Phỏng vấn Francis Fukuyma: Sự trỗi dậy của TC, tình hình căng thẳng tại Đông Á và vai trò của Hoa Kỳ

Cac Bai Khac

No sub-categories

Phỏng vấn Francis Fukuyma: Sự trỗi dậy của TC, tình hình căng thẳng tại Đông Á và vai trò của Hoa Kỳ
Image Credit: Andrew Newton
Diplomat Tác giả: Emanuel Pastreich. Theo Dịch giả: Đỗ Kim Thêm, 02/11/2015.

Francis Fukuyama là nhà khoa học chính tri và nhà khoa học kinh tế chính trị hàng đầu cùa Hoa Kỳ. Ông là tác giả nổi danh với các tác phẩm The End of History and the Last Man(1992) và the Origins of the Political Order. Ông là chuyên gia cao cấp tại the Center on Democracy, Development and the Rule of Law at Stanford University.

Emanuel Pastreich là Giám đốc của Viện Châu Á. Nguyên bản của bài này được đặng tại Asia Today. Đây là bài phỏng vấn đầu tiên trong loạt bài do của Viện châu Á tổ chức.

Chúng ta bắt đầu với một câu hỏi đơn giản nhất của vấn đề. Nếu chúng ta muốn hiểu về những thách thức ở Đông Á hiện nay, đầu tiên chúng ta phải xem tại sao châu Á đã trở thành trung tâm trong nền kinh tế toàn cầu và đóng một vai trò ngày càng to lớn trong nền chính trị thế giới. Ông lý giải về sự thay đổi to lớn mà chúng ta đang chứng kiến ngày nay như thế nào?

Vâng, có một sự khác biệt đáng kể giữa các lĩnh vực kinh tế và chính trị. Rõ ràng, có sự thay đổi lớn lao nhất mà chúng ta quan sát được là trong lĩnh vực kinh tế. Chúng ta có thể lùi lại cho đến thời công nghiệp hoá của TC sau Cách mạng Văn hóa và sự trỗi dậy của bốn con hổ: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Hồng Kông. Nhưng sự thay đổi theo khái niệm về quyền lực chính trị là một tiến trình chậm hơn nhiều nếu so với sự chuyển đổi kinh tế.

Nhìn chung, châu Á chưa tận dung hết khả năng của mình theo ý nghĩa để định hình cho các quy tắc về hệ thống toàn cầu và điều hướng mà việc quản trị toàn cầu đang hướng tới. Đó là vấn đề mà Joseph Nye đề cập là “quyền lực mềm” – khả năng của một quốc gia dự phóng với những ý tưởng và khái niệm, xây dựng các thể chế và cách áp dụng có gây ảnh hưởng. Các tụt hậu về mặt trình độ của các ý tưởng còn nghiêm trọng hơn sự tụt hậu theo khái niệm về quyền lực chính trị.

Vì vậy, nếu chúng ta nói về sự nổi lên của châu Á, chúng ta phải chắc rằng chúng ta hiểu rõ về những khía cạnh nào của việc trỗi dậy này mà chúng ta đang đề cập đến. Nếu chúng ta đặt câu hỏi cụ thể: “Tại sao sự phát triển kinh tế của Đông Á thành công quá như vậy?” Chúng ta có thể nói với sự tự tin nhiều hơn về sự trỗi dậy rõ nét, cho dù sự nó không nhất thiết là phải đáp ứng tất cả về những kỳ vọng truyền thống về quyền lực và ảnh hưởng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, chúng ta có thể đoán chắc một điều là TC sẽ tiếp tục gia tăng ảnh hưởng trong các vấn đề toàn cầu trong một tương lai gần.

Và tuy thế, sự trỗi dây của TC là một nghịch lý sâu xa. TC đang gia tăng ảnh hưởng trong lĩnh vực chính trị và kinh tế ngày nay, và TC kết ước với các dự án viện trợ quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử. Đồng thời, nếu ông đến Thượng Hải, ông sẽ thấy ngày càng có nhiều sinh viên TC học tiếng Anh và tìm cách ra nước ngoài để học tập tại các trường đại học Hoa Kỳ. Hiện nay, họ quan tâm nhiều hơn đến việc tới các nước tiên tiến nếu so việc này với cách đây hai mươi năm trước.

