Phim Through Our Eyes: Tiếng nói của người trong cuộc về Chiến tranh Việt Nam

Cac Bai Khac

No sub-categories

Phim Through Our Eyes: Tiếng nói của người trong cuộc về Chiến tranh Việt Nam
06/9/2019 – VOA Tiếng Việt
Tựa phim tài liệu Through Our Eyes - The Vietnam War. Photo USAVN.org
Tựa phim tài liệu Through Our Eyes – The Vietnam War. Photo USAVN.orgĐạo diễn và nhà sản suất của cuốn phim tài liệu Through Our Eyes về Chiến tranh Việt Nam – sắp ra mắt công chúng Hoa Kỳ vào cuối năm nay – nói với VOA rằng họ quyết tâm đưa hình ảnh người miền Nam, vốn bị lu mờ trong truyền thông, điện ảnh vào ấn phẩm giáo khoa, trở lại với sự thật kiêu hùng và đầy hào khí lịch sử.Đạo diễn Fred Koster chia sẻ với VOA về mục đích làm làm cuốn phim Through Our Eyes – The Vietnam War (Chiến tranh Việt Nam dưới cái nhìn của chúng tôi):

Mục đích của chúng tôi không chỉ làm một cuốn phim, mục đích của chúng tôi là làm nên sự khác biệt. Chúng tôi muốn thay đổi cái nhìn của nhiều người Mỹ về người Việt Nam ở miền Nam trong chiến tranh Việt Nam thông qua những câu chuyện của họ.
Đạo diễn Fred Koster

“Mục đích của chúng tôi không chỉ làm một cuốn phim, mục đích của chúng tôi là làm nên sự khác biệt. Chúng tôi muốn thay đổi cái nhìn của nhiều người Mỹ về người Việt Nam ở miền Nam trong chiến tranh Việt Nam thông qua những câu chuyện của họ.”

Ông Phạm Văn Nam, Thứ trưởng bộ kinh tế bang Massachusetts, phụ trách sản xuất và kịch bản của cuốn phim Through Our Eyes, nói với VOA.

“Cái nhìn của thế giới về cuộc chiến Việt Nam vẫn còn bị bóp méo, sai lệch. Những sự thật của cuộc chiến hầu như trong 50 năm qua đã bị nhìn dưới lăng kính của những người phản chiến, thân cộng, những người không quan tâm đến vấn đề tự do dân chủ tại Việt Nam.

“Chúng tôi nghĩ rằng chuyện Việt Nam là chuyện của chúng ta, thì người Việt chúng ta phải có bổn phận nói lên. Chúng tôi quyết định đã đến lúc chúng ta phải tự lên tiếng của mình.”

Vietnam War Memorial, Arlington, Texas. Photo Facebook Through Our Eyes
Vietnam War Memorial, Arlington, Texas. Photo Facebook Through Our Eyes

Ông Nam cho biết thêm:

“Chúng tôi hợp tác với đạo diễn Fred Koster, người làm bộ phim Ride the Thunder – Cưỡi sấm. Khả năng kỹ thuật của ông tôi nghĩ là đủ tốt, đáp ứng những tiêu chuẩn căn bản của Hollywood. Chúng tôi nghĩ rằng với khả năng kỹ thuật của ông, với sự đóng góp về nội dung của cộng đồng, những chứng liệu lịch sử, những nghiên cứu, cuốn phim của chúng tôi sẽ nói lên được những điều chúng ta cần nói, sự thật về lịch sử Việt Nam, những như đủ hấp dẫn để mọi người ngồi xem hơn một tiếng đồng hồ.”

Những sự thật của cuộc chiến hầu như trong 50 năm qua đã bị nhìn dưới lăng kính của những người phản chiến, thân cộng, những người không quan tâm đến vấn đề tự do dân chủ tại Việt Nam.
Nhà sản xuất Phạm Văn Nam

Ông Nam nói tiếp:

“Cuốn phim của chúng tôi có bốn cái trả: trả lại sự thật cho lịch sử, trả lại công bằng cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH), trả lại vinh dự cho người lính VNCH, trả lại niềm tự hào cho con em của chúng ta.

“Cuộc chiến xảy ra do miền Bắc dùng chủ nghĩa cộng sản, chiêu bài độc lập để xâm lăng miền Nam, đồng thời là một cuộc chiến tay sai cho thế giới cộng sản.”

