Phó Chủ tịch Fed đệ đơn xin từ chức
Giới quan sát vẫn biết ông Fischer sẽ nghỉ nhưng ở thời điểm này là quá sớm. Sự ra đi của ông sẽ làm mất đi 1 tiếng nói có tầm ảnh hưởng lớn trong bối cảnh Fed đang bị chia rẽ về việc có nên tăng lãi suất hay không.
- 17-08-2017 Fed chưa vội tăng lãi suất vào tháng 9 tới?
- 27-07-2017 Tiếp tục giữ nguyên lãi suất, Fed đang là mối đe dọa lớn nhất đối với đồng USD?
- 18-07-2017 Chỉ bằng một câu nói, Chủ tịch FED khiến thị trường dịch chuyển
Hôm qua, Phó Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Stanley Fischerđã nộp đơn xin từ chức, mở đường cho Tổng thống Donald Trump bắt đầu quá trình cải tổ lại bộ máy lãnh đạo của tổ chức được coi là NHTW của nước Mỹ sớm hơn dự định. Tuy nhiên quyết định này lại khiến tương lai của chính sách tiền tệ trở nên mờ mịt.
Năm nay 73 tuổi, ông Fischer được bổ nhiệm vào ban lãnh đạo của Fedbởi cựu Tổng thống Barack Obama từ năm 2014. Nhiệm kỳ Phó Chủ tịch của ông sẽ kết thúc vào tháng 6/2018. Trong lá thư từ chức gửi đến Tổng thống Trump xin nghỉ từ ngày 13/10, ông viện dẫn “lý do cá nhân” và cho biết vẫn sẽ tham gia vào cuộc họp tháng 9 của Ủy ban thị trường mở liên bang .
“Trong suốt thời gian tôi đảm nhận công việc Phó Chủ tịch Fed, nền kinh tế Mỹ đã tiếp tục tăng trưởng và tạo thêm hàng triệu việc làm cho người lao động Mỹ. Chúng tôi cũng đã đi những bước đầu tiên để giúp hệ thống tài chính mạnh khỏe hơn”, lá thư có đoạn.
Giới quan sát vẫn biết ông Fischer sẽ nghỉ nhưng ở thời điểm này là quá sớm. Sự ra đi của ông sẽ làm mất đi 1 tiếng nói có tầm ảnh hưởng lớn trong bối cảnh Fed đang bị chia rẽ về việc có nên tăng lãi suất hay không. Fischer cũng là người ủng hộ mạnh mẽ việc duy trì các luật lệ mà nội các của ông Trump muốn bác bỏ. Do đó sự kiện này càng khiến chính sách của Fed sẽ trở nên khó đoán hơn.
Như vậy hiện tại trong hội đồng gồm 7 người của Fed đang bỏ trống tới 4 ghế. Ông Trump đã bổ nhiệm Randal Quarles, 1 cựu quan chức cao cấp của Bộ Tài chính Mỹ dưới thời cựu Tổng thống George W.Bush làm Thống đốc. Tuy nhiên quyết định này vẫn chưa được Thượng viện thông qua.
Không chỉ có vậy, nhiệm kỳ của Chủ tịch Janet Yellen sẽ kết thúc vào tháng 2 tới. Ông Trump mới đây nói rằng đang xem xét việc tái bổ nhiệm bà Yellen nhưng Nhà Trắng cũng đang tìm kiếm các ứng viên khác. Và giới chuyên gia kinh tế đều dự đoán bà Yellen sẽ ra đi.
Fischer là một người có rất nhiều kinh nghiệm hoạt động trong ngành tài chính Mỹ. Ông từng là Phó Chủ tịch của Citigroup, cựu Phó tổng giám đốc điều hành thứ nhất của IMF, cựu chuyên gia kinh tế trưởng của World Bank.
Ông cũng làm Thống đốc NHTW Israel từ năm 2005 đến 2013, cùng với hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy tại Học viện công nghệ Massachusetts. Ông là người có ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ chuyên gia kinh tế, từ cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke đến Chủ tịch ECB Mario Draghi.
Tú Anh
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg