Sự kiện Trung cộng xin gia nhập Hiệp định CPTPP và Sách lược Hội nhập toàn cầu của Trung cộng

Cac Bai Khac

No sub-categories

Sự kiện Trung cộng xin gia nhập Hiệp định CPTPP và Sách lược Hội nhập toàn cầu của Trung cộng

Trong vòng ba thập kỹ qua, kinh tế TQ, từ một nước Cộng sản chậm tiến nghèo khó, đã đạt
mức phát triển rất cao . Tổng sản lượng quốc gia chiếm thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa kỳ . Từ sức
mạnh kinh tế,TC phát triển các lảnh vực khoa học kỹ thuật và quân sự. Cách bình thường, một
đất nước có may mắn, thoát khỏi sự nghèo đói như vậy là điều quá tốt. Nhưng TC không theo
cái thông thường đó, họ muốn vươn lên thật cao, thật xa với mộng làm bá chủ thiên hạ. Đó là
nguyên nhân của nhiều biến động và tranh chấp trên thế giới. Điều nầy có ảnh hưởng không
nhỏ tới hòa bình và thịnh vượng cho rất nhiều quốc gia.

People watch as Chinese President Xi Jinping delivers a speech via video at the opening ceremony of the China International Import Expo in Shanghai on Thursday.  | REUTERS

People watch as Chinese President Xi Jinping delivers a speech via video at the opening ceremony of the China International Import Expo in Shanghai on Thursday

Trong quá trình ôm ấp giấc mộng đó, TC thực hiện mọi phương cách, mang nhiều tính bá đạo. Một trong những cách thức của TC là lợi dụng phong trào Toàn cầu hóa (Globalization). Và một sự kiện mới của sách lược đó là vào tháng 9/2021 vừa qua, TC đưa đơn xin gia nhập Hiệp đinh thương mại CPTPP . Sự kiện nầy đưa đến một số suy nghĩ về kinh tế toàn cầu cũng như với một số nước có nhiều liên hệ với TC, trong đó Việt Nam.

I.TÓM LƯỢC HỊÊP ĐỊNH CPTPP
a/ Diễn tiến hình thành CPTPP . Ngày 8 tháng 3 năm 2018 tại Santiago, Chilê ,11 quốc gia đã ky Hiệp ước mậu dịch Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái bình dương .
CPTPP là thối thân của Hiệp định Thương mại xuyên Thái bình dương ( TPP) gồm 12 nước và đã ky vào ngày 4 tháng 2- 2016. Nhưng đến 2017 Hoa kỳ rút ra khỏi TPP. Còn lại 11 quốc gia, tiếp tục thỏa thuận với CPTPP và có hiệu lực 30/12/2018. Các thành viên CPTPP gốm Nhựt, Úc,Tân tây lan, Singapore, Malaysia, Brunei, VN , Chile, Peru, Mexico, Canada.
Hoa kỳ là nước dẫn đầu cho sự thành hình TPP. Cho nên khi Hoa kỳ rút ra khỏi TPP thì nhiều
người cho rằng quyết định của TT Trump đã tạo thêm sức mạnh cho TC .
CPTPP vẫn mở cửa sẳn sàng đón nhận thêm thành viên mới. Giờ sau ba năm ,TC nộp đơn xin gia
nhập hồi tháng 9 vừa qua. Và chỉ một tuần sau, Đài loan cũng xin gia nhập.
Cho tới nay, có ba Hiệp định mậu dịch lớn nhứt thế giới: RCEP (Regional comprehensive
Economic Partnership) do TC lảnh đạo, ra đời 2019. EVFTA (Liên hiệp Âu châu và Việt Nam, và
CPTPP. CPTPP có 13% GDP và 17% thương mại thế giới. Nếu còn nguyên TPP tỷ lệ nầy là 40%
GDP và 37% mậu dịch . Có thể Hoa kỳ tái gia nhập CPTPP. Nếu TC được vào thì CPTPP rất lớn.
b/Đặc tính của CPTPP. Các cam kết ghi trong phần mở đầu :

