Tập San Tân Đại Việt – Số 11 – 2016 – Kỷ Niệm lần thứ 52 Ngày Thành Lập đảng Tân Đại Việt
Mục Lục
BS Mã Xái: Đảng Tân Đại Việt và tiến trình Xây dựng Dân Chủ trong bối cảnh chánh trị Miền Nam Việt Nam trong hai thập niên 1955-1975.
Hoàng Đình Khuê: Mốc chuyển Dân Chủ ở Miền Nam (Vai trò của Đảng Tân Đại Việt trong Dân Chủ Hóa miền Nam)
Quốc Phùng: Vì Sao Nhân Dân VN Cần Khôi Phục Chính Nghĩa VNCH?
Hoàng Đình Khuê: Tường trình “52 Năm Thành Lập Đảng Tân Đại Việt: 1964-2016” và Hội thảo: 50 Năm nhìn lại – Đảng phái Chính trị đóng góp Dân Chủ Hóa miền Nam.
nguoi-viet.com: Tân Ðại Việt mở hội luận chính trị nhân dịp 52 năm thành lập
vietbao.com: Đảng Tân Đại Việt: 52 Năm Ngày Lập Đảng (1964-2016)
Đào Văn Bình: Nhật ký Biển Đông Tình Hình Vô Cùng Phức Tạp Của Đông-Nam-Á
Trọng Đạt: Truyền thông và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016
Thanh Thủy: Tham luận 117 Với Chánh Sách Mới Của Tổng Thống Donald Trump Mỹ Tự Cô Lập Hay Hợp Tác Với Thế Giới?
GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn, Chương III: Thuyết Sinh Tồn
Trọng Đạt: Ông Thiệu và cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ 11- 1968
Phan Văn Song: Chiến Quốc Tân Thời, Những Quốc Gia Du Côn Của Thế kỷ 21
Mai Thanh Truyết: Trung Cộng không đáng sợ đâu
Nguyễn thị Cỏ May: 2017 sẽ là năm thảm họa của Pháp? Cựu Thẩm phán chống khủng bố Marc Trévidic báo động
Nguyễn thị Cỏ May: Cũng là ngày 11 tháng 11
Đảng Tân Đại Việt và tiến trình Xây dựng Dân Chủ trong bối cảnh chánh trị Miền Nam Việt Nam trong hai thập niên 1955-1975 – Bác sĩ Mã Xái Cựu Dân Biểu VNCH
Chúng ta thường nghĩ Việt Nam Cộng Hoà như một định chế liên tục trong hai thập niên (1955-1975), thật sự những nỗi thăng trầm trong chánh trường Miền Nam đưa đẩy vận mệnh nền cộng hoà theo 3 giai đoạn: Đệ Nhứt Cộng hoà Việt Nam (1955-1963) và Đệ Nhị Cộng hoà Việt Nam (1967-75) với một khoảng giữa bốn năm (1963-1967) mà các sử gia gọi là giai đoạn “giao thời (interregnum period)” dưới quyền cai trị của các tướng lãnh chủ yếu là Hội đồng Quân nhơn Cách mạng,Hội đồng Quân lực, Uỷ Ban Lãnh đạo Quốc Gia. Trong ba giai đoạn lich sử đó, các chánh đảng và đảng Tân Đại Việt đã góp phần vào tiến trình xây dựng dân chủ cho Miền Nam trong bối cảnh chiến tranh ác liệt với đối phương là một nhà nước đôc tài toàn trị cộng sản Hà Nội ; đã vậy chánh phủ Miền Nam còn phải đối phó với một đồng minh khó tin cậy là Hoa Kỳ.
Trong giai đoạn 1955-1963 sự thành lập Việt Nam Cộng Hoà (1955-1963) thực sự là niềm hãnh diện dân tộc, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử, chuyển mình từ Quốc gia Việt Nam ( Etat du Việt Nam) , và người có công sáng lập nền Cộng hoà đầu tiên chính là chí sĩ Ngô Đình Diệm. Người là vị tổng thống đầu tiên của Miền Nam Việt Nam, giành lại sự toàn vẹn chủ quyền quốc gia khi tuyên bố rút ra khỏi Liên Hiệp Pháp và thiết lập nền Cộng Hoà dựa trên Hiến Pháp được Quốc Hội phê chuẩn ngày 26 -10-1956 dẫn tới sự khai sinh Việt Nam Cộng hoà , với đầy đủ thể chế tam quyền phân lập. Dù đất nước trong hoàn cản khó khăn, trước quyết tâm xâm lược Miền Nam của cộng sản Hà Nội, chánh phủ Ngô Đình Diệm, và tạo được một giai đoạn đất nước an bình, phát triển ổn định. Nhưng lịch sử lại sang trang với cuộc Đảo chánh ngày 1-11-1963.
Giai đoạn “giao thời” hậu cách mạng ( 1963-67) là một thời kỳ xáo trộn chánh trị, an ninh, xã hội, đất nước được quản trị bởi các hội đồng quân nhơn với sự tham gia của các viên chức dân sự, đa số là thành phần lãnh đạo chánh đảng truyền thống hay tôn giáo. Chính trong thời kỳ quân quản này mà Đảng Tân Đại Việt xuất hiện ( 14-11-1964) mang đến một luồng gió mới trong sanh hoạt chánh trị, mở màng tiến trình xây dựng dân chủ tại Miền Nam Việt Nam, trong bối cảnh chiến tranh quốc cộng lan rộng (lần đầu tiên Hoa Kỳ đưa hai tiểu doàng Thuỷ Quân Lục Chiến đổ bộ lên Đằ Nẳng, năm 1965, và đến năm 1967 số quân tham chiến tại Miền Nam tăng lên đến 500 ngàn) và năm 1967 cũng là năm phong trào phản chiến Mỹ nổ bùng khắp nước.
Đảng Tân Đại Việt thành lập một năm sau ngày Đệ Nhứt Cộng Hoà sụp đổ, tách ra từ Đại Việt Quốc Dân Đảng của nhà ái quốc Trương Tử Anh sáng lập từ năm 1939 tức trong năm Đại chiến Thế giới thứ II bùng nổ; đảng Đại Việt chủ trương chống cộng sản, chống Pháp, chống độc tài phong kiến, dưới ánh sáng của Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, một hệ thống tư tưởng triết học và chánh trị do chính Đảng trưởng đề xuất nhằm chống lại chủ nghĩa Mác- Lênin. Đảng Đại Việt sớm phát triển rộng khắp ba miền Việt Nam với những Xứ Bộ Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam. Sau Hiệp định Genève 54,cùng chia sẽ nổi đau thương của dân tộc đảng Đại Việt phải tìm không gian sinh tồn dưới vĩ tuyến 17 trong môi trường mới ở Miền Nam tự do.
Cuối năm 1963, chấm dứt thời kỳ lưu vong, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy một thành viên cao cấp của Xứ Bộ Đại Việt Miền Nam từ Pháp trở về, với quyết tâm xây dựng một hệ thống chánh đảng trưởng thành, ông bắt tay ngay vào cuộc vận động với các Xứ Bộ Miền Bắc và Xứ Bộ Miền Trung, nhằm chuyển hướng công cuộc đấu tranh cho phù hợp với tình hình mới. Nhưng ông không tìm được sự đồng thuận của hai Xứ Bộ nhằm “biến cải” sách lược từ đấu tranh cách mạng bạo lực của Cố Đảng Trưởng Trương Tử Anh sang đường lối đấu tranh chánh trị công khai hợp pháp, nên Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy quay ra vận động với Xứ Bộ Miền Nam; toàn thể đồng ý tách ra khỏi đảng Đại Việt, và quyết định thành lập đảng mới dưới danh xưng Đảng Tân Đại Việt ngày 14 tháng 11 năm 1964 với chủ trương sanh hoạt và tổ chức theo đường lối mới, theo nguyên tắc dân chủ, thay thế chủ trương quyền uy lãnh tụ chế, bỏ đường lối bí mật của thời cách mạng mà ra hoạt động công khai, hợp pháp, bất bạo động như một đảng chánh trị ở phương Tây.Về hệ tư tưởng, GS Nguyễn Ngọc Huy triển khai Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn của Cố Đảng Trưởng Trương Tử Anh thành hai bộ sách Dân Tộc Sinh Tồn-Chủ Nghĩa Quốc Gia Khoa học, phù hợp với tình hình mới, làm kim chỉ nam cho đảng trong công cuộc đấu tranh chống cộng sản và việc xây dựng một Việt Nam Tự Do, Dân chủ, Pháp trị. Thực hiện chủ trương dân chủ hoá đất nước, Đảng Tân Đại Viêt cùng với các tôn giáo, đảng phái thúc đẩy Chánh quyền quân nhơn bầu cử Quốc Hội Lập Hiến ; và một Hiến Pháp 1967 ra đời , được công bố chánh thức ngày 01-04-67 dẫn đến sự thành lập nền Đệ nhị Viêt Nam Cộng hoà ( 1967-1975). Lịch sử sẽ cũng không quên công trình của GS Nguyễn Ngọc Huy và GS Nguyễn Văn Bông ( lúc bấy giờ là Viện trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh) thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến ( PTQGCT) ( 1969),sau Biến cố Mậu Thân, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh chánh trị với cộng sản Hà Nội và tay sai trước viễn ảnh của Hiệp định Paris 73. PTQGCT thêm một lần nữa triển khai đường lối đấu tranh của Phong trào được trịnh trọng ghi trong HP-1967 : “quốc gia công nhận chánh đảng giữ vai trò thiết yếu trong chế độ dân chủ, khuyến khích tiến tới chế độ lưỡng đảng , quốc gia công nhận định chế hoá đối lập”. Ngày PTQGCT ra mắt quốc dân, Chủ tịch của Phong Trào- GS Nguyễn Văn Bông- tuyên bố vị thế đối lập chánh trị với chánh quyền. Nhiều người lúc bấy giờ vẫn còn lẫn lộn giữa đối lập và chống đối, phản kháng. Đảng đối lập là một tổ chức, môt tập thể sanh hoạt hợp pháp công khai, bất bạo động , và có vai trò vừa kiểm soát chánh quyền vừa có vai trò hợp tác vì quyền lợi tối thượng của quốc gia ( chú thich# 9 ) Chủ truơng này của Phong trào giải thích sự tham gia của cố GS Nguyễn Ngọc Huy tham dự phái đoàn Việt Nam Cộng Hoà trong cuộc hoà đàm Paris, và cuộc thương thuyết La Celle Saint Cloud( Pháp Quốc). Dù trong hoàn cảnh chiến tranh, VNCH vẫn thực hiện gần như trọn vẹn việc thành lập các định chế tam quyền phân lập lại có thêm Giám Sát Viện. Đảng Tân Đại Việt có liên danh tranh cử Tổng thống , đưa đảng viên tranh cử vào hai viện Lập Pháp ( Thượng Nghị Viện và Hạ Nghị Viện ) theo qui chế bầu cử tự do trong một quốc gia đa đảng ( có 23 chánh đảng hợp pháp theo đạo luật chánh đảng 1969)Trong quốc hội cũng đã có những kết hợp dân biểu thành Khối thân chính, Khối đối lập, Khối độc lập…Khối Dân Quyền là tiếng nói chánh thức của Đảng Tân Đại Việt tại Hạ Nghị Viện.
Trong khuôn khổ Hiến pháp 1967, Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu đắc cử Tổng Thống ngày 3 tháng 9 năm 1967 do dân trực tiếp bầu. Một quốc gia do nhơn dân làm chủ đất nước, một chánh quyền của dân, do dân và vì dân với một nền dân chủ pháp trị được khai mở.TT là người có quyết tâm chống cộng,dưới sự lãnh đạo của ông tình hình chánh trị Miền Nam được lần lần ổn định trở lại và Đệ nhị VNCH đạt được những thành tựu đáng kể trong nổ lực xây dựng dân chủ và phát triển đất nước ngay trong thời chiến. Nhưng rồi tình thế chuyển biến đi vào một bước ngoặt mới khi người đồng minh Hoa kỳ vì quyền lợi quốc gia lại thay đổi chiến lược, phản bội mục tiêu ban đầu là ủng hộ Miền Nam Việt Nam trong vai trò tiền đồn bảo vệ tự do dân chủ ,ngăn chận làn sóng cộng sản bành trướng nhuộm đỏ Đông Dương , và tệ hại hơn nữa Hoa Kỳ còn toa rập với Bắc Kinh và Hà Nội bán đứng VNCH cho cộng sản Bắc Việt thông qua Hiệp Định Paris 73 , bắt đầu bằng những mật đàm giữa Kissinger và Xuân Thuỷ vào năm 1968, sau Biến cố Mậu Thân. Lần lần, Hoa Kỳ cũng rút hết quân đội về, cắt ngoại viện , quân viện trong khi Bắc Việt tiếp tục được viện trợ dồi dào liên tục từ các đồng minh cộng sản..Trong hoàn cảnh khó khăn đó, TT Thiệu vẫn tin là Washington sẽ can thiệp khi CSVN vi phạm Hiệp định Paris. Qua Hiệp định Paris, thái độ trịch thượng của đồng minh Hoa kỳ hiển lộ hơn trong việc tự tiện qua mặt VNCH để thương thảo và ký kết với Bắc Việt là một vi phạm đối với chủ quyền của VNCH, và Hoa Kỳ còn đe doạ và ép buộc TT Thiệu chấp nhận điều khoản bất lợi cho Miền Nam. Trong hai lần sụp đổ chế độ VNCH đều có bàn tay của Hoa Thanh Đốn.Đây cũng nên rút tỉa cho bài học về đồng minh trong vận động quốc tế hổ trợ cho công cuộc đấu tranh.
Sau Hiệp định Ba Lê 1973, người Mỹ rút hết quân khỏi Miền Nam, sự tồn tại của VNCH rõ ràng bị đe doạ, cuộc tranh đấu chống cộng sản mang một hình thái mới cho chánh phủ VNCH, cho đảng phái, đoàn thể, tôn giáo, quầnchúng. Tổng thống Thiệu cương quyết không thi hành hiệp định Paris và đưa ra chủ trương 4 Không để đối phó với sự xâm lăng của CSVN. Lập trường các chánh đảng, tôn giáo, tổ chức xã hội lại một lần nữa thể hiện một cách rõ rệt qua các Khối trong Quốc Hội VNCH ; nhóm “đối lập quá khích” do sự thúc đẩy của phía Phật Giáo Ấn Quang, đòi tổng thống Thiệu phải ra đi, làm lại Hiến pháp mới , thậm chí còn rủ rê Đảng Tân Đại Việt làm cuôc đảo chánh; nhóm này còn chủ trương hoà giải với cộng sản,và là tiếng nói của “thành phần thứ ba” dự liệu trong Hội Đồng Hoà Giải Hoà Hơp Dân Tộc ; một số trong nhóm này ủng hộ” giải pháp Dương Văn Minh “. Về phía Công Giáo Việt Nam cũng có một số ít chủ trương hoà giải với Cộng Sản và cũng đòi thi hành hiệp định Paris, hoặc chủ trương ủng hộ“ lực lượng thứ ba”mà đa số do cộng sản cài vô. Trong những năm tháng cuối cùng của chế độ Cộng hoà, tình hình nội tình Miền Nam chia rẻ quá độ giữa những người quốc gia với nhau mà Tổng thống Thiệu vẫn còn hi vọng Mỹ sẽ can thiệp khi cộng sản vi phạm hiệp định Paris như họ đã hứa, trong lúc vị lãnh đạo quốc gia không còn đủ thời gian và cơ hội để huy động sự đoàn kết toàn dân trước nguy cơ của đất nước để đối phó với tinh thế.Ông chủ trương“ Làm chánh trị phải lì” với khuynh hướng cũng cố quyền lực và trở nên độc tài trong cái khung hiến pháp, bắt đầu từ nhiệm kỳ (1971-75) ông chi phối cả hai viện quốc hội và tư pháp, vận động quốc hội kéo dài nhiệm kỳ và được tái ứng cử tổng thống kỳ ba.
Trong quá trình lãnh đạo đất nước trong tám năm, TT Nuyễn Văn Thiệu không coi trọng vai trò thiết yếu của chánh đảng trong mục tiêu xây dựng dân chủ hợp hiến trong thời chiến; cố Giáo sư chủ tịch Đảng Tân Đại Việt đã đề nghị với Hành pháp cần tu chính lại qui chế chánh đảng 1972 để tạo môi trường thuận lợi cho các chánh đảng quốc gia phát triển và tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chánh trị, khuyến khích thành lập chế độ lưỡng đảng, tiến tới việc định chế hoá đối lập như HP-1967 qui định; những điều kiện khắc khe trong sắc luật chánh đảng thời đó ( sắc luật 1972) dẫn tới kết quả là chỉ còn một đảng cầm quyền hợp pháp là đảng Dân Chủ do chính ông thành lập từ năm 1967. Trong hoàn cảnh chánh trị khó khăn, sáu chánh đảng dự định thành lập một Liên Minh Quốc gia Dân chủ Xã Hội, nhưng cũng không hội đủ điều kiện về số 20 ngàn đảng viên để được hợp thức hoá.
Nhưng rồi Miền Nam sụp đổ 30-04-1975 vì những sai lầm của người Mỹ ;cách thức can thiệp và tháo chạy của người Mỹ làm hại đến tiềm lực đấu tranh của người Việt quốc gia, nhưng chính người quốc gia cũng chia rẻ quá mức lúc bấy giờ , mà chánh quyền thì chưa có sách lược hữu hiệu để đoàn kết toàn dân.
Tạm kết:
Tuy nhiên, trong hai thập niên ngắn ngủi, Đảng Tân Đai Việt cùng các chánh đảng quốc gia và toàn dân Miền Nam đã có những đóng góp đáng ghi nhận trong việc xây dựng dân chủ Miền Nam Việt Nam ngay trong thời chiến sau khi nước nhà giành lại nền độc lâp không lâu; dưới thời Đệ nhị Cộng hoà , các định chế hợp hiến dân chủ được thành lập ( hành pháp, lập pháp, tư pháp); chánh đảng được hiến pháp công nhận có vai trò chủ yếu trong quốc gia dân chủ; sinh hoạt dân chủ trong quốc hôi lưỡng viện phản ảnh trung thực của dân, của các đoàn thể áp lực đảng phái bên ngoài với tiếng nói bất đồng chánh kiến.