Xu hướng này là thực tế, nhưng có lẽ trào lưu này có nhiều liên hệ với sự thật là có nhiều người TC có tiền để gửi con họ đến Hoa Kỳ để học hơn bất cứ điều gì khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng dù TC có sức mạnh về kinh tế, nhưng sức mạnh mềm về văn hóa và giáo dục vẫn còn thiếu.

Đối với tất cả những điểm yếu kém của mình, Hoa Kỳ dự phóng cho quyền lực mềm trên toàn cầu với một số tiền to lớn. TC không thể đo được sức mạnh đó.

Nhưng nói một cách chính xác thì những gì tạo cho Hoa Kỳ có lợi thế? Dù tăng trưởng kinh tế là đáng kinh ngạc, tại sao lại có quá khó khăn cho TC, Hàn Quốc và Nhật Bản để họ có loại tác động văn hóa như vậy? Tất nhiên, các nền văn hóa này là vô cùng tinh tế và có trình độ của giáo dục rất cao.

Chúng ta đang chứng kiến một số thay đổi, nhưng việc xây dựng thể chế, sự phát triển của mạng lưới toàn cầu, và sự chấp nhận của các nền văn hóa mới cần mất nhiều thế hệ.

Hàn Quốc đã thực hiện tốt về mặt văn hóa. Nếu ông nhìn về sự lan toả của nhạc pop, opera và phim Hàn Quốc, Hàn Quốc đang sản xuất một nền văn hóa có mức cạnh tranh cao độ, nó được phổ biến nhanh chóng, thậm chí bao gồm các lĩnh vực như hoạt hoạ, mà một thời nó đã được coi là độc quyền của người Nhật. Nhưng ảnh hưởng của loại văn hoá như vậy có rất ít liên quan đến Tổng Sản Lượng Nội Địa. Thay đổi đáng kể này có thể sẽ đến, nhưng nó sẽ không đến được nhanh.

Tôi giả đoán rằng sự chế ngự của Anh ngữ cũng là một yếu tố quan trọng

Sức mạnh của tiếng Anh có một lịch sử lâu dài, ta phải lui lại cho đến thời kỳ của Đế quốc Anh, nhưng sự thống trị liên tục của nó có một phần nào là do sự phản ánh của văn hóa, và có một phần khác là do phản ánh sự chế ngự của Hoa Kỳ trong kinh doanh quốc tế. Bất chấp sự thống trị vẫn còn tồn động của tiếng Anh, chúng ta có thể cảm nhận được có sự thay đổi đáng kể.

Mọi người bắt đầu học tiếng Hoa phổ thông trên toàn thế giới, và xu hướng này sẽ tiếp tục. Đối với một số nơi ở châu Phi, Hoa ngữ dường như là một ngôn ngữ quan trọng. Ảnh hưởng văn hóa sẽ theo sau, phát ra sức mạnh kinh tế ngày càng gia tăng, nhưng cách biệt về mặt thời gian là đáng kể.

Và chúng ta đang sống trong thời kỳ của toàn cầu hoá chưa từng thấy từ trước cho đến nay. Nó đánh bại mọi tiền lệ. Ví dụ, nếu ông đọc các số liệu thống kê được công bố liên quan đến các Ủy viên của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Hoa, ông sẽ thấy rằng có một số người ngoại hạng, họ có thể có thân nhân sống ở nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài. Họ cam kết theo một nền kinh tế toàn cầu và quan tâm đến nền kinh tế của Hoa Kỳ. Chúng ta có thể thấy các khoản đầu tư ở nước ngoài như là một cách để họ giấu tiền mặt, nhưng đó cũng có nghĩa mà những khoản đầu tư ở nước ngoài cũng là một loại thuộc về mạng lưới an toàn. Tôi nghĩ là người ta có một cảm giác rằng ở các nước phương Tây, dù họ có thể có bất cứ vấn đề gì, thì về cơ bản vẫn là ổn định hơn về mặt chính trị, nếu so với các quốc gia đang phát triển.

