Tập San Tân Ðại Việt – Số 10 – 2016

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt – Số 10 – 2016

Mục Lục

BS Mã Xái: Biển Đông nhìn từ chuyến công du Á châu lần cuối của TT Obama Tại Thượng đỉnh G-20 Hàng Châu và Thượng đỉnh ASEAN và Đông Á ở Vientiane

Bác Sĩ Mã Xái: Nguyễn Xuân Phúc triều kiến Tập Cận Bình mở “Một Kỷ Nguyên quan hệ mới” hay là gia hạn “Thời Kỳ Bắc thuộc mới” sau Hội nghị Thành Đô?

Phan Văn Song: Lẫn Thẫn Quanh Co Chuyện Ba Tàu: Học Đòi Nước Lớn!

Mai Thanh Truyết: Trung Cộng: Chủ Nghĩa Dân Tộc Cực Đoan

Nguyễn văn Trần: Một hiện tượng mới đáng chú y: «Dân chủ nửa vời»      

Trọng Đạt: Các cường quốc quân sự tại Thái Bình Dương

GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn

Phan Văn Song: Nhận định nhơn đọc bài viết của Ông Hà Sĩ Phu

Nguyễn Thị Cỏ May: Nhơn đọc bài của Hà Sĩ Phu

Hà Sĩ Phu: Hán văn là một bộ phận cấu thành của tiếng Việt

Nguyễn thị Cỏ May: Có tuổi chớ không phải già

Mai Thanh Truyết: Tản mạn về quê tôi

Trần Mộng Tú: “Tuị nó” đã sang tới đây rồi!

Trần Văn Lương: Thơ Hắc Dạ Ca

Trọng Đạt: Nhà đạo diễn nổi tiếng Akira Kurosawa

Laurie Cohen: Liệu có còn khả năng tạo được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống?

                     

Biển Đông thêm căng thẳng: Ai nắm thế thượng phong trong cán cân “quyền lợi quốc gia”, “quyền lợi cốt lõi” trước ảnh hưởng bầu cử Hoa Kỳ  và tác động củng cố thế lực của Tập Cân Bình trước Đại hội Đảng CSTQ? – BS Mã Xái

Khung thời gian không còn bao lâu cho Tổng thống Obama duyệt xét lại di sản của cuộc đấu tranh cho “quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ ở Biển Đông” trước cuộc vận động bầu cử vị lãnh đạo cho siêu cường nước Mỹ. Đối tượng của chánh sách chuyển trục về Châu Á của Obama, Tập Cận Bình cũng chuẩn bị đánh bóng hình ảnh của mình và củng cố thế lực trước ngày đại hội đảng cộng sản Trung Quốc toàn quốc thứ 19 năm tới, trong đó việc nắm chặc “quyền lợi cốt lõi ở Biển Đông” là ưu tiên hàng đầu trong đại sách lược Đông Nam Á. Tình hình Biển Đông do đó trở nên thêm căng thẳng.  

Biển Đông đang rơi vào chu kỳ dậy sóng, không phải chỉ đơn thuần vì hậu quả của tranh chấp chủ quyền trên biển đảo, mà mối căng thẳng đó phát xuất từ cách nhận thức khác nhau về một trật tự quốc tế tương lai ở Châu Á giữa cường quốc đang lên là Trung Cộng và siêu cường Hoa Kỳ khi cả hai nhận ra nền thịnh vượng ở thế kỷ 21 này đã chuyển về Châu Á -Thái Bình Dương đúng hơn là ngay tại Đông Nam Á. Nơi đây Bắc Kinh và Hoa Thanh Đốn đều tuyên bố có “quyền lợi cốt lõi” so kè với “quyền lợi quốc gia”. Hoa Kỳ chủ trương duy trì luật pháp quốc tế làm nền tảng cho trật tự Châu Á để tạo sự ổn định, hoà bình và thịnh vượng cho khu vực, trong khi Trung Cộng với bản chất bành trướng, bá quyền chủ trương khống chế ĐNA cho “giấc mộng Trung Hoa” bất chấp luật pháp với âm mưu đẩy Hoa kỳ ra ngoài khu vực.  

Quyền tự do lưu thông ở Biển Đông đang đối diện với thử thách:

Hoa Kỳ khẳng định” lợi ich quốc gia“ thiết yếu là bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải và trên không chẳng riêng gì ở Biển Đông mà bất cứ nơi nào trên thế giới miễn là phù hợp với luật pháp quốc tế, với Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Sự thực thì từ năm 1979 Hoa Kỳ đã thực hiện Chương trình Tự do Lưu thông Hàng hải (US Freedom of Navigation Program). Biển Đông là con đường huyết mạch chiến lược qua đó hàng năm trên 5 ngàn tỷ USD thương vụ và năng lượng thế giới đi qua. Môt sự lưu thông thương mãi không bị ngăn trở như vậy rất cần thiết cho nền kinh tế Hoa Kỳ cũng như cho các nước trong khu vực và thế giới, cho đồng minh và đối tác của Mỹ (Nhựt, Đại Hàn, Úc, ASEAN…).

Vương Nghị luôn vẫn nói với Kerry là Bắc Kinh tôn trọng quyền tự do hàng hải tại Biển Đông, nhưng Bắc Kinh dứt khoát xem phán quyết Toà Trọng tài Thường trực La Haye ngày 12/07/2016 chỉ là tờ giấy lộn, và mục tiêu của Trung Cộng cũng không che mắt được ai là nhắm tới việc kiểm soát biển cả và không phận Biển Đông. Tập Cận Bình đã từng nói thẳng với Obama “đường lưỡi bò, và biển đảo trong đó là thuộc về Trung Quốc”. Bắc Kinh đã quân sự hoá quần đảo Hoàng Sa nhưng Tập man trá tuyên bố là không có ý định quân sự hoá Trường Sa, nhưng rồi cả thế giới đều thấy là TC lần lượt quân sự hoá hầu hết các đảo nhơn tạo. Còn bãi cạn Scarborough? Nếu TC lên kế hoạch quyết bồi đắp và thiết lập cơ sở quân sự thì  một “tam giác chiến lược”  hình thành nối liền tiền đồn Phú Lâm trên Hoàng Sa phía bắc với tiền đồn phía nam (Subi, Vành Khăn, Chữ Thập) và tiền đồn Scarborough nhìn thẳng vào Manila và các căn cứ quân sự mà Philippines đã cho phép Hoa Kỳ xử dụng; và nếu trường hợp như vậy xẩy ra, Bắc Kinh sẽ mở vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bao trùm hầu hết Biển Đông.

Kiểm soát được Biển Đông chủ yếu của Bắc Kinh là nhằm hạn chế hoặc ngăn cản Hải quân Hoa Kỳ tiếp cận hay chuyển vận trong khu vực biển của chuỗi đảo Thứ nhứt. Các chiến lược gia quốc phòng Hoa kỳ nắm được ý đồ của TC, nhưng Obama quá rụt rè trong phãn ứng mang tính ngoại giao trước các động thái hung hãn của đối tượng; những “chiến dịch tự do hàng hải (FONOPS) được tiến hành, nhưng quá ít oi, lại rụt rè.  Phe “Lầu Năm Góc”chủ trương chẳng những răn đe mà cần hành động quyết liệt hơn khi TC tỏ ý đồ hung hãn như thiết lập ADIZ hay lên kế hoạch xây trường thành cát ở Scarborough, tất nhiên như vậy có nguy cơ đối đầu với TC. Nhưng muốn giữ vững giá trị ràng buộc của phán quyết PCA, muôn bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải trên Biển Đông, Obama nên có hành động mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. Có khá nhiều đồn đoán TC sẽ lợi dụng những ngày tháng cuối nhiệm kỳ của Obama rồi sẽ ra tay, hoặc Bắc Kinh muốn trắc nghiệm quan điểm của vị tân Tổng thống Hoa kỳ trong giai đoạn chuyển quyền. Có thể Tập sẽ liều lĩnh tiến hành xây đắp bãi cạn Scarborough như một thái độ chống đối phán quyết của PCA, sau vố đau vì thua kiện của một nước nhỏ là Phi Luật Tân, mà Bắc Kinh biết chắc là có bàn tay Hoa Kỳ phía sau. Với động thái có nguy cơ xung đột, Tập có thể hướng sự bất mãn của dân chúng ra bên ngoài. Tập Cận Bình có thể dám thử thách như vậy vì biết Hoa Kỳ sẽ cẩn thận cân nhắc quyền lợi to lớn với Bắc Kinh thay vì bảo vệ mấy cái bãi chìm đá nổi ở Biển Đông. Các bình luận gia quân sự thì trong hiện tình TC không dám động binh vì còn e dè sức mạnh của Hoa Kỳ, cho nên khuyên Obama nên quyết liệt triển khai sức mạnh răn đe, không nên rụt rè để cho TC được mợn làm tới, tạo tình thế “mọi sự đã rồi” vì thái độ nhân nhượng của chánh phủ Obama. 

Hoa Kỳ chủ trương lợi ích của mình ở Biển Đông cũng nằm trong lợi ich an ninh cho đồng minh và đối tác trong khu vực thể hiện qua sách lược Tái cân bằng về Châu Á-Thái Bình Dương bao gồm chiến lược ngoại giao, quân sự, kinh tế nhằm tăng cường quan hệ với đối tác trong khu vực, thể hiện sự cam kết quan hệ đối tác chiến lược Hoa Kỳ- ASEAN (21-11-2015). Nhưng Trung Cộng đã dùng sức mạnh kinh tế và quân sự lôi kéo một số thành viên ASEAN nghiêng vào lộ trình Trung Nam Hải, sự kiện càng rõ ràng hơn sau phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực La Haye 12/07/2016 về Biển Đông do Manila khởi kiện Bắc Kinh từ ngày 22 tháng 1 năm 2013.

Gần đây nhứt là việc tổng thống Philippines Duterte tuyên bố mở cánh cửa ngoại giao độc lập, sẽ  liên minh mới với TC và Nga, lại có ngôn từ thô bạo với Tổng thống và với đại sứ Hoa Kỳ ở Manila. Philippines là đồng minh lâu đời và có Hiệp ước an ninh Hỗ tương với Hoa Kỳ từ năm 1951, thêm vào đó môt Hiệp định Tăng cường Hợp tác Quốc phòng (Enhanced Defense Corporation Agreement) đang được thực hiện. Phát biểu từ Hà Nội ngày 28/09/2016 nhơn chuyến công du Việt Nam, Duterte nhấn mạnh “Tôi lưu ý người Mỹ rằng cuộc tập trận chung với người Mỹ sắp tới sẽ là cuộc tập trận cuối cùng” nhưng ông nói vẫn tôn trọng hiệp ước với Hoa Kỳ. Trong buổi hội kiến với chủ tịch nhà nước Trần Đại Quang 28/09, Duterte gọi phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực  là “con ách chủ bài” (ace card); theo ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay, Tổng thống Duterte thường nhấn mạnh cần phải coi phán quyết PC làm nền tảng cho các đối thoại song phương với TC. Duterte  cũng cho biết sẽ lên đường thăm TC từ 19-21/10 với 20 doanh nghiệp, tạo lại hoà khí với Bắc Kinh, hàn gắn rạn nứt kể từ vụ kiện đường lưỡi bò lên PCA.  

Để trấn an đồng minh khu vực lo lắng trước các động thái hung hãn của TC, trên chuyến viếng thăm hàng không mẫu hạm USS Carl Wilson (tại cảng San Diego) ngày 29/09/2016 Bộ trưởng Quốc phòng Carter tuyên bố quan hệ quân sự Mỹ-Phi vững như bàn thạch.

Trước đó ngày 23/09 bên lề Đại Hội Đồng LHQ, ngoại trưởng Kerry có phiên họp Mỹ-ASEAN với những người đồng cấp tại New York khẳng định “những tranh chấp chủ quyền lãnh thỗ cần được giải quyết một cách hoà bình và phù hợp với các nguyên tắc và phán quyết pháp lý rõ ràng, chứ không bằng cách cưỡng ép”. Nhưng ông Kerry nên nhớ Hoa Kỳ đã không cản nổi TC bịt miệng ASEAN nhiều lần trong các phiên họp ASEAN-TC, không được nói đến phán quyết PCA trong thông cáo chung. Ảnh hưởng của cường quốc kinh tế số hai đã làm Cambốt, Lào chọn thế đứng ngoại giao, cũng như Thái Lan một đồng minh của Hoa Kỳ cũng cuốn theo chiều gió về phương Bắc.

Ông Kerry và Tổng thống Obama vẫn kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ với phán quyết PCA và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Nhưng theo báo cáo của Tổ chức Sáng kiến Minh Bạch Hàng hải châu Á (AMTI) chỉ có được 7 nước kêu gọi tôn trọng phán quyết PCA (Hoa Kỳ, Canada, Nhựt, Úc, New Zealand, Philippines, Việt Nam) bên cạnh 7 nước chống (Trung Cộng, Nga, Pakistan, Sudan, Montenegro, Vanuatu, Taiwan), trong khi có 147 nước giữ thái độ trung lập hoặc không có ý kiến và 33 nước tuy hoan nghinh nhưng không kêu gọi tuân thủ. Tại hội nghị với 10 bộ trưởng quốc phòng ASEAN-Mỹ ở Hawaii ngày 30-09 ông Ashton Carter trấn an các đồng nhiệm rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cùng với các nước Đông Nam Á” thúc đẩy mạng lưới an ninh Châu Á Thái Binh Dương “; ông tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước trong khu vực bảo đảm an ninh cho các tuyến đường hàng hải ĐNA; rằng Hoa Kỳ không công nhận yêu sách chủ quyền của TC tại Biển Đông và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần tra trên biển trên không trong khu vực phù hợp với luật biển và UNCLOS. Ông Carter cũng cho biết Hoa Kỳ cam kết là ”chánh sách Tái cân bằng tại Châu Á do Tổng thống Obama khới xướng vẫn tiếp tục dù cho nước Mỹ sẽ có một tổng thống mới vào tháng giêng năm 2017”.  

Thêm vào sự kiện đáng suy nghĩ: theo đài VOA tường thuật ngày 26-09-2016 trong buổi hội thảo tại Cơ quan Nghiên Cứu Á Đông (Washington), Đô đốc Tomohisa Takei khẳng định Tokyo chưa có kế hoạch tham gia tuần tra đơn phương hay tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông (FONOP) trái với phát biểu trước đây của Bà Bộ trưởng quốc phòng Nhựt Bổn Tomomi Inada tại Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) do tờ The Japan Times News đăng hôm 18-09-2016. Nhưng một vài nhận định cho rằng chẳng có lợi gì lại đổ thêm dầu vào lửa, tạo lý do cho TC sớm thiết lập ADIZ ở Biển Đông, trong khi gần đây tình hình căng thẳng trở nên đáng quan ngại chung quanh đảo Sensaku/Điếu Ngư, trong Biển Hoa Đông. Trung Cộng cùng Nga cực lực công kích Washington triển khai dàn hỏa tiễn THAAD trên đất của đồng minh Nam Hàn trước động thái khiêu khích của cộng sản Bắc Triều Tiên, đồng minh của TC. Trước nguồn tin Tokyo tham gia tuần tra với Mỹ, tờ Hoàn cầu Thời báo, phãn kích: “đúng là kiểu ngoại giao pháo hạm của thế kỷ thứ 21”, tờ báo kêu gọi “Trung Quốc triển khai quân sự lập tức trên đảo Nam Sa (tức Trường Sa) và nên thông báo ASEAN để mọi tổ chức quốc tế biết nguyên nhơn của tình trạng căng thẳng gia tăng”và còn cho biết thêm tàu chiến của Nhựt sẽ là mục tiêu của TC. Nhưng Tokyo lại lên tiếng cho truyền thông đã diễn dịch sai ý của phát biểu tại CSIS của bà Inada; ông Takei còn tuyên bố Tokyo sẵn sàng mở cửa tiếp đón hải quân TC. Nhật và Hoa Kỳ là hai đồng minh thân thiết, có hiệp ước an ninh hỗ tương.

Tương quan lưc lượng quân sự Trung Nhựt ngang ngửa, chưa biết mèo nào cắn mỉu nào khi đụng trận. Nhựt là cánh tay mặt của Hoa Kỳ trong hình thành mạng lưới an ninh và vòng đai kinh tế (TPP) trong chiến lược Tái cân bằng về Châu Á, trong đó Biển Đông cũng là đường giao lưu huyết mạch cho nền kinh tế và an ninh cho Nhựt Bổn và cả Nam Hàn. 

Úc cũng có lợi ích sanh tử ở Biển Đông, nơi đó hơn 60% thương mại Úc phải đi qua. Vốn là một đồng minh chí cốt của Hoa Kỳ, nhưng Canberra lại không tham gia tuần tra chung với Hoa Kỳ ở Biển Đông; thương vụ hấp dẫn với Bắc Kinh đã làm lệch đi cán cân tình nghĩa! Theo Blomberg, Úc là một quốc gia phát triển nhưng lại lệ thuộc kinh tế quá đậm với Trung Cộng; một tờ báo phanh phui một số chánh khách Úc trong cả hai đảng có nhận sự đóng góp tài chánh của Trung Cộng qua trung gian của tư nhơn hoặc công ty có liên hệ với nhà nước TC. Một động thái không đẹp chút nào khi Úc lại cho một tập đoàn TC thuê cảng chiến lược Darwin từ năm 2015 mà Hoa Kỳ lo ngại TC sẽ theo dõi các hoạt động tình báo và sự vận chuyển của 2500 thuỷ quân lục chiến Mỹ luân phiên khai triển tại Darwin.

Tổng thống độc tài Putin cũng đang lấn lướt Hoa Thạnh Đốn trên mặt trận ngoại giao; tại thượng đỉnh hàng Châu G-20 ông tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tập Cận Bình về lập trường không tuân thủ phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye ngày 12/07/2016, và ông nói với báo chí khi được hỏi việc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông, ông chủ trương nước thứ ba nằm ngoài khu vực (ám chỉ Hoa Kỳ) không nên can dự vào.

Thay lời kết:

Tám năm miệt mài với chánh sách Xoay trục ( Pivot) về Châu Á của tổng thống Obama nhằm mang lại an ninh, hoà bình, thịnh vượng trong môt trật tự Á Châu dựa trên luật pháp đã không thành công trọn vẹn. Hoa Kỳ đã không cản nổi sức vươn lên “không hoà bình “của TC, một cường quốc muốn đứng ngoài trật tự khu vực và thế giới khi coi thường và phủ nhận phán quyết của Toà Trong Tài Thường Trưc La Haye ngày 12-07-2016 bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của T tại Biển Đông.

“Xoay trục” thất bại hiển lộ nhứt nhìn thấy ở Biển Đông; Obama không ngăn chận được TC tăng tốc xây trường thành cát, quân sự hoá các đảo nhơn tạo, “tam giác chiến lược” có thể thành hình, đe doạ thiết lập vùng nhận dạng phòng không. Tương lai là Bắc Kinh sẽ khống chế Biển Đông. Các hoạt động FONOP của Hoa Kỳ lẻ tẻ, không đủ sức răn đe. Hoa Kỳ chưa tạo được tin tưởng nơi đồng minh cũng như đối tác thân hữu để tháp tùng tham dự chiến dịch tuần tra FONOP, một số thành viên ASEAN cũng quan ngại không biết chiếc dù an ninh của Hoa Thạnh Đốn xếp lại lúc nào, dù mới đây Ashton Carter trấn an sẽ giúp các đối tác trang bị thêm võ khí tự phòng ven biển.

Tương lai TPP còn treo ở quốc hội. TPP là cột trụ chống đỡ cho bánh xe Xoay trục, là một thỏa thuận chiến lược; TPP mà đổ thì “trục” khó xoay; nhưng Bộ trưởng Carter cam kết tại Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN họp tại Hawaii hôm 30/09/2016 rằng chánh sách “tái cân bằng” tại Châu Á do TT Obama tổ chức vẫn tiếp tục cho dù nước Mỹ sẽ có một Tổng thống mới vào tháng Giêng 2017. Lầu Năm Gốc và các chuyên gia quân sự nhìn thấy Trung Cộng là mối đe doạ thật sự với đà chi phí quốc phòng tăng tốc, chương trình hiện đại hoá vũ khí mang tính răn đe đã gần đuổi kịp Hoa Kỳ và có thể vượt trội vào một hai thập niên tới nếu vị Tổng thống mới không cho xúc tiến hiện đại hoá lại kho vũ khí của mình. Một nghiên cứu đáng tin cậy của RAND Corporation cho thấy nguy cơ xung đột quân sự giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới rất có thể xẩy ra, và kịch bản của thảm kịch đó sẽ gây thiệt hại cho cả đôi bên và toàn thế giới. RAND Corporation đề nghị nếu chiến tranh Mỹ Trung không tránh được, tốt nhứt là Hoa Kỳ nên tấn công trước lúc này hơn là đợi đến lúc Trung Cộng có thể mạnh hơn trong thập niên tới. Nhơn loại rất quan tâm và không ai muốn lich sử đau thương của đại chiến thế giới tái diễn.

Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng CSVN trong chuyến triều kiến Bắc Kinh vừa qua đã chấp nhận tái lập con đường “Bắc thuộc mới”. Chừng nào thì toàn dân Viêt Nam mới đứng lên nắm lấy lại quyền làm chủ của mình, để cứu lấy Biển Đông? Chừng nào” mô hình biểu tình Cá Chết” lớn lên đủ mạnh xô ngã chế độ cộng sản Hà Nội đang trên đà sụp đổ? Chừng nào CSVN còn thống trị quê hương thì tương Biển Đông còn mờ mịt.

Nước Mỹ đang chờ vị tân Tổng thống sau tháng Giêng 2017 có môt chánh sách ngoại giao hữu hiệu cải thiện  các di sản quá ư nặng nề của chánh quyền Obama trao lại, không phải chỉ riêng ở Châu Á –Thái Bình Dương, mà những thách thức đang chờ ở Âu Châu với một Putin độc tài, đạo tặc và một Trung Đông bốc cháy ở Iraq, Afghanistan từ thời Bush, Clinton để lại nay dưới trào Obama cuộc chiến đã lan rộng đến các quốc gia vùng Vịnh, Yemen, nội chiến Syria và sự trỗi dậy của Quốc Gia Hồi Giáo (ISIS), có dấu hiệu xâm nhập vào ngay nước Mỹ.

Tài liệu tham khảo:

-“Seapower and Projection Forces in the South China Sea” by Bonnie S Glaser/ CSIS. Testimony before House Armes Services September 21, 2016.

– The Guardian: Chánh sách Xoay trục sang Châu Á của Obama thất bại; rfi 26-09-2016.

– A Conversation with Martin Dempsey. FOREIGN AFFAIRS p.2-9/Sept/October 2016.

-VOA 29-09-2016 Hải quân Nhật loan báo không tuần tra ở Biển Đông

-AMTI/CSIS What Countries Are Taking Sides after the South China Sea Ruling?

-“In Washington, Yasay Defends the Duterte Doctrine” By Amy Searight and Phuong Nguyen /Southeast Asia from Scott Circle Volume VII Issue 20 September 30/2016.

-War with China: Thinking Through the Unthinkable by RAND Corporation 2016.

 

 

Nguyễn Xuân Phúc triều kiến Tập Cận Bình mở “Một Kỷ Nguyên quan hệ mới” hay là gia hạn “Thời Kỳ Bắc thuộc mới” sau Hội nghị Thành Đô?- Bác Sĩ Mã Xái

Thời sự nóng bỏng trong quốc nội gần đây về các tranh chấp quyền lực ẩn danh trong kich bản “đả muổi dẹp ruồi Trịnh Xuân Thanh”, các màn thanh toán tướng tá, lãnh đạo cấp cao trong“vụ Yên Bái”, và ở Quân Khu 02 đã phủ bóng chuyến triều kiến Bắc Kinh của phái đoàn Thủ tướng VC Nguyễn Xuân Phúc. Đây là chuyến công du đầu tiên kẻ từ ngày ông nhậm chức tháng Tư năm 2016 thay thế ông Dũng được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho về hưu để làm “người tử tế.”!  Ông Phúc có phúc hơn ông Obama được Bắc Kinh trải thảm đỏ tiếp đón trọng thể dành cho nguyên thủ quốc gia, chẳng những chánh thức hội kiến với chủ tịch Tập Cận Bình, thủ tướng Lý Khắc Cường mà còn được tiếp chuyện với tất cả các vị Uỷ viện thường vụ Bộ chánh trị. Phúc hướng dẫn một phái đoàn đông đảo chưa từng thấy với 32 nhơn viên trong nội các và cả một số đại biểu quốc hội. Tập Cận Bình dù biết chắc Hà Nội chưa dám bước ra khỏi quỷ đạo Thành Đô 1990, nhưng cũng cần  soát lại vòng kim cô “16 chữ vàng 4 tốt” đối với  tân nội các  do Nguyễn Xuân Phúc lãnh đạo, trong bối cảnh lòng tin quan hệ hai nước đã rạn nứt từ sau sự kiện giàn khoan HD-981, chắc Tâp cũng thấy chánh sách ngoại giao đa phương của Hà Nội, có dấu hiệu đảng CSVN xích lại gần Washington, tăng cường quan hệ quốc phòng với ToKyo, với New Dehli và cả với Moscou; và Hà Nội cũng không dấu diếm đầu tư mạnh mẽ vào việc tăng cường  tiềm lực quốc phòng, trong việc mua vũ khí, trước khi Hoa Kỳ dở bỏ lịnh cấm vận võ khí sát thương. Sáu ngày thăm viếng của ông Phúc diễn ra không lâu sau thượng đỉnh Hàng Châu G-20 và thượng đỉnh ASEAN và Đông Á và cũng là thời gian Trung Cộng và Nga tập trận quân sự qui mô ngay trong Biển Đông, sau khi Putin tuyên bố với báo chí rằng Nga hoàn toàn ủng hộ lập trường của Trung Cộng là không công nhận phán quyết Toà Trọng tài La Haye ngày 12/07/2016. Trung Cộng cũng thừa biết tinh thần chống Trung Quốc của người dân Việt Nam đang tăng trưởng với thời gian, nhưng  vẫn ngầm lịnh cho thừa sai CSVN ra tay  trấn áp đồng bào ruột thịt của minh, khi người dân biểu lộ lòng yêu nước của mình trước hành động  xâm chiếm Biển Đông. Trước cuộc thăm viếng của Phúc, một tuần trước đó, tướng Ngô Xuân Lịch Bộ trưởng quôc phòng Việt Nam cũng đã diện kiến người đồng nhiệm tướng Thường Văn Toàn để trình báo tinh hình an ninh trong nước.

Hội đàm Phúc-Tập-Cường.

Dẫn lại nguồn tin của Reuters, hôm 12/09, ông Lý Khắc Cường cho rằng “Trung quốc và Việt Nam cần nổ lực hơn nữa, tuân thủ nghiêm túc các thoả thuận và nhận thức chung cấp cao hai nước, duy trì ổn định hàng hải, giải quyết và kiểm soát tranh chấp, thúc đẩy hợp tác hàng hải, cùng hợp tác duy trì ổn định và hoà bình trong khu vực, tạo điều kiện để phát triển song phương”. Một ngày sau khi gặp người đồng nhiệm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường nhân dân, Tập cho rằng những lợi ích chung sẽ giúp Trung Quốc và Việt Nam vượt qua khác biệt, đồng thời kêu gọi hai nước giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua cơ chế đối thoại.

Thật ra Bắc Kinh đâu cần chiêu dụ CS Hà Nội như tờ South China Morning Post nhân định nhằm giảm nhiệt căng thẳng trong tranh chấp Biển Đông; tập đoàn CSVN đã tự nguyện làm thân thái thú cho Bắc Phương từ sau hội nghị Thành Đô hầu bám giữ  quyền bính,  giữ đảng, và giữ chế độ.

Cũng theo thông tấn Tân hoa Xã, trong phần đáp từ, ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố “Việt Nam sẵn sàng tăng cường  hơp tác với Trung Quốc trong các vấn đề chánh trị, kinh tế văn hoá cũng như phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề quốc tế”. Thật ra ông Phúc nên nói CHXHCNVN sẵn sàng tăng cường sự lệ thuộc  thì đúng với bản chất thừa sai hơn; chỉ nói riêng trong lãnh vực kinh tế ,trong năm 2015 “hợp tác” thương vụ song phương Trung-Việt 66.3 tỷ USD trong khi xuất khẩu chỉ đạt được 17 tỷ, nâng mức thâm thủng mậu dịch 32,3 tỷ USD; mức thua lổ còn cao hơn nhiều nếu tính thêm số lượng khổng lồ hàng lậu, tràn ngập liên tục vào Việt Nam, đủ loại, phẩm chất yếu kém, còn dự định kim ngach thương mại tăng lên 100 tỷ USD.Trong chín văn kiện “hơp tác” ký với Lý Khắc Cường Thủ tướng Phúc lại xin sớm tháo khoán  tín dụng 250 triệu USD TC bổ sung cho dự án đường cao tốc Cát Linh Hà Đông , với thiết bị và chuyên viên TQ, một dự án quá nhiều tai tiếng; ông Phúc khẳng định thúc đẩy các dự án hợp tác  kết nối khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” phù hơp với sáng kiến “ Một Vành đai, Một Con đường” của Tập Cận Bình cùng với sách lược tài chánh Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ tầng Châu Á (AIIB); Phúc thoả thuận tái ký hợp đồng hơp tác kinh tế năm năm 2017-2021 v.v…Tình trạng lệ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh loan toả trên mọi lãnh vực; nguy hiểm cho vấn đề an ninh của đất nước là các  dự án đầu tư vào các cơ sở có vị trí địa chiến lược. Ban tuyên bố chung Việt Trung cho thấy áp lực chánh trị và kinh tế chỉ nhằm phục vụ lợi ích cho Bắc Kinh.

Trong vấn đề Biển Đông, như nhận định của nhà bình luận Carl Thayer, Thủ tướng Phúc thuận theo quan điểm với phía TC là tách riêng vấn đề tranh chấp Biển Đông ra khỏi “đại cục”, “nhẳm tiếp tục sâu rộng hơn mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước” như tuyên bố của chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Trương Đức Giang (Global Times, 13/09). Nguyễn Xuân Phúc đã hiện diện trong thưởng đỉnh ASEAN và Đông Á tại Vientiane và đã thuận với tuyên bố chung tám điểm của thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc ngày 07/09/2016 về Biển Đông, trong đó không nhắc tới phán quyết của Toà Trọng tài Thường Trực LHQ ngày 12/07/2016, nhưng TC tuyên bố thực hiện DOC và sớm xây dựng COC (lại hứa). Nguyễn Xuân Phúc và tâp đoàn lãnh đạo CSVN đã bán đảo, bán đất, bán nước, bán biển cho đồng chí cùng ý thức hệ Phương Bắc thì còn gì để thương thảo; thỉnh thoảng vì áp lực của nhơn dân trước thái độ hèn nhác với giặc đại Hán ,  Hà Nội lại tỏ ra có lập trường cứng rắn trước các hành vi xâm lược của TC, những mỹ từ sáo ngữ đó không còn  lừa dối được ai, quần chúng không còn chút tin tưởng vào bản chất dối gạt của đảng CSVN đã hơn bảy thập niên.

Tuy vậy, phái đoàn triều kiến mang dáng dấp “cầu phong” của Nguyễn Xuân Phúc được Tân Hoa Xã khen đăng trên bài bình luận ngày 13/09 “một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ song phương phát triển mạnh mẽ đang ở trong tầm nhìn”, rằng chuyến thăm cấp cao như vậy của các lãnh đạo hai nước “chứng tỏ Bắc Kinh và Hà Nội cùng chia sẽ ý chí mạnh mẽ về việc tăng cường lòng tin giữa đôi bên”. Tiếp theo,  ngày 14/09 tờ The Straits Times  có  dẫn lại bài nhận định của tờ China Daily: ”Láng giềng tốt, đối tác tốt”, bài viết khen quan hệ song phương giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong nhiều năm qua dựa trên phương châm “bốn tốt” là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt”, nhưng China Daily  quên nhắc thêm “16 chữ vàng”  làm hướng chỉ đạo cho Phúc trong quan hệ hai nước trong tinh thần lệ thuộc Bắc Kinh  của “thời kỳ Bắc thuộc mới” như lời cố Bộ Trưởng ngoại giao VC Nguyễn Cơ Thạch dán nhãn cho nền ngoại giao Thành Đô của Hà Nôi; một trùng hợp khá hiếm hoi là trong phái đoàn thăm viếng Trung Quốc năm nay có phó thủ tướng kiêm Bộ Trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh là con của cố  Nguyễn Cơ Thạch. “Bạn bè tốt”  “láng giềng tốt” ở đâu, “tăng cường lòng tin“ ở chỗ nào  khi  miệng kêu gọi thương nghị  hoà bình, tôn trọng luật pháp mà CSTQ lần lược chiếm Hoàng Sa 1974 rồi Gạc Ma (1988), tiếp theo , Bắc Kinh tăng tốc xây trường thành cát trên quần đảo Trường Sa,  quân sự hoá các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đe doạ thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông… Một nhà  cựu viên chức ngoai giao  CSVN là Dương Danh Dy nói với đài VOA Việt ngữ 13/09: ”Ý đồ của Trung Quốc là bá chiếm Biển Đông của Viêt Nam, và Việt Nam cũng quyết tâm giữ, cho nên không bao giờ có chuyện xây dựng lòng tin với nhau”.

Quan hệ Việt Trung nhìn qua chuyến công du Bắc Kinh của thủ tướng Phúc

Nội dung Tuyên bố chung Việt-Trung Phúc-Tập Cận Bình- Lý Khắc Cường phản ảnh tinh trạng ngoại giao lệ thuộc Trung quốc về mọi mặt, được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đoan chắc quyết gìn giữ tinh hữu nghị truyền thống “núi liền núi sông liền sông”, “chung nghe tiếng gà cùng gáy”, tăng cường hợp tác trong tinh thần quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trên các lãnh vực chánh trị. kinh tế, văn hoá, an ninh;  ông được các cơ quan thông tin của đảng và nhà nước  Trung Cộng khen đã mở thời kỳ quan hệ mới giữa hai nước, đi đúng phương châm “16 chữ vàng 4 tốt”, gợi lại chánh sách ngoại giao của “ thời kỳ Bắc thuộc mới” như trên đã dẫn. Một thứ trưởng ngoại giao VC Lê Hoài Trung nói với báo chí hôm 16/09 đánh giá về chuyến công du của Phúc: “Việc phát triển quan hệ ổn định, lành mạnh và bền vững với Trung Quốc luôn là lựa chọn chiến lược  và là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chánh sách đối ngoại của Viêt Nam (voatiengviet 18/09/2016). Đồng hành với chiến lược lệ thuộc kinh tế  TC của Phúc, tuần trước, Bà Nguyễn thị Ngân chủ tịch quốc hội bù nhìn của đảng CSVN cũng đã từ chối đưa vấn đề phê chuẩn hiệp định TPP vào chương trình nghị sự của phiên hơp tháng 10 năm nay, không rõ vì vụ lâp trường tranh cử phức tạp của Trump và Hillary, hay vì Bà Ngân đang chờ phê chuẩn Hiêp định  Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mà Tập Cận Bình đang ráo riết vận động, trong khi Obama còn gặp khó khăn để Quốc hôi phê chuẩn hiệp định TPP. “Giậu chưa ngả mà bìm bìm đã định leo!”

Quan hệ ngoại giao “theo Trung” của Nguyễn Xuân Phúc  là đi ngược lại lòng dân là muốn “thoát Trung”; tinh thần dân tộc Việt đã bừng dậy thách thức với chủ nghĩa bành trướng xâm lược của Bắc Phương, của một nước lớn láng giềng luôn  đe doạ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ nước ta; CSVN hơn bốn mươi năm qua chẵng những không tạo đươc quan hệ bình đẵng, bảo vệ quê hương mà còn chọn lấy con đường thừa sai cho Trung Quốc, chống lại dân tộc mình  khi người dân đứng lên biểu tình chống hành vi xâm lược của ngoại bang, như vụ đàn áp  biểu tình phản đối TC ngang nhiên đăt giàn khoan –HD 981 vào vùng đặt quyền kinh tế, vụ trấn áp nhơn dân tuần hành kỷ niệm ngày những chiến sĩ oan uổng chết trong trận hải chiến Gạc Ma, chết oan uổng vì lệnh nhà nước bó tay các chiến binh không được chống trả , để lực lượng TC tư do đánh chiếm; hai tháng trước chuyến công du của Phúc,  khi Toà Trong Tài Thường trực (PCA) phán quyết thắng lợi cho Phi Luật tân ( 12/07), quần chúng thất vọng vì nhà nước không dám có hành động gì cụ thể nhơn vụ phán quyết này, mà còn bị giải tán khi biểu tình với tấm biểu ngữ “Cám ơn Phi Luật Tân ,một chánh phủ dũng cảm“, bên ngoài sứ quán Phi, do CSVN e sợ làm phật lòng TC!. Đông bào Miền Trung biểu tình đòi”biển sạch, chánh quyền minh bạch” cũng bị công an, cảnh sát đàn áp; người dân thấy rõ đàng sau thảm trạng mội trường Formosa là âm mưu diệt chủng dân tộc Việt của Bắc Kinh đứng phía sau vụ việc “cá chết”. “ Cá chết” cũng đã đẩy mạnh phong trào chóng Tàu Diệt Việt Cộng khắp trong cộng đồng hải ngoại trên thế giới, “cá chết” cũng xuất hiện ngay cả trong Quốc Hội Hoa Kỳ. Ông Phúc vẫn hành động như con đà điểu chui đầu vào cát theo đuổi điên cuồng trấn áp nhơn dân, chống phong trào chống Tàu xâm lược, chống phong trào dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, phong trào chống tham nhũng, các tổ chức xã hội dân sự độc lập, dân chúng trong nước, ngoài nước, tổ chức quốc tế cực lực lên án nhà cầm quyền CSVN cưỡng chế và phá huỷ chùa Liên Trì môt cơ sở của Phật Giáo có giá trị văn hoá lâu đời trên 70 năm.

Thay lời kết:

Với nhà cầm quyền cộng sản hiện tại “Trung Cộng luôn là lựa chọn hàng đầu trong chánh sách đối ngoại Việt Nam”. Nhưng, nhơn dân Việt Nam cũng luôn lựa chọn và kiên trì con đường tranh đấu cho nền đôc lập dân tộc, tự do dân chủ pháp trị và sự toàn vẹn lãnh thổ. Quần chúng Việt Nam tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần thoát Trung và chống chế độ độc tài toàn trị CSVN. Tình trạng tranh chấp nội bộ công sản và “các nhóm lợi ich” hiên nay khá quyết liệt nhưng khả năng làm bể đảng còn quá thấp, phe thân Tàu vẫn còn ưu thế kể từ sau Đại Hội XII của đảng CSVN. Chủ trương của nhóm “cân bằng ngoại giao” mà một số nhà bình luận tây phương hay nhắc đến (mà ho thường nói đến danh từ balancing tactic,balancing act) nhằm giữ thế thẳng bằng ảnh hưởng của các cường quốc,đúng hơn là giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng; với chiến thuật cân bằng ngoai giao này, này Bắc Kinh đã phản đối và hăm doạ Tokyo quyết  liệt với việc Bà Tổng Trưởng quốc phòng Nhựt Tomomi Inada quyết định tham gia tuần tra Biển Đông với Mỹ trong buổi nói chuyện tại CSIS 15/09); việc thủ tướng Ấn Độ Modi đến Hà Nội  ngày 03/ 09 hứa cấp tín dụng 500 triệu USD để  VC có thể mua tên lửa Brahmos, hay cả việc VC điều dàn phóng hoả tiển EXTRA ra Trường Sa đều hàm ý răn đe Bắc Kinh); Ấn độ và Nhật là đối tác thân hữu và đồng minh của Hoa Kỳ, có vai trò quan trọng trong chiến lược xoay trục về châu Á Thái Bình Dương chủ yếu là Đông Nam Á. Giả sử  trong tình hình tranh chấp và thanh toán lẫn nhau, và phe Cộng sản   thân Mỹ nắm được quyền lực thì họ vẫn là công sản, ông Obama/Hoa  Kỳ  hiện nay  chỉ muốn có một chánh quyền Việt Nam ổn định  và hổ trợ chiến lược Á Châu của họ, Hoa Kỳ không màng tới vấn đề ý thức hệ (Thượng đỉnh Obama-Trọng 2015). Trách nhiệm của nhơn dân Việt Nam là phải tự đứng lên tranh đấu giành lại quyền làm chủ đất nước đã bị tập đoàn cộng sản Việt Nam tước đoạt. Phong trào biểu tình chống Tàu Cộng, phong trào dân chủ có dấu hiệu lớn mạnh thành một lực lượng có khả năng đương dầu với các cột trụ chống đở chế độ vào thời điểm nào đó trở nên suy yếu (có thể do tự diễn, tự biến vì quá bất mãn với chế độ hay do tác động của phong trào đấu tranh bất bạo động) như các cuộc cách mạng đã xảy ra ở Liên Bang Xô-viết, Đông Âu. Vận động sự hổ trợ của thế giới tự do là cần thiết, nhưng quyết tâm và ý chí của nhơn dân trong nước là chánh, hải ngoại có trách nhiệm yểm trợ. Nhà ái quốc GS Nguyễn Ngọc Huy cố đảng trưởng đảng Tân Đại Việt cũng đã vạch ra con đườngng đấu tranh như vậy mà thế hệ nối tiếp của Giáo sư thường gọi là phương trình Nguyễn Ngoc Huy.

Chính Nghĩa phải thành công.

Tài liệu tham khảo

-Toàn văn Tuyên bố chung Viêt Nam Trung Quốc do Bộ Ngoại Giao công bố nhơn  chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ 10 đến 15/09/2016.

-ASIA TIMES NEWS “Vietnamese PM’s China visit significant” by Xuan Loc Doan 09/16/2016.

-Southeast Asia from Scott Circle/Vol VII/Issue 19”/ September 15,2016/ CSIS

– THE DIPLOMAT “Vietnam and China: a Delicate Balancing Act”by Nicholas Chapman; September/16/2016.

-Reuters 13/09/2016 China says interests outweigh differences with Vietnam

–The DIPLOMAT “Vietnam’s Growing Protest Culture” by Arthur Beaufort 08/12/2016.

-South China Morning Post: “The questions facing Vietnam’s PM on his first China visit: how close to get to Beijing” September 11, 2016.

-Kháng thư của các tổ chức xã hội dân sư độc lập và các tổ chức chánh trị Đại Việt Quốc Dân Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng, đảng Tân Đại Việt về việc nhà cầm quyền cưỡng chế và phá huỷ Chùa Liên Trì.

 

 

Lẫn Thẫn Quanh Co Chuyện Ba Tàu: Học Đòi Nước Lớn! – Phan Văn Song

Đã tự hứa với lòng là hổng thèm để ý đến những cái vụn vặt « lăn ba vi bộ hay lăn xăn ngoại giao đi đêm lừa gạt dư luận » của Tàu Cộng hay Việt Cộng nữa ! Đã tự hứa không chú tâm vào hành động của một cá nhơn, nói đến tên tuổi của một nhơn vật chánh trị Tàu Cộng, Việt Cộng nào nữa, không chỉ trích chê bai xoi ngó nêu đích danh đích tánh-ad-nominem của một lãnh đạo Việt hay Tàu Cộng nào nữa. Thế mà vẫn sốt ruột, khi thấy Tàu hùng hổ lấn áp người dân Việt Nam, xâm phạm Nước Việt Nam và những tên đầu sỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam ươn hèn nhục nhã cúi mặt làm ngơ, ngậm miệng ăn tiền!

Dỉ nhiên, lỡ ra ở xứ người, dỉ nhiên lỡ ông bà cha mẹ cho đi học biết ít vốn liếng chữ nghĩa nên biết đọc báo người, nghe truyền thanh, xem truyền hình người, nên dù ráng nhịn cho lắm, «chúng tôi cùng bạn bè phe ta» cũng phải «phì cười», «mắc cở dùm» khi ông cựu Tổng Nguyễn Minh Triết ngớ ngẫn, phát ngôn tự chia công tác «gát cu» với Cuba, với câu xanh dờn «Cu Ba ngủ, Việt Nam thức… và ngược lại» hoặc khi tên cố Tổng Lê Duẫn cương ẩu, ngu si, gồng mình nổ «Việt Nam đỉnh cao trí tuệ loài người» với những huyền thoại ba xạo phát từ bộ máy tuyên truyền Cộng Sản Việt Nam, kiểu kho đạn thành Tuy Hạ, toàn loại «vua nổ» tung quả lựu đạn Lê Văn Tám, báo hại dân Sài gòn ngày nay, sống với một lô công trường, công viên mang tên hoang đường ba xạo Lê Văn Tám – và e rằng cũng chắc còn nhiều huyền thoại nổ kiểu ấy, chưa kiểm chứng được… – kể cả tên tuổi tên chóp bu, tay tổ Hồ Chí Minh (Ngày nay tiểu sử huyền thoại Hồ Chí Minh chưa giải mã xong, từ ngày sanh, sanh quán, gia quyến, đến con người, thật giả, hay một hay hai ba người, chưa ai nắm rõ cả, kể cả ngày chết cũng giả tuốt!) Và ngày nay, lũ đàn em tiếp tục, nên mới biết thêm được cái «tếu đỉnh cao trí tuệ» cuối cùng của tên đương kim Thủ Tướng Phúc Niển, đã vừa dốt ngoại ngữ, đã vừa i tờ rít – dốt ngoại ngữ + i tờ rít là một điệp ý, pléonasme? Hay đây một sự thật của toàn xã hôi Việt Nam ngày nay? – Nếu thật vậy, thì âu cũng là chuyện bình thường trong tình trường nhiểu nhương chánh trị đảng phái của đất nước ta hiện nay thôi – Nhưng, cái đau, cái nhục cho đất nước ta ngày nay là tay lãnh đạo nầy, vốn ngu si thất học, nên tự ty hay tự mãn ? Nên khi ra ngoài, trước quần chúng, nhứt là có người ngoại quốc khoái vừa nổ và lại vừa «hay nói chữ»! Nên không ai biểu, tày hay, hứng chí, bốc đồng phát ngôn một «Ma dzề in Việt Nam» hổng giống ai cả! Hay khi vừa qua, trong một cuộc Họp Mặt Thượng Đỉnh, lúc các lãnh đạo quốc tế tham dự được mời tréo tay nhau nối vòng tay lớn, Phúc Niển ta (tay i tờ rít, khù khờ, Thủ tướng rùa của một quốc gia dỏm!) vốn tưởng mình người là Nước lớn, nghe ba chớp ba nháng hiểu sai là «đưa tay vẩy chào thiên hạ», nên toe toét răng hô, đưa tay chào! Quê ơi là quê!

Quả đúng như câu nói «lãnh đạo là cái tấm gương của cái trình độ dân trí». Nói tóm lại, «người dân nào, lãnh đạo đó»! Lãnh đạo chúng ta hèn dốt, tham nhũng bởi vì dân trí người dân chúng ta cũng hèn dốt, thích tham nhũng, thèm tham nhũng, mê tham nhũng ! Hay đúng hơn, biết sống và thích ứng với chế độ tham nhũng đó thôi ? Nếu như vậy thì thôi, cũng không nên than thân trách phận, kêu đòi thế giới làm gì ? Lãnh đạo Syrie Bachar Al Assad độc tài ư ? Người dân Syrien đã dám nổi lên chống lại, đã dám chấp nhận chiến tranh tàn phá, chết chóc, nhà cửa bị tàn phá, khi kẹt lắm mới bỏ nước ra đi ! Việt Nam ta ? Cộng Sản đàn áp, bán nước, cuối đầu nhịn nhục … và vượt biên, giao xứ cho Cộng Sản hoành hành và giao xứ cho người Tàu đô hộ!

Every nation gets the government it deserves ! (MICHAEL KOCAB) – On a le gouvernement qu’on mérite ! Mọi dân tộc đều bị cai trị bởi bọn cầm quyền xứng đáng cho ngay chính họ!

Vì vậy, chúng tôi hẹn với lòng, hổng chê những cái ‘lỉnh xỉnh cà chớn của các lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam nữa ! Một phần vì « hết ý kiến » ! Vì quá « cở thợ mộc » rồi ! Từ nay, ngao ngán chỉ biết thở dài buồn cho đất nước dân tộc ! Và vĩnh viễn xin nhận đất người nơi tỵ nạn làm quê hương, lấy mộ phần mình làm mộ tổ tiên cho con cháu ! Từ đây đau lòng nhận cái thua cuộc và chấp nhận mãi mãi thua cuộc!

Thời Thế Tạo Anh Hùng Hay Chó Ngáp Phải Ruồi:

Vừa qua, ba anh Tây Âu-Mỹ, chủ nhơn nơi những xứ mà «phe mình» nhận làm quê hương lại cà rởn, ngạo mạn, hoặc ma mãnh hoặc ngu si, giao mạng sống và tương lai của cả một thể chế, một quan niệm sống, một văn hóa, một văn minh, với một quá khứ, với một lịch sử đấu tranh đầy Dân chủ, Tiến bộ, Đạo đức, do bao thế hệ tổ tiên cực khổ xây dựng suốt hằng bao thế kỷ, giao cho, «bán cái» cho cái thằng lưu manh nhứt thế giới ngày nay là thằng Tàu sử dụng! Thật đúng là «giao trứng cho ác»! Tưởng rằng « dụ khị được» hóa ra « mắc bẩy»! Ba Tàu tổ chức G20? Tổ chức tại một xứ Tàu đầy ô nhiểm, dơ dáy! Tại HangZhou, vì đối với thằng Tàu Sông Dương Tử thơ mộng, là thơ văn, thơ phú! HangZhou mà Việt ta dịch là Hàng Châu – với những âm điệu thổn thức nghê thường ngưởng mộ, đầy âm giai hơi hướng của một ngàn năm đô hộ Tàu, của hai ngàn năm nền văn hóa lai căng Hán -Việt ủy mị, nịnh bợ, với thơ với phú ảnh hưởng các tên Tàu phù say rượu kiểu Lý Bạch…chèo ghe, ngắm trăng trên sông Dương đầy rác rến, … (Hãy chú ý : các thơ Tàu ca tụng Sông Dương Tử, đều tả sông vào ban đêm với trăng mờ, không thấy bài thơ nào tả sông ban ngày dưới ánh mặt trời, vì ban ngày sẽ thấy nước sông toàn rác rến, dơ bẩn !). Với các hoạn quan nhà Nho Việt ta, đầu óc toàn đầy chữ nghĩa Hán Việt, đầy văn hóa Nho Tàu, thờ văn hóa Tàu, khi được Vua « pour boire-cho tiền bo-tiền tip » phái cho đi sứ Tàu, sướng như được vàng. Qua đấy « được» cúi đầu – dưới trướng – lạy các Vua quan Tàu, nở mặt nở mủi, biểu diễn « bút đàm » tỏ rằng mình cũng tài nghệ « văn chương » …Tàu, trên đường ngẫu hứng, ta đây, cường độ, viết vài bài thơ chữ Hán mong khi về đến nhà tên tuổi được ghi vào sử xanh ! Lại thêm thú supplément, trên đường về được thêm cái thú… du lịch (nhờ tiền Chùa, Vua cho) ghé thăm và ca tụng Hàng Châu như một cái gì ghê gớm lắm ! Chẳng qua là chỉ là một thành phố Tàu – thua cả Chợ Lớn của Sài gòn ta ngày xưa với Cầu Ba Cẳng, với đường La Cay – đầy xe bán hủ tiếu, cháo cá « hẩu xực» với khu Chợ Thiết, với Chợ Lớn Mới, cũng người, cũng ngựa cũng xe « như nước…» …!

HàngChâu hay HangZhou ngày nay, đẹp đẻ gì ? Khi phải đóng cửa các nhà máy để khỏi bị ô nhiểm ? HangZhou văn minh gì ? Khi phải « xây Cho không Biếu không hàng vạn cầu tiêu hố xí trong nhà, để dân chúng HangZhou « văn minh, văn hóa 5000 năm Tàu » không còn « được » đi tè, đi ị ngoài đường nữa ? – thế kỷ thứ 21 rồi nhé ! Toàn cầu hóa đó nhé ! (Xây bàn ị cho dân Tàu ! Nhưng bàn ị nào ? Bàn trôn hay bàn chồm hỏm ? Vì bàn trôn kiểu ta, nhưng dân Tàu có biết « ngồi » bàn trôn ị không ? Hay vẫn leo chểm chệ « ngồi chòm hỏm, ngồi nước lụt » trên trôn ị !) Hãy thử đi du lịch, và rủi gặp, và chứng kiến cảnh du lịch « bị nạn khách Tàu ». Tháng 6 qua, thằng tui cùng vợ ở Pháp đi vùng Provence Tây Nam nhơn mùa Hoa Lavandes rộ nở. Xui xẻo, gặp khách du lịch Tàu. Đúng là hoạn nạn, đúng là đại họa ! Từng cách đồng dài hàng cây số hoa Lavandes màu tím nở rộ, đẹp, thơm, bát ngát đến tận chơn trời. Thế nhưng chỉ với một xe ca chở khách vãng lai du lịch Tàu ghé thăm, chưa đầy nửa giờ, là một khoảng đồng hoang tàn, dẩm nát. Dĩ nhiên nhà nông chủ nhơn cánh đồng la làng vì thất thu. Nhà nông thất thu phải bồi thường thiệt hại… đã đành ! Thất thu, hảng xe khách, sở bảo hiểm bồi thường bằng tiền ! Ôi thôi cũng được ! Nhưng họ thất vọng, dân chúng sở tại thất vọng, dân Pháp thất vọng vì cái thất học phá hoại đó … và biến thành kỳ thị chủng tộc « da vàng » – xui cho ta là ta cũng da vàng – Hiện tượng thất học, hiện tượng thiếu văn hóa đó nay chỉ thấy ở dân du lịch Tàu. Những cảnh bứt hoa, bẻ lá, chà đạp vườn tược để « chụp hình » ! Chụp hình « tự sướng-selfie », chụp hình toàn thể, chụp hình cả nhóm, lưu niệm, kỷ niệm… một mãnh vườn tan nát, vùi dập đời hoa ! Cá nhơn thằng tôi « mặt chệt » vì Tây nó coi Ta cũng Chệt tuốt, đành phải né, nghĩa là hy sanh không dám dắt vợ con đi du lịch những nơi nào rủi thấy có người Tàu. Ấy là chưa kể cảnh viết bậy, vẽ bậy, tè bậy, rờ bậy và cả lấy bậy nữa… vân vân … và đặc biệt hơn hết là « xí xô xí xào », ăn nói to lớn -Tại sao tiềng Tàu ồn vậy ? Tại sao người Tàu nói to vậy ? Cá nhơn thằng tôi tự nhiên đâm ra « ghét người Tàu ». Từ ngày bị trục xuất qua Tây, tôi được đi du lịch hay làm việc ở Bắc Mỹ, Âu Châu, Phi Châu… nhưng vì Tàu, tôi không đi Đông Nam Á và Á Châu, Tôi cũng có ghé Ấn Độ một lần, ở New Delhi và cũng chừa luôn, hứa sẽ không đi nữa vì qua dơ bẫn và cảnh tượng người nghèo, người chết nằm ngoài đường, bò đi lung tung quá hãi hùng và ghê tởm. Một đất nước được hiểu là biểu tượng của sự hiền hòa, bất bạo động với huyền thoại của ông Gandhi, mà còn có cảnh người « khinh người vì không cùng giai cấp », hình ảnh người ăn xin, ngủ đường, dơ dáy bên cạnh các lâu đài quyền quý, hạng quý tộc « brahman », bên cạnh các ông sư ngồi tu, ngồi thiền không thèm ngó thằng nghèo, hay cùng xin ăn giành giựt với người nghèo – cho ông thầy chùa « có phước » hơn cho thằng ăn mày ? –  hay đi tu không màn đến người nghèo…

Thế mà ngày nay, những quốc gia đầy sự « đấu tranh sống còn » – đầy « giành giựt sống còn » ấy được gọi là những « quốc gia đang lên – đang phát triển » ! Lúc xưa, khi tôi còn là sanh viên, tên gọi là các quốc gia ấy là « kém phát triển ». Thật rõ ràng ! Các quốc gia ấy như Nga, như Tàu, như Ấn Độ đều là những quốc gia kém phát triển rõ ràng vì không có những căn bản tối thiểu như Dân Chủ, như Bình Đẳng giữa những giai cấp khác nhau trong xã hội, nam nữ, trẻ già, giàu nghèo, với những người lao động và luật lao động, quyền tư hữu hay những Nhơn quyền tối thiểu, quyền tự nhiên của công dân hoàn toàn không được bảo vệ…

Ấn Độ là một điển hình, nhơn danh có được một Bà Thủ tướng Indira Gandhi, thế là thiên hạ nhao nhao lên cho rằng Ấn độ có Dân chủ, trọng Nữ quyền… Nhưng không ai thử viếng thăm các xưởng hảng sử dụng sức lao động trẻ em. 10 tuổi, 11 tuổi làm việc mỗi ngày 10 tiếng trong những căn nhà thiếu không khí, nóng nực, ngồi bệt dưới đất, tối sắp hàng loạt ngủ trên những chiếc chiếu trên mặt đất, ngay tại nơi làm việc… Nhơn danh có một Gandhi đấu tranh chống Anh « bất bạo động » vào sau thế chiến, thế là nhao nhao cho rằng đất nước Ấn Độ là nơi hiền hòa, an lành… Nhơn danh có một phần đất là quê hương Phật Giáo …nên thiên hạ quên đi những đẳng cấp – castes trong xã hội, với nhiều giai cấp hạng người khác nhau ?

Và Tàu ? Nhơn danh cái gì mà ngày nay, các lãnh đạo Tây phương bán cái vận mạng thế giới cho Tàu ? Một đất nước thiếu văn hóa tối thiểu, khi dễ phái nữ, với những tục lệ tối tăm, với cách sanh hoạt dơ dáy, nhả cửa thiếu vệ sanh… đàn bà bó chơn, khạc nhổ, thành phố ô nhiểm !

BRICS:

Brazil, Russia, India, China, South Africa – Ba Tây, Nga, Ấn Độ, Tàu, Nam Phi được ba anh Âu Mỹ « láu cá » nâng bi, đổi tên, đổi cách gọi, nâng từ « quốc gia tụt hậu » lên hàng « các quốc gia đang tiến lên », ca tụng một cách bói mò, để lợi dụng « sử dụng nhơn công rẻ », tạo một loại « nô lệ mới » bị khai thác bởi những tên « cặp rằng mới ». Chính Nhà nước sở tại làm « cặp rằng » bán sức lao động của công nhơn mình cho tài phiệt da trắng quốc tế ! Và « đểu giả » hơn dùng những tay gọi là chuyên gia kinh tế quốc tế, tạo lời tiên tri, cho rằng toàn cầu hóa với công nhơn rẻ của các quốc gia « đang lên » làm việc ngày đêm để bán hàng cho những thị trường « tiên tiến thế giới đã lên rồi » sẽ là viễn ảnh xán lạn của một thế giới đầy hứa hẹn!

Ngày nay, Brazil vẫn đầy tham nhũng Lula tay anh hùng « từ đôi bàn tay trắng công nhơn biến thành lãnh đạo đại tài quốc gia », thật ra, vẫn là chỉ tay giang hồ, phe đảng, bao che bộ hạ tham nhũng…Vẫn latifundia, vẫn barrios, khu nhà ngói giàu sang càng ngày càng biệt lập với khu barrios, nơi các nhà mái thiếc nóng nực nhỏ bé chen chúc nhau sanh sống trên những sườn đồi quanh Rio de Janeiro – Giòng Sông Tháng Giêng. Mặc Samba, mặc ánh sáng mặt trời, mặc biển xanh và mặc thế vận hội, tất cả không làm dân Ba Tây bước vào tiên tiến phát triển được !

Nước Nga – Russia khỏi nói, Tổng Thống Vladimir Poutine cựu KGB vẩn công an trị, vẫn phe phái, bạn bè, trong nước độc tài, ngoài nước bành trướng, bá quyền, cướp bán đảo Crimée, lấy đất người làm đất mình, xâm phạm Ukraine, gây chiến tranh, khôi phục, bành trướng Đế quốc Đại Nga, thay thế Liên Sô vĩ đại !

Ấn Độ, đã nói qua ! Tàu khỏi phải nói ! Tàu đã đang và sẽ là cái họa tương lai của Đông Nam Á ! Với dân số trên 1 Tỷ dân của một Lục địa Tàu Cộng Sản độc tài, cộng với đạo quân Tàu phù thứ 5 gồm trên 500 triệu dân, nắm quyền lực kinh tế và thế lực chánh trị trên một địa dư trãi dài trên các quốc gia Đông Nam Á, từ Thái Lan, ba nước cựu Đông dương xuyên qua bán đảo Mã lai Á, Nam Dương đến Singapore đều có người công dân gốc Tàu. Chưa kể Đài Loan, chưa kể hai cộng đồng lớn ở Thái Bình dương đang « nằm vùng – mai phục » ở Californie Mỹ và Úc Châu…

Cuối cùng là Nam Phi, vẫn còn nhiều kỳ thị Đen Trắng chưa giải quyết xong.

Còn tình trạng Nhơn quyền ở 5 quốc gia nầy ? Thử tìm một thí dụ tôn trọng Nhơn quyền xem ? Các giải Nobel về Nhơn quyền chỉ trao giài thưởng cho các Nhà đấu tranh cho Nhơn Quyền chớ có trao cho quốc gia điển hình Nhơn Quyền đâu ?

G8 và G20:

Nhóm G8, ngày nay thường được gọi là G7, được bạn bè « phe ta » đặt dưới tên thông thường là « nhóm Nhà Giàu, Nhà Ngói ». Những đất nước phần đông có « con nhà giàu học giỏi, đẹp trai » và … du côn vì là công tử, vì có một quá khứ « thuộc địa, đế quốc » gồm thoạt đầu 7 quốc gia, được xem là có những căn bản về mặt sức mạnh kinh tế, có sức mạnh quân sự, có ảnh hưởng chánh trị, có trình độ bình đẳng và an sanh xã hội, có thể chế một dân chủ… được đánh giá là tập họp những điểm cao và hoàn hảo nhứt của thế giới là Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Ý, Nhựt, Canada. Sau đó thấy tội nghiệp, vì cùng « bạch chủng », vì « để ngoài sợ làm bậy », bèn rủ thêm anh Nga vào nên gọi là 8. Nhưng về sau, lại chứng nào tật đó, vì anh Nga (đặc biệt là anh Poutine) quá du côn nên lại đuổi ra, nên nay vẫn còn 7. Lịch sử thành lập nếu quý vị muốn biết thêm xin hẹn kỳ sau kể tiếp. Nhưng cũng nên biết rõ rằng qua thống kê.

Năm 2015, G8 gồm tuy chỉ gồm thâu 12,2% dân số thế giới, nhưng sản xuất được khoảng 50,2 % Tổng Sản Lượng Thế giới. (Xin Chú Ý Trừ Canada ra, đây là 6 cựu quốc gia có tầm vóc Nước Lớn, Đại Cường Quốc, đều có trách nhiệm vai trò, đìều hành chánh trị và kinh tế thế giới trước Thế Chiến 2 cả)

Dưới đây là bảng tóm lược: (Nguồn Wikipédia):

Dân Số (2015)

Tổng Sản Lượng (2015)

Triệu % Tỷ        USD%       Thứ Hạng

Thế Giới                  7 389                 100,0           78 000    100,0

G8                           900                     12,2              39 141        50,2

USA Huê Kỳ          322                      4,38             18 287       23           1

Russia Nga            146                       2                    2 099         2,7       10

Japan Nhựt           126                       1,7                 4 882         6,3         3

Germany Đức       81                          1,1                 3 909          5           4

France Pháp         66                         0,89              2 935          3,8        6

UK Anh(2014)     64                         0,87               3 003         3,9        5

Italy Ý Đại Lợi      60                         0,81               2 153          2,8        9

Canada                   35                         0,47               1 873          2,4       11

Năm 1999, G8 cảm thất bất lực nên rủ thêm – trao trách nhiệm thêm – cho các quốc gia đang lên. Nhóm G20, mà anhem phe ta chúng ta hãy tạm gọi là nhóm «Nhà Giàu mới » gồm các quốc gia sau đây: Nam Phi – Afrique du Sud, Canada, Mễ Tây Cơ -Mexique, Huê Kỳ – États-Unis, A Ren Ty Na – Argentina, Ba Tây – Brazil, Tàu – China, Nhựt – Japan, Nam Hàn – South Korea, Ấn Độ – India, Nam Dương – Indonesia, Ả Rập Sê Út -Arabie saoudite, Thổ Nhĩ Kỳ – Turquie, Liên Âu – Union européenne, Pháp – France, Đức – Allemagne, Ý – Italie, Anh -Royaume-Uni, Nga – Russie,  Úc – Australie.

Theo quy định các thành viên đều bình đẳng về tiếng nói quyết định? Thế nhưng… các quốc gia G8 vẫn mạnh miệng hơn, và vẫn chi phối các quốc gia khác về những quyết định chánh trị và kinh tế!

Kết quả, giao trọng trách cho những « tay nhà giàu mới », giao trọng trách khổng lồ điều hòa tình hình chánh trị kinh tế xã hội thật sự là cũng một điều phải làm thôi, phải đến thôi. Thời buổi thực dân, đế quốc qua rồi, đây cũng là lúc mở cửa cho đám đàn em!

Thật vậy không ? Tại sao không có Thụy sĩ, không có Singapore, không có các quốc gia Bắc Âu?

Do đó nhiều lần có những cuộc biểu tình chống đối : Năm 2010 ở Toronto -Canada, 20 vạn người đặt vấn đề Nhơn quyền – Đa số các quốc gia thành viên rất thiếu thốn về vấn đề Nhơn quyền : Tàu là một điển hình, Ấn Độ cũng vậy, với nạn bắt con trẻ là việc…, Ba Tây, Nga, A Rập Sê Út với đàn bà … ! Rồi 2011, rồi 2012. Thế giới các Xã Hội Dân Sự Thế Giới cũng thành lập nhửng nhóm Xã Hội Dân Sự đề nghị những thể thức Phát triển khác hơn với nhiều hướng phát triển bình đẳng vế mặt trọng nhơn phẩm, trọng môi sanh, môi trường, đặt trọng tâm vào con người, trọng tâm vào luật lao động, bảo vệ công nhơn, thành lập nghiệp đoàn để nói chuyện thương thuyết với chủ nhơn, mong muốn đi đến một « thượng đỉnh các nhơn dân trên thế giới – sommet des peuples».

Để kết luận:

Kết quả thượng đỉnh G20 tại HangZhou cho chúng ta thấy gì ? Giao trọng trách cho một anh du côn đang có chánh sách bá quyền bành trướng ở Đông Nam Á, nơi khu vực mình, và khu vực láng giềng mình Biển Đông và Thái Bình Dương. Tàu được G8 ve vãn giao trách nhiệm điều hành G20, ngon lành gì ? G20 chỉ là một loại hội đồng quản trị hạng hai. Tàu mê vào hàng G8 thay thế anh Nga, nhưng không được Mỹ Âu mời gọi. Vì là Á Châu ? Sai, anh Nhựt là Á Châu tại sao ở G8 ngay từ đầu?

Cũng đừng quên Tàu chưa quên mối thù 55 ngày thành phố Beijing Bắc Kinh bị các đế quốc phương Tây và …Nhựt xâm chiếm ! Pháp Mỹ Anh Đức và Nhựt đều có mặt ! Đừng quên mối thù Tàu với quân phiệt Nhựt chiếm Nam Kinh và chặt đầu hàng trăm dân Tàu ! Chỉ có dân Việt Nam ta là chóng quên những ngày bị Tàu chiếm thôi ! Quên hết, từ 1000 năm với Sĩ Nhiếp, Mã Viện, đến 10 năm khốn nạn bị đầy ải lên rừng đốn cây, xuống biển mò ngọc, quên cả văn hóa bị đốt xóa sạch bởi 10 năm nhà Minh xâm chiếm, trước khi được Lê Lợi và Nguyễn Trãi đánh đuổi được. Người Tàu chỉ đàng hoàng khi họ tỵ nạn và làm người tỵ nạn thời họ là người Minh Hương đến làm cư dân Việt Nam ta thôi ! Cá nhơn tôi không thù hằn gì người Tàu cả, mỗi chúng ta người Miền Nam, đều có một hai tổ tiên gốc người Minh Hương. Gia đình chúng tôi gốc họ Phan cũng là một họ Tàu. Gốc Minh Hương đóng góp cho miền Nam và Việt Nam chúng ta những nhơn tài Phan Thanh Giản, Trịnh Hoài Đức, Võ Trường Toản, …ta không quên ! Thế nhưng với hơi hướng của chánh sách bành trướng ngày nay của Tàu nếu người Việt Nam không chống cự thì chẳng chốc e rằng sẽ bị diệt vong.

Mà cũng chẳng riêng gì Tàu đâu. Ngày nay, khác chi trước thế chiến 2, bốn thế lực đang nổi lên đang phá hoại hòa bình và cân bằng quyền lực thế giới. Ba với những chiêu bài dân tộc, Hán Tộc Tàu, Nga Tộc Nga, Thổ Nhỉ Kỳ, đế quốc Ottoman… và manh nha gồm thâu thế giới và một dựa trên Hồi Giáo với Ả Rập Sê Út trưởng Tràng phái Sunni Hồi đang đứng đàng sau xúi ISIS Nhà Nước Hồi Giáo phá nát cộng đồng Hồi Giáo và thế giới Thiên Chúa mở một cuộc Thánh chiến mới ! Mỹ Nga bắt tay nhau buộc các phe tham chiến ký kết ngưng chiến ở Syrie. Nhưng Syrie ngưng chiến, các phe tham chiến ký ngưng bắn, là chấp nhận nhà độc tài Bachar Al Assad. Chấp nhập Bachar Al Assad là người đã gây chiến ở Syrie ? Thế còn các nhóm đấu tranh ? Trong các nhóm đấu tranh ai là El Qaida ? ai là Daesh… và ở Lybia nữa ?

Những lò lửa ấy vẫn sẽ tiếp tục. Các nhóm kháng chiến (hay tự phong kháng chiến) sẽ tan rã, đi vào bóng tối, bí mật không ai kiểm soát. Cả triệu khí giới, súng đạn, chất nổ đi vào cỏ hư vô ; cả trăm cả ngàn kháng chiến quân đi vào rừng « bí mật ». Âu Mỹ từng nay phải sống trong phập phồng lo sợ. Khủng bố… ai cũng có thể là khủng bố ! Vũ khí tất cả đều vũ khí ! Chiếc xe, bình ga nấu cơm, chai xăng biến thành những quả bom Molotov… Tất cả cũng vì ba thằng Tây thằng Mỹ vô trách nhiệm bán cái cho ba thằng du côn Tàu Nga Ấn Thổ ! Cũng vì ba thằng du côn Học Đòi Làm Nước Lớn.

Đại gia chơi Ngông, Đại Cường Chơi Dại, Chết người Dân Lương Thiện ! Tội Nghiệp thằng Việt nhà mình 70 năm chạy giặc và đời đời từ cha đến con nay đến cháu hết tản cư đến tỵ nạn !

Hồi Nhơn Sơn, 11/09/2016

Kỷ niệm 15 năm ngày 11 tháng 9 2001

 

 

Trung Cộng: Chủ Nghĩa Dân Tộc Cực Đoan – Mai Thanh Truyết

Chính sách hiện đại hoá quân sự của Trung Cộng

Kể từ khi Tập Cận Bình nắm địa vị TBT Đảng CS Trung Hoa từ năm 2012, ông ta bắt đầu cũng cố quyền lực và có thể nói, hiện tại, TCB hoàn toàn kiểm soát đất nước trên 1,38 tỷ dân nầy. Trong suốt bốn năm qua, TCB thẳng tay đàn áp các đối thủ để tranh đoạt quyền lực tuyệt đối. Nhưng trước những thất bại về phát triển kinh tế, thị trường tài chánh bị sụt giảm, TCB hơn lúc nào hết cần phải phô trương khả năng quân sự và nêu cao tinh thần Hán tộc cực đoan bằng những thủ đoạn lấn chiếm biển Đông, nhằm mục đích, theo cảm nhận của người viết, là làm xoa dịu phần nào sức ép của người dân trước những khó khăn về kinh tế tài chánh cho hơn 600 triệu dân Tàu sống bên trong lục địa.

Việc làm nầy chỉ để khích động tinh thần dân tộc cực đoan của người Hán từ hàng ngàn năm trước qua chính sách hiện đại hóa đất nước, nhứt là trong lãnh vực quân sự và sụ hung hản của TC trong vấn đề biển Đông.

Sau đây là một số nhận định về chính sách hiện đại hoá cùng các nhân tố khiến cho TC có những quyết định căn cứ vào báo cáo của cựu Thư ký Hội đồng Cố vấn An ninh Quốc tế (International Security Advisory Board- ISAB) của Hoa Kỳ do Paul Wolfowitz làm Chủ tịch. Các nhận định nầy làm cho Hoa Kỳ cân nhăc kỹ lưỡng và điều nghiên nhằm chuẩn bị cho chính sách an ninh và ngoại giao đối với TC.

Những nhận định nầy đề ra một số phương sách tiếp cận từ ba năm qua như sau:

*          Chuyển hoá mối quan hệ an ninh quốc gia giữa Hoa Kỳ và TC đặt trên căn bản “tin tưởng lẫn nhau” và tăng cường tính xuyên suốt thông tin;

*          Thúc đẩy sự hợp tác hổ tương;

*          Cố gắng giảm thiểu các tính toán sai lạc và tránh sự hiểu lầm có thể đưa đến những hậu quả như đối đầu hay chạy đua (vũ khí).

Từ ba căn bản trên Hội đồng đã khuyến cáo Hoa Kỳ đặt trọng tâm vào những điểm mấu chốt sau căn cứ vào chính sách hiện đại hoá của TC trong hiện tại. Lãnh đạo cộng sản Bắc Kinh nhắm vào 3 mục tiêu cốt lõi của đất nước là:

1- Sự sống còn của chế độ;

2- Áp đảo vùng Châu Á-Thái bình Dương để tiến hành ảnh hường toàn vùng;

3- Đề phòng Taiwan tuyên bố độc lập.

Dĩ nhiên, các mục tiêu nầy ngầm hướng về phía đối tác là Hoa Kỳ. Mặc dù vẫn xem Hoa Kỳ là thù địch, nhưng TC vẫn nhìn HK như một đối tác trao đổi thương mãi chính yếu để thúc đẩy kinh tế TC đi lên.

Thưc sự, sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng rất phực tạp và là hợp tác có một không hai. Nó hoàn toàn khác với sự hơp tác Mỹ-Nga sô trước kia qua cuộc đối đầu chiến tranh lạnh. Cả hai quốc gia đều muốn chia sẻ mối tương quan kinh tế, và là vấn đề then chốt của chế độ TC. Vì Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất có thể cung cấp cho TC các công nghệ hiện đại và là một thị trường tiêu thụ lớn nhất thề giới.

Hiện đại hoá guồng máy chiến tranh của TC là mối quan tâm của những nhà chiến thuật và chiến lược Mỹ hiện nay, cho dù TC cố tình giải thích là tất cả chỉ nhằm mục tiêu hoà bình mà thôi. Sự gia tăng tiềm năng nguyên tử của TC cho thấy âm mưu làm chiếc dù chính trị-quân sự trong vùng của TC, và có thể đi xa hơn nữa ngoài Châu Á-Thái bình Dương. Từ đó:

*          Việc tăng trưởng nhanh chóng của TC là mục tiêu hàng đầu của quốc gia nầy để sống còn và khống chế các nước nhỏ trong vùng trong đó có Việt Nam.

