Ông Phùng Quang Thanh qua đời vào ngày 19 tháng 7 năm 2015 tại một bệnh viện ở Pháp khi đang chữa trị căn bệnh ung thư phổi.

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ông Phùng Quang Thanh qua đời vào ngày 19 tháng 7 năm 2015 tại một bệnh viện ở Pháp khi đang chữa trị căn bệnh ung thư phổi.

Phùng Quang Thanh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Phùng Quang Thanh
Phung Quang Thanh 2010.JPG Đại tướng Phùng Quang Thanh tại Diễn đàn đối thoại Shangri-La, 4 tháng 6, 2010, Singapore
Tiểu sử
Quốc tịch Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Sinh 2 tháng 2, 1949 (66 tuổi)Mê Linh, Hà Nội, Việt Nam
Binh nghiệp
Thuộc Flag of Viet Nam Peoples Army.svg Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ 1967-nay
Cấp bậc Vietnam People's Army General.jpgĐại tướng
Chỉ huy
Tham chiến Chiến dịch Mậu Thân 1968 Chiến dịch Hồ Chí Minh
Khen thưởng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dânAnhhunglucluongvutrang2.png Huân chương Chiến công hạng nhấtFeat Order.png Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng ba Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng nhấtGlorious Fighter Medal.png Huân chương chiến sỹ giải phóng hạng nhất Huy chương Quân kỳ Quyết thắngDetermined to Win Military Flag Medal.png
Công việc khác Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm và Cứu nạn
Chữ ký Chữ ký của Phùng Quang Thanh
Phùng Quang Thanh
Chức vụ
Nhiệm kỳ 28 tháng 06, 2006 – nay &0000000000000009.0000009 năm, &0000000000000022.00000022 ngày
Tiền nhiệm Phạm Văn Trà
Khu vực Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Nhiệm kỳ 25 tháng 4, 2006 –  &0000000000000009.0000009 năm, &0000000000000025.00000025 ngày
Nhiệm kỳ tháng 5, 2001 – tháng 8, 2006
Tiền nhiệm Lê Văn Dũng
Kế nhiệm Nguyễn Khắc Nghiên
Thông tin chung
Đảng phái Đảng Cộng sản Việt Nam
Sinh 2 tháng 2, 1949 (66 tuổi) Thạch Đà, Mê Linh, Hà Nội
Nơi ở Hà Nội
Tôn giáo Không

Phùng Quang Thanh (sinh ngày 2 tháng 2 năm 1949) là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông mang quân hàm Đại tướng và là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (Việt Nam), Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X (2006), Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, XII[1], XIII.

 

 

 

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 11-2-1971, Phùng Quang Thanh-Trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 trực tiếp chỉ huy một tiểu đội chốt giữ đồi Không Tên. Địch dùng 1 đại đội có máy bay yểm trợ, chia làm 2 mũi tấn công chốt. Phùng Quang Thanh chỉ huy tiểu đội chờ địch vào gần mới nổ súng, diệt 38 tên, đẩy lùi địch ra xa, riêng Phùng Quang Thanh diệt 8 tên. Hai ngày sau địch lại tiến công lên chốt, Phùng Quang Thanh bị thương, cấp trên cho lui về tuyến sau nhưng anh xin ở lại chiến đấu. Phùng Quang Thanh nhờ đồng đội tháo nắp 17 quả lựu đạn cho vào túi đeo quanh người nhờ y tá băng và treo cánh tay trái cho đỡ vướng rồi dẫn đầu tiểu đội xung phong đánh tạt sườn quân địch, phối hợp đơn vị bạn diệt gọn 1 đại đội địch. Riêng tiểu đội do anh chỉ huy diệt 37 tên, bắt 1 tên, thu 2 súng.[2]

Lạm phát tướng[sửa | sửa mã nguồn]

Theo ông Nguyễn Đăng Quang, cựu Đại tá Công an, tính riêng trong 8 năm – từ 2006 đến 2014 – dưới thời Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm của Đại tướng Phùng Quang Thanh, đã có tổng cộng 231 sỹ quan cấp tướng, bao gồm 10 Thượng tướng, 65 Trung tướng và 157 Thiếu tướng được thụ phong. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh còn muốn Chủ nhiệm các Khoa chính trị Mác-Lê của các Học viện Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng cũng phải được phong hàm Thiếu tướng và Giám đốc Học viện Quốc phòng phải là Thượng tướng. Hiện tại (tháng 12 2014) quân đội Việt Nam có 489 sĩ quan cấp tướng, so với ngày 30 tháng 4 năm 1975, với số tướng là 36, đã tăng gấp 13 lần, mặc dù theo Luật sỹ quan QĐND Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam được phép có tối đa là 415 sỹ quan cấp tướng[3].

