay cả chính bộ đội của họ, quả là thái độ của một tập đoàn Thái thú cho Tàu như đã được nhân dân và nhiều vị thức giả hiện nay chỉ mặt đặt tên. Quả thật chính xác vô cùng, có lẻ không có danh từ nào chính xác hơn.

c.- Dũng tướng và hèn tướng: Việc Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt cộng là Đại tướng Lê Đức Anh hạ lịnh cho bộ đội của họ không được nổ súng vào quân xâm lăng Trung Cộng đúng là một hành động phản quốc trắng trợn mà dòng chiều dài Việt Sử từ ngày lập quốc đến nay chưa hề xãy ra. Nếu so sánh với Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại và Đại tá Hà Văn Ngạc là những người hùng, lả những dũng tướng của Việt Nam Cộng Hòa thì Đại tướng Lê Đức Anh của Bạo Quyền Việt cộng quả là một tên hèn tướng, một tên phản quốc mà lịch sử và nhân dân không thể nào tha thứ được.

d.- Bà Cù Thị tái sanh: Lịch sử nước ta thời trước Công nguyên, có đoạn nói: “Triệu Đà lấy được nước Nam lập ra Nhà Triệu, đến đời thứ tư thì bị suy đồi. Mẹ của Triệu Ai Vương là Cù Thị tư thông với sứ Nhà Hán nên mưu toan bán nước cho Tàu”.

Thái độ của bạo quyền Việt Cộng ngày nay thật chẳng khác chút nào so với thái độ của bà Cù Thị ngày xưa. Nếu nói về kiếp luân hồi của Nhà Phật thì tập đoàn của bạo quyền Việt Cộng từ trước đến nay chắc hẳn phải là những hậu duệ tái sanh của bà Cù Thị, mang dòng máu di truyền đầy dẫy những loại vi trùng phản quốc.

Ngày xưa còn có ông lão tướng Lữ Gia ra tay giết Triệu Ai Vương và bà Cù Thị thì ngày nay bạo quyền Việt cộng cũng nên xem gương của vợ chồng Nicolae Ceausescu của  Romania, một đồng bọn Cộng sản với họ, mà tự định đoạt cho số phận tương lai của mình.

4.- Hiện tượng mới lạ: Mấy tuần lễ nay dư luận rất xôn xao về việc ông Thiếu tướng Lê Mã Lương của Việt Cộng đã công khai phát biểu trước diễn đàn của cuộc tọa đàm khoa học “Vùng biển Bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế” do Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 06/10/2019 tại Hà nội, cử tọa tham dự gồm nhiều nhân sĩ trí thức như GS Nguyễn Đình Cống, cựu đại sứ Nguyễn Trung, GS Chu Hảo, GS Trần Ngọc Vương, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên phó chủ nhiệm thường trực UBKT Trung ương, ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, chuyên gia Phạm Chi Lan, KTS Trần Thanh Vân, cựu Đại sứ Nguyễn Trường Giang…

Tướng Lê Mã Lương chỉ trích thẳng là bạo quyền Việt cộng vì quá sợ nên không dám kiện Trung Cộng ra Tòa trọng Tài Quốc Tế như Phi Luật Tân trước kia đã làm và cũng không dám nói đến tên Trung Cộng trong vụ nước nầy xâm chiếm bãi Tư Chính, còn Tướng lãnh từ cấp Đại tướng trở xuống như Đại tướng Bộ trưởng bộ Quốc Phòng thì không biết đọc bản đồ trận mạc, không biết đánh trận, lên tướng được là qua đường giây của đảng chớ chẳng có công trận gì ngoài việc họ có rất nhiều tiền. Cả một hệ thống ương hèn như vậy, tên Trung Cộng mà còn không dám nói đến (chắc sợ phạm húy?) thì làm sao dám đánh lại Trung Cộng khi Trung Cộng đã chường rõ mặt xâm lăng. Ông Lương còn hăm dọa là nếu để mất Bãi Tư Chính thì ông sẽ dẫn đầu một phái đoàn Tướng lãnh đến hỏi tội Bộ Ngoại Giao và Bộ Chánh Trị Trung Ương đảng.

Sự kiện nầy xãy ra quá bất ngờ, từ trước đến nay chưa bao giờ xãy ra vì là điều tối kỵ của nội bộ Cộng sản, ai vi phạm lập tức sẽ bị khai trừ và chỉ còn có nước mang vào mình mối họa vong thân. Bởi vậy chúng ta chỉ nên theo dõi, chờ xem ông Lương sẽ làm gì vì dầu sao ông Lương cũng là một trong những Tướng lãnh của bạo quyền giống như Tướng Trần Độ năm nào, cho nên, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải luôn ghi nhớ câu nói để đời của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu:” Đừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm”.

Nếu quả thật Tướng Lê Mã Lương dám làm thật thì là một điều may mắn, tạo cơ hội cho bộ đội theo sau ông làm một cuộc đảo chánh để cứu nước, còn nếu không thật thì cũng giống như trường hợp của Tướng Trần Độ trước đây mà thôi.

II.- Liệu chiến tranh Trung-Việt có thể xãy ra không?

Giả sử vì một sự khiêu khích nào đó của Trung Cộng tái diễn giống như trường hợp HD8 nói trên lại tiếp tục xâm nhập một lần nữa vào hải phận Việt Nam mà giới lãnh đạo của bạo quyền Việt Cộng dám làm như cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã làm năm 1974, vận động Mỹ và các đồng minh của Mỹ đến gần hiện trường chứng kiến sự việc rồi ra lịnh cho hải quân nổ súng vào hạm đội xâm lăng của Trung Cộng, dĩ nhiên cuộc chiến sẽ diễn ra trong vài giờ và cả hai bên đều bị thiệt hại, nhưng liền sau đó liệu Trung Cộng có dám ngang ngược tiếp tục mở rộng cuộc hãi chiến với Việt Nam trước sự chứng kiến của Mỹ và đồng minh không?

Vì thâm tâm rất muốn, nên để chuẫn bị cho tình huống nầy có thể xãy ra, hiện Trung Cộng đã lên tiếng tố cáo ngược lại là Việt Nam đã xâm phạm vùng lãnh hải của họ, nguyên văn như sau: “cốt lõi của vấn đề Biển Đông là việc Việt Nam và các nước có yêu sách khác đã “xâm chiếm và chiếm đóng” các hòn đảo của Trung Quốc”. Giọng điệu thật tráo trở, ngang ngược nầy có lẻ không làm cho mấy ai ngạc nhiên vì đó là thái độ cố hữu quen thuộc của những người Cộng sản mà Trung Cộng vốn là bậc thầy, vì vậy sự tố cáo trơ trẻn nầy không có tác dụng gì trên Cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, có vài trường hợp có thể dự đoán được:

1.- Trường hợp thứ nhứt: Hiện nay, theo phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế, Mỹ và các nước Tây Phương thì Trung Cộng hoàn toàn không có bất cứ chủ quyền nào trên hải đảo Hoàng sa, Trường sa và cả Biển Đông, Đường Lưỡi Bò 9 Đoạn chỉ là sự áp chế thô bạo, biểu lộ sự cường quyền của một tân Đế Quốc mà Trung Cộng dùng để mở cuộc xâm lăng xuống phía Nam.

Bởi vậy, nếu những phát súng đầu tiên của hải quân Việt Cộng được phát động tấn công vào các hạm đội của Trung Cộng như Việt Nam Cộng Hòa đã làm năm 1974 thì đúng là hành động chống xâm lăng mà nếu Trung Cộng dùng sức mạnh quân sự để chống trả lại thì  Mỹ và đồng minh buộc lòng phải có phản ứng cụ thể để trợ giúp Việt Cộng (vì hiện Mỹ đang rất cần lãnh thổ Việt Nam để chống lại sự bành trướng của Trung Cộng), nếu không  thì xem như đồng lõa với Đế Quốc Trung Cộng. Xác suất về sự đồng lõa nầy rất thấp vì khó có thể Mỹ và đồng minh chịu đứng nhìn một cuộc xâm lăng trắng trợn của Trung Cộng trước sự chứng kiến của mình  trong tình cảnh và chủ trương của họ như hiện nay. Ngay cả quốc gia của họ cũng vậy, nếu bị một nước mạnh nào đó xâm lăng thì chính họ cũng phải làm như vậy. Nước Mỹ xoay trục về Á Châu cũng chỉ vì nhận thấy nền an ninh và kinh tế của họ bị Trung Cộng đe dọa.

Bởi vậy, chưa chắc gì Trung Cộng dám lộng hiểm lợi dụng tình trạng xung đột xãy ra để mở rộng chiến tranh tiến chiếm thêm lãnh hải Việt Nam như một số người lo sợ.

Còn nhớ là dưới thời Tổng thống Bill Clinton, có lần Trung Cộng đem hạm đội mạnh định tấn công Đài Loan để thu hồi về Trung Cộng, Mỹ liền đưa Đệ Thất Hạm Đội đến neo gần Đài Loan, tuy không lên tiếng nhưng Trung Cộng phải lo sợ nên buộc lòng phải hủy bỏ chiến dịch và rút hạm đội trở về. Đó là bài học lịch sử mà bạo quyền Việt cộng đều biết, biết nhưng không làm vì họ đã  bán nước cho Tàu rồi, đã thuần phục Tàu rồi thì đâu còn lý do gì để họ nổ súng được.

Cứ xem thái độ của Bộ trưởng bộ Quốc Phòng là Tướng Lê Đức Anh  năm 1988 đã ra lịnh cho bộ đội không được nổ súng vào lính Trung Cộng khi chúng tiến đánh đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường sa của Việt Nam để rồi tất cả bộ đội của họ tại hiện trường đành phải chịu chết dưới cơn mưa đạn của kẻ xâm lược. Tội đồ ghê gớm nầy không chỉ dành riêng cho một mình tên hèn tướng Lê Đức Anh mà là bao gồm tất cả tập đoàn của bạo quyền Việt Cộng Hà nội, vì cã bọn cùng một lòng nên phải gánh chịu tập thể trước lịch sử.

2.- Trường hợp thứ nhì: Rất có thể vì sợ Mỹ và đồng minh của Mỹ can thiệp nên Trung Cộng chịu rút lui, nhưng sau đó sẽ mở mặt trận trên bộ để trả thù mà chúng thường luôn rêu rao là chỉ trong vòng một tháng chúng sẽ có mặt tại mũi Cà Mau, tức là hoàn toàn thôn tính cả nước Việt Nam. Điều nầy quả thật có lý do của nó vì hiện nay bạo quyền Việt Cộng đã tự dàn xếp hầu như tất cả mọi việc để làm sao có thể trao lãnh thổ Việt Nam cho Tàu Cộng một cách nhẹ nhàng. Bởi vậy, từ lâu bạo quyền đã để cho Tàu  khai thác Bauxít Tây Nguyên, thiết lập nhà máy Formosa Vũng Án để tính chuyện đem thép nhôm của Tàu về Việt Nam đóng dấu Made in Việt Nam, lừa bịp thiên hạ là những lô hàng thép nhôm nầy sản xuất tại đây để xuất cảng ra nước ngoài để được giãm thuế; Để cho Tàu độc chiếm những khu rừng thượng nguồn để khai tác tài nguyên về hầm mỏ và các loại gỗ hiếm quý; Để cho Tàu độc chiếm một dãi yết hầu Đà Nẳng, đèo Hải Vân để kiểm soát và khống chế toàn vùng lãnh hải Việt Nam. Tất cả những nơi nầy đều có treo bảng cấm người Việt Nam không được quyền lui tới.

Để cho sự dàn xếp được nhanh, kịp với thời hạn 2020 của Hội nghị Thành Đô mà rất nhiều người nói đến, nhiều năm nay Hà Nội đã mở cửa biên giới cho người Tàu ồ ạt ra vào đất nước ta một cách tự do mà không cần xin chiếu khán. Tính đến hiện nay chưa biết có bao nhiêu triệu người Tàu đã nhập lậu vào Việt Nam theo ngả đường nầy và trong đó, số người Tàu đã rút vào các khu đặc quyền kễ trên chắc cũng không phải là ít.

Trong thời bình, những vùng lãnh thổ trên là những khu đặc quyền khai thác tài nguyên và kinh tế, nhưng vào thời chiến thì nhanh chóng biến thành những chiến khu của Trung Cộng mà hậu cần chuyễn vận tiếp liệu

nguồn cung cấp vũ khí nhanh chóng, dồi dào và vô tận trên tuyến đường Hồ Chí Minh, bên kia dãy Trường Sơn, trên lãnh thổ Lào và Campuchia.

3.- Trường hợp thứ ba: Nếu vì sợ sự can thiệp của Mỹ và đồng minh nên buộc lòng phải rút lui, nhưng sau đó chắc chắn Trung Cộng sẽ dùng bộ binh tấn công để trả thù và cũng để thỏa mãn lòng tham vọng. Đến lúc đó thì dù cho bạo quyền có nhu nhược đi nữa thì cũng còn có một số quân nhân đứng lên cầm quân chiến đấu như lời của Tướng Lư Mã Lương (nếu những điều ông nói là thật tâm, không màu mè), còn nếu không có phản ứng gì hết về phía bạo quyền thì toàn dân sẽ vùng dậy, đánh lớn chưa được thì đáng du kích, đánh cho địch tiêu hao, đánh cho địch sa lầy cho đến lúc buộc họ phải rút quân về nước. Điều nầy chắc chắn sẽ xãy ra.

4.- Dẫn chứng lịch sử: Lịch sử cho thấy hơn một trăm năm bị đô hộ, Hai Bà Trưng đã đánh đuổi được quân Đông Hán. Hơn một ngàn năm bị đô hộ, Ngô Quyền đã đánh đuổi được quân Nam Hán. Đầu thế kỷ13, Nhà Trần nước ta đã ba lần đánh bại quân Mông. Đầu thế kỷ15, Lê Lợi đã đánh đuổi quân Minh sau 20 năm bị đô hộ. Gần cuối thế kỷ thứ 18, vua Quang Trung đã đánh bại quân Thanh. Đó là những chứng cứ lịch sử của một dân tộc tuy nhỏ bé, yếu sức nhưng vì có lòng yêu nước và kiên cường nên cuối cùng đã nhiều lần đánh bại được đế quốc Tàu xâm lược đông và mạnh hơn mình gấp nhiều chục lần.

5.- Vài sự kiện thực tế liên quan: Ngày nay cũng không có gì khác hơn: Năm 1979, bạo quyền Việt Cộng ỷ lại vào sức mạnh vượt trội của mình, xua quân đánh chiếm Campuchia với niềm tự kiêu là chỉ trong vòng một tuần sẽ thôn tính toàn thể lãnh thổ nước nầy, hành động xâm lăng nầy đã bị sức kháng cự của dân Kampuchia nên bị sa lầy 10 năm ở đây với những thiệt hại lớn lao về tài vật và nhân mạng nên cuối cùng đành phải chịu rút quân về nước. Cũng năm 1979 Nga tiến quân xâm chiếm Afganistan, cũng bị sa lầy hơn 10 năm với tổn thất về tài vật và nhân mạng lớn lao, cuối cùng cũng phải chịu rút quân về nước. Gần đây nhứt là vụ Mỹ đánh chiếm Iraq, đánh chiếm Afganistan một thời gian rồi cũng vẫn bị sa lầy và rồi thì cũng phải rút quân. Mới đây nhứt là việc Mỹ rút quân khỏi Siria, bỏ rơi đồng minh Kurd cũng chỉ vì không muốn bị sa lầy ở Trung Đông.

Tất cả những thực tế như đã kễ trên cho thấy hành động xâm lăng và đóng quân, dù dưới hình thức nào, dù sức mạnh vượt trội đến cở nào thì cuối cùng cũng vẫn bị sa lầy và thiệt hại do sự đề kháng của dân tộc nước đó, nhứt là vào thời đại văn minh ngày nay, hành động xâm lược của bất cứ nước nào đều bị cả thế giới lên án, đánh giá là việc dùng uy lực để bạo hành, cướp của của những nước nghèo và yếu kém hơn mình, điều mà không ai có thể chấp nhận được.

 6.- Thực tế trước mắt: Biển Đông là một thực tế, như chúng ta đã biết, hiện nay các nước Tây Phương đều xem việc Trung Cộng dùng sức mạnh của mình để uy hiếp các nước nhỏ trong vùng như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai và Bruney để cướp đảo, cướp biển, chẳng những qua Đường Lưỡi Bò mà chúng tự vạch mà còn vượt ra ngoài như vụ vừa rồi dàn khoan HD8 đã tiến vào chỉ cách thềm lục địa Việt Nam chỉ có 150 Km.

Nếu còn có chút lòng với đất nước và nếu muốn tạ tội với tiền nhân, và muốn xóa đi những ô danh đã làm từ bấy lâu nay, bạo quyền Việt Cộng nên chánh thức mời Mỹ và đồng minh vào chứng kiến khi Việt Nam buộc phải nổ súng vào hạm đội Trung Cộng nếu chúng vi phạm vào lãnh hải Việt Nam như sự kiện Bãi Tư Chính vừa qua. Đó là điều mà bạo quyền nên làm, đồng thời ra tay càn quét hết những vùng đặc quyền của chúng trên lãnh thổ mà chẳng sợ gì đến sự trả thù của Bắc Kinh.

Ngược lại, nếu vì đất nước đã bán cho Tàu rồi và cũng vì đã là tay sai, đã là thái thú mà không dám phản lại Tàu thì trước sau gì thì nhân dân cũng sẽ vùng dậy để đánh đuổi quân xâm lăng, đến khi đó thì dù cho bạo quyền có ăn năn thì cũng đã quá muộn.

III.- Kết luận

Trong một bài tham luận trước, chúng tôi có nghĩ đến một giải pháp khả thi cho vấn đề Biển Đông,  trong bài viết nầy chúng tôi xin được nhắc lại là, do thời cuộc biến chuyễn đến một giai đoạn như hiện nay, Washington cần phải có một giải pháp thích ứng để giải quyết vấn đề Biển Đông một cách rốt ráo là nên tổ chức lại đội ngũ của chương trình chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, thiết lập một Tổ Chức Đặc Nhiệm bao gồm Mỹ, Úc, Nhựt, Anh, Pháp, Đức, Ấn, Nam Dương và luôn cả Việt Nam, Phi luật Tân, Mã Lai, Bruney…để hình thành một Cơ Quan Chế Tài đủ mạnh để bảo vệ quyền lực của Liên Hiệp Quốc, bảo vệ Hải Phận Quốc Tế huyết mạch từ eo biển Malacca lên Bắc Á, bảo vệ Phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye về đường lưỡi bò chín đoạn  mà Bắc Kinh đã tự vạch ra.

Sự hiện diện của Cơ Quan Chế Tài nầy chẳng khác nào như một vị Thiên Lôi được tại vị nơi trần thế mà ai cũng phải sợ, nên sẽ không nước nào còn dám nghĩ đến việc đi xâm lăng, cướp đất, cướp tài nguyên của nước khác. thế giới nhờ thế sẽ được ổn định, trật tự sẽ được tái lập và hòa bình lâu dài sẽ đến với tất cả nhân loại.

Việc trước tiên là tổ chức Đặc Nhiệm nầy sẽ thành lập một Bộ Tham Mưu Liên Quân bên cạnh các Hạm Đội Mỹ, phân phối hạm đội các nước trong ủy ban dùng chiến hạm của họ định vị đóng quân thường trực dọc theo hai bên ranh giới của hải phận quốc tế để vừa bảo vệ hải phận nầy và cũng vừa để bảo vệ chủ quyền biển đảo của những nước nhỏ quanh vùng đúng theo luật pháp quốc tế, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Bộ Tham Mưu Liên Quân.

Bất cứ một yếu điểm nào của hai bên đường ranh nầy bất ngờ bị tấn công thì lập tức Bộ Tham Mưu Liên Quân sẽ phản ứng ngay tức khắc. Như vậy các nước nhỏ bé và yếu kém như Phi Luật Tân chẳng hạn, nhận nhiệm vụ trấn đóng sẽ yên tâm vì được bảo vệ nên không còn lo sợ cường quyền Bắc Kinh ngang ngược bắt chẹt họ nữa.

(10/11/2019)

 

 

Vui cười

Giáo sư kinh tế chính trị hỏi bài học trò :

– yêu cầu cô định nghĩa về Tư Bàn Chủ Nghĩa (TBCN), Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) và Cộng Sản Chủ Nghĩa (CSCN).

– Thưa thầy. TBCN, theo con là một căn phòng tối om, có một chú mèo và một người. Nếu người chụp được mèo sẽ có quyền giữ lấy mèo. XHCN, cũng theo con, vẫn là căn phòng tối đó, người tìm mèo mà không biết mèo không có trong phòng.

– Riêng CSCN, thưa thầy, cũng là căn phòng tối nói trên, người cố tìm mèo dù vẫn biết rằng mèo không có trong phòng …

 

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói chuyện với Tổng thống Mỹ:

– Tổng thống Mỹ: Nước chúng tôi thực sự có dân chủ vì bất cứ lúc nào dân chúng cũng có thể đổ ra đường và hô vang: “Đả đảo Tổng thống Mỹ!”

– Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: Ồ, nước chúng tôi cũng dân chủ như vậy mà. Bất cứ khi nào dân chúng muốn, họ đều có thể hét toáng lên: ”Đả đảo Tổng thống Mỹ!”

Những Thiếu Thốn của Nền Dân Chủ Đại Diện (Bài 1) – Phan Văn Song

Kính thưa quý bà con, quý thân hữu,

Bốn tuần qua, chúng tôi người viết, được quý bà con cho phép chia sẻ những cái bực mình do chính địch là bọn Tàu Cộng và nhóm nịnh thần Hán Ngụy «nằm vùng» đang rình rập đánh vào cộng đồng Người Việt tỵ nạn chúng ta. Phải, chúng ta đang và vẫn đang tiếp tục đánh nhau với địch. Nước đang mất nhà có thể tan… Nhưng mong rằng, sau cơn mưa trời lại nắng. Suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, bao nhiêu lần Tàu xâm lăng, bao nhiêu lần quân Nam ta đều thắng cả. Do đó, đánh giặc nhưng vẫn, nếu có cơ hôi học hỏi, chung ta bàn tán chia sẻ nhau những bài học chánh trị kinh tế, cơ chế xây dựng. Chúng ta phải nghĩ đến ngày mai, làm sao xây dựng lại nước Việt Nam và con người Việt Nam.

Dân chủ phải là thể chế chánh trị. Nhưng Dân chủ nào ? Hai chế độ không giống ai, Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Việt Cộng Hà nội, đều (cả hai) rêu rao tuyên bố có chế độ Dân Chủ. Thế nhưng trong thực tế, sau 70 năm cầm quyền Miền Bắc, và trên 40 năm cầm quyền cả nước Việt Nam, ai ai cũng biết chế độ quản trị Việt Nam của độc đảng Cộng Sản là một chế độ Độc Tài.

Do đó, bài viết nầy, lần nữa, xin được chia sẻ cùng bà con, thân hữu!

Thưa quý bà con, thưa quý thân hữu!

Trong những bài viết qua, chúng tôi, người viết, thường đề cập đến Con người Môi trường song hành với Đạo Đức là những yếu tố khả dĩ để Phát triển và Quản trị tốt một quốc gia tiên tiến.

Hiến pháp chỉ là một bản văn, tuy cần thiết, nhưng vẫn chưa đủ (nécessaire et non suffisant) để bảo đảm cho những Tự do thật sự và một nền Dân chủ thực hữu của quốc gia. Rất nhiều chế độ độc tài trên thế giới vẫn dùng những bản Hiến pháp làm chiêu bài, để vay mượn danh nghĩa chánh thống cũng như tánh cách hợp pháp. Những nước có chế độ độc tài toàn trị do độc đảng cầm quyền, như Cộng sản Hà Nội, vẫn thường tự gọi là những “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân”. Thậm chí, thế giới lúc bấy giờ cũng vẫn dùng chung một từ tổng hợp là “Khối các Dân chủ Nhân dân”.

Ngày nay, ngay tại các quốc gia tiên tiến, nơi có những Tự do căn bản được áp dụng, nhưng phần lớn việc điều hành quyền lực từ các cơ quan hành chánh hay pháp lý vẫn gợi cho những người quan tâm đến tình trạng Nhơn quyền và Dân chủ không ít nghi ngờ, khiến phải suy nghĩ và e ngại.

Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện (Démocratie directe, démocratie représentative):

Khái niệm Dân chủ là một khái niệm trong sáng, nhưng dễ bị lạm dụng khi áp dụng những phương cách thực hiện, trong những thể chế ngày nay.

Định nghĩa của Abraham Lincoln “Dân chủ là do Dân cầm quyền, cho Dânvì Dân”, bởi thế, chúng ta gọi là Dân chủ trực tiếp. Nghĩa là:

–  Người Dân phải cầm quyền trực tiếp, không qua một trung gian nào cả,

– Người Dân cũng vừa là Người Cầm quyền và cũng là Người bị trị (Gouvernant et gouverné),

Nói như vậy, những người sử dụng công quỷ cũng là những người quyết định thâu thuế, và trả thuế. Về mặt lý thuyết thì tạm hiểu, nhưng làm sao áp dụng trên mặt thực hành. Hiện nay,vẫn có một vài thị xã, hay làng xã của Thụy sĩ, vẫn áp dụng cách thức “Trưng cầu dân ý trực tiếp” về một vài tài khoản thuế vụ có tính cách địa phương.

Những quốc gia tiên tiến ngày nay, đa số áp dụng Dân chủ dưới hình thức Dân chủ đại diện  (démocratie représentative). Một tấm bình phong cách ly người dân và người cầm quyền (tạm gọi là quan chức cầm quyền, hay gọi chung là nhà cầm quyền): đó là những đại diện dân, do dân bầu, và phát biểu thay dân về những nguyện vọng của người dân.

Đó là một Dân chủ gián tiếp, người dân không có những quyết định hành xử, quản trị đất nước, người dân chỉ tham dự bầu những đại diện thay mình. Thực tiển, dễ thực hiện, nhưng rất có nhiều hạn chế nguy hiểm, càng ngày càng lộ rõ. Bởi lẽ : Đó là

Một “thị trường chánh trị”.

Phải, đó là cái nguy hiểm của ngày nay, đó là do sự bành trướng của một hiện tượng được gọi là “thị trường Chánh trị”. Định nghĩa này được nhóm “public choices”, một nhóm các nhà nghiên cứu, kinh tế gia, chánh trị gia hay xã hội học Âu-Mỹ, theo dõi những cách thức xử thế, quyết định từ các vị lãnh đạo công cộng của quốc gia (nhà cầm quyền, các vị lãnh đạo các nhóm chánh trị, các vị dân cử và các công chức). Những quyết định ấy thường khi thiếu sự chính xác, không trung thực; bởi lẽ, thay vì các quyết định phải được thoát thai từ kết quả trao đổi giữa hai nhóm người, của hai đối tác, đúng theo luật “cung – cầu”,  theo luật  “kinh tế thị trường” ; thì ngày nay, những quyết định ấy, lại là những mặc cả, thương thuyết, đã làm mất những “thông tin chính xác, trung thực”, dẫn đến “cái chung chung”, thiếu hẵn phần “trách nhiệm”.

Thị trường chánh trị” là thị trường của những ứng cử viên để thành các đại diện dân, một bên, và đối với (versus) cử tri đoàn, một bên.

Trên thị trường này, ứng cử viên và các dân cử nắm quyền chủ động. Cũng như một anh nhà buôn, họ đề nghị những “món hàng công cộng” (công viên, trường học, giảm tô thuế, ủng hộ Dân chủ ở VN …) hay những “món hàng chánh trị” (những người mới nhập cư dễ dàng nhập lấy quốc tịch để xử dụng lá phiếu lấy những quyết định cho địa phương, làng xã,

nơi mình sanh hoạt và cư ngụ … đổi lấy lá phiếu của người đi bầu của cử tri gốc Việt, gốc Hispanic ở Mỹ, gốc Á-rập ở Pháp…

Và người nào đề nghị nhiều, hứa hẹn nhiều, thì kẻ ấy có cơ may lượm nhiều lá phiếu.

Xin lấy vài thí dụ: các nhà làm chánh trị hứa sẽ bảo vệ con người, tài sản và quyền lợi con người. Nhưng có ai nói đến bảo vệ bằng cách nào, tổn phí là bao nhiêu ? Khi cần lá phiếu, các ứng cử viên thường có những lời hứa với chương trình thực hiện (sẽ) rất dài. Và cùng trong một lúc đó,  các người đi bầu, người cử tri, người dân thường, cũng họp nhau lại thảo những đòi hỏi dài, xin thêm phương tiện hổ trợ, tiền bạc, nhơn danh “phúc lợi công cộng” (intérêt général), nhưng thật sự, đó chỉ là những đòi hỏi rất hạn hẹp có tính cách địa phương và đặc biệt

Và cuối cùng, mọi người cùng ngóng cổ chờ quyết định của Nhà nước, vì sự mặc cả, giữa những người muốn “giảm tiền thuế ”, và những nhóm muốn xin “thêm tiền, để thực hiện những đặc lợi và đặc quyền”, hai nhóm này đều là công dân, và cả hai đòi hỏi đều có lý cả. Vậy phải làm thế nào?  Chúng ta thường thấy, theo thông lệ, những nhóm đứng ra đòi hỏi thường là những “nhóm có tổ chức”, biết xuống đường đấu tranh, biết la hét để đòi hỏi. Còn nhóm người bị đóng thuế, như tất cả chúng ta, thường thụ động, im lặng, tuy có rên rỉ đấy, nhưng vẫn phải trả thuế đều đều. Khối thiểu số ồn ào sẽ lấn ép khối đa số thầm lặng.

Những nhà làm chánh trị ở các quốc gia tiên tiến xử dụng cái mâu thuẫn ấy để kiếm phiếu, sẵn sàng hứa thực hiện tất cả những yêu cầu, hứa sẽ giảm các loại thuế, tạo một không khí an lành và gợi cho người dân cảm tưởng là có một “ai đó” sẽ hào phóng chi tiền. Giáo sư trường luật Aix –Marseille, Frédéric Martiat từng mô tả hiện tượng ấy vào năm 1968 : “Nhà Nước là cái ảo tưởng xã hội (une fiction sociale) trong con người mà lúc nào cũng mong được sống bám vào những kẻ khác” (L’Etat est une fiction sociale à travers laquelle chacun s’efforce de vivre aux dépens de tous les autres). Và Nhà Nước Bảo Hộ ra đời. (Et l’État Providence naquit).

 Khủng hoảng của Nhà Nước 

Vì mọi chuyện đều phải do Nhà nước giải quyết, chúng ta đã đâm đầu vào một cuộc khủng hoảng kinh khủng. Cuộc khủng hoảng nầy đang diễn ra tại các nước tiên tiến.

Mong bài nghiên cứu này đóng góp được những suy nghĩ để các nước chậm tiến như Việt Nam, ngày mai không vấp phải.

– Khủng hoảng đầu tiên, là khủng hoảng chánh trị:

nếu Nhà Nước là tất cả, các nhà cầm quyền và các nhà làm chánh trị là tất cả, thì “tất cả đó” đều đứng trên Pháp luật (Việt Nam ngày nay, Đảng Cộng sản và Nhà Nước là một, Đảng Cộng Sản đứng trên Pháp luật)

– Khủng hoảng thứ hai, là những giá trị Đạo đức xã hội hoàn toàn bị xáo trộn. Những thành công đều được đánh giá trên kết quả, mà không cần biết kết quả đó có được là do xảo quyệt, do bè phái, hay do tham nhũng. Những giá trị thật sự về Đạo đức con người, về giá trị học hành, về hiểu biết, về  tri thức đều không được nhìn nhận. (Việt Nam ngày nay!)

Khủng hoảng thứ ba, là khủng hoảng kinh tế, của công bị tham nhũng đục khoét, lãng phí, quản trị tồi tệ, yếu kém, và dĩ nhiên mất hiệu năng sản xuất, cộng thêm Pháp luật bị chà đạp, sưu cao, thuế nặng … là những nguyên nhân chính đưa đến trì trệ kinh tế. Rồi nạn thất nghiệp gia tăng, rồi mức tiêu thụ giảm lần, tạo nên cái vòng lẩn quẩn, người nghèo vì thất nghiệp càng nghèo thêm, khiến quỹ xã hội thâm hụt nặng, bởi không đủ thương vụ, nghiệp vụ đóng góp.

Khủng hoảng thứ tư, là khủng hoảng luật pháp.

Nhà Nước không còn đóng vai trò quản trị và trọng tài của những tương quan thương mại hoặc xã hội. Vì Luật pháp bị xâm phạm, bị cưởng hiếp, không còn được tôn trọng, nên những nhà chánh trị lương lẹo với những dân cử để tham nhũng hay ngồi xổm lên pháp luật§ Để rồi … trẻ con các khu nghèo kéo nhau đi “đốt xe” để … giải trí. (Ở Pháp vừa qua).

Những khủng hoảng nhỏ biến thành một cuộc «đại khủng hoảng» nặng nề về thể chế Dân chủ nơi các Nhà Nước tiên tiến. Hậu quả:

– a. –  Một cuộc trả lời bằng chân: (exit) bỏ nước ra đi.

– b. – Trả lời bằng phát biểu (voice) la ó, biểu tình, đình công, bạo động.

– c. – Trả lời bằng chịu đựng, sống qua ngày (loyalty), mất ý chí công dân, lơ là quyền phát biểu công dân, lãnh đạm với những cuộc bầu phiếu, bỏ phiếu.

Ba cách trả lời trên không đặt lại vấn đề của Dân chủ đại diện, cũng không làm giảm đi những lố lăng lạm dụng của các tổ chức cầm quyền, có chăng chỉ là những tránh né, chạy quanh. Ngày nay, Dân chủ hay Pháp luật được nói đến nhiều, phải chăng chỉ là một bức màn nhung để che những màn ảo thuật chánh trị đó thôi?!

Sự chuyển tiếp qua trung gian các xã hội dân sự.

Con đường phân chia biên giới giữa quyền lực của giới cầm quyền và xã hội phải được nới rộng.

Để sanh tồn, quyền lực của công lực phải được giảm bớt, những “công hữu” phải được tư hữu hóa. Quản trị những sở hữu hay công nghiệp quốc gia không còn là nghiệp vụ của Nhà nước nữa. Những xã hội dân sự, dần dần nắm quyền quản trị để thay thế.

Quản trị khai thác, phân phối tài nguyên quốc gia phải được tư hữu hóa !

Quản trị những sở hữu hay tài nguyên có tánh cách thương mại rất dễ dàng cho các xã hội dân sự. Sản xuất xe hơi, quản trị năng lượng, khí đốt, điện lực, chuyên chở, truyền thông, các tư nhơn và các xã hội dân sự biết làm và còn làm giỏi hơn Nhà nước.

Về những phần hành “dịch vụ công cộng(Services publics) vẫn là phận sự của Nhà Nước! Vì là Công Bộc, như Tổ chức Giáo dục, Tổ chức Y tế, Tổ chức Hưu Trí, Tổ chức Thể Thao, Tổ chức Văn hóa … đành rằng khó khăn, nhưng nếu biết chuyển hướng khéo và quản trị khéo vẫn có thể chuyển dần cho Tư nhơn.

Nhưng, vẫn còn những bộ phận hoàn toàn không thể chuyển nhượng cho thế giới thương mại : Những “tổ chức dịch vụ xã hội tương tế”, hay “dịch vụ phân phối tương trợ”, gọi chung là “dịch vụ xã hội (Sercices sociaux) chủ yếu đối với những gia đình nghèo khổ, giúp đỡ người tàn tật, nghiệp vụ cứu thương, cứu hỏa, bảo vệ con trẻ, tổ chức phòng ngừa du đảng, tệ nạn hút sách … Nếu Nhà Nước không làm thì ai đứng ra làm ? Bảo vệ môi sinh, môi trường, Nhà Nước có thể làm luật, nhưng ai kiểm soát?

Chúng ta có thể trả lời: hãy để cho những “Xã hội dân sự cộng đồng(des sociétés civiles communautaires).

Xã hội dân sự cộng đồng” là những Hiệp hội, hội đoàn có ý kiến trên một vấn đề đặc biệt: Hội gia đình, Hội bảo vệ các người già, Hội bảo vệ phụ nữ chống tệ nạn bị hành hung, Hội bảo vệ trẻ con … Nhà nước và các Tư doanh không thể lo được. Những hội đoàn ấy tạo sự kiểm soát và đi dần đến quản trị hoàn toàn.

Định nghĩa những hội đoàn ấy là “Tương trợ”, “Tự nguyện”, “ Bất vụ lợi”, “Hội tương tế ” (Solidarité, volontariat, bénévolat, partage, mutualité).

Dĩ nhiên xã hội không thể đòi hỏi những “quý tánh” ấy. Xã hội phải có những khu vực thương doanh (đa số) và phải có những kiểm soát chế tài pháp lý (càng ít càng tốt).

Chúng tôi nghĩ rằng con người, tức là những công dân và những đoàn thể công dân có thể thay thế Nhà nước điều hành tốt xã hội.

Hãy tổ chức lại tình tương trợ.

Xã hội chánh trị” đã ngự trị gần một thế kỷ, “Xã hội doanh thương(la société marchande) và “Xã hội cộng đồng” (la société communautaire) hoàn toàn không có tiếng nói. Đặc biệt tại những quốc gia do độc tài toàn trị cai quản, như Việt Nam. Nhà Nước độc tài đã đè bẹp tất cả những cá nhơn thương nghiệp, hay những “cơ chế trung gian” (les corps intermédiaires). Ngày nay dưới sức bộc phát của kinh tế thị trường, các xã hội doanh thương phục hồi rất nhanh, nhưng trong tình trạng hỗn loạn, vì thiếu một khung pháp luật.

Các công ty quốc doanh được tư hữu hóa khá nhanh và dễ dàng, sự cạnh tranh bắt đầu thực hiện bởi sự thúc đẩy của toàn cầu hóa. Nhưng con người tâm trạng cộng đồng đến chậm hơn.

Bởi lẽ, thời xưa dưới chế độ độc tài toàn trị, quan niệm “tập thể” bị thúc đẩy đến cao độ, nhưng quan niệm ấy chỉ là bề mặt thôi, thật sự lúc bấy giờ, là thời gian của cá thể cao độ, mạnh ai nấy lo, “tôi lo cho tôi và gia đình tôi trước”. Chụp giựt, mạnh ai nấy lo chụp giựt là tâm trạng công dân dưới thời “tập thể” lãnh đạo. Ngày nay, những dấu vết chánh trị ấy vẫn còn, mặc dầu xã hội doanh thương đã hoạt động bình thường. Làm sao có được cái yên tâm để lo cho người khác và lo việc chung?!

Tạm Kết Luận:

Nói tóm lại , ngay từ bây giờ , phải nghĩ ngay đến :

Một chương trình công dân giáo dục. Những công dân có nhiệt tình, có tinh thần cộng đồng, hãy gánh vác việc tổ chức lại những cơ cấu xã hội và những cơ chế tương trợ cộng đồng.

Thoạt tiên là gia đình, ngày nay, tánh cách gia đình đã bị phá vỡ, cộng đồng gia đình là môi trường tạo sự tương trợ và hòa hợp, không nói đến gia đình là phủ nhận nền tảng của xã hội.

Trong khi chờ đợi một quan niệm mới để tổ chức lại gia đình, chúng ta phải cố gắng đào tạo những đức tánh căn bản để phát triển “những tập tục đời sống hội đoàn,những sáng kiến tương trợ và “những hy sanh cá nhơn.

Phát huy những đức tánh ấy là thực hiện được những đóng góp của công dân đối với nền dân chủ. Đo đó, thể hiện những “đức tánh dân chủ” của những người công dân mới.

Mong lắm!

Hồi Nhơn Son,  07 tháng 11 2019

 

 

Vui cười 

Không cần ai hiểu, chẳng cần ai tin

Chỉ thích một mình, lạnh lùng, lặng lẽ

Không cần chia sẻ, chẳng cần quan tâm

Chỉ muốn lặng thầm, bình yên là đủ.

 

Con ơi nhớ lấy câu này:

Sống phải biết mình là ai

Sai phải biết sửa

Thấy lửa phải đổ thêm dầu

Thấy nhảy lầu phải hô to cổ vũ.

 

Muốn ngủ ngon thì đừng lấy vợ

Muốn không nợ thì đừng có yêu

 

Công viên là chốn hẹn hò

Khi đi bụng bé khi về bụng to

Mẹ ơi xin mẹ đừng lo

Bệnh viện phụ sản đã lo giúp rồi.

 

Ăn chanh mới biết chanh chua

Yêu anh mới biết anh là sở khanh

 

 

Tham luận 142: Suy Nghĩ Về Giải Pháp Trao Quyền Cho Giới Trẻ – Thanh Thủy

1.- Trao quyền cho giới trẻ:

Người lớn tuổi thì dĩ nhiên sức khỏe phải yếu kém, chậm chạp tay chân, đầu óc thường kém minh mẫn, quên trước quên sau, thường sống nhiều về kỷ niệm quá khứ, hiểu biết nhiều về những vấp ngã trên đường đời, cho nên rất đắn đo trước mỗi công việc vì lo sợ bị sơ xuất, lo sợ bị thất bại, cho nên nếu phải gồng gánh những việc quan trọng như việc nước, việc tranh đấu, thường phải suy nghĩ đủ thứ chuyện có thể xãy ra cho nên giải quyết vấn đề thường chậm chạp, dễ bị mất thời gian tính, hoặc không còn thích ứng với những biến chuyễn mới của xã hội mà mình chưa từng gặp phải trong cuộc đời. Bởi vậy, người lớn tuổi cần phải trao quyền điều hành công việc tranh đấu còn đang dở dang lại cho giới trẻ sao cho kịp thời, kịp lúc. Đó là điều cần thiết mà ai trong chúng ta cũng đều nhìn thấy và cũng đều phải chấp nhận.

