Những biến cố quan-trọng trong mùa hè 2014 – Nhữ Đình Hùng
Mùa hè đương nhiên là nóng nhưng ở bắc bán cầu, mùa hè năm nay có khá nhiều điểm nóng về địa chánh-trị.
Điểm nóng được coi là quan-trọng nhất là Trung và Cận Đông Điểm nóng này do lực lượng EIIL (Nhà nước hồi-giáo ở Irak và phương đông), một lực lượng djihadistes mang tính-cách khủng bố gây ra. Lực-lương Front al Nosra cũng là một lực lượng có tính cách khủng bố có liên-hệ với al Qaïda, nhưng so với EIIL, mức khủng bố của Front al Nosra được coi là chẳng nhằm nhòi gì!
Nương theo đà cách-mạng ‘mùa xuân ả-rập’ và nhất là sau khi chế-độ của Kadhafi bị sụp đổ ở Libye, các toán khủng bố đã được tăng cường về nhân-lực và nhất là về võ-khí. Các nhóm khủng-bố đã tham-dự vào cuộc nổi dậy ở Syrie trong số đó EIIL là mạnh nhất. Lực lượng này đã chiếm được một phần lãnh thổ Syrie và một phần lãnh-thổ Irak và đã cho thành lập một Nhà Nước Hồi Giáo (EI). Tuy là hồi-giáo, Nhà nước hồi-giáo theo hệ-giáo sunnite, đã có những sự xách-nhiễu, bạo-ngược với những nhóm tôn-giáo thiểu-số như chiite hoặc thiên-chúa-giáo. Lực-lượng chính hiện nay chống đối lại ‘nhà Nước Hồi Giáo’ là quân Perhmergas người Kurde ở phiá bắc Irak và Syrie.
Quân djihadistes của EIIL được coi là thiện-chiến và võ-trang đầy đủ, một phần do việc lấy được các võ khí của chế độ Kadhafi để lại, mặt khác do việc chiếm được các vũ khí của lực lượng Irak, các vũ khí này do Mỹ cung cấp cho Irak và tương đối tối tân. Ngoài ra, lực lượng của EIIL còn chiếm được một kho bạc cho phép họ có một ngân-quỹ ước-lượng hằng trăm triệu đô-la, có thể lên đến trên dưới một tỉ… Tuy nhiên, lực lượng của EIIL đã bị lên án mạnh mẽ về những hành-vi tàn-bạo của họ trong việc sát hại các tù-binh người Syrie và Irak và nhất là việc giết hại ký giả (từ giữa tháng tám đến giữa tháng chín, các ký giả James Foley, Steven Sotloft và David Haines đã bị giết bằng cách cắt cổ) đã khiến Mỹ phải nhập cuộc bằng cách oanh-tạc các lực lượng EIIL, nhờ thế, quân Perhmergas của Kurde đã có thể đẩy lùi các djihadistes của EIIL ra khỏi vùng Mossoul. Cũng do việc tàn-bạo của EIIL mà các lực lượng chống lại họ được tây-phương (trong số có Mỹ) cung cấp viện-trợ võ-khí như Kurde, Irak và chế-độ của ông Al Assad đã không gặp sự chống đối mạnh mẽ như trước đây và chế-độ Damas là một thành phần thiết yếu trong việc chống lại Nhà Nước Hồi Giáo.(Ngoại trưởng Nga còn đi xa hơn nói rằng đã đến lúc phải bắt tay với ông Bachar al Assad!). Cũng do sự tàn bạo và man rợ của các djihadistes thuộc Nhà Nước Hồi Giáo, một số nước ả rập đã thay đổi thái-độ với các nhóm hồi giáo cực đoan như việc đòi hỏi phải chấm dứt các tài trợ cho quân hồi-giáo cực đoan (ám chỉ các nước Arabie Saoudite và Qatar) thậm chí đi đến chỗ tấn công vào các lực lượng này như trường hợp ở Libye, phi trường Tripoli dưới sự kiểm soát của lực lượng hồi giáo cực đoan đã bị phi cơ ‘lạ’ tấn công; các tin tức nói đây là do Ai Cập và Emirats arabes Unis thực hiện! Cũng có những tin tức nói Arabie Saoudite cũng bị EIIL đe dọa!
Tình hình ở Libye hoàn-toàn ở trong tình trạng hỗn loạn, kể từ sau khi chế độ Kadhafi bị lật đổ và người lãnh đạo là đại tá Kadhafi bị giết một cách bi thảm. Chánh-quyền trung ương không kiểm soát được các địa phương do những nhóm dân binh thuộc các thị tộc nắm giữ và giữa các thị tộc cũng có những đụng chạm. Benghazi, cái nôi của cuộc nổi dậy tại Libye hiện do các djihadistes kiểm soát. Nơi đây cũng là điểm tranh chấp giữa lực lượng djihadhiste và lực lượng tự do dưới quyền lãnh đạo của Khalifa Haftar, một tướng lãnh dưới thời Kadhafi, đã lưu vong tại Mỹ trong 20 năm và trở về nước từ 2011; một phần quân đội Libye còn trung thành với chế-độ Kadhafi đã liên kết với ông này. Tình hình hỗn loạn ở Libye đã khiến một số quốc gia cho di tản kiều dân và nhân viên sứ quán ra khỏi Libye. Các nước tây-phương trong số có Pháp, nghĩ đến việc can thiệp quân-sự vào Libye nhưng các nước trong khu vực như Tunisie, Algérie va ài Cập chống lại việc này.
