Nhật Hoàng Akihito sẽ phát biểu trước công chúng lần thứ hai trong 27 năm
Nhật Hoàng của Nhật Bản, Akihito (Toshifumi Kitamura /AFP /Getty Images)
Việt Đại Kỷ Nguyên – Tác giả: Stoica Mioara | Dịch giả: Kim Xuân – 8 Tháng Tám , 2016
Truyền thông Nhật Bản dự đoán Nhật Hoàng sẽ công bố thoái vị, điều không được đề cập trong pháp luật.
Thứ Hai, ngày 8 tháng 8, Nhật Hoàng sẽ nói trước công chúng lần thứ hai trong 27 năm. Gia đình hoàng gia đã thông báo Akihito sẽ xuất hiện trên truyền hình lúc 15 giờ địa phương, cho một “thông điệp quan trọng” được ghi lại qua video. Nội dung của bài phát biểu trước quốc gia đã không được tiết lộ, nhưng truyền thông Nhật Bản dự đoán Nhật Hoàng, ở tuổi 82, sẽ công bố ý định truyền ngôi cho con trai, Thái tử Naruhito, 56 tuổi.
Luật pháp hoàng gia hiện tại không đề cập đến quyền thoái vị: người cuối cùng thực hiện quyền này là Nhật Hoàng Kōkaku, vào năm 1882.
Hiến pháp Nhật Bản cấm Nhật hoàng tham gia chính trị, cũng như có những tuyên bố về đời sống chính trị của quốc gia. Vì lý do này, nếu thực sự thứ Hai này Nhật Hoàng sẽ nói về tương lai cá nhân, thì Ngài sẽ phải nói một cách bóng gió, hạn chế truyền đạt cho người dân Nhật Bản mong muốn rời khỏi ngai vàng của mình. Đây là vấn đề tuổi tác, cộng thêm với sức khỏe yếu, theo trang web repubblica.it. Năm 2003, Nhật Hoàng Akihito đã phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt, còn cách đây 4 năm ông đã trải qua can thiệp bắc cầu động mạch vành. Vào thời điểm đó người Nhật đã tưởng Nhật Hoàng là một nạn nhân khác của trận động đất-sóng thần hồi tháng 3 năm 2011, do tác động mạnh của tin tức về cái chết của 20.000 người.
Ngay sau thảm họa, không thông báo trước, vị Nhật Hoàng già nua đã xuất hiện trên truyền hình, đây là lần phát biểu công khai đầu tiên và duy nhất của Ngài cho đến nay, khi bày tỏ lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân và khuyến khích những người sống sót. Trong những năm gần đây, ông lại tiếp tục những chuyến du hành của mình, đại diện cho Tokyo ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Philippines. Không chỉ biểu tượng cho sức mạnh, mà ông còn thể hiện lòng dũng cảm và nét đẹp được người dân yêu mến. Sự tôn kính xuất phát từ thực tế ông là Nhật Hoàng đầu tiên lên ngôi báu của đất nước mặt trời mọc vào năm 1989, như một người đơn giản, chứ không phải là một “Thiên tử”. Theo truyền thuyết, Akihito là vị Thiên Hoàng thứ 125 của một triều đại đã xuất hiện từ thế kỷ thứ VII và là hậu duệ trực tiếp của nữ thần mặt trời Amaterasu. Cha của ông, Hirohito, đã buộc phải từ bỏ danh vị là thần sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II.
Điều ngạc nhiên, cùng với Hiến pháp ôn hòa do người Mỹ áp đặt vào năm 1945 chỉ vài tháng sau vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, cho đến lúc đó (khi Hirohito tuyên bố đầu hàng) người Nhật chưa bao giờ nghe thấy giọng của một vị vua. Họ thậm chí còn không thể nhìn thấy vua, bởi khi đó, khi vua vi hành khắp đất nước, mọi người đều phải cúi mình và hạ ánh mắt trước Nhà vua. Do đó Akihito được coi là Nhật Hoàng đầu tiên, với phong cách châu Âu, người giám hộ của truyền thống quý tộc nhưng là một người ủng hộ sáng suốt của dân chủ.
Cách đây vài tuần, sau khi xuất hiện những tin đồn đầu tiên về ước nguyện thoái vị của ông vào giữa tháng 7, Nhật Hoàng Akihito đã đi nghỉ cùng Hoàng hậu Michiko, họ đã lựa chọn đi trên một con tàu cao tốc bình thường Shinkansen để tới Biệt thự hoàng gia ở Nasu, tỉnh Tochigi, nơi họ sẽ trải qua kỳ nghỉ hè. Hiện đại, hiệu quả và cực nhanh, phương tiện vận tải này có thể đạt hơn 300 km/giờ. Một chuyến đi thoải mái, từ bỏ mọi lễ nghi hoàng gia.
Một con người đơn giản và một Nhật Hoàng hiện đại, hơn thế nữa, ông là điểm tựa cho hầu hết người dân Nhật Bản đang tiếp tục phản đối việc mở cửa trở lại các nhà máy hạt nhân đã bị đóng cửa vào năm 2011, và việc sửa đổi Hiến pháp được Thủ tướng bảo thủ Shinzo Abe mong muốn. Theo trang web nêu trên, hai người không có một mối quan hệ quá tốt và sự mệt mỏi của Akihito được nhân lên bởi viễn cảnh một cuộc chạy đua vũ trang quốc gia, bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, bởi các cuộc đụng độ lặp đi lặp lại với Thủ tướng Abe về một cuộc cải cách hiến pháp, được tăng tốc sau thắng lợi của cuộc bầu cử hồi 10 tháng 7.
Đảng trung hữu, cùng với Bộ trưởng Quốc phòng mới, đã phản đối sự thoái vị của ông, khi lo sợ động thái này có thể được hiểu như một hành động phản đối chống lại Abe, muốn biến vị Nhật Hoàng già nua trở thành một biểu tượng của bảo vệ môi trường và của hòa bình, được 54% người dân Nhật Bản ủng hộ. Những người này đang hy vọng, thứ Hai tới, Akihito sẽ không công bố sự ra đi của ông. Thái tử thừa kế Naruhito có một cuộc sống được đánh dấu bởi sự trầm cảm, cả của vợ ông cũng vậy, bà Masako, một cựu ngoại giao buộc phải từ bỏ sự nghiệp của mình và có biệt danh là “công chúa buồn”.
Con gái của họ, Aiko, 15 tuổi và đã nổi tiếng khi được biết cô bé là nạn nhân của sự bắt nạt ở trường. Điều này làm cho nhiều người Nhật bản coi gia đình hoàng gia này rất mong manh, không thích hợp để đối mặt với những thách thức do khủng hoảng kinh tế đưa đến, cũng như cuộc đối đầu ngày càng tăng với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Do đó, hầu như tất cả, vì nhiều lý do khác nhau, đều hy vọng cuối cùng Akihito, tuy già nua và ốm yếu, vẫn ở lại trên ngai vàng, và lần nói chuyện này chỉ rằng vì ông mệt mỏi và muốn nói chuyện. Một lần nữa chứng tỏ ông là một người được mến mộ hơn so với cha ông khi buộc phải từ bỏ chức vị thần.