Tại sao người Việt ở phương Tây lại giỏi ?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tại sao người Việt ở phương Tây lại giỏi ?

Sunday, November 12, 2017

 

https://baomai.blogspot.com/
Bất cứ nơi nào, người dân Việt Nam đều thăng tiến trong xã hội phương Tây tốt hơn so với những người di cư khác. Ví dụ của họ cho thấy, văn hoá đóng một vai trò trọng tâm trong việc hội nhập.
Người ta rất hiếm khi được nghe nói về họ, hầu như họ không bị nhắc đến trên báo chí, hầu như có thể nói họ sống ẩn hình. Nhưng nếu ai chịu khó nhìn kỹ hơn thì mới nhận ra rất nhiều người trong số chừng bốn triệu người Việt Nam, những người sống ở phương Tây từ giữa thập niên 70, lại thành công đáng kinh ngạc. Bất kể tại Mỹ hay Canada, ở Úc, Pháp, ở Đức hay Thụy sĩ: Bất kỳ ở đâu, chỉ trong vòng hai thế hệ họ đã hội nhập vào đất nước tiếp nhận họ tốt hơn so với những nhóm di dân khác.
Không có gì tiết lộ rõ ràng về điều này hơn khi nhìn vào kết quả học tập của những đứa trẻ người Việt và cái nhìn lạc quan của họ về tương lai. Chẳng hạn tại Mỹ, một kết quả nghiên cứu từ Pew Research Center cho thấy, không một nhóm dân di cư nào tin vào Giấc Mơ Mỹ như người Việt Nam. 83% ý kiến cho rằng, bất cứ ai chịu khó siêng năng làm việc đều đạt được được tương lai sáng ngời. Tính trung bình, mỗi một gia đình người Việt hiện đã kiếm tiền nhiều hơn so với gia đình người Mỹ (53.000 so với 49.000 Dollar), và hơn một nửa số phụ huynh tin rằng, thế hệ con cái của họ sẽ tốt hơn nhiều so với họ.
https://baomai.blogspot.com/
Thuyền nhân được nhận vào các nước phương Tây vào giữa thập niên 70
Thế hệ đầu tiên người tỵ nạn là thuyền nhân (Boat-People), là những người trong số hàng trăm ngàn người theo những chiếc thuyền mục nát chạy trốn khỏi đất nước bị chiến tranh tàn phá. Để nhập vào được các nước phương Tây là do kết quả từ một hiệp ước tỵ nạn thành công duy nhất kể từ năm 1945: Vào mùa hè 1979 tại Genève. Dưới áp lực của tổng thống Mỹ Jimmy Carter, 68 nước vào thời đó đã đồng ý nhận 260.000 người tỵ nạn. Đa số thuyền nhân được nhận vào Mỹ và Pháp, đây là hai quốc gia có liên hệ trực tiếp với cuộc chiến Việt Nam cũng như Đông Dương, kéo dài ba mươi năm với hàng triệu người bị chết. Giờ đây họ cảm thấy có trách nhiệm đạo đức nhưng đó cũng là một phần về mặt PR chính trị trong cuộc chiến tranh lạnh.
Tuy vậy nền văn hóa chào đón này (Willkommenkultur) cũng không kéo dài. Người tỵ nạn không thể trông cậy vào sự trợ giúp của các chính phủ nhất là những người lớn tuổi, họ phải nhanh chóng tự lo lấy.
https://baomai.blogspot.com/
Tuy vậy, một thống kê tại Mỹ cho thấy, ngày hôm nay 1,8 triệu người gốc Việt tại đây nhanh chóng thành công như thế nào. Vào năm 2015, Migration Policy Institute đã so sánh hai nhóm người tỵ nạn lớn nhất tại Mỹ là người Cu Ba và người Việt Nam. Cả hai, vào thời điểm nhập cư, đều nói tiếng Anh tệ như nhau, cùng có một trình độ học vấn tương tự. Dù vậy đến nay con số người Cu Ba sống dưới mức nghèo bằng hai (65%) người Việt (35%). Người Cu Ba cũng bị thất nghiệp thường xuyên hơn người Việt, những người Việt thất nghiệp này thường nhanh chóng tìm cách tự làm chủ hoặc mở cửa hàng buôn bán.
Sự thành công của học sinh
https://baomai.blogspot.com/
Những sự khác biệt còn lớn hơn nữa với thế hệ thứ nhì: Trong khi cha mẹ của chúng còn có những trường hợp mù chữ thì những đứa trẻ người Việt sinh trưởng tại phương Tây chắc chắn không còn nữa. Rất nhiều đứa trẻ con cái thuyền nhân nhanh chóng tạo thành tích trong trường học – không riêng tại Mỹ mà ngay cả như tại Pháp, nơi có 300.000 người Việt sinh sống, nhiều nhất tại Âu châu.
