Quan hệ Nhật – Trung đã thay đổi: Ẩn ý khi Tokyo chuyển vaccine cho Đài Loan trên chuyến bay JL809

Cac Bai Khac

No sub-categories

Quan hệ Nhật – Trung đã thay đổi: Ẩn ý khi Tokyo chuyển vaccine cho Đài Loan trên chuyến bay JL809

Trang NTDTV cho hay, vào ngày 4/6, Chính phủ Nhật Bản đã viện trợ 1,24 triệu liều vắc-xin COVID-19 AstraZeneca cho Đài Loan. Số vaccine này đã được vận chuyển trên chuyến bay mang mã hiệu JL809 của Japan Airlines đến Sân bay Đào Viên. Giới quan sát sau đó kết nối các dữ kiện, cho thấy Tokyo đã có ẩn ý trong đợt vận chuyển này, điều này có thể khiến Bắc Kinh tức giận.

Gần đây dịch bệnh bất ngờ bùng phát tại Đài Loan, khiến chính quyền Tổng thống Thái Anh Văn gặp khó khăn, quốc đảo cũng chật vật trong việc tìm kiếm nguồn vaccine do sự can thiệp của ĐCSTQ.

Ngày 26/5, bà Thái cho biết Đài Loan đã đặt mua hàng triệu liều vắc xin BioNTech từ một công ty công nghệ sinh học của Đức, tuy nhiên vào phút chót thương vụ đã đổ bể do sự can thiệp của Bắc Kinh. Sau đó, Đài Loan đã liên hệ với Nhật Bản và  ngay lập tức được Tokyo  hỗ trợ. 

Đối với Bắc Kinh, động thái của Tokyo là một sự kiện mang tính biểu tượng, nhưng nó đã cho thấy những thay đổi lớn trong quan hệ Trung – Nhật. Đặc biệt, là Tokyo quyết định gửi lô vaccine cho Đài Loan vào ngày 4/6, đây là một ngày “cực kỳ nhạy cảm đối với Bắc Kinh”.

Ngày 4/6 năm nay đánh dấu kỷ niệm 32 năm ĐCSTQ thảm sát người biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn. Ngoài ra Nhật Bản quyết định vận chuyển vaccine trên chuyến bay JL809. Kết hợp các con số, giới quan sát nhận định Tokyo đã nhắc khéo Bắc Kinh về sự kiện ngày 4 tháng 6 năm 1989. (hay còn gọi là sự kiện Lục Tứ).

Chuyến bay JL809 chuyển vắc-xin của Nhật Bản đến Đài Loan (ảnh: Youtube/ETtoday新聞雲)

Trong năm 2021, 6 sự kiện lớn cho thấy những thay đổi trong quan hệ Trung – Nhật, tất cả đều liên quan đến eo biển Đài Loan

Đầu tiên, vào ngày 16/3, trong một tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản với những người đồng cấp bên phía Hoa Kỳ, đã lên án ĐCSTQ “cưỡng bức và gây hấn” gây mất ổn định khu vực. Tuyên bố chung cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.

Thứ hai, vào ngày 16/4, sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật, tuyên bố chung được đưa ra sau đó nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan. Đây cũng là lần đầu tiên Đài Loan được đưa vào tuyên bố chung của cuộc gặp thượng đỉnh Nhật-Mỹ kể từ năm 1969.

Thứ ba, vào ngày 27/5, Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã tổ chức một hội nghị trực tuyến và đưa ra một tuyên bố chung, tiếp tục nói về “tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”. Đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Liên minh châu Âu đề cập đến quan hệ eo biển Đài Loan trong các tuyên bố.

Thứ tư, vào ngày 16/3, khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin có cuộc gặp, ông tuyên bố rằng Nhật Bản về mặt địa lý gần với eo biển Đài Loan, một khi xung đột quân sự nổ ra ở eo biển Đài Loan, Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Cần phải tìm hiểu xem Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể hỗ trợ gì, một khi quân đội Mỹ tới Đài Loan để hỗ trợ.

Ngày 29/3, Hãng thông tấn Jiji của Nhật Bản đưa tin Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã bắt đầu nghiên cứu, cách Lực lượng Phòng vệ có thể hỗ trợ quân đội Mỹ trong các cuộc xung đột có thể xảy ra ở eo biển Đài Loan.

