Tập San Tân Đại Việt – Số 10/2018 – Số Đặc Biệt Bầu Cử Giữa Kỳ Tại Hoa Kỳ
Mục Lục
Phạm Ðức Duy: Bầu cử midterm 2018
Trần Nguyên: VN chúng ta nên bỏ phiếu cho Cộng Hòa hay Dân Chủ? Tại sao?
Quốc Phùng: Bầu Cử Hoa Kỳ: Bầu Cho Ai?
Hoàng Đình Khuê: Nói chuyện với Ông Hoàng Đình Khuê
Nguyễn Bá Lộc: Triệt hạ tư sản Miền Nam và tạo dựng tư bản đỏ ở Việt Nam
Trọng Đạt: Đảng Dân Chủ trả thù Việt Nam Cộng Hòa
Phil Nguyen: Kế hoạch “Caravan” của đảng Dân Chủ bị tác dụng ngược
Phan Văn Song: Việt Nam Bất Hạnh
Nguyễn thị Cỏ May: «Bất chiến tự nhiên thành»
Đằng Phương: Thơ «Nhớ thuở tung hoành»
Trọng Đạt: Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ
Vũ Linh: Cuộc bầu cử “ vĩ đại ”
Đào Văn Bình: Nhật Ký Biển Đông:
– “America First” Vừa Lợi Vừa Hại
– Truyền Thông và Bạo Lực
Trần Nguyên: Bất ngờ: Tại sao 64 % cử tri gốc VN sẽ bầu cho Đảng Cộng Hòa trong bầu cử giữa nhiệm kỳ?
An Hải:
– Khảo sát cử tri gốc Á: người gốc Việt ủng hộ TT Trump cao nhất
– ‘64% người Mỹ gốc Việt ủng hộ TT Trump.’ Vì sao?
Ký Thiệt: Sổ Tay Ký Thiệt kỳ 222 “Mít thơm”, ai thắng ai?
GS Lê Đại Tường: Hiện Tượng của Kỷ Nguyên thứ 21
TS Phạm Đỗ Chí: Ghét hay cuồng Trump: góc nhìn một người gốc Việt
Từ Thức: Nghĩ quẩn về quốc tang, đại táng
Trần Nguyên: Bí ẩn: Tại sao Phu Nhân TT Trump cho truyền thông phỏng vấn?
Từ Thức :
– Hiến Đất
– Tru Di Tam Tộc
Bầu cử midterm 2018 – Phạm Ðức Duy
Bầu cử giữa nhiệm kỳ (midterm election) tại Hoa Kỳ ngày 6 tháng 11 tới đây đang được count down từng ngày với những vận động ráo riết của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ mà trọng tâm là vào cuộc chạy đua giành đa số tại lưỡng viện Quốc Hội, nhất là Hạ Viện.
Về cuộc tranh cử tại Thượng Việngiữa hai đảng năm nay, trong 100 ghế ghị sĩ (senator) -do đảng CH hiện đang nắm đa số 51/49- có 65 ghế chưa hết nhiệm kỳ, không cần bầu. CH có tới 42 ghế và DC chỉ có 23 ghế không cần bầu. 35 ghế còn lại phải bầu (26 thuộc DC, 9 CH), theo phần lớn các polls và reports, đảng DC có 18 ghế solid seats (trên 95% xác suất thắng), 4 ghế likely seats (trên 75% thắng) và 3 ghế leaning seats (trên 60% thắng) trong khi bên CH có 4 ghế solid, 3 ghế likely và 1 ghế leaning seats.
Theo dự đoán cập nhật ngày 26 tháng 10 của trang web ABC News FiveThirtyEight https://projects.fivethirtyeight.com/2018-midterm-election-forecast/senate/, 4 ghế solid của CH là Nghị sĩ đương nhiệm (incumbent) Roger F. Wicker của bang Mississippi với 99.5% xác suất sẽ được tái đắc cử, incumbent Deb Fischer của Nebraska với 96.7%, cả hai Mitt Romney của Utah và incumbent John Barrasso của Wyoming đều có 99.9% thắng. 3 ghế likely của CH là incumbent Cindy Hyde-Smith của Mississippi với 87.7% thắng, incumbent Ted Cruz của Texas với 79.5%, và tại Tennessee Phil Bredesen (DC) sẽ thua Marsha Blackburn (CH) 23.7% vs 76.3%. 1 ghế leaning của CH là Kevin Cramer sẽ thắng incumbent Heidi Heitkamp của DC ở North Dakota với xác xuất 68% vs 32%.
Ba (3) ghế leaning DC là Kyrsten Sinema bang Arizona với 62% xác suất đánh bại Martha McSally (CH), incumbent Bill Nelson sẽ thắng Rick Scott (CH) với 73.9% ở Florida, và Joe Donnelly sẽ đánh bại Mike Braun với xác suất 71.1%. Bốn (4) ghế likely seats của DC đều là incumbent ở Montana Jon Tester 85.5%, Minnesota Tina Smith 91%, Indiana Joe Donnelly 84.7%, West Virginia Joe Manchin 87.7%, và New Jersey Robert Menendez 90.7%.
Chỉ có 2 ghế duy nhất tại Thượng Viện kỳ này hiện đang xem là toss-up 50/50 rất sát nút không biết ai sẽ thắng là ở Nevada giữa Nghị sĩ Dean Heller (CH) và đối thủ Jacky Rosen bên DC, và tại Missouri giữa incumbent Claire McCaskill (DC) và Josh Hawley (CH). Poll mới nhất ghi nhận Claire McCaskill (DC) và Nghị sĩ Heller (CH) đang dẫn trước một chút với 58.3% và 59.7% xác suất tái đắc cử.
Từ tuần này trở đi cho tới ngày bầu cử, các chỉ số phần trăm thay đổi và số ghế tossup 50/50 cũng hoán đổi qua lại với số ghế leaning của CH và DC từng ngày một.
Vì Phó TT Pence nắm lá phiếu tiebreaking, bên CH chỉ cần đúng 50 ghế để tiếp tục giữ đa số trong trong Thượng Viện. Dĩ nhiên kết quả bất ngờ vẫn có thể xảy ra, tuy nhiên đảng CH đang nắm chắc phần thắng tại Thượng viện trong kỳ bầu cử này với xác suất lên xuống từng ngày trong khoảng 82% – 84%.
Tại Hạ Viện Hoa Kỳ khóa 115 hiện nay với 435 dân biểu, đảng CH đang lấn áp chiếm đa số 235 ghế trong khi đảng DC chỉ có 193 ghế. 7 ghế trống (vacancies) gồm 2 ghế thuộc DC và 5 ghế thuộc CH.
Trong 7 ghế này, 4 ghế trống (2 CH, 2 DC) sẽ được bầu lại kỳ này là ghế của các dân biểu John Conyers (DC) của tiểu bang Michigan địa hạt 13 từ chức đầu tháng 12/2017, Louise Slaughter (DC) của New York 25 mất hồi giữa tháng 3/2018, Pat Meehan (CH) của Pennsylvania 7 từ chức cuối tháng 4/2018, và Charlie Dent (CH) của Pennsylvania 15 từ chức hồi giữa tháng 5/2018.
Ba (3) ghế trống còn lại, đều của CH, sẽ tiếp tục để trống kỳ này, đó là các dân biểu Jim Bridenstine (R) của tiểu bang Oklahoma địa hạt 1 từ chức hồi tháng 4/2018 được TT Trump chọn để dẫn đầu NASA, Ron DeSantis (R) của Florida 6 mới từ chức hồi tháng 9 vừa qua, và Evan Jenkins (R) của West Virginia 3 cũng mới rời Hạ Viện cuối tháng 9, làm Justice (Thẩm Phán) tại Supreme Court of Appeals của bang WV (Tòa án Phúc Thẩm Tối Cao).
Theo tuyên đoán của các giới quan sát, polls và reports điển hình như nonpartisan Cook Political Report https://www.cookpolitical.com/ratings/house-race-ratings cập nhật hôm 21/10, đảng DC kỳ bầu cử này sẽ nắm chắc được 183 ghế (solid seats) và rất có khả năng thắng 11 ghế (likely seats) trong khi đảng CH có 145 solid seats và 27 likely seats. 70 ghế còn lại trong Hạ Viện được xem là highly competitive seats kỳ này không thể dự đoán trước (tossup [50/50] hoặc hơi nghiêng về một đảng [leaning slightly]). Trong 70 ghế này, 31 ghế được xem là tossup 50/50 giữa hai đảng, 25 ghế hơi nghiêng về CH và 14 ghế hơi nghiêng về phía DC.
Tất cả những chỉ số này xê dịch đôi chút trong những ngày qua và càng gần đến ngày bầu cử phần lớn càng nghiêng hơn về phía các ứng cử viên đang dẫn trước. Phần lớn giới theo dõi và các polls hiện nay dự đoán đảng đối lập DC có nhiều cơ hội để lấy lại đa số tại Hạ Viện.
Cả hai đảng hiện đang ráo riết vận động, bỏ rất nhiều tiền vào campaign ad quảng cáo nhất là tại các vùng có những ghế nghị sĩ dân biểu tossup 50/50. Các con số do cơ quan Center for Responsive Politics đưa ra hồi giữa tháng 10 cho thấy kỳ này là một cuộc bầu cử midterm tốn kém nhất, hơn $3.7 tỷ mỹ kim đã được dùng và ước lượng tới ngày bầu cử ít nhất sẽ lên tới $5.2 tỷ mỹ kim, so với 3.6 tỷ hồi kỳ bầu cử 2014 midterm trước. Dĩ nhiên các ứng viên đảng Dân Chủ luôn vượt các đối thủ bên Cộng hòa về ngân quỹ vận động.
Hai bên phải tiêu nhiều tiền như vậy vì thật ra các kỳ bầu cử midterm rất quan trọng đối với sinh hoạt chính trị của Hoa Kỳ vì Quốc Hội lưỡng viện là nghành lập pháp có thực quyền, có khả năng chi phối và ngăn chặn các chính sách, đường lối và quyết định của Tổng Thống và bên hành pháp, chứ không như Quốc hội bù nhìn csvn được lập ra để mị dân, cho có vẻ dân chủ, luôn luôn phải thông qua tất cả những gì đảng csvn đã sao chép hoặc tuân lệnh quan thày Trung Cộng.
Midterm 2018 năm nay lại càng quan trọng và sôi nổi hơn nữa vì ông Tổng Thống “ngoài luồng” Trump với thân thế, sự nghiệp, cá tính cũng như những tuyên bố, chính sách và quyết định của Ông từ ngày bước vào Tòa Bạch Ốc đến nay không giống bất kỳ một TT Mỹ tiền nhiệm nào và đã gây ra biết bao ngạc nhiên và tranh cãi. Từ nội bộ đảng CH qua đảng đối lập DC, từ chính quyền liên bang, tiểu bang, địa phương đến người dân Mỹ, và cả chính quyền của các nước đồng minh, kẻ thích người ghét, kẻ khen người chê vô số kể. Ðó cũng là tùy theo quan điểm viewpoint riêng của mỗi bên, mặc dù trái ngược nhau không bên nào là hoàn toàn vô lý. Riêng bộ máy truyền thông dòng chính thân dân chủ thì đại đa số xem Trump như kẻ thù.
Trump, một TT Hoa Kỳ bị nhiều dư luận gán biết bao nhiêu là nhãn hiệu xấu xa chẳng hạn như kiêu ngạo, phô trương, bốc đồng, phân biệt chủng tộc, misogyny (có định kiến về phụ nữ), nativism (bảo vệ lợi ích người bản xứ, chống lại người nhập cư), và islamophobia (có thành kiến với người Hồi giáo), công bằng mà xét chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm đã đạt được rất nhiều thành quả vượt bực.
Ðã có một vài nhà báo còn công tâm đã đánh giá Trump khá công bằng ví dụ như columnist Marc Thiessen qua 10 Best và 10 Worst lists hồi cuối năm ngoái. Ở đây, xin đưa ra 10 Best list của riêng mình, một cử tri Mỹ gốc Việt, với quan điểm cá nhân là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ hiện nay là 1) cần có những định chế thương mại công bằng (fair trade) với các nước và 2) phải dẫn đầu thế giới tự do ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng về mọi mặt.
10. Trước tiên, trong gần hai năm qua, Trump có thể được xem là một Tổng Thống thật thà, trung thực (honest) nhất trong lịch sử hiện đại. Những chuyện Trump làm, đúng hay sai, tùy quan điểm mỗi người, điểm nêu lên ở đây là Trump “walks the walk”, chứng minh là đã không chỉ hứa suông trong mùa tranh cử như phần lớn các chính trị gia từng làm, mà thực sự làm những điều đã tuyên bố trong lúc ra tranh cử. Ðiển hình là những hồ sơ như:
– Ban hành một cải cách lớn đầu tiên trong vòng ba thập niên về luật thuế vào cuối năm ngoái; kết quả là chính phủ đã tiết kiệm được $8.1 tỷ mỹ kim regulatory savings và ước lượng sẽ thêm $9.8 tỷ nữa trong năm nay.
– Di chuyển tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Israel Do Thái từ Tel Aviv đến Jerusalem; một điều mà ba đời TT trước Clinton, Bush và Obama cũng đã từng hứa nhưng không làm.
– Hứa sẽ tiêu diệt ISIS, và bây giờ sau gần hai năm sau, Nhà nước Hồi giáo đang sụp đổ gần bờ vực thẩm.
– Cam kết sẽ áp đặt lệnh cấm nhập cảnh travel ban vào Mỹ đối với các nước có mối đe dọa khủng bố, và hiện nay lệnh cấm đã được Tối Cao Pháp Viện ban hành.
– Hứa sẽ mang lại công ăn việc làm cho người Mỹ gốc Phi, tới tháng 6 vừa qua tỷ lệ thất nghiệp của họ đã xuống mức thấp nhất từ năm 1972 tới nay: 5.9%. Ngoài ra, luật cải cách thuế tax reform của Trump có một khoản ít được chú ý là tạo ra những “khu vực cơ hội” opportunity zones để giúp hồi sinh các thị trấn và các vùng nội thành urban có tỷ lệ dân cư người gốc Phi cao đang gặp khó khăn.
– Hoàn thành những cam kết hủy bỏ các kế hoạch của Obama như rút khỏi 2015 Paris Agreement hiệp ước khí hậu Paris hồi tháng 6/2017, phê chuẩn các đường ống dẫn Keystone XL và Dakota Access pipelines đầu năm 2017, và mở khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Bắc Cực Arctic National Wildlife Refuge (ANWR) ở Alaska để thăm dò các mỏ dầu hồi tháng 4 vừa qua.
– Về giao dịch thương mại, sau khi vào Tòa Bạch Ốc 3 ngày Trump đã giữ lời hứa ký executive order rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương TPP với 11 nước khác trong đó có Nhật, Úc, Canada, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và cả CSVN. Giữa tháng 4/2018, Trump ra lệnh xem xét lại việc Hoa
Kỳ gia nhập TPP nếu có thể sửa đổi các thỏa thuận ban đầu của chính quyền Obama để TPP mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ cũng như Washington có thể dùng TPP là một trong nhiều giải pháp đối chọi với Bắc Kinh trong một cuộc chiến thương mại lâu dài.
– Ông cũng cam kết đàm phán lại và đã ký thỏa thuận NAFTA với Mexico và Canada dưới tên mới USMCA (United States-Mexico-Canada Agreement), đem lại các luật lệ mậu dịch công bằng hơn cho Hoa Kỳ về thị trường xe hơi và thực phẩm dairy. Tuy nhiên cách tiếp cận của Trump trong các cuộc đàm phán này cũng có thể làm suy yếu lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ đối với các nước này. Yes hay no, chưa biết được.
– Gần đây cuối tháng 9 Trump cũng đã có các thỏa thuận mới với TT Nam Hàn Moon Jae-in tại NYC trong Hiệp định thương mại tự do giữa hai nước, chính yếu là Seoul đồng ý mở cửa thị trường để tăng xuất khẩu của Mỹ, nhất là xe hơi, và sẽ để Hoa Kỳ tiếp tục áp thuế 25% lên truck xe tải Nam Hàn cho đến năm 2041.
– Trump cũng muốn thực hiện lời hứa khi ra tranh cử về chuyện bãi bỏ Obamacare và xây bức tường biên giới phía nam sát Mexico, nhưng hai điều này đều không chỉ nằm trong phạm vi quyền lực của TT mà phải đuợc Quốc Hội chuẩn chi.
9. Thực thi “đường đỏ” red line chống lại việc Syria sử dụng vũ khí hóa học. Khi chế độ Bashar al-Assad sử dụng toxic nerve agent chất độc hại thần kinh đối với những thường dân kể cả phụ nữ và trẻ em vô tội ở thị trấn Khan Sheikhoun hồi tháng 4/2017, Trump đã hành động nhanh chóng và dứt khoát, khôi phục lại uy tín của Hoa Kỳ trên chính trường thế giới mà Obama đánh mất, với lệnh trừng phạt hai lần phóng 59 tên lửa hành trình cruise missiles.
8. Đòi hỏi các nước trong NATO phải góp phần cùng với Hoa Kỳ để trang trải các chi phí của liên minh và quốc phòng của họ. Trong khi chính quyền Bush và Obama đều thất bại trong việc yêu cầu các đồng minh NATO đáp ứng các cam kết tài chính của họ đối với Liên Minh Bắc Ðại Tây Dương trong nhiều thập kỷ, các nước trong khối NATO sau khi bị Trump chỉ trích gắt gao đã phải nhượng bộ hồi tháng 6 năm ngoái và đồng ý tuân theo thỏa thuận mỗi năm đóng góp 2% GDP vào ngân sách quốc phòng, thêm được 12 tỷ đô la trong năm 2017.
7. Trump thừa nhận là đã sai lầm về vấn đề Afghanistan và sau đó tháng 8 năm ngoái đã đảo ngược chiến lược rút quân tai hại của Obama trong cuộc chiến chống những kẻ khủng bố. Ông đồng ý gia tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại các chiến trường ở Afghanistan cũng như ở Iraq, Syria, Yemen và Somalia. Nhiều chính khách thường xuyên chỉ trích Trump cũng đã hoan nghênh việc này, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Vũ trang Thượng viện Senate Armed Services Committee cố Nghị sĩ John McCain của CH nói đây là một bước tiến lớn đúng hướng “a big step in the right direction”.
6. Mới đây Trump tuyên bố hôm 20/10 Mỹ sẽ rút khỏi Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty (INF) Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân tầm trung với Nga vì Moscow đã vi phạm thỏa thuận này. Hiệp ước INF được ký kết năm 1987 giữa Nga và Mỹ nhằm ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang thời kỳ chiến tranh lạnh, cấm hai bên phát triển và xử dụng tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất với tầm bắn từ khoảng 500km đến 5,500km. Washington đã nhiều lần tố cáo Moscow vi phạm INF trong suốt 4 năm qua khi Nga phát triển hệ thống tên lửa 9M729 – biến thể của tên lửa hành trình tầm xa trên biển Kalibr-NK. Giới chức Mỹ từng thừa nhận tên lửa này có thể vượt qua các lá chắn phòng thủ của Mỹ và châu Âu. Trên thực tế, đáng nói hơn nữa, INF cũng đã kìm chân Mỹ trong việc phát triển vũ khí mới để đối phó với vũ khí tầm trung mà Trung Cộng đang sử dụng nhằm gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương.
5. Thay vì nhường nhịn như các TT Cộng Hòa tiền nhiệm, Trump không ngần ngại đối đầu trực diện với nhóm quyền lực thứ tư the Fourth Estate. Giới truyền thông báo chí dòng chính luôn ủng hộ đảng Dân Chủ như New York Times, Washington Post, CNN, etc… từ lâu đã đánh mất tính khách quan cần thiết. Vạch trần sự thiên vị, định kiến chính trị, đăng tin một chiều, bóp méo sự việc và những thủ đoạn khác của các tập đoàn ‘fake news’, Trump đang đánh trực tiếp vào tính chính danh và sự khách quan của giới truyền thông dòng chính luôn tìm mọi cách đả phá chính quyền và cá nhân Trump. Dùng những dòng tweets với khoảng trên 50 triệu followers, Trump có thể hàng ngày phổ biến trực tiếp những messages thông điệp của mình và phản bác những fake news khá hữu hiệu. Có thể từ giờ trở đi phương thức này sẽ trở thành một “new norm” cho các chính trị gia áp dụng khi bị giới truyền thông xuyên tạc.
4. Thành công trong việc đề cử và bổ nhiệm Neil Gorsuch thay thế Antonin Scalia hồi tháng 4 năm ngoái và mới đây Brett Kavanaugh thay cho Anthony Kennedy vào ghế Thẩm Phán tại Tối Cao Pháp Viện. Vị trí của 9 Thẩm Phán tòa Tối Cao là những vị trí đầy quyền lực trong hệ thống tam quyền phân lập tại HK trong phạm vi giải thích hiến pháp, các đạo luật của Quốc hội, các sắc lệnh của TT, và những vụ xét xử gây nhiều tranh cãi. Với đa số bảo thủ tại Tối Cao Pháp Viện và 29 Thẩm phán mới đã được Quốc Hội confirmed vào các tòa án phúc thẩm liên bang, Trump đã để lại dấu ấn trong nghành Tư Pháp đẩy lui các quan niệm tự do liberal với những giá trị truyền thống bảo thủ conservative liên quan đến các vấn đề xã hội, tôn giáo, thuế má, tự do cá nhân và đạo đức của người Mỹ trong nhiều thập niên tới. Trump cũng sẽ tiếp tục đề cử các Thẩm Phán trẻ bảo thủ vào các tòa phúc thẩm liên bang.
3. Với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết America First”, qua nhiều biện pháp quyết liệt chính quyền Trump đã và đang giúp đưa nền kinh tế nước Mỹ đi lên. Trong vòng chưa đầy 2 năm, đã có nhiều thành tựu đáng kể, điển hình như:
– Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm qua: 3.7% tính đến đầu tháng 10.
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP năm 2016 sau 8 năm Obama nắm quyền là 1.5% đã tăng lên 2.3% trong năm 2017, năm đầu tiên của Trump. Cuối quý II vừa qua, tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất 4.2% kể từ năm 2014.
– Chỉ số Dow Jones của thị trường chứng khoán lên gần tới 27,000 điểm vào những hôm thượng tuần tháng 10, so với 20,000 điểm là đỉnh cao nhất dưới thời Obama.
– Một số các công ty Mỹ và cả công ty nước ngoài chuyển công nghệ, dây chuyền sản xuất, hoặc mở nhà máy trên đất Mỹ vì sức ép thuế quan của chính quyền.
– Gỡ bỏ nhiều các luật lệ, rào cản để giúp doanh nghiệp phát triển.
– Giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống chỉ còn 21%.
– Giảm thuế thu nhập cá nhân, với tổng số thuế cắt giảm có thể lên tới khoảng $1,500 tỷ mỹ kim trong thời gian 8 năm tới.
-Tính từ thời điểm năm 2000, lòng tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp hiện nay đang ở mức cao nhất.
2. Tuyên bố thành lập một binh chủng thứ 6 trong quân đội Hoa Kỳ. Ðây là một nỗ lực tích cực rất quan trọng của chính quyền Trump mà ít người để ý tới. Hiện nay quân đội có 5 binh chủng: Bộ Binh Army, Không Quân Air Force, Navy Hải Quân, Marine Corps Thủy Quân Lục Chiến, và Tuần Biên Duyên Hải Coast Guard.
Ngày 9/8/2018 vừa qua, Phó TT Pence đã tuyên bố tại Ngũ Giác Ðài là Bộ Quốc Phòng DoD có nhiệm vụ sẽ thiết lập một binh chủng mới trước năm 2020 mang tên “Space Force” (Lực Lượng Không Gian). Việc này là kết quả của một nghiên cứu kéo dài khoảng 7 tuần do Bộ Quốc Phòng đảm trách theo yêu cầu của TT Trump.
Space Force nhằm tiếp tục bảo đảm vị trị số 1 của Hoa Kỳ trên chiến trường không gian. Trong nhiều năm, Nga, Trung Cộng, và ngay cả Bắc Hàn và Iran đã theo đuổi các loại vũ khí để phá hoại và vô hiệu hóa (disable) các vệ tinh điều hướng và thông tin liên lạc của Mỹ bằng các cuộc tấn công điện tử từ mặt đất. Nhưng gần đây, các vũ khí chiến tranh mới đã được mang thêm vào không gian để chống lại Hoa Kỳ. Hồi 2007, TC đã phóng được missile lên không gian để theo dõi và phá hủy một vệ tinh satellite của họ. Nga đang chế tạo một loại airborne laser dùng để phá vỡ các hệ thống không gian. Cả TC và Nga đang đầu tư mạnh vào hypersonic missiles tên lửa siêu thanh có thể bay lên với vân tốc 5 miles/giây ở độ cao thấp để có thể tránh bị phát hiện bởi radar phòng thủ tên lửa của Mỹ. Hồi đầu tháng 8, TC cũng vừa tuyên bố đã thực hiện thử nghiệm thành công lần đầu tiên một chiếc xe siêu thanh hypersonic vehicle.
Song song với Space Force LLKG, Bộ Quốc Phòng cũng sẽ thành lập một unified combatant command mới thứ 11: U. S. Space Command. Quân đội Hoa Kỳ hiện nay có 10 combatant commands (COCOMs): Africa USAFRICOM, Central CENTCOM, European EUCOM, Indo-Pacific INDOPACOM, Northern NORTHCOM, Southern SOUTHCOM, Special Ops SOCOM, Strategic STRATCOM, Transportation TRANSCOM và Cyber CYBERCOM. Mỗi COCOM bao gồm các lực lượng của nhiều binh chủng.
Một số các thành viên ưu tú có khả năng chuyên môn cao về lãnh vực không gian trong quân đội cũng sẽ được gom lại thành một cơ quan mới mang tên Space Operations Force để sẵn sàng phục vụ trong những lúc có khủng hoảng và xung đột.
Một tổ chức mới khác mang tên Cơ quan Phát triển Không gian Space Development Agency cũng sẽ được dựng lên để bảo đảm LLKG Space Force có khả năng và kỹ thuật chiến đấu tân tiến nhất.
Thành lập một binh chủng và các cơ quan mới như vậy không phải là một chuyện đơn giản, từ nay đến 2020 là một thời hạn rất ngắn, điều này chứng tỏ sức mạnh quân sự số 1 của Hoa Kỳ không thể bị để thách thức là một ưu tiên hàng đầu của chính quyền Trump.
1. Thẳng tay với Trung Cộng. Trước khi tranh cử, Trump đã thường lên tiếng chỉ trích hồ sơ mậu dịch thương maị của TC. “Trung Cộng không phải là đồng minh hay bạn bè – họ muốn đánh bại chúng ta và sở hữu đất nước của chúng ta / China is neither an ally or a friend — they want to beat us and own our country” là một trong nhiều tweets của Trump được nhắc đến lúc trade war mới bắt đầu. Sửa đổi cán cân mậu dịch với Bắc Kinh cũng là một trong những điều TT Trump hứa lúc tranh cử.
Sau lần Tập Cận Bình gặp Trump tại khu Mar-a-Lago Florida vào đầu tháng 4 năm 2017 và cùng đồng ý thiết lập một kế hoạch hành động 100 ngày để giải quyết những khác biệt về thương mại, tất cả mọi chuyện “went south”! Tới nay, tổng số thuế tariffs của Hoa Kỳ áp dụng riêng cho TC đã lên tới $250 tỷ mỹ kim và trong khi đó phía Bắc Kinh áp dụng $110 tỷ mỹ kim. Mặc dù không ở thế thượng phong, vẫn chưa có dấu hiệu gì là TC sẽ sớm chịu đàm phán.
Xung đột Mỹ Trung không chỉ thuần túy về thâm hụt thương mại trading deficit mà còn trên nhiều lãnh vực khác nữa. Ðiểm cao mới nhất có thể kể là bài phát biểu (truyền thông người Việt hải ngoại cũng đã chuyển ngữ và đăng) của Phó TT Pence tại Viện Hudson ở Washington. Hôm 4/10 Pence đã tố cáo TC đang tiến hành một chiến dịch toàn diện để làm xói mòn lợi thế kinh tế, công nghiệp của Mỹ, không tuân thủ WTO mở cửa thị trường, mậu dịch thương mại không cân bằng, thâm hụt thương mại trade deficit với Mỹ ngày càng nhiều, các hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ intellectual property, dùng các hoạt động gián điệp, tranh chấp về Đài Loan, mua chuộc các nước Mỹ Latinh với những món nợ ngoại giao “debt diplomacy”, etc… Trong khi dư luận tại Mỹ lo chú ý đến chuyện điều trần tại QH của Kavanaugh hơn, ở Bắc Kinh, bài phát biểu của Pence vẫn vang dội cho tới nhiều ngày sau. Một số chuyên gia trong chính sách đối ngoại của TC so sánh bài diễn văn của Pence với bài “Bức màn sắt Iron Curtain” của Winston Churchill hồi năm 1946. Họ tiếp tục nghiên cứu và tìm cách xác định liệu nó có đánh dấu cho sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc Mỹ TC hay không.
Qua Pence, Tòa Bạch Ốc công khai gửi một thông điệp tới Bắc Kinh: Hoa Kỳ sẵn sàng cạnh tranh với TC trên nhiều lĩnh vực khác nhau! Trước thềm các hội nghị khu vực Asia Summits ở Singapore và Papua New Guinea vào tháng tới mà Trump sẽ không tham dự, bài phát biểu của Pence cũng cho thấy Tòa Bạch Ốc tiếp tục giữ lập trường cứng rắn trong các đàm phán thương mại với Bắc Kinh và không ngần ngại làm khó dễ TC hơn để đưa cuộc đàm phán theo chiều hướng có lợi cho Mỹ.
Tuần này, Trump vừa tuyên bố sẽ tăng chi tiêu trong cuộc chiến chạy đua vũ khí hạt nhân nuclear arms với Bắc Kinh và Hải quân Hoa Kỳ đã đưa hai tàu chiến qua eo biển Đài Loan Strait trong một chương trình hỗ trợ quân sự. Cuối tháng 9 vừa qua, Mỹ đồng ý bán vũ khí cho Ðài Loan với trị giá $330 triệu mỹ kim, đây là hợp đồng thứ hai dưới thời Trump đã nhấn mạnh sự ủng hộ của Washington đối với nỗ lực tăng cường phòng thủ của Đài Bắc chống lại TC. Hợp đồng đầu lớn hơn nhiều, vào tháng 6 năm ngoái 2017, Mỹ bán cho Đài Loan các loại tên lửa missile, ngư lôi torpedo và hệ thống cảnh báo sớm early warning system với tổng giá trị lên đến $1.4 tỷ mỹ kim đã khiến Bắc Kinh giận dữ.
Ngoài ra, thực chất của việc chính quyền Trump rút lui khỏi thỏa thuận đa phương JCPOA (Joint Comprehensive Plan of Action) vào đầu tháng 5 và phục hồi các biện pháp trừng phạt của Mỹ trong đó có việc hạn chế việc bán các sản phẩm dầu oil và petrochemical không chỉ là trừng phạt Iran thôi, mà đây còn là một đòn mạnh đánh vào Bắc Kinh vì TC đã đầu tư gần $110 tỷ mỹ kim vào nghành dầu khí Iran.
Tất cả những điểm trên đều là nền tảng cho chuyến đi châu Á tham dự Asia Summits của Pence, thay cho Trump cũng như cuộc gặp mặt Trump-Tập tại Buenos Argentina trong kỳ họp G-20 Summit vào tháng tới.
Xem ra về đối ngoại nhìn chung, chính quyền Trump đã và đang tiếp tục a) gây áp lực thay đổi các cam kết quốc tế không còn phù hợp với quyền lợi của Mỹ, b) cắt giảm những chi tiêu không công bằng trong các tổ chức quốc tế, và c) quan trọng nhất chính quyền Trump đã bắt đầu tung gậy đánh chó, tìm mọi cách gây khó khăn khiến TC suy yếu về nhiều mặt, không để Trung Nam Hải rút ngắn khoảng cách về kinh tế và quân sự, quyết tâm duy trì vị trí cường quốc số 1 của Washington trên thế giới.
Bầu cử midterm ngày 6/11/2018, cử tri người Mỹ gốc Việt nên đi bầu thật đông!
Và nếu đồng ý chủ trương thương mại công bằng fair trade và ngăn chận một Trung Cộng bá quyền đang đe doạ an ninh thế giới là điều đúng và cần thiết, hãy bầu cho các ứng viên đảng Cộng Hòa!
Với đảng Cộng Hòa nắm đa số tại Quốc Hội, chính quyền Trump mới dễ dàng thi hành những chính sách và quyết định để đạt được fair trade, sẵn sàng thẳng tay đương đầu với tà quyền Trung Cộng, và giữ vững vị trí cường quốc số 1 của Hoa Kỳ.
Phạm Đức Duy – cuối tháng 10, 2018
VN chúng ta nên bỏ phiếu cho Cộng Hòa hay Dân Chủ? Tại sao? – Trần Nguyên tháng 10/2018
Sôi nổi vô cùng: Bầu cử ngày 6/11 sẽ định đoạt tương lai Hoa Kỳ & VN?
Bầu cử giữa nhiệm kỳ TT (midterm elections) là một điểm độc đáo của hiến pháp Hoa Kỳ mà xét ra không có quốc gia nào trên thế giới có được (xem Nguồn 1 phía dưới). Có lẽ nhờ vậy sinh hoạt chính trường nước Mỹ liên tục sinh động và người dân có cơ hội điều chỉnh hoặc ủng hộ chính phủ Mỹ sau 2 năm bầu cử Tổng Thống.
Theo thống kê, trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ thì đảng cầm quyền thường bị thua cử. Rất có thể qua 2 lý do sau:
1) Con số cử tri đi bầu rất thấp so với cuộc bầu cử Tổng Thống. Chẳng hạn cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2014 chỉ đạt 36,4 % (xem Nguồn 2), còn cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2008 lên tới 61,6 % . Thăm dò cho biết các cử tri bỏ phiếu cho Tổng Thống đắc cử đã “làm biếng” không đi bầu.
2) Sau thời gian 2 năm cầm quyền, một số không nhỏ cử tri từng ủng hộ xoay ra bất mãn vì thấy các lời hứa lúc tranh cử không được thực hiện nên họ bỏ phiếu chống đối.
Tuy nhiên cũng xảy ra một số trường hợp ngoại lệ đã khiến đảng cầm quyền của chánh phủ đã vẫn giữ hoặc đoạt được đa số trong Thượng Viện và Hạ Viện.
I/ Một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có một không hai?
Rất nhiều dấu hiệu cho thấy cuộc bầu cử kỳ này rất đặc biệt.
Tại sao vậy?
Chỉ cần nhìn chung quanh quang cảnh tranh cử thì sẽ thấy rõ ngay:
1) Cựu TT Obama bất ngờ quyết định nhảy vào vận động tranh cử cho đảng Dân Chủ (xem Nguồn 3). Đây là hành động phá vỡ truyền thống trăm năm Hoa Kỳ vì chưa có cựu Tổng Thống nào lại làm như vậy mất tư cách một người từng đứng đầu một quốc gia.
2) TT Trump hoạch định và thực hiện một chương trình đi vận động với kỷ lục trên 40 ngày trên gần 20 tiểu bang để giúp các ứng cử viên của đảng mình dễ dàng thêm phiếu thắng cử hơn (xem Nguồn 4).
3) Chính phủ Trump vội vã công bố 289 thành tích đạt được trong 20 tháng vừa qua để các ứng cử viên của mình “trình làng” thuyết phục cử tri bỏ phiếu (xem Nguồn 5).
4) Ban Tham Mưu TT Trump đã quyết định lần đầu tiên cho Đệ Nhứt Phu Nhân Melania Trump đi công du một mình ở Phi Châu và dàn cảnh để có một cuộc phỏng vấn lớn truyền hình trên toàn quốc nhằm “giải độc” mọi tin đồn láo fake news về những chuyện riêng tư liên quan đến gia đình TT Trump (xem Nguồn 6)
5) TT Trump nói trước LHQ “phát hiện Trung Quốc đã cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử [giữa kỳ] năm 2018 sắp diễn ra” (xem Nguồn 7 + Phụ đính 1).
6) Ngoài ra tiền chi phí cho cuộc bầu cử này lên kỷ lục với dự đoán vượt qua 4 tỷ đô la.
II/ Tại sao sẽ định đoạt tương lai Hoa Kỳ?
1) Nhìn lại quá khứ thấy dù thay đổi chánh quyền, nhưng chánh sách Hoa Kỳ không hề thay đổi lớn lao. Cho nên dư luận nghi ngờ có một thế lực “ngầm” – chẳng hạn giới tư bản Mỹ – trong bóng tối điều khiển Hoa Kỳ. Thế nhưng lần này chánh phủ Trump & Pence nắm quyền đã thực hiện hầu hết các chánh sách đôi khi hoàn toàn trái ngược với các thời trước. Chẳng hạn rõ ràng nhứt là bải bỏ chính sách “làm ăn và thân” với Trung Cộng và thay vào đó là chánh sách “đánh và trị” Trung Cộng.
2) Như vậy cuộc bầu cử này sẽ định đoạt tương lai Hoa Kỳ, vì chính đảng nào nắm được đa số trong Lưỡng Viện thì sẽ quyết định được phần lớn chánh sách Hoa Kỳ theo quan điểm chính trị của mình.
III/ Tại sao sẽ định đoạt tương lai VN ?
1) Kinh nghiệm xảy ra tại các quốc gia cộng sản Đông Âu cho thấy dù trong nước dân chúng (như Đông Đức vào năm 1953) hoặc cấp lãnh đạo cộng sãn phản tỉnh (như Hung Gia Lợi vào năm 1956 hoặc Tiệp Khắc vào năm 1968) nổi dậy thì cuối cùng Liên Xô cũng mang xe tăng đàn áp chấm dứt dã man. Các quốc gia Đông Âu này chỉ thực sự lấy lại tự do khi siêu cường Mỹ dưới chánh phủ đảng cộng hòa với TT Reagan quyết tâm thi hành chánh sách “đánh và diệt” được Liên Xô tan rã vào năm 1991.
2) Còn phía VN chúng ta hiện nay đứng trước thảm trạng sắp mất nước vào tay Trung Cộng. Thực vậy chánh quyền Hà Nội đã ký kết bí mật một thoả ước (tới nay nội dung giử kín không cho công bố) tại Thành Đô năm 1990 và sau đó liên tiếp nhiều sự kiện hoàn toàn thất lợi xảy ra cho đất nước VN chúng ta.
Chẳng hạn mất Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, vùng biển Bắc Việt, Hoàng Sa, Trường Sa … và gần đây suýt ký luật Đặc Khu 99 năm tại 3 miền Nam Trung Bắc để cho Trung Cộng vào nhà chiếm dần đất nước VN chúng ta.
3) Qua bài học Đông Âu thoát khỏi ách Liên Xô, thì giải pháp hay nhứt là Trung Cộng phải sụp đỗ hoặc yếu đi. Chuyện này hiện nay đang được chánh phủ đảng cộng hòa với TT Trump thực hiện. Rõ ràng nhứt qua bài diễn văn của PTT Pence vào ngày 4 tháng 10 năm 2018 (xem Nguồn 7 + Phụ đính 1 phía dưới) cho biết TT Trump đã thông qua một chiến lược hoàn toàn mới để đối phó chống Trung Cộng.
4) Đồng thời Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randall G.Schriver, đặc trách các vấn đề Châu Á – Thái Bình Dương, đã khẳng định rằng Mỹ không để Trung Cộng viết lại luật quốc tế trên Biển Đông (xem Nguồn 8 + Phụ đính 2). Điều này hàm ý Mỹ không công nhận chuyện Trung Cộng nhận vơ hải phận vùng Biển Đông và gia tăng các chiến hạm di chuyển trong vùng để sẳn sàng đụng độ với tàu chiến Trung Cộng. Nếu chuyện này xảy ra thì Trung Cộng dưới chế độ độc tài dân chúng luôn phẩn uất có thể sụp đỗ như đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử thế giới.
5) Chánh sách “đánh và trị” của chánh phủ TT Trump đã hiệu nghiệm khiến cho nội tình Trung Cộng xôn sao mất tinh thần. Thị trường chứng khoán Trung Cộng giảm 20%, đồng Nhân dân tệ mất giá, nền kinh tế giảm tốc và chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã khiến tài sản dân chúng mất đi có khi chỉ còn lại phân nửa (xem Nguồn 9).
Ông bà mình thường nói ” Đồng tiền nối liền khúc ruột” nên dân chúng xót mất tiền đâm ra bất mãn với chính quyền Trung Cộng và nếu có chiến tranh thì hậu quả khó lường.
6) Như vậy nếu chính phủ đảng cộng hòa với TT Trump tiếp tục có đa số trong quốc hội để tiếp tục chánh sách “đánh và trị” Trung Cộng thì VN chúng ta có hy vọng thoát được sự kềm toả của Bắc Kinh để khỏi sợ bị mất nước.
IV/ Kết luận: Vì sự sinh tồn VN nên bỏ phiếu cho Đảng Cộng Hòa với chánh sách “đánh và trị” chống Trung Cộng
Ai trong chúng ta đều biết chính sách “đồng hóa” sâu độc của Hán tộc khiến họ đã bành trướng mạnh mẽ. Nếu VN chúng ta bị họ theo chiến lược “tầm ăn dâu” chiếm đóng thì ắt cũng sẽ chịu đựng số phận kinh hoàng như tại Tân Cương với hàng triệu người bị vào tù và dần dần bị “đồng hóa” tuyệt chủng (xem Nguồn 10 + Phụ đính 1).
Bài thơ “Mai Con Lớn” (xem Phụ đính 3) sẽ trở thành sự thật:
Mai con lớn khắp nơi toàn người Hán
Tiếng Việt mình, nói nhỏ nhé con ơi
Mai con lớn lấy chồng sao tránh khỏi
Bọn Hán kia tìm mọi cách “gieo nòi”
Mai con lớn những kinh đô, thành quách
Những tượng thờ tiên tổ, các Hùng Vương
Những ngôi miếu tôn vinh Bà Trưng, Bà Triệu
Sẽ bị đập tan, lăn lóc giữa hoang tàn
Vì vậy VN chúng ta nên bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ này cho Đảng Cộng Hòa để “mượn” siêu cường Mỹ với chánh sách “đánh và trị” chống Trung Cộng.
Tốt hơn nữa, các hệ thống truyền thông báo chí, các đoàn thể chính trị, các hội đoàn và cá nhân từng chủ trương bảo vệ đất nước trước hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng nên cùng nhau lên tiếng về vấn đề có lợi ích cho sự sống còn của đất nước VN . Trước nay 36 năm các cử tri gốc Đông Âu đã làm được điều này để ủng hộ chánh sách “đánh và diệt” Liên Xô.
Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách!
Tại sao VN chúng ta lại thua kém không làm được?
Nguồn 1: United States midterm election / Bầu cử giữa nhiệm kỳ TT
https://en.wikipedia.org/wiki/United_States_midterm_election
Nguồn 2: Cử tri đi bầu rất thấp so với cuộc bầu cử TT / Voter Turnout in Midterm Elections Hits 72-Year Low 36,4 %
http://time.com/3576090/midterm-elections-turnout-world-war-two/
Nguồn 3:TT Obama tham gia vận động cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ
http://time.com/5390184/barack-obama-midterm-elections-speech/
Nguồn 4: TT Trump hoạch định và thực hiện đi vận động với kỷ lục trên 40 ngày
Nguồn 5:Tổng thống Trump: 289 thành tựu sau 20 tháng cầm quyền, lời hứa bền vững!
Nguồn 6: Bí ẩn: Tại sao Phu Nhân TT Trump cho truyền thông phỏng vấn?
https://vietbao.com/p112a286470/3/bi-an-tai-sao-phu-nhan-tt-trump-cho-truyen-thong-phong-van-
Nguồn 7: T Remarks by Vice President Pence on the Administration’s Policy Toward China https://www.whitehouse.gov/briefings-statements/remarks-vice-president-pence-administrations-policy-toward-china/
Nguồn 8: Mỹ không để Trung Cộng viết lại luật quốc tế trên Biển Đông / U.S. won’t allow China to ‘rewrite rules’ in South China Sea.
http://barangaydirectory.net/u-s-wont-allow-china-to-rewrite-the-rules-on-south-china-sea/
https://www.biendong.net/goc-nhin-moi/24226-my-khong-de-tq-viet-lai-luat-quoc-te-tren-bien-dong.htm
Nguồn 9: Thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm 20%, đồng Nhân dân tệ mất giá, nền kinh tế giảm tốc và chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã khiến tài sản dân chúng mất đi.
Nguồn 10: Hán Hóa:Tân Cương Ngày Nay, Việt Nam Ngày Mai
https://vietbao.com/a286638/han-hoa-tan-cuong-ngay-nay-viet-nam-ngay-mai
Bầu Cử Hoa Kỳ: Bầu Cho Ai? – Quốc Phùng
Càng gần đến ngày bầu cử giữa kỳ của Hiệp Chủng Quốc, tình hình vận động tranh cử càng sôi động. Mở TV, mở trang báo, mở smart phones, emails, bước ra đầu ngõ, signs, banners và messages tràn ngập. Đâu đâu, người người đều bình luận, vận động và phát biểu chính kiến của mình. Mà không phải chỉ người dân Mỹ đâu nghe! Người dân Central và South America, Âu Châu, Trung Đông, Tàu Quốc, ĐNÁ Châu… cũng phát sóng “live” cùng bầu cử Mỹ Quốc.
Tại sao thiên hạ quan tâm chuyện “bao đồng” dữ vậy? Dể hiểu thôi, vì các chuyện “bao đồng” đó lại trực tiếp ảnh hưởng đến túi tiền và an nguy của hầu hết các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Nước Mỹ ảnh hưởng đến thế giới nhiều dữ vậy sao? Để trả lời, ta không cần nhìn 4 phương tám hướng làm chi cho mệt, chỉ nhìn về phương Đông của Tàu Quốc, nơi có gần 1 tỷ 400 triệu sinh linh, ta sẽ thấy từ đầu năm đến nay thị trường chứng khoán Tàu Quốc mất đi gần 30%. Dân Tàu “nghèo” đi trông thấy. Gần như không nước nào dám vỗ ngực tuyên bố ta đây vô sự trước hành động cao bồi của TT Trump qua các chính sách đối ngoại của nước Mỹ đang được định hình.
Không quan tâm sao được khi những vấn đề như là điều cấm kỵ của bao đời TT trước đây, nay với TT Trump trở nên đơn giản như là “đang giỡn” vậy. Thí dụ như dời toà đại sứ Mỹ đến Jerusalem bất chấp sự phản đối dữ dội trong thế giới Hồi Giáo, thí dụ như dể dàng vứt bỏ hiệp ước nguyên tử ký kết với Nga Sô có từ thời TT Reagan thời chiến tranh lạnh làm thế giới ngỡ ngàng…
Nhưng tại sao lần này bầu cử bán kỳ của HK lại quan trọng dữ vậy? Lý do là vì ông TT Trump, qua đảng Cộng Hoà, muốn thực hiện được những quốc sách về ngoại giao và đối nội quan trọng. Họ phải kiểm soát cho được toàn thể quốc hội, cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện. Nếu mất một viện, TT Trump có quyền ngồi chơi xơi nước trong hai năm tới. Nếu mất cả hai viện, TT Trump rất dể đối mặt với luận tội và truất phế (impeachment) vì ông có quá nhiều kẻ ganh tị và thù hằn. Thăm dò cử tri cho biết tỷ lệ ủng hộ giữa 2 đảng đang suýt soát nhau nên trong một số tiểu bang và địa phương có đông người Việt, lá phiếu cử tri Việt Nam sẽ phần nào tương đối quan trọng.
