Tập San Tân Ðại Việt Số 1 – Tân Niên 2015
Mục Lục
Chánh trị, kinh tế
Ngụy Kinh Sinh/ Le Minh Nguyen: Sự cao thượng và thấp hèn của chánh trị
Trần Thanh Hiệp: Xã Hội Dân Sự tên gọi tiếng Việt của societas civilis
Phạm Đức Duy: Phục hồi bang giao giữa Hoa Kỳ và Cuba
Nguyễn Van Trần: Lần dở lại trang nhựt ký của Cụ Trần văn Ân «Chung quanh sự xung đột giửa Nhà Ngô và Giáo phái Miền nam»(*)
Phan Văn Song: Kinh tế thị trường xã hội
Nhữ Đình Hùng: Về xã hội dân sự
Trung Hoa: chống tham-nhũng hay thanh-trừng nội bộ?
Tài liệu tham khảo
GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn (tt)
Nhữ Đình Hùng: Sex và tình báo sô viết
Phan Văn Song: Phi lạc sang tàu
Văn, thơ
Nguyễn Thị Cỏ May:
– Nam Kỳ cũng có văn chương
– Hồi giáo và hồi giáo cực đoan: xung đột văn hóa
Sưu tầm trên net:
Của mình, của người – Cách đối diện thị phi trong cuộc sống
Tin tức
Tin tức khắp nơi
Đọc báo lề phải
Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới
Kính thưa Đồng bào,
Mừng những ngày lễ lớn năm nay, Đảng Tân Đại Việt xin kính gởi lời thăm hỏi và kính chúc đến đồng bào trong nước và hải ngoại một Mùa Giáng Sinh vui tươi, an lành, hạnh phúc và một Năm Mới mọi sự như ý.
Năm cũ đang khép dần cánh cửa ước vọng của người dân cầu mong một quê hương tự do dân chủ thạnh vượng. Đảng CSVN vẫn quyết tâm đưa nước nhà quá độ lên con đường XHCN, xây dựng trên chủ nghĩa mục rữa ngoại lai Mác-Lênin, tiếp tục kiện toàn chế độ toàn trị, độc đảng, độc tài, thẳng tay trấn áp những nhà đấu tranh dân chủ, những nhà bất đồng chánh kiến, những ai đòi tự do tôn giáo và tước đoạt quyền căn bản con người, kể cả việc trừng trị những ai vì lòng yêu nước chống đối lại hành vi xâm lược của Trung Cộng trên Biển Đông. Nhà cầm quyền CS tiếp tục quan hệ lệ thuộc bất bình đẳng với Bắc Kinh kể từ Thỏa Thuận Thành Đô năm 1990 và đã đưa đất nước vào thế tụt hậu. Hà Nội đã không chuẩn bị và phản ứng thích hợp trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải trước sự xâm chiếm của Trung Cộng, dù trong vấn đề Biển Đông, Tây Phương nhứt là Hoa Kỳ đã nhiều lần công bố cho thấy tính chất mơ hồ phi lý và phi pháp về yêu sách chủ quyền Đường Lưỡi Bò của Trung Cộng. Với những chuyển động ngoại giao sau sự kiện giàn khoang HD-981, nhiều nhà phân tích nghĩ rằng Hà Nội chuyển hướng ngoại giao để tìm chỗ dựa mới vào Hoa Kỳ, nhưng từ xưa tới nay, Hà nội bao giờ cũng nghiêng về phía mà CSVN cho là phù họp với chủ trương bảo vệ sự sống còn của đảng và chế độ, chứ không phải vì dân vì nước. Do đó, Hà Nội đã chọn Trung Cộng, chỗ dựa ý thức hệ giữa hai đảng anh em. Hoa Kỳ cũng thấy rõ điều này, nhưng vẫn nới lỏng cấm vận võ khí sát thương vì quyền lợi quốc gia của họ ở Biển Đông. Trong chiến lược Đổi Trục về Châu Á, Hoa Kỳ vẫn coi CSVN như một đối tác tiềm năng, bên cạnh những đồng minh truyền thống và các đối tác thân hữu. Dựa vào Trung Cộng là mất nước, Hà Nội cần thay đổi tư duy để quan hệ với Hoa Kỳ đạt được một tầm cao mới, dựa vào sự yểm trợ của Hoa Kỳ và thế giới tự do ít nhứt là lúc này để đương đầu với Trung Cộng trong khi đất nước yếu kém về mọi mặt.
Ngày nay, đất nước đang lâm vào giai đoạn báo động, họa mất nước gần kề, mà đảng CSVN đã tỏ ra bất lực trong quản trị đất
nước, không đem lại được phúc lợi cho toàn dân. Nhơn dân bất mãn, không chỉ ở tầng lớp nông dân, lao động mà đa số trí thức, sĩ phu, sinh viên, học sinh, kể cả cán bộ CS, cựu tướng lãnh, nhiều người đã thoát đảng, phần lớn cũng không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng CS hay chủ nghĩa Mác- Lênin. Chất keo gắn bó trong nội bộ đảng vẫn chỉ là quyền lợi, sổ hưu, là còn đảng còn mình, và sự cấu kết giữa các nhóm lợi ích. Đập chuột thì sợ vỡ bình, quốc nạn tham nhũng từ trung ương đến địa phương đã bòn rút tài sản quốc gia, bóc lột người dân nghèo đến tận xương tủy, khiến hố sâu giàu nghèo giữa tư bản đỏ và dân đen ngày càng mở rộng. Xã hội ngày nay đạo đức suy đồi, giáo dục xuống cấp, lấy chủ nghĩa giả dối, lường gạt làm nền tảng.
Lối thoát duy nhất cho mọi bế tắt của Việt Nam ngày nay là cần một sự Thay Đổi toàn diện, là dân chủ hoá đất nước. Phong trào đấu tranh dân chủ trong nước đang phát triển dưới những hình thức khác nhau, nhưng luôn phải đương đầu với mạng lưới công an tình báo bủa vây, với sự trấn áp thô bạo. Trong nước các nhà tranh đấu dân chủ, các nhà bất đồng chánh kiến, trong và ngoài đảng CS xuất hiện càng ngày càng đông nhưng chưa kết hợp nhau được thành tổ chức lớn vì nhà nước CS cấm chỉ mọi hội họp hay thành lập đảng, ngoại trừ đảng cuội, mặt trận quốc doanh. Nhiều lối đấu tranh theo kiểu xin-cho dưới dạng thơ ngỏ, thỉnh nguyện, tuyên cáo gởi cho các cấp lãnh đạo CSVN mà nội dung là trình bày tình trạng báo động trong mọi lãnh vực hoặc những đề nghị sửa sai, canh tân, thay đổi. Gần đây, một Thư Ngỏ của 61 đảng viên CS kỳ cựu ký ngày 28/7/2014 gởi cho Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN và toàn thể đảng viên CS kêu gọi thay đổi cương lĩnh, từ bỏ con đường xây dựng XHCN, chuyển hẳn sang đường lối dân chủ và dân tộc, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chánh trị từ toàn trị sang dân chủ pháp quyền nhưng ôn hoà. Nội dung Thư Ngỏ này có vẻ như một bản góp ý cho đại hội toàn quốc đảng CS khóa XII, dự trù vào đầu năm 2016. Hội nghị khoá 10 lẽ ra đã họp vào tháng Mười Một năm 2014, nhưng các tranh chấp quyền lực chóp bu, giành ghế vẫn còn tiếp diễn, phản ảnh qua sự trấn áp các blogger, các nhà dân chủ, các nhà bất đồng chánh kiến, các nhà báo tự do. Việc
bắt nhốt giáo sư Hồng Lê Thọ và nhà văn Nguyễn Quang Lập ngay vào thời điểm kỷ niệm lần thứ 66 Ngày Quốc Tế Nhơn Quyền, sau khi thả Cù Huy Hà Vũ, Đỗ thị Minh Hạnh, Vi Đức Hồi, Nguyễn Tiến Trung… và gần đây thêm Điều Cày. Việc thả một số người hôm trước, rồi bắt một số người khác vào tù hôm sau nằm trong chánh sách trấn áp nhất quán của CSVN cũng như còn tùy theo nhu cầu chánh trị và tình trạng tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm trong cấp lãnh đạo. Nhiều hội, nhóm xã hội dân sự (XHDS) phát triển khá đều đặn cho đến nay con số đã lên ba mươi, chưa kể các tổ chức của nhà nước như công đoàn quốc doanh trong các xí nghiệp, các giáo hội quốc doanh, các hội nhà giáo. Nhà nước độc tài nhìn các tổ chức XHDS độc lập với cặp mắt không thiện cảm, lo sợ XHDS có tác dụng mưa lâu thấm đất của những “âm mưu diễn biến hòa bình” từ “thế lực thù địch” bên ngoài nhằm lật đổ nhà cầm quyền. Đa phần các tổ chức XHDS không có giấy phép hoat động, nhưng công an rất chiếu cố các nhóm hoạt động cho nhơn quyền, tự do dân chủ. Sự xuất hiện của những tổ chức XHDS thật sự cũng đã làm thay đổi tương quan giữa đảng và nhà nước, có vai trò chia sẻ nhận thức với nhơn dân về quyền con người, các ý niệm dân chủ, tự do được bộc phát rộng rãi hơn. Vài nhóm XHDS theo dõi, đánh giá, tố cáo các vi phạm nhân quyền mà nhà nước CSVN đã ký kết và thỏa thuận thực thi trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhơn Quyền, Các Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chánh Trị, Kinh Tế, Xã Hội, Văn Hóa, cũng như Thực thi Công Ước Chống tra Tấn của LHQ.
Sự phát triển vượt bực của ngành công nghệ thông tin đã hỗ trợ đắc lực cho sự lớn mạnh của phong trào dân chủ, các nhà bất đồng chánh kiến, các bloggers dân chủ, các tổ chức tôn giáo “ngoài luồng” tại Việt Nam. Phương tiện truyền thông là khoảng không gian ảo để họ kết nối, trao đổi mà nhà cầm quyền khó kiểm soát, mặc dù hiện còn nhiều luật lệ hạn chế về xử dụng internet và tổ chức Freedom House đánh giá CSVN vẫn chưa có tự do internet. Phương tiện truyền thông giúp phần không nhỏ trong việc liên lạc giữa trong nước và người Việt hải ngoại, các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng như rút tỉa kinh nghiệm từ các phong trào đấu tranh dân chủ trên thế giới. Khối người Việt hải ngoại cũng không ngừng yểm trợ, nuôi dưỡng phong trào Dân Chủ trong nước và cuộc vận động quốc tế nhứt là Hoa Kỳ vẫn tiếp tục hỗ trợ cho chánh nghĩa.
Kính Thưa Đồng Bào,
Thế giới đi vào Năm Mới còn dãy đầy bất ổn với cảnh khủng bố tàn bạo của Quốc gia Hồi Giáo, chiến tranh Ukraine, Trung Đông, thiên tai, bịnh
dịch, khí hậu đổi thay và mộng bá quyền của Trung Cộng. Trong khi đó, tại quê nhà sự sống còn của dân tộc đang bị đe dọa. Đất nước lâm nguy trước sách lược bành trướng của Trung Cộng mà CSVN lại tiếp tục con đường lệ thuộc Bắc Phương, âm mưu bán nước, bán biển lần lần được phơi bày. Thiếu khả năng điều hành đất nước, giới lãnh đạo CS lại khư khư bám lấy cơ chế chuyên chính vô sản dựa trên chủ nghĩa ngoại lai Mác-Lênin, dựa vào lá chắn ý thức hệ đảng CSTQ, chịu sự điều khiển, chi phối của Trung Cộng. Lãnh đạo Hà Nội đã quay lưng trước ý nguyện của toàn dân là một cuộc Thay Đổi toàn diện và còn đang bận tâm chuẩn bị cho đại hội toàn quốc đảng CSVN lần XII, tiếp tục con đường toàn trị, độc tài và trấn áp. Chẳng những vậy CSVN còn chủ trương đẩy mạnh Nghị quyết 36 đánh phá cộng đồng hải ngoại mong làm suy yếu sự đoàn kết. Đã đến lúc mà toàn dân Viêt Nam với truyền thống hào hùng bất khuất, vượt mọi sợ hải, can đảm đồng lòng đứng lên, quyết định thay đổi vận mạng quốc gia, tìm cách giải trừ và vứt bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, nắm bắt chủ nghĩa dân tộc, tạo được sức mạnh toàn dân trong và ngoài nước thì mới mong chống lại giặc ngoại xâm Trung Cộng.
Lối thoát cho Việt Nam là dân chủ hóa. Muốn có dân chủ thì chế độ CS phải ra đi, hoặc bằng con đường diễn biến hoà bình, hoặc bằng con đường cách mạng.
Cách mạng là trách nhiệm của toàn dân mà lực lượng nhơn dân quốc nội là chính yếu, là lực lượng tiền tuyến. Người Việt hải ngoại trong đó có đảng Tân Đại Việt nguyện đóng góp một bàn tay trong vai trò hậu phương yểm trợ và vận động quốc tế hỗ trợ cho chánh nghĩa. Con đường đi tới đích mong đã gần kề, nhưng mục tiêu không thay đổi là Giải thể chế độ CSVN, không Hòa giải với chế độ gian trá giả dối, quyết tâm xây dựng một Việt Nam thịnh vượng, tự do, một thể chế dân chủ, pháp trị và sự toàn vẹn lãnh thổ.
Một lần nữa, Kính Chúc Quý Đồng Bào một Mùa Giáng Sinh nhiều Ơn Lành, tràn ngập niềm vui và Hạnh Phúc, một Năm Mới Thắng Lợi trong quyết tâm xây dựng quê hương thịnh vượng, hùng mạnh, cất cánh bay cao vào thế giới văn minh, tiến bộ.
Bác Sĩ Mã Xái
Sự cao thượng và thấp hèn của chính trị
Ngụy Kinh Sinh – Lê Minh Nguyên dịch
Chính trị là một nghề hết sức quan trọng trong xã hội loài người. Một quốc gia và một xã hội có thể tồn tại bình thường dù có bị thiếu bất cứ một nghề nào, ngoại trừ nghề chính trị. Vì vậy quốc gia cần phát triển cái nghề quan trọng này và các chính trị gia chuyên nghiệp.
Cũng giống như những ngành nghề khác, các chính trị gia có những phẩm chất không đồng đều nhau, cũng như có người tốt và người xấu. Đây là một hiện tượng bình thường không cần phải ngạc nhiên. Tuy nhiên, khi kẻ xấu làm chính trị, nó có xu hướng để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều. Đó là do bởi vì nghề này phải giải quyết các vấn đề nghiêm trọng hơn các ngành nghề khác và do đó có thể tạo ra những hậu quả to lớn khôn lường.
Ví dụ như gần đây có phong trào của người dân Hồng Kông đòi phổ thông đầu phiếu đã phát triển mạnh mẽ. Phong trào này là một sự biểu tình hòa bình “Chiếm khu trung tâm”. Vì là cuộc biểu tình hòa bình, điều cần thiết là tránh bạo lực. Trừ khi đó là một sự tự vệ như một phương sách cuối cùng, bên nào sử dụng bạo lực đầu tiên sẽ dễ bị thua. Đi đánh mất sự ủng hộ và cảm thông của thế giới, sẽ là một điều không khôn ngoan.
Trên nguyên tắc của biểu tình ôn hòa, tinh thần tuân thủ này của những người Hồng Kông là đáng hoan nghênh. Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc và tay sai của họ đã sử dụng bạo lực cảnh sát và băng đảng Mafia để đàn áp các cuộc biểu tình, những người trẻ của phong trào “Chiếm Trung” vẫn không lay chuyển. Họ tuân thủ nguyên tắc biểu tình ôn hòa chống lại chế độ độc tài, nhận được sự ủng hộ và thông cảm của thế giới, do đó đẩy Đảng Cộng sản phi lý và tay sai của họ vào trong vũng lầy.
Vì thế Đảng Cộng sản Trung Quốc quay về chiến thuật gây chia rẽ truyền thống của họ và ngụy tạo thông tin. Chế độ cộng sản Trung Quốc tuyên bố phong trào đòi phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông là do sự khiêu khích và hỗ trợ của các lực lượng chống Trung Quốc ở nước ngoài, và thậm chí tung tin đồn rằng chính phủ Mỹ đang đứng đằng sau nó. Tin đồn này đã lan rộng trong một thời gian, nhưng nó yếu kém vì thiếu bằng chứng và không thể thuyết phục được những người ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục, nó cũng không thuyết phục được những người có tầm nhìn rộng rãi trong Đảng Cộng Sản, những nguời phản đối việc đàn áp bằng bạo lực.
Như vậy thì làm thế nào để thực hiện được mưu toan? Có một phương châm của những người Cộng sản Trung Quốc thường nói là: hãy ra tay khi các điều kiện đã sẵn sàng; tuy nhiên, khi điều kiện chưa sẵn sàng, hãy tạo điều kiện để cho nó sẵn sàng. Chính vì vậy mà có một số người, dưới danh nghĩa phong trào dân chủ TQ ở nước ngoài, với sự tài trợ cho họ của những nguời Mỹ, đã đứng ra công khai tuyên bố rằng họ đã đào tạo hàng ngàn người để tiến hành các cuộc biểu tình hòa bình và rằng họ trao đổi với những người biểu tình ở Hồng Kông từng giờ, thậm chí còn tự hào mình là cố vấn nước ngoài của phong trào “Chiếm Trung”.
Qua đó tình hình trở nên nghiêm trọng. Đấu tranh tự phát của người dân Hồng Kông cho phổ thông đầu phiếu đã trở thành một âm mưu của các thế lực thù địch nước ngoài để lật đổ chế độ Cộng sản Trung Quốc. Nó có vẻ như vậy, với bằng chứng. Thứ nhất, tuyên bố này tự nó đủ để gây hiểu lầm cho nhiều người ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, và cung cấp đủ lý cớ cho chế độ Cộng sản đàn áp phong trào hòa bình này. Thứ hai, nó ngăn chận lại những gì mà người trong Đảng Cộng Sản, những kẻ chống lại sự đàn áp, có thể nói – với lý do âm mưu lật đổ của nước ngoài, họ không có đủ lý do để phản đối sự đàn áp trong bối cảnh đó của Đảng Cộng sản.
Điều này cho thấy sự quỷ quyệt và độc ác đó là như thế nào. Nó được thiết kế để đưa các sinh viên trong trắng và ngây thơ của Hồng Kông vào nguy cơ. Nó biến một cuộc biểu tình ôn hòa và hợp lý trở thành phi hợp lý. Nó biến cuộc biểu tình công khai thành một âm mưu. Cái được gọi là bị “lập bẫy” (framed)? Đây là cách ma lanh chính trị để đưa vào bẫy. Điều này không chỉ gài bẫy người dân Hồng Kông, mà còn gài bẫy những người có cảm tình với người dân Hồng Kông.
Có một câu chuyện ngụ ngôn Aesop được gọi là chó sói và cừu. Con sói muốn ăn thịt con cừu, và dùng lý do là con cừu làm đục nước sông mà con sói muốn uống. Còn cừu phản bác rằng ‘làm thế nào tôi có thể làm đục nước của bạn, khi dòng sông chảy xuống từ phía bạn đến phía tôi?’ Con sói nói chảy như thế nào không thành vấn đề, vì tôi sẽ ăn thịt bạn. Câu chuyện này có cùng ý nghĩa với phương châm của chế độ Cộng sản “khi điều kiện chưa sẵn sàng thì tạo điều kiện cho nó sẵn sàng”.
Cái gọi là “hàng ngàn nguời được huấn luyện” từ nước ngoài, “đạo diễn bởi một viện nghiên cứu”, và âm mưu của “các thế lực thù địch”, vv, là hoàn toàn hư cấu. Những người dân chủ ở Hồng Kông có rất ít giao dịch với các phong trào dân chủ Trung Quốc ở nước ngoài. Tình hình của phong trào dân chủ TQ ở nước ngoài rất là phức tạp, và người bên ngoài không biết rõ nội tình, thực ra không dám quan hệ với nó. Trong thực tế, ngay cả những người trong cuộc thường gặp khó khăn để hiểu những gì đang thực sự xảy ra. Thậm chí nhiều người trong phong trào dân chủ TQ ở nước ngoài đã bị lầm lẫn.
Sự phức tạp này có nhiều lý do. Đầu tiên là do những yếu kém của phong trào dân chủ Trung Quốc ở nước ngoài. Mặc dù có nhiều người yêu nước chân chính đấu tranh cho dân chủ, đã trốn khỏi Trung Quốc sau năm 1989 khi phong trào dân chủ bị đàn áp, nhưng cũng có nhiều cựu quan chức cộng sản đã bị truất phế kể từ khi đó, cũng như không thể tránh khỏi những điệp viên cộng sản thâm nhập và những người chỉ điểm.
Thứ hai, trong quá trình nhiều năm của chọn lọc tự nhiên, những người có lý tưởng cao cả phấn đấu cật lực cho dân chủ, họ gặp khó khăn trong cuộc sống, không thể so sánh với các điệp viên và những người chỉ điểm, những người này được tài trợ rất tốt. Vì vậy, có hiện tượng những người dân chủ giả chiếm sân và tống ra những người dân chủ thực sự.
Thứ ba, những gián điệp và chỉ điểm là những người có thời gian và năng lực mà không cần phải làm việc độc lập tự lo để kiếm sống. Do đó, họ có thể dùng đầu môi chót lưỡi để chiếm cảm tình của giới truyền thông. Thỉnh thoảng, họ có thể cung cấp cho giới truyền thông những gì họ cần, đổi lại cho sự trợ giúp khác.
Thứ tư là trong những năm qua, chiến lược của Cộng sản để mua ra (buy out) các cơ quan truyền thông đã từng bước đạt được hiệu quả. Các gián điệp mánh lới và các nhà chỉ điểm cũng đã trở nên hiệu quả hơn.
Tình trạng này dẫn đến việc quần chúng nhận thấy có sự hỗn loạn và hỏa mù khi họ quan sát phong trào dân chủ Trung Quốc ở nước ngoài, thông qua các phương tiện truyền thông. Hơn nữa, thường người ta hay đánh giá thấp năng lực của các điệp viên, cho nên nghĩ một cách tự nhiên rằng phong trào dân chủ không thể làm được bất cứ điều gì. Trong thực tế, đây là một ảo giác gây ra bởi văn hóa truyền thông.
Tôi nhớ có một lần tôi thuyết trình tại Đại học Humboldt ở Berlin, trường đại học mà Karl Marx đã từng học. Một nhà lãnh đạo đối lập Đông Đức cũ nói với tôi: khi ông nói chuyện về sự can thiệp của các điệp viên Cộng sản, ông đã nhấn không đủ mạnh vào vấn đề này. Sau khi thống nhất hai nước Đức, chúng tôi phát hiện ra từ kho lưu trữ tài liệu rằng 2/3 số người trong các tổ chức của chúng tôi, họ là gián điệp hay hành động như nguời chỉ điểm.
Với mối quan hệ nội bộ phức tạp như vậy, cho nên nó không phải là đáng ngạc nhiên để tạo ra các chứng cứ theo nhu cầu của Đảng Cộng sản. Bất kể cho dù là chủ động để giúp Đảng Cộng sản, hoặc bị lừa dối để giúp Đảng Cộng sản, thực tế là để cung cấp sự bào chữa tốt cho một bộ phận nhỏ bên trong Đảng Cộng sản muốn đàn áp, và tạo ra một tình huống nguy hiểm cho cuộc đấu tranh cho quyền bầu cử phổ thông của phong trào ở Hồng Kông.
Làm thế nào để loại bỏ nguy cơ bạo lực và làm thế nào để thực hiện được mục tiêu phổ thông đầu phiếu của phong trào cho đến khi chiến thắng, là những gì mà các lực lượng tranh đấu khác nhau ở Hồng Kông và ở bên ngoài cần phải làm với sự khôn ngoan và can đảm, tùy theo điều kiện riêng của mình. Phơi bày sự thật ra rằng phe muốn đàn áp trong đảng Cộng sản ngụy tạo ra những bằng chứng và bóp méo sự thật là công việc quan trọng cần phải được thực hiện.
Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát hầu hết các phương tiện truyền thông bằng tiếng Trung Quốc. Trong khi đó, phương tiện truyền thông ngoại ngữ hiếm bị kiểm soát giống như vậy và duy trì được tiếng tốt. Vì vậy, để phổ biến các sự kiện quan trọng nhất, nên thông qua phương tiện truyền thông ngoại ngữ, là phương tiện hiệu quả để đối phó với những đòn tấn công bằng tin đồn.
Nó cần thiết để có một giải thích tích cực, giống như những gì Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (NED) đã thực hiện với các sự kiện và lý do. Nó cũng quan trọng để có sự tự chứng minh từ những nhà phân phối tin đồn sau khi đưa ra. Các sự việc khác nhau có chức năng khác nhau cho những người ở các trạng thái khác nhau. Chúng ta không nên xem tất cả những người có cùng chung một khuôn mẫu, với những khuôn mặt giống nhau.
Thế giới thì phức tạp. Chính trị thậm chí còn phức tạp hơn. Những người muốn gặt hái thu hoạch mà không tham gia, thì cũng giống như muốn bánh bao nhân thịt rơi từ trên trời xuống để nuôi sống con người. Tôi mong muốn những người bạn dân chủ của chúng ta ở Hồng Kông có đủ trí tuệ để đạt được chiến thắng sau khi cỡi qua cơn bão này.
Tôi cũng mong muốn các nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc có đủ sự khôn ngoan để không lặp lại sai lầm của năm 1989. Khi đó chế độ cộng sản Trung Quốc đã không chết, khi nó bị đe dọa, điều đó không có nghĩa là nó sẽ gặp may mắn trong lần này.
Bản gốc của http://www.weijingsheng.org/report/report2014/report2014-11/WeiJS141123onHKpoliticsA850-W544.htm
XÃ HỘI DÂN SỰ Tên Gọi Tiếng Việt Của Societas Civilis
Trần Thanh Hiệp
Ghi chú: Nhờ mạng internet, nó đã được phổ biến cả ở trong nước lẫn ngoài nước. Cuộc giao lưu thực tế và bất ngờ này đã mang lại cho nó nhiều ý kiến bổ sung, vô danh, ẩn danh. Vì vậy, nó vẫn chưa mất tính thời sự, nếu không muốn nói rằng nó đang đáp ứng nhu cầu của thời sự.
“Xã hội dân sự” một danh từ hiện chưa mấy người nói tới nhưng chắc chắn rồi đây có cơ trở nên rất thông dụng. Danh từ này là tiếng phiên dịch ra tiếng Việt của thành ngữ tiếng la-tinh “Societas Civilis” Nó rất mới trong ngôn ngữ của người Việt Nam, mới hơn cả thành ngữ Nhà nước pháp trị (pháp quyền). Trong dân gian không thấy ai dùng, thậm chí đến cả các tổ chức tranh đấu chính trị, các “hội đoàn” cũng hầu như ghẻ lạnh với thành ngữ ấy, nếu không muốn nói là không biết đến nó. Nhưng không phải vì vậy mà có thể khẳng định rằng Việt Nam chưa có xã hội dân sự. Trái lại, ở Việt Nam hiện tượng xã hội dân sự đã có từ lâu, có điều nó mang những tên gọi khác. Xã hội dân sự là một thành ngữ mượn của phương Tây. Muốn hiểu rõ nội dung của thành ngữ này cần phải quy chiếu vào nguồn gốc phương Tây của nó, sau đó sẽ trở lại với nguồn gốc Việt Nam mà phân biệt điểm giống điểm khác.
Hai câu hỏi cần đặt ngay tức khắc là:
Tại sao phải vay mượn?
Lời giải đáp câu hỏi thứ nhất có thể rất đơn giản: tại vì những người sử dụng thành ngữ này – những người trí thức – là những người được đào tạo ở phương Tây. Dưới đây, việc trích dẫn ít nhiều từ ngữ La tinh nhằm bổ nghĩa cho mấy tiếng Việt như “dân”, “nhân dân”, “quốc dân”, “quốc gia”, “Nhà nước” v.v… và nhất là để bàn xem nên dịch thành ngữ societas civilis là “xã hội công dân” hay “xã hội dân sự”.
Có định nghĩa được “societas civilis” không?
Lời giải đáp câu hỏi thứ nhì, trái lại, rất phức tạp. Nội một việc dịch thành ngữ “societas civilis” ra tiếng Việt cũng đã có vấn đề. Người này dịch là “xã hội dân sự“. người kia dịch là “xã hội công dân“, người khác lại đứng trung lập không thấy cần phải dứt khoát chọn lựa giữa “dân sự” và “công dân“. Ai cũng đưa ra được những lý lẽ khả tín để bảo vệ quan điểm của mình, như thể ai muốn hiểu nghĩa của thành ngữ “societas civilis” ra sao thì hiểu! Suy luận như vậy không phải là hoàn toàn vô căn cứ. Lý do, đó là một thành ngữ có nhiều nghĩa (polysémique) và nhiều nghĩa dẫn tới hệ quả nhiều định nghĩa – chẳng những nhiều mà còn trái ngược nhau. Không có gì đáng ngạc nhiên, các định nghĩa về những hiện tượng xã hội chỉ có giá trị chỉ hướng (tendancielle), không nhất thiết phải tuyệt đối chính xác như những định nghĩa toán học, khoa học. Như vậy không phải là xã hội dân sự không thể định nghĩa được.
Đã đành rằng không thể tìm được một định nghĩa duy nhất về xã hội dân sự, có giá trị khắp mọi nơi, vào mọi thời. Nhưng đừng vì sự kiện có nhiều định nghĩa mà phủ nhận sự hiện hữu của xã hội dân sự. Phải đặt mội định nghĩa vào toàn bộ của nó trong không gian, thời gian để nắm bắt nội dung thành ngữ xã hội dân sự. Cách nhìn vấn đề như vậy buộc phải ngược dòng thời gian làm công ciệc khảo cổ về thành ngữ tiếng pháp “société civile” (tiếng Anh là civil society) để lập cho nó một tờ tông chi (1). Do đó phải tìm hiểu thành ngữ “Societas civilis”, gốc tiếng La tinh của thành ngữ tiếng Pháp société civile (2), tạm dịch ra tiếng Việt là “xã hội dân sự”.
Những biến thiên của thành ngữ societas civilis
Trước công nguyên, (thế kỷ thứ 2), luật gia Cicero định nghĩa societas civilis là một cộng đồng người (nhân xã) có tổ chức về mặt chính trị và luật pháp, trong giới hạn nhất định, khác với toàn thể nhân loại, societas generis humani, rộng lớn hơn, không được tổ chức về mặt chính trị, cũng như về mặt luật pháp. Mức độ tổ chức này là một tiêu chuẩn để phân biệt societas civilis với những cộng đồng tự nhiên (naturalis) như gia đình hay nhân loại. Hiểu như thế, societas civilis bao gồm cả hai thành phần mà ngày nay người ta gọi là Nhà nước và nhân dân.
Thời Trung cổ, cho đến cuối thế kỷ thứ XVI, nói chung nội dung của societas civilis không có nhiều thay đổi đáng kể, ngoại trừ việc các nhà thần học đã sáng chế ra hai loại khế ước là pactum unionis (hay pactum societatis) ràng buộc những tư nhân sống trong cùng một xã hội với nhau và pactum subjectionis để cam kết trao tất cả mọi quyền hành cho một người cầm đầu. Đó là hai trong những yếu tố sau này mở đường cho sự phát triển của nội dung societas civilis, được Pháp hóa thành société civile trong bốn thế kỷ tiếp XVII, XVIII, XIX và XX.
Thế kỷ XVI và XVII, với triết gia người Anh Thomas Hobbes, với sử gia kiêm triết gia, luật gia người Đức Samuel Pufendoft, với triết gia người Anh John Locke, societas civilis được đồng hóa với “Quốc gia” (Etat) theo nghĩa cả Nhà nước lẫn dân chúng. Gọi là xã hội dân sự cốt để nhấn mạnh tính cách nhân vi (artefice) của xã hội này, do con người thiết lập nên và dùng luật lệ bảo đảm hòa bình, an ninh cho mỗi người, tránh cảnh tự nhiên hỗn loạn chém giết nhau, (con người là một con chó sói đối với đồng loại, homo homimi lupus). S. Pufendoft đã tô đậm thêm sự đồng hóa này và société civile (societas civilis) vào thời điểm ấy không thể dịch là “xã hội dân sự” mà phải dịch là “xã hội công dân” (société des citoyens) để phân biệt với xã hội cơ đốc, chịu sự chi phối của Giáo hội hay với “xã hội” đơn thuần, do tự nhiên chứ không do kết ước mà có. Civile trong thành ngữ société civile bao hàm ý nghĩa “văn minh”, ngược lại với tự nhiên, man mọi. Cuối thế kỷ XVII tuy cũng vẫn theo chiều phân biệt này, J. Locke đã mang tới cho société civile một sắc thái mới khi triết gia này cho rằng mục đích của xã hội này không phải chỉ có hòa bình, an ninh mà còn phải có cả sự tôn trọng các “quyền” con người đã sở đắc khi còn ở thời kỳ dã man, trong số đó có “quyền tư hữu“. J. Locke đã bổ sung cho société civile một nghĩa “kinh tế” báo hiệu một hướng phát triển mới của thành ngữ.
Thế kỷ XVIII, nhà văn triết gia người Thụy Sĩ gốc Pháp Jean Jacques Rousseau, không đi tới trên con đường mòn của thế kỷ XVII, đã có công đào sâu về mặt từ ngữ và nhất là dọn đường cho việc tách rời sociéte civile khỏi nhà nước. Chịu ảnh hưởng của J. Locke, J.J. Rousseau coi sociéte civile là lãnh vực của tư hữu. Nhưng mặt khác, ông lại tìm một phương thức thay thế sociéte civile bằng một xã hội chính trị hơn, trong đó con người không sa đọa vì quá ích kỷ chỉ lo lợi riêng trái lại biết tôn trọng lợi chung, một xã hội của những “công dân” (xin đọc tác phẩm Contrat Social, Khế Ước Xã Hội). Tuy lúng túng trong tư tưởng của mình, nhưng J.J. Rousseau cũng đã khơi ra được những suy nghĩ về các mâu thuẫn không tránh khỏi trong đời sống chung.
Cuối thế kỷ XVIII, kinh tế gia kiêm triết gia người Tô Cách lan, Adam Smith, đề xuất những ý kiến làm xáo trộn các quan điểm đã có trước về sociéte civile. Thành ngữ này với Adam Smith đã mất đi đặc tính chính trị của nó để chỉ còn phản ảnh ý nghĩa kinh tế, société civile chỉ là xã hội buôn bán (société marchande). Xã hội, theo Adam Smith có khả năng tự động điều chỉnh do lợi nhuận cá nhân, trao đổi và nhu cầu. Tự do tự nhiên sẽ giải quyết hết mọi vấn đề kể cả vấn đề trật tự, không cần đến sự can thiệp của Nhà nước. Ý kiến về một xã hội tự quản, tự trị như vậy đã mở đường cho việc tách rời hẳn société civile ra khỏi Nhà nước.
Bước sang thế kỷ XIX, nội dung sociéte civile phát triển mạnh và theo nhiều chiều hướng khác nhau. Ở Pháp, bộ Dân luật 1804 với sự tôn trọng quyền tư hữu, với tinh thần tự do kết ước, với sự nhìn nhận khế ước có giá trị luật giữa những người kết ước, đã hình thành một sociéte civile tự trị, đối với Nhà nước. Về mặt lý thuyết, triết gia người Đức George Wilhelm Friedrich Hegel đã hệ thống hóa được các tư tưởng đã có từ trước về đủ các mặt chính trị, kinh tế, cá thể, tập thể của société civile để tìm cho thành ngữ này một nội dung rõ rệt. Đó là một cơ cấu trung gian giữa gia đình và quốc gia có tác dụng cung cấp cho cá nhân các điều kiện giải quyết các nhu cầu của mình không cần đến sự can thiệp của gia đình hay Nhà nước. Hegel coi sociéte civile như là một thời điểm (un moment) trong tiến trình của con người đi từ gia đình tiến tới quốc gia. Hegel không chủ trì (soutenir) rằng sociéte civile và quốc gia loại trừ nhau, trái lại hai cơ cấu này liên hệ với nhau một cách biện chứng và hỗ tương ảnh hưởng. Những mâu thuẫn trong sociéte civile mà Hegel gọi là xã hội tư sản (société bourgeoise, không có nội dung giai cấp mà về sau Marx đã gán cho thành ngữ này).
Karl Marx cũng ảnh hưởng mạnh tới société civile qua việc Karl Marx tu chỉnh tư tưởng của Hegel, không coi société civile là xã hội của các cá nhân tư sản mà là của giai cấp tư sản nghĩa là K. Marx đã lịch sử hóa xã hội dân sự dưới ánh sáng của ý hệ mác xít, kinh tế hóa nó đồng thời khống chế nó bằng cách đặt nó dưới sự thao túng của Nhà nước, trong khi chờ đợi trong tương lai triệt tiêu được cả xã hội dân sự lẫn Nhà nước để thiết lập xã hội cộng sản.
Thế kỷ XX chứng kiến sự lu mờ của société civile, ít ra là trên bình diện từ ngữ. Phe tả đồng hóa nó với xã hội tư sản, phe hữu tránh sử dụng nó vì những hàm nghĩa mà phe tả đã gán cho nó. Mặc dầu vậy, về mặt thực chất, société civile vẫn bành trướng vào cuối thế kỷ này, từ những năm 70 trở đi, thành ngữ société civile lại tái xuất hiện, nhất là ở Pháp. Đặc biệt từ đầu thập niên 80 và suốt mấy nhiệm kỳ của đa số phái tả, société civile đã được chiếu cố tích cực qua trung gian các hội đoàn, hợp tác xã, nghĩa hội, cơ quan công ích trong đủ mọi ngành văn hóa, thương mại, bảo hiểm, ngân hàng, canh nông, xã hội, giáo dục v.v… Một vài con số thống kê về hoạt động của khu vực kinh tế xã hội này (économic sociale, xin đừng lầm với économie socialiste, kinh tế xã hội chủ nghĩa) – 25 triệu người gián tiếp hay trực tiếp liên hệ, một triệu bảy chục ngàn việc làm, 1.500.000 xí nghiệp, 182.000 cơ quan công ích v.v… – cho thấy rõ xu hướng của người Pháp là không thiên về tập quyền Nhà nước nhưng cũng không xu hướng hoàn toàn tự do cạnh tranh, tự do lợi nhuận. Một khu vực thứ ba (tiers secteur) đã thực hiện sự hiện hữu trong đó các tác nhân sinh hoạt không theo đuổi mục đích lợi nhuận, đồng thời độc lập với Nhà nước. Có thể nói đó là nét đặc thù của société civile theo kiểu Pháp.
Theo gót bước chân lưu lạc của thành ngữ société civile, quanh co khúc khuỷu, trải qua trên dưới bốn thế kỷ, có thể tạm rút ra kết luận rằng société civile là giai đoạn loài người muốn ra khỏi trạng thái dã man, muốn thoát khỏi ảnh hưởng thần quyền, đã thi triển bản lĩnh để cùng nhau chung sống trên mặt đất, trong trật tự, hòa bình, tiến bộ. Sáp nhập với Nhà nước rồi phân cực với Nhà nước để sau cùng quan hệ biện chứng với Nhà nước, đó là lịch sử của société civile. Qua những khái niệm về nó, société civile phải định nghĩa nhiều cách cơ hồ không thể định nghĩa được. Nhưng société civile đã hiện hữu dưới nhiều dạng thức.
Tìm hiểu nó, không nên chỉ trụ vào những khái niệm cứng ngắc.
Thật ra société civile còn có mặt huyền thoại – mythe – của nó (đừng hiểu mythe là hoàn toàn hoang đường), sắc sắc không không, khi ẩn khi hiện, lúc nổi lúc chìm, có thể đột xuất hoặc để chống lại ngoại xâm hay Nhà nước độc tài toàn trị hoặc để cấp bách giải quyết những nhu cầu chung trước sự bất lực của Nhà nước (như dân Pháp trong ba tuần đình công cuối tháng Mười Hai năm 1995 vừa qua). Nó như ngọn đèn khi tỏ khi mờ. Tỏ khi tách rời hẳn với Nhà nước. Mờ khi nó ở vào thế tiềm ẩn trong mối tương quan với Nhà nước.
Việt Nam cần một khái niệm về xã hội dân sự
Việc đổi mới sinh hoạt của một nước như Việt Nam hiện nay không thể chỉ giới hạn vào việc thay chủ đổi ngôi, sửa đổi hiến pháp, lập chính phủ lưu vong, chia ghế nội các… những cách chữa bệnh ngoài da mà còn tạo dựng được một xã hội dân sự vững chắc, làm nền móng cho một Nhà nước thật sự xuất phát từ toàn dân, phục vụ dân chứ không cưỡi đầu cưỡi cổ dân.
Bốn thế kỷ kinh nghiệm về xã hội dân sự của phương Tây giúp cho người Việt Nam hoàn chỉnh mô thức xã hội dân sự Việt Nam hiện đang bị Nhà nước đảng trị khống chế. Bàn về đề tài xã hội dân sự là để kêu gọi sự chú ý đến phần còn ở trong thế tiềm ẩn của xã hội này, võ trang cho nó đủ bản lĩnh, ngang với tầm đòi hỏi của tình thế, của nhu cầu đổi mới đất nước. Mấy việc có thể làm ngay để đầu tư ngay cho một xã hội dân sự như vậy ở Việt Nam là tránh thái độ lẩn lách, dù dưới bất cứ lý do nào, trong nhận định về sự kiện chính quyền khống chế xã hội dân sự, học hỏi có chọn lựa kinh nghiệm của phương Tây về xã hội dân sự đồng thời khai thác huyền thoại xã hội dân sự để gọi dậy sức mạnh không bờ bến của xã hội dân sự Việt Nam. Đổi mới trong hiện tình chỉ có thể là giải tỏa tận gốc tình trạng bế tắc chính trị bằng xã hội dân sự.
Công dân hay dân sự?
Trong hai cách dịch thành ngữ société civile (societas civilis) là “xã hội công dân” và “xã hội dân sự“, cách nào đúng? Sự thật, cả hai cách đều đúng, tùy ở văn cảnh (contexte) đồng thời cũng tùy ở hàm nghĩa chính trị mà người sử dụng thành ngữ muốn gán cho nó.
Trước hết, cũng nên nói qua vài lời về chữ société. Dịch ra tiếng Việt là xã hội là để có một tên gọi có tính cách ước lệ vậy thôi. Nguyên nghĩa chữ Hán của danh từ này không diễn tả hết nội dung của chữ sociéte. “Xã” là thổ địa, thần đất (Xã, thần đất, Tắc, thần lúa). Ngày xưa ở Trung Quốc, 25 nhà họp lại thành một xã. Hội là họp lại, thấy trong chữ xã hội. Phương Tây ít chú trọng đến sự “họp thành,” trái lại rất quan tâm đến “cách họp thành. Từ thế kỷ XVII, nhiều tác giả đã phân biệt cách tự nhiên với cách kết
ước mà “họp thành” xã hội.