Vì vậy, dù tất cả các thành công của TC là đáng kể, ổn định và thịnh vượng liên tục không phải là một cái gì đó mà họ có thể đoan chắc. Sự tích lũy tiền của không thay thế cho phẩm chất cuộc sống, để có được một nền giáo dục tốt, có thực phẩm an toàn để ăn. Ngay cả những người siêu giàu ở Bắc Kinh có thể có con mang bệnh hen suyễn và bệnh trở nên trầm trọng hơn vì do ô nhiễm không khí. Tác giả Lee Chang Rae vừa xuất bản một cuốn tiểu thuyết mang tên “Một Đại Dương Ngập Đầy Như Thế“. Sách mô tả về một nhà nước độc tài trong một siêu đô thị B – Mor (Baltimore cũ) nơi mà dân chúng là những người di dân từ một ngôi làng trong một “Trung Hoa mới”. Làng này trở thành không thể ở được vì biến đổi khí hậu. Cuốn tiểu thuyết này cho thấy là chúng ta có thể gặp phải một thế giới hoàn toàn khác so với gì chúng ta giả định qua tác phẩm quen thuộc là “Thăng trầm của các cường quốc” và công nghệ và biến đổi khí hậu sẽ là yếu tố chính. Toàn bộ thế giới đang bị ảnh hưởng bởi sự trỗi dậy của TC và kịch bản Lee Chang Rae là không quá khó tin. Có một cuộc tranh luận ở phương Tây và ở một mức độ nào đó ở TC là liệu TC có thực sự có khả năng đổi mới cơ bản không. Có thể tôi rơi vào trong một trường phái tranh luận của những người nói rằng chúng ta không nên đánh giá thấp khả năng của TC trong việc thay đổi triệt để. TC đã thay đổi nhiều hơn so với bất cứ ai tưởng tượng kể từ cuộc Cách mạng Văn hóa và TC có một lịch sử lâu dài của chuyển hoá định chế. Dù có nhiều tiến bộ gần đây của TC về mặt kinh tế và tri thức, đó đã là một hình thức đuổi bắt kịp, TC là một đất nước rộng lớn với nhiều người thông minh. Tôi sẽ không cho rằng chỉ vì TC thiếu tự do chính trị đáng kể, mà điều này có nghĩa là TC sẽ không thể đạt được tiến bộ đáng kinh ngạc, để đổi mới công nghệ và xây dựng thể chế.

Tất nhiên, TC có một truyền thống lâu đời của một chính quyền tốt và đổi mới thể chế. Từ các triều đại nhà Đường và Tống đển nhà Minh và nhà Thanh, Trung Hoa đã có thể tạo ra cải cách nội bộ nhiều lần. Đã có một số học giả như Daniel Bell tại Đại học Thanh Hoa, trong cuốn sách của ông là “Mô hình Trung Hoa: Chế độ tuyển dụng nhân tài chính trị và những hạn chế của nền dân chủ“, hoặc Trương Duy Vi của Đại học Phục Đán trong cuốn sách “Làn Sóng Trung Hoa: Sự Trỗi dậy của một Nhà nước văn minh“, tác giả lập luận rằng Trung Hoa về cơ bản là khác hơn so với các quốc gia ở chỗ nó là một nền văn minh, không phải là một quốc gia dân tộc. Có lẽ có cái gì đó biến đổi của TC, TC đang tìm cách để làm lại toàn bộ thế giới, không chỉ là chuyện mở rộng các thị trường mới?

Tôi có một chút hoài nghi về những nỗ lực như vậy để nhận ra một tầm nhìn mới theo quan điểm Nho giáo trong các sự hỗn loạn về nền kinh tế chính trị của TC hiện nay. Tôi không nhìn thấy đó là một biện pháp có kết hợp toàn diện; mà là một tổng hợp các loại rời rạc. Các thông điệp công khai xuất phát từ TC qua các nguồn tin chính thức thì họ vẫn còn dùng chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở. Có lẽ, có một sự quan tâm thành khẩn trong quá khứ, nhưng về cơ bản, TC khá bối rối về Nho giáo. Dù TC có thể cảm thấy tốt để suy nghĩ về việc xây dựng trên một truyền thống vĩ đại của thiên niên kỷ. Nhưng khi thực hiện họ trở lại chủ nghĩa Mác hay tân tự do. Họ lấp đầy các khoảng trống ý thức hệ bằng chủ thuyết đề cao tiêu tinh thần tiêu thụ và ham muốn. Miễn là sự tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng, họ sẽ hài lòng. Nhưng trong những lựa chọn khó khăn mà các chính trị gia TC thực hiện, tôi không thấy là họ theo nền văn minh Nho giáo nhiều.