Nhìn chung trong cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, cử tri Cộng Hoà lúc nào cũng đông hơn Dân Chủ. Tình hình này sẽ bị đảo ngược trong khoảng một thập niên nữa, khi thế hệ một và một rưỡi ra đi. Thế hệ thứ hai và thứ ba (youngsters) của cộng đồng VN rất yêu thích đảng Dân chủ, đặc biệt là tại tiểu bang California. Đây cũng là hiện tượng chung của hầu hết các gia đình Việt Nam: “trên bảo dưới không nghe”! Trong cuộc bầu cử TT Mỹ 2016 vừa rồi, “thảm kịch” xãy ra trong rất nhiều gia đình người Mỹ và cả những gia đình Việt Nam, đưa đến cãi vả, thậm chí ly dị : Chồng quyết liệt “bảo vệ” Trump, vợ thề không đội trời chung với Trump! Cho nên những nhà “bỉnh bút”, thầy bàn VN không nên phán những câu xanh dờn đại loại như: Bầu cho Cộng Hoà là “yêu nước” hay Trump sẽ giúp VN lấy lại biển đảo và khai chiến với Tàu Quốc để xoá sổ chủ nghĩa Cộng Sản (sic).
Nhìn chung, người Việt tị nạn CS chúng ta đồng ý với TT Trump rất nhiều thứ: Ngoại giao mạnh, dứt khoát, thế giới kiêng nể và tôn trọng (chẳng bù với TT Obama). Kinh tế phát triển tốt, tăng trưởng cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp. Chính sách di dân (immigration) hợp lý (cũng chẳng bù với TT Obama). Tuy nhiên, trong bước đi mạnh mẽ và dứt khoát của chính sách Trump cũng khó tránh khỏi những bất cập, chẳng hạn như:
– Cộng Hoà cố gắng bãi bỏ Obamacare nhưng chưa định hình chính sách bảo hiểm sức khỏe cho mấy chục triệu người bệnh hoạn, hoặc không có bảo hiểm nhưng chưa đến tuổi thụ hưởng medicare. Vấn đề này Canada, Âu Châu, Nhật Bản làm tốt hơn nhiều.
– Riêng một mình Hoa Kỳ và một vài quốc gia khác không tham gia chương trình chống biến đổi khí hậu toàn cầu (global warming) trong khi 97% các quốc gia trên thế giới đều đồng thuận.
– Chính sách kinh tế của TT Trump có vẻ đúng hướng nhưng quá mạnh bạo, như giảm thuế thật nhiều cho các corporation khiến ngân sách thất thu trầm trọng, khiếm ngạch thương mại (deficits) với các nước đang thương lượng, phải vài năm nữa mới dần dần cân bằng mậu dịch. Điều quan trọng nhất nhưng ít người biết đến là khi kinh tế suy thoái, ngân hàng dự trữ liên bang (FED) áp dụnh chính sách tiền tệ, thuật ngữ gọi là Quantitative Easing (nới lỏng định lượng). Có nghĩ là bơm thật nhiều tiền vào các ngân hàng để cho thiên hạ mượn làm ăn. Tiền ở đâu ra cho thiên hạ mượn vậy? Câu trả lời là in (printing) thêm tiền, sau đó ngân hàng trung ương dùng tiền mới in ra này mua bond của chính phủ để phân phối số tiền đó ra thị trường! Con số lên đến 12 ngàn tỷ (12 trillion) dollars trôi nổi ngoài thị trường theo kiểu đó. Hiện nay kinh tế phát triển khấm khá, chính sách đảo ngược lại gọi là Quantitative Tightening (siết chặt định lượng). Mỗi năm ngân sách chính phủ liên bang phải bù khoảng 600 tỷ USD cho phần Quantitative Tightening này (xem attached ref.), cộng với thất thu do giảm thuế lên đến cả ngàn tỷ nữa. Giải pháp là gì? Chính phủ phải bán bond ra để lấy tiền tiêu xài. Ác hại thay, chiến tranh mậu dịch cũng khiến China ào ạt bán bond của Mỹ ra… Đó cũng là lý do FED phải tăng phân lời ráo riết vì sợ lạm phát khiến thị trường chứng khoán Hoa Kỳ lãnh cái búa tạ. Nhưng đừng lo, sau bầu cử Trump sẽ đi gặp Tập Cận Bình và Tập sẽ nhượng bộ về nhiều mặt, mọi việc sẽ yên ổn lại ngay.
Nhìn chung, chúng ta nên đi bầu đông, bỏ phiếu cho đảng Cộng Hoà để chính quyền Trump dể dàng hơn khi thực hiện những chính sách táo bạo đặt nền móng cho sự hùng cường của nước Mỹ mai sau. Vấn đề đất nước Việt Nam vẫn còn dưới ách độc tài cộng sản, chúng ta phải nổ lực tự cứu lấy mình, không nên ảo vọng trông chờ vào Hoa Kỳ vì TT Trump rất thờ ơ về vấn đề nhân quyền và lại càng không có tham vọng xóa sổ Trung Hoa Cộng Sản như một số thầy bàn kiểu “Bất Chiến Tự Nhiên Thành” mơ ước. Các thầy bàn này không muốn dấn thân vận động nhưng gặp nhau ở một điểm chung: Trump sẽ khai chiến với Tàu Cộng và Việt Nam sẽ thoát ách Cộng Sản một sớm một chiều, nhờ Trump (!)…
Quốc Phùng
Ref.
* Quantitative Tightening
* 7 Charts On Quantitative Tightening
https://seekingalpha.com/article/4203021-7-charts-quantitative-tightening
Nói chuyện với Ông Hoàng Đình Khuê (Nhân dịp Ra Mắt Sách “Trần Văn Thạch, Cây Bút Chống Bạo Quyền Áp Bức”)
Người khách quý của chương trình Tản Mạn Văn Học hôm nay là ông Hoàng Đình Khuê. Ông tốt nghiệp khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia vào năm 1962 và ở lại trường làm huấn luyện viên từ năm 1962 đến năm 1967. Du học tại Hoa Kỳ cuối năm 1967. Năm 1970 thuyên chuyển về Phòng 3/ Bộ Tư Lệnh quân đoàn III của cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí. Sau khi cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí mất thuyên chuyển về Phủ Thủ Tướng/ Văn phòng Bài Trừ Tệ Đoan Xã Hội. Năm 1972 thuyên chuyển về Biệt Khu Thủ Đô làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Công Vụ. Năm 1974 làm Đặc Khu Phó Đặc Khu 11 Sài Gòn Chợ Lớn. Bị tù Cộng Sản 10 năm. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1993. THời gian sau này ông thường xuyên sinh hoạt với cộng đồng tị nạn Việt Nam và hiện là Phó Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.
Câu hỏi 1 : Có phải Ông đã tổ chức buổi Ra Mắt Sách: « Trần Văn Tự, Cây Bút Chống Bạo quyền Áp Bức » tại Orange County? Xin cho biết lý do tại sao Ông lại giới thiệu tác phẩm này?
-Trả Lời: Có nhiều lý do:
– Lý do 1: Chúng tôi có nhiều liên hệ mật thiết với Ông Trần Văn Tự, Nguyên Đại tá QLVNCH, Tỉnh trưởng Phan Rang, Ninh Thuận. Trong Quân ngũ Ông là Niên trưởng của tôi, Ông xuất thân Khóa 5-Hoàng Diệu, Trường Võ Bị Liên Quân Đàlạt, còn tôi học Khóa 16 – Ấp Chiến Lược/TVBQGVN. Còn trong sinh hoạt Đảng phái Ông cũng là NT của tôi trong 50 năm.
– Lý do 2: Theo thiển ý của tôi, bộ sách này là một tài liệu lịch sử, không phải một hồi ký hay bút ký đã được Ái nữ của nhà Cách mạng Trần Văn Thạch là bà Trần Mỹ Châu bỏ ra 10 năm để đi tìm Cha. Bà đã trải qua từ những thư viện ở Canada, những thư viện ngân khố Pháp, đến thư viện VN, cũng như tìm gặp các nhân vật có liên hệ với thân phụ bà như các đồng chí trong nhóm Đệ Tứ Quốc tế, hay các bạn học bên Pháp hoặc các sử gia đã từng biết thân phụ của bà như Simon Pirani, Daniel He’mery, chụp từng trang báo, in từng bức ảnh, copy từng lá thơ cũ rách của thân phụ để làm tài liệu cho tác phẩm hôm nay. Vì thế những điều trung thực trong tập sách này đã đả phá những bưng bích và bóp méo lịch sử VN trong giai đoạn của thập niên 20, 30, 40 thời Thực dân Pháp đô hộ nước ta.
– Lý do 3: Đây là bản cáo trạng tố cáo chủ trương bạo lực của Đệ Tam Quốc Tế và CS VN giết người tàn bạo không gớm tay, ám sát và thủ tiêu hầu hết những thành viên trong Đệ Tứ Quốc tế VN như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương (chú của Huỳnh Tấn Phát)…
vào cuối năm 1945. Đồng thời cũng tiết lộ đảng CSVN đã thủ tiêu các nhà ái quốc như ông Trương Tử Anh, đảng trưởng Đại Việt Quốc Dân Đảng cuối năm 1946, ông Lý Đông A vào năm 1947 và Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ tháng 4 năm 1947…
-Lý do 4: Bộ sách này được viết bằng 3 ngôn ngữ Pháp văn, Anh Văn và Việt Văn, đã được lưu hành ở nhiều thư viện Canada và thư viện Đại học Mỹ như Đại học Cornell, Berkely, Havard, Yale, Stanford, Indiana, Washington, Hawaii…Đây là tài liệu và là nhân chứng lịch sử để cho thế giới và Hậu duệ VN biết được những danh nhân, những nhà ái quốc, những người có tinh thần quốc gia để làm tấm gương noi theo và biết được Cộng sản là gì, tại sao ông cha ta phải bỏ nước ra đi?
Câu hỏi 2: Có phải lịch sử VN bị nhiều hỏa mù từ những người cộng sản nên bị bóp méo và thiên lệch sự thật? Nhiệm vụ của dân tộc VN là làm rõ nhưng thiên lệch ấy?
– Trả lời: Đúng vây! Trong cuốn Age of Delirium” (Thời Đại Mê Sảng) David Satter, một nhà báo Mỹ phụ trách về Liên Xô trong 30 năm đã định nghĩa : « Cộng sản là dối trá và tàn bạo ». Còn Gorbatchev, cựu TBT đảng Cộng sản Liên Xô đã nói: “ Tôi đã bỏ hơn nửa đời người phục vụ cho lý tưởng Cộng sản (Đệ Tam Quốc Tế); nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói lời này:” Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo!”
Nhiều sử gia Tây phương cũng xác định điều này từ lâu và gần đây một số nhà khảo sát lịch sử gốc Việt cũng lên tiếng về lịch sử VN bị bóp méo sự thật.
Dĩ nhiên tất cả mọi người không phải chỉ dân tộc VN mà cả thế giới đều lên án và làm sáng tỏ sự thật nhất là về lịch sử
Câu hỏi 3: Xin phác họa sơ lược nội dung tác phẩm?
Sách dày 505 trang được trình bày trên giấy trắng với 23 trang hình ảnh của gia đình rất rõ nét.
Tác phẩm gồm có 2 phần chính: Phần đầu là tiểu sử của Trần Văn Thạch với bài viết của 2 người con: Ái nữ Trần Mỹ Châu và Trưởng nam Trần Văn Tự. Bài của Trần Mỹ Châu gồm 2 chương:
Chương I tường thuật hành trình “Đi Tìm Cha” của tác giả qua các văn khố và thư viện ở Pháp, Canada và VN, cùng vài kỷ niệm ấu thơ của bà về người cha mà bà chỉ biết trong mấy tháng hè năm 1944.
Bài của Trần Văn Tự ghi lại ký ức, những điều dạy dỗ của cha ông cùng những sự kiện chính trong đời của thân phụ.
Chương II, tiểu sử Trần Văn Thạch dựa vào các tài liệu gốc hồ sơ Mật thám Pháp và các bài viết của thân phụ trên hai tờ báo JEA (Journal des Etudiants Annamites) phát hành tại Paris và tờ La Lutte ở VN. Phần hai gồm các bài báo tiếng Pháp của Trần Văn Thạch viết trên hai tờ JEA và La Lutte,đã được Phan Thị Trọng Tuyến dịch ra tiếng Việt.
Vài nét sơ lược về nhà cách mạng Trần Văn Thạch:
Ông sinh ngày 15 tháng 10 năm 1905 tại Chợ Lớn, Nam VN.
Ông đậu Tú Tài Pháp hạng Ưu ở Sài gòn năm 1925, du học pháp năm 1926.
Tại Pháp ngoài việc học Ông còn hoạt động chính trị, chống chính sách cai trị của Thực dân Pháp tại Đông dương. Ngoài những bài viết chủ yếu tố cáo chế độ Thực dân, ông còn kịch liệt chỉ trich mọi người từ quan Thống đốc Pháp đến viên Cò Tây, giới Thương lưu, Điền chủ…
Đặc biệt ông phụ trách mục “Les Petits Clous” (những cây đinh nhỏ) đề cập đến những câu chuyện hàng ngày với những lời chỉ trích châm biếm nhức nhối như kim chích vào người được độc giả ngưỡng mộ.
Năm 1929 ông đậu Cử nhân Văn chương Đại học Sorbonne-Paris và về nước đầu năm 1930.
Năm 1933 một nhóm thanh niên trí thức trẻ lập ra tờ báo Pháp ngữ “ La Lutte”(Tranh Đấu) gồm nhiều thành phần: Xã hội, Tả khuynh,Đệ Tam Quốc tế, Đệ Tứ Quốc tế và sau đó thành lập nhóm La Lutte.
Nhóm Đệ Tam gồm Trần Văn Giàu, Nguyễn văn Tạo, Dương Bạch Mai…; nhóm Đệ Tứ có Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần văn Thạch, Phan Văn Chánh, Hồ Hữu Tường…
Năm 1937, Staline lãnh đạo Đệ Tam Quốc tế Liên Xô ra lệnh tiêu diệt nhóm theo xu hướng Trotsky,
tức là nhóm Đệ Tứ Quốc tế. Đệ Tam VN tách ra khỏi nhóm La Lutte, chỉ còn nhóm Đệ Tứ theo chủ trương chống bạo lực áp bức đem lại công bằng xã hội cho thành phần công nhân lao động.
Dĩ nhiên Trần Văn Thạch phải trả giá cho hành động can đảm này bằng những năm tù tội trong các nhà tù của Thực dân Pháp.
Ngày 1 tháng 10 năm 1939 bị Pháp bắt và buộc tội tập họp lực lượng bất hợp pháp với 4 năm tù và 10 năm biệt xứ. Năm 1940 ở tù Côn đảo.- Năm 1943 ra tù và bị quản thúc ở Cần Thơ. Năm 1945 Nhật đảo chánh, ông trở về Sài gòn.
Cuối năm 1946 ông mất tích, sau này mới biết ông bị CSVN giết.
Câu hỏi 4: Ở Sài Gòn trước năm 1975 có con đường mang tên Trần Văn Thạch. Có dư luận nào về việc đặt tên đường này của chính quyền VNCH không?
Trả Lời: Tôi không thấy có dư luận nào về việc đặt tên đường Trần Văn Thạch cũng như tên các danh nhân khác. Theo tôi ông Trần Văn Thạch thuộc Đệ Tứ Quốc tế, nhưng Đệ Tứ Quốc Tế chỉ là một phomg trào chính trị cấp tiến thiên tả theo tư tưởng Trotsky không thuộc đảng phái nào. Trọng tâm của Ông lúc nào cũng tranh đấu cho Tự do dân chủ, quyền căn bản của người dân: tự do nghiệp đoàn, báo chí, ngôn luận, hôị họp… bênh vực thành phần lao động, công nhân, nông dân; chống thực dân, tư bản, độc tài, quan lại.
Qua hoạt động của ông người ta thấy rõ lập trường quốc gia tả khuynh của Trần Văn Thạch.
Hơn nữa, thời Đệ nhất cộng hòa, chính quyền Ngô Đình Diệm chống Cộng triệt để mà còn cho đặt tên đường thì không có gì để thắc mắc, điều này cũng nói lên tính chất ưu việt đầy nhân bản công minh của chính quyền miền Nam Việt Nam.
Câu hỏi 5: Ông Trần Văn Thạch là người đứng trong hàng ngũ Cộng sản Đệ Tứ Quốc tế. Ông cho biết tại sao ông Trần Văn Thạch có sự lựa chọn chánh kiến như vậy?
Trả lời: Khi Mặt trận Thống nhất La Lutte thành lập năm 1934 gồm nhiều khuynh hướng: quốc gia tả khuynh, Đệ Tam, Đệ Tứ…Đệ Tam có Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Nguyễn…Xu hướng Trotsky –Đệ Tứ gồm có Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường, Phan Văn Chánh. Còn Nguyễn An Ninh và Trần Văn Thạch theo xu hướng Quốc gia Tả khuynh.
Cho đến tháng 10 năm 1936, Trần Văn Thạch và một số trí thức mới nghiêng hẵn về phe Đệ Tứ.
Cần chú ý trong thập niên 30, các Đảng cộng sản trên thế giới đều nằm trong hệ thống Đệ Tam Quốc Tế do Liên Xô lãnh đạo với chủ trương quá khích bạo động, khát máu.
Đệ Tứ chỉ là một nhóm phong trào chính trị cấp tiến, chỉ biết tranh đấu chống chánh sách của nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương.
Tạ Thu Thâu và Hồ Hữu Tường là hai lý thuyết gia Đệ Tứ nổi tiếng và cũng là hai cây bút đả kích chính quyền ác liệt; còn Trần Văn Thạch chỉ châm biếm chua cay chứ không chửi bới.Ông luôn luôn tranh đấu dân chủ, đem lại công bằng xã hôi cho thành phần lao động nghèo khổ bị áp bức. Người ta đọc được nhiều bài báo về đề tài này trên tờ La Lutte cho đến khi bị đình bản trước khi ông bị bắt.
Tóm lại qua những hoạt động của ông người ta thấy rõ lập trường của ông.
Câu hỏi 6: Có sự khác biệt nào giữa Cộng sản Đệ Tam và Đệ Tứ Quốc tế?
-Trả Lời: Nói đến Cộng sản Quốc tế chúng ta phải phân biệt có 4 Quốc tế Cộng sản:
1) Đệ I Quốc Tế (1864-1876 ) còn gọi là « Liên Hiệp Lao Động Quốc Tế » thành lập tại London ngày 28 tháng 9 năm 1864 do Karl Marx, Friedrich Engels và Francois Babeuf lãnh đạo. Đệ I QT đưa ra Nghị quyết: Tán thành bãi công, Thành lập Công đoàn, Làm việc 8 giờ một ngày, Cải thiện đời sống công nhân…Do sự mâu thuẩn đường lối có hai khuynh hướng khác nhau. Cuối cùng Marx giải tán Đệ I QT năm 1876.
2) Đệ II Quốc Tế: (1889-1917)
Đệ II còn gọi là « Liên Minh Quốc Tế » kết hợp các đảng Dân chủ Xã hội và đảng Xã hội ở Châu Âu được thành lập năm 1889 vẫn theo chủ trương tranh đấu giai cấp của Marx, không chấp nhận tư tưởng độc tài vô sản và cách mạng bạo lực. Chiến tranh Thế giới I bùng nổ, Đệ II QT chia làm hai phe và vấn đề không giải quyết nên Đệ II QT giải tán năm 1917.
3) Đệ III Quốc tế (1919-1943; 1947-1956)
Sau khi cướp được chính quyền, hai năm sau Lenine lập ra Đệ III QT năm 1919 ở Moscow. Cương lĩnh của Đệ III QT là đấu tranh lật đổ chế độ Tư bản, xây dựng chế độ xã hội và thiết lập chuyên chính vô sản.
Sau khi Lenine chết thì lần lượt Zinoviev, Molotov, Staline lãnh đạo Đệ III QT. Sau đó Staline giải tán vào ngày 15 tháng 5 năm 1943. Lúc này Staline cấu kết với Zinoviev và Kamanev hãm hại Trotsky và nắm hết quyền hành từ lãnh đạo Đệ III QT đến Chủ tịch đảng Cộng sản Liên Xô. Sau đó Staline tái thành lập Đệ Tam QT năm 1947 và Đệ Tam giải tán vào năm 1956.
Staline chủ trương « Cách mạng Vô sản trong một quốc gia » và thực hiện những cuộc thanh trừng đẩm máu chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
4) Đệ IV Quốc Tế: ( 1938- )
Đệ Tứ QT xuất hiện vào những năm 1930 dựa vào nền tảng Marx-Leninite với Chủ thuyết « Cách mạng Thường Trực » do Trotsky lãnh đạo chống lại « Cách mạng Vô sản trong một quốc gia » của Staline.
Sau khi bị tước hết quyền hành năm 1925, bị trục xuất khỏi Đảng năm 1927 và ra khỏi Liên Xô năm 1929, Trotsky lẫn trốn và hoạt động ở Châu Âu, thành lập Đệ IV QT năm 1938. Cho nên nói đến Đệ IV QT ta phải biết qua nhân vật Trotsky. Leon Trotsky gốc Do Thái tham gia Cách mạng năm 15 tuổi, bị bắt tù đầy thời Sa Hoàng. Sau Cách mạng tháng 10/1917, ông là nhân vật số hai sau Lenine và là Tổng Tư lệnh đầu tiên của Hồng quân. Sau khi Lenine chết, mâu thuẩn về tư tưởng và tranh giành quyền lực giữa Staline và Trotsky đưa đến chỗ Trotsky bị loại khỏi Đảng và bị lưu vong.
Tại hải ngoại Trotsky đã tập họp Đệ IV QT toàn thế giới vào năm 1938 chống lại đường lối Staline
Sự khác biệt giữa Đệ III QT và Đệ IV QT :
Trước khi phân tách sự khác biệt Đệ III và Đệ IV, chúng ta cần biết về hai nhà lãnh đạo của Đệ III là Staline và Đệ IV là Trotsky.
Sau khi cướp được chính quyền, Lenine lập ra Đệ III vào năm 1919 Trong tổ chức đảng Công sản Liên Xô lúc bấy giờ Lenine là số 1, Trotsky là số 2 chỉ huy Hồng quân, Staline thứ 3, là Bí thư đảng CS Liên Xô, còn có Zinoviev là thứ 4, và Kamenev là thứ 5 trong Bộ Chính trị. Lúc Lenine mất, Trotsky đang dưỡng bịnh ở miền Nam nước Nga. Staline viết thơ cho Trotsky nói Trotsky lo dưỡng bịnh, ông ta sẽ lo hết mọi việc tang lễ cho Lenine.
Lúc này Staline đã cấu kết với Zinoviev và Kamenev phổ biến chậm di chúc của Lenine, bổ nhiệm nhân sự theo phe nhóm của mình. Ngoài mặt Trotsky vẫn là lãnh đạo có ảnh hưởng và được lòng dân chúng, nhưng bên trong nộ bộ ông bị cách ly bởi nhóm Staline. Quyền kiểm soát quân đội củaTrotshy bị giảm nhiều. Trong Đại hội 13, nhóm Staline tiếp tục chống Trotsky và lên án ông trong cuộc Cách mạng tháng 10 đã đàn áp nhóm Bạch Vệ. Trotsky bị ốm và không trả lời các cáo buộc. Nhóm Staline tâp trung quyền lực chống lại ông và hủy hoại danh tiếng của ông trong quân đội khiến ông phải từ chức Dân Ủy Quân đội và Chủ tịch Hội đồng Quân sự Cách mạng. Sau đó họ trục xuất ông ra khỏi đảng và ra khỏi Liên Xô.
Mối thâm thù của hai người ảnh hưởng đến tư tưởng Cách mạng của Đệ III và Đệ IV QT.
– “Cách mạng Vô sản trong một quốc gia” của Staline chủ trương thành lập và củng cố hệ thống CS ở Liên Xô thành trung tâm Cộng sản toàn cầu lãnh đạo thế giới.
– “Cách mạng Thường Trực” của Trotsky chủ trương tiến hành cách mạng vô sản trong một nước và liên tục thúc đẩy các nước đấu tranh biến cuộc cách mạnh tư sản thành cách mạng vô sản.
Chủ nghĩa CS Quốc tế biến thành chủ nghĩa CS Dân tộc. Sau cuộc chiến tranh vừa qua nhiều đảng CS đã chạy theo Staline xây đựng chế độ CS riêng rẻ cho nước mình. Kết quả nhiều đảng CS vì quyền lợi quốc gia chém giết lẫn nhau: Trung quốc chống Liên Xô, VN chống Trung Quốc, Cam bốt chống VN…
Từ đó Trotsky lên án tinh thần CS quốc gia của Staline biến Đệ III QT là công cụ phục vụ Liên Xô với các nước tư bản và làm mất nhụê khí Cách mạng CS thế giới, nói lên tinh thần Đế quốc phản bội lại Cách mạng CS thế giới.
Riêng tại VN, Đệ Tam QT /VN theo Staline với : Hồ Chí Minh đang thành lập đảng Cộng sản VN, Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo trong đảng cộng sản Pháp, chủ trương “Cách mang Vô sản trong một quốc gia” lật đổ các chế độ Tư bản, thực hiện chuyên chính Vô sản., chủ trương bạo động, khát máu tiêu diệt những ai đi ngược lại quyền lợi của chúng (Trí Phú Địa Hào, Bứng cho tận gốc Trốc cho tận rễ)
Đến năm 1937, Stalin ra lệnh “Phải diệt trừ bọn Trotsky phản cách mạng”, Hồ Chí Minh tiếp theo
“ Diệt trừ bọn Trotsky bằng chính trị” và Trần Văn Giàu chỉ thị “ Diệt ngay bọn Trotsky”.
Hồ Chí Minh tố cáo Đệ Tứ QT/VN lá gián điệp, bọn chó săn cho Phát xít Nhật và Thế giới.
Còn phía Đệ Tứ QT/VN thì theo chủ trương của Trotsky “Cách mạng Thường Trực” gồm Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Hồ Hữu Tường, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương… Đây chỉ là một nhóm Triết học mở rộng có xu hướng chính trị, không có ban lãnh đạo Trung Ương hay Bộ Chính trị. Họ chủ trương Bất bạo động, không khát máu. Tranh đấu bằng ngòi bút chống lại bạo quyền áp bức.
Binh vực thành phần Lao động, Cháp nhận tù đày.
Mặc dù bị đe dọa vu cáo, những người Đệ Tứ VN vẫn bền vững tiếp tục con đường tranh đấu của mình vì họ tin rằng sư thật sẽ thắng dối trá. Chủ nghĩa vô nhân đạo của Staline sẽ không tồn tại trước sự tiến hóa của nhân loại.
Câu hỏi 7: Cộng sản Việt minh đã cướp chính quyền như thế nào và tiêu diệt đối lập chính trị ra sao? Những ngày cuối của nhóm tranh đấu La Lutte?
– Trả lời: Sau khi Mỹ thả trái bom nguyên tử đầu tiên vào ngày 6/8/1945 ở Hiroshima và trái bom thứ hai ngày 9/8/1945 ở Nagasaki thì ngày 15/8/1945 Nhật đầu hàng. Tin tức dồn dập Nhật sắp đầu hàng và Đồng Minh sẽ vào tiếp thu. Từ đó các tổ chức, đảng phái kể cả Việt Minh sẵn sàng cướp chính quyền khi thời cơ đến. Lúc đó lực lượng Việt Minh còn yếu chỉ gồm một nhóm người CS, đảng Xã hội, đảng Dân chủ, một số nhà trí thức và chưa ai biết Việt Minh là gì? VM tuyên truyền lừa gạt ngườ dân và tất cả các đảng phái là lực lượng họ rất đông. Họ đã làm chủ nhiều vùng trong nước, cho người phất cờ, trống chiêng, phóng loa…
Họ tuyên truyền là họ từng sát cánh với Đồng Minh và đánh Pháp chống Nhật, nhưng họ có bao giờ chống Nhật đâu. Họ cho người len lõi vào các tổ chức dụ dỗ theo họ, trong đó có Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất gồm VN Quốc Gia Độc lập, Thanh Niên Tiền Phong (do Phạm Ngọc Thạch lãnh đạo) các Giáo phái như Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo…Trong lúc này có một số tổ chức chưa hiểu rõ Việt Minh và các đảng phái đã bỏ lỡ cơ hội ngồi lại với nhau vì không quyết định và thống nhất tư tưởng. Khi VM đạt được mục đích, họ thi hành kế hoạch tập họp cả trăm ngàn người tuần hành ở Nhà hát lớn và phân phối người đi chiếm các cơ sở hay cơ quan chính quyền như dinh Thống đốc, nhà bank, bưu điện, ngoại trừ các cơ sở hoặc các nơi có quân Nhật trú đóng. Họ mua chuộc một số Bảo an binh là lính bảo vệ chính quyền và dinh Khâm Sai.
Sau khi cướp được chính quyền, họ quá khích tiêu diệt những người từng chống đối họ hoặc không theo phe họ. Dĩ nhiên những người trong hàng ngũ Đệ Tứ là những nạn nhân đầu tiên như ông Tạ Thu Thâu bị giết tại Quảng Ngãi năm 1945, các ông Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Huỳnh Văn Phương đều bị thủ tiêu vào cuối năm 1945, chưa kể các nhà ái quốc khác như ông Trương Tử Anh mất tích cuối năm 1946, ông Lý Đông A bị thủ tiêu năm 1947 và Đức Huỳnh Phú Sổ cũng mất tích tháng 4 năm 1947.
Câu hỏi 8: Ông Trần Văn Thạch là môt chánh khách yêu nước nhưng cũng là cây bút sắc bén chống lại áp bức đô hộ của Thực dân Pháp.Có phải ông dùng cây bút để làm vũ khí trong mục đích tranh đấu của mình. Và cuộc đời làm báo của ông ra sao?
– Trả lời: Người ta thường nói môt cây viết bằng một Sư đoàn!
Câu này đúng trong trường hợp tranh đấu của ông Trần Văn Thạch. Suốt đời ông tranh đấu bằng tiếng nói và ngòi bút rất hữu hiệu khiến cho nhà cầm quyền Pháp nể phục.
Năm 1926 ông du học Pháp. Vừa học ông vừa hoạt động chính trị bằng cách viết báo chống lại chính sách cai trị của Pháp tại Đông Dương. Ông đã viết cho tờ báo Le Midi Socialiste (miền Nam XHCN).
Tháng 5 /1927 xuất bản tờ báo “Journal des Etudiants Annamites”, tham gia chính trị hợp pháp để chống chế độ thuộc địa và quan lại tham nhũng, mục đích kêu gọi thanh niên có tinh thần yêu nước tham gia chính trị, tranh đấu cho Dân quyền bằng báo chí, hội họp và tham gia bầu cử nghiệp đoàn.
Đặc biệt ông nổi tiếng với mục “Les Petits Clous” (những cây đinh nhỏ). Mục này châm biếm chỉ trích chánh sách cai trị, những nhân vật cầm quyền một cách chua cay mà tế nhị với bút pháp tinh vi nhẹ nhàng nhưng nhức nhối cho kẻ nào bị châm biếm như đinh chích vào người.
Hồ Hữu Tường tuyên bố: Thực dân Pháp ghét cay ghét đăng tờ báo nhưng lại thích đọc Les Petits Clous. Ông Trần văn Thạch không vị nể một giới chức nào từ quan Toàn quyền, quan Thống đốc, Chủ Tỉnh, Chánh sở Mật thám, quan Huyện, Làng Xã…
Ông khẳng định chủ trương hòa bình tránh bạo lực. Ông tổ chức thành công Đại hội Sinh Viên Đông Dương. Năm 1929 ông nhận bằng Cử nhân Giáo khoa Văn chương của Đại học Sorbonne.
Năm 1930 ông về nước không hợp tác với Pháp, đi dạy học Pháp văn. Năm 1932 xuất bản sách giáo khoa
“Học làm Pháp văn”. Năm 1935 ông lại xuất bản cuốn “Francais correct” (Tiếng Pháp đúng ngữ pháp).
Năm 1933, ứng cử Hội đồng thành phố, hợp tác viết báo La Lutte. Sau 4 số báo bị đình bản vì thiếu tiền mãi đến năm 1934 mới tái bản.
Năm 1935, ứng cử Hội đồng Quản trị đắc cử. Ông dùng những bài viết tranh luận sôi nổi với các Hội đồng Thực dân trên tờ La Lutte, bênh vực quyền lợi người dân nhất là dân nghèo. Thời gian này ông hoạt động tích cực trong báo chí. Một đóng góp quan trọng trong phong trào tranh đấu tự do báo chí là soạn thảo tập sách “Le régime de la presse en Indochine”.
Năm 1938 cho ra tờ báo bằng quốc ngữ lấy tên là Tranh Đấu. Tờ La Lutte sống đến số 220 và đóng cửa vào tháng 6 năm 1939.
Câu hỏi 9: Chủ trương Bất Bạo Động có mềm yếu không khi áp dụng vào VN hiện đại?
– Trả lời: Đấu tranh Bất Bạo Động có hữu hiệu không?
Theo hai học giả Erica Chenoweth và Maria Stephan đã nghiên cứu 323 cuộc đấu tranh Bạo Động và Bất Bạo Động chống nhà cầm quyền thì cho thấy đấu tranh Bất Bạo Động thành công 53% so với 26% của đấu tranh Bạo Động. Đấu tranh Bất Bạo Động có những ưu điểm sau đây:
– Không tạo cơ hội cho đối phương đàn áp.
– Giảm thiểu thiệt hại.
– Vận dụng toàn lực toản dân.
– Tránh tập trung và tránh đối đầu.
– Phân tán lực lượng và lãnh đạo
– Sách lược và kế hoạch được phổ biến rộng rãi và uyển chuyển.
– Phối hợp nhịp nhàng và dân chủ.
– Lãnh đạo xuất hiện đúng lúc an toàn.
Bất Bạo Động có nhiều hình thức:
– Bất Bạo Động của Thánh Ghandi
– Bát Bạo Động ở các nước văn minh, công đoàn thợ thuyền biểu tình ôn hòa.
– Bất Bạo Động của Đệ Tứ trong ôn hòa, không muốn tạo chia rẻ ảnh hưởng đến công cuộc chống Pháp.
Nếu chủ trương Dân chủ chúng ta phải đấu tranh bất bạo động cho hợp hiến và hợp pháp nghĩa là phù hợp với hiến pháp và luật pháp của một nước dân chủ.
Nhưng nhà nước CSVN không có dân chủ, chúng ta phải có phản ứng thích hợp.
Chánh quyền VN độc tài độc đảng, công an đàn áp người dân, cho nên chúng ta phải cẩn thận và có thể phản ứng tự vệ.
Theo nhận định của các nhà tranh đấu, chừng nào dân chúng không còn sợ nhà nước CS, không còn sợ bọn công an thì bấy giờ chế độ CS sẽ sụp đổ.
Câu hỏi 10: Cụ Trần Văn Ân có nhận xét những nhân vật như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch là nhưng nhà ái quốc thành tâm và đồng thời cũng là người xã hôi chân chính.. Nhậ xét đó có chính xác không?
– Trả lời : cụ Trần Văn Ân nhận xét đúng!
Theo chủ trương của các nhân vật trong Đệ Tứ QT là ôn hòa bất bạo động, yêu chuộng hòa bình, tranh đấu cho tự do căn bản của người dân, tranh đấu đem lại công bằng xã hội cho người nghèo, bênh vực thành phần lao động công nhân, buôn thúng bán bưng.
Riêng ông Trần Văn Thạch là nhà mô phạm, thường dạy bảo con cái phải biết lẽ sống ở đời, thương người nghèo khó, binh vực kẻ yếu hèn. Ông còn có tấm lòng nhân ái, có óc bình đẳng, coi kẻ nghèo người sang giống nhau; ông có tấm lòng hướng về xã hội giúp những kẻ gặp khó khăn, thương người sa cơ thất thế như trường hợp một anh ở ngoài Trung vô Nam không giấy tờ, không nghề nhiệp, ông đem về nhà tạm trú, lo giấy tờ căn cước xong giới thiệu đi làm.
Câu hỏi 11: Qua bài viết của ông Trần văn Tự cựu Đại tá Tỉnh trưởng Ninh Thuận và là Trưởng nam của ông Trần Văn Thạch và của bà Trần Mỹ châu ái nữ của ông Trần Văn Thạch, ông có nhận xét nào về gia cảnh của một chiến sĩ tranh đấu cho lý tưởng tự do và những người thân đã phải chia sẻ nhưng hy sinh ra sao?
– Trả lời: Tôi rất cảm phục tinh thần quốc gia của ông Trần Văn Thạch đã chấp nhận gian khổ kể cả tánh mạng của mình phục vụ cho đất nước và người dân. Trong tranh đấu ta có: -Tranh đấu chính trị và Tranh đấu Cách mạng. Tranh đấu chính trị ít nguy hiểm hơn tranh đấu cách mạng, nhất là trong chế độ Thực dân Pháp. Hơn nữa năm 1945 trước khi lên Sài Gòn, ông Trần Văn Thạch có nói với Trưởng nam là Trần Văn Tự: “Tây nó bỏ tù ba mà không giết ba. Đệ Tam sẽ giết ba “
Ông Trần văn Tự mới hỏi lại: “Ba có bạn học ngày xưa là Thái tử Vương quốc Lào, sao ba không lên đó để ra nước ngoài?”- ông Trần văn Thạch nói:” Đất nước ở đây, bạn bè ở đây, bỏ chạy đi đâu?”.
Điều này nói lên sự can đảm khí khái và chấp nhận cái chết cho đại cuộc.Thật đáng khâm phục.
Còn phần người thân thì bà Trần Mỹ Châu lúc đó còn bé chưa biết cha nhiều. Riêng ông Trần văn Tự mang dòng máu cách mạng của cha nên cũng hãnh diện việc làm của cha mình và sau này tiếp tục con đường của người cha.
Đến đây tôi nhớ lại câu nói của người Thầy là Cố GS Nguyễn Ngọc Huy khi còn sinh tiền: “Trong bất cứ cuộc tranh đấu nào chúng ta đều chấp nhận mất mác. Có tranh đấu phải có hy sinh kể cả tánh mạng. Nhưng bất hạnh thay dân tộc VN vốn thông minh, can đảm và anh hùng mà sao quá bất hạnh, hết ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm thuộc địa Pháp. Giờ đây lại bị bọn quỉ đỏ tàn phá đất nước, bán cả giang sơn cho ngoại xâm “
Câu hỏi 12: Những bài viết báo cũa ông Trần văn Thạch lúc du học ở Pháp và lúc trở về VN có khác biêt nhau không?
– Trả lời: Tôi thấy về hình thức hơi khác một chút, nhưng về mục đích tranh đấu hoàn toàn giống nhau.
– Lúc du học ở Pháp, ông đóng vai trò của một Sinh viên. Ông đã dùng phương tiện báo chí, hội họp meeting để tranh đấu. Năm 1927 ông xuất bản tờ báo “ Journal des Etudiants Annamites”.
Trong đó có các bài châm biếm trên mục “Les Petits Clous” được độc giả hoan nghinh nhiệt liệt.
– Lúc ở VN, ông tranh đấu trong vai trò của một GS, một Nghị viên, một nhà báo.
Ngoài ngòi bút, ông còn dùng tiếng nói và quyền hạn của mình trong nghị trường để tranh cải với bọn Nghị viên Hội đồng Pháp. Nói chung ông luôn binh vực quyền lợi của dân nghèo, không vì quyền lợi cá nhân, không cần giàu sang, không bạo lực lật đổ chính quyền, chấp nhận tù đày.
Câu hỏi 13: Qua cái chết của những người ái quốc đối lập với Cộng sản cùng chung một mục đích chống Pháp. Chúng ta rút ra được bài học nào đáng kể?
Trả lời: Đây là câu hỏi hơi khúc mắc. Có phải câu hỏi đặt ra là những nhà ái quốc chống Cộng sản và cùng chống luôn kẻ thù chung là Pháp, phải không?
– Theo binh thư Tôn Tử và kinh nghiệm chính trị chúng ta không nên chống hai kẻ thù cùng môt lúc. Đồng thời cũng có câu phương châm « Kẻ thù của kẻ thù của ta là bạn ta»
Nhưng chúng ta phải cân nhắc cận thận, phải biết lựa chọn giữa hai cái Hại và cái Lợi, chúng ta phải lựa cái Hại ít và chọn cái Lợi nhiều.
Nhớ lại thập niên 30, 40. Sau 1945 chánh phủ Bảo Đại không biết theo ai?
Trong thời gian 1939 đến 1945, những người quốc gia và ĐệTứ QT không bị Pháp giết, nhưng khi
Việt Minh lên nắm chánh quyền, chỉ trong vòng 3 tháng VM đã sát hại nhóm Đệ Tứ, Tạ Thu Thâu bị giết tháng 8/1945, Phan văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Huỳnh văn Dương bị thủ tiêu.Còn những người quốc gia như Dương văn Tạo, Hồ Văn Ngà, Hồ văn Ký, Trương Thị Sương (vợ Hồ V Ký)
Lê Bá Cang, Nguyễn Văn Sâm, Nguễn Văn Văn, Huỳnh Phú Sổ bị giết sau môt năm chưa kể Trương Tử Anh và Lý Đông A…Nhờ Bảo Đại hợp tác với Pháp mới có giải Pháp Bảo Đại,và năm 1948 có Quốc ca, Quốc kỳ VNCH cho đến 1954 chia đôi đất nước và sau đó chúng ta có hai nền Cộng hòa.
Theo tôi bài học rút ra dù chúng ta chống kẻ thù nào Pháp hay Trung cộng và CSVN, chúng ta cũng không cộng tác với CSVN. Chúng ta phải giải thể chế độ CS trước rồi sẽ giải quyết vấn nạn Pháp hoặc Trung cộng sau.
Câu hỏi 14: Nhóm tranh đấu La Lutte có phải chủ trương Yêu Hòa bình, tránh Bạo lực, dùng chính trường là nơi tranh đấu, dùng ngòi bút là vũ khí binh vực người dân chống bạo quyền thay đổi chế độ. Chủ trương ấy bây giờ có thể áp dụng trong công cuộc giải thể chế đổ hiện tại không?
– Trả lời: Xin nhắc lại nhóm Tranh đấu La Lutte gồm cả Đệ Tam QT, tôi xin nói rõ Chủ trương của nhóm Đệ Tứ QT là ôn hòa, bất bạo động, không lật đổ chính quyền nhưng chủ trương này không áp dụng cho CSVN được vì CSVN tức là Đệ Tam QT vẫn chủ trương quá khích tiêu diệt bất cứ ai đối lập, nhất là nhóm Đệ Tứ QT.
Xin phép được nói thêm: Trong sinh hoạt Dân chủ, chúng ta hay lẫn lộn Đối lập và Chống đối:
– Đối lập chính trị là hợp pháp và xây dựng, chỉ Đối lập Chánh quyền chứ không Đối lập Chế độ.
Chúng ta có thể Đối lập đường lối chánh sách của Chánh quyền nhưng Chống đối Chế độ nếu muốn lật đổ. Khi Chánh quyền làm sai, chúng ta có thể gióng lên tiếng nói khác để người dân làm trọng tài và quyết định qua lá phiếu, nhưng chúng ta vẫn bảo vệ Chế độ. Trừ phi chúng ta muốn thay đổi Chế dộ thì chúng ta mới Chống đối Chế độ.
Hoàng Đình Khuê
Triệt hạ tư sản Miền Nam và tạo dựng tư bản đỏ ở Việt Nam – Nguyễn Bá Lộc
Năm 1975, Miền Nam (MN) bị CS Miền Bắc chiếm đoạt. Sau công cuộc “Cải tạo XHCN”, cả MN bị tan nát toàn diện. Trong đó có “giai cấp” Tư sản mà CS cho là kẻ thù của nhân dân cần phải bị trừng trị. Nhưng rồi thế nước đổi thay, CSVN lại cho “giai cấp” nầy được hồi sinh và trọng vọng lại trong giai đoạn “Đổi mới kinh tế”. Trong số những tư sản mới, có một số giàu nhanh và bất thường. Đó là những nhà “Tư bản đỏ”.
Nêu lên sự kiện lịch sử đẩm máu và nước mắt đã xảy ra hơn 40 năm và hiện tượng kỳ quái Tư bản đỏ trong giai đoạn cuối của XHCN, nhằm đóng góp một số thực trạng của XNCN. Cái chủ nghĩa đó đãã gây biết bao đau khổ cho nhiều người trên thế giới và còn mãi những bài học khó quên.
Có chút liên hệ với bài khảo luận nầy về cựu TBT Đỗ Mười, một trong những đảng viên CS sắt máu nhứt, là người Tổng chỉ huy chiến dịch Triệt hạ Tư sản MN hối 1975-78, vừa qua đời vài ngày qua. Sự kiện thứ hai là việc xứ Venezuala, trước là một nước giàu, theo XHCN sau chục năm, giờ tan nát nghèo đói, như một minh chứng mới về những tan thương ở xứ XHCN.
I.TRIỆT HẠ TƯ SẢN MIỀN NAM
1.Lý do CSVN triệt hạ Tư sản Miền Nam
Chiến thắng MN, CSVN và CS đàn anh, vội vàng xây dựng ngay một chế độ XHCN. CS nghĩ rằng đây là thành trì Tư bản quan trọng đã đổ, hy vọng từ đây làn sóng đỏ sẽ nhanh chóng tràn qua nhiều quốc gia khác. Từ khi chia cắt, hai miền Nam Bắc hoàn toàn khác nhau. Nay thống nhứt, MN dứt khoát phải theo y như miền Bắc. MN phải bị thay đổi toàn diện, phải bị cải tạo từ thể xác lẫn tâm hồn. Trong đó thành phần Tư sản.
Lý do nào CSVN đập nát nền kinh tế MN?
* Hai chế độ và hai nền kinh tế hoàn toàn khác nhau. Theo lý thuyết nền kinh tế Tư bản hay kinh tế Thị trường của MN, xây dựng trên yếu tố chánh yếu là vốn, đất đai và tài năng kinh doanh của khu vực tư. Còn kinh tế XHCN/CSCN được xây dựng trên “nguyên tắc công hữu”. Tuyệt đại đa số tài sản và phương tiện sản xuất thuộc về đảng CS.
Nhà nước giữ vai trò điều động và xử dụng tài sản quốc gia. Nhà Tư sản kể cả địa chủ không còn gì, không được có vai trò chủ nhân. Quyền đó được chuyển qua công nhân và nông dân, những người vô sản. Theo Mác- Lê, Tư sản là bọn bóc lột. Bóc lột là một tội. Cho nên Tư sản phải bị trừng trị, phải bị loại bỏ.
*Trả thù giai cấp: Ngay từ buổi đầu xây dựng đảng CS họ đã dụ dỗ nông dân và công nhân nghèo bằng hai chiêu bài : “Đấu tranh giai cấp” và “chống xâm lăng”. Khi chiến thắng MN, mục tiêu quan trọng của đảng và đảng viên là xây dưng chánh quyền vô sản. Tư sản là kẻ thù của vô sản, nên phải đánh tư sản, chiếm lại mọi thứ của cải của giai cấp Tư sản.
