Tập San Tân Ðại Việt Số 10 – 2015

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt Số 10 – 2015

Mục Lục

Chánh trị, Kinh tế

Bs Mã Xái: Dân chủ hoá: Cách mạng hay Diễn Biến Hoà Bình trong hiện tình đất nước và thế giới.

Lê Minh Nguyên: Đêm dài lắm mộng

Ls Nguyễn Hữu Thống: Bác khước quan điểm của ông Tập Cận Bình…

Nguyễn Hoài Vân: Phải chăng Trung Hoa đã trở thành một nước …

Phạm Gia Đại: Biển Đông Đang Dậy Sóng và CSVN đang theo …

Nguyễn văn Trần: Sau 64 năm Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo thọ nạn …

GS Nguyễn Văn Canh: Biển Đông. Tuyên bố của Ủy Ban Bảo Vệ…

Phan Văn Song : Những nghịch lý của ngày nay: Á phi tuy độc lập…

Tin tức, Thời sự

Nhữ Đình Hùng:

-Syrie: Liệu có một giải pháp

-Quân khủng bố len lỏi trong…

-Nước Pháp thực hiện cuộc không tập đầu tiên tại Syrie

-Liệu rằng sẽ có khủng bố tại Pháp

Tài liệu tham khảo

GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn Lý thuyết xã hội

Nguyễn Văn Trần: Hồ Chí Minh, Lâm Đức Thụ và cụ Phan Bội Châu

Nguyễn Văn Trường: Đôi nét về đạo làm thầy

Phan Văn Song: Du Lịch Không Gian, Trò Chơi Mới Của Các…

Sưu tầm, Văn, Thơ

PKT: thơ «Ngày Lễ Trùng Cửu Nhớ Anh Em»

Nguyễn Thị Cỏ May: Bắc Kinh trên sông Seine

Huy Phương: Nhớ nhớ..quên quên

Đọc báo lề… trái, phải

Danluan.org: Phương án Nhân sự trình Hội nghị trung ương 12

Giaoduc.net: Thất bại lớn nhất trong chuyến thăm Mỹ …

Nhìn lại Thượng đỉnhh Tập-Obama về vấn đề Biển Đông. Còn giải pháp nào cứu vãn? –  Bác Sĩ Mã Xái 

Những phát đại bác vang rền, những ồn ào tiểu yến đại yến cho buổi gặp gỡ Tập Cận Bình-Obama không che lấp được mối quan ngại về số phận của Biển Đông và các quần đảo Hoàng sa và Trường sa, xuyên qua buổi họp báo chung tại Rose Garden, Toà Bạch Ốc, ngày 25/09/2015. Quá nhiều người thất vọng khi TT Obama chỉ dành vỏn vẹn mươi dòng  (110 lời) cho hai vấn đề nóng bỏng là Biển Đông (BĐ) và Biển Hoa Đông, trong khi Chủ Tịch Tập Cận Bình đã dùng thời lượng gấp đôi cho hồ sơ Biển Nam Hải (tức BĐ, South China Sea). Sự thật thì nội dung bài tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo cũng không làm ai ngạc nhiên cho  lắm vì đã được xì ra từ những nhóm “tiền trạm” chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ Thượng Đỉnh này. (chú thích (1) và (2).

Về tuyên bố của TT Obama:

Trong hồ sơ BĐ, TT Obama quan tâm đặc biệt về tự do lưu thông trên biển và trên không, cũng như  vận chuyển thương mãi không bị ngăn trở. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các hoạt đông hàng hải không vận bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Hoa Kỳ (HK) quan tâm sâu sắc về việc Trung Cộng bồi đấp bãi đá bãi ngầm, các kiến trúc dân sự, và việc quân sự hoá trên các thực thể đang có tranh chấp làm cho việc đạt tới giải pháp hoà bình, các bất đồng giữa các nước thêm khó khăn. HK khuyến khích các nước đang có tranh chấp nên giải quyết hoà bình; HK không xen vào chủ quyền biển đảo của xứ nào nhưng như lời của Phụ tá Ngoại trưởng Đặc trách ĐNA sự vụ từng nói rõ chỉ không trung lập khi những tranh chấp dính líu đến tự do hàng hải hàng không hay những vi phạm luật pháp quốc tế. Trong suốt buổi họp báo không thấy TT Obama khuyến khích các nước lớn như Trung Cộng (TC) thi hành đứng đắn DOC (Tuyên Bố Ứng Xử Các Bên ở Biển Đông) và việc xây dựng Bộ Quy Tắc Ứng Xử COC ở BĐ mà thực tế TC đâu muốn có sự ràng buộc nào khi chưa khống chế xong con Đường Chín Đoạn.

Về tuyên bố của CT Tập Cận Bình:

Đáp lại TT Obama, CT Tập bác bỏ lời cáo buộc Bắc Kinh đang quân sự hoá các đảo nhơn tạo trái với những gì phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TC trước kia cho biết các cơ sở trên các đảo được bồi đấp có thể xử dụng vào mục đích quân sự, và phóng ảnh vệ tinh cho thấy có võ khí có vẻ như là tên lửa? HK đã nhiều lần khuyến cáo TQ ngưng đấp đảo, ngưng xây cất và ngưng quân sự hoá nhưng TC vẫn tiếp tục và hoàn thành thêm đường băng trên đảo Đá Chữ Thập (không ảnh 10/9/2015) có mục đích quân sự và vừa khánh thành hai hải đăng trên đảo Châu Viên (Cuarteron Reef) và trên đảo Gạc Ma (Johnson Reef). Họ Tập dứt khoát không nhân nhượng TT Obama rằng những đảo trong BĐ (Hoàng Sa, Trường Sa) là lãnh thổ của TC từ thời xa xưa. TC có quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, các quyền hạng và lợi ích hợp pháp hàng hải. Họ Tập tự cho mình là chủ nhà nên ông ta có quyền xây cất bất cứ cái gì ông ta muốn trên các đảo nhơn tạo ở Nam Sa (tức Trường Sa), rằng TC không nhắm vào nước nào hay ảnh hưởng đến nước nào; như để làm vui lòng TT Obama, Chủ tịch nhà nước TC tuyên bố tại buổi họp báo “Chúng tôi tôn trọng và bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển trên không cho mọi quốc gia tận hưởng theo luật pháp quốc tế.” Tuy nhiên nội cái việc tự do lưu thông trên biển theo luật pháp quốc tế cũng được TC diễn dịch theo “luật của Bắc Kinh”.  Trong khi luật quốc tế quy định cho các đảo nhơn tạo theo diện “Bãi cạn lúc chìm lúc nổi” (Low tide elevation) như đảo Vành Khăn, hoặc “diện đảo đá” (rocks) như đảo Châu Viên, để ấn định vùng tiếp cận lãnh hãi 12 hải lý (territorial waters) hoặc hải phận 500 mét cho diện đảo nổi đảo chìm trước khi bồi đắp. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Cộng mới đây 10/10/2015 đã khẳng định không cho phép bất cứ nước nào vi phạm vùng tiếp cận lãnh hải (territorial waters) 12 hải lý (nm) bao quanh các hải đảo hoặc vùng trời của TC trên đảo Trường Sa, sau khi TC có nguồn tin (08/10/2015) từ Bộ quốc phòng Hoa Kỳ đang xem xét việc đưa tàu chiến tuần tra vào vùng 12 hải lý của các đảo nhơn tạo trong vòng hai tuần lễ.   Nhưng theo lời Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng David Shear trong buổi điều trần tại quốc hội, Hoa kỳ đã từng đưa tàu chiến phi cơ quân sự vào Biển Đông để chứng tỏ quyền tự do lưu thông hàng hải, nhưng chưa bao giờ vào vùng tiếp cận lãnh hải 12 dăm biển (nm). Lầu năm gốc đã đề nghị nhiều lần như vậy khá lâu, nhưng vẫn chờ lịnh của TT Obama.

Trước động thái hung hãn của TC trong việc xây đắp đảo và các hoạt đông quân sự hoá tại Biển Đông trong khi chánh quyền Obama không có hành động đáp ứng cụ thể nào khiến nhiều nhà phân tích thời cuộc lo ngại HK đang mất lần quyền kiểm soát Biển Động. Thực tế Hoàng Sa, Trường Sa đã gần như nằm trọn trong bàn tay của TC. Nhưng Biển Đông là nơi có “quyền lợi quốc gia” mà Hoa Kỳ vẫn còn là một siêu cường số một thế giới, vẫn là cường quốc đứng đầu ở Thái Bình Dương ở thế kỷ 21 thì không thể để Bắc Kinh đẩy mình ra khỏi khu vực Á châu-TBD, mà nơi đó Hoa kỳ và TC sẽ phải vừa hợp tác vừa cạnh tranh trong tinh thần của mô hình mới trong quan hệ nước lớn, không xung đột, không đối đầu, tương kính và hợp tác vì hai bên đều có cùng có quyền lợi. Vì cái quyền lợi tròng tréo giữa hai cường quốc đang làm chủ bàn cờ mà Việt Nam nên tỉnh táo trong chọn hướng đi có lợi cho dân tộc, cho tổ quốc, đảm bảo được sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ trong đó Hoàng Sa và Trường Sa, trước khi bị chọn làm con chốt thí.

Còn giải pháp nào cho Việt Nam để giải quyết tranh chấp Biển Đông?

Ngày 28/09/2015 bên lề tham dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch CSVN Trương Tấn Sang phát biểu với Báo AFP về chủ quyền của Việt Nam tại hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông và tố cáo việc Bắc Kinh xây đắp đảo nhơn tạo là vi phạm pháp luật quốc tế; ông còn đề nghị Mỹ nên gỡ bỏ lịnh cấm bán võ khí sát thương, phải chăng chuẩn bị sẵn sàng khi xung đột Trung Việt xẩy ra. Đây là một chuyển hướng chánh trị tích cực đáng chú ý trước thềm Hội nghị 12 khai mạc hôm 5/10/2015 để chọn lựa “tứ trụ triều đình” cho đại hội toàn quốc đảng CSVN thứ 12 (2016) vì mọi người đều biết đảng CSVN trong đó có CT Trương Tấn Sang là tập đoàn xung kích cho cộng sản quốc tế thi hành đường lối “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Cộng”, là tập đoàn thái thú thực hành việc bán nước bán biển đảo cho Bắc Kinh, và theo lịnh Trung Nam Hải đàn áp nhơn dân Việt Nam khi biểu thị lòng yêu nước dám chống lại việc Bắc Kinh xâm lấn Biển Đông, việc cướp giật Hoàng Sa Trường Sa.

Trong những năm gần đây tình hình biến chuyển, nhứt là sau vụ giàn khoang HD-981, khuynh hướng ”thoát Trung” bắt đầu “luồn lách trong giới tinh hoa cộng sản, mà Hà nội đang lo thế lực thù địch áp dụng “diễn biến hoà bình” để “chuyển hoá tư duy” ngay trong từng lớp cán bộ lãnh đạo cao cấp Hoàng Sa Trường Sa khẳng định là của Việt Nam với đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý; lẽ ra CT Trương Tấn Sang nên lên tiếng  phản đối đáp trả lại lời tuyên bố Tập Cận Bình ngay trên diễn đàn đại hội đồng LHQ trước hàng trăm các nguyên thủ quốc gia để tái khẳng định Hoàng Sa Trường Sa là của Viêt Nam, thay vì chỉ trả lời cho các thông tấn, báo chí nước ngoài. It người trong lãnh đạo Hà Nội dám tuyên bố như Nguyễn Tấn Dũng “không đánh đổi chủ quyền thiêng liêng để nhận lấy một thứ hoà bình, hữu nghị viễn vông, lệ thuộc nào đó…” khi trả lời báo chí ngoại quốc về tình hình Biển Đông (5/2014). Đã nhiều lần đối thoại hoà bình với Bắc Kinh chỉ là nói chuyện với đầu gối; đã đến lúc Viêt Nam sớm hoàn chỉnh hồ sơ, phải hành động như Phi Luật Tân, nên kiện Trung Cộng ra toà án trọng tài quốc tế, dù thủ tục kéo dài và TC có thể từ chối ra hầu toà, lẽ dễ hiểu vì TC  biết Hoàng Sa Trường Sa là của Viêt Nam.

Nguyên nhơn cơ bản cho việc mất trắng Hoàng Sa Trường Sa vào tay TC là do sự tự nguyện lệ thuộc ý thức hệ Mac-Lênin với đồng chí đàn anh TC để CSVN có chỗ dựa hầu nắm giữ quyền lực, đưa tới những hệ luỵ là trở thành tập đoàn thái thú cho Bắc Kinh thi hành những hiệp ước, thoả thuận nhượng đất, bán biển đảo, trong khung đối tác chiến lược toàn diện, dẫn tới hoạ mất nước. Với chiến lược tầm ăn dâu hay cắt lát salami, TC nay đã lộ nguyên hình tham vọng bành trướng, ào ạt xâm lăng. Quan hệ ý thức hệ với TC đã biến Việt Nam dần thành thuộc địa của phương Bắc.

Con đường thoát Trung, vứt bỏ ý thức hệ Mac-Lênin, dân chủ hoá chế độ là nhu cầu cấp thiết, là hướng đi phù hợp với cao trào tiến bộ văn minh, là xu thế dân chủ nhân quyền thời đại. Một chế độ tự do dân chủ mới huy động được nội lực dân tộc, trong nước và hải ngoại, là điều kiện tiên quyết chống xâm lăng, đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa, xây dựng lại một Việt Nam dân chủ, pháp trị, thịnh vượng. Hoa Kỳ đang hé mở cánh cửa cho Viêt Nam gia nhập TPP là khuyến khích thoát Trung, và tiến bộ nhơn quyền là chìa khoá mở kho võ khí sát thương mà CT Trương Tấn Sang muốn có trong cuộc phỏng vấn tại New York, bên lề phó hội tại LHQ (28/09/2015) nhằm tăng cường phòng thủ biển đảo, biên giới. Môt kịch bản như vậy là một thách thức cho các ứng viên “tứ trụ triều đình” trong đại hội đảng CSVN thứ 12. Theo những tin trong nước thì TT Nguyễn Tấn Dũng sẽ giải tán đảng CSVN một khi nắm chức Tổng Bí Thư, đưa tới bể đảng rồi đa đảng! Sự đồn đoán đồng chí X có tham vọng thiết lập thể chế theo kiểu Putin.  Nhưng đảng CSVN có thành tích quay lưng trước đòi hỏi thay đổi thể chế, môt thay đổi toàn vẹn để giải quyết những bế tắc của đất nước; một sự thay đổi thể chế độ  đồng nghĩa với cộng sản phải bị giải thể, hoặc qua một cuộc cách mạng bất bạo động hay diễn biến hoà bình. Qua thượng đỉnh Trọng-Obama, Washington không có ý địnhlật đổ thể chế chính trị Hà Nội hiện nay, nhưng cũng sẽ không phản đối cuộc cách mạng ôn hoà để thay đổi chế độ độc tài , tiền lệ đã từng xảy ra ở “Mùa Xuân Ả Rập”, cách mạng Hoa lài ở Tunisia.

Tạm Kết

Hoa Kỳ có vai trò quan trọng vì có quyền lợi quốc gia ở Biển Đông và toàn vùng Châu Á TBD. Ông Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hôm 12/10/2015 tuyên bố Hoa Kỳ tái khẳng định quyền hiện diện ở  Biển Đông, và không đứng về phía nào trong sự tranh chấp chủ quyền Biển Đảo; trong tình hình căng thẳng thế giới nhứt là chiến sự Syria, với IS và trong bối cảnh mùa vận động cho cuộc bầu cử 2016, nên khó thấy những quyết định có tính đột phá về phía Mỹ cho vấn đề tranh chấp ở BĐ. Về phía CSVN năm 2015-2016 cũng là năm quyết định chọn lựa hướng đi thích hợp, một chỗ đứng để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, đây là một thách thức cho đảng csvn cho đại hội đảng Cộng sản TC thứ 12; một chế độ dân chủ tự do, một nhà nước dân chủ pháp trị có thể có đủ lý lẽ để đặt lại với Bắc Kinh nhằm thu hồi những đảo đã mất.

Chính nghĩa tất thắng.

______________________________

Tham khảo:

(1) Immediate Release/Press Secretary/White House 25/09/2015: Remarks by President Obama and president Xi of the People Replublic of China in Joint Press Conference in Rose Garden/White House

(2) CSIS Press Briefing: President Xi’Jinping’s US Visit Septemger 21,2015

(3) Explaining China’s New Commitments’ on the South China Sea By Xue Li and Liu Mingy /The Diplomat Septe

(4) Nguyễn Văn Canh:  Chủ Quyền Thổ Lãnh Thổ và Bành Trướng Trung Cộng 2011 – Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh

 

Đêm Dài Lắm Mộng – Lê Minh Nguyên

Hôm Thứ Sáu 9/10 Hội Nghị Trung Ương 12 (TU12) đảng CSVN có những tin tức như: ông Nguyễn Phú Trọng (Lu) sẽ ở lại 2 năm, ông Nguyễn Tấn Dũng (3D) sẽ là Chủ Tịch Nước, phe đàn em của Lu sẽ về vườn hết, tuy nhiên ông Phạm Quang Nghị chưa chịu bỏ cuộc và còn tiếp tục chiến đấu, ngoài TU12 sẽ còn có TU13 và TU14 rồi mới đến Đại Hội 12, cho nên vở kịch chưa hạ màn. Nói chung là chưa ngã ngũ, chỉ mới tạm thời trên dự trù là như vậy.

Phe muốn dựa vào Trung Quốc có Phạm Quang Nghị, Đinh Thế Huynh, Tô Huy Rứa, Ngô Văn Dụ… và nhóm đàn em của Lu, và họ đang rất bất mãn không chấp nhận kiểu sắp xếp này.

Với giải pháp này, 3D rõ ràng không thắng ngay được mà phải theo chiến lược “chặt nhánh trước, cưa gốc sau”. Trong khi đó thì Lu muốn mua thời gian để làm cho 3D đêm dài lắm mộng. 3D có vẻ như đang tái áp dụng chiến sách “cá chậu chim lồng” như đã làm cho Phùng Quang Thanh trước đây hồi cuối tháng Sáu – bẻ càng và vô hiệu hoá Lu luôn. Theo một blogger trên RFA hôm 6/10 thì “chuyến thăm chính thức Nhật bản của Tổng Trọng, lúc này đang làm vai trò ông “cò” chạy vốn ODA cũng như chạy “cờ” cho Thủ tướng”.

Trung Quốc muốn hậu thuẩn gà nhà bằng cách tung tin là Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam. Mỹ cũng không kém, hậu thuẩn gà nhà bằng cách cho giới chức cao cấp giấu tên tung tin là sẽ cho tàu chạy vào vùng 12 hải lý các đảo nhân tạo TQ xây ở Trường Sa trong vòng 2 tuần tới. Câu hỏi được đặt ra là nhân dịp Tập sang VN, có ai dám đề nghị kiện TQ ra toà án quốc tế hay không?

Hôm 22/9, Lu trong vai trò Bí thư Quân ủy Trung ương đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X, mà trong đó có câu “theo phương châm bình tĩnh, khôn khéo, kiên trì, kiên quyết, không để tình hình diễn biến phức tạp và không để các thế lực thù địch lợi dụng tạo cớ can thiệp” (bit.ly/1L3ckXt). Câu này chưa bao giờ có trước đây trong các diễn văn. Từ trước đến nay chỉ nghe: thế lực thù địch “chống phá” chứ không nghe “can thiệp”. Vậy “thế lực thù địch” là ai? và quan hệ sâu đến tầm mức nào mới can thiệp được vào nội bộ VN? – Dĩ nhiên câu trả lời là Trung Quốc. Một chỉ dấu cho sự xoay chiều của Lu.

Nếu 3D làm CTN thì rõ ràng là 3D thua trong Plan A (trở thành TBT ngay) và phải áp dụng Plan B (làm CTN 2 năm rồi sau đó kiêm luôn TBT). Thoả thuận này cho phép hai phía có thời gian cần thiết để chỉnh đốn đội hình, qua đó cả hai phía đều có cơ hội và rũi ro. Nó là một sự đình chiến tạm thời khi hai bên bất phân thắng bại.

Phía vọng bắc phương đang tìm cách dìm hàng phía vọng tây phương, ngăn cản không cho Phạm Bình Minh vào Bộ Chính Trị hay Tô Lâm lên đại tướng để nắm Bộ Công An… Phía vọng tây phương muốn đặt thêm tiêu chí mới, lập một Bộ Chính Trị bóng (shadow politburo) bên phía Chính Phủ, cho những ai có chức danh tương đương ngang tầm với Uỷ Viên BCT (như ngoại trưởng) sẽ được làm Uỷ Viên bóng BCT cho đến khi hội nghị trung uơng kế tiếp chính thức bầu chọn.

Dĩ nhiên TQ không ngồi yên để nhìn đàn em mình rơi rụng, tình báo Hoa Nam sẽ chạy hết tốc độ, cơ chế đảng trị sẽ được TQ cũng cố tối đa. Ngược lại, Mỹ cũng không ngồi yên để mất thế địa chiến lược ở VN, các nước tây phương sẽ cũng cố tối đa cơ chế nhà nuớc (chính phủ, quốc hội, toà án) cũng như nhân sự có đầu óc cởi mở về phía dân chủ pháp trị.

Hai siêu cường như hai luồng lốc xoắn đang tạo cuồng phong ở VN. Biến nó thành điện gió hay không là tùy vào sự thông minh của người Việt Nam.

9/10/2015

http://tandaiviet.org/v1/2015/10/10/dem-dai-lam-mong-le-minh-nguyen/

Bác khước quan điểm của ông Tập Cận Bình về pháp lý, địa lý và lịch sử trong chuyến công du mới đây của ông tại Hoa Kỳ – Ls Nguyễn Hữu Thống

Theo Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 9-12-1998, Liên Hiệp Quốc thừa nhận sự quan trọng của cuộc hợp tác quốc tế nhằm loại trừ hữu hiệu các vi phạm nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của các dân tộc và các cá nhân trong đó phải kể đến những vi phạm tập thể, thô bạo và có hệ thống bắt nguồn từ sự kỳ thị chủng tộc, từ chế độ thực dân, đô hộ hay chiếm đóng, sự gây hấn hay đe dọa chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ do sự phủ nhận quyền dân tộc tự quyết và quyền của các dân tộc và các cá nhân được hành sử đầy đủ chủ quyền của họ đối với tài nguyên và nguồn lợi thiên nhiên của đất nước.

Bình giải với ông Tập Cận Bình về sư tôn trọng công ước quốc tế

Mới đây, các học giả trong Viện Nghiên Cứu Chính Sách Hoa Kỳ đã phê phán chính sách bá quyền của Trung Quốc là Chính Sách Phát Xít Cổ Điển. (Bejiing Embraces Classical Fascism).

Thay vì tiếp thu chủ nghĩa đa nguyên, đa đảng theo sự mong đợi của mọi người, giới lãnh đạo Trung Quốc càng ngày càng trở nên giáo điều và bảo thủ. Cũng như tại Ý Đại Lợi, 50 năm sau Cách Mạng Phát Xít, Mussolini đã chết nhưng Nhà Nước Ý vẫn giữ chế độ độc tài và chủ yếu vẫn đàn áp chính trị. Để biện minh cho chế độ, họ thường xuyên nêu lên quan hệ về sự vinh quang cổ xưa của “Dân Tộc Ý Vĩ Đại”. Từ thế kỷ thứ nhất Đế Quốc La Mã đòi chủ quyền lãnh thổ toàn vùng Biển Địa Trung Hải chạy từ Tây Âu (Tây Ban Nha) qua Tây Á (Thổ Nhĩ Kỳ). Họ gọi đó là biển lịch sử hay Biển Của Chúng Tôi (Mare Nostrum, Our Sea).

Ngày nay, phỏng theo Chủ Nghĩa Phát Xít Cổ Điển Ý, Bắc Kinh cũng đề xướng “Dân Tộc Hán Vĩ Đại” nhằm phục hồi Đế Quốc Đại Hán.

Chủ trương cố hữu của Bắc Kinh được quy định như sau: Những lãnh thổ trước kia đã được Trung Quốc chinh phục và khai hóa nay phải trả về cho (Trung Quốc) văn minh chứ không thể thuộc về phe (Đế Quốc) dã man.

Giáo Sư C. P. Fitzerald tại Đại Học Oxford cũng quan niệm như vậy: “it is the belief of the Chinese that territory once won for civilization must not be given back to barbarism. Therefore territory which was once Chinese must forever remain so, and, if lost, must be recovered at the first opportunity”. C. P. Fitzgerald, The Chinese View of Foreign Relations, 1963”.

Chính Sách Bá Quyền được phổ biến năm 1954 trong cuốn “Lược Sử Tân Trung Quốc” có kèm theo bản đồ và lời tuyên bố của Mao Trạch Đông: “Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã từng bị phe các Đế Quốc Tây Phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau Thế Chiến I, như  Ngoại Mông, Triều Tiên, “An Nam”, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan, Nepal, Hồng Kông, Macao, cùng những đảo Thái Bình Dương như  Đài Loan, Ryukyu, Sakhalin, phải được giao hoàn cho Trung Quốc”.

Hiện nay, tại vùng Biển Đông Nam Á, rập theo tham vọng của Đế Quốc La Mã hồi thế kỷ thứ nhất coi Địa Trung Hải là Biển Lịch Sử La Mã, Bắc Kinh cũng đưa ra thuyết Biển Lịch Sử hay Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn và coi đó là mục tiêu chiến lược từ 1955, nhất là từ khi Trung Quốc ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển tại Montego Bay, Jamaica ngày 10-12-1982. Công Ứớc này đã được phê chuẩn để có hiệu lực chấp hành từ năm 1994.

Tuy nhiên thuyết Biển Lịch Sử ngày nay đã lỗi thời. Nó đi trái những điều khoản của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và đi trái Luật Tục Lệ Quốc Tế của Tòa Án Quốc Tế The Hague.

Theo Công Pháp Quốc Tế

Chiếu  Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển các quốc gia duyên hải được hưởng quy chế Thềm Lục Địa 200 hải lý (370km) để thăm dò và khai thác dầu khí. Đây là chủ quyền chuyên biệt (sovereign exclusive right), không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị (occupation, exploration or assertion of right). Mọi sự tự tiện chiếm cứ của ngoại bang dầu có võ trang hay không đều bất hợp pháp, vô giá trị và vô hiệu lực (các Điều 77 và 81).

Về mặt địa lý, tại quần đảo Hoàng Sa, đảo Tri Tôn chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý, và đảo Hoàng Sa chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy quần đảo Hoàng Sa nằm trong Thềm Lục Địa 200 hải lý của Việt Nam.

Về mặt địa chất, các chuyên gia quốc tế như Tiến Sĩ Khoa Học Armand Krempf, Giám Đốc Viện Hải Học Đông Dương, sau 2 năm nghiên cứu, đo đạc và vẽ bản đồ các hải đảo và đáy biển, đã lập phúc trình kết luận rằng: “Về mặt địa chất, các đảo Hoàng Sa là thành phần của Việt Nam”. (Geologiquement les Paracels font partie du Vietnam). Về địa hình đáy biển Hoàng  Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp lục địa Việt Nam.

Vì đáy biển Hoàng Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền kéo dài ra ngoài biển nên chiếu Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Việt Nam có triển vọng được Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc cho mở rộng Thềm Lục Địa Pháp Lý 200 hải lý (370km) thành Thềm Lục Địa Địa Chất hay Thềm Lục Địa Mở Rộng có thể đến 350 hải lý (650 km).

Tại Trường Sa cũng vậy, tại Bãi Thanh Long Tứ Chính, nơi khai thác dầu khí, độ sâu chỉ tới 400m, và tại đảo Trường Sa độ sâu chỉ tới 200m. Như vậy về mặt địa chất và địa hình đáy biển, cũng như Hoàng Sa, các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Theo quan điểm của các Luật Sư Covington và Burling trong Bản Tường Trình ngày 19-6-1995 gửi Chính Phủ Việt Nam, quần đảo Trường Sa có triển vọng được hưởng quy chế Thềm Lục Địa Mở Rộng đến mức tối đa 350 hải lý.

Hơn nữa, về mặt địa lý, Bãi Thanh Long Tứ Chính và đảo Trường Sa chỉ cách lục địa Việt Nam từ 150 đến 220 hải lý. Trong khi đó quần đảo Trường Sa cách lục địa Trung Hoa từ 550 đến 800 hải lý  nên không nằm trong thềm lục địa Trung Hoa.

Ngày 14-7-1995 nhân danh Chủ Tịch Hội Luật Gia Việt Nam tại California  người viết bài này đã gửi văn thư cho 7 vị nguyên thủ quốc gia trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) yêu cầu các quốc gia duyên hải Biển Đông Nam Á đưa vụ tranh chấp ra trước Tòa Án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển hay Tòa Án Quốc Tế The Hague để phân định chủ quyền các hải đảo và các vùng hải phận của các quốc gia duyên hải. Đồng thời đổi danh xưng Biển Nam Hoa thành Biển Đông Nam Á. Vì Biển Nam Hoa có thể được giải thích sai lầm là biển của nước Trung Hoa về phía nam.

Trong Bản Tường Trình nạp tại Ủy Ban Phân Định Thềm Lục Địa Liên Hiệp Quốc ngày 11- 5-2009, Chính Phủ Bắc Kinh cố tình đề cập đến hải phận trên bản đồ Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn mà họ gọi là Biển Lịch Sử. Chứ không vẽ Thềm Lục Địa Mở Rộng theo các tiêu chuẩn luật định về khoa học và kỹ thuật như Quy Chế Liên Hiệp Quốc đòi hỏi. Do đó Ủy Ban Định Ranh Thềm Lục Địa đã bác bỏ không cứu xét đơn thỉnh nguyện năm 2009 của Bắc Kinh.

Lưỡi Rồng Trung Quốc

Lưỡi Rồng Trung Quốc (mà dân gian gọi là Lưỡi Bò) chiếm 80% hải phận Biển Đông Nam Á. Nó nằm sát bờ biển các quốc gia duyên hải, chỉ cách Quảng Ngãi 40 hải lý, và cách Phi Luật Tân và Mã Lai 25 hải lý. Như vậy nó tước đoạt  ít nhất 160 hải lý của Thềm Lục Địa Việt Nam, và 175 hải lý  của các Thềm Lục Địa Phi Luật Tân và Mã Lai. Đây hiển nhiên là sự vi phạm thô bạo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển dành chủ quyền chuyên biệt cho các quốc gia duyên hải như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai  được hưởng tối thiểu 200 hải lý Thềm Lục Địa Pháp Lý để thăm dò và khai thác dầu khí.

Theo Học Giả Mark J. Valencia tại Viện Hải Học Đông Tây Hawaii (East-West Institute) yêu sách của Trung Quốc về Biển Lịch Sử không được Luật Pháp và Tòa Án chấp nhận. Ngày nay càng ngày dư luận quốc tế càng phê phán và chế giễu Lưỡi Rồng Trung Quốc là khôi hài và lố bịch (China’s claim is being increasingly criticized and even ridiculed: China and the South China Sea Disputes, Mark J. Valencia, Oxford University Press. October 1995).

Mặc dầu vậy, từ 1955, để phục hồi Chủ Nghĩa Bá Quyền, Bắc Kinh lại nêu lên  thuyết Biển Lịch Sử để đòi chủ quyền lãnh thổ tại vùng hải phận và các hải đảo Hoàng Sa Trường Sa. Họ cho đó là một vấn đề “bất khả tranh nghị”.

Về điểm này chúng ta nhắn nhủ nhà cầm quyền Bắc Kinh rằng: Trong thế kỷ này và dưới vòm trời này, không có điều gì, việc gì, hay vấn đề gì là bất khả tranh nghị! Về mặt tinh thần, văn hóa, pháp lý và đạo lý, Trung Quốc không thể nói một đàng làm một nẻo. Họ phải tôn trọng danh dự  quốc gia và chữ ký của họ trong các Công Ước Quốc Tế. Họ phải chấp nhận công khai hóa vụ tranh chấp và phải đưa ra trước thanh thiên bạch nhật những tài liệu và quan điểm cho biết tại sao và căn cứ vào đâu mà đòi tước đoạt chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia Đông Nam Á tại các thềm lục địa như đã quy định trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc đã ký kết tham gia với tư cách một trong Ngũ Cường hội viên thường trực Hội Đồng Bảo An? Nếu không đưa ra sự giải thích hợp lý và các cơ sở pháp lý thì Trung Quốc vẫn chỉ là kẻ sử dụng Luật Rừng Xanh Mạnh Được Yếu Thua. Để tước đoạt 4/5 Thềm Lục Địa Pháp Lý của Việt Nam, đồng thời tước đoạt 7/8 Thềm Lục Địa Pháp Lý của Phi Luật Tân và Mã Lai.

Hơn nữa, chiếu các Điều 77 và 81 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, chủ quyền của các quốc gia duyên hải tại Thềm Lục Địa có tính tuyệt đối và chuyên biệt. Bất cứ sự xâm phạm nào của ngoại bang dầu là xâm chiếm võ trang hay không võ trang cũng đều bất hợp pháp, vô giá trị và vô hiệu lực. Cũng như việc Nhật Bản đã chiếm cứ bất hợp pháp các hải đảo và hải phận tại Hoàng Sa và Trường Sa thời Thế Chiến II từ 1938 đến 1945.

Chắc hẳn Trung Quốc cũng hay biết rằng Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 là một văn kiện chính sử mà các quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc đã ký kết có nghĩa vụ phải tôn trọng và thực thi.

Ngoài Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, còn có rất nhiều tài liệu lịch sử rút ra từ chính sử Trung Quốc theo đó chủ quyền của Việt Nam tại các hải đảo Hoàng Sa Trường Sa đã được thừa nhận bởi các quốc gia trên thế giới kể cả Trung Quốc.

Tuyên Cáo Cairo 1943

Trong khi Thế Chiến II còn đang tiếp diễn, năm 1943, ba cường quốc đồng minh đại diện bởi Tổng Thống Hoa Kỳ Roosevelt, Thủ Tướng Anh Churchill và Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã hội nghị tại Cairo (Ai Cập), và đã ký Tuyên Cáo Cairo ngày 27-11-1943 trong đó có đoạn như sau:

“Đối tượng của các quốc gia đồng minh là tước bỏ quyền của Nhật Bản trên tất cả các lãnh thổ và hải đảo tại Thái Bình Dương mà Nhật đã cưỡng chiếm từ khi khởi sự Thế Chiến I. Tất cả các lãnh thổ và hải đảo mà Nhật Bản đã chiếm đoạt của nhân dân Trung Hoa như Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ sẽ phải giao hoàn cho Trung Hoa Dân Quốc”. Điều đáng lưu ý là, tại Hội Nghị Cairo Tổng Thống Tưởng Giới Thạch không đòi Hoàng Sa và Trường Sa. Và như vậy đã khước từ chủ quyền tại hai quần đảo này. (U. N. Treaty Series, American Policy 1950-1955)

Theo công pháp quốc tế Tuyên Cáo Cairo 1943 là một hiệp ước quốc tế tạo nên những nghĩa vụ quốc tế áp dụng cho các quốc gia liên hệ. Nó có hiệu lực cưỡng hành đối với Trung Quốc, dầu là Trung Hoa Dân Quốc hay Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là quốc gia kế thừa chủ quyền. Đặc biệt là, trong hiện vụ, ngày 4-12-1950, Chu Ân Lai, lúc này là ngoại trưởng, cũng đã tuyên bố tán thành Bản Tuyên Cáo Cairo 1943 là văn kiện lịch sử quốc tế mà Hoa Kỳ, Anh Quốc và Trung Quốc đã ký kết để làm căn bản cho Hòa Ước với Nhật Bản (Hòa Ước San Francisco ngày 8-9-1951). (Chou En Lai’s Statement on the Peace Treaty with Japan. People’s China, 12-16-1950).

Hội Nghị Hòa Bình San Francisco 1951.

Năm 1951, 51 quốc gia đồng minh họp Hội Nghị để ký Hòa Ước Cựu Kim Sơn ngày 8-9-1951. Mục đích để chấm dứt tình trạng chiến tranh, phục hồi và tái thiết Nhật Bản nhằm xây dựng hòa bình thế giới trong tinh thần hòa giải, hợp tác và hữu nghị theo tôn chỉ của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

Ngày 12-7-1951 Ban Tổ Chức Hội Nghị San Francisco phổ biến bản Dự Thảo Hòa Ước trong đó Điều 2 về Lãnh Thổ (Territory) đề cập đến những vấn đề chủ yếu như sau:

Nhật Bản khước từ chủ quyền tại đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ [để giao hoàn cho Trung Quốc].

Nhật Bản khước từ chủ quyền tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [để giao hoàn cho Việt Nam].

Đây là một quyết định hợp lý.

Ngày 5-9-1951, trong phiên Khoáng Đại thứ 5, Ngoại Trưởng Liên Sô Andrei Gromyko đệ trình Tu Chính Án yêu cầu Hội Nghị trao Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) cho Trung Quốc. Tuy nhiên Tu Chính Án này đã bị Hội Nghị bác bỏ với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận và 1 phiếu trắng.

Ngày 7-9-1951, trong phiên Khoáng Đại thứ 7, Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Trần Văn Hữu, Trưởng Phái Đoàn Quốc Gia Việt Nam lên diễn đàn công bố chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và không gặp sự phản kháng nào của 50 quốc gia tham dự Hội Nghị (kể cả Liên Sô).

Với sự công bố chủ quyền của Việt Nam về Hoàng Sa Trường Sa trước 50 quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc tham dự Hội Nghị San Francisco 1951, chúng ta khẳng định rằng: Từ 1951 các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các quốc gia trên thế giới thừa nhận thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, chứ không thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Hiệp Định Geneva 1954

Tháng 7-1954, để giải quyết Chiến Tranh Đông Dương, Hội Nghị Geneva  được triệu tập với sự tham dự của 9 quốc gia gồm Ngũ  Cường Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô và Trung Quốc, cùng Ai Lao, Cao Miên và 2 nước Việt Nam là Quốc Gia Việt Nam (Miền Nam) và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Miền Bắc). Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954 một lần nữa, đã minh thị xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa (lúc này là Quốc Gia Việt Nam) tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thật vậy Điều 4 Hiệp Định Geneva 1954 quy định như sau:

“Giới tuyến giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam (Vĩ Tuyến 17) kéo dài ra ngoài hải phận theo một đường thẳng góc với đường ven biển.

“Lực lượng Liên Hiệp Pháp (gồm có Quốc Gia Việt Nam, Pháp và đồng minh) phải rút khỏi tất cả các hải đảo tại phía Bắc giới tuyến (Vĩ Tuyến 17).

“Quân đội Nhân Dân Việt Nam (Bắc Việt) phải rút khỏi tất cả các hải đảo phía Nam giới tuyến” (Vĩ Tuyến 17) nơi tọa lạc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (từ Vĩ Tuyến 17 đến Vĩ Tuyến 7, từ Quảng Trị xuống Nam Cà Mau). .Do đó chiếu Hiệp Định Geneva 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa. (Từ 1955 Quốc Gia Việt Nam thay đổi chính thể và lấy quốc hiệu là Việt Nam Cộng Hòa).

Vì Bắc Việt không có chủ quyền lãnh thổ từ Vĩ Tuyến 17 vào Nam, nên không có tư cách để chuyển nhượng Hoàng Sa Trường Sa cho Trung Quốc. Hậu quả là Công Hàm Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai ngày 14-9-1958 không có giá trị và không có hiệu lực pháp lý.

Căn cứ vào những tài liệu lịch sử nói trên, Trung Quốc đã ý thức sự yếu kém của họ về cả ba mặt pháp lý, địa lý và lịch sử. Do đó họ không bao giờ dám công khai thảo luận về vấn đề tranh chấp chủ quyền các hải đảo và hải phận tại Biển Đông Hải. Họ thường tránh né và cho đó là một vấn đề bất khả tranh nghị. Lý do là vì họ không có tài liệu hay lý lẽ gì để đưa ra tranh nghị công khai dưới thanh thiên bạch nhật trong tinh thần chính đại quang minh. Tất cả lý lẽ và lập trường của Trung Quốc chỉ thu gọn trong câu: “Biển Nam Hoa là Biển Lịch Sử của Trung Quốc”. Theo các luật gia và chuyên viên hải học trên thế giới, thuyết Biển Lịch Sử của Đế Quốc Đại Hán đã lỗi thời và lạc hậu.

Kể từ 1982, vấn đề Biển Lịch Sử đã được giải quyết chung thẩm bởi Điều 8 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển:

“Tòa Án Quốc Tế The Hague định nghĩa Biển Lịch Sử là Nội Hải, nghĩa là vùng biển tọa lạc trên đất liền về phía bên trong đường cơ sở (ranh giới) của Biển Lãnh Thổ. Theo Tòa Án Quốc Tế: “Biển Lịch Sử hay nội hải của một quốc gia nằm bên trong đất liền về phía bên trong đường cơ sở của biển lãnh thổ”. (The International Court of Justice has defined “historic waters” as “internal water” (Fisherys cases UK vs. Norway, 1951, I. C. J. 116, 130); “Waters on the landward side of the baseline of the territorial sea form part of the internal water of the State” (Art. 8 LOS Convention 1982).

Vì vậy Biển Nam Hoa chỉ được coi là ngoại hải, chạy từ bờ biển Trung Hoa đến bờ biển Nam Dương, và rộng tới 2000 cây số. Lẽ dĩ nhiên nó không phải là Biển Lịch Sử hay Thềm Lục Địa của Trung Hoa.

Đổi Mới hay Chiến Thuật Giai Đoạn?

Một vấn đề thời sự đáng lưu ý là ngày 14-12-2012 Trung Quốc đệ nạp Liên Hiệp Quốc hồ sơ đăng ký chủ quyền tại Đông Trung Quốc Hải (Biển Hoa Đông) nhân vụ tranh chấp chủ quyền các hải đảo Điếu Ngư (Diaoyu) hay Senkaku tiếp giáp Okinawa của Nhật Bản.

Trong vụ này Bắc Kinh cũng viện dẫn Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển  đòi chủ quyền lãnh thổ Điếu Ngư vì cho rằng đảo này tọa lạc trong Thềm Lục Địa 200 hải lý tại Biển Hoa Đông. Điểm đặc biệt là trong suốt thời gian 3 thập niên (từ tháng 12-1982 khi Trung Quốc ký Công Ước đến tháng 12-2012 khi đăng ký chủ quyền hải đảo Điếu Ngư) chưa bao giờ Trung Quốc thừa nhận, tôn trọng hay thi hành Công Ước.

Với sự chấp chính của Tập Cận Bình, tự nhận là đại diện cho phe đổi mới và trọng pháp, những người am tường sách lược Cộng Sản vẫn hoài nghi cho rằng Trung Quốc phát động mặt trận pháp lý như một mục tiêu lạc hướng nhằm xoa dịu những bất mãn của quần chúng và những khó khăn nan giải của chế độ.

Trong trường hợp Bắc Kinh yêu cầu Liên Hiệp Quốc áp dụng Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cho vụ tranh chấp tại các đảo Điếu Ngư trong Biển Đông Trung Hoa thì họ cũng phải tôn trọng và áp dụng Điều 76 Luật Biển cho các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Biển Đông Nam Á.

Và Như Vậy Là Công Lý.

B. Về Trung Quốc sử liên quan đến Hoàng Sa Trường Sa

Theo cuốn Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, trong bài “Nghiên Cứu về Lịch Sử và Địa Lý” học giả Hsieh Chiao-Min nhận định về cuộc Thám Hiểm của Trung Hoa tại Đại Dương như sau: “Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết đến đại dương. Thản hoặc nhà cầm quyền Trung Quốc cũng gửi những đoàn thám hiểm đại dương đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ 3 và thứ 2 Trước Công Nguyên, cũng như tại Đông Nam Á, Ấn Độ và Phi Châu trong thế kỷ 15. Điểm rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Quốc” suốt chiều dài lịch sử (từ nhà Tần thế kỷ thứ 3 Trước C. N. đến nhà Thanh từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20). Chiao-Min Hsieh. Chinese History Middle Ages: China Academy, Taipei, 1978, p. 287).

Đặc biệt trong thế kỷ 15, từ đời Minh Thành Tổ (Vĩnh Lạc), Đô Đốc Thái Giám Trịnh Hòa đã 7 lần thám hiểm Tây Dương (Ấn Độ Dương). Và trong 28 năm, từ 1405 đến 1433, đã viếng thăm 37 quốc gia duyên hải đến Ba Tư, Biển Hồng Hải phía tây bắc, Đông Phi Châu phía cực tây và Đài Loan phía cực đông. Những cuộc thám hiểm này chỉ đi ngang qua Biển Nam Hoa nhằm khai phá Ấn Độ Dương. Lịch sử Trung Quốc cũng phê phán những cuộc thám hiểm đại dương đời nhà Minh vì đã làm kiệt quệ kinh tế đất nước. (The large  exploring expeditions that were to cross the South China Sea and explore the Indian Ocean were criticized by the court as poor to (an impoverishment of) the country. Chiao-Min Hsieh, Ibid, p. 290-291).

Những tài liệu lịch sử nêu trên đã được phổ biến tại Đại Hội Quốc Tế về Sử Địa Trung Quốc Kỳ I tại Đài Bắc năm 1968 và đã được đăng trong cuốn Lịch Sử Trung Quốc Thời Trung Cổ năm 1978.

Như vậy theo chính sử Trung Quốc suốt từ thế kỷ thứ 3 Trước C.N. đến thế kỷ 15, dưới 3 triều đại Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế và Minh Thành Tổ không có tài liệu nào cho biết có các lực lượng hải quân Trung Quốc đi tuần thám để hành sử và công bố chủ quyền tại Biển Đông Hải, Biển Nam Hoa hay Biển Đông Nam A.

Theo Tân Từ Điển Thực Dụng Hán Anh xuất bản tại Hồng Kông  năm 1971 “Biển Nam Hải là vùng biển ven bờ chạy từ Eo Biển Đài Loan tới Quảng Đông” (The Southern Sea stretches from the Taiwan Strait to Kwantung.  A New Practical Chinese-English Dictionary, Hongkong 1971, p. 121)

Theo Từ Điển Từ Hải xuất bản năm 1948 thì “Biển Nam Hoa thuộc chủ quyền chung của 5 quốc gia là Trung Hoa, Pháp (Việt Nam), Anh (Mã Lai), Mỹ (Phi Luật Tân) và Nhật (Đài Loan). Do đó Biển Nam Hải (Southern Sea) không phải là Biển Nam Hoa (South China Sea).

Sau này Trung Quốc lợi dụng danh xưng để mạo nhận rằng Biển Nam Hải của tỉnh Quảng Đông chính là Biển Nam Hoa của Trung Quốc.

