Tại sao người Hồng Kông vẫn chưa chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Dự luật Dẫn Độ?
Không rút bỏ dự luật thì vẫn chưa thắng lợi: Tại sao người Hồng Kông vẫn chưa chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Dự luật Dẫn Độ. Người Hồng Kông có thể như có vẻ đã chiến thắng trong cuộc chiến chống lại đề xuất sửa đổi Luật Dẫn Độ sau khi chính phủ tuyên bố đình chỉ vô thời hạn dự luật này vào thứ Bảy tuần trước.
Tuy nhiên, người Hồng Kông không ăn mừng “chiến thắng một phần” này như là hồi kết cuộc chiến của họ.
Marco Leung, một biểu tình viên 35 tuổi, đã mất mạng vài giờ sau khi Đặc khu trưởng Carrie Lam đưa ra thông báo. Anh ta giương cao một biểu ngữ có dòng chữ “Không được dẫn độ về Trung Quốc, phải rút toàn bộ dự luật dẫn độ, chúng tôi không phải là những kẻ bạo loạn, thả ngay sinh viên và những người bị thương, bà Carrie Lam phải từ chức, hãy giúp đỡ Hồng Kông” trước khi anh ta rơi xuống từ trên giàn giáo vào thứ Bảy tuần trước.
Marco Leung đứng trên nóc toà nhà Pacific Place. 15/06. Photo: RTHK |
Alex Yeung, một nhân chứng của thảm kịch này cho biết anh vô cùng sốc và đau buồn khi thấy ai đó phải từ bỏ cuộc sống vì cảm thấy vô vọng cho tương lai của Hồng Kông.
“Theo kinh nghiệm của tôi, mặc dù [bà Lam] đã đình chỉ dự luật, bà ta sẽ chỉ thực hiện một số cuộc tham vấn công chúng, bỏ qua tất cả các tiếng nói đối lập và sẽ lại thúc đẩy nó một lần nữa,” Yeung nói.
Ngày hôm sau, gần hai triệu người, tức một phần ba dân số Hồng Kông, đã xuống đường để khăng khăng đòi hỏi họ phải rút bỏ toàn bộ dự luật và thương tiếc cho hy sinh của anh Leung. Sau đó, những người biểu tình đe dọa sẽ leo thang hơn nữa trừ khi bà Lam hoàn thành tất cả năm yêu cầu của họ vào trước tối thứ Năm.
Những yêu cầu đó bao gồm việc rút bỏ hoàn toàn dự luật, hủy bỏ việc dán nhãn cho các cuộc biểu tình ngày 12 tháng 6 như là một cuộc “bạo loạn”, phóng thích những người biểu tình đã bị bắt giữ, một cuộc điều tra kỹ lưỡng về sự tàn bạo của cảnh sát và bà Lam phải từ chức ngay lập tức.
Đề xuất ban đầu để sửa đổi Pháp lệnh Người Phạm Tội Bỏ Trốn, dự luật dẫn độ không phổ biến sẽ khiến bất cứ ai ở Hồng Kông sẽ có thể trở thành đối tượng tiềm năng dẫn độ đối với bất kỳ khu vực tài phán nào, kể cả Trung Quốc đại lục. Nhiều người lo ngại rằng nó sẽ cho phép chính phủ Trung Quốc đàn áp những người bất đồng chính kiến và đe dọa quyền tự do của các nhà báo và những nhà hoạt động chính trị.
Trong khi việc đình chỉ này có nghĩa là tạm dừng việc xem xét dự luật lần thứ hai trong cơ quan lập pháp, dự luật chỉ bị tạm dừng. Lần xem xét thứ hai có thể được khởi động lại bất cứ lúc nào với một thông báo khác từ Đặc khu trưởng. Do đó – bất chấp những sự bảo đảm – Dự luật Dẫn Độ bị đình chỉ vẫn có khả năng là một đề xuất tích cực cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ hiện tại của Hội đồng Lập pháp vào tháng 7 năm 2020.