Thứ đến, tĩnh tự “civil” với nhiều nghĩa khác nhau của nó đã gây ra nhiều khó khăn cho việc phiên dịch tĩnh tự này sang tiếng Việt. Thường thường “civil” hay đi cặp với một số tĩnh tự khác và nghĩa của nó thay đổi tùy theo từng cặp đôi. Thí dụ “civil / miltaire” thì civil có nghĩa là “dân sự” (dân sự / quân sự) hay “civil-religieux” thì civil lại có nghĩa là “đời” (đời-đạo), hay “civil / politique” thì nghĩa của civil là “dân sự / chính trị) v.v…
1. Xã hội công dân
Nói chung, vì cho rằng sociéte civile là một xã hội “văn minh,” do kết ước mà họp thành để thoát khỏi trạng thái dã man nên các tác giả ở Châu Âu hai thế kỷ XVII và XVIII đã đồng hóa “société civile” với “Etat” (có nghĩa rộng là “quốc gia,” nghĩa hẹp là “nhà nước”) Khi đã đồng hóa như vậy thì société civile phải dịch là “xã hội công dân”. Hãy bàn về quan điểm của ba tác giả tiêu biểu.
Hạ bán thế kỷ XVII, Bossuet, một giáo sĩ cao cấp của Pháp, định nghĩa société civile là một “nhân xã tập hợp dưới một chính quyền chung và chịu sự chi phối của những luật pháp chung.”
Hai tác giả khác, triết gia người Anh Thomas Hobbes và triết gia Thụy sĩ gốc Pháp Jean Jacques Rousseau, mỗi người một cách định nghĩa sociéte civile, trái ngược nhau.
Đối với Thomas Hobbes, con người sống trong một xã hội tự nhiên họp thành không có an ninh vì bị đồng loại thường xuyên đe dọa, từ tài sản đến tính mạng: ai cũng như ai, ai muốn làm gì cũng được. Do đó, xã hội tự nhiên này không là gì khác hơn một cuộc hỗn chiến giữa người với người. Bởi thế phải tìm cách ra khỏi tình trạng hỗn loạn của xã hội tự nhiên. Muốn vậy chỉ có cách lập một khế ước để mỗi người từ khước mọi quyền hạn mình đã có một cách tự nhiên đồng thời trao tất cả những quyền đó cho một người hay một tập đoàn cầm quyền. Điểm đặc biệt trong tư tưởng của Thomas Hobbes là khế ước này là một khế ước đơn phương, tất cả mọi người tự nguyện từ bỏ không điều kiện, tự do, quyền lực của mình. Hậu quả pháp lý là người hoặc những người được thụ hưởng sự nhượng quyền đó, một mặt có đủ mọi quyền hành, mặt khác lại không có bất cứ một nghĩa vụ nào đối với những người đã trao quyền. Khế ước này là một khế ước thần phục (pactum subjectionis) tuyệt đối và toàn vẹn. Xã hội lập thành trên cơ sở khế ước thần phục ấy sẽ không còn là một xã hội tự nhiên nữa và Thomas Hobbes gọi đó là một civil society, tất nhiên phải dịch là “xã hội công dân” để đánh dấu sự khác biệt với xã hội tự nhiên và sự lệ thuộc không điều kiện vào chính quyền.
Chính vì chủ trương khế ước thần phục một chiều đó mà hậu thế đã coi Thomas Hobbes như là cha đẻ của chế độ chuyên chế, toàn trị.
Đối cực với Thomas Hobbes về tư tưởng cũng như về phương pháp suy luận là Jean Jacques Rousseau. Với J.J Rousseau, thì con người rất thuần hậu và sống sung sướng khi còn ở trong trạng thái “tự nhiên”. Chính văn minh đã làm cho con người sống trong cái gọi là “société civile” bị sa đọa và cuộc sống của nó đầy khổ đau. Văn minh, trước hết đã mang lại cho họ quyền tư hữu, nguồn gốc của bất bình đẳng, của tranh chấp hỗn loạn do giàu, nghèo. Nhưng con người không trở lại thời đại hoàng kim của xã hội tự nhiên được nữa và cũng không ai có đủ sức mạnh để khuất phục tất cả mọi người. Chỉ có thể cùng nhau đồng thuận kết ước để thiết lập một xã hội mới, công bằng hơn, tốt đẹp hơn. Kết ước bằng một khế ước gọi là “Khế ước xã hội” (Contract social). Khác hẳn với Thomas Hobbes, J.J. Rousseau bác bỏ loại khế ước thần phục của Hobbes và chủ trương tất cả mọi người kết ước với nhau trong một khế ước hợp đoàn (pactum unionis) dưới một quyền lực tối cao chung gọi là “Ý chí chung” (volonté générale) và mỗi người từ đó trở thành một “công dân,” tự do, bình đẳng ai cũng như ai vì ai cũng là chủ “tập thể” của “ý chí chung.”
Như vậy là dưới mắt J.J.Rousseau, société civile đã trở nên một sociéte politique, một xã hội chính trị của những công dân. Và dịch société civile là “xã hội công dân” thì quá thích hợp nhưng không nên quên rằng cũng như Thomas Hobbes, J.J.Rousseau, vì lý luận về xã hội theo cảm tính và trong tư tưởng của ông có nhiều mâu thuẫn nội tại, đã xa gần mở đường cho sự biến chất của dân chủ trực trị thành chuyên chế toàn trị.
2. Xã hội dân sự
Ra đời sau Thomas Hobbes gần nửa thế kỷ John Locke, ngay từ khi còn nhỏ tuổi đã được nhìn tận mắt cảnh tượng bi thảm của chuyên chế: vua nước Anh, Charles 1er, năm 1649 bị Cromwell nhân danh dân quyền chặt đầu để rồi chính Cromwell ít lâu sau cũng lại đi vào con đường chuyên chế. Và suốt đời mình. John Locke đã thấu hiểu được thế nào là chuyên chế, thế nào là chính quyền hiến định. Giống như Thomas Hobbes, John Locke cũng dựa vào xã hội tự nhiên để luận bàn về con người. Nhưng khác với Thomas Hobbes, John Locke không coi xã hội tự nhiên là một không gian của luật rừng, con người đối xử với nhau như lang sói. Trái lại, với John Locke, đó là một không gian đã cho con người tự do và của cải. Có điều là sự tự do này không phải là sự phóng nhiệm ai muốn làm gì thì làm. Sự đóng góp quan trọng của John Locke là công trình ông suy nghĩ về điểm tại sao một người lại có những quyền hành đối với kẻ khác và tại sao con người lại phải ra khỏi xã hội tự nhiên để thiết lập một nhân vị, société civile.
John Locke cho rằng có những luật tự nhiên chi phối đời sống xã hội, đó là không ai muốn mất quyền tự do, mất của cải và vì thế quyền tự do của người này không thể tiêu diệt quyền tự do của người khác, không ai được phép chiếm đoạt của cải thuộc về người khác. Nhưng con người vốn là một sinh vật yếu đuối, phải kết hợp lại để giải quyết ổn thỏa cuộc sống chung đồng thời đời sống riêng. Tất nhiên, kết hợp bằng khế ước. Sự khác biệt cơ bản giữa Thomas Hobbes và John Locke là với John Locke không phải chỉ có một khế ước mà có nhiều khế ước, giữa từng con người với nhau, giữa người cai trị với người bị trị. Lại nữa, trong mọi trường hợp, khi kết ước, không ai từ bỏ hết tất cả mà chỉ từ bỏ một số quyền hành mà thôi, nhưng với mục đích độc nhất là để giữ vững thêm tự do, của cải của mình. Ngoài ra, nếu mục đích này không thực hiện được thì có quyền giải ước để chấm dứt khế ước. Xã hội thiết lập trên cơ sở sự kết ước đa nguyên, đa phương này, để thay thế xã hội tự nhiên, là một xã hội tự do, bình đẳng được luật lệ bảo đảm một cách linh động. John Locke đã tách rời nó ra khỏi Nhà nước của chuyên chế. Vì thế, sociéte civile dưới nhãn quan của John Locle không thể dịch là “xã hội công dân” mà phải dịch là “xã hội dân sự.”
Hậu thế đã coi John Locke là cha đẻ của những chế độ tự do.
Xã hội dân sự, dân, nhân dân, quốc dân…
Nếu société civile là một khái niệm hoàn toàn phương Tây, thử hỏi Việt Nam có những hiện tượng société civile (societas civilis) không? Tiêu chuẩn của sociéte civile là hợp quần để ra khỏi trạng thái dã man, bước vào văn minh, hợp quần trên cơ sở một số nguyên tắc pháp lý chung, hợp quần để tạo an ninh riêng của mỗi người và hòa bình chung cho mọi người. Nếu xét theo các tiêu chuẩn đó thì ở Việt Nam đã có những hiện tượng société civile từ lâu, ít ra là trước khi Thomas Hobbes và John Locke bàn về những hiện tượng này. Từ đầu thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã xác định lại rằng từ lâu nước Đại Việt là một xã hội có “văn hiến” nghĩa là có tổ chức, có kỷ cương, đạo đức. Người ta sẽ bảo rằng xã hội này là một xã hội các thần dân của vua, giống như xã hội chuyên chế mà Thomas Hobbes chủ trương. Nhận xét này đúng vè đại thể. Nhưng trong cái “xã hội công dân” tổng thể Việt Nam ấy, có rất nhiều “xã hội dân sự.” đó là xã thôn.
Vậy thì từ xưa ở Việt Nam đã có societas civilis nhưng không mang danh xưng “xã hội công dân” hoặc”xãhội dân sự.” Nó chỉ có tên gọi rất ngắn là “dân.” Trên lý thuyết vua là chủ của núi, sông, đất, lúa (sơn hà xã tắc) nhưng vua không hoàn toàn chi phối được toàn bộ cuộc sống của người dân. Cuộc sống này đã được tổ chức trong nhiều không gian (làng, xã) trong đó nhiều tập đoàn người dân được quyền tự trị, “phép vua thua lệ làng” tất nhiên với ít nhiều giới hạn. Sau này chữ dân bị chìm ngập trong thành ngữ “toàn dân” (dân chủ tự do) hay “nhân dân” (cộng sản.)
Theo lẽ, có thể dịch société civile (societas civilis) là “dân.” Dịch vậy là không đối dịch thành ngữ tiếng Pháp. Nhưng dịch là “xã hội công dân” có chỉnh không ? Nếu dùng thành ngữ này để nói về trường hợp của nướoc Pháp thì e rằng không chỉnh vì hiện thời nó không còn mang nghĩa là xã hội của những công dân nữa.
Nếu dùng nó để chỉ xã hội đương kim tại Việt Nam thì chẳng những khiên cưỡng mà còn rất tai hại. Thật vậy, chế độ hiện hành tại Việt Nam là một chế độ hội đủ mọi đặc tính chuyên chế, hơn cả quân chủ chuyên chế thời cổ vì nó còn “toàn trị” để khống chế cả thể xác lẫn tinh thần con người nữa. Những nhà lãnh đạo cộng sản coi toàn dân như đã tự nguyện và đơn phương ký với nhau một khế ước thần phục trao toàn quyền cho Đảng Cộn sản. Và chỉ được kể là công dân những người đã chấp nhận chủ nghĩa xã hội. Dân phải là “nhân dân” nghĩa là, như Hiến pháp cộng sản đã định nghĩa, “liên minh giai cấp công nhân với gai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.” Không có tiêu chuẩn khách quan nào để quy định ba thành phần này, chỉ có mộ tiêu chuẩn độc nhất là sự thần phục Đảng không điều kiện. Còn những thành phần khác thì Đảng muốn cho là công dân thì được là công dân, nếu không có tư cách là công dân thì chỉ còn cách sống ngoài lề xã hội hay trong nhà tù hay sống kiếp lưu vong ở ngoài nước. Sao có thể gọi là xã hội đó là “xã hội công dân”, trừ khi muốn chính thống hóa nó ? Cho nên phải dịch là “xã hội dân sự” với hàm nghĩa là xã hội này độc lập với Nhà nước cộng sản và “dân” (nghĩa tập thể, như John Locke đã quan niệm, sẽ ký kết với nhau những khế ước hợp quần (pactum unionis hay societatis) giải quyết riêng lấy với nhau những vấn đề dân sinh đồng thời khôi phục những quyền đã bị Nhà nước cộng sản tiếm đoạt, tổ chức lại xã hội, bắt đầu bằng việc chấm dứt chuyên chế.
Dân chủ hóa nước Việt Nam là đổi mới và hoàn mỹ việc tổ chức xã hội Việt Nam theo chiều hướng trả lại quyền cho toàn dân, xóa bỏ mọi hình thức chuyên chế dù là vua, quan, đảng hay giai cấp. Không ai có thể chối cãi được rằng văn minh tiến bộ, trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI không thể là gì khác hơn “dân chủ.” Và để tránh nạn dân chủ trá hình như đã diễn ra từ hơn một nửa thế kỷ nay, người dân thường Việt Nam phải được quyền xét lại và phê phán mọi dự án tổ chức xã hội trên cơ sở một khái niệm đúng đắn về xã hội dân sự (3). Khái niệm này sẽ không là bất cứ một sao chép theo nguyên bản phương Tây nào mà là sự kết hợp của các thành tố ý hệ dân tộc, dân, nhân dân dưới một “tên gọi mới”: Quốc Dân.
(*) Bả ác: chữ Hán Việt có nghĩa là nắm giữ, nắm lấy (chú thích của Tòa soạn).
(1) rất giản lược. (2) Khởi đầu, vì nghiên cứu dưới ánh sáng tư tưởng chính trị Châu Âu, đặc biệt của Pháp, tác giả giữ nguyên thành ngữ société civile, không dùng thay thành ngữ tiếng Anh civil society hay dịch ra tiếng Việt là xã hội công dân hoặc xã hội dân sự, hai cách gọi tên không tương đương với nhau. Trong phần cuối bài tác giả sẽ đề nghị cách dịch thích hợp.
(3) Xét lại như thế nào, theo tiến trình nào, đó là một vấn đề tranh đấu thực tiễn, chưa bàn ở đây.
Vui cười
Bé Việt hôm nay đi học về không được vui. Mẹ thấy thế hỏi bé bị cô la rầy hay bạn bè trêu chọc gì không. Bé trả lời:
– Con nộp bài cô giáo trả lại. Bắt phải về làm lại. Nếu không, sẽ không được điểm.
– Thế con viết gì nào hở bé con của mẹ ?
– Thì con viết thế này này. Bà mẹ cầm tờ giấy đọc : Chiều nay, bầu trời Sài Gòn đang nắng bỗng mây đen từ đâu kéo tới rồi mưa như trút nước xuống Sài Gòn. Người Sài Gòn hối hả tìm chổ trú mưa dưới những mái hiên nhà dọc hai bên đường ….. – Có gì sai hở con ?
– Ngay cả mẹ không biết sai gì ư ?
– Sai gì nào ?
-Thì đấy … Cô bảo con phải thay thế tất cả các từ Sài Gòn là Hồ Chí Minh.
– Mẹ tưởng gì. Chỉ đơn giản vậy thôi à. Thì con cứ sửa lại cho đúng.
Đứa bé mặt mày tiu nghỉu ngồi viết bài lại … Sáng hôm sau, bé hớn hở, hân hoan chạy vào lớp khoe cô giáo bài viết đã được sửa. Cô giáo cầm đọc :
Chiều nay, bầu trời Hồ Chí Minh đang nắng bỗng mây đen từ đâu kéo tới rồi mưa như trút nước xuống Hồ Chí Minh. Người Hồ Chí Minh hối hả tìm chổ trú mưa dưới những mái hiên nhà dọc hai bên đường …..
Chẳng bao lâu sau, Hồ Chí Minh bị ngập nước. Bộ mặt Hồ Chí Minh bây giờ trông thật thảm. Nước càng lúc càng nhiều, dâng cao, kéo theo nào là rác rưởi phủ đầy ngỏ ngách Hồ Chí Minh. Du khách nhìn Hồ Chí Minh ngao ngán. Em ngồi nhìn Hồ Chí Minh mưa mà thấy chán. Vì cơn mưa có lẽ kéo dài đến tối. Không phải như mọi người thường nói ” Sau cơn mưa trời lại sáng ” Với Hồ Chí Minh, sau cơn mưa thường cúp điện. Cho nên Hồ Chí Minh tối thui tối thủi. Và vậy là sẽ không được đi dạo chơi Hồ Chi Minh đêm nay, đêm cuối tuần. Tội nghiệp du khách đến chơi Hồ Chí Minh vào mùa mưa thì coi như bó chân không đi đâu được. Nhưng người ta vẫn đến vì tò mò, vì Hồ Chí Minh có đủ các món ăn chơi của ba miền gộp lại. Em không thích Hồ Chí Minh nhưng em phải sống với Hồ Chí Minh vì mẹ em đã sống với Hồ Chí Minh mấy mươi năm nay. Mẹ bảo không thể bỏ đi vì Hồ Chí Minh là nơi chôn nhau cắt rún gì gì đó của mẹ.
Chiều nay, Hồ Chí Minh mưa to, em vẫn ngồi nhìn Hồ Chí Minh chẳng biết chơi gì ngoài hy vọng Hồ Chí Minh đừng mưa nữa.
Em tức mình thầm mắng: “HỒ CHÍ MINH CÀ CHỚN”
Phục hồi bang giao giữa Hoa Kỳ và Cuba
Phạm Đức Duy 20/12/2014
Ngày 17 tháng 12 vừa qua, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố ý định tái lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Cuba.
Trong khung cảnh căng thẳng toàn cầu, giá dầu giảm, bạo lực, bất ổn chính trị và khoảng trống lãnh đạo hiện nay trên toàn thế giới, thông báo bất ngờ này về sự thay đổi lớn trong quan hệ giữa Hoa Thịnh Đốn và Havana đã khiến nhiều người ngạc nhiên và cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Dư luận nghĩ rằng quyết định khó khăn của Obama trong mối quan hệ song phương này có thể sẽ khích lệ các nhà lãnh đạo khác trên thế giới có những bước đi táo bạo tương tự để giải quyết các xung đột lâu đời như ở Trung Đông chẳng hạn. Mặc dù Obama đã phải công khai thừa nhận sự thất bại của chính sách chính trị suốt nhiều thập niên dài đối với Havana, nhưng quyết định tái lập quan hệ với Cuba chắc sẽ nâng cao hình ảnh của Ông không chỉ ở châu Mỹ Latin, mà còn trên thế giới.
Sự thay đổi trong quan hệ Mỹ-Cuba cũng là một tin vui đối với Mễ tây cơ. Nhiều lần trong quá khứ, Mễ tây cơ đã có những căng thẳng với Tòa Bạch Ốc về vấn đề Cuba, đặc biệt trong các vấn đề về di dân, thương mại và buôn bán ma túy. Tổng thống Peña Nieto cũng đã thực hiện nhiều nỗ lực đáng kể để cải thiện quan hệ với Havana, là người nguyên thủ đầu tiên trong nhiều năm của Mễ tây cơ chính thức sang thăm Cuba và còn bỏ qua một phần đáng kể khoản nợ của nước này. Các nước trong vùng nói chung đều muốn Cuba trở thành một phần không thể thiếu của khu vực, đóng vai trò tích cực và bắt đầu tiến trình loại bỏ các vết tích cuối cùng của thời chiến tranh lạnh ở châu Mỹ Latin.
Tại Hoa Kỳ, giới doanh nghiệp tư bản từ nhiều năm đã không thể có những hoạt động kinh tế, đầu tư với Cuba vì bị cản trở bởi lệnh cấm vận và các hạn chế khác trong lúc những nhà tư bản từ châu Mỹ Latin, châu Âu, Nga, và Trung Cộng đã được hưởng lợi
nhuận từ giao dịch kinh tế với Havana. Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, cũng như trong việc thúc đẩy bình thường hóa với CSVN dưới thời Clinton, đóng một vai trò quan trọng trong quyết định của Tòa Bạch Ốc đối với Cuba.
Người Mỹ gốc Cuba, mặc dù từ những năm 1960 đến những năm cuối của thập niên 2000 từng chống Castro mạnh mẽ, đã thay đổi theo thời gian và ủng hộ việc nới lỏng các luật cấm du lịch, kiều hối, v.v… Một cuộc thăm dò đáng tin cậy cho thấy trong năm 2014, 71% người gốc Cuba cho rằng lệnh cấm vận Havana của Mỹ đã không đem lại kết quả gì hết hoặc chỉ đạt được kết quả rất ít. 68% số người được hỏi cũng ủng hộ việc Mỹ khôi phục quan hệ ngoại giao với Cuba. Cũng không có gì ngạc nhiên, thế hệ trẻ của người Mỹ gốc Cuba vì thiếu hiểu biết và không có kinh nghiệm sống về một Cuba cộng sản đã không còn giữ lập trường cứng rắn đối với Cuba như thế hệ ông bà, cha mẹ họ và đã hình thành quan điểm ôn hòa. Cuộc thăm dò cũng chỉ ra rằng 90% thế hệ trẻ người gốc Cuba tại Mỹ ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ với Havana. Cộng đồng người Mỹ gốc Cuba hiện là một khối cử tri quan trọng trong các cuộc bầu cử tại Mỹ, đặc biệt là ở các tiểu bang “swing state” như Florida.
Một số lãnh đạo thuộc đảng Cộng Hòa trong Quốc Hội Mỹ đang tỏ vẻ rất tức giận về hành động của Obama và tuyên bố sẽ quyết liệt chống lại những nỗ lực của Tòa Bạch Ốc đới với việc cải thiện quan hệ với Cuba. Nhiều thành viên trong Quốc Hội đã nhanh chóng lên tiếng rằng Hoa Kỳ không nên công nhận Cuba cho đến khi chính quyền Havana có cải thiện về nhân quyền và cải cách dân chủ. Thượng Viện sẽ phải bỏ phiếu về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận và một cuộc chiến giữa các vị dân cử Mỹ chắc chắn sẽ xảy ra. Mặc dù chính quyền Obama đã hướng tới việc cải thiện quan hệ với Cuba ít nhất từ khoảng một năm rưỡi nay nhưng sẽ còn phải rất vất vả trong những ngày tháng tới để thay đổi những quy định và luật lệ về quan hệ với Cuba ngõ hầu biến lời tuyên bố hôm nay thành hiện thực.
Phục hồi quan hệ ngoại giao với Cuba, Obama đã áp dụng luật biến cải, một trong những đặc tính của chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, ngõ hầu giúp đảng Dân Chủ tạo thêm ưu thế từ giới doanh nghiệp tư bản Mỹ và cử tri trẻ gốc Cuba trong kỳ bầu cử Tổng Thống tới đây vào năm 2016.
Thời gian sẽ cho thấy việc bình thường hóa -nếu được thông qua- có thực sự đem lại nhân quyền và dân chủ cho người dân Cuba hay không. Điều này tùy thuộc vào những người lãnh đạo tại D. F. Không có một Trung Hoa đỏ ở xát bên và chỉ cách bờ biển Florida hơn 100 dặm, hy vọng Havana sẽ không hành động giống những kẻ ở Bắc bộ phủ.
Dân Mỹ đang hy vọng sớm được thưởng thức Cuban cigars chính gốc mà không bị phạm luật quốc cấm.
Lần dở lại trang nhựt ký của Cụ Trần văn Ân «Chung quanh sự xung đột giữa Nhà Ngô và Giáo phái Miền nam» (*)
Nguyễn văn Trần
Nhơn ngày cuối năm, người ta có thói quen và cũng vì có nhiều ngày giờ rỗi rảnh do sanh hoạt nông nghiệp lúc còn ở Việt nam, nghỉ lễ cuối năm khi ở hải ngoại, thường nhắc lại chuyện cũ. Chuyện trong gia tộc, chuyện đất nước. Nhắc để nhin lại quá khứ, xác định hiện tại. Nhắc lại để thấy mình hôm nay.
Lịch sử Việt nam trong giai đoạn bị thực dân đô hộ và toàn dân tranh đấu giành độc lập vô cùng phức tạp. Xã hội nam kỳ có nhiều đặc tính mà người ở vùng khác không hiểu được do không có cùng điều kiện địa lý và lịch sử.
Đạo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo là hai tôn giáo hoàn toàn Việt nam và của Nam kỳ, không từ ngoài du nhập vào qua các giáo sĩ truyền đạo. Do hoàn cảnh lịch sử, Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo lần lượt xuất hiện ở Mìền Đông và Miền Tây Nam kỳ vào nửa đầu thế kỷ XX. Khi toàn dân đứng lên kháng chiến giành độc lập, tín đồ của hai tôn giáo cũng tổ chức hàng ngũ tham gia. Từ tầm vông vạt nhọn tới súng tự động, họ từng bước võ trang và trở thành 2 tôn giáo ái quốc có lực lượng quân sự. Quân đội tôn giáo cho tới 1955, vẫngiữ được an ninh trong vùng của họ. Việt Minh cộng sản không kiểm soát được dân ở những nơi này.
Năm 1948, Bảy Viễn, Tư lệnh Khu 7, bỏ Việt Minh, kéo quân về Thành hợp tác với Chánh quyền Quốc gia, đóng quân ở Bình Xuyên, giữ an ninh vùng Sài gòn – Chợ lớn, lần lần đẩy lui Việt Minh ra xa khỏi vùng phụ cận, thủ tiêu những hoạt động nội thành của Việt Minh.
Khi dẹp những tổ chức «Tôn giáo-quân sự» này, nhà cầm quyền Ngô Đình Diệm gọi đó là những «Giáo phái». Nghĩa của từ ngữ «Giáo phái» trong những bìểu văn tuyên truyền của chế độ Ngô Đình Diệm hàm ý dè bỉu, mạ lỵ. Những người liên hệ Giáo phái đều bị lên án phản động, đưa ra Tòa lảnh án tù giam tời tử hình.
Cụ Trần văn Ân, nhận lới Cố vấn ở Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Giáo chủ Đạo Cao Đài, bị án tử hình. Chưa kịp xử vì bị ảnh hưởng xấu của vụ tử hình Tướng Hòa Hảo Ba Cụt trước đó, Cụ Trần văn Ân cùng những người khác bị đày ra Côn Đảo, nằm khám cấm cố suốt 9 năm.
Nhưng, cụ thể, trường hợp của Cụ Trần văn Ân như thế nào mà bị chế độ dành cho Cụ bản án tối đa như vậy?
Nay sự việc đã qua hơn nửa thế kỷ. Nhắc lại là nhắc
một sự kiện lịch sử. Theo những tư liệu của người trong cuộc để lại. Của chứng nhân và nạn nhân.
Tới tháng 4/1955
Trước tiên, Cụ Trần văn Ân xác nhận khi thành lập Mặt Trận Quốc gia Thống nhứt tại Thánh Thất Cao Đài ở Tây ninh, giữa Đại diện Cao Đài, Dân Xã Đảng của Phật Giáo Hòa Hảo và Bình Xuyên, không có mặt Trần văn Ân và Trần văn Ân không có tham dự.
Xin nhắc lại Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo là 2 tổ chức nhân xã đặc biệt riêng của đất Nam kỳ, không có ở những vùng khác Việt nam. Nó vừa tôn giáo, vừa chánh trị và cả quân sự. Nó vừa là sản phẩm, vừa là tác nhân của một giai đoạn nghiêm trọng lịch sử Nam kỳ.
Từ trước tháng 4/1955, hai Giáo phái và quân đội Quốc gia Bình xuyên đã bắt đầu xung đột ít nhiều với chánh quyển Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Nhưng xung đột đã được giàn xếp với sự tham gia chánh phủ của Tướng Nguyễn Thành Phương bên Cao Đài, Tướng Trần văn Soái Năm Lửa của Phật Giáo Hòa Hảo với chức vụ Quốc vụ Khanh. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, Tướng Năm Lửa và Nguyễn Thành Phương bỏ ra khỏi Chánh phủ, cùng với các Ông Lại Hữu Tài của Bình Xuyên, Sĩ Thanh Phạm văn Sơn của Phật Giáo Hòa Hảo, thành lập Mặt Trận Thống Nhứt Toàn lực Quốc gia dẫn đến xung đột kỳ này mạnh, với võ trang. Sau cùng bị quân đội chánh phủ Ngô Đình Diệm đánh, đẩy lui xuống Rừng Sát và thanh toán luôn.
Theo Hồi ký, Cụ Trân văn Ân trước đó, sau hai lần tham chánh trong chánh phủ Nguyễn văn Xuân với tư cách Tổng trưởng Thông tin, đã tuyên bố «không tiếp tục tham gia chánh trị đảng phái nữa».
Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng dừng. Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc của Cao Đài tổ chức họp báo tại Trụ sở Văn phòng Đại dìện Thánh Thất Tây ninh ở đường Trần Hưng Đạo, Chợ quán, bên cạnh Trụ sở Tuần báo Đời Mới của Cụ Trần văn Ân. Cụ được Đức Hộ Pháp mời qua tham dự họp báo. Nhà báo, Cụ Ân nhận lời không do dự. Sau buổi họp báo, Đức Hộ Pháp, Tướng Lê văn Viễn và tất cả anh em Dân Xã Đảng của Phật Giáo Hòa Hảo đều ân cần mời Cụ tham dự Mặt Trận Thống Nhứt Toàn lực Quốc gia. Chẳng đặng đừng, Cụ nhận lời làm Cố vấn cho Mặt Trận. Cụ hoàn toàn không tham gia riêng một tổ chức nào trong Mặt trận. Tánh cả nể đã đưa cụ ra Côn đảo diện bích suốt 9 năm dài, nằm cấm cố, nghe tiếng sóng biển, làm được ba tập thơ tù, nhờ phước đức thoát khỏi máy chém của Đội Phước.
Xin trở lại với Trần văn Ân trong vai trò Cố vấn của Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia. Cuối tháng 4/1955, Cụ được Mặt trận yêu cầu đi với phái đoàn Mặt trận hội kiến Thủ tướng Ngô Đình Diệm tại Dinh Độc lập. Ông Thành Nam Nguyễn Long, Tham mưu của Tướng Năm Lửa, làm phát ngôn nhơn của phái đoàn. Ông giữ sẳn bản dự thảo một chánh phủ đoàn kết quốc gia nhằm tạo sức mạnh đương đầu với áp lực cộng sản lúc này, sẽ trình Thủ tướng Ngô Đình Diệm nếu cuộc hội kiến đưa đến kết quả thuận lợi.
Trong cuộc hội kiến, Cụ Trần văn Ân có trình qua sự chuẩn bị chánh trị của Mặt trận:
«Chống cộng, giữ nước, phải có quần chúng. Tín đồ các Giáo phái miền nam xưa nay nhiệt thành chống thực dân pháp và chống cộng sản. Chính người dân có đức tin, tay lấm, chơn bùn, mới là người giữ nước và hết lòng với Cụ. Khoa bảng và nhà giàu, họ sẽ lo chạy trước và bỏ Cụ khi nước nhà lâm nguy. Cụ nên đón nhận tín đồ tôn giáo miền nam. Thêm nữa là họ có thành tích chống cộng. Binh lính Bình Xuyên là những người đi đầu khi khởi nghĩa kháng chiến chống thực dân pháp. Cụ không nên bỏ qua. Nếu Cụ chịu đoàn kết thì Ông Thành Nam Nguyễn Long, Phát ngôn nhơn của Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia, sẽ trao cho Cụ sơ đồ dự án tổ chức tân chánh phủ, do tôi soạn thảo, chỉ có 9 Bộ, dành cho Cụ những Bộ quan trọng như Quốc phòng, Nội vụ, Ngoại giao, Thông tin. Phần nhiều là Tổng Giám đốc. Tôi đã tính cho các ông lớn tuổi của Giáo phái sẽ đi ra ngoại quốc sống. Mình giữ những người trẻ ở lại làm một tổ chức mạnh chống cộng sản. Các ông lớn tuổi đã ưng thuận. Xin Cụ yên lòng. Cụ thường nói với tôi lúc còn Việt nam Phục quốc Đồng minh Hội là khi nào vào Nam, Cụ chỉ tìm tôi nói chuyện nước. Cụ nên vững tin».
Theo Cụ Ân thì Ông Diệm có vẻ xiêu lòng. Nhưng ít phút sau, ông kết thúc buổi hội kiến:
«Thôi mấy ông về đi. Tôi sẽ xét lại».
Ông Diệm không trả lời dứt khoát chắc ông muốn nói chuyện lại với Ông Ngô Đình Nhu.
Trên đường ra về, Cụ Ân nói với phái đoàn là việc hỏng rồi.
Xung đột võ trang
Vào những ngày cuối tháng 4/1955, một trái lựu đạn lìệng vào bót Cảnh sát Đô thành ở Đại lộ Trần Hưng Đạo do Bình Xuyên nắm giữ. Lập tức Công an Xung phong của Bình Xuyên do Ông Lại Hữu Sang chỉ huy phản ứng. Thế là quân đội quốc gia thi hành quyết định của Thủ tướng Ngô Đình Diệm bắt đầu tấn công các cơ quan và căn cứ võ trang của Bình Xuyên. Áp lực quân sự của phía chánh quyền ngày càng mạnh. Căn cứ của Bình Xuyên ở phía bên kia cầu Chữ Y mất, toàn bộ phải rút xuống Rừng Sát.
Theo Cụ Ân thì trái lựu đạn liệng vào Bót Cảnh sát Đô thành là do Đại tá CIA Lansdale tổ chức nhằm gây hấn tạo cái cớ để quân đội tinh nhuệ quốc gia ra tay dẹp Bình Xuyên và dẹp luôn Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia. Nguồn tin này do một học giả người Huê kỳ cho Cụ Ân biết sau này, lúc Cụ làm Tổng trưởng Thông tin trong chánh phủ Nguyễn Khánh. Điều này cũng nhắc lại người đọc một chi tiết liên quan đến báo cáo của Đại tá Lansdale về Hoa-thạnh-đốn là Ông Diệm đã chỉ huy được quân đội quốc gia và đã hoàn toàn ổn định được tình hình Sài gòn và Việt nam. Báo cáo của Đại tá Lansdale đã làm thay đổi lập trường của Hoa thạnh đốn từ «muốn bỏ Ông Diệm vì bất lực tới giữ lại Ông Dìệm ở nhiệm vụ Thủ tướng và còn ủng hộ ông» (Xem Kenneth Todd Young của Steohen B. Young, Việt Luận, Thời Luận, Đàn Chim Việt, …)
Lực lượng Bình Xuyên rút về Rừng Sát, chiến khu thời kháng chiến chống thực dân của họ. Chiến dịch Hoàng Diệu do Đại tá Dương văn Minh và Đại tá Nguyễn Khánh chỉ huy bao vây Rừng Sát. «Một con kiến cũng không lọt ra được», Đại tá Dương văn Minh tuyên bố với báo chí.
Nhận thấy có nhiều anh em cựu kháng chiến, thanh niên mới gia nhập khá đông, tất cả đều trong tình trạng bất lợi, hai Cụ Trần văn Ân và Nguyễn Hữu Thuần tình nguyện, nhơn danh Ông Viễn, đi ra gặp Tư lệnh Chiến dịch thương thuyết ngưng bắn. Trên đường đi, hai cụ phải ngủ đêm trong Rừng Sát. Ngọn đèn pha của tàu chiến rọi sáng tưởng họ đã thấy được hai cụ. Sáng ra, hai cụ đi xe đò tới Biên hòa thật sớm, vào Dinh Tỉnh trưởng, gặp Trung tá Tỉnh trưởng Nguyễn Linh Chiêu. Cụ Trần văn Ân, vốn quen biết với Ông Nguyễn Linh Chiêu nên xin Ông Chiêu cho một bữa ăn sáng ngon lành. Ông Chiêu cho dọn một bữa ăn sáng tươm tất mời hai cụ. Ăn sáng xong, hai cụ nhờ Trung tá Chiêu đưa đi gặp Đại tá Mai Hữu Xuân, rồi gặp Đại tá Dương văn Minh và Đại tá Nguyễn Khánh, chỉ huy Chiến dịch. Như vậy có 2 con kiến đã đi ra tới Biên Hòa (Ông Nguyễn Linh Chiêu vừa mất ở Cal, anh của Bs Nguyễn Quốc Nam hiện ở 95 610 Éragny sur Orge, phía Tây-Bắc cách Paris, lối 30km).
Hai bên, Ông Trần văn Ân và Ông Nguyễn Hữu Thuần, bên kia là Đại tá Dương văn Minh, thương thuyết ngưng bắn, binh sĩ Bình Xuyên ra về hợp tác với chánh quyền quốc gia hoặc về quê trở lại đời sống dân sự bình thường. Họ trở về không bị khó khăn, tù tội, … Hai bên đạt được sự thỏa thuận tạm ngưng bắn. Giấy thỏa thuận được hai bên ký. Một trong hai người, cụ Ân hoặc Cụ Thuần sẽ trở về Rừng Sát gặp Ông Viễn để chuẩn bị thi hành thỏa thuận ngưng bắn. Bỗng Ông Hồ Hữu Tường ra nhận lấy tờ thỏa thuận cầm về cho Ông Viễn. Cụ Ân bàn riêng với Ông Tường nên để những người quan trọng như Ông Viễn, Ông Paul, con trai của Ông Viễn ở lại Rừng Sát, Ông Lại Hữu Tài tạm lánh mặt,…
Ông Tường trở về Rừng Sát gặp Ông Viễn, không biết Ông Tường bàn với Ông Viễn như thế nào mà Ông Viễn không chấp nhận bản thỏa thuận. Cuộc thương thuyết hóa ra bất thành.
Sau đó, hai Cụ Trần văn Ân và Nguyễn Hữu Thuần ký giấy, với tư cách cá nhơn, ở lại về với chánh quyền. Từ đây, hai cụ trở thành tù nhơn và bị nhốt nhiều nơi vì chiến dịch thanh toán giáo phái chưa kết thúc.
Có nhiều truyền đơn rải kêu gọi binh sĩ Bình Xuyên và Phật Giáo Hòa Hảo hảy ra về sẽ không bị xem có tội. Vài tháng sau, binh sĩ Bình Xuyên kéo về thành gần hết, ngoại trừ Tiểu đoàn Bảy Môn thoát khỏi vòng vây, trở lại với Việt Minh.
Ra Tòa án Quân sự tối cao
Sau thời gian thụ lý, có 10 người bị Tòa án Quân sự Tối cao ở Sài gòn tuyên án tử hình. Riêng Tướng Cao Đài Nguyễn văn Thành do một Tòa án riêng xử vì ông là Tướng của Quân đội quốc gia. Trong lúc chờ ra Tòa lãnh án, những người này, nhứt là những người quan trọng như Cụ Trần văn Ân, Nguyễn Hữu Thuần, Hồ Hữu Tuờng, …bị báo chí theo chế độ chửi bới thậm tệ, đặc chuyện nói xấu đủ điều để chuẩn bị dư luận cho những bản án sắp được công bố.
Hai ông Trần văn Ân và Nguyễn Hữu Thuần tự nguyện ra về để thương thuyết ngưng bắn và tự nguyện ở lại để chánh quyên tùy nghi xử lý. Trước Tòa, hai Cụ có yêu cầu hai Đại tá Mai Hữu Xuân và Dương văn Minh ra làm chứng nhưng cả hai ông đều vắng mặt. Nếu có tội thật sự thì hai cụ phải hưởng được trường hợp giảm khinh. Trái lại, hai cụ không hưởng đưọc qui định này của luật pháp.
Nhiều sĩ quan Bình Xuyên khai có truyền đơn kêu gọi binh lính hảy quay về, không bị buộc tội và hợp tác với chánh phủ nên họ mới ra về. Ông Chánh án Trịnh Xuân Ngạn đòi bị can hãy trình những tờ truyền đơn ấy cho Tòa xem. Ông lấy đút vào túi hết và những tờ truyền đơn không hề được nhắc tới trong suốt thời gian xét xử.
Cũng trước Tòa, Ủy viên Chánh phủ Công tố viên, Ông Nguyễn Phu, không hề đặt vấn đề tại sao ở Nam kỳ sản sanh ra Giáo phái? Vai trò xã hội và chánh trị của Giáo phái ở Miền Đông và Miền Tây, nhứt là sự đóng góp của Giáo phái trong công cuộc toàn dân chống thực dân và chống cộng sản từ 1945, tức trưóc khi có chánh quyền Ngô Đình Diệm đang xét xử họ. Thái độ của Ủy viên Chánh phủ cũng thiếu nghiêm chỉnh. Trước Tòa án, ông lại lớn tiếng chửi bới, có nhiều lời lẽ khinh miệt Giáo phái và các bị can. Ông mỉa mai «Trí thức là bọn chạy theo kiếm ghế Bộ trưởng». Ủy viên Chánh phủ chửi xong, bảy Quan Tòa vào trong nghị án để tuyên bố bản án tử hình cho 10 người trong Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia về «Tội phiến loạn bị bắt tại trận».
Sự thật không có ai là người bị bắt tại trận hết cả !
Trong hồi ký, tuy dành cho con cháu và thân hữu, Cụ Trần văn Ân viết «Từ lâu, Ân tôi không hề muốn nói ra điêu xấu hổ này. Nay thấy phải viết cho chư hữu Phục Việt (**) đọc trong tinh thần Tư Vô Tà!»
Phạm nhơn tử hình trong vụ Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia hay còn gọi vụ «Phiến loạn Bình Xuyên» chưa đem ra hành quyết gấp như vụ Tướng Ba Cụt vì chánh phủ Ngô Đình Diệm hãy còn bị ám ảnh hồn ma Tướng Ba Cụt!
Tất cả tội nhơn tạm thời bị đưa ra Côn đảo bằng tàu biển. Họ bị nhốt dưới hầm tàu chung với heo. Ở Miền Bắc, trí thức như Triết gia Trần Đức Thảo bị đày lên Việt Bắc chăn bò để biết giá trị của lao động. Để thấm thía «Trí thức không bằng cục phân» của Mao Trạch-đông. Tới Côn đảo, tôi tử hình bị nhốt vào xà-liêm cấm cố, hai chơn bị còng vào thanh sắt dài. Cụ Trần văn Ân bị còng suốt hai năm tại cấm cố 3. Không có sách báo đọc. Thêm cái khổ ngoài những đau đớn thể xác.
Trở về đất liền
Sau Cách mạng 1-11-1963, tất cả tù nhơn trong vụ Giáo phái hay «Phiến loạn Bình Xuyên» được đưa về nhốt tại khám Chí Hòa ở Sài gòn.
Cụ Trần văn Ân, pyjama, chống gậy đứng giữa,, phía sau, trái, Hồ Hữu Tường, ngay bên trái, Tướng Cao Đài Nguyễn văn Thành, đứng sau ông, bên trái, Nguyễn Hữu Thuần. Thứ ba, từ mặt qua, Kỹ sư Lê văn Ngọ (nhạc phụ Bs Lữ Y). Người áo bá ba đen, cao lớn là Tướng Kháng chiến Trịnh Khánh Vàng. Ảnh chụp tại Côn đảo lúc ra tù.
