Obama và châu Á: Hiệp hai giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ – Lê Văn
Nếu xem lại các bài bình luận lạnh lùng của Bắc Kinh sau khi ông Obama thắng cử, thì rõ ràng là Trung Quốc thiên về ông Romney hơn, vì Bắc Kinh ưa chuộng sự ổn định và dễ đoán trong đường lối của đảng Cộng hòa (1), còn chính quyền Dân Chủ Obama lại hay đề cập đến dân chủ, khuyến khích thay đổi, nhấn mạnh đến quyền lực mềm của Internet, thúc đẩy mở rộng các mạng xã hội mới… đều là những điều làm cho Bắc Kinh và Hà Nội rất căm ghét.
Trở lại Á Châu, Hoa Thịnh Đốn vừa cổ võ giá trị nhân quyền, ủng hộ tự do dân chủ, thúc đẩy tự do mậu dịch, và vừa đồng thời mạnh mẽ ủng hộ mùa xuân Ả Rập, can thiệp vào Libya, Ai Cập và chống lại chế độ Syria… đã làm cho Bắc Kinh cùng Hà Nội tin chắc Hoa Kỳ vẫn là kẻ thù trên mặt ý thức hệ.
Đảng Dân chủ Mỹ đã từng gây ra chiến tranh tại Việt Nam & Đông Dương trước đây như vậy nó mang ý nghĩa gì trong chiến lược hướng về Á châu của Hoa Kỳ ít ra trong vòng 5 năm tới.
Cách mạng Nhung bất bạo động (16/11-29/12/1989) đã làm sụp đổ chế độ toàn trị cộng sản ở Tiệp Khắc
Chiến thắng trong kỳ bầu cử vừa qua của Tổng Thống Obama thể hiện sự tán thành của Dân chúng Mỹ cho:
* Cách giải quyết khủng hoảng tài chánh cũng như đời sống hiện nay của dân chúng Mỹ.
* Ủng hộ chính sách quyền lực mềm của Hoa Kỳ đối với thế giới.
* Hiểm họa của trục ma quỉ Iraq – Iran – Bắc Hàn của Cộng Hoà đang giảm sút. Iraq đã đổi chế độ – Iran suy yếu qua việc Syria trên đà xụp đổ, cao trào mùa xuân Ả rập trổi dậy quét sạch các chế độ độc tài tại Trung Đông & Bắc Phi.
* Ủng hộ chiến lược tái định vị hay hướng về Á châu của Tổng Thống Obama nhằm mở rộng tăng trưởng kinh tế lâu dài cùng đối phó với hiểm họa Trung Quốc.
Chính quyền Obama tuyên bố rằng trọng tâm của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ sẽ “chuyển sang châu Á” và Hoa Kỳ sẽ tăng cường sự hiện diện tại khu vực này trong tương lai.
Từ Washington, Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilan giải thích thêm về mục đích của chuyến đi của Tổng Thống Obama: Ông Donilan nói mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ là “duy trì một môi trường an ninh lâu dài và một trật tự khu vực được đặt trên nền tảng kinh tế cởi mở và việc giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp, quyền cai trị dân chủ và các quyền tự do chính trị.” (2)
Sau khi đắc cử chưa quá 1 tuần, chính sách đối ngoại của Ông Obama ngay lập tức tập trung vào châu Á và là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân đến Miến Điện qua chuyến viếng thăm lịch sử đã cho thấy tầm quan trọng của nó đến mức độ nào.
Tại Thái Lan, Ông Obama tái củng cố tình bạn 180 năm và xiết chặt thêm nữa hợp tác kinh tế trong khuôn khổ TPP mà không có Trung Quốc.
Ngay khi ông đặt chân đến Miến Điện ông kêu gọi Rangon cải cách hơn nữa.
Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Su Kyi
Ngay phần đầu bài diễn văn lịch sử, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh «Tôi chìa bàn tay hữu nghị nhằm giúp tạo lập cơ hội cho nhân dân của đất nước này» và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ “sẽ ủng hộ các nỗ lực dân chủ, tiến trình phát triển kinh tế, và các nỗ lực hòa giải quốc gia của Miến Ðiện.”
Tổng thống Obama kể ra các quyền tự do mà người dân Miến Ðiện phải có, trong đó có quyền tự do hội họp, tín ngưỡng và phát biểu và Ông đã được hoan hô nhiệt liệt tại trường Đại Học Yangon khi ông nói rằng «tiến trình dân chủ không thể thành công nếu không có hòa hợp dân tộc». Điều nầy chắc hẳn mang theo lời nhắn nhủ cho các quốc gia khác có cùng hoàn cảnh.
