Nói chuyện túc cầu: Sau 16 trận / World Cup 2018: Ai thắng & ai bại?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Nói chuyện túc cầu: Sau 16 trận / World Cup 2018: Ai thắng & ai bại?

Chuyện hi hữu & hiếm có đã xảy ra là cách xa trái đất cả “trăm ngàn dặm” các phi hành gia xem trực tiếp truyền hình trận đấu World Cup giửa Đức và Mexico. Trong có phi hành gia Alexander Gerst của xứ Đức thưởng thức túc cầu trong trạng thái vô cùng đặc biệt : lơ lững trong không gian vì mất trọng lực! (xem Nguồn 1 phía dưới)

I/   Đầy “bất ngờ” ?

Tính ra thì gần một tuần lễ đã trôi qua và tất cả 32 đội tuyển quốc gia đều đă đá trận đấu đầu tiên . Như vậy tổng cộng là 16 trận đấu đă thể hiện phần lớn đặc tính của World Cup 2018 . Đó là với nhiều kết quả đầy bất ngờ mà hầu như chả có chuyện viển túc cẩu nào tiên đoán thấy trước được . Điển hình nhứt là chuyện đội tuyển Đức (Germany) trong vài trò đương kim vô địch túc cầu thế giới thế mà đá thua đội tuyển Mễ Tây Cơ (Mexico) với tỷ số 0:1 . Tương tự như đội tuyển nổi tiếng nhứt thế giới Ba Tây (Brazil) đá hoài vẫn không thẳng nổi đội tuyển “hạng ruồi”Thụy sĩ (Switzerland), cuối cùng chỉ huề với tỉ số 1:1 .

Hoặc đội tuyển Á Căn Đình (Argentina) với đệ nhứt hảo thủ túc cầu Messi cũng chỉ đá bất phân thắng bại 1:1 với đội tuyển “tí hon” Băng Đảo (Iceland)    .

II/ Kết quả trong tuần lễ đầu World Cup

Nhìn qua kết quả 16 trận đấu vừa qua cũng sẽ thấy nhiều kết quả không ngờ nổi:

1) Group A

Russia 5 – 0 Saudi Arabia

Uruguay 1 – 0 Egypt

2) Group B

Iran 1 – 0 Morocco

Portugal 3 – 3 Spain

3) Group C

France 2 – 1 Australia

Denmark 1 – 0 Peru

4) Group D

Croatia 2 – 0 Nigeria

Argentina 1 – 1 Iceland

5) Group E

Serbia 1 – 0 Costa Rica

Brazil 1 – 1 Switzerland

6) Group F

Mexico 1 – 0 Germany

Sweden 1 – 0 South Korea

7) Group G

Belgium 3 – 0 Panama

England 2 – 1 Tunisia

8) Group H

Japan 2 – 1 Colombia

Senegal 2 – 1 Poland

III/ Ai thắng ?

1) Trước hết là 13 đội tuyển đã thắng ngay trận đầu và được ngay 3 điểm  làm “vốn” . Đó là các đội tuyển gồm: Nga, Uruguay, Iran, France, Denmark, Croatia, Serbia, Mexico, Sweden, Belgium, England, Japan và Senegal

2) Bất ngờ lớn nhứt là đội tuyển Nga (Russia) thắng đội tuyển Saudi Arabia với tỷ số thuyết phục 5:0 trong trận mở màn khiến cho cả nước Nga hy vọng viết nên lịch sử túc cầu để có thể đoạt giải vì tin tưởng có lợi thế là quốc gia tổ chức World Cup . Điều này không phải vô lý vì trong quá khứ nhiều quốc gia tổ chức đã đoạt giải World Cup . Chẳng hạn như trong giải World Cup đầu tiên vào năm 1930 , đội tuyển chủ nhà Uruguay đã đoạt cúp vàng . Tương tự đội tuyển Đức vào năm 1974 ….. Nhưng nếu kỳ nầy đội tuyển Nga thắng giải thì quả là chuyện hi hữu trong lịch sử túc cầu thế giới, vì Nga chỉ đứng hàng thứ 70 mà thôi , nếu so sánh ra thì đội bánh Nga đứng hạng “bét” trong 32 đội tuyển tham dự .