Thêm vào đó, các buổi Hội luận gần đây tại các Đại học Cornell, Đại học Berkeley cũng nói lên thành tựu xây dựng quốc gia trong thời chiến của VNCH, đánh bạt những vu khống của phong trào phản chiến ở Mỹ trong giửa thập niên 1960s.
Sự thực không thể chối cải là dân chúng dưới chế độ VNCH có đời sống hạnh phúc, thoái mái, tự do , dân chủ, quyền con người được tôn trọng( tự do báo chí, tín ngưỡng, hội họp, thành lập nghiệp đoàn, bầu cử tự do …hơn hẳn chế độ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viêt Nam sau hơn bốn mươi năm Đảng CSVN cưởng chiếm Miền Nam.
Nếu buổi Hội thảo chánh trị hôm nay , đem lại cho thế hệ trẻ hiểu biết thêm về VNCH và nếu có thể rút ra những bài học kinh nghiệm hửu ích cho việc tranh đấu xây dựng một thể chế dân chủ pháp trị, một quê hương thạnh vượng và phú cường,, một xã hội tự do cho tương lai thì hy vọng và mục tiêu của buổi luận hôm nay đã đạt được.
Đảng Tân Đại Việt, dưới ánh sáng của Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, tiếp tục hổ trợ đồng bào trong nước cùng toàn dân trong công cuộc đấu tranh cho đến khi chế độ độc tài toàn trị CSVN bị giải thể./.
Chú thích và Tài liệu tham khảo:
1-“DÂN TỘC SINH TỒN Chủ Nghĩa Quốc Gia Khoa Học” do Hùng Nguyên Nguyễn Ngoc Huy Quyển I và II xb 1964.
2-Việc thành lập Việt Nam Cộng Hoà : Ngày 16/6/1954,Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng Chánh phủ ;nội các thành lập ngày 06-07-1954-Thủ tướng Ngô Đình Diệm tổ chức “trưng cầu dân ý” 23-10-1955 , truất phế Bảo Đại, chấm dứt chế độ quân chủ ở Việt Nam và thành lập quốc gia VNCH ở phía nam vĩ tuyến 17; Hiến pháp Đệ Nhứt VNCH được phê chuẩn 26-10 -1956, đưa tới việc chọn Ngô đình Diệm làm Tổng thống.. Trong việc truất phế Quốc trưởng Bảo Đại , Ông Diệm được Hội Đồng Nhơn Dân Cách Mạng hậu thuẩn, gồm các chánh đảng ,tổ chức,đoàn thể, như Việt Nam Dân chủ Xã Hội Đảng , Việt Nam Phục Quốc Hội , Việt Quốc…với sự có mặt của các nhơn vật lãnh đạo các chánh đảng như Nguyễn Bảo Toàn, Hồ Hán Sơn, Nhị Lang. Hội Đồng Nhân dân Cách Mạng mở đại hội ngày 29-04-1955, trong Dinh Độc Lâp.
3-NHÓM CARAVELLE tức Nhóm Tự Do Tiến Bộ gồm 18 chánh khách thuộc nhiều khuynh hướng chánh trị khách nhau, chống cộng và có khuynh hướng đối lập với chánh quyền Ngô Đình Diệm. Nhóm đưa ra Tuyên cáo Carawelle ( ngày 26-04-1960)chỉ trích chánh sách sai lầm của chánh quyền về chánh trị, kinh tế quân sự, xã hội, gây sự bất mãn trong dân chúng, làm suy giảm tiềm lực đấu tranh diệt trừ công sản….” chúng tôi thỉnh cầu chính quyền gấp thay đổi chánh sách để cứu vãn tình thế , bảo vệ chế độ Công hoà và bảo vệ sự sống còn của Quôc gia…” Tuyên ngôn của nhóm Caravelle là mốc dấu tranh dân chủ của môt tập hơp phản ảnh tinh thần đoàn kết giữa những chánh đảng ( Đai Viêt, Viêt Nam Quốc Dân Đảng,Nhóm Tinh Thần, đảng Phục Hưng, Mặt Trân Đoàn Kết quốc Dân…)và những đoàn thể tôn giáo có ảnh hưởng lớn như Phật Giáo Hoà Hảo, Cao Đài, Phật Giáo, Công giáo, với sự có mặt cùa những gương mặt lớn : Trần Văn Văn, Phan Khắc Sữu, Trần Văn Tuyên, Phan Huy Quát, Lương Trọng Tường, Trần Văn Hương, Trần Văn Đỗ, Hồ Văn Vui…
4-“VOICE FROM THE SECOND REPUBLIC of SOUTH VIETNAM “( 1967-1975) K.W Taylor, Editor, Cornell Southeast Asia Program Publications; ấn hành năm 2014.Tôi có bài tham luận đăng trên ấn bản này “ The Tan Dai Viet Party and its Contribution to Building Democracy in the Second Republic of Vietnam.” Sách hiện có bán trên website Amazon.com. Tháng Tư/năm 2016 một buổi Hội Luận The VIETNAM WAR SUMMIT được tổ chức tại Thư Viện LBJ , Đai Học Texas ở Austin.
5.Tài Liệu về buổi hội thảo tại trường đại học UC Berkeley ngày 17-18 tháng 10 năm 2016 “ Nation-Building in War: The Experience of the Republican Vietnam”. Việt Báo, Báo Người Việt, WEB Việt Thức có phổ biến tin tức về Hội thảo này có sự đóng góp kkhá đầy đủ các giới tinh hoa của hai chế độ Đệ Nhứt và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hoà với các đề tài chánh trị, quân sự,kinh tế, xã hội , giáo dục, nghệ thuật..
6- “ GỌNG KÌM LỊCH SỬ” cựu Đại Sứ Bùi Diễm, do Cơ sở xuât bản Phạm Quang Khai năm 2000.
7._” ĐẤT NƯỚC TÔI” Nguyễn Bá Cẩn; CựuThủ Tướng VNCHHồi Ký Chánh trị- 2003
8- “ VIỆT NAM NHÂN CHỨNG“.Trần Văn Đôn Xuân Thu xb năm 1989
9-“VẤN ĐỀ ĐỐI LẬP TRONG CHÁNH THỂ DÂN CHỦ. Diễn văn khai mạc tại Trường Luật của GS NGUYỄN VĂN BÔNG,Viện trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh-VNCH,. ngày 1-8-1963. Di Cảo. Mêkong-Tỵ Nạn xb 2008
Mốc chuyển Dân Chủ ở Miền Nam (Vai trò của Đảng TÂN ĐẠI VIỆT trong Dân Chủ Hóa miền Nam) – Hoàng Đình Khuê
Sau khi Đệ I Cộng hòa sụp đổ, các đảng viên Đại Việt Quốc Dân Đảng lần lượt trở về nước, trong đó có GS Nguyễn Ngọc Huy. Sau tám năm lưu vong ở hải ngoại, GS Nguyễn Ngọc Huy đã nghiên cứu sinh hoạt chính trị ở các nước Tây phương và Bắc Mỹ. Nước nào có chánh đảng, có dân chủ và định chế đối lập thì nước đó có nền chính trị ổn định và kinh tế phát triển.
Cho nên khi về nước, GS Huy quyết định tranh đấu biến miền Nam thành một nước dân chủ pháp trị với định chế đối lập và thay đổi hệ thống chánh đảng, chuyển các đảng cách mạng họat động bí mật thành các đảng chính trị hoạt động công khai dùng lá phiếu nắm chính quyền thay vì dùng bạo lực.
Sau khi thành lập đảng Tân Đại Việt ngày 14 tháng 11 năm 1964 và sinh hoạt một thời gian, GS Huy nhận thấy đảng TĐV chưa thể nào trở thành một đảng quần chúng hoạt động công khai vì hai lý do:- Thứ nhất phần đông đảng viên đều muốn hoạt động bí mật không ra công khai- Thứ hai lúc bấy giờ chánh quyền chưa có quy chế chánh đảng cho phép các đảng phái hoạt động công khai. Mãi cho đến năm 1969 nền Đệ II Cộng hòa mới ban hành quy chế chánh đảng, GS Nguyễn Ngọc Huy liền vận động với GS Nguyễn Văn Bông thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến (PTQGCT) là một tổ chức ngoại vi của đảng Tân Đại Việt.
Đây là Phong trào quần chúng qui tụ rất nhiều thành phần dân cử, chuyên viên trí thức, tôn giáo, đảng phái …Phong trào gồm Chủ tịch đoàn và Ban Chấp hành Trung Ương với thành phần lãnh đạo:
– GS Nguyễn Văn Bông là Chủ tịch Chủ tịch đoàn.
– GS Nguyễn Ngọc Huy làm Tổng Thơ Ký Ban Chấp hành Trung Ương.
Chủ trương của PTQGCT giống như đảng TĐV, tuy hai mà một.
GS Huy xử sự trong tinh thần kết thân, khoan nhượng, mời các vị khách nắm những chức vụ chánh yếu và sinh hoạt theo tinh thần dân chủ, thiểu số phục tùng đa số nhưng đa số vẫn tôn trọng thiểu số. Nhờ thế Phong Trào phát triển rất nhanh khắp mọi nơi từ cấp Tỉnh đến Quận, Xã, Ấp. Chỉ trong vòng hai năm đã qui tụ được 100,000 đoàn viên.
Cuộc biểu dương lực lượng lớn nhất của Phong Trào là cuộc rước đuốc vĩ đại từ Bến Hải đến Kiên Giang, Rạch Giá vào năm 1972 (có sự tham dự của Lê Minh Nguyên, nguyên CT Tổng Đoàn Sinh viên Cấp Tiến). Đoàn rước đuốc đi đến Tỉnh nào đều được Tỉnh bộ của Phong Trào tiếp đón rầm rộ và tổ chức Lửa trại với sự ủng hộ đông đảo của quần chúng.
Lúc này đảng TĐV và PTQGCT chủ trương đối lâp với chánh quyền nhưng khi chánh quyền cần sự hổ trợ của các đảng phái trong công cuộc chống cộng, Đảng và PT vẫn tích cực ủng hộ chánh quyền. Chẵng hạn:
– Lúc đó Quốc hội Lập hiến Đệ II Cộng hòa đang soạn thảo Hiến pháp 1967,GS Nguyễn Văn Bông và GS Nguyễn Ngọc Huy được Ủy ban soạn thảo HP mời đóng góp, đặc biệt hai Chương:
– Chương VI: Các Định chế Đặc biệt gồm : Đặc biệt Pháp viện; Giám Sát viện; Hội đồng Quân lực; Hội đồng Văn hóa Giáo dục; Hội đồng Kinh tế Xã hôi; Hội đồng các Sắc tộc.
– Chương VII với bốn Điều nói về “Chánh Đảng và Đối Lập”
Ngoài ra Đảng và PT cũng góp phần rất lớn trong tiến trình dân chủ hóa miền Nam:
– Tham dự các cuộc bầu cử Tổng thống 1967-1971 với Liên danh Trương Đình Dzu- Trần Văn Chiêu về nhì.
– Bầu cử Hạ viện hai pháp nhiệm 1967-1971 và 1971-1975, Đảng TĐV và PTQGCT đắc cử 21 Dân biểu, môt lực lượng đáng kể lúc bấy giờ, thành lập Khối Dân Quyền.
– Nhận lời mời của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, GS Nguyễn Ngọc Huy tham gia với tư cách Cố vấn trong Phái đoàn Hòa đàm Ba Lê.
– Đến năm 1974 trước chánh sách chèn ép của nhà cầm quyền đối với các chánh đảng quốc gia, PTQGCT đã liên kết với năm chánh đảng khác: đảng Công Nông của Tổng LĐ Lao Công, đảng Dân Xã của một số anh em Công Giáo, đảng Dân Chủ Xã hội của một số anh em Hòa Hảo, đảng Cộng Hòa Xã Hội của môt số anh em Cao Đài và một hệ phái VNQDĐ thành lập Mặt Trận Quốc Gia Dân Chủ Xã Hội với GS Nguyễn Ngọc Huy là 6 đồng Chủ tịch.
Đệ I Cộng hòa:
– Ưu điểm: Có công xây dựng chánh thể dân chủ với Hiến pháp đầu tiên 1956. Dẹp tan cuộc nổi loạn của Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo. Định cư được gần một triệu người di cư vào Nam. Rất thành công với Khu Trù Mật và Ấp Chiến Lược …
– Khuyết điểm: Không đa đảng, chỉ có đảng Cần Lao của chánh quyền. Không đối lập, giải tán nhóm Caravelle (Trần Văn Văn, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Nguyễn Lưu Viên, Phan Huy Quát, Nguyễn Tiến Hỷ, Trần Văn Đỗ, Lương Trọng Tường,Trần Văn Tuyên, Trần Lê Chất, LM Hồ Văn Vui…)
Đệ II Cộng hòa:
– Ưu điểm: Có Hiến pháp 1967 mang tính chất nhân bản, khoa học và dân tộc, đem lại dân chủ cho miền Nam và an cư lạc nghiệp cho người dân.
Trong Tam quyền phân lập, Lập pháp làm nổi bật tinh thần dân chủ trong sinh hoạt chính trị. Ở Hạ viện có nhiều Khối đối lập, tuy chống đối chánh quyền trên phương diện tham nhũng, độc tài nhưng lúc nào cũng ủng hộ chính quyền trong công cuộc chống Cộng, tuy rằng cũng có Khối đối lập vượt quá định chế của Hiến pháp (ủng hộ giải pháp hòa hợp hòa giải). Tóm lại chánh quyền là của dân, do dân, vì dân và người dân được hưởng mọi quyền tự do căn bản:
Tự do Bầu cử:
Thượng viện, 6 Liên danh:
LD Bông Huệ ( LS Nguyễn Văn Huyền)
LD Nông Công Binh (Trần Văn Đôn)
LD Mặt Trời ( Huỳnh Văn Cao)
LD Đại Đoàn Kết ( Nguyễn Gia Hiến)
LD Bạch Tượng ( Trần Văn Lắm)
LD Bông Lúa (Nguyễn Ngọc Kỷ)
– Hạ viện:
Quốc hội (1967-1971) có 137 Dân biểu.
Quốc hội (1971-1975) có 159 Dân biểu.
Tự do Báo chí: Có hàng trăm nhật báo, tuần báo, nhưng chỉ có tờ Tiền Tuyến là của chánh quyền.
Tự do Lập hội:
Đảng Công Nông (Trần Q. Bửu),
Đảng Tân Dân (Phan Khắc Sửu)
Tự do Nghiệp đoàn:
Tổng LĐ Lao Công, Tổng LĐ Lao Động, Lực lượng Thợ Thuyền VN.
Người Cày Có Ruộng:
Mỗi nông dân được cấp ba mẫu đất với bằng khoán hẵn hoi, còn điền chủ được trả tiền truất hữu đầy đủ.
Kinh tế: Đầu thập niên 1970, GDP bình quân đầu người $150/USD/người, cao hơn Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan.
Về Quân Sự: (Cuộc chiến VN):
Đây là cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc VN. Miền Bắc đã tuân lệnh quan thầy CS Liên Xô và Trung Cộng để xâm lăng miền Nam và miền Nam phải tự vệ để bảo toàn lãnh thổ với sự yểm trợ của đồng minh Hoa Kỳ. Cuộc chiến đã gây tranh cãi và chia rẻ nước Mỹ cùng với dư âm “Hội chứng VN”; gây tử thương 58,000 lính Mỹ, giết chết 316,000 quân nhân miền Nam và 924,000 bộ đội CS miền Bắc. Đau đớn thay, người bạn đồng minh đã phản bội và bán đứng miền Nam cho bọn quỷ Đỏ quốc tế vì tư lợi cũng như quyền lợi của một nhóm người mà chúng ta thường nghe nói là Siêu quyền lực. Cuối cùng để cứu vãn danh dự và biện minh cho cuộc rút quân, họ đã dùng truyền thông và bọn phản chiến để xuyên tạc và bôi nhọ QLVNCH cũng như các cấp lãnh đạo và quân nhân miền Nam.
Đây là điều oan ức cho QLVNCH!
Có những sự thật mà ít ai nói lên cho thế giới biết:
– Những chiến thắng vang dội của QLVNCH trong các trận đánh lớn ở Hạ Lào, Cổ thành Quảng Trị, Kontum, Bình Long, An Lộc đã chứng minh tài lãnh đạo của cấp chỉ huy và tinh thần chiến đấu anh dũng của quân nhân miền Nam.
– Những cái chết tuẩn tiết đầy can đảm, vị quốc vong thân của các tướng lãnh và quân nhân miền Nam để bảo toàn Danh dự và Trách nhiệm.
– Những tội ác của CS miền Bắc đã pháo kích bừa bãi giết hàng loạt người dân vô tội gồm phụ nữ và trẻ em ở Cai Lậy.
– Những vụ thảm sát với các mồ chôn tập thể hàng ngàn sĩ quan, công chức, dân cử, đảng phái, tôn giáo trong Tết Mậu Thân ở Huế…
…Rồi với thời gian, các tin tức được giải mật, báo chí, truyền hình, nhận xét phê bình của các sử gia và hồi ký của các lãnh đạo Việt Mỹ; nhất là các cuộc Hội Luận gần đây đã nói lên sự thật và trả lại công bằng, danh dự cho QLVNCH.
– Khuyết điểm: Sau khi lật đổ Đệ I CH, từ 1963 đến 1967, miền Nam trải qua một giai đoạn khủng hoảng về chính trị lẫn quân sự.
– Hội đồng Quân nhân Cách mạng nắm tất cả quyền hành; thay đổi chánh phủ liên tục, hết nội các chiến tranh lại đến nội các dân sự.
– Các cuộc đảo chánh, Chỉnh lý, Biểu dương lực lượng…làm suy yếu tiềm năng chiến đấu của QLVNCH.
– Quân đội hủy bỏ Ấp Chiến lược, làm suy giảm tình hình an ninh ở các vùng nông thôn hẻo lánh.
– Trong giai đoạn đầu của Đệ II CH, chánh quyền chưa có quy chế Chánh đảng và Đối lập, đa số các đảng phái chưa đóng góp đúng mức tiến trình dân chủ hóa miền Nam.
– Và khi đã có Hiến pháp với Tam quyền phân lập, ngành Tư pháp bị ảnh hưởng của Hành pháp, sau đó mới có Giám sát viện.
So sánh với miền Bắc, đảng CSVN độc tài, khủng bố dân thường; không cho người dân có nhân quyền và hưởng bất kỳ quyền tự do nào…một chế độ không đáp ứng nguyện vọng người dân.