Trước hết CPTPP cũng như EVFTA dựa vào những nét căn bản của WTO (Tổ chức mậu dịch thế
giới). Dựa theo kinh tế thị trường tự do, tạo ra cơ hội cho dân chúng thành viên có lợi tức khá
hơn. TPP hay CPTPP là một Hiệp định quốc tế mới, có tính toàn diện.
Mục tiêu và mong ước chánh là : Đẩy mạnh sự giải tỏa cản trở cho thương mại và đầu tư .
Công nhận tầm quan trọng của sự tham gia và trách nhiệm của dân chúng và xã hội.
Bảo vệ môi trường. Bảo vệ quyền lợi công nhân. Bảo vệ nhân quyền.
Chánh quyền phải minh bạch, công bằng, tôn trọng luật pháp.
c/Nội dung chánh yếu của CPTPP
CPTPP có 30 chương (TPP có 37 chương), vớí nhiều Phụ đính. Nói chung CPTPP gần giống TPP.
Dưới đây là những chương quan trọng:
Về mậu dịch : Theo nền kinh tế thị trường. Bỏ hay giảm tối đa thuế quan.
Về đầu tư. Phải có danh sách rõ ràng các ngành tư doanh được đầu tư. Minh bạch trong đấu
thầu các dự án lớn của chánh phủ.
Về cơ cấu kinh tế . Giảm quốc doanh , bỏ trợ cấp sai nguyên tắc, phát triển tư doanh..
Về quyền lợi và Tổ chức công nhân. Thực hiện Công đoàn độc lập (theo tổ chức quốc tế ILO)
Về sản phẩm trí tuệ: Tôn trọng tác quyền sản phẩm trí tuệ.
Vể quản lý: Minh bạch, chống tham nhũng, công bằng, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng
nhân quyền.
Trong cơ cấu điều hành CPTPP có Ủy ban pháp lý xét xử các vi phạm của thành viên.
II.TRUNG CỘNG VÀ HIỆP ĐỊNH CPTPP
1/ Lý do TC xin gia nhập CPTPP. Trong quá trình hình thành, Hoa kỳ và các nước khác khuyến
khích VN gia nhập TPP. Nhưng không có khuyến khích đó với TC, dù rằng VN rất giống TC trên
nhiều phương diện. Nay, TC tự ý xin gia nhập, vấn đề được đặt ra trong việc xét tư cách và điều
kiện của đương đơn đúng như qui định của CPTPP không. Mặc khác, TC là cường quốc kinh tế
thứ nhì và TC có sách lược Toàn cầu hóa khác mô hình của nhiều nước theo kinh tế tự do.
Về phía TC, các lý do có thể là:

Thêm sức mạnh và cơ hội cho mộng bá chủ kinh tế toàn cầu. Bổ sung cho Hiệp ước do TC lảnh
đọa như Hiệp ước RCEP, Kế hoạch “Vành đai con đường” đang có khó khăn.
Tranh giành với Hoa kỳ ở vùng Đông nam Á. Lôi kéo và xâm lấn hơn nữa các nước trong vùng.
Chấn chỉnh mô hinh và quản lý kinh tế hầu đối phó sự suy yếu kinh tế trong nước.
Tiếp tục dối gạt quốc tế là TC tiến gần tới nền kinh tế tự do, và chánh sách hòa hợp quốc tế.
2/Khó khăn và thuận lợi cho TC trước và sau khi vào TCPTPP
Trong sự xét duyệt điều kiện gia nhập TC có thể gặp khó khăn hơn VN. Mặc dù VN và TC là hai
nước CS với hai mô hình kinh tế giống nhau. Nhưng về chánh trị và vị thế quốc tế, về sức mạnh
kinh tế, các thành viên TPP có phán xét khác nhau.
*Trong thời gian cứu xét cho TC. Các khó khăn mà TC phải giải trình cho toàn các thành viên Ủy
ban xét duyệt thành viên mới với nhiều điểm quan trọng. Những điểm khó lớn cho TC thì lại là
các sự kiên gián tiếp cho kinh tế, kinh tế chánh trị:
Nền kinh tế không thực sự là kinh tế thị trường, mà bị chánh quyền độc tài điểu khiển.
Quốc doanh được ưu đãi quá lớn, lũng đoạn khu vực kinh tế tư doanh và đầu tư ở ngoại quốc.
Quyền người công nhân không được bảo vệ. Không có công đoàn độc lập.
Không minh bạch trong quản lý kinh tế tài chánh. Lủng đoạn hối xuất để tăng xuất cảng.
Tình trạng môi trường tồi tệ. Vi phạm nhân quyền (ở Tân cương, Hồng kong..).
*Thử thách sau khi được vào CPTPP . Đây là giả sử TC được các nước CPTPP đồng thuận.
Với tình trạng không đúng theo qui định của CPTPP như nêu trên, thông thường thì TC, cũng
như VN trước kia, khó được chấp thuận. Nhưng nếu vì lý do chánh trị hay kinh tế quốc tế, TC có
thể vượt qua. Và như vậy, TC phải hứa thật nhiều, dối nhiều thứ với Ủy ban CPTPP. Sau đó, TC
chắc chắn có nhiều thử thách trong việc cải đổi, dù ít hay nhiều. Một nền kinh tế CS, dù có biến
thể, thì nó không thể có Tự do Dân chủ và nhân quyền, mà CPTPP đòi hỏi. Liệu TC có dám thay
đổi mạnh, hay rồi cũng cải sửa chút đỉnh, hầu dối gạt thôi, như VN đã từng làm. Về phía dân
chúng và tư doanh chân chánh, vừa có khó khăn nhưng có phần lợi nếu có cải đổi .
III.MỤC TIÊU VÀ SÁCH LƯỢC HÔI NHẬP TOÀN CẦU CỦA TC
Có hai giai đoạn: từ khoảng 30 năm qua cho tới nay, để có thể tác động và hậu quả của TC khi
được gia nhập CPTPP. Có thể nói tổng quát, quá trình Hội nhập của TC biến đổi theo từ sách
lược ôn hòa của chủ trương Đặng tiểu Bình và các lảnh đạo sau ông , và giai đoạn hai chủ trương

CPTPP photo: VCG

Hội nhập mạnh với sách lược TCB. Nhưng có một điểm chung là Hội nhập toàn cầu kiểu
TC (Globalization with Chinese style), sách lược có khác TCH kiểu Tây phương.

1.Thời kỳ Hội nhập ôn hòa.

Cho tới nay,Toàn cầu hóa ( TCH, Globalization) của TC có hai giai đoạn chánh: Thời kỳ từ Đặng
Tiều Bình (1980) đến trước thời kỳ Tập cẩn Bình (2012) và giai đoạn quan trọng là thời kỳ Tập
cận Bình (TCB), từ 2012 đến nay .
Sách lược của Đặng tiểu Bình và các lảnh tụ tiếp theo ông (1980-2012) Đặng tiểu Bình lên thay
Mao trạch Đông. Đây là khúc quanh quan trọng. TC tìm sự thay đổi để cứu TC trong một thời
gian dài nghèo khó tột cùng dưới thời Mao trach Đông.
Với tinh thần “thực dụng” Đặng tiểu Bình (ĐTB) chủ trương phải mở cửa ra thế giới để thu hút
đầu tư, để tăng xuất cảng, để học hỏi Tây phương nhứt là khoa học kỹ thuật, trong chánh sách
“ẩn mình chờ thời”. Với mô hình kinh tế “dung hòa CS và tự do”, (Market economy of Chinese
Socialism (Journal Educatinal Philosophy and Theory, 2017).
Đây là thời kỳ kinh tế TC gia tăng mạnh nhứt, xuất cảng tăng cao, đầu tư ngoại quốc (FDI) ào ạt
vào. Tư bản ngoại quốc vào TC mạnh mẽ, vì nhân công rẽ và thị trường quá lớn. Và đây cũng là
giai đoạn TC học hỏi nhiều về kỹ thuật Tây phương, kể cả việc ăn cắp.
Khi đó, Hoa kỳ và Tây phương có nhận định sai lầm về mục tiêu và bản chất thực của sự thay
đổi của TC là khi TC giàu mạnh lên thì sẽ có dân chủ hóa, và có có lợi cho sư hợp tác kinh tế. Bề
ngoài, TC tỏ vẽ nhẹ nhàng trong chủ trương “Hội nhập hòa hơp”, hay “một thế giới hài hòa”
(harmonious world). Nhưng bên trong giấu sự thâm độc của CS và âm mưu trả thù cho quá khứ.
Vì quyền lợi kinh tế, các nhà đầu tư , nhiều lảnh tụ các nước tư bản, và cả một số cơ quan quốc
tế, vui vẽ và hoan nghinh sự lột xác TC , họ không thấy đủ rõ rằng TC có con đường riêng, “Toàn
cầu hóa kiểu Tàu” (Globalization with chinse style) .
Đối với dân chúng trong nước, TC dùng chiêu bài trân trọng văn hóa dân tộc, để dân Tàu lấy làm
tự hào dân tộc, và dần họ quên bớt đau thương từ lý thuyết khô cứng độc ác của CS chủ nghĩa.

