Sau “Trường Thành Cát” Biển Đông, quan hệ Mỹ Trung đi về đâu? – Bs. Mã Xái

Cac Bai Khac

No sub-categories

Sau “Trường Thành Cát” Biển Đông, quan hệ Mỹ Trung đi về đâu? – Bs. Mã Xái

Việc xây “Trường Thành Cát” trên Biển Đông do Hải Quân Hoa Kỳ và Bộ quốc phòng khẩn báo về các đảo nhơn tạo mà Bắc Kinh xây đấp trong một động thái bất thường với nhịp độ tăng tốc gâynên nổi quan tâm về ý đồ của Trung Cộng (TC); trên các đảo nhơn tạo đó, TC lại khẩn trương dựng lên những cơ sở nhằm phục vụ cho ích lợi quân sự như bến cảng, cầu tàu, phi đạo; ngày 7-05-2015 người phát ngôn Bộ Quốc Phòng TC lại tuyên bố họ có quyền thiết  lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Những cơ sở tân tạo đó được coi như tiền đồn chiến lược của BắcKinh chẳng những để kiểm soát con lộ huyết mạch chuyển vận hàng hoá thế giới mà còn là trung tâm theo dõi an ninh tình báo, quốc phòng đặc biệt trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương. Trong lúc tình hình sôi bỏng chung quanh các đảo nhơn tạo đang bị nhiều nước lên án, Bắc Kinh ngày 26-05-15 tung ra Sách trắng quốc phòng khẳng định chiến lược quân sự trong thời gian tới, phát triển sức mạnh hải quân, tập trung nhiều vào việc “bảo vệ các vùng biển rộng” hơn là chỉ “phòng vệ vùng biển ven bờ”. Truyền thông TC còn loan tin chánh quyền nước này sẽ xây thêm hai ngọn hải đăng cao 50 thước tại hai đảo Châu Viên (CuartonReef) và Gạc Ma (Johnson South Reef); phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng TC lại khẳng định về chủ quyền biển đảo, đại ý cho việc phát triển xây dựng trên các đảo của mình hoàn toàn không khác gì so với các loại xây dựng khác trên khắp nước!

Trước tình hình đó, lần đầu tiên, Hoa Kỳ có phản ứng khá mạnh mẽ hơn bao giờ hết trước. Từ Quốc Hội, ngày 19/03/2015 Chủ Tich Uỷ Ban Quốc phòng John  McCain và Chủ Tịch Uỷ Ban Ngoại Giao Bob Corker và các Nghị sĩ hàng đầu gởi bức thơ cho Bộ trưởng Quốc Phòng Ashton Carter và Bộ trưởng ngoại giao John Kerry yêu cầu Washington cần có chánh sách toàn diện để đối phó về mối đe doạ đến quyền lợi nước Mỹ cũng như cho các đồng minh cũng như các đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực. Trong buổi điều trần tại Thương Nghị  Viện (13/05/15) phụ tá ngoại trưởng đặc trách Á Châu và Thái Bình Dương ông Daniel Russell cho biết Hoa Kỳ vẫn có cuộc tuần tra thường lệ trên biển và trên không; hải quân Mỹ hôm 13/05/15 thông báo là tàu chiến ven biển USS Fort Worth vừa hoàn tất cuộc tuần tra trên Biển Đông và cho biết bị tàu chiến TC bám sát khi tàu chiến Mỹ đi ngang những hòn đảo nhơn tạo; có tin Bộ trưởng Quốc Phòng Carter đề nghị Lầu Nam Goc xem xét đưa tàu chiến và máy bay quân sự vào để tiếp tục cuộc tuần tra. Ngày 20-05-15 Hải quân TC cảnh báo 8 lần khi máy bay trinh sát Hải quân Mỹ P-08 Posedion tiến ngang vùng biển nhơn tạo và bị Hải quân TC “xua đuổi”, và trong tám lần Phi công Hoa Kỳ đáp trả rằnng máy bay đang chuyển dịch trong không phận quốc tế.

