Những người yêu Đảng tự phong và những người Mao Tả phát xuất từ đâu
(Lời nguời dịch: Mối nguy cận kề nhất của Tập Cận Bình không hẳn là những người dân chủ mà là những người trong đảng, hai thành phần nổi bật trong số này là những người yêu đảng Cộng sản Trung Quốc tự phong và những người đứng bên tả của Mao, và những người Mao Tả này là mối nguy lớn nhất)
Hiện tượng hiếm thấy là có quá nhiều tin tức sau Tết Âm Lịch. Tình hình hỗn loạn ở Kazakhstan là một sự kiện lớn được cư dân mạng Trung Quốc quan tâm. Trong số các chế độ độc tài độc đoán nhất ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ còn sót lại sau khi Liên Xô tan rã, thì Kazakhstan là chế độ độc tài nhất. Nguời dân suốt bao nhiêu năm câm giận vì phải sống dưới độc tài, được thúc đẩy bởi giá dầu tăng, đã bùng nổ như Trung Quốc vào năm 1989.
Một tin tức khác
nhưng không thu hút sự chú ý của mọi người là Francis Fukuyama, người đã
viết một cuốn sách có tựa đề “Sự kết thúc của lịch sử và nhà độc tài
cuối cùng” (The End of History and the Last Man) sau khi Liên Xô sụp đổ
vào đầu những năm 1990 trong bầu không khí mà phương Tây được thổi phồng
với sự tự tin. Ông là người từng được yêu thích nhất và là học giả mộ
điệu của Vương Kỳ Sơn và Tập Cận Bình. Gần đây, ông đã viết một bài
báo thừa nhận rằng ông đã sai lầm trong ước tính của mình khi xưa, rằng
ông đã không chú ý đến khả năng suy yếu của dân chủ và các nền dân chủ
mới nổi lên lại bị thụt lùi. Ngay cả Tổng thống Hoa Kỳ cũng thừa nhận
rằng nền dân chủ toàn cầu đang suy giảm.
Giống
như nhiều học giả Mỹ thiếu ý thức chung, liệu lịch sử có thể được kết
thúc? Ông ấy đã thi đỗ lớp triết học ở trường hay chưa? Thái độ của
ông có thể cạnh tranh với nhiều học giả, những người thậm chí không biết
lịch sử của đất nước mình, nhưng thét to về “hòa bình, hữu lý và bất
bạo động”. Nhưng ông Fukuyama có một phẩm chất tuyệt vời của người Mỹ,
đó là sự dũng cảm thừa nhận và sửa chữa lỗi lầm của bản thân mà không hề
bị mặc cảm xấu hổ. Đây là điều mà hầu hết những người Trung Quốc đáng
học hỏi.
Giáo sư
Fukuyama đã đúng khi chỉ ra một số lý do quan trọng dẫn đến sự suy tàn
của dân chủ, bao gồm ảnh hưởng ngày càng tăng và sự khống chế của đồng
tiền lên chính trị. Nhưng ông ta có thể đã không nhận thấy một lý do
quan trọng khác. So với Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giỏi
hơn trong việc đánh lừa người dân và dùng họ để tấn công các đối thủ,
bao gồm cả việc xâm nhập vào giới học giả và các nhà khoa học để đánh
lừa quần chúng và các chính trị gia. Sự phát triển cuồng nhiệt của
những người yêu ĐCSTQ tự tổ chức trong những năm gần đây là kết quả của
sự phát triển vượt bậc của chính sách xâm nhập và đánh lừa này. Nó thậm
chí còn kết hợp với các công ty Internet và tin tặc để gây ra sự hỗn
loạn trong tâm trí con người, từ đó dẫn đến sự suy yếu của dân chủ.
Do
sự ngăn chặn thông tin và đàn áp ngôn luận ở Trung Quốc, tỷ lệ người
bất cần-thiếu hiểu biết (ignorant) đã rất lớn. Cùng với sự trợ giúp đắc
lực của các nhà tư bản Mỹ, nên việc tăng trưởng kinh tế đã làm gia tăng
số lượng tầng lớp giàu có ở Trung Quốc, cùng với số lượng người bất
cần-thiếu hiểu biết. Chưa đến 5% tầng lớp được gọi là trung lưu ở Trung
Quốc đã trở thành nguồn nhân lực chính của những người yêu ĐCSTQ tự tổ
chức. Không giống như những kẻ đặc vụ Internet được ĐCSTQ trả tiền,
những người yêu ĐCSTQ tự tổ chức này sẵn sàng lên tiếng chống lại lương
tâm của mình mà không cần lãnh lương. Thay vì trở thành một quan chức ở
một nơi cách xa hàng ngàn dặm chỉ vì tiền, họ cảm thấy rằng họ có thể
nói một cách vô lương tâm ngay cả khi không được ĐCSTQ trả lương.