– Cải cách ruộng đất là một sai lầm to lớn. Theo báo Time ngày 1 tháng 12 năm 1957 có khoảng 123,266 người bị đấu tố và khoảng 15,000 người bị xử tử.
– Còn kinh tế thì suy thoái, nợ công lên đến 110 tỷ USD, đứng hạng 12 trong số 15 nước nghèo nhất thế giới.
– Sau năm 1975, đảng CSVN làm cho đất nước tụt hậu, bọn lãnh đạo đã dâng đất dâng biển cho kẻ thù phương Bắc, từ Bản Giốc, Ải Nam quan đến Hoàng Sa, Trường Sa.
Kết Luận: Cuộc Hôi thảo hôm nay được trực tiếp truyền thanh và truyền hình trên Internet, Facebook, Paltalk, Youtube phổ biến khắp thế giới, chúng tôi hy vọng các thế hệ trẻ trong nước và hải ngoại hãy đón nhận một cách trung thực khách quan để có cái nhìn vô tư về miền Nam và so sánh với chế độ CS trong nước, từ đó rút ra những bài học trong tương lai.
Lịch sử cách mạng cho biết chế độ CS sẽ bể đảng nay mai và chúng ta phải xây dựng đất nước VN theo những bài học lịch sử: – Sau khi chế độ CS Liên Xô sụp đổ thì Yeltsin đã chuyển từ chế độ độc tài sang “chế độ Đạo tặc (Kleptocracy)” tư sản hóa tất cả tài sản quốc gia cho gia đình thân thuộc, bạn bè phe nhóm khiến cho nước Nga phá sản…, hay – Bài học Lâm Bưu đã để lỡ cơ hội làm cuộc cách mạng dân chủ ở Trung cộng vào năm 1971 để cho Mao Trạch Đông và bọn lãnh đạo đàn em tiếp tục ôm mộng bá quyền Đại hán, khống chế biển Đông và đe dọa các nước trong khu vực.
Ngày 12 tháng 11 năm 2016
Vì Sao Nhân Dân VN Cần Khôi Phục Chính Nghĩa VNCH? – Quốc Phùng
Trong diễn văn khai giảng chương trình học mới về “Pháp luật Đức và Châu Âu” tại Đại học Luật Hà Nội ngày 31-10-2016, ngoại trưởng Đức Frank Walter Steinmeier phát biểu: “Sau khi bức tường(Bá Linh) sụp đổ, dĩ nhiên ở Đức đã có nhiều cuộc bàn thảo sâu rộng về việc hai nửa nước Đức sẽ cùng nhau phát triển như thế nào. Và tôi, lúc đó đang là sinh viên làm luận án tiến sĩ luật, đã suy nghĩ rất nhiều về Hiến Pháp của một nước Đức tái thống nhất. Tôi chợt nhận thức rằng, thật ra trong tư tưởng về Luật, trong tư tưởng về Nhà nước Pháp quyền, đã có sự gắn kết của Tự Do với Binh Đẳng…” (xem toàn văn bài nói chuyện):
Ngày 26-10-2016 “một nhóm thanh niên quốc nội bất ngờ kỷ niệm Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hoà 26/10/1956-26/10/2016” (xem youtube):
https://www.youtube.com/watch?v=3i7ZoivZdcE
Ngoài ra, trên các diễn đàn gần đây cũng luân lưu một video clip của đài RFA nói về ”Suy nghĩ của giới trẻ trong nước về sự thật của Việt Nam Cộng Hòa và CS Việt Nam” (xem video clip):
https://www.youtube.com/watch?v=so045htBxL8
Suốt gần 20 năm ròng rã, hy sinh gần hai triệu sinh mạng nhân dân hai miền nam bắc VN, năm 1975 CSVN sát nhập miền Nam Việt Nam bằng bạo lực, kể từ đó nền Cộng Hoà của miền Nam Việt Nam coi như chấm dứt. Tuy nhiên, CSVN ngày càng bộc lộ dã tâm làm tai sai Tàu Cộng nên nhân dân, nhất là giới trẻ ngày càng mất niềm tin vào đảng CSVN nên cố gắng tìm hiểu thực thể VN Cộng Hoà và các sự khác biệt đối với VN Cộng Sản như thế nào.
Một cách dể hiểu, VNCH là một quốc gia được thành hình do hoàn cảnh lịch sử, được phôi thai từ năm 1949 và chính thức thành lập từ năm 1955 được quốc tế công nhận. Trãi qua suốt chiều dài cuộc chiến Quốc Cộng và hai nền đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà. VNCH chấm dứt ngày 30-4-1975.
Một số câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề như có phải tuổi trẻ VN ngày nay mơ ước được đi du học, được sống và làm việc tại các nước Âu Châu, Úc và Hoa Kỳ vì các bạn yêu chuộng một chính thể tự do dân chủ hay không ? Có phải tuổi trẻ VN ngày nay đang đấu tranh đòi hỏi chính quyền CSVN phải tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc về lãnh thổ và lãnh hải, về môi trường sống trong sạch và những quyền tự do căn bản khác như tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do lập hội, tự do biểu tình…hay không?
Thật ra, tất cả những đấu tranh của các bạn đang hướng tới ngày hôm nay tại VN, chính thể VNCH trước đây đều có ghi vào hiến pháp và đã được tuyệt đối tôn trọng. Thí dụ quyền tự do ứng cử và bầu cử. Bạn muốn phục vụ đất nước ư? Bạn nghĩ mình có đủ tài trí và tâm huyết muốn ứng cử làm nghị viên hội đồng xã, nghị viên hội đồng tỉnh, ứng cử các chức vụ dân biểu hoặc nghị sĩ (tức đại biểu Quốc Hội) phải không? Thậm chí nếu bạn muốn làm Tổng Thống, bạn không cần phải xin phép ai. Đối tượng của bạn là nhân dân. Bạn có thể thuyết phục nhân dân để được tín nhiệm qua lá phiếu giống như tân Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong cuộc tranh cử vừa qua. Chính thể VNCH không khác mô hình các xã hội dân chủ tự do Tây Phương mà các bạn đang vận động và đấu tranh để đạt đến. Chỉ có điều nền dân chủ VNCH sau 20 năm từ 1955 cho đến 1975 còn non trẻ hơn các nước tiên tiến khác mà thôi.
Về y tế, như mọi công dân khác, bạn không bao giờ phải lo lắng viện phí vì tất cả 100% chi phí từ phòng bệnh, giải phẫu cho đến thuốc men đều có chính phủ lo, trừ phi bạn muốn được chữa trị ở bệnh viện tư nhân. Về giáo dục, bạn không phải đóng bất cứ một đồng bạc nào cho bất cứ một lệ phí nào. Tất cả đều miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12, nếu không muốn nói nếu học giỏi, bạn sẽ được lãnh thưởng với những phần quà rất giá trị, có khi còn được học bổng bằng tiền mặt nữa. Nền giáo dục VNCH đặt trên nền tảng nhân bản, dân tộc và khai phóng. Các bạn sẽ được giáo dục để phát triển trí tuệ và khả năng tư duy chứ không phải nhồi sọ trung thành với chính thể và chủ nghĩa vì đơn giản là hiến pháp không cho phép áp đặt bất cứ một chủ nghĩa nào trên hệ thống công quyền và trường học.
Trong chính thể VNCH, các bạn được giáo dục thương yêu gia đình xã hội, giúp đở cộng đồng. Không bao giờ có hiện tượng “vô cảm” đứng nhìn người khác lâm nạn hoặc tham gia cướp giật hàng hoá của người bị nạn như xã hội VN dưới chế độ CS ngày nay.
Tùy tín ngưỡng và sở thích, các bạn có thể gia nhập các tổ chức thanh thiếu niên như Gia Đình Phật Tử, Thanh Sinh Công (công giáo), hoặc gia nhập Hướng Đạo (boy scout), đoàn Thanh Thiếu Nông 4T (ở Mỹ gọi là Agricultural Youths 4H) để rèn luyện bản thân và giúp người, giúp đời…
CSVN vì mục tiêu thế giới đại đồng theo kiểu Maxism, vì tham vọng cầm quyền để được ăn trên ngồi trốc, dưới chiêu bài “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” đã hy sinh hai thế hệ thanh niên miền Bắc và dùng vũ khí Nga-Tàu để tiêu diệt nền dân chủ non trẻ của VNCH.
Một nhà truyền thông nổi tiếng là Dennis Prager đã phát biểu: “Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hy sinh hơn 2 triệu người dân Việt Nam để thành lập chế độ cộng sản. Nhưng cuối cùng họ lại dùng chủ nghĩa tư bản để làm giàu. Vậy hơn 2 triệu người Việt Nam đã chết để làm gì?”
Trên internet, google và các mạng truyền thông xã hội lúc nào có đầy dẫy những tài liệu viết về VNCH. Từ khi chiếm trọn miền Nam Việt Nam, CSVN trù dập, đài ải quân dân cán chính VNCH và viết lại lịch sử, tuyên truyền rằng VNCH xấu xa và làm tay sai cho thực dân đế quốc. Các bạn trẻ muốn tìm hiểu một cách trung thực về VNCH nên sáng suốt loại bỏ các tài liệu do đảng CSVN viết và phát tán trên mạng.
Một nửa nhân dân cả nước trước năm 1975 sinh sống tại miền Nam Việt Nam đều quen thuộc với chính thể tự do dân chủ và nền văn hoá giáo dục VNCH. Đảng CS và nhà nước CSVN đang trên đà suy tàn. Giới trẻ VN là những người sẽ làm nên lịch sử. Một chính thể dân chủ tự do sẽ được thành hình và nước Việt Nam, dù mang một danh xưng mới nào đó, tất cả các đặc tính căn bản của cơ chế mới tôn trọng dân chủ, tự do và bình đẳng đều có trong chính thể VNCH trước đây mà CSVN đã và đang ra sức trù dập. Do đó, để vạch trần dã tâm và sự lừa bịp nhân dân của tập đoàn CSVN từ trước đến nay, nhân dân VN cần khôi phục lại chính nghĩa VNCH để tố giác trước công luận bản chất phản dân hại nước và cuộc chiến tranh phi lý của đảng CSVN.
TƯỜNG TRÌNH: “52 Năm Thành Lập Đảng Tân Đại Việt: 1964-2016” và Hội thảo: 50 Năm nhìn lại – Đảng phái Chính trị đóng góp Dân Chủ Hóa miền Nam – Hoàng Đình Khuê
Hôm nay Thứ bảy 12/11/2016 trong không khí nắng ấm đầu Thu ở Nam Cali, đảng Tân Đại Việt đã tổ chức “Kỷ niệm 52 Năm Thành Lập đảng TĐV-và Hội thảo: 50 Năm nhìn lại- Mốc chuyển Dân chủ hóa miền Nam” tại phòng Thương Mại Westminster, 14491 Beach Blvd, Westminster.
Buổi sinh hoạt bắt đầu lúc 12:30 PM, thu hút rất đông quan khách gồm các đảng phái, tôn giáo, nhân sĩ, các bạn trẻ đại diện cộng đồng, chật kín Hội trường trên 100 người.
Sau nghi thức khai mạc, TS Lê Minh Nguyên, Đệ I Phó CT đảng Tân Đại Việt- Trưởng ban Tổ chức giới thiệu thành phần quan khách tham dự gồm các cử tọa chọn lọc như: BS Mã Xái, Hoài Sơn,Thẩm phán Phạm Đình Hưng, BS Võ Đình Hữu, TS Nguyễn Bá Tùng, DS Nguyễn Đình Thức (đại diện TNS Janet Nguyễn). NV Kimberly Hồ, Đỗ Như Điện ( LLCNDT), Phan Thanh Châu (VNQDĐ), Đinh Quang Tiến ( ĐVCMĐ), BS Nguyễn Trọng Việt, Đ/tá Lê Khắc Lý, Đ/tá Lê Bá Khiếu, Đ/tá trần Minh Công, GS David Huỳnh, Ngô Văn Hiếu (MLNQ), Đoàn Thế Cường (MLNQ), Nguyễn Thanh Giàu (Hòa Hảo), Huỳnh Kim (Hòa Hảo), LM Nguyễn Thanh, Nguyên Dzuy (ĐVCMĐ), Dương Tâm (ĐVCMĐ), Phan Đa Văn (ĐVQDĐ), Cô Kim Ngân (VNQDĐ), DB Lê Tấn Trạng, Đỗ Hải Minh, Nguyễn Bá Lộc, ÔB.Lê Ngọc Diệp, Trương Ngãi Vinh (CT Cộng đồng Nam Cali), Nguyễn Thế Bình, Nguyễn Hậu (Cộng đồng), Cô Nancy Nguyễn, Nhà văn Trần Phong Vũ, Nhà văn Uyên Thao, Nhà thơ Trạch Gầm,NB Huỳnh Lương Thiện, Hồ Văn Sinh, Hồ Ngọc Minh Đức, Anh Thư, Vũ Hoàng Hải (Khối 8406), Phan Hiền, Nhan Hữu Hậu…
– Truyền thông: Bùi Bỉnh Bân (FREEVN.NET), Phan Đại Nam (SBTN), Như An, Nghệ Lữ (Net Việt- San Jose), Mỹ Lợi (Việt Vùng Vịnh), Nguyên Huy (Người Việt), Thanh Phong ( Viễn Đông), Thanh Huy (Việt Báo)
TS Lê Minh Nguyên cho biết buổi sinh hoạt gồm hai phần:- Phần đầu là Kỷ niệm 52 năm ngày thành lập đảng TĐV (14/11/1964-14/11/2016) và buổi hội thảo gồm bốn đại diện của bốn đảng phái thuyết trình về “Dân chủ hóa miền Nam”.
Ông cho biết mục đích hội thảo để giới trẻ biết được sinh hoạt dân chủ ở miến Nam để so sánh với chế độ cs miền Bắc rút kinh nghiệm cho việc dân chủ hóa nước VN trong tương lai. Ông cho biết buổi hội thảo không có ý phê phán hay chỉ trích mà chỉ rút ưu khuyết điểm trong tiến trình dân chủ của hai chế độ.
Sau đó BS Mã Xái, CT đảng TĐV đọc diễn văn “ Chào mừng Ngày Thành Lập đảng TĐV”.
BS Mã Xái ôn lại lược sử ĐVQDĐ do đảng trưởng Trương Tử Anh sáng lập năm 1939 với Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn.
Sau đó GS Nguyễn Ngọc Huy cùng các đảng viên ĐVQDĐ thuộc xứ bộ miền Nam đã tách ra và thành lập đảng Tân Đại Việt vào ngày 14 tháng 11 năm 1964 nhằm mục đích xây dựng miền Nam theo thể chế Dân chủ Pháp trị và Định chế Đối lập cũng như biến cải các đảng cách mạng hoạt động bí mật thành các đảng chính trị hoạt động công khai.
Đến năm 1969 chánh quyền ban hành nghị quyết Chánh đảng, GS Nguyễn Ngọc Huy mời GS Nguyễn Văn Bông thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, một tổ chức ngoại vi của đảng TĐV.
Với sự lãnh đạo khéo léo của nhị vị lãnh đạo, PTQGCT phát triển rất nhanh và thu hút một số đoàn viên đáng kể. Chủ trương của Phong trào lúc này là đối lập với chánh quyền, tuy nhiên
vẫn ủng hộ chánh quyền trong công cuộc chống cộng bằng cách tham gia mọi sinh hoạt dân chủ như đóng góp soạn thảo Hiến pháp 1967, tham dự Hòa đàm Ba lê…
Bước qua phần hai là hội thảo chính trị với bốn thuyết trình viên: Đỗ Như Điện thuộc Lực Lượng Cứu Nguy Dân Tộc; Phan Thanh Châu- Việt Nam Quốc Dâ Đảng; Đinh Quang Tiến- Đại Việt Cách Mạng Đảng và Hoàng Đình Khuê -Tân Đại Việt.
– Ông Đỗ Như Điện trình bày những ưu điểm của hai chế độ VNCH với Hiến pháp, thực hiện các quyền tự do, người dân được ấm no hạnh phúc. Các đoàn xây dựng nông thôn được thành lập và sinh hoạt giúp đỡ người dân tận các làng xa xôi hẻo lánh.
– Ông Phan Thanh Châu nhận xét nền dân chủ của miền Nam lúc bấy giờ còn phôi thai, lại thêm chiến tranh đánh phá. Lợi dụng tự do và dân chủ ở miền Nam, cs miền bắc đã len lỏi vào hàng ngũ sinh viên, tôn giáo để làm xáo trộn an ninh và lũng đoạn chính trị miền Nam khiến cho chánh quyền phải hạn chế vài quyền tự do trong nước.
– Ông Đinh Quang Tiến cho rằng sau chính biến 1/11/1963, các chính đảng được Quân đội mời tham chính nhưng tình hình chính trị khủng hoảng với những cuộc chỉnh lý…, rốt cuộc các chánh đảng trao quyền lại cho quân đội. Điểm nổi bật các chánh đảng đã tranh đấu để có bản Hiến pháp và góp phần vào dân chủ miền Nam. Nhưng cuối cùng chánh quyền Nguyễn Văn Thiệu cũng can thiệp với Quốc hội thông qua Luật Ủy quyền để hạn chế các đảng phái, chỉ trừ đảng Dân chủ.
– Ông Hoàng Đình Khuê nêu lên sự đóng góp của đảng TĐV và PTQGCT trong tiến trình dân chủ hóa miền Nam, chẳng hạn góp ý Hiến pháp 1967, tham dự các cuộc bầu cử Tổng thống với Liên danh Trương Đình Dzu-Trần Văn Chiêu về nhì; bầu cử Hạ viện hai pháp nhiệm 1967-1971 và 1971-1975 với 21 đắc cử Dân biểu, thành lập Khối Dân Quyền; tham dự Hòa đàm Ba Lê.
Ông cũng nêu ra Ưu và Khuyết điểm của Đệ I và Đệ II Cộng hòa:
Đệ I CH: có hiến pháp đầu tiên 1956, dẹp loạn Bình Xuyên, định cư 1 triệu người di cư từ Bắc vào Nam, chương trình Ấp Chiến Lược. Còn khuyết điểm: không đa đảng và không đối lập…
Đệ II CH: Bản Hiến pháp 1967 mang tính chất nhân bản và đem lại dân chủ cho miền Nam và an cư lạc nghiệp cho người dân với đầy đủ quyền tự do căn bản.
