Những trở ngại nào khi Tập Cận Bình tấn công Ðài Loan?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Những trở ngại nào khi Tập Cận Bình tấn công Ðài Loan?

Nếu trước đây một năm thì câu trả lời tương đối ghi nhận, nhưng tình hình hiện nay đã thay đổi rất nhiều.
Ta hãy duyệt lại các biến cố và những nhận định của các chuyên gia chiến lược sẽ cho ta câu trả lời rõ ràng hơn

C:\Users\Khue Hoang\Desktop\tap-can-binh-1058.jpg

Tập Cận Bình phát biểu Thống nhất Đài Loan

Ngày 9/10/2021, Tập Cận Bình đã nói trong một bài phát biểu:”việc thống nhất với Đài Loan phải được thực hiện”.
Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 110 năm của Cách mạng Tân Hợi năm 1911, Chủ tịch Tập Cận Bình tránh trực tiếp nêu lên khả năng thôn tính Đài Loan bằng vũ lực, ông cũng không đá động đến vụ 150 chiến đấu cơ Trung cộng liên tục xâm nhập vùng Nhận Dạng Phòng Không của Đài Loan (ADIZ) vào tuần trước, khiến tình hình eo biển Đài Loan thêm căng thẳng và có nguy cơ nổ ra chiến tranh.
Hãng tin Anh Reuters ghi nhận phát biểu của ông Tập hôm nay có phần ít đanh thép hơn so với bài diễn văn hôm 1/7/2021 nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập
ĐCSTQ.
Lần này ông Tập hứa:”thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình vì lợi ích  chung của đất nước, kể cả với người dân Đài Loan.”

Căng thẳng giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đã gia tăng trong vòng hai năm qua khi Trung cộng tăng cường quân sự. Theo thống kê mới đây của Viện Brookings (Mỹ) tính từ đầu năm nay Trung cộng đã điều động ít nhất 25 máy bay quân sự áp sát không phận Đài Loan và năm ngoái tổng cộng là 380 máy bay.

Chuyên gia Oriana Skylar Mastro thuộc Đại học Stanford (Mỹ), trong bài viết cho tạp chí Foreign Affairs nhận định đây là những con số kỷ lục và thể hiện mức độ
quân sự chưa từng thấy của Trung cộng ở khu vực chung quanh Đài Loan.
Nhìn lại quá khứ trong những năm qua, Bắc Kinh đã đưa ra nhiều phát biểu cứng rắn đòi thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, nhưng trên thực tế Bắc Kinh lại muốn thu phục hòn đảo này một cách hòa bình vì còn liên hệ hai nền kinh tế chặt chẽ với nhau.
Năm 2020 tổng giá trị xuất khẩu từ Đài Loan sang Đại lục đạt hơn 102 tỷ USD, nhiều hơn con số 91,8 tỷ USD của năm 2019.
Ngoài ra Trung quốc cũng cần những cơ sở của Đài Loan sản xuất những con “chip” bán dẫn và pin xe hơi điện.
Nhưng cách tiếp cận hòa bình đã thất bại không đem lại kết quả mong muốn.
Người dân Đài Loan ngày càng hiểu rõ và tỏ ra có lập trường cứng rắn, quyết đòi cho được quyền độc lập của dân tộc. Họ đã có Hiến pháp riêng và mọi cơ chế cũng như các cấp lãnh đạo được bầu một cách dân chủ.
Do đó phe chủ chiến trong giới lãnh đạo Bắc Kinh, hầu hết là Tướng lãnh và cựu Tướng lãnh trong quân đội chiếm ưu thế hơn phe chủ hòa, đã phản đối.
Họ cho rằng sau hơn 20 năm hiện đại hóa quân đội thì nay Trung quốc đã có đủ sức mạnh và số lượng để mở rộng lãnh thổ và mục tiêu đầu tiên chính là Đài Loan.
Phe chủ chiến cũng cho rằng càng đợi lâu thì càng khó thu hồi Đài Loan bởi quốc đảo này sẽ có thêm thời gian và kêu gọi sự hỗ trợ từ các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Ngoài ra thu hồi Đài Loan sớm thì Trung cộng có nhiều lợi thế trong chiến lược mở rộng quân sự trong khu vực Thái Bình Dương.
Một số quan chức Bắc Kinh giấu tên còn tiết lộ thêm rằng không những phe chủ chiến chiếm đa số mà ý kiến của họ còn thuyết phục được Chủ tịch Tập Cận Bình, người có nhiều tham vọng từ ngày nhậm chức đến nay để hoàn thành “giấc mơ Trung Hoa” đưa Trung quốc đến vị trí số một thế giới.