*          TC cổ súy việc thu thập hay làm gián điệp đánh cắp các công nghệ chiến tranh mới từ các quốc gia Tây phương và Hoa Kỳ.

*          TC thiết lập cùng một lúc ba mặt trận trên toàn cầu: khơi động chiến tranh tâm lý, chiến tranh dư luận, và nhất là cuộc chiến dành lại tính “chính thống” (legal warfare) cho các cuộc thương lượng hay tranh chấp quốc tế.

Qua các phân tích trên, chúng ta nhận rõ là TC muốn nhắm vào việc thành lập một trung tâm quyền lực trong vùng Đông Nam Á Châu để từ đó có thể tiến xa hơn nữa trong việc hợp nhất với Taiwan trong hòa bình hay võ lực, vì đây là miếng xương vẫn còn mắc trong cổ của chính quyền cộng sản TC.

Chính sách hiện đại hoá nhất là trong kỹ nghệ chiến tranh khiến cho Hoa Kỳ và thế giới e ngại. Hiện tại, sau Liên bang Nga, TC là quốc gia thứ nhì có thể tấn công thẳng vào Hoa Kỳ bằng vũ khí xuyên lục địa ICBM. Theo tạp chí 2008 Military Power of the People’s Republic of China, thì vào năm 2001, TC đã thành công trong việc chế tạo được “năng lượng đặc” (solid-fueled) và ICBM, và có thể phóng từ các tiềm thuỷ đỉnh. Ngoài ra TC còn có khả năng hiện đại hoá hệ thống viễn thông và lãnh vực điện toán tòan cầu.

Từ những khai triển căn bản trên, TC dù muốn dù không cũng thể hiện nhiều chỉ dấu chuẩn bị cho một cuộc chiến mới. Do đó, thế giới ngày nay, tuy không còn là một thế giới lưỡng cực nữa như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nhưng sự chuẩn bị và hiện đại hoá của TC cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng qua: 1– mục tiêu hiện đại dành cho phát triển trong hoà bình hay chuẩn bị chiến tranh; 2- Khả năng khống chế của TC có đủ mạnh không”? 3- Và những yếu điểm nào của quốc gia nầy khiến cho họ chùng bước.

Câu hỏi được đặt ra là liệu TC có thể mở một cuộc chiến tranh toàn diện hay không?

Câu trả lời là không trong tình trạng hiện tại của TC. Nhưng họ vẫn có khả năng khuấy động từng phần qua việc gây ra những xáo trộn ở biển Đông, việc tranh dành ảnh hưởng thềm lục địa v.v…nhằm mục tiêu thăm dò và đánh giá phản ứng của Hoa Kỳ.

Tuy không chính thức mở ra những cuộc chiến quy ước, nhưng họ đã bắt đầu phát động nhiều chủng loại chiến tranh trong vùng trong vòng 4 năm trở lại, hoặc khuynh đảo địa phương bằng những chiến thuật dưới đây:

*          1- Chiến tranh hàng lậu, hàng giả (hàng nhái), hàng bán với giá rẻ để làm lũng đoạn thị trường thế giới, mà nạn nhân gần nhất là Việt Nam. Kỹ nghệ thực phẩm như cà rốt, bông cải, bắp cải ở Đà Lạt hầu như bị tiêu diệt vì những sản phẩm nầy được chuyển tải từ TC với giá rất hạ tại Sài Gòn.

Kỹ nghệ xe đạp của Việt Nam cũng không sống nổi vì có giá thành cao hơn xe đạp TC. Kỹ nghệ đường cũng chết theo vì nhập máy cũ của TC và vì giá thành cao hơn  đường TC v.v…

*          2- Chiến tranh tuyên truyền văn hoá ru ngũ thế hệ thanh niên Việt Nam qua phim ảnh, DVD, CD, và các tạp chí không lành mạnh.

*          3- Phá hoại tài nguyên Việt Nam bằng cách lũng đoạn thị trường, chuyển dịch ô nhiễm đối với một số công nghệ cho nhiều phế thải độc hại, rút tỉa tài nguyên thiên nhiên như gỗ và các mõ kim loại cần cho công nghiệp mà việc khai thác Bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam, và khu công nghiệp Gang thép Formosa Hưng Nghiệp ở Vũng Áng là hai thí dụ điển hình nhứt.

4- Nguy hiểm hơn cả là cuộc chiến tranh không quy ước và vũ khí giết người hàng loạt là chiến tranh vi sinh và phóng xạ. Tuy chưa có bằng chứng rõ ràng, nhưng trong nhiều năm qua, nhiều học sinh tiểu học ở nhiều vùng khác nhau từ Bắc chí Nam bị bịnh hàng loạt trong khi đi học. Chứng tiêu chảy, nóng sốt, ngất xỉu xảy ra đồng loạt trong cùng một thời điểm. Bác sĩ không tìm ra bịnh lý. Phải chăng đây là một trong những cuộc thử nghiệm vũ khí vi trùng? Trẻ em vùng duyên hải bị bịnh về tuyến giáp trạng, điều mà người dân sống trong vùng biển không vướng phải vì dùng muối biển có nhân tố Iodine điều hòa tuyến nầy. Phải chăng đây chính là việc áp dụng vũ khí phóng xạ của TC?

Chính sách Đại hán của TC không dừng lại trong âm mưu biến Việt Nam thực sự thành một tỉnh tự trị phía Nam của TC qua vài nhận định và thực tế ở phần tiếp theo dưới đây. Đó là:

Chiến lược sử dụng cho nhu cầu kinh tế-chính trị của TC

Chính sách đối với Việt Nam: Tương tự như đa số các hãng xưởng sản xuất của Hoa Kỳ, từ hơn hai thập niên vừa qua, đã di chuyển cơ sở sản xuất về các quốc gia Mỹ La tinh, đặc biệt là Mễ Tây Cơ, vì ở những nơi nầy, nhân công rẻ mạt và luật lệ môi trường hầu như không được áp dụng. Tư bản Tây phương cũng hành xử tương tự là đổ xô vào Đông Âu, những quốc gia vừa thoát khỏi gông cùm Cộng sản như Ba Lan, Hung Gia Lợi. TC cũng đang chuyển mình tiến về Đông Nam Á. Và Việt Nam là một trong những thí điểm lớn để cho tư bản TC định cư.

Trước sự cạnh tranh kinh tế toàn cầu ngày càng gay gắt, việc hạ giá thành phẩm là việc làm ưu tiên để có thể chiếm lĩnh thị trường thế giới. Đó là chính sách chung của mọi quốc gia. Do đó, Việt Nam là một mãnh đất béo bở cho tài phiệt TC đầu tư vì:

Nhân công còn quá rẻ, ngay cả đối với nhân công TC vốn dĩ đã quá rẻ mạt;

Chi phí cho việc bảo vệ môi trường không bị đòi hỏi gắt gao như ở TC hiện tại;

Và quan trọng nhất là mọi thủ tục hành chánh và dịch vụ xuất nhập cảng đều được dễ dàng vì cung cách quản lý địa phương ở Việt Nam dễ bị mua chuộc qua việc hối lộ hay “bảo kê quyền lực” của Bộ chính trị và Trung ương đảng.

Thêm một yếu tố tâm lý quan trọng khiến cho các nhà đầu tư TC di chuyển xuống VN là TC tìm thấy nơi đây một xứ sở giống như đất nước của họ, một đất nước đang chuyển mình từ từ và đang từ bỏ chủ thuyết cộng sản không tưởng để tiến tới một nền kinh tế thị trường tự do với cái đuôi định hướng xhcn đầy hấp dẫn. Thê nữa, tâm lý chung của hai dân tộc có nhiều điểm tương đồng chính nhất là việc quan hệ kinh doanh dựa theo cách tiếp cận có tính cách cá nhân, xem việc hối lộ là thủ tục đầu tiên, và thường sử dụng quyền lực áp đặt để lấn át pháp luật hầu mang lại mọi dễ dãi trong thủ tục hành chánh.

Hãy nghe Zou Qinghai, Chủ tịch phòng Thương mãi Triết Giang tuyên bố:”Chúng tôi hiểu thông suốt rằng phải đưa tiền hối lộ mới xong công việc. Cách thức phát triển của Việt Nam chỉ đơn giản là một bản sao của TC”.

Năm 2005, đầu tư của TC chính thức vào Việt Nam tương đối còn khiêm nhường so với các quốc gia trong vùng như Đài Loan, Nhật Bản, Đại Hàn là 734 triệu Mỹ kim so với hơn 50 tỷ của ba nước vừa kể trên. Nhưng qua những con số không chính thức có liên quan đến những đối tác Hồng Kông thì mức thẩm thấu vào Việt Nam có thể lên đến 3,7 tỷ. Và thương mãi hai chiều đã tăng phi mã trong năm 2015 là trên 100 tỷ Mỹ kim.

Các công ty TC chú trọng đầu tư vào năng lượng và tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Việt Nam vẫn là một lợi điểm cho TC vì hai quốc gia đã ký hiệp ước tự do mậu dịch với nhau. Từ đó, TC đã chuyển ngành dệt sang Việt Nam (với mức xuất cảng trên 5 tỷ Mỹ kim hàng năm) để tránh vấn đề hạng ngạch (quota) trong việc xuất cảng các sản phẩm nầy qua Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu.

Ảnh hưởng lên môi sinh Việt Nam

Như đã nói ở phần trên, TC đã bắt đầu chuyển dịch các cơ sở sản xuất qua Việt Nam vì áp lực của luật ô nhiễm môi trường ở bản địa là chính. Các đầu tư di chuyển về Việt Nam cũng vì luật lệ ở TC nghiêm ngặt hơn qua việc bảo vệ môi trường ở một số khu vực tại TC, đặc biệt ở các tỉnh ở miền duyên hải như Thượng Hải, Hong Kong, Triết Giang, Quảng Đông. Chính quyền ở những tỉnh nầy khuyến khích đầu tư ở Việt Nam đối với các công nghệ gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất như công nghệ thép, plastic, điện tử, hoá chất v.v… Cơ quan bảo vệ môi trường ở các tỉnh trên đã bắt đầu ngăn cấm và tước quyền sử dụng đất, nước, và điện của những cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Đó cũng là một trong những lý do chính để các nhà đầu tư TC xuôi Nam, một nơi hoàn toàn không có chính sách bảo vệ an toàn lao động.

Từ những nhận định và phân tích trên đây, quả thật Việt Nam đang phải hứng chịu nhiều hệ quả của việc bành trướng và phát triển kinh tế và kỹ nghệ của TC. Tư thế của một đàn em Việt Nam trước một đàn anh nước lớn TC cho đến nay vẫn là một sự thuần phục hoàn toàn. Thuần phục trong tư thế chính trị, quân sự lẫn kinh tế. TC đã tạo được một sức ép quá mạnh trong ba lãnh vực trên, khiến cho Việt Nam luôn luôn đang ở thế bị động và không thể nào thoát khỏi tầm ảnh hưởng của ba gọng kềm trên.

Đất Nước là Đất Nước của chung, của cả dân tộc. Từ người lãnh đạo quản lý Đất Nước cho đến người dân cùng đinh trong xã hội cần phải được dự phần và chia xẻ trách nhiệm đối với Quê hương.

Ở các quốc gia tiến bộ và phát triển, người dân có quyền hạn càng cao thì trách nhiệm càng lớn. Một tai nạn xe lửa hay máy bay có thể khiến cho ông/bà Bộ trưởng Giao thông phải nhận lãnh trách nhiệm và từ chức. Huống chi trong việc quản lý một Đất Nước. Mà Việt Nam từ bao năm nay, có biết bao chính sách, kế hoạch… bị phá sản mà nhân sự đề ra chính sách vẫn ung dung tự tại trên cương vị cũ, có khi càng cao hơn để có điều kiện đề ra những chính sách phá sản khác!

Đó là một trong nhiều nghịch lý làm trì trệ sự tiến hóa và phát triển của Dân tộc.

Thay lời kết

Qua những nhận định và phân tích vừa kể trên, quả thật chúng ta đã thấy thật rõ tinh thần quốc gia cực đoan và tự ái dân tộc của Hán tộc, kể cả người dân và những người cầm quyền.

Đối với người dân Trung hoa, qua Thế vận hội Bắc kinh vừa qua, sau khi thế giới khám phá ra về rất nhiều vụ giả tạo từ màn chiếu pháo bông, cho đến việc nguỵ tạo tuổi giả để tham dự của vận động viên, việc ghép hình một em đẹp qua tiếng hát của em ca sĩ có giọng hát hay nhưng quá xấu(!) trong ngày khai trương Thế vận hội, và việc phi hành gia TC lên không gian (được quây phim trong một hồ nước đã bị phanh phui!) vẫn được người dân trong nước chấp nhận vì não trạng của một “dân tộc Đại Hán”. Họ chấp nhận và sẳn sàng bỏ qua những hành động gian trá của chính quyền TC, vì tinh thần dân tộc cực đoan, làm bất cứ giá nào để cho bộ mặt đất nước TC được “đẹp đẻ” trước thế giới.

Đối với nhà cầm quyền cộng sản TC, vì cảm nhận được tâm lý người dân Trung hoa, qua tuyên truyền, họ càng khích động và ru ngủ người dân thể hiện tinh thần đại hán qua các chính sách bành trướng hướng về Đông Nam Á và biển Đông, đặc biệt VIỆT NAM được chiếu cố đến nhiều nhất.

Mới đây nhứt, chỉ nội việc tranh cử Tổng thống Mỹ giữa Trump và Clinton ngày 26/9 vừa qua cũng cho chúng ta thấy rõ nét về tuyên truyền của TC về tính “dân tộc cực đoan”. Nó đã “ăn sâu” vào tâm khảm của tuổi trẻ qua diễn đạt trên báo chí TC:“Giới trẻ Trung Cộng cảm thấy tự tôn – mặc dù họ vẫn tức giận vì hai ứng cử viên vẫn “đả Tàu” như thường lệ! Một người ký tên “Huamuxiaoyang” bàn rằng sự kiện Trump và Clinton đả kích Tàu cho thấy “Trung Quốc rất mạnh, không ai có lờ đi được.” Sau khi nghe ông Trump “chửi” Trung Quốc, trong bài tường thuật trên Hoàn Cầu Thời Báo (một tạp chí của báo Nhân Dân), một người trẻ viết trên mạng Weibo rằng, “Trung Quốc vĩ đại, gây ảnh hưởng trên cả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tôi rất hãnh diện!”

Chính vì hai lý do trên, TC giữ được ổn định xã hội tương đối trong hiện tại dù là tạm bợ, vì theo nhận định của một số chuyên gia quốc tế, xã hội TC có thể bị xáo trộn và cơn biến động có thể xảy ra bất cứ lúc nào do sự quản lý theo cung cách hiện tại của người cộng sản Hán.

Còn Việt Nam thì sao?

Đảng cộng sản Việt Nam cũng đang rập khuôn theo con đường của đảng cộng sản TC, nhưng trên thực tế họ không thể hiện được chủ nghĩa dân tộc cực đoan hay tinh thần yêu nước cực đoan như TC, mà chỉ hành xử theo lịnh của đán anh nước lớn mà thôi.

Tóm lại, cho đến ngày hôm nay, mọi động thái của cộng sản Bắc Việt đều do TC điều khiển từ xa; Việt Nam hoàn toàn không còn quyền quyết định ngay cả những việc nội bộ trong nước. Qua việc đàn áp người dân trong khi biểu tình chống TC lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa đủ để nói lên tính nô lệ TC của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Viêt hiện tại.

Hiện tại, nội bộ đảng cộng sản Việt Nam đang có nhiều rạn nứt trầm trọng, và rạn nứt nầy có thể làm cho đảng cộng sản tan rã trong tương lai. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải chờ đợi trong thụ động mà cả người Việt trong nước hay tại hải ngoại cần phải thúc đẩy càng mạnh thêm để tiến trình dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam diễn ra càng sớm nhanh hơn. Cơ chế chuyến chính vô sản của CS Bắc Việt cần phải bị triệt tiêu càng sớm càng tốt.

Sách Lịch sử Việt Nam của Cụ Trần Trọng Kim có ghi là Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử trải qua bốn lần bị Bắc thuộc. Nhưng ngày hôm nay, có thể được ghi thêm là Bắc thuộc lần thứ năm kể từ ngày 3 tháng 2 năm 1930 và kết thúc vào ngày…cáo chung của chúng.

Ngày đó sẽ do tất cả người Việt trong và ngoài nước quyết định.

Mai Thanh Truyết

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam

Thu phân 2016

http://danlambaovn.blogspot.com/2016/09/trung-congchu-nghia-dan-toc-cuc-oan.html

 

 

Vui cười

– Tí: Hôm qua tớ xem xiếc thấy tiết mục ném dao rất hay.

– Tẹo: Thế à ! Để tối nay tớ đi xem thử coi

– Qua ngày hôm sau:

– Tí: Thế nào, hay không?

– Tèo: Chẳng hay chút nào, ông ta ném dao hoài có trúng cô gái đâu.

Một cầu thủ đi về phía trọng tài và hỏi:- Tôi có thể nói rằng ông là thằng mù không?- Nếu anh nói thế tôi sẽ đuổi anh ra khỏi sân ngay lập tức!- Nếu vậy, tôi sẽ không nói điều đó với ông nữa.

Một hiện tượng mới đáng chú ý: «Dân chủ nửa vời» – Nguyễn văn Trần

Sau khi Liên-xô và khối cộng sản Đông Âu sụp đổ, người ta đã vội vui mừng ” Lịch sử kết thúc ” (La Fin de l’histoire, Francis Fukuyama, Patis, 1993).

Dựa theo thuyết của Alexandre Kojève về “Lịch sử chấm dứt”, Francis Fukuyama quả quyết Chiến tranh lạnh kết thúc là đánh dấu chủ thuyết dân chủ tự do và kinh tế thị trường chiến thắng những hệ tư tưởng chánh trị khác. Đồng thời, ông cũng nghĩ bức tường Bà-linh sụp đổ, sự tan ra khối cộng sản Đông Âu sẽ không có nghĩa là thế giới ngày mai này sẽ không còn xung đột, bạo loạn, nhưng có thể chắc chắn sự vượt trội hẳn và vỉnh viển của lý tưởng dân chủ tự do sẽ là điều thật sự thực hiện được.

Ngày nay, người ta mới nhìn lại thấy ra hòa bình sau Đệ  I Thế chiến là thứ hòa bình giả. Và không ai lúc đó có ý sửa soạn một trât tự mới cho thế giới sau chiến tranh. Khủng hoảng kinh tề năm 1929 là điều bất ngờ và nghiêm trọng hơn nữa là những tổ chức độc tài lên nắm chánh quyền trong thập niên sau đó. Đệ II Thế chiến kết thúc dẩn tới một trật tự mới và nền kinh tế tư bản đem lại cho thế giới hậu chiến một nền hòa bình khá bền vững.

Suốt trong những năm cuối của thế kỷ XX, mọi người yên tâm lo làm giàu. Chiến tranh lạnh kết thúc với sự lên ngôi của dân chủ, thêm một lần nữa, không ai nghĩ nên soạn thảo một trật tự cho thế giới trong tình hình mới. Khi hai tòa nhà chọc trời ở New-York bị khủng bố phá sặp ngày 11 tháng 9/2001, mọi người cảm thấy bàng hoàng. Huê kỳ phản ứng mạnh nhưng từ Afghanistan tới Irak, Huê kỳ đều thất bại, uy tín cường quốc của Huê kỳ do đó bị tổn thương, làm ảnh hưởng xấu các hợp tác chiến lược và các đồng minh. Tiếp theo đó, năm 2007, bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế do những bông bóng tài chánh bể, tưởng đâu đã gây ra khủng hoảng kinh tế toàn thế giới.

Phải chăng những biến cố tiêu cực đã làm cho thế giới dân chủ và tư bản thắm mệt mà không còn hăn hái và đủ sức để toàn cầu hóa dân chủ nên đã làm xuất hiện ở nhiều nơi những chế độ chánh trị mới có khả năng và sức hấp dẩn, thay thế và cạnh tranh với chế độ dân chủ ? Đó là một thứ dân chủ biến dạng của dân chủ đích thật, có thể gọi là  « Dân Chủ Nửa vời ».

Những chế độ « dân chủ nửa vời » (*)

Đây là một tiếng mới để chỉ thứ dân chủ biến thể, tức không còn giử đầy đủ tính dân chủ phổ quát nữa, do ông Pierre Hassner, Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế ở Paris(CEERI) sáng tạo ( Démocratie – Démocrature) từ đóng gạch vụn của bức tường bá-linh để gọi những quốc gia nay không còn cộng sản hay độc tài toàn trị nữa, thay đổi mà không thật sự dân chủ đúng mức. Đây là một thực tế chánh trị rất đa dạng từ bản chất tới tầm cở.

Nên hiểu cho đúng những chế độ « dân chủ nửa vời » này hoàn toàn không phải là thứ dân chủ thật sự, mà chỉ là cách cai trị đặc biệt tự cho rằng đó là cách giúp chánh quyền được vững mạnh hơn hết, sự cai trị hiệu quả hơn và bám sát với dân hơn thứ dân chủ truyền thống phổ quát xưa nay.

« Dân chủ nửa vời » có tham vọng lãnh đạo thế giới trong thế kỷ XXI.

Đặc tính của « dân chủ nửa vời » là tôn thờ người lãnh đạo mạnh, « vì dân » trên hết (hay theo chủ nghĩa « dân túy » – le populisme, thứ mị dân), pha lẫn với chủ nghĩa quốc gia cực đoan và cuồng tín tôn giáo, kiểm soát kinh tế và xã hội chặc chẻ.

Những chế độ « dân chủ nửa vời » cũng dưa vào bầu cử theo thể thức phổ thông đầu phiếu nhưng kiểm soát ứng cử viên và lèo lái kết quả hoàn toàn theo hướng ý muốn của người lãnh đạo. Xử dụng tích cực tuyên truyền nên kiểm soát tát cả các cơ quan truyền thông.

Chế độ « dân chủ nửa vời » không khủng bố quần chúng để cai trị và bảo vệ chế độ như các chế độ độc tài toàn trị trước đây, trái lại tổ chức tiêu diệt đối lập hay chống đối nhắm chính xác từng mục tiêu. Nhà cầm quyền đề cao sức mạnh và xử dụng nội chiến hoặc chiến tranh với nước ngoài biến thành cốt lõi của chánh sách, lấy bạo lực làm tính chính đáng của quyền lực.

Ngày nay, sau khi khối cộng sản sụp đổ, một số nước cựu cộng sản, và cả nước độc tài không công sản, không muôn xếp hàng theo phe thế giới tư bản tự do dưới trướng của Mỹ, một phần vì thấy dân chủ và kinh tế tư bản cũng có những vấn đề của nó, đã chọn cho mình con đường dân chủ mới này. Ta có thể nhận diện trước nhứt là Tàu của Xi Jinping, Nga của Poutine, Thổ của Erdogan, Ai-cặp của Al-Sissi, Phi của Duterte, Vénézula, Hongrie, Ba-lan. Tất cả các ngưòi cầm quyền của các nước này đều đề cao « dân chủ nửa vời » này vượt trội hẳn thứ dân chủ tự do cố hữu.

Với ảnh hưởng lớn của Tàu hiện là một cường quốc kinh tế và quân sự, « Dân chủ nửa vời » sẽ lấn chiếm thế giới, tập hợp các quốc gia theo nó để từ từ đi tới thay đổi hệ thống quyền lực thề giới hướng theo quyền lợi của Tàu mà khống chế thế giới là mục tiêu cuối cùng. Thực tế cho thấy Tàu đang chiếm biển đông, Nga thôn tính Crimée, ngắm nghía những nước trong khối liên-xô củ, Thổ đang nổ lực tái lập Đế quốc Ottoman. Liệu Tàu và Nga hay Thổ và Nga, cùng thứ chánh trị « dân chủ nửa vời » sẽ lìên kết thành những « nước trục »  chống lại những nước còn lại theo dân chủ truyền thống mặc dầu quyền lợi và lịch sử của họ không giống nhau ? Nền dân chủ tự do thật sự có thể khôi phục được thế mạnh của mình hay không ? Hay sẽ nhường chổ cho « dân chủ nửa vời » lên ngôi ?

Muốn bảo vệ giá trị quí báu của mình, dân chủ thật sự phải gấp rút tự tái võ trang, chỉnh đốn lại hàng ngũ, tránh chia rẻ, hạn chế tham vọng của những nhà tài phìệt, mạnh dạng dẹp bỏ thứ dân chủ mị dân (populisme).

Một chế độ dân chủ cho Việt nam ngày mai

Trong tranh dấu dai dẳng, gian khổ, đồng bảo bị đàn áp khủng bố hằng ngày, ai ai cũng mong mỏi, nôn nóng, làm sao sớm dứt điểm chế dộ cộng sản đang cầm quyền ở Việt nam. Nhưng hết cộng sản chưa chắc có ngay dân chủ. Trải qua kinh nghiệm lich sử, từ khi chưa mất nước đến lúc mất nuớc, rồi cộng sản, Việt nam chưa bao giờ có một chế độ dân chủ thật sự. Đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Việt nam không có những lúc người dân sống thật sự thoải mái, những quyền căn bản được tôn trọng và bảo vệ. Dầu sống suốt thời gian dài dưới chế độ quân chủ, đời sống của người dân cũng không đến nổi bi thảm như dưới chế đệ cộng sản ác ôn ngày nay. Sau cùng, trong gần đây, chế độ Việt nam Cộng hòa bị cộng sản Hồ Chí Minh biêu ríu là Mỹ Ngụy kìm kẹp, bốc lột nhân dân, vẫn tốt hơn chế độ Hán Ngụy hiện tại ở Việt nam cả ngàn lần !

Nhưng dân chủ để làm gì ? Dân chủ chắc chắn sẽ không biến ngay Việt nam phá sản ngày nay trở thành một nước phát triển và giàu mạnh. Mà dân chủ cần để giúp xây dựng xã hội trong đó những quyền tự nhiên của con người được bảo vệ để con người sống xứng đáng với nhân phẩm của mình, tức quyền làm một con người . Trong xã hội cộng sản, con người không được sống mà chỉ được phép tồn tại.

Nền dân chủ đó phải là Dân chủ Pháp trị để luật pháp phải là chủ quyền quốc gia. Đặt tính của chế độ dân chủ là những quyền tinh thần với những quyền hợp pháp chỉ có một và công lý lý tưởng với công lý hợp pháp cũng chỉ có một. Nên tự do dân chủ có nghĩa là tự do hưởng thụ quyền tinh thần trong phạm vi công lý lý tưởng.

Dân chủ phải biết tôn trọng những nguyên tắc cơ bản : tính đại biểu trực tiếp toàn dân, tính hợp hiến, hợp pháp và chính thống. Một chế dộ không hội đũ những nguyên tắc này không thể nói đó là chế độ dân chủ.

Mà nói dân chủ phải nghĩ ngay đến Hiến pháp. Bởi Hiến pháp là một văn bản qui định cụ thể thể chế dân chủ.

Nay là thời điểm cuối của quá trình xã hội chủ nghĩa ở Việt nam, tưởng những người tranh đấu dân chủ cho Việt nam, với vốn hiểu biết chuyên môn về luật học, nên bắt đầu, tuy đã trễ, soạn thảo sẳn một Dự án Hiến pháp Dân chủ. Nóí “ Dự thảo Hiến pháp ” mà không nói “ Hiến pháp ” vì để tôn trọng những ý kìến của người khác nữa.Thông thường Hiến pháp phải do Quốc Hội soạn thảo và thông qua.

Khi nói đến Hiến pháp dân chủ thì đừng quên để ý đến hoàn cảnh địa lý lịch sử cụ thể của Việt nam để dựa theo đó mà quan niệm một chế độ chính trị cho phù hợp với một đất nước quá dài với những tâm lý địa phương khác nhau do lịch sử tạo nên. Trong hoàn cảnh đó, thiết nghĩ chỉ có một thể chế liên bang là phù hợp hơn hết. Và trong tình hình Việt nam ngày mai, với hậu quả của thời gian dài do thực dân và cộng sản để lại, một chế độ Tổng Thống chế sẽ có đũ những yếu tố để đem lại ổn định cho Việt nam hầu tránh những hình thức độc tài khác tái diễn và cả những xáo trộn xã hội thường xảy ra trong buổi đầu sau thay đổi chế độ.

Tư tưởng “dân chủ”, nhận định “dân chủ” và hành động “dân chủ” tức là mở đường dẩn tới nhận thức về xã hội cộng đồng, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Chính ở Việt nam thời xưa, tư tưởng chánh trị về dân chủ đã được biểu hiện khá rõ nét trong các tổ chức xã thôn qua cách người dân chọn người hiền đức thay mặt quản trị xã thôn. Câu nói của dân chúng thường nói “ kẻ bề trên phải hỏi kẻ dưới ” cho chúng ta ngày nay hình dung tư tưởng dân chủ, lấy kẻ dưới làm gốc, tức tư tưởng Dân chủ Dân bản hay chế độ « do dân ».

Nhà cầm quyền cộng sản ở Việt nam ngày nay vẫn còn khẳng định “Việt nam kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Mà ai cũng thấy, chính vì đảng cộng sản đã đi theo con đường xã hội chủ nghĩa trong mấy chục năm qua nên hiện nay nuớc ta, dù có tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn còn lạc hậu khá xa so với các nước láng giềng.

Vậy thì về phiá chúng ta, người Việt nam ở nước ngoài cũng phải kiên định con đường bất hợp tác với chánh quyền Hà nội. Đồng thời chúng ta cần nỗ lực tranh đấu cho Việt nam có được càng sớm càng tốt một chế độ dân chủ thật sự, chớ không phải một chế độ “dân chủ xã hội chủ nghĩa ” như hiện nay. Cũng không phải thứ « Dân chủ nửa vời » như những nước cộng sản và độc vừa thay đổi như ta thấy.

Dân chủ thật sự, một cách sơ đẳng, có nghĩa là :

– dân chủ đa đảng, chớ không phải độc đảng như hiện nay,

– phải có ứng cử và bầu cử tự do, chớ không phải “đảng cử, dân bầu” như hiện nay,

– phải thực hiện các quyền tự do căn bản phổ quát của nhân dân theo tiêu chuẩn của LHQ, chớ không  phải theo các quyền tự do bánh vẽ đã ghi trong Hiến pháp  như hiện nay,

– phải thực hiện tam quyền phân lập hoàn toàn độc lập với nhau, chớ không phải một sự phân nhiệm 3 quyền đó dưới sự lãnh đạo duy nhứt của đảng như hiện nay.

(*) Nicolas Baverez, Les Démocratures contre la Démocratie, Le Nouvel Observateur, 15/9/2016, Parìs

 

 

Samurai Nhật “tuốt kiếm” ở Biển Đông, Trung Quốc ngồi trên lửa – Đoàn Thanh

VietTimes — Nhật Bản tham gia vào Biển Đông thì tình hình phức tạp hơn nhiều so với việc Mỹ đơn phương ứng phó Trung Quốc. Hải quân Mỹ mạnh nhất thế giới không cần Nhật Bản giúp sức, ngược lại việc Nhật Bản xin nhập đội làm Mỹ rơi vào một hoàn cảnh chiến lược mới. Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa, và xung đột có thể leo thang.

Nhật Bản sẽ can dự mạnh hơn vào Biển Đông bất chấp đe dọa của Trung Quốc

Biển Đông là tuyến đường hàng hải đặc biệt quan trọng với Nhật Bản, vì thế quay trở lại Biển Đông luôn nằm trong chiến lược lâu dài của Nhật Bản, theo đó Nhật Bản muốn cho thế giới biết: sau 70 năm thảm bại trước Mỹ trong cuộc chiến tại vịnh Leyte (10/1944), cuối cùng Nhật Bản đã trở lại.

Chắc chắn, tuyên bố “sẽ đẩy mạnh tuần tra chung với Mỹ tại Biển Đông” của nữ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada trong chuyến thăm Washington ngày 15/9 vừa qua đã gây áp lực lớn cho giới chức cấp cao Trung Quốc. Nhận định về sự kiện này, trong bài “Nhật Bản quay trở lại Biển Đông, thách thức trí tuệ Bắc Kinh” trên Bloomberg, tác giả Lâm Hằng Sinh cho rằng, động thái khá dè đặt của chức cấp cao Trung Quốc sau phát biểu của bà Tomomi Inada cho thấy Bắc Kinh đang đau đầu tính toán về những nguyên nhân phía sau hành động của Nhật Bản.

Theo bài biết, thực tế, lực lượng hải quân thống trị thế giới của Mỹ hiện nay không cần Nhật Bản giúp sức, ngược lại chính Nhật Bản nhập cuộc đã kéo Mỹ vào một hoàn cảnh chiến lược mới, khiến tình hình Biển Đông phức tạp hơn nhiều so với việc Mỹ đơn độc kiềm chế Trung Quốc.

“Đường sinh mệnh” của Nhật Bản

Xưa nay phía tây và nam Thái Bình Dương đặc biệt quan trọng với Nhật Bản, người Nhật gọi khu vực này là “đường sinh mệnh”: tuyến đường hàng hải quan trọng để vận chuyển dầu mỏ và hàng hóa từ vùng Trung Đông đi qua eo biển Malacca vào Biển Đông, lên phía bắc vào biển Hoa Đông để đến Nhật Bản. Vì thế, thời Thế chiến thứ Hai, cùng việc tấn công Hong Kong, Nhật Bản cũng khống chế tuyến đường biển tại các nước Philippines, Malaysia và Singapore để quét mọi chướng ngại trong hoạt động vận tải thương mại đường biển.

Trong Thế chiến thứ Hai, chiến trường châu Âu là chiến trường của lục quân và không quân, còn chiến trường châu Á thì có thêm cả hải quân. Cuộc chiến trên biển là ván cờ giữa Mỹ và Nhật, từ trận Trân Châu Cảng cho đến trận Midway là những nước cờ quan trọng trong cuộc đọ sức Mỹ – Nhật thời Thế chiến thứ Hai.

Nhưng trận hải chiến khốc liệt nhất nằm ở vịnh Leyte vào tháng 10/1944. Trận chiến 3 ngày 4 đêm này bùng nổ từ phía đông đảo Luzon (Philippines) lan rộng trong phạm vi 600 – 1.000 hải lý, được xem là trận hải chiến quy mô lớn nhất trong lịch sử. Kết quả quân Mỹ đại thắng: 26 tàu chiến Nhật Bản bị phá hủy, trong đó có 4 hàng không mẫu hạm, 3 tàu chiến đấu, nhiều tàu tuần tra và khu trục, tử trận hơn 10.000 quân. Còn quân Mỹ cũng bị phá hủy 6 tàu chủ lực, 3 hàng không mẫu hạm, số lính tử trận khoảng 3.000 người. Sau trận đánh Mỹ đã thiết lập được vị thế tại nam Thái Bình Dương, dần áp sát những đảo chính của Nhật Bản, cuối cùng dùng hai quả bom nguyên tử hạ gục Nhật Bản, sau đó Mỹ hoàn toàn làm chủ tại Biển Đông.

Sau khi Mỹ đánh bại Nhật Bản đã trở thành siêu cường duy nhất thống trị tây và nam Thái Bình Dương, ngay cả Liên Xô hùng mạnh trong thời Chiến tranh Lạnh cũng không đám đụng vào địa bàn của Mỹ, chỉ có những động thái âm thầm với Ấn Độ tại Ấn Độ Dương.

Như vậy, nam Thái Bình Dương là vùng biển chiến lược quan trọng và tất yếu phải xảy ra tranh giành, lịch sử 70 năm trước đã thế và ngày nay cũng khó thay đổi!

Biển Đông nóng bỏng

Câu hỏi đặt ra: Đây là đề nghị đơn phương của Nhật Bản hay do Mỹ đứng sau? Lâm Hằng Sinh cho rằng, thực ra, mong muốn tuần tra chung với Mỹ tại Biển Đông đã được người Nhật đưa ra từ lâu, trước thời bà Tomomi Inada lên nắm quyền.

Hiện nay cuộc chiến tranh Trung – Mỹ trên Biển Đông chưa thể nổ ra một phần vì hai nước hiện đều là cường quốc vũ khí hạt nhân, hai bên đều hiểu trong trạng thái “đối kháng hòa bình” hiện nay, nếu không có cơ chế đối thoại thường trực thì chuyện nhỏ sẽ dễ dàng biến thành chuyện lớn. Vì thế trong hơn thập niên qua, Trung – Mỹ đã nỗ lực xây dựng cơ chế kết nối liên lạc nhằm giảm thiểu hiểu lầm lẫn nhau khiến tình hình leo thang nguy hiểm. Trong vấn đề này, giữa Trung Quốc và Nhật Bản còn rất hạn chế, dễ rơi vào tình trạng căng thẳng nguy hiểm khó lường.

Eo biển Malacca là vùng biển từng có tàu cướp biển hoành hành, năm 2007 Nhật Bản đã cử tàu tham gia tập trận chống cướp biển cùng nhiều nước tại khu vực. Theo lý, nếu vừa qua Nhật Bản đưa ra ý kiến vì muốn bảo vệ tàu chở hàng hóa thì rất khó để các nước phản đối. Tuy nhiên, lực lượng tham gia trước đây là tuần duyên (Japan Coast Guard), còn hiện nay rất có thể là lực lượng phòng vệ biển/hải quân (Japan Maritime Self-Defense Force). Ở mức độ nhất định, việc hải quân Nhật Bản quay lại khu vực sau 70 năm hải chiến Thái Bình Dương mang ý nghĩa quan trọng, hoàn toàn khác chuyện tập đánh cướp biển.

