Nữ Hoàng Anh có kỳ thị không?
Mấy hôm nay, cái chết của người da đen George Floyd ở Minneapolis, Huê kỳ, đã bổng chốc làm bùng lên phong trào dân chúng, da đen và cả da không đen, ủng hộ nạn nhơn đen, nổi lên, xuống đường ở nhiều thành phố lớn của Pháp, chống bạo hành và kỳ thị của cảnh sát.
Omar Sy, da đen, sanh ở Trappes, ngoại ô Tây-Nam Paris (78), nghệ sĩ hài hước, diển viên điện ảnh, lên tiếng tuyên bố «Bạo hành cảnh sát là vấn đề của mọi người»! Là cơ hội bằng vàng để báo chí nhập cuộc. Báo chí pháp hết 80% là khuynh tả, được chánh phủ tài trợ, (tùy theo số ấn phẩm bán được, từ 500 000 €/năm cho tới 6 000 000 €/năm), loan tin, bình luận, khai thác thị hiều độc/thính giả để có đông độc giả, được tăng trợ cấp. Phong trào dân chúng nổi lên chống bạo hành và kỳ thị do cảnh sát gây ra, trên thực tế, đã không còn biên giới. Trước phản ứng của những người biểu tình trên thế giới, cảnh sát không còn là «bạn dân» nữa, mà dã trở thành hung thần! Chỉ có cảnh sát ở Tàu và Việt nam là không bỉ chỉ mặt vì họ là cảnh sát «nhơn dân»! Họ thương dân lắm!
Có đúng là người pháp trắng nặng đầu óc kỳ thị, cảnh sát pháp hung bạo và kỳ thị hay không?
Cảnh sát pháp hung dữ và kỳ thị?
Cụu vô địch quyền Anh, Jean-Marc Mormek, da đen thứ thiệt nên mới vô địch quyền anh và sanh trưởng trong khu phố nhạy cảm bực nhứt ngoại ô Paris (Seine Saint Denis, noi cảnh sát tránh tới), trả lời tuần báo Le Point về vụ George Floyd: «Tôi rất khó chịu khi nghe người ta nói dễ dàng cảnh sát là hung bạo với dân và kỳ thị. Ở Pháp, tôi nói rỏ tất cả cảnh sát không hung bạo và kỳ thị. Dĩ nhiên có những cảnh sát hung dữ. Trong trường hợp đó, chúng ta phải tố cáo. Không nên cho tất cả chung vào một giỏ rồi quả quyết cảnh sát là hung bạo và kỳ thị. Có một số bạn, lúc nhỏ chúng tôi sống chung với nhau, nay họ trở thành cảnh sát. Họ hiểu rất rỏ đời sống ngoại ô nơi di dân sanh sống. Họ làm bổn phận cảnh sát rất tốt tuy vai trò của người cảnh sát không phải đơn giản».
Trong lúc đó, bà Marion Maréchal, Dân biểu Âu châu, trước kia trong Mặt trận Dân tộc của Le Pen, cháu ngoại của ông Le Pen, trả lời báo về chuyện kỳ thị chủng tộc «Tôi không có chuyện gì phải xin lỗi với tư cách một người da trắng và người Pháp về cái chết của một người Mỹ gốc Phi châu George Floyd, và cả về cái chết của tên du đảng Adama Traoré» (Traoré ở Pháp bị cảnh sát kêu lại, bỏ chạy, nhờ bạn can thiệp, đánh cảnh sát, để giải thoát, sau cùng bị bắt được, nhốt trong nhà giam, sau vài giờ, chết) . Tôi không xin lỗi vì tôi không đô hộ ai hết hoặc bắt ai làm nô lệ hết cả.
Bà tố cáo đây là âm muu muốn làm bại hoại tinh thần. Nhóm chánh trị khuynh tả, thường huênh hoang mình «chống kỳ thị, chống bảo thủ địa phương, Black Lives Matter», đòi hỏi không chỉ «chúng tôi quì gối xin lỗi, mà còn bôi bác tổ tiên chúng tôi, còn nhổ nước miếng lên lịch sử của chúng tôi, thanh lọc di sản của chúng tôi, hạ những bức tượng của chúng tôi». Bà cũng lên án chánh phủ pháp Macron đã để cho tâm lý đám đông chi phối, bị ảnh hưởng những cái toan tính đen tối của thứ chánh trị lá phiếu, đã cho phép biểu tình ở nhiều thành phố, tố cáo cảnh sát pháp hành hung và kỳ thị.