Ông Koster nói thêm rằng sau khi thực hiện cuốn phim Ride the Thunder – Cưỡi sấm – ông hiểu hơn về người miền Nam và những câu chuyện đau lòng của họ để từ đó ông ấp ủ trong lòng là phải đưa những nỗi đau này vào sử sách thông qua phim tài liệu.

“Khi tôi càng tiếp xúc với nhiều người thì tôi càng hiểu ra rằng người Mỹ chưa biết đến những câu chuyện này. Đó là những câu chuyện rất đau buồn, rất bi thảm của người miền Nam, nhưng chính những câu chuyện này đã tạo nên nguồn cảm hứng cho tôi, nhất là khi cộng đồng người miền Nam tị nạn sang Hoa Kỳ và đã thành đạt.

“Đây đúng là những câu chuyện tuyệt vời, nhưng tôi không hiểu tạo sao chúng không được đưa vào sách giáo khoa lịch sử để giảng dạy trong các trường học? Tại sao các cuốn phim từ trước đến nay vẫn mang cái nhìn chống đối người miền Nam?”

Poster cho sự kiện 40 năm Quốc tế Cứu Thuyền nhân
Poster cho sự kiện 40 năm Quốc tế Cứu Thuyền nhân

Đạo diễn Koster nói thêm:

“Tôi cũng đồng cảm với rất nhiều người miền Nam khi đạo diễn Ken Burns cho ra mắt phim The Vietnam War dài 18 tiếng làm họ tức giận. Phim của ông Burns dài 18 tiếng làm trong thời gian 10 năm với kinh phí 30-40 triệu đôla, mà chẳng có một câu, một dòng nào để nói về các thuyền nhân, về khoảng 400 nghìn người đã chết lúc vượt biển, hay về các cựu quân nhân bị đi tù cải tạo, hay các chiến thắng vĩ đại trước đó của họ…”

Khi công chiếu phim The Vietnam War trên PBS, đạo diễn Ken Burns viết: “Chiến tranh Việt Nam là một thập niên cực kỳ bi thảm, đã cướp đi sinh mạng của hơn 58.000 người Mỹ. Từ sau cuộc nội chiến, chưa bao giờ đất nước chúng ta bị chia rẽ đến thế. Không người Mỹ nào sống trong giai đoạn này mà không chịu tác động của nó theo một cách nào đó – từ những người chiến đấu và hi sinh, đến gia đình các thành phần tham chiến và các tù binh, đến những người biểu tình phản chiến công khai đấu tranh với chính phủ và những công dân Mỹ khác.”

Trang Kenburns.com cho biết bộ phim The Vietnam War của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novic, ra mắt vào tháng 9/2017, “đã phản ảnh được những tiếng nói từ nhiều phía, bên thắng cuộc cũng như bên thua cuộc, với tổng cộng gần 80 nhân chứng.”

Đạo diễn Ken Burns ra mắt phim "The Vietnam War" ngày 30/7/2017.
Đạo diễn Ken Burns ra mắt phim “The Vietnam War” ngày 30/7/2017.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng phim của ông Burns thiếu hẳn tiếng nói thật sự của phe tham chiến miền Nam: quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Tác giả Lâm Vĩnh Thế ở Canada viết trên trang namkyluctinh.org rằng thấy cuốn phim The Vietnam War phỏng vấn 51 người Mỹ (64%), 20 người Việt thuộc phe tham chiến từ miền Bắc (25,3%) trong khi chỉ phỏng vấn có 8 người Việt thuộc phe tham chiến miền Nam (10,1%).

Độc giả William Vương viết trên trang Facebook của Through our Eyes: “Cuốn phim Through our Eyes sẽ thay đổi quan điểm của bộ phim The Vietnam War của Ken Burns vì bộ phim này không nói lên sự thật của chiến tranh Việt Nam. Phim của ông Burns thân cộng, điều mà người miền Nam không thích.”

Cố nhà báo Bùi Tín viết cho VOA sau khi phim của ông Ken Burns được công chiếu: “Cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung đánh giá thấp, phê phán khá mạnh bộ phim, cho là không khách quan, không cân đối, không công bằng, sai lệch trong đánh giá thấp chính quyền miền Nam, đánh giá thấp quân đội Việt Nam Cộng hòa, nhìn nhận sai lệch quá ưu ái với phong trào chống chiến tranh trên đất Hoa Kỳ.”