Cổ xe hủ lô kềnh càng mang theo các quyền lợi an ninh kinh tế lâu dài đang lăn bánh tại Miến Điện thể hiện qua chuyến viếng thăm lịch sử của Tổng thống Obama như là sự khẳng định cho tiến trình Dân Chủ hóa đang bắt đầu tại Đông Nam Á Châu thì liệu cổ xe đó chừng nào lăn tới các nơi khác bên bờ đông của chùm địa lý 7 (Miến Điện – Thái Lan – Lào – Miên – Việt Nam – Mã Lai – Singapore) đầy tiềm năng và còn giao động, vùng tiếp giáp mạn nam Trung Quốc chắn ngang Ấn độ dương và Thái bình dương mà nhứt là tại Việt Nam nơi mà đảng cộng sản như đảng cộng sản Trung Hoa đang thống trị, lệ thuộc Bắc Kinh cả từ ý thức hệ, mô hình phát triển đến tổ chức xã hội, chính trị tuy đang có sự tranh chấp về biển đảo.
ASEAN Countries
Qua chuyến viếng thăm lịch sử đó, Hoa Thịnh Đốn chính thức thừa nhận sự bắt đầu của tiến trình cải cách của Miến Điện coi đó như là mẫu mực thay đổi ở châu Á (3) thì còi báo động đang vang lên tại Hà Nội – Nam Vang – Vạn Tượng – Bắc Kinh cũng như Bình Nhưỡng.
Sự đụng độ giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn trong chùm địa lý chính trị nầy sẽ mỗi nơi mỗi khác.
Trong khi giới quan sát cho rằng Trung Quốc có phần chắc đã xẩy tay kiểm soát tại Miến Điện và chắc rằng Trung Quốc sẽ không để nó lập lại tại Việt Nam, vùng địa lý bờ đông, nơi mà Bắc Kinh đang muốn tóm trọn vùng biển giàu tài nguyên, vùng lưu thông hàng hải chiến lược của các đối thủ của Bắc kinh lại vừa là đồng minh của Hoa Kỳ là Nhựt – Đại Hàn – Đài Loan.
Nhận định tiên khởi cho rằng dù là Tập Cận Bình hay ai khác, thì chính sách của Bắc kinh đối với Hà nội vẫn không thay đổi, Việt Nam vẫn phải là phên dậu cho Trung Cộng, phải thần phục và phục vụ cho chính sách mới của Bắc Kinh tại Đông Nam Á mà biểu hiện mới nhứt là nổ lực của Bắc kinh nhằm ngăn chận việc quốc tế hóa vấn đề biển đông.
Đứng trước các đe dọa xung khắc lớn giữa Mỹ đang chuyển sức mạnh về Á châu và Trung Cộng cương quyết trở thành một cường quốc biển, Ðảng CS Việt Nam chỉ có những vai trò và khả năng giới hạn như Hà nội không thể ngăn chặn tham vọng bành trướng của Bắc Kinh cũng như không thể chi phối được các chính sách của Hoa Thịnh Đốn do đó vị trí của CS Việt Nam đang ngày càng trở nên bấp bênh và bị động trước thế cờ nước lớn.
Câu hỏi đặt ra là, một số nước Đông Nam Á châu trong đó Việt Nam đang bị Trung Quốc đe dọa cần chuẩn bị cách nào để đối phó và Việt Nam phải có những bước đi thích hợp nào để được Mỹ cùng các nước liên hệ trong vùng hỗ trợ một cách dễ dàng và lâu bền trong khi Miến Điện đã tự mình chủ động giải quyết.
Một đặc điểm nổi bật khác giữa Miến Điện và Việt Nam là: tuy Miến Điện phải chịu sự cai trị bởi nhóm quân phiệt từ thập niên 1960 thì Việt Nam lại bị cộng sản thống trị – một đảng cộng sản không phải được dựng lên từ đạo quân chiến thắng của Stalin sau thế chiến thứ II như các ĐCS ở Đông Âu – mà ngược lại ĐCS Việt Nam có nền móng vững chắc hơn do quá trình hoạt động lâu đời từ thời 1920, trãi qua các thời kỳ chống Pháp, ám hại các tổ chức không cộng sản yêu nước khác, cướp chánh quyền, cải cách ruộng đất hồi 1954, vụ Nhân Văn giai phẩm, các vụ xét lại chống đảng ở miền Bắc, dùng bạo lực đánh chiếm miền Nam, tập trung cải tại Dân Quân Cán Chính VNCH, đánh địa chủ, tư sản, cải tạo công thương nghiệp, đuổi Hoa kiều và tổ chức bán bãi vượt biên sau 1975… một Đảng cộng sản đã giết và bị giết hàng triệu người để đạt địa vị thống trị ngày nay!
