Tập San Tân Ðại Việt Số 11 – 2015: Kỷ niệm ngày thành lập Đảng Tân Đại Việt

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt Số 11 – 2015: Kỷ niệm ngày thành lập Đảng Tân Đại Việt

Mục Lục

Chánh trị, Kinh tế

Bs Mã Xái: Biển Đông dậy sóng tại APEC, Thượng đỉnh ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á với chuyến công du của TT Obama trong khu vực ĐNA (17-22/11/2015)

Bs Mã Xái: Phát Biểu của Chủ Tịch BCH Trung Ương Ý Nghĩa Ngày Thành Lập Đảng Tân Đại Việt

Thông Cáo Báo Chí  

Viễn Đông Daily: Hội Thảo Chánh Trị, kỷ niệm 51 năm thành lập Đảng Tân Đại Việt

Nguyễn Bá Lộc: Vấn Nạn Tự Do Dân Chủ Trong Phát Triển Kinh Tế…

Nguyễn văn Canh: Biển Đông và vận mệnh dân tộc Việt                                        

Nguyễn Bá Lộc: Hiệp Định Thương Mại TPP và Tiến TrìnhDân Chủ Hóa…

BS Mã Xái: Một thông điệp cho Tập Cận Bình: Hoa Kỳ khẳng định Tự Do Hàng Hải ở Biển Đông

Phan Văn Song:

– Navi Radjou, Ông Cần Kiệm

– Tham nhũng

GS Nguyễn Văn Canh: Biển Đông. Tuyên bố của Ủy Ban Bảo Vệ…

Tin tức, thời sự

Nhữ Đình Hùng:

– Khủng-bố cùng lúc nhiều nơi

– Tại Saint Denis, cảnh-sát càn quét

– Tình hìnhSyrie

– Người chủ mưu vụ khủng bố

Tài liệu tham khảo

GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn

Phan Văn Song: Ngày Mai Rong Biển Thay Thế Dầu Hỏa?

Nguyễn Thị cỏ May: Phụ Nữ và quyền lực

Thơ, Văn

Trần Văn Lương: cảm thán nhân lễ Tạ ơn

Tàn Thu Đoản Khúc

 

Biển Đông dậy sóng tại APEC, Thượng đỉnh ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á với chuyến công du của TT Obama trong khu vực ĐNA (17-22/11/2015)

BS Mã Xái

Rời Hội nghị G-20, một hội nghị chuyên về kinh tế  bị phủ mờ bởi vụ khủng bố Paris, Tổng Thống Obama đến Manila  hôm 17/11/2015 để  hôm sau tham dự Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) trong hai gày 18, 19 và sau đó sẽ  bay đến Kuala Lumpur tham dự Thượng Đỉnh US-ASEAN và Thượng Đỉnh Đông Á (EAS).

Nước chủ nhà của các buổi họp thượng đỉnh là Phi luật Tân và Malaysia lại là những “đối tác” của Trung Cộng đang trong vòng tranh chấp chủ quyền biển đảo, lại nữa Phi Luật Tân thì đã đưa Bắc kinh ra Toà án Trọng tài La Haye về “Đường Lưởi Bò Chín Đoạn”, trong lúc Trung Cộng tiếp tục khẳng định chủ quyền không tranh cải trên Biển Đông (South China Sea) trong đó các đảo  thuộc về Trung Quốc từ thời cổ đại, chưa kể những động thái bành trướng bá quyền liên tục với các vụ xây đấp  đảo nhơn tạo, cùng việc quân sự hoá các đảo.

Trước khi TT Obama lên đường phó hội, bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ cho biết các tuyên bố  chủ quyền phi lý ở Biển Đông sẽ là vấn đề nổi bật khi ông Obama đến Philipine và Malaysia; tuy nhiên hôm 11/11 nhà phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Hồng Lỗi cho rằng Hội Nghị Thượng đỉnh APEC không phải nơi thích hợp bàn về Biển Đông, mục đích chủ yếu của hội nghị là kinh tế và thương mãi.

Tổng thống OBAMA và APEC

Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga với cường quốc bực trung như Nhựt, Úc và những quốc gia đang phát triển ở Á Châu và Nam Mỹ với 21 thành viên chiếm giữ 60% sản lượng toàn cầu và gần phân nửa mậu dịch thế giới, với chủ trương làm giảm rào cản mậu dịch, thương mãi và phát triển kinh tế. Vụ khủng bố Paris đã làm mờ nghị trình kinh tế, thay vào đó các nhà lãnh đạo đồng thanh kêu gọi khẩn cấp tăng cường hợp tác quốc tế chống khủng bố, đồng thời biến động Biển Đông (South China Sea) trở nên nổi cộm, bên cạnh việc biến đổi khí hậu.

Bên lề hội nghị APEC, trong hội đàm song phương  Aquino-Obama  hồ sơ hàng đầu vẫn là Biển Đông (South China Sea), là  sư tranh chấp biển đảo, là an ninh quốc phòng, vấn đề Xoay trục trong đó có TPP mà TT Obama sẽ họp với 12 thành viên để hối thúc việc phê chuẩn thoả thuận. Tự do lưu thông hàng hải trên Biển Đông có liện hệ tới quyền lợi quốc gia Hoa kỳ, với  chánh sách Xoay trục /Tái cân bằng, với các mủi chiến lược an ninh, kinh tế, ngoại giao. Trung Cộng cũng coi Biển Đông là “quyền lợi cốt lỏi”ngang hàng với Tây Tạng Tân Cương, Đài Loan, là con đường Chiến lược hai Đại dương, con đường huyết mạch cho sự sống còn của Đại Hán, và qua đó sẽ là hải trình cho Con Đường Tơ Lụa Trên Biển/Một Vòng Đai, Một Con Đường. Đối với chúng ta Biển Đông quan hệ với vận mạng dân tộc Việt. Cũng cần nhắc lại Trung Cộng đã chiếm đảo Scarborough của Phi Luật Tân chỉ cách 140 dặm phía bắc đảo Luzon sát cạnh Đường Lưỡi Bò. Philippine  có hiệp ước  đồng minh với siêu cường Hoa Kỳ; năm ngoái  (4/2014) hai nước đã ký kết hiệp định  EDCA (Enhanced Defense Corporation Agreement) cho phép có thêm binh sĩ Mỹ luân phiên trú đóng và các khí tài quân sự Mỹ luân phiên bố trí các địa điểm chiến lược, nhưng một số tổ chức ở Philippine nêu lên nghi vấn về tính chất hợp hiến của hiệp định lên Tối Cao Pháp Viện; vụ việc này cần phải khai thông trước khi Aquino mãn nhiệm TT tháng 5 năm 2016 ( không được tái ứng cử theo hiến pháp Phi) trong khi một số ứng cử viên tổng thống có lập trường thiên tả thân Trung Công. Trước các động thái phi pháp phi lý của Trung Cộng ở Biển Đông, hai nhà lãnh đạo đồng ý là ”cần có những bước táo bạo“ để giảm thiểu căng thẳng, trong đó có cam kết ngưng cải tạo đất, không xây dựng thêm, và không quân sự hoá khu vực có tranh chấp ở Biển Đông. Brunei, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Đoài Loan cũng có yêu sách chủ quyền ở vùng biển chiến lược này. Nhưng TT Obama một lần nữa khẳng định không đứng về phía nào trong vụ tranh chấp, nhưng giữ vững cam kết với đồng minh. Ông tái khẳng định tiếp tục chiến dịch tự do hàng hải, tự do trên không  mà quân đội Hoa Kỳ thực hiện ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, với UNCLOS. TT Aquino chúc mừng TT Obama hoàn tất thành công vòng đàm phán TPP (5/11) và ngỏ ý xin gia nhập hiệp ước mậu dịch tự do thế hệ cao.

Ngoài ra, bên lề Hôi nghị APEC, hai nhà lãnh đạo Trương Tấn Sang và TT  Benigno Aquino III chánh thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Trong khi đó Tập cân Bình nhơn diễn đàn APEC để thúc đẩy việc xúc tiến phát triển hiệp định tự do thương mãi đa phương Khu Vực Thương Mại Tự Do châu Á Thái Bình Dương FTAAP (Free Trade Area of the Asia Pacific) và đưa ra lời chỉ trích TPP do Hoa Kỳ đứng đầu quá hạn chế và độc quyền. Được biết nước chủ nhà Philippine đã khéo xử không đưa vấn đề Biển Đông vào nghị trình chánh thức các phiên họp, chủ đề thường gây rối cho Bắc Kinh, vã lại trước đó Ngoại Trưởng Vương Nghị đã đến Manila yêu cầu không nên nói về Biển Đông vì APEC là một diễn đàn kinh tế.

Obama và Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, Đông Á

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 long trọng khai mạc 21/11/2015 tại Kuala Lumpur với Tuyên bố Hình Thành Cộng Đồng ASEAN (31-12-2015) và lời kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hợp lực để chống những tổ chức khủng bố Hồi giáo. Ngay chiều hôm đó là nghị trình cho các nhà lãnh đạo ASEAN làm việc với các Hội Nghị Cấp cao ASEAN-Mỹ, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Ấn Độ, ASEAN+3 (10 nước ASEAN + PRC+Japan+Republic of Korea); tiếp theo là hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) dự trù vào Chúa nhựt 22/11/15 với sự tham gia 18 quốc gia, bao gồm Nhật Bổn, Mỹ, Trung quốc, Ấn độ, Nga, Hàn Quốc, New Zeland, Australia và 10 nước ASEAN.

Trong thông cáo chung Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ, TT Obama tuyên bố nâng cao mối quan hệ Đối tác Chiến lược với ASEAN, môt cam kết về lòng tin kết chặt với Cộng Đồng ASEAN thành lập vào cuối năm nay, với môt mục đích chung là kiến tạo một vùng Châu Á Thái Bình Dương hoà bình và thịnh vượng trong quyết tâm Xoay Trục về Châu Á.  Mười nước ASEAN đáp lời mời của TT Obama sẽ thăm Wasshington năm tới.

Về Biển Đông, tại Kuala Lumpur, TT Obama hôm 21/11/2015 một lần nữa kêu gọi các bên đòi chủ quyền, vì sự ổn định trong vùng, phải ngưng xây đất lấn biển, xây dựng cơ sở mới và quân sự hoá các khu vực tranh chấp; Obama khẳng định bảo vệ quyền lưu thông trên biển trên không và tiếp tục các cuộc tuần tra ở tuyến đường chiến lược, dưới nước trên không. Ông khuyến khích kế hoạch của ASEAN thiết lâp bộ qui tắc ứng xử quốc tế tại Biển Đông. (Trung Cộng cứ trì hoản thảo luận bộ qui tắc ứng xử COC cách đây hơn một thập niên).

Thách thức lời kêu gọi cùa TT Obama, hôm 22/11/2015 ông Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao tuyên bố Trung Quốc không ngưng xây dựng ở Biển Đông và cho biết động thái khiêu khích của Washington sẽ được đáp ứng, ông tiếp “Xây dựng  và duy trì các cơ sở quân sự cần thiết, đây là điều cần thiết đối với quốc phòng của Trung Quốc và đối với việc bảo vệ các hòn đảo và bãi đá”, ông còn thêm Trung Quốc có kế hoạch “mở rộng và nâng cấp“ các cơ sở dân sự trên các hòn đảo nhằm phục vụ tốt hơn cho các tàu thương mại, ngư dân, các tàu gặp nạn trên biển và cung cấp thêm các dịch vụ công ích.”. Trước đó mấy hôm trước thềm đại hội APEC ông cũng đã hợm hĩnh tuyên bố với báo chí  (17/11) rằng Trung Quốc đã “kềm chế lắm” vì  không thu hồi các đảo ở Biển Đông mà Bắc Kinh cho là bị các nước khác chiếm đóng. Ngày 22/11/2015 tại Kuala Lumpur, Thủ tướng Lý Khắc Cường lại đưa ra kế-hoạch 5 điểm giàn xếp tranh chấp Biển Đông với mục đích duy trì, thúc đẩy hoà bình ổn định ở Biển Đông. Tuy nhiên những gì họ Lý rao giảng hoàn toàn trái ngược với việc Bắc Kinh đã và đang gây nên tình trạng căng thẳng trong vùng có tranh chấp, do đó không một quốc gia nào có mặt tại hội nghị ủng hộ cái đề xuất ngôn hành bất nhứt của Trung Cộng, trong khi Thủ tướng Nga, Lào, Campuchia không phát biểu về biến cố Biển Đông; Thái Lan một đồng minh lâu đời với Washington nay như sẵn sàng xoay trục về Trung Nam Hải. Thủ tướng Ấn độ Narendra Modi cũng như Thủ Tướng Abe ủng hộ lâp trường Hoa Kỳ là cần thúc đẩy hình thành bộ qui tắc ứng xử COC, nhấn mạnh hạn chế xử dụng võ lực, kêu gọi tự chế, kêu gọi không nên có bất cứ hành động nào có thể làm leo thang căng thẳng ở Biển đông. Hoa kỳ kêu gọi cần thiết lập một trật tự căn cứ trên luật pháp đối với Biển Đông, trong khi Tập Cận Bình giải thích luật pháp theo “màu sắc Trung quốc.”

Tương lai Biển Đông đi về đâu, sau chuyến công du của Tổng thống Obama?

Tình trạng Biển Đông rõ ràng xấu đi. Trung Cộng không tỏ chút dấu hiệu nhân nhượng nào trong yêu sách chủ quyền về các đảo trên Biển Đông mà Bắc Kinh cho biêt không còn tranh cải. Lời kêu gọi của TT Obama không ngăn được công tác xây dựng thêm đảo nhơn tạo và kế hoach quân sự hoá và Trung quốc còn nhấn mạnh rằng họ đã “kềm chế quá mức” trước các khiêu khích của Hoa Kỳ, ám chỉ chiến dịch tuần tra 12 hải lý một cách vô hại quanh đảo nhơn tạo Subi. Ngay khi lãnh đạo EAS chưa rời hội nghị thì Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung quốc đã lịnh cho tàu tiếp vận lớn nhứt từ trước tiến về các đảo nơi có tranh chấp chủ quyền. Lời kêu gọi “cần có những bước táo bạo” của Obama để giảm căng thẳng ở Biển Đông đã không được Bắc Kinh chú ý.

Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia ở Biển Đông trong khẳng định bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải trên tuyến đường chiến lược, và hầu hết đồng minh và các nước trong ASEAN có tranh chấp chủ quyền hoan nghinh công tác tuần tra của Hoa Kỳ. Chuyến công du nói chung cũng cố được hàng ngũ cho chánh sách “Xoay Trục về Châu Á” và thành công trong chiến lược kinh tế TPP. Ông bác bỏ cho rằng tình hình khẩn trương bất ổn do khủng bố IS khiến ông xa rời chiến lược xoay trục về châu Á. Nhưng Hoa Kỳ thì vẫn tuyên bố trung lập trong chuyện tranh chấp chủ quyền. Obama tỏ ra quá mềm dẻo và nhân nhượng Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông, nhiều nhà phân tích nghi ngờ có những toan tính ngầm giữa hai cường quốc cần có sự hợp tác làm ăn lớn trong khu vực, đẩy Việt Cộng trở thành con tốt thí trên bàn cờ chánh trị Á Châu-Thái Bình Dương. Quyền lợi kinh tế là trọng tâm chi phối chánh sách của hai cường quốc Mỹ Trung kể cả vấn đề Biển Đông dựa trên mô hình mới giữa hai nước lớn là không xung đột không đối đầu, tương kính, hợp tác hai bên cùng có lợi. Nhưng cả hai cường quốc đều nhìn Viêt Nam và Biển Đông như một vị thế địa hải chiến lược cho toàn khu vực Đông Nam Á, đang trở thành miếng mồi giữa các đại cường, nhưng chưa rõ “mèo nào cắn mỉu nào”.

Tại APEC, Trương Tấn Sang cũng thiết lập được đối tác chiến lược với TT Aquino, nhưng không dám có hành động nào cụ thể, như Phi đưa vụ việc Biển Đông ra toà án quốc tế; tại thương đỉnh US-ASEAN, Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ lập những điệp khúc mỹ từ theo kiểu “không hy sinh độc lập chủ quyền để đánh đổi tình hữu nghị viễn vông. Cả khối ASEAN vui vẻ nhận 10 tỷ USD Trung Cộng cho vay để phát triển hạ tầng cơ sở; tập đoàn quân sự Thái Lan cũng “xoay trục“ vì số tiền hậu hĩ vay của Bắc Kinh; Campuchia, Lào thì không dám tuyên bố điều gì. Miệng thế gian từng nói ”Đa kim ngân phá luật lệ” mà! Việt Nam một thành viên ASEAN lẻ ra có bề thế vượt trội, nhưng lại lệ thuộc Bắc Kinh về mọi mặt, kể từ thoả thuận Thành Đô, nên khó bề thoát Trung dù biết theo Tàu thì mất nước, mất đất, mất biển đảo, mất chủ quyền miễn được bám chặc quyền bính, làm thân thừa sai cho giặc phương Bắc, nhơn danh cùng ý thức hệ Mác-Lê. Việt Cộng lại đu dây trong nâng cao mối quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ mong TPP sớm được quốc hội phê chuẩn hầu giải quyết vấn để kinh tế suy sụp không phương cứu chửa, trong một xã hội sa đoạ, hố sâu giàu nghèo ngày càng mở rông, đạo đức xuống cấp, mà Hoa kỳ thì vẫn tin kéo được CSVN về với mình như một đối tác tiềm năng trong chiến  lược tái cân bằng /đổi trục về châu Á. Sau hai mươi năm hoá giải thù thành bạn Obama tuyên bố  tôn trọng thể chế  toàn trị độc tài cộng sản của nhà nước CSVN hiện hành, Hoa kỳ  không có kế hoạch lật đổ chế độ Hà Nội.

Nhưng vấn đề chủ quyền biển đảo là phải do Việt Nam tranh đấu lấy đối với giặc ngoại xâm từ phương Bắc; chánh sách Biển Đông của Hoa Kỳ là bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển trên không, là phục vụ quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đâu có màng tới sự tranh chấp mấy cái bãi đảo nổi chìm ở Biển Đông. Trái lại sách lược cắt lát /xalam gần như hoàn tất, Tập cận Bình đâu có dấu diếm gì ý đồ của một đảng trưởng đối với chi bộ đảng CSVN  trong bài diễn văn hiểu thị cho quốc hội CHXHCNVN trong chuyến công du Việt Nam vừa qua.

Dân chủ hoá đất nước để cứu lấy Biển Đông

 Đất nước Việt Nam mất vào tay Trung Cộng gần kề. Môt sự thay đổi toàn diện là nhu cầu cấp bách mới giải quyết các vấn đề bế tắc của đất nước, trong đó có vấn đề Biển Đông. Con đường giải thể chế độ CS vứt bỏ chủ nghĩa Mác-Lê, trở về với dân tộc, xây dựng lại một nước Việt Nam tự do dân chủ pháp trị là giải đáp cho mọi vấn nạn hiện nay. Đối phó với giặc ngoai xâm phương Bắc, cần sức mạnh tổng hơp của toàn dân, trong và ngoài nước, đó là điều CSVN không làm được. Nhưng đảng CSVN vẫn quay lưng trước đòi hỏi chánh đáng cho một sự thay đổi toàn diện của nhơn dân, của mọi từng lớp sĩ phu, của những nhà tranh đấu dân chủ, các tổ chức tôn giáo, Xã hội dân sự, ngay trong những người cộng sản phản tỉnh, mọi khuyến cáo của các hiệp hội nhơn quyền quốc tế, của Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu châu, LHQ. Nhưng trấn áp vẫn tiếp tục bằng tù đày, tra tấn, trục xuất, chưa kể thủ tiêu, ám sát.

Một sự thay đổi từ trên xuống do những người lãnh đạo CS cấp tiến nhận thức trách nhiệm với sự sống còn của đất nước, hoặc do ảnh hưởng diễn biến hoà bình, tự diễn biến, một sự thay đổi ôn hoà, tránh đổ máu; đây lại là một kịch bản khó xảy ra đối với CSVN, một đảng có cái gene bám giữ quyền bính trên tám thập niên kể từ ngày thành lập, cơ may đột biến sẽ rất hiếm hoi. Nhưng mô hình chuyển hoá này đã xảy ra ở Đài Loan, Nam Hàn và gần đây ở Miến Điện là những quốc gia có sự chuyển hoá dân chủ từ chế độ độc tài; có hi vọng gì mô hình chuyển hoá từ độc tài cộng sản của Cuba? Có thể chánh quyền Obama muốn ngả theo khuynh hướng chuyển hoá bất bạo động này; nhưng nếu thật như vậy đây lại một suy tư hoang tưởng. Kinh nghiệm lịch sử cận đại cho thấy các chế độ CS chỉ thay đổi bằng khai trừ do nhơn dân, không thể thay đổi bằng cải thiện, cải cách, bằng hoà giải hoà hợp nào cả.

Gần đây Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam, môt tổ chức ngoại vi của đảng CSVN ngày 9-11 lại tổ chức buổi hội thảo “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ đổi mới đất nước…” không biết ai đó trong đại hội có ý kiến đề nghị cho người Việt hải ngoại được tham dự bầu cử và ứng cử…Lại một trò hề mới về việc tân trang nhà tù. Một sự thay đổi từ sự nổi dậy của toàn dân khi người dân không còn chịu nổi nữa sự áp bức, bốc lột, bị đẩy vào chơn tường, người dân không còn  sợ hãi nữa, đứng lên đấu tranh cho sự sống còn của bản thân mình, cho gia đình mình, cho sự sống còn của dân tộc mình. Tuy nói là sự nổi dậy tự phát, nhưng những chuẩn bị chu đáo cho một cuộc cách mạng một khi mồi lửa cho cuộc nổi dậy xảy ra phải lan rộng thành đám cháy rừng; cuộc cách mạng hoa lài ở Tunisia năm 2011 bùng phát rồi lan rộng sang Bắc phi, Trung đông là những thí dụ điển hình; còn vấn đề chuẩn bị làm sao để bảo toàn thành quả hậu CS nữa..Dù theo mô hình nào, từ trên đi xuống hay từ dưới đi lên đều phải xuất phát từ nhơn dân quốc nội, từ ý chí và quyết tâm của nhơn dân; và hải ngoại đóng vai yểm trợ. Hoa Kỳ và Tây phương không chủ trương lật đổ Ben Ali, nhưng đã ủng hộ cuộc nội dậy của nhơn dân đứng lên đấu tranh cho dân chủ, cho nhơn quyền; bối cảnh đó đã diễn lại ở Mùa Xuân Ả Rập.

Giải thể chế độ CS, dân chủ hoá đất nước để cứu lấy quê hương, cứu lấy Biển Đông; không có con đường nào khác.  Cố Tổng thống Boris Yelsin đã từng nói“Cộng sản không thể nào sửa chửa, mà cần đào thải nó.”

Mùa Lễ Tạ Ơn 2015

 

Phát Biểu của Chủ Tịch BCH Trung Ương: Ý Nghĩa Ngày Thành Lập Đảng Tân Đại Việt

Kính Thưa Quý Vị,

Tôi xin kính chào tất cả quý vị và xin cảm tạ quý vị đã quan tâm đến vấn đề đất nước đến tham dự Lễ Kỷ Niệm Ngày Thành lập Đảng Tân Đại Việt, và buổi Hội thảo Chánh Trị  về Vấn đề Dân Chủ Hoá Việt Nam trong bối cảnh Biển Đông sôi động, trong không khí cạnh tranh chiến lược giữa hai cường  quốc Mỹ Trung cả hai đều hướng về Châu-Á TBD  mà Việt Nam nằm trên vị trí địa chánh trị, và trước những chuyển biến quan hệ  Mỹ-Việt-Trung  gần đây là những thách thức rất đáng quan tâm cho vận mạng dân tộc, đến tiền đồ của tổ quốc.

Hiện tình đất nước lâm nguy, mất dần vào tay Trung Cộng, nhưng điều bất hạnh cho đất nước lại đang nằm trong tay của đảng cầm quyền độc tài toàn trị CSVN sẵn sàng làm tay sai cho giặc, bán rẻ chủ quyền, để bám giữ quyền thống trị đất nước, để được Bắc kinh che chở, để đảng được sống còn, quyền lợi của đảng được đảm bảo. Với bản chất ngạo mạn, xem thường đối với  Hà nội, Tâp Cận Bình chỉ cần nói với Obama là những hòn đảo nằm trong Biển Đông thuộc về Trung Quốc từ thời cổ đại, nên không màng nói tới vấn đề này cho các đại biểu  quốc  hội CSVN (ngày 6/11/2015.) Tâp cũng thoả thuận với Hoa Kỳ trong việc cam kết về quyền tự do lưu thông trong biển trên không, phù hợp với luật biển quốc tế (UNCLOS), như vậy là Obama thoả mãn, đâu có màng gì đến vấn đề chủ quyền các đảo nổi đảo chìm ở Trường Sa; việc  Hoa Kỳ cho khu truc hạm Lassen vào khu vực lãnh hải 12 hải lý xung quanh đảo nhơn tạo Xu bi vốn là một đảo bãi chìm,  chỉ  là để trấn an đồng minh và các nước có tranh chấp chủ quyền.biển đảo. Obama còn trấn an TBT Trọng, Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chánh trị  Việt Nam, Osius thì nói rõ hơn Hoa Kỳ không có kế hoạch lật đổ chế độ Hà Nội, và vẫn  coi CSVN như là đối tác tiềm năng kinh tế và an ninh trong chánh sách “tái Cân Bằng/Đổi trục về Châu Á-TBD  trong đó TPP là khâu quan trọng hàng đầu mà TQ luôn tìm cách cạnh tranh (hiệp hội Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP,  Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á Châu AIIB, sáng kiến về “Một Vòng Đai Một Con Đường” OBOR, Con Đường Tơ Lụa; hai cường quốc còn dang thương thảo tiến tới  Thương ước Đầu tư Trung Mỹ BIT. Nhưng cạnh tranh mà vẫn phải hợp tác vì cả hai cường quốc này đều có quyền lợi cốt lõi và quyền lợi quốc gia ở Biển Đông, cần phải thoả hiệp làm ăn trong cái gọi là ”mô hình mới trong quan hệ cường quốc”, không xung đột không đối đầu, tương kính để cả hai bên cùng có lợi; trong cái mối tương quan quyền lợi đó, Việt Nam  dễ trở nên con tốt thí trong bàn cờ chánh trị Châu Á-Thái Bình Dương như họ đã từng bán đứng VNCH. Cho nên việc Tập cận Bình trong chuyến viếng thăm Hà Nội lần này chẳng những tỏ ra quyền uy chủ tớ trong mối ban giao Trung Việt mà còn ảnh hưởng đến việc sắp xếp nhân sự cho ban lãnh đạo mới thân Bắc Kinh trước đại hội đảng toàn quốc 12 của đảng CSVN dự trù vào năm 2016.

Kính thưa quí vị,

Những chuyển biến chánh trị quốc tế và Việt Nam ngày nay là một thách thức cho công cuộc đấu tranh dân chủ giải trừ chế độ CSVN. Đảng Tân Đại Việt cùng với các chánh đảng quốc gia truyền thống vẫn kiên trì tiếp tục công cuộc đấu tranh cùng toàn dân từ trong nước cũng như ở hải ngoại với tinh thần bất khuất cho đến ngày có một Việt Nam Tự Do, một thể chế Dân Chủ Pháp trị, nhơn dân ấm no, hạnh phúc, đất nước phát triển, thịnh vượng và sự toàn vẹn lãnh thổ.

Lễ kỷ niệm Ngày Thành lập đảng Tân Đại Việt  năm nay nhằm  nhắc nhở đảng viên thực hiện tâm nguyện  và noi gương người sáng lập , người  đã vạch ra con đường đấu tranh cho nền dân chủ pháp trị, dựa vào sức mạnh dân tộc, sức mạnh của toàn dân, dựa trên Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn. Và  nhân ngày Lễ kỷ niệm hôm nay, trước những biến chuyển chánh trị sôi động quốc tế, quốc nội, buổi hội luận chánh trị với chủ đề “  Dân chủ hoá Việt nam”  được mang ra  để thảo luận cùng với quí  vị là những người quan tâm đến đất nước.

Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy bắt đầu tham gia đấu tranh trong hàng ngũ Đại Việt   từ năm 1945, ngay từ buổi thiếu thời do Cố Đảng Trưởng Trương Tử Anh sáng lập năm 1939 tại Hà Nội, là môt đảng cách mạng dựa trên hệ tư tưởng chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn do chính ông sáng tạo làm nền tảng cho cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và Cộng Sản.. Cố Đảng Trưởng Trương Tử Anh bị CS bắt vào khoảng 1946, và kể như thất tung từ 19/2/1946. Đảng phát triển rộng khắp thành ba Xứ Bộ Đại Viêt (Băc, Trung, Nam) hoạt động trên toàn quốc.

Biến cố Hiệp định Geneve 54 đánh dấu một khúc quanh lich sử đau thương, hơn cả triệu đồng bào di cư tị nạn CS vào Nam; và cùng chia sẽ nỗi đau thương của dân tộc, đảng Đại Viêt cũng tìm không gian sanh tồn dưới vĩ tuyến 17 và phải biến cải để đấu tranh trong môi trường mới ở Miền Nam tự do. VNCH thành lập và rồi Hoa Kỳ mở thế trận be bờ ngăn chận làn sóng cộng sản chủ trương đánh chiếm Miền Nam, nhuộm đỏ toàn khối Đông Nam Á.

Đảng phải thích nghi cuộc đấu tranh vào môi trường mới, với tình thế mới tại Miền Nam tự do sau Hiệp định Geneve 54; cuối năm 1963, Đệ Nhứt VNCH sụp đổ, GS Huy từ Pháp trở về, sau khi không tìm được sự đồng thuận của Xứ Bộ Miền Bắc và Xứ Bộ Miền Trung để chuyển hướng đường lối đấu tranh từ  chủ trương đấu tranh cách mạng bạo lực của Cố Đảng Trưởng sang đấu tranh chánh trị công khai hợp pháp, nên GS Nguyễn ngọc Huy  vận động và được Xứ Bộ Miền Nam đồng ý tách ra khỏi đảng Đại Việt, và thành lập đảng mới dưới danh xưng Đảng Tân Đại Việt ngày 14 tháng Mười Một năm 1964  với chủ trương sanh hoạt và tổ chức theo đường lối mới, theo nguyên tắc dân chủ, thay thế chủ trương quyền uy lãnh tụ chế, đường lối độc tài, bí mật của thời cách mạng  mà ra hoạt động công khai, hợp pháp, bất bạo động như một đảng chánh trị Tây phương; về hệ tư tưởng, GS Nguyễn Ngọc Huy triển khai Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn của Cố Đảng Trưởng Trương Tử Anh  thành hai bộ sách Dân Tộc Sinh Tồn-Chủ- Nghĩa Quốc Gia Khoa Học, phù hợp với tình hình mới, làm kim chỉ nam cho Đảng trong công cuộc đấu tranh chống cộng sản và dùng làm nền tảng cho việc xây dựng một Viêt Nam Tự Do, Dân Chủ Pháp Trị. Dưới sự lãnh đạo của GS Nguyễn Ngọc Huy đảng Tân Đại Việt đã có những đóng góp quan trọng cho việc xây dựng nền Đệ Nhị VNCH, ông cùng GS Nguyễn Văn Bông thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến (1969) chuẩn bị cho cuộc đấu tranh chánh trị với Cộng sản Hà Nội trước viễn ảnh của Hiệp định Paris 73, một hiệp định mà đồng minh Hoa Kỳ toa rập với CSTQ bán đứng VNCH.

Quyết không bỏ cuộc, sau 30-4-1975, tại hải ngoại,  Đảng Tân Đại Việt sanh hoạt qua nhiều tổ chức quần chúng, một tổ chức có bề thế ở Hải Ngoại là  Liên Minh Dân Chủ Việt Nam (1981); GS Nguyên Ngọc Huy vừa là  Chủ Tịch Đảng TĐV vừa là Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương  LMDCVN.

Vận nước không may, ngày 28/7/1990, GS Nguyễn Ngọc Huy mất tại Pháp, mang theo hơi thở cuối đời của một chiến sĩ ngả quỵ trên lưng ngựa trên đường tham dự Đại Hội LMDCVN toàn thế giới.

Kính thưa Quý Vị

Sau  khi GS ra đi, Chủ nghĩa DTST lại được phát huy với thế hệ nối tiếp của GS Nuyễn Ngọc Huy trong công cuộc đấu tranh trường kỳ đối với kẻ thù CSVN, mục tiêu cuộc đấu tranh vẫn trước sau như một:

-Giải thể chế độ độc tài CSVN,

-Xây dựng một nền dân chủ pháp trị đựa trên chủ nghĩa DTST,

–Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chủ quyền của VN

-Dứt khoát không Hoà Giải Hoà hơp với CS

Đất nước cần một sự thay đổi toàn vẹn cho mọi bế tắc hiện nay. Từ ngày cướp lấy chánh quyền và áp đặt chế độ toàn trị, độc tài trên cả nước, đảng CSVN đã quay lưng trước mọi thỉnh nguyện , dù là những đóng góp ý kiến nhằm giúp đảng, nhà nước cải thiện sửa đổi cho chế độ tốt hơn ,nói chi đến những phong trào dân chủ đối kháng như đòi hỏi dân chủ , đòi bỏ điều bốn hiến pháp, vận động đa đảng, đòi tam quyền phân lập, những cuộu biểu tình ôn hoà chống Trung quốc xâm phạm lãnh hải đều bị trấn áp thô bạo, bị tù đày hoặc bị tống xuât để làm món quà trao đổi chánh trị. Thế nên cái “mô hình dân chủ hoá từ trên xuống” khó mà thực hiện được trong chế độ cộng sản. Thật tế mà nói trong chờ giai cấp lãnh đạo  CS “ngộ” ra như kẻ cướp buông dao đầu Phật, chờ TBT Trọng “tự diễn biến”  là chuyện mò kim đáy biển. Một sự thay đổi toàn diện với một từng lớp lãnh đạo mới do dân vì dân cho dân là một đòi hỏi thúc bách cho cuộc cách mạng toàn diện, một “mô hình đấu tranh dân chủ từ đưới lên trên” do toàn dân vùng lên kết hợp trong ngoài tạo nên nội lực mạnh cho cuộc đấu tranh., một cuộc cách mạng ôn hoà, không đổ máu. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, của quốc nội nhưng cộng đồng hải ngoại nhứt là ở Hoa Kỳ có vai trò quan trọng trong tư thế hậu phương hổ trợ quốc nội về vật chất cũng như  tinh thần, làm công tác hành lang, quốc tế vận. Cộng tác giữa các đoàn thể đấu tranh dân chủ đa dạng hải ngoại theo đội ngũ hàng ngang và liên lập với các thành phần dân chủ trong nước nhằm tạo sức mạnh chung trong đấu tranh giải trừ chế độ cộng sản. Nội lực dân tộc có mạnh thì mới chống đở ngoại xâm, mới triệt đươc kẻ nội thù.

Trân trọng cám ơn quý vị đến tham dự Lễ Ngày Thành lập Đảng TĐV và buổi Hội Luận Chánh Trị hôm nay

Trân trọng kính chào

Bác Sĩ Mã Xái

 

Thông Cáo Báo Chí

Hôm nay, ngày 15 tháng 11 năm 2015 tại Little Saigon, California Hoa Kỳ. Nhơn lễ kỹ niệm 51 năm ngày thành lập Đảng Tân Đại Việt, một cuộc hội thảo chánh trị về ” Dân Chủ Hóa Đất Nước ” với hơn 200 cử tọa tham dự gồm :

– Các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo

– Các vị dân cử và đại diện chánh quyền địa phương

– Đại diện các chánh đảng, đoàn thể; tổ chức tranh đấu cùng các thân hào nhơn sĩ

– Các cơ quan truyền thông và báo chí

Buổi hội thảo chánh trị gồm các đề tài:

1. ” Biển Đông Và Vận Mệnh Dân Tộc Việt ” được thuyết trình bởi GS Nguyễn Văn Canh, Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Sự Toàn Vẹn Lãnh Thổ Việt Nam, học giả Viện Nghiên Cứu Hoover về Chiến Tranh Cách Mạng và Hòa Bình đại học Stanford.

2. ” Vấn Nạn Tự Do Dân Chủ trong Phát Triển KinhTế tại Việt Nam ” do chuyên viên kinh tế Nguyễn Bá Lộc. Hội TrưởngHội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ.

3. “Vấn Đề Dân Chủ Hóa Trong Hiện Tình Đất Nước ” do Ông Dương Tấn Hải, Cao Học Hành Chánh, Tổng Thư Ký Đảng Tân Đại Việt.

Xét rằng:

1/ Trước sự khẳng định mạnh mẻ của trung cộng về chủ quyền trên đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì Hoa Kỳ lại nhấn mạnh về quyền tự do lưu thông trên biển và trên không trong khi đó chánh quyền cộng sản Việt Nam chỉ lập đi lập lại rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam mà không có một hành động cụ thể nào giống như Phi Luật Tân đã kiện trung cộng ra trước tòa án quốc tế.

2/ Với các đặc tính phi dân  chủ, phi tự do và phi dân tộc nền kinh tế VN đang rơi vào bất ổn định, bất quân bình bất công và lệ thuộc vào trung cộng. Với TPP, liệu cộng sản Việt Nam có dám đổi mới triệt để hơn các lần trước cho phù hợp với các qui định đã được ký kết.

3/ Mặc dù đang bị cộng sản đàn áp dã man, các phong trào dân chủ vẫn liên tục phát triển. Người Việt hải ngoại cần phải yểm trợ tích cực hơn nữa để đẩy mạnh phong trào sớm thành công.

Tóm lại

Với tình hình căng thẳng tại Biển Động, với tình trạng kinh tế bất ổn hiện nay, với phong trào dân chủ ngày càng lớn mạnh. Chế độ cộng sản tại Việt Nam phải bị giải thể và thay thế bằng chế độ dân chủ pháp trị. Phương thức dân chủ hóa từ trên xuống do chính đảng cộng sản thực hiện qua hình thức ” Tự chuyển biến “, ” tự chuyển hóa ” là điều không tưởng, như vậy một cuộc thay đổi tại Việt Nam phải từ dưới lên trên, từ ý chí và sức mạnh của quần chúng.

Dựa trên chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, Đảng Tân Đại Việt quyết tâm cùng toàn dân, tích cực tranh đấu dể xây dựng một nước Việt Nam Tự Do, Dân Chủ Pháp Trị, Hùng Mạnh, Phú Cường, Văn Minh Tiến Bộ, Xã Hội Dân Bản đặt trên các nền tảng văn hóa, đạo lý truyền thống của dân tộc.

Làm tại Westminster, California

 

Hội Thảo Chính Trị, Kỷ Niệm 51 Năm Thành Lập Đảng Tân Đại Việt

(VienDongDaily.Com – 18/11/2015)

WESTMINSTER- Chiều Chủ nhật, 15 tháng 11, 2015 tại Westminster Community Civic Center, 8200 Westminster Blvd, Westminster, CA 92683 Đảng Tân Đại Việt đã tổ chức Tưởng Niệm cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, vị sáng lập Tân Đại Việt, kỷ niệm 51 năm thành lập Đảng và nhân cơ hội này hội thảo chính trị về tình hình Việt Nam hiện nay.

