Phải chăng Thượng đỉnh G-20 vạch lằn ranh đỏ để Bắc Kinh lấy đà lấn lướt Hoa Kỳ trên mặt trân ngoại giao, quân sự từ sau phán quyết PCA La Haye – Bác sĩ Mã Xái
Trung Cộng đã bắt đầu phản ứng trên các mặt trận ngoại giao, quân sự về vụ bị Phi Luật Tân kiện ra trước Toà Trọng Tài Thường trực PCA La Haye về Biển Đông từ năm 2013 và tiếp tục tung ra nhiều đòn phản công quyết liệt trước và sau ngày phán quyết PCA 12-07-2016. Trung Công đã nổ lực vận dụng ngoại giao nhằm phủ định tính chất pháp lý, “vô giá tri và vô hiệu“ của phán quyết PCA, đồng thời tiếp tục diệu võ giương oai chẳng những ở Biển Đông mà cả ở Biển Hoa Đông tạo nên tình hình gia tăng căng thẳng cho khu vực, làm nhiều người lo lắng về một xung đột Mỹ Trung, vì thực ra vấn đề Biển Đông chủ yếu nằm giữa hai gong kìm Hoa Kỳ và Trung Cộng; đối phó khốc liệt của TC không phải với các nước có tranh chấp (Việt Nam, Phi, Mã Lai, Brunie, Indonesia) mà chính là Washington.
Về những phản ứng tức thời của Trung Cộng (TC), các nhà phân tích thời cuộc cho đó chỉ là màn “đánh gió” và Bắc Kinh tạm thời “ẩn mình”, và chỉ ra đòn độc ở Biển Đông sau Thượng đỉnh G20 từ 4-5 tháng Chín sắp tổ chức tai Hàng Châu (Chiết Giang) do Tập Cận Bình đảm nhiệm chủ trì cho phiên họp quốc tế gồm 20 nguyên thu quốc gia; ngoài ra, năm nay có thêm hai nước trong ASEAN là Lào và Singapore trong bảy vị khách mời; các mạng truyền thông nghĩ Tập Cân Bình chưa “ra tay” mạnh trước ngày họp Thượng đỉnh G-20 vì muốn giữ thể diện của một đại cường có trách nhiệm trong trật tự thế giới (!) và Bắc Kinh sẽ ra chiêu sau Thượng đỉnh G-20 tức sau ngày 5/09/2016; đó là thời điểm thuận lợi vì mọi mắt của truyền thông và cả các chánh tri gia chủ tâm vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ; cả thế giới theo dõi quan điểm của hai ứng cử viên tổng thống Trump và Hillary Clinton về các vấn đề ảnh hưởng đến an nguy đến toàn thể nhơn loại, nhứt là khu vực Á Châu –TBD, nói rõ ra là Biển Đông. Đây cũng thời điểm thuận lợi cho Tập Cận Bình vì thừa biết ông Obama sắp ra đi sau hai nhiệm kỳ Tổng thống muốn giữ tiếng thơm cho giải Khôi nguyên Nobel Hoà bình (2009) nên sẽ không có phản ứng mạnh với TC. Liệu Bắc Kinh sẽ tung ra động thái gi đây? Có đủ điều kiện để thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông? Hay sẽ bồi đấp và quân sự hoá bãi cạn Scarborough, thiết lâp tam giác chiến lược (Hoàng Sa-Trường Sa-Scarborough) khống chế Eo Luzon, cửa ngỏ nối liền Biển Đông ra Thái Bình Dương, canh chừng cơ sở quân sư trong Vịnh Subic mà Hoa Kỳ đã có thoả ước EDCA (Hiệp ước Tăng Cường Hợp tác Quốc Phòng Mỹ Phi, 12/01/2016)? Hay tái phong toả bãi Cỏ May, bãi Cỏ Rong? Đây cũng là cái nhìn của nhà phân tích chánh sách quốc phòng Harry J.Kazianis đăng trên The National Interest ngày 30-07-2016 hai tuần sau ngày phán quyết PCA. (China will hold fire in South China Sea until September).
