Tản Mạn Về Thuyết Tiến Hóa

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tản Mạn Về Thuyết Tiến Hóa
  1. Nhập đề

Chúng ta hiện đang sống trên một hành tinh đã có chiều dài lịch sử hàng triệu năm. Từ ngàn năm trước và cũng có thể là ngàn năm sau…đã có những hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên, chúng ta khộng thể nào giải thích được. Những sự kiện không giải thích được đó, có một số người không chấp nhận. Nhưng đối với một số người khác, họ cho đó là một thích thú, một hình thức kích thích con người động não để lý giải một hiện tượng, hay một sự kiện không bình thường nào đó đã xảy ra.

Có nhiều câu hỏi cho những hiện tượng đã xảy ra, nhiều khi không thể dựa vào những chứng tích khoa học để lý giải.Thí dụ như các khái niệm về tính không (nothing) và sự vô cùng tận (infinity) đều nằm ngoài tầm của mọi suy nghĩ dựa theo luận lý và tính hợp lý trong suy nghĩ nhị nguyên. Thêm một thí dụ khác về niềm tin của một nhóm người, một dân tộc đều dựa theo những tập tục được truyền đạt từ tổ tiên xa vời vợi…cho đến ngày nay. Nếu những niềm tin ấy còn tồn tại thì con người ngày hôm nay khó có thể lý giải theo mức suy nghĩ với logic thông thường. Người nầy sẽ tin hoàn toàn và người khác sẽ phản bác lại. Mỗi người đều có suy nghĩ riêng về niềm tin nầy và hầu như không ai có thể thuyết phục được ai cả.

  1. Thuyết Tiến hóa và Sáng tạo (Evolution and Creationism)

Hiện nay, trên thế giới vẫn còn rất nhiều nhà khoa học đặt vấn đề nghiên cứu về thuyết tiến hóa. Họ cố truy tìm về nguồn gốc con người, về thuyết Big Bang, về thời tiền sử v.v…Dĩ nhiên, kết luận của những tim óc toàn cầu thường thường không giống nhau, đôi khi đối kháng nhau, tạo ra nhiều tranh cãi mà người viết thiết nghĩ chỉ làm phí thì giờ và tiền bạc về những cuộc tranh luận không có lối thoát trên.

Vì vậy thuyết tạo dựng (creation) và thuyết tiến hóa (evolution) muôn đới vẫn là hai đối kháng cho mọi cuộc tranh luận, dù dưới hình thức tôn giáo hay ngoài xã hội. Một số nhà khoa học dựa vào thuyết Big Bang để nhận định về thuyết tiến hóa nhu sau: Đây là một lý thuyết có tính khoa học có thể chấp nhận được để lý giải nguồn gốc của mọi vật thể (species) trên trái đất”.  Và họ cho rằng thuyết tạo dựng không có căn bản khoa học.

Đến đây, chúng ta dừng lại vấn đề biện luận hay phản biện về hai quan điểm đối nghịch trên đây vì không nằm trong chủ đích của bài viết. Mục tiêu của bài nầy chỉ mong nêu lên vài suy nghĩ về khía cạnh khoa học và sinh vật học để chia xẻ một số quan niệm căn bản về thuyết tiến hóa mà thôi.

Dĩ nhiên, trong cùng một danh từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau và cung cách suy diễn cũng còn tùy theo trường hợp, hoàn cảnh và thời điểm xử dụng danh từ đó. Thí dụ, danh từ “bridge” cũng có nhiều nghĩa tùy theo người xử dụng như khi đang chơi bài, trong văn phòng nha sĩ, hay ngoài công trường xây dựng. Do đó, danh từ evolution cũng không là một ngoại lệ. Đứng về phương diện khoa học và sinh vật học, thuyết tiến hóa được hiểu như là sự thay hình đổi dạng đời sống sinh vật (biological lifeforms).

Từ định nghĩa trên, chúng ta phân biệt ra được 6 nhận thức có thể suy diễn về quan niệm tiến hóa theo thứ tự thời gian kể từ thời tạo thiên lập địa. Đó là:

* Quan niệm về vũ trụ tiến hóa (cosmic evolution): Cho đến bây giờ hoàn toàn chưa có một luận cứ khoa học nào chứng minh được có sự sống của sinh vật trước khi có hiện tượng Big Bang. Do đó, có thể kết luận là quan niệm về vũ trụ tiến hóa không dự phần vào sự thay hình đổi dạng đời sống sinh vật.