Sau nghi thức chào cờ và mặc niệm, vị đại diện ban tổ chức ngỏ lời chào mừng và cảm tạ quan khách, trong đó có Thị Trưởng Tạ Đức Trí, cựu Nghị Sĩ Lou Correa, đại diện NS Janet Nguyễn và nhiều vị dân cử khác, hai ông Chủ Tịch hai Cộng Đồng VN Kỹ sư Bùi Phát và kỹ sư Ngãi Vinh; một số vị cựu sĩ quan QL/VNCH như các Đại Tá: Trần Ngọc Thống, Cổ Tấn Tinh Châu và phu nhân, Lê Bá Khiếu, Lê Khắc Lý; đại diện các chính đảng, đoàn thể, các cơ quan truyền thông và quý đồng hương.Vị đại diện nói: “Sự hiện diện của quý vị thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với tiền đồ dân tộc và sự quý mến đối với GS Nguyễn Ngọc Huy và Đảng Tân Đại Việt, và việc đó cũng tạo sự phấn khởi cho các nhà đấu tranh trong nước góp phần đưa đất nước tiến nhanh lên tự do, dân chủ. Thịnh tình đó chúng tôi rất cám ơn”.

Quan khách niệm hương trước bàn thờ Đảng Trưởng Trương Tử Anh và GS Nguyễn Ngọc Huy (Thanh Phong/Viễn Đông)

Sau lời chào mừng, ông giới thiệu và mời Bác sĩ Mã Xái, Chủ Tịch Tân Đại Việt lên trình bày về ý nghĩa việc thành lập đảng Tân Đại Việt. Bác sĩ Chủ Tịch Đảng cho biết, Đại Việt Cách Mạng Đảng do Đảng Trưởng Trương Tử Anh thành lập từ năm 1939 dựa trên chủ nghĩa “Dân Tộc Sinh Tồn”, có mục tiêu giải phóng dân tộc khỏi ách cai trị của thực dân Pháp; Đại Việt Cách Mạng hoạt động rất mạnh và được quần chúng hậu thuẫn mạnh mẽ. Năm 1945 Hồ Chí Minh cướp chính quyền và năm sau 1946 ra lệnh thủ tiêu tất cả những phần tử quốc gia, trong đó có Đảng Trưởng Trương Tử Anh cũng bị Việt Minh Cộng Sản bắt và được coi là thất tung từ đó đến nay.

Sau Hiệp Định Geneve 1954, Đại Việt Quốc Dân Đảng cùng gần một triệu đồng bào miến Bắc di cư vào miền Nam. Với tình thế biến đổi, Xứ Bộ Đại Việt miền Nam do GS Nguyễn Ngọc Huy lãnh đạo nhận thấy không còn cần sử dụng bạo lực để đấu tranh, mà nên đấu tranh theo đường lối dân chủ, ôn hòa, thay đổi đường lối lãnh tụ chế sang đường lối dân chủ. Vào năm 1965, Xứ Bộ miền Trung cũng thay đổi nhưng một số đảng viên Đại Việt từ miền Bắc vào vẫn giữ nguyên danh xưng Đại Việt Quốc Dân Đảng, do đó từ năm 1939 đến 1965 Đại Việt có ba hệ phái: Đại Việt Cách Mạng ở miền Trung – Tân Đại Việt ở miền Nam và Đại Việt QDĐ ở cả Trung và Nam. Hiện nay tại phòng họp này, Đại Việt Cách Mạng Đảng có ông Nguyên Dzuy đại diện và phái đoàn, Đại Việt QDĐ có ông Trần Trọng Đạt đại diện và phái đoàn và BS Mã Xái đại diện Tân Đại Việt. Cả ba hệ phái đều vẫn theo chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn của cố Đảng Trưởng Trương Tử Anh. Theo bác sĩ Mã Xái cho biết, Tân Đại Việt bắt đầu công khai hoạt động từ năm 2009.

Không may, vào tối 28.7.1990 GS Nguyễn Ngọc Huy qua đời vì bạo bệnh đang lúc ông lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng còn dang dở. Lập trường của Tân Đại Việt là quyết tâm theo đuổi đường lối đấu tranh của GS Nguyễn Ngọc Huy: Giải thể chế độ cộng sản, không thỏa hiệp, không hòa hợp, hòa giải với Việt cộng. Cương quyết đấu tranh cho một nước Việt Nam có tự do, dân chủ, pháp trị đích thực để VN trở nên phú cường, hùng mạnh trong thế giới văn minh. Ông cũng nhấn mạnh rằng, lập trường của Tân Đại Việt là việc giải thể chế độ cộng sản hiện nay tại VN phải do ý chí , sức mạnh của người dân VN, toàn dân VN phải đứng lên giải thể chế độ cai trị độc tài chứ đừng trông chờ bọn chóp bu cộng sản giác ngộ rồi trao quyền lại cho nhân dân. Chuyện đó không bao giờ xẩy ra. Nên chúng ta phải làm sao tìm ra giải pháp tốt đẹp nhất để giải thể chế độ cộng sản, đem lại tự do, dân chủ, pháp trị và sự toàn vẹn lãnh thổ cho quê hương chúng ta.

Bác sĩ Võ Đình Hữu, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Liên Bang Hoa Kỳ, được mời lên diễn đàn. Trong lời phát biểu, ông cho biết, ông vô cùng ngạc nhiên khi nghe bác sĩ Mã Xái vừa chia sẻ tình hình nội bộ Đảng Đại Việt, Tân Đại Việt, vì ít khi có trường hợp một vị lãnh đạo trong Đảng lại chia sẻ thực tế tình hình trong đảng của mình trước công chúng. BS Võ Đình Hữu chúc mừng Đảng Tân Đại Việt và tuyên bố: Cộng Đồng Người Việt Liên Bang Hoa Kỳ luôn ủng hộ và cộng tác với tất cả các đảng phái đấu tranh nhằm giải thể chế độ cộng sản hiện nay tại VN. Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu, Hội Trưởng Ban Trị Sự Giáo Hội PGHH Miền Nam Cali, được mời phát biểu. GS Nguyễn Thanh Giàu cho biết, ông rất vui khi nghe BS Mã Xái vừa cho biết có ba vị đại diện ba hệ phái Đại Việt cùng có mặt trong hội trường này. Đó là một sự đoàn kết rất đáng ca ngợi và làm cho ông phấn khởi trước tình hình này. Đồng thời, GS Nguyễn Thanh Giàu cũng đưa ra nhận xét rằng, trong những ngày vừa qua, chúng ta đã chứng kiến những biến động tại quê nhà cũng như tại miền Nam California, theo sự suy nghĩ của ông, chắc chắn sắp có sự biến chuyển lớn, một cái gì đó sẽ xẩy ra trong những ngày sắp tới. Có mặt TS Lê Phước Sang và ông Huỳnh Kim là hai vị trong GHPGHH Trung Ương tại hội trường, GS Nguyễn Thanh Giàu cho biết, PGHH là một tôn giáo không xa lìa dân tộc, luôn chịu cùng sinh mạng với dân tộc. Chính vị giáo chủ khai sinh PGHH cũng là người sáng lập Dân Xã Đảng, một đảng chính trị và đã bị cộng sản Việt Nam tìm cách ám hại. Điều đó càng chứng minh PGHH là một tôn giáo của dân tộc VN. Do đó, PGHH luôn sát cánh cùng các chánh đảng và các đoàn thể có chung một lập trường, cương quyết đấu tranh giải thể chế độ cộng sản để đem lại tự do, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc VN thân yêu của chúng ta.

Sau đó, ban tổ chức mời quan khách và đại diện các tổ chức hội đoàn lên thắp hương tưởng niệm trước bàn thờ có chân dung của hai lãnh tụ ông Trương Tử Anh và GS Nguyễn Ngọc Huy. Hội trường bước vào phần hội thảo với các diễn giả; Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Văn Canh với đề tài “Biển Đông và Vận Mệnh Dân Tộc VN”; ông Nguyễn Bá Lộc (chuyên viên kinh tế) với đề tài: “Vấn đề tự do dân chủ trong phát triển kinh tế tại VN” và ông Dương Tấn Hải (Cao Học Hành Chánh, Tổng Thư Ký Đảng Tân Đại Việt) với đề tài: “Vấn đề dân chủ hóa trong hiện tình đất nước”.

Sau phần thuyết trình được mọi người tham dự chăm chú theo dõi, một số tham dự viên đã đóng góp ý kiên xây dựng cũng như đặt câu hỏi với các thuyết trình viên và được giải đáp thỏa đáng.

Buổi Kỷ niệm 51 năm thành lập Tân Đại Việt và hội thảo chính trị kết thúc tốt đẹp vào 4 giờ chiều cùng ngày

THANH PHONG

Nguồn:  http://viendongdaily.com/hoi-thao-chinh-tri-ky-niem-51-nam-thanh-lap-dang-tan-dai-viet-2ObwVHb7.html

Vấn Nạn Tự Do Dân Chủ Trong Phát Triển Kinh Tế tại Việt Nam

Nguyễn Bá Lộc

Vận mạng của Dân tộc Việt Nam bước sang giai đoạn đen tối nhứt trong lịch sử khi cộng sản chiếm miền Nam. Ttrong 40 năm qua toàn xã hội và tuyệt đại đa số gia đình bị xáo trộn mảnh liệt, trong đó có sự hổn loạn về kinh tế. Mà nguyên nhân chánh yếu là từ bản chất của chế độ. Dù Cộng sản Việt Nam (CSVN) có một số thay đổi về mô hình và đường lối kinh tế, nhưng nền kinh tế vẫn yếu đuối, suy sụp, và không “cất cánh” nỗi.

Bây giờ, VN muốn đạt sự phát triển bền vững và có phẩm chất thì phài có sự thay đổi mạnh mẽ và toàn diện, trong đó “dân chủ hóa kinh tế” và “tự do hóa kinh tế” là quan trọng, là khẩn thiết.

I.Tương quan Tự do Dân chủ và Phát triển kinh tế

Trong hơn 50 năm qua nhiều cuộc nghiên cứu khoảng 80 nước đang phát triển trên toàn thế giới đưa ra nhận xét là có mối tương quan rất chặc chẻ giửa Dân chủ Tự do chánh trị và Dân chủ Tự do kinh tế. Hai mặt có tác dụng hổ tương nhau và thuận chiều. Mức độ và hiệu quả có khác nhau, tùy phần lớn thể chế chánh tri và áp lực quần chúng ở nước đó.

1. Khái quát: Tình trạng chung

Về Tự do Dân chủ có mức độ khác nhau. Có những nước Tư do Dân chủ về chánh trị lẫn kinh tế ở mức độ tốt, cũng có quốc gia chỉ đạt mức trung bình. Có nước độc tài toàn diện. Tình trạng phát triển kinh tế, hiểu theo ý nghĩa trên căn bản về tỷ xuất phát triển, lợi tức trên đầu người, và phẩm chất của phát triển.

Tại một số nước “Bán độc tài”, có nền Dân chủ không hoàn, nhứt là ởi giai đoạn đầu, cần chánh quyền mạnh, ở đó có một số quyết định độc tài, nhưng vì quền lợi chung.Dân chủ tiến dần, đất nước được tiến bộ.

Còn dưới chế độ CS, chánh quyền cai tri bằng độc tài tòan diện và gian ác (Trung quốc, Việt Nam…) cho nên không có hay có rất ít Tự do Dân chủ trong lảnh vực kinh tế.

Riêng trường hợp Trung quốc (TQ) có mức phát triển kinh tế cao và mạnh trong 30 năm qua, đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới, dựa theo tổng sản lượng, dù TQ không có tự do dân chủ. Điều nầy làm môt số nhà nghiên cứu thấy có gì khác biệt. TQ dùng các biện pháp độc tài tuyệt đối để thực hiện các kế hoạch kinh tế. Kinh tế có phát triển nhanh, nhưng dân vẫn khổ, bất công xã hội quá lớn. Tổng sản lượng quốc gia rất lớn, nhưng nền kinh tế không bền vững. Gần đây nền kinh tế TQ có trục trặt lớn, và đang đi xuống.

Măt khác, trong vài ba chục năm nay phong trào “Hội nhập kinh tế toàn cầu” được mở rộng, thúc dục mọi nước nếu muốn được viện trợ, được gia tăng xuất cảng, được tiếp thu đầu tư ngoại quốc nhiều, gia nhập các tổ chức quốc tế, hay được hổ trợ nhiều mặt khác cần thiết cho phát triển kinh tế, thì phải theo và chấp nhận đường hướng kinh tế tự do, kinh tế thị trường thực sự.

2.Trường hợp Việt Nam

Như mọi người biết, VN có chế độ độc tài kiểu CS. Đó là một thứ độc tài tổng hợp, bao gồm hết mọi thứ chuyên chế và gian ác.

Trong lảnh vực kinh tế, CSVN không có hay thiếu Tư do Dân chủ, mặc dù họ có đổi mới, có cải sửa trong 25 năm qua. Nhưng chưa đủ để kết luận đó là nền kinh tế thị trường thực sự. Đi sâu vào thực chất của nền kinh tế VN, chúng ta thấy những mất mát, những hũy hoại nhiều hơn những gì tạo dựng được. Nền kinh tế được vận hành cách sai lạc. Hậu quả nó để lại một nền kinh tế bể nát, bịnh hoạn và không có tương lai. Mà ý kiến xây dựng từ trong nước hay từ bên ngoài đều không có tác dụng.

Nguyên nhân chánh là phía chánh quyền không thực tâm cải đổi vì sợ diễn tiến hòa bình làm thay đổ chế độ và mất quyền lợi quá lớn của đảng viên. Về phía người dân không thể đóng góp ý kiến xây dựng vì bị đàn áp hay vì chánh quyền không nghe theo. Về phía ngoài, từ chánh quyền một số nước có viện trợ, từ những cơ quan quốc tế viện trợ cho VN như Ngân hàng thế giới, Quỷ tiền tệ quốc tế, Chương trình Phát triển của Liện hiệp quốc, Ngân hàng phát triển A châu,.. đều có khuyến cáo hàng năm. Nhưng chánh quyền VN chỉ hứa và làm rất ít.

Cách tổng quát, nền kinh tế VN có ba đặc tính: “Phi dân chủ, Phi tự do, và Phi dân tộc”. Và thực trạng nền kinh tế đó là: “Bất ổn, Bất quân bình và Bất công”

*Đặc tính “Phi dân chủ”:  Người dân không được tham gia từ quá trình lập kế hoạch tổng thể, đến giai đoạn thực hiện các chương trình hay dự án. Có quá nhiều trường hợp. Chúng tôi xin kể một vài thí dụ:

Vụ đánh tư sản hồi 1975-1976. CSVN tiến vô ào ào chiếm hết của cải tư lẫn phương tiện sản xuất của các nhà doanh thương, của tư sản kể cả một số tiểu thương, kết tội họ chỉ bằng thông cáo của các Ủy Ban Quân quản. Số tiền, vàng, của cải rất lớn đó đi về đâu, chia chác thế nào người dân không bao giờ biết.

Vụ cưởng chiếm đất đai của nông dân. Chánh quyền nhân danh sai trái lừa đảo từ quyền quản lý thành quyền sở hữu để cướp đoạt của dân. Có hàng ngàn vụ biểu tình hay thưa kiện, và không được giai quyết.

Vụ độc quyền sử dụng công quĩ và tài nguyên quốc gia. Chánh quyền gồm hầu hết tài nguyên, tài sản, tiền viện trợ lấy dùng cho nhiều dự án lớn mà người dân không được biết, như hai dự án khai thác bauxite ở Tây nguyên (Lâm đồng và Gia Rai). Dự án chung tới 15 tỷ mỹ kim. Chánh quyền trung ương bỏ ra cho giai đoạn đầu gầ hai tỷ trong tổng số 15 tỷ mỹ kim. Quốc hội không có quyền biểu quyết, người dân không được quyền cho ý kiền. Các phản biện của các nhà khoa học bị bỏ ngoài tai. Chánh quyền nói đây là dự án thuộc “diện chánh sách”. Hai dự án nầy Trung quốc chiếm trọn gói. Hai năm nay bị lỗ 200 triệu mỹ kim/ năm.

Vụ vay nợ nước ngoài. Với chủ trương số lương đầu tư làm tăng mứ độ phát triển kinh tế và có dự án nhiều thì tiền vô túi riêng nhiều, CSVN đi vay tiền bừa bải. Hiện công nợ nước ngoài trên 50 tỷ mỹ kim. Mỗi năm phải bỏ ra 1,5 tỷ MK để trả nợ . Người trả nợ là dân.

Không có Dân chủ kinh tế, người dân không tin ở cán bộ viên chức chánh quyền, không hợp tác với chánh quyền, không tôn trọng luật lệ, trốn né luật lệ càng tốt, không thấy thoải mái khi đóng thuế, không có tinh thần kinh doanh lâu dài và đứng đắn…

*Đặc tính “Phi tự do”. Tự do kinh tế là cái gì rõ ràng, hiểu biết được, cảm nhận được kết quả trong mọi hoạt động kinh tế. Trong 10 năm đầu chánh quyền CS nắm hết mọi hoạt động kinh tế quốc gia. Người dân không được phép làm gì cả, kể cả việc chở 10 ký gạo từ miền Tây về Saigon cũng bị tịch thu. Rốt cuộc kinh tế bị tê liệt hoàn toàn.

Sau khi “đổi mới”, từ 1986, dù chủ trương nền kinh tế có nhiều thành phần. Chánh phủ chỉ cho người dân được tự do kinh tế vụn vặt và ở cấp thấp. Trên nguyên tắt, chánh phủ hứa bảo đảm có sự công bằng trong các thành phần kinh tế. Nhưng thực tế, khu vực tư doanh bị một số hạn chế, một số chèn ép lớn lao. Quốc doanh là gánh nặng lớn. Nhưng vì quyền lợi cho đảng và đảng viên, tình trạng không được cải sửa bao nhiêu. Chánh phủ có chút cải tiến theo hướng thị trường, nhưng không đủ để giúp tư doanh sống còn và vươn lên. Khu vự tư phài mạnh thì kinh tế mới khá đươc.

*Đặc tính “Phi Dân tộc”. Một trong các nguyên tắc phát triên kinh tế đứng đắn là cần có tính Dân tộc. Dân tộc tính ở đây hiểu theo nghĩa là phải đặt quyền lợi dân tộc mình là trên hết. Dù có Hội nhập toàn cầu, dù phải cần sự giúp đở hay hợp tác quốc tế, nhưng không thể hy sinh hết quyền lợi và giá trị Dân tộc. Không thể bị cưởng ép để bị lệ thuộc quá đáng như ngày nay VN lệ thuộc TQ. Kinh tế dân tộc được hiểu ở đây không đồng nghĩa với chánh sách bế quan tỏa cảng hay bảo hộ mù quáng.

Khi áp dụng mô hinh “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”môt số người nghĩ rằng tiến bộ kinh tế, những đổi mới trong kinh tế dần dần tác động lên chánh trị. Một ngày nào đó có thể làm “đổi mới chánh trị”, theo tình trạng chung và bình thường trên thế giới. Nhưng chánh quyền CS sợ điều nầy xảy ra. Họ bảo vệ đảng bằng môi giá. Kinh nghiệm của những năm qua cho biết: áp lực dổi mới từ người dân và từ quốc tế không dủ mạnh để có kết quả tốt. Còn chánh quyền thì chỉ muốn đổi mới cầm chừng, né tránh những mục tiêu “nhạy cảm”.

Khi chính thức thực hiện Hiệp ước TPP có thể xem như “đổi mới“ lần thứ hai, ngoài kinh tế còn có sự sửa đổi mạnh hơn nhiều thứ như luât lệ, tái cơ cấu, bảo vệ tự do kinh doanh , tự do lao động mà chánh quyền bắt buộc phải thi hành thì hy vọng dân chủ hóa và tư do hóa trong kinh tế chắc chắn phải cao hơn , phải mạnh hơn . Lúc đó sẽ có ảnh hưởng tơi tiến trình “Dân chủ hóa“ cho VN.

II.Hậu quả của vấn nạn kinh tế VN

Trong 40 măm qua, vì không có Dân chủ tự do kinh tế , trong vận hành kinh tế, CSVN đã đưa tới những hậu quả và hệ quả rất tai hại cho đất nước và toàn dân. Việt Nam ngày nay vẫn là một nước nghèo. Lợi tức đầu người 1950 đô la / năm (tài liệu World Bank, 2014) Mức đó chì bằng 1/10 của Thái Lan, 1/24 của Nam Hàn, 1/30 của Nhựt. Đó là điều phi lý so với những nước đang và mới phát triển. Cái lo ngại và bất mãn của dân là đảng cầm quyền đi sai lệch đường.

Đi sâu vào thực trạng của nền kinh tế đó là:“Bất thường”, “Bất quân bình” và “Bất công”

Dưới đây là tóm tắt thực trạng kinh tế do hậu quả nghiêm trọng đem lại trên một số mặt chánh yếu:

1.Nền kinh tế “bất thường “

* Về nguyên tắc và dường lối kinh tế với chủ trương “kinh tế thị trường định hướng XHCN” là sự pha trộn của hai mô thức kinh tế đối nghịch, tự do và CS, nên bị dằn kéo và hủy hoại nhau làm nền kinh tế yếu đi.

Qua 40  năm “xây dựng”, 25 năm “đổi mới” đã tiê hao hàng nhiều tỷ tài sản quốc gia , hàng chục tỳ viện trợ, nhưng dất nước vẫn còn rất nghèo, lợi tức đầu người 1950 đô, theo World Bank, ( chỉ tương đương Cambochia và Lào). Thua rất xa các nước ASEAN và các thành viên TPP (Chile nghèo thứ nhì sau VN với lợi tức đầu người 8,000 đô) . Trong quá trình phát triển thì chỉ có khoảng 10 năm khá, còn 30 năm suy sụp và đôi khi hổn loạn.

Điều quan trọng trong phát triển kinh tế là dân chúng phải có “niềm tin kinh tế” và hy vọng cho tương lai. Điều nầy không có ở VN.

2.Nền kinh tế “bất quân bình”

Không kề 10 năm đầu kinh tế tan nát tòn diện. Từ đổi mới đến nay cơ cấu kinh tế vẫn bất quan bình trầm trọng. Cơ cấu kinh tế đó có 3 thành phần: Khu vực Nhà nước, khu vực tư nhân (gồm tư doanh lớn nhỏ, và nông dân chiếm 70% số dân) và khu vực doanh nhân ngoại quốc. Có sự bất quân bình hoàn tòn và trầm trọng nhìn trên các mặt: sở hữu tài sản, vốn đầu tư, đóng góp cho ngân sác, sự dụng viện trợ, trợ cấp của chánh quyền, chiếm hữu thị trường.

Quốc doanh chiếm giử 70% tài sản kinh tế. Nhưng chỉ đóng góp vào tổng sản lương có 35%. Nhà nước nắm gần hết tài sản quốc gia quyền sử dụng, mua bán, cho thuê, gồm dất đai, hầm mõ, rừng biển , công trình xây cất lớn…và đặc biệt là có quyền in bao nhiêu tiền cũng được và chia tài sản cho ai cũng không sao. Quôc doanh lỗ nặng, thiếu nợ ngập đầu, được ưu tiên và đươc độc quyền nhiều thứ. Được cơ hội tham nhũng lớn. Nhưng còn được bù lỗ, được trợ cấp trả nợ hàng năm gần chục tỷ mỹ kim.

Tư doanh phần lớn là tiểu thương và một phần qui mô kinh doanh vừa và nhỏ. Họ bị chén ép bởi quốc doanh. Họ bị bất công từ chánh quyền. Những lúc kinh tế suy thoái, tư doanh chết trước. Trong ba năm 2011, 2012, 2013 có trên 100,000 cơ sở tư doanh phải tự đóng cửa.

Nông dân thì quá nghèo đói. Lợi tức dầu người chỉ độ 100 đô/ năm. Chánh quyền để khu vực nông thôn sống lê trong nghèo nàn, chậm tiến.

Còn khu vực đầu tư nước ngoài cũng rất nhiều thăng trầm như có tiến bộ. Khu vực nầy chiếm 50% tổng số xuất cảng. Và hảy còn nhiều khó khăn cần chấn chỉnh.

3 Nền kinh tế “bất công”.

Nền kinh tế VN là bất bình thường, có nói là dị thường. Nó không giống nước nào, trừ TQ, từ mo hình, nguyên tắc vận hành vĩ mô, đến quản lý vi mô. Chính vì vậy từ căn nguyên, nó đưa tới quá nhiều bất công: Sự cách biêt giàu nghèo lên tới 58 lần (theo World Bank 2012). Quá cao, ở các nước Á châu khác thì chỉ có từ 6 đến 10%.

Nông dân chiếm 70% dân số nhưng chỉ có lợi tức chưa bằng 1/10 của lợi tức trung bình. Mức dộ đầu tư, ngân sách bỏ ra cho nông thôn quá ít ỏi. Đất canh tác manh múng còn bị chánh quyền thu hồi với tiền bồi thường rất thấp. Thất nghiệp thì quá cao (khoảng 20%) và không có lối thoát đàng hoàn. Cuộc sống còn chậm tiến và lạc hậu.

4.Nền kinh tế “lệ thuộc”

Trong nhiều năm qua kinh tế VN sống dựa và ngoại lực rất nhiều. Bởi vì nội lực quá yếu. Nội lực gồm khu vực nhá nước. Khu nầy dù có tài sản tiền bạc tới 70% tổng tài sản quốc gia. Nhưng chẳng những không làm ra của cải mới bao nhiêu mà còn làm mất mát đến 30%.

Lệ thuộc chánh vào ngoại bang là vốn đầu tư, xuất nhập cảng, thị trường, khoa học kỹ thuật, viện trợ.

Một nước mà VN lệ thuộc mạnh và khó thoát ra là TQ. TQ đứng đầu nước VN nhập hàng. Nhập siêu 2014 với TQ 29 tỷ , chiếm 90% tổng số nhập siêu. TQ thầu 90 dự án xây dựng và điện củ VN lên tớ gần 10 tỷ mỹ km. Thương nhân TQ mua phá giá nông sản và khoáng sản VN…Chưa kể TQ lấn chiếm biển và đất của VN.

III. Tương lai: Cải tiến kinh tế với TPP

Ở đây chúng tôi xin nêu ra một vài suy nghĩ về kinh tế VN trong tương lai. Thật khó mà đoán được tất cả những diễn biến vì nó còn tùy nhiều yếu tố.

Nếu tự thay đổi như hai 25 năm qua thì kinh tế cũng sẽ còn trong tình trạng yếu kém, không cất cánh được. Nhưng nếu cải cách mạnh và toàn diện hơn thì sẽ khá hơn. Nếu cải đổi và theo như qui định của TPP thì mức tiến bộ sẽ cao hơn, bền vững hơn, có phẩm chất. Và VN có hy vọng trở thành một quốc gia bình thương, trong nhóm các quốc gia trunng bình.

Ở đây chúng tôi chỉ nói đến tác dụng của TPP trong trong tiến trình Dân chủ hóa và Tự do hóa kinh tế. Và nhờ đó sẽ khá hơn trong tương lai.

1.Cải thiện trong phạm vi quốc nội

Từ nhiều năm nay, có nhiều nhà kinh tế, nhiều chánh phủ và nhiều cơ quan quốc tế có ý kiến với chánh quyền CS là 25 đổi mới kinh tế, nhờ có theo đưuờng lối kinh tế tự do, nhưng còn nhiều hạn chế. Bắt nguồn từ hệ thống luật pháp, sự vận hành kinh tế vĩ mô và vi mô đều thiếu sót, lạm dụng chỗ nầy hay chỗ khác để mưu cầu lợi ích riêng. Nay cần sự “đổi mới” thứ hai, hầu hy vọng được sự phục hồi và may ra có cơ phát triển được. Nhưng thực sự đó là vấn đề phức tạp. TPP là một mô thức Hiệp ước thương mại quốc tế.

Về áp lực đổi mới từ trong nước, có hai phần: Một bên là chánh quyền và những người cấu kết vì lợi ích. Một bên là đa số dân chúng bình thường. Những người dân nầy vừa bị bóc lột thậm tệ, vừa không có cơ hội vươn lên. Đây là khối quần chúng lương thiện họ thực muốn thay đổi cho cuộc đời họ và cho đất nước nầy.

Cho tới giờ họ gần như không có đủ sức mạnh để làm cuộc thay đổi quan trọng. Họ ở vị trí đối nghịch với chánh quyền. Và luôn bị đàn áp, dù họ có chánh nghĩa.

Cho nên TPP có thể là cơ hội tốt cho họ, vì đây là sức mạnh từ bên ngoài.

Còn phía chánh quyền, thì thực sự không muốn thay đổi điều gì ảnh hưởng sự tồn vong của đảng và quyền lợi đảng viên. Nguyên tắc “đổi mới” của đảng CSVN được xác định ngay từ đầu là đổi mới kinh tế nhưng không để mất đảng.

Nhưng tình thế biến đổi từ trong nước và từ bên ngoài buộc họ phải thay đổi. Thực tế như chúng ta biết, CSVN từ 25 năm nay có thay đổi một số nhưng rất vụn vặt và chậm chạp. Lần nầy họ phải thay đổi mạnh hơn. Nhưng tới mức nào và kết quả như thế nào, thì chưa biết rõ được. Có thể xem việc thực thi Hiệp ước TPP như là một “đổi mới” lần thứ hai.

Dĩ nhiên riêng TPP không là chiếc đủa thần giải quyết được hết mọi trở ngại, mọi tồi tệ của nền kinh tế VN cũng như cải tiến Dân chủ và Nhân quyền ở VN. Nhưng TTP là cơ hội tốt.

2. Tác dụng của TPP 

Vấn đề được đật ra là khi thực sự thi hành Hiệp ước TPP VN có được những món lợi gì. Kinh tế có khá hơn nhiều không. Những cam kết với các nước thành viên TPP có được thực hiện nghiêm chỉnh không. Đối với VN, TPP không phải chỉ thuần túy kinh tế, mà còn những vấn đề khác như Dân chủ Tự do, Nhân quyền, công lý, công bằng kinh tế…

Mặc dù Hoa kỳ và các thành viên TPP và nhiều chuyên viên quốc tế cho rằng VN là nước được hưởng nhiều lợi nhứt trong Hiệp ước nầy. Nhưng VN là nước có nhiều vấn nạn và có nền kinh tế tệ hại nhứt trong 12 thành viên. Giờ VN phải đi với TPP coi như một cơ hội “giải thoát” để kinh tế khá hơn thì phải làm nhiều thay đổi. Chánh quyền VN đồng thời sẽ đối diện nhiều thử thách.

3.Sự hình thành TPP

TPP là một tổ chức thương mại quốc tế (Trans-Pacific Partnership). Nó được vận động kết hợp từ 2009 với 12 quốc gia ở hai bờ Thái bình dương, từ Bắc tới Nam. Gồm: Canada, Hoa kỳ, Mexico, Peru, Chile, Nhựt bản, Singapor, Malaysia, Viet Nam, Brunei, Úc đại lợi, và Tân tây Lan. Hoa kỳ là nước đứng đầu trong sự vận động và hướng dẫn Hiệp ước nầy. Chủ trương của TPP là sự hợp tác kinh tế trong căn bản kinh tế tự do. Nó vừa là cơ chế mậu dịch tự do vừa là sự hợp tác kinh tế. Nhưng TTP có nhiều ràng buộc.  Trong tương lai có thể còn môt số thành viên mới.

Đây là một Hiệp ước kinh tế quan trọng và đặc biệt. Quan trọng là riêng mặt kinh tế 12 nước nầy có tổng số GDP chiếm 40% của thế giới và có tới 600 triệu dân. Trong đó hai nền kinh tế rất mạnh và quan trọng là Hoa kỳ và Nhựt bổn, có số lượng hàng xuất nhập cảng lớn, có số đầu tư ở ngoại quốc nhiều, và đứng đầu các tổ chức kinh tế tài chánh thế giới.

Riêng đối với Hoa kỳ TPP là một đòn mạnh ngăn chận bá quyền TQ, chận sức mạnh kinh tế và quận sự, chận sự áp đảo đe dọa các nước nhỏ của đường lối hung bạo TQ.

Sự quan trọng và đặc biệt khác ngoài lảnh vực kinh tế còn những cam kết về dân chủ tư do hóa, thúc đẩy bảo vệ và thi hành nhân quyền và dân quyền tại các nước thành viên, bằng cách dùng “chiêu kinh tế” để có thể cải thiện chánh trị.

Hiệp ước TPP đã được chấp thuận ngày 5 /tháng 10/2015. Giờ thì chờ Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, có thể vào đầu năm tới.

4.Hy vọng cái lợi cho VN qua TPP

Bây giờ thì còn sớm để biết rõ những cài lợi thực sự của TPP đem lại cho mỗi thành viên. Theo ước tính chung thì nền kinh tế của 12 thành viên đều tốt hơn. Môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện.

Theo các nhà chuyên môn, nhứt là tin tức từ Hoa kỳ, thì VN được lợi rất lớn, lớn nhứt, với TPP. Họ ước tính Tổng sản lượng quốc gia của VN chỉ phần nhờ vàoTPP, sẽ tăng thêm 11% trong 10 năm. Nhưng chúng ta biết VN là nước không bình thường duy nhứt trong nhóm. Cái lợi đến với VN thì đảng và đảng viên thu tóm nhiều. Còn những thử thách, những vấn nạn liên quan đến phát triển kinh tế phần lớn do chánh quyền gây ra. Và nhớ VN là chế độ độc tài.

a.Những cái lợi về kinh tế  

* Kinh tế chung được phát triển khá hơn. VN có thể tăng lên nhờ hai lảnh vực chánh là Xuất cảng và đầu tư ngoại quốc. Đây là hai lảnh vực tương đối mạnh trong 20 năm qua của VN.

Về xuất cảng trong quá khứ từ các thứ hàng chánh yếu: dầu thô, thủy sàn , đồ may mặc , giày da, gạo, ca phê, linh kiện điện từ, than đá khóang sản… Các thứ nầy đều có cơ hội gia tăng đến các thành viên TPP.

Về Đầu tư ngoại quốc (FDI) cũng sẽ tăng. Tình hình FDI trong 25 năm qua có lúc giảm lúc tăng. Ba năm qua thì gia tăng khá nhờ tình hình đầu tư ở TQ có khó khăn hơn. Mặc dù trong quá khứ các nhà đầu tư thường than phiền về tham nhũng, về luật rắc rối, viện chức chánh quyền gây nhiều phiền hà…

Về tư doanh có hy vọng tăng nhờ xuất cảng tăng và đầu tư ngoại quốc, viện trợ tăng.

Nói chung nhờ TPP giúp nền kinh tế chung được phát triển hơn. Mà trong mấy năm qua bị trì trệ suy sụp và không có tương lai.

*Những sửa đổi theo qui định của TPP

Kỳ nầy chánh quyền VN phải cải thiện nhiều hơn bất cứ thành viên nào về các mặt: cơ chế, luật pháp, môi trương, chống tham nhũng, và điều kiện làm việc.

TPP qui định rất rõ và đầy đủ hơn các Hiệp ước có trước kia. Các thành viên TPP bắc buộc phải theo nếu muốn có những lợi từ xuất cảng và từ đầu tư ngoại quốc, và yểm trợ khác như kỹ thuật và tài chánh. Các qui định nầy nhằm phát triển mậu dịch và hội nhập toàn cầu của các thành viên theo hứng kinh tế thị trường và dân chủ hóa. Các điểm chánh phải cải đổi:

– Tái cơ cấu nền kinh tế. Quốc doanh sẽ bị giảm bớt nhiều. Quốc doanh hiện nay là một đại họa kinh tế. Đồng thời giúp đở thêm tư doanh trong đó xí nghiệp nhỏ và vừa để họ được hoạt động bình thường mà hiện nay bị chèn ép, bị thiệt thòi nhiều. Như vây, Dân chủ và tự do trong kinh tế sẽ có cơ hội gia tăng và sẽ đóng góp vào tiến trình Dân chủ hóa.

– Cải tiến một số luật lệ và nguyên tắc về xuất nhập cảng mà VN đã có làm khi vào WTO. Nhưng còn thiếu sót, khuyến khích tư doanh tham dự trong xuất nhập cảng, hiện còn bị hạn chế. Một qui định mới của TPP là xuất xứ nguyên liệu của hàng xuất cảng bắt buộc phải mua trong thành viên TPP mà thôi. Điều này giải tỏa sự lệ thuộc vải tơ sợi VN phải nhập từ TQ tới 70-80%.

– Làm lại luật lệ về lao động và mô trường làm việc theo như luật lệ của Tổ chức Lao động quốc tế. Trong đó có làm luật mới cho thành lập Công đoàn độc lập mà từ trước tới nay chưa có. Đây là một trong những điểm quan trọng tiến tới Tư do dân chủ.

-Bãi bỏ hạn ngạch và thuế quan để gia tăng xuất cảng. Xuất cảng hiện ở mức khá và sẽ tăng nhiều trong tương lai nhờ hai thị trường lớn là Hoa kỳ và Nhựt trong các ngành ưu thế của VN như may mặc giầy da, nông sản, linh kiện điện tử, hải sản.

-Cải thiện gia tăng đầu tư ngoại quốc, gián tiếp tăng đầu tư trong nước, bằng cách tạo môi trường làm ăn tốt hơn. Đặc biệt chú trọng tính minh bạch mà VN luôn dấu diếm không cho nhà đầu tư và cơ quan quốc tế dữ kiện đầy đủ và đúng.

-Gíup đở tài chánh giửa các thành viên

– Cải tiến quản lý, Cải cách hành chánh, cải sửa thủ tục quan thuế, cho giản dị hơn hiệu quả hơn hầu giảm bớt giá thành trong sản xuất và thương mại.

-Chống tham nhũng hối lộ. Đây là vấn nạn nghiêm trọng của VN, bộ máy đảng , bộ máy chánh quyền thu vét 20-30% tổng trị giá dự án đầu tư, và rất khó diệt trừ. Tham nhũng là một nguyên nhân đưa tới bất công kinh tế, làm giảm sút tinh thần kinh doanh. Bớt tham nhũng làm cho tự do dân chủ có tiến bộ.

– Và môt số qui định nhỏ khác như kiểm soát vệ sinh, thanh toán tài chánh..

VN gia nhập TPP gần như là hoàn cảnh bắt buộc. Vì kinh tế suy sụp trong nhiều năm qua. Vì khả năng nội lực quá yếu mà lại mất mát quá nhiều bởi khu vực quốc doanh. Cho nên chỉ trông cậy ở ngoại lực. TPP là cơ hội tốt cho VN.

Nhưng thử thách cho VN, nhứt là đối với chánh quyền , thì quá lớn. Ý chí cải sửa cách nghiêm chỉnh đối vói CSVN thường bị nghi ngờ.

Những thay đổi và tiến bộ do TPP đem tới rất có thể làm cho quá trình Dân chủ hóa và Tự do hóa trở thành hiện thực ở mực nào đó.

Cali ngày 15-tháng 11-2015

Nguyễn Bá Lộc

Nguyên Giảng viên tại Đại học Cần Thơ, Cựu Giám đốc tại Bộ Kinh tế. Hiện: Hội trưởng Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam

       

BIỂN ĐÔNG VÀ VẬN MỆNH DÂN TỘC VIỆT

Nguyễn văn Canh

Ngày 25  tháng 11 năm 2015

LTS: Đây là nội dung bài nói chuyện ứng khầu của GS Nguyễn văn Canh tại Đại Hội Đảng Tân Đại Việt ở Wesrtminster, CA, ngày 15 tháng 11 năm 2015. Bài này được tác giả viết lại có bổ túc thêm chi tiết theo lời yêu cầu  của BS Mã Xái, Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt, dùng để đăng trên Website Tân Đại Việt.

GS Nguyễn văn Canh nguyên là Phụ tá Khoa Trưởng và Giáo Sư  Đại Học Luạt Khoa Sàigòn., Thuyết trình viên các trường Chỉ Huy & Tham Mưu, trường Cao Đẳng Quốc Phòng, Quân Lực Việt  Nam Cộng Hoà, và Nghiên Cưú Viên tại Viện Nghiên Cứu Hoover về Chiến Tranh, Cách Mạng và Hoà Bình, Đai Học Stanford.