*Lý do an ninh: Chế độ CS là độc tài tuyệt đối. Khi nắm chánh quyền họ không bao giờ chia sẽ cho một lực lượng quần chúng nào khác. Từ trước 1975 và từ lâu, Tư sản nói chung, kể cả Tiểu tư sản trí thức, là thành phần dân chúng nồng cốt trong việc bảo vệ và xây dựng MN. CS sợ thành phần nầy vừa có phương tiện vừa hiểu biết. Nếu còn sống sót thành phần nầy có thể trở thành một đối lực quan trọng chống lại CS.
* Thỏa mãn lòng tham của đảng viên: Đánh tư sản là cơ hội tốt cho đảng viên và bọn “CS 30” thể hiện lòng tham của họ qua nhiều thế hệ, nay có dịp, họ chiếm giựt tài sản cách “hợp pháp”, công khai, và dễ dàng. Nên tuyệt đại bộ phận CS từ Bắc vô thêm CS MN cứ ào ào hốt hết, càng nhiều càng tốt.
2.Nguồn gốc Tư sản miền Nam
Trước 1975, MN có chế độ chánh trị Tự do Dân chủ. Mặc dù còn ở mức độ phôi thai vì vừa thoát chủ nghĩa thực dân và sau đó lâm vào cuộc chiến khốc liệt. Nhưng nó vẫn có nét cơ bản của chế độ Dân chủ. Nên về kinh tế, MN theo đường lối kinh tế tự do. Tư sản hay Tư doanh đóng vai trò trọng yếu.
Vậy Tư sản MN là ai? Họ có là bọn bóc lột không, là kẻ thù của Dân không? Họ là thành phần cần phải tiêu diệt không?
Các nhà Tư sản MN có thể được tóm tắt: Những địa chủ lớn trức 1954. Rồi các thế hệ con cháu có học vấn. Một số chuyển từ nông nghiệp qua kinh doanh, do hai cuộc chiến họ chạy vào thành. Một số làm việc trong khu vực công quyền. Chương trình cải cách điền địa ở MN cũng là cơ hội cho một số địa chủ dùng trái phiếu cải cách điền địa đầu tư vào ngành thương mại hay công nghiệp. Trong tư doanh người Việt phải kể một số người Bắc di cư hồi 1954. Nhóm thứ hai là một số người có trình độ học thức cao trong nước hay du học, họ chọn con đường kinh doanh trong kỹ nghệ.hay xuất nhập cảng. Nhóm thứ ba là những người gốc không giàu, nhưng nhờ làm lụng cần cù, tiết kiệm rồi dần làm thương mại khá hơn. Nhóm thư tư là người Hoa. Họ Từ bên Tàu qua trong thời nhà Thanh hay thời Pháp độ hộ VN. Người Hoa thì rất giỏi về thương mại và tính cần cù. Hoa kiều dần trở thành chủ nhân nhiều cơ sở thương mại và công nghiệp lớn nhỏ cách vững chắc.
Như vậy qua nguồn gốc, Tư sản MN gồm các nhà công kỹ nghệ, thương mại lớn và vừa, những địa chũ, họ không phải là giai tầng xã hội được nhiều ưu đãi, được chánh quyền cho họ những cơ hội độc quyền trong kinh doanh. Họ phải tự làm lụng vất vả. Họ không bóc lột ai. Những người tư sản MN không giàu nhanh chóng và quá lớn như Tư sản đỏ trong chế độ XHCN.
Dĩ nhiên tại MN trứơc 1975 cũng như tại nhiều quốc gia khác, thì cũng có một số ít Tư sản có được ít ưu đải với một số ít viên chức nào đó, có được cơ hội làm ăn tốt hơn, nhanh hơn, ăn chịu với vài viên chức Chánh quyền, thì sự thành công của họ nhanh hơn, và cũng có thể gọi là bất công.
Tóm lại Tư sản MN không gian ác, không tội lỗi, thì sao phải bị triệt hạ.
3.Chiến dịch đánh Tư sản và chiếm đoạt tài sản
Có hai lần:
Lần đầu ( 1975) Lần nầy khởi đầu ngay khi chiếm MN. Mục tiêu chánh của lần nầy là chiếm đoạt tài sản, những tài sản quan trọng của tư nhân và tài sản công. Vì chiến thắng quá nhanh. CS chưa có có kế hoạch hành động chi tiết và thống nhứt. Họ hành động theo quyết định đảng qua Ủy ban quân quản. Có các hành động:
*Về tài sản công:
-Chiếm Ngân hàng quốc gia. CS chụp lấy được 16 tấn vàng, một số ngoại tệ, và nhiều tiền giấy VNCH. Ở địa phương thì chiếm các Ty ngân khố. (Riêng về 16 tấn vàng thì có nhiều đồn đoán. Nhưng chắc chắc còn lại. Trước khi mất MN, TT Nguyễn văn Thiệu cũng có ý định di tản số vàng đó ra một nước khác an toàn. Rồi khi chuyển quyền qua TT Trần văn Hương thì thời gian quá ngắn ngủi. Trong khi đó các công ty bảo hiểm cho việc chuyển vàng nầy không dám ký, vì mức độ chiên tranh tới quá nhanh. Đó là điều kiện bắt buôc của Hảng máy bay. Khi chuyển quyền qua TT Dương văn Minh thì không còn kịp làm gì cả. Đây là lời kể lại của anh PTL là Giám đốc Ngân Quĩ của Ngân hàng quốc gia lúc đó, anh được chỉ định đi áp tải 16 tấn vàng. Tôi gặp anh L ở trại Cải tạo Long Thành vào khoảng tháng 6-1975. Và theo luật pháp quốc tế, không thể có một vị nguyên thủ quốc gia nào lấy và xài riêng số tài sản quốc gia lớn như vậy.). CSVN lấy vàng, ngoại tệ của MN xài như thế nào, dân không được quyền biết.
-Chiếm kho gạo Tổng cuộc Thực phẩm. Lúc đó còn độ 100,000 tấn gạo trong kho an toàn.
-Chiếm và quản lý tất cả công sở, xe cộ, không cảng hải cảng, khu kỹ nghệ, khắp MN
Tổng tài sản nầy rất nhiều, có thể hàng tỷ đô. Không ai biết rõ CSVN tóm thu rồi giữ ở đâu và tiêu xài thế nào CS không cho dân biết.
*Về tài sản tư:
Đây là phần quan trọng. CS kiểm kê và quốc hữu hóa tài sản của các nhà kinh doanh lẫn tài sản không tham dự kinh doanh. Trong giai đoạn nầy CS nhắm các cơ sở kinh tế quan trọng như: Ngân hàng tư, kho hàng xuất nhập cảng, các nhà máy sản xuất, các đồn điền. Các kho nhiên liệu và trạm xăng. Các tiệm vàng, ngay cả cá tiệm bán phân bón, nông cơ, nhà máy xay lúa, tiệm bán gạo…
Với sự điềm chỉ của một số “cán bộ 30” ở địa phương, CS lục soát và chiếm vàng bạc của những nhà Tư sản mà họ xếp loại “Tư sản mại bản”.Tức là các nhà kinh doanh lớn.
Tóm lại trong vòng độ 5-6 tháng sau khi chiếm lấy MN, CS đã chiếm, tịch thu và quốc hữu hóa phần quan trọng công sản và tư sản. Con số chắc chắn không nhỏ.
Lần 2 ( 1976). Thi hành Kế hoạch “Cải tạo công thương nghiệp MN”
Sau khi thống nhứt hai miền, 1976, CS đã có kế hoạch rõ hơn cho các bước xây dựng XHCN trên toàn quốc.
Đại cương có ba bước cho MN là: – Cải tạo MN.-Thực hiện Thời kỳ quá độ ( Thời kỳ chuyển tiếp lên CS chủ nghĩa). -Và Xây dựng chế độ XHCN.
Trong giai đoạn Cải tạo MN có kế hoạch “Cải tạo Công thương nhiệp” ( CTCTN), từ 1976. Chỉ huy chiến dịch CTCTN là Đỗ Mười.
CTCTN có hai phần: Tiêu diệt Tư sản hay chế độ Tư bản MN, đồng thời Xây dựng chế độ kinh tế XHCN. Về tiêu diệt Tư sản thì CS đã làm một phần khi mới chiếm. Nay tiếp tiếp tục.
Các Tiểu ban CTCTN được hình thành từ Trung ương cho tới địa phương. Họ được trọn quyền lập danh sách Tư sản. Tư sản lớn nhỏ bị “đánh” mạnh mẽ đánh đũ kiểu. Tài sản kinh tế và phi kinh tế bị chiếm đoạt. Chiến dịch nầy nhằm triệt hạ con người và tài sản.
Về tài sản cac Ban CTCTN tịch thu nhiều thứ hơn> Từ các nhà máy, xe cộ tàu bè, cơ sở hương mại tới kể cả loại nhỏ như nhà hàng, khách sạn…Cơ sở bị tịch thu và quốc hữu hóa.
Về con người Tư sản thì một số nhà tư sản bị giam cầm, nhà cửa bị tịch thu và bị đuổi đi “Khu kinh tế mới”. Khu kinh tế mới là một thảm họa khác, một bài học khác trong chế độ XHCN.
Cán bộ Ban CTCTN vào nhà kiểm kê và để lại biên nhận tịch thu. Thế thôi. Nạn nhân không được giải thích tội gì và lý do gì.Trong không khí đó thì làm gì có Nhân quyền, Dân quyền mà thắc mắc.
Bên cạnh CTCTN, CS làm cuộc “Cải tạo nông nghiệp MN”. Nông dân phải vào Hợp Tác xã, bước đầu là “Tổ san xuất”. Hậu quả là nông nghiệp sụt giảm mạnh, dân thiếu gạo ăn.
Đó là những chiến dịch càng quét to lớn và kinh hoàng từ 1975 đến 1978. Toàn dân MN phải chịu trực tiếp hay gian tiếp hậu quả tang thương. Cuộc sống của họ thực sự bị “đổi đời” và mãi về sau nầy.
CSVN đã “thành công” trong chiến dịch nầy và gần như sẵn sàng bước qua XHCN.
Xây dựng kinh tế XHCN: Sau khi gần như triệt hạ hết Tư sản, CS tiến hành xây dựng nền kinh tế XHCN (bước đầu của kinh tế CS). Đó là mô hình kinh tế do đảng nhà chánh quyền làm kế hoạch thực hiên và quản lý. Khu vực tư không còn. Mọi việc lớn nhỏ đều do cán bộ đảng viên nắm hết, làm hết, kiểm soát hết.
CSVN “tiến nhanh tiến mạnh lên CNXH” thì MN cũng tiến nhanh tiến mạnh đến nghèo đói.
Sau 10 năm, kinh tế cả nước hoàn toàn bị sụp đổ.
4.Hệ lụy việc triệt hạ Tư sản MN
Qua hành động triệt hạ Tư sản MN chúng ta có thể kết luận về CSVN:
*Bất nhơn: Các nhà Tư sản MN bị triệt hạ cách tàn nhẫn, vô nhân đạo. Một số nhà tư sản mại bản bị giam cầm trong tù, có vài người chết trong nhà tù CS.Tôi có thể vài thí dụ vài trường hợp: Nghi sĩ Hoàng kim Quy, được gọi là“vua kẽm gai” bị bắt và chết trong tù. Ông L Thanh, Chủ tịch Hội Mễ cốc Cần Thơ, bị chết trong trại cải tạo, vì tội bán gạo cho Bộ kinh tế, và Bộ nầy giao gạo cho quan nhu. Còn có một số nhà buôn nhỏ như chủ tiệm vàng ở quận phải tự tử vì Ban CTCT tịch thu hết vàng…
*Bất lương: CS đã lợi dụng nguyên tắc “công hữu” để tịch thu tài sản của dân và lấy một số của cải đó cho riêng mình, hay nhà cửa bị tịch thus au nầy hóa giá bán thật rẽ cho đảng viên.Đó là sự cướp giựt. Và trong chiến dịch truy quét Tư sản, rất nhiều cán bộ hốt nhiều vàng dấu luôn.
* Bất minh: CS không hiểu yếu tố chánh yếu nào giúp ổn định phát triển kinh tế lúc đó. Họ tàn phá hết từ phương tiện sản xuất đến con người. Đến 1979, theo báo cáo của VN, tất cả nhà máy tịch thu được chỉ còn hoạt động có 40% công suất. Đến năm 1985 kinh tế MN hoàn toàn sụp đỗ. Mô hình kinyh tế XHCN không thay thế được và cùng chung số phận của nền kinh tế các nước CS khác.
* Bất chánh: CSVN chứng tỏ lần nữa, họ điều hành đất nước bằng “luật rừng”, hay luật của tổ chức siêu mafia. Khi đánh Tư sản họ thi hành bằng quyết định đảng, và cả bằng Thông cáo cục bộ địa phương, như chiến dịch tiêu diệt Tư sản Saigon bằng Thông cáo ngày 23-3-1978 của Ủy ban nhân thành phố HCM. Theo Thông cáo đó hài cái tội của Tư sản : “Các nhà tư sản thương nghiệp bằng hành động đầu cơ, tích trữ hàng hóa, buôn bán chợ đen, lũng đoạn kinh tế và thị trường” (Thông cáo nầy đăng trên báo Saigon Giải phóng hôm đó). “Tội nhân” không có cơ hội bào chửa.
II.TƯ SẢN ĐỎ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ
Nền kinh tế XHCN thuần túy coi như hoàn toàn sụp đổ, sau 10 năm gây ra biết bao tan nát và thương đau.
1.Các lý do “đổi mới”
Do có sự thay đổi tư duy trong một số lảnh đạo đảng. Một số đảng viên lảnh đạo thấy và hiểu phần nào thực trạng kinh tế miền Nam trước 1975 và sau 1975. Lúc đầu có sự dằn co rất lớn giữa hai phe “giáo điều” và “thực tiển”.Họ sợ khi thay đổi kinh tế sẽ đưa tới thay đổi chánh trị. Lảnh đạo đảng đã tỏ ra hết sức lúng túng trước một bên là bảo vệ cứng rắng nguyên tắc kinh tế XHCN, áp dụng y như miền Bắc 20 năm trước. Nhưng ngày nay, một MN khác miền Bắc. Không dễ buộc dân MN “tiến lên XHCN”. Sự sụp đổ kinh tế ở MN khá nhanh chóng, có thể đưa tới hổn loạn xã hội. Mặt khác, CS nghĩ thì lùi một bước có lợi hơn.
Lý do khác là CSVN vâng lịnh đàn anh Liên sô tiến đánh Cambodia. Và thất bại. Trung quốc không để yên cho. Về mặt kinh tế, vì xâm lăng Cambodia, VN bị Mỹ và Tây phương trừng phạt kinh tế. Liên xô không bao che nổi.
Lý do khác nữa là TQ đã “đổi mới” trứơc đó gần 10 năm và có một số kết quả.
Cho nên, cuối cùng CSVN chọn sách lược mới từ 1986 : Nền “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Đây là sự pha trộn hai mô hình kinh tế. Một nền kinh tế có nhiều thành phần. Trong đó tư doanh được công nhận. Nhà nước khuyến khích các nhà tư sản cò sót lại và một nhóm tư bản mới tham dự vào hoạt động kinh tế.
2/Sự xuất hiện tầng lớpTư bản đỏ
Trong khoảng 10 năm đầu sau đổi mới, có nhiều tư doanh hoạt động nhưng hảy còn ở qui mô nhỏ và gặp nhiều khó khăn. Sau đó, một lớp doanh nhân mới ăn chịu chặc chẻ với đảng viên có chức quyền bắt đầu làm mưa làm gió trong nền kinh tế VN. Đó là giai cấp “Tư bản đỏ”. Họ có quá nhiều đặc lợi và không lo sợ gì. Họ lợi dụng mọi cơ hội, mọi phương tiện nhà nước để làm giàu. Và họ đã giàu rất nhanh, rất lớn.
Tư bản đỏ đã trở thành giai cấp mới, họ chiếm hữu tài sản công và bóc lột người dân thường.
Khu vực tư doanh lớn dần theo hai giai đoạn đổi mới với nhiều kế hoạch chủ trương mới:
Cho tư doanh lập các xí nghiệp sản xuất
Tư nhân được hoạt động rộng rải trong thương mại
Tư doanh được hoạt động trong ngành xuất nhập cảng
Tư nhân được thành lập ngân hàng
Tư doanh hoạt động trong lảnh vực nông lâm nghiệp
Và tư nhân dược mua lại các công ty quốc doanh trong chương trình “cổ phần hóa”.Nhà nước bán như đỗ tháo một số lớn công ty quốc doanh.
Đặc biệt Tư bản đỏ và nhóm lợi ích bám sát ngành địa ốc mà giai đoạn đầu là mua các khu đất công quí giá và các khu đất của dân bị thu hồi. Đây là cơ hội to lớn và giàu nhanh nhứt.
Và phíaTư bản đỏ đi với chánh quyền trong các công việc thầu lại các dự án to lớn béo bở.
Phí trên tư doanh có chánh quyền yểm bằng nhiều hình thức. Dĩ nhiên Tư bản đỏ phải chia lợi cho viên chức chánh quyền.
Kinh tế trong 30 năm qua có tiến bộ. Ngân sách thu khá hơn. Đầu tư ngoại quốc nhiều hơn. Viện trơ rất nhiều. Từ đó chánh quyền các cấp có rất nhiều dự án. Và Tư bản đỏ bám vào đó mà tiến lên. Tư bản đỏ ngày nay đã trở thành một “giai cấp đồng lõa bóc lột”chưa có trong lịch sử VN. Chắc chắc là giai cấp nầy khác giai tầng Tư sản MN trước kia.
Cũng có một số tư sản không phải là con cháu thân thích đảng viên cấp lớn. Nhưng các “đại gia”khôn khéo móc nối viên chức có quyền theo từng vụ để thành dạt trong kinh doanh. Trong đó nhiều tư doanh người Hoa. Dĩ nhiên là phải chia lợi.
Các bước làm giàu của Tư sản đỏ có thể tóm tắt:
Về mặt Chánh quyền: đảng và chánh quyền đóng trò : Sở hữu, thu gôm, quản lý và sử dụng gần toàn bộ tài sản quốc gia : đất đai, tài nguyên thiên nhiên, ngoại tệ,viện trơ, tiền thu ngân sách, nhà cửa, phương tiện sản xuất khác.Đó chỉ có ở chánh quyền CS.
*Về mặt Tư sản đỏ:Trong nền kinh tế đa thành phần và mục tiêu là phải giảm quốc doanh thì CSVN phải nâng đở và kinh tế phải dự vào tư doanh, trong đó các nhà đầu tư ngoại quốc.
Trong giai đoạn “tư nhân hóa”chánh quyền đã phải giao một phần tài sản kinh tế cho tư nhân. Ngay cả quốc doanh, dù còn khá mạnh, nhưng chánh quyền cũng phải đi hai tầng. Tầng nhứt là đầu tư công kể cả quốc doanh chuyển qua tầng hai là tư doanh. Mà tư doanh nầy đâu phải thuộc loại chung chung. Phải là loại tư doanh do CS tạo dựng ra, nuôi dưỡng và hướng dẫn cho nó thành công. Bởi vì bọn Tư bản đỏ thành công thì đảng viên cao cấp và nhiều quyền mới được hưởng lợi lộc to lớn của nền nhiều thành phần.
Còn nền “kinh tế thị trường được điều hợp bởi cung và cầu” trong môi trường kinh doanh tư do thì chanh quyền đâu có muốn làm như vậy.
3/.Hệ lụy từ giai cấp Tư sản đỏ
Trong nền kinh tế “Thị trường định hướng XHCN” tầng lớp giai cấp Tư sản mới trong đó có Tư sản đỏ. Dù họ là những nhà kinh doanh với danh nghĩa tư nhân. Hay loại “tư bản đỏ” không trực tiếp kinh doanh doanh, nhưng thật giàu nhờ lấy ra phần tiền tham nhũng từ các nhà kinh doanh Việt nam hay ngoại quốc. Hoặc nhận tiền đóng góp từ các nhà kinh doanh tư hay các tổ chức buôn lậu, rữa tiền, cờ bạc.Có quá nhiều trường hợp đã xảy ra trong quá khứ.
Chúng có tóm tắt các hệ lụy của tình trạng nầy như sau:
*Về phương diện kinh tế: Tư sản đỏ là những nhà kinh doanh to lớn. Họ cũng có đóng góp phần nào cho GDP, Thuế, và tạo ra và cò mồi cho sự thu hút thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên về mặt tiêu cực thì Tư sản đỏ đem nhiều thiệt hại về kinh tế hơn. Số tài sản của họ hàng tỷ đô la, nếu chia ít hơn cho dâng viên CS thì phần tái đầu tư sẽ nhiều hơn và do đó đóng góp cho phát triển kinh tế nhiều hơn, toàn diện hơn. Tư sản đỏ thường khai lỗ hay ít lời, nên ngân sách phải bù thêm cho các công trình và thuế mất nhiều hơn. Tư bản đỏ chuyển tiền ra ngoại quốc trong lúc kinh tế quá yếu. Các nhà kinh doanh thuộc nhóm tư sản đỏ dựa vào thế thần nên các nhà kinh doanh tư chân chính không có cách nào cạnh tranh lại nỗi.
*Về phương diện Hội nhập toàn cầu: Thực sự tài và khả năng kinh doanh của các nhà tư bản đỏ kém, họ ít khả năng cạnh tranh trên phương diện toàn cầu với các nhà kinh doanh tầm cở quốc tế. Điều nầy rất quan trọng để VN có thể tiến bước cao hơn.
Các nhà tư bản đỏ là một phần đầu mối của công cuộc làm ăn với mhiều nước, nhứt là với Trung quốc. Và đây là đầu mối tham nhũng lớn và rửa tiền có tầm mức quốc tế.
*Về phương diện chánh trị và xã hội: Chánh quyền CS qui hoạch dự án lớn, nhiều loại không khả thi và phí phạm công quĩ.. Chánh quyền giao cho tư sản đỏ nhiều khu đất thu hồi với giá rẽ, nhiều công trình với giá mắt. Tư bản đỏ làm không đúng mức, chất lượng kém. Tiền thì chia chác cho đang viên rất nhiều. Rốt cuộc tham nhũng càng ngày càng nhiều và không có cách nào chửa trị được. Nếu CS còn thì tư bản đỏ còn. Tham nhũng còn.
Hậu quả là người dân nghèo mãi, bất công xã hội tiếp diễn. Cách biệt giàu nghèo quá cao chưa từng thấy. Tư bản đỏ nay là một giai cấp sống trên đau khổ của người dân nghèo.
Chúng tôi vừa trình bày hai loại tư sản: một loại tư sản bị triệt hạ tàn nhẫn và vô lý khi CS chiếm MN. Và loại Tư sản đỏ được sanh sản ra dưới thời XHCN cấu kết viên chức đảng gây ra nhiều bất công kinh tế và xã hội.
Cali, October 04- 2018
Đảng Dân Chủ trả thù Việt Nam Cộng Hòa – Trọng Đạt
Giữa tháng 4-1975 miền nam Việt Nam kiệt quệ tiếp liệu đạn dược, Quốc hội Dân chủ Mỹ đã bác bỏ khoản viện trợ khẩn cấp 722 triệu do TT Ford đưa ra để giúp Việt Nam Cộng Hòa, quyết định đã khiến Cộng sản Bắc Việt tiến vào Sài gòn y như vào chỗ không người. Biến cố lịch sử này mọi người đều biết cả, hành động cạn tầu ráo máng của họ đã có nguyên nhân. Có người cho vì trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ năm 1968, ông Thiệu đã nghe lời khuyên của ứng cử viên Nixon (Cộng Hòa) không tham gia cuộc Hòa đàm Paris tháng 11-1968 khiến Dân Chủ thất cử năm đó. (1)
Xin sơ lược vấn đề: năm 1965 Tổng thống Johnson đưa quân ồ ạt vào bảo vệ miền nam VN chống Cộng Sản xâm lược, tới cuối năm quân số Mỹ lên tới gần 200,000 người. Johnson tiếp tục tăng quân cho tới 1968 tổng số đã lên tới hơn nửa triệu. Cuộc chiến kéo dài, số lính Mỹ chết trận tính tới năm 1968 tổng cộng trên ba mươi ngàn khiên phong trào phản chiến lên cao dữ dội. Tháng 3-1968 CS Hà Nội chịu thương thuyết tại Paris sau khi thảm bại trận Mậu Thân tết 1968, Johnson tuyên bố không ra tranh cử nhiệm kỳ hai (tháng 11-1968) vì biết trước cử tri sẽ không bầu cho ông.
Hòa đàm Paris khai mạc tháng 5-1968 giữa Mỹ và CSBV, VNCH chưa chịu tham gia vì chống sự hiện diện của Mặt trận giải phóng (VC). Hai bên Mỹ-Hà Nội đang bàn thảo về thành phần Hội nghị dự trù chính thức khai mạc đầu tháng 11-1968 sẽ có đủ bốn bên Mỹ, VNCH, CSBV và Mặt trận giải phóng. Trong khi ấy cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang diễn ra sôi nổi, phó TT Humphrey đại diện đảng Dân chủ, Nixon đại diện Cộng hòa.
Ông Thiệu phản đối không tham dự Hòa đàm vì Mỹ để phái đoàn Việt Cộng tham dự. Nixon nhân cơ hội cử sứ giả (bà Anna Chennault, người Hoa) sang Sài Gòn khuyến khích ông Thiệu đừng tham gia Hội nghị, chờ Nixon thắng cử (vào đầu tháng 11-1968) ông sẽ giúp VNCH tích cực hơn là Dân Chủ.
Kết quả bầu cử ngày 5-11 là Nixon (Cộng hòa) thắng cử với 301 phiếu cử tri đoàn trên 32 tiểu bang, Humphrey được 191 phiếu trên 13 tiểu bang và DC, Wallace (ucv độc lập) được 46 phiếu, trên 5 tiểu bang, Nixon thắng cử với tỷ lệ 56%. TT Johnson kết án ông Thiệu vì không tham dự hòa đàm nên Humphrey (Dân chủ) thất cử, ông đã cho nghe lén và biết là ứng cử viên Nixon đã âm mưu cử sứ giả sang Sài Gòn thuyết phục ông Thiệu không tham dự Hòa đàm Ba Lê. GS Nguyễn Tiến Hưng cho biết năm 1985 tại Luân Đôn ông Thiệu kể lại rằng hồi ấy (1968) nếu Humphrey (DC) đắc cử thì nửa năm sau sẽ ép miền nam VN liên Hiệp với CS để họ rút quân, ông Thiệu đi với Nixon (CH) còn hy vọng hơn. Tôi tin là ông Thiệu nói đúng, chẳng thà theo Cộng Hòa còn hy vọng tồn tại một thời gian.
Từ đó đảng Dân chủ thù ghét VNCH, cho rằng vì ông Thiệu mà họ thất bại. Tác giả Trần Đông Phong cho biết tháng 4 năm 1975 (2) Quốc hội Mỹ do Dân chủ kiểm soát đã cắt bỏ hoàn toàn quân viện miền nam VN để trả thù việc ông Thiệu 7 năm trước (1968) đã ủng hộ Cộng hòa và giúp Nixon thắng cử. Ông Phong nói một số dư luận tại Washington hồi đó nhận định như thế, ông trích dịch cuốn A Better War của Lewis Sorley trang 366: “….Quốc hội Mỹ đã sắp xếp chuyện đó với một sự trả thù”
Theo tôi nghĩ ông Thiệu chỉ là Tổng thống một nước nhược tiểu rất khó có thể gây ảnh hưởng tới cán cân tranh cử nước Mỹ và đã viết riêng một bài về chuyện này (3). Lý do chính mà Dân chủ thất cử vì đã làm hai nhiệm kỳ (1960-68) đã lãnh đạo cuộc chiến tồi tệ, gây thiệt mạng cho hơn 30,000 lính Mỹ, bị dân chống đối.. Cử tri bầu cho Cộng hòa để tìm hòa bình, rút ra khỏi cuộc chiến. Chẳng lẽ đảng Dân chủ lại nói sở dĩ người dân không bầu cho chúng tôi vì họ quá chán cuộc chiến, quá chán đảng Con Lừa … mà phải đổ thừa ông Thiệu cho nó đỡ quê. Ngày nay năm 2017, Dân chủ lại đổ thừa cho ông Putin đã làm họ thất cử, cũng lại nói cho đỡ mắc cở.
Dù ông Thiệu có gây ảnh hưởng tới cuộc tranh cử hay không nhưng ông ta đã theo phe đối thủ Cộng hòa năm 1968, đã phản lại Dân chủ vì TT Johnson (DC) đã giúp chính phủ Thiệu-Kỳ từ 1965 cho tới 1968 nên họ coi như ông Thiệu đã phản bội họ. Tôi nghĩ không phải đợi tới năm 1975 họ mới báo thù, mà ngay sau khi TT Nixon (Cộng hòa) nhậm chức năm 1969. Theo lời kể của Kissinger (4) khi Nixon vào Tòa Bạch Ốc (1969), những người đã đưa quân can thiệp vào VN (Dân chủ) mới đầu đứng trung lập (giữa phản chiến và chính phủ) sau quay ra a dua với bọn chống chiến tranh, kết tội Nixon hiếu chiến….
Nói về chớp thời cơ thì Dân chủ là hạng nhất, năm 1965 họ thăm dò thấy tỷ lệ ủng hộ cuộc chiến rất cao VN vội đưa quân ồ ạt vào, nay phong trào phản chiến rất mạnh lại nhẩy hùa theo bọn phá hoại…cái gì thì dở nhưng mị dân thì họ vào hạng nhất.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh VN Dân chủ đều nắm Quốc hội dù Hành pháp thuộc đảng nào (5), họ thao túng Lập pháp nhất là từ cuối thập niên 60. Năm 1970 khi TT Nixon cho tấn công qua biên giới Miên để phá hủy các căn cứ CSBV và VC, đáng lý ra ông có thể quét sạch được Cộng quân trên đất Chùa Tháp nếu không bị Dân chủ phản chiến và truyền thông đánh phá ngăn cản mà chỉ được phép tiến vào đất Miên vài chục cây số.
Năm sau 1971, trong cuộc hành quân sang Lào, Quốc hội Dân chủ cấm không cho quân Mỹ vượt qua biên giới cùng quân đội VNCH kể cả cố vấn nên chiến dịch đã không được thành công.
Năm 1972 Quốc hội Dân chủ chống đối chiến tranh và tỏ ra thù hận VNCH rõ nét hơn trước, cuối tháng 11-1972, ông Nguyễn Phú Đức, phụ tá đặc biệt ngoại vụ của TT Thiệu được cử đi Washington để họp với Kissinger, Tướng Haig, TT Nixon về việc ký kết Hiệp định Paris. Trong phiên họp phía Mỹ cho biết VNCH phải chấp thuận bản Dự thảo Hiệp định nếu không sẽ đưa tới việc bị Quốc hội cắt hết viện trợ (6). Nguyễn Phú Đức mang theo những điều khoản của TT Thiệu (đòi CSBV phải rút về Bắc) và nói rõ ông ta không sợ Kissinger, Tướng Haig dọa cắt viện trợ. TT Nixon có nói với NP Đức nếu ông Thiệu không hòa hợp với chính phủ Mỹ để ký Hiệp định sẽ không xin được viện trợ. Nixon nói ông đã được các vị Trưởng khối tại Quốc hội như John Stennis, Barry Goldwater, Gerald Ford.. cảnh cáo cho biết nếu VNCH không thuận ký thì Quốc hội sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh đưa ra Hạ viện với tỷ lệ 2-1, để đổi lấy tù binh và rút quân về nước. TT Nixon nói thật chứ không dọa, Quốc hội Dân chủ lúc này sẵn sàng bức tử miền nam VN nếu ương ngạnh với họ.
Ngay từ tháng 10-1972, khi Kissinger đưa ra bản dự thảo trong đó Hà Nội đã chịu nhượng bộ những điểm chính như: không đòi lật đổ chính phủ Thiệu, không đòi liên hiệp.. nhưng họ vẫn đóng quân tại miền Nam, không rút về Bắc. Ông Thiệu cương quyết chống đối bản dự thảo, Nixon mới đầu ủng hộ VNCH sau đó bị các vị chức sắc Quốc hội đe dọa ra luật chấm dứt chiến tranh nếu ông Thiệu không chịu ký, họ cảnh báo TT Nixon như vậy. Quốc hội cho bản Hiệp định như thế là được rồi, không được đòi hỏi thêm kéo dài thời hạn ký kết.
Sang tháng 12, phái đoàn CSBV cố tình phá hòa đàm, không chịu thương thuyết nghiêm chỉnh, họ hy vọng Quốc hội mới của Mỹ họp đầu năm (đầu tháng 1-1973) sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt viện trợ miền nam VN theo yêu cầu BV để đổi lấy tù binh, sau đó rút quân về nước. TT Nixon đã phải dùng sức mạnh tối đa để đưa Hà Nội trở lại bàn hội nghị bằng 200 pháo đài bay B-52 oanh tạc liên tực 11 ngày đêm, dội 20 ngàn tấn bom xuống miền Bắc VN. Ông ta sợ nếu BV không trở lại bàn hội nghị Quốc hội có thể ra luật chấm dứt chiến tranh.
Sau ngày oanh tạc Giáng Sinh, sang tháng 1-1973 Quốc hội Dân chủ luôn hăm dọa ra luật chấm dứt chiến tranh nếu Hiệp định bị trở ngại. Ngày 2-1-1973 Hạ viện Dân chủ bầu nội bộ với tỷ lệ 154 thuận và 75 chống để cắt hết viện trợ mọi hoạt động quân sự ở Đông dương vừa khi rút quân về nước và lấy lại tù binh. Hai ngày sau, Dân chủ Thượng viện bầu nội bộ cũng thông qua Dự luật tương tự với số phiếu 36 thuận và 12 chống. (7)
Người ta thường nghĩ TT Nixon và Kissinger hăm dọa, bắt ép ông Thiệu ký kết Hiệp định Paris với điều khoản bất lợi cho VNCH (Cộng quân không phải rút về Bắc) sự thực không phải như vậy. Quốc hội Dân chủ đã bắt ép Nixon phải ký sớm hiệp định nếu không muốn bị cắt hết nguồn tài chính quân sự cho Đông Dương. Chúng ta thấy rõ tháng 1 năm 1973 họ cương quyết hơn trong áp lực VNCH phải chấp nhận ký một hiệp ước bất bình đẳng.
Tác giả, Giáo sư Mark Clodfelter nói
“Ta không biết Quốc hội có cắt viện trợ VNCH hay không nếu không có trận oanh tạc Giáng sinh (cuối tháng 12-72) nhưng sau trận oanh tạc, Lập pháp phẫn nộ và việc cắt viện trợ miền Nam chắc chắn sẽ xẩy ra nếu TT Thiệu từ chối ký kết Hiệp định. Nhà lãnh đạo miền Nam (tức ông Thiệu) không dám liều lĩnh như vậy, không có viện trợ, không thể sống còn. Ông ta đồng ý ký nhưng sau hạn chót của TT Nixon” (8)
Nhận xét của GS Mark Clodfelter cho thấy Dân chủ sẽ thẳng tay trừng trị VNCH không thương tiếc trong trường hợp ông Thiệu không chịu ký Hiệp định (vào tháng 1-73) và ông Thiệu là người biết rõ hơn ai hết, mặc dù ông lớn tiếng chỉ trích Kissinger, Nixon bắt ép miền Nam ký Hiệp định nhưng thực ra ông không dám liều lĩnh với Quốc hội Dân chủ. VNCH thắng trong trận tấn công 1972 mà như thua vì Dân chủ muốn như vậy, họ không đếm xỉa gì tới sự tồn tại của miền Nam mà chỉ quan tâm đến hòa bình, lấy tù binh, rút quân về nước.
Như thế ông Thiệu phải chấp nhận một Hiệp định bất bình đẳng (BV vẫn đóng quân ở miền nam) không phải vì sợ TT Nixon dọa chặt đầu hay đảo chính mà là vì biết Quôc hội Dân chủ sẽ thẳng tay bức tử VNCH ngay khi đó. Hơn ai hết ông Thiệu biết rõ sự thật phũ phàng này, chẳng thà ký kết còn hy vọng sống sót thêm ít năm vẫn hơn là để người ta bóp chết ngay lúc này.
Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973, ngay sau đó CSBV vi phạm thỏa ước vì không bị oanh tạc, họ vội vã chuyên chở vũ khí, nhân lực vào nam trước mùa mưa (vào tháng 4), TT Nixon không dám oanh tạc vì còn chờ lấy tù binh vào tháng 3. Tại Căm Bốt, Khmer đỏ được BV giúp bao vây Nam Vang khiến Nixon phải oanh tạc mạnh để cứu chính phủ Lon Nol (9).
Kể từ sau ngày ký Hiệp định, Quốc hội Dân chủ thẳng tay triệt hạ VNCH ngày càng rõ nét, họ tích cực phản đối chính sách can thiệp của Nixon, ra tu chính án cắt ngân khoản quân sự cuối tháng 6-1973, Tổng thống miễn cưỡng ký thành luật có hiệu lực từ 15-8-1973. Nội dung như sau:
“Tu chính án này xác định từ nay không còn ngân khoản nào để yểm trợ trực tiếp, gián tiếp cho các hoạt động quân sự Mỹ tại Miên, Lào, Bắc VN, Nam VN hoặc ngoài khơi Miên, Lào, Bắc Việt, Nam Việt và từ sau ngày 15-8 sẽ không có ngân khoản nào khác của bất cứ Điều luật nào dành cho những mục đích này”.
Tu chính án trên coi như đã bức tử VNCH và cả Đông Dương từ giữa năm 1973 vì Hành pháp Mỹ sẽ không có ngân khoản oanh tạc yểm trợ quân đội đồng minh. Như ta đã thấy, với hỏa lực, nhân lực yếu hơn CSBV, miền nam VN vẫn phải dựa vào B-52 của Mỹ. TT Nixon nói đạo luật này đã khiến ông bất lực không bảo vệ được Hiệp định tại VN và cho phép Hà Nội xâm chiếm VNCH thoải mái.
Về điểm này Giáo sư Robert F. Turner nói
“Tôi xin nhắc lại cho quý vị trẻ biết sau khi bị bỏ bom tơi bời Hà Nội vội vã trở lại đàm phán tại Paris. Và mọi chuyện êm xuôi nếu chúng ta dùng máy bay B52 để trấn giữ hiệp định.Nhưng quốc hội với áp lực của “Phong trào Hòa Bình” đã thông qua dự luật vào tháng Năm 1973. Sẽ là bất hợp pháp nếu Tổng Thống sử dụng bất cứ đồng nào trong công quỹ cho cuộc chiến tại Việt Nam, Lào và Cambodia. Làm như vậy, Quốc hội đã chuyển thắng thành bại. Quốc hội phản bội lời cam kết lịch sử của Hoa Kỳ là bảo vệ các nước không Cộng sản tại Đông Dương” (10)
Quốc hội Dân chủ liên tiếp ngay sau đó ra những quyết định thù nghịch miền nam, họ cắt giảm viện trợ quân sự xương tủy với VNCH mỗi năm khoảng 50%: Từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975 (11). Họ lý luận theo kiểu đạo đức giả nếu tiếp tục viện trợ quân sự, ông Thiệu sẽ vẫn gây chiến tranh.
Tháng 8-1974, TT Nixon từ chức vì vụ Watergate, phó TT Ford lên thay.
Miền Nam ngày càng suy yếu rõ rệt, 35% xe tăng, 50% thiết giáp, máy bay thiếu cơ phận thay thế phải nằm ụ. Hỏa lực giảm từ 60% tới 70% , tháng 3 -1975 đạn chỉ còn đủ xử dụng trong một tháng, tháng 4 chỉ còn đủ cho xài khoảng hai tuần (12). Đảng Dân chủ trả thù miền nam VN bằng lối giết người không dao đã khiến cho bao nhiêu đồng minh của họ ngã gục trước họng súng, hỏa lực vũ bão của quân thù.
Tình hình quân sự tháng 4-1975 của miền nam vô cùng bi đát, Tướng Weyand và Kissinger đề nghị TT Ford ra Quốc hội xin khoản viện trợ khẩn cấp 722 triệu cho VNCH, lúc này Dân chủ nắm đại đa số 67% Hạ viện và 60% Thượng viện, họ chống chiến tranh VN kịch liệt, đối với họ giờ là lúc phục thù.
Ngày 10-4-1975 TT Ford ra Quốc hội xin viện trợ cho VN, có hai dân biểu Dân Chủ Moffet và Miller bỏ ra khỏi phòng họp.
Ngày 18-4-1975, quân viện khẩn cấp 722 triệu bị Quốc hội bác, họ lý luận số ngân khoản này cũng chỉ kéo dài chiến tranh gây thêm tang tóc. TT Ford xin viện trợ nhân đạo để cứu người tỵ nạn khi CS đang xâm chiếm miền Nam, nhiều vị thuộc Dân chủ chống mạnh, đài VOA hồi đó cho biết Thượng nghị sĩ Joe Biden đã để lại câu nói bất hủ “cương quyết không cho một tên tỵ nạn VN nào vào Mỹ” sau này trong cuộc tranh cử TT năm 2008, cử tri VN hỏi ông về lời tuyên bố này thì ông chối ngay.
Trong khoảng thời gian này Kissinger tiên đoán:
“Chúng ta đang đối diện với tấn thảm kịch vĩ đại, trong đó có cái gì liên quan tới uy tín, tới danh dự của Hoa Kỳ, tới cái mà các dân tộc khác trên thế giới sẽ nhìn chúng ta như thế nào” (13)
Tướng Weyand cũng đã phát biểu
“Uy tín lâu dài của Hoa Kỳ trên thế giới phụ thuộc vào nỗ lực thiện chí của ta cố gắng làm hơn là thành công hay thất bại trong lúc này, nếu ta không nỗ lực uy tín của ta như một đồng minh sẽ bị tiêu tan, có lẽ sẽ qua hết đời này sang đời khác”.(14)
Hoặc
“Uy tín của Hoa Kỳ với tư cách một đồng minh đang có nguy cơ bị mất tại Việt Nam. Để giữ uy tín ấy chúng ta phải cô gắng tối đa trợ giúp miền nam VN” (15)
Hành động thù ghét VNCH của Quốc hội Dân chủ ít nhiều cũng khiến đất nước họ phải trả giá: tại Đông nam Á ngày nay nhiều nước đồng minh của Mỹ đã có khuynh hướng ngả về Trung Cộng như Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Miên, Lào…người ta không còn dám tin tưởng vào sự bảo vệ của một siêu cường thất tín.
Xưa thì họ báo oán miền nam VN, kết án ông Thiệu giúp đảng Cộng Hòa thắng cử, nay lại kết án Putin giúp Donald Trump thắng cử và ra biện pháp trừng trị Nga …họ xóa sổ VNCH thì dễ nhưng chỉ đánh Nga bằng võ mồm.
Năm 1964, khi thấy thăm dò đại đa số người dân (78%, 85%) ủng hộ cuộc chiến VN (16) đảng Con Lừa vội đem đại binh đổ bộ vào ngay. Bốn năm sau (1969) khi thấy phong trào chống đối lên mạnh họ vội hùa theo bọn phản chiến đánh phá Chính phủ đối lập cật lực ngay từ năm 1969, 70…
Nhưng nay chiến lược mị dân kiếm phiếu đã hoàn toàn sụp đổ, sự thảm bại của Con Lừa trong cuộc tranh cử 2016 vừa qua cho thấy gió đã đổi chiều.
Từ nhiều thập niên trước, đảng Con Lừa được truyền thông, quyền lực thứ tư yểm trợ hết mình và có phương tiện mạnh để trấn áp đối phương, tiếc thay truyền thông cũng vừa hết thời oanh liệt. Nay internet, mạng xã hội Facebook, Tweeter…. ngày càng bành trướng khiến truyền thông mất dần địa vị độc tôn. Năm 1968 sau trận Mậu Thân, Walter Cronkite giám đốc chương trình CBS sang VN về chỉ phán một câu chỉ trích cuộc chiến thất bại thế là phong trào phản chiến bùng lên dữ đội đưa Đông Dương tới chỗ sụp đổ tan tành năm 1975.
Trước đây, năm 2008 truyền thông có thể đưa một người da mầu không ai biết tới như ứng cử viên Obama lên làm Tổng thống, đánh bại cả hai nhà chính trị da trắng tiếng tăm như Hillary Clinton, John McCain. Nay gió đã đổi chiều, mặc dù 90% TV, báo, đài… tập trung hỏa lực yểm trợ tối đa cho đảng Con Lừa năm 2016 nhưng thay vì chiến thắng vinh quang chỉ là thất bại ê chề.
.. Nhà Phật gọi là vô thường…chẳng có gì là thường còn. …
Trọng Đạt
(1) Chuyện này đã được GS Nguyễn Tiến Hưng kể lại trong Chương Một của cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy năm 2005 và năm sau 2006 ông Trần Đông Phong cũng bàn kỹ về đề tài này trong cuốn Việt Nam Cộng Hòa, 10 Ngày Cuối Cùng (từ trang 41 tới trang 69)
(2) VNCH, 10 Ngày Cuối Cùng trang 41, 42
(3) Ông Thiệu và cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ tháng 11- 1968
(4) White House Years, Chương VIII, trang 227
(5) Composition of Congress, by Political Party, 1855–2017:
1961, Hạ viện DC 60%, Thượng viện DC 64%, năm 1968, Hạ Viện DC 56%, Thượng viện DC 57%, 1972 Hạ viện DC 55%, Thượng viện DC 57%
(6) Larry Berman: No Peace, No Honor.. trang 198, 200.
(7) Nixon: No More VN trang 169, 170; Larry Berman: No Peace No Honor trang 221
(8) Mark Clodfelter: The Limits of Air Power trang 200
(9) Richard Nixon: No More Vietnams trang 175-180
(10) Trích trong bài Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương của GS Robert F. Turner (bản dịch đăng trên nhiều trang mạng)
(11) Nixon: No More Vietnams trang 185-186, Henry Kissinger: Years of Renewal trang 471
(12) Nixon: No more Vietnams trang 187, Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối VNCH trang 82, 83, 91, 92, Phillip B. Davidson: Vietnam At War , The History 1946-1975 trang 748
(13) Walter Isaacson: Kissinger a Biography trang 641,642
(14) Walter Isaacson: Kissinger a Biography trang 640,641
(15) Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam trang 266.
(16) Karnow: Vietnam a History trang 390; Answer.com, domino theory
http://quanvan.net/trong-dat-dang-dan-chu-tra-thu-viet-nam-cong-hoa/
Kế hoạch “Caravan” của đảng Dân Chủ bị tác dụng ngược – Phil Nguyen
Hiện tượng làn sóng nhập cư lậu tràn vào Mỹ sẽ đẩy người dân nghiêng về phía Tổng thống Trump.
Kế hoạch Caravan nhằm đẩy “7,500 +” dân di cư lậu vào Mỹ gây xáo trộn xã hội của đám “Dâm chủ” với mục đích thu gom phiếu từ sắc dân thiểu số xem ra sẽ lãnh phản ứng ngược.