* Quan niệm về hóa học tiến hóa (chemical evolution): Trong gia đoạn đầu của thuyết Big Bang, khinh khí hay hydrogen là hóa chất đầu tiên hiện diện trên địa cầu. Dưới sức nóng hàng triệu độ của địa cầu thời bấy giờ, và dưới áp suất thật cao, các nguyên tố hydrogen kết hợp lại lần lần, và cuối cùng chúng ta có một chuỗi nguyên tố trong bảng phân loại tuần hoàn hiện tại. Dĩ nhiên là trong điều kiện vật chất như ở giai đoạn nầy, không thể nào có sự hiện diện của đời sống sinh vật được.

* Quan niệm về tiến hóa hành tinh (planetary evolution): Hiện tại cũng chưa có gì chứng minh được là ở có sự sống trên các hành tinh. Khoa học hiện đại chỉ mới vừa đưa ra giả thuyết là có “vết tích” oxy và nước trên một vài hành tinh. Như ng đó chỉ là những giả thuyết dựa theo các phóng ảnh vệ tinh ghi nhận được mà thôi.

* Quan niện về tiến hóa hữu cơ (organic evolution): Các khảo sát về sự hiện diện của đời sống có tên là abiogenesis.  Dĩ nhiên là đời sống sinh vật phải có trước khi chúng ta có thể nói về các cơ chế tạo ra sự thay hình đổi dạng trong đời sống sinh vật. Từ khái niệm trên, “nguồn gốc của sự sống” và “sự sống thay đổi như thế nào” là hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau trong nghiên cứu. Do đó, khi nói đến tiến hóa hữu cơ thì e cũng không chỉnh, vì chúng ta chỉ khám phá ra sự sống sau đó mà thôi, còn sự sống trước đó (trước khi được khám phá) đã tự hiện hữu rồi. Từ suy luận trên danh từ abiogenesis để chỉ sự khảo sát về đời sống nguyên thủy cũng khó thích hợp được với hoàn cảnh lúc đó.

* Quan niệm về tiến hóa xã hội (social evolution): Theo quan niệm nầy, xã hội có những bước tiến thay đổi tự nhiên tùy thuộc vào từng khu vực hay từng vùng con người sinh sống. Từ đó, chúng ta nhận định rõ nhất yếu tố xã hội ảnh hưởng lên mức phát triển, đôi khi khôngtheo chiều thuận với văn minh ban đầu. Như vùng Trung Đông, Á Châu đã có những nền văn minh cực thịnh so với Aâu Châu trong thời cổ đại. Nhưng hiện ạti xã hội ở hai nơi nầy không được phát triển và thăng hoa tiếp tục, mà lại bị thụt hậu so với Aân Châu. Trường hợp Bbắc Mỹ cũng là một trường hợp rất đặc thù có phát triển nhảy vọt chỉ trong vòng vài trăm năm sau ngày lập quốc.

* Quan niệm về tiến hóa vĩ mô và vi mô (macro & micro-evolution): Các nhà khoa học không thể chấp nhận danh từ “loài” (kinds) như là một chủng loại cho đời sống. Đây là quan niệm của những nhà tin vào lý thuyết tạo dựng. Làm sao chúng ta có thể định nghĩa được hay giải thích được “loài” hiện tại là gì và như thế nào? Loài có phải là sự biến đổi giữa cây cỏ và thú vật trong đó có con người sơ khai trong sự thay hình đổi dạng không? Sau cùng, ngay chính quan niệm giữa vĩ mô và vi mô cũng không có chỗ đứng vì vĩ mô cũng chỉ là một tập hợp của nhiều vi mô mà thôi. Tuy nhiên dưới nhản quan của các nhà sinh vật học, hiện tượng tiến hóa vi mô là một số cơ chế đã được sắp xếp sẳn và ảnh hưởng lên sự thay đổi đời sống của con người.Trong lúc đó, sự tiến hoá vĩ mô có cơ chế ảnh hưởng lên một nhóm người, hay một dân tộc để rồi từ đó, mới thành hình khái niệm về dân tộc và quốc gia.