Có thể nói, Biển Đông hiện nay đã trở thành khu vực nóng bỏng với sự tham gia của lực lượng nhiều nước: Mỹ, Trung, Nhật, Nga, cộng thêm những nước xung quanh vùng như Việt Nam, Malaysia, Singapore, Philippines.

Sau chiến lược xoay trục Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, Trung Quốc cũng tập trung tăng cường thế lực tại Biển Đông. Tình hình khiến nhiều người khẳng định “chiến tranh Trung – Mỹ là tất yếu”. Quả thực nếu suy tính xác suất thì đây là cuộc chiến khó tránh, vấn đề chỉ là khi nào xảy ra mà thôi. Hiện nay hai nước Trung – Mỹ đang tìm cách kiềm chế giằng co nhau, nhưng “điểm nhấn đen” với chuyến thăm Mỹ của bà Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada khiến tình hình Biển Đông như thêm mây mù kéo đến trong cơn giông tố. Cho dù giới chức cấp cao của Mỹ hiện nay chưa tuyên bố công khai “tuần tra chung”, nhưng người phát ngôn hải quân Mỹ đã cho biết “hoan nghênh Nhật Bản mở rộng hoạt động tại Biển Đông”.

Đầu năm nay Nhật Bản sửa “Luật An ninh Hòa bình”, sau khi sửa gọi là “Luật An ninh mới”, theo đó Nhật Bản có “quyền tự vệ tập thể”. Với luật mới, cho dù Nhật Bản không bị tấn công, nhưng Nhật Bản có thể hỗ trợ quân sự cho đồng minh.

Như vậy, trong hoàn cảnh quan hệ Trung – Nhật hiện nay, một khi Nhật Bản tham gia vào Biển Đông thì tình hình phức tạp hơn nhiều so với việc Mỹ đơn phương ứng phó Trung Quốc. Thực tế, hải quân Mỹ mạnh nhất thế giới không cần Nhật Bản giúp sức, ngược lại việc Nhật Bản xin nhập đội làm Mỹ rơi vào một hoàn cảnh chiến lược mới: bị xem là “liên kết với Nhật Bản thách thức Trung Quốc”, tình hình có thể làm Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa, và xung đột có thể leo thang.

Nhật Bản muốn khẳng định “đã quay trở lại”

Thời Thủ tướng Nhật Bản Yasuhiro Nakasone thập niên 1980 đã nổi lên vấn đề “Quyết toán chính trị thời hậu chiến”, vì nhận thấy Nhật Bản bị Mỹ kìm kẹp sau phán quyết của Tòa án Chiến tranh Tokyo. Khi đó trong xã hội Nhật Bản nổi lên làn sóng kêu gọi Nhật Bản phải làm mới lại chính sách phòng vệ và ngoại giao theo hướng độc lập tự chủ. Năm 1991 nổ ra  cuộc chiến vùng Vịnh, Mỹ đưa nhiều quân tham chiến, khi đó thông tin chỉ ra Tổng thư ký Ichiro Ozawa của đảng LDP đã đến văn phòng của Thủ tướng Toshiki Kaifu và yêu cầu gửi quân tự vệ tham chiến.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc

Năm 1993, trong kế hoạch cải cách Nhật Bản, ông Ozawa Ichiro lần đầu tiên đề nghị Nhật Bản phải trở thành một “quốc gia bình thường”, theo đó muốn sửa Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản, ủng hộ quyền tự vệ hợp pháp của Nhật Bản. Vấn đề kéo dài đến thời của Thủ tướng Shinzo Abe hiện nay. Theo Lâm Hằng Sinh, kế hoạch “Mỹ – Nhật tuần tra chung” của Tomomi Inada hiện nay mang hình bóng quan điểm của Ichiro Ozawa, nhưng có phần cứng rắn hơn cả Yasuhiro Nakasone và Ichiro Ozawa trước đây.

Như vậy, kế hoạch này là toan tính từ lâu của người Nhật, một khi Nhật Bản tham gia vào Biển Đông sẽ không đơn giản tuần tra xong rồi đi về, vì Nhật Bản có lợi ích rất lớn tại vùng biển này, và đã bỏ rất nhiều công sức. Tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Nam Á ở Lào vừa qua, Thủ tướng Abe đã hội kiến Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, tuyên bố sẽ cung cấp cho Philippines hai tàu tuần tra cỡ lớn, đưa tổng số tàu mà Nhật Bản cung cấp cho Philippines lên 10 tàu. Hiện nay Nhật là nước cung ứng vũ khí chủ yếu cho Philippines. Ông Abe cũng nhấn mạnh, Nhật Bản đã “chuẩn bị hợp tác khu vực trên phạm vi rộng hơn”, cho thấy tham vọng của người Nhật tại đây luôn mạnh mẽ thường trực.

Lâm Hằng Sinh nhận định, việc giới chức cấp cao Trung Quốc khá dè đặt sau phát biểu của bà Tomomi Inada cho thấy có thể Bắc Kinh đang đau đầu về nguyên nhân phía sau hành động của Nhật Bản: một là, Nhật – Mỹ phối hợp để ép Bắc Kinh vào khuôn khổ; hai là, đây chỉ là hành động tự ý của phe cánh hữu Nhật Bản; ba là, Nhật Bản muốn dựa Mỹ để một lần nữa quay lại Biển Đông. Trong đó khả năng thứ ba là nguy hiểm nhất. Vì nếu trong hai trường hợp đầu thì mọi thứ nằm trong kiểm soát của Washington, còn trường hợp thứ ba nghĩa là việc quay trở lại Biển Đông nằm trong kế hoạch mang tính chiến lược dài hạn của Nhật Bản, theo đó Nhật Bản muốn cho thế giới biết rằng sau 70 năm cuối cùng Nhật Bản đã trở lại.

http://viettimes.vn/samurai-nhat-tuot-kiem-o-bien-dong-trung-quoc-ngoi-tren-lua-78113.html

 

 

Các cường quốc quân sự tại Thái Bình Dương – Trọng Đạt

Mười nước có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới  gồm Mỹ, Nga, Trung Cộng, Ấn độ, Anh, Pháp, Đại Hàn, Nhật, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ (1). Mỹ vẫn đứng đầu về quân sự  trên thế giới hiện nay, ngân sách quốc phòng Mỹ nay là 577 tỷ Mỹ kim, nhiều hơn ngân sách của tất cả các cường quốc quân sự khác cộng lại, số máy bay quân sự của Mỹ nay gần 14,000 cái, bằng số máy bay của tất cả 9 cường quốc quân sự trên thề giới cộng lại.

Về máy bay quân sự Mỹ có  13,892 chiếc, Nga 3,429, Trung Cộng 2,860, Ấn Độ 1900, Đại Hàn 1,412, Nhật 1,613, Anh 936, Pháp 1,264….

Mỹ có 10 chiếc hàng không mẫu hạm tối tân khổng lồ, trọng tải trên 100,000 tấn, các cường quốc khác có một số ít hàng không mẫu hạm loại nhỏ, cũ  trọng tải dưới 40,000 tấn như Ấn Độ có hai chiếc, Pháp có 4 chiếc  dưới 30,000 tấn cũ kỹ chỉ có tính cách tượng trưng. Mỹ là nước duy nhất hiện nay có một lực lượng hàng không mẫu hạm hùng hậu và tối tân nhất thế giới, một vũ khí không lổ vô cùng lợi hại vì nó có thể mang hỏa lực tới mọi nơi trên thế giới. Nay chỉ có Mỹ đủ khả năng xử dụng hàng không mẫu hạm, nó vô cùng tốn kém và đòi hỏi một trình độ cao về  khoa học quốc phòng.

Nước Nhật năm 1922  đóng hàng không mẫu hạm đầu tiên Hosho, họ chú ý đặc biệt tới loại tầu không lồ này, khi bắt đầu Thế chiến thứ hai, hải quân Nhật có 10 hàng không mẫu hạm tối tân và mạnh nhất hồi đó, Mỹ có 7 chiếc, Anh có 8 chiếc. Trận Trân Châu Cảng cuối năm 1941 gây kinh hoàng cho cả nước Mỹ, nó đã mở đầu cho một thời đại mới: Thời đại tầu sân bay.

Trở lại tình hình các cường quốc quân sự châu Á Thấi Bình Dương gồm Mỹ, Trung Cộng, Ấn Độ, Nhật, Đại Hàn. Mặc dù không thuộc châu Á nhưng Hoa Kỳ có nhiều đồng minh và tự nhận là một cường quốc tại đây.  Mấy năm gần đây Tập Cận Bình chủ trương bành trướng bá quyền nước lớn, đe dọa an ninh khu vực khiến các nước trong vùng đã phải  tăng cường quốc phòng để tự vệ.

Xin sơ lược tình hình quân sự các cường quốc Á châu Thái Bình Dương.

Mỹ: xe tăng 8,850; thiết giáp 41,020; đại bác 3,200; máy bay quân sự 13,892; chiến hạm 473 tầu; hàng không mẫu hạm 10; ngân sách quốc phòng 577 tỷ (Mỹ kim)

Trung Cộng: xe tăng 9,150; thiết giáp 4,788, đại bác 8,000; máy bay quân sự 2,860; tầu chiến 673; hàng không mẫu hạm 1; ngân sách quốc phòng 145 tỷ.

Ấn Độ: xe tăng 6,664; thiết giáp  6,704; máy bay quân sự 1,900; đại bác 7,600; tầu chiến 202; hàng không mẫu hạm 2; ngân sách quốc phòng 38 tỷ

Đại Hàn: xe tăng 2,380; thiết giáp 2,660; đại bác 7,364;  máy bay 1,412; tầu chiến 166; ngân sách quốc phòng 33 tỷ.

Nhật: xe tăng 678; thiết giáp 2,800; đại bác 700; máy bay 1,613; tầu chiến 131, hàng không mẫu hạm 2; ngân sách quốc phòng 41 tỷ.

Nay các nước Cộng sản Trung Cộng, Bắc Hàn cũng như nước CS cũ Nga trở  thành những nước độc tài cá nhân do một người nắm quyền như thời Staline, Mao Trạch Đông. Tập Cận Bình lên nắm chính quyền nước Tầu từ mấy năm nay hiện là nhà lãnh đạo nhiều quyền lực nhất từ thời Đặng Tiểu Bình.

Năm 2002 ngân sách quốc phòng Trung Cộng khoảng 20 tỷ Mỹ kim, 10 năm sau 2012 đã tăng lên trên 100 tỷ, khoảng  gấp 5 lần (2). Nay Hoa Lục công khai chính sách bành trướng tại biển đông khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại. Họ lấn chiếm quần  đảo Trường Sa, Hoàng Sa, kiến tạo đảo nhân tạo, lập căn cứ quân sự, vạch một đường lớn giữa hải phận quốc tế theo hình lưỡi con bò rồi nhận là hải phận của mình. Họ ban hành lệnh cấm máy bay các nước khác không được vi phạm không phận quốc tế mà họ coi là của mình. Trung Cộng ngày càng lộng hành cho tầu chiến bắt bớ, bắn phá tầu đánh cá các nước trong vùng.

Sự tranh chấp lãnh hải đã khiến các nước trong khu vực lo ngại và tăng ngân sách quốc phòng chống lại bá quyền nước lớn. Nước Nhật trước đây núp dưới cây dù nguyên tử Mỹ nay cũng tăng cường quốc phòng để đối phó, nhất là từ ngày Trung Cộng tranh chấp quần đảo Điểu Ngư với Nhật.

Vài thập niên trước đây, Mỹ và các nước phát triển Tây phương cũng như Á châu đầu tư mở mang giao thương với Trung Cộng, họ tưởng rằng một khi  có nền kinh tế phồn thịnh Hoa Lục sẽ từ bỏ chế độc tài và trở nên hiền lành hơn. Trái với sự tin tưởng ngây thơ của Mỹ và Tây phương, thực tế cho thấy nay càng giầu mạnh về kinh tế Trung Cộng lại càng hung hãn hơn trước, tăng cường quân sự hơn trước.

Khác với chính phủ Bush trước đây chú trọng vào Trung Đông, TT Obama quay trở lại Đông nam Á vì Mỹ có nhiều quyền lợi kinh tế tại đây. Từ thập niên 80 người Mỹ đã nhìn nhận Châu Á Thái Bình Dương là  một nền văn minh đang đi lên. Gần đây Mỹ tỏ ra cứng rắn không nhượng bộ Trung Cộng và cho thấy Mỹ vẫn là cường quốc tại Á châu đã suýt sẩy ra đụng chạm hai bên. Nay Trung Cộng có tiến bộ về kinh tế và tăng cường quốc phòng nhưng thực ra chưa đủ mạnh để uy hiếp Mỹ và các cường quốc khác tại Á châu. Mặc dù Mỹ bị suy thoái kinh tế thập niên vừa qua nhưng về quân sự vẫn còn quá mạnh, về số lượng máy bay quân sự Mỹ vẫn gấp 4 lần Nga, gấp 5 lần Trung Cộng chưa kể mắt phẩm trội hơn nhiều.

Năm 1998 Trung Cộng mua lại một tầu cũ bỏ hoang phế của Ukraine chỉ có khung tầu, không động cơ và bánh lái, năm 2002 được kéo về Hoa Lục năm 2011 mới đóng xong thành tầu sân bay đầu tiên của Hoa Lục đặt tên là Liêu Ninh. Trung Cộng vội vã thực hiện một tầu sân bay để hù dọa các nước trong vùng, đây chỉ là một tầu loại nhỏ trọng tải 33,000 tấn chỉ bằng 1/3 một hàng không mẫu hạm Mỹ. Đối với Mỹ, Nhật là những nước đã có nhiều kinh nghiệm về hàng không mẫu hạm thì tầu sân bay Liên Ninh chỉ là một trò hề, trò cười không hơn không kém. Cách đây hai năm, một ông Tướng bốn sao của Nhật đã tỏ ra khinh thường Trung Cộng khi  tuyên bố hải quân và không quân Hoa Lục còn lạc hậu từ 10 tới 20 năm so với Nhật về nhiều phương diện.

Như đã nói trên ngân sách quốc phòng của Mỹ nay nhiều hơn ngân sách của các cường quốc trên thế giới cộng lại, gần gấp 10 lần Nga (60 tỷ), gấp 4 lần Trung Cộng (145 tỷ), gấp 11 lần Anh, gấp 12 lần Nhật….số máy bay quân sự của Mỹ gần 14,000 chiếc bằng số máy bay quân sự của các cường quốc trên thế giới cộng lại nhưng Mỹ vẫn bị Nga và Trung Cộng khích bác, gây khó khăn. Sở dĩ như vậy vì họ biết  Mỹ mạnh về quân sự nhưng lại yếu về chính trị, Tổng thống không có nhiều thực quyền mà phải phụ thuộc vào ý kiến của người dân và Quốc hội. Tại trận Điện Biên Phủ tháng 4-1954, Mao Trạch Đông ra lệnh tăng cường cho Việt Minh nhiều tiểu đoàn phòng không và pháo binh thì lệnh của Mao được thi hành ngay trong khi ấy Mỹ muốn giúp Pháp nhưng không được Quốc hội và người dân ủng hộ cuối cùng phải thất bại.

Gần đây Mỹ-Hoa đã suýt đụng độ tại  Biển Đông và người ta sợ có thể đưa tới Thế chiến thứ ba, nhưng thực ra dù căng thẳng tới đâu cũng không thể sẩy ra Thế chiên vì trong lịch sử đã nhiều lần “suýt” sẩy ra nhưng cả hai bên đều dàn xếp êm đẹp.

Đầu thập niên 60 Mỹ cho đặt hỏa tiễn tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ý nhắm vào Moscow, Khrushchev trả đũa cho đặt hỏa tiễn tại Cuba đe dọa Mỹ. Tháng 10-1963 máy bay do thám U-2 của Mỹ khám phá ra hỏa tiễn tầm trung nguyên tử tại Cuba, TT Kennedy làm dữ cho ngăn chận tầu Nga mang hỏa tiễn tới và buộc Nga phải tháo gỡ hỏa tiễn đã gắn tại Cuba. Kennedy và Khrushchev đã đàm phán căng thẳng, Nga tháo gỡ hỏa tiễn tại Cuba, Mỹ cũng bí mật tháo gỡ hỏa tiễn tại Ý, Thổ Nhĩ Kỳ đem về.

Sau đó Mỹ-Nga thỏa thuận thiết lập đường giây điện thoại nóng giữaMoscow và Washington để ngăn ngừa Thề chiến mà cả hai bên cùng sợ, tình hình đã dịu sau đó. Thế chiến “suýt” sẩy ra nhưng cả hai bên đều đã sợ hết hồn nên sẽ chẳng bao giờ sẩy ra được. Cũng có giả thuyết cho rằng TT Kennedy bị ám sát vì người ta sợ ông có thể gây Thế chiến thứ ba.

Giống như biến cố Cu ba nêu trên, đụng độ Mỹ-Hoa tại Biển Đông rất khó có thể sẩy ra, mặc dù Trung Cộng hung hăng nhưng trong thâm tâm họ thừa biết hậu quả khốc liệt sẽ dành cho Hoa Lục một khi chiến tranh sẩy ra. Dù đụng trận nhỏ nhưng ảnh hưởng sẽ vô cùng lớn lao, các nước ngoài sẽ rút đầu tư, việc giao thương sẽ bị ngưng trệ đưa tới khủng hoảng kinh tế.

Mỹ có thể đem chiến tranh tới Hoa Lục vì họ có nhiều hàng không mẫu hạm, nhiều hạm đội và các căn cứ tại Nhật, Phi Luật Tân, Nam Hàn… ngược lại Trung Cộng không có khả năng mang chiến tranh tới đất Mỹ. Trong trường hợp có đánh lớn, Hoa Lục sẽ trở thành bãi chiến trường tan nát vì bom đạn, công trình mà họ đã xây dựng mấy chục năm qua tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải sẽ tiêu tan trong phút chốc. Hoa Lục chẳng dại gì mà lao đầu vào cuộc phiêu lưu tự sát.

Người Mỹ có khuynh hướng bỏ Trung Đông, Ukraine để quay về Thái Bình Dương vì nơi đây họ có nhiều quyền lợi kinh tế, vấn đề Ukraine sẽ để các nước Liên Âu tự liệu. Các cường quốc châu Âu Pháp, Anh, Đức… chỉ có một ngân sách quốc phòng khiêm tốn từ 50 tỷ trở xuống, chưa được 1/10 ngân sách quốc phòng Mỹ. Họ đã quen núp dưới cây dù nguyên tử của Mỹ. Nhiều nước Tây Âu, Pháp… núp dưới cây dù nguyên tử Mỹ nhưng vẫn chống Mỹ tại cuộc chiến Iraq và Việt Nam trước đây.

Nay Hoa Kỳ đã mệt mỏi và muốn các nước đồng minh châu Âu phải chia sẻ gánh nặng với họ.

Chú thích

(1) Globalfirepower.com

(2) Military budget of the People’s Republic of China, Wikipedia

 

 

Vui cười

Bác sĩ nói với bệnh nhân: – “Ông bị cảm cúm, nên kiên nhẫn chờ khỏi bệnh. Mùa đông người ta dễ bị cảm mà chả có thuốc gì chữa khỏi”.

Bệnh nhân sốt ruột:

– Nhưng ông phải khuyên tôi làm gì đó chứ?

– Ông thử tắm nước lạnh chừng nửa giờ, quấn khăn mỏng ngang bụng chạy ngoài trời khoảng vài chục phút…

– Thế thì tôi sưng phổi mất còn gì?

– Sưng phổi thì sẽ có thuốc trị.

 

Đêm trước khi đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự, một chàng thanh niên được đám bạn kể cho một mẹo nhỏ để trốn lính.

“Một anh chàng đi khám tuyển được bác sĩ kiểm tra mắt. Ông bác sĩ chỉ vào bàn và hỏi: – – Chữ gì đây?

Anh kia ngơ ngác: – Chữ nào cơ?

– Ở dòng này. – Dòng nào cơ?

– Đây, ở trên bàn.

– Thế cái bàn nào?

Và anh chàng được tuyên bố là không thích hợp với công việc, rất đúng ý anh ta.

Nghe vậy, anh chàng sắp sửa tòng quân quyết định sẽ lặp lại trò ma giáo đó với bác sĩ khám bệnh.

Khi kiểm tra mắt, bác sĩ hỏi: – Bây giờ cậu hãy chỉ cho tôi chữ ở trên bàn.

Anh ta ngạc nhiên hỏi: – Bàn nào cơ? Chẳng có cái bàn nào ở đây cả!

– Anh nói đúng. – Bác sĩ nhận xét. – Anh đã thấy rõ là không có cái bàn nào cả. Anh đã được nhận vào quân đội.

Dân Tộc Sinh Tồn – GS Nguyễn Ngọc Huy

(tt)

c.- Những bản năng xã hội

Trong sự giao-thiêp với người khác, người thường hành-động theo bản-năng xã-hội của mình. Nhờ những bản-năng này, người có thể sống chung nhau, và sự sống còn của những đoàn-thể loài người mới có thể duy trì được.

1.- Bản năng hợp quần

Bản-năng hợp-quần làm cho người tự-nhiên có ý muốn sống chung với đồng-loại, muốn cùng họ chia xẻ những tình-cảm hoặc những tư-tưởng riêng. Dưới sự thúc-giục của bản-năng này, người bị lôi cuốn về phía những người khác. Do đó, phát-sanh tình bằng-hữu. do đó, người có thiện-cảm với những kẻ chung quanh, biết thích mến họ.

Bản-năng hợp-quần cũng khiến cho người cảm thấy buồn bực khó chịu khi sống cô độc và hờn oán khi bị đoàn-thể xua đuổi. Nó cũng làm cho người sung sướng khoái trá khi được đoàn-thể tán- thành, và xấu-hổ khi bị đoàn-thể chê bai chỉ-trích.

2.- Những hình thức biểu hiện phức tạp của bản năng hợp quần

Bản-năng hợp-quần và các bản-năng vị-kỷ giao tiếp nhau và làm phát xuất nhiều bản-tánh phức-tạp. Người sống trong xã-hội thường có xu-hướng giành nhau làm nhà lãnh-đạo đoàn-thể. Nhưng khi thấy mình yếu sức hay kém thế, người lại a-dua với kẻ mạnh hơn, và chấp-nhận việc phục-tùng nhà lãnh-đạo một cách tự-nhiên, mặc dầu, nhiều khi nhà lãnh-đạo kiêu-căng thái-quá và lạm-dụng quyền của mình. Bản-năng hợp-quần làm cho nhà lãnh-đạo tự-nhiên dựa vào đoàn-thể và những người cấp dưới tin nơi nhà lãnh-đạo mình, có khi một cách mù-quáng. Trừ một số ít người ngang ngược, phần lớn loài người rất kiêng sợ oai-quyền của chánh-phủ.

Sự sống chung nhau lại làm cho người có những đặc-tánh khác : người hay bắt chước đồng- loại, nhứt là những kẻ có địa-vị cao hơn mình trong những hành-vi cử-chỉ của họ. Do đó, cách cư-xử của phần lớn nhơn-viên một xã-hội thường tương-tự như nhau, và điều này làm cho xã-hội thuần-nhứt. Sự thuần-nhứt này được duy-trì nhờ một xu-hướng tự-nhiên của người, làm cho họ bài-xích những kẻ lập-dị, những người ngang ngạnh trong đoàn-thể mình, và chống chọi lại cả những kẻ ở đoàn-thể khác. Nó gây cho họ một ý-thức đồng-loại mạnh mẽ là một yếu-tố rất quan-trọng trong sự hợp-quần của người.

3.- Bản năng đạo đức

Đời sống xã-hội cũng tạo cho người một bản-năng đạo-đức. Các đoàn-thể nhỏ nhít ngày xưa không thể tự-tồn được, nếu bên trong tổ-chức, mỗi người muốn giết ai thì giết, hay lấy món gì thì lấy, và nếu mọi người đều tự lo cho mình không thèm biết đến ai. Những bộ-lạc tránh được sự đào-thải thiên-nhiên là bộ-lạc có đức-tánh xã-hội mạnh mẽ, làm cho mọi người dung-nạp nhau, cư-xử nhau một cách công-bằng và sẵn sàng tương-trợ nhau. Do đó, người hiện đại có bản-năng đạo-đức làm cho người mạnh binh vực kẻ yếu, và đưa một số người đến sự rộng lượng với kẻ khác. Nó gây cho người cái năng-khiếu luân-lý cần-thiết cho sự sống chung nhau.

4.- Bản năng quần chúng

Sự khảo-cứu về tâm-lý quần-chúng đã cho ta biết rằng khi hội-họp nhau đông đảo, người thường có hành vi, cử-chỉ, thái-độ khác với khi họ cô-lập. Điều đặc-biệt nhứt là họ có thể chấp-nhận nhiều việc có hại cho quyền-lợi cá-nhơn họ, những việc mà họ chắc chắn hết sức phản-đối nếu họ đứng rời rạc ra. Những nhà quí-tộc Pháp đã nhiệt liệt hoan-nghinh việc hủy bỏ tất cả đặc-quyền của giai-cấp mình trong một buổi hội đêm mồng 4 tháng 8 năm 1789, chắc chắn không tán-thành việc ấy nếu người ta hỏi ý-kiến từng người. Một mặt khác, nhiều cá-nhơn hèn nhát khi cô-lập có thể trở thành một khối người can-đảm.

Sở-dĩ giữa tác-động cá-nhơn và tác-động quần-chúng có sự khác nhau như thế là vì người rất dễ bị ám-thị. Tánh dễ bị ám-thị đã có sẵn với người thái-cổ, lại càng mạnh hơn khi người biết dùng ngôn-ngữ và biểu-hiệu.

Người có thể tự mình ám-thị lấy mình, hay bị kẻ khác ám-thị. Cũng có khi người bị khung cảnh ám-thi, khi tụ hội nhau lại, người bị kích-thích mãnh-liệt, nhứt là khi có tiếng hò reo, tiếng chiêng, tiếng trống. Lúc ấy, trí-tuệ người tê-liệt đi, và người hoàn-toàn hành-động một cách vô-ý-thức.

Vì tánh dễ bị ám-thị này, trong nhiều trường-hợp, người hành-động như kẻ bị thôi-miên. Lẽ cố nhiên là điều này làm cho người mất hết khả-năng thụ-cảm của mình. Cũng như người si tình không thể nào thấy được cái dở, cái xấu của người mình đang yêu, người trong một quần-chúng bị kích-thích không nhận thấy sự lố bịch, sự tàn-nhẫn hay sự vô-lý của thái-độ đám đông trong đó mình có chơn. Thêm nữa, người ám-thị không còn biết đau đớn nữa.

Trong trường-hợp sự ám-thị có tánh-cách tiêu-cực, người có thể bị chết ngất đi như con chim bị rắn thôi-miên và đúng yên cho nó giết. Nhưng khi người họp lại thành quần-chúng, sự ám-thị thường có tánh-cách tích-cực ; người xông tới trước sự nguy-hiểm theo lịnh người lãnh-đạo, có khi theo một khẩu-hiệu do kẻ nặc-danh tung ra. Nhờ sự ám-thị này, những bản-năng vị-kỷ của người có thể bị chế-ngự một cách vô-ý-thức, và người vô-tình chấp-nhận sự hy-sinh cho đoàn-thể một cách anh-dõng. Không có sự ám-thị trên này, người giữ được sự bình tĩnh của mình, và rất khó thắng được những bản-năng vị-kỷ thúc giục người mưu đồ sự sống còn riêng của mình. Do đó, sự « khảng khái tòng vương » bao giờ cũng dễ dàng hơn thái-độ « thung dung tựu nghĩa ».

Nhờ tánh dễ bị ám-thị đưa đến bản-năng quần-chúng trên nầy, nhiều cá-nhơn tự-nhiên hy-sinh quyền-lợi mình cho đoàn-thể điều này rất hữu-ích cho sự sống còn của đoàn-thể và chủng-loại, vì sự sống còn này nhiều khi không phù-hợp với sự sống còn của cá-nhơn.

5.- Những khuynh hướng phức tạp dựa vào các loại bản năng

Những loại bản-năng khác nhau của người có thể hòa-hợp nhau để tạo ra những khuynh-hướng phức-tạp.

Cũng như các loài thú khác, người vốn có khả-năng sử-dụng các biểu-hiệu. Nhưng ở con người, khả-năng này mở- mang ra đến một mực rất cao. Các loài thú đều có dùng những cử-chỉ hay tiếng gọi để báo cho nhau biết những mối nguy chung, để kêu gọi nhau hay tình-tự với nhau. Người chẳng những biết dùng cử-chỉ và tiếng gọi để báo cho nhau biết có sự nguy-hiểm, mà còn biết bắt chước bộ dạng hay nhái giọng các loài khác để cho nhau biết địch-thủ là loài vật nào. Sự mở- mang của khả-năng này giúp người tạo ra nhiều biểu-hiệu khác nhau, trong đó, quan-trọng nhứt là những tiếng tập-họp lại làm ngôn-ngữ.

Nhờ các biểu-hiệu, người có thể ghi nhớ, họp-tập rồi sắp thành hệ-thống những kinh-nghiệm của mình về các dụng-cụ mình dùng, về đời sống cá-nhơn, đời sống đoàn-thể và đời sống chủng-loại của mình. Sự qui-tập những kinh-nghiệm của người đưa đến các hệ- thống biểu-hiệu, hay ý-tưởng công-cộng. Các ý-tưởng này tất-nhiên có dính dáng đến những điều-kiện vật-chất của khung cảnh thiên-nhiên, trong số đó, lửa, các dụng-cụ và khí-giới đóng một vai tuồng vô-cùng trọng-hệ. Những biểu-hiệu người dùng ban đầu còn dính vào các sự vật, nhưng khi trí người cao hơn, nó tách ra khỏi các sự vật đó, và lần lần trở thành trừu-tượng. Và sau cùng, nó tập-hợp lại thành những tổng-hợp độc lập so với vật-chất cấu-tạo nên khung cảnh thiên-nhiên. Những hệ-thống để giải-thích võ-trụ do đó mà phát-sanh.

Trong chương khảo về các tôn-giáo, ta đã thấy rằng lúc người chưa đủ trí khôn để hiểu sự vật một cách đúng đắn, khoa-học, người phải dựa vào các lực-lượng siêu-hình trong sự cố gắng giải-thích võ-trụ, và các hệ- thống lý-thuyết họ nêu ra tự-nhiên phải có tánh-cách tôn-giáo.

Vì người phải đồng-thời tổ-chức đời sống chung với người khác trong đoàn-thể và phải tuân theo những giáo-điều luân-lý tất yếu trong đời sống chung ấy, tôn-giáo phải gồm cả đạo-đức. Thêm nữa, tôn-giáo vốn có tánh-cách cao quí đối với tinh-thần người nên dễ dàng thu hút phần lớn những hoạt-động xã-hội của người, và chánh trị, cũng như nghệ-thuật, một sản-phẩm khác của khả-năng dùng biểu-hiệu, đều phải phụng-sự nó.

Những nhóm người cổ sơ mà tôn-giáo nêu ra những luật-lệ và giáo-điều không phù-hợp với những điều-kiện tự-tồn của đoàn-thể tự-nhiên phải bị đào-thải. Trái lại, những nhóm người mà các qui- tắc do tôn-giáo nêu ra phù-hợp với cuộc tranh-đấu sống còn không những được tồn-tại, mà còn được chặt chẽ và mạnh mẽ thêm lên. Do đó, tôn-giáo lần lần trở thành một yếu-tố tất yếu của đời sống chung, và người tự-nhiên có khuynh-hướng tôn-giáo cũng như trẻ con tự-nhiên có khuynh-hướng nói bi bô vậy.

Do tôn-giáo, người cảm thấy mình liên-lạc với đoàn-thể. Sự tự-giác, tự tu, hay sự đi tìm cái chơn, cái mỹ, cái thật tuyệt-đối, chung qui chỉ là một thái-độ hỗn-hợp cái bản-năng xã-hội xô đẩy người vào đoàn-thể mình và cái khuynh-hướng tượng-trưng-hóa đoàn-thể ấy dưới hình-thức này hay hình-thức khác.

Những điều trên này chỉ tỏ rằng khuynh-hướng tôn-giáo là một khuynh-hướng phức-tạp, bao gồm một phần lớn hoạt-động của người. Nó có tánh-cách xã-hội rất rõ rệt. Tuy nhiên, trong khuynh-hướng ấy, bản-năng tình-dục cũng đóng một vai tuồng. Thật sự, trong ý muốn giải-thích võ-trụ, ta có thể nhận thấy ý muốn tìm hiểu nguồn gốc sự sống, nguồn gốc loài người, nguồn gốc của chính mình. Lòng tha-thiết muốn biết mình do đâu mà có, do ai sanh ra có dính dáng đến bản-năng gia-đình một cách rõ rệt. Vậy, ta không nên lấy làm lạ khi thấy người tự xưng mình làm con Thượng Đế hay con các vị thần-minh

Một số tôn-giáo ngày xưa có tánh-cách tình-dục rõ ràng hơn nữa. Nó tôn thờ những sinh-thực- khí của người và những cuộc nhảy múa để thờ cúng thần-minh cũng như những hình vẽ, những tượng chạm khắc để trang-hoàng miếu-võ có mục-đích khiêu dâm hiển-hiện. Như ta đã thấy trên đây, những cuộc nhảy múa và những hình vẽ, những tượng chạm khắc đó, cũng như nhiều hoạt-động nghệ- thuật khác, vốn từ bản- chất nó đã có liên-lạc chặt chẽ với bản-năng tình-dục của người : nó dính dáng nhiều đến ý muốn làm đỏm để cho người bạn dị-tính của mình lưu-ý.

Sau cùng, trong khuynh-hướng tôn-giáo, những bản-năng vị-kỷ cũng có dự một phần. Ta đã thấy rằng người thờ cúng các linh-hồn và thần-minh cùng Thượng-Đế với mục-đích cầu xin những đấng ấy không phá hại mình, hay bảo-vệ, phù-hộ cho mình. Khi tôn-giáo đã tiến đến một hình-thức cao hơn, người cũng vẫn còn có khuynh-hướng tu-niệm để thành thần tiên hay được vào cõi thiên-đường.

Như vậy, khuynh-hướng tôn-giáo là một khuynh-hướng bao gồm rất nhiều bản-năng của người. Vì đó, nó hết sức mạnh mẽ và bao trùm được đời sống xã-hội của người trong một thời gian dài dặc.

3.- Những đặc tánh của bản năng

a)- Sự phức tạp của bản năng

Vấn-đề bản-năng của người là một vấn-đề hết sức phức-tạp. Để cho dễ bề nghiên-cứu, ta phải phân nó ra làm ba loại : vị-kỷ, tình-dục và xã-hội, và nhận ra trong mỗi loại vài bản-năng chánh-yếu. Nhưng, như ta đã thấy sơ qua trong sự khảo về khuynh-hướng tôn-giáo, các bản-năng này nhiều khi trộn lộn nhau một cách chặt chẽ và làm cho ta khó qui-định tánh-cách của nó một cách rõ ràng.

Sau lòng ham súc-tích tiền bạc để dành, ta có thể nhận thấy ý muốn bảo-đảm cho mình những phương-tiện cần-thiết để thỏa-mãn nhu-cầu dinh-dưỡng, thêm vào sự cần dùng bảo-đảm sự tự-do của mình trong xã-hội, và ý muốn được kính-nể trọng-vọng hơn kẻ khác. Trong tình yêu của người, ngoài cái bản-năng tình-dục làm nền tảng, lại còn có thể có một sự thích-mến vì tánh-tình tư-tưởng, hoặc ý muốn ngự-trị, chinh-phục người yêu. Trong sự cố gắng của người để làm một công-trình vĩ-đại, hữu- ích cho xã-hội, có ý muốn phụng-sự đoàn-thể, nhưng cũng có ý muốn được trọng-vọng ngợi khen.

Nhiều khi các bản-năng bị những điều-kiện xã-hội chi-phối một cách mạnh mẽ. Bản-năng mẫu- ái lắm lúc bị biến hình hay chế-ngự vì quan-niệm xã-hội. Trong nhiều chế-độ cổ, những đứa bé ươn yếu đều bị giết chết. Ở những xã-hội trọng nam khinh nữ, người ta nhiều khi nhẫn tâm bỏ rơi con gái không thèm nuôi ngay từ lúc nó mới sanh ra.

Một mặt khác, trong những bản-năng tình-dục hay xã-hội, có khi yếu-tố vị-kỷ xuất-hiện một cách rõ rệt. Người ta lắm lúc chỉ phụng-sự đoàn-thể vì lợi riêng, vì muốn có địa-vị, quyền-lợi hay danh-vọng. Ngay sự thương-yêu con cái cũng bị sự chi-phối của lòng vị-kỷ. Người ta thường yêu đứa con thông-minh, có thể làm rạng rỡ tông-môn, hay đức con hiếu-thuận chịu nghe lời, hơn đứa con ngu độn hay ngang ngược, mặc dầu những đứa ngu độn hay ngang ngược – vốn không chịu trách-nhiệm về tài năng và bản-tánh mình – sẽ phải thất-bại ở trường đời và đáng được thương hơn.

b)- Sự sắp hạng của bản năng

Những bản-năng của người vốn không phải phát-sanh một lượt với nhau. Nó được cấu-tạo lần lượt theo sự tiến-hóa của loài người từ khi cái tế-bào thủy-tổ mới xuất-hiện cho đến lúc đã có hình người và sống thành xã-hội văn-minh. Cố-nhiên là những bản-năng vị-kỷ đã phát-hiện trước tiên, nhứt là bản-năng tự-vệ và bản-năng dinh-dưỡng. Hai bản-năng này, ngay đến các sanh-vật đơn tế-bào  như con trùng a-míp (amibe) cũng có, và chắc chắn là cái tế-bào nguyên-thủy tiên-tổ của loài người đã có rồi. Từ khi phát-hiện, nó duy-trì mãi không lúc nào mất. Vì đó, nó mạnh mẽ vô-cùng.