Tới phiên Tướng Nguyễn Khánh làm đảo chánh, hạ bệ Tướng Dương văn Minh, Quốc trưởng và Đốc phủ sứ Nguyễn Ngọc Thơ, Thủ tướng Chánh phủ. Tướng Nguyễn Khánh mới cho thả những tù tử hình còn nhốt trong Khám Chì Hòa. Sau đó, Tòa án Sài gòn làm thủ tục phá án và trả tự do cho tất cả.
Không ai hiểu tại sao Tướng Dương văn Minh và cả Nhà Hành chánh Nguyễn Ngọc Thơ, Thủ tướng Chánh phủ, đều không thả những tù nhơn chánh trị này.
Cụ Trần văn Ân thêm lời
Tập hồi ký trong đó có phần cụ kể lại chuyện của cụ bị Tòa án Sài gòn kết án tử hình đươc cụ viết xong tháng 5/1994 tại tư gia ở Thành phố Rennes, vùng Bretagne, Tây-Bắc nước Pháp. Ở cuối phần này, Cụ Trần văn Ân có viết thêm một đoạn ngắn:
«Tôi đã suy nghĩ nhiều đêm, nên viết ra điều này, sau khi đốt nén hương dâng Bàn thờ Tổ quốc và vái vong linh các bậc tiền bối, chí sĩ Việt nam và hướng tâm mình về Linh điện Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, trong tinh thần TƯ VÔ TÀ. Tôi quả quyết rằng Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia hay Giáo phái chỉ nhằm làm áp lực chánh quyền, không hề có ý nghĩ dùng võ lực lật đổ chánh quyền. Vào Rừng Sát, tôi thấy Ông Viễn hoàn toàn không có dự bị chiến đấu, không có dự bị chạy giặc hay ẩn núp máy bay. Tôi cho Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia là chánh trị không đường lui!
Ngoài ra, tôi muốn ghi nơi đây rằng giữa Ông Ngô Đình Diệm và Trân văn Ân, tôi, quen biết nhau từ trước khi tôi nhận làm Tổng thư ký Phục quốc Đồng Minh Hội của Cụ Cường Để (Ông Diệm cũng là nhơn sĩ của tổ chức này), chỉ có cảm tình, chớ hoàn toàn không có giận hờn hay thù oán. Lúc nào Ông Diệm cũng niềm nở khi gặp tôi. Và chúng tôi có đi chung với nhau nhiều lần».
Roissy en Brie, Pháp, Cuối thu 2014
Để tưởng nhớ một Đấu sĩ của thế kỳ XX
Ghi chú
(*) Tựa của Cụ Trần văn Ân
(**) Hội Phục Việt, Trụ sở tại 4, Place de la Méditerrannée, 95200 Sarcelles, Pháp, chủ trương báo Hồn Nước. Cụ Trần văn Ân là người đỡ đầu và hướng dẩn sanh hoạt của nhóm anh em vào đầu thập niên 80.
Phụ bản
Qua sự giới thiệu của Bác sĩ Nguyễn Hoài Vân ở Rennes, Tử đệ của Cụ Trần văn Ân, Bác sĩ Trần Kim Tuyến ở Cambridge, nguyên Giám đốc Sở Nghìên cứu Chánh trị của Phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm, quen bìết với Cụ Ân, chuyện vản và thư từ qua lại với nhau. Sau thời gian ngắn, Bs Trần Kim Tuyến nói ra «rất tiếc trước kia đã hiểu Cụ Ân hoàn toàn sai lạc».
Nhơn đây, chúng tôi xin đính kèm phụ bản 1 thiệp chúc Tết với bài thơ họa của Bs Trần Kim Tuyến gởi Cụ Ân, nhờ Bs Nguyễn Hoài Vân còn giử được.
Bài Học Kinh Tế: Kinh Tế Thị Trường Xã Hội
Phan Văn Song
«Liên Hiệp (Âu châu) dành mọi nỗ lực để xây dựng lâu dài một Âu châu … trên một nền Kinh tế Tự Do, Xã hội…»*
Hiến Ước Âu châu 1: 3
Thế nhưng…
Từ nhiều năm nay, đặc biệt từ những năm khủng hoảng kinh tế tài chánh, quan niệm Kinh tế thị trường Xã hội (Économie Sociale de marché / social economy of market) hay là Kinh tế Tự do Xã hội (libéralisme social / social liberalism) được các nhà bình luận và nghiên cứu chánh trị-kinh tế Âu Tây bàn luận rất nhiều.
Quan niệm nầy được trình bày như là một cái mẫu quản trị kinh tế Âu Tây tương lai để phát triển Âu châu – lục địa của thế giới cũ (diễn văn của Ngoại trưởng Pháp de Villepin năm 2002 trước Liên hiệp Quốc) lục địa của thế giới của Văn hóa trọng Con Người, Văn Hóa Nhơn bản – với một nền Văn Hóa đặt Con Người vào trọng tâm, trái với quan niệm gọi là trường phái Anh-Mỹ (anglo – saxon), trường phái Kinh tế Thị trường Tự do (Économie de marché libérale – liberal economy) của một thế giới mới có Văn minh kỹ thuật nhưng phát triển trong hỗn loạn, không kiểm soát, thả nổi theo luật cung cầu của thị trường (hay đúng hơn kiểm soát bằng kỹ thuật để tìm kết quả về lợi nhuận) và Con Người thường bị bỏ quên.
Những cuộc bầu cử vừa qua ở Pháp đã đưa đến những kết quả hoàn toàn bất lợi cho Tổng thống Hollande và Đảng Xã hội. Mặc dù Thủ tướng Manuel Valls cố vớt vát chuyển hướng Xã hội rất phái tả, sang hướng trung dung thuận cho những chương trình phát triển Kinh tế Thị trường, hướng Tự do Xã hội, với vị Bộ trưởng trẻ tuổi tân thời Emmanuel Macron, đã đưa lập luận rằng nền Kinh tế Tư bản thị trường tương lai của Liên Âu sẽ dần dần «mất chất xã hội» đem đến tranh luận và bàn cải, nhứt là ngay trong Đảng Xã hội. Một đảng Xã hội mà chính Manuel Valls cho rằng đã quá cổ lỗ xĩ. Theo nhận xét riêng của chúng tôi thì nền Kinh tế tương lai chỉ là một vấn đề quan niệm nhỏ thôi. Cái khó là đi giữa hai làn đạn chánh trị do “người chánh trị”, “đảng phái chánh trị” tạo thành. Một nền Kinh tế tương lai phải dựa vào thực tế đời sống ngưới dân, một chánh sách tự do hành động trong kinh doanh theo luật thị trường cung cầu, nhưng phải giữ đạo đức trong cạnh tranh, trong trao đổi quyền lợi chủ thợ nói tóm lại phải dựa vào một “thái độ đạo đức xã hội”. Khổ nỗi làm sao kết hợp,”cái tự do thả nổi” của kinh tế thị trường và cái gò bó luật lệ của luật “xã hội”!
Nhưng dù thế nào đi nữa thì toàn bộ các quốc gia thành viên Liên Âu cũng phải ngồi lại với nhau để tìm cho được một mẫu số chung về tổ chức xã hội, mẫu số chung về kinh tế, để trả lời những bài toán nan giải về công ăn việc làm (tạo việc làm để đơn thuần chống nạn thất nghiệp không giải quyết được vấn đề tạo việc và xây dựng hệ thống chuyên nghiệp, tay nghề cho tương lai), những vấn đề phát triển đồng bộ cân bằng, những vấn đề dung hòa những điều kiện để phát triển, từ những suy nghĩ nghề nghiệp hóa công ăn việc làm đến những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp như phụ túc liên đới bảo hiểm sức khỏe, dân sinh, xã hội, hưu trí… Điều quan trọng là để có một nền kinh tế thị trường xã hội là phải được dựa trên ba cột trụ xã hội: Giáo dục (cưỡng bách và miễn phí cho đến có tay nghề), Y tế (miễn phí-với một mạng lưới đi đến cấp huyện), Hưu trí và tuổi già được che chở ; nhưng vẫn giữ phần tiên tiến về mặt kỹ thuật, cạnh tranh, nghiên cứu … do luật thị trường đòi hỏi.
Hiện nay, vào thế kỷ 21, Kinh tế Tự Do Xã hội vẫn còn ở trong địa hạt lý luận, trao đổi quan điểm.
1/ « … Một sự nhầm lẫn khổng lồ»
Nếu quan niệm Kinh tế Tự Do Xã hội vẫn chưa có một tương lai rõ ràng cũng bởi vì trong quá khứ, quan niệm ấy thiếu một lịch sử trong sáng. Từ ngữ này là một sự vá víu giữa những quan điểm khác nhau. Người đầu tiên đưa từ ngữ ấy vào chánh trường đã sử dụng như một khẩu hiệu tranh cử. Đó là ông Thủ tướng Đức, Tiến sĩ Ludwig Erhard (1897-1977). Vào những năm ’50 của thế kỷ trước, ông được xem như là người cha đẻ của phép «mầu nhiệm (kinh tế) Đức», ông cũng là vị kinh tế gia lỗi lạc, giáo sư của Đại học Fribourg với lý thuyết «ordo libéralismus – trật tự của tự do kinh tế», một lý thuyết kinh tế, mô tả một nền kinh tế tuy được gọi là «tự do» nhưng được ông đóng khung trong những «luật lệ chặc chẽ». Để tranh cử, và để chống lại những đôi thủ thuộc Đảng Xã hội đang đòi hỏi nới rộng những quyền hạn và vai trò kiểm soát của Nhà Nước; để sửa sai và kiểm soát những kết quả của một chế độ kinh tế «Tư bản tự do» bằng những luật «công bằng xã hội», ông bèn dùng một xảo thuật nghề nghiệp, lý thuyết hóa bằng ghép vào nhau những từ ngữ! Từ ngữ «xã hội» được ngay Ngài Thủ tướng, giáo sư kinh tế đại tài sử dụng để chận đứng những đòn lý luận của các đối thủ của ông. Và ông chứng minh rằng «không gì xã hội bằng kinh tế thị trường (tự do)!» và ông ráp ngay Kinh tế thị trường tự do với tĩnh từ Xã hội. Nếu thoạt đầu chỉ là một khẩu hiệu tranh cử, với tài nghệ của ông, từ ngữ này biến thành một ý thức hệ, một quan niệm kinh tế, một trường phái kinh tế. Với những bài nhận định, phân tích khoa học để tạo một sự tin tưởng rộng rãi trong dân chúng, từ ngữ này đã biến thành một chủ thuyết kinh tế.
«Không nên nói như vậy, đây là một sư nhầm lẫn khổng lồ» Tiến sĩ Friedrich Von Hayek (1899-1992), giải Nobel kinh tế 1974, vị trưởng tràng của trường phái Áo, của những trí thức gia thuộc phái «tự do chủ nghĩa» toàn thế giới, phải thốt lên câu nói này, để răng dạy anh đàn em học trò Ludwig Erhard đã dám mó tay mở cái nồi «luyện linh đơn», «cái hộp của Pandore» (hộp bửu bối). Và mặc dù Ngài Tiến sĩ Thủ tướng giáo sư kinh tế cố đưa ra những bài đính chánh, những lời hối hận, mọi việc đã trễ rồi: Con tàu «Kinh tế thị trường Tự do Xã hội» đã có một đời sống độc lập, trôi theo những giòng tư tưởng chánh trị như một con thuyền không bến.
Chủ thuyết nầy đã phá vỡ nền kinh tế thị trường tự do và đánh bại «nhóm tự do» ở Đức. Vậy thì:
2 /Chủ thuyết Kinh tế Tự do Xã hội nói gì?
Nền Kinh tế nầy theo lý thuyết phải là một nền kinh tế thị trường tự do, nghĩa là bị ảnh hưởng và phát triển theo nhịp của luật Cung/Cầu của thị trường. Nhưng nó phải được kiểm soát, bổ sung, sửa sai bởi Nhà Nước, để san bằng sai biệt xã hội giai cấp, tạo công bằng xã hội, tạo sự liên đới bổ sung giữa những giai cấp, thành phần xã hội.
Khi được định nghĩa như vậy, chủ thuyết này được nhóm «dân chủ xã hội» Âu châu, và đặc biệt Đức, làm vũ khí tuyên truyền ngay. Họ sử dụng như «con đường thứ ba», đi giữa hai làn quá khích «kinh tế thị trường tự do» và «kinh tế chỉ đạo». Con đường kinh tế thứ ba này biến thành «con đường ngoại giao thứ ba» khi các nhà lãnh đạo Âu châu sử dụng nó để đứng giữa «Tư bản Tự do chủ nghĩa» Huê kỳ vả khối «Cộng đồng chủ nghĩa Đỏ» Liên Sô. Và cuối cùng vào đầu thế kỷ thứ XXI lại được tất cả những ai, có lý hay không có lý, sử dụng để lánh xa Huê kỳ, với W. Bush, nhóm Tân Bảo thủ và các đồng minh, được nhận diện đó là «trường phái anglo – saxon» một cách miệt thị và đầy chủng tộc tánh. Một trường phái bị nguyền rủa, bị “tố giác, đánh giá” là một trường phái kinh tế thị trường hổn loạn, vô tổ chức, rừng rú.
Nhưng hiện nay với sự khủng hoảng của Liên Âu và đồng Euro, Trường phái nào thực sự «Xã hội»?
Thị trường tự do để tạo sự giàu có và phát triển trước, và sau đó dung, để tổ chức Xã hội? Hay Tự do và Xã hội song song với một sự phát triển đồng bộ, mặc dù có chậm hơn.
(Nước Anh phái Tự do với Tổng sản lượng/ đầu người 27 000 US$, Chỉ số phát triển 2,8%, Chỉ số thất nghiệp 5%; so sánh với nước Pháp, phái Tự do Xã hội: TSL/Ng 24 000 US$, Pt 1%, thất nghiệp 10%)
3/ Công Bằng Xã hội là gì?
Cái khó khăn là làm sao cắt nghĩa được “công bằng xã hội”. Ai cũng mơ có công bằng xã hội, từ thuở khai thiên lập địa, nhà lãnh đạo quần chúng nào, nhà tiên tri nào cũng nói đến “công bằng xã hội”.
Ai mà không có một giấc mơ có một xã hội công bằng hơn, có một nền công lý trong sáng hơn để mỗi người đều có một chỗ đứng, một địa vị xứng đáng với nhân phẩm của mình, và có cùng một cơ hội và những điều kiện chung để hưởng mọi phát triển khoa học kỹ thuật? Nhưng đó là một khái niệm trừu tượng, khó khăn nhiều khi dẫn đến những bài giải hoàn toàn trái ngược nhau.
Thoạt tiên, quan niệm của Aristote (-384 TCN / -322 TCN) chia công lý thành hai loại: công lý chỉnh lưu và công lý phân phối (justice commutative et justice distributive). Một loại là mỗi ngưòi chỉ nhận những gì mỗi chúng ta đem lại nghĩa là “công lý được hưởng theo công đức”. Loại thứ hai “công lý được trả theo nhu cầu”, nghĩa là tùy theo mỗi hoàn cảnh, mỗi người được hưởng phần công lý đó. Ai đúng ai sai? Thế nào là công bằng? Aristote và sau đó Thomas d’Aquin (Saint) (1228–1274) trả lời rằng tùy trường hợp, tùy điều kiện của khế ước cá nhơn hay cộng đồng. Trong một văn kiện khế ước, không nên làm thiệt thòi lẫn nhau, mỗi việc phải được trả giá đúng mức. Nhưng trong một công đồng, cũng như trong một gia đình chúng ta cũng dễ hiểu là mỗi người chỉ nhận một phần tối thiểu đúng với phần do lượng ước cá nhơn.
Sai lầm to! Vì tất cả những nỗ lực để đem lại những chia sẻ công bằng đều vô vọng. Triết lý gia nỗi tiếng người Mỹ John Rawls (1921-2002), sau những năm nghiên cứu, đi đến kết luận: công bằng xã hội chỉ thực hiện được “khi nào người ta ban phát tối đa cho những người thiệt thòi nhứt (có ít nhứt), nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng chung ở mức độ cao nhứt cho toàn thể mọi người”. John Rawls nhận thấy rằng lấy của người này để chia cho kẻ khác không phải là cách làm đúng, vì không có phát triển, và sau cùng tất cả đều nghèo khó lần lượt: những ý thức hệ san bằng cách biệt trong xã hội đều bị phá sản ở mọi nơi, mọi người bình đẳng là một tư tưởng không tưởng. Chúng ta phải biết tổ chức lại cuộc phân chia, một cách khôn khéo, để sự san bằng có thể được chấp nhận ở mọi người. Nhưng đâu là mức “tối thiểu” (hay là cái “tối đa” của những người có “tối thiểu”). Không ai trả lời được, cả John Rawls, cả nhà giải thưởng Nobel kinh tế 1998 Amartya Sen (1933- ), người đã từng bỏ công nghiên cứu, chưa ai tính được một bài giải vừa lòng cả mọi người – “kẻ nhận vẫn cảm thấy chưa đủ – kể cho thấy đã quá thừa rồi”. (Thật là tâm trạng: “cho cũng nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu”)
Frederich Von Hayek đề nghị một cái nhìn khác. Có vẽ hợp tình hợp lý hơn, có vẽ “công bằng“ hơn. Ông đề nghị lựa chọn giữa “công bằng trong kết quả” hay “công bằng trong thủ tục”. Bởi làm sao đo lường được kết quả? (giữa những san bằng do trao đổi, bù trừ). Chúng ta thử nhìn vào một khía cạnh khác: thủ tục: bằng cách gì, chúng ta đánh giá? Trong phương pháp này, chúng ta không còn đánh giá con số người nghèo với con số người giàu để đo lường được sự bất công hay mất thăng bằng của một xã hội. Chúng ta phải đo lường bằng những thủ tục gì để nói đó là người giàu (hoặc người nghèo)? Trong một xã hội mà một luật rừng được áp dụng, kẻ thắng là kẻ có sức mạnh, kẻ giàu là kẻ cầm quyền, tịch thu, cướp giựt, tham nhũng, xã hội đó đương nhiên là một xã hội kém công bằng. Tài sản, sự giàu có của các nhà độc tài, của một nhóm mafia, băng đảng, bạn bè, đoàn thể, đảng viên không phải là những sự giàu có trong lương thiện, trong công bằng xã hội. Vậy thì:
4/ Kinh tế Thị Trường, làm giàu trong “công bằng”?
Làm kinh doanh qua kinh tế thị trường có phải là cách làm ăn lương thiện, làm giàu trong công bằng?
Có kẻ cho rằng làm ăn theo kinh tế thị trường là một cách làm ăn có tính cách bóc lột, lợi dụng.
Cũng có người bảo rằng làm ăn theo kinh tế thị trường là chuyện không thể không làm được, bất khả kháng, cái đường phải đi bắt buộc.
Nhóm thứ nhứt nói rằng kinh tế thị trường do dân nhà giàu bóc lột dân nghèo để càng ngày càng giàu hơn. Liên hệ không cân bằng giữa “sức lao động” và “của cải”. Quan hệ bất công nầy do nhiều nguyên nhơn tạo thành. Đệ tử của Marx nói đấy là do của tính cách “tư hữu” của “Tiền Vốn” (Tư bản) Vì là quan niệm “đầu tiên” của đầu tư là “tiền đâu”, Tiền Vốn, hay Chủ Vốn đóng một vai trò tối ưu trong tiến trình sản xuất. Sự mầt cân bằng giữa “kẻ có vốn – có tiền bỏ vốn bỏ tiền” và những kể không có gì cả, ngoài “sức lao động”. Người bỏ vốn, chủ nhơn, với thế thượng phong của tiến bạc, bóc lột kẻ làm công trả lương không tương xứng với sức sản xuất thực sự. Sự cách biệt, gọi là lợi nhuận, chủ nhơn hưởng trọn.
Ngày nay, với một nhản quan tiên tiến hơn, vài nhà kinh tế gia đưa ra thuyết chủ nhơn tài sản là chủ nhơn của thông tin, hay chủ nhơn của sự hiểu biết. Một khế ước giữa một kẻ “biết” và một kẻ “không biết” dĩ nhiên là bất bình đẳng. Sự “bất bình đẳng” trong khế ước ấy là khỏi đầu của mọi sự bóc lột. Bất bình đằng, bất công giữa ngưòi bán “biết” và người mua “không biết”, tay thợ nhà nghề “biết” và anh tay mơ, bạn hàng “không biết”, anh chủ nhà cho thuê nhà “biết” và anh đi thuê nhà “không biết”… và dĩ nhiên đó không gì khác hơn là quan hệ bất bình đẳng giữa anh chủ nhơn “biết” và anh công nhơn” không biết” (trở lại thuyết mác –xít). Kinh doanh, thị trường là một sự “bất công” kẻ bán gạt người mua. Kinh tế thị trường là một sự lừa gạt kẻ giàu lấy của kẻ nghèo.
Làm gì có chuyện đó! Các đệ tử của trường phái thị trường tự do nhao nhao phản đối. Theo họ, khế ước là một trao đổi bổ sung luởng lợi. Kẻ chín phân người tám lạng. Mỗi người sẽ tìm trong đối thủ mình một đối tượng để trao đổi những dị biệt bổ sung cho nhau. Nếu ta phân tích các trao đổi tự nguyện, chúng ta sẽ thấy sự bổ sung của những dự tính rất chủ quan về quyền lợi trong sự lưạ chọn. Hãy nghĩ tới chuyện trao đổi giữa anh mù và anh què (“anh là cặp chơn của tôi và tôi là cặp mắt của anh”, và anh què được anh mù cõng đi chơi – nhưng cõng mệt sức hơn ngó)) Frédéric Bastiat (1801-1850) cho rằng thị trường là nơi trao đổi mà mọi người đều có lợi. Và Tư sản không phải là nguồn của sự bóc lột mà là phương tiện giúp chúng ta để chúng ta gặt hái những thành quả có thể trao đổi với những sáng tạo của những tư sản khác. Như vậy Tư sản là công bằng, Tư sản giúp chúng ta sáng tạo, đó là một sự ích lợi. Vì sáng tạo sử dụng cho nhu cầu của kẻ khác. Ngày nay ta thường nói khế uớc là lưỡng lợi, là synallagmatique, hay Win-Win.
Thị trường là một sự cưỡng bách, đầy sức sống. Thị trường buộc chúng ta mỗi người phải suy nghĩ để làm sao có những sáng tạo để phục vụ nhu cầu của kẻ khác, và cũng sẵn sàng tiếp nhận những sáng tạo của kẻ khác. Và nếu chúng ta nhận định rõ ràng rằng sự “Giàu có”, “của cải”, “tài sản” không phải là một “lô hàng hóa chất đống một cách vô hiệu lực”, mà là những “sáng tạo” để phục vụ “nhu cầu” của công đồng, thì “Thị trường” là nơi có “công bằng” xã hội.
5/ Làm sao xóa đói giảm nghèo:
Biết rằng thị trường là công bằng, và chúng ta đã nhận định vậy, chúng ta làm sao quên được những hệ quả của nó, chúng ta làm sao không thấy những người vì bất tài hay vì không may bị thị trường bỏ quên hay đặt bên lề của một xã hội do lợi nhuận tạo thành? Vì vậy quan niệm kinh tế thị trường xã hội mới được nghĩ tới: quan niệm này đề nghị những kết quả của thị trường phải được “kiểm soát” “dung hòa” “sửa saỉ”. Dung hòa sửa sai là những quan niệm rất “kinh tế chỉ đạo”, nhưng ở đây được sử dụng để tổ chức một kinh tế, để kiểm soát một thị trường, để tránh sự bất công trên thị trường lao động. Nhà cầm quyền phài lãnh phần chỉ đạo ấy. Nhà làm luật phải tiên liệu một khuôn khổ luật lệ để tạo ra những khế ước quy định những liên hệ khế ước cộng đồng nghề nghiệp (conventions collectives) tránh những khế uớc cá nhơn (contrats individuels). Người ta vẫn ngại những sự cạnh tranh vô tổ chức. Nhà cầm quyền phải có bổn phận tạo một sự cạnh tranh công bằng. Không nên có những xí nghiệp quá lớn, độc tôn, độc quyền giữ một quyền “sanh sát” đối với thị trường lao đông. Không nên có những thị trường “phá giá sức lao đông” (dumping salarial) phá giá bằng những thuế xã hội (dumping sur taxes sociales) phá giá bằng những biện pháp thuế vụ (dumping fiscal). Khu vực nào gặp khó khăn? (ở Pháp, Nông nghiệp, hay Kỷ nghệ May mặc) chúng ta hãy giúp đỡ nâng đỡ bằng trợ cấp, bằng giúp đỡ, bằng tái cấu tạo (restructuration) bằng sáng kiến kỹ thuật, v..v. Tái phố trí, cân bằng, kiểm soát để điều hòa thị trường chưa đủ, nhà cầm quyển phải biết phân phối lại tài sản: bằng thuế vụ nhà cầm quyền gọt dũa bớt những tài sản lớn (Đánh thuế những nhà giàu: Impôt sur la fortune) để trợ cấp nhà nghèo.
Thế nhưng sau 50 năm, sự bất công vẫn còn và chương trình Tư bản Xã hội vẫn chưa đạt được mục đích, trái lại còn được xem thất bại. Ngày nay mẫu Tư bản tự do kiểu “Anh Mỹ” (anglo-saxon) đang được xem là thực dụng hơn. Tại sao? Có lẽ những biện pháp được các nhà cầm quyền lựa chọn để “điều hòa thị trường” không thích hợp: vì lẽ các nhà chánh trị và các chuyên gia đã chọn sai vấn đề, họ xữ dụng lý thuyết và quản lý những tài sản và vốn liếng không phải của họ (cha chung không ai khóc). Những nhà quản trị Cộng sản cũng đã sai vì lẽ ấy! Họ làm những sơ đồ, quy hoạch cho nhiều năm, kế hoạch ngũ niên, kế hoạch ba năm vân…vân…. Họ quên rằng đời sống kinh tế, chợ búa, thị trường là một quan niệm hằng ngày: chợ nhóm hằng ngày, theo dõi hằng ngày, tiên liệu… Trong quan niệm kinh tế thị trưòng quan niệm cạnh tranh là quan niệm mở, chỉ có khách hàng là quan trọng. Luật thị trường là luật cung /cầu. Kinh tế thị trường là đấu tranh trong cái Cung.
Quan niệm phân phối tài sản do Nhà nước kiểm soát rất bị hạn chế: ngưòi có của không thụ động chờ cho Nhà nước lấy thuế mãi họ. Họ sẽ bỏ rơi Nhà nước, bằng cách hoặc hạn chế nghiệp vụ, bớt lợi tức, bớt thuế, hoặc bỏ ra đi, đầu tư ở nước khác. Ngày nay ở Pháp, lợi tức không còn là lợi tức của sản xuất (revenu d’activité) mà rất nhiều gia đình sống với lợi tức do cộng đồng giúp đở, đó là lợi tức liên đới (revenu de solidarité).
Mục đích Xã hội đã giết chết Kinh tế.
Vậy thì làm sao dung hòa được Kinh tế và Xã hội?
6/ Tiến bộ xã hội: phát triển kinh tế và tinh thần tương ái.
Và chúng ta trở lại với Ludwig Erhard, với quan niệm “Kinh tế thị trường -Tự Xã hội”. Khi một chế độ kinh tế được đặt trên nền tảng có một khế ước tự do, có một sự tự do kinh doanh và có một nền tài sản tư hữu, chế độ ấy sẽ đem lại sự tiến bộ xã hội và sự trách nhiệm liên đới xã hội.
Phân tích kỹ qua thống kê chúng ta sẽ thấy nền kinh tế tự do và sự tiến bộ xã hội được cột chặc với nhau một cách tự nhiên:
Kinh tế thị trường tự do đem lại sáng kiến, đó là điều tất yếu. Sáng kiến đem lại tiến bộ vế mặc kỹ thuật, tạo những nhu cầu mới với những phương tiện mới. Không gian kinh tế do kỹ thuật mới sẽ tạo những sự bổ sung mới. Sự cạnh tranh là một động cơ để đoạt thành tích.
Thống kê cũng đo lường được là những quốc gia nghèo thường là những quốc gia thiếu tự do, với mức tăng trưởng kém. Trong một quốc gia giàu, sự cách biệt giàu nghèo sẽ dần dần được xóa bỏ rất nhanh. Bực thang giai cấp không còn một vấn đề nữa. Mặc dù người giàu và người nghèo vẫn còn, nhưng ý niệm ấy phải được suy diễn trong phạm vi của thế giới quốc gia ấy. Làn ranh nghèo (seuil de pauvreté) ở Huê kỳ khác lằn ranh nghèo ở Bangla Desh. Chúng ta phải phân tích xem, những thế hệ nghèo có cha truyền con nối hay người giàu hôm nay là con người nghèo đời trước. Sự tiến bộ xã hội là chiếc bánh ga tô càng ngày cảng phồng to để chia xẻ cho mọi người.
7/ Tinh Thần tương ái còn đấy không?
Thị trường đem lại giàu có. Giàu có không ban phát đều cho mọi người. Nhưng bằng những đường giây khác nhau, bằng những phương tiện khác nhau, của cải qua ngả liên đới xã hội cũng phân phối đến tay kẻ nghéo. “Lòng từ bi”, “lòng trắc ẩn” thủ cựu của thế giới Huê kỳ qua những nhà thờ nhắc nhở chúng ta một quan niệm tư nhiên của mọi tổ chức xã hội: đó là đạo đức, đó là luân lý: kẻ dư ăn dư mậc phải biết lo cho kẻ ngèo khó. Trong một thế giới giàu có, nhiều tổ chức, nhiều hội đoàn, nhiều hội thiện nguyện lo cho những người nghèo khó. Ở Huê kỳ những hội từ thiện mọc lên như nấm. Ở Pháp cũng thế. Nhà cầm quyền có thể giúp đỡ bằng những biện pháp thuế khóa để khuyến khích lòng từ thiện của những người có của. Đó cũng là một cách gọt bớt sự cách biệt giàu nghèo, và cân bằng xã hội.
Thế giới Anh Mỹ, anglo-saxon, thực tiễn hơn, với văn hóa tin lành, cộng đồng được giải thoát rất sớm khỏi những ảnh hưởng chuyên chế, độc tài nên dễ có những tổ chức thiện nguyện lo việc xã hội. Trái lại trong các quốc gia của thế giới âu châu cũ, với những tập tục “Nhà nước chăm sóc” nhà nước lo cả, những đoàn thể thiện nguyện tự do tư nhơn không làm việc bằng những nhà thờ, vì nhà thờ cũng là một loại nhà nước.
Vì vậy quan niệm “kinh tế thị trường xã hội” mặc dù
đã được xữ dụng từ trên 50 năm nay ở Pháp ngày nay đã đi đến cái hạn chế của nó. Ngày mai cho Âu châu mở rộng chắc chắn một nền kinh tế kiểu “Anh Mỹ” sẽ đem ra ứng dụng. Nó thực tiễn hơn. Nhưng nó cũng cần phải có một thời gian huấn luyện để quan niệm dân chủ và quan niệm trách nhiệm được học nằm lòng trong quần chúng. Các nước cựu Đông âu chắc gì hiểu biết dân chủ đúng mức và ý thức trách nhiệm rõ ràng như Anh quốc hay Huê kỳ không? Đạo đức, trách nhiệm, chia sẻ, tương ái có đủ bao bọc cho một chương trình xã hội đầy tương ái?
Bài nầy xin đóng góp một vài suy nghĩ cho những người làm kinh tế, làm việc xã hội. Người Việt trong nước hay ở hải ngoại thường mơ làm một cái gì cho Việt Nam. Mỗi giấc mơ đều bị hạn chế, bởi thực tế.
Việt Nam có truyền thống “lá lành đùm lá rách”. Làng xã từ ngàn xưa có chế độ cấp ruộng đất cho những người nghèo khó để họ tự sanh sống. Phải chăng điều nầy mang ý nghĩa như chế độ “An Sanh Xã hội” ngày nay?
Thiết tha mong những người Việt Nam ái quốc có trách nhiệm lãnh đạo đất nước hôm nay, hay ngày mai sẽ có khả năng tìm được con đường có Tự do, Dân chủ để Phát triển Xã hội.
Hồi Nhơn Sơn, Hè 2005
Hiệu đính Cuối 2014
Ghi Chú:
Michel Albert: Capitalisme contre Capitalisme, coll Points, ed du Seuil, Paris 1998
Michel Albert: Une nouvelle Économie sociale de Marché? Futuribles, 2003, n° 287
Friedrich A von Hayek: Droit Législation et Liberté, tome 2, Les Illusions de la justice sociale, P.U.F. Paris 1981
Michael Novak: Une Éthique économique, Les valeurs de l’économie de marché ed le Cerf La Boëtie 1987
John Rawls: Une théorie de justice coll Livre de Poche, Hachette 1997;
www.libres.org: Dossier: Justice sociale, université d’été 1991
www.forumslions.net L’Europe de l’esprit et du cœur (n°544), Reconstruire les solidarités (n°549), Droits de propriété, devoirs de propriété (n°557)
Vui cười
Trên một chuyến tàu vượt Đại Tây Dương. Một cô gái xinh đẹp viết trong nhật ký.
Ngày thứ 1: Biển đẹp, con tàu rất lớn và thuyền trưởng cực kỳ đẹp trai.
Ngày thứ 2: Thuyền trưởng đã tỏ tình, dọa sẽ làm đắm tàu nếu mình từ chối làm bạn với anh ấy đêm nay.
Ngày thứ 3: Mình đã cứu con tàu cùng 1.300 hành khách!
Hai anh kia lái xe đến một cây xăng đang quảng cáo là nếu đổ xăng đầy xe có thể trúng “free sex”.
Họ bơm xăng đầy rồi vào trả tiền.
Anh bán xăng nói:
-“Tôi đang nghĩ đến một con số giữa số 1 và số 10. Nếu anh đoán trúng anh sẽ được “free sex”.
Một anh nói:
– “OK. Tôi đoán số 7”.
Anh bán xăng nói:
-“Sorry. Tôi đang nghĩ đến số 8.”
Tuần sau hai anh lại đến nữa. Khi họ vào trả tiền anh bán xăng bảo họ hãy chọn một số.
Anh thứ hai nói:-“Số 2”.
-“Sorry! Tôi đang nghĩ đến số 3”. Anh bán xăng nói.
Khi trở ra xe anh nọ bảo anh kia:
-“Tao nghĩ là nó đánh lừa mình.”
-“No way,” bạn anh ta đáp, “Tuần trước vợ tao đoán trúng hai lần mà.”
Về xã-hội dân-sự
Nhữ Đình Hùng 07.12.2014
Kể từ sau khi khối cộng-sản đông-âu và liên-bang sô-viết tan vỡ, trên giới truyền-thông thấy xuất-hiện nhóm chữ ‘xã-hội dân-sự’. Đúng ra, nhóm chữ này đã dính liền với phong-trào phản-kháng ở Đông Âu từ thập niên 70 với lời kêu gọi của Vacla Havel trong tác-phẩm ‘Le pouvoir des sans-pouvoir’ đã thôi thúc sự thức dậy của xã-hội dân-sự. Theo Vacla Havel, trong những xã-hội ‘sau thời-kỳ toàn-trị’ được thành-hình từ sự sụp đổ của chủ-nghĩa cộng-sản, trỗi dậy những cơ cấu mới, những hiệp hội dân sự và công dân tạo sự thuận-lợi cho việc chuyển tiếp dân-chủ. Nhiều nước tây-phương đã đặt kỳ vọng vào các hiệp-hội chí-nguyện, nhắm vào việc giải-quyết các vấn-đề cụ-thể, tăng-cường các liên-hệ xã-hội, thực-hiện các cam-kết về những giá-trị được chấp-nhận và mong muốn của mọi người.
Và từ sau khi có cuộc nổi dậy ở Bắc Phi và Trung-Đông được biết đến dưới tên gọi ‘mùa xuân ả-rập’, vai trò của ‘xã-hội dân-sự’ được đề cao, coi như giữ phần chính-yếu trong việc khơi động việc nổi dậy để chống lại các chế-độ độc tài ở các nước này. Xã-hội dân-sự đã là chữ được dùng trong nhiều giới, từ giới chánh-trị tới giới truyền thông, từ các giáo-sư đại-học đến các diễn-giả ở các diễn-đàn trên mạng lưới xã-hội.
Ý-niệm về ‘xã-hội dân-sự’ không phải chỉ mới xuất-hiện ở cuối thế kỷ XX. Ở Hy-Lạp thời cổ, Aristote đã đề cập đến ‘koinôna politikè” được chuyển sang tiếng la-tinh thành ‘societas civilis, communitas civilis, communicatio và coetus’. Vào thời-kỳ đó, nhóm chữ này dùng để chỉ mọi cộng-đồng nhân-loại có tầm vóc chánh-trị, có tổ chức, hay nói khác đi, xã-hội dân-sự chính là nhà nước.
Cho đến thế-kỷ XVIII ở Âu Châu, ý niệm ‘xã-hội dân-sự’ xuất-hiện trở lại trong triết-học chánh-trị cùng lúc với sự phát-triển lý-thuyết về khế-ước xã-hội với các triết-gia Hobbes, Locke và Rousseau… Những người này đã nhấn mạnh đến những gì thuộc về lãnh-vực tư, thuộc về xã-hội không có Nhà Nước nghĩa là không có quyền-lực. Vào thế-kỷ XIX, chứng kiến việc tăng-cường quyền-lực của Nhà Nước ở Phổ (Prusse), Hegel đã đưa ra ý-niệm về sự phân-cách giữa Nhà Nước và các sáng-kiến tư của cá-nhân. Với ông, lãnh vực kinh-tế thuộc về xã-hội dân-sự vì các lợi-ích cá-nhân và các tương-quan thương-mãi đã qui-định nó, hoàn-toàn độc-lập với sự giám-hộ của Nhà Nước Vào thế kỷ XX, một nhà tư-tưởng Ý, Gramsci đã chia không-gian xã-hội là Nhà Nước, thị-trường và khu vực thứ ba gồm văn-hoá, kinh-tế xã-hội. Do đó, xã-hội dân-sự phải có khả năng tự-túc và tự tổ-chức. Xã-hội dân-sự, qua các tổ-chức khác nhau, tham-dự vào việc ấn-định các lợi ích chung.
Ngày nay, ý-niệm xã-hội dân-sự được dùng như khí cụ để phân-tích sự soi mòn của các chế-độ chuyên-đoán thuộc khối sô-viết cũng như các chế độ độc tài ở châu Mỹ la-tinh, ở Phi-Châu, Trung Đông… Xã-hội dân-sự như thế dùng để chỉ các hiệp-hội, tổ-chức phi chánh-quyền cũng như các tham-dự-viên các diễn đàn xã-hội hay các phong-trào cho một thế-giới mới (altermondialiste).
Phải đợi đến cuối thế kỷ XX, các xã-hội dân-sự mới có những hoạt-động đáng kể do việc phát-triển các hoạt-động công-dân và hội-đoàn nhằm chống lại giới ‘thượng-lưu chánh-trị’ đồi-trụy, nhằm chống lại các chế-độ toàn-trị, chuyên-quyền hay để chống lại các ý-thức-hệ ‘nhất nguyên, nhất đảng’, nhằm xây dựng một xã-hội với những vận-hành theo đường lối dân-chủ.
Trong nhóm chữ ‘xã-hội dân-sự’, khái-niệm dân-sự tự nó cho thấy tính cách ‘phi chánh-quyền’ nhưng cũng không đưa ra tính-cách ‘chống lại chánh-quyền’. Cũng có thể nghĩ ‘xã-hội dân-sự’ tiếp tay cho chánh-quyền trong các lãnh-vực mà chánh-quyền vắng mặt hoặc hoạt động không hữu hiệu, ví dụ như trong các hoạt động nhân-đạo, thiện nguyện (trường-hợp hội hồng-thập-tự, tổ chức cứu-trợ thiên-chúa-giáo,…). Các xã-hội dân-sự khác như nghiệp-đoàn, ủy-ban chống tham nhũng, ủy-ban chống-độc-tài… vừa mang tính-cách ‘chống chánh-quyền’ (chống lại một dự án luật, chống lại những hành-vi sai trái, phạm pháp của một hay nhiều viên chức chánh trị ‘đồi trụy’…), vừa có tính cách hợp tác (thoả-hiệp về tranh-chấp lao-động, về một vấn-đề xã-hội, kinh-tế…)
Sự hiện diện và hoạt-động của ‘xã-hội dân-sự’ ngày nay không còn là điều có thể chối cãi, đó là ‘thực tế’, nhưng đâu là giới hạn của những hoạt động xã-hội dân-sự. Hoạt-động của xã-hội dân-sự là hoạt-động của một cộng-đồng công dân thì trong cộng-đồng này sẽ chỉ có một hay nhiều thành phần? Hoạt-động của một công-dân có thể coi là một hoạt-động thuộc xã-hội dân-sự hay không? Giải đáp những điều này sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn đúng đắn về những hoạt động của xã-hội dân-sự.
Đối với một đất nước, một quốc-gia, xã-hội dân-sự là tập hợp các con người, các hiệp hội, các tổ-chức, các phong-trào, các nhóm vận-động, nhóm lợi ích,…có tính cách phi chính-phủ và không có mục đích thương mại. Các xã-hội dân sự có hình-thức tự quản theo các sáng-kiến của công dân hoàn toàn ở ngoài khuôn khổ của Nhà Nước hay thương mại.
Mục tiêu của xã-hội dân-sự là những lợi ích chung hay tập-thể trong những lãnh-vực khác nhau như xã hội, chánh-trị, nhân-đạo, đạo đức, văn-hoá….
Theo Larry Diamond, Giáo Sư khoa-học chánh-trị và xã-hội tại đại học Stanford ở Hoa Kỳ, xã hội dân-sự là lãnh-vực của đời sống xã-hội có tổ-chức đặt trên sự tự-nguyện, tự phát, tự túc và tự trị đối với Nhà Nước, liên-kết với nhau bởi một trật tự hợp pháp hay một tập hợp các qui tắc chung. Nó khác với ‘xã-hội’nói chung ở việc nó đòi hỏi các công-dân phải tác-động một cách tập thể trong lãnh vực công cộng để bày tỏ các quyền lợi của nó, những đam mê, những ý-tưởng, trao đổi các thông-tin, đạt tới những mục-tiêu chung, chất-vấn các công-quyền và đòi các đại-diện Nhà Nước các giải-quyết…
Nói một cách chung, các tổ-chức của xã-hội dân-sự:
– độc-lập với Nhà Nước và các tổ chức kinh-tế
– có tính cách vô vị lợi (phi lợi nhuận)
– tìm cách lôi cuốn sự chú-ý về các quyền lợi của nó
– hoạt động, tuỳ theo việc ấn-định mục-tiêu, cho lợi-ích công
– không nhằm đạt đến một trách-vụ chánh trị
*Các chức-năng của xã-hội dân-sự.