Một số nghiên cứu cho thấy thành tựu học vấn của 150.000 người Việt tại Đức. Vào năm 2014, tại đây đã có hơn 64% trẻ em người Việt đạt được bước nhảy vào trường trung học cấp cao Gymnasium. Tỷ lệ cao gấp năm lần so với học sinh người Thổ và thậm chí cao hơn 20 phần trăm điểm so với trẻ em Đức.
Tại những tiểu bang miền đông nước Đức thậm chí có đến 75% học sinh Việt Nam đi trường Gymnasium[1], và đây là những đứa trẻ chắc chắn không phải là con cái của các nhà giáo hay các nhà Vật lý mà là của những người thuộc diện „công nhân hợp đồng“, là những người đi từ miền bắc Việt Nam Cộng Sản- như là một „sự giúp đỡ người anh em xã hội chủ nghĩa“- đến Đông Đức (DDR) rồi sau khi nước Đức thống nhất họ phải làm đơn xin tỵ nạn để được phép định cư. Nhưng cho dù họ đến từ miền bắc hoặc từ miền nam Việt Nam, những người Việt vẫn đạt được những thành tựu giáo dục đáng kể, như được thể hiện qua một nghiên cứu so sánh do Bernhard Nauck và Birger Schnoor thực hiện vào năm 2015. Chỉ có duy nhất một cộng đồng người Hồi giáo đạt được thành tựu giáo dục tương tự là người di dân Iran, tuy nhiên phần lớn những người này xuất thân từ những tầng lớp xã hội cao hơn so với người Việt Nam.
Học vấn là ưu tiên hàng đầu
https://baomai.blogspot.com/
Những phát hiện nói chung cho thấy không có gì để nghi ngờ, qua những dữ liệu quá rõ ràng cho thấy ở bất kỳ đâu, tại phương Tây, người Việt Nam có thể gia nhập vào và thăng tiến tốt hơn so với các nhóm dân tộc khác. Và cũng rõ ràng là điều đó không đến từ các chương trình trợ cấp và chính sách hội nhập của chính phủ. Ngay từ năm 2009 Tạp chí „Die Zeit“ đã viết: “Thành công của học sinh Việt Nam đang đặt câu hỏi về một loạt các sự thật của những cuộc tranh luận về chính sách hội nhập. Bất cứ ai nghĩ rằng thiếu thốn về học vấn luôn đến từ những nguyên nhân xã hội, được xem là sai lầm khi nhìn qua thí dụ về người Việt Nam.”
Phóng cái nhìn vào tổng thể có thể dần đi đến kết luận, sự thành công của người Việt Nam là do tự họ tạo nên nhiều hơn chứ không liên quan đến hoàn cảnh ở nước nhập cư. Chính xác như thế nào, các nhà nghiên cứu đã tranh luận về vấn đề này trong một thời gian kéo dài từ lâu nay. Tuy nhiên, cốt lõi là ảnh hưởng của văn hóa, các hệ thống giá trị khác nhau tại các xã hội gốc. Cuộc thảo luận này có thể làm đổ vỡ những định kiến, những cáo buộc phân biệt chủng tộc cũng gần đâu đấy. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các nhóm dân tộc lại quá lớn để có thể làm ngơ bỏ qua.
https://baomai.blogspot.com/
Trước hết, hãy lướt nhìn vào ngay chính đất nước nơi mọi người đang dồn mọi năng lực để làm việc vượt lên cao sau chiến tranh. Ít nhất là đối với thế hệ trẻ, cuộc chiến dường như không còn là vấn đề nữa. Họ muốn tiến lên, và họ thực hiện điều đó. Kể từ năm 2012 Việt Nam cùng tham dự vào chương trình giáo dục thang điểm Pisa, đến năm 2015 lọt vào hàng Top Ten trên thế giới – vượt xa một số nước giàu có thuộc nhóm OECD đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống giáo dục.
