Ôn lại bài học Lịch sử, ý thức cơ nguy của Đất nước
“Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”. Đó là lời xác nhận của một cán bộ Việt Cộng cao cấp thuộc Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại giao, đã tuyên bố sau Hội nghị Thành Đô, Tứ Xuyên năm 1990.
Tại Hội nghị 2 ngày, 3 và 4 tháng 9 năm 1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và phái đoàn của đảng CSVN đã xin cho Việt Nam được làm một khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Bắc Kinh.
(Trúc Giang – “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”)
Còn cố vấn Phạm Văn Đồng thì nói rõ hơn: “Trong cuộc họp Bộ Chính trị bàn về đàm phán với Trung Quốc, tôi đã nói tới ba lần là không được hớ, phải rất thận trọng với Trung Quốc. Đằng này các anh lại ngửa bài trước để họ biết hết… Trung Quốc họ nghĩ theo kiểu Đại Hán của họ và kết quả là họ ép mình. Ngoại giao là một vũ đài, phải giữ thế, không phải lúc nào cũng lật hết bài ra. Không thể đưa ngực ra cho nó đấm” (Trần Quang Cơ. Sách đã dẫn. T77)
Trong đoàn chư hầu ô nhục đi Thành Đô có Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban Chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam và ông cố vấn tóc bạc, mắt lòa phải có người dắt đi từng bước này phải ngậm ngùi nói về ông trưởng đoàn chư hầu, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh:“Đã hớ, đã dại rồi mà còn nói đặt sự nghiệp cách mạng lên trên hết… Người lãnh đạo không nên làm như vậy. Với Trung Quốc, vừa qua không phải là chúng ta bình thường hóa, mà là chúng ta đã bị “phụ thuộc hóa” quan hệ” (Sách đã dẫn. T93).
(Phạm Đình Trọng – Lộ mặt một DLV chạy tội cho cuộc đi đêm ô nhục ở Thành Đô)
Nhân ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch xác quyết mật ước Thành Đô là khởi đầu cho một “ Thời kỷ Bắc thuộc rất nguy hiểm, “ xin gởi lại đây mấy dòng Lịch sử về thời kỳ bắc thuộc khốn cùng và gương kiên cường, chờ thời cơ quật khởi của Cha Ông.
Dân Nam bốn lần Bắc thuộc
Nhà Triệu mất
Vệ-Dương lên nối nghiệp nhà,
Trong là quốc nạn, ngoài là địch-nhân.
Hai nghìn giết sạch Hán-quân,
Đem cờ sứ-tiết để gần ải-quan.
Tạ-từ giả tiếng nói van,
Mấy nơi yếu-hại sai quan đề-phòng,
Bỗng đâu Hán lại tiếp sang,
Một kỳ tịnh-tiến, năm đường giáp-công.
Trong thành một ngọn lửa thông,
Chiêu-hàng ngoài mạc, hội-đồng các dinh.
Chạy ra lại gặp truy binh,
Vệ-vương, Lữ-tướng buộc mình cửa hiên.
Kể từ Triệu-lịch kỷ-niên,
Năm ngoài chín chục, ngôi truyền năm vua.
Trách ai gây việc tranh đua,
Vắn đài vận nước, được thua cơ trời. (*)
Bắc thuộc lần 1
Thời Bắc thuộc lần thứ 1 trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 218 TCN hoặc 179 TCN hoặc 111 TCN đến năm 39, dưới sự cai trị của phong kiến Trung Quốc.
Dấu mốc xác định thời kỳ này đầu tiên chưa thống nhất giữa các sử gia, do quan niệm khác nhau về nước Nam Việt và nhà Triệu.
Quan điểm thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam (Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt Nam sử lược) xác định rằng khi nhà Triệu bị Hán Vũ Đế diệt năm 111 TCN lúc bắt đầu thời Bắc thuộc. Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 150 năm. Theo quan điểm này, thời Bắc thuộc lần 1 thực chất là thời thuộc Hán.
Quan điểm không thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam (Việt sử tiêu án, các sách Lịch sử Việt Nam của các sử gia hiện đại) xác định thời Bắc thuộc bắt đầu từ khi Triệu Đà diệt An Dương Vương:
Sử cũ thường xác định An Dương Vươngvà nước Âu Lạc bị tiêu diệt năm 207 TCN. Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 246 năm.
Sử hiện đại căn cứ theo ghi chép của Sử ký Tư Mã Thiên là Triệu Đà diệt phía Tây nước Âu Lạc“sau khi Lã Hậu mất”, tức là khoảng năm 179 TCN. Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 218 năm. (**)
Hai bà Trưng dựng nền Độc lập
Đường ca lâu đã vắng lời,
Đến như Tô Định là người chí hung.
Bà Trưng quê ở châu Phong,
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long biên.
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành.
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh nam riêng một triều đình nước ta.
Ba thu gánh vác sơn hà,
Một là báo phục, hai là bá vương.
