Poutine vừa bị Tòa án Hình sự Quốc tế ra lệnh bắt giử – Nguyễn thị Cỏ May
Khi Poutine xua quân xăm lăng Ukraine, quân đội nga ra sức cướp bóc, bắn giết dân chúng Ukraine, hãm hiếp phụ nữ ở những thành phố ngoại ô Kiev như Irpin, Boutcha, Hostomel. Đây là những tội phạm chiến tranh được LHQ cho điều tra và lập hồ sơ để truy tố Poutine ra Tòa án Quốc tế Đặc biệt. Nhưng về mặt chiến thuật, những hành động tàn bạo này có phải do chủ trương và được Poutine vận dụng như một thứ võ khí chiến tranh hay không ?Có người cho rằng hành động hãm hiếp phụ nữ ukraine của quân nga có tính « cơ hội » hơn là « hệ thống » nên khó nói đó là do chủ trươn g của chế độ. Vì cho tới nay, ở Ukraine vẫn chưa có những « trại hãm hiếp » (Camps de viol – nhốt phụ nữ để cho lính tới hãm hiếp) như ở Bosnie lúc chiến tranh trong những năm1992-1995 (Véronique Nahoum-Grappe, nhơn chủng học). Ở Ukraine, vụ hãm hiếp xảy ra ở trên đường phố hoặc trong nhà dân. Trái lại, cướp bóc mang rỏ tính hệ thống. Quân nga tra tấn, tàn sát tập thể (giết 11. 200 người lớn và 100 trẻ em chỉ trong tháng 04/22).
Mà tra tấn là thứ hãm hiếp vì khi người ta hãm hiếp chính là tra tấn nạn nhơn. Khi hảm hiếp, người ta phải bạo hành để khống chế nạn nhơn mới thỏa mản được mục đích.
Họ là nạn nhơn những vi phạm nhơn quyền tại Nga. Nhà cầm quyền nga coi dân chúng ukraine là kẻ thù chiến tranh. Dội bom nhằm thẳng trường học, bịnh viện, nhà trẻ, chứng minh điều đó. Một chủ trương hoàn toàn coi thường sanh mạng con người. Mọi thứ đều có thể đánh thẳng vào dân chúng.
Báo cáo của Tổ chức Human Watch ngày 03/04/22 có ghi lại những vụ quân nga hãm hiếp phụ nữ ukraine ở Kharkiv và Kiev trong lúc còn bị quân nga chiếm đóng. Nạn nhơn hầu hết trong tình trạng bị quân nga bắt giữ nên những hành động bạo ngược của quân nga được ghi nhận trong bản điều tra như những vi phạm tội ác chiến tranh.
Quân nga khi làm những hành động dã man này, họ hiểu như họ được phép làm, không bị phạt, theo tuyên truyền của nhà nước. Hơn nữa, trong quân đội, lính nga cũng thường xuyên bị đối xử bằng bạo lực nên họ đã quá quen thuộc với bạo lực và bạo lực đã trở thành thứ văn hóa. Bạo lực đề cao nam tính.
Bạo lực và nam tính
Trước khi xua quân xăm lăng Ukraine, ngày 07/02/22, Poutine đã gởi một thông điệp cho Ukraine « Người đẹp của tôi (Ukraine), điều có làm em vui lòng hay không, tôi không biết, nhưng tốt hơn em nên chấp nhận nó ».
Một câu nói không phải quân sự, cũng không chiến thuật, mà là thứ « điếm đàng », nhưng đầy tự tin, biểu hiện sự sung sướng bằng cái đau khổ của kẻ khác mà mình sắp đem tới. Poutine thích trình diển sức mạnh của mình, như đánh với gấu, đấu judo quật ngã đối thủ dễ dàng, … Nam tính được coi như sự vượt trội thần kỳ của Poutine và của giới thân cận. Chính Poutine kể chuyện đã học đánh nhau và « đánh trước » (ai đánh trước làm cha) để khoe thành tích của mình từng làm du đảng ở Léningrad lúc trẻ.