Những bản-năng tình-dục chỉ xuất-hiện với sự sanh-dục hữu-tính, nghĩa là lúc người phân ra nam nữ. Những bản-năng phụ-thuộc vào bản-năng tình-dục như bản-năng gia-đình, bản-năng mẫu-ái, bắt đầu có khi đời sống loài người vào thờI-kỳ ấu-trĩ không đủ sức tự mưu-sanh của người đã kéo dài ra.

Sau hết, những bản-năng xã-hội chỉ lần lần thành-hình sau khi người sống chung nhau thành đoàn-thể.

Những điều-kiện sanh-hoạt của loài người trong giai-đoạn tiến-hóa hàng triệu năm trên này cố- nhiên có thay đổi và những bản-năng do sự tranh-đấu với hoàn-cảnh mà được cấu-tạo cũng có biến chuyển theo. Nhưng có lẽ từ khi con người thành hình người đến giờ, sự biến-chuyển này diễn-tiến một cách rất chậm chạp hầu như không có.

Nói một cách khái-quát thì bản-năng nào xuất-hiện trước và có một đời sống lâu dài hơn phải được mạnh hơn. Thêm nữa, những bản-năng được người vun bồi thì phát-triển mạnh lên, những bản-năng bị chế-ngự thì yếu sức bớt đi. Do đó, xét chung nhơn-loại thì các bản-năng vị-kỷ mạnh hơn các bản-năng tình-dục, và các bản-năng tình-dục mạnh hơn các bản-năng xã-hội. Nhưng xét về phần cá-nhơn, thì sự khác nhau có thể vô-cùng, vì hoàn-cảnh vật-chất và tâm-lý của mỗi người làm cho các bản-năng của người phát-triển không đều nhau : có những bản-năng bị thâu nhỏ lại hay lớn ra một cách quá đáng. Vì đó, trong xã-hội, ta có thể gặp những người hết sức vị-kỷ và những người đam-mê tình-dục bên cạnh những người có bản-năng xã-hội hết sức mở-mang và sẵn sàng hy-sanh mình cho quyền- lợi chung ngay trong khi sáng suốt.

Một số khuynh-hướng phụ-thuộc bản-năng như khuynh-hướng giết người thuộc bản-năng tự-vệ, thích-hợp với đời sống cô-độc của người rừng, nhưng không thích-hợp với đời sống tập-thể của người văn-minh. Do đó, ở phần lớn con người, nó bị đè nén không phát-triển được.

Tuy nhiên, có khi những điều-kiện vật-chất làm cho các bản-năng thường bị chế-ngự đột-nhiên bị giải thoát : đó là trường-hợp của chiến-tranh, của những cuộc nộI-loạn. Người ta không giải-nghĩa được sự tàn-bạo vô-biên của con người đã văn-minh trong thời-kỳ này nếu không dựa vào sự giải- phóng các bản-năng có từ thời tiền xã-hội và bị xã-hội kềm chế trong trạng-thái bình-thường.

c)- Ý thức người về bản năng và sự chuyển hóa các bản năng

Những bản-năng, nhứt là các bản-năng căn-bản, vốn là một yếu-tố tất-yếu của chủng-loại. Nó hỗn-hợp với cơ-thể người nên không thể nào tiêu-diệt được. Nó luôn luôn sống với con người và chỉ mất khi người chết mà thôi. Sự thỏa-mãn một bản-năng thường đưa người đến sự khoái lạc. Nhưng nếu con người đi quá mức, thì lắm khi người thấy khó chịu, chán ngán; sự đam mê tửu sắc không những có hại cho thân-thể mà còn làm cho con người uể oải, dã dượi những lúc rượu tỉnh canh tàn.

Các loài thú luôn luôn tuân theo bản-năng mình một cách  vô-ý-thức ; nó không hiểu cứu-cánh của cử-động nó, và tự-nhiên không thấy được vai tuồng của bản-năng. Một số đông người cũng không có ý-thức gì về bản-năng, và lắm khi không thấy đến cứu-cánh của việc mình làm. Do đó, đối với phần đông, bản-năng thường có tánh-cách vô-ý-thức. Tuy nhiên, những người đã đạt được một trình-độ khá cao, nếu không hiểu rõ về các bản-năng, cũng có thể có ít nhiều ý-thức về cứu-cánh của những cử-động do bản-năng thúc giục mà có. Nhờ đó, người ta có thể thay đổi cứu-cánh ấy một phần nào.

Khi cơ-thể có một nhu-cầu cần thõa mãn, bản-năng thúc giục người hoạt-động để thỏa-mãn nhu-cầu ấy. Sự thúc giục này, người không thể nào hoàn-toàn chế-chỉ được. Nhưng nếu người không có phương-tiện, hay vì một lý do gì mà không muốn trả lời cho sự thúc giục này, người có thể xoay sự hoạt-động của mình đến một mục-đích khác để thỏa-mãn một nhu-cầu khác của mình. nhờ tánh-cách này của bản-năng mà người có thể chế-ngự được một số bản-năng vị-kỷ không thích hợp với đời sống xã-hội, và những nhà đạo-đức, những bậc vĩ-nhơn anh-hùng có thể cao-thượng-hóa đời sống của mình. Đem những nhu-cầu xã-hội vị-tha thay cho những nhu-cầu cá-nhơn vị-kỷ, đem những nhu-cầu tinh-thần thay cho những nhu-cầu vật-chất, họ huy-động hết sức hoạt-động của họ để dùng vào việc thực-hiện một lý tưởng đẹp đẽ, một nguyện-vọng cao xa.

Một mặt khác, đối với những người nghèo khổ, phải chết xác làm lụng quanh năm mới có đủ vật-thực cần-thiết cho sự dinh-dưỡng của mình, những nhu-cầu tinh-thần và ngay đến các nhu-cầu tình-dục có thể không bao giờ được thỏa-mãn. Trong trường-hợp này, sự chuyển hóa bản-năng thi hành một cách vô-ý-thức và gần như cưỡng-bách.

Sau cùng, sự hoạt-động văn-nghệ cũng là một lối chuyển-hóa bản-năng. Những văn-sĩ, thi-sĩ, nghệ-sĩ thường đem phổ vào những tác-phẩm của họ tất cả những nhu-cầu mà họ không thỏa-mãn được trong thực-tế. Trong trường-hợp này, nhu-cầu của họ càng cần-thiết, sự thúc giục của bản-năng họ càng cấp-bách thì tác-phẩm họ càng mạnh mẽ, càng nhiều sinh-khí, càng tiến cao trên đường tuyệt- mỹ. Người ta đã nhận thấy rằng những văn-sĩ, nghệ-sĩ sung sướng – nghĩa là có một đời sống đầy đủ – thường không sản-xuất được những tác-phẩm tân-kỳ. Những công-trình hay và đẹp nhứt của người về phương-diện văn-nghệ hầu hết đều là sản-phẩm của những người bất-đắc-chí, đem phổ vào câu thơ hay điệu nhạc, hoặc đem bày giữa những nét đơn thanh tất cả những dục-vọng, những nhu-cầu, những nỗi băn khoăn thắc mắc, những tiếng kêu gọi cấp-bách của các bản-năng mình.

Sự chế-ngự hay chuyển-hóa những bản-năng rất hữu-ích cho người. Tuy thế, nó không phải là hoàn-toàn vô-hại. Sức phản-kháng của những nhu-cầu bị bỏ rơi, của những bản-năng bị chế-ngự có thể làm gãy đổ sự quân-bình tâm-lý của người. Sự gãy đổ này là nguồn gốc những chứng bịnh thần-kinh, từ những trạng-thái bất-thường xoàng đến những cơn điên rồ rất nặng.

B.- Vấn đề cá tánh của người

1.-Cá tánh của người

Tất cả mọi người trên thế giới đều có một cơ-thể và những tánh-cách chung như nhau. Tuy thế, không phải mọi người đều giống nhau y hệt, vì mỗi người đều có một cá-tánh riêng.

a)- Về phương diện thể chất

Về phương-diện thể-chất mỗi người đều có một gương mặt, những cử-chỉ điệu bộ đặc biệt, làm cho họ phân-biệt nhau. Sự khác nhau về các dấu tay của người lại càng rõ rệt hơn nữa. Trong số mấy ngàn triệu người trên thế giới không có một người nào mà dấu tay giống người khác. Nhờ những sự phân-biệt trên này, người có thể nhận căn cước mỗi người một cách dễ dàng. Các khí-quan của người có lẽ cũng có những tánh-cách riêng biệt mà hiện giờ chúng ta chưa hiểu rõ.

Măc dầu kết cấu như nhau, tế-bào của người này có những tánh chất khác với tế-bào người nọ. Vì đó, trường-hợp những người thật sanh đôi cùng do một noãn tử mà ra, các y sĩ không thể lấy thịt người này mà vá cho người khác.

Những hiện tượng biến cố xảy đến cho cơ-thể thường có lưu lại một dấu vết. Mỗi lần ngọa bịnh, mỗi lần tiêm thuốc, mỗi lần có sự xâm nhập của vi trùng hay của các hóa chất, cơ-thể người đều có biến đổi ít nhiều. Vì đó, người càng già thì cá-tánh và thể-chất càng khác nhau. Những người lớn tuổi có những cơ-thể khác nhau nhiều hơn trẻ con.

b)- Về phương diện tinh thần

Về trí-tuệ và tâm-tánh, sự khác nhau giữa con người lại càng rõ rệt hơn nữa. Trên đời, không bao giờ người ta có thể gặp được hai cá-tánh tâm-lý giống nhau. Sự phân-biệt giữa cá-tánh tâm-lý người này và người khác phát-hiện về cả hai mặt lượng và phẩm. Thêm nữa, cá-tánh này càng phong- phú thì sự phân-biệt cá-nhơn lại càng lớn lao rõ rệt. Do đó, trong những xã-hội văn-minh, các cá-nhơn khác nhau nhiều hơn trong các xã-hội bán-khai.

Tánh nết người gồm nhiều tánh tình trộn lộn nhau một cách phức-tạp vô-cùng. Tuy vậy, ta có thể phân loài người ra làm nhiều hạng, tùy theo những tánh-chất năng-khiếu tâm-lý và đời sống sanh-lý của họ. Người ta đã nhận thấy rằng giữa hình-trạng của cơ-thể và tâm-tánh người có một sự tương- quan chặt chẽ. Tướng mạo một người là một biểu-hiệu chắc chắn của đời sống sanh-lý và tâm-lý của họ. Như thế, khoa tướng-pháp không phải là ngoa, chỉ vì hiện giờ không còn người tinh-thông về khoa ấy và vì khoa ấy chưa đặt nền tảng trên những kết-quả thâu-hoạch được không rõ ràng đúng đắn, thành ra nhiều người không tin cậy nơi nó. Tuy vậy, khi gặp một người,  ta thường có cảm-giác mơ hồ về cá-tánh họ. Điều này tự-nhiên làm cho ta có thiện-cảm  hay ác-cảm với những người mà ta không hề quen biết, tùy theo cá-tánh họ có hòa-hợp với cá-tánh ta hay không.Người ta thường phân-biệt cá-nhơn làm ba hạng :  hạng trí-thức, hạng đa-tình và hạng có ý- chí. Trong mỗi hạng, lại có nhiều mực cao thấp khác nhau. Có người nóng nảy, có người trầm-tĩnh, có người chăm chú, có người lãng trí, có người mau mắn, có người chậm chạp v.v…

Trong hạng trí-thức, có người có óc mở-mang, họ có nhiều ý-tứ, có thể dung-hòa nhiều yếu-tố khác nhau và có thể phối-trí, điều-hợp những ý-tứ ấy làm thành một hệ- thống. Cũng có người trí óc hẹp hơn : họ không bao-quát được những vấn-đề rộng lớn, nhưng có thể đi sâu vào các chi-tiết và rất giỏi trong ngành chuyên-môn của mình. Ngoài ra, người ta lại có thể phân-biệt những người có một lập- luận chặt chẽ vững chắc và những người ít lý-luận, nhưng có một trực giác mẫn-nhuệ hơn.

Giữa hạng trí-thức và hạng đa-tình có nhiều lối hòa-hợp khác nhau. Nhà trí-thức có thể đa-cảm, nhiệt-tâm, táo-bạo, hèn nhát, hay không có óc thần-bí.

Những nhóm đa-tình có ý-chí, có xu-hướng đạo-đức, có khiếu thẩm-mỹ, có óc thần-bí,  cũng có thể hòa-hợp nhau theo nhiều lối không kể xiết.

Mỗi người đều có cảm-tưởng rằng trên thế-giới, mình là cá-nhơn duy-nhất. Tuy thế, cá-tánh người có nhiều mực-độ mạnh yếu khác nhau. Nhiều người có một cá-tánh phong phú, vững chắc. Nhưng cũng có những người cá-tánh hết sức yếu đuối, họ rất dễ bị uốn nắn theo hoàn-cảnh và tình-thế.

Ta không thể biết hết được cá-tánh một người. Nhưng khi sau khi giao-thiệp với họ, ta có thể hiểu cá-tánh họ một phần nào, nhứt là về những đại-cương. Nghệ-thuật dùng người dựa vào sự hiểu biết trên này và thật ra, từ xưa đến nay, những nhà chánh-khách đã thành công trong những mưu-đồ của mình phần lớn nhờ sự am-hiểu cá-tánh những kẻ giúp đỡ mình cũng như những địch-thủ của mình.

Tùy theo tâm-tánh mình, con người hợp với công việc này hay công việc nọ. Muốn phát-triển hết năng-lực mình, và nắm phần thắng-lợi trong trường đời, người cần phải biết chọn lựa một nghề- nghiệp thích-hợp với cá-tánh mình.

2.-Nguồn gốc của cá tánh

Con người vốn có những cá-tánh khác nhau về cả hai phương-diện thể-chất lẫn tinh-thần. Cá-tánh này do sự di-truyền và sự phát-dục của người mà ra.

Những cá-tánh di-truyền của người do những vi-nhơn chứa đựng trong các nhiễm-sắc-thể của người qui định.

Bào-thai của người vốn bắt đầu bằng một noãn-tử do một tinh-trùng của người cha và một phôi-châu của người mẹ hợp lại tạo nên. Noãn-tử là cái tế-bào căn-bản của người. Chính nó sanh hóa ra để tạo nên cơ-thể. Tất cả các tế-bào của người đều có tánh chất giống hệt tế-bào căn-bản này.

Khảo-cứu về sự sanh-dục của người, ta thấy rằng noãn-tử, tức là tế-bào căn-bản của người chứa đựng 24 nhiễm-sắc-thể của cha và 24 nhiễm-sắc-thể của mẹ mà những nhiễm-sắc-thể này lại chứa đựng những vi-nhơn qui-định đặc-tánh của người. Vậy, mỗi người gồm phân nửa đặc-tánh của cha và phân nửa đặc-tánh của mẹ.

Thêm nữa, vì tế-bào sanh-dục chỉ chứa đựng có phân nửa số nhiễm-sắc-thể của một tế-bào thường, mà tất cả những tế-bào sanh-dục của một người cũng không phải gồm có những thứ nhiễm-sắc- thể y hệt như nhau, nên những đứa con của một cặp vợ chồng không phải giống nhau cả. Những sự phốI-hợp khác nhau của 24 cặp nhiễm-sắc-thể của người cha và 24 cặp nhiễm-sắc-thể của người mẹ có thể đưa đến hàng triệu lối khác nhau. Nói một cách khác, một cặp vợ chồng có thể sanh ra hàng triệu đứa con cá-tánh khác nhau. Như thế, những anh em, chị em một nhà đã thừa-hưởng những phần đặc-tánh khác nhau của cha mẹ mình. Điều này chỉ rõ tại sao nhiều khi anh em chị em ruột mà có tâm-tánh hoàn-toàn trái ngược nhau.

Vậy, yếu-tố cấu tạo cá-tánh một người do cha mẹ người ấy truyền lại. Noãn-tử khi mới thành hình đã chứa đựng tánh-cách đứa bé sẽ sanh ra. Trong tánh-cách này cái nhứt-định sẽ xuất-hiện, như màu mắt, màu tóc, môi mỏng hay dày, da mịn hay thô, sọ dài hay ngắn, răng chắc hay dễ hỏng, cằm nhô ra hay lẹm, mũi cao hay thấp. Nhiều tánh-cách khác chỉ có trong trạng-thái tiềm-thế và xuất-hiện hay không tùy hoàn-cảnh thuận-tiện hay bất-thuận-tiện, như tóc người, màu da, sự sống thọ hay yểu, sức chịu lạnh v.v…

Bằng cớ chắc chắn nhứt chỉ tỏ sự quan-trọng của yếu-tố di-truyền là trường-hợp những người sanh đôi. Co hai hạng sanh đôi : sanh đôi thật và sanh đôi giả. Những người sanh đôi giả là những người sanh đôi do hai noãn-tử, kết-quả của sự phối-hợp của hai tinh trùng và hai phôi-châu mà ra. Họ không giống nhau hơn hai người anh em chị em thường. Trái lại, nếu họ là kết-quả của một noãn-tử vì một lý-do gì mà tự phân ra hai thì giống nhau hoàn-toàn ; đó là trường-hợp sanh đôi thật. Trong trường-hợp thứ nhì, nếu sự phân đôi của noãn-tử không hoàn-thành, hai người có thể dính nhau lại. Trường-hợp sanh ba, sanh tư, sanh năm cũng như trường-hợp sanh đôi trên này.

Có khi người ít giống cha mẹ lại giống ông bà nhiều hơn. Như thế là vì có nhiều khả-năng chứa đựng trong các vi-nhơn của ông bà truyền cho cha mẹ, nhưng trong cơ-thể cha mẹ thì bị những khả-năng khác chế-ngự nên phải ở trong trạng-thái tiềm thế, đến khi cha mẹ truyền lại cho con thì được tự-do phát-hiện ra.

Những điều trên này chỉ rằng cha mẹ tồn-tại một phần nơi con, tồn-tại một cách rõ rệt và chắc chắn. Và người càng có đông con thì càng tồn-tại một cách hoàn-toàn, vì người càng có thể truyền lại nhiều tánh-cách chứa đựng trong nhiễm-sắc-thể của mình.

Mỗi đứa con nhứt-định tiếp-thụ phân nửa tánh-cách của cha và phân nửa tánh-cách của mẹ mình. Hai anh em chị em có thể giống nhau hơn con giống cha mẹ, nhưng cũng có thể xa nhau gần như người dưng. Tế-bào một đứa cháu có thể chứa đựng 12 nhiễm-sắc-thể của ông bà, nhưng cũng có thể chứa đựng ít hơn hay nhiều hơn. Vì đó, đứa cháu có thể gần ông bà gần bằng con giống cha – hay nhiều hơn trong trường-hợp có những đặc-tánh tiềm-thế được phát-hiện kể ra trên này – nhưng cũng có thể xa ông bà mình như là người dưng vậy.

Những vi-nhơn trong các nhiễm-sắc-thể đã chứa đựng những yếu-tố căn-bản qui-định những tánh-cách rõ ràng của cơ-thể và tâm-hồn người. Tùy theo vị-trí các nhiễm-sắc-thể trong tế-bào và những điều-kiện người gặp trong sự phát-dục từ khi bào-thai tượng hình đến lúc người già, những tánh-cách trên đây có thể phát-hiện hay ở mãi trong trạng-thái tiềm-thế.

Vậy, cá-tánh người vừa do sự di-truyền vừa do sự phát-dục mà ra. Phân-biệt ảnh-hưởng của hai bên một cách rõ ràng  là điều rất khó thực-hiện. Sự quan-sát và kinh-nghiệm đã chỉ tỏ rằng ảnh-hưởng này tùy theo cá-nhơn mà khác nhau. Giữa những trẻ con cùng cha mẹ và được nuôi nấng y như nhau có thể có những sự khác nhau rất xa về hình-thể, khả-năng trí-tuệ, đức-tánh, tinh-thần. Trong trường-hợp này, ta có thể quả quyết rằng sự khác nhau đó vì tánh-cách di-truyền mà có. Những người sanh đôi thật lúc mới sanh ra thì đã có những tánh-cách nội-tại y hệt như nhau. Tuy vậy, nếu ta phân-cách họ từ lúc nhỏ và nuôi họ theo những phương-pháp khác nhau, họ có thể trở thành khác nhau. Vậy, sự giống nhau về bản-chất không chắc đưa đến những cá-nhơn giống nhau trong những hoàn-cảnh khác nhau.

Người ta có thể dự định một phần nào kết-quả của di-truyền và giáo-dục đối với con người. Trẻ con bạc-nhược lừ đừ, lơ đãng, nhút nhát, lười biếng, không thể nhờ hoàn-cảnh phát-dục mà trở thành cương-quyết, mạo-hiểm và cứng cỏi.

Trí tưởng-tượng, óc phiêu-lưu không do hoàn-cảnh mà ra và có lẽ không bị hoàn-cảnh làm tiêu- diệt. Vậy, hoàn-cảnh chỉ có hiệu-lực trong vòng những đặc-tánh di-truyền và chỉ làm phát-hiện những đặc-tánh nội-tại sẵn có trong người, chớ không tạo nó được.

Bù lại, hoàn-cảnh có thể làm hư hủy các đặc-tánh nội-tại di-truyền và các đặc-tánh này chỉ có thể phát-hiện trong hoàn-cảnh thuận-tiện. Người đàn bà thuộc gia-đình đông con mà thiếu chất vôi thì xương chậu nhỏ và hóa ra ít sanh-dục. Sự thiếu sanh-tố hoặc các bịnh do vi-trùng gây ra có thể làm cho ngoại thận người nhỏ đi hay không phát-dục được. Do đó, một người có đủ trong huyết-quản, những tư-cách làm người chỉ-huy, người hướng-đạo quần-chúng-hóa dở đi, và không giữ nổi những trách-vụ trọng-hệ ấy.

Yếu-tố tâm-lý cũng có một ảnh-hưởng rất lớn đến người. Nó có thể cải-dịch sự tuần-hoàn và các tuyến nội-tiết, làm cho kết cấu của cơ-thể biến đổi một phần nào. Những qui-phạm tinh-thần và các dục-vọng sanh-lý cũng có ảnh-hưởng đến thái-độ tâm-lý và các tổ-chức của các tế-bào. Ảnh hưởng của tinh-thần có thể làm ảnh-hưởng những đức-tánh trí-tuệ, nhưng nó cũng có thể phát-triển một người ngoài trí tưởng-tượng. Nó làm cho kẻ yếu đỡ yếu và người mạnh càng mạnh hơn. Sự ngưỡng-mộ anh- hùng bao giờ cũng là khởi-điểm cho những hành-động anh-hùng.

Một yếu-tố tác-động cho một hay nhiều người trong nhiều lúc khác nhau thường có kết-quả khác nhau, nhưng sự đối phó với hoàn-cảnh của một cơ-thể phần lớn do sự di-truyền mà ra. Khi gặp trở-lực, người này có thể cố vượt lên và làm phát-hiện những khả-năng tiềm-thế của mình, còn người nọ có thể chịu thua mà lùi bước đi.

Nói tóm lại, ta rất khó phân-biệt ảnh-hưởng của đặc-tánh nội-tại và của sự phát-dục trong sự cấu tạo cơ-thể và tâm-hồn người.

Những tánh-cách người thâu-hoạch được trong đời sống mình không di-truyền. Tuy vậy, các vi-nhơn có thể bị biến đổi vì ảnh-hưởng của nội-giới. Bịnh-tật, các độc-tố, lương-thực, các hạch của người có thể làm cho các vi-nhơn biến đổi đi. Sự biến đổi này thường hướng đến cái xấu hơn cái tốt. Vì đó, hậu-duệ những bậc anh-hùng, vĩ-nhơn có thể là những người hạ-cấp, ngu độn yếu đuối, hèn nhát, điên cuồng.

Tiềm-thế trong noãn-tử, đặc-tánh của người lần lần phát-hiện trong đời người. Sự chiến-đấu giữa người và hoàn-cảnh làm cho các tánh-cách của tổ-tiên người để lại hiện ra và hướng người theo ngõ này hay ngõ khác. Mỗi người đều trả lời cho hoàn-cảnh theo đặc-tánh riêng của mình, và người thường chọn lựa đường lối nào làm cho cá-tánh mình nổi bật lên.

Vì đó, cá-tánh người không giống nhau được, và chủ trương về tổ-chức đời sống của người theo một khuôn khổ chung như một bầy cầm-thú mà các nhà độc-tài nêu ra rất mực sai lầm, không thể áp-dụng được, nhứt là đối với những người đã được hưởng ánh sáng văn-minh và do đó mà có một cá-tánh mạnh mẽ rõ ràng.

(tt)

 

 

Vui cười

Cả hai vợ chồng nhà kia đều có tính hay ăn vụng. Một hôm, người vợ đi làm đồng về thấy trong bếp có nồi xôi đậu vừa chín tới. Ðang đói, chị ta bốc một nắm, đứng nép sau cánh cửa ăn vụng.

Chưa ăn hết nửa nắm thì chồng về. Vừa bước vào cửa, ngửi thấy mùi xôi thơm phức, anh chồng cũng muốn ăn lắm, nhưng sợ vợ biết. Trông trước trông sau chỉ có xó cửa là kín nhất, anh ta nắm một nắm to định mang vào đó ăn. Vừa kéo cánh cửa ra, thì bắt gặp vợ cũng đang đứng đó ăn xôi. Anh ta hoảng hốt kêu lên: – Ơ kìa, u mày đấy à

Trông thấy tay vợ còn cầm nắm xôi, anh ta nhanh trí nói tiếp:

– Tôi tưởng u mày ăn hết rồi, lấy thêm cho nắm nữa đây này!

Sau khi đọc bài « Hán Văn là một bộ phận cấu thành tiếng Việt » của Hà Sĩ Phu, BBT chúng tôi đã nhận được một hai bài nhận định về bài viết nêu trên của các tác giả Phan Văn Song và Nguyễn Thị Cỏ May. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin được đăng toàn bộ các bài nêu trên để quý vị tham khảo.

 

 

Nhận định nhơn đọc bài viết của Ông Hà Sĩ Phu: «Hán Văn Là Một Bộ Phận Cấu Thành của Tiếng Việt» – Phan Văn Song

Tuần qua, chúng tôi nhận được một bài viết từ một người bạn chuyển đến, nói rằng rất xúc động và bất mãn khi thấy một người từng được xem là một « nhà đấu tranh dân chủ » đã từng viết những bài nghiên cứu hay nhận định có giá trị thuyết phục rằng lý thuyết Cộng sản hoàn toàn sai trái, thế mà ngày nay trong cái không khí nhà cầm quyền cộng sản Hà nội ra tay bán nước rõ ràng bằng buộc các con em Việt Nam phải học và nói tiếng Tàu thành thạo, lại viết một bài tiếp tay với đảng cộng sản cầm quyền. Phải ! Tiếng Tàu từ nay được dạy ngay từ cấp Tiểu Học, nghĩa là từ nay tiếng Tàu không còn xem như một ngoại ngữ nữa (dixit Hà sĩ Phu) mà là một tiếng gốc của tiềng Việt Nam. Dưới đây xin mời quý bà con đoạn vài đoạn chánh do chúng tôi trích dẫn:

Hán văn là một bộ phận cấu thành của tiếng Việt:

Hà Sĩ Phu

« … Để góp thêm, mở đầu, tôi xin lấy vài ví dụ vui để thấy chữ Hán đã dính chặt vào dân tộc Việt Nam như thế nào, người mù chữ Nho tuyệt đối cũng đang dùng chữ Nho một cách tự nhiên, vô thức. Không phải là chuyện vay mượn vài chữ như vay mượn tiếng Anh, tiếng Pháp, mà người Việt dùng chữ Nho tự nhiên, tuôn chảy như viết, như nói tiếng mẹ đẻ của mình.

….

– Có thể đâu đó đã xuất hiện những tấm biển quảng cáo thế này:

Kinh doanh quần áo các loại – hoa quả thời vụ – tạp hóa tổng hợp”.

Phục vụ học sinh : sách giáo khoa, bút mực, dụng cụ thủ công, truyện cổ tích thế giới”.

Chẳng mấy ai bảo các tấm biển kia đã dùng chữ Hán. Nhưng xin thưa đó là ngôn ngữ Hán học hay Nho học trăm phần trăm, thuần Nho, không lẫn một chữ thuần Việt nào hết. Bạn có thể nghĩ “quần áo” hay “hoa quả” là tiếng thuần Việt chứ gì, không đâu, quần áo là hai chữ Nho 裙襖, đúng cả về phát âm và ngữ nghĩa. Quần 裙 là cái quần, áo 襖 là cái áo, cứ tra từ điển Hán Việt Đào Duy Anh thì biết. Hoa quả 花果 cũng vậy, vốn là chữ Nho. Cũng hai ký tự ấy nhưng người Tàu Bắc Kinh phát âm hơi khác, người Tàu Quảng Đông phát âm hơi khác mà thôi (nên mặc dù là tử ngữ nhưng bằng chữ Hán người Việt và người Tàu có thể bút đàm) …

– Không phải chỉ những câu ngắn mà có thể cả một buổi thuyết trình một ông cán bộ Việt mù chữ Nho có thể dùng toàn ngôn ngữ Hán, vốn chỉ là “tử ngữ” (mà không lẫn một chữ thuần Việt nào mới khiếp!), chẳng hạn ông ấy nói thao thao bất tuyệt như sau: “Các đồng chí cán bộ chính trị, cán bộ quân đội, sĩ quan công an cần đề cao tinh thần phục vụ nhân dân, kính trọng nhân dân, đề cao tinh thần trách nhiệm, phục tùng ý kiến đa số, bảo lưu ý kiến thiểu số, vận động các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, công đoàn tích cực đấu tranh, bài trừ nạn tham ô, hối lộ, trấn áp quần chúng…

Chẳng hạn câu đầu tiên “Các đồng chí cán bộ chính trị, cán bộ quân đội, sĩ quan công an cần đề cao tinh thần phục vụ nhân dân…”sẽ ghi ra giấy thành各同志幹部政治, 幹部軍隊,士官公安勤提高精神服務人民, 敬重人民…, đọc lên cũng y như đọc bản quốc ngữ vậy, bảo rằng thuyết trình viên đã nói tiếng Việt hay đọc “Hán văn” đều đúng… »

Trong những cuộc thảo luận của giới trí thức hiện nay, cả người thân Tàu hay ghét Tàu cũng có thể nói toàn chữ Hán:

dụ ông Cộng sản thân Trung Quốc thì giữ lập trường “Độc quyền lãnh đạo, kiên trì định hướng Xã hội chủ nghĩa” 獨權領導,堅持定向社會主義. Toàn chữ Nho !

Ông Dân chủ tiên tiến không biết mặt một chữ Nho nào cũng “Quyết tâm thực hiện Dân chủ đa nguyên Pháp trị” 决心實現民主多元法治. Cũng toàn chữ Nho !

(Ngưng trích)

Đọc xong, tôi rất bực bội. Xin được trả lời.

Bài nầy tôi viết trong bực bội. Có lời gì khiếm nhã, xin quý bà con thông cảm.

Thưa quý bà con,

Thưa ông Hà Sĩ Phu,

Tiếng Việt Ta Vẫn Trong, Sáng, Giàu Có, Do Âm Điệu Dân Tộc Việt Đầy Nhạc Lý!

Dĩ nhiên sau trên 1000 năm hoàn toàn bị đô hộ, và dù tuy được 1000 năm độc lập, nhưng vì các Vua Việt Nam ta lo mở mang bờ cỏi, cũng cố giòng họ, sợ chiến tranh, muốn dỉ hòa vi quý với người láng giềng phương bắc to bự, nguy hiểm, nên khôn ngoan, nhịn nhục tiếp tục đi sứ cầu hòa. Vì quen bị ăn hiếp trong suốt 1000 năn đô hộ, vì tiếp tục vẫn bị ảnh hưởng văn hóa Tàu, vì vẫn tưởng rằng văn hóa và văn minh là một và vẫn tiếp tục lẫn lộn gốc gác, nên vẫn dùng suy nghĩ chia cách Bắc Nam. 7 lần bị xâm lược, 4 lần bị xâm chiếm đô hộ, vẫn không tưởng xem Tàu với Ta chỉ là tình Bắc Nam một nhà. Vốn liếng 1000 năm văn hóa Tàu quá nặng, nên vẫn cứ xem Tàu « chỉ » là người anh em phương Bắc. Văn hóa Tàu, truyện Tàu tuy có nước Yên, nước Sở, nước Việt, … với các nhà Tần, nhà Hán, nhà Ngô…nên các Vua Việt ta cũng xem Nhà Vua của ta chỉ là một vương tước trong các Vương tước Tàu đó thôi ! Không, ngàn lần không, không (dám) rõ ràng nghĩ người Tàu hoàn toàn khác chúng ta, là Hán Tộc, một dân tộc khác, là khác hẳn với chúng ta là Việt tộc. Chỉ có Vua Quang Trung (thế kỷ thứ 18), người lãnh đạo duy nhứt, là rõ ràng. Vua Quang Trung tổ chức đưa chữ Nôm vào Văn Kiện Hành Chánh và có chương trình đòi lại Lưởng Quảng là hai tỉnh thuộc đất Đại Việt xưa của ta ! Nhưng, chuyện chưa thành Ngài đã mất. Nhà Nguyễn, nếu Vua Gia Long, có tài ngoại giao, biết nhờ ngoại bang thống nhứt lại đất nước. Trái lại, các hậu duệ lại quá nhu nhược, bắt đầu từ Vua Minh Mạng đều là những vị vua bị nhồi sọ bởi văn hóa Tàu, bị các quan chức Tống Nho giáo dục nên biến thành những tay phục tùng đắc lực nhứt của nền văn hóa Hán Tộc, tuy được che dấu dưới bảng hiệu Nho Giáo. Điển hình là Vua Tự Đức, dám hãnh diện là tay làm thơ làm phú Tàu, Tự Đức với tội phạm to lớn nhứt là đã làm mất nước Việt Nam ! Tự Đức là tay độc tài nhứt, với tội giết anh để giựt ngai, với tội giết, hành dân để xây lăng cho mình. Khác chi Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành !

Cái tội lớn nhứt là các quan lại hủ nho, suốt đời nầy đến đời khác, suốt bao thế hệ, bao thế kỷ, là không đủ tình Yêu Nước để dứt bỏ văn hóa Tàu, bỏ hẳn chữ Nho. Dám bỏ văn hóa Nho Giáo, đi tìm một văn hóa, văn minh, truyền thống hoàn toàn việt nam, đi tìm một lối chữ viết hoàn toàn việt nam (như các trí thức quan lại Hàn quốc đã tìm ra chữ viết hàn hangul).  Thật vậy ! Các quan lại Việt Nam hủ nho không đủ lòng Yêu Nước để đi tìm một sự độc lập về văn hóa, một độc lập về suy nghĩ, một độc lập về tư tưởng mà cứ bám riết vào cái văn hóa Khổng tử, Mạnh tử, gọi là Thánh hiền của Tàu. Tại sao chỉ có Tàu mới có Thánh Hiền ? Ông bà Việt Nam ta không phải là Thánh Hiền sao ? Văn hóa đình làng với ông Bụt, Ông Thần cây Đa, ông Chìa Vôi … những tục những lệ làng không được xem là văn hóa thật việt nam ta là văn hóa đúng mức sao ! Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay, cũng vậy, không đủ lòng yêu nước để đi tìm một hướng đi độc lập với Đảng Cộng Sản Tàu vậy !

Không phải người Việt chúng ta không có chữ riêng, ngôn ngữ riêng. Chúng ta có tiếng nói riêng, có cái phát biểu riêng. Ta nói Con Ngựa Trắng, Tàu nói Bạch Mã. Tàu nói ngược với ta ; Ta để tỉnh từ sau danh từ, Tàu để trước. Như tiếng Pháp với tiếng Anh Pháp Cheval Blanc, Anh White Horse.

Bằng chứng, năm 771, khi Phùng Hưng, trong thời gian Việt Nam ta bị Nhà Đường của Tàu đô hộ, đã lãnh đạo dân Việt ta nổi dậy giành Độc lập, trong vòng 7 năm, có một vùng đất hoàn toànViệt : đất Phong Châu – vùng Ninh Bình ngày nay ?  Ngài lên ngôi, tự xưng mình là « Bố Cái Đại Vương » – Bố và Cái đều hai từ ngữ hoàn toàn Việt Nam. Đại Vương mới là chữ Hán Việt.

Ông Hà Sĩ Phu đã lầm tiếng nói (ngôn ngữ) và chữ viết (chuyển âm thành văn bút, phương tiện truyền thông ghi âm). Dĩ nhiên vì Hán thuộc, dĩ nhiên vì bị đô hộ phương tiện truyền thông ghi âm người Việt ta lúc bấy giờ phải mượn cách viết của nhà cầm quyền Hán Tàu, dùng chữ Tàu, làm phương tiện truyền thông để ghi âm. Nhưng các quan dân người việt lúc ấy đều phát « âm việt » cả, vì vậy, chữ viết ấy, với âm việt ấy được gọi là Hán Việt. Hán Việt là viết, ghi âm bằng chữ Hán những âm Việt. Và phát âm cũng là Việt.

Đó cũng là cái may mắn cho dân Việt vì vậy không bị mất giống, không bị diệt chủng.  Khi ta đọc tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức ta đều phát âm tiếng Pháp, tiếng Anh tiếng Đức chớ có phát âm Việt đâu ?  Nhưng ngày nay đảng cộng sản Hà nội đương quyền đang độc tài Bán Nước đang buộc con dân Việt Nam Ta học Tiếng Trung Ngay Từ Tiểu Học. Khi nói Học Tiếng Trung là Nói Tiếng Trung Hoa Bắc Kinh, tiếng nói âm thoại của bọn cầm quyền Trung Hoa ngày nay.

