Phản ứng gay gắt của TC đối với phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông

Cac Bai Khac

No sub-categories

Phản ứng gay gắt của TC đối với phán quyết của Tòa trọng tài về Biển Đông

Tác giả: Leo Timm, Epoch Times | Theo Dịch giả: Phạm Duy – 17 Tháng Bảy , 2016

Các nhà hoạt động tổ chức một cuộc biểu tình ở phía trước lãnh sự quán TC tại Manila, Philippines vào ngày 7 tháng 7 năm 2015, chống lại các tuyên bố, các hoạt động xây dựng, và tăng cường lực lượng quân sự, của TC trên Biển Đông (Jay Directo / AFP / Getty Images)

Phán quyết [của Tòa trọng tài quốc tế] có lợi cho Philippines trong tranh chấp Biển Đông [tên quốc tế là South China Sea) vào ngày 12 tháng 7, đã gặp phải sự bác bỏ gay gắt từ nhà nước TC và báo chí do nhà nước [TC] kiểm soát. Các cảnh báo theo phong cách quân đội đã được đưa ra ở Bắc Kinh và mạng internet bị tràn ngập với những ý kiến sô-vanh hiếu chiến, chế nhạo tòa trọng tài quốc tế và Philippines. Tuy nhiên, cũng có một khuynh hướng nữa của dư luận trực tuyến [đó là]: sự hoang mang, bối rối trước việc làm thế nào mà một vấn đề kiểm soát các khối đá nhô lên khỏi mặt biển và các đảo san hô xa xôi, lại đột nhiên được coi là có tầm quan trọng quốc gia. Đối với những người này của công chúng, còn có những thứ quan trọng hơn phải lo lắng. Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn nhà nước TC, đã đăng một bài báo với tiêu đề “Phán quyết Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông): Một trò hề vụng về bởi những kẻ che giấu những mưu đồ đáng ghê tởm”. Không ngạc nhiên, những lời văn trong bài báo đã chế giễu phán quyết trọng tài, cho đó là một vở kịch “chống Trung Quốc” và đã mô tả ông Benigno Aquino III, cựu tổng thống Philippines, như là một “quân tốt đen” trong một “âm mưu của Mỹ.” Một bức tranh biếm họa do Tân Hoa Xã xuất bản, cho thấy một ‘Chú Sam’ mũi to đang điều khiển một con rối – một người Phi-líp-pin tức giận, từ phía sau một màn hình hiển thị một vùng biển nhiệt đới, trong khi một người Nhật Bản trông đầy sát khí, trong trang phục cổ và đeo kiếm Samurai, đang vỗ tay ca ngợi một cách thiếu sinh lực ở hậu cảnh. Tại Bắc Kinh, chính quyền Đảng cộng sản đã ban hành một thông báo khẩn cấp, yêu cầu các quan chức trong các cơ quan Đảng khác nhau, ở tình trạng “báo động chiến tranh” từ 8 giờ sáng ngày 12 tháng 7 cho đến nửa đêm ngày 17 tháng 7. Các quan chức Đảng đang làm nhiệm vụ được yêu cầu giữ nguyên vị trí tại mọi thời điểm trong ngày. Trong phán quyết của tòa trọng tài Liên Hợp Quốc, các yêu sách của TC đối với hầu như toàn bộ Biển Đông, đã bị tòa trọng tài với 5 thành viên, tuyên bố là không có cơ sở lịch sử. Phán quyết cũng nêu rõ rằng nhiều hòn đảo nhân tạo, đã được xây dựng và sử dụng như các căn cứ bởi quân đội TC, sẽ không tạo ra một vùng lãnh thổ, có quyền đối với các vùng đặc quyền kinh tế [trên biển]. Thay vào đó, các đảo này được cho là đã vi phạm chủ quyền của Philippines. Một bài viết trên trang web chính thức của quân đội TC [là] 81.cn, nói rằng, phán quyết là “sự phù phiếm, bất cẩn và thiếu trách nhiệm” vì trong số 5 thẩm phán của tòa trọng tài, thì có 4 thẩm phán là người Châu Âu. Bài viết khẳng định phán quyết là “chiếc gương kỳ diệu”, phơi bày những động cơ phía sau của “các bên nào đó, nhằm tạo ra sự hỗn loạn trong khu vực”. (Tuy nhiên, những nguồn chính thức của TC đã không giải