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung đánh giá thấp, phê phán khá mạnh bộ phim, cho là không khách quan, không cân đối, không công bằng, sai lệch…
Cố nhà báo Bùi Tín

Ông Steve Sherman, thành viên của tổ chức phi lợi nhuận Vietnam Veteran for Factual History, nói với đài SBTN, đơn vị đảm nhận truyền thông cho cuốn phim Through our Eyes, trong một cuộc vận động gây quỹ thực hiện cuốn phim này ở Houston, Texas vào tháng 3/2019:

“Chúng ta vẫn còn một vấn đề lớn khắc phục mà phần đông dân chúng không thực sự quan tâm lắm: Tất cả họ đều nói rằng Ken Burns đã đề cập tất cả mọi thứ. Nhưng thực tế ông ấy không có ý đó. Ông ấy không làm như vậy! Thật là không may là họ đã chi đến 40 triệu đôla để làm bộ phim đó. Để lật ngược vấn đề quả là công việc khó khăn.”

Từ trái sang: ông Phạm Văn Nam, ông Lê Trọng Quát, ông Vũ Thư Hiên, và ông Fred Koster. Photo Facebook Nam Pham
Từ trái sang: ông Phạm Văn Nam, ông Lê Trọng Quát, ông Vũ Thư Hiên, và ông Fred Koster. Photo Facebook Nam Pham

Ông Phạm Văn Nam nói với VOA:

“Ít người biết rằng những gì xảy ra cho Việt Nam sau cuộc chiến là có nhiều người chết sau hòa bình hơn là chết trong chiến tranh. Những vấn đề như tù cải tạo, người vượt biên – vượt biển hầu như trong sách báo ít khi đề cập đến, và đặc biệt ở Việt Nam lại càng không nói đến.

“Chính phủ VNCH, dù non nớt và trẻ chỉ được thành lập sau 1954, nhưng đã xây dựng được những nền tảng rất nhân bản và dân chủ cho cả miền Nam và đồng thời phải chống cự lại cuộc xâm lăng tàn bạo của miền Bắc. Đây là điều mà chưa có các phim tài liệu về cuộc chiến Việt Nam nêu lên, thành thử chúng tôi đang nỗ lực để đề cập những điểm này.”

Chính phủ VNCH, dù non nớt và trẻ chỉ được thành lập sau 1954, nhưng đã xây dựng được những nền tảng rất nhân bản và dân chủ cho cả miền Nam…
Phạm Văn Nam

Các nhà làm phim cho biết họ đã làm việc và sử dụng tài liệu của một nhóm các cựu quân nhân Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam và nay là những chuyên gia, học giả, soạn giả chuyên về Việt Nam… cũng như cộng tác với đài SBTN trong việc sử dụng hình ảnh của thuyền nhân, cũng như quảng bá, vận động quyên góp cho việc làm phim.

Ông Nam cho biết thêm:

“Chúng tôi dùng các tài liệu lịch sử đã được công bố trong vòng 40 năm qua, từ những tài liệu của Tây phương, Hoa Kỳ, và ngay cả tài liệu của cộng sản, cộng thêm những cuộc phỏng vấn của các nhân chứng sống đã trải nghiệm qua cuộc chiến sẽ, ví dụ như những người miền Nam khi đi vượt biên – vượt biển bị cướp, bị bắt…

“Với những chứng kiện lịch sử và những nhân chứng sống này, chúng tôi nghĩ rằng thông điệp và bài học lịch sử sẽ được nói lên một cách rõ ràng.”

Ông Koster cho biết trong cuốn phim Through Our Eyes có sử dụng tất cả 83 cuộc phỏng vấn, trong có các cuộc phỏng vấn những người đi tù cộng sản, trại cải tạo, thuyền nhân hiện đang sinh sống ở Pháp, và những người từng tản cư từ Bắc vào Nam năm 1954.

Đạo diễn và nhà sản xuất cho biết cuốn phim đã thực hiện được hơn một năm qua, hiện đã hoàn tất việc quay phim, tiếp tục vận động gây quỹ, và hy vọng vào cuối năm 2019 sẽ ra mắt. Ngoài ra, tiền thu được từ cuốn phim này sẽ đưa vào sử dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận nhằm thực hiện các dự án giáo dục, trong đó dự án đưa cuốn phim Through Our Eyes thành DVD để đưa vào các trường trung và đại học như một tài liệu giáo khoa để giới trẻ có thể tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam một cách đúng đắn.

VOA Tiếng Việt