Tôi giới hạn vào hiện trạng các bãi đá bị TC chiếm đóng trong vòng hơn 2 năm nay trong vùng Trường Sa, vai trò của VC trong âm mưu thực hiện bành trướng của TC và cuối cùng là  Hoa Kỳ can dự vào vụ Biển Đông cùng với vận hội mới có thế có của dân tộc Việt.

I  CẬP NHẬT KẾ HOẠCH BÒI ĐẮP CÁC ĐẢO NHÂN TẠO.

Chỉ trong vòng hơn 2 năm nay, TC đã có một Hệ Thống Căn Cứ Hải Quân  trên  một chu vi lớn gồm 5 bãi đá được bồi đắp ( Đảo Nhân Tạo) với các kiến trúc kiên cố đươc xây trên đó là: Subi, Én Đất, Vành Khăn, Châu Viên và Chữ Thập. Bên trong chu vi này, có 4 bãi đá thuộc một vùng có tên là Union Banks là Gạc Ma, Colins, Chigua và Tư Nghĩa, và một bãi khác, nằm ngoài Union Banks là Gaven. Các đảo này lập thành một hệ thống căn cứ hải quân của TC.

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ CÁC ĐẢO NHÂN TẠO

UNION BANKS

I). KIẾN TRÚC QUÂN SỰ TRÊN CHU VI  CỦA CĂN CỨ HẢI QUÂN gồm:

1) BÃI ĐÁ NGẦM SUBI

KIẾN TRÚC CÓ TRƯỚC 2008.

3). MISCHIEF (BÃI ĐÁ VÀNH KHĂN):

A. KIẾN TRÚC CŨ, CÓ TRƯỚC 2008

B. BỒI ĐẮP VÀ KIẾN TRÚC MỚI.

Cước chú: Đây là platform ( 116 m x 96m) dùng để đặt dàn phóng hoả tiễn bắn hạ vệ tinh Mỹ. Mất vệ tinh, Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ sẽ bị mù, không hoạt động được. Trên nóc building, phía phải có antenne để liên lạc và một góc có bãi đậu cho trực thăng cỡ lớn Change Z-8

TC bỏ ra 11.5 tỉ MK xây dựng căn cứ này.

II). UNION BANKS. Trong Union Banks có 3  đảo với kiến trúc kiên cố:

1) JOHNSON SOUTH( Gạc Ma)

A). TRƯỚC 2008.

B). BỒI ĐẮP SAU 2014

2) CHIGUA

3) HUGHES (Tư Nghĩa)

                        A). CÓ TRƯỚC 2008

B). SAU 2014

III). KIẾN TRÚC VỀ PHÍA TÂY BẮC UNION BANKS:  GAVEN

                        A). CÓ TRƯỚC 2008

                        B). SAU 2014

B. HOẠT ĐỘNG BỒI ĐẮP &  MỤC ĐÍCH CÁC ĐẢO NHÂN TẠO

 

Vui cười

Một đại lý bảo hiểm đang sôi nổi thuyết phục khách hàng:

– Thưa ngài, nếu bị mất ngón tay cái, ngài sẽ được đền bù 10% số tiền bảo hiểm, tức là khoảng 100 triệu. Còn nếu mất đi một cánh tay, ngài sẽ được hưởng ngay 500 triệu…

– Mức đền bù cao nhất là bao nhiêu?

– Vâng, nếu ngài bị gãy xương sống thì tuyệt! Khi đó, ngài sẽ giàu to.

 

Thơ

Cảm Thán Nhân Lễ Tạ Ơn 2015

Trần Văn Lương

Một Lễ Tạ Ơn nữa đến rồi,

Ngậm ngùi nhìn quyển lịch dần vơi.

Cuối trời mỏi mắt chờ tin nhạn,

Trên cạn còng lưng đợi gió khơi.

Mộng cũ trót vùi nơi đất tổ,

Xương khô đành gửi ở quê người.

Nợ đời hận nước còn mang nặng,

Từng ánh sao buồn lặng lẽ rơi.

Cali, 11/2015

Tàn Thu Đoản Khúc

Trần Văn Lương

Dạo:

Nghẹn ngào cánh lá thu rơi,

Mênh mông biển lệ ai người vượt qua.

 

Cóc cuối tuần

   

秋 樹 驅 其 葉,

寒 珠 埋 老 蝶.

路 長 少 屧 歸,

淚 海 誰 能 涉.

陳 文 良

 

Âm Hán Việt:

Tàn Thu Đoản Khúc

Thu thụ khu kỳ diệp,

Hàn châu mai lão điệp.

Lộ trường thiểu tiệp quy,

Lệ hải thùy năng thiệp.

Phỏng dịch thơ:

Đoản Khúc Cuối Thu

Cây rừng đuổi lá, lá buồn trôi,

Lạnh lẽo lệ vùi xác bướm côi.

Vạn dặm mấy ai người trở bước,

Biển sầu sao vượt được mà nguôi.

 

Hiệp Định Thương Mại TPP và Tiến Trình Dân Chủ Hóa Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam, sau 40 năm chiếm miền Nam và 30 năm đổi mới, vẫn ở tình trạng rất suy yếu và tương lai mờ mịt.

Mô hình “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” không đem lại kết quả. VN vẫn còn là một trong những nước nghèo trên thế giới. Một trong những cản trở quan trọng là do bản chất của chế độ. Một chế độ không có tự do dân chủ và nhân quyền.

Từ nhiều năm nay, nhiều cơ quan quốc tế yêu cầu chánh quyyền VN cần phải đổi mới hơn nữa, nếu muốn nền kinh tế khá hơn.

Hiệp định Thương mại TPP (Trans Pacific Partnership) được 12 nước đồng thuận trong tháng 10 vừa qua, trong đó có VN. Chánh quyền VN tin tưởng sẽ có nhiều lợi làm nền kinh tế sẽ khá hơn. Nhưng đồng thời VN sẽ có rất nhiều thử thách.

Sự hình thành TTP

Qua sự vận động kết hợp 12 quốc gia hai bên bờ Thái bình dương gồm: Canada, Hoa kỳ, Mexico, Perou, Chile, Nhựt, Việt Nam, Malaysia, Singapor, Brunei, Úc, và Tân Tây Lan. Sau hơn 5 năm  bàn bạc với sự hướng dẫn tích cực của Hoa kỳ, Hiệp định Thương mại TPP (Trans-Pacific Partnership) đã được kết thúc hồi 5 tháng 10 – 2015. Giờ thì chờ các Quốc Hội phê chuẩn. VN là một nước duy nhứt vừa nghèo nàn vừa ở dưới chế độ độc tài CS.

Đây là một thỏa ước quốc tế rất quan trọng về nhiều mặt. Các nước thành viên nằm trong vùng rộng lớn  có 600 triệu dân, 40% tổng sản lượng toàn cầu, và 37.70% tổng số hàng hóa giao dịch quốc tế. Có mức độ phát triển Dân chủ và kinh tế khác nhau, xã hội và văn hóa khác nhau. Đặc biệt có hai nước có kinh tế đứng đầu là Hoa kỳ  và nước hàng ba thế giới là Nhựt bổn. Mặt khác, vùng nầy bị ảnh hưởng và tác động mạnh của bá quyền Trung quốc (TQ), một nước đang trở thành đối lực với Hoa kỳ.

Những qui định TPP về lảnh vực kinh tế thương mại dựa theo nguyên tắc kinh tế tự do hay kinh tế thị trường, ngoài ra còn có một số điều khoản ràng buộc liên quan đến sự cải thiện môi trường đầu tư, khung cảnh pháp lý, yểm trợ nhân quyền và dân quyền.

2.Trường hợp VN

Nhìn sơ qua, các nước đứng đầu TPP nhứt là Hoa kỳ muốn khuyến khích và thúc đẩy VN gia nhập TPP. Đây là thời điểm và cơ hội tốt mà VN không từ muốn chụp lấy.

Lý do VN vào TPP. Tôi nghĩ có ba lý do chánh:

1.Nền kinh tế suy sụp năng nề

Trong 40 năm VN không phát triển được kinh tế như hầu hết các quốc gia bình thường khác. Các nước như Đài Loan, Nam Hàn chi cần khoảng 10 năm kinh tế “cất cánh” được.

Sau khi đổi mới chỉ có 10 năm phát triển được khá (tỷ suất 7.5-8.5%), con số nầy không phải là cao so với các nước đã thực hiện được trong giai đoạn đầu phát triển. Lợi tức đầu người chỉ có 1950 mỹ kim (2014 theo World Bank), chỉ bằng 1/6 Philipines, 1/8 Thái Lan, 1/16 Đại Hàn, 1/20 Nhựt bản…Còn 30 năm kia thì hoặc là đỗ nát (10 năm đầu) hoặc là suy sụp trầm trọng. Trong 4 năm qua tỷ suất phát triển chỉ từ 5,2 – 5.8%.

Cơ cấu kinh tế bất quân bình trầm trọng. Quốc doanh chiếm nhiều ưu thế và độc quyền trên nhiều mặt: Chánh quyền in tiền, phát hành công trái hay vay nợ bừa bãi để giúp quốc doanh sống còn. Quốc doanh chiếm 70% tài sản kinh tế, nhưng chỉ đóng góp có 35% tổng sản lượng. Quốc doanh chiếm 70% nợ xấu (khoảng 12 tỷ MK) không bao giờ trả được nợ trừ khi Chánh quyền lại cứu giúp.

Trong khi đó tư doanh không được đối xử công bằng, dù đóng góp tích cực và thuê nhiều công nhân..Sức lực tư doanh (phần lớn là tiểu thương) còn ở mức nhỏ, chưa đủ sức đứng đầu để đưa kinh tế tiến lên. Khi kinh tế chung suy thoái thì tư doanh chết trước. Trong 3 năm qua có tới hơn 100,000 cơ sở tư doanh tự đóng cửa.

Khu vực nông thôn với 70% tổng số dân thì nghèo sơ xác và rất chậm tiến. Lợi tức trung bình người nông dân chỉ bằng 1/10 mức trung bình toàn dân. Mãi lực quá kém. Sự chuyển đổi nghề quá nhỏ nhoi. Cách biệt giàu nghèo lên tới 58 lần (gấp 5 lần các nước ASEAN).

Một nền kinh tế bất ổn. Luôn bị xáo trộn, lạm phát rát cao làm tê liệt kinh tế và gây nhiều đau khổ cho người nghèo. Người dân mất tin tưởng và không có nhiệt tình hợp tác với chánh quyền trên nhiều mặt. Đó là một bất lợi lớn cho công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước.

2.Về Hội nhập toàn cầu. Vì nội lực quá yếu, không có triển vọng. Tư doanh chưa đủ sức. Tư bản đỏ chỉ dựa vào chánh quyền để làm giàu và bốc lột. Còn quốc doanh là đại họa. Vì vậy, VN đã cố hướng về bên ngoài. Nay VN cần mở cửa thêm để cứu tình trạng bế tắc hiện nay. VN thấy hơn cái quan trọng về “địa lý kinh tế” của mình. Đó là nỗ lực gia tăng xuất cảng và chiêu dụ thêm đầu tư ngoại quốc. Hai lảnh vực nầy là trọng điểm, có kết quả khá trong quá khứ và là niềm hy vọng của VN khi vào TPP.

Về đầu tư ngoại quốc hy vọng gia tăng nếu môi trường đầu tư được cải thiện thu74c sự và mạnh mẽ. Nhà đầu tư ngoại quốc ít lo ngại hợp tác với VN, nơi có nhân công rẽ nhứt, và gần đây tình hình ở TQ xấu đi và giá nhân công tăng cao hơn VN.

3.Cần môt “đổi mới” lần nữa. Trong 30 năm đổi mới từ 1986, chánh quyền chú trọng trong nước nhiều hơn. Họ đổi mới cầm chừng và bề ngoài, và không sợ mất đảng.Họ dung nhiều thủ đoạn lừa gạt, dối trá. Ở đấy không có Dân chủ tự do kinh tế thực sự. Cách đổi mới đó không chửa nổi căn bịnh trầm kha của kinh tế VN cũng như không tạo được căn bản cho phát triển.

Với những áp lực từ nhiều phia, nhứt là từ bên ngoài, chánh quyền VN làm một thay đổi mới thêm nhờ qua TPP, nều không muốn có một hổn loạn kinh tế trong tương lai. Lúc đó những nhà đầu tư ngoại quốc, những nhà nhập cảng hàng VN sẽ quay lưng. Tư doanh không đứng lên nổi. Lúc đó phải lệ thuộc vào TQ nhiều hơn nữa.

2.Những cái lợi củaTPP cho VN.

Dưới chế độ CS, chánh quyền và đa số người dân là đối lập. Cho nên những cái lợi cho chánh quyền không hẳn là cái lợi cho dân.

Cách tổng quát TPP đem một số lợi như sau:

-Xuất cảng gia tăng nhờ bỏ thuế quan và bỏ hạn ngạch. Các chuyên gia kinh tế ước tính VN sẽ tăng 36 tỷ MK trong 10 năm nhờ TPP. Các hàng dẫn đầu sẽ là may măc, giầy, linh kiện điện tử, tôm cá, ca phê. Cơ sở tư doanh vừa và nhỏ có cơ hội tốt hơn trong việc mua bán với các thanh viên TPP.

-Đầu tư ngoại quốc gia tăng nhờ cài thiện môi trường kinh doanh, Số nhà đầu tư từ Mỹ và Nhựt sẽ tăng.

– Thất nghiệp giảm bớt.Cài thiện năng suất công nhân, Cải thiện chuyên môn, kỹ thuật cho công nhân viên.

– Quốc doanh sẽ giảm thực sự, sẽ tiết giảm rất lớn công quĩ, ngân sách phải chi cho quốc doanh, nhứt là sự áp đảo và tham những từ quốc doanh. Nạn tham nhũng sẽ bớt đi.

 – Cạnh tranh có công bằng hơn giửa khu vực nhà nước và khu vực tư làm giá cả thấp hơn, phẩm chất hàng sẽ tốt hơn.

– Cài tiến tệ trạng xã hội, nhưt là tham nhũng. Đây là đại họa. Tự một mình chánh quyền CS không thể giải quyết nỗi. Qui định TPP có tính bắt buộc, may ra có thể làm giảm bớt tham nhũng.

– Cải thiện tính “Minh bạch” trong việc sử dụng công quĩ, thị trường tài chánh, kế tóan quốc doanh làm cho quyết định đầu tư , thầu quốc tế sẽ dễ dàng hơn, đúng hơn, công bằng hơn.Dây là một yêu cầu quan trọng.

-Tợ giúp tài chánh cho các cơ sở kinh doanh từ giửa thành viên TPP giúp giải quyết khó khăn về vốn, tín dụng cho khu vực tư.

– Nguyên liệu hàng xuất cảng phải mua từ thanh viên TPP. Điều khoản nầy đưa tới hai cái lợi cho VN. Bớt nhập cảng nguyên liệu từ TQ, Như ngành may mặc VN phải nhập vải tơ sợi 80% từ TQ .Khi giảm bớt nầy thì lệ thuộc kinh tế TQ sẽ bớt đi. Mặt khác VN phải thay đổi chánh sách nông nghiệp , phải cố gắng sản xuất nguyên liệu thay thế nhập cảng mà hiện nay phải nhập quá nhiều như bong vải, tơ sợi, nguyên liệu cho phân bón , thức ăn nuôi cá, nuôi súc vật…

– Cấm thu hồi đất đai không được sử dụng cho công ích, Đây là một tệ trạng của Hành chánh công quyền VN. Nhiều nơi đã lấy đất của nông dân rồi bán lại cho tư doanh hay nhà đầu tư ngoại quốc với giá gấp nhiều chục lần cao hơn, Hàng chục ngàn vụ kiện không được giải quyết.

– Ngăn chận hàng lậu. Hiện nay ở biên giới Việt Trung hàng lậu ước tính trên 10 tỷ MK. Chận bớt hàng lậu sẽ giảm nhiều tai hại cho nông nghiệp, và kỹ nghệ trong nước.

4.Những cải sửa bắt buộc

TPP vừa là cơ hội tốt, tức là VN có hy vọng sẽ được nhiều cái lợi lớn nhứt trong các thành viên. Song đây là một thử thách lớn cho VN, một nước độc tài gian ác lại nắm quyền quá lâu và bóc lột dân quá tàn nhẫn. Nên việc cải sửa để theo đúng qui định của TPP không dẽ dàng. Các sửa dổi được tóm lược:

* Về tư duy. Đảng CS trước hết phải tự cải tạo nảo bộ của mình. Cải đổi tinh thần, phong cách cán bộ đảng viên. Cần có ít hay nhiều Dân chủ tự do trong lảnh vực kinh tế. Cần hiểu rõ kinh tế thị trường và đi theo kinh tế thị trường.

* Về cơ cấu nền kinh tế. Cần tái cơ cấu thực sự nền kinh tế. Phải giảm quốc doanh, không thể mãi mãi coi quốc doanh là “chủ đạo”. Phải nâng đở thực sự tư doanh và nông dân.

*Phải có công bằng trong kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế. Chấm dứt ưu tiên quá đáng cho quốc doanh và tư doanh thuộc nhóm cấu kết lợi ích.

* Cho phép thành lập nghiệp đoàn tư do và độc lập. Đây là một trong điều khó nhứt đối với chế độ độc tài CS. Nhưng phải thục hiện. Đây cũng là một bước đầu cho cải thiện nhân quyền và dân quyền.

 * Chánh quyền phải có danh sách rõ ràng lảnh vực kinh tế nào mà tư nhân không được làm. Đây cũng là một thử thách. Từ trước tới nay, chánh quyền làm sai nguyên tắc mục tiêu ngành nghề dành cho tư doanh.

* Chánh quyền phải cụ thể và thành thật về nguyên tắc “Minh bach”, về tài chánh công như yểm trợ tiền bạc cho quốc doanh, gian lận đấu thầu quốc tế mà các năm qua chánh quyền giao 90% các dự án cho TQ

* Chống tham nhũng. Tham nhũng là đại họa cho VN. Tham nhũng làm cản trở quan trọng cho phát triển kinh tế. Nhưng đây là điều hốc búa nhứt. Chánh quyền CS đã có luật lệ, có kế hoạch phòng chống tham nhũng từ nhiều năm qua, nhưng thực tế không có kết quả. Kỳ nầy thì phải hiểu là muốn có lợi từ bên ngoài thì phải chống tham nhũng thực sư.

– Ngăn chận việc sao chép sản phảm trí tuệ, sản phẩm điện tử. Đây là sản phẩm của khoa học kỹ thuật, là kết quả của nhiều nghiên cứu công phu và tốn kém.VN là một trong hai nước đứng đầu trong buôn bán lậu sản phẩm trí tuệ, nước thứ nhứt là TQ.

5.Tác động của TPP đến tiến trình “Dân chủ hóa”

Những cài đổi những chấn chỉnh khá mạnh mẽ kỳ nầy liệu có tác động tốt cho Tiến trình Dân chủ hóa?

Dưới chế độ độc tài toàn trị của CS không có hay có rất ít Tự do Dân chủ kinh tế. Khi làm theo những qui định của TPP, VN phải đi theo hướng kinh tế thị trường hay kinh tế tự do. Con đường”Tự do Dân chủ hóa” trong lảnh vực kinh tế có cơ hội được cải tiến.

Theo nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trong vòng 50 năm nay đã đưa ra kết luận : Có tác dụng hổ tương giửa “Dân chủ Tự do kinh tế” với “Dân chủ tự do chánh trị”.

Vậy ở VN khi có những cải sửa về kinh tế như nói ở trên thời sẽ có một mức độ tiến bộ trong tiến trình Dân chủ hóa. Nhưng đó là ở nước bình thường. VN là một nước không bình thường. Tác động của TPP chắc chắn có nhiều cản trở hơn. Thế giới có nhiều thay đổi, một chánh quyền độc tài dù là tuyệt đối cũng khó tự quyết theo ý mình 100% được.  Nhứt là khi hội nhập toàn cầu thì bị cuốn theo chiều hướng và nguyên tắc của kinh tế tự do, theo mẫu mực chung của thế giới.

Khi cải thiện được về kinh tế hệ quả làm cho tiến trình Dân chủ hóa sẽ có cơ may tiến bộ. Ngoài ra TPP có thể là một phần tác dụng giúp VN bớt lệ thuộc và áp lực kinh tế ngoại bang quá đáng, nhứt là từ TQ . Nói chung, khi thi hành TPP sẽ có nhiều lợi cho dân cho nước, dù đảng CS miễn cưởng muốn, hay vào cái đã rồi lừa lách sau.

6.Hành động và áp lực bên trong và bên ngoài

Có thể nói lần nầy CSVN phải đổi mới mạnh mẽ hơn trước do yều cầu từ nhiều năm nay và từ nhiều phía. Như chúng ta biết khi thay đổi điều gì CSVN luôn đặt quyền lợi đảng và đảng viên lên trên hết. Cũng như không ai tin nhiều ở những lời hứa của CS, ngay cả hiệp ước đã ký thành văn.

Cho nên cần có áp lực lên chánh quyền CS trong lần đổi mới nầy.

a.Từ bên trong nước

-Các tổ chức Dân chủ trong nước tiến hành một số chương trình và hành động cho Dân chủ hóa toàn quốc. Hiện nay còn giới hạn ở thành phố và phần lớn là ngưới lớn tuổi.

-Các nhóm hay cá nhân thuộc Truyền thông độc lập cần phô biến thật mạnh về TPP và kêu goi doanh nhân tư mạnh dạng hơn trong việc thực thi TPP. Nhớ rằng TPP có lien hệ đến nhiều mặt: kinh tế, quyền sở hữu, quyền kinh doanh, thương mải, quyền của công nhân, phòng chốn tham nhũng, và viêc áp dụng một số luật lệ khác.

-Thành lập càng sớm càng tốt các “công đoàn tự do”. Cẩn thận trong hoạt động để tránh bị đàn áp. Khởi đầu có thể trong các ngành xuất cảng mạnh như may mặc, giầy, ca phê, gạo, thủy sản, điện tử.

– Cố gắng tạo nhóm lảnh đạo nông dân ngay trong nông thôn để thành lập một số Nông Hội để bảo vệ quyền lợi , giá cả nông sản, và chống thương nhân TQ mà các Hiệp hội Nông dân cũ từ chánh quyền đã không làm được. Phải bảo vệ nông dân cũng như công nhân trong quá trình Dân chũ hóa.

– Thành lập các tổ hợp Tư vấn ngành Xuất nhập cảng, Đầu tư ngoại quốc (lảnh vực nầy phải liên hợp với công ty Tư vấn ngoại quốc tại VN)

– Tổ chức Hội bảo vệ người tiêu thu để chống lại hàng giả hàng độc và sự phá hoại kinh tế từ TQ.

– Đặc biệt các Hội đoàn Dân sự phối hợp thành lập “Ban theo dõi thi hành TPP”

– Và nhiều nữa tùy diễn tiến trong tương lai. Điều hữu ích và quan trọng là cần có sự giúp đở của một số tòa Đại sứ.

b.Từ bên ngoài

– Cộng đồng người Viêt hải ngoại, trong đó đặc biêt các Tổ chức tranh đấu cho Dân chủ, nên lập “Ủy ban theo dõi thi hànhTPP”

-Báo chí và truyền thông của người Việt hải ngoại thường xuyên có tin và có nhận xét về về thi hành TPP

– Những quốc gia có liên hệ kinh tế, ngoại giao với VN kể cả thành viên TPP cần cho ý kiến trong việc thi hành, nhứt là về các chế tài TPP.

– Các tổ chức quốc tế tiếp tục theo dõi và gây áp lực mạnh hơn như : Ngân hàng thế giới , Ngân hàng phát triển Á châu, Quỹ tiền tệ quốc tế, Chương trình UNDP của Liên Hiệp quốc, Tổ chức Lao động quốc tế, Tổ chức Nhân quyền…

Nói tóm lại TPP không phải là chiếc đủa thần, nó giải quyết được hết cái bịnh trầm trọng của VN. Nhưng ít nhứt nó là cơ hội là hy vọng khi áp dụng nó làm biến cải tốt trong con đường kinh tê tự do trong nội địa cũng như trong hội nhập toàn cầu và được hướng dẫn cùa Hoa kỳ và Nhựt bổn mà quyền lợi kinh tế là cốt lõi. Khi có phần nào Dân chủ tự do trong kinh tế, có thể đem đến tác dụng thuận lợi cho công cuộc Dân chủ hóa và Tư do hóa ở VN.

Cali tháng 11 – 2015

 

Một thông điệp cho Tập Cận Bình: Hoa Kỳ khẳng định Tự Do Hàng Hải ở Biển Đông

Bác Sĩ Mã Xái

Sau những năm tháng đắn đo hơn thiệt trong nội bộ, chánh quyền Obama đã quyết định cho khu trục hạm USS Lassen tiến vào trong vùng 12 hải lý xung quanh đảo nhơn tạo Subi, trong quần đảo Trường Sa ngày 27/10/2015. Subi là một trong số bảy thực thể do Bắc Kinh xâm chiếm, trên đó Trung Cộng đã gấp rút cải tạo bồi đấp, xây cất cơ sở dân sự, quân sư. Động thái này của Hoa Kỳ đã đáp ứng lòng mong đợi của mọi người nên được truyền thông khắp nơi quen gọi là “Chiến dịch Tự Do Hàng Hải” hay ”Hoạt đông tự do trên biển“ (freedom of navigation operation).

“Chiến dịch Tự Do Hàng Hải” không phải là một biến cố bất ngờ mà đã được Hoa Thạnh Đốn cảnh báo nhiều lần nhứt là từ sau biến cố giàn khoang HD-981. Nhưng Tập Cận Bình vẫn không nhân nhượng trước thái độ hòa nhã nhưng quyết liệt của TT Obama trong buổi họp báo chung tại Rose Garden (Nhà Trắng) ngày 25/09/2015 nhơn dip Chủ Tịch nhà nước Cộng Hòa Nhân dân Trung hoa viếng thăm Hoa Kỳ. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về vấn đề Biển Hoa Đông (East China Sea) và Biển Đông (South China Sea). TT Obama đã nhiều lần nhắc lại quyền tự do lưu thông trên biển, trên không của mọi quốc gia, và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện quyền vận chuyển cũng như hoạt động bất cứ nơi đâu trên biển trên không mà luật pháp quốc tế cho phép. TT Obama cũng đã nói thẳng với Tập rằng Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc về việc bồi đấp đảo nhơn tạo, các công trình xây cất cũng như việc quân sự hoá trên các nơi còn trong vòng tranh chấp chủ quyền… Hoa Kỳ không có yêu sách chủ quyền hay đứng về phía nào trong sự tranh chấp, nhưng mong muốn mọi người tôn trọng luật pháp và giải quyết ôn hòa giữa những quốc gia. Tâp Cận Bình đáp lại rằng các đảo trên Biển Đông là của Trung hoa từ thời xa xưa, rằng Trung Cộng có quyền xử dụng, xây cất bồi đấp hay bất cứ việc gì trên sân nhà của họ, rằng họ có quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền hạn hợp pháp của mình trên các vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa. Họ Tập còn nói Bắc Kinh sẽ không theo đuổi chương trình quân sự hoá trên các đảo nhơn tạo, trái với những gì thế giới đã thấy qua hình ảnh vệ tinh cung cấp. Nhưng phải nói rằng Hoa Kỳ đã không ngăn cản được tiến trình xây đấp “trường thành cát” tại vùng quần đảo Trường Sa, dù Bắc Kinh nhiều lần nói họ đã ngưng! Cũng nên nhắc lại là Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và Ngũ Giác Đài đã nhiều lần cảnh báo rằng sẽ có cuộc tuần tra vào Biển Đông, nhưng Trung Cộng vẫn tiếp tục thách thức lại còn doạ sẽ có đáp trả khi bị khiêu khích. Thể hiện cuộc trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo là hoạt cảnh tuần tra của khu trục USS Lassen. “Chiến dich Tự Do Hàng Hải” là Thông điệp mạnh mẽ TT Obama gởi cho Tập Cận Bình khẳng định quyền Tự Do Hàng Hải ở Biển Đông mà Trung Cộng gọi là Biển Nam Trung Hoa. Ngoài ra, nó còn hé mở mục tiêu của cuộc tuần tra trong vấn đề Biển Đông mà mọi người cần biết.

Sự thật là Hoa Kỳ đã mở những cuộc tuần tra tự do hàng hải thường xuyên từ năm1979. Tuy vậy  theo ông David Shear Phụ tá Bộ trưởng quốc phòng thì từ năm 2012 Hoa Kỳ chưa thực hiện chuyến tuần tra nào trong vòng 12 hải lý quanh các thưc thể, điều này cho thấy Hoa Kỳ không nhìn nhận lãnh hải 12 hải lý (territorial sea) cho các bãi ngầm dưới mặt biển (reefs) trên đó Trung Cộng bồi đắp thành đảo nhơn tạo, nhưng điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ thách thức yêu sách của Bắc Kinh về chủ quyền đảo nhơn tạo Subi. Theo công ước quốc tế về luât biển (UNCLOS) thì đảo nhơn tạo của một nước như trường hợp Subi Reefs không có lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế, do đó Trung Cộng không có quyền viện dẫn quy chế đảo của các thực thể mà họ vừa bồi đấp để cản trở quyền tự do lưu thông của tàu thuyền nước khác; vả chăng các đảo mà Trung Cộng nhận bừa là đảo của mình vẫn còn trong vòng tranh chấp giữa các nước Việt Nam, Phi, Malaysia, Brunei và Đài Loan nữa. Hiện Trung Cộng tuyên bố đã hoàn tất bảy đảo nhơn tạo, trong đó có bốn ”bãi cạn lúc chìm lúc nổi”(low-tide elevations) gồm có Gaven, Tư Nghĩa (Hughes), Vành Khăn (Mischief), Xu-bi (Subi) và  ba ”đảo đá“ (rocks) gồm có Châu Viên (Cuarteron), Chữ Thập (Fiery Cross), Garma (Jofnson). Như vậy chiến dịch “Tự do Hàng hải” của Hoa Kỳ là hoạt động hợp pháp, và hoạt động này minh giải các luật pháp hàng hải quốc tế, dựa trên Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) mà Bắc Kinh cần tuân thủ, thay vì Bắc Kinh giải thích theo luật pháp riêng của minh, dù Bắc Kinh đã là thành viên của UNCLOS, mà vẫn tuyên bố “Trung quốc không tha thứ mọi vi phạm về lãnh hải (territorial sea), không phận của Trung quốc của bất nước nào lấy cớ là duy trì tự do lưu thông trên biển trên không” (phát ngôn Bộ Ngoại giao TC ngày 9/tháng 10/2015).  Dư luận thế giới rất thuận lợi dù cũng còn lo ngại cuộc tuần tra được cho là thúc đẩy tự do đi lại trên biển nhưng là một sư thách thức đối với Trung Cộng luôn đơn phương tuyên bố chủ quyền (phi pháp, phi lý) trên 90% diện tích Biển Đông và các đảo trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc về Trung Cộng từ thời cổ đại, và đã từng tuyên bố Biển Đông là quyền lợi cốt lõi ngang hàng với Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan.

Nhưng trên thực tế thì ngoài Hoa Kỳ còn ai có thể chế ngự nổi một Trung Cộng trồi lên, đầu tư tối đa sức mạnh kinh tế vào quốc phòng, chủ trương bành trướng vị thế địa chánh trị vào Châu Á- Thái Bình Dương, đương đầu với chiến lược Tái Cân Bằng/ Chuyển trục của Mỹ.

Theo tin từ Nhà Trắng, quyết định tuần tra “Tự Do Hàng Hải“ sẽ còn tiếp tục quanh các đảo nhơn tạo của các nước còn đang tranh chấp chủ quyền trong Biển Đông, nhưng không biết chừng nào. Nhưng hành động của Hoa Kỳ làm an lòng đa số các quốc gia ASEAN, kể cả Nhựt và Úc đều hoan nghinh; đa số rất quan tâm vì Trung Cộng quân sự hoá các đảo nhơn tạo và luôn có hành vi hung hãn, các thái độ chèn ép các lân bang, và nỗi lo âu vì Trung Cộng có lúc đã tuyên bố có khả năng thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông như họ đã làm ở Biển Hoa Đông, và có khả năng kiểm soát con đường huyết mạch chuyển tải trên 5 ngàn tỷ USD hàng hoá mỗi năm!

Trong khi đó thì Bộ ngoai giao CSVN đợi cho đến hai hôm sau (29/10/2015) chỉ lập lại quan điểm chung chung về chủ quyền và kêu gọi hoà bình vì sợ hoan hô Mỹ thì làm mất lòng Trung Cộng. Trong thảo luận tổ của Quốc Hội (22/10/2015) Phùng Quang Thanh khuyên “quan hệ tốt với cả hai nước”, tránh né đừng để nhơn dân thấy Đảng phò Trung Cộng và không dám theo Hoa Kỳ vì chủ trương của Đảng thà mất biển đảo cho Trung Cộng (như họ đã làm) để nắm giữ quyền lực hơn là bảo vệ tổ quốc thì sẽ mất quyền.

Đồng bào trong nước thì khác, lạc quan hơn khi thấy Mỹ dám hành động dù có phần hơi trễ, còn phải sắp xếp công việc thương thảo với Bắc Kinh cho đến khi Trung Công hoàn tất chương trình xây cất và quân sự hoá trên các đảo nhơn tạo ở Trường Sa!

Người dân tị nạn ở hải ngoại và nhứt là những nhà tranh đấu dân chủ không quên cảnh Hạm đội Bảy của Hoa Kỳ ngoảnh mặt với đồng minh trong trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974, mà Hà Nội cũng đã bán Hoàng Sa cho Trung Công rồi.

Tình thế của hai cường quốc Mỹ Trung dù đang cạnh tranh nhưng phải hợp tác làm ăn lớn theo cách cả hai cùng có lợi, cái lợi ở Biển Đông   “quyền lợi cốt lỏi” và ”quyền lợi quốc gia”, cho nên đoan chắc là chưa có khả năng cho một “luận kiếm Hoa Sơn” giữa hai hai cường quốc. Tại hội Thương đỉnh Tâp-Obama 25/09/2015, Tập cam kết với Hoa Kỳ là tôn trọng quyền tự do hàng hải và ngưng đeo đuổi quân sự hoá: khu trục hạm Lassen đã trót lọt qua sông, ra vào vùng lãnh hải và có thể xuôi ngược trên Biển Đông, còn Hoàng Sa Trường Sa, đảo nổi, bãi chìm thì sao, mọi người đã thấy. Hai cường quốc Mỹ Trung ít ra cũng còn phải ngoéo tay xây dựng mô hình mới cho quan hệ các nước lớn với nhau là không xung đột không đối đầu, với lòng tương kính và cả hai cùng có lợi hợp tác với nhau.

Hoa Kỳ khai thông Biển Đông là để bảo đảm Tự Do Hàng Hải, có lợi cho Hoa Kỳ và thế giới. Chúng ta hoan nghinh hành động này vì mức độ quan tâm của siêu cường Hoa Kỳ về Biển Đông ảnh hưởng không chối cãi đến vận mạng dân tộc Viêt. Còn vấn đề chủ quyền biển đảo là công việc của Việt Nam. Rủi thay đất nước lại nằm trong tay Đảng CSVN. Chừng nào CSVN còn thì Hoàng Sa Trường Sa sẽ mất trọn vào tay Trung Cộng. Công Sản Viêt Nam không thể tạo nổi được nội lực mạnh toàn dân để chống xâm lăng. Giải thể chế độ cộng sản, dân chủ hoá Việt Nam mới giải quyết mọi vấn nạn của đất nước.

 

Bài học ở người: Navi Radjou, Ông Cần Kiệm.

Nền Kinh Tế Cần Kiệm: «Lợi Nhiều, Với Ít Vốn» Navi Radjou, Monsieur Moins. L’économie frugale: «Faire mieux avec moins»

Phan Văn Song

Sáng nay, 16 tháng 11 năm 2013, Ngày Tang Quốc Gia thứ hai 12 giờ trưa, 1 phút im lặng, tưởng nhớ, cầu nguyện, khóc, nghiến răng, nắm tay nhau, vượt qua, cho sự sống, cho tương lai, vượt sợ hãi, đoàn kết, thương yêu, cùng nhau mãi mãi, nhơn loại, hòa đồng, chung sống, hòa bình, xây dựng…Paris, Tháp Eiffel, cờ Tam Sắc, la Marseillaise…mãi mãi…

Phải, hôm qua Chúa Nhựt Ngày Tang Quốc Gia 1 – ngày của khóc, ngày của tỉnh dậy, ngày của « phài làm cái gì ! bông, hoa, nến, đèn…chánh phủ lo phần chánh phủ, cảnh sát lo nhiệm vụ cảnh sát, nhà thương lo việc nhà thương, 132 người chết, 42 người hấp hối, 32 người trầm trọng và cả trăm người thương tích thể xác, và cả ngàn người thương tích tinh thần. Lòng nhân đạo bị trọng thương, những bàn tay mở đón người tỵ nạn nay cũng đang bị níu kéo dằn co e phải khép lại. Nước Pháp rộng lượng, nước Pháp mở mang, sẳn sàng rước đón mọi khổ đau của thế giới, mọi nghèo đó của nhân loại, nay chả nhẻ hẹp hòi khép đôi vòng tay lại sao ?

Chúa Nhựt tới, ngày 22 nầy, người viết phải chủ trì buổi lễ : cầu nguyện đành rồi, cầu nguyện cho người chết là bổn phận, nhưng cầu nguyện cho người sống quan trọng hơn. Cầu nguyện để an ủi gia đình người chịu tang, cầu nguyện để nước Pháp tha thứ, để nước Pháp sáng suốt, đâu là bạn đâu là thù. …

Từ nay, một thế giới khác, một cuộc sống khác đang mở ra. Cuộc sống mới, nền kinh tế mới sẽ một nền kinh tế phát triển …cho An Ninh ! Phải tạo An Ninh, mới đem lại Hòa Bình và cuối cùng Thạnh Vượng.  

Trước tình hình kinh tế quốc tế, mỗi ngày mỗi khó khăn, kinh tế gia người Pháp gốc Ấn Độ Navi Radjou kêu gọi chúng ta phải theo gương những người dân của các quốc gia đang lên, đang vật lộn với cuốc sống hằng ngày tại xứ họ. Ông kêu gọi chúng ta hãy  mở óc mở mắt vận trí, để  thêm sáng tạo, thêm nhạy cảm, để phản ứng đối phó với đời sống khó khăn của một nền kinh tế  quốc tế đang bị nạn trầm cảm, khủng hoảng.

1/ Nền Kinh Tế Cần Kiệm : « Tạo Kết Quả Cao Với Ít Chi Phí» : «Sáng tạo, biến chế, gan dạ, bình dị». Ông Navi Radjou, đại quân sư của Vùng Silicon Valley – đồng tác giả của cuốn sách «Sáng kiến Jugaad, tất cả phải khôn khéoInnovation Jugaad, redevenons ingénieux» Nhà Xuất Bản Editions Diateino, 378 trang, 2013 – không ngớt lời khuyên các kỹ nghệ gia. Giữa hai buổi thiền-yoga, vị kỹ sư người Pháp gốc Ấn nầy, tốt nghiệp của Trường Centrale Paris Pháp (Trường kỹ sư lớn nổi danh thứ hai của Pháp sau Trường Bách Khoa-École Polytechnique), không ngớt được mời du thuyết ở các giảng đường lớn chuyên môn những ngành công nghiệp kỹ nghệ cao – hight-tech, về phương pháp công nghiệp, kỹ nghệ và kinh tế theo quan niệm cần kiệm-la frugalité. Phát xuất từ những quốc gia đang lên, nghèo khổ, quan niệm nầy đang từ từ chinh phục Tây Phương Âu Mỹ, tuy trù phú hơn, nhưng đang bối rối, bó tay trước những khó khăn do khủng hoảng kinh tế tài chánh trầm kha từ thập niên nay. Ông vừa nhận được Giải Thưởng Thinkers50 Innovation năm 2013, giải thưởng cho những nhà tư tưởng kinh tế gia có ảnh hưởng lớn, có thể thay đổi cục diện thế giới công nghiệp kỹ nghệ đương thời.

«Jugaad» từ Ấn Độ được dịch ra tiếng Pháp là «économie frugale», chúng tôi người viết chuyển sang việt ngữ là «nền kinh tế cần kiệm», suy nghĩ đúng hơn có lẽ  phải hay có thể phải? Dùng cụm từ «nền kinh tế với thái độ cần kiệm»? Vì đó là một thái độ, một cách sống vừa «biết tiết kiệm», «vừa cần cù sáng tạo». Việc nầy, quý độc giả cũng như chúng tôi, ta tự nhủ: «Thật rất dễ đối với chúng ta, vì đây là những đức tánh cố hữu của người Việt ta!». Đúng vậy, chỉ với một chiếc đủa, một cái que, với một ống chỉ cũ, một nút khoén, vài sợi giây, cọng kẻm, hồi tuổi trẻ chúng ta, chúng ta đã chế được một chiếc xe con để làm đồ chơi. Lúc tôi ở tù Cộng Sản, với một bao cát bằng nylon, tháo ra, lấy sợi xe thành giây, chúng tôi làm một lưới xách đựng quần áo, lương thực thăm nuôi, hay biến chế làm một cái quần xà lỏn, bận đi lao động bền lâu. Với vỏ kẻm của cây thuốc đánh răng, chúng tôi biến thành một con dao mỏng gọt vỏ dưa hấu thăm nuôi để làm dưa muối chua,… Những đức tánh ấy, ngày nay đâu rồi, sao lại mất đi? Chiếc gáo múc nước bằng mủn dừa xỏ bằng một nhánh cây nay đâu rồi? Nay chỉ thấy gáo bằng mủ Trung Cộng, vừa ô nhiểm môi trường vì gốc dầu hỏa, vừa tốn ngoại tệ vì phải nhập cảng của ngoại… Còn đâu những chiếc ghế mây, những chiếc đôn, chiếc đòn bằng gỗ, bằng tre? 

Jugaad: sáng kiến, lấy cái không làm cái có, lấy cái ít làm cái nhiều, lấy cái vô dụng cái bỏ, làm thành cái hữu dụng, cái có ích. Ta thử, hãy hơi chữ, đặt thành câu: «Lấy cái ít làm cái ích». Từ «cái ít ỏi» ta biến chế thành « ái ích lợi».

Frugalité: chúng tôi dịch là «cần kiệm». Xin quý bạn, quý độc giả đóng góp thêm. Mong rằng ngày mai, đất nước chúng ta, người dân chúng ta trở về với cái «sáng tạo cấn kiệm» ấy, cái sáng tạo đã  ngàn năm cha ông chúng ta xây dựng, tạo thành, làm nên đất nước Việt Nam, con người Việt Nam. Hai người gánh, một người ngủ để tiến quân nhanh đại thắng quân Thanh của dân quân Nguyễn Huệ là một thí dụ… và nhiều thí dụ nữa, có thể hoang tưởng, có thể tuyên truyền kiểu «máy bay ta núp trong mây phục kích B52», hay «Lê Văn Tám» …nhưng may quá, cha ông ta tổ tiên ta không bị Đảng Cộng Sản nhồi sọ dạy nói láo!

«Cần kiệm» là trung tâm của tư tưởng. Bài toán rất dễ: làm sao nâng cao kết quả với một sự hạn chế nguyên liệu. Nhưng để giải quyết, phải cần đến nhiều đức tánh, cần một bộ óc sáng tạo, nhạy bén, và cũng như các sáng kiến của dân chúng các xứ nghèo, phải giải quyết đời sống hằng ngày với mọi khó khăn. Biến cái khó khăn thành cơ hội. Với họ, sáng tạo là nguồn sống độc lập, là tự do, là giải thoát. Hội nhập cũng là nỗi lo trung tâm của họ. Trong một cộng đồng đầy thiếu thốn, tình thương, mối lo cho kẻ thiếu thốn hơn mình cũng là một động cơ để sáng tạo. Đây không phải những «mối tình thương hại » đầy những tự cao, tự đại, kiểu «công tác từ thiện», kiểu «ta đây làm việc xã hội», đầy tự phụ của một loại người nào đó để trấn an lương tâm, để kiếm thêm tiếng tăm ngoài đời, hay làm «nghĩa, bố thí, phóng sanh» để mua vé đi «cruse mau lên Thiên Đàng hay nhập Niết Bàn lẹ»; mà là thật sự một sự sáng tạo «jugaad» cố gắng, một lo lắng «thật sự» cho những người đang sống «ngoài thị trường», sống bên «lề xã hội», nay chúng ta phải làm mọi cách, «thật sự» đưa họ trở lại hội nhập vào cộng đồng nhơn loại. Jugaad có thể nhập cảng vào Tây Phương không? Quan niệm sử dụng ít nguyên liệu, sử dụng ít vật liệu có thể nào du nhập vào người Phương Tây không? Jugaad không bắt buộc phải bớt chi phí thợ thuyền lương bổng để có nhiều lợi nhuận cho các cồ đông chủ nhơn tư bản (Cái sợ ngày nay, của công nhơn Pháp trước mọi chánh sách cải tổ kinh tế của chánh phủ). Trái lại, sẳn sàng chia xẻ tài nguyên, sẳn sàng đặt lợi nhuận xã hội lên hàng đầu. Tiết kiệm có nghĩa là tận dụng một cách hoàn hảo hơn, một cách cân bằng hơn những nguyên liệu, tài nguyên kể cả tài chánh và quan trọng hơn, thời giờ và không gian. Jugaad và Phương Tây: ở đâu cần Jugaad? Với cuộc khủng hoảng đang xảy ra, jugaad rất cần thiết cho mọi tình huống, mọi không gian. Tại Âu Châu ngày nay, người tiêu thụ, vì khó khăn, đang xoay về một lối tiêu thụ khác, rẻ hơn, tiết kiệm hơn. Nơi giới trẻ chẳng hạn, đối với xe hơi chẳng hạn, di chuyển bằng chia sẻ sử dụng xe, co-voiturage, đi nhờ xe, «quá giang» nhưng chia xẻ chi phí. Quan hệ tình cảm đối với đồ vật, vật dụng ngày nay sẽ với một nhản quan khác. Không cần làm chủ vật dụng nữa, mà chia sẻ cái «hưởng thụ, cái xài, cái dùng», không tư hữu, không hữu sả nữa, không tài sản nữa, nhưng «đi mua hưởng thụ», tiêu thụ hưỡng thụ. Các thành phố to như Paris Lyon, Marseille , ngày nay nhan nhản Velib, Autolib, xe đạp thuê, xe hơi thuê, giàn xe ở đấy, cần bỏ tiền lấy xài, đi xong quảng đường gắn xe trả lại, xe hơi cũng vậy. Quan niệm nầy mang đến một nhản quan tâm lý xã hội-văn hóa mới. Lúc xưa, Âu Tây lúc nào cũng muốn một sản xuất hằng loạt, đồng đều, đáp với những nhu cầu giống nhau, hàng loạt, đồng đều – économie de masse – kinh tế hàng loạt. Ngày nay, các quốc gia đang lên đang cho Âu Tây bài học quản trị một quốc gia đa diện: Ấn Độ chẳng hạn đang quản trị, sáng tạo với một quốc gia có 25 ngôn ngữ khác nhau với các nguồn tư tưởng văn hóa khác nhau.

Âu Tây, Pháp ngày nay, thử làm sao sản xuất, quản trị một thị trường lương thực nuôi toàn dân chúng Pháp nhưng với 40% gồm người văn hóa La-Hy Thiên Chúa Giáo với văn hóa ăn uống ẩm thực, truyền thống hoàn toàn Tây Âu, 25% dân chúng gồm người Hồi Giáo ăn chay Hallal, 5% người Do Thái ăn chay Casher, 15% Phật Giáo ăn chay Phật Giáo, chưa kể những người ăn Bio, những người ăn Chay cây cỏ (végétariens), chưa kể ăn kiểu Tàu, Việt, Nhựt, Tây Tạng, Phi Châu… Cách ẩm thực ngày nay không còn do bà mẹ nội trợ nấu nướng nữa, mà ăn ngoài đường, các món ăn sẳn sàng, ăn nhanh, hay mua sẳn đem về nhà ăn. Nên trăm người trăm tánh, trăm kiểu ăn khác nhau… Cái nhà bếp ngày nay không còn là một gain phòng riêng dành cho bà mẹ nữa, cái bếp ngày nay là nơi tụ họp của cả gia đình. Tiếp khách thường ở bếp, vừa cà phê cà pháo, vừa nhậu vừa nhẹt. Salon, phòng khách chỉ nơi ngồi phè một mình,… không có khách để xem Ti Vì thôi. Caphê trà không uống tách nhỏ, châm tới châm lui mất thời, pha vào một cái mug tổ bà nả chảng, bành ky, hay ly cối cở ¼  hay nửa lít uống tà tà cho nó đã.

Lương thực là một chuyện nhức đầu trong đời sống xã hôi đa văn hóa hằng ngày của ngày nay. Đời sống kinh tế, đời sống xã hội ngày nay, nội tổ chức một thời khóa biểu làm việc chung, sống chung, sản xuất chung, tiêu thụ chung, cũng lắm phức tạp: làm sao giải quyết thời khóa biểu cho anh Hồi Giáo vào Mùa Chay-Ramadan một tháng trời, ngày nhịn đói, không uống không ăn, tối thức đêm ăn bù, ngủ khuya nên thiếu ngủ, làm sao đủ sức sản xuất làm việc thời gian ấy?  Đa nguyên, đa văn hóa, đa diện… jugaad có thể tạo những tổ hợp suy nghĩ, hợp sanh, hợp sức. Sức mạnh sanh tồn của từng cộng đồng sẽ hợp sanh lại, đem đến một «cộng sanh» hữu hiệu hơn không?

Ở  Pháp, sự thành công của những chiếc xe hiệu Dacia của Tập đoàn Renault-Nissan là một thí dụ. Kinh tế Low-Cost? Chưa hẳn vậy, chỉ bỏ bớt tý phung phí, tý hào nhoáng, tận dụng, giữ cái «cần thiết» bỏ bớt xa hoa, tiết kiệm. Cần Kiệm = Cần thiết, Tiết Kiệm.

Jugaad cần đa nguyên. Đúng vậy, phải đa nguyên, phải chấp nhận đa văn hoá, đa văn hóa là phải chấp nhận sự cọ xát của các văn hóa khác nhau. Đụng chạm văn hóa = Choc de culture ! Và Lai căng = Métissage. Ôi métissage= lai căng ! Mà người Việt Nam chúng ta rất ghét, rất chê, rất khinh  Lai Căng.

Cá nhơn chúng tôi, tuy là tên Việt, máu Việt, cha mẹ Việt nhưng có chắc mình là người Việt thuần không? Tổ tiên người Tàu vốn là cái cẳng như đa số người Việt. Gia phả đến 14 đời là hết biết, nhưng vậy tính nhẩm trở về lịch sử, vào cở năm 1664 thôi. Gia đình họ Phan chúng tôi lấy khoảng ấy làm thời lập nghiệp nhập vào Việt Nam. Lý do là năm 1664 là thời điểm Nhà Thanh dứt điểm Nhà Minh cướp chánh quyền, dân Tàu đệ tử Nhà Minh vượt biên tỵ nạn tại Việt Nam : chúng tôi là người Minh Hương.

Bà vợ tôi Hélène Fillet-Phan Van Song có viết một cuốn truyện tiểu thuyết dã sử kể chuyện ông tổ họ Phan đến Việt Nam sau khi Nhà Minh sụp đổ. Cuốn truyện lấy tên là Courrier de Chine do Nhà Xuất Bản Elytis Tháng Hai năm 2006. Học chương trình Pháp từ thuở nhỏ. Ngay tại Việt Nam, từ nhỏ đã nói tiếng pháp nhiều hơn tiếng việt. Mơ mộng bằng tiếng Pháp, tiếng nói con tim bằng tiếng Pháp. Ve vẫn bạn gái cũng bằng tiếng Pháp. Tình yêu thổ lộ bằng tiếng Pháp. Ngày nay, tuy viết bài bằng việt ngữ, nhưng lối hành văn vẫn theo văn Pháp. Tôi là một thằng tây lai chăng? Không lai máu nhưng lai văn hóa. Các con cháu chúng ta ở hải ngoại cũng vậy, nếu không lai máu, thì cũng lai văn hóa. Thế hệ Quả Chuối! Vỏ ngoài vàng, trong ruột trắng! Với cái quan niệm «jugaad» là cần kiệm, những sáng tạo ngày nay trong môi trường toàn cầu hóa  để phát triển trong toàn cầu hóa phải do, và bởi những con người đa văn hóa. Chấp nhận văn hóa, văn minh song ngữ, đa ngữ. Song ngữ nói, suy nghĩ và sống với hai/ba văn hóa. Ở Ấn Độ, sức phát triển là do sức mạnh của nhóm người Ấn lớn và sống trong môi trường Ấn-Anh. Hy vọng những hậu duệ của người di cư, Tàu, Việt Nhựt, Ấn, Phi, Hồi, Phi Châu… sẽ là những giải pháp cho nền kinh tế, chánh trị xã hội tương lai cho Tây Âu.

Vì vậy, tương lai của thế giới, của Toàn cầu Hóa là đa nguyên, đang gốc, đa văn hóa…Những giải pháp, những cái nhìn, những quan niệm, từ tổ chức, đến hành chánh, quản trị qua đến tiếp liệu đều sẽ đến bởi những cái nhìn, cái hiểu biết, cái quan niệm đầy những sắc tố đặc biệt, khác nhau ấy, của những nhơn tố làm việc chung, họp chung trong một đơn vị chung là khoa học, là kỹ nghệ, là thương mãi, kinh tế hay ngay cả chánh trị. Ngày mai sẽ là ngày vinh quang của văn hóa Pluribus Unum. Đa diện trong đồng nhứt. Khác với ngày nay, là đồng sàn dị mộng.

Jugaad: Tận Dụng: Lấy một cánh cửa cũ, với hai chiếc ghế hai đầu, và một tấm «drap-khăn vãi trắng trãi giuờng» là ta có ngay một bàn ăn cho cả chục người. Biến chế: Chiếc xe Logan, Dacia của Tổ hợp Renault-Nissan tận dụng lại tất cả những sáng chế của những chiếc Renault trước, góp lại, bỏ đi những cái dư thừa lỉnh kỉnh không cần thiết. Xe ra đời giá rẻ, bền bỉ, thành công. Chiếc Suv 4X4 Dacia Renault Duster ngày nay là chiếc xe được bán chạy nhứt của thị trường xe ở Pháp. Système D của Pháp? Khéo tay của người Việt? Kinh tế thời chiến tranh? Kinh tế của nhà nghèo? Kinh tế của thiếu thốn? Cũng có thể, nhưng đây là kinh tế của một thế giới mới, của một Địa Cầu chật hẹp, với đất đai trồng trọt khai thác càng ngày càng ít, với những chổ ở hạn chế, với những tài nguyên thiếu hụt, phải tiếp tục nuôi ăn, nuôi ở công bằng đầy đủ cho số người càng ngày càng đông. Nạn nhơn mãn tương lai bắt buộc chúng ta phải cần kiệm đó thôi!

2/ Rào cản đối với Jugaad: luật lệ:

Luật lệ rất cần thiết để tạo những vật dụng an toàn, đúng tiêu chuẩn an toàn, đúng vệ sanh, không phá hoại môi sanh, môi trường. Những thí dụ của nền kỹ nghệ Trung Cộng đang phát triển bừa bãi đang dạy cho chúng ta những bài học. Vì thiếu luật lệ, vì thiếu kiểm soát, hàng hóa Tàu ngày nay, thiếu hẳn phẩm chất về mặt an toàn. Làm cho được, làm ẩu, thiếu lương tâm nghề nghiệp.

Ở Pháp, Hội Tiêu chuẩn quốc gia – L’Association française de normalisation (Afnor) đang nghiên cứu suy nghĩ làm sao giải quyết nhanh những hồ sơ xin giấy phép của những bằng sáng chế mới! Vì nhiều khi cố bảo vệ những tiêu chuẩn an toàn với nhiều kịch bản rủi ro. Nhơn danh tiêu chuẩn biến thành lạm dụng quyền lực. Cấm đoán làm tê liệt sức sáng tạo. Nhơn danh tiêu chuẩn cũng có thể để các thế lực kỹ nghệ làm lobby vận động cản trở. Thị trường Mỹ nhơn danh tiêu chuẩn Mỹ để cản sức nhập cảng cạnh tranh của những vật dụng sản xuất ngoài nước Mỹ.

Như vậy, luật lệ là một sự cần thiết, một bắt buộc, nhưng luật lệ cũng có thể tạo ra tân tiến, phát triển. Để bảo vệ an toàn người tiêu dùng, để bảo vệ môi trường, những luật lệ về khí thải CO2 buộc các nhà sản xuất xe hơi phải làm những chiếc xe nhẹ hơn, những máy nổ sạch sẻ, tiêu thụ ít nhiên liệu giảm bớt ô uế môi trường. Ay là bằng chứng là luật lệ khó khăn đem lại sáng tạo. Nhưng sáng tạo không bắt buộc phải tốn thêm tiền, tốn thêm tài nguyên, phung phí. Sáng tạo cũng phải « cần kiệm », vì nếu không cần kiệm cái giá của sáng tạo sẽ vọt không ngừng.

Và nhờ tiêu chuẩn bắt buộc, sẽ có những sáng tạo với cần kiệm để vượt qua nhưng vẫn phải giữ mức an toàn. Luật lệ là rào cản để đừng làm mất an toàn, để giử phẩm chất, và luật lệ cũng là một thách đố cho kỹ thuật và sáng tạo.

Ravi Radjou:

Sanh năm 1970 tại Pondichéry (Ấn Độ), con út của một gia đình 7 con, Ravi Radjou là người Pháp gốc Ấn Độ. Cha ông cựu hạ sĩ quan của Hải quân Pháp, sau khi Nhượng Địa thuộc địa Pháp-Comptoirs nầy lấy lại độc lập, cùng với bốn Comptoirs thuộc địa Pháp khác năm 1954, ông quyết định giữ quốc tịch Pháp.

 (Nước Pháp Thuộc địa vào thế kỷ cuối thế kỷ thứ 17 đến đầu thế kỷ thứ 18 có 5 Nhượng địa Thuộc địa – Comptoirs coloniaux trên đất Ấn Độ. Quên sao thuở thiếu thời học lịch sử Pháp, để học thuộc lòng năm tên thành phố nhượng địa Ấn Độ thuộc địa Pháp nầy với câu: «YaKaChanMaPon»? Tên 5 Nhượng Địa ấy là: Yanaon, Karikal, Chandernagor, Mahé, Pondichéry) Tất cả đều được hoàn trả về Ân Độ Độc Lập và năm 1954/1956 –  Đau lòng nói nhỏ với nhau rằng : «Tất cả thuộc địa của Anh và của Pháp đều được trả Độc Lập mà không cần đổ máu, chiến tranh giải phóng, Cách mạng, Cải cách Ruộng đất, dẫn dắt bởi một Đảng Đỉnh Cao Trí Tuệ Loài Người nào cả!»)

Thuở nhỏ sống ở Pondichéry, nên cậu bé Ravi rất bị ám ảnh bởi cái khó khăn của xứ Ấn Độ; tình trạng thiếu nước, nên ngày nay, ông rất quý nước «Ngày hôm nay, tôi không thể đứng tắm trên hai phút dưới vòi sen nước». Năm 1980, gia đình di cư đến sống ở Paris, Pháp. Tốt nghiệp cử nhơn Tin học, kỹ sư Centrale Paris, Pháp, ông tiếp tục đường học vấn xuyên qua Canada, Singapour, Thái lan, cuối cùng Huê kỳ, nhưng khi đang soạn một MBA ở Đại học Yales, ông buộc phải gián đoạn vì thiếu tiền. Và may mắn thay, ông được Hảng Cố Vấn Tư Huê Kỳ Forrester Research thâu nhận. Ngày hôm nay, ông là chủ nhơn một Hảng Cố Vấn Độc lập, và sống độc thân trong một biệt thự sang trọng tại Palo Alto, trong vùng Silicon Valley giàu có. Nhưng ông vẫn không quên được nơi chôn nhao cắt rốn nghèo khổ và « cần kiệm ». Ông bèn nghĩ đến quan niệm «jugaad – cần kiệm» của Ấn Độ để cố vấn, khuyên nhủ các xí nghiệp thân chủ của anh. Một quan niệm, một tư tưởng đã bắt đầu được áp dụng trên rất nhiều địa hạt, thương trường, kỹ nghệ. Ở Pháp, bởi Renault-Nissan, ở Californie, Mỹ công ty «gThrive». Hảng Air Liquid với những i-Lab.

Frugaad và Đại Học: cũng đang bước dần vào địa bàn đại học. Đại học Stanford, Huê kỳ đang mở ra lớp «extreme affordability», nơi các sanh viên sáng tối đang rặn đầu vắt óc để làm sao tạo dựng được những vật dụng vừa bền vững vừa rẻ cho thế giới nhà nghèo. Như những thiết bị cho y khoa, những máy trợ dưởng trẻ sơ sanh thiếu tháng với những giá rẻ không thể có của thị trường thông thường. Tại Pháp, vào năm học nầy, 2015, tại Trường Nông Nghiệp Paris – AgroParisTech sẽ mở một khoa mới về «sáng tạo cần kiệm –innovation frugale».

Nhưng một câu hỏi vẫn lẫn vẫn trong đầu các kỹ sư. Liệu tư tưởng, quan niệm sáng tạo cần kiệm có là một cái nguy hiểm cho phát triển tổ chức xã hôi không? Liệu  có phải là cái cớ để các kỹ nghệ gia cúp tiền viện trợ cho các nghiên cứu sanh hay là cách hà tiện chi phí bằng cúp bớt chi phí nhơn công, đuổi bớt nhơn công không?

Ravi Radjou nói «Cần Kiệm là sản phẩm với cái phẩm nhưng ít phung phí tốn kém. Cần Kiệm không có nghĩa là phá hoại tình hình xã hội đất nước». Ông Thầy Yoga nầy, luôn luôn di chuyển với tấm thảm thiền, nói tiếp «Tôi tin tưởng vào nền kinh tế thị trường, và giá trị thị trường. Tôi tin tưởng vào sản xuất, vào mãi lực». Đúng, Ravi Radjou là một kinh tế gia của trường phái tự do tư bản, ông thích Bush hơn Obama và không thích sự can thiệp của chánh phủ vào thương trường tư nhơn. Và, ông mặc dù sống và sanh hoạt bên Mỹ phải thú nhận rằng những suy nghĩ của ông chưa linh nghiệm lắm tại đất nầy mà trái lại ông đang được các quốc gia âu châu đang mời ông làm phù thủy.

Tổng hợp  phỏng theo Amandine Cailhol Nhựt báo Libération 02/3/ 2014 ; Arnaud Gonzague và Quentin Houdas tuần báo Nouvel Observateur số tuần 7 đến 13/5/2015

Hồi Nhơn Sơn tháng 11 năm COP21 Khí hậu Paris 2015.

Ghi Chú:

 «Sáng tạo cần kiệm. Làm sao lời nhiều với ít vốn» –  L’Innovation frugale. Comment faire mieux avec moins» do Navi Radjou và Jaideep Prabhu.  Nhà Xuất bản – Édition Diateno 2014.

 

Vui cười

Chàng trai có 3 cô bạn gái nhưng không biết nên cưới cô nào. Vì thế anh ta đưa mỗi cô 5.000 USD và xem các cô tiêu thế nào. Cô đầu tiên đi mua quần áo mới, làm tóc, làm móng tay móng chân và nói với chàng: – Em tiêu tiền để làm đẹp cho anh vì em rất yêu anh.

Cô thứ hai mua thẻ chơi golf, đĩa CD, ti vi, stereo tặng chàng:- Em tiêu tiền mua những quà tặng này cho anh vì em rất yêu anh.

Cô thứ ba cầm 5.000 USD, đầu tư vào chứng khoán, làm số tiền đó tăng gấp đôi, trả lại 5.000 cho anh chàng và tiếp tục đầu tư số còn lại: – Em đầu tư số tiền này cho tương lai của chúng ta vì em rất yêu anh.

Chàng trai suy nghĩ rất lâu và lựa chọn rất khó khăn về cách thức các cô tiêu tiền, cuối cùng quyết định cưới cô có ngực to nhất.

 

Để đảm bảo an toàn, nhà tỷ phú thuê hẳn một đội vệ sĩ bảo vệ cho mình. Nhưng vài ngày gần đây thấy có mấy gã cứ suốt ngày bám theo vệ sĩ tin cậy nhất của mình, nên nhà tỷ phú lên tiếng:

– Có mấy gã cứ suốt ngày bám theo anh. Chúng có ý định gì nhỉ?

– Ồ, không đâu, vệ sĩ của tôi đấy. Bảo vệ ông rất nguy hiểm nên tôi mướn thêm ba vệ sĩ bảo vệ tôi.

 

Từ hồi lấy nhau tới bây giờ, tôi làm cái gì ông cũng cản, nào là: ‘Đừng mua đồ…’, ‘Đừng ăn diện…’, nào là ‘Đừng ngồi lê đôi mách với mấy người hàng xóm…’, tôi chán mấy chữ ‘Đừng’ đó lắm rồi. Sao chẳng bao giờ ông nói: ‘Ừ, mua đi em’, ‘Ừ làm đi em…’ Chắc tôi phải dọn về nhà ba mẹ tôi ở quá!

Ông chồng nghe đến đây liền nói:- Ừ, đi đi em!

 

Tiểu Luận: Tham Nhũng, Một Hủ Tục Truyền Thống Kém Văn Minh. Hay Một Hệ Thống Chánh Trị Lỗi Thời?

Phan Văn Song

TPP, Một Cơ Hội Cho Việt Nam?

Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương- Trans Pacific Partnership TPP giữa 12 quốc gia ven biển Thái Bình Dương đem lại một nguồn hy vọng lớn cho Việt Nam. Kể từ nay, mọi người Việt, từ người gốc Việt tỵ nạn Cộng Sản năm châu ngoại quốc, đến người công dân Việt tại xứ Việt Nam Cộng Sản, ngay từ loại đảng viên mơ ngủ cho đến cả bần cùn thứ dân, chồng đạp xích lô, vợ bán xôi và con bán thuốc lá, qua đến các Việt Kiều, du sanh con ông cháu cha, hoặc tạm trú kinh tế thương mại mánh mun xuất khẩu lao động tay chơn hay bán trôn nuôi miệng, ngay cả dân công du cha chú ngoại giao, đều mơ một Việt Nam ngày mai «hoàng tráng» đầy tương lai xán lạn! Giấc mơ rằng, từ nay thành viên của một cộng đồng TPPcường tráng với 12 quốc gia rộng lớn, giàu có (?), sẽ từ nay, tăng gia lợi tức, nghèo hết đạp xích lô, bán xôi, con cái có cơ mang được đi học chữ nghĩa đàng hoàng, giàu sẽ giàu thêm, dinh cơ đồ sộ, xế hộp huy hoàng…Thế nhưng, có ai dám nghĩ là phải cần có một điều kiện phải và cần. Đó là một môi trường tốt để phát triển đàng hoàng tử tế. Đó là một xã hội, một chế độ chánh trị, một thể chế kinh tế trong sáng, trong sạch, đàng hoàng và sạch bóng tham nhũng.

Khó lắm đấy!  Nhưng Phải và Cần Phải làm. Vì

Với những thể chế chánh trị  dân chủ đa nguyên, đa diện, đa văn hóa, kinh ban tế thế cao cường, tư bản chủ nghĩa kinh tế thị trường cởi mở phú cường, TPP chắc chắn sẽ giúp Việt Nam ngày càng vững mạnh về mặt, chẳng những là kinh tế,  mà còn cả quân sự  và chánh trị nữa ! Tất cả, kể cả những tay đảng viên đảng Cộng Sản thân Tàu nhứt, đều có giấc mơ, rằng từ nay, sẽ đổi mới, – lại đổi mới (cả «đổi mới có quỹ đạo» (sic) của Trọng Lú) – từ nay sẽ cải tổ – lại cải tổ – từ nay sẽ sửa sai – lại sửa sai – như là niềm hy vọng lớn nhứt là … sẽ thoát khỏi ảnh hưởng khổng lồ của Tàu Cộng bá quyền! Từ nay mong rằng, mơ rằng, sẽ  không còn tùy thuộc vào anh láng giềng to lớn phương Bắc nữa, chẳng những về mặt «mẫu phương hướng» phát triển mà còn cả về mặt «khung» đối ngoại chánh trị và quản trị kinh tế nữa! Từ nay sẽ không còn phải, mỗi mỗi hành động, phải «công du» đến Bắc Kinh «khấu đầu đưới trướng liệu điều kêu ca», xin phép, hỏi đường đi, nước bước; hay hằng năm triều cống Bắc Triều, xưa đã dâng hải phận Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, nay trao những yếu điểm chiến lược Bản Giốc, Nam Quan, Vũng Án, Nhân Cơ…, và mai kia, có thể tặng cả toàn bộ quê cha đất tổ.

Việt Nam ngày nay:

Việt Nam ngày nay là một quốc gia hoàn toàn không có độc lập, tự chủ, không có quyền tự quyết. Vì vai vế thân phận đàn em chư hầu chánh trị ở cùng một thể chế chánh trị, Đảng trị, cùng một quan niệm và thể chế quản trị kinh tế, cùng một hướng nhìn phát triển, ưu tiên cho Đảng Cộng Sản và đảng viên, người dân chỉ là thứ, là đồ dùng, vật dụng khai thác. Cùng một nhản quan quản trị hành chánh với Trung Cộng, vừa đồng chí đồng Đảng, vừa là đàn anh đồng minh, vừa là láng giềng muôn thuở, truyền thống, to gấp mười lần, mạnh hơn trăm lần, nên đương quyền Cộng Sản Việt Nam đành ngậm miệng ăn tiền. Bài học lịch sử dạy ta chớ quên rằng đất nước và dân tộc Việt Nam đã, suốt trong bốn ngàn năm lịch sử giữ nước và dựng nước, đã bị một ngàn năm đô hộ với ba lần vùng dậy tự giải phóng ; đã bị bảy lần xâm lăng nhưng nhờ lòng dân đã bảy lần thoát hiểm ; nhưng cũng vẫn bị trên mười năm xâm chiếm ! Và ngày nay, và ngày nay, tiếp tục vẫn đang bị láng giềng Tầu Cộng xâm chiếm dần dần, Hán Hóa dần dần, trong sự thờ ơ của thế giới và nhơn loại ! Việt Nam ngày nay chỉ là một quốc gia với một nền kinh tế tụt hậu, non kém, chỉ biết bám vào khai thác nguồn nhơn lực không chuyên môn của những bàn tay cần cù của thứ dân lao động rẻ tiền, ngoài nghề thi công lắp ráp, may vá, chắp nối, thiếu hẳn kỹ thuật  tân tiến, sáng chế và đầu óc kỹ nghệ sáng tạo. Quốc gia Việt Nam ta, thật tình, có nhiều tài nguyên thiên nhiên, con người Việt Nam ta, thật sự có nhiều tiềm năng, đa nghệ đa tài, nhưng những lãnh đạo đương quyền không biết khai thác – vì thiếu khả năng quản trị hay vì thiếu tự tin lãnh đạo, có bao nhiêu của cải đều giao, bán, một cách « lợi nhuận ngắn hạn, ngu xuẩn, phung phí » cho tư bản nước ngoài – và đặc biệt cho các anh láng giềng gốc Á Đông Đại Hàn hay Đài Loan hoặc cả với anh đàn anh Tàu Cộng đầy tham lam, để họ vào nhà mình ung dung, đương nhiên tự tại, đào xới rút ruột, làm ăn, và, dĩ nhiên, sau khi rút hết ruột, nạo hết võ, vứt bỏ vỏ, tàn phá môi sanh một cách vô ích, phung phí đất đai, ô nhiểm môi trường, không một chương trình hậu khai thác, hồi phục môi sanh, tái sử dụng công trường, tạo môi trường bền vững…Tất cả, từ anh Đài Loan, qua anh Đại Hàn hay Tầu Cộng, – thì khỏi phải nói rồi, ngay chính cả xứ anh mà anh vẫn phá họai môi trường huống chi xứ người ! – Hay ngay cả anh Nhựt Bổn, tuy là những công dân có trách nhiệm của những quốc gia gọi rằng  có văn hóa văn minh, có luật lệ bảo vệ người lao động, môi sanh, môi trường, thiên nhiên  –  nhưng, những luật lệ, những phong thái ấy, chỉ áp dụng, chỉ ở quốc gia họ thôi, và đối với công nhơn đồng gia đồng quốc họ thôi ! Nhưng khi họ qua xứ Việt Nam mình hay xứ khác, thì vẫn tiếp tục đối xử một cách thiếu văn hóa, dã man với những công nhơn ở những quốc gia nơi họ đến khai thác làm ăn ! Chỉ vì do cái tham nhũng, do cái vô trách nhiệm của giới lãnh đạo các quốc gia của bản xứ, của nơi khai thác ấy, đã chấp nhận « ăn bẫn » ăn hối lộ, nhắm mắt, ngậm miệng ăn tiền để giới chủ nhơn tư bản nước ngoài vô đạo đức nầy hoành hành như chổ không người, như những ông trời con! Trường hợp thường đang xảy ra ở các quốc gia Châu Phi hay châu Á và cả, đau đớn thay, ngay cả ở Việt Nam thân yêu của chúng ta! 

Trường hợp Việt Nam, thật là một nghịch lý, trái với những quốc gia kém mở mang khác, là một quốc gia tự nhận rằng đầy trí thức thông minh, tự nhận mình là một quốc gia có nhiều nhơn tài, tự phụ rằng có một sức học cao. Việt Nam có rất nhiều vị Tiến Sĩ, Phó Tiến Sĩ, Thạc Sĩ… nói tóm lại có rất nhiều người trí thức với những học vị cao. Có lẽ là một trong những quốc gia có tỷ lệ học vị Đại học rất cao của thế giới ? – Tôi tin rằng như vậy, chả nhẽ tuyên truyền Việt Cộng cao độ đến « lấy cái không làm cái có », biến thằng ngu thành thành Tiến Sĩ sao ? Thế nhưng tại vì sao, ngày nay, ta vẫn lại là một quốc gia tụt hậu, không có bằng sáng chế, không có óc sáng tạo, không có một nghiên cứu sáng kiến kỹ thuật đáng kể gì cả?…Tại sao?  Chả nhẽ toàn là toàn bằng cấp dỏm?

Khi nói đến, thì nghe trả lời rằng tuy có nhiều tài năng, nhiều nhơn tài, nhưng vì thiếu hạ từng kỹ thuật nên không thi thố được?

Cũng nghe trả lời rằng tuy có nhiều sáng kiến nhiều sáng tạo đó; nhưng vì chế độ quá sợ, quá hèn, quá nhát, nên chỉ cho phép những gì có thể thấy thôi. Hay là, nói đúng sự thật, là có thể kiểm soát, có thể «ăn được» chấm mút được thôi?

Cũng nghe nói, chế độ rất sợ những cái mới, sợ những cái gì lạ, khó hiểu.

Cũng nghe nói bởi chế độ dựa trên cái đốt của các thế hệ «cha già cách mạng chuyên cướp chánh quyền» nay đang làm chủ?- Hãy nhìn, kìa là anh Thiến Heo, nọ anh Cai Cạo Mũ Cao su, và đệ nhứt cao thủ, khôn ngoan nhứt, là anh đầu xỏ, « Tay Rửa Chén trên Tàu Tréville – Người Thợ Chỉnh Hình – Người Ôm cục Gạch Nóng để Sưởi Mùa Đông Paris suốt mùa làm chia ly» – Tay chuyên môn đớp tên người, tên chung năm người thành tên riêng mình như Nguyễn Ái Quốc – Tay chuyên môn đạo thơ người, «Ngục Trung Tùy bút» – Thật là tay chuyên gia, đạo văn, đạo thơ lẫn cả đạo tên. Cả cái tên cuối cùng làm nên sự nghiệp, cũng của người ta: Hồ Chí Minh, cướp chánh quyền, cướp công trạng đánh Pháp của người kháng chiến Việt Nam – Nên vì tất cả dựa trên cái dỏm, dựa trên cái lường cái gạt, nên Việt Nam ngày nay không thể có cải cách để đem lại một cái gì mới mẻ, sáng tạo, cải tổ được cả!

TPP và Tham Nhũng

Vì vậy, Việt Nam nhập vào hệ thống TPP là một cuộc «ép hôn», «cưởng hôn», «cưởng bức» kinh khủng, không môn đăng hộ đối tý nào cả! Cô gái quê vào cung Vua, là anh nhà quê lên tỉnh, là Xuân Tóc Đỏ biến thành Đốc Tờ Xuân! Phải bỏ tất cả những tập tục «thoải mái của đời sống nhà quê»  để đi vào văn minh, văn hóa, tân tiến, nhưng đầy gò bó ở thành thị ! Bỏ đi cái ngậm tăm, cái khạc nhổ. Nào phải «biết» tắm vòi sen, phải «biết» ngồi bàn đại tiện. Nào phải «biết» ăn uống tử tế, không ồn ào, nhai ngấu nghiến, uống ừn ực, dzô dzô … đã đành rồi. Nhưng khi vào TPP, còn phải biết đổi cả thái độ, đổi cả bản chất của 70 năm « văn hiến Cộng Sản » – và – Cái khó nhứt là, phải biết dân chủ, trong nước « biết » lắng nghe người dân mình, ra quốc tế «biết » xét lời người đối diện mình… « Biết trọng người đối tác, đối diện » ăn nói từ tốn, lễ độ văn hóa, không khẩu hiệu rao hàng, không sáo ngữ rỗng tuếch. Trong nước không còn dùi cui, công an trị, (dám không ?) ra quốc tế đàng hoàng lễ phép, chừa « thói » chôm « e phone » nơi siêu thị, chừa thói « đi » buôn hàng lậu ra, mua hàng lậu về… (dám chừa không?)

Vào TPP, trong nước, phải không còn « thói » phe ta, đảng ta, nữa, phải chấp nhận đa nguyên đa đảng, phải có cái nhìn khác biệt, không kỳ thị, hiểu được trăm người trăm tánh,  biết hòa đồng hòa hợp làm việc…  Và Trao đổi thương mại với quốc tế nghĩa là trong sáng làm ăn ở xứ mình, làm ăn « thật sự » đàng hoàng không ăn gian, không ăn lận… Và KHÔNG ĂN BẪN ! Nghĩa là Không Hối Lộ Tham Nhũng! Khó lắm đấy!

Việt Nam Muốn góp mặt với Thế Giới. Muốn góp mặt với TPP. Là Phải Dẹp Tham Nhũng!   

Với 11 đối tác bạn bè trình độ phát triển khác nhau, trình độ kỹ thuật khác nhau, Việt Nam nếu thật sự muốn phát triển, phải thật sựmột ý muốn phát triển, phải thật sự có  một chương trình giáo dục và huấn luyện để nâng cao trình độ phát triển để có thể « nói chuyện » » « trao đổi » « hợp tác » ngang ngữa, đồng điệu, tương đồng, tương xứng chia sẻ, cân bằng với những hợp đồng cân bằng, hỗ tương, synallagmatiques-win-win.

Muốn vậy, trước hết phải dẹp Tham Nhũng!

Vì với Hiệp Ước TPP, các đối tác với Việt Nam. Sẽ là những đối tác thương mãi, Việt Nam đang cần cân bằng cán cân thương mãi – cần nâng cao xuất cảng hàng hóa có giá trị phụ đính kỹ thuật-à valeur technique ajoutée, cần bớt nhập cảng hàng xa xỉ phẩm. Sẽ là những  đối tác quân sự – đứng trước hiểm họa bành trướng nạn Hán hóa mà Việt Nam là một nạn nhơn tự nhiên do bốn ngàn năm văn hiến ảnh hưởng Văn Hóa Hán Nho từ Tư Tưởng Văn Hoá đến Tam Giáo hay tổ chức xã hội gia đình. Ngoài ra, họ còn là những đối tác chánh trị, văn hóa, vì vậy phải quyết tâm thật sự quyét dẹp nạn Tham Nhũng hiện nay đang làm bẫn khuôn mặt người Việt Nam.

1/ Tham Nhũng:

Xin chớ vội thêm vào bài viết nầy một vài tên tuổi nào đó, của một vài nhơn vật nào đó, mà các bạn đang nghĩ đến. Chúng tôi ráng giữ văn phong của một người bình luận, một người quan sát đang nghiên cứu cái  hiện tượng « tham nhũng » một cách khoa học, không lên án, chê bai, bình phẩm. Ta thử nghĩ đến hiện tượng tham nhũng như … một tật xấu, với tất cả những biến chuyển chung quanh, những hệ luận bên lề, vừa kinh tế, vừa chánh trị vừa cả xã hội nữa !

Tham nhũng: Trước hết chúng ta thử định nghĩa tham nhũng : nói chung chung, tham nhũng là một thái độ xấu xa. Khi ta không tôn trọng luật trao đổi, cung cầu bình thường của một cuộc giao dịch kinh thương, ta xé rào, ta đi lòn, ta đi tắt, ta ăn gian, ta bỏ tiền, ta dùng tiền đi mua chuộc một công việc, một nghiệp vụ một « cách đặc biệt », bằng tiền bạc, đồ tặng. Đó là tham nhũng!

Tham nhũng định nghĩa bởi ba điểu kiện :

Điều kiện thứ nhứt thuộc thành phần đạo đức : tham nhũng là vô luân. Thế nhưng đạo đức chỉ có giá trị khi được mọi người tuân thủ!

Điều kiện thứ hai là điểu kiện kinh tế, mua chuộc bằng tiền bạc nhiều hơn bằng đồ vật.

Điều kiện thứ ba là hệ thống hành chánh, hệ thống xã hội. Tham nhũng phát triển trong một môi trường chánh trị xã hội hành chánh thuận lợi cho tham nhũng.

Một hệ thống hành chánh, một hệ thống xã hội như Nhựt bổn hay Singapore không thể có tham nhũng được.

Tham nhũng chỉ phát triển khi môi trường tạo lợi nhuận (bao thơ, lì xì, đút lót, cúng kiến). Tham nhũng phát triển với những trung gian – nhà nước gọi thầu, bác sĩ làm giấy chứng thương, trọng tài trận đấu thể thao…

Tham nhũng thường  đi đôi, dính liền đến quyền lực. Tất cả quyển lực, kể cả quyền lực nhỏ nhen nhứt. Ông quan tỉnh, hay người gác cổng…Ông chủ sự phòng hay cô thư ký trình hồ sơ. Ai quyền lực hơn ai ? Ông quan tiếp nhận người xin hầu chuyện hay người gác cổng cho phép ngườivào hầu quan ? Anh chủ sự phòng xét tập hồ sơ, hay cô thư ký trình tập hồ sơ  (cô thư ký không trình hồ sơ thì ông chủ sự nào thấy hồ sơ để xét !). Đây cũng phản ánh cái định nghĩa của Hội đồng Âu Châu: «sử dụng và lạm dụng công quyền cho tư dụng ». Nhóm Xã hội Dân Sự NGO Transparency International-Trong Sạch Quốc tế (TI), chuyên môn trong nghiên cứu và quan sát sự tham nhũng toàn thế giới dùng một quan niệm tương đối hơn để dịnh nghĩa là : « lạm dụng một quyền lực được tiếp nhận hay giao phó để tư dụng».

Vói những quan niệm như vậy, kẻ tham nhũng là một người quyền lực, hay được giao phó một quyền lực.  Và người tạo tham nhũng là một nhơn vật, một nhóm tư doanh, một doanh nghiệp, dùng tiền bạc, đồ  vật  để « mua chuộc » kẻ tham nhũng để tạo dễ dàng cho những tư đồ.

Thử hỏi, một tờ giấy dollars kẹp trong cái thông hành để dễ dàng qua cổng phi trường, dễ dàng cho hàng hóa mình nhanh chóng qua cổng phi trường không bị xét hỏi rườm rà, mộc dấu đóng nhanh hơn, … ! Ai là người tạo tham nhũng ? Người đi mua tham nhũng kẹp tờ đô trong thông hành ? Hay anh công chức hành chánh phi trường tham nhũng kiếm chát thêm  vì lương lậu kém cỏi?

Nếu đáng trách, thì ta nên trách ai? Anh đi mua tham nhũng, anh khách du lịch, dùng tiền dùng tờ giấy bạc mua cái « lương tâm nghề nghiệp» anh công chức hành chánh phi trường. Đấy cũng là một thái độ « miệt thị, mất dạy khinh người, kẻ cả của dân nhà giàu đi du lịch, xem thường luật lệ các nước chậm tiến và công chức các nước chậm tiến ». Chớ quên từ ngữ « bakchich» dùng để chỉ tiền « lì xì mua chuộc các nhơn viên hành chánh các nước chậm tiến » là một từ ngữ gốc ả rập để chỉ một tập quán kém văn minh ở các quốc gia chậm tiến phi châu là việc gì cũng phải « chi » phải « lì xì », phải bakchich cả. Thế nhưng, làm sao có được con mộc, con dấu đóng ? Làm sao có được con tem vào cửa nhanh chóng, nếu không có bakchich ? Ông Phật kia cũng không độ nếu không có nãi chuối « lót đường ». Ông Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria sẽ không phù hộ nếu không nghe tiếng « tiền lẻng kẻng » bỏ ống ? (Xin lỗi tất cả bà con thờ Phật Chúa). Hay Chúa và Đức Mẹ không ngưởi được mùi khói khen khét của cây nến ? Và cây nến càng khổng lồ, Thiên Chúa và Đức Mẹ lại càng mau phù hộ nhanh hơn, nhiều hơn ?. Vì vậy ta không ngạc nhiên khi thấy hệ thống kỹ nghệ kinh doanh nghề làm và bán Nhan Đèn Nến để cúng kiến là một kỹ nghệ khá thạnh vượng từ Âu sang Á ! Thiên Chúa, Phật, …gì  gì cũng cần cúng kiến, huống chi là người ! Nhan Đèn Hương Nến Muôn Năm là đầu câu chuyện để khởi sự làm ăn ! Thực sự, ngày nay, cặp bài trùng « mua bán tham nhũng » ấy đã thành thông dụng, đã thành tập tục, cã hai vai trò hỗ trợ lẫn nhau, người mua tham nhũng, và  kẻ bán tham nhũng, cả hai sống với nhau, tạo guồng máy, tạo trò chơi, luật chơi.

Đứng trước quầy hàng, đứng trước cửa văn phòng, ngồi quanh bàn giấy, giá cả sòng phẳng, kẻ bán người mua, Tham nhũng nay đã biến thành một thị trường cho nhũng nước chậm tiến, được tính toán, đi vào hệ thống. Ở Việt Nam, ở Phi Châu có những những nghề có « cái giá phải trả » của nó, giá đây là giá cả ! Những nghề nầy phải mua mới có ! Như : Nghề cảnh sát đứng đường – thời Việt Nam Cộng Hòa mình gọi là Cảnh sát Công lộ đó mà ! Trái lại, « cảnh sát đứng đường bên Mỹ » là bị đày, là bị « xếp phạt ». Đọc sách trinh thám, hay xem tuồng cinê trinh thám, thường thường tài tử đóng vai thám tử chánh ưa bị Xếp lớn dọa «  lạng quạnh tao cho mầy đi đứng đường, múa tay, ông đi qua bà đi lại thổi tu huýt bây giờ ! » –  Ở Việt Nam, ở Phi Châu, người cảnh sát nào « mua được cái đứng đường đại lộ giao thông » lại là ngon ơ ! Là ngon lành ! Trúng số, mới « đứng đường », nơi ấy là nơi kiếm tiền ! Dân đi bậy, không đội mũ an toàn, không có giấy bảo hiểm xe, bằng lái xe, hoặc lái xe một tay, lái xe không cầm tay lái, chạy ẩu (định nghĩa của chạy ẩu là gì, không ai biết !) thì bị tu huýt gọi vào, hỏi giấy, muốn đi không bị phạt phải năn nỉ và trả tiền mặt lì xì, hối lộ, thông cảm, để khỏi bị phạt ! Nghề cảnh sát các cửa cảng ra vào bến xe, phi trường, tiếng Việt Cộng gọi là hải quan, tiếng mình gọi là thương cảng cũng là nơi ngon ăn lắm, mua được chổ, làm ăn vài năm, xây nhà lầu ngay!

Tham nhũng, ai là kẻ phạm tội. Người đi mua, đi cho, là người tích cực, người hành động, người phát động. Kẻ nhận, người hưởng thụ, là người tiêu cực, người nhận. Nhưng phát lực thì có phản lực. Vì vậy tất cả là một hệ thống !

Mà đã nói là hệ thống, khi đã là cơ chế rồi, thì đâu là đạo đức ? Đâu là luân lý ? Có lao lực, có làm việc, là có thù lao. Mỗi hành động, tác động đều có giá trị, như vậy, mỗi hành động, mỗi thái độ đều có « Giá » cả ! Giá tính thành tiền ! Như vậy, tội tham nhũng lại càng vô lý nữa! Sự thành hình kẻ mua người bán gọi là tham nhũng, ấy là có tội ! Phạt ai đây ? Đúng là chuyện quả trứng và con gà mái! Ai sanh ra ai?

Cơ Chế:

Có thể quý bạn đọc sẽ phản đối người viết chúng tôi khi chúng tôi bào rằng tham nhũng là con đẻ tự nhiên của những sai lầm của một cơ chế hành chánh.  Người tham nhũng, người hưởng tham nhũng. Mà, đổ thừa cho cơ chế ! Dễ giận quá !

Một thí dụ : Ta thử đi tìm một xứ sở xa lạ, của một thời xa xưa, để khỏi đụng chạm ai cả ! Ở xứ Mản Châu hồi đó, tất cả ngành thương mại đều bị cấm, và muốn mua bán trao đổi phải xin phép. Dĩ nhiên, tham nhũng sẽ hoành hành. Vì để được các quan ký giấy cho phép buôn bán, vì mỗi khu vực mua bán trao đổi đều phải được qua tay một ông quan ký tên đóng dấu!

Cơ chế còn những những cái xấu nữa, như  những « trục trặc kỹ thuật bất thường », Việt Cộng dùng từ « sự cố ». Thí dụ, để « rút ngắn thời gian nghiên cứu, thẩm định, cứu xét » ; thí dụ « để dễ dàng thông qua một kiểm tra định kỳ vừa tốn thời giờ vừa hao bạc » ; ta có thể mở hầu bao thông cảm nhơn viên, cơ quan hành chánh. Pháp có từ ngữ « Système D », D do động từ débrouiller (se débrouiller đúng hơn cho có vẽ tự túc), ta có thể dịch là « Tự lo liệu, tự chế biến, tự úm ba la ».  Nhưng tiếng Việt ta có động từ « Chạy chọt » nó tích cực hơn,  vì chạy chọt có túc từ, « chạy chọt AI ?). Ai là ai đây ? Vậy thì chạy chọt là hối lộ, là lo lót, là « tham nhũng ». Vậy ta nên đổi «  Système D » của Pháp đi. Từ nay, nên nói là Système C cho xong chuyện.  C là Corruption, là Tham Nhũng. Nói như vậy chẳng riêng gì các quốc gia chậm tiến, Phi Châu, Á Châu Việt Nam gì cho xa lại ! Ở Tây, ở Pháp đây cũng Corruption đầy trời ! Tham Nhũng ! Dân « Tây giấy, da vàng ta » hằng ngày ở Tây vẫn thấy đầy rẫy những tiệm Siêu Thị mở mang xôm tụ bừa bãi, giết các cửa hàng, bạn hàng, bé nhỏ trong trung tâm thành phố ! Các bạn cũng nghe thấy những con số tiền bạc, khổng lổ, cả triệu euros, phung phí của các chiến dịch bầu cử của các đảng phái. Tiền đâu ? Ai cho ? Ai cúng ? Để làm gì ? Nhóm buôn súng bên Mỹ, nhóm Thuốc lá bên Mỹ vẫn hoành hành mặc dù súng dùng bậy bắn bậy, chết người hằng năm chụ vụ trăm người chết ! Còn thuốc lá tạo một lô nạn nhơn tốn một khối tiền cho xã hội Mỹ, nhưng không một ông ứng cử viên Tổng Thống Mỹ nào dám đụng tới ! Tham Nhũng hay Ủng Hộ Đầu Tư  hay Vận Động-Lobby ? Tất cả !

Quyền Lực Và Đạo Đức:

Cơ chế và hệ thống của cơ chế ảnh hưởng đến thái độ và đạo đức của các chánh trị gia. Nói như vậy để nói rõ vai trò và ảnh hưởng của quyền lực trong hệ thống cơ chế do quyền lực tạo ra, và tạo cả mức độ của tham nhũng. Nhà triết học và sử học người Anh Lord Acton thốt ra định lý « Quyền lực tạo tham nhũng, quyền lực càng tuyệt đối, tham nhũng càng tuyệt đối ». Sức mạnh của quyền lực không đo bằng những phạm vi mà quyền lực ảnh hưởng, mà đo bằng hình thức ảnh hưởng của quyền lực. Mọi nơi, mọi địa hạt ; đa dạng, đa thể, bất đồng. Với những luật lệ không ổn định, và đăc biệt trong cơ chế và hệ thống thuế vụ. Do đó chúng ta thấy rõ một sự liên quan vô hình giữa chế độ tự do và mức độ tham nhũng : Càng thiếu tự do càng nhiều tham nhũng.

Sau đây là bảng sắp hạng của NGO TI-Transparency International về các quốc gia ít tham nhũng : Từ ít đến nhiều : Đứng đầu sổ, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, (ba quốc gia Bắc Âu Tin Lành Giáo), Tây Tân Lan…Nước Pháp kha khá hạng thứ 20. Cuối bảng của 176 nước, A Phú Hản, Soudan, Bắc Hàn, Somalie. Việt Nam có mặt trong 10 nước đội sổ.

Vì vậy muốn chống tham nhũng, phải có Tự Do, và phải tạo Dân Chủ để người dân thực sự có quyền Tự Quyết. Quyền Lực do người dân chọn và giao phó. Ở các quốc gia Đông Âu, sau 1990, mặc dù dân chủ hóa trở lại rất chậm chạp nhưng cũng xóa bỏ được dần dần những hủ tục tham nhũng tàn dư của chế độ độc tài Sô Viết. Một vài quốc gia, đặc biệt như Hung Gia Lợi, như Ba Lan, Slovénie, Cộng Hòa Tiệp, 3 quốc gia vùng Bal tíc, Dân Chủ và Tự Do Nhơn Quyền đã dẹp bỏ được bức tường tham nhũng.

Tham Nhũng Rất Mắc, Tham Nhũng Hao Tốn Tài Của Quốc Gia:   

Xoá bỏ Tham Nhũng phải là một nguyên tắc hàng đầu để có một Chánh quyền tốt và thành công. Bởi Tham Nhũng có một cái giá phải trả rất cao! NGO Transparency International đánh giá Tham Nhũng rất hao tốn, phí tổn chiếm 3% trị giá của Tổng Sản Lượng  trao đổi thương mại thế giới. Trong các trao đổi thương mãi bị dơ dáy, vướng bẫn bởi tham nhũng, tin tức thương mãi bị mất tín nhiệm, chữ tín bị mất, lòng tin không còn, nhịp độ thương mãi dĩ nhiên phải yếu đi nhiều. Thương mãi, tài chánh dựa trên tín dụng, tín dụng là chữ tín, là tin tưởng, là lòng thành. Tham Nhũng phá vỡ chữ Tín, phà vỡ hệ thống Tài Chánh, hệ thống Thương Mãi thế giới.

Tham Nhũng phá vỡ thành trì của một Xã hội đàng hoàng dựa trên chữ Tín. Tham Nhung tạo một Xã hội dựa trên quyền lực, sức mạnh. Thế giới của Vũ Lực thay thế thế giới của Pháp Luật. Thế giới của ma-phi-a, của ma mãnh, canh me. Nghi ngờ, phản bội, khai báo, tố cáo lẫn nhau sẽ thay thế thế giới của danh dự, nghéo tay, khế ước, đàng hoàng, tử tế. Giàu có sẽ mang đến đầy nghi kỵ, giàu có sẽ là điển hình của sự xấu xa, nghi ngờ, bất lương bất thiện. Những mạng lưới nhền nhện, những nhóm lợi ích, lo thủ tư lợi, quyền lợi riêng tư hơn là lo việc công, việc nước, phá hoại nền Dân Chủ, bịt miệng thường dân.

2/ Phải Xóa Tham Nhũng:

Thay lời Kết: Muốn Xoá Tham Nhũng Là Phải Dẹp Bớt Quyền Lực.

Thay đổi cơ chế chưa chắc là đáp nhu cầu của toàn xã hội ! Có những dân tộc thích sống, quen sống trong tham nhũng. Những cuộc « cách mạng », « đảo chánh » chánh biến thường do quân đội  tạo nên ở Phi Châu những năm tháng gần đây biểu hiện sự thèm muốn thay thế chánh quyền cũ để hưởng lộc. « Bây giờ đến phiên tôi, các anh no đủ rồi hãy xuống đi ! ». Giựt quyền lực để hưởng tham nhũng.

Nhưng cũng có những cơ chế xã hội đầy rẫy các nhóm lợi ích công cộng, các xã hôi dân sự, các tổ chức nghề nghiệp, nghiệp đoàn, công đoàn, các nhóm nầy được hưởng những quy chế đặc biệt, lợi lộc, trợ cấp, công việc làm bảo đảm, quy tế y tế, học đường, nhà cửa đặc biệt… tất cả đều đúng luật lệ, được luật lệ bảo vệ TUY NHIÊN, có phải là do luật lệ đã đi trật chìa không, luật lệ do một nhóm lợi ích nào đó bầu ra không ? Vì vậy mặc dù là được luật lệ bảo vệ nhưng những che chở, quy chế đặc biệt ấy có phải do đâu mà ra, quy chế để bảo vệ thân chủ, hay quy chế để kiếm phiếu thân chủ. Ngày nay, do toàn cầu hóa, rất nhiều quy chế đặc biệt, lợi lộc đặc biệt bị cạnh tranh mạnh, nên những hội đoàn, những nghiệp đoàn công đoàn ấy thường chống Toàn Cầu Hóa, chống Liên Âu, chống thế giới.

Vậy thì làm sao chống Tham Nhũng đây ! Vì Tham Nhũng được cả kể bán tham Nhũng lẫn người mua Tham Nhũng ủng hộ. Có lẽ phải nhơn con số Xã hội Dân Sự để dòm ngó, kiểm soát. Có lẽ phải Dân Chủ hóa nhiều hơn. Có lẽ phải chia bớt quyền lực các cơ quan, các cơ sở, tạo cạnh tranh với các xã hôi dân sự với các hôi đoàn công dân. Có lẽ …Có lẽ… Phải … Phải… Thay đổi, …

Tốt hơn chúng ta phải tạo lại một Xã Hội đầy chữ Tín. Xã hội Lòng Tin, Xã Hội Tình Người. Tạo lại Hãnh Diện làm một người Việt tử tế, đàng hoàng, trong một Xã hội Việt Nam của một quốc gia Việt Nam đàng hoàng. Có thế TPP mới đáng là một cơ hội để Việt Nam biến thể, to lớn hơn, lớn mạnh hơn, đàng hoàng tử tế hơn. Còn Tham Nhũng thì dân Việt sẽ mãi mãi bần cùn, mãi mãi thi công, nam bán lao lực nuôi thân, nữ bán trôn nuôi miệng, làm ngày nào lo ngày đó, không tương lai, không viễn tượng, cuộc sống tủi nhục, ăn mày, mãi mãi, vô vọng, tuyệt vọng.

Hồi Nhơn Sơn 06 tháng 11 2015

 

Vui cười

Trong cuộc phỏng vấn để tuyển nhân viên vào ngành cảnh sát, người ta đưa cho các ứng cử viên bức chân dung của một người đàn ông và yêu cầu: “Nghề của chúng ta đòi hỏi óc quan sát tốt. Vì thế, tôi muốn các anh hãy cho biết những nhận xét về người đàn ông này”.

– Người thứ nhất bước vào và nói: “Ông ta chỉ có một tai”. – Loại!

– Người thứ hai nhận xét ngay khi bước vào phòng: “Người này chỉ có một tai”. – Loại!

– Người thứ ba vừa định bước vào phòng thì gặp hai ứng viên bị loại. Họ nói với anh ta: “Cái gã phỏng vấn không thích nghe nói người đàn ông trong bức ảnh có một tai đâu”. – Cảm ơn nhé!

– Bước vào phòng, sau khi ngắm kỹ bức ảnh người đàn ông, anh ta nhận xét: “Người này mang kính áp tròng”.

– Người phỏng vấn rất có ấn tượng, thốt lên: “Khả năng quan sát thật tuyệt vời, làm sao anh biết được điều đó?”.

– Anh chàng ranh mãnh trả lời: “Ồ, người đàn ông này chỉ có một tai, thế thì làm sao anh ta có thể đeo kính được cơ chứ!”.

 

Tại trạm sửa chữa ôtô, chủ xe hỏi chuyên gia:

– Phải làm gì với chiếc xe này bây giờ?

– Thay phần giữa.

– Giữa là đoạn nào hả ông?

– Tháo cản trước và sau ra, rồi đặt một chiếc xe mới vào khoảng giữa chúng, siết chặt lại là xong!

 

Hai người bạn lâu ngày gặp lại, rủ nhau làm ly cà phê để trò chuyện. Như mọi lần, một anh gọi: “Cho 2 ly cà phê đá và nửa gói thuốc lá!”.

– Sao mày kêu thuốc nhiều thế?

– Tao với mày nửa gói ăn thua gì.

– À, tao quên nói với mày dạo này tao bỏ hút thuốc rồi.

– Thế à, sao mày lại bỏ thế?

– Tại đang mệt nên không hút.

– Thế mày bỏ được bao lâu rồi?

– Chắc cũng phải đến năm rưỡi.

– Lâu thế cơ à, tao nhớ lần trước đi nhậu mày vẫn hút phì phèo mà.

– Hôm đó buổi tối mà, tao bỏ thuốc đến năm rưỡi, 6 giờ tao hút lại mà.

 

 

Biển Đông

II. Chánh sách bành trướng của trung cộng và đảng Cộng Sản Việt Nam (tt)

GS Nguyễn Văn Canh

Trong vài thập niên qua, yêu sách của Trung Cộng tại khu vực tranh chấp ngày càng khẳng quyết hơn: từ chối không cho các ngư phủ Việt Nam sinh hoạt tại các biển truyền thống của họ bằng cách “hạ sát, bắt giữ và cầm tù vì  lý do vi phạm vào hải phận Trung Cộng”; các tàu hải quân Trung Cộng đánh đắm thuyền của họ; các tàu hải giám Trung Cộng cắt đứt dây cáp của các tàu khảo sát địa chấn trên thềm lục địa Việt Nam; tạo áp lực trên nhà chức trách Việt Nam phải bắt giữ và giam cầm các sinh viên kêu gọi bảo vệ các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa hay những người phản đối lại các hoạt động của Trung Cộng trong sự khẳng định chủ quyền trên các đảo …; đe dọa và đòi hỏi các tổ hợp dầu hỏa ngoại quốc đang khai thác dầu hỏa tại hải phận Việt Nam phải rời đi….

Vào hôm 1 Tháng Năm 2014, Trung Cộng đã đi đến việc có một hành động mạnh bạo hơn: bất ngờ hạ đặt dàn khoan dầu khổng lồ HD 981 trên thềm lục địa của Việt Nam để thăm dò.  Dàn Khoan Dầu được hộ tống bởi một ham đội ban đầu vào khoảng 90 tàu mọi loại kể cả các chiến thuyền được trang bị các hỏa tiễn, một số tàu hải giám, tàu tuần cảnh biển … và về sau số lượng các tàu gia tăng lên tới 135 chiếc.  Khi dàn khoan xâm nhập, phía Trung Cộng đã đưa ra các cảnh cáo cho cảnh sát biển Việt Nam phải rời khỏi khu vực và giới hạn là 3 dậm tính từ dàn khoan.  Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Quốc Phòng tức thời đáp ứng các yêu cầu của Trung Cộng, đã ra lệnh cho các đơn vị cảnh sát biển triệt thoái khỏi địa điểm.  Các tàu cảnh sát Việt Nam khi đó chỉ hoạt động cách xa dàn khoan và canh chừng.  Tuy nhiên một số tàu của họ bị đánh đắm bởi các tàu Trung Cộng mặc dù họ đã ở cách xa khoảng 10 dặm.  Các tàu khác đã bị tổn hại khi bị đâm húc bởi các tàu Trung Cộng.  Tổng số tổn thất là 24 chiếc tàu.  Một số nhân viên của lục lượng cảnh sát biển bị giết chết, và các người khác bị thương.

Trung Cộng tuyên bố rằng dàn khoan hoạt động trong hải phận.của chúng.

Đây là một sự khiêu khích và xâm lăng thực sự bằng vũ lực.

Về phía Việt Nam, không biện pháp cụ thể tích cục nào được thực hiện để phòng vệ lãnh thổ.  Phẫn nộ trước sự bất động của chính phủ chống lại quân ngoại xâm, và cũng lo sợ về các sự nhượng bộ lãnh thổ hơn nữa được trao cho Trung Cộng như đã xảy ra trong quá khứ, vào khoảng năm mươi nghìn người Việt Nam đã tụ tập tại Bình Dương trong một vụ phản đối chống quân xâm lược.  Một số cơ xưởng sở hữu bởi Trung Cộng bị đốt cháy và hủy hoại.  Tại Hà Tĩnh, các người phản đối trở nên bạo động.  Hai công nhân Trung Cộng đã bị giết chết, và bốn người bị thương.

Sự kiện Trung Cộng di chuyển dàn khoan vào hải phận Việt Nam đã đặt giới lãnh đạo ĐCSVN vào một vị thế khó xử: một mặt, họ không thể đối kháng lại đòi hỏi của nhân dân Việt Nam nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc gia chống lại quân xâm lược; mặt khác, họ nằm dưới áp lực nặng nề từ Trung Quốc để đưa ra các sự nhượng bộ hơn nữa bằng việc chấp nhận sự kiện rằng dàn khoan HD 981 hoạt động tại hải phận mà Trung Cộng tuyên bố là của chúng.  Dưới tình huống này, điều quan trọng nhất cho các lãnh đạo ĐCSVN là phải tìm cách để làm giảm bớt tình hình sôi sục bên trong Việt Nam.

Vào ngày 11 Tháng Năm, tại một phiên họp của khối ASEAN ở Miến Điện, Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng đã tố cáo rằng hành động của Trung Cộng cấu thành một mối nguy hiểm to lớn cho sự an toàn và quyền tự do lưu thông hàng hải xuyên qua Biển Nam Trung Hoa.  Vào ngày 21 Tháng Năm, 2014, ông ta đến Manila.  Ông đã nói về một biện pháp pháp lý với Tổng Thống Phi Luật Tân Aquino là kẻ đã nạp đơn kiện Trung Cộng vì các sự vi phạm đến hải phận của Phi Luật Tân.  Cuộc thảo luận được phổ biến sâu rộng bởi truyền thông Việt Nam khiến cho dân chúng nghĩ rằng ông Dũng đang cứu xét đến một hành động pháp lý nhằm chặn đứng sự xâm lăng của Trung Cộng.  Nhưng thực sự không phải như vậỵ.  Đây chỉ là một loại chiến thuật cũ kỳ mà ông ta đà sử dụng để tạm thời xoa dịu căng thẳng bên trong nước.

Tại sao các lãnh đạo ĐCSVN lại chấp nhận một chính sách thỏa hiệp trước đòi hỏi qu1a mức của Trung Cộng về lãnh thổ, thay vì tìm cách để phòng vệ?  Tại sao họ đã giữ im lặng và giả vờ không hay biết bất kỳ điều gì về sự kiện rằng từ năm 2013, Trung Cộng đã công khai xây dựng một đảo nhân tạo trên Rạng Đá Ngầm JSR với các tàu nạo vét khổng lồ di chuyển qua lại trong một thời khoảng lâu dài ở Quần Đảo Trường Sa, trong khi chính phủ Phi Luật Tân đã lên tiếng chống lại chính sách bành trướng của Trung Cộng xâm phạm lãnh hải Việt nam?

Câu trả lời sẽ như sau:

Trở lùi về Tháng Tư 2011, Tướng Quách Bá Hùng, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Cộng (ĐCSTC), đến Hà Nội và gặp gỡ các lành đạo ĐCSVN: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ Tịch Nước Nguyễn minh Triết … Các lãnh đạo hai đảng đã đồng ý trên một số nguyên tắc theo đó hai bên sử dụng để “giải quyết các vấn đề tranh chấp” liên quan đến Biển Nam Trung Hoa;

Tham khảo thân hữu và song phương để tìm một giải pháp cho sự xung đột;

Không để bất kỳ nước thứ ba nào can thiệp vào việc giải quyết các vấn đề Quần Đảo Trường Sa;

Hướng dẫn công luận và cảnh giác không đưa ra những lời phát biểu hay có bất kỳ hành động nào có thể dẫn đến việc làm tổn hại tình hữu nghị hay làm mất lòng tín nhiệm của dân chúng hai nước.

Trong Tháng Mười cùng năm, các điểm này đã được phê chuẩn một cách chính thức vào một Hiệp Ước có tên là “Thỏa Thuận Hỗ Tương Về Giải Pháp Cho Các Sự Tranh Chấp Tại Biển Nam Trung Hoa” được ký kết bởi Hồ Xuân Sơn, Thứ Trưởng Ngoại Giao Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và đối nhiệm Trung Cộng là Cui Tiankhai (Thôi Thiên Khải) dưới sự “giám sát” của Đới Bỉnh Quốc, Phó Thủ Tướng Trung Cộng phụ trách ngoại giao.

Tinh thần của Bản Thỏa Thuận cho thấy rằng ĐCSVN và ĐCSTC không ở thế bình đẳng với nhau.  Nó trông giống như một mối quan hệ giữa một “ông chú” và một “đầy tớ”, hay mối quan hệ giữa một Đế Triều và một nước chư hầu thời phong kiến.

Trong bản Thỏa Thuận, chỉ có mệnh lệnh một chiều từ Trung Cộng, và Việt Cộng phải thi hành nó, mà không có cả quyền được phàn nàn hay khiếu nại.

Trung Cộng đã hạ đặt dàn khoan HD 981 trong hải phận Việt Nam ngoài khơi Quảng Ngãi, nhưng lại tuyên bố vùng này là hải phận của Trung Cộng.  Dĩ nhiên, Việt Cộng đã không được tham khảo trước về việc đó.  Cũng thế, sau khi dàn khoan đã được hạ đặt và dưới áp lực của dân chúng Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng đã xin gặp Tập Cận Bình, lời yêu cầu của ông ta bị cự tuyệt.  Sự xây dựng 14 dự án trên năm rạng đá ngầm tại Quần Đảo Trường Sa chiếm đoạt từ Việt Nam đã diễn tiến trong hơn hai năm, có lẽ không có sự ưng thuận của ĐCSVN, và lãnh đạo Đảng này không dám lên tiếng phản đôi.  Theo Bản Thỏa Thuận, phía Trung Cộng có mọi đặc ưu quyền và quyền hạn, mà không có bổn phận nào trong khi Việt Nam không được phép, hay bị cấm khiếu nại: “Việt Nam không thể và vì thế không dám đưa ra các lời tuyên bố có thể làm mất sự tín cậy của Trung Cộng”.

Trung Cộng đã nghĩ rằng các lãnh đạo ĐCSVN bị ràng buộc chặt chẽ bởi bản thỏa thuận, và rằng trong những năm trước, VC đã hăng hái thực hiện những gì mà tự họ đã cam kết và rằng họ có thể kiểm soát một cách thành công tình hình bên trong cùng như bên ngoài Việt Nam.

Trong thực tế, bên trong nước, công luận đã bị kiểm soát một cách chặt chẽ bởi ĐCSVN để thỏa mãn các đòi hỏi của Bắc Kinh.  Các kỳ thuật Leninist đã được sử dụng trọn vẹn để đập tan sự chống đối của dân chúng đối với Trung Cộng.  Các người phản đối tích cực và mạnh mẽ chống lại Trung Cộng trong động tác khẳng định chủ quyền của chúng đã bị hoặc cô lập hay giam cầm.  Phần lớn họ bị đối xử một cách thô bạo hay dữ tợn.

Hình một sinh viên phản đối xâm lược Trung Cộng tại Sàigòn bị trấn áp theo kỹ thuật Leninist bởi một cảnh sát mặc thường phục

Các tiếng nói kêu gọi sự bảo vệ các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị bóp nghẹt.  Ngay cả các kẻ cầm một bích chương với khẩu hiệu “Hoàng Sa & Trường Là Của Việt Nam” cũng bị bỏ tù.  Việt Khang, một nhạc sĩ trẻ, người chỉ sáng tác một bài ca ngắn chống Trung Cộng đã bị bắt 3 năm trước đây và cho đến nay không ai hay biết nơi giam giữ anh ta ở đâu.

Các lãnh đạo ĐCSVN đã huy động thành công toàn thể guồng máy chính quyền với sự hỗ trợ của các tổ đảng địa phương (cảnh sát, tòa án, nhà tù, tổ đảng địa phương, nhân viên quân sự) nhân danh duy trì “trật tự công cộng” để trấn áp dân chúng như được quy định trong bản Thỏa Thuận.

Trên bình diện quốc tế, các lãnh đạo ĐCSVN đã không đưa ra bất kỳ lời tuyên bố nào hay có bất kỳ hành động nào có thể “làm tổn hại đến tình hữu nghị với Trung Cộng”: không bình luận/ý kiến/hành động nào có thể gây tổn hại cho nó.  Các ngư phủ của Việt Nam liên tục bị quấy phá một cách thô bạo.  Một số trọng họ bị giết chết.  Nhiều người khác bị bắt giữ và giam cầm vì các sự vi phạm vào ‘hải phận Trung Cộng’ mặc dù họ đang hoạt động trong hải phận Việt Nam.  Trong nhiều trường hợp, ngư thuyền của họ bị đâm húc và đánh đắm bởi tàu Hải Quân Trung Cộng.  Truyền thông đại chúng chính thức của ĐCSVN chỉ dám nói rằng “tàu lạ” đã gây ra việc đó.  Họ không dám chỉ danh các tàu hải quân Trung Cộng, mặc dù các nạn nhân đều hay biết căn cước của các tàu ấy.  Tất cả “các tàu lạ” rời bỏ hiện trường mà không hề cứu vớt các nạn nhân trên tàu.  Vì thế, không nước nào có thể quy trách Trung Cộng về các hành vi bất hợp pháp và vô nhân đạo của chúng.  Cũng vậy, tuân hành bản Thỏa Thuận, CHXHCNVN đã không có hành động pháp lý chống lại dàn khoan HD 981 “mặc dù nó hoạt động một cách bất hợp pháp trong hải phận Việt Nam”.  Hay, ĐCSVN giữ im lặng trong khi Hải Quân ĐCSTC xây dựng các đảo nhân tạo tại Quần Đảo Trường Sa.

Trung Cộng cảm thấy thỏa mãn với những gì ĐCSVN đã làm.

Tin tưởng nơi các kết quả thỏa đáng mà các lãnh đạo ĐCSVN đã làm trong việc thi hành các bổn phận được quy định trong bản Thỏa Thuận Hỗ Tương, Trung Cộng đã bước một bước tiến bạo dạn hơn đến việc khẳng định chủ quyền của chúng trên Biển Đông: hạ đặt dàn khoan HD 981 trong hải phận Việt Nam hồi Tháng Năm 2014.  Nếu việc này thành công, toàn thể Biển Nam Trung Hoa mau chóng trở thành lãnh thổ Trung Cộng.

***

(Hình Dương khiết Trì họp báo ở Bắc Kinh về vụ đi Việtnam)

Sự kiện các lời tuyên bố của Nguyễn Tấn Dùng tại Miến Điện và Manila trái ngược với Bản Thỏa Thuận Tháng Mười 2011, khiến ĐCSTC nghĩ rằng các lãnh đạo ĐCSVN đã cố gắng tìm cách thoát khỏi sự kiểm soát của chúng.

Hậu quả, Trung Cộng đã phái Dương Khiết Trì, Phó Thủ Tướng phụ trách ngoại giao đến Việt Nam hôm 16 Tháng Tám, 2014.

Những gì mà họ Dương nói với Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn minh Triết không được tiết lộ.  Tuy nhiên, hai ngày sau đó khi y ta trở về Bắc Kinh, truyền thông TC tường thuật rằng y đã chỉ trích một cách thẳng thừng các lãnh đạo ĐCSVN về việc không tuân thủ các nguyên tắc trong bản thỏa thuận mà cả hai bộ ngoại giao đã ký kết hồi Tháng Mười 2011. Có một điều cũng được truyền thông Trung Cộng tường thuật rằng họ Dương có nói với rằng y ta đã đến Hà Nội để mang “các đứa con hoang đàng trở về với cha mẹ đang khổ đau”, và rằng các lành đạo ĐCSVN phải thi hành đầy đủ bốn KHÔNG:

1) Không được đánh giá thấp sự quyết tâm vững chắc của Trung Cộng và các khả năng

của TC để bảo vệ chủ quyền trên Quần Đảo Trường Sa (dĩ nhiên bằng vũ lực).

2) Không sử dụng các tài liệu hay dữ kiện mà Việt Nam tuyên bố là các tài liệu lịch sử để khẳng định chủ quyền “lịch sứ” trên Quần Đảo Trường Sa.  Nếu làm như thế, nó sẽ tạo ra một sự hiểu lầm đối với cộng đồng thế giới cùng như đối với nhân dân Việt Nam về vấn đề này.

3) Không mang bất kỳ nước thứ ba nào can thiệp vào vấn đề này.

4) Không đi chệch hướng khỏi mối tình hữu nghị mãi mài tốt đẹp với Trung Cộng.

Thật là một sự sỉ nhục!

Một cách đáng ngạc nghiên, bốn KHÔNG mà họ Dương đã nói với các lãnh đạo ĐCSVN phải làm đã được tôn trọng nghiêm ngặt.  Kể từ đó, mục đích của Trung Cộng là các lãnh đạo ĐCSVN cố gắng kéo dài vấn đề càng lâu càng tốt, sao cho Trung Cộng có đủ thời gian để hoàn thành các dự án xây dựng Hệ Thống Căn Cứ Hải Quân của họ một cách êm thắm và thành công để Biển Đông trở thành ‘ao nhà’ của TC.

