Phỏng vấn Joseph Nye: “Hoa Kỳ và Trung Quốc ràng buộc chặt nhau, và tình trạng chung là hữu hảo”

Cac Bai Khac

No sub-categories

Phỏng vấn Joseph Nye: “Hoa Kỳ và Trung Quốc ràng buộc chặt nhau, và tình trạng chung là hữu hảo”

Posted by adminbasam on 24/11/2015

Emanuel Pastreich thc hiện
Đỗ Kim Thêm dịch
30-10-2015
Joseph Nye là nguyên Khoa Trưởng Kennedy School of Government của Đại học Harvard. Ông là một nhân vật chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong bốn thập niên qua. Ông đã phục vụ trong chính phủ Hoa Kỳ với chức vụ là Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về Các Vần đề An ninh Quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia và Phó Ngoại trưởng về Hỗ trợ An ninh, Khoa học và Công nghệ
Ông đã viết nhiều sách có ảnh hưởng. Cuốn sách nổi tiếng nhất là Soft Power: The Means to Success in World Politics. Trong cuốn sách gần đây nhất là Is the American Century Over? (Wiley, 2015) ông lập luận là Hoa Kỳ vẫn còn là cường quốc quan trọng trong thế giới và các trào lưu hiện nay cho thấy là Hoa Kỳ sẽ duy trì vị thế này, mặc dù bản chất của quyền lực của Hoa Kỳ sẽ thay đổi.
                                                                            ***
Chuyện rõ rệt là Trung Quốc là cường quốc đang trỗi dậy trong thế giới. Và tuy thế, tôi tự hỏi liệu rằng sự cạnh tranh không thể tránh khỏi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có nhất thiết phải kết thúc bằng một cuộc đối đầu gay gắt không. Tôi nghĩ rằng nếu dựa trên nền tảngvề văn hóa thì dự đoán này là không có cơ sở trong thực tế. Ông nghĩ là số phận của Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ rang buộc nhau thế nào? Ông có nghĩ rằng đối với Hoa Kỳ các mối quan hệ tốt là quan trọng trong việc duy trì vị thế trên toàn cầu của mình không?
Tầm vóc của Trung Quốc và mức tăng trưởng cao về kinh tế sẽ mang lại cho Trung Quốc gần gũi hơn với Hoa Kỳ về các khía cạnh thuộc về các nguổn lực cơ bản gây ảnh hưởng trong vài thập niên tới. Sự tiến hóa như thế không nhất thiết có hàm ý là Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ để trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất. Ngay cả khi Trung Quốc không phải chịu đựng về những tụt hậu nặng nề về chính trị quốc nội, một vài dự phóng hiện nay về sự tăng trưởng trong tương lai là chỉ dựa theo đường tuyến tính của tốc độ tăng trưởng hiện tại và những mức tỷ lệ này có vẽ sẽ chậm lại trong tương lai. Hơn nữa, chỉ nhìn vào dự phóng kinh tế có thể dẫn đến sự hiểu biết một chiều về quyền lực, vì người ta bỏ qua những điểm mạnh của quân đội Hoa Kỳ và lợi thế của Hoa Kỳ về quyền lực mềm. Vì vậy, chúng ta không nên bỏ qua các điểm bất lợi về địa chính trị của Trung Quốc trong bối cảnh của sự cân bằng quyền lực trong phạm vi của châu Á. Vị trí của Trung Quốc là kém thuận lợi hơn nếu so sánh mối quan hệ của Hoa Kỳ liên quan đến châu Mỹ La tinh, châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước khác.
Bàn về vấn đề tình trạng suy sụp tuyệt đối, đúng hơn là suy giảm tương đối của Hoa Kỳ, thì Hoa Kỳ phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng như nợ công, quyền của dân chúng được theo đuổi giáo dục cấp trung học, tình trạng bất bình đẳng thu nhập ngày càng tăng và sự bế tắc chính trị trong nước. Mặc dù các vấn đề này là quan trọng, nhưng rút cuộc đó chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh. Khi nhìn về mặt tích cực trong toàn bộ, chúng ta có thể thấy xu hướng thuận lợi cho Hoa Kỳ về mặt dân số (không phải là bị lão hóa nghiêm trọng mà chúng ta thấy trong khu vực Đông Á), công nghệ (dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và sang tạo các lĩnh vực mới), và năng lượng. Và còn có được yếu tố lâu dài tạo thuận lợi, mà Hoa Kỳ có vị trí địa lý và tinh thần kinh doanh bền bỉ là thí dụ.
