Những ‘nhân vật chính’ trong vụ Kim Jong-nam

Cac Bai Khac

No sub-categories

Những ‘nhân vật chính’ trong vụ Kim Jong-nam

BBC
22 tháng 2 2017

Cảnh sát Malaysia công bố thêm chi tiết vụ Kim Jong-nam
Vụ ám sát ông Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Hàn, ở sân bay Kuala Lumpur đã dẫn đến một cuộc điều tra lớn của cảnh sát và cuộc cãi vã ngoại giao liên quan tới ngày càng nhiều nhân vật. BBC tìm hiểu các nhân vật chính với các tình tiết bí ẩn xung quanh cái chết của ông Kim.

Nạn nhân

Ông Kim Jong-namBản quyền hình ảnhAP
Image captionÔng Kim Jong-nam
Nhân vật chính của bí hiểm này, ông Kim Jong-nam, 46 tuổi, là người chỉ trích chính quyền Bắc Hàn sống lưu vong ở nước ngoài.
Đã có lúc được cho là người lãnh đạo tiếp theo của Bắc Hàn, ông bị thất sủng vào đầu những năm 200 và nhanh chóng rời nước này. Em cùng cha khác mẹ của ông là Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo sau khi cha của họ là ông Kim Jong-il qua đời năm 2011.
Kim Jong-nam sống phần lớn ở Macau, nơi ông đang trên đường đến khi ông bị giết ngày 13 tháng Hai.
Cảnh sát Malaysia nói ông bị hai nghi phạm phụ nữ tấn công bằng cách lau một chiếc khăn tẩm độc vào mặt.

Các nghi phạm

Cảnh sát Malaysia đã đưa tên ít nhất 10 người là nghi phạm hay nghi can họ muốn truy nã để hỏi cung.
Bị bắt
  • Đoàn Thị Hương, 28 tuổi, người Việt Nam, một trong hai phụ nữ nghi là đã lau chiếc khăn tẩm độc vào mặt ông Kim. Cô này được cho là người phụ nữ mặc chiếc áo trắng có in dòng chữ “LOL” được thấy trong hình ảnh CCTV ở sân bay.
Nghi phạm Đoàn Thị HươngBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionNghi phạm Đoàn Thị Hương
  • Siti Aisyah, 25 tuổi, người Indonesia, nghi phạm phụ nữ thứ hai. Cơ quan chức năng Indonesia cho biết cô này khai rằng cô nghĩ mình đang tham gia một show hài tình huống trên TV.
Nghi phạm Siti AisyahBản quyền hình ảnhEPA
Image captionNghi phạm Siti Aisyah
  • Ri Jong Chol, 47 tuổi, người Bắc Hàn và đã sống ở Malaysia ba năm qua.
Ri Jong CholBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionRi Jong Chol
  • Cảnh sát cũng đã bắt bạn trai người Malaysia của Siti Aisyah, Muhammad Farid Jalaluddin, nhưng nói họ sẽ sớm thả anh ta.
Muhammad Farid JalaluddinBản quyền hình ảnhAFP
Image captionMuhammad Farid Jalaluddin
Đang bị truy nã
  • Hyon Kwang Song, 44 tuổi, Bí thư thứ hai tại Sứ quán Bắc Hàn ở Kuala Lumpur, được tin rằng vẫn đang ở Malaysia.
Hyon Kwang SongBản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGES
Image captionHyon Kwang Song
  • Kim Uk Il, 37 tuổi, nhân viên hãng hàng không Bắc Hàn Air Koryo, được tin rằng vẫn đang ở Malaysia.
Kim Uk IlBản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGES
Image captionKim Uk Il
  • Ri Ju U, 30 tuổi, người Bắc Hàn có tên khác là “James”, được tin rằng vẫn đang ở Malaysia.
Ri Ju UBản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGES
Image captionRi Ju U
  • Ri Ji Hyon, 33 tuổi, người Bắc Hàn, được cho là đã trốn về Bình Nhưỡng.
Ri Ji HyonBản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGES
Image captionRi Ji Hyon
  • Hong Song Hac, 34 tuổi, người Bắc Hàn, được cho là đã trốn về Bình Nhưỡng.
Hong Song HacBản quyền hình ảnhAAFP/GETTY IMAGES
Image captionHong Song Hac
  • O Jong Gil, 55 tuổi, người Bắc Hàn, được cho là đã trốn về Bình Nhưỡng.
O Jong GilBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionO Jong Gil
  • Ri Jae Nam, 57 tuổi, người Bắc Hàn, được cho là đã trốn về Bình Nhưỡng.
Ri Jae NamBản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGES
Image captionRi Jae Nam

Ông đại sứ

Đại sứ Kang CholBản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGES
Image captionĐại sứ Kang Chol
Khi ngày càng có nhiều chứng cứ chỉ ra rằng người Bắc Hàn có liên quan đến vụ ám sát này, quan hệ ngoại giao giữa Bình Nhưỡng và Kuala Lumpur đã có sự rạn nứt. Hai nước trước đây từng có quan hệ tốt.
Người dẫn đầu phía Bắc Hàn là ông Kang Chol, Đại sứ của Bình Nhưỡng tại Malaysia.
Ông đã giận dữ chối bỏ cáo buộc rằng Bắc Hàn có liên quan đến vụ này, và công khai chỉ trích chính phủ Malaysia, cáo buộc họ đã câu kết với “các thế lực thù địch”. Ông còn nói thêm rằng cuộc điều tra của cảnh sát là “không thể tin cậy được” và sự việc này đã bị “chính trị hóa”.
Để đáp lại, Bộ ngoại giao Malaysia nói những lời cáo buộc của ông Kang là “vô cùng xúc phạm” và dựa trên “ảo tưởng, dối trá và sự thật nửa vời”.
Mâu thuẫn giữa hai bên bắt đầu ngay sau ông Kim chết, khi Bắc Hàn yêu cầu Malaysia giao thi thể của ông Kim cho họ, và tìm cách ngăn cản cuộc khám nghiệm tử thi. Phía Malaysia từ chối làm theo yêu cầu của Bắc Hàn.
Giới chức Malaysia đã yêu cầu thân nhân của ông Kim cung cấp mẫu DNA.

Người con trai

Kim Han-sol, con trai ông Kim Jong-namBản quyền hình ảnhAFP 
Image captionKim Han-sol, con trai ông Kim Jong-nam
Đã có nhiều đồn đoán rằng người con trai cả của ông Kim Jong-nam, Kim Han-sol, sắp tới Malaysia để nhận dạng cha mình.
Sinh năm 1995 tại Bình Nhưỡng nhưng lớn lên ở Macau, Kim Han-sol đã từng học ở Bosnia và Pháp, và được cho là người có quan điểm mở mang về thế giới giống cha.
Anh đã công khai bày tỏ hy vọng thống nhất hai nước Bắc và Nam Hàn, và nói về ông chú Kim Jong-un như một “kẻ độc tài”.
Hiện giờ không biết Kim Han-sol đang ở đâu. Cảnh sát Malaysia nói hôm thứ Tư chưa có thân nhân nào của ông Kim liên hệ với họ.