Tuy nhiên, điều quan trọng trong việc trao quyền đấu tranh còn đang dang dở lại cho giới trẻ không có nghĩa là người lớn không còn trách nhiệm, phủi tay hết mọi việc rồi đi nghĩ hưu, rồi biệt tăm. Đất nước là của chung của tất cả mọi người dân, không phân biệt già trẻ hay nam phụ lão ấu. Cho nên, người còn sống, còn hít thở khí trời thì vẫn còn trách nhiệm với con cháu, với Quê hương, Tổ quốc vì Quê hương, Tổ quốc là nguồn cội của tất cả mọi người, đã đùm bộc ta từ lúc Cha Mẹ mới sanh ra ta cho đến ngày ta xuôi tay, nằm xuống.

2.- Tấm gương lịch sử và hoàn cảnh ngày nay:

Lịch sử đã cho ta thấy về người xưa là các Vua của nước ta khi lớn tuổi đều phải truyền ngôi lại cho con rồi  lui về quy ẩn, nhưng vẫn còn tự nhận lãnh trách nhiệm việc nước, cho nên đã đặt để ra ngôi vị Thái Thượng Hoàng, mục đích để giám sát, hướng dẫn việc điều hành đất nước của Ông Vua con cho đến khi Ông Vua con thuần thục mọi việc trị nước theo đúng nề nếp đã được quy định rồi mới yên lòng an vị trong việc tu hành, sớm chuông chiều mỏ mà việc vua Trần Nhân Tôn khi trao quyền lại cho con rồi lui về Trúc Lâm Yên Tử là một ví dụ. Mỗi khi đất nước có họa xâm lăng, Thái Thượng Hoàng vẫn xuống núi, không ngại gian lao, họp cùng ba quân xuất chinh chống giặc như khi còn tại vị.

Ngày nay cũng vậy, công việc tranh đấu chung hiện còn đang dang dở mà đa số những người tranh đấu từ sau năm 1975 đến nay đều đã lớn tuổi, cho nên hầu như tất cả đều nghĩ đến việc trao quyền tranh đấu nầy lại cho hậu duệ của mình, tức là giới trẻ sẽ đứng lên đãm nhận trách nhiệm như người xưa đã làm mà thời nay hay gọi là chuyển lửa.

3.- Chuyển lửa: 

a.- Những điều tất yếu: Muốn chuyển lửa, điều tất yếu là trong tay người chuyển lửa phải có lửa, vì có lửa thì mới có hơi nóng, có ánh sáng dẫn dắt thì người nhận mới có đủ yếu tố căn bản hiểu biết để đặt niềm tin vững mạnh vào ngọn lửa và hơi nóng dẫn đường mà mình đã tiếp nhận để tự mình hiên ngang bước vào con đường phải đi với đầy đủ hành trang để tự tin.

b.- Hành trang ở đâu ra: Hành Trang chính là Cương Lĩnh và Nội Quy của mỗi tổ chức, mỗi đoàn thể, mỗi đảng phái đấu tranh để cứu nước mà người đi trước đã nhuần nhuyễn chính là những ngọn lửa dùng để chuyền lại cho thế hệ đi sau. Chuyển lửa xong vẫn chưa hết trách nhiệm mà còn phải ở lại để tiếp tục giám sát, hướng dẫn , bổ túc thêm những kinh nghiệm thời cuộc của mình để những hậu duệ vừa mới tiếp nối không bị vấp ngã hay sai lầm những bước đi trên đoạn đường tranh đấu.

Từ năm 1987 trở đi, mỗi khi có dịp tiếp xúc với anh chị em trong những kỳ Đại Hội thường niên, Gs.Nguyễn Ngọc Huy thường nói 2 điều căn bản:

Điều thứ nhứt là anh chị em ráng tổ chức học tập nội bộ thường xuyên sao cho được thấu đáo hết mọi chuyện, có gì chưa rõ thì cứ đặt thẳng vấn đề, Giáo sư sẽ giải thích tường tận cho anh chị em hiểu rõ.

Điều thứ nhì là sau khi đã đạt được nhu cầu nầy rồi thì anh chị em sẽ tự đứng ra điều hành mọi công việc cơ sở, Giáo sư sẽ yên tâm và có nhiều thời giờ để yễm trợ về mặt ngoại giao, để làm những công việc khác như ngồi viết những tham luận về chánh sách và góp ý trong việc soạn thảo bản Hiến Pháp tương lai sau khi giải trừ được chế độ tàn bạo của tập đoàn Cộng sản Hà Nội. Điều nầy

có ý nghĩa là Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã dự trù cho việc chuyễn lửa đến anh chị em và sẽ làm một vị “Thái Thượng Hoàng” đúng nghĩa như vua của mình ngày xưa đã làm.

Cho đến năm 1989, khi nhận thấy bịnh tình của mình quá nặng, sợ khi nằm xuống, anh chị em nối tiếp sẽ bị lúng túng trước những biến chuyễn mới của thời cuộc mà định hướng sai con đường phải đi trong việc chống Hòa Giải Hòa Hợp với Việt cộng, nên Giáo sư đã cố gắng soạn ra những chi tiết cụ thề áp dụng cho vấn đề nầy để anh chị em dùng làm cẩm nang mà không sợ bị đi bị lạc hướng: Đó là sự ra đời Quan Điểm 5 Không của ông.

4.- Những điều đáng tiếc:

Nhiều người thường xuyên tuyên bố cần phải trao quyền đấu tranh cho giới trẻ và những hậu duệ kế tiếp rồi tự rút lui vào quy ẩn, đi tu, hành thiền lìa xa xã hội, thậm chí còn có nhiều người thường hay đi du lịch về Việt Nam hay xum xoa “Áo gấm về làng”, ăn chơi trụy lạc khiến cho gia đình hư hỏng, mang nhiều tai tiếng, tệ hơn nữa là một số thành phần trở cờ, “Ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản” vì bị bạo quyền hứa hẹn ban cho một số quyền lợi bánh vẽ vu vơ nào đó để dụ dỗ, nhiều người bị lạc vào những chiếc bánh vẽ dụ dỗ nầy cho đến khi bị sa lầy năm lần bảy lượt mà vẫn còn chưa chịu tởn.

Hành động của những người nầy là chính họ tự dập tắt ngọn lửa trong tay, quăng bó đuốt của họ vào sông, vào biển, tuy miệng luôn tuyên bố chuyển lửa nhưng mục đích chỉ là để phủi tay, trút gánh nặng lại cho giới trẻ để rảnh tay mà thong dong cho cuộc sống cá nhân, mặc cho giới trẻ nhận lãnh trách nhiệm mang trên vai, bước đi chập choạng thiếu định hướng cho nên dễ bị kẻ địch  giăng bẫy, điều hướng vào lộ trình sai trái mà không hay. Đôi khi đi lạc quá xa, không còn đường nào để quay trở lại được.

5.- Những việc dễ thấy

a.- Việc nầy dễ thấy vì đã xãy ra rồi nên có “người nhạc sĩ trẻ” đã tuyên bố: “chúng ta nên nhớ CHXHCNVN bây giờ là một nước có thành viên trong Liệp Quốc, chúng ta không có đòi hỏi nhiều, chúng ta chỉ xin quyền căn bản làm người thôi, chúng ta không bao giờ kêu gọi lật đổ chế độ hay bạo động hay gì hết, .cái đó hoàn toàn sai. Trong thế giới chúng ta sống bây giờ chúng ta tất cả mọi thứ chúng ta đều nên hành động bằng cách nói chuyện với nhau, chúng ta không nên kêu gọi chiến tranh, không nên kêu gọi hận thù mà chúng ta phải nên mang tình yêu xóa tan hận thù, quốc hội năm 1975 đã làm sai thì bây giờ chúng ta phải giúp quốc hội của chúng ta làm đúng lần này”.

b.- Việc nầy cũng dễ thấy vì đã xãy ra rồi khi có một cô luật sư trẻ, Chủ tịch của Phong Trào Giới Trẻ Thế giới đã tuyên bố: “ Cái việc của chúng con làm không phải là việc chống Cộng. Cái việc của chúng con làm là chống cái Ác”. Và cô đã giải thích thêm:” Tuổi trẻ thế hệ của con, của em con, khi mình nói đến chống cộng sản, thì cái quan niệm, cái context (bối cảnh) đó rất là xa vời, chúng con và các em không hiểu được”.

6.- Ngụy biện hay thiếu hành trang?

a.- Cô luật sư trẻ chống cái Ác: Đất nước của chúng ta hiện nay chỉ có một lằn ranh, bên nầy lằn ranh là Quốc Gia còn bên kia lằn ranh là Việt Cộng. Một luật sư đứng ra đấu tranh ít nhứt phải biết mình đang đứng ở đâu để đấu tranh, vì chỉ có hai bên mà nói không biết chống Cộng là gì thì chắc là chánh nghĩa của người Quốc Gia chắc cô cũng không biết luôn, cho là vì thế nên cô đi lạc vào mông lung, đứng một chân bên nầy, một chân bên kia của lằn ranh Quốc-Cộng mà hô hào chống cái Ác, không để tâm, hoặc cố tình không để tâm nghiên cứu để nhìn thấy được cái Ác phát xuất từ đâu ra?  Không được người lớn trang bị hành trang hay không nghiên cứu để thâu lượm hành trang mà lại đi chống cái Ác theo kiễu nầy thì cái chân đứng bên phía Cộng của cô luật sư trẻ nầy chắc chắn sẽ bị đao phủ Việt Cộng chặt bỏ không thương tiếc.

b.- Căn nguyên phát sinh cái Ác: Việt Cộng  hiện đang cướp nhà, cướp đất, cướp tài sản quốc gia, làm giàu trên xương máu của dân, phá chùa, phá miễu, phá nhà thờ của các Tôn Giáo. Từ hơn nửa thế kỷ nay, chúng đã tạo ra biết bao nhiêu thảm cảnh cho dân lành, nào là Cải Cách Ruộng Đất năm 1954 ngoài Bắc đã giết hại hàng trăm ngàn người; Nào là thảm cảnh Tết Mậu Thân 1968 ngoài Huế Việt Cộng chôn sống trên năm ngàn người trong những mồ chôn tập thể; Nào là bắn giết không nương tay vào đoàn người di tản trên các Đại lộ Kinh Hoàng, Đại lộ Máu năm 1972; Giết không nương tay hàng chục ngàn người chạy loại trên Liên tỉnh lộ 7B năm 1974, vân vân và vân

vân… Những điều nầy có được cô luật sư trẻ xem là Ác không?  Cái Ác thường hiện ra với muôn hình vạn trạng khác nhau, hết trạng thái nầy thì nó lại xuất hiện ra những trạng thái khác mà tất cả những trạng thái kễ trên đều là những sự thật hiển nhiên đều do Việt Cộng cố tình tạo nên để khủng bố dân lành. Đó là những tội Ác tài trời, liệu cô có chống lại nó nổi không? Nếu làm được, thế nào cô cũng sẽ nhận được giãi Nobel Nhân Quyền!

b.- Người nhạc sĩ trẻ và mơ ước hão huyền: Tương tự như cô luật sư trẻ nói trên, anh nhạc sĩ trẻ của trung tâm Asia đã hô hào:

”chúng ta nên nhớ CHXHCNVN bây giờ là một nước có thành viên trong Liên Hiệp Quốc……chúng ta không có đòi hỏi nhiều…….chúng ta chỉ xin quyền căn bản làm người thôi …….chúng ta không bao giờ kêu gọi lật đổ chế độ hay bạo động hay gì hết ……..cái đó hoàn toàn sai……..trong thế giới chúng ta sống bây giờ chúng ta tất cả mọi thứ chúng ta đều nên hành động bằng cách nói chuyện với nhau………chúng ta không nên kêu gọi chiến tranh, không nên kêu gọi hận thù mà chúng ta phải nên mang tình yêu xóa tan hận thù………quốc hội năm 1975 đã làm sai thì bây giờ chúng ta phải giúp quốc hội của chúng ta làm đúng lần này …” .

Anh cứ sáng tác nhạc để “nói chuyện với Việt Cộng chỉ để xin quyền căn bản làm người thôi” Không nghe anh thông báo đã nói chuyện với Việt Cộng được chưa và nếu được thì việc anh xin họ cái quyền làm người nầy đi tới đâu rồi? Bao nhiêu người dân trong nước có tầm vóc hơn anh nhiều đã đấu tranh xin bạo quyền ban phát cho cái quyền làm người căn bản nầy, tất cả đều đã bị vào tù mục gông mà không bao giờ có được, chắc anh đã hiểu rõ? Có lần sang Âu Châu hát cho Nhân Quyền, nhạc sĩ Phạm Duy trình bày một bản nhạc trong băng Ngục Ca, có đoạn như sau:” Từ vượn lên người mất mấy triệu năm, từ người xuống vượn chỉ mất ba năm” và ông còn lặp lại câu chót:” Từ người xuống vượn chỉ mất ba hôm”.

Hai thời đại, từ vượn lên người và từ người xuống vượn, chắc nhạc sĩ trẻ tài ba nầy biết rõ là thời đại nào rồi? Làm gì có quyền làm người đối với bạo quyền Việt Cộng mà anh bày ra chuyện xin xỏ, chẳng những uổng công mà còn bị mang tai tiếng. Nếu về nước mà xin cái quyền làm người nầy, tin chắc rằng anh sẽ bị đống khung trong bốn vách tường hẹp, thiếu không khí để thở như những người đi trước và sẽ không còn có dịp may nào để trở về Mỹ sáng tác nữa.

Tranh đấu mà không hiểu nổi những điều căn bản nhỏ nhoi nầy thì làm sao sáng tác được những ca khúc mang nhiều ý nghĩa và trong sáng? Tranh đấu cho đất nước được tự do, dân chủ hay chỉ là tuyên truyền trái chiều?

Hai hiện tượng nầy phải kết luận sao đây? Họ không được chuyển lửa nên đi lạc hướng hay chính là hướng đi mà họ tự vạch ra để bày thế Trận Mê Hồn, mục đích làm dao động tinh thần, áp đảo những lứa tuổi cùng trang lứa với họ, vốn chưa được trang bị đầy đủ những ngọn lửa đấu tranh cần thiết để làm hành trang?

7.- Kết luận

Như đã trình bày, lửa ở đây chính là Cương Lĩnh chính trị, là Nội Quy mà tất cả mọi đảng phái, mọi đoàn thể đấu tranh đều phải có. Cho nên cứ lấy đó làm một trong những đề tài trong những buổi sinh hoạt học tập, dầu là học ôn.

Để đạt hiệu quả việc chuyển lửa, trong những buổi học tập nầy các bậc phụ huynh cần nên khuyến khích con cháu của mình cùng đến tham dự. Mình học tập tức là con cháu của mình có mặt cũng học tập theo, cũng được tự do đặt ra những câu hỏi để được người lớn giải đáp cho đến khi tuổi trẻ được thông suốt.

Khi đã thông suốt vấn đề, tức là lửa đã tự nhiên được chuyễn, các con em của chúng ta sẽ đem những ngọn lửa nầy ra sinh hoạt với bạn bè, với Cộng đồng. Nếu có điều kiện, các đoàn thể còn có thể tổ chức những trại hè hàng năm để có những sinh hoạt tập thể rộng rãi hơn, học tập và cập nhựt tình hình được nhiều hơn nên lửa sẽ lang rộng hơn, đoàn thể nhờ đó chẳng những được củng cố mà còn được phát triễn.

Tình đoàn kết nhờ đó dễ gắn bó hơn, công cuộc đấu tranh chung sẽ không sợ bị gián đoạn và thời gian để đạt được thắng lợi sau cùng sẽ nhờ vậy mà được nhanh chóng hơn.

18/11/2019

 

Vui cười

Một bà triệu phú về già sắp đi qua bên kia thế giới bèn kêu luật sư lại để làm di chúc. Tuy giàu có gia tài có tới 2 triệu Mỹ kim nhưng vì bà thuộc loại xấu đau xấu đớn nên mặc dù bà đã sắp xuống lỗ nhưng chưa hề biết qua “mùi đời” ra sau. Lúc làm di chúc bà nói với vị luật sư là sẵn sàng bỏ ra một triệu Mỹ kim để trả cho ai ngủ với bà một đêm, còn một triệu sẽ gửi tặng Hội Từ Thiện, nơi sẽ đứng ra tổ chức  và hai vợ chồng đồng ý để ông luật sư đi ngủ với bà triệu phú “già ham vui” để lấy một triệu.

Đêm hôm đó ông luật sư tới nhà bà triệu phú để làm “Kiều Nam”. Sáng hôm sau khi bà vợ ông luật sư tới rước chồng thì thấy trước cửa nhà bà triệu phú có dán mảnh giấy: “Em về đi, anh ở lại đây đêm nay nữa. Bà triệu phú mướn anh thêm một đêm. Mai mốt bả có chết sẽ do Sở Vệ Sinh Mai táng”

 

Hai vợ chồng nhà kia ra tòa ly dị Tòa phán cho phép người vợ được quyền nuôi dưỡng đứa con. Thấy người chồng có vẻ không phục, tòa mới hỏi:

– Anh có khiếu nại gì không.

– Tui hỏi quan tòa vậy chớ nếu quan tòa bỏ đồng 50 xu vô trong cái máy, quan tòa kéo cái cần hay bấm nút thì lon Coca chun ra. Vậy chớ lon Coca đó là của quan tòa hay là còn của cái máy vậy.

Thượng đỉnh COP21 – Những lời hứa và khả năng thực hiện –  Mai Thanh Truyết

Năng lượng tái tạo (renewable energy) là những phương sách được thảo luận nhiều trong suốt Thượng

đỉnh Paris COP21. Các loại năng lượng nầy gồm:

Năng lượng Thủy điện có được do dòng chảy của

nước qua một turbine, và được biến đổi thành điện năng. Loại năng lượng nầy trong 10 năm trở lại đây không được khuyến khích vì, dù không phát thải thán khi nhưng về lâu về dài sẽ làm đão lộn hệ sinh thái của vùng và mức thiệt hại vật chất và môi trường sẽ cao hơn nguồn điện năng nhận được;

Năng lượng Địa nhiệt (Geothermal energy) là sức nóng từ lòng trái đất. Nguồn năng lượng nầy gồm vùng đất cạn (shallow ground) đến nước nóng hoặc đá nóng ở phía dưới mặt đất khoảng vài dặm; hay hơn nữa ở tận sâu đạt đến nhiệt độ thật cao làm đá “chảy ra” gọi là magma. Loại năng lượng nầy được dùng để sưởi ấm hay biến thành điện năng;

Năng lượng Gió gồm những cánh quạt xoay do nguồn gió và biến nguồn nầy quay các rotors của turbine và tạo ra điện;

Năng lượng Sinh học (Bioenergy) gồm các nguồn sinh thực vật như gổ, cây mía, hay mỡ bò, v.v… để tạo ra hơi nóng hay điện, hoặc tạo ra nguồn năng lượng cho các phương tiện vận chuyển;

Năng lượng Mặt trời gồm các cell voltaic chuyển tải ánh sáng mặt trời và biến thành điện năng;

Năng lượng Thủy triều dựa trên sự thay đổi thủy triều hay sóng nước (waves) làm xoay chuyển các rotors của các turbine và tạo ra điện;

Năng lượng Sinh khối (Biomass energy): Xuyên qua hiện tượng quang hợp (photosynthesis), diệp lục tố (chlorophyll) trong cây tiếp nhận năng lượng từ mặt trời chuyển đổi CO2 trong không khí và nước dưới đất thành carbohydrate trong cây. Và khi đốt cây để cho ra sức nóng hay điện, sẽ lại phóng thích lại khí carbonic và nước. Do đó, năng lượng nầy tuy được gọi là năng lượng tái tạo, nhưng vẫn phóng thích ra CO2.

Trong số 187 quốc gia đã nộp bản kết ước, hứa hẹn sẽ hạn chế việc phát thải khí nhà kính, cũng như thực hiện thỏa thuận “Khí hậu Xanh” và kết quả đầu tiên sẽ được thông báo vào năm 2020. Sau đây là liệt kê một số “lời hứa” tiêu biểu:

1 – Lời hứa của Mỹ

Hoa Kỳ năm 2014 đã có một bước tiến quan trọng khi ấn định mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay đến sau năm 2020.

Washington cam kết cho đến năm 2025 sẽ giảm 26% đến 28% so với năm 2005.

Với vị trí của một quốc gia phát thải khí carbonic vào bầu khí quyển thứ hai của thế giới, TT Obama nhấn mạnh đến các biện pháp mới hoặc đã có, hứa «sẽ đưa thế giới đến một hiệp ước toàn cầu về khí hậu». Điều cần nhấn mạnh là, Hoa Kỳ phát thải khoảng 7 tỷ tấn CO2 trong năm 2014, và sản xuất khoảng 19% sản phẩm toàn cầu. 