Tổng thống Trump đang làm rất tốt để có thể giành chiến thắng cho đảng Cộng hòa, khi chỉ còn hai tuần nữa là tới cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ ngày 6/11. Ông Trump thắt chặt chính sách biên giới để đối phó vấn đề người nhập cư lậu, vốn là chủ đề nóng và với phần thắng đang nghiêng về ông Trump. Chiến lược được thiết kế nhấn mạnh vào “sự trung thành của ông Trump với nước Mỹ” là nhằm dập tắt mọi “điềm xấu” có thể dẫn đến thất bại tại cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra đầu tháng 11 tới, đây là điều ám ảnh mọi Tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Kết quả các cuộc thăm dò dư luận mới nhất tại Mỹ cho thấy, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Donald Trump trước cuộc bầu cử giữa kỳ cao hơn so với tỷ lệ ủng hộ dành cho người tiền nhiệm “Barác” năm 2010. Điều này đồng nghĩa các nghị sĩ Cộng hòa có cơ hội củng cố vị thế đa số hiện có tại Thượng viện và tiếp tục kiểm soát lâu dài tại Hạ viện.
Tổng thống Trump đã tiến hành chiến dịch vận động trên cả nước Mỹ và đặc biệt tập trung vào những khu vực ông nhận được ủng hộ tốt nhất. Điểm dừng chân mới nhất của Tổng thống Trump là Texas, khi ông xuất hiện cùng cựu đối thủ trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2016 Ted Cruz vào tối ngày 22/10 (theo giờ địa phương).
“Phe Dân chủ đã tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào chủ quyền, an ninh của đất nước và sự an toàn của người dân Mỹ”, Tổng thống Trump phát biểu hạ thấp đối thủ (của Ted Cruz) trong cuộc vận động tại Texas.
Tuyên bố này của Tổng thống Trump muốn nhắm tới các nghị sĩ Dân chủ với cáo buộc họ đã làm dấy lên “cuộc khủng hoảng biên giới”. Đây là chính sách cứng rắn vô cùng của chính quyền Mỹ dưới thời Donald Trump, thể hiện qua kế hoạch “xây tường biên giới với Mexico hay mới nhất là cảnh báo cắt giảm viện trợ khi ông đe dọa sẽ cắt viện trợ khu vực, đóng cửa biên giới nếu Mexico và các nước không thể ngăn chặn dòng người di cư”.
Trong cuộc vận động ở Arizona cuối tuần qua, Tổng thống Trump đã dành phần lớn trong bài phát biểu để nói về nhập cư. Những cử tri ủng hộ ông Trump coi phát biểu của Tổng thống là “hợp pháp”. Trong đó, nhiều người tin rằng, các nhà chính trị đã không giải quyết được việc trục xuất người di cư không có giấy tờ hợp pháp và đã chiếm mất việc làm của người Mỹ. Việc ông Trump không thay đổi thái độ cứng rắn với vấn đề nhập cư là một phần khiến ông là ứng cử viên hấp dẫn hàng đầu.
“Chiến thắng của phe Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11 sẽ là lời mời cho những kẻ buôn người, buôn lậu, buôn bán ma túy và những kẻ bất hợp pháp trên khắp hành tinh. Chiến thắng của phe Cộng hòa sẽ gửi đi thông điệp rằng nước Mỹ sẽ tăng cường bảo vệ biên giơi và bảo vệ công dân Mỹ.
Đây là điều rất quan trọng”, ông Trump phát biểu tại Arizona. Điểm nổi bật của Tổng thống Trump từ khi lên nắm quyền là cách tiếp cận cứng rắn trong nhiều vấn đề để củng cố tuyên bố “nước Mỹ trên hết”.
Trong khi đó hai thành viên Dân chủ hàng đầu trong Quốc hội là Chuck Schumer – lãnh đạo phe thiểu số ở Thượng viện Mỹ – và Nancy Pelosi – lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện Mỹ – đã lập luận rằng, chiến lược cứng rắn của ông Trump là một dấu hiệu của sự yếu đuối hơn là thể hiện sức mạnh.
Bảo vệ an ninh quốc gia và an toàn cho người dân Mỹ mà là sự yếu đuối hay sao?
Nhiều nhà quan sát thừa nhận, tập trung và cứng rắn với vấn đề nhập cư là chính sách “khôn ngoan” của ông Trump khi đây chính là vấn đề đã giúp ông giành được nhiều phiếu bầu hơn bất kỳ ai khác. “Tôi nghĩ ông Donald Trump thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vì vấn đề nhập cư”, CNN ngày 23/10/2018 dẫn lời ông Scott Jennings, một cựu trợ lý chiến dịch của cựu Tổng thống Bush. “Nhập cư lậu mang đến bao nhiêu bất an cho người dân, hao tốn ngân sách phải chi phí cho họ thay vì lo cho dân Mỹ, khiến cho dân Mỹ bị mất việc làm và phải đóng thuế nhiều hơn”.
https://baomai.blogspot.com/2018/10/ke-hoach-caravan-cua-ang-dan-chu-bi-tac.html
Việt Nam Bất Hạnh – Phan Văn Song
Than ôi, cánh hoa rụng tả tơi vì gió dập, xác bướm khô ôm ấp bởi tình yêu. Như tôi đây nhìn hoa lan mà ruột quặn thắt trăm chiều, trông hồ điệp lệ sầu tuông mấy lượt.
(Đoạn đầu của tuồng cải lương “Hoa rơi cửa Phật hay Lan và Điệp” – soạn giả Trần Hữu Trang tức Tư Trang 1940)
Suốt hai tuần qua, mỗi ngày như mọi ngày, rảo mắt trên mạng theo bước thăng trầm vận mệnh éo le bi đát của đất nước ta và thân phận tội nghiệp của người dân mình. Bổng nhiên, duyên số tình cờ xúi sao nghe lại được tuồng cải lương Lan và Điệp. Đoạn đầu của vở hát, lúc Lan giả trai lấy tên Điệp vào chùa tu, được hòa thượng trụ trì đặt tên là Huệ Minh với lời giáo đầu trên, tạo cho thằng tôi vài giòng suy nghĩ và xin cùng chia sẻ với quý thân hữu. Tôi cắt cớ tỏ bày cùng quý vị cái cảm nghĩ ngô nghê rằng :, sao cái cuộc tình Lan và Điệp nầy nó tựa như cuộc tình của dân tộc ta, yêu, thèm, mơ Tự Do Độc Lập, yêu, thèm, mơ Dân Chủ Nhơn Quyền quá vậy ! Sao nó cũng trắc trở như cuộc tình Lan và Điệp vậy ! Và Độc Lập Tự Do và Dân Chủ Nhơn Quyền, nó cũng đẹp như con bướm, nó cũng đẹp như cánh hoa lan. Và cũng như con bướm kia, cũng như cánh hoa lan nọ, chúng ta chỉ biết mơ, và vì không hưởng được nên ngày nay, phải đành lòng, phải ép khô giữa hai trang sách để mỗi ngày, mỗi lấy ra, ngắm nghía và mơ mộng thèm thuồng ! Một cuộc tình bất hạnh !
Cuộc Tình Bất Hạnh:
Phải, cuộc tình của dân ta với Độc Lập Tự Do, với Dân Chủ Nhơn Quyền thiệt tình đầy bất hạnh !
– Bất hạnh không phải, chỉ phải sống ngày hôm nay, với những tay lưu manh đầu xỏ một đảng cướp quốc tế đang ngự trị trên đất nước Việt Nam ta, chúng chẳng những hèn với giặc, ác với dân, mà chúng cũng đang bán dần từ mãnh đất quê hương, lấy tiền công làm của tư, tẩu tán tiền công sản bán đất biển, mang đi hạ cánh an toàn nơi đất người. Bất kể hậu vận quế hương đất nước, mai nầy biến thành hoàn toàn tài sản của người Tàu. Việt Nam tương lai sẽ là một tỉnh Tàu với từng khu, với từng vùng, chổ đây đặc khu kinh tế, chổ nọ khu chế xuất, kia kìa khu ăn chơi, giải trí, cờ bạc, nơi nọ những nhà máy cơ khí, hảng xưởng của những chủ nhơn ông người Tàu khai thác, với những công nhơn viên và khu gia cư gia đình người Tàu, nói tiếng Hoa, xài tiền Hoa, sanh hoạt hoàn toàn như người Hoa trên đất Tàu và người Việt ? Người Việt sẽ chẳng còn là công dân nữa, mà sẽ là Việt kiều trên đất, trên quê hương Việt, chỉ sẽ là những người ở đợ, một đám ô sin, nam lao công, nữ đỉ điếm, để sanh tồn dân tộc, từ đây, nam lao động bán mồ hôi kiếm sống, nữ, bán sắc đẹp nuôi thân !
– Bất hạnh thay cho đất nước Việt Nam ta ! Ngay cái thời kỳ mà cả thế giới hân hoan vui mừng từ nay chấm dứt chiến tranh, từ nay hết Thế chiến II, và từ nay hòa bình đã trở về với nhơn loại ! Tháng tám 1945, hai quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống đất Nhựt, Nhựt Hoàng đầu hàng, chấm dứt Thế Chiến II.
Hoà bình, cả thế giới đón mừng. Dân Việt ta chia vui. Nhưng cuộc vui chưa thỏa ! Thì, ngay đầu tháng chín, ngày 2, bất hạnh đến ngay với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam ! Và từ ngày ấy đến nay, 73 năm trôi qua, có tiếng súng hay không tiếng súng, chiến tranh hay hòa bình Việt Nam và dân tộc Việt Nam, sướng ít, khổ nhiều, bất hạnh triền miên, bao nhiêu đau khổ ! Qua bao nhiêu đời người, qua bao nhiêu thế hệ thanh nam, thanh nữ Việt, từ những thanh thiếu niên nam nữ vừa lớn lên vào những năm bản lề ấy đến thế hệ chúng ta và đàn em chúng ta, chúng ta có tội tình gì ? Một bài viết của Bác sĩ Phùng Văn Hạnh, tựa đề là Một kiếp người, nhắc lại cái khoảng thời gian ấy : « Cách mạng Mùa Thu 1945, tiếp theo là Toàn quốc kháng chiến 1946, là những thời điểm mà thế hệ lưu vong trên 70 tuổi nhớ đến với nhiều nỗi đau thương, ngậm ngùi… »
Anh bạn già Phan Nhật Nam, trong một lá thư riêng cũng nhắc nhở thằng tôi, chớ quên rằng những ngày 2 tháng 9, những ngày gọi là Cách Mạng Mùa Thu ấy, những ngày Toàn quốc Kháng chiến ấy, dân chúng Việt Nam hầu như thụ động bị một thiểu số lôi theo… Ông bạn cùng họ cũng không quên nhắc nhở cái tên của tên tội đồ dân tộc chỉ vì bất mãn các ông Tây Thuộc địa chê mình dốt không thâu cho vào học Trường Thuộc địa nên đã chạy theo Cộng Sản Quốc tế theo làm lính đánh thuê, bán linh hồn dân tộc cho một chủ nghĩa ngoại bang, phản bội nền văn hóa tổ tiên thánh hiền á đông để du nhập một chủ nghĩa vô thần, vô đạo đức, với một ý thức hệ không tôn trọng tôn ty trật tự của xã hội á đông kính trên nhường dưới đầy ơn tình đầy ưu ái nhơn bản, đưa những thần tượng râu xồm và một chủ nghĩa man rợ, vứt bỏ tình người, nghĩa đồng bào, họ hàng máu mủ, ruột thịt cha mẹ, dùng cái dã man, dùng cái giết chóc, dùng cái đàn áp, cái lo sợ, cái lường gạt, cái nói dối làm phương tiện để đoạt cho được chánh quyền dù phải nhuộm đỏ non sông đất nước, xoá bỏ văn hóa dân tộc, dù phải đưa đất nước trở về thời đại trung cổ, ăn lông ở lỗ. Bằng chứng 20 năm cầm quyền Miền Bắc Việt Nam, 20 năm dân chúng Bắc Việt sống chế độ bao cấp, ăn tùy cân lượng, mặc tùy thước đo, những vật dụng thường dùng hằng ngày của dân Miền Nam ta cùng thời, như chiếc xe đạp, như cái đài – radio, như cái đổng – đồng hồ đeo tay, với họ là những giấc mơ…phải chờ ngày chiến thắng Miền Nam mới vơ vét cướp cắp được mang về !
– Và bất hạnh hơn, và bi thảm hơn, bạn Nam cũng nhắc cho chúng tôi và cho cả chúng ta là cả thế giới, và đặc biệt Paris, thủ đô của một nền văn hóa tiên tiến cũng chính là nơi phát xuất ra những nguồn tư tưởng ngoại lai, mất dạy ấy… Cũng chính đám dân chúng Paris, chính đám dân chúng Pháp, do nền báo chí thiên tả, vì ăn không được, do ghét Mỹ đã phỏng tay trên, thay Pháp giúp Miền Nam Việt Nam chống Cộng, đã xúi dục dân Pháp xuống đường ủng hộ Chống Mỹ với những cái gọi là « cuộc gọi là Cách mạng Giải phóng dân tộc » đẩm máu ấy ! Phe tả Pháp dám tự nhận là tiên tiến – progressiste, xúi dục, ủng hộ các quốc gia vừa mới bước vào nền văn minh khoa học âu tây, hãy vứt bỏ văn hóa tư bản tiêu xài và ca tụng tất cả những chế độ dùng tuyên truyền kích động biến con người trở về thời trung cổ. Tiên tiến gì, quel progrès khi chúng dùng máu, dùng đàn áp, giết người để Cải cách Ruộng đất ? Nếu Đại Cách Mạng Pháp 1789 kéo máy chém để sang bằng giai cấp, giết Vua, giết quý tộc… thì Cách Mạng Mùa Thu 1945 Việt Nam dùng mã tấu chém tất cả những ai không cùng chánh kiến … dù đã cùng hàng ngũ kháng chiến chống Pháp, chống Thực dân thuộc địa, quyết tâm độc quyền kháng chiến, độc quyền cai trị !
Bắt hạnh thay ! Tội nghiệp thay cho Việt Nam, đứng đầu sổ các quốc gia cựu thuộc địa, tự ru ngủ rằng là tự giải phóng, nhưng thực sự tròng đầu vào cái thòng lọng Cộng sản Quốc tế, mở đầu một loạt những cuộc gọi là Cách mạng Nhân Dân, để trở về thời đại đồ đá : Việt Nam với Hồ Chí Minh, Algérie với Ben Bella, Cu Ba của Fidel Castro, Lào Pathet, Cao Miên Đỏ của Pol Pot hay Vénézuéla của Chavez ngày nay … với những trại cải tạo, với những đập đầu, tố khổ, với những cải cách ruộng đất, những nhân văn giai phẩm nhưng thật sự chỉ là những autodafé của những chế độ độc tài có từ thời Tần Thủy Hoàng xa xưa qua đến Nazi hay Liên Sô Cộng sản đó thôi !
(Xin quý thân hữu nào dịch dùm tôi từ ngữ nầy : Từ ngữ autodafé (gốc ngôn ngữ Bồ đào nha « auto da fé » do từ la tinh « actus fidei » – nghĩa đen là acte de foi – hành động do đức tin là một lễ do nhà thờ Thiên Chúa Giáo cổ xưa – thời Trung cổ của Triều đình Tây Ba Nha và Bố đào Nha tổ chức để tố các hành vi lệch lạc, sai lời Chúa, chống Chúa). Ngày nay được hiểu rằng đó những buổi lễ tố cáo công cộng của các triều đại các nhà cầm quyền độc tài cực hữu như Nazi hay cực tả như Cộng Sản thường tổ chức với những cuộc đấu tố công cộng, và thường diễn một cách điển hình dưới hình thức là Đốt Sách – Đốt Văn Hóa Phẩm. Đốt Văn Hóa để diệt cái suy nghĩ, để diệt cái tư tưởng, để diệt cái sáng tạo ! Diệt cái Chất Người để biến tất cả thành những con người máy – robot dễ dạy, dễ sai, dễ bào … Chỉ sẽ còn lại những con người gọi là Cộng Sản hay Nazi ! Cái autodafé tân thời đầu tiên được lịch sử ghi chép chê bai là autodafé nazi, ngày 10 tháng 5 năm 1933, sau đó người ta ghi nhận thêm những autodafé của Franco -Tây Ba Nha, của Pinochet Chili, và ngày nay của bọn Hồi Giáo cực đoan Tabiban…)
– Nhưng lịch sử BẤT CÔNG, hay lịch sử do các nhà báo thiên tả viết không nói đến những autodafé do Staline, Mao Trạch Đông hay Hồ Chí Minh Lê Duẩn chỉ đạo. Những vụ như Nhân Văn Giai Phẩm ở Bắc Việt sau 1954, hay những autodafé, đốt sách báo, và bắt nhốt các nhà văn nhà báo vào tháng 7 năm 1976, mà dân đất Nam Việt, cựu công dân Việt Nam Cộng Hòa chúng ta đã được thưởng thức sau ngày mất nước đau thương 30 tháng Tư ! Và lịch sử cũng không quên cái autodafé khổng lồ đầu tiên của Tần Thủy Hoàng chẳng những đốt sách mà còn chôn sống các thầy đồ và những ai biết chữ ! Và các đệ tử Pol Pot của Cao Miên và Lê Duẩn của Việt Nam cũng bắt chước với những trại khủng bố và tập trung cải tạo văn nghệ sĩ. Hiện nay chưa có thống kê chánh thức để đưa vào sách Guiness Records để xem ai đoạt huy chương vàng !
Bao thế hệ dân Việt ta bị hy sanh, tội tình gì ? :
Nhà văn Tiểu Tử, trong truyện ngắn « Mùa Thu Cuộc Tình », tả cuộc gặp lại của hai vợ chồng ông Năm, chồng vượt biên thoát qua Pháp, bà vợ cùng đi trong chuyến vượt biên ấy, nhưng kẹt ở lại, đi tù và sống lam lũ trong 10 năm tại quê nhà. 10 năm sau, khi qua Pháp được, nàng đã hóa thành một bà già, đến nổi chàng ra phi trường rước không nhận ra nàng … Xin trích một đoạn nhỏ khi hai người trùng phùng, chàng từ phi trường đưa nàng về nhà, sợ nàng không xách nổi hành lý – tuy chỉ hai cái túi xách vãi nhỏ – nhưng phải đi leo lên lầu ba … « Ở bển, em gánh lúa mỗi ngày cho nhà máy, có sao đâu. Ông Năm bỗng nghe lòng quặn thắt. Thì ra “tụi nó” đày đọa bả đến nước đó ! Bả tội gì ? Tội gì ? Tội vượt biên ? Thì đã ở tù trên ba tháng rồi còn gì nữa ? Vậy tội gì ?… »
Phải dân tộc Việt Nam ta tội gì ? Tội gì mà phải bị hành hạ, bị sống trong nghịch cảnh như vậy ? Đất mất nay không còn nơi để làm ăn, khai thác. Biển mất không còn hải phận để ra khơi đánh cá ? Đi ra xa sẽ bị tàu lạ đâm chìm. Tội gì? Mà ngày nay, phải ăn độc, uống độc ? Tội gì ? Mà ngày nay, không có quyền ăn quyền nói ? Hở mồm, hở miệng một chút thì mang tội chống Nhà nước ? Tội gì ? Mà dân Miền Tây, dân Miệt Vườn, xưa cây trái sum suê, xưa đất phì nhiêu, ruộng cò bay thẳng cánh, nay nhà nông, nhà vườn không sống được nghề nông, nghề trồng vì ruộng bị ngập mặn, mất mùa, vườn hết sung. Đành phải lên thành làm thuê, đành phải đi xuất khẩu lao động kiếm cơm, nam bán mồ hôi, nữ bán trôn ? Tội gì mà ngày nay, tất cả phải con trẻ ngay lớp 1 đã phải học tiếng Tàu ? Để biến thành công dân Tàu trong tương lai ? Tội gì mà dân Việt phải chịu Nhà Nước bán từng mãnh đất, bán từng khu vực, trước Nhân Cơ, Formosa,… nay Vân Đồn Bắc Phong Phú Quốc ? Tội gì ? Mà tiếng quốc ngữ phong phú, đầy âm điệu nhịp nhàng phải biến dạng để trở thành một loại chữ viết bính âm-pinyin ngọng nghịu như tiếng Tàu ?
Để Kết Luận :
Đảng Cộng sản Quốc tế đã cầm quyền 73 năm, đủ rồi. Giờ G đã điểm. Hôm nay đã vào Thu. Đầu tuần đã Rằm Trung Thu. Dân tộc Việt phải và đang cần một Cuộc Cách Mạng Mùa Thu Mới ! – Cần một cuộc Cách Mạng Mùa Thu để Thoát Tàu. Cần Một Cách Mạng Mùa Thu để lấy lại quyền Tự Chủ, Tự Quyết hiện trong tay của Đảng Cộng sản Hà nội. Dân tộc Việt phải có Tự Chủ, phải có Tự Quyết mới Tự Quyết Định Thoát Tàu. Có Tự Chủ, có Tự Quyết mới có Độc Lập, Tự Do Dân Nhơn Quyền. Con hồ điệp Độc Lập Tự Do mới bay lượn, cành hoa lan Dân Chủ Nhơn Quyền mới tỏa hương thơm. Nước Việt trả về cho dân Việt. Quốc Gia Đại Việt trả về dân tộc Đại Việt. Và Việt Nam toả sáng ! Và Việt Nam Minh Châu Trời Đông !
– Giờ G đã điểm, đừng chần chờ gì nữa. Đừng ngồi đấy bàn sấm Trạng, bói sấm Thầy. Đừng ngồi đấy mong Mỹ thắng Trung. Trong nước, ngoài nước : Đồng biểu tình, đại biểu tình, tổng biểu tình… Trong nước, một lòng không sợ, chấp nhận đi tù, sắp hàng đi tù, một lòng tẩy chay hàng Tàu, một lòng không tiếp khách Tàu, không rước du lịch Tàu… Bế môn tòa cảng hàng hóa Tàu, người Tàu … Ngoài nước, hải ngoại một lòng, không gởi tiền về Việt Nam, không du lịch Việt Nam, kêu gọi bạn bè Liên Âu, Âu Châu, Mỹ Úc … trừng phạt Việt Nam vì không tôn trọng Nhơn quyền…
73 năm đủ rồi ! Giờ G đã điểm ! Cách Mạng Mùa Thu đã đến, đang đến ! Mong lắm !
Ainsi, toujours poussés vers de nouveaux rivages,
Dans la nuit éternelle emportés sans retour,
Ne pourrons-nous jamais sur l’océan des âges
Jeter l’ancre un seul jour ?
(Alphonse de Lamartine)
Nay, định mệnh đưa ta tìm bến lạ
Trong đêm dài tăm tối mãi đi thôi
Rồi từ đó đi mãi vào biển lão
Bỏ neo tìm một nơi tạm định cư
Alphonse de Lamartine (1790-1869)
Hồi Nhơn Sơn, Trung Thu 2018
«Bất chiến tự nhiên thành» – Nguyễn thị Cỏ May
Nhơn cái chết «chẳng muốn mà chết» của Trần Đại Quang, trong thiên hạ lắm người luận bàn lời sấm. Khi nói tới sấm ký, dĩ nhiên phải nhắc lời sấm của Trạng Trình, luôn luôn là những dẩn chứng đáng tin cậy hơn hết. Ngoài Trạng Trình, cũng có khá nhiều Đền Thánh nơi Thánh về, qua cơ bút, hé lộ chuyện thiên cơ nói về tình hình Việt nam, tức nói về giấc mơ, về nguyện vọng của người dân việt nam ôm ấp từ thời bị đô hộ.
Nay Cỏ May xin lạm bàn chuyện sấm vì nghĩ chuyện sấm sẽ không đụng chạm tới ai, cả với người chết. Mà luận bàn chuyện sấm, đúng sai thì cũng là chuyện sấm ký. Không đúng ở đây, ở thời điểm này, biết đâu lại không đúng ở một nơi nào đó, ở một lúc nào đó ? Vì sấm là chuyện thiên cơ. Mà thiên cơ thì bất khả lậu. Khi lậu là do thế gian vi phạm luật Trời.
Tại căn gác gỗ nhỏ (không nói ở đâu, ngày nào) nơi Tịnh Thất Đức Tịnh Vương Nhất Tôn hóa thân Đức Di Lạc, một đệ tử của Đức Hóa thân Di Lạc thuật lại là đã nghe Ngài khai thị như vầy :
“Nhìn Cộng Sản Việt Nam biết được Liên Xô. Tất cả đều do Liên Xô mà ra. Đánh rắn Tôi phải đập đầu, Tôi không đập khúc giữa, khúc đuôi. Nhưng Tôi không đập, vì Tôi đập nó sẽ tan tành nát bấy như tương. Nếu Tôi dùng cái roi Thần Thông đập thì không một con rắn hổ hung hãn nào trên quả địa cầu này chịu nổi, dù chung quanh nó có cả tỷ giòng họ chứa đầy vũ khí tối tân của thời Hạ Lai Mạt Kiếp này. Tất cả đối với Tôi không thấm vào đâu. Tôi chỉ dùng cái roi THẦN THÔNG nhịp nhịp nó cũng tê liệt và rã từng mảnh để răn dạy đứa con NGỖ NGHỊCH.”
…
« Nhìn hiện tình, thể chế chính trị của Cộng Sản Liên Xô và các nước Cộng Sản Đông Âu vững chải như thành đồng, bỗng trở mình sụp đổ nhanh chóng, rã thành từng nước Cộng Hòa sống theo tự do mà không gây đổ máu cho bên này hoặc bên kia, cũng không có cảnh chết chóc như chiến tranh, cũng không có cảnh chiến thắng uống máu quân thù. Thế giới tự do không phải tốn một viên đạn. Đối với thế gian không hề biết là đã có một bàn tay vô hình của Chư Phật đem phép màu đến cho nhân loại, tránh nạn Đệ Tam Thế Chiến. Nạn tận thế đã qua! Các nước Cộng Sản còn lại lo đổi mới y theo lệnh của HỊCH đã chứng minh. Ngài đã dụng Thần Thông Tam Muội. Nhãn Tạng Tam Muội Định. Nhĩ Viễn Minh sắp bàn cờ thế “BẤT CHIẾN TỰ NHIÊN THÀNH” đã ban tình thương cho nhân loại sống lại với mùa xuân ấm áp, đượm tình nồng ấm »(Internet)
Sau khi đọc qua lời Đức Tịnh Vương hóa thân Đức Di Lạc dạy về tình hình đất nước như trên đây, chắc chắn người Việt nam không ai mà không lấy làm phấn khởi, chuẩn bị ăn mừng ngày « Bất chiến tự nhiên thành» sẽ không còn xa vời nữa !
Giáo sư Vũ Quốc Thúc «Luận cổ tri quốc mệnh»
Lời sấm trên tuy là của «Đức Tịnh Vương hóa thân Đức Di Lạc» giáng trần nói qua đệ tử nhưng vẫn thấy không thực tế bằng lời bàn của Giáo sư Vũ Quốc Thúc, hiện sanh sống tại vùng ngoại ô Tây-Bắc Paris, năm nay Cụ đã 98 tuổi. Cụ còn là vị Tôn sư của bao nhiêu thế hệ thanh niên Việt nam, những người trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp đất nước ở Miền Nam trước 30/04/75 và ngày nay, vẫn có một số không nhỏ nắm giử những vai trò lớn ở hải ngoại. Lời luận bàn sấm ký của Cụ vừa được nhắc lại như để cập nhựt nhơn cái chết của Trần đại Quang.
Những lời của Cụ vì vậy chắc chắn có giá trị thuyết phục cao. Mong đợi cái thời điểm đó sẽ không còn mơ hồ nữa.
Tin ở Cụ là có cơ sở hơn hết !
Dỉ nhiên, Giáo sư Vũ Quốc Thúc đã có đọc qua tin Trần Đại Quang chết và cả 2 câu sấm Trạng Trình mà dư luận người Việt nam đang bàn tán về tương lai của đất nước khi đã đồng ý với nhau là hai câu sấm ấy, có 1 câu đã thể nghiệm rỏ ràng :
« Bỉnh chúc vô minh, Quang tự diệt ».
Một câu đã đúng, thì câu kia sẽ phải ứng nghiệm tiếp thôi. Chỉ chờ là thấy :
« Trọng Ngân bạc Phúc, Sản tất vong »
Chế độ cộng sản tiêu vong là tất yếu lịch sử mà thôi. Thiên cơ đã định. Vì xưa nay, người muốn là Trời muốn !
Tưởng cũng nên chú ý về lời sấm được ghi lại để luận giải theo cảm quan của người giải : dấu phết ngắt câu để làm rỏ nghĩa theo ý chủ quan. Và cố ý viết chữ hoa để làm cho rỏ nghĩa điều muốn mọi người nên dể ý.
Câu thơ xưa không có chấm, phết và cũng không có chữ viết hoa vì viết bằng chữ nôm hoặc chữ nho.
Luận giải về tình hình Việt nam, Giáo sư Vũ Quốc Thúc đã lấy địa lý chính trị biển Đông để diễn giải câu sấm Trạng Trình.
Tương lai Biển Đông liên hệ mật thiết đến vận nước. Cụ còn đọc thêm bài sấm sau đây bàn về tương lai đất nước :
« Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ động đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân Dậu niên lai kiến thái bình ”
Nói về tương lai đất nước, có lẽ Cụ mơ màng một điều gì mới hay Cụ trực giác rỏ hơn ngày mai của đất nước chắc không còn xa nữa mà Cụ trắc ẩn “ từ sáng hôm nay tôi sực nhớ bài sấm của Cụ Trạng Trình mà tôi đã học thuộc lòng từ hơn 80 năm qua. Tôi đang suy tư về bài thơ ấy….. Xin ghi lại như sau:
“Non sông nào phải buổi bình thời:
Thù đánh nhau chi khéo nực cười!
Cá chậu chim lồng ai khiến đuổi ?
Núi xương sông huyết thảm đầy vơi
“Ngựa phi chắc có hồi quay cổ
“Thú dữ nên phòng lúc cắn người
Ngán ngẩm sự đời chi nói nữa !
Bên đầm say hát nhởn nhơ chơi…”.
Thân mến,
Vũ Quốc Thúc (VietCatholic, 24-09-2018)
Paris, tiết Đại thử (canicule) 2016
Lý thuyết mới “Bất chiến tự nhiên thành”
Xin thưa ngay đây là lý thuyết riêng của một vài người bạn và Cỏ May tôi. Nói lý thuyết, tức ý muốn nói đó cũng là điều kết động lại từ một số ý kiến qua một quá trình khá dài trao đổi với nhau. Những người chia sẻ lý thuyết này nhận thấy nó khá khả thi. Thực hiện chắc chắn không đòi hỏi nhiều nổ lực lớn, không đòi hỏi sự hợp tác chặc chẻ đông đảo. Cái thuận lợi là ai cũng có thể tham gia, bất kỳ ở đâu. Và kết quả, ai cũng đều tự mình chứng nghiệm và cùng vui vẻ chia sẻ với nhau được.
Tuổi thọ ngày nay đang tăng cao, rất cao. Năm 2016, riêng Pháp có được 21 000 người sống trăm tuổi, và hơn trăm tuổi. Trong vài mươi năm nữa, thế giới, tức nhiên đa số ở các nước phát triển, sẽ có 320 000 người trăm tuổi trở lên (những người sanh năm 1970). Phụ nữ đông hơn đàn ông (vì đàn ông xài lớn nên chết sớm hơn).
Sự mong đợi tình hình Việt nam sẽ thay đổi tốt đẹp như ý muốn của toàn dân, chế độ vc ác ôn ngày nay sẽ tiêu vong như lời sấm “Trọng Ngân bạc Phúc, Sản tất vong”. Điều mong đợi chánh đáng này sẽ thể hiện ngay trước mắt. Cái “trước mắt” này ai cũng chờ được bởi ngày nay, cứ mỗi ngày qua, là người ta có được 6 giờ thêm vào chương mục tuổi thọ của mình (Gile Michel, Sipa).
Ở Pháp, từ giữa thế kỷ XX, cứ mỗi năm qua, người Pháp hưởng được thêm 3 tháng tuổi thọ, tức 6 giờ/ngày, từ 66, 4 tuổi năm 1950 lên 82, 5 năm 2017 (Gilles Pison, Muséum national d’histoire naturelle, Paris, 18-06-2018).
Tuy nhiên sự tăng trưởng tuổi thọ cũng có lúc trải qua những thăng trầm như khựng lại hoặc giảm xuống. Nhưng từ năm 2000, tuổi thọ tiếp tục gia tăng nhờ mức tử vong giảm ở lớp người cao tuổi.
Theo đà tiến bộ này, trong hai mươi năm nữa, có thể hi vọng tuổi thọ trung bình sẽ đạt tới 120 tuổi. Mọi người, ai cũng sẽ sống bách niên hết cả.
Vậy làm sao cho lý thuyết mới “Bất chiến tự nhiên thành” trở thành hiện thực ? Nới mới vì nói theo quan niệm của chúng tôi, chớ “Bất chiến tự nhiên thành” vốn là câu nói trong lý thuyết tranh đấu của người xưa.
Chúng tôi nghĩ nếu “Trọng Ngân bạc Phúc, Sản tất vong” chẳng may không xảy ra nay mai, thì chúng ta cứ an nhiên tự tại chờ “ngày mốt” nó sẽ đến thôi. Hay “ngày kia” vì có gì sốt ruột, đời chúng ta hảy còn dài kia mà. Một cách tự nhiên hoàn toàn khả thi. Vc sẽ không thể tồn tại lâu hơn. Chúng ta có chết, cũng sẽ chết sau vc tiêu vong. Có như thế thì mình sẽ làm nhơn chứng, ghi sổ sự tiêu vong của chúng nó, tuyên bố “Ta thắng, vc chết” !
Chúng tôi mong bạn đọc, thân hũu xa gần, cùng chúng tôi ráng, ráng mạnh giỏi, sống hơn trăm tuổi, để cùng nhau làm chứng cái chết của vc. Một cái chết tất yếu, không oan ức, đúng quy trình, đúng sự vận hành của lịch sử, rất biện chứng.
Phải chăng đó đúng là “Bất chiến tự nhiên thành” ?
Thơ Đằng Phương
Nhớ thuở tung hoành
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
(Thế Lữ)
Đang vui sống thảnh thơi ngoài ánh sáng
Bỗng lọt vào trong bóng tối âm u,
Hồn nước Việt giữa ưu sầu chĩu nặng,
Mãi căm hờn nhớ tiếc quãng đời xưa.
Nào đâu thuở vung gươm xua giặc Bắc
Quét sạch quân cường địch đến xăm lăng?
Và đâu thuở phá núi rừng dầy đặc
Tiến về Nam, mở rộng cảnh giang san?
Nào đâu thuở lẫy lùng xây nghiệp bá,
Khắp phương Nam Đông Á mặc tung hoành?
Và đâu thuở quốc kỳ bay khắp ngã
Tiếng âu ca vang dậy khắp đô thành?
Ôi! Đời sống vẻ vang oanh liệt cũ
Mãi hiện về như một giấc mơ tươi.
Nó khiêu gợi biết bao nhiêu thống khổ
Và khơi sâu niềm uất hận khôn nguôi!
Nghe hồn nước mãi than van thảm thiết
Thử hỏi ai không xúc động tâm tình?
Bởi cớ đó cả toàn dân giống Việt
Trong lửa binh thảy quả quyết băng mình.
Họ đã nguyện nắm tay nhau chiến đấu
Cho đến ngày thấy lại ánh vinh quang,
Dù có phải lấy núi xương sông máu
Đắp tự do độc lập cũng không màng.
Hỡi hồn nước mãi ngậm ngùi than thở!
Giống Lạc Hồng đang cố gắng hy sinh
Để khôi phục những ngày vui rực rở,
Hãy an lòng chờ đợi ánh bình minh.
Nguồn: Hồn Việt, NXB Đuốc Việt, Sài Gòn, 1950
Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ – Trọng Đạt
Từ 1953-2014
Bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ, Midterm election là cuộc Tổng bầu cử, General elections, bốn năm một lần nằm vào giữa nhiệm kỳ của Tổng Thống gồm bầu Quốc Hội, Thống Đốc Tiểu Bang, Quốc Hội Tiểu Bang, bầu cấp Tỉnh, Thị trưởng….. ở đây chúng ta chỉ đề cập bầu Quốc Hội vì nó quan trọng nhất. Trong cuộc bầu cử này 435 ghế Hạ Viện và một phần ba (1/3) ghế Thượng Viện (khoảng 33, hay 34 ghế) sẽ được bầu lại, Midterm được tổ chức vào thượng tuần tháng 11.
Ngoài ra cứ bốn năm lại có cuộc bầu cử Tổng Thống, trong đó Quốc Hội cũng được bầu lại, tại Hạ Viện bầu lại 435 ghế và Thượng Viện cũng bầu lại một phần ba (1/3) tức 33 ghế. Như thế cứ hai năm Quốc Hội Mỹ sẽ được bầu lại một lần theo số ghế như trên. Thí dụ cụ thể năm 2008 bầu cử Tổng Thống (Obama ) và bầu lại Quốc Hội, hai năm sau Midterm 2010 bầu lại Quốc Hội và 2012 bầu lại Tổng Thống và bầu lại Quộc Hội… và cứ như thế mãi.
Trong phần nói về bầu cử giữa nhiệm kỳ trên Wikipedia
(United States midterm election – Wikipedia) họ đưa ra một danh sách các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ từ 1910 cho tới năm 2014 và kết luận trong 21 cuộc bầu cử Midterm này, đảng của ông Tổng Thống mất trung bình 30 ghế Hạ Viện và Thượng Viện chỉ có 2 trường hợp đảng của TT chiếm thêm ghế tại cả hai viện
Tuy nhiên chúng ta phải lưu ý trong suốt khoảng thời chiến tranh VN, từ TT Kennedy 1960 tới TT Ford 1977, Dân Chủ luôn nắm ưu thế Lập Pháp. Tính từ TT Eisenhower đến TT Bush cha (1953-1993) tổng cộng tám đời Tổng Thống, đảng Dân Chủ hầu như kiểm soát điện Capitole, họ nắm chặt Quốc Hội trong tay, dù bẩu giữa nhiệm kỳ thua, thắng. Vì phạm vi giới hạn của bài viết tôi chỉ đề cập tới các cuộc bầu cử giữa kỳ sau Thế Chiến từ TT Eisenhower (Cộng Hỏa) năm 1953, tới nay được 65 năm, vả lại những cuộc bầu Midterm trước Thế Chiến nay đã xa xôi quá. Điểm qua các cuộc bầu Giữa nhiệm kỳ từ 1953 tới 1993, chúng ta thấy Dân Chủ làm chủ hầu hết tòa nhà Lập Pháp, dù Cộng Hòa lấy thêm ghế:
Midterm 1954, (TT Eisenhower, CH): Hạ Viện Dân Chủ 232 (thêm 19 ghế) đa số, Cộng Hòa 203 (mất 18 ghế). Thượng Viện Dân Chủ 48 (thêm 2), Cộng Hòa 47 (mất 2)
Midterm 1958: (TT Eisenhower, CH): Hạ Viện Dân Chủ đa số 283 (thêm 49), Cộng Hòa 153 (mất 48), Thượng Viện Dân Chủ 61 ghế (thêm 12), Cộng Hòa 35 (mất 12)
Midterm 1962, (TT Kennedy, DC): Hạ Viện DC 258 (mất 4), CH 175 (thêm 1). Thượng Viện DC 68 (thêm 4), CH 32 (mất 4)
Midterm 1966 (TT Johnson, DC): Hạ Viện DC 248 (mất 47), CH 187 (thêm 47), Thượng Viện DC 64 (mất 3) CH 36 (thêm 3)
Midterm 1970 (TT Nixon, CH): Hạ Viện DC 255 (thêm 12), CH 180 (mất 12). Thượng Viện DC 56 (thêm 2) CH 42 (mất 2)
Midterm 1974 (TT Ford, CH): Hạ Viện DC 291 (thêm 49), CH 144 (mất 48), Thượng Viện DC 60 (thêm 4), CH 38 (mất 4)
Midterm 1978 (TT Carter, DC): Hạ Viện DC 277 (mất 15), CH 158 (thêm 15), Thượng Viện DC 59 (mất 2) CH 40 (thêm 2)
Midterm 1982 (TT Reagan, CH): Hạ Viện DC 269 (thêm 26), CH 166 (mất 26), Thượng viện CH 54, DC 46 (thêm 1)
Midterm 1986 (TT Reagan, CH): Hạ Viện DC 258 (thêm 5), CH 177 (mất 5), Thượng Viện DC 55 (thêm 8), CH 45 (mất 8)
Midterm 1990 (TT Bush cha, CH): Hạ Viện DC 267 (thêm 7), CH 167 (mất 8), Thượng Viện DC 56 (thêm 1), CH 44 (mất 1)
Tại những cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ kể trên (1954 – 1990) đảng Dân Chủ đều làm chủ Điện Capitole chỉ trừ năm 1982 (TT Reagan) Cộng Hòa giữ ưu thế Thượng Viện (54/46). Như vậy dù Cộng Hòa có thắng cử Midterm, lấy thêm ít nhiều ghế nhưng họ vẫn không kiểm soát được tòa nhà Lập Pháp. Tại cuộc bầu cử Midterm 1966 (TT Johnson DC) mặc dù Cộng Hòa lây được 47 ghế Hạ Viện (bốn mươi bẩy) nhưng Dân Chủ vẫn còn 248 ghế, vẫn thừa sức đè bẹp Cộng Hòa (187) vì họ vẫn hơn Cộng Hòa tới 61 ghế, một con số to đùng. Tại Thượng Viện 1966 Dân Chủ mất 3 ghế nhưng vẫn còn 64 ghế, CH chỉ có 36 ghế.
Ngoài ra chúng ta cũng cần lưu ý, hai vị Tổng Thống Cộng Hòa Nixon và Reagan đã đại thắng cử năm 1972 và 1984 với số phiếu cao nhất từ xưa tới nay: Nixon với 96% phiếu Cử tri đoàn (520/17), hơn đối thủ 18 triệu phiếu phổ thông, Reagan với 97% phiếu CTĐ (525/13), hơn đối thủ 17 triệu phiếu phổ thông. Tuy nhiên Dân Chủ đều đã năm ưu thế Quốc Hội dưới các nhiệm kỳ của hai vị này.
Sau đây là những cuộc bầu cử Midterm từ năm 1994 (TT Clinton, DC) cho tới 2014 (TTObama, DC)
Giai đoạn Dân Chủ nắm quyền kiểm soát Quốc Hội qua các cuộc bầu cử Midterm bắt đầu kết thúc từ năm 1994, gió đã đổi chiều, Cộng Hòa bắt đầu giành quyền làm chủ điện Capitole. Cuộc bầu cử ngày 8-11-1994 đánh dấu một giai đoạn mới mà người ta gọi là Republican Revolution, Cách Mạng Cộng Hòa, nó kết thúc thời kỳ chọc trời khuấy nước của đảng Dân Chủ Con Lừa. Năm 1994 Cộng Hòa thắng 54 ghế Hạ Viện, đây là thắng lợi lớn nhất của CH từ 1952 và với số phiếu nhiều nhất từ 1946 của CH và số phiếu nhiều nhất từ 1948 của cả hai đảng
(…and a majority of votes for the first time since 1946. It was also the largest seat gain for the Republican Party since 1946, and the largest for either party since 1948).
Lý do Dân Chủ thất bại trong chương trình bảo hiểm y tế
Midterm 1994 (TT Clinton, DC): Hạ viện CH 230 (thêm 54), DC 204 (mất 54), Thượng Viện CH 52 (thêm 9), DC 48 (mất 9)
Midterm 1998 (TT Clinton, DC): Hạ Viện CH 223 (mất 4), DC 211 (thêm 5), Thượng Viện CH 55, DC 45
Midterm 2002 (TT Bush con, CH): Hạ Viện CH 229 (thêm 8), DC 205 (mất 7), Thượng Viện CH 50 (thêm 1), DC 49
Midterm 2006 (TT Bush con, CH): Hạ Viện DC 233 (thêm 31), CH 202 (mất 30), Thượng Viện DC 49 (thêm 5), CH 49 (mất 5)
Midterm 2010 (TT Obama, DC): Hạ Viện CH 242 (thêm 63) DC 193 (mất 63), Thượng Viện DC 51 (mất 6), CH 47 (thêm 6)
Midterm 2014 (TT Obama, DC): Hạ Viện CH 247 (thêm 13), DC 188 (mất 13), Thượng Viện CH 54 (thêm 9), DC 44 (mất 9)
Qua sáu cuộc bầu cử Giữa nhiệm kỳ Midterm kể trên chúng ta thấy Cộng Hòa đã giành quyền làm chủ Quốc Hội hầu hết chỉ trừ năm 2006 thời TT Bush con mất Hạ Viện, (tại Thượng Viện CH, DC ngang nhau). Năm 2002 thời TT Bush con CH thắng cử Midterm vì người dân ủng hộ TT Bush để chống khủng bố (Some speculate that this may have been due to increased support for the President’s party in the wake of the September 11 attacks)
Thời TT Obama cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2010 là sự thiệt hại nặng nhất tại Hạ Viện (63) của đảng cầm quyền (DC) tính từ năm 1938.
(….in a midterm election, the 2010 election resulted in the highest loss of a party in a House midterm election since 1938).
Người ta cũng cho đây là sự thay đổi Hạ Viện lớn nhất từ 1948 (63 ghế), nó cũng là thắng lớn nhất của Cộng Hòa tại Hạ Viện từ 1938.
(…and the largest House swing since 1948. This also happened to be the Republican largest gain in House seats since 1938)
Trong cuộc bầu Midterm 2014 (TT Obama), Dân Chủ cũng thua rất nặng tại cả Lưỡng Viện, lần này mất luôn Thượng Viện, Hạ Viện vào tay Cộng Hòa, tại Thượng Viện DC mất tới 9 ghế.
Dự đoán Midterm 2018
Phải nói là ông Donald Trump rất may mắn, ông làm Tổng Thống (2017) vào giữa cuộc Cách Mạng Cộng Hòa, gió đã đổi chiều từ 22 năm trước khi ông đắc cử, đảng Dân Chủ không còn chọc trời khuấy nước tại điện Capitole như xưa, Cộng Hòa đã giành được chủ quyền Lập Pháp. Hiện có nhiều tin đồn, đoán về cuộc bầu cử Giữa nhiệm kỳ ngày 6-11-2018. Midterm 2018 nay chỉ còn hơn một tháng nữa. Người thì cho là Dân Chủ sẽ lấy được Hạ Viện và kẻ nói ngược lại, tôi nghĩ có thể sẽ có hai trường hợp:
-Chúng ta đều biết Cộng Hòa nay vừa nắm giữ Hành Pháp, Lập Pháp, ưu thế Tối Cao Pháp Viện và đa số Thống Đốc các Tiểu Bang (tỷ lệ 33/16). Một đảng nắm giữ quá nhiều quyền lực coi như trái với tinh thần dân chủ vì họ sẽ lộng hành làm trời làm đất. Có thể người dân không muốn tiếp tục trao cho một đảng (CH) nhiều quyền mà họ sẽ cân bằng quyền lực, bầu cho Dân Chủ thêm nhiều ghế Hạ Viện hoặc chiếm đa số Thượng Viện.
-Trường hợp thứ hai có thể Dân Chủ sẽ lấy được một số ghế khiêm tốn tại Lưỡng Viện vì tình hình chính trị, kinh tế khả quan. Bầu Midterm năm nay sẽ không giống như Midterm 2010 thời TT Obama vì tỷ lệ thất nghiệp thấp 3.9, tăng trưởng kinh tế lên 4.2. Dân Chủ sẽ mất một số nhiều phiếu bầu của người da đen vì họ bỏ đảng, đó là mối lo mà Con Lừa đang phải đối đầu. Vả lại trước tình hình thế giới có nhiều biến chuyển, các nước thù nghịch Trung Cộng, Nga, Bắc Hàn, Iran… đang chống đối gây hấn với Mỹ, người dân muốn có một chính quyền cứng rắn.