Bà Marion Maréchal phản ứng mạnh phải chăng để trả lời cáo buộc của «Ủy Ban Sự thật cho Adama Traoré» đã cho rằng việc cảnh sát rượt bắt du đảng bỏ chạy là sự «kỳ thị Nhà nước» (Le racisme d’Etat)?
Một người đen khác gốc Togo, ông Kofi Yamgnane, nhập tịch pháp năm 32 tuổi, làm Thị trưởng xã nhỏ Saint-Coulitz vùng Bretagne, nơi dân chúng khá bảo thủ, cũng lên tiếng phản bác những luận điệu cho rằng Pháp là xứ kỳ thị, và nhứt là cảnh sát pháp hung bạo, kỳ thị . Theo ông, Pháp thật sự là một nước Cộng hòa.
Những cuộc biểu tình đã đồng hóa vụ George Floyd ở Mỹ với cái chết của tên da đen du đảng Adama Traoré ở Pháp để tạo dư luận phản kháng đã làm cho cảnh sát pháp bất mản phải tỏ thái độ mạnh.
Hôm thứ sáu, 12/O6/2020, cảnh sát pháp đồng loạt xuống đường biểu tình phản đối ông Tổng trưởng Nội vụ vừa ra lệnh cấm dùng «dùi cui», khí cụ cảnh sát dùng để trấn áp nghi phạm hung dữ với cảnh sát thi hành công vụ và nhứt là lời tuyên bố của ông Tổng trưởng là «cảnh sát hung bạo và có tinh thần kỳ thị». Họ đòi hỏi ông Tổng trưởng Castaner từ chức.
Tối chủ nhựt 14/06.2020, trên đài TV, ông Tổng thống Macron đọc một bài diển văn về tình hình kinh tế, xã hội, chánh trị Pháp sau khi gở bỏ lệnh đóng cửa phòng ngùa lây bịnh dịch vũ hán, ông nhấn mạnh, chánh phủ không thay đổi lịch sử, như thay đổi tên một số đường phố, không tháo bù-lon những bức tượng những nhơn vật làm ra lịch sử pháp . Vì hưởng ứng phong trào ủng hộ da đen chống cảnh sát, ông Jean-Marc Ayrault, cụu Thủ tướng của cụu Tổng thống xã hội (chủ nghĩa) Hollande, tuyên bố nên tháo gở bỏ những bức tượng và tên đường phố như Colbert, nhà kinh tế tài chánh của vua Louis XIV, Jules Ferry, Chủ tịch TV và Tổng trưởng Đệ III Cộng hòa . Kẻ khai thác nô lệ dân các hải đảo của Pháp ở Đại Tây dương, người chủ trương thực dân.
Ỏ Mỹ, người Mỹ trắng kỳ cụu, phần lớn đều do gốc người Anh di dân qua lập nghiệp. Họ bị lên án là kỳ thị dân da màu. Pháp là xứ của nhơn quyền cũng bị lên án kỳ thị. Người ta tự hỏi vậy Nữ hoàng Anh có kỳ thị không?
Windsor có kỳ thị không?
Từ lâu, trong hoàng cung Anh vẫn không có người làm việc gốc từ những nước thuộc địa. Nay vụ Ggeorge Floyd làm nổi lên thời sự ở Anh và khơi dậy cuộc thảo luận về kỳ thị hay không kỳ thị?
Một người của phong trào Black Lives Matter viết ở chơn tượng đồng Cụu Thủ tướng Anh, ông Churchill, đặt ở Công trường Quốc hội tại Luân-đôn, câu hỏi «Churchill có kỳ thị chủng tộc không?»
Cũng chính câu hỏi này từ nay trở thành đề tài thời sự liên hệ tới hoàng gia Anh, đặc biệt hơn hết là Nữ Hoàng Elizabeth II.
Ở Anh, trong cơn xoái dư luận do cái chết của George Floyd gầy ra, câu hỏi về thái độ của Nữ Hoàng đối với tính đa nguyên văn hóa xã hội nay không còn là điều cám kỵ nữa.