Poutine mang nặng tâm trạng một tên đầu đảng nên quan niệm sự tàn bạo là một thứ thành công ưu đẳng của nam tính. Ở Poutine, sự tàn bạo và nam tính đi đôi với nhau. Quân lính nga được dạy văn hóa bạo hành này là thứ ưu đẳng của nam tính. Hãm hiếp là biểu hiện thắng lợi, một thứ chiến lợi phẩm mà người bạo hành tự hào. Quân nga, ảnh hưởng tuyên truyền của Nhà nước, xem Ukraine là kẻ thù tập thể. Không chỉ người ukraine, mà cả văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo,…tàn bạo vì tất cả những thứ này phải được tẩy sạch. Mục tiêu thật sự là thay đổi xã hội ukraine. Xử dụng sự tàn bạo nhắm vào dân chúng là một thứ chiến thuật khủng bố nhằm làm suy yếu tinh thần đề kháng của Ukraine. Vc trước kia ở Miền nam cũng áp dụng cùng chiến thuật này : ném lụu đạn vào dân (anh hùng Võ thị Sáu khùng), pháo kích vào dân, gài mìn, … Ở Bắc, Hồ Chí Minh cho đấu tố địa chủ, chôn sống, trù dập văn nghệ sĩ, trí thức cho tới tàn đời …
Tàn bạo với một « dân tộc anh em »
Thông thường, một dân tộc này dùng bạo lực tàn sát một dân tộc khác và gây ra tội ác chống nhơn loại. Poutine và quân nga tàn ác ở Ukraine là trường hợp đặc thù của cộng sản. Nó không phải « dân tộc này» đánh « dân tộc khác » nhưng tham vọng chiếm đoạt lại như nhau.
Dân ukraine và Nga như một nhà. Poutine thường bảo « Ukraine xinh đẹp của tôi, em hảy ngoan trong cánh tay tôi, em là của tôi » !
Vậy Poutine oanh tạc, pháo kích vào dân chúng ukraine, tiêu diệt đời sống xã hội ukraine không ngoài cái tâm lý nam tính ưu việt « Tôi có quyền giết em vì em là của tôi ». Nay Poutine đánh Ukraine vì thấy Ukraine không theo mình nữa. Người yêu nay nghĩ đến người khác, muốn theo người khác, không chung thủy với mình nữa thì phải xử tội thôi.
Poutine bị truy tố về tội ác chiến tranh ?
Nga hoàn toàn không có quyền can thiệp quân sự vào lãnh thổ ukraine. Cũng không có quyền xâm chiếm bất kỳ một nước láng giềng nào cả.
Theo Hiến chương LHQ, ngoại trừ trường hợp tự vệ, không có một nước nào được phép dùng bạo lực chống nhau. Năm 2014, Poutine đã dùng bạo lực tiến chiếm đảo Crimée, tháng 02/2022, cũng dùng bạo lực tiến chiếm Ukraine. Như vậy, Poutine đã chủ tâm vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm một cách vô cùng thảm hại. Bs Françoise Bouchet-Saulnier, Giám đốc pháp luật của Tổ chức Y sĩ không biên giới, viết lúc Poutine xua quân qua Ukraine « Nay là chiến tranh trực tiếp giữa hai nước có chủ quyền. Ngoài những tàn phá và những đau thương của dân chúng ukraine gánh chịu, cuộc chiến này còn hăm dọa chánh sách và pháp lý bảo vệ an ninh quốc tế thiết lập từ sau Đệ II Thế chiến nữa ».
Khi Poutine xua quân đánh chiếm Ukraine là vi phạm « luật của chiến tranh » : Tại sao quân đội can thiệp vào ? Đưa quân đội đánh chiếm nước Ukraine có chánh đáng không ?
Poutine có quyền không ?