Khi
ai đó lên tiếng chống lại lương tâm chỉ vì tiền, thì vẫn có những lý do
để viện dẫn, có thể được xếp đại loại như “những gì đang hiện hữu là
hợp lý,” theo cách thông dịch kiểu Cộng sản. Vậy những người yêu thích
ĐCSTQ tự tổ chức này, đặc biệt là những người thuộc tầng lớp bần hèn
được gọi là Tiểu Hồng (Little Pink) là ai? Những người này có bị bệnh
không, khi họ sống trong đau khổ nhưng lại giúp ĐCSTQ đánh lừa những
người khác? Tất cả xã hội loài người đều có cả hai: trí tuệ vượt trội
và sự bất cần-thiếu hiểu biết thấp kém. Một số người hầu như rất khốn
khó và không đủ ăn, lại tự hào đến mức hôn lên bàn chân hôi hám của các
quan chức ĐCSTQ. Sự bất cần-thiếu hiểu biết và gian xảo như vậy cũng là
cách sống của một số người, vừa đáng tội nghiệp vừa đáng ghét.
Có
một số người khác với Tiểu Hồng nhưng có phần trùng lặp, thường được
gọi là Mao Tả (Mao Leftists). Những người Mao Tả này là nhóm người
không ngu ngốc và biết ai đang đàn áp, bóc lột họ. Một số ít đã táo bạo
trở thành những nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ, tức là không còn
bao xa để đi tù. Hầu hết mọi người muốn chống lại nhưng sợ phải đi tù,
vì vậy họ đã học một mưu mẹo của Chủ tịch Mao Trạch Đông gọi là “tranh
đấu chống cờ đỏ trong khi cầm cờ đỏ”. Giống như tất cả những người theo
chủ nghĩa chính thống (fundamentalists) trên thế giới, họ cầm biểu ngữ
của Mao Trạch Đông và sử dụng những từ ngữ của ông mà họ chọn lọc ra rồi
giải thích chúng theo một cách khác. Nếu ĐCSTQ vẫn còn coi Mao là tiên
tổ của Đảng, thì Đảng không thể làm gì được họ.
Đối
với mọi cuộc nổi dậy thành công trong lịch sử, người lãnh đạo là chìa
khóa quan trọng không thể thiếu. Ngay cả những đại thi hào cũng biết
cách “bắn ngựa trước khi bắn người”. Nhưng nếu không có tiếng vang từ
đại khối quần chúng, một số lớn Mao Tả, những người có cả hai đức tính
vừa thông minh vừa rụt rè chỉ có thể dừng lại ở mức những anh hùng cấp
thấp của Lương Sơn. Vì vậy, ngoài những nhà tranh đấu dân chủ, phe Mao
Tả là nhóm người khiến Tập Cận Bình đau đầu nhất. Chúng ta không bao
giờ coi họ giống như những người yêu ĐCSTQ tự tổ chức.
Chúng ta không phải là không có những kẻ thù. Sự phân biệt giữa kẻ thù và bạn bè, kể cả những người bạn tiềm năng, là một biểu hiện cụ thể của sự khôn ngoan chính trị. Công việc quan trọng của Cảnh sát Internet của ĐCSTQ và các điệp viên cấp cao của ĐCSTQ là gây hổn loạn cho kẻ thù của họ và cho bạn bè của chúng ta, và kích động những nhóm quần chúng này chống lại những nhóm quần chúng khác. Từ xa xưa cho đến Cách mạng Văn hóa, từ hiện tại cho đến tương lai, đây là quy luật, đồng thời cũng là môn học bắt buộc cho những người tham gia vào các cuộc đấu tranh chính trị và cách mạng. Vì chúng ta không thể mong đợi cho các nhóm có trí tuệ thấp hiểu được điều này, do đó, nhóm lãnh đạo sẽ là chìa khóa thành công của cuộc cách mạng.
Nguỵ Kinh Sinh (Wei Jingsheng) – Lê Minh Nguyên dịch