Thật ra, trong những năm về trước, từ ngày TC bắt đầu lộ diện giành quyền làm chủ một cách phi pháp và phi  lý  trên Biển Đông, nhiều tàu và  máy bay quân sự của Mỹ và TC đã nhiều lần đụng độ nhau, nhưng nguy cơ xung đột quân sự quan trọng thực sự chưa diễn ra, và rồi mọi xích mích cũng được giàn xếp hài hoà qua các cơ chế đối thoại.

Tại Bắc Kinh, ngày 16-05-15 Ngoại  trưởng John F. Kerry và Bộ trưởng Vương Nghị đã tranh luận có phần gây cấn trên biến cố  “trường thành cát”, Vương Nghị thẳng thừng cho biết sẽ không ngừng nỗ lực công tác bồi đắp, xây dựng trên các đảo nhân tạo, và tái khẳng định bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, và quyết tâm giữ vững lập trường như bàn thạch, không gì lay chuyển nổi; một bài xã luận đăng trên Tờ Hoàn cầu Thời Báo do Đảng Cộng Sản sở hữu, hôm 25/5/15 còn nói quyết tâm trong việc hoàn tất các công trình xây cất mà họ mô tả là “lằn ranh cuối cùng quan trong nhất” của quốc gia; trước đây Hoa Kỳ cùng từng kêu gọi các quốc gia có tranh chấp chủ quyền ngưng các hoạt động lấp đất xây dựng trên Trường Sa, và tố cáo TC là nước tiến hành các công trình quy mô lớn hơn cả.  Tờ Hoàn Cầu Thời Báo còn nói TC phải “chuẩn bị kỹ lưỡng” đề phòng khả năng xảy ra xung đột với Hoa Kỳ, và hăm dọa chiến tranh với Mỹ khó tránh khỏi trừ phi Washington chấm dứt việc đòi hỏi TC ngưng xây đấp các đảo nhơn tạo!

Hội đàm Kerry-Vương Nghị tại Bắc Kinh không làm giảm được tình hình căng thẳng trong khu vực; hai phía Hoa Kỳ và TC đều kiên định lập trường cứng rắn của mình. Washington đã nhìn thấy cũng như nhận định của các viện nghiên cứu về Châu Á cho thấy tham vọng Giấc mộng Trung Hoa của Tập CậnBình sẽ không dừng lại sau vụ “vạn sa  trường thành”; suy đoán từ chánh sách ĐNA và nhìn các bước đi chiến thuật của họ Tập cho thấy Bắc Kinh đã quyết tâm đến cùng trong khẳng định chủ quyền (dù phi pháp, phi lý) và kiểm soát cho bằng được Biển Đông, và từ đó gây áp lực với các nước ĐNA phải thừa nhận và tôn trọng bá quyền TC, và sau khi kiểm soát được biển, đảo họ sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không và từ vị thế đó TC tự cho mình quyền bảo vệ và quản lý con đường huyết mạch hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Chúng ta cũng tin chắc là Hoa Kỳ sẽ phải tranh đấu không khoan nhượng cho quyền tự do lưu thông hàng hải; con đường huyết mạch đó nằm trên lộ trình Xoay Trục về Châu Á của Hoa Kỳ với ba mũi dùi chiến lược kinh tế (TPP) an ninh, ngoại giao và dân chủ nhơn quyền mà Trung Cộng chủ trương ngăn trở; và gần đây TC tung ra sáng kiến về Một Vòng Đai, Một Con Đường, sáng kiến về Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á Châu (AIIB) và công bố Sách trắng (26-05-2015) về chiến lược quốc phòng sẽ được phái đoàn TC đề cập tại Đối Thoại Shangri-La diễn ra tại Singapore từ 29-05-15, và chắc hẳn việc xây cất đảo nhơn tạo của Trung Cộng tại Trường sa sẽ nằm cao trong nghị trình, trước sự hiện diện của phái đoàn hùng hậu của Mỹ.