Sơ đồ dưới đây cho chúng ta thấy tỷ lệ các loại năng lượng tái tạo năm 2012 ở Hoa Kỳ.

Năm 2011, năng lượng tái tạo sản xuất tại Hoa Kỳ chiếm 11,7% trên tổng số năng lượng toàn quốc (2,245 quadrilloin BTU) qua mặt năng lượng hạt nhân (2,125 quadrillon BTU).

Nhưng vào năm 2014, tỷ lệ nầy giảm xuống còn 11,4%.

Vì sao?

Mặt dù năng lượng mặt trời tăng nhanh, nhưng nguồn thủy điện, chiếm 60,2% nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2010 nhưng lại giảm vì ảnh hưởng tai hại của nguồn năng lượng nầy lên môi trường và hệ sinh thái trong vùng

Tuy vậy, Hoa Kỳ vẫn lạc quan khi hành pháp Obama tuyên bố qua ước tính của Phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia (Department of Energy’s National Renewable Energy Laboratory – NREL) thuộc Bộ Năng lượng, rằng nước nầy sẽ đạt được tỷ lệ 50% trong việc xử dụng năng lượng tái tạo cho đến năm 2050.   Cũng như Hoa Kỳ sẽ tập trung vào việc phát triển mạnh các loại năng lượng tái tạo chánh yếu như: – Năng lượng Gió – Năng lượng Mặt trời – Năng lượng Sinh học – Năng lượng Địa nhiệt – và Năng lượng Thủy điện.

2 – Lời hứa của Canada-Vancouver-Thi đua zero carbon

Châm ngôn của Canada là giảm mạnh việc tiêu thụ năng lượng hóa thạch, và đây là mục tiêu chung của tất cả các Thị trưởng của các tỉnh bang tham gia vào nỗ lực tập thể này.

Mục tiêu của việc nầy là thi đua “Zero Carbon”.

Thị trưởng Vancouver Gregor Robertson chia sẻ:”Các nhà ở của chúng tôi được xây dựng theo các tiêu chuẩn sinh thái nghiêm ngặt nhất trên toàn Bắc Mỹ. Chúng tôi muốn giảm được lượng khí thải carbonic đến 80% trước 2050. Bắt đầu từ năm 2050, chúng tôi sẽ chỉ sử dụng năng lượng tái tạo… Chính trong lĩnh vực phát triển bền vững mà chúng tôi tạo được nhiều công ăn việc làm nhất. Nhờ vậy, chúng tôi có được tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong các đô thị Canada” (theo l’Observateur, của OCDE, tháng 11/2015).

Để thực hiện kết ước trên, các nhà quy hoạch chú trọng đến nhiều lãnh vực như, từ quy hoạch đô thị, đến giao thông vận tải, hay sử dụng năng lượng tái tạo. Cũng cần nên biết, hiện nay, tại Vancouver, riêng về giao thông, gần 50% việc đi lại được thực hiện không cần xe hơi mà bằng những phương tiện công cộng.

3 – Lời hứa của New Zealand

Riêng cho New Zealand, nguồn năng lượng tái tạo cho xứ nầy chiếm 38% tổng số năng lượng dùng cho toàn quốc, phần lớn dùng cho điện năng để thắp sáng.

New Zealand hứa sẽ hạn chế phát thải 30% so với định mức của năm 2005 vào năm 2030. Điều nầy không bắt buột phải tăng việc phát triển năng lượng tái tạo mà còn là tăng việc “trồng rừng” để hấp thụ khí carbonic cũng như việc “thu mua thán khí” từ những quốc gia ít phát thải khí carbonic trong quá trình phát triển. (Chương trình nầy nằm trong việc thỏa thuận mua bán dưới danh nghĩa “international carbon credit” mà Thượng đỉnh COP21 cho phép. Việc nầy đã bị nhiều quốc gia phản đối, nhứt là những quốc gia chậm phát triển). (One carbon credit is equal to one tonne of carbon dioxide, or in some markets, carbon dioxide equivalent gases).

New Zealand sẽ đặt trọng tâm vào việc phát triển Năng lượng Gió để thay thế năng lượng hóa thạch, và năng lượng Địa nhiệt sẽ thay thế lượng khí đốt dùng hiện nay.

4 – Lời hứa của Ấn Độ

Là một quốc gia phát khí carbonic đứng hàng thứ tư trên thế giới với 2,75 tỷ tấn thán khí cho năm 2014, chiếm 6% lượng phát thải toàn cầu, Ấn Độ vừa cam kết giảm bớt lượng thải khí CO2phát triển năng lượng tái tạo, góp phần cải thiện môi trường.

Ngày 01/10/2015, Ấn Độ trình lên LHQ một bản báo cáo với nội dung cam kết đẩy mạnh vai trò của các loại năng lượng tái tạo và giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Mặc dù không đi sâu vào chi tiết, nhưng New Delhi hứa từ nay cho đến năm 2030 Ấn Độ sẽ cố gắng giảm 35 % lượng khí thải carbonic so mức phát thải vào năm 2005. Ngoài ra New Delhi cũng kết ước phát triển năng lượng tái tạo để trong 15 năm nữa, năng lượng sạch bảo đảm đến 40% nhu cầu tiêu thụ của quốc gia Nam Á này. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trên được sử dụng tại Ấn Độ hiện nay chỉ là 12 % theo thẩm định của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace.

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu nâng tỷ lệ năng lượng sạch đang từ 12% lên thành 40% Ấn Độ cần được quốc tế hỗ trợ cả về phương diện tài chính lẫn công nghệ. Tuy “hứa” như trên đây, nhưng Ấn Độ vẫn trách các quốc gia đã phát triển như sau: ”Ấn Độ biện minh cho quan điểm của mình và đòi được quyền phát triển. Theo báo Le Monde,Pháp, Ấn Độ trước hết muốn bảo vệ quyền lợi riêng của quốc gia mình là: ”Ở một đất nước mà hàng trăm triệu hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh, không có đủ điện nước để sinh hoạt, thì việc chống biến đổi khí hậu vẫn là một điều gì đó còn trừu tượng xa vời, một thứ xa xỉ phẩm mà người nghèo chưa dám nghĩ tới. Các nhà phân tích đan cử một thí dụ điển hình cho sự tương phản giữa các quốc gia ở Bắc và Nam bán cầu: ”người giàu muốn đóng tiền bảo hiểm nhà cửa, trong khi người nghèo bữa ăn chưa no, tiền đâu mà tính đến chuyện mua nhà”.

Vì thế cho nên, để đạt được mục tiêu, hội nghị COP21, cần phải giải quyết trước hết một vấn đề:”các nước giàu chịu chi bao nhiêu tiền và trong bao lâu, để khuyến khích giúp đỡ các nước nghèo (hay các quốc gia đang phát triển) nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Hiện tại vẫn có hơn 300 triệu dân Ấn Độ không có điện và quốc gia đông dân này thường xuyên bị mất điện. (Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã cho Ấn Độ vay với lãi suất nhẹ 1,5 Tỷ US$ trong khoảng thời gian 2015 – 2019 để xây dựng các hệ thống “nhà vệ sinh” cho dân chúng. Hiện tại có 3/5 dân chúng sống ở nông thôn đi làm vệ sinh ngoài đồng và 1/10 tỷ lệ tử vong của xứ nầy là do tình trạng vệ sinh kém).

5 – Lời hứa của Uc Châu – Australia

TỶ lệ các loại năng lượng táo tạo ở Úc vào năm 2010 như sau:

Năm 2006, tổng số năng lượng tái tạo ở Úc chiếm 4%. Nhưng đến năm 2012, tỷ lệ trên đã tăng lên 13,14% trên tổng lượng điện năng dùng cho cả nước. Thật quả là một tiến bộ vượt bực chỉ trong vòng 6 năm mà thôi. Trong số đó, thủy điệnchiếm 57,8%, năng lượng Gió, 26%, năng lượng Sinh hóa, 8,1%, năng lượng Mặt trời, 8%, năng lượng Địa nhiệt 0,002% và năng lượng Thủy triều 0,001%.

Ở quốc gia nầy, đây là một chính sách quốc gia nhằm đáp ứng sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Chính nhờ vậy mà sự thay đổi nhanh chóng nầy có hy vọng đạt được chỉ tiêu của COP21 vào năm 2020 cho quốc gia nầy.

6 – Lời hứa của Nhật Bản

Nhựt Bản hứa là sẽ tăng cường việc xây dựng cơ sở cho các loại năng lượng tái tạo lên đến 22 hoặc 24% so với tổng lượng năng lượng dùng cho cả nước vào năm 2030. Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến 2012, tỷ lệ năng lượng tái tạo xử dụng toàn quốc Nhựt giảm từ 25% xuống còn 10% chỉ vì chính sách “Feed-in tariff” của chánh phủ làm cho những nhà đầu tư không thích thú trong việc xây dựng năng lượng tái tạo nữa.

Chúng ta chờ xem những thay đổi của Nhựt Bản trong Thỏa thuận COP21 lần nầy.

Lời hứa của TC

Hiện tại, Trung Cộng là quốc gia phát thải khí carbonic (CO2) lớn nhứt vào không khí vào khoảng 10 tỷ tấn, chiếm khoảng 21% lượng khí thải toàn cầu. Theo thống kê năm 2014, TC tiêu thụ 1.962,4 triệu tấn than, tức 50,6% tổng lượng than trên thế giới.

Qua hai dữ liệu trên, rõ ràng TC hiện là tác nhân gây ra hiện tượng hâm nóng toàn cầu và sẽ là nguyên nhân chính có thể làm trở ngại tiến trình thực hiện các “Lời hứa” của Thượng đỉnh COP21 là… cố gắng làm giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ trong không khí dưới 20C từ đây cho đến cuối năm 2100.

Bắc Kinh hứa là đến năm 2030 sẽ giảm khí thải 13% trong khi chuẩn bị cho Thượng đỉnh COP21. TC nhấn mạnh đến các biện pháp mới hoặc đang thực hiện, chứng tỏ quyết tâm của nước phát thải nhiều nhất trên thế giới sẽ đóng vai trò nghiêm chỉnh và «sẽ đưa thế giới đến một hiệp ước toàn cầu về khí hậu».

Như vậy mà … Ô nhiễm không khí bên ngoài nhà cửa làm chết khoảng 1,6 triệu dân chúng ở TC hàng năm, tức 4.400 người/ngày. Điều cần nhấn mạnh là, Hoa Kỳ phát thải khoảng 7 tỷ tấn CO2 trong năm 2014 và Trung Cộng, 10 tỷ; trong lúc đó, Mỹ sản xuất khoảng 22% sản phẩm toàn cầu, và Trung Cộng chỉ sản xuất 19% mà thôi.

Và cũng chưa đầy một năm sau lời hứa, TC đã tăng lượng than tiêu thụ từ 1.961,2 lên 1962,4 triệu tấn! Từ đó, chúng ta thấy rõ ràng là TC, một quốc gia cộng sản chưa bao giờ và sẽ không bao giờ giữ lời hứa trong mọi giao ước, hay giao kết với quốc tế và với chính người dân của họ.

Chúng ta lần lượt xem qua chương trình hạn chế sự hâm nóng toàn cầu của TC qua các dự án xử dụng năng lượng tái tạo.

Năng lượng tái tạo ở Trung Cộng

Các loại năng lượng tái tạo của TC được đan cử như sau: – Năng lượng sinh học (Biofuel) – Năng lượng sinh khối (Biomass) – Năng lượng địa nhiệt (Geothermal) – Thủy điện (Hydropower) – Năng lượng mặt trời (Solar energy) – Năng lương thủy triều (Tidal power) – Năng lượng song (Wave power) – Năng lượng gió (Wind power).

Vào năm 2013, TC là một quốc gia dẫn đầu thế giới qua việc sản xuất năng lượng tái tạo với 378 GW, chính là nhờ năng lượng thủy điện và gió. Bước qua năm 2014, cũng chính TC đi đầu qua việc xử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời qua việc sản xuất các hệ thống biến điện từ ánh sáng (cell photovoltaic).

Từ đó cho thấy, mạng lưới năng lượng tái tạo của TC qua các công nghệ trên đã gia tăng nhanh hơn công nghệ năng lượng hóa thạch và năng lượng hạt nhân. Kể từ năm 2005, nhờ vào việc làm giảm giá thành và xuất cảng làm cho kỹ nghệ năng lượng mặt trời tăng lên gấp 100 hiện nay.

Quan điểm của TC là đặt trong tâm vào việc tăng gia sản xuất năng lượng tái tạo, và xem đó như một chính sách an toàn năng lượng cho quốc gia và cũng nhằm giảm thiểu sự phát thải khí carbonic qua việc xử dụng năng lượng hóa thạch do nguồn than và khí đốt v.v…Và TC hứa là vào năm 2020, sẽ tăng các hệ thống năng lượng tái tạo lên 20% (chỉ chiếm 11% vào năm 2015) trên tổng lượng năng lượng tiêu thụ trong nước.

Kể từ năm 2012, TC mới bắt đầu khơi mào việc gắn các thiết bị đo đạc phẩm chất không khí (air quality), và cho đến nay, chỉ có 400 thành phố, đa số là các thành phố cận duyên, có gắn thiết bị nầy. Điều nầy chứng tỏ rằng, những thành phố trên đã trở thành nơi ô nhiễm trầm trọng nhứt thế giới.

Trung Cộng năm 2014 đã có một bước tiến quan trọng khi ấn định mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay đến sau năm 2020. Bắc Kinh cam kết cho đến năm 2030 sẽ giảm 26% đến 28% so với năm 2005. Trong lời tuyên bố, Tập Cận Bình nhấn mạnh đến các biện pháp mới hoặc đã có, chứng tỏ nước phát thải nhiều nhất trên hành tinh đóng vai trò nghiêm chỉnh và «sẽ đưa thế giới đến một hiệp ước toàn cầu về khí hậu».

Qua các tin tức trên, câu kết luận cho “Lời hứa của Trung Cộng” là “Làm sao TC thực hiện được chỉ tiêu trên trong vòng chỉ 10 năm, để đáp ứng lời hứa với Thượng đỉnh COP21?”

Lời hứa của Việt Nam

Theo một số ước tính của nhiều chuyên gia nghiên cứu về ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu lên Việt Nam thì quốc gia nầy sẽ bị nhiều thiệt hại hơn các nơi khác, đặc biệt ở miền Nam Việt Nam.Theo dõi suốt 50 năm qua, nhiệt độ vùng nầy đã tăng lên từ 0,05 đến 0,200C, và mực nước biển đã tăng lân từ 2 đến 4cm cho mỗi 10 năm.

Hậu quả của những sự biến đổi khí hậu nầy sẽ chia Việt Nam thành 7 vùng có ảnh hưởng khí hậu thay đổi khác nhau từ Bắc chí Nam, đặc biêt ảnh hưởng đến nguồn nước và các lãnh vực kinh tế-xã hội khác như nông nghiệp, rừng, đánh bắt cá tôm, năng lượng, di chuyển và y tế.

Kể từ năm 2010 đến nay, Việt Nam nhận khoảng 1.3 tỷ USD tiền hỗ trợ của thế giới nhằm giúp giải quyết biến đổi khí hậu, cũng như “Việt Nam có chương trình ứng phó với Biến đổi khí hậu và làm việc hết sức nghiêm chỉnh theo đúng quy định của quốc tế” theo lời của một chuyên gia của Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái.

Nhưng sự thật là, những dự án của quốc tế tài trợ cho việc đối ứng với sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam có thực sự đến những địa phương có nhu cầu hay không đặc biệt là vùng ĐBS Cửu Long với tình trạng sạt lỡ, nước mặn lấn sâu vào đất liền, tình trạng khô cạn nguồn nước làm cho trên 1 triệu hecta đồng ruộng bị tiêu hủy trong mùa khô, v.v…

Nhiều phần ở đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán và nước mặn xâm lấn nghiêm trọng nhất trong gần 100 năm qua. Tin IANS ngày 19/2/2016 cho hay tình trạng này đã tàn phá nặng nề các vùng trồng lúa và cây ăn trái, các khu rừng, ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp và chăn nuôi, cũng như gây ra nạn thiếu nước ngọt ở nhiều tỉnh thành phía Nam.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết hạn hán và nước mặn xâm lấn đã phá hỏng nhiều đồng lúa, thiệt hại trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng Việt Nam.

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo ngoại trừ thành phố Cần Thơ và hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp, tất cả các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị nước mặn xâm lấn trong năm nay.

Tại Kiên Giang, dù tỉnh này đã đầu tư gần 20 tỷ đồng để đào hàng chục con đê nhỏ ngăn chặn, nhưng nước mặn vẫn lấn ruộng lúa, phá hủy hơn 30.000 ha. Bộ Nông nghiệp nói vùng đồng bằng sông Cửu Long cần nguồn ngân quỹ 4 tỷ đôla mới có thể đối phó hiệu quả với nạn hạn hán và nước mặn xâm lấn.

Vì sao?

Vì có rất nhiều dự án, nhằm mục đích để “Rất nhiều dự án hoàn toàn dành cho việc nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, cho đội ngũ làm việc trung gian thì số tiền đó không thể đến với người dân được”.

Và “Hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng còn nhỏ và cơ chế còn rất khó để người dân, những nhóm phi chính thức, những nhóm không có kiến thức để có thể xin viện trợ, xin hỗ trợ từ những quỹ này”, lời của một Giám đốc trong chương trình hỗ trợ trên.

Cổ súy cho kế hoạch đẩy mạnh việc xử dụng năng lượng tái tạo, nhưng lại tiếp tục khai triển các dự án dùng năng lượng hóa thạch, như trường hợp của tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu…làm sao Việt Nam có thể giải quyết những “sự cố” do sự hâm nóng toàn cầu gậy ra.

Chúng ta hãy so sánh “lời hứa” của Việt Nam trong Thượng đỉnh COP21 là sẽ phát triển tăng việc xử dụng năng lượng tái tạo cho đến năm 2030 là 10% so với tổng số nhu cầu năng lượng trong nước. Và cam kết sẽ giảm 8% phát thải khí nhà kính vào năm 2020 – 2030, và con số này có thể đạt tới 25% nếu có sự hỗ trợ của quốc tế.

Nếu chúng ta nhìn sang hai quốc gia lân bang trong ASEAN là “Đến năm 2030, Thái Lan hay Philippines đang đặt ra mục tiêu tới 50%”.

Trong lúc đó, nhiệm vụ và mục tiêu của viện trợ cho Việt Nam là giảm phát thải khí nhà kính qua việc giảm lượng xử dụng nguyên liệu hóa thạch và tăng dần lượng năng lượng tái tạo như địa nhiệt, năng lượng mặt trời, sóng biển…

Phải chăng, đây cũng là một nghịch lý khi Việt Nam ngữa tay nhận viện trợ?

Ở Việt Nam, những vùng miền núi hay hải đảo xa xôi hoàn toàn có thể sử dụng năng lượng tái tạo như gió và mặt trời…và đầu tư sẽ rẻ hơn rất nhiều so với đầu tư vào mạng lưới điện quốc gia mà dựa vào những nguồn năng lượng hóa thạch, nguyên nhân chính của sự phát thải khí nhà kính”.

Theo một nghiên cứu được công bố trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2016 ở Davos, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất. Kết quả về Không khí của Việt Nam xếp thứ 123 trong số 132 quốc gia được khảo sát.

Nguồn cung cấp nước của Việt Nam (ảnh hưởng lên với sức khoẻ con người) được xếp hạng 80 trong số 132 quốc gia khảo sát.

Trong giai đoạn 2011-2016, Việt Nam nhận khoảng 1.3 tỷ USD tiền hỗ trợ của quốc tế nhằm giúp giải quyết biến đổi khí hậu. “Nhưng phải đặt ra câu hỏi là hiệu quả trực tiếp từ số tiền 1 tỷ đó đến với cộng đồng là bao nhiêu?

Rất nhiều dự án hoàn toàn dành cho việc nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, cho đội ngũ làm việc trung gian thì số tiền đó không thể đến với người dân được. Hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng còn nhỏ và cơ chế còn rất khó để người dân, những nhóm phi chính thức, những nhóm không có kiến thức để có thể xin viện trợ, xin hỗ trợ từ những quỹ này.

Giáo sư Trương Quang Học từ Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt rằng: “Liệu có sự mâu thuẫn trong kế hoạch của Việt Nam khi vừa có kế hoạch xây các nhà máy nhiệt điện than lại vừa thực hiện tăng trưởng xanh?” ông Học nói, “Không có sự mâu thuẫn mà đây là quá trình vì từ trước đến nay chúng ta chủ yếu dùng nguyên liệu hóa thạch như than đá, dầu khí nên phát thải khí nhà kính. Giờ nhiệm vụ của chúng ta là giảm phát thải thì về nguyên tắc chúng ta giảm lượng sử dụng nguyên liệu hóa thạch và tăng dần lượng năng lượng tái tạo như địa nhiệt, năng lượng mặt trời, sóng biển… thì đây là cả một quá trình, cũng không nhanh, không dễ để có thể sử dụng có hiệu quả năng lượng tái tạo mới được.” Nhưng trên thực tế, CSBV hành động ngược chiều bằng cách đão ngược lại là cho TC thiết lập nhanh chóng hệ thống nhiệt điện than từ Bắc chí Nam trong những năm gần đây. (Xem bài viết “Các dự án nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam” của người viết).