Sau khi đã lướt qua về sự tạo dựng ý niệm xã-hội dân-sự, chúng ta có thể thấy xã-hội dân-sự có một số chức-năng:
– chức-năng bảo-vệ: trong chức-năng này, các xã-hội dân-sự có những nỗ-lực nhằm duy-trì và bảo-vệ các quyền tự-do của con người, chống lại sự can-thiệp và áp-đặt của Nhà Nước ví dụ như các ủy-ban tranh-đấu cho nhân-quyền, bảo-vệ tự-do báo-chí, truyền-thông…, các xã-hội dân-sự sẽ xem xét, gây sự chú ý cũng như có thái-độ trong trường-hợp có vi-phạm…
– chức-năng kiểm-soát: gồm có việc quan-sát và kiểm-soát như trong các cuộc bầu cử (quan-sát việc diễn-tiến trong khi bầu-cử, kiểm-soát việc thi-hành các thủ-tục, các qui-tắc…) Chức-năng kiểm-soát thường đi với chức-năng bảo-vệ.
– chức-năng tham-dự: đây là việc tạo sự tham-dự của dân-chúng vào các đề-án địa-phương hay quốc-gia như việc xây dựng một đập nước trong vùng, xây dựng một đường xa-lộ… các ủy-ban bảo-vệ môi-sinh sẽ xem xét, kiểm-soát việc ảnh-hưởng của đập nước, xa-lộ, đến môi-trường qua sự tham-khảo ý-kiến dân chúng trong vùng..
– chức-năng làm giảm vai trò của Nhà Nước: xã-hội dân-sự , bởi tính-cách tự-nguyện, đã đảm-trách một số công-tác xã-hội thay cho Nhà Nước. Phần lớn những hoạt-động này mang tính-cách hỗ-tương hay tương-trợ như chiến-dịch ‘pièces jaunes’ của bà Bernadette Chirac nhằm giúp đỡ các bệnh-viện xây dựng chỗ ở cho các phụ-huynh có con trẻ nằm bệnh-viện, như tổ chức ‘resto du coeur’….
– chức năng giải-quyết các tranh-chấp xã-hội như việc làm giảm-thiểu căng thẳng trong các cuộc tranh-chấp, việc tìm kiếm một giải-pháp, việc hướng dẫn dư luận…Đây chỉ là những chức-năng thường thấy của xã-hội dân-sự, khó có thể liệt-kê tất cả các chức-năng của xã-hội dân-sự. Cũng vậy, đề-tài được xã- hội dân-sự đề-cập đến cũng vô cùng rộng rãi, có thể đó là một đề-tài tổng-quát như vấn-đề bảo-vệ môi-sinh, vấn-đề toàn-cầu-hoá… nhưng cũng có thể là những đề -tài nhỏ bé như vấn-đề bạo-hành trong gia-đình, vấn-đề đối xử xấu với trẻ con, vấn đề bảo -ệ người có phế tật… Nói tóm gọn, xã-hội dân-sự có các hoạt-động trong các vấn-đề liên-can đến cá-nhân và những nhóm trong xã-hội nhằm tạo ra một tác-động trong dư- luận quần-chúng…
Như vừa trình-bày, xã-hội dân-sự có tính-cách tự-nguyện, tự-quản, tự-túc và độc-lập với Nhà Nước. Các hình-thức của xã-hội dân-sự như vậy sẽ có dưới các hình-thức hiệp-hội vô vị-lợi (phi lợi nhuận), hội-đoàn, nghiệp-đoàn, câu-lạc-bộ, nhóm tư-tưởng (think tank) và các tổ-chức phi chánh-quyền; tất cả những hình-thức này được coi như là ‘động-cơ của xã-hội dân-sự’.
*Đương nhiên là các chánh-quyền độc-tài đảng trị, các chánh-quyền chuyên-chế, toàn-trị đã không nhìn các ‘xã-hội dân sự’ với con mắt thiện-cảm. Ở một số quốc-gia, chánh-quyền tạo trở ngại, gây khó dễ cho các ’xã-hội dân-sự’, ở những quốc gia khác, nhà cầm quyền dấu mặt trá hình để tổ chức các xã hội dân-sự, ở một số nước khác, chánh-quyền áp dụng cả hai biện-pháp song hành. Tại Việt Nam ngày nay, đảng cộng-sản đã cho khai-triển nhiều chiến-lược nhằm đưa việc phát-triển các xã-hội dân-sự phục-vụ cho lợi-ích của đảng và biến nó thành công-cụ để kiểm-soát xã-hội. Mặc dù những sự thu dụng, kiểm-soát và can-thiệp bằng mọi cách (được gọi chung dưới nhóm chữ ‘quốc doanh’ như phật-giáo quốc-doanh, công-giáo quốc-doanh… trong đó những tu-sĩ thực sự có quyền-hạn là các đảng-viên; tổ chức công-đoàn hay nghiệp-đoàn do nhà nước tổ chức vì có các chi-bộ đảng nắm quyền điều-động). Tuy vậy, cũng có một số xã-hội dân-sự tiếp-tục hoạt động một cách tự trị, tiếp-tục đưa ra các cáo-buộc các hành-vi vi phạm luật pháp của các cơ quan công quyền hay của các cán-bộ công nhân-viên…
Tại Việt Nam, ngay dưới thời-kỳ quân-chủ, vẫn có các hình-thức xã-hội dân-sự hiện diện, có hoạt-động tự-phát và ngắn hạn như các tổ-chức hộị hè đình đám, tổ-chức ‘yến lão’, chung nhau nuôi heo để ăn Tết, nấu bánh chưng chung, làm vần công… hoặc các tổ-chức phường nghề nghiệp… Ở miến Nam Việt Nam trước năm 1975, đã có những xã-hội dân-sự như nghiệp-đoàn, thanh-niên phật-tử, thanh-sinh-công, nhóm Caravelle, nhóm Sáng-Tạo… Ở miền Bắc Việt Nam sau 1954 và ở Việt Nam sau năm 1975, các ‘xã-hội dân-sự’ đích thực đã bị mất dạng. Tại miền Bắc Việt Nam sau hiệp-định Genève, các tổ-chức phường nghề-nghiệp đã đi vào qui-hoạch, trở thành các hợp-tác-xã hay công-đoàn đặt dưới sự điều-động và kiểm-soát của đảng cộng sản Việt Nam. Một biến-cố đáng kể trong năm 1956 là sự xuất-hiện phong-trào nhân-văn giai phẩm nhưng đã bị dập tắt ngay; các người tham gia hoặc đã bị đưa đi cải-tạo, hoặc đã bị quản-chế chặt chẽ.
Phải đợi đến năm 1986, sau khi chánh-sách Đổi Mới được đề ra, các xã-hội dân-sự mới thấy thỉnh thoảng xuất hiện và kể từ khi có việc tan rã của khối Varsovie và của liên-bang sô-viết, xã-hội dân-sự mới thấy xuất-hiện nhiều hơn và tương-đối tự-do trong việc chỉ-trích các tệ-đoan xã-hội nhưng bị theo dõi, kiểm-soát chặt chẽ trong các đề-tài liên-can đến việc cải-tổ chánh-trị. Các cải-cách về kinh-tế đi từ kinh-tế quốc-doanh sang kinh-tế thị-trường theo định-hướng xã-hội chủ-nghĩa cũng đưa đến một số cải-cách về chánh-trị và xã-hội cũng đã khiến một số kiểm-soát của chánh-phủ trở nên lỏng lẻo hơn! Hoạt động của khối 8406 bị giới-hạn ở trong nước dù được biết khá hơn ở ngoài nước. Các diễn-đàn ‘người làm báo’ và ’dân làm báo’ bị chánh quyền theo dõi và gây khó khăn, các bloggers thường bị bắt và giam cầm dài hạn hoặc bị trục xuất ra nước ngoài! Tuy vậy, sự hiện-diện của các xã-hội dân-sự cũng đã làm thay đổi tương quan giữa Nhà Nước và xã-hội, các cuộc đấu-tranh cho công-lý xã-hội, cho dân chủ, văn-hoá, xã-hội… đã trỗi dậy. Nếu như chánh-quyền hay ‘Đảng- Nhà Nước’ đã thả lỏng hoặc chấp nhận một số các tranh-đấu, họ vẫn ngờ vực và e ngại các xã-hội dân-sự thoát ra ngoài sự kiểm-soát của họ. Vì thế, chánh-quyền đã dùng biện pháp ‘suy cử’ (cooptation) trong các xã hội dân-sự nhất là các tổ-chức phi chánh-quyền khiến người ta đã gọi các tổ-chức này là ‘GONGO’, viết tắt của Governement Owned NGO! Nếu như chánh-quyền hay ‘Đảng- Nhà Nước’ mong muốn dùng các tổ-chức ‘Gongo’ này để kiểm soát, hướng dẫn xã hội dân-sự, ngược lại, những thành-phần không thuộc Đảng hay chánh-quyền cũng đã xuyên qua các tổ chức ‘Gongo’ để có những tìm hiểu, những thông tin từ phía chánh-quyền!
Tại Việt Nam, nhờ việc phát-triển internet kể từ 1997, việc kiểm soát thông-tin của Đảng-Nhà Nước không còn dễ dàng như trước, các hoạt động của xã hội dân-sự đã gia-tăng, các nhóm như ‘dân làm báo, người làm báo, công-lý và sự thật, Beauxite Vietnam…’ và các bloggers đã đưa ra các kêu gọi về tự do dân chủ, nhất là tố cáo các lạm quyền và tham nhũng hay việc phản-đối Trung Cộng xâm-lược Việt Nam đã khiến tương-quan giữa chánh-quyền và xã-hội dân-sự trở nên phức-tạp! Các blogs này đã là ‘khoảng không-gian duy nhất dành cho các xã-hội dân-sự, giới truyền-thông, các tôn-giáo… quyền tự do phát-biểu’ trong chế độc tài đảng trị của đảng cộng-sản Việt Nam, một chế độ kiểm soát và bóp nghẹt mọi quyền tự do căn-bản!
Chánh-quyền đã không có phản-ứng mạnh mẽ đối với các hoạt-động của xã-hội dân-sự trong lãnh-vực bảo-vệ mội-trường như việc khai-thác bô-xít, việc truất-hữu đất để làm sân golf… hay việc chống Trung Cộng, ngược lại, đã có phản-ứng cứng rắn đối với các hoạt-động đòi hỏi tự-do, dân-chủ, nhân-quyền.
Ngày 31.08.2012, báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chánh-thức của đảng cộng-sản Việt-Nam, đã đăng một bài xã-luận đánh giá xã-hội dân-sự là một chiến-thuật diễn-tiến hoà-bình có sự tiếp tay của các thế lực thù địch bên ngoài nhằm lật đổ chánh quyền! Sự chuẩn-bị dư-luận này báo hiệu một chiến-dịch đàn-áp sau đó; Ngày 12.09 sau đó, Thủ Tướng đã chĩ-thị cho bộ nội-vụ và thông-tin có những biện-pháp đối với các thành-phần loan-truyền các tin-tức có hại cho chánh-sách chánh-trị của chế-độ! Và kể từ tháng bảy 2013, thủ-tướng chánh-phủ đã chỉ-thị phạt vạ nặng những ai loan-truyền trên internet các tin-tức sai lạc, không phù-hợp với quyền-lợi của Nhà Nước hay các phong-tục tập quán Việt Nam. Ngoài ra, điều 88 trong hình-luật đã ấn-định những hình phạt từ 3 đến 20 năm tù việc ‘có những tuyên-truyền chống lại cộng-hoà xã-hội Việt-Nam’ và điều 87 về việc ‘phá-hoại sự đoàn-kết quốc-gia’ và điều 79 về việc ‘có những hoạt-động nhằm lật đổ chánh-quyền của nhân-dân’. Với các điều khoản này, các bloggeurs và các thành-viên đã thường xuyên bị điều-tra, bắt-giữ.
Trong khi đó, cũng như Trung Cộng, nhà cầm quyền Hà Nội đã xử-dụng các bloggeurs ‘quốc doanh’ để chống lại các thế-lực thù-địch trên internet! Mặt khác, việc kiểm-soát chặt chẽ trên mạng internet cũng như việc xử dụng các ‘hackers’ cũng đã gây khó khăn đáng kể cho những hoạt-động của xã-hội dân-sự!
Tham-khảo:
http://www.alternatives-economiques.fr/societe-civile_fr_art_223_31341.html
http://www.toupie.org/Dictionnaire/Societe_civile.htm
http://www.huyghe.fr/actu_369.htm
http://www.cetri.be/spip.php?article2867
http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/10/29/la-societe-civile-la-vietnamienne/
http://www.lemonde.fr/asie-pacifique/article/2013/02/13/le-vietnam-applique-le-modele-chinois-pour-reprimer-blogueurs-et-internautes_1830448_3216.html
http://12mars.rsf.org/2014-fr/2014/03/10/vietnam-linternationale-des-blogueurs/
Trung Hoa: chống tham-nhũng hay thanh-trừng nội bộ?
Nhữ Đình Hùng 09.12.2014
Tân Hoa Xã, cơ-quan thông-tin chánh-thức của chế-độ cộng-sản Trung-Hoa, vào lúc nửa đêm 05.12.2014 đã đưa tin Zhou Yonkang (Chu Vĩnh Khang), cựu viên chức trách-nhiệm ngành an-ninh của Trung Hoa đã bị trục-xuất khỏi đảng.
Một giờ sau đó, toà án nhân dân tối-cao của Trung-Hoa xác-nhận tin Zhou Yongkang bị bắt giữ.
Theo Tân Hoa Xã, Zhou Yongkang đã ‘vi-phạm nghiêm-trọng kỷ-luật chánh-sách Đảng’, một cách nói để chỉ các tội hình-sự cũng như cách hành-vi vô đạo-đức Danh sách các tội lỗi của Zhou Yongkang do Tân Hoa Xã đưa ra gồm có việc l’ạm-dụng quyền-lực để dành lợi-ích cho những người khác; tẩu tán, một đôi khi do các thành-viên trong gia-đình, những ngân khoản lớn, lạm dụng quyền hạn để giúp đỡ thân nhân, tình nhân và bạn bè để thu đoạt các lợi nhuận khổng lồ, cùng lúc gây tổn hại lớn cho Nhà Nước; nhận hối lộ cho mình và cho gia đình, vi-phạm nghiêm-trọng kỷ-luật chánh-quyền và kỷ-luật tự-giác, có quan-hệ luyến-ái bất-chính với phụ nữ…’. Và việc điều tra cho thấy các bằng chứng là Zhou Yongkang phạm những tội ác đối với những viên-chức hữu-trách khác! Nhưng có một chi-tiết đáng lưu ý là việc Zhou Yongkang bị cáo buộc ‘đã tiết-lộ bí-mật của Nhà Nước và của Đảng’ Nhưng không thấy nói là cho ai hay nước nào, trong thời gian nào. Đương nhiên là với những trọng trách mà Zhou Yongkang đảm-nhiệm, đương-sự nắm giữ hay biết nhiều bí-mật quốc-gia!
Chỉ một giờ sau khi bản tin của Tân Hoa Xã được đưa ra, toà-án nhân-dân tối-cao của Trung-Hoa đã xác-nhận việc Zhou Yongkang bị bắt giữ!
Việc bắt giữ Zhou Yongkang là điều phải xảy ra vì ông này đã bị chánh-thức đặt dưới sự điều-tra từ ngày 29.07.2014 và việc điều tra này chỉ được đưa ra hai năm sau ngày Bo Xilai bị bắt giữ. Zhou Yongkang là người đã tích-cực hỗ-trợ cho Bo Xilai tranh chức Tổng Bí Thư với Xi Jinping và có tin Zhou Yongkang đã âm-mưu với Bo Xilai để lật đổ Xi Jinping trong việc chuyển-quyền vào năm 2012. (Trước khi được bàn giao chức-vụ, Xi Jinping đã có lúc biến mất trên chính-trường Trung-Hoa trong khoảng hai tuần, không tiếp cả các quốc-khách dưới cớ bị bịnh). Nhưng việc lật đổ một tổng-bí-thư vừa được Đảng chỉ-định là một điều không thể xảy ra trừ phi ông này bị chết thình lình!
Việc trục xuất Zhou Yongkang ra khỏi Đảng cho thấy Xi Jinping đã củng-cố được thế-lực trong đảng trong hai năm vừa qua. Zhou yongkang là nhân-vật thứ chín trong chánh-trị bộ và là chủ tịch ủy ban pháp luật dưới thời Jiang Zemin (nhiệm kỳ từ 1989 đến 3002). Do việc thoả-hiệp giữa các nhóm quyền-lực trong đảng, ảnh-hưởng của Jiang Zemin vẫn còn mạnh trong đảng thông qua các người thân-tín còn ở trong chính-trị-bộ trong số có Zhou Yongkang và Bo Xilai. Xi Jinping như thế không phải chỉ cần triệt Zhou Yongkang và Bo Xilai đã ra mặt chống đối ông mà còn phải cắt đứt các dây, rễ chằng chịt với nhau. Thế-lực của Xi Jinping đã đủ mạnh vì đại hội khoáng-đại lần 4 nhóm họp ở Pékin từ ngày 20 đến 24 tháng mười đã đặt dưới khẩu hiệu 依法治国 - Yi Fa Zhi Guo nghĩa là cai-trị đất nước bằng luật-pháp. Khẩu hiệu này đương nhiên phải có sự đồng thuận của ủy ban trung ương đảng mà ủy ban thường-trực bảy người đặt dưới sự lãnh-đạo của Xi Jinping. Ủy ban thường-trực đã phải đọc trước phúc-trình sơ khởi về các tội lỗi của Zhou Yongkang do ủy-ban trung-ương thanh-tra về kỷ luật và cơ-quan bài-trừ tham-nhũng của đảng để có thể đưa ra kết-luận hiện tại. Và cũng đã có thời giờ để cân nhắc xem nên hay không nên vì cho đến ngày 05.12.2014, Zhou Yongkang chỉ ở trong tình-trạng bị quản-chế. Nếu ngày 05.12 đánh dấu việc Zhou yongkang đã sang trang, điều này cũng có nghĩa là Zhou không còn điểm tựa nào nữa! (Tướng Gu Junshan, nhân vật đứng hàng thứ hai trước đây trong quân-ủy trung-ương-đảng đã bị ngưng chức vào năm 2012 và sau hai năm điều tra, đã bị cáo-buộc các tội tham-nhũng, tẩu-tán tài-sản Nhà Nước và hối-mại quyền-thế vào ngày 01.04.2014. Việc loại trừ Gu Junshan một phần nào cũng nhờ nơi tướng Liu Yang, 63 tuổi, con trai của cố chủ-tịch nước Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi). [Liu Yang là ủy-viên chánh-trị thuộc phân bộ tiếp-liệu thuộc quân-ủy-đảng trung-ương; Liu Shaoky, chủ-tịch nước Trung-Hoa, một đồng-chí của Mao Trạch Đông từng được Mao lựa chọn để thay thế ông ta, sau đó đã bị Mao hạ bệ và giam cầm cho tới chết] Liu Yang đã cáo-giác các hành-vi nhũng-lạm trong quân-ủy-đảng. Người thứ hai trong quân đội bị cáo buộc về tham nhũng là Xu Caihou, cựu ủy-viên chánh-trị của quân-đội nhân-dân giải-phóng. Ông này đã về hưu vào năm 2012, đang điều-trị bệnh ung-thư bàng-quang ở bịnh-viện quân-sự 301 thì bị bắt giữ vào ngày 15.03.2014. Trong quân-đội, Xu Caihou coi về việc thăng-thưởng; ông tướng này được coi là được sự bảo-vệ của Zhou Yongkang và Bo Xilai. Xu Caihou được Giang trạch Dân bổ-nhiệm, đằng sau việc triệt-hạ Xu Caihou (Từ Tài Hậu) có thấp thoáng bóng dáng Giang Trạch Dân!)).
Việc Xi Jinping quyết-tâm đẩy mạnh chiến-dịch bài-trừ tham-nhũng và tung ra chiêu-bài ‘trị nước dựa vào pháp-luật’ được coi như là một ‘thanh-trừng’ nhắm vào những người có ý-định lật đổ ông. Sẽ là một điều nguy-hiểm về chánh-trị đối với ông nếu ông không có những hành-động nghiêm-khắc đối với những người này. Điều này được thấy trong một bình-luận trên Nhân Dân Nhật Báo, cơ-quan ngôn-luận chánh-thức của đảng csth: ‘không có chiều hướng dịu dàng trong việc tận diệt tham-nhũng’. Và nói cả đến việc không phải chỉ diệt cọp mà còn diệt cả ruồi, nghĩa là không chỉ triệt hạ những tay sừng sỏ mà cũng diệt luôn vây cánh cấp dưới!
Ngoài việc triệt Zhou Yongkang và Bo Xilai vì những người này đã mưu toan lật đổ ông, Xi Jinping còn nhắm cả vào các thuộc-hạ của Giang Trạch Dân, trong số có Zeng Quinghong và Jia Quinglin, cựu ủy-viên của ủy-ban thường-trực chánh-trị-bộ thời Giang Trạch Dân!
Cách làm việc của các ủy-ban điều-tra tương-đối giống nhau. Trước hết nhắm vào các viên-chức hữu -rách thuộc-cấp. Từ các bằng-chứng thu thập được, mảng lưới sẽ được xiết chặt vào nhân-vật chính Ba con hùm tham nhũng đã bị mắc lưới Bo Xilai, Zhou Yongkang, Xu Caihou, giờ đến phiên con hùm lớn. Mẻ lưới sẽ nhắm vào các con, cháu, các tình nhân, các bằng hữu, các doanh nhân có liên hệ tới con hùm lớn này. Có tin là gia đình của Giang Trạch Dân đang trong tầm ngắm của các đoàn điều tra…
Trong kỳ đại-hội lần 4 của ủy-ban trung-ương-đảng vào hạ tuần tháng mười vừa qua, Tân-Hoa-Xã đã đưa ra một danh-sách khá dài về những cán-bộ bị ngưng chức, đa-số thuộc vể hệ-thống của Giang Trạch Dân và những người trong gia-đình ông ta. Điều cho thấy vây cánh của họ Giang đang bị triệt hạ và Tập Cận Bình đang kiểm-soát Đảng. Một số các nhân-vật ‘cựu trào’ đã bày tỏ sự ủng-hộ với Xi Jinping; trong một bài báo trên Nhân Dân Nhật Báo trích lại diễn văn của Xi Jinping trong dịp gặp gỡ các cựu cán bộ và các nhà lãnh-đạo đã nghỉ hưu, Xi Jinping đã bày tỏ lòng ngưỡng-mộ đối với những người này, coi họ là tài-sản quý báu của đất nước và ca ngợi các phục-vụ của họ đối với đảng. Có một cựu lãnh-đạo đã vắng mặt: Giang Trạch Dân!
Cùng lúc, trên báo-chí đã có những chỉ-trích đối với họ Giang như việc man khai lý lịch, chỉ-trích về chính-sách đối với Pháp-luân-công cũng như những chế diễu dành cho Giang Trạch Dân như vẽ diễu ông là con cóc!
Cùng lúc, cũng có những bài xưng tụng ông Xi Jinping và bà vợ ông ta, đối với Trung Hoa như là ‘cha Tập mẹ Bành’!
Nhữ Đình Hùng/09.12.2014
Tham khảo:
http://www.epochtimes.fr/front/14/12/2/n3510602/xi-jinping-fait-place-nette-.htm
http://www.epochtimes.fr/front/14/12/6/n3510614/zhou-yongkang-officiellement-evince-du-parti-.htm
http://french.peopledaily.com.cn/n/2014/1102/c31354-8803119.html
http://french.peopledaily.com.cn/VieSociale/n/2014/1118/c31360-8810255.html
Dân tộc sinh tồn
Giáo Sư Nguyễn Ngoc Huy
Những tôn giáo, lý thuyết thần quyền (tt)
B- Vai-Tuồng Và Ảnh-Hưởng Của Tôn-Giáo Trong Xã-hội Cận-Ðại
Những lý-thuyết thần-quyền ngày xưa bó buộc người trong một khuôn khổ chật hẹp. Nhưng oai-quyền nó không phải tồn-tại mãi. Loài người lần lần tiến-hóa về phương-diện kỹ-thuật và có ý muốn nâng cao đời sống vật-chất của mình lên. Họ lo thỏa-mãn những nhu-cầu hiện-tại của thể xác nhiều hơn. Do đó, họ xao-lãng bớt sự hoạt-động để phụng sự tôn-giáo mà mục-đích chánh-yếu là sự an-ủi và cứu-rổi linh-hồn.
Trong bộ máy cai-trị, những hoạt-động có tánh-cách thuần-túy chánh-trị càng ngày càng thắng-thế hơn những hoạt-động có tánh-cách tôn-giáo. Ở những xã-hội mà chánh-quyền và giáo-quyền phân ra cho hai cơ-quan khác nhau, người nắm chánh-quyền lần lần thoát-ly sự chi-phối của người nắm giáo-quyền, rồi trở thành có thế-lực hơn người nắm giáo-quyền. Tuy vậy, chánh-quyền còn phải lo bảo-vệ tôn-giáo, vì tôn-giáo hãy còn là một chế-độ quan-trọng làm nền-tảng cho xã-hội.
Từ thế-kỷ thứ 18 trở đi, óc suy-luận nảy nở ra, khoa-học manh-nha rồi phát-triển một cách nhanh chóng. Những phần-tử cấp-tiến không còn tin nơi những thuyết khởi-nguyên, những tư-tưởng siêu-hình của các tôn-giáo nữa. Các lý-thuyết khoa-học về võ-trụ và các lý-thuyết chánh-trị thành hình rồi chinh-phục được số đông người trong xã-hội.
Sau những cuộc cách-mạng đẫm máu, những chánh-phủ vô-thần được thành-lập. Những tư-tưởng tôn-giáo và những tư-tưởng vô-thần xung-đột nhau mãnh-liệt. Nhưng sau đó, nguyên-tắc tự-do tín-ngưỡng được chấp-nhận và tôn-giáo được dung-nạp trong xã-hội mới. Tuy thế, quyền chánh-trị và quyền tôn-giáo được phân ra rõ rệt, mỗi bên có một phạm-vi hoạt-động riêng. Nhà chánh-trị thì lo việc cai-trị dân-chúng, còn những giáo-chủ, giáo-sĩ thì lãnh phần hướng-dẫn tín-đồ mình trên con đường đạo-đức. Ý-thức-hệ mới do những lý-thuyết chánh-trị vô-thần đưa ra đặt nền-tảng trên sự tự-do và lần lần thấm-nhuần vào đầu óc dân-chúng. Do đó số người cuồng-tín tôn-giáo ngày một bớt đi, và những cuộc xung-đột tôn-giáo mất lần tánh-cách tàn-khốc.
Sự phân-biệt hai quyền chánh-trị và tôn-giáo làm cho chánh-trị thoát-ly sự chi-phối của tôn-giáo một cách rõ rệt, và người ta có lúc đã tin rằng, chánh-trị và tôn-giáo có thể sống chung nhau một cách hòa-bình trong xã-hội. Nhưng sau những lý-thuyết chánh-trị dung-nạp sự tồn-tại của tôn-giáo, xã-hội cận-đại lại sản xuất những lý-thuyết chánh-trị bài-trừ tôn-giáo, và sự tồn-tại của tôn-giáo lại được đặt ra làm một đề-mục tranh-đấu chánh-trị.
Trong khi chánh-quyền lần lần thoát-ly sự chi-phối của tôn-giáo thì những hoạt-động văn-hóa cũng đi xa tôn-giáo. Những sản-phẩm văn-chương nghệ-thuật càng ngày càng hướng về mục-đích phụng-sự chánh-quyền và nhơn-sanh nên bớt chú-trọng đến tôn-giáo. Ðối với dân-chúng, ảnh-hưởng của tôn-giáo cũng kém bớt thế-lực. Thiếu cái quyền đàn-áp bắt buộc người ta theo mình, tôn-giáo không còn thu hút phần lớn sự hoạt-động của loài người vào việc phụng-sự mình được nữa.
Tuy thế, về phương-diện tinh-thần, tôn-giáo hãy còn một ảnh-hưởng to tát đối với loài người. Ảnh-hưởng này tiềm-tàng trong ý-thức người và uốn nắn tâm hồn người một cách mạnh-mẽ. Những quan-niệm luân-lý đạo-đức, những hoạt-động dính dáng đến đời tư của người vẫn còn do tôn-giáo điều-khiển nếu chánh-quyền không công-khai bài-xích tôn-giáo.
Trong những xã-hội tôn thờ nguyên-tắc tự-do, đời tư của người được kính nể bảo-vệ một cách trân-trọng. Do đó, phạm-vi thế-lực của tôn-giáo tuy bị thâu hẹp hơn trước, nhưng cũng hãy còn rộng rãi lắm.
Trong những xã-hội bài-xích tôn-giáo và đặt nền tảng trên sự độc tài chánh-trị, tôn-giáo rất khó hoạt-động để tồn-tại một cách công-khai. Nhưng vì nó thấm-nhuần tiềm-thức của con người một cách mạnh-mẽ hoàn-toàn quá nên nó vẫn còn tồn-tại qua mọi sự đàn-áp. Tuy thế, sự tồn-tại ấy chỉ là một sự tồn-tại vô-hình, không cụ-thể, hay chỉ được cụ-thể-hóa một cách yếu ớt.
Nói một cách khái-quát thì trong thế-giới hiện-tại, những tín-đồ các tôn-giáo hãy còn chiếm lấy một phần lớn nhơn-loại. Trong những tín-đồ này, người nhiệt-tín để hết tâm-trí vào việc phụng-sự tôn-giáo chỉ là một số nhỏ nhoi; những người khác, mặc dầu vẫn chịu sự chi-phối mạnh-mẽ của tôn-giáo về phương-diện tinh-thần, chỉ để một ít thời-giờ rảnh-rang của mình hiến cho tôn-giáo. Họ lại thường thờ-ơ đối với vấn-đề chánh-trị, và xem tôn-giáo như là một việc riêng của mình nên ít khi nhơn-danh tín-đồ một tôn-giáo mà hoạt-động chánh-trị.
Tuy thế, lúc sau này, trước sự tấn-công mãnh-liệt đẫm máu của những phong-trào bài-xích tôn-giáo, ý-thức tôn-giáo của người lại bừng dậy. Những người nhiệt-tín tôn-giáo bèn đứng lên hô-hào cho người đồng-đạo hội-họp nhau lại tranh-đấu để bảo-vệ quyền tín-ngưỡng tôn-giáo của mình. Họ đã thành-lập những đoàn-thể hoạt-động chánh-trị, nhưng trong sự hoạt-động này, đoàn-thể họ chỉ được xem như là những đoàn-thể chánh-trị. Sự khác nhau giữa những đoàn-thể tôn-giáo này và những chánh-đảng qui về một điểm duy-nhứt là một bên dựa vào lý-thuyết thần-quyền, một bên dựa vào lý-thuyết nhơn-quyền.
IV- THÁI-ÐỘ CHÁNH-TRỊ HỢP-LÝ NHỨT ÐỐI VỚI CÁC GIÁO-LÝ THẦN-QUYỀN.
Các lý-thuyết thần-quyền đặt nền-tảng trên sự tin-tưởng nơi một đứng chí-tôn toàn-thiện toàn-năng có quyền-lực vô-hạn đối với con người. Nếu không như thế, nó cũng nêu ra những ý-tưởng siêu-hình rất tinh-tế, nhưng không khoa-học.
Ðứng về phương-diện lý-trí mà nói, những nguyên-tắc căn-bản của những lý-thuyết thần-quyền không thể chứng-minh được, và không thể dùng làm lý-thuyết chánh-trị để hướng-dẫn con người.
Thật ra trên thế-giới, hãy còn nhiều đám quần-chúng chưa được văn-minh và cuồng-tín nơi tôn-giáo họ phụng-thờ. Nhưng nếu sự cuồng-tín này có thể giúp cho họ một sự đoàn-kết và một lòng khinh-sanh làm cho họ mạnh lên, nó cũng nhốt họ trong những khuôn-khổ tư-tưởng quá chật hẹp và không cho phép họ tiến-bộ một cách nhanh chóng được. Do đó, những quốc-gia muốn canh-tân như Thổ-nhĩ-kỳ trước đây và Ấn-độ hiện giờ, đều phải cố vượt ra khỏi sự kiềm-tỏa của tôn-giáo.
Tuy thế, loài người vẫn chưa có thể bỏ hẳn tôn-giáo được như một số người khác đang chủ-trương, vì tôn-giáo, ít ra là dưới hình-thức cao cả và trong sạch của nó, hãy còn hết sức cần-thiết cho người.
Loài người vốn không phải cục-súc như loài cầm-thú, chỉ lo mưu-đồ sự sống vật-chất của mình. Họ còn biết suy nghĩ lý-luận, biết tìm hiểu nguyên-nhơn tận cùng của sự vật, lý do tồn-tại của mình và tìm kiếm những nguyên-tắc hướng-dẫn sự hành-động của mình. Những tư-tưởng lý-luận của người đành là bị sự chi-phối chặt-chẽ của đời sống vật-chất, nhưng sự phát-sanh của nó cũng đủ chứng tỏ rằng, con người không phải cam-tâm chịu khép mình trong đời sống vật-chất, mà lại muốn vượt lên khỏi đời sống vật-chất ấy.
Trong một thời-gian dài dặc, vì không đủ phương-tiện và trí thông-minh để giải-thích những hiện-tượng thiên-nhiên bao bọc lấy mình, người đã có những quan niệm sai lầm về võ-trụ và những hoạt-động tinh-thần của người đã đưa đến những hệ-thống tư-tưởng lấy thần-quyền làm nền tảng.
Lúc những lời giải-thích của những hệ-thống tư-tưởng ấy còn có thể làm thỏa-mãn tất cả mọi người thì tôn-giáo chiếm địa-vị độc-tôn trong lãnh-vực tinh-thần, và thành ra cái lý-thuyết chánh-trị duy-nhứt của xã-hội. Nhưng đến khi người có nhiều kinh-nghiệm hơn trong việc sử-dụng vật-chất, và hiểu biết võ-trụ bao quanh mình một cách rõ rệt hơn, người lần lần nhận thấy những chỗ sai lầm của hệ-thống tư-tưởng thần-quyền. Óc khoa-học mở mang ra, và những sự giải-thích của tôn-giáo không còn thỏa-mãn được lý-trí của tất cả mọi người nữa. Do đó, tôn-giáo phải nhường bước cho những tư-tưởng đặt nền tảng trên sự quan-sát thực tế về võ-trụ và dựa vào những nguyên-tắc mà người ta có thể dùng sự thí-nghiệm để chứng tỏ sự đúng đắn.
Chúng ta không thể chối cãi rằng, những hệ-thống tư-tưởng dựa vào khoa-học này cũng cốt để thoả-mãn sự sống còn tinh-thần của con người. Chúng ta cũng có thể chấp-nhận rằng những suy-luận của nó có tánh-cách thiết-thực và hợp-lý hơn những suy-luận của tôn-giáo. Nhưng không phải vì đó mà chúng ta phải chủ-trương hủy-diệt tôn-giáo để đem khoa-học thay vào. Như thế là vì tôn-giáo hiện đặt nền tảng trên một lòng tin-tưởng mà khoa-học không thể nào đánh đổ được.
Những người theo thuyết duy-vật khoe rằng mình đã chứng-minh được một cách khoa-học rằng Trời không có. Nhưng kỳ-thực, họ chỉ chứng-minh được rằng những hiện-tượng vật-chất chung quanh ta phải tùy thuộc những định-luật bất-di bất-dịch, và những biến-cố xảy đến cho ta là kết-quả sự tác-động của vật-chất theo những định-luật ấy.
Ðối với những người sùng-thượng tôn-giáo, chỉ bằng vào đó mà quả-quyết rằng Trời không có thì cũng như là người dốt không sờ mó, không thấy được không-khí rồi quả-quyết rằng không có không-khí vậy. Nhóm người sùng-thượng tôn-giáo này cho rằng một công-trình vĩ-đại và tinh-xảo như võ-trụ và sự sống không thể là kết-quả những phản-ứng tự nhiên của vật-chất. Theo họ, nhứt định là phải có một nguyên-lý điều-khiển tất cả sự biến-hóa để làm cho quả địa-cầu nguyên là một khối lửa cháy đỏ mà lần lần phát-sanh được sự sống và sản-xuất được một giống vật rất khôn ngoan, rất đạo-đức là người.
Thêm nữa, một số nhà tôn-giáo hiện giờ lại dùng khoa-học để chỉ tỏ sự cần-thiết của một quyền-lực vô-hình và tối-cao chi phối võ-trụ. Những người này đã chỉ-trích những thuyết khoa-học về sự phát-hiện của sanh-chất từ nơi tử-chất ở chổ những thuyết ấy đã dựa quá nhiều vào sự ngẫu-nhiên.
Nói cho thực đúng thì chủ-trương rằng sự ngẫu-nhiên có một vai tuồng trong sự diễn-tiến của vật-chất không phải là chọi lại khoa-học, vì trái với những nhà khoa-học của thế-kỷ thứ 19, những nhà khoa-học hiện-đại đã chấp-nhận có sự ngẫu-nhiên trong các diễn-tiến vật-chất. Nhưng nhược-điểm của các thuyết khoa-học về sự phát-hiện của sanh-chất là sự ngẫu-nhiên rất ít có cơ-hội đưa đến kết-quả tốt được.
Tất cả những nhà khoa-học đều nhận rằng sanh-chất có một kết-cấu vô-cùng phức-tạp. Một phần-tử một của chất đản-bạch-tinh thông-thường nhất đã gồm có 5941 nguyên-tử chồng chất lên nhau và sắp nhau theo một hệ-thống nhứt-định.
Những nhà học-giả duy-vật đã cho rằng những nguyên-tử vô-cơ trước đây đã tự-nhiên kết-hợp nhau lại để thành ra phần-tử sanh-chất đầu tiên. Nhưng bảo như thế chẳng khác nào bảo rằng một thúng chữ nhà in đổ đại xuống đất có thể tình cờ tự sắp thành bản in của bài Tự-tình-khúc vậy. Bởi đó, học-giả Lecomte du Noüy đã nhiệt-liệt bài bác thuyết của những học-giả duy-vật cho rằng sự sống tự-nhiên từ tử-chất mà sanh ra.
Luận-chứng của Lecomte du Noüy dựa vào một suy-toán của giáo-sư Charles Eugène Guy, một nhà toán-học Thụy-sĩ đã nhờ phép tính xác-xuất mà định những trường hợp thành-lập một sanh-chất hữu-cơ từ các nguyên-tử.
Giáo-sư Charles Eugène Guy đã lấy làm thí-dụ một phần-tử đản-bạch-tinh đã được đơn-giản-hóa đến một mực thấp hơn những phần-tử đản-bạch-tinh thực-sự rất xa. Phần-tử này chỉ gồm có 1.000 nguyên-tử hýt-rô và 1.000 nguyên-tử các-bon. Cứ theo sự tính-toán của giáo-sư thì 2.000 nguyên-tử nói trên đây phải qui-tập nhau trong số 10312 lần (một con số viết bằng con số 1 và 312 con số không tiếp theo nó) mới có được 2,02 lần đúng cách-thức để lập-thành một phần-tử đản-bạch-tinh hữu-cơ.
Muốn cho trường-hợp hết sức hiếm-hoi này xuất-hiện, phải có một khối vật-chất bằng một quả cầu tròn bề bán-kính là 1082 năm ánh sáng (1). Và khoảng thời-gian cần-thiết để cho một phần-tử như thế được tạo thành trong một khối vật-chất bằng khối quả đất ta ở là 10243 tỉ năm.
Muốn gây ra sự sống, cần phải có hằng trăm triệu phần-tử sanh-chất phức-tạp hơn phần-tử đản-bạch-tinh lấy làm thí-dụ trên đây. Vậy muốn giải-thích sự xuất-hiện của những tế-bào sống, ta phải cần đến những con số lớn hơn những con số nêu ra trên này vạn-bội.
Những nhà khoa-học hiện-đại đã tính rằng quả đất ta ở chỉ xuất-hiện trong vòng năm tỉ năm nay. Như thế, với những phương-pháp khoa-học, người ta không thể giải-thích ngay đến những chất cần-thiết để xây-dựng sự sống, chớ đừng nói đến việc xuất-hiện sự sống.
Dựa vào lý lẽ trên này, Lecomte du Noüy chủ-trương rằng trong sự tạo thành cái tế-bào sanh-vật đầu tiên, phải có một nguyên-lý bí-mật hướng-dẫn các nguyên-tử trong sự cấu-hợp nhau một cách đặc-biệt để thành ra sanh-chất.
Lý-luận của Charles Eugène Guy và Lecomte du Noüy thật ra hãy còn bị một số nhà khoa-học bắt bẻ. Những nhà khoa-học này cho rằng những nguyên-tử không phải là những vật hoàn-toàn thiếu hoạt-lực, nó có ái-lực đối với nhau và điều này hạn-chế bớt vai-tuồng của sự ngẫu-nhiên. Một mặt khác, hoàn-cảnh thiên-nhiên thuở trước không phải như bây giờ và quả đất ngày xưa có thể có những điều-kiện thích hợp hơn cho việc phát-xuất sự sống. Thêm nữa, thuyết của Lecomte du Noüy và Charles Eugène Guy cũng không phải chứng-minh được một cách trực-tiếp rằng võ-trụ và nhơn-loại do Thượng-Ðế tạo ra.
Tuy nhiên, nó cũng làm kém bớt giá-trị những quả-quyết của các học-giả duy-vật cho rằng Thượng-Ðế không có, và võ-trụ cùng nhơn-loại tự-nhiên do vật chất mà ra. Nó lại cho ta thấy rằng khoa-học không phải chỉ cung-cấp luận-chứng cho phái phản-đối tôn-giáo, mà cũng cung-cấp luận-chứng cho những người binh-vực tôn-giáo nữa.
Vì đó, người ta thật ra không thể-giải quyết vấn đề tôn-giáo bằng luận-lý. Nếu những người duy-vật cho rằng những định-luật chi-phối vật-chất là những định-luật khoa-học chỉ do nơi vật-chất mà ra, những người duy-tâm lại cho rằng, những định-luật ấy là những định-luật thiên-nhiên do tạo-hóa mà có. Trong trường-hợp đó, lòng tin có Trời cũng như sự tin rằng không có Trời cần một lòng tín-ngưỡng ở ngoài những chứng-minh khoa-học.