Nhưng ở phương Tây cuối cùng thì mọi sự đang thay đổi một ít. Trí thức phương Tây đang quan tâm nhiều hơn về châu Á. Họ đọc và viết về TC và về văn hóa và chính trị của TC. Quan tâm về Đông Á ở Washington D.C. lan rộng như thế nào?

Mặc dù quan tâm về châu Á đã gia tăng một cách đáng kể, có lẽ mức độ quan tâm còn quá ít so với những gì cần được quan tâm hơn. Sự nổi lên của TC đã gây ra một cái nhìn hướng về nội tại và rộng rải về các thể chế của Hoa Kỳ và phương Tây và những thiếu sót của họ. Đã có một số cuộc thảo luận bên lề, nhưng sự tái định hướng nghiêm chỉnh đã chưa khởi động. Hầu hết mọi người ở phương Tây thừa nhận có một trào lưu mới ở TC và họ bày tỏ quan ngại về tình trạng thất nghiệp tại Hoa Kỳ. Nhưng có vài người nhìn vào sự trỗi dậy của TC và Đông Á như một thách thức đối với sự thống trị của nền văn minh phương Tây.

Ông nghĩ gì về những thách thức chủ yếu cho Hoa Kỳ và châu Âu ngày nay?

Nhiều nhà khoa học xã hội tại Hoa Kỳ đã mặc nhiên công nhận rằng tự do kinh tế mà không có tự do chính trị với một mức độ tương ứng thì không bền vững. Họ cho rằng TC sẽ phải mở hệ thống chính trị và dân chủ hóa trong cách này hay cách khác. Nhưng có những vấn đề nghiêm trọng với giả định này. Nếu chúng ta nghĩ về lâu dài, thí dụ như nói tới ba mươi năm trong tương lai, chúng ta có thể nói là tốc độ tăng trưởng kinh tế của TC cao hơn phương Tây, nền kinh tế TC đã hoàn toàn thay thế Hoa Kỳ về tầm vóc quy mô và mức độ ảnh hưởng, nhưng liệu sẽ có một TC mà chính phủ ở vào một vị thế như kiểm soát được trong nước và quốc tế chăng? Một kịch bản như vậy là hoàn toàn có thể và nó có thể tạo ra những thách thức to lớn cho các định chế toàn cầu hiện nay. Một số ít người ở phương Tây muốn tưởng tượng ra một kết cục như vậy. Nhưng đó không phải là một cái cớ để trình bày suy nghĩ mơ tưởng mà xem đó như như phân tích nghiêm túc. 

Đồng thời, vấn đề tự do là một câu hỏi phức tạp. Thí dụ như một vài khu vực của Thượng Hải, người ta có thể truy cập đựợc Facebook và Google và hầu như không có trường hợp can thiệp của chính phủ – nếu như ông là một thành viên của “một cộng đồng quốc tế“.” Một vài người Hoa Kỳ sống ở TC có cảm tưởng là họ có tự do hơn một cách kỳ lạ trong môi trường TC.

Vâng, rõ ràng ngày nay có nhiều lĩnh vực ở TC đang mở rộng. Toàn cầu hóa mang tới tất cả các loại phức tạp.

Và châu Âu thì sao? Sự trỗi dậy của châu Á có ảnh hưởng tới Pháp, Đức, Ý và cường quốc khác tạichâu Âu như thế nào?

Điểm nổi bật về châu Âu là họ ít quan tâm đến TC. Dù tôi mong muốn là Hoa Kỳ nhìn về châu Á một cách nghiêm túc, nếu so với châu Âu, thì chúng tôi đang làm một công việc này khá tốt. Ông sẽ ngạc nhiên khi thấy nhiêu người châu Âu vẫn đang nói về những thách thức từ Hoa Kỳ và các mô hình cho kinh doanh của Hoa Kỳ. Họ gặp khó khăn đau đầu trước một thực tế là TC sẽ là một tác nhân quan trọng trên thế giới và những gì xãy ra trong nền kinh tế TC đang tác động đến nền kinh tế châu Âu. Tương tự như vậy, việc nghiên cứu về Trung Hoa, Nhật Bản và Nam Hàn ở châu Âu là thua xa Hoa Kỳ. Hiện không có nhiều người nói tiếng Trung Hoa và hầu như không ai có thể đọc một bài diễn văn hoặc đọc một cuốn sách bằng một ngôn ngữ châu Á.