***

Tóm lại, không có gì gây ngạc nhiên rằng các lãnh đạo ĐCSVN đà cố gắng tuân hành các cam kết nêu trên mà họ đã đưa ra theo Bản Thỏa Thuận Tháng Mười 2011.  Đây là một hành vi thông đồng về phía các nhà lãnh đạo ĐCSVN trong ý đồ bành trướng của Trung Cộng tại Biển Nam Trung Hoa.  Là chủ Biển Đông mà họ giữ im lặng, hay không có bất kỳ hành động nào, chẳng hạn như kêu gọi sự giúp đỡ của quốc tế trong khi quân xâm lược hùng mạnh đang vội vã đẩy nhanh sự xây dựng hệ thống căn cứ, vì thế không nước nào có thể can thiệp.  Khi căn cứ trở thành một “sự đã rồi”, không ai có thể đảo ngược được tình thế.

Không còn gì nghi ngờ rằng JSR, FCR và các đảo nhân tạo khác trong hệ thống HTCCHQ sẽ được hoàn tất trong ít năm.  Khi đó nó trở thành các cứ địa cho các tàu chiến, các phản lực cơ, kho vũ khí của Trung Cộng … Một khi các toán quân và trang thiết bị của Trung Cộng được bố trí tại đó, các lãnh đạo ĐCSVN sẽ được TC bảo hãy rút quân ra khỏi các hòn đảo và các rạng san hô và chuyển giao chúng cho Trung Cộng. Các lãnh đạo ĐCSVN sẽ không dám làm như thế bởi họ sẽ bị quy trách về tội “bán Biển Đông cho quân ngoại xâm”.  Và họ sẽ  áp dụng cùng phương pháp như năm 1988 là để Hải quân TC đến vây và giết quân sĩ  đồn trú trên các đảo  ấy với nhiệm vụ bảo vệ “tổ quốc”. Sau khi TC chiếm các đảo ấy, VC sẽ cho truyền thông của đảng nói đến ‘trận đánh’ nhau với quân TC, như vụ 1988 để che dấu tội phạm.

Các rạng đá ngầm nằm trong phạm vi hay gần chu vi HTCCHQ là Rạng Nam Yết (Namyit Reef), Đảo Sinh Tồn (Sin Cove Island), Đảo Trường Sa (Spratly Island), Đá Tây (West Reef), Cô Lin (Johnson North), Len Đảo (Lensdowne)….. sẽ là muc tiêu của TC. Binh lính VC đóng trên các đảo ấy không biết là họ là nạn nhân, hy sinh tính mạng của họ để bảo vệ  quyền lợi của lãnh đạo Đảng CSVN mà TC ban cấp cho chúng.

Đây là cách ĐCSVN chuyển giao quyền sở hữu chủ Quần Đảo Trường Sa cho Trung Cộng.  Sau khi thuộc về Trung Cộng, HTCCHQ khi đó sẽ là một mối nguy hiểm nghiêm trọng cho an ninh của tất cả các nước tại Đông Nam Á và kế đó đối với mọi nước khác trên thế giới.

Trước tiên, âm mưu của Trung Cộng sẽ vô hiệu hóa một cách trực tiếp lời kêu gọi quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không được đưa ra bởi Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates 4 năm trước đây tại Shangri-La.  Bộ Trưởng Gates cũng đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ chúng bằng vũ lực.  Các tàu và máy bay của Mỹ giờ đây không thể tiền vào hay đi ngang qua Biển Đông hay Biển Nam Trung Hoa đến vùng Đông Bắc của Á Châu từ Eo Biển Malacca nếu không có sự cho phép của Trung Cộng bởi nó là “hải phận của Trung Cộng”.  Và quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ tại Biển Đông được tuyên bố bởi Bộ Trưởng Ngoại Giao  Hilary Clinton vào cùng lúc ở Hà Nội, sẽ bị nguy hại.

Thứ nhì, an ninh của tất cả các nước Đông Nam Á sẽ bị đe dọa một cách nghiêm trọng.

Với Hoa Kỳ, trị giá hàng hóa xuyên qua Malacca đến Biển Đông trong năm 2010 là 1,300 tỷ Mỹ Kim.  Các quyền lợi kinh tế của Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn. Tổng trị giá của tất cả các nước cộng lại là 5,000 tỷ.

Do đó, nhiều cường quốc khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Tin tức

Khủng-bố cùng lúc nhiều nơi ở Paris. Nước Pháp treo cờ rũ trong ba ngày.

Nhữ Đình Hùng/14.11.2015

Nhiều cuộc tấn công khủng-bố  đã xảy ra cùng lúc ở trung-tâm Paris và vùng phụ-cận vào chiều tối ngày thứ sáu 13.11.2015. Các cuộc tấn-công này, tệ hại chưa từng thấy trên lãnh-thổ Pháp, đã làm thiệt mạng 128 người  và khoảng 300 người bị thương trong số này 80% bị coi là nghiêm-trọng. Trong các cuộc tấn-công khủng-bố này, có 7 tên khủng-bố bị chết. Trong một thông cáo bằng Pháp-ngữ vào sáng thứ bảy của tổ-chức Nhà Nước Hồi Giáo, tổ-chức này nhận là đã chủ mưu các vụ khủng bố trên và cho biết có 8 người tham gia vào các cuộc tấn-công. Tổng-thống Hollande đã ban-hành tình-trạng khẩn-trương trên toàn nước Pháp, cho treo cờ rũ trong ba ngày và tuyên-bố các cuộc tấn-công khủng-bố này là ‘hành-vi chiến-tranh’ và ‘do quân-đội khủng-bố Daesh’ thực-hiện. Trong một diễn-văn đọc lúc 11 giờ sáng thứ bảy, ông François Hollande đã coi dây là một hành-vi chiến-tranh được chuẩn-bị, tổ-chức, hoạch-định từ ngoài nước với các đồng-loã bên-trong, mà các điều-tra sẽ cho phép tìm ra’

 http://www.opex360.com/wp-content/uploads/paris-20151114.jpg

Cơ-quan tư-pháp chuyên về chống khủng-bố đã mở cuộc điều-tra. Các cuộc biểu-tình ở Paris và vùng phụ-cận bị cấm cho đến ngày thứ năm tới.

Trong buổi tối ngày thứ sáu 13.11, tổng-thống Hollande, thủ-tướng Valls và tổng-trưởng nội-vụ Bernard Cazaneuve đã họp giải-quyết khủng hoảng tại bộ nội-vụ. Tình trạng khẩn trương trên toàn nước Pháp được ban-hành, đồng thời tức khắc lập ra các kiểm-soát ở biên-giới. Các biện-pháp an-ninh được tăng cường như giới hạn việc giao-thông vận-tải, cấm biểu-tình. Các cuộc du ngoạn của học sinhtrong các ngày thứ bảy và chủ nhật được huỷ bỏ trên toàn nước Pháp; ở Ile de France, trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, các cơ-sở văn-hoá công-cộng đóng cửa, các buổi tranh giải thể thao được hủy bỏ!

Nhân-đân Pháp đã chứng tỏ tinh-thần công-dân rất cao, đáp lời kêu gọi hiến máu để cứu các người bị thương, đã có đông người đến hiến máu, xếp hàng đợi đến phiên cả hai ba giờ! Các bác sĩ chuyên khoa đang đình-công cũng đã tự động chấm dứt cuộc đình công để giúp vào việc cứu chữa các người bị thương!
Tai Saint-Denis, một vùng phụ-cận Paris, đã có ba vụ nổ gần Stade de France, một trong một quán rượu và một  ở Mc Donald, ít ra một vụ nổ là do một quyết-tử-quân (kamikazé) gây ra. Trong các vụ no” ôày, có ít nhất bốn người đã bị thiệt mạng, trong số có 3 tên khủng-bố Tại Stade de France đang có trận đấu giữa Pháp và Đức. Ngay sau khi ba vụ nổ xảy ra, tổng-thống pháp đang coi trận đấu trên khán đài đã được hộ tống di tản về bộ nội vụ, ở đó một ban giải quyết khủng-hoảng đã lập tức được thành-lập. Các khán giả xem trận đấu, khoảng 80.000 người cũng đã được di tản sau đó;

Cùng lúc, nhiều cuộc tấn-công khác đã xảy ra ở Paris, nhiều vụ nổ súng đã xảy ra ở khu vực công-trường République, trong quận 10 có các vụ nổ súng ở góc đường Bichat và Albert, nơi có nhà hàng ăn ‘Le Petit Cambodge’. Ở đây có khoảng từ 12 đến 14 người chết. Ở quận 11, trong khoảng đường Fontaine au Roi, một tiệm bán Pizza đã trúng nhiều loạt đạn súng tự-động làm 5 người chết. Cách đó khoảng 100 thước, trên đường Voltaire, một vụ nổ súng khác làm một người chết; Vẫn trong quận 11, trên đường Charonne, một vụ nổ súng khác làm 18 người chết.

Tệ hại hơn cả là vụ tấn công phòng trình diễn Bataclan, ở đây đang có trình diễn của nhóm nhạc rock Mỹ Eagle of Death Metal. Các quân khủng-bố đã bắn loạn xạ làm nhiều người chết, sau đó, giữ khán giả làm con tin. Lực lượng an-ninh đã mở cuộc taân công để giải-thoát con tin, ba tên khủng-bố đã bị chết. Kết quả sơ-khởi bi-thảm: 82 người chết, hàng trăm người khác bị thương đa số ở tình trạng nghiêm-trọng. Theo các nhân chứng, còn một tên khủng-bố khác noài ba tên bị chết. Các tên khủng bố đã đột nhập vào phòng trình diễn khi  ban nhạc đã bắt đầu khoảng nửa giờ, không mang mặt nạ, đã bắn loạn xạ vào đám khán giả. Các tên khủng bố này đã nói đến việc Pháp can-thiệp quân-sự ở Syrie. Một nhân chứng đã nghe các quân khủng bố nói ‘đó là lỗi của Hollande, của tổng-thống của quý vị; Ông ta không được can-thiệp vào Syrie. Các nhân chứng cũng nghe nhắc đến Irak!

Về phiá quân khủng-bố, có tám người bị chết, trong đó có 7 người đã cho kích hoạt các chất đeo theo trong người. Trang bị vũ khí của quân khủng bố gồm các súng tự động kalachnikov, những giây thắt lưng hoặc áo đeo bom nổ. Những quân khủng bố bị chết không đeo mặt nạ, tuy nhiên, một nhân chứng ở đường Charonne cho biết có thấy ba người đeo mặt nạ, đi xuống từ một xe hơi màu đen có kính nhuộm màu, trang bị vũ khí nặng. Hiện đang có cuộc truy lùng chiếc xe này, có tin nói đây là một xe Clio mang bảng số của Bỉ! Theo nhiều nguồn tin báo chí, một thông hành Syrie đã được thấy cạnh xác một quân khủng-bố. Trong ngày thứ bảy, các cơ quan an ninh đã nhận-diện được một xác người Pháp có hồ sơ theo dõi của an-ninh, có lẽ đây cũng là một trong các quân khủng bố nhưng căn cước người này chưa được tiết lộ, có lẽ còn cần tìm các đồng loã hay người chỉ huy. Về phiá thông hành Syrie, tổng-trưởng Nikos Toskas cho biết thông hành này thuộc về một người Syrie đã được ghi nhận khi đến Hi-Lạp vào ngày 03 tháng mười.

Việc điều tra về nhóm khủng bố thứ hai đang được tiến hành. Theo lời một nhân chứng, nhóm khủng bố này đi một xe hơi màu đen, mang bảng số Bỉ. Cảnh sát Bỉ đang mở cuộc truy tầm trong khu vực Molenbeek ở Bruxelles và đã bắt giữ một người bị tình nghi; Trong lúc này, chưa có xác nhận là có cư dân ở Bỉ tham dự cuộc khủng bố tại Paris.

Đã từ lâu, các cơ quan an-ninh Pháp e ngại có hoạt-đông khủng-bố tại Pháp theo kiểu đã từng xảy ra ở Bombay (Ấn Độ) vào năm 2008, đó là việc tấn công cùng lúc bằng súng, lựu đạn và quyết-tử-quân. Các hoạt động này gồm hai phần: sát hại tối đa trước khi có can thiệp của lực lượng an-ninh, phần hai là chấp nhận bị bao vây cùng với con tin trước khi có can-thiệp của lực lượng an-ninh. Và đó là điều đã xảy ra ở Paris vào ngày thứ sáu 13.11.2015!

Cuộc tấn-công khủng-bố ở Paris đã khiến chánh-quyền phải xử dụng đến một lực lượng gồm cảnh-sát và quân-đội quan trọng gồm 2200 người thuộc bộ nội vụ (950 cảnh-sát, ba biệt đội hiến binh lưu động, ba đại đội CRS) và 1500 binh sĩ. Đó là chưa kể các lực lượng cứu thương và khẩn-cấp. Với lực lượng như thế, kết quả cho thấy có 8 quân khủng bố bị chết, có lẽ 7 tên đã tự sát bằng cách kích hoạt các chất nổ mang theo trong người. Không rõ số quân khủng bố đào thoát được ( có 7 điểm bị tấn công ở Paris, ở mỗi điểm có lẽ có ít nhất hai quân khủng bố nếu không phải nhiều hơn).

Nguồn : http://www.opex360.com/2015/11/14/attaques-paris-cest-acte-de-guerre-les-valeurs-de-que-nous-defendons-selon-m-hollande/#LmwQBWgIytTSDi4v.99

http://www.francetvinfo.fr/faits-divers/terrorisme/attaques-du-13-novembre-a-paris/attaques-a-paris-ce-que-l-on-sait-des-terroristes_1174587.html

Tại Saint Denis, cảnh-sát càn quét dư đảng quân khủng-bố ngày 13.11.

Nhữ Đình Hùng

 Cảnh-sát Pháp đã mở một cuộc hành-quân sáng sớm hôm nay, thứ tư 18.11 tại Saint Denis, mục-tiêu chính là tìm bắt Abdelhamid Abaaoud. Trong cuộc  càn quét này, hai người bị coi là khủng-bố đã chết và bảy người khác bị bắt giữ. Về phiá cảnh sát, có năm người bị thương nhẹ và một chó tấn công và săn tìm chất nổ bị chết.

Năm ngày sau vụ tấn-công khủng-bố ở Paris, cảnh sát đã mở một cuộc tấn-công có qui mô lớn vào lúc 4g20 sáng ngày thứ tư tại Saint Denis. Mục tiêu cuộc tấn công nhằm truy lùng Abdelhamid Abaaoud, được coi là người tổ chức việc khủng-bố đã làm chết 129 người vào ngày thứ sáu 13.11.

Hành quân cảnh-sát ở Saint Denis.

Cuộc hành-quân của cảnh-sát đã do các lực lượng RAID, SDAT và BRI thực hiện và bắt đầu vào lúc 4g20 phút tại Saint Denis, một vùng phụ-cận với ngoại ô Paris. Khu vực này được coi như một vùng khó trị và điều này đã được chứng tỏ với cuộc hành quân sáng ngày 18.11.Khi tiến vào khu vực có toà nhà bị nghi ngờ có chứa dư đảng quân khủng bố, lực lượng cảnh sát đã được tiếp đón bằng những loạt đạn từ trong ngôi nhà bắn ra xối xả. Toà nhà này nằm ở góc đường République và đuoừng Corbillon ở Saint Denis. Các cuộc bắn trả đã được diễn ra trong buổi sáng. Hai người bị coi là quân khủng bố đã bị chết trong cuộc tấn công, một phụ nữ đã tự sát bằng cách cho nổ giây lưng cài chất nổ, một người đàn ông bị chết vì miểng lựu đạn và đạn. Ba người trong ngôi nhà đã bị bắt giữ vì tình nghi, hai người khác bị bắt giữ vì đã trốn trong các đống gạch đá vỡ vụn, hai người đàn ông khác bị giữ vì ‘đã cho hai người từ Bỉ sang ở trọ theo yêu cầu của một người bạn. Cuộc hành-quân cảnh sát đã được thực hiện sau khi phân tích các chi-tiết từ một điện-thoại thu nhặt được sau cuộc tấn công ở Bataclan. Các dữ kiện về định vị địa lý (géolocalisation) đã giúp các điều tra viên tìm ra lộ trình của quân khủng-bố trước khi xảy ra vụ tấn công ở Bataclan. Người được coi là chỉ huy cuộc tấn công khủng-bố ngày 13.11 tại Paris, Abdelhamid Abaaoud, bị ngờ là có mặt ở khu vực này. Abaaoud còn có bí danh là Abou Omar Soussi hay  Abou Omar al Baljiki là một djihadiste có quốc tịch Bỉ, đã từng đi sang Syrie vào năm 2013. Chưa rõ trong soô các quân khủng bố bị chết có Abaaoud hay không. Ngoài số cảnh-sát hành quân lên tới trên 100 người, còn có sự tiếp tay hơn 50 quân nhân để thiết lập vòng đai an ninh. Cuộc hành-quân đã chấm dứt vào trưa ngày thứ tư. Được biết trong số những người bị bắt giữ để thẩm vấn, không có Abdelhamid Abaooud và Salah Andeslam.

Tin tổng hợp/18.11.2015

 

Tình-hình Syrie

Nhữ Đình Hùng/23.10.2015

*Nga đã khởi-sự oanh-tạc các điểm có quân khủng-bố kể từ ngày 30.09. Tính đến ngày 15.10.2015, Nga đã thực hiện 670 vụ tấn-công nhắm vào quân khủng bố và cho biết đã phá hủy khoảng 40% hạ-tầng cơ-sơ của EI. Việc chống Daesh có lẽ đối với Nga là mục-tiêu phụ, chánh-yếu  Nga muốn củng-cố chế độ của Bachar al-Assad bởi vì, theo liên-quân tây-phương, các điểm do Nga oanh-tạc phần lớn đều không có hoặc có sự hiện diện không đáng kể của Daesh. Các lực lượng nổi dậy bị tấn-công phần lớn là quân khủng-bố thuộc Front al-Nosra hoặc những nhóm khủng-bố khác và cả quân  thuộc quân đội Syrie tự-do (được tây-phương coi là phe nổi dậy ôn-hoà).

Nhờ các cuộc  tấn-công bằng phi-cơ của Nga, quân-đội Syrie đã mở các cuộc phản-công trong vùng tây-bắc Syrie, nơi có các phiến-quân thuộc lực-lượng Front al-Nosra. Và không chỉ quân của chánh-quyền Damas được hưởng lợi nhờ các cuộc không-kích của Nga, quân của Nhà Nước Hồi-Giáo cũng lợi dụng các cuộc không tập của Nga để tiến quân trong vùng Alep theo nhận-định của Rami Abdel Rahmane, giám-đốc viện quan-sát nhân quyền Syrie (OSDH= Observatoire syrien des droits de l’Homme). Quân của Nhà Nước Hồi Giáo đã kiểm soát một vùng rộng lớn ở bắc Alep và đang ở cửa ngõ của thành-phố này, một thành-phố đứng hàng thứ hai của Syrie. Quân của NNHG chỉ còn cách Alep khoảng 20 cây số, gần khu kỹ-nghệ Cheikk Najjar và lực lượng đối đầu chính với quân của NNHG tại đây là quân của chánh-quyền Damas. Theo Romain Caillet, một chuyên-gia về phong-trào Djihadiste, ‘chiến-thuật quân-sự của họ là lợi dụng thời-cơ’. Theo Thomas Pierret, chuyên-gia về hồi-giáo ở Syrie tại viện đại-học Edimbourg, ‘quân Nga tập-trung các cuộc tấn-công của họ vào các quân phiến-loạn và chỉ tấn-công rất ít NNHG. Nhưng ông cũng đưa ra nhận xét là liên-quân do Washington điều khiển từ hơn một năm qua ‘cũng đã không mấy tích cực chống lại NNHG trong vùng.Tính phản ứng của NNHG nhờ vào sự hữu hiệu của hệ-thống chỉ-huy và nhờ nơi sự tận tụy của các chiến-đấu-quân.

Quân chánh-quyền Syrie phản công trong vùng nam Alep

Theo nguồn tin của OSDH, quân của chế-độ  Damas và quân khủng-bố đang có những giao-tranh ở vùng nam Alep, cách Alep 12 cây số, trong khu-vực Djebel al-Zana. Quân-đội của chánh-quyền Syrie có sự hỗ-trợ của các chiến-đấu-quân Hezbollah và hàng trăm quân Iran, nhưng quân của chánh-quyền Syrie là lực-lượng chánh.Cùng lúc, quân của chánh-quyền Damas cũng đã có những cuộc tấn công trong vùng bắc Alep, các lực lượng của quân khủng-bố đã bị đẩy lùi ra khỏi nhiều khu vực. Triêng tại trung tâm Alep, lực lượng quân khủng-bố vẫn còn nắm giữ.

Quân của chánh-quyền Syrie trong cuộc phản-công ở nam Alep./Sputnik.fr

Quân-đội Syrie đang mở các cuộc tấn công/ nguồn Sputnik.

Từ hai năm qua,vùng Alep vẫn là nơi giao tranh giữa lực-lượng quân-đội Syrie và các lực lượng khủng-bố của Front al-Nosra và NNHG nhưng không bên nào hoàn toàn làm chủ được vùng này.Dưới sự yểm trợ của không-quân Nga, quân-đội của chánh-quyền Syrie đã đẩy lùi các lực lượng khủng-bố ra khỏi một số căn cứ, tuy nhiên tình hình vẫn chưa rõ ràng ở Alep.

Tình trạng tương tự ở Hama, quân của chánh-quyền Damas cũng đã tái chiếm được một số vị trí. Quân đội Syrie với sự yểm trợ của không-quân Nga và của lực lượng Hezbollah đã có những cuộc phản công ở Homs trong ngày thứ năm 15.10.2016.

Cũng trong ngày thứ năm, Pháp đã thực hiện một vụ oanh kích trong vùng Raqqa, các tin của tổ chức quan sát nhân quyền Syrie nói là cuộc oanh-kích này nhắm vào một ‘trung tâm huấn-luyện của ‘ NNHG (EI hay Daesh). Các nguồn tin tây-phương nói ‘8O% đến 90%’ các oanh-kích của Nga không nhắm ưu tiên vào NNHG, trong khi Nga nói rằng họ nhắm vào EI và những nhóm khủng-bố khác! Nga cũng cho biết là các cuộc không-yểm sẽ tiếp tục trong suốt cuộc phản công của quân đội Syrie; theo OSDH, chiến-dịch trước hết nhằm bảo-vệ lãnh-thổ dưới quyền kiểm soát của chánh-quyền Damas (từ Hama đến Lattaquié), sau đó phản-công để tái-chiếm Idleb bằng cách tiến lên phiá bắc. Idleb là vùng bị quân al-Nosra chiếm giữ!Việc tiến quân của lực-lượng thuộc chế-độ Damas tương đối chậm vì quân khủng-bố, đặc biệt của EI, đã có những trang bị võ khí tối tân như hoả tiễn TOW. Frank Gardner, ký giả của BBC, viện dẫn một nguồn tin của một nhân vật hữu-trách của Arabie Saoudite, cho biết 500 hoả-tiễn TOW đã được cung cấp cho quân nổi dậy Syrie nhưng không nói rõ là cho lực lượng nào

Trong ngày thứ sáu 16.1, tướng Samir Suleiman, chỉ huy cục chánh-trị của quân-đội Syrie cho biết quân-đội Syrie đã lấy lại được thành phố Bahsa, nằm cách Lattaquié 100 cây-số phiá đông-nam, nơi đây đã bị quân al-Nosra chiếm từ tháng tám vừa qua. Front al Nosra là một nhánh của al-Qaïda tại Syrie.’ theo tướng này ‘quân-đội Syrie đã phải đối đầu với các chiến-đấu-quân kinh-nghiệm từng đánh trận ở Afghanistan và Irak, nhưng không-lực Nga đã buộc những quân này phải rút khỏi Bahsa’. Trước đó ba ngày, không quân Nga đã tiêu hủy một kho vũ khí của quân khủng-bố tại Bahsa.

Oanh-tạc-cơ Nga ở Lattaquié Syrie /hình trên Sputnik. Dmitriy Vinogradov

Không những không lực Nga ở Syrie đã được dùng để oanh-tạc các mục-tiêu như bộ chỉ huy, trại huấn-luyện, kho đạn,.. của quân khủng bố kể cả EI, Nga còn xử dụng cả bốn tàu chiến của Nga ở biển Caspienne để oanh-tạc các cứ điểm của quân khủng-bố bằng hoả-tiễn. 26 hoả-tiễn di hành Kalibr đã được phóng đi để tấn-công 11 cứ điểm của EI, khoảng cách từ điểm phóng tới điểm đến khoảng 1500 cây-số. Đây là một sự kiện đáng quan tâm, cho thấy Nga có thể không cần dàn quân nhiều tại Syrie mà vẫn có thể tấn công các mục tiêu ấn-định. (cũng có thể đây là một ‘biểu dương lực lượng’ đối với việc Mỹ và OTAN mở cuộc thao diễn Trident ở Ukraine. (Nga đang bị ‘trừng phạt’ vì đã ‘sát-nhập’ Crimée của Ukraine vào lãnh thổ Nga. Trước đây, Kruschev đã tách Crimée từ Nga để sát nhập vào Ukraine). Nga nhìn cuộc tập trận này như một đe dọa đối với Nga))

Theo đại sứ Syrie tại Nga, Riad Haddad, không-quân Nga tại Syrie đã phá hủy khoảng 40% hạ tầng cơ-sở của EI. Phi cơ Nga đã mở các cuộc tấn công trong các vùng Hama, Idleb, Lattaqué, Raqqa và Alep. Quân của NNHG hiện diện đông đảo trong vùng Raqqa và Alep.

* Theo một nguồn tin của Téhéran, một vị tướng chỉ huy của lực-lượng Iran hiện diện tại Syrie, Hossein Hamadeni, đã bị lực lượng EI giết trong ngày thứ năm 15.10 gần Alep. Theo các tin tức, lực lượng Iran hiện diện ở Syrie có thể lên đến 7000 người. Đến ngày thứ hai, một nguồn tin của thông tấn xã Tasnim của Iran cho biết hai vị tướng khác của lực lượng Pesdaran (lực lượng bảo-vệ cách-mạng hồi-giáo Iran) cũng đã bị quân EI giết trong các giao-tranh nhưng không nói rõ thuộc mặt trận nào. Hai vị tướng bị giết là trung tướng Farsad Hasounizadeh và thiếu tướng Hamid Mokhtarban. Với sư hiện diện của những tướng lãnh cao cấp như thế, lực lượng Iran tại Syrie hẳn có một quân số đáng kể và một liên quân Syrie, Ian, Irak và Nga có lẽ đang, nếu không phải là đã, hình-thành. Cac nguồn tin Syrie cho biết đã có nhiều ngàn quân Iran đến căn cứ quân-sự Hmeimim thuộc phiá nam Lattaquié, nơi phát-xuất các phi vụ oanh tạc của không-quân Nga.

Lục lượng Hezbollah cũng mất đi hai vị chỉ huy quân-sự. Theo báo Liban ‘The Daily Star’, hai người này là Mahdi Hassan Obeid (hay Abou Rida) và Hassan Hussein al Haji, đã  thiệt mạng trong vùng tỉnh Idleb, nơi đang có cuộc phản công chống lại quân khủng bố của lực lượng Damas dưới sự yểm-trợ của không-quân Nga.

Cũng trong ngày thứ năm, một phái-đoàn Iran do Alaeddine Boroujerdi, trưởng uỷ ban an ninh quốc-gia và chánh-sách đối-ngoại của quốc hội Iran, đã đến Syrie để gặp tổng thống Bachar al-Assad và Ali Mamlouk, trưởng ngành an-ninh của Syrie. Trong cuộc họp báo, ông Boroujerdi cho biết Iran có thể gởi chiến-đấu-quân đến Syrie nếu như Syrie yêu-cầu. Ông này cũng nói đến việc đã viện-trợ võ-khí và cố-vấn cho Irak và Syrie, cho biết đây là một nỗ lực để hỗ trợ cho kế-hoạch hoà-bình ở Syrie, đồng thời cũng đã nói là liên-quân chống NNHG đã thất bại mặc dù đã chi ra hàng tỉ đô la!

Trong ngày thứ ba 20.10, tổng-thống Syrie Bachar al-Assad đã đột ngột sang Nga để gặp tổng-thống Nga Poutine. Theo nguồn tin Syrie, chuyến công-du này cốt để cám ơn Nga đã có những hỗ trợ quân-sự giúp Syrie nhưng theo các bình-luận gia, đây có eẽlà một chuyến viếng thăm làm việc vì sau những nỗ-lực quân-sự, cần có những nỗ-lực chánh-trị để giải-quyết cuộc khủng-hoảng Syrie, như việc thành-lập một chánh-quyền liên-hiệp . Ông Bachar al-Assad đã trở về Syrie trong sáng thứ tư 21.10.
* Trong ngày thứ ba, hai đầu đạn đã bắn vào toà đại-sứ Nga ở Damas. Một đầu đạn rơi vào sân toà đại-sứ, vào lúc đang có một cuộc tụ họp đông đảo dân Syrie để cám ơn việc can-thiệp quân-sự của Nga ở Syrie, một đầu đạn khác đã rơi trên mái một toà nhà để ở. Theo ngoại-trưởng Nga Sergueï Lavrov thì ‘cám ơn Trời, không có ai bị thương’ và coi đây là một hành-vi khủng bố nhằm uy hiếp những người chống lại quân khủng-bố. Trước đó, ngày 20.09, toà đại-sứ Nga cũng đã bị pháo kích nhưng không ai bị thương.

Theo tổ chức tình báo quốc nội FSB của Nga, một tổ khủng bố của EI đã bị phá vỡ ngày 10.10, tổ này dự định tổ chức những việc khủng bố ở Moscou. Cùng lúc, nguồn tin của Sputnik cũng cho biết trong cuộc oanh-tạc do không-lực Irak thực-hiện vào ngày chủ nhật 11.10 thủ-lãnh của nhóm khủng-bố Daesh, Abou Bakr al-Baghdadi đã bị thương và đang được điều trị nhưng không được rõ về tình-hình của ông ta.Ngược lại, trong một thông báo, NNHG xác nhận việc nhân-vật số hai của NNHG, Fadhil Ahmad al-Hayalị (còn có tên Hadji Muyaz hay Abu Muslim al-Turkomani),phụ tá của Abou Bakr al-Baghdadi, đã chết. Al-Hayali là cựu sĩ-quan của lực-lượng đặc-biệt Irak dưới chế-độ Saddam Hussein; al-Hayali đã từng là đích nhắm trong cuộc oanh-tạc của Mỹ ngày 16 tháng tám vừa qua khi đang di chuyển trong vùng Mossoul ở Irak.

Mặc dù EI và Front al-Nosra là hai lực-lượng chống đối nhau trên chiến-trường Syrie, cả hai lực-lượng đã lên tiếng chống lại Nga. Trong ngày thứ ba 13.19, EI đã kêu gọi làm một cuộc ‘thánh chiến’ (djihad) chống lại Hoa-kỳ và chống lại Nga đã gia tăng các cuộc oanh-tạc tại Syrie. Trong một thu âm được phổ-biến, Abou Mohamed Al Adnani, phát-ngôn-viên của EI đã cáo-buộc Hoa-kỳ là ‘yếu và bất-lực’ đã kêu gọi Úc, Nga, Thổ và Iran để giúp họ trong cuộc chiến chống EI và nói rằng Nga sẽ thua trận. Ông này kêu gọi người Hồi ở mọi nơi hãy làm một cuộc thánh chiến chống lại Mỹ và Nga. Trước đó, thủ-lãnh Front al-Nosra, Abou Mohammad al-Jolani đã kêu gọi các  chiến-đấu-quân ‘moudjahidines’ của Caucase hãy hỗ-trợ cho nhân dân Syrie trong chừng mực  có thể.’Nếu quân Nga giết nhân-dân chúng ta, hảy giết nhân dân họ. Ăn miếng trả miếng’.

*Mặc dù thái độ bề ngoài giữa Nga và Mỹ có vẻ chống đối nhau, nhiều sự kiện trên thực tế cho thấy có sự hợp tác ‘không nói ra’ giữa hai nước.

Trước việc có thể thành lập liên-minh Nga, Iran, Irak và Syrie để chống lại EI (NNHG hay Daesh), Mỹ đã lên tiếng cảnh cáo Irak, dọa sẽ ngưng viện-trợ cho Irak. Trong khi đó, Vladimir Poutine chỉ trích việc Mỹ thiếu hợp-tác trong vấn-đề Syrie và thả dù vũ khí, đạn dược cho các nhóm võ-trang ở Syrie trong đó có lực lượng kurde YPG. (Sipan Hama, chỉ huy trưởng lực lượng dân-binh YPG, trong một phỏng vấn dành cho nhật báo al-Hayat, nói rằng NNHG (EI hay Daesh) sẽ bị đẩy ra khỏi Raqqa trong vài tuần lễ, đã có tiếp-xúc với liên-quân tây-phương dưới sự lãnh-đạo của Hoa-kỳ để ấn định giờ khởi sự tấn công. Dưới sự yểm trợ của không quân tây phương, lực lượng YPG đã tạo nhiều thành tích trong những tháng qua, nổi bật là sự kháng cự tại Kobané và việc chiếm được thành-phố Tall Abyad)

Trong diễn-đàn kinh-tế ở Moscou, Poutine đã đưa ra câu hỏi ‘Họ nói rằng họ thả dù vũ khí cho quân đội Syrie tự-do. Nhưng Quân-đội Syrie tự do này ở đâu?’ Ông cũng cho biết đã nói Mỹ cho biết đâu là mục tiêu 100% quân khủng bố nhưng không có trả lời; hỏi cách khác ‘không nên tấn công nơi nào’ cũng không có trả lời! (Thực ra, mọi người đều biết quân EI tập trung ở Raqqa và Palmyre, nhưng ưu tiên số một của Nga có lẽ là giải toả áp-lực cho các vùng Damas, Alep, Homs, những nơi mà chánh-quyền Damas đang còn có sự kiểm soát và để củng cố cho chế-độ của ông Bachar al-Assad. những dấu hiệu cho thấy có sự hợp tác của Nga và Mỹ gồm có việc Nga thông báo cho Mỹ các mục-tiêu có sự hiện-diện của quân ‘khủng bố’ và về phiá Mỹ, theo nguồn tin Sputnik, cựu tổng-thống Jimmy Carter đã trao cho Nga bản liệt kê các mục tiêu có EI. Cả hai bên Mỹ và Nga cũng đạt tới một thoả thuận để tránh đụng chạm trên không ở Syrie.Ngày 10.10, vào lúc cuộc thảo-luận giữa Nga và Mỹ mới bắt đầu, các phi-công Mỹ và Nga đã có một cuộc ‘tao-ngộ’ trên không phận Syrie! Theo đại tá Steve Warren ‘ các phi cơ đã cách nhau vài cây số…Phi hành-đoàn hai bên đã hành động một cách chuyên nghiệp’.

Ngoài ra, giữa Nga và Do Thái cũng có thoả thuận tránh đụng chạm trên không.Một đường giây điện-thoại ‘nóng’ đã được thiết lập giữa Nga và Do-Thái cho việc này.

*Trong cuộc chiến Syrie, rõ ràng Thổ-nhĩ-kỳ có một vai-trò quan-trọng; Khi khởi sự cuộc nổi dậy ở Syrie, Thổ là nơi mà các tổ chức chống-đối chánh quyền al-Assad đã ngồi lại với nhau, Thổ-nhĩ-kỳ là hành-lang để đưa các chí- nguyện-quân từ nước ngoài vào tham dự cuộc nổi dậy ở Syrie mà phần lớn là các thành-phần theo khủng bố Daesh hoặc Front al-Nosra. Thổ cũng tham dự các cuộc oanh-tạc chống NNHG nhưng phần lớn các cuộc oanh-tạc này nhắm vào YPG. Thổ-nhĩ-kỳ cũng đề nghị lập vùng cấm bay dọc không phận Thổ và Syrie nhưng có lẽ là tạo một vùng phi oanh kích dọc biên giới này, nơi các lực lượng ‘nổi dậy’ qua lại; Gần đây có việc đụng chạm về vấn đề vi phạm không phận Thổ của phi-cơ Nga (Nga đã nhận có bay lạc trong không phận Thổ trong hai phút vì điều kiện thời tiết) Thổ đe dọa sẽ bắn hạ các phi cơ bay vào nước họ và đã bắn hạ một ‘phi cơ điều khiển từ xa’ (drone) không rõ quốc-tịch.Nhưng việc khiến người ta ngạc nhiên nhất là việc trưởng ngành tình báo Thổ-nhĩ-kỳ, Hakan Fidan, đưa ra nhận định ‘ISIS là một thực-tế và chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta không thể loại một Nhà Nước khá tổ chức và được lòng dân như Nhà Nước Hồi Giáo; vậy nên, tôi mời các đồng sự tây phương xét lại tư duy của họ về các luồng chánh-trị hồi-giáo, để qua một bên tâm lý nghi kỵ của họ để làm hỏng kế-hoạch của Poutine nhắm nghiền nát các người làm cách mạng Syrie’ (theo Anadolu News Agency).

Fidan còn nói thêm là để đối phó vơi vvệc vô số các djihadistes muốn sang Syrie, cần-thiết là ISIS phải lập ra một toà lãnh-sự hay ít ra một văn phòng chánh-trị tại Istanbul. Ông cũng nói tin tưởng rằng Thổ-nhĩ-kỳ sẽ cung-cấp các chăm sóc y tế cho mọi người bị thương trốn chạy các vụ oanh kích không thương tiếc của Nga, bất chấp các định-kiến chánh-trị hay tôn-giáo.

Khó có thể nói đây là nhận định riêng của ông ta, vả chăng, ông này là một cộng-tác-viên thân-tín của tổng-thống Erdogan. Phải chăng đây là quả bóng dò đường trong việc chia cắt Syrie do Thổ đưa ra. Và, hơn thế, có sự đồng ý của OTAN vì Thổ-nhĩ-kỳ là một thành-viên của OTAN?

Hakan Fidan, trưởng ngành tình-báo của Thổ-nhĩ-kỳ

Emile Hokayem, một phân-tích-gia về Trung-Đông nói rằng Thổ-nhĩ-kỳ của Erdogan và các nước ả-rập giàu có dầu hoả trong vùng đã có hai  lệnh khác nhau trong cuộc chiến chống khủng-bố, thực ra, họ cung cấp võ khí và tài chánh cho các quân hồi-giáo, can thiệp của  Nga vì thế bị coi như là một việc làm hư hỏng kế hoạch lật đổ chế-độ thế-tục của ông Assad. Trong cuộc nói chuyện qua Skype từ Hoa-thịnh-đốn,  Hokayem nói rằng không thể coi những gì xảy ra ở Syrie như là một cuộc cách-mạng đích-thực và nhân-dân để chống lại chế-độ độc tài, nhưng đó đúng hơn là một sự hỗn loạn do Erdogan dàn dựng với ước mơ làm sống lại đế quốc Ottoman của tiền nhân!

Tuy nhiên, trong ngày 20.10, hai viên chức cao cấp (giấu tên) của Thổ-nhĩ-kỳ cho biết ‘việc điều chỉnh một kế-hoạch dự liệu việc ra đi của ông Assad đang được tiến hành…Assad có thể ở lại chức trong sáu tháng và chúng tôi chấp-thuận việc này vì có những bảo-đảm  việc ra đi của ông ta…Chưa có sự đồng thuận về nhật kỳ theo đó khởi đầu giai đoạn sáu tháng nhưng chúng tôi nghĩ việc này sẽ không kéo quá lâu’.

Những cách nói như thế cho thấy tiến-trình về việc thành lập một chánh-quyền liên-kết quốc-gia Syrie đang hình thành và việc ông Assad hiện diện trong chánh-quyền này không còn là một trở ngại. Có lẽ phe tây phương đang tìm cách kiểm soát cuộc thương thuyết, dự trù trường hợp chiến-dịch quân-sự của Nga đạt thắng lợi, mặt khác, tìm cách kéo dài thời gian thành lập chánh-quyền liên-kết quốc-gia, dự trù trường hợp Nga bị sa lầy.