Thay lời kết

Quá muộn rồi. Mặc dù Việt Nam có rất nhiều chính sách như “tăng trưởng xanh của chính phủ”, rồi rất nhiều ban ngành khác nhau cũng có kế hoạch hoạt động riêng cho mỗi ngành và đều có chỉ tiêu cụ thể. Nhưng tất cả chỉ trên bàn giấy mà thôi! Nhiều hoạt động cũng được thực hiện nhưng sự diễn tiến sau mỗi dự án hay mô hình thì hầu như không được tiếp tục hay công bố, vả tất cả biến thành những dự án treo hay dự án ma…nhưng chi phí đầu tư đã được tháo khóa từ trước đó rồi.

Một bình luận về hội nghị COP21, nhà báo tự do Phạm Cao Phong từ Paris cho rằng, như nước chủ nhà đã tuyên bố, “lúc này không phải là lúc hứa hẹn, mà phải tiến hành như thế nào”?

“Như đồng bằng sông Cửu Long, 50 năm nữa mà mất 500.000 hecta, tức là 250 nghìn sân vận động Mỹ Đình đi ra biển thì khủng khiếp thế nào?

Nhằm chia sẻ quan điểm trên, một cách tiếp cận khác về COP21 là:”Chúng ta đã cãi nhau nhiều quá rồi, qua 20 cái COP thì biến đổi khí hậu càng gia tăng. Hiện nay nồng độ khí carbonic trong không khí đã bước qua giới hạn 400mg/L. Chúng ta đã đến lúc không thể không giải quyết, mà nói như Pháp nói, là đã quá muộn.”

Để kết luận cho bài viết nầy, nếu chúng ta nhìn lại sự đóng góp của Việt Nam cho Quỹ hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển nhằm hạn chế tiến trình hâm nóng toàn cầu dự kiến là 100 tỷ/năm cho đếm năm 2025.

Và Việt Nam hứa đóng góp 1 triệu mỹ kim!

Thay lời kết

Qua những ghi nhận về cung cách hành xử của một số quốc gia kể trên trong việc thì hành các thỏa thuận ký kết trong ngày cuối cùng của Thượng COP21, người viết có vài suy nghĩ chia sẻ trong phần cuối của bài viết như sau:

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency-IEA), hiệu ứng khí nhà kính toàn cầu hầu như không thay đổi trong vài năm trở lại đây. Kết luận nầy cho thấy tổng lượng khí do con người phát thải vào bầu khí quyển năm 2014 vẫn tương đương trong năm 2013. Và đặc biệt, năm 2015, hiệu ứng trên có phẩn giảm nhẹ so với 2014.

Điều nầy có thể kết luận là do việc Âu Châu khai triển năng lượng Gió và Mặt trời rất nhiều trong năm nay, cũng như Trung Cộng cũng tăng trưởng nhiều trong hai lãnh vực nầy.

Thử tiên đoán một số viễn tượng có thể xảy ra trong vài năm tới như:

Trung Cộng có thể bớt xử dụng than đá làm năng lượng, nhưng vì người dân sẽ “giàu” hơn, do đó phát thải khí carbonic nhiều hơn do việc có nhiều xe di chuyển và nhu cầu cho mức sống cao hơn trước. Nhưng điều nầy rất tiếc không xảy ra. TC trong năm 2018 đã xử dụng 20% lượng than d91 nhiều hơn so với năm 2015.

Ấn Độ, một quốc gia đang phát triển tiếp tục xử dụng năng lượng hóa thạch để phát triển như tiên liệu của Nhóm thinktank Bjorn Lomborg, Copenhagen.

Cũng như Brazil tiếp tục giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu theo quan niệm và tình trạng kinh tế của chính quốc, nghĩa là “bất chấp” “thỏa thuận lịch sử COP21”.

Trên đây là ba quốc gia phản đối, không tham gia vào danh sách 100 nước chấp thuận thực thi kết ước của Thỏa thuận COP21.

Chuyện gì sẽ xảy ra trong lúc các nước giàu tiếp tục hạn chế sự phát thải thán khí bằng công nghệ sạch và các quốc gia nghèo khác tiếp tục “hứa” để mà hứa?

Rỏ ràng là năng lượng thay thế là cần thiết để giảm hiệu ứng nhà kính. Nhưng đầu tư vào việc nầy cần một ngân khoản lớn, đôi khi vượt khỏi khả năng của chánh phủ và tư nhân, cũng như một số yếu tố kinh tế trong xã hội cần phải nghiên cứu thêm nữa…có thể ảnh hưởng lên sự phát triển quốc gia.

Chính vì vậy, một gợi ý khác là con người cần phải động não nhiều hơn để truy tìm một phương hướng mới hầu giải quyết nhiều vấn đề là:

Làm cách nào để sống được trong một bầu trời có lượng khí nhà kính cao? Làm cách nào để phát triển nông phẩm trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như hạn hán hay ẩm ướt, nóng bức hay lạnh lẽo?

Làm cách nào để bảo vệ nguồn protein trong thiên nhiên như gia súc trên đất, trong không khí, và thủy sản trong nước trong các điều kiện trên?

Nghĩ và giải quyết từng phần những điều trên đây có thể làm cho thế giới đở phải tốn nhiều nhân lực, tài lực, và thời gian tranh cãi để đưa đến một quyết định trong đó, có rất nhiều thành viên không muốn tuân thủ như kinh nghiệm của Nghị định thư Kyoto năm 1997.

Hy vọng, “Thỏa thuận lịch sử COP21” sẽ đưa các quốc gia trên thế giới đạt được nhiều đồng thuận và “tôn trọng” lời hứa của mình hơn trong tương lai…Nhưng cho đến năm 2019…hầu như tất cả những lời hứa trên đều giống như…NƯỚC CHẢY LÁ MÔN!

Và những lới hứa trên đặc biệt là hai lời hứa của Trung Cộng và Việt Nam (qua CSBV) vẫn đang còn nằm trong…”giấc mơ ngày” đi đến thiên đường xã hội chủ nghĩa và “Họ” sẽ đi về đâu?

Thượng đỉnh COP21, 2015, rồi tiếp theo:

Thượng đỉnh COP22 tại Marrakech, Marrocco từ 7 – 18/11/2016 nhằm tái xác nhận những sáng kiến về phát triển bền vững.

Thượng đỉnh COP23, tại Bonn, Đức từ 6 – 17/11/2017 nhằm “tiếp tục” đàm phán và ghi nhận thêm “các lời hứa” từ các quốc gia.

Thượng đỉnh COP24 tại Katowise, Poland từ 3- 18/11/2018 nhằm “nhấn mạnh việc xây dựng và quyết định bảo đảm việc thực thi đã thảo luận tại COP21, Paris.

Thượng đỉnh COP25 dự định tổ chức ở Chile ngày 3 – 13/11/2019, nhưng Chile đã hủy. Do đó, Thượng định sẽ được tổ chức tại Madrid, Spain dự trù từ 2 -13/12/2019 sắp đến. Chương trình nghị sự được đề nghị ở New York (9/2019) về:- Tổ chức Tuần lễ khí hậu địa phương như: Pha Chấu, Các quốc gia vùng Caribbe, và Á Châu – Thái Bình Dương.

Chúng ta vẫn phải chờ thêm…những lời hứa tiếp theo, nhứt là có những quyết định mà các quốc gia đã hứa sẽ phải “trình bày kết quả” những gì đã hứa và thực thi cho đến năm 2020 sắp tới đây!

Phải chăng là hầu hết các lời hứa sẽ đi vào… ngõ cụt dù Hoa Kỳ có tham gia kết ước hay không?

Và kết luận của người viết là…vũ như cẩn!

VAST 12/2015

Ghi chú: Carbon Tín dụng – Carbon credit:

Làm thế nào để tín dụng carbon quốc tế – international carbon credits hoạt động?

Carbon bù đắp (offsets) là một hình thức thương mại. Khi bạn mua một khoản bù, bạn tài trợ cho các dự án giảm phát thải khí nhà kính (greenhouse gas – GHG). … Các khoản bù đắp carbon cho phép bạn trả tiền để giảm tổng GHG toàn cầu thay vì giảm triệt để hoặc không thể thực hiện việc giảm được.

Làm thế nào để bạn có được một tín dụng carbon?

Thị trường carbon giao dịch khí thải theo các kế hoạch kinh doanh và giao dịch (cap-and-trade schemes) hoặc với các khoản tín dụng chi trả hoặc bù đắp cho việc giảm khí thải nhà kính. Các kế hoạch thương mại trên là cách phổ biến nhất để điều chỉnh carbon dioxide (CO2) và các khí thải khác. Cơ quan trách nhiệm (thường do chính phủ đại diện) của chương trình bắt đầu bằng cách đặt giới hạn cho lượng khí thải cho phép.

Tín dụng carbon là gì và hoạt động như thế nào?

Một cách ngắn gọn, tín dụng carbon (thường được gọi là carbon bù đấp – carbon offset) là tín dụng cho việc làm giảm phát thải nhà kính hoặc loại bỏ khỏi khí quyển do một dự án giảm phát thải, có thể được sử dụng, doi chính phủ, công ty kỹ thuật, hoặc các cá nhân để bù đắp lượng phát thải mà họ đang tạo ra.

Làm thế nào để bạn có được tín dụng carbon cho cây?

1. Đạt được tín dụng carbon bằng cách trồng cây địa phương và các bụi rậm (Rừng nguyên sinh).

2. Đạt được tín dụng carbon bằng cách giảm lượng khí thải nitơ oxit từ việc tưới tiêu.

3. Đạt được tín dụng carbon bằng cách lưu trữ carbon trong đất của bạn.

4. Đạt được tín dụng carbon bằng cách tăng trưởng liên lục rừng nguyên sinh.

 

 

Sự Hoài Nghi Về Biến Đổi Khí Hậu 

Vào thứ Hai 23/09/2019, ngày khai mạc Thượng đỉnh khí hậu tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở NewYork, do Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc triệu tập và dưới áp lực của giới trẻ.

Sự kiện đặc biệt này tiếp theo phiên họp Đại Hội Đồng LHQ lần thứ 74. Nhưng trong số 136 nhà lãnh đạo có mặt tại NewYork, chỉ có 60 vị nhận lời tham dự cho dù đã nhận được thư mời từ nhiều tháng qua. Tuy nhiên,trong số những người vắng mặt có lãnh đạo những nước có tiếng gây ô nhiễm nhất địa cầu: Donald Trump, Tập Cận Bình, Vladimir Putin, Narendra Modi…

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã quyết định không chờ đến năm 2020, thời điểm được dự trù để các nước thông báo những nỗ lực mới, chỉ tiêu mới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. TTK LHQ thúc đẩy cơ quan quốc tế đốt giai đoạn. Thượng đỉnh New York là một minh chứng: khí hậu đã trở thành hoạt động ưu tiên của nhiệm kỳ với động lực là giới trẻ. Trước cử tọa gồm 500 đại biểu thanh thiếu niên được mời trao đổi sáng kiến hành động cụ thể hôm thứ Bảy, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc khuyến khích họ tiếp tục tranh đấu, gây sức ép với các chính phủ kể cả dùng lá phiếu để phản kháng.

Theo nhận định của một nhà hoạt động: Chống biến đổi khí hậu là động lực duy nhất còn có thể huy động hợp tác đa phương. Chính vì thế mà TTK Antonio Guterres sử dụng hồ sơ khí hậu để cứu vãn uy tín của LHQ mà nhiệm vụ gốc là bảo vệ an ninh hoà bình thế giới.

Trong bản báo cáo công bố hôm qua, cơ quan LHQ này cũng ghị nhận rằng, nồng độ khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển cũng đã đạt những mức cao lịch sử: “Tốc độ tăng trưởng của nồng độ CO2 trong không khí cao hơn gần 20% so với những gì quan sát được trong giai đoạn 5 năm trước đó”.

Dữ liệu của bản báo cáo tính đến tháng 7, 2019, cũng cho thấy nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng 1,1°C kể từ thời tiền công nghiệp và 0,2°C kể từ giai đoạn 2011-2015.

TTK LHQ Antonio Gueterres kêu gọi quốc tế hãy “bắt tay hành động” và ông đã mất một năm để chuẩn bị cho hội nghị khai mạc hôm nay ở New York. Nhưng đa số khoa học gia lo ngại thành công sẽ không bao nhiêu. Bởi lãnh đạo các nước gây ô nhiễm nhất, như Trung Cộng hay Ấn Độ và nhất là Hoa Kỳ đều vắng mặt. Ngay cả Nhật hay Canada vốn đã cam kết rất nhiều về quyết tâm phát triển năng lượng sạch cũng không tham dự hội nghị về môi trường mở ra tại trụ sở Liên Hiệp Quốc.

Theo sự nghiên cứu gần đây, Công nghệ tin học vừa tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên, vừa là giải pháp cho phép tiết kiệm năng lượng. Thí dụ cụ thể là mỗi lần dùng Google tìm kiếm thông tin, chúng ta thải ra 0,2 gr CO2. Khối lượng đó không nhiều so người dùng xe hơi để di chuyển. Nhưng nếu tinh trung bình trong mỗi tháng, trên thế giới có tới 13 tỷ lượt truy cập vào Googlelượng khí carbonic thải ra như vậy tương đương với mức tiêu thụ điện của 4300 gia đình Mỹ trong một tháng.

Đó là chưa kể ở đầu bên kia máy điện toán của chúng ta, Google phải tích trữ không biết bao nhiêu dữ liệu để cung cấp cho người sử dụng. Việc tích trữ dữ liệu đó cũng rất tốn năng lượng. Nhưng bù lại, cũng nhờ có các phương tiện tìm kiếm như Google hay những ứng dụng mà chúng ta tiết kiệm được không biết bao nhiêu điện, xăng, và xử dụng trí não…

Như vậy,

Câu hỏi đầu tiên của rất nhiều người ngay từ những ngày đầu của Thượng đỉnh COP21 vào cuối tháng 11, 2015 là “các lãnh đạo quốc gia trên thế giới sẽ đồng ý với nhau về sự hâm nóng toàn cầu như thế nào?”  

Chúng ta vẫn còn nhớ Kỳ hội nghị tại Copenhagen cách đây sáu năm, một số nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm cả Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo, đã tham dự; nhưng sau đó, các ông cảm thấy xấu hổ khi hội nghị kết thúc trong cảnh hỗn loạn và chống phá lẫn nhau. Các ông cố gắng làm tất cả nỗ lực lớn nhất để cùng nhau có một thỏa thuận chung vào thời điển trên, nhưng rồi đã đi vào bế tắc vì những bất đồng giữa các nước phát triển, đang phát triển và một Trung Cộng cứng ngắt trong não trạng của mình.

Suốt 22 năm qua, từ khi thành hình Nghị định thư Kyoto (1997), các nước trên thế giới đã phải vất vã để đến với một giải pháp chính trị cho những mối đe dọa do sự biến đổi khí hậu, trong khi cộng đồng khoa học đã nhiều lần làm rõ và tái làm rõ những mối đe dọa trên.

Nhưng tất cả đều thất bại vì cho đến bây giờ, thế giới chưa bao giờ đạt được sự đồng thuận, mặc dù Thỏa thuận và một số Lời hứa vừa được ký kết ở ngày bế mạc COP21 vào ngày 12 tháng 12 năm 2015. 

Tại sao có sự khác biệt trong sáu năm làm việc với nhau từ sau hội nghị Copenhagen?

Trong khoảng thời gian này, các quốc gia thành viên đã gặp hàng năm kể từ khi đồng ý với các mục tiêu xác định các điểm chính của thỏa thuận và bất đồng để tập trung cho COP21. Mặc dù đã chuẩn bị trước như vậy, nhưng vẫn còn 916 khu vực và quan điểm bất đồng trước khi nhóm họp đã được đúc kết trong một văn bản gồm 25.325 chữ.

Một xoay quanh mục tiêu mà các quốc gia trên thế giới trước đó đã cam kết hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình trên khắp hành tinh ở mức 20C, nhưng nhiều quốc đảo nhỏ muốn có một mục tiêu táo bạo hơn là hạn chế sự nóng lên đến 1,50C.

Tất cả các nước đều hứa sẽ đạt mục tiếu phát thải đề ra “càng sớm càng tốt“, nghĩa là giảm thiếu hay ngưng hẳn số lượng carbonic phát thải tại một số thời điểm giữa năm 2050 và 2100.

Nhưng, theo đa số các nhà khoa học nói điều này phải xảy ra vào năm 2070 là chậm nhất. Thật không may, không ai trong số các cam kết đưa ra tại hội nghị được ràng ràng buộc pháp lý rõ ràng – một điều rất cần thiết để Hoa Kỳ có thể tránh đặt các điều ước quốc tế trong một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.    Liên Hiệp Quốc đang hy vọng rằng áp lực thay vào đó sẽ làm cho các nước theo dõi, mặc dù không có hình phạt pháp lý nào đối với các quốc gia không thể đáp ứng thỏa thuận. 

Có lẽ rào cản lớn nhất bao quanh dòng chữ “thiệt hại”.

Các quốc gia nhỏ và quốc gia đang phát triển thấy đây là một câu hỏi liệu họ sẽ nhận được sự trợ giúp đặc biệt từ các quốc gia giàu khi bị thiên tai do khí hậu gây nên hay không?

Có lẽ chính vì vậy mà tạp chí Economist, ngay trong số 19/12-2015 đến 1/12016 đã nêu ra hai đề tựa: “Hopelessness and Determination” và “Green light: What to expect after the deal that exceeded expectations”.

Như vậy rõ ràng là, ngay cả những quốc gia nêu ra nguyên nhân và hậu quả của sự thay đổi khí hậu cũng như đề xướng những hành động cần có của cá nhân, quốc gia v.v…để giải quyết vấn đề đặt ra, dự luận khắp thế giới vẫn đặt nghi vấn cho những hành động trong tương lai, ngay từ khi mối quan tâm đã được khơi dậy từ Thương đỉnh Rio de Janneiro từ năm 1992!

Bài viết nhằm mục đích nêu rõ một số bất đồng của các quốc gia thành viên ngay sau khi Thượng đỉnh COP21 chấm dứt, để từ đó, góp ý cho nhiều suy nghĩ khác trong việc giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu trên trái đất.

Sự khác biệt quan điểm về việc thì hành Thương đỉnh COP21

Nhìn lại các Thỏa thuận COP21 về khí hậu, chúng ta thấy những điểm gai góc trong các cuộc đàm phán bao gồm:

Mức độ ràng buộc về pháp lý của thỏa thuận,

* Và những gì các nước giàu phải làm để giúp các nước nghèo thích nghi và giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.

2.1 Thiên tai: Châu Á đứng mũi chịu sào

Cũng liên quan tới vấn đề khí hậu, tuần báo Courrier International trích dẫn báo The Strait Times của Singapore cho biết tại châu Á, bốn quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất vẫn là Trung Cộng, Ấn Độ, Philippines và Indonesia. Tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu khiến cho thiên tai ngày càng diễn ra thường xuyên hơn, mức độ thiệt hại vì thế cũng nghiêm trọng hơn.

Dựa vào bản báo cáo dày 30 trang của LHQ dành riêng cho lục địa châu Á, tờ báo cho biết cường độ thiên tai đã tăng đáng kể trong 20 năm vừa qua. Tính tổng cộng, đã có 300.000 người dân các nước châu Á thiệt mạng trong các trận bão, lũ lụt, cháy rừng, hạn hán hay động đất. Về nhịp độ, Trung Cộng đứng đầu bảng xếp hạng với 441 lần thiên tai trong vòng hai thập niên, Ấn Độ về nhì (288 lần), Philippines xếp hạng ba (274 lần) và Indonesia đứng hạng tư (163 lần).

Nhưng nếu so sánh với toàn thế giới, thì Hoa Kỳ vẫn là quốc gia bị nhiều thiên tai nhất: 472 lần trong 20 năm qua, nhưng số nạn nhân thiên tai ở Bắc Mỹ vẫn thấp hơn nhiều so với các quốc gia châu Á.

Trường hợp của Miến Điện là một cá biệt, trận bão Nargis đổ ập vào nước này vào năm 2008 đã gây nhiều thiệt hại nhân mạng nhất trong hai thập niên qua. Số người chết và mất tích tại Miến Điện lên tới 138.000 nạn nhân. Hàng trăm ngàn người dân khác buộc phải di dời chỗ ở. Biến đổi khí hậu làm cho thiên tai thêm trầm trọng, đặc biệt là vào năm 2002, hậu quả không thấy ngay trước mắt mà lại tác động chậm về lâu về dài. Hạn hán tác hại đến đời sống của 300 triệu dân Ấn Độ trên một vùng rộng lớn, các đợt bão cát cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của 100 triệu dân Trung Cộng.