thích được bởi vì TC đã từ chối tham gia vào quá trình này, họ đã đánh mất cơ hội để gây ảnh hưởng đến thành phần các thẩm phán.) Trong khi đó, Tân Hoa Xã đã nhắm các chỉ trích vào Mỹ, rằng Mỹ đang cố gắng “làm suy yếu chủ quyền của TC ở Biển Đông, tạo ra sự ngăn cách giữa TC và những nước láng giềng, bôi nhọ hình ảnh của TC, và buộc TC có một vai trò thụ động trong các quan hệ quốc tế”. Theo phân tích tại Diễn đàn Đông Á, phán quyết của Tòa trọng tài sẽ có ý nghĩa ràng buộc pháp lý đối với TC, vì TC là một bên tham gia ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Tràn ngập trên mạng trực tuyến là những ý kiến dân tộc chủ nghĩa, lên án quyết định của Tòa trọng tài La Hay (The Hague) và chỉ trích dữ dội Philippines và các nước khác, đã nhìn nhận một cách sai trái và bất công về TC. Một [bài viết] với tựa đề “Tổ quốc kêu gọi,” đã kêu gọi cư dân mạng chỉ nên than phiền về phán quyết bằng lời nói, mà không cần thực hiện các hành động bạo lực. Bài viết có vẻ như là một sự chế nhạo, có lẽ đối với những người đã coi quyết định [của tòa trọng tài] là quá quan trọng. “Hỡi những đồng bào của tôi, tổ quốc của các bạn đã nuôi dưỡng các bạn. Các bạn có sẵn lòng hy sinh đi một ngón tay [của mình] không? Liệu tinh thần yêu nước của các bạn chỉ để chia sẻ hình ảnh với bạn bè trên phương tiện truyền thông xã hội hay sao? Các bạn có muốn thế giới coi thường chúng ta không? Hãy tỏ rõ sự dũng cảm ! Hãy cắt đứt một ngón tay của mình và mang nó đến văn phòng Đảng vào 10 giờ sáng ngày mai”. Nhà bình luận đó đã viết rằng nếu như nhận được 1 triệu ngón tay bị cắt đứt trong vòng 10 ngày, tòa trọng tài có thể đảo ngược phán quyết của mình. Những người khác dường như căm phẫn một cách thực sự. Một bài đăng từ tỉnh Phúc Kiến viết: “Ngay cả một đất nước nhỏ bé như vậy [Philippines] dám chi phối, điều khiển Trung Quốc ….Nếu như có [chủ tịch] Mao và [chủ tịch] Đặng ở đây, thì chúng ta đã có thể đi đến chiến tranh rồi”. Một bình luận làm mất uy tín khác thì viết: “’Người bán chuối’ [các anh] chỉ nên tiếp tục bán chuối và hãy ngừng suy nghĩ về ‘con cá’ của tôi. Tôi sẽ không đưa nó cho các anh ngay cả khi các anh mang cha Mỹ của các anh đến”. Thế nhưng, trong thế giới thực, sự nhiệt tình của chính quyền đối với tranh chấp Biển Đông có vẻ như làm thất vọng những người đã sẵn bị thương tổn. Theo một cuộc khảo sát năm 2014 được thực hiện bởi ông Andrew Chubb, một học giả về các tranh chấp biển của TC, khoảng 1.400 người dân ở các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Trường Sa, và Thành Đô đã bày tỏ mối quan tâm đến các vấn đề trong nước, như tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo, và thậm chí các vấn đề về đạo đức và thực tiễn xã hội, là nhiều hơn nhiều so với chủ quyền đối với các đảo và khối đá nhô lên khỏi mặt biển, đang bị tranh chấp. Một ý kiến trên phương tiện truyền thông xã hội đã thọc sâu vào các quan chức thi hành pháp luật quản lý đô thị, được gọi là “Thành Quản”, những người nổi tiếng xấu vì sự hung ác, nhỏ mọn. “Hãy triệu tập tất cả các ‘Thành Quản’! Bắt họ phải phục vụ đất nước ở trên tuyến đầu. Trong khi những người tham gia khảo sát nói chung đồng ý rằng những hòn đảo này là một vấn đề của ‘chân giá trị quốc gia’, hầu hết họ đều cảm thấy rằng cuộc xung đột quân sự trong tranh chấp, là không vì lợi ích của TC, và họ ủng hộ các giải pháp ngoại giao.