Từ thế kỷ 15, các nhà thám hiểm đại dương và các nhà doanh thương Âu, Á như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Anh, Pháp, Ả Rập khi vượt Đại Tây Dương đến vùng biển tiếp giáp Ấn Độ, muốn cho tiện họ gọi vùng biển này là Ấn Độ Dương. Và khi qua Eo Biển Mã Lai đến vùng biển tiếp giáp Trung Hoa họ cũng tiện thể gọi vùng biển này là Biển Nam Hoa (ngoại nhân xưng Nam Trung Quốc Hải).

Sự trùng điệp danh xưng này của các nhà địa lý Tây Phương chỉ là sự ghi nhận một tập quán về ngôn ngữ hàng hải. Như vậy tên Biển Nam Hoa cũng như Ấn Độ Dương không có tác dụng công nhận chủ quyền của Trung Hoa và Ấn Độ tại các vùng biển này. Nó chỉ ghi nhận vị trí của Ấn Độ Dương là vùng tiếp giáp Ấn Độ, cũng như Biển Nam Hoa là vùng tiếp giáp miền Nam Trung Hoa. Vả lại, về diện tích, Biển Nam Hải (hay Biển Nam) chỉ rộng chừng 25 km, trong khi Biển Nam Hoa chạy từ bờ biển Quảng Đông tới bờ biển Nam Dương và rộng tới 2000 km.

Trong những chuyến hải hành Trịnh Hòa chỉ dừng chân tại hải cảng Chaban (Trà Bàn hay Đồ Bàn) thủ phủ Chiêm Thành. Theo Giáo Sư John King Fairbank tại Đại Học Harvard, mục đích những chuyến công du này không phải để cướp bóc hay thôn tính lãnh thổ mà chỉ nhằm thiết lập bang giao với hàng chục quốc gia duyên hải tại Ấn Độ Dương.

(The Chinese expeditions were diplomatic not commercial, much less piratical or colonizing ventures. John King Fairbank, China, a New History, Harvard University Press 1992, p. 138).

Bắc Cự bá quyền Luật pháp và trật tự tại Biển Đông Nam Á

Ngày 14-7-1995, nhân kỳ Đại Hội ASEAN tại Brunei, nhân danh Chủ Tịch Hội Luật Gia Việt Nam tại California chúng tôi đã gửi văn thư cho 7 vị nguyên thủ quốc gia trong Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á là Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Brunei, Tân Gia Ba, Thái Lan và Việt Nam để trình bày về vấn đề giải quyết các vụ tranh chấp tại Biển Đông Nam Á theo những quy luật dự liệu trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.

Theo các quan sát viên quốc tế, văn thư này đưa ra giải đáp ưu tiên hàng đầu cho vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bằng cách dùng phương thức tranh nghị để đi đến hòa bình. (The Discussion Proceeds for Peace).

Dưới đây là văn thư gửi Tổng Thống Phi Luật Tân Fidel Ramos:

Thưa Tổng Thống,

Nhân danh Hội Luật Gia Việt Nam tại California, chúng tôi xin trình bày cùng Tổng Thống vấn đề tranh chấp tại quần đảo Trường Sa.

7 năm trước đây, có trận hải chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng biển Trường Sa. Trong dịp này Trung Quốc đòi chủ quyền lãnh thổ tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và đã chiếm cứ một số hải đảo gây nên mâu thuẫn và tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và Phi Luật Tân.

Mới đây Trung Quốc còn lấn chiếm một số cồn, đá, bãi toạ lạc tại thềm lục địa Phi Luật Tân như Mischief Reef, Half Moon Shoal, Sabina Shoal và Jackson Bank. Hành động này đe dọa an ninh toàn vùng Đông Nam Á và cản trở sự tự do giao thương tại Biển Nam Hải.

Từ 3 năm trước, Trung Quốc cũng xâm chiếm một vùng biển tại Bãi Tứ Chính (Vanguard Bank) mà họ gọi là Bãi Vạn An (Wanan Bei) để tự tiện nhượng quyền khai thác dầu khí cho Hãng Crestone. Vùng bãi này nằm trong Thềm Lục Địa Việt Nam cách bờ biển 190 hải lý về phía đông nam.

Phía đông Bãi Tứ Chính nơi Hãng Crestone đang khai thác dầu khí là quần đảo Trường Sa, đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei, Nam Dương và Đài Loan.

Lưỡi Rồng Trung Quốc hình chữ U, mà Bắc Kinh gọi là “Đặc Khu Hành Chánh Hải Nam”, chiếm 80% Biển Nam Hải, phía đông giáp Phi Luật Tân, phía tây giáp Việt Nam và phía nam giáp Mã Lai, Brunei và Nam Dương, điểm xa nhất cách Hoa Lục 1,100 hải lý (hay 2000km). Hành động như vậy Trung Quốc coi Biển Nam Hải là nội hải của họ (internal waters), cũng như Đế Quốc La Mã ngày xưa gọi Địa Trung Hải là “Biển Của Chúng Tôi” (Mare Nostrum).

Chiếu Điều 57 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các quốc gia duyên hải có đặc quyền đánh cá tại Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý (Exclusive Economic Zone).

Chiếu Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các quốc gia duyên hải có đặc quyền thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa (continental shelf) kéo dài từ 200 hải lý đến 350 hải lý, nếu về mặt địa hình, thềm lục địa là sự tiếp nối tự nhiên của nền lục địa (continental margin) từ đất liền ra ngoài biển. Về mặt pháp lý các quốc gia duyên hải đã ký kết hay tham gia Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đương nhiên được hưởng quy chế thềm lục địa pháp lý 200 hải lý. Đó là trường hợp của các quốc gia Đông Nam Á như Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Brunei, Tân Gia Ba, Thái Lan và Việt Nam (Việt Nam đã đăng ký thềm lục địa pháp lý 200 hải lý từ năm 1982).

Chiếu Điều 77 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển các quốc gia duyên hải có chủ quyền tuyệt đối tại thềm lục địa để thăm dò và khai thác những tài nguyên thiên nhiên. Đây là đặc quyền chuyên hữu theo đó không ai có quyền thăm dò và khai thác dầu khí nếu không có sự ưng thuận minh thị của quốc gia duyên hải. Những quyền này không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm cứ hay công bố minh thị

Điều 81 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển một lần nữa xác nhận chủ quyền tuyệt đối và đặc quyền  chuyên hữu của quốc gia duyên hải trong việc tự mình đứng ra thăm dò và khai thác dầu khí, hay ký hiệp ước cộng tác với các quốc gia đệ tam về những dịch vụ này.

Chiếu nguyên tắc “các hiệp ước quốc tế phải được tôn trọng”, Điều 26 Công Ước Vienna về Luật Hiệp Ước (1969) quy định như sau: “Các hiệp ước có hiệu lực chấp hành  buộc các quốc gia kết ước phải ngay tình thi hành hiệp ước”. Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Luật Quốc Tế coi đó là “một nguyên tắc căn bản về luật hiệp ước, có lẽ là nguyên tắc quan trọng nhất trong công pháp quốc tế”.

Chiếu nguyên tắc về giá trị thượng tôn của Luật Quốc Tế đối với Luật Quốc Nội, các quốc gia  kết ước phải thực sự thi hành những quyến hạn và nghĩa vụ ghi trong các hiệp ước hay công ước quốc tế . Họ không thể viện dẫn luật quốc nội để khước từ thi hành nghĩa vụ của họ ghi trong các hiệp ước và công ước quốc tế mà họ đã ký kết hay tham gia.

Đó chính là trường hợp của Trung Quốc. Sau khi ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, 10 năm sau, năm 1992, Bắc Kinh ban hành Luật Quốc Gia về Biển (Domestic Law of the Sea) xâm phạm chủ quyền lãnh thổ tại các Thềm Lục Địa Việt Nam và Phi Luật Tân, cũng như tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Những vi phạm luật biển phải được đệ trình Tòa Án Quốc Tế (The Hague) hay các Tòa Án Luật Biển thiết lập do Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Muốn giải quyết những mâu thuẫn và tranh chấp về thềm lục địa, về hải phận hay về hải đảo, các quốc gia đương tụng phải, trước hết, tuân hành những phương thức ôn hòa như điều đình, hòa giải, thương nghị hay trọng tài.

Ngoài ra Tòa Án Quốc Tế cũng có thẩm quyền giải thích và áp dụng những điều khoản của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển có hiệu lực chấp hành từ năm 1994.

Sự giải quyết tranh chấp bằng những phương pháp ôn hòa như hòa giải, thương nghị, trọng tài hay tố tụng sẽ giúp cho Đông Nam Á khỏi biến thành vùng tranh chấp thường xuyên như Trung Đông. Với việc sử dụng luật pháp (pháp trị) thay thế việc sử dụng võ lực (phi pháp), Đông Nam Á sẽ có cơ may được hưởng một kỷ nguyên hòa bình, ổn định, hợp tác và phồn thịnh.

Nhân dịp này chúng tôi cũng thỉnh cầu các quốc gia hội viên trong Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á ra quyết định đổi danh xưng Biển Nam Hải thành Biển Đông Nam Á. Danh từ Nam Hải chỉ áp dụng cho Trung Quốc. Đối với Việt Nam nó có tên là Biển Đông. Đối với Tân Gia Ba, Nam Dương, Mã Lai và Brunei nó là Bắc Hải. Đối với Phi Luật Tân nó là Biển Tây.

Hơn nữa danh xưng Nam Hải có thể bị ngộ nhận và giải thích sai lạc là Biển của Trung Hoa về phía Nam.

Hãy trả Caesar những gì của Caesar.

Và hãy trả Biển Đông Nam Á cho các Quốc Gia Đông Nam Á.

Chúng tôi xin cám ơn sự chú tâm của Tổng Thống về vấn đề này.

Kính thư,

Thay mặt Hội Luật Gia Việt Nam tại California

Chủ Tịch

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống.

 

Vui cười

Hai anh chàng sinh viên đi xe buýt kể chuyện với nhau. Anh thứ nhất nói: “Hôm qua, tớ đi xe buýt, xe hết chỗ, có một phụ nữ phải đứng mà tớ thì không thích nhìn cảnh phụ nữ đứng trên xe buýt…”

Anh kia hỏi luôn:  Và cậu đã nhường chỗ cho cô ta?  Anh thứ nhất nói:  – Không! Tớ đã nhắm mắt lại.

Thấy thế anh kia cũng nói luôn:   Hôm nọ, khi đang ngồi trên xe buýt thì thấy một em xinh tươi lên xe đứng ngay cạnh mình, mình định đứng dậy thì cô ta cứ ấn mình xuống. Làm đi làm lại đến lần thứ 3, rồi cô ấy cũng nói: “Anh không phải nhường ghế cho em đâu”.

Anh thứ nhất nghe đến đây liền vỗ cái đét vào đùi:

– Đấy! Phải ga lăng với con gái và con gái cũng phải biết điều thế chứ. Sau đó thì thế nào nữa?

Anh kia đáp:   Ga lăng con khỉ! Tớ bị nhỡ đến 3 bến xe buýt liền đấy.

 

Thầy giáo đang giải thích cho học sinh hiểu thời gian đã làm thay đổi các quan niệm của xã hội về cái đẹp và các chuẩn mực của nó như thế nào:

– Chúng ta hãy thử nhớ lại Hoa hậu Mỹ năm 1931, cô ta cao 1,55 m cân nặng 49 kg, các số đo: 76-64-81. Theo các em, liệu cô ta có cơ may không, nếu dự cuộc thi sắc đẹp năm nay không?

– Thưa thầy, cô ta sẽ không có một cơ may nào hết ạ!

– Giáo viên gợi mở: Tại sao? Em hãy cho ví dụ về các tiêu chuẩn

– Đơn giản vì cô ta đã quá tuổi đăng ký tham dự.

 

Phải chăng Trung Hoa đã trở thành một nước «Đạo chủ»? – Nguyễn Hoài Vân

Chính sách đẩy mạnh sản xuất bằng mọi giá đã khiến Trung Quốc, từ một nước mang chiêu bài Xã Hội, trở thành một thí dụ của tư bản chủ nghĩa man rợ, đối tượng nghiên cứu của Marx vào cuối thế kỷ 19. Gần đây với sự phát triển của tư bản tài chính, Trung Hoa đã tiến thêm một bước, và trở thành một quốc gia « đạo chủ », một chính thể trộm cắp…

Một trong những căn nguyên của sự « nâng cấp » ấy là số nợ kỷ lục của Trung Hoa, lên đến hơn 28 ngàn tỷ USD, 282% GDP, hơn gấp rưỡi Hy Lạp với số nợ « chỉ » bằng 177% GDP …

Đáp số của bài toán gắt gao này không dễ tìm. Một mặt, nhu cầu mua hàng Trung Quốc trên thế giới có giới hạn. Mô hình xuất cảng ồ ạt không thể kéo dài mãi mãi, nhất là trong các giai đoạn khủng hoảng. Mặt khác, công quỹ Trung Hoa không ngừng phải trợ giúp các công ty quốc doanh càng ngày càng lún sâu trong thua lỗ, nợ nần. Tiền vào khó kiếm, tiền ra không ngăn nổi, giải pháp được chính quyền Bắc Kinh lựa chọn là… móc túi người dân một cách quy mô và có tổ chức.

Diễn biến như sau:

Đầu năm 2015, toàn bộ guồng máy truyền thông, kể từ « Nhân Dân Nhật Báo », nỗ lực khuyến khích dân chúng mua cổ phần của khoảng 2500 hãng lớn, với những hứa hẹn hoa lợi lớn lao và bảo đảm. Một trăm triệu người nhẹ dạ lọt bẫy, cùng với tài sản chắt chiu từ nhiều năm làm lụng vất vả. Vào tháng sáu, thị trường chứng khoán tăng vọt đến gần 150%. Bất kể thực trạng của những công ty được bán trên thị trường với trị giá hoàn toàn siêu hình, người ta vẫn không ngừng cổ võ dân chúng mua thêm cổ phần. Để rồi, chỉ một tháng sau, lâu đài dối trá bắt đẩu rạn nứt, và từ từ sụp đổ.

Phản ứng của chính quyền là lập tức ngăn cấm việc bán lại cổ phần các công ty đang tụt dốc, với những biện pháp kềm chế mạnh mẽ, kể cả bằng bạo lực, đối với các văn phòng mua bán chứng khoán. Cụ thể là anh mua một chiếc xe không chạy được, nhưng anh không có quyền đem nó đi bán, dù dưới dạng sắt vụn ! Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước được lệnh lấy tiền của dân, để thu mua cổ phần của các công ty kia một cách quy mô, huy động nhiều tỷ mỹ kim.

Đến tháng Tám, chính phủ quyết định phá giá đồng nhân dân tệ, móc túi người dân thêm một chuyến!

Một sự thật hiển nhiên được phơi bày trước mặt mọi người. Đó là : thị trường chứng khoán là một chi thể của chính quyền. Nó thuộc về chính quyền, như cánh tay thuộc về một cơ thể. Điều này đưa đến một hệ lụy đáng quan tâm, là uy tín của chính quyền Trung Quốc từ nay lệ thuộc vào sự lên xuống của … thị trường chứng khoán (Orville Schell – W.S. Journal) !

Một sự thật khác, vô cùng bi đát cho những người đã mất bao tiền của dành dụm được, là chính quyền đã hành xử như một tập đoàn trộm cắp. Tập đoàn này phục vụ cho quyền lợi của khoảng 200 gia đình nắm giữ các đại công ty. Người dân có cảm tưởng tiền bạc mà họ bị mất, được chuyển vào túi những đại gia ấy. Nói cách khác, quyền lợi của giới tài phiệt nắm trong tay vận mệnh quốc gia không phù hợp, nếu không nói là xung khắc, với quyền lợi của người dân.

Tình trạng hiện tại có thể đựa đến hai hệ quả nghiêm trọng :

– Chính sách đẩy mạnh tiêu thụ nội địa để bù lại viễn tượng giảm bớt xuất cảng sẽ khó có cơ hội thành công. Khi người dân bị móc túi, mất tin tưởng ở chính quyền, lo ngại cho tương lai, thì họ sẽ tìm cách dành dụm, bằng những phương tiện riêng, có khi bên ngoài kinh tế chính thức, thay vì lao vào tiêu thụ.

– Không chuyển hướng được kinh tế cho một mô hình phát triển mà họ nghĩ là lâu dài và bền vững, phải đương đầu với sự chống đối có hy vọng ngày càng gia tăng trong nước, giới cầm quyền Trung Hoa có thể bị cám dỗ nhảy vào các phiêu lưu quân sự, đặc biệt là trong vùng Đông Á.

Khi làm ăn phát đạt, không ai nghĩ đến đánh nhau, gây đổ vỡ, thu hẹp thị trường… Nhưng khi mất niềm tin vào tiềm năng phát triển của một hiện trạng kinh tế, thì người ta có thể không ngần ngại phá tan tất cả, để tìm lại con đường phát triển từ một thực trạng hoang tàn, đổ vỡ, như đã được thấy trong lịch sử.

 

Vui cười

Một cựu vô địch môn chạy việt dã khoe với con cháu về thời vàng son oanh liệt của mình:

– Hồi còn trẻ, ta đã chạy nước rút 50 cây số để cho cái thằng xúc phạm người tình của ta một bợp tai.

– Rồi sau đó ông lại chạy “nước rút” về à?

– Ta cũng không nhớ! Chỉ biết rằng khi tỉnh lại, ta đã thấy mình ở trong bệnh viện rồi.

 

Biển Đông đang dậy sóng & CSVN đang theo chiến lược của Hoa Kỳ – Phạm Gia Đại

SEA OF JAPAN (July 26, 2010) – Navy and Republic of Korea (ROK) ships transit the Pacific Ocean in formation. The ROK and the U.S. are conducting the combined alliance maritime and air readiness exercise “Invincible Spirit” in the seas east of the Korean peninsula from July 25-28, 2010. This is the first in a series of joint military exercises that will occur over the coming months in the East and West Seas. (US Navy photo by Mass Communication Specialist 3rd Class (AW/SW) Adam K. Thomas)

Tình hình thế giới trong tuần qua rất sôi động và có nguy cơ nổ ra chiến tranh sau hai cuộc gặp gỡ thượng đỉnh bất thành giữa TT Barrack Obama với TT Nga Putin về Syria, và TT Obama với Tập Cận Bình về Biển Đông tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Chưa bao giờ Hoa Kỳ tỏ ra cương quyết và cứng rắn đương đầu với Trung Cộng như bây giờ, kể cả về quân sự.

1.-Chiến Lược của Mỹ Tại Biển Đông và Biển Hoa Đông về Quân Sự:

A.-Phóng viên AP hỏi Chủ Tịch nhà nước CSVN Trương Tấn Sang về việc Tập Cận Bình tuyên bố tại LHQ rằng Trường Sa và Hoàng Sa (TS & HS) là lãnh thổ từ ngàn xưa thời cổ đại của người Tầu. Ngày 25/9 và 28/9 vừa qua, lần đầu tiên cũng tại diễn đàn LHQ, CT CSVN Trương Tấn Sang cương quyết bác bỏ luận điệu đó của Tập Cận Bình, và nói TS và HS là của VN trong lịch sử đã ghi không thể chối cãi được. CT TTSang cũng cực lực phản đối việc Trung Cộng xây cất trên các đảo đá ngầm thuộc TS và HS, và yêu cầu LHQ xác nhận TS và HS là của VN. Ngoài ra ông TTSang cũng tha thiết mong Hoa Kỳ giải tỏa lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho CSVN để CSVN có khả năng tự vệ chống TC.

B.-Lập trường của Mỹ tại Biển Đông và Biển Hoa Đông: hai nơi này là quyền lợi của Hoa Kỳ. TC xây cất trên các đảo tại TS và HS là vi phạm luật biển quốc tế. Mỹ yêu cầu TC ngưng ngay lập tức việc xây cất bất hợp pháp này. Mỹ sẽ giải quyết bằng đường lối ngoại giao phi quân sự trước để buộc TC phải tuân thủ luật quốc tế. Nhưng phía Hoa Kỳ cũng không gạt bỏ biện pháp quân sự nếu TC không tuân thủ. Đàm phán giữa Tập Cận Bình và TT Obama về Biển Đông đã hoàn toàn tan vỡ tại diễn đàn LHQ. Để tích cực ngăn chặn sự bành trướng của TC tại hai Biển Đông và Hoa Đông, và cũng để yểm trợ cho sự phản đối TC của CT TTSang tại LHQ, và yểm trợ các nước đồng minh trong vùng Biển Thái Bình Dương (kể cả CSVN), Mỹ đã đổ quân và vũ khí vào một lọat các nước ĐNA như sau:

-Mỹ đưa 4 hạm đội vào Biển Đông và Hoa Đông. Mỹ rút một số lực lượng từ các nơi trên thế giới để dồn về Biển Đông. 198 ngàn quân trong đó khoảng 30 ngàn TQLC đã đổ bộ vào Hawaii, Okinawa, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Nam Hàn. Đưa 4 tàu LCS (chiến đấu cận duyên) vào Singapore. Đưa máy bay B-2, hỏa tiễn liên lục địa vào Nam Hàn, Phi và Đài Loan.

-HKMH thứ ba của Hoa Kỳ là chiếc George Washington vào vùng biển phía nam Palawan của Phi. HKMH Vincent vào eo biển Đài Loan cũng để bảo vệ Nam Hàn và Nhật.

-Đặc biệt, Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) Ronald Reagan với trọng tải trên 140 ngàn tấn, một trong những HKMH lớn nhất thế giới vừa hạ thủy trên năm nay – cùng task force bao gồm 15 chiến hạm và 2 HKMH chở trực thăng + với HKMH Okinawa bỏ neo ngoài khơi Cam Ranh. HKMH Okinawa là loại MAF (Marine Amphibious Force). Các task forces của Hải Quân HK đi vào Biển Đông và Biển Hoa Đông là nằm trong chiến lược của Mỹ bảo vệ vùng biển TBD từ Hải Phòng xuống đến Singapore.

-Ngoài ra theo Reuter từ Singapore thì phía Hoa Kỳ nói TT Obama dự định sẽ ghé thăm VN vào mùa Thu năm nay và sẽ gỡ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương cho CSVN. (Trong khi Tập Cận Bình nói sẽ thăm VN vào mùa Thu sang năm).

2.- Chiến Lược của Mỹ Chống TC về Kinh Tế:

Ngoài việc gặp khó khăn vì tình hình Biển Đông đang diễn tiến hoàn tòan bất lợi cho TC, và viễn ảnh phải đối đầu với lực lựơng hùng mạnh của Hải Quân HK, Bắc Kinh đang chao đảo vì sự sụp đổ của thị trường chứng khóan, đang tìm cách bán tháo công khố phiếu (CKP)  mua của Mỹ lên đến 1,400 tỷ USD để cứu nguy cho Stocks. Có nguồn tin nói Wall Street Mỹ sẽ mua lại CKP này vì đồng USD đang lên giá so với đồng Yuan của Tầu nên có thể Mỹ chỉ cần bỏ ra khoảng 400-500 triệu USD là mua hết CKP của Tầu bán rẻ bán tháo ra. Và như vậy Mỹ sẽ rũ sạch nợ với Tầu.

3.- Bình Luận:

Chưa bao giờ giới bình luận thế giới thấy Hoa Kỳ có thái độ dứt khóat đương đầu với Bắc kinh như vậy về hai Biển Đông và Hoa Đông. TT Obama đã cho TCB thấy rõ rằng Mỹ không chấp nhận tình trạng bành trướng phi luật pháp của TC tại Biển Đông và ra sức phô trương lực lượng và yểm trợ mạnh về quân sự cho các nước đang có tranh chấp trong vùng, đặc biệt là CSVN.

Chưa bao giờ CSVN lên tiếng chống lại Tàu dứt khóat như vậy, và tỏ rõ lập trường đi theo chiến lược của Hoa Kỳ tại Biển Đông, và chào đón các task forces của Mỹ vào vùng biển của VN.

Tình hình sẽ còn biến động trong thời gian tới và nếu TC không lui bước, ngòi nổ chiến tranh có nguy cơ sẽ xẩy ra ngay tại Biển Đông trong những ngày sắp đến (Theo Tin Tổng Hợp)./.

Nguồn : http://www.thegioimoionline.com/?p=5482

 

 Thơ Đường

Cửu Nguyệt Cửu Nhật Ức Sơn Đông Huynh Đệ – Vương Duy (699 – 759)

 

            Độc tại dị hương vi dị khách

            Mỗi phùng giai tiết bội tư thân

            Dao tri huynh đệ đăng cao xứ

            Biến sáp thù du thiểu nhất nhân

 

Dịch Xuôi :

Ngày 9 tháng 9 Nhớ Anh Em Ở Sơn Đông –  PKT 10/02/2015

 

(Vất vưởng) một thân ở nơi quê người làm khách lạ

Mỗi lần đến ngày lễ tiết (Trùng Cửu ) lại thêm nhớ nhiều về người thân

Tôi tuy ở nơi xa cũng biết vào ngày này anh em ở nhà ai nấy đều đi lên trên núi 

Mỗi người mỗi nhánh thù du cài vào người (để trừ tà) , chỉ  thiếu vắng một người mà thôi

 

Thơ

Ngày Lễ Trùng Cửu Nhớ Anh Em –  PKT 10/02/2015

 

            Xứ lạ ,một thân , làm khách lạ ,

            Đến ngày trùng cửu, nhớ về nhà .

            Thù du cài áo , ở trên núi ,

            Thấy vắng người xa , có xót xa ?

 

Sau 64 năm Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo «thọ nạn»: Tín đồ bắt đầu đòi Công lý? – Nguyễn văn Trần

Năm nay, ngày 25 tháng 2 âm lịch nhằm ngày 29 tháng 3 dương lịch, tức ngày 16 tháng 4 năm 1947, năm nhuần, một số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đông chừng vài chục ngàn người đã tự động tổ chức Lễ Tưởng nhớ Đức Thầy thọ nạn ở nhiều địa điểm trong vùng Đồng Bằng Sông Cữu long. Từ khi cộng sản cai trị Miền nam, người Phật Giáo Hòa Hảo không được phép nhắc tới Đức Thầy thọ nạn vì đó là điều vẫn còn bị nhà cầm quyền cộng sản cấm kỵ nghiêm ngặt.

Nơi đây, tôi chỉ trích thuật vài địa điểm tổ chức lễ mà tôi được biết qua thông tin của một thân hữu có mặt tại chỗ theo dõi tình hình thực tế.

Từ ngày 22 tháng 2 âm lịch, tại xã Long Giang, Huyện Chợ Mới, An Giang, một nông dân lão thành, nhà có vườn rộng, đã điềm nhiên treo trước nhà một tấm biểu ngữ màu nâu, khổ 4mx 0m,90, với  hàng chữ « Tưởng nhớ 64 năm Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo thọ nạn tại Đốc Vàng, Kiến Phong ».

Đồng thời, tại vùng Thất sơn, có 3 địa điểm khác : Láng Linh, Bảy Thưa và Xã Phú Tân, An Giang, như ba nơi động tâm của người PGHH, tín đồ cũng đồng loạt tự động tổ chức Lễ Tưởng nhớ «64 năm Đức Thầy thọ nạn». Mỗi nơi đón nhận tín đồ lần lượt tới làm lễ hằng mươi ngàn người. Riêng tại Lò Rèn ở Cù Lao Ông Chưởng, công an đông đảo, trang bị võ khí, các loại xe cấp cứu, xe bắt người, túc trực canh phòng nghiêm ngặt vì nơi đây, tín đồ tổ chức lễ rình rang hơn, có cờ quạt, nhiều biểu ngữ ghi chép lại lời Đức Thầy dạy.

Ở những nơi khác, hình thức tổ chức lễ đơn giản hơn. Vài nhà gần nhau, hợp lại, lập bàn thờ trước sân nhà, cùng nhau cầu nguyện Đức Thầy sớm trờ về để cứu dân, cứu nước.

Vẫn áp dụng biện pháp cố hữu, công an ngăn chận các trục giao thông thủy bộ dẩn tới các địa điểm tổ chức Lễ để không cho hoặc giới hạn số người tham dự nhưng vẫn không quản lý được khối lượng tín đồ đi dự lễ.

Nhà cầm quyền cộng sản ngăn cấm tổ chức Lễ tưởng nhớ Giáo chủ PGHH thọ nạn vì lo sợ khối tín đồ đứng lên đòi hỏi món nợ máu của 64 năm trước. Nói rỏ « thọ nạn », tức bị Việt Minh vâng lệnh Hồ Chí Minh ở Hà nội tổ chức ám sát ?

Những xung đột đẩm máu giửa lực lượng Quốc gia và cộng sản

Xin nhắc sơ lược một vài biến cố của thời cuộc Việt nam từ năm 1945 để hiểu tại sao cộng sản căm thù PGHH và ra tay ám hại Giáo chủ. Sau khi Nhựt bổn lật đổ chánh quyền Pháp tại Đông Dương, ngày 10-03-1945, nhà trí thức ái quốc Hồ văn Ngà thành lập Đảng Việt nam Quốc gia từ sự phối hợp với Đảng Nhân dân Cách mạng gồm có các nhà cách mạng ái quốc Phan Khắc Sửu, Võ Oanh, Trấn Quốc Bửu, Trần văn Ân, Ngô Đình Đẩu, Nguyễn văn Sâm, …

Ngày 12-03-1945, Hoàng Đế Bảo Đại ra tuyên cáo hủy bỏ tất cả Hiệp ước bất bình đẳng đã ký với Pháp ngày 6-6-1862 và ngày 15-08-1884. Hành động của Hoàng Đế đã mặc nhiên có hiệu lực khôi phục nền độc lập dân tộc và sự thống nhứt đất nước.

Ngày 14-08-1945, hưởng ứng lời kêu gọi kết hợp lực lượng tranh đấu của nhà trí thức ái quốc Hồ văn Ngà, Giáo chủ PGHH, các nhân sĩ Trần văn Ân, Nguyễn văn Sâm, Trần văn Thạch, …liên kết các đảng phái để thành lập một tập hợp lớn « Mặt Trận Quốc Gia Thống nhứt ».

Sau khi Nhựt bổn đầu hàng Đồng Minh, Triều tiên, Nam dương tuyên bố Độc lập. Mặt Trận Quốc gia Thống nhứt vừa ra đời đã triệu tập một cuộc biểu tình tuần hành trên khắp các đường phố Sài gòn qui tụ cả 200 000 người tham dự, biểu dương một lực lượng quần chúng hùng hậu cho một Việt nam độc lập trước dư luận quốc tế và quốc nội.

Tháng 8 năm 1945, Nhựt bổn chọn trao trả Chánh quyền Nam kỳ cho Hội đồng Nam kỳ do nhơn sĩ Trần văn Ân làm Chủ tịch. Nhưng sau đó, ngày 22-08-1945, Việt Minh tổ chức biểu tình trước Nhà Hát lớn Hà nội và cướp Chánh quyền. Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị để làm « Công dân một nước độc lập hơn làm vua một nước bị nô lệ ».Trong Nam, ngày 25-08-1945, Việt Minh cướp Chánh quyền bằng cách thành lập một thứ chánh quyền cách mạng theo kiểu cộng sản, Lâm Ủy Hành chánh Nam bộ, với 9 Ủy viên và Trần văn Giàu tự phong làm Chủ tịch. Ngày 02-09-1945, Hà nội và Sài gòn đều biểu tình, tuyên bố Việt nam độc lập lần nữa. Hồ Chí Minh bổng nhiên xuất hiện trước đồng bào ở Hà nội và đọc tuyên ngôn độc lập, tự xác nhận Chủ tịch nước.

Ngày 07-09-1945, các đảng phái Quốc gia và Nhóm Đệ Tứ phản đối quyết liệt, đả đảo Lâm Ủy Hành chánh độc đoán và thiếu lương thiện. Trần văn Giàu đã phải nhượng bộ, mở rộng sự tham dự tổ chức. Phạm văn Bạch thay Trần văn Giàu làm Chủ tịch, do 2 ông Dương văn Giáo và Trần văn Ân giới thiệu.

Ngày 08-09-1945, tại Cần thơ, tín đồ PGHH biểu tình hô hào chống « độc tài », ủng hộ Mặt Trận Quốc gia Thống nhứt. Khẩu hiệu chống « độc tài » lúc bấy giờ của PGHH đưa ra thật hoàn toàn mời mẻ và xa lạ với ngôn ngữ tranh đấu của quần chúng việt nam, nhứt là nông dân Miền Đồng bằng sông Cữu long, làm cho cộng sản bị dị ứng.

Ngày 09-09-1945, Trần văn Giàu cho công an bao vây Trụ sở Việt nam Độc lập Vận động Hội của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ ở đường Miche, Sài gòn, để bắt Đức Thầy, nhưng không bắt được. Ngày 13-09-1945, công an của Trần văn Giàu do Lý Huê Vinh cầm đầu, bắt đầu khủng bố tiêu diệt những người tranh đấu chống Pháp không theo cộng sản như các Ông Vũ Tam Anh (Nguyễn Ngọc Nhẫn – 3 chữ N), Hồ văn Ngà, Trần Quang Vinh, Lương Trọng Tường và Lãnh tụ Đảng Lập Hiến Bùi Quang Chiêu.

Tù binh Pháp ở Sài gòn được Tướng Douglas Gracey của Anh thả ra và phát võ khí nói là để tự vệ, tấn công các vị trí quân sự và cơ sở Hành chánh của Nam bộ. Ngày 24-09-1945, bốn Sư đoàn Dân quân Cách mạng đồng loạt đứng lên với đồng bào các giới chống lại Pháp với đủ thứ vỏ khí kể cả võ khí thô sơ. Nam bộ kháng chiến thật sự bắt đầu.

Ngày 25-09-1945, Lâm Ủy Hành chánh bị Tướng Gracey đuổi ra khỏi Dinh Gia Long, sau đó rút êm về Chợ Đệm, vùng quê hương của Nguyễn văn Trấn và Trần văn Giàu (Gò Đen). Ở lại Sài gòn, lực lượng Quốc gia gồm có các Ông Trần văn Ân, Nguyễn văn Sâm, Kha vạng Cân, Hồ văn Ngà tổ chức chống Pháp, phong tỏa Sài gòn, làm cho thành phố không điện, không nước, thiếu lương thực, …Dân chúng lớn tuổi, trẻ nít, được lịnh tảng cư.

Sài gòn-Chợ lớn gần như một thành phố chết, nhiều nơi chìm trong khói lửa. Pháp kêu gọi hưu chiến để hoãn binh, chờ tiếp vận, nhứt là về lương thực. Lực lượng võ trang Bình Xuyên, Thanh niên Đoàn, lui về bố trí các yếu điểm chờ lịnh mới. Lợi dụng tình hình hưu chiến, Việt Minh chui ra lùng bắt các nhà ái quốc, các đảng phái quốc gia, tiêu diệt để kháng chiến chỉ có lãnh đạo là cộng sản. Trong chủ trương này, Trần văn Giàu đã ra tay sát hại lối 2500 trí thức Miền nam không theo cộng sản ( Lời tiết lộ của chính Trần văn Giàu với Ông Trịnh Hưng Ngẩu tại Bangkok, ngày 13-03-1946, trên đường về Hà nội, do Ông Trịnh Hưng Ngẩu thuật lại trong hồi ký của Ông tự xuất bản ở Sài gòn ngày 19-09-1973 )

Cộng sản xung đột trực tiếp với PGHH

Xung đột giửa cộng sản và lực lượng Quốc gia ngày càng rỏ, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ thật lòng tìm cách giải tỏa để giử sức mạnh chống Pháp. Trong phiên hợp với Lâm Ủy Hành chánh kéo dài, bổng Lý Huê Vinh tới đưa cho Trần văn Giàu bức điện tín báo tin « Hòa Hảo nổi dậy, đảo chánh chiếm chánh quyền Cần thơ ». Giáo chủ PGHH phủ nhận, giải thích PGHH biểu tình, không võ trang, được phép của Chánh quyền Cần thơ, nhằm bày tỏ nguyện vọng « Võ trang quần chúng chống thực dân Pháp, Tẩy uế các phần tử thối nát trong Ủy Ban Hành chánh Nam bộ ». Cuộc biểu tình đông gần hai mươi ngàn tín đồ PGHH, biểu dương thanh thế cũng nhằm ủng hộ Mặt Trận Quốc gia Thống nhứt. Trần văn Giàu không thể để cho một thế lực nào khác ngoài cộng sản lớn mạnh nên đã chủ trương đàn áp triệt để cuộc biểu tình và đã dìm tín đồ PGHH trong biển máu. Sau này, ở nhiều nơi Miền tây, vào ngày 08-09, gần như có cả làng cùng làm đám giổ thân nhân bị cộng sản sát hại trong cuộc biểu tình.

Vào đầu tháng 4-1947, các tổ chức chống Pháp phe Quốc gia cho di chuyển các đơn vị võ trang của Cao Đài, PGHH, Đại Việt, Bình Xuyên về chiếm đống Đồng Tháp Mười. Bị lực lượng của Nguyễn Bình phục kích ám hại trên đường đi nên chỉ có lực lượng PGHH và Đại Việt tới được vì thông thuộc đường đi. Kế hoạch chiếm đống Đồng Tháp Mười do đó không thực hiện được.

Biến cố ngày 16-04-1947

Ngày 16-04-1947 là thời điểm vô cùng trọng đại đối với toàn bộ khối tín đồ PGHH ngày nay phải lên gần 7 triệu ( phát triển theo dân số vì PGHH bao gồm cả gia đình ) vì ngày đó, Giáo Chủ PGHH « vắng mặt ».

Dư luận bên ngoài khối tín đồ cho rằng cộng sản đã ám hại Ông. Nhưng người PGHH thì tin tưởng Ông chỉ tạm thời vắng mặt thôi. Hằng ngày, họ lo trao dồi « đời đạo song tu » để chờ ngày Thầy trở lại. Sự vắng mặt Giáo chủ đã dẩn đến tình trạng thiếu lãnh đạo của PGHH về cả mặt tôn giáo và tranh đấu cho một Việt nam thật sự độc lập không cộng sản.

Từ đây người PGHH phải đối phó sanh tử cùng lúc với hai kẻ thù : Pháp và Việt Minh. Trước kia, họ chỉ chiến đấu với thực dân Pháp, và cảnh giác với người cùng chiến tuyến là Việt Minh. Nay thì họ phải chiến đấu với Việt Minh lẩn núp sát cánh, đang rình rập tiêu diệt họ bằng đủ mọi thủ đoạn gian ác, tàn độc học được của Staline và Lê-nin.

Nhắc lại đêm 16-04-47, Giáo chủ PGHH, với tư cách Ủy viên Đặc biệt của Ủy Ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ, cương quyết đi tới sào huyệt của Việt minh tại làng Tân Phú, Tỉnh Long Xuyên, theo thư mời của Trần văn Nguyên (Đặc phái viên, kiêm Thanh tra Chánh trị Miền Tây Nam bộ) và Bữu Vinh, dự phiên họp với Ủy viên Quân sự và Thanh tra Chánh trị Miền tây của Việt Minh để mong hòa giải những xung đột giửa các phe cùng đánh thực dân với nhau. Buổi họp lúc bấy giờ thường diển ra ban đêm vì lý do an ninh, tránh bị Tây ruồng bố và oanh tạc. Trong buổi họp hôm đó, Việt Minh đã bố trí sẳn một toán Vệ Quốc đoàn võ trang phục kích bao quanh phòng họp, chờ lúc thuận lợi xả súng bắn thẳng vào Giáo chủ.

Theo tín đồ PGHH thì sau vụ ám hại có chủ mưu đó, Giáo chủ không chết vì còn viết thư trước mặt một tín đồ và sai người này mang thư về trao cho 2 ông chỉ huy Quân sự Nguyễn Giác Ngộ và Trần văn Soái. Bức thư viết tay của Đức Thầy được ông Mai văn Dậu kiểm tra nét chữ viết và chữ ký tên và xác nhận đúng là do Đức Thầy viết *.

Nhưng từ biến cố đó cho tới nay, Giáo chủ vẫn chưa trở lại dìu dắt tín đồ của Ngài.

Có phải Việt Minh tuân lệnh Hồ Chí Minh giết Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ không ?

Từ 64 năm qua, người tín đồ PGHH vẫn một lòng tin « Đức Thầy tạm vắng mặt ». Tin trong sự thương kính, mong đợi ngày Đức Thầy trở về. Nhưng thực tế, có những tài liệu cho thấy Việt Minh đã chủ trương sát hại Giáo chủ để PGHH và Dân Chủ Xã Hội Đảng không có lãnh đạo mà không có nguời khả dĩ thay thế. Việt Minh giết Giáo chủ vì lo sợ Dân Xã Đảng sẽ cùng với các Tổ chức khác nắm quyền lãnh đạo kháng chiến ở Nam bộ trong lúc Việt Minh còn yếu. Dân Xã Đảng sẽ là một đảng mạnh vì PGHH lúc bấy giờ có trên 2 triệu tín đồ mà mỗi tín đồ là một đảng viên thực thụ hay tiềm lực. Về chủ trương, Dân Xã Đảng đưa ra lý thuyết « Dân chủ Xã hội » là một lý thuyết hoàn toàn mới mẻ lúc bấy giờ, nhưng lại phù hợp với giáo lý Tứ Ân của PGHH mà « Ân Đồng bào và Nhân loại » vốn là nền tảng của tư tưởng dân chủ xã hội mà ngày nay nhiều quốc gia tiên tiến như ở Bắc Âu đang áp dụng.

Trong tập «Ghi chú về PGHH» của Đại tá Phòng Nhì Savani (Notes sur le PGHH, no 300 893, CHEAM, Paris VI ), có phổ biến một văn bản của Ban Chấp Hành Nam bộ (Ban Thường vụ), truy tố Giáo chủ theo tội phản động và ban hành Quyết định gồm 4 điểm:

1 – Ông Huỳnh Phú Sổ bị cách chức Ủy viên Đặc biệt của Nam bộ kể từ ngày ra Quyết định này,

2 –  Giám đốc Tư Pháp có nhiệm vụ truy tố Ông Huỳnh Phú Sổ về tội phản động,

3 –  Quyết định này sẽ gởi khẩn về Chánh phủ Trung ương,

4 –  Ủy viên Nội vụ và Giám đốc Tư pháp, tùy theo nhiệm vụ của mình, nhận lãnh thi hành Quyết định này.

Ngày 28 tháng 4 năm 1947

Thay mặt Ban Chấp Hành Nam Bộ, Phó Chủ tịch PHẠM NGỌC THUẦN ký tên

Gần một tháng sau, ngày 20 tháng 5 năm 1947, Ban Chấp Hành Nam Bộ ra Thông Cáo về Bản án của Huỳnh Phú Sổ :

“Ban Chấp Hành nam Bộ thông báo với đồng bào những điều sau đây :

Trong buổi hợp bất thường ngày 25 tháng 4 năm 1947, Ban Chấp Hành Nam Bộ đã đề cử Một Tòa Án Đặc biệt cách chức Ủy viên Đặc biệt của Ông Huỳnh Phú Sổ và tuyên án tử hình Ông vì tôi phản động và âm mưu tạo bất ổn tại Miền Tây trong lúc mọi lực lượng nhân dân phải được bảo vệ để theo đuổi Kháng chiến.

“Ông ấy tổ chức cho riêng Ông những Toán võ trang, Cơ quan An ninh và Tòa Án đặc biệt giống như một Quốc gia trong một Quốc gia.

“Ông ra lịnh võ trang Dân Xã Đảng và tín đồ PGHH.

“Ông ra lịnh cho Dân Xã Đảng và tín đồ PGHH nổi dậy, bắt giết cán bộ Chánh phủ và dân chúng.

“Ông bí mật gởi lực lượng võ trang của Ông tới Miền Tây để bảo vệ và khuyến khích những người cướp bóc và gây bất ổn. “Đảng viên Dân Xã Đảng và tín đồ PGHH đã hợp tác với Quân đội Pháp để đánh lại Quân đội Chánh phủ và khủng bố đồng bào dân sự.

– Ông Huỳnh Phú Sổ đã bị hành quyết.

Ngày 20 tháng 5 năm 1947

Ban Chấp Hành Nam Bộ ( Không có người ký tên)

Trước đó, ngày 21 tháng 4, Giám đốc Công An Kiều Tân Lập, Thanh Tra Chánh trị Miền Tây Trần văn Nguyên, thay mặt Ban Chấp Hành và Ban Thường Vụ Nam Bộ, ra lịnh cho các Cơ quan Hành chánh, Quân đội và Công An truy lùng và thanh toán Dân Xã Đảng ở khắp nơi bắt gặp, xử lý tùy theo sáng kiến của cán bộ.

Theo tài liệu trên đây, ai cũng thấy Việt Minh, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, đã chủ trương giết Giáo chủ PGHH và thanh toán Dân Xã Đảng, khủng bố tín đồ PGHH để tiêu diệt trọn vẹn một kẻ thù nguy hiểm. Về chủ trương tiêu diệt PGHH của cộng sản Hà nội, một ký giả người Nga thuật lại với ông Như Phong Lê văn Tiến, ký giả báo Mỹ (Times, Newsweek, nay đã mất ở Mỹ), Chánh quyền Hà nội ban hành chỉ thị phải tiêu diệt triệt để PGHH trong vòng 10 năm, từ 1978-1988. Sau khi lùng bắt, thủ tiêu một số Cán bộ Ban Trị Sự, cộng sản nhận thấy số tín đồ, nhứt là thành phần trẻ đã không giảm, mà còn gia tăng. Chưa mản   10 năm, công sản đã phải hủy bỏ kế hoạch này.

Từ sau 30/04/75, cộng sản vẫn kiểm soát, ngấm ngầm khủng bố tín đồ PGHH, ngăn cấm triệt để mọi sanh hoạt tôn giáo, lưu hành kinh sách, tịch thu các cơ sở văn hóa xã hội của PGHH và biến mục tiêu sử dụng có tính cách sỉ nhục.

Năm 2000, tín đồ cương quyết tổ chức kỷ niệm 60 năm lập Đạo, không phụ thuộc vào chánh quyền. Thấy không thể ngăn cản được – theo cách “ giết không được, tha làm phước ” –  chánh quyền cho thành lập Ban Trị Sự Lâm thời với ông Mười Tôn, người địa phương, đảng viên cộng sản tập kết về, làm Chủ tịch, để chánh thức tham dự lễ. Hà nội đã không ngờ đã có hơn triệu lược người đi về dự lễ (Reuter, BBC việt ngữ, RFA việt ngữ, cùng loan báo).

Giờ đây, chánh quyền cộng sản Hà nội vẫn chưa cho PGHH lập lại những Độc Giảng Đường để phổ biến giáo lý, chưa hoàn trả những cơ sở vật chất tịch thâu trái phép. Nên nhớ có hoàn trả những cơ sở này cho PGHH cũng là hoàn trả của nhân dân về cho nhân dân. Không bị mất vào tay ngoại bang, Tây hay Tàu.