Thứ năm, ngày 22/4, tờ “Times” của Anh đưa tin, Shingo Yamagami, đại sứ Nhật Bản tại Australia và là cựu cục trưởng cục tình báo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, tiết lộ rằng Nhật Bản đang chuẩn bị gia nhập tổ chức tình báo “Five Eyes”.

Thứ sáu, vào ngày 27/4, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã công bố “Sách Xanh về Ngoại giao” năm 2021, nêu đích danh ĐCSTQ bành trướng quân sự. Về vấn đề chuyến thăm Nhật Bản của  lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, báo cáo cho rằng “vẫn đang thảo luận vì chưa ấn định được thời gian cụ thể”.

Sáu sự kiện chính được đề cập ở trên, cộng với việc Nhật Bản cung cấp vắc xin cho Đài Loan vào ngày 4/6, cho thấy mối quan hệ của Nhật Bản với Trung Quốc đã thay đổi, Tokyo trước đây thường cố gắng cân bằng quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. 

Kể từ ngày 16/3, Trung Quốc cũng đã liên tục bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với hành động ngoại giao của Nhật Bản. Vào ngày 18/3, một phóng viên đã hỏi về phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc đàm phán 2 + 2 giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. Bắc Kinh đã đáp rằng: Tokyo “bội bạc”, “dẫn sói vào nhà”, “sẵn sàng làm chư hầu chiến lược cho Hoa Kỳ”, v.v.

Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi lớn trong quan hệ Nhật – Trung? 

Đầu tiên, có thể kể đến là cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ vào năm 2018, ĐCSTQ đàn áp phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông vào năm 2019, cưỡng bức áp dụng Luật An ninh Quốc gia lên Hồng Kông, và việc Bắc Kinh che giấu dịch vào năm 2020, khiến đại dịch lây lan từ Vũ Hán ra toàn thế giới. Bốn sự kiện lớn này có lẽ đã đã đánh thức người Nhật.

Thứ hai, vào năm 2020, một năm thảm họa, quân đội Trung Quốc tổ chức hàng chục cuộc tập trận quân sự ở Biển Bột Hải, Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông. Máy bay quân sự của Trung Quốc thường xuyên bay qua vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Cuộc phô trương vũ lực với cường độ, tần suất cao đã khiến tình hình ở eo biển Đài Loan trở nên căng thẳng chưa từng có, đến nỗi một số người tin rằng Đài Loan đã trở thành “nơi nguy hiểm nhất trên Trái đất”.

An ninh của eo biển Đài Loan có liên quan đến sự an toàn của Nhật Bản. Phần lớn lượng dầu cần cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản đều đến từ Trung Đông, dầu được vận chuyển đến Nhật Bản từ Ấn Độ Dương, qua eo biển Malacca, tới biển Đông, qua eo biển Đài Loan, rồi đến biển Hoa Đông. Một khi Bắc Kinh chiếm Đài Loan bằng vũ lực, Nhật Bản lo ngại Trung Quốc sẽ cắt đứt “huyết mạch trên biển” của Nhật Bản. Do đó có thể khẳng định An ninh của eo biển Đài Loan cũng liên quan đến an ninh của Nhật Bản và an ninh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Thứ ba, vào ngày 1/2 năm nay, Trung Quốc thông qua “Luật Hải cảnh”. Luật này cho phép hải cảnh Trung Quốc áp dụng “tất cả biện pháp cần thiết, gồm sử dụng vũ khí” khi cái gọi là “chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán Trung Quốc” bị xâm phạm. Trong những năm gần đây, các tàu tuần duyên của  Trung Quốc thường xuyên tuần tra quanh quần đảo Điếu Ngư, nơi Nhật Bản gọi là Senkaku, phía Nhật Bản đang kiểm soát quần đảo này, tuy nhiên Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Quần đảo này cũng khiến hai bên thời gian qua xảy ra nhiều tranh cãi.

Trên đây là 3 lý do chính đã khiến quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc ngày càng xấu đi. Dường như viễn cảnh quan hệ Nhật – Trung ấm áp như xưa có lẽ không còn nữa. Nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy trì kiểu ngoại giao sói chiến đối với Tokyo, quan hệ hai nước chỉ có thể ngày càng sa vào vũng lầy.

Thanh Hải

https://www.dkn.tv/the-gioi/quan-he-nhat-trung-da-thay-doi-an-y-khi-tokyo-chuyen-vaccine-cho-dai-loan-tren-chuyen-bay-jl809.html