Vả lại, khoa-học cũng chưa phải là một quyền-lực vạn-năng. Từ trước đến giờ, nó chỉ vén một góc màn nhỏ nhặt cho người thấy bên trong bộ máy võ-trụ, chứ chưa giúp cho người hiểu biết võ-trụ một cách hoàn-toàn. Ngay trong những lãnh vực mà khoa-học có thể dùng sự thí- nghiệm để mở rộng những tri-thức của con người, phần mà khoa-học chưa biết so với phần mà khoa-học đã biết thật hãy còn nhiều hơn vạn-bội. Như trong khoa-học sanh-lý nghiên cứu về sự cấu-tạo cơ-thể con người, người ta vẫn chưa đạt đến một sự hiểu biết đủ để đảm bảo đời sống của người một cách chắc chắn đối với sự uy-hiếp của thời-tiết, của các bịnh-căn. Khoa tâm-lý nghiên-cứu về những tình-cảm, những tánh nết, những bản-năng ẩn-áo của con người lại càng thua sút hơn nữa.
Vậy, chính những khoa-học thực-nghiệm có nhiều điều-kiện hơn hết để tộiến-triển cũng chỉ khám-phá được một phần sự bí mật của võ-trụ mà thôi. Nhưng giá như những nhà khoa-học ấy đã khám phá hết những sự bí-mật của võ-trụ, người ta cũng chưa có thể dựa vào nó mà giải-quyết vấn đề có Trời hay không có Trời được. Như thế là vì khoa-học từ trước đến giờ, cũng như mãi mãi về sau này, chỉ có thể trả lời được câu hỏi: ‘’sự việc đã xảy ra như thế nào?’’ mà không thể trả lời được câu hỏi ‘’ tại sao nó lại xảy ra như thế ấy’’.
Ta có thể biết rằng hai nguyên-tử hýt-rô hòa-hợp với một nguyên-tử óc-xy để thành ra một phần-tử nước, nhưng ta không thể biết tại sao hýt-rô và óc-xy hòa hợp lại thì thành nước mà không thành một chất khác, cũng không thể biết tại sao hýt-rô và óc-xy lúc nào cũng hòa-hợp lại thành nước chớ không phải khi thì hóa ra nước, khi thì hóa ra chất khác.
Ta cũng có thể đi ngược thời-gian để tìm xem võ-trụ được cấu tạo như thế nào, nhưng ta không thể biết tại sao nó được cấu-tạo như thế. Hơn nữa, trong sự đi ngược thời-gian này, dầu những luận cứ khoa-học có đưa ta đi xa đến đâu, ta cũng không thể đi đến nguồn gốc ban-sơ của võ-trụ. Trong tất cả những giả-thuyết được nêu ra, không cái nào đi đến phát-đoan tuyệt-đối của võ-trụ: người ta chỉ đi đến phát-đoan của một thời-kỳ đang diễn-tiến mà thôi.
Ðối với vấn-đề làm cho loài người thắc mắc nhứt từ xưa đến nay là lý-do tồn-tại của con người thì chắc chắn là mãi mãi khoa-học phải chịu bó tay không giải-quyết được.
Ngoài những nhược-điểm trên đây, khoa-học lại còn một nhược-điểm khác nữa, là những giải-pháp của nó cũng chưa phải là luôn luôn hoàn-toàn đúng với sự thật. Trừ toán-học là một khoa-học phần lớn dựa vào luận-lý, chỉ có những khoa-học mà lãnh-vực bao gồm những vật-chất người có thể sờ mó được như hóa-học chẳng hạn mới có thể đưa ra những định-luật có tánh-cách vững chắc. Những ngành khoa-học khác thì chỉ có thể đưa ra những giả-thuyết mà sự chặt chẽ của lý-luận không đủ để bảo-đảm cho sự đúng đắn của nó.
Người ta đã đưa ra nhiều giả-thuyết khác nhau về sự thành-lập thái-dương-hệ, về lịch-sử địa-cầu, về sự phát sanh các sanh-vật và về bao nhiêu vấn-đề khác nữa. Những giả-thuyết này nhiều cái rất được hoan-nghinh và được xem là đúng với sự thật. Nhưng chỉ ít lâu sau đó, người ta lại đưa ra những giả-thuyết khác đánh đổ giả-thuyết trước. Giả-thuyết mới này cũng chỉ được nhìn nhận trong một thời-gian, rồi lại bị đánh đổ nữa, và tấn tuồng cứ tiếp-tục như thế mãi không ngừng. Cũng có khi hai ba giả-thuyết đưa ra được xem là có lý cả, và người thì binh vực cái này, người thì binh vực cái kia để cãi nhau mãi mà không giải-quyết được vấn-đề.
Chúng ta có thể bảo rằng phạm-vi trong đó khoa-học có thể quả-quyết chắc chắn về sự hiểu biết của mình hết sức nhỏ hẹp, còn phần lớn những sự phát-minh khoa-học chỉ giúp cho con người biết chắc sự lầm lạc trước của mình, nhưng không đưa người đến một sự thật chắc chắn. Trong trường-hợp đó, loài người chưa có thể lấy khoa-học làm một nền tảng vững chắc hoàn-toàn và bắt mọi người phải tin vào đó.
Như thế, khoa-học không thể giải-quyết được những vấn-đề làm cho loài người thắc mắc từ trước đến giờ. Nó chỉ có thể giúp người hiểu biết thêm vật chất và hiến cho người những phương-tiện để chế-ngự vật-chất hầu nâng cao đời sống vật-chất của mình lên. Về phương-diện tinh-thần, nó không giúp người trấn-áp được những nỗi băn khoăn lo ngại trước sự to rộng vô- cùng của tạo-vật mà lại còn tăng thêm sự băn khoăn lo ngại ấy.
Những giả-thuyết khoa-học hiện-tại bày tỏ cho người thấy rằng, người chỉ là một khối vật-chất do sự tác-động của những nguyên-tử mà thành, và trái đất trên đó con người sống cũng là một khối vật-chất quay cuồng trong một võ-trụ xung-động không ngừng. Vậy, người chỉ là một hột bụi lửng lơ trên không-trung, một hột bụi không biết vì sao mình có và có để làm gì. Hình ảnh trên này tự nhiên không thể đưa đến cho tâm-hồn của người một sự an-ủi gì, trái lại là khác.
Bản-năng sinh-tồn của người không cho phép người cúi đầu khuất-phục trước hình ảnh đó. Nó làm cho người không thể cam-tâm chấp-nhận rằng mình chỉ là một khối vật-chất vì sự ngẫu-nhiên mà biết cảm-xúc, biết suy nghĩ, biết lý-luận và chỉ sống trong một thời-hạn vài mươi năm rồi tan rã, không còn hy-vọng tồn-tại. Bản-năng sinh-tồn của người bắt buộc người phải tìm một cái gì để mà bấu víu vào cho đỡ bớt cảm giác lửng lơ cô-độc, cho bớt sự băn-khoăn, cho dịu bớt lòng lo âu sợ-hãi trước sự vô-cùng, cho có một điểm hy-vọng soi sáng tương-lai mù mịt của mình. Cái mà bản-năng sinh-tồn xúi giục người tìm kiếm phải là một cái tuyệt-đối và cái tuyệt-đối này, người tìn được không phải bằng lý-trí thuần-túy, mà bằng tấm lòng tín-ngưỡng, chỉ dựa vào lý-luận một phần nào mà thôi.
Ðối với một thiểu-số người có năng-khiếu đặc biệt, lẽ sống có thể là khoa-học, là nghệ-thuật, là đạo-đức thuần-túy, là một lý-tưởng nào đó. Nhưng đại-đa-số loài người chỉ có thể lấy sự tin tưởng nơi Thượng-Ðế, nơi một oai-quyền chí-công chí-chánh và tối thiêng-liêng điều-khiển loài người, nói tóm lại, lấy tôn-giáo làm lẽ sống cho mình. Chỉ có tôn-giáo mới giải-quyết được những nỗi băn khoăn, những nỗi lo âu sợ-hãi của họ, chỉ có tôn-giáo mới làm cho họ thấy rằng cuộc đời có ý nghĩa và đáng sống, chỉ có tôn-giáo hứa hẹn cho linh-hồn họ sống một đời sống miên-trường sau khi thể-xác họ chết mới giúp cho họ có đủ can-đảm gánh vác cái gánh nặng của kiếp sống trần-gian.
Như thế, đứng về phương-diện sinh-tồn tinh-thần mà nói thì tôn-giáo hết sức cần-thiết cho con người. Sự cần-thiết này càng được chứng tỏ ở chỗ nhiều người bình-thường không nhìn nhận quyền-oai của Thượng-đế và hết sức chống chọi lại các tôn-giáo, nhưng đến lúc gặp những sự-biến lớn lao, hay đứng trước những cảnh tàn-phá khổ-sở mà sự hàn gắn vượt hẳn quyền-lực của con người, họ lại quay về tìm nguồn an-ủi và hy-vọng nơi tôn-giáo.
Bởi đó, sự hủy-diệt tôn-giáo trở nên một điều hết sức trái với sự sinh-tồn của con người, và vì thế mà không thể nào thực-hiện được. Ở Liên-bang Sô-viết, nhà cầm quyền Cộng-sản từ khi lên nắm chánh-quyền đến nay đã luôn luôn tìm cách quét sạch ảnh-hưởng tôn-giáo trên đất nước Nga. Nhưng mặc dầu họ dùng những phương-pháp hết sức tàn-bạo để đạt mục-đích này, họ cũng không thành-công được. Ý-niệm tôn-giáo của người dân Nga tuy không được bộc-lộ công-khai, nhưng vẫn duy-trì mãi không tiêu-diệt. Và khi trận chiến-tranh Ðức Nga nổ bùng, thừa dịp Staline cho phép các giáo-đường mở cửa giảng đạo lại cho tín-đồ để mua lòng các nước Mỹ Anh, tinh-thần tôn-giáo bừng bừng chỗi dậy. Lúc chiến-tranh chấm dứt, chánh-phủ Sô-viết tìm cách hạn-chế trở lại sự bành-trướng của giáo-hội Nga, nhưng người ta vẫn cứ đổ xô đến các giáo-đường bất-chấp cả sự đàn-áp.
Một điều ta nên lưu-ý là thế-hệ thanh-niên Nga hiện-thời đã được sanh-trưởng trong bầu không-khí Cộng-sản, đã được giáo-dục theo phương-pháp duy-vật và được huấn-luyện kỹ càng theo chủ-nghĩa vô-thần, thế mà họ vẫn nhờ tôn-giáo làm cái lẽ sống cao-siêu của đời họ. Ðiều này chỉ tỏ rằng, chương-trình hủy-diệt tôn-giáo của Cộng-sản ở Nga đã thất-bại hoàn-toàn. Và như thế, chủ-trương hủy-diệt tôn-giáo của nhóm duy-vật chỉ là một chủ-trương sai lầm không thực-hiện được.
Ở các nước bị Nga chiếm đóng và chi-phối sau khi trận thế-giới đại-chiến thứ nhì kết-liễu, sự thất-bại của chương-trình bài-trừ tôn-giáo do bọn Cộng-sản đưa ra lại càng rõ rệt hơn nữa. Những biến-cố làm đẫm máu đất Trung-Âu vào hạ tuần tháng 10 năm 1956 đã chứng tỏ rằng mười năm đàn-áp của bọn vô-thần chẳng những không tiêu-diệt được ảnh-hưởng của Công-giáo La-mã ở Ba-lan và Hung-gia-lợi, mà còn làm cho ảnh-hưởng ấy mạnh hơn lên. Những quan-sát-viên ngoại-quốc đều nhận thấy rằng, nếu hai nước Ba-lan và Hung-gia-lợi tổ-chức những cuộc tuyển-cử tự-do, chắc chắn những nhóm chánh-trị dựa vào Công-giáo sẽ được một đa-số thăm tuyệt-đối, trong khi đảng Cộng-sản sẽ phải thất-bại nặng nề.
Về sự tác-dụng của tôn-giáo đối với xã-hội, hiện nay người ta có nhiều ý-kiến khác nhau. Những người chủ-trương hủy-diệt tôn-giáo chỉ thấy cái hại của nó và gán cho nó tất cả những tội ác gây ra trong thời-đại trước. Những tội ác này có thể gồm trong ba khoản: phản khoa-học, phản đạo-đức và phụng-sự giai-cấp thống-trị bằng cách mê-hoặc dân-chúng, khiến cho họ mất cả ý-chí tranh đấu, cam-tâm cúi đầu khuất-phục giai-cấp cầm quyền. Những người bảo-vệ tôn-giáo thì nhiệt-liệt bài-bác những lời buộc tội trên này, và cho rằng chính tôn-giáo rất hợp với tinh-thần đạo-đức, và luôn luôn chủ-trương binh-vực những người yếu-đuối chống lại người có quyền-thế.
Bình-tâm mà xét luận-lý đôi bên, chúng ta sẽ nhận thấy rằng mỗi bên đều có lý một phần nào. Ðối với khoa-học, quả thật tôn-giáo nhiều khi có những hành-động chống chọi lại một cách hết sức mãnh-liệt: những nhà khoa-học Âu-châu thuở trước đã bị giáo-hội Thiên-chúa đàn áp bức bách rất nhiều. Nhưng vì đó mà quả-quyết rằng tôn-giáo quyết-chí giam cầm con người trong chổ ngu-muội thì có lẽ cũng hơi quá.
Chúng ta nên nhớ rằng, tôn-giáo là một sự cố gắng của loài người để giải-thích những hiện-tượng của võ-trụ. Những sự giải-thích này đã đành là sai lầm, nhưng sự sai lầm ấy không phải riêng tôn-giáo mới có. Chính nhiều giả-thuyết khoa-học sau một thời-kỳ được mọi người chấp-nhận thì cũng bị chứng tỏ là sai lầm. Xét mọi việc trên quan-điểm tương-đối, ta sẽ thấy rằng, tôn-giáo lúc mới phát-sanh cũng được xem là những hệ-thống có vẻ hợp-lý nhứt trong thời-đại. Chỉ sau này, khi trí óc con người mở mang hơn, nó mới bị cho là không hợp-lý.
Hơn nữa, những nhà khoa-học đầu tiên, chính là những người giáo-chủ hay giáo-sĩ của các tôn-giáo. Những công-trình khoa-học đầu tiên như khoa làm lịch, khoa kiến-trúc, khoa đạc-điền trắc-lượng v.v… phần lớn do họ phát-minh ra.
Những giáo-hội chỉ có những hành-động chống chọi lại khoa-học khi những sự phát minh khoa-học này có hại cho sự vững chãi của nền tảng luận lý nó đưa ra, nghĩa là sau một thời gian nó được tôn sùng, lúc sự tiến triển của trí óc con người đã đưa họ đi xa trình độ hiểu biết của họ khi nền tôn-giáo mới phát sanh ra.
Hành-động này không phải là hành-động đặc biệt của tôn-giáo. Nó chung cho tất cả những chế-độ đã từng thắng lợi và có một oai quyền lâu dài trên xã-hội. Bất cứ hệ thống tư tưởng nào nắm được quyền cai trị xã-hội rồi cũng trở nên bảo-thủ và cương-quyết chống lại những tư-tưởng có thể làm lung lay bá-quyền của nó. Thí-dụ như có nhà khoa-học nào ở Liên bang Sô-viết mà phát minh được những định luật làm nền tảng cho một học-thuyết đánh đổ được thuyết duy-vật thì chắc chắn nhà khoa-học ấy phải bị đày đi Tây-bá-lợi-á nếu không bị mất đầu trong những khám tối âm-u của cơ quan trinh-sát cộng-sản.
Những thí-dụ mà những người bài trừ tôn-giáo đưa ra để chỉ tỏ rằng tôn-giáo phản đạo-đức kể ra cũng có đúng sự thật. Những tôn-giáo xưa kia đã dùng người làm vật hy-sanh trong những cuộc tế-lễ, và mãi đến một thờI-đại gần đây, óc thiên-chấp của các giáo-hội đã gây không biết bao nhiêu cuộc chém giết đẫm máu giữa các dân-tộc và ngay giữa người một dân-tộc nữa. Tất cả những giáo-điều mà các tôn-giáo đưa ra để bắt buộc tín-đồ mình tuân theo củng không phải đều hoàn-toàn có tánh cách đạo-đức cả. Nhiều nhà chinh-phục đã mượn danh nghĩa truyền bá tôn-giáo mà thi-hành chánh-sách xâm lược của mình.
Nhưng nếu đặt những hành-động tôn-giáo trên này trong khung cảnh thời đại đã sanh ra nó, chúng ta sẽ thấy rằng nó không phải đặc-biệt vì tôn-giáo mà có.
Việc đem giết người để cúng tế thần minh là việc xảy ra lúc người còn ăn thịt đồng-loại sau khi đã hạ sát hay bắt họ trên bãi chiến-trường. Những cuộc tàn sát vì bất đồng tôn-giáo kể ra thì cũng như những cuộc xung đột chém giết nhau vì chánh-kiến khác nhau.
Những cuộc thẩm-phán của các tôn-giáo pháp-đình Âu-châu thuở trước sỡ dĩ có tính cách rùng rợn ghê gớm như ta thấy là vì thời ấy, sự đối-đãi với các tội-phạm hãy còn dã-man: những tù nhơn của nhà vua cũng không hưởng được một chế-độ nhơn-đạo hơn những người bị giáo-hội truy-tố. Vả lại, ngay đến thế-kỷ nguyên-tử này mà cách đối đãi của những chánh-phủ thực-dân đối với những nhà cách-mạng ở thuộc-địa và của các chính-phủ cộng- sản và phát xít đối với những người đối-lập chánh-trị cũng không phải là kém sự tàn-nhẫn hơn những giáo-hội trước kia.
Về những người xâm-lược lấy tôn-giáo làm một lợi-khí trong sự chinh-phục những nước khác, chúng ta có thể bảo rằng đó không phải là một hiện-tượng riêng của tôn-giáo: chính những chủ-nghĩa chánh-trị củng bị những nước đế-quốc xâm-lược lợi dụng. Hiện giờ, ngoài những kẻ đã mắc phải bùa mê của bọn cộng-sản, còn ai không thấy việc các chính- phủ Nga và Tàu dùng chủ-nghĩa cộng-sản để dọn đường cho cuộc chinh-phục thế-giới bằng võ-lực của họ?
Sau cùng, những giáo-điều mà hiện giờ ta xem là phản đạo-đức, cũng như những quan- niệm chánh-trị sai lầm đồng-thời, chỉ là sản-phẩm của sự lầm lạc trong thời-kỳ mà nhơn-loại chưa được mở mang về phương-diện trí-tuệ và tinh-thần. Nó chỉ có tánh-cách phản đạo-đức đối với chúng ta là những người đã có một quan-niệm đạo-đức cao hơn. Xã-hội hiện thời dựa vào nhiều quan-niệm đạo-đức mà chúng ta cho là hợp nhơn-đạo, vì nó thích hợp với sự sinh-tồn của chúng ta, nhưng có thể sau này, khi tình thế đổi thay, những quan- niệm ấy không còn thích-hợp với sự sinh-tồn của con cháu ta nữa, và sẽ bị coi là phản đạo-đức.
Vậy, những hành-động phản đạo-đức của các tôn-giáo xưa kia vẫn có thật, nhưng nó không phải đặc-biệt vì tôn-giáo mà có. Nó chỉ là sản-phẩm của đời sống lúc ấy.
Ta có thể bảo rằng tôn-giáo không phải là một chế-độ đặc-biệt phản đạo-đức, nó chỉ là cái nồng cốt trên đó những hành- động phản đạo-đức dựa vào để biện-chánh lấy mình mà thôi. Hơn nữa, ảnh-hưởng của tôn-giáo trong sự làm cho phong-tục thuần lương bớt, tuy không phải hoàn-toàn, nhưng cũng không phải là không có. Chính sự hướng-dẫn của tôn-giáo trong mấy ngàn năm đã làm cho con người lần lần vượt khỏi thú-tánh để có tánh-cách nhơn-loại. Ðành rằng lý-trí và đạo-đức thuần-túy cũng có dự một phần lớn vào công việc này, nhưng công-lao của tôn-giáo cũng không phải nhỏ.
Ðối với xã-hội hiện-tại, tôn-giáo cũng rất cần-thiết để duy-trì đạo-đức. Những người theo quan-niệm duy-vật cho rằng đạo-đức thuần-túy đủ sức lôi kéo con người đi trên con đường nhiệm-vụ. Nhưng sự thật, số người có thể lấy việc phụng-sự đạo-đức thuần-túy làm lẽ sống chỉ chiếm một phần hết sức ít oi trong nhơn-loại.
Nếu quan-niệm duy-vật thạnh-hành, đạo-đức sẽ bị suy-đồi mau lẹ lắm, vì đại-đa-số loài người sẽ không còn thấy lý-do gì bắt họ phải sống một cuộc đời đạo-đức nữa. Xét cho kỹ, họ rất có lý mà không cần đến đạo-đức, vì nếu chúng ta chỉ là những khối vật-chất không hiểu căn-nguyên, không biết cứu-cánh của mình, không có hy-vọng gì nơi một cuộc đời mai hậu, chỉ sống trong vòng mấy mươi năm rồi tan thành cát bụi, thì chúng ta không có lý-do gì mà tự kềm thúc lấy mình. Giải-pháp hay hơn hết là tìm cách thỏa-mãn sự sống vật- chất của mình càng nhiều càng tốt, dầu cho điều này có hại cho người khác cũng mặc.
Sự tàn-nhẫn vô-đạo của những nhà cầm quyền cộng-sản đã làm kinh-ngạc hết những người văn-minh thật ra không có lý do gì khác hơn là chủ-trương duy-vật của họ. Khi hy sanh hàng triệu con người để thử dựng lên một chế-độ mới, khi tàn sát đến cả những người bạn đồng-chí nằm sương gối tuyết với mình trong thời-kỳ lao-khổ, họ đã có những hành-động vô-cùng thích- hợp với chủ nghĩa vô-thần của họ.
Như vậy, sự duy-trì tôn-giáo hết sức cần-thiết để giữ con người trên con đường đạo-đức. Vì đối với đại-đa-số con người, chỉ có tôn-giáo mới làm cho đời sống đạo-đức của họ có ý nghĩa và có lý-do tồn-tại.
Về ý-kiến những người chủ-trương bài-trừ tôn-giáo cho rằng tôn-giáo là thuốc mê của dân chúng, chúng ta có thể đem nó gán cho tất cả những lý-luận nào đem sự an-ủi đến cho loài người. Nếu cho rằng dùng lời ngọt dịu khuyên nhủ con người ráng chịu khổ-cực trong hiện-tại để hưởng một đời sống hạnh-phúc hơn trong tương-lai là làm tê liệt tinh-thần tranh-đấu của người và phụng-sự chế-độ bất công đương-hữu, thì chính chủ-nghĩa cộng -sản hiện lấy viễn-ảnh của chế-độ xã-hội tương-lai hô hào dân-chúng các nước bên trong màn sắt thắt lưng buộc bụng làm việc đầu tắt mặt tối suốt ngày để xây-dựng một nền hạnh -phúc mà chắc chắn họ sẽ không được hưởng, hẳn cũng là thuốc mê của dân chúng nốt.
Nói tóm lại, sự tác-dụng của tôn-giáo đã đưa nhiều ảnh-hưởng tốt đến cho xã-hội, nhưng cũng có gây nhiều kết-quả tai-hại làm cho nhiều người có một cảm-tưởng không tốt đối với tôn-giáo. Phủ-nhận những sự tai-hại mà tôn-giáo gây cho loài người là mù quáng, nhưng dựa vào những tai-hại ấy mà mà kết-luận rằng chế-độ tôn-giáo là một chế-độ cần phải hủy-diệt thì cũng là thiên-vị thái quá.
Ta nên nhớ rằng những sự lầm lỗi của tôn-giáo không phải do bản chất tôn-giáo, mà do vai tuồng chánh-trị của tôn-giáo gây ra. Phàm một hệ-thống tư-tưởng lúc còn phải tranh-đấu để giành quyền-chánh thì thường có tánh-cách cấp-tiến, công-bằng. Nhưng đến khi chế-ngự được xã-hội thì nó cố tìm cách duy-trì thế-lực. Nó trở thành bảo-thủ, vận-dụng hết lực-lượng để đàn áp những tư-tưởng có thể làm lung lay bá-quyền mình.
Trong sự cố-gắng duy-trì thế-lực mình, hệ-thống tư-tưởng ngự-trị trên một xã-hội thường duy-trì luôn cả chế-độ xã-hội nó chế-ngự và thành ra bất-công tàn-bạo. Nó cũng có thể bị những người có dã-tâm lấy làm lợi-khí để phụng-sự quyền-lợi riêng. Chỉ đến khi thế-lực bị đổ vỡ rồi, và cần phải khôi-phục bá-quyền, hoặc tranh-đấu cho sự tồn-tại của mình, nó mới trở về bản-chất và tánh-cách nguyên-thủy của nó.
Tôn-giáo ở trong trường-hợp này, muốn phán-đoán ảnh-hưởng nó trong xã-hội, ta phải xét sự tác-dụng của nó đối với sự sinh-tồn của loài người. Nhưng muốn có một ý-kiến đúng đắn, ta phải xét sự tác-dụng và sự sinh- tồn này trong một thời-đại, một khung cảnh với nhau, chớ không thể lấy sự tác-dụng của tôn-giáo thời xưa đối với sự sinh-tồn của người hiện giờ mà phán đoán tôn-giáo. Cứ noi theo nguyên-tắc này mà xét, ta có thể bảo rằng dầu sao, tôn-giáo vẫn có một ảnh-hưởng tốt đối với sự sinh-tồn của con người, và sự lầm-lỗi của nó tuy có gây nhiều tai-hại khổ- sở cho người, nhưng chẳng qua cũng chỉ là những lầm-lỗi do manh-tâm của người thừa-hành, chứ không phải do những nguyên-tắc căn-bản của nó mà có.
Xét tình-thế một cách khách-quan, ta có thể bảo rằng với những nguyên-lý cao-thâm của nó, tôn-giáo còn cần-thiết cho con người, khi nào con người chưa đạt được một trí- thức rõ rệt và chắc chắn về nguồn gốc và cứu-cánh của nhơn-loại.
Những nguyên-lý siêu hình của tôn-giáo giúp cho một số người giải quyết những nỗi băn khoăn thắc mắc của mình. Những giáo-điều căn-bản của những mối đạo có một tinh thần cao quí lại còn đóng góp một phần lớn công-nghiệp vào việc duy-trì đạo-đức cho đại-chúng.
Với tư-cách ấy, tôn-giáo đáng được bảo-vệ chống lại những chủ-trương vô-thần. Nhưng một quốc-gia muốn sống còn được phải cố giữ sao cho sự thờ phụng tôn-giáo khỏi đưa đến những thái-độ quá khích có hại, như óc bảo-thủ, óc mê-tín, lòng nhiệt-tín và tánh thiên-chấp tôn-giáo thường đưa đến những cuộc tranh-chấp tai-hại giữa người trong nước.
Vậy, thái-độ chánh-trị thích-hợp nhứt đối với tôn-giáo là dung-nạp nó và bảo-vệ nó, nhưng đưa nó ra ngoài vòng hoạt-động chánh-trị của người.
* * *
(1) Ánh sáng mỗi giây chạy được 300.000 cây số. Năm ánh sáng là chiều dài mà một tia ánh sáng chạy suốt được trong một năm, tức là 9,463 tỉ cây số.
Vui cười
Hỏi: Định nghĩa đúng nhất của Toàn cầu hóa là gì?
Trả lời: Cái chết của công nương Diana
Hỏi: Sao kỳ dzậy?
Trả lời: Một công nương Anh quốc, cùng với bạn trai Ai Cập, bị tông xe trong đường hầm Pháp. Họ được một tài xế Bỉ chở trên một chiếc xe Đức với động cơ Hà Lan, người này uống rượu whisky Scotland. Họ bị một đám paparazi Ý cỡi xe moto Nhật theo sát gót. Sau đó, họ được các bác sĩ Mỹ điều trị, sử dụng thuốc men của Brazil. Tin nhắn này được một người châu Phi gởi đến, đang dùng công nghệ của Bill Gates, và có lẽ bạn đang đọc những dòng này trên máy tính mà main board của nó là của Đài Loan.
Sex và tình báo Xô Viết
Nhữ Đình Hung
Sex trong tình báo: một lịch sử lâu đời
“Ở Mỹ hoặc phương Tây, thỉnh thoảng các ông kêu gọi đàn ông “đứng lên” vì tổ quốc. Ở Nga chỉ có chút khác biệt, chúng tôi bảo các cô gái hãy “nằm xuống” – một viên tướng KGB về hưu nói.
Môn “khoa học” không được thừa nhận
Hai quốc gia được cho là áp dụng “mỹ nhân kế” trong tình báo nhiều nhất là Nga và Trung Quốc. Cơ quan tình báo Liên Xô KGB dùng tiếng lóng “chim én” để chỉ phụ nữ và “quạ đen” để chỉ đàn ông được huấn luyện quyến rũ các mục tiêu có thông tin quan trọng.
Không bình luận về chuyện các điệp viên của mình có dùng sex để đổi thông tin không, nhưng một vài quan chức CIA nói“thỉnh thoảng” nó vẫn xảy ra, và tuy “bẫy mật” không phải là cách tốt nhất để chiêu dụ quan chức nước ngoài nhưng đôi khi “nó giải quyết được một số vấn đề ngắn hạn”.
Oleg Kalugin, tướng KGB đã về hưu, một lần được hỏi tại sao nhiều điệp viên Nga sử dụng sex trong công việc như vậy, đã trả lời đơn giản: “Ở Mỹ và phương Tây, các ông kêu gọi đàn ông “đứng lên” vì tổ quốc. Ở Nga có chút khác biệt, chúng tôi kêu gọi các cô gái hãy “nằm xuống””.
KGB vốn tin rằng người Mỹ là những kẻ cuồng sex theo chủ nghĩa vật chất, vì thế các điệp viên của họ sẽ dễ dàng bị sắc đẹp đưa vào tròng. Không chỉ dùng tình dục cho các nhiệm vụ tức thời, KGB còn xem đó như một phương án dự phòng, nếu một viên chức Mỹ nào đó trở nên quan trọng trong tương lai, họ đã có đủ phương tiện để “thu phục” anh ta.
CIA thì ngược lại, họ rất hạn chế sử dụng chiêu này với các đối thủ nước ngoài. “Thu dụng một cách cưỡng ép thường không có hiệu quả. Chúng tôi thấy tiền và sự tự do vẫn hấp dẫn hơn”, theo lời một cựu điệp viên. Nếu tình cờ CIA biết một điệp viên Xô Viết nào đó có cô bạn gái, họ sẽ thử chiêu dụ cô gái đó như một cầu nối. Một khi đã nắm thóp được anh ta, họ sẽ tìm cách biến anh chàng thành gián điệp cho mình.
Mật ngọt chết ruồi
Năm 1955, John Vassall, một viên thư ký đồng tính làm việc cho Cố vấn hải quân của Đại sứ quán Anh tại Matxcơva bị một nhóm “quạ đen” của KGB đưa vào tròng. Sau khi tham gia một bữa tiệc trác táng, John được cho xem những tấm hình của chính mình trong tình trạng không thể tệ hơn. Liên tiếp tám năm sau đó, anh ta buộc phải làm gián điệp cho Nga.
“Mới xem được 3 tấm hình tôi đã không chịu nổi nữa. Chúng làm tôi phát bệnh. Thì tôi chứ ai, bị chộp trong lúc đang vui sướng… với nhiều gã đàn ông”, báo Telegragh trích dẫn những dòng hồi tưởng của anh chàng không may mắn.
Cùng khoảng thời gian đó, Bộ phận tình báo hải ngoại của Stasi (Cục an ninh quốc gia Đông Đức) cũng tung ra hàng loạt các “điệp viên Romeo” để quyến rũ các nữ thư ký làm việc cho chính phủ Tây Đức. Khoảng 40 phụ nữ đã bị kết án vì đã tuồn bí mật cho người tình của mình, không hề nhận ra họ là gián điệp nước ngoài.
“Khi bắt đầu, tôi còn không có khái niệm gì về kết quả nó sẽ mang lại”, Markus “Mischa” Wolf, một trưởng bộ phận gián điệp Stasi, sau đó nói. Điều thú vị là, Markus tin rằng bí mật sẽ được tuôn ra nhiều hơn nếu đó là tình yêu thật sự thay vì chỉ là “tình một đêm”. Một thư ký Tây Đức thậm chí đã tổ chức hôn lễ với người tình của mình trong một đám cưới giả dàn xếp bởi Stasi. Vấn đề trở nên nghiêm trọng đến nỗi giới chức NATO phải ra lệnh treo những tấm poster lên tường trong các văn phòng nhắc nhở các cô gái phải “đóng kín trái tim” mình lại.
Gần hơn, tháng 7 năm 2009, một nhân viên ngoại giao của Anh, James Hudson, bị dính vào vụ rùm beng liên quan đến gái mại dâm và buộc phải từ chức. Một đoạn video dài hơn bốn phút ghi cảnh Hudson đang vui vẻ cùng hai cô gái trong một khách sạn thành phố Ekaterinburg bị phát tán khiến London bẽ mặt. Có dư luận cho rằng chính cơ quan FSB (tiền thân là KGB) đã gài bẫy vị quan chức Anh.
Một trường hợp khác, trong phái đoàn thương mại của Anh đến thăm Trung Quốc năm 2009, một phụ tá cao cấp của Thủ tướng Gordon Brown đã qua đêm với một phụ nữ Trung Quốc quyến rũ tại Thượng Hải. Sáng hôm sau, ông ta hớt hải báo cáo chiếc điện thoại BlackBerry do chính phủ cấp đã “không cánh mà bay”.
Có thể nói, trong khi người Nga hay người Trung Quốc đang khai thác thế mạnh của tình báo công nghệ, họ vẫn trở về với những phương pháp thực hành đã qua kiểm chứng, “mỹ nhân kế” là một trong số đó. Vai trò con người trong một thời gian nào đó rõ ràng bị lấn át bởi tiến bộ kỹ thuật, nhưng dần các chuyên gia tình báo nhận ra máy móc có thể là điểm yếu chết người.
“Một cuộc chuyện trò trên băng ghế đá công viên bỗng nhiên không phải là ý kiến tệ nếu biết rằng một cuộc điện thoại, dù được mã hóa, có để dễ dàng bị GCHQ (một cơ quan tình báo Anh) nghe lén và được giải mã bởi một chuyên gia khai thác dữ liệu của NSA ở Utah ngay sau đó”, Telegragh dẫn lời một nguồn tin trong ngành.
Nhà báo Nga Inna Svechenovskaya, tác giả của quyển sách “Sex và tình báo Xô Viết” từng nhiều năm đi cóp nhặt những câu chuyện và sự thật đằng sau hoạt động nhạy cảm này của cơ quan tình báo các nước khối Liên Xô. Bà nhận xét rằng không ai hoàn thiện “bẫy mật” thành một nghệ thuật như người Nga nhưng chính họ cũng thừa nhận rằng đó là một thứ vũ khí nguy hiểm – một con dao hai lưỡi. Không hiếm trường hợp điệp viên nảy sinh tình cảm thực sự với “mục tiêu” của mình, và cơ quan tình báo không còn kiểm soát được họ nữa.
Svechenovskaya có nhắc đến trường hợp hy hữu xảy ra với ông cựu Tổng thống Indonesia Ahmed Sukarno. Vì muốn tìm kiếm ảnh hưởng tại Châu Á, KGB gửi một nhóm các cô gái trẻ đẹp tiếp cận vị nguyên thủ vốn nổi tiếng háo sắc này. Họ làm quen với mục tiêu trên chuyến bay của ông này đến Matxcơva dưới vỏ bọc tiếp viên hàng không. Màn làm tình tập thể tiếp theo diễn ra trong một khách sạn ở Matxcơva bị ghi hình toàn bộ bằng camera bí mật.
Ngày hôm sau, KGB mời Sukarno đến rạp chiếu phim và cho ông ta xem cuốn băng hình. Trái ngược với phản ứng hoảng sợ mà họ mong đợi, Sukarno cho rằng đó chính là món quà bất ngờ những người bạn Liên Xô tặng và hỏi các nhân viên đang há hốc mồm vì kinh ngạc xem còn bản copy nào không để ông mang về nước làm quà.
Trường đào tạo điệp viên
Có một tòa nhà, nhìn bên ngoài không khác so với xung quanh, nhưng nó là một ngôi trường đặc biệt.
Dưới thời KGB, “chim én” và “quạ đen” trên khắp vùng lãnh thổ mênh mông của Liên Xô đổ về đây để được huấn luyện. Mục đích là giúp các điệp viên vượt qua sự sợ hãi, xấu hổ và tất cả những cấm kỵ giới hạn con người trong chốn phòng the.
Chiến trường không bom đạn
Hiệu trưởng của trường là một phụ nữ tên Lidia. Từng phục vụ trong KGB với quân hàm Đại tá, xinh đẹp, thông minh và có vẻ bề ngoài trẻ hơn tuổi thật của mình, bản thân Lidia đã trải qua tất cả những gì bà chỉ dạy cho các “chim én”.
Đầu thập niên 1950, Lidia được điều đến Tây Đức để tổ chức một mạng lưới sex – tình báo ở Frankfurt. Cô gái nảy ra ý tưởng mở một trung tâm spa chăm sóc sắc đẹp. Với nguồn lực của KGB, tại trung tâm thành phố nhanh chóng mọc lên một ngôi nhà sang trọng. Giới thượng lưu tất cả đều biết đến bà chủ xinh đẹp, lịch lãm và họ thường xuyên đến làm khách.
Tuy nhiên, đằng sau tấm màn thì cơ sở đó còn là một nhà thổ.
Lidia tuyển dụng rất nhiều cô gái trẻ, xinh đẹp làm con mồi. Họ phục vụ đủ mọi thành phần khách, từ bình dân cho đến các nhà ngoại giao, sĩ quan và quan chức cấp cao. Họ được trả nhiều tiền cho công việc này, bù lại các cô gái phải chấp nhận sự phục tùng tuyệt đối và biết giữ im lặng.
Các quý ông đến đây đều không ngờ rằng từng cử động của họ đều bị máy camera thu hình và từng lời nói đều bị ghi âm. Trong một căn phòng bí mật chỉ Lidia có quyền bước vào, tất cả dữ liệu được tập trung tại đây, sau khi xử lí chúng sẽ được dùng để đe dọa và moi thông tin bí mật từ mục tiêu hoặc lưu trữ “chờ đến lúc thích hợp”.
Dù mang hàm chỉ huy, nhưng có những nhiệm vụ đặc biệt đích thân Lidia phải thực hiện. Một trong số nhiệm vụ đó là thu thập thông tin về những nhân viên của trại David trên lãnh thổ Đức. Bề ngoài là một căn cứ quân sự bình thường, nhưng đây là nơi đào tạo điệp viên của Mỹ và các nước đồng minh, tổng hành dinh của mạng lưới tình báo, liên lạc, chỉ điểm… tỏa khắp Liên Xô.
Tình báo phương Tây chia điệp viên của mình làm hai loại: Đen và Xám. Cấp bậc Đen là những điệp viên nằm vùng, sử dụng danh tính giả và có lớp vỏ bọc hoàn hảo. Xám là những người bình thường như doanh nhân, nhà báo, khách du lịch… họ chỉ thực hiện nhiệm vụ một lần đổi lấy phần thưởng. Nhưng dù Đen hay Xám, khi hoàn thành nhiệm vụ trở về tất cả điệp viên đều phải trải qua bài kiểm tra nói dối. Phụ trách công việc đó có một Trung sĩ tên Glen Rohrer, được cử đến trại David năm 1933. Do tính chất công việc, Glen nắm rất nhiều thông tin quan trọng về các điệp viên.
Cô đơn trong công việc vì những quy định ràng buộc, Glen trở thành khách hàng thường xuyên của Lidia và rơi vào tầm ngắm của KGB. Vẫn bằng phương pháp đe dọa với những tấm ảnh nhạy cảm, Lidia khiến Glenn bán đứng rất nhiều điệp viên của mình. Đến đầu 1965, một loạt mạng lưới tình báo, tên tuổi, địa chỉ cụ thể đã nằm trong tay KGB, đến mức cơ quan tình báo Mỹ bắt đầu nghi ngờ và theo dõi. Nắm được thông tin đó, Lidia phải tổ chức cho Glen bỏ trốn sang Tiệp Khắc, còn bản thân mình được Tổng hành dinh triệu hồi về để tránh nguy hiểm.
Sự phản bội của Glen là đòn giáng mạnh vào tình báo Mỹ, công sức 20 năm xây dựng coi như đổ sông đổ biển, hàng trăm điệp viên bị bắt. Riêng Lidia, nhờ thành quả đó được phong quân hàm Đại tá. Sau một vài năm làm cố vấn tình báo, Lidia được tiến cử làm hiệu trưởng một trong những ngôi Trường đào tạo điệp viên của KGB.
Khi tình báo trở thành khoa học
Các cô gái được KGB tuyển chọn đến từ nhiều vùng khác nhau, trước khi được cho phép phục vụ trong tổ chức, họ bị kiểm tra rất kỹ từ nhân thân cho đến quan điểm chính trị. Sắc đẹp là yếu tố trước tiên phải kể đến, tiếp theo nhưng không kém quan trọng là trí thông minh và khả năng diễn xuất. Ngoài ra, biết những thứ tiếng của các quốc gia Châu Âu là một lợi thế lớn.
Những người được tuyển chọn sẽ trải qua khóa huấn luyện dự bị dài 4 tháng. Điều đáng chú ý là không ai trong số họ bị ép buộc phải làm “chim én”, công tác “huấn luyện tư tưởng” và những bảo đảm vật chất chính là chìa khóa đổi lấy sự tình nguyện.
Các “quạ đen” cũng được tuyển chọn theo quy trình đó, nhưng đối với họ nhan sắc lại không phải là điều ưu tiên. Đa phần những mục tiêu của “quạ đen” là các quý bà đứng tuổi và cô đơn, vì thế, các nữ sĩ quan của KGB tuyển chọn đàn ông theo tiêu chí hấp dẫn giới tính phù hợp với họ. Tuổi tác của “quạ đen” có thể từ trẻ cho đến trung niên với nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, báo chí hay kỹ sư. Không hiếm trong số họ là những người đồng tính.
Môn học “giăng bẫy mật” là một phần quan trọng của khóa huấn luyện, tất cả các sĩ quan cao cấp của KGB đều phải vượt qua trước khi được điều ra nước ngoài thiết lập mạng lưới tình báo. Họ được dạy cách sống trong môi trường xã hội mới, thích nghi với văn hóa và thói quen mới trong phòng the. Họ tham khảo các tạp chí dành cho cả hai phái để tìm hiểu về những đặc điểm, sở thích khác biệt trong tình dục của cư dân bản xứ. Họ cũng xem phim ảnh đủ mọi thể loại từ chính thống, ngoài luồng cho đến phim “đen” của quốc gia đó.
Khóa học được diễn ra trong hoàn cảnh mô phỏng tối đa môi trường mà điệp viên sẽ công tác sau đó. Để làm được việc này, KGB cho xây dựng hàng loạt thành phố mô hình, bắt chước mọi chi tiết nhỏ trong đời sống các quốc gia cạnh tranh…
Trước khi đào ngũ sang phương Tây giữa thập niên 1960, Anatoly Sorokin làm việc trong phân ban “C” của Tổng hành dinh thứ nhất KGB. Ông hồi tưởng lại những thành phố mô hình gợi nhớ đến những bộ phim hơn là những thành phố thật.