Trước đây, khi vận động giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đi ra ngoại quốc và ôm về những điều của Nga Tàu, dẩn về xứ những tên Nga, tên Tàu. Trong lúc đó, Giáo chủ PGHH đi vào lòng nông dân Miền Tây, vận động sức mạnh của nông dân để đánh đuổi thực dân cho Việt nam độc lập. Ngày nay, người tín đồ PGHH có đầy đủ chánh nghĩa để đòi công lý cho Giáo chủ và PGHH. Giáo chủ mất tích là tội phạm hoàn toàn ở đảng cộng sản vì tính cách liên tục pháp lý. Các cơ sở vật chất phải trả lại cho PGHH. Quyền hành đạo của 7 triệu tín đồ phải được phục hồi trọn vẹn.

Trường hợp chủ trương tiêu diệt PGHH là tội chống nhân loại điển hình của cộng sản hà nội. Mà tội chống nhơn loại là tội bất khả thời tiêu.

Phụ chú:

* Theo Thành Nam trích dẩn của Vương Kim, PGHH trong dòng lịch sử Dân tộc, Đuốc Từ Bi xuất bản, Cal, huê kỳ, 1991, trg 433.

* Theo những tài liệu của Đại tá Phòng Nhì Pháp Savani, thì Đức Thầy bị Việt Minh  hành quyết trong thời gian giửa tháng 4 và tháng 5 năm 1947. Như vậy, Đức Thầy đã không chết khi bị Vệ Quốc Đoàn bắn xả vào Ngài ở buổi hợp.

*  Tôi hỏi  Ông Phạm Ngọc Thuần ( người ký tên Quyết định ngày 28/04/4, nay đã mất ) trong một buổi gặp nhau ăn cơm trưa tại nhà Ông Đinh văn Hoàng, nguyên Giáo sư, Phó Khoa trưởng Đại Học Khoa Học Sàigòn (vừa mất hôm tháng 03/2011 tại Antony, ngoại ô Tây-Nam Paris),ở Le BlancMesnil, ngoại ô Đông-Bắc Paris, về bản văn trên, Ông Thuần trả lời là ông hoàn toàn không biết bản văn ấy trước khi được phổ biến. Nó được họ làm sẳn và ký tên Ông rồi cho phổ biến. Tôi hỏi theo Ông, Hồ Chí Minh có ra lệnh không ?

PNThuần :  Hồ Chí Minh không ra lệnh đi nữa thì cũng phải biết chuyện này.

** Tôi có được các tài liệu trên đây từ năm 1985. Có gởi cho Ông Thành Nam sử dụng khi Ông biên khảo “PGHH trong dòng lịch sử Dân tộc ”.

Nay tôi mới phổ biến vì trưóc giờ tôi giử lòng kính trọng sự tin tưởng của đồng bào tín đồ PGHH về “Đức Thầy tạm vắng mặt, sẽ trở về ”.

 

Vui cưởi

Cô giáo yêu cầu học sinh lớp ba làm văn tả động vật. Đề bài tuần thứ nhất là tả một con mèo.

Một học sinh viết gọn lỏn: “Nhà em có một con mèo”.

Khi trả bài, cô giáo hỏi:  – Sao em không tả rõ hơn?

Bé đáp:  – Dạ, nhà em có nhưng em chưa được thấy. Vì mẹ em nói ba em có mèo, ba em ra sức giấu còn mẹ em ra sức tìm.

Khi nào mẹ em tìm thấy, em sẽ tả kỹ ạ!

Tuần thứ hai, đề bài yêu cầu tả con chó. Học sinh nọ lại viết cộc lốc: “Nhà em có một con chó”.

Cô giáo bảo:- Em nên tả kỹ hơn!

– Dạ, con chó còn ở ngoài đường, vì một hôm mẹ em nói với ba em: “Hôm qua đi với con chó nào cả ngày?”. Khi nào nó về nhà em, em sẽ tả kỹ hơn ạ.

Tuần thứ ba, cô ra đề tả con khỉ.

Vẫn em học sinh bữa trước, lần này thì viết dài hơn: “Nhà em có nuôi một con khỉ, nhưng em không thấy đâu……vì hôm nọ, khi em đang đứng chơi trước ngõ, có một cô rất trẻ đến gõ cửa, ba em vội chạy ra nói nho nhỏ với cô ấy:     “Con..khỉ đang ngồi trong nhà đấy”  

 

Biển Đông

Tuyên bố của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ Việt Nam Về Một Hệ Thống Căn Cứ Hải Quân Mới Tại Quần Đảo Trường Sa Và Đảng Cộng Sản Việt Nam

GS Nguyễn Văn Canh

 

( Bản dịch từ Anh Ngữ của Trung Tâm Nghiên Cứu Việt Nam)

Trong các thập niên qua, Trung Cộng đã dần dần khẳng định chủ quyền của chúng trên Biển Đông (Eastern Sea) của Việt Nam.  Trong năm 1988, Trung Cộng đã phái các lực lượng hải quân của chúng đến xâm chiếm sáu rạng đá ngầm tại Quần Đảo Trường Sa.  Sau đó, Trung Cộng đã xây dựng các kiến trúc kiên cố trên đó để xác định chủ quyền của chúng.  Trong Tháng Sáu 2007, Trung Cộng đã vẽ một bản đồ chữ U bao trùm 80% diện tích Biển Đông, tuyên bố rằng vùng đó thuộc chủ quyền của chúng. Trong Tháng Mười Một 2007, Trung Cộng đà thiết lập Huyện Hoàng Sa tại Đảo Phú Lâm (Woody) thuộc Quần Đảo Hoàng Sa (Paracels) để quản trị các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đây là một hành vi sát nhập một cách chính thức quần đảo này vào lãnh thổ của Trung Cộng. Trước sự vi phạm trắng trợn vào lãnh hải của Việt Nam bởi Trung Cộng, các lãnh đạo ĐCSVN (VC) đã tỏ ra không mấy quan tâm đến sự bảo vệ lãnh thổ quốc gia của họ.  Không hành động tích cực nào đã được đưa ra để phòng vệ lãnh thổ.  Ngược lại, họ đã động viên toàn thể guồng máy chính quyền [bao gồm cảnh sát, tòa án, nhà tù, nhân viên quân sự, với sự hỗ trợ của các chi bộ đảng địa phương] để đàn áp các sự phản đối của các sinh viên đã biểu tình trên các đường phố Hà Nội và Sàigòn để chống lại sự xâm lăng của Trung Cộng

Lãnh đạo VC càng nhượng bộ  nhiểu đối với lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc (TC) , thì Trung Cộng lại càng gia tăng nhiều hơn nữa các hoạt động để khẳng định các yêu sách về chủ quyền của chúng trên Biển Đông. Trong Tháng Năm 2014 vừa qua, Hệ Thống Căn Cứ Hải Quân Trung Cộng (HTCCHQTC) đã được thiết lập như một bước tiến hơn nữa nhằm đạt được mục đích của của chúng: làm chủ thực sự và duy nhất toàn thể  vùng biển này.

I. ÂM MƯU BÀNH TRƯỚNG CỦA TRUNG CỘNG

Đầu Tháng Năm 2014, truyền thông quốc tế loan truyền tin tức cảnh báo rằng Trung Cộng đang xây cất một hòn đảo nhân tạo khổng lồ trên Rạng Đá Ngầm Gạc Ma (Johnson South Reef: JSR) để biến cải toàn thể khu vực thành một căn cứ hải quân, nhằm kiểm soát hải phận Á Châu này.

Đảo Đá Ngầm Gạc Ma là của Việt Nam.

Trong Tháng Ba 1988, Trung Cộng đã phái bốn khu trục hạm thuộc lực lượng hải quân của chúng tại đảo Hải Nam đến chiếm đoạt đảo này, hạ sát khoảng 64 binh sĩ cộng sản Việt Nam không vũ trang trong khi đang bơi và chuyển vận đồ tiếp tế cho các chiến hữu của họ đồn trú tại đó để phòng thủ rạng đá ngầm này.  Điều đáng nói là sau khi sử dụng các vũ khí hạng nặng để tấn công các người đang bơi lội, lính Trung Cộng đã đến nơi trên các tàu PT, tìm kiếm các người vẫn còn sống sót để giết họ bằng súng nhỏ.

Rạng Gạc Ma cấu thành bởi san hô, nằm ở chóp đỉnh của chuỗi Sinh Tồn về phía Tây Nam, và là một trong sáu đảo đá ngầm mà Trung Cộng đã cướp đoạt của Việt Nam hôm 14 Tháng Ba.

Khu vực này tọa lạc phía nam của Quần Đảo Trường Sa.

Vào ngày 5 Tháng Năm 2014, Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) của Trung Cộng. tiết lộ (một cách nửa bí mật) rằng Trung Cộng ‘đã tạo lập một hòn đảo nhân tạo “có thể là Đảo Gạc Ma” thuộc Quần Đảo Trường Sa, trên đó có một phi trường hải quân và một hải cảng để tiếp nhận các tàu của Trung Cộng, sẽ được sử dụng để “đáp ứng mau lẹ trong trường hợp chiến tranh”.  Sau đó, một cơ quan truyền thông khác tại Trung Cộng có nói rằng đảo Gạc Ma  chỉ là một trạm cung cấp đồ tiếp liệu cho các ngư phủ mà thôi.  Các văn phòng, nhà nghỉ, và các nông trại cùng một hải cảng đủ lớn để phục vụ cho các tàu có trọng tải đến 5,000 tấn cũng sẽ được xây dựng.

Vào ngày 7 Tháng Sáu, 2014, từ South China Morning Post (SCMP) có tường thuật rằng Trung Cộng đã biến đảo Gạc Ma thành một đảo nhân tạo vĩ đại.  Trên đó, phi trường hải quân, các hải cảng riêng biệt cho các tàu quân sự và dân sự sẽ được xây dựng.  Các nhà ở cho thường dân, các cơ sở du lịch cũng được dự trù.  Các tàu nạo vét đang hút cát từ đáy biển cho mục đích đó.

Vào ngày 13 Tháng Năm, 2014, Bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân đã tố giác rằng Trung Cộng đang xây cất một đảo nhân tạo mang tên JSR, gồm cả một phi trường quân sự.

Trả lời sự tố giác của Phi Luật Tân, vào ngày 15 Tháng Năm 2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng, Hoa Xuân Oánh tại Bắc Kinh đã tuyên bố rằng Trung Cộng “có chủ quyền không tranh cãi trên vùng này, kể cả Rạng San Hô Gạc Ma”; vì thế, chúng “có quyền xây dựng bất kỳ điều gì mà chúng muốn làm”.

***

Trung Cộng đã xây dựng một đảo nhân tạo khác tại khu vực Rạng San Hô Chữ Thập (Fiery Cross Reef: FCR).  Rạng San Hô Chữ Thập ở phía Tây của Đảo Gạc Ma.  Vào ngày 6 Tháng Một 2015, Tướng Gregorio Catapang Jr., Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Phi Luật Tân tuyên bố: “Khoảng 50% hòn đảo nhân tạo đã được hoàn tất … Nó được xây cất trên rạng san hô [FCR] mà Trung Cộng đã chiếm đoạt của Việt Nam hồi năm 1988 … Đây là một điều quan ngại nghiêm trọng, bởi nó có thể được sử dụng cho một mục đích khác hơn hòa bình …”

Một trang mạng Phi Luật tân có tên Rappler hôm 6 Tháng Một, 2015 đã trích dẫn một nguồn tin từ quân đội Phi Luật Tân nói rằng phi đạo được xây dựng trên đảo Chữ Thập dài 2000 mét và sẽ được hoàn tất vào cuối năm.

Trong Tháng Mười Một 2014, Tạp Chí HIS Jane Review có công bố một hình chụp bằng vệ tinh cho thấy một phi đạo và một hải cảng trên hòn đảo đang khai hoang có chiều dài 3 cây số và chiều ngang 300 mét.

Đối với một chuyên viên quân sự Phi Luật Tân, không còn gì để nghi ngờ rằng phi đạo sẽ được sử dụng cho các máy bay phản lực quân sự Trung Cộng trợ giúp vào việc đặt toàn vùng dưới sự kiểm soát của Trung Cộng, trong khi hải cảng sẽ để tiếp nhận các tàu tiếp tế và các tàu khác giúp Trung Cộng thực hiện các kế hoạch bành trướng của chúng.

Các đảo nhân tạo JSR và FCR trong HTCCHQ đã được thành hình để đáp ứng các nhu cầu của Trung Cộng muốn bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.

Vì căn cứ hải quân Trung Cộng đã được thiết lập trên đảo Phú Lâm thuộc Quần Đảo Hoàng Sa  dùng làm bộ chỉ huy cho toàn vùng có các hạn chế và không thể đảm đương trách vụ như Trung Cộng nhắm đến, nên  Trung Cộng cần xây dựng các căn cứ hải quân xa hơn về phía nam.

Kết quả, sáu rạng đá ngầm mà Trung Cộng chiếm đoạt của Việt Nam năm 1988 là sự lựa chọn của chúng.

Hạn Chế 1: Khoảng cách từ đảo Phú Lâm đến JSR là 800 cây số.  Và khoảng cách giữa đảo Phú Lâm và Barque Canada (đảo Thuyền Chài) nằm ở điểm cực nam của Quần Đảo Trường Sa tại vĩ tuyến thứ 3 là 1,780 cây số.  Do đó, Trung Cộng không thể kiểm soát hải phận khối ASEAN và xa hơn về phía Nam.

Hạn Chế 2; Kích thước của đảo Phú Lâm thì quá nhỏ để sử dụng làm một căn cứ hải quân. Diện tích đảo Phú Lâm từ 1.3 đến 2 cây số vuông, trong khi căn cứ JSR vĩ đại sau khi hoàn tất sẽ lớn hơn căn cứ hải quân Hoa Kỳ Diego Marcia tại Ấn Độ Dương.

Hạn Chế 3: Các tham vọng của Trung Cộng rất lớn.  Ý đồ của chúng là muốn sáp nhập toàn thể Á Châu vào lãnh thổ của nó.  Chinh phục Á Châu chỉ là một bước tiến trước khi di chuyển đến Phi Châu và các châu lục khác.  Vì thế cần đến một căn cứ lớn hơn.

Sau khi căn cứ JSR được nối liền với Đảo Chữ Thập đang được xây cất và với các đảo khác, hệ thống căn cứ sẽ trở thành một chuỗi các tiền đồn kiên cố trải dài trên 44 cây số.

Vào lúc này, 3 hay 4 kiến trúc kiên cố đã được xây dựng  từ trước trên Rạng Vành Khăn (Mischiefs) ở về phía Đông của JSR.  Trong số đó, một số kiến trúc được nhìn thấy lớn như một khách sạn đồ sộ được dựng lên từ mặt biển.  Chuỗi các tiền đồn kiên cố sẽ hỗ trợ cho các kiến trúc trên Rạng đá ngầm Vành Khăn để kiểm soát các tuyến hàng hải, đặc biệt để theo dõi các tàu quân sự thuộc Hạm Đội số 7 của Hoa Kỳ di chuyển từ Ấn Độ Dương xuyên qua Eo Biển Malacca đến vùng Đông Á dọc theo bờ biển phía Tây của Phi Luật Tân (Xem các hình tại Phần III bên dười đây).

HTCCHQ được hợp thành bởi 5 bãi đá  đặt trên các rạng đá ngầm kể sau: Bãi Đá Châu Viên (Cuarteron), lên Bãi Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) lên Subi, xuống Én Đất (Eldad), rồi chạy ngang xuống Bãi đá Vành Khăn ( Mischiefs).

Trung cộng bồi đắp các đảo đá ngầm này thành các đảo nhân tạo trên đó  TC xây dựng các cơ sớ  hải quân  như phi trường, hải cảng, trung tâm truyền tin, kho chứa, doanh trại và văn phòng  quân đội…. Hệ thống  căn cứ rộng lớn có chiếu cao Bắc Nam là khoảng 80 hải lý và chiều Đông Tây chừng 160 hải lý. TC cũng xây dựng một số căn cứ  quân sự trên các đảo nhân tạo  từ các bãi đá ngầm trong chuỗi đảo  Quần Tụ {Union Banks} nằm trong  chu vi  do 5 đảo kể trên hợp thành.

Ít nhất, tàu nạo vét Tian Jiang Hao, Nina Hai Tao và một tàu vét thư ba đã hoạt động từ Tháng Chín 2013 đến Tháng Sáu 2014 giữa 5 rạng dá ngầm kể trên, được hộ tống bởi tàu chiến thuộc hạng Miên Dương, có trang bị các hỏa tiễn và các khí giới khác kể cả một tàu đổ bộ để bảo vệ.

Cuateron Reef: 9-28 Tháng Chín 2013; 4-8 Tháng Ba 2014; 10 Tháng Tư đến 22 Tháng Năm 2014; Union Reefs South: 17 Tháng Mười Hai 2013 đến 3 Tháng Ba 2014; Union Reefs North: 20 Tháng Ba đến 3 Tháng Tư 2014; Fiery Cross Reef: 7-14 Tháng Mười Hai 2013 và 9-17 Tháng Ba 2014; Gaven Reefs: 24 Tháng Năm đến 15 Tháng Sáu 2014

Tian Jiang Hao, tàu nạo vét khổng lồ của Trung Cộng, dài 127 mét.  Nó có khả năng thực hiện việc hút cát từ biển nước sâu.  Nó có thể hút 4,500 tấn cát mỗi giờ.  Tian Jiang Hao là chiếc lớn nhất trong ba chiếc tàu nạo vét hoạt động trong khu vực.Hình một tàu khác, hạng Giang Vệ, được trang bị các hỏa tiễn để bảo vệ cho sự xây cất, với các tàu đổ bộ để tiếp tế có hiện diện tại các địa điểm xây cất.

CÁC ĐE DỌA ĐẶT RA BỞI HTCCHQ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ASEAN VÀ THẾ GIỚI

Rolio Golez, nguyên Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Phi Luật Tân đã cảnh cáo rằng căn cứ quân sự mà Trung Cộng đang xây dựng trên đảo JSR sẽ là một mối đe dọa lớn lao đối với các nước Á Châu và Thái Bình Dương.  Vào hôm 6 Tháng Mười 2014, Băng Tần ANC của Truyền Hình Phi Luật Tân cho thấy rằng toàn thể Đông Nam Á sẽ gặp nguy hiểm sau khi Chính Quyền Cộng Sản Trung Quốc hoàn tất sự xây dựng trái phép căn cứ quân sự trên đảo JSR tại Quần Đảo Trường Sa với một phi đạo.  Đảo JSR thuộc về Việt Nam.

Ông Golez đã xác nhận rằng Chính Quyền Trung Cộng muốn thay đổi cán cân quyền lực tại Đông Nam Á xuyên qua sự xây dựng căn cứ hải quân mới.  “Chính Quyền Trung Cộng muốn củng cố quyền lực của chúng tại Biển Nam Trung Hoa và biến nó thành hồ nước của riêng chúng.  Chúng khẳng định rằng chúng sở hữu lãnh hải hình chữ U mà chúng tự đã vẽ ra trong năm 2007.  Chúng muốn sự thay đổi quyền lực, bởi vì Hoa Kỳ đang đóng một vai trò chế ngự ở đó.  Trung Cộng bắt đầu thách đố vị thế của Hoa Kỳ …

“Căn cứ quân sự JSR sẽ được dùng để tái tiếp tế và hỗ trợ cho các khu trục hạm của chúng.  Ngoài ra, người ta có thể nhìn thấy một phi đạo với chiều dài 1.6 cây số.  Điều này rất nguy hiểm bởi đây là một căn cứ cho các máy bay quân sự, chẳng hạn như máy bay J-11 của Trung Cộng có tầm hoạt động xa tới 3,200 cây số.  Đảo JSR là một trung tâm điểm và đường kính của khu vực lớn hơn 1,600 cây số.  Chính vì thế các nước láng giêng tại Á Châu đều nằm trong tầm hoạt động của chúng.  Do đó, tất cả các căn cứ quân sự của chúng tôi sẽ bị đe dọa”.

Cựu Đại Sứ của Phi Luật Tân, Paranaque, đã ghi nhận rằng khi căn cứ quân sự  ấy được hoàn tất, các máy bay phản lực của Trung Cộng sẽ dễ dàng tiếp cận đến Phi Luật Tân, Việt Nam và một phần của Mã Lai nằm trong phạm vi 1000 dặm.

Về đảo nhân tạo FCR, phi đạo của nó sẽ giúp cho các phản lực cơ Trung Cộng kiểm soát toàn vùng trong khi hải cảng của chúng sẽ trở thành bến đỗ cho các tàu tiếp vận và các tàu khác.

 

Vui cười

Hai phóng viên thuê chung một phòng đôi ở tầng 99 của khách sạn. Mới lĩnh nhuận bút, họ rủ nhau xuống quầy bar ở tầng hầm làm vài ly whisky. Thật không may, khi hai người đang trở lên phòng thì lại bị cúp điện. Thang máy không sử dụng được, đành phải leo cầu thang. Họ vừa đi vừa kể cho nhau nghe những nỗi cực nhọc đau khổ nhất trên thế gian, ngõ hầu rút ngắn quãng đường. Lên tới tầng thứ 98, một người phều phào:

– Tớ sẽ kể cho cậu nghe một chuyện mới tinh, đau hơn nhiều so với tất cả các chuyện chúng mình đã biết.

– Đã mệt hết hơi rồi còn rào đón!

– Tớ quên chìa khóa nhà ở dưới quầy bar rồi!

 

Một người khách khiếu nại với nhân viên bán hàng:

– Hôm qua tôi mua ở đây một cái mền, cô nói là làm từ len nguyên chất, thế mà về bóc bao ra mới thấy trên nhãn ghi 100% cotton, cô giải thích như thế nào đây?

– À, nó là len nguyên chất đấy, nhưng phải ghi như vậy để đánh lừa mấy con mối đấy thôi!

 

Một người đi lậu tàu hoả, trốn trong toilet, nhưng bị nhân viên phát hiện, ghi biên bản phạt. Sau khi nộp tiền, nhân viên nọ đòi thêm 10$, người bị phạt ngạc nhiên hỏi:

– Sao lại phải thêm 10$?

– Vì tôi vừa nhớ ra toa này là toa hạng nhất.

 

Những Nghịch Lý Của Ngày Nay: Á Phi Tuy Độc Lập, Giải Phóng, Vẫn Mơ Tỵ Nạn Âu Mỹ. Mỹ Tuy Chúa Nợ, Vẫn Số Một Nền Kinh Tế Thế Giới –  Phan Văn Song.

Tuần nầy, đáng lý là chấm dứt loạt bài « mơ lên không gian », nhưng hai hiện tượng vừa xảy ra lại hun nấu « lần nữa » giấc mơ của chúng tôi.

Hiện tượng thứ nhứt là Nguyệt Thực Hồng. Nguyên đêm ấy, thức trắng ra đồng trống ngồi chờ xem Nguyệt Thực Hồng. Năm nay đặc biệt, tuy đã vào Thu, nhưng trời trong, đầy sao sáng, và trăng to và sáng ! Sáng sớm, 4 giờ sáng, Nguyệt Thực Hồng hiện rõ cuối chơn trời. Năm nay hưởng Trung Thu, được Nguyệt Thực Hồng quá đẹp ! Và được thủy triều cao đặc biệt (grande marée) !

Anh bạn láng giềng rủ gia đình chúng tôi weed end -cuối tuần- ấy cùng gia đình anh, đi chung chiếc camping car -xe cắm trại- to bốn người của anh, đi xuống biển (vùng La Rochelle), chờ grande marée, lượm sò và xem Nguyệt Thực. Ở Pháp, nhứt là vùng chúng tôi vì ở gần Đại Tây Dương (cách khoảng 150 km) dân chúng thích grande marée-thủy triều cao lắm. Gặp dịp là rủ nhau xuống chơi biển một ngày, khom lưng, mang ủng cao su, đi hốt lượm sò ốc. Lượm sò về rửa sạch, mở ăn sống thật tuyệt vời, với một giọt chanh, hoặc siêng hơn, thì với dấm hành ta (échalottes). Cẩn thận mở con sò, trịnh trọng húp một cái, nuốt trọn con sò, nhắp một ngụm rượu trắng sec, muscadet, hay Alsace pinot noir, đời lên hương ! Đi lượm sò thật là cả một thú vị ! Hơi lạnh của biển mùa Thu buổi sớm mai trộn với những giọt hơi nước biển mùa Thu, hòa cùng vị mặn của chất iode, thổi vào người mặc quần áo ấm, với đôi ủng cao su, lội nước, đang lom khom trên bãi biển, thổi vào khuôn mặt trống trải, tạo một làn da lạnh buốt, và đưa một luồng không khí bổ dưỡng đầy vào hai buồng phổi. Tối về thưởng thức những con sò, những con ốc mình lượm cả ngày. Một chén soupe ốc hòa cá biển cho ấm bụng, sau loạt sò ăn lạnh. Chai rượu vin trắng cùng nhau cưa, đưa cay uống cạn, tình bạn hữu nồng nàn, tình vợ chồng khắn khít, thế là có giấc ngủ sảng khoái ! Hưởng một cuối tuần an lành ! (Nhớ mãi một ngày năm xưa, cùng anh em, chiến hữu ở Vancouver (Canada) cũng cùng chia sẻ một buổi cắm trại, chia sẻ một ngọn lửa trại hồng ấm áp, chia sẻ tình người viễn xứ và chia xẻ những con sò huyết khổng lồ hết xẩy – chỉ có ở vùng Vancouver, Canada, bên bờ Thái Bình Dương thôi!)

Tiếc thay Chúa Nhựt ấy (27 tháng 9) bận phải đi dự Triển lãm xe xưa và xe quý của Câu lạc Bộ Sư Tử bạn nên không đi biển được ! Trái lại được anh Sư Tử bạn cho ngồi cùng anh trên chiếc Porche Carréra 4 của anh, để chạy vòng khai mạc buổi triển lãm. Hôm ấy, nhìn những chiếc xe hơi collections-siêu tầm, mà nhớ chuyện ngày xưa : trong các loại xe  xưa hôm ấy, có một Citroën Traction Avant 15-6 (15 Chevaux-mã lực, 6 cylindres-6 máy) đời 1954, mầu đen cảng trắng, tay lái trắng, giống chiếc tôi có ở Sài gòn, do tôi mua lại năm 1973, và tân trang cáu cạnh, một chiếc xe dùng làm xe đò chạy Đà Nẳng Huế những năm 60.

Xe nầy, ngày 2 tháng 5 năm 1975, bị Việt Cộng đớp, tịch thu – viện lý do tại sao tôi có nhiều xe vậy ! – Đớp, ăn cướp thì cứ đớp, cứ ăn cướp vì là phe thắng trận, việc chi mà phải viện tới viện lui, cắt nghĩa ba láp vậy ? Mặc cảm ? (Cá nhơn tôi, vốn Giám Đốc Hảng Bia Nước Ngọt BGI, tôi hằng ngày, đi làm với chiếc Peugeot 504 của Hảng, vợ tôi có một chiếc Citroën LaDalat riêng dùng để đi làm hay đi chợ – tôi không bao giờ chở vợ con bằng xe của Hảng -. Chúa Nhựt vợ chồng gia đình tôi ưa dùng chiếc Citroën Traction Avant vào Chợ An Đông thăm ông bà già chúng tôi, chở ông bà đi lễ nhà thờ, hoặc đi Vũng Tàu tắm biển. Mỗi chiếc có một nhiệm vụ, sao gọi là nhiều ? Ngày nay người Việt tự do tỵ nạn Cộng Sản ở xứ người, ai ai kẹt lắm, cũng có một chiếc xế hộp gọi là làm chưn đi lại. Bình quân 2 chiếc, cho hai vợ chồng, ấy là chuyện bình thường ! Mong mấy thằng ông nội Cộng Sản đừng chưởi chúng tôi dân tỵ nạn là tư bản phung phí, làm le!).

Xin trở về cuộc triển lãm, hôm ấy, có cả một chiếc Renault 4 Ngựa (làm nhớ lại Taxi Sài gòn ngày nào), và đặc biệt một chiếc Jeep của thời Thế Chiến 2 nữa… Xe loại sang thì nhiều, Jaguar MK2, Alpine, và  sáu chiếc Porches từ Carréra đến Boxter, có cả một chiếc Cadillac và một Triumph TR4 nữa…Nhưng thằng tui chỉ mê hai chiếc Traction và 4 Ngựa Taxi thôi, vì kỷ niệm Sài gòn của thằng tui!

Hiện tượng thứ hai là một tin tức khoa học. Cơ quan Nasa báo cho biết là Hỏa Tinh có vết tích « có nước ». Mà có nước là có đời sống. Dù đời sống ngày nay không còn nữa, nhưng thể chất đất đai của Hỏa Tinh có thể để người của Trái Đất đến khai thác, mở đồn điền. Vẫn biết Hỏa Tinh là một Tinh Cầu có những điểm rất gần với Quả Đất, nhưng những hiểu biết đến hôm nay chỉ là lý thuyết, hôm nay tất cả đã thành « sự thật » : có nước là có đời sống. Những giấc mơ, những dự định, những chương trình, những dự án có thể thành sự thật. Cuộc hành trình đi Hỏa Tinh, ngày nay tuy dài thật, tuy nguy hiểm thật, 6 đến 7 tháng để đi, 6/7 tháng để về, và có thể ra đi không trở về!

Nhưng ngẫm lại cho cùng,  khi xưa, vào thế kỷ thứ 15, phải chăng đã có các thuyền Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha vượt Đại Tây Dương đi tìm đường mới, đi tìm đất mới, phiêu lưu ? Và cũng vẫn với những thời gian dài 6,7 tháng, có khi cả năm, và cũng vẫn có những nguy hiểm có thể không trở về, mất tích, chết chìm hay lạc sống trong hoang đảo ! Hãy nhớ những tiểu thuyết hư cấu được tạo từ những câu chuyện thuyền bị đắm, bị mất tích, như, chuyện Robinson Crusoë, hay bộ chuyện Odyssée của Homère. Ngay cả hồi thời trước Kỷ Nguyên Thiên Chúa, đã có chuyện Ulysse giang hồ trên biển  Địa Trung Hải cả 10 năm ! (Thế giới biết được của dân Âu Châu La Hy lúc bấy giờ, chỉ quanh quẩn ở Địa Trung Hải !). Sau đó Nhơn loại (Âu Châu) nhờ vượt được Đại Tây Dương, mà tìm ra Châu Mỹ với Cristofo Colombo, đi vòng quanh Trái Đất, vượt mủi Horn cuối Nam Mỹ, với Magellan, và biết được Thái Bình Dương với Vasco de Gama, tìm ra Úc Châu với Cook… Và nhờ vậy hai thế giới, hai nền văn hóa Đông Á Châu và Tây Âu Châu của Trái Đất mới gặp nhau ! Ngày nay, Trái Đất Hóa, Toàn Cầu Hóa, Hoàn Cầu Hóa, các ranh giới, biên cương dần dần được bãi bỏ, thế giới của Trái Đất từ nay biến thành một cái làng nhỏ. Nhờ mạng internet, chúng ta ngồi trong phòng đọc sách, đọc được chuyện cách nhà chúng ta cả 10 ngàn, 20 ngàn cây số ! (trong khi chuyện anh láng giềng nhà kế bên, hoàn toàn không biết !).

Đây bắt đầu những chuyện nghịch lý của thời đại.

Chuyện anh học trò 20 tuổi đem súng vào Đại học bắn chết cả chục người tận mãi xứ Orégon Huê Kỳ, ngồi ở nhà, tôi biết ngay nửa tiếng đồng hồ sau ! Trái lại, chuyện anh láng giềng đầu đường nhà tôi, tối qua, đánh vợ gần chết phải chở vào nhà thương, sáng nay vì cảnh sát đến gỏ cửa nhà tôi điều tra tôi mới hay mới rõ ! Tôi đi chơi thăm bạn bè ở Mỹ mỗi năm. Nhưng gia đình anh bạn thân ở cách tôi 100 cây số, trên một giờ lái xe, đã năm năm nay, tôi chưa đến thăm. Thỉnh thoảng có điện thoại nhau : « pas de nouvelles, bonnes nouvelles – no news, good news – không tin tức, yên ổn cả ! ». Vì vậy giấc mơ Hỏa Tinh ngày nay của nhơn loại không lấy gì là không tưởng cả !

Từ Nghịch Lý Giữa Hai Nền Văn Hóa Tiên Tiến Và Chậm Tiến:

Nhưng cũng phải nhìn nhận sự chia rẽ ngăn cách rất lớn của thế giới loài người. Một cái nghịch lý lớn của thế giới ngày nay là cái ngăn cách ấy. Cái hố sâu càng ngày càng sâu ngăn cách, chia rẽ giữa một bên :

Cái thế giới đầy ánh sáng của các quốc gia  tiên tiến với một thể chế chánh trị nhơn bản, lấy con người làm trọng tâm, lấy pháp luật làm la bàn cai trị, lấy dân chủ làm hướng quản trị, trọng nhơn quyền, trọng tư hữu, với một nền  văn hóa thông thoáng đa nguyên, đa tôn giáo, đa diện.

Và, một bên, cái thế giới đầy tăm tối u mê của dốt nát và độc ác của các quốc gia độc tài, chậm tiến, chẳng những về những tư tưởng độc đoán, độc tôn, bám vào những ý thức hệ lỗi thời, hoặc dựa lên luật lệ gò bó Tôn Giáo, hoặc dựa lên một chủ thuyết chánh trị đóng khung con người và bó buộc tư tưởng và bản thể, nô lệ hóa con người, bằng quân sự hóa, bằng đội ngũ hóa như một bầy súc vật, bằng chủ thuyết như Chủ thuyết Cộng Sản. Các chủ thuyết (Cộng Sản, Nazi, Phát Xít… hay Dân Tộc như Hán Tộc, Aryen, Ả rập…) ấy còn nguy hiểm hơn, dùng ngụy biện và lạm dụng những từ ngữ một cách rỗng tuếch như Dân Tộc,  Mầu Da, Chủng Tộc, Huyết Thống, Truyền Thống, Nhơn Dân và ngay cả Tự Do, … để rồi phục vụ quyền lực họ, và nhơn danh những tử ngữ ấy chém, giết, bỏ tù những ai không đồng ý với họ. Và càng man rợ và ngu dốt hơn nữa, đập phá những vết tích văn hóa hay tôn giáo, Chùa Chiền, Nhà Thờ, Đền Điện, thậm chí Nhà Tu, Nhà Nguyện (như Trung Cộng thời Cách Mạng Văn Hóa với Mao Xù Xì, như Việt Nam ngày nay đối với các tín hữu các Đạo Tin Lành, Cao Đài hay Hòa Hảo, và ngay cả với những Tôn Giáo có mặt lâu đời ở Việt Nam như Phật Giáo hay Thiên Chúa Giáo La mã !) Họ giết, họ đàn áp, họ cắt đầu, cứa cổ cũng vời những nhơn danh Tự Do ! Dân Chủ !  Độc Lập ! Cộng Sản ! Aryen ! Daech ! Hán tộc ! Hồi Giáo ! Phật Giáo ! Thiên Chúa Giáo ! Do Thái Giáo ! hay Truyền Thống Văn Hóa, Tổ Tiên, Gia Đình … và đau đớn hơn nhục nhã hơn…Văn Hóa Cổ Truyền ! Thoạt đầu họ nhơn danh, ngụy biện rằng để cải cách, sửa đổi, hay làm cách mạng, sau đó cũng nhơn danh nhưng để tuyên truyền, cũng cố, phát triển quyền lực do những sơ đồ, những thể chế do chính họ sắp đặt bày vẽ độc đoán áp đặt vào người khác, nhưng  cũng vài thời gian sau đó, cũng nhơn danh, khi có số đông (vì quyền lợi tư), khi có quyền lực, để đàn áp, để giết, để bắt, để cầm tù, để cải tạo … tất cả những ai không đồng ý kiến mình !

« Nhơn danh » và « đổ thừa », là « đôi vú của con bò sữa » cách mạng.  « Làm như », tất cả chuyện sai quấy, hư hỏng, bất công  của ngày nay đều do những « tàn dư của chế độ cũ và tay sai nước ngoài », để bào chửa những bất lực, và viện lý những bạo lực của họ.  Những từ ngữ như Thuộc địa, Tư Bản, Đế quốc … được nêu ra như là « nguồn gốc » của tất cả những sai trái, trật đường rầy của những cái gọi là « chánh sách » của họ.

Việt Nam là một thí dụ. 40 năm qua rồi, mà tất cả những sai trái, trật đường, từ cách quản trị xấu của họ, đến cái cảnh nghèo đói của dân, qua đến sự phát triển chậm tiến của nền kinh tế xã hội đều do lỗi Mỹ Ngụy và nước ngoài Tư Bản chủ nghĩa, cái đuôi của chế độ Thuộc Địa, Đế quốc, tàn dư Mỹ Ngụy ! Thế sao, sau khi người trí thức của một đất nước đệ nhứt thiên hạ, với một con số Tiến sĩ, Phó Tiến sĩ, Thạc sĩ khổng lồ, cùng với một giai cấp nhơn dân vô sản được thấm nhuần bốn ngàn năm văn hiến tam giáo đồng hành, văn võ song toàn, đỉnh cao trí tuệ loài người, thắng thằng Nhựt, đuổi thằng Tây, hạ thằng Mỹ, lại sao không thắng được cái nghèo, cái dốt, cái chậm tiến của đất nước Việt Nam ngày nay ?

Đến Nghịch Lý Văn Hóa nội tại!

Hay vì ? Do cái vị kỷ, cái tự phụ hay mặc cảm tự ty dân tộc, vứt bỏ, hay không dám nhìn nhận, những cái tích cực của ngoại bang, trong những cái tiếp súc chung đụng, gặp gở với « người nước ngoài ». Chớ quên rằng thuở ấy, khi người Tây Phương đến Đông phương thì người văn hóa Tàu và người Việt ta gọi họ là Man di Mọi rợ, vì da họ trắng, vì tóc họ vàng hay đỏ, vì mắt họ xanh, và họ …có râu xồm. Người Tàu và người Việt, chúa kỳ thị, núp sau cái bốn ngàn năm văn hiến « tàu », sau cái bốn ngàn năm văn học « Khổng tử » đầy mỵ dân, đàn áp dân, chỉ biết phục vụ quyền lợi giai cấp quan quyền, chức phận, tiền bạc của cải ! Văn Hóa Khổng Tử, là cả một nền văn học phục vụ một chế độ chánh trị Đế quốc Thuộc địa Phong Kiến như vậy mà được quan quyềnViệt dùng làm mẫu gọi là Thánh hiền để trị dân ! Chán thất ! Cho  đến cả  ngày nay, cũng vẫn còn, từ phong tục cổ hủ, đến văn hóa Nho Giáo gò bó, cả một nền Văn Học, từ thơ qua phú, từ vè qua ca dao, từ luân lý đến văn chương, toàn là đầy rẩy, hết chê, đến cấm con cái lấy người ngoại quốc. Tất cả Tây đen, Tây trắng, Ả rập, Hồi Giáo gọi là Chà Và, Tàu gọi là Chệt tất cả đếu là man ri, mọi rợ, … thậm chí kỳ thị chia rẽ, cả Bắc kỳ, Nam kỳ, Trung kỳ tuy là nước Việt, tuy là cùng nước, nhưng … không cùng xứ ! (người mình, ngoài mình, phe mình). Chưa kể chia rẽ  Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo ! Bên lương, bên giáo.

Ngày nay, dù đã thế kỷ thứ 21, dù đã trú ngụ tại quê hương mới, văn minh, tiên tiến, chung đụng, sanh hoạt với người không đồng chủng, không đồng tôn, không đồng tục, thế mà vẫn còn đầy rẫy trên mạng những bài viết ồn ào, đầy những từ hỗn láo dơ dáy chuởi Đạo, quở người thờ Chúa, chê người đạo Hồi, và sẳn tay wánh luôn cả những tay theo Phật không giống mình …

Chúng tôi không dám « đạo đức giả » nói ai sai ai trái ! Quân Daech Hồi Giáo độc ác ! Đúng, nhưng quân đội Việt Cộng tuy là người Việt ta đó ! Cũng chặt đầu, cũng mổ bụng, thêm cú « xí mứn hổng giống ai » là dồn trấu vào bụng người đồng hương việt nam cùng máu mũ với mình thả trôi sông làm « thằng chỏng » ! Những hình ảnh « thằng chỏng » trôi sông của thuở thiếu thời đi lánh nạn ở Tân Trụ, Tân Hiệp, nay lâu lâu cũng hiện về ám ảnh giấc ngủ tuổi già ! Ai ác hơn ai!

Văn hóa Ả Rập, buộc đàn bà trùm khăn, che mặt, cho phép đàn ông lấy bốn vợ và  ăn hiếp người nữ ? Hay văn hóa Tàu bó chơn « xẩm », lấy hai ba vợ, còn thêm 5 thê 7 thiếp, chưa kể đàn bà phải ăn sau khi hầu chồng ăn, ra đường đi sau chồng. Đàn bà phái nữ, Tứ Đức Tam Tòng, chỉ « đồ dùng », cưới về để « nội trợ, đẻ và nuôi con », không được đi ra ngoài ! Tàu (và Việt) có hơn chi Rệp ! Tại sao ta bênh vực Tàu, mà lại chê người Ả Rập ? Họ không ăn thịt heo, cho rằng heo ăn tạp, dơ dáy, Halouv ! Mình không ăn thịt cừu cho rằng « hôi » ! Tất cả là tập tục. Chúng ta người Việt Tự Do tỵ nạn Cộng Sản, ở Pháp, ở Mỹ…đều là dân ở đậu, sống « chùm gởi ». Nhưng tại sao, ngày nay, phe ta lại ăn có, nhập bọn với dân bản xứ, Tây trắng chê người đen, người rệp và … người tỵ nạn. Chúng ta quên chúng ta cũng là người tỵ nạn. Và chúng ta cũng từng bị kỳ thị như họ. Bằng chứng khi ta đến ngụ ở đâu, một thời gian sau, người bổn xứ dọn nhà đi, và chung quanh khu vực chúng ta toàn người á đông đến ở đầy. Khác chi người đen hay người Rệp, họ cũng như ta, đến ngụ đâu, tấy rời chổ đó !  Ở Mỹ có khu Việt khu Tàu, khu Đen. Thậm chí có khu Latino. Latino là dân nói tiếng Tây Ba Nha là dân da trắng. New York có Little Italy, khu người Y, Little Odessa, khu người Nga.

Cuối cùng, chúng ta cũng như những người Đen hay Rệp thôi…chúng ta cũng ở những khu riêng biệt gọi là ghetto, một từ ngữ phát xuất từ tên gọi đầu tiên do Cộng hòa Venise, năm 1516, ra lệnh tập trung cộng đồng Do thái trong khu vực của một xưởng đúc-fonderie, vì tiếng thổ ngữ venise gọi xưỡng đúc là getto hay ghetto. Qua thề kỷ 20, ghetto dùng để chỉ những khu gia cư, tập trung một cộng đồng thiểu số sắc tộc, sống một cách, cắt biệt với xã hội và tập tục người bổn xứ.

Những Westminster, Little Saigon hay Chinatown, hay khu 13 chỉ là những ghetto thôi ! Chúng ta, dân người Việt Tự Do tỵ nạn Cộng Sản, hãnh diện có những con đường ở Mỹ, ở Canada, ở Úc mang tên họ những người Việt Nam anh hùng. Nhưng chúng ta quên sao những cái tự hào vui sướng của chúng ta khi năm 1954, nhìn thấy các đường phố ở Sài gòn thân yêu của chúng ta thay các tên đường từ Pháp sang Việt. Những Hiền Vương, những Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo đã vĩnh viễn thay những Mayer, Paul Blanchy, Galliéni… Chúng ta hãnh diện dạo phố Lê Lợi, Tự Do …thay vì những Bonnard, Catinat. Và chúng ta vứt bỏ những phở Turc, những mỳ Jacquario, để thay bằng những phở Thái Lập Thành, những mỳ Tản Đà… ! Và cũng như ngày nay, chúng ta khóc vì những con đường thân yêu của chúng ta, mất tên những vị anh hùng lịch sử của dân tộc  của người Việt ta để mang những cái tên của những  tay đồ tể dân tộc như Lê Duẩn, Trường Chinh hay Võ Nguyên Giáp… !

Vì vậy chúng nên thông cảm người Mỹ (đen hay trắng) khi họ không bằng lòng với những tên Việt Nam ngày nay thay tên đường quen thuộc của họ, mặc dù ta viện rằng ta có bốn ngàn năm văn hiến và họ chỉ vỏn vẹn có 200 năm lập quốc ! Và ta lại phải cám ơn và biết ơn họ đã cho phép ta đặt tên Việt cho những đường xá thị xã của họ, và đặt biệt họ đã cưu mang, chia xẻ phương tiện kinh tế, tài chánh đời sống của họ cho chúng ta.

Và ngày nay, rủi họ có thích cưu mang, gánh vác thêm người tỵ nạn (đối với chúng ta là « dân cà chớn nên để chết ngoài biển cả » !) thì chúng ta những cư dân ở đậu cũng nên chiều theo ý chủ nhà ! Còn nếu ta không bằng lòng, thì ta dọn nhà đi. Đã đi một lần rồi ! Tất cả là Kinh Tế Mới mà, kể cả Cung Trăng kể cả Hỏa Tinh.

Nền Kinh Tế Huê Kỳ, một Nghịch Lý ngoại lệ!

Ai cũng biết : cán cân ngoại thương của Huê kỳ đã bị thất thu từ lâu. Theo nguyên tắc và luật lệ kinh tế – khách quan mà nói, với những quốc gia khác, với một nền kinh tế như vậy, thì đã tiêu tùng, xập tiệm từ lâu rồi. Đằng nầy, nền kinh tế Huê kỳ vẫn đứng, chả những vững, lại còn phát triển và còn lớn mạnh thêm. Tại sao ?

Năm 2015, chiếu dự đoán của cơ quan kinh tế quốc tế World Economic Outlook (WEO), qua những con số tháng 04/2015, Huê kỳ xuất cảng sang Trung Cộng 140 tỷ dollars US $, nhập cảng từ Tàu, 520 tỷ dollars US $, thất thu là 380 tỷ. Phải nhận xét thêm là gần như ngoại thương của Hoa kỳ thất thu với tất cả 5 châu, chớ không riêng gì với Tàu Cộng cả ! Lạ thật ! Nghich Lý thật ! Tại sao nền kinh tế Mỹ với cán cân ngoại thương thất thu như vậy, mà vẫn « trơ trơ cùng tuế nguyệt » ?

Năm 2012, Huê kỳ nhập từ Á châu 996 tỷ dollars, xuất 457 tỷ, thất thu 539 tỷ.

Âu châu, Mỹ xuất 329 tỷ, nhập 455 tỷ, thất thu là 126 tỷ.