Nhà cầm quyền công sản Bắc Việt Hà Nội ngày nay hơn cả thời Tàu đô hộ ta ngàn năm. Lúc ấy người Việt ta còn nói âm Việt, tiếng Việt. Tương lai tiếng Việt sẽ mất, chỉ còn tiếng Bắc Kinh thôi !

Từ ngày lập nước, người Việt chúng ta đã có tiếng nói riêng của người Việt chúng ta. Cả những lúc bị đô hộ, chúng ta tiếp thu và hội nhập thêm được tiếng Hán Việt, nhờ vậy tiếng Việt giàu hơn tiếng Tàu. Chúng ta có hai âm để chỉ một vật, ta có thể đếm một hai ba … (hoàn toàn chữ việt âm việt toàn việt), và ta cũng có thể đếm nhứt, hay nhất, nhì tam … (chữ hán, nhưng âm hán việt) …Và cả hai đều là chữ và âmViệt thuần túy. Tiền nhơn ta, những người yêu nước, yêu tiếng việt, ngôn ngữ việt, âm việt thuần túy đã phát minh ra cách viết chữ Nôm, để phát biểu tư tưởng viết chữ việt ngữ hoàn toàn, đọc âm việt ngữ. Dĩ nhiên, vì bị ảnh hưởng Tàu, khó bỏ, nên các tiền nhơn yêu nước chúng ta phải dùng một thủ thuật là phải cộng hai chữ hán, một chữ về nghĩa một chữ về thanh, để phát biểu, ghi âm ngôn ngữ việt nam thuần túy… Thí dụ muốn nói Năm (năm tháng) phải ráp chữ niên (hán là năm) + với chữ hán ngũ (là số năm).

-Nhờ thế mà đại văn hào Nguyễn Du viết ra bản Kim Vân Kiều bất hủ toàn bằng chữ Nôm. Thử đọc to để cảm hứng cái linh hồn Việt. Thơ là một bài hát, với vần với âm, với nhịp, với cắt khoảng, với hơi thở. Vậy thì ta phải đọc to. Thơ không phải một bức tranh mà ta nhìn vào nét vẽ, kiểu chữ !

« …Người lên ngựa, kẻ chia bào,

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng, bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh… ”

Tả cảnh chia ly giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều, tuyệt vời ! Hồn thơ, hơi thơ hoàn toàn Việt. Có gì là chất Tàu đâu ?

-Nhờ thế mà bà Đoàn Thị Điểm đã dịch được Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn từ Hán tự Đường Thi sang chữ Nôm với âm điệu hoàn toàn việt nam. Hãy đọc to, để nghe Bà tả tất cả những tâm sự ai oán của một người vợ thời chinh chiến. Bài của Đặng Trần Côn mấy người biết và thưởng thức ?

« …Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm giường đã có đèn biết chăng ?

Đèn có biết giường bằng chẳng biết ?

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương! … »

Hoàn toàn chất Việt, hồn Việt ! Không thấy Hán Tàu đâu ? Còn hỏi thử bao nhiêu chữ gốc tàu bao nhiêu chữ gốc việt ? Người đọc tui không cần biết ! Đối với tôi tất cả là việt ! Như trong một câu thơ tiếng Pháp, tiếng Anh, bao nhiêu từ gốc la tinh, bao nhiêu gốc từ hy lạp.

-Nhờ thế mà nữ sĩ Hồ Xuân Hương viết những bài thơ âm việt nhiều ẩn ý, rất việt tánh, đề đời:

« …Hai Xe Hà Chàng Gát Hai Bên,

Thiếp Sợ Bí Thiếp Bèn Ngẩng Sĩ… ».  (Đánh Cờ). Bàn chất Tàu ở đâu?

-Nhờ thế mà đại văn hào Nguyễn Đình Chiểu cũng với chữ Nôm viết Truyện Dài bằng Thơ Nôm, Lục Vân Tiên, với tất cả âm điệu miền nam việt nam, với âm giai, điệu thơ, đọc như « kể chiện », như kiểu nói bình dân của dân Nam kỳ Lục tinh.

« … Trước xe quân tử tạm ngồi       

Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa … »

Hay

« …Vân Tiên ghé lại bên đàng,

      Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô…

         – Vân Tiên tả đột hữu xông

      Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang… »

Tàu đâu ? Hán đâu ? Hay là đúng dân Nam kỳ của chúng tôi!

Nhưng các quan lại hủ nho việt ta, cứ khư khư bám vào cái chữ Tàu, bám vào cái văn hóa Khổng tử, sợ rằng sang chữ Nôm, các lão sẽ mất ghế, mất danh tiếng, mất hiểu biết. Đảng Cộng sản ngày nay, ôm một lô « chữ nghĩa khẩu hiệu, lý thuyết cũng vì sợ mất ghế… mất Đảng, mất ăn nhậu… » Lại còn bày đặt ra những bằng cấp, ngành học, nào lý luận Mác Xít, nàoTư Tưởng Hồ Mao, nào chủ nghĩa Mác Lê… với các trường Đại Học chuyên ngành Cộng Sản, Trường Đảng, với những bằng cấp « to đùng » cường điệu : Tiến sĩ, phó Tiến sĩ, Giáo sư, phó giáo sư… Mẹ ! Giáo sư là thấy dạy học. Nghề Thầy giáo, một ngày đi dạy cũng là Thầy giáo. Phó Thầy Giáo là cái gì ? Dạy học nửa ngày hay sao ?

Ngôn ngữ theo nghĩa Hán Việt là tiếng nói (ngôn) Như vậy tiếng việt nam là tiếng nói, là nói tiếng Việt Nam. Ông Hàn Sĩ Phu bảo người việt ta đọc một câu giống như người tàu đọc. Thử dùng một câu ngắn thôi ! Anh đi đâu ? Nị hui pín tù ? (Quảng Đông). Nói tiếng Quảng Đông, Cỏn Qwang Tung Hỏa Hay Shua Qwang Túng dù (Bắc Kinh).

Như vậy, về mặt ngôn ngữ, các âm điệu hoàn toàn không giống nhau. Còn nói về viết thì nếu viết toàn bằng chữ Tàu, thì giống nhau thôi. Những thí dụ ông Hà Sĩ Phu kề trong bài viết của ổng chỉ là cái văn hóa Tàu Hóa ngày nay ở Hà nội Cộng sản đó thôi. Tôi nghĩ rằng người Việt Nam bình thường sẽ nói khác, sẽ đượm chất Việt Nam ta hơn.

Chúng ta có cái may mắn gặp các vị cố đạo giòng tên đã dùng ký âm a b c để tạo chữ quốc ngữ cho chúng ta ngày nay.

Chúng ta cũng có cái may mắn là đã có những tiền nhơn đầy lòng yêu nước, dám quảng bá và thông dụng hóa, truyền bá chữ viết với ký âm la tinh abc. Nhờ chữ quốc ngữ với ký âm a b c chúng ta đã dễ dàng truyền bá quốc ngữ và dẹp được nạn mù chữ và mở mang trí tuệ cho người dân việt nam.

Đấy là một tiện lợi ! Còn về văn hóa ! Vì ngoại hình chúng ta giống Tàu, vì bị ảnh hưởng văn hóa Tàu, chúng ta phải cảnh giác và chống tàu nhiều hơn các dân tộc khác ! Vì càng giống nhau, càng láng giềng nhau, chúng ta càng dễ bị Tàu xâm chiếm. Dân Do Thái Hébreu và dân A rập đều là cùng một chủng tộc sémite, cùng văn hóa sémite. Cả hai đều chào mở đầu câu chuyện bằng Salem (Do Thái), Salam (A rập). Hai tay nầy thù nhau đến giết nhau. Tàu với Ta, bên Nị Hảo, bên Mạnh Giỏi thì thù nhau là cái chắc ! Người Tàu chỉ tử tế với Ta khi người Tàu bị thất thế, tỵ nạn ở Việt Nam. Người anhem phương Bắc tỵ nạn miền Nam sẽ là những người phương Nam tốt Phan Thanh Giản, Mạc Cửu là những thí dụ.

Ít hàng nói hết, mong chia sẻ cùng quý bà con. Mất lòng ai thì đành chịu vậy ! Đừng để mất lòng tin, mất định hướng. Tiếng Việt thuần túy của ta, phải được bảo vệ, còn có bao nhiêu gốc Hán, gốc Tàu, hãy để cho mấy ông trí thức bán nuớc ca tụng phân tách ! Quý bà con nào động lòng trắc ẩn vì có bà con người Hoa tui đây đôi lời xin lỗi.

Hồi Nhơn Sơn, những ngày đầu Thu

 

 

Nhơn đọc Hà sĩ Phu “Hán văn là một bộ phận cấu thành tiếng việt” –  Nguyễn thị Cỏ May

Xin thưa Cỏ May tôi xưa nay vẫn giử riêng đối với Tiên sinh Hà Sĩ Phu sự kính trọng và cảm tình thật lòng bởi đã từ sớm lần bước theo Tiên sinh ” Dắt tay nhau đi dưới những tầm bảng chỉ đường trí tuệ ” . Tâm đắc nhứt với Tiên sinh, đại ý ” … đảng cộng sản là người dẩn đường mà không có bản đồ nên đoàn người đi theo bị lọt xuống vực thẩm, cố trèo lên được, cùng nhau hô thắng lợi . Và cứ như vậy, họ đưa nhau đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác …”

Nhận xét của Tiên sinh thú vị lắm . Cùng ý đó, gần đây, Hàn lâm Học sĩ D’Ormesson của Pháp nhận xét đảng xã hôi Pháp ( Parti Socialiste), một cách dí dỏm tuyệt vời bởi làm bộc lộ rỏ đặc tính và khả năng lãnh đạo dất nước của đảng xã hội vốn cùng ông tổ Karl Marx với cộng sản, tuy là kẻ thù không khoang nhượng của cộng sản . Ông dịch nghĩa ” GPS “, máy định vị dành cho người lái xe, như sau :

” G = Guide, hướng dẩn, P=Parti, đảng, S=Socialiste, xã hội chủ nghĩa.

Tuyệt chưa?

Thật vậy . Ở Pháp, cho tới nay, sau hơn 4 năm cầm quyền, dân vẫn không biết ông Tổng thống François Hollande (cựu Tổng Bí thư đảng PS) muốn đưa mình đi tới đâu và hiện đang ở đâu nhưng ông vẫn kêu gọi nhơn dân Pháp hảy chờ ngày mai này kinh tế sẽ tăng trưởng, thất nghiệp sẽ giảm, ….mà chỉ còn mấy tháng nữa, ông mản nhiệm kỳ . Ông nhiều lần cam kết nếu thất nghiệp không cải thiện, ông sẽ không tái ứng cử . Thực tề hoàn toàn khác hẳn vì ngày càng thấy tinh hình  nước Pháp càng thêm thảm hại : nợ vẫn tràn ngập, kinh tế không tăng trưởng, xã hội thường xuyên bị khủng bố hăm dọa, thất nghiệp tháng 8/16 tăng 50 000 người, .. .Nhưng ông vẫn can đảm chuẩn bị sẽ ra tranh cử Tổng thống kỳ tới nữa ! Vì ông thấy nhơn dân cần ông lãnh đạo . Phải người xã hội chủ nghĩa mới có lý luận . Cũng giống như ông Nguyễn Phú Trọng ở Hà nội .

Mạn phép vài dòng giao duyên với Hà Tiên sinh . Giờ đây Cỏ May tôi bắt đầu thưa chuyện với Tìên sinh .

Tìên sinh viết “ Với Việt Nam, Hán văn là một bộ phận cấu tạo nên tiếng Việt, nên dạy Hán văn cũng là dạy một phần của tiếng Việt chứ không phải dạy một ngoại ngữ như Trung văn, Anh văn, Pháp văn… Để có cốt cách Việt cần trau dồi Việt văn, Hán văn, đồng thời để hòa nhập tốt với thế giới thì cần giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp…. » .

Rất đúng nhưng cần phân biệt rỏ « Hán văn » với « Sinh ngữ tàu » của chương trình giáo dục hiện nay . Trước 30/04/75, hai Trung tâm Đại Học Sài gòn và Huế đều có dạy Hán văn, môn học bắt buộc cho sinh viên Cử nhơn Việt Hán . Sau đó, ai học lên có thể chọn chuyên sâu Hán văn (Cổ văn) . Trưa kia, hồi còn thi Văn bằng Cao Tiểu (DEPSI), từ Đệ Nhứt niên tới Đệ Tứ niên (1ère Année – 4è Année), chương trình có môn Hán vằn . Cả Lớp Nhì, lớp Nhứt cấp Tiểu học cũng có tuần 2 giờ Hán văn .

Riêng ở Đại Học Huế, còn có Ban Hán văn ròng dành cho sinh viên chọn nghành khảo cổ, ngoại vụ hoặc thư viên sau  văn bằng Cử nhơn Hán văn . Hiện nay, ở hải ngoại còn khá nhiều người đã học và tốt nghiệp Ban Hán văn hay Việt Hán .

Mải tới khi chương trình Hán văn ở Trung học hoặc Ban Hán học ở Đại Học Huế bị bải bỏ, Cỏ May không hề nghe thấy có ai phản ứng và đặt thành vấn đề như hiện nay khi được tin nhà cầm quyền cộng sản Hà nội sẽ đưa môn « Hán văn » vào chương trình Trung học và có những lớp Tiệu học, Mẫu giáo dạy tiếng tàu do cô giáo, thầy giáo người tàu phụ trách .

Như vậy, phản ứng của người dân trong và ngoài nước chắc không nhằm ở việc học Hán văn,càng không phải ở vai trò chữ Hán/chữ Nho trong tiếng việt mà phải ở chổ khác hơn . Vậy Hán văn là một bộ phận cấu thành tiếng việt, như Tiên sinh nói, tưởng sẽ không còn cần thiệt bởi đó là thực tề trong đời sống hằng ngày của người việt nam rồi . Tuy nhiên, nếu nói lại xem có rỏ hơn không : chữ Hán góp phần làm cho chữ/tiếng việt thêm phong phú hay nó phải là một bộ phận cấu thành? Chúng ta thử nhìn lại phải chăng người vìệt nam đã có thứ tiếng việt tinh ròng mà ngày nay chúng ta còn giử ít nhiều câu ca dao. Bên cạnh đó, chúng ta có thêm dòng « bác học » với tìếng hán pha trộn để diển đạt những vấn đề trừu tượng Như vậy, có thể nói tiếng việt tinh ròng đã có từ trước khi có chữ viết và dĩ nhiên, trước khi có chữ Hán tới . Nhận xét này sẽ làm rỏ thêm sự kiện khi ông cha ta, duới sự đô hộ nặng áp lực hán hóa của Tàu, học chữ tàu mà vẫn đủ sức bảo vệ sự độc lập dân tộc nên mới có chữ « Hán việt và Việt Nho » . Không nói tiếng tàu thay tiếng việt .

Tiếp tục tinh thần giử độc lập dân tộc này, ông cha ta lại một lần nữa sáng tạo ra chữ Nôm để sẽ thay thế chữ Hán/chữ Nho . Nhưng các quan nhà ta quá nặng đầu óc bảo thủ, phản đối để bảo vệ hia mảo của mình nên hai lần chữ Nôm ra đời đều không sống thọ . Sau này, con cháu biết được giá trị chữ nôm nhờ ở những tác phẩm văn học chữ nôm để lại .

Vận nước vẫn bị hắc ám theo đuổi . Tây tới . Nhà truyền giáo dùng chữ la-tinh ghi tiếng việt . Chúng ta nhờ đó có thêm tiếng việt thuận tiện xử dụng nhờ tính đơn giản của nó .

Nên nhớ là các nhà truyền giáo sáng tạo ra chữ quốc ngữ để họ dùng trong việc truyền đạo Thiên chúa cho dễ, chớ hoàn toàn không vì để giúp dân việt nam có thứ chữ tìện lợi . Nhưng chúng ta đã xử dụng hằng trăm nam nay thì nó là thật sự của chúng ta . Không ai tranh cải được, mặc dầu có dẩn chứng « quyền lịch sử » đi nữa .

Có cái lợi to lớn thì cũng có cái bất lợi liền đó . Kể từ lúc có chữ quốc ngữ lưu hành rộng rải thì không thấy xuất hiện những tác phẩm văn chương lớn như Truyện Kiều, Chinh phụ, thi ca như của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Lục vân Tiên của nguyễn Đình Chiểu, những bài thơ yêu nước, . ..nữa . Dỉ nhiên, nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa là muốn xóa bỏ quốc ngữ, lấy lại hán/nôm, mà phải biết mang trọng ơn đối với người đã sáng tạo ra quốc ngữ .

Thưa Hà Sĩ Phu Tiên sinh,

Cỏ May tôi xin nhắc lại một kỷ niệm nhỏ để chia sẻ với Tiên sinh về những thí dụ « chữ việt thuần Hán » do Tiên sinh dẩn chứng .

Cách nay hơn mươi năm, lần đầu tiên, tới chợ Đồng Xuân ở Đông Bá-linh, đoc khẩu hiệu viết chữ đỏ trên nền vàng «Phong phú mặt hàng phục vụ khách hàng» treo trước cửa hàng thực phẩm và tạp hóa « Nông Ích Qưân » (nghe giới thiệu là cháu họ của Nông Đức Mạnh), Cỏ May tôi cũng một lần bàng hoàng muốn xỉu . Vào năm 76, lối 10 giờ sáng, tôi ngồi lề đường Lê Quí Đôn, ngang hông Trường Lê Quí Đôn, dưới bóng mát hàng me, uống cà-phê . Bổng một người lối bốn mươi đi vespa tới, kéo chiếc ghế đẩu thắp, ngồi chung bàn một cách tự nhiên . Người khách mới tới ăn mặc khá Sài gòn, mang săn-đanh da chớ không dép râu nên tôi thấy dễ cảm tình . Tôi bèn bắt chuyện . Nửa giờ sau, tôi đứng dậy đi thì người này vừa bắt tay từ giả tôi, vừa hỏi tôi đang « công tác » ở đâu ?

Tôi giựt mình, vội thót lên xe Honda đi, vừa bảo thầm « Bố tiên sư . Nảy giờ mình nói chuyện với một tên Vc mà không biết . Cũng may mình không nói gì bậy bạ để có thể bị học tập mút mùa » .

Thưa Hà Tiên sinh,

« Công tác » trong câu nói này có thật sự là một «bộ phận cấu thành tiếng việt » không ? Nếu không có nó thì có tiếng việt không ? Hay nó thể hiện một bản chất lệ thuộc Tàu từ sự lệ thuộc chánh trị tự nguyện « môi hở răng rụng »?

Ở Miền Nam trước 75, « công tác » vẫn phổ thông . Khi một nhơn viên lảnh một công việc đặc biệt, trong một thời hạn qui định, ở một địa điểm khác hơn nhiệm sở hằng ngày thì mọi người sẽ nói nhơn viên đó « đi công tác » . Còn làm việc hằng ngày, dù công việc lớn hay nhỏ, quan trọng hay không, mọi người đều nói « đi làm, đi làm việc, làm việc » . Dân Nam kỳ nói mộc mạc hơn « Đi mần, Đi mần ăn, Mần việc » .

Ở Miền Bắc xhcn đều nói « công tác » vì mọi sanh hoạt của dân chúng đều bị chế độ hoá nên không còn việc làm nào là không phải việc công . Hơn nữa, chủ trương dùng chữ hán việt để phân bìệt người của cách mạng, nay phải khác hơn khi anh ta thiến heo, sửa ống khóa dạo . Vì lúc đó thì làm gì biết nói « công tác », nói « phục vụ », …

Nhưng tiếng viêt mà Tìên sinh trích dẩn qua các thí dụ trong bài viết của Tiên sinh chỉ có trong ngôn ngữ tuyên truyền chánh trị của chế độ . Trong sách vở biên khảo văn học, cả trong các bài viết của Tiên sinh, cũng không thấy thứ « tiếng việt » quá nặng mùi xì dầu đó nữa .

Chúng ta cứ nhìn lại sách vở, báo chí trước 54 ở Miền Bắc cũng không có thứ tiếng việt đó . Hiện tượng nô dịch này xuất hiện sau khi Hồ Chí Minh vâng lịnh Mao tiến hành cải cách ruộng đất, cô vần Tàu ra lịnh tiêu diệt từng lớp trí thức yêu nước tiêu tư sản đi theo Cách mạng chỉ vì lòng yêu nước để chỉ còn lại lớp bần cố nông không biết chữ, dễ cho Tàu đào tạo trở thành cán bộ cách mạng nồng cốt .

Dân miền nam sau 30/04/75 đều ngở ngàng trưóc những khẩu hiệu, tên cửa hàng, ngôn ngữ của cán bộ . Như « Công ty cung tiêu than củi », « xưởng đẻ » …Lúc này, đảng Lao động đang lên do lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến thần thánh nên từ ngữ « lao động » thay thế hầu hết những tiếng có nghĩa tương tợ .

Và cũng như vậy, tìếng « tốt » thay thề « giỏi », « hay », … Nhu cầu chánh trị đã làm nghèo đi tiếng việt .

Nhơn đây, tưởng cũng nên nhắc lại sách vở, báo chí Miền Nam trước 30/04/75 đều tiếp nối nhuần nhuyễn dòng ngôn ngữ và văn học từ lúc có chữ quốc ngữ, từng bước cải thiện cho nó trong sáng hơn, hoàn thiện hơn, không bị gián đoạn như ở Miền Bắc . Ngày nay, nhìn lại một ít sách vở ở Việt nam – báo còn dưới sự kiểm soát gắt gao của đảng cs – thấy có nhiều nét mới, văn chương, chữ nghĩa trong sáng hơn, nhẹ nhàng hơn những sản phẩm trước đây . Phải chăng nhờ ảnh hưởng Miền Nam, tuy đó là điều chế độ không muốn . Nhưng là cái may của đất nước ! Hảy nhìn qua kinh nghiệm thống nhứt của nước Đức để thấy ngày nay tại sao Đức chỉ giử lại 1 km bức tường làm kỷ niệm nên văn hóa xhcn một thời .

Thưa Hà Tiên sinh,

Cách giải bày của Tiên sinh « Hán văn là một bộ phận cấu thành của tiếng việt » dễ làm cho nhiều người đọc qua không kịp thấy « Hán văn là một bộ phận do ông cha ta tiếp thu » đề làm phong phú tiếng việt, nhưng rất bác học, rất chuẩn xác, chớ hoàn toàn không phải thứ tiếng việt đặc sệt xì dầu của chế độ cộng sản hà nội như Tiên sinh trích dẩn . Cái tai hại có thể có là lập luận của Tiên sinh sẽ làm cho một bộ phận lớn cán bộ cộng sản vở lẽ ra là tiếng tàu và tiếng việt không thể tách rời thì mai này Việt nam có sáp nhập vào Tàu là tất yếu lịch sử . Vì văn hóa ngôn ngữ đã vậy rồi .

Tuy nhiên, Tiên sinh đã cảnh cáo ở kết luận : « Nhưng nay, trong tình huống quan hệ Việt Trung đang gặp thử thách sống còn thì đặt vấn đề chữ Hán lúc này là không đúng lúc, phải đối phó với sự lợi dụng và sự nghi ngờ, nếu tiến hành càng phải thận trọng, từng bước thăm dò và cảnh giác.

Cùng một việc nhưng hiệu quả sẽ tốt hay xấu phụ thuộc vào con người: ai chủ trương, bộ máy nào thực hiện, thực hiện với động cơ gì? Văn hóa không thể tách rời chính trị, và đấy mới là ẩn số lớn nhất, quyết định việc dạy chữ Nho rộng rãi cho học sinh nên bắt đầu lúc nào và tổ chức thực hiện ra sao » .

Hà Tiên sinh ơi,

Tìên sinh đã hơn một lần can đảm « chia tay ý thức hệ » thì nay còn tiếc gì nữa mà không rủ bỏ luôn cái nảo trạng xã hội chủ nghiã để dứt khoát hơn trong tư tưởng.

 

Hán văn là một bộ phận cấu thành của tiếng Việt – Hà Sĩ Phu (10-9-2016)

Đang lúc cần chống âm mưu Hán hóa của giặc bành trướng Đại Hán mà nói chuyện dạy chữ Hán cho học sinh phổ thông thì thật không phải lúc, vì tính “nhạy cảm” của thời sự. Tuy nhiên, xin hãy tạm chế ngự xúc cảm nhất thời (tuy rất đáng quý) để bàn một việc về lâu về dài, đáng lẽ phải đặt ra từ rất lâu rồi.

Trong đề tài này hai phái tán thành và phản đối dường như đã bộc lộ khá đầy đủ những luận cứ chính của mình.

Để góp thêm, mở đầu, tôi xin lấy vài ví dụ vui để thấy chữ Hán đã dính chặt vào dân tộc Việt Nam như thế nào, người mù chữ Nho tuyệt đối cũng đang dùng chữ Nho một cách tự nhiên, vô thức. Không phải là chuyện vay mượn vài chữ như vay mượn tiếng Anh, tiếng Pháp, mà người Việt dùng chữ Nho tự nhiên, tuôn chảy như viết, như nói tiếng mẹ đẻ của mình.

– Có thể đâu đó đã xuất hiện những tấm biển quảng cáo thế này:

Kinh doanh quần áo các loại – hoa quả thời vụ – tạp hóa tổng hợp”.

Phục vụ học sinh: sách giáo khoa, bút mực, dụng cụ thủ công, truyện cổ tích thế giới”.

Chẳng mấy ai bảo các tấm biển kia đã dùng chữ Hán. Nhưng xin thưa đó là ngôn ngữ Hán học hay Nho học trăm phần trăm, thuần Nho, không lẫn một chữ thuần Việt nào hết. Bạn có thể nghĩ “quần áo” hay “hoa quả” là tiếng thuần Việt chứ gì, không đâu, quần áo là hai chữ Nho 裙襖, đúng cả về phát âm và ngữ nghĩa. Quần 裙 là cái quần, áo 襖 là cái áo, cứ tra từ điển Hán Việt Đào Duy Anh thì biết. Hoa quả 花果 cũng vậy, vốn là chữ Nho. Cũng hai ký tự ấy nhưng người Tàu Bắc Kinh phát âm hơi khác, người Tàu Quảng Đông phát âm hơi khác mà thôi (nên mặc dù là tử ngữ nhưng bằng chữ Hán người Việt và người Tàu có thể bút đàm).

– Không phải chỉ những câu ngắn mà có thể cả một buổi thuyết trình một ông cán bộ Việt mù chữ Nho có thể dùng toàn ngôn ngữ Hán, vốn chỉ là “tử ngữ” (mà không lẫn một chữ thuần Việt nào mới khiếp!), chẳng hạn ông ấy nói thao thao bất tuyệt như sau:

Các đồng chí cán bộ chính trị, cán bộ quân đội, sĩ quan công an cần đề cao tinh thần phục vụ nhân dân, kính trọng nhân dân, đề cao tinh thần trách nhiệm, phục tùng ý kiến đa số, bảo lưu ý kiến thiểu số, vận động các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, công đoàn tích cực đấu tranh, bài trừ nạn tham ô, hối lộ, trấn áp quần chúng. Đề cao tinh thần học tập quần chúng, đề cao tình hữu ái giai cấp, tận dụng thời gian học tập tu dưỡng bản thân, khẩn trương phát hiện các thủ đoạn thù địch tinh vi, hành động xâm phạm lợi ích cộng đồng, giả danh đảng hoặc nhân danh đảng kỳ thực phá hoại uy tín đảng, cảnh giác âm mưu ly gián, tạo cơ hội chiếm đoạt tài sản, tham quyền cố vị, mưu lợi bất chính. Tiếp xúc nhân dân cần quần áo chỉnh tề, thái độ nghiêm túc, tế nhị, phương pháp cần minh bạch, linh hoạt, chuẩn bị công phu, kết quả tất nhiên mỹ mãn. Các cấp tỉnh, cấp thành phố chấp hành nghị quyết tương đối khả quan, tiến bộ, Trung ương tuyên dương. Duy các huyện các xã đa phần lạc hậu, tình hình thực hiện tùy tiện, vi phạm các nguyên tắc căn bản, kết quả tất nhiên thất bại, nhất định tạm thời bị Trung ương khiển trách”.

Có thể ghi lại toàn bộ đoạn diễn thuyết bằng chữ Nho, đọc lên nghe hệt như đọc bản quốc ngữ Latinh này, không sai một tiếng, nghĩa là nguyên văn chứ không phải bản dịch.

Chẳng hạn câu đầu tiên “Các đồng chí cán bộ chính trị, cán bộ quân đội, sĩ quan công an cần đề cao tinh thần phục vụ nhân dân…”sẽ ghi ra giấy thành各同志幹部政治, 幹部軍隊,士官公安勤提高精神服務人民, 敬重人民…, đọc lên cũng y như đọc bản quốc ngữ vậy, bảo rằng thuyết trình viên đã nói tiếng Việt hay đọc “Hán văn” đều đúng.

– Trong những cuộc thảo luận của giới trí thức hiện nay, cả người thân Tàu hay ghét Tàu cũng có thể nói toàn chữ Hán:

Ví dụ ông Cộng sản thân Trung Quốc thì giữ lập trường “Độc quyền lãnh đạo, kiên trì định hướng Xã hội chủ nghĩa” 獨權領導,堅持定向社會主義. Toàn chữ Nho!

Ông Dân chủ tiên tiến không biết mặt một chữ Nho nào cũng “Quyết tâm thực hiện Dân chủ đa nguyên Pháp trị” 决心實現民主多元法治Cũng toàn chữ Nho!

Ông thứ ba quyết chống Hán học thì hô lớn “Kiên quyết phản đối chủ trương phổ cập Hán tự trong giáo dục phổ thông, vì Hán tự có YẾU ĐIỂM là phức tạp, khó học, sử dụng cầu kỳ, không thể là CỨU CÁNH giúp nhân dân chấn hưng văn hóa, chấn hưng dân tộc.Trong 46 chữ thì 38 chữ là chữ Nho (chỉ có 8 chữ tô đậm là chữ thuần Việt)nhưng vì ông này không học chữ Nho nên ở đây có hai từ Hán dùng bậy là YẾU ĐIỂM 要点và CỨU CÁNH 究竟, dùng sai hai từ này là điều đáng xấu hổ đối với không ít trí thức Việt Nam hiện nay.

Trong những ví dụ nói trên, người Việt chúng ta cứ mở miệng ra là nói rất nhiều chữ Nho, thậm chí nói toàn chữ Nho, nhưng thuần thục và tự nhiên như tiếng mẹ đẻ, đến mức ta không nhận thấy. Ngay cả tên, họ, bút danh của một người chống Hán học thì cũng đều từ chữ Hán mà ra. Vậy ngôn ngữ Hán học đâu phải ngoại nhập, hoặc nếu ngoại nhập thì nhập ngay từ thuở hồng hoang, từ lúc bắt đầu biết mặc quần áo 裙襖, gọi cái này là “quần” cái kia là “áo”, biết thế nào là quả 果 là hoa 花… thì yếu tố bên ngoài đã thành bên trong rồi. Nói khác đi, tiếng Việt được cấu thành bởi hai bộ phận: tiếng thuần Việt và tiếng Hán Việt. Bộ phận Hán Việt tuy có ưu thế diễn tả các khái niệm của ý thức, xã hội, khoa học, tư duy… và có văn tự (chữ viết) để ghi chép, nhưng không át được sức sống tuy còn thô sơ nhưng tự nhiên và mãnh liệt của bộ phận thuần Việt vốn phong phú về ngôn ngữ biểu cảm, về các mối quan hệ và sự cố kết gia đình – làng xóm, đặc biệt ở trúc câu (tính từ phải đi sau danh từ) và giàu các từ liên kết, từ chuyển tiếp trong câu. Hán ngữ tuy giàu danh từ nhưng được sử dụng, được đồng hóa nhuần nhuyễn trong một cú pháp thuần Việt.

Về mặt văn tự, chữ Nho không chỉ là ký tự mang giá trị ký hiệu mà còn mang trong nó cái hồn của nội dung khái niệm. Khi chữ Hán không đủ để ký hiệu những âm thuần Việt tổ tiên ta phải sinh ra chữ Nôm, là sáng kiến lắp ghép dựa trên các chữ Hán có sẵn để bổ sung.

Đến khi có ký tự Latinh để ghi chép thì sách vở tiếng Việt bước sang một thời kỳ phát triển thuận lợi. Với ký tự Latinh tiếng Việt nào cũng diễn tả được bằng ký hiệu, không cần dùng chữ Nôm nữa. Nhưng Latinh chỉ là ký hiệu đơn thuần, vô hồn. Phải là chữ Hán mới mang được cái hồn của chữ, tức cái khái niệm được hình tượng hóa, nhìn chữ đã toát lên nội dung chính của khái niệmđiều này GS Nguyễn Huệ Chi đã mô tả khá chi tiết. Vì thế, dù đã có chữ Quốc ngữ Latinh, người Việt vẫn cần có kiến thức tối thiểu về Quốc ngữ Hán tự, không phải để viết chữ Hán, không phải chỉ để đọc và hiểu một tư liệu cổ (việc này có thể ỷ lại vào các chuyên gia Hán Nôm), mà chủ yếu để hiểu và sử dụng tốt chính cái ngôn ngữ mà mình đang nói và đang viết hôm nay: tiếng Việt!

Hán văn là một trong hai nguồn gốc tạo ra tiếng Việt, nó không phải ngoại ngữ như Trung văn, Pháp văn, Anh văn, Nga văn… Hán văn không phải của Tàu mà vốn của Việt Nam hoặc đã Việt hóa thành của Việt Nam. Hiểu biết Hán văn không chỉ nhằm hiểu quá khứ mà chủ yếu phục vụ hiện tại.

Và điều này mới quan trọng: Hán văn không phải công cụ để nô lệ Tàu mà là công cụ chống Tàu xâm lược.

Tuy còn có những ý kiến khác nhau về xuất xứ của nền “Hán học” và từ đó có những cách gọi tên khác nhau, chữ Hán, chữ Nho, chữ Hán-Việt, chữ Việt cổ… nhưng dù thế nào thì loại chữ viết này cũng xuất hiện ở nước ta rất sớm, có thể từ thuở sơ khai, nên đã cùng dân tộc ta suy tư, biểu cảm, phát hiện, lưu trữ, chia vui sẻ buồn , cùng dân tộc Việt Nam trải qua mỗi bước thăng trầm, tạo ra một tầng lớp sĩ phu có học, và xây dựng nên con người Việt Nam, tạo dựng nhân cách…, trong đó tuy có ưu có khuyết nhưng góp phần quan trọng trong việc hình thành một Dân tộc Việt Nam, một Văn hóa Việt Nam. Qua Hán văn ảnh hưởng của Trung Hoa tuy rất mạnh, nhưng những yếu tố Trung Hoa vào Việt Nam đều bị Việt Nam hóa để phục vụ cho cuộc sinh tồn của nòi giống Việt.

Sự gạn lọc của học giả Phan Châu Trinh đối với Nho học, bỏ thô lấy tinh, chọn lấy cái phù hợp và đồng hóa nó là một ví dụ điển hình. Tác giả Trần Gia Ninh có nhận xét đúng“Người Việt dù không có văn tự riêng (hay có mà bị xóa sạch sau ngàn năm nô lệ) nhưng vẫn phát triển và bảo tồn được ngôn ngữ dân tộc, dù phải mượn Hán Ngữ để ghi chép, thì thật là một kỳ tích, chẳng kém gì người Do Thái vẫn giữ được tiếng Do Thái dù bị diệt chủng và xua đuổi hai ngàn năm.

Chữ Hán vào Việt Nam được dùng theo cú pháp Việt Nam, yếu tố coi rẻ nữ giới (nữ nhân nan hóa, thập nữ viết vô) hầu như không còn, yếu tố bạo lực, báo thù phải nhường chỗ cho nhân ái, bầu bí tương thân của dân tộc Việt. Suy luận rằng một nền văn hóa quân-sư-phụ đã cúi đầu trung với vua thì cũng cúi đầu trước giặc Hán ngoại xâm là một suy luận nhầm. Trung quân phải đi đôi với ái quốc và tư cách trượng phu “uy vũ bất năng khuất” nên chính Nho học đã tạo nên những nhân cách Giang Văn Minh, Mạc Đĩnh Chi, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung…, những anh hùng chống Tàu xâm lược, trong khi những kẻ một chữ Nho bẻ đôi không biết thời nay có thể lại chui dưới háng Tàu!

Việt Nam với Trung Quốc có quan hệ đồng văn – đồng chủng, liên quan với nhau về nhiều mặt, điều ấy không cần tránh né, vì điều đó không phải là cớ khiến Việt Nam phải lệ thuộc Tàu. Nguồn gốc, tầm văn minh và tính độc lập của quốc gia là ba yếu tố hoàn toàn độc lập với nhau. Không phải loài người khởi xuất từ châu Phi thì châu Phi là gốc văn minh, và khi hình thành quốc gia thì các quốc gia lớn bé đều độc lập như nhau, không thể phân biệt “quốc gia mẹ” hay “quốc gia con” để đòi con phải về với mẹ!

Nước lớn hoặc giàu mạnh hơn thường dễ có ý đồ lấn át hoặc xâm lược nước nhỏ yếu hơn. Điều này rất cần cảnh giác và chống lại. Tuy vậy cần thấy mâu thuẫn giữa ý đồ chủ quan và hiệu quả khách quan, có thể hoàn toàn trái ngược.