Cho đến lúc này trong cuộc trò chuyện của chúng ta, chúng ta đã nhấn mạnh đến TC, nhưng thực ra, Nam Hàn và Nhật Bản vẫn là quan trọng. Khi Hoa Kỳ tập trung quá nhiều vào các thách thức của TC và không theo dõi những phát triển quan trọng trong phần còn lại của châu Á, có thể đó là một chuyện nguy hiểm. Sau cùng, Nam Hàn và Nhật Bản là những tác nhân quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và châu Phi, họ thường thể hiện một tinh thần tinh tế hơn nếu so với TC.

Châu Á phát triển theo cách đa trung tâm, đa cực, và không ngừng. Không có sự đồng nhất ở châu Á về mặt địa chính trị và văn hóa và mỗi quốc gia là một thế giới riêng cho chính mình, ngay cả khi các nước này có quan hệ trùng lấp nhau về thương mại với các nước láng giềng và với Hoa Kỳ. Đó là một thách thức đối với Hoa Kỳ để theo kịp với khu vực.

Ở mỗi nước có các hoàn cảnh rất khác nhau. Nếu chúng ta hướng về một chân trời dài hạn, tất cả các nước của châu Á sẽ rơi vào trong một cái bẫy nhân thuộc về khẩu học này (dân số suy giảm và lão hóa) mà có thể có hậu quả không lường trước được. Nhật Bản là nước đầu tiên trải nghiệm sự thay đổi đó, và chúng tôi đã thấy bài viết các làng mạc già cổi trong phương tiện truyền thông phương Tây trong thời gian qua. Nhưng xu hướng cho tương lai là thực sự nghiêm trọng hơn ở Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore. Các nước này đang đấu tranh để thích nghi với một số giải pháp cho cuộc khủng hoảng dân số lão hóa, và sự phát triển bắt nguồn từ một xã hội đa văn hóa.

Nhưng nếu ông nhìn vào tầng lớp trung lưu và thượng lưu da trắng ở châu Âu hay Hoa Kỳ, không phải là dân số nhiều hoặc ít hơn theo cùng một quỹ đạo giống như dân số lão hoá của Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Người ta không thể tạo ra các lời tuyên bố bao quát. Các tỷ lệ sinh cho người da trắng ở Hoa Kỳ vẫn cao hơn so với các nước như Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong trường hợp của Bắc Âu, tỷ lệ sinh sản tăng trên mức cần có. Tôi đoán rằng những quốc gia có tỷ lệ sinh sản thấp nhất thế giới, đó là những quốc gia mà nữ giới có trình độ cao về giáo dục, nhưng vẫn còn nhiều tập tục xã hội bảo thủ làm hạn chế các cơ hội nghề nghiệp cho nữ gi ới. Điểm chính xác mà những gì chúng ta thấy là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore, đó là nơi mà rất nhiều phụ nữ không muốn lập gia đình vì đòi hỏi họ là phải ở nhà và lo cho gia đình, nhưng các cơ sở chăm sóc trẻ cần thiết lại không có để cho họ theo đuổi sự nghiệp. Ở Nhật Bản, tuổi trung bình để kết hôn của phụ nữ tiếp tục tăng mỗi năm.

Dù nhiều gia đình ở Hàn Quốc hay Nhật Bản đặt trọng tâm v giáo dục cho cả nam và nữ, thật ngạc nhiên khi thấy có một sự khác biệt tuyệt đối sau khi tốt nghiệp đại học. Bình đẳng về cơ hội đột nhiên không còn nửa khi sinh viên nhận mảnh bằng tốt nghiệp.

Tôi gặp một giáo sư tại Julliard, Ông giận tái người vì dù ông có nhiều học sinh dương cầm giỏi nhất là phụ nữ Hàn Quốc, không một ai trong số họ đã chuyển biến tài năng đó thành có sự nghiệp như nhạc sĩ. Dù với tất cả tài năng của họ, họ ngoan ngoãn quay trở lại Hàn Quốc và kết hôn với một ông giám đốc công ty điều hành giàu có. Ông than thở là tài năng âm nhạc xuất sắc của họ sẽ trở thành một món trang sức, một sở thích. Không có cơ hội cho những người phụ nữ này để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc.

