Ông Trọng đang dần thít cổ những ai?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ông Trọng đang dần thít cổ những ai?

04/09/2017

 Việt Nam – Cali Today News – Chỉ còn chưa đầy một tháng rưỡi nữa, Hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền sẽ diễn ra ở Việt Nam.
Photo Courtesy: Zing
Cách đây đúng 5 năm, cũng một hội nghị trung ương 6 đã nổ ra cuộc chiến “kỷ luật Ba X”. Nhưng những nhân vật “đồng cảnh ngộ bị tiếm quyền” như Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang đã hoài công: Nguyễn Tấn Dũng không những không bị “xử” mà còn nhận được đến 70% phiếu ủng hộ trong số 200 thành viên của Ban chấp hành trung ương đảng – theo nhiều nguồn tin cho biết sau đó. Còn người chỉ mới ngồi cái ghế tổng bí thư được hơn một năm tính đến thời điểm đó – Nguyễn Phú Trọng – lại phải lấy khăn mù xoa lau lệ.
Tuy thế, 5 năm sau – 2017, nhiều dấu hiệu cho thấy ông Trọng sẽ “rửa hận”. Chỉ riêng cái cách ông chủ động thông tin cho cử tri Hà Nội về thời điểm sẽ diễn ra Hội nghị trung ương 6 vào giữa tháng 10/2017 – một cử chỉ tiết lộ hiếm hoi của giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam về lịch họp trung ương – cũng cho thấy ông Trọng khá tự tin trên con đường “chống tham nhũng” của mình.
Vậy Hội Nghị trung ương 6 nhằm mục tiêu gì? Sẽ “chống” ai, hoặc những ai?
Cho đến giờ, những mục tiêu quá đồ sộ và tham vọng về “nhất thể hóa” và “kiểm tra tài sản 1000 quan chức” do Tổng bí thư Trọng đề ra đã vấp phải một sức cản quá lớn từ bộ máy thực hiện. Trong suốt nhiều tháng qua, chỉ riêng vụ “Mobifone mua lại AVG” mà còn bị Thanh tra chính phủ như thể cố ý giấu nhẹm số chênh lệch khổng lồ đến hơn 8 ngàn tỷ đồng, còn ông Trọng chưa thể “xử” được cơ quan thanh tra này, thì đừng nói gì đến việc xử lý nhiều vụ “kê khai tài sản không trung thực” khác. Mà nếu không gây được sức ép đủ mạnh dối với một số quan chức ngồn ngộn tài sản cả nổi cả chìm, ông Trọng sẽ lấy đâu ra “cơ sở thực tiễn” để thi hành chính sách “nhất thể hóa” – còn được hiểu là “đảng tràn sang chính phủ”, hay một cơ chế “chính ủy địa phương”?
Nói đi cũng phải nói lại, mục tiêu gần gũi và có lẽ mang tính khả thi nhất của Tổng bí thư Trọng tại Hội nghị trung ương 6 có lẽ không ngoài việc “xử” vài ba quan chức cao cấp – những người bị xem là “vây cánh Nguyễn Tấn Dũng”. Làm được như vậy cũng là một thắng lợi không quá nhỏ bé!
Những cái tên đang được nhắc nhiều là Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng và Nguyễn Văn Bình.
Đinh La Thăng, sau khi bị Hội nghị trung ương 5 “đá” khỏi cái ghế ủy viên bộ chính trị và chức vụ bí thư thành ủy TP.HCM, hiện là cấp phó cho Nguyễn Văn Bình tại Ban Kinh tế trung ương – một cơ quan mà dường như đã trở thành “lồng nhốt quyền lực” khi ông Trọng cố ý bố trí cả Bình và Thăng vào trong đó.
Còn Vũ Huy Hoàng – cựu bộ trưởng công thương – cho tới nay vẫn chỉ bị xử lý kỷ luật về mặt đảng và “cách hết mọi chức vụ” – những chức vụ mà trên thực tế ông Hoàng đã không còn nắm.
Vào thời gian cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm 2017, một số tờ báo nhà nước một lần nữa lại rộ lên “cáo trạng” về Đinh La Thăng, liên quan trách nhiệm vụ Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) thời ông Thăng làm chủ tịch hội đồng thành viên đã góp vốn 800 tỷ đồng vào ngân hàng Đại Dương của Hà Văn Thắm. Từ đó đến nay, 800 tỷ đồng đó đã hoàn toàn biến mất, còn Hà Văn Thắm phải ra tòa. Không chỉ ra tòa lần một mà còn lần 2 – tương ứng với “giai đoạn” 2 mở rộng điều tra của Bộ Công an về vụ 800 tỷ đồng. Theo đó, ông Đinh La Thăng đã bị cột chặt, khó mà giãy ra được.
Cũng một lần nữa sau vài lần từ đầu năm 2017 đến nay, một số tờ báo nhà nước tỏ ra mạnh miệng hơn khi đề cập đến trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước thời Thống đốc Nguyễn Văn Bình về buông lỏng quản lý đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, dẫn đến nhiều sai phạm và hậu quả…. Tuy chưa thấy bị “quy tội” cụ thể như Đinh La Thăng, nhưng Nguyễn Văn Bình có lẽ cũng khó tránh khỏi việc bị Hội nghị trung ương 6 hất khỏi cái ghế ủy viên bộ chính trị.
Nhân vật còn lại – Vũ Huy Hoàng – được xem là “dễ xơi” nhất. Sau khi Trịnh Xuân Thanh chịu cực khổ luồn lách qua đường bộ của hàng chục quốc gia, tự dẫn xác về Hà Nội “đầu thú”, Vũ Huy Hoàng có thể đã phải chịu đối chứng với Thanh để làm rõ trách nhiệm ông Hoàng nhận Trịnh Xuân Thanh về Bộ Công thương ra sao. Do vậy nếu ông Hoàg có phải “ra tòa” sắp tới, điều đó sẽ chẳng có gì lạ.

Mời xem Video: Tại sao phải bắt cựu Thống Đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trước Đinh La Thăng?

Nhưng ngoài Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng và Nguyễn Văn Bình, liệu còn ai khác nằm trong “tầm ngắm” của ông Trọng tại Hội nghị trung ương 6?
Có thể chờ đợi thêm tín hiệu từ Trầm Bê. Tháng 7/2017, đại gia ngân hàng này đã bị bắt. Trầm Bê lại từ lâu được xem là “tay hòm chìa khóa” của “anh Ba X”.
Nếu PVN trở thành một “đại đại án”, vụ Trầm Bê và kéo theo một “dòng tộc” nào đó cũng hứa hẹn sẽ trở thành một “phiên tòa lịch sử” trong triều đại cộng sản.
Thiền Lâm
(Cali Today News)