Từ cuộc tranh cử 2016 người dân Mỹ muốn thay đổi lớn, họ cho là cơ chế Washington (Etablissement) đã lỗi thời, tham nhũng, trì trệ nên đã bầu cho một người ngoài luồng (Outsider) làm Tổng Thống. Lịch sử đã sang một trang khác, khoa học kỹ thuật tiến bộ đưa tới nhiều đổi thay như sự xuất hiện của Truyền thông xã hội, Cộng đồng mạng lại khiến tình hình thêm đa dạng. Nay Facebook, Tweeter, Internet… phổ biến mạnh đã là nguồn động lực lớn ảnh hưởng tới lá phiếu người dân.
Tất cả những đổi mới này đã khiến tình hình chính trị Mỹ không giống như những thập niên trước, mọi sự tiên đoán, ước lượng có thể không theo sát được thực trạng của thời cuộc.
Cuộc bầu cử “ vĩ đại ” – Vũ Linh
Ngày 6/11/2018 này, dân Mỹ sẽ đi bầu hàng loạt chức vụ lớn nhỏ cấp địa phương, tiểu bang và liên bang. Quan trọng hơn cả là việc bầu toàn thể Hạ Viện liên bang và 1/3 Thượng Viện liên bang. Ta sẽ không bàn về các cuộc bầu địa phương và tiểu bang, chỉ bàn về cuộc bầu quốc hội liên bang.
Việc đảng DC tìm đủ mọi cách để xé bỏ kết quả bầu tổng thống vừa qua đã quá rõ ràng, quá thô bạo, và quá trơ trẽn, đã được bàn quá nhiều, không cần nói thêm. Vả lại, bài này sẽ bàn về cuộc bầu cử giữa mùa tới đây, không liên quan gì đến cuộc bầu tổng thống hết.
Đề tài tranh cử của hai bên là gì?
Bên phiá CH dĩ nhiên là đang khoe những thành tựu của TT Trump và hứa hẹn sẽ tiếp tục con đường đó, cũng như cố gắng thực hiện những việc chưa làm được. TT Trump khi ra tranh cử đã hứa khá nhiều chuyện và cho đến nay, ông đã thực hiện được không ít. Ngay cả báo Washington Post cũng đã phải nhìn nhận TT Trump là tổng thống ‘lương thiện nhất’, giữ lời hứa hơn tất cả các tổng thống khác.
Về phiá DC, thú thật với quý vị, kẻ này hơi bối rối không biết phải viết gì vì lý do rất giản dị là dường như đảng DC không có chương trình cụ thể gì ngoài kế hoạch … lật đổ TT Trump qua cả chục vụ điều tra, rồi đàn hặc và truất nhiệm, hay nếu không được thì tìm mọi cách phá, đòi hỏi ngược lại tất cả những gì TT Trump đã làm hay muốn làm. Nói cách khác, nếu muốn biết DC muốn làm gì thì cứ nghĩ đến những việc TT Trump đã hay sẽ làm, rồi quay ngược lại thì sẽ biến thành chương trình kinh bang tế thế của DC.
Bên nào sẽ thắng?
Phải nói ngay để tránh mọi hiểu lầm, kẻ này không đủ “khả năng, viễn kiến, tầm nhìn xa” để có thể làm Trạng Trình, đoán mò bằng những câu sấm mù mờ mà mấy trăm năm sau, ai cũng có thể diễn giải theo ý mình, cách nào cũng đúng. Hơn thế nữa, tiên đoán về chính trị Mỹ thì thật sự Trạng Trình có tái sinh cũng … mù tịt. Chỉ một ngày trước ngày bầu năm 2016 vừa qua, ai dám nói bà Hillary sẽ về nhà giữ cháu ngoại?
Một điều cần phải cân nhắc khi đi bỏ phiếu: giữa tư cách cá nhân của một ông Trump, là tiêu điểm của cuộc bầu cử dưới cái nhìn của đảng DC, và thành quả kinh tế là chủ điểm của bầu cử theo đảng CH, cái nào quan trọng hơn?
Nếu DC thắng, chiếm đa số tại Hạ Viện, cho dù vẫn không chiếm được Thượng Viện, thì như đã bàn nhiều lần, ta sẽ thấy hàng loạt vụ điều tra, vài công tố độc lập có thể được Hạ Viện bổ nhiệm để điều tra cửu tộc nhà họ Trump và cả tam tộc các phụ tá, cố vấn, bà con, chú bác, dâu rể,… Thậm chí có thể sẽ đàn hặc TT Trump luôn. Tình trạng lạc quan tếu nhất, các dân biểu DC không làm những việc trên thì, ít ra họ cũng sẽ bác bỏ tất cả mọi dự luật phe CH hay TT Trump có thể đề nghị. Hay ngược lại, phe CH và TT Trump sẽ bác tất cả mọi dự luật phe DC đề nghị. Nôm na ra, guồng máy chính quyền Mỹ sẽ hoàn toàn tê liệt, từ tổng thống đến bộ trưởng, nghị sĩ, dân biểu, quan chức,… tất cả đều lãnh lương để ngồi chơi xơi nước, chửi bới qua lại. Chẳng có một đạo luật đáng kể nào được ban hành. Chờ đến bầu cử 2020. TT Trump chỉ còn một cách: cai trị bằng sắc lệnh, qua mặt quốc hội, theo đúng cách của TT Obama trong nhiệm kỳ hai đấy.
Nếu phe CH thắng, giữ được thế đa số tại Hạ Viện, thì TT Trump sẽ có dịp tiếp tục những việc ông đã làm từ hai năm qua, và làm thêm những gì đã hứa mà chưa thực hiện được.
TTDC báo động: nếu CH thắng giữ được cả hai viện thì sẽ là đại hoạ vì “con ngựa chứng Trump sẽ không còn ai cầm cương và sẽ đá loạn xà ngầu”. TTDC quên mất một chuyện lớn: dân Mỹ đã đi bầu tháng 11/2016, cho ‘con ngựa chứng’ được chạy nhẩy, tại sao bây giờ lại một hai đòi nhốt con ngựa đó lại? Ý dân vứt đi đâu rồi?
Trong cuộc bầu cử này, yếu tố quyết định thật sự là hậu thuẫn của khối đa số mà TT Nixon gọi là “đa số thầm lặng’, -silent majority-, đang ủng hộ TT Trump. Không ai biết khối này đông đảo đến cỡ nào và nhất là sẽ tham gia bầu cử đông đảo đến mức nào. Đây là bí số chẳng những quan trọng nhất mà cũng là hiểm hóc nhất. Đó chính là bí số đã khiến tất cả khối DC vàTTDC tiên đoán sai bét trong cuộc bầu tổng thống vừa qua. Mà cũng là bí số khiến không ai dám chắc kết quả bầu cử lần này sẽ ra sao.
Chuyện chính trong bài này là cộng đồng Việt tỵ nạn tính sao?
Như đã có dịp bàn qua nhiều lần, dù muốn hay không, đây cũng là đất ta sinh sống, nơi mà các quyết định của các chính khách có tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Do đó, việc cộng đồng Việt tỵ nạn tham gia vào sinh hoạt chính trị Mỹ là điều tối cần thiết để có thể bảo vệ quyền lợi của chúng ta một cách hữu hiệu nhất. Tham gia bằng cách ra ứng cử càng nhiều chức vụ càng tốt, bất kể ở cấp nào, địa phương, tiểu bang hay liên bang. Và tham gia bằng cách đi bỏ phiếu. Và dĩ nhiên tham gia bằng cách tìm hiểu cho kỹ mọi vấn đề trước khi lấy quyết định cho chính mình.
Diễn Đàn này chủ trương cố giảm thiểu tình trạng chia rẽ trong cộng đồng nên cố tránh đi vào vấn đề cá nhân các ứng cử viên gốc Việt bất kể thuộc đảng nào. Do đó sẽ không ủng hộ hay chống bất cứ cá nhân nào. Không có nghiã là diễn đàn này nghĩ rằng ai đi bỏ phiếu cho ai cũng được. Mà vấn đề là cần bỏ phiếu theo chủ trương, theo sách lược,… của ứng cử viên, chứ không theo cá nhân hay cá tính của ứng cử viên.
Một điểm cần nhớ cho rõ: quan trọng là quyền lợi của nước Mỹ nói chung và quyền lợi của cộng đồng tỵ nạn nói riêng. Cần phải biết ứng cử viên đó và đảng của người ấy đã, đang, và sẽ làm gì cho cộng đồng chúng ta và cho nước Mỹ. Đó mới chính là những tiêu chuẩn căn bản để bỏ phiếu. Chứ không thể bỏ phiếu theo tiêu chuẩn… bạn bè, chỗ quen biết, bà con, hay… ‘cùng gốc Việt’.
Trên căn bản, những ứng cử viên ‘cùng gốc Việt’ tất nhiên phải hiểu cộng đồng tỵ nạn hơn những người không phải gốc tỵ nạn Việt, do đó có thể hiểu và bảo vệ nhu cầu của chúng ta hữu hiệu hơn những người khác. Vấn đề là trên thực tế không phải tất cả các ứng cử viên gốc Việt đều có cách suy nghĩ và hành xử giống hệt nhau.
Một ví dụ điển hình: một ứng cử viên tỵ nạn có thể vì thù ghét cá nhân TT Trump vẫn quyết tâm chống ông Trump đến cùng, chống luôn cả việc ông đang đánh Trung Cộng để giảm uy thế của TC, rất có lợi cho VN. Trong trường hợp này thì chúng ta có nên nhắm mắt bỏ phiếu cho người này chỉ vì họ ‘cùng gốc Việt’ không?
Trong cộng đồng tỵ nạn chúng ta, hiện nay có 4 vấn đề quan trọng nhất mà chúng ta cần cân nhắc.
1. Vấn đề kinh tế hiện hữu tại Mỹ
Dĩ nhiên, một số lớn dân tỵ nạn hiện còn trong tuổi đi làm, phải đóng thuế, nên họ cần phải cân nhắc cho kỹ việc TT Trump đã giảm thuế quy mô cũng như tạo ra được cả triệu việc làm. Chuyện công của ai là chuỵên tranh cãi phe phái không thể là yếu tố quyết định lá phiếu.
Một số không nhỏ dân tỵ nạn thuộc loại dưới trung lưu, không phải đóng thuế gì hết, cũng có nhiều người vì lớn tuổi chẳng đi làm gì hết mà sống bằng trợ cấp. Đối với họ, việc TT Trump giảm thuế, tạo công ăn việc làm chẳng có nghiã lý gì hết, trái lại, họ lo sợ giảm thuế sẽ giảm thu nhập của chính phủ, đưa đến việc cắt giảm trợ cấp của họ. Đây là một trong những luận điệu tuyên truyền rất mạnh của khối DC, để hù dọa thiên hạ.
Xin nói cho rõ: giảm thuế lợi tức, nhất là giảm thuế cho các đại gia và giảm thuế đánh trên lợi nhuận của các đại công ty, không phải là thể hiện tính phe đảng của TT Trump với nhà giàu để hại người nghèo như tuyên truyền ngớ ngẩn của phe chống TT Trump la hoảng. Việc giảm thuế cho các đại doanh gia và đại công ty có mục đích rõ ràng là khuyến khích việc đầu tư, mở hãng xưởng, tạo công ăn việc làm cho thiên hạ, phát triển kinh tế chung cho cả nước. Giảm thuế lợi tức cá nhân cho quý vị cũng giúp cho quý vị có thêm chút tiền để xài, tức là giúp các công ty bán thêm chút hàng hóa. Quý vị nào không muốn xài số tiền đó, có thể gửi ngân hàng, giúp ngân hàng có thêm ít tiền cho các doanh gia vay mượn để phát triển cơ sở kinh doanh của họ. Kinh tế nói chung sẽ phát triển (thật ra, đã và đang phát triển mạnh theo tất cả những thống kê chính thức). Mà kinh tế phát triển thì tức là lợi nhuận công ty tăng, lương thiên hạ tăng, thì cũng là dịp Nhà Nước thu thuế nhiều hơn, có tiền nhiều hơn, chứ không phải ít đi.
Như kẻ này đã chứng minh nhiều lần, kinh nghiệm những lần giảm thuế từ TT Kennedy đến TT Reagan và TT Bush con, sau thời gian đầu thì thu nhập thuế của chính phủ đều tăng vọt. Trong lịch sử cận đại Mỹ, đã có nhiều lần các tổng thống giảm thuế, nhưng chưa có một tổng thống nào bị hụt tiền đến độ phải cắt giảm trợ cấp.
Nếu quý vị nghe một ứng cử viên hô hoán TT Trump giảm thuế cho nhà giàu rồi sẽ cắt trợ cấp của người nghèo, thì xin quý vị hãy tỉnh táo suy luận để tránh nghe lập luận lừa phỉnh mỵ dân hay hù dọa thiên hạ. (Muốn tìm hiểu thêm về chuyện giảm thuế trước khi đi bầu, xin quý vị đọc lại bài ‘Luật Giảm Thuế’ trên diễn đàn này, tháng Chạp năm 2017)
Trong câu chuyện kinh tế, nhiều cụ tỵ nạn sao y bản chính TTDC, đã đưa ra những lập luận giả dối đáng ngạc nhiên.
Họ tố cáo TT Trump giảm thuế, kinh tế tăng trưởng, thu nhập của chính phủ phải tăng mạnh, cớ sao lại có chuyện nợ công vẫn tăng ào ạt lên tới xấp xỉ 21.000 tỷ đô, ngân sách vẫn thâm thủng nặng? Rõ ràng Trump lại nói láo sao?
Chỉ là tố cáo nếu không phải vì gian ý thì cũng chỉ vì thiếu hiểu biết. Giảm thuế có hiệu lực năm nay, tức là thu nhập của Nhà Nước đã giảm ngay, trong khi tăng trưởng kinh tế chỉ mới bắt đầu và chưa thể có tác dụng gì trên chi tiêu trong ngân sách đã được thiết lập cả năm trước. Chi tiêu của Nhà Nước có muốn cắt giảm như TT Trump đang cố làm, cũng không thể thực hiện trong vài tháng. Một ví dụ điển hình: muốn giảm nhân sự để tiết kiệm tiền lương, sa thải nhân viên hay công chức, cũng phải cấp cho họ một số tiền lớn cho họ sống trong khi chờ đợi có việc mới, chứ không có chuyện sa thải họ với hai tay trắng. Một ví dụ khác: tiền lãi phải trả trên hơn 20.000 tỷ công nợ, TT Trump không thể quyết định ngày mai sẽ ngưng trả. Nói cách khác hậu quả của chính sách kinh tế của TT Obama cần thời gian để thay đổi. Kinh tế Mỹ như cái tàu hàng lớn, muốn quay ngược lại, không thể một sớm một chiều, trở đầu như cái xuồng câu cá. Chưa kể cái giả dối thô bạo khi vài cụ tỵ nạn mê Obama la hoảng về số công nợ tăng lên tới 21.000 tỷ. Những người này núp ở đâu khi TT Obama tăng công nợ gấp đôi từ xấp xỉ 10.000 tỷ lên tới 20.000 tỷ đô?
Họ nói kinh tế phục hồi là nhờ TT Obama, ông Trump chỉ thừa hưởng gia tài thôi. Chuyện này, tôi đã bàn quá nhiều nhưng như nước đổ lá môn, họ vẫn nhắm mắt và bịt tai không muốn biết sự thật. Tôi sẽ không phí thời giờ viết lại tri₫ong bài này. Chỉ xin tóm lược rất ngắn gọn câu chuyện trước mắt.
Phục hồi của TT Obama có thật, nhưng chiếc xe của Obama chạy ì ạch 10 cây số một giờ trong 7 năm sau. Ông Trump ra tranh cử, hứa sẽ thi hành một loạt biện pháp để phục hồi tăng trưởng kinh tế thật sự và tạo công ăn việc làm lại. Các kinh tế gia DC nhao nhao báo động TT Trump sẽ lôi kinh tế xuống ruộng lại. Ông Trump đắc cử, thi hành những biện pháp đã hứa, chiếc xe chạy vọt lên 60 cây số một giờ. Cả triệu việc làm được tái tạo, chứng khoán bay bổng, kinh tế tăng trưởng quá mạnh khiến chính quyền phải tăng lãi suất để làm chậm lại. Phe Obama nhanh như chớp nhẩy ra vỗ ngực nhận công. Theo đúng mô thức Obama: cái gì tốt là công của tôi, cái gì xấu là lỗi của tất cả mọi người khác. Tại sao những tăng vọt đó không xẩy ra trong những năm từ 2009 tới 2016? Mà lại chỉ xẩy ra sau khi ông Trump đã nhậm chức và đã ban hành những biện pháp kinh tế mới?
2. Obamacare
Một cụ tỵ nạn báo động, tố TT Trump muốn thu hồi Obamacare, tức là “lấy đi bảo hiểm y tế của thiên hạ”. Đây là một lập luận cực kỳ thiếu lương thiện. Trong chế độ dân chủ, tự do cạnh tranh, kể cả cạnh tranh về tư tưởng, ai cũng có quyền chống những ý kiến khác ý của mình, nhưng điều kiện tối thiểu là phải lương thiện. Không bao giờ lại có chuyện vớ vẩn TT Trump và đảng CH muốn lấy đi bảo hiểm y tế của thiên hạ hết. Fake news! Vấn đề chỉ là cái Obamacare đầy sai lầm, gây ra đủ thứ tai hại trong hiện tại và cả tương lai, do đó, cần phải làm lại, tức là thay thế bằng một luật bảo hiểm y tế mới. Vì chưa đạt được đồng thuận ý kiến trên giải pháp mới nên Obamacare vẫn còn đó. Nói trắng ra, trước sau gì thì mọi người, ai cũng có bảo hiểm y tế hết, quý vị không cần phải lo sợ chuyện CH sẽ lấy đi bảo hiểm y tế cho quý vị. Tranh cãi giữa CH và DC chỉ là vấn đề bảo hiểm kiểu nào tốt hơn thôi.
3. Vấn đề di trú
Đây cũng là một đề tài những người thiếu lương thiện mang ra khai thác để hù dọa dân tỵ nạn. Họ tố TT Trump kỳ thị, sẽ tìm cách trục xuất dân tỵ nạn ta về VN hết. Chuyện gọi là… bố láo. Tất cả dân tỵ nạn ta qua Mỹ và sống ở đây hoàn toàn hợp pháp, được nhận qua một luật được cả hai viện quốc hội phê chuẩn và tổng thống ký. Không ai nên dở trò xập xí xập ngầu lẫn lộn chúng ta với đám di dân lậu mà TT Trump đang tìm cách ngăn chặn. Không có tổng thống nào có thể trục xuất chúng ta đi đâu hết.
Ngoại trừ hai trường hợp.
– Những người chưa được vào quốc tịch, chỉ mới ở trong trường hợp ‘thử thách’ có thẻ xanh: nếu phạm pháp, tất nhiên luật Mỹ (chứ không phải luật Trump!) sẽ không cho trở thành dân Mỹ và sẽ bị trục xuất. Ở đây, phải nói cho rõ để tránh xuyên tạc bóp méo. Vi phạm luật là vi phạm luật. Nặng hay nhẹ và bị trừng phạt như thế nào, trục xuất hay không là quyết định của quan tòa (chứ cũng không phải là phán quyết của Trump đâu!).
– Những công dân CHXHCNVN qua đây du học hay du lịch, ở lậu lại tất nhiên sẽ bị coi là di dân lậu, có bị bắt và trục xuất là chuyện đương nhiên theo luật Mỹ (chứ không phải luật Trump!)
Báo chí Việt tỵ nạn tung tin T Trump bắt nhốt hơn một chục ngàn người gốc Việt và sẽ trục xuất họ. Vẫn chỉ là cái mánh xuyên tạc để hù dọa. Đại khái hầu hết những người này đã bị bắt từ thời TT Obama (vẫn không phải là Trump đâu!), nhưng Mỹ không trục xuất về VN được vì VC không chịu nhận. Năm 1995, TT Clinton ký thỏa ước với VC, ‘công dân Việt’ phạm tội bị trục xuất về VN, nhưng chỉ áp dụng cho những người qua Mỹ sau năm 1995 thôi. Do đó, tình trạng cả chục ngàn người phạm tội đang bị nhốt chưa có giải pháp. TT Obama và Trump đã và đang điều đình với chính quyền VC về chuyện này, là chuyện chẳng phải lỗi của TT Trump.
4. Lo ngại về việc Hán hóa quê hương chúng ta
Vâng, thưa quý vị, dù sao, VN vẫn là quê hương chúng ta và chúng ta vẫn lo sợ cho việc VN sẽ bị mất vào tay Trung Cộng, một cách thô bỉ nhất như biến thành một tỉnh của Tầu, hay một cách gián tiếp, biến thành một xứ bị Tàu đô hộ qua các quan thái thú VC. Dù muốn hay không thì VN vẫn là quê hương, đất nước của chúng ta. Chính quyền VC chỉ là những người đang nắm quyền, không sớm thì muộn cũng sẽ không còn nữa. Đất nước là chuyện vĩnh viễn, chế độ là chuyện nhất thời, ta không nên lẫn lộn.
Trong cái nhìn đó, kẻ thù gần là chế độ VC, kẻ thù xa là chủ nghiã bành trướng của tân đế quốc Trung Cộng. TT Trump đang cố gắng ngăn chặn tham vọng đó. Bất kể vì lý do gì. Rất có thể TT Trump muốn chặn TC để bảo vệ thế đứng thống trị thế giới của Mỹ chứ chẳng phải vì yêu thương dân Việt ta. Không cần biết. Ta chỉ cần biết trong sách lược chặn TC đó, VN có thể tựa lưng vào để tránh trở thành ngôi sao nhí trên cờ máu. Nôm na ra, ta chỉ có một lựa chọn duy nhất: ủng hộ sách lược chặn TC của TT Trump, không có tam thập lục chước nào khác hết.
Muốn ủng hộ thì phải giúp cho ông thực hiện được sách lược đó. Nghiã là phải củng cố thế lực chính trị của TT Trump bằng cách giúp cho ông có đồng minh trong quốc hội, Hạ Viện cũng như Thượng Viện. Không có đồng minh, TT Trump trong hai năm tới sẽ bị trói tay, không thực hành được bất cứ sách lược nào hết, không ra được bất cứ luật nào hết. Họ Tập sẽ tha hồ lộng hành tại Biển Đông. Đó có phải là điều quý vị mong muốn không?
Như đã phân tích ở trên, việc đảng DC hay đảng CH kiểm soát được quốc hội sẽ có những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Có thể nói đến mức biến cuộc bầu giữa mùa này thành cuộc bầu giữa mùa quan trọng nhất trong lịch sử cận đại Mỹ. Nước Mỹ sẽ đi vào bế tắc toàn diện trong ít nhất hai năm nữa, hay TT Trump sẽ tiếp tục thực hiện những lời hứa như trong hai năm qua? Một mình TT Trump không thể làm gì được. Quốc hội đóng vai trò giúp ông hay cản ông, đó là quyết định của quý vị.
Lá phiếu của quý vị chính là lá phiếu quyết định chuyện này.
http://diendantraichieu.blogspot.com/2018/10/cuoc-bau-cu-vi-ai.html
Vui cười
Tại buổi tiệc rượu mừng sinh nhật vợ, người chồng lôi từ trong hộp ra một chuỗi ngọc sáng long lanh đeo tặng vợ trước mặt đám đông bạn bè.
Một hôm, một người bạn nói với ông chồng ” Tôi nhìn thấy bà nhà vui lắm. Giá như ông có thể tặng cho bà ấy một chiếc xe du lịch thì bà còn phấn khởi hơn nhiều”.
Người chồng vội xua hai tay nói khẽ vào tai bạn : “Tôi cũng đã từng nghĩ như vậy, nhưng khốn khổ không có xe du lịch giả”
Nhật Ký Biển Đông – Đào Văn Bình
“America First” Vừa Lợi Vừa Hại
Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Chín ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
Tình hình Hoa Kỳ:
-AP ngày 26/9/2018: “Trong một cuộc phỏng vấn với AP, BS. Robert Redfield – Giám đốc Trung Tâm Phòng Ngừa và Kiểm Soát Bệnh Tật cho biết mùa đông năm ngoái (2017) ước lượng 80,000 người đã chết vì bệnh cúm (flu) – số tử vong cao nhất trong ít nhất bốn thập niên.”
Mùa đông ở Hoa Kỳ cũng là mùa cảm cúm. Chúng ta cần phải trích ngừa ngay, chậm nhất là Tháng 11 dù ở bất cứ tuổi nào. Chớ có ỷ y khi có dấu hiệu cảm sốt, ho vào mùa đông. Cần phải gặp bác sĩ ngay lập tức. Chớ có ở nhà, tự mua thuốc uống. Dễ chết như không.
Dân số Hoa Kỳ ngày nay là 328 triệu cho nên 80,000 người chết không ăn thua gì. Nếu ở các nước nhỏ thì đã trở thành “chuyện động trời” của thế giới. Chính quyền nước đó có thể bị quy trách nhiệm không biết lo cho dân và có thể buộc phải từ chức. Thế mới hay ở các nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Hoa hay Ấn Độ…chuyện “kinh khủng” cũng trở thành bình thường. Còn ở các nước nhỏ, chuyện “vớ vẩn”cũng thành vĩ đại.
Tình hình thế giới:
-AFP ngày 17/9/2018: “Hôm nay Nga công bố một tin tức mới chứng minh cho lập luận của họ là hỏa tiễn bắn rơi chiếc máy bay của Mã Lai tại khu vực giao chiến ở Ukraina năm 2014 là của quân đội Kiev. Trong một cuộc họp báo, bộ quốc phòng Nga lần đầu tiên đã trưng ra số hiệu của chiếc hỏa tiễn và nói rằng nó đã được sản xuất từ thời Sô-viết gửi cho Ukraina nhưng không thấy hoàn lại Nga. Cơ quan điều tra do Hà Lan đứng đầu nói sẽ nghiên cứu chi tiết này.”
-Reuters ngày 19/9/2018: “Tổng Thống Nam Triều Tiên Moon Jae-in nói rằng Bắc Triều Tiên đồng ý cho phép thanh tra quốc tế tới quan sát sự tháo gỡ thường trực những cơ sở hỏa tiễn trọng yếu và sẽ thi hành những bước kế tiếp đóng cửa căn cứ hạt nhân chínhYongbyon nếu Hoa Kỳ cũng thi hành những biện pháp đáp ứng (có đi có lại). Hai nhà lãnh đạo Nam-Bắc đồng ý sẽ biến Triều Tiên thành một bán đảo hòa bình không có vũ khí nguyên tử và đe dọa nguyên tử.” Theo AP ngày 29/9/2018 bộ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên nói rằng họ cần sự tin tưởng của Mỹ nhiều hơn nữa và phát triển mối bang giao trước khi hủy bỏ vũ khí hạt nhân.
-Reuters ngày 26/9/2018: “Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa chấp thuận bán cho Đài Loan những cơ phận dư thừa của F-16 và những máy bay khác trị giá 330 triệu Mỹ Kim khiến Hoa Lục cảnh cáo rằng hành động này gây nguy hiểm cho bang giao Mỹ-Hoa.” Bắc Kinh cũng đã chính thức lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ ngưng việc bán vũ khí này và không cho tàu chiến Mỹ ghé Hương Cảng vào tháng tới.
-Reuters ngày 27/9/2018: “Kuwait nói rằng quyết định của Hoa Kỳ di chuyển những hệ thống chống hỏa tiễn Patriot tại một vài quốc gia Ả Rập là chuyện nội bộ, thường nhật và hệ thống quốc phòng của họ không bị ảnh hưởng. Một viên chức bộ quốc phòng Hoa Kỳ cho Reuters biết là Hoa Thịnh Đốn đã di chuyển bốn hệ thống chống hỏa tiễn khỏi Jordanie, Kuwait và Bahran tiến hành song song với việc Ngũ Giác Đài chuyển mục tiêu chống các nhóm cực đoan Hồi Giáo để đối phó với những gia tăng căng thẳng với Nga và Hoa Lục.”
-Reuters ngày 28/9/2018: “Bộ trưởng ngoại giao Hoa Lục nói rằng vấn đề người Rohingya không nên làm rắc rối, mở rộng hay quốc tế hóa trong lúc LHQ chuẩn bị thành lập một cơ quan để thu thập bằng chứng về vi phạm nhân quyền tại Miến Điện. Hoa Lục, Phi Luật Tân và Burundi bỏ phiếu chống trong lúc những người ủng hộ nói rằng có hơn 100 quốc gia bỏ phiếu thuận.”
-The Telegraph ngày 29/9/2018: “Số tử vong do sự tàn phá của sóng thần do vụ động đất với 7.5 độ ric-te ập vào Đảo Sulawesi của Nam Dương có thể lên tới cả ngàn. Vào ngày hôm nay, đã có 384 người chết được ghi nhận tại thành phố Palu nơi người ta đang chuẩn bị cho ngày hội bãi biển thì một đợt sóng thần cao như ngọn tháp đổ vào. Những hình ảnh ghi nhận được từ điện thoại thông minh cho thấy sóng đổ vào và nhận chìm một tòa nhà một tầng và xe cộ ở bãi biển trong lúc người đi đường la hét để chạy trốn.”
Chiến Tranh Lạnh Mới:
-Reuters ngày 18/9/2018: “Trung Quốc đã trả đũa Hoa Kỳ khi loan báo tăng thuế nhập cảng mới trị giá 60 tỉ Mỹ Kim trên số hàng nhập cảng từ Hoa Kỳ một ngày sau khi Ô. Trump tăng thuế 200 tỉ đánh vào hàng Trung Quốc. Thuế xuất mới của Hoa Lục ảnh hưởng tới 5207 mặt hàng tức khoảng 95% tổng số hàng nhập cảng từ Hoa Kỳ.”
-The Telegraph ngày 21/9/2018: “Bắc Kinh vừa cảnh cáo Hoa Kỳ sẽ gánh chịu trách nhiệm nếu Hoa Thịnh Đốn không rút lại lệnh trừng phạt áp đặt lên Trung Quốc do việc mua vũ khí của Nga. Chính phủ Hoa Kỳ đã áp đặt cấm vận các giới chức quân sự Hoa Lục vì mua 10 phi cơ chiến đấu SU-35 và hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400, vi phạm lệnh Mỹ trừng phạt Mạc Tư Khoa vì đã can dự vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.” Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã triệu tập đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, đồng thời ngưng cuộc họp quân sự giữa hai bên. Hoa Kỳ nói rằng việc trừng phạt nhắm vào Nga chứ không nhắm vào Trung Quốc. Phải chăng Chiến Tranh Lạnh Mới mỗi lúc mỗi leo thang bằng việc gia tăng thuế nhập cảng và trừng phạt kinh tế?
Tình hình Trung Đông:
-Yahoo News ngày 17/9/2018: “Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua cuộc khủng hoảng do quân chính phủ được Nga hỗ trợ đe dọa tấn công vào căn cứ cuối cùng của phiến quân ở Idlib bằng cách thiết lập một khu phi quân sự trái độn và bảo đảm để các nhóm phiến quân này ra đi.” Và dưới thỏa hiệp này phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rút lui khỏi vùng này.
-Blooberg News ngày 23/9/2018: “Theo Ngoại Trưởng Pompeo (đọc là pom-peo) thì Tổng Thống Donald Trump sẵn sàng gặp Tổng Thống Ba Tư Rouhani khi hai vị tham dự đại hội đồng LHQ vào tuần này. Ô. Pompeo cũng nói rằng Nga không hữu ích gì cho những mục tiêu ngoại giao.” Thế nhưng theo Reuters ngày hôm nay, Ô. Trump lại từ chối gặp tổng thống Ba Tư. Như vậy thì rõ ràng “Trống đánh xuôi kèn thổi ngược”, ông bộ trưởng ngoại giao nói một đằng, ông tổng thống làm một nẻo.
Tình hình Biển Đông:
–Tin trong nước ngày 26/9/2018: Khu trục hạm Calgary và tàu tiếp vận Asterix của Gia Nã Đại đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm thành phố Đà Nẵng từ ngày 26-30/9/2018. Tưởng cũng nên nhắc lại đây, vào ngày 5/6/2018, lần đầu tiên trong lịch sử, bộ trưởng quốc phòng Gia Nã Đại đã thăm Việt Nam và hội đàm với bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch. Ngày 6/6/2018, chiến hạm Pháp ghé Cảng Sài Gòn. Rồi ngày 5/9/2018, chiến hạm vừa đổ bộ vừa tấn công của Anh cũng ghé Cảng Sài Gòn. Rồi vào ngày 27/9/2018, chiến hạm Ins Rana của Ấn Độ cũng ghé Cảng Sài Gòn. Chưa bao giờ thấy tàu chiến của các cường quốc nườm nượp ghé thăm Việt Nam nhiều đến như vậy.
Nhận Định:
Phiên họp thường niên của Đại Hội Đồng LHQ đã mở ra. Vào ngày 25/9/2018 theo Reuters, “Tổng Thống Donald Trump và Tổng Thống Ba Tư Rouhani đã chế diễu nhau với Ô. Trump đe dọa gia tăng cấm vận Tehran còn Ô. Rouhani nói rằng Ô. Trump đang bị bệnh kém tri thức. Ô. Trump đã dùng bài diễn văn thường niên của LHQ để tấn công chế độ độc tài suy đồi Ba Tư, ca ngợi người sợ hãi trẻ con (bogeyman) Bắc Triều Tiên năm ngoái và đưa ra thông điệp ngang tàng là ông sẽ phản đối chủ nghĩa toàn cầu và bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ. Nhưng trong bài diễn văn hơn 35 phút, Ô. Trump nhắm vào Ba Tư mà Hoa Kỳ cáo buộc là đã nuôi tham vọng vũ khí nguyên tử, gây bất ổn tại Trung Đông qua việc hỗ trợ cho các nhóm vũ trang quá khích tại Syria, Li-băng và Yemen. Những lãnh đạo Ba Tư đã gieo rắc hỗn loạn, chết chóc và phá hủy. Họ không tôn trọng các nước láng giềng và biên giới hoặc chủ quyền của các quốc gia. Sau đó thì Ô. Rouhani đã kịch liệt chỉ trích quyết định của Ô. Trump đã rút lui khỏi thỏa hiệp quốc tế về hạt nhân 2015. Ông thấy không cần thiết phải chụp hình chung với Ô. Trump và cho rằng việc rút lui khỏi định chế quốc tế của Hoa Kỳ là thiếu nhân cách. Và rằng, đối đầu đa phương là dấu hiệu suy yếu, là triệu chứng của thiếu tri thức, nó để lộ thiếu khả năng hiểu biết về tính phức tạp và ràng buộc với nhau của thế giới.” Theo AFP, Hội Đồng Bảo An LHQ cũng đã chống lại lập trường cứng rắn của Hoa Kỳ đối với Ba Tư. Tổng Thống Pháp Emmanual nói rằng không thể đối đầu với Ba Tư bằng chính sách cấm vận và kiềm chế. Còn bà May- thủ tướng Anh nói rằng cách hay nhất là duy trì thỏa hiệp quốc tế 2005 để giữ Ba Tư không phát triển vũ khí nguyên tử.
Rồi phiên Đại Hội Đồng do Tổng Thống Donal Trump chủ tọa đã biến thành “đấu trường” khi Tổng Thống Morales của Bolivia – người thường gây ồn ào tại LHQ, có lập trường chống lại Hoa Kỳ vì đã can thiệp vào Trung Đông bao gồm cuộc chiến Iraq, lật đổ nhà độc tài Qaddafi và cuộc nội chiến tại Syria. Ô. Morales không tế nhị gì hết khi nói rằng, “Tổng thống Hoa Kỳ đã đối xử với các quốc gia khác và di dân một cách tàn nhẫn. Hoa Kỳ không thể không lo lắng về vấn đề nhân quyền và công lý. Họ đã ký vào những công ước và thỏa hiệp quốc tế cam kết bảo vệ nhân quyền thì họ không thể đe dọa việc điều tra của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, không thể sử dụng tra tấn hoặc rút lui khỏi Hội Đồng Nhân Quyền và cũng không thể chia cách trẻ em khỏi cha mẹ và nhốt chúng vào trong những cái chuồng.” Trong dịp này Ô. Trump cũng tấn công Hoa Lục phá rối bầu cử và cũng tấn công luôn Nga và Syria.
Rõ ràng trước “đại hội quần hùng” thì không thể ngăn được tiếng nói của mọi quốc gia. Như ngàn đời nay đã chỉ rõ, muốn bá chủ thiên hạ, ngoài sức mạnh siêu việt về quân sự và kinh tế, cần phải có nhân nghĩa. Nhân nghĩa ở đây bao gồm sự quang minh chính đại, tuân thủ luật pháp quốc tế, không can thiệp, không lật đổ và đối xử tử tế với các nước nhỏ. Thiếu những yếu tố này thì dù mạnh như Tần Thủy Hoàng và mới đây là Đức Quốc Xã, vẫn bại vong như thường. Lãnh đạo thế giới không phải chuyện chơi. Ô. Trump có thể lo chuyện nhà thành công nhưng chuyện ngoài đời (đối ngoại) có khi không thành công chỉ vì học thuyết “America First” (Hoa Kỳ Trước Đã). Khi “Hoa Kỳ trước đã” thì cũng giống như tất cả các con sư tử yếu phải chờ cho con sư tử chúa ăn xong, còn thừa thì may ra mới tới các con khác. Thái độ này đúng với “băng đảng”. Chúa đảng phải ưu tiên, nhưng đối với nhân loại và cộng đồng quốc tế thì phải công bằng và san sẻ. Và tình nghĩa luôn luôn đứng hàng đầu.
Hiện nay Hoa Kỳ đang hục hặc với Nicaragua và đe dọa lật đổ hoặc dũng vũ lực với Venezuela khiến đẩy quốc gia dầu hỏa này ngả về tay Hoa Lục. Reuters ngày 22/9/2018 cho biết tàu bệnh viện Peace Ark của Trung Quốc lần đầu tiên ghé thăm Venezuela sau chuyến viếng thăm Bắc Kinh của 53Tổng Thống Nicolas Maduro để tìm kiến sự hỗ trợ tài chính cho quốc gia ở Châu Mỹ La Tinh này đang chật vật về kinh tế. Nếu Hoa Kỳ tấn công Venezuela, vì lý do sinh tồn, Ô. Maduro có thể nhờ Nga đến trợ giúp và như thế tình hình “Sân Sau” của Mỹ sẽ nát như tương, điều chưa bao giờ xảy ra từ năm 1823 “Nam Mỹ là sân sau của Mỹ, không ai được bén mảng tới” của học thuyết Monroe. Hoa Kỳ vừa ban hành lệnh trừng phạt lên năm thành viên thân cận của Ô. Maduro trong đó có phó tổng thống và bộ trưởng quốc phòng.
Chỉ vì sách lược “America First”, Ô. Trump đã giảm bớt nhân viên ngoại giao, cắt giảm viện trợ cho các nước nhỏ, dùng tiền đó để xây tường ở biên giới Mễ Tây Cơ và tăng cường sức mạnh quân sự. Tài khóa 2017, ngân sách ngoại giao của Mỹ giảm 25% từ 53.1 tỉ xuống còn 39.3 tỉ. Ngân sách quốc phòng Mỹ từ 640 tỉ Mỹ Kim tăng lên 714 tỉ. Chúng ta chờ xem sách lược “America First “ của Ô. Trump đi về đâu? Học thuyết này có thể thỏa mãn tự ái của dân Mỹ và đem lại lợi ích kinh tế nhưng chưa chắc đã đem lại lợi ích ngoại giao, củng cố địa vị bá chủ toàn cầu của Mỹ.
Ngày nay vận mệnh thế giới không lệ thuộc vào các siêu cường mà lệ thuộc vào cả trăm nước nhỏ.
-Nếu các nước nhỏ ngả theo Mỹ thì Hoa Kỳ vẫn giữ địa vị bá chủ, Nga và Hoa Lục phải cay đắng chấp nhận mệnh lệnh của Hoa Kỳ.
-Nếu các nước nhỏ đứng trung lập/đa phương thì vị thế của Hoa Lục và Nga mỗi lúc mỗi mạnh thêm.
-Nếu các nước nhỏ ngả theo Nga và Hoa Lục thì Hoa Kỳ lâm nguy.
“America First” là khẩu hiệu lợi hại trong lúc tranh cử. Nhưng muốn thành công trên vũ đài quốc tế ngày hôm nay thì phải “America Stands With You” tức “Hoa Kỳ Đứng Cùng Các Bạn” chứ không thể “America First”.
(California ngày 30/9/2018)
https://www.baocalitoday.com/binh-luan/nhat-ky-bien-dong-america-first-vua-loi-vua-hai.html
Truyền Thông và Bạo Lực
Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Mười ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
Tình hình Hoa Kỳ:
-Yahoo News ngày 2/10/2018: “Một bà mẹ 34 tuổi bị bắt giam vì đã để đứa con 10 tuổi xâm trổ vào thân hình bởi một nhà xâm trổ dưới 18 tuổi vì bà mẹ quá mệt mỏi với việc thằng bé cứ nằng nặc đòi bôi mực. Một đài truyền hình địa phương cho biết bà mẹ bị kết tội tiểu hình vì đã đặt trẻ nhỏ vào tình trạng hiểm nguy và thiếu vệ sinh.”
Ở Mỹ sao nhiều chuyện điên khùng quá? Giữa chuyện thằng bé đòi bôi mực và xâm trổ vào thân hình cái nào ít hại hơn? Thế mới hay dù ở nước đại văn minh nhưng chưa chắc đã biết giáo dục con cái. Chúng ta thường ca ngợi và thán phục lối giáo dục của Tây Phương và khinh thường lối giáo dục của các nước chậm tiến. Thế nhưng nhiều bà mẹ quê lại giáo dục con cái nên người. Trong khi ở thành thị, nhà giàu có, quyền thế mà con cái hư hỏng. Bà mẹ của Mạnh Tử có học hành gì đâu mà giáo dục Mạnh Tử nên người? Bà lựa chọn nơi ở tốt nhất cho con. Không nói dối con dù là nói đùa. Thấy con bỏ học, đang dệt cửi mà dám chặt đứt tấm vải – phương tiện mưu sinh của cả gia đình để dạy con. Bà mẹ Mạnh Tử là “bậc Mẫu Giáo” của mọi thời đại. Chúng ta đừng mù quáng vì muốn “thoát Trung” mà không thấy những cái hay đẹp của dân tộc Trung Hoa. Cũng như chúng ta ghi nhớ những tội ác tày trời của Thực Dân Pháp đã gây ra cho dân tộc Việt Nam, nhưng không vì thế mà chúng ta phủ nhận những cái hay cái đẹp của nền văn hóa Pháp cũng như những thành tựu của họ trong các lãnh vực tư tưởng, nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, hội họa, y khoa v.v…
-Washington Post ngày 13/10/2018: “ Một giáo sư đã từng 30 năm tiên đoán trúng phóc kết quả của các cuộc bầu cử tổng thống nói rằng Ô. Trump có thể hướng tới thắng lợi năm 2020 một lần nữa.”
Tình hình thế giới:
-Yahoo News ngày 2/9/2018: “Một viên chức cao cấp của Nam Triều Tiên cho biết Bắc Triều Tiên có khoảng từ 20 tới 60 quả bom và đầu đạn nguyên tử.” Còn bộ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên đã nói tại diễn đàn LHQ rằng họ không bao giờ hủy bỏ vũ khí nguyên tử khi họ không tin tưởng vào Hoa Kỳ.
-Reuters ngày 2/9/2018: “Viên chức quản trị giải Nobel nói rằng một vài hành động của bà San Suu Kyi là đáng tiếc nhưng giải Nobel Hòa Bình của bà sẽ không bị thu hồi.” Giải đã cấp rồi, nay có thu hồi thì cũng thế. Thà không thu hồi lại hay hơn.
-AP (Hague) ngày 3/10/2018: “Tòa án cao nhất của LHQ ngày hôm nay đã ra lệnh cho Hoa Kỳ phải tháo bỏ lệnh trừng phạt Ba Tư bao gồm những lãnh vực như hàng hóa nhập cảng nhân đạo và những sản phẩm, dịch vụ liên quan đến sự an toàn của nghành hàng không dân sự. Phán quyết của Tòa Án Quốc Tế (International Court of Justice) có hiệu lực pháp lý nhưng cần chờ xem bộ tham mưu của Tổng Thống Donald Trump có tuân thủ hay không. Vào Tháng Năm, Ô. Trump đã khôi phục lại những cấm vận ngặt nghèo sau khi rút lui khỏi thỏa hiệp hạt nhân ký kết với Ba Tư và năm cường quốc khác. Ba Tư đã thách thức lệnh cấm vận này và nộp đơn khiếu nại tại Tòa Án Quốc Tế vào Tháng Bảy. Đài truyền hình Ba Tư quảng bá ầm ĩ quyết định này của tòa án bằng cách chạy một hàng chữ trên màn hình “Chiến thắng của Tehran đối với Hoa Thịnh Đốn do phán quyết của Tòa Hague”. Chắc Hoa Kỳ sẽ khiếu nại phán quyết này trong phiên tòa sắp tới.” Ngay sau quyết định của Tòa Án Quốc Tế, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố Hoa Kỳ rút lui khỏi thỏa hiệp thân hữu Ba Tư-Hoa Kỳ ký năm 1955 quy định hai bên đồng ý để Tòa Án Quốc Tế phân xử những tranh chấp.
-AFP ngày 6/10/2018: “Cảnh Sát Quốc Tế đã yêu cầu một sự giải thích chính thức từ Trung Quốc về nơi ở của viên chức của tổ chức Interpol sau khi có báo cáo là ông ta đã bị giữ để tra hỏi khi trở lại quê nhà tại Bắc Kinh. Hoa Lục tiếp tục giữ im lặng về sự biến mất của Meng Hongwei (Mạnh Hoành Vĩ) mà người ta còn nhìn thấy ông ta ở trụ sở của Interpol ở Lyon (Pháp) trước khi lên máy bay đi Trung Quốc. Bà vợ của ông Meng Hongwei đã trình báo về việc mất tích của chồng. Cảnh sát Pháp đang điều tra vụ này.” Theo Reuters, Bắc Kinh chính thức cho biết Ô. Meng Hongwei đang bị điều tra vì nhận hối lộ và Ô. Meng Hongwei đã xin từ nhiệm chức vụ giám đốc Interpol.
-Reuters ngày 7/10/2018: “Bà Rara – vợ Thủ Tướng Do Thái Netanyahu phải ra hầu tòa vào ngày hôm nay trong một phiên nghị án đầu tiên về việc bà đã lạm dụng ngân quỹ quốc gia để mua đồ ăn của nhà hàng. Theo như cáo trạng, bà Sara Netanyahu cùng với một vài viên chức chính phủ đã gian lận của chính phủ hơn 100,000 Mỹ Kim cho những bữa ăn do nhà hàng cung cấp trái với luật định là khi đã có đầu bếp thì không được dùng món ăn ở nhà hàng.” Cùng lúc đó thì đệ nhất phu nhân Mã Lai- bà Najib Razak cũng đã bị bắt vì tội rửa tiền, bòn rút khoảng từ 4.5 tới 10 tỉ Mỹ Kim tẩu tán đi mười quốc gia khiến việc thu hồi vô cùng khó khăn. Ôi các “bà lớn”! Chồng làm thủ tướng, bà trở thành “siêu thủ tướng”. Chồng làm tổng thống bà trở thành “siêu tổng thống”. Ai dám cãi bà? Cãi ông còn sống. Cãi bà, chết là cái chắc. Thế nhưng khi chồng rớt đài thì vào tù, thân bại danh liệt. Muôn đời là như vậy. Cho nên một nước muốn luật lệ công minh thì phải có một bộ phận thuộc Giám Sát Viện theo dõi việc làm ăn, buôn bán, hùn hạp của các “bà lớn”.