Những biện pháp quân sự có tính cách răn đe của chánh quyền Obama để khẳng định quyền tự do lưu thông trên biển và quyền xử dụng không phận quốc tế trên các đảo tân tạo là phản ứng đúng lúc và càng nên tiếp tục các phi vụ và các chuyến tàu tuần tra. Đề nghị của Bộ trưởng Quốc Phòng Ashton Carter đưa tàu chiến Mỹ tuần tra trong vòng 12 hải lý xung quanh các thực thể nhơn tạo cho thấy Mỹ coi các thực thể đó là đá theo luật quôc tế, chớ không phải là đảo. Cũng cần nhắc lại Biển Đông là con đường giao lưu hàng hải chiến lược quốc tế quan trọng bực nhứt thế giới, đặc biệt cho khu vực Á Châu Thái Bình Dương, nhưng TC lại muốn loại tàu thuyền và máy bay quốc tế  ra khỏi  một vùng rộng 200 hải lý chung quanh các vùng tranh chấp, rộng hơn gấp bội so với 12 hải lý mà Ashton Carter đề nghị, do đó mà việc Hoa Kỳ duy trì các chuyến bay qua khu vực, và cho chiến hạm tiến gần các vùng này là khẳng định nói lên lập trường của Washington bác bỏ đòi hỏi phi pháp, phi lý của TC về chủ quyền trên Biển Đông (Mỹ cũng đã từng phản ứng cứng rắn như vậy trong vụ TC tự tuyên bố đơn phương vùng nhân dạng phòng không trên Biển Hoa Đông hai năm trước đây). Những hoạt động thách thức như vậy có thể xẩy ra đung độ nhỏ vì “tai nạn” hay tính toán sai lầm, nhưng các va chạm có thể giàn xếp được qua các cơ chế hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Theo các nhà phân tích thời cuộc chiến tranh Mỹ-Trung khó bề xảy ra lúc này xét trên tương quan lực lượng Mỹ-Trung; họ Tâp từng nói sẽ là một thảm hoạ nếu cuộc chiến bùng nổ. Quả vậy, cả hai cường quốc vẫn còn khả năng điều chỉnh các xung đột, các bất hoà vì cả hai còn nhiều mặt quyền lợi tròng tréo, phức tạp khiến cả hai phía phải vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Ông cựu Phó Giám Đốc CIA Micheal Morell có lần nói với CNN có nhiều nguy cơ xung đột Mỹ Trung đưa tới  chiến tranh, điều này cũng nên cân nhắc nếu ông còn đương nhiệm.

Tóm lại, Hoa kỳ tỏ ra kiên quyết ngăn chặn hành động bành trướng phi pháp của Trung Cộng ở Biển Đông là phù hợp với luật pháp quốc tế về luật biển, vấn đề được đặt ra là liệu Washington còn đưa ra biện pháp răn đe nào hữu hiệu hơn khi trên thực tế Bắc Kinh chắc không lùi bước trong công trình lấp biển lấy đất ở Biển Đông. Thêm một lần nữa, Bộ Trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter hôm 28-05-15 tại Hawai nhơn lễ bàn giao quyền chỉ huy tại Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương đã yêu cầu TC ngưng ngay những hoạt động xây đảo nhơn tạo và chấm dứt quân sự hoá những bãi cạn ở Biển Đông; ông còn cho biết thái độ hung hãn của TC nhứt định sẽ găp phải sự kháng cự.  “Chúng tôi sẽ tiếp tục là cường quốc an ninh chánh yếu ở Á Châu Thái Bình Dương trong nhiều thập  niên” (Ashton  Carter). Hiển nhiên TC đang hành xử với ý đồ làm phương hại mục tiêu của Hoa Kỳ là duy trì vị thế lãnh đạo trong khu vực.