Chúng ta hãy nói về những tình trạng căng thẳng hiện nay ở châu Á, đặc biệt là giữa TC, Nhật Bản và Hàn Quốc. Mặc dù có một số người suy luận tương tự nghiêm chỉnh giữa châu Á ngày nay và châu Âu ngay trước khi thế chiến thứ nhất, đối với tôi có vẻ như là các cuộc xung đột trên quần đảo này, về cơ bản hoàn toàn khác với bản chất của các trận chiến trên các lãnh thổ, nơi có dân chúng chiếm ngụ đông đúc.

Tôi nghĩ rằng những cuộc xung đột là khá nghiêm trọng vì được hỗ trợ bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, và TC. Giới trẻ trong từng nước này đang phát triển tinh thần dân tộc nhiều hơn là trong thế hệ của bậc cha ông, và xu hướng này là khá nguy hiểm. Thành thật mà nói, tôi khá lo lắng bởi những gì tôi nhìn thấy đang xảy ra hiện nay. Các tranh chấp lãnh thổ không hẳn cố hữu là quan trọng, nhưng nó có ý nghĩa tượng trưng to lớn và là trung tâm của một cuộc đấu tranh quyền lực địa chính trị. Cuộc chiến về tương lai của các quần đảo Senkaku không chỉ là về một vùng đất đá không có người ở. Đó là một cuộc thử thách định đoạt xem ai sẽ thiết lập các quy tắc ở châu Á, TC hay Nhật Bản. Đó là câu hỏi lớn hơn có thể thu hút các lợi ích của cả hai nước.

Khi nói so sánh với Alsace – Lorraine, đó vẫn là một tình huống khác biệt; cuối cùng cũng không ai sống ở đó.

Chắc vậy, không ai muốn bắt đầu một cuộc chiến về một đống đá vô nghiả. Nhưng lịch sử cho thấy rằng những điều kỳ lạ như thế có thể xảy ra.

Ông nghĩ về Hoa Kỳ và vị thế của Hoa Kỳ tại Đông Á? Ông nghĩ Hoa Kỳ đóng một vai trò gì là thích hợp tại châu Á để tiến bước?

Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ cần phải điều chỉnh để thích nghi trước sức mạnh của TC ngày càng tăng, nhưng cần phải lưu tâm đến các kết ước hiện nay. Thích nghi với quyền lực của TC không thể gây tác hại đến các công sức của các đồng minh lâu đời – Nhật Bản, Hàn Quốc, vv. Làm như vậy sẽ rất khó khăn. Trong trường hợp của Nhật Bản, người Nhật đã thực sự gây rất nhiều những vấn đề mà hiện nay họ có lý, do loại kế hoạch theo chủ nghĩa xét lại với tinh thần dân tộc đang diễn ra ở đó.

Các hoạt động theo chủ nghĩa dân tộc khắp Đông Á gây lo ngại cho tôi. Nhưng là người đã dạy về Nhật Bản học trong nhiều năm, tôi băn khoăn nhất là việc lọc tẩy các thông tin về thế chiến thứ hai trong các sách sử học và đóng cửa các viện bảo tàng, nơi cung cấp các tường thuật chính xác về những gì Nhật Bản đã làm trong chiến tranh. Nhật Bản là một quốc gia tinh tế với trình độ dân trí cao. Những biện pháp đó là sai lầm.

Chắc chắn có rất nhiều xu hướng đáng lo ngại ở Nhật Bản. Đa số dân Nhật không hỗ trợ những hành động này, nhưng có một quyền đi theo tinh thần dân tộc đáng kể đã, họ không chấp nhận kết quả của thế chiếni thứ hai trong cách mà người Đức có.

Ông đã trưởng thành tại Hoa Kỳ, nhưng gia đình của ông là gốc Nhật Bản. Điều đó có ảnh hưởng quan điểm của ông không?

Quan điểm của tôi về Đông Á là hoàn toàn Hoa Kỳ. Tôi không có cảm tình với người Nhật có tinh thần quốc gia cực đoan. Hoa Kỳ có cam kết liên minh với Nhật Bản, nhưng vị thế của Nhật Bản đã đưa nhiều vụ tranh chấp với các nước láng giềng là đã tự chuốc lấy thất bại.