Những khó khăn cho Tập Cận Bình:


1- Trên lãnh vực quân sự:
 

Ở bên kia Đài Loan, một ngày trước lễ Quốc Khánh 10/10 tại Đài Bắc, Tổng thống Thái Anh Văn lập tức đáp trả “Tương lai Quốc gia đặt trong tay nhân dân Đài Loan”.
Trong một báo cáo gởi các nhà Lập pháp, bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết khả năng vận tải của Trung cộng hiện tại rất hạn chế, không thể đưa tất cả các lực lượng cùng một lúc và sẽ dựa vào nhiều lần di chuyển kể cả sử dụng 

C:\Users\Khue Hoang\Desktop\thai-anh-van-2-.jpg

                                                                           Tổng Thống Thái Anh Văn

các hạ tầng kỹ thuật tại các cảng và các phi cơ vận tải sẽ cần có sân bay …
Hơn nữa quân đội quốc gia Đài Loan bảo vệ chặt chẽ các cảng và sân bay, Trung cộng không dễ dàng chiếm đóng trong thời gian ngắn và chắc chắn cuộc đổ bộ sẽ gặp nhiều rủi ro.
Bộ Quốc Phòng Đài Loan còn cho biết Đài Loan là một địa chính trị chiến lược rất lợi thế với eo biển có độ sâu tự nhiên và có thể sử dụng các hoạt động đánh chặn hỗn hợp, cắt đứt nguồn tiếp tế của Trung cộng làm suy yếu tính hiệu quả và sức chiến đấu của lực lượng đổ bộ.
Ngoài ra Trung cộng cũng cần một lực lượng trừ bị rất lớn để đối đầu với lực
lượng nước ngoài yểm trợ Đài Loan.
– Hơn nữa chúng ta chưa quên “Luật quan hệ Đài Loan” với chánh sách Mỹ bảo vệ Đài Loan. (Mặc dù Mỹ không cam kết an ninh vững chắc với thái độ lập lờ, nhưng đã đạt hiệu quả trong 70 năm nay Trung quốc không tấn công Đài Loan)
– Bộ Tứ Kim Cương QUAD gồm Mỹ, Nhật, Úc, Ấn độ được thành lập năm 2007 để chống sự trỗi dậy của Trung cộng, thách thức an ninh ở Thái Bình Dương.
– Còn AUKUS là Liên Minh Phòng thủ Chiến lược giữa ba nước Úc, Anh, Mỹ
(viết tắt là Australia, United Kingdom, United States) để giải quyết các tranh chấp ở Ấn Độ -Thái Bình Dương; mục đích hiện tại trang bị cho lực lượng Úc trong những thập niên tới để đối đầu đe dọa của Trung cộng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương).

Tổng thống Thái Anh Văn đang giám sát chương trình hiện đại hóa quân sự, giúp quân đội cơ động hơn và sử dụng vũ khí chuẩn xác như hỏa tiễn tầm xa.
Chánh phủ đang có kế hoạch chi thêm 8,66 tỷ USD trong 5 năm tới để tập trung trang bị vũ khí Hải quân bao gồm hỏa tiễn và tàu chiến. 

2- Trên lãnh vực chính trị và xã hội:
Từ lúc Tập Cận Bình lên nắm chánh quyền năm 2012, Tập chỉ lo củng cố địa vị quyền lực của mình, muốn trở về thời kỳ của Mao Trạch Đông với “Giấc Mơ Trung Hoa”. Tập đã chủ trương “đả hổ diệt ruồi”, thanh toán phe nhóm của Giang Trạch Dân như thanh trừng Bạc Lai Hy, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng …
Tập xuất thân từ phe nhóm Thái tử Đỏ và giờ đây Tập lại tách hệ thống quyền lực mà trước đây đã giúp Tập lên nắm chánh quyền. Tập muốn duy trì chế độ độc tài nên người dân càng chán ghét chế độ và muốn lật đổ Tập.

