Tại sao Việt Nam tiếp đón hàng không mẫu hạm Mỹ?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tại sao Việt Nam tiếp đón hàng không mẫu hạm Mỹ?

Bill HaytonChatham House, London, Anh quốc4/03/2018

Nhà phân tích Bill Hayton
Image captionViệc Việt Nam mời hàng không mẫu hạm Mỹ vào thăm Đà Nẵng là một thông điệp ‘cố ý và có tính toán’, đồng ‘thời nhắm vào nhiều hướng’ khác nhau, theo nhà phân tích Bill Hayton
Hoa Kỳ đang gửi một trong những tàu chiến lớn nhất, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đến Việt Nam trong tuần này. Đây sẽ là chiếc tàu sân bay đầu tiên cập bến nước này kể từ khi chiến tranh kết thúc tại Việt Nam cách đây hơn 40 năm.
Trong một số khía cạnh, đây là một sự kiện thông thường: các tàu chiến Mỹ khác đã ghé thăm cảng Việt Nam từ năm 2003. Nhưng đây cũng là thời điểm mang tính biểu tượng. Trước đây, các chính phủ của Việt Nam thường giữ khoảng cách để các mẫu hạm đậu ngoài khơi, giới chức ra thăm các tàu này ngoài khơi xa.
Bằng cách chào đón mẫu hạm USS Carl Vinson vào bên trong cảng ở thành phố Đà Nẵng, thành phố lớn thứ ba của nước này, và một trong những địa điểm gần nhất với quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam rõ ràng đang gửi đi những thông điệp mạnh mẽ nhất.
Thông điệp rõ ràng nhất là một đáp trả đối với các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam đang báo hiệu rằng nước này có một người bạn rất mạnh và sẵn sàng tiếp tục gần gũi hơn với họ. Nhưng thông điệp này được đặc biệt lựa chọn giọng điệu cẩn thận. Việt Nam: có một chính sách ‘ba không’: không để nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, không tham gia các liên minh quân sự và không kéo bên thứ ba vào các tranh chấp. Chúng ta không nên mong đợi lập trường này thay đổi. Việt Nam sẽ không nhập cuộc do Mỹ cầm đầu để ngăn chặn Trung Quốc.

USS Carl Vinson vào để đẩy ngoại giao Mỹ – Việt lên một bước?
Nhưng chính phủ Việt Nam dường như không sử dụng chuyến thăm của mẫu hạm này cho các mục đích riêng. Năm ngoái, Việt Nam ủy quyền cho công ty năng lượng Repsol của Tây Ban Nha để khoan khí đốt ngoài khơi bờ biển phía đông nam. Đây là một động thái đáng ngạc nhiên, trong bối cảnh ban lãnh đạo Việt Nam đã hiểu rằng các đối tác Trung Quốc chắc chắn sẽ phản đối. Trung Quốc đã thực sự đáp trả: đe dọa tấn công tiền đồn quân sự Việt Nam được xây dựng ở Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) ở gần khu vực giếng khoan. Thiếu sự hậu thuẫn quốc tế, chính phủ Việt Nam đã lùi bước và đề nghị hãng Repsol ngừng công việc.
Việt Nam vẫn có tham vọng khai thác các mỏ dầu, khí ngoài khơi. Do đó, ban lãnh đạo nước này có thể hy vọng rằng chuyến thăm này của mẫu hạm USS Carl Vinson và các tàu chiến hộ tống, sẽ ngăn chặn Trung Quốc lặp lại các đe dọa trước đây. Có thể là Việt Nam đã phối kết hợp hoạt động thăm dò với việc người Mỹ tới.

‘Thông điệp tinh tế’

Việt Nam cũng gửi một thông điệp tinh tế và dài hơi hơn cho Trung Quốc. Cả hai nước đều do các các đảng cộng sản có cùng quan điểm và chính sách cai trị. Bắc Kinh biết rằng Hà Nội sẽ không phá vỡ hoặc gây xuống cấp những mối quan hệ đồng chí này trừ khi có điều gì đó rất kịch tính xảy ra.
Vào năm 2014, các mối quan hệ đã bị tổn hại khi Trung Quốc phái một giàn khoan để khoan dầu ở bên ngoài quần đảo tranh chấp Hoàng Sa. Việt Nam đáp lại bằng cách cử các đặc sứ tới Hoa Kỳ để thảo luận và Trung Quốc lùi bước.