-The Telegraph ngày 12/10/2018: “Tòa án của Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh phóng thích một mục sư Tin Lành Andrew Brunson người Hoa Kỳ mà sự giam giữ đã đưa tới việc xói mòn bang giao giữa Hoa Kỳ và một đồng minh của NATO và cũng khiến nền kinh tế của Thổ khốn đốn. Trên diễn đàn Twitter, Tổng Thống Donald Trump hoan nghênh quyết định này.” Vào ngày 13/10/2018, mục sư Brunson đã gặp Tổng Thống Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc.
Chiến tranh lạnh mới:
-Reuters ngày 3/10/2018: “Hoa Kỳ vừa cảnh báo Ấn Độ về kế hoạch mua hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 của Nga khi Tổng Thống Putin viếng Tân Delhi vào tuần này và nói răng việc mua bán này dính vào việc trừng phạt bởi luật pháp Hoa Kỳ. Ấn Độ muốn hệ thống hỏa tiễn này vừa để ngăn chặn Trung Quốc, vừa đạt lợi thế hơn đối thủ truyền kiếp Hồi Quốc vì loại hỏa tiễn này có thể theo dõi và bắn hạ phi cơ tàng hình ở tầm chưa từng có.” Theo Sputnik News “Hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400″ Triumph” cho Ấn Độ là vụ giao kèo lớn nhất trong suốt lịch sử hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Ấn Độ, đồng thời lớn nhất trong lịch sử hoạt động của tập đoàn Rosoboronexport.”
Không biết Mỹ có ban hành lệnh trừng phạt một số viên chức quốc phòng Ấn Độ vì đã mua vũ khí của Nga hay không? Nếu Mỹ làm thế thì chỉ đẩy Ấn Độ hợp tác hơn nữa với Nga mà thôi trong lúc Mỹ rất cần Ấn Độ trong sách lược Thái Bình-Ấn Độ Dương.
-Reuters ngày 8/10/2018: “Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã gặp Ngoại Trưởng Vương Nghị của Trung Quốc tại Bắc Kinh trong chuyến công du bốn nước Á Châu giữa lúc căng thẳng giữa hai quốc gia gia tăng. Hai bên đều đưa ra những khiếu nại trong không khí lạnh nhạt. Ô. Vương Nghị yêu cầu Mỹ ngưng chỉ trích các chính sách của Hoa Lục, ngưng bán vũ khí và thăm viếng Đài Loan và hành động tăng thuế nhập cảng là đánh vào lòng tin cậy giữa hai bên.”
Như thế là những cuộc gặp gỡ mà Ô. Trump nói là ngoại hạng (outstanding) như cháu nội Ô. Trump hát nhạc Tàu cho Ô. Tập Cận Bình nghe tại Mar-a-Lago Florida, rồi Ô. Trump dùng yến tiệc tại Tử Cấm Thành…nay biến đâu mất và chỉ còn lại những đối đầu căng thẳng. Biến đổi và vô thường đến nhanh như chớp mắt trong cái thế giới Ta Bà đầy Tham-Sân-Si- Mạn- Nghi- Ác Kiến này.
Tình hình Trung Đông:
-AFP ngày 2/10/2018: “Nga vừa gửi hệ thống hỏa tiễn S-300 tới Syria theo đúng với những biện pháp an ninh sau khi một máy bay quân sự của Nga bị bắn rơi bởi một hỏa tiễn của Syria thời Sô-viết. “
Khi Syria được trang bị hệ thống hỏa tiễn này, nếu Anh, Pháp, Hoa Kỳ muốn bắn phá Syria từ các khu trục hạm hay HKMH thì phải coi chừng, kể cả các máy bay của Do Thái.
Tình hình Biển Đông:
-AP ngày 2/9/2018: “Một khu trục hạm của Hoa Lục đã hung hăng tiến đến gần chiến hạm Decatur của Hoa Kỳ tại Bãi Đá Ga-ven (Gaven Reefs) thuộc Hoàng Sa sau khi tàu này tiến vào bên trong 12 hải lý và yêu cầu tàu này phải rời khu vực. Hai tàu chỉ cách nhau khoảng 30 thước khiến tàu chiến Mỹ phải lách qua hướng khác để tránh đụng chạm. Phát ngôn viên của Hạm Đội 7 Hoa Kỳ nói rằng cuộc đối đầu như thế đã làm căng thẳng giữa hai bên gia tăng. Trong khi đó Thủ Tướng Mahathir Mohamad của Mã Lai nói với BBC rằng lập trường của chúng tôi là không có tàu chiến của mọi quốc gia ở Biển Đông. Nếu các quốc gia đưa tàu chiến vào đây sẽ làm tình hình căng thẳng, xung đột và đưa tới chiến tranh.Trung Quốc có quyền muốn đi đâu thì đi nhưng xin đừng ngăn cản các tàu đi qua Eo Biển Malacca và Biển Đông.
-Sputnik News ngày 12/10/2018: “Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam hôm nay có cuộc gặp song phương với Tổng Thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte bên lề hội nghị thường niên Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Ngân Hàng Thế Giới (WB) tại Bali, Indonesia. Tổng thống Duterte khẳng định Philippines luôn coi Việt Nam là nước bạn bè thân thiết, mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác chiến lược và đề nghị tăng cường trao đổi các phái đoàn cấp cao. Hai lãnh đạo đã trao đổi về các lĩnh vực hợp tác quan trọng như quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, giáo dục, hợp tác biển, năng lượng. Hai bên nhất trí sớm hoàn thiện Chương Trình Hành Động Việt-Phi giai đoạn 2018- 2023, khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác về các vấn đề trên biển, tạo điều kiện cho ngư dân hai nước đánh cá hợp pháp, an toàn và lâu dài.”
-AP ngày 14/10/2018: “Bằng việc thực hiện chuyến công du thứ hai thật hiếm có tới Việt Nam, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Jim Mattis cho mọi người thấy cường độ mạnh mẽ của bộ tham mưu của Ô. Trump trong việc đối đầu với sức mạnh quân sự của Hoa Lục – bằng cách tạo quan hệ nồng ấm với những quốc gia nhỏ trong vùng và hy vọng họ chia xẻ với Hoa Kỳ về ý định (quân sự) của Hoa Lục. Cuộc thăm viếng vào hôm Thứ Ba 16/10/2018 tại Sài Gòn cho thấy bang giao Việt-Mỹ tiến xa như thế nào kể từ những năm xáo trộn vì cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Ba tháng sau cuộc thăm viếng trước khi HKMH Carl Vinson ghé Đà Nẵng, và cuộc thăm viếng đầu tiên của KHMH này đã cho Hoa Lục thấy Hoa Kỳ gia tăng mối liên hệ với các quốc gia trong vùng để làm đối trọng với sức mạnh quân sự mỗi lúc mỗi gia tăng của Bắc Kinh.”
Dĩ nhiên chúng ta không thể biết hai bên thỏa thuận những gì. Nhưng điều mà chúng ta có thể phỏng đoán được và cũng thật rõ ràng là Hoa Kỳ muốn một Việt Nam ổn định về chính trị và mạnh lên về kinh tế để cùng Hoa Kỳ đối phó với Bắc Kinh. Sự hợp tác toàn diện đã có (Comprehensive Partnership) nhưng sự hợp tác tiến xa hơn nữa về quân sự thì chúng ta phải chờ xem. Thế nhưng tôi vẫn cho rằng Việt Nam sẽ hợp tác quân sự với Hoa Kỳ ở mức độ không đe dọa nền an ninh của Trung Quốc ngoại trừ Hoa Lục lộ ý định tấn công Việt Nam. Nếu Việt Nam trở thành “đồng minh” quân sự của Mỹ thì Việt Nam sẽ trở thành một “Ukraina thứ hai”.
Nhận Định:
Theo tờ Telegraph ngày 9/10/2018: Sau vụ ký giả mất tích đầy bí ẩn tại Tòa Lãnh Sự Saudi Arabia tại Thổ Nhĩ Kỳ, “Ả Rập Sê-út vừa đồng ý để cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ lục soát bên trong tòa lãnh sự tại Istanbul sau khi tấm hình ký giả Khashoggi đang bước vào tòa lãnh sự trước khi ông mất tích xuất hiện. Dù không tuyên bố công khai, nhưng trong riêng tư, các viên chức Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ ký giả này đã bị giết rồi chặt thân thể ra thành khúc tại bên trong tòa lãnh sự.” Theo Reuters ngày 13/10/2018, một tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ loan tin dường như các điều tra viên cho rằng ký giả Khashoggi đã thu lại cuộc tra tấn và giết hại chính mình qua chiếc máy điện tử đeo tay (Apple Watch). Theo AP ngày 14/10/2018, Vua Salman đã điện đàm với Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và cám ơn Thổ đã đồng ý để thành lập toán điều tra chung.
Vụ ám sát ngày vô cùng tinh vi, giống như vụ đánh độc chất Kim Jong Nam tại phi trường Mã Lai trước đây. Cũng theo The Telegraph, “Một phi cơ chở theo chín người đáp xuống Istanbul vào ngày 2/10/2018. Những người này thuê phòng tại một khách sạn gần tòa lãnh sự và ra đi vào ngày 5/1/2018 và tất cả những người này đều ra phi trường vào cùng ngày để đi Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Còn chiếc máy bay thứ hai chở theo sáu người cũng đến vào chiều hôm đó. Những người này đi thẳng vào tòa lãnh sự và tối hôm đó khởi hành đi Ai Cập. Cả hai chuyến bay nói trên cuối cùng trở về Yiyadh- thủ đô Ả Rập Sê-út.” Theo AP ngày 10/10/2018, báo chí Thổ phổ biến hình ảnh của 15 người thuộc đội ám sát của Ả Rập Sê-út đã tiến hành cuộc thanh toán ghê gớm này. Cho đến giờ này Ả Rập Sê-út hoàn toan giữ im lặng và cũng không cho biết ký giả Khashoggi hiện đang ở đâu. Có lẽ chuyện thanh toán ly kỳ này sẽ được Hollywood đưa lên màn ảnh với loại phim hoạt vụ (action movie).
Ký giả Khashoggi cư trú tại Hoa Kỳ, là cộng tác viên của tờ Washington Post, thường xuyên viết bài chỉ trích vương quyền Ả Rập Sê-út nhất là Thái Tử Mohammed bin Salman và ngày nay đưa đến hậu quả thảm khốc.
Có một sự thực phũ phàng là không lãnh đạo nào ưa thích truyền thông, kể cả lãnh đạo Hoa Kỳ. Dưới thời Tổng Thống Johnson và Nixon, nhiều phóng viên nổi tiếng của Mỹ đã bị chụp mũ cộng sản vì loan tin trung thực về cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Bêu riếu người ta trên báo chí, truyền hình, đài phát thanh, diễn đàn…làm người ta đau đớn. Do đó ai bị lăng mạ đều hận trong lòng và rắp tâm trả thù. Trong các nghiệp của chúng sinh, Khẩu Nghiệp là nặng nhất, tác hại nhiều nhất và độc hiểm nhất. Cho nên người có đạo đức, mở miệng nói ra điều gì, viết cái gì phải hết sức thận trọng.
Chuyện sát hại báo chí đã có từ lâu và xảy ra khắp nơi trên thế giới. Tại Miền Nam trước 1975 có vụ ám sát nhà báo Từ Chung, bắn vào miệng nhà báo Chu Tử. Ở hải ngoại có vụ ám sát các nhà báo Lê Triết và ký giả Đạm Phong, đánh tàn phế nhà văn Duyên Anh.
Báo chí trung thực có. Điều đó rất cần cho sinh hoạt dân chủ của quốc gia. Nhưng báo chí cũng gian trá, bịa đặt tin tức, tống tiền và thiên vị hoặc làm tay sai, gián điệp cho ngoại bang. Chính vì thế mà Ô. Trump nói rằng “truyền thông là kẻ thù của người dân”. Cho nên, để sống an toàn và đúng tư cách, báo chí phải công bằng, tức có khen có chê. Báo chí hoặc ký giả không thể cứ nhè những cái xấu, cái sai của người ta ra mà nói, trong khi làm ngơ những gì người ta làm đúng. Tướng Prayut-chan-Ocha – thủ tướng Thái Lan nói rằng chúng tôi không bắt quý vị khen ngợi chính quyền nhưng cần quý vị công bình, tức phải nói lên cả hai mặt, cái đúng, cái sai của chính quyền. Làm báo, làm truyền thông ai cũng làm được nhưng làm đúng lương tâm rất khó.
Tổng Thống Donald Trump bày tỏ lo âu về vụ này và nói chuyện với giới chức cao cấp nhất của Ả Rập Sê-út, ra lệnh cho viên chức Mỹ điều tra. Thế nhưng Ô. Trump nói rằng thật điên khùng nếu hủy bỏ thỏa hiệp bán vũ khí cho Ả Rập Sê-út và bộ trưởng thương mại Mỹ cũng không hủy bỏ cuộc họp của các nhà đầu tư tại Ả Rập Sê-út. Hôm nay 15/10/2018, Ô. Trump tuyên bố sẽ gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Mike Pompeo tới gặp Vua Salman có lẽ để giàn xếp. Vua Salman cũng đã ra lệnh tiến hành cuộc điều tra nội bộ nhưng nói với Tổng Thống Donald Trump là ông không biết gì về vụ này.
Tổng thư ký LHQ cũng đã lên tiếng yêu cầu Ả Rập Sê-út làm sáng tỏ và Anh, Pháp, Đức xem vụ này là thật nghiêm trọng. Chắc chắn Mỹ không thể vì mạng sống của một ông ký giả mà đánh mất một đồng minh thân cận nhất tại Trung Đông. Nếu Mỹ lơ đi thì LHQ và Âu Châu cũng êm ru. Cách đây ít lâu Gia Nã Đại khốn đốn vì những biện pháp trả đũa của Ả Rập Sê-út khi Gia Nã Đại lên tiếng đòi thả ngay một phụ nữ hoạt động nhân quyền.
Theo tôi, với sức mạnh tài chính khổng lồ của Ả Rập Sê-út nội vụ ồn ào lên rồi chìm xuồng. Trên thế giới có hai quốc gia mà không ai dám đụng tới sợi lông chân, đó là Ả Rập Sê-út và Do Thái. Ai đụng tới Do Thái, Mỹ đánh chết liền. Ai đụng tới Ả Rập Sê-út, đô-la và dầu hỏa đè chết liền. Chẳng sợ Liên Hiệp Quốc, chẳng sợ Mỹ, chẳng sợ Âu Châu, ngày 14/10/2018 Ả Rập Sê-út ra tuyên bố, “Vương quốc kiên quyết bác bỏ mọi đe dọa cho dù là cấm vận, áp lực chính trị hay tiếp tục vu cáo của các quốc gia khác áp đặt sau khi Tổng Thống Donald Trump cảnh báo một hậu quả nghiêm trọng sau vụ mất tích của một nhà báo người Ả Rập Sê-út. Và Ả Rập Sê-út sẽ trả đũa mạnh hơn bất cứ biện pháp trừng phạt nào – vì nền kinh tế của chúng tôi có ảnh hưởng và là sự sống còn của kinh tế toàn cầu.” Theo AP, thị trường chứng khoán đã mất 500 điểm và giá dầu thô lên tới 72 Mỹ Kim một thùng.
Để rồi chúng ta xem lý tưởng nhân quyền thắng hay đô-la thắng. Nếu đô-la thắng thì mọi tuyên bố ồn ào về nhân quyền chỉ là đạo đức giả. Nếu Hoa Kỳ và Âu Châu đồng loạt ban hành lệnh cấm vận Ả Rập Sê-út thì đó mới thật sự Tây Phương sống chết với lý tưởng nhân quyền.
California ngày 15/10/2018
Bất ngờ: Tại sao 64 % cử tri gốc VN sẽ bầu cho Đảng Cộng Hòa trong bầu cử giữa nhiệm kỳ? – Trần Nguyên / Tháng 10, 2018
Càng đến gần tới ngày bầu cử giữa nhiệm kỳ, tình hình càng trở nên sôi nổi với những diễn biến bất ngờ xảy ra.
Điều này liên tưởng đến những gì đã xảy ra trong giờ chót của cuộc biểu quyết tín nhiệm Thẩm Phán Kavanaugh tại Thượng Viện vào Tối Cao Pháp Viện (xem Nguồn 3). Chính vì vậy rất khó tiên đoán được kết quả bầu cử sẽ ra sao.
Tuy nhiên vẫn có những cuộc thăm dò cử tri mà trong đó đáng chú ý đối với VN chúng ta là bản tường trình của tổ chức có nhiệm vụ xúc tiến quyền bầu cử cho người Mỹ gốc Á và Đảo Quốc Thái Bình Dương- APIAVote, và Viện Nghiên Cứu Người Mỹ Gốc Á và Đảo Quốc Thái Bình Dương- AAPIData- thực hiện từ ngày 23 tháng 8 đến ngày 4 tháng 10 năm 2018 (xem Nguồn 4)
Khảo sát của APIA và AAPI Data 2018: 64% người gốc Việt ủng hộ TT Donald Trump.
I/ Tại sao cử tri gốc VN ủng hộ TT Trump nhiều nhứt trong giới cử tri gốc Á Châu?
Kết quả thăm dò đã khiến cho tổ chức này rất ngạc nhiên vì cử tri gốc VN ủng hộ TT Trump nhiều nhứt đến 64%. Đây là sắc dân duy nhứt tại Á Châu đã có đại đa số tuyệt đối với thái độ chính trị dứt khoát này.
Về phía VN chúng ta biết rõ chuyện trong nhà thì chắc chắn không hề ngạc nhiên với kết quả cao như vậy. Bởi vì từ 30.04.1975 ai cũng rõ chuyện Đảng Dân Chủ cầm đầu các cuộc biểu tình phản chiến thiên cộng hò hét ca ngợi Hồ Chí Minh và đã bỏ phiếu trong Quốc Hội bác bỏ quân viện 700 triệu mỹ kim để Việt Nam Cộng Hòa phải sụp đỗ tức tưởi khiến hàng triệu sinh mạng phải chết trên đường vượt biên & trong trại cải tạo và biết bao gia đình tan nát không còn xum họp được nữa (xem Nguồn 5). Ai còn nhớ đến chuyện phản bội thê thảm đó thì ắt không bỏ phiếu cho Đảng Dân Chủ thiên tả đó nữa.
Một điều đáng chú ý là giới cử tri gốc Hoa có khuynh hướng chống TT Trump nhứt nhì và phù hợp với lời đe dọa của Trung Cộng là sẽ huy động 30 triệu dân Mỹ gốc Hoa đi bầu cho Đảng Dân Chủ để chánh phủ TT Trump mất đa số Quốc Hội và như vậy không thể “đánh & trị” Trung Cộng được
II/ Kết quả đó có chính xác không ?
Kinh nghiệm kết quả sai lầm đã xảy ra trong thời TT Reagan và đặc biệt gần đây nhứt trong cuộc bầu cử tổng thống 2016 đã có 16 trong 19 tổ chức thăm dò đã đoán sai thê thảm rằng bà Clinton sẽ đắc cử.
Tại sao như vậy ?
Rất dễ hiểu là các tổ chức đó đa số thiên tả thân với Đảng Dân Chủ và được giới tài phiệt Wall Street thành lập nuôi dưỡng để thao túng hướng dẫn dư luận. Chính vì thế trong cuộc bầu cử tổng thống 2016 một số không nhỏ định bỏ phiếu cho ứng cử viên TT Trump đã quyết định ở nhà không đi bầu vì qua kết quả thăm dò cử tri nghĩ rằng ứng cử viên TT Clinton đã thắng thế quá độ chắc chắn sẽ đắc cử thì đi bầu làm chi cho mất thì giờ vô ích.
Đó chính là dụng ý sâu xa mà cho thấy luôn luôn có sự tiên đoán sai lầm có lợi cho Đảng Dân Chủ thiên tả và chưa hề xảy ra một lần cho Đảng Cộng Hòa.
Chính vì vậy chắc chắn con số cử tri gốc VN sẽ bầu cho Đảng Cộng Hòa trên 64 % bởi vì 2 lý do:
1) Con số 64 % cử tri đó chỉ thăm dò ủng hộ cho TT Trump mà thôi. Nên nhớ rất có nhiều cử tri gốc VN không ủng hộ TT Trump vì thấy ác cảm về gương mặt & tánh tình, nhưng lại ủng hộ Đảng Cộng Hòa có chánh sách đúng đắn, nhứt là dám đương đầu trừng trị Trung Cộng – một kẻ thù nguy hiểm cho sự sống còn của dân tộc VN -.
2) Cuộc thăm dò này dựa trên con số cử tri gốc VN quá ít ỏi. Xem kỹ chỉ có hỏi tổng số 219 cử tri gốc VN (xem Nguồn 6). Bình thường phải trung bình khoảng 2000 người (gấp 10 lần) trong thời gian kéo dài gần 1 tháng rưỡi (từ ngày 23 tháng 8 đến ngày 4 tháng 10 năm 2018).
Vì vậy kết quả không có thể chính xác được theo đúng tiêu chuẩn toán học thống kê về thăm dò.
Nếu VN chúng ta thử là cuộc thăm dò “bỏ túi” bạn bè láng giềng họ hàng thân thuộc quen biết thì sẽ thấy con số ủng hộ Đảng Cộng Hòa lên cao hơn 64 %.
III/ Tại sao một số cử tri trí thức & trẻ gốc VN lại ủng hộ Đảng Dân Chủ?
Một điểm đáng chú ý là một số không nhỏ trong thế hệ thứ hai và thứ ba của VN chúng ta dành nhiều cảm tình – thậm chí hoạt động ứng cử – cho Đảng Dân Chủ thiên tả, nên xảy ra tình trạng “trên bảo dưới không nghe” bất hòa đưa đến cãi vã trong gia đình.
Tại sao lại xảy ra mâu thuẩn như vậy?
Điều này không gì đáng ngạc nhiên cả , nếu nhìn kỹ những cảnh tương tự trong dòng lịch sử từ gần 100 năm qua sẽ hiểu rõ liền. Thế lực cộng sản và thiên tả có ưu thế về ăn nói tuyên truyền, mà ông bà mình xưa nay có nhận xét chính xác là “Nói như Vẹm (VM)”. Họ có cả một chủ thuyết và phương pháp điêu luyện để “mê hoặc” được giới trẻ. Điển hình nhứt cho thấy họ đã “dụ dỗ” được:
1) Lãnh tụ Khờ Me Đỏ Khieu Samphân (1931 – ) qua Pháp du học lúc 24 tuổi và hoạt động trong tổ chức thiên tả. Sau đó về nước thành lập đảng cộng sản cùng với Pol Pot để cuối cùng nắm quyền thi hành chính sách tàn sát dã man cả hàng triệu người (xem Nguồn 7).
2) Lãnh tụ Trung Cộng Đặng Tiểu Bình (1904 – 1997) đi học qua Pháp lúc 16 tuổi và bị “mê hoặc” vào hoạt động cho cộng sản lúc 18 tuổi.
3) Lãnh tụ CSVN Hồ Chí Minh (1890 – 1969) đi qua Pháp lúc 21 tuổi. Lúc đầu tại Marseilles, ông đã viết thư đến Tổng thống Pháp, xin được nhập học vào Trường Thuộc địa (École Coloniale), trường chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho chính quyền thực dân, với hy vọng “giúp ích cho Pháp”. Bị từ chối nên bất mãn và lần hồi bị thế lực cộng sản “mê hoặc”
và đến tháng 2 năm 1919 lúc 29 tuổi gia nhập Đảng Xã hội Pháp (khuynh hướng thiên tả). Cuối cùng năm sau xin gia nhập vào Đảng Cộng Sản Pháp. Giả tỷ ông Hồ Chí Minh không xuất ngoại thì chắc chắn không bị sách vở thiên tả và cộng sản mê hoặc thì VN chúng ta sẽ không nằm trong tình trạng chênh vênh sắp mất nước vào tay Trung Cộng.
4) Tình trạng bị “mê hoặc” này tương tự xảy ra cho một số sinh viên du học trước năm 1975 và họ trở thành công cụ hoạt động đắc lực cho cộng sản Hà Nội tại hải ngoại. Một chuyện thú vị xảy ra khi Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy tham dự Hòa Đàm Paris năm 1972 và cuối tuần đi thuyết trình “giải độc” trong các cộng đồng VN tại Âu Châu. Chính những du học sinh thân cộng này đã đi theo sau để phá đám và Gs Huy đã nói cho họ biết dù cộng sản Hà Nội có chiếm được VNCH thì họ cũng không dám về và cũng không được trọng dụng. Chuyện này sau 30.04.1975 đã trở thành sự thực cho thấy viễn kiến sáng suốt của Gs Huy.
Chuyện tương tự hiện nay đang xảy ra cho thế hệ thứ hai và thứ ba của VN chúng ta vì đa số Truyền Thông Dòng Chính (Mainstream media (MSM)) có khuynh hướng thiên tả và chống đối chính phủ TT Trump kịch liệt. Đại học Harvard tiết lộ Truyền Thông Dòng Chính nói bất lợi cho chính phủ TT Trump từ 80 % đến 90 %. Riêng đứng đầu chống chính phủ TT Trump là CNN và NBC với 93% (xem Nguồn 8).
Ai tò mò hoặc thích đọc thì lần lần tin tưởng vì theo đúng chiến thuật “mưa lâu thấm đất” của tuyên truyền kiểu cộng sản. Thuở nhỏ ai cũng biết câu chuyện “nói mãi cũng phải tin” về bà mẹ của Tăng Sâm. Ông này vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Đột nhiên có kẻ bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ không tin, người thứ hai bảo, còn chưa tin; đến người thứ ba bảo, thì cuống cuồng chạy trốn (xem Nguồn 9).
Cho nên không gì ngạc nhiên khi thấy nhiều người chống TT Trump ngây thơ tin vào những luận điệu láo lếu Fake News cho rằng ông này dốt nát bị bịnh tâm thần, mà thực ra TT Trump có khả năng cầm quyền với “NGHỆ THUẬT CHÍNH TRỊ KỲ DỊ VÀ ẢO DIỆU” (xem Nguồn 10) mới đúng hơn.
IV/ Kết luận
Bỏ phiếu cho Đảng Cộng Hòa để ủng hộ chánh sách “đánh và trị” chống Trung Cộng
Trong bài biên khảo trước (xem Nguồn 2) đã đưa ra đề nghị các hệ thống truyền thông báo chí, các đoàn thể chính trị, các hội đoàn và cá nhân từng chủ trương bảo vệ đất nước trước hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng nên cùng nhau lên tiếng rằng VN chúng ta nên bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ này cho Đảng Cộng Hòa để “mượn” siêu cường Mỹ với chánh sách “đánh và trị” chống Trung Cộng
Càng gần ngày bầu cử càng thấy có lời kêu gọi trực tiếp hoặc gián tiếp trong các bài viết. Riêng được biết trong tổ chức của Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy (1924 – 1990) đã có quyết định:
1) Đảng Tân Đại Việt (do Gs Huy thành lập năm 1964 hoạt động đảng phái) với cấp lãnh đạo gồm quý ông Lê Minh Nguyên, Hoàng Khuê, Phạm Đức Duy … vào ngày 08/09/2018 đã chủ trương thương mại công bằng (fair trade) và nhận định rằng thế giới tự do cần phải ngăn chận và be bờ một Trung Quốc bá quyền đe doạ an ninh thế giới.
2) Liên Minh Dân Chủ Việt Nam (do Gs Huy thành lập năm 1981 tại hải ngoại để hoạt động liên minh cùng các đoàn thể bạn & thân hữu) với cấp lãnh đạo gồm quý ông Nguyễn Hữu Ninh, Nguyễn Văn Đầy, bà Đặng Kim Ngọc .. vào ngày 5 tháng 10 đã kêu gọi đồng bào và các đoàn viên tích cực tham gia đi bầu cho các ứng cử viên Đảng Cộng Hòa để tiếp tục thực hiện chánh sách “đánh & trị” Trung Cộng, nhằm noi theo tấm gương sáng suốt của Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy trước nay gần 40 năm đã mạnh dạn lên tiếng ủng hộ Đảng Cộng Hòa của TT Reagan trong chính sách “đánh & diệt” cộng sản Liên Xô.
Theo thống kê, trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ thì đảng cầm quyền thường bị thua cử. Hy vọng rằng Đảng Cộng Hòa của chánh phủ TT Trump giữ được đa số trong Lưỡng Viện (thượng sách), còn không thì ít ra cũng phải giữ được Thượng Viện (trung sách), chớ để mất cả Lưỡng Viện (hạ sách) thì nước Mỹ sẽ lâm khủng hoảng cai trị khiến Trung Cộng tha hồ tung hoành như thời Cựu TT Obama.
Hãy chờ xem!
Khảo sát cử tri gốc Á: người gốc Việt ủng hộ TT Trump cao nhất – An Hải
Các chuyên gia khảo sát bầu cử Hoa Kỳ cho VOA biết cộng đồng cử tri gốc Việt ủng hộ Tổng Thống Donald Trump cao nhất trong số các cử tri gốc Á.
Một cuộc khảo sát về cử tri gốc Á công bố vào tháng 10/2018 cho biết người Mỹ gốc Việt là cộng đồng gốc Á duy nhất có số đông ủng hộ Tổng thống Donald Trump, và với tỷ lệ cao nhất, lên đến 64%.
Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phi đảng phái có nhiệm vụ xúc tiến quyền bầu cử cho Người Mỹ gốc Á và người Mỹ trên đảo Thái Bình Dương (APIAVote) và Viện Nghiên cứu Người Mỹ gốc Á và Người Mỹ trên đảo Thái Bình Dương (AAPIData) thực hiện từ ngày 23/8 đến 4/10 năm 2018 với 1.316 cử tri gốc Á tham gia, trong đó có 219 cử tri gốc Việt.
Thật là một điều thú vị khi chúng tôi phát hiện ra từ cuộc khảo sát này là cử tri gốc Việt là nhóm cử tri gốc Á ủng hộ cho Tổng Thống Donald Trump cao nhất.
Ông Karthick Ramkrishnan, Giám đốc Viện Nghiên cứu AAPIData
Ông Karthick Ramkrishnan, Giám đốc Viện Nghiên cứu AAPIData, đồng thời là Giáo sư Khoa Chính sách Công thuộc trường Đại học California Riverside, nêu nhận định của ông với VOA về kết quả cuộc khảo sát này:
“Thật là một điều thú vị khi chúng tôi phát hiện ra từ cuộc khảo sát này là cử tri gốc Việt là nhóm cử tri gốc Á ủng hộ cho Tổng Thống Donald Trump cao nhất.”
Kết quả cho thấy chỉ có 1/3 ủng hộ ông Trump (36%), nhưng trong số ủng hộ này thì tỷ lệ cao nhất là người gốc Việt, chiếm 64%, người gốc Philipines thì lưng chừng, khoảng 48%, kế đến là người Hàn Quốc, 32%.
Khi được hỏi “nhìn chung, quý vị tán thành hay không tán thành cách thức ông Donald Trump điều hành công việc tổng thống của ông?” 219 người gốc Việt tham gia khảo sát cho biết 64% tán thành, 32 % không tán thành, và 4% không có ý kiến.
Ngược lại, cũng với câu hỏi này cho 230 cử tri gốc Hoa tại Mỹ thì 24 % cho biết họ tán thành, tới 70% không tán thành Tổng Thống Trump, và 6% không có ý kiến.
Theo kết quả khảo sát, nhìn chung có tới 3/5 cử tri gốc Á (58%) không ủng hộ Tổng Thống Donald Trump, đặc biệt là cử tri trẻ tuổi từ 18 đến 34. Bất đồng cao nhất là nhóm cử gốc Nhật với 72% phản đối và chỉ có 14% ủng hộ ông Trump.
Theo các chuyên gia, kết quả khảo sát này hoàn toàn ngược lại kết quả khảo sát bầu cử giữa kỳ vào năm 2014 dưới thời Tổng thống Barack Obama, khi ấy có đến 50 % cử tri gốc Á ủng hộ ông và 36% phản đối ông Obama.
Bà Christine Chen, Giám đốc của Tổ chức Người Mỹ gốc Á và Người Mỹ trên đảo Thái Bình Dương (APIAVote), cho VOA biết kể từ lần khảo sát đầu tiên vào năm 2012 cho đến nay cử tri gốc Việt nhìn chung có khuynh hướng ủng hộ đảng Cộng hòa, nhưng riêng vào thời ông Obama thì đảng Cộng hòa bị mất một số cử tri gốc Việt và số này chuyển sang đảng Dân chủ.
Với kết quả khảo sát 2018, bà Chen cho rằng cử tri gốc Việt đã về lại phe Cộng hòa.
“Khảo sát của chúng tôi cho thấy trong hai năm qua họ (cử tri gốc Việt) đã quay về đảng Cộng hòa. Điều này có nghĩa là, cho dù là Dân Chủ hay Cộng hòa thì các ứng cử viên đều phải tận dụng cơ hội này để vận động các cử tri gốc Việt, vì đây là một cơ hội để thuyết phục cử tri ủng hộ cho ứng viên của mình.”
Khảo sát của chúng tôi cho thấy trong hai năm qua họ (cử tri gốc Việt) đã quay về đảng Cộng hòa.
Bà Christine Chen, Giám đốc của Tổ chức Người Mỹ gốc Á và Người Mỹ trên đảo Thái Bình Dương (APIAVote)
Ngoài ra, cuộc khảo sát của APIAVote và AAPIData còn cho biết cử tri gốc Việt dành sự ủng hộ nhiều nhất cho các ứng viên Cộng hòa tranh cử vào Hạ viện Hoa Kỳ trong năm nay so với các cử tri gốc Á khác: 46% ủng hộ ứng viên Cộng hòa 32% ủng hộ ứng viên Dân chủ, so với cử tri gốc Hoa: 22% ủng hộ Cộng hòa, 46% ủng hộ Dân chủ.
Trong cuộc đua vào Thượng viện năm 2018 thì 20% cử tri gốc Việt ủng hộ ứng viên Cộng hòa và 50% ủng hộ ứng viên Dân chủ.
Theo cuộc khảo sát 2018 khi được hỏi có ủng hộ cho bà Hiliary Clinton, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2016 hay không, 38% không ủng hộ, 36% ủng hộ.
Giáo sư Ramkrishnan nói cử tri gốc Việt cũng quan tâm đến chi tiêu của chính phủ và mong muốn rằng chính phủ nên mở rộng hoạt động (52%), đầu tư nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe cho tất cả các di dân, bất kể là di dân hợp pháp hay không hợp pháp (52%).
“Cử tri gốc Việt cũng quan tâm đến chăm sóc y tế, giáo dục, và đặc biệt là kiểm soát vũ khí mạnh hơn.”
Theo kết quả khảo sát, phần lớn cử tri gốc Á đồng thuận với đề xuất “Chúng ta nên có các luật lệ nghiêm ngặt hơn để kiểm soát súng ở Hoa Kỳ” với tỷ lệ ủng hộ từ 70% đến 86%.
Bà Rachel Potucek, Giám đốc Truyền thông của đảng Dân chủ ở khu vực quận Cam, bang California, nơi tập trung phần lớn cử tri gốc Việt tại Hoa Kỳ, cho VOA biết qua email rằng bà bất đồng với kết quả khảo sát này.
Tôi không đồng ý với kết quả khảo sát này vì chúng không mô tả đầy đủ thực trạng của cộng đồng người Việt.
Bà Rachel Potucek, Giám đốc Truyền thông của đảng Dân chủ ở khu vực quận Cam, bang California.
Bà nói: “Tôi không đồng ý với kết quả khảo sát này vì chúng không mô tả đầy đủ thực trạng của cộng đồng người Việt. Các thế hệ trẻ đang gắn bó chặt chẽ hơn với Đảng Dân chủ, trong khi các thế hệ người lớn tuổi thì ủng hộ Đảng Cộng hòa.”
Bà Potucek nói thêm: “Đảng Dân chủ là đảng chính trị duy nhất bảo vệ chính sách nhập cư, chăm sóc sức khỏe và kiểm soát súng. Đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu chống lại những vấn đề này. Ông Donald Trump đã ra sắc lệnh thu hồi luật DACA, và đã nhiều lần lên tiếng chống lại chính sách di dân, an toàn súng, và chăm sóc sức khỏe. Ông Donald Trump đã nhiều lần không lên tiếng vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam.”
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến (PIVOT), một tổ chức hỗ trợ cho người Mỹ gốc Việt cấp tiến ao ước xây dựng một nước Mỹ công bằng và đa dạng, đồng thời là giáo sư y khoa Đại học University of California, San Francisco (UCSF), nói với VOA rằng ông nghĩ kết quả khảo sát APIAVote và AAPIData vừa công bố chưa chính xác.
Bác sĩ Tùng nói:
Tôi chưa tin tưởng cuộc khảo sát được thực hiện một cách chính xác, họ chưa gặp những người gốc Việt mà chúng tôi nghĩ là tổng quát. Nói thẳng ra là có nhiều gốc Việt chưa được tham gia vào cuộc khảo sát này.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến (PIVOT).
“Tôi nghĩ rằng cái vấn đề mà người ta đang tập trung vào nhiều nhất là việc hơn 50% người Mỹ gốc Việt bênh vực cho ông Trump. Tôi chưa tin tưởng cuộc khảo sát được thực hiện một cách chính xác, họ chưa gặp những người gốc Việt mà chúng tôi nghĩ là tổng quát. Nói thẳng ra là có nhiều gốc Việt chưa được tham gia vào cuộc khảo sát này.”
Tiêu biểu như quận Cam, là nơi có số lượng người Việt tập trung đông nhất ở Mỹ và ở ngoài Việt Nam với khoảng 200 ngàn người, có phần lớn cử tri gốc Việt đăng kí theo Đảng Cộng hòa và có truyền thống thường bỏ phiếu cho các ứng cử viên Đảng Cộng hòa.
Nếu tính chung cả cử tri gốc Á, theo số liệu từ Trung tâm nghiên cứu Pew, thì tại quận Cam có khuynh hướng bỏ phiếu cho phe Dân chủ, với 65% xác định là thành viên đảng Dân chủ hoặc nghiêng về Dân chủ, và chỉ có 27% người xác nhận hoặc có ảnh hưởng của đảng Cộng hòa. Khi Pew bắt đầu theo dõi cuộc bầu cử người Mỹ gốc Á vào năm 1998, có 53% được xác định là đảng Dân chủ so với 33% là đảng Cộng hòa.
Nhưng vào năm 2016, Quận Cam lần đầu tiên bỏ phiếu cho ứng cứ viên tổng thống Đảng Dân chủ, với một xu hướng chính trị đang đổi chiều ở Quận Cam với các sắc dân trở nên đa dạng hơn và những cử tri thế hệ trẻ hơn bớt bảo thủ hơn.
Tuy nhiên, nếu đúng như nhận định của các chuyên gia thực hiện cuộc khảo sát với kết quả 64% cử tri gốc Việt ủng hộ ông Trump, nhiều dấu hiệu cho thấy phe Cộng hòa đang khôi phục lại sự ảnh hưởng thông qua các chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, ít nhất là có một sự chuyển hướng trong cộng đồng cử tri gốc Việt tại Mỹ.
(Kỳ tới: Vì sao cử tri gốc Việt ủng hộ TT Donald Trump?)
‘64% người Mỹ gốc Việt ủng hộ TT Trump.’ Vì sao?
Dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng các cử tri Mỹ gốc Việt cho VOA biết chính các chính sách cứng rắn của chính quyền Hoa Kỳ đối với khối cộng sản, đặc biệt là Trung Quốc trong hai năm qua, là nguyên nhân chính khiến họ càng ngày càng ủng hộ Tổng thống Donald Trump.
Luật sư Nguyễn Quốc Lân, Ủy viên Chủ tịch của Hội đồng Quản trị Học khu Garden Grove bang California, và là một nhà hoạt động tích cực của đảng Cộng hòa trong cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ từ nhiều năm qua, cho VOA biết nhận xét của ông về lý do nhiều người trong cộng đồng có xu hướng ủng hộ ông Trump:
“Trong thời gian qua cộng đồng và cử tri gốc Việt vẫn tin rằng Tổng thống Donald Trump đã làm được nhiều việc để chống lại khối cộng sản, điển hình là Trung Quốc và Nga, và ông cũng có chính sách mạnh về quốc phòng, quân sự… và đây chính là những điều mà cộng đồng người Việt Nam mong muốn từ nhiều năm trước từ thời Tổng thống Ronald Reagan. Điều này giải thích vì sao sự ủng hộ của cộng đồng đối với Tổng thống Donald Trump lại cao hơn với các sắc dân Á châu khác.”
Trong thời gian qua cộng đồng và cử tri gốc Việt vẫn tin rằng Tổng thống Donald Trump đã làm được nhiều việc để chống lại khối cộng sản, điển hình là Trung Quốc và Nga, và ông cũng có chính sách mạnh về quốc phòng, quân sự…
Luật sư Nguyễn Quốc Lân
Vào đầu tháng 10, một cuộc khảo sát về cử tri gốc Á cho biết người Mỹ gốc Việt là cộng đồng gốc Á duy nhất có số đông ủng hộ Tổng thống Donald Trump với tỷ lệ cao nhất đến 64%, trong khi chỉ có 24% cử tri gốc Hoa ủng hộ.
Từ bang Texas, ông Nhất Nguyên, người vừa tham dự một cuộc vận động với hàng chục ngàn người ủng hộ của đảng Cộng hòa do Tổng thống Donald Trump chủ trì tại thành phố Houton hôm 22/10, cho VOA biết:
“Cho đến hôm nay tôi ủng hộ ông Trump tuyệt đối. Gần đây ông có những chính sách rất mạnh mẽ đối với chính quyền Trung Quốc nơi người dân bị đưa đến những nơi khốn cùng, cũng giống như chính quyền cộng sản Việt Nam. Theo thiển ý của tôi, nếu Trung Quốc yếu đi thì có thể có lợi cho vấn đề đấu tranh cho nhân quyền của người Việt Nam. Đó là những lý do khiến tôi ủng hộ ông Trump mạnh mẽ.”
Cho đến hôm nay tôi ủng hộ ông Trump tuyệt đối. Gần đây ông có những chính sách rất mạnh mẽ đối với chính quyền Trung Quốc.
Đông Y sĩ Nhất Nguyên
Đông Y sĩ Nhất Nguyên nói thêm:
“Là một người ủng hộ đảng Cộng hòa từ lâu nay, đặc biệt là Tổng thống Trump, tôi thấy ông là một vị tổng thống từng nói những gì ông làm, và cố gắng làm những điều ông đã nói. Đó là điều mà tôi rất tôn trọng ông. Không những hiện nay tôi ủng hộ ông Trump mà tôi đã từng ủng hộ ông và bầu ông làm tổng thống.”
Ông Nguyễn Quốc Lân nói chính việc Washington mạnh tay ngăn chặn sự bành trướng bá quyền của Bắc Kinh là điểm mấu chốt để cử tri gốc Việt ủng hộ ông Donald Trump:
“Tôi nghĩ người gốc Việt vẫn kỳ vọng Tổng thống Donald Trump có thể kìm tỏa Trung Quốc. Họ nghĩ ông có thể ngăn cản sự bành trướng của Trung Quốc để bảo vệ Biển Đông cho Việt Nam. Họ hy vọng rằng với sự mạnh tay như vậy thì không những người Việt Nam cản trở được giao hảo giữa nhà nước Việt Nam với Trung Quốc mà còn ngăn cản khuynh hướng ngã theo cộng sản của chính quyền Việt Nam. Cộng đồng Việt Nam nói chung rất kỳ vọng rằng Tổng thống Donald Trump có thể làm được việc này. Họ luôn hỗ trợ sự mạnh tay hơn của ông Trump đối với Trung Quốc trong thời gian sắp tới.”
Độc giả VOA tên Liên Hoa Huỳnh nêu nhận định: “Sau 2 năm, TT Trump đã làm tốt công việc của ông: kinh tế phát triển, thất nghiệp giảm, ngăn chặn Trung Quốc, điều chỉnh các hiệp định thương mại… ông Trump rất cứng rắn, khôn khéo, tài năng nên tôi ủng hộ ông.”
Sau 2 năm, TT Trump đã làm tốt công việc của ông: kinh tế phát triển, thất nghiệp giảm, ngăn chặn Trung Quốc, điều chỉnh các hiệp định thương mại… ông Trump rất cứng rắn, khôn kép, tài năng nên tôi ủng hộ ông.
Liên Hoa Huỳnh
Một độc giả tên Hoàng Lộc bình luận trên VOA: “đảng nào lên làm tổng thống thì họ sẽ tung hô đảng đó, trong khi đảng Dân chủ mới là đảng lo đời sống cho đại đa số dân Mỹ và người nhập cư Ông Tạ Trung, Chủ tịch Hội Dân Chủ Việt Mỹ ở Quận Cam, bang California, cho VOA biết nếu các cử tri tìm hiểu kỹ hơn các chính sách của ông Trump thì họ sẽ thay đổi quan điểm.
“Chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng ta chờ một thời gian thì những người Cộng hòa ủng hộ ông Donald Trump, đặc biệt là những người lớn tuổi mà hiểu được những chính sách, sắc lệnh của ông đưa ra thì sẽ hiểu được chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với chính họ và cộng đồng. Chúng ta cần phải biết ông Trump đã làm gì tốt cho cộng đồng? Cho quyền lợi của người gốc Việt hay điều gì có ảnh hưởng tai hại đến quyền lợi của chúng ta? Nếu người Việt nhận thức được các chính sách, và các sắc lệnh do đảng Cộng hòa đưa ra thì chúng tôi nghĩ số người ủng hộ ông Trump sẽ thấp hơn.”
Nếu người Việt nhận thức được các chính sách, và các sắc lệnh do đảng Cộng hòa đưa ra thì chúng tôi nghĩ số người ủng hộ ông Trump sẽ thấp hơn.
Ông Tạ Trung, thành viên Hội Dân chủ gốc Việt.
Khi được hỏi về các chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Donald có phải là nguyên nhân khiến cử tri gốc Việt ủng hộ ông Trump hay không, ông Trung Tạ nhận định:
“Tôi nghĩ điều này là đúng. Người Việt chúng ta có tinh thần quốc gia rất cao. Tôi nghĩ việc cứng rắn với Trung Quốc thì phe Cộng hòa hay Dân chủ đều ủng hộ, nhưng đây chỉ là một chính sách mà thôi. Tôi nghĩ nếu chỉ vì việc này mà ủng hộ toàn bộ các chính sách của ông Trump thì sẽ dẫn đến sai lệch.”