3- Thịnh vượng chung:
Ông Tập quyết định muốn phân phối lại của cải xã hội. Ông đang cố gắng đảo ngược các chánh sách tư nhân hóa và tự do hóa kinh tế của ông Đặng Tiểu Bình,
vốn đã dẫn đến phép mầu kinh tế Trung quốc và biến Trung quốc từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một quốc gia giàu có hàng đầu.
Đây chính là sự đảo ngược các chính sách tư nhân hóa và tự do hóa kinh tế của ông Đặng Tiểu Bình vào những năm 1980 đã đem phép mầu kinh tế cho Trung quốc.
Ông Tập đang thực hiện những biện pháp tự cung cấp và “thịnh vượng chung” của đất nước. Tầm nhìn mới của ông về một Trung quốc thịnh vượng và bình đẳng có nghĩa là những người đã thành công về tài chánh sẽ chăm sóc cho những người chưa thành công.
Đồng thời thuật ngữ “thịnh vượng chung” gợi nhớ đến các chánh sách khắc nghiệt của Mao Trạch Đông trong Cách mạng Văn hóa. Các chánh sách của ông Tập cũng được so sánh với chánh sách chỉ huy của Mao.
Trong thế kỷ trước, ông Mao đã phân phối lại của cải từ giới thượng lưu giàu có, địa chủ đến nông dân. Và hình như các doanh nhân giàu có và những gã khổng lồ công nghệ đang bị cướp tiền – những đối tượng mà ông Tập cáo buộc đã tạo ra các vấn đề kinh tế xã hội có thể làm mất ổn định quốc gia.
Giờ đây những người làm giàu mhanh chóng sẽ phân chia tài sản của họ cho những người khác. Ông Tập nói rằng việc phân chia tài sản là cần thiết vì số người giàu ở Trung quốc vượt hơn số người giàu ở Mỹ. Đương nhiên chánh sách này sẽ gây áp lực nhiều hơn cho những người giàu có vì họ phải đóng thuế tài sản và thuế thừa kế cao hơn.
Ông Tập hy vọng sẽ hiện thực hóa tầm nhìn về thịnh vượng và bình đẳng vào năm 2049 – nhân dịp kỷ niệm 100 năm ĐCSTQ tiếp quản Trung quốc.
Việc phân phối lại tài sản được các nhà phân tích tài chánh của ING tin rằng Thuế ở Trung quốc sắp gia tăng bao gồm thuế tài sản, thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp.
Hiện tại, 500 gia tộc quyền lực ở Trung quốc chiếm 40% tài sản của nước này,
Liệu Tập Cận Bình có dám động tới 500 gia tộc quyền lực cùa ĐCSTQ không?
Những người đứng đầu các tập đoàn nổi tiếng thường xuyên lên tiếng ca ngợi Đảng trước công chúng, bày tỏ tình yêu Đảng để tránh bị đàn áp.
Các sự kiện ông Wu Xiaohui, chủ tịch tập đoàn Bảo hiểm ANBANG biến mất và sau đó bị kết án 18 năm tù giam cũng như vụ hành quyết ông Lai Xiaomin, cựu chủ tịch CHINA HUARONG ASSET MANAGEMENT là lời cảnh cáo cho các doanh nhân khác không hành xử theo cách mà Đảng mong muốn.
Trường hợp ông Jack Ma của ALIBABA, người chưa bao giờ ủng hộ đường lối của Đảng đã nói một câu nổi tiếng: “Hãy yêu chánh phủ, nhưng đừng cưới họ”.
Tuy nhiên ông Jack Ma có thể vì đã đi quá xa khi cáo buộc các nhà quản lý Trung quốc đã kìm hãm sự đổi mới tài chánh. Và đợt bán cổ phiếu lần đầu ra trước công chúng của công ty ANT GROUP ngay sau đó bị hủy bỏ và các nhà quản lý đã bắt đầu đàn áp không thương tiếc công ty của ông. Ông Jack Ma cũng bị loại bỏ chức vụ chủ tịch Trường Kinh doanh Đại học HUPAN do chính ông thành lập và kể từ đó không thấy ông xuất hiện trước công chúng.