Sức khoẻ[sửa | sửa mã nguồn]

Việc ông Thanh không xuất hiện trong các sự kiện chính trị quan trọng của Việt Nam trong một thời gian đã dẫn tới những đồn đoán về tình trạng của ông. Ông không tham dự cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 ngày 29 tháng 6 năm 2015 và Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX khai mạc sáng ngày 1 tháng 7 năm 2015 tại Hà Nội.[4]

Ngày 1 tháng 7 năm 2015, báo Tuổi Trẻ đăng bài viết cho biết theo thông tin từ Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Trung ương ông Thanh đã sang Pháp chữa bệnh cách đây một tuần. Tại Pháp ông Thanh được phẫu thuật vào tối ngày 30 tháng 6 năm 2015. Theo nguồn tin của báo Tuổi Trẻ chấn thương vùng ngực từ thời chiến đã khiến phổi của ông Thanh bị xơ hoá một phần. Khoảng hai tháng trước ông Thanh bị “ho nặng”. Kết quả sinh thiết không cho thấy ông Thanh bị ung thư nhưng “ho nặng” và xơ hoá phổi có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi.[4][5]

Sáng ngày 2 tháng 7 năm 2015, Trưởng Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Trung ương Nguyễn Quốc Triệu cho phóng viên báo Người Lao Động biết ông Thanh bị u phổi, khối u của ông Thanh là khối u lành tính.[4][6]

Cũng trong ngày 2 tháng 7 Phạm Gia Khải, thành viên Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Trung ương, nói với phóng viên báo Infonet rằng ông Thanh đang điều trị bệnh ở Paris (Pháp), ông Thanh sang Pháp từ hôm 24 tháng 6 năm 2015. Theo ông Khải thì trước khi ông Thanh sang Pháp “chúng tôi có hội chuẩn kiểm tra sức khỏe 3-4 lần và phát hiện một vết sẹo trong phổi. Vết sẹo này là do vết thương hồi chiến tranh chống Mỹ, khi đó ông Thanh bị tai nạn ô tô và đập ngực vào vô lăng xe ô tô”. Ông nói “Trước khi sang Pháp chữa bệnh, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã được chúng tôi kiểm tra sức khỏe nhiều lần, nhưng không thấy dấu hiệu gì đặc biệt, không áp xe, không ung thư. Nhưng cách đây khoảng 2 tháng, ông Thanh bị ho ra máu, mỗi ngày một ít. Chúng tôi đã cho sinh thiết ở phế quản, tương ứng nơi ra máu nhưng không phát hiện được dấu hiệu gì. Sau đó, ông Thanh được Đại sứ quán Pháp giới thiệu sang Pháp chữa trị”. Ông Khải cho phóng viên biết là theo thông tin ông nhận được từ ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Trung ương, thì sau phẫu thuật “Sức khỏe của ông Thanh hoàn toàn ổn định, không có diễn biến xấu và tới đây sẽ về Việt Nam”.[7]

Ngày 6 tháng 7 năm 2015, thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam ban hành quyết định số 60/QĐ-XPVPHC xử phạt báo Đời sống và Pháp luật ba mươi triệu đồng vì trang web doisongphapluat.com của báo này đã đăng bài viết “Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh” với nội dung là tiểu sử của ông Thanh. Bài viết này đã vi phạm điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện (gọi tắt là Nghị định 174) của Chính phủ Việt Nam. Trong điều 64 của Nghị định 174 mức phạt tiền từ hai mươi đến ba mươi triệu đồng là dành cho hành vi:[8][9][10]

a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;b) Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước;c) Đăng, phát bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;d) Đăng phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

đ) Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác;

e) Không có hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Hiện bài viết “Tiểu sử Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh” đã bị xoá. Theo BBC Tiếng Việt bài viết về tiểu sử ông Thanh được đăng vào lúc đang có những đồn đoán về sức khoẻ của ông Thanh có thể khiến một số độc giả nghĩ rằng ông Thanh đã qua đời.[11]

Theo nguồn tin DPA[12], ông Phùng Quang Thanh qua đời vào ngày 19 tháng 7 năm 2015 tại một bệnh viện ở Pháp khi đang chữa trị căn bệnh ung thư phổi.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

  • Con trai là Đại tá Phùng Quang Hải sinh năm 1974, Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch HĐTV Tổng công ty 319 – Bộ Quốc phòng Việt Nam.
  • Em gái là bà Phùng Thuỳ Liên, Phó Tổng Biên Tập báo Công An Nhân Dân.