Tập Cận Bình trên sân khấu thế giới: Chính sách đối ngoại của một lãnh tụ quyền lực nhưng hở sườn

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập Cận Bình trên sân khấu thế giới: Chính sách đối ngoại của một lãnh tụ quyền lực nhưng hở sườn

Robert D. Blackwill và Kurt M. Campbell – Lê Minh Nguyên dịch

Trong chiều hướng Trung Quốc đang càng ngày càng suy yếu về kinh tế “chính sách đối ngoại của Trung Quốc càng có khuynh hướng được hướng dẫn bởi các nguy cơ bất ổn chính trị trong nước,” theo ông Robert D. Blackwill và Kurt M. Campbell, trong Báo Cáo Đặc Biệt của CFR tháng Hai 2016. Theo đó “Tăng trưởng kinh tế và chủ nghĩa dân tộc là hai dòng suối của tính chính đáng của Đảng CSTQ trong nhiều thập kỷ qua, và khi mà dòng suối đầu bị suy yếu, [lãnh tụ Trung Quốc Tập Cận Bình] có khuynh hướng dựa nhiều hơn vào dòng suối thứ hai.”

Việc ông Tập “khống chế tiến trình lấy quyết định đã tạo cho ông trở thành một lãnh tụ quyền uy nhưng dễ bị hở suờn”.

Để bảo vệ địa vị của mình, ông Tập “phần chắc sẽ kích động và cuờng điệu chủ nghĩa dân tộc – mà từ lâu nó đã là trụ cột của tính chính đáng nhà nước – để bù đắp cho những thiệt hại chính trị khi kinh tế bị chậm lại, để đánh lạc hướng công chúng, để ngăn chặn các đối thủ có thể dùng chủ nghĩa này để chỉ trích chống lại ông, và để đánh bóng hình ảnh của chính ông.”

Báo cáo – Tập Cận Bình trên sân khấu thế giới: Chính sách đối ngoại của một lãnh tụ quyền lực nhưng hở sườn – cho rằng nền kinh tế Trung Quốc, đã có mức tăng trưởng hàng năm là 10% trong ba thập kỷ qua, đang bước vào một kỷ nguyên mới của sự tăng trưởng chậm lại đáng kể.

Để củng cố vị trí của mình ở trong nuớc, ông Tập “có thể sẽ tăng cường tinh thần sùng bái cá nhân ông, trấn áp nặng nề hơn những nhà bất đồng chính kiến, và đàn áp mạnh bạo hơn trong việc sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để đối phó với những nhóm đặc quyền chống đối ông.” Trên bình diện quốc tế, ông Tập “có thể gây tranh chấp với các nước láng giềng, sử dụng giọng điệu gay gắt trong việc bảo vệ các lợi ích quốc gia của Trung Quốc, và có chủ truơng cứng rắn hơn trong quan hệ với Hoa Kỳ và các đồng minh của HK, để lái sự quan tâm của quần chúng ra khỏi những khó khăn kinh tế.”

Để đối phó với chính sách đối ngoại và quốc phòng quyết đoán hơn của ông Tập, hai tác giả kêu gọi HK nên có một chiến lược lớn cho châu Á, mà qua đó “tìm cách tránh một cuộc đối đầu Mỹ-Trung và duy trì tính chủ tể của Mỹ ở Á Châu”.

Cả hai tác giả là cựu quan chức cao cấp của chính quyền HK, có nhiều kinh nghiệm trong khu vực Châu Á, họ khuyên HK nên thông qua TPP, huỷ bỏ những hạn chế trong việc xuất khẩu dầu lửa của HK đến những đồng minh ở Châu Á, và duy trì cam kết triển khai ít nhất 60% Hải quân và Không quân HK ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Họ nhìn nhận việc xoay trục hay tái cân bằng ở châu Á là “một thành phần không thể thiếu cho một chính sách thành công của Hoa Kỳ để tham gia và phóng lực thường hơn vào trong vùng và để đối phó với sức mạnh cùng ảnh hưởng của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình.”

Lê Minh Nguyên dịch
3/3/2016

on.cfr.org/1RoDkkE