4- Đòn phản công của Tăng Khánh Hồng:
Trong báo Chính Luận Thiên Hạ đăng ngày 10/10 khi phân tích về các công ty lớn của Trung quốc gặp rắc rối trong thời gian gần đây, GS Chương Thiên Lượng, một sử gia am tường sâu sắc về chính trường Trung quốc và văn hóa Trung hoa đã đưa ra nhận xét như sau: “Nếu bạn không biết kinh tế Trung quốc gắn liền với chính trị, mà chính trị lại gắn liền với đấu tranh phe phái…bạn sẽ không hiểu vì sao kinh tế Trung quốc như vậy?

C:\Users\Khue Hoang\Desktop\Tăng Khánh Hồng & Tăng Bảo Bảo.jpg

                         
                                      Tăng Khánh Hồng                               Tăng Bảo Bảo


Ngày 7/10/2021, tờ Wall Street Journal loan tin với chủ đề: “Nhà đầu tư bất động sản cao cấp của Trung quốc FANTASIA HOLDINGS không trả được khoảng Nợ 206 triệu USD đã đáo hạn”.
Sự thật Tăng Bảo Bảo (cũng gọi là Tăng Khiết) là con gái của Tăng Khánh Hoài, Tăng Khánh Hoài là em trai của Tăng Khánh Hồng. Như vậy Tăng Khánh Hồng là bác của Tăng Bảo Bảo.
Tăng Bảo Bảo thành lập FANTASIA HOLDINGS vào năm 1996 và Tăng Bảo Bảo không trả được Nợ vào thời diểm đó là một điều rất kỳ lạ.

Bởi vì chỉ cần người bác của cô là Tăng Khánh Hồng nói một câu là hàng trăm triệu, hàng tỷ đô la từ các ngân hàng có thể cho cô ta mượn để trả Nợ. Nhưng Tăng Bảo Bảo lại không thể mượn được tiền, chứng tỏ Tăng Khánh Hồng đang gặp rắc rối.
Vậy Tăng Khánh Hồng là ai?
Tăng Khánh Hồng nguyên là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, hội đồng lãnh đạo cao nhất của TQ, thành viên cao cấp của Ban Bí thư Trung Ương từ
2002-2007. Ông từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Nước CHNDTH từ 2003-2008.
Trong suốt thập niên 90, Tăng Khánh Hồng là đồng minh thân cận của Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và là người có công củng cố quyền lực cho Giang.
Đỉnh cao quyền lực của Tăng Khánh Hồng khi ông là thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, là người thân tín và là cánh tay mặt của nguyên Chủ tịch Nước
Giang Trạch Dân.
Tại Đại Hội 17 ĐCSTQ, ông và Giang Trạch Dân bố trí cho Tập Cận Bình kế nhiệm Hồ Cẩm Đào, nhưng cùng lúc Giang lại âm thầm chọn Bạc Lai Hy thay Tập Cận Bình sau Đại Hội 18, sự kiện này đã đưa đến sự thù địch giữa Tâp Cận Bình và Tăng Khánh Hồng. Sau đó Tập xử lý Bạc Lai Hy và Chu Vĩnh Khang khiến cho tàn dư Phe Giang Trạch Dân tức giận.
Sau Đại Hội 18 ĐCSTQ những nhân vật quan trọng trong phe Giang như Chu Vĩnh Khang, Lý Trường Xuân, Ngô Bang Quốc đều bị loại khỏi Bộ Chính trị.
Kế hoạch của Giang và Tăng sau hai năm ĐH 18, Giang sẽ tuyên dương thành tích
của Bạc Lai Hy để hạ bệ và thậm chí bắt giam Tập Cận Bình.
Nhiều nhận định cho rằng Tăng Khánh Hồng là nhân vật số 2 và là quân sư của Giang Trạch Dân, ông ta đã chi phối kinh tế và vơ vét nguồn tài nguyên khổng lồ.