Khuyết điểm: Sau 1963, miền Nam bị khủng hoảng chính trị và quân sự. Nhiều nội các thành lập nhưng cũng tan rả. Quân đội xáo trộn với các cuộc chỉnh lý, biểu dương lực lượng làm suy yếu tinh thần chiến đấu của QLVNCH và hủy bỏ Ấp Chiến Lược
Cũng trong phần phát biểu, Ông Hoàng Đình Khuê kêu gọi giới trẻ trong nước và hải ngoại hãy nhận định khách quan và trung thực so sánh dân chủ miền Nam và chế độ độc tài cs VN để rút ra bài học trong tương lai.
Sau cùng là phần Hội luận với cử tọa đặt câu hỏi và Chủ tọa đoàn giải đáp.
– Nguyễn Thế Bình: Nên nói phần sai trái của chế độ để rút kinh nghiệm.
– CTĐ: Đồng ý với câu hỏi và nên nêu ra khuyết điểm của chế độ để rút ra bài học trong quá khứ.
– Trần Phong Vũ: Chế độ Đệ I CH có ưu điểm, không đàn áp đảng phái, và nghe ông Bằng Phong Đặng Văn Âu kể lại Ông Hà Thúc Ký của ĐVCMĐ lập ra Chiến khu Ba Lòng để chống lại chế độ Ngô Đình Diêm.
– CTĐ: Không thấy trả lời.
– Đ/tá Lê Khắc Lý kể lại vụ đàn áp ở miền Trung
– Một người hỏi (không biết tên) Chế độ Ngô Đình Diệm độc đảng với một đảng Cần Lao, còn chế độ Nguyễn Văn Thiệu cũng có một đảng Dân chủ, sao không kết là độc đảng?
( Vì thì giờ giới hạn nên điều hợp viên gom nhiều câu hỏi để Chủ tọa đoàn trả lời một lúc.)
– Cô Nancy Nguyễn đặt câu hỏi: Nguyên nhân sụp đổ miền Nam do nhiều sai lầm, vậy sai lầm nào là chánh để miền Nam sụp đổ?
– Đ/tá Trần Minh Công kể chuyện tham dự Hội thảo ở Đại học Berkely và cho rằng thất bại cuộc chiến VN cũng là thất bại về chính trị. Có những sai lầm chỉ đúng 50%, vì những sự kiện không được trình bày rõ ràng. Ví dụ tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên đặc công vc (nhiếp ảnh gia Adams chụp được hình) có lý do chánh đáng vì tên đặc công đó vừa giết cả nhà một người lính dưới quyền của tướng Loan. Hay vụ Trung úy Mỹ Calley đã bắn giết một số dân lành ở Mỹ Lai vì trước đó vc đã trà trộn vào dân và giết hại lính của Trung úy Calley…
Tiếp theo nhiều tham dự viên cũng đóng góp trong buổi hội luận như ông Hoài Sơn, DB Lê Tấn Trạng, Ông Nguyễn Bá Lộc …
– CTĐ: ông Hoàng Đình Khuê góp phần trả lời về nguyên nhân miền Nam sụp đổ.
Lý do chính là sự phản bội của đồng minh Hoa kỳ. Sau Tổng công kích Tết Mậu thân, người Mỹ biết không thể thắng cuộc chiến ở VN, họ đã bán đứng miền Nam cho các thế lực quốc tế vì quyền lợi của một nhóm siêu quyền lực cũng như để yểm trợ cho Do thái (lúc này Do thái đang thua trận trong cuộc chiến Jom Kippur với các nước Á Rập) và đã dùng truyền thông cũng như bọn phản chiến làm áp lực với Lập pháp HK để rút lính Mỹ về trong danh dự.
Cuộc chiến VN không phải thua trên chiến trường miền Nam mà thua trong phòng khách của người dân Mỹ với những hình ảnh trên TV hàng chục quan tài phủ quốc kỳ Hoa kỳ, hay những cảnh bom đạn giết hại dân lành hoặc cảnh tướng Loan bắn tên đặc công vc…
Và còn nhiều vị muốn góp ý nhưng đã hết giờ.
BTC đã cám ơn sự hiện diện đến phút cuối của quan khách cùng những đóng góp tích cực và sôi nổi.
Buổi sinh hoạt kết thúc vào lúc 4:45 PM cùng ngày.
Ngày 12 tháng 11 năm 2016
Vui cười
Chàng trai thẳng thắn đặt vấn đề với bố người yêu:
– Cháu muốn cưới con gái bác! Ông bố cô gái trợn mắt:
– Thế anh đã gặp vợ tôi chưa?
– Tuy cháu chưa gặp vợ bác, nhưng chắc chắn là cháu vẫn thích con gái bác hơn.
Cậu con trai dẫn người yêu về nhà giới thiệu với mẹ:
– Mẹ ạ, đây là một cô gái tuyệt vời, việc nữ công gia chánh cô ấy làm hoàn hảo. Cô ấy cũng thích làm bánh ngọt giống mẹ.
– Hay quá, con trai mẹ giỏi lắm! 50 franc một ngày, con hãy bảo cô ấy đến vào thứ ba và thứ sáu.
Tân Ðại Việt mở hội luận chính trị nhân dịp 52 năm thành lập – Nguyên Huy/Người Việt
Quang cảnh buổi sinh hoạt của Tân Ðại Việt. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
WESTMINSTER, California (NV) – Chiều hôm Thứ Bảy, 12 Tháng Mười Một, tại Phòng Thương Mai Westminster, đảng Tân Ðại Việt đã tổ chức lễ kỷ niệm 52 ngày thành lập đảng và sau đó mở cuộc hội thảo về đề tài “50 Năm Nhìn Lại.”
Buổi sinh hoạt thu hút được khá đông đảng viên các đảng phái quốc gia, các ban đại diện cộng đồng cùng là các tổ chức tranh đấu ở hải ngoại khiến phòng hội đông kín người.
Tiến Sĩ Lê Minh Nguyên, thành viên của Tân Ðại Việt, thay mặt ban tổ chức gửi lời chào mừng đến mọi người và cho biết một vài điều cần lưu ý trước khi vào buổi hội thảo.
Ông nhắc nhở, mục đích của cuộc hội thảo chính trị này là nhằm để tuổi trẻ Việt Nam khắp nơi qua mạng Internet, Paltalk, có thể học hỏi được những kinh nghiệm từ những người đã hoạt động đảng phái trong suốt hai nền cộng hòa của miền Nam Việt Nam.
Ông Nguyên cũng cho biết, ông đã mời bốn thuyết trình viên thuộc bốn đảng phái quốc gia đưa ra những gợi ý để mọi người cùng thảo luận, hy vọng các bạn trẻ theo dõi có thể rút ra được ít nhiều kinh nghiệm trong việc dân chủ hóa miền Nam trong hai chế độ Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Cộng Hòa.
Ông cũng nhắc là buổi hội thảo không có ý định phê phán hay chỉ trích các nhà lãnh đạo trong hai chế độ ấy mà chỉ nhằm rút ra những ưu khuyết trong tiến trình xây dựng dân chủ trong hai nền cộng hòa ấy mà thôi.
Bác Sĩ Mã Xái, chủ tịch đảng Tân Ðại Việt, trong phần nghi lễ, nhắc lại sơ lược sự hình thành đảng Ðại Việt do nhà cách mạng Trương Tử Anh xướng xuất từ những năm cuối thập niên 1930 với chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn. Năm 1964, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy tách ra khỏi sứ bộ miền Nam để thành lập đảng Tân Ðại Việt hoạt động công khai, đối lập chính quyền để cùng xây dựng đất nước.
Ngay sau đó, phần hội thảo chính trị bắt đầu với các thuyết trình viên Ðỗ Như Ðiện, Phan Thanh Châu (Việt Nam Quốc Dân Ðảng), Ðinh Quang Tiến (Ðại Việt Cách Mạng Ðảng), Hoàng Ðình Khuê (Tân Ðại Việt).
Ông Ðỗ Như Ðiện nêu ra những ưu điểm của các chế độ VNCH, đã có Hiến Pháp, thực hiện được những cuộc bầu cử dân chủ, công bằng và tự do khiến cho người dân dù ít học cũng có được ý thức về tự do, dân chủ. Nền tảng cơ cấu hành chánh dân chủ được hình thành từ sự thành lập Học Viện Quốc Gia Hành Chánh thời Ðệ Nhất Cộng Hòa. Và cũng trong thời kỳ này các đoàn xây dựng nông thôn được thành lập tỏa đi bốn phương trời làm thay đổi hẳn sinh hoạt người dân nông thôn.
Ông Phan Thanh Châu có nhận xét rằng nền dân chủ của Việt Nam lúc ấy chưa được trọn vẹn, nhưng cũng đã làm cho cuộc sống của người dân miền Nam được an lạc, ấm no, hạnh phúc. Nhưng chiến tranh do Cộng Sản tiến hành đã phá hoại nền dân chủ sơ khai ấy. Lợi dụng sự tự do, Cộng Sản đã đưa người vào các tổ chức sinh viên, tôn giáo khiến tình hình chính trị miền Nam mất ổn định để chính quyền phải bãi bỏ một số những tự do căn bản như báo chí, truyền thông gây bất mãn trong dân chúng.
Chủ tọa đoàn trong cuộc hội luận chính trị “50 Năm Nhìn Lại.” (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Ông Ðinh Quang Tiến cho rằng sau chính biến 1 Tháng Mười Một, 1963, các chính đảng đã được mời tham chính nhưng đó lại là thời gian rối loạn vì những vụ chỉnh lý của quân đội nên các chính đảng đã lại trao quyền lãnh đạo quốc gia cho quân đội. Việc làm đáng ghi nhận của các chính đảng lúc ấy là đã thúc đẩy được Quốc Hội hoàn thành Hiến Pháp mới để sau đó dù quân đội có nắm quyền lãnh đạo cũng phải theo Hiến Pháp mà thi hành. Nhưng cuối cùng thì Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu cũng xin được Quốc Hội thông qua Luật Ủy Quyền để ông hạn chế các đảng phái, chỉ còn một đảng là đảng Dân Chủ của chính quyền mà thôi. Ðó là những khuyết điểm.
Người phát biểu sau cùng là ông Hoàng Ðình Khuê. Ông nhắc đến những ưu điểm trong nền Ðệ Nhất Cộng Hòa là ổn định được gần 1 triệu dân di cư, dẹp được các xứ quân thời Pháp như Bình Xuyên, Cao Ðài, Hòa Hảo, thiết lập được những thể chế cho chính quyền thực hiện nhiều công ích. Nhưng Ðệ Nhất Cộng Hòa lại không chấp nhận đối lập.
Cũng trong phần phát biểu của mình, ông Khuê kêu gọi tuổi trẻ đang theo dõi buổi sinh hoạt này qua Internet, Paltalk… hãy so sánh hai chế độ VNCH ở miền Nam Việt Nam trước 1975 với chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện tại để có được cái nhìn sáng suốt mà cùng nhau kiến tạo ra con đường dân chủ, tự do cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
Phần gợi ý từ đại diện các đảng phái chấm dứt, ban tổ chức tiến hành ngay cuộc hội thảo. Một số ý kiến của các người trẻ (trên dưới 40) tham dự thường nêu “nếu lịch sử lại quay lại thì các vị sẽ làm gì, có rút ra được bài học nào không.”
Câu hỏi này được các vị trên chủ tọa đoàn thay nhau trả lời.
Ông Phan Thanh Châu thành thực thú nhận vai trò của các đảng phái qua hai nền cộng hòa ở miền Nam trước năm 1975 đã không làm trọn được trách nhiệm của mình. Nguyên nhân chính là chiến tranh mà Cộng Sản đã phát động trên khắp miền Nam khiến các chính quyền không thực hiện được những tiến trình dân chủ cho đất nước và các đảng phái phải thu gọn hoạt động vì tình hình an ninh chung của đất nước.
Hội thảo chính trị là một sinh hoạt gần đây được nhiều đảng phái, hội đoàn tổ chức đã gây được một sinh khí chính trị sôi nổi trong cộng đồng người Việt ở Little Saigon. Dù những buổi sinh hoạt này ban tổ chức không nêu ra việc hỗ trợ cho phong trào đấu tranh đang sôi sục ở trong nước, nhưng những tin tức hình ảnh qua mạng lưới thông tin cũng đã về đến Việt Nam và các nhà tranh đấu ở trong nước cũng đã ấm lòng vì trong và ngoài nước đang cùng đi trên một con đường, con đường xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, dẹp bỏ nhà cầm quyền độc tài tham nhũng, phá hoại đất nước, dân tộc.
http://www.nguoi-viet.com/little-saigon/chinh-tri-nhan-dip-52-nam-thanh-lap/
Vui cười
Một cô tóc vàng mới vào nghề sơn vạch phân tuyến trên đường cao tốc. Ngày đầu, cô sơn được 10 dặm, ngày hôm sau cô chỉ sơn được 7 dặm. Ông chủ nghĩ rằng cô mệt, nên cho nghỉ một ngày. Sau hôm đó, cô ta làm cũng chỉ được 5 dặm. Cứ thế mỗi ngày cô lại làm ít hơn. Ông chủ gọi cô tới hỏi:
– Có chuyện gì xảy ra thế? Tại sao năng suất của cô giảm từng ngày?
– Tôi tưởng là ông phải biết chứ! Đơn giản là càng ngày, tôi càng đi xa cái thùng sơn hơn.
Một anh chàng tâm sự với bạn:
– Khi chưa lấy vợ, nghe người ta nói: “Ranh giới giữa thiên đàng và địa ngục không đâu xa, mà chính là cánh cửa nhà bạn” mình không tin. Nhưng lấy vợ rồi, thấy đúng thật!
Đảng Tân Đại Việt: 52 Năm Ngày Lập Đảng (1964-2016)
Westminster (Bình Sa)- – Tại hội trường phòng Thương Mại Thành Phố Westminster vào lúc 1 giờ chiều thứ Bảy, ngày 12 tháng 11 năm 2016. Đảng Tân Đại Việt đã tổ chức buổi kỷ niệm 52 năm ngày thành lập đảng, nhân dịp nầy đã tổ chức buổi hội luận chính trị với chủ đề “50 Năm Nhìn Lại.”
Tham dự buổi hội luận có một số qúy vị đại diện các cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông, trong số có nhiều giới trẻ thuộc các tổ chức trong cộng đồng cũng như đảng phái. Ngoài ra còn có sự tham dự của một số qúy viên chức chính quyền thời Đệ Nhất cũng như Đệ Nhị Cộng Hòa các chính khách, nhân sĩ hiểu rõ giai đoạn này, và các nhà tranh đấu trẻ cho dân chủ hóa Việt Nam có cơ hội gặp gỡ và cùng nhau trao đổi kiến thức để đóng góp vào tương lai dân chủ Việt Nam. Đặc biệt có sự hiện diện của ông Hoài Sơn Đảng Tân Đại Việt (trên 90 tuổi) là đồng sáng lập Tân Đại Việt với cố GS Nguyễn Ngọc Huy, và Thẩm Phán Phạm Đình Hưng là một vị nhân sĩ đã có quá trình làm việc trong nền dân chủ pháp trị tại miền Nam VN…
Trong buổi lễ.
Trước khi các diễn giả được mời lên bàn chủ tọa, bác sĩ Mã Xái với tư cách Chủ Tịch Tân Đại Việt.
Sau phần nghi thức khai mạc, Tiến Sĩ Lê Minh Nguyên thay mặt Ban tổ chức lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự tham dự của tất cả mọi người. Ông cho biết, buổi hội luận này sẽ được một số cơ quan truyền thông trực tiếp chuyển tải về Việt Nam, để các bạn trẻ trong nước học hỏi được những kinh nghiệm về dân chủ qua những người đã trải nghiệm nhiều năm tại miền Nam Việt Nam qua hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cũng như qua một thời gian từ độc tài chuyển sang dân chủ. Buổi hội luận nhằm mục đích góp nhặt kiến thức về nền dân chủ ở miền Nam Việt Nam, giúp những người trẻ, nhất là người trẻ trong nước có thêm kiến thức về nền dân chủ tại miền Nam VN, tuy ngắn ngủi nhưng là vết son của lịch sử mà miền Bắc không hề có được.
Tiếp theo ông giới thiệu thành phần thuyết trình đoàn của buổi hội luận chính trị và mời lên bàn thuyết trình số đó có các vị: Kỹ Sư Đỗ Như Điện (Lực Lượng Cứu Nguy Dân Tộc); ông Phan Thanh Châu (Ủy Viên Trung Ương Việt Nam Quốc Dân Đảng), Đinh Quang Tiến (Đại Việt Cách Mạng Đảng) và Hoàng Đình Khuê (Đảng Tân Đại Việt).
Trong buổi lễ.
Trong lời mở đầu, Bác sĩ Mã Xái, Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt đã cho biết: mục đích buổi hội luận này là để chúng ta nhìn lại ba thời kỳ dân chủ tại miền Nam Việt Nam, thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hòa từ 1955 đến 1963, Thời kỳ Đệ Nhị Cộng Hòa từ 1967 đến 1975 và giữa hai thời kỳ đó, từ năm 1963 đến 1967 được các sử gia gọi là thời kỳ chuyển tiếp hay giao thời do quân nhân lãnh đạo; các diễn giả sẽ trình bày để các bạn trẻ trong và ngoài nước có dịp nghiên cứu, học hỏi trong tiến trình tranh đấu cho Việt Nam đi đến dân chủ thực sự.
Trong buổi lễ.
Nhân dịp nầy Bác sĩ Mã Xái cũng đã tóm lược việc thành lập Đảng Tân Đại Việt vào năm 1964 trong giai đoạn chuyển tiếp từ nền Đệ Nhất sang Đệ Nhị Cộng Hòa; là một chánh đảng được giáo sư Nguyễn Ngọc Huy tách ra từ Đại Việt Quốc Dân Đảng do Đảng Trưởng Trương Tử Anh thành lập để chống Pháp, chống phong kiến và chống cộng sản nhưng không có dân chủ. Tân Đại Việt tách ra từ Xứ Bộ Miền Nam để hoạt động công khai, thực hiện dân chủ để có thể trở thành đảng đối lập với chính quyền theo đường lối mới nên gọi là Tân Đại Việt.