Tóm lại, trong 6 quan niện về tiến hóa trên đây, chúng ta có thể nhận thức bằng lý luận và khoa học là sự tiến hóa và sự thay hình đổi dạng đời sống con người đến từ sự tiến hóâ hữu cơ, và sự tiến hóa vĩ mô hay vi mô chỉ là một hệ luận từ sự tiến hóa hữu cơ và các giai đọan tiếp theo sau.

Từ nhận thức trên đinh nghĩa về sự tiến hóa của con người có thể được diễn dịch như sự thay đổi trong các thể dạng (types) như người Âu Châu, Á Châu, cũng như tỷ lệ với những nét chánh đặc biệt của nhóm người sống trong hoàn cảnh môi trường khác nhau như người Trung Hoa, người Việt Nam. Thuyết về sự tiến hóa có chọn lựa như trên dường như có căn bản vững chắc và có tính khoa học hơn tất cả các loại thuyết tiến hóa khác và đại diện của thuyết nầy chính là Darwin suy diễn từ thế kỷ 19.

Năm 1987, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã ra phán quyết trong trường hợp Edwards v. Aguillard rằng yêu cầu giảng dạy “khoa học sáng tạo” (creation science) cùng với thuyết tiến hóa đã vi phạm Tu chính án I, vì việc giảng dạy như trên sẽ nhằm mục đích

quảng bá tôn giáo.

Chủ thuyết sáng tạo là tin rằng Thiên Chúa đã tạo ra vũ trụ và mọi thứ trong đó, như được mô tả trong Sáng thế ký (Genesis). Một biến thể của thuyết sáng tạo là thuyết thiết kế thông minh (intelligent design), trên nguyên tắc chấp nhận sự tiến hóa, nhưng lý luận rằng lý thuyết lựa chọn tự nhiên (theory of natural selection) của Charles Darwin không thể giải thích đầy đủ nguồn gốc của cuộc sống hoặc sự xuất hiện của các thực thể sống phức tạp (highly complex life forms). Có vẻ như là một “một thực thể quyền lực” thông minh không tên (unnamed intelligent force) là người sáng tạo và người hướng dẫn cuộc sống trên trái đất nầy.

Hầu như tất cả các nhà khoa học đều phản đối thuyết sáng tạo và thuyết thiết kế thông minh vì hai thuyết nầy không có luận cứ khoa học chứng minh.

Cả TNS McCain lẫn TT Obama đều tin vào thuyết tiến hóa, và cả hai đều không muốn nhìn thấy thuyết thiết kế thông minh như là một khoa học và cần được giảng dạy ở học đường.

McCain đã không tuyên bố rõ ràng vị trí của mình về việc giảng dạy thuyết thiết kế thông minh trong trường học. “Tôi tin tưởng vào thuyết tiến hóa,” ông nói. “Tôi tôn trọng những người nghĩ thế giới đã được tạo ra trong bảy ngày. Nhưng nếu nó được dạy trong một lớp khoa học, chắc là không nên”.

  1. Suy nghĩ của người viết

Những suy nghĩ tản mạn dưới đây đưa ra một số nhận định chủ quan về vấn đề trên và xin được chia xẻ với người đọc.

Khoa học là một cuộc truy tìm sự thật hiện hữu trong thế giới thiên nhiên (trời đất) một cách có tổ chức. Chính tự khoa học không có điểm bắt đầu và điểm đến sau cùng.

Thậm chí, nhiều nhà khoa học còn có tham vọng sẽ có một ngày có một nhà “vẽ kiểu” thật thông minh, superior designer để đưa ra một kiểu mẩu duy nhứt cho thuyết tiến hóa mà không cần kiểm chứng sau đó sẽ như thế nào! Tổng thống Obama cũng cổ súy việc truy tìm chứng tích của thuyết tiến hóa và có đề ra một số ngân khoản cho vấn đề nầy.

  • Khoa học cũng không phải là chân lý;

  • Khoa học chỉ chứng thực số điều kiện, hiện tượng mà đa số chấp nhận trong thời điểm điều kiện hay hiện tượng được khám phá và chứng minh;

  • Điều khoa học chấp nhận là đúng trong hiện tại chỉ là tương đối. Những khám phá mới sau đó (đã được chứng minh) trong tương lai có thể “chứng minh” …cái sai của cái đúng trong quá khứ!