Trong 5 năm qua, phe Giang Tạch Dân đã đứng sau chỉ đạo gây sóng gió chính trị cho ông Tập Cận Bình, điển hình lên kế hoạch ám sát Tập và tạo sự kiện bạo lực khủng bố làm sụp đổ thị trường chứng khoán.
Có thể nói Tăng Khánh Hồng là trở ngại lớn trên con đường “đả hổ” chống tham nhũng cũng như vấn đề ổn định quyền lực của ông Tập, vì vậy Tập và Tăng không đội trời chung.

Tăng Khánh Hồng không thể ngồi yên.
Ngày 24/11/2021, tờ DUOWEI đăng một bài viết với chủ đề: “Giang Trạch Dân nói: Vấn đề Đài Loan là mối quan tâm lớn nhất của tôi”, ý nói Giang Trạch Dân muốn thống nhất Đài Loan.
Trong cùng ngày 24/11, báo Giải Phóng Quân đăng bài viết với chủ đề:”Phải giao quyền chỉ huy chiến tranh cho người thấy được quân địch”, ý nói Tập Cận Bình nên trao lại quyền lực cho quân đội.
Các chuyên gia nhận định:
– Bài báo thứ nhất là đòn phản công của Tăng Khánh Hồng.
(Lý do vì sao vấn đề thống nhất Đài Loan lại là đòn phản công của Tăng Khánh Hồng? – Vì theo GS Chương Thiên Lượng dựa theo chuyện Thái tử Lưu Doanh, con trai của Hán Cao Tổ Lưu Bang đi đánh trận, nếu thắng vẫn là Thái tử, còn nếu thua sẽ…gặp họa.
Và tương tự nếu Tập Cận Bình làm theo lời của Giang Trạch Dân đánh Đài Loan: Thắng thì không thay đổi, còn Thua chắc chắn Tập Cận Bình sẽ gặp đại họa …)
– Còn bài báo thứ hai ý nói: Tuy ông Tập là Quân Ủy Trung Ương nhưng lại không nắm đủ thực quyền trong quân đội.
(Đây là ý của bài báo: Phải giao quyền chỉ huy chiến tranh cho người thấy được quân địch-tức là người chỉ huy trực tiếp – thì vị chỉ huy mới linh hoạt giải quyết tình huống trên chiến trường.
Đây là nguyên tắc quân sự không có gì mới trong Chương 3-Thiên MƯU CÔNG trong Binh pháp Tôn Tử viết rằng: Tướng giỏi mà Vua không kềm chế thì dễ thắng.
Nhưng vì Tập Cận Bình không nắm thực quyền, cũng không có uy quyền mạnh mẽ như Mao và Đặng, cho nên ông Tập không dám giao binh quyền cho quân đội.
Nếu Trung quốc đánh Đài Loan, chỉ cần Quân đội Mỹ tham gia thì Trung quốc khó thắng. Còn như giả địnhTrung quốc thắng thì vị chỉ huy quân đội sẽ “có công lớn lấn chủ”, lúc đó người ấy có thể lật đổ Tập Cận Bình.
Do đó Tập Cận Bình sẽ không dám đánh Đài Loan.

5- Vương Kỳ Sơn, vấn đề khó xử cho Tập Cận Bình?
Vương Kỳ Sơn hiện là đại biểu Đại Hội Đại biểu Nhân Dân toàn quốc khóa XIII, Phó CT Nước CHNDTH. Trước đó Vương Kỳ Sơn giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Điều tra Kỷ luật Trung Ương ĐCSTQ.
Ông Vương Kỳ Sơn được nhiều lãnh đạo phương Tây biết đến vì ông là người đại diện cho Trung quốc tại các cuộc họp về kinh tế cũng như quan hệ kinh tế
Mỹ-Trung.