Vùng biên giới nam Libye hầu như không có sự kiểm soát, đây là vùng mà các lực lượng djihadistes dùng làm khu an toàn, nơi để huấn luyện và trang bị cho các quân chí nguyện. Trong số các lực lượng djihadiste, Boko Haram là lực lượng đang phát triển mạnh, đang lan sang Cameroune, Nigeria…
Tình-hình tranh chấp trong vùng Gaza trong muà hè 2014 đã rất căng thẳng nhưng trong đầu háng chín, các lực-lương Palestine và Do Thái đã đồng ý ngưng bắn. Trong nội-bộ, Do Thái không đạt được việc đồng thuận tiếp tục cuộc chiến chống lại phe Palestine, mặt khác, Do Thái có nguy cơ bị tấn công bằng hoả tiễn. Tuy việc ngăn chận bằng hoả tiễn chống hoả tiễn của Do Thái tỏ ra hữu hiệu nhưng việc Palestine xử dụng hoả tiễn cho thấy khả năng tấn công của Palestine có gia tăng và có được nguồn cung cấp vũ khí quan-trọng.
Một vùng nóng khác cũng được đề cập đến nhiều là Ukraine. Sau khi Crimée ly-khai và sát-nhập vào Nga, vùng đông Ukraine cũng nổi dậy. Chánh quyền Kiev cáo buộc Nga đứng sau lực lượng nổi dậy ở đông Ukraine. Các nước tây phương và Mỹ ủng hộ chính quyền ở Kiev và có những biện-pháp trừng phạt kinh tế với Nga. Nga đã phản ứng bằng các không nhập cảng nông phẩm từ một số nước Âu Châu và đe dọa không cung cấp hơi đốt. Nga cũng đã dự liệu điều này nên đã ký kết trước đó với Trung Hoa việc xuất cảng hơi đốt và dầu hỏa sang Trung Hoa, đã cùng các nước trong khối BRICS thiết lập một ngân hàng của khối và nhất là đã tìm cách thoát sự kiềm chế của đồng đô la bằng cách thanh toán các trao đổi giữa Nga và Trung Hoa bằng đồng Rúp và đồng Yuan… Tình hình Ukraine hiện đang đi vào lắng dịu với thoả hiệp ngưng bắn giữa Kiev và quân nổi dậy đông Ukraine.
Tình hình ở Á Châu nổi bật với cuộc tranh chấp ở biển Đông Hải về quần đảo Senkaku. Điều này đưa đến việc chánh-phủ Nhật, dưới quyền lãnh-đạo của ông Shinzo Abe, cho giải thích lại Hiến Pháp nhằm chấm dứt việc cấm lực-lượng tự-vệ Nhật xử-dụng vũ-khí ở ngoài nước (Điều 9 của Hiến Pháp 1954 nói đến việc Nhật từ bỏ chiến-tranh cũng như không đe doạ dùng bạo lực như phương-tiện để giải-quyết các tranh-chấp-quốc-tế.) Chánh-quyền Nhật cho giải-thích lại điều khoản này, trong khung cảnh có những trận thế quốc-tế mới trong vùng Á Châu nơi có các căng thẳng ngày càng gia tăng. Chánh phủ Nhật nghĩ là phải chuẩn bị sẵn trong khuôn khổ những hoạt-động hợp-tác để duy trì hoà-bình quốc-tế qua các quyết định chính như cho phép lực-lương tự-vệ được tham dự các hỗ-trợ tiếp-liệu cho các lực-lượng quân-đội dùng vào việc bảo-vệ hoà-bình trong ‘những vùng đang có giao-tranh’; việc được xử-dụng vũ-lực trong khuôn khổ các chiến-dịch quốc-tế duy trì hoà-bình…(hiện Nhật đang có một căn-cứ ở Djibouti nhằm chống hải-tặc, căn cứ này như thế có thể dùng cho việc tiếp-liệu). Chính-phủ Nhật cũng nghĩ đến việc Nhật có thể bị đe dọa và tấn công trong trường hợp có tấn-công quân-sự vào một nước ngoài có liên-hệ thân-cận với Nhật… điều gây nguy hiểm cho khuôn khổ sinh hoạt của công-dân Nhật. Ngoài ra, chánh quyền Nhật cũng đã cho gia-tăng ngân-sách quốc-phòng.
Tất cả những điều này đã được Trung-Hoa nhìn dưới một con mắt nghi ngại và đã có những tuyên bố phản kháng.
Nhữ Đình Hùng/ tổng hợp/ 14.09.2014
Tham khảo:
http://www.diploweb.com/7-et-8-14-Actualite-internationale.html
http://www.courrierinternational.com/dessin/2014/08/19/panique-generale-face-a-l-etat-islamique