Theo bà Margareta Wahlstrom, chuyên gia LHQ về các rủi ro thiên tai, kế hoạch giảm thiểu các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính là một trong những biện pháp cần thiết để hạn chế các thiệt hại nhân mạng và vật chất, nhất là đối với các vùng đông dân cư ven miền duyên hải, trong khi mực nước biển vẫn dâng cao. Sau khi tàn phá nhà cửa mùa màng, thiên tai còn làm ô nhiễm các nguồn nước sạch, gieo mầm bệnh tật, tạo thêm gánh nặng cho các hộ gia đình, gây nhiều phí tổn cho ngành y tế công cộng.

2.2 Những hoài nghi về biến đổi khí hậu

a-    Phản đối của dân sống ở các hải đảo

Triển vọng đó đã khơi ra sự hoài nghi trong các đại biểu của các nước đang phát triển ở Paris, vẫn tin rằng bất kỳ thỏa thuận nào đạt được sẽ chỉ là sự lập lại những lời hứa không được thực hiện vốn đã thấy tại các cuộc họp thượng đỉnh trước đây về khí hậu.

Ông Tony De Brum, ngoại trưởng Quần đảo Marshall, đã họp với các thành viên của đảng Cộng hòa tại Quốc hội Hoa Kỳ, và cho biết họ đã nói với ông rằng, “đứng quá tin chắc vào những gì sẽ có được ở Paris bởi vì chúng tôi không chắc nó sẽ cất cánh trong nước.”

Đặc biệt là các hải đảo, nạn nhân chính của hiện tượng biến đổi khí hậu. Trên thế giới có tổng cộng 44 đảo quốc. Tuy chỉ chiếm có 1% dân số toàn cầu, và là những quốc gia nghèo nhất, nhưng tiếng nói của những quốc gia này đang đè nặng lên các cuộc thương lượng.

Libération trong bài phóng sự cho biết, các đảo quốc nhỏ không đồng tình với mức hạn chế tăng nhiệt độ ở 2°C mà phải là ở mức 1,5°C. Đại diện đảo Maurice cho rằng: « Không phải chính các đảo quốc làm biến đổi khí hậu, mà chính họ mới là nạn nhân, đang gánh chịu hậu quả của hiện tượng này. Các quốc gia gây ô nhiễm phải hiểu là chúng tôi cần một cách giải quyết khác khác và đặc biệt hơn».

b-   Hoa Kỳ

Thỏa thuận về khí hậu toàn cầu đang phân chia hai luồng ý kiến trái chiều mang tính đảng phái ở thủ đô của Mỹ.

“Thỏa thuận này sẽ có nghĩa là ít ô nhiễm khí carbonic hơn đe dọa tới hành tinh của chúng ta, và thêm nhiều công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế hơn được thúc đẩy bởi đầu tư vào carbon thấp”, Tổng thống Barack Obama hân hoan phát biểu ngay sau khi thỏa thuận được công bố.

Nhưng những nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ trong Quốc hội đã ồ ạt lên Twitter ca ngợi thỏa thuận này. Thế nhưng những nghị sĩ Đảng Cộng hòa thì khác, họ đã tuyên bố phản đối ngay cả trước khi đạt được thỏa thuận này.

“Tổng thống Obama đã hứa sẽ cắt giảm mạnh sản lượng năng lượng của Mỹ,” Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Barrasso phát biểu:“Người dân Mỹ chống đối gửi tiền tới nguồn quỹ khí hậu bất chính của Liên Hiệp Quốc.”

Trong một thông cáo, lãnh đạo khối Đa số Thượng viện Mitch McConnell chỉ trích thoả thuận là “không thể thành tựu được” và “dựa trên một kế hoạch năng lượng nội địa mà có phần chắc là bất hợp pháp, đã bị một nửa các bang khởi kiện để đình chỉ, và đã bị Quốc hội bỏ phiếu bác bỏ.”

Mặc dù đã thỏa thuận, nhưng những bất đồng vẫn chưa giải quyết được ngay sau ngày bế mạc 12/12. Có 3 chủ đề bất đồng lớn:

Việc chia sẻ nổ lực giảm khí thải giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển;

Việc đóng góp tài chánh;

Và mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ.

Có khoảng 100 quốc gia đòi giữ nhiệt độ trái đất không tăng quá 1,5OC vào cuối năm 2100. Tuy nhiên Nga và Arab Saudi phản đối kịch liệt và đòi hỏi việc thúc đẩy quá trình chuyển sang nền kinh tế xanh là năm 2025 (không là 2020). Các tổ chức môi trường phản đối đề nghị nầy.

Quốc gia sau nầy và Irak đòi bác bỏ nguyên tắc đánh thuế Carbon, trong lúc đó, Hoa Kỳ, LH Âu châu, Úc cho rằng “phần đóng góp của các nước phát triển cho các nước đang phát triển là quá lợi cho các nước đang phát triển”.

c-    Ân Độ đòi công bằng

Thủ tướng Ấn độ Narendra Modi đã đòi điều mà ông gọi là ”Công lý về Khí hậu”.

Theo đó, sau quá trình công nghiệp hóa trong những thế kỷ vừa qua, các nước giàu có trách nhiệm lớn trong việc phát thải các loại khí gây hâm nóng trái đất. Các nước giàu giờ đây khó thể nào áp đặt các nước đang phát triển phải kềm hãm tăng trưởng của họ, để giúp chống biến đổi khí hậu.

Ấn Độ biện minh cho quan điểm của mình và đòi được quyền phát triển. New Delhi chỉ cam kết nhân lên gấp 20 lần mức sản xuất năng lượng mặt trời, và dùng 40% năng lượng sạch để sản xuất điện lực từ đây cho tới năm 2030. Theo Le Monde, Ấn Độ trước hết bảo vệ quyền lợi riêng: “Ở một đất nước mà hàng trăm triệu hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh, không có đủ điện nước để sinh hoạt, thì việc chống biến đổi khí hậu vẫn là một điều gì đó còn trừu tượng xa vời, một thứ xa xỉ phẩm mà người nghèo chưa dám nghĩ tới”.

Hiện tại, Ấn Độ vẫn còn xử dụng than đá và dầu là nguồn điện năng chính cho quốc gia nầy, chiếm 71%. Làm sao quốc gia nầy thực hiện được lời hứa là cho đến năm 2022, sẽ tăng nguồn năng lượng mặt trời lên 100GW, trong lúc hiện tại, Ấn Độ chỉ sản xuất được 5GW cho nguồn năng lượng nầy mà thôi!

Vì vậy,

Nếu các lãnh đạo quốc gia đã phát triển không mở đường, chính dân chúng sẽ tự vạch đường đi.

d-   Và Hướng đi nào phải đi cho tương lai?

Các nước phát triển nên có bao nhiêu trách nhiệm?

Các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng ý từ những nỗ lực chống biến đổi khí hậu đã bắt đầu các nước phát triển có trách nhiệm lớn hơn để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu so với các quốc gia đối tác trong việc trao đổi dịch vụ của họ. Hoa Kỳ và Liên minh Âu Châu đã phát thải hơn một nửa trong tổng số carbonic thải ra đến đầu thế kỷ này, cần phải đóng góp nhiều hơn vào sự ấm lên toàn cầu so với các đối tác của họ là các nước đang phát triển; mặc dù hiện tại hai nhóm quốc gia nầy chỉ còn phát thải 19% cho Hoa Kỳ, và 9% cho LH Âu Châu.

Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là các nước phát triển cần phải làm nhiều hơn là các quốc gia đang tác phát triển. Đây là một đều không cần tranh cãi nữa!

Vì vậy họ phải giúp các nước đang phát triển trong việc ngăn chặn khí thải carbonic.

Làm thế nào thực hiện được các thỏa thuận đấy tham vọng trên?

Các nước phát triển, trong đó có Mỹ và các thành viên của Liên minh Âu Châu đã hợp tác với 160 quốc gia dễ bị tổn thương nhứt bởi biến đổi khí hậu để tạo thành một liên minh tham vọng cao để kêu gọi và thực hiện một mục tiêu đầy tham vọng để ngăn chặn khí nhà kính phát thải. Trong nhiều năm qua, hoạch định chính sách đã nói rằng hội nghị nên nhằm mục đích để giữ cho nhiệt độ tăng hơn 20C (3,60F) vào năm 2100, điểm tới hạn (threshold limit) mà các nhà khoa học đã xác định được. Nhưng các nhóm tham vọng cao hơn đang kêu gọi các thỏa thuận để thực hiện các mục tiêu 1,50C (2,70F).

Nhưng điều đáng chú ý là sự vắng mặt của hai nhóm tham vọng cao là Ấn Độ và Trung Cộng, hai nước đang phát triển lớn nhất và có ảnh hưởng nhất hiện tại. Cả hai nước đã bày tỏ lo ngại rằng một mục tiêu quá tham vọng cuối cùng sẽ có nghĩa là giảm phát thải mà sẽ làm giảm đi sự tăng trưởng kinh tế.

Các liên minh tham vọng (high-ambition coalition) cao cũng đã kêu gọi các nước để đánh giá và báo cáo về những nỗ lực của họ để chống lại biến đổi khí hậu mỗi năm năm. Chính thời gian đánh giá này sẽ giúp cho các nước có cơ may tăng cường thêm những nỗ lực để ngăn chặn khí thải nhà kính dựa vào sự phát triển công nghệ cao hay sự giúp đổ kinh phí của các quốc gia giàu.

Và Ai sẽ phải trả tiền (và trả bao nhiêu) để chống biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển?

Tài trợ cho các nỗ lực để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu là một vấn đề quan trọng đã được nêu ra từ lâu, trước khi hội nghị COP21 bắt đầu. Từ năm 2009, các quốc gia phát triển đã cam kết là đóng góp 100 tỷ Mỹ kim mỗi năm cho các nước đang phát triển nhằm chống lại sự biến đổi khí hậu. Các nước phát triển đã không rút lại cam kết, nhưng họ cũng đã không hoàn toàn hoạch định ra các chi tiết về món tiền trên sẽ đến từ đâu, và mức độ chịu trách nhiệm của mỗi thành viện là bao nhiêu. Chính vì vậy mà vấn đề vẫn còn dận châm tại chỗ.

Theo một báo cáo của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) nhận thấy rằng 62 tỷ Mỹ kim đã được chuyển từ các nước đã phát triển đến các giốc gia đang phát triển trong năm 2014, tăng trên 10 tỷ so với năm 2013.

Về thỏa thuận COP21, Đại sứ New Zealand, Jo Tyndall không hài lòng và nói rằng nó thiếu vắng “công lý khí hậu”.

Thay lời kết

Một thí dụ dí dỡm trong việc so sánh mức giàu-nghèo của các nhóm quốc gia ở Bắc và Nam bán cầu như sau: “người giàu muốn đóng tiền bảo hiểm nhà cửa, trong khi người nghèo bữa ăn chưa no, tiền đâu mà tính đến chuyện mua nhà.

Vì thế cho nên, để đạt được mục tiêu, hội nghị COP21 phải giải quyết đầu tiên hết một vấn đề trọng đại và thực tế là: các nước giàu chịu chi ra bao nhiêu tiền và trong bao lâu, để khuyến khích, giúp đỡ thực sự các nước nghèo (hay các quốc gia đang phát triển) trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu?”

Hơn 2.100 học giả trong nhiều lãnh vực khác nhau đến từ hơn 80 quốc gia đã nêu lên tuyên bố “một phát biểu đạo đức và chính trị” (moral and political statement) để các nhà lãnh đạo toàn cầu suy gẫm. Cần phải kể đến vài trong số những người ký tên là những học giả nổi tiếng và được nhiều người biết đến bao gồm triết học và ngôn ngữ học Noam Chomsky (MIT); nhà khoa học nhận thức Stephan Lewandowsky (Đại học Bristol); nhà khoa học khí hậu Michael E Mann (PSU); nhà văn và nhà môi trường Bill McKibben (Middlebury College); nhà sử học và khoa học gia Naomi Oreskes (Harvard); và triết học đạo đức Peter Singer (Princeton).

Do đó, chúng ta nhận thấy rằng, vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu không phải là một vấn đề thuần túy môi trường là còn là nhiều vấn đạo đức và đạo lý nữa. 

5.1 Cần phải nghĩ đến thế giới thực sự mà chúng ta đang sống ngày hôm nay.

Sự hâm nóng toàn cầu là một vấn đề đạo đức quan trọng nhất của thời đại chúng ta, và  là mối đe dọa lớn nhứt trong hiện tại mà con người đã phải đối mặt. Vì vậy, việc ứng phó với biến đổi khí hậu từ các nhà triết học nêu ra là điều không đáng ngạc nhiên.

Những nguyên nhân chính cho sự thay đổi khí hậu tương đối ít so với số lượng lớn của những người sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhứt. Thật vậy, sự thay đổi khí hậu sẽ, bằng cách này hay cách khác, tác động tất cả sự sống trên Trái đất.

Nếu chúng ta không dứt khoát giải quyết các vấn đề hiện nay, sự hâm nóng toàn cầu có thể leo thang trong một thời gian tương đối ngắn vượt quá điểm hợp lý mà con người có thể dự kiến được ​​để đối phó, vì đây là bản chất của hiệu ứng phản hồi (nature of  feedback effects).

5.2 Con người ở các nước đang phát triển chịu trách nhiệm ít nhất đối với sự biến đổi khí hậu, nhất là khả năng thích ứng với nó, và dễ bị tổn thương nhất đối với tác động của nó.

Vì vậy, đây mới là một thực tế được mong đợi ở các quốc gia đang phát triển về ý nghĩa hạn chế sự phát thải khí nhà kính mà không bị ràng buộc pháp lý về những cam kết từ các nước công nghiệp. 

Và đây là một điều cần thiết thực tế và yêu cầu về đạo đức cho các quốc gia giàu.

Sau đây là năm giải pháp cụ thể đúc kết suy nghĩ của 357 tổ chức NGO vè việc giải quyết vấn nạn hâm nóng toàn cầu:

  • Thay vì luôn luôn tập trung vào việc sản xuất năng lượng nhiều hơn, hãy tiết kiệm năng lượng bằng cách cải tổ và nâng cao những thiết bị ra năng lượng hiện có một cách hiệu quả hơn;
  • Thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo;
  • Đừng đòi hỏi mọi người phải hy sinh cung cách sống của họ, mà cần cung cấp cho họ các thiết bị tiết kiệm năng lượng;
  • Thúc đẩy quá trình chuyển đổi các nguồn năng lượng tái tạo;
  • Tập trung vào giáo dục quần chúng.

Phải chăng năm giải pháp đề nghị trên cần được mỗi người trong chúng ta suy gẫm!

Mai Thanh Truyết

Houston 23/9/2019

 

 

Vui cười 

Một sinh viên thi trượt tốt nghiệp chỉ vì anh không nói lên được sự khác biệt giữa kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa và kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa. Anh sinh viên buồn bã kể lại với bố. Ông bố an ủi con:

– Vậy là may đấy con à! Ở cơ quan bố, một cán bộ đã nói ra sự khác biệt này và ông ta không bao giờ trở lại nữa.

 

Một người Pháp, một người Mỹ và một người VN tranh luận xem Adam và Eva là nguời nước nào .

Nguời Pháp : “Trần truồng và trụy lạc ngay truớc mặt Thượng đế như thế, chỉ có thể là dân Pháp”.

Nguời Mỹ : “Yêu tự do đến mức lẽ ra có thể sống hạnh phúc, chỉ cần đừng đụng đến trái táo, vậy mà họ vẫn không chịu nổi sự cấm đoán đó thì chỉ có thể là dân Mỹ”.

Nguời VN lúc ấy mới lên tiếng : “Quần áo chẳng có, nhà cửa chẳng có, thậm chí đến ăn một trái táo cũng bị cấm, thế mà vẫn bảo là sống trên thiên đuờng thì chỉ là dân VN…”

Trí thức và sát nhân – Từ Thức

Mấy bữa mỏi tay, gõ một bài, dài thoòng, về các nhà trí thức thiên Cộng, nhất là về cái tai hại của họ đối với lịch sử, chợt nhớ một đoạn Milan Kundera viết về chuyện này.

Tìm đọc lại và xé bài đang viết, vứt vào sọt rác. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt: tác giả ‘’ L’insoutenable légèreté de l’être ‘’, trong vài dòng, đã nói hết, khỏi cần thêm thắt gì.

Kundera : ‘’ Những người nghĩ rằng các chế độ Cộng Sản chỉ là sản phẩm của một bọn sát nhân, đã xếp vào bóng tối một sự thực căn bản : những chế độ sát nhân không phải do bọn sát nhân tạo ra, nhưng là con đẻ của những kẻ nhiệt thành, tin như đinh đóng cột là mình đã tìm ra con đường duy nhất dẫn tới thiên đàng. Và quyết tâm bảo vệ con đường đó, họ đã giết rất nhiều người. Sau đó, người ta thấy rõ là không có thiên đàng, và những kẻ nhiệt thành là một bọn sát nhân ‘’

Để lại nguyên văn tiếng Pháp dưới đây, bởi vì dịch là phản, nhất là khi người dịch có khả năng hạn chế, và rất khả nghi :

‘’ Ceux qui pensent que les régimes communistes sont exclusivement la création de criminels laissent dans l’ombre une vérité fondamentale: les régimes criminels n’ont pas été façonnés par des criminels, mais par des enthousiastes convaincus d’avoir découvert l’unique voie du paradis. Et ils défendaient vaillamment cette voie, exécutant pour cela beaucoup de monde. Plus tard, il devient clair que le paradis n’existait pas et que les enthousiastes étaient des assassins ‘’

Nghiêm trọng

Tại sao những ông trùm Cộng Sản lúc nào cũng có vẻ nghiêm trọng, ai đụng tới là phạm tội xúc phạm lãnh tụ, ai dỡn chơi là đi tù ?

Montesquieu : « nghiêm trọng là hạnh phúc của những kẻ ngu xuẩn » ( la gravité est le bonheur des imbéciles )

Milan Kundera : « tôi ý thức được giá trị của khôi hài khi sống dưới chế độ độc tài kiểu Staline ( Stalin) Tôi nhận ra ngay một người không phải là đệ tử của Staline, một người không có gì để ta phải e ngại, qua cái cách anh ta mỉm cười. Cái chất khôi hài là một dấu hiệu để ta có thể tin cậy. Từ đó, tôi kinh hãi trước một thế giới đã mất hết khả năng khôi hài » (*)

Cũng như Kundera ( văn hào Pháp gốc Tiệp ), Eugèng Ionesco ( kịch tác gia Pháp gốc Roumanie ) hiểu thực chất độc tài CS hơn ai hết.

Ionesco : ” Ở nơi nào không biết khôi hài, ở đó không còn nhân tính; ở nơi nào không có khôi hài, ở đó có trại tập trung, cải tạo ” (**)

Vẫn Kundera : ” Trẻ con không có quá khứ, đó là cái bí mật giải thích cái ngây thơ tuyệt vời trong nụ cười của chúng ”. (***) Trong khi với quá khứ của họ-mờ ám, nhiều khi đẫm máu-, có lẽ là một cái may cho cho thiên hạ, khi những đầy tớ lớn không cười nữa__________

(*) J’ai appris la valeur de l’humour sous la terreur stalinienne. Je savais toujours reconnaître quelqu’un qui n’était pas stalinien, quelqu’un dont je n’avais rien à craindre, à sa façon de sourire. Le sens de l’humour est un signe de reconnaissance auquel on peut se fier. Et depuis, je suis terrifié par un monde qui perd son humour

(**) Où il n’y a pas de l’humour, il n’y a pas d’humanité; où il n’y a pas de l’humour, il y a le camp de concentration;

(***) Les enfants sont sans passé et c’est tout le mystère de l’innocence magique de leur sourire

( tuthuc-paris-blog.com )

Ni Hao

Một ông Tây hàng xóm, mỗi lần đi ngang, đều giơ tay chào : ‘’Ni hào !’’. Có vẻ hãnh diện lắm, vì biết tiếng Tàu, mặc dù nói được hai chữ chào ông, chào bà cũng chẳng có gì vinh quang. Ngoại ngữ kiểu đó, có người chỉ làm nghề chụp ảnh dạo và bồi tàu cũng nói ngon lành 29 thứ tiếng. Bồi tàu là làm bồi dưới tàu, nếu viết hoa, bồi Tàu lại có nghĩa khác. Sáng nay rảnh rỗi, thấy anh ta sắp sửa ni hào, ní hảo, bèn lôi anh ta vào quán café góc đường, bao một ly ‘’crème’’ ( cà phê sữa ), rồi giải thích : 1.Tôi không phải là người Tàu 2. Không phải tất cả những người tóc đen, mũi tẹt, mắt híp đều là người Tàu 3. Rất ít người Á Châu, trừ người Tàu, vui thích khi được coi là người Tàu, Anh ta xin lỗi, désolé rối rít, rồi hỏi : Nếu vậy, anh là người gì ? Eh bah, cái vụ này hơi rắc rối. Ngày xưa, chưa hỏi đã khai là người Việt, vì dù người Việt chẳng làm cái gì ghê gớm, nhưng có tiếng là chăm học, chịu khó, không gây tai tiếng gì ở những nơi tới cư ngụ, vào siêu thị không cầm nhầm, thấy chó mèo đi đường không nghĩ tới chuyện đánh tiết canh. Đi kiếm việc, Tây thấy cái tên N’Guyen, Tran là tin tưởng, OK ngay ( tôi cũng có một người bạn tên Tran, không biết có bà con anh không. Chúng tôi có một đồng nghiệp tên N’Guyen, rất đàng hoàng…). Người Việt thời đó, dù bê bối, ra ngoài vẫn biết giữ thể diện. Cái đó gọi là tinh thần tự trọng. Đó là cái tuờng vô hình nó chặn không cho ta làm những chuyện bệ rạc. Ngày nay, người Việt khác hẳn, đi tới đâu… Anh là người gì ? Ngồi đần 5 phút, bắt đầu tiếc tiền ly café. Bao giờ lại có thể hãnh diện, hay ít nhất không ngượng, nói với người ngoại quốc : tôi là người Việt Nam ? Bao giờ coi TV, thấy nhắc tới hai chữ VN, không vội vàng đổi đài khác, vì không dám nghe chuyện trộm cắp, chuyện chặt ngà voi, sừng tê giác, vây cá mập, đốn rừng, xẻ núi, buôn phụ nữ, bán trẻ em…

PS: Tôi viết bài này không có ý đả kích người đồng hương. Ai sống trong một xã hội như vậy, chắc cũng cư xử như vậy. Vấn đề là cái bọn đã đẻ ra cái xã hội đó. Càng khâm phục những người, vẫn còn, sống trong bùn nhưng không tanh mùi bùn, nhưng cầm cự được bao lâu nữa ?