Từ đâu mà có như vậy? Rolf Dubs, Giáo sư kinh tế giàu kinh nghiệm tại Đại học St. Gallen, Thụy sỹ, từng tư vấn cho chính phủ Việt Nam về các vấn đề giáo dục trong nhiều năm, đưa ra bốn từ khóa (Stichworte): Trật tự, Kỷ luật học tập, Chăm sóc thường xuyên của phụ huynh, và thấm nhuần văn hoá Phật giáo-Khổng giáo. Trong số 10 quốc gia được xếp hạng nhất trong bảng xếp hạng Pisa, không ít hơn 7 nước đến từ nền văn hoá Đông Nam Á. Đây không thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
https://baomai.blogspot.com/
Học sinh người Việt
Chăm chỉ là tất cả
Olaf Beuchling, nhà giáo dục từ Magdeburg, Đức quốc nghiên cứu từ hai mươi năm nay về sự hội nhập của cộng đồng người Việt ở Đức, và ông cũng nhận thấy các cơ chế hoạt động tương tự, bất kể ở quốc gia nào. Cũng chính vì như vậy nên ông “đánh giá tầm quan trọng của văn hóa ngày nay thậm chí còn cao hơn thời trước”, Beuchling nói trong những cuộc thảo luận. Giống như Trung cộng, Nhật Bản hay Triều Tiên, Việt Nam từng bị Trung cộng đô hộ trong một nghìn năm, nên xã hội cũng đậm dấu ấn Khổng giáo. Các trường học và học viện theo truyền thống, định hướng đến việc tuyển dụng công chức. Ngay cả khi vào giữa thế kỷ 19, người Pháp xóa tan hệ thống trường học theo kiểu Nho giáo, nhưng nền giáo dục này đến nay vẫn được các bậc cha mẹ giữ ưu tiên cao nhất – không phân biệt gốc nguồn xã hội, theo lời Olaf Beuchling.
https://baomai.blogspot.com/
Các nông dân trồng lúa cũng rất ý thức rằng, con đường vượt qua khỏi đói nghèo là phải đi qua trường lớp. Dấu ấn Khổng giáo có thể không còn ảnh hưởng mạnh mẽ đối với người Việt trẻ ở phương Tây, nhưng nó vẫn còn được giữ lại. Những đứa trẻ có điểm tốt, được gia đình trân trọng và họ cũng làm mọi cách để hỗ trợ con cái. Những phụ huynh diện nghèo cũng thường giúp đóng học phí đắt tiền cho con cái học thêm. Cũng không phải là con cái của họ bắt buộc cần phải học thêm mà chỉ vì chúng “chỉ“ thuộc loại „Giỏi“ chứ chưa là „Xuất sắc nhất“. Siêng năng, cố gắng và tôn trọng tuyệt đối thầy cô giáo là bình thường đối với người Việt Nam. “Siêng năng là điều quan trọng nhất để đạt thành tích trong trường học đối với bậc phụ huynh, họ thậm chí không cần đề cập đến vấn đề tài năng”, Beuchling nói. Đối với một số lỗ tai người Tây Âu, điều này vang lên như hoàn toàn là lối giáo dục tàn nhẫn (Brachialpädagogik). Dù ngay cả khi không có một „bà mẹ cọp“ (Tigermutter) đứng đằng sau mỗi đứa trẻ, nhưng áp lực tạo thành tích rất lớn trong nhiều gia đình Việt Nam là rất thực. Thậm chí có những trang web công bố điểm số trung bình của trẻ. Dưới áp lực này, có bao nhiêu đứa trẻ trong số này bị phá hỏng cuộc đời, những câu hỏi này lại ít được phổ biến công khai.
Chạm trán trực diện, Beuchling cho biết, là điều mà người trẻ tuổi Việt Nam ở Đức hoàn toàn tránh né. Ông chưa bao giờ thấy những “ánh mắt trực diện dữ tợn“. Chúng tránh né thật hợp lý những cuộc bắt nạn phân biệt chủng tộc trong trường học hay ngoài đường phố. Các nhà nghiên cứu khác cũng chỉ ra một sự sẵn sàng cao độ để tránh xung đột; một khuôn mẫu có nhiều liên quan đến tâm linh của Phật giáo, dựa trên sự cân bằng và sự tiết chế, tự kiểm soát.[2]
https://baomai.blogspot.com/
Các nền văn hoá có thể phù hợp với nhau tốt hơn hoặc tồi tệ hơn, và điều này khá rõ ràng rằng, văn hoá Phật giáo-Nho giáo của người Việt Nam rất phù hợp với xã hội chạy theo năng lực (Leistungsgesellschaft) theo Cơ Đốc thế tục ở phương Tây. Tốt hơn như với người Hồi giáo. Năm 1999, hai nhà xã hội học người Đức Gillmeister và Fijalkowski là những người đầu tiên nói đến “sự tương thích văn hóa” (kulturellen Kompatibilität) sẽ làm cho hội nhập dễ dàng hoặc khó khăn hơn. Cũng cùng có xu hướng tương tự, khi nhà dân tộc học (Ethnologe) Frank Weigelt viết bài luận án về cộng đồng người Việt ở Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, Frank Weigelt nói lên điều này “với tất cả sự thận trọng”, bởi vì các nhóm dân tộc không bao giờ là một khối đồng nhất và cá nhân luôn có cơ hội để hành xử một cách khác nhau. Weigelt dựa trên nền tảng mà nhà xã hội học Max Weber đã từng đề cập, ông là người cách đây hơn một trăm năm đã suy nghĩ sâu sắc về vai trò xác định của văn hoá và tôn giáo. Qua quan sát, Weber cho rằng, những gì có thể tạo khó khăn cho sự hội nhập là trong đức tin Hồi giáo cho rằng, số phận của thế giới bên ngoài được đảm bảo đầy đủ bởi niềm tin vào Allah và Vị Tiên Tri. Do đó không cần phải có thêm thời gian thử thách hay nỗ lực nào trong cuộc sống. Hay diễn tả trực tiếp hơn: Tại sao tôi nên cố gắng hơn hoặc tìm cách hội nhập tốt hơn, trong khi mục tiêu của tôi quan trọng hơn đã được đảm bảo qua niềm tin vào một tầng lớp trên cao hơn?