Không những thế, chế độ cộng sản tại Việt Nam được xây dựng trên một chủ thuyết chánh trị sai lầm, trái với nhân tính, gây thống khổ cho nhân dân Việt Nam suốt hơn nữa thế kỷ qua, xô đẩy đất nước vào vực thẳm của chiến tranh, áp bức, tàn bạo, lạc hậu và khốn cùng… và đáng ghê tởm hơn nó đang biến thái thành một đảng vừa hèn với giặc, vừa ác với dân một đảng tuy mang danh cộng sản nhưng thực chất là một tập đoàn Mafia tham nhũng lộng hành có hệ thống rất dã man và độc ác.
Do đó để tìm một giải pháp đúng đắn cho đất nước cần thấy rõ tất cả các đặc trưng đó.
Hiện tại Cộng sản Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng toàn diện, nội bộ cấu xé, chia rẽ, dân chúng bất mãn, mâu thuẫn xã hội cùng cực, nếu tình trạng này không được nhanh chóng giải quyết, sẽ có biến động trong xã hội và biến loạn trong nội bộ ĐCS.
CSVN đứng trước hai lựa chọn:
1 – Không có bất kỳ 1 đảng, 1 chế độ nào từ cổ chí kim, dù hùng mạnh, dã man đến đâu cũng không thể chống lại ý chí của cả một Dân Tộc. Cộng sản Việt Nam, nếu chống cự lại tới cùng, sẽ phải nhận lấy hậu quả thê thảm như tại Romania hay Muammar Gaddafi tại Lybia.
2– Hoặc phải chấp nhận thay đổi một cách ôn hòa như đã diễn ra tại khối CS Đông Âu truớc đây như Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc hoặc như Ben Ali của Tunisia – tự mình bỏ chạy, tức là phải chấp nhận chuyển hóa một cách ôn hòa sang chế độ thật sự tự do theo chế độ dân chủ đa đảng và theo chế độ kinh tế thị trường tự do.
Là người Việt Nam chơn chính không một ai chủ trương gây hận thù trong Dân tộc, nhưng chúng ta dứt khoát phải loại trừ cho bằng được hệ thống chính trị chủ trương thù hận.
Ðể giải quyết vấn đề Việt Nam mà tránh việc đổ máu, tránh được việc trả thù trả oán và có thể xây dựng chế độ mới đồng thời kiến thiết kinh tế một cách nhanh chóng và dễ dàng, CSVN phải nhượng bộ đúng mức để mục đích nầy đạt được một cách êm thắm.
Nhưng muốn được như vậy:
1– Nhơn dân Việt Nam phải được hưởng đủ các quyền tự do căn bản: tự do tín ngưỡng, tư do đi lại, tự do xuất ngoại và hồi hương, tự do ngôn luận, tự do lập hội, lập đảng, an ninh bản thân (chấm dứt chế độ công an cảnh sát bắt người vô cớ …)
2– CSVN phải bỏ các thành phần bảo thủ còn trung thành với chủ nghĩa cộng sản, để các thành phần ôn hoà chấp nhận chủ nghĩa dân chủ tự do cùng các đoàn thể quốc gia chơn chánh khác trong chánh phủ chuyển tiếp quyết định cho tương lai đất nước.
3– Người CS bảo thủ còn trung thành với chủ nghĩa cộng sản vẫn sẽ còn chổ đứng trong xã hội tương lai họ có thể thành lập Ðảng Cộng sản như các đảng cộng sản ở các nước Tây Phương hiện nay, nhưng không thể tham dự chánh quyền liên hiệp trong thời kỳ chuyển tiếp.
Hiệp 2 giữa Trung Quốc – Hoa Kỳ đã mở màn !!!
(3) http://www.voatiengviet.com/content/obama-thuc-hien-chuyen-tham-lich-suđen-mienđien/1548719.html