( tuthuc-paris-blog.com )

Nhớ về Vàm Láng, Gò Công – Trương An Ninh

Gò Công là một tỉnh nhỏ của miền Nam, chỉ cách Sài gòn về phía đông nam khoản 55 km đường chim bay. Nơi nầy, cách đây khoản 4000 năm, đã có những cư dân gốc bộ tộc Stiêng, Mạ, Churu… sinh sống, và đến thế kỷ thứ nhứt sau TL, người gốc Mã Lai đã đến định cư, thành lập một quốc gia mang tên Phù Nam. Đây là một quốc gia hình thành trong đầu thế kỷ thứ nhứt, cư dân của họ còn lưu lại vết tích  thường được biết dưới từ gọi chung là “văn minh Ốc Eo”. Đến khoản thế kỷ thứ VI, quốc gia Phù Nam  bị Chân Lạp tiêu diệt, vùng lảnh thổ nầy lại hoang phế, lý do vì Chân Lạp bấy giờ lảnh thổ khá rộng, nhưng dân số lại quá ít, họ chỉ thực sự cư ngụ nơi vùng “lục Chân Lạp”(miền hạ Lào và Cam Bốt hiện nay), riêng vùng “thủy Chân Lạp”(miền Nam Việt Nam bây giờ), thật hoang vu không có mấy cư dân Chân Lạp sinh sống. Nhân đây, ta cũng cần phải ghi nhận sự kiện quan trọng, vào lúc nầy văn minh loài người chưa phải như ngày nay, cũng chẳng có công pháp quốc tế, chỉ theo qui luật “mạnh được yếu thua”. Ta thấy chỉ tính từ giai đoạn Phù Nam, là một quốc gia hình thành trong 6 thế kỷ, và bị Chân Lạp  đánh chiếm, và sau nầy Việt Nam đã không trắng trợn “đánh chiếm”Chân Lạp, mà chỉ nhờ “thời cơ” thôi. Người ta nên công tâm, không bênh vực, nhưng không nên nghĩ Việt Nam đã xâm chiếm Chân Lạp(Cam Bốt). Như một cơ may, khi công nương Ngọc Vạn, được vua Chân Lạp là Chey Chetta cưới làm hoàng hậu, (bà được mang tên là Sam Đát, rất được kính trọng), cũng là lúc làn sóng “tìm về phương Nam”thực sự bắt đầu…

Từ năm 1623, lưu dân từ miền ngoài gốc đa số vùng Thuận Quảng, đi bằng đường biển vào các cửa Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại, khi xưa còn khá hoang vu,  gọi là Lôi Lạp. Đến năm 1755 vùng nầy chánh thức thuộc về Việt Nam gồm cả đất Tầm Bôn và Lôi Lạp(Tân An, Gò Công), do hành động vua Chân Lạp chánh thức đền ơn vì công lao VN đã giúp đánh quân Xiêm, bảo vệ họ. Vùng Lôi Lạp, đây chính là Gò Công hiện nay. Lúc đầu, Gò Công có tên là huyện Tân Hoà, vào thời vua Minh Mạng, chia Nam Kỳ thành lục tỉnh, Tân Hoà được nhập vào phủ Tân An, thuộc tỉnh Gia Định. Đến 1864, thực dân Pháp chiếm toàn bộ Nam Kỳ, huyện Tân Hoà trở thành một hạt do một tham biện cai quản, lại thuộc Sài gòn. Lúc bấy giờ,  đặc biệt tại thị xã Gò Công không có nước ngọt, người Pháp cho đào một cái ao hình vuông, chu vi rộng tới 3000mét, xung quanh có đường đi 5 mét, biến thành đường đua ngựa. Vào năm 1899, Gò Công trở lại là một trong 20 tỉnh thuộc miền Nam. Từ giai đọan cận hiện đại, vào năm 1956, Gò Công lại thành một quận của tỉnh Định Tường, đến năm 1964, vì tình hình quân sự, Gò Công trở thành một tỉnh, với thị xã (tỉnh lỵ) Gò Công cùng 4 Quận: Hoà Tân, Hoà Lạc, Hoà Bình và Hoà Đồng. Sau năm 1975, qua vài lần thay đổi tên và địa giới, nay tỉnh Gò Công củ chia thành 2 huyện là Gò Công Đông và Gò Công Tây,  thuộc tỉnh Tiền Giang. Phần Gò Công củ nay thuộc Gò Công Đông. Phần đất vừa kể được ôm trọn về phía bắc và nam bởi các cửa con sông lớn như Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại, bên kia cửa Soai Rạp về phía bắc là Sài gòn, bên phía dưới nam, cách sông Cửa Tiểu là tỉnh Kiến Hoà (Bến Tre), phía đông Gò Công tiếp giáp biển Đông.

Trước khi vào chi tiết, người ta được nghe kể đôi điều vui vui về Gò Công, qua câu nói lái “gái Gò Công vừa gồng vừa co, trai Thủ Đức vừa thức vừa thủ”. Là con gái mà vừa gồng vừa co, có lẽ đang bị ai đó thọt lét, phải gồng  và co rúm mình chịu trận. Ngươc lại  chàng trai có thể đang bị một “con ma nữ đa tình” nào đó khiêu khích chọc phá nên phải thức và thủ thế, không để bị ma nữ tấn công cướp mất đời trai!. Chuyện vui tếu là vậy, có thể không nhiều người biết, duy có điều nầy chắc đa số người miền Nam khi nói đến Gò Công đều liên tưởng đến “con nhạn trắng Gò Công”, tức ca sĩ Phương Dung với giọng hát thanh thót vút cao. Cũng như đặc sản của vùng đất gò nầy là trái sơ ri đặc biệt, chín màu đỏ thẩm thơm ngọt cùng là giống dưa hấu nổi tiếng, cùng hải sản là nghêu sò và đặc biệt món mắm tôm chà.

Sơ ri, một đặc sản của Gò Công

Đến đây, tạm thông qua những chi tiết đời thường để cùng trở lại với vấn đề địa danh, tại sao vùng đất nầy gọi là Gò Công ?. Nam phần nói chung và riêng miền Tây Nam Phần, thế đất hầu hết là bình nguyên,  bằng phẳng, chỉ riêng vùng Châu Đốc Hà Tiên với những núi non không cao lắm. Nhìn chung, ngoài địa thế bằng phẳng và không cao so với mặt nước biển, cũng có một số nơi cả một vùng nhô cao lên với đất pha cát, ta gọi là đất giồng. Bên cạnh cũng có một ít nơi nổi lên thành đất cao,  ta gọi là gò. Miền Nam nói chung và Gò Công nói riêng, là đất giáp biển, về địa chất học, đất tạo thành giồng hay gò là do sự thay đổi mực nước biển trong thời gian dài hàng nhiều ngàn năm . Khi nước biển dâng cao, mang phù sa bồi đấp, và rồi mực nước lại rút thấp xuống,  bỏ xa vùng đất cao (gò)trước đó . Và rồi tại sao không là gò cao, gò dài, hay gì gì đó, mà lại là Gò Công. Theo tài liệu giải thích, do từ “Gò Khổng Tước” do vua Minh Mạng đặt cho, khổng tước là con công. Nơi thế đất cao,  các loài chim chốc đến sinh sống, nhiều nhứt là con công, nên có địa danh  như vậy. Cũng có thuyết khác, khi xưa lưu dân từ miền ngoài Trung đến khai phá, có một bà tên Công mở quán trên vùng đất gò bán buôn, có tên gọi là “gò bà Công”, về sau bỏ chữ bà, còn lại là Gò Công. Thuyết thứ hai có vẽ không vững lắm.

Gò Công, nói chung và riêng Vàm Láng thật không có nhiều thắng cảnh kỳ tích, lâu đài nguy nga,  và cũng không phải là biển xanh cát trắng kiêu sa như Tiên Lãnh, Nha Trang. Nơi đây chỉ là rừng ngập mặn, rừng lá, biển trời nước miên man tạo nên một vùng sinh thái đa dạng, nhưng điều đặc biệt  đất Gò Công là vùng đất “địa linh sinh nhơn kiệt”. Tính từ xa xưa đến thời cận và hiện đại, có thể kể khoản mươi nhân vật đáng liệt vào hàng “nhơn kiệt” nổi tiếng khắp cả toàn quốc về đủ mọi phương diện .

Trước tiên về lịch sử chốn cung đình, có thể kể ra như sau:

-Dòng họ Phạm Đăng, ngoại tổ của vua Tự Đức, một bậc khai quốc công thần. Ông Phạm Đăng Hưng, người Tân Hoà, sanh năm 1765, đậu tam trường kỳ thi hương và theo Nguyễn Ánh rất sớm, sau làm tới chức Lễ bộ thương thư. Ông mất năm 1825, được lập lăng mộ bên bờ sông Tân Qui, cách thị xã Gò Công 3 km.

-Bà Đinh thị Hạnh, quê Tân Hoà (Gò Công), một thứ phi của vua Thiệu Trị, chính bà đã giới thiệu “cô” Phạm thị Hằng vào cung, mà sau nầy chính là Hoàng Thái Hậu Từ Dụ.

-Bà Thái Hoàng Thái Hậu, Từ Dụ tên tục là Phạm thị Hằng, sinh năm 1810 tại Sơn Qui (Tân Hoà). Bà sớm được vào hầu hoàng thái tử Miên Tông, tức vua Thiệu Trị. Vào năm 1846, được phong là đệ nhứt giai phi, và đến đời vua Thành Thái, được phong là Thái Hoàng Thái Hậu. Bà mệnh chung ngày 5/4/1901, thọ 93 tuổi. Lịch sử tôn kính bà không phải vì ngôi vị, mà do bà là người có tánh hiếu thảo, thông minh, tấm lòng nhân hậu, đạo đức “trung trinh tiết liệt” và công lao đóng góp trong việc triều chính, huấn dụ vua Tự Đức trở nên một ông vua biết cai trị, mang lại những điều tốt hơn cho nước nhà. Trước năm 1975, tại Sài Gòn có bảo sanh viện mang tên bà, nhưng được gọi là Từ Dũ (rất tiếc, vì sao có sự thay đổi nầy, chúng tôi chưa hiểu)

-Bà Nguyễn Hữu Thị Lan, tức Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại, một tài sắc vẹn toàn. Về cuộc đời và chuyện tình ái, việc thành hôn của bà và vua Bảo Đại là một trang sử dài và vô cùng tươi đẹp, nhưng thảm thương thay kết thúc thật bi thảm đau lòng. Một trang quốc sắc thiên hương, ngôi vị cao sang tuyệt đỉnh, nhưng cuối đời thật bi thương. Không phải vì bà đã gieo mầm xấu, nhưng có lẽ vì do hoàn cảnh, thời cuộc mà thôi…

-Về mặt tôn giáo, phải kể đến đức ông Nguyễn Bá Tòng, là giám mục đầu tiên của Việt Nam. Ngài sinh vào năm 1868 và mất năm 1949. Năm 1932, đã từng sang La Mã để được thụ phong chức giám mục.

-Về anh hùng chống ngoại xâm, khá nhiều nhân vật, nhưng lịch sử không thể quên “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Công Định. Ông là người miền Trung, theo nội tổ vào Nam, lập nghiệp và lập gia đình với người Gò Công. Có thể nói, cuộc đời của ông và nhứt là công cuộc chống giặc ngoại xâm  gắn liền với tỉnh Gò Công. Người anh hùng họ Trương tên Định sinh năm 1820, vào năm 1854 hưởng ứng cùng Nguyễn Tri Phương chiêu mộ dân lập đồn điền và cùng họ Nguyễn lo việc chống Tây. Sau ông về lập căn cứ ở đám lá tối trời, chiêu mộ nghĩa sĩ đến hơn 6000 người, lợi dụng địa thế khiến  quân Pháp rất vất vả cũng không dẹp được. Cuối cùng, vì bị tên nội phản, ông bị Pháp bao vây, phải dùng gươm tự sát.

-Về phương diện văn chương học thuật, theo dòng thời gian, đặc biệt xuất hiện nhà văn Hồ Biểu Chánh. Chúng ta phải dành đôi dòng về nhà văn gốc người Gò Công nầy. Từ hàng nửa thế kỷ, từ khoản thập niên 1920 đến thập niên 1970, ông đã bị “việt vị” trong sân chơi văn học nước nhà, hay nói rõ hơn đã bị đối xử bất công, đã bị gần như loại bỏ không cho ngồi vào “chiếu trên trong văn học”. Với khoản nửa thế kỷ cầm bút, ông đã để lại cho đời 64 tác phẩm tiểu thuyết cùng nhiều tác phẩm khác gồm đủ thể loại mà hầu như không có nhà văn nào đạt được. Chỉ xét riêng khía cạnh phát huy chữ quốc ngữ, ông là nhà tiểu thuyết tiên phong dùng chữ quốc ngữ sáng tác tại Nam phần và toàn quốc. Quyển tiểu thuyết “Ai Làm Được” của ông ra đời trước 10 năm so với quyển Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. và quyển “Quả Dưa Đỏ” của Nguyễn Trọng Thuật ra đời sau đó 13 năm.

-Về khoa bảng, có luật sư Vương Quang Nhường. Ông sinh năm 1902, từng giữ chức Tổng Trưởng Quốc Gia Giáo Dục trong chánh phủ Trần văn Hữu.

Trên đây, đã sơ lược về Gò Công cùng những nhơn kiệt, và khi đề cập nơi nầy, người ta không thể quên địa danh Vàm Láng. Đây là vùng bờ biển, chỉ cách tỉnh lỵ Gò Công khoản 13 km, nay là huyện Gò Công Đông. Nơi nầy là một trong những bãi biển dồi dào hải sản cung cấp cho địa phương và Sài gòn.

Trước tiên, về địa danh được lý giải như sau đây, phía ngoài con rạch Cần Lộc đổ ra sông lớn Soài Rạp có một phần nước rộng và sâu,  gọi là vàm, hay rõ hơn là nơi con sông nhỏ đổ vào sông lớn. Thường thì nơi nầy nước chảy mạnh, xoáy mạnh nên mở họng rộng ra. Trước khi chi tiết,  hãy tìm hiểu từ ngữ vàm do đâu mà có. Đây là từ gốc tiếng Phù Nam,  và cũng là Khmer(Cam Bốt),  đọc là Péam, người Việt mình đọc trại ra là vàm, và chỉ tại Nam phần có địa danh mang chữ vàm mà thôi. Một số “vàm “ được ghi ra như: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây (Long An), Vàm Nao(Châu Đốc), Vàm Cống (Long Xuyên), Vàm Tấn(vàm Đại Ngải-Sóc Trăng)… Cách họng vàm nầy có một hà lãng(chỗ nước mênh mông)với rừng cây dầy đặc hai bên bờ,  xưa có nhiều nai đến uống nước, nên gọi là láng lộc. Cái vàm gần láng lộc, gọi là Vàm Láng Lộc, mà về sau, bỏ chữ lộc, còn lại là Vàm Láng. Đây cũng là nơi, khi xưa trong lúc bôn tẩu tránh sự truy đuổi của Nguyễn Tây Sơn, thuyền của Nguyễn Ánh đã suýt bị đánh chìm thì may mắn có cặp cá ong đến nâng thuyền đưa vào bờ cứu sống, nên đã được Gia Long phong tặng “Nam Hải Đại Tướng Quân”, và hàng năm lễ hội nghinh ông thật qui mô tổ chức vào tháng 3 âm lịch. Từ xa xưa, Vàm Láng chỉ là một ấp của xã Kiểng Phước, và rồi do vị trí quan trọng và sự phát triển vượt bực, là nơi phát triển thật nhanh góp phần vào việc phát triển của Gò Công Đông nói riêng và tỉnh Gò Công nói chung.

Cửa bến cảng Vàm Láng

Từ năm 1966 nơi bến cảng Vàm Láng nầy được trở nên một xã và từ năm 2010, xã Vàm Láng và xã Phước Kiểng hợp thành thị trấn Vàm Láng, một vùng biển phát triển thật nhanh. Đây là một vùng biển giàu tài nguyên hải sản, đa dạng là nguồn thu góp phần phồn thịnh cho địa phương . Hiện nay Vàm Láng thuộc huyện Gò Công Đông. Toàn huyện hiện nay vô cùng phát triển, với 761 tàu cá, riêng thị trấn Vàm Láng có 401 chiếc, hàng năm thu hoạch khoản 20. 000 tấn hải sản. Để tạo sự phát triển, tại nơi nầy một cảng cá khá qui mô được thành lập xuất cáng sản phẩm đi các nơi, và đây cũng là vùng nuôi trồng thủy hải sản . Không kiêu sa, mênh mông như Đại Lãnh Nha Trang, không nhộn nhịp ồn ào như Vũng Tàu, Hà Tiên, không bãi cát trắng tinh với nước biển xanh trong của Cà Ná, Cam Ranh…, biển Vàm Láng chỉ là bãi đất bùn, với 21 km là những vạc(bãi) nuôi nghêu sò, mang lại nguồn sống cho hàng chục ngàn cư dân. Điều thuận lợi  nhờ đây là nơi khá gần Sài gòn,  rất tiện cho những ai không nhiều thời giờ muốn thưởng thức chút gió lộng của biển khơi và những món hải sản tươi ngon. Đặc biệt nơi nầy, ngoài các lọai hải sản thông thường, và riêng về các lọai mực, có thứ “hắc cấy” nhỏ con màu hơi nâu đen nhưng vô cùng thơm và ngọt thịt, dùng làm gỏi hay phơi khô nướng lên mùi thơm phức .

Phần trên đã sơ lược về tỉnh Gò Công nói chung với những “nhơn kiệt”, và riêng Vàm Láng, nơi sinh quán của một “nhơn kiệt” vô cùng đặc biệt, vốn là thanh niên bình dị, con nhà thanh bần, mà chúng tôi trân trọng giới thiệu trong tài liệu nầy, đó là chàng thanh niên tên Ngyễn văn Bông. Không như đa số những nhân vật thường thuộc gia đình phú hộ, quan quyền, chàng thanh niên nầy gốc  con một thành phần dân dả, nhưng đã là một gương sáng của ý chí phấn đấu, đã tự mình vươn lên thành một nhân vật nổi tiếng trên thế giới, nhứt là trên phương diện khoa bảng, là một trong rất hiếm người Việt đậu bằng cấp cao nhứt của ngoại quốc. Chính người thanh niên nầy đã tâm sự: “ … dòng họ nhà tôi không có ai học hành ra gì cả”. Chàng thanh niên họ Nguyễn sanh năm  1929 tại làng  Kiểng Phước,  Vàm Láng, nơi  khi xưa gồm các xã Vàm Láng, Tân Phước, Gia Thuận, ở phía đông cách tỉnh lỵ Gò Công khoản 9 km.  Nơi đây, có thể gọi là đất địa linh, tục truyền khi xưa có lúc Nguyễn Phúc Ánh trên đường bôn đào bị nạn, thuyền sắp chìm đã được đôi cá ông nâng thuyền đưa vào bờ Vàm Láng. Cũng chính nơi nầy, từng là căn cứ của anh hùng họ Trương tên Công Định. . . Nội tổ của chàng thanh niên là cụ ông Nguyễn văn Nhạn, làm nghề thợ kim hoàn. Ông Nhạn có tất cả 9 người con, trong đó đứa con thứ tư là Nguyễn Hiền Năng, thân sinh của chàng thanh niên vừa nêu. Và người mẹ cuà chàng là bà Nguyễn thị Phải, làm nghề thợ may. Bà Phải và ông Năng có 3 người con, đầu lòng là Nguyễn thị Thơm, và em trai kế của chàng thanh niên là Nguyễn văn Thọ. Và càng thêm  đáng tiếc nữa, gia đình không được trọn vẹn vì cha mẹ ly hôn khi chàng thanh niên mới vào 3 tuổi, phải sống nhờ vào sự nuôi nấng của ông bà nội.