Phi châu, Mỹ xuất 33 tỷ, nhập 67 tỷ, thất thu là 34 tỷ.

Trung Mỹ, Huê kỳ xuất 183 tỷ, nhập 172 tỷ, thặng dư là 11 tỷ.

Úc châu, Hoa kỳ xuất 36 tỷ, nhập 13 tỷ,  thặng dư là 23 tỷ.

Canada và Mễ tây cơ, Huê kỳ xuất 508 tỷ, nhập 602 tỷ, thất thu là 94 tỷ.

(Theo Documentation française – Etats-Unis vers une hégémonie discrète – numéro 64).

Tóm lại, suốt năm 2012, cán cân ngoại thương cũa Hoa kỳ thất thu là 759 tỷ $.

Và nếu trở về trước từ năm 2000 chẳng hạn, thất thu về ngoại thương tính theo tỷ lệ tổng sản lượng là : 4,2 % ; 2001 : 3,9% ; 2002 : 4,3 % ; 2003 : 4,7 ; 2004 : 5,3 % ; 2005 : 5,9 % ; 2006 : 6% ; 2007 : 5,1 % ; 2008 : 4,7 ; 2009 : 2,7 % ; 2010 : 3,2 % ; 2011 : 3,1 % ; 2012 : 3,3 %. Dài dài, toàn là thất thu và mắc nợ.

Thử lấy một thí dụ : năm 2011, khi tổng sản lượng quốc gia Huê kỳ là 15 094 tỷ, sản lượng đầu người là 48 441 US $, thất thu ngoại thương là – 3,1 %. Như vậy, mỗi người dân Hoa kỳ sản xuất mỗi năm là 48 441US $, nhưng tiêu xài vượt bực  thêm 3,1% tức là  thêm 1 501, 69 $, (48 441,6 x 3,1%). Vì vậy phải đi vay, đi mượn !

Muốn hiểu rõ vấn đề ta trở về tý lịch sử. Năm 1944, tại Hội nghị Bretton Woods, các Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), Ngân hàng quốc tế (WB) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ra đời và đồng ý cho  Huê Kỳ đưa đồng dollar của mình làm bản vị, phụ với kim loại là vàng và bạc để  bảo đảm hệ thống tiền tệ các quốc gia trên  thế giới. Cũng xin nhắc lại, trước năm 1944, cả thế giới đều dùng Kim bản vị. là vàng để bảo đảm đồng tiền của mình (cũng có vài quốc lấy Bạc), quy định một ký vàng tương đương bao nhiêu tiền, bằng một sắc luật của chính phủ.

Chiến tranh, một số lớn vàng chạy sang tỵ nạn ở Hoa kỳ. Sau chiến tranh, vì nhu cầu xây dựng, nên cần nhiều phương tiện trao đổi bằng tiền bạc. Và thế giới đành nhờ Mỹ chấp nhận giúp các nước Âu châu đang thời xây dựng bảo đảm tiền tệ của họ bằng dollars US Mỹ. Nghĩa là, từ nay, khi Ngân hàng Trung ương nào đó, có một số US$ dollars, thì có thể in tiền của mình,

Thoạt đầu, Huê kỳ quy định đồng dollar US $ tương đương với vàng « Có thể đổi ra vàng-Convertibilité en or ». Nhưng năm 1972, dân Mỹ tiêu xài quá độ, như đã nói trên, nào phần dân tiêu, nào phần chính phủ, nào chiến tranh can thiệp, be bờ chống cộng …  cán cân ngoại thương từ từ  bị thất thu và thất thu dài dài ! Nên Mỹ xả cảng, dollar không đối chiếu đổi ra vàng nữa. Nhưng dollar vẫn làm bản vị các hối đoái tiền tệ. Thất thu, mắc nợ nhưng nhở là bàn vị nên kinh tế Huê kỳ vẫn tăng trưởng. Nghịch lý chưa ? Hãy nhìn

Từ 2000 tới năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng so với tổng sản lượng quốc gia :

Năm 2 000, là 4,1 ; năm 2001 : 1,1 ; năm 2002 : 1,8 ; 2003 : 2,0 ; 2004 : 3,1 ; 2005 : 2,5 ; 2006 : 3,0 ; 2007 : 2,8 ; 2008 : 0,0 ; 2009 : – 3,6 ; 2010 : 3,2 ; 2011 : 1,6 ; 2012 :1,4. (Theo Indicateurs : Economie mondiale – Alternatives economiques – hors série).

Chỉ có năm 2009 là âm, do khủng hoảng kinh tế tài chánh năm 2008.

Tại sao vậy?

Vì do có một thể chế chánh trị tốt, dân chủ tự do và kinh tế thị trường, không những có thể vận động toàn lực người dân, mà còn thu hút nhơn tài trên thế giới, là nơi đất lành chim đậu ? Hay

Vì do sự thống trị thế giới bằng đồng Dollar ? Một« Chủ nghĩa thực dân mới » ? Kinh tế thế giới được xem như một sòng bạc lớn, Huê Kỳ làm cái, muốn kéo hay không kéo bài thêm (Xì Dzách-Baccara). Tay cái vốn nhiều hơn tay con. Và đặc Hoa kỳ hiện nay, có thể in thêm tiền. Đây là kiểu chơi cha, Mỹ chỉ có thắng !

Nay thêm TPP!

Hiệp Ước TPP Trans Pacific Partnership- Hiệp Ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương liên quan đến kinh tế của 12 quốc gia trong vành cung Thái Bình Dương : Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zeland, Peru, Singapore, USA và Việt Nam. Khối TPP sản xuất ra khoảng 28 ngàn tỷ đô la một năm, bằng 40% sản lượng toàn cầu. Dẫn đầu sẽ là Huê Kỳ cùng Nhựt  Bổn, và hai bạn vàng của Mỹ trong hệ thống NAFTA là Canada và Mexico. Nếu thành công, Nam Hàn và Đài Loan cũng sẽ tham dự trong vài năm tới…

Về chánh trị kinh tế, loại được Trung Quốc. Cạnh tranh trực tiếp với kế hoạch “Đối tác Kinh Tế Toàn Diện Cấp Vùng (Regional Comprehensive Economic Partnership) của Tàu. Phá vỡ luôn kế hoạch của Putin, Nga về Liên Hiệp Âu-Á – Eurasian Union.

Nói về chiến lược, TPP sẽ phá con đường tơ lụa  Tàu, và dự án Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu-AIIB của Đại Xì Thẩu  Tập Cận Bình Xù Xì. Hôm qua, Tổng Thống Barack Obama phát biểu : « 95% khách hàng tiềm năng của chúng ta nằm ở nước ngoài. Chúng ta không thể để những nước như Trung Quốc thảo ra các đạo luật của nền kinh tế thế giới ».

Nhưng nếu hỏi TPP có cân bằng giữa11 bạn hàng của Mỹ và Mỹ không ? Đó là một chuyện khác. Chắc chắn, trên nguyên tắc, việc mua bán sẽ đem lại lợi ích cho mọi người trong cuộc, nhưng lợi ích sẽ không đồng đều. Vì vào thị trường Mỹ rất khó, nhiều tiêu chuẩn, thị trường Mỹ rất kín. Trái lại hàng Mỹ sẽ nhập tự do vào chợ nhà. Riêng câu hỏi : TPP sẽ ngon lành cho Việt Nam ? Trả lời : Wait & See !

Hay là tránh anh Tàu gặp anh Mỹ. Tránh Ma Cô lại gặp Sở Khanh ! Chờ xem !

Hồi Nhơn Sơn, Mùa Trung Thu Và Nguyệt Thực Hồng 2015

 

Vui cười

Sau khi thi trượt, anh sinh viên Luật Khoa tìm gặp Giáo Sư để chất vấn:

Em muốn hỏi thầy một câu. Nếu thầy trả lời chính xác, em sẽ chấp nhận điểm rớt. Nếu thầy không biết câu trả lời, em muốn thầy cho em đậu.

– Câu hỏi là gì?

– Cái gì hợp pháp nhưng không hợp lý, hợp lý nhưng lại không hợp pháp, và chẳng hợp lý cũng như hợp pháp?

Suy đi nghĩ lại mà giáo sư vẫn không tìm được câu trả lời, vì thế phải đổi điểm A cho sinh viên như đã thỏa thuận.

Sau đó, Giáo Sư đưa câu hỏi đó ra trước các sinh viên của mình, tưởng đâu là ai cũng không biết, nào dè cả lớp đều giơ tay xin trả lời.

Ngạc nhiên quá, giáo sư liền gọi cậu sinh viên dốt nhất lớp lên.

Không ngập ngừng chút nào cậu ta đáp: – Thưa thầy! Thầy đã 63 tuổi rồi và cưới một người phụ nữ 19 tuổi, điều này hợp pháp nhưng không hợp lý. Vợ thầy có một người tình mới 25 tuổi, điều này hợp lý nhưng không hợp pháp. Sự thực là thầy vừa cho bồ của vợ thầy điểm đậu, mặc dù lẽ ra anh này phải bị đánh trượt, như vậy là chẳng hợp pháp cũng chẳng hợp lý gì cả.

Vợ một cầu thủ nổi tiếng mới sinh. Trong buổi lễ rữa tội toàn đội bóng và họ hàng, người thân đều có mặt rất đông. Cha đạo không hiểu vì hấp tấp thế nào để đứa trẻ tuột khỏi tay. Thủ môn đội bóng theo phản xạ bay xoài người đỡ được đứa bé cách mặt đất chỉ còn trong gang tấc. Tất cả mọi người chuyển từ bàng hoàng sang vui mừng, vỗ tay nhiệt liệt. Thủ môn khoái chí giơ cao một tay, rồi đập quả bóng… trẻ xuống đất hai lần, lấy đà sút mạnh lên phía trước !!!

 

Tin tức Âu Châu: Syrie: Liệu sẽ có một giải-pháp? – Nhữ Đình Hùng/tổng-hợp

* Pháp và vấn-đề Syrie.

Ngày 30-06 vừa qua, các dân-biểu cuả ủy-ban quốc-phòng/Quốc-Hội Pháp đã được tổng-trưởng quốc-phòng  Jean-Yves Le Drian thuyết-trình về các chiến-dịch đang diễn ra ở các nơi ngoài lãnh-thổ Pháp. Bản tường-trình cho thấy có rất ít tiến-triển, ngoại trừ việc Thổ-nhĩ-kỳ từ đây tham-chiến dưới sự điều động của liên-quân ( Mỹ và một số nước Âu Châu thuộc khối OTAN) để chống lại Nhà Nước Hồi-Giáo (EI hay Daesh). Tuy nhiên, thái độ của Thổ-nhĩ-kỳ không rõ rệt, phần lớn các cuộc không kích nhắm vào các dân-binh Kurde thuộc lực-lượng PKK trong vùng bắc Irak hơn là nhắm vào EI. Điều dễ hiểu vì Thổ coi dân-quân của PKK là ‘quân phiến-loạn’!.

Theo tường-trình của tổng-trưởng Le Drian, quân EI đã chịu nhiều tổn-thất nghiêm -rọng kể từ khi có chiến-dịch không-kích, lúc đầu ở Irak và giờ sang cả Syrie, số quân của EI bị loại khỏi vòng chiến ước-lượng là mười ngàn người, tuy thế, lực-lượng của EI vẫn đáng kể nhờ có những ‘chí- nguyện-quân’ từ các nước ngoài đến, quân số của EI ( Daesh hay Nhà Nước Hồi Giáo) ước lượng lên đến từ 30.000 đến 40.000 trong số có khoảng 15.000 là người ngoại-quốc! Theo Le Drian, ‘đạo quân khủng-bố’ này được đặt dưới quyền điều khiển của một ‘tướng tư lệnh’ người tchétchène, Omar al-Chichani. Viên chỉ huy này từng phục-vụ trong quân-đội tchétchène trước khi đi theo EI vào khoảng năm 2010. Lực-lượng của EI còn có cả những quân lính đào ngũ của Irak, gồm những người sunnite bất mãn với chánh-quyền Irak hiện tại của al-Maliki và những binh lính thuộc chế độ Saddam Hussein trước đây. Trang-bị của EI khá quan-trọng nhờ các võ-khí tịch-thu được của binh lính Irak trước đây.

Tình-hình chánh-trị ở Irak khá phức-tạp vì chánh-quyền nằm trong tay người chiite trong khi đa số dân Irak thuộc sunnite, đa số các quốc-gia ả-rập trong vùng theo sunnite. Lực-lượng liên-hiệp quân-sự tây-phương  đang có những nỗ-lực, hay đúng hơn là áp lực với chánh-quyền Irak, để hội-nhập những người sunnite vào lực-lượng an-ninh Irak (FSI = forces de sécurité irakiennes) nhưng chánh-quyền Irak gốc chiite coi đây là một âm-mưu nhằm lật đổ họ. Irak cũng như Syrie, có sự hậu thuẫn của Iran (cùng là người chiite). Về phiá bắc Irak, tình hình tạm ổn định nhờ việc người Kurde đã lấy lại được một vùng lãnh-thổ rộng khoảng 200 cây số vuông, tuy nhiên, khó có thể nói là Daesh đã bị hoàn toàn đẩy lui khỏi vùng bắc Irak. Mặt khác, biên-giới Irak và Syrie hầu như bị bỏ ngõ cho việc di-chuyển của quân Daesh.

Tình hình Irak gắn bó với tình hình Syrie, chỉ khi nào việc kiểm soát chặt chẽ biên-giới giữa hai nước được lập lại mới có thể nghĩ đến việc đẩy lùi và tận diệt quân Daesh. Hiện lưc lượng quân-đội Syrie tự do ( ASL được coi là lực lượng nổi dậy ôn hoà) không đủ mạnh để chống Front al Nosra, nói chi đến việc chống Daesh, lực-lượng có khả năng chống Daesh là lực lượng của chế độ Damas của Bachar al Assad nhưng liên-hiệp quân-sự tây-phương nhất là Pháp đòi phải loại bỏ al Assad ( tổng thống Pháp Holland nói đến việc phải ‘neutraliser” al Assad, thuật-ngữ  ‘neutraliser’ có thể hiểu như việc loại-trừ ra khỏi mọi hoạt động chánh-trị và hiểu rộng ra, có nghĩa là triệt hạ! Tình-hình ở Syrie hiện nay hỗn loạn, có rất nhiều nhóm nổi dậy nói là để chống chánh-quyền al-Assad nhưng trên thực tế, các nhóm này cũng chống lẫn nhau, khó có thể phân biệt là họ chiến đấu cho ai hoặc chống ai, không một nhóm nào có đủ sức mạnh quân sự để thắng các nhóm khác nhưng cũng không thể chối cãi là lực lượng của Daesh và lực lượng của chế độ Damas là hai lực lượng chánh đối chọi nhau! Nhóm được tây phương tin tưởng nhất hiện nay là nhóm người Kurde (YPG, dân binh kurde ở Syrie), họ đã được Pháp cung cấp võ-khí và khó có thể nói điều này được Thổ nhìn với cặp mắt thiện-cảm.

Trong kh Mỹ có một thái độ không rõ ràng về vai trò của al-Assad, Pháp có một chủ-trương rõ rệt về việc này; đối với Paris, al-Assad không nằm trong giải pháp cho Syrie. Tổng-trưởng quốc-phòng Pháp ‘ nhắc rằng Bachar al Assad không chống lại nhóm này (ám chỉ Nhà Nước Hồi Giáo), điều này lhông thể không đặt nên vấn-đề’ và ‘ chính al-Assad đã thả các tù nhân đã tạo ra Daesh’. Nhưng ông này không đả động gì đến người lãnh-đạo Daesh là một quân khủng-bố từng bị giam giữ ở Guatanamo và đã được chánh-quyền Mỹ phóng-thích! Dẫu sao, ông Le Drian cũng đã hé lộ một tin tức về đề nghị của Nga theo đó chánh-quyền chuyển-tiếp Syrie chống lại quân Daesh ở phiá tây trong khi lực-lượng liên-hợp tây phương chống quân Daesh ở phiá đông. Nhưng, lập trường của Pháp về chánh quyền chuyển tiếp cũng không rõ ràng vì theo như một quyết-nghị cũa HĐBA LHQ chánh-quyền chuyển tiếp này là một chánh quyền chuyển-tiếp qui-nhập, mà Pháp thì cứ khăng khăng loại-trừ al- Assad. ‘Giải pháp chánh-trị là không có ông ta, không phải là không có các thành-phần alouite, kể cả chánh-quyền hiện nay’ theo như Le Drian!

Về việc này, tổng-thống Pháp còn mơ hồ hơn. Sau khi tuyên bố cần phải ‘trung-hoà’ (neutraliser) ông al Assad, ông Holland  lại tuyên-bô ‘vai trò của ông al-Assad sẽ được đặt ra vào lúc này hay lúc khác”, điều có nghĩa là vấn-đề ông al-Assad không nhứt thiết phải đặt ra trong lúc này!

Hai tháng rưỡi sau khi ông Le Drian thuyết-trình trước ủy ban quốc-phòng của quốc-hội Pháp, đến lượt thủ-tướng Manuel Valls trần thuyết trước quốc hội trong một cuộc tranh luận không biểu-quyết vào ngày 15.09.2015. Đề tài thuyết-trình  chính là việc thực-hiện các phi-vụ thám thính ở Syrie và việc xử-dụng không-lực trên lãnh-thổ Syrie. ông Valls cho biết không-lực Pháp đã thực-hiện các chuyến bay ngang qua không-phận Syrie kể từ ngày 08.09.2015, đây là những phi-vụ thám thính do Pháp quyết-định ở những khu-vực do Pháp chọn…Pháp sẽ lựa chọn một mình các mục-tiêu để sẽ tấn-công và nhấn mạnh các cuộc tấn-công có thể xảy ra sẽ không giúp củng cố chế-độ của ông Bachar al-Assad…Vẫn theo ông Valls, việc chống lại các nhóm khủng-bố và chống lại Daesh sẽ là một cuộc chiến dài, cần phải nhận-diện và định-vị rõ Daesh để có thể tấn-công trên lãnh-thổ Syrie và như thế hành xử quyền phòng-vệ chánh-đáng của chúng ta, bằng cách áp dụng Hiến Chương của LHQ. Căn cứ trên phát-biểu của rhủ-tướng Manuel Valls, người ta có thể nghĩ Pháp sẽ không có những cuộc không tập trong những ngày sắp tới.

Ý-kiến chỉ dùng không-quân để thám thính và tấn-công không được phiá các dân biểu đối-lập chia xẻ. Christian Jacob,  trưởng khối Cộng-Hoà ( danh xưng mới của UMP trước đây) coi việc  can-thiệp chỉ bằng không-lực, không có lực lượng dưới đất, không có ủy-nhiệm quốc-tế, không có việc vận-dụng các thế-lực lớn trong vùng không thể mang lại các lợi-ích chiến-lược lâu dài. Ông này coi là cần phải thoả-hiệp với Nga để có thể can-thiệp ở Syrie với một quyết-nghị của Hội-đồng bảo-an LHQ.
Cũng trong cuộc điều-trần trước quốc-hội Pháp ngày 15.09, ông Le Drian, tổng-trưởng quốc-phòng Pháp đã nói đến một sự ‘tiến -triển rất quan-trọng’ của Nhà Nước Hồi-Giáo tại Syrie

++++

Bản đồ cho thấy vùng do Nhà Nước Hồi Giáo kiểm soát (vùng đen), vùng bị Nhà Nước Hồi Giáo tấn-công (vùng nâu) và vùng yểm trợ (vùng nâu lợt)/hình trên opex360.com

Ông Le Drian nói rằng ‘nếu Daesh chiếm được thành phố Marea trong vùng Alep, cái người ta gọi là quân-đội  Syrie tự-do, hay cái còn sót lại của nó, sẽ giảm tới chỗ triệt tiêu. Điều này là một thừa nhận sự bất lực của cái gọi là quân-đội syrie tự do trong việc chống Daesh. Người ta tự hỏi tại sao Pháp vẫn cố dành ưu thế cho lực lượng này trong việc thành lập một chánh-quyền chuyển-tiếp qui-nhập?

Ông Le Drian cũng xác nhận việc có hiện-diện của lực-lượng quân-sự Nga tại cảng Tartous và trong vùng Lattaquié và mong rằng sự dính líu của Nga trong việc ‘an-ninh hoá’ vùng duyên-hải Syrie sẽ không làm hỏng cơ may tiến tới một thoả hiệp chuyển-tiếp chánh-trị.

* Hội-đồng Bảo-an LHQ  đồng-thuận phê-chuẩn một kế-hoạch hoà-bình cho Syrie

Hội-đồng Bảo-an LHQ trong ngày thứ hai 17 tháng 08 đã đạt đến sự đồng-thuận trong việc phê-chuẩn một kế-hoạch hoà-bình cho Syrie. Đây là lần đầu tiên kể từ hai năm qua, Nga đã bỏ phiếu thuận cùng với 14 thành-viên khác của HĐBALHQ. Đây cũng là một kế-hoạch chánh-trị cho Syrie đã được toàn thể các thành-viên của HĐBA chấp-nhận. Phụ tá đại-biểu thường-trực của Pháp tại LHQ, Alexis Lamek, đã đánh-giá sự đồng-thuận này là ‘lịch-sử’ và là ‘một thông-điệp hỗ-trợ cho tiến-trình chánh-trị ở Syrie’. Tuy nhiên, giữa Pháp và Nga đã có những quan-điểm dị-biệt về vai-trò của ông Bachar al-Assad.

Trong thông-cáo của HĐBA, cơ-quan này đã kêu gọi việc chấm dứt chiến-tranh bằng cách ‘tung ra một tiến-trình chánh-trị hướng dẫn bởi Syrie về một sự chuyển-tiếp chánh-trị’, thông qua một thành-lập mộtgiới lãnh-đạo đoàn chuyển-tiếp qui-nhập (transition inclusif) có toàn quyền, được thành-lập trên căn-bản tương thuận, và không làm gián-đoạn hoạt động của những định-chế chánh-quyền. Dự-liệu khởi sự vào tháng chín, sáng kiến này có thể lập ra bốn nhóm làm việc về các đề tài ‘an-ninh và bảo-vệ’, ‘chống khủng-bố’, ‘vấn-đề chánh-trị và pháp-luật’, ‘tái thiết’.

Nếu như kế hoạch về hoà-bình cho Syrie do HĐBA/LHQ đề ra được sự hậu-thuẫn của Nga, một đồng-minh của al-Assad, một thân-hữu khác của Syrie là Venezuela, qua phát-biểu của Rafael Ramirez, đại sứ tại LHQ, đã bày tỏ sự dè dặt, coi đây là một tiền-lệ nguy-hiểm khi hỗ-trợ cho sự chuyển-tiếp vì điều này vi-phạm quyền tự-quyết của nhân-dân Syrie. Tuy nhiên, quyết-nghị của HĐBA/LHQ cho thấy không có việc buộc ông Bachar al-Assad phải rời bỏ chánh-quyền trong việc thực hiện một chánh-quyền chuyển-tiếp qui nhập; việc ra đi của ông ta, nếu có, sẽ theo một tiến-trình được sắp xếp và không làm hủy diệt guồng máy chánh-quyền!

Thái-độ của Pháp trong việc giải-quyết khủng-hoảng ở Syrie rất cứng nhắc, đó là việc Bachar al-Assad phải ra đi!  Không có việc dựa trên al-Assad để chống khủng-bố và điều này được ông Hollande,tổng-thống Pháp, xác-nhận lại vào ngày 25.08.2015. ‘ Vậy thì, chúng ta sẽ phải làm gì?Chúng ta phải làm giảm-thiểu áp-lực của khủng -bố mà không duy-trì Assad, vì cả hai phe có phần dính líu và cùng lúc, chúng ta phải tìm một chuyển-tiếp chánh-trị ở Syrie.Đó là điều cần-thiết’. Đối với kế-hoạch hoà-bình cho Syrie do HĐBA đề ra, Hollande coi đây là ‘một bước quan-trọng’, nhất là đã có Nga dính vào và một cuộc đối thoại có thể mở ra. Nhưng, ông Hollande đòi ấn-định các điều-kiện và ông đưa ra ba điều là ‘điều đầu tiên, phải trung-hoà (vô-hiệu-hoá) Bachar al Assad. Thứ nhì, phải đưa ra các bảo-đảm chặt chẽ cho tất cả mọi lực lượng đối lập ôn-hoà, nhất là người sunnite và người kurde và phải duy-trì các cơ cấu của nhà nước và sự thống-nhất của Syrie. Cuối cùng,điều kiện sau chót và có lẽ sẽ là điều kiện quyết-định, đưa mọi phe phái dính-líu vào giải-pháp. Tôi nghĩ đến các quốc gia vùng Vịnh và Iran’.

Những điều kiện đặt ra của ông Hollande cho thấy sự cứng nhắc trong chánh-sách của Pháp về Syrie. Cái gọi là lực lượng ôn-hoà trên thực tế, qua điều trần của Le Drian tại Quốc Hội Pháp, đã không còn là một thế-lực đáng-kể, và các lực lượng ôn-hoà này cũng là lực-lượng sunnite! Nhóm Kurde ở Syrie không chống lại al-Assad, kẻ thù chính của họ là Thổ Nhĩ Kỳ, với al Assad, Syrie là hậu phương của họ. Đó là chưa kể việc giải quyết vấn-đề Syrie không thể vắng mặt Nga. Nước này đã cho thấy ảnh hưởng của nó trong việc giải-quyết vấn-đề nguyên-tử của Iran.

Vai trò của Nga trong việc giải-quyết vấn đề Syrie cũng được chánh-giới Đức đề cao. Theo chủ-tịch đảng CSU (liên-hiệp Thiên-chuá Xã-Hội), Horst Seehofer,’người ta không thể giải-quyết tranh-chấp ở Syrie mà không có sự tham-dự của Nga và Vladimir Poutine.

Tuy nhiên, việc hiện-diện quân-sự Nga ở Syrie đã khiến nhiều nước tây-phương e ngại. Ngoại-trưởng Đức Frank-Walter Steibmeier đã lưu-ý Nga về điều ‘đơn phương can-thiệp vào nội-tình Syrie’. Tổng thống Mỹ Obama cũng có những phát biểu trong chiều hướng này, coi ý-đồ Nga trong việc ủng-hộ Bachar al Assad sẽ đi vào thất-bại. Bộ ngoại giao Mỹ cũng bày tỏ ‘quan ngạĩ về các hoạt-động dàn trải của Nga ở Syrie. Trước đó, Poutine đã cho biết việc tham dự quân-sự Nga trong các chiến-dịch ở Syrie chưa được đặt ra, phát ngôn-viên bộ ngoại-giao Nga, Maria Zakharova, cho biết là Nga chưa bao giờ chối bỏ việc giao vũ khí cho Damas để chống lại quân khủng bố. Về phần ngoại-trưởng Nga, Sergueï Lavrov,ông này nhắc rằng đã nhiều lần gởi tới ‘liên quân tây phương’ lời mời hợp tác với chánh-quyền Syrie, dưới hiệu-kỳ của HĐBA/LHQ, để chống lại quân djihadiste của Nhà Nước Hồi Giáo (EI hay Daesh). Ngoại-trưởng Mỹ Kerry vừa qua cũng cho biết ngoại trưởng Nga đã đề nghị với ông bằng điện thoại việc các giới chức quân-sự đôi bên thảo luận về tình hình Syrie Nói một cách tổng-quát, với kế-hoạch hoà bình cho Syrie do HĐBA/LHQ đề ra, Nga đã thành-công trong việc duy-trì al Bassad ở lại chánh-quyền. Về việc này, lập luận của Nga là họ không ủng-hộ cá nhân al Assad, họ ủng hộ tổng-thống dân cử của Syrie! Và chủ trương của Nga trước hết là tạo dựng một lực-lượng chống lại nhà nước hồi-giáo, lực lượng này bao gồm các quân nhân thuộc chánh-quyền Syrie, chánh-quyền Irak và dân quân kurde. Nếu như Nga có thể thuyết phục các quốc gia ả rập Chiite, nước này có thể gặp khó khăn trong việc thuyết phục các quốc gia sunnite. Trong cuộc họp khoáng đại của LHQ vào cuối tháng chín này, Poutine sẽ ham dự và đề tài đưa ra chắn chắn có việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syrie. Và việc đặt các can-thiệp quân-sự dưới ủy mệnh LHQ, lần này có Nga và Trung Hoa tham dự, sẽ giúp tránh một tình trạng tương tự như Libye! Trước mắt, chưa có việc gặp gỡ giữa Poutine và Obama bên lề cuộc họp của đại hội đồng LHQ nhưng điều này có thể được nghĩ tới. Vả chăng, Obama có cuộc gặp gỡ với Xi Jinping trong dịp này. Ngoài vấn đề tranh chấp biển đông, vấn đề Trung Đông cũng có thể được nêu ra.

18.09.2015

Nguồn: 

http://fr.sputniknews.com/international/20150914/1018161202.html#ixzz3lzEkah8V

http://fr.sputniknews.com/international/20150913/1018135019.html#ixzz3lveKDjAN
http://www.assemblee-nationale.fr/14/cr-cdef/14-15/c1415073.asp

http://www.opex360.com/2015/09/16/m-le-drian-parle-dune-progression-tres-importante-de-letat-islamique-en-syrie/

http://www.opex360.com/2015/09/15/pas-de-frappes-francaises-en-syrie-plusieurs-semaines-selon-m-valls/

 

Quân khủng-bố len lỏi trong đám dân tị-nạn – Nhữ Đình Hùng/27.09.2015

Sau việc ồn áo đòi đón tiếp người tị-nạn ‘ syrie’ đến Âu Châu, các quốc-gia tây-âu bắt đầu cài số de. Các quốc-gia thuộc khối đông-âu cũ đã có những biện-pháp mạnh mẽ để ngăn chặn làn sóng người tị nạn đổ xô vào nước họ như việc lập hàng rào ngăn cản dọc biên-giới Hung. Ngay các quốc gia như Đức, Áo cũng lập lại ‘tạm thờĩ các kiểm soát ở biên-giới.

*Việc xét lại việc tiếp đón người tị nạn ‘syrie’ một phần do việc làn sóng tị nạn tràn ngập với tốc-độ nhanh và số lượng lớn, thêm vào đó là thái-độ hung hăng của khối người tị nạn đối với việc bị kiểm-soát ở biên giới Hung, Croatie…Nhưng mối quan-tâm chánh của các nước tây-phương là việc có những thành-phần khủng-bố len lỏi trong số người tị-nạn từ  Syrie sang (trên thực tế, khối người tị nạn này gồm nhiều quốc-tịch khác nhau và đi từ Libye,Thổ..)

Như ở Đức. Theo một điều tra của nhà cầm quyền Đức, một người tị nạn ‘syrie’, được đón nhận ở vùng Brandebourg, đã phạm tội giết người theo lệnh của Nhà Nước Hồi-Giáo. Theo báo  Welt am Sonntag và Tagesspiegel, sở cảnh-sát hình-sự liên-bang Đức (BKA) một người ‘syrie’ ở trong một trại tị nạn vùng Brandebourg đã bị ngờ vực là đã giết người theo lệnh của Nhà Nước Hồi Giáo. Người này đã kể cho những người trong trại nghe việc anh ta đã tham gia các hoạt động của Nhà Nước Hồi Giáo và đã có những vụ giết người theo lệnh của quân khủng bố. Một người tị nạn khác đã lén dùng điện thoại ghi lại và chuyển lại cho cảnh-sát.

Theo bộ trưởng nội-vụ Karl-Heinz Schröter của Brandebourg, có thể có hằng chục ‘djihadistes’ ở trong vùng. Theo tin báo Tagesspiegel, cảnh sát đã mở các cuộc hành quân lục soát ở Berlin một nơi cư ngụ của một người tị nạn hồi tháng giêng và đã thấy những bằng chứng người này thuộc một nhóm djihadiste đang hoạt động ở Syrie!

Tại Hung, sở mật vụ nước này cũng cho biết đã nhận dạng được hai tên khủng bố người ả rập, đã thâm nhập vào Âu Châu cùng với khối lượng người di dân.

Theo đài truyền hình Hung M1, việc xác nhận căn cước các khủng-bố là nhờ các trang facebook của những người này. Họ đã cho đăng tải các hình ảnh họ mang vũ khí ở Syrie hay ở Irak và gởi lời chào những người theo trang trên mạng của họ sau khi tới âu Châu….Đài M1 đã cho thấy trang facebook của những người này. Không có tin tức rõ ràng về việc những người này đã bị bắt giữ hay chưa, hiện nay ở đâu….

* Cảnh sát Bá Linh đã loan-báo ngày 22.09 việc họ đã thực hiện các cuộc lục soát ở tám địa điểm thuộc Bá-Linh nhưng không có một vụ bắt giữ nào cả. Việc lục soát này đặt trên sự ngờ vực việc xúi dục tham gia hàng ngũ quân chiến đấu cho Nhà Nước Hồi Giáo ở Syrie. Một hiệp-hội nằm cạnh một đền thờ Hồi-Giáo ở Bá Linh đã là một trong những địa điểm bị lục soát.

Phát ngôn-viên cảnh-sát nói việc lục soát này không dính líu gì đến việc ngày thứ năm trước đó, một người Irak, từng bị kết án vì khủng bố, đã bị cảnh sát bắn chết sau việc người này dùng dao đâm một nữ cảnh-sát viên.

Trước làn sóng di dân ào ạt từ các vùng có chiến-tranh ở Trung-Đông,  nhiều nước ở Đông Âu đã gặp những khó khăn trong việc tiếp nhận; Hung-gia-lợi đã cho đóng cửa biên-giới của họ với Serbie, nước Croatie cũng cho đóng cửa một phần biên-giới. Hung-gia-lợi đang có những biện-pháp cứng rắn đối với khối người di dân! Ngày thứ hai 21.09 quốc-hội Hung đã phê-chuẩn một luật cho phép trong một số điều-kiện, quân-đội và cảnh-sát có thể khai hoả trong trường-hợp bảo-vệ biên-giới. Trước đó, ngày 15.09 đã có luật cho phép khám xét các nhà riêng bị ngờ là có người di cư. Thù tướng Hung, Victor Orban, đã nói trước quốc-hội là Âu Châu đang bị di dân tràn ngập, là một nguy hiểm cho đại lục và cho nếp sống của nó!

Hung cũng không được nằm trong danh-sách các nước được phân phối 120.000 người ‘tị-nạn’ Hiện đang có 54.000 người tị nạn đang ở Hung, 15.600 ở Ý và 50.400 ở Hi-Lạp. Từ đầu năm đến nay, đã có 225.000 người tị nạn đi qua Hung.

Nguồn:
http://www.7sur7.be/7s7/fr/1505/Monde/article/detail/2462701/2015/09/21/La-Hongrie-mise-hors-jeu.dhtml
http://www.lesechos.fr/monde/europe/021342485222-migrants-la-hongrie-renforce-les-pouvoirs-de-larmee-et-de-la-police-1157697.php
http://fr.sputniknews.com/international/20150922/1018307724.html#ixzz3mSmolNTJ

http://fr.sputniknews.com/international/20150908/1018049360.html#ixzz3mSmIGWwa

http://fr.sputniknews.com/international/20150921/1018300635.html#ixzz3mSlSwOEZ

 

Nước Pháp thực-hiện cuộc không-tập đầu tiên ở Syrie – Nhữ Đình Hùng/28.09.2015

Thông cáo của điện Elysée vào sáng sớm ngày chủ nhật 27.09 cho biết là nước Pháp đã không-tập ở Syrie dựa trên các tin tức thu thập được qua các chiến-dịch không-quân kéo dài từ hai tuần qua, trong việc tôn-trọng quyền hành-động tự chủ của chúng ta, bằng cách phối-hợp với các đối-tác của chúng ta trong liên quân. Thông-cáo này cũng nói đến việc Pháp sẽ tấn công mỗi khi nền an-ninh quốc-gia bị đe dọa. Thông-cáo cho biết ‘Hơn bao giờ hết, việc khẩn thiết là lập ra một chuyển-tiếp chánh-trị kết hợp các thành-phần của chế-độ và đối lập ôn-hoà, phù hợp với thông cáo Genève’.

Các tin tức cho biết Pháp đã phá huỷ một trại huấn-luyện của tổ-chức Nhà Nước Hồi-Giáo, nằm ở phiá đông Syrie. Bên lề cuộc họp lần thứ 70 của Đại Hội Đồng LHQ ngày chủ nhật 27.09.2015 tại New York, tổng-thống Pháp François Hollande cho biết mục tiêu oanh-tạc là một trại huấn-luyện của Nhà Nước Hồi Giáo, ở Deir-ez-Zor thuộc phiá đông Syrie. Theo ông, cuộc oanh-tạc thực-hiện với sáu phi cơ, trong đó có năm chiếc Rafal, đã đạt được mục-tiêu đề ra, trại huấn luyện đã hoàn toàn bị tiêu hủy! Vẫn theo ông, không có thương vong về dân-sự. ‘ Trong những tuần lễ tới, sẽ có thể có những cuộc oanh-tạc khác nếu cần-thiết’ và ông Hollade viện lẽ ‘phòng-vệ chánh-đáng’ và để ‘bảo-vệ’ lãnh-thổ.

Theo báo Le Monde, Pháp đã oanh-tạc lần đầu vào ngày 24.09 nhắm vào các mục-tiêu ở Raqqa, nơi được coi là lãnh-địa của Nhà Nước Hồi-Giáo nhưng nguồn tin này không được tổng-thống Pháp cũng như các giới chức quân-sự xác nhận vào thời điểm này. Được biết trước đây vào ngày 07.09, ông Hollande có nói đến việc sẽ oanh-tạc để chống lại Nhà Nước Hồi Giáo ở Syrie nhưng bác bỏ việc thực-hiện các cuộc hành quân trên bộ. Việc không-tập của Pháp diễn ra trước khi Nga, do ông Vladimir Poutine lãnh đạo, loan-báo một kế-hoạch liên-kết mở rộng để chống lại Nhà Nước Hồi Giáo. Trước mắt, Nga đã thành-lập một liên-quân gồm Nga, Iran, Irak và Syrie để chống lại Nhà Nước Hồi Giáo, trong đó Irak và Syrie là hai nước bị Nhà Nước Hồi Giáo tấn công và chiiếm đóng một phần lãnh thổ. Việc Pháp loan-báo không tập chống Daesh ở Syrie như thế đặt Nga vào vị thế phải xét đến các’yêu sách’ của Pháp. Ông Hollande nói đến việc cần-thiết phải tìm kiếm một giải-pháp chánh-trị cho Syrie nhưng cho thấy quyết tâm đòi ông Bachar al Assad phải ra đi . Nước Pháp thảo-luận với mọi người và không loại trừ ai nhưng coi rằng tương-lai của Syrie không thể qua Bachar al Assad!

Trong khi tham dự lễ hội ‘Hoa Hồng’ ở Drôme, thủ tướng Pháp Manuel Valls cho biết cuộc không tập chống Daesh ở Syrie vì tổ-chức khủng-bố này chuẩn-bị các cuộc khủng-bố từ các thành luỹ của họ. Chúng ta đã hành sử việc phòng-vệ chánh-đáng…

Trong khi tổng thống Pháp bác bỏ vai trò của al-Assad, thì thủ tướng Anh David Cameron, theo báo Sunday Telegraph, ‘đã chấp-nhận ý-tưởng là tổng thống Syrie Bachar al Assad vẫn tiếp tục ở lại chánh-quyền một thời-gian trong khi một chánh-quyền đoàn-kết quốc-gia được thành-lập ở Syrie. Lập

trường của Mỹ, Đức cũng tương tự. Và trong chánh-giới Pháp, đã có nhiều ý-kiến coi việc duy-trì ông al Assad ở chánh-quyền trong khi chiến-đấu chống lại quân Daesh là điều chấp thuận được, trong số những người này có ông Jacques Attali, một nhân vật sáng giá của phe Xã Hội, được coi có thể là ứng cử viên tổng-thống cho nhiệm kỳ 2017.!

Một khi Anh, Mỹ, Nga và Trung-Hoa đã đồng-thuận, Pháp vẫn có thể chống-lạ với quyền phủ-quyết ở HĐBA/LHQ. Nhưng điều này sẽ khiến liên-quân chống Daesh của tây-phương sẽ hành-động không có ủy mệnh của HĐBA/LHQ và vấn-đề xâm phạm chủ quyền lãnh-thổ của Syrie có thể được đặt ra. Ngược lại, liên-quân chống Daesh do Nga, Iran, Irak và Syrie thành-lập sẽ có tính cách chánh-đáng và có lẽ có nhiều hiệu-quả do việc có hành quân trên bộ.

Tại Syrie, Pháp hành-động một mình, không đặt dưới sự chỉ huy của Mỹ. Tổng-trưởng quốc-phòng Pháp Jean-Yves Le Drian trong tuần qua có nói với báo Le Monde rằng ‘chúng ta có sự  tự-do thẩm-định của chúng ta, về mục-tiêu thám thính và hoạt-động của chúng ta’.

Người ta không rõ Pháp có thông-báo cho Syrie biết việc oanh-tạc này không vì hiện Syrie cũng có những cuộc không tập trong vùng Raqqa.

Không-lực Pháp hoạt-động trong khu-vực Trung Đông nằm trong chiến-dịch Chammal gồm có 6 phi cơ Mirage 2000D/N đặt căn cứ ở Jordanie, 6 phi-cơ Rafal và một phi cơ tuần tiễu đặt căn cứ ở al-Dhafra thuộc vương-quốc Ả Rập Thống Nhứt.

Nguồn:

http://fr.sputniknews.com/international/20150927/1018423820.html#ixzz3mvYOa1jp

http://www.opex360.com/2015/09/27/premieres-frappes-francaise-en-syrie/

http://www.france24.com/fr/20150927-france-premieres-frappes-aeriennes-syrie-etat-islamique-rafale

 

Liệu rằng sẽ có khủng-bố tại Pháp? – Nhữ Đình Hùng/05.10.2015

Trong những ngày vừa qua, các nguồn tin truyền-thông đưa ra những lo lắng về việc Pháp có thể bị khủng-bố tấn-công, đặc biệt một cuộc phỏng-vấn của báo Paris Match với ông toà Marc Trévidic.
Ông toà Marc Trévidic đã làm việc trong mười năm liền ở phòng tư-pháp chống khủng-bố (Pôme judiciaire antiterroriste). Ông đã rời trách-vụ ở đây để trở thành phó chủ-tịch toà thượng thẩm ở Lille. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tạp-chí Paris Match,ông đề-cập vấn-đề nước Pháp bị khủng-bố đe dọa.

Trong cuộc phỏng-vấn do Frédéric Helbert thực-hiện , ông toà Marc Trévidic đã trình bày vấn-đề một cách thẳng thắn, không úy-kị.

Theo ông, việc khủng-bố đe dọa nước Pháp đã đạt đến mức cực độ, chưa từng thấy cho đến nay, Pháp đã trở thành kẻ thù số một, mục-tiêu chính của EI (Nhà Nước Hồi Giáo hay Daesh). EI có một đạo quân khủng-bố với những phương tiện vô giới hạn, những người này đã lập lại nhiều lần và nói rõ quyết-tâm của họ là đánh vào Pháp. Trong khi đó rõ ràng là Pháp có những yếu kém do vị thế địa-lý, việc các djihadiste gốc Âu Châu có thể xâm nhập vào Pháp một cách dễ dàng! Trong khi đó, việc chống khủng-bố của Pháp không có được hiệu-quả như trước đây. Ông Tr&vidic cũng cho rằng, theo ông, Daesh có tham-vọng và phương tiện để thực-hiện một đòn mạnh với nước Pháp và với tư-cách một chuyên-biên, ông nghĩ rằng những ngày đen tối đang ở trước chúng ta; cuộc chiến thực-sự mà EI muốn đem đến lãnh thổ Pháp vẫn chưa bắt đầu.

Đối với ông Trévidic, EI ngày nay mạnh hơn al Qaïda lúc trước rất nhiều. Ei là một nhóm khủng bố rất mạnh, có quân số trên diện địa lên tới 30.000 người, nhiều hơn là quân-số cùa Al Qaîda do Ben Laden sáng lập tuyển được trong mười lăm năm!

Vẫn theo Marc Trévidic, nước Pháp đối phó với một đe doạ hai mặt. Trong việc tràn ngập của khối di dân ‘tị nạn’, có những quân khủng bố trà trộn , những quân khủng bố này có thể hoạt-động một mình, không chuẩn-bị trước nhưng có thể đem lại ít nhiều kết quả. Mặt khác, EI có thể ,qua những người này, tổ chức các cuộc khủng-bố có tầm vóc, một đôi khi tạo ra các sát hại đáng kể!

Vẫn theo ông Marc Trévidic, quân Daesh có những phương-tiện, tiền và có khả năng có được võ khí nếu họ muốn tổ chức một cuộc tấn-công..Ông nghĩ rằng Abou Bakr al Baghdadi và quân-đôi của ông này đang nghĩ đến việc làm một cái gì rộng lớn nhắm trước hết vào Hexagon (nước Pháp). Trước đây, kẻ thù chính của quân khủng bố djihadiste là Hoa Kỳ, nhưng HOA Kỳ khó đụng đến trong khi Pháp thì dễ hơn, Pháp còn là một quốc-gia thực-dân, có những can-thiệp quân-sự chống lại  ‘djihad’.

Trước đây, Pháp có thể có những đòn mạnh vào các quân khủng-bố và djihadiste nhưng ngày nay không ở trong chừng mực có thể dự đoán các khủng bố như trước đây, vì các phương-tiện không đầy đủ, chỉ có thể làm tối thiểu….

Không phải chỉ có ông toà Trévidic nghĩ la nước Pháp bị khủng-bố đe dọa,nhiều chuyên-gia và các nhân vật hữu trách cũng báo-động về một hiểm tai khủng-bố hồi-giáo chống lại Pháp và sự đe dọa này là có thực!

Các chuyên gia nghĩ rằng việc tấn-công trên tàu hoả Thalys bị thất bại là do việc Sid Ahmed Ghlam vào lúc cuối đã bị ‘lạnh cẳng’ (dégonfler), đã không cài hộp đạn đúng cách vào súng kalachnikov, nếu cuộc tấn-công trên tàu Thalys thực hiện được, người ta đã bị rất đau. Các chuyên gia nghĩ rằng ngày nay, cách hành động sẽ là với kalachnikov!

Không phải chỉ có ông toà Trévidic báo-động về hiểm tai có khủng-bố ở Pháp; nhiều chuyên-gia và những người có trách-nhiệm cũng coi việc đe dọa này là có thực. Báo anh The Télégraph hồi cuối tháng tám đã có nói đến hiểm tai tấn-công của quân khủng-bố tại Pháp!

Vào tháng sáu vừa qua, trong một phỏng vấn của báo Nice-Matin, Alain Marsaud, dân-biểu đảng ‘les Républicains’ và cũng là cựu thẩm-phán về chống khủng-bố, đã bày tỏ mối quan ngại về số lượng người Pháp ở Syrie và mối nguy khi họ trở về lại Pháp.