Sau đó, phần thuyết trình của các diễn giả bắt đầu Kỹ sư Đỗ Như Điện nói về những ưu điểm của hai nền Cộng Hòa là đã gây ý thức về dân chủ cho người dân bằng các cuộc bầu cử các viên chức chính quyền từ xã ấp đến trung ương và soạn thảo được bản Hiến Pháp, thành lập được Học Viện Quốc Gia Hành Chánh để đào tạo cán bộ lãnh đạo đất nước…
Ông Phan Thanh Châu có nhận xét rằng nền dân chủ của Việt Nam lúc ấy chưa được trọn vẹn, nhưng cũng đã làm cho cuộc sống của người dân miền Nam được an lạc, ấm no, hạnh phúc. Nhưng chiến tranh do Cộng Sản tiến hành đã phá hoại nền dân chủ sơ khai ấy. Lợi dụng sự tự do, Cộng Sản đã đưa người vào các tổ chức sinh viên, tôn giáo khiến tình hình chính trị miền Nam mất ổn định để chính quyền phải đối phó nhiều mặt…
Ông Đinh Quang Tuyến trình bày thời kỳ chuyển tiếp từ cuối năm 1963 đến 1967 là thời kỳ đen tối của miền Nam,vì các tướng lãnh thay nhau đảo chánh nắm quyền và nền dân chủ vì vậy bị tước bỏ…
Ông Hoàng Đình Khuê trình bày về vai trò của Tân Đại Việt trong dân chủ hóa miền Nam; những ưu, khuyết điểm của nên Đệ I và Đệ II Cộng Hòa. Ông Hoàng Đình Khuê cũng so sánh giữa hai miền Nam – Bắc để mọi người thấy rõ chính quyền miền Bắc là một chính quyền độc tài, khủng bố dân thường, không cho người dân có nhân quyền và hưởng bất kỳ quyền tự do nào, một chế độ không đáp ứng nguyện vọng của người dân, ngược hẳn với chế độ nhân bản, tự do, dân chủ tại miền Nam.
Trong buổi lễ.
Ông Hoàng Đinh Khuê kết luận, “Lịch sử cách mạng cho biết chế độ Cộng sản sẽ bể đảng nay mai, và chúng ta phải xây dựng đất nước VN theo những bài học lịch sử. Sau khi chế độ CS Liên Xô sụp đổ thì Yelsin đã chuyển từ chế độ độc tài sang chế độ đạo tặc, tư sản hóa tất cả tài sản quốc gia cho gia đình thân thuộc, bạn bè, phe nhóm khiến nước Nga phá sản, hay bài học Lâm Bưu đã để lỡ cơ hội làm cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Cộng vào năm 1971 để cho Mao Trạch Đông và bọn lãnh đạo đàn em tiếp tục ôm mộng bá quyền Đại Hán, khống chế Biển Đông và đe dọa các nước trong khu vực.”
Các diễn giả đã có những lời phát biểu và nhận định khiến người tham dự thấy được các đề tài chắc chắn sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho giới trẻ trong nước.
Sau cùng phần hội luận. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra, nhất là giới trẻ tham gia đặt nhiều câu hỏi và được bác sĩ Mã Xái cùng các diễn giả trả lời thỏa đáng.
Kết thúc buổi hội luận đã làm cho nhiều người trẻ tham dự rất hài lòng về những câu trả lời của các diễn giả.
Mọi chi tiết liên lạc: Tiến Sĩ Lê Minh Nguyên (714) 719-5220 hoặc email: leminhnguyen@gmail.com
https://vietbao.com/a260541/dang-tan-dai-viet-52-nam-ngay-lap-dang-1964-2016-
Nhật Ký Biển Đông: Tình Hình Vô Cùng Phức Tạp Của Đông-Nam-Á – Đào Văn Bình
Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Mười ghi nhận sự căng thẳng giữa Nga và Tây Phương mỗi lúc mỗi gia tăng, nguy cơ đưa tới Đệ Tam Thế Chiến và tình hình vô cùng phức tạp của Đông Nam Á.
Căng thẳng giữa Nga và Tây Phương:
Theo Huffington Post ngày 25/10/2016, Bộ Trưởng Ngoại Giao Đức Frank-Walter Steinmeier nói rằng tình trạng giữa Hoa Kỳ và Nga ngày hôm nay còn nguy hiểm hơn thời Chiến Tranh Lạnh. Thật là một ảo tưởng sai lầm khi nghĩ rằng nó giống thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Tình thế hiện tại còn nguy hiểm hơn rất nhiều.
-The New York Post ngày 25/10/2016: “Tổng Thống Putin vừa đưa ra lời đe dọa Hillary Clinton và nói rằng đất nước ông sẽ tiến hành một cuộc đối đầu với Hoa Kỳ nếu bà này cứ tiếp tục khiêu khích Đất Mẹ (Motherland). Ông Putin 64 tuổi lên án người được Đảng Dân Chủ đề cử đã đưa ra những lời lẽ cay độc và đe dọa Nga chỉ vì muốn thắng cử.”
Đúng như nhận định của một số nhà bình luận, nếu Bà Clinton thắng cử, thế giới có nguy cơ nổ ra đại chiến giữa Nga và Mỹ. Nếu Ô. Trump thắng cử Hoa Kỳ sẽ hòa hoãn với Nga để đối đầu với Nhà Nước Hồi Giáo và tránh được cuộc đụng độ giữa hai siêu cường. Đây không phải chuyện phỏng đoán mà là sự thực. Bà Clinton chủ trương hòa hoãn với Tàu đề đối phó với Nga và coi Nga là kẻ thù nguy hiểm hơn Tàu trong khi thực tế Tàu mới là kẻ thù nguy hiểm của Mỹ. Đứng về mặt chiến lược mà nói, tại Âu Châu, NATO là đối trọng có thể ngăn chặn Nga. Nhưng tại Á Châu, không một cường quốc nào – cho dù là Nhật Bản – có khả năng làm đối trọng với Hoa Lục về cả hai mặt kinh tế lẫn quân sự. Qua bốn năm làm bộ trưởng ngoại giao, Bà Clinton đã hành động theo cảm tính thương-ghét theo kiểu “nhi nữ thường tình” hơn là tầm nhìn chiến lược và tự coi mình là “quốc mẫu” cho nên khó có ai dám làm cố vấn hoặc đưa ra lời cố vấn cho bà. Việc Bà Clinton kêu gọi lập Vùng Cấm Bay tại Syria chứng tỏ bà không hiểu biết gì về sức mạnh phòng không của Nga tại Syria. Theo ABC News ngày 25/10/2016, Giám Đốc An Ninh Quốc Gia James Clapper nói rằng Nga có thể bắn hạ các máy bay Mỹ (US Official: Russia Might Shoot Down US Aircraft in Syria). Và chính bộ trưởng quốc phòng Nga cũng đã tuyên bố Nga sẽ bảo vệ các phi trường và cơ sở quân sự của Syria là nơi có sự hiện diện của binh sĩ Nga. Song cũng có thể những người của Đảng Đảng Dân Chủ hoặc ủng hộ Đảng Dân Chủ đã đầu tư quá nhiều vào Hoa Lục cho nên bất cứ một cuộc đối đầu nào tại Biển Đông cũng sẽ làm cho tài sản của họ tiêu tan cho nên họ áp lực phải hòa hoãn với Trung Quốc. Chính vì thế chúng ta thấy Ô. Obama và Bà Clinton chủ trương mạnh tay với Nga nhưng lại nhẹ tay với Trung Quốc cho dù Trung Quốc đang từ từ lấn chiếm hết Biển Đông rồi sẽ khống chế toàn bộ Đông Nam Á.
Hiện nay hệ thống truyền thông của chính quyền Trung Quốc công khai bày tỏ thiện cảm với Bà Clinton. Thế mới hay quyền lợi của tập đoàn tư bản vẫn lớn hơn quyền lợi của đất nước như cựu Tổng Thống Jimmy Carter đã nói rằng nước Mỹ đang được cai trị bằng các tập đoàn chính trị đầu sỏ (oligarchy) mà các chính trị gia, thậm chí truyền thông cũng chỉ là “con rối” hay “âm binh” của các tập đoàn này. Ngày hôm nay các cuộc tranh cử đều vô cùng tốn kém, có khi lên tới bạc tỷ, thiếu tiền sẽ thua cho nên các tập đoàn tư bản là “bầu sữa” nuôi sống các ứng cử viên. Khi thắng cử, các ứng cử viên sẽ phải “đền ơn đáp nghĩa”. Buôn thóc, buôn gạo lời gấp đôi. Buôn kim cương vàng bạc lời gấp mười, nhưng “buôn vua”, ngày nay “buôn tổng thống” thì lời vô số kể như quan niệm của Lã Bất Vi năm xưa.
-AFP ngày 26/10/2016: “Phát ngôn viên của bộ ngoại giao cho biết Tây Ban Nha đang chịu áp lực của đồng minh yêu cầu từ chối không cho các chiến hạm của Nga tiếp dầu tại một trong những hải cảng để đi tới vùng biển Syria. Tây Ban Nha đang cân nhắc những thỉnh cầu của cả hai bên.” Tin giờ
chót cho biết Nga đã hủy bỏ ý định xin tiếp dầu cho các chiến hạm tại một hải cảng của Tây Ban Nha.
-AFP ngày 26/10/2016: “Bộ Quốc Phòng Na Uy cho biết Hoa Kỳ sẽ triển khai 300 quân tại Na Uy- một chuyển động sẽ gây bực tức cho láng giềng Nga. 300 thủy quân lục chiến Mỹ sẽ luân phiên đóng tại một địa điểm cách biên giới Nga khoảng 1000 cây số để huấn luyện và thao diễn trong những điều kiện của vùng Bắc Cực. Công bố được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Nga và Tây Phương về cuộc xung đột ở Ukraina và Syria mặc dù Na Uy đang có mối giao hảo với người láng giềng khổng lồ.” Trong khi đó theo Reuters ngày 26/10/2016, Nga đang tăng cường hỏa lực cho Hạm Đội Baltic bằng các gửi thêm các chiến hạm trang bị hỏa tiễn hành trình tầm xa để đối phó với việc NATO xây dựng hệ thống quân sự tại đây.”
-Fox News ngày 27/10/2016: “150 binh sĩ Thụy Điển được phái tới một hòn đảo nằm ở Biển Baltic để tham gia cuộc huấn luyện ngắn ngày theo một lệnh thật bất ngờ. Hiện nay Thụy Điển đã giã từ lập trường trung lập của thời kỳ Chiến Tranh Lạnh để ngả theo NATO.”
-CNN ngày 29/10/2016: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga loan báo 600 binh sĩ nhảy dù của Nga và Belarus đã tiến hành một cuộc tập trận chung tại thị trấn Brest nằm ở biên giới Ba Lan-Belarus, chỉ cách nơi mà Mỹ sẽ đóng quân vài dặm. Suwaki Gap- nơi mà lính Mỹ sẽ triển khai là một giải đất nhỏ dài 60 dặm nằm trong lãnh thổ Ba Lan có biên giới với Lithuania – một nước từ Liên Xô tách ra nay là đồng minh của NATO.”
Tình hình vô cùng phức tạp của Đông Nam Á:
Theo Reuters ngày 25/10/2016, “Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte đã ‘thọc’ Hoa Kỳ khi nói rằng ông không mở đầu cuộc chiến với Mỹ và có thể sẽ quên đi thỏa hiệp hợp tác quân sự với Mỹ nếu ông còn nắm giữ chức vụ lâu hơn. Ông tuyên bố không chấp nhận sự hiện diện quân sự của bất cứ ngoại bang nào trên đất nước Phi Luật Tân và Hoa Kỳ nên quên Thỏa Hiệp Tăng Cường Hợp Tác Quốc Phòng với Phi, nhưng không đi vào chi tiết. Rằng Hoa Kỳ không thể đối xử với Phi Luật Tân như con chó có dây xích cổ, khiến tạo thêm bối rối trong bang giao Mỹ-Phi.” Trong khi Tổng Thống Duterte đang viếng thăm Nhật Bản từ ngày 23-27 Tháng 10. Ba tàu chiến Nhật Bản đã tới Manila. Các tàu này đã đem theo một số sĩ quan để tham dự một loạt các cuộc hội thảo với sĩ quan Phi Luật Tân. Tại Tokyo, Ô. Duterte tìm cách trấn an Nhật Bản là chuyến viếng thăm Bắc Kinh vừa qua chỉ có mục đích kinh tế chứ không phải an ninh và cam kết sẽ đứng về phía Nhật Bản trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông khi nào cần. Vào giờ chót Nhật Bản đã hủy bỏ cuộc hội kiến giữa Ô. Duterte và Nhật Hoàng có thể vì e ngại những lời nói khiếm nhã của ông. Thế nhưng Nhật Hoàng sẽ viếng thăm Việt Nam vào đầu năm 2017.
-Báo Tuổi Trẻ ngày 28/10/2016: “Sau khi rời Hà Nội, Đô Đốc Harris – Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương sẽ tới TP. HCM, Đà Nẵng và khánh thành một cơ sở bảo trì và nâng hạ tàu của Lực Lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam tại Bộ Tư Lệnh CSB Vùng 2, Quảng Nam, được xây dựng với sự hợp tác của Hoa Kỳ.” Đây là kế hoạch giúp Việt Nam tăng cường lực lượng duyên phòng.
-Business Insider ngày 29/10/2016: Về Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Times, Ô. Lý Hiển Long – Thủ Tướng Tân Gia Ba nói rằng, “Vị trí của Hoa Kỳ đang xuống thấp đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
Sau tám năm thương thảo, sau khi họ mời Việt Nam tham gia, rồi mời Nhật tham gia và Thủ Tướng Abe đã phải khó khăn để điều chỉnh lại các lãnh vực nông nghiệp, đường và sữa, nay họ lại nói, tôi không thèm “chơi” nữa vì tôi không tin vào thỏaa hiệp này. Vậy ai còn có thể tin vào họ nữa?” (Singapore’s prime minister on Trans-Pacific Partnership: ‘How can anybody believe’ in US anymore?)
Nhận Định:
Trong khi Tổng Thống Phi Luật Tân thăm Bắc Kinh, Mỹ đưa tàu chiến tới gần Quần Đảo Hoàng Sa, ba chiến hạm Trung Quốc lần đầu tiên ghé Cảng Cam Ranh, Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương thăm Việt Nam, trong khi đó ngày 25/10/2016 Ô. Đinh Thế Huynh đi Mỹ gặp Ngoại Trưởng John Kerry và chuyến đi kéo dài tới 31/10/2016. Thay vì gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh, Việt Nam gửi nhân vật số hai đi Mỹ điều này cho thấy chuyến đi của Ô. Đinh Thế Huynh vô cùng quan trọng, không phải chỉ là vấn đề TPP (Hợp Tác Xuyên Thái Binh Dương) mà là vấn đề Biển Đông bởi vì tình hình Đông Nam Á biến chuyển quá nhanh.
Theo Reuters, trong chuyến viếng thăm Hoa Lục của Tổng Thống Duterte, Bộ Trưởng Ngoại Thương Phi Luật Tân Ramon Lopez cho biết những thỏa hiệp trị giá 13.5 tỉ Mỹ Kim sẽ được ký kết giữa hai nước. Chủ Tịch Tập Cận Bình đã tiếp Ô. Duterte tại Nhân Dân Đại Sảnh với nghi thức ngoại giao cao nhất. Ô. Tập Cận Bình đã gọi cuộc viếng thăm này là dấu mốc lịch sử trong quan hệ giữa hai nước, Trung Hoa và Phi Luật Tân là anh em ruột thịt và hai bên có thể giải quyết những tranh chấp một cách thích hợp và ủng hộ Ô. Duterte trong cuộc chiến chống ma túy. Còn Ô. Duterte nói rằng mối liên hệ giữa hai quốc gia đã đi vào Mùa Xuân và những tranh chấp ở Biển Đông không phải tổng thể của vấn đề.”
Rõ ràng Phi Luật Tân đã theo đường lối, ít ra là hòa hoãn, trung lập, xa hơn là thỏa hiệp với Bắc Kinh. Sự kiện này sẽ tạo ra những hệ quả như sau:
-Mỹ sẽ bị đẩy ra khỏi Phi Luật Tân trong khoảng hai năm nữa, tạo một khoảng trống quân sự, ưu thế cho Trung Quốc khống chế toàn bộ Biển Đông. Sau phán quyết của Tòa Hague, Hoa Lục gần như choáng váng, ai ngờ “tiền hung hậu kiết”, vớ ngay được Phi Luật Tân ngả vào lòng mình mà lỗi phần lớn do Mỹ, không nhân cơ hội bằng vàng để răn đe Trung Quốc mà lại khuyên các quốc gia Đông Nam Á chớ làm mạnh để tránh gây xúc động cho Hoa Lục cũng chỉ vì Mỹ không muốn đối đầu. Đây là chính sách sai lầm, do dự, “xìu xìu ển ển” của Ô. Obama lo đối đầu với Nga hơn là với Trung Quốc. Ngày 30/10/2016, theo AFP, chính quyền Phi Luật Tân cho biết tàu thuyền của Trung Quốc chưa rời Bãi Cạn Scarborough nhưng ngư dân Phi Luật Tân có thể đánh cá ở đây. Ngoài ra, Hoa Lục sẽ giúp Phi xây bốn đảo nhân tạo tại Mindanao -quê hương của Ô. Duterte. Bốn đảo này sẽ dùng làm cơ sở chính quyền, khu thương mại, dân cư, hải cảng và kỹ nghệ hoàn tất vào năm 2019. Chính vì thế mà ông đại sứ Tàu tại Phi đã nói rằng “Theo Mỹ, Phi Luật Tân chẳng được gì cả.”
-Một khi Phi Luật Tân trung lập, tại Biển Đông, Hoa Lục chỉ còn có hai đối thù là Việt Nam và Hoa Kỳ. Mà Hoa Kỳ thì ở xa cho nên khó có cớ để can thiệp, do đó Việt Nam trở thành người đối đầu duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông.
