Ông Vũ Văn Tiền tiếp tay cho Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát đường hàng không Việt Nam?
Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco, đại gia bất động sản kín tiếng vừa trở thành tâm điểm chú ý dư luận khi đưa ra đề xuất: bắt tay với doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng sân bay Long Thành. Việt Nam đã nhận không ít trái đắng từ việc hợp tác với Trung Quốc xây dựng các dự án giao thông trọng điểm từ Bắc chí Nam: đội vốn, chậm tiến độ, nguy hại cho an ninh quốc phòng. Nhưng không hiểu sao một đại gia bất động sản lớn của Việt Nam lại tích cực đề xuất hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc, phải chăng đằng sau sự lớn mạnh của Geleximco là dáng dấp của các “mạnh thường quân” mang quốc tịch Trung Hoa?
Ông Vũ Văn Tiền tiếp tay cho Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát đường hàng không Việt Nam |
Ít ai biết rằng, đây không phải là lần đầu tiên Tập đoàn Geleximco của ông Vũ Văn Tiền đề xuất hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc. Năm ngoái, dư luận từng một phen dậy sóng khi Geleximco đề nghị thành phố Hà Nội mời Viện thiết kế Trung Quốc quy hoạch thành phố hai bên bờ sông Hồng. Không chỉ đứng ra “chủ động mời” đối tác TQ, Geleximco thậm chí còn thay mặt Viện thiết kế TQ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội “có ý kiến chính thức bằng văn bản” gửi Bộ NN-PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp số liệu thủy văn, lưu lượng nước, mặt cắt ngang đê, số liệu quan trắc, khí tượng thủy văn… và các tài liệu liên quan.
Từ những động thái “sốt sắng” quá mức của Geleximco, mối quan hệ mờ ám giữa tập đoàn này và Trung Quốc bắt đầu hé lộ. Người ta biết đến Geleximco với cái tên “Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội”, nhưng thực chất công ty này lại kiếm ăn qua các dự án địa ốc, tài chính và cũng từng điêu đứng tiền bạc khi thị trường nhà đất tại Việt Nam lao dốc những năm trước. Chưa kể vào thời điểm đó, công ty CP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (Hanic) do em ruột của Vũ Văn Tiền là Vũ Văn Hậu làm Chủ tịch HĐQT cũng làm ăn thua lỗ, ôm khoản lỗ lũy kế hơn 321 tỷ đồng. Theo đó, ông Vũ Văn Tiền đã đứng ra giải cứu “thần tốc” cho công ty của em trai. Geleximco làm sao có thể nhanh chóng xoay sở để vực dậy thành công cho Hanic trong khi chính Geleximco cũng đang lao đao vì “bong bóng” bất động sản?
Vấn đề tài chính eo hẹp phải chăng chính là lý do đẩy Geleximco lại gần các nhà đầu tư lắm tiền Trung Quốc? Để rồi từ đó, Geleximco thu về những khoản thù lao khủng, bù đắp cho việc kinh doanh thua lỗ? Phải chăng đó là lý do tại sao những năm gần đây, Geleximco bứt phá ngoạn mục trong lĩnh vực bất động sản khi dành được các dự án khủng nhờ nguồn vốn dồi dào không ai có?
Dư luận từng một phen dậy sóng khi Geleximco đề nghị thành phố Hà Nội mời Viện thiết kế Trung Quốc quy hoạch thành phố hai bên bờ sông Hồng |
Không chỉ là Viện thiết kế và quy hoạch Hàng Châu, Geleximco còn mở rộng quan hệ với nhiều doanh nghiệp lớn khác của Trung Quốc. Hồi tháng 10-2016, Geleximco cùng với Công ty TNHH Hong Kong United Investors Holding (HUI) đã đề nghị Bộ Giao thông – Vận tải cho phép tham gia đầu tư vào 4 dự án hạ tầng giao thông lớn: Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc Nam đoạn Thanh Hóa – Hà Tĩnh và TP.HCM đến Khánh Hòa, Dự án đường bộ cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái, Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam và sân bay Long Thành. Đây đều là các dự án chiến lược trong quy hoạch tổng thể phát triển giao thông Việt Nam, góp phần thúc đẩy văn hóa giao thông VN lên tầm cao. Tổng kinh phí cho 4 dự án ước tính lên tới gần 50 tỷ USD.
Đáng chú ý, Công ty HUI là công ty mới thành lập hồi tháng 1/2016 với trụ sở đặt tại Hong Kong. Đến tháng 8/2016, ngay sau khi ông Tiền trở về nước sau chuyến đi Hong Kong, HUI xuất hiện tại Việt Nam với trụ sở đặt tại toà nhà 36 Hoàng Cầu (Hà Nội), đây cũng chính là tòa nhà trụ sở của Geleximco. Hóa ra, ông Tiền là người đã chủ tâm rước HUI về VN, cung cấp mặt bằng cho HUI đồn trú, thậm chí là vận động hàng lang để HUI có cơ hội đầu tư vào các công trình trọng điểm lớn của VN. Rõ ràng quan hệ giữa Geleximco và HUI không đơn thuần là đối tác hợp tác kinh doanh, chính Geleximco đã dọn đường sẵn cho HUI xâm nhập vào thị trường nước ta.
