Quyền lực và Siêu quyền lực – Nguyễn thị Cỏ May
Nhiều người còn nhớ một sự kiện chiến lược quan trọng ở biển đông liên hệ trực tiếp tới sự an nguy của Việt nam: đêm 15/7/2014, Chánh quyền bắc kinh đã buộc phải rút giàn khoan HD981 ra khỏi thềm lục địa Việt Nam. Con ếch Bắc kinh đã phải hết phùng mang trước Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ ngày 10/07/2014.
Nay là giai đoạn thi hành Trật Tự Thế Giới Mới tại Á Châu – Thái Bình Dương chắc chắn sẽ không cho phép Trung cộng tiếp tục ngang nhiên triển khai đường lối bá quyền của mình nữa. Mà không riêng gì Trung cộng, Quyền lực cấp quốc gia từ nay sẽ phải bị chi phối bỡi một thứ quyền lực mới, đó là «Siêu Quyền lực».
Fidel Castro của Cuba đã phản ứng mãnh liệt, với những lời gay gắt, bằng một diễn văn dài 3 trang tố cáo thẳng «Nhóm Siêu Quyền Lực Bilderberg ngày nay đang thật sự chỉ huy thế giới và quyết định từ chiến tranh, hòa bình đến đời sống con người được no ấm hay chết đói».
Từ thế kỷ XVII, chánh trị ở một số quốc gia âu châu bị chi phối sâu xa bởi tổ chức bí mật «Thợ Hồ» tranh giành ảnh hưởng với Giáo hội Vatican vốn từ xa xưa là Vua của vua Là thứ Siêu Hoàng đế. Thật vậy, suốt thời gian dài, thế giới cơ hồ như bị cai trị bởi hai thề lực cực mạnh Thợ Hồ và Vatican qua sự đại lý của chánh quyền quốc gia «Bảo thủ/Cấp tiến», «Dân chủ/Cộng hòa» hay «Tả/Hữu». Mải cho tới ngày nay, ở xứ Tây, sự thay đổi từ Sarkozy qua Hollande cũng do ảnh hưởng Thợ Hồ và Vatican.
Trước kia, Thợ Hồ còn là Hội kín, tức hoàn toàn trong bí mật. Từ ít lâu này, do diển tiến tổ chức phức tạp theo qui luật «cái gì quá lâu đời đều bị biến dạng và biến chất» nên Thợ Hồ chỉ có thể giử «kín đáo» chớ không còn «bí mật» được nữa.
Nhưng đối với các cường quốc dân chủ tự do, Thợ Hồ và Vatican chỉ gây ảnh hưởng theo đường lối có lợi cho mình chớ chưa thật sự quyết định được trật tự thế giới. Gần đây, người ta bắt đầu thấy xuất hiện một sức mạnh mới, không nhằm ảnh hưởng tới chánh trị quốc gia mà nhằm quyết định chánh trị khu vực hay toàn cầu. Tức một thứ «siêu chánh trị» hay «chánh trị siêu quốc gia». Đây không phải là một tổ chức thật sự vì nó không có pháp thể. Quyền lực của nó xuất phát từ phiên họp định kỳ hàng năm do một quốc gia tham dự tổ chức theo thể thức luân phiên.
Trước đây Siêu Quyền lực này cũng ẩn mình trong bóng tối, chỉ mới được nhận diện trong gần đây mà thôi.
Cụ thể, người ta gọi đó là «Câu lạc bộ Bilderberg» hay «Nhóm Bilderberg».
