Shangri-la 2014

Cac Bai Khac

No sub-categories

Shangri-la 2014

Hội-nghị thượng-đỉnh về an-ninh Á-Châu – được biết đến dưới tên đối-thoại Shangri-La – lần thứ 13 đã được diễn ra ở Singapour vào ngày thứ sáu 30 tháng năm và kéo dài đến ngày 02 tháng sáu. Tham dự cuộc họp lần này có hơn 400 đại biểu thuộc 30 quốc-gia và các tổ chức quốc-tế. Những tranh chấp trong vùng biển đông giữa Trung-Hoa với Nhật, Trung Hoa với Phi-luật-tân và Trung-Hoa với Việt-Nam đã khiến các quốc gia Đông Nam Á e ngại và cuộc họp an-ninh vùng “Shangri-La” tại Singapour từ ngày 30.05 đến 02.06 đã cho thấy điều đó.

Trong phiên họp mở màn, thủ-tướng Nhật-Bản Shinzo Abe đã bày-tỏ sự ủng-hộ của Nhật đối với các quốc-gia thành-viên của ASEAN trong việc bảo-đảm an-ninh trong hải phận và không phận cũng như việc tự do lưu thông trên biển và trên không, cho biết Nhật mong muốn giữ một vai trò tích-cực trong việc giữ gìn hoà-bình ở Á-Châu và trên thế-giới.


Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại hội-nghị Shangri-La

Thủ-tướng Nhật Shinzo Abe cũng nhấn mạnh đến tầm quan-trọng của luật quốc-tế theo đó ba nguyên-tắc về luật biển điều-hành các tranh-chấp về chủ quyền là sự tôn trọng luật pháp quốc-tế, việc không xử-dụng đến bạo-lực và việc giải-quyết các dị-biệt một cách hoà-bình!

Quang cảnh phiên họp Shangri-La lần thứ 13 tại Singapour

Shinzo Abe cho biết chánh-phủ Nhật hỗ trợ các nỗ-lực của Phi-luật-tân nhắm giải-quyết các dị-biệt trên biển đông theo ba nguyên-tắc vừa kể và nghĩ là Việt Nam cũng sẽ dùng đến cùng những biện-pháp này để giải-quyết tranh-chấp; đồng thời kêu gọi các quốc gia ASEAN và Trung Hoa sẽ nhanh chóng làm xong “Qui tắc đối xử ở biển đông” (Code de conduite en mer orientale).

Cuộc họp  đối-thoại Shangri-La lần thứ 13 lần này còn có đề-tài sự đóng góp của Hoa-Kỳ trong việc ổn-định của vùng, việc hợp-tác trong lãnh-vực quốc-phòng, việc quản-trị các tranh-chấp chiến-lược, vai trò các đại-cường về hoà-bình và an ninh trong vùng Á-Châu Thái-bình-dương cũng như việc giải-quyết các tranh-chấp trong vùng.

Ngoài ra, cuộc họp lần này còn đề cập đến việc thay đổi khí hậu, sự cứu trợ nhân-đạo, cứu trợ các nạn nhân bị tai họa, vấn đề Bắc Hàn trên cái nhìn an-ninh trong vùng…

Về phiá Hoa Kỳ, bộ-trưởng quốc-phòng Chuck Hagel trong ngày thứ bảy, tại diễn đàn Shangri-La, đã cáo buộc Trung-Hoa có những hành-động đơn phương, gây tình trạng bất-ổn trong vùng biển Đông và cảnh cáo rằng Hoa Kỳ sẽ không thụ động nếu như thấy trật-tự thế-giới bị đe dọa. Ông Hagel cũng nói đến việc Hoa Kỳ hỗ trợ các nỗ lực mới của Nhật  dành cho một nền an ninh vùng lâu bền! Ông Hagel cũng tái xác nhận sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với các đồng-minh Á-Châu khi kêu gọi một giải pháp hoà bình trong các tranh chấp lãnh-thổ ờ Á Châu.

Trong ngày chủ nhật 01.06, Nhật đã cáo buộc Trung-Hoa có những thái-độ ‘nguy-hiểm’ trong vùng biển đông, khi một phi cơ săn đuổi của Trung-Hoa SU-27 bay sát một phi cơ quan-sát quân-sự OP-3C của Nhật sát vùng không phận nhận dạng của hai nước, chỉ cách vài thước…, một phi cơ SỤ27 khác bay sát một phi cơ VS-11EB của Nhật… Nhật đã đưa ra một phản kháng về ngoại-giao.