-Khi các tàu chiến Trung Quốc được tự do ra vào các quân cảng cũng như hải cảng của Phi Luật Tân thì an ninh của Việt Nam tại vùng Trường Sa trở nên khó khăn gấp bội. Nếu tình hình trở nên nguy cấp, Việt Nam có thể cho tàu chiến Mỹ trú đóng tại các đảo như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết v.v…Khi tình thế nguy cấp phải quyền biến. Khư khư giữ sách lược “Ba Không” có khi thất bại. Theo tôi nghĩ, trong tình thế hiện nay, Việt Nam càng làm mạnh, Hoa Lục càng sợ và sẽ phải tương nhượng. Bối cảnh chính trị thế giới ngày hôm nay khác hẳn thời kỳ 1979 khi Hoa Lục tấn công Việt Nam mà cuộc xâm lăng ấy được Mỹ ngấm ngầm hỗ trợ. Ngày nay, nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam – sẽ là một thảm họa cho Trung Quốc vì Trung Quốc hiện đang phải đối phó với hai đối thủ là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nếu cuộc chiến nổ ra ở Biển Đông, tôi tin chắc rằng một lực lượng hải quân quốc tế bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ và có khi cả NATO sẽ kéo tới, lấy cớ bảo vệ hải lộ chiến lược và họ sẽ ở lại như một lực lượng gìn giữ hòa bình thì mộng bá chủ Biển Đông của Trung Quốc tiêu tan.
-Khi Phi Luật Tân và Hoa Lục hợp tác khai thác dầu khí tại Biển Đông. Nếu những vùng này trùng lấn với vùng tuyên bố chủ quyền của Việt Nam thì Việt-Phi sẽ mâu thuẫn với nhau. Đây là một thảm họa cho Việt Nam.
Chính vì ý thức được những nguy cơ như thế mà Việt Nam đã gấp rút gửi Ô. Đinh Thế Huynh đi Mỹ. Chắc chắn phía Việt Nam muốn biết phản ứng cũng như phương thức giải quyết của Hoa Kỳ như thế nào. Đây là vấn đề trọng đại, không phải chỉ tương lai của Đông Nam Á và của toàn khu vực Châu Á. Mất Phi Luật Tân, Hoa Kỳ sẽ phải lui về cố thủ ở Guam và như thế chiến tranh có thể xảy ra trên đất Mỹ chứ không còn ở nơi xa lắc xa lơ như chiến lược Phòng Thủ Từ Xa là chiến lược nếu có chiến tranh thì chiến tranh phải xảy ra ở ngoài nước Mỹ, tức tại các nước đồng minh hay tại các nơi mà Mỹ chi tiền để đóng quân.
Trước tình thế khó khăn như thế, phản ứng của Mỹ như thế nào? Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ hầu như ngỡ ngàng hay “không sao hiểu nổi” thái độ của Ô. Duterte và sẽ tìm lời giải thích từ Phi khi Ô. Daniel Russel- Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương thăm Phi Luật Tân.
Lời tuyên bố của Ô. Duterte gây lo ngại cho nước Mỹ vì Phi Luật Tân là đồng minh trụ cột trong sách lược Tái Cân Bằng Lực Lượng của Mỹ tại Á Châu. Thế nhưng bộ ngoại giao Hoa Kỳ lại gỡ thể diện bằng cách nói rằng Mỹ hoan nghênh mối liên hệ gần gũi giữa Hoa Lục và Phi Luật Tân. Theo tôi, Hoa Kỳ nên gửi Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Susan Rice hay Phó Tổng Thống Joe Biden đi Phi Luật Tân thay vì gửi một thứ trưởng ngoại giao trong tình thế vô cùng trọng đại như thế này. Có thể Ô. Obama đang bận rộn thu vén đồ đạc để giã từ Tòa Bạch Ốc, dọn nhà về Tiều Bang Hạ Uy Di và đi vận động tranh cử cho Bà Clinton cho nên chẳng còn thì giờ nghĩ tới chuyện đất nước. Hoặc ông chỉ hành động cầm chừng để “bán cái” trách nhiệm cho vị tổng thống kế nhiệm. Ô. Obama đã để lại một di sản nhức nhối cho vị tổng thống kế tiếp, đó là các cuộc chiến Iraq, Syria, Libya, Yemen và nay là cuộc khủng hoảng Phi Luật Tân.
Nhưng theo tôi nghĩ, Biển Đông là sinh mệnh của Mỹ, Nhật Bản và Nam Hàn. Mất Biển Đông Mỹ sẽ mất luôn Thái Bình Dương và từ đó sẽ mất địa vị siêu cường, do đó Mỹ sẽ làm rất mạnh trong những ngày sắp tới. Đó là lý do tại saoTư Lệnh Thái Bình Dương ghé thăm Việt Nam. Chuyến đi chắc chắn không phải chỉ vì dăm ba chiếc tàu tuần duyên cỏn con mà là sách lược trấn giữ Biển Đông. Qua Chiến Tranh Việt Nam (Vietnam War) chúng ta thấy nếu cần Mỹ sẽ “viện trợ” cho đồng minh những khu trục hạm tối tân, chứ xá gì dăm ba chiếc tàu tuần duyên bé nhỏ. Ngày 29/10/2016, Business Insider đi bài báo với tựa đề, “Đông Nam Á bắt đầu rúng động” (Things are starting to rumble in Southeast Asia). Cách đây vài tuần, Mỹ chỉ phải đối phó với một mặt trận duy nhất là Trung Quốc. Nay Mỹ vừa đối đầu với Trung Quốc vừa phải đối đầu với Phi Luật Tân. Chúng ta chờ xem Mỹ sẽ hành động như thế nào và tương lai Đông Nam Á đi về đâu.
(California ngày 31/10/2016)
Truyền thông và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 – Trọng Đạt
Trong những thập niên gần đây người ta vẫn tin tưởng các thăm dò ý kiến của dân về nhiều lãnh vực nhất là trong các cuộc bầu cử Tổng thống.
Năm 2000, báo chí dài phát thanh cho biết thăm dò về các ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ năm nay ông Al Gore (Dân chủ) hơn ông Bush con (Cộng hòa) khoảng 5 hoặc 6%. Nhưng kết quả bầu cử lại không đúng như vậy, sau khi đếm phiếu ông Bush con được 271 phiếu cử tri đoàn, hơn ông Gore 7 phiếu và được coi là thắng cử vì đã đủ 270 phiếu. Tỷ lệ hơn nhau rất ít, ông Bush hơn ông Gore khoảng một ngàn phiếu tại tiểu bang Florida, ông Gore khiếu nại cho đếm lại và một tháng sau mới chính thức công bố ông Bush thắng cử. Riêng tại Florida, Bush hơn Gore 537 phiếu sau khi đếm lại, ông Gore hơn Bush khoảng nửa triệu phiếu phổ thông nhưng người ta chỉ tính phiếu cử tri đoàn. Mặc dù thăm dò sai nhưng không nhiều lắm nên người ta cũng cho là chấp nhận được, hồi đó tôi bỏ phiếu cho Al Gore.
Năm 2008 các thăm dò tiên đoán Obama (Dân chủ) thắng McCain (Cộng Hòa) tỷ lệ cao và kết quả bầu cử cho thấy Obama được 365 phiếu cử tri đoàn so với 173 phiếu của McCain, ông cũng hơn McCain gần 10 triệu phiếu phổ thông. Nhiệm kỳ sau 2012, thăm dò có khi nói hai bên ngang nhau, nhưng họ thường cho là Obama ưu thế hơn Mitt Romney. Sau bầu cử kết quả cho thấy đúng như dự đoán Obama thắng Mitt Romney cả vế phiếu cử tri đoàn tỷ lệ 332 trên 206 và phiếu phổ thông, ông hơn Mitt Romney khoảng 5 triệu phiếu.
Vì đã tiên đoán trúng trong quá khứ nên năm nay 2016, người ta cũng theo dõi thăm dò và tin tưởng nó sẽ trung thực, ít khi sai. Trong cuộc bầu cử sơ bộ, họ cũng đoán trúng diễn tiến cả hai đảng từ ngày khởi đầu cho tới khi kết thúc tranh cử. Những thăm dò về Trump, Ted Cruz, Kasich… (Cộng Hòa) và Clinton, San ders (Dân chủ)…khi tranh cử cũng như khi có kết quả nói chung không sai lạc nhiều. Ngay từ hồi còn tranh cử sơ bộ, người ta đã tiên đoán ông Trump và bà Clinton sẽ được cử làm dại diện hai đảng trong cuộc tranh cử Tổng thống từ sau tháng 7-2016. Tuy nhiên ngay từ giữa tháng 7-2015, cách đây một năm rưỡi qua thăm dò của RealClearPolitics (RCP) bà Clinton hơn Trump tới 20%, nhiều thăm dò khác cũng nói tương tự như thế và nhiều người đã nghi ngờ truyền thông có nhiều khả năng nghiêng ngả.
Từ tháng 9-2015 tới ngày Đại hội của cả hai đảng cuối tháng 7-2016 để chọn ứng cử viên đại diện, Clinton hơn Trump từ 3 cho tới 7 điểm, riêng đâu tháng 2-2016 cách biệt tới 12 điểm qua thăm dò. Nhìn chung từ ngày được đề cử làm đại diện đảng hạ tuần tháng 7-2016, Clinton vẫn trội hơn Trump nhiều. Hầu hết các nhà bình luận, truyền thông Mỹ đều tiên đoán Clinton thắng cử vẻ vang, tờ New York Times còn tiên đoán Clinton đại thắng lanslide, nghĩa là đất lở, trời long đất lở. Trong lịch sử Mỹ chỉ có vài lần trời long đất lở lanslide như năm 1972 Nixon thắng 520 phiếu cử tri đoàn so với 17 phiếu của McGovern (96%) , phiếu phổ thông ông hơn đối thủ 18 triệu, năm 1984 Reagan thắng Mondale tỷ lệ 525/13 (97%), ông hơn đối thủ 17 triệu phiếu phổ thông…phía VN thường gọi Trump là phường chèo, một nữ xướng ngôn viên truyền hình SaigonTV nói Trump chỉ là thời thế tạo anh hề và tiên đoán ông ta sẽ rút lui để khỏi bị thất bại nhục nhã.
Từ xưa tới nay người Mỹ có truyền thống chỉ bầu cho một đảng làm hai nhiệm kỳ, sau đó lại bầu cho đảng khác, nghĩa là Cộng hòa 8 năm và Dân chủ 8 năm, người ta sợ độc tài. Trừ hai trường hợp ngoại lệ như thời Thế chiến Thứ Hai Dân chủ làm tổng công 20 năm từ 1933 tới 1953 (Roosevelt, Truman) vì thế giới có đại chiến, sau đó là chiến tranh Cao Ly. Từ 1953 tới nay đã 63 năm qua, chỉ có một trường hợp một đảng làm ba nhiệm kỳ liên tiếp (1980-1992) 12 năm (Reagan, Bush cha, Cộng hòa) vì Reagan là một vị Tổng thống được xếp vào hàng ngoại hạng, còn lại các chính phủ liên tiếp nhau chỉ làm 2 nhiệm kỳ.
Vì thế tôi lấy làm lạ tại sao Dân chủ, bà Clinton lại quả quyết họ sẽ thắng lớn kỳ này mặc dù Dân Chủ đã làm hai nhiệm kỳ, trên thực tế muốn làm ba nhiệm kỳ khó lắm, nó khó hơn trúng số vậy. Có lẽ đây cũng là một kỳ đặc biệt vì ông Obama được thăm dò ca ngợi là vị Tổng thống có rất nhiểu người ủng hộ chỉ thua TT Reagan chút xíu, ông Obama cũng được coi là vị Tổng thống tuyệt với, hết sẩy. Còn bà Clinton được thăm dò, truyền thông ca ngợi sẽ là vị Tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ, Nữ tổng thống đầu tiên, bà có nhiều kinh nghiệm hết sẩy về ngoại giao chính trị.
Những ngày trước bầu cử, nhiều thăm dò cho thấy bà Clinton chiếm ưu thế về cử tri đoàn tại hầu hết các tiểu bang then chốt swing states. Mặc dù FBI mở cuộc điều tra 28-10, trước bầu cử 11 ngày nhưng bà Clinton vẫn trên cơ ông Trump qua nhiều thăm dò. Trước bầu cử 4 ngày trang mạng nổi tiếng Fivethirtyeight (FTE) cho biết Clinton hy vọng thắng 64%, Trump 36% và Trump có hy vọng thắng Florida, Ohio, tôi nghĩ là ông ta có hy vọng thắng, nhưng trước ngày bầu cử hai ngày, tôi thấy trang FTE nói Clinton sẽ thắng Ohio và Florida, tôi nghĩ thế là ông Trump rồi đời.
Theo báo Los Angeles Times có sáu nhà chiêm tinh gia Thổ nhĩ Kỳ, Anh, Slovenia, Bosnia và Mỹ dự Hội nghị quốc tế Chiêm tinh gia tại Mỹ tiên đoán bà Clinton thắng cử.
Những người đánh cá độ bầu cử đều đoan chắc Clinton thắng lớn với tỷ lệ 300 ăn 100 và lên tới 400, 500 trong và trước ngày bầu cử, đánh 300 nếu Clinton thắng chỉ được 100, Clinton thua thì được 300, bên Canada, Pháp… cũng đánh cá tương tự như vậy, họ dựa theo thăm dò của truyền thông.
Clinton tin tưởng chắc ăn như bắp sẽ thắng lanslide long trời lở đất nên lúc nào cũng tươi cười lạc quan, bà đả chuẩn bị cho đốt pháo bông tưng bừng mừng đại thắng. Donald Trump cũng bị ảnh hưởng nặng của truyền thông, tuy khuyên các cộng sự viên đừng tin truyền thông cánh tả nhưng vẻ mặt u sầu của ông cho thấy niềm bi quan hiện rõ, ông luôn tỏ vẻ rầu thúi ruột trước những thăm dò bất lợi. Nhiều lúc Donald Trump mặt méo như cái bị trông thật tội nghiệp. Trước ngày bầu cử , CNN thăm dò cho biết Cộng hòa chỉ hy vọng 30% giữ được Thượng viện, nhiều thăm dò cho thấy nếu Trump thắng cử, thị trường chứng khoán sẽ sụp đổ.
Tối 8-11, tôi bắt đầu theo dõi kết quả đếm phiếu khoảng 8 giờ 30 (giờ Texas). Ngay từ khi mới đếm phiếu một số tiểu bang miên Bắc và tiếp theo sau Trump đã đánh thắng dòn dã ngay những trận đầu trước sự ngạc nhiên của mọi người. Đám ủng hộ Trump phấn khởi, bọn hâm mộ Clinton mất tinh thần, bi quan ra mặt. Trump ngày càng thắng thế cho tới nửa đêm khi đã đếm được gần hết các tiểu bang thì chiến trận coi như kết thúc, Clinton không còn hy vọng gì, và tới gần 2 giờ khuya thì trắng đen đã rõ, Trump thắng trận (279 phiếu), Clinton thảm bại (215 phiếu)
Trái với thăm dò, kết quả bất ngờ khiến bọn sùng bái hâm mộ Clinton tại Times Square Nữu Ước bị cú sốc lớn, bàng hoàng như trong ác mộng, nhiều người khóc nức nở, khóc như cha chết, có kẻ than vãn vật vã. Donald Trump lấy lại tinh thần, điềm đạm, thản nhiên, ông ta đọc diễn văn cám ơn cộng sự viên và những người ủng hộ. Clinton gọi điện thoại chúc mừng kẻ chiến thắng.
Hôm sau, trong phòng hội của Ban vận động, Clinton đọc diễn từ cám ơn những người cộng sự và đôi lời gửi gấm cử tri ủng hộ, hôm nay Clinton không cười nhưng bà mếu.
Nhiều nước trên thế giới theo dõi cuộc bầu cử mà họ cho là có tầm ảnh hưởng toàn cầu, họ bàng hoàng trước kết quả trái ngược với thăm dò của truyền thông, báo chí. Sự thực không phải ngựa về ngược mà là kết quả thật sự trái ngược với truyền thông lưu manh láo khoét. Sau cùng Trump được 306 phiếu cử tri đoàn, Clinton 232 phiếu, hơn Trump khoảng 300 ngàn phiếu phổ thông. Cộng Hòa vẫn kiểm soát Lưỡng viện Quốc hội, họ chỉ mất 5 ghế tại Hạ viện theo tỷ lệ như sau:
Thượng viện: Cộng hòa 51, Dân chủ 46
Hạ viện: Cộng Hòa 238, Dân chủ 193
Lúc này mọi người mới thấy bộ mặt tồi tàn của truyền thông khuynh tả, chúng bịa ra những tin dóc tổ đánh lừa cả Cộng hòa, Dân chủ, lừa gạt cả thế giới. Cộng hòa vẫn giữ được Thượng viện, thị trường chứng khoán ổn định, Dow Jones lên cao sau bầu cử không như tiên đoán láo khoét của thăm dò. Sau ngày bầu cử, giới truyền thông Mỹ sám hối vì đã đoán sai, họ đánh giá thấp sự phẫn nộ của người dân. Họ điểm lại, trong số hàng trăm tờ báo lớn thì 60% kêu gọi bầu cho Dân chủ, bôi nhọ Cộng hòa rất hạ cấp, chỉ có hai tờ ủng hộ Donald Trump, sự mù quáng đã khiến truyền thông không tiên đoán được đâu là sự thực. Nay trên 70% dân chúng không tin vào báo chí, cho là bọn này chỉ biết có tiền chứ không nói sự thật.
Chính báo chí cũng bị đánh lừa, tạp chí Newsweek bị hố nặng, họ cho in trước 125,000 cuốn có hình bà Clinton trên trang bìa với dòng chữ Madam President để chào mừng Nữ Tổng Thống đầu tiên nhưng rất may đã thu hồi lại được, chỉ có 17 cuốn lọt ra thị trường.
Hai giờ khuya ngày 8-11 sau khi có kết quả bầu cử, xướng ngôn viên đài PBS nói người dân không muốn cho gia đình Clinton trở lại tòa Bạch Ốc. Sáng hôm sau ngày bầu cử, đài NBC cho biết người Mỹ chưa sẵn sàng chấp nhận một người nữ Tổng thống.
Ít ngày sau, Clinton đổ lỗi cho Giám đốc FBI James Comey đã làm bà thất cử (Clinton blames FBI director James Comey for election loss), sự thực không phải chuyện Donald Trump thắng Hillary Clinton mà là Cộng hòa thắng Dân chủ. Người dân đã giải quyết toàn bộ chính trường nước Mỹ, họ loại bỏ hoàn toàn Dân chủ khỏi ra khỏi tòa Bạch Ốc cũng như tòa nhà Quốc hội, giao lại cho đảng Cộng hòa để họ dễ dàng xây dựng lại những sai lầm của quá khứ, di sản của Hành pháp Obama. Mặc dù Dân chủ đã tung tiền như nước, hơn một tỷ đã được chi vào quảng cáo, đánh phá đối phương, đa số truyền thông tham gia ủng hộ Clinton nhưng cũng không cứu vãn nổi tình thế.