Thật ra Bilderberg chỉ là tên của một hệ thống khách sạn không lấy gì làm sang trọng, đắt tiền lắm ở Hòa lan. Nhưng Bilderberg trở thành tên gọi một nhóm Quyền lực thế giới vì nhóm này nhóm họp lần đầu tiên từ ngày 29 đến 31-5-1954 tại khách sạn Bilderberg của thành phố Oosterbeek ở Hòa Lan. Từ đó thành hình một thứ Siêu Quyền lực và số người tham dự phiên họp đầu tiên chỉ có 50 người, lần lần tăng lên có khi tới 200 người, 2/3 là các nhà tài phiệt âu châu và 1/3 từ Mỹ và châu Mỹ Latin. Khoảng 100 người là các nhà đại tư bản, lối 50 tham dự viên còn lại là các nhà lãnh đạo chánh phủ, chuyên viên cao cấp. Sau này, tư bản tham dự đông hơn và có thêm Nhựt bổn. Kỳ họp 2014 ở Copenhague, Đan-mạch, có 2 người Tàu được mời: ông Huang Yiping, Giáo sư kinh tề Đại học Bắc kinh và Ông Liu He, Bộ trưởng kinh tế tài chánh.
Từ ngày thành lập cho đến nay, Bilderberg họp, địa điểm luân phiên, hoàn toàn bí mật, không công bố quyết định về các vấn đề liên quan đến thế giới và nhân loại. Sau này, người ta mới được biết phiên họp ngày 6, 7, 8 và 9 tháng 6 -2013 tổ chức tại Watford, Anh quốc, cho phép Nhật Bản thay đổi Hiến Pháp để võ trang và liên minh quân sự với các quốc gia khác trong mục đích cùng tự vệ. Phiên họp nầy cũng quyết định thay đổi trật tự tại Á Châu – Thái Bình Dương theo đó có dự kiến có thể chia xẻ Đế quốc cộng sản tàu thành nhiều quốc gia tự trị hay độc lập để tránh hiểm họa cho thế giới trong tương lai. Nhưng chừng nào thực hiện?
Phải chăng các cuộc nổi dậy ở Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng và gần đây nhất là cuộc biểu tình của trên 500,000 người dân Hồng kông nhơn kỷ niệm ngày Anh quốc trao trả Hồng kông về lục địa, Bắc kinh âm thầm rút giàn khoan trước thái độ cứng rắn của Hoa-thạnh-đốn, Nhựt tái võ trang, ký kết hợp tác về tàu ngầm với Úc, viện trợ quân sự cho Phi-luật-tân và Việt nam là những dấu hiệu để người ta theo dỏi hoạt động cụ thể của Siêu Quyền lực?
Nhóm Siêu Quyền lực Bilderberg do Ông Hoàng Bernard của Hòa lan mời Ông David Rockefeller đồng sáng lập tại khách sạn Bilderberg ở thành phố Oosterbeek, về phía Đông-Nam của Amsterdam 80km. Những suy nghĩ sơ khởi buổi đầu tạo cơ hội nhằm làm giảm mối căng thẳng giữa 2 bờ Đại Tây duơng sau Đệ II Thế chiến nhờ sự gặp gở và đối thoại giữa những nhà tài phiệt và chánh khách Mỹ với Âu châu.
Hằng năm, Nhóm Bilderberg họp ở một quốc gia từ ngày thứ năm cho tới chủ nhựt của tháng năm, có khi tháng 6 nhưng vẫn trong mùa xuân. Đây là một qui củ không thay đổi từ năm 1954. Cũng như quyết định họp ở quốc gia nào, người tham dự chỉ được biết vào giờ chót do Ủy Ban Điều hành thông báo. Đi tham dự không được đi với phu nhơn, thư ký hay phụ tá. Suốt thời gian họp, không ai được phép rời khỏi phòng họp. Mọi người đều có thể nói thẳng thắng những suy nghĩ của mình không bị cấm kỵ nhưng tuyệt đối không được đem ra bên ngoài những điều trao đổi tại diển đàn. Những quyết định không được phổ biến sau phiên họp. Nguyên tắc chung: cởi mở đối thoại, trao đổi nhưng giử kín nội dung phiên họp.