Trở lại vai trò của Hoa Kỳ ở Đông Á, ông đề nghị rằng Hoa Kỳ phải kết thân với TC, và công nhận tình trạng mới của họ, nhưng đó cũng có thể có một số lý do chính đáng cho Hoa Kỳ vẫn thận trọng với ý đồ của TC. Có gì đặc biệt để Hoa Kỳ phải làm gì nhằm tạo ra một kiến trúc an ninh ổn định tại Đông Á?

Tôi cảm thấy rằng Hoa Kỳ cần phải thúc đẩy học thuyết đa phương ở châu Á và xem xét thuyết này nằm trong lợi ích lâu dài của mình. Hoa Kỳ có lợi thế nhất định trong các liên minh song phương. Nhưng việc sử dụng các mối quan hệ song phương ở châu Á cũng có thể làm suy yếu ảnh hưởng của Hoa Kỳ.

Ví dụ, TC muốn thương thảo với tất cả các nước ASEAN một cách riêng rẻ, thông qua trao đổi song phương. Nhưng chúng ta có thể giải quyết các tranh chấp đa phương phức tạp trên các rạn san hô ở Thái Bình Dương bởi một loạt các cuộc thảo luận song phương? Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải làm như vậy thông qua ASEAN, các tổ chức quốc tế khác, hoặc các tổ chức mới mà chúng ta sẽ xây dựng.

Tôi đã đề nghị khoảng một thập kỷ trước đây trong tạp chí Foreign Affairs về một cấu trúc đa phương liên quan đến ngoại giao và an ninh, mà trong đó có tất cả các nước, kể cả TC, họ có thể nói chuyện một cách cởi mở về ngân sách quốc phòng, các biện pháp xây dựng lòng tin, và các chủ đề khác và đi đến quyết nghị có ý nghĩa.

Tôi đã nhận thấy rằng người Hàn quốc, cho dù họ theo bảo thủ chính trị hay tự do, họ cam kết có một tầm nhìn đa phương của tương lai. Không giống như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, không có phe bảo thủ nào muốn tháo bỏ đa phương và theo đuổi sức mạnh quân sự quốc gia mà không quan tâm dư luận quốc tế. Có lẽ đây là một kết quả của vị trí của Hàn Quốc trong nhiều hiệp định thương mại mà làm cho nền kinh tế vốn dĩ đã là đa phương.

Tôi đã nhận thấy một sự quan tâm mạnh mẽ trong các định chế đa phương tại Hàn Quốc. Thoả thuận đó phục vụ như là một tác nhân m ạnh bạo.

Ông hãy để tôi được kết thúc với một câu hỏi về công nghệ. Ông nghĩ thế nào công nghệ đang phát triển (máy bay không người lái, không gian mạng và các công nghệ khác với công dụng kép) đang thay đổi bản chất của xung đột và các quan hệ quốc tế, và những tác động của những thay đổi đối với Đông Á là gì?

Tôi nghĩ là ông có thể thấy những thay đổi sâu xa đã có trong không gian mạng. Về chủ yếu không có quy tắc nào, bất cứ là gi. Ví dụ, nếu ông tấn công vào hệ thống máy tính của một nước khác, cho dù các máy tính thuộc về một công ty hoặc quân đội, nó có tạo thành một hành động gây chiến không? Ai được xem như là một đại diện của chính phủ của một quốc gia trong không gian mạng?

Chúng ta không có thoả ước về biện pháp để khắc phục tội phạm trên mạng ngày càng tăng. Thực ra, thậm chí chúng ta cũng không đồng ý nhau về những loại giải pháp khả chấp. Nếu ông không biết ai là những người phạm tội, các chuyên gia không đồng ý về tính cách nghiêm trọng của vấn đề. Và nhiều báo cáo của tin tặc có xu hướng làm cho công chúng thêm hoài nghi.

Tôi nghi ngờ rằng những luật lệ về tội phạm trên mạng có khó khăn hơn để chấp pháp một cách đơn giản chỉ vì công nghệ thay đổi nhanh chóng và ngay cả việc chứng minh là có phạm tội đã còn khó.