Trong khi đó, báo Canard Enchainé dẫn một nguồn tin dấu tên trong các sở tình-báo Pháp cũng cho biết mối lo ngại sau việc khủng-bố  thất-bại trên tàu hoả Thalys. ‘ Một tên khủng-bố bị hành khách trên tàu khống chế, một tên khủng bố khác tự bắn vào chân rồi kêu cứu hoả, một người thứ ba thất bại trong việc làm nổ một nhà máy hoá học…Nếu không nhờ những hoàn cảnh đặc biệt, kết-toán về nhân mạng và vật-chất có thể đã rất nặng’. Một người khác còn đi xa hơn, nghĩ cả đến một  ’11 tháng chín kiểu Pháp’ mà các sở tình-báo chỉ là những  người thưởng ngoạn!

Ngày 27.08, The Telegraph còn đi xa hơn nói đến việc tấn-công bằng hoả-tiễn chống lại một máy bay thương mại!

Site ‘L’Incisif’ phỏng vấn một cựu nhân-viên của DGSE, cũng ẩn danh, đã nói đến các đe dọa khủng-bố đối với Pháp, chỉ trích hợp thống canh phòng không thích ứng và ngại sẽ có một 11 tháng 9 kiểu Pháp, ‘đó là vấn-đề thời-gian’.

Các sở tình-báo cũng lo ngại một cuộc khủng-bố kiểu ở trung-tâm thương-mại Westgate ở Nairobi vào tháng 9/2013. Cho đến nay, người ta chỉ mới gặp những tay mơ, sợ là khi gặp phải những tay chuyên-nghiệp!

Các sở tình-báo, cảnh-sát, đã chuẩn-bị việc khả dĩ có tấn-công qui mô lớn nhưng mặc dù mọi chuẩn bị, khi ngày J đến, khó có thể tránh được các chi-tiết không liệu trước được!

Nguồn: 

http://www.20minutes.fr/societe/1700279-20151001-daesh-prepare-11-septembre-francais
http://www.atlantico.fr/pepites/etat-islamique-11-septembre-sol-francais-redoute-services-secrets-2364361.html#M2VdvxOJeM896VdH.99

http://www.slate.fr/story/107639/11-septembre-francais-comparaison-terrorisme

http://www.parismatch.com/Actu/Societe/La-France-est-l-ennemi-numero-un-de-l-Etat-islamique-837513

 

Vui cười

Cô giáo hỏi : “Các em cho cô biết lịch sự là gì ?”

Quả là câu hỏi khó với học sinh lớp 1. Các em suy nghĩ mãi rồi Tửng giơ tay xin trả lời :

– Thưa cô, lịch sự là cái ở trong quần dài của bố em ạ!

Cô giáo đỏ mặt: “sao em lại trả lời như vậy ?”

– Thưa cô, vì mỗi lần có khách tới nhà, em nghe mẹ luôn bảo bố là mặc quần dài vào cho khỏi mất lịch sự. Như vậy rõ ràng là lịch sự là cái ở trong quần của bố em và nó rất dễ bị mất ạ!

 

Trong lúc xưng tội, cô gái nghiêng sát vào tấm lưới và nói: “Xin cha hãy tha cho con tội tự đắc, vì hằng ngày, con đều soi gương và tự nhủ rằng mình thật quá xinh đẹp”. Vị Linh Mục nghiêng mình về phía tấm lưới để quan sát kỹ cô gái, rồi nói: ” Cha cho con biết một tin vui: Đây không phải là hành vi phạm tội, mà chỉ là một sự nhầm lẫn “

 

-Con ra xích con chó Bẹc- giê lại.

-Nhà sắp có khách lạ đến thăm hở bố?

-Không, mẹ mày đi sửa sắc đẹp sắp về.

 

Mẹ nói với con gái:

– Mẹ không vừa lòng cho con lấy nó chút nào

– Nhưng thưa mẹ, con đã trót trao cái quý giá nhất đời mình cho anh ấy rồi….

– Sau khi ngắm con một lúc, bà mẹ thốt lên: Ồ…! Con làm mẹ hết hồn! Mẹ cứ tưởng cái dây chuyền 1 cây mẹ cho con đi tong mất. Hóa ra, con vẫn còn đeo trên cổ!

Dân Tộc Sinh tồn (tt) – GS Nguyễn Ngọc huy

c/ Duy vật sử quan

Duy-vật sử-quan đặt nền-tảng trên lòng tin rằng tư-tưởng là sản-phẩm của bộ óc con người , và bộ óc con người là cơ-quan của tư-tưởng, cho nên người ta không thể tách tư-tưởng ra khỏi vật-chất mà không bị sai lầm.

Đứng riêng về phương-diện thực-nghiệm để xét vấn-đề này, ta nhận thấy lý-luận trên đây đã hỏng ngay từ khởi-điểm nó, vì nó trộn lại làm một hai loại hiện-tượng khác nhau tuy có ảnh-hưởng qua lại với nhau một cách chặt chẽ. Đó là những hiện-tượng thuộc tinh-thần cá-nhơn và những hiện-tượng thuộc tinh-thần công-cộng.

Về trí óc cá-nhơn,ta có thể tạm nhận rằng Marx và môn-đồ nói đúng khi xem nó là « phản-ảnh của vật-chất ». Tuy-nhiên,ta cũng phải nhắc lại lại rằng trí óc cá-nhơn của một số lớn dân quê dốt nát không phản-chiếu đúng cái thế-giới hữu-hình một cách khách-quan, vì nó còn bị sự ám-ảnh của bao nhiêu điều mê-tín,bao nhiêu giấc mộng nên thơ.

Thêm nữa, khoa-học hiện-giờ đã cho ta biết rằng tư-tưởng cá-nhơn không phải chỉ do nơi bộ óc mà ra : con người biết suy nghĩ với tất cả thân-thể mình. Những hạch nội-tiết, những tạng-phủ người đều có đóng một vai tuồng trong sự chi-phối tư-tưởng. Ngoài ra, lại còn có tiềm-thức, tức là những dấu vết mà đời sống quá-khứ để lại trong cơ-thể, và những bản-năng, những khả-năng cùng bẩm-tánh di-truyền.

Do đó, mỗi người nhận chịu sự kích-thích từ ngoài đưa đến, rồi biến những kích-thích ấy thành ảnh-hưởng đưa đến tư-tưởng hay cử-động một cách khác nhau, tùy cơ-cấu di-truyền của thân mình, tùy kinh-nghiệm, tùy tình-trạng của thể-xác, tùy địa-vị mình trong đoàn-thể. Nhiều khi, tinh-thần chung của đoàn-thể ảnh-hưởng đến cá-nhơn rất mạnh làm cho cá-nhơn không thể thấy sự thật khách-quan. Nhưng dầu sao, vật-chất tức là thân-thể của người, vẫn chi-phối tư-tưởng cá-nhơn một cách chặt chẽ.

Đối với tinh-thần công-cộng thì tình-thế khác hẳn. Những tư-tưởng công-cộng đành là cũng phát-khởi trong đầu óc cá-nhơn, song sự phát-triển của nó đứng ngoài vòng kiểm-soát của cá-nhơn nêu ra nó, và của cả đoàn-thể trong ấy cá-nhơn đó sống.

Sự biến-hóa của một ý-tưởng trong xã-hội có thể khác nhau vô-cùng. Ý-tưởng mới – phần lớn do một ý-tưởng cũ thoát -thai ra – có thể phù-hợp với tâm-trạng, ý-tưởng của đoàn-thể và lan ra rất mau. Nó có thể chỉ được một số ít người chấp-nhận rồi tranh-đấu trong một thời-gian dài dặc mới thắng-lợi. Nó cũng có thể luôn luôn chỉ được một thiểu-số nghe theo và lần lần chết mòn đi. Mỗi người nhận một ý-tưởng rồi lại thêm vào đó những sở-kiến của mình,hay gạt bỏ bớt một vài điểm mình không thích.

Sự xung-đột giữa các quan-niệm khác hướng, song song hay đối chọi nhau làm cho ý-tưởng có một sức tự-động rất mạnh.Trong các yếu-tố chi-phối những cá-nhơn theo ý-tưởng công-cộng, tự-nhiên cũng có cái thế-giới vật-chất bên ngoài. Nhưng như ta đã thấy, phản-ảnh của thế-giới ấy không phải có tánh-cách khách-quan. Vì đó, cái thế-giới vật-chất bao gồm những điều-kiện kinh-tế chỉ có một tác-động gián-tiếp và phụ-thuộc vào sự phát-khởi và tiến-triển của tư-tưởng công-cộng.

Ý-tưởng này lần lần trở thành độc-lập đối với cá-nhơn và những điều-kiện phôi-thai ra nó. Bởi lẽ ấy, ảnh-hưởn nó đối với đoàn-thể có thể biến-đổi không cùng :một sự-kiện chung có thể đưa đến những kết-quả khác nhau,có khi hoàn-toàn trái ngược nhau. Lúc người Tây-ban-nha đến chiếm Mỹ-châu, thổ-dân – vốn có những điều-kiện sanh-hoạt vật-chất như nhau – đã phản-ứng lại theo nhiều lối. Nhiều bộ-lạc đã cùng nhau tự-tử, nhiều bộ-lạc khác nổi lên chống lại kẻ xâm-lăng, một số bộ-lạc đã chịu đựng sống gần người Tây-ban-nha, một số khác lại thân-thiện hẳn với họ và sống chung lộn với họ.

Sự tuyên-truyền ở các cường-quốc hiện giờ, mặc dù hết sức khoa-học, vẫn không làm sao hướng ý-chí toàn-dân vào một mối được, ngay ở Liên-bang Sô-viết là nước theo một chánh-sách độc-tài khắc-nghiệt cũng thế.

Sau hết,những bậc vĩ-nhơn, những vị anh-hùng cũng có một ảnh-hưởng lớn đối với đoàn-thể. Tư-tưởng và thái-độ họ đã nhào nắn tư-tưởng và thái-độ chung của đoàn-thể một phần lớn. Do đó, một dân-tộc với một trình-độ kinh-tế không di-chuyển có thể khi thì rất anh-hùng, khi thì hết sức khiếp-nhược với kẻ địch.

Với một nền tảng sai lạc như thế, duy-vật sử-quan không sao có thể đứng vững được. Sự khảo-sát lịch-sử một cách kỹ càng cho ta thấy rõ chỗ sai lầm của những nguyên-tắc nó nêu ra. Những nguyên-tắc này gồm lại làm hai, một là sự-kiện kinh-tế hạn-định tất cả những sự-kiện xã-hội khác, hai là trong sự-kiện kinh-tế, dụng-cụ sản-xuất là yếu-tố quan-trọng hơn hết.

Điều mà chúng ta có thể nhận thấy trước nhứt là dụng-cụ sản-xuất không phải tự-nhiên mà có. Nó do những điều phát-minh đã cấu-tạo nó và đưa nó đến hình-thức hiện-tại mà ra, lại phải tùy theo trình-độ trí-thức, tùy theo phong-tục và nhu-cầu của cái quần-chúng xử-dụng nó. Như thế,nó là kết-quả chớ không phải là động-lực của đời sống xã-hội như Marx đã lầm-tưởng.

Toàn-thể những sự-kiện kinh-tế hợp lại cũng không thành cái nền tảng chi-phối hết những sự-kiện xã-hội khác. Người ta không thể chỉ lấy ảnh-hưởng kinh-tế suông mà giải-thích hết những biến-cố quan-trọng trong lịch-sử.

Sự thay đổi trong đời sống kinh-tế ,chánh-trị và xã-hội lại không bao giờ xảy ra một lượt với nhau. Trong lịch-sử Âu-châu, sự phát-triển nền đại-kỹ-nghệ và sự thi-hành chế-độ đại-nghị cùng sự truyền-bá những tư-tưởng dân-chủ xã-hội có phải đi chung với nhau đâu. Như ở nước Anh, nền đại-kỹ-nghệ phát-sanh vào thế-kỷ 18, chánh-phủ đại-nghị thì đã bắt đầu có nền móng từ hơn nửa thế-kỷ trước rồi, còn giai-cấp chỉ-huy thì mãi đến thế-kỷ thứ 20 mà vẫn còn dựa vào nền tảng quý-tộc.

Một mặt khác, ta có thể nhận thấy nhiều xã-hội cùng có một trình độ kinh-tế như nhau mà lại theo những tổ-chức khác nhau. Đời trung-cổ, các nước Pháp, Nga,Trung-Hoa và đế-quốc Inca ở Mỹ đều có một dụng-cụ và một nền tảng nông-nghiệp gần như nhau. Nhưng nước Pháp đã theo chế-độ quân-chủ phong-kiến với những quí-tộc địa-chủ, nước Nga cũng theo chế-độ quân-chủ phong-kiến, song tổ-chức ở nhiều nơi những mir tức là công-điền công-thổ chung cho dân quê, nước Trung-Hoa theo chế-độ quân-chủ tập-trung, công-nhận quyền tư-sản cho nông-dân, trong khi đế-quốc Inca ở Mỹ thâu hết đất đai trong nước làm quốc-sản và giao cho những nhà giáo-sĩ quản-lãnh.

Gần ta hơn nữa, những đại-cường-quốc đều được kỹ-nghệ-hóa, nhưng trong khi các nước Mỹ, Anh, Pháp theo chế-độ dân-chủ thì các nước Nga, Đức, Ý, Nhựt lại theo chế-độ độc-tài với những quan-niệm rất xa nhau về tổ-chức xã-hội.

Vậy, phương-pháp sản-xuất và sự-kiện kinh-tế quyết không phải là yếu-tố nguyên-thủy của mọi tổ-chức xã-hội.

Trong lịch-sử, nhiều lúc yếu-tố kinh-tế bị các yếu-tố khác chi-phối một cách rõ rệt .Cứ theo lý-luận của những môn-đồ Karl Marx thì chính chế-độ sản-xuất tiểu-công-nghệ đã đưa đến chế-độ chánh-trị phong-kiến ở Âu-châu. Nhưng nếu ta khảo-sát kỹ càng thời-đại phong-kiến Âu-châu, ta thấy ngay rằng lối giải-thích ấy rất mực sai lầm.

Trong thời-kỳ tiền phong-kiến, thiên-hạ loạn-lạc, giặc-giã lung tung, các võ-sĩ mỗi người hùng-cứ một phương, xưng vương xưng bá, tranh-đấu lẫn nhau. Vì đó, sự giao-thông bế-tắc, sự hoạt-động kinh-tế phải bị ngưng trệ. Những nông-dân và thợ thuyền muốn được yên-ổn làm ăn phải tự đặt mình dưới sự bảo-vệ của những vị  « lãnh-chúa », và tự-nhiên phải phục-dịch họ. Chế-độ tiểu-công-nghệ do đó mà phát-sanh, và khi chế-độ phong-kiến hoàn-toàn thành-hình, nó duy-trì mãi chế-độ tiểu-công-nghệ. Đến lúc những nhà vua chế-ngự được các lãnh-chúa, hủy-bỏ những tục-lệ phong-kiến, thành-lập quốc-gia, đặt ra chế-độ quân-chủ, khuyến-khích thương-mãi và kỹ-nghệ, đời sống kinh-tế mới lần lần thoát  khỏi hình-thức tiểu-công-nghệ để đi đến chỗ tiểu-tư-sản.

Nguyên-nhơn làm cho chế-độ phong-kiến Âu-châu sụp đổ không phải là một nguyên-nhơn kinh-tế mà là một nguyên-nhơn binh-bị. Sở-dĩ các lãnh chúa bị dẹp tan hết là vì sự phát-minh súng đồng làm cho thành-trì và quân-đội thiết-giáp của họ không thể chống lại sự tấn công của các nhà vua.

Như thế, không phải chế-độ kinh-tế tiểu-công-nghệ đã đưa đến chế-độ phong-kiến, mà chính chế-độ phong-kiến đã tạo ra chế-độ kinh-tế tiểu-công-nghệ. Chế-độ kinh-tế tiểu-công-nghệ này chỉ chấm dứt khi nền quân-chủ đã hủy-diệt gần hết những dấu-tích phong-kiến. Vậy, không phải sự thay-đổi chế-độ kinh-tế đã ảnh-hưởng đến chế-độ chánh-trị, mà trái lại, chánh sự thay đổi chế-độ chánh-trị đã làm thay đổi cả nền tảng kinh-tế. Trong sự thay đổi chế-độ chánh-trị này, nguyên-nhơn chánh-yếu là một sự phát-minh binh-bị, và sự thay đổi nền tảng kinh-tế chỉ là một kết-quả mà thôi.

Ta có thể kết luận rằng lịch-sử nhơn-loại gồm nhiều yếu-tố rất phức-tạp ảnh-hưởng lẫn nhau. Yếu-tố quan-trọng nhứt không phải là yếu-tố kinh-tế mà là yếu-tố chánh-trị. Trong xã-hội nào cũng vậy, những sáng-tạo chánh-trị luôn luôn đi trước những sáng-tạo kinh-tế.

Muốn sống, loài người, cũng như tất cả những sanh-vật khác, phải tranh-đấu, vì trên đời, ngoài không khí ra, không có món nào cần-thiết cho sự sống của loài người mà tự-nhiên có sẵn cho người dùng. Con người phải tranh-đấu với thiên-nhiên, phải làm việc để tạo ra những món cần-thiết ấy. Mà sự làm việc là kết-quả của một sự cố gắng tối-đa, còn tánh người, trái lại theo luật cố gắng tối-thiểu. Người luôn luôn tìm cách đạt mục-đích của mình bằng những phương-pháp nhẹ-nhàng nhứt, nhanh chóng nhứt và dễ dàng nhứt. Thêm vào đó, tánh tham lam cố-hữu của người làm cho người luôn luôn có khuynh-hướng thích cướp giựt của kẻ láng-giềng để sống hơn là tự mình chịu khó sản-xuất những món cần cho sự sống của mình.

Vì đó, muốn có sản-xuất kinh-tế, người ta cần phải có những chế-độ xã-hội và chánh-trị dùng sự cưỡng-bách bắt người phải làm việc để sống, và bù lại, bảo-đảm cho người có quyền được hưởng ít nhứt là một phần những món người sản-xuất ra được. Như thế,chánh-trị luôn luôn đi trước kinh-tế và là điều-kiện cần-thiết cho sự sự sản-xuất kinh-tế.

Quan-sát các xã-hội, ta thấy rằng chế-độ chánh-trị thường hạn-định chế-độ kinh-tế. Với những dụng-cụ như nhau, một quốc-gia theo chánh-thể tự-do tất-nhiên có một tổ-chức khác với một quốc-gia theo chánh-thể độc-tài.

Chánh-trị cũng chịu ảnh-hưởng của kinh-tế, nhưng ít khi sự biến-đổi kinh-tế làm biến-đổi luôn cả nền-tảng chánh-trị.

Sở-dĩ trong cuộc Đại-cách-mạng năm 1789, nền-tảng chánh-trị hoàn-toàn sụp đổ là ngoài yếu-tố kinh-tế ra, lại còn một phong-trào tư-tưởng mạnh mẽ nảy mầm từ thế-kỷ thứ 16 làm cho chế-độ cũ lung lay đến tận gốc rồi.

Vả lại, không phải mỗi khi phương-pháp sản-xuất kinh-tế biến-đổi là nền tảng chánh-trị biến đổi theo, cũng không phải mỗi khi nền tảng chánh-trị biến đổi thì phương-pháp sản-xuất kinh-tế cũng nhứt-định đổi theo. Vì ngoài kinh-tế ra, còn nhiều yếu-tố khác ảnh-hưởng đến chánh-trị như tư-tưởng, tín-ngưỡng ,cách tổ-chức binh-bị v.v…

Trong những yếu-tố có ảnh-hưởng đến đời sống chánh-trị một xã-hội,ta có thể kể vai tuồng của những nhơn-vật lịch-sử.

Sở-dĩ nền quân-chủ Pháp hoàn-toàn sụp đổ là vì vua Louis thứ 16 quá yếu đuối và bị ảnh-hưởng quá nhiều của những kẻ tả hữu phản-động. Nếu ông ta khôn ngoan hơn một chút, chịu nhân-nhượng với dân-chúng thì có thể ông vẫn còn được làm nhà vua lập-hiến của người Pháp chớ không đến nỗi lên đoạn-đầu-đài, và dòng lịch-sử Âu-châu đã hướng theo một chiều khác rồi. Những nhà vua được đưa lên ngai vàng nước Pháp sau đó cũng không hơn gì vua Louis thứ 16 nên không giữ nổi ngôi báu. Và sau khi Đệ Nhị Đế-chế Pháp vỡ tan, chính vì thái-độ ương-ngạnh của bá-tước Paris, lãnh-tụ phái bảo-hoàng, không chịu chấp-nhận lá cờ tam sắc làm quốc-kỳ mà hoàng-gia Pháp hoàn-toàn bị gạt ra khỏi trường chánh-trị Pháp.

Một mặt khác, những phong-trào cách-mạng do dân-chúng gây ra để chọi lại chánh-quyền cũng cần có những lãnh-tụ tài năng mới mong thắng-lợi được. Không có một người dẫn đạo cương-quyết và sáng suốt, quần-chúng luôn luôn đóng vai tuồng thụ-động và cúi đầu khuất-phục chế-độ khắc-nghiệt bóc lột mình.

Như vậy,cho rằng tất cả những nền tảng xã-hội đều dựa vào yếu-tố kinh-tế thật là một điều lầm-lạc rất to. Điều lầm lạc này, thật ra chính Marx và môn-đồ cũng đã gián-tiếp công-nhận. Vì mặc dầu hô-hào rằng kinh-tế là yếu-tố quan-trọng nhứt trong xã-hội, họ lại không chủ-trương cải-hóa những dụng-cụ sản-xuất và chế-độ kinh-tế để lật đổ chế-độ tư-bản mà lại chủ-trương cuớp chánh-quyền , tức là dùng sự vận-động chánh-trị để tổ-chức lại xã-hội.

2. Thuyết giai cấp đấu tranh

a.- Chủ trương cho lịch sử là một cuộc giai cấp tranh đấu liên tiếp dựa vào một ý kiến sai lầm

Chủ-trương cho lịch-sử là một cuộc giai-cấp tranh-đấu liên-tiếp của Marx thật ra chỉ là kết-quả sự áp-dụng sai lầm của thuyết biện-chứng duy-vật ,nếu không phải là một thành-kiến thiên-vị đã làm hỏng cả quan-điểm của Marx về biện-chứng-pháp.

Cứ theo thuyết duy-vật biện-chứng, tất cả các sự-vật và hiện-tượng trong võ-trụ đều chứa đựng những yếu-tố mâu-thuẫn nhau. Ngoài xã-hội, sự mâu-thuẫn này xuất-hiện dưới hình-thức những giai-cấp đối chọi nhau.

Trước hết, ta có thể nhận thấy rằng dầu cho có chấp-nhận luật mâu-thuẫn trong võ-trụ, ta cũng không thể lấy sự phân-biệt giai-cấp làm kết-quả tất yếu duy-nhứt của luật ấy, vì trong nhơn-loại không phải chỉ có sự phân-biệt giai-cấp mà thôi, và người ta vẫn có thể dựa vào luật mâu-thuẫn của biện-chứng-pháp mà nêu ra chủ-trương phân-biệt dân-tộc và tranh-đấu dân-tộc được. Như thế, khi chỉ nhìn vào cuộc giai-cấp tranh-đấu và lấy nó làm biểu-hiệu duy-nhứt của sự mâu-thuẫn trong võ-trụ, Marx và môn-đồ đã có một thành-kiến sai lầm làm cho lý-thuyết họ mất rất nhiều giá-trị.

Phương chi, ta cũng đã nhận thấy rằng các yếu-tố bên trong một sự vật hay hiện-tượng không nhứt-định phải là đối chọi nhau. Nó chỉ khác nhau, và có thể song song nhau, theo chiều hướng khác nhau hay đối chọi nhau.

Như thế, xã-hội không phải nhứt-định phân ra làm giai-cấp thù nghịch nhau và chiến-đấu nhau. Nó gồm nhiều lực-lượng hòa-hợp nhau, chống chọi nhau hay trung-lập đối với nhau một cách rất phức-tạp. Muốn thấy rõ tánh-cách những cuộc xung-đột trong xã-hội loài người, ta không thể thâu hẹp tầm con mắt ta vào vấn-đề giai-cấp mà phải bao-quát cả vấn-đề tranh-đấu của người trong xã-hội.

Loài người vốn không phải là một giống hiếu-chiến tự-nhiên ham sát-phạt nhau. Họ chỉ tranh-đấu nhau để mưu sinh-tồn mà thôi. Hiện nay, người ta không thể biết rõ đời thái-cổ, người có sống rời rạc hoàn-toàn hay không. Nhưng có một điều chắc chắn là người có một xu-hướng hợp-quần rất mạnh nên đã tụ-họp nhau lại thành đoàn, thành nhóm, thành bộ-lạc, và rộng ra nữa, thành quốc-gia.

Trong những đoàn-thể nhỏ như thị-tộc, bộ-lạc, người ta có thể tổ-chức sự tìm kiếm những món ăn chung nhau. Thêm nữa, lực-lượng của đoàn-thể rất kém so với những nguy-cơ từ ngoài ép vào. Do đó, tất cả mọi người đều có quyền-lợi hợp nhau và cố-kết nhau lại thành một khối chặt chẽ. Sự xung-đột bên trong đoàn-thể rất hiếm và chỉ có tánh-cách cá-nhơn hay nhiều lắm là có tánh-cách gia-đình. Bù lại, sự cần-thiết phải giành đất sống làm cho những đoàn-thể nhỏ đụng chạm nhau và đánh nhau rất mãnh-liệt.Vậy ở trạng-thái này, cuộc tranh-đấu của người hầu như là một cuộc chủng-tộc tranh-đấu thuần-túy.

Khi sự hợp-quần của người đã rộng đến phạm-vi quốc-gia, tình-thế phức-tạp hơn. Vì quyền-lợi toàn-dân, hay vì tham-vọng những người lãnh-đạo, các quốc-gia cũng phải tranh-đấu lẫn nhau. Trong những cuộc tranh-đấu này, thường thì hầu hết nhơn-dân của mỗi quốc-gia đều đứng về một phía để đối chọi lại quốc-gia thù địch. Nhưng cũng có khi, vì một lý-do gì mà một phần quan-trọng của nhơn-dân một quốc-gia chạy theo quốc-gia địch chống lại Tổ-quốc mình. Tuy-nhiên, trong trường-hợp nào cũng vậy, khi một quốc-gia bị một quốc-gia khác thôn-tính, nhơn-dân nhơn-dân của quốc-gia bị xâm-chiếm nhứt-định là phải sống một cuộc đời khổ sở nhục nhằn. Do đó, những cuộc tranh-đấu giữa các quốc-gia phần lớn cũng là những cuộc tranh-đấu dân-tộc.

Nhưng ngoài sự tranh-đấu giữa các quốc-gia, lại còn có những cuộc tranh-đấu bên trong quốc-gia nữa. Vì lãnh-thổ quốc-gia rộng lớn và dân-số nó đông-đảo, tất cả mọi người không thể tổ-chức sự mưu-sanh chung nhau. Thêm nữa, lực-lượng quốc-gia đã khá hùng-hậu so với những lực-lượng ở ngoài ép vào, thành ra những mối nguy-cơ uy-hiếp sự sống còn chung trở nên xa xôi, gián-tiếp, ít rõ rệt hơn. Những điều này làm cho người bớt cố-kết nhau lại, và lo nghĩ đến quyền-lợi cá-nhơn của mình nhiều hơn.

Khi phạm-vi hợp-quần của người đã mở rộng đến quốc-gia, trình-độ sanh-hoạt của người được nâng lên khá cao, và đời sống của người trở nên phức-tạp hơn về cả hai mặt vật-chất lẫn tinh-thần. Do đó, người có rất nhiều quyền-lợi cần bảo-vệ. Điều này bắt buộc người phải tranh-đấu, và vì sự tranh-đấu riêng rẽ ít có hiệu-lực, người lại phải họp-quần thành đoàn-thể nhỏ trong đoàn-thể lớn.

Quyền-lợi người trong quốc-gia vốn phức-tạp và có nhiều mặt nên người có thể vừa hợp-quần với người này về mặt này, vừa hợp-quần với người khác về mặt kia. Một người có thể vừa hợp-quần về mặt huyết-thống với thân-quyến trong gia-đình, vừa hợp-quần về mặt nghề-nghiệp với những bạn đồng-nghiệp trong nghiệp-đoàn, vừa hợp-quần về mặt tâm-tình với bạn bè, vừa hợp-quần về tín-ngưỡng với những đạo-hữu, vừa hợp-quần về mặt tư-tưởng chánh-trị với những đồng chí trong một chánh-đảng.

Quyền-lợi của tất cả những đoàn-thể khác nhau trong đó người có chơn không thể nào luôn luôn thích-hợp với nhau được. Mỗi khi quyền-lợi của những đoàn-thể ấy xung-đột lẫn nhau, người bắt buộc phải quyết-định đặt cái nào trên hết. Vì mỗi đoàn-thể đều bảo-vệ cho một thứ quyền-lợi vật-chất hay tinh-thần của người nên người phải lựa chọn xem quyền-lợi nào đáng cho mình trọng nhứt.

Sự lựa chọn này hoàn-toàn tùy theo quan-niệm sống còn của mỗi người, thành ra nó không giống nhau hết được. Cùng trong một trường-hợp như nhau, mỗi người đều có thái-độ riêng của mình. Do đó, sự tranh-đấu giữa người với nhau bên trong quốc-gia hết sức phức-tạp.

Tuy thế, nếu ta gạt bỏ qua một bên những cuộc tranh-đấu có một hiệu-quả nhỏ hẹp, ta có thể nhận thấy rằng những  cuộc tranh-đấu nội-bộ này có thể qui về hai mối : tranh-đấu vì tư-tưởng hay tranh-đấu vì quyền-lợi vật-chất. Những cuộc xung-đột giữa các phái văn-nghệ, các tôn-giáo, các hội-đảng chánh-trị thường là những cuộc xung-đột vì tư -tưởng bất-đồng. Những cuộc xung-đột giữa những giới người đứng ở những địa-vị đối-lập nhau trong xã-hội – dầu họ có lập thành giai-cấp phân-biệt rõ ràng hay không cũng vậy – là những cuộc xung-đột vì quyền-lợi vật-chất.

Lẽ tự-nhiên là hai loại xung-đột trên này không phải  hoàn-toàn phân-biệt nhau. Trong những cuộc tranh-đấu vì tư-tưởng, quyền-lợi vật-chất lắm khi cũng có xen vào. Bù lại,những cuộc tranh-đấu vì quyền-lợi vật-chất nhiều lúc cũng biết náu mình dưới một lớp áo tư-tuởng.

Trong những cuộc tranh-đấu trên này, người ta cũng có thể nhận thấy cá-tánh hay quyền-lợi riêng của những nhà lãnh-đạo.

Yếu-tố dân-tộc có khi đóng một vai tuồng trọng-hệ. Sự phân-biệt giai-cấp có thể bắt nguồn từ chủng-tộc : người giai-cấp trên là hậu-duệ của giống dân xâm-lược, còn người giai-cấp dưới là con cháu giống dân bị chinh-phục. Một mặt khác, những tư-tưởng xung-đột nhau có thể là  những tư-tưởng của giống dân thống-trị và giống dân bị trị. Những cuộc xung-đột vì tư-tưởng hay giai-cấp có khi lại vượt ra ngoài phạm-vi của quốc-gia : người ta có thể hợp-tác với người đồng giai-cấp hay đồng  tư-tưởng ở nước ngoài mà chống chọi lại quốc-gia mình.

Như vậy, xét lịch-sử một cách khách-quan, ta có thể nhận thấy rằng cuộc tranh-đấu của loài-người có rất nhiều nguyên-nhơn và hình-thức, nhưng mục-đích chung của nó bao giờ cũng là mưu-sự sinh-tồn vật-chất và tinh-thần của người. Động-lực của lịch-sử, chính là sự sinh-tồn tranh-đấu. Cuộc tranh-đấu giai-cấp cũng có, nhưng nó chỉ là một phần của cuộc sinh-tồn tranh-đấu. Nó không quan-trọng bằng cuộc dân-tộc tranh-đấu và nhiều khi chỉ là biến-thể của cuộc dân-tộc tranh-đấu. Một mặt khác,nó chỉ xuất-hiện ở những xã-hội tổ-chức không được hoàn-mỹ, trong ấy hạng người lãnh-đạo quốc-gia quá ích-kỷ và ngu tối.

Vì đó, ta có thể xem giai-cấp tranh-đấu là một chứng-bịnh của xã-hội, một chứng bịnh nặng,nhưng không phải là không chữa được. Lấy giai-cấp tranh-đấu làm động-lực chính của lịch-sử loài người như Marx thật là một điều lầm lạc rất to.

b/ Sự phân chia xã hội hiện thời làm ai giai cấp tư bản và vô sản không được rõ rệt.

Thuyết cho rằng giai-cấp tranh-đấu là động-lực chánh của lịch-sử đã không đúng mà sự phân chia xã-hội hiện-thời ra làm hai giai-cấp tư-bản và vô-sản cũng không rõ rệt. Thật ra thì hiện-thời,người ta không thể lấy một cái gì làm tiêu-chuẩn để quyết-định xem người nào thuộc về giai-cấp nào.

Những xã-hội xưa kia có dùng luật-lệ mà phân-chia những hạng người trong nước ra làm quí-tộc, người thường-dân, người nô-lệ nên người ta có thể lấy huyết-thống để phân-biệt người thuộc về các giai-cấp khác nhau. Nhưng lúc sau này, chế-độ nô-lệ bị bãi bỏ mà sự phân-biệt pháp-lý giữa người quý-tộc và người thường-dân cũng không còn. Ngay như Ấn-độ là một nước có sự khu-biệt đẳng-cấp rõ rệt nhứt và khắc-nghiệt nhứt mà bây giờ cũng phải bỏ chế-độ phân chia giai-cấp. Vì đó, trong xã-hội hiện-thời, người ta không còn biết lấy gì làm tiêu-chuẩn để định giai-cấp.

1° Tiền bạc và sự phân chia giai cấp

Một số người cho rằng tiền là một tiêu-chuẩn để định giai-cấp. Theo những người này, người nhiều tiền là người ở giai-cấp trên, và người ít tiền là người ở giai-cấp dưới.

Nhưng thật ra, ai cũng nhận thấy rằng những người hàn-vi mới làm giàu thường không được người ta kính nể trọng vọng bằng những người giàu sẵn và cho là đồng giai-cấp với người giàu sẵn. Nói đến những anh nhà giàu mới nảy này, người ta hay bỉu môi khinh-bỉ :  « Đó là bọn mới rửa chơn mang guốc », « bọn mới học làm sang » hay « bọn chưa từng thấy của ».

Những người nói như thế còn là người lấy sự nhiều tiền làm một điều đáng trọng-vọng. Ngoài họ ra, lại có những người khác rất khinh-miệt kẻ giàu có dốt nát hay độc-ác mà họ cho là phường trọc-phú, dầu cho kẻ đó có của lâu hay mau cũng vậy.

Thêm nữa, chúng ta lại có thể nhận thấy rằng có nhiều người thuộc giai-cấp trên mà lại có ít tiền hơn những người bị cho là giai-cấp dưới. Một công-chức hồi-hưu thường được xem là người của giai-cấp trưởng-giả. Nhưng số tiền hưu-trí mà ông lãnh được mỗi tháng để nuôi gia-đình thường ít hơn số tiền lương hàng tháng của một người thợ chuyên-môn mà ai cũng cho là nhơn-viên của giai-cấp cần-lao, một giai-cấp ở dưới giai-cấp trưởng-giả.

Sau cùng, có nhiều người được xem là ở chung một giai-cấp với nhau, nhưng giàu nghèo khác nhau. Ta không thể viện cớ rằng bác-sĩ này có ít thân-chủ hơn bác-sĩ kia – và tự-nhiên ít tiền hơn –mà cho rằng ông này ở một giai-cấp dưới ông kia. Những điều trên này chỉ tỏ ra  rằng tiền không phải là một tiêu-chuẩn để phân giai-cấp.

2° Nghề ngyiệp và sự phân chia giai cấp

Một số người khác chủ-trương lấy nghề-nghiệp làm tiêu-chuẩn phân-biệt giai-cấp. Chủ-trương này không thể đứng vững được, vì trong mỗi ngành hoạt-động xã-hội đều có sự phân chia cao thấp khác nhau.

Cùng phụng-sự một nền kỹ-nghệ, thí-dụ như kỹ-nghệ luyện-kim, ta thấy có những người kỹ-sư, đốc-công, cặp rằng, thợ chuyên-môn, thợ thường, thợ tập sự, v.v…Những người này có thể ở chung nhau trong một nghiệp-đoàn, nhưng nào có phải được xem là thuộc một giai-cấp với nhau.

Vả lại, không phải tất cả những người cùng ở chung một giai-cấp đều làm chung nghề một. Một viên giáo-sư theo một nghề khác với nghề một vị bác-sĩ hay một ông thẩm-phán, nhưng người ta có thể đặt những người ấy vào một giai-cấp với nhau.

Như thế, nghề-nghiệp không thể dùng làm một tiêu-chuẩn để phân-biệt giai-cấp.

3° Học thức và sự phân chia giai cấp

Có người chủ-trương lấy học-thức làm tiêu-chuẩn để phân biệt giai-cấp. Chủ-trương này cũng có một phần đúng ở các xã-hội Đông-phương thời trước, vì sự học-vấn được mọi người trọng-vọng và những người có học đều được đặt ở một bậc cao trên nấc thang trong xã-hội. Nhưng bây giờ thì không thế nữa. Trong số những người cùng học chung một lớp với nhau – có được bao nhiêu người về sau cùng chung một địa -vị xã-hội như nhau ? Trong những người cùng có bằng trung-học phổ-thông, có thể một người làm viên quan cai-trị cao-cấp, một người làm một vị giáo-viên tầm-thường và một người thất-nghiệp sống một cuộc đời vất vả, cần-lao.

4° Việc có hay không có những phương tiện sản xuất và sự phân chia giai cấp

Sau cùng, những môn-dồ Karl Marx cho rằng người vô-sản là người không nắm được cơ-quan sản-xuất trong tay, và phải bán sức làm việc của mình cho kẻ khác mới có thể mưu-sanh được. Vậy, họ lấy sự có hay không có dụng-cụ sản-xuất làm tiêu-chuẩn cho sự phân-biệt giai-cấp. Theo họ,người có dụng-cụ sản-xuất trong tay là người hữu-sản, còn người không có dụng-cụ sản-xuất là người vô-sản.

Trước hết, ta có thể cho rằng vấn-đề dụng-cụ sản-xuất cũng như vấn-đề tiền. Có dụng-cụ sản-xuất hay không có dụng-cụ sản-xuất, hoặc có dụng-cụ sản-xuất nhiều hay ít chung-qui cũng như có tiền hay không có tiền ,hoặc có tiền nhiều hay ít. Bởi thế, nếu ta không thể lấy tiền làm tiêu-chuẩn cho sự phân-biệt giai-cấp được thì ta cũng không thể  lấy dụng-cụ sản-xuất để làm cái tiêu-chuẩn ấy.

Ngoài ra, ta còn có thể lưu-ý chỗ này là nhiều người không có tài-sản gì đặc-biệt và chỉ có thể bán sức làm việc của mình để mưu-sanh, nhưng lại được sắp vào giai-cấp cao hơn những người có sự sản. Một viên quan-lại cao-cấp như một ông Tỉnh-trưởng hay một ông chủ-sự mà không có tư-bản thường chỉ nhờ vào đồng lương để sống. Nếu rủi bị cách chức, họ không biết làm gì để nuôi thân. Nhưng người ta có thể liệt họ vào một giai-cấp cao hơn những người tiểu-điền-chủ, có phương-tiện sản-xuất trong tay đủ để tự mình mưu-sanh, không phải cầu lụy ai cả.

Sau nữa, nếu chúng ta lấy việc có hay không có dụng-cụ làm tiêu-chuẩn để phân-biệt giai-cấp thì bất cứ ai nắm lấy những dụng-cụ sản-xuất trong tay đều thuộc về giai-cấp bóc lột. Vậy, trong những nước theo chế-độ kinh-tế quốc-hữu-hóa  tức là những nuớc tổ-chức theo thuyết xã-hội, những dụng-cụ sản-xuất đều do chánh-phủ nắm giữ thì nhơn-viên chánh-phủ phải thành một giai-cấp bóc lột dân-chúng. Nhưng những người lấy việc có hay không có dụng-cụ sản-xuất làm tiêu-chuẩn phân chia giai-cấp không chịu nhìn-nhận lý-luận trên này, thành ra chủ-trương của họ không còn đứng vững nữa được.

Chúng ta đã thấy rằng trong xã-hội hiện-thời, tiền bạc, nghề-nghiệp, học-thức hay dụng-cụ sản-xuất không thể dùng làm tiêu-chuẩn để phân-biệt giai-cấp. Nhưng giả như những yếu-tố đó có thể làm tiêu-chuẩn để phân-biệt giai-cấp, nó cũng không thể giúp cho ta thấy giới-hạn của những giai-cấp một cách rõ ràng.

Như thế là vì không ai có thể qui-định người có bao nhiêu tiền, bao nhiêu dụng-cụ sản-xuất, có bằng-cấp gì, giữ chức-vụ gì hay theo một nghề-nghiệp nào là ở giai-cấp nào. Những môn-đồ của Karl Marx có thể bỏ hàng giờ ra nói về luật « biến đổi từ lượng sang phẩm » để giải-thích rằng tới một mực độ nào đó, tư-sản của người biến thành tư-bản , nhưng họ không thể cho ta biết được mực độ ấy ở chỗ nào.

Sự thay đổi đột-ngột mà những nhà biện-chứng duy-vật đã long-trọng tuyên-bố trong những sách vở của họ thật ra không thấy xuất-hiện ngoài đời. Khi sự-nghiệp mình bước từ 9.999 đồng sang 10.000 đồng, nhà thương-mãi hay nghiệp-chủ không thấy mình lên giai-cấp khác. Họ cũng không thấy sự thay đổi gì khi sự-nghiệp họ từ 99.999 đồng lên 100.000 đồng hay bất cứ từ mực nào bước lên mực cao hơn tiếp theo đó. Một ông phủ hạng nhì được thăng lên phủ hạng nhứt, hay một thông-phán hạng nhứt được thăng lên thông-phán thượng-hạng cũng không thấy có sự thay đổi gì trong địa-vị xã-hội của mình.

Vì giai-cấp không có tiêu-chuẩn và giới-hạn rõ rệt cho nên sự phân-chia giai-cấp rất là mù mờ. Chính những môn-đồ Karl Marx chủ-trương giai-cấp tranh-đấu cũng không định-nghĩa giai-cấp là gì một cách rõ ràng được. Họ chỉ nói một cách mơ màng rằng người cùng giai-cấp là người cùng một địa-vị xã-hội với nhau, và đưa ra những quan-niệm phân-chia giai-cấp khác nhau theo sự cần dùng mỗi lúc.

Bởi đó, có khi họ dựa vào tiền đề để phân-biệt giai-cấp và nói đến giai-cấp phú-hào, giai-cấp tiểu-tư-sản, giai-cấp vô-sản, có khi họ lấy nghề-nghiệp để định giai-cấp và nói đến giai-cấp quan-lại, giai-cấp nông-dân, giai-cấp thợ thuyền, có khi họ lại dựa vào một quan-niệm có hơi hướng đạo-đức để phân-chia giai-cấp và nói đến giai-cấp trưởng-giả, giai-cấp cần-lao. Sau hết, có khi họ chỉ phân-biệt có hai giai-cấp trong nhơn-loại : giai-cấp bóc lột và giai-cấp bị bóc lột.

Sự phân-biệt sau cùng này là một lợi-khí tuyên-truyền cho những người chủ-trương giai-cấp tranh-đấu để người ta theo mình nhưng nó cũng không có gì đúng đắn rõ rệt. Vì sự thật, trừ một số người được ưu-đãi ở trên, có quyền bóc lột mọi người mà không bị ai bóc lột, và một số người cùng-đinh ở dưới đáy xã-hội, bị người bóc lột mà không bóc lột được ai, có một số lớn ở giữa, vừa bị hạng trên mình bóc lột, vừa bóc lột lại hạng dưới mình.

Câu  « dùi đánh đục, đục đánh săng » của người Việt-Nam ta mô-tả rất đúng tình-trạng đó. Nhưng có một điều quan-hệ là những phần-tử làm cái dùi chỉ là một thiểu-số hết sức ít ỏi, mà phần làm cái săng cũng không bao nhiêu. Đại đa số nhơn-loại thuộc về cái đục. Mà hạng cái đục này, người ta không thể nào chia hai họ ra để ghép một phần vào hạng cái dùi và một phần vào hạng cái săng. Vấn-đề phân-biệt giai-cấp rắc rối là tại chỗ đó, mà chủ-trương giai-cấp tranh-đấu mù mờ cũng vì chỗ đó.

Hồ Chí Minh, Lâm Đức Thụ và Cụ Phan Bội Châu – Nguyễn văn Trần

Ngày nay, khi nói về Hồ Chí Minh, sách vở và báo chí của đảng cộng sản và nhà nước Hà Nội đều tập trung đánh bóng ông, cả thêu dệt những chuyện không có về ông. Trái lại, những chuyện thật về ông, họ bỏ qua hoặc dấu nhẹm đi vì những chuyện này không có tác dụng đề cao lãnh tụ cộng sản.

Sụ thật về Hồ Chí Minh chỉ được phơi bày trung thục, đầy đủ, khi chế độ công sản Hà Nội sụp đổ, báo chí, xuất bản trả lại cho tư nhơn và quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận được tôn trọng.

Hôm nay, sau khi đọc qua bản thảo quyển “ Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước ”  do Ông Vy Thanh biên soạn, nhà Sự Thật Thật ở Californie, Huê kỳ, xuất bản, chúng tôi ghi lại 2 chuyện quan trọng về Hồ Chí Minh mà tài liệu chánh thức của Hà Nội không hề nhắc tới.

Chuyện thứ nhứt là vụ Hồ Chí Minh âm mưu với Lâm Đức Thụ bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp để lấy tiền. Vụ thứ hai là 2 bức thư do Hồ chí Minh viết từ nhà tù Hồng Không bằng chữ hán gởi cho Lâm Đức Thụ van xin Lâm Đức Thụ tìm cách giải cứu ông sớm ra khởi tù.

Vụ Hồ Chí Minh bán Phan Bội Châu cho Pháp đã có nhiều người nói qua. Nay chúng tôi nhắc lại với vài nhận xét riêng, tưởng không thừa lắm.