C:\Users\Khue Hoang\Desktop\Wang_Qishan_2019.jpg

                                                                          Vương Kỳ Sơn

 Theo Viện Brookings dân chúng Trung quốc xem Vương Kỳ Sơn là người lãnh đạo có năng lực và đáng tin cậy trong các thời kỳ khủng hoảng.
Đại Hội 19 năm 2017, phe Giang Trạch Dân tìm mọi cách loại Vương Kỳ Sơn ra khỏi Trung Ương với lý do quá tuổi. Vương Kỳ Sơn rút khỏi Trung Ương, nhưng sau đó Vương lại được bầu làm Phó CT Nước và Ủy viên Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung Ương. Theo nguồn tin thì ông được tham dự và phát biểu tại cuộc họp của Thường vụ Bộ Chính trị nhưng không có quyền bỏ phiếu..
Gần đậy trợ lý đắc lực của Vương Kỳ Sơn là ông Đổng Hồng bị cáo buộc nhận hối lộ và tài sản bất hợp pháp lên tới 460 triệu Nhân dân tệ (71 triệu USD).
Ông Đổng Hồng từng là thanh tra cao cấp của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung Ương Trung quốc trong thời gian Vương Kỳ Sơn lãnh đạo cơ quan này vào năm 2012-2017. Ông Đổng Hồng bị cáo buộc “vi phạm kỷ luật Đảng và luật pháp nghiêm trọng” vào tháng 4 năm 2020.
Đến tháng 4 năm 2021 ông bị khai trừ khỏi Đảng và bị truy tố tội nhận hối lộ.

Cùng lúc Nhậm Chí Cường trùm địa ốc Trung quốc thuộc “thế hệ đỏ thứ hai”
là người bạn rất thân với Vương Kỳ Sơn.
Ngày 22/9/2021 ông đã bị kết án 18 năm tù.
Từ đó tin đồn ông Vương Kỳ Sơn bị thất sủng bắt đầu lan truyền rộng rãi.
Theo báo chí cho biết gia đình của ông Nhậm Chí Cường cùng gia đình Vương Kỳ Sơn đã có mối quan hệ tốt đẹp trong mấy chục năm.
Cho nên việc ông Nhậm Chí Cường bị mức án nặng như vậy không chỉ là lời
cảnh cáo đối với “thế hệ đỏ thứ hai”, điều này cho thấy Vương Kỳ Sơn không còn năng lực giúp đỡ cho người bạn thân.
Ở Trung quốc một khi muốn đánh đổ người lãnh đạo nào, thông thường đều bắt đầu hạ bệ các người thân của ông ấy.
Cho nên việc ông Đổng Hồng và Nhậm Chí Cường bị bắt tù như vậy là dấu hiệu bất lợi cho Vương Kỳ Sơn.

