Philippines có thực sự xoay trục?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Philippines có thực sự xoay trục?

Ngày đăng 19-06-2017

… 
Chính sách xoay trục của Tổng thống Philippines từ Mỹ sang Trung Quốc không phải thất bại mà ông Duterte không hoàn toàn xoay đi đâu cả.
Mỹ giúp quân đội Philippines chống khủng bố ở Marawi.
Cho tới ngày 18/6, cuộc chiến chống khủng bố ở thành phố Marawi, miền nam Philippines vẫn chưa kết thúc. Nhiều tuyến phố, tòa nhà và khu vực lân cận bị phá hủy hoàn toàn ở ngay giữa nơi từng là khu thượng lưu ở đảo Mindanao.
Kênh truyền hình ANC dẫn lời giới chức quân sự Philippines cho biết 400 binh sĩ đã được tăng cường tới Marawi. Trong khi con số thương vong sau gần 1 tháng  giao tranh tăng lên 329 người.
Trước đó 1 ngày, chính phủ Philippines cho biết đã kiểm soát được 90% thành phố. Tổng thống Duterte đã thiết quân luật tại Đảo Minadao. Nhưng kế hoạch kết thúc xung đột trước Ngày Độc lập đã không thực hiện được .
Quân đội Philippines đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của lực lượng Mỹ để ổn định tình hình. Sau 3 tuần xung đột ở Marawi, chính phủ Philippines thừa nhận chính đặc nhiệm Mỹ đang giúp đỡ binh sĩ nước này giải thoát con tin bị phiến quân cầm giữ. Dù không trực tiếp tham chiến, quân đội Mỹ hôm 5/6 cũng đã cung cấp hàng trăm khẩu súng mới để lực lượng vũ trang Philippines đối phó phiến quân ở Marawi.
Trong khi đó, Tổng thống Philippines khẳng định ông không hề biết về việc quân đội nhờ cậy sự giúp đỡ của người đồng minh suốt 60 năm qua để chống lại lực lượng cực đoan.
Từng tuyên bố về chính sách xoay trục sang Trung Quốc và rời bỏ mối quan hệ đồng minh lâu năm với Mỹ, tình hình hiện tại khiến giới quan sát đặt câu hỏi cho Tổng thống Philippines. Ông đã không cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ với Mỹ để xoay sang Trung Quốc hay Tổng thống và quân đội của mình bất đồng trong việc sử dụng sức mạnh đồng minh để chống lại thế lực chống phá?
Báo Inquirer dẫn lời nhà phân tích quân sự Jose Antonio Custodio cho rằng, rõ ràng mối quan hệ Philippines – Mỹ vẫn còn mạnh mẽ bất chấp lập trường thân Trung Quốc của ông Duterte.
Tổng thống Duterte từng có các phát ngôn phật lòng Washington. Sau khi bị Mỹ từ chối bán súng và phản ứng về cuộc chiến chống tội phạm ma túy, Tổng thống Duterte đã giảm bớt số lượng và quy mô các cuộc tập trận và tuần tra chung giữa Mỹ và Philippines, buộc lính Mỹ rời căn cứ quân sự đang được đóng tại Philippines.
Sau đó, ông Duterte thể hiện sự thân tình và hướng trục sang Trung Quốc bằng việc gác lại tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, thúc đẩy các chuyến thăm Bắc Kinh và nhiều lần tuyên bố công khai về việc mua vũ khí Trung Quốc và Nga cũng như nhận được sự hậu thuẫn đặc biệt của hai quốc gia này.
Ông Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và luật biển tại Manila cho rằng vị Tổng thống nhậm chức từ tháng 6 năm ngoái có vẻ như chưa đánh giá  đúng bản chất mối quan hệ giữa lực lượng quân sự Philippines và Mỹ vốn có mối quan hệ thân thiết lâu nay. Sự hợp tác kéo dài nhiều thập kỷ khiến 2 lực lượng này hiểu nhau và dễ dàng phối hợp trong bất kỳ chiến dịch quân sự nào.
Như một sự thừa nhận, chính ông Duterte cũng giải thích về chuyện này khi biết việc quân đội Philippines đề nghị Mỹ giúp ở Marawi mà ông không hề biết: “Hầu hết sĩ quan quân sự của chúng tôi đều sang Mỹ học… Đó là lý do họ có quan hệ, tôi không thể phủ nhận điều đó”.
Ông Richard Javad Heydarian, chuyên gia về khoa học chính trị tại Trường ĐH De La Salle (Philippines), chỉ ra rằng những thách thức chính trị trong nước có thể buộc Tổng thống Duterte điều chỉnh lại cái gọi là chính sách đối ngoại độc lập để quay về với các đồng minh truyền thống ở phương Tây.
Rõ ràng, cho tới thời điểm này, kết quả đạt được ở thì hiện tại đang thúc giục giới quan sát cho rằng, ông Duterte cần phải điều chỉnh lại chính sách xoay trục của mình với người bạn mới thân – Trung Quốc.