Vụ khám phá 2 bức thư thủ bút của Hồ Chí Minh sẽ giúp xác nhận tác giả “ Ngục Trung Nhựt kỳ ”, chấm dứt một vụ “ cướp tác quyền ” – cộng sản là phải “ cướp ” –  trong văn học từ hơn nửa thế kỷ nay.

Hồ Chí Minh âm mưu với Lâm Đức Thụ bán Cụ Phan Bội Châu cho Pháp

Tác giả “ Hồ Chí Minh tại Trung quốc ”, Văn Nghệ, Californie, Huê kỳ, 1999, Ông Tưởng Vỉnh Kính nhận xét về Hồ Chí Minh :

“ Hồ Chí Minh tiến hành các hoạt động xâm nhập, phân hóa, và trừ khử những người không cùng chí hướng với ông ta. Mà Phan Bội Châu là một nhà cách mạng dân tộc không cộng sản, lãnh tụ Quang Phục Hội, không cùng chí hướng với Hồ Chí Minh. Vậy Hồ Chí Minh có trừ khử Phan Bội Châu đúng là việc làm tâm huyết theo chủ trương của ông ”.

Kể lại âm mưu của Hồ chí Minh cấu kết với Lâm Đức Thụ đưa Cụ Phan Bội Châu vào tô giới Pháp để bị Pháp bắt dẩn độ về Việt nam, Tưởng Vỉnh Kính trích dẩn Cụ Hoàng văn Chí trong quyển “ Từ Thực dân đến Cộng sản ” (From colonialism to communism,1964, Chân Trời Mới, Sài gòn, 1966) :

“ Giữa lúc phong trào Quang Phục Hội đang gặp khó khăn, nhưng chưa tan rã hẵn, thì Cụ Phan Bội Châu bị ông Nguyễn Ái Quốc lập mưu bán cho Pháp lấy 10 vạn đồng, hồi ấy một con trâu trị giá 5 đồng.  Cụ Phan vốn biết ông Nguyễn Ái Quốc là Cộng sản, nhưng Cụ cho rằng Cộng sản cũng nhiệt tình yêu nước như Quốc gia, nên cụ quý trọng và hoàn toàn tín nhiệm ông Nguyễn. Cụ theo lời Nguyễn Ái Quốc đến một địa điểm ở Thượng Hải, mà Cụ không biết là thuộc tô giới Pháp. Cụ bị cảnh sát Pháp bắt và đưa về Việt Nam để xử tội. Giới cách mạng Việt nam ở Trung quốc đều biết rõ việc này, và một người đồ đệ của ông Nguyễn Ái Quốc đã thuật lại với chúng tôi rằng, sau vụ này ông Nguyễn Ái Quốc đã giải thích hành động của ông như sau : Cụ Phan đã già lẫn, không còn ích lợi cho cách mạng ; việc Pháp bắt Cụ và xử án Cụ tất nhiên sẽ gây phong trào phản đối trong quốc nội, rất có lợi cho tinh thần cách mạng ; sau hết, tiền nhận được của Pháp sẽ dùng để đưa thêm thanh niên trong nước xuất ngoại.

Việc này, ông Nguyễn Ái Quốc đồng mưu với Lâm Đức Thụ (tên thật là Nguyễn Công Viễn), một thời là đại diện cho Cụ Phan ở Hồng-Kông, và sau theo Cộng sản.  Hai người chia đôi tiền nhận được của Pháp “ (trg 38 – 39).

Lời tường thuật của Cụ Hoàng văn Chí rất đáng tin là thật vì Cụ tham gia kháng chiến chống thực dân giành độc lập cho Việt nam từ 1946 tới 1954 ở Miền Bắc. Trong thời gian theo kháng chiến, Cụ là thư ký của Phạm văn Đồng nên khi Cụ nói “ Một người đồ đệ của Nguyễn Ái Quốc đã thuật lại với chúng tôi rằng…thì đó không ai khác hơn là Thủ tướng Phạm văn Đồng ”.

Về vụ Cụ Phan Bội Châu bị Tây bắt, Mai văn Bộ trong “ Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh ”(Trẻ, Tp Hồ chí Minh, 2007), nhận xét “ Chúng tôi không chép lại bức thư thứ ba của Cụ Phan Bội Châu gởi Lâm Đức Thụ vì tên này làm chỉ điểm cho mật thám Pháp, chắc hẳn có can dự trong việc Pháp bắt cụ Phan (trg 423).

Hồ Chí Minh liên hệ vô cùng mật thiết với Lâm Đức Thụ chắc chắn ông không tránh khỏi can dự vào vụ bán Cụ Phan Bội Châu. Lập luận của Mai văn Bộ nhằm bênh vực Hồ Chí Minh nhưng thật ra lại hàm ý tố cáo Hồ Chí Minh cũng là kẻ đồng phạm .

Hồ Chí Minh liên hệ mật thiết và xưng em với Lâm Đức Thụ cũng dễ hiểu bởi Lâm Đức Thụ vốn là một gương mặt quan trọng nổi cợm trong các Tổ chức tiền thân công sản hoạt động cách mạng việt nam lúc bấy giờ. Tên thật là Nguyễn Công Viển, Lâm Đức Thụ là thành viên của Tâm Tâm Xã ra đời ở Quảng châu năm 1923 với 7 người đầu tiên như Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Giản Khanh, Đặng Xuân Hồng, Trần Quốc Húy, Lê Cầu và Nguyễn Công Viển (Dương Trung Quốc, Việt nam những sự kiện lịch sử 1919-1945, Giáo Dục, Hà nội, 2002, trg 52).

Vĩnh Sinh trong “ Việt nam và Nhật bản, Giao lưu văn hóa ” (Văn Nghệ, Tp Hồ chí Minh, 2001, trg 242) thuật lại là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để qui cho Lâm Đức Thụ là kẻ chủ mưu. Vậy trong vụ bán Cụ Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh chỉ là kẻ tòng phạm ?

Theo “ Phan Bội Châu niên biểu ”, Nguyễn Khắc Ngữ chú thích, Sài gòn, 1973, trang 209-210, Cụ Phan Bội Châu và Cụ Nguyễn Hải Thần tới yết kiến Tưởng Giới Thạch và Lý Tế Thâm nhơn Trường Hoàng Phố vừa thành lập. Hai vị chỉ huy Hoàng Phố rất vui lòng nhận lời yêu cầu của 2 Cụ gởi thanh niên Việt nam tới học nên Cụ Phan Bội Châu, sau đó, thảo luận với các đồng chí trong Quang Phục Hội giải tán Hội để cải tổ thành Việt nam Quốc dân đảng cho gần với Trung hoa Quốc dân đảng. Cụ liền biên soạn Chương trình và Đảng cương cho Việt nam Quốc dân đảng.

Sau 3 tháng, Chương trình và Đảng cương in xong, Nguyễn Ái Quốc từ Mạc-tư-khoa tới Quảng châu và nhiều lần nhắc Cụ thay đổi…

Nguyễn Ái Quốc nhắc Cụ Phan Bội Châu thay đổi bỏ Quang Phục Hội, chắc nhắc bằng thư vì ông tới Quảng châu ngày 11/11/1924 (Biên niên tiểu sử, tập I, Hà nội, 1993, trg 206), hoặc nhờ những người quen biết cả hai bên như các Cụ Hồ Tùng Mậu hay Hồ Học Lãm chuyển thư.

Và Cụ Phan Bội Châu chắc phải biết Lý Thụy, Tống văn Sơ chính là Nguyễn Tất Thành, nghĩa là Nguyễn Ái Quốc từ ngày 14/02/1925.

Khi tới Quảng châu, Hồ Chí Minh thành lập Chi bộ Việt nam của Hội Liên hiệp các Dân tộc bị áp bức và gởi thư mời Cụ Phan Bội Châu tham dự lễ ra mắt. Tháng 6/1925, Cụ nhận được thư mời đi Quảng châu. Trong thư gởi cho Nguyễn Ái Quốc trước kia, Cụ đã có ý muốn đi Quảng châu gặp Nguyễn Ái Quốc để thảo luận tình hình chánh trị Việt Nam và nhứt là nghe ý kiến của Nguyễn Ái Quốc. Cụ tỏ ra rất quí Nguyễn Ái Quốc, hoàn toàn không có ý đề phòng kẻ gian, theo cách ứng sử lương thiện của nhà nho. Nên Cụ không ngần ngại đi Quảng châu thì lúc sắp lên tàu, Cụ bị một nhóm người tập kích và dẩn vào tô giới pháp để cụ bị Pháp bắt, đưa về Hải phòng và giải về Hà nội.

Lý Thụy là bí thư Hội Liên hiệp các Dân tộc bị áp bức và Chủ tịch Chi bộ Việt nam. Có thể hiểu Hồ Chí Minh lập hội này chỉ để có điều kiện mời Cụ Phan Bội Châu, đưa cụ vào bẩy cho Pháp bắt.

Sau khi cụ Phan bị Pháp bắt giải về Việt nam, Hồ Chí Minh bèn tóm thâu hết nhân sự, tài sản và tổ chức Việt nam Quốc Dân Đảng của Cụ Phan tại Trung quốc !  Và sau đó, Hồ Chí Minh thành lập Việt nam Thanh Niên Đồng Chí Hội!

Cũng theo Hoàng văn Chí, nhơn vụ bán cụ Phan Bội Châu thành công, Lý Thụy và Lâm Đức Thụ tiếp tục hợp tác làm ăn. Thanh nìên từ Việt nam bí mật qua học trường Hoàng Phố, lúc về, ai không chịu theo Thanh niên Đồng chí hội, Hồ Chí Minh thông báo tên tuổi cho Lâm Đức Thụ ở Hồng Kông để Thụ báo tin cho mật thám Pháp đón bắt. Hai người lại chia nhau tiền thưởng của Pháp.

Nhưng chỉ trong một thời gian, hai “ lái thanh niên ”- tiếng chỉ Lý Thụy và Lâm Đức Thụ- không còn người để bán nữa vì, ở Việt nam, thấy đưa thanh niên đi mà không thấy trở về nên ngưng không gởi đi học Hoàng Phố nữa. Một số thanh niên học xong không chịu gia nhập Thanh niên Đồng chí hội, chọn ở lại theo Trung hoa Quốc dân đảng hoặc gia nhập quân đội Tưởng Giới thạch vì được tin những người về trước đây bị Lý Thụy chỉ điểm cho Pháp bắt.

Chuyện Hồ Chí Minh cấu kết với Lâm Đức Thụ bán cho Pháp những thanh niên Việt Nam yêu nước để lấy tiền, không chỉ riêng Cụ Hoàng văn Chí viết lại, mà những đảng viên kỳ cựu của Việt nam Quốc dân đảng, lúc di cư vào Nam, cũng thường kể lại.

Hết tiền không thể sống ở Hồng Kông được nữa, Lâm Đức Thụ xin Pháp trợ cấp và về Nam vang, sau cùng về quê quán Thái bình. Kịp lúc Việt Minh nổi lên, Thụ hoảng sợ, bèn bí mật gặp Hồ chí Minh vừa lên làm Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Dĩ nhiên, Hồ Chí Minh hứa bảo vệ cho Thụ, bảo Thụ hảy về sống yên ổn ở làng quê và căn dặn Thụ tuyệt đối không được tiết lộ những hoạt động của hai người ở Hồng Kông trước đây.

Vâng lời Hồ Chí Minh, Lâm Đức Thụ về Kiến xương sống yên ổn được vài năm. Tới 1950, khi quân đội Pháp kiểm soát tới Huyện thì cán bộ cộng sản Việt Minh  bắt Lâm Đức Thụ bỏ vào rọ đem thả trôi sông cho mò tôm.

Hồ chí Minh xử lý như vậy rất đúng vì nếu không, Lâm Đức Thụ sẽ chạy theo Pháp, với tư cách nhơn chứng, sẽ tố cáo những hành động cực kỳ bỉ ổi của Hồ chí Minh. Vừa để chạy tội cho chính mình. Kẻ nói trước có lẽ phải!

Vậy mà trong “ Hồ Chí Minh Toàn Tập ”  và “ Hồ Chí Minh Biên Niên Tiểu Sử ”, 10 tập, không có một chữ nào về Phan Bội Châu trong 2 năm 1924-1925, và sự liên lạc giữa cụ Phan và Nguyễn Ái Quốc ! Cả trong 2 tập hồi ký « Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch ” và “ Vừa đi đường vừa hể chuyện ”, Hồ Chí Minh không có một chữ về Cụ Phan Bội Châu, bậc tiền bối cách mạng ái quốc, cũng không nhắc lại sự hợp tác với Lâm Đức Thụ và nhứt là viết thư van xin Lâm Đức Thụ tìm cách cứu thoát khỏi nhà tù. Hơn nữa, đối với Lâm Đức Thụ, chẳng những là “ đồng chí ” (vì sau khi Hồ Chí Minh rời Quảng Châu tháng 4/1927, Đồng Chí Hội được giao lại cho Hồ Tùng Mậu, rồi Lâm Đức Thụ.Thụ triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc Đồng Chí Hội ở Hương Cảng từ ngày 1-19/5/1929. Có 17 đại biểu đã đến tham dự  đại hội : 4 từ Tổng bộ, 2 từ Xiêm, số còn lại đều từ Việt nam… Đến năm 1930, Đồng Chí Hội mới được đổi tên thành đảng CSVN), mà còn là bạn với nhau từ thuở nhỏ, hai gia đình giáo hảo với nhau nhiều đời và Lâm Đức Thụ cùng vợ, Bà Lương Huệ Quần, giới thiệu Bà Tăng Tuyết Minh cho Hồ Chí Minh, tổ chức đám cưới cho 2 người (Tăng Tuyết Minh, Hoàng Tranh, sử gia, Viện phó Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, Diển Đàn, 9-2001, Paris, trg 17-20).

Đúng là người cộng sản chỉ có mục tiêu. Tình cảm, ơn nghĩa, lẽ phải,…là những biểu hiện ủy mỵ tiểu tư sản như “ Giáo lý của người cách mạng ” dạy (Serge Netchaïev).

Sau ngày 30/6/1925, Cụ Phan Bội Châu bị mật thám Pháp bắt ở Thượng Hài, các đồng chí của Việt nam Quốc dân đảng của Cụ ở Trung quốc đều rất phẫn nộ trước việc cấu kết hèn  hạ giữa Lý Thụy và Lâm Đức Thụ bán đứng Cụ Phan cho Pháp, cùng tẩy chay Lý Thụy làm cho Lý Thụy không thể hoạt động được nữa, phải lên tiếng thanh minh.

Về phần Cụ Phan Bội Châu, trong Phan Bội Châu Niên biểu, thấy Cụ không hề nhắc một chữ đến Lâm Đức Thụ, và cũng  không  hề biết là Lâm Đức Thụ và Lý Thụy cấu kết để bán Cụ cho mật thám Pháp. Cụ quá lương thiện!

Nhận xét về Hồ Chí Minh, Tưởng Vĩnh Kính viết:

“ Mỗi một hành động của ông Hồ Chí Minh đều nhằm phục vụ ý đồ của chính ông ; và thường thì ông nắm phần chủ động trong mọi tình huống. Ông có một nguyên tắc cơ bản, bất cứ điều gì thích hợp với nhu cầu của ông, ông sẽ không ngần ngại lợi dụng mọi cơ hội để kết hợp và tranh thủ ; bất cứ cái gì làm trở ngại cho sự phát triển thực lực của bản thân ông, ông sẽ dùng mọi cách để bài trừ hoặc tiêu diệt.

Ông tuyệt đối cần ngoại viện, nhưng không muốn cho cá nhân hoặc đảng phái nào khác nhận ngoại viện.

Ông cũng cần tranh thủ quần chúng, nhưng không muốn cá nhân hoặc đảng phái nào khác tranh thủ quần chúng.

Ông lớn mạnh không phải từ những hô hào về chủ nghĩa cộng sản. Ông đã dùng rất nhiều tên giả, lấy chủ nghĩa dân tộc để ngụy trang, lợi dụng tất cả những cơ hội có lợi để bảo tồn và phát triển lực lượng của bản thân ông.

Bởi vậy, mỗi hành động của ông đều cho thấy ông là một người theo cơ hội chủ nghĩa, chỉ biết lấy sự sinh tồn, lợi hại của bản thân mình làm mục tiêu chính ”.

Nhận xét của Tưởng Vĩnh Kính xác nhận thêm tại sao trong kháng chiến Việt Nam, Hồ Chì Minh chủ trương giết tất cả những người yêu nước không cộng sản.  Cả những người cộng sản trí thức và lưong thiện.

Thế mà Hồ Chí Minh vẫn bị Mao-Lê Duẫn hạ bệ sát ván từ 1963. Nhưng Hồ vẫn chịu phép ép mình dưới áp lực của Lê Duẩn để được yên thân, làm vua Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, an hưởng tuổi già, chết mồ cao, mã đẹp, đảng sùng bái. Nói Hồ Chí Minh đi làm cách mạng yêu nước không đúng. Trên báo Thanh niên số ngày 20/12/1926, phát hành tại Quảng châu, Hồ Chí Minh viết “ Cái danh từ Tổ quốc là do các chánh trị gia đặt ra để đè đầu nhơn dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có Tổ quốc, cũng chẳng có bìên giới ”.

Tóm lại, khi tìm hiểu con người thật của Hồ Chí Minh “ tìm đường cứu nước ”, người ta sẽ thấy, không riêng gì cộng sản, mà bất cứ một thế lực nào mạnh, cả thổ phỉ, miển có thể ban cho Hồ chí Minh quyền lực lớn thi ông chạy theo phục vụ. Vì hoài bảo của ông là làm vua, làm quan để phục hận cho cha và bản thân lúc trẻ.

Tác giả Ngục Trung Nhựt ký

Trong “ Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước ” (sđd, trang 193-199 ), tác giả Vy Thanh có công sưu tầm được 2 bức thư thủ bút bằng chữ Hán của Lý Thụy-Tống Văn Sơ, tức Hồ Chí Minh, viết từ nhà tù Hồng-Kông năm 1931  gởi Lâm Đức Thụ, xưng em với Lâm Đức Thụ, “ em Lý Thụy-Tống Văn Sơ cầu khẩn anh Lâm Đức Thụ tìm mọi cách giúp cho em ra khỏi trại giam ”. Anh Lâm Đức Thụ có nhận lời giúp đỡ em Lý Thụy-Tống Văn Sơ. Thụ nhờ luật sư người Anh, ông Frank Loseby, can thiệp và em Lý Thụy của ông quả nhiên được thả sau đó.

Hồ Chí Minh sợ bi Nhà đương cuộc Anh tại Hương Cảng vì kết tội không được nên  trục xuất ông ra khỏi biên cảnh để ông phải lên tàu làm công. Mà một khi đã lên tàu, thì nếu không sa vào tay của Việt Nam Quốc Dân Đảng phản động, thì cũng phải vào tay bọn đế quốc. Đàng nào thì cũng chỉ có chết mà thôi (Lời của Hồ chí Minh, Tưởng Vĩnh Kính, sđd, trg 123).

Hai bức thư do chính tay Lý Thụy – Tống văn Sơ, tức Nguyễn Sinh Côn, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh viết từ nhà tù là tài liệu để so sánh với bút tự của trang Ngục Trung Nhật ký sẽ giúp ta khám phá ra đâu là sự thật vế tác giả tập thơ tù.

Cẩn thận, chúng tôi đem hỏi một Giáo sư dạy văn chương Hán Nôm ở Đại học Văn khoa Sài gòn trước 1975 những bức thư này có phải do một người viết hay không ? Ông trả lời “ Tôi không biết môn giảo tự nhưng tôi nghĩ một người chỉ biết qua dạng tự cũng có thể nói ngay những bức thư này hoàn toàn không phải do một người viết ”.

Chúng tôi đem hỏi thêm một vị Phật tử tỵ nạn ở Thụy Điển. Sau khi đối chiếu bản thủ bút trang bìa Ngục Trung Nhật Ký với các bức thư của Hồ chí Minh, cũng quả quyết hoàn toàn không phài của một người viết, tức không phải của Hồ chí Minh.

Xin mời bạn đọc so sánh các bản thủ bút dưới đây : 1 trang Ngục Trung Nhật ký của Hồ Chí Minh và 2 bức thư của Lý Thụy – Tống văn Sơ cũng chính là Hồ Chí Minh để xem có phải tất cả đều do Hồ Chí Minh viết hay không ? Nhận xét của bạn đọc sẽ trả lời ai là tác giả Ngục Trung Nhật ký ? Có phải Hồ Chí Minh không?

1 – Thủ bút trang cuối của Ngục Trung Nhật Ký, trích “ Mai Văn Bộ, Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh ”, Trẻ, Tp Hồ Chí Minh,  2007, trang 283:

2 –  Trích 2 bức thư của Lý Thụy-Tống văn Sơ  trong Vy Thanh (sđd, trang 193-196), gởi Lâm Đức Thụ;

Hồ Chí Minh vốn chuyên nghề chỉ điểm (có ăn lương), cho Nga, cho Tàu cộng, cấu kết chặc chẻ với Lâm Đức Thụ, một việt gian tay sai của Tây, để bán những người yêu nước – ông hoàn toàn không phải một chánh khách – nên con người của ông là một bóng đen dày mịt lại được phủ thêm nhiều lớp tuyên truyền gian dối của cộng sản. Quyển biên khảo “ Hồ chí Minh tìm đường cứu nước ? ” của Vy Thanh cũng chỉ có thể đem lại vài tia sáng lóe lên ném vào bóng đen ấy chớ vẫn chưa đủ đánh tan bớng đen để một Hồ Chí Minh thiệt hiện nguyên hình. Nhưng phải nhìn nhận công trình biên khảo của tác giả Vy Thanh rất quí, một đóng góp rất giá trị giúp ngưòi đọc nhìn lại một giai đoạn lịch sử đất nước với cái nhìn của Sự thật Thật.

Rất tiếc đọc xong quyển sách, ngưòi đọc cố gắng nhớ lại sự việc tác giả ghi lại trong sách để thấy “ Hồ Chí Minh tìm đướng cứu nước ”, lại không thấy mà chỉ thấy “ Hồ chí Minh tìm đường bán nước ”.

Vậy ngày nay đảng cộng sản Hà Nội dạy đảng viên “ Sống, làm việc và học tập theo gương Hồ Chí Minh ” là tìm đường bán nước thì có gì sai quấy đâu.

(Paris, cuối Hè 2015)

 

Vui cười

Sau một cữ nhậu long trời lở đất, sáng hôm sau hai “chiến hữu” gặp nhau:Sao đường từ quán đi vô nhà ông có 5 cột điện, mà cái mặt ông tới 6 vết bầm vậy?”

       – À, thì 5 cột điện cộng thêm 1 chiếc guốc của vợ tớ nữa là 6 chứ sao!

 

Tớ hỏi cậu, trong các quan, có quan thanh liêm, quan tham, quan dốt… đúng không? Đúng thế!

Vậy quan giỏi thì còn gọi là quan gì?

Ờ cái này tớ không biết.

Gọi là… quan tài, vì làm quan mà tài giỏi hay bị trù dập, nên chết sớm đấy!

 

Cô gái nọ ghé tai mẹ thì thầm: Mẹ ơi con có bầu.

Bà mẹ mặt tái xanh, quay qua chồng gào lên: Trời ơi là trời, ông chiều chuộng nó cho lắm vào, giờ thì cả nhà đeo mặt mo.

Ông chồng điềm tĩnh:

-Bà cứ ồn, để từ từ giải quyết, chuyện đâu còn có đó.

Cô gái thấy bố mẹ cãi nhau, cô móc phone ra gọi một thôi một hồi.

Năm phút sau, một chiếc Ferrari dừng ngay trước cửa, một ông tóc đã hoa râm ăn mặc đúng mốt sang trọng bước vào:

-Kính chào ông bà. Con gái ông bà vừa báo cho tôi biết là cô có bầu. Xin hai người cứ yên tâm. Nếu cô sinh ra một đứa con gái tôi sẽ cho cô căn nhà vài triệu và 10 ngàn đô mỗi tháng, còn nếu con trai thì tôi sẽ cho gấp đôi.

Ông bố mắt sáng rỡ: Thế nếu nó sanh đôi thì sao?

-Tôi sẽ cho gấp rưỡi. Nhưng nếu cô hư thai thì sẽ chẳng được đồng nào.

 Bà mẹ nằn nì: Nếu xui đến nước ấy, ông có cho nó cơ hội có thai lần nữa chứ?

 

ĐÔI NÉT VỀ ĐẠO LÀM THẦY – Nguyễn Văn Trường 

Một

Một ít thuật ngữ.

Trong suốt bài nầy: thầy là thầy giáo, cô giáo. Thầy giáo là những giáo viên, giáo sư các cấp, nam hay nữ. Không nên nhầm với sư sãi.

Đạo.
Hán Việt có nhiều chữ ‘đạo’, đồng âm mà khác nghĩa và cũng khác chữ viết. Có chữ ‘đạo’ là đường đi, là cái lẽ phải tôn trọng, noi theo, thí dụ: đạo lý, đạo Khổng, đạo Lão, đạo Phật, đạo Thiên Chúa,…Chữ đạo nầy, 道: bên trái là bộ ‘sước’, 辶, mà nghĩa là ‘chợt đi chợt dừng lại'[i]; bên mặt là chữ ‘thủ’, 首; thủ là đầu, như trong các cụm từ ‘thủ lãnh’, ‘thủ phủ’, ‘thủ tướng’,

Đạo là con đường mà con người ‘chợt đứng chợt đi’, không lường trước được. Thế nên, vào đạo, lên đường, phải có cái ‘đầu’, suy tư, vận dụng trí não, tuệ căn để thấy, biết, hiểu, tiếp cận, và sống đạo.

Trong cụm từ ‘đạo làm thầy (giáo)’, danh từ ‘đạo’ được dùng theo nghĩa vừa nêu.

Hai                        

Một thoáng lịch sử về Đạo Làm Thầy thời cận đại Việt Nam.

Đạo nào cũng nêu lên một mẫu người. Đạo Khổng: con người quân tử–tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Đạo Lão-Trang thì hướng về vô vi, ‘tiêu dao, tề vật, dưỡng sinh’.. và chủ trương: ‘chí nhân vô kỷ, thần nhân vô công, thánh nhân vô danh'[ii]. Trong một giới hạn nào đó, con đường tu Phật là “thoát vòng tay vọng ngã’[iii] và trực ngộ chân tâm. Còn Đạo Chúa, thì ‘sinh là ký, mà tử là qui’, sống gởi thác về, về Nước của Thiên Chúa; thân phận con người là phải ‘đổ mồ hôi, mới có miếng ăn'[iv], và cái biết của con người luôn là tương đối – thị phi, thiện ác, đúng sai hai ngã.

Đạo làm thầy giáo cũng có mẫu người phải hướng đến.

Xưa, Lycurge[v] nhận định: “Giáo dục là đào tạo công dân. Chế độ nào công dân đó: giáo dục quân chủ cho chế độ quân chủ, dân chủ cho chế độ dân chủ.”  Thực tế thì hình như đâu đâu và thời nào cũng vậy. Quân tử là mẫu người của Khổng gia, trong chế độ quân chủ toàn trị. Thời nay ở nước ta, thì con người xã nghĩa phải giác ngộ chủ nghĩa xã hội. Đạo làm thầy là phải làm tuyên huấn cho Đảng, ‘trung với Đảng’ (dù không là đảng viên), ‘thương cha, thương mẹ, thương chồng, thương mình thương một, thương Ông thương mười.’ Ông ở đây là Ông Tổ khai đạo:  Đạo Xã Nghĩa.

1.  Ngày nay, Việt Nam thời xã-nghĩa.

Nhà nước (xã hội chủ nghĩa) xác quyết: Chủ Nghĩa Xã Hội-xã-nghĩa-là ‘hướng đi tất yếu của lịch sử…nhân loại’.  Cho nên toàn dân, toàn quân, toàn Đảng ‘hồ hởi’, ‘nhất trí’, cùng nhau là ‘đồng chí’ chung lưng đâu cật để xây dựng xã nghĩa. ‘Muốn xây dựng xã nghĩa’ phải có ‘con người xã nghĩa’[vi]. Con người xã nghĩa, ‘trung với Đảng, hiếu với dân’. Đảng thì lớn và chỉ có một: ‘Đảng vi quí’; mà dân thì nhỏ và quá đông, nên ‘dân vi khinh’. Con người xã nghĩa thì ‘hận thù phân minh’, ‘nhất trí’ với ta thì là ‘đồng chí’, khác-ý -ta là thù. Cùng là yêu nước, mà khác ta thì phải tận diệt; nhưng nếu ta còn yếu thì tạm kết hợp; gặp duyên may thì ngại gì mà không thủ tiêu, để rảnh rỗi về sau. Cùng là xã nghĩa, mà Đệ Tứ thì dứt khoát tận diệt, không thể để chúng đánh lận con đen. Phải biết nuôi hận thù, và ‘biến hận thù thành sức mạnh’. Mọi phương tiện đều tốt để chiếm quyền lực. Có quyền lực trong tay, thì ta ‘nghiêng đồng đổ nước, thay trời làm mưa’, ‘tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa.’

Trong bối cảnh đó, theo giáo điều cùa Đảng: người thầy giáo là ‘cán bộ tuyên huấn của Đảng’, phải ‘hồng’[vii] trước đã rồi mới ‘chuyên[viii]‘. Người thầy giáo là ‘kỹ sư tâm hồn’, nhà trường là cơ xưởng sản xuất những con người xã nghĩa; theo đó, ta phải nghĩ rằng: những con người xã nghĩa đều in hệt nhau, như cái smart phone Galaxy 6, chỉ khác nhau cái lớp sơn, cái vỏ bên ngoài, còn bên trong, các chức năng đều in hệt, và dễ dàng cho sử dụng.

Nói chung, cái Đạo làm thầy xã nghĩa được tóm lược trong kinh nhật tụng Maxit-Lêninit thực dụng, thực hiện do trường Đảng, ‘hồng thì quan trọng’ mà chuyên có thể dốt cũng không sao. Nhiệm vụ thầy giáo là đào tạo hàng loạt-như sản xuất dây chuyền trong công nghiệp hiện đại-những thế hệ xã nghĩa, rập khuôn, biết ‘nhất trí’. ‘hồ hởi’, ‘tung hô’ sùng bái nàng tiên xã nghĩa. Nói cách khác, làm thầy giáo xã nghĩa thì nhàn lắm vì như mọi người, dành mọi suy nghĩ-về đời sống, về tương lai, về đất nước, về thân phận,về nghề nghiệp,…, tất tất cho cấp lãnh đạo đảng, để đổi lại một cuộc sống an bình, an ninh, ổn định, nhờ ơn mưa móc của Bác và Đảng. Có nghĩ suy mà lại nhiều lời, lắm khi vì đó mà nguy hiểm đến bản thân.  Cũng nên thêm, như người quân tử hồi xưa, người thầy xã nghĩa ‘ăn không cần no, mặc không cần đủ ấm’.

Đảng “nói” như vậy, Đảng muốn như vậy, nhưng đâu phải người thầy ở thời xã nghĩa nào cũng nghe và răm rắp làm theo! Người thầy “lưu dụng” (chỉ nhà giáo chế độ cũ còn được đứng lớp) càng là những người ít “hồng” nhất, nếu không nói là chẳng muốn “hồng” chút nào, nhất là sau cái gọi là “đổi mới” từ cuối thập niên tám mươi.

2.  Miền Nam VN trước 30 tháng tư 1975, chế độ cộng hòa. 

2.1. Đệ Nhất Cộng Hòa. Thuyết Nhân-Vị.

Miền Bắc có Mátxít-Lêninnít, thì Miền Nam cũng phải có một triết thuyết đối kháng. Đó là thuyết Nhân-Vị, mà nhiều người gọi là personnalism, một triết thuyết về ‘con người’. Duyên đưa, có một lần, tôi được gặp Linh Mục Lê Tôn Nghiêm, trong khuôn viên Viện Đại Học Đà Lạt; Ngài đang dạy trong một khóa Nhân-Vị cho công chức hay cho cán bộ Cần Lao. Ngài cho tôi biết là nguồn tài liệu của Ngài nằm trong hai quyển sách của Emmanuel Mounier và Karl Jaspers.

Thiết nghĩ:

Là một duyên may, thuyết Nhân Vị, có thể vì nó khó-trong thuật ngữ, trong lý luận,..-nên nó dừng lại trước cổng các trường của ta.  Mà Bộ Giáo Dục của ta cũng không chủ trương đem chính trị/tôn giáo vào học đường. Học sinh và sinh viên ta không bị nhồi nắn bởi một triết thuyết, buộc rập khuôn theo một con đường, như ở Miền Bắc. Học đường miền Nam lúc bấy giờ còn trong sáng. 

2.2. Đệ Nhị Cộng Hòa. Nhân Bản-Dân Tộc-Khai Phóng-Khoa Học.

Nhiệm vụ của người thầy giáo tế nhị hơn.

Không có con người mẫu-ít nhiều rõ ràng như con người xã nghĩa. Không có kinh Mátxít-Lêninnít. Cũng không có thuyết Nhân Vị.

Nhiệm vụ của tôi, người thầy thời bấy giờ, là truyền dạy kiến thức theo chương trình qui định với những chỉ thị rõ ràng-mà gần như tôi không có quyền tùy tiện châm chước, nhưng có thể uyển chuyển giảng dạy bằng phương pháp và tài năng của mình. Đồng thời tôi phải làm sao để nhờ đó mà mà học trò tôi thấy, hiểu, và thích ứng với những hoàn cảnh khác biệt trong cuộc sống. Phải làm sao cho cái dạy của tôi giúp cho học trò tôi luôn phát triển.

Công văn nhắc nhở: phát triển con người toàn diện; nhưng không mô tả con người ấy như thế nào. Thật khó cho tôi. Nhưng nghĩ lại: Không buộc tôi phải theo một cái khuôn, một mẫu người nhất định, nhà nước (cộng hòa) dành cho chúng tôi nhiều tự do để nghĩ và hình dung con người toàn diện ấy. 

Bên nhà nước, còn có Hội Đồng Quốc Gia Giáo Dục (HĐQGGD). HĐQGGD xác quyết: Nhân Bản-Dân Tộc-Khai Phóng, và sau đó thêm hai chữ: Khoa Học để làm nền tảng của nền giáo dục quốc gia và làm phương châm hành động của chúng tôi.

Nhân Bản: Giáo dục nhằm đào tạo con người. Có thể là con người nói chung, của muôn nơi muôn thuở; có tính người, tình người, trách nhiệm làm người, một cách  chung chung, tình, tính chung chung của loài người. Nhưng HĐQGGD có nhấn mạnh: Không chỉ có như vậy, con người ấy phài là con người của dân tộc nầy – dân tộc Việt Nam – ở trong thời khoảng lịch sử trước mặt, trong tình trạng chiến tranh dai dẳng và đang tập tành dân chủ.
Trở về với dân tộc là một khẩu hiệu thường nghe. Nhưng ‘trở về’ không là về thời ăn lông ở lổ, cũng không là trở lại thời bế quan tỏa cảng; ‘ung dung, tự tại’ ta với ta, ta chỉ biết có ta, hãnh diện và khép kín trong một cái ta to lớndù rằng ta lạc hậu và sống cơ cực.  Hơn nữa dân tộc Việt Nam không chỉ có người Việt, mà giờ đây gọi là người kinh.  Còn những dân tộc thiểu số – người Chàm, người Thượng, người Miên. Phải minh xác và đào sâu nghĩa của hai chữ Dân Tộc để thích ứng bối cảnh lịch sử nước nhà.

Ngoài ra, thụ lãnh một di sản-vật chất và tinh thần-mỗi thế hệ đều có nhiệm vụ phải làm giàu mạnh cái di sản ấy – giàu ở sản xuất, ở phát triển công nông, ở tri kiến, ở tình người, nói chung ở mọi mặt. Theo đó, sự giao lưu với lân bang, với toàn cầu là cần thiết. Thái độ cởi mở, mở lòng mình, trí mình để đón gió bốn phương là tối ư cần thiết.

Thế nên, HĐQGGD nhấn mạnh yếu tố: Khai Phóng.

Khai Phóng cũng hàm ý thái độ cởi mở của cá thể đối với tha nhân và vạn vật. Nhưng, làm sao cho đứa trẻ đủ tự tin, mà không tự kiêu, và không mất mình trong luồng văn hóa nầy hay văn hóa kia?  Phải có tinh thần khoa học.

Phương châm: Nhân Bản-Dân Tộc-Khai Phóng-Khoa Học, với những lời hướng dẫn súc tích, ngắn gọn, cụ thể, đủ gợi ý cho chúng tôi, thầy-cô giáo, một hướng đi trong việc xây dựng ở , đứa học trò của chúng tôi, một nhân cách, một khả năng, một con người; nói riêng, một con người hữu dụng cho quốc gia, cho nhân loại. Phương châm ấy cũng khá rộng mở (open), để mỗi người thầy có đủ tự do – tự do trong trách nhiệm – để hình dung và có những ước vọng về con người ấy.

Ba                      

Đôi nét về cái Đạo làm thầy.

‘Đạo làm thầy’ có những tương đồng với các đạo giáo, tôn giáo.

3.1. Kinh, Luận, LuậtĐạo nào cũng có kinh sách. Đạo Khổng có Tứ Thư Ngũ Kinh, Đạo Lão Trang có Đạo Đức Kinh và Nam Hoa Kinh. Đạo Phật có Kinh Kim Cang, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Viên Giác, Hoa Nghiêm, …., Đạo Thiên Chúa thì có Cựu Ước, Tân Ước….
Đạo làm thầy giáo cũng có kinh sách. Đó là:

Bộ pháp chế học đường, cập nhật hằng ngày, trong đó nhiệm vụ và quyền hạn của người thầy giáo, quan hệ thầy trò, quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh, chương trình học của các lớp, và nhiều thể thức khác được rõ ràng qui định,

Ngoài những kiến thức cổ điển thu thập ở các trường đại học, còn các sách về triết lý
giáo dục, triết học nói chung, sư phạm, phương pháp giảng dạy, Internet, facebook, twitter-trao đổi kinh nghiệm,…, thế giới ngày nay như mở rộng cho mọi người, nói riêng cho thầy giáo.

Đạo Phật có 84 ngàn pháp môn. Pháp môn nào cũng đúng(!). Đạo làm thầy không biết có bao nhiêu pháp môn; pháp môn nào cũng đúng và không đúng; đúng cho ai và không đúng cho ai.

3.2.Đạo nào cũng có nghi thức phụng vụ – rite, rituals, liturgy. Đạo làm thầy cũng vậy. Ông thầy phải soạn bài, vào lớp phải ăn mặc chỉnh tề, đúng giờ, đúng hẹn, chấm bài, vô điểm, tất tất phải theo những qui định của nhà nước. Roi vọt, hình phạt về thể xác bị nghiêm cấm.

3.3. Xưa ‘tử vì Đạo’ được phong thánh. ‘Tử vì Đạo’ không là những người ngoại đạo hay dị-giáo-heretic-mà bị thiêu sống trên giàn hỏa. ‘Thánh tử Đạo’là những con chiên ngoan đạo mà chết vì trung thành với Đạo, ‘thập tự chinh’ hay giờ đây là’thánh chiến’ là từ ngữ của những tổ chức tự cho mình cái quyền giết người ‘ngoại đạo’. Chết trong ‘thập tự chinh’ là ‘tử vì đạo’.

Ở Việt Nam, Hòa Thượng Thích Quảng Đức, ‘tử vì Đạo’,  được tôn vinh là Bồ tát.
‘Đạo làm thầy’ không có ‘thánh chiến’, không có ‘chết vì Đạo’, cũng không xả thân cầu tịnh để chứng ngộ ‘chân tâm’, hay dùng tuồi trẻ làm bia cho súng đạn nhằm cụ thể hóa một đức tin hay một triết thuyết ‘chân thật, bất hư’.

Tuy nhiên,

Đạo làm thầy có ‘Văn-Tư-Tu’ của nhà Phật, có ‘Tôn-sư, Trọng-Đạo’ của Khổng-gia, dù rằng nội dung của các cụm từ nầy có hiểu khác đi. Ngôn từ đổi thay theo thời gian và không gian là lẽ thường.

Đạo làm thầy cũng có một nét của Lão Trang. Đó là ‘Thượng Đạo, Bất Đạo’, nói theo thời nay, ngắn hơn, ‘Đạo Bất Đạo’[ix] Hiểu nôm na: còn cầu Đạo, là còn có ngoài và trong; ở trong Đạo, hành Đạo, sống Đạo, thì không thấy có Đạo hay không có Đạo-con mắt thấy mọi vật chung quanh nhưng không tự thấy chính nó; cho nên gọi là Đạo bất Đạo’.

3.4.Đức tin.

Đạo nào cũng đòi hỏi Đức Tin. Lòng tin ở tôn giáo là tuyệt đối. Tin mà không nghi.Thầy giáo có thể là tín đồ của bất cứ một tôn giáo nào; theo đó  Ông có tin mà không nghi. Tin được cứu rỗi, tin rằng sẽ được giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Nhưng, trong cái Đạo làm thầy, ngoại trừ nhà trường của giáo hội xã nghĩa, của Hồi giáo, và nói chung, một số quốc gia có chế độ chuyên chế toàn trị, thì hầu hết các nước tân tiến trên thế giới đều theo qui tắc phân cách Nhà Thờ và Nhà Nước – separation of the Church and the State, qui thành luật pháp cụ thể.  Thế nên, trong giới hạn những qui định của luật pháp nầy, nhà trường là phi tôn giáo. Nói rõ hơn, tôn giáo có thể hiện hữu trong học đường dưới dạng triết học, nhân chủng học, hay văn minh học, ở các lớp trên. 

Trong bối cảnh nầy, tin và nghi là một. Hai mặt đối lập, tương khắc nhưng tương sinh. Cái nầy khác hẳn cái kia, nhưng cũng xác định cái kia. Đó cũng là hai mà là một, một mà là hai ghi trong kinh Duy Ma Cật. Đó là một đặc điểm của Đạo làm thầy.

3.5. Văn, Tư, Tu.

Sư sãi các chùa có Văn, Tư, Tu. Đạo làm thầy không nói tu hành, không tìm thoát khổ, nhưng ‘văn, tư, tu’ có đủ và là trọng tâm.  Như vậy, thế nào là ‘văn, tư, tu’ trong cái Đạo làm thầy?

Văn – 聞-có nghĩa là nghe. Chữ nhĩ-耳-nằm trong chữ môn–門 -cho ra chữ văn-聞. Hay nói theo Cụ Nguyễn Công Trứ: ‘Nhĩ tại môn tiền: văn’. Lỗ tai mà ở trước cửa thì: nghe. Các kinh điển nhà Phật thường mở đầu bằng câu: ‘Như thị ngã văn’, tôi nghe như vầy[x] Đó là chữ văn nầy.

Một chữ văn thứ hai, cũng Hán Việt, là文. Trái nghĩa với chữ ‘vũ'(vũ như trong vũ lực, vũ trang, vũ khí), chữ văn nầy có nghĩa là lời văn, như trong văn tự, văn chương, văn hóa, văn minh,…

– 思-gồm hai chữ: điền 田 ở trên, và tâm 心 ở dướí. Tư có nghĩa là ‘nghĩ ngợi, tưởng tượng, suy xét, ghi nhớ'[xi] như trong tư tưởng, tư duy, suy tư, tương tư, tâm tư,…

Tu – 修-nghĩa là sửa, như trong các cụm từ: tu bổ, tu chính, tu hành, tu luyện, tu học, tu thân,… Tu sĩ là người chuyên tu theo một đạo giáo hay giáo phái nào đó, thường có một pháp môn, một phương thức luyện tập, thí dụ; tọa thiền, thiền, thiền hành, niệm lục tự di đà,…, nhằm vào một mục tiêu nhất định.

Trong cái đạo làm thầy:

Văn là nghe mà cũng có nghĩa chữ văn trong ‘văn hóa’.  Cụ thể là đặt lại vấn đề, hỏi và nghe sách vở, kinh điển, internet, người xưa, người nay, nghe học trò, phụ huynh, đồng nghiệp, và nghe ngay ở chính mình, để mở tầm nhìn trong cái đa dạng, đa nguyên, đa sắc, trong giòng chảy biến thiên vô cùng của cuộc sống.  Đó là cái học từ chương, ít nhiều thụ động, dù có để những luồng tư tưởng dị biệt, luôn đổi thay ấy, giao lưu. Nhưng nếu nghe được những cảm xúc của lớp học, qua cách hỏi, giọng nói, ánh mắt, vẻ mặt,.., của người học sinh, nếu nghe được những lo âu, vui buồn của người phụ huynh về cái học của con em họ, nếu chia xớt những phân vân và luận bàn được với đồng nghiệp về những kinh nghiệm liên quan với đời sống học đường,.. thì cái ‘văn’ nầy, tự nó  rất năng động, và là nguồn hứng khởi nội tâm của thầy cô giáo.

Tư là suy nghĩ trên vấn đề, là phân tích, biện luận, tổng hợp, kết lại thành giá trị, rồi buông bỏ để chúng không giữ mình trong thành kiến, để tâm mình rảnh rỗi tiếp tục bước đi. Tư ngầm nói những dị biệt, mâu thuẫn, xung đột trong nội tâm, cùng là những va chạm bên ngoài.

Thời quân quản, một đồng nghiệp bảo tôi: “Thầy[xii]nghĩ sao? Em sẽ thôi dạy, vì: em không thể vừa đứng lớp vừa làm tuyên huấn cho Đảng.” Anh nói khá nhiều, nhưng tóm lại: Anh muốn bỏ nghề. Tôi nghe xót, xót tận trong sâu thẳm. Từ chối, không cộng tác với chánh quyền mới, chỉ đơn giản bao nhiêu đó mà thôi, có thể là cái cớ để vào các trại tập trung, tù không bản án, tù không biết ngày mãn hạn. Chưa kể là phải giả từ cả một cuộc đời thầy giáo của anh.Tôi có nhẹ nêu điều nầy cho Anh. Vài tháng sau Anh thôi việc. Anh muốn lương thiện. Anh sống lương thiện. Lương thiện với học trò của Anh, lương thiện với chính Anh.

Quân luật. Cao trào cách mạng. Sức ép của quyền lực, sức ép của hàng vạn con cừu Panurge – ‘người người nắm tay giơ cao’, ‘nhất trí’, hoan hô, hồ hởi, ‘đảng ta’ muôn năm, Bác muôn năm. Muốn lương thiện! Muốn nói không với những khẩu hiệu! Muốn nói không với những tiếng tung hô rỗng nghĩa! Muốn la to rằng phải nghĩ suy: nếu cả nước, trong cái tuổi sản xuất -18-50 – hoặc vào trại tập trung, hoặc trong quân đội hoặc thanh niên xung phong, còn lại thì sợ hãi, căng thẳng, chịu làm con cừu non, thì còn ai sản xuất, còn ai thật dạ nghĩ suy về những vấn đề thiết thân và nóng bỏng trong bối cảnh lúc bấy giờ? Nhất trí, tung hô không tạo được của cải vật chất. Chỉ bao nhiêu thôi, không biết nói với ai, và có biết cũng không dám hở môi. Khẩu hiệu là “dám nghĩ dám làm”. Nhưng, trong thực tế, suy nghĩ phải dành cho lãnh đạo Đảng. Để đổi lấy an ninh, thì cứ làm theo lời lãnh đạo, gọi như vậy là ‘trung’.

