Quan điểm của Tổng thống Nga Putin về Ukraine như thế nào?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Quan điểm của Tổng thống Nga Putin về Ukraine như thế nào?

Có khả năng Tổng thống Nga Putin và các cố vấn của ông nắm chắc khả năng đạt được các mục tiêu đã định mà không cần các quốc gia phương Tây can thiệp. Họ quyết định cán cân quyền lực với phương Tây sao cho có lợi cho Nga và Nga sẽ chiếm ưu thế ở Ukraine. Rốt cuộc, họ đã tính toán điều này như thế nào?

Gần đây có không ít bài viết về “Mad Vlad” – dĩ nhiên là nói đến Tổng thống Vladimir Putin – liều lĩnh, thiếu cẩn thận, đơn thuần và không có năng lực cầm quân ở Ukraine. Không có điều nào trong số này phản ánh chính xác những gì đang xảy ra ở Ukraine. Thật vậy, có vẻ như người Nga đang tiến tới một chiến thắng giống như cách mà ông Putin đã mường tượng ra ngay từ đầu.

Thứ nhất, quân đội Nga không phải là quân đội Liên Xô đổ nát xuất hiện từ Chiến tranh Lạnh.

Đó là lực lượng mà ông Putin đã xây dựng và thực thi ở Gruzia (2008), Crimea (2014) và Ukraine (2014). Hơn nữa, Nga, không giống như Ukraine, có vũ khí hạt nhân, đã ảnh hưởng đến mọi quyết định quân sự chiến lược kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên. Thiếu các thiết bị quân sự thông thường do các cường quốc phương Tây sở hữu, người Nga tin rằng họ vẫn có khả năng vượt qua Ukraine mà không cần sự can thiệp trực tiếp, và họ sẵn sàng áp dụng mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân.

Thứ hai, có khả năng ông Putin không bao giờ tin rằng sẽ có quốc gia phương Tây nào can thiệp vũ lực vào Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố về ‘cuộc xâm lược nhỏ’ của Nga và ông Putin không ngại ngần thừa nhận điều đó. Ngay cả khi không có tuyên bố như vậy, ông Putin cũng tính toán rằng sẽ không có quốc gia phương Tây nào can dự với Nga trong một cuộc chiến. Ông đã theo dõi việc Mỹ rút khỏi Iraq (2011) và cuộc chiến do NATO hậu thuẫn ở Libya (2014), trong đó chính quyền Obama khiến mọi người kinh ngạc khi tuyên bố Hoa Kỳ ‘giật dây từ phía sau’ và để lại một lỗ đen trong Libya. Gần đây nhất, Nga bị kích động bởi việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan.

Bài học đối với ông Putin và các cố vấn của ông là phương Tây đang mệt mỏi vì chiến tranh và sẽ mắc sai lầm nếu can thiệp. Rốt cuộc, thành viên hàng đầu của NATO, Hoa Kỳ, Panama và Grenada, đã thua hoặc thất bại trong mọi cuộc chiến mà nó tham gia kể từ Thế chiến thứ II. Thật khó để Hoa Kỳ đánh vào sự sợ hãi của kẻ thù khi họ thiếu những chiến thắng cần phải có.

Thứ ba, người Nga có ý định khai thác sự chia rẽ giữa người Ukraine cũng như giữa các liên minh phương Tây.

Một số tỉnh phía tây Ukraine có quan hệ lịch sử với Nga giống như bán đảo Crimea. Dù đúng hay sai, người Nga nhận thức rằng người Ukraine đã hợp tác với người Đức trong Thế chiến thứ II và sẽ sẵn lòng làm như vậy một lần nữa khi phương Tây truyền bá các xúc tiến kinh tế của Chủ nghĩa toàn cầu về phía Nga. Về sự thống nhất của phương Tây, có rất ít thỏa thuận về việc quốc gia phương Tây nào ngoài Mỹ có thể dẫn đầu một sứ mệnh chiến đấu để hỗ trợ Ukraine. Nếu không phải là Hoa Kỳ thì sẽ không còn ai khác cả. Ngoại trừ Pháp và Anh, người ta khó có thể tưởng tượng được rằng một quốc gia phương Tây nào đó có năng lực cầm quân và dẫn đầu một liên minh có khả năng đối đầu với lực lượng Nga ở Ukraine.

Thứ tư, người Nga đã cân nhắc rất nhiều đến tác động kinh tế của việc tiến hành chiến tranh với phương Tây ở Ukraine.

