Phú quí sanh lễ nghĩa – Nguyễn thị Cỏ May
Ngày xưa, người Pháp tới Việt nam, sau một thời gian dài tiếp xúc với người Việt nam, có nhận xét về người Việt nam khá lý thú và cũng khá trung thực. Theo họ, người Việt nam thường cười nhưng không biết trong lòng có vui thật không vì có khi trước chuyện không thể vui được, người Việt nam cũng vẫn cười. Dường như cái cưới, đối với người Việt nam, là cách ứng xử với mọi tình huống.
Cũng với ngưòi Việt nam, tiếng “có”, “phải”, bày tỏ sự đồng ý, chấp thuận, tương đương với “oui / yes hay OK” của tiếng pháp, tiếng anh, cũng hàm ý nhiều nghĩa khác nhau và dẩn đến nhiều cách ứng xử khác nhau mà không nhứt thiết phù hợp hoàn toàn với “có”, hay “chấp thuận”.
Người Pháp qua nhận xét những phản ứng của người Việt nam như trên đây kết luận cho rằng những cách phản ứng như vậy là những tật xấu phổ biến ở người Việt nam.
Nếu tật xấu của người Việt nam chỉ có như vậy thôi thì phải nói, cách đây cả trăm năm, người Việt nam quả thật không phải là một dân tộc có nhiều tật xấu, trái lại, phải nói đó là một dân tộc tuyệt vời!
Những thói xấu xã hội chủ nghia
Ngày nay, người ta nhận xét người Việt nam có nhiều tật xấu trầm trọng hơn, như “ăn cắp vặt, mê cờ bạc, háo sắc, không quen xếp hàng, giành giật, ghen tỵ, chửi bới, lớn tiếng nơi công cộng, khạc nhổ, xả rác ngoài đường phố, mê lễ bái, mê tín dị đoan, thích nói tục, thích nói đùa, gì cũng cười, thích khoe khoang, trọng bề ngoài, ham danh, thích nói xấu người khác, thích bài bác chế giễu những gì khác mình, nói dối, thiếu kiên nhẫn, nóng tánh, không tôn trọng giờ giấc, kém vệ sinh trong ăn uống, làm việc thiếu trách nhiệm, không đoàn kết, dễ bị kích động, quá khích, thích hùa theo đám đông, v.v…” .
Một số hành vi phản cảm của giới trẻ hiện nay (đốt tiền, đánh nhau, hôn nhau ngay tại lớp học…)
Một trường hợp thiếu lễ phép rất sơ đẳng làm tổn thương tới cả quốc thể. Lúc đám ma Võ văn Kiệt, nhiều Ủy viên Trung ương đảng, cả Ủy viên Chánh trị Bộ, lên máy bay vào Sài gòn, dành chổ của khách hàng đã giữ chổ trước, mặc dầu có một khách hàng là Tổng trưởng Ngoại giao của Bỉ. Dân chúng không biêt xếp hàng thì lãnh đạo ngang nhiên dành chỗ của người khác là bình thường.
Trong gần đây, ở Hà nội, một tiệm ăn Shusi của Nhựt bổn mở cửa chào khách ăn miễn phí trong một buổi thì lập tức có cả ngàn thanh niên hà nội nhào vô cùng lúc, chen lấn nhau, giành giựt, cào hốt lấy thức ăn, cả không ngại đánh nhau. Ngày Tết, người Nhựt đem anh đào qua chưng triển lãm chợ hoa ở Thủ đô Hà nội. Nhiều thanh niên tới xem hoa, bẻ cành mang về. Thấy có người bẻ, nhiều người khác nhào vào bẻ, giành giựt, phá hủy luôn khu triển lãm chỉ trong vòng vài giờ. Đó chỉ là những biểu hiện mất dạy của tuổi trẻ thời đại hồ chí minh. Đây mới là trường hợp vi phạm pháp luật hình sự. Nhưng chánh quyền vẫn làm ngơ và tội phạm được tái diển nghiêm trọng hơn. Nhơn viên Hàng không Việt nam tới Nhựt, vào siêu thị ăn cắp hàng, đem về dùng cho cá nhơn, rồi ăn cắp có tổ chức đem hàng về Hà nội bán lại. .. .
Nếu quả thật người Việt nam có những tật xấu đó có lẽ vì được nuôi dưỡng bằng thứ văn hóa và văn minh đặt sệt xã hội chủ nghĩa và “tư tưởng hồ chí minh”. Chẳng lẻ người việt nam học ở người Tàu? Ở nhiều nơi, người ta đả phải từ chối tiếp nhận người Tàu thuê Hotel hay vào tiệm ăn.