Tự cho mình như một cường quốc đứng ngoài vòng pháp luật, ỷ lại sức mạnh cơ bắp của nước lớn TC vẫn tiếp tục thực hiện đại chiến lược Đông Nam Á, tiệm tiến thưc hiện chủ quyền không tranh cải “con đường chín đoạn”, thế nên Tập Cận Bình đâu cần phải chờ đến sau thượng đỉnh G20. Một số động thái bành trướng điển hình cho thấy: ngày 08/08/2016 không đầy một tháng sau phán quyết PCA, ảnh từ vệ tinh do AMTI/CSIS cung cấp cho thấy TC đang xây nhà chứa máy bay (hangars) rất kiên cố trên các đảo nhơn tạo Subi, Vành Khăn, Chữ Thập; trên mỗi đảo, nhà chứa có thể chứa được 24 chiến đấu cơ như loại SU-30, và 3-4 phi cơ cở lớn. Cần nhắc lại hôm 13/07 ngay sau ngày phán quyết PCA, TC đã cho máy bay dân sự đáp xuống đá Subi và đá Vành Khăn. Ngày 9/08 Bắc Kinh tuyên bố sẽ cho xây Phòng thí nghiệm trên đảo Hải Nam vào tháng 11/2016 để nghiên cứu tài nguyên Biên Đông. TC thông báo cuộc tập trân qui mô Nga-Trung trên Biển Đông vào tháng Chín/2016 vào thời điểm thượng đỉnh G20. Tin trên RFI ngày 8/8/2016, TC tung thần chiến H-6K ra Biển Đông hù doạ đến các đảo nhân tạo Chữ Thập bãi cạn Scarborough, đá Vành Khăn và đá Long Hải ở phía nam; máy bay ném bôm tầm xa H-6K cũng đã từng bay đến đảo Hoa Đông tận đến Chuổi Đảo Thứ nhứt 11/2015 (First Chain Islands). Nhóm diều hâu TC dẫn đầu là Tướng Thường Vạn Toàn kêu gọi chuẩn bị chiến tranh nhân dân ngoài biển để đối phó đe doạ an ninh ngoài biển, bảo vệ chủ quyền và còn sẵn sàng đối đầu với Mỹ ở Biển Đông! Chưa hết ngảy 03/08/2016 tin từ CSIS, toà tối cao TC đưa tin sẽ truy tố và bỏ tù những ai vào vùng biển của TC để đánh cá; TC còn tuyên bố sẽ khai trương trang web tuyên truyền về Biển Đông. Tin tặc TC tấn công hai sân bay lớn Tân Sơn Nhứt và Nội Bài (29/07/16). Thông tin của Cơ quan Quản lý Khoa Học, Công nghệ và Công nghệ Quốc phòng, TC vừa phóng vệ tinh Cao phân 3 ngày 10/08/2016 nhằm bảo vệ quyền lợi hàng hải và lợi ich quốc gia của TC.
Trên mặt trân ngoại giao, TC khá thành công trong chống đở “chiến lược bêu riếu” (shamefare strategy) do Hoa Kỳ chủ trương để áp đặt một cái giá năng nề về uy tín mà Trung Cộng phải trả khi vẫn phớt lờ phán quyết của PCA, ngược lại Hoa Kỳ đã thất bại trong sách lược thuyết phục cộng đồng thế giới tuyên bố tinh cách pháp lý ràng buộc của phán quyết PCA; cho đến hôm nay Washington chỉ có sáu nước tuyên bố ủng hộ tính chất pháp lý ràng buộc của bản án này, dù rằng đa số các quốc gia đều tuyên bố mốt cách chung chung tầm quan trọng mang tính lịch sử của bản án. Bắc Kinh cũng bịt miệng ASEAN không được nói đến phán quyết PCA La Haye trong tuyên bố chung trong hồ sơ Biển Đông tại hôi nghị các ngoại trưởng ASEAN tại Vientiane, Lào (26-07-2016) cũng như tại hội nghị Trung Quốc-ASEAN tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam (14-06-16) ngoại trưởng Vương Nghị đã áp lực ASEAN rút lại một tuyên bố chung về quan ngại leo thang căng thẳng Biển Đông sau 3 giờ phân phối, nói là do Lào và Campuchia không đồng ý. Áp lực của Trung Cộng tại Hội nghị Vientiane làm thể diện các quốc gia có tranh chấp xuống thang một cách thê thảm; ngay như Philippines nước đã thắng kiện lại nói phán quyết quốc tế về Biển Đông là kết quả vụ kiện riêng của Manila, hàm ý rằng ASEAN không nên can dự vào, để rồi sau đó Tổng thống Duterte tuyên bố sẽ đàm phán song phương với Bắc Kinh (ông đã gởi cựu tổng thống Ramos như đăc phái viên lên đường đi TC để chuẩn bị cho việc đàm phán); còn Malaysia lại không đến Lào, trong lúc Brunie lại lên tiếng khen sự lãnh đạo của TC; còn thứ trưởng ngoại giao Lê Hoài Trung hôm 27/07/2016 cho thông tấn AP biết Hà Nội muốn giải