Già trẻ–những người không phải đi tập trung, hay trong quân đội, đông đảo là phụ nữ và trẻ con-nét mặt bơ phờ, mong con, mong chồng, và đói-đói cơm áo, đói học thức, đói tin tức, đói khát sự ổn định, đói một nụ cười,.., đói trong ảo vọng!
Trong bối cảnh đó, con người dễ nhượng bộ với hoàn cảnh. Phải tồn tại, phải tỉnh thức, vững trên hai chân mình. ‘Sông có khúc, người có lúc’ , ‘qua sông phãi lụy đò’, hoặc tự nhắc nhở câu chuyện Việt Vương Câu Tiển,.., không biết bao nhiêu lý do để biện minh cho sự yếu hèn, để lương tri được an ổn.
Thật là, sống lương thiện: không dễ, nếu có chút suy tư.

Tu là một quá trình trải nghiệm. thực nghiệm. trực nghiệm. Nghiệm là: ‘sự hiểu biết từng trải, có chứng cứ hoặc thông qua quá trình kiểm tra hẳn hoi, chớ không phải sự hiểu biết khơi khơi, cả tin ở sách vở hay Internet! Trực nghiệm nhấn mạnh trên cái ý trực tiếp không qua trung gian, nhưng cũng hàm ý một nhận thức mạo hiểm, phiêu lưu qua trực giác. Có thể nói tu là một quá trình sống thật, trong tìm tòi, dò dẫm, học hỏi, chứng nghệm, trong đó người thầy giáo luôn trưởng thành, vươn lên trong cái đạo làm thầy’[xiii]. Theo đó, đem ‘văn’ và ‘tư’ ra để chứng nghiệm.
Tu cũng là sửa. Sửa từ“cái ta này”biến thành“cái ta khác”[xiv], mà ‘cái ta sau’ tốt hơn, thiện hơn, khỏe hơn, hiệu quả hơn ‘cái ta trước’. Sửa nói lên một sự cải thiện, cải hóa trong chiều tiến bộ. Và cứ sửa như thế mãi suốt cuộc đời thầy giáo.
Văn, tư, tu, tuy là ba ngôi
[xv], tuy là tam thân[xvi], nhưng thật là một, thống nhất, bổ túc lẫn nhau, đồng hành, bất khả phân. Cũng tương tự trải nghiệm, thực nghiệm, trực nghiệm tuy ba nhưng mà là một đồng hành và hợp nhất.

Không ‘Văn’: Không biết nghe, không đọc, không học, không tiếp cận những tư tưởng minh triết xưa và nay, tức là sống trên cái vốn liếng đã có mà không chịu làm làm cho nó giàu mạnh hơn; tức là biến cái sẵn có thành một tháp ngà và bằng lòng tự giam mình trong đó. Giòng đời luôn chảy, luôn đổi thay, mặc giòng đời. Thế thì làm sao nghe được lớp học, nghe được những học sinh cá biệt của mình, nghe để hiểu, thấy, cảm nhận, suy đoán, và thực nghiệm những biện pháp mà mình nghĩ là tối ưu. Đó là chưa kể thỉnh thoảng còn phải tiếp phụ huynh, phải nghe và cảm thông những lo âu của họ về những điều cụ thể liên quan đến con họ mà là trọng tâm của công việc hàng ngày của ta.Nghe là vấn đề sinh tử của nghề dạy: nghe lớp học, nghe những học sinh cá biệt, nghe phụ huynh, nghe đồng nghiệp, nghe ngôn ngữ, tập tục địa phương,…Lắng nghe được tha nhân là cả một nghệ thuật. Người thầy không thiền tọa, cũng không thiền hành, để tịnh tâm, để tìm bản ngã, hay để cho ‘tiểu ngã hòa nhập trong đại ngã’. Cũng không tìm ‘thoát vòng tay vọng ngã’ để giác ngộ hay hội nhập ‘chân tâm’ và ‘thoát khỏi sinh tử luân hồi. Người thầy không có những may mắn đó của các Sư, các Cha được xã hội dưỡng nuôi để ‘chuyên tu’ để thành ‘Chư Tôn Đức’ hoặc thành Cha thiên hạ, để được thỉnh, giáng lâm, thí pháp hay ban pháp, để cuối đời về nước của chư Phật, hay của Thiên Chúa.. 

Người thầy trọn vẹn dấn thân trong cuộc sống phù du, bấp bênh, đầy bất trắc nầy.Với người thầy, ngũ uẩn– sắc, thọ, tưởng, hành, thức-không phải là ‘giai không’, mà là thật sống; quen thuộc với bảng đen, phấn trắng, với nùi lau bảng, quen thuộc với những tâm hồn trẻ luôn đổi mới, dễ thương, ngỗ nghịch, khó dạy, quen với cái hư giả lúc có, lúc không, một cuộc sống nổi trôi theo giòng chảy học đường.

Thiếu vắng suy tư, người thầy có thể chỉ là cái máy thu-và-phát-thanh, hoặc là cái thùng trống; ồn ào, rổn rảng mà không thực chất. Nghe mà không nghĩ suy là nhẹ dạ. Học mà không hỏi, không suy tư, không luận bàn, không đem ra chứng nghiệm, là cái học của loài két. Thầy không là cái máy, không là thùng rỗng, cũng không là két. Và nếu chẳng may, phải nhượng bước với Satan, thầy có trăm cách để không làm cái việc nhồi sọ, nhằm biến học trò mình thành những thứ ấy.

Không tu.Truyện kể[xvii]:

‘Xưa, thời Giáo Tông của Giáo Hội Đỏ, có một Thượng Thủ–và cũng là một nhà tư tưởng lớn của Giáo Hội, khám phá ra một sự thật, ‘chân thật bất hư’-chắc như bắp rang, ‘sông có cạn, đá có mòn, nhưng cái chân lý nầy’ của Ngài, không bao giờ thay đổi. Do đó, Hội Thánh trao một giải thưởng lớn, chưa từng có cho đến giờ, cho ai giải thích được sự thật, ‘bất khả tư nghì’ nầy. Đó là:

‘Tại sao, một cục đá bỏ vào một thau nước đầy thì nước tràn, mà một con cá, dầu rất nhỏ, thả vào một thau nước đầy, thì nước không tràn.’

Thế rồi, năm châu bốn biển, nhiều luận án của các vị tiến sĩ, thạc sĩ, hàn lâm sĩ,.., gởi về,.. Một hội đồng viện sĩ được triệu tập, để nghiên cứu và đánh giá.
Trong những luận án gởi đến, luận án nào cũng vài trăm trang. Nhưng có một, chỉ có một, rất đơn giản, gồm hai câu, của một cậu bé: ‘Con có lấy một thau nước đầy, có thả một cục đá vào đó, thì đúng như vậy, nước trong thau trào ra. Và cũng in hệt những điều kiện trên, cũng thau nước đầy, con thả vào một con cá lòng tong nhỏ xíu, và con lập đi lập lại như vậy rất nhiều lần, như lạ thay, nước vẫn tràn ra.’
Từ ấy, trong kinh thánh của Giáo Hội, về câu chuyện trên, có chú thêm một câu: “Triệu triệu người đều xác quyết rằng đúng, huống chi, họ đều là tiến sĩ, thạc sĩ, học sĩ, hàn lâm sĩ, ..thì tất yếu phải đúng thôi. Thế nhưng, qui luật tổng quát nào cũng có những trường hợp ngoại lệ. Đó là trường hợp xảy ra cho cậu bé con nầy.’

Tu là thực chứng. Chứng cứ cho mọi lý thuyết, lý luận, suy đoán. Thiếu vắng tu, con người trôi lăn trong ảo tưởng, hoặc trong một chuỗi logic suy từ những tiên đề sai, và có một lòng tin sắc đá mà vô căn cứ.

3.6. Lớp học

Trong cái nhìn vĩ mô, trong làng giáo có ba loại thầy:

Loại 1Loại thiên phú, có máu thầy cô giáo trong huyết quản. Đó là loại ‘thượng đạo bất đạo’, không nói đạo, không giảng đạo, cũng có thể không cần học đạo, nhưng thái độ, cử chỉ, lời nói, giọng nói, ánh mắt, cách nhìn khi tiếp cận học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp, thanh tra, hiệu trưởng,.., tất tất đều thích hợp. Sách đạo: chỉ đọc qua một lần, liền thấu hiểu và ‘trực ngộ’ những giới hạn và khả năng mở rộng, đúng sai hai ngã, mà không cảm thấy một khó khăn nào. Đây là hạng suất sắc. Trời sanh ra là đã vậy.

Loại 2: Loại làm thầy bất đắc dĩ. Những người trốn quân dịch thời VN Cộng Hòa, những người tạm nương nghề làm thầy để tiến thân, thí dụ để thành luật sư, chánh khách,..Nghĩ là tạm, nhưng lắm khi nhìn lại, cũng một thập niên. Xưa có câu: ‘trước bỏ thời niên thiếu, sau bỏ tuổi già, còn lại ở giữa là ba thập niên.’ [xviii] Nói là tạm nương, nhưng thoáng một cái là đã trên dưới một thập niên; có người nhìn lại, thì đã non nửa cái thời sinh động nhất của mình.

Hoặc như tôi, đứng ngoài nhìn vào, nghĩ rằng dạy học có được cái nhàn. Nói là nhàn, nhưng nghề nào mà không phải đổ mồ hôi? Thuở tạo thiên lập địa, Chúa đã phán bảo con người: ‘Phải đổ mồ hôi trán mới có miếng ăn'[xix]
Với loại nầy, người xưa dạy:

‘Cuộc đời như bóng câu qua cửa sổ, quỹ thời gian sống giới hạn và mỗi ngày mỗi vơi. Quí vô cùng.’ Và cũng dạy: ‘Nhàn cư vi bất thiện.’ Theo đó, nếu có duyên học chữ ‘Nhàn’ của hai Cụ Nguyễn Công Trứ hay Nguyễn Bĩnh Khiêm, thì phải cặn kẻ nghĩ suy, chứng nghiệm, không nóng vội (như tôi) ôm lấy lười biếng mà gọi là nhàn.

*          Loại 3Tốt nghiệp các trường Sư Phạm. Họ được huấn luyện nhiều niên khóa. Họ học và dấn thân làm thầy. Rồi nghề dạy nghề. Với nhiệt tâm, công sức, họ mở rộng tầm nhìn, tôi luyện văn-tư-tu, không tự mãn, khám phá nghề nghiệp, để luôn cải thiện ‘tay nghề’. Đông đảo nhất là loại 3 nầy. Đó là những con người cần học, cần đọc, cần trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, cần vấn hỏi môi trường, cần đưa cái học vào thực nghiệm trong lớp học.

Nếu thấy mình trong loại một, thì phải xét lại. Ông thầy, thường quen ‘thí pháp’ hay ‘ban pháp’, luôn nói đúng, nghĩ đúng, vì nội dung cái dạy là cổ điển, có những giá trị bền vững, nên có thể nghĩ rằng mình được … ‘thiên phú’, rồi chết trong ngục tù tự mãn, chết trước khi chết, thì thật tội nghiệp

Lớp học cũng có ba loại học trò:

Loại 1: Không cần thầy; rất ít, mỗi lớp có năm ba trò: Suất sắc, thông minh nhờ thiên phú, và thêm có phụ huynh theo dõi, hướng dẫn, hoặc có thầy dạy kèm.

Loại 2: Cũng không đông. Không cần học, không muốn học, không thèm học, và theo đó cũng không cần thầy. Thầy là duyên cho lắm phiền toái của họ. Ngỗ nghịch, chống lại quyền bính và trật tự học đường, họ xem lớp học là nhà tù, mà sân chơi là môi trường phát triển. Họ cũng thông minh, nhưng không thích ngồi im, thụ động. Mỗi lớp thường có một vài em.

Loại 3: Đông đảo phần còn lại của lớp học, đã có nề nếp, muốn học và cần sự hướng dẫn, chăm sóc của người thầy.

Có người bảo: ‘Loại 1: không thầy, chúng cũng giỏi. Loại 2: Đầu tư bao nhiêu công sức vào cái nhóm tí ti nhỏ xíu ấy, là hoài công, vô ích mà lại làm chúng khổ sở. Trọng tâm công việc của người thầy nằm ở loại 3, loại cần thầy.’

Đó là cái nhìn rất thực tiễn, có vẻ khách quan, và ‘khoa-học’ về sự vụ làm thầy. Cũng vì đó mà nó vô tư đến độ vô tình. Nghĩ rằng cái duyên thầy trò chỉ trong một niên-khóa; cắt bỏ các ngày cuối tuần và ngày lễ, thì còn lại khoảng 190 ngày/năm, và mỗi tuần trên dưới 20 giờ ở Tiểu học, và vài giờ ở Trung học, thôi thì để sống yên vui cho cả làng, hãy để cho đứa trẻ khó dạy-loại 2-an ổn trong cái góc của nó. Nó không cần học. Đừng làm khó nó, đừng làm khổ mình.

Thế nhưng, ta quên một tiên đề tối thượng trong Đạo làm thầy:

‘Đứa trẻ – ngỗ nghịch nhất, mất dạy nhất – là đứa trẻ cần được giáo dục nhất.Nó cần cha, cần mẹ, cần thầy, cần học đường nhất.

Nhưng lắm khi nó thiếu cha hoặc mẹ, hoặc cả cha mẹ. Hơn ai hết, nó cần tình người, cần thầy.

3.7 . Quan hệ thầy trò.

Trong Đạo Phật ngày nay, Sư Sãi là chư tôn đức, Thầy tụng cũng thuộc hàng chư tôn đức. Được thỉnh mời, giá lâm và ban pháp. Nếu được hỏi, thì lấy kinh, lấy lời Phật mà trám miệng thế gian.

Với Ky-Tô-Giáo, từ Cộng Đồng Vatican II, có những đổi thay căn để trong lễ nghi phục vụ. Nói riêng trong thánh lễ, các linh mục không còn xây lưng về phía tín hữu. Điều nầy như nhắc nhở: giáo hội phục vụ con người, không như xưa con người hy sinh cho giáo hội.  Nhưng chung chung các cha, các thầy vẫn còn trên cao ‘thí pháp’.

Thái độ chung: người trên ban bố cho kẻ dưới.

Đạo Xã Nghĩa, sanh sau, đẻ muộn, nên người CÁN BỘ phải làm ‘đầy tớ của nhân dân’.  Đầy tớ thông thường là để sai vặt, có biết gì đâu mà dạy với dỗ. Thầy giáo lại là CÁN BỘ TUYÊN HUẤN, đạo làm thầy vì vậy mà ít nhiều bị hạ cấp. Nói chung trong thực tế, cán bộ không là nghề hạ cấp. Họ được trang bị kinh Mác-xít Lê-nin- nít, kinh misa của họ, và biện chứng pháp duy vật thực dụng, và như ở VN, họ có non 3 triệu người sẵn sàng hồ hởi, hoan nghênh, nhất trí với họ. Do đó, họ quên mình là đầy tớ, và xử sự như hàng giáo phẩm của những thế kỷ trước.

Về điều nầy, Đạo làm thầy khác các tôn giáo vừa nêu.

Dạy là cho , bởi , vì  là đứa học trò của người thầy giáo.

Nhà nước lấy thuế xây trường ốc, trang bị bàn ghế, phòng thí nghiệm, sân chơi, thuê chuyên viên nghiên cứu nhu cầu, lập chương trình, thuê người và huấn luyện cho thích hợp từng lứa tuổi, tất tất là cho , bởi có , vì  cần hội nhập êm thắm vào xã hội người lớn.

Cho nên, thầy là phụ mà nó là chánhTất cả phải là cho nó.

Thế nhưng,  còn non dại, mà tôi-thầy giáo- thì sành đời. Tôi từng trải hơn , ít nhiều có qua trường học và được trường đời tôi luyện. Tôi có trách nhiệm giáo dục , qui định trong những văn bản cụ thể. Ngoài ra còn có những qui định bất thành văn trong phong tục tập quán. Nói trách nhiệm, phải nghĩ đến quyền hạn, cái quyền giới hạn do trách nhiệm. Quyền của ông thầy-trong lớp học-chính yếu là quyền bính. Hàng giáo phẩm ngày nay mà ai cũng kính nể, dạ thưa, thỉnh mời, và răm rắp nghe dạy ‘nương tựa, phục tùng, và vâng lời'[xx]  là do quyền bính, mà không do quyền lực.

Thầy giáo không có quyền lực.

Thực tế, trong những giới hạn pháp lý, tôi hoàn toàn tự do, tôi biết nhiều và có ý thức mà  thì non dại. Trách nhiệm của  là lo học và tôn trọng trật tự nhà trường, còn tôi thì hoàn toàn trách nhiệm không chỉ về sự học vấn của  mà cả về sự an ninh của trong lãnh vực học đường. Nếu xảy ra một tai nạn cho , thì tôi bị lôi thôi, và gặp phải lắm phiền toái.

Nói chung,  không có một trách nhiệm gì đối với tôi, không buộc phải thương tôi, nghe tôi, quí tôi. Còn tôi, tôi buộc phải tạo một môi trường mà  thương, nghe, quí-thương nhau, nghe nhau, quí nhau-thuận tiện cho sự học hỏi. Học hỏi với nhau, trao đổi với nhau. Vì cái trách nhiệm một chiều đó, vì thầy từng trải, trò non dại, nên xảy ra lạm dụng: đó là những lúc thầy mất trí.

Mất trí vì tôi quên rằng tôi được thuê để đóng vai phụ, vì tôi còn nghĩ rằng ‘không thầy đố mấy làm

nên’, vì với đám trẻ nít giao cho tôi, tôi có thể — như một giáo phẩm-từ trên,  ‘thí pháp’, ‘ban pháp’, ‘gieo ánh sáng’ cho đám con chiên lạc đạo.

Một vai phụ mà lướt vai chánh là một vai phụ tồi tệ.  Đã là phụ thì phải làm nổi vai chánh.

Huống chi, cái tối đa của tôi là một ông giáo biết việc. Còn với , tương lai chưa định, mọi khả năng đều ở trong tầm tay của nó.

3.8. Giáo Dục.

Định đề tiên quyết: Mỗi thầy giáo, cô giáo, ở bất cứ bộ môn nào-Văn, Triết, Sử, Địa, Toán, Lý, Hóa, Vạn Vật, Thể Dục, Thể Thao, Hội Họa… đều   là một nhà giáo dục.

Giáo dục  không có nghĩa là nhồi sọ, cũng không đóng khung con người, hay nhốt tâm thức con người vào ngục tù của một lý tưởng, dù rằng lý tưởng ấy có vĩ đại như thế nào đi nữa, dù rằng có triệu triệu người, người người như một, đồng loạt ‘hồ hởi’, vỗ tay, ‘hoan nghênh’, ‘nhất trí’. Tôi còn nhớ một câu bất hủ của một một vị đàn anh và bậc thầy[xxi] của tôi: “Triệu triệu con số không mà cộng lại vẫn bằng không.”

Giáo dục là giúp trẻ thành người. Trong một chừng mực nào đó, giáo dục nhằm trang bị cho đứa trẻ những hành trang mà người lớn cho là cần thiết để vào đời: đời sống xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật, kinh tế kinh doanh, công nghiệp, nông nghiệp, v. v. của môi trường sống.

Nói riêng, ở bậc tiểu học phổ thông thì đọc, viết, tính toán, vệ sinh và khoa học thường thức là căn bản,   Trung Học Đệ nhất cấp chánh yếu củng cố việc tổ chức học tập,  xử dụng chuyển ngữ-bước đầu tập mô tả, thuật chuyện, sau tập phân tích một bài văn hay thơ, nhận thức và lý luận– bắt đầu một sinh ngữ, bắt đầu khai tâm quan sát và lý luận ở mọi bộ môn. Trung Học Đệ Nhị Cấp nhằm chuẩn bị vào Đại Học. Ở các nước nghèo thì phải nghĩ đến số đông đảo học sinh phải bỏ học-chỉ vì nghèo, hoặc cha mẹ không thấy lợi ích xa của giáo dục học đường-chương trình phải có khả năng giúp những học sinh nầy chóng trở thành những phần tử sản xuất hữu hiệu, thí dụ có đủ hành trang để nhanh chóng học được một nghề. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.

Hệ luận đương nhiên là; làm thầy là mượn kiến thức làm duyên để tôi luyện tính siêng năng, cần mẫn, kiên nhẫn, chịu khó trong việc đầu tư công sức và thời gian trong những vấn đề cụ thể, trong tầm sức, không quá khó để phải chán nản, không quá dễ để xem thường mà vô tâm, làm duyên để tôi luyện khả năng suy tư, phân tích, tổng hợp, diễn tả trên những vấn đề, và cũng là duyên may cho gặp gỡ, cùng chung làm việc, trao đổi, giao lưu, có tương đồng, có dị biệt, có thuận, có nghịch để tạo cho nhau một thói quen team work.

3.9. Tôn Sư Trọng Đạo.

Học nghề làm thầy có thể ở sách vở, ở các trường sư phạm, ở các khóa hội thảo, với đồng nghiệp, với phụ huynh, ở những đổi trao trên Internet, nhưng chính yếu vẫn là trong sự tiếp cận với học trò của mình, ở lớp học, ở sân chơi, ở văn phòng hay khi nhàn bộ, và những âm vang sau đó, khi mình với mình trên đường về hoặc bên đèn sửa hay soạn bài.

Tuy nhiên, không học dạy ở đâu bằng học ở ánh mắt, gương mặt, câu hỏi, giọng nói, thái độ, cử chỉ, và đủ tròvụng về, phản kháng, thông minh, bén nhạy, láu lỉnh, quậy phá, câu giờ, của người học trò mà đã làm cho mình cảm thấy khó chịu, bối rối, hoang mang, bất an, tự tin và bằng lòng.  Không học ở đâu bằng học ở những người học trò của mình. Họ thực sự là những ông thầy cho mình nhiều kinh nghiệm nhất, thực tiễn và sâu đậm nhất.

Như vậy, nếu “tôn sư trọng đạo”, là cái đạo của người học trò, thì tôi, trong cái học làm thầy giáo, tôi cũng phải biết “tôn sư trọng đạo”:  kính, nể, trọng cái nhân cách đang hình thành trong những người thầy thật sự-mà là học trò của tôi.  Đó là tôn sư.

Còn ‘trọng đạo’? – học trò của tôi và cũng là người thầy thật sự giúp tôi biết hiểu, thực hành và lớn mạnh trong nghề làm thầy-không có cái đạo nào để cụ thể truyền lại cho tôi.

Vậy, trong cụm từ ‘trọng đạo’, chữ ‘đạo’ chỉ có thể hiểu trong cái nghĩa là ‘đạo làm  thầy’,  tóm lược trong những ‘nghi lễ phụng sự’, trong việc lấy kiến thức làm phương tiện, trong phương châm nhân bản, trong thực tiễn văn-tư- tu,  trong cái nhìn học trò là chính mà thầy là phụ, học và dạy thực chất là sống, và sau cùng là tôi, thầy giáo, phải biết, hiểu, hành trì ‘tôn sư trọng đạo’Tôn sư: tôn trọng cái nhân cách đang thành của người họcTrọng Đạo: Trân trọng, quí trọng cái đạo làm thầy.

Kết Luận:

Một thoáng riêng tư                            

Ở cái tuổi 85, trước mặt là cực lạc quốc hoặc ngục A-tỳ, không một ai muốn về nhưng buộc phải về. Nhìn lại, đã ‘mất dạy’ trên hai thập niên. Muốn ghi lại những trăn trở trong cái nghề làm thầy, nhưng bỗng thèm muốn nó là một cái đạo-‘đạo mà không là đạo’, không phải để ‘vọng cầu một cái gì ‘thường hằng’, phi thời gian, mà nhằm tự nhắc: cái khả năng mất mình trong đạo lý, một triết thuyết, một tổ chức.

 Đắc đạo không bằng không đắc đạo. 

Mong được chia xớt với các bạn đồng nghiệp và phụ huynh, và được góp ý. Mong lắm thay.

Ghi chú: Tôi chân thành cám ơn:

1.       Nhà văn và giáo sư Trần Bang Thạch đã chịu khó đọc, góp ý, sửa chữa để bài đến độc giả trong hình thức trang trọng và dễ đọc tối đa

2.      Giáo sư Đổ Chiêu Đức đã giúp tôi về phần Hán Việt.

Houston, TX Tháng 7, 30, 2015


[i] Thiều Chửu. Hán Việt Từ Điển. In lần thứ hai. trang 677.

[ii] Trang tử. Nam Hoa Kinh.

[iii] Lê Khắc Thanh Hoài. Internet.

[iv] Cựu Ước. Sáng thế Ký.

[v] Theo Wikipedia, Lycurge là  nhân vật huyền thoại của Sparte thế kỷ 9 hoặc 8 trước Chúa giáng sinh.

[vi] Hồ Chí Minh. Hồ Thị Thùy Dung. Giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo trong giai đoạn hiện nay. Internet: Ngày đăng: T4, 04/12/2013 – 15:28

[vii] Tính đảng, hiểu biết, gắn bó với xã nghĩa.

[viii] Thí dụ thầy dạy toán thì phải chuyên về toán,…

[ix] Lão Tử. Đạo Đức Kinh. chương 38. Mở đầu quyển hạ. Thượng đức bất đức, thị dĩ hữu đức; hạ đức bất thất đức, thị dĩ vô đức. Người có đức cao thì [thuận theo tự nhiên] không có ý cầu đức, cho nên có đức; người có đức thấp thì có ý cầu đức, cho nên không có đức. Nguyễn Hiến Lê. Nguồn Internet,

[x] Thí dụ: Kinh Kim Cang.

[xi] Thiều Chửu. Hán Việt Từ Điển. Tái bản lần thứ hai.

[xii] Anh học Văn, tôi dạy Toán cùng trong trường, nên quen gọi tôi là thầy.

[xiii] Đổ Chiêu Đức. NGHIỆM 驗 : là loại chữ Hài Thanh thuộc bộ MÃ 馬 bên trái chỉ Ý, và chữ THIÊM 僉 bên phải chỉ ÂM, nên NGHIỆM nghĩa gốc vốn là TÊN của một loại NGỰA quí chạy thật nhanh. Có 3 nghĩa thông dụng hiện nay của chữ NGHIỆM là :
1. NGHIỆM là XEM XÉT, là KIỂM TRA, như : XÉT NGHIỆM, Nghiệm Thi ( Xem xét xem tử thi chết vì lí do gì ). Nghiệm Thu ( Xem xét kiểm tra để chấp nhận )…
2. NGHIỆM là HIỆU QUẢ, là Có Hiệu Quả, như Ứng Nghiệm, Linh Nghiệm, Hiệu Nghiệm,…
3. NGHIỆM là CHỨNG NGHIỆM, là Bằng Cớ, là Từng Trải, là Kinh Nghiệm.

Cho nên.. NGHIỆM : có nghĩa chung là : Sự Hiểu Biết có Chứng Cứ, Từng Trải hoặc Thông qua quá trình Xét Nghiệm hẵn hoi, chó không phải sự Hiểu Biết Khơi Khơi !
Vì vậy, ta có thể hiểu :

* TRẢI NGHIỆM : là từ viết gộp lại của 2 từ TỪNG TRẢI và KINH NGHIỆM, có nghĩa : Những Hiểu Biết Kinh Nghiệm do quá trình Từng Trải mà có được. TRẢI NGHIỆM là Cái Kết Quả có Quá Trình !

* THỰC NGHIỆM : Chữ THƯC 實: là chữ Hội Ý, gồm Bộ MIÊN 宀 là Cái Nóc Nhà ở trên và chữ QUÁN 贯 là Tài Vật, Đồ Đạc bên dưới. Ý chỉ : Đồ Vật đầy cả Nhà, nên THỰC có nghĩa là GIÀU CÓ, Nghĩa phát sinh là ĐẦY ĐẶN, là CÓ THẬT, trái với chữ HƯ 虛 là trống lỏng không có gì ! Từ đó, THỰC có nghĩa là THẬT như THỰC TẾ, THỰC THỂ, THỰC TIỄN… Nên,
THỰC NGHIỆM : là Sự Hiểu Biết,Kinh Nghiệm  có được thông qua Thực tế có thật do mắt thấy tai nghe hoặc do Quá trình làm việc  hẵn hoi.

Còn…
* TRỰC NGHIỆM : TRỰC 直 : là chữ Hội Ý, gồm chữ THẬP 十 là số Mười ở trên, bên dưới là chữ MỤC 目 là con Mắt ở dưới. Ý chỉ Mười con Mắt cùng đổ dồn về một hướng, nên có nghĩa là THẲNG, như Trực Tiếp, Trực Diện, Trực Giác… Nên,
TRỰC NGHIỆM : là Cái Kinh Nghiệm, Hiểu biết đến một cách Trực Tiếp thông qua những kiến thức, kinh nghiệm CÓ SẴN từ trước.

Vì thế…

TRỰC NGHIỆM chỉ dựa vào quá trình hiểu biết chủ quan rồi CẢM NHẬN ra sự việc, thiếu cơ sở vững chắc như THỰC NGHIỆM và TRẢI NGHIỆM !

[xiv] Minh Đức Triều Tâm Ảnh: Những Hiểu Lầm Về Đạo Phật.

Tu là sửa: Nếu tu là sửa thì mình đã từ “cái ta này” biến thành “cái ta khác”. Nếu tu là không sửa thì cứ để nguyên trạng tham sân si như vậy hay sao? Xin thưa, sửa hay không sửa đều trật. Đạo Phật quan trọng ở Cái Thấy! Có Cái Thấy mới nói đến giác ngộ và giải thoát. Không có Cái Thấy này thì tu kiểu gì cũng trệch hướng hoặc rơi vào phước báu nhân thiên.’

[xv] Vay mượn ngôn từ và ý niệm Ky-Tô-Giáo: Ba Ngôi-Đức Chúa Cha-Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, tuy ba nhưng mà là một, bất khả phân..

[xvi] Vay mượn ngôn từ và ý niệm Phật Giáo: Tam thân là PhápThân, Hóa Thân, Báo Thân. tuy ba nhưng mà là một, bất khả phân.

[xvii] Phỏng theo một truyện trong quyển ‘Le Livre unique de français, par D. Lafferanderie.’

[xviii] ‘Tiền trừ niên thiếu, hậu trừ lão, duy hữu trung gian tam thập niên.’ Câu tôi học thuở nhò.

[xix] Genesis 3:19. By the sweat of your brow you will eat your food until you return to the ground.

[xx] HT Thích Thiện Hoa. Phật Học Phổ Thông.  Sự Quy Y.

[xxi] Giáo sư Bác sĩ Trần Quang Đệ, Nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Sài gòn.

TÔI LÀ AI?

Houston, tháng 8, 2015

 

Vui cười

Một anh chàng cặp bồ với một phụ nữ đã có chồng, lúc 2 người đang ở trong nhà tâm sự thì bất ngờ người chồng về.

Anh chàng cuống quit:

 – Chết rồi làm sao bây giờ hả em?

– Bình tĩnh em đã có cách…

Cô liền đi vào bếp xách cái thùng rác to tướng ra… mở cửa và nói:

– Anh đổ rác giùm em nhé?

Người chồng lập tức tuân lệnh vợ, xách thùng rác xuống tận tầng trệt để đổ rác. Nhân cơ hội đó anh chàng bồ mới thoát ra được, vừa đi về nhà vừa tấm tắc khen:

– Cô ta thông minh thật, hơn đứt vợ mình.

Về đến nhà anh bấm chuông… Một lúc rất lâu sau vợ anh ra mở cửa, trên tay cô là một cái thùng rác to tướng và mỉm cười nói:

– Anh yêu ơi, anh đổ rác giúp em nhé!

 

Du Lịch Không Gian, Trò Chơi Mới Của Các Đại Gia Thế Giới? – Phan Văn Song

Đã trót thì trét, đã mơ du Hỏa Tinh, đã mơ dọn nhà đi kinh tế mới ở Cung Trăng, thôi ta cũng nên bàn với tương lai cùng nhau, rủ nhau đi « cruse-du ngoạn không gian » cho nó « đã » cái thân già.

Người Việt Tự Do tỵ nạn Cộng Sản phe ta, mới 40 năm trước, « xuất ngoại » là cả một công trình tốn kém, chỉ giành riêng cho một giai cấp có « tý tiền rủng rỉnh ra vào ». Nào phải xin visa, nào là phải hà tặng hà tiện, tiền bạc lúc ấy kiếm khó khăn nào lo sắm quần sắm áo, vì không quen du lịch nên nhà chỉ sơ mi, quần dài chả vét chả viết gì cả hoặc nếu còn là thiếu niên, thanh niên học sanh sanh viên,  phải học « gạo » toé phở mới có dịp có học bổng đi du học. Ngày 30 tháng Tư năm 1975, Ngày Quốc Hận, Ngày phe ta thua trận, Ngày phe ta bị địch thủ xua quân xâm chiếm, xóa chữ ký ngưng chiến, bị đồng minh gạt nuốt tình đồng minh, cắt chữ bạn bè, bị thế giới nhắm mắt làm ngơ, thờ ơ phản bội.

Thua trận, phe ta toàn dân toàn chúng toàn cả miền Nam, dân quân cán chánh nam nữ, nhi đồng, già trẻ bất kể. Dân thì, nam bị hà, nữ bị hiếp, trẻ bị đày, già bị đuổi, quân thì bị bắt, cán thì bị tù. Gia thương bị lột tài sản, gia binh bị « trục xuất » khỏi gia đình, thường dân bị cướp nhà cướp của, đuổi đi kinh tế mới. Nhờ thế, thế đành phải thế ! Đã trót thì cho trét, đã lỡ, đã lầm, thì cho lở luôn, cho ghẻ, cho thủng, cho cùi luôn ! Đã bị đuổi đi kinh tế mới, ta đi luôn kinh tế mới « nước ngoài » luôn cho đã ! Và ta vượt biên, là ta vượt Biển Đông, là ta vượt Trường Sơn cho nó đã ! Thế là phe ta « xuất ngoại » ! Khỏi cần visa, khỏi quần khỏi áo, khỏi lo khỏi lắng ! Và mọi người cùng đi ! Chỉ có « cột đèn ở lại thôi ! ».

Vượt biên là xuất ngoại ào ào, chẳng chốc Mỹ Tây Úc thậm chí đến những xứ lạnh khỉ ho cò gáy như Na Uy, Phần Lan cũng có người Việt Nam đến xin tỵ nạn. Kể cả cái xứ khó vào nhứt là xứ Do Thái, chỉ hầu như giành riêng cho người có đạo và gốc Do Thái mà cũng có người Việt ta tỵ nạn. Và đâu có người Việt là có …Phở và có Chả giò. Phở thì có phở gà phở bò, người đạo Do thái và đạo Hồi ăn dễ dàng, chứ chả giò thường là thịt heo, thịt cấm của người Trung đông. Làm sao biến chế chả giỏ đây ? Vì chả giò chánh gốc phần nhiều là « nhưn » thịt heo mới ngon ! (Dân ta là dân ăn thịt heo, bằng chứng hể ta nói « thịt » là ô-t-ma-tíc, là ta hiểu là « thịt heo » ! muốn nói thịt bò, phải nói rõ « thịt bò », hay nói tắt, «bò », « gà »,… (Chứ không cần nói chữ « thịt » trước !) Thế mà ở Do Thái có chả giò Casher, chả giò « chay » cho dân Do Thái ăn, không dùng thịt heo. … Ở Paris vùng « người Rệp » ở đông, có cả chả giò Hallal, cho người Hồi Giáo ăn được. Thật là người Việt ta lắm tài ! Vua biến chế ! Vì những lẽ ấy, tôi thường mơ ngày mai sẽ có Phở và Chả Giò ở Hoả Tinh và ở Nguyệt Tinh mình.

Nói tóm lại, nghĩa rằng, là ngày nay, phe ta « xuất ngoại – du lịch » tùm lum. bạn bè trong cộng đồng ta phe ta, du Mỹ, du Úc, du Tây du Tàu (tôi thì nhứt định không đi rồi !) kể cả du Việt nữa (cũng không có tui !) hay du Thái, du tùm lum… đi du bằng Cruse, biển Địa Trung Hải, Biển Caribê, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Bắc Hải… ! Chỉ chưa dám đi Biển Đông vì sợ « tàu lạ đâm » chìm thôi ! Vì vậy với bài viết nầy, chúng tôi đề nghị với bà con nên du lịch không gian. Ngày nay, còn mắc, chứ ngày mai low cost, hạ giá, đi chơi dễ dàng.

Ngày nay chuyện du lịch không gian rất thời sự. Tuy chỉ còn trong thời gian phôi thai, dự tính, thời gian tập tành, chỉ bay thử thôi. Và đến ngày hôm nay chỉ mới hoàn tất được có 7 cuộc du lịch không gian « thật sự được tổ chức » thôi, và còn hạn chế mỗi cuộc đi chỉ tổ chức cho một người khách thôi ! Nhưng Hảng Du lịch Virgin Galactic đã có 700 khách hàng đã trả tiền đặt « cọc » chổ rồi ! 700 khách hàng với 48 quốc tịch khác nhau, với 87% người nam và 13% khách nữ.

1/ Thế nào là du lịch không gian ? :

Du lịch không gian, hiện nay gồm nhiều mục : có thể có mục « thử một màn tập dượt của các phi hành gia », tập bay lơ lững trên ngọn gió thổi từ dưới lên cao để có cảm giác bay, hoặc bay lơ lững trong một phi cơ tạo trọng lượng zêrô – 0, trong tình trạng « phi trọng lượng-apesanteur », đó là những mục « thường xuyên » ngày hôm nay. Ngày mai, sẽ có những chuyến bay theo quỷ đạo (orbital), đến-quỷ đạo (suborbital), hoặc ghé thăm trạm không gian, hoặc đáp ở và tham gia sanh hoạt ở trạm không gian trong một thời gian… Tiền nào của nấy, tùy chương trình, tùy giá tiền, mua trọn gói, nửa gói, một phần tư gói : chương trình một sao đến 5 sao, mại dzô, mại dzô… !

Virgin Galatic là một công ty đầu tiên đang trên đường nghiên cứu « bán » những chương trình cho những ai muốn thử một lần cho biết, thế nào là « đi vào không gian »…Mạo hiểm, phiêu lưu, khám phá ? Cảm tưởng thế nào ?  Không biết ? Nhưng chắn chắc, nếu « dư tiền lắm bạc », hay trúng « lô tô », cũng nên chơi (ngông) một lần cho đã điếu cái thân già !

Ngày nay, chỉ cần, với 20 Triệu Dollars US đủ một vé rồi.  Với 40 Triệu hai vợ chồng làm một cái du lịch « honeymoon-trăng mật hấp hôn » cạnh Mặt Trăng tuyệt vời !

2/ Chung quy cũng tại anh Nga kẹt tiền :

Đã bảo rằng : « Khủng hoảng đem lại sáng kiến » ! Tất cả, đầu đuôi sang sự là do Liên Sô sập tiệm, do anh Nga hết tiền ! Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, nước « Nga mới Dân Chủ » nghèo. Chương trình không gian ngày xưa của Liên Sô ngon lành là do nhờ chánh trị kinh tế bao cấp, độc tài, bóc lột dân ngu khu đen xã hội chủ nghĩa, phục vụ hào quang Đảng, cho vinh quang cho chiến thắng, nên có dư có thừa phục vụ quang vinh ! Thế nhưng vì có bao nhiêu xài bao nhiêu, phần còn lại chui vào túi đảng viên tham nhũng, nên đến thời Dân chủ do nhơn dân Nga lấy lại, mới biết rằng các tủ sắt, các hộc bàn, các túi đều trống trơn, rỗng tuếch ! Hết lúi, nhưng may thay nhờ dụng cụ còn, máy móc còn, hỏa tiển còn, chuyên viên còn, khoa học gia còn, con người còn và trí tuệ còn, các chuyên gia chương trình vũ trụ Nga mới nghĩ ra kế muốn tiếp tục chương trình không gian, muốn tiếp tục làm việc, phải nghĩ phương kế làm tiền, và muốn có tiền phải thương mại mần ăn. Muốn « trước mua vui » là tự trả lương để sống còn, sau làm « nghĩa » là tiếp tục góp mặt vào nền khoa học không gian thế giới, các chuyên viên chương trình không gian Nga phải biết làm thương mãi, thế là :

Từ năm 2001 đến 2009, bảy chuyến bay được tổ chức cho bảy người, bảy đại gia (số đông đại tư bản Mỹ), mua vé đi « chơi », du lịch,  « lên » sống vài ngày cùng với các phi hành gia Nga ở các trạm không gian, với giá vé, mỗi người trả từ 25 đến 35 triệu dollars (tùy thời gian ăn ở)*.

Từ ngữ « du lịch không gian » được làng báo Huê Kỳ đặt tên sau khi chuyến bay đến quỷ đạo (suborbital) (thấp) của Trái Đất do chiếc SpaceShipOne thực hiện năm 2003. Chuyến bay nầy là chuyến bay để chứng minh rằng « người thường » – ai ai cũng có thể « bay » ở không gian được cả.

Các người phát minh chương trình nầy, đề nghị một phi thuyền có khả năng bay lên đến cao độ 100 cây số. Paul Allen, đồng sáng lập viên hảng Microsoft ra tiền sponsor-đở đầu kỹ sư Burt Rutan. Phi công bay thử Brian Binnie bay thử hai chuyến đều thành công. Thấy vậy, « phấn khởi » hứng chí, Richard Branson, ông chủ Hảng Virgin, bên dựng lên một bên Hảng SpaceShip chuyên đóng các phi thuyền theo mẫu của SpaceShipOne, và một Công ty thương mãi Virgin Galatic chuyên nghiệp tổ chức và bán những cuôc du lịch không gian ngay từ năm 2005. Cũng có vài chương trình do vài công ty được dựng lên trong không khí phấn khởi ấy, thế nhưng nhanh chóng hoặc chết yểu như chương trình Rocketplane, hoặc bê trễ chậm lại hay ngưng trệ hẳn như Lynx của Xcor, hay Spaceplane của Airbus. Nhưng đến hôm nay, ngày hứa hẹn sẽ khai mạc của một chuyến bay chở hành khách « đến quỷ đạo 100 cây số » tiếp tục bị dời hẹn. Khó khăn thực hiện biến thành hiện thực. Nhưng đã có một phi trường trị giá 250 Triệu Dollars US, cho các chuyến bay không gian đã được khánh thành ngày 17 tháng 10 năm 2011 tại sa mạc ở Tiểu Bang New Mexico, Huê Kỳ rồi !

3/ Quỷ Đạo ở độ cao 100 cây số (Con đường Karman-la ligne Karman) :

Ở cao độ nầy, không khí rất loảng, ít sức cản. Người ta dễ dàng thực hiện những chuyến bay với quỷ đạo vòng quanh Trái Đất (orbital) hay chạm đến cao độ quỷ đạo, xong xuống ngay (suborbital).

Khi bay trong quỷ đạo, vòng quanh Trái Đất, vận tốc bình phi là 7,7 cây số /một giây đồng hồ, vận tốc nầy giúp phi thuyền bình phi giữ cao độ ở quỷ đạo. Trong trường hợp dùng độ cao của quỷ đạo làm trần nhà  (suborbital), chuyến bay ít cần vận tốc hơn, phi thuyền được ví như một thuyền lượn không cần động cơ. Phi thuyền được hỏa tiển phóng đến độ cao của trần nhà (100 cây số), được thả ở độ cao của quỷ đạo. Sau khi được thả ra, phi thuyền sẽ « sức hút trọng lượng rơi về mặt đất », và sẽ tà tà lượn về đáp trên Quả Đất nhà. Dĩ nhiên trong vài phút đầu, phi thuyền sẽ rơi tự do, sau khi rời hỏa tiển phóng đến « trần nhà là độ cao quỷ đạo ». Nhưng sau khi phi thuyền được thả ra, và hỏa tiển làm xong nhiệm vụ, hết « xăng », sẽ bị rơi và sẽ tan biến trong không gian do cọ sát trên đường rơi về Đất. Phi thuyền trái lại, nhờ có cánh, dần dần, vì không gian sẽ dầy đặc dần dần, tìm được sức nâng. Và do đó sẽ lượn vòng vòng trong khung trời không gian, đi từ cao độ 100 cây số đi dần về Đất liền (các vận tải cơ chở hành khách liên lục địa hiện nay bình phi  chỉ ở cao độ 10 cây số). Hành khách trong phi thuyền, thoạt đầu khi phi thuyền rơi tự do sau khi rời hỏa tiển, sẽ ở trạng thái phi-trọng lượng, nhưng khi phi thuyền lượn, sẽ ở trạng thái của một hành khách ở phi cơ bình phi bay ở cao độ. Dĩ nhiên quang cảnh, bầu trời, và hình ảnh của quả đất mến yêu sẽ là những « ấn tượng » khó quên đầy những kỷ niệm độc nhứt của đời người.

Khi phóng lên ở một bầu trời ở cao độ như vậy, bầu không khí sẽ loảng trống không hoặc sẽ ít ốcxy-dưỡng khí. Các loại động cơ máy nổ đều cần dưỡng khí. Vì vậy phải dùng động cơ hỏa tiển để đưa phi thuyền lên đến quỷ đạo. Sử dụng hỏa tiển là cả một sự nguy hiểm ! Dùng hỏa tiển để chuyên chở hành khách là nguy hiểm hơn nữa, và do đó cũng lại tạo cả một vấn đề tế nhị nữa !

Nhưng mặc dù với tất cả những nguy hiểm nêu trên, du hành không gian vẫn là giấc mơ của rất nhiều người !

Nhiều giải pháp dùng một nhiên liệu phóng hỏa tiển bớt nguy hiểm hơn đang được nghiên cứu. Phương pháp trở về bằng một phi thuyền lượn tà tà bay về cũng là một thách thức.

Cuộc phiêu lưu những chuyến bay vào không gian với người (phi hành gia hay hành khách), ngay những ngày đầu, vào những năm 1960 đã là giấc mơ của hàng vạn người, của hằng bao thế hệ con trẻ. Vận may đã đến với cái phá sản của nên quốc gia Nga. Vài người, dĩ nhiên với một số tiền khá bộn, vẫn bắt đầu từ thế kỷ 21 (2001) thực hiện được giấc mơ ấy ! Lạ quá sao không thấy đại gia Cộng Sản  nào người Việt, hay người Tàu, cả gan dám đi du lịch không gian. 20 triệu dollars chỉ bằng giá một căn nhà « ăn cướp của dân » thôi !

