Sau khi rút giàn khoan, Trung Cộng sẽ làm gì ở biển Đông?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Sau khi rút giàn khoan, Trung Cộng sẽ làm gì ở biển Đông?

Việc Trung Cộng đưa giàn khoan dầu vào vùng biển mà CSVN tuyên bố chủ quyền đã dẫn tới tình trạng đối đầu trên biển

Bắc Kinh hôm 16/7 thông báo di dời giàn khoan dầu về vùng biển gần đảo Hải Nam sau hơn hai tháng xảy ra đối đầu với Hà Nội, từng dẫn tới làn sóng bài Trung Quốc khắp Việt Nam.

Các giới chức của Cục Kiểm ngư Việt Nam xác nhận việc Trung Quốc rút ra khỏi vùng biển mà Hà Nội tuyên bố chủ quyền, đồng thời cho biết rằng hàng chục tàu bè được điều ra để ngăn chặn giàn khoan dầu này sẽ cập bờ để tránh bão.

Chính quyền Bắc Kinh nói việc thăm dò dầu khí đã hoàn tất cùng với việc siêu bão Rammasun thổi tới biển Đông là các lý do dẫn tới việc rút giàn khoan trước thời hạn mà họ đặt ra là 15/8, chứ không phải do áp lực từ bên ngoài.

Vương Chấn, phó giám đốc Phòng Nghiên cứu Chính sách của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia của nước này, được dẫn lời nói rằng bất chấp sự phản đối ở Việt Nam, kế hoạch thăm dò đã được tiến hành ‘trơn tru’ và ‘hoàn thành đúng thời hạn’.

Giới quan sát, trong đó có giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về các vấn đề Việt Nam, cho rằng trận bão đã ‘đem lại cơ hội để Trung Quốc lùi bước’, tránh bị mất thể diện.

Trong khi đó, một cựu giới chức ngoại giao Việt Nam lại cho rằng Trung Quốc có quyết định như vậy vì chịu sức ép từ nhiều phía.

Chắc chắn khi mà có dịp thì họ còn giở trò nữa và những bước sau của họ đều nguy hiểm hơn những bước trước. Tôi đã đọc các tài liệu của Trung Quốc và họ nói rằng là họ sẽ chiếm đảo của Việt Nam, và thậm chí có nguồn tin mà tôi đọc trên mạng của Trung Quốc còn nói rõ là chiếm một nửa Việt Nam, chứ không phải là họ để yên đâu.

Dương Danh Dy, cựu tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, nhận định: “Do thái độ của chính phủ và nhân dân Việt Nam rất là cương quyết, đòi Trung Quốc phải rút ra khỏi nơi họ đã lắp đặt giàn khoan và thứ hai là do được sự đồng tình của nhân dân trong khối ASEAN rồi sự đồng tình của nhân dân thế giới, đặc biệt trong đó có một số nước lớn nữa, nên Trung Quốc cảm thấy rằng là việc đó lợi không bù hại thành ra họ phải rút thôi. Trung Quốc thì bao giờ họ cũng có lý do. Theo tôi được biết thì họ nói là họ khoan hai mũi cơ chứ không phải một mũi. Chuyện này theo tôi, đây chỉ là bước đầu thôi, chứ còn chắc chắn tôi biết rằng là từ nay trở đi Trung Quốc sẽ còn khoan thăm dò các nơi khác thuộc thềm lục địa và thuộc chủ quyền cũng như quyền tài phán của Việt Nam”.

Trung Quốc thông báo đã phát hiện dầu lửa và khí đốt nhưng cần phải đánh giá dữ liệu thu thập được trước khi có quyết định về các bước đi tiếp theo.

Trong cùng ngày Trung Quốc di chuyển giàn khoan, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã lên tiếng  yêu cầu Trung Quốc ‘không tái diễn hành vi đặt trái phép giàn khoan’.

Dũng nói: “Việt Nam luôn kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng sức mạnh tổng hợp và các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế; yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam”.

Trung Quốc luôn khẳng định địa điểm đặt giàn khoan dầu gây tranh cãi thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 16/7 một lần nữa nói rằng Bắc Kinh mạnh mẽ phản đối việc Việt Nam cản trở hoạt động của giàn khoan.

Trước câu hỏi là liệu căng thẳng Việt Trung có dịu đi sau bước đi mới nhất của Trung Quốc, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nhận định rằng ‘sẽ còn xảy ra nhiều chuyện còn xấu hơn nữa’ ở biển Đông.

Dy nói: “Chắc chắn khi mà có dịp thì họ còn giở trò nữa và những bước sau của họ đều nguy hiểm hơn những bước trước. Ở biển Đông, trước đây họ làm những chuyện như chỉ cắt cáp và đâm tàu nhưng giờ họ đã đặt giàn khoan vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam”.

Tạm thời tôi cho rằng, việc này cũng có thể giảm áp lực vào Hà Nội trong thời điểm ngắn hạn, và quyết định này (dù là riêng của TQ hay là kết quả của những đàm phán giữa hai bên) rất có thể đã có chính ý định đó. Nhưng, về lâu dài, việc này không thay đổi chút nào thực thế là động thái của TQ đã yêu cầu Việt Nam cần một phương hướng mới.

Tiến sỹ Jonathan London viết.

Học giả này nói thêm: “Tôi đã đọc các tài liệu của Trung Quốc và họ nói rằng là họ sẽ chiếm đảo của Việt Nam, và thậm chí có nguồn tin mà tôi đọc trên mạng của Trung Quốc còn nói rõ là chiếm một nửa Việt Nam, chứ không phải là họ để yên đâu”.

Viết trên trang Facebook, tiến sỹ Jonathan London, nhà nghiên cứu về Việt Nam tại Đại học Thành phố Hong Kong, viết: “Hôm nay nhiều người đang hỏi về ý nghĩa của việc Trung Quô đã rút dàn khoan 981 và ý nghĩa của nó đối với phía Việt Nam. Chịu. Tạm thời tôi cho rằng, việc này cũng có thể giảm áp lực vào Hà Nội trong thời điểm ngắn hạn, và quyết định này (dù là riêng của TQ hay là kết quả của những đàm phán giữa hai bên) rất có thể đã có chính ý định đó. Nhưng, về lâu dài, việc này không thay đổi chút nào thực thế là động thái của TQ đã yêu cầu Việt Nam cần một phương hướng mới”.

Thủ tướng Việt Nam từng tuyên bố có thể kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế, nhưng giờ sau khi Bắc Kinh rút giàn khoan, chưa rõ liệu Hà Nội có còn xúc tiến hành động được coi sẽ làm mếch lòng quốc gia láng giềng ở phương bắc hay không.

Trước những ý kiến cho rằng vụ giàn khoan dầu để lại một vết nhơ khó xóa trong quan hệ Việt – Trung, cựu giới chức ngoại giao Dương Danh Dy nói rằng không phải vậy.

Dy nói: “Trung Quốc họ có thể làm những cái xấu hơn nữa cơ, chứ không phải chỉ có như thế, cho nên là nếu ai đó nói rằng vụ giàn khoan là một vết nhơ khó gột rửa thì theo tôi không phải đâu. Năm 79, nó mang mấy chục vạn quân sang đánh mà rốt cuộc vẫn cứ phải sống hòa hợp với nhau cơ mà”.