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch Hội Người Mỹ gốc Việt Cấp tiến có trụ sở ở Quận Cam, nơi tập trung nhiều người gốc Việt nhất ở Hoa Kỳ, chia sẻ:
“Thực tế cũng có nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ ông Trump vì ông ấy là tổng thống, vì tổng thống thường thường có nhiều người bênh vực. Một nguyên nhân nữa là vì ông ấy thuộc đảng Cộng Hòa. Nhiều người Mỹ gốc Việt thích đảng Cộng Hòa vì ngày xưa họ nghĩ đảng Cộng Hòa là đảng giúp đỡ họ chống cộng, dù hiện nay tình hình đã khác hẳn.”
Độc giả VOA Trung Nguyễn viết: “Trước đây tôi không bầu cho ông Trump nhưng từ khi ông làm tổng thống Mỹ kinh tế đi lên, người dân có việc làm rất nhiều, uy tín nước Mỹ hơn những đời tổng thống trước. Tôi hoàn toàn tin và ủng hộ tổng thống.”
TT Donald Trump mới là người thực chất chống cộng sản và xã hội chủ nghĩa. Cụ thể hơn là ông không múa mép như các đời tổng thống tiền nhiệm mà bắt tay vô làm và làm liên tục toàn chuyện lấy lại công lý công bằng cho mọi người cô thế trên cả thế giới – Một mẫu lãnh tụ hiếm có từ trước đến nay.
Độc giả Dũng Trần
Độc giả Dũng Trần viết trên trang VOA: “TT Donald Trump mới là người thực chất chống cộng sản và xã hội chủ nghĩa. Cụ thể hơn là ông không múa mép như các đời tổng thống tiền nhiệm mà bắt tay vô làm và làm liên tục toàn chuyện lấy lại công lý công bằng cho mọi người cô thế trên cả thế giới – Một mẫu lãnh tụ hiếm có từ trước đến nay.”
Bác sĩ Mai Khanh Trần, ứng cử viên Quốc Hội thuộc đảng Dân chủ đại diện địa hạt 39, tiểu bang California, người phản đối chính sách chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Trump, nói với VOA:
“Lúc này là lúc mà chúng ta phải có những người có thể thay đổi chiều hướng của nước Mỹ và hỗ trợ những người đang cần sự hỗ trợ giúp đỡ nhưng không được trợ giúp. Đó chính là lý do ra ứng cử của Mai Khanh.”
Trong các cuộc phỏng vấn của VOA với các cử tri gốc Việt thuộc cả hai thế hệ, tất cả đều cho biết họ sẽ đi bỏ phiếu vào tháng 11. Tất cả những người Việt thế hệ thứ nhất nói với VOA rằng họ hài lòng với thành tích của tổng thống khi nêu ra các vấn đề về kinh tế Mỹ và lập trường cứng rắn của Mỹ với Trung Quốc và nói sẽ bỏ phiếu cho các ứng cử viên Cộng hòa. Trong khi đó tất cả những người Việt thế hệ thứ hai mà VOA phỏng vấn nói họ quan tâm đến vấn đề di trú, chăm sóc y tế và kiểm soát giá thuê nhà ở và nói sẽ bỏ phiếu cho các ứng cử viên Dân chủ.
https://www.voatiengviet.com/a/vi-sao-cu-tri-goc-viet-ung-ho-tong-thong-donald-trump/4630417.html
Vui cười
Một người đàn bà đến xưng tội: thưa Cha, con vừa đập vỡ chiếc bình sứ trên đầu chồng con.
Cha hỏi:
– Con ơi, con có lấy làm tiếc về hành động của con hay không?
– Dạ, thưa cha, con lấy làm tiếc lắm ạ. Vì con đã phải bỏ ra 5 triệu để mua chiếc bình đó.
Một cô gái đến xưng tội. Cô gái thú nhận với cha là cô đã mắc tội, dẫu là gái chưa chồng.
– Con có bao nhiêu tình nhân rồi? – đức cha hỏi.
– Dạ thưa cha, nhiều, nhiều lắm ạ…
– ôi, thế thì là địa ngục, con ơi! là địa ngục rồi.
– Không, thưa cha, không phải là địa ngục đâu ạ.
– Hồn ơi, hồn có phải là người chồng quá cố của em không? – Đúng…
– Hồn có được sung sướng như hồi còn sống trên dương thế hay không? – Có…
– Hồn hiện giờ ở đâu?
– Dưới địa ngục!
Ba bà ngồi chơi nói chuyện. Một bà khoe:
– Nhà em mới mua cái nồi áp suất của Tiệp, tốt lắm, hầm chỉ 15 phút là nhũn.
Bà thứ hai khoe:
– Nhà em có thằng cháu nó đi Liên xô nó gửi về nồi áp suất Liên xô tốt hơn, hầm chỉ 10 phút là nhũn.
Bà thứ ba:
– Nhà em yêu nước nên dùng toàn hàng nội. Nồi áp suất nhà em là nồi Việt nam nhưng chỉ hai phút là nhũn tất.
Sổ Tay Ký Thiệt kỳ 222 – “Mít thơm”, ai thắng ai? – Ký Thiệt
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, hay “mít thơm” (midterm) 2018 đang diễn ra sôi nổi vào những ngày cuối cùng, trước khi người dân Mỹ tới phòng phiếu để “chọn mặt gửi vàng”, hay chọn người thay mặt mình tại Quốc Hội trong giai đoạn đặc biệt quan trọng cho tương lai nước Mỹ.
Cuộc chạy đua giữa các ứng cử viên của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đang thu ngắn khoảng cách trước Điện Capitol. Cái được gọi là “ngọn trào xanh” (blue wave) của đảng Dân Chủ có vẻ đang yếu dần trước làn sóng đỏ (red wave) của Đảng Cộng Cộng Hòa, tuy truyền thông dòng chính (TTDC) và truyền thông thiên tả (TTTT) đang dốc toàn lực để thổi lên “ngọn trào xanh”, thậm chí NBC News còn quả quyết “chứng liệu ghi danh cử tri cho thấy ngọn trào xanh của phe Dân Chủ sẽ nghiền nát những người Cộng Hòa”.
NBC News thì vạch ra: “Trong những cuộc bầu cử kể từ năn 1946, khi tỉ lệ chấp thuận của tổng thống dưới 50 phần trăm vào lúc bầu cử giữa nhiệm kỳ thì đảng làm chủ Tòa Bạch Ốc đã mất trung bình 37 ghế tại Hạ Viện.”
Nếu cứ “tin những gì TTTT nói” thì cử tri của phe Cộng Hòa sẽ chẳng ai tới phòng phiếu vào ngày 6 tháng 11 làm gì cho phí công. Đằng nào thì Hạ Viện cũng sẽ vào tay đảng Dân Chủ, và có thể cả Thượng Viện đảng Cộng Hòa cũng thua luôn.
Hiện nay, đảng Cộng Hòa kiểm soát Thượng Viện với đa số 51-49. Theo tính toán của phe tả thì đảng Cộng Hòa có thể mất 9 ghế mà cuộc chạy đua đang diễn ra so kè sát nút. Nhưng nhờ những thành quả nổi bật của TT Trump, nhất là sau vụ Kavanaugh, đã tạo ra một “ngọn trào đỏ”, và sẽ tiếp tục kiểm soát Thượng Viện, có thể với đa số cao hơn là 51-49 mong manh. Thế còn Hạ Viện?
Đảng Dân Chủ cần thắng 23 ghế để kiểm soát Hạ Viện mà theo TTTT thì Đảng Dân Chủ có thể dành được 25 ghế đang do Đảng Cộng Hòa chiếm giữ và những thăm dò liên tục cho thấy nhiệt tình của cử tri có lợi cho đảng Dân Chủ kéo dài trong nhiều tháng, nhưng từ đầu tháng 10 thì bắt đầu bốc hơi. Thăm dò của Rasmussen ngày 5 tháng 10 cho thấy chiều hướng của cử tri Cộng Hòa và Dân Chủ là “huề”, ngang nhau. Có thể hiểu lý do khiến nhiều cử tri ngả về phía Cộng Hòa khi họ có thêm tiền mỗi tháng do cắt giảm thuế má, tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 50 năm vừa qua, kinh tế nở rộ, giảm bớt thể lệ rườm rà… Các ứng cử viên đảng Cộng Hòa chỉ cần hỏi cử tri: “Quý vị có muốn chấm dứt trào lưu này không? Hay là quý vị muốn chúng tôi làm cho quý vị nhiều hơn thế?” Hoặc: “Quý vị có thấy đời sống của quý vị bây giờ tốt đẹp hơn khi trước không?”
Rõ ràng là “It is economy. Stupid!”
Đảng Cộng Hòa có thể mất khoảng 20 ghế tại Hạ Viện theo chiều hướng của lịch sử – nhưng không phải là do trào lưu chống Trump như TTTT thổi lên – và hy vọng sẽ tiếp tục giữ Hạ Viện.
Nhưng điều quan trọng và sẽ quyết định “ai thắng ai” vẫn là cử tri phải tới phòng phiếu và bầu. Một thăm dò do CBS News thực hiện từ ngày 9 tới 12 tháng 10 cho thấy:
– 85 phần trăm cử tri Mỹ cảm thấy hăng hái về cuộc bầu cử “mít thơm”; 89 phần trăm người theo Cộng Hòa, 83 phần trăm người độc lập và 86 phần trăm người theo Dân Chủ đồng ý như trên.
– 75 phần trăm cử tri tính chung nói rằng sẽ bầu cho cùng một đảng mà họ “thường bỏ phiếu cho”; 87 phần trăm người theo Cộng Hòa, 53 phần trăm độc lập và 86 phần trăm theo Dân Chủ đồng ý như trên.
– 17 phần trăm cử tri tính chung nói rằng họ thay đổi ý kiến giữa hai đảng khi bầu; 7 phần trăm người theo Cộng Hòa, 35 phần trăm người độc lập và 9 phần trăm theo Dân Chủ đồng ý như trên.
– 15 phần trăm cử tri tính chung cho biết họ không hứng thú lắm với chuyện bầu bán năm nay; 11 phần trăm người theo Cộng Hòa, 17 phần trăm độc lập và 13 phần trăm theo Dân Chủ đồng ý như trên.
– 8 phần trăm cho biết sẽ bầu cho một “đảng khác” với đảng mà họ thường bỏ phiếu cho; 6 phần trăm người theo Cộng Hòa, 12 phần trăm độc lập và 5 phần trăm theo Dân Chủ đồg ý như trên.
CBS News là một hệ thống truyền hình nằm trongTTDC mà thăm dò trên đây cho thấy lợi điểm đang ngả về phía Cộng Hòa. Tuy nhiên, kết quả cuộc bầu cử vào ngày 6 tháng 11 tới đây còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Như bên nào có nhiều tiền hơn, bên nào huy động cử tri phe mình đi bầu nhiều hơn, và ảnh hưởng của những biến cố bất ngờ xảy ra trong vài ngày tới đây, hay ảnh hưởng của sự can thiệp từ bên ngoài. Đặc biệt, sự xen lấn của Trung cộng vào cuộc bầu cử tại Mỹ năm nay đang được các giới chức Hoa Kỳ báo động.
Ngày 10 tháng 10 vừa qua, Giám đốc FBI Christopher Wray và Bộ Trưởng Nội An Kristjen Nielsen đã ra điều trần trước Ủy ban Nội An và Công Vụ Thượng Viện. Khi trả lời câu hỏi liên quan đến sự chính đại quang minh của cuộc bầu cử sắp tới, Bà Nielsen nói rằng: “Hiển nhiên là nước Tàu đang dùng đến một nỗ lực chưa từng thấy để gây ảnh hưởng đến công luận Mỹ.”
Giám đốc FBI, cơ quan có trách nhiệm đối phó với ảnh hưởng từ bên ngoài vào cuộc bầu cử, đã vạch ra mối đe dọa của Tàu cộng: “Tôi nghĩ nước Tàu là mối đe dọa về tình báo rộng lớn nhất, phức tạp nhất, dài hạn nhất mà chúng ta phải đương đầu. Nó ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của kinh tế nước ta, mọi tiểu bang, và mọi mặt trong đời sống của chúng ta.”
Ông ta chỉ ra cho thấy tại sao mối đe dọa của nước Tàu lớn hơn là của Nga: “Trong nhiều phương diện, nước Nga đang chiến đấu để tồn tại sau sự sụp đổ của Sô-viết. Họ đang chiến đấu cuộc chiến hôm nay. Tàu đang chiến đấu cuộc chiến của ngày mai. Nước Tàu có thể đang chiến đấu cuộc chiến của ngày mai, nhưng chính quyền Trump hôm nay đang chống trả.”
Trước đó, Phó Tổng thống Mike Pence, ngày 4 tháng 10, cũng đã đọc một bài diễn văn nảy lửa tại Viện Houston, tố cáo Tàu cộng đang cố gieo rắc ảnh hưởng vào Hoa Kỳ. Ông nói: “Không có gì nghi ngờ là nước Tàu đang xen lấn vào nền dân chủ Hoa Kỳ. Nói thẳng ra là sự lãnh đạo của TT Trump đang thành công và nước Tàu muốn có một tổng thống Mỹ khác.”
Theo ông Pence, ước chừng 80 phần trăm County trên nước Mỹ đã bầu cho Trump năm 2016 đang trở thành mục tiêu xâm nhập của Tàu cộng. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tháng tới, mà còn có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2020.
Nhưng các máy bỏ phiếu và các thiết bị điện tử của Mỹ cho đến nay đã tỏ ra an toàn trước sự đe dọa của Bắc Kinh. Bà Nielson nói: “Cho đến hôm nay, chúng tôi chưa thấy cố gắng nào của người Tàu nhằm gây thiệt hại cho hệ thống điện tử hạ tầng của chúng ta.”
Trước sự cảnh giác và ngăn chặn hữu hiệu của Mỹ, Trung cộng khó có thể gây ảnh hưởng gì tới cuộc bầu cử sắp tới, và tất cả tiên đoán về kết quả cuộc bầu cử cũng chỉ là phỏng đoán, có thể là rất ngang ngửa, phần lớn tùy thuộc vào số cử tri của mỗi phe đi bầu. Trong tình trạng ấy, số phiếu của cộng đồng người Việt, hay Mỹ gốc Việt, có thể đóng vai trò gì không?
Cử tri gốc Việt cũng chia hai phe, nửa theo Dân Chủ, nửa theo Cộng Hòa, nhưng lười đi bầu nên cũng không tạo ảnh hưởng gì vào kết quả cuộc bầu cử quan trọng này. Số còn lại thì đang ở trong tình trạng như được diễn tả trong các mùa bầu bán ở nước ta thời Việt Nam Cộng Hòa xa xưa:
Tay cầm lá phiếu tự do,
Bâng khuâng không biết bầu cho người nào?!
Với những người này, có vài góp ý đọc được trên mạng điện tử xin trích đoạn dưới đây, may ra giúp được ít nhiều trong việc chọn mặt gửi vàng, và hết “bâng khuâng”:
Suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam từ TT Kennedy đầu thập niên 60 cho tới TT Ford giữa thập niên 70, Dân Chủ luôn luôn chiếm đa số Quốc Hội, các Tổng thống Cộng Hòa như Nixon, Ford luôn bị yếu thế. Đó là thời hoàng kim của Dân Chủ, họ nắm sinh mệnh VNCH và cả Đông Dương, chỉ cần cắt giảm quân viện vài năm để bức tử dải đất này. Họ có khả năng truất phế một tổng thống, Dân Chủ được giới truyền thông và phong trào phản chiến ủng hộ tuyệt đối nên rất mạnh.
Nhưng than ôi thời oanh liệt nay còn đâu, từ sau chiến tranh Việt Nam, Cộng Hòa đã nhiều lần nắm ưu thế Quốc Hội cho tới ngày hôm nay. (trích bài của Nhà biên khảo chính trị Trọng Đạt)
Và, dưới đây là trích từ một bài của Nhà báo Vũ Linh:
Hầu hết dân tỵ nạn ta chẳng là đảng viên đảng chính trị Mỹ nào, phần lớn vì không hiểu rõ khác biệt về hai đảng. Một số lớn sẽ bầu cho ứng viên gốc Việt, bất kể thuộc đảng nào. Nếu có hai ứng cử viên gốc Việt thì đa số sẽ bầu cho ông/bà DC, chỉ vì thành kiến cố hữu DC là ‘đảng của dân nghèo’, DC là ‘đảng của trợ cấp’.
Thái độ đúng đắn nhất có phải là không a-dua theo chiều gió của TTDC không? Nên quên chuyện đảng phái chính trị Mỹ đánh nhau, quên chuyện cấp tiến, bảo thủ Mỹ đánh nhau, hay chuyện TTDC đánh tổng thống, quên luôn ba cái tuýt lăng nhăng của Trump mà chính mình cũng chưa đọc hay đọc mà không hiểu rõ, mà hãy nhìn cho kỹ đảng nào đang làm gì có lợi hay có hại cho gia đình và cá nhân mình, cho cộng đồng tỵ nạn, và cho quyền lợi dân và nước Việt của ta.
Với khối dân lao động, nhớ lại xem đảng nào đang mang lại công ăn việc làm cho dân, trong đó dĩ nhiên có dân tỵ nạn ta?
Nếu là dân trung lưu phải đóng thuế bá thở, thì có nên suy nghĩ lại xem đảng nào đã giảm thuế cho mình không? Hay nhìn xa hơn nữa, đảng nào chủ trương thu hồi luật giảm thuế của TT Trump?
Nếu là dân đang sống nhờ trợ cấp, cần tự hỏi trong lịch sử, đã có tổng thống CH nào cắt trợ cấp như phe cấp tiến hù dọa chưa?
Nếu là người có nhu cầu y tế, hãy coi lại xem với Obamacare, mình đóng bảo hiểm đắt hơn hay rẻ hơn, tiền deductible cao hơn bao nhiêu, lấy hẹn bác sĩ chờ lâu hơn bao lâu?
Nếu còn nghĩ đến quê nhà, nghĩ lại thử Mỹ bắt tay với Nga chặn Trung Cộng tốt hơn? Hay Mỹ đánh Putin, bắt tay với Tập Cận Bình lập đặc khu kinh tế tại VN tốt cho nước ta hơn?
Cuối cùng, nghĩ lại thân phận tỵ nạn có ‘sướng’ không? Rồi nghĩ lại đảng nào đã cắt hết viện trợ quân sự không cho QLVNCH súng đạn để tự vệ chống CSBV. Nhất là nghĩ lại đảng của các ông Biden, Kerry, Brown,… có hoan nghênh khi mình mới thoát nạn CS đặt chân đến nước Mỹ không?
Những câu hỏi trên, có cần viết câu trả lời ra không? (hết trích)
Hiện Tượng của Kỷ Nguyên thứ 21 – GS Lê Đại Tường/ Florida 19/10/2018.
Gần đến ngày bầu cử 6/11/2018, những tranh luận, những lời bàn tán dính tới chuyện chính trị mỗi lúc một sôi động. Chỉ trong một ngày, tôi nhận được không biết bao nhiêu là cái email của cả hai phe đảng dân chủ và cộng hoà để thông tin và xin hỗ trợ lấy phiếu cử tri cho đảng của mình. Nếu chỉ đóng 3 dollars cho một cái email chắc tôi sẽ phải tiêu sạch cái tiền hưu trí hàng tháng của mình.
Quả thật từ khi được nhập tịch làm công dân Hoa Kỳ đã 40 năm, tôi rất ít khi đi bỏ phiếu mặc dù người ta vẫn thường nói: việc đi bỏ phiếu đó là cái quyền lợi cao của một người công dân. Nhưng đối với tôi, tôi đã đặt cái trọng trách của mình trên lá phiếu: bỏ cho đúng một ứng cử viên xứng đáng thì yên tâm nhưng nếu là một sự lựa chọn sai lầm thì sự hối hận sẽ bứt rứt không nguôi; vì thế tôi chỉ đi bầu khi nghĩ rằng mình đã có đuợc sự lựa chọn chín chắn. Trong kỳ bầu cử Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ tôi đã đi bầu cho bà Hillary Clinton.
Sở dĩ tôi không ủng hộ ông Trump vì tôi đã nghĩ ông chỉ là một doanh gia, chưa có một chút kinh nghiệm về chính trị thì làm sao có thể điều hành được mọi chuyện của quốc gia có trăm nghìn chuyện phải đối đầu, phải giải quyết . Trái lại Bà Clinton vốn là một luật sư tốt nghiệp tại đại học Yale Law university nổi tiếng nhất nhì của Hoa Kỳ bà từng là Đệ nhất phu nhân trong 8 năm ,8 năm làm Thượng Nghị Sĩ và 4 năm làm tổng Trưởng Ngoại Giao; với một quá trình dày những kinh nghiệm , nên tôi tin sự lựa chọn của tôi thật là chính xác .
Tôi vẫn còn nhớ cái cảm xúc của tôi vào lúc 3 giờ sáng ngày 9/11/2016. Sau một thời gian dài hồi hộp dán mắt trên TV về kết quả của từng tiểu bang và cuối cùng thì bà Hillary thất cử! Lúc 3 giờ sáng nằm trên giường tôi vẫn không ngủ được vì lòng rất buồn, tức giận không thể nào ngờ được chuyện lại xảy ra như vậy. Lúc ấy tôi đã thông cảm với những cảm xúc giận dữ khi các Fans của bà Clinton đã phải khóc.
Vốn bản tính thích tìm hiểu, nên đã kích thích tôi tìm đọc những tin tức sách báo có liên hệ đến ông Trump để tìm ra cái đáp số: lý do nào mà ông Trump đã đánh bại được các đại cao thủ để đắc cử?
Trong suốt thời gian hơn 22 tháng ngồi vào ghế Tổng Thống của Hoa Kỳ , TT Trump đã không có được cái may mắn như 44 vị TT tiền nhiệm bởi vì ngay từ giờ phút đầu tiên , ông đã bị đảng Dân Chủ đánh phá vì tức tối và hầu như tất cả truyền thông do đuợc tài trợ bởi giới tỷ phú lo sợ bị mất quyền lợi nên đã tung những tin mà TTTrump gọi là fake news để làm cản trở việc điều hành và cố tình bôi nhọ bản thân ông với một mục đích duy nhất của phe Dân Chủ là phải lột cái chức vị TT của ông Trump bởi vì họ biết sựthành công chiến thắng của ông Trump đã chứng tỏ ông này có khả năng sẽ gây ra những mối hoạ cho họ.
Ngay trong ngày lễ nhậm chức TT Trump đã hứa sẽ đưa nước Mỹ trở lại cương vị của một cường quốc (MAGA) bằng một đường lối lãnh đạo phục vụ cho dân tộc và nước Mỹ trên hết. Ông đã chỉ trích vì sự lãnh đạo sai lầm của một số những vị Tổng Thống tiền nhiệm đã đưa quốc gia Hoa Kỳ vào một tình trạng suy yếu trước một con rồng TC đang dùng những thủ đoạn để triệt hạ nước Mỹ. Một trong những chủ truơng cuả ông được mô tả là ông sẽ tát cạn cái đống sình lầy nơi thủ đô tập trung, ở đó chui rúc những bọn con buôn chính trị để triệt hạ đám rác rưởi này.
Chuyện ấy ông đã và đang làm mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn vì sự chống đối của những kẻ biết mình sẽ khó thoát khỏi tay ông. Một cựu TT Obama đã phòng thủ rất kỹ lưỡng : mua biệt thự cách toà Bạch Ốc không xa để làm bản doanh điều khiển 30,000 người đã được “trồng” , huấn luyện vào việc phá hoại mọi công việc của TT đối thủ; gài những nhân viên trung thành trong FBI để chống phá TT, cho leak những tin tức gây chia rẽ nội bộ hoặc che đậy những hành động tội lỗi của chính quyền Obama : như việc bán Uranium cho Nga, hay vụ Benghazi , vụ hơn 3000 email những hành động mờ ám của bà Clinton …Những kẻ đã bị TT Trump tát ra khỏi vũng lầy để làm sạch cơ quan FBI thì đã có: Cựu giám đốc James Comey, phó cựu giám đốc Andrew Mc Cabe, Peter Strzok, Lisa Page …Một khi đã trong sạch được cơ quan FBI thì những hồ sơ, tài liệu về những việc làm bất chính của những kẻ khác sẽ dễ dàng bị lôi lên thớt.
Trải qua những khó khăn khi phải đối phó từng giờ, từng ngày; nhưng TT Trump đã thực hiện được những thành tích kỷ lục những điều ông đã hứa trong khi ra tranh cử. Những sự việc này đã có rất nhiều những người có tên tuổi khả năng và uy tín trên các diễn đàn đã trình bày; nhiều người đã khen ngợi, ca tụng ông là một Siêu Nhân; còn ông cựu Tổng Trưởng ngoại giao rất nổi tiếng : Henry Ki ssinger , tuy đã bị ông Trump chê là cây cổ thụ đã mục ruỗng , không cần vun tuới chỉ làm mất thời giờ ! Nhưng ông Kissinger không vì thế mà ôm mối thù hận; ông vẫn bầy tỏ lòng kính trọng, khâm phục đối với một người tài giỏi. Ngày 18/12 /2017 trong chương trình Face The Nation trên đài CBS ông đã nói: Trump là một ” Hiện Tượng ” và có thể thành một Tổng Thống nổi bật của nước Mỹ. Thái độ khách quan và quân tử này của ông Kissinger quả thật ông rất xứng đáng được các nhà lãnh đạo trên thế giới phải nể phục ông.
Trong bài này tôi không phí thì giờ để đúc kết những sự việc thành công của ông TTTrump vì những điều này trên mọi hệ thống truyền thông cho dù có xuyên tạc tin tức thì cũng không thể ,phủ nhận hoặc lừa dối dư luận được về những thành quả TTTrump đã và đang làm được . Nơi trang viết này, tôi muốn đuợc chia xẻ với bạn đọc về những chuyện tôi đã tìm hiểu sự thành công của ông Donald Trump như thế nào?
Trước hết cho tôi được ca ngợi cách dùng chữ của ông Kissinger khi ông gọi sự kiện Tổng Thống Trump là một HIỆN TƯỢNG. Hiện tượng là để chỉ đến một sự việc bất thường xẩy ra trong một khoảnh khắc khốn cùng và nguy hiểm và tuyệt vọng hiện tuợng đuợc hiện ra với phép mầu nhiệm cứu vớt kẻ lâm nạn (trong chúng ta đã có nhiều người được nghe chuyện có một con tàu trên đuờng vuợt biên bị sóng biển đánh. Trên tàu mọi nguời hoàn toàn tuyệt vọng chờ chết thì Đức Mẹ hiện ra cứu) Hiện tuợng có thể là những dấu hiệu báo truớc sẽ có một thảm hoạ gieo tới. Tất nhiên chữ Hiện Tượng ông Kisinger có ý ca ngợi TT Trump thì phải được hiểu là Tốt.
Hiểu theo nghĩa của chữ Hiện Tượng áp dụng vào sự kiện nước Mỹ có ông TT thứ 45 thì quả thật đó là một điều lạ lùng, bất thường .Bởi vì khó mà ai lại có thể tin rằng Ông Trump sẽ đắc cử để trở thành TT; không ai có thể tin rằng cái cung cách ăn nói bất nhất ,thái độ mạt sát ,coi thuờng với những lãnh đạo đồng minh bị tố về những hành vi thiếu đạo đức vì dâm dục , xé bỏ những hiệp ước v.v….Ông TTTrump bị coi là bất xứng và không có khả năng làm Tổng Thống.
Về chính sách cải tổ tài chính ,kinh tế ; ông bất chấp những lời khuyên và răn đe của các Đại Giáo Sư tại các truờng Đại Học nổi tiếng của Mỹ ; các kinh tế gia hàng đầu trong đó có cả người đã đoạt giải thưởng Nobel để thực hiện theo đường lối riêng của Ông.Trong lãnh vực ngoại giao ,lối ứng xử đôi co với lãnh đạo Un của quốc gia độc tài Triều Tiên, dưới con mắt mọi người, ông Trump bị chế diễu như một đứa con nít thích tranh đua cãi lộn!
Đường lối lãnh đạo của TTTrump bị coi là có bệnh tâm thần , không có khả năng lãnh đạo v.v… không phải chỉ có phía đối lập là Đảng Dân Chủ và phe nhóm Soro , Sander theo CNXH… mới đả kích ,mà ngay cả trong toà Bạch Ốc , một số những viên chức trong nội các và các Đảng viên Cộng Hòa cũng đã có những lời chê bai ông là kẻ ngu độn, nên đã có thành viên trong nội các phải bị cách ,hay từ chức.
Tóm lại mọi việc TT Trump có thể là ông đã làm đi ngược lại mọi quy tắc, mọi quy luật nằm trong sách vở. Ông điều hành theo những kinh nghiệm sống mà suốt cuộc đời của ông đã phải đối diện ,trải qua ( Những sự kiện này đều đuợc thấy trong 16 cuốn sách do chính ông viết ) Tất cả mọi chuyện từ kinh tế ,quân sự , ngoại giao , mọi người đã thấy rõ là ông đã không thất bại mà ngược lại các nước trong khối NATO đã phải cam kết sẽ đóng góp công bằng để không làm thiệt cho nước Mỹ . Một quốc gia nhỏ trong khối Nato như Ba Lan cũng phải xin được chi ra 2 tỷ dollars ; TTTrump đã làm được kỳ tích mà các TT tiền nhiệm không thể nào thực hiện được : đem lại hoà bình cho 2 nước Nam và Bắc Hàn , nhận được lại hài cốt của các cựu tử sĩ đã hi sinh chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên , không phải bỏ tiền ra để chuộc ,các tù nhân bị các quốc gia Triều Tiên , Thổ nhĩ Kỳ giam giữ mới được thả tự do . Về chính sách kinh tế ông đã thực hiện có những con số đạt kỷ lục như hàng triệu người có công việc tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống thấp 3.70/0, thị truờng chứng khoán với những con số kỷ lục gia tăng đã chứng minh những dự đoán của các giáo sư khoa bảng là sai …và những quyết định của ông là đúng. Sự đòi hỏi công bằng không lãng phí bằng những món tiền khổng lồ mà chẳng đem lại lợi ích gì cho nuớc Mỹ đã đem về cho quốc gia hàng chục tỷ Mỹ kim. Ông không có bệnh tâm thần như đa số giới truyền thông đã rao!
Với những sự kiện tiêu biểu được nêu ra trên ,tôi đã nhận thấy chữ Hiện Tượng mà ông Kisinger dùng thật là hay và rất chính xác , bao hàm nhiều ý nghĩa : Bởi Ông Trump đã không như các bậc TT tiền nhiệm đã dùng trong đuờng lối lãnh đạo , mà Ông dùng những quái chiêu học đuợc do kinh nghiệm sống đã đạt đuợc những thành quả tốt trong suốt cuộc đời của ông mà giờ đây ông đem ra ứng dụng . Với những cuốn sách viết về nghệ thuật thương thuyết, những bí quyết thành công trong việc kinh doanh, những nhận định về chính trường trên thế giới nhất là đối với TC, và trải bày cái lý tưởng từng ôm ấp của ông …
Để thực hiện cái lý tưởng ấy, ông đã tự rèn luyện, tham gia học quân sự đến chức vụ đại uý để học hỏi về chiến luợc nơi quân trường bằng những tu luyện trong chốn thương trường rút ra từ những bài học thực tế qua sự thành công hay thất bại . Trong cuốn sách viết về cái tham vọng của mình về giấc mơ sẽ được làm một lãnh tụ của nước Mỹ ông sẽ đem hết nhiệt tình để xây dựng một nước Hoa Kỳ tốt đẹp và vững mạnh nhất thế giới. Với tham vọng ấy, ông đã chờ đợi thời cơ đúng lúc, khi ấy ông ra hành đạo công lao của ông mới đuợc nổi bật tên tuổi của Ông mới càng được ghi đậm trên trang sử.
Thời cơ đã đến với ông đúng lúc: sau hơn 40 năm trừ 8 năm thời kỳ của TT Reagan thì các vị TT tiền nhiệm đã sai lầm trong đường lối lãnh đạo nhất là 8 năm cầm quyền của cựu TT Obama với chính sách theo đường lối ngoại giao mềm mỏng ,nhún nhường,TTObama đã đẩy nước Mỹ vào một tình trạng mà Tiến Sĩ Navaro gọi là Mỹ chết dưới tay TC . Dưới con mắt của thế giới , một hình ảnh của Chủ Tịch TC Tập Cận Bình cao ngạo ,thao túng toàn thế giới ;các đồng minh lớn Âu Châu của Mỹ cũng vì qua những sự việc Nga ngang nguợc coi thường Mỹ để chiếm Crimea của Ukraine , việc quay mặt với đồng minh Phi Luật Tân huỷ hiệp ước quân sự để giúp PLT lấy lại chủ quyền tại những hòn đảo mà tòa án quốc tế đã phán quyết ( vì niềm tin đã mất vào đồng minh Mỹ đây cũng là lý do để những quốc gia trong khối NATO đã không chịu đóng tiền ) và nhận thấy nền kinh tế,quân sự của TC đang trỗi dậy quá nhanh truớc những suy thoái mất mát của một nuớc Mỹ vả lại với chủ trương dùng thủ đoạn hối lộ , TC đã chiêu dụ đuợc thế giới cộng tác với TC để mong hưởng lợi trong việc kinh doanh . Viễn tượng của gíá trị đồng tiền dollars đang bị ảnh hưởng của đồng Nhân Dân Tệ lấn áp; Tập Cận Bình đã ấn định năm 2025 trên thị trường giao dịch quốc tế đồng Nhân Dân Tệ sẽ thay thế dồng Dollars!
Nước Mỹ đã đến một giai đoạn cần phải đuợc ngăn chặn kịp thời truớc khi những nguy cơ TC tung hàng trăm ngàn gián điệp dưới các hình thức xâm nhập vào trong khắp các cơ quan của Mỹ để ăn cắp những tài liệu mật thiết. Với những tài liệu này, Công nghệ của TC cũng sẽ sản xuất ra được bất cứ những món hàng nào mà Mỹ đã phải mất thời gian và đổ cả hàng tỷ bạc ra để reseach mới có được những siêu hàng không mẫu hạm , mới có được những THAAD, những vũ khí tối tân, những công nghệ sáng chế và những tài liệu về vấn đề an ninh …
Hiện tượng Trump đã xuất hiện đúng thời điểm, TTTrump đã và đang vực nước Mỹ tránh được cái cơn đại sóng thần âm ỉ chờ đợi bồng phát. TTTrump đã thực hiện đúng những gì ông đã hứa với các cử tri trong kỳ bầu cử: Làm Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại. Hiện tượng ông xuất hiện lúc đầu đã khiến toàn thể thế giới phải bàng hoàng vì qua những phát ngôn bị coi là bừa bãi sáng nói một đằng chiều làm một nẻo ; những sự kiện chống phá ông khắp nơi như tung những tin đồn xấu ,hoặc xuyên tạc , bẻ quặt ngòi bút để gây những phản ứng bất mãn hay có nhận định không hay về ông ; bằng mọi thủ đoạn hạ cấp hơn đem hình tượng ông cởi truồng ra đặt ở những nơi thương xá đông người để đổ cho ông cái tiếng là kẻ dâm dục v.v…
Từ sự bàng hoàng, thế giới đã chú ý và thấy được cái khả năng cái tài giỏi tuyệt vời của TTTrump nó nằm ngay trong những sự việc mà mọi người chê , khinh bỉ Ông ,chính lại là những yếu tố giúp ông thực hiện thành công trong mọi việc . Mọi dự đoán dựa trên những vị có bằng cấp cao ngất qua những sách vở đã sững sờ khi thấy những dự đoán, điều răn đe của họ đã sai. Mới đây, trong tuần trước , sự tăng trưởng con số trong thị trường chứng khoán đang tăng mạnh ,mới nửa ngày mà lên tới 700 điểm , tổng cộng Dow Jones sắp vượt sang con số 27,000 thì trong nửa ngày còn lại đã rơi tuột giốc xuống gần 2000 điểm ( sự kiện này đã khiến các người chống phá TTTrump rất vui mừng tại sao họ mừng thì ai cũng hiểu ; nhưng với phe dân chủ trong cộng đồng VN thì càng mừng lớn hơn ; vì đây là dấu hiệu cuộc chiến tranh thương mại giữa TC với Mỹ ; cho thấy TC sẽ thắng và nước Mỹ rồi sẽ phải gục ngã dưới tay TC đó là việc họ đang cầu khấn ) .Nhưng chỉ cần một cái twitter của TT Trump chê FED Reserves đã tăng lãi xuất cao khiến tình trạng này xảy ra . TT Trump ông cũng đồng ý dấu hiệu Dow Jones tăng nhanh quá cũng không tốt. Tuy nhiên, FED đã sửa lãi xuất; thị trường chứng khoán đã trở lại bình yên và đang hồi phục . Nêu chuyện này ra đây để mọi người thấy chỉ một cái twitter của ông Trump mà tránh được những sự hỗn loạn, chao đảo không phải chỉ trên thị trường chứng khoán mà còn ảnh hưởng tới những công việc làm ăn buôn bán và không chỉ riêng cho nước Mỹ mà sẽ kéo theo những khủng hoảng , rối loạn trên toàn thế giới .
Với thời gian cần có đủ để đánh giá đúng về sự phê phán. Những sự kiện chỉ trích Nato, những quyết định rút ra khỏi những hiệp ước, những cuộc đối thoại với lãnh đạo Triều Tiên , những chiến thuật trong cuộc chiến tranh thương mại ….,đa số đã nhận ra TT Trump không ngu , không mặt dày , không bệnh tâm thần , là kẻ vô đạo đức như người ta đã nghĩ về ông.
Tôi mượn lời của ông Kissinger cũng trong buổi nói chuyện trên đài CBC ngày 18/12/2017: “Ông Trump có bản năng khác với bản năng học giả của tôi , điều đó đã giúp ông ta nhìn thấy những vấn đề quan trọng . Tôi nể phục ông ta vì đã nắm bắt được một khía cạnh của một nước Mỹ, vạch ra một chiến lược, thực hiện nó và chiến thắng . Việc của ông ta bây giờ là áp dụng kỹ năng đó vào tình hình thế giới.” (trích bản dịch của tác giả Thanh Liêm đăng trên Ba Cây Trúc).
Tôi không nghĩ một con người có danh vọng, nổi tiếng trên thế giới đã bày tỏ sự nể phục ông Trump về bản năng lãnh đạo lại là một tên cuồng Trump như những vị dân chủ trong cộng đồng VN thường lên án những ai bất đồng ý kiến với họ.
Đối với cá nhân tôi, Hiện Tượng ông TTTrump xuất hiện như là một vị cứu tinh do sắp đặt của đấng tạo hoá để cứu vớt nước Mỹ và nhân loại , trong đó có nước Việt Nam mà nguồn cội nơi đó tôi đã được sinh ra . Tôi xin trích bài diễn văn của TTTrump đọc tại Liên Hiệp Quốc trước sự hiện diện đầy đủ các nhà lãnh đạo trên thế giới vào ngày 25 / 9 /2018 để giải thích rõ về quan điểm của tô:
” Từ Liên bang Xô Viết đến Cuba, đến Venezunela, nơi nào XHCN hay CNCS được áp dụng nó đều mang cái sự thống khổ , tàn phá và thất bại . Những ai còn rao giảng thứ chủ nghĩa không đáng tin cậy này chỉ kéo dài phần đau khổ cho người dân phải sống dưới chế độ độc tài tàn ác. Nguời Mỹ sẽ cùng sát cánh với mọi nguời dân sống duới chế độ tàn bạo , độc tài đó. Sự tôn trọng chủ quyền cuả chúng ta là lời kêu gọi phải hành động”.
Tôi phải ghi nhận những lời nói trên của TTTrump rõ ràng mang tính chất của những lời hiệu triệu kêu gọi người dân trong nước của các quốc gia còn sống dưới chế độ CỘNG SẢN hay CNXH phải vùng lên Hành Động và TT Trump cam kết người Mỹ sẽ cùng sát cánh với mọi người. Thực là quá rõ rệt không có một phong trào tranh đấu nào mà có thể có được một tác dụng mang một hiệu quả, một động lực mạnh hơn được nữa. Cho dù có những cuộc biểu tình, những hàng trăm ngàn lá cờ vàng xuống đường tại thủ dô Hoa Thịnh Đốn hay những bài ca triệu con tim cũng không thể nào có mãnh lực so sánh được. vì đây là lời kêu gọi mọi người dân phải hành động để thoát ra khỏi cái chế độ XHCN từ cửa miệng của một vị Tổng Thống cường quốc số 1, ông đã đọc ở một địa điểm quan trọng bậc nhất và trước toàn thể các lãnh đạo trên thế giới để yêu cầu họ sẽ cùng Ông đồng hành đóng góp vào nghĩa vụ này.
Dẫn chứng trên tôi muốn giải thích lý do tôi đã gọi TT Trump là một vị cứu tinh của toàn thể thế giới : Hiện Tượng Trump xuất hiện đâu chỉ giúp cho nước Mỹ , đâu chỉ có giúp cho các quốc gia còn trong chế độ XHCN , mà đến khắp cả thế giới : nước Úc , Sri Lanka , Mã Lai và ngay cả các quốc gia cường quốc của Au Châu đã bừng tỉnh ngộ khi nhận ra đang nằm trong cái bẫy đầy thủ đoạn của TC mà tìm cách thoát ra.
Mới đây ông tướng Tổng Trưởng Quốc Phòng Mattis của Mỹ đến VN để thực hiện những mối liên hệ mật thiết về quân sự giữa Hoa Kỳ và VN; trong dịp này ông đã tuyên bố: nước Mỹ công nhận chủ quyền trên Biển Đông là của VN và tiếp theo là nước Mỹ sẽ đặt máy khoan dầu trên vùng Biển Đông. 1/2 tháng trước đây Mỹ đã đưa chiến hạm Decatur vào ngay trong hải phận Trường Sa khiến cho TC rất tức giận tính cho tầu đâm phá chiến hạm của Mỹ. Tàu Decatur đã tránh khi tầu của TC sát 41 mét. Mỹ có lời phản kháng nhưng đây là cơ hội trông chờ để tháng 11 tới sẽ diễn hành sức mạnh của Mỹ trên Biển Đông. Chúng ta hãy đón chờ xem sẽ có nhiều tin vui.
Trước những niềm hi vọng kêu gọi toàn dân trong nuớc xuống đường của những đoàn thể tranh đấu chống Cộng trong và ngoài nuớc đã trở thành nỗi buồn tuyệt vọng ; bây giờ lại thêm chuyện quyền hành của ông TBT kiêm CTN của ông Nguyễn phú Trọng , người chủ trương sẽ sống chết với chủ nghĩa CNXH và là đồng minh trung thành của TC. Con đường quốc gia và dân tộc VN sẽ bị diệt vong chắc chắn phải xảy ra nếu không trông đợi nơi vị cứu tinh TT Donald Trump.
Trước đây tôi rất mến mộ tinh thần chống Cộng của nhạc sĩ như Trúc Hồ , với những bản nhạc và Show ASIA có đường lối chống CS cuả anh cùng những tiếng hát của các danh ca trong những bản nhạc chống CS ; nhưng bây giờ tôi biết các anh ,các chị đang cầu nguyện cho vị cứu tinh đất nước VN phải bị chết dưới bàn tay TC ,hay ít nhất sẽ bị đàn hặc ( impeachement ) rồi bị truất phế . Các anh, các chị có nghĩ rằng một khi ông TT Trump, nguồn hi vọng cuối cùng không còn quyền hành thì tương lai VN sẽ đi về đâu?
Mong các anh các chị suy ngẫm.
Ghét hay cuồng Trump: góc nhìn một người gốc Việt – TS Phạm Đỗ Chí
Cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ đang đi vào giai đoạn sôi nổi nhất. Mỗi ngày tôi nhận được hàng chục email vận động quyên tiền cho hai đảng.
Một vài thăm dò tranh cử (polls) nói dân Mỹ gốc Á phần lớn ủng hộ đảng Dân chủ nhưng một số đông người gốc Việt lại ủng hộ Tổng thống Donald Trump và các ứng viên Cộng hòa.
‘Sói già’ Trump đang áp đảo Tập Cận Bình?
Mỹ sẵn sàng ‘tái đàm phán’ với Bắc Hàn
Ông Trump khen Việt Nam ‘mua than của Mỹ’
Hai tuần trước ngày bỏ phiếu, 6 tháng 11/2016, chính trị xứ tạm dung này lại gây hào hứng cho cử tri gốc Việt, thậm chí gây ra chia rẽ bắt đầu ngay từ trong nhiều gia đình, quanh chuyện ‘Yêu Trump hay Ghét Trump’, và bầu cho Dân chủ hay Cộng hòa.
Đầu tiên là chuyện ghét Trump.
Tôi thấy vì lý do chính là cách sống, lối phát ngôn của ông Trump không hợp ý nhiều người, như tuyên bố bừa bãi không suy nghĩ trước và hay phát biểu mỗi sáng dậy sớm trên Twitter, có lẽ do ít ngủ hay sống tương đối cô đơn mỗi đêm. Trên truyền thông, mạng xã hội cũng có khá nhiều bới móc cá nhân, nhắm vào đời sống tình dục của ông hàng trên chục năm trước, cả lúc chưa vợ hay có vợ.
Đời sống riêng và cá tính luôn đặt câu hỏi?
Nhưng xét kỹ, đây là cá tính và thuộc phạm vi đời sống cá nhân của một người đã sang tuổi 73, trải qua nhiều kinh nghiệm và ngay cả ‘lầm lỗi’ trong mắt phán xét của người khác.
Ông nói nhiều và cũng hay tuyên bố ẩu thuộc về cá tính, mà ta chấp nhận hay loại bỏ khi bầu phiếu.
Ông có thể đã có những hành động ‘sai trái’ dù khó ai chứng minh được rõ ràng, bất chấp các kiện tụng đã xảy ra hay được dàn xếp qua tiền bạc?
Những chuyện ông đã làm, nếu có, thuộc về thời gian trước khi sống ở Nhà Trắng.
Có ai đã lên tiếng nặng nề như thế khi chỉ trích hai vị Tổng thống thuộc đảng Dân chủ nổi tiếng là Kennedy và Clinton, cũng đã phạm nhiều ‘lầm lỗi’ về tình cảm cá nhân ngay lúc sống trong ngôi nhà nổi tiếng đó, có mặt cả vợ con?
Thành ra, tôi có thể không chú ý quá đáng về các khía cạnh cá nhân này.
Tôi không phải là người ‘yêu quý’ ông Trump tới mức ‘phát cuồng’ nên không bị ảnh hưởng gì.
Có chăng, nên nghe chính bà Melania Trump, mới đây đã thẳng thắn trả lời báo chí chuyện này:
“Tôi yêu ông Trump và bỏ ngoài tai các chuyện đàm tiếu không quan trọng, vì tôi còn nhiều chuyện có ý nghĩa phải làm.”
Người viết cảm phục bà vì những lời này, và chỉ có bà nhiều thẩm quyền nhất để nói về đời sống tư của ông Trump, và nên giúp chúng ta đóng lại các chỉ trích này.
Thành tích quan trọng nhất là chính sách kinh tế ra sao?
Nhưng là một người Mỹ, tôi sẽ chú ý hơn về chính sách kinh tế và các thực hiện của Tổng thống Trump từ ngày tranh cử đến bây giờ, sau gần hai năm.
Và đây mới nên là lý do chính để ghét hay ‘cuồng’ Trump.
Nếu hợp với nghị trình chính phủ Mỹ trong mong mỏi và dự báo của một công dân như tôi, tại sao tôi không ủng hộ?