Trước siêu thị ở Nhựt, có bảng niêm yết những điều luật về tội ăn cắp để cảnh cáo khách hàng bằng tiếng tàu và tìếng việt. Giám mục Ngô Quang Kiệt đã tuyên bố trả hộ chiếu vì mang hộ chiếu việt nam, ra nước ngoài, không khỏi xấu hổ.
Cách nay vài hôm, trên máy bay, có hành khách người Tàu cho con ỉa ngay chổ ngồi làm cho hành khách và nhơn viên phi hành ai cũng sợ hãi vì không thể can thiệp được. Phải nói việc làm này, chỉ có người Tàu làm được mà thôi. Phải chi người Tàu xã hội chủ nghĩa không tự hào có bề dày mấy ngàn năm văn hiến chắc đã không làm được những việc vô giáo dục một cách thản nhiên như vậy!
Nhưng ngày nay, thử nhìn lại người Pháp văn minh, lịch sự – lịch sự có tiếng là “nịnh đầm” cả thế giới đều biết – có những cử chỉ, hành động mất dạy nơi công cộng hay không? Và cái nguyên nhơn nào đã giết chết cái lịch sự, cái lễ độ truyền thống của Pháp?
Những người mất dạy (Les mal élevés)
Theo kết quả thăm dò do Văn phòng Aléas (Pháp) phổ biến, 60% dân pháp cho biết điều quan trọng hiện nay đang làm cho họ lo ngại và trở thành căng thẳng tinh thần, không phải do sự thiếu hụt tiền bạc, sự ồn ào của thành phố và thiếu thì giờ nghỉ ngơi, mà là sự thiếu lịch sự, thiếu lễ phép trong xã giao và nhứt là sự dễ gây chuyện xảy ra hằng ngày ở khắp nơi.
Một thứ thảm trạng! Vô phép, hỗn láo, không thấy khó chịu khi làm phiền kẻ khác,… trở thành qui luật xã hội. Ở thành phố, nhiều nhóm sống chung nhưng không có được sự quan hệ mật thiết với nhau. Người thấy điều này là tốt, kẻ khác cho là xấu. Những thiếu lịch sự của nhóm người này trở thành sự thoải mái của nhóm khác. Sống chung nhưng thiếu nội dung thân ái của một cộng đồng, họ không qui định được sự đồng thuận để chia sẻ không gian sống chung trong ý nghĩa «không là của riêng» của ai cả. Khác với xã thôn ngày xưa nơi đó mọi người đều quen biết nhau, đời sống tự quản do định chế đồng thuận của cộng đồng xã thôn.
Ở Paris, để lược kê những phiền nhiễu hằng ngày nơi công cộng, ký giả Clément Pétreault (Le Point, 7/2014, Parìs) ghi nhận có 85% trong dân chúng nói chuyện điện thoại lớn tiếng làm chói tai người ở gần. Thảm nạn này thường do người Tàu, người Phi châu đen và ít bà Việt nam Hà nội xã hội chủ nghĩa gây ra rất tự nhiên trong tiệm ăn, trong xe lửa, xe bus; 79% phóng lên xe bus, xe lửa, métro khi xe vừa mở của không kịp chờ người trên xe xuống; 74% lợi dụng có ngưòi qua cổng kiểm soát Métro đi sát theo để không mất một vé xe mà không cần có sự đồng ý của người này; 70% ăn trên Métro hay xe điện trong Paris, … Vẻ bậy, làm hư hại cố ý trên xe, nơi công cộng trong Paris mỗi năm làm cho Paris phải tốn 400 triệu euros sửa chữa, tu bổ.
Trong trường học, hằng năm, có 80000 đơn của giáo viên thưa học sinh vô lễ, hỗn láo, hành hung, có khi gây thương tích thầy cô. Ở nhà thương, ngân hàng, công sở, nhân viên làm việc quan hệ với dân chúng đều bị sỉ vả, mắng chửi thô tục. Tất cả đều do người dân thiếu giáo dục.
Còn các Ông Tổng thống? Ông Sarkozy trong suốt trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua đã vi phạm nhiều nguyên tắc nghi lễ, có khi vi phạm những điều rất sơ đẳng trong phép xã giao thông thường. Có lẽ một phần do gốc ông vốn là một cậu bé nghịch ngợm?