Khi đánh giá chung, mô tả thế kỷ XXI như là một sự suy vi của Hoa Kỳ, điều này không chính xác và gây hiểu lầm. Hoa Kỳ có nhiều vấn đề, nhưng nó không phải là suy vi tuyệt đối như trong ý nghĩa vào thởi cuối của Đế Quốc La Mã. Các xu hướng hiện nay cho thấy là Hoa Kỳ sẽ vẫn c òn là một nước mạnh hơn so với bất kỳ nước duy nhất nào khác trong nhiều thập niên tới.
Tôi nghĩ rằng rút cuộc thì các thách thức trọng đại nhất đối với Hoa Kỳ sẽ không là việc Hoa Kỳ bị Trung Quốc qua mặt và bị các đối thủ khác đè bẹp. Đúng ra, Hoa Kỳ cũng có thể phải đối mặt với một cảnh quan phức tạp của các nguồn lực mà nó do hai tác nhân tạo thành, đó là nhà nước và không thuộc về nhà nước. Nó đem lại một thách thức chưa từng có từ trước cho đến nay. Đối với Hoa Kỳ nhiệm vụ sẽ ngày càng nhiều hơn trong việc tổ chức liên minh và mạng lưới, mà nó có thể được huy động để giải quyết sao cho có hiệu quả trong một số các vấn đề xuyên quốc gia ngày càng tăng. Và chúng tôi sẽ ngày càng bị thử thách để tổ chức hợp tác đa phương phức tạp để tìm giải pháp
Trái ngược với những đòi hỏi của một số người tuyên bố là thế kỷ này là “thế kỷ của Trung Quốc”, chúng ta không thấy bất kỳ dấu hiệu nào là của một thế giới đi vào thời kỳ hậu Hoa Kỳ. Điều đó nói rằng, mặc dù giới lãnh đạo của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục, và họ sẽ tạo một hình thức lãnh đạo khác hơn những gì mà họ đã làm trong thế kỷ XX. Như tôi đã viết trong thời gian trước đây, nghịch lý của quyền lực Hoa Kỳ là mặc dù có các tài sản khổng lồ, không thể so được trên thế giới, tuy nhiên, siêu cường duy nhất không thể nào hoạt động đơn độc.
Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc phạm phải những sai lầm mà Hoa Kỳ đã làm. Ví dụ, Trung Quốc không phải là một tay đua tự do về các vấn đề toàn cầu, trục lợi do trật tự toàn cầu nhưng không góp phần tích cực cho trật tự này. Hoa Kỳ đã làm như vậy trong những năm 1930 và đó là một lỗi lầm nghiêm trọng.
Các thị phần của Hoa Kỳ trong nền kinh tế thế giới sẽ ít hơn trong thế kỷ này nếu so với thị phần lúc vào giữa của thế kỷ trước. Nhưng thách thức lớn hơn sẽ đáp ứng được một cách hiệu quả đối với sự phức tạp của những thách thức mới. Điều đó có nghĩa là có các nước mới trỗi dậy và vô số các tác nhân không phải là nhà nước. Những thách thức mới sẽ làm khó khăn, ngay cả cho một cường quốc lớn nhất để gây ảnh hưởng và tổ chức hành động. Cuối cùng, tôi cảm thấy rằng Trung Quốc, một thách thức lớn hơn đối với Hoa Kỳ, đúng ra là sẽ gặp một tình trạng bất ổn về mặt thể chế.
Tại sao ông cảm thấy có một nhu cầu khẳng định về vị thế mạnh của Hoa Kỳ tại thời điểm đặc biệt này? Đâu là các lý do dẫn đến việc đánh giá thấp các khả năng của Hoa Kỳ?
Trong những năm 1990, tôi đã viết rằng sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc có thể gây ra một cuộc xung đột toàn cầu tương tự như cuộc chiến tàn khốc Peloponnesia ở Hy Lạp thời cổ đại mà Thucydides mô tả trong nghiên cứu đồ sộ của ông. Thucydides kết luận rằng sự trỗi dậy về quyền lực ở Athene gây dần dà nổi sợ hãi tại Sparta, mà nó khởi động tình trạng leo thang về các tình trạng căng thẳng và xung đột.
Hiện nay, tôi nghĩ rằng một kịch bản xung đột công khai giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ như thế khó mà xảy ra trong môi trường hiện tại. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhấn mạnh rằng Trung Quốc không thể vực dây trong một cách yêm thắm.