Ví dụ: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam để khai thác lợi ích là ý đồ xấu, nhưng hiệu quả khách quan là nâng dần trình độ của Việt Nam, đến một lúc chế độ thuộc địa sẽ phải chấm dứt. Ngược lại, chủ nghĩa Mác muốn làm điều tốt nhưng ảo tưởng, phi khoa học và độc đoán nên gây hiệu quả xấu, nên chế độ cộng sản kết cục cũng phải chấm dứt. Chủ nghĩa Đại Hán có ý đồ xấu nhưng sẽ gây hiệu quả xấu hay tốt cho Việt Nam thì chưa biết được, còn phụ thuộc vào sức sống của dân tộc Việt Nam, có khi yếu tố xấu lại gây hiệu quả tốt, kích thích Việt Nam vững mạnh thêm lên. Cho nên không phải thấy họ có ý đồ xấu là ta phải sợ đến mức phát hoảng mà rũ bỏ bất cứ thứ gì liên quan đến Tàu, kể cả những thứ đã được Việt hóa và trở thành sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Kết luận:

– Với Việt Nam, Hán văn là một trong hai bộ phận cấu tạo nên tiếng Việt, nên dạy Hán văn cũng là dạy một phần của tiếng Việt chứ không phải dạy một ngoại ngữ như Trung văn, Anh văn, Pháp văn… Để có cốt cách Việt cần trau dồi Việt văn, Hán văn, đồng thời để hòa nhập tốt với thế giới thì cần giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp…

– Để có kiến thức Hán văn thì các loại từ điển là cần thiết, nhưng từ điển không thay được giáo dục để trang bị một cái nền căn bản cần thiết tối thiểu. Không thể đem tâm lý nhất thời học sinh thích hay không thích để xác quyết nhu cầu một môn học.

– Việc này đáng lẽ phải đặt ra từ lâu và phải chuẩn bị mọi mặt cần thiết rồi, nhất là chuẩn bị đội ngũ giáo viên Hán văn, và phải tiến hành từng bước, từ diện nhỏ rồi mở rộng dần ra thành phổ cập.

– Nhưng nay, trong tình huống quan hệ Việt Trung đang gặp thử thách sống còn thì đặt vấn đề chữ Hán lúc này là không đúng lúc, phải đối phó với sự lợi dụng và sự nghi ngờ, nếu tiến hành càng phải thận trọng, từng bước thăm dò và cảnh giác.

– Cùng một việc nhưng hiệu quả sẽ tốt hay xấu phụ thuộc vào con người: ai chủ trương, bộ máy nào thực hiện, thực hiện với động cơ gì? Văn hóa không thể tách rời chính trị, và đấy mới là ẩn số lớn nhất, quyết định việc dạy chữ Nho rộng rãi cho học sinh nên bắt đầu lúc nào và tổ chức thực hiện ra sao.

 

Có tuổi chớ không phải già – Nguyễn thị Cỏ May

Trên mục hằng tuần của Việt Luận tuần này, Cỏ May có ý chọn một đề tài rất thời sự nhưng hoàn toàn không liên hệ tới kinh tế chánh trị tuy tinh hình nước Pháp, Âu châu và cả Huê kỳ đang khá nóng bổng do áp lực khủng bố hồi giáo. Pháp và Huê kỳ đang trong thời kỳ tranh cử Tổng thống. Ở đâu và lúc nào cũng vậy, việc tranh nhau làm Tổng thống, đối với những chánh khách, vẫn quan trọng hơn sự an nguy của đất nước vì có lợi tực tiếp và cụ thể cho bản thân và phe cánh. Còn sự an nguy đất nước là cho đất nước, cho nhơn dân. Trừu tượng vì chỉ là ý niệm.

Thật ra, phải nói đề tài này, trái lại, mang tính thời sự xã hội rất cao vi nó quan hệ tới nhiều người  mà số người có tuổi trong tương lai sẽ vượt qua tuổi trẻ tại nhiều nước kỷ nghệ phát triển ở Âu châu.

Nhưng lý do chọn ” Có tuổi chớ không phải già “, riêng với Cỏ May, là để nhớ lại một người bạn vong niên mà bạn bè ai cũng thương, cũng quí. Cả bạn trong lực lượng võ trang Phật Gìáo Hòa Hảo thời kháng chiến chống Pháp, bạn trong Quân đội VNCH ở Tiểu Khu Kiên Giang và Sa Đéc cho tới ngày 30/04/75, cùng rút vào Thât Sơn, không chịu buông súng theo lệnh của Tổng thống Dương văn Minh, trước khi tan hàng, mạnh ai nấy trốn, không ai khi nhắc tới ông mà không bày tỏ cảm tình. Đó là ” Con người chơi điệu. Đúng là Anh Hai” !

Mỗi khi nghe ai nói ” Già” là ông phản đối. Ông bảo đừng nói “Già”. Phải nói mình là “thanh niên có tuổi.  Già xấu lăm”.

Lời của ông chỉ nói chơi vui trong bạn bè lúc đó nhưng không ngờ lại có giá trị là một quan niệm y học ngày nay.

Thưa đúng vậy. Bác sĩ  Soly Bensabat chuyên vể “y khoa phòng bịnh và chống già” vừa cho ra mắt quyển sách ” Bạn hảy làm người thầy thuốc đầu tiên của chính mình” (Michel Lafon, Paris). Trong sách, ông không đồng ý để cho người có tuổi bị “già” tấn công vì chuyện này ai cũng làm được để tránh cho mình.

Già nhưng phải mạnh khỏe

Ngày nay, người già ở những nước phát triển ngày càng đông. Ra đường, người ta không gặp ngay anh hùng như ở Việt nam, mà gặp người già. Người xưa nói ” Thât thập cổ lai hi ” nay không còn giá trị nữa. Tuổi lên “lảo” phải từ 90. Và thượng thọ phải từ 100 tuổi. Nhưng chắc chắn nấc thang tuổi thọ sẽ thay đổi trong mươi năm nữa.

Cách đây vài tuần, ở Pháp, Bà Elisabeth Collot, vừa mất ở tuổi 113 trong tình trạng sức khỏe tốt như một phụ nữ đương xuân !

Theo quan niệm của nhà Thiền học Cương Điền ở Nhựt bổn thì bà cụ Elisabeth Collot không phải “chết”, mà bà đã “sống trọn đời sống” của bà. Chết là khi lìa đời trước khi thời hạn sống chưa kết thúc. Như trái cây rụng khi chưa già, chưa chín.

Nhưng con người ta sống ngày càng lâu, càng cao tuổi, mà trong tình trạng sức khỏe nào ?

Vốn là một chuyên viên nổi tiếng về “stress”, Bác sĩ  Soly Bensabat gởi cho mọi người lời khuyên vô cùng quí báu ” Các bạn hày thêm cho tuổi thọ của mình những năm tháng cuối đời đầy đủ sức khỏe “.

Để thực hiện lời khuyên này, chúng ta không cần vội tới thấy thuốc. Chỉ cần giử vệ sinh trong đời sống, một chế độ ăn uống thích hợp và để ý sớm những dấu hiệu già xuất hiện là đủ cho mình có được sự thoải mái suốt những năm cuối đời.

Trong sách, ông không có đưa ra những khám phá gì to lớn và mới mẻ hết cả mà chỉ có những lời khuyên giản dị và hiệu quả mà ai cũng làm được. Như chế độ ăn uống, hoạt động cơ thể và sự thư giản. Ông vẫn nhấn mạnh ” Không có ai giử gìn sức khỏe cho bạn tốt hơn chính bạn ” !

Mà người giử gìn sức khỏe tốt cho chúng ta, trước tiên, không ai khác hơn là “ăn uống” , tức thực phẩm chúng ta chọn. Vì “con người của mỗi chúng ta được tạo nên bằng chính những thứ chúng ta ăn vào. Vậy chúng ta nên chọn những “vật liệu” tốt để củng cố cái “suờn nhà” của chúng ta cho được bền vững. Ai cũng biết chỉ một hột cát nhỏ kẹt vào bộ máy cũng đủ gây ra tai họa “.

Bác sĩ Bensabat cảnh báo trước nhứt sự độc hại của thực phẩm chúng ta quen chọn cho việc ăn uống hằng ngày như đường. Theo ông, đường nào (glucose, fructose, saccharose, galactose, lactose) cũng độc hại cả, cũng tạo ra các “gốc tự do” là yếu tố chánh của già nua, sản xuất quá nhiều insuline, sanh ra bụng phệ, bịnh tiểu đường. Không nên ăn đường quá 10% của số calories cần thiết trong ngày. Còn đường hóa học, dùng thay thế đường thiệt dành cho người cử đường, ông khuyên nên dứt khoát tránh vì dùng nhiều, nó sẽ trở thành mầm ung thư và bịnh nảo.

Ông kết luận một cách dí dỏm ” Thứ đường tốt hơn hết…là thứ không có đường “. Như “nuôi” (pâtes), bột, bánh mì đen (bánh mì bằng gạo lứt). Ở các nước Đức, Áo, Hòa-lan rất phổ biến. Tây đang bắt đầu bắt chước nhưng chưa từ bỏ ba-guết được.

Thanh toán”stress”

Bác sĩ Bensabat khuyên nên ăn những chất béo từ thảo mộc, như trái olive, trái bơ (avocat), cá, hột óc chó,… , tránh những thứ từ động vật. Ông quan tâm tới sự ích lợi của oméga 3 giúp bảo vệ tim và nảo. Oméga 3 có nhiều trong cá biển như cá hồi (không phải thứ cá nuôi), cà thu, cá mòi (sardine), cà ngừ (maquereau), và các thứ hột như hột chia, hột gay (chanvre), hột lin, hột colza,…

Nếu thực hiện được lời khuyên này thì “stress ” lập tức sẽ tránh được thì vấn đề tim mạch, già nua, sức đề kháng, tình trạng kiệt sức sẽ không còn là điều đáng lo ngại nữa.

Nhưng Bác sĩ Bensabat cũng không quên nhắc phải bìết tìm nguyên nhơn của “stress” thì mới dẹp nó dễ và hiệu quả. Ngoài kiên cử và chọn những thực phẩm tốt, chúng ta cũng cần phải biết cười. Cười nhiều và thật sự thoải mái. Không phải cười ngoại giao hay cười gượng. Và nhứt là phải làm tình !

Nhưng làm tình, cũng phải cẩn thận vì nó đem lại sức khỏe, sự trẻ trung, nhưng nó cũng gây ra vấn đề.

“Stress” là nguồn gốc của bịnh tật tim mạch ngặt nghèo. Dẹp bỏ “stress” để có sức khỏe tốt bằng cách làm tình. Mà người 60 tuổi trở lên làm tình như ý muốn có thể bị tai nạn về tim mạch.

Vậy chọn sống thọ thì làm tình cách nào đây?

Theo kết quả nghìên cứu của Bs Hui Liu ở Trường Đại Học Michigan dựa trên 2 204 người thuộc hai giới, từ trên 57 tuổi, thì thấy những người đàn ông làm tình ít nhứt 1 lần/tuấn sẽ bị tai nạn tim mạch gắp đôi trong vòng 5 năm tới. Trái lại, các bà nhờ làm tình, sự hưng phấn sẽ giúp làm giảm áp huyết, tim mạch mạnh lên.

Vậy các ông cũng nên vì đại nghĩa mà hi sanh mình!

Tự kiểm tra mình

Bác sĩ Soly Bensabat quan tâm khuyên mọi người hảy bình tỉnh theo dỏi sát tình trạng sức khỏe của mình để kịp khám phá dấu hiệu già nua đầu tiên xuất hiện. Nhưng tránh mang nổi ám ảnh bịnh tật. Thường khi khám bịnh, bác sĩ báo “có bịnh” thì hoảng lên. Lúc đó thì mọi thầy, mọi thuốc đều tốt cả. Tốn kém, không quan tâm. Mà những dấu hiệu “già nua ” là gì ?  Là mất sự hăn hái dễ thấy, mất sự dịu dàng, uyển chuyển, mất sự phấn khởi, trí nhớ sút kém, tai mắt kém sớm.

Bs Soly Bensabat cho ngay toa thuôc chửa : “Hảy hoạt động mạnh hơn, nhiều hơn !”. Để giảm rủi ro bịnh ung thư, suy nhược thể chất và nảo bộ, tim mạch, xốp xương, tiểu đường, gảy xương háng ở các bà, stress, thì chịu khó tập 50 phút thể dục hoặc 30 phút đi bộ đi mau, ít nhứt 4 lần/tuần.

Ăn uống lành mạnh để thể chất và tinh thần được sảng khoái : ăn nhiều rau cải, trái cây, ít thịt và thịt trắng hơn là thịt đỏ, cá biển, nghệ, quế, rượu chác đỏ nhưng đứng quá 2 ly/ngày (ly bao lớn?), trà xanh.

Bác sĩ Soly Bensabat cũng nhắc thêm “tránh hút thuốc, tự dùng thuốc, lạm dụng những thứ thuôc cảm sốt và đau nhức (paracétamol), các thứ chống sưng. Mùa hè, cũng không nên phơi nắng quá nhiều.

Nhưng có người tự hỏi cứ làm theo đúng lời dạy của Bác sĩ Soly Bensabat, không biết có chắc sẽ trở thành trưởng lảo kế vị lảo bà Elisabeth Collot hay không?

Nhưng sống theo lời khuyên của ông thì chắc chắn có nhiều người làm được. It ra cũng sớm tránh được cho mình nhiều thứ bịnh tật hiểm nghèo do tập quán sanh hoạt gây ra!

 

 

Tản Mạn về Quê tôi – Mai Thanh Truyết

Lâu lắm rồi tôi có …một đêm không ngũ. Câu chuyện xảy ra tối hôm qua, sau khi làm xong 30 phút Hội luận với Ls NHD ở một radio trên San Jose. Thông thường, sau khi vào giường, đọc năm ba trang sách là tôi …lang thang …đi về Việt Nam ngay trong giấc mộng.

Nhưng tối hôm qua thì không! Sau khi đọc xong quyển sách của anh bạn Lê Tấn Lộc, Montréal vừa tặng cho, tôi đã tắt đèn từ lâu, nhưng không tài nào chợp mắt được. Tôi không ngũ được vì những hình ảnh xa xưa của anh bạn Lộc của tôi, mặc dù quá tuổi thất thập rồi, nhưng anh vẫn còn khả năng ghi lại những hình ảnh kỷ niệm của vùng quê của anh ở Vĩng Long, của ngôi trường anh đã học, của mái nhà người thầy dạy anh đờn và đóng kịch Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo…., thậm chí còn ghi lại vài mối tình quê thời còn là học sinh.

Trí óc tôi vẫn mãi quay cuồng trong bao hình ảnh của bè bạn khắp nơi sau gần 20 năm với “làng văn trân bút”, những hình ảnh về quê “tôi” của các bạn văn. Nào là Nguyên Nhung dù là ở miền Bắc xa xôi, nhưng vẫn nhận  một góc Cần Thơ là quê mình. Những bài viết nhẹ nhàng tả lại lối mòn trong xóm, bà bán quán chạp phô đầu ngõ, cùng những “giây phút” chạnh lòng trong vài mối tình thưở học trò.
Nào là cô em Tiểu Thu ở tận Montréal mà cũng còn nhớ vanh vách về vùng quê Vĩnh Long của mình, với bao kỷ niệm đầu đời, chiều chiều đạp xe nhìn về …phía xa xăm hay nhìn mong ngóng ai đó(?). (ghi nhận là TT có nói với tôi đó là “hư cấu” chứ không phải ”chiện” thiệt! mà hư cấu hay không cũng là kỷ niệm phải không TT, có anh Thành làm chứng đó!)

Nào là anh bạn thầy giáo của tôi Nguyễn Lộc Thọ trên Đặc san Hậu Nghĩa, hãnh diện nói về vùng quê Đức Hòa đầy Việt Cộng của mình. Nói lên để hoài niệm để cho bà con cô bác mình vẫn còn một quê, có một quê. Bạn Thọ nói về Đức Hòa có Xóm “Quế” (Huế) làm nón lá do cha Bình mang nhiều gia đình Huế về khi chuyển về làm giám mục ở đây.

Lại một cô em Ngọc Dung, Vancouver, dù gốc gác ở tận miền Bắc xa xôi, nhưng cô em vẫn thường hay viết lại kỷ niệm về quê Đà Lạt ngày xưa trong các bài viết, kể lại kỷ niệm trên đường Ngô Tùng Châu về hướng Lữ quán Thanh Niên  và bưu điện, kể lại Cà phê Tùng năm xưa…và dĩ nhiên một vài vấn vương xưa trong cái không khí lãng mạn sương mù Đà Lạt trên đường đi đến Trại Hầm hay quanh bờ hồ Xuân Hương.

Và còn nhiều bạn bè khác viết ra đây không hết, ai cũng hơn một lần viết và nói về quê mình…

Còn tôi!

Nếu ai có hỏi quê tôi ở đâu?

Tôi chỉ trả lới võn vẹn là “quê tôi ở Hậu Nghĩa” mà thôi. Và nếu có hỏi thêm nữa, tôi cũng chỉ có thể nói thêm là tôi sanh trưởng tại làng Tân Phú Thượng, quận Đức Hòa, tỉnh Cholon (giấy khai sanh bằng tiếng Pháp viết chữ Chợ Lớn ra như vậy, và tôi chỉ thấy một lần một, từ lâu lắm rồi, đâu chừng 60 năm về trước).

Theo lời anh chị tôi kể và sau nầy đọc sách báo thêm, quê tôi đã nhiều lần thay tên đổi họ, từ tỉnh Chợ Lớn rồi Long An, và sau cùng là Hậu Nghĩa dưới thời Đệ Nhứt Cộng Hòa. Tỉnh lỵ Hậu Nghĩa  gọi là Khiêm Cương chính là ngôi làng nơi sanh tôi ra. Do đó, tỉnh lỵ rất nhỏ so với các quận như Đức Hòa, Hiệp Hòa, Củ Chi, và Đức Huệ…những vùng đất làm cho biết bao nhiêu cô nhi quả phụ phải trả giá trong cuộc chiến Việt Nam vừa qua.

Tôi đã biết về quê tôi chừng đó mà thôi. Xin đừng hỏi nữa.

Chính vì thế mà tôi không hề viết gì về quê nhà cả, ngoài một kỷ niệm còn vương vất trong trí óc của tôi cho mãi đến ngày hôm nay, kỷ niệm của một thời…Việt Minh vùng dậy, đốt thôn xóm, xử tử nhiều người dân mộc mạc, chất phác vào những năm 44,45 trong đó có Ba tôi.

Ba tôi, theo lời Má tôi kể, đã bị trói thúc ké cạnh bụi chuối bên hông nhà. Lệnh xử tử là vì Ba tôi là “Việt gian”  và là địa chủ, có con gửi theo học trường Pháp dưới Sài Gòn, nói tiếng Pháp với lính Tây trong làng…, có nuôi ngựa đua và thi đua ở trường đua Phú Thọ v.v…Ba tôi bị bắn ngã gục xuống. “Họ” tưởng chết rồi, đốt nhà, cướp của… rồi đi.

Từ đó gia đình tôi trôi giạt xuống Sài Gòn tối hôm đó và Ba tôi được cứu sống.

Và tôi chỉ trở về thăm quê tôi một lần một và chỉ một lần một mà thôi sau “giải phóng” (?) để nhìn thấy mồ mã của Ba Má tôi lần đầu cũng là lần cuối cho đến khi tha hương.

Đó là những gì tôi biết về quê tôi, nơi chôn nhau cắt rún, nơi an nghĩ của những người thân yêu nhứt đời của tôi. Nói như vậy để thấy rằng tôi là một con người tệ bạc, không có hình ảnh quê trong đầu, không giữ được tình quê, tình xóm giềng quê cũ!

Vì vậy cho nên, cứ mỗi lần đọc một bài viết ghi lại những dấu ấn của quê mình do các bạn văn, lòng tôi chùng xuống. Tôi không có được may mắn như các bạn để có thể viết về quê mình. Và đó cũng là lý do tôi mất ngũ tối hôm qua vì một vài câu thơ tình con cóc của lứa tuổi học trò ở quê của anh bạn Lộc của tôi.

Hởi những người Việt tha hương của tôi ơi!

Các bạn có bao giờ có những ý nghĩ của một người không hình dung được nơi chôn nhau cắt rún của mình không? Giống như tôi đây không? Các bạn có bao giờ có những giây phút chạnh lòng như thế nầy bên ly cà phế đắng không?

Một mình trên bàn giấy, nơi tôi viết lên những dòng chữ nầy, nơi tôi trãi qua suốt 17 năm trời. Không một ngăn kéo nào mà tôi không biết chứa những  hồ sơ gì cho công việc của tôi? Không một góc cạnh cũ kỷ trong căn phòng mà tôi không biết có những vết trầy vết nứt. Chiếc computer cũ xưa tôi vẫn giữ để xài không chịu thay để cho “chạy mau” hơn vì nơi đây ghi nhận những suy nghĩ của tôi trong những năm dài.

17 năm trường, một thời gian quá dài nơi đây để tôi có thể in lại tất cả những gì chất chứa trong phòng mà tôi hiện diện mỗi ngày từ 5,6 giờ sáng. Đây chính là nơi tôi trang trãi, chia sẻ với bè bạn khắp nơi những suy nghĩ của một trái tim Việt về Việt Nam.

Thế mà, về quê tôi, tôi chỉ biết mù mờ…Tôi nghiệp cho tôi không các bạn?

Có bao giờ bạn nghĩ, bạn sẽ mất quê khi bạn bị tách rời ra khỏi nguồn cội khi sống ly hương?

Có bao giờ bạn nghĩ, hồn quê luôn luôn ở bên cạnh bạn dù bạn không hề nhắc đến hay nghĩ đến?

Ý nghĩ viết về quê tôi, dù cho một lần như hôm nay, tôi cũng chỉ có chừng đó chia sẻ cùng bạn mà thôi. Hình ảnh quê nhà thì mờ mờ ảo ảo…nhưng tôi vẫn tin rằng hồn quê nơi tôi đã khắc sâu từ trong vô thức, chỉ cần một sát na nào đó, chỉ cần một khơi dậy nào đó, hồn quê sẽ cuồn cuộn chảy vào tâm khảm chúng ta.

Các bạn ơi!

Những dòng tản mạn trên đây tôi muốn nhắn gữi tới các bạn rằng, dù ở một nơi xa xôi nào  trên quả địa cầu nầy. dù bạn bị tách rời khỏi quê cha đất tổ, sống tha phương nhưng “không cầu thực”, nhưng hồn quê của bạn vẫn dai dẳng trong lòng bạn, trong tâm trí bạn. Hồn quê đã ẩn tàng trong tận sâu thẳm của tâm hồn bạn.

Bạn không sống gần QUÊ, trong QUÊ, nhưng QUÊ vẫn có trong bạn.

Hồn Quê vẫn sống trong tiềm thức của bạn.

Và Hồn Quê tôi muốn nói nơi đây, chính là HỒN NƯỚC đó bạn ạ!

HỒN NƯỚC đang réo gọi chúng ta mau về dựng lại bức dư đồ rách do những người vô tâm đang dày xéo Đất và Nước chúng ta.

Tôi sẽ không nói như anh bạn Chu Tấn của tôi như:

“Cúi đầu tạ với quê hương,

Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh”

Mà là:

Ngẩng đầu hẹn với quê cha,

Tôi còn đỡm lược xây nhà Việt Nam

Mai Thanh Truyết

Viết cho Tuổi trẻ Việt Nam

Kỳ niệm ngày giải phóng nước Pháp

6/6/2011

http://www.swsdevsite.com/vietthucnew/t%E1%BA%A3n-m%E1%BA%A1n-v%E1%BB%81-que-toi/

 

 

“Tuị nó” đã sang tới đây rồi! – Trần Mộng Tú

Tôi xuống Cali chơi, chị bạn đưa tới một tiệm ăn nhỏ, có bảng hiệu Cháo Cá Chợ Cũ ở thành phố Westminster. Người phụ nữ dọn bàn lấy thực đơn cho khách khoảng gần năm mươi. Bà mặc cái quần đen và cái áo vải mùa hè màu nâu, mặt mũi mộc mạc không son phấn, giống như mấy bà nội trợ ở Việt Nam cách đây bốn thập niên trước, mình hay gặp trong ngõ hay ở khu chợ nhỏ trong xóm. Khách ăn phần đông ở tuổi trung niên, toàn người Việt, trừ một đôi người Mễ hay Trung Hoa. Trông bà và những người khách đến ăn không thấy khác biệt nhau lắm. Họ cùng một phong cách ăn mặc, nói cười, trạc tuổi ba mươi đến năm mươi. Họ chắc mới tới đây năm mười năm thôi.

Tiệm ăn chẳng trang trí nhiều, phía bên trái có một tấm hình lộng kiếng khá lớn vẽ hình đàn cá Anh Vũ chín con. Một con màu đỏ và tám con màu đen, có thêm hàng chữ Tàu trong tranh, tôi đoán là mấy lời mừng khai trương. Phía bên phải có hai tấm bảng nhỏ viết tay, kê món ăn thêm đặc biệt trong ngày hôm nay, tôi đọc được: Gỏi đu đủ khô bò, cháo lòng, chè phục linh. Chữ viết tay khá đẹp, chắc do một người lớn, được học viết tay từ bé. Bây giờ ở Mỹ, đâu có ai trong lớp trẻ học viết tay trên những cuốn Tập Ðồ nữa. Làm sao tìm được người trẻ viết tay đẹp như thế này.

Tiếng nói chuyện của thực khách lao xao, tiếng bát đũa va chạm, khói bốc lên mùi thức ăn của bát cháo cá, của đĩa chả cá, mùi vị thìa là, hành tây sống hăng hăng, mùi mắm của chén mắm tôm, mùi thơm của đĩa rau sống, có kinh giới, tía tô, bạc hà. Tiếng kéo ghế của khách hàng, cung cách bước vào quán, cách trả tiền mặt cho hóa đơn, cách cho tiền tip trên bàn. Tất cả cử chỉ, tiếng động và mùi vị đó trộn vào nhau thành một cái gì đó rất đỗi Việt Nam.

Một người bước vào tiệm, không phải là khách vào ăn nhưng là một thanh niên Mễ, khoảng ngoài hai mươi, anh ta ôm ba thùng dâu trên tay, tới từng bàn mời thực khách mua. Không ai mua, anh buồn bã đi ra.

Chị bạn nói, ở đây nhiều người đi bán như thế lắm, có cả người Việt cũng đi bán lẻ như thế này. Tôi đã được thấy mấy bà mẹ già mang rau, trái cây ở vườn nhà mình bày ra trước cửa một nhà hàng nào đó bán nhiều lần, nhưng chưa gặp bà mang vào tận trong tiệm ăn mời khách mua bao giờ.

Ôi chao! Miền Nam Cali này, chính là cái nôi của người Á Ðông trên đất Mỹ và người Việt chiếm con số cao nhất. Nó chính là một nước Việt Nam thu nhỏ. Sau bốn mươi năm, vẫn còn một lớp người Việt tiếp tục từ Việt Nam sang, không phải bằng đường thủy, đường bộ nữa. Họ không tỵ nạn, họ chỉ muốn đổi đời sống và họ có khả năng làm việc đó.

Những thập niên gần đây, họ bay tới nơi này rất đông. Người trẻ tràn vào trường lớp, người trung niên tràn vào sinh hoạt đường phố. Họ như ở hầu hết mọi lãnh vực thương mại. Từ chủ tiệm đồ gỗ, chủ chợ, chủ hãng bán xe, tiệm ăn, cho đến kẻ nghiện hút vô gia cư. Họ làm thành một xã hội mới rất đỗi lạ lùng.

Ðĩa chả cá trên bàn vẫn là chả cá của người Việt, sao nghe hương vị khác xa hương vị của mấy mươi năm trước. Hương vị những thức ăn của ngày mới tới: tinh khôi, thật thà, dò dẫm, trong những tiệm ăn của người đầu bếp chưa hề nấu cho nhà hàng bao giờ. Những đầu bếp đó mới chính là những người tỵ nạn.

Tôi nhớ tiệm phở đầu tiên được bán trong một nhà xe và chỉ cuối tuần mới có. Không có bảng hiệu, ai biết trước thì rủ người sau đến. Mỗi ngày một đông, hàng xóm khiếu nại chỗ đậu xe, rồi còn sợ rủi ro hỏa hoạn với những cái bếp không đủ tiêu chuẩn an toàn, nên phải dẹp tiệm vì vi phạm luật nhà hàng.

Bây giờ nghe nói ở miền Nam Cali này có khu thương mại của những người mới sang Mỹ. Họ có nhà hàng ăn, tiệm bách hóa, chợ, tiệm Nail, tiệm cắt tóc riêng. Vào đó nghe toàn giọng Bắc sau 1975. Một giọng Bắc mà những người di cư năm 1954 nghe xa lạ như nghe một ngoại ngữ nào đó.

Nhưng dù họ phát âm thế nào chăng nữa, dưới mắt người Mỹ, người tới năm nào, cũng là người Việt Nam. Người Mỹ chỉ khi được nghe mình cắt nghĩa rành mạch, mới phân biệt được ai là Tỵ nạn Cộng Sản, ai là người di dân về  kinh tế, vì muốn đổi đời.

Sau 41 năm từ ngày “Nước mất, nhà tan” Người Việt Quốc Gia vẫn còn phải gồng mình đối diện với hoàn cảnh thực tại, vẫn phải mang hết khả năng của mình ra để sáng suốt nhận định môi trường họ đang sinh sống.

Tháng trước ba chị em, con cháu trong gia đình tôi, rủ nhau đi chơi ở Palm Springs mấy ngày cuối tuần. Chúng tôi tới nơi trời đã tối, các cháu tìm trên điện thoại một nhà hàng bán thức ăn Việt. Mừng quá, may tới nơi có bàn đủ cho bảy người. Ba bà mẹ, bốn cô con gái. Ăn xong, mới để ý nhìn chung quanh. Một cô cháu (sanh ở Mỹ) chỉ một tấm hình treo trên tường, đọc to: “Chứng chiên” Tôi quay lưng lại nhìn, không phải “Chứng chiên” mà cả hàng chữ trên bức tranh là “Chiến Trường Cần Súng Ðạn” bên dưới hàng chữ vẽ một con voi, và một người lính cầm súng, có vẽ thêm một lá cờ đỏ sao vàng của VC. Lá cờ nhỏ bằng hộp diêm thôi. Tôi bảo con, cháu: “Thôi nghe, thức ăn có ngon đấy, nhưng ngày mai các con chọn tiệm khác, mẹ không muốn vào đây lần thứ hai.”

Người quốc gia mình đang thực sự sinh hoạt với ai? Một câu hỏi tưởng là dễ nhưng câu trả lời đôi khi rất tế nhị.

Mình đang ngồi trong một quán ăn của ai đây? Mình có thản nhiên ăn uống được không?

 

 

Hắc Dạ Ca

Dạo:

Chỉ vì vận nước dảo điên,

Đau lòng ngựa đá đêm đêm thét gào.

Cóc cuối tuần:

黑 夜 歌

淒 風 搖 夜 柳,
葉 落 愁 移 鳥.
饑 鶩 弔 殘 碑,
薄 煙 圍 破 廟.
更 長 夢 兆 多,
路 險 車 蹤 少.
石 馬 嘯 空 園,
桑 田 孤 月 照.

陳 文 良

Phỏng dịch thơ:

Khúc Hát Đêm Đen

Gió lay cành liễu đêm thâu,

Lá khuya rơi rụng thêm sầu bóng chim.

Mộ bia hoang, vịt đói tìm,

Miếu xưa, khói trắng im lìm vây quanh.

Lắm chiêm bao bởi dài canh,

Vắng xe cộ bởi gập ghềnh lối xa.

Vườn không, ngựa đá thét la,

Ruộng dâu một ánh trăng già lẻ loi.

Trần Văn Lương

Cali, 9/2016

Ghi chú:

(*)Tương truyền rằng sau khi quân nhà Trần đại thắng quân Nguyên, chân các con ngựa đá ở lăng vua Trần Thái Tông đều lấm bùn. Người ta cho đó là vì các con ngựa đá này đã ra trận đánh giặc giúp quân Nam giữ gìn xã tắc. Vua Trần Nhân Tông bèn tức cảnh làm hai câu thơ:

社稷兩回勞石 馬,

山河千古奠金 甌.

(ÂmXã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,

Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

Nghĩa: Xã tắc hai lần ngựa đá mệt nhọc,

Sơn hà ngàn năm vững như cái bồn bằng vàng)

Nhà đạo diễn nổi tiếng Akira Kurosawa – Trọng Đạt

Những ngày gần đây, cuốn phim Cao bồi miền Tây của Mỹ The Magnificent Seven, Bẩy Chàng Dũng Sĩ quay năm 2016 được truyền thông nhắc tới rất nhiều. Phim mới chiếu và được phát hành khắp nơi trên thế giới do đạo diễn Antoine Fuqua thực hiện, dài hơn 2 tiếng tốn kém108 triệu, đã thu được 41 triệu, là phim ăn khách và có doanh thu cao nhất trong tuần. The Magnificent Seven 2016 bắt đầu được quay tại Baton Rouge, tiểu bang Louisiana ngày 18-5-2015, chiếu lần đầu tiên khai mạc Đại Hội điện ảnh Quốc tế tại Toronto, Canada ngày 8 tháng 9-2016. Nó đã quay lại (remake) cuốn phim miền Tây cùng tên năm 1960 của đạo diễn nổi tiếng John Sturges, nhà dàn cảnh này cũng quay lại từ một cuốn phim Nhật nổi tiếng Seven Samurai, Bẩy Người Hiệp Sĩ (1954) của đạo diễn Akira Kurosawa. Nội dung đề cao tinh thần diệt gian trừ bạo và sự hy sinh cao cả của bẩy chàng dũng sĩ cứu giúp người dân lương thiện đã được khán giả hoan nghênh khắp nơi.

Sự thực phim mang tên The Magnificent Seven đã được quay ba lần, lần đầu 1960 như trên, lần thứ hai vào năm 1998 (đạo diễn Geoff Murphy) và nay lần thứ ba (2016) cũng là cảnh Cao bồi miền Tây, cũng bắn súng cưỡi ngựa nhưng lối dàn cảnh mới mẻ hoàn toàn có phần sống động hơn. Bẩy Người Hiệp Sĩ của Akira Kurosawa đã được quay lại vào khoảng mười lần, đa số của Mỹ, lần gần đây nhất là Thất Kiếm (Bẩy Người Kiếm Khách) năm 2005 của Hồng Kông và Hoa Lục, đạo diễn Từ Khắc (Tsui Hark), đã được chọn chiếu khai mạc Đại hội điện ảnh Venice lần thứ 62 và cũng là phim quay lại của Seven Samurai.

Thất Kiếm là bộ phim dàn cảnh vĩ đại thu hút nhiều người xem, một trong những phim nổi đình đám nhất tại Hoa Lục, sau hai tuần chiếu đầu tiên đã thu được 61 triệu nhân dân tệ. Năm sau, 2006 họ thực hiện Thất Kiếm Hạ Thiên Sơn (Bẩy Tay Kiếm Khách Xuống Núi Thiên), đạo diễn Clarence Fok, Từ Khắc sản xuất gồm 39 tập dành cho truyền hình, dàn cảnh vĩ đại, đề tài võ sĩ đạo của Nhật đã được chuyển thành phim kiếm hiệp của Tầu.

Mặc dù giới phê bình điện ảnh Mỹ nhận định những phim quay lại của Seven Samurai không sôi nổi sống động và giá trị bằng phim chính, nhưng trên thực tế các phim quay lại rất ăn khách, nổi đình đám, doanh thu cao… trong khi phim gốc lại ít được biết tới.

Sự nghiệp điện ảnh

Akira Kurosawa được giới phê bình điện ảnh và giới làm phim Mỹ đánh giá là nhà đạo diễn lớn nhất, người có nhiều ảnh hưởng nhất tới nền điện ảnh thế giới (1), có vào khoảng hai mươi phim quay lại các tác phẩm của ông, phần nhiều của Mỹ.

Kurosawa sinh ngày 23-3-1910 tại Đông Kinh mất ngày 6-9-1998. Trong số các nhà đạo diễn nổi tiếng của Nhật thập niên 50 như Kinugasa, Mizoguchi, Kon Ichikawa.. chỉ có Akira Kurosawa được Tây phương ngưỡng mộ. Sự nghiệp làm phim của ông bắt đầu từ 1942 tới năm 2000 đã hoàn thành gần 30 cuốn xếp theo vần a, b, c như sau:

Bad sleep well (1960), Dersu (1975), Do Des Kadess (1970), Akira’s Dream (1990), Drunken Angel (1948), Hidden Fortress (1958), High and Low (1962), Live in Fear (1967) Idiot (1951), Ikiru (1952), Kagemusha (1980), Kurosawa noir (1942-62), Lower Depth (1957), Madayo (2000), Men Who Tread on Tiger Tail (1945), No Regret for Your Youth (1946), One Wonderful Sunday (1947), Quiet Duel (1949), Ran (1985),  Rare Kurosawa (1948-55), Rashomon (1951), Rhapsody in August (1993), Sanjuro (1962), Sanjuro Sugata (1943), Scandal (1950), Seven Samurai (1954), Stray Dog (1949), Throne of Blood (1957), Yojimbo (1962).

Số phim của Akira được chọn chiếu tại ngoại quốc chỉ vào khoảng trên mười cuốn, phần nhiều được giải thưởng quốc tế hoặc giải Oscar, tôi đã được xem một số đầu thập niên 60 tại Việt Nam còn lại xem tại hải ngoại. Trong mười phim được coi là hay nhất mọi thời đại, Nhật đã có 3 hoặc 4 cuốn, riêng Kurosawa đã có hai cuốn Rashomon và Seven Saurai (2)

Xin sơ lược

-Rashomon, quay năm 1951, tài tử Toshiro Mifune, Machiki Kyo. Hồi ấy hãng Daiei miễn cưỡng nhận thực hiện cuốn phim này, họ cho là câu chuyện lẩm cẩm, khó hiểu, nhưng khi đi dự Đại hội điện ảnh Venice đã  đoạt Sư tử vàng và sau đó được giải Oscar của Hàn lâm Viện Mỹ. Phim thành công vẻ vang, người Tây phương bắt đầu chú ý tới điện ảnh Nhật sau Rashomon. Mặc dù Akira Kurosawa được ca ngợi tại ngoại quốc, nhưng trong nước ông lại bị người Nhật chê bai (theo Allan Hunter trong cuốn Movie classics), họ nói là ông đưa những cảnh nghèo nàn lạc hậu của  Nhật khiến người ta hiểu lầm về đất nước mình.