2.Thời kỳ Hội nhập hung hăng (từ 2012- tới nay) . Đó là dưới thời Tập cận Bình (TCB)

Sau khi kinh tế đạt mức độ rất mạnh,TC phát triển các lảnh vực kỹ thuật và quân sự, và bang
giao trên thế giới, truyền bá văn hóa. TC tự cảm thấy đủ sức đương đầu với Mỹ và Tây phương.
Và trong tham vọng quá sức, TCB đã thay đổi sách lược TCH. TC đi tới bằng thế chủ động hơn
giai đoạn trước. TC cho rằng đây là thời cơ đã đến.

Trong Đại hội đảng 2017, TCB đã tuyên bố: “TQ đã đứng lên, trở nên giàu có, và hùng mạnh, với
hình ảnh mới, nay TQ đứng thẳng và vững vàng ở phương đông” (Theo Asian Times 2/2019).
Mô hình mới và vừa là hướng đi mới “XHCN với sắc thái Trung hoa trong thời đại mới”
(Socialism with Chinese Characteristics in new Era”. Tư tưởng nầy của TCB được ông khai triển
thêm : “TQ là một quốc gia XHCN tiên tiến, thịnh vương, hùng mạnh, dân chủ, với văn hóa tiến
bộ, hài hòa, và mỹ miều” (Asian Times, 2019). Như vậy, với TCB ngày nay TQ là một siêu cường
mạnh mẽ và tốt đẹp về mọi phương diện, TQ có thể và có đủ điều kiện sẽ lảnh đạo thế giới.
TC lợi dụng và bám chặc phong trào toàn cầu hóa để thu lợi nhiều hơn. TC chống lại chủ nghĩa
bảo hộ mậu dịch mà TT Trump có chủ trương theo một phần nào, trong chiến tranh mậu dịch
với TC hồi 2018. Tập rêu rao khẩu hiệu “một cộng đồng thế giới chia sẻ có chung vận mang”
(Community shared common destiny) (Theo Journal of Democracy, 2017). Trong thời kỳ đại
dịch coviq-19 TC có nhiều âm mưu trên thế giới, và nhiều khuyết điểm của Mỹ và Tây Âu. Mặt
khác, TC dụ dỗ nhiều nước nghèo, nhiều lảnh tụ tham nhũng, họ cần sự giúp đở của TC.
Trong cái gọi là kế hoạch “TCH thời đại mới” , ngoài việc tiếp tục các kế hoạch cũ là thu hút FDI,
gia tăng xuất cảng, TC dưới thời TCB có một số đại kế hoạch mới như:
Đầu tư trực tiếp ra ngoại quốc. Có hai loại, một là tại các nước có kỹ thuật cao nhằm chiếm thị
trường thế giới. Loại đầu tư khai thác nhiên liệu và nguyên liệu tại một số quốc gia.
Thực hiện thỏa hiệp kinh tế quốc tế lớn: TC chủ động một số HĐ mậu dịch song phương và đa
phương, trong đó có RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership) (2018) gồm 15
nước trong đó có các thành viên CPTPP: Nhựt, Úc, Tân tây lan, Singapore, Malaysia,. Việt Nam .
Đại kế hoạch Belt & Road ( BRI), từ 2016, TC bỏ ra $1.000 tỷ cho vay trực tiếp hay hợp tác với
các nước Á châu và Phi châu, một phần Âu châu, xây dựng hạ từng cơ sở : xa lộ , cầu, cảng. Tin
tức gần đây BRI có nhiều khó khăn như nhiều nước vay không trả nợ nỗi, bị TC chiếm cơ sở lâu
dài, nhiều công trình không hiệu quả, chất lượng kém, dân chúng một số nước phản đối.
Kế hoạch “Made in China 2025”. TC định tới năm 2025 hầu hết hàng hóa bán ra phải có tiêu
chuẩn ngang hàng Mỹ và Âu châu. Nền kinh tế mạnh và tốt thực sự chớ không phải dõm, giả.
Kế hoạch 2050. (Kỹ niệm 100 năm ngày CS năm chánh quyền) . Theo nghị quyết đảng 2017,TC
chủ trương đến 2050, là một nước vĩ đại tiến bộ cao nhứt về mọi mặt.
Để đạt các mục tiêu to lớn đầy tham vọng trên TCB phải tung ra nhiều chiêu kết hợp cùng lúc.
Trong nước, dùng phương thức CS là sắt máu, nhứt là đối với các phe phái và sắc tộc chống đối.
Đối ngoại, bang giao quốc tế với nhiều chiêu , vừa nhu vừa cương. Chánh yếu là dùng sức mạnh
kinh tế, để dụ dỗ, để xăm lăng, để hù dọa, để mua chuộc với thù địch lẫn bạn bè.