Mặt khác, về « luật trong chiến tranh », khi quân đội nga tạm kiểm soát một vùng đất ukraine vừa chiếm được, họ có tuân hành đúng những qui định quốc tế hay không ?
Trả lời Hội đồng An ninh LHQ về « luật của chiến tranh », Poutine chỉ nhắc lại như lý do xăm lăng Ukraine là để « bảo vệ thiểu số dân nói tiếng nga bị Ukraine tiêu diệt. Và dẹp nazi ».
Lập luận của Poutine bị 11 người trong Hội đồng An ninh bát bỏ. Poutine nhận được 1 phiếu thuận của Đại diện Nga. Và 3 nước vắng mặt : Tàu, Ấn và Á-rặp thống nhứt.
Thêm một lần nữa xác nhận, theo luật pháp quốc tế bảo vệ an ninh thế giới, Poutine hoàn toàn không có quyền xua quân đánh Ukraine.
Về « luật trong chiến tranh », Pouine đã không tuân hành những qui định quốc tế, trái lại, chủ trương tàn phá đời sống xã hội, khủng bố dân chúng để chiếm cho được Ukraine. Điều này vi phạm luật chiến tranh.
Dưới cái nhìn của thế giới, Poutine liên tục vi phạm luật chiến tranh bởi quân nga bạo ngược đối với thường dân ukraine và những vụ pháo kích nhắm vào dân sự. Sự tàn ác của Poutine đã từng được xử dụng trong chiến tranh ở Syrie trước đây như phá hủy bệnh viện, đền thờ, trường học.
Năm 2014, TT. Zelensky đã đưa ra Tòa án Hình sự Quốc tế vụ Poutine chiếm Crimée. Năm 2022, Tòa án quốc tế đã cho điều tra những tội phạm ở Ukraine và lập hồ sơ. Bs Françoise Bouchet-Saulnier nhấn mạnh « Tòa án hình sự quốc tế có nhiều khả năng để chọn như tội xăm lăng bằng bạo lực, năm 2012, được ghi thêm vào bản qui định quốc tế theo đó Poutine sẽ bị truy tố về trách nhiệm hình sự cá nhơn. Đây là tội bao gồm những việc như lên kế hoach, sửa soạn, tấn công hoặc giao cho người khác thi hành dưới sự chỉ huy, điều động của mình,…. ».
Cá nhơn quân lính nga sẽ bị truy tố theo qui định của Tòa án Nuremberg 1945 về các tội « cướp của, giết dân, hành hung, luu đài, tàn phá đời sống xã hội không liên hệ đến mục tiêu quân sự,… ».
Theo Tòa án Quốc tế, những nhà chỉ huy quân sự và chánh trị của Nga đều bị truy tố và phạt về « tội ác chống nhơn loại ».
Ukraine sẽ truy tố ra Tòa tất cả những người liên hệ và trách nhiệm trong cuộc chiến xăm lăng Ukraine. Điếu này không có gì là không chắc chắn nếu Ukraine đừng xua quân qua đánh Nga !
Thật vậy, tuy còn bom đạn,ngày thứ sáu 17/03/23, Tòa án Hình sự Quốc tề vừa ban hành lệnh bắt giữ Poutine : « Hôm nay, 17/03/23, Phòng II của Tòa Hình sự Quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ 2 người trong khuôn khổ của tình trạng ở Ukraine : Ông Vladimir Vladimirovitch Poutine và Bà Maria Alekseyevna Lvova-Belova » (afp).
Nhưng nếu Poutine đánh thắng ngay, chiếm trọn Ukraine, trước sự thờ ơ hay bất lực của Tây phương, thì liệu Tòa án Quốc tế còn khả năng pháp lỳ nữa không khi một trật tự mới được áp đặt lên thế giới trên cơ sở cái Ác thắng cái Thiện, độc tài ngự trị thế giới ?
Nguyễn thị Cỏ May