Trường phim tình báo
Thành phố đó có con đường chính với những tòa nhà bằng gạch ở hai bên dài khoảng 200 mét. Có nhiều cửa hàng, rạp chiếu phim, siêu thị, ngân hàng… Trong thời gian diễn ra giờ học, con đường sẽ đầy những “diễn viên quần chúng”, ăn mặc giống với cư dân của quốc gia được mô phỏng.
Trong thành phố bản sao của nước Anh, sẽ có các “diễn viên” đóng vai cảnh sát, người đưa thư, anh hàng thịt… Xe buýt sẽ có người soát vé để các học viên có thể thực hành hỏi giá vé, điểm đến. Trong bưu điện có thể mua được tem thư, mẫu giấy chuyển tiền… Bên cạnh là mô hình của vùng quê nước Anh với quán rượu và nhà kho.
Theo lời kể của những điệp viên đào ngũ từng học tại thành phố Gatchina – Leningrad, “phương Tây” ảo được chia thành 4 phân khu, mỗi phân khu được bao bọc bởi hàng rào thép gai, có vùng đệm và tuần tra nghiêm ngặt. Mỗi nơi có các huấn luyện viên, mô hình thành phố và vùng quê đặc trưng. Hai phân khu phía Bắc đào tạo các điệp viên hoạt động tại Mỹ, Canada và Anh. Hai phân khu phía Nam mô phỏng Úc, New Zealand và Nam Phi.
Các điệp viên hoạt động tại Đức, Áo, Thụy Sĩ và các nước thuộc bán đảo Scandinavia sẽ trải qua kỳ huấn luyện cuối cùng tại trường tình báo nằm ở Prakhov, cách thủ đô Minsk của Belarus 70 dặm về phía Đông Bắc.
Quá trình học tập được các chuyên gia giám sát đến từng chi tiết nhỏ nhất ví dụ như trò chuyện chỉ được nói bằng tiếng nước ngoài. Nhiều “cư dân” trong các thành phố mô hình này xuất thân từ chính quốc gia đó và họ phải mô phỏng lại chính xác những gì đã từng sống. Tất cả hàng hóa trong các cửa hàng được nhập khẩu trực tiếp, chúng là những thứ như sách báo, tạp chí, vé xe buýt, tem thư, tờ quảng cáo…
Các sản phẩm văn hóa nước ngoài như phim ảnh, chương trình radio… được nhân viên KGB ở các đại sứ quán của Liên Xô thu thập bằng cách ghi vào các cuộn phim rồi sau đó gửi về nhà qua đường thư tín ngoại giao. Qua đó, những điệp viên đang thực tập có thể làm quen với cuộc sống, tâm tư tình cảm của nhiều giai tầng xã hội khác nhau của một quốc gia xa lạ.
Tương tự, giá cả hàng hóa, sản phẩm luôn được cập nhật liên tục. Hàng tuần, các nhân viên KGB nước ngoài phải chạy đi khắp các cửa hàng ở nhiều thành phố lớn nhỏ, ghi nhận sự thay đổi về giá và chuyển thông tin đó về. Các thành phố mô hình vì thế luôn là bức tranh thu nhỏ chính xác với thực tế.
Trong thời gian huấn luyện, các điệp viên sẽ nhận lương hàng tuần tương ứng với mức chi trả ở quốc gia mà họ sẽ đến, và họ phải xoay sở sinh sống với số tiền đó. Họ được học cách gọi món ăn trong nhà hàng, mua vé xem phim, gọi taxi… Các giáo viên thường xuyên tổ chức các buổi ăn nhậu, và trong trạng thái say xỉn, các học viên vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nếu vô tình ai trong số họ buộc miệng nói sang ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ phải chịu hình phạt rất nặng và có thể bị đuổi khỏi trường. Trải qua nhiều giai đoạn huấn luyện và tuyển lựa, chỉ có những cá nhân xuất sắc nhất được giữ lại.
Nhà văn Benard Hitton, cựu ủy viên Bộ chính trị Đảng cộng sản Tiệp Khắc sau này mô tả lại những gì ông được chứng kiến. Theo đó, chương trình đào tạo được bắt đầu bằng khóa học giáo dục chính trị dài 4 tháng đi kèm với vòng sơ tuyển tại trường Macxit gần Matxcơva. Hầu hết những học viên nam nữ bước qua cánh cổng canh gác nghiêm ngặt của trường đều không ngờ rằng họ sẽ được chọn lựa đào tạo thành điệp viên. Họ nghĩ đơn giản rằng việc kiểm tra quá khứ, nhân thân, quan điểm chính trị… trước khi vào học chỉ là mối quan tâm của KGB về việc làm trong sạch Đảng.
Một ngày làm việc bắt đầu bằng bữa sáng lúc 7 giờ và kết thúc bằng bài giảng chung lúc 10 giờ tối. Có hai khoảng thời gian giải lao chính dành cho hai bữa ăn trưa và chiều cộng với hai lần nghỉ 15 phút thư giãn. Các tiết học hầu như vắt kiệt sức các công dân trẻ, chủ đích khiến họ không thể phát sinh tình cảm trai gái dù được bố trí sống chung kí túc xá. Mỗi lứa sinh viên chỉ có vài người được chọn ra bước tiếp vào cấp đào tạo cao hơn tại Trường kỹ thuật Lenin.
Trong ngôi trường mới này, kỷ luật hà khắc không thua gì trong quân đội người Spartan. Vật dụng cá nhân của các học viên bị hạn chế đến mức tối thiểu, họ ngủ trên những chiếc giường sắt san sát nhau trong một căn phòng lớn ngăn cách bởi những chiếc tủ hẹp. Mục đích đào tạo của trường Lenin là phát triển trí lực và thể lực của các học viên, chuẩn bị cho công việc tình báo tương lai.
Một buổi sáng bình thường bắt đầu bằng quãng đường dài chạy maraton trong khu tập luyện. Các môn học thể lực rất đa dạng, từ nhảy dù cho đến lái xe tốc độ cao, và tất nhiên quan trọng nhất là môn võ cận chiến hướng dẫn bởi các chuyên gia KGB…
Năm 1970, điệp viên đào ngũ Aleksander Demidov đã chuyển cho tình báo phương Tây mọi thông tin về chương trình đào tạo bí mật tại Trường kỹ thuật Lenin. Là con trai của một sĩ quan quân đội Chechnya, Demidov được gửi đến đào tạo tại trường tình báo năm 1966.
Lời kể của một nhân chứng
Lớp học không dành cho thường dân
“Đồng phục của học viên là quần tây ống rộng, áo len và mũ két. Không ai khác biệt với ai và chúng tôi phải tuân theo một nội quy nghiêm khắc. Các lớp học thường diễn ra theo nhóm khoảng 30 người nhưng cũng có lúc ít hơn trong những giờ học đặc biệt. Huấn luyện viên từ Matxcơva thường xuyên được gửi đến cho những buổi huấn luyện đặc biệt và tuyệt mật” – Demidov hồi tưởng.
Khóa học chính gồm các môn chính trị, kinh tế, tội phạm học, mật mã học, nhiếp ảnh và phương pháp thiết lập và duy trì liên kết tình báo. Các học viên luôn luôn được nhắc nhở và nhấn mạnh về tính khắc nghiệt của nghề nghiệp tương lai. Bài giảng được chia thành hai loại: “Sạch” và “Bẩn”. “Sạch” bao gồm các phương pháp tuyển mộ áp dụng với những người tình nguyện làm việc cho Liên Bang Xô Viết xuất phát từ lý tưởng chính trị chung. “Bẩn” được gói gọn trong “hối lộ, cưỡng ép và đe dọa”.
“Chúng tôi được hướng dẫn cách thiết lập “bẫy mật” và thu thập dữ liệu nhạy cảm”, Demidov nói. Sau bài giảng về công việc “Bẩn”, các sinh viên sẽ áp dụng ngay lý thuyết vào thực tế.
Mặc dù điệp viên sử dụng “chim én” và “quạ đen” chuyên nghiệp (những người chuyên bán dâm) là chính để giăng bẫy con mồi, nhưng trong trường hợp cần thiết, các chàng trai và cô gái buộc phải sử dụng chính thân thể của mình.
“Trước tiên, đàn ông bị ra lệnh ngủ với các bạn gái cùng lớp của họ trong phòng sinh hoạt chung, mục đích để giải thoát họ khỏi những cấm kỵ trong tình dục. Và tiếp theo họ sẽ phải làm tình với nhau. Việc này không nhằm biến họ thành những người đồng tính, nó chỉ chuẩn bị cho họ về mặt tâm lý nếu trường hợp cần thiết phải làm như thế để đạt mục đích”, Demidov kể.
Trong suốt các giai đoạn đào tạo, câu châm ngôn tất cả sinh viên đều phải thuộc lòng là: “Tất cả những công việc, nếu có thể mang lại lợi ích cho quốc gia, bắt buộc phải làm!”. Demidov nhớ lại: “Trong giờ học, các sinh viên thường có cảm giác không thoải mái, nhưng đến cuối cùng họ đều vượt qua điểm yếu của mình”.
Giữ vị trí quan trọng trong thời khóa biểu là môn bắn súng ngắn. Những phương pháp tinh tế nhất được áp dụng dựa trên kinh nghiệm từ Hoa Kỳ rèn luyện học viên khả năng bắn trúng mục tiêu trên đường phố đông người. Một số hoạt cảnh trong phim được chiếu trên một tấm bảng có bia ngắm và huấn luyện viên chỉ vào mục tiêu, các sinh viên phải bắn trúng đích đồng thời không được làm bị thương những người xung quanh.
Bên cạnh loại súng tự động bình thường, các điệp viên tương lai còn làm quen với loại súng ngắn bắn gas hãm thanh. “Vũ khí đó dài khoảng 10cm và chính xác nhất trong khoảng cách 7,6m, nó tạo ra âm thanh lớn không hơn một cái búng tay và có thể giết chết mục tiêu trong vòng 4 giây. Nguyên nhân của cái chết rất khó để xác định”. Học viên còn được hướng dẫn sử dụng chất độc cũng như cách pha trộn chúng với thức uống có cồn, bánh ngọt hay thuốc lá, và hiển nhiên cả cách tự bảo vệ mình khỏi những thứ đó.
Con đường không trải hoa hồng
Qua nhiều kỳ thi tổng kết khó khăn, những sinh viên tốt nghiệp sẽ được đi nghỉ dưỡng một tháng ở vùng Kavkaz, rồi sau đó trở về Matxcova thực tập một tháng nữa trong điều kiện gần với thực tế. Trong thời gian đó, họ sẽ bị bắt cóc và giam giữ một cách bất ngờ, theo sau là màn tra tấn và hỏi cung khắc nghiệt. Cả phụ nữ lẫn đàn ông sẽ bị lột trần và đánh đập bởi các điều tra viên của KGB. Rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, không chịu nổi bài kiểm tra đó. Những ai vượt qua tất cả thử thách để khẳng định mình cuối cùng sẽ nhận được sự phê duyệt và trở thành nhân viên của KGB.
Năm 1973, một bản hướng dẫn đào tạo của Trường kỹ thuật Lenin viết bởi bốn sĩ quan cao cấp KGB lọt vào tay của Cục tình báo trung ương Mỹ CIA, nội dung của nó làm rõ nhiều điều và cung cấp những thông tin quan trọng về mục tiêu của các điệp viên Liên Xô nằm vùng tại Mỹ. Theo đó, Tổng thống Mỹ và Nội các chính phủ, các thành viên Hội đồng an ninh, Nghị viện, Bộ quốc phòng, CIA, FBI là những mục tiêu bị nhắm đến. Ngoài họ ra, những viên chức chính phủ, học giả, nhà kinh tế, kỹ sư, những người trẻ tuổi… có triển vọng làm việc cho chính phủ, các công ty, tập đoàn quốc phòng hay các trung tâm nghiên cứu bí mật cũng được để mắt đến.
Trong một ví dụ cụ thể, tài liệu hướng dẫn trên có đề cập đến một trường hợp phương pháp sex – tình báo được áp dụng thành công để moi thông tin từ một viên chức của Liên hiệp quốc. Thực hiện nhiệm vụ này là một “quạ đen” với bí danh là Del. KGB thu dụng Del bằng phương pháp “Sạch”, có nghĩa là thuyết phục được sự tình nguyện, và trao cho anh ta công việc biên tập trong một tờ báo nhỏ. Vỏ bọc này giúp thu thập được một ít thông tin không đáng kể về LHQ cho đến khi một nhiệm vụ đặc biệt được giao cho Del – quyến rũ một nữ nhân viên làm việc trong tổ chức này.
Del không chỉ thành công chiếm trọn tình cảm của người phụ nữ mà còn thuyết phục được cô ta làm việc cho KGB. Từ câu chuyện này cho thấy, những điệp viên nguy hiểm và lạnh lùng được đào tạo bài bản của KGB đã thuộc nằm lòng nguyên tắc áp dụng sex vào công việc ngay từ khi bước chân vào nghề. Phương pháp này không chỉ rẻ tiền, hợp pháp mà còn khá hiệu quả để moi thông tin.
Đối với các “chim én” và “quạ đen” làm mồi, nhiệm vụ của họ đã hoàn thành ngay sau khi lên giường được với đối tượng, kết quả chiến dịch và thông tin mật họ không được phép biết đến. Mặc dù chỉ thực hiện vai trò “bán thân”, họ không tự xem mình đang làm nghề đó. Nhiều “quạ đen” có công ăn việc làm đàng hoàng và chỉ đeo đuổi công việc với KGB vì sở thích và lợi ích vật chất.
Phi Lạc Sang Tàu: Hiện Tượng Toàn Cầu Hóa:
Tiểu Thương Du Mục Phi (Châu) Lạc Sang Tàu.
Phan Văn Song
Thường nhựt, chúng ta đọc báo, được biết dân Tàu có truyền thống là di dân để sanh tồn. Ngày xưa, xứ Tàu nghèo, bỏ quê hương tha phương cầu thực đã đành. Ngày nay, Tàu đang là đệ nhứt kinh tế hoàn cầu, vẫn tiếp tục để dân mình di dân kiếm sống. Di dân vào các xứ tiền tiến Âu Mỹ Nhựt hay Nam Hàn Singapore đã đành, nhưng di dân cả vào những nước nghèo Phi Châu, Nam Mỹ, hay cả Đông Á châu là chuyện đáng nói!
Nhưng hiện nay trên đất Tàu cũng có một hiện tượng mới. Ấy là những doanh thương ngoại quốc gốc quốc gia nghèo đến làm ăn. Khác với các kỹ nghệ gia hay doanh nhơn các quốc gia tiên tiến, họ đến đầu tư mở nhà máy để tìm công nhơn giá rẽ. Đằng nầy các doanh nhơn, con buôn, phần đông du mục, nay đây mai đó lục lạo đi tìm hàng hóa rẽ tiền, ăn vừa đủ no, trọ nhà ngủ rẽ, gồm dân các quốc gia nghèo, phần đông gốc Phi Châu, ngày nay đến Tàu để tìm thu mua hàng hóa để gởi về Phi Châu quê hương họ làm ăn kiếm sống, tạo thành một con Đường Tơ Lụa mới.
Hằng năm, hàng ngàn người di cư gốc Phi Châu nầy nhập vào cảng Quảng Đông-Canton mua hàng hóa và gởi về quê quán họ làm ăn kiếm sống.
Đúng là «Ngàn năm một thuở, Phi Lạc Sang Tàu», như lời tựa sách của đại văn hào Hồ Hữu Tường (1910-1980) của thời Việt Nam vàng son trước 1975.
Và đây xin gởi đến quý vị một bài phóng sự tả hoạt động hàng ngày của họ:
Mỗi buổi sáng, khoảng 5 giờ, trước khách sạn Don Franc, trong xóm Xiaobei Lu của thành phố Quảng Đông-Canton, tỉnh Quảng Đông-Guangdong, Nam Trung Hoa), tôi bị đánh thức giậy, không làm sao ráng ngủ được vì những tiếng nói chuyện ồn ào của một nhóm người. Sáng tinh sương đã có một nhóm khoảng 20 người, gốc Tây Bắc xứ Tàu, áo thun, quần tây tụ tập trước cửa khách sạn, làm ăn, mặc cả, đôi co, thương thuyết trao đổi buôn bán hối suất tiền tệ. Đây là chợ đổi tiến! Từng xấp giấy bạc, hiện kim, được lần lượt chuyền tay nhau qua lại – có lẽ đến khoảng cả trăm ngàn dollars mỹ kim hay nguyên tệ trung hoa. Cách đó không xa, khoảng 10 người khác, gốc Duy Ngô Nghĩ- Ouïgours Hồi giáo của vùng Tân Cương – Xinjiang, đặc biệt dễ nhận dạng với cặp râu rậm, cũng đang náo nhiệt rao hàng mời khách trước những xe ba gác-tắc xi, đầy hàng hóa. Trên mỗi xe họ gắn những chiếc dù sặc sỡ để làm mui che mưa nắng. Gần đấy, từng nhóm dân gốc gác khác nhau, đây là Ấn Độ, nọ là Pakistan, kia là Bangladesh, hay dân Ma Rốc, hay người Li Băng …cũng tranh nhau, trả giá mua hàng các con buôn người Hoa, dân bản xứ. Hàng hóa? Tất cả những gì bán buôn được, bất kể. Có thể là những cánh cửa nhà bếp, hay là những con vịt bằng nhựa, hay là quần áo, bím tóc giả, hoặc soon chảo, dụng cụ nhà bếp. Xa xa tí nữa, hàng hóa có thể là ghế ngồi nhà xí, hoặc giầy đá banh, áo thun… tất cả do các anh bán hàng người Hoa. Trong tiếng ồn ào hỗn loạn ấy của cái chợ trời khổng lồ ấy, người ta vẫn có thể theo dõi biết được tin tức thời sự hàng ngày, có khi hằng giờ nếu là thời sự nóng hổi,… những gì đang xảy ra ở Lagos-Nigeria, hay ở Luanda, hay ngay cả Lesotho,… do dân tứ xứ gốc Phi Châu đến từ Cairo hay đến từ Cap, hoặc từ Sênêgal, Somalie… Ngày nay người Phi Châu lan tràn có mặt khắp trên các chợ, các thành phố lớn của lục địa Trung Hoa. Ở đây, hằng ngày, mọi chuyện, mọi vật, mọi người, đều chuyển động nhanh chóng. Từ tiền của chuyền tay thay đổi, đến hàng hóa lên xuống, đều nhanh chóng, qua những chiếc xe Nissan vận tải nhỏ liên tục, các con buôn không ngớt, kẻ lên người xuống sử dụng các tắc xi, xe ôm, xe thồ gắn máy, vừa đi vừa trả lời máy điện thoại di động; có người dùng cả hai tay, hai tai, hai máy…
Khu vực này, ngày nay, nếu vì có nhiều thương gia gốc Phi Châu, không phải nhứt thiết vì vậy mà đã có người đã miệt thị đặt tên khu vực là «Xóm Chô Cô La» hay «Tiểu Phi Châu», mà vì, thực sự là một khu vực thương mãi sầm uất, sống với một nhịp độ cao của ngành xuất nhập, tiền tài của cải của các doanh nhơn bản địa và ngoại quốc gốc Phi Châu.
Lịch sử của khu Xiaobei Lu là một huyền thoại. Nhà báo và cũng là một nghiên cứu sử Trung Hoa, Roberto Castillo nhắc lại lời kể của một cựu dân của khu vực rằng khoảng 30 năm trước đây cả vùng này chỉ là một đồng ruộng. «Những người di dân đầu tiên đến từ một vùng nội địa xa xăm của Trung Hoa, tỉnh Hồ Nam. Chính họ đã xây cất những cơ sở và căn nhà đầu tiên, hiện nay vẫn còn tồn tại. Và cũng ngay từ những năm sau đó, những đợt di dân gốc Trung Đông hay Phi Châu, ngoại quốc, cũng vừa đổ đến».
Thoạt đầu, các dân ngoại quốc sống nghề xuất cảng, ghé đến mua hàng Tàu, chuyển về bán ở Phi Châu. Nhưng bắt đầu 1985 trờ đi, họ bắt đầu vượt qua các trung gian người Hoa, thương thuyết thẳng đến gốc và họ đến Canton, và họ bắt đầu lưu ngụ hẳn ở đây. «Khoảng đầu 2004, Castillo nói tiếp, dân gốc Phi Châu đen bắt đầu chiếm thượng phong. Từ 2007 qua 2008, hầu như tất cả dân gốc Ả rập đều bỏ cuộc ra đi». Cũng theo lời Castillo, không thể nói hẳn là đã có những «vủng đặc biệt toàn Phi Châu». «Ngày nay, người Phi Châu sống rất rãi rác. Trước kia, thật vậy, họ tập họp thành một cộng đồng co cụm, quay quần, hạn chế trong một khu vực. Ngày nay họ rãi dài thành một chuổi ốc đảo kéo dài suốt cả một vùng lớn phía Tây Bắc của thành phố Canton».
Một đặc điểm khác nữa là khó biết rõ dân số họ là bao nhiêu; Vì họ di chuyển không ngừng. Những con buôn thường chỉ lưu trú tại một địa điểm, từ một đến hai tuần là tối đa. Họ không ngừng di chuyển để lục lạo, đi tìm hàng hóa.
Chúng tôi, Sam Piranty đặc phái viên của Tuần báo Lá thư Quốc tế-Courrier International, đến ngụ tại khách sạn này. Vì khách sạn nổi tiếng là có nhiều khách gốc Phi Châu. Khách sạn cũng nổi tiếng là vừa nơi dùng làm nhà trọ mà cũng vừa là nơi dùng làm nhà kho chứa hàng hóa. Các chiếc giường trong các phòng ngủ, đều đầy các bọc sặc sở đủ mầu đầy những quần áo, giầy dép và vật dụng nội trợ bếp núc. Phần đông các con buôn, tối đến, trèo lên trên các bao đầy hàng hóa ấy để tìm một nơi nghỉ lưng, tìm một giấc ngủ, khuôn mặt dán sát trần nhà.
Sau buổi điểm tâm, tôi trở về phòng, và trên hành lang, một khuôn mặt hiện ra khỏi cửa phòng bên cạnh «Vì vậy mà Phi Châu ngày nay đang trên đà tiến, và các bạn Âu Châu các anh đang càng ngày càng tụt hậu! Dân Da Trắng lúc này đi quá chậm!» Đó là anh chàng David, đến từ Naïrobi, Kenya. Anh vừa mới đến Canton ba ngày thôi, nhưng phòng anh đã đầy những bao hàng hóa, chứa đầy các điện thoại di động và máy nghe mang tai «Vốn liếng gần 20 ngàn dollars mua hàng đấy, sau khi gởi về Phi Chầu, tôi sẽ nhơn đôi tiền vốn. Dân Phi Châu cần điện thoại di động lắm! Nhưng họ lười cầm tay nên họ cần máy nghe để mang vào tai. Gởi lô hàng này xong, mai này tôi sẽ đi qua Việt Nam. Ở đấy hàng rẽ hơn nữa!».
David cũng như những con buôn Phi Châu khác nhận định: Trung Hoa, và nhứt là Canton còn là nơi nổi tiếng thế giới về hàng hoá rẻ. Nhưng ngày nay, với giá nhơn công đang thời kỳ tăng vọt, và giá các visas càng ngày càng mắc mỏ và công an thủ tục nhập cảng càng ngày càng khó khăn, rất nhiều con buôn Phi Châu đang từ từ tìm những địa chỉ sản xuất mới. Tất cả đều nghĩ đến Việt Nam, Thái Lan hay Thổ Nhỉ Kỳ.
Tôi rủ David đi nhậu. David dắt tôi đi vào một con đường quanh co sau lưng khách sạn dẫn đến chơn một cầu thang đi lên lầu dưới một bảng hiệu bằng đèn sáng «Ở đây, quán Phi Châu – Restaurant africain. Par ici».
Chúng tôi vào quán nhậu trên lầu, mở cửa vào trong, gặp một bầu không khí căng thẳng. Không một tiếng động, ngoài tiếng ồn ào bằng Hoa ngữ, phát ra từ những máy Truyền hình, của anh nhà báo tường thuật trận đá banh của Hội Chelsea (của Luân Đôn Anh Quốc) đang đấu giao hữu trên sân nhà. Chúng tôi ngồi vào một bàn cuối phòng và gọi ladze nhậu. «Tôi mê và ái mộ Hội nhà Chelsea, tôi theo dõi và đã từng coi các trận đấu của Chelsea trong tất cả 11 nước khác nhau». David bình luận, tuy nói chuyện với tôi, nhưng cặp mắt vẫn chăm chú dán bám sát vào 6 máy truyền hình khác nhau nhưng vẫn chiếu một trận cầu. «Tôi đã xem Chelsea ở Ấn Độ, ở Tàu, ở Việt Nam, ở Nhựt, ở Nam Hàn, ở Kenya, ở Tanzanie, ở Anh và ở Tô Cách Lan». David ngừng nói một giây, và với một giọng Tô Cách Lan đặc biệt, – anh phát biểu bằng Anh văn – rằng Anh quốc sẽ không bao giờ thắng giải Túc Cầu Thế Giới nữa. Anh nhìn tôi, chờ phản ứng, lắc đầu, chán nản, vì thấy tôi không phải là dân «sành điệu đá banh», nói tiếp, ngao ngán: «và cũng ở Bangla Desh và Ouganda nữa»!
David đi lại như «đi chợ» giữa Phi Châu và nhiều quốc gia khác nhau ở Á Châu để tìm hàng mua gởi về quê nhà buôn bán. Loại hàng gì? «Tất cả, không phân biệt, Anh cần cái gì, anh nói tôi, tôi sẽ kiếm ra. Tôi đến chổ nào hàng rẽ nhứt. Tôi lúc nào cũng, đôi mắt và căp giò sẳn sàng. Nếu không, làm sao kiếm ăn được?». Chúng tôi ngưng nói chuyện vì Chelsea vừa sút một trái bật vào xà ngang gôn. Cả phòng ôm đầu than thở. «Gần 30 năm nay, tôi không ngừng du lịch. David nói tiếp. Vé nmáy bay ngày nay rẻ như bèo. Tôi không ngừng di chuyển».
David chỉ sống 6 tuần trong năm ở quê nhà, Kenya. Vậy quê anh ở đâu? «Quê tôi? Quê tôi là gì? Là nơi tôi có một căn nhà? Là nơi chúng sống yên bình? Nơi chúng ta có một tổ ấm, có trang trí? Tôi tôi sống nhiều hơn trên tàu hay trên máy bay. Quê tôi? Trên chuyến bay Beijing-Tokyo, hay trên chuyến xe lửa Beijing-Canton. Như anh thấy, quê tôi? Là trên hành trình, di chuyển, nay đây mai đó». Cuối cùng, Chelsea thắng trận đấu. David vui vẻ rủ tôi tiếp tục đi nhậu với hắn. Chúng tôi gặp các bạn Phi Châu khác. Tất cả, đều sống xa nhà hằng tháng nay. Tất cả đều kể cho tôi nghe những cuộc hành trình tìm hàng, trong các chợ á đông, hoặc có lúc mua hàng chỗ này, đem hàng bán lại cho các lái buôn á châu ở chỗ khác. Họ nay là những con buôn du mục mới của con đường Tơ Lụa tân thời.
Suốt thời gian nói chuyện, chúng tôi luôn luôn bị ngưng bởi tiếng điện thoại. Mỗi anh Phi Châu có ít lắm là ba cái điện thoại, mỗi cái cho một quốc gia, hay nhưng một anh nói «Mỗi cái cho mỗi cô tình nhơn». Nhưng những tin tức nhận được không chỉ đến từ các cô tình nhơn hay các áp phe làm ăn. Những tin tức cũng là những thông tin, những tin tức, báo cáo, báo nguy, về thủ tục nhập cảng, di dân, để cảnh giác, báo những hành vi của công an, cảnh sát biên giới với những người di cư nhập cảng lậu. Trong một xứ rất cảnh sát công an, độc tài như xứ Tàu, với mà tình cảnh luật lệ giấy tờ rất khó khăn, kỳ thị đối với dân Phi Châu nhứt là đối với dân xứ Nigêria, tất cả phải phản ứng nhanh chóng.
Tuy vây, tôi vẫn gặp những con buôn Phi Châu sống trên cả chục năm ở Canton với cả, người vợ Tàu, với cả con cái, nhưng vẫn với một visa du lịch. Robert, chẳng hạn, một người dân Nigêrian chủ một cửa hiệu bán quần áo hạng sang, sống ở đây gần 13 năm với cô vợ Tàu và ba đứa trẻ, trong một biệt thự sang trọng ở một khu rất an toàn trung tâm thành phố. Robert đến Canton với một visa du khách 6 tháng, và không được quyền buôn bán, và dĩ nhiên Robert thản nhiên làm tất cả những việc cấm kỵ. «Tôi lúc nào cũng là một du khách, Robert cắt nghĩa. Mặc kệ passeport hay visa thuộc loại gì! Dĩ nhiên, với một visa trú khách, công việc làm ăn của tôi dễ dàng hơn. Nhưng Trung Hoa Cộng sản là một quốc gia không thích người ngoại quốc. Và người ta phải biết điều ấy. Vì vậy chớ có than phiền khi nhà cầm quyền Trung Cộng không cấp chiếu khán hợp lệ. Mình đến Canton để làm ăn, mình đến Việt Nam để làm ăn, Không phải nhà cửa quốc gia mẹ gì ở đây cả! Khi hết công việc làm ăn, là mình đi!». Robert mời tôi đi dạo một vòng trên chiếc Mercedes cũ của anh. Anh rất hãnh diện mời tôi ngồi bên cạnh anh, và hãng diện công khai lái xe đi dạo phố. Chúng tôi đi dạo một vòng ở vùng ngoại ô, cửa kiếng kéo xuống, xe chạy chậm. Chúng tôi ngắm hàng ngàn các cơ đồ đang xây cất. Những xe cần cẩu, những giàn dựng, những cột trụ choáng ngập, đầy đường, che kín cả chơn trời. «Nhà nước Tàu đang thành thị hóa nông thôn. Robert cắt nghĩa. Nhiều tay nông dân vừa nhận được những số tiền khổng lồ, số tiền lần đầu trong đời họ cầm trong tay – dù đây là tiền của họ, dù đây là tiền bồi hoàn đất nông nghiệp của họ. Họ sẽ về đây, sẽ ở thành phố, sẽ ngụ trong những căn phố trong các chung cư ở ngoại ô. Tôi biết rõ vì họ đến tiệm tôi để sắm một bộ đồ âu phục. Đó là bộ đồ âu phục đầu tiên trong đời họ». Robert kể cho tôi biết về chánh sách thành thị hóa nông thôn (của nhà nước Tàu). Các nông dân nhận được tiền bồi hoàn đất nông nghiệp của họ để ra đi, về sống và sanh hoạt ở ven thành phố. «Khi buớc vào cửa hàng của tôi, anh cựu nông dân không yên tâm, Robert kể. Hắn nói với vợ tôi là hắn chưa bao giờ thấy heigui-hắc quỷ đông như vậy! Khi hắn nhìn thấy bầy con tôi, hắn tưởng mấy đứa bị bịnh, hắn chưa bao giờ thấy con nít lai đen». Chúng tôi rú lên cười, nhưng sự thật là nhiều người Tàu còn nhà quê như vậy. «Ngày nay ở Canton bắt đầu có thay đổi, trước kia, Robert nói tiếp người Hoa bảo rằng chúng tôi hôi thối, khi chúng tôi lên xe buýt, và họ chế nhạo chúng tôi khi chúng tôi ra đường phố. Ngày nay bớt rồi… Tôi nghĩ rằng ngày nay họ bắt đầu quen dần với người Phi Châu chúng tôi».
Robert dắt tôi đi xem nhiều cao ốc, và nhiều tòa nhà chứa văn phòng còn bỏ hoang mọc dài theo xa lộ. «Trong cao óc này có 5 cái nhà thờ (Cơ Đốc Giáo – Tin Lành hay La Mã), một nhà thờ cho người Công gô, và nhiều họ đạo gốc Bồ Đào Nha cho dân Angola. Phần đông các nhà thờ ở Canton (ở cả xứ Tàu) không được phép hành nghề. Các giáo dân phải hành lễ lén lút trong những văn phòng hay những nhà kho bỏ hoang».
Tạm thời: Từ tạm thời được dùng đến nhiều lần trong nhiều buổi nói chuyện, trong nhiều ngày. Đây là tâm trạng một cuộc sống tạm thời được diễn tả ẩn ý trong tất cả cuộc nói chuyện. Một tình trạng nửa do tự ý, nửa do bắt buộc bởi nhà cầm quyền Trung Hoa. Tạm thời cũng có thể do kinh tế xã hội Trung Hoa chưa hoàn toàn trưởng thành. «Anh nhìn xem những kho xưởng văn phòng bỏ hoang này. Cách đây không bao lâu, đây là những nhà sản xuất dược phẩm giả, hay dù là thuốc thiệt, nhưng làm lậu không giấy phép, nhái, bắt chước. Thuốc men sản xuất ở đây bán cho thị trường Phi Châu, Đông Nam Á, và internet. Nay anh nhìn xem tiêu tùng cả, vì sợ ngoại quốc kiện. Đến những xưởng, nhà cũng tình trạng tạm thời sống với visa du lịch. Không gì lâu dài cả. Hôm nay những địa ốc này nay làm nhà thờ, hồi xưa làm xưởng. Nếu đuổi nhà thờ, có thể là xưởng trở lại. Không có gì là bền vững cả. Nước Tàu quá lớn, không kiểm soát nổi. Dân Phi Châu di chuyển quá nhanh. Công An Tàu theo không kịp đâu!». «Trung Hoa ngày nay còn làm ăn được. Có khó khăn đó, nhưng khó khăn cũng có thể giải quyết bằng mua bán – đút lót, chạy chọt, tham nhũng. Khi nào giá thành, giá mua quá cao, không lời nữa, chúng tôi đi tìm địa chỉ mới. Và tôi sẽ dời gia đình tôi theo. Tôi chỉ là một du khách!».
Cám ơn Robert, tôi trở về khách sạn.
Dịp cuối tuần tôi gặp lại David, hắn vừa đi Việt Nam, trong 4 ngày hắn đã giải quyết xong công việc. David rủ tôi đi thưởng thức «Đêm Phi Châu» ở một hộp đêm. Lo-D một ca sĩ nhạc Rap, người Nigêrian biểu diễn, cạnh một nhạc sĩ người Cameroun từ Mocba-Nga ghé qua, và một anh MC người Ghana. M-One, anh nghệ sĩ người Cameroun, với cái nón kết thêu tên anh trên đầu, với cái đồng hồ vàng nạm hột xoàn, và quần áo rực rỡ, xem coi mòi rất đắc khách. «Tôi chuyên biểu diễn ở Mocba, Beijing, Canton và vài tỉnh lớn Á châu. Âu Châu hiện không thuê tôi, có thể chưa thôi, nhưng tôi rất ăn khách ở Nga, Tàu và Á châu» Anh kể tôi nghe những buổi diễn ở các tỉnh lớn Á Châu, anh khoe hình cô vợ một người mẫu Nga. «Này nhé, nếu anh ăn khách ở Anh quốc anh có cao lắm 50 triệu người biết anh. Ở Á châu, anh nổi tiếng, sẽ có một tỷ người ái mộ anh». Một anh nhạc sĩ, người Angola, xen vào bàn tiếp lời: «Các anh có biết tại sao nhạc chúng tôi thịnh hành ở đây không? Đối với tuổi trẻ Tàu, Nhạc Rap, nhạc Rock,… nhạc Kích Động là Đời sống, là Tình Yêu, là Yêu đời, là Tự do. Chỉ có người già Tàu kỳ thị người Phi châu thôi. Chúng tôi cóc cần, vì chính tuổi trẻ Tàu là người tiêu thụ, chính tuổi trẻ Tàu mua nhạc, thích nhạc và hát nhạc của chúng tôi!»
Tờ mờ sáng, cùng David, hai đứa khất khưởng về khách sạn. Đám đổi tiền đã làm việc rồi. Đám Hồi giáo bán hàng đã rao hàng rồi… Chợ đã nhóm họp, nháo nhiệt, ồn ào… Tôi lết về phòng ráng ngủ. Khi thức dậy vào khoảng 2 giờ chiều, nhìn thấy mãnh giấy nhét dưới cửa.
«Chào mày, tao đã vọt đi Bangkok rồi, David».
Đoàn lạc đà lữ hành, du mục, tiếp tục con đường thương mại tơ lụa, mặc bầy chó sủa, mặc ai vương vấn khúc mắc kinh tế chánh trị. The show must go on.
Bài học hôm nay, từ nay không còn quê cha đất tổ. Nơi sanh quán con người là do sự tình cờ. Tất cả là tạm thời, không còn quê hương đất tổ. Sống trăm nghề, quê hương trăm xứ, con người sẽ sanh hoạt làm ăn du mục… Như chúng ta, người Việt Hải ngoại, đất lành, chim đậu…
Hồi Nhơn Sơn Cuối Năm 2014
Phỏng theo phóng sự của Sam Piranty, đặc phái viên tuần báo Courrier International số 1202, tuần 14 đến 20 /11/2014
Vui cười
Cặp vợ chồng già không con sống với nhau trong điều kiện rất thiếu thốn về vật chất. Một hôm, cụ ông bảo cụ bà: “Tôi nghĩ đã đến lúc phải lên quận xin trợ cấp tuổi già”.
Cụ bà băn khoăn:
– Nhưng ông không có giấy tờ chứng minh tuổi tác, làm sao xin được?
Cụ ông quả quyết:
– Bà yên tâm, tôi có cách rồi.
Sáng hôm sau, cụ ông lần lên quận để rồi chiều mang về cái chi phiếu đầu tiên.
Cụ bà hỏi:
– Làm cách nào mà ông chứng minh được vậy?
– Thì tôi cởi hết cúc áo ra, chỉ cho họ thấy bộ lông ngực bạc trắng của mình.
Cụ bà thở dài:
– Vậy sao sẵn đó mà ông không cởi cả quần ra để xin trợ cấp tàn phế luôn thể.
Sau khi khám bệnh cho người cha, bác sĩ bảo với cậu con trai: “Bố cậu bị ung thư giai đoạn cuối rồi, có lẽ chỉ còn sống được khoảng 3 tháng nữa”.
Trên đường về, người cha bảo con ghé vào quán rượu gần nhà để uống vài chén. Trong quán rượu, ông ta thông báo với tất cả mọi người rằng mình sắp chết vì bệnh AIDS.
Thấy vậy, người con thắc mắc: “Bố bị ung thư cơ mà, tại sao lại nhận mình bị căn bệnh thế kỷ đó?”
“Vì bố không muốn bất cứ kẻ nào léng phéng với mẹ con sau khi bố qua đời”, người cha rỉ vào tai đứa con yêu.
Sau giờ học buổi tối của 1 lớp bình dân học vụ, chàng và nàng rủ nhau ra đồng ngắm trăng, sau 1 lúc tâm tình, chàng không có phản ứng nào đáng kể, nàng bực bội, cầm tay chàng viết vào chữ XEM và hỏi:
– Đố anh chữ gì
– Chữ xem
– Anh đánh vần đi
– Sờ Em Xem
– Đúng rồi, vậy mà còn đợi nhắc nữa
Nam kỳ cũng có văn chương
Nguyễn thị Cỏ May
“Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”
Tới đây thì rẽ ngã nào cũng là xứ Nam kỳ.
Từ ít lâu nay, tôi quen gọi Nam kỳ để chỉ vùng đất từ Biên Hòa kéo dài xuống tới tận Cà mau. Tôi không nói Miền nam và càng không nói Nam bộ. Trong suy nghĩ của tôi chỉ muốn giới hạn Nam kỳ trong phạm vi Lục Tỉnh.
Hôm nay, tôi đọc được quyển Dìện mạo Văn học Dân gian Nam bộ của Ông Nguyễn văn Hầu biên soạn, nhà TRẺ ở Sài gòn xuất bản (không thấy ghi năm), trong đó tác giả nói rõ chính tác giả cũng chọn “Nam kỳ” để làm tựa sách “Diện mạo Văn học Dân gian Nam kỳ”. Ông có kể ra nhiều tên gọi khác nhau để chỉ mìền đất cuối cùng này như: Đông Phố, Gia Định Thành, Gia Định Trấn,… sau cùng là Miền Nam.
Chỉ giữ lại những tên gọi sau đây: Miền Nam, Nam Việt và Nam Kỳ, thì ta thấy Nam Kỳ là có ý nghĩa ổn hơn hết. Miền Nam, Nam Việt chỉ một vùng phía Nam trong ba vùng của Việt nam nguyên vẹn. Phải Nam Kỳ hay rõ hơn Nam Kỳ Lục Tỉnh mới chỉ đúng vùng đất mà cuộc Nam tiến kết thúc để hình thành nước Việt Nam như ngày nay.
Ý của Ông Nguyễn văn Hầu chọn Nam Kỳ để làm tựa sách nhưng khi xuất bản, nhà xuất bản TRẺ của cộng sản muốn lấy tên “Nam Bộ” cho phù hợp với ngôn ngữ của nhà cầm quyền nên đề nghị người con của ông là Ông Nguyễn Bạch Trúc sửa lại “Nam Bộ”. Ông Nguyễn Bạch Trúc đồng ý theo nhà xuất bản tuy có trái ý cha nhưng cha đã mất từ năm 1995 rồi!
Nói Nam Kỳ cũng có văn chương là muốn nói văn chương của miền đất này. Xưa nay, ai cũng bìết chỉ có Miền Bắc, Miền Trung mới có văn chương. Hà nội là Thủ đô văn hóa. Thăng Long là đất ngàn năm văn vật. Nam kỳ chỉ mới thành hình không quá 300 năm nay. Chưa có mấy người học được chữ nghĩa thánh hiền và đỗ đạt khoa bảng ông Nghè, Ông Cống thì Tây ập tới và cai trị mất gần trăm năm. Có văn chương thì văn chương của Tây chăng?
Nhưng con người là bông hoa, là hương sắc của đất. Đất Nam Kỳ thì phải sản sanh văn chương nam kỳ. Hay dở, đẹp xấu, không biết nhưng đậm chất nam kỳ. Như vậy mới đúng là bông hoa, hương sắc của dân gian Nam Kỳ Lục Tỉnh.
Ông Nguyễn văn Hầu mất nhiều năm sưu tầm những câu hát, câu hò của dân gian trong sanh hoạt hằng ngày và tập họp lại. Ông thừa nhận công việc sưu tầm chưa được rốt ráo vì quá nhiều khó khăn. Nhưng vẫn là một công trình quí hiếm thể hiện cái tinh hoa nam kỳ.