Tổ chức Bilderberg chỉ có Ủy Ban Điều hành là cơ cấu duy nhứt, Chủ tịch luân phiên và Thư ký danh dự, năm họp 2 lần. Không có thành viên hay hội viên. Người được mời tham dự kỳ hợp do quyết định của Ban Điều hành. Và thay đổi người tham dự tùy theo tình hình thế giới. Như trong những năm từ 1984, Bilderberg có đông đảo những nhơn vật cực kỳ quan trọng của Mỹ như George Bush, Zbigniew Brzezinski, Bill Clinton, Henry Kissinger,…
Từ ngày thành lập tới nay, Bilderberg có 7 vị Chủ tịch Ủy Ban Điều hành. Chủ tịch đầu tiên năm 1954 là Ông Bernhard de Lippe-Biesterfeld và Chủ tịch hiện tại là Ông Henri de Castries, Chủ Bảo hiểm AXA của Pháp.
Cứ hàng năm, những nhà quyết định tài chánh, những ông chủ lớn, chánh khách, hoàng gia từ các lục địa kéo về họp tại môt địa điểm giử kín cho tới giờ chót. Có vài nhà báo quan trọng tham dự nhưng không được phép đưa ra những quyết định của thứ hội nghị G «XXXL» ảnh hưởng tới thế giới nên bị phê phán là đồng lõa, vi phạm thiên chức và đạo lý nghề nghiệp.
Trong thời chiến tranh lạnh, nhà báo chống Thợ Hồ, Ông Roger Mennevée, công kích Bilderberg là âm mưu thế giới nhằm thiết lập một thứ siêu chánh phủ để cai trị thế giới do Huê kỳ đứng đầu, đánh mất chủ quyền quốc gia. Bài báo còn nêu tên một số nhơn vật lãnh đạo của Pháp tham dự như Georges Pompidou, An toine Pinay, Guy Mollet,… trong đó có những người chống De Gaulle.
Năm 1976, Bilderberg ngưng họp do Ông Hoàng Bernard của Hòa-lan bị cáo buộc trong một vụ tham nhũng có liên hệ tới Bilderberg. Ông Hoàng bị thay thế bỡi Cựu Thủ tướng Anh, Ông Alec Douglas-Home, và Diển đàn vẫn tiếp tục liên tục.
Từ năm 1979, Bilderberg được người ngoài biết qua kết quả điều tra nhan đề «Những Ông Chủ thế giới» của nhà tình báo tây-ban-nha Luis M. Gonzáles-Mata. Năm 1980, nhà nghiên cứu Peter Thompson trong quyển «The Bilderberg and the West» giải nghĩa Bilderberg là Diển đàn hằng năm nơi găp gở của những nhà lãnh đạo xí nghiệp lớn và chánh khách các quốc gia tây phương để thảo luận những vấn đề quốc tế. Năm 2009, Frédéric Charpier giới thiệu Bilderberg là một phôi hợp giữa Mỹ và Âu châu nhơn danh «những nguyên tắc dân chủ nhưng cũng theo quyền lợi tư bản». Kế tiếp, Bà Chloé Maurel, sử gia, nhấn mạnh sự thiếu minh bạch của Bilderberg, phải chăng vì thành lập và sanh hoạt suốt thời gian dài trong tình hình chiến tranh lạnh để nhằm tăng cường sức mạnh hợp tác giữa Huê kỳ và Âu châu.
Nhưng Ông Denis Healey, một trong những người sáng lập, Chủ tịch Ủy Ban Điều hành suốt 30 năm, đính chánh «Bảo rằng chúng tôi tìm cách thiết lập một thứ chánh phủ thế giới duy nhứt là không đúng, nhưng không phải hơàn toàn mơ hồ. Ở Bilderberg, chúng tôi nghĩ người ta không thể tiếp tục đánh nhau mải để giết nhau hằng triêu sanh mạng tội nghiệp như vậy. Nên chúng tôi bảo nhau tổ chức được một cộng đồng duy nhứt ít ra là một điều tốt!».
Nhưng điều 3 của bản Tuyên ngôn Nhơn quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1789 viết «Nguyên tắc của mọi chủ quyến chủ yếu là ở quốc gia. Không một cơ quan, một cá nhơn nào có thể thi hành quyền lực chỉ phát xuất từ chính bản thân mình».
Nguyễn thị Cỏ May