Phái đoàn Trung Hoa đã do tướng Wang Guanzhong, tổng tham mưu phó của quân đội nhân dân giải phóng, hướng dẫn, trong phái-đoàn còn có hiện-diện của Fu Yin, chủ tịch ủy-ban ngoại-giao của quốc-hội Trung-Hoa. Đương nhiên là những cáo-buộc của Nhật và Hoa-Kỳ đã bị Trung-Hoa bác bỏ.

Tướng Wang Guanchong đã cáo buộc Hoa Kỳ và Nhật Bản đã thông đồng với nhau trong việc tố cáo Trung Hoa, ông nói phái đoàn Trung Hoa có cảm giác các ông Hagel và Abe đã có những phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong việc tố cáo Trung Hoa và đây là những điều không thể chấp nhận được.

Cũng trong hội nghị Shangri-La, thủ thướng Nhật Abe cho biết Nhật đã quyết định cung cấp tàu tuần duyên cho Phi Luật Tân củng như sẽ cung cấp cho Việt Nam.

Về phiá Việt Nam, phái đoàn do tướng Phùng Quang Thanh cầm đầu. Các phát-biểu của đại diện Việt Nam rất tự chế, nói rằng thái độ bất biến của Việt Nam là giải quyết các vấn đề bằng đường lối thương thuyết và các biện pháp hoà bình khác …Việt Nam đã chứng tỏ sự tự chế, không dùng đến võ lực và không đe dọa việc xử dụng vũ lực.. có những nỗ lực để giải quyết vấn đề bằng thảo luận với các lãnh đạo cao cấp của Trung Hoa…

Trong cuộc họp Shangri-La 2014, điểm nổi bật là việc chỉ trích thái độ gây hấn của Trung-Hoa ở biển đông và qua các tuyên bố của thủ tướng Abe, người ta có cảm giác Nhật sẽ đi dần đến việc tái võ trang để trở thành một cường quốc quân sự  của vùng Á Châu Thái Bình Dương! Cũng xuyên qua cuộc họp vè an ninh Shangri-La ở Singapour 2014, người ta có cảm giác là đang khởi diễn nếu không nmuốn nói là đã xảy ra tình trạng chiến tranh lạnh ở Á Châu, một bên là Trung Hoa, một bên là Hoa Kỳ và đồng minh, thiết yếu là Nhật và Nam Hàn. Mặc dù Mỹ nói là đã chuyển trục sang Thái Bình Dương, các nước Đông Nam Á xem chừng vẫn nghi ngại ( quá khứ, Mỹ đã bỏ rơi đồng minh là ba nước Nam Việt Nam, Lào và Cao Miên và gần nhất là lời tuyên bố của tổng thống Obama tại học viện quân sự West Point đại ý Mỹ sẽ không xử dụng quân sự nếu quyền lợi Mỹ không bị đe dọa. Các nước Đông Nam Á vì thế đã có những cố gắng để tăng sức phòng vệ quân sự..)

Các trao đổi giữa Mỹ, Nhật và Trung Hoa đã rất cứng rắn và thẳng thừng nhưng người ta chờ đôi nơi Mỹ các hành vi và cam kết cụ thể. Thái độ dùn thẳng của Mỹ ở Syrie, ở Afghanistan, ở Ukraine đã khiến các nước Đông Nam Á không hoàn toàn tin tưởng vào Mỹ, các nước này đã tự trông cậy vào chính mình qua các cố gắng tăng thêm sức chống trả quân sự như mua thêm vũ khí, tàu bay, chiến hạm…Phải chăng Tàu cũng nghĩ như thế nên đã làm bạo ở biển Đông?

Cuộc họp an ninh vùng Shangri-La ở Singapour đã kết thúc vào ngày 02.06. Đến ngày 06.06, Lê Hải Bình, phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam đã bày tỏ việc Hà Nội mong muốn Hoa Kỳ sẽ có một tiếng nói mạnh hơn và đưa ra các hành động cụ thể để đóng góp vào việc bảo-vệ an-ninh trong vùng và giải quyết các dị biệt đúng theo luật lệ quốc tế. Lời kêu gọi được đưa ra trong lúc có nhiều đụng chạm giữa tàu tuần Trung Hoa và tàu tuần Việt Nam trong vùng biển tranh-chấp. (Việt Nam cáo buộc tàu Trung Hoa đánh chìm một tàu Việt Nam, làm hư hại 24 tàu khác trong khi Trung Hoa nói Việt công mới là kẻ gây hấn, tàu Trung Hoa đã bị húc 120 lần..).

Hoa Kỳ đã cho biết họ không dính líu đến các tranh chấp và các nước trong vùng tự giải quyết các dị biệt bằng đường lối hoà bình.

Nhữ Đình Hùng/08.06.2014/tổng hợp