Đáng chú ý, khoản đầu tư 50 tỷ USD (1,1 triệu tỷ đồng) vào 4 siêu dự án là số tiền lớn khủng khiếp, một công ty mới thành lập như HUI và Geleximco (vốn điều lệ chỉ khoảng chục ngàn tỷ) làm thế nào có thể xoay sở nổi, hay có nguồn ngân sách dồi dào từ chính phủ TQ hỗ trợ cho cả hai để tìm mọi cách thâu tóm bằng được 4 dự án công cộng trọng yếu của VN? Một nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận sẽ ít khi rót số vốn lớn như vậy vào một nền kinh tế bé nhỏ như Việt Nam. Trong khi đó, VN nếu muốn thu hồi số vốn lớn như vậy để trả lại cho doanh nghiệp TQ, không còn cách nào khác là phải tăng phí, mà việc tăng phí đột ngột ở các dự án trọng điểm như vậy sẽ khiến nền kinh tế VN điêu đốn. Đó phải chăng là kế hoạch mà TQ vạch ra để tấn công vào nền kinh tế nước ta?
Cho đến nay, không biết vì lý do gì, vì không tin tưởng vào doanh nghiệp chỉ mang tầm “tầm quốc gia” như Geleximco, hoặc vì mối quan hệ mờ ám giữa tập đoàn này và HUI mà các đề xuất trên đã dần chìm xuồng và rơi vào quên lãng?
HUI xuất hiện tại Việt Nam với trụ sở đặt tại toà nhà 36 Hoàng Cầu (Hà Nội), đây cũng chính là tòa nhà trụ sở của Geleximco |
Tuy nhiên, Geleximco vẫn chưa từ bỏ mục tiêu, mới đây tập đoàn này một lần nữa đề xuất bắt tay với nhà đầu tư TQ để xây dựng sân bay Long Thành, nhưng lần này không phải là HUI mà là Tập đoàn Năng lượng mới KAIDI Dương Quang. Lần này, ông Tiền cũng không quên ca ngợi đối tác TQ hết lời về năng lực tài chính. Có thể thấy rõ đằng sau mọi quyết tâm của Geleximco luôn có bóng dáng của các nhà đầu tư TQ. Phải chăng sau đợt xâm nhập quá vội vã lần trước, TQ đã đổi chiến lược, nhắm vào một mục tiêu duy nhất là sân bay Long Thành? Và kế hoạch chiếm quyền kiểm soát vùng trời Việt Nam chính là điều mà quốc gia láng giềng muốn hướng tới?
Trước đây, Trung Quốc từng “bao vây” hàng loạt các công trình trọng điểm trên mặt đất của VN: đường sắt Cát Linh – Hà Đông, dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, sân vận động quốc gia Mỹ Đình,… khiến các dự án rơi vào cảnh chậm tiến độ, chất lượng kém, đội vốn hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng. Và việc nhắm tới sân bay Long Thành lần này không đơn thuần là để “gài bẫy” VN vào các tình cảnh khốn đốn trên mà vì Long Thành là một vị trí địa kinh tế – địa chính trị quan trọng. Trong tương lai sẽ trở thành 1 cảng trung chuyển hàng không và là 1 thủ phủ hàng không của cả nước cũng như trên quốc tế. Do đó, chỉ cần TQ chiếm được quyền kiểm soát sân bay này, VN không những bị tác động lớn về kinh tế mà an ninh quốc gia cũng bị đe dọa nghiêm trọng.
Trong tương lai sân bay Long Thành sẽ trở thành 1 Cảng trung chuyển hàng không và là 1 thủ phủ hàng không của cả nước cũng như trên quốc tế |
Trên thực tế, hệ quả khi để các nhà thầu TQ làm chủ thầu dự án không phải vấn đề mà ông Vũ Văn Tiền quan tâm. Ngay chính dự án mà Geleximco là chủ thầu: dự án đường cao Hòa Lạc – Hòa Bình cũng từng dính phốt tiến độ thi công và giải phóng mặt bằng đều chậm, thiếu vốn, buộc tập đoàn phải xin rút lui khỏi dự án. Không chỉ có vậy, Geleximco cũng từng dính nhiều sai phạm bị chính khách hàng tố cáo như: Khu đô thị Geleximco: Dân không về ở vì chủ đầu tư thất hứa; Dự án Gemek Tower: Khách hàng tố hàng loạt sai phạm; Geleximco bị khách hàng kiện chiếm dụng trái phép 2 tỷ đồng;….
Không biết đó có phải là cách kinh doanh mà Geleximco học được khi kết giao quan hệ với các doanh nghiệp TQ hay đây là bản chất sẵn có của tập đoàn này? Nhưng rõ ràng, từ phong cách kinh doanh đến quan hệ mờ ám giữa Geleximco và TQ thì đây không phải là tập đoàn đáng tin cậy để có thể trao quyền xây dựng dự án quan trọng như phi trường Long Thành.
Ông Vũ Văn Tiền, một doanh nhân “thành đạt” của Việt Nam, làm chủ đầu tư nhiều dự án “có tiếng về sai phạm”, nay không hiểu vì lẽ gì ông Tiền lại mê đắm Trung Quốc đến mức sẵn sàng trở thành tay sai cho kẻ thù luôn hăm he nuốt chửng Việt Nam? Phải chăng sức mạnh của đồng Nhân Dân Tệ lớn đến nỗi có thể mua chuộc được cả một doanh nhân Việt Nam và cả quyền sinh sát hàng loạt cơ sở hạ tầng của nước ta?
(Việt Nam Net / CapheF / Báo Giao thông)