3) Lần đầu tiên trong lịch sử World Cup, Ba Tư (Iran) thắng Marokko 1:0 và “đoạt” được 3 điểm “ngon lành” . Biết đâu nếu may mắn chút xíu nữa trong 2 trận tới thì lần đầu tiên trong lịch sử,  đội tuyển Iran “lọt” vào vòng bát kết .

Description: Ronaldo ăn mừng.

4) Gương mặt nổi bật nhứt trong tuần lễ qua là “siêu sao” Ronaldo với cú  hat-trick 3 quả đá lọt lưới liên tiếp trong trận đấu đối đầu với đội tuyển Spain (Tây Ban Nha) . Nhứt là cú sút phạt của cầu thủ số 7 đã không cho thủ môn De Gea (Tây Ban Nha) một cơ hội nào để “chụp” hoặc “phá” vì trái banh bay “cầu vòng” qua hàng rào phòng vệ để bất ngờ “rót” vào ngay góc khung thành khiến thủ môn chỉ có nước “lắc đầu” chịu thua đứng nhìn mà thôi. Tính đến hôm nay,  Ronaldo đang dẫn đầu danh sách vua phá lưới của giải đấu với 3 bàn chỉ sau một vòng đấu đầu tiên.

IV/ Ai bại ?

Cả 4 đội tuyển được coi là có hy vọng tiến sâu vào vòng loại thì bổng nhiên đá không “thuyết phục” nổi . Trong đó 2 đội tuyển Brazil và Argentina  đều thủ huề trước địch thủ “vô danh tiểu tốt” . Ngoài ra Ba Lan (Poland) thua 1:2 trước Senegal . Hoặc tệ hại hơn nữa là chuyện đương kim vô địch thế giới lại thua một đội tuyển hạng trung của vùng Trung Mỹ . Đó là Đức bị bại trận 0:1 trước Mexico .

V/ Tại sao đội tuyển Đức lại thua ngay trận đầu ?

Chuyện này hiếm xảy ra ghê lắm . Theo thống kê thì “dường như” cách nay khoảng 36 năm Đức bị thua Algeria 1:2 trong World Cup 1982 tại Tây Ban Nha . Nhớ lại lúc đó sinh hoạt cả nước Đức dường như bị “tê liệt” vì không ai giải thích nổi hiện tượng một đương kim vô địch Âu Châu với tràn trề hy vọng sẽ đoạt giải World Cup mà lại thua một đối thủ “vô danh” kiểu như đội tuyển Algeria . Lúc đó biết bao nhiêu hội nghị “thượng đỉnh” họp bàn cãi tìm ra cho bằng được nguyên do . Có lẽ đã tìm ra lời giải cho nên đội tuyển Đức sau đó lọt được vào trận chung kết một cách “oanh liệt” và suýt đoạt giải khiến không ai ngờ nổi .

Nếu nhìn kỹ lại trong các kỳ World Cup vừa qua đã có hiện tượng “đặc biệt” là các đương kim vô địch đều bị “văng” ra và “cuốn gói” đi về ngay trong vòng bảng . Điển hình như đội tuyển Ý trong World Cup 2010 . Hoặc đội tuyển Tây Ban Nha trong World Cup 2014 . Thành ra chuyện đội tuyển Đức không vào được vòng bát kết là chuyện  có thể xảy ra vì khi đang giử chức vô địch thì thường hay “làm phách chó” nên dễ bị thua ẩu lắm . Liệu Đức có “giỏi thức thời” hơn Tây Ban Nha và Ý hay không thì : Hãy chờ xem !

Người Xứ Bưởi

19 Tháng 06, 2018

 

Nguồn 1: NASA astronauts Reid Wiseman, Steve Swanson and ESA astronaut Alexander Gerst take a break to watch ten minutes of live World Cup matches between science experiments aboard the International Space Station

https://www.telegraph.co.uk/sport/football/world-cup/10918040/World-Cup-2014-The-whole-world-is-watching-in-pictures.html——–  —- ——-

 

Phụ Đính:

Xem World Cup, ngẫm về cơ hội của Việt Nam

Những bất ngờ liên tiếp ở World Cup cho thấy trình độ giữa các nền bóng đá đã thu hẹp đáng kể. Liệu đã đến lúc bóng đá Việt Nam nghiêm túc nghĩ về tấm vé dự World Cup?

Đầu năm 2017, FIFA chính thức thông qua việc nâng tổng số đội dự World Cup từ năm 2026 lên con số 48.

Ngay từ thời điểm đó, đã có nhiều người tin rằng đây chính là cơ hội cho những nền bóng đá như Việt Nam.

Tuy nhiên, thất bại muối mặt tại SEA Games 29 chỉ vài tháng sau đó khiến người Việt Nam tỏ ra bi quan về cơ hội của đội nhà.

Rồi đến đầu năm nay, một lần nữa hi vọng về ngày bóng đá Việt Nam tham gia đấu trường thế giới lại sục sôi với hiệu ứng U23 Việt Nam.

Và nếu còn ai đó vẫn tỏ ra dè dặt khi cho rằng thành tích của U23 Việt Nam chỉ là ở một giải trẻ thì những gì đang diễn ra trên đất Nga hẳn sẽ thuyết phục họ.

Australia chỉ thua sát nút Pháp nhờ sự can thiệp đầy tranh cãi của công nghệ, Iceland buộc Argentina của Lionel Messi phải chia điểm hay cơn địa chấn được tạọ ra bởi Mexico trước người Đức.

Tất cả cho thấy thực tế rõ ràng, rằng trình độ giữa các nền bóng đá đã xích lại gần nhau hơn rất nhiều theo thời gian.

Và nếu cần một tấm gương cụ thể để bóng đá Việt Nam có thể học hỏi, thì đó chính là Iceland.

Vào thời điểm diễn ra Euro 2012, quốc gia chỉ có vỏn vẹn hơn 330 nghìn dân thậm chí còn đứng dưới Việt Nam trên bảng xếp hạng FIFA.

World Cup với người dân xứ băng đảo lúc bấy giờ cũng như với người Việt Nam bấy lâu nay đều chỉ là giấc mơ.

Vậy mà chỉ 6 năm sau, mọi thứ đã thay đổi: Iceland hạ người Anh để vào tứ kết Euro 2016 và vừa cầm chân Argentina trong trận chào sân World Cup.

Tất nhiên, suy cho cùng thì mọi so sánh đều khập khiễng nhưng nói vậy để thấy World Cup không phải là điều gì đó quá xa vời và viển vông như chúng ta hay bi quan, nhất là ở thì hiện tại.

Vấn đề với bóng đá Việt Nam nếu muốn hiện thực hóa giấc mơ World Cup chính là phải duy trì được sự phát triển ổn định vốn cũng chính là nguyên nhân khiến giấc mơ World Cup của chúng ta dù đã manh nha từ lâu nhưng luôn lâm vào tình cảnh “sớm nở chóng tàn” nhiều năm nay.

Muốn làm được điều đó, VFF cần xây dựng được nền tảng vững chắc từ bóng đá phong trào và công tác đào tạo trẻ.

Cách đây không lâu, HLV Park Hang-seo dù đánh giá rất cao các lò đạo tạo như PVF, HAGL hay Hà Nội nhưng vẫn cho rằng như thế còn quá ít để nền bóng đá có thể “lột xác”.

Những vấn đề trên có vẻ không mới nhưng việc World Cup quyết định tăng số đội từ 32 lên 48, hiệu ứng U23 Việt Nam hay liên tiếp các bất ngờ vừa qua ở World Cup có thể là cú hích đủ sức nặng để VFF quyết tâm thay đổi chứ không chỉ còn là “hứa suông” như trước.

Với 48 đội tham dự World Cup 2026, châu Á sẽ có khoảng 8-9 suất có mặt trên đất Qatar, không tính đội chủ nhà.

Trên bảng xếp hạng FIFA mới nhất, Việt Nam dù chỉ xếp hạng 17 châu Á nhưng trên thực tế ngoại trừ 5 ông lớn đang dự World Cup năm nay, nhóm còn lại trong top 20 không có sự khác biệt quá nhiều.

Thậm chí, Thái Lan dù đã lọt vào đến vòng loại World Cup cuối cùng vẫn chỉ nằm ngoài top 20 châu Á.

Sự cạnh tranh hứa hẹn sẽ vô cùng khốc liệt nhưng nếu chúng ta thực sự quyết tâm và bắt tay chuẩn bị ngay từ bây giờ thì cơ hội của Việt Nam không hề nhỏ chút nào.

Phan Ngọc /  BBC

19 tháng 6, 2018