Và rồi có những người suy luận tương tự về những tình trạng căng thẳng về địa chính trị mà nó gây ra thế chiến thứ I, cụ thể làm như thế nào để Đức vượt qua Anh quốc trong sức mạnh công nghiệp, tạo vấn đề về trật tự cho châu Âu. Trong khía cạnh này, các cảnh báo khác của Thucydides là quan trọng mà chúng ta cần lưu tâm: niềm tin là cuộc xung đột là chuyện không thể tránh được, nó có thể trở thành một trong những nguyên nhân chính. Có một kịch bản có thể xãy ra mà trong đó mỗi bên khi tin rằng họ sẽ kết thúc chiến cuộc với đối phương, khi họ có những chuẩn bị quân sự hợp lý phù hợp với suy đoán mà đối phương biết được như là một cách xác nhận về nỗi sợ hãi tồi tệ nhất. Một vòng luẩn quẩn như thế có thể được khởi động.
Đánh giá chính xác về các mối tương quan quyền lực là chủ yếu nhằm để ngăn chặn các tính toán sai lầm trong chính sách. Hiện còn tồn đọng mối lo ngại là Trung Quốc ngày càng bành trướng chủ nghĩa dân tộc, trào lưu này đối phó với các nguy hiểm của tính ngạo mạn. Tương tự như vậy, có một nguy cơ là Hoa Kỳ sẽ phản ứng thái quá đối với những lo sợ về các mối nguy hiểm do sự trỡi dậy của Trung Quốc và làm trầm trọng thêm tình hình.
May mắn thay, nếu Trung Quốc sẽ có khả năng quân sự để theo đuổi các ước mơ đầy tham vọng trong vài thập niên tới, thì đó là chuyện đáng nghi ngờ. Chi phí là vấn đề quan trọng. Để làm thoả mãn một loạt các mong muốn cho việc bành trướng trong tương lai là chuyện dể giống như nếu ông nhìn vào một tấm thực đơn mà không có bảng giá kèm theo. Vì vậy, nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc cố gắng để sánh được với Hoa Kỳ trong bất cứ cách có ý nghĩa nào, họ sẽ phải đối mặt với sự phản ứng của các nước khác, cũng như với các cưởng chế gây ra do những mục tiêu riêng của họ về tăng trưởng kinh tế liên tục và sự theo đuổi các thị trường ngoại thương và các nguồn lực ngoại tại.
Vì vậy, tôi tiếp tục hoan nghinh Trung Quốc trỗi dậy trong hòa bình và tôi tin rằng với tài năng của các chính khách cẩn trọng mà các xung đột nghiêm trọng có thể tránh được .
Khi chúng ta thử đánh giá mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, nhìn lại quá khứ là chuyện quan trọng, giống như nhìn vào việc chung cuộc của Athens và Sparta, hay Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, hoặc Vương quốc Anh và Đức. Nhưng nó cũng đúng khi hiện nay chúng ta đang chứng kiến ​​các sự phát triển công nghệ mà nó chưa từng có trong lịch sử con người. Sự tiến bộ của bộ máy điện toán theo cấp số nhân đã chuyển hoá một số khía cạnh của cắc quan hệ quốc tế, và làm phức tạp cho mối quan hệ của Hoa Kỳ với thế giới. Sự phát triển này không thể được tìm thấy trong các cuốn sách lịch sử, vì nó đã không bao giờ xảy ra trước đây. 
ờng như là công nghệ sẽ không chỉ quyết định cho thịnh vượng và quyền lực, mà nó còn biến đổi chính bản chất của các quan hệ quốc tế.
Hoa Kỳ có khả năng sẽ duy trì vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ trong 5 cho đến 10 năm tới, và có lẽ xa hơn sau đó. Không thể dự đoán được chuyện tương lai trong năm mươi năm. Hoa Kỳ chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển hiện nay là khoảng 2,9% của Tổng Sản Lượng Nội Địa, một số tiền vượt quá kinh phí của Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức. Trung Quốc và Liên Âu sử dụng khoảng hơn với 2% của TSLNĐ. Tinh thần kinh doanh táo bạo và khả năng tiếp cận với nguồn vốn liên doanh tại Hoa Kỳ thúc đẩy làm thay đổi công nghệ, đó cũng là một vấn đề quan trọng.
Tôi không lạc quan về tình hình của Hoa Kỳ và triển vọng trong tương lai về khoa học và công nghệ khi không có cải cách triệt để. Tôi lo rằng mức độ chung v khả năng đang dần dà suy sụp theo ý ngh tương đối và tuyệt đối.