Đất và ngưởi Lục Tỉnh
Từ xưa, ở Việt nam, thành phố chỉ là nơi dành cho hành chánh. Mọi sanh hoạt thiệt của dân chúng đều tập trung ở thôn quê. Tên Sài gòn vì vậy trước đây không quan trọng vì không quen thuộc bằng Lục Tỉnh. Người ta có “đất lục tỉnh”, “dân lục tỉnh”, “ghe lục tỉnh”, “xe đò lục tỉnh”, “bến xe lục tỉnh” và liên hệ tới văn chương thì có nhựt trình “Lục Tỉnh Tân Văn” xuất bản mỗi tuần bằng chữ quốc ngữ, lần đầu tiên ngày 14 tháng 11 năm 1907 do Ông F. H. Schneider, một ông chủ nhà in làm chủ luôn tuần báo. Nhưng người Chủ bút là Ông Trần Chánh Chiếu, quốc tịch pháp dưới tên Gilbert Trần Chánh Chiếu. Ông là một nhơn sĩ tư sản nam kỳ nhưng sau này sạt nghiệp vì những đóng góp lớn của ông vào những hoạt động ái quốc. Có dịp sẽ nói thêm về nhơn sĩ tây học, dân tây mà ái quốc của xứ Nam kỳ này. Ở đây chỉ nhắc sơ lược khi nắm giữ tuần báo Lục Tỉnh Tân Văn, ông cầm đầu phong trào Minh Tân và nhờ đó ông hoạt động mạnh mẽ để cổ xúy phong trào ái quốc này. Và cũng trong thời gian này, Lục Tỉnh Tân Văn có mối quan hệ đặc biệt với phong trào Đông Du và Duy Tân.
Ông Trần Chánh Chiếu còn tổ chức giúp nuôi ăn học cho thanh niên học chữ quốc ngữ, chữ tây, học nghề, học cả vệ sinh và thể dục cho suốt học trình 7 năm.
Trên Lục Tỉnh Tân Văn có những bài hô hào chống chế độ thực dân, kêu gọi đồng bào đoàn kết chống quan lại tham nhũng khiến thực dân chú ý. Ông Trần Chánh Chiếu bị bắt và Lục Tỉnh Tân Văn bị tây rút giấy phép.
Về văn chương nam kỳ, xin mời đọc bài của Ông Trần Chánh Chiếu viết trên Lục Tỉnh Tân Văn năm 1908 phê phán thói xấu của người Việt lúc bấy giờ:
“Không biết giữ chữ tín
Không giữ chữ tín thì anh lừa tôi, tôi lừa anh, trăm
chuyện sẽ nát, tinh thần xã hội tan rã (…). Bất tín lớn nhất: một là dối trá.
Nhiều người nước ta vụng trong đường mưu sinh (1) nhưng lại giỏi dối trá giả mạo. Hai là bội ước các quy chế, chương trình, mà lại làm ra vẻ tuân hành: Nói mười không giữ được hai ba; Ngay khi ký quy ước đã không cố ý thực hiện, cứ ký bừa, bất kể sau này ra sao. Cho nên quy ước chưa ráo mực mà như đã bỏ đi: Còn như ước miệng (1) thì chỉ là “nói láo mà chơi nghe láo chơi” (…). Những thói xấu ấy đầy rẫy mà cứ điềm nhiên không cho là quái gở”
(1) kiếm sống
(2) thỏa thuận miệng
Phải nói Ông Gilbert Trần Chánh Chiếu là người ở ông toát lên những đặc tính: ái quốc, đầu óc kinh doanh và văn chương nam kỳ lục tỉnh.
Về gia thế, ông là một nhà tư sản, đại điền chủ ở Rạch giá. Thay vì an hưởng giàu sang, ông lại dấn thân chống thực dân pháp, cải thiện xã hội để bị tù tội, không giữ được cơ nghiệp.
Đây là một thực tế khách quan. Chỉ có người tư sản mới yêu nước thật sự. Người cộng sản không thể yêu nước. Vì họ không có nước. Chỉ có chung “Tổ quốc xã hội chử nghĩa” của họ. Hồ Chí Minh làm cộng sản vì xin học trường thuộc địa không được do mới học xong Lớp Ba (Cours Élémentaire). Đi làm việc kiếm cơm thì phải “lắc chảo, lái đĩa bay”. Đi làm cách mạng cộng sản, may cướp được chánh quyền thì làm quan cách mạng. Một thời sung sướng. Cũng giống như thổ phỉ, đánh cướp được nhà giàu thì có tiền ăn xài. Chẳng may, bị cò bót bắt thì cũng chẳng có gì mất ngoài cái mạng cùi!
Văn chương dân gian Nam Kỳ Lục Tỉnh
Xin trở lại vói quyển “Diện Mạo Văn Học Dân Gian Nam Bộ” của Nguyễn văn Hầu để trích một vài câu giới thiệu với bạn đọc. Sẽ lựa những câu ít khi thấy phổ biến. Và đặc biệt hơn là giữ nguyên cách nói của thời đó để thị hiện rõ diện mạo của dân gian Nam Kỳ Lục Tỉnh.
Ông Hầu cũng xác nhận tìếng Lục Tỉnh dễ động tâm vì người dân đã quen với tiếng ấy. Quen thuộc trong đời sống xã hội mà còn nghe qua những câu hò, câu hát:
Thấy cô nhỏ thó lại có hường nhan
Chưn mày lan con mắt lộ …
Đất Lục Tỉnh này ai ngộ bằng cô.
Đúng là cách nói nam kỳ đặc sệt. Từ ngữ vừa của thôn quê, vừa trước Hồ Biểu Chánh. Những tiếng “nhỏ thó, chưn mày, ngộ” có gặp trong Hồ Biểu Chành nhưng chữ “hường nhan” thì rất hiếm thấy. Mà người có “con mắt lộ” thì làm sao mà “ngộ”, tức đẹp, cho đến cả xứ Lục Tỉnh không có ai bằng được? Vậy phải chăng “con mắt lộ” là mắt to, đen láy, sáng, nổi bật trên khuôn mặt của một cô gái có thân hình nho nhỏ? Mà có chắc đẹp nhứt Nam Kỳ không? Hay đây chỉ là văn chương tán gái?
Đây phải là lúc giặc tây tới chiếm nước. Toàn dân sống trong tinh thần sôi sục chống Tây bảo vệ giang san. Người dân bình thường ở thôn quê cũng rung động theo ngọn lửa kháng pháp, tạm thời quên những thao thức gái trai thường tình:
Giặc tây đánh tới Cần Giờ
Anh hùng Lục Tỉnh dựng cờ thâu công.
Những người theo Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi vào phía Nam, tới thế kỷ XVII thì đã dừng chơn lập nghiệp. Xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh định hình, xác định sự nghiệp mở nước của Chúa Nguyễn và đồng thời tuyên bố biên giới đất nước. Về mặt văn hóa, Nam Kỳ Lục Tỉnh là mái nhà chung của mọi người Việt nam ở Đàng Ngoài khi sa cơ thất thế có thể tới dựng lại đời sống. Dân Nam Kỳ Lục Tỉnh phóng khoáng, thật thà nhờ ảnh hưởng ở tinh thần Nam tiến. Tới trong Nam, họ bỏ lại cho lũy tre làng những tập quán cũ do hủ nho đã sản sanh ở họ. Nam kỳ Lục Tỉnh cũng không phải là di sản của các tiên vương để lại mà là của chung của Chúa Nguyễn và cả đám di dân. Về tư tưởng nặng tinh thần Phật giáo hơn Nho giáo như ở Bắc và Trung. Từ sự kiện lịch sử đó mà tinh thần Dân chủ và Tự do thể hiện mạnh mẽ ở xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh.
Đến lúc thực dân đặt xong nền cai trị thì lớp tây học, tức lớp Sĩ phu mới, xuất hiện. Họ chống chế độ thực dân. Trong lúc đó, xã hội bắt đầu âu hóa. Giấy viết không còn giấy bản, bút lông nữa mà viết ngòi sắt lá tre chấm mực nước đựng trong bình, viết trên giấy trắng có gạch hàng sẳn.
Cách tỏ tình của trai gái cũng đổi mới. Họ biết viết thư tình gởi cho người yêu mà không ngại tốn kém. Tánh xài lớn này “mua tờ nguyên, giá bao nhiêu, không cần biết” cũng là đặc tánh chung của dân Nam Kỳ Lục Tỉnh mãi cho tới ngày nay còn thấy:
Giấy tây bán mấy, mua lấy tờ nguyên,
Làm thơ hỏi bạn sầu riêng chuyện gì?
Nội trong Lục Tỉnh Nam Kỳ
Thấy em ăn nói nhu mì anh thương!…
Văn chương sông nước
Khi tiếp xúc với văn chương Nam Kỳ Lục Tỉnh không thể bỏ qua những câu hò. Nhưng từ khi có sách báo và khi sách báo được phổ biến rộng rãi thì những người biết hò không còn nữa. Văn chương hò đi vào kho tàng văn học dân gian Nam Kỳ.
Lục Tỉnh là vùng sông nước. Đời sống của dân chúng cũng trải rộng ra trên sông nước mà giới thương hồ là một sắc thái nổi bật của sanh hoạt địa phương. Sông nước là mạch lưu thông, là nguồn sống, là địa bàn trao đổi hàng hóa, tất cả tạo ra một nét văn minh sông nước của đất Nam Kỳ Lục Tỉnh mà hò là tinh hoa.
Hò là lời cất lên trước để diễn tả một tâm sự, một niềm vui, một nghịch cảnh, một ý bông đùa hay trêu ghẹo gái trai, hay khêu khích người nghe được phải trả lời. Hò đáp lại gọi là “ứng”.
Trong thể văn chương sông nước này, có hò “huê tình” rất mùi mẩn, không thiếu trường hợp hai người trai – gái hò “trao duyên giao cảm” để rồi sau cùng kết duyên “tòng bá trăm năm”. Cũng có hò cổ vũ, biểu lộ tinh thần yêu nước đấu tranh hào hùng.
Đời phải đời thạnh trị
Cuộc phải cuộc văn minh
Kìa là gió mát trăng thanh,
Biết đâu nhơn đạo, em bày tình cho vui?
Đây là tiếng hò của người con gái trong phút cao hứng sanh tình đưa ra, thả theo nhịp chèo trên sông nước. Có ai là khách đa tình bắt được tầng rung cảm thì đáp ngay:
Ghe em bóng láng,
Nhỏ dáng nhẹ chèo,
Xin em bớt mái thả lèo đợi anh!
Biết gặp tay đúng điệu nghệ có thể gầy cuộc giao cảm suốt trên khúc sông dài. Người con gái vội cất tiếng trong niềm vui sướng:
Bớ chiếc ghe sau,
Chèo mau em đợi,
Để khuất khúc vịnh này,
Bờ bụi tối tăm!
Biết bắt đúng tần số giao cảm, người ta sẽ đưa ra những lời hay, ý đẹp để thông cảm nhau, không như lối hò gay cấn tìm cách bắt bí nhau. Ngưòi con trai như cởi tất lòng, duyên dáng đáp lễ:
Mới quen, anh chào hỏi luông tuồng:
Chào cô trước mũi tiên phong,
Chào cô sau lái mặt vuông chữ điền!
Chào rồi anh lại hỏi liền:
Hỏi thăm phụ mẫu bình yên thể nào?
Xung quanh mấy cụm mận đào,
Mấy công bắp đậu, huê màu tốt tươi?
Bà con đông đặng mấy mươi?
Nơi ăn chốn ở quê người là chi?
Nói cho anh biết vân vi,
Khi về anh gởi cái thơ kỳ viếng thăm.
Có lẽ người con gái thấy anh chàng này mới qua vài câu hò chào hỏi nhau mà đã hỏi thăm nhà cửa, gia thế. Có sớm lắm không nên người con gái không trả lời đúng những câu hỏi mà chỉ giử cảm tình nhưng cũng không khỏi làm cho người con trai mê mệt:
Tới đây:
Em lạ tổng, lạ xã,
Lạ chủ, lạ cả (chức trong ban quản trị làng: Hương Chủ, Hương Cả).
Rồi em cũng lạ làng.
Tứ bề em lạ hết,
Mà riêng có một mình chàng em quen!
Tới đây, người con gái có bảo anh chàng nhảy xuống sông bơi theo, chớ đừng chèo ghe, chắc anh chàng cũng không ngần ngại.
Thấy «dô» rồi, anh chàng bèn xăng tay áo, tiến mau, tiến vững chắc lên:
Gặp mặt nhau đây, anh vừa hỏi, vừa mừng.
Đường về phụ mẫu, ước chừng bao xa?
Không do dự, người con gái trả lời cũng đúng hai câu:
Anh hỏi thì em phải nói ra.
Đường về phụ mẫu hết hơn ba ngày chèo!
Nghe ba ngày chèo để tới nhà nàng, không biét anh chàng có dám tới tìm nàng sau này không?
Lịch sử Việt nam là lịch sử tranh đấu giữ nước và mở mang đất đai. Người dân Nam Kỳ Lục Tỉnh chẳng những thừa hưởng di sản văn hóa ái quốc dân tộc mà còn được ung đúc, trui rèn trong lịch sử Nam tiến. Hơn ai hết, những người đã phải bỏ nơi chôn nhau cắt rún, mạo hiểm đi khai hoang lập ấp, tạo dựng cho mình đời sống mới, mới thiệt là những người biết thương nước sâu sắc. Họ gắn lìền với lịch sử dựng nước chỉ mới 300 trăm năm nên ai cũng như cảm thấy mồ hôi, nước mắt còn đọng trên ngưòi của mình hãy chưa khô. Dân Nam Kỳ vì đó mà làm cách mạng sớm. Họ hưởng ứng những phong trào cách mạng mạnh mẽ, nhiệt tình từ đầu thế kỷ qua vì họ ý thức được sự mất còn cửa từng khúc sông, từng thửa ruộng, tất vườn. Họ đóng góp người và của nhiều hơn hết. Và họ dấn thân tranh đấu chỉ vì đất nước. Nắm quyền, họ nhường lại cho Anh Cả, Chị Cả ở ngoài Bắc. Họ vẫn giử ngôi vị Anh Hai, Chị Hai mà thôi. Ứng xử như vậy mà vẫn bị Anh, Chị Cả ăn hiếp vì chưa vừa lòng. Thật tội nghiệp cho người dân Nam Kỳ!
Khi nói tinh thần thương nước bất diệt là phải bắt đầu từ chỗ biết thương con rạch nhỏ, thương hàng dừa cao, thương cái ụ mới đào, tới thương dạt dào khắp vườn dâu, xóm rẫy…
Nhìn mương nhìn đập,
Nhìn cây bắp trổ cờ,
Núi sông dài thượt cánh cò,
Công ai xẻ gảnh đấp bờ cho nên.
Người dân Nam Kỳ luôn luôn nhìn thấy làng đâu, nước đó. Tiếng làng nước ở đây không có biên giới không phải vì nó không khoanh kín trong lũy tre. Họ hiểu rõ hễ nước mất là nhà tan, làng xiêu thì nước đổ. Cho nên người dân làm sao mà dửng dưng ngồi nhìn cho được khi non sông bị mất vào tay giặc ngoại xâm phương Bắc?
Đêm nghe tiếng trống đổ hồi,
Nghĩ thương đất nước ai bồi, ai khơi!
Để nhắc nhở tinh thần kiên trì bảo vệ đất nước từ tổ tiên, người dân quê Nam Kỳ thường hát:
Trên rừng có cái suối,
Dưới núi có cây mộc bài,
Bền gan sắt đá ngăn loài gian phi…
Khi giặc pháp tới, lớp chống trả bằng vũ khí, lớp dùng văn chương hun đúc rèn luyện tinh thần yêu nước đấu tranh, thúc giục chí chiến đấu của toàn dân:
Chim bay trong núi,
Nước đổ trên nguồn,
Mồ cha cái lũ Tây Dương,
Mắc mớ chi mà nó tầm đường qua đây!
Sông có nguồn, chim có núi. Con người có làng, có nước. Nay nước mất nhà tan thì còn đợi gì mà không đánh đuổi giặc xâm lược? Khi đánh thì không kể thời gian, không tính nước ròng nước lớn:
Nước ròng nước kém,
Một tháng hai kỳ,
Đuổi loài bạch quỉ,
Đâu xá gì ngày đêm!
Khi những kẻ cầm quyền bán nước đầy rẫy, sống phè phởn, người dân không ngần ngại lên tiếng vạch trần tội ác của chúng:
Tai đâu chẳng nghe, mắt đâu chẳng rõ?
Tổ tiên đâu, mồ mã nước nào?
Lòng sao không xót, dạ sao không bào?
Bờ cõi loạn, nhơn dân đồ thán!…
Thân sao không biết nhục?
Sung sướng không trọn đời, muốn thác, chớ kêu trời!
Dân Nam Kỳ có lẽ do ảnh hưởng truyện Tàu như “Đơn Hùng Tín”, những anh hùng trong “Thủy Hử” nên thấy việc nghĩa ra tay làm, dầu đó là chuyện nhỏ cá nhơn hay đại nghĩa như chuyện đất nước. Khi làm chuyện nghĩa, họ không kể đến mạng sống của mình. Coi tiền tài như rơm rác. Chơi với bạn bè thì giữ điệu nghệ làm gốc. Chơi hết mình: hoạn nạn không bỏ, chết sống có nhau. Đối với mọi người, lấy việc ăn ngay, nói thẳng, ghét thói quanh co, làm kim chỉ nam cho cuộc sống.
Khuyết điểm của dân Nam Kỳ là nóng nảy, hời hợt, ít chịu đắn đo, cân nhắc kỹ trước khi hành động.
Trong kháng chiến giành độc lập, đi trước, hy sanh vì lòng thương nước để ngày 1 tháng 5/1975 trở thành những anh hùng giải phóng cầm c… chó đái! Xin nhắc lại một câu chuyện thiệt do chính Ông Trương Như Tảng kể lại lúc ở Paris. Ngày lễ 1/5/1975, Ông Trương Như Tảng ngồi trên khán đài, bên cạnh một sĩ quan hà nội. Ông cố tìm Đoàn Quân Giải phóng diễn hành mà không thấy nên quay qua hỏi viên sĩ quan: Sao tôi không thấy Quân Giải phóng? – Ủa, Quân đội ta đã thống nhứt từ tối hôm qua (tối 30/4/1975). Anh không biết sao?
Dân Nam Kỳ vẫn không thấy hận đời. Vẫn bán đất, bán nhà để có tiền sáng say, chiều xỉn!
Như đã nói con người là bông hoa của đất. Mà văn chương là tinh hoa của con người. Con người chơn chất thì văn chương cũng mộc mạc. Văn chương và báo chí quốc ngữ ở xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh xuất hiện sớm, ngay từ cuối thế kỷ XIX. Chuyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quảng do nhà J. Linage ở đường Catinat, Sài-gòn, xuất bản năm 1887 là cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết bằng quốc ngữ của Việt nam. Nhà văn Nam Kỳ Hồ Biểu Chánh cho biết nhờ ảnh hưởng ba cuốn truyện: Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quảng, Hoàng Tố Anh của Trần Chánh Chiếu và Phan Yên ngoại sử của Trương Duy Toản mà ông viết tiểu thuyết, trở thành nhà văn lớn, có hơn 100 tác phẩm đủ thể loại. Riêng về tiểu thuyết, ông có 64 cuốn xuất bản.
Dân Nam Kỳ tuy ít chữ nghĩa thánh hiền, quê mùa, mộc mạc nhưng trong lịch sự cách mạng yêu nước, trong văn chương, đều là những người đi trước, dấn thân trước. Vẫn biết đi trước không phải là giỏi. Nhứt là thiếu khôn ngoan. Đó chỉ do bản tánh thấy chuyện cần làm là xốc tới. Thành bại, tính sau!
Văn chương Nam Kỳ hay dở là chuyện khác nhưng cách viết, cách suy nghĩ là độc lập, là đậm nét Nam Kỳ, không phụ thuộc hán nho. Và điều đáng nhắc nhở là xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh có tác phẩm văn chương xuất bản. Đó là thực tế tuy bị những nhà làm văn học lớn ngoài Bắc bỏ quên. Truyện “Ai làm được”của Hồ Biểu Chánh xuất bản năm 1922 trong lúc “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách ra đời năm 1925!
Vui cười
Lúc 3 tuổi, sự thành công là … không đái dầm
Lúc 10 tuổi, thành công là … có nhiều bạn bè.
Đến 16 tuổi, thành công là … có bằng lái xe
Đến 20 tuổi, thành công là … được ngủ với người yêu.
Đến 40, thành công là … tiền bạc rủng rỉnh.
Đến 50, thành công vẫn là … tiền bạc rủng rỉnh. (Ok, tới đây bắt đầu quay 1/2 vòng còn lại nè)
Tới tuổi 65, thành công là vẫn … ngủ được với phụ nữ.
Tới tuổi 75, thành công là vẫn … được lái xe
Tới 85, thành công là vẫn … còn có bạn.
Tới 90, thành công là không … đái dầm.
Lực lượng bảo an Tổng thống Bush sau khi khảo sát tình hình an ninh tại VN thì rất hài lòng. Kết luận cho biết: khó mà ám sát được tổng thống Bush bằng lựu đạn hoặc gài bom vì lực lượng ve chai hoạt động quá mạnh, vừa thả lựu đạn hoặc cài bom là chưa đầy 30 giây sau mất hết.
Ông chồng hấp hối thều thào nói với vợ: – Anh nhận thấy mỗi khi anh khốn khổ đều có em bên cạnh. Khi anh bị người ta hiếp đáp, xua đuổi, cũng có mặt em. Khi anh thất nghiệp cũng có mặt em. Khi anh phá sản, đói rách cũng có mặt em. Khi anh bệnh hoạn, ốm đau cũng luôn có em bên cạnh. Em biết anh vừa nghiệm ra được điều gì không? – Ðiều gì vậy anh? – Cô vợ hỏi với vẻ tự hào.
– Em là người luôn mang đến vận xui cho anh!
Trong đại hội hàng không quốc tế, một người Mỹ hùng hồn tuyên bố : – Hãy đưa tui cục sắt tui sẽ làm ra một con boeing 767. Người Nhật đứng gần đó bĩu môi : – Hãy đưa tui một ít chất bán dẫn tui sẽ trang bị cả hệ thống thông tin liên lạc trên con 767 đó Bác VN nãy giờ lo chụp hình cũng quay sang quả quyết : – Níu đưa tui một nữ tiếp viên hàng không tui có thể cho ra đời một phi hành đoàn và hành khách số lượng không hạn chế.
– Bệnh nhân hỏi bác sĩ: Thưa bác sĩ, lẽ nào phần còn lại của cuộc đời tôi phải tránh xa mọi sự cám dỗ như rượu chè, cờ bạc, phụ nữ?
– Không, khi cụ 70 tuổi như hiện nay thì mọi sự cám dỗ ấy tự nó sẽ tránh xa.
Hồi Giáo Và Hồi Giáo Cực Đoan: Xung Đột Văn Hóa?
Nguyễn Thị Cỏ May
Nước Úc không có nhiều dân gốc hồi giáo như Pháp và Âu châu. Vậy mà Sydney, thủ đô của Tiểu bang NSW, vừa trải qua một biến cố thảm hại do một người hồi giáo cực đoan chủ mưu gây ra làm thiệt mạng 3 người gồm 2 nạn nhơn và kẻ khủng bố. Ngoài ra còn có 6 con tin bị thương do cuộc nổ súng giữa cảnh sát giải cứu mươi lăm con tin với tên khủng bố hồi giáo.
Tới sáng sớm ngày thứ ba 16/12/2014, cảnh sát Úc đã kết thúc cuộc can thiệp.
Báo chí pháp theo dõi sát diễn tiến vụ vìệc ở Sydney. Dân chúng pháp lên tiếng hoan nghênh cảnh sát Úc và cả nhơn dân Úc dám làm một kỳ công vĩ đại.
Nhơn vụ bắt con tin này, chúng ta thử nhìn lại “vấn đề hồi giáo” hôm nay và ngày mai.
Hồi giáo và Hồi giáo cực đoan
Nghĩa thật sự chữ “Islam” do động từ “islama” là “tuân hành” hay “khuất phục” hay vâng lời tuyệt đối. Nghĩa này được dùng trong quan hệ con người với Chúa Trời. Đối với Chúa Trời hay Đấng Sáng tạo, người ta chỉ biết khuất phục và tôn sùng.
Chữ “Islam” cũng có nghĩa là “về với một người nào đó” hoặc “chịu đặt mình dưới uy quyền của một người nào đó”.
Tôn giáo do những vị Tìên Tri khai sáng mang tên “Islam” chỉ vì ở tôn giáo đó kẻ nô lệ trọn vẹn phục tùng quyền lực và sự kiềm soát của Chúa Trời. Đó là nguyên tắc chủ yếu của đời sống.
Hồi giáo – “Islam” không có nghĩa là hòa bình. Thật ra tiếng á-rập “hòa bình” có cùng nguồn gốc với từ “Islam“. Đó là thứ hòa bình thật sự, hòa bình ở bên trong và cả ở bên ngoài con người. Mà muốn có hòa bình này, theo Islam, thì con người phải thực hành islam một cách đúng đắng.
Trong tiếng pháp, Hồi giáo hay Islam được định nghĩa một cách phổ quát như trên đây. Nhưng khi Hồi giáo hay người hồi giáo chủ trương cực đoan, có những hành động cực đoan như khủng bố thì người ta gọi đó là Islamisme/Islamiste. Và ngày nay, ở các xứ hồi giáo, đang xảy ra chiến tranh giữa hồi giáo và hồi giáo cực đoan.
Vụ bắt con tin hôm 15/ 12/ 2014 ở Sydney là hành động của hồi giáo cực đoan – islamiste.
Thật ra rất khó phân biệt Hồi giáo và Hồi giáo cực đoan. Hồi giáo nào cũng qui chiếu về kinh Coran. Hồi giáo – islam cho rằng hồi giáo cực đoan – islamisme là không đúng, làm sai lời dạy trong thánh kinh Coran.
Cũng như cộng sản việt nam hay cộng sản tàu cho rằng cộng sản ở Liên sô và Đông âu không làm đúng theo thánh kinh của Các Mác nên mới sụp đổ. Và Pol Pot không thuộc kinh điển mác-xít nên mới giết hơn cả triệu người dân miên vô tội. Cộng sản hà nội của Hồ Chí Minh mới đúng là cộng sản thứ thiệt vì theo Mao làm chiến tranh giải phóng cho cộng sản quốc tế, sát hại có hơn 10 triệu nhơn dân việt nam.
Nhắc lại lời tuyên bố của Nữ Thủ tướng Úc và TT. Poutine
Người Úc gốc hồi giáo hay kiều dân gốc hồi giáo sống ở những nước dân chủ tự do như Úc, Anh, Pháp,… luôn luôn xử dụng quyền công dân đòi hỏi chánh phủ địa phương phải áp dụng luật pháp dân chủ cho có lợi cho hồi giáo nhằm biến nơi họ sanh sống trở thành xứ hồi giáo. Cũng như cộng sản ở những quốc gia dân chủ tự do tìm mọi cách xách động dân chúng chống chánh quyền, tổ chức phong trào cộng sản để có thể cướp chánh quyền cho phong trào cộng sản quốc tế. Cả hai không thể làm tại xứ của họ những việc họ làm ở nơi họ đang ở và hưởng đầy đủ những quyền về nhơn quyền và dân quyền.
Dân chúng pháp rất nhiệt tình hoan nghênh lời tuyên bố của Bà Julia Gillard, Cựu Thủ tướng Úc, là “tuyệt vời, hết sức đúng, đúng là dân chủ, Tự do”. Người ta còn mong cả thế giới cần có những nhà lãnh đạo can đảm và sáng suốt như bà! Can đảm là dám đặt quyền lợi đất nước, tức sự an nguy quốc gia, trên lá phiếu. Sáng suốt vì thấy rõ hiểm họa hồi giáo không xa sẽ từng bước biến xã hội các quốc gia nơi họ sanh sống trở thành những quốc gia hồi giáo. Bằng khủng bố, bằng luật pháp dân chủ, bằng người hồi giáo gìa tăng với cắp số nhơn. Vì một người hồi giáo tới với ít nhứt 4 người vợ, 20 đứa con. Kinh Coran cho phép 4 vợ chánh thức. Ăn ở không chánh thức thì tùy khả năng và nhu cầu.
Bà Julia Gillard tuyên bố thẳng với những người hồi giáo để trả lời những yêu sách vô lý và hàm ý khiêu khích của họ “Nếu các bạn không cảm thấy hạnh phúc ở đây thì hảy đi khỏi đây ngay. Chúng tôi không bắt buộc các bạn tới đây. Các bạn xin phép tới cư ngụ tại đây. Vì vây các bạn nên chấp nhận quốc gia mà các bạn đồng ý tới”.
Cả Âu châu ngày nay là vùng đất màu mỡ cho hồi giáo tới để thực hiện chủ trương hồi giáo hóa. Nước Nga tuy dưới sự cai trị cứng rắn của TT Poutine nhưng cũng đang đối đầu với nạn hồi giáo. Nhiều nhà khoa học xã hội tiên đoán trong vài thập kỷ nữa, Âu châu sẽ trở thành Âu châu hồi giáo nếu các chánh phủ không lấy quyết tâm ngăn chận làn sóng hồi giáo ngay từ bây giờ.
Gần đây, trước Quốc Hội, TT Poutine đọc một bài diễn văn rất ngắn nhưng vô cùng ý nghĩa:
“Ở xứ Nga, mỗi người chúng ta hảy ứng xử đúng là người Nga. Bất kỳ thuộc chủng tộc nào, bất kỳ từ đâu tới, nếu muốn sanh sống ở xứ Nga, đi và ăn ở Nga, thì những người đó phải nói tiếng nga và phải tuân thủ luật pháp nga.
Nếu họ muốn áp dụng luật hồi giáo Sharia và sống theo qui tắc hồi giáo thì chúng ta khuyên họ hãy đi tới sống nơi có thứ luật pháp và qui tắc đó.
Nước Nga không cần những người hồi giáo.
Chính những người hồi giáo cần nước Nga và chúng ta sẽ không dành cho họ những đặc quyền và sẽ thay đổi luật pháp của Nga để thỏa mãn họ. Mặc kệ họ la lối chống chúng ta là phân biệt đối xử hay kỳ thị chủng tộc.
Chúng ta không tha thứ làm mất văn hóa nga của chúng ta.
Chúng ta sẽ rút tỉa hậu quả những vụ tự sát của Mỹ, Anh, Pháp, Hòa lan nếu chúng ta muốn sống còn như một dân tộc.
Hồi giáo sẽ lấy những nước đó nhưng sẽ không kiểm soát được nước Nga của chúng ta.
Tập tục và truyên thống nga không phù hợp với sự thiếu văn hóa và những tập tục sơ khai của họ.
Khi Quốc Hội đáng tôn kính này làm những đạo luật mới thì hãy chủ yếu nhằm bảo vệ quyền lợi dân tộc vì nên nhớ những người hồi giáo không phải là người nga. Quốc Hội không cần quan tâm tới luật hồi giáo”.
Sau bài diễn văn ngắn này, cả Quốc Hội đồng đứng lên vổ tay suốt 5 phút hoan nghênh TT Poutine!
Chánh phủ Pháp không dám nói “dân tộc”, chỉ nói “xứ” và “Cộng hòa”. Mà Cộng hòa lả “của mọi người” nên khi nói “nước Pháp là của người Pháp” là kỳ thị chủng tộc!
Ở Pháp, người hồi giáo đòi Chánh phủ thực hiện triệt để quyền về “không phải tôn giáo” (La laicité) nhưng họ lại giữ sự ứng xử hồi giáo của họ trong xã hội pháp công khai và khiêu khích. Họ đòi hồ tắm riêng cho phụ nữ hồi giáo, thịt giết theo luật hồi giáo, căng-tin trường học không được có thịt heo,… Vậy mà có nhiều nơi, Chánh quyền đã thỏa mản những đòi hỏi đó!
Họ còn đòi hỏi nhà thuốc tây hảy bỏ chữ thập ở mặt tiền cửa hàng vì chữ thập là biểu tượng của thiên chúa giáo.
Ở Vendée, vùng Tây-Bắc Pháp, cách Paris 400 km, hôm 3/12/2014, Tòa án Hành chánh đã ra lệnh cho Hội đồng Tỉnh dẹp máng cỏ chưng bày ở lối vào trụ sở nhơn dịp lễ Giáng sanh 2014 vì máng cỏ là biểu tượng rõ ràng của một tôn giáo, điều này không tôn trọng sự “vô tư” của cơ sở công quyền, nghĩa là của Nhà nước, không tôn trọng tự do tôn giáo của công dân khi vào cơ quan…
Hội đồng có ý kháng cáo vì “Không phải tôn giáo” (La laicité) không có nghĩa là quên đi nguồn gốc và văn hóa của ta…”.
Không biết các chánh trị gia của Pháp có can đảm vượt qua sức nặng của lá phiếu không?
Và thêm một hiện tượng mới của hồi giáo khiêu khích Chánh phủ. Hồi cuối tháng 11/2014, một nhóm cả trăm hồi giáo nam nữ hẹn nhau tới Đại lộ Champs-Elysée, gần Dinh Tổng thống, cùng mộp xuống cầu nguyện ngay trên lề đường. Cảnh sát đứng giữ trật tự.
Về kinh Coran
Ông Alain Franquignon, thạc sĩ Văn chương, đọc kỹ Coran và lược ra vài nhận xét căn bản. Theo ông, rõ ràng Coran không nói tới tình yêu đồng loại. Tìếng “Tình yêu” bị quên. Đó là một quyển sách dạy chiến đấu, chiến tranh, hăm dọa. Hăm dọa để người bị hăm dọa sẽ đứng về phía người hăm dọa và hăm dọa lại kẻ khác.
Tác giả Coran là kẻ say mê quyền lực, với bất cứ giá nào, cũng phải thống trị, trừng phạt, thanh toán nếu cần…
Bỏ những từ như giới từ, liên từ,… Ông Alain Franquignon giữ lại 58562 từ chủ yếu. Và trong số này, từ “Tình yêu” xuất hiện 10 lần: 3 lần khi nói tình yêu Allah đối với tín đồ, 2 lần tình yêu của tín đồ dành cho Allah, 4 lần về sự giàu có, 1 lần nói về phụ nữ thương đàn ông.
Động từ “yêu” xuất hiện 55 lần để nói Allah thương tín đồ, kẻ ngay thẳng, trung thành với hồi giáo, kẻ ngoan đạo, kẻ tin ở Allah.
Phần lớn Coran dạy phải theo lời dạy của Chúa Trời, trở thành người biết tín ngưỡng, xa lánh những lời nói dối của những tôn giáo khác, nếu không bị phạt đau đớn.
Đặc tính của Coran không giải thích, mà quả quyết. Chủ yếu của Coran là đưa ra một thông điệp phải sợ Chúa Trời và làm cho người khác cũng biết sợ theo. Chúa Trời sẽ phạt người đang sống ở thế gian mà có tội.
Ông Alain Franquignon thách lật một trang Coran mà không thấy câu này “Chúa Trời từ bi dành cho ngươi một hình phạt đau đớn nếu ngươi không làm theo những lời dạy của Ngài” thì ông chịu thua!
Vui cười
1. Linh mục nói với một thành viên hacker
– Con hãy xưng tội với Chúa và cầu xin, nếu không cửa thiên đàng sẽ đóng kín với con.
– Chẳng cần đâu thưa Cha. Với con, chẳng cửa nào mà con không mở được
2. Hai cụ già tổ chức ăn mừng 50 năm ngày cưới ở nhà hàng.
Xong tiệc, cụ bà thấy cụ ông chảy nước mắt.
Bà cảm động lắm và hỏi:
– Chắc ông hạnh phúc vì thời gian tuyệt vời chúng ta đã có 50 năm qua phải không?
Cụ ông không trả lời và suy nghĩ xa xăm.
Đoạn ông trả lời:
– 50 năm trước, cha của bà dí súng vào tôi và dọa bỏ tù tôi 50 năm nếu tôi không cưới bà. Phải chi hồi trước tôi can đảm một chút thì lẽ ra ngày mai là tôi mãn hạn tù rồi!
3. Một tờ báo lớn ở Pháp mở cuộc thi “Người thẳng thắn và lịch sự nhất”.
Ðề thi cho các độc giả của mình như sau: Giả sử bạn đang ngồi trong nhà hàng với bạn gái của mình, bỗng dưng bạn muốn đi toilet. Vậy bạn sẽ xin phép như thế nào?
Giải nhất được trao cho một bạn đọc có lời xin phép như sau: Xin lỗi cô, tôi phải ra ngoài giúp “người bạn nhỏ” của tôi một chút. “Người bạn” đó tôi sẽ giới thiệu với cô sau.
Của Mình – Của Người
Sưu tầm trên net
Xưa có một cô gái mồ côi cha mẹ, không ai nuôi. Cô phải đi ăn xin ngoài chợ. Tối lấy chiếu quấn nằm ngủ. Một hôm nghe nói Rằm Tháng Bảy cúng dường Tam Bảo có phước lắm, cô tự nghĩ làm sao mình tạo phước để khỏi nghèo khổ nữa.
Hôm đó xin được có hai xu, cô muốn cúng cái gì mà chư Tăng trong chùa đều hưởng được hết. Nghĩ vậy cô mua hai xu muối, đem vô chùa năn nỉ vị nấu cơm: “Con xin được có hai xu để mua muối, xin được cúng hết chư Tăng trong chùa, mong người giúp cho”. Vị ấy liền bỏ nắm muối của cô vào nồi canh to, thế là chư Tăng đều được hưởng đầy đủ.
Bẵng đi một thời gian dài, cô cũng không còn nhớ chuyện cúng muối nữa. Lần lần lớn khôn, cô càng xinh đẹp lạ thường. Khi đó trong triều đình nhà Vua muốn chọn người làm vợ Thái Tử nhưng thấy mỹ nhân nào Thái Tử cũng từ chối. Vua ra lệnh cho các quan tìm người nào Thái Tử vừa ý sẽ được trọng thưởng. Bấy giờ một ông quan đi ngang vùng đó, thấy trên trời có vầng mây đỏ, ông nghĩ nơi đây chắc có dị nhân phước lớn. Giờ trưa, trên đường trở về, ông thấy cô bé khoảng 16 tuổi đang trùm chiếu ngủ. Ông đến gần nhìn, bất chợt cô bé thức dậy tốc chiếu ra. Thấy người con gái đẹp đẽ phi thường lại sống đầu đường xó chợ như vậy, ông tội nghiệp đem về nuôi. Cô được cho ăn mặc dạy dỗ đàng hoàng, tới năm cô 18 tuổi ông dẫn đến trình nhà Vua. Vua gọi Thái Tử lại, vừa thấy cô bé Thái Tử đẹp lòng ngay. Cô được Đông Cung Thái Tử cưới làm vợ.
Khi Vua băng hà, Thái Tử lên ngôi vua và cô bé trở thành Hoàng Hậu. Khi làm Hoàng Hậu cô cứ nghĩ, không biết mình đã làm gì mà được phước thế này. Chừng ấy mới nhớ chắc do việc cúng muối năm xưa mà ra. Một hôm, Hoàng Hậu sắm đủ thứ vật dụng sang trọng truyền chở vô ngôi chùa ngày xưa.
Nhưng lúc trước chỉ với hai xu muối của cô bé ăn xin, mà thầy trụ trì nói bữa nay có đại thí chủ đến cúng dường, bảo chư Tăng đánh chiêng trống đón. Bây giờ Hoàng Hậu đem nhiều tài vật đến nhưng thầy trụ trì không đánh chuông trống đón.
Lấy làm lạ, Hoàng Hậu gặp thầy trụ trì hỏi “Thưa Thầy, ngày xưa con là đứa ăn mày, chỉ cúng dường có hai xu muối mà nghe chuông trống đánh rình rang. Ngày nay, con là Hoàng Hậu cúng cả xe trân bảo mà không nghe chuông trống gì hết?”
Thầy đáp: “Ngày xưa hai đồng xu rất quý vì đó là mạng sống của con. Muốn cúng chùa con phải nhịn đói, nên hai xu ấy lớn vô cùng. Ngày nay con là Hoàng Hậu, của cải đầy xe nhưng đó là của dân chớ đâu phải của con. Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng.”
Nghe vậy Hoàng Hậu giật mình, thức tỉnh.
Cách đối diện thị phi trong cuộc sống
Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không tiếc lời rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:
– Ngài có điếc không?
– Ta không điếc.
– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
– Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
– Quà ấy về tôi chứ ai.
– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.
Trong kinh Phật viết rằng, khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Thế nên từ nay về sau nếu có nghe thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ nhận thì sẽ được an vui.
Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành nhưng vết thương gây ra bởi lời nói thì chẳng biết ngày nào mới lành lại được.
Vì vậy hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý thức, cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ bởi: “Every saint has a past, every sinner has a future”, nghĩa là “Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai”.
Theo Giadinhonline
Vui cười
Giáo viên dạy Anh nói chuyện với một giáo viên khác:”Tui không thể chịu nổi sao lại có đứa học trò thế này.
Chuyện là tôi có ra một bài làm là hãy kể một câu chuyện ngắn bằng tiếng Anh, rồi nó kể câu chuyện về hoàng tử và công chúa”.
Giáo viên kia thắc mắc: Vậy có gì không ổn?
– Không ổn là bài làm của nó như thế này: “Hoàng tử và công chúa gặp nhau tại lâu đài. Hoàng tử hỏi:”Can you speak Vietnamese?””
Công chúa trả lời:”Sure””.
Thế là sau đó cả bài văn nó toàn viết bằng tiếng Việt hết.
Một người đến gặp Chúa và hỏi: 1000 năm là bao lâu?
ông trả lời :Đối với ta chỉ là 1 giây.
Người đàn ông hỏi tiếp: Thế còn 1000$ là bao nhiêu?
Chúa lại trả lời: Với ta, chỉ là 1 xu.
Người đàn ông lại hỏi: Ngài có thể vui lòng cho con 1 xu không?
Chúa mỉm cười: Chờ ta 1 giây.
Tin tức khắp nơi
Liên Hiệp Âu Á
Ngày 05.12.2014, tổng-thống Pháp Hollande đã làm một chuyến viếng thăm Kazakhstan và sau đó, trên đường về, đã làm một chặng dừng ở Moscou, ở đó, ông đã gặp tổng thống Nga Poutine trong khoảng một giờ rưỡi. Kazakhstan có gì đặc biệt để tổng-thống Hollande làm một chuyến viếng thăm?