Thêm Kế hoạch tuyên tuyền vận động cho một hình ảnh củ một Trung hoa vĩ đại trong chế độ
XHCN tốt đẹp và thích với nhiều đổi thay.

  1. Giấc mộng Trung Hoa trong thời đại mới và Hội nhập toàn cầu của TC
    *Từ thành quả to lớn. Trong gần 40 năm qua, TC có sự lột xác ngoạn mục. Một sự thành công
    về kinh tế có một không hai.. Vài thí dụ, TC đạt kết quả : (2018, World Bank)).
    Chỉ số tổng quát: TC / – Hạng Hoa kỳ – Hạng
    Tông sản lượng (GDP): 1 4.14 ngàn tỷ/ 2 21.4 ngàn tỷ/ 1
    Xuất cảng : 2.5 ngàn tỷ 1 1.7 ngàn tỷ 2
    FDI (2019) 137 tỷ 2 151 tỷ 1
    *Giấc mộng trong thời đại mới (Chinese dream in new era)
    Lược qua lịch sử nước Tàu, cái gọi là “Giấc mộng Trung hoa” ( Chinese Dream) đã có từ mấy
    ngàn năm trước công nguyên. Ước mơ đó dưới thời các Hoàng đế cho đến ngày nay, dưới thời
    Chủ tịch Tập cận Bình không khác mấy. Ngày xưa, khi nước Tàu mạnh thì đi xâm lấn các lân
    bang. Ngày nay khi TC mạnh thì muốn chiếm đoạt và lảnh đạo thế giới. Đó là một loại “thực dân
    mới thời CS biến thể”. Cùng chung tham vọng giống các Hoàng đế Tàu, nay TCB đi theo chủ
    nghĩa CS với ngụy trang là “CS dân tộc chủ nghĩa” . Nhưng mưu sĩ còn thâm độc hơn.
    Mộng ước là thế, nhưng trên thế gian nầy không phải chỉ có TCB, trên quả địa cầu nầy không
    phải chỉ có TC là nhứt, là vĩ đại. Cái bá đạo có ngày bị phát hiện, có lúc bị kết quả ngược.
    *Biến động TCH và có thể tái định hình trật tự thế giới tương lai
    Dù TC có được vào CPTPP hay không, thì tương lai của phong trào TCH đã được Hoa kỳ và Tây
    Âu thúc đẩy trong hơn 50 năm qua, nay đến lúc có nhiều điều suy nghĩ, cần có một số điều phải
    đổi thay trong sự hợp tác quốc tế. Mặc dù TCH đã đóng góp cho nhiều tiến bộ kinh tế thế giới,
    nhiều nước nghèo được khá hơn, kỹ thuật truyền thông phát triển nhanh và rộng khắp thế giới,
    tạo điều kiện tốt cho sự hiểu biết nhau giữa các dân tộc.
    Nhưng TC không theo đúng cái khuôn mẫu chung của con đường đi đó, mà lái nó theo tham
    vọng quá lớn của mình. Đó là vấn đề. Nhiều câu hỏi được đặt ra trong thời gian gần đây, và
    tương lai nếu TC được vào CPTPP thì tình trạng kinh tế thế giới sẽ còn những đổi ra sao. Có
    nghĩa là TC vào chơi chung sân với kinh tế tư bản tự do. Trong quá khứ TC không quan tâm đến
    tự do dân chủ kinh tế, đến tham nhũng, đến bất công xã hội. Với CPTPP, TC không thể tiếp tục
    đi như vậy được, thậm chí còn quậy phá, làm sai lệch nguyên tắc của kinh tế tự do. Chưa ai biết