Vì nhà nghèo, việc học hành của người thanh niên cũng không được êm xuôi, năm lên bảy, học “trường làng đến lớp ba”, và tiếp tục lên Tỉnh học tiểu học (lớp nhì nhứt). Xin một chút ngắn gọn về hệ thống các cấp học thời đó, là tại các địa phương nhỏ thường chỉ có cấp lớp bậc “sơ cấp”, xong cấp sơ học, phải qua kỳ thi, nếu đậu sẽ tiếp tục lên cấp tiểu học. Cấp tiểu học thường chỉ có tại các quận lớn hay tại các tỉnh, học sinh muốn tiếp tục phải lên tỉnh. Cấp tiểu học gồm 2 lớp :nhì và nhứt. Xong lớp nhứt sẽ thi lấy văn bằng tiểu học. Và đến 1956, khởi đầu một sự thay đổi, học sinh sẽ được cấp chứng chỉ tốt nghiệp bậc tiểu học(có giá trị như văn bằng tiểu học). Học sinh  khỏi thi chỉ căn cứ vào sổ học bạ tốt, đủ tiêu chuẩn và học trò được lên tiếp tục học bậc trung học (nhưng phải qua kỳ thi tuyển nếu muốn vào lớp đệ thất trường công vốn thu nhận học sinh có giới hạn). Đồng thời, chánh quyền vẫn tổ chức kỳ thi tiểu học, ai muốn thi thì cứ thi và văn bằng tiểu học thời nầy “có giá” lắm,  có thể dùng xin đi làm . (Có thể nói, vào khoản cuối thập niên 1960,   người có bằng tiểu học rất “có trình độ”).

Trở lại câu chuyện về chàng thanh niên quê Vàm Láng, để có tiền đi học, anh với tuổi đời chưa lên 10 phải làm đủ thứ nghề để kiếm đồng tiền như: sửa xe đạp, quét trường học… Lớn lên, chàng thanh niên theo học trường trung học Phan Thanh Giản-Cần Thơ, khi trường nầy đóng cửa, lại về quê  rồi năm 1946 lên Sài gòn tìm sinh kế, làm thơ ký cho khách sạn và dạy học tư, nhưng trong đầu luôn vẫn nuôi ý chí theo gương các đàn anh như Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm. Đó là bằng mọi cách tìm đường sang Pháp du học, và vào năm 1949, chàng thanh niên đã có được đủ tiền mua vé. Sang đến Pháp, “chàng ta” vừa học vừa làm, mà làm nhiều công việc nặng nhọc như: khuân vác, giặt ủi và bồi bàn…

(G.S Nguyễn văn Bông)

Người thanh niên làm bồi bàn tại nhà hàng La Table du Mandarins, và tại nơi đây đã gặp và kết bạn với chàng thanh niên khác là Nguyễn Ngọc Huy. Vừa làm vừa đi học, nhưng đã nhanh chóng đậu bằng tú tài, cử nhân,  tiến sĩ và thạc sĩ Công Pháp Quốc Tế năm 1962 (về hệ thống bằng cấp tại Pháp, thạc sĩ là học vị cao nhứt, trên cả tiến sĩ, không như “thạc sĩ” tại Việt Nam vào thời điểm sau 1975. Tại các quốc gia như Hoa Kỳ, thạc sĩ của VN phải hiểu xếp tương đương với master degree, M. A). Đến năm 1963, ông thạc sĩ được chánh quyền Việt Nam Cộng Hoà mời về nước, vào lúc nầy tình hình chánh trị có quá nhiều bất ổn, nhứt là những bất ổn về tôn giáo… . nhưng chàng đã không e dè, đăng đàn thuyết trình một đề tài vô cùng “dị ứng” vào lúc nầy, đó là “Đối lập chánh trị trong chế độ dân chủ” tại lễ khai giảng Đại Học Luật Khoa Sài gòn. Tiếp theo, biến cố 1/11/1963 xảy ra, chế độ đệ nhứt Cộng Hoà không còn, và vào tháng 11/1964,  được cử vào chức vụ Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Đây là một cơ sở giáo dục và huấn luyện các viên chức cao cấp,  cung ứng nhân sự cho guồng máy chánh quyền Nam Việt Nam. Đồng thời,  chàng thanh niên họ Nguyễn  cũng là cố vấn Tối Cao Pháp Viện, ủy viên Hội Đồng Quản Trị/Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam. Sau ngày 1/11/1963, tình hình chánh trị đi vào một khúc quanh đầy biến chuyển với nhiều nghiệt ngả, và chàng thanh niên quê Vàm Láng đã gắn liền “định mệnh” đời mình cùng vận nước. Người đã cùng giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và các đồng chí đi vào con đường hoạt động chánh trị với quyết chí xây dựng một quốc gia thống nhứt, dân chủ với sự ủng hộ của người dân. Vào cuối năm 1968, Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến được thành lập do ông làm chủ tịch. Đây là một tổ chức ngoại vi của đảng Tân Đại Việt, do G.S Nguyễn Ngọc Huy là chủ tịch. Cũng xin trình bày thêm ngắn gọn, được biết vào sau khoản thập niên 1970, đảng Đại Việt tạm thời có sự phân hoá, và một bộ phận (khuynh hướng miền Nam) được thành lập mang tên làTân Đại Việt với thủ lảnh là G. S Nguyễn Ngọc Huy. Đây là một tổ chức đóng vai trò một đảng đối lập với chánh phủ của T. T Nguyễn văn Thiệu. Thành viên của phong trào gồm các tổ chức chánh trị khác cùng khuynh hướng, và trong đó khá nhiều thành viên nguyên là sinh viên tốt nghiệp từ HVQGHC, cũng như các viên chức sĩ quan gốc đảng Đại Việt . Là một người đổ đạt, có học vị và, nắm giữ những chúc vụ cao, lại được tiếng thanh liêm, không vướng vào những “bê bối” tương đối phổ biến trong chánh quyền, đặc biệt từ thập niên 1970, chàng thanh niên đã trở thành một lảnh tụ sáng giá . Mặt khác, cũng là một nhân vật được thế giới biết tiếng, hệ quả là có thể lên nắm chức Thủ Tướng khi khuynh hướng dân sự hoá chánh quyền đang manh nha. Nhưng đáng buồn thay đây là khởi đầu một định mệnh đầy oan nghiệt, nhân vật nầy đã là mục tiêu cần phải triệt tiêu của Cộng sản Bắc Việt. Đồng thời, cũng có dư luận chánh quyền quân sự do các nhân vật gốc sĩ quan tưóng lảnh cũng muốn triệt hạ. (?) Thật là một mất mát vô cùng to lớn cho đất nước.

Chàng thanh niên họ Nguyễn ra đi để lại vô vàn thương tiếc cho người dân miền Nam. Người đã thổi vào sinh hoạt chánh trị miền Nam một luồng gió mới, thật mới. Tiếc cho nước Việt Nam đã mất đi một trong những đứa con yêu, những nhân tài quí hiếm, nhứt là từ sau 1975… Nói đến chàng thành niên yễu mệnh, giới trí thức không thể quên những bài học còn lưu lại, đó là di cảo của người. Nhưng di cảo là gì, có thể chúng ta đều hiểu, di có nghĩa là để lại lưu lại, cảo là từ có thể từ “cảo thơm”, di cảo được hiểu là một tác phẩm văn học, văn chương… chưa được xuất bản của người quá cố. . Theo tài liệu ghi lại, di cảo của chàng thanh niên lần đầu được Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến xuất bản năm 1972 tại Sài gòn. Bản văn nầy ngoàì phần tiểu sử, có 8 bài viêt,  gồm:

-Vấn đề đối lập trong chánh thể dân chủ.

-Thái độ phi chánh trị.

-Vai trò chánh đảng và sinh hoạt chánh trị tại Việt Nam Cộng Hoà.

-Mặt trận quân sự.

-Giáo dục công dân.

-Những trò chơi chánh trị.

-Chủ nghiã quốc gia tại các nước đang phát triển.

-Vấn đề giá trị đồng bạc.

Sau đó, có tái bản do tổ chức Mekong&tynạn& Nguyễn Ngọc HuyFoundation (2008), đã có thêm phần phụ lục, với những bài viết tại hải ngoại liên quan đến GS Nguyễn văn Bông. Không đi sâu vào tất cả các nội dung có tính cách chuyên môn như :giá tri đồng bạc, mặt trận quân sự, chúng ta thấy những điều mà vị giáo sư họ Nguyễn nêu lên liên quan đến sinh hoạt chánh trị và đối lập, có thể nói là khá mới mẻ. Sự kiện không mớí mẻ tại các quốc gia dân chủ tiên tiến như: Anh. Mỹ, Pháp. . nhưng khá mới mẻ trong một quốc gia từ một nước quân chủ, sang thuộc địa và rồi bị chia đôi với một nửa là theo chế độ độc đảng chuyên chế. Phần còn lại là miền Nam Việt Nam với nền cộng hoà được phôi thai ra đời, dân trí còn thắp kém và sinh hoạt đảng phái còn quá xa lạ mới mẻ. Trước đây, thời còn Pháp thuộc, các đảng phái đã được thành lập như: các tổ chức của những nhà ái quốc chân chính như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và các đảng phái như: Việt Quốc, Đại Việt. . mà mục tiêu trước mắt là chống ngoại xâm, mở mang dân trí, chưa phải sinh hoạt bình thường trong một quốc gia độc lập dân chủ, bởi vì chính trong bối cảnh nầy, vấn đề đối lập chánh trị mới được đặt ra. Tiếc thay, nước nhà trong giai đoạn chia đôi, miền Nam phải đối phó với sự xâm lấn của miền Bắc có sự hậu thuẩn và chỉ đạo cùng viện trợ thật dồi dào của của cả khối Cộng sản, nên “hoa dân chủ” chưa kịp bung nở và phát triển. Dù vậy, những gì G. S họ Nguyễn nêu ra thật vô cùng quí báu, với giá trị muôn đời, là bài học mà chúng ta cần học hỏi chiêm nghiệm. Chiêm nghiệm để thấy rằng, chỉ có dân chủ thật sự, sinh hoạt đảng phái và đối lập mới có cơ hội phát triển. Nhin lại tình hình miền Nam trong thời giai đoạn 1955-1975, không thể có sinh hoạt dân chủ,  đảng phái hay đối lập đúng nghiã, vì có sự lạm dụng và lợi dụng. Rất tiếc, không thể đi sâu vào chi tiết vì vượt quá nội dung giới hạn và sẽ phát sinh những mâu thuẩn không cần thiết. Vì vậy, chúng tôi chỉ muốn trình bày trong chừng mực nào đó và theo hiểu biết thật hạn hẹp của mình. Theo một tác giả phân tích,  người ta hẳn phải đồng ý, qua di cảo của GS Bông, chúng ta có được những bài học như sau:

1/- giáo dục công dân:

Từ thật lâu, người Việt Nam chúng ta thường cho rằng “chánh trị là xấu xa”, do đó mà mọi vấn đề liên quan đến chánh trị đều không tốt. Vào thời Pháp thuộc, chánh trị là “quốc sự’, ai tham gia vào việc nước là “làm quốc sự”, nếu bị bắt sẽ phải lảnh án nặng nề, kể cả tử hình. Người Pháp còn áp dụng hình phạt vô cùng ghê tởm,  kể cả chém đầu để răn đe người bị trị. Rồi sau đó, trong thời chiến tranh chống Pháp, đảng Cộng sản đã thảm sát những thành phần quốc gia (dù cùng mục tiêu chống Pháp), không theo họ đều là “phản động” và bị tiêu diệt không thương tiếc, bằng nhiều cách vô cùng dã man . Do vậy, hầu hết người dân Việt Nam đều xa lánh, “ghê sợ” chánh trị. Họ khoát tay từ chối thẳng thừng “tôi không thích, không làm chánh tri, tôi chỉ lo làm ăn hay tu hành”, và họ phó mặc cho người khác “làm chánh trị”. Đây là một sai lầm tự căn bản, vì theo G.S Bông: “chánh trị là tất cả, là trọng tâm của sinh hoạt con người, và cần phải phát động phong trào giáo dục công dân. Chính G.S đã giải thích: “…cuộc sinh hoạt chánh trị dựa trên những bất đồng, dị biệt, dựa trên sự hoà giải những mâu thuẩn có thể tránh. Chánh trị bắt buộc phải dựa trên một sự lựa chọn có thể chấp nhận được cho một số đông người giữa những giải pháp có thể được…” (nhựt báo Cấp Tiến 23/4/1970). Điều giải thích nầy khiến người ta nghĩ đến “nguyên tắc dân chủ” với  “đa số phải phục tùng thiểu số” thật phổ biến trong sinh hoạt các quốc gia tiên tiến. Như trong gần đây, tại Pháp, một vị ứng cử viên dưới 40 tuổi, chỉ mới “sinh hoạt chánh trị’ chưa đầy 10 năm,  nhưng đã oanh liệt thắng cuộc bầu cử lên làm Tổng Thống một cách ngon lành. Cũng như ông tỷ phú D. Trump là “một tay mơ về chánh trị” đã đánh bại các ứng cử viên trong đảng và thắng cử, “nhảy lên” làm TT thứ 45 của Hoa Kỳ, cũng do dân bầu. Đây là một sự lựa chọn có thể chấp nhận được cho một số đông .

2/- nhận diện thái độ “phi chánh trị”

Vì chánh trị và nhân danh chánh trị, người ta quay cuồng trong những trò chơi “bất minh, nhơ nhớp”, ném đá dấu tay, người ta dám có những hành động bán nước hại dân và từ đó, danh từ chánh trị bị “hiếp dâm”, bị chán ghét, và là một địa hạt người ta không muốn dính vào, không liên quan đến mình. Xã hội Việt Nam trải qua nhiều giai đọan lịch sử, từ bị trị, sang phong kiến rồi bị trị, độc tài… đã khiến cho người dân không cần biết chánh trị là gì và hầu như hoàn toàn hiểu sai hai từ “chánh trị’. Không kể từ thời xa xưa, người dân chỉ biết lo cuộc sống, tuyệt đối tuân theo vua chúa quan quyền, thời bị trị người dân cũng tuyệt đối bị cấm “làm chánh trị”, và đây là “quốc sự”,  ai “làm” sẽ bị tù đầy hay tử hình. Từ đó, người dân sẵn sàng (và hoang tưởng) phó mặc cho những kẻ khác “làm chánh trị” mặc tình dở những trò ma mị, hại dân hại nước… Về chánh trị, giáo sư Nguyễn văn Bông đã nhấn mạnh: “Thái độ bàng quan nầy sẽ là một trở ngại cho công cuộc chống Cộng hiện nay…,  sẽ có hậu quả không hay cho tương lai của nền dân chủ… “(nhựt báo Cấp Tiến số 112 ngày 21-21/8/1969). Mặt khác, hầu như đa số, tuyệt đại đa số người dân đã có nhận thức thật tai hại,  luôn nghĩ rằng không trực tiếp tham gia vào chánh quyền(chưa hẳn là làm chánh trị), hoặc tham gia đảng phái, ra tranh cử. . là “phi chánh trị”, trong khi như G.S Bông đã nói “chánh trị là tất cả ”, người dân cầm lá phiếu bỏ vào thùng phiếu đã là “làm chánh trị” ở cấp thấp, những tay ký giả “đi ăn mày” đã là “làm chánh trị” hay những sinh viên bãi khoá cũng là “làm chánh trị”, hay một người nông dân mỉm cười đứng chụp ảnh với lá cờ quốc gia cũng là “làm chánh trị” … Đất nước Việt nam chúng ta, thật tiếc thay đã bi nhiều thế lực cố tình hướng dẩn người dân hiểu lệch lạc về ‘chánh trị”, và chánh trị là cả cái gì xấu xa và”’ độc quyền” của giai cấp nắm quyền, ngưòi dân chỉ việc lo làm ăn, lo tu hành, lo vinh thân phì da. Ngoùi ta đã từng phê phán”tu hành thì lo tu hành, làm ăn thì cứ lo làm ăn”, nếu một vị tu sĩ có ý kiến hoặc giả bài tỏ “thái độ chánh trị”(chưa hẳn là Làm chánh trị như biểu tình hay ra tranh cũV.v  sẽ bi đa số dư luận phê phán  và nếu bị xử phạt hay bắt bớ sẽ bị dư luận thẳng thừng kết tội” đáng kiếp, tu không lo tu,  ai biểu”. Thản thưong thay, tệ hại thay, ngưòi ta thấy ngày càng rõ nét, mọi ngưòi dân trong nước cứ “vô tu”, ăn nhậu, ca hát, mõi chuyện liên quan đến “chánh tri’ đã có gai cấp khác lo rồi. Từ vàoi cá nhân hay một nhóm nào đó bài tỏ thái độ “yêu nước”một chách ôn hoà,  sẽ bị ghép tội  và bị tù 10 năm là thưòng. Và từ đó, mọi ngưòi dân cứ thế mà lao vào cái “biển rượu bia” mà Khẩu phần là khoản 30 lít bình quân cho đầu người hoặc “văn hoá ‘ hơn là cùng nhau vổ tay,  mê mệt với hàng ngàn chường trình hài kịch, giọng ca bí ẩn, … Thật không hiểu,  tưong lai sẽ về đâu Tóm lại không có hành động nào là “phi chánh trị” cả. Đây là một đề tài vô cùng to rộng, bao hàm tất cả mọi sinh hoạt của con người trong xã hội. Cũng tương tự như từ ngữ “hành chánh”, cũng rất bao quát trong cuộc sống của con người. Từ khi quả đất nầy có từ 2 người trở lên là đã có tổ chức hành chánh, và phải có một người đứng ra chỉ huy (hay thay phiên nhau chỉ huy), phân công đi hái lượm trái cây  hoặc gom củi về đốt sưởi ấm… , đó là công việc hành chánh rồi. Trở lại chuyện “chánh trị”, phải nói là từ ngày G.S Bông cố thổi vào tư tưởng người dân hơi hướng chánh trị, một số khá đông thành phần trẻ đã bắt đầu hiểu và làm quen với “hoạt động chánh trị”, nhưng tiếc thay, giấc mộng chưa thành  thì GS Bông đã bị sát hại và rồi biến cố  30/4, nước mất nhà tan, hoạt động chánh trị “bị biến dạng, bị giải thích theo chìu hướng hoàn toàn sai lệch, người dân cả nước biến thành một đàn cừu ngoan ngoãn, sống theo bản năng sinh tồn “ăn uống và sống như một . . con cừu (xin lỗi) và dĩ nhiên tuyệt đối không còn biết chánh trị, đừng nói chi chuyện “làm chánh trị”. Và ngày nay, người ta đã ru ngủ toàn dân, thảm thương thay hầu hết người dân đã bị ru ngủ thật. Buồn!

Hoài Việt/Trương an Ninh

(Người đọc những ai từng là viên chức chánh quyền hay sinh hoạt chánh trị, hẳn phải biết “chàng thanh niên” nầy là Giáo sư Nguyễn văn Bông, một trong 4 người đổ bằng Thạc sĩ ngành công pháp quốc tế tại một đai học nổi tiếng của Pháp là Sorbonne. Riêng những vị từ trước 1975 không quan tâm chuyện  “thời sự chánh trị “hoặc những thành phần sau nầy đã không biết qua, tài liệu nầy tuy ngắn gọn, cũng  mong mang đến chút hiểu biết sơ lược về nhân vật Nguyễn văn Bông).

Tài liệu tham khảo:

-“Đất phương Nam”, của Người Long Hồ, phát hành năm 2012 tại Cali, Hoa Kỳ.

-“Gò Công, Xưa và Nay”, của Hùynh Minh, nxb Cánh Bằng 1960-Sài gòn-VN.

-“Nhân Vật Miền Nam”, của Trần văn Chi, nxb Văn Mới,  2008, Cali, Hoa Kỳ.

-“Đồng Nai, Cửu Long” tập san N.C Văn Hoá (số 2. 3. 5, 8) của Tả Quân Lê văn Duyệt Foundation ấn hành 2006-2012, tại Nam Cali, Hoa Kỳ.