Những thay đổi ở Afghanistan có thể khiến chính quyền Trung Quốc rơi vào cơn ác mộng
Việc Hoa Kỳ vội vã rút quân khỏi Afghanistan, mất đi một lực lượng quân đội đóng quân để bảo vệ Trung Á có thể khiến chính quyền Trung Quốc phải lo ngại, và dự án “Vành đai và Con đường” mà Trung Quốc đã đặt trên cơ sở xương máu của mình cũng có thể gặp rắc rối, trang Epoch Times cho hay.
Những thay đổi mạnh mẽ ở Afghanistan đã khiến ĐCSTQ tự mãn một cách công khai khi điều này dường như phù hợp với cái gọi là “Đông thăng và Tây giáng” của họ (Đông thăng Tây giáng do ông Tập Cận Bình chỉ ra, có nghĩa là phương đông trỗi dậy và phương Tây suy tàn). Bloomberg đưa tin vào ngày 19/8 rằng điều trớ trêu đối với ĐCSTQ là một khi lực lượng Hoa Kỳ rút lui, tình hình ở Afghanistan sẽ đẩy ĐCSTQ vào vũng lầy.
Trên thực tế, tình hình Afghanistan hiện nay có thể đang khiến Bắc Kinh đau đầu, Bắc Kinh lo ngại sự hỗn loạn ở đó không chỉ lan sang vùng Tân Cương đầy sóng gió của Trung Quốc mà còn lan sang cả Pakistan. Trung Quốc đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào Pakistan để xây dựng cái gọi là dự án “Một vành đai, một con đường” và cung cấp các khoản vay khổng lồ cho Islamabad, tất cả đều có thể bị ảnh hưởng bởi sự hỗn loạn ở Afghanistan.
Pakistan, tiếp giáp với Trung Quốc và Afghanistan, là quốc gia chính tham gia vào sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Theo báo cáo, chỉ riêng dự án “Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan” đã tiêu tốn của Trung Quốc 62 tỷ đô-la Mỹ.
Nhưng gần đây, Bắc Kinh bắt đầu lo lắng về tài sản của mình ở đó.
Ngày 14/7, một chiếc xe buýt chở các kỹ sư của Tập đoàn Gezhouba Trung Quốc đã bị tấn công ở Tây Bắc Pakistan, khiến 9 công dân Trung Quốc thiệt mạng. Vào thời điểm đó, họ đang đến địa điểm của một dự án thủy lợi ở thị trấn Dasu hẻo lánh. Dự án do Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc đảm nhận.
Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan Shah Mehmood Qureshi tuyên bố rằng “Taliban” ở Pakistan là thủ phạm trong cuộc tấn công này. Họ có quan hệ với tổ chức Hồi giáo cực đoan Al Qaeda và Nhà nước Hồi giáo.
Vào tháng 4 năm nay, Taliban Pakistan đã tiến hành một vụ đánh bom liều chết tại khách sạn nơi Đại sứ của Trung Quốc ở.
Khi được hỏi về mối liên hệ giữa vụ tấn công bằng xe ở Dasu và Taliban, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã đưa ra một câu trả lời thú vị vào tháng 7: “Taliban nào?” bởi vì Bắc Kinh mô tả Taliban Afghanistan là “lực lượng chính trị và quân sự chủ chốt”, nhưng coi Taliban Pakistan là một “tổ chức khủng bố”.
Vào cuối tháng 7, khi Taliban Afghanistan đến Bắc Kinh để “thăm hỏi”, ĐCSTQ đã nhận được “lời hứa cởi mở” từ phía bên kia rằng họ sẽ không cho phép các chiến binh sử dụng lãnh thổ Afghanistan làm căn cứ để tấn công Trung Quốc.
Theo phân tích của Bloomberg, chỉ riêng cam kết này đã cho thấy Bắc Kinh lo lắng như thế nào về lực lượng Taliban vừa mới lên nắm quyền. Mặc dù Trung Quốc không đầu tư nhiều vào Afghanistan, nhưng sẽ không thể chịu được nếu sự đầu tư khổng lồ vào Pakistan đổ xuống sông xuống bể, điều này sẽ làm tan vỡ giấc mơ “Vành đai và Con đường”.
Mặc dù Trung Quốc đã nhiều lần tuyên truyền rằng Taliban Pakistan ban đầu là một nhánh của Taliban Afghanistan, và được thành lập vào năm 2007. Nhưng hai bên đã chia tay nhau, tuy vậy Taliban Pakistan có ít nhất 6.000 nhân viên vũ trang được đào tạo bài bản đang hoạt động ở Afghanistan, điều này cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa hai bên.
Bloomberg trích dẫn khoản đầu tư thất bại của Trung Quốc vào Venezuela làm ví dụ. Đã từng có thời gian, Venezuela là điểm đến ưa thích của Ngân hàng Trung Quốc, bởi vì Bắc Kinh đặt cược rằng sản lượng dầu của nước này sẽ đủ để trả nợ. Vào đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Maduro vào năm 2013, Trung Quốc đã cung cấp cho Venezuela hạn mức tín dụng 40 tỷ đô-la Mỹ, nhưng khoảng 30 tỷ đô-la Mỹ trong số này vẫn còn chưa thanh toán. Nếu Maduro sụp đổ, hàng chục tỷ đô-la có thể trở nên vô ích, chứng tỏ rằng khoản đầu tư của ĐCSTQ vào Venezuela là một đánh giá sai lầm lớn.
Phụng Minh