Tám năm trước đây, cử tri quá chán Cộng hòa vì cuộc chiến Iraq sa lầy, thị trường địa ốc sụp đổ và họ bầu cho Obama. Dân chủ ăn mừng chiến thắng vĩ đại, vừa làm chủ Tòa Bạch ốc và kiểm soát cả điện Capitol nay tan như xác pháo trước sự phẫn nộ của người dân. Obama thắng cử là nhờ phiếu của cử tri da trắng năm 2008 nhưng ông lại đi vào vết xe đổ của Cộng hòa tám năm về trước.
Năm 2009, Obama nhậm chức khi tỷ lệ thất nghiệp lên cao 7.2, nhiều ngân hàng phá sản, ông bail out mấy ngàn tỷ, lấy công quỹ cứu thị trường tài chính. Sự thực biện pháp này do ông Bush đã thực hiện vài tháng trước đó, nhưng dù sao cũng phải công nhận Obama có công cứu được nhiều ngân hàng và thị trường chứng khoán. Từ ngày Obama làm Tổng thống năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh từ 7,8 lên 9.9 năm 2009, tính tới cuối năm sau 2010 có giảm chút đỉnh còn 9.4. Người dân bất mãn biểu tình ầm ĩ, họ tưởng ông có phép lạ cứu nguy nền kinh tế nay thất nghiệp quá xá đầy đường đầy chợ nên đã bầu cho Cộng hòa nắm Hạ viện thêm thêm 64 ghế thành 242 ghế.
Năm 2012 người ta bầu cho Obama thêm một nhiệm kỳ để ông tiếp tục làm Chương trình bảo hiểm y tế Afordable Care Act (ACA) mà người ta thường gọi là Obamacare. Năm 2014 người dân bất mãn với Dân chủ, họ bầu cho Cộng Hòa thêm 24 ghế tại Thượng viện thành 54 ghế, Hạ viện thêm 13 ghế thành 247 ghế, Cộng hòa nắm ưu thế cả Quốc hội và Thống đốc các tiểu bang
Năm 2014, Dân chủ thảm bại trong cuộc bầu cử bán phần Quốc hội và cả Thống đốc các tiểu bang, họ đã không chịu rút kinh nghiệm cho kỳ bầu cử sắp tới mà chỉ tin theo những thăm dò sai bét của truyền thông. Dân chủ vẫn áp dụng chiến thuật mị dân cũ rích từ bao đời nay, vẫn đem con ngáo ộp kỳ thị racist để hủ dọa người đối lập.
Người ta nói di sản của Obama để lại cho Dân chủ chỉ là con số không. Ông có tham vọng lưu danh thiên cổ, để lại cho hậu thế một chương trình cải tổ y tế tuyệt vời. Muốn biết Obamacare là gì thì cứ hỏi những người xử dụng, mười người thì bốn người chê, năm người chửi, một người khen, giá mua cắt cổ, bắp ép dân mua, nhiều bệnh viện và bác sĩ không chịu nhận… Năm nay chính phủ tăng giá quá cao, người dân chẳng thà chịu phạt chứ không thể nào mua nổi, bảo hiểm Obamacare tự nó sẽ tiêu tan không cần chính phủ mới phải ban hành hủy bỏ.
Nợ nần nay đã tăng lên 19 ngàn tỷ, gấp đôi thời Bush, tỷ lệ thất nghiệp sau 8 năm mới giảm từ 9% xuống còn 5 %, quá chậm, công việc làm chuyển ra ngoại quốc quá nhiều, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế chậm….Hướng đi Quốc gia (Direction of the country) bị coi là sai đường tỷ lệ 31% cho là đúng, 61% cho là sai.
Các cuộc biểu tình bạo động đang nổ ra nhiều nơi tại Mỹ để phản đối chính sách di dân của Donald Trump. Ông ta tuyên bố sẽ giữ lời cam kết với cử tri, trục xuất mấy triệu người di dân lậu, nhất là thành phần tội phạm, băng đảng, trộm cướp. Nhiều bản tin cho hay những người tham gia chống đối phần lớn là dân tộc thiểu số. Tại xứ tự do con người có quyền biểu lộ nguyện vọng chính đáng nhưng không thể đòi hỏi ưu quyền đặc lợi. Họ chỉ có thể biểu lộ ý muốn trong phòng phiếu chứ không thể ở ngoài đường phố. Một bình luận gia nói số tiền tài trợ cho Clinton của nhà tư bản còn dư, họ đã chuyển sang yểm trợ cho phong trào chống đối.
Truyền thông cũ tuyên truyền xuyên tạc Donald Trump sẽ rút bỏ Á châu, Âu châu. Ngay sau khi đắc cử, Donald Trump đã gọi điện thoại cho bà Tổng thống Phác Cận Huệ cam kết tiếp tục bảo vệ Nam Hàn, tại Ân châu ông ta chỉ không tăng thêm phần đóng góp cho khối Nato nhưng vẫn giữ nguyên như cũ. Mỹ đã đóng góp cho Nato 70% chi phí, Donald Trump trong cuộc tranh cử tuyên bố sẽ yêu cầu các nước khối Nato, Nhật, Nam Hàn.. đóng góp nhiều hơn để chia sẻ gánh nặng với Mỹ nhưng không có nghĩa Mỹ theo biệt lập thuyết (isolationism)
Lãnh đạo các nước du côn họ Kim, họ Tập, Putin… thừa biết họ sẽ không còn cơ hội vuốt râu hùm như đã làm với chính phủ nhu nhược Obama trước đây. Họ cũng thừa biết rằng người dân Mỹ đã bầu cho một chính phủ cứng rắn hơn. Lịch sử đã dở sang một tranh khác, nước Mỹ vẫn là siêu cường quân sự kinh tế
Mười nước Top ten có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới gồm Mỹ, Nga, Trung Cộng, Ấn độ, Anh, Pháp, Đại Hàn, Nhật, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ vẫn đứng đầu về quân sự trên thế giới hiện nay, ngân sách quốc phòng Mỹ nay gần 600 tỷ Mỹ kim, nhiều hơn ngân sách của tất cả các cường quốc quân sự khác cộng lại, số máy bay quân sự của Mỹ nay gần 14,000 cái, bằng số máy bay của tất cả 9 cường quốc quân sự trên thề giới cộng lại.
Một tiến sĩ Cộng sản trong nước ca ngợi Trung cộng nói nước Mỹ sẽ không còn giữ vai trò lãnh đạo thế giới nhưng chỉ là con cá lớn giữa những con cá lớn khác, Trung Cộng sẽ là cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 1972, tạp chí Spectacle du monde của Pháp tiên đoán thập niên 90 các nước Nhật, Nga sẽ vượt Mỹ trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới vì tỷ lệ tăng trưởng (taux de croissant) của Nhật, Nga gấp bội lần Mỹ. Nay thực tế đã chứng tỏ Nga và Nhật không bao giờ đuổi kịp Mỹ. Về khoa học công nghiệp, chế tạo xe hơi, đồ điện tử…Trung cộng phải mất vài chục năm để theo kịp Nam Hàn và Nhật bản.
Dù chưa biết chính sách mới của tân Tổng thống ra sao nhưng có điều nước Mỹ sẽ không bị coi thường, Tổng thống Mỹ sẽ hết còn bị rẻ rúng như dưới thời Obama.
Cử tri bầu cho Donald Trump với hy vọng ông ta sẽ làm cho nước Mỹ hùng cường và vĩ đại như xưa, Make America Great Again…
Với Chánh Sách Mới Của Tổng Thống Donald Trump Mỹ Tự Cô Lập Hay Hợp Tác Với Thế Giới? – Thanh Thủy 17/11/2016
I.- Dư luận của giới truyền thông và thực tế xã hội trong việc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 45:
Ông Donald Trump, vừa đắc cử làm Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ sau khi vượt qua bao nhiêu thử thách khó khăn ngay từ đầu khi bước ra tranh cử.
Trước ngày bầu cử (08/11/2016), theo dư luận của giới truyền thông được phổ biến rần rộ khắp nơi, thì ông Trump khó lòng vượt qua được những khó khăn trước mặt, thậm chí trong khi cuộc bầu cử đang diễn ra, trên sàn chờ đợi và theo dỏi kết quả từ khắp các tiểu bang gởi về của bà Hillary Clinton thì đèn hoa rực rỡ, pháo bông và thức ăn, rượu champagne sẳn sàng để chuẩn bị ăn mừng chiến thắng, trong khi bên phía ông Trump thì lu mờ ảm đạm, biểu hiệu cho sự bi quan sắp diễn ra. Nhưng kết quả bầu cử đã trái ngược với những gì mà giới truyền thông suy đoán, ông Donald Trump đã đánh bại bà Hillary Clinton và đã thắng cử một cách vẻ vang. Điều nầy đã nói lên được nguyện vọng của người dân Hoa Kỳ và cũng chứng tỏ rằng dư luận của giới truyền thông chưa hẳn là ý nguyện của người dân trong giai đoạn mà Hoa Kỳ phải đối diện với những di sản “chằn ăn trăn quấn” từ việc nội trị cho đến sự bang giao quốc tế của chánh phủ Barack Obama vận hành trong suốt tám năm qua.
Điều nầy đã cho thấy bao nhiêu vấn đề trắc trở trước mắt mà vị tân Tổng Thống nầy không phải dễ dàng tháo gở trong suốt nhiệm kỳ sắp tới mặc dầu đa số người dân Hoa Kỳ ủng hộ ông, chỉ trừ khi nào ông có lòng quyết tâm, có sự quả cảm và chân thành thật sự để thực hiện những điều mà ông đã mạnh dạn vạch ra.
Trước những khó khăn trước mắt đó, liệu ông Trump có thể làm được gì cho nước Mỹ và thế giới được tốt đẹp hơn những vị Tổng thống tiền nhiệm của ông không?
II.- Dọn đường cho một chánh sách:
1.- Nhận diện sơ khởi: Về hình dáng và cách ăn nói thì ông nầy xem có vẻ rất bặm trợn, khinh khỉnh, bạt mạng và bất cần, có thể đó là đặc tính của ông Donald Trump, biểu lộ bản chất của một con người dám làm những điều mình nói.
Tuy nhiên, việc nói và việc làm thường lúc nào cũng có những khoảng cách, vì khi nói để vận động trong cuộc tranh cử chỉ là biểu lộ tư tưởng, lập trường của một cá nhân, nhưng khi được làm Tổng Thống thì việc làm của ông phải tùy thuộc vào Hiến Pháp, vào Quốc Hội. Cho nên mặc dầu đảng Cộng Hòa trong nhiệm kỳ của ông Trump nắm đa số trong lưỡng viện Quốc Hội, nhưng không phải Tổng Thống muốn làm gì cũng được, vã lại, trong lưỡng viện Quốc Hội và trong nội bộ của cả hai đảng, khó tránh khỏi một số đại biểu bị chi phối bởi những thế lực tài phiệt bên ngoài, và giới truyền thông cũng vậy, không phải lúc nào cũng vô tư. Cho nên, có những vấn đề được đặt ra, thấy rất hợp lý, hoàn toàn có lợi cho nước Mỹ mà vì bị những chi phối như vậy, một vị Tổng Thống đương quyền nhiều lúc buộc phải làm ngơ.
Một thí dụ là cách đây mấy năm, TT.Obama có hỏi ông Chủ Tịch (hay Tổng Giám Đốc, không nhớ rõ) của đại công ty Apple, đại khái là từ nhiều năm nay Apple đã đem qua Trung Quốc những việc làm để sản xuất những mặt hàng cho Apple rồi đem trở ngược những mặt hàng đó về Mỹ để bán kiếm lời, công việc nầy đã khiến cho nhiều người Mỹ bị mất việc làm và tiếp tay làm giàu cho Trung Quốc. Ông Chủ Tịch có thể đem những công việc nầy trở lại về Mỹ được không? Ông Chủ Tịch Apple trả lời thẳng thừng là: Không thể được. Ông TT.Obama im luôn.
Ngược lại, theo như cách nói thì chủ trương của ông Trump là không im như ông Obama mà quyết chí phải làm sao đem cho được những việc làm như vậy trở ngược về Mỹ để giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân Mỹ. Có thể xem đó là hành động của một người yêu nước. Để dọn đường đi tới, ngay sau khi vừa được đắc cử, trong một bài diễn văn đầu tiên, ông Trump đã phát biểu:
1.- Đối Nội, ông kêu gọi đoàn kết quốc gia:
“Giờ đã đến lúc chúng ta làm lành vết thương chia rẽ của nước Mỹ. Chúng ta cần ngồi lại với nhau.
Cùng các bạn Cộng Hòa, Dân Chủ, và các nhóm độc lập không thuộc đảng nào, tôi xin được nói đây là lúc chúng ta kết hợp lại để thành một khối độc nhất. Đã đến lúc!
Điều quan trọng mà tôi muốn nói với các bạn rằng, tôi tâm nguyện cùng tất cả các công dân Hoa Kỳ rằng tôi sẽ là Tổng thống không chỉ của riêng ai mà của tất cả mọi người.
Với một số ít các bạn không ủng hộ tôi trong quá khứ, tôi mong các bạn sẽ hướng dẫn và giúp đõ chúng tôi để chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước trong tình đoàn kết”.
2.- Đối ngoại, Ông tuyên bố một câu rất thẳng thắn, rất rõ ràng:
“Chúng ta sẽ giao hảo với bất cứ quốc gia nào muốn giao hảo với chúng ta. Chúng ta sẽ tạo quan hệ tốt đẹp với họ.
…..
Tôi cũng muốn nói với thế giới rằng, cho dù chúng ta đặt quyền lợi của nước Mỹ lên hàng đầu, chúng ta cũng sẽ đối xử với các nước khác một cách bình đẳng. Chúng ta sẽ tìm những mẫu số chung, phát huy những điểm tương hợp, tránh những xung khắc”.
III.- Những quy định vận hành:
Đối nội là chuyện nội bộ của mỗi quốc gia, bên ngoài không xen vào được, nhưng vì trên đất Mỹ hiện có rất nhiều màu sắc cộng đồng khác nhau sinh hoạt, như cộng đồng Do Thái, cộng đồng Mễ, cộng đồng Cuba, cộng đồng Hoa Lục, cộng đồng Đài Loan, cộng đồng Hàn Quốc, cộng đồng Việt Nam,v.v… việc nội trị của chánh quyền Mỹ dĩ nhiên là để mưu cầu cho quyền lợi của Mỹ cho nên không ít thì nhiều đều có ảnh hưởng đến một số quyền lợi của mỗi quốc gia mà cộng đồng mang tên, cho nên, mỗi cộng đồng trên đất Mỹ nếu muốn tranh đấu cho đất nước của mình thì đều phải hành xử bằng cách riêng nào đó để nương theo những việc làm của Mỹ mà vận động sao cho có lợi ích cho đất nước của mình. Được như vậy thì mới mong nhận được những sự trợ giúp hữu hiệu của Mỹ để đất nước mình được cùng hưởng lợi.
Chúng ta đừng quên rằng, trong sự bang giao quốc tế, không có vấn đề tình cảm và cũng không có ý thực hệ nào được coi trọng mà tất cả đều đặt trên cán cân quyền lợi như ông Trump đã phát biểu. Đặc biệt, ông còn phân định rõ quốc gia nào là bạn và quốc gia nào là thù để có những việc hành xử khác nhau trong sự cạnh tranh về quyền lợi. Trên cơ sở đó, ông đã nêu đích danh một số quốc gia tiêu biểu như sau:
1.- Đối với Trung Quốc, ông thẳng thắn nhận định:
” Tàu Quốc không phải là bạn. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Tàu Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi”.
Ông nêu lên tiếp những nhận xét thật xác đáng:
“ Người ta dự đoán rằng đến năm 2027, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới – và điều này sẽ xảy ra nhanh hơn nữa nếu các xu hướng thảm họa trong nền kinh tế của Obama vẫn còn tiếp diễn. Nghĩa là trong vài năm tới, Mỹ sẽ bị nhấn chìm bởi cơn sóng thần kinh Trung Quốc – tôi đoán là đến năm 2016, nếu ta không hành động nhanh.
Điều này không xảy ra trong một đêm hay bất thần từ chân không. Chúng ta cứ ngần ngừ và làm ngơ trước những dấu hiệu cảnh báo suốt nhiều năm. Sự thật là, chúng ta đã thất bại nặng nề về công ăn việc làm trước Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W. Bush, thậm chí trước khi rơi vào thảm họa việc làm do Tổng thống Obama gây ra, thì từ năm 2001 đến năm 2008, Mỹ đã mất 2,4 triệu việc làm vào tay Trung Quốc”….
“Hơn 30 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng trung bình 9-10% một năm. Nhưng dưới thời Tổng thống Barack Obama, Trung Quốc đã phát đạt nhanh một cách bất thường và Mỹ cũng thua lỗ nhanh một cách bất thường. Chỉ riêng quý I năm 2011, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ vũ bão 9,7%. Còn tỷ lệ tăng trưởng quý I của Mỹ thì sao? Một con số đáng xấu hổ: 1,9%. Chúng ta có 14,4 triệu người mất việc. Chúng ta cần hành động”….
” Người Trung Quốc sẽ lấy, lấy và lấy cho đến khi ta không còn gì cả – và ai lại đi trách họ khi họ có thể phủi tay?”
(Donald Trump – Đã đến lúc phải cứng rắn” được Alpha Books và NXB Thế giới phát hành toàn quốc vào ngày 18/7/2016.)
Với những nhận định thẳng thắn như vậy, chắc chắn vị Tổng Thống thứ 45 nầy của Hoa Kỳ sẽ xem Trung Quốc là đối thủ số một, thậm chí còn là kẻ thù số một trên trường quốc tế mà Mỹ nhất thiết cần phải đối phó với lập trường cứng rắn hầu để tái lập lại sức mạnh cả kinh tế lẫn quân sự để xứng đáng là một siêu cường số một lãnh đạo thế giới. Đó là điều quan trọng hàng đầu mà ông Trump chủ trương nước Mỹ phải làm cho đến nơi đến chốn
.2.- Đối với Nga thì ngược lại, hai bên có vẻ thân thiện nhiều ngay từ khi ông Trump đang còn trong thời kỳ vận động tranh cử và ông Tổng Thống Nga Vladimir Putin là người đầu tiên gởi lời chúc mừng ngay sau khi được tin ông Trump thắng cử.