Thật vậy, trong Điện Buckingham, đại diện các sắc dân thiểu số rất ít. Các bà theo hầu hạ Nữ Hoàng và ban cố vấn của bà cũng gồm 100% da trắng. Cho tới năm 2017, Nữ Hoàng mới chọn một kỵ mã da đen, ông Kofi Twumasi-Ankrah, gốc Ghana. Từ lâu quân đội vẫn ngần ngại giao Đội Phòng vệ hoàng gia cho quân nhơn da màu hải đảo. Năm 2007, Thái tử Charles quyết định chọn sĩ quan đầu tiên da đen.
Gần đây, cuối năm rồi, trong bài diển văn Giáng sanh, dĩ nhiên bản văn được gọt dủa cẩn thận, phân tích kỷ, Nữ Hoàng vẫn không hề đá động tới sự phân biệt đối xử hay sự bài ngoại mặc dầu nhiều vụ nổi loạn chống kỳ thị chủng tộc nổi lên chống cảnh sát bạo hành ở Anh.
Với những người da màu sống ở Anh, hoàng gia vẫn là thành trì của đế quốc, theo tôn chỉ cố hũu «da trắng-người anh-tin lành» (blanc – anglo-saxon- protestant).
Tuy nhiên Nữ Hoàng vẫn thường nói «Tôi là người bình thường». Năm nay, bà được 94 tuổi. Nhưng dưới mắt những người phê phán bà, thì bà là một vị vua nghiêm khắc, nặng đầu óc bảo thủ, đối phó với những thay đổi xã hội, chớ không chịu thức thời đáp ứng. Bà bị phê phán là người cực kỳ bảo thủ, tôn thờ những nề nếp có sẳn và cho rằng mọi đổi mới chỉ làm tổn thương hệ thống đang có vốn đã có giá trị tốt.
Ngoài ra, nhiều người trong hoàng gia bị nhiều tai tiếng không đẹp. Như công chúa Micheal de Kent, trong một bửa ăn tối ở một nhà hàng ở New York, lớn tiếng bảo một nhóm đen đang ăn, nói chuyện lớn tiếng, hảy về xứ thuộc địa của họ. Cả ông hoàng Philip, chồng của Nữ Hoàng, không ngại diểu cợt về mắt hí của người Tàu.
Thế mà giữa năm 2018, Nữ Hoàng và hoàng gia đã mở rộng vòng tay rước một phụ nữ gốc thường dân, lai đen, có một đời chồng và ly dị, nghề kịch sĩ, về làm con dâu, vợ của Hoàng tử Harry. Đám cưới được tuyên truyền là thể hiện tinh thần tôn trọng đa văn hóa . Một tiến bộ bất ngờ và phi thường!
Nhưng có đa văn hóa, có đổi mới, có cách mạng gia đình đi nữa thí cái đám cưới Harry và Meghan cũng vẫn không có ảnh hưởng gì tới cái cơ chế cứng ngắt của triều đại Elizabeth II. Thật vậy, chế độ quân chủ tập tung chung quanh cột trụ gồm Charles, William và con trai cả là Georges .
Nghĩ cũng lạ. Nữ Hoàng Elizabeth II thuận tình theo chánh sách giải thể thuõc địa tuy bà vẫn giữ nhiều kỷ niệm về đế chế Anh, thời bà sanh trưởng. Bà chấp nhận xã hội anh đa văn hóa nhưng bà lại không hiểu đó là thứ gì. Bà chia sẻ điều này, điều bà không hiểu đa văn hóa là gì, với các hoàng tử, công chúa trong hoàng gia, những người da trắng vốn là cột trụ của chế độ quân chủ.
May ra thế hệ trẻ sẽ biết chấp nhận thật sự xã hội đa văn hóa. Hiện nay, Hoàng tử Charles dành nhiều thì giờ cho những hoạt động từ thiện nhằm cải thiện đời sống những đứa trẻ bất hạnh sống lúc nhúc trong những ổ chuột. Hoàng tử William tố cáo thiếu văng những người di dân trong những tổ chuc văn hóa và thể thao của Anh.
Xưa nay, ở Anh có bạo loạn nổi lên giết vua nhưng để người khác lên làm vua. Chưa có cách mạng là thay đổi,xóa bỏ chế độ quân chủ bằng chế độ dân chủ. Như cách mạng pháp.
Những hoạt động của 2 Hoàng tử Charles và William sẽ là nhửng bước đầu để có thể thay đổi sâu xa nền văn hóa quân chủ chăng? Hay phải đợi sau Bà Hoàng?
Nguyễn thị Cỏ May