rõ. Nguyên tắc của CPTPP là luôn mở cửa cho mọi thành viên mới. Nước Anh, Đài Loan đã nộp
đơn, và các quốc gia sẽ có thể nộp đơn gia nhập là Nam hàn, Thái Lan . Vì vào CPTPP hay Hiệp
ước tương tự như EVFTA, có lợi hơn ở ngoài. Trường hợp cụ thể là Việt Nam.
TC là nước CS có nền kinh tế pha trộn. Nhưng hai nước có nhiều điểm khác nhau về kinh tế đối
ngoại và chánh trị quốc tế. Dĩ nhiên là TC đã suy nghĩ rất kỹ. TC biết sẽ gặp một số khó khăn và
thách thức. Nhưng TC sẽ hưởng một số lợi về kinh tế và một số mặt khác. Lúc hình thành TPP
thì Hoa kỳ và nhiều nước tư bản, kể cả dân chúng, có cái nhìn về TC khác hơn bây giờ. Nay, qua
thực tế, nhiều nước, nhiều người, nhận thấy TC dùng nhiều đòn phép quá, tạo ra sự khó khăn
kinh tế thế giới. Rõ ràng nhứt là trục trặc trong hệ thống dây chuyền tiếp vận (supply chain), sự
xâm chiếm bất hợp pháp lảnh hải Biển đông, bẩy nợ tại một số nước, tình báo phá hoại và đánh
cắp kỹ thuật, sự lũng đoạn tiền tệ.
Thứ hai là TC với TCB chắc không từ bỏ “giấc mộng Trung hoa ngày nay”, Vậy khi vào được
CPTPP thì kinh tế đối ngoại TC có thể mạnh hơn, hay ít nhứt có thể ngăn chận bới sự bao vây củ
Mỹ và đồng minh. Hiện nay TC bị suy yếu trên mặt kinh tế đối ngoại cũng như đối nội. CTPP là
sự bù đắp vào sự suy yếu đó. Mà sức mạnh cao lên thì TCB vẫn tiến hành mộng bá chủ.
Thứ ba, Hoa kỳ đang bỏ trống CPTPP, nay nếu TC vào lấp chỗ Hoa kỳ thì cán cân sức mạnh kinh
tế và quân sự ở Đông nam Á. Cái thế đó bị lay động hay biến động thì bất lợi cho bộ tứ Kim
cương Mỹ , Úc, Nhựt và Ấn độ. Và đặc biệt có ảnh hưởng đến VN. Vì VN đã và đang bị TC xâm
lấn quá nhiều về kinh tế, VN bị quá nhiều thiệt hại. Nguyên nhân cũng do VN nằm trong điểm
chiến lược của TC , mặt khác CSVN “thuận tình” để cho TC xâm lăng.
Tóm lại, TQ ngày nay hay TQ ngày mai, giấc mộng vẫn còn là mộng. TC muốn và sẽ biến nó
thành thực chỉ khi nào TC có đủ sức mạnh toàn diện, cả tinh thần lẫn vật chất. Muốn lảnh đạo
thế giới, một quốc gia cần có đủ đạo đức chánh trị, đạo đức kinh tế, đạo đức xã hội, và không
rời bỏ nguyên tắc nhân bản và dân bản. TC và các nước CS còn lại có được như vậy không?.
Chắc ít ai tin như vậy. Cộng đồng nhân loại luôn biến chuyển. Chúng ta phải chờ thôi.

Cali tháng 11/2021

Nguyễn Bá Lộc