Nhớ Anh Dương Hiếu Nghĩa – Gs. Steve Young
Lúc tôi được biết Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa đã qua đời, tôi nghĩ đến các vị như Lý Thường Kiệt và Đức Trần Hưng Đạo, mặc dầu Anh Nghĩa không có chức phận lớn như Tướng hay Vua, nhưng Anh vẫn là anh hùng của Quân đội Việt Nam Cộng hòa có cấp bực cao.
Anh Nghĩa là một người bạn, một người bạn đặc biệt, vì tôi trẻ hơn Anh cả 20 tuổi, người Mỹ, giọng nói âu châu, tôn giáo Ky-tô, da trắng, còn Anh là người Việt Nam, giọng nói á châu, theo Đạo Phật, da vàng, nhưng hai anh em hiểu nhau, mến phục nhau, đi chung cùng một con đường tranh đấu cho đất nước Việt Nam thoát khỏi họa xâm lăng của cộng sản hà nội .
Năm 1968, lúc tôi qua Việt nam làm việc cho Cơ quan CORDS tại tỉnh Vĩnh Long, Anh Nghĩa làm Tỉnh Trưởng. Từ lúc đầu, tôi thấy Anh là một người đặc biệt, một sĩ quan được nhiều người mến thương, một Tỉnh Trưởng thắng Cộng Sản được.
Mấy ông Cố vấn Mỹ tại Vĩnh Long cũng nhận thấy Ông Nghĩa có tài hơn nhiều người khác.
Nhờ làm quen Thiếu úy Hiền, tôi mới được biết Anh Nghĩa có một lý lịch đầy những thành tích lớn rồi. Ngoài chức vụ Đại tá Tỉnh trưởng, Anh còn là một cán bộ cấp lãnh đạo của Đảng Tân Đại Việt. Anh đã tham gia, không lo ngại gì, không sợ gì, cuộc đảo chánh chế độ Nhà Ngô lúc VNCH suy sụp nặng nề và Hà nội rất hy vọng sẽ thắng Miền nam.
Cái chết của Cụ Diệm đêm 2 tháng 11 năm 1963, anh em Tân Đại Việt cho biết đó là theo quyết định của hai ông Dương Văn Minh và Mai Hữu Xuân. Anh Nghĩa lúc đó còn là sĩ quan Đại úy thôi, phải tuân lệnh của cấp trên để lo việc đi đón Cụ Diệm và Ông Nhu tại Chợ lớn.
Ở Vĩnh Long, Anh thường sai tôi làm thông dịch vì tôi có học tiếng Việt tại Vietnam Training Center của Bộ Ngoại Giao Mỹ. Trước kia, người Pháp sai người Việt làm thông dịch viên cho họ; ngày nay, một Tỉnh Trưởng Việt Nam sai người Mỹ làm thông dịch viên cho ông.
Ai cũng cười rang khi nghe tôi dịch lời Anh Nghĩa nói mà bỏ dấu sai và câu không đúng văn phạm. Nhưng có vẻ họ khoái lắm vì thấy số Trời thay đổi: Ông Nghĩa ở địa vị của quan Tây thời xưa, còn tôi ở địa vị của thầy thông an-nam-mít.
Lúc ông Đại sứ William Colby cho tôi lên Sài gòn làm việc cho Cơ quan trung ương CORDS, Ông Nghĩa đề nghị tôi gặp Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, lý thuyết gia và lãnh tụ của Đảng Tân Đại Việt.
Được gặp Ông Huy, thật là phước trời cho tôi. Tôi bắt đầu học tất cả những điều hay mà Ông Huy dạy và giải thích rỏ ràng cho tôi hiểu về văn hóa, lịch sử, chánh trị của Việt Nam. Tôi ghi nhớ lấy những ý kiến, những kế hoạch phát triển nông thôn và xây dựng dân chủ của Ông Huy đưa ra và gởi lên cho Đại sứ Colby để sửa đổi chương trình bình định phát triển nông thôn của CORDS: mỗi xã được quỷ phát triển cho dân vay tiền, mỗi xã được phép thâu thuế để tự túc, mỗi xã được quyền tự trị và tự phòng .
Hai vị, Ông Huy và Ông Colby, mặc dầu không quen biết nhau, mà như đã hợp tác nhau và làm việc song song với nhau, lấy các nguyên tắc tự do dân chủ làm nền cho chánh sách phát triển đời sống nông thôn, một cách hướng dẩn và ngăn chận rất hũu hiệu nông dân không bị việt cộng dụ dỗ đi theo lý thuyết mác-lê.