Cái tốt nhất từ hai nền văn hóa
https://baomai.blogspot.com/
Theo Weigelt, “xây dựng lý thuyết Nho giáo” (Theoriegebäude) hoạt động khác nhau: “Mọi người nối kết với nhau bên này thế giới (Diesseits) đều có những nghĩa vụ trung thành khác nhau. Điều này áp dụng đặc biệt với các cá nhân đối đầu với nhà nước, nhưng cũng đối với các loại phạm trù khác. Có nghĩa là, tạo nên một cấu trúc hài hòa thông qua cư xử đứng đắn, tập quán phong tục và lòng hiếu thảo, cũng như sống hòa hợp với thiên nhiên phải được xem như là trật tự cao nhất. Kết quả dẫn đến, có thể có xảy ra một sự tiến bộ xã hội, nhằm sắp xếp vào cấu trúc hiện có với một yêu cầu hài hòa càng nhiều càng tốt.”
„Cái tốt nhất từ sự kết hợp hai nền văn hoá“, cụm từ này Olaf Beuchling đã nhiều lần được nghe trong quá trình nghiên cứu thực địa (Feldforschung) của mình. Trong cuốn sách “Từ thuyền nhân trở thành người dân Liên bang” (Vom Bootsflüchtling zum Bundesbürger, xuất bản năm 2003), ông tóm lược: “Một mặt, điều đó được coi là hiển nhiên để thích ứng một phần vào với xã hội đa số (Mehrheitsgesellschaft) và thích nghi với các quan điểm của các định hướng văn hoá trong môi trường xã hội của nó; mặt khác, đang có những nỗ lực để truyền đạt cho những thế hệ kế tiếp những quan điểm nhận thức quan trọng của nền văn hoá Việt Nam.“
Trong một vài năm trở lại đây, đã có những dấu hiệu cho thấy sự thành công trong trường học của người trẻ Việt Nam đã giảm bớt, như Beuchling được biết. Nghịch lý ở đây, có thể là kết quả của sự hội nhập thành công. Do đến khi người Việt Nam trở thành khuôn mẫu trong lớp và nghĩ mình là cool, đến khi đám trẻ hoàn toàn hội nhập văn hoá – thì điểm trong lớp bị xuống thấp, nhưng cũng không đến nỗi trầm trọng. Ở lại — và kết hôn, sống lẫn lộn với nhau, thế rồi môi trường Việt Nam lại thúc đẩy thành công học tập và hội nhập kinh tế hợp lý[3].
https://baomai.blogspot.com/
Beuchling không muốn nhận xét này được hiểu như một đòi hỏi chia tách xã hội – “nó chỉ đơn giản là một thực tế”. Các nền văn hoá pha trộn lẫn nhau, mặc dù mỗi mô hình xã hội đã hiện diện từ lâu đời. Về khía cạnh khác, nhà khoa học giáo dục tin tưởng rằng, nền văn hóa mang chiều hướng thăng tiến của người Việt Nam phù hợp, và điều này tạo dễ dàng cho sự hội nhập của họ. Tuy nhiên, các nền văn hoá tương đối ít phù hợp hơn của người di cư không thể vì vậy mà lại đổi hướng theo Nho học. Phép lạ hội nhập Việt Nam có thể được giải thích, nhưng không dễ sao chép.
Báo Mai
Martin Beglinger /Phương Tôn dịch