Nếu một hiện tượng hay điều kiện trên có tính cách hằng hữu và bất biến trong một thời gian dài, chúng có thể trở thành định luật. Nhưng, trong một chừng mực nào đó, nhưng những điều trên có bất biến mãi mãi với thời gian hay không đó mà một chuyện khác.

Trong quá trình lịch sử của khoa học, có biết bao định đề, định lý (postulate, theorem), một số hiện tượng khoa học đã từng ngự trị hàng thế kỷ, nhưng rốt ráo rồi cũng bị “đả phá’” bằng những chứng minh ngược lại hay bổ túc.

Thiết nghĩ, đây không phải là vấn đề Đúng – Sai, mà chính là do sự tiến hóa, sự tiến hóa của con người và vạn vật.

Chúng ta hãy trở lại ngay từ quan điểm của Darwin, nhà tiến hóa đầu tiên khơi mở ra thuyết tiến hóa. Trong cuốn “On the Origin of Species” của ông, ngay từ những trang đầu tiên, chúng ta mê man, cảm khoái trước sự khám phá kỳ thú về sự khác biệt gene của loài vịt nuôi trong nhà và vịt hoang dã.

Rồi từ đó,ông đưa đến kết luận về sự khác biệt về môi trường sống của vịt ở các trại chăn nuôi ở Anh và ở Đức. Tiếp theo, sự khám phá về trực giác của con chó đưa đến những điều kiện làm cho chúng sống chung với nhau v.v…

Như vậy kết luận cho hôm nay là:”Khoa học, tự chính nó, đã là một sự tiến hóa rồi và sẽ tiến hóa mãi cho đến khi con người chấm dứt sự hiện hữu trên hành tinh nầy”.

Và biết đâu một giống người nào khác con người hôm nay sẽ tiếp tục sự tiến hóa tiếp nối trong một tương lai chưa định được, trong hiện tại!

Từ những suy nghĩ trên, có thể nói rằng, sự tiến hóa là một khái niệm về sự thay đổi của vạn vật, trong đó khoa học, qua sự phát triển của con người, lần lần khám phá ra…một vài điều trong sự tiến hóa.

Do đó, sự tiến hóa là vô cùng, mà khoa học chỉ khám phá, hệ thống hóa, chứng minh một phần giới hạn của sự tiến hóa trong một giới hạn của “trí thông minh” hiện nay của con người.

Như vậy, làm thế nào khoa học qua một siêu nhân (superman) có thể “chứng minh” được, tạo thành một hệ thống những luật lệ của sự tiến hóa?

  1. Sự thay đổi khí hậu (Climate change)

Hiện tượng nầy đã làm hao tổn không biết bao nhiêu công sức của thế giới về trí tuệ, tiền bạc và thời gian. Kể từ khi có Thượng đỉnh Rio de Janerio, Ba Tây năm 1992 và trở thành kết ước đầu tiên COP (Conference of Parties) năm 1994 với sự đồng ý cùng lập nên những quy ước trong nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol) năm 1997 để xác định các quốc gia trên thế giới phải hạn chế định mức phát thải khí carbonic (CO2) vào năm 2012 không được vượt qua định mức phát thải của năm 1995 cho mỗi quốc gia.

Nhưng tất cả đã thất bại, nghĩa là không có quốc gia nào tuân thủ quy định trên mặc dù đã ký. Trung Cộng mặc dù được miễn trừ luật định nầy, nhưng hiện nay là một nước phát thải khí carbonic đứng đầu trên thế giới với 10 tỷ tấn năm 2016, cao hơn Hoa Kỳ (8 tỷ).

Rồi thế giới lại vừa chấm dứt COP23 (17/11/2017) tại Bonn, Đức Quốc, cũng như thay đổi tên gọi từ “sự hâm nóng toàn cầu” ra “sự thay đổi khí hậu” kể từ COP1 ra đời năm 1994. Và một “khúc quanh” quan trong ở COP21 tại Paris năm 2015, nói lên “kết ước” của 195 quốc gia tham dự … là sẽ “cố gắng” giảm sự tăng nhiệt độ bầu khí quyển xuống dưới 20C vào năm 2100. Cũng như có những “hạ quyết tâm” của nhiều quốc gia, trong đó có Trung Cộng là giảm thiểu việc xử dụng năng lượng hóa thạch (than đá) và tăng cường năng lượng thay thế (gió, mặt trời…) cho đến năm 2025. Nói thì nói, TC vẫn xài năng lượng bằng than nhiệt điện và mức tiêu dùng ngày càng tăng thêm!