Tham khảo:

http://www.lemonde.fr/proche-orient/article/2015/10/14/deux-generaux-iraniens-tues-en-syrie_4789069_3218.html#l3aLhzV0OE0eA7ZG.99http://fr.sputniknews.com/international/20151016/1018882334/syrie-armee-offensive-terroristes-alep.html#ixzz3ojo0eTXf

http://fr.sputniknews.com/international/20151013/1018788387/syrie-damas-ambassade-attaque.html

http://www.lorientlejour.com/article/949480/deux-generaux-iraniens-tues-en-syrie.html

http://www.opex360.com/2015/10/19/les-missiles-tow-utilises-par-les-rebelles-mettent-les-forces-syriennes-en-difficulte/#V62VWkcXLRpLYOEw.99

http://www.opex360.com/2015/10/16/laviation-turque-abattu-aeronef-non-identifie/

http://www.lefigaro.fr/flash-actu/2015/10/20/97001-20151020FILWWW00200-syrie-la-turquie-prete-pour-une-transition.php

http://www.leparisien.fr/flash-actualite-monde/les-jihadistes-d-al-qaida-en-syrie-et-de-l-ei-menacent-la-russie-13-10-2015-5182813.php

http://www.awdnews.com/top-news/turkish-intelligence-chief-putin-s-intervention-in-syria-is-against-islam-and-international-law,-isis-is-a-reality-and-we-are-optimistic-about-the-future

http://www.lopinion.fr/21-octobre-2015/syrie-faut-il-compter-l-axe-poutine-assad-trouver-solution-politique-29310

http://fr.sputniknews.com/international/20151022/1019010594.html

Người chủ mưu vụ khủng bố ngày 13.11 tại Paris đã bị chết trong cuộc hành-quân cảnh-sát ở Saint Denis

Nhữ Đình Hùng

Cuộc hành-quân cảnh-sát ở Saint Denis 5 ngày sau vụ tấn-công khủng-bố ở Paris ngày 13.11 có mục tiêu chánh là bắt giữ Abdelhamid Abaaoud (còn có những tên khác như Abou Omar Soussi hay Abou Omar al Baljiki), người bị tình nghi là đã tổ-chức cuộc tấn-công khủng bố ngày 13.11.

Căn cứ trên những tin tức thu thập được, trong đó có việc theo dõi điện-thoại của Hasna Aitboulahcen, người bà con của Abaaoud, các lực lượng cảnh sát RAID, BRI và SDAT đã mở cuộc hành quân bao vây một toà nhà ở Saint Denis nằm ở góc đường République và đường Corbillon. Những người của lực-lượng RAID định tiến một cách chớp nhoáng vào căn nhà ngờ là có mặt Abaaoud bằng cách phá cửa bằng chất nổ nhưng không ngờ đây là loại cửa an-toàn(blindée), tính cách bất ngờ đã không thực-hiện được; việc chạm súng đã xảy ra, có lúc dữ dội, có lúc bắn lẻ tẻ. Trong một khoảng thời gian tương đối lắng dịu, cảnh sát đã thả một ‘cảnh khuyển’ chuyên về tấn-công và dò tìm chất nổ để làm nhiệm vụ thám sát. Đây là một con chó cái, 7 tuổi, tên Diesel.

Abdelhamid Abaaoud/hình trên opex360.com

Căn cứ trên những tin tức thu thập được, trong đó có việc theo dõi điện-thoại của Hasna Aitboulahcen, người bà con của Abaaoud, các lực lượng cảnh sát RAID, BRI và SDAT đã mở cuộc hành quân bao vây một toà nhà ở Saint Denis nằm ở góc đường République và đường Corbillon. Những người của lực-lượng RAID định tiến một cách chớp nhoáng vào căn nhà ngờ là có mặt Abaaoud bằng cách phá cửa bằng chất nổ nhưng không ngờ đây là loại cửa an-toàn (blindée), tính cách bất ngờ đã không thực-hiện được; việc chạm súng đã xảy ra, có lúc dữ dội, có lúc bắn lẻ tẻ. Trong một khoảng thời gian tương đối lắng dịu, cảnh sát đã thả một ‘cảnh khuyển’ chuyên về tấn-công và dò tìm chất nổ để làm nhiệm vụ thám sát. Đây là một con chó cái, 7 tuổi, tên Diesel. ‘Cảnh khuyển’ này đã bị quân khủng-bố bắn hạ. Một thiện-xạ trong số 6 người của RAID ở một vi-trí gần đó đã bắn trúng một quân khủng bố, sau đó, một phụ nữ đã nã một tràng kalichnikov trước khi tự sát bằng cách cho nổ đai cài chất nổ, có lẽ với định gây tổn hại cho lực lượng cảnh-sát bao vây, nhưng vụ nổ đã làm sụp các tường trong căn phòng. Bên trong vẫn còn bắn trả bằng kalachnikov, cảnh sát đã tấn-công lại bằng lưu-đạn và dùng hai robots để thám sát nhưng không đi vào được vì gạch đá vỡ ngổn ngang, hình chụp của ‘drone’ không cho được các chi tiết rõ ràng! Sau đó, cảnh-sát đã dùng một sào đưa máy quay phim qua lỗ thủng của sàn nhà để quan sát từ căn nhà bên dưới, ở đây, cảnh-sát tìm thấy xác một người đàn ông trong tình-trạng ‘hư hỏng’ vì nhiều vết thương có lẽ do mảnh lựu đạn và bị một cái dầm nhà (poutre) đập phải khi người này rơi xuống vì sàn nhà bị phá nổ.

Sau hơn bảy tiếng đồng-hồ bao vây và tấn công, cuộc hành quân cảnh sát đã kết-thúc. Trong số 8 người bị bắt giữ, không có Abaaoud. Cuối cùng, việc khán-nghiệm  tử thi tìm thấy đã cho phép kết-luận Abaaoud đã bị giết chết trong cuộc hành-quân cảnh-sát ở Saint Denis. Trong một tuyên bố trước các dân-biểu, thủ-tướng Pháp Manuel Valls ‘Abaaoud, đầu não của vụ khủng-bố, – một trong các đầu não vì rằng cần phải rất thận trọng và chúng ta biết những đe dọa – đã được tìm thấy trong số những người chết’. Abaaoud cũng được coi là có dính líu tới hai vụ khủng-bố thất-bại ở Pháp: vụ một nhà thờ ở Villejuif do Sid Ahmed Glam mưu định tấn-công và vụ tàu TDV Thalys nối liền Amsterdam-Paris.

Điều người ta đặt câu hỏi là tại sao Abaaoud, một người có vị-thế trong tổ chức EI lại đích thân tham-dự cuộc tấn-công khủng-bố thay vì chỉ-đạo từ xa.

Hasna Aitboulacen/hình trên linternaut.com

Người nữ khủng-bố tự-sát ở Saint Denis được nhận-diện là  Hasna Aitboulahcen, được coi là bà con của Abdelhamid Abaaoud (có quốc-tịch Bỉ và Maroc). Theo nguồn tin của Jeune Afrique, Hasna Aitboulacen sinh ngày 12.08.1989 ở Pháp. Cô này như thế mới có 26 tuổi. Trên trang facebook của cô ta mà DH.be tham khảo được, cô này cho biết rất vui vì sắp sửa đi Syrie, sắp sửa khởi hành đi Thổ-nhĩ-kỳ. Cũng trên trang facebook của cô này, người ta thấy có  lời ca ngợi dành cho Hayat Boumeddienne, người bạn đời của Amely Coulibaly, tên khủng-bố ở Montrouge và Hyper Casher. Báo La Libre Belgique dựa trên nguồn tin của Maroc cũng xác nhận người nữ khủng-bố tư-sát ở Saint Denis là Hasna Aitboulahcen. Cô này đã đi vào lịch-sử khủng-bố ở Pháp như là nữ khủng-bố đầu tiên và là ‘nữ kamikaze’ đầu tiên. Cô này cũng từng bị theo dõi về buôn ma tuý  nhưng cũng có thời gian dựng ra một xí nghiệp về xây cất ‘Beko construction’ nhưng xí nghiệp đã bị phá sản vào năm 2014.

Được biết trước khi cho nổ đai chất nổ, Aitboulacen đã thông báo cho đồng bọn bằng điện-thoại. Trước đó, khi cảnh-sát liên lạc bằng điện thoại với cô ta, hỏi ‘ thằng bồ mày đâu’ cô ta đã trả lời ‘không phải là bồ của tao’.

Cảnh-sát tiếp tục truy nã các quân khủng-bố còn đào tẩu/hình trên linternaut.com

Salah Abdeslam, một trong những quân khủng-bố tấn công các tiệm ăn và tiệm rượu ở quận X và XI vẫn chưa được tìm thấy sau cuộc tấn-công khủng-bố ngày 13.11 ở Paris. Theo thủ tướng Pháp Manuel Valls, ‘cuộc truy nã tiếp tục và việc huy động là toàn-diện’.

Cảnh sát Pháp đưa ra lời kêu gọi nhân-chứng trong việc truy nã Abdeslam

Người ta được biết Salah Abdeslam đã thành-công trong việc đào thoát khỏi Paris nhờ hai đồng loã, Hamza Attou và Mohamed Amri. Hai người này đã được Abdeslam kêu đến đón bằng xe, đã đi từ Molenbeek sang Paris đón và đưa Abdeslam về Bruxelles. Nguồn tin của truyền thông Bỉ cho biết Salah Abdeslam đã được nhận thấy trong vùng thủ đô Bruxelles, tại Anderlecht vào chiều ngày thứ năm 19.11. Theo báo La Libre của Bỉ, mức báo động được duy trì ở mức 3 hay 4 và cuộc họp hằng năm ngày 20.11 của ULB – Viện đại học tự do Bỉ – đã bị đình chỉ vì lý do ‘thận -trọng’.

Trong khi đó, một nguồn tin ẩn danh đã xác nhận với báo La Capital của Bỉ là đã gặp Salah Abdeslam ở Molenbeek vào chiều ngày thứ ba vưà qua; Người này nói rằng Abdeslam nói rằng anh ta đã đi quá xa nhưng không thể ra hàng vì ngại có những hậu quả đối với gia-đình. Người này cũng nói là Abdeslam sẽ không còn ở lâu tại đây.

Tuy nhiên các tin tức về Abdeslam cần được coi lại vì từ khi nhà chức trách Pháp kêu gọi các nhân chứng, nhiều tin sai lầm đã được báo như một người làm việc ở bưu điện Saint Denis nghĩ rằng đã nhận ra Abdeslam và sáng thứ tư, cũng như vào chiều thứ hai, một cuộc hành-quân cảnh-sát đã được tung ra ở Strasbourg sau khi có người thông báo nhận ra Abdeslam!
tổng-hợp/20.11.2015

Nguồn: http://www.bfmtv.com/societe/operation-a-saint-denis-pourquoi-l-assaut-est-particulierement-risque-931020.html

http://www.mediapart.fr/journal/international/181115/les-djihadistes-de-saint-denis-preparaient-un-nouvel-attentat

http://www.linternaute.com/actualite/societe/1260670-attentat-de-paris-abdelhamid-abaaoud-est-mort-hasna-aitboulahcen-etait-bien-la-kamikaze-selon-son-pere-dernieres-infos/
http://www.opex360.com/2015/11/19/le-chef-operationnel-jihadiste-lorigine-des-attentats-de-paris-ete-tue/#gPK6JMx2QDX16UAS.99

 

 

Dân Tộc Sinh tồn

GS Nguyễn Ngọc Huy

c) NHỮNG CUỘC XUNG-ĐỘT BÊN TRONG MỘT GIAI-CẤP

Ngoài ra, môn-đồ Karl Marx còn lầm-lạc ở chỗ cho rằng những người cùng giai-cấp nhau thì chung quyền-lợi nhau và phải hợp nhau lại để chống những giai-cấp khác.

Dầu cho ta có công-nhận rằng người cùng địa-vị xã-hội-họp nhau  lại thành giai-cấp, ta cũng không thể cho rằng quyền-lợi của họ chung nhau. Sự khảo-sát xã-hội hiện-thời cho ta thấy rằng quyền-lợi của những người cùng địa-vị xung-đột nhau rất mãnh-liệt.

1° SỰ XUNG-ĐỘT GIỮA NHỮNG NGƯỜI CÙNG GIAI-CẤP TRONG MỘT NƯỚC.

Bên trong một nước, chúng ta có thể nhận thấy nhiều loại cạnh-tranh giữa những người cùng giai-cấp với nhau.

Trong hạng tư-bản, quyền-lợi của nhà kỹ-nghệ và người điền-chủ rất khác nhau. Ở phần lớn các nước, những nhà kỹ-nghệ thường muốn dựng hàng rào quan-thuế khá cao để bảo-vệ hàng-hóa mình làm ra chống lại sự cạnh-tranh của các nước khác, còn những người điền-chủ thì lại muốn theo chế-độ tự-do mậu-dịch để dễ bán thổ-sản và mua dụng-cụ kỹ-nghệ rẻ hơn.

Giữa những nhà kỹ-nghệ với nhau, và giữa những nhà điền-chủ với nhau cũng có sự cạnh-tranh mãnh-liệt. Sự xung-đột này, Karl Marx cũng phải nhận là có. Trong thuyết tích-lũy tư-bản, ông cho rằng sự bành-trướng thế-lực của một số nhà tư-bản làm cho một số nhà tư-bản khác và một số người tiểu-tư-sản bị sạt nghiệp. Do đó, tài-sản càng ngày càng được tập-trung trong tay một số người và hàng-ngũ vô-sản ngày càng được đông thêm. Như thế, ông cũng chịu nhận rằng những nhà tư-bản – cùng một giai-cấp với nhau – có quyền-lợi xung-đột nhau và vì đó, phải tranh-đấu lẫn nhau.

Về sự xung-đột quyền-lợi giữa những người cùng thuộc về giai-cấp lao-động với nhau, Karl Marx không nói đến, và những tín-đồ Karl Marx thường cho rằng tất cả mọi người lao-động trên thế-giới đều chung quyền-lợi với nhau. Nhưng sự thật khác hẳn điều tin tưởng trên này.

Giữa người nông-dân và người thợ trong mỗi nước luôn luôn có một sự xung-đột quyền-lợi lớn lao. Người thợ bao giờ cũng muốn lãnh một số lương cao và mua đồ thực-phẩm rẻ. Trái lại, người nông-dân muốn bán đồ thổ-sản đắt và mua những hàng-hóa kỹ-nghệ rẻ. Nếu người thợ lãnh lương cao thì giá vốn của hàng-hóa kỹ-nghệ phải lên cao và người nông-dân phải mua hàng-hóa ấy với một giá đắt. Trái lại, nếu người nông-dân bán thổ -sản đắt thì người thợ phải mua thực-phẩm đắt vì phần lớn thực-phẩm đều do nông-dân sản-xuất.

Như vậy, giữa người thợ và người nông-dân, những quyền-lợi luôn luôn trái ngược. Quyền-lợi người thợ bắt buộc họ muốn cho nông-dân bán thổ-sản rẻ và mua hàng-hóa kỹ-nghệ đắt, còn quyền-lợi người nông-dân thì xui họ bán thổ-sản đắt và tìm cách mua hàng kỹ-nghệ rẻ.

Ở những nước kỹ-nghệ mở mang, sự xung-đột quyền-lợi giữa nông-dân và thợ thuyền luôn luôn là một vấn-đề rắc rối. Thợ thuyền thường ít hơn nông-dân, nhưng có một tổ-chức chặt chẽ và thích-hợp cho sự tranh-đấu hơn nông-dân. Vì đó, lực lượng hai bên thường tương-đương nhau và khó giải-quyết được ổn-thoả, trừ ra khi quốc-gia hết sức trù-phú hùng-cường làm cho trình-độ sanh-hoạt của tất cả mọi người đều có thể nâng lên một mực hết sức cao, như trường-hợp Hiệp-chúng-quốc Mỹ.

Giữa những người vô-sản cùng ở chung một ngành hoạt-động với nhau cũng có một sự cạnh-tranh ráo-riết. Thợ thuyền các hãng thường phải giành nhau chiếm lấy những chỗ làm nhẹ nhàng hay cao lương nhứt.

Sự xung-đột quyền-lợi giữa người vô-sản còn xuất-hiện dưới hình-thức của sự cạnh-tranh giữa thợ đàn ông và thợ đàn bà. Vì yếu đuối hơn và ít phương-thế mưu-sanh hơn, thợ đàn bà luôn luôn chịu nhận làm việc với một số lương thấp kém hơn thợ đàn ông. Bởi đó, trong những ngành kỹ-nghệ không cần sức-lực nhiều, dùng thợ đàn bà có lợi cho xí-nghiệp hơn là dùng thợ đàn ông. Cố-nhiên là trong trường-hợp đó, những nhà dinh-nghiệp thích mướn thợ đàn bà hơn. Điều này làm cho thợ đàn ông nhiều người mất chỗ làm. Để tránh nạn đó, họ phải vận-động để cho chánh-phủ hạn-chế số thợ đàn bà, hoặc yêu-cầu phải trả lương cho đàn bà bằng đàn ông để cho các chủ xí-nghiệp ít dùng đàn bà hơn.

Ngoài những sự cạnh-tranh về quyền-lợi vật-chất, những người cùng một giai-cấp với nhau còn xung-khắc nhau về những quyền-lợi tinh-thần nữa. Người thợ chuyên-môn bao giờ cũng muốn được đối-đãi trọng-thể hơn những người thợ không chuyên-môn. Trong việc qui-định lương bổng các ngạch công-chức, những chánh-phủ bao giờ cũng đụng đầu với những sự đòi hỏi có tánh-cách « thể-diện » hơn là « thiết-thật ». Những người kỹ-sư hay bác-sĩ rất không bằng lòng nếu họ bị sắp ngang hàng với những viên-chức cai-trị không có một sở-học chuyên-nghiệp cao bằng họ. Trái lại, những viên-chức cai-trị viện lẽ mình gánh một trách-nhiệm xã-hội nặng hơn để đòi được hưởng những ưu-đãi hơn những công-chức khác.

Vấn-đề giáo-viên sư-phạm và trợ-giáo ở nước ta cũng có thể giúp một chứng-cớ vào những sự xung-đột thể-diện giữa những người mà ta có thể  đặt vào một giai-cấp với nhau. Mặc dầu trong số trợ-giáo có những người học đến hết năm thứ tư ban sư-phạm và lãnh một chức-vụ tương-đương với các giáo viên sư-phạm, họ muốn lãnh một số lương cao hơn người trợ giáo nhiều. Những sự xung-đột lẫn nhau trên này không ngăn cản người cùng nghề-nghiệp, cùng giai-cấp với nhau họp thành lại làm nghiệp-đoàn hay liên-hiệp nghiệp-đoàn để tranh-đấu cho quyền-lợi chung. Tuy thế, nó cũng đủ sức mạnh để làm cho họ phân rẽ nhau ra, khi sự tranh-đấu cho quyền-lợi chung không còn tánh-cách khẩn-thiết.

2° SỰ XUNG-ĐỘT GIỮA NHỮNG NGƯỜI CÙNG GIAI-CẤP Ở NHỮNG NƯỚC KHÁC NHAU

Giữa những người cùng giai-cấp nhưng ở những nước khác nhau, sự xung-đột quyền-lợi còn mạnh hơn sự xung-đột giữa những người đồng giai-cấp ở chung một nước với nhau.

Những kỹ-nghệ-gia nước này và nước nọ thường cạnh-tranh nhau một cách ráo-riết, chớ ít khi hợp-tác nhau. Chính vì để kiếm thị-trường cho nền kỹ-nghệ quốc-gia mà những nước kỹ-nghệ-hóa phải tranh-đấu nhau để dành những vùng ảnh-hưởng kinh-tế. Sự cạnh-tranh giữa những công-ty dầu hoả Mỹ, Anh, Pháp, đã bao nhiêu lần làm đẫm máu những đất  Ả-rập ở Trung-đông. Những cuộc xung-đột giữa tư-bản và các đế-quốc thực-dân có thị-trường cho nền kỹ-nghệ mình, và tư-bản các cường-quốc không thuộc-địa và thiếu thị-trường cũng có đóng một vai tuồng trong việc gây ra những trận đại-chiến của thế-kỷ thứ 20.

Thợ thuyền các nước cũng không phải có quyền-lợi chung nhau. Mặc dầu người ta lập được những liên-hiệp nghiệp-đoàn thế-giới và không ngớt hô-hào giai-cấp cần-lao thế-giới nắm tay nhau, người lao-động các nước đã tranh-đấu nhau một cách mãnh-liệt để bảo-vệ quyền-lợi của chính mình.

Ở những nước theo chế-độ dân-chủ tự-do, thợ thuyền nhiều lúc đã vận-động chống lại dự-định bỏ hàng rào quan-thuế do các nhóm chánh-trị đưa ra. Như thế là vì họ sợ rằng trong chế-độ tự-do mậu-dịch, hãng họ không cạnh-tranh lại những hãng ngoại-quốc và phải lỗ đến đóng cửa đi, thành ra họ phải thất-nghiệp. Sự duy-trì hàng rào quan-thuế này bảo-vệ được quyền-lợi cho họ, nhưng có thể làm cho thợ thuyền một nước láng-giềng thất-nghiệp vì hãng dùng những thợ này không tiêu-thụ được những hàng-hóa sản-xuất ra.

Người ta có thể bảo rằng sự xung-đột quyền-lợi kể trên không rõ rệt nên không được thợ thuyền nhìn thấy. Nhưng có những trường-hợp mà người thợ một nước chống chọi lại người thợ nước khác một cách trực-tiếp hơn.

Người vô-sản những nước có một trình-độ sanh-hoạt cao luôn-luôn chống lại sự nhập-cư của những dân vô-sản ở những nước nghèo đói hơn. Trong lúc họ gởi lời thân chào giai-cấp cần-lao Ý, người thợ Pháp cương-quyết chống lại việc người thợ Ý xâm-nhập nước Pháp giành hết các chỗ làm. Trong lúc gởi lời thăm viếng những anh em vô-sản ở khắp bốn phương trời, người thợ Mỹ vẫn nhứt-định không chịu cho người Trung-Hoa, người Nhựt-Bổn di-cư vào nước họ nhiều, vì lẽ người Trung-Hoa, người Nhựt-Bổn vốn nghèo khổ nên chịu cực giỏi, nhẫn-nại, cần-cù,lại có một trình-độ sanh-hoạt thấp kém, thành ra dám chấp-nhận một số lương hết sức ít ỏi, nếu để họ tràn vào nước Mỹ đông thì vô-sản Mỹ nhiều người phải mất sở làm.

Cũng có khi người thợ của nước giàu và mạnh yêu-cầu chánh-phủ họ phải hạn-chế quyền lao-động của người nghèo khổ ở nước ngoài nhập-cư vào. Trường-hợp này đã xảy ra ở đất Nam-Phi : thợ thuyền Nam-Phi đã vận-động với chánh-phủ họ để đưa ra những đạo-luật hiếp-chế lao-động các nước khác nhập-cư vào nước mình, làm cho thợ thuyền nhập-cư ấy trở thành một hạng lao-động cùng-đinh.

d) NGUYÊN-NHƠN SỰ LẦM-LẠC CỦA KARL MARX.

Karl Marx sở-dĩ chủ-trương giai-cấp tranh-đấu là vì ông đã lầm-lạc trong sự quan-sát tình-hình chánh-trị các nước Âu-Châu, nhứt là nước Anh, về thế-kỷ 19. Thời ấy, chánh-thể đại-nghị đã được thi-hành ở Âu-châu, mà theo chánh-thể này, chánh-quyền về tay đảng nào được nhiều thăm nhứt. Muốn đoạt được chánh-quyền để tổ-chức xã-hội theo chương-trình mình, những chánh-đảng phải dựa vào phần đông nhứt hay có thế-lực nhứt trong dân-chúng. Như đảng cầm-quyền dựa vào hạng đại-tư-bản và đại-địa-chủ thì những đảng đối-lập liên-kết với hạng trung-lưu, hoặc dựa vào hạng nông-dân để lật đổ đảng nắm chánh-quyền và lên thay thế họ. Muốn cho những nhóm người mình dựa vào ủng-hộ mình triệt-để, mỗi đảng hứa khi nắm được quyền-bính rồi sẽ thi-hành những điều ích-lợi cho họ, sẽ chuẩn-nhận những điều yêu-sách của họ. Một người quan-sát thiển-cận thấy thế thì lầm tưởng rằng những đảng ấy chỉ tranh-đấu cho quyền-lợi một giai-cấp nhứt-định. Kỳ thật, vai tuồng những quyền-lợi giai-cấp trong đời sống chánh-trị các nước đại-nghị không phải quá lớn lao như Marx và môn-đồ tưởng.

Những nhà cầm-quyền cũng có lo thoả-mãn những cử-tri của mình một phần nào, nhưng thường họ phải lo giữ cho đời sống chung của quốc-gia được điều-hòa, nếu không nghĩ đến việc tư-lợi. Trách-nhiệm của chánh-quyền làm cho nhà chánh-khách nhiều khi có thái-độ khác hẳn người ứng-cử-viên. Do đó, những quyền-lợi giai-cấp chỉ được nhắc đến nhiều những khi các nhà lãnh-tụ nhận thấy cần-phải đưa nó ra để mua lòng quần-chúng, để đả-phá đối-phương, và ý-tưởng giai-cấp tranh-đấu thật ra đã bị các chánh-khách lợi-dụng để thi-hành những ý-kiến riêng của họ, để đạt được những quyền-lợi riêng của nhóm họ.

đ) KẾT-LUẬN CỦA MARX VỀ GIAI-CẤP TRANH-ĐẤU CŨNG SAI LẦM

Thuyết giai-cấp tranh-đấu đã không đúng mà kết-luận của Marx về giai-cấp tranh-đấu lại càng sai lầm hơn nữa. Ông tổ của học-phái tự xưng là duy-vật, mỉa mai thay, lại đặt những luận-lý của mình trên một không tưởng như các nhà triết-học duy-tâm. Vốn chịu ảnh-hưởng của phái Rousseau, Karl Marx cũng cho rằng người sanh ra tánh vốn lành, chỉ vì chế-độ xã-hội không hay nên mới sanh ra độc- ác tham-lam bóc lột lẫn nhau. Ông tưởng rằng thế nào ngày kia chế-độ cộng-sản cũng thi-hành được và nhơn-loại, dù muốn dù không, cũng đi đến cảnh thế-giới đại-đồng đầy hoan-lạc.

Bởi thế, khi nói đến cứu-cánh cuối cùng của cuộc tranh-đấu giai-cấp, Marx bảo rằng loài người sẽ tìm lại được bản-chất mình và gột rửa hết các vết-tích do chế-độ tư-bản gây trong tâm-hồn mình để phụng-sự xã-hội một cách đàng-hoàng. Ông quên rằng khi theo chủ-trương duy-vật, người ta chỉ có thể dựa vào những sự thật hiển-nhiên chung quanh mình mà suy-luận. Nhà duy-vật đã xem người là một phần-tử của thiên-nhiên và hoàn-toàn tùy-thuộc thiên-nhiên, không có tác-động gì đặc-biệt trên thiên-nhiên được thì không nêu ra vấn-đề bản-chất nguyên-thủy của người, càng không thể quả-quyết rằng bản-chất ấy tốt.

Muốn hợp-lý với mình, nhà duy-vật trước hết phải quan-sát xã-hội, rồi mới dựa vào tình-thế xã-hội mà suy ra những kết-luận về bản-chất con người. Mà cứ theo Karl Marx, các chế-độ xã-hội từ trước đến giờ đều hư hỏng vì trong xã-hội từ trước đến giờ, nhơn-loại luôn luôn phân ra làm giai-cấp bóc lột nhau. Trong trường-hợp đó, dầu có xem chế-độ xã-hội là kết-quả đời sống vật-chất, dầu cho có phủ-nhận quyền tư-do tác-động của người và do đó mà  phủ-nhận trách-nhiệm của người trong sự xây dựng những chế-độ hủ-bại, nhà duy-vật cũng không thể kết-luận rằng người vốn tốt, chỉ vì chế-độ hủ-bại mà hư hỏng đi. Nhiều lắm là họ có thể xem con người như là một trong những yếu-tố cấu-tạo nên các chế-độ xã-hội hủ-bại, mà như thế, họ cũng phải kể bản-chất con người là xấu chớ không nhận cho nó là tốt được.

Như vậy, tư-tưởng của Marx về vấn-đề này thực ra không hợp-lý một chút nào. Nhưng muốn cho chủ-trương mình có tánh-cách khoa-học, ông đặt ra duy-vật sử-quan, cho rằng lịch-sử loài người chỉ là lịch-sử của những cuộc tranh-đấu giai-cấp làm cho giai-cấp vô-sản thoát-ly sự bóc lột, và đến khi giai-cấp vô-sản nắm được hết các dụng-cụ sản-xuất thì loài người không còn bóc lột nhau nữa. Chúng ta đã thấy rõ rằng lịch-sử loài người thật ra là lịch-sử cuộc tranh-đấu để mưu-sinh-tồn, nhiều khi núp dưới những dấu hiệu tư-tưởng. Những cuộc tranh-đấu giai-cấp chỉ là một phần nhỏ của cuộc sinh-tồn tranh-đấu, và ít khi có một tánh-cách thuần-túy, rõ ràng. Nhưng dầu cho chúng ta có nhận rằng loài người phân ra làm giai-cấp bóc lột và giai-cấp bị bóc lột tranh-đấu lẫn nhau đi nữa, ta cũng khó mà nhận rằng sự tranh-đấu giữa tư-bản và vô-sản hiện giờ sẽ đưa đến sự giải-thoát  giai-cấp cần-lao và một nhơn-loại hòa-bình vĩnh-viễn được. Vì muốn lật đổ giai-cấp cầm-quyền, dân-chúng phải có một thiểu-số  dẫn-đạo – mà ta gọi là những nhà cách-mạng –thành ra giai-cấp cầm-quyền tổ-chức lại xã-hội. Lẽ tất-nhiên những nhà cầm-quyền mới này được hưởng nhiều quyền-lợi vật-chất và tinh-thần mà đại-đa-số quần-chúng không được hưởng. Cái bản-tánh tự-nhiên của con người sẽ làm cho họ cố gắng để duy-trì những quyền-lợi ấy cho họ, và nếu có thể được, cho con cháu họ. Điều này đưa đến những sự lạm-dụng, những sự bất-công, và chẳng chóng thì chầy, trong đa-số quần-chúng sẽ có một thiểu-số khác gọi giai-cấp cầm-quyền là hạng bóc lột và vận-động lật đổ họ.

Tấn tuồng trên này đã diễn đi diễn lại nhiều lần trong xã-hội. Chúng ta có thể nhận rằng những cuộc cách-mạng chống nhà cầm-quyền không xảy ra ở những nước trù-phú, theo một chế-độ tự-do, trong đó đa-số quần-chúng được sinh-tồn một cách sung-mãn, và sự tuyển lựa người chỉ-huy được thi-hành một cách rộng rãi, công-bằng khiến cho những người tài-năng có thể đạt được địa-vị mình thèm muốn một cách êm thắm, hòa-bình.Nhưng chúng ta không thể hiểu được vì sao nhơn-loại hoàn-toàn chấm dứt sự tranh-đấu nhau khi tất cả phương-tiện sản-xuất đều tập-trung lại, theo lý-thuyết thì trong tay toàn-thể dân-chúng, nhưng thật-sự thì trong tay thiểu-số cầm-quyền.

Công việc tập-trung hết tài-sản của quả địa-cầu lại làm một mối thật ra không phải dễ thi-hành. Nhưng ta hãy cứ thí-dụ rằng đảng cộng-sản có thể làm nổi công việc ấy. Khi thành-công rồi, họ có thể có hai thái-độ.

Nếu nhờ một trường-hợp hi-hữu nào đó mà những nhà lãnh-tụ công-sản hoàn-toàn tốt, không vụ-lợi tham-danh, họ sẽ tự tước hết quyền mình, hủy hết những chế-độ chánh-trị, giao những cơ-quan sản-xuất cho quần-chúng để cho mọi người được tự-do « sản-xuất theo năng-lực mình và tiêu-thụ theo nhu-cầu mình ». Con người vốn tự-nhiên biếng nhác và tham-lam. Để cho họ được hoàn-toàn như thế, họ sẽ làm việc rất ít và muốn hưởng thật nhiều. Những món hàng sản-xuất được sẽ không đủ  cho mọi người và người ta sẽ đâm ra xâu xé tranh-đấu nhau. Thế-giới sẽ hỗn-loạn và để lập lại trật-tự, người ta sẽ phải tái-lập cơ-quan điều-khiển, tức là lập lại chánh-quyền. Vậy, dầu cho các lãnh-tụ cộng-sản có hoàn-toàn tốt đi nữa, chánh-quyền vẫn tồn-tại như thường và với nó, tất cả những bất-công bị nhóm cộng-sản chỉ-trích.

Mà thật sự, các lãnh-tụ cộng-sản không thể hoàn-toàn tốt, họ sẽ cứ giữ mãi quyền-hành trong tay. Trong trường-hợp này, loài người sẽ sống dưới một chế-độ độc-tài nguy-hiểm nhứt trần-gian. Xin những ai mơ-tưởng rằng khi chế-độ cộng-sản thi-hành được trên toàn thế-giới thì chúng ta sẽ đến một kỷ-nguyên bình-đẳng và công-chánh, nhớ lại rằng trong chế-độ đại-đồng cộng-sản, thiểu-số chỉ-huy đã nắm quyền-hành-chánh và binh-bị, mà lại còn là giám-đốc các xí-nghiệp kinh-tế vĩ-đại gồm cả thế-giới. Họ có quyền bắt mỗi người làm việc gì, làm mỗi ngày bao nhiêu, làm nơi đâu và lãnh lương bao nhiêu nữa. Từ xưa đến giờ, có lúc nào mà thiểu-số cai-trị lại nắm được trong tay những khí-cụ nhiều và có hiệu-lực đến thế không ?

Tin tưởng rằng những sự lạm-dụng, những sự áp-chế, những điều bất-công không tránh được trong xã-hội hiện-thời sẽ biến mất trong chế-độ cộng-sản, nhờ một tổ-chức dân-chủ, đưa những kẻ thật lòng làm lợi cho dân-chúng lên nắm quyền-bính, là một điều lầm-lạc trẻ con. Vì trong môt chế-độ mà thiểu-số chỉ-huy có đủ quyền ban-thưởng và trách-phạt, có đủ tất cả các phương-tiện tuyên-truyền, tất cả những cách thức gạt gẫm quần-chúng, tất cả những phương-pháp nhồi sọ nhơn-dân, không dung-nạp một tổ-chức nào khác hơn là tổ-chức mình, không cho ai bình-phẩm về cách cai-trị của mình, thì những cuộc tuyển-cử hay trưng-cầu dân-ý chỉ có thể đưa đến những kết-quả mà nhà cầm-quyền muốn thấy mà thôi.

Guồng máy độc-tài kinh-khủng này sẽ cứ quay mãi không ngừng, và nó sẽ đè bẹp luôn cả những người điều-khiển nó : chính thiểu-số chỉ-huy xã -hội cộng-sản cũng vì sự tranh-quyền, vì sự tự-vệ mà phải chiến-đấu nhau mãnh liệt. Nếu trước đây, những lãnh-tụ cộng-sản đã nhờ sự bưng bít và sự tuyên-truyền láo khoét mà hóa-trang được sự thật và gạt gẫm được những người nhẹ dạ cả tin thì những biến-cố xảy ra sau khi Staline chết đã bày tỏ một cách rõ ràng những thúi tha của chế-độ cộng-sản. Trong đại-hội thứ 20 của đảng cộng-sản Đệ-Tam Quốc-Tế, những nhà lãnh-đạo hiện-thời của Liên-bang Sô-viết đã công-khai lên án Staline, người mà cácđảng-viên cộng-sản Đệ-Tam đã ca-tụng không tiếc lời hơn hai mươi năm ròng rã. Theo những nhà lãnh-đạo này, Staline đã buộc mọi người thờ phượng y như thần-thánh, đã có những chủ-trương sai lạc trong sự điều-khiển quốc-gia, đã sát-hại nhiều người một cách oan-khuất, trong đó có những đảng-viên cộng-sản trung-kiên, đã phạm nhiều tội ác tày trời như là bắt một số phụ-nữ làm vật hy-sanh để thoả-mãn thú-dục của y. Để sửa chữa lại những lỗi lầm do Staline gây ra, những nhà lãnh-đạo hiện-thời của Liên-bang Sô-viết đã thả nhiều người bị giam, hồi-phục danh-dự cho nhiều người bị giết hay bị tù đày, cố giao-hảo lại với Tito, lãnh-tụ đảng cộng-sản Nam-tư. Một mặt khác, họ cho hạ lần những ảnh tượng của Staline, và đổi tên nhiều công-trường và thành-phố mang tên nhà độc-tài đã quá-vãn. Về phương-diện tinh-thần, họ cho viết lại những quyển sử chứa đựng toàn chuyện bịa đặt và cho phép một số nhà tư-tưởng bị bịt mồm trước kia lên tiếng bênh vực chủ-trương mình.

Những việc làm trên đây có làm cho chế-độ thi-hành ở Liên-bang Sô-viết hơi dịu bớt tánh-cách khắc-nghiệt. Tuy thế, nó không giúp cho cách lãnh-tụ hiện-thời của các nước ấy khỏi bị chỉ-trích. Một số đảng-viên cộng-sản ngoại-quốc đã lên tiếng đả-kích họ, và hỏi họ đã làm gì bên cạnh Staline trong khi Staline phạm những tội ác mà hiện giờ họ phanh phui ra. Để trả lời lại những sự công-kích đó, viên Tổng-thư-ký hiện-tại của đảng cộng-sản Nga là Khroutchev đã bảo rằng lúc ấy họ không thể làm gì được vì Staline có một uy-tín rất lớn trong dân-chúng, nên họ không thể đứng lên tố-cáo ông ta khi ông ta còn sống. Một mặt khác, các lãnh-tụ cộng-sản hiện giờ lại cho biết một cách gián-tiếp rằng chính họ đã tìm cách thủ-tiêu Staline.

Tất cả những việc kể trên đây đều chỉ rõ rằng xã-hội cộng-sản không thể tốt đẹp được. Một khi chế-độ cộng-sản đã sản-xuất ra được một Staline, một khi chính những lãnh-tụ nhận thấy rõ tội ác của Staline cũng không thể công-khai chống chọi lại Staline vì bộ máy tuyên-truyền của Liên-bang Sô-viết đã lỡ nhồi vào sọ nhơn-dân rằng Staline là một người hoàn-toàn, thành ra Staline có một uy-tín quá cao, một khi Staline có thể ngự-trị trên Liên-bang Sô-viết gần  ba mươi năm và đã giết hại không biết bao nhiêu người vô-tội, và tàn-sát luôn đến cả những lãnh-tụ cộng-sản trung-kiên, một khi những bộ-hạ của Staline muốn thoát  khỏi gông cùm ông ta phải tìm cách giết lén ông ta, thì thử hỏi làm sao ta có thể tin cậy nơi chế-độ ấy được nữa ? Vì thật ra, có cái gì bảo-đảm rằng lãnh-tụ cộng-sản hiện-thời sẽ không xâu xé nhau mãi ? Từ trước đến nay, đảng cộng-sản chưa hoàn-toàn thành-công vì còn phải đối-phó với khối cường-quốc không cộng-sản ; các lãnh-tụ cộng-sản còn cần dân-chúng, và cần phải cố-kết nhau lại để chống chọi lại khối cường-quốc không cộng-sản mà họ còn xử-sự với dân-chúng và đối-đãi với nhau như thế thay ; đến khi cướp được quyền-bính trên toàn thế-giới rồi, làm sao họ khỏi bóc lột thêm dân-chúng, làm sao họ khỏi phân-tranh xâu xé lẫn nhau ? Chừng đó, thế-giới sẽ biến thành một bãi chiến-trường minh-mông và sự tương-tàn tương-sát giữa loài người sẽ không kém gì những cuộc chém giết nhau trong thời-đại hồng-hoang man-dã.