Việc viếng thăm Kazakhstan có những lý-do văn-hóa và kinh-tế như mở một trạm của Sorbonne ở Almaty bằng cách hợp-tác với viện đại-học của Kazakhstan, bảo-vệ quyền-lợi xí-nghiệp Pháp trong các dự án xây dựng hạ-tầng ở Kazakhstan… ngoài ra Kazakhstan còn là nước cung-cấp uranium và dầu hỏa cho Pháp. Có tin nói là tổng thống Nazarbaïev đã làm trung-gian cho việc ông Hollande làm trạm dừng ở Moscou, điều này cho thấy giữ vai trò trung-gian hòa-giải, một vai trò nói lên uy-tín của ông Nazerbaïev trong thời-kỳ hậu sô-viết. Cũng nên nhớ rằng ông Nazarbaïev đã ủng-hộ việc Nga kiểm-soát Crimée! Nhưng ông Nazarbaïev sẽ còn giữ vai trò trung-gian này bao lâu nữa, có tin là sức khỏe ông có phần suy kém và ông đã giữ vai trò lãnh-đạo trong 25 năm qua. Trong khi đó, nước Kazakhstan có một vai-trò chiến-lược đối với Nga vì đã nằm trong Liên-Hiệp Âu Á.
Vào ngày 29 tháng 05 năm 2014, một hiệp-ước về việc thành-lập Liên-Hiệp Kinh-Tế Âu Á (Union économique eurasiatique) đã được ký kết giữa Nga, Bìélorussie và Kazakhstan. Sau đó, Arménie cũng ký tên gia nhập vào ngày 09 tháng 10 năm 2014. Hiệp ước sẽ có hiệu lực vào ngày 01.01.2015 sau khi đã được quốc-hội từng nước phê-chuẩn. Những nước Kirghizistan và Tadjikistan cũng bày tỏ ý muốn giâ nhập vào Liên Hiệp Kinh-Tế Âu Á. Ý kiến thành-lập Liên Hiệp Kinh Tế Âu Á đã được tổng-thống Kazakhstan, Noursoultan Nazarbaïev, đề ra trong một diễn văn đọc tại đại học Moscou năm 1994 và đã được thủ tướng Nga Valadimir Poutine nhắc lại vào tháng 10 năm 2011. Sau đó, các nước Bìlorussie, Kazakhstan, Nga và Arménie đã ký kết một thỏa-hiệp về việc thành lập Liên Hiệp Kinh Tế Âu Á vào năm 2015. Trong khi chờ đợi, một ủy ban Âu Á và vùng kinh-tế Âu Á đã khởi sự hoạt động từ tháng giêng 2012. Theo Vladimir Poutine, Liên-Hiệp Kinh-Tế Âu Á được đặt trên những giá trị tốt nhất của Liên Sô.
Vùng kinh-tế chung của ba nước Biélorussie, Kazakstan và Nga gồm một liên-hiệp quan-thuế và vùng tự-do mậu-dịch đã được coi như là một sự hội-nhập kinh-tế một phần, có thể coi liên-hiệp kinh-tế Âu Á như là sự tiếp tục của các tổ-chức trên.Việc gia nhập vào Liên Hiệp Kinh Tế Âu Á của những nước nằm trong liên-bang sô-viết trước đây là điều phải nghĩ đến như Kirghizistan, Tadjikistan. Theo Dmitry Orlov, vùng kinh tế Âu Á còn có thể mở rộng ra cho Bulgarie, Cuba, Finlande, Hongrie, Mongolie, Tchèque, Venezuela và Vietnam.
Theo Dimitri Medvedev (tổng thống Nga khi thoả hiệp về vùng kinh tế Âu Á được ký kết), các kinh-nghiệm tích-cực và tiêu-cực của Liên Hiệp Âu Châu sẽ được kể đến và Liên-Hiệp Kinh-Tế Âu Á sẽ tránh các vấn đề dị biệt và hố ngăn cách kinh-tế giữa các thành-viên như trường-hợp vùng euro, bởi vì các thành-viên có một mức độ phát-triển kinh-tế, lịch-sử và giá-trị có thể so sánh được. Đây cũng là điều nhận xét của Chris Weafen, thành viên hợp tác với Macro-Advisory, một văn phòng cố-vấn kinh-tế ở Moscou. Theo ông này, các thành-viên của Liên Hiệp Kinh Tế Âu Á có những đặc-tính chung và có cùng một vấn-đề. Cả ba nước đều sống nhờ kỹ-nghệ khai-thác nguyên-liệu: Nga với hơi đốt và dầu hoả, Kazakhstan với hơi đốt và dầu hoả và Biélorussie với ‘potasse’ và nông nghiệp. Cả ba nước cũng có chung các vấn-đề tham-nhũng, bất-ổn về tiền tệ và thiếu đầu-tư. Theo Weafer, kinh-tế của ba nước rất cột buộc với nhau, lợi-ích có được (do việc liên hiệp kinh tế) sẽ rất nhỏ. Nước hưởng lợi là Nga vì nước này đang bị tình trạng dân số bị già đi.
Vùng Liên Hiệp Kinh Tế Âu Á với 170 triệu dân và một không-gian tự-do lưu-thông tài-hoá kiểu Schengen sẽ là một vùng có sức thu hút với các nước chung quanh. Nhưng Nga đang bực bội về việc Ukraine đang ra khỏi ảnh-hưởng của Nga. Đây là một nước quan-trọng với 45 triệu dân và nếu gia-nhập vào liên hiệp kinh tế Âu Á, khối này sẽ trở thành một đối-trọng có thế-lực đối với Liên Hiệp Âu Châu. Hoa Kỳ đã nhìn việc này với con mắt nghi ngại, coi đây là khuynh-hướng tái-lập lại một liên-hiệp theo kiểu Liên Sô. Bà Hilary Clinton đã tuyên-bố vào tháng 12 năm 2012, khi còn giữ chức ngoại-trưởng, ‘Điều này sẽ không mang tên URSS, điều này sẽ mang tên liên hiệp quan-thuế, liên-hiệp kinh-tế Âu Á, vân vân… nhưng chúng tôi sẽ không bị lầm lẫn. Chúng tôi biết mục-tiêu của điều này và chúng tôi sẽ tìm những cách tốt nhất để làm chậm lại hay ngăn cản’. Phải chăng cuộc khủng-hoảng Ukraine xảy ra vào năm 2013 nằm trong tầm ngắm này, bởi vì trước đó, Ukraine có khuynh hướng xích lại với Nga! Vào năm 2013, Ianoukovitch đã nhích lại gần Nga nhưng ông ta đã bị lật đổ!
Không những Mỹ chống lại việc thành-lập Liên Hiệp Kinh Tế Âu Á, ngay cả Liên Hiệp Âu Châu cũng không mấy thiện cảm với việc này. Việc can thiệp của Liên Hiệp Âu Châu vào Ukraine không hẳn vì lý-do ‘nhân đạo’ mà vì liên-âu muốn mở rộng ảnh-hưởng về phiá đông! Vấn đề trong tương-lai là Ukraine sẽ phải lựa chọn giữa liên-hiệp Âu Châu và liên hiệp kinh tế Âu Á; Liên Âu mở rộng vòng tay, để Ukraine hội nhập vào kinh-tế Âu Châu với đề nghị một thoả hiệp kết hợp. Cũng có nhiều nước thuộc Liên Âu dè dặt trong việc nhận Ukraine vào Liên Âu, với những khó khăn về tài-chánh hiện-tại, liệu có phải là lúc nhận thêm một thành-viên có những khó khăn về kinh-tế?
Ukraine cũng có một quá-khứ chung với Nga và cho tới nay là đối-tác thương-mại hàng đầu của Nga. Việc gia-nhập liên hiệp kinh tế Âu Á không phải là không có lợi cho Ukraine như việc được cung cấp dầu hoả, hơi đốt với giá rẻ. Cân nhắc thiệt hơn là điều khó của chánh-quyền Ukraine ngày nay!
Vào đầu năm 2015, Liên Hiệp Kinh Tế Âu Á sẽ chánh-thức hoạt-động. Danh xưng này cho thấy cách hoạt-động của nó sẽ có phần giống với ‘Thị trường chung Âu Châu’ trước đây hơn là giống ‘Liên Hiệp Âu Châu’. Nhưng xuyên qua liên-hiệp kinh-tế này, liệu Nga sẽ muốn tái-lập sự hội-nhập và hợp-tác một cách tân-tiến hơn và tổng-quát hơn giữa các nước thuộc liên-sô cũ, trong một thời-kỳ mà Liên Hiệp Âu-Châu gặp phải những khó khăn trong phát triển kinh-tế và suy-giảm ảnh-hưởng về chánh-trị. Vấn-đề đặt ra cho các nước Âu Châu là ‘liệu rằng Nga có đủ phương tiện để thông qua Liên Hiệp Kinh Tế Âu Á tung trở lại một sơ đồ thế-giới lưỡng-cực. Về kinh-tế, có lẽ khó so với các nước cạnh tranh như Hoa Kỳ, Nhật, Trung Hoa, Brésil, Ấn Độ… Về ngoại-giao, đây là điều có thể vì cho đến nay, Nga vẫn giữ vai trò đó. Phải chăng đó là điều toan-tính của Nga?
Nhữ Đình Hùng/15.12.2014
Tham khảo:
http://info.arte.tv/fr/la-russie-veut-lunion-eurasiatique#sthash.FG4wREqa.dpuf
http://www.courrierinternational.com/article/2014/06/02/un-nouvel-espace-schengen-oriental
http://fr.wikipedia.org/wiki/Union_%C3%A9conomique_eurasiatique
http://www.politique-actu.com/dossier/vers-eurasie-alexandre-latsa/317838/
http://french.ruvr.ru/2014_05_30/L-Union-economique-eurasiatique-est-desormais-un-fait-reel-4881/
http://asie21.com/asie/index.php/asie-orientale/609-moscou-l-union-eurasiatique-et-l-energie-en-extreme-orient-remi-perelman-asie21-decembre-2011
Tái lập bang giao giữa Hoa-Kỳ và Cuba
Hoa-Kỳ và Cuba đã sẵn sàng để tái lập lại liên-lạc ngoại-giao, đã bị gián-đọan kể từ 1961. Barack Obama và Raul Castro đã có một cuộc nói chuyện điện-thoại kéo dài 45 phút trong ngày thứ ba 16.12.2014 và đôi bên cho biết có ý-định sẽ nối lại bang giao giữa hai nước. Hai bên đồng-ý sẽ loan báo cùng lúc thoả-thuận vào trưa ngày thứ tư. Sau đó Cuba đã cho phóng-thích Alan Gross, một công-dân Mỹ bị Cuba kết án 15 tù vào năm 2011 về tội đã đưa vào Cuba các trang-bị cho vệ-tinh một cách bất-hợp-pháp. Đáp lại, Hoa-Kỳ cũng đã cho phóng-thích ba điệp-viên Cuba là Gerardo Hernandez, Ramon Labanino và Antonio Guerrero. Được biết, Hoa-Kỳ và Cuba chỉ cách nhau 150 cây số, ngăn cách bởi eo biển Florida.
Việc nhích lại giữa Cuba và Hoa-Kỳ có sự đóng góp của Giáo-Hoàng François; Hoa-Kỳ đã gởi lời cám ơn riêng đến Giáo-Hoàng trong bài diễn-văn loan-báo việc nhích lại giữa Hoa-Kỳ và Cuba. Tổng-thống Obama và GiáôHoàng François đã gặp nhau ở Vatican vào tháng ba vừa qua và trong số nhiều đề-tài trao đổi đã có cả đề-tài Cuba.
Trong ngày thứ tư, Raul Castro cho biết ông và người đồng-sự Hoa-Kỳ, Barack Obama, đã đồng-ý về việc tái-lập bang-giao giữa hai nước nhưng nhấn mạnh ‘điều này không có nghĩa là vấn đề chính, vấn-đề phong-toả kinh-tế, đã được giải-quyết’. Raul Castro cho biết ba điệp-viên Cuba đã trở về Cuba trong ngày.
Tin nối lại bang-giao giữa Hoa-Kỳ và Cuba đã được các tổng-thống của khối Mercosur vỗ tay hoan nghinh trong phiên họp thượng-đỉnh lần thứ 47 của khối tại Panama. Giáo-Hoàng François, trong những tháng qua đã viết thư cho hai vị nguyên-thủ quốc-gia Hoa-Kỳ và Cuba để kêu gọi giải-quyết tranh-chấp giữa hai nước, cũng đa ca-ngợi việc nối lại bang-giao giữa hai nước. Trong khi đó, chủ-tịch ủy ban ngoại-giao của Douma (hạ-viện Nga), Alexei Pouchikov, đánh giá ‘việc tái-lập bang-giao này như thể Obama thừa-nhận chánh-sách thù-nghịch đối với đảo đã hoàn-toàn thất-bại. Hoa-Kỳ đã phải mất 54 năm cho điều này!’
Sau tuyên bố nối lại bang-giao giữa hai nước, Hoa Kỳ sẽ phải nghĩ đến việc mở lại đại-diện ngoại-giao ở La Havane, bỏ việc hạn-chế du-lịch cũng như gia-tăng đầu tư ở Cuba; ông Obama đã kêu gọi quốc-hội bỏ lệnh phong-toả đối với Cuba và xét lại qui-chế của nước này, cho đến nay bị coi như ‘người đỡ đầu cho khủng-bố’. Trong ngày thứ tư 17.12.2014, ông Obama cho biết đã yêu-cầu ngoại-trưởng John Kerry mở các cuộc thảo-luận với Cuba về việc tái lập quan-hệ ngoại-giao, đồng thời coi việc phong-toả kinh-tế chống Cuba có tính-cách trừng phạt dân-chúng Cuba và không giúp vào việc xây-dựng dân-chủ ở Cuba.
Trong việc tái-lập quan-hệ ngoại-giao, nhiều hồ sơ sẽ được bàn đến, ngoài việc xét lại qui-chế dành cho Cuba cũng như việc mở một sứ quán, còn có các hồ-sơ di dân, chống mua bán ma-tuý, bbảo-vệ môi-sinh, thừa nhận hải-phận…
Trước mắt, việc đi lại giữa hai nước sẽ được dễ dàng hơn nhưng chưa có việc tổ-chức du-lịch. Sẽ được cấp phép dễ dàng cho các việc thăm viếng gia-đình, tham-dự các sinh-hoạt tôn-giáo, giáo-dục, khoa-học, chuyên-nghiệp…
Việc bãi bỏ cấm-vận sẽ do quốc-hội quyết-định nhưng các ngân-hàng Mỹ có thể mở các trương-mục tương-ứng tại các ngân-hàng Cuba, các người Mỹ đến Cuba có thể dùng thẻ tín-dụng Hoa-Kỳ, các trương mục của người Cuba tại các ngân hàng Mỹ được giải-toả, cho phép gởi tiền về Cuba mỗi tam-cá-nguyệt lên đến 2000 đô la thay vì 500 như trước đây. Việc xuất-cảng dịch-vụ và vật-liệu truyền-thông sang Cuba sẽ được phép như việc cung cấp dịch-vụ điện-thoại và internet…
Việc tuyên-bố tái-lập bang-giao giữa Hoa-Kỳ và Cuba đã chấm dứt một thời-gian dài trên nửa thế kỷ ngăn cách hai nước
Sau đây là một vài mốc lịch-sử đáng nhớ.
01.01.1959: Fidel Castro thành-công trong việc chiếm chánh-quyền ở Cuba. Nhà độc-tài Fulgencio Batista đào thoát khỏi Cuba.
03.01.1961: Mỹ cắt đứt liên-lạc ngoại-giao với Cuba sau việc Castro cho quốc-hữu-hoá các tài sản của kiều-dân Mỹ tại Cuba.
17.04.1961: các người tị nạn Cuba dưới sự bảo trợ của CIA thực hiện vụ đổ bộ ở ‘Vịnh con heo’. Một thất-bại ê chề.
07.02.1962: Hoa-Kỳ phong-toả thương-mãi toàn-diện Cuba. Lệnh này chưa được bãi bỏ khi Obama và Raul Castro thoả thuận lập lại bang giao.
Sau đó, vào tháng 10, Hoa Kỳ khám phá việc Liên-Sô đặt hoả-tiễn nguyên-tử ở Cuba. Hoa-Kỳ và Liên-Sô ở trên bờ cuộc chiến nguyên-tử. Cuối cùng, Liên-Sô rút các hoả-tiễn khỏi Cuba, ngược lại, Hoa-kỳ cam-kết không bao giờ xâm-lăng Cuba và tháo dỡ hoả-tiễn của Mỹ đặt tại Thổ-nhĩ-kỳ.
Tháng tư đến tháng mười 1980: Cuba cho phép 125.000 người rời Cuba sang Hoa-Kỳ. Do việc khởi-hành từ bến tàu Mariel nên được mệnh danh ‘chuyến di cư ở Mariel’. Đây là một chuyến ra đi trong trật-tự!
31.07.2006: Fidel Castro, bị mổ ruột, tạm thời bàn giao chánh-quyền cho Raul Castro.
24.02.2008: Quốc-hội Cuba bầu Raul Castro làm chủ tịch nước, chánh-thức thay thế Fidel Castro.
16.12.2014; thoả-thuận giữa Obama và Raul Castro về việc tái-lập bang-giao giữa Hoa Kỳ và Cuba. Một trang sử mới về bang giao Mỹ-Cuba bắt đầu.
Nhữ Đình Hùng/18.12.2014
Tham khảo:
http://www.20minutes.fr/monde/1503451-20141217-cuba-usa-demi-siecle-conflits-onze-dates
http://www.lemonde.fr/ameriques/live/2014/12/17/en-direct-le-rapprochement-entre-les-etats-unis-et-cuba_4542232_3222.html
http://lci.tf1.fr/monde/amerique/50-ans-apres-les-etats-unis-annoncent-un-rapprochement-historique-8534824.html
https://fr.news.yahoo.com/pape-fran%C3%A7ois-n%C3%A9gociateur-choix-entre-cuba-usa-071415436.html
http://www.24heures.ch/monde/ameriques/amerique-latine-applaudit-laccord-usacuba/story/17564458
http://fr.ria.ru/presse_russe/20141218/203251679.html
Vietnam: máy bay «Su» sẽ thay thế máy bay «MiG»
Cho đến nay, không-quân của Hà Nội được trang-bị các loại máy bay quân-sự thời liên-sô và của Nga, phần lớn là các máy bay Mig. Các phi cơ loại này giờ đây đã trở thành ‘lạc-hậu’, vì thế, Hà Nội đã bắt đầu cho thay thế dần các máy bay ‘Mig’ bằng loại máy bay tốt hơn do Nga chế-tạo: các phi cơ săn đuổi ‘Su-30MK2’. Hà Nội đã nhận được 20 máy bay loại này qua hai khế-ước đã ký và vừa qua thêm 12 máy bay khác được chuyển giao cho Việt-Nam theo khế-ước thứ ba.
Hiện Việt Nam có 150 Mig-21 và 50 Su-22 đã ‘già nua’. Ngoài ra, còn có khoảng 30 trực thăng Mi-24 Hind và Mi-2. Song song với việc mua các máy bau Su-27 và Su-30, Việt Nam còn trang-bị các hoả-tiễn DCA S-300 và dự trù thay thế các dàn radar!
Theo chuyên-gia phân-tích Igor Korotchenko, có sự khác-biệt giữa máy bay ‘Su’ và máy bay Mig. Trong khi Mig là một phi cơ săn đuổi hạng nhẹ, Su là loại máy bay săn đuổi hạng nặng, có trọng tải nặng hơn và tầm hoạt động xa hơn, được trang-bị các hoả-tiễn chống chiến-hạm do đó có thể được dùng để tấn-công các mục tiêu trên biển. Trong bối cảnh tranh-chấp các hải-đảo và khu vực thềm lục địa như hiện nay, các phi-cơ Su có một tầm quan-trọng đặc biệt! Su là một loâi máy bay săn đuổi đa năng và so sánh được với các loại máy bay tương tự của các nước khác nếu không muốn nói là có phần trội hơn.
Hiện Việt Nam đã yêu cầu Ấn-Độ giúp huấn-luyện phi-công Việt Nam, và đã được Ấn-Độ chấp-thuận. Hiện Ấn-Độ có một số lượng Su khá lớn, theo ước tính, trong 4 năm sắp tới, số phi cơ Su của Ấn sẽ lên đến 272 chiếc. Việc Việt-Nam yêu cầu Ấn-Độ giúp huấn-luyện có thể do việc Việt Nam và Ấn-Độ ở gần nhau, khí-hậu Ấn-Độ và Việt-Nam gần giống nhau, thích hợp cho Phi công Việt Nam hơn là khí-hậu của Nga. Đó là chưa kể việc Việt-Nam muốn xử-dụng Ấn-Độ như là một ‘đổi trọng’ để chống lại Trung-Hoa. Trong những năm vừa qua, Việt Nam và Ấn-Độ đã có những thao-diễn quân-sự chung!
Việc giúp tăng cường khả năng phòng vệ của Việt Nam cũng là một điều có lợi cho Ấn-Độ vì đã tạo ra một tiền đồn ngăn bước tiến của Trung-Hoa trong vùng biển Nam Thái Bình Dương, khu-vực được Ấn-độ coi như thuộc ảnh-hưởng của họ. Hiện Ấn và Việt Nam đang thương thuyết việc Ấn sẽ trang bị cho Việt Nam loại hoa-tiễn ‘Brahmos’ do Ấn và Nga hợp-tác chế-tạo.
Với việc Nga, Ấn sẵn sàng trang bị cho Việt Nam những vũ khí sát thương, người ta sẽ nghĩ gì về luận-điệu nếu Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh phong toả vũ khí sát thương với Việt Nam, nước này sẽ đi vào quỹ đạo Mỹ?
Trong khi đó, hồi đầu tháng ba năm 2014, bộ-trưởng quốc phòng Nga Sergueï Choïgou đã cho biết là trong tương lai gần đây, hạm đội Nga sẽ trở lại Cam Ranh. Trước đây, sau khi miền Nam Việt Nam bị sụp đổ vào ngày 30.04.1975, chế-độ Hà-Nội đã dành cho Liên-Sô và sau đó là Nga, quyền xử-dụng căn-cứ Cam Ranh và căn-cứ này được Nga trả lại cho Việt Nam vào năm 2002.
Có phải đây là việc Nga tái lập căn cứ hải-quân ở Cam Ranh?
Theo Igor Korottchenko, biên-tập trưởng của tạp chí Natsionalnaïa oborona (quốc-phòng), ‘không có vấn-đề căn-cứ hải-quân Nga. Các thương-thuyết gồm việc tạo ra một điểm tiếp-liệu cho các tàu Nga. Nước Nga mong muốn là các chiến hạm nổi và các tàu ngầm có thể được nghỉ ngơi với tính cách thường-trực ở Cam Ranh’. Việc ghé bến Cam Ranh như thế nhằm bảo đảm việc tiếp tế nước và thực-phẩm, sửa chữa các hư hỏng nhỏ nếu cần và hiển nhiên là để quân sĩ được nghỉ ngơi. Các thương thuyết hiện nay giữa Nga và Việt Nam còn có cả việc Nga được xử dụng phi-trường Can Ranh. Theo dự liệu, hạm đội Nga sẽ được tái vũ-trang quan-trọng trong những năm sắp tới và sẽ có mặt nhiều hơn trong các vùng then chốt trên thế-giới trong đó có Á Châu Thái Bình Dương. Những điểm kết nối như thế rất cần thiết cho các hoạt động điều hành hạm đội và không-lực Nga. Được biết Nga cũng có những thương thuyết tương tự với Cuba, Vénézuéla, Singapour,…
Nhữ Dình Hùng/18.12.2014
http://french.ruvr.ru/2014_03_03/La-flotte-et-l-aviation-russes-reviennent-a-Cam-Ranh-5296/
http://french.ruvr.ru/2014_12_18/Les-Su-remplaceront-les-MiG-3659/
http://psk.blog.24heures.ch/tag/force+a%C3%A9rienne+vietnam
Đọc báo lề phải
Thứ Tư, 17/12/2014 | 08:53 GMT+7
Nghi bị uy hiếp, máy bay Vietnam Airlines phải hạ cánh ở Nội Bài?
Một số trang báo mạng Việt Nam đưa tin vào tối 16/12, một nguồn tin chưa xác nhận từ sân bay Nội Bài cho biết, một máy bay của Vietnam Airlines trên chuyến bay VN1266, đi từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Vinh đã có dấu hiệu bị không tặc uy hiếp.
Vào lúc 19 giờ 30 phút cùng ngày, nguồn tin này cho biết chiếc máy bay nói trên đã hạ cánh an toàn tại sân bay Nội Bài. Lực lượng An ninh Hàng không sân bay đang vây kín chiếc máy bay để tìm hướng giải quyết vụ việc.
Nguồn tin này cũng cho biết một đối tượng trên chuyến bay đã uy hiếp để xâm nhập buồng tổ lái.
Sau khi hạ cánh, máy bay này đã được cách ly tại khu vực quân sự của sân bay Nội Bài để tiếp tục làm rõ vụ việc và đảm bảo an toàn cho các hành khách khác tại sân bay.
Hiện phi công đang được phỏng vấn về lý do hạ cánh khẩn cấp.
Ông Lê Trường Giang người phát ngôn hãng hàng không Vietnam Airlines, được báo Tuổi Trẻ dẫn lời “đã bác bỏ thông tin một máy bay của hãng này bị khủng bố.”
“Tổ bay của chuyến bay VN 1266 bay từ TP.HCM đi Vinh đã vô tình bấm nhầm nút cảnh báo xâm nhập buồng lái, sau đó hệ thống phát tín hiệu khẩn cấp buộc máy bay phải hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài. Máy bay đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài.
Trong khi đó, báo Thanh Niên cho biết: “Khi gần đến Vinh, máy bay gặp trục trặc kỹ thuật giảm áp buồng kín, tổ lái phải giảm độ cao từ 35.000 feet xuống 10.000 feet để đảm bảo oxy cho hành khách và phi hành đoàn.”
“Tuy nhiên, thay vì nhấn nút khẩn nguy (7700) thì cơ trưởng đã ấn nhầm nút khủng bố (7500). Tình huống trên khiến máy bay bị đặt vào tình trạng khủng bố, toàn bộ mặt đất phải triển khai theo tình huống này.”???
http://tinvn.info/nghi-bi-uy-hiep-may-bay-vietnam-airlines-phai-ha-canh-o-noi-bai.html
01:55pm | 20/12/2014
Intel: Mỹ sợ máy bay ném bom hạt nhân Nga, dỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba
Lý do Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba: Mỹ sợ máy bay ném bom hạt nhân Nga, theo nguồn tin của trang tin Intel.
Hồi tháng 5, Nga đạt một thỏa thuận với Cuba, cho máy bay ném bom hạt nhân Tu-95 “Gấu” H của Nga bay quanh không phận Cuba, tức vài tháng trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba hôm 17.12.
Các quan chức Mỹ cũng nhận định Venezuela mở rộng đường băng sân bay quốc tế Maiquetia, để máy bay ném bom Nga mang tên lửa hành trình (có thể gắn đầu đạn hạt nhân) có thể hạ-cất cánh.
Trong bối cảnh Mỹ sợ máy bay ném bom hạt nhân Nga, việc ông Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba là một nước đi chiến lược, nhằm cô lập Nga và làm tê liệt quan hệ đồng minh Nga-Cuba, theo các nhà phân tích nhận định.
Ngày 16.5, Nga – Cuba ký một văn bản ghi nhớ ở Moscow, ghi nhận quan hệ đối tác giữa Hội đồng an ninh Nga với Ủy ban an ninh-quốc phòng Cuba.
Cựu lãnh đạo Cơ quan an ninh liên bang Nga Nikolai Patrushev xác nhận văn bản ghi nhớ này với báo The Washington Times (Mỹ), nói an ninh thế giới đang thay đổi quá nhanh:
“Đó là lý do tại sao chúng tôi cần đến một khả năng phản ứng nhanh chóng”.
Vẫn theo báo trên, đại diện Cuba ký văn bản ghi nhớ là đại tá Alejandro Castro, một quan chức Bộ Nội vụ Cuba, và là con trai của Chủ tịch Cuba Raul Castro.
Báo The Washington Times còn nêu vào tháng 7, sau chuyến thăm Cuba của Tổng thống Nga Vladimir Putin, báo thương mại Kommersant (Nga) nêu:
Ông Putin cùng Chủ tịch Castro đồng ý phục hồi cơ sở tình báo điện tử tại Lourdes (Cuba) vốn từng được sử dụng trong thời Liên Xô, để kiểm soát hoạt động liên lạc của quân đội Mỹ.
Ý tưởng mở lại cơ sở này là một phần thỏa thuận năm 2001 giữa Nga và Cuba, để Nga xóa món nợ 30 tỉ USD thời Liên Xô cho Cuba.
Một nửa cơ sở này đã chuyển công năng thành một trung tâm huấn luyện khoa học điện toán hồi 10 năm trước, nửa cơ sở còn lại để trống.
Tờ báo Mỹ nêu: Tổng thống Putin luôn phủ nhận cơ sở này đã được phục hồi. Không có khung thời gian cho việc mở lại cơ sở, và giới truyền thông phương Tây đưa tin tình trạng xuống cấp đòi hỏi phải đầu tư lớn để phục hồi.
Cuba còn đồng ý để Nga lập một hệ thống định vị toàn cầu tại Cuba, như một phần thỏa thuận hợp tác không gian được ký, khi Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thăm Cuba hồi đầu năm 2013.
Còn có thông tin hồi năm 2008, thư ký Hội đồng an ninh liên bang Nga Patrushev đã đến Venezuela, nói chuyện với cố Tổng thống Hugo Chavez.
Các ông bàn việc tập trận hải quân, và Nga đồng ý cung cấp vũ khí cho quân đội Venezuela. Lúc này, kế hoạch mở rộng đường băng sân bay ở Venezuela được hủy.
Xâu chuỗi các sự kiện này, tình báo Mỹ nhận định: Cuba và Venezuela giúp Nga thực hiện kế hoạch triển khai các máy bay ném bom hạt nhân Nga vào vùng Vịnh Mexico và biển Caribbean.
Nhận định này càng mạnh vào ngày 12.11, khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố Nga đang triển khai các máy bay ném bom tầm xa vào Vịnh Mexico để tập trận.
Ông nói quyết định này nhằm duy trì sự hiện diện quân sự Nga trong khu vực.
nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1051940#ixzz3MQfk02kk
doc tin tuc www.xaluan.com
Phản động loại 1: Loại thâm thù cách mạng
Loại này thường là những tên trước kia có âm mưu và thủ đoạn chống lại cách mạng, bị cách mạng trừng trị, đánh đuổi, giáo dục, cải tạo, vì đòn đau nên chúng sinh ra hận thù sâu sắc, dai dẳng (có thể đến hết đời này sang đời khác). Chống phá điên cuồng, bất chấp thủ đoạn là đặc điểm chính của loại thâm thù cách mạng, với loại này rất khó có thể cảm hóa, giác ngộ, bởi những quyền lợi bất chính trước đây của chúng bị thu hồi là rất lớn.
Trong cái gọi là “đấu tranh dân chủ, xóa bỏ độc tài“, mục đích của loại này là lật đổ chế độ hiện nay, khôi phục lại “thiên đường“, “hòn ngọc” của chúng trong chế độ cũ.
Thành phần chủ yếu trong loại thâm thù cách mạng chủ yếu là bọn tàn ngụy quân lưu vong, có thể là địa chủ, người nhiều ruộng đất trước kia bị mất quá nhiều tài sản do chính sách cách mạng ruộng đất.
Phản động loại 2: Loại bất mãn chế độ
Loại này thường là những người trí thức, có tài năng, song có thể do tự cao tự đại, tự cho rằng mình hơn người thì phải ở ngôi này vế kia; có thể do bị kẻ khác chèn ép, không thăng tiến được; cũng có thể do nhu cầu danh vị nào khác không được thỏa mãn mà sinh lòng bất mãn chế độ, cho rằng do chế độ này mà họ không ngóc lên được, nhưng suy cho cùng cũng là bởi nhận thức lệch lạc, không vững lập trường, và tự diễn biến từ những con người đó.
Đây là loại nhạy cảm, khó nói hết… trong tổ chức rân chủ, những con người thuộc loại “bất mãn” thường được vào vai chủ xị… bởi họ có trình độ vs đc tổ chức coi là những người cấp tiến, giác ngộ…Những cá nhân tiêu biểu của loại 2 có thể nhắc đến Bùi Tín, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (Điếu cày), JB. Nguyễn Hữu Vinh, Trần Khải Thanh Thủy, Vũ Đông Hà, Nguyễn Đình Thắng…
Phản động loại 3: Loại tham danh hám lợi
Loại này chủ yếu là những kẻ tham lam, vì vụ lợi bản thân mà chống phá cách mạng, thậm chí bán nước cầu vinh, đây là loại chiếm tỉ lệ lớn trong phởn hội…
Loại này chống phá vì tiền vì lợi, chứ không phải vì lý tưởng hay tư tưởng gì đó xa vời… khi tổ chức còn cho tiền, tạo tiếng thì thề thốt nọ kia, chống cộng đến cùng, nhưng khi lợi ích ko còn được đáp ứng nữa thì sẵn sàng phản trắc. Loại này thường bị bọn cáo già lợi dụng làm tay sai bởi đòn đánh vào lòng tham. Vì danh lợi là động cơ thúc đẩy, nên những tên trong phởn loại 3 thường có trình độ thấp, vốn liếng lý luận chủ yếu đc những loại kia bồi cho, rồi hễ mở mồm là lu loa ra vẻ ta đây, nhưng thực ra chưa chắc đã hiểu nó là dư lào, không khác gì loài vẹt nói tiếng người vậy. Những cá nhân tiêu biểu có thể kể như: Nguyễn Thị Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Vũ Hồng Tố, Nguyễn Thị Bùi Hằng, Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh…
Phản động loại 4: Loại cơ hội.
Loại này là những kẻ tuy có trình độ, chuyên môn, song lý tưởng vs lập trường giả tạo, gió chiều nào theo chiều ấy, như con dơi quạ, khi tung cánh giả chim, khi co cánh làm chuột… Loại cơ hội về chính trị, như V.I.Lênin chỉ ra, sự thể hiện của nó là “không rõ ràng, lờ mờ và không thể nào hiểu nổi được.
Do bản chất của mình, phái cơ hội chủ nghĩa bao giờ cũng tránh đặt vấn đề một cách rõ ràng và dứt khoát; bao giờ nó cũng tìm con đường trung dung, nó quanh co uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau, nó tìm cách “thỏa thuận” với cả quan điểm này lẫn quan điểm kia, vì nó quy những sự bất đồng ý kiến của mình lại thành những điều sửa đổi nhỏ nhặt, những sự hoài nghi, những nguyện vọng thành tâm và vô hại”. Những kẻ cơ hội chính trị không có quan điểm chính trị rõ ràng, luôn ngả nghiêng, dao động. Khi cách mạng thuận lợi thì tỏ ra “cấp tiến”, khi cách mạng gặp khó khăn thì thoái lui, thỏa hiệp… Tựu chung cũng chỉ vì vụ lợi cho cá nhân.
Đây là loại nham hiểm, xảo xuyệt, ẩn nấp trá hình rất khó phát hiện nếu như không tỉnh táo, bản lĩnh. Loại phần tử này rất khó xử lý bằng pháp luật bởi thủ đoạn của nó là vô cùng tinh vi, nhạy cảm, không nằm trong điều khoản nào của Luật hình sự. Loại này, với những thành viên tiêu biểu như: Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Trọng Vĩnh, Vi Đức Hồi, Nguyễn Chí Dũng, Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập…
Còn loại nào bỏ sót không nhỉ???
Victor Charlie – CT03
http://danlamthan2012.blogspot.fr/2014/12/phan-loai-phan-ong.html#.VJVpDl4AA
Bản án tử hình Hồ Duy Hải có dấu hiệu vi phạm pháp luật?
20/12/2014 09:18 GMT+7
TT – Chỉ còn hai tuần nữa TAND tối cao và Viện KSND tối cao kết luận tòa án hai cấp tuyên án tử hình bị cáo Hồ Duy Hải có oan hay không.
Đến nay tử tù Hồ Duy Hải ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa (Long An) được tạm hoãn thi hành án hai tuần. Chỉ còn hai tuần nữa TAND tối cao và Viện KSND tối cao sẽ đưa ra kết luận tòa án hai cấp tuyên án tử hình bị cáo này có oan hay không.
Với trách nhiệm là một tổ chức hành nghề luật quan tâm đến vấn đề này, luật sư Trịnh Minh Tân (văn phòng luật sư Trịnh Minh Tân – Đoàn luật sư TP.HCM) vừa có văn bản gửi chánh án TAND tối cao và viện trưởng Viện KSND tối cao về các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong bản án phúc thẩm xét xử Hồ Duy Hải tội giết người, cướp tài sản tại bưu cục Cầu Voi.
“Lý do tôi gửi văn bản TAND tối cao và Viện KSND tối cao là vì Bộ luật tố tụng hình sự có quy định việc phát hiện bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Cụ thể, điều 274 nêu rõ người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho những người có quyền kháng nghị quy định tại điều 275 của bộ luật này” – ông Tân nói.
Luật sư Tân cho biết ông đã nghiên cứu rất kỹ cáo trạng của Viện KSND tỉnh Long An ngày 1-10-2008, bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Long An ngày 28-11 và 2-12-2008, bản án phúc thẩm của TAND tối cao ngày 28-4-2009 và các kiến nghị của luật sư trợ giúp pháp lý cho Hồ Duy Hải, cũng như tham khảo ý kiến của chuyên gia. Từ đó ông đã phát hiện có một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong bản án phúc thẩm.
Thứ nhất, kết luận trong bản án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, chỉ căn cứ vào duy nhất lời khai nhận tội của bị cáo tại cơ quan điều tra. Những lời khai đó bị án đã phủ nhận tại phiên tòa phúc thẩm. Vật chứng được coi là chứng cứ để buộc tội bị án Hồ Duy Hải không xác thực.
Thứ hai, có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử. Theo đó, cả ba giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng, đó là việc đưa các dân phòng tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng.
Luật sư Trịnh Minh Tân cho rằng con dao là hung khí dùng cắt cổ nạn nhân không thu giữ được mà thực tế chỉ là mô tả qua các lời khai của đội viên dân phòng. Do đó không thể coi là vật chứng được. Ngay cả thớt tròn cũng không được thu giữ, không có mô tả kích thước thì trong trường hợp này cũng không thể coi là vật chứng của vụ án được. Tuy nhiên, chi tiết bị coi là vi phạm nghiêm trọng nhất trong bản án phúc thẩm chính là việc xác định các đội viên dân phòng được thuê dọn dẹp hiện trường là nhân chứng trong vụ án.
Ông Tân nói: “Khoản 1, điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự quy định người nào biết được các tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng. Các đội viên dân phòng tìm thấy con dao sau khi đã khám nghiệm hiện trường (dao không có vết máu, cũng không được thu giữ) không thể coi là những người đã biết được những tình tiết liên quan đến vụ án nên không thể là nhân chứng trong vụ này được”.
Từ những phát hiện trên, luật sư Trịnh Minh Tân đã đề nghị TAND tối cao và Viện KSND tối cao xem xét lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm.
Viện KSND tối cao đang xem xét
Nguồn tin của Tuổi Trẻ từ Viện KSND tối cao cho biết hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải đã được viện này giao cho bộ phận chức năng xem xét lại, tại thời điểm này Viện KSND tối cao chưa thể có ý kiến gì về vụ án.
Theo nguồn tin, do vụ việc diễn ra đã lâu và Viện KSND tối cao đã có quyết định không kháng nghị và Chủ tịch nước cũng bác đơn xin ân giảm của Hồ Duy Hải nhưng nay Chủ tịch nước yêu cầu xem xét lại thì Viện KSND tối cao cần phải xem xét rất kỹ toàn bộ hồ sơ, bút lục và chứng cứ để có quyết định cuối cùng.
Được biết, TAND tối cao cũng đã giao bộ phận chuyên môn rút hồ sơ để xem xét lại toàn bộ vụ án.
H.ĐIỆP
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20141220/ban-an-co-dau-hieu-vi-pham-phap-luat/687960.html
Viện KSND tối cao yêu cầu báo cáo vụ Hồ Duy Hải
11/12/2014 15:26 GMT+7
TTO – Viện KSND Tối cao yêu cầu Vụ 3 và Viện KSND tỉnh Long An kiểm tra vụ án tử tù Hồ Duy Hải mà báo chí đã đặt vấn đề, gửi báo cáo về lãnh đạo Viện KSND Tối cao.
Bản án phúc thẩm tuyên tử hình Hồ Duy Hải đã có hiệu lực từ tháng 4-2009 – Ảnh: Tư liệu Tuổi Trẻ
Viện KSND Tối cao vừa có văn bản gửi Viện KSND tỉnh Long An, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự (Vụ 3) yêu cầu báo cáo về vụ án của tử tù Hồ Duy Hải.
Viện KSND Tối cao yêu cầu Vụ 3 và VKSND tỉnh Long An kiểm tra vụ việc trên, gửi báo cáo về Văn phòng Viện KSND Tối cao và lãnh đạo Viện KSND Tối cao để theo dõi.
Văn bản của Viện KSND Tối cao dẫn nội dung về vụ án mà báo Tuổi Trẻ ngày 3-12-2014 có bài “Xem xét lại dấu hiệu oan sai vụ sát hại nhân viên bưu điện” cùng một số báo đã đăng tải.
Theo nội dung vụ án: Hồ Duy Hải (sinh năm 1985, trú ấp 1 xã Nhị Thành huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An).
Năm 2009, Hải bị TAND tỉnh Long An xử sơ thẩm và toà phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM xử phúc thẩm tuyên mức án cao nhất là tử hình về tội giết người và cướp tài sản.
Hai nạn nhân bị giết là chị Hồng và Chị Vân đang công tác tại bưu điện Cầu Voi, tỉnh Long An.
Bản án cho rằng Hải đã có hành vi bóp cổ, dùng dao cắt cổ, dùng thớt và ghế đập vào đầu nạn nhân đến chết.
Tuy nhiên, có thông tin cho rằng trong quá trình điều tra, các dấu vết vân tay và dấu vết máu thu thập tại hiện trường được đưa đi giám định lại không đủ căn cứ kết luận là của bị cáo Hải.
Con dao và thớt là hung khí dùng giết người không được thu thập tại hiện trường mà được dân phòng mua về giao cho cơ quan điều tra.
Án phúc thẩm cho rằng sau khi giết người Hải đem quần áo mặc lúc gây án, sim điện thoại đem đốt ở sau nhà nhưng giám định tro thu được ở hiện trường lại không có các thành phần sợi vải, dây lưng, sim car…
Vì vậy, gia đình bị cáo và các luật sư cho rằng chứng cứ kết tội bị cáo Hải chưa thuyết phục, quá trình điều tra có vi phạm luật tố tụng hình sự cần phải được TAND tối cao và Viện KSND tối cao xem xét lại để kháng nghị vụ án theo trình tự giám đốc thẩm.
TÂM LỤA
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20141220/ban-an-co-dau-hieu-vi-pham-phap-luat/687960.html