Nếu người ta nhìn vào các công nghệ mà thường được nhắc tới như là một lĩnh vực biến đổi nhất trong thế kỷ này, thì nhìn chung, chúng ta thấy rằng Hoa Kỳ vẫn còn đứng hàng đầu của các sự phát triển mới. Nhận định này cũng đúng đối với ngành công nghệ sinh học, công nghệ nano, và vẫn còn đúng cho các thế hệ tiếp theo của công nghệ thông tin
Một số người cho rằng sự biến đổi khí hậu làm cho thay đổi cách đối phó ở nhiều cấp độ. Đầu tiên, việc ứng phó với biến đổi khí hậu đòi hỏi một mức độ mới của sự cam kết với thế giới sao cho bình đẳng, vấn đề mà Hoa Kỳ có thể gặp khó khăn. Và thứ hai, biến đổi khí hậu có nghĩa Hoa Kỳ sẽ chịu nhiều khó khăn vì nền kinh tế đầu tư quá mức trong lĩnh vc dầu hoả. Ngay khi Hoa Kỳ đã có thể vượt qua Anh vì Anh đã đầu tư nhiều trong lĩnh vực than trong thế kỷ vừa qua, trong khoảng thời gian này liệu rằng vấn đề có thể nổi lên khi Trung Quốc sẽ dễ dàng khi đầu tư trong lĩnh vực năng lượng mặt trời và gió hơn là đầu tư trong lĩnh vc dầu hoả?
Ngoài ra, chuyện cũng có thể là quân đội Hoa Kỳ không thể thay đổi một cách nhanh chóng để giải quyết các thách thức an ninh trong việc biến đổi khí hậu vì Hoa Kỳ đầu tư quá nhiều trong lĩnh vực vũ khí như trong quá khứ.
Tôi coi sự thay đổi khí hậu là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Hiện nay, Trung Quốc là nguồn phát tán lớn nhất thế giới của khí carbon dioxide và đã trở thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Đến những năm 2020, các cuộc cách mạng đá phiến có thể có nghĩa là Bắc Mỹ sẽ không còn nhập khẩu năng lượng. Phần lớn các khí do đá phiến sẽ có thể thay thế than đá và dầu hoả mà nó tạo ra ra nhiều khí từ nhà kính
Trung Quốc cũng có nguồn tài nguyên khổng lồ về đá phiến, nhưng Trung Quốc khai thác chậm hơn. Nhìn chung, Hoa Kỳ chuẩn bị tốt hơn so với Trung Quốc để đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu. Điều đó nói rằng, những thách thức của biến đổi khí hậu là sẽ đòi hỏi sự hợp tác của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác. Không một quốc gia sẽ có thể giải quyết vấn đề này riêng biệt, hoặc tránh khỏi các hậu quả của vấn đề.
Mặc dù chuyện có thể đúng là quyền lực của Hoa Kỳ sẽ kéo dài lâu hơn người ta dự đoán, nếu nói theo lời của Frances Cairncross thì “cái chết của khoảng cách” mà phát triển công nghệ nhanh chóng đã đem lại, ngày càng làm cho Trung Quốc thành một thành phần quan trọng của nền kinh tế Hoa Kỳ, và là một thành phần của các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Liệu tương lai Hoa Kỳ sẽ không có hội nhập một cách sâu rộng với Trung Quốc chăng, có lẽ đến một mức độ chưa từng có trước đây?
Hoa Kỳ và Trung Quốc ràng buộc chặt nhau, và tình trạng chung này là hữu hảo. Ngăn chận các hành động phá hoại bằng quân sự hoặc trên mạng có thể dựa trên sự phản đối, trừng phạt, hay tạo ràng buộc. Trung Quốc và Hoa Kỳ mỗi nước sẽ gánh chịu nếu họ tự phát động một cuộc tấn công hạt nhân, hoặc phá hủy mạng lưới điện của nhau. Cần ngăn chận các hành vi quyết liệt như vậy. Trong lĩnh vực kinh tế cũng vậy, Trung Quốc không thể đủ khả năng để bán hạ giá đồng đô la của mình cho thị trường thế giới, vì hành động như vậy sẽ làm hại nhiều cho họ hơn là sẽ làm hại cho Hoa Kỳ. Như Robert Keohane và tôi đã viết về đề tài quyền lực và mối tương thuộc bốn mươi năm trước đây, ở đâu mà có sự tương thuộc đối xứng, thì vấn đề nhiều quyền lực sẽ không xảy ra.
                                                                            ***
Phiên bản gốc của bài này đã đăng tại Asia Today. Đây là bài phỏng vấn đầu tiên trong một loạt bài do Viện châu Á thực hiện.