Số ca nhiễm Covid ở Việt Nam hiện không chính xác

Cac Bai Khac

No sub-categories

Số ca nhiễm Covid ở Việt Nam hiện không chính xác

16/1/22 – Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu nói cách đếm số ca nhiễm để phân loại cấp độ nguy cơ dịch bệnh là “không hợp lý”.

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Chụp lại hình ảnh, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Bình luận được PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu nêu vào ngày 15/1.

Ông
Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, dẫn chiếu tới thực trạng số
ca nhiễm phải nhập viện điều trị lớn hơn nhiều số ca được phát hiện
thông qua xét nghiệm.

Ông
nói về tới trường hợp của tỉnh Bình Dương ngày 15/1 thông báo có 106 ca
được phát hiện thông qua xét nghiệm khẳng định PCR trong khi đó tổng số
ca điều trị trong ngày là 391, gấp gần 4 lần. Quảng cáo

TS Nguyễn Lân Hiếu cũng cho rằng việc dựa vào số ca nhiễm hằng ngày không có ý nghĩa dự đoán, tiên lượng mức độ dịch.

Theo
ông, việc dựa vào hướng dẫn của Bộ y tế về số ca nhiễm theo đó xếp “cấp
độ màu” của dịch với một số địa bàn như Hà Nội đang tạo ra nhiều bất
cập bởi tính theo ngưỡng 150 ca trở lên/100.000 dân mỗi ngày được coi là
“vùng cam”.

Trong
một tháng qua, do số ca nhiễm ở Hà Nội tăng cao, hàng loạt quận huyện
đã ít nhất hai đến ba lần thay đổi cấp độ dịch bệnh từ “vùng xanh” lên
“vùng vàng”, “vùng cam”, hoặc ngược lại theo đó, hoạt động kinh doanh,
dịch vụ không thiết yếu ở các quận, huyện này cũng nhiều lần phải “đóng,
mở” tương ứng với diễn biến dịch.

Ông
Hiếu dẫn chiếu tới một ví dụ vào ngày 15/1 các quận Tây Hồ (149 ca);
Hai Bà Trưng (148 ca); Hoàn Kiếm và Đống Đa (147 ca) thì được mở cửa
hàng quán phục vụ khách tại chỗ trong khi quận Long Biên (150 ca) và
Hoàng Mai (158) lại chỉ được phép bán cho khách mang về.

“Việc
liên tục đóng – mở dựa theo số ca nhiễm hằng ngày gây khó khăn rất lớn
cho người dân, doanh nghiệp, bởi khó ai có thể thích ứng kịp.

“Hơn
nữa, việc phân loại cấp độ dịch hiện nay còn đến tận cấp phường, nghĩa
là có phường đóng cửa hàng quán, có phường lại được mở, khiến hiệu quả
phòng chống dịch không cao”, PGS Lân Hiếu nói thêm.

Đại
biểu Quốc Nguyễn Lân Hiếu cho rằng nỗi lo lắng nhất không phải là người
bị nhiễm mà là những ca chuyển nặng không có giường hồi sức, ấp cứu
(ICU) và do đó theo ông chỉ nên lấy tiêu chí giường ICU (gồm giường,
nhân lực, phương tiện đi kèm) còn trống của địa phương, để đánh giá mức
độ nguy hiểm của dịch.

Việt Nam đang lên kế hoạch đón khách du lịch quốc tế theo lộ trình mở dần.
Chụp lại hình ảnh, Việt
Nam lên kế hoạch đón khách du lịch quốc tế theo lộ trình mở dần nhưng
đa số chuyến bay về nước trước Tết vẫn là dạng combo đắt đỏ và vẫn cách
ly 3 ngày tại khách sạn.

Tin
cho hay số giường ICU thực sự còn trống ở thành phố Hà Nội còn khoảng
20% và nếu giường ICU trống của Hà Nội tiếp tục giảm thì cần phải có
thêm các giải pháp như nâng cấp độ dịch hoặc mở thêm giường ICU ở các
bệnh viện có kinh nghiệm về hồi sức.

Số
bệnh nhân nặng đang điều trị trên toàn quốc tính tới 16/1/2021 là 5.750
ca trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.057 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 829
ca; Thở máy không xâm lấn: 134 ca; Thở máy xâm lấn: 710 ca; ECMO: 20 ca

Được
biết ngày 8/1, toàn thành phố Hải Phòng được phân loại lên cấp 4 (màu
đỏ) và dừng hàng loạt dịch vụ nhưng hạ xuống màu cam và nới lỏng một số
dịch vụ chỉ một tuần sau đó.

Tin cho hay ngày 9/1, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương rà soát, sửa đổi hướng dẫn đánh giá cấp độ nguy cơ Covid-19, đảm bảo “phù hợp với tình hình mới”.

Tính từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) Việt Nam ghi nhận hơn 2 triệu ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong tính đến nay là 35.480 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là 195 ca.

Bộ y tế Việt Nam nói hiện ghi nhận hơn 50 ca mắc biến thể Omicron và “đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh” nhưng giới quan sát đặt câu hỏi về mức độ chính xác của thông tin này.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-60015404