Toàn là những lời hứa …cuội mà thôi!

  1. Tổng hợp lại, từ những tản mạn trên đây, chúng ta rút ra được những gì?

Cũng như thuyết tiến hoá được suy diễn như thế nào qua thuyết dân tộc sinh tồn của nhà cách mạng Trương Tử Anh được soi sáng và bổ túc bởi thuyết biến cải của cố GS Nguyễn Ngọc Huy?

Qua thời gian, từ buổi sơ khai của loài người cho đến giai đoạn phát triển văn minh khoa học cực thịnh như hiện tại, con người đã lần lần thích nghi với môi trường sống, sự đổi thay của khoa học (tiến bộ) và có thể nói phúc lợi mà con người có được ngày hôm nay là do sự tích lũy của tất cả trí tuệ con người qua thời gian.

Từ suy nghĩ đó, chúng ta nhận thức rằng các chủ thuyết từ dân tộc sinh tồn đến biến cải hay thyết tiến hóa chỉ là những danh xưng trong từng giai đoạn của chiều dài lịch sử loài người. Tất cả đã thể hiện qua những suy nghĩ, hành xử, và thụ hưởng phúc lợi của xả hội qua từng giai đoạn mà thôi.

Đứng về mặt chính trị, nhất là qua cung cách suy diễn và lý giải dưới nhản quan của một đảng viên của một đảng chính trị, có thể có những khác biệt về luận lý, khác biệt qua sự diễn dịch về đường lối, chính sách của đảng.

Nhưng rốt ráo lại, đó chỉ là những khác biệt có tính cách hình thức, mà cốt lõi của vấn đề vẫn là sự thích ứng của con người và xã hội ứng hợp với trào lưu thời đại trước tiến trình toàn cầu hóa. Con người dù dưới chính thể hay chủ nghĩa nào cũng phải thích nghi và ứng hợp với sự tiến hóa chung của nhân loại trong thời điểm hiện tại.

Đó mới là ý nghĩa thật sự của sự sinh tồn chính đáng.

Giai đoạn hiện tại nầy không cho phép chúng ta trở về những lý thuyết trừu tượng nữa, mà phải thực sự trực diện trước một thực tế ngay trước mắt.

Quản lý và điều hành đảng ngày hôm nay phải là cung cách quản lý và điều hành một xí nghiệp, trong đó thành phẩm sản xuất không là những sản phẩm vật chất cho người tiêu dùng, mà là những thành phẩm trí tuệ, những chính sách phát triển làm tăng thêm phúc lợi và nâng cao dân trí và đời sống người dân, cũng như sự tạo dựng một xã hội có được những quyền tự do căn bản cho con người dù bất cứ ở đâu.

Ngày hôm nay, tình trạng tôn thờ lãnh tụ không còn có chỗ đứng nữa, bởi lẽ lãnh đạo đảng phải là một tập hợp trí tuệ để hoạch định đường lối và phối hợp nổ lực thúc đẩy thực hiện đường lối nầy.

Suy nghĩ được như thế tính đảng lần lần sẽ mở hơn, thoáng hơn, và người dân bình thường sẽ không còn nhìn đảng và đảng viên trong sự dè dặt, e ngại như trước kia nữa.

Vì đảng cũng chỉ là một bộ phận của xã hội, chu toàn một nhiệm vụ đã được phân công như tất cả mọi thành viên trong xã hội để cùng nhau góp phần vào sự phát triển và tiến bộ chung của đất nứơc.

Nghĩ được như thế đảng mới hội tụ đủ điều kiện tích cực hòa nhập vào dân và dân sẽ sẳn sàng hưởng ứng, yểm trợ chủ trương đường lối của đảng, đồng thời tích cực hòa nhập vào đảng để phục vụ dân tộc và Đất Nước.