Bắc thuộc lần thứ 2
Uy thanh động đến Bắc phương.
Hán sai Mã Viện lên đường tiến công.
Hồ Tây đua sức vẫy vùng,
Nữ nhi chống với anh hùng được nao?
Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo,
Chị em thất thế cũng liều với sông.
Phục Ba mới dựng cột đồng,
Aỉ quan truyền dấu biên công cõi ngoài.
Trưng vương vắng mặt còn ai?
Đi về thay đổi mặc người Hán quan. (*)
Thời Bắc thuộc lần thứ 2 trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 43 đến năm 543. Thời kỳ này bắt đầu khi Mã Viện theo lệnh Hán Quang Vũ Đế nhà Đông Hán đánh chiếm lại bộ Giao Chỉ từ tay Trưng Vương, kéo dài đến khi Lý Bí khởi binh đánh đuổi thứ sử nhà Lương là Tiêu Tư năm 542 rồi lập ra nước Vạn Xuan năm 544.
Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 2 kéo dài khoảng 500 năm.(**)
Lý Nam Đế dựng nền độc lập
Kể từ Ngô, Tấn lại đây,
Hai trăm mười bốn năm chầy cát phân.
Cỏ cây chan chứa bụi trần,
Thái bình mới có Lý Phần hưng vương.
Vốn xưa nhập sĩ nước Lương,
Binh qua gặp lúc phân nhương lại về.
Cứu dân đã quyết lời thề,
Văn thần, vũ tướng ứng kỳ đều ra,
Tiêu Tư nghe gió chạy xa,
Đông tây muôn dặm quan hà quét thanh.
Vạn Xuân mới đặt quốc danh,
Cải nguyên Thiên đức, đô thành Long biên.
Lịch đồ vừa mới kỷ niên,
Hưng vương khí tượng cũng nên một đời.
Quân Lương đâu đã đến ngoài,
Bá Tiên là tướng đeo bài chuyên chinh.
Cùng nhau mấy trận giao binh,
Thất cơ Tô Lịch, Gia ninh đôi đường.
Thu quân vào ở Tân xương,
Để cho Quang Phục chống Lương mặt ngoài.
Mới hay “nhật phụ mộc lai,”
Sấm văn trước đã an bài những khi.
…………………………………..
Lý Phật Tử hàng Tuỳ
Từ nay Phật Tử xưng hùng,
Hiệu là Nam đế nối dòng Lý vương.
Phong châu mới mở triều đường.
? diên, Long đỗ giữ giàng hai kinh.
Tuỳ sai đại tướng tổng binh,
Lưu Phương là chức quản hành Giao châu.
Đô long một trận giáp nhau,
Xin hàng Lý phải sang chầu Tấn dương.
Từ giờ lại thuộc Bắc phương,
Mấy năm Tuỳ loạn rồi Đường mới ra. (*)
Bắc thuộc lần 3
Thời Bắc thuộc lần thứ 3 trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 602 đến năm 905. Thời kỳ này bắt đầu khi Tùy Văn Đế sai Lưu Phương đánh chiếm nước Vạn Xuân, bức hàng Hậu Lý Nam Đế, kéo dài cho đến khi Khúc Thừa Dụ tiến vào Đại La, giành quyền cai quản toàn bộ Tĩnh Hải quân năm 905 – thời Đường Ai Đế, ông vua bù nhìn trong tay quyền thần Chu Ôn.
Năm 602, nhà Tùy sai Lưu Phương đem quân 27 dinh sang đánh nước Vạn Xuân. Vua đời thứ 3 của Vạn Xuân là Lý Phật Tử sợ giặc và đầu hàng, bị bắt sang Trung Hoa. Việt Nam vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 3 mà trước hết là thuộc Tùy. Thời đó, Việt Nam bị xếp làm một châu của Tùy, gọi là châu Giao (交州). Trên đường đánh Lâm Ấp quay về, Lưu Phương mắc bệnh chết.
Sau Lưu Phương, đến Khâu Hòa được cử làm đại tổng quản. Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy, lập ra nước Đại Đường. Khâu Hòa xin thần phục nhà Đường năm 622. Việt Nam thành thuộc địa của Đại Đường.
Thời gian Bắc thuộc lần 3 của Việt Nam kéo dài hơn 300 năm.(**)
Ngô Quyền phá quân Nam Hán
Dương công xưa có rể hiền,
Đường lâm hào hữu tên Quyền họ Ngô.
Vì thầy, quyết chí phục thù,
Nghĩa binh từ cõi Aái châu kéo vào.
Hán sai thái tử Hoằng Thao,
Đem quân ứng viện toan vào giúp công.
Bạch Đằng một trận giao phong,
Hoằng Thao lạc vía, Kiều công nộp đầu.
Quân thân đã chính cương trù,
Giang sơn rầy có vương hầu chủ trương.
Về Loa thành mới đăng quang,
…………………
Quan danh cải định, triều chương đặt bày.(*)
Bắc thuộc lần thứ 4
Quân Minh diệt nhà Hồ
Nguyễn Khang giả tiếng họ Trần,
Sang Minh xin lấy viện quân đưa về.
Chi lăng nghe động cổ bề,
Lý Bân, Mộc Thạnh trỏ cờ tới nơi.
Quân Minh nhân thế đuổi dài,
Nhị Hồ mới chạy ra ngoài phương xa.
Núi Cao vọng, bến Kỳ la,
Đường cùng phải bắt cũng là trời xui!
Tôn vinh kể được mấy hơi,
Sáu năm tiếm vị, muôn đời ô danh
Quý Ly tội ác đã đành,
Rồi ra lại gặp người Minh hung tàn.
Chia phủ, huyện, đặt quân quan,
Cỏ cây đều phải lầm than hội này (*)
Thời Bắc thuộc lần 4 hay thời thuộc Minh trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 1407 khi nhà Minhđánh bạinhà Hồ và chấm dứt năm 1427 khi Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Thời kỳ thuộc Minh chỉ kéo dài 20 năm.
Cuối thế kỉ 14 nhà Trần sa sút, Hồ Quý Ly dần dần kiểm soát cả triều đình, ra nhiều biện pháp thanh trừng những người trung thành với triều Trần. Ông lên ngôi vua năm 1400, đặt tên nước là Đại Ngu, bắt đầu thực hiện nhiều cải tổ trong hệ thống chính trị và xã hội. Tuy nhiên, do thực hiện quá nhiều thay đổi trong thời gian ngắn, lại không được nhiều cựu thần nhà Trần cũng như dân chúng ủng hộ, lại thêm tình hình kinh tế và xã hội toàn suy yếu vì nhiều nguyên nhân, nên đất nước rơi vào khủng hoảng. Nhân cơ hội đó, năm 1406 nhà Minh ở Trung Quốc dùng chiêu bài “phù Trần diệt Hồ” để mang quân sang xâm lược nước Đại Ngu. Nhà Hồ nhanh chóng thất bại hoàn toàn vào giữa năm 1407. Nước Đại Ngu bị tiêu diệt và bị sát nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ trở lại sau 500 năm độc lập tự chủ.
Tướng nhà Minh là Trương Phụ xui giục một số người Việt đến trước quân doanh xin được trở lại làm quận huyện của nhà Minh vì nhà Trần đã tuyệt tự. Minh Thành Tổ nhân đó đổi gọi An Nam thành quận Giao Chỉ, kinh đô Thăng Long trước đây đổi gọi là thành Đông Quan.(**)
Bình Ngô Đại cáo
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.
…….
Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?
…….
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hang
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực long
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;
(Bản dịch Ngô Tất Tố)
*******
Lời người sưu tập
Ngay sau Hội nghị Thành Đô 1990, ngoại trưởng cs Nguyễn Cơ Thạch cảnh báo: “Một thời kỳ Bắc thuộc nguy hiểm bắt đầu.”
Cuộc Bắc thuộc lần nầy không phải chỉ là nguy hiểm mà nó là “Đại họa diệt chủng” cho dân tộc.
Ngày xưa, hán du mục chỉ hung dữ bạo ngược.
Ngày nay bọn hậu duệ Mao cọng thâm hiểm, gian manh, tàn độc.
Trong khi hồ tinh bác cụ và bọn hậu duệ cỏ đuôi chó chỉ biết lưu manh vặt mà tham lam, đần độn nên không chỉ đơn thuần lâm họa mất nước mà trên hết là họa dân tộc diệt vọng!
Thử ôn lại lịch sử Việt tộc thì nhận biết rõ ràng:
Vì sao trải qua ngàn năm lệ thuộc mà tổ tiên ta vẫn giữ được bản sắc, tự tính dân tộc nhẫn nại chờ thời cơ quật khởi giành lại giang san nòi giống Việt?
Hãy đọc lại lời Bình Ngô Đại cáo:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”
Chỉ bằng vào tinh thần Dân Tộc – Độc lập – Tự chủ, tổ tiên ta chẳng những giữ được Nước mà còn mở cỏi về phương Nam lập nên một dãy giang sơn gấm vóc hình Rồng ngạo nghễ trên bờ biển Đông như trước ngày bọn giặc giả hồ tàn phá như ngày nay.
Ngày nay, bọn hán ngụy việt cọng a tòng với chệt bành trướng Bắc phương ra sức tàn phá môi trường, đầu độc cả nước thì dân tộc cơ thể suy yếu, tinh thần bạc nhược làm sao duy trì sức lực để chờ ngày quật khởi?!
Chỉ còn mong chờ tuổi trẻ Việt Nam sớm nhận thức nguy cơ của Đất nước, học lại bài học lịch sử của cha ông, dũng mãnh hy sinh, dấn thân hành động cứu dân, cứu nước kẻo không còn kịp nữa.
Nguyễn Nhơn
Trước thềm Tranh Đấu Mùa Hè
16/5/2019