Philippines không hẳn từ biệt Mỹ, không xoay hẳn sang Trung Quốc 
Mặc dù nhiều quan điểm cho rằng ông Duterte đã đi sai bước kể từ khi nắm quyền Tổng thống, nhưng trên thực tế, các tuyên bố trước nay của ông đều nằm trong tầm kiểm soát. Dù tuyên bố với báo giới sẽ cắt đứt quan hệ đồng minh với Mỹ, gọi tên tục của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama hay chỉ trích việc quân đội Mỹ có mặt trên đất  Philippines… thậm chí cả sự ngập ngừng việc tới thăm Washington và gặp mặt Tổng thống Donald Trump, ông Duterte đều đang tính bước đi có lợi mà không quá rủi ro.
Thể hiện chính sách ngoại giao độc lập khỏi Mỹ, Tổng thống Philippines cũng chưa từng có một văn bản pháp lý nào về việc chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở đây.
The Diplomat hồi tháng 9/2016 dẫn lời một quan chức Mỹ cho rằng mặc dù Mỹ lo ngại về ông Duterte hơn những gì mà họ công khai nhưng hiện không có quan ngại lớn nào. Philippines vẫn phụ thuộc nhiều vào Mỹ, nhất là về an ninh.
Ngoài ra, Mỹ là nhà đầu tư hàng đầu và là đối tác thương mại lớn thứ ba của Philippines, góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu kinh tế của ông Duterte. Hơn nữa, quan hệ Mỹ – Philippines là hai chiều.
Sau khi Tổng thống Philippines đưa ra ý định cắt đứt quan hệ với Mỹ, phát ngôn viên Nhà Trắng khi đó là Josh Earnest lập tức phản hồi: “Dựa vào những ý kiến “phong phú” trước đó, chúng tôi muốn Tổng thống Duterte và chính phủ của ông đưa ra lời giải thích rõ ràng. Nhưng căn cứ trên giọng điệu tuyên bố, chúng tôi tin rằng sẽ có sự thay đổi trong mối quan hệ đồng minh dài 7 thập kỷ giữa Mỹ và Philippines”.
Ngay cả ông Duterte cũng lấp lửng. Trong một bài phát biểu trước lực lượng Cảnh sát biển ở Manila vào tháng 10/2016, không lâu sau khi tuyên bố muốn “đuổi” Mỹ ra khỏi Philippines, Tổng thống Duterte nói: “Manila sẽ không phá vỡ, hay bãi bỏ các hiệp ước đã có. Chúng ta sẽ duy trì tất cả các liên minh quân sự, vì điều đó là cần thiết cho quốc phòng của chúng ta.”
Là một quốc gia trong tranh chấp biển Đông, việc xoay sang Trung Quốc sẽ giúp ông Duterte và chính quyền mới của mình hướng sự chú ý hơn của Mỹ. Và nếu Mỹ không nhanh chân, Trung Quốc sẽ chiếm mất ảnh hưởng tại quốc gia này.
Mỹ đã nắm được “chiêu” này của Tổng thống Duterte. Ông Duterte rõ ràng là không hề muốn cắt đứt quan hệ với Mỹ và quay hẳn sang người khổng lồ Trung Quốc.
Một quan chức Mỹ từng nói với Reuters: “Không có gì nghi ngờ trong việc ông Duterte đang chơi trò cũ mèm là thúc đẩy chúng ta đối đầu với Trung Quốc và trục lợi”.
Đương nhiên, ông Duterte có thể độc lập với Mỹ để kiếm thêm các hợp đồng vũ khí có lợi, và chọn Trung Quốc để tìm kiếm các hợp đồng hỗ trợ xây dựng hạ tầng căn bản ở Philippines. Bất cứ cách làm nào, hay chiêu bài nào cũng vì một mục đích, mang lại lợi ích cho Philippines nhiều nhất có thể.
Ngay cả ông Duterte cũng lấp lửng. Trong một bài phát biểu trước lực lượng Cảnh sát biển ở Manila vào tháng 10/2016, không lâu sau khi tuyên bố muốn “đuổi” Mỹ ra khỏi Philippines, Tổng thống Duterte nói: “Manila sẽ không phá vỡ, hay bãi bỏ các hiệp ước đã có. Chúng ta sẽ duy trì tất cả các liên minh quân sự, vì điều đó là cần thiết cho quốc phòng của chúng ta.”
Là một quốc gia trong tranh chấp biển Đông, việc xoay sang Trung Quốc sẽ giúp ông Duterte và chính quyền mới của mình hướng sự chú ý hơn của Mỹ. Và nếu Mỹ không nhanh chân, Trung Quốc sẽ chiếm mất ảnh hưởng tại quốc gia này.
Mỹ đã nắm được “chiêu” này của Tổng thống Duterte. Ông Duterte rõ ràng là không hề muốn cắt đứt quan hệ với Mỹ và quay hẳn sang người khổng lồ Trung Quốc.
Một quan chức Mỹ từng nói với Reuters: “Không có gì nghi ngờ trong việc ông Duterte đang chơi trò cũ mèm là thúc đẩy chúng ta đối đầu với Trung Quốc và trục lợi”.
Đương nhiên, ông Duterte có thể độc lập với Mỹ để kiếm thêm các hợp đồng vũ khí có lợi, và chọn Trung Quốc để tìm kiếm các hợp đồng hỗ trợ xây dựng hạ tầng căn bản ở Philippines. Bất cứ cách làm nào, hay chiêu bài nào cũng vì một mục đích, mang lại lợi ích cho Philippines nhiều nhất có thể.