…Chuyện một vụ án mang không tìm ra sự thật, một võ sĩ đạo cùng cô vợ trẻ đẹp đi ngang qua khu rừng, vợ bị tên đạo tặc hãm hiếp, người chồng bị đâm chết .. lời khai của các nhân chứng trước công quyền khác nhau, không tìm ra sự thật. Một đề tài mới lạ, lối làm phim độc đáo khác thường sâu sắc mang nhiều ý nghĩa về tâm, lý bản chất ích kỷ của con người. Ai cũng che dấu một phần nào sự thật chỉ thể hiện những điều có lợi cho mình

Một cái nhìn bi quan về sự thực trên cõi đời. Phim ảnh nghệ thuật để giải trí cũng vừa để chúng ta học hỏi vì nó phản ảnh trung thực cuộc sống, nó cũng chính là cuộc đời.

Truyện hay, diễn xuất điêu luyện, được đánh giá là kiệt tác phẩm hoàn chỉnh và được xếp trong số mười phim hay nhất mọi thời đại theo ý kiến các nhà đạo diễn quốc tế năm 1992 (Sight and Sound international film director poll 1992) (3) cuốn phim được ca ngợi khắp mọi nơi từ xưa tới nay, một thành công rực rỡ của nghệ thuật thứ bẩy, nó thể hiện nhiều bản chất của con người: ích kỷ, tàn bạo, phản bội, tình thương…

-Bẩy Người Hiệp Sĩ (Seven Samurai), Hãng Toho, quay năm 1954, tài tử Takashi Shimura, Toshiro Mifune. Đây là cuốn phim được người Mỹ quí trọng và ca ngợi nhiều nhất, cũng đã được xếp trong số mười phim hay nhất mọi thời đại. Akira Kurosawa được Tây phương coi như nhà đạo diễn hàng đầu về dàn cảnh chiến trận sinh động như tại đây.

….Nước Nhật thế kỷ thứ 16, giặc giã cướp bóc nổi lên như ong. Tại một thôn làng nghèo, hẻo lánh, bọn thảo khấu gồm bốn mươi tên bắt dân làng phải cống nạp cho chúng hết lúa gạo vào cuối vụ mùa. Bô lão và dân làng không chịu khuất phục, họ cử người đi thuê võ sĩ đạo giúp làng chống giặc.

Bẩy người hiệp sĩ đến tham gia, họ được bao cơm ăn cho tới khi hết chiến dịch, giúp dân làng đào hào, đắp lũy chống bọn thảo khấu, thắng trận vẻ vang, bọn chúng bị tiêu diệt, phía bẩy chàng hiệp sĩ chỉ có vài người sống sót.

Cuốn phim đề cao tinh thần bất khuất không chịu đầu hàng bạo lực, ca ngợi sự hy sinh của những anh hùng diệt gian trừ bạo.

-Ngai Vàng Đẫm Máu (The Throne of Blood), quay năm 1957. Akira dựa theo vở kịch Macbeth của Shakespeare để làm phim này qua khung cảnh nước Nhật. Mặc dù lấy đề tài bên Tây phương nhưng ông dựng lại rất khéo, y hệt như một giai đoạn chinh chiến trong lịch sử Nhật mà không thấy vết tích ngoại lai. Akira làm hay hơn phim Macbeth của Mỹ nhiều, tôi xem nửa chừng phải bỏ dở vì nó cổ lỗ sĩ và vì quay sát vở kịch.

…Một vị tướng quân nhiều tham vọng, bị bà phu nhân xúi dục lại tin vào tiên tri, ông đã sát hại Lãnh chúa để hy vọng đoạt ngôi. Vì tin vào thầy bói và bà vợ nên ngày càng sa lầy trong vũng máu của tội ác, ông đã chém giết các Tướng lĩnh khác và giết cả bạn bè .. để lên ngôi lãnh chúa. Cuối cùng Tướng quân phải đền tội, chính quân lính của ông quay lại xử ông, Tướng quân chết với tên cắm đầy mình như lông nhím.

Phim hay, giới phê bình cho rằng Đông Tây cũng giống nhau, cảnh đẹp, nhuốm màu tàn bạo. Toshiro Mifune diễn xuất điêu luyện.

-Thành Trì Ẩn Khuất (Hidden Fortress), quay 1958, rạp xi nê Sài Gòn hồi xưa dịch là Gái Thời Loạn (La Forteress Cachee). Các tài tử chính Toshiro Mifune, Misa Uehara, đoạt giải Sư tử bạc tại Đại hội Venice.

…Một viên Tướng soái trung thành với triều đại suy vong, ông phò một cô công chúa băng qua khu rừng hoang phế đến chốn bình an. Toshiro Mifune dũng mãnh, oai phong trong vai một Tướng soái võ nghệ cao cường, một mình trên lưng ngựa đối chọi cả bầy địch thủ. Misa Uehara trong vai cô công chúa dễ thương, lưng ong tha thướt.  Nghệ thuật vững vàng, bố cục gọn, một cuốn phim giá trị nhưng ít được nhắc đến

-Yojimbo. Quay năm 1962, được giải thưởng nam diễn viên xuất sắc tại Venice. Tài tử Toshiro Mifune

…. Năm 1860 chế độ phong kiến Nhật sụp đổ, xuất hiện một giai cấp mới: trung lưu. Một hiệp sĩ Samurai thất nghiệp lang thang đến một tỉnh nhỏ tìm việc làm cận vệ, đánh thuê. Hai gia đình băng đảng Ushi-Tora và Seibei kình địch nhau, họ nuôi nhiều lâu la chờ giết hại nhau.

Họ muốn thuê chàng nhưng chàng ta chỉ muốn đâm thọc cho hai bên giết nhau, chàng ta nhận tiền của nhà Ushi-Tora rồi giải thoát cho một thiếu phụ bị giam giữ, giết sáu tên lâu la. Họ biết âm mưu này bèn bắt trói đánh đập chàng tàn nhẫn. Chàng võ sĩ trốn thoát tới nhà ông chủ quán được ông giúp đưa ra một nơi hoang vắng tĩnh dưỡng. Trong khi ấy nhà Ushi-Tora mắc mưu chàng đem quân qua giết hại tàn phá nhà Seibei.

Chàng hiệp sĩ đã bình phục lại ra tay rửa hận, trận đọ sức cuối cùng giữa chàng và bọn ác ôn nhà Ushi-Tora diễn ra. Chàng vung gươm loang loáng, hàng chục tên ngã quị

Toshiro Mifune oai phong lẫm liệt, diễn xuất tuyệt vời. cảnh so gươm cuối phim thật sôi nổi hào hùng

-Kagemusha. Quay năm 1980, tài tử Tatsuya Nakadai, Tsutomu Yamazaki, đoạt giải Nhành dương liễu vàng Đại hội điện ảnh Cannes, Pháp.

… Nước Nhật thế kỷ thứ 16. Lãnh chúa Shingen với đạo quân 25,000 người, trên cờ thêu khẩu hiệu: Nhanh như gió, Lặng như rừng, Dữ như lửa, Chắc như núi. Ông bị thương nặng, khi sắp chết sai quần thần tìm người giống y như mình giả làm Lãnh chúa để kẻ địch tưởng còn sống sẽ không tấn công, kế hoạch ấy lừa địch được mấy năm. Một trận đọ sức cuối cùng quyết liệt diễn ra, sứ quân bị tiêu diệt.

Dàn cảnh vĩ đại, mầu sắc lộng lẫy, chiến trận sống động vang dội tiếng đạn bay súng nổ trong làn khói xanh mù mịt, các đợt tấn công của kỵ mã, bộ binh… ồ ạt bị thảm bại trước mũi súng đối phương, điều không ngờ là hồi đó họ đã có nhiều súng hỏa mai như vậy.

Phim được Tây phương khen ngợi nhiều song nhạc đệm rất non kém với tiếng kèn vụng về không cân xứng với một siêu phẩm được ca ngợi.

-Ran. Quay năm 1985, tài tử Tatsuya Nakadai, Akira Teras, được giải thưởng của Hàn lâm viện Mỹ. Akira Kurosawa dựng lại vở King Lear của Shakespear trong khung cảnh lịch sử nước Nhật, cuốn phim được ca ngợi khắp nơi.

….Quốc vương Hidetora đã già, ngài muốn chia đều giang san cho ba vị hoàng tử, nhưng các cậu quí tử này tranh dành quyền lợi gây nên cuộc chiến cốt nhục tương tàn, phản lại phụ vương khiến ngài điên loạn. Gia đình giang sơn tan nát trong cơn khói lửa

Akira Kurosawa đã tiến những bước dài về dàn cảnh chiến trận dã sử, cũng giống như trong Ngai Vàng Đẫm Máu, khán giả không hề thấy dấu tích của vở kịch ngoại lai, họ tưởng như sống trong khung cảnh phong kiến xa xưa của nước Nhật

-Giác Mơ Của Akira Kurosawa (Akia Kurosawa’s Dream). Quay năm 1990, gồm tám giấc mơ của nhà đạo diễn từ thuở thơ ấu tới nay giống như tập truyện ngắn dễ thương. Trong Núi Phú Sĩ Đỏ ông mơ thấy các lò nguyên tử bị nổ làm cháy núi Phú sĩ, bụi phóng xạ bay đầy không trung khiến người ta sợ hãi nhẩy xuống biển. Trong Con Quỷ Khóc, ông mơ thấy chiến tranh hỏa tiễn, bom nguyên tử tàn phá thế giới, con người biến thành quỉ, đau đớn khóc than. Trong Làng Với Nhà Máy Xay Nước, ông mơ một thôn làng xinh đẹp có các nhà máy xay lúa chạy bằng nước, cuộc sống trở về thiên nhiên, từ bỏ văn minh cơ khí…

Những phim quay lại của Akira

Ông đã được các nhà đạo diễn lớn của Hollywood cũng như giới phê bình phim Mỹ nhìn nhận là người có ảnh hưởng hàng đầu với điện ảnh Mỹ cũng như trên thế giới (inspired a generation of filmmaker)

Có vào khoảng 20 phim quay lại, bắt chước phim của nhà đạo diễn tài danh này gồm Mỹ, Ý, Nhật, Hồng Kông, Đài Loan (không kể những phim Nhật). Ngoài ra có nhiều phim chịu ảnh hưởng của Kurosawa phần nhiều của Mỹ. Nay người ta vẫn tiếp tục quay lại (remake) phim của ông nên không biết chính xác là bao nhiêu.

Rashomon có 3 phim remake

-Outrage, Mỹ 1964, quay lại, đạo diễn Marin Ritt, tài tử Paul Newman, Claire Bloom trong khung cảnh cao bồi miền tây

-L’année Dernìere à Marienbad (Năm Ngoái Tại Marienbad) phim Pháp, quay 1961, đoạt giải Sư tử vàng tại Venice, đạo diễn Alain Resnais nhìn nhận ông đã chịu ảnh hưởng của  Rashomon

…Một ông X gặp bà A tại một tòa lâu đài ở Marienbad bên Tiệp Khắc, nơi các nhà giầu hay lui tới. Ông nói năm ngoái có gặp bà này tại Marienbad đi với một ông nào ấy. Bà A nói ngược lại, hai người

tranh cãi nhau để tìm ra sự thật qua nhiều hình ảnh quá khứ, hiện tại (dựa theo A History of Narrative Film của David A Cook)

-Năm 1960 đạo diễn Mỹ Sidney Lumet cũng quay lại phim Rashomon dành cho truyền hình.

Xin kể thêm 2 cuốn phim Ấn Độ quay 1954 Tamil film,  Andha-Naal, và Viru Maandi năm 2004 cũng chịu ảnh hưởng của Rashomon, nó cũng ảnh hưởng nhiều phim ảnh Mỹ như  Courage under fire, The Usual Suspect, One Night At Mc Cool’s , Basic; Hoodwinked, Television series Boom town.. Star Trek: The Next Generation, A Different World, My Name is Earl, Veronica Mars, Good Times, The X Files, Happy Days….

Phim Seven Samurai, Bẩy Người Hiệp Sĩ quay 1954 đã được quay lại khoảng 10 lần.

-The Mangificent Seven, Bẩy Chàng Dũng Sĩ quay 1960, phim Mỹ đạo diễn tài danh John Sturges, người đã thực hiện phim miền tây nổi tiếng Gunfight At OK Corral 1957. Các tài tử nổi tiếng Yul Brynner, Horst Bucholz, Charles Bronson, Jame Coburn. Phim remake nhưng không xin phép tác giả Akira (unauthorized). Phim không thành công mấy

…Một làng Mễ Tây Cơ sát biên giới Mỹ, bọn cướp về hà hiếp trấn lột nhân dân. Chức sắc làng hội thảo rồi đi thuê các tay súng anh hùng về giúp làng. Hiệp sĩ trưởng Christ tuyển được bẩy tay thiện xạ về dậy dân làng tập bắn, đào hào chống giặc. Bọn cướp trở lại bị bẩy dũng dĩ và dân làng đánh một trận tơi bời.. ít lâu sau, dân làng âm mưu với bọn cướp, tước vũ khí bẩy chàng và yêu cầu họ ra đi. Các chàng ra đi, được trả lại súng. Rồi bẩy người lại trở về giết sạch bọn cướp

Truyện phim có đổi khác một chút, diễn xuất trung bình, dàn cảnh sơ sài không hiện thực lắm

-The Return of The Magnificent (Bẩy Dũng Sĩ Trở Về). Quay 1966, đạo diễn Burt Kennedy, cũng tài tử trọc đầu Yul Brynner. Truyện cũng gần giống như phim trên.

… Bọn cướp rât đông về làng bắt hết đàn ông đi làm phu phen, các bà bèn đi tìm mấy tay súng hào hiệp thuê họ về giêt giặc. Hiệp sĩ trưởng Christ (Yul Brynner) mộ được bẩy tay súng giải thoát cho những người bị bắt được về .Tướng cướp lại kéo binh đến áp lực bị dân làng và bẩy chàng dũng sĩ giáng cho chúng những đòn chí tử, cả bọn chạy như vịt, nhiều tên bị giết.

Tướng cướp căm giận quyết phục thù, trở về bản doanh bắt hết thanh niên cầm súng, lực lượng lên tới hai trăm người, hắn kéo binh trở lại tính làm cỏ làng này.

Các dũng sĩ xuất quân vờ thua chạy nhử cho cướp vào làng, trên nóc nhà thờ, một dũng sĩ dùng chất nổ châm ngòi liệng xuống, bọn cướp chết như rạ, tướng cướp bị giết, số còn lại lui binh. Phía dũng sĩ chỉ còn hai người sống sót. Phim lôi cuốn ác liệt hơn phim trên

-Gun of the Magnificent (Súng Của Bẩy Chàng Dũng Sĩ). quay 1969, đạo diễn Paul Wendkos, tài tử George Kennedy, Jame Whitmore.

…Tại môt địa phương Mễ Tây Cơ gần biên giới Mỹ, nhân dân bị chính quyền áp bức cai trị hà khắc, âm mưu chống đối bị đàn áp, tàn sát dã man. Lực lượng cách mạng nổi dậy cho người qua biên giới thuê các tay cao bồi Mỹ giúp dân. Người hùng Christ tuyển được bẩy tay thiện xạ đến giúp họ. Chính quyền Mễ rất mạnh, đồn cảnh sát có tới hai trăm lính, trên tháp canh có súng máy.

Christ bèn cho phục kích một đoàn cảnh sát áp tải xe tù đi làm về, địch bị đánh bất ngờ chết như rạ, chàng giải thoát bọn tù rối lấy súng cảnh sát trang bị cho họ. Sau đó đánh giải thoát một đám tù nữa lấy súng trang bị cho tù chuẩn bị đánh.

Lực lượng Christ đã đông, mở trận tấn công đồn, chiếm tháp canh lấy súng máy, dùng mìn phá sập cổng trại ùa vào sân, địch bị đánh bật ngờ hốt hoảng chạy, địch  yếu thế bị tiêu diệt nhiều, các dũng sĩ cũng hy sinh.

Cuối cùng Christ kết liễu đời tên trưởng đồn tàn ác, ngoài anh ra chỉ còn một dũng sĩ sống sót. Christ chào dân làng ra đi, chàng để lại túi tiền, chỉ giúp nhân dân vô vụ lợi. Phim lôi cuốn, thực hơn hơn các phim trên, George Kennedy đóng nổi hơn Yul Brynner.

-Seven Warriors (Bẩy Người Chiến Sĩ). Quay 1989, phim Hồng Kông, đạo diễn Terry Tong, các tài tử Adam Cheng, Jacky Cheung, Max Mok. Phim cũng quay lại của Seven Samurai.

Truyện sẩy ra dưới thời sứ quân bên Trung Hoa, nhiều quân lính đi ăn cướp nhũng nhiễu nông dân. Tại một làng nhỏ thường hay bị cướp bóc, dân làng mướn bẩy chàng chiến sĩ gan dạ để bảo vệ thôn xóm chống bọn thảo khấu.

Các chiến sĩ lãnh đạo dân làng chiến đấu cùng họ, cuối cùng đánh bại bọn giặc cướp. Phim rất ăn khách từ 26-8 tới 13-9-1989 thu được 6 triệu 646 ngàn Đô la Hồng Kông

-The Magnificent Seven (Bẩy Chàng Dũng Sĩ). Quay 1998, đạo diễn Geoff Murphy, tài tử Micheal Bien, Eric Close.

… Tại một làng dân tộc thiểu số gốc da đỏ, da đen. Một ông Đại tá già gian ác kéo bốn chục tên lính và khẩu đại bác về làng bắt gà vịt, cướp bóc lương dân, hẹn sẽ trở lại lấy vàng. Dân làng cử người lên tỉnh thuê các tay súng anh hùng về chống cướp. Khi Đại tá kéo binh về, trương cờ chính phủ thì bị bẩy dũng dĩ hiệp lực với dân làng đẩy lui.

Các dũng dĩ huấn luyện dân làng tập trận chờ giặc tới, ít lâu sau, tên Đại tá lại kéo quân tới với lực lượng hùng hậu hơn bắt dân nạp vàng nhưng bị sỉ nhục, hắn cho nã đại bác vào làng cho tới khi mọi người phải đầu hàng. Bọn giặc cướp kéo vào làng nhưng bị các dũng sĩ cướp khẩu pháo bắn địch rồi xung phong đánh hỗn chiến, tên Đại tá bị giết, tàn quân rút lui, các dũng sĩ từ giã dân làng ra đi.

Diễn biến nhanh, dồn dập

Những phim quay lại Seven Samurai từ năm 2000 gồm hai cuốn phim Tầu:  Thất Kiềm, Thất Kiếm Hạ Thiên Sơn (2005) và cuốn mới quay The Magnificent Seven 2016 kể trên.

Ngoài ra phim Wild Bunch (Bọn Hoang dã). Quay 1969, đạo diễn Sam Peckinpah chịu ảnh hưởng của Seven Samurai, có nhiều tài tử nổi tiếng  William Holden, Ernest Borgine, Edmond… O’Brien

…Năm 1914 tại Texas, một bọn ngoài vòng pháp luật đánh cướp nhà băng rồi vượt biên giới sang Mễ Tây Cơ.

Nhóm này chống lại bạo lực, đứng về phía những người dân nổi dậy, bọn này phá rối trị an nhưng cũng là các tay anh hùng của nhân dân, cách mạng

Phim chịu ảnh hưởng của Seven Samurai tương đối giá trị hơn các phim miền Tây khác, mang tính chất tàn bạo.

Về mặt nghệ thuật, các phim Magnificent Seven kể trên đều không bằng Seven Samurai của Akira Kurosawa. Phim gốc hiện thực hơn, Akira đã dựng cảnh một thôn làng có cổng ra vào, nhiều cây cổ thụ, tiểu lộ quanh co. Cảnh chiến tranh trong phim Nhật có chiến thuật hơn, hiệp sĩ trưởng cho đào hào, làm hàng rào rất kỹ chỉ để một con đường độc đạo để dụ giặc cướp vào. Ngược lại các pha chiến trận trong các phim quay lại phóng đại chỉ có tính thương mại. Mặc dù nội dung phim remake có thay đổi nhưng vẫn giữ tinh thần bản chính, nêu tinh thần bất khuất không đầu hàng bạo lực.

Phim Yojimbo cũng đã được quay lại hai lần .

-A Fisful of Dollars (Một Nắm Đô La), 1964, phim Ý-Tây Ban Nha-Đức, đạo diễn Ý nổi tiếng Sergio Leone, tài tử Clint Eastwood, Mariannae Koch.

Đây là cuốn phim cao bồi kiểu Ý nổi tiếng, được coi như một cuộc cách mạng trong đề tài cao bồi miền Tây. A Fisful of Dollars bắt chước Yojimbo gần như hoàn toàn nhưng không xin phép tác giả Akira. Phim này rất ăn khách khiến Akira Kurosawa viết thư cho Sergio Leone khen hay và nói đã bắt chước theo phim của ông và đòi chia tiền bản quyền. Cuối cùng thưa ra pháp đình, tòa xử Akira được 15% tiến doanh thu phim này trên thế giới. Tôi sẽ viết riêng bài về phim này

-Last Man Standing, 1996, phim Mỹ, đạo diễn Walter Hill, tài tử nổi tiếng Bruce Willis, đề tài băng đảng Mafia Texas, có xin phép tác giả. Phim chính thức nhìn nhận quay lại của Seven Samurai, trừ vài chi tiết nhỏ, nội dung thực hiện giống hệt như Yojimbo

… Chàng ganster Mỹ Smith lái xe qua Mễ, dừng chân tại một tỉnh nhỏ nơi không luật pháp, anh đâm thọc hai băng đảng mafia địa phương, giải thoát một người đàn bà….cuối cùng chàng  tiêu diệt bọn băng đảng này.

Nghệ thuật trung bình, phim ít được chú ý, về diễn xuất nếu so sánh phim chính và phim quay lại Toshiro Mifune trông vẫn oai vệ hảo hán hơn Clint Eastwood và Bruce Willis

Thành Trì Ẩn Khuất (The Hiden Fortress) có một phim quay lại

-The Last Day of Hsianyanga. Quay 1968, Phim Hồng Kông- Đài Loan đạo diễn Fu Di Lin, tài tử Tien Yeh, Tinny Ng Sau-Fong, Chang Hsiao-yen

Năm 2000 và 2007 họ cũng làm lại đề tài này, nội dung giống như The Hiden Fortress nhưng bối cảnh Trung Hoa.

Phim Kagemusha, 1980 có một phim quay lại

-Masquerade. Quay 2012, Hàn Quốc, đạo diễn Choo Chang Min, Tài tử Lee Byung-Hun, Ryu Seung-Ryong, Han Hyo-joo.Thu  được hơn 12 triệu vé, hiện là cuốn phim đông khán gỉa vào hàng thứ sáu của Đại Hàn. Phim đã được một số giải thưởng: năm 2013, Đại hội điện ảnh phim Á châu tại Dallas (Mỹ) và 2013 tại Đại hội điển ảnh Hàn quốc tại Úc về phim hay, đạo diễn, truyện phim, diễn xuất…

Nhìn chung có vào khoảng 20 phim quay lại của Kurosawa chưa kể nhiều phim chịu ảnh hưởng của ông như cuốn phim nổi tiếng Star Wars.

Theo nhà phê bình điện ảnh Mỹ Kevin Thomas, phim Star wars trilogy (Tam đoạn kịch) coi như chịu ảnh hưởng của Kurosawa. Phim gồm ba cuốn:

1- New Hope, George Lucas viết truyện và đạo diễn quay 1977

2- The Empire Strikes Back, quay 1980, Lucas viết truyện và đạo diễn.

3- Return of The Jedi, quay 1983, Lucas viết truyện, Richard Marquand đạo diễn.

Đây là bộ phim giả tưởng với nhiều ảo thuật cao cấp, một cuộc chiến giữa các vì sao ở giải Ngân Hà, trong đó cuốn thứ hai hay nhất, George có tinh thần hài hước rất cao, toàn bộ cho thấy sức tưởng tượng của con người đã tiến những bước rất xa.

Bộ phim xuất hiện những chàng Võ sĩ đạo không gian trong bộ Kimono, tóc búi ngược, cầm kiếm tia sáng La de (Laser beam). Những màn chiến đấu ác liệt chống xâm lược, một cuộc chiến giữa thiện và ác và cuối cùng chính nghĩa tất thắng. Phim chịu ảnh hưởng một chút tinh thần hiệp sĩ của Kurosawa.

Trong số các phim quay lại và chịu ảnh hưởng của Akira như trên chỉ riêng cuốn L’année Dernìere à Marienbad của nhà đạo diễn Pháp Alain Resnais được giải Sư tử vàng Đại hội điện ảnh Venice năm 1962, còn lại hầu hết giá trị trung bình.

Các nhà đạo diễn danh tiếng Á châu như Kinugasa, Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca, Lý An….chưa ai có địa vị như Akira Kurosawa, người đã được giới làm phim Tây phương vô cùng ngưỡng mộ coi như bậc sư hàng đầu của nghệ thuật thứ bẩy.

Cước chú

(1) Các nhà phê bình điện ảnh như Pauline Kael, báo New Yorker viết “có lẽ Kurosawa là nhà làm phim hiện đại lớn nhất (Kurosawa is perhaps the greatest of all contemporary film craftmen…). Kevin Thomas nói Kurosawa  được nhiều người coi như nhà đạo diễn lớn nhất thề giới (báo Los Angeles times), cũng theo Kevin Thomas các nhà đạo diễn lớn của Mỹ như Steven Spielberg, George Lucas, Francis Cappole, Martin Scorses…đều nhìn nhận Kurosawa là người có nhiều ảnh hưởng nhất với điện ảnh Mỹ cũng như điện ảnh thế giới (primal influence)

(2) Rashomon (1951), Bẩy Người Hiệp Sĩ (1954), và Tokyo Story (1953) đã được Sight and Sound international film director poll 2002  xếp trong số mười phim hay nhất mọi thời đại (best film of all time) trên thế giới qua thăm dò giới phê bình và đạo diễn

Rashomon, Bẩy Người Hiệp Sĩ và Ugetsu (1953)  cũng đã đươc xếp trong số mười phim hay nhất mọi thời đại theo ý kiến các nhà đạo diễn quốc tế 1992 (Sight and Sound 1992).

(3) Sight and Sound, nguyệt san điện ảnh của Hàn lâm viện điện ảnh Anh Quốc

 

 

Vui cười

Vợ thấy chồng đi làm về, chạy ngay ra đón chồng, hôn 1 cái vào má và thỏ thẻ với ông : – Anh ơi, em “trễ” 2 tháng rồi, chắc chúng ta có em bé quá

Sáng hôm sau, chồng lại đi làm, chỉ có mỗi bà vợ ở nhà. Có 1 anh nhân viên Điện lực đến bấm chuộng

-Tôi có thể giúp gì cho anh?

-À không, tôi đến đây chỉ để báo cho bà biết là bà đã trễ 2 tháng rồi!

– Ha? Sao các anh lại biết?

– Bà đừng có cố tỏ vẻ ngạc nhiên như thế, bà trễ dù là 1 bữa chúng tôi cũng bíết chứ đừng nói chi đến 2 tháng như vậy!!!

Quá hoảng sợ, bà vợ nói “thôi đợi chồng tôi nói chuyện với các anh!!! rồi đóng sập cửa lại.

Ngày sáng hôm sau ông chồng đến ngay công ty điện lực và gặp anh nhân viên thu tiền hôm trước, vỗ bàn hét :”Này anh kia, anh muốn gì ở vợ chồng chúng tôi?”

– Cũng đơn giản thôi, ông bà vui lòng đưa chúng tôi tiền là mọi việc sẽ ổn thỏa

Ông chồng càng thêm bực tức:

– Nếu không đưa tiền thì sao?

– Bắt buộc chúng tôi phải cắt của ông thôi – anh nhân viên thu tiền trả lợi

Ông chồng há hốc miệng: “Cắt rồi vợ tôi xài cái gì?

– Kêu bà ta xài đỡ cây đèn cầy vậy !!!!

 

Trong một bệnh viện tâm thần: 2người điên đi chơi, anh điên 1 bị té xuống hồ nước anh điên 2 thấy vậy lao xuống cứu. Sáng hôm sau bác sĩ điều trị gọi anh điên 2 lên thông báo: anh có 1 tin buồn và 1 tin vui. Tin vui là hành động cứu người đã chứng tỏ anh hết điên và anh sắp được ra viện, tin buồn là người anh cứu hôm qua đã treo cổ tự tử chết.

Anh điên 2 liền nói: Nó đâu có tự tử, tui treo nó lên đó cho nó khô đấy chứ!!!!!

 

 

Liệu có còn khả năng tạo được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống?

Tác giả: Laurie Cohen, University of Nottingham | Dịch giả: VânN

Hành động cân bằng. (Sudowoodo / iStock)

Trở lại đầu những năm 1980, khi tôi bắt đầu nghiên cứu lĩnh vực nghề nghiệp, khái niệm “cân bằng giữa công việc-cuộc sống” đã bắt đầu hình thành 1 cách rõ ràng. Khi đó, chắc chắn hầu như không có sự hưởng ứng lại từ những người phụ nữ đang mong đợi được làm việc cả ở công sở và ở nhà. Bây giờ nó là một phần trong hệ tư tưởng của thời đại được thừa nhận và là trung tâm của việc chúng ta sắp xếp cuộc sống của mình như thế nào.

Nhìn vào thông báo gần đây của Ngân hàng Đầu tư JP Morgan Chase về sáng kiến Pencils Down, khuyến khích các cán bộ ngân hàng trẻ nghỉ làm vào cuối tuần, trừ khi họ tham gia vào một “thỏa thuận đang triển khai”. Phát biểu với tờ Wall Street Journal, Ông Carlos Hernandez, người đứng đầu của Công ty ngân hàng toàn cầu này, đã mô tả kế hoạch này là “thực tế đối với điều mong muốn của thế hệ này”.

Những câu chuyện làm nổi bật sự mãnh liệt, cường độ cao, của đời sống doanh nghiệp đã khá quen thuộc, và thật may là một số tổ chức cũng đã bắt đầu để tâm [đến việc này]. Cái chết của Moritz Erhardt, thực tập sinh tại ngân hàng America Merrill Lynch, lần đầu tiên buộc ngành ngân hàng nói chung phải đối mặt trực diện với lòng nhiệt tình tham công tiếc việc của nhân viên. Mặc dù yếu tố kiệt sức do công việc chưa chắc đã liên quan tới cái chết của anh ấy, nhưng thực tế là nó đã xảy ra sau 72 giờ làm việc liên tục, và đã dẫn đến các yêu cầu đánh giá lại các đòi hỏi của văn hóa ngân hàng.

Quên mất sự cân bằng

Ấy vậy mà có lý do để tin rằng những ý tưởng cách tân này, dù rằng có ý tốt, cũng vẫn bị bóp chết từ trong trứng nước. Vấn đề là ở chỗ chính cái ý tưởng cân bằng giữa công việc & cuộc sống cho thấy một tổng thể có thể phân chia 1 cách gọn gàng như mong muốn. [Nhưng] Sự thật là cuộc sống đơn giản là không phải như thế.

Quảng cáo

Tại sao? Bởi vì đủ mọi thứ chuyện cứ xảy ra. Có thể có những người mà sự tồn tại của họ thật diệu kỳ là không bị quấy rầy bởi những sự kiện xảy ra ngẫu nhiên và không lường trước được, nhưng đối với những người khác 2 nửa công việc và cuộc sống, tưởng như tách biệt kia, chúng đang xâm nhập vào nhau hầu như trong tất cả thời gian.

Hành động cân bằng. (Sudowoodo / iStock)

Thậm chí đó không phải là một câu hỏi về sự cân bằng (balance). Đó là một câu hỏi về sự kiểm soát (control). Có những lúc công việc và cuộc sống được định hình phù hợp với mong muốn của chúng ta – ta tách chúng ra để thấy được sự rõ ràng và tập trung hoặc kéo chúng lại với nhau khi chúng ta cần chút ồn áo, huyên náo – nhưng thường xuyên, bất chấp lịch công việc bận rộn và kế hoạch được lập cẩn thận, thì cái nọ vẫn xung đột với cái kia, khiến chúng ta đau đớn nhận ra rằng những nỗ lực của chúng ta đang sụp đổ quanh ta.

Các mức độ kiểm soát

Bằng cách minh họa, chúng ta hãy xem xét nội dung cơ bản sau đây để hiểu mối quan hệ luôn thay đổi giữa công việc và cuộc sống. Được trình bày chi tiết hơn trong nghiên cứu mà tôi là đồng tác giả với Jo Duberley và Gill Musson, nó đưa ra biểu đồ từ mức độ kiểm soát cao đến thấp hoặc không có.

Phân đoạn

Đây là mô hình lý tưởng mà chúng ta nghe rất nhiều. Theo cách này chúng ta giữ cho công việc và cuộc sống tách biệt và lý do tại sao chúng ta đến văn phòng khi chúng ta có thể làm việc tại nhà, tại sao chúng ta mặc quần áo lịch sự, tại sao chúng ta nói về giờ làm việc 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Nhiều người trong chúng ta phải phấn đấu cho điều đó – và đôi khi chúng ta thậm chí cố gắng để thực hiện nó.

Hòa nhập

Thỉnh thoảng chúng ta cố gắng trộn lẫn những đặc điểm tương đồng của “công việc” và “cuộc sống” thành một thể thống nhất. Chúng ta có ranh giới linh hoạt – chẳng hạn, bằng cách làm việc tại nhà vào kỳ nghỉ của Trường học. Có thể thấy nó vẫn xuất hiện yếu tố gián đoạn, nhưng đó là vì chúng ta thích theo cách đó, và chúng ta vẫn duy trì được sự kiểm soát.

Tiếp nhận

Khi hoàn cảnh phù hợp với chúng ta, chúng ta vui mừng tiếp nhận những thứ từ “nửa” này và cho nó vào “nửa” kia (2 nửa công việc-cuộc sống). Nó có thể là một cái gì đó minh bạch như khi nói chuyện về làm việc tại nhà hoặc nhà tại nơi làm việc. Điều quan trọng, trong những trường hợp như vậy, chúng ta quyết định dành ra bao nhiêu và khi nào.

Thẩm thấu

Đây là nơi chúng ta bắt đầu mất kiểm soát. Chúng ta không thể ngăn cản hai thế giới xâm nhập vào quỹ đạo của nhau. Lo lắng về thời hạn công việc tại bàn ăn tối, tự hỏi mình về bộ đồ đá bóng bỏ quên của bọn trẻ trong cuộc họp – ảnh hưởng của nó có thể là tích cực hoặc tiêu cực.

Xâm lấn

Ở đây, cảm giác về sự rối loạn và mất kiểm soát gây hậu quả trở nên nghiêm trọng. Sự va chạm của “nửa” này vào “nửa” kia có thể là hình thái vật chất hay tình cảm. Một người thân đang vội vã vào bệnh viện là một ví dụ điển hình.

Tràn ngập

Bây giờ hãy tưởng tượng một người thân của mình được chẩn đoán trong tình trạng nghiêm trọng. Đột nhiên cảm xúc liên quan đến một lĩnh vực hoàn toàn lấn át lĩnh vực khác. Mọi kiểm soát biến mất. Sự rối loạn chiếm ưu thế. Có rất ít hy vọng về sự cân bằng trong lúc này.

Vô số sách, hướng dẫn viên, chương trình, huấn luyện viên và các chiến dịch cho chúng ta ấn tượng rõ ràng rằng việc phân tách công việc-cuộc sống của chúng ta dễ như ăn bánh, nhưng so sánh đó thật là buồn cười. (Sudowoodo / iStock)

Một tiến trình không có hồi kết

Có lẽ tất cả chúng ta nhận ra các tình huống trên dễ dàng hơn là chúng ta có thể xác định với hình ảnh thu nhỏ được tiểu thuyết hóa về  sự cân bằng giữa công việc-cuộc sống. Vô số sách, hướng dẫn viên, chương trình, huấn luyện viên và các chiến dịch cho chúng ta ấn tượng rõ ràng rằng việc phân tách công việc-cuộc sống của chúng ta dễ như ăn bánh, nhưng so sánh đó thật là buồn cười.

Cuối cùng, chúng ta không thể đánh đồng 4 giờ làm việc trong văn phòng với 4 giờ ở ngoài vườn. Tất cả điều đó quá rõ ràng về mặt thực tiễn.

Cả hai lĩnh vực “công việc” và “cuộc sống” là những khái niệm đàn hồi. Chúng đang ở trong một trạng thái căng thẳng không ngừng, và chúng ta đang gần như liên tục củng cố hoặc xác định lại ranh giới giữa chúng để đáp ứng không chỉ cho nhu cầu và mong muốn của riêng mình mà còn cả sự câu thúc áp đặt lên chúng ta.

Đây là một tiến trình không có hồi kết mà chúng ta phải giải quyết hàng ngày. Niềm tin sẽ tạo ra được sự cân bằng hoàn hảo bị đặt không đúng chỗ một cách đáng tiếc và thậm chí nguy hiểm. Sự hoàn hảo là không thể đạt được, bởi vì thủy triều lên xuống và dòng chảy thay đổi là những thứ mang tính thực tế hơn nhiều so với một trạng thái cân bằng lý tưởng [trong phòng thí nghiệm]. Điều này vốn dĩ đã là như vậy, và chúng ta tốt hơn là nên chấp nhận điều này nhiều hơn – và cũng đúng cho cả những người làm chủ mà đang bị bận tâm vào ảo tưởng nguy hiểm về các “giải pháp xử lý cho tất cả”.

Laurie Cohen là giáo sư về tổ chức & việc làm tại Đại học Nottingham ở Anh. Bài viết này được công bố lần đầu trên The Conversation.