Đang lúc tiếp kiến Giáo hoàng Benoit XVI, ông thản nhiên trả lời một SMS. Những lần đầu gặp Bà Merkel, Thủ tướng Đức, ông nhào tới ôm hun làm bà ngượng vì bà muốn chỉ bắt tay mà thôi. Tây có phép lịch sự hun bày tay phụ nữ nhưng cách hun không phải đơn giản. Cả một nghệ thuật. Cuối người xuống, đưa tay nâng nhẹ bàn tay phụ nữ lên và làm như đặt môi hung mà môi phải không được chạm tới làn da bàn tay. Nếu người phụ nữ mang bao tay, môi cũng vẫn không đước chạm vào bao tay. Cựu Tổng thống Chirac là người hun tay phụ nữ đúng điệu nghệ!
Một lần khác, gặp Bà Merkel và cả Ông Joachim Sauer, bạn (bồ) của bà, Ông Sarkozy lại giới thiệu với mọi người «Đây là Ông Merkel».
Ngoài ra, người ta thường bắt gặp Ông Sarkozy nheo mắt lúc nhìn hoặc sắp nói chuyện với ký giả.
Tuy nhiên ông vẫn biết tỏ ra «nịnh đầm» khá kỹ khi Bà Hillary Clinton, sau khi hội kiến với ông ra về, vừa bước xuống thềm Điện Elysée, bị trợt chân, rớt chiếc giày, ông vội khom xuống lượm chiếc giày, dìu bà vào phòng y phục để mang giày lại cho bà.
Ông Fillon, cựu Thủ tướng của Ông Sarkozy, trách Ông Sarkozy bước qua cửa, không biết nhường bước cho bà vợ của ông.
Còn Ông Hollande, đương kim Tổng thống, khi thôi bà bồ, đưa ra một bản văn cho cơ quan báo chí AFP như một thông tư hành chánh hay một tờ hủy hợp đồng thương mại.
Tiên học lễ
先學禮後學文 (Tiên học lễ, hậu học văn – đọc từ trái qua phải)
Giáo sư Frédéric Rouvillois dạy Công pháp ở Đại học Paris V đồng ý nhận xét cho rằng xã hội pháp ngày nay kém lễ phép, lịch sự hơn trước đây rất nhiều. Lễ phép là môt giá trị văn hóa mà nguời Pháp đặc biệt quan tâm gìn giữ.
Đất nưóc khi bị khủng hoảng thì mọi phép tắc, lễ nghi, kỷ cương xã hội đều bị ảnh hưởng. Lễ nghĩa ở Pháp bắt đầu xuống cấp từ sau Đệ II Thế chiến. Trong «Ba mươi Năm Chói lọi» (Trente Glorieuses), lễ nghĩa bị chế diễu là lỗi thời. Biến cố tả phái (socialo-communiste) tháng 5/68 đào huyệt mai táng luôn những giá trị truyền thống dân tộc. Trong thập niên 70, chỉ còn lối 30% dân pháp cho rằng lễ nghĩa là những giá trị nên gìn giữ và lưu truyền.
Ở Việt nam, có câu «Phú quí sanh lễ nghĩa, bần cùng sanh đạo tặc» nhưng trên thực tế, không đúng. Theo Gs Frédéric Rouvillois, ở Pháp, chính lớp quí tộc, tăng lữ công giáo thời trước Cách mạng mới là lớp người thiếu lễ nghĩa vì họ có đầy quyền lực nên không cần giữ lịch sự với ai cả. Trái lại, những người dân bình thường, khi tới trước họ, phải khúm núm, phủ phục nếu không sẽ bị quở phạt. Có khi còn bị mất đầu.
Ở Việt nam, những kiến nghị với đảng cộng sản về những điều để cải thiện đời sống nhân dân thường không được đảng lắng nghe, tuy đúng, lãnh đạo cũng thừa nhận, nhưng cách nói không phải phép đối với cấp trên.
Còn cướp đất, cướp tài sản của nhơn dân lại không phải «Bần cùng sanh đạo tặc», mà chính giới phú quí đảng viên làm đạo tặc.
Ở Pháp, «Phú quí sanh đạo tặc» trước Cách mạng là giới Quí tộc và Tăng lữ. Ở Viêt nam sau cách mạng mùa thu, đảng cộng sản là hiện thân của Quí tộc và Tăng lữ ở Pháp. Họ ra sức khủng bố, đàn áp dân lành, vơ vét của cải của nhân dân tới cộng rau muống cuối cùng.
Ngày này, nếu dân chúng biết ý thức tình trạng suy thoái lễ nghĩa thì đó sẽ là cơ may để những giá trị cũ có thể phục hoạt sớm.
Nguyễn thị Cỏ May