Quan ngại về đe dọa tới an ninh vùng được cho là sẽ làm lu mờ tranh chấp tại Biển Đông
Bằng cách chào đón Hải quân Hoa Kỳ đến Đà Nẵng trong tuần này, Hà Nội đang ra chỉ dấu cho thấy sự không hài lòng của họ với hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông – các mối đe dọa quân sự nhắm vào các căn cứ của Việt Nam và việc xây dựng của các đảo nhân tạo khổng lồ ở Trường Sa của Trung Quốc – và nhắc nhở Bắc Kinh rằng Việt Nam có thể có thêm các động thái đi xa hơn nữa tiến tới quan hệ đối tác với Hoa Kỳ. Đó là áp lực đối với Trung Quốc để điều chỉnh hành vi của Bắc Kinh.
Phá vỡ cấm kị
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (đứng)Bản quyền hình ảnhAFP
Image captionThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tự xin rút tên khỏi danh sách đề cử bầu nhân sự vào Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN tại Đại hội 12 dù đã được nhiều đoàn đại biểu địa phương tiến cử, theo truy thông Việt Nam.
Sự cởi mở đối với Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có thể có vẻ đáng ngạc nhiên trong bối cảnh những thay đổi chính trị gần đây ở Việt Nam. Năm 2014, nhân vật mạnh nhất trong nước là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông theo đuổi một chính sách cởi mở thân thiện đối với Hoa Kỳ và ngầm khuyến khích một cách chiến thuật những tình cảm bài Trung ở cấp cơ sở. Tuy nhiên, vào tháng Giêng năm 2016, ông bị đánh bật ra khỏi quyền lực bởi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng.
Kể từ đó ông Trọng đã theo đuổi một chiến dịch chống tham nhũng nhắm vào các đồng minh của ông Dũng. Một số đồng chí mạnh nhất của ông Dũng đã bị tuyên các bản án nhiều năm và nhiều người khác bị cách chức. Cuộc thanh trừng những nhân vật này, mà vốn được coi là những người quá cá nhân chủ nghĩa, tham nhũng nặng và quá thân Mỹ, đã dẫn đến việc nhóm ‘trung thành’ với hệ thống đảng lấy lại kiểm soát ở tầng quyền lực chop bu của Đảng Cộng sản.
Ông Trọng cũng khởi xướng một cuộc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và những tiếng chỉ trích khác. Các blogger đã tuyên các các bản án tù lâu năm, một luật mới điều chỉnh việc sử dụng mạng Internet đã bóp nghẹt việc thảo luận trực tuyến trên mạng và các nhà hoạt động xã hội bị đánh đập và quấy rối. Chỉ trích quốc tế về cuộc đàn áp đã bị tắt tiếng. Một phần, đây là kết quả của việc chính quyền Việt Nam nỗ lực chăm chỉ để miêu tả chính mình như một người bạn của Hoa Kỳ và các đồng minh.
Bằng cách thể hiện sự hữu ích chiến lược của mình đối với Washington, ông Trọng cũng có thể hy vọng làm chệch hướng áp lực đối với thặng dư mậu dịch lớn lao của Việt Nam với Mỹ. Trong năm 2017, Việt Nam đã ve vãn Tổng thống Trump và chính quyền của ông nhằm tránh việc áp các biện pháp bảo hộ mậu dịch của Mỹ lên các ngành công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Cho đến nay, điều này đã thành công.
Ông Trọng và các đồng minh của ông trong Bộ Chính trị đảng cộng sản đã được miêu tả là “thân Trung Quốc”, nhưng bằng việc mời hải quân Hoa Kỳ ghé thăm, họ đang chứng tỏ rằng Việt Nam vẫn vẫn có khả năng theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập. Bằng cách mời một hàng không mẫu hạm ghé thăm nói riêng, họ đã phá vỡ một điều cấm kị không chính thức về mức độ mà Việt Nam sẽ kết thân với Hoa Kỳ. Thông điệp này là cố ý và có tính toán; và đồng thời nhắm vào nhiều hướng khác nhau.
Ông Bill Hayton là nhà nghiên cứu, thành viên Chatham House, một viện Think Tank ở London, ông đồng thời là nhà báo, bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.