Hai phương thức du lịch không gian : hoặc lên ở khách sạn, tham gia sống sanh hoạt với các phi hành gia « trạm không gian » ; rất cần một thời gian tập luyện khá dài và khá cực nhọc ! Nhưng nếu chi đi theo ‘quá giang » phi thuyền chở hàng hóa lên đến quỷ đạo 100 cao số cao độ xong rồi về,  thì ít tập luyện và ít tốn hơn.

Năm 2009, chỉ  có Cơ quan không gian Nga mở cửa tổ chức thôi như quý vị đều biết. Hiện nay giá trung bình của Space Adventures (Nga) cho những chuyến bay ăn ở trên trạm không gian là 28 triệu Dollars, bao cả, ăn ở tập luyện, khứ hồi đo với phi thuyền không gian Soyouz.

4/ Chương trình Virgin Galatic (tư nhơn Mỹ) :

Hảng Virgin Galactic của Richard Branson, thành lập năm 2004, đề nghị đưa khách hàng du lịch, phóng lên đến từng quỷ đạo 100 cây số, xong từ đấy tà tà lượn vòng vòng thưởng ngoạn không gian bầu trời, khí quyển, chụp hình Quả Đất mẹ thân yêu từ xa đến gần, trên một phi thuyền đặc biệt giống như một phi cơ vậy. Chuyến bay suborbital nầy sẽ kéo dài từ hai đến ba giờ, với bảo đảm được hưởng 5 phút cảm giác phi-trọng lượng, và chỉ cần ba ngày huấn luyện cho cơ thể quen với cuộc bay không gian thôi, nay đang thời kỳ sắp thành sự thật, vì những phương tiện, kiến trúc đến cả chi phí đã được tính toán đầy đủ, chỉ chờ khai mạc thôi ! Giá chỉ 250 ngàn dollars/ một vé. Bằng một căn nhà nhỏ thôi, dễ chơi cho dân chịu chơi, (hay chơi chịu – vì crédit cũng dễ mượn).

Riêng về phần chương trình tạo một khách sạn ở không gian, ngày nay, vẫn còn ở trong phần khoa học giả tưởng. Nhưng Richard Branson bảo, nếu những cuộc du lịch lên xuống quỷ đạo (suborbital) thành công, tại sao không ? Tuy ngày hôm nay, chỉ mới có 7 người thực thụ là khách hàng bay vào không gian thôi (do Nga), nhưng Virgin Galactic hiện cũng đã bán được 700 vé rồi (48 quốc tịch, 87% nam 13% nữ. Riêng nước Pháp có 18 người, nhưng không người nào ngụ ở đất Pháp cả – không biết có người Việt nào không ? Vì giá 250 ngàn dollars không là bao cả với đại gia Việt Cộng ngày nay !).

Nhưng tiếc thay, tai nạn vừa qua trong chuyến bay thử của phi thuyền SpaceShipTwo của Virgin Galactic rơi ở Sa mạc Mojave ngày 31 tháng 01 năm 2014 làm một người chết (phi công) và một người bị thương (phụ lái) đã làm bê trễ chương trình…Bao lâu nữa ?…

5/ Và Những Chương trình khác :

Từ ngày chiếc SpaceShipOne bay thử năm 2003, rất nhiều công ty đã được thành lập ồ ạt nhào vào thị trường béo bở là chở du khách dạo không gian. Công EADS Astrium (EADS là công ty mẹ sản xuất các vận tải cơ Airbus) tuyên bố khai mạc một chương trình du lịch không gian ngày 13 tháng 6 năm 2007. Chuyến bay đầu tiên dự định sẽ thực hiện năm 2012 ! Nếu chương trình thực sự  được bắt đầu như dự kiến ngay năm 2008 ! Chiếc phi thuyền sẽ là một tổng hợp, sẽ một phi thuyền-hỏa tiển tên là Spaceplane, thiết kế bởi Astrium, nhưng từ nay sẽ lấy tên là Airbus Aerospace (làm sao quên được tên thương mãi đầy sáng giá Airbus ?). Sẽ bán giá Low Cost, giá chỉ khoảng 150 ngàn hoặc cao lắm là 200 ngàn euros thôi. Chuyến bay cũng sẽ ngắn hơn chỉ 1 tiếng rưởi đồng hồ thôi ! Chương trình ngày nay được sự bảo trợ của Singapore để thực hiện chuyến bay test số 1. Chuyến bay thương mãi đầu tiên dự kiến sẽ vào năm 2024, dĩ nhiên tùy điều kiện thành công của các tests và tiền đầu tư !

Từ tháng 11 năm 2014, Viện Du Lịch Không Gian Âu Châu-l’Institut européen du tourisme spacial  đang cổ xúy Ngành Du lịch Không gian tại Âu châu. Vị chủ tịch, Tướng Mac Alban đề nghị hãy tạo điều kiện cho ngành du lịch mới nầy, bằng các cho xây dựng một hay nhiều phi trường không gian. Đâu là lần đầu tiên có một Hội đoàn gồm sự phối hợp giữa các kỹ nghệ và nghiệp vụ khác nhau từ kỹ nghệ không gian, nghiệp vụ du lịch đến cả ngành báo chí. Vào cuối những năm 1990, đã có những công ty đã nghĩ đến tạo những khách sạn không gian rồi. Bằng tái sử dụng những vật liệu vứt bỏ của những phi thuyền không gian Mỹ. Những thùng chứa nhiên liệu chẳng hạn, hay dùng những kiến trúc dựng lên bằng bơm hơi. Nhưng tất cả đều là những ý kiến, trên những hình họa, chả chi là cụ thể cả. Gần đây, Robert Bigelow, chủ nhơn của loạt hôtel Budget, mua được một họa hình của dự kiến chương trình cư xá bằng kiến trúc được bơm bằng hơi ở không gian do NaSa nghiên cứu, không sử dụng, bán lại. Cuối tháng 7, năm 2006, Bigelow đã dựng thử những kiến trúc nầy trong dáng mẫu nhỏ, tý hon để thử. Và Branson cũng tiếp tục đeo đuổi …như chúng ta đã thấy.

6/ Và Môi Trường ?

Và môi trường ? Đây là câu hỏi rất thời đại của mọi chương trình phát triển nhơn loại. Vì với dự kiến của EADS là sẽ có một thị trường 15 ngàn khách vào năm 2020. Virgin vừa tuyên bố là sẽ có 30 ngàn đơn đặt mua vé.

Thế nhưng một bài viết đăng trong Geo-physical Research của một nhóm nghiên cứu về môi sanh, cho biết, nếu những con số dự kiến ấy biến thành sự thật, môi trường ở không gian sẽ bị đổi thay, và khí hậu sẽ bị biến chuyển. Chỉ cần 10 năm hoạt động, du lịch không gian sẽ làm hoen ố không gian bằng tất cả những hoạt động hàng không từ trước đến ngày hôm nay. Một màn bụi tro mờ mỏng sẽ làm lu mờ che ánh sáng và tia nắng mặt trời.

Để kết luận :

Trong khi chờ đợi, hảy tiếp tục mơ. Nếu dư tiền của, cũng nên giữ vé chờ. Còn thiếu tiền, đi xem cinê. Phim Moonwalk One, do Theo Kalmecke thực hiên năm 1970, kể lại chuyện Apollo 11 sửa soạn như thế nào, và kết quả như chúng ta biết : bước chơn loài người trên Cung Trăng. Hay nhiều phim nữa. Gravity chẳng hạn…Hay tiếp tục đọc thơ Tàu để mơ lên Cung Trăng với chị Hằng.

Hồi Nhơn Sơn Trung Thu 2015.

Chú thích :

*Tên 7 người du khách không gian từ năm 2001 đến 2009. Một người thứ tám sẽ bay vào năm 2015 nầy :

1/ Dennis Tito (Quốc tịch HuêKỳ) 28 tháng 4 đến 6 tháng 5 năm 2001. Giá trả 21Triệu Dollars US$.

2/Mark Shutterworth (NamPhi) 25tháng 4 đến5 tháng5 2002. 21Triệu Dollars.

3/Gregory Olsen(HuêKỳ) 1Tháng10 dến 11Tháng10 2005. 20Triệu DollarsUS.

4/Anoushed Ansari (Nữ. BaTư/HuêKỳ) 18 tháng9 đến 26 tháng9 2006. Lần đầu tiên một người nữ, Mỹ gốc BaTư-Iran. Nàng cất cánh ngày 18 tháng9 năm 2006, trên chiếc phi thuyền Soyour TMA-9, sẽ sống 10 ngày trên Phi Hạm ISS. Dưới sức ép của cả Mỹ lẫn Nga, nàng không được mang phù hiệu, cờ hiệu nước Ba tư trên quân phục và không được tuyên bố chánh trị. Nàng cũng vẫn phải trả 20 Triệu.

5/Charles Simonyi (HuêKỳ), đi chuyến SoyouzTMA-10 từ ngày 7 tháng4 đến ngày 20 tháng 4, ở ISS. Theo Eric Anderson, CEO của Space Adventure, người du khách thứ năm nầy phải trả đến 25 Triệu Dollars. Charles Simonyi là một cựu nhơn viên của Microsoft, cựu trách nhiệm của của các áp dụng của chương trình của Hảng nầy và đặc biệt ông là người trách nhiệm của Microsoft Office ở tại Anh Quốc. Từ lâu nay ông đã là chủ nhơn và cha đẻ của Hảng Intentional Software.

Ông trở lại làm du khách lần thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2009. Ông là người du khách thứ nhứt và duy nhứt đến nay là người đã 2 lần du lịch không gian. Ông trả 25 Triệu cho chuyến đầu và 22 Triệu cho chuyến sau (giá thông cảm).

6/ Richard Garriot (HuêKỳ), con trai của phi hành gia Owen Garriot, tham gia chuyến bay SoyouzTMA-13 ngày 13 tháng 10 năm 2008. Giá 30 Triệu Dollars.

7/Guy Laliberté (Canada-Québec), SoyouzTMA-16, ngày 30 tháng 9 2009.35 Triệu Dollars US$.

Chuyện bền lề:

Ngày 10 tháng 10 năm 2005, Alexei Krasnov (Huê Kỳ) giám đốc trách nhiệm các chuyến bay của chương trình bay Nga cho biết đã lựa Daisuke Enomoto (Nhựt), một kỹ nghệ gia để làm người du khách thứ tư. Dự kiến khởi hành ngày 14 tháng 9 năm 2006.  Nhưng sau kiểm tra sức khỏe, ông bị loại khỏi chương ngày 21 tháng 8 năm 2006 và được thay thế bởi bà Anoushed Ansari.

Nữ ca sĩ ôpêra-nhạc cổ điển người Anh Sarah Brightman đáng lý được tham dự chuyến bay SoyouzTM-18 tháng 8 năm 2015 nầy và sẽ trở thành người du khách không gian thứ 8. Thế nhưng, bốn tháng trước ngày bay, mặc dù nàng đang thực tập bay ở Cư Xá những Minh Tinh từ năm 2012, nàng hủy bỏ vé vì « lý do gia đình » ! 

Bắc-kinh trên sông Seine – Nguyễn thị Cỏ May

Có người nói ” Có Tàu là có tất cả “. Những cái “có ” made in china do Tàu đem tới theo lớp di dân Tàu, ngày nay, các nước âu châu đã bắt đầu thấy ngại, muốn bày trừ. Dân các nước phi châu, đã qua giai đoạn hồ hởi lúc đầu, nay cũng đã thật sự thấy ê càng. Nhưng chánh phủ các nước thì có cái nhìn khác, cái nhìn có lợi cho quốc gia về mặt kinh tế. Chánh phủ các nước kém mở mang và độc tài tù trưởng thì vẫn bám theo Tàu để có tiền và tồn tại.

Mùa xuân vừa qua, chuẩn bị cho mùa du lịch mới, Tổng trưởng Ngoại giao Pháp, Ông Laurent Fabius, đã thân chinh ra tận phi trường Charles de Gaulle đón chào đoàn du khách Tàu đầu tiên trong mùa. Do đó, những cái của Tàu do Tàu đem tới thường dễ quên.

Triết lý ngoại giao của Tàu

Đầu thập niên 80, khu Paris 13 ở cực Đông-Nam Paris bắt đầu mở mang thành khu chợ Á châu theo làn sóng tỵ nạn cộng sản của dân Đông dương tới nhập cư. Nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó, người ta thấy người Đông dương thì ít mà người Tàu thì đông hơn. Mà người Tàu tỵ nạn lại không biết nói một thứ tiếng nào của ba quốc gia cựu đông dương. Mà vẫn tử các đảo ở Đông Nam Á tới với giấy tỵ nạn cộng sản việt-miên-lèo đầy đủ !

Người Tàu có câu nói như lời kinh thánh « Khi túi áo của con người, mìệng túi còn mở ra phía trên thì không có gì phải lo sợ. Mọi việc đều giải quyết được như ý. Chỉ khi nào túi áo, mìệng trút xuống thì mới sợ ».

Tàu đủ loại, đủ địa phương, từ bên Tàu từ từ tới Paris, rồi ở lại. Họ lo làm việc vô cùng vất vả, sống suốt ngày ở dưới hầm để trốn cảnh sát. Họ cũng bị người Tàu bốc lột tận xuơng. Số người ở lậu ở Paris thường xuyên không dưới 3000. Thỉnh thoảng họ xuất hiện tham gia những cuộc biểu tình của dân đen phi châu và rệp để đòi quyền cư trú. Lúc đó là dịp dân Paris trông thấy Ba Tàu đang ở xứ mình.

Sau biểu tình, họ biến mất ngay.

Tới thập niên 90, người Pháp lấy làm lạ không thấy có người Tàu chết. Thông thường, một cộng đồng sắc dân nào, cũng phải có 10% tử vong. Khi tin đó loan, có người đùa bảo « Hay họ làm bánh bao, xíu mại hết rồi chăng ? ».

Hìện tượng này ngày nay lại thấy ở cộng đồng người Việt nam ở vài nước cộng sản củ. Có lần báo Ba-lan lên tiếng.

Và người ta chỉ thấy số dân tới sanh sống ở Pháp và Âu châu ngày càng đông chớ ít khi thấy đám ma tàu. Như ở Chợ lớn ngày xưa.

Có Tàu là có

Ngày nay, chánh quyền Pháp đang điên đầu vì nạn mại dâm trá hình của gái Tàu ở Paris dưới hình thức những tiệm mát-xa. Trong vòng không tới mười năm, số tìệm mát-xa tăng lên mau chóng, từ 60 tiệm bốc lên 600 tiệm. Chánh quyền không dẹp được. Luật pháp chỉ phạt người dẩn mối, không phạt người bán dâm và mua dâm. Mà bắt người dẩn mối không phải là dễ.

Ngành kinh doanh này dễ kiếm lời mà chi phí cơ sở rất nhẹ. Có thể chỉ cần 2 người đủ sức quản lý một cửa tiệm. Mức thu lợi không dưới 12 000 euros / tháng bằng cách chia với gái mát-xa.

Nguồn cung cấp là số gái tàu du lịch từ lục địa. Một cách thật thà lắm là họ ở 3 tháng làm việc. Hết 3 tháng, họ trở về xứ. Rồi sau 3 tháng, lại xin trở qua Pháp tiếp tục làm việc.

Trong số những gái mại dâm Tàu, cũng có nhìều trường hợp, biết qua dễ làm rơi nước mắt. Phụ nữ Tàu làm mại dâm ở Paris, phần lớn trên dưới 40 tuổi. Có gia đình ở Tàu. Họ cắn răng lấy quyết định một mình qua Paris làm kiếm tiền gởi về nuôi gia đình, nhứt là thực hiện giấc mơ cho con đi học trường tư có học tiếng ngoại quốc.

Từ bên Tàu, họ vay mượn từ 10 000 đô-la tới 14 000 đô-la trả cho mối lái để đưa qua Paris, giới thiệu chổ ở và vìệc làm, với lời thuyết phục là chỉ trong vòng nửa năm là đủ trả hết nợ. Cách đưa người đi của Tàu không khác cách « xuất khẩu lao động » của đảng cộng sản ở Việt nam để cho ra ngoại quốc lấy tiền. Cũng cùng một giá biểu nữa.

Khi tới Paris, làm nghề may quần áo, lương quá rẻ, chỉ vừa đủ ăn ở. Ráng lắm, còn được chút ít cuối tháng gởi về gia đình. Nợ không thể trả được, mà giấc mơ cho con đi học trường tư sẽ không bao giờ thực hiện được. Người còn chút ít nhan sắc đành nghe theo lời giới thiệu của bà con cùng người Tàu với nhau là đi khách lậu.

Nghề không lấy gì làm đẹp nhưng ở đây, có ai biết ai đâu mà ngại tai tiếng, nhưng chắc chắn mỗi tháng kiếm được trên dưới 2000 euros. Trả tiền chổ ở 180 euros chung với nhiều người khác chỉ cần chổ ngả lưng. Ăn xài cho bản thân 300 euros. Trả nợ 700 euros. Số còn lại gởi về gia đình đủ sống đàng hoàng. Những người phụ nữ này hài lòng vì sự hy sinh của mình có ý nghĩa đẹp và cụ thể.

Có nhiều cô trẻ nuôi giấc mơ sẽ gặp được một người chồng bản xứ để thật sự đổi đời.

Cả 3000 người Tàu ở lậu, làm ăn lậu, nhưng họ không ồn ào như các sắc dân khác, họ chỉ lo lượm bạc cắc, nên ít làm người Pháp và chánh quyền chú ý và quan ngại lắm.

Trong lúc đó, những người Tàu  có tiền, qua Pháp và Âu châu du lịch, ăn chơi, lại làm cho cả chánh quyền địa phương phải lo nhiều biện pháp đối phó với cách ứng xử của họ thiếu giáo dục một cách trầm trọng. Có nhiều thành phố muốn không nhận du khách Tàu nhưng tiền của họ tiêu xài tại chổ không có hình Mao-xính-xáng và lại không nặng mùi xì dầu !

Du khách trung quốc bắt đầu chê Paris

Hàng năm có hàng triệu du khách Tàu tới Paris và số tiền họ ăn xài ở đây lên tới hơn tỷ euros. Pháp hết mực o bế du khách Tàu và cả nhà cầm quyền Bắc-kinh. Trong 2 cửa hàng lớn ở Paris, La Fayette và Printemps, có cả khu vực dành cho khách tàu, với nhơn viên bán hàng hoặc các cô xẩm, hoặc nhơn viên biết nói tiếng tàu và làm thủ tục trừ thuế ngay tại chổ.

Tuy vậy, vẫn có ít du khách Tàu không hài lòng. Họ chê Paris, đường phố đầy cứt chó, người Paris không lịch sự, không hiếu khách. Khác hơn ở bên Tàu, ít khi thấy cứt chó trên đường phố. Nghe bị du khách Tàu phê bình, người Pháp phì cười « Paris có cứt chó vì Paris còn chó. Ở bên Tàu không thấy cứt chó vì chó bị người Tàu nấu canh củ cải hết cả rồi ».

Đừng quên trên đời này, cho tới ngày nay, vẫn còn biết bao người mong một lần đến được thủ đô nước Pháp.  Nhiều người Việt nam ta vẫn thường mơ về thành phố Paris tráng lệ và đầy lãng mạn. Hảy nghe thơ Nguyên Sa “ Paris có gì lạ không em ? ”, để thấy tại sao, trước khi chết, phải ráng tới thành phố ấy một lần cho được ? Vì Paris sao mà kiêu sa, thơ mộng ?

« Mai anh về giữa bến sông Seine.

Anh về giữa một giòng sông trắng.

Là áo sương mù hay áo em ?… »

Vậy mà Paris đã phụ lòng những du khách đến từ lưu vực sông Hoàng Hà. Một phụ nữ Tàu nói với người hướng dẩn du lịch :

“ Đối với người Trung quốc, Pháp luôn luôn lãng mạn, bí ẩn và hấp dẫn.  Chúng tôi được bảo rằng “ Thượng Đế sống ở Paris. Một khi tôi nhận ra người Paris thật lạnh lùng, tôi đã quyết định tận hưởng chuyến đi này, nhưng không bao giờ quay trở lại Paris nữa ”.

Và Âu châu cũng ngán du khách trung quốc

Muốn không nhận du khách trung quốc vào xứ nhưng chánh quyền các nơi thấy khó từ chối những đồng đô-la hay euros của du khách đem tới. Họ phải suy nghĩ tìm biện pháp thích ứng.

Hôm đầu tháng 9/2015, chánh quyền Thụy sĩ đã nghĩ ra một cách giải quyết vấn đề rất ổn. Họ đã tổ chức một chiếc xe lửa dành riêng cho du khách trung quốc ở khu nghỉ mát trên núi Rigi thuộc dãy Alpes để như vậy người dân thụy sĩ sẽ không phàn nàn khi phải đi chung xe với người trung quốc luôn luôn quá ồn ào đúng như « chệt về Tàu » và những ứng xử hoàn toàn thiếu văn minh.

Thật vậy, cách ứng xử truyền thống lâu đời của người trung quốc như khạc nhổ tứ tung, nói lớn như la làng, tới chổ đông người như khi chờ lên xen tàu, không bao giờ biết xắp hàng cho có trật tự, …đã làm cho dân thụy sĩ bình thường vô cùng bất mản nên tờ báo Blick của Thụy sĩ đã phải lên tiếng cảnh báo.

Ngoài ra còn có các báo cáo về sự thô lỗ của họ trong các toa xe, và một số người thậm chí còn nói rằng họ đã nhìn thấy khách du lịch Trung Quốc khạc nhổ trên sàn xe, trong khách sạn, tiệm ăn, ….

Ông Peter Pfenniger, Giám đốc công ty hỏa xa địa phương ở Rigi Bahnen than phiền công khai số lượng lớn du khách đến từ Châu Á đã gây ra những khó khăn cho công ty trong việc giám sát vì ” sự đông đúc của họ là một thách thức “.

Thực trạng du khách Trung Quốc cư xử thật sự thiếu giáo dục cũng được Thời báo Hoàn cầu phản ánh. Hồi đầu năm nay, Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc thừa nhận “ những hành vi thiếu văn minh ” của du khách Trung Quốc đang làm ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của Trung Quốc với thế giới.

Khi vào tháng 9-2015, công ty dự kiến sẽ cải thiện tình hình và tránh cho du khách của các nước khác trên thế giới không cảm thấy khó chịu trước người trung quốc, họ sẽ cho dọn vệ sinh thường xuyên hơn. Bảng chỉ dẫn chi tiết về cách thức sử dụng toilet cũng được dán nhiều hơn bằng tiếng tàu. Lập tức, thông tin này nhận ngay sự phản ứng khá tiêu cực từ phía Trung Quốc.

Du khách Việt nam mình

Du khách Việt nam bị Singapour kiểm soát khó khăn để cho nhập cảnh cũng do sự ừng xử phức tạp của du khách việt nam trong thời gian ở Singapour.

Khi đi du lịch, người hướng dẩn luôn luôn nhắc nhở tôn trọng những nghi thức thong thường khi ở khách sạn, nhà hang, …như đừng làm ồn, đừng làm mất trật tự, mà phải xếp hang giử trật tự. Nhứt là khi ăn, đừng dành lấy nhiều thức ăn, ăn không hết rồi bỏ mứa. Ngoài ra, còn ăn cắp vặt đồ vật ở khách sạn, hoặc ở siêu thị làm cho ban tổ chứa du lịch nhiều lần phải trả tiền phạt cho những vi phạm này.

Nhớ một hôm, đứng đợi xe ở Paris với Cụ Luật sư TTH, người Hà nội di cư, thấy một phụ nữ phi châu đen nói chuyện và cười lớn vang dội với bạn, Cỏ May bất chợt hỏi Cụ “ Các bà Mít nhà mình có nói lớn tiếng chổ công cộng bằng bà đen này không ? ”.

Cụ trả lời : “ Các bà nhà mình nói còn to hơn nhiều “.

Vậy chẳng lẽ về mặt ứng sử tìêu cực trong quan hệ xã hội, người Việt nam mình vẫn không thể thua người trung quốc, và cả người phi châu.

Nhớ nhớ, quên quên! – Tạp ghi Huy Phương

“Khi cố nhớ là đã quên một nửa,

Lúc muốn quên là nhớ đến tận cùng!”

(Không rõ tác giả)

Lâu nay, bước vào tuổi già, tôi bắt đầu nhận thấy mình quên rất nhiều thứ. Bệnh mất trí nhớ, nôm na là bệnh quên của người già hiện nay rất phổ biến. Đó là “chứng hay quên” do tuổi tác, nhưng cũng có thể là biểu hiện ban đầu của sa sút trí tuệ của mình.

Trong khi có người quên chuyện xưa, quên quá khứ thì cũng có người quên mặt người, quên tên. Tôi là một người có chứng bệnh hay quên tên người, và đó cũng là một trở ngại trong lúc giao tiếp với bạn bè. Có lần gặp lại một người bạn rất thân ngày xưa, đáng lẽ phải kêu tên bạn lên một tiếng mừng rỡ cho vui lòng mình mà cũng toại lòng bạn, nhưng chỉ đứng đó mà ú ớ, gọi một tiếng “mày” mà lòng bấn loạn, có cảm giác tội lỗi vì nhớ tên bạn không ra.

Nhưng có lẽ trên đời này, không phải riêng tôi mắc bệnh quên!

Tôi kể bạn nghe một câu chuyện khá buồn cười.

Cách đây không lâu, hai vợ chồng tôi đi ăn cháo Chợ Cũ, mới mở cửa vào, tôi thấy vợ chồng một người ở trong Hội Đồng Quản Trị nhật báo Người Việt, người mà tôi rất quen biết, cũng có lần ngồi uống cà phê với nhau ngoài phố, mà lần này bất chợt, tôi không thể nào nhớ ra nổi tên anh. Hơi ngượng và biết cái bệnh của mình, lựa lúc anh chưa trông thấy tôi, tôi kiếm chỗ ngồi, chú ý lựa chỗ quay lưng lại với anh.

Trong khi vợ tôi gọi món ăn, tôi cố gắng nặn óc mãi mà nghĩ không ra cái tên ông này. Một ý nghĩ thoáng qua, tôi nói với vợ tôi: “Anh ra ngoài xe một tí.”

Ra đến xe, tôi lục tìm mấy tờ báo Người Việt cũ, vào trang hai, rà tìm ở chỗ Hội Đồng Quản Trị, thì ra ông này là Nguyễn Phước Quan!

Bước trở lại vào quán, lần này tôi hiên ngang bước lại bàn vợ chồng anh Quan đang ngồi, đưa tay ra, tự tin kêu lên một tiếng, “Chào anh chị Quan, lâu ngày!” Anh Quan đứng dậy bắt tay tôi, vẻ bối rối thấy rõ. Nửa nhìn tôi, nửa quay sang vợ, anh nói, “Ai đây, xin lỗi, tôi quên!” Có lẽ biết bệnh chồng, chị Quan cười, “Anh Huy Phương đây chứ ai!”

Nếu chị Quan không “cứu bồ” có lẽ anh Quan cũng sẽ phải lâm cảnh ngượng ngùng. Nếu như anh chị Quan biết tôi vừa chạy ra xe để tìm cho ra cái tên anh, có lẽ anh sẽ buồn cười hơn, nhưng tôi đã “ăn gian” không kể lại chuyện này.

Phụ nữ thường có trí nhớ tốt hơn đàn ông, bằng chứng là tôi gặp chị Quan có một lần ở tòa soạn, mà chị còn nhớ ra tôi, trong khi anh Quan và tôi khá thân mà lâm cảnh “quên” này. Có lần tôi gặp một người bạn cũ trong một quán cà phê, tôi cố gắng lắm cũng không nhớ ra tên. Lần ấy, tôi cũng chạy ra xe, không phải để lục tờ báo cũ, mà để gọi về nhà cho vợ. Tôi mô tả cái ông bạn, ngày xưa làm chung, nhà ở đường Trần Quốc Toản, có vợ người Nha Trang, ông tên chi, anh quên mất! Không một phút ngần ngại vợ tôi có ngay câu trả lời: – Ông Lâm!

Cũng vì cái trí nhớ tốt của phụ nữ, cho nên đàn ông mới khổ.

Câu hỏi mà tôi băn khoăn là ở một phần não thùy nào đó, chỗ để tên người của tôi đã bị hao mòn, thì tôi có tội gì không? Có lắm điều tôi muốn quên, mà càng về già, càng nhớ rõ, không quên được, nhất là chuyện cũ, trong khi có nhiều điều mới xảy ra đây thôi, cố nhớ mà nhớ không ra!

Muốn độ lượng thì phải quên, muốn sống vui thì nên quên. Muốn đạo đức thì tâm phải hư (tiết trực- tâm hư) lòng phải rỗng không, như cái ống tre rỗng ruột, không để bụng một điều gì, không vướng bận điều gì, không canh cánh bên lòng chuyện chi.

Càng về già người ta càng ít nhớ chuyện hôm qua, nhưng càng về già càng nhớ dai những chuyện đã như xa lắc xa lơ.

Người ta thường than các bậc già nua bắt đầu lẩm cẩm, quên không biết cái chìa khóa xe để đâu, cái ví vứt chỗ nào, nhưng vẫn thường nhớ nói chuyện cũ vanh vách. Đó là cái thời xa xưa, dễ chừng cách đây đã nửa thế kỷ. Những trận đánh để đời, vết thương này ở đâu ra, người bạn thân chết ở chiến trường nào. Rồi những ngày đi qua những trại tù non cao, nước thẳm, mịt mù những nỗi đau đớn, buồn phiền, không có một ngày vui. Có ngày về sum họp nhưng cũng có ngày về chia lìa.

Định mệnh Việt Nam vẽ nên những cảnh đời khác biệt, nên có những ngày vui mà cũng có ngày buồn. Mỗi người ra đi mang theo một cuốn tiểu thuyết của đời mình, nhưng chuyện kể có khi không người nghe. Có bầy con cháu nào đủ thời gian và kiên nhẫn để ngồi nghe một ông già ở xứ sở nào xa lạ đến, với những chuyện xa xôi như chuyện tiền kiếp, không thấy mà cũng khó tin. Trong đám bạn bè, cũng có lúc mệt mỏi, có người nói mà không có người nghe, vì ai cũng đang muốn kể chuyện mình. Trong vòng 30 năm nay, từ khi bỏ nước ra đi, chúng ta có bao nhiêu truyện ký, viết về chuyện nước non, chuyện đời mình, cũng có những chuyện được phổ biến rộng rãi, nhưng cũng có những tác phẩm được xếp kín trong tủ sách của riêng mình, như một tâm sự giấu kín, ấp ủ cho hết một đời người. Người mất trí nhớ không còn cảm thấy khổ đau nhưng bất hạnh thay cho những kẻ muốn quên mà không quên được.

Chuyện khó quên nhất là chuyện quê hương đất nước. Có tắt TV, không vào Internet, không mở radio, cũng nghe chuyện bên nhà. Nói như Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, gặp nhau nơi quê người, những người xa xứ 20 năm, 40 năm, không lẽ chỉ có một chuyện khoe nhà, khoe con, trong khi quê hương có bao nhiêu chuyện nặng lòng. Có câu chuyện, đọc một lần, có những bản tin chỉ mới nghe qua, đã hằn sâu trong tâm khảm, như vết chém xuống, không tài nào trở thành vết sẹo trong chốc lát. Có những hình ảnh in đậm trong trí nhớ, mỗi đêm trở giấc, không tài nào ngủ lại được.

Đó không phải là những chuyện qua đường, hay câu chuyện thị phi nhà hàng xóm mà chính là chuyện của chính chúng ta, là đau đớn, trăn trở xót xa từ tận đáy lòng, muốn xua đuổi, muốn quên đi mà quên không được.

Có một điều không phải ai cũng nhớ và cũng hiểu ra rằng: “Tôi là ai, mà tôi tới đây!”

Nhiều người thực sự đã quên, nhiều người lại không muốn nhớ, vì nhớ là mua sự khổ đau. Thương cho ai đã không còn nhớ, mà cũng hạnh phúc cho ai đã quên được.

Muốn cho lòng mình rỗng không, tâm muốn “hư” mà “hư” không được.

Nhưng không ruột với vô tâm, vô cảm cũng cùng chung một nghĩa.

 

Vui cười

Cô gái nọ ghé tai mẹ thì thầm: Mẹ ơi con có bầu.

Bà mẹ mặt tái xanh, quay qua chồng gào lên: “Trời ơi là trời, ông chiều chuộng nó cho lắm vào, giờ thì cả nhà đeo mặt mo.” Ông chồng điềm tĩnh: “Bà cứ ồn, để từ từ giải quyết, chuyện đâu còn có đó.”

Cô gái thấy bố mẹ cãi nhau, cô móc phone ra gọi một thôi một hồi. Năm phút sau, một chiếc Ferrari dừng ngay trước cửa, một ông tóc đã hoa râm ăn mặc đúng mốt sang trọng bước vào:

-Kính chào ông bà. Con gái ông bà vừa báo cho tôi biết là cô có bầu. Xin hai người cứ yên tâm. Nếu cô sinh ra một đứa con gái tôi sẽ cho cô căn nhà vài triệu và 10 ngàn đô mỗi tháng, còn nếu con trai thì tôi sẽ cho gấp đôi.

Ông bố mắt sáng rỡ: -Thế nếu nó sanh đôi thì sao?

-Tôi sẽ cho gấp rưỡi. Nhưng nếu cô hư thai thì sẽ chẳng được đồng nào.

Bà mẹ nằn nì: -Nếu xui đến nước ấy, ông có cho nó cơ hội có thai lần nữa chứ?

Đọc báo lề… trái & phải

Phương án Nhân sự trình Hội nghị trung ương 12 – Việt Dũng, cộng tác viên Dân Luận

Ngày 11/10/2015, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) Đảng CSVN lần thứ 12 – khóa 11 sẽ bế mạc, với vấn đề quan trọng nhất là chuẩn bị nhân sự cao cấp cho Đại hội Đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016 đã được Ban CHTW thông qua. Dưới đây là một số thông tin ghi nhận được bên lề Hội nghị Trung ương 12 từ các nguồn tin.

Vấn đề nhân sự ai ở, ai đi hay chuyện cơ cấu nhân sự cho Đại hội Đảng 12 của các chuyên gia là chuyện dự đoán trên cơ sở thu thập các thông tin từ những nguồn tin là người trong cuộc, ở đây là các quan chức cao cấp trong đảng. Độ tiếp cận các thông tin ở mức càng cao bao nhiêu thì độ xác thực của các thông tin đưa ra càng chính xác bấy nhiêu.

Các phân tích gần đây của ông Lê Hồng Hiệp và giáo sư Carl Thayer (Úc) đều có một đánh giá chung cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đang ở thế thượng phong so với các đối thủ chính trị khác và hy vọng cho ông Nguyễn Tấn Dũng ở cái ghế tổng bí thư đảng CSVN.

Tuy vậy tất cả đều là sự phỏng đoán, vấn đề các vị trí nhân sự quan trọng nhất sẽ do BCHTW quyết định.

Nhiệm vụ trọng tâm của công tác nhân sự trong Hội nghị BCHTW 12 sẽ là: thông qua phương án đối với các trường hợp nhân sự đặc biệt của Bộ Chính trị và BCHTW cần thiết cho khóa 12; chốt cơ cấu của Bộ Chính trị là 17 hay 19 thành viên và xem xét việc tăng số lượng các Ủy viên BCHTW; dự kiến danh sách các thành viên của 2 cơ quan lãnh đạo này; dự kiến nhân sự cho các chức danh chủ chốt – tứ trụ để các thành viên thảo luận.

Được biết, Bộ Chính trị đã trình BCHTW 3 phương án nhân sự chủ yếu để cho Ban CHTW bàn bạc như sau:

1. Phương án 1: Đảm bảo tính kế thừa

Việc lựa chọn một đồng chí có kinh nghiệm điều hành quản lý sẽ nắm chức vụ Tổng Bí thư Đảng sau Đại hội 12 là yêu cầu hết sức cần thiết và phù hợp với tình hình trong gia đoạn mới. Tuy vậy, để đảm bảo tính chuyển tiếp và kết thừa thì cũng cần thiết một phương án phù hợp, đặc biệt là quan hệ đối ngoại.

Dự kiến:

TBT – Nguyễn Tấn Dũng; TT: Trần Đại Quang; CTN: Nguyễn Thiện Nhân; CTQH: Phạm Quang Nghị.

2. Phương án 2: Trẻ hóa cán bộ

Độ tuổi của các Ủy viên Bộ Chính trị không quá 63 tuổi (sinh năm 1953), đây là yêu cầu được đưa ra từ số đông các Ủy viên Trung ương được cho là thuộc phe của ông Dũng:

Dự kiến:

TBT: Nguyễn Tấn Dũng; TT: Trần Đại Quang; CTN: Nguyễn Thiện Nhân; CTQH: Nguyễn Thị Kim Ngân

3. Phương án 3: Lựa chọn theo quy định

Trong trường hợp các nhân sự đặc biệt không được BCHTW thông qua, thì phương án nhân sự sẽ được thực hiện theo đúng quy định và BCHTW bầu theo điều lệ của đảng trên cơ sở các nhân sự của Bộ Chính trị trình BCHTW.

Dự kiến:

TBT: Trần Đại Quang; TT: Nguyễn Xuân Phúc; CTN: Nguyễn Thiện Nhân; CTQH: Nguyễn Thị Kim Ngân

Phương án nhân sự do Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành trung ương trong Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 12 để thảo luận cũng chỉ là đường hướng mà Hội nghị BCHTW 12 lần này chốt lại ở mức sơ bộ.

Điều này sẽ còn được bàn bạc ở các Hội nghị BCHTW tiếp theo nếu cần thiết.

Theo nguồn tin cho biết, thì các vị như ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ là ứng viên cho 4 chức vụ quan trọng.

Số lượng Ủy viên Bộ Chính trị sẽ là 17 người.

Dự kiến các Ủy viên Bộ Chính trị khóa 11 ở lại khóa sau chỉ còn 8/16 vị.

Các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Lê Hồng Anh, Trương Tấn Sang, Ngô Văn Dụ, Phùng Quang Thanh, Lê Thanh Hải sẽ nghỉ.

Danh sách bổ xung sẽ bao gồm: Đỗ Bá Tỵ, Ngô Xuân Lịch, Phạm Minh Chính, Võ Văn Thưởng, Tô Lâm, Đinh Tiến Dũng, Trịnh Đình Dũng, Nguyễn Hòa Bình và Phạm Bình Minh.

Điều đáng nói là ông Vũ Đức Đam không có tên trong danh sách dự kiến này.

Lâu nay, ban lãnh đạo Việt nam tiến hành quản lý theo phương thức lãnh đạo tập thể, tập thể cùng quyết và cùng chịu trách nhiệm đã dẫn đến tình trạng vai trò của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư đã khá lu mờ, do sự bất đồng nội bộ. Do đó mọi vấn đề lớn và quan trọng cho đến nay đều phải được đưa ra bàn bạc tại Hội nghị BCHTW. Lối làm việc này dẫn đến tình trạng trong Bộ Chính cá mè một lứa, không ai bảo được ai, đây chính là nguyên nhân khiến cho các quyết định từ cơ quan cao nhất không có hiệu lực.

Từ đó có ý kiến thấy rằng quyền lực trong đảng cần phải được tập trung trong tay một người thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Tuy vây, phương án này đã không được thống nhất trong Bộ Chính trị, với lý do sẽ dẫn tới tình trạng lãnh đạo độc đoán như trường hợp Tổng Bí thư Lê Duẩn trước đây. Tuy vậy đa số Ban CHTW lại ủng hộ phương án này, đó là phương án Tổng Bí thư kiêm chức vụ Chủ tịch nước theo mô hình Trung quốc.

Đánh giá chung của Hội nghị Trung ương 12 là phe cải cách của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ưu thế vượt trội và áp đảo, dù rằng có tin cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng tỏ ra mệt mỏi. Song cơ cấu nhân sự có quá nhiều những nhân vật vốn xuất thân từ ngành Công an là một điểm mờ cho ban lãnh đạo khóa tới.

Tin giờ chót: Nhân sự cho các chức danh “tứ trụ” và đặc biệt là chức danh Tổng Bí Thư cũng chưa được chốt lại lần cuối và sẽ tiếp tục được bàn bạc thêm.

11/10/2015 – Việt Dũng

nguồn : www.danluan.org/tin-tuc/20151011/viet-dung-phuong-an-nhan-su-trinh-hoi-nghi-trung-uong-12

 

Thất bại lớn nhất trong chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình – Hồng Thủy 30/09/15

(GDVN) – Chính phủ Trung Quốc đã thực sự rất háo hức muốn ký được hiệp ước này. Biển Đông và quan hệ Mỹ-Việt-Trung sau khi Tập Cận Bình thăm Mỹ Trung Quốc dùng tiền bịt miệng dư luận lên án bành trướng Biển Đông?Tại sao bà Hillary Clinton lại chỉ trích ông Tập Cận Bình?

South China Morning Post ngày 30/9 đưa tin, với 21 phát đại bác chào mừng cùng bữa quốc yến tại Nhà Trắng đã đủ làm cho giới truyền thông nhà nước Trung Quốc ca ngợi chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình là thành công “rực rỡ”. Những bài báo đánh bóng hình ảnh ông Bình như một nhà lãnh đạo quốc tế đã xuất hiện suốt thời gian diễn ra chuyến thăm, nhưng giá trị cuối cùng sẽ phụ thuộc vào cách thức Tập Cận Bình và Obama theo đuổi đến cùng trong hành động.

Hiện vẫn còn nhiều lý do để hoài nghi triển vọng quan hệ Trung – Mỹ sau chuyến thăm bỏi sự mất lòng tin kéo dài giữa hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Mặc dù với Bắc Kinh, sự thành công của chuyến thăm được đo bằng các biểu tượng, mức độ tôn trọng của Hoa Kỳ dành cho ông Bình.

Người Mỹ đã thỏa mãn mong muốn này cho người Trung Quốc bằng 21 phát đại bác và quốc yến, Paul Haenle Giám đốc Trung tâm Carnegie – Thanh Hoa ở Bắc Kinh nói với South China Morning Post.

Nhưng với Washington, việc đánh giá mức độ thành công của hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Trung vừa qua phức tạp hơn với thước đo bằng sự tiến bộ trong cam kết về các vấn đề chính, Kenneth Lieberthal từ Viện Brooking bình luận.

Mặc dù Tập Cận Bình đưa ra nhiều cam kết trong các vấn đề quan trọng, từ không quân sự hóa (phi pháp) Trường Sa cho đến các vấn đề về hoạt động của tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Trung Quốc, từ cam kết làm việc hạn chế tấn công mạng cho đến trấn an các doanh nghiệp Mỹ về mở cửa thị trường, nhưng một kết quả cao cho những cam kết này vẫn là mục tiêu xa vời.

Thời Ân Hoằng, một giáo sư từ Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh cho rằng, thất bại lớn nhất trong chuyến đi Mỹ của Tập Cận Bình chính là việc không ký được hiệp ước đầu tư song phương với Hoa Kỳ. “Chính phủ Trung Quốc đã thực sự rất háo hức muốn ký được hiệp ước này”, ông Hoằng nói với South China Morning Post.

Theo giáo sư Hoằng, cảm nhận của công luận quốc tế về Trung Quốc phụ thuộc vào những gì Bắc Kinh làm chứ không phải những gì ông Tập Cận Bình nói.

“Câu hỏi dư luận đặt ra là, liệu ông Tập Cận Bình có trở thành một nhà lãnh đạo Trung Quốc chơi đẹp và yêu chuộng hòa bình hay không? Trên thế giới vẫn còn nhiều quan điểm lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc. Và có lẽ Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục cứng rắn (hung hãn) với các nước láng giềng và Hoa Kỳ”, ông Thời Ân Hoằng nhận xét.

Trong chuyến công du Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc lần này, ông Tập Cận Bình đưa ra hàng loạt cam kết tài chính rất hoành tráng tổng cộng 6,2 tỉ USD hỗ trợ Liên Hợp Quốc gìn giữ hòa bình ở châu Phi, thực hiện mục tiêu phát triển toàn cầu sau 2015, giúp các nước đang phát triển chống biến đổi khí hậu. Ngoài ra ông Bình cũng hào phóng công bố bỏ 10 triệu USD hỗ trợ Liên Hợp Quốc thúc đẩy quyền của phụ nữ.

Tuy nhiên giới quan sát đặt ra nhiều dấu hỏi xung quanh những cam kết hoành tráng này, đặc biệt là tính khả thi, lộ trình thực hiện và nhất là khả năng giải ngân bao giờ diễn ra, cho những đối tượng nào, qua kênh nào và thủ tục ra sao thì không thấy ông Tập Cận Bình nhắc đến.

Nguồn : http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/That-bai-lon-nhat-trong-chuyen-tham-My-cua-Tap-Can-Binh-post162140.gd

 

Vui cười

Một anh chàng sắp phải ra tòa vì tội trốn thuế đã hỏi bạn thân của mình nên mặc trang phục gì cho phù hợp. Người bạn khuyên:

– Cậu hãy mặc bộ đồ tồi tàn nhất để người ta thấy rằng cậu nghèo rớt mồng tơi.

Không tin tưởng lắm vào lời khuyên của bạn, anh lại tìm đến một luật sư để

xin tư vấn:

– Anh hãy diện bộ cánh bảnh nhất, quần áo đẹp có thể mang lại sự tự tin!

Cảm thấy khó xử vì hai lời khuyên trái ngược, người đàn ông lại tìm đến gặp cha cố. Vị linh mục chậm rãi nói:

– Cha sẽ kể cho con nghe câu chuyện này: Có một thiếu nữ sắp kết hôn hỏi mẹ nên mặc gì vào đêm tân hôn. Bà ta bảo rằng: “Con nên mặc một chiếc váy vừa dày, vừa dài và che kín cổ”. Cô gái lại hỏi một người bạn thân và được khuyên rằng: “Hãy mặc một chiếc áo ngủ gợi cảm nhất với những đường ren và đường xẻ táo bạo”.

– Khoan đã – Chàng trai cắt lời vị linh mục – Cha kể chuyện đó cho con là có ý gì?

– Thật đơn giản, ta muốn con tìm điểm chung giữa mình và cô gái nọ. Bất kể mặc trang phục gì thì cuối cùng cũng bị lột trần cả mà thôi.

 

Có 1 anh chàng người Đức vào 1 quán bia và gọi 1 chai giá 27 xu.

Khi uống xong anh ta vứt bừa 27 xu lên bàn khiến chủ quán thu gom rất tức tối.

Hôm sau, anh ta trả bằng tờ 50 xu . Vớ dịp này, lão chủ quán quẳng 23 xu ra đất và nói:

– Tiền thối đây.

Anh ta bình thản móc ra 4 xu nữa, thảy xuống đất và nói:

-Cho thêm chai nữa.