Ngày 23/05/2015 tại Hà Nội Tổng thơ ký LHQ BanKi-moon lên tiếng kêu gọi tất cả các bên liên hệ giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại, hoà bình và tôn trọng luật pháp. Con đường đối thoại, mối quan hệ hai cường quốc Mỹ Trung còn nhiều khó khăn, nhiều ngăn trở giữa hai cường quốc trong tư thế vừa “hợp tác vừa cạnh tranh”; hợp tác vì còn quyền lợi trồng tréo, và cạnh tranh vì quyền lực vì vị thế lãnh đạo tại Á Châu Thái Bình Dương. Từ đây tới cuối năm Chủ Tịch Tập Cận Bình sẽ găp Tổng Thống Obama, ngay vào thời điểm có cuộc vận đông bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Chánh sách đối ngoại của đôi bên trong đó hồ sơ Biển Đông chắc phải nằm trong nghị trình cho hai nhà lãnh đạo, trong bối cảnh Hoa kỳ phải ứng phó với nhiều thách thức ở Trung Đông và với Nga ở Âu Châu. Dư luận dân chúng Hoa Kỳ và cộng đồng Viêt Nam hải ngoại đa phần ủng hộ mạnh mẽ lập trường cứng rắn của Mỹ trong biến cố “trường thành cát” trái với phản ứng yếu ớt của CSVN (phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình (đăng trên báo Nhân Dân 21/05/15), sợ làm buồn lòng Trung Nam Hải trong khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị lên đường công du Mỹ dự trù vào Tháng Sáu, trong khi Đại sứ Ted Osius lạc quan rằng biến cố Trường Sa làm hai bên CSVN và Hoa Kỳ xích lại gần hơn! Cũng nên nhắc lại, hôm 17-05-15 sau khi tiếp kiến Ngoại Trưởng Kerry, khi được hỏi về quan hệ Mỹ Trung trong  bối cảnh hai cường quốc đang có những bất hoà tại Biển Đông, Tâp Cận Bình cho biết mối quan hệ Trung – Mỹ vẫn ổn định, ông muốn Washington và Bắc Kinh xây dựng mô hình mới trong quan hệ giữa hai nước lớn, trong đó hai bên phải tôn trọng chủ quyền, sư toàn vẹn lãnh thổ, hệ thống chánh trị và nhịp độ tăng trưởng của nhau. Đây là quan niệm vế hợp tác trong đó TC phải được xem là một cường quốc (new model for major power relations, do họ Tâp đề nghị trong  dip thăm TT Obama ở Sunnlands Estate Rancho, California, năm 2013 đặt lại mối tương quan mới về hợp tác dựa trên lợi ich và tôn trọng lẫn nhau)

Với một tiềm năng hùng mạnh của một siêu cường quân sự, kinh tế và nhiều phương diện khác, Hoa kỳ sẽ thành công trong chiến lược Đổi trục mang lại hoà bình, an ninh ổn định, thịnh vượng cho ĐôngNam Á cùng lúc với sự nẩy nở các giá trị tự do, dân chủ nhơn quyền tại những quốc gia, độc tài, thut hậu như Cộng Sản Việt Nam. Tham vọng Tập Cận Bình không chỉ nhằm cân bằng quyền lực mà còn ảo vọng qua mặt Hoa Kỳ trong thập niên tới. Nhưng lịch sử cho thấy chế độ độc tài nào rồi cũng cáo chung Trung Cộng hay Viêt Cộng. Cộng Sản phải ra đi mới mong lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa, mới có tư do, dân chủ nhơn quyền và Viêt Nam mới cất cánh bay cao hoà nhập vào thế giới văn minh hoàn cầu hoá. Chính nghĩa sẽ thắng.

Tài liệu tham khảo:

-The Real Challenge in the Pacific. A Response to “How to Deter China” by Michael D.  Swaine/ Foreign Affairs May/ June, 2015

-Security Dimensions of China’s Relations with Southeast ASIA by Bonnie S. Glaser, CSIS testimony before the US-China Economic and Security Commission May 13/2015

-Beijing’s Formidable Strategy in the South China Sea by Chuanjuan Nancy Wei, THE  DIPLOMA May/21/2015

-“Vạn Sa Trường Thành” vẳng nghe trống trận đâu đây. Việt Long- RFA 09-04-2015

-Chủ Quyền Lãnh Thổ và Bành Trướng Trung Cộng. Nguyễn Văn Canh- Center for Viêt Nam Studies