 

Ngày Mai Rong Biển Thay Thế Dầu Hỏa?

Phan Văn Song

COP 21- Hôi Nghị Khí Hậu Paris 2015:

Năm nay, Hôi nghị Quốc tế về Khí hậu sẽ được tổ chức tại Paris từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 11 tháng 12 năm 2015. Hội nghị Paris Khí hậu 2015, tên thật là COP tên tắt của « Conférence des Parties – Conference Of Parties – Hôi nghị của Các Bên, các Đối tác ». Đây là một Hội nghị quốc tế,  và siêu quốc tế, vì ngoài các quốc gia sẽ có nhiều Chuyên Gia, Hội đoàn, Xã Hội Dân Sự, NGO… chuyên môn về Khí hậu, Môi sanh, Môi trường…tham dự.

Hôi nghị Quốc tế về Khí hậu, COP mong mình sẽ là một Liên Hiệp Quốc tương lai, một Cơ quan Quốc tế Môi sanh Môi trường. Hằng ngày các cơ quan, quốc gia, các hội đoàn, xã hội dân sự nào có quan tâm dính líu, hoạt động, quan hệ với môi trường, môi sanh, khí hậu của căn nhà chung, là Quả Đất, là Thế giới, sẽ thường trực liên lạc,  họp nhau để nói chuyện trao đổi, làm một bản  theo dõi thường trực, lâu lâu ra  tổng kết tình hình định kỳ, cố gắng làm sau cho sự hâm nóng của trái đất chỉ giữ ở mức dưới 2 độ celsius thêm thôi ! Ai quyết định? Ai trách nhiệm?  Tất cả cả các thành viên tham dự gọi là « Các Bên, Các Đối Tác – Les Parties » là có thể là các quốc gia tham dự có ký tên vào Hiệp Ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Những Thay đổi Khí hậu – Convention Cadre des Nations Unies sur Les Changement Climatiques, ký năm 1992, sau cuộc Họp Thượng đỉnh về Địa Cầu-Sommet de la Terre ở Rio, Ba Tây Brésil. Hiệp Ước nầy nhìn nhận có « một cuộc thay đổi khí hậu do con người tạo thành và buộc các quốc gia kỹ nghệ phải có trách nhiệm là phải đấu tranh để ngăn chận và làm giảm nguy cơ nầy ».

Đây là điểm xuất phát của các cuộc Hội nghị COP Conference Of Parties hằng năm từ nay. Mục đích, để cố gắng làm giảm thiểu sự hâm nóng của Trái Đất. Tất cả phải được một sự chấp nhận đồng bộ, hay ít lắm phải được đa số chấp thuận. Vì vậy, mỗi COP rất quan trọng. Năm nay COP21, vì đây là lần thứ 21, rất đặc biệt, với mục đích quyết đạt được, là đi đến một đồng thuận toàn bộ «toàn cầu và bó buộc – accord universel et contraignant », cho phép bắt đầu từ năm 2020, sẽ tạo ra một chuyển tiếp đi đến một nền kinh tế và một chế độ chánh trị có một cái nhìn và một trách nhiệm với môi trường. Đây sẽ là một vai trò mới mẻ nhứt đối với một COP.

Nếu thật sự, sự hợp tác giữa các bên tham dự, giữa các quốc gia thành viên, đạt thành công, hữu hiệu, được kết quả như dự tính, chúng ta có thể nhìn thấy được những thành tựu đáng kể của vai trò Môi trường càng ngày càng vững mạnh trong những địa hạt kinh tế, hay chánh trị.

Nước Pháp đã dành hơn một Tỷ dollars để đầu tư vào Quỹ Xanh cho khí hậu tạo một hứa hẹn cho một viễn ảnh kinh tế quốc gia đầy mầu Xanh hy vọng!

Năm 1992, tại Thượng đỉnh Rio, ở Ba Tây, đã bắt đầu có một cái nhìn chánh trị, trong những cách phải giải quyết cái nguy cơ của cuộc hâm nóng của Quả Địa Cầu.  Cũng với « Hiệp Ước Khí hậu Rio » nầy, đã bắt đầu có một cái nhìn chung về « hiện tượng nhà kiếng »Hai năm sau, Hiệp Ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Những Thay đổi Khí hậu, hiệu lực bắt đầu ngày 21 tháng ba năm 1994, gom được 195 thành viên: 195 Đối Tác Thành Viên vừa quốc gia, vừa Hội đoàn, vừa Xã hội Dân sự, vừa các Cá Nhơn Chuyên Gia.

 Năm nay, bổn phận của COP 21 ở Paris – Conference Of Parties 21- là phải làm sao thực hiện cho được cái chương trình của Hiệp Ước Khung.

Xin trở về một tý lịch sử:

Bắt đầu bằng COP thứ nhứt ở Berlin năm 1995. Từ đó, các cuộc hội họp quan trọng cứ tiếp tục. COP 3, với thỏa thuận Kyoto. COP 11 với Chương Trình Montréal được ký kết và chấp thuận. Rồi đến COP 15 ở Copenhague, nhưng rất tiếc hôm ấy, cái thỏa thuận Kyoto không thành công. Và đến tại COP 17 ở Durban, một Quỹ « Tài sản » Xanh cho Khí hậu (Fonds Vert pour le Climat) được tổ chức.

Năm nay, COP 21, với tên Hội Nghị Khí hậu ở Paris, quyết định lần đầu tiên từ 20 năm thương thuyết ở Liên Hiệp Quốc đi đến một sự Đồng thuận hoàn vũ với một pháp chế bắt buộc về khí hậu – un accord universel juridiquement contraignant sur le climat. Mục đích: giữ độ nóng của Quả đất không vượt quá 2 độ Celsius.

Nước Pháp lãnh nhiệm vụ tổ chức. Đây là một cuộc Hôi Nghị Quốc tế to lớn nhứt chưa từng được tổ chức ở Pháp. Hôi Nghị sẽ đem đến 50 ngàn khách tham dự, 25 ngàn đại biểu chánh thức đền từ các quốc gia, các Hôi đoàn, NGO, các cơ quan Liên Hiệp Quốc, các Xã hội Dân sự , các Chuyên gia …

Năm ngoái 2014, COP 20 ở Lima, đã kéo đến 15 ngàn người tham dư rồi!  Chung quanh những ngày Hôi nghị, một cuộc Hôi Luân được tổ chức. Sustainable Innovation Forum 2014 – Hôi Luận về Những Sáng Tạo Bền Vững đã kéo dài trong vòng 2 tuần với 140 cuộc Nói chuyện, Thuyết trình, Trao đổi giữa các đối tác thương mại, kỹ nghệ, chuyên gia, cơ quan, các NGO, các Xã hội dân sự …

Năm nay, một Hôi Luân Sustainable Innovation Forum 2015 cũng sẽ được tổ chức, nhưng sẽ chú trọng dến chủ đề kinh tế thương mãi hơn. Năm nay, Hôi Luân sẽ được sự hỗ trợ của Chương Trình Môi Sanht của Liên Hiệp Quốc – Programme des Nation Unies pour l’Environnement. Hy vọng Hội Luận sẽ mang đến một khí thế mới để mang một cái nhìn mới về sanh thái, môi sanh môi trường cho Nhơn loại.

Chờ và xem! Wait and See!

Xin mời quý đọc giả đi xem một sáng kiến của một nhóm nghiên cứu sanh và kỹ sư Pháp trên con đường đi tìm một năng lượng và một nhiên liệu tương lai.

Vi Khuẩn Rong Biển-Microalgues* Sẽ Thay Thế Dầu Lửa:

 TạiThành phố Saint-Nazaire – Pháp, một nhà máy duy nhứt thí nghiệm vừa mở cửa đón khách. Một bước đầu quan trọng để trình diện và dẫn dắt nhơn loại đi đến sử dụng « xăng » bio – hữu cơ, thế hệ thứ ba**, sạch sẻ, lý tưởng cho môi trường.

Xôn xao, nhộp nhịp, hôm nay, cái nhà máy kỹ nghệ AlgoSolis, đầy khách đến thăm viếng. Tọa lạc ở vòng đai ngoại thành Saint-Nazaire, thành phố ngay cửa  sông Loire đổ ra Đại Dương, dưới một cơn nắng gay gắt, các kỹ sư, các chuyên viên đang lăn xăn kiểm soát lại từng thiết bị, từng bộ phần nhà máy, để trình làng dưới đôi mắt cảm động của Giám đốc Jérémy Pruvost. Được phép xây dựng từ năm ngoái, hệ thống nhà máy tối tân bằng kim loại, với những ống nhôm quanh co uốn lượn xoay vòng lóng lánh dưới ánh mặt trời, trên một mãnh đất rộng khoảng 2500 thước vuông. Giáo sư Jéremy Pruvost, Giáo sư của Gepea (Phòng thí nghiệm chuyên khoa về môi trường và thực phẩm – Laboratoire de génies des procédés, environnement, agroalimentaire) của thành phố Saint-Nazaire. Đây là một nhà máy, một đơn vị đầu tiên nghiên cứu dùng vi khuẩn-rong biển – microalgues* để biến thành nhiên liệt thay thế dầu hỏa tại Pháp. Và đây cũng là đơn vị nghiện cứu đầu tiên của thế giới phối hợp giữa nghiên cứu và khai thác kỹ nghệ. Nhờ vậy mà Pháp ngày nay được xem là một đầu tàu về khoa học nầy. Các nhà khoa học mơ rằng ngày mai, các nhiên liệu hữu cơ thế hệ thứ ba** nầy sẽ có mặt trong các bình chứa xăng của xe hơi chúng ta (đúng hơn con cháu chúng ta) vào năm 2030.

Xăng dầu hữu cơ thứ hệ thứ nhứt, biến chế từ những phân tử quan trọng, phần lương thực, phần có phẩm chất tốt dùng làm lương thực như hột bắp, hột hướng dương (xăng bio hay diesel bio), là một phung phí thực phẩm. Do đó, Liên Âu vừa ra quyết nghị chỉ cho phép trộn hạn chế là 7% chất hữu cơ, vào xăng hay diesel thôi. Muốn tiến lên con số 10% phần hữu cơ trong nhiên liệu xăng dầu mỏ, phải nghĩ đến xăng dầu hữu cơ thế hệ thứ hai. Thế hệ thứ hai là khai thác, là sử dụng những phần vứt bỏ không lương thực, rác cây cỏ, hoa lá, cọng cỏ, lá cây, thân cây, mạc cưa, rơm rạ…nhưng rơm rạ cũng là lương thực gia súc, mạc cưa dùng làm chất đốt lò sưởi …Vì vậy, phải nghĩ đến thế hệ thứ ba**, hãy nghĩ đến vi khuẩn-rong biển*.

Vi khuẩn-rong biển-microalgues* rất nhiều điểm lợi. Thứ nhứt, không tốn đất trồng trọt, và có một sức phát triển rất nhanh, nhanh hơn cây cỏ thực vật trên mặt đất. Rong biển, xin phép dùng từ « rong biển » ngắn gọn hơn, có sức, sanh sản, lớn mạnh, phát triển nhanh, và sản xuất lớn. Với một héc ta « trồng » rong biển, sức khai thác ra dầu lửa bằng gấp 10 lần hơn một héc ta trồng cây colza để lấy dầu. Thật đúng là Vàng « xanh»! Thế nhưng, cái khó khăn, là khai thác vi khuẩn-rong biển, rất tốn kém! Phải tốn nhiều động lực hơn để sản xuất. Kết quả sản xuất nhỏ hơn chi phí sản xuất! Vì vậy những công ty lớn như Shell đã bỏ cuộc.

Bài toán hiện nay, thử thách to lớn hiện nay là phải tìm ra

Một Nhiên Liệu Hữu Cơ Thiên Nhiên Rẻ.

Bổn phận của Giáo sư Jérémy Pruvost là phải chứng minh rằng «khai thác rong biển sẽ có thể có lời».

Và đây cũng là mục đích của nhà máy AlgoSolis điểu khiển bởi tổ hợp, hợp tác giữa Gepea, Trường Đại Học Nantes và CNRS-Centre National de Recherche Scientifique –Trung tâm Quốc gia Nghiên Cứu Khoa học của Pháp, với một bao thơ chi phí cho chương trình là 38 triệu euros do tài trợ đóng góp của các Cơ quan Hành chánh vùng (Collectivités locales) và quỹ Liên Âu.

Là mắc xích giữa Phòng Thí Nghiệm-Nghiên Cứu và Khu sản xuất kỹ nghệ, nhà máy AlgoSolis là đơn vị Thí nghiệm với công suất xuất 2 lít nhiên liệu hữu cơ (bio carburant) hằng ngày. Số lượng đầy đủ để sử dụng cho các thí nghiệm và điều nghiên của mọi chương trình của Gepea. «Nếu chúng tôi có đầy đủ những kết quả khả quan như tiên liệu. Năm năm nữa, chúng ta có thể khởi công giai đọan kỹ nghệ khai thác toàn diện».

Muốn vậy, phải nắm vững từng giai đoạn một. Đầu tiên, phẩm chất hữu cơ của microalgues –vi khuẩn rong biển.

Các sanh vật vi khuẩn đơn tế bào (organisme microscopique unicellulaire) nầy sanh sôi nẩy nở nơi các hồ, các biển, các đại dương do sự tổng hợp của ánh sáng-photosynthèse. « Có thể có hằng trăm ngàn loài vật thể chất khác nhau. Nhưng chúng tôi chỉ biết được có vài ngàn. Và ngày nay, chúng ta chỉ biết sử dụng được vài chục loại khác nhau thôi. Từ chất hữu cơ ấy, chúng tôi chiết chất chlorelle và chất spiruline, để lấy chất protéine, và những sắc tố (pigments) dùng cho các kỹ nghệ thực phẩm, mỹ phẩm hay dược phẩm. » Giáo Sư Jack Legrand, Tổng Giám Đốc của Gepea cắt nghĩa. Vài vi khuẩn-rong biển chuyên tạo ra chất lipides để tạo động lực, đặc biệt là chất triacylglycérol (TAG), giống như những chất do hoa hướng dương và hoa colza tạo ra – nhóm đó chính là nhiên liệu, có thể đổ ngay vào hệ thống sản xuất nhiên liệu hữu cơ để cho vào thùng xăng tiếp liệu động cơ.

Để đi tìm con vi khuẩn rong biển hoàng hậu, chúa các loài vi khuẩn rong biển, tìm một loại cho nhiều dầu, dễ sản xuất, sanh sản mau, dễ đưa vào sản xuất khai thác kỹ nghệ và thương mãi, phải tốn 3 năm trời công trình. Nhờ hợp tác với Nha Nguyên Tử Lực Cuộc của Pháp-Commissariat à L’Energie Atomique-CEA, cuối cùng, hai loài vi khuẩn rong biển được trúng tuyển.

Một, nước mặn, tên Nanochloropsis. Một nước ngọt, tên Parachlorella. Có tài tử rồi, ngày nay, xem thử xem hệ thống nhà máy AlgoSolis có hữu hiệu không ? Mười năm trời nghiên cứu, khảo cứu, nay vào hiện thực. Quan trọng, nên nhớ, bài toán là, thử thách là phải nâng công suất sản xuất, và hạ công lực chi phí khai thác. Nói tóm lại sản xuất nhiều với ít chi phí, như đã được nghiên cứu trên lý thuyết.

Cách khai thác rất quan trọng ở khâu trồng và nuôi dưởng rong biển. Thoạt đầu trong hồ chứa lộ thiên, sau chuyển qua trong hầm kín – được gọi là bioréacteurđộng cơ phản lực hữu cơ ***- Nước chứa đầy rong biển phải được luôn luôn chuyển động, được bơm vào những máy khuấy liên tục, đều để toàn bộ các rong biển đều nhận đếu được ánh sáng. Nhiệt độ cũng phải được giữ điều hòa, sợ khi các động cơ phản lực hữu cơ vì nhận nhiều ánh sáng sẽ bị hâm nóng và vượt sức chịu đựng nóng của rong biển – 35 độ C. Tất cả những động tác ấy rất hao động lực tốn kém tiền bạc!

Gepea bèn nghĩ ra một loại hữu cơ phản lực cơ ánh sáng – photobioréacteur mới đặt tên là Algofilm***. Đây là một hồ nước chỉ với hai ly – 2 millimètres nước đầy rong biển thôi (vì vậy gọi là film-phim vì mỏng). Trái với 10 tấc – centimètres – nước với máy phản lực hữu cơ xưa, và trên 30 centimètres nước của hồ lộ thiên xưa. « Với cách nầy, động lực xài để sản xuất sẽ giảm đi nhiều », theo Jérémy Pruvost. Rong biển sau khi qua khâu của máy phản lực hữu cơ ánh sáng khỏi cần phải sấy khô nữa. Xưa, với khâu sấy khô cũng tốn công lực nhiều.

« Chúng tôi, từ nay, ép dầu thẳng từ những rong biển còn ướt » Lúc xưa, sau khi nhận đầy ánh sáng, rong biển phải được sấy khô, ráo nước xong, rong mới được ép ra dầu. Bây giờ, sau khi ra khỏi động cơ phản lực, rong biển được đưa thẳng đến khâu ép để khai thác dầu. Nước còn lại được tái tạo, bả của rong cũng được tái tạo để khai thác những vật liệu cho kỹ nghệ xanh khác.

Tổng kết: Cuối cùng theo những kết quả đầu tiên, phương pháp mới nầy cũng không thật sự lời cho lắm ! « Thật sự mà nói, xăng hữu cơ đơn thuần từ rong biển không có lời lắm, nhưng cũng không hao nhiều ! » Jack Legrand tạm tổng kết luận. Như vậy được là nhờ những vi khuẩn rong biển nầy tạo thêm một lô lợi nhuận khác, không ngờ được. Là từ những bả còn lại, micro algues tạo thêm những sản phẩm có giá trị cao như những sắc tố pigments cho kỹ nghệ dược phẩm, kỹ nghệ mỹ phẩm. Giá bán có thể đến cà ngàn euros một kilô.

« Khi dầu đã được chiết ra khỏi microalgues rồi. Còn độ một 40% là bả cặn, ở đấy chúng ta có thể khai thác để sản xuất các phân tử quý ấy. Bài toán hiện nay là làm sao khai thác để tìm thêm giá trị ở những bả ấy » chuyên viên nhà máy Luc Marchal phát biểu.

Giai đoạn nầy gọi là bio-raffinage – lọc hữu cơ. Ngày mai đây sẽ là giai đoạn ăn tiền của chương trình nhiên liệu hữu cơ. Tái sử dụng, tận sử dụng, sẽ làm giảm chi phí đầu tư khởi công, sẽ hoàn thiện chương trình trong mô hình « giữ một môi trường bền vững ».

Những « thức ăn » nuôi dưởng vi khuẩn rong biển microalgues cũng do nước thải các cống, của các nhà máy, chất dioxyde de carbone sẽ giúp rong lớn mạnh hợp cùng với tổng hợp ánh sáng photosynthèse. Tất cả những thức ăn của rong biển cũng có trong các khói thải của các nhà phát điện. Trộn khói ấy vào nước để giảm ô nhiểm môi trường và nuôi microalgues là một giải pháp chống hiện tượng « nhà kiếng » và sự hâm nóng của Địa Cầu. Bền vững! Cách mạng Xanh!

Tất cả những giải pháp ấy đều được thí nghiệm, thử thách tại nhà máy AlgoSolis ở Saint-Nazaire nầy. Tương lai ? Không tưởng ? Hẹn nhau 5 năm nữa.

Và Việt Nam ? Chừng nào hết ở dơ, sống bừa bải, hỗn loạn ? Ở Việt Nam từ ngữ Môi Trường được hiểu thế nào ?

Phỏng theo Audrey Boehly của nguyệt san Sciences et Avenir số tháng 9.

Hồi Nhơn Sơn tháng 11, sửa soạn vào Hội Nghị Khí hậu Paris 21

Ghi Chú:

*Microalgues – Vi Khuẩn Rong Biển : Phân tử vi khuẩn sanh sống trong các hồn biển đại dương phát triển nhờ tổng hợp ánh sánh –photosynthèse.

**Nhiên liệu hữu cơ thế hệ thứ ba : Nhiên liệu xuất từ khai thác các vi khuẩn rong biển.

***Photo BioRéacteur : Động Cơ Phản lực Hữu Cơ bằng Ánh Sáng. Những đông cơ phản lực được đóng kín trong ấy các phân tử microalhues được nuôi dưởng trong điều kiện kiểm soát (độ pH, nhiệt độ, ánh sáng …vân vân …).

 

Vui cười

1/ Phóng viên thể thao hỏi chuyện một cầu thủ.

– Xin cho biết, trong cuộc đời cầu thủ, đã bao giờ anh sút bóng mà thủ môn chỉ biết sững sờ đứng ngây như pho tượng nhìn bóng bay vào lưới?

– Nhiều không nhớ hết được.

– Xin cho biết bí quyết của những cú sút?

– Chẳng cần bí quyết gì cả. Đó là những lần tôi tung lưới nhà.

 

2/ Một hướng dẫn viên du lịch đi đến đâu khi giới thiệu với khách anh ta cũng không quên kể về bố của mình.

– Thưa quý ông, quý bà, đây là cung văn hóa do bố tôi là kiến trúc sư thiết kế… Đây là toà nhà quốc hội, cũng là công trình của bố tôi… – Khi đến biển chết, hướng dẫn viên nói tiếp: Thưa quý ông, quý bà, chúng ta đã tới biển chết, biển này… – Một du khách ngắt lời: Chúng tôi biết rồi! Biển này là do bố anh đánh chết chứ gì?

 

Phụ nữ và quyền lực

Nguyễn thị Cỏ May

Chánh phủ Pháp vừa ban hành một số biện pháp nhằm bảo đảm sự bình đẳng nam/nữ về nghề nghiệp. Như qui định xí nghìệp có từ 50 nhơn viên, chủ nhơn phải thực hiện bình đẳng lương bổng, nếu không sẽ bị phạt. Nhưng liệu những biện pháp này sẽ cải thiện được thực tế xã hội (xóa bỏ được chênh lệch lương bổng giữa Nam/Nữ công nhơn cùng làm một nghề, một công việc, lương phụ nữ trung bình kém hơn 27%) hay cũng chỉ là một cách bày tỏ thêm lần nữa thiện chí của chánh phủ?

Pháp là nước của Nhơn quyền nhưng tới năm 1944, phụ nữ mới được quyền bầu cử và ứng cử. Quốc Hội năm 1945, sau giải phóng, có 95% Dân biểu đàn ông. Qua năm 1958, De Gaulle lập nền Đệ V Cộng Hòa, Quốc Hội có 98% Dân biểu đàn ông.

Pháp có 3500 Thị xã thì hết 90% Thị trưởng là đàn ông.

Ngày nay, sau nhiều lần ban hành luật qui định sự binh đẳng Nam/Nữ trong chánh trị, Quốc Hội vẫn còn 73% Dân biểu đàn ông.

Tại sao thiện chí của chánh phủ thì lớn mà sự bình đẳng thật sự Nam/Nữ về mặt xã hội vẫn chưa thực hiện được?

Năm 2012, Pháp tổ chức lễ 300 năm tưởng niệm Jean-Jacques Rousseau, nhà lý thuyết về «khế ước xã hội». Nhưng đừng quên Jean-Jacques Rousseau là người cho rằng loại bỏ phụ nữ ra khỏi sinh hoạt chánh trị là đúng vì họ thiếu khả năng, thiếu sự cứng rắn thi hành bổn phận. Phụ nữ, về bản chất, không phải là con người của lý trí. Theo ông, không thể có bình đẳng giữa nam-nữ được vì đàn ông tuy là kẻ mạnh chỉ trong những lúc nào đó mà thôi nhưng đàn bà thì suốt đời vẫn là đàn bà.

Khi người phụ nữ đứng lên

Trải qua nhiều thế kỷ, người phụ nữ vẫn không được luật pháp thừa nhận bình đẳng với nam giới. Về mặt đi học, nghề nghiệp, quyền công dân, người phụ nữ phải phụ thuộc người chống hay phụ huynh. Ngay cả những bản Tuyên bố đầu tiên về Nhơn quyền cũng không đề cặp tới nữ quyền. Phải mất nhiều năm tranh đấu liên tục, của nhiều tổ chức, người phụ nữ ngày nay mới được «bình đẳng với nam giới trên luật pháp». Nhưng luật pháp chưa hẳn là thực tế nên người phụ nữ vẫn còn phải dấn thân tranh đấu cho nữ quyền thiết yếu đến bản thân và đời sống của họ. «Thân thể tôi là của tôi» đó là khẫu hiệu tranh đấu nữ quyền của nhóm Femen – nhóm ngực trần – đưa ra trong những buổi xuống đường từ Ukraine, Nga qua tới Paris.

Tổ chức Femen can đảm và khéo léo chọn lựa cách biểu tình ít người, nhưng ở những nơi nhạy cảm, nên thu hút được đông đảo người chú ý theo dõi và nhờ đó nhận được thông tin của họ muốn gởi đi. Phương pháp của tổ chức Femen chỉ tập trung vận dụng ý hệ «Thân thể tôi là của tôi», đơn giản là các phụ nữ bìểu tình, trước tìên, biểu diển bộ ngực trần của mình trước công chúng với thông điệp «ngực trần không có nghia là kích thích tình dục mà là vũ khí bén nhạy đấu tranh cho nữ quyền». Họ biểu tình để hô hào phản đối mọi nguồn gốc xâm phạm người phụ nữ và nhứt là những chế độ độc tài,  độc tài hồi giáo và cộng sản, vì độc tài là mô hình gia trưởng kinh khủng, chẳng những tước đoạt trọn vẹn nhơn quyền, mà còn coi người phụ nữ như thứ phương tiện động “Thân thể tôi là của tôi” khẳng định người phụ nữ thật sự có quyền lựa chọn và quyết định những gì thuộc về thân thể của họ.

Femen và tranh đấu nữ quyền

Tổ chức Femen do Anna Hutsol sáng lập ở Ukraine và người lãnh đạo kế tiếp là Inna Shevchenko. Bị khủng bố và đàn áp ở Ukraine và Nga, họ chạy qua Paris tiếp tục hoạt động. Họ hoạt động cả ở Bỉ, Thụy sĩ và Canada.  Femen gồm chừng 300 thành viên những người có vú. Quần chúng ủng hộ lên tới cả trăm ngàn (theo thông tin của Femen có lối 150 000 người)

Có nhiều ý kiến binh vực và chỉ trích Femen. Người chỉ trích cho rằng những cuộc biểu tình ngực trần không mang lại kết quả nào cả. Người binh vực cho rằng đó là những phụ nữ can đảm, đã chấp nhận bị đánh đập, bị bắt giam vì đã nêu lên những vấn đề thiết yếu cần phải quan tâm thực hiện mà chánh quyền các nước cố ý bỏ qua. Như chống công nghệ mải dâm, chống Tổng thống Putin chủ trương độc tài và đã thôn tính Crimée.

 Trước Bảo Tàng Viện Louvre ở Paris, nhìều phụ nữ ngực trần đứng trước tượng nữ thần ngực trần cụt tay biểu tình, ý muốn nói « người phụ nữ tuyệt vọng trước những mối đe dọa và hãm hại vì không có đôi tay để tự vệ  ». Nhưng họ có tay để chống lại nạn xâm phạm cơ thể phụ nữ. Sau ông Poutine là cựu Thủ tướng Ý Berlusconi bị các bà ngực trần chống khi ông đang vận động tranh cử vì lúc đương quyền đã dùng tiền mua dăm  cô Mahrong mới 17 tuổi. Trên ngực trần của họ có ghi khẫu hiệu «Đã quá đủ với Berlusconi».

Các tổ chức khủng bố hồi giáo kêu gọi thánh chiến để thiết lập hồi giáo trên toàn cầu thì tổ chức Femen, với các phụ nữ ngực trần, cũng xuống đường hô hào thánh chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo khủng bố phụ nữ. Các thành viên Femen đồng loạt biểu tình để ngực trần trên nhiều nước ở  Âu châu như Bỉ, Thụy Điển, Ý, Ukraina, Pháp, đưa ra lời kêu gọi phụ nữ Hồi Giáo hãy vùng lên đòi quyền của phụ nữ, thay vì trùm đầu che mặt, thì chống lại bằng cách để ngực trần. Đó là làm thánh chiến ngực trần. Họ trương những khẩu hiệu: “Muslim: Let’s get naked”, “Go to war againste patriarchy and dictatorship”. Không riêng gì Femen biểu tình với ngực trần, mà một nữ hồi giáo Tunisie, cô Amina Tyler, cũng đưa ngực trần lên Facebook với khẫu hiệu “Tôi sở hữu cơ thể của tôi. Nó không phải là nguồn gốc danh dự của bất cứ ai”. Cô muốn qua Pháp học nghành báo chí.  Trước khi đi, cô muốn bày tỏ quan điểm tiến bộ của cô kêu gọi giải phóng phụ nữ hồi giáo thoát khỏi chế độ phụ quyền gia trưởng cố hữu của xã hội Tunisie. Hình ngực trần của cô là một thách thức quá nghiêm trọng đối với Hồi giáo. Giáo sĩ Imam Adel Almi của Tunisie tuyên bố “Tyler phải bị xử 100 gậy và ném đá cho đến chết”. Cô bị bắt.

Thế là Femen biểu tình trước Tòa Đại sứ Tunisie ở Paris, ở nhiều nước Âu châu và cả ở trong Bộ Tư pháp Tunisie để kêu gọi trả tự do cho nạn nhơn. Họ hô to khẫu hiệu “Cách mạng Mùa Xuân Á-Rập của phụ nữ đã đến”. Dĩ nhiên họ bị nhà cầm quyền Tunisie bắt, cầm tù 2 tháng.

Được tin Thủ tướng Tunisie có mặt ở Bruxelles, lập tức Femen tổ chức biểu tình ngăn chặn đoàn xe của ông đồng thời, hai phụ nữ ngực trần lao ngay vào trong xe của Thủ tướng đòi phải thả cô Amina. Sau cùng, Amina được miển truy tố, được trả tự do với điều kiện phải rời khỏi tổ chức Femen vì “đưa ngực trần là thiếu tôn trọng Hồi giáo”.

Tổ chức Femen cũng chống luôn Công giáo Vatican với khẫu hiệu “Thân thể tôi là của tôi”. Với ý thức đó, họ quan niệm người phụ nữ có trọn quyền về những gì có liên quan đến thân thể của họ, cụ thể là cái bào thai trong bụng. Là người chủ, họ có quyền “lựa chọn” và quyết định phải giữ cái bào thai trong bụng, hoặc phá bỏ nó đi. Femen chống Công giáo vì Vatican cầm phá thai và chống hôn nhân đồng tính. Tại công trường Saint Pierre, một phụ nữ đã làm náo loạn sau bài giảng của Giáo hoàng Benois XVI, khi bà ấy cởi bỏ áo khoát, phơi bày ngực trần, hô lớn khẫu hiệu “ Tự do cho phụ nữ ”. Trong ngày lễ Nôel năm rồi, một phụ nữ Femen, với ngực trần tuy mùa đông lạnh buốc, chui qua hàng rào, chạy nhanh tới hang đá nơi chúa hài đồng đang nằm, bốc chúa lên, vừa chạy đi, vừa đưa lên cao cho mọi người thấy, vừa hô to “ Thiên Chúa là phụ nữ”. Trên ngực của bà ấy cũng có hàng chữ “God is woman”. Nhưng chủ thyết nữ quyền trong thiên chúa giáo hiển nhiên bị từ khước. Đây là một thiệt thòi lớn, theo Romain Gary, bỡi “Christ là người đầu tiên nói tiếng nói phụ nữ. Tiếng nói của Ngài là hiện thân của nữ tính. Nếu thiên chúa giáo đã không rơi vào tay của đàn ông, mà rơi vào tay của phụ nữ, thì biết đâu ngày nay, người ta đã có một đời sống khác hơn, một xã hội khác hơn và một nền văn minh khác hơn”. Giáo hội phải của phụ nữ vì danh từ Giáo hội thuộc giống cái. Người ta nghĩ “phụ nữ là tương lai của Giáo hội”. Chính Giáo hoàng François cũng than phiền trong Giáo hội có quá ít phụ nữ. Và phụ nữ chỉ giử vai trò phục vụ. Phải nâng ngang hàng nam/nữ về mặt đức tin. Ngài tiếp “Tuy nhiên hàng giáo phẩm phải dành cho đàn ông” (Marianne, số 963, 2-10 Oct, Paris).

Tổ chức Femen cho biết họ đang phát triển một chiến thuật mới gọi là “Sextremism” đấu tranh cho nữ quyền. Đó là tấn công nhưng không bạo động, khiêu khích nhưng có thông điệp rõ ràng. Phạm vi hoạt động trải rộng trên nhiều quốc gia. “Sextremism không những cho phép Femen nâng cao nhận thức về một số vấn đề quan trọng mà phụ nữ ngày nay phải đối diện, mà còn để cho họ kiểm tra mỗi quốc gia có những mức độ cụ thể đối phó với họ Nhiều bộ phận phụ nữ ngày nay đang sống trong một thế giới mà người đàn ông làm chúa tể. Họ chế ngự văn hóa, kinh tế và tư tưởng. Phụ nữ bị xem như một nô lệ, bị tước mất quyền sở hữu về cơ thể của họ. Tất cả những chức năng của cơ thể phụ nữ bị kiểm soát một cách khắc nghiệt và bị qui định bởi chế độ phụ quyền, gia trưởng. Cơ thể phụ nữ bị khai thác triệt để, từ thú vui tình dục đến những chương trình khiêu dâm, mại dâm”

Nhóm Femen cho rằng họ là hóa thân của những phụ nữ Amazon trong huyền thoại Hy Lạp thời cổ đại. Không biết sợ hãi trước mọi nguy hiểm.

Ngày nay, ở Mỹ, Canada, Úc và nhiều nơi trên thế giới đang xuất hiện nhiều nhóm phụ nữ cỏi bỏ mọi ràng buộc xã hội, biểu tình đòi quyền phụ nữ được đi dạo chơi một cách thoải mái. Ở Bỉ có một nhóm phụ nữ hô hào thoát y xuống đường chống hồi giáo vì cho rằng người đàn ông hồi giáo dù có can đảm làm khủng bố nhưng không dám nhìn người phụ nữ thoát y không phải vợ mình vì nhìn, khi người ấy chết sẽ không bao giờ được lên thiên đàng.

Năm 2011, Bỉ bị cuộc khủng hoảng suốt 541 ngày không có chánh phủ vì không tìm được sự đồng thuận giữa các phe phái để lập chánh phủ. Không thể thụ động nữa, các bà họp lại, đưa ra quyết nghị như tối hậu thư cho các chánh đảng trong vòng 30 ngày phải lập xong chánh phủ. Qua khỏi thời hạn này, các bà sẽ ban hành lệnh cấm vận đối với các ông.

Đến ngày thứ 20, Bỉ có được chánh phủ nhờ các phe phái đạt được sự thỏa thuận.

Mới thấy sức mạnh thật sự của quyền lực phụ nữ!

Hội Phụ nữ Gìải phóng ở Việt nam tại sao không tìm đem lại cho Hội ý nghĩa “giải phóng” thật sự? Hảy ra quyết nghị cho đảng viên đàn ông phải tập họp lại dẹp bỏ cái đảng cộng sản ăn hại để giải phóng đất nước thoát khỏi chế độ độc tài trong thời hạn tối đa 2 tháng. Nếu không, Hội phụ nữ sẽ ban hành lệnh cấm vận các ông.

Chuyện này làm được chớ, chắc chắn kết quả sẽ phi thường, mà tranh đấu hoàn toàn bất bạo động.

Vui cười

Sắp phải trải qua một ca phẫu thuật khá nặng nên lúc bước lên bàn mổ, bệnh nhân rất lo lắng. Khi tiến hành gây mê, bác sĩ trấn an anh ta:

– Anh đừng lo, tất cả rồi sẽ ổn thôi. Anh có nhìn thấy bộ râu của tôi không? Khi thức dậy, anh sẽ thấy tôi vẫn ở bên anh với bộ râu này.

– Bệnh nhân bắt đầu ngấm thuốc mê, bộ râu của bác sĩ nhoè dần và đi vào giấc ngủ. Khi mơ màng tỉnh lại, quả nhiên hình ảnh đầu tiên con bệnh cảm nhận được vẫn là bộ râu. Nhớ đến điều bác sĩ đã nói, anh run rẩy quờ lấy bàn tay ông ta:

– Ôi! Ông bác sĩ có chòm râu phúc hậu, cảm ơn ông đã đem lại niềm tin cho tôi.

– Thôi nào, con hãy bình tĩnh, mọi chuyện đã qua rồi. Ta là Thánh Pierre!

 

Gia đình Smith rất tự hào về truyền thống của gia đình họ. Tổ tiên của họ đã đến Mỹ từ rất lâu rồi. Gia đình họ từ đời này sang đời khác gồm nhiều Thượng nghị sĩ nổi tiếng và các nhà kinh doanh tài ba.

Vì thế họ quyết định làm một cuốn gia phả để lại cho con cháu đời sau. Họ mướn một tác giả nổi tiếng. Nhưng lại có vấn đề nảy sinh đó là trong dòng họ duy nhất có chú George, người đã bị kết án tử hình trên ghế điện.

Ông tác giả nối rằng ông ta có thể giải quyết êm thắm vấn đề này.

Khi cuốn sách được làm xong. Ở một đoạn trong đó có ghi: “Chú George đã giữ một ghế quan trọng hoạt động bằng điện trong một cơ quan chính phủ, nó gắn với ông bởi một mối liên kết chắc chắn và cái chết của ông đến như một cú sốc mạnh.”!!!

 

Giám đốc cũ được “thăng hạng” lên tổng công ty. Người tiếp quản chiếc ghế của ông ta thấy trong ngăn kéo có ba bức thư dán kín và yêu cầu chỉ được mở chúng lần lượt khi gặp khó khăn. Năm thứ nhất, xí nghiệp không thực hiện được kế hoạch, vị giám đốc mới mở bức thư đầu:

– Hãy bình tĩnh, gây dựng quan hệ với cấp trên, vấn đề nằm ở công ty mẹ của xí nghiệp.

– Một năm nữa trôi qua, xí nghiệp hoạt động còn kém hơn năm trước. Bức thư thứ hai viết:

– Đừng lo về xí nghiệp, vẫn có thể thăng tiến, lối thoát trên tổng công ty.

– Hết năm thứ ba, xí nghiệp thua lỗ chồng chất, nợ đầm đìa… Vị giám đốc kia lại tìm sự an ủi ở bức thư thứ ba, ông mở ra và đọc:

– Sử dụng quan hệ với “tổng”, xí nghiệp để người khác lo. Hãy chuẩn bị ba bức thư…

 

Cu Tý nói với ông bạn của bố:

– Cháu cám ơn bác đã cho cháu chiếc kèn dịp lễ Giáng sinh vừa qua. Đúng là món quà lớn nhất của cháu, nhờ nó mà cháu có tiền đấy …

Ông bạn hớn hở:

– Thế cháu thổi kèn giỏi đến như vậy cơ à?

– Không phải thế, nhưng bố cháu cho cháu mỗi tuần 10 đồng để cháu đừng thổi nữa!