Phải chăng Cảnh Sảng muốn nói đến Mật ước Thành Đô và những ký kết bí mật giữa Bắc Kinh và Ba Đình?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Phải chăng Cảnh Sảng muốn nói đến Mật ước Thành Đô và những ký kết bí mật giữa Bắc Kinh và Ba Đình?
Vũ Đông Hà (Danlambao) – Trong buổi họp báo vào ngày 18.09.2019, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Cảnh Sảng đã đề cập đến việc Việt Nam vi phạm các thỏa thuận song phương với Trung Quốc và từ đó lên án Việt Nam đã xâm phạm quyền lợi của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính.
Vậy những thoả thuận song phương đó là gì?
Nguyên văn đoạn phát biểu của Cảnh Sảng:
Since May this year, the Vietnamese side has been conducting unilateral oil and gas drilling in China’s Wan’an Tan waters, which seriously infringes on Chinese rights and interests. It is also a violation of bilateral agreements including the Agreement on Basic Principles Guiding the Settlement of Sea-related Issues between China and Viet Nam, Article Five of the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC), and relevant UNCLOS provisions.
(Kể từ tháng Năm năm nay, phía Việt Nam đã tiến hành khoan dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính (Wan’an Tan) của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Trung Quốc. Đây cũng là hành vi vi phạm các thỏa thuận song phương, bao gồm Hiệp định về các nguyên tắc cơ bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, Điều thứ năm của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những điều khoản của UNCLOS.)
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC – Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea) được ký kết giữa các nước ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) và Trung Quốc vào ngày 4 tháng 11 năm 2002 tại Phnom Penh, Campuchia. Do đó, đây không thuộc vào loại ký kết song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.
UNCLOS là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (United Nations Convention on Law of the Sea), lại càng không phải là thoả thuận song phương Tàu-Việt.
Do đó, “It is also a violation of bilateral agreements” (vi phạm các thỏa thuận song phương) phải là những thoả thuận nào khác, bí mật giữa Ba Đình và Bắc Kinh mà đến nay người dân Việt Nam không được biết.
Phát biểu của Cảnh Sảng đã giải thích được:
1- Lý do vì sao từ Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân không dám hé môi phát biểu một lời nào về việc Bắc Kinh xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam tại Bãi Tư Chính.
Không thể nói một lời vì đảng CSVN đã có những ký kết bất lợi, có thể đã nhượng chủ quyền biển – không những Bãi Tư Chính – mà cả toàn bộ khu vực “Đường Lưỡi Bò” cho thiên triều phương Bắc. Việc chuyển nhượng chủ quyền này có thể được 2 bên thoả thuận tiến hành theo từng giai đoạn, trong một thời gian dài, khởi đi từ năm 1990 tại Hội nghị Thành Đô. Để không làm phẫn nộ dư luận Việt Nam, CSVN đã được phép sử dụng, khai thác biển Đông trong một thời gian, nhưng tới nay, sau 29 năm, quyền “tạm” sử dụng đã “quá hạn kỳ”.
2- Lý do vì sao đảng CSVN vẫn nhất định không công bố văn bản ký kết vào ngày 4 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đô, Tứ Xuyên với đảng CSTQ, mặc dù dư luận đã lên tiếng yêu cầu trong nhiều năm qua.
Ngoài Mật ước Thành Đô vẫn có thể còn có nhiều văn kiện bí mật khác được ký kết giữa 2 đảng cộng sản Việt-Tàu.
3- Lý do vì sao chính phủ nước CHXHCNVN không dám (và không thể) kiện Trung Quốc ra toà trọng tài quốc tế trong khuôn khổ Phụ lục 7 của UNCLOS như Philippines đã làm và thắng kiện. Cho dù Trung Quốc không tuân thủ và đứng trên luật pháp quốc tế, nhưng đây là một chiến thắng có tính chính danh rất cần thiết cho công cuộc bảo vệ chủ quyền lâu dài.
Không thể kiện vì Trung Quốc có thể sẽ đưa ra bằng chứng CSVN đã ký kết phủ nhận chủ quyền của Việt Nam tại Bãi Tư Chính nói riêng và Biển Đông nói chung.
*
Sau khi phát biểu của Cảnh Sảng, nghênh ngang khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính, tàu bè đủ loại của Bắc Kinh vẫn đi ra đi vào Bãi Tư Chính như ao nhà của chúng. Chóp bu lãnh đạo Ba Đình vẫn… cưong quyết lặng thinh.
Rõ ràng Bãi Tư Chính đã được nhiều triều đại lãnh đạo Ba Đình dâng cho Tàu qua những thỏa thuận song phương khởi đi từ Mật ước Thành Đô vào năm 1990.
21.09.2019