Những vấn đề hiến pháp: tình trạng con vua thì lại làm vua

Cac Bai Khac

No sub-categories

Những vấn đề hiến pháp: tình trạng con vua thì lại làm vua

Theo TTXVA – Published on January 4, 2015

Đầu năm 2013, tôi có viết một bài mang tựa đề: «Những vấn đề hiến pháp: tình trạng con vua thì lại làm vua». Trong bài có viết như sau: [Ở Việt Nam, các «con ông cháu cha», tài cán thế nào chưa thấy chứng minh, mà tất cả đều được «gài» vào các vị trí then chốt trong «đảng», trở thành hạt nhân của «giai cấp tiên phong», sẵn sàng thay thế ông, cha ra «lãnh đạo» đất nước. Các vấn đề (thuộc về Hiến pháp) như «nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa», «Việt Nam là một nước có chủ quyền», «nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa», «quyền lực nhà nước là thống nhất», «đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước», «dân chủ tập trung» v.v… tất cả chỉ là ngôn từ của «hỏa mù». Con vua thì lại làm vua, đó là một chế độ phong kiến trá hình. Nói chuyện về Hiến pháp nhiều khi chỉ là chuyện trào phúng, mất thì giờ.] Hai năm sau kiểm chứng lại thấy mình viết đúng. Chuyện góp ý «viết hiến pháp» lúc đó quả nhiên là chuyện ruồi bu. Đầu năm 2015 những vấn đề thuộc về hiến pháp không còn, nhưng chủ đề «con vua thì lại làm vua» lại mang tính «thời sự» hơn bao giờ hết. Báo chí đăng tải um sùm vụ cậu út, con của anh Ba X, vừa được «cơ cấu» vào bang chấp hành đảng bộ tỉnh Bình Định. Chú nhóc này mới 24 tuổi, là người trẻ nhất VN đảm nhiệm một chức vụ cao như vậy. Cũng nên nói, cậu cả của anh Ba X, hiện đang làm phó bí thư tỉnh Kiên Giang, thành viên TW. Như vậy gia đình anh Ba X, bề nổi, có tới ba người đang «tận tụy» làm «đầy tớ», phục vụ cho nhân dân. Còn bề chìm, người «đầy tớ» nào đó thuộc giòng máu của anh Ba còn đang là «ẩn số X». Cộng hòa, dân chủ, độc lập, tự do, hạnh phúc… chẳng còn ra thể thống nào. Đảng cử dân bầu đã tệ, con vua thì lại làm vua còn tệ hơn. Chế độ hiện thời ở VN là một chế độ phong kiến thực sự, chứ không còn «trá hình» (cái con mẹ) gì nữa! Nếu nói theo «duy vật biện chứng», ta thấy rằng, trong bất kỳ một nhóm người sống chung, lập thành xã hội, một cách tự nhiên sẽ xuất hiện hai khuynh hướng tâm lý: lớp lãnh đạo và lớp người chịu sự lãnh đạo. Thí dụ, trong một lớp học, ta thấy sự «nổi bật» tự nhiên vài đứa học trò, đến từ sự nể trọng của những đứa họ trò khác trong lớp. Đứa (hay vài đứa) học trò này mặc nhiên «lãnh đạo» số đông còn lại. Sự nổi bật có thể do các trò này học giỏi, can đảm, có lòng tốt… Đứa học trò «nổi bật» đó có thể được cả lớp bầu làm «trưởng lớp». Xã hội loài thú cũng vậy. Trong một đàn chim, luôn có một con chim đầu đàn. Con chim này là con mạnh nhứt và khôn ngoan nhứt, có kinh nghiệm dẫn dắt cả đàn bay đến vùng nắng ấm, có nhiều mồi ngon, mà không đi lạc. Trong một đàn sư tử, con đầu đàn luôn là con sử tử mạnh nhứt, có khả năng bảo vệ an ninh cho cả bầy trước sự tấn công của các con thú khác. Giả sử rằng xã hội VN đang sống trong thời kỳ «tiền lịch sử», xã hội bầy đàn. Không có việc «bầu bán» trong những đàn chim, bầy thú. Cậu út của anh Ba X, (hỉ mũi chưa sạch), tài năng chứng minh khi nào, sức mạnh bao nhiêu, kinh nghiệm có cái gì? để một bước cậu vượt qua hàng trăm ngàn, (thậm chí hàng triệu) cái đầu đoàn viên, đảng viên, đối tượng đoàn, đối tượng đảng… lên nắm quyền lãnh đạo? Xã hội VN đang trong thời kỳ văn minh. Chế độ cộng hòa thay thế chế độ phong kiến vương quyền. Quyền chủ tể (tức chủ quyền) của quốc gia không còn trong tay ông vua (hay giòng họ ông vua), mà thuộc về toàn thể người dân. Hệ thống chính trị VN hiện nay «cơ bản» đặt trên nền tảng «dân chủ». Mà «dân chủ», một cách ngắn gọn, là cách thức để người dân tuyển chọn người, hay những người, trao quyền lực lãnh đạo (hay điều hành) nhà nước. Trong một thể chế dân chủ không một quyền lực nào được trao cho một cá nhân bất kỳ mà không đến từ «quyền chủ tể» của người dân. Nói dễ hiểu là, không có một chức vụ hay cơ chế (quyền lực) nào trong bộ máy nhà nước mà không thông qua sự (bầu cử) của người dân, hay sự bổ nhiệm của một cơ quan quyền lực chính đáng . Vấn đề đặt ra, «quyền lực» vừa được trao cho cậu út con anh Ba X, không hề thông qua, hay được chỉ định từ một cơ chế thẩm quyền chính đáng, đến từ quyền chủ tể quốc gia của người dân. Không hề có qui định nào trong luật pháp VN thành phần «thái tử đỏ» này sẽ là thành phần lãnh đạo tương lai. Sự việc «con vua thì lại làm vua» chỉ có thể xảy ra ở các xã hội bán khai, phong kiến.
Theo FB Trương Nhân Tuấn