Phải công bình nhận là Tổng thống Donald Trump đã cố gắng trong thời gian kỷ lục thực hiện gần như tất cả các điều đã hứa lúc tranh cử, nhất là về phương diện kinh tế.
Thay vì nhắc lại hết ở đây những điều đã được tôi viết trên trang Diễn đàn của BBC Tiếng Việt, hay thảo luận quá đầy đủ qua báo chí và truyền thông, chúng ta chỉ nêu ra điểm nổi bật về tác động lên nền kinh tế Mỹ đăng tăng trưởng mạnh của chương trình giảm thuế vô tiền khoáng hậu được hứa từ thời tranh cử, duyệt lại kết quả và nêu ra các điểm chưa được ưng ý cần thay đổi.
Nhưng chính sách giảm thuế này cũng gây nhiều chống đối chính trị, và nhiều người ghét Trump vì cho là Luật giảm thuế chỉ làm lợi cho các công ty lớn và giới giàu có. Kết quả kinh tế năm đầu đã phủ nhận điều này, theo những gì tôi quan sát.
Tăng trưởng cao, việc làm tốt, lương tăng, nhưng thất thu ngân sách lên cao:
Mỹ đang có mức thất nghiệp thấp nhất từ 18 năm (3.7%) cùng lương bổng tăng trong các doanh nghiệp, và tăng trưởng GDP vượt mức 4% trong hai quý 2-3/2018, đã đưa thị trường chứng khoán lên mức cao kỷ lục gần đụng mức 27,000 của DJ index (trước khi tụt xuống 7% trong hai tuần vừa qua).
Công ăn việc làm tốt, niềm tin người tiêu thụ cao, và nhiều hãng Mỹ xếp hàng quay về Mỹ như dự kiến của luật giảm thuế doanh nghiệp, mạnh bạo đưa thuế từ 35% xuống 21%.
Tuy nhiên, điểm chính chưa được hài lòng là mức thâm hụt ngân sách Mỹ năm nay (10/2017- 09/2018) lại gia tăng so với năm ngoái 2016-17, trái ngược với chiều hướng trong quá khứ là khi tăng trưởng ở mức cao thì mức thất thu ngân sách xuống thấp hay có khi lại có cả thặng dư ngân sách, như thời cuối nhiệm kỳ TT Clinton.
Kết quả này làm nổi bật lo ngại từ đầu của giới chính trị Washington D.C. cũng như nhiều chuyên gia là vì mức giảm thuế quá lớn, độ tăng trưởng kinh tế dù lên cao trong năm đầu 2018 cũng khó bù nổi các gia tăng chi tiêu của chính phủ Trump đã tuyên bố trước.
Thật vậy, nguyên nhân chính của chi tiêu tăng vọt là trong ba địa hạt chính: tiền lãi trả nợ của chính phủ; các chi phí phúc lợi xã hội (entitlement payments); và nhất là chi tiêu quân sự.
Trong hai năm tới, chính phủ Trump phải siết chặt các chi tiêu này nếu muốn giảm mạnh thu hụt ngân sách như đã hứa hẹn, cùng với tăng trưởng nhanh là chỉ tiêu chính sách cốt lõi của ông.
Ông đã chỉ trích Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) tăng lãi suất 4 kỳ năm nay là không cần thiết, đưa lãi suất công khố phiếu dài hạn (10 năm) vượt mức 3.1%, khiến các chi tiêu trả nợ chính phủ sẽ còn tăng mạnh hơn hai năm tới.
Thế nhưng, về khía cạnh chuyên môn mà ông Trump có lẽ chưa ngó tới kỹ, là FED cần làm như vậy ở chu kỳ kinh tế hiện tại để ngăn ngừa lạm phát vượt quá mức mong muốn 2.0-2.2%.
Chính phủ Trump lo ngại nhất là cả lãi suất ngắn và dài hạn lên quá mức dự kiến, sẽ có thể đẩy chu kỳ kinh tế đến mức trì trệ, mà nhiều chuyên viên đang lo sợ từ việc phục hồi kinh tế đã kéo quá dài từ năm 2009?
Thành tích đáng kể thứ hai là gây áp lực thương mại thế giới qua thương chiến lấn lướt với Trung Quốc:
Tôi tin rằng trong lịch sử Hoa Kỳ chỉ có Tổng thống Trump mới dám gây cuộc chiến thương mại mạnh mẽ như vậy với nhiều đối tác đồng minh và đối thủ, để tái lập công bằng cho cán cân thương mại Mỹ sau quá nhiều năm “nhường nhịn”, khiến các nước lấn tới lợi dụng chính sách này.
Nay là lúc phải làm “Hoa Kỳ mạnh trở lại”, theo ông Trump.
Từ việc tăng giá thép sơ khởi để thử ‘nắn gân’ các bạn hàng và địch thủ chính là Trung Quốc, Hoa Kỳ đã đạt được các chiến thắng thương mại quan trọng.
Đó là ký kết song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, đa phương duyệt lại (NAFTA) với Canada và Mexico, tạo liên minh thắt chặt vòng vây thương mại với Trung Quốc.
Ông đã áp thuế nhập mới từ 10% lên tới 25% trên 200 tỷ đô hàng nhập từ Trung Quốc và và còn dọa áp thuế lên nốt 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ nước này.
Thêm vào đó, là giai đoạn 2 với cuộc chiến tài chính tiền tệ, khiến tiền CNY mất 9% trong 6 tháng qua, chứng khoán TQ giảm trên 25%, và khối dự trữ ngoại hối mất đi trên 1,200 tỷ đô.
Thế Cờ Vây đang siết chặt lại quanh Trung Quốc
Mỹ còn tăng cường các biện pháp chính trị để cô lập Bắc Kinh qua các tuyên bố mạnh mẽ của ông Trump ở LHQ, Phó Tổng thống Pence ở Hudson Institute, chống lại các nước theo ý thức hệ Xã hội Chủ nghĩa còn sót lại đang “gây tai họa cho thế giới”.
Quốc hội Mỹ đã tăng ngân sách quốc phòng cho việc tuần hành vùng biển bao quanh Trung Quốc, các cách ‘động binh’ đa dạng của hải quân Mỹ ở Biển Đông, công khai tuyên bố ủng hộ các quyền của Việt Nam trong vùng này, ngược lại với ý đồ bành trướng của Trung Quốc qua Đường Lưỡi Bò.
Ngoài ra, Hoa Kỳ tăng cường liên minh mới Ấn Độ – Thái Bình Dương và khuyến khích các nước bỏ rơi Một Vành Đai Một Con Đường.
Hai động thái mới nhất của ông Trump là hủy bỏ Luật Bưu chính thế giới cũ chỉ có lợi cho phía Trung Quốc như để họ hưởng giá cước chuyên chở bưu kiện rẻ cho hàng xuất đi toàn thế giới; và việc Mỹ đơn phương rút ra khỏi Hiệp ước Kiểm soát Vũ khí hạt nhân với Nga; nhằm tự do chế tạo các vũ khí tầm ngắn và trung và đe dọa trực tiếp với Trung Quốc.
Từ quan điểm của một người gốc Việt
Nhìn lại thành tích trên sau mới gần hai năm thực hiện các chính sách đảng Cộng hòa, Tổng thống Trump đã cho người viết ý nghĩ mình đã không chọn sai trong kỳ bầu cử tháng 11/2016, để cho cả Nhà Trắng và đa số trong lưỡng viện Quốc hội Mỹ đều vào tay đảng Cộng hòa.
Dù không ‘cuồng Trump’ hay ‘ghét Trump’, người viết chợt nhận ra rất rõ là muốn ủng hộ ông mạnh vì chính sách ông làm đã theo rất tích cực đã trùng hợp với ý nguyện của tôi là có một chính phủ Mỹ mạnh cả về kinh tế và quân sự, để theo đuổi đường lối chặn Trung Quốc mà tôi mong đợi vì sự sống còn của quê hương cũ.
Cho kỳ bầu cử Mỹ giữa kỳ chỉ còn hai tuần nữa (ngày 6/11), người viết mong ít nhất đảng Cộng hòa vẫn còn giữ được đa số trong Hạ Viện để duy trì quyền lực cho chính phủ Trump và thế mạnh của Hoa Kỳ trên thế giới.
Và hiểm họa xâm lăng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông hay với Việt Nam có thể sẽ nhờ thế mà còn ở xa hoặc bị chặn hẳn.
Dù chính sách nhập cư mới của ông Trump có thể còn gây bất mãn, Obamacare có thể bị thử rút lại lần nữa, hay vài chương trình phúc lợi xã hội có thể bị cắt thêm nữa ở những tiểu bang đông người gốc Việt như California hay Texas, các tai hại này còn ít hơn cái hại ‘động trời’ là sau thắng cử, phe Dân chủ đòi đem Trump ra luận tội, hoặc làm suy yếu ông, thành tổng thống ‘Vịt què (lame-duck president), như người Mỹ vẫn gọi một vị Tổng thống không có sự ủng hộ của Quốc hội trong hai năm sau của nhiệm kỳ mình.
Không chỉ ở Mỹ, ngay ở quê nhà, cũng có những người Việt Nam ủng hộ cho Trump vì vấn đề Trung Quốc và các lý do chính trị và quân sự nêu trên.
Tôi hỏi một người quen từ Sài Gòn thì được nghe câu trả lời là:
“Tuy ám ảnh hiệp ước Thành Đô 2020 vẫn còn, nó sẽ chỉ còn là ảo ảnh cho Trung Quốc nếu ông Trump còn là tổng thống và đảng Cộng hòa vẫn nắm Quốc hội, và Trung Quốc sẽ tiếp tục bị suy yếu, không thể lấn át Việt Nam.”
“Vì nếu dân Việt tin tưởng có Mỹ đứng sau lưng, họ sẽ không bao giờ chịu khuất phục Trung Quốc như lịch sử ngàn năm đã chứng minh.”
Với thực tế ‘nhất thể’ hai chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước diễn ra ở Hà Nội chiều 23/10, người dân Việt Nam mong đợi gì, tôi hỏi người bạn ở Sài Gòn.
Câu trả lời cũng bất ngờ không kém:
“Mong lãnh đạo mới mạnh hơn với quyền hành tập trung sẽ cũng tỉnh táo hơn, không nghiêng về phe nào, Mỹ hay Trung, nhưng sẽ liên minh với một khối mới trong vùng gồm vài nước ASEAN, Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc chẳng hạn để tạo thành một khối độc lập, tự chủ và phú cường trong năm năm tới.”
Và gần nhất, hay nhất là ‘lãnh đạo mới’ biết sớm nhìn sang Myanmar để đơn phương cải cách thể chế chính trị, thực hiện hòa hợp dân tộc cho một Việt Nam tương lai dân chủ và thịnh vượng, đúng như khả năng tiềm tàng của đất nước vốn đã lỡ mất nhiều cơ hội tốt trong hơn 40 năm qua.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của TS Phạm Đỗ Chí từ Florida, Hoa Kỳ. Ông hiện đang ủng hộ đảng Cộng hòa Mỹ. BBC sẽ đăng tải các bài nêu quan điểm ủng hộ đảng Dân chủ hoặc đảng phái khác trước bầu cử giữa kỳ tại Mỹ, mời các bạn đón xem.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-45965935
Nghĩ quẩn về quốc tang, đại táng – Từ Thức
Trong vài ngày, hai đại tang, quốc táng. Đại tang đối với Đảng, bởi vì đối với dân, đó là những tin mừng. Chỉ cần vào mạng xã hội sẽ thấy cái vui mừng ấy nổ như pháo, như champagne.
Trong một xứ có một ngày vui, có vạn ngày buồn, người ta tìm mọi cách để vui. Vui không được với trái banh, vì tranh giải túc cầu bị loại, người ta tìm cái vui trong việc lãnh tụ chầu trời. Trăm hoa khôi hài đua nở, và, trong chính trị cũng như ở ngoài đời, khôi hài là võ khí lợi hại nhất, hữu hiệu nhất.
Một quốc gia người dân chúng vui mừng nghe tin lãnh tụ chết, người ta dễ tưởng tượng thực trạng cũng như tương lai của đất nước đó thế nào.
Đó là những tiếng cười tuyệt vọng, bởi vì với một chế độ độc tài, tập đoàn cầm quyền được đào tạo như nhau, được huấn luyện như nhau, suy nghĩ như nhau, canh chừng nhau, chia chác với nhau, anh này chết, anh khác sẽ lên. Sẽ làm cùng một trò hề độc ác, man rợ, tai hại. Anh nào nghĩ khác, làm khác sẽ bị nghiền nát.
Vấn đề là thay cả cuốn sách, không phải lật vài trang.
Nên vui hay buồn ?
Biết vậy, nhưng vui được thì cứ vui. Hay, mượn chữ của Phan Khôi, ‘’ nắng được thì cứ nắng ‘’.Diễu cợt được thì cứ diễu cợt. Khôi hài là một hình thức lễ phép của sự tuyệt vọng ( L’humour est la politesse du désespoir ) (1)
Nghĩ đi, thấy lãnh tụ chết cũng vui. Nghĩ lại, chưa chắc đã là tin mừng. Vì một anh lãnh tụ chết, sẽ xây mồ mả bao la, dân hết đất trồng trọt, cắm dùi, sẽ nhăn răng chết theo. Và mỗi lần một anh lãnh tụ chết, giá xăng lại tăng vọt
Tuy vậy, không phải cả nước vui mừng. Đám tang ông Quang đã có nhiều người khóc.
Ngoài gia đình, hay những lâu la đã hưởng ơn mưa móc, hay các đồng chí phải đóng kịch buồn rầu, người ta không hiểu khóc vì lý do gì.
Ông Quang khi là bộ trưởng Công An đã hành hạ, tra tấn, giết hại bao nhiêu người, đã nâng cao phong trào dân đến tự tử tại đồn Công an. Có cảm tình với đương sự, bởi vì nghe nói ông chống Trung Quốc, bị đầu độc vì muốn thoát Trung ? Nếu chuyện đó có thật, cái chống Tàu của ông nó cũng không đến nỗi hung hăng lắm, vì ông vẫn ngậm miệng ăn tiền cho tới chết. Trung Cộng có thể ngủ yên, với một người chống Tàu lừ đừ như ông từ giữ đền.
Ông Đỗ Mười, xuất thân từ người hoạn lợn, đã thiến cả nước, miền Bắc, trước, miền Nam sau. Trong mười năm làm Thủ tướng, Tổng Bí Thư, với những chiến dịch đánh tư sản tàn khốc, dã man, đần độn, ông ta đã làm tiêu tan tiềm lực quốc gia, tan nát hàng triệu gia đình, đưa hàng trăm ngàn người đến vùng kinh tế mới để hoặc bỏ mạng, hoặc trốn về thân tàn ma dại, đã đẩy hàng triệu người xuống thuyền vượt biển tìm đường sống, một phần ba bỏ mình trên biển cả
Ngày đưa tang ông Quang, có người khóc. Đưa ông ĐM, học sinh bị lùa ra đứng hai bên đường, không khóc, nhưng cũng phải đóng vai buồn rầu cho đúng quy trình, mặc dù chẳng biết ông ta là ai. Cũng chẳng cần biết khóc ai, ca ngợi ai. Trong một xứ độc tài, thái độ tốt nhất là vui khi người ta bảo vui, buồn khi người ta dạy nên buồn.
Những hung thần đó, vẫn có những người khóc, mặc dù ngày nay, thời đại Internet, dân không ngoan hơn, hay bớt ngu hơn. Không còn cảnh vật vã than khóc hơn cả khi cha chết, như trong những đám tang Staline, Mao, HCM, Kim Nhật Thành..
Người ta, nhất là người Tây Phương, thường ngạc nhiên, đúng ra là ngỡ ngàng, trước cảnh than khóc lãnh tụ ở những xứ CS.
Phải đọc một tác giả Bắc Hàn, mới hiểu được hiện tượng đó.
‘’ Truyện La Scène ( Màn Kịch ), trong tuyển tập truyện ngắn Tố Cáo ( La dénonciation ), của Bandi, mô tả không khí xã hội những ngày dân Bắc Hàn để tang Kim lãnh tụ. Trong buổi họp phường khóm, công an phường cảnh cáo : ‘’Ngay trong hàng ngũ cán bộ cũng có những tên đáng bắn bỏ ( vì không bày tỏ đủ lòng thương tiếc Đại lãnh tụ kính yêu )…Chúng ta phải khuyến cáo cán bộ cảnh giác hơn nữa : hàng ngàn con mắt, hàng ngàn lỗ tai, hàng ngàn nắm tay vũ bão phải tích cực canh chừng hơn nữa, phải như vậy mới bảo đảm sẽ không có tên nào dám lầm lỗi ‘’.
Mọi người thi đua tới bàn thờ tưởng niệm lãnh tụ. Người ta biết công an đứng ghi tên từng người. ‘’ Dân chúng tới than khóc ít nhất một lần mỗi ngày. Dần dần trở thành một thông lệ được mọi người tuân theo, và con số những người tới sáng, trưa, chiều, tối càng ngày càng đông. ‘’ Cả nước vật vã khóc, kể cả những người bị chế độ hành hạ thân tài ma dại. Tác giả viết mỗi người đóng một vai kịch, sống trong da thịt vai kịch ( se glisser dans la peau du personnage ) đến nỗi trở thành nhân vật, những giọt nước mắt trào ra, tự nhiên. Mỗi người mang tới bàn thờ lãnh tụ một bông hoa. Hậu quả là hoa trong vườn, trong công viên bị hái sạch, thiên hạ, kể cả học sinh nhỏ tuổi phải leo lên núi kiếm hoa, nhiều người rơi xuống hang núi chết, nhiều người bị rắn độc cắn bỏ mạng. Cán bộ phường : ‘’Các người tưởng rằng như vậy là đủ trung thành à ? Tưởng rằng hái tất cả hoa trong thành phố để kính dâng hương hồn Đại Lãnh Tụ, tưởng rằng leo lên núi hái hoa có thể rớt xuống hang hay bị rắn độc cắn là đủ à ? Trong giai đoạn bi thảm này, dù chúng ta có than khóc đến chết, vẫn không đủ để bày tỏ nỗi đau buồn đã mất người cha chung của dân tộc.’’ ( 2 )
Trong số những người vật vã than khóc, có những người khóc thật, vì được nhồi sọ từ nhỏ, tin rằng mình sống, ăn, ngủ, hít thở khí trời là nhờ lãnh tụ.
Cũng có, rất nhiều người, than khóc vì bị lây. Giữa một đám đông, cá nhân không còn nữa, người ta suy nghĩ, phản ứng như đám đông. Y khoa gọi đó là hiện tượng ‘’ mimétisme ‘’.
Mimétisme, nơi súc vật : thay lông, đổi mầu để lẫn vào cảnh vật chung quanh ; nơi con người : lập lại một cách máy móc, vô thức những hành động, thái độ của những người chung quanh. Trong cả hai trường hợp, đó là một phản ứng tự vệ, để sống còn
Từ vô thần dến niết bàn
Như tất cả những người Cộng Sản, các ông Trần Đại Quang, Đỗ Mười đều hãnh diện khoe trong lý lịch là vô thần, nhưng khi chết, đột nhiên thấy cần Phật hơn là Marx.
Nơi chín suối, Phật hình như có thẩm quyền hơn Đảng, Phật là Tổng Bí Thư, kiêm chủ tịch.
Hối lộ, phải hối lộ đúng chỗ. Bèn vội vàng, khẩn cấp quy y. Bèn vội vàng triệu tập hàng ngàn sư sãi quốc doanh tụng kinh, gõ mõ. Vẫn cái chiến lược lấy thịt đè người. Trước cửa Phật, cũng dàn quân như công an chống biểu tình, nghĩ nếu tương quan lực lượng càng ngả về phe ta, Phật càng phải nhượng bộ sớm, vội vàng mở cửa Niết Bàn. Tội càng nặng, lực lượng sư sãi càng đông, tụng kinh, gõ mõ càng lớn để áp đảo tinh thần đối phương
Vẫn cái chiến thuật nói láo, theo đúng lời dạy của Lénine : một sự dối trá nhắc đi nhắc lại trăm ngàn lần sẽ trở thành sự thực. Các Dư luận viên đã áp dụng chiến thuật đó với dân. Các sư quốc doanh áp dụng chiến thuật đó với Phật. Một thượng toạ Thích Cầu Siêu hớn hở loan tin, cũng đáng tin cậy như tin trên báo Đảng : Chủ tịch Trần Đại Quang đã về tới Niết Bàn.
Sau giai thoại đồng chí Chủ Tịch thuở nhỏ bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để học bài, người ta tưởng nghệ thuật điếu đóm đã tới tột đỉnh. Nhưng không, vẫn có những thằng cha muốn đi xa hơn nữa. Thích Minh Hiển, một thượng tọa quốc doanh khác, làm lobby cho cựu Tổng Bí Thư nơi cửa Phật, tuyên bố ngon lành : ‘’ Cụ Đỗ Mười có đủ đức tính của một Bồ Tát thị hiện ‘’. Nói chắc nịch, như phát ngôn viên chính thức của Đức Phật, sau khi đã xét hồ sơ của đưong sự.
Hai ông trùm một đảng cướp lăn ra chết, cả nước phải để tang. Hiện tượng quái dị đó phải trách ai ? Đảng cướp lộng hành hay một dân tộc thụ động, cam chịu ?
Lòng dân, ý trời
Bộ Ngoại Giao kiêu hãnh loan tin : nhiều nưóc gởi điện chia buồn với nhân dân VN và gia đình cựu TBT Đỗ Mười.
Tò mò, muốn biết ‘’ nhiều nước ‘’ là những nước nào ? Trả lời : Trung Quốc, Lào và Campuchia. Thấy thiêu thiếu. Nếu có thêm Bắc Hàn và Cu Ba, có thể khẳng định ít nhất 100% nhân dân thế giới đã tiếc thương Bồ tát.
Nước nào tiếc thương nhiều nhất ? Tàu. Trung Quốc vô cùng thương tiếc ‘’ một đồng chí, và một người bạn thân thiết nhất của Đảng và nhân dân Trung Hoa. ‘’.
Trung Quốc có thể an tâm. Đồng chí này chết, đồng chí khác lên thay. Cái chức ‘’ bạn thân thiết nhất của Đảng và nhân dân Trung Hoa ‘’, nhiều đứa sẵn sàng giết nhau để tranh dành cho kỳ được. Chưa bao giờ, phong trào khoe khoang những hành động và thành quả của tình hữu nghị Hoa Việt lên cao hơn như những ngày gần đây.
Nhìn cảnh vua quan mặt mũi rầu rĩ tiễn đưa các đồng chí ra đi, viết ( hay chép lại) những lời ai điếu thống thiết trên sổ vàng, người ta không thể không nghĩ tới đám tang của những godfathers trong cuốn phim về mafia của Coppola. Và một câu nói của một nhà văn Pháp : những con cá sấu chưa dự đám tang lãnh tụ, sẽ không biết khóc.
Bây giờ đang là mùa lãnh tụ băng hà, các godfathers khi xếp hàng thắp hương phúng điếu cũng nên thận trọng, nhìn trước nhìn sau. Ngày xưa, trong truyện Tàu, mỗi lần các quan chức tiếp nhau, bao giờ cũng mời khách ngồi dựa lưng vào tường. Ra cái điều là mình không có ý xấu, không tính chuyện thích khách, không đặt khách ngồi quay lưng ra cửa, để đâm vào lưng khi khách ngồi nhậu.
Ông Quang ngỏm, bác Trọng lên thay thế, kiêm nhiệm. 100 % bộ chính trị đã đề cử bác. Ít nhất 100% dân biểu sẽ bỏ phiếu cho bác, theo ý nguyện của ít nhất 100% nhân dân. Con số 100% hơi khả nghi, vì trong số gần 100 triệu người Việt, có hai người không đồng ý.
Người thứ nhất là tác giả bài này, từ đầu vẫn ủng hộ ông Quang Lùn thuộc nhóm Cờ Đỏ, một chính trị gia và cũng là một triết gia, có kiến thức và cái nhìn xa không thua một đỉnh cao trí tuệ nào.
Người thứ hai là chính bác Trọng. Bác không hề hay biết chuyện đề cử này, rất ngạc nhiên, rất bức xúc, rất ngần ngại. Bác đã từng tuyên bố ‘’ Vừa là Tổng Bí Thư, vừa là Chủ tịch nước, ai sẽ là người kiểm soát ? ‘’. Rất ngần ngại, nhưng cuối cùng, đành phải nhận lời, ý dân không thể từ chối. ‘’ Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh ‘’, như lời Mạnh Tử
Như vậy, phải nói rõ là không phải hoàn toàn ‘’một chăm phần chăm’’. Nhưng không sao. Thiếu một, hai người, nhưng có thêm một phiếu, quan trọng không kém : Trời. Thủ tướng Phúc, người ban chức ‘’ top ‘’ thế giới cho cả nước, khám phá ra chuyện đề cử bác Trọng ‘’ trên thuận ý trời, dưới hợp lòng người ‘’.
Vô thần, nhưng khi cần vào Niết Bàn sớm để chiếm chỗ tốt, vồ nhà mặt tiền, không ngần ngại ra lệnh cho sư sãi quốc doanh tụng kinh loạn cào cào; khi cần thắng cử, không ngần ngại lôi Trời đi bỏ phiếu.
Mồ cao, mả đẹp
Mồ mả ông Quang xây hoành tráng, rực rỡ trên 2000 thước vuông, gấp hàng trăm, hàng ngàn lần nơi an nghỉ của De Gaulle, Kennedy, Kohn là quốc trưởng, thủ tướng của những nước nhược tiểu, nghèo đói.
Mồ ông ĐM nhỏ hơn, trên 1000 thước vuông, bởi vì ông được báo Đảng ca tụng là người sống giản dị, gần dân, tiết kiệm từng xu cho công quỹ. Giai thoại : khi đi thăm dân, ông từ chối không uống bia, vì ‘’ uống bia là uống dollars ‘’.
Mỗi người có một cái thú. Cái thú nho nhỏ của các đầy tớ dân là khi sống, mặc dù rất thanh liêm, thích cất những cái lều thật lớn, khi chết, xây mả to tổ bố. Muốn đời đời thiên hạ chiêm ngưỡng, nhớ ơn công đức trời biển của mình.
Mặc dù là những người kiến thức bao la, nhờ vỏ trứng, đom đóm, các đỉnh cao trí tuệ loài người chắc chưa đọc những câu danh ngôn về cái sống, cái chết. Thí dụ, Mark Twain : hãy ăn ở làm sao để ngày đưa tang, ngay cả nhân viên nhà đòn cũng nhỏ lệ. André Malraux: Ngôi mộ đẹp nhất là những kỷ niệm tốt đẹp để lại cho thiên hạ. Ngạn ngữ Tàu : Đám tang người quyền thế không thiếu gì cả, chỉ thiếu người thực sự tiếc thương.
Từ Thức, Paris 07/10/18
(tuthuc-paris-blog.com)
( 1 ) L’humour est la politesse du désespoir. Câu này, người ta gán cho Hugo, Wilde, Valéry, Vian, Churchill…, thực ra là của Chris Marker
( 2 ) Trích từ ‘’ Văn Chương Phản Kháng Bắc Hàn’’ trên tuthuc-paris-blog.com
Bí ẩn: Tại sao Phu Nhân TT Trump cho truyền thông phỏng vấn? – Trần Nguyên
Cuộc phỏng vấn trên truyền hình của đài ABC News hôm thứ sáu (12/10) vừa qua với Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump đã gây sôi nổi rất nhiều trong dư luận truyền thông báo chí. Không những chỉ tại Mỹ mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Sự kiện này cho thấy tầm quan trọng của cuộc phỏng vấn và ảnh hưởng có thể đến hậu trường chính trị tại Mỹ và quốc tế.
I/ Ai đã thực hiện cuộc phỏng vấn này?
Đó là ký giả nổi tiếng Tom Llamas, mới 39 tuổi mà đã từng lảnh nhiều giải thưởng báo chí Mỹ và trở thành nhân viên nòng cốt & xuất sắc của đài ABC News. Điểm đáng chú ý là ký giả Tom Llamas thuộc gia đình tỵ nạn cộng sản Cuba và từng chỉ trích mạnh mẽ ông Trump trong thời kỳ ra tranh cử làm ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Cộng Hòa, đến nổi đã bị ông Trump “trả đòn độc” nêu ra vụ không rõ ràng về tiền bạc của ký giả này. Sự kiện trên cho thấy giữa 2 bên chưa chắc có hảo cảm với nhau 100 % (xem Nguồn 0 phía dưới).
Cuộc phỏng vấn này kéo dài trên nhiều vấn đề cho nên thực hiện kể cả lúc đi dạo bách bộ .
II/ Lần đầu tiên Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ cho phỏng vấn ?
Vâng, đây là lần đầu tiên trong vai trò Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ. Truớc đây vào cuối năm 2015 bà Melania Trump chỉ xuất hiện với vai trò phụ mờ nhạt bên chồng trong cuộc phỏng vấn để giới thiệu ý định ra tranh cử ứng cử viên TT của Đảng Cộng Hòa. Rất có thể Ban Tham Mưu TT Trump không dám liều lĩnh để báo chí trực tiếp và đơn độc nói chuyện phỏng vấn bà TT Trump, bởi vì họ sợ bà này không đủ bản lãnh đối phó với giới truyền thông quỷ quyệt đặt ra những câu hỏi hóc búa. Nhìn lại tiểu sử của bà TT Trump thì thấy rõ sự e ngại của họ. Thực vậy, bà này năm nay 48 tuổi sinh ra và lớn lên trong Cộng Hòa Slovenia thuộc Liên Bang Cộng Sản Nam Tư. Trình độ học vấn chỉ qua bậc trung học và nhờ nhan sắc nên bước vào nghề nghiệp làm người mẫu rất sớm lúc 16 tuổi.
Thế nhưng lần này Ban Tham Mưu TT Trump lại quyết định cho phép phỏng vấn thì ắt phải có lý do hữu lý nào đó khiến cho họ dám làm.
III/ Những điểm chính nổi bật của cuộc phỏng vấn
Rất có thể những điểm chính nổi bật của cuộc phỏng vấn này đã cho thấy tại sao Ban Tham Mưu TT Trump cho phép thực hiện cuộc phỏng vấn này:
1) Bà TT Trump đã xác định rõ ràng là luôn luôn yêu chồng, có hạnh phúc gia đình và những gì truyền thông suy đoán, đó chỉ là tin đồn thôi, mà không phải lúc nào tin đồn cũng là đúng ( xem Nguồn 1 )
Có lẽ đây là xác định quan trọng nhứt đánh tan mọi dư luận truyền thông luôn luôn tung tin đồn thất thiệt tạo ra hình ảnh trục trặc tình cảm thiếu điều vợ chồng TT Trump sắp ly dị.
2) Về tin đồn TT Trump đã ngoại tình trước đây cả chục năm, Bà TT Trump đã khéo léo trả lời bác bỏ rằng không phải là mối quan tâm & chú ý của Bà và trong vai trò người mẹ & đệ nhất phu nhân nên có nhiều việc quan trọng hơn để suy nghĩ & làm.
3) Bà TT Trump xác định ưa thích ở tại dinh TT Tòa Bạch Ốc và ủng hộ TT Trump ra tái tranh cử vào năm 2020 để tiếp tục phụng sự cho nước Mỹ. Điều này nhằm đính chính tin đồn thất thiệt là Bà chỉ thích ở New York và không muốn TT Trump tái tranh cử hầu không còn làm Đệ Nhất Phu Nhân để dể dàng ly dị.
4) Về thông điệp “I don’t really care, do you ?” trên áo choàng thì Bà TT Trump đã trực tiếp cho biết là Bà dùng để chỉ trích giới truyền thông thiên tả tung tin đồn thất thiệt, chớ không ăn nhằm gì đến chuyện trại tập trung nhốt trẻ em nhập cư lậu (nguyên văn: I wore “I Don’t Care ” jacket for critical left-wing media, not detention centre children). Đây là cú đánh mạnh mẽ vào giới truyền thông Mỹ thực sự theo thiên tả (left-wing media) chớ không phải cấp tiến (liberal) như họ thường tuyên truyền ( xem Nguồn 2 ).
5) Trước đó, Bà TT Trump khẳng định nếu muốn tố cáo một người mang tội “quấy nhiểu tình dục” thì phải đưa ra có bằng chứng rõ ràng. Điều này ý muốn nói vụ Thẩm phán Kavanaugh bị một phụ nữ của Đảng Dân Chủ và giới Truyền Thông thiên tả tố cáo. Nhưng 4 nhân chứng nêu tên ra đều phủ nhận qua điều tra của FBI khi Thượng Viện Mỹ sửa soạn bỏ phiếu phê chuẩn vào Tối Cao Pháp Viện trong tuần qua.
Điều này phù hợp với tinh thần pháp trị không thể chấp nhận chuyện “thà giết lầm chớ không tha lầm” không có bằng cớ mà vẫn buộc tội.
Rõ ràng & nổi tiếng nhứt là vụ tài tử Woody Allen bị cô bạn đời Mia Farrow (1980–1992) – vì bị bỏ rơi mất bồ vào tay cô con gái nuôi Soon-Yi Previn nên ghen & thù đâm đi kiện – tố cáo đã cưỡng hiếp con gái nuôi 7 tuổi khiến ông này tan nát danh dự, nhưng toà án không kết tội vì đi khám nghiệm không có dấu hiệu bị cưỡng hiếp.
Xem : https://en.m.wikipedia.org/wiki/Woody_Allen
IV/ Tại sao Phu Nhân TT Trump cho truyền thông phỏng vấn?
Qua phần trả lời khôn ngoan của Bà TT Trump đã cho thấy bí ẩn Tại sao Phu Nhân TT Trump cho truyền thông phỏng vấn vào thời điểm bây giờ:
1) Rất có thể trong thời gian trên một năm qua tại Tòa Bạch Ốc, Bà TT Trump đã được “huấn luyện” cho khả năng cư xử đối đáp với giới truyền thông “nguy hiểm”. Đến nay thì Bà TT Trump đã chứng tỏ đủ sức đối phó trong mọi tình huống khó khăn nên Ban Tham Mưu TT Trump mới dám quyết định cho báo chí phỏng vấn một mình không cần ai trợ giúp. Quả nhiên Bà TT Trump đã không phụ lòng trông đợi của Ban Tham Mưu TT Trump.
2) Sắp đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ rất quan trọng, mà kết quả sẽ quyết định đến chánh sách TT Trump có tiếp tục thực hiện hay không. Bài phỏng vấn bao gồm hầu như tất cả những tin đồn hoàn toàn bất lợi cho TT Trump, vì vậy Bà TT Trump có nhiệm vụ quan trọng là “giải độc” cho cử tri thấy rõ chỉ là đồn láo Fake News. Không ngờ là Bà TT Trump với phần trả lời rất khôn ngoan tạo được cảm tình của dư luận quần chúng.
3) Xem ra cuộc phỏng vấn này và chuyến công du một mình của Bà TT Trump tại Phi Châu không phải là tình cờ mà là nằm trong kế hoạch vận động cho cuộc bầu cử ngày 6/11 sắp tới. Điều này càng rõ ràng hơn khi TT Trump – khác hẳn các Tổng Thống tiền nhiệm khác – đã bỏ rất nhiều thì giờ bay đến các tiểu bang sắp có cuộc tranh cử “bất phân thắng bại” để giúp cho ứng cử viên mình được thu thêm phiếu hầu thắng cử được.
V/ Kết luận
Trong cuộc phỏng vấn truyền hình ABC đầu tiên vào thứ sáu 12/10 vừa qua , Đệ Nhứt Phu Nhân Melania Trump đã chỉ trích giới truyền thông thiên tả tung ra nhiều tin đồn thất thiệt .
Nội dung bài phỏng vấn này là cú đánh “hữu hiệu” đối với giới truyền thông thiên tả Mỹ, vì cải chính rất nhiều những tin đồn thất thiệt chung quanh về vợ chồng TT Trump. Đây là điều thất vọng nảo nề cho giới truyền thông thiên tả Mỹ .
Như vậy qua cuộc phỏng vấn đầu tiên một mình đi công du tại Phi Châu, bà Trump xứng đáng là một Đệ Nhứt Phu Nhân Mỹ và đã giúp cho TT Trump dồn giới truyền thông thiên tả Mỹ mang tiếng chỉ biết tung tin đồn láo Fake News và góp phần quan trọng lấy được phiếu cử tri cho Đảng cầm quyền Cộng Hoà trong cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới.
Rất có thể Ban Tham Mưu TT Trump đánh giá được khả năng đặc biệt thuyết phục dư luận của Bà TT Trump để còn xử dụng thường xuyên hơn trong tương lai để giúp chính phủ TT Trump thu phục được nhân tâm. Chính nữ ký giả nổi tiếng 89 tuổi Barbara Walters tuổi cũng đã có nhận xét hảo cảm tương tự trong dịp phỏng vấn lần cuối vợ chồng ứng cử viên TT Trump vào tháng 12 năm 2015 ( xem Nguồn 3 & 4 ).
Hảy chờ xem sao !
Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi
14 Tháng 10, 2018
Nguồn 0: Tiểu sử ký giả nổi tiếng Tom Llamas
https://en.wikipedia.org/wiki/Tom_Llamas
Nguồn 1: TRANSCRIPT: ABC News Chief National Affairs correspondent Tom Llamas interviews first lady Melania Trump
Nguồn 2: Melania Trump: I wore ‘I Don’t Care’ jacket for critical left-wing media, not detention centre children
Nguồn 3: Her final on-air interview was of presidential candidate Donald Trump for ABC News in December 2015.[70]
https://en.wikipedia.org/wiki/Barbara_Walters
Nguồn 4: Barbara Walters recently took a sneak peek into the life of Donald Trump and his family for 20/20, and admits she was most surprised by his wife, Melania.
https://www.etonline.com/news/176488_barbara_walters_shares_melania_trump_is_smarter_than_you_think
Phụ đính 1: Bản tin đài VOA – Đệ nhất phu nhân Mỹ: Tôi yêu TT Trump và bỏ qua tin đồn ngoại tình
Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump nói rằng bà yêu Tổng thống Donald Trump và có “những điều quan trọng hơn để suy nghĩ” so với những cáo buộc ông đã ngoại tình với ngôi sao khiêu dâm, người mẫu Playboy hay bất cứ ai khác, theo AP.
Trả lời phỏng vấn của ABC trong chuyến đi châu Phi tuần trước, bà Melania nói mọi người đang lan truyền tin đồn về hôn nhân của bà.
“Tôi biết mọi người thích suy đoán và truyền thông cũng thích suy đoán về hôn nhân của chúng tôi và phao tin đồn”, bà Melania nói.
“Tô biết tin đồn giúp cho doanh số bán báo, tạp chí… Thật đáng tiếc là chúng ta lại đang sống trong một thế giới như vậy”.
Đệ nhất phu nhân Mỹ khẳng định những cáo buộc chồng bà ngoại tình không phải là điều đáng quan tâm.
Ông Trump từng bị cáo buộc có nhiều cuộc ngoại tình. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, một cuộn băng ghi hình cũ cho chương trình “Access Hollywood” đã đề cấp đến việc ông sờ mó và muốn có quan hệ tình dục với các phụ nữ. Ngôi sao khiêu dâm Stormy Daniels và cựu người mẫu Playboy Karen McDougal nói rằng họ đã quan hệ tình dục với ông nhiều năm trước.
Ông Trump phủ nhận có chung đụng với Daniels và McDougal, nhưng thừa nhận đã hoàn trả cho luật sư của mình khoản tiền trị giá 130.000 đôla để bịt miệng bà Daniels. Bà Melania lâu nay vẫn giữ im lặng về việc này.
Khi được hỏi trong cuộc phỏng vấn với ABC rằng bà có yêu chồng không, bà Melania trả lời “Có, chúng tôi ổn”.
Đệ nhất phu nhân Mỹ cũng giảm nhẹ ý kiến cho rằng những tin đồn liên tục về thói trăng hoa của ông đã gây căng thẳng cho cuộc hôn nhân của họ.
“Đó không phải là mối quan tâm và chú ý của tôi”, bà Melania nói. “Tôi là một người mẹ và là đệ nhất phu nhân, và tôi có nhiều điều quan trọng hơn để nghĩ và làm”.
Nhưng khi được hỏi liệu những tin đồn liên tục đó có làm bà tổn thương hay không, bà đã dừng lại. Sau đó, bà nhắc lại “thế giới truyền thông chỉ đang suy đoán”.
“Đúng, không phải lúc nào cũng dễ chịu”, bà nói. “Nhưng tôi biết cái gì là đúng và cái gì sai, và đâu là sự thật và không đúng sự thật”.
Một phần cuộc phỏng vấn bà đã được phát sóng hôm thứ Sáu trong chương trình “Good Morning America”.
Những phần khác của cuộc phỏng vấn được phát sóng vào đầu tuần này nói rằng bà Melania Trump có thể là “người bị bắt nạt nhất” trên thế giới, và nói rằng những phụ nữ đã đưa ra các cáo buộc tấn công tình dục cần phải “đưa ra bằng chứng”.
Vui cười
Vợ mới cưới thút thích khóc: – Anh dối em ! Anh nói anh không biết uống rượu, và không biế đánh bài đánh bạc. Mới lấy nhau có mấy ngày, anh đã say sưa lúy túy và nướng sạch cả mấy chục ngàn đô la tiền mừng …hu hu..
Chồng vò đầu nhăn nhó :
– Anh có dối em bao giờ đâu ! Chỉ vì anh không biết uống rượu cho nên mới say, và cũng vì không biết bài bạc nên anh mới thua, Chớ nếu anh mà biết uống rượu đánh bài thì đã đâu đến nổi nào !
Hiến Đất – Từ Thức
Một người Pháp kể chuyện gặp một ông VN ở Thụy sĩ. Ông này quê mùa, ăn uống nhồm nhoàm, nói lớn như giữa chợ , trong một khách sạn sang trọng khiến mọi người khó chịu , nhưng khách sạn hết sức chiều chuộng. Vì là khách sộp, uống rượu đắt tiền như uống nước lã. Mua sắm loạn cào cào, thí dụ mua một cái đồng hồ Philippe Patek gần 200 ngàn dollars , như ta mua một ký khoai tây.
Anh bạn hỏi : nghe nói VN là một xứ nghèo, tiền bạc đâu ra khủng khiếp như vậy ?
Rất khó giải thích cho những người bình thường chuyện VN
Hồi Eltsine nắm quyền, tư hữu hoá nước Nga, bán đổ bán tháo các cơ sở quốc doanh cho bè đảng, ngưòi ta kể chuyện một ông mafia đỏ, mua được một khu thương mại, băng qua đường, bán lại cho người khác đang chờ sẵn, với giá gấp 100 lần giá mua. Và mua bằng tiền lèo, do ngân hàng…nhân dân, cũng là phe cánh ký giấy, hứa cho vay.
Nghe chuyện , bán tín bán nghi, nghĩ chắc người ta cũng phóng đại đôi chút.
Ngày nay, thấy VN còn bỏ xa chuyện làm ăn vặt ở Nga. Đúng là ‘’ top ‘’ thế giới, như các quan chức vẫn khoe khoang
Lấy thí dụ Thủ Thiêm. Chỉ cần quen thằng vẽ bản đồ, mua vài mảnh đất, hôm trước hôm sau có thể mua vài cái Philippe Patek tặng bạn bè. ( Bà Ngân dùng chữ ” hiến ”. Bà chủ tịch quốc hội nói không nên bỏ rơi những người dân đã ” hiến đất ”. Cám ơn bà, bà quá nhân hậu.)
Một thước vuông đất xây cất, gọi là đất đô thị, bồi thường 2 triệu đồng, bán giá thị trường 70 triệu, gấp 35 lần giá vốn. Một thước vuông đất nông nghiệp, mua 200 ngàn, bán 28 triệu, gần 150 lần giá vốn.
Ngon nhất là được dân thương, ‘’ hiến ‘’ với giá nông nghiệp, bán với giá đô thị, 350 lần giá vốn.
Để so sánh, bạn để tiền trong quỹ tiết kiệm, mỗi năm lời trên dưới 1%. Đầu tư có thể lời hơn, 5 hay 6,7 % nhưng cũng có thể mất cả chì lẫn chài.
Một tờ báo tính chỉ cần vẽ lại bản đồ, các quan chức Thủ Thiêm đã chia nhau 12.000.000.000 ( 12 tỷ ) dollars. Bạn có tưởng tượng nổi 12 tỷ dollars mặt mũi nó như thế nào không ? Chỉ tưởng tượng, chúng ta cũng không làm nổi, trong khi họ thực sự chia nhau. Có những người sống ở một thế giới khác với thế giới của người thường. Một xã hội thiên đường như vậy, quả thực rất đáng hy sinh hàng triệu sinh mạng để xây dựng và bảo vệ.
Một cuộc thăm dò cho biết đa số người Pháp không hình dung nổi một triệu Euros nó như thế nào. Nếu thăm dò ở VN, chắc con số đó rút xuống, còn 100 ngàn hay 10 ngàn dollars. Mười hai tỷ..
Tôi loay hoay tính mãi chưa ra : 12 tỷ dollars mua được bao nhiêu cái đồng hồ Philippe Patek. Chưa nói tới sửa được bao nhiêu cái trường học chuồng bò, mua được bao nhiêu sợi dây cho các cháu lội qua sông đi học
Tru Di Tam Tộc
Một tài liệu vài chữ nói nhiều hơn một tủ sách. Cấm một người trẻ đi học chỉ vì bố thuộc về ‘’phe thua cuộc’’. Đó là tận cùng của sự man rợ. Nham hiểm đúng quy trình; nhỏ nhen đúng đường lối; bần tiện: một nhân sinh quan; đểu cáng: một cách xử thế, thù hận: một triết lý sống. Ở những nước bình thường, nhà tù là nơi giữ cho tội nhân khỏi tái phạm, để trả nợ cho xã hội. Ở những nước tân tiến, nhân bản như Bắc Âu, nhà tù là nơi tù nhân có cơ hội, có thời giờ, được tận tình giúp đỡ, để suy nghĩ, trau dồi kiến thức, khả năng chuyên môn, để trở thành một người tốt, có thể trở lại với xã hội, làm lại cuộc đời và đóng góp vào việc xây dựng xã hội.
Ở VN, nhà tù không chỉ là nơi giam giữ, còn là nơi hành hạ, nhục mạ tù nhân, cả tinh thần lẫn thể xác, nhất là tù nhân lương tâm. Để thỏa mãn thú tính (có lẽ phải kiếm ra từ ngữ khác, để khỏi xúc phạm súc vật), trả thù những người phạm tội gọi con mèo là con mèo, bọn bán nước là bọn bán nước, cướp ngày là cướp ngày. Những Nguyễn Ngọc Như Qùynh, Trần Thị Nga, Trần Huỳnh Duy Thức …đã, và đang trả giá đó. Nhưng hành hạ người tù không đủ, còn phải trừng trị, hành hạ con em họ. Tru di tam tộc (giết ba đời để trừ hậu hoạn) trở thành quốc sách, ngay cả, nhất là ‘’ khi đất nước tôi không còn chiến tranh ‘’. Có những người được đào tạo để thù hận, giết chóc. Không giết chóc, không thù hận, khó tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Cái ghê rợn, chuyện khó tin nhưng có thực, là những người đó đang lãnh đạo đất nước, đang vẽ đường đi cho gần 100 triệu người. Ở thế kỷ 21!
Tài liệu của Facebook Quan Nguyen Thanh, Dân Saigon Xưa
https://www.tuthuc-paris-blog.com/home/tru-di-tam-t%E1%BB%99c