Từ các biện pháp trừng phạt đến thất thoát doanh thu từ dầu mỏ, người Nga biết tác động có thể gây đau đớn, nhưng nỗi đau đó sẽ khiến cả hai bên tổn thương. Dù sao thì các biện pháp trừng phạt thường tương đối tạm thời. Về việc mất doanh thu từ dầu mỏ, Đức phụ thuộc vào dầu khí của Nga. Họ sẽ nhập khẩu dầu ở đâu? Nếu các công ty phương Tây rời Nga, những công ty khác từ Trung Quốc, Ấn Độ và các nơi khác có thể lấp đầy khoảng trống.

Hơn nữa, đối thủ quân sự chính của Nga, Hoa Kỳ, đang chịu thiệt hại về mặt kinh tế. Việc các quan chức liên bang và tiểu bang cùng nhiều công ty Hoa Kỳ sử dụng các chính sách COVID một cách ngu ngốc đã góp phần tăng tình trạng thất nghiệp và châm ngòi lạm phát. Trên hết, chính quyền ông Biden cố tình làm tê liệt nền độc lập về năng lượng của Hoa Kỳ, hành động chống lại lợi ích của chính người dân nước này. Khi Hoa Kỳ chê bai ông Putin vì các hành động của ông ta ở Ukraine, Hoa Kỳ nhập khẩu dầu từ Nga và ngừng hoạt động khoan của chính mình. Theo tính toán của ông Putin, về mặt kinh tế, Nga có thể duy trì một cuộc chiến tranh đủ lâu để giành được sự nhượng bộ từ Ukraine, tránh NATO và nhượng bộ các tỉnh miền Đông; các cuộc đàm phán đang được tiến hành ngay bây giờ.

Cuối cùng, người Nga cũng cân nhắc đến tính cách và kinh nghiệm của những người ra các quyết định quân sự và ngoại giao.

Có thể nghi ngờ rằng ông Putin đã hình dung Tổng thống Ukraine Zelensky nổi lên như một anh hùng dân tộc. Tuy nhiên, đối với hầu hết người dân Nga, bất kể phương Tây phỉ báng ông như thế nào, ông Putin đã thành công trong vai trò một chính khách và làm những gì ông cho là tốt nhất cho người dân Nga, bảo vệ sườn phía tây của mình, điển hình là con đường cao tốc mà phương Tây dùng để xâm lược Nga.

Phương Tây khó có thể tưởng tượng rằng người Nga vẫn còn nghi ngờ các quốc gia như Đức, Ý và Romania (Lực lượng Liên Âu trong Thế chiến II). Ngay cả khi mối đe dọa tấn công quân sự từ các quốc gia như vậy khó xảy ra, thì mối đe dọa theo chủ nghĩa Toàn cầu từ phương Tây là có thật. Ông Putin đã đảm bảo với người dân Nga, dù tốt hay xấu, rằng ông luôn quan tâm đến lợi ích của họ. Đối với phương Tây, ông Putin tính toán rất kỹ. Ví như trường hợp của Hoa Kỳ, được dẫn dắt bởi một chính trị gia sa sút về mặt nhận thức, một chính khách không có khiếu hay năng lực cho một cuộc tổng chiến trên bộ ở Ukraine trước các lực lượng Nga.

Vì vậy, khi cân nhắc quy mô nên làm hay không nên làm, người Nga đã xem xét sự tương quan sức mạnh quân sự của các bên tham chiến tiềm năng, khả năng can thiệp, sự liên kết của kẻ thù, tình hình kinh tế toàn cầu và tính cách của lãnh đạo phe đối lập rồi mới quyết định thời điểm tiến hành vào tháng 2/2022. Ông Putin cá rằng cán cân đã nghiêng về phía mình và đã chộp lấy thời cơ. Thời gian sẽ cho biết ông ấy đã đánh giá tình hình tốt như thế nào.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả David Richardson là cựu Trợ lý Bộ trưởng Chống vũ khí hủy diệt hàng loạt (CWMD) tại Bộ An ninh Nội địa, được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm. Trước đó, ông Richardson đã làm việc tại Cơ quan Điều tra An ninh Nội địa và Nhập cư (ICE) và Cục An ninh Vận tải Hoa Kỳ.

Huyền Anh – Theo The Epoch Times – 25/03/22

https://www.ntdvn.net/the-gioi/quan-diem-cua-tong-thong-nga-putin-ve-ukraine-nhu-the-nao-326574.html