Đó mới là ý nghĩa đích thực của dân tộc sinh tồn trước tiến trình toàn cầu hóa!

  1. Thay lời kết

Con người qua khoa học, cố truy tìm nguyên nhân của sự hâm nóng toàn cầu trên qua nhiều suy nghĩ khác nhau từ sự phát triển qua sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, qua việc tạo dựng ra nhu cầu phục vụ cho phúc lợi của con người (cần thiết và không cần thiết nếu không nói là lạm dụng và do sự ích kỷ của một thiểu số) v.v…

Tất cả những nguyên nhân trên đều do “sự tiến hóa” của con người. Và trong một chừng mực nào đó, phải chăng vấn đề thay đổi khí hậu (hay sự hâm nóng toàn cầu) chỉ là một giai đoạn khác (mới) của sự tiến hóa?

“Trời chợt mưa chợt nắng có nghĩa gì đâu”, lời thơ lãng mạn của Nguyên Sa có thể diễn tả được tiến trình thay đổi của “Trời Đất”.

  • Đây có phải là chu kỳ của kỷ nguyên Âm-Dương của vạn vật?

  • Có phải đây là một quy luật tiến hóa của Trời Đất chăng?

Còn nhớ, từ thời Vikings ở miền Bắc Cực và Bắc Âu vẫn có sinh hoạt, vẫn có những cánh đồng cỏ để nuôi ngựa và làm canh nông, có phải giai đoạn nầy là một chu kỳ nóng của trái đất?

Sang thời người Vikings di cư về miền Ái Nhĩ Lan, miền Bắc Cực trở thành giá băng? Phải chăng giai đoạn nầy là chu kỳ lạnh của trái đất?

Và bây giờ, trái đất bắt đầu nóng lên, phải chăng chu kỳ nóng lại sắp sửa bắt đầu?

Tất cả “chặng đường của Trời Đất” trong suốt hơn 20 thế kỷ qua, có phải chăng đó là những hiện tượng của sự tiến hóa?

Vì vậy, từ những suy nghĩ tản mạn trên, chúng ta nghiệm ra rằng với nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể hiểu được, xác nhận một số hiện tượng của vạn vật một phần nào, có thể điều chỉnh và dự phóng một số diễn biến của vạn vật trong tương lai (trong một giới hạn thời gian nào đó).

Tất cả là do sự tiến hóa và sẽ không có một phi nhân (superman) nào có thể hình dung hay xác định được một quy luật cố định về thuyết tiến hóa cả.

Chúng ta cứ tiếp tục nghiên cứu những dự phóng cho sự tiến hóa, nhưng chúng ta cũng không chấp nhận khái niệm với định kiến là phải theo một quy luật tiến hóa nào đó dựa theo mẩu mực của cuộc nghiên cứu của những khoa học gia có “uy tín”.

Vì sao?

Vì làm như thế, mặc nhiên chúng ta phủ nhận sự hiện diện tự nhiên của sự tiến hóa, vốn dĩ luôn luôn chuyển dịch (moving evolution). Đây là một suy nghĩ hết sức riêng tư của người viết!

  • Làm một nhà hóa học, chúng ta cần nên khách quan hơn nữa, không thể căn cứ vào một hiện tượng nào đó, một chứng minh nào đó để lý giải cho sự tiến hóa rồi từ đó cố gắng tạo nên một lý thuyết cho sự tiến hóa và và áp đặt mọi người phải chấp nhận như là một chân lý;

  • Làm một nhà chính trị, cũng vẫn không thể áp đặt một mô hình chính trị “mẩu mực” cho một quốc gia và…áp đặt cho những quốc gia khác phải…noi theo!

Làm như thế tức là phản khoa học, phản tiến hóa vậy!

Nhìn lại Việt Nam, phải chăng thuyết “Dân tộc sinh tồn” của Ông Trương Tử Anh, người sáng lập ra Đảng Đại Việt, cũng như thuyết “Biến cải” của TS Nguyễn Ngọc Huy, người sáng lập ra Đảng Tân Đại Việt, cũng chỉ là một hình thái của…Thuyết Tiến hóa  áp dụng cho Việt Nam mà thôi!!

Ts. Mai Thanh Truyết

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPS)

Houston – Hiệu đính 11-13-2017