Năm 1971, tôi đổi qua Sứ Quán Mỹ để làm việc cho Chương trình Phát triển kinh tế tai Miền nam. Chúng tôi thấy sự tham nhủng quá nghiêm trọng của một số tướng tá nắm giử chức vụ lớn trong Chánh phủ VNCH là điều tai hại không khác gì thuốc độc đang đầu độc chế độ VNCH và rất nguy hại cho đời sống hạnh phúc của dân. Tôi được một số anh em Tân Đại Việt cho tôi tin về Tướng Đặng Văn Quang buôn lậu đồ đồng như vỏ đạn của pháo binh với con buôn nước ngoài lấy tiền bỏ túi riêng thay vì trả lại cho Chánh phủ Mỹ để làm lại. Tôi đi dò hỏi thêm về Ông Quang để báo cáo với Đại sứ Bunker nhưng Anh Nghĩa khuyên không nên. Anh nói: “Coi chừng, nếu Steve còn điều tra, tôi không bảo vệ cho Steve được”. Tôi nghe lời và chỉ viết một bài báo cáo không đủ bằng chứng.
Anh Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân cho tôi biết về cuộc Chỉnh lý 1964. Anh Nghĩa và một số sĩ quan trẻ của Đại Việt được biết Tổng thống Pháp De Gaulle đương dụ mấy ông Tướng Dương Văn Minh, Trần văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính hảy bỏ cuộc chiến đấu chống cộng sản mà hảy mời đảng cộng sản ở Hà nội cùng với Chánh phủ Miền nam thành lập một Chánh phủ Liên hiệp. Anh Nghĩa và một số anh em nữa bắt các ông Tướng này và lấy lại chức vụ lãnh đạo.
Anh em học với Anh Ba Huy, Phạm Thái về làm chánh trị là nên ráng có cho được một Chánh phủ tốt đẹp, có uy tín, với những người có đủ tài đức. Chánh phủ đó là Chánh phủ Quốc gia có tư cách đại diện rộng rải các thành phần và xu hướng chánh trị của Miền nam, như Hòa Hảo, Cao Đài, Phật giáo, Công giáo, Đại Việt, các địa phương Bắc, Trung, Nam, các đảng phái, trí thức, ….
Nhưng, mời Ộng Tướng Nguyễn Khánh làm Thủ tướng Chánh phủ mới là một sai lầm lớn. Ông Khánh là đàn anh của các Anh Dương Hiếu Nghĩa và Huỳnh Văn Tồn. Nhưng sau khi được lên làm Thủ tướng, Ông Khánh phản các anh chị em Đại Việt, chia rẻ Phật Giáo/Công giáo, làm cho Chánh phủ Sài gòn đi lần tới chổ suy yếu nghiêm trọng.
Anh Nghĩa thấy tình hình nguy hiểm cho đất nước do Ông Khánh tạo ra và tìm biện pháp cứu nguy. Anh Nghĩa tổ chức chỉnh lý trong các năm 1964 và 1965 cho tới khi Ông Khánh mất quyền và chịu đi ra nước ngoài. Nhưng tiếc thay lúc đó, VNCH yếu quá; quân đội không mạnh, thiếu lính. Mỹ phải gởi quân qua Việt nam để giúp ngăn chận sự xăm lăng của Hà nội qua đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua đất Lào.
Nhưng do việc Ông Nghĩa làm cho Ông Khánh phải ra đi để đem lại sự ổn định cho Sài gòn mà Anh Nghĩa không được các tướng lãnh quí mến. Họ không gần gũi với Anh Nghĩa tuy Anh hành sử vì nước, trung thành với truyền thống tổ tiên, có tình, có nghĩa đối với dân, không vì phe phái, và không vì tham quyền cá nhơn.
Sau năm 75, có lúc tôi có ý nghĩ nếu Ông Thiệu cho Anh Nghĩa, Anh Tồn, và vài anh em khác lên Tướng để hợp tác chặc chẻ với Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, thì chắc đã không xảy ra biến cố 75, đã không mất Miền Nam.
Đại tá Nghĩa làm việc từ sáng đến tối lo cho đất nước và dân tộc – việc cứu nước – mặc dầu không có hậu thuẩn mạnh mẻ, cũng không chắc sẽ thành công hay không, mà Anh vẫn làm vì đó là vai trò và trách nhiệm của kẻ sĩ phu, của một quân nhơn trong thời chiến chống giặc ngoại xâm, của mọi vị anh hùng Việt tộc. Anh Nghĩa đã dám làm như vậy. Tôi rất phục Anh trong trách nhiệm cao quí đó.
Trong giây phút được tin Anh nằm xuống, tôi nhớ ngay cái bia của Lý Thường Kiệt ở Chùa Linh Xung, có ghi những lời khen mà Cụ Hoàng Xuân Hãn dã chép lại:
Làm việc thì siêng năng, điều khiển dân thì đôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng uy vũ để trừ gian ác, đem minh chứng để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết rằng dân lấy sự no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để nỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang. Nuôi dưỡng đến cả những người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ thế mà được yên thân. Phép tắc như vậy có thể là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự tốt đẹp đều ở đấy cả».
(Vợ Cụ Hãn là bà cô bên nội của nhà tôi, Cô Phạm Thị Hòa)
Tôi sẽ không bao giờ quên sự can đảm và lương tâm chức nghiệp của Anh Nghĩa. Ai may mắn có một người bạn như vậy trong cuộc đời của mình quả là một điều quí báu hiếm có.
Vài lời như nén hương lòng thành kính tưởng niệm Anh.
Steve Young
April 22, 2019