Cứ theo những nhận định của ông Trump về Trung Quốc, chúng ta thấy ông Trump đã thấy rõ mối hiễm họa của tập đoàn Bắc Kinh mà trước đây đã có những nhận định sâu sắc để cảnh báo của hai tác giả người Mỹ là ông Peter Navarro và ông Greg Autry trong quyễn Death by China như sau:
“qua sự trổi dậy của một lực lượng quân sự viễn chinh năm chiều của Trung Cộng (không, lục, hải, vi tính, không gian) có khả năng rồi đây sẽ tiến hành những tuyên bố chủ quyền phi lý về lãnh thổ khắp thế giới-và chắc chắn cả trong không gian, một ngày nào đó”.
Thật vậy, với sự huy hiếp công khai của Trung Quốc với những nước láng giềng bằng cách giành giựt chủ quyền quần đảo Senkaku của Nhựt ở Biển Hoa Đông và ngang nhiên tự ý vẽ đường lưỡi bò chín đoạn để xâm lăng chiếm đoạt hơn 80% diện tích Biển Đông của Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei, rõ ràng là Trung Quốc muốn gởi một thông điệp để báo trước, không chỉ riêng cho những nước bé nhỏ như Việt Nam, Phi luật Tân và những nước xung quanh, mà còn có thể nói là một cảnh cáo lớn lao cho toàn thế giới, kễ cả Hoa Kỳ.
Đúng như những nhận xét của hai tác giả quyễn sách Death by China trích dẫn bên trên, nếu Hoa Kỳ và những cường quốc Tây phương không ngăn chận kịp thời, để cho đến khi sức mạnh của bọn Đại Hán nầy tăng dần, đạt đến mức độ bằng hay gần bằng Hoa Kỳ thì lúc đó sẽ không còn cách gì để có thể ngăn chận được nữa.
Với nạn nhân mãn trầm trọng cố hữu cần phải được giải tỏa, lúc đó Trung Cộng sẽ rãi dân của họ tràn ngập khắp mặt đất, và với sức mạnh vũ lực trong tay họ sẽ ngang nhiên mở lại chiến dịch “bạo lực cách mạng” để giết người một cách tàn khốc mà không ai có thể ngăn cản nổi và bọn người Đại Hán sẽ hoàn thành một “Thế Giới Đại Đồng theo Chũ Nghĩa Cộng Sản” do họ lãnh đạo, trong đó, trừ người Tàu theo họ ra, tất cả mọi giống người trên thế giới đều sẽ biến thành nô lệ mà sẽ không bao giờ có thể vùng dậy nổi.
Con cọp Tàu đã bắt đầu vươn vai trổi dậy kễ từ sau cuộc viếng thăm đầu tiên của cố Tổng thống Nixon, sau đó, vì quyền lợi kinh tế, Mỹ và các nước Tây phương tiếp tục mở rộng không gian cho nó mặc sức tung hoành, đến nay thì con cọp nầy đã tạm có đầy đủ nanh vuốt sắc bén để thật sự trở thành mối “hiểm họa da vàng”, đe dọa sự an nguy thật sự cho thế giới thì Mỹ mới giựt mình, bắt đầu tìm cách ngăn chận, chẳng khác nào chờ nước gần đến trôn rồi mới nhãy, cho nên vấn đề không thể giải quyết đơn giản vì nó đã quan hệ chằng-chịt khắp nơi về đủ mọi gốc cạnh về Quyền Lợi, chỉ trừ có sự Quyết Tâm.
Có lẽ ông Trump cũng nhận thấy rằng Nga là một đồng minh chiến lược của Trung Cộng từ trước đến nay, nếu hai quốc gia nầy cùng hợp tác chặt chẽ với nhau thì sự đối đầu của Mỹ với hai cường quốc nầy sẽ khó khăn và nguy hiễm hơn nhiều, chưa chắc gì trong nhiệm kỳ 4 năm của ông Trump mà có thể giải quyết nổi. Cho nên, cách tốt nhứt là làm cho hai quốc gia nầy phải tách rời ra.
Hiện tại thì Nga không đủ mạnh và không nguy hiễm bằng Trung Cộng nên Mỹ kết thân với Nga không có thiệt hại gì mà còn là cơ hội tốt để hai nước nghi kỵ nhau mà tách rời ra khỏi thế liên minh để Hoa Kỳ rãnh tay đối đầu, triệt hạ kẻ thù số một là Trung Quốc mà ông Trump đã nói rõ trong chánh sách đối ngoại của ông và đồng thời cũng có thể giải quyết được với Nga về những vấn đề Trung Đông được dễ dàng hơn.
3.- Đối với Nhựt: Nhựt hiện tại cũng như Mỹ đều xem Trung Cộng là kẻ thù số một về việc tranh chấp chủ quyền lãnh hải thuộc quần đảo Senkaku và thường xuyên có những cuộc xung đột nhau trên Biển Hoa Đông. Trước tình thế như vậy, đồng minh gắn bó lâu đời giữa Mỹ và Nhựt xem ra sẽ không thể sút giãm được mà ngược lại. có thể nói là còn có thể thắt chặt nhiều hơn. Cho nên, những cuộc gặp gở và thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Shinzo Abe trong thời gian tới chắc chắn sẽ đạt được những thỏa thuận hợp tác chống Trung Quốc một cách hữu hiệu.
4.- Đối với Nam Hàn: Nam Hàn hiện nay đang ở trong tình trạng cấp thiết hơn Nhựt vì luôn luôn bị Bắc Hàn gây hấn, mặc khác, bà Tổng thống Nam Hàn Park Geun Hye, một đồng minh thân cận với Mỹ đang gặp khó khăn qua vụ một người đàn bà thân thiết với bà lạm dụng quyền lực của bà để làm những điều phi pháp, cho nên để có thể đạt được một thỏa hiệp nhanh chóng với Mỹ về việc bảo vệ Nam Hàn và nhứt là việc Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ THAAD trên lãnh thổ Nam Hàn như đã được ký kết với Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama trước khi tình huống đối với bà có thể xấu đi, do đó, bà đã vội vàng liên lạc với ông Trump để trình bày sự việc và được ông Trump chấp nhận ngay. Điều nầy cho thấy Tổng Thống Mỹ Donald Trump cũng rất quan tâm đến vấn đề an ninh khu vực trên bán đảo Triều Tiên và Nhựt Bổn. Về vấn đề chia sớt gánh nặng cho những chi phí nầy thì chắc chắn không có gì trở ngại vì đó là quyền lợi chung của các bên, vã lại Mỹ cũng rất cần sự liên kết chặt chẽ với hai đồng minh Nam Hàn và Nhựt Bổn để tạo thế liên minh chống lại Trung Quốc.
Còn việc trợ giúp Nam Hàn để đối phó với lãnh tụ Kim Jong-Un của Bắc Hàn có lẽ cũng là niềm cảm hứng của Trump vì gay mắt trước tay kình địch khó ưa, hứa hẹn sẽ gặp nhau ngoài trận mạc và lần nầy chắc chắn Kim sẽ khó có cơ hội để hù dọa suông như từ trước tới nay.
5.- Đối với Phi Luật Tân: Mặc dầu Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế La Haye (Hòa Lan) đã ra phán quyết phủ nhận hoàn toàn việc Trung Quốc đòi chủ quyền hơn 80% vùng Biển Đông, tức là Tòa đã xử Phi Luật Tân thắng kiện đối với Trung Quốc, nếu Tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino còn đương quyền thì tình thế có thể khác đi, khó có thể tránh khỏi xung đột mà diễn tiến đến đâu chưa có thể biết được, nhưng vì ông Rodrigo Duterte kế vị trước khi có phán quyết của Tòa Trọng Tài nên tình thế đã thay đổi. Ông Duterte là một nhà độc tài, xử lý rất tàn bạo, bắn giết thẳng tay đối với những người nghiện ngập và những phần tử buôn lậu ma túy mà không cần phải qua sự xét xử của tòa án, cho nên bị Mỹ và thế giới Tây phưong lên án, cho nên, để thăm do mức độ bảo hộ của Mỹ đối với Phi Luật Tân ra sao, ông đã hỏi thẳng TT.Obama là nếu như Phi Luật Tân bị Trung Cộng tấn công thì Mỹ sẽ can thiệp tới mức độ nào. TT.Obama ỡm ờ, trả lời có tánh cách chiếu lệ. Chính vì thế ông Duterte mới tức giận và đổi chiều, chia tay với Mỹ, quay sang quy phục Trung Quốc.
Thật sự mà nói, trong vấn đề giải quyết Biển Đông, TT.Obama tuy luôn luôn cổ vũ phán quyết của Toà Trọng Tài Quốc Tế và sự tư do lưu thông hàng hải, nhưng việc hành xử để bảo vệ cho những việc đó thì tỏ ra rất nhu nhược, khiến cho Trung Quốc hừng chí, mỗi lúc càng hung hăng, diệu võ dương oai, ra sức lấn ép các nước láng giềng một cách lộ liễu và hung bạo. Thái độ nầy của Mỹ khiến cho các nước đồng minh lúc nào cũng phải lo sợ, e dè vì liên tưởng đến trường hợp khi Trung Cộng xâm lăng đảo Hoàng sa của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, Đệ Thất Hạm Đội Mỹ nằm gần đó nhưng bất động, để mặc cho hải quân Trung Cộng tự tung tự tác với đồng minh của mình, ngay cả việc cứu vớt nhân đạo đối với những quân nhân trôi dạt trên biển trong lúc đó Mỹ cũng không màng tới mặc dầu chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa hết sức lên tiếng kêu cứu.
Bởi vậy, việc ông Duterte đặt vấn đề với TT.Obama như nói trên chỉ là việc phải làm, điều đáng nói ở đây là với thái độ như thế, TT.Obama đã làm xoi mòn chánh sách chí xoay trục về Biển Đông mà chính ông đã chủ trương.
Riêng ông Duterte, từ bản chất con người cho đến sự phát ngôn và phương cách hành động có vẻ nông nổi và lòn cuối, nịnh bợ Trung Quốc, chắc chắn không qua nổi những con mắt cú vọ của tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh và không sớm thì muộn sẽ bị sa lầy trong ván cờ bãi cạn Scaborough và quần đảo Trường sa. Ông Duterte cũng tự hiểu điều đó, cho nên đã tỏ ra hòa diệu với Mỹ khi hay tin ông Trump vừa đắc cử.
6.- Đối với Mã Lai: Mã Lai là một trong những quốc gia bị Trung Quốc lấn chiếm biển trong chánh sách bành trướng của Trung Quốc, nhưng ông Thủ tướng Mã Lai Najib Razak hiện đang bị mất uy tín nặng nề vì có liên quan đến những vụ lem nhem tiền bạc, cho nên tìm cách thuần phục Trung Quốc để có chổ nương thân, tuy nhiên, chưa thấy ông Trump nói gì về xứ sở nầy, có lẽ ông nhận thấy không có gì quan trọng.
7.- Đối với Việt Nam: Đối với Việt Nam, ông Trump lên tiếng chống đối mạnh mẻ, ông cho rằng Việt Nam đã cướp công ăn việc làm của người Mỹ, xin viện trợ, xin đầu tư để lấy tiền của Mỹ nhưng lại thuần phục (làm tay sai) cho Trung Quốc. Ông Trump không chấp nhận thế đu dây nầy của Việt Nam. Thái độ nầy của ông Trump rất chánh đáng, nếu là người Mỹ, chúng ta cũng sẽ không làm khác hơn. Là Người Việt Quốc Gia, chúng ta không nên tự ái, mặc cảm về việc nầy vì thái độ của ông Trump chỉ là đòn giáng lên đầu bọn chóp bu Việt Cộng, hàm ý chỉ cho bọn bạo quyền Việt cộng, vốn là tay sai, là thái thú của tập đoàn Cộng sản Bắc Kinh, đừng hòng chơi trò đu dây như thế đối với ông vì ông không phải là Bill Clinton, không phải là G. Bush, và hơn hết, cũng không phải là Barack Obama.
Nếu muốn thoát Trung, nếu như thấy làm tay sai cho Trung Cộng là hành động bán nước và muốn lấy lại những gì đã mất về tay Bắc Kinh, thì hãy sớm giác ngộ để trở về với dân tộc thì còn có hy vọng được sự giúp đở và hợp tác của Mỹ trên vấn đề Biển Đông.
Bạo quyền Việt cộng cũng cần có ý thức rằng, mặc dù Việt Nam có thế chiến lược lớn, hơn trội Phi Luật Tân, Mã Lai và Bruney trên vùng Biển Đông, nhưng không phải vì thế mà có thể mặc cả đủ điều với Mỹ trong vấn đề Biển Đông vì Luật về Tự Do Hàng Hải đã được Liên Hiệp Quốc quy định, cho nên cách tốt nhứt là đừng tiếp tục chơi trò đu dây, chỉ làm lợi cho Trung Cộng chớ chẳng ích lợi gì cho đất nước Việt Nam.
IV.- Kết luận
Với chánh sách mới như đã giải trình, chúng ta thấy Ông Trump muốn hợp tác với mọi quốc gia trên thế giới một cách sòng phẳng đồng thời ông cũng xác định một cách thẳng thừng Trung Cộng là kẻ thù số một mà Mỹ cần phải triệt hạ.
Để tìm cách giải vây, Tập Cận Bình một mặt tìm cách mua chuộc để lôi kéo về phía Bắc Kinh một số quốc gia để làm đồng minh cho mình, mục đích tạo thế thuận lợi để làm vô hiệu hóa Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế về Biển Đông. Những lãnh tụ của một số quốc gia nầy vì có vấn đề cá nhân bất ổn nên “yếu tim” như Duterte của Phi Luật Tân, như Najib Razak của Mã Lai, như Hun Sen của Miên, như Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam…cho nên đã dễ dàng bị lôi cuốn vào mưu toan và tham vọng bất chánh của Tập Cận Bình và tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh như chúng ta đã thấy trong thời gian qua. Mặt khác, họ Tập cũng đang tìm cách thương lượng với Mỹ để hy vọng xoa dịu bớt căng thẳng được chừng nào hay chừng đó vì ông ta cũng thừa biết là khó qua mặt nổi ông Trump.
Riêng về cá tánh thì ông Duterte của Phi Luật Tân, ông Kim Jong-Un của Bắc Hàn và ông Trump của Mỹ đều là những nhân vật “nẩy lửa ngoại hạng” cho nên dễ kình địch chớ khó đi chung. Tuy nhiên, sự tự do lưu thông hải phận và không phận trên vùng Biển Đông theo luật quốc tế là quyền lợi huyết mạch không chỉ riêng cho Mỹ mà luôn cả cho Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai, Bruney. Vì vậy, ông Trump không thể ngồi yên để cho Trung Cộng tự do chiếm đoạt Biển Đông một cách bất hợp pháp. Nhưng vì là quyền lợi chung, cho nên trách nhiệm phải là trách nhiệm chung, nên phải cùng nhau thật tâm thảo luận để chia xẻ trách nhiệm sao cho hợp lý tùy theo hoàn cảnh của mỗi quốc gia để cùng sát cánh trong việc tuần tra, bảo vệ biển chớ không phải giao khoán cho Mỹ một mình phải gánh chịu hết.
Vấn đề nầy không có gì sai mà vội cho rằng chánh sách của ông Trump sẽ làm cho Mỹ bị cô lập, trái lại, đó là lẽ công bằng giữa quyền lợi và trách nhiệm của những quốc gia liên hệ để có thể dễ dàng thảo luận với nhau hầu đi đến một thỏa hiệp hợp lý cho việc thành lập một liên minh quân sự vững chắc trong vùng.
Với sự quyết tâm của Ông Trump như hiện nay và nếu các quốc gia như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Bruney và luôn cả Nam Hàn, Nhựt Bổn đều nhập cuộc thì cho dù giấc mộng bá quyền của tập đoàn Bắc Kinh có lên tới tận đĩnh đầu cũng sẽ đành ôm hận chớ không bao giờ dám liều mạng và khi đó, dĩ nhiên hòa bình sẽ đến trên toàn vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Tập đoàn Việt cộng Hà nội và bọn Việt gian hải ngoại vốn từ lâu đã tiếp tay với bạo quyền Việt cộng để bán nước cho Trung Cộng, có chịu nhận thấy điều đó không? Vì với những diễn biến mới của tình hình chung trên thế giới trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump, nếu tập đoàn Việt cộng Hà nội vẫn một mực ngoan cố, không chịu thức tỉnh để trở về với dân tộc thì chắc chắn là nhân dân sẽ tự động vùng dậy để phá xích xiềng nô lệ mà bạo quyền đã dùng nó để áp bức dân tộc từ mấy chục năm qua.
Hãy nhìn tấm gương sự nghiệp và cái chết thê thảm của vợ chồng tên trùm Cộng sản Đông Âu là Nicolae Ceausescu vừa cuồng tín, vừa độc tài, tàn bạo của Romania (Lỗ Ma Ni) năm 1989 mà tự soi lại mình trước khi quá muộn.
Vui cười
Tèo nộp hồ sơ xin việc vào một công ty lớn. Sau khi xem qua một lượt, người tuyển dụng nhận thấy Tèo đã bị sa thải ở tất cả những công ty mà anh từng làm việc trước kia, anh ta lắc đầu ngao ngán nói:
– Tôi phải nói rằng, hồ sơ của anh thật sự quá tệ. Anh bị tất cả các công ty kia sa thải, chẳng có lấy một lý do nào để công ty chúng tôi tuyển anh cả.
Tèo thở dài đáp:
– Chẳng lẽ anh không hề nhận ra điểm tích cực trong việc tôi bị sa thải ư?
– Điểm tích cực gì cơ?
Tèo xởi lởi đáp:
– Thì ít ra tôi không bao giờ tự động bỏ việc.
Không nên bày tỏ những lo âu và thất bại của bạn cho những người bạn nghe. Tốt hơn hết nên kể với những kẻ thù của bạn – ít ra thì bạn cũng cung cấp cho họ những phút giây thoải mái, ngoài ra, bạn còn chắc rằng: họ sẽ vảnh tai lên mà nghe bằng hết những lời nói của bạn.
(continued)