quyết tranh chấp lãnh thổ qua đàm phán song phương; và ai cũng biết đàm thoại song phương là quan điểm cố định từ trước tới nay của Bắc Kinh. Trong khi ngoại trưởng Mỹ Kerry trước sự phân hoá ASEAN lại tuyên bố kết quả chung của các hội nghị tại Lào là ”thắng lợi của ASEAN”, rằng việc ASEAN không lên tiếng được về phán quyết Biển Đông của PCA La Haye không phải là thắng lợi ngoại giao của TC! Hoa Kỳ còn khuyến khích con đường hoà giải Philippines-TC, một mô hình giải quyết tranh chấp hoà bình thông qua đàm phán và thương nghị. Sau phán quyết PCA, Hoa Kỳ có dấu hiệu đi con đường “ngoại giao thầm lặng”, thuyết phục các quốc gia Châu Á không nên có động thái hung hăng, tránh các hành động khiêu khích, rằng Hoa Kỳ không có ý nổ lực tập hợp các nước trong khu vực chống lại TC, tránh đẩy TC vào chơn tường
Thực tế là Washington nhìn thấy phán quyết PCA trên đường dài sẽ là mẫu số chung cho giải quyết hoà bình các tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia ASEAN và TC, và Hoa Kỳ là nước có chủ trương trung lập trong sự tranh chấp này nhưng đã chứng tỏ không lùi bước khi quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ tại Biển Đông bị va chạm và đã từng hành động không khoan nhượng ngăn chặn tham vọng quá đáng của TC tại vùng biển chiến lược, con đường huyết mạch của thế giới. Cho nên dù Donald Trump hay Hillary Clinton đắc cử thì dù đường lối ngoại giao Mỹ-Trung tuy muôn ngả nhưng tóm lại chỉ cần một lời tóm được hết quan điểm của Uncle Sam nằm trong hai chữ quyền lợi. Hoa Kỳ hiện vẫn là siêu cường số một về kinh tế và quân sự; cho nên sau Thượng Đỉnh G-20, Tâp cân Bình sẽ không dám theo bọn diều hâu trong Quân đội Giải phóng Nhơn dân mà động binh, vì nếu chiến tranh Trung-Mỹ xẩy ra ,TC sẽ chịu hậu quả thảm khốc và có thể là thảm trạng cho thế giới. Kinh tế quấn quyện giữa hai cường quốc này còn kéo dài và thế cộng sinh quả có lợi nhiều cho Bắc Kinh với nền kinh tế đang suy sụp và với nội tình chánh trị xã hội có thể làm lung lay chế độ.
Hoạ hoằn lắm Bắc Kinh lại cho quốc gia thái thú CSVN một bài học như cuộc chiến biên giới năm 1979 để thoả mãn tinh thần dân tộc cực đoan Đại Hán trước nổi nhục trong trận đấu pháp lý với một nước nhỏ Philippines. CSVN có thể ngưởi mùi hù hoạ của Bắc Kinh nên Hà Nội đã vận chuyển các giàn pháo EXTRA từ đất liền tới 05 căn cứ ở quần đảo Trường Sa. Nhằm giải thích diễn biến mới này Giáo sư Carl Thayer, cho rằng hành động của TC đã kich động môt phản ứng ngược lại; nhưng dưới cái nhìn khác, động thái mới này của Hà Nội sẽ kích động Bắc Kinh sớm triển khai máy bay quân sự trên ba đường băng có sẵn trên Trường Sa và sớm xử dụng các nhà chứa máy bay (hangars) sớm hoàn tất. Tập Cận Bình lai có dịp giải thich với Obama tại sao Trung Nam Hải gia tăng quân sự hoá Biển Đông. Không biết vì sợ “đông lực sinh phản động lực“ mà Bà Elizabeth Trudeau phát biểu sẽ kêu gọi CSVN dừng hoăc đảo ngược hành động chuyển vân hê thống EXTRA, để Hoa Kỳ có dip hâm nóng hồ sơ Biển Đông tại Thượng Đỉnh G-20 nay gần kề. (Bà Trudeau là phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ)
Trên tám thập niên kể từ ngày thành lập, Đảng CSVN cũng khéo biến cải chiến lược, chiến thuật nhưng chỉ nhằm bảo vệ sự sống còn của đảng, không vì quyền lợi dân tộc, tổ quốc. Chừng nào mà đảng CSVN còn ngự trị thì Hoàng Sa Trường Sa sẽ hoàn toàn thuộc về TC và quê hương có cơ trở thành một tỉnh tự trị của TC. Đất nước lâm nguy, chỉ có nội lực của toàn dân trong và ngoài nước cùng đứng lên tranh đấu cho sự Sống Còn của Dân Tộc, để bảo vệ đất nước mình trước sự lấn áp bá quyền bành trướng TC.