Mặc dù các phương tiện truyền thông nước ngoài ca ngợi việc đình chỉ dự luật là một thành công đối với người biểu tình ở Hồng Kông, sự mất lòng tin của công chúng đối với sự tín nhiệm của chính phủ đã vượt xa sự phấn khích của “chiến thắng một phần” đó.
Vào năm 2012, một cuộc bao vây trụ sở chính phủ do sinh viên lãnh đạo đã nổ ra sau khi yêu cầu rút bỏ chương trình giáo dục quốc gia bắt buộc tại các trường trung học đã bị chính phủ phớt lờ. Phần lớn nội dung chương trình giáo dục ấy bị phát hiện là thiên vị ủng hộ đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn đến rất nhiều người chỉ trích xem nó là một “chương trình tẩy não”.
Các sinh viên đã chiếm đóng những trụ sở chính của chính phủ kéo dài mười ngày, thu hút đám đông lên tới 100.000 người, cho đến khi Đặc khu trưởng lúc đó là ông Leung Chun-ying, tuyên bố rằng việc thực hiện chương trình giảng dạy sẽ là tùy chọn.
Mặc dù thành công nhưng một số người cảm thấy không hài lòng về việc chấm dứt phong trào mà không rút bỏ toàn bộ chương trình giảng dạy, để ngỏ lại cho chính phủ khả năng giới thiệu lại chương trình giảng dạy trong tương lai.
Nhiều năm sau, chính phủ đã thực hiện chương trình giáo dục quốc gia theo kiểu từng phần thông qua các phương pháp khác, chẳng hạn như sửa đổi các phần của sách giáo khoa lịch sử Trung Quốc và thêm vào các tài liệu thiên vị vào các lớp học hiện có – tất cả đều được thực hiện với sự xem xét công khai tối thiểu.
Trong những năm gần đây, sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc vào các vấn đề nội địa của Hồng Kông đã trở nên phổ biến. Ví dụ, năm nhà bán sách buôn bán sách bị cấm ở Trung Quốc đã bị bắt cóc đến đại lục vào năm 2015.
Vào năm 2016, nhà cầm quyền Trung Quốc đã giải thích Luật cơ bản, hiến pháp của thành phố, để ngăn cản các ứng cử viên trẻ tham gia cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp trên cơ sở nền tảng chính trị của họ. Sau đó, sáu nhà lập pháp dân chủ đã bị loại theo cách tương tự, ngay cả sau khi họ được bầu chọn.
Mặc dù Luật cơ bản về mặt kỹ thuật bảo vệ sự tự trị của Hồng Kông đối với chính phủ Trung Quốc, nhưng người dân Hồng Kông ngày càng hoài nghi về uy tín của chính phủ Hồng Kông vốn thường xuyên làm việc cho chính phủ Trung Quốc và hoan nghênh sự can thiệp từ giới cầm quyền Trung Quốc.
Thay mặt người dân Hồng Kông, anh Yeung cho biết thái độ của bà Carrie Lam phớt lờ hai triệu người diễu hành trên đường phố và vụ tự tử bi thảm của anh Leung đã làm dấy lên thêm nhiều bất mãn với chính phủ.
“Tất cả mọi người đều biết đảng Cộng sản Trung Quốc không đáng tin cậy với danh tiếng đã bị phá vỡ của nó,” anh Yeung nói. “Ví dụ như, tôi không được hưởng quyền bầu cử cho Đặc khu trưởng vào năm 2017, một quyền được hứa hẹn bởi Luật cơ bản.”
Trong thập kỷ vừa qua, chính phủ đã không duy trì mối quan hệ tốt với người dân, những người cảm thấy ngày càng không chắc chắn về tương lai của ngôi nhà của mình. Mặc dù sự lo lắng này sẽ tiếp tục gây khó khăn cho xã hội, nhưng việc rút bỏ hoàn toàn dự luật là một bước thiết yếu để giải quyết sự phẫn nộ của công chúng vốn được phát tiết ra bởi sự quản lý sai lầm của khủng hoảng này bởi bà Lam, một người lãnh đạo không được lựa chọn bởi người dân Hồng Kông mà chỉ bởi một căn phòng đơn thuần chỉ gồm có 1.200 người.
Frances Hui Người dịch: Hành Nhân