6- Hội nghị lần 6 của BCH Trung Ương ĐCSTQ xác nhận vị trí của Tập Cận Bình:
Hội Nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung Ương đã được tổ chức từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 11 năm 2021 tại Bắc Kinh đã thông qua Nghị quyết lịch sử lần thứ 3 của ĐCSTQ. Tuy nhiên không còn nghi ngờ gì nữa việc ông Tập Cận Bình đã giành được sự chấp thuận của Ủy ban Trung ương để ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa, nếu không muốn nói là hai nhiệm kỳ 5 năm nữa.
Nhưng ngày 13 tháng 11 đã xảy ra một dấu hiệu bất thường trong báo cáo của tờ Tân Hoa Xã với nhan đề: “Ghi chép bên lề của Phiên họp BCH Trung ương lần 6, khóa 19 của Đảng: Vì thắng lợi và vinh quang lớn hơn”. Bài viết đã vô tình tiết lộ rằng những người tham gia phiên họp đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.
Vấn đề chưa đồng thuận là gì?
Tân Hoa Xã đã viết một đoạn quan trọng: Lịch sử 100 năm của Đảng đã trải qua một khoảng thời gian dài cần nghiên cứu rất nhiều vấn đề.
Ví dụ giải quyết thế nào cho tốt mối quan hệ giữa Nghị quyết lịch sử mới này với hai Nghị quyết lịch sử trước đó.
Nghị quyết lịch sử thứ nhất thông qua vào thời kỳ 1949-1976 dưới thời Mao Trạch Đông đã đặt nền móng Chủ nghĩa xã hội với đặc tính Trung Quốc sau nội chiến lâu dài thống nhất đất nước.
Nghị quyết lịch sử thứ hai thông qua vào năm 1981 dưới thời Đặng Tiểu Bình với nội dung cải cách mở cửa, bãi bỏ chế độ làm cán bộ lãnh đạo suốt đời, tuân theo lãnh đạo tập thể, không chấp nhận độc tài cá nhân và sùng bái cá nhân.
Nếu phủ định Nghị quyết lịch sử thứ hai, đảo ngược những điều nêu trên thì Nghị quyết lịch sử thứ ba sẽ đặt Tập Cận Bình vào vị trí ngang hàng với Mao Trạch Đông. Vấn đề này cần thảo luận rõ ràng nên mọi người trong phiên họp mới tranh cãi gay gắt.
Trong Chính Luận Thiên Hạ đăng ngày 9/11, GS Chương phân tích một bài viết của Tân Hoa Xã: “Cải cách mở cửa đã tiến vào giai đoạn kết thúc”, ý nói là sau cải cách, ông Tập sẽ bắt đầu một kỷ nguyên mới.
Vấn đề then chốt nhất của cuộc tranh cãi là: có nên khôi phục chế độ “Cán bộ lãnh đạo phục vụ suốt đời hay không?”
Ta thấy Nghị quyết lịch sử thứ ba và thứ nhất không có gì khác biệt lớn.
Còn Nghị quyết thứ hai không chỉ liên quan đến cải cách mở cửa, mà còn liên quan đến sự giàu có và cuộc sống của tất cà thành viên Ủy ban Trung Ương có mặt trong phiên họp, bởi vì Nghị quyết thứ hai đã quyết định xóa bỏ chế độ lãnh đạo phục vụ suốt đời.
Nếu phủ định lãnh đạo tập thể nghĩa là chấp nhận lãnh đạo cá nhân thì Tập Cân Bình sẽ độc tài “nhất ngôn cửu đỉnh”, các thành viên khác của Ban Thường vụ không được phản bác sẽ giống như năm xưa Mao Trạch Đông phát động Cách Mạng Văn Hóa không một ai dám phản đối.
Còn về cán bộ lãnh đạo suốt đời thì con đường thăng tiến của những người trẻ sẽ bị chặn lại, do đó không ai muốn Tâp Cận Bình ở vào vị trí này cả.

Tóm lại qua những sự kiện trên, ta thấy Tập Cận Bình còn gặp nhiều trở ngại để đối đầu nội bộ trong nước, chưa kể những khó khăn trên lãnh vực quân sự, kinh tế, an ninh xã hội và biến thể Covid 19 đang gia tăng ở nhiều Tỉnh của Trung quốc.
Gần đây tin tức tình báo Tây phương cho biết, trong nước đang có chính biến và tranh chấp giữ hai phe Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình, chưa kể phản ứng của người dân về việc tấn công Đài Loan.

Ngoài ra một bộ sách Hồi ký của tác giả Desmond Shum (Thẩm Đống) có tên là Red Roulette (bàn chơi bài màu đỏ) mới được xuất bản tháng 9 năm 2021, đã tiết lộ “Câu chuyện nội bộ về sự Giàu có, Quyền lực, Tham nhũng và Báo thù của Trung quốc ngày nay”, nói lên sự tham nhũng của giới lãnh đạo Trung quốc cũng như việc cấu kết chính trị phe nhóm và kinh doanh mờ ám bất động sản của các gia tộc quyền lực trong ĐCSTQ.

C:\Users\Khue Hoang\Desktop\512LQsH5S7S._SY498_BO1,204,203,200_.jpg

Hồi Ký của Desmond Shum “RED ROULETTE”
                                                          (Sẽ được phiên dịch kỳ tới)

Cho nên vấn đề Đài Loan khó giải quyết trong vòng 2 năm tới.
Chúng ta hãy chờ xem một cách cẩn